Hướng Đi Số 77

Page 1

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

1


EM Pastor: Pastor Linh Huynh- Cell: 206-852-1277

TÁC GIẢ: DƯƠNG ĐỨC HIỀN “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia...”

Liên lạc:

SÁCH TẶNG KHÔNG BÁN 2

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

HUONGDI-THE WAY OF VIETNAMESE FAMILY OF FAITH, INC.

P. O. Box 570214, Dallas, TX 75357, USA Điện thoại: Nguyễn Văn Huệ, 469-493-2307 Email: dacsanhuongdi@gmail.com


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

3


4

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


THƯ CHỦ NHIỆM

KHI KỲ HẠN ĐÃ ĐƯỢC TRỌN

T

ôi nhớ hồi nhỏ khi còn ở Việt Nam, tôi đã xem một cuốn phim có đề tựa, “ĐẾN HẸN LẠI LÊN”. Tôi không còn nhớ câu chuyện diễn ra như thế nào, nhưng tôi nghĩ cuốn phim ca nhạc văn hoá nầy có nhiều ý nghĩa. Một cuộc hẹn hò trai gái vùng quan họ. Từ đó ý niệm đến hẹn lại lên cứ nhắc nhở trong đầu của tôi hoài về một cuộc hẹn hò đã được hai người trong cuộc giữ lời. Có hẹn thì có giữ lời. Những người yêu nhau thường hay giữ lời. Từ đó tôi cũng nghĩ ngay đến những cuộc hẹn của Đức Chúa Trời với loài người. Kinh Thánh chép, “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài…” Cuộc hẹn thứ nhất, Con Một của Đức Chúa Trời đã giáng sinh. Trong một bài học về sách Gala-ti, Mục Sư Nguyễn Thỉ đã giải thích như sau: “Thời điểm Chúa Giê-su giáng sinh để cứu chuộc nhân loại do Đức Chúa Cha quyết định, tương tự như việc người cha trong xã hội La-mã quyết định ngày con của mình thành nhân. Chúa Giê-

su giáng sinh khi kỳ hạn được trọn mang ý nghĩa đúng thời điểm trong chương trình của Đức Chúa Trời. Trên phương diện lịch sử, kỳ hạn được trọn mang ý nghĩa đúng lúc để Phúc Âm của Chúa phát triển dễ dàng với các yếu tố chính trị, giao thông và ngôn ngữ. Về phương diện chính trị, thế giới trong thế kỷ thứ nhất kinh nghiệm điều mà các sử gia gọi là pax Romana (“Nền hòa bình của La-mã”) khi La-mã chinh phục trọn các vùng đất có nền văn minh lúc bấy giờ. La-mã cũng thiết lập các hệ thống giao thông đường bộ và hàng hải quy mô khiến việc di chuyển từ nơi nầy đến nơi kia dễ dàng. Có những con đường người La-mã thiết lập 2,000 năm trước, ngày nay vẫn còn sử dụng được. Dù thế giới nằm dưới quyền cai trị của La-mã nhưng ảnh hưởng của văn minh Hy-lạp vẫn còn sâu đậm. Tiếng Hy-lạp bình dân (koine) được sử dụng làm ngôn ngữ của thế giới lúc bấy giờ. Thánh Kinh Tân Ước được viết trong ngôn ngữ đó khi Phúc Âm được rao giảng trong thế kỷ thứ nhất. Kỳ hạn đã thật sự được trọn trong ý nghĩa đó.

Việc Chúa Giê-xu giáng sinh được mô tả là: Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp (c. 4b).

Bởi một người nữ sinh ra nói lên nhân tính của Chúa Giê-su. Chúa Giê-su thật sự là người, được sinh hạ qua thân xác của trinh nữ Ma-ri. Bởi một người nữ sinh ra cũng hàm ý nhắc đến lời hứa trong Sáng thế ký 3:15 về “dòng dõi người nữ.” Sinh ra dưới luật pháp nói đến việc Chúa Giê-su sinh ra là người Do-thái, phải vâng giữ mọi điều luật pháp bắt buộc. Chúa Giê-su là người duy nhất có thể vâng giữ luật pháp và làm cho trọn luật pháp (Ma-thi-ơ 5:17). Sinh ra dưới luật pháp cũng hàm ý Chúa phải mang sự rủa sả của luật pháp vì chúng ta (3:13).” Cuộc hẹn thứ hai, Con Một của Đức Chúa Trời sẽ trở lại thế gian để hoàn tất chương trình cứu rỗi vĩ đại mà Ngài đã bắt đầu thực hiện suốt 2000 năm qua. Trong cả hai cuộc hẹn nầy, tôi thấy nếu hai người yệu nhau còn giữ hẹn, huống gì Đức Chúa ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

5


Trời là Đấng yêu thương cũng là Đấng quyền năng và đức tính thành tín, Chúa sẽ giữ lời. Chúa sẽ trở lại với chúng ta theo cuộc hẹn của Ngài. Khi muốn tìm hiểu các bài học Kinh Thánh, về cuộc hẹn hò và nhiều đề tài khác, tôi nghĩ người Việt chúng ta đang có đủ tất cả những phương tiện hay các bài học để tìm hiểu. Các bạn có thể đọc tất cả các bài học Kinh Thánh trong các website như VietChristian. com; hay songdaoonline.com; hay huongdionline.com hay rất nhiều website Cơ-đốc khác mà các Hội Thánh Tin Lành điạ phương đang cố gắng trình bày bằng tiếng Việt. Các bạn có thể theo dõi báo Hướng Đi. Tôi biết những người Việt tin nhận Chúa, và theo Chúa hôm nay đều vui mừng tạ ơn Chúa về ơn cứu rỗi Chúa ban. Người tiếp

nhận Chúa giống như một người nhận được một phương thuốc hay chữa lành cho tâm linh của mình và người đó có lòng yêu thương muốn chia sẻ cho người đồng hương đã từng mắc bệnh như mình. Tôi là một người như thế. Tôi đang học hỏi và nghiên cứu để trình bày tin mừng thật dễ hiểu để nhiều người Việt có thể tin tưởng và tiếp nhận. Tôi biết rõ những lời hứa của Chúa đã ứng nghiệm, đang ứng nghiệm và sẽ ứng nghiệm. Tôi biết Kinh Thánh là thật và tôi muốn giới thiệu để nhiều người Việt cùng đọc. Tôi biết đạo Chúa là thật và người Việt có thể sống đạo của Chúa cho mình và gia đình mình. Tôi tin đạo Chúa là niềm hy vọng duy nhất có thể đáp ứng đúng nhu cầu tâm linh của dân tộc ta. Tôi tin nguyên tắc xem trái biết cây và tôi đã kinh nghiệm. Tôi có thể làm chứng về sự linh

nghiệm đó. Tôi cũng biết nhân loại nói chung và người Việt nói riêng đang có một kẻ thù nguy hiểm nhất, gian trá nhất, xảo quyệt nhất, lại có khả năng lừa dối nhất. Nhiều người Việt hiện đang bị mắc bẫy, bị xích xiềng, bị trói buộc, bị mù loà bởi các âm mưu của Ma quỉ. Ma quỉ giả làm thiên sứ sáng láng. Giống như gặp một người mù không thấy, một người điếc không nghe và người đó đang có nguy hiểm cận kề, nguy hiểm đến tính mạng, chúng ta thấy được, chúng ta sẽ làm gì? -Báo động, tôi đang báo động. Chủ đề Đặc San Hướng Đi cuối năm 2020, giữa thời buổi nầy, chúng tôi chỉ biết báo động. Chúng tôi cầu mong người Việt tỉnh thức và tìm được phương giải cứu trước khi quá muộn MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

Kính chúc quý bạn đọc và gia đình Mời bạn đón đọc Hướng Đi 78 Chủ đề:

NỢ THA THA NỢ Bài viết đóng góp cho Hướng Đi: Đ Ặ C SA N

6

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Xin gửi email: kienlu@aol.com dacsanhuongdi@gmail.com


MUÏC LUÏC - ÑOÂNG 2007 MUÏC LUÏC

VAÊN HOÙA . ÑÖÙC TIN . ÑÔØI SOÁNG. CHUÛ NHIEÄM

M KIEÂn M CHUÛ BUÙHueä T MuïcCHUÛ SöNHIEÄ Nguyeã Vaên Muïc sö Nguyeã n Vaê n Hueä 469-493-2307

CHUÛ BUÙT

THÖ KYÙ TOØA SOAÏN

Muïc Sö Löõ Thaønh Kieán Phaïm Nguyeân Baûo Traân 740-547-7168 CỘNG TÁC TRONG COÄ NG TAÙC SỐ NÀY

Mục Văn Phaù Huệp,-Baù Mục Lữn Thành GiaùoSư sö Nguyễn Ñaøm Trung HaûiSư , Xuaâ Thieän, Kiến Mục Sư Phạm Hơn Mục Sư Trần Töôøng Haân, Baùc só Nguyeãn YÙ Ñöùc, Baùc só VuõĐình Vaên Hân Mục Hồng Phúc - Mục Sư Nguyễn Dzi, -Muï c SöSư LöõLê Thaø nh Kieá n, Nhaø thô Töôø ng Löu, J.Phan - MụcDu SưMuï Ứcc,Chiến Sư Nam Giaùo Thắng sö Phaï-mMục Quang Taâm,Quốc Muïc Trung - Mục Sư nĐào Văn Chinh Châu sö Nguyeã n Xuaâ Hoàn g, Mai Ñaøo-, Mục Muïc Sư sö Phaï m An Phước Timothy Phan - Mục Sư Rick Warren Ngoï c, Hoà-Phuù Boâng… - David Platt - Liam Nolan - Emmanuel Đinh Văn TRÌNH BAØY TRANG BÌA VAØ BAØI VÔÛ Duy - Lê Minh Thảo - Thanh Hữu - Kim Đức Timothy n, -Phaï m Nguyeâ n Baûo- Lê TraâNa n Nguyễn ĐìnhNguyeã Bùi Thị Huỳnh Văn Lãm Trần Vĩnh Tam - Thiên Quốc - Hải Yến - Lê Diễm T HAØNH BAÙ O Phúc - Tường Vy -PHAÙ Nguyễn Long Thành - Hàm Duy Jimmy Nguyeã n 972-672-5766 Yên - Lâm Huỳnh -Tuyết mai - Tiểu Minh Ngọc KEÁYTOAÙ N, SOÅ SAÙVAØ CH BAØI VÔÛ TRÌNH BAØ TRANG BÌA

Chaâ u VoõTraà , CPA Austin n

ĐẶC TRÁCH BÁO GIẤY ÑÒA CHÆ LIEÂTrần N LAÏC Austin

HÖÔÙ G ÑI BÁO MAGAZINE ĐẶCN TRÁCH ĐIỆN TỬ P.O. Box 570293 Huỳnh Quang Minh Dallas, TX 75357

VAÊN HOÙA Thư Chủ Nhiệm...................................................05 7 Taâ n Kyø Quan Theá Giôøi . . . . . . . . . . 5 LaõngSắp ÑaõnTái g Nhöõ ng Chieàu Ñoâng Haø Noäi. . . . 8 Chúa Lâm..............................................09 Tình Yeâ u Nhö n .Tôi.................................14 . . . . . . . . . . . . 11 Những Mùa ĐôngBieå Của ÑaùnhVui Coø.Lớn . . Cho . . .Muôn . . . Dân.......................18 . . . . . . . 14 Niềm

NeáuSĩ ToâVà i Phaû i CheáẢnh t . . Gia................................23 . . . . . . . . . . . . . . . 17 Họa Nhiếp Haõy Thaép Saùng Leân Ngoïn Löûa Yeâu Thöông.. 20

Ánh Sáng Cuối Đường Hầm...........................30 Nhöõng Chöõ Xuyeân Thaáu Traùi Tim. . . . . . .22

Chuyện Kể Về Thánh Ca..................................34 Đời Người Như Cây Cỏ.......................................38

ÑÖÙC TIN

Cuộc Chiến Đại Dương....................................46 Vieäc Chuùa Ñang Laøm . . . . . . . . . . . . . . . 39

Chuyện Hay Sưu Tầm.......................................50 Tìm Baïn Trong Chuùa . . . . . . . . . . . 42

Mùa SinhngNói Neáu Giáng Chuùa Chaú GiaùChuyện ng SinhYêu....................56 . . . . . . . . . . . . 44 Người Được Moät Ngöôø i ÑaàChọn............................................61 y Daãy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45 Hướng Đi Thaä Ministries...........................................76 YÙ Nghóa t Söï cuûa Leã Giaùng Sinh. . . . . 50 Lờia Cảm Tạng Homeless. . . . . . . . . . . . . . . . 52 Chuù Haøi Ñoà Thiếu Nhi Rao Báo Tin Mừng Muïc Sö Ôi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 Đi Bộ Gây Quỹ VMB Toâi Phaûi Laøm Gì Ñeå Ñöôïc Cöùu Roãi . . . . . . . . . . 55

Chúa Đã Chữa Lành Bệnh Ung Thư...............82 5 Ngoân Ngöõ Tình Yeâu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58

Câu Chuyện Họ Nguyễn....................................88 Mục Sư Ơi!..........................................................96

ÑÔØI SOÁNG

KEÁ TOAÙN SOÅ SAÙCH

Mẹ TieáƠi ngCon Goïi Xin TìnhHỏi.............................................98 Thöông . . . . . . . . . . . . . . . 85

TOLL FREE

Chúa Làm Ñeå Coù SöùThành c KhoûƯớc e ToáMơ....................................100 t . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88

Nguyeãn Quyù, CPA NHẬN QUẢNG CÁO 1-866-777-9028

Lê Minh Thảo

Truyền Lôøi Taï Giáo Ôn . . Tại . . . .Đại . . . .Hàn..........................107 . . . . . . . . . . . . . 92

972-955-7309 FAX

Không Có Tình Kế Hoạch B....................................113 Xaây Nhaø Thöông . . . . . . . . . . . . . . . 95

214-677-3022 ÑÒA CHÆ LIEÂN LAÏC

Ngaøy Saved NgöngFrom ThuoáGambling...........................122 c Laù . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98 Being

HÖÔÙNG ÑI MAGAZINE EMAIL P.O. Box 570293 Baø i Vieát: TX huevan@juno.com Dallas, 75357, U.S.A.

Quaûng Caùo: quangcao@huongdi.com

Nội Dung Quaûng Caùo

dacsanhuongdi@gmail.com QUAÛNG CAÙO LIEÂN LAÏC Xuaân Nguyeã 214.563.2429 BaøinVieá t

kienlu@aol.com

Chaân thaønh caûm ôn quyù Taùc Giaû, Baïn Ñoïc, Thaân WEBSITE Chuû Quaûng Caùo vaø caùc AÂn Nhaân ñaõ tieáp tuïc uûng www.huongdionline.com hoä ñeå Ñaëc San HÖÔÙNG ÑI tieáp tuïc phuïc vuï.

NhöõngSaved Ñieàu Toâ i Khoâ ng Hieåu Noãi . . . . . . . 100 Being From Drug................................123 LaømTâm NeânThư...................................................124 Ngöôøi Thaønh Coâng . . . . . . . . . 103 Bức Tình Yeâu Dieäu Kyø . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105

THE WAY Love In Four Tenses . . . . . . . . . . . . . . . . 110

Chaân thaønh caûm ôn quyù Taùc Giaû, Baïn Ñoïc, Thaân Chuû The Son . . Quaû . . . n. g. .Caù . .o. vaø . . caù . . c. .AÂ.n. Nhaâ ...n . .ñaõ 113 tieáp tuïc uûng hoä ñeå Ñaëc San Höôùng Ñi coù ñieàu kieän phuïc vuï. C SANHÖÔÙ HÖÔÙN NG G ÑI ÑI ÑAËCÑAËSAN

73


8

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


CHỦ ĐỀ

CHÚA SẮP TÁI LÂM

N

MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

gày nay tôi thấy nhiều người trên thế giới đang lẫn lộn giữa sự thật và sự giả dối. Giữa sáng và tối. Giữa đi xuống và đi lên. Giữa liều lĩnh và can đảm. Nhiều người cũng đang mù mờ giữa chuyện quá khứ, chuyện hiện tại và chuyện tương lai. Nhiều người cứ tưởng mình sẽ còn sống mãi để xây dựng thiên đàng trên đất. Nhiều người không muốn thấy, cũng không muốn nghe. Nhân loại bây giờ chỉ còn đang sống giữa hai xu hướng: xu hướng quốc gia và xu hướng toàn cầu. Chủ trương toàn cầu hóa đang diễn ra rộng khắp và mạnh mẽ. Tôi đang nhìn thấy cuộc chiến khốc liệt nầy giữa hai bên, hai phía. Hai cực: cực hữu và cực tả. Ít người nhìn thấy chủ trương nầy sẽ dẫn nhân loại tới đâu. Kỳ hạn đã trọn cho ngày tận thế chưa? Thế

giới sẽ về đâu trong thời đại chúng ta? Việc gì xảy ra khi loài người chấp nhận đi theo sự lãnh đạo và chủ trương của một người mà Kinh Thánh đã nói trước sẽ hiện ra, một người chủ trương thế giới đại đồng, một người mà Kinh Thánh gọi là Antichrist? Những phương tiện truyền thông thế giới vốn là chỗ dựa để chúng ta biết rõ tin tức, bây giờ nhiều kênh truyền thông lớn đó đang làm việc mất mục đích và mang tiếng Fake News. Nhiều người bình dân đang hoang mang không biết nghe ai, không biết tin ai. Có những dư luận, nguồn tin… dù ta có theo hay không cũng không sao. Đời sống vẫn sẽ trôi qua bình thường. Nhưng nếu có những tin thật, tin quan trọng cần biết mà chúng ta không biết, không theo, không chuẩn bị thì hậu quả sẽ ra sao? ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

9


đến cũng thể ấy. 38 Vì trong những ngày May thay, không cần các hãng truyền thông trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, hiện đại, ngày nay chúng ta có một nguồn gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tin chính xác đáng tin, đáng quý. Nguồn tàu, --- 39 và người ta không ngờ chi hết tin đến từ trời. Chúng ta có thể yên tâm tin cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi tưởng nguồn tin nầy. Người Việt có kinh hết thảy, --- khi Con người đến cũng như nghiệm rất hay, “Không thầy đố mầy làm vậy. Ma-thi-ơ 24 :35-42. nên.” Chúng ta đang có nhiều ông thầy trần thế, khôn ngoan, học thức, tài năng. Mục Sư Ơi, đang mùa mừng lễ giáng Chuyện quá khứ thì chúng ta có thể dễ dàng sinh, tại sao Mục Sư lại nói đến việc lắng nghe lời bình của những ông thầy ở Chúa Tái Lâm? đời. Nhưng lời bình về tương lai thì mấy Vâng, chúng ta đáng mừng, đáng nhớ, đáng ông thầy thế giới chỉ giống như mấy ông kỷ niệm và chúng ta đã không quên mừng, thầy bói, đừng tin. Kinh Thánh cấm chúng nhớ và kỷ niệm ngày Chúa giáng sinh hằng ta tin theo các thấy bói, thầy cúng, các giáo năm. Nhưng việc Chúa giáng sinh là việc chủ trần gian. Chúng ta cần tra xem Kinh lịch sử đã qua. Trong lần Chúa giáng sinh, Thánh để có thể hiểu, để chuẩn bị làm theo. chúng ta nhắc đến sự tích nữ đồng trinh (Mời bạn tìm xem bài SÁCH TRỜI). Ma-ri, hài nhi Giê-su, những bài thần ca,

Mục Sư Ơi, chỗ nào trong Kinh Thánh nói đến ngày tận thế, ngày phán xét?

những người chăn chiên, những nhà thông thái. Chúng ta cảm ơn Chúa vì Ngài đã giáng sinh. Nhưng chúng ta hay quên từ một hài nhi, Chúa đã lớn lên, Chúa đã thi hành chức vụ giảng tin lành, Chúa đã kêu gọi các môn đồ, Chúa đã bị chống đối, bị khước từ, Chúa bị đóng đinh, Chúa được chôn cất trong ngôi thạch mộ. Và Chúa đã sống lại, xác Chúa không còn nằm trong mộ, Chúa đã hiện ra với các môn đồ, với 500 người xem thấy. Chúa truyền mạng lịnh cho các môn đồ tiếp tục làm xong công tác của Ngài cho thế giới. Và Chúa đã thăng thiên. Tuy nhiên, Kinh Thánh không dừng lại ở đó để chúng ta biết tin, để thương nhớ và vui mừng kỷ niệm hàng năm.

Bấy giờ, Đức Chúa Giê-su cho chúng về, rồi vào nhà; môn đồ đến gần mà hỏi Ngài rằng: Xin thầy giải lời ví dụ về cỏ lùng trong ruộng cho chúng tôi. 37 Ngài đáp rằng: Kẻ gieo giống tốt, là Con người; 38 ruộng, là thế gian; giống tốt, là con cái nước thiên đàng; cỏ lùng,là con cái quỉ dữ; 39 kẻ nghịch thù gieo cỏ ấy, là ma quỉ; mùa gặt, là ngày tận thế; con gặt, là các thiên sứ. 40 Còn người ta nhổ cỏ lùng mà đốt trong lửa thể nào, thì ngày tận thế cũng sẽ như vậy; 41 Con người sẽ Chúng ta không thể quên ngày Chúa thăng sai các thiên sứ Ngài thâu mọi gương xấu thiên. và những kẻ làm ác khỏi nước Ngài, 42 và Vậy, những người nhóm tại đó thưa cùng quăng những người đó vào lò lửa, là nơi Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải trong lúc sẽ có khóc lóc và nghiến răng. 43 Khi ấy, nầy Chúa sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên những người công bình sẽ chói rạng như chăng? 7 Ngài đáp rằng: Kỳ hạn và ngày mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là tai, hãy nghe! Ma-thi-ơ 13: 36-43. việc các ngươi chẳng nên biết. 8 Nhưng Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng khi Đức Thánh Linh giáng trên các bao giờ qua đi. ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành GiêVề ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cả, thiên sứ trên trời hay là Con cũng vậy, cho đến cùng trái đất. song chỉ một mình Cha biết mà thôi. 37 Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con người

10

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

9

Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được


cất lên trong lúc các người đó nhìn xem giáng sinh, còn đến 2/3 lời tiên tri nói đến Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất sự tái lâm. đi, không thấy nữa. • Trong đại mạng lịnh của Chúa trước khi Chúng ta cũng không quên lời hứa của các về trời, Kinh Thánh nhắc đến: “Hãy đi khắp thế gian giảng tin lành, đào tạo môn thiên sứ. đồ, nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Các người đó đương ngó chăm trên trời Thánh Linh làm phép báp têm cho tín hữu trong lúc Ngài ngự lên, xảy có hai người và dạy họ giữ tất cả mọi lời Chúa đã truyền nam mặc áo trắng hiện đến trước mặt, 11 cho các ngươi và nầy, ta thường ở cùng các và nói rằng: Hỡi người Ga-li-lê, sao các ngươi cho đến tận thế.” ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Giê• Sứ đồ Phi-e-rơ cũng nhắc, “Về sự cứu su nầy đã được cất lên trời khỏi giữa rỗi đó, các đấng tiên tri đã tìm tòi suy các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy. Công Vụ 1: 6-11. cho anh em: 11 nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Chúa sẽ trở lại. Chúa sẽ tái lâm. Chúa hứa Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã Chúa sẽ trở lại. Chúng ta gọi lời hứa lớn chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự nầy là Chúa sẽ tái lâm, Chúa sắp tái lâm. đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh Trong khi đang giữ lễ kỷ niệm Chúa Giáng hiển sẽ theo sau.” (1 Phi-e-rơ 1: 10-11). Sinh, chúng ta hãy suy nghĩ, tin tưởng và chuẩn bị cho ngày Chúa tái lâm.

• Trong Kinh Thánh, 62 (94%) trong số 66 sách có chứa đựng những tin tức về tiên tri Sau đây là những dấu hiệu của thời đại. Từ (Ruth, Song of Solomon, Philemon, và 3 trong các trường học, các tờ báo, các chủ nghĩa, các quyển sách cũ mới, các phim John là những ngoại lệ). ảnh: • Trong Kinh Thánh, 27% (8352 câu) trong - Trời chỉ là huyền thoại (God is a myth. số tất cả 31,124 câu đều có yếu tố tiên tri. • Trong Kinh Thánh, 22% (1845 câu) của - Thiên nhiên đã tình cờ xảy ra theo thời tất cả các lời tiên tri (8352 câu) đều chỉ về gian (Creation happened by time and sự tái lâm (trở lại lần thứ hai) của Chúa Giê- chance) su Christ. - Loài người chỉ là hình thức cao hơn của • Tất cả chín tác giả của Kinh Thánh Tân loài động vât (Man is simply a higher form Ước có nhắc đến sự tái lâm của Chúa Giê- of animal). su. - Nhân chi sơ tánh bản thiện (Man is • Ngoài chủ đề đức tin/cứu rỗi, chủ đề Chúa inherently good). Giê-su tái lâm là nổi bật trong Kinh Thánh - Kinh Thánh chỉ do con người viết ra, chứ Tân Ước. không được linh cảm bởi Đức Chúa Trời • Chỉ có ba trong số 27 sách Tân Ước là (The Bible was written by men; it’s not không có nhắc đến sự tái lâm của Chúa inspired by God). Giê-su (Philemon, 2 John, và 3 John). - Kinh Thánh đầy dẫy mâu thuẫn và lầm • Trong số khoảng 333 lời tiên tri nói đến lỗi (The Bible is filled with contradictions sự giáng sinh và sự tái lâm của Chúa Giê- and errors). su, chúng ta thấy 1/3 lời tiên tri nói đến sự - Kinh Thánh chỉ là một trong nhiều quyển ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

11


kinh có chứa sự mặc khải huyền bí thiêng liêng (The Bible is one of many books that contain divine revelation). - Loài người có thể lên thiên đàng nhờ các việc làm lành lánh dữ (Man can get to heaven by his own good works). - Chúa Giê-su không phải là Đức Chúa Trời, nhưng chỉ là vật thọ tạo (Jesus is not God, but a created beings). - Chúa Giê-su không thực sự sống lại từ kẻ chết bằng thân xác của Ngài (Jesus did not physically rise from the dead). - Các phép lạ trong Kinh Thánh chưa bao giờ xảy ra (The miracles in the Bible never really happened). - Mọi người rồi sẽ được lên thiên đàng hết tất cả (Everyone will go to heaven). - Không có điạ ngục (There is no hell). - Mục tiêu lớn nhất của Chúa là bạn được hạnh phúc (God’s highest goal is your happiness). - Đức Chúa Trời muốn bạn luôn giàu có và mạnh khoẻ (God wants you rich and healthy). - Trưng dẫn Mark Hitchcock, 101 Answers to Question About Satan, Demon, & Spiritual Warfare, Eugen, Oregon: Harvest House Publisher, 2014. Bạn có nghe các lý thuyết tương tự đang được truyền bá ở giữa xã hội và giữa một vài giáo phái hôm nay không? Đó là một số dấu hiệu của thời đại. Hãy tra xem Kinh Thánh bạn sẽ biết rõ đúng sai. Sứ đồ Phao-lô là người do Đức Chúa Trời sai đi truyền giáo cho thế giới đã có lời tiên tri về ngày sau rốt: Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: 2 hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. 3 Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì họ ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư 12

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

xung quanh mình, 4 bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn. 5 Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ. 2 Ti-mô-thê 4 : 1-5. Tôi tin lời Chúa, tôi muốn làm môn đồ của Chúa nên tôi thích nghe lời dạy của Chúa và của các sứ đồ. Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời…

Tại sao người ta không quan tâm đến các lời tiên tri? 1. Đề tài nầy khó hiểu quá. 2. Không ai biết chắc ngày Chúa tái lâm. 3. Có quá nhiều lời giải thích khác nhau về chủ đề quan trọng nầy. 4. Lời tiên tri trong Kinh Thánh không dính dáng đến đời sống hằng ngày của chúng ta. Tại sao các lời tiên tri của Kinh Thánh là quan trọng? 1. Các lời tiên tri là chủ đề chính của Kinh Thánh. 2. Hiểu các lời tiên tri sẽ giúp chúng ta giải nghĩa và áp dụng lời Chúa cách chính xác. 3. Hiểu các lời tiên tri trong Kinh Thánh động viên chúng ta hướng đến đời sống tin kính Chúa. Chúng ta biết cách học đạo, hành đạo và truyền đạo. Kinh Thánh đã nói tiên tri như thế nào về những gì sẽ xảy đến trong tương lai? Tôi tìm được câu trả lời mà bạn và tôi đang tìm kiếm trong quyển sách của MS Robert Jeffress, quản nhiệm Hội Thánh Báp-tít FIRST BAPTIST CHURCH OF DALLAS. Robert Jeffress, Perfect Ending, New York: Worthy Publishing, 2014. Ông đã ký tên tặng tôi quyển sách nầy. Tôi muốn tóm tắt ý chính của ông như sau: - Mọi sự bắt đầu và kết thúc với dân Israel. - Đức Chúa Trời đã ban cho ông Abraham,


tổ phụ của dân Israel một lời hứa rõ ràng:

3. Lời hứa của Đức Chúa Trồi cho Abraham là Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà vô điều kiện. con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta Lời hứa của Chúa dành cho Abraham có ý sẽ chỉ cho. 2 Ta sẽ làm cho ngươi nên nghĩa gì trong thời đại hôm nay? một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, Đức Chúa Trời có một số việc chưa hoàn thành cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ trên quả đất nầy. Toàn bộ quyển Kinh Thánh từ thành một nguồn phước. 3 Ta sẽ ban sách Sáng Thế đến sách Khải Huyền cuối cùng phước cho người nào chúc phước ngươi, sẽ ứng nghiệm đúng như lời hứa của Đức Chúa rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi Trời dành cho Abraham và cho con cái đức tin tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được của Abraham. phước. Sáng thế ký 12:1-3. Lời hứa của Chúa sẽ ứng nghiệm, Chúa sẽ 1. Đức Chúa Trời đã hứa ban một vùng đất hoàn thành mọi lời hứa của Chúa cho người có (God promised a land). lòng tin. Lời hứa của Chúa dành cho bạn dù rõ 2. Đức Chúa Trời đã hứa ban một dòng ràng quý giá bao nhiêu cũng sẽ không có hiệu giống (God promised a seed). nghiệm nếu bạn không tin, không nhận. 3. Đức Chúa Trời đã hứa ban một ơn phước (God promised a blessing). Có những đặc điểm về 1ời hứa nầy của Chúa dành cho Abraham:

Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy. Hê-bơ-rơ 7:25.

1. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho Abraham Đây là một trong những lời hứa của Chúa dành cho bạn và tôi. Tôi đang nhờ Chúa, bạn đang là thật. nhờ ai? 2. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho Abraham MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ là vĩnh cửu.

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

13


NHỮNG MÙA ĐÔNG CỦA TÔI MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

N

hìn bãi cỏ đông đá trước nhà, biết mùa đông sắp đến gần cửa rồi, tuy đến gần cuối tháng 12 thì… chính phủ mới thông báo chính thức. Nhưng những tờ lịch vô cảm cứ… đến hẹn lại lên, cần biết gì thời tiết, giá buốt và cảm xúc thật, vì chính những thứ này mới tạo nên mùa, chứ thời gian trên giấy thì có nghĩa gì . Đi bộ mỗi ngày, cúi xuống thì dẫm lên lá khô xào xạc như con nai… già ngơ ngác, ngó lên thì những hàng cây hai bên đường vẫn đang hết sức… năn nỉ, níu kéo mùa thu, ráng hết sức mình nở rộ những chiếc lá vàng cuối mùa. Tôi bồi hồi nhớ lại những mùa đông đã đi qua trong đời tôi. Dường như bây giờ, tôi mới khám phá ra mình có duyên với mùa đông, chứ không phải mùa thu, những sự kiện quan trọng như là những dấu mốc trong cuộc đời ít nhiều (nhiều hơn ít) đều có bà con cô bác với mùa đông. Mùa thu chỉ là cảm xúc, còn mùa đông mới thật là đời sống. Tôi rời Việt Nam vào giữa tháng 12 và đến Mỹ vào những ngày cận Giáng sinh. Mảnh đất đầu tiên của Mỹ tôi đặt chân đến là New York, nhưng chỉ là đứng trong cửa kính của phi trường, thở hơi ấm vào khung cửa kính, lấy tay quệt ngang vết ẩm của hơi thở để nhìn cho rõ những chiếc máy bay của hãng American Airlines nghênh ngang bên ngoài, trong khung cảnh mù mờ ảm đạm của đất trời, và cảm giác thật rõ, mình đã đặt chân đến vùng đất mà mình mơ ước từ bao nhiêu năm nay, sau những ngày đứng trên triền dốc nhìn xuống dòng sông ngầu đục chảy xiết bên dưới và thoáng có ý nghĩ thử gieo mình xuống. Những ngày chèo xuồng ba lá trên dòng Hậu Giang mênh mông lục bình xuôi ngược để mưu sinh. Những ngày lượm những tờ giấy rơi rớt đâu đó, cây bút chì cùn hết cả đầu lượm đâu đó, lại làm thơ, mà không hiểu mình làm thơ để… làm gì. 14

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Tôi vẫn còn nhớ như in trong tâm trí hình ảnh của thành phố Dallas về đêm nhìn từ máy bay hai mươi sáu năm trước. Phía dưới đó là một thành phố rực rỡ ánh đèn và ngổn ngang trong tôi những suy tưởng mới về một nơi chốn mới mà tôi vẫn chưa hình dung được, thậm chí tôi cũng chẳng muốn hình dung gì sau chuyến bay dài phải dừng lại quá nhiều nơi, từ Asia đến Europe, đến Hoa Kỳ, với một thân thể mệt mỏi. Và tôi đã bước ra khỏi phi trường Houston, bước chân thật sự vào đất nước Hoa Kỳ, nơi đã cho tôi những năm tháng dài cho đến bây giờ, thật sự nếm trải những vui nhiều, buồn cũng không ít, những ngày tháng gian nan và cũng có những an bình. Tôi đặt những bước chân đầu tiên lên đất Mỹ, không màu mè cúi xuống hôn đất như những người di dân


nhiều trăm năm trước, nhưng tôi nghĩ rằng mình đã hôn cả bầu trời của đất nước mà Đức Chúa Trời đã định sẵn cho mình, từ những ngày mình không biết ra. Hai ngày sau đó, khi giấc ngủ vẫn chưa trọn vẹn, tôi cùng gia đình lên xe đò Greyhound xuôi về California, nơi đại gia đình tôi đang chờ đón, vì không đủ tiền mua vé máy bay cho 4 người từ Houston đến Los Angeles trong những ngày cận kề Giáng sinh. Chuyến xe hai ngày hai đêm chạy qua những đồng cỏ mênh mông của miền Viễn Tây, những trạm dừng đột ngột đâu đó trên đoạn đường dài, những giấc ngủ ngắn bị đánh thức bởi tiếng xe thắng lại, tiếng người cười nói, những bước chân vội vã di chuyển cho kịp chuyến xe kế tiếp. Tôi bắt đầu mùa đông đầu tiên ở California với cây thông giáng sinh màu sắc lòe loẹt ở nhà mẹ tôi, nhìn ngắm lần đầu những màu sắc giáng sinh trên các bãi cỏ nhà hàng xóm, trong các quán, trên đường phố. Và nhạc giáng sinh rộn rã người ta có thể nghe ở bất cứ đâu. Ở California tôi bắt đầu cuộc sống viễn xứ. Ba năm ở California đủ để quen đường, đủ để nếm trải những kinh nghiệm Hoa Kỳ và kịp thời lấy lại những kiến thức thần học dang dở, lấy mảnh bằng thần học đầu tiên, Đức Chúa Trời lại cho tôi một kinh nghiệm mới về chức vụ khi bắt đầu tại Maryland, miền Đông Bắc Hoa Kỳ, cũng vào một mùa đông. Tôi bay một mình đến Maryland trước và một trận tuyết lớn chào thân thiện ở phi trường. Mùa đông ở đây hoàn toàn khác với mùa đông miền Tây nắng ấm, tôi phải tập làm quen với những trận tuyết đột ngột rơi ban đêm, phủ kín ban ngày, lầy lội trên những thảm cỏ, trên những đường phố và xa lộ mênh mang. Tập làm quen với những chiếc áo coat dày, khăn quàng che kín cổ, với mũ len trùm kín đầu, buổi sáng mở cửa nhà thở ra khói, sắm sẵn những cái xẻng xúc tuyết trên xe, trên ngõ, hát thánh ca giáng sinh trong giáo đường. Vui hưởng những đặc ân mà Đức Chúa Trời đã ban cho một người không xứng đáng nhận lãnh.

khác Chúa kêu gọi tôi đến Texas. Tôi cũng rời Maryland đến Texas vào một ngày mùa đông. Texas không phải là vùng đất mới, Dallas Fort Worth là nơi tôi đã từng đi qua, từng ở lại. Nhưng lần này là ở lại nhiều năm. Khí hậu ở đây là mix với nhiều trạng thái, khi nóng thì nóng quá, khi lạnh thì lạnh quá, khi tuyết rơi thì mặt đường đông đá, lỡ ra đường thì thả tay lái và chân ga, để xe trôi tự do. Vào mùa nóng, người ta nói đùa, Dallas có 3 mùa, mùa nóng, mùa nóng hơn và mùa nóng nhất. Vào mùa lạnh, họ cũng nói như vậy. Tôi vui thỏa với một Hội Thánh không rắc rối, với cái văn phòng Mục sư nhỏ mà ấm cúng, mỗi ngày đến văn phòng, mở cửa phòng, ngồi vào bàn, cầu nguyện, đọc sách và soạn bài giảng, viết lách, khi cần thì rời văn phòng đi thăm tín đồ. Cuộc sống của một Mục sư khi thì giống như chèo thuyền trên hồ, cũng có khi ra biển với cơn bão, giống như Chúa Jesus ngày xưa, khi giảng đạo trên hồ, lúc đi bộ trên mặt biển sóng gió. Nhưng điều tôi kinh nghiệm sau nhiều năm, là ở đâu cũng có Chúa hết, dù trên hồ, hay trên sông, hay biển cả. Bàn tay Chúa đưa ra nắm lấy tay Phi e rơ trên mặt biển sóng gió ngày nào,

Sau 11 năm hầu việc Chúa tại vùng đất băng giá, Maryland, Virginia, lại một mùa đông ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

15


cũng từng đưa ra nắm lấy bàn tay lạnh giá của tôi trong mùa đông lạnh lẽo. Rồi cũng một mùa đông, khi Chúa sai một người đến, rủ tôi bước ra khỏi con thuyền của Hội Thánh. Tôi biết mình có… máu giang hồ, dù khá nhút nhát, sợ thách thức, để cho tôi núp trong các vách tường giáo đường thì không sao hết, nhưng một khi cánh cửa mở, mở hé một chân trời viễn du, thì tôi mơ mộng  Nhưng tôi đã nghe được tiếng của Chúa sau nhiều ngày suy nghĩ và cầu nguyện, nên tôi bước ra khỏi thuyền, dù vẫn ngạc nhiên vì quyết định của mình. Tôi đến Texas mùa đông, và lạ thay cũng ra đi vào mùa đông. Tôi vẫn nhớ ngày cuối, từ giã Hội Thánh, bước ra ngoài, thì một cơn gió lạnh ập đến đủ để rùng mình. Tôi đến Nga vào một mùa đông khác. Mùa đông ở Nga, hoàn toàn khác với mùa đông ở Mỹ. Người ta khuyên du khách không nên đến Nga vào mùa đông, nhưng tôi không phải là du khách, tôi là một khách lữ hành trên đất đi tìm những vùng đất để gieo những hạt mầm của Tin lành. Trong trí óc tôi chưa bao giờ có hình ảnh của nước Nga. Khi tôi

được mời đến đó, tôi đã hình dung ra một không gian xám xịt cả đất lẫn trời, với những tòa nhà lớn xi măng, bê tông cốt sắt kềnh càng, bí ẩn, bí hiểm, những chiếc xe mật vụ đen thui lạnh lùng lướt trên đường, mà tôi đã xem trong phim Doctor Zhivago vào những năm cuối 1975. Nhưng Nga của những năm 2000 không giống trong suy tưởng. Nó đẹp hơn, và cởi mở hơn, nhất là lòng người Việt tha hương, ở đâu cũng giống nhau. Dầu vậy, sự lạnh lẽo của nó là kinh hoàng. Các bạn ở Nga đã phải cho tôi những chiếc áo coat dày, cổ lông thú, giày boot đi trên tuyết và khăn quàng trùm kín cả… mũi, những cơn mưa tuyết lớn hất vào chúng tôi những tảng… băng khi chúng tôi rời khỏi xe đi vào khu vực những người làm công Việt Nam trong các khu vườn rau nằm ở ngoại thành Moscow. Vào hang hùm mới bắt được cọp. Trong mùa đông tê tái của nước Nga, lòng chúng tôi đã vô cùng ấm áp khi đưa về nhà Chúa hàng chục người, cả trăm người. Và bây giờ, tôi đang chuẩn bị rời khỏi Hội Thánh Greenville, cũng vào mùa đông. Lễ Giáng sinh sẽ gởi tặng mỗi gia đình tín hữu một cuốn sách mới Đường Dài Tôi Đi, Amazon đã ship tới nhà 30 cuốn sách tuần này, tuần cuối tháng mười hai giảng bài giảng cuối trong… tư cách là một Mục sư quản nhiệm . Có hứa với Hội Thánh sẽ còn giảng, nếu Hội Thánh còn… mời, và Mục sư còn ở đây, chưa đi đâu. Tôi đã cầu nguyện rất nhiều cho dịch bệnh sớm chấm dứt, cho vaccine sớm có, và sớm mua vé máy bay về Việt Nam. Hơn hai năm rồi, lòng tôi mong ngóng ngày ấy. Tôi đã mong ngóng ngày rời Việt Nam đến Mỹ, và bây giờ mong ngóng ngày rời Mỹ trở về Việt Nam. Người Việt Nam nói rằng họ hoan nghênh và chờ đợi ngày Mục sư về Việt Nam, người Mỹ thì nói những lời… tiêu cực nhằm cản bước chân của một con chim đã già muốn quay về quê hương, họ yêu thì họ nói thôi , người Canada cũng vậy, nói rằng, về nơi ấy làm chi  Tôi mỗi ngày vẫn lái xe vào nghĩa trang, nhìn ngôi mộ cuối mùa thu đầy xác lá vàng. Tôi mỗi ngày vẫn lái xe chạy trên những con đường quen thuộc của thành phố, quen

16

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


thuộc đến nỗi không cần suy nghĩ, tôi mỗi tuần chạy đến nhà thờ, mở cửa bằng chiếc chìa khóa đặc biệt của mình. Tôi nghĩ rằng thật khó để rời khỏi nơi này. Cái gì cũng trở thành như là những người thân yêu ruột thịt của mình. Vàì người nói: Mục sư chắc không đi đâu, đi rồi trở về thôi, bà Mục sư nằm ở đây mà  Thôi để cho Đức Chúa Trời tính, mình có tính cũng không được, Đức Chúa Trời cao cả đã đưa tôi vượt qua mấy đại dương, một biển lớn, cho tôi định cư tại một vùng đất mà tôi không dám mơ đến bao giờ Công vụ 17:26: Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người, và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở. Ngài đã định, và sẽ còn định cho tôi chỗ nào sẽ ở, cho đến khi gặp Ngài. Ai cũng từng trải qua một vài mùa đông của đời mình, những mùa đông thật đắt giá, thấm thía, buốt giá đến từng khớp xương, trong nơi thầm kín, chỉ ngồi yên mà nghĩ, mà không thể nói. Những trận bão tuyết không ít thì nhiều cũng từng thổi ngang đời mình, làm cho mình tê tái, tê cóng, tê dại… Nhưng rồi, những mùa đông ấy cũng lặng lẽ trôi qua, trôi qua một cách… lặng lẽ, như ngày qua, tháng qua, năm qua, theo nhau đi về cuối chân trời. Lời chân lý của Đức Chúa Trời cũng cho mình biết rằng mọi thứ rồi sẽ qua đi hết, không có gì tồn tại mãi mãi, ngoại trừ sự bất biến và tình yêu bao la vô hạn của Ngài.

nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sa bát. Hãy cầu nguyện. Nhưng tôi nắm lấy lời này mà cầu nguyện. Khi Chúa Jesus đã bảo hãy cầu nguyện cho ngày đó, thì Ngài biết rằng Ngài có giải pháp. Ngài sẽ giải quyết. Ngài là giải pháp cho mọi nan đề, chỉ cần chúng ta cầu nguyện. Tôi đã trải qua những mùa đông ảm đạm trong đời, nhưng trong những lúc đó, Chúa Jesus đi cùng tôi, và biến những mùa đông ấy trở nên những bài học đắt giá cho cuộc đời tôi. Tôi hy vọng mùa đông ảm đạm của thế giới sẽ qua, năm 2020 sẽ chấm dứt những đau buồn, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu sáng, soi sáng trở lại. Đức Chúa Trời đầy lòng nhân từ, sẽ sẵn lòng tha thứ lỗi lầm cho những đứa con mà Ngài đã sinh ra, đã làm buồn lòng Ngài, sẽ đem lại sự bình an và niềm vui cho họ, làm cho những ngày đời họ tươi mới như thuở xưa MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

Mùa đông năm nay, có thể là một mùa đông của thảm họa, nặng nề hơn nhiều những mùa đông chiến tranh, đói kém mà nhân loại đã từng trải qua. Người ta không cần tiên tri, người ta thấy trưóc những điều đó. Những trận bão tuyết nguy hiểm, những bệnh cảm cúm, dịch lệ sẽ xảy ra hầu như cùng lúc, trong mùa đông là mùa người ta đã phải chống chọi với biết bao khó khăn, bất tiện. Tôi nhớ lại lời Chúa Jesus dạy các môn đồ về những thảm họa xảy ra trong mùa đông: Ma thi ơ 24:20 Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sa-bát. Tôi chỉ biết lập lại những lời Chúa Jesus đã nói: Hãy cầu ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

17


N

18

MỤC SƯ CHÂU AN PHƯỚC

ăm hai ngàn hai mươi (2020) là một năm quá đau buồn cho cả thế giới. Đó là đại dịch cúm Coronavirus toàn cầu. Thống kê cho biết bị nhiễm bệnh là 56,614,126 Coronavirus Cases; Qua đời (Deaths) 1,355,764; Hồi phục (Recovered): 39,409,935. (Con số nầy đang thay đổi từng ngày!)

online. Ra đường phải đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm. Biết bao nhiêu sự thay đổi làm cho con người ngày nay mất tự do và niềm vui dường như không còn, chỉ là những nỗi lo sợ trong xã hội ngày hôm nay. Nhiều người đâm ra tuyệt vọng, chán nản, có người không còn muốn sống nữa và muốn kết liễu cuộc đời này…

Nhiều gia đình đã phải mất cha, mất mẹ, mất ông bà, mất con cháu và người thân. Tình trạng xã hội bất ổn, bạo động, cướp bóc, hôi của, bắn giết tràn lan. Nhiều người mất công ăn việc làm, con em chúng ta lại không được đến trường. Việc bầu cử tổng thống Hoa kỳ có nhiều dấu hiệu lạ lùng chưa biết ai thắng người thua, đang tranh chấp ra toà án mà 244 năm lập quốc Hoa kỳ chưa từng xảy ra như vậy. Còn nhà thờ, thì bị chánh phủ đóng cửa, phải sinh hoạt

Quý vị có đang ở trong tâm trạng lo sợ bệnh Coronavirus không? Quý vị có đang lo sợ ngày mai mình sẽ mất việc làm, nhà cửa, xe cộ của mình sẽ bị nhà Bank kéo, con cái bị áp lực trong việc học, việc đi lại tụ họp bị trở ngại. Gia đình không còn niềm vui vì bị cách ly. Suốt cả năm chúng ta đã và đang đối diện với khó khăn, chồng chất… những đau khổ liên tục xảy ra cướp mất hạnh phúc, niềm vui và cuộc sống của quý vị. Nhưng hôm nay, tôi

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


muốn giới thiệu với quý vị, chúng ta còn có một niềm vui trong cuộc sống, hạnh phúc trong tâm hồn mà thế gian không thể đem đến cho chúng ta. Tôi muốn giới thiệu với quý vị về Chúa Jesus, Đấng ấy sẽ ban cho chúng ta niềm vui mừng thật tận trong tâm hồn. Đó làm “Niềm Vui Lớn Cho Muôn Dân”. Vui Mừng trong Tiếng Anh là ‘‘Joy”. Tự điển Webster’s dịch là “Very glad feeling; happiness or delight”. Tự điển tiếng Việt định nghĩa ‘vui mừng’ như sau: “Vui mừng là rất vui vì được điều mình mong muốn. Vui mừng trước thắng lợi, vui mừng gặp lại bạn cũ.” Thánh Kinh Lu-ca đoạn 2:1-20, đặc biệt câu 10, có chép như sau: “Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì này ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân.” Tạ ơn Thiên Chúa toàn năng, Ngài đã ban cho loài người sự vui mừng trọn vẹn. Chính Thiên Chúa Ngôi Hai đã bằng lòng đến với con người chúng ta. Đời sống mà không có vui mừng thì cuộc đời đó chán nản và buồn tẻ. Cuộc đời mà không có niềm vui là cuộc đời thiếu hạnh phúc (happiness) nếu không nói đó là một cuộc đời đau khổ! Cuộc đời không có lạc thú (delight), niềm vui sướng, khoái lạc, vui mừng, hân hoan, hoan hỉ, thì cuộc sống trên thế gian này thật là vô vị và nhàm chán. Cuộc đời mà không có hân hoan (gladness), vui vẻ, vui mừng, hay tin mừng thì thật chẳng có ý nghĩa chi. Đó là một cuộc đời không có ánh sáng, không có hy vọng dù người đó đang sống trong một nước đầy tiện nghi vật chất như ở Hoa kỳ này. Nhiều người tìm niềm vui cho đời mình, nhưng họ đi tìm không đúng chỗ và những gì họ đeo đuổi không mang đến ý nghĩa cho chính họ. Có người đi tìm niềm vui qua men rượu, cần sa, ma tuý. Sau khi dùng cần sa, ma tuý, rượu, thuốc lá, tình dục… họ càng cảm thấy thêm chán chường, mặt cảm và không tìm thấy được niềm vui lâu bền. Có một số người ngày hôm nay đi tìm những niềm vui trong sự

giàu có gom góp cho thật nhiều tiền, sống trong những ngôi nhà đồ sộ, lái những chiếc xe hơi sang trọng, làm những việc có lương thật cao, áo quần phải là loại xịn thật đắt tiền, đất vườn thật là lớn rộng và xinh đẹp. Những điều này tốt không có gì sai cả, nhưng những thứ đó cũng sẽ không đem lại cho chúng ta một niềm vui thật sự. Bởi vì so với ngày xưa con người ngày nay có tất cả mọi sự về vật chất trên thế gian này, nhưng lòng họ vẫn thấy bất an và buồn chán. Họ phát hiện ra rằng những vật chất và giàu có này sẽ không mang đến thoả mãn hay niềm vui thật sự cho tâm hồn họ. Một số người nói rằng: “Nếu tôi có một triệu đô, hai triệu đô thì tôi sẽ rất là hạnh phúc!” Cách đây vài năm, Ông Jack Whilttaker, 57 tuổi, trúng giải vé số độc đắc lớn nhất trong lịch sử Nước Mỹ trị giá $314.9 triệu. Bà vợ ông Jack’s đã nói với tờ báo Charleston Gazette: “I wish all of this never would have happened. I wish I would have storm the ticket up”. Tạm dịch là: “Tôi ước gì tất cả những điều nầy không bao giờ xảy ra. Tôi ước gì một cơn gió lóc sẽ thổi lên làm cho tấm vé số đó bay đi”. Bà nói tiếp: Ông Jack từ ngày trúng số, lúc nào cũng say rượu khi lái xe mà không bao giờ phục hồi trở lại. Ông đã hoàn toàn thay đổi, có khi đánh lộn với nhân viên điều hành trong quán rượu, và thường gây phiền phức ở những nơi hội họp về đêm. Ông ta bây giờ ma không giống ma, mà quỉ cũng không giống quỉ.” Một số người tìm đến niềm vui trai gái. Lúc vui thì anh anh, em em, chồng của em, vợ của anh, hoặc bạn gái, bạn trai của tôi. v.v… Nhưng lúc buồn thì dễ dàng bỏ mất mối quan hệ tình yêu, tình bạn với nhau, rồi đường anh anh đi, đường em em đi, tình của đôi ta chỉ thế thôi! Câu hỏi được đặt ra hôm nay là: “How can I find some real joy?” Làm sao tôi có thể tìm được niềm vui thật? Chúng ta sẽ tìm ra niềm vui thật, nếu chúng ta hiểu được sự khác biệt giữa niềm vui và hạnh phúc. Hạnh phúc (happiness) là phụ thuộc, hay ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

19


lệ thuộc nơi hoàn cảnh bên ngoài (external things). Ví dụ như chúng ta bị lệ thuộc vào mục tiêu mỗi tuần mình làm được bao nhiêu tiền, chúng ta bị lệ thuộc vào hoàn cảnh khi muốn mình sẽ chạy chiếc xe như thế nào, ngôi nhà mình ở phải ra sao. v.v… Bởi vì hạnh phúc bị lệ thuộc vào ngoại cảnh nên cũng thay đổi theo hoàn cảnh. Hạnh phúc chúng ta sẽ tiêu tan nếu trong tích tắc chúng ta không còn tiền ở trong ví nữa, trong tích tắc chúng ta trở nên người không nhà; trong tích tắc chúng ta không còn xe để chạy; trong tích tắc bạn bè, người yêu xa lìa chúng ta! Hoàn cảnh thay đổi thì hạnh phúc sẽ đi ra khỏi cửa nhà chúng ta. Hạnh phúc sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh cuộc sống chúng ta. Ngược lại, “Joy”, hay niềm vui thì khác hẳn với hạnh phúc. “Joy is not dependent upon how much money you have. It is not dependent upon how many degrees you have, what kind of car you drive, or the house you live in.” Niềm vui không lệ thuộc vào việc chúng ta có bao nhiêu tiền. Nó không lệ thuộc vào bao nhiêu bằng cấp mà chúng ta có, loại xe gì mà chúng ta chạy, hay căn nhà mà chúng ta ở. Vâng, niềm vui không lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Niềm vui chỉ có ở trong Chúa, và niềm vui phải lệ thuộc vào Chúa Cứu Thế Jesus Christ. Chúa Jesus là nguồn vui thật. Tiên tri Nê-hê-mi đã kinh nghiệm điều đó nên ông khẳng định: “That the joy of the Lord is your strength”; “Vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi.” (Nê-hê-mi 8:10); Thi thiên 46:1 chép: “Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức lực của chúng tôi, Ngài sẵn giúp tôi trong cơn gian truân.” Nếu muốn có sức lực mỗi ngày, quý vị cần có niềm vui từ Thiên Chúa. Niềm vui đó đến từ Thiên Chúa, mà Thiên Chúa ở trong Chúa Jesus Christ. Chúng ta sẽ thấy rằng niềm vui, hoặc sự hiểu biết chỉ tìm được trong Chúa Jesus. Trong Lu-ca 2:10-11 chép: “Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì này, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một 20

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Đấng Cứu Thế, là Christ là Chúa.” Đây là lời Thiên Sứ báo tin lành cho những người chăn cừu về sự Giáng sinh của Chúa Jesus Christ. Today, tức là hôm nay: time has come, thời điểm đã đến. God has kept his promise. The shepherds listened and obeyed. Thượng đế đã giữ lời hứa của Ngài. Những kẻ chăn cừu lắng nghe và vâng theo lời thiên sứ nên tìm được niềm vui thật. Chúa Jesus Giáng sinh không chỉ đem tin lành, sự bình an, niềm vui mừng đến cho các nhà thông thái ở Đông phương là những người giàu có hay vua chúa, mà Ngài cũng đem những điều đó đến cho các gã chăn cừu nghèo khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ nữa. Vâng, mỗi lần mùa Giáng sinh lại về, chúng ta có nghe được tiếng Chúa phán với mình không? Chúa Jesus đến, Ngài muốn mở đôi mắt thuộc linh của chúng ta, Chúa muốn cứu giúp, muốn giải cứu chúng ta. Sự giáng sinh của Chúa Jesus đã làm cho những lời tiên tri trong Kinh Thánh (Cựu Ước) được ứng nghiệm như lời thánh Phao-lô tuyên bố trong Ga-lati 4:4,5 như sau: “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài.” Vì thế, khi Chúa Jesus sanh ra, Ngài đem niềm vui lớn đến cho nhân thế. Quả thật, thiên sứ cũng đã thông báo rằng Chúa Jesus đến đem cho nhân loại một tin lành, sự bình an cho thế giới chớ không phải tin dữ. Thiên Chúa thành nhân, Con Trời giáng thế! Chúa Jesus đến thế gian với mục đích để nối lại nhịp cầu đã bị tổ phụ chúng ta là A-đam và Ê-va phá đổ do nghe lời cám dỗ của Satan. Chúa đến để tha thứ, để yêu thương, và ban cho nhân loại tin tốt lành từ thiên thượng. Hôm nay, Chúa cũng muốn đem tin lành và niềm vui đến cho mỗi chúng ta, cho bạn và tôi. Ngài chẳng những đem cho chúng ta tin lành và niềm vui mà Ngài còn đến để cứu rỗi chúng ta. Câu 11 nói thêm: “ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho


các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ là Chúa.” Thượng Đế Ngôi Hai tìm đến và viếng thăm loài người. Chúa đem niềm vui đến cho con người đang sống trong bất an và tuyệt vọng. Chúa Jesus ban cho chúng ta niềm vui và đồng đi với chúng ta, thông cảm với những nổi lo âu đau khổ của chúng ta, chịu khổ với chúng ta và sẵn sàng chết thế cho chúng ta. Chúa ban niềm vui đến khi chữa lành cho những người câm được nói, người điếc được nghe, người đui được sáng mắt, người què được đi, kẻ bị quỉ ám được chữa lành. Ngay cả người chết cũng được sống lại. Ngài chữa lành hết các tật bệnh về thể xác và tâm linh con người. Sách Công vụ các Sứ đồ 10:38 chép: “Thể nào Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Đức Chúa Jesus ở Na-xa-rét bằng Đức Thánh Linh và quyền phép, rồi Ngài đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước và chữa lành hết thảy những người bị ma quỉ ức hiếp; vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài.” Chúa Jesus đến thế gian vẫn tiếp tục đem niềm vui đến cho nhân thế đang sống hôm nay trong đó có quý vị và tôi. Ai tiếp nhận Ngài, Ngài sẽ chữa mọi tật bệnh, bất cứ bệnh gì (coronavirus) về phần thể xác lẫn phần tâm linh. Chúa đến để giải cứu chúng ta khỏi quyền lực của Ma quỉ, Chúa Jesus sẽ tiếp tục làm phép lạ trên đời sống chúng ta. Trong Thi thiên 30:5,

tác giả chia sẻ kinh nghiệm như sau: “Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng”. Hê-bơrơ 13:8 chép: “Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi.” Tình yêu của Ngài, quyền năng của Ngài, sức mạnh của Ngài, niềm vui của Ngài sẽ không hề thay đổi đối với chúng ta. Nhân Mùa Giáng sinh năm nay, tôi tha thiết kêu gọi quý vị nào chưa thật sự đặt lòng tin nơi Chúa, thì đây là cơ hội quý vị mời Chúa Cứu Thế Jesus ngự vào đời sống của mình, để tội được tha, linh hồn được cứu. Quý vị sẽ nhận được niềm vui thật từ Thiên Chúa ban cho. Nếu quý vị nào đang cảm thấy mệt nhọc, ưu lo, khổ đau, tuyệt vọng, buồn thảm, cô đơn, bất an trong mùa đại dịch này… Hãy đến với chính Thiên Chúa, mời Ngài ngự vào lòng quý vị, khi đó Ngài sẽ ban cho quý vị niềm vui, hạnh phúc và bình an thật trong tâm hồn. Nếu làm điều đó, năm nay quý vị sẽ thật sự tận hưởng một mùa Giáng sinh đầy ý nghĩa và phước hạnh. Chúa Jesus phán trong Giăng 14:27 “Ta để sự bình an lại cho các ngươi; Ta ban sự bình an Ta cho các ngươi; Ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi.” Muốn thật hết lòng MỤC SƯ CHÂU AN PHƯỚC

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

21


TIỂU MINH NGỌC

Con Luôn Cảm Tạ

"Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy." – 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18 Con luôn cảm tạ ơn Ngài, Dù trong thử thách, hay ngày khó khăn, Vì con biết Chúa ở gần, Luôn ban sức mới, phước ân dư tràn! Dầu cho nghịch cảnh gian nan, Dầu bao người xấu, kẻ gian rập rình, Dầu cho bệnh tật đầy mình, Dầu cho thế giới vô tình bỏ đi, Dầu cho con chẳng còn gì, Nhưng lòng có Chúa, chẳng chi so bằng! Thế gian bất nghĩa quên ân, Nhưng Ngài là Đấng Chân Thần, yêu thương, Đời con quyết mãi tựa nương, Vào quyền năng thánh dẫn đường con đi! Trời cao vinh hiển oai nghi, Duy Ngài toàn tại, toàn tri, toàn quyền, Phải tin kính Chúa trước tiên, Thì lòng mới thật bình yên trong Ngài! Dù cho ai nói giông dài, Con luôn cảm tạ ý Ngài cho con, Trải qua gian khổ, yếu mòn, Con kinh nghiệm được Chúa còn hôm nay, Có buồn mới biết vui hay, Có đau mới biết lành ngay là gì, Mất thì mới quý còn chi, Khóc rồi mới biết cười thì vui thay, Gian nan mới biết quý ngày, Biết kêu cầu Chúa, giãi bày cho ta! Làm sao con kể hết ra, Chỉ luôn cảm tạ ơn Cha mọi điều, Vui mừng trong Chúa sớm chiều, Hết lòng thờ phượng, tin yêu duy Ngài! TIỂU MINH NGỌC 22

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


HỌA SĨ VÀ NHIẾP ẢNH GIA LÊ DIỄM PHÚC MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

K

hoảng 2 năm trước tôi lên facebook và tình cờ thấy những bức tranh vẽ trên sỏi. Gọi là sỏi nhưng một viên cũng lớn cỡ lòng bàn tay (phụ nữ) đủ để mô tả những hình ảnh mà người vẽ muốn thực hiện. Từ một cành hoa cho đến một vườn hoa, từ một mái nhà cho đến một xóm nhỏ, từ một vài cành cây khẳng khiu đến cả một rừng thu. Đó là lần đầu tiên tôi biết đến một loại nghệ thuật vẽ trên sỏi (stone art). Thật độc đáo. Tôi làm quen với người họa sĩ có tên là Lê Diễm Phúc. Ngạc nhiên và thú vị hơn nữa vì cô là một tín hữu Tin lành, cùng một đức tin với mình. Tôi biết cô và một vài người bạn, cũng phụ nữ, thành lập một nhóm chuyên làm từ thiện và truyền giáo đến những vùng rất sâu, rất xa, rất khó khăn, nơi ít ai muốn tìm đến. Hàng năm cô đã vẽ những bức tranh trên sỏi, post trên facebook, bán gây quỹ cho các chuyến đi của nhóm tên là Kết Nối Yêu Thương. Nhân một lần muốn làm phần thưởng cho các tín hữu thi Kinh Thánh Giáng Sinh, tôi đã đặt mua các tranh

sỏi của cô, phần vì thích, phần cũng muốn giúp cô thêm phương tiện để làm từ thiẹn và truyền giáo. Cô và cả tôi đã khá chật vật để chuyển số lượng nặng nề các hòn sỏi qua Mỹ cho tôi.

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

23


Sau đó, tôi biết cô không chỉ vẽ trên sỏi, cô vẽ trên giấy. Cô vẽ những bức tranh lớn. Chúa không cho tôi khả năng về hội họa, nhưng cho tôi có khả năng thưởng thức và nhận định hội họa. Tôi nhìn thấy người họa sĩ thổi hồn vào những bức tranh cô vẽ, nên nó sống động, gợi cảm, chứ không khô khan, đơn điệu, ngay cả một đóa hồng cô cũng vẽ khác, một dòng sông cũng khác. Tôi tánh tình dễ chịu nhưng rất khó chịu trong sự thưởng ngoạn nghệ thuật. Một điều thú vị khác là cô không chỉ vẽ tranh… ăn liền để bán, cô cũng vẽ những bức tranh nghệ thuật, phù hợp với “trường phái” thưởng thức hội họa của tôi, nên tôi đã mời cô vẽ bìa cho cuốn sách mới của tôi Đường Dài Tôi Đi. Những tác phẩm của cô xuất hiện nhiều trên facebook, Mục sư chủ nhiệm báo Hướng Đi đã mời cô cộng tác bằng cách vẽ bìa cho báo Giáng Sinh.

24

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Sau đó nữa, tôi biết cô không chỉ vẽ, mà cô chụp hình, không chỉ là họa sĩ, cô là một nhiếp ảnh gia. Cô cho biết nhiếp ảnh mới thật sự là… nghề tay phải, kiếm ra tiền chứ không phải vẽ tranh. Và tôi được thưởng thức những bức ảnh đen trắng, màu rất nghệ thuật, ngay cả khi chụp ảnh trang trí trong nhà, cũng toát ra một phong cách rất tinh tế. Khi họa sĩ Bảo Huân, nhiếp ảnh gia Hồ Trần của báo Trẻ và Hướng Đi giới thiệu những bức ảnh đoạt giải của mình trên facebook hàng tuần, tôi nhờ ông giới thiệu những câu lạc bộ nhiếp ảnh ấy để cô dự thi và sau đó những bức ảnh của cô lần lượt được giải hàng tuần. Nhưng lý do chính để tôi viết bài giới thiệu này về cô, không chỉ giới hạn ở việc cảm mến một tài năng về nghệ thuật hội họa và nhiếp ảnh. Cô có lẽ, chưa hẳn là một nghệ sĩ tài ba, chưa quá nổi tiếng trong ngành nghệ thuật cô đang theo đuổi. Tôi cảm mến cô vì những việc cô làm bằng tất cả tấm lòng của mình cho Đức Chúa Trời.

Bàn tay ấy không chỉ cầm cọ, pha màu để vẽ một rừng thu, không chỉ nâng chiếc máy ảnh lên nhìn ngắm để bắt gặp những chi tiết hiếm hoi đắt giá của một ruộng muối về chiều, một khuôn mặt già nua nhăn nheo hiu hắt, bàn tay ấy còn chăm chú gói những cái áo, cái quần, cái cặp sách, đi mua những bao gạo, thùng mì, bàn tay nắm lấy những bàn tay chỉ còn vài ngón, ôm lấy những mảnh đời bất hạnh rách ruới, mà không hề ngại ngần. Tôi viết bài này để giới thiệu một người nữ tài đức của Đức Chúa Trời. Trong khi những người nữ (và ngay cả những người nam) còn giới hạn trong niềm vui riêng mình thì cô lặng lẽ quên mình, làm công việc mà Đức Chúa Trời kêu gọi, sau khi Ngài đã cứu cô khỏi căn bệnh ung thư máu một cách diệu kỳ hơn 10 năm trước. Tôi mời mọi người vào xem các bức vẽ, bức ảnh của họa sĩ và nhà nhiếp ảnh Lê Diễm Phúc MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

25


R

KIM ĐỨC

ồi đây, trong đời ta, sẽ có một ngày mà thời gian dừng lại… Bấy giờ cõi đời đời sẽ bắt đầu.

Nhưng nếu chúng ta đợi cho đến giờ phút đó mới tìm hiểu về nơi mình sẽ đi đến, và đi đến cách nào, thì đã trễ mất rồi. Vậy thì không phải là sớm, nếu chúng ta tìm hiểu hôm nay. Nhưng ai có thể nói cho chúng ta biết về Thiên Đàng? Còn ai nói cho chúng ta về Thiên Đàng tốt hơn là Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên vũ trụ, cũng chính là Đấng dựng nên Thiên Đàng? Và Ngài đã nói. Trước hết, Ngài đã nói cho chúng ta rằng Thiên Đàng là thực hữu, tức là có thật, bằng: Trong những ngày ngắn ngủi của trần gian, tôi may mắn từng được Thượng Đế cho sống qua hơn một năm bên cạnh dòng thác lớn Niagara Falls của Canada, và giờ đây lại được sống ở tại vùng Trung Tây của Nước Mỹ, là những nơi không phải chỉ cảnh sắc đẹp tuyệt vời, mà cũng còn là

26

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

những nơi thiên nhiên đầy huyền bí. Hằng năm cứ vào độ cuối mùa Thu, khi những lá vàng lá đỏ trên các cành cây đã rụng hết, khi đất trời Phương Bắc đã đổi màu, mặt hồ bắt đầu se lại chuẩn bị đóng băng, thì cũng chính là lúc mà trên không trung vang lên tiếng gọi bí mật. Một tiếng gọi huyền bí từ trên trời. Một lời nhắc nhở bí mật từ trên cao. Tiếng gọi nầy chạm đến tận nơi sâu thẳm trong lòng sự sống của những con ngỗng trời, thường được gọi là ngỗng trời Canada, làm cho nó xôn xao tỉnh thức. Rồi thì từng đoàn, và từng đoàn ngỗng trời bỗng tỉnh thức, cất tiếng kêu vang khi dời khỏi mặt nước, bay cao lên không trung, nghe theo tiếng gọi di thê. Hướng về phương Nam, có những đoàn dừng lại ở vùng nắng ấm Texas, Louisiana, Georgia, có những đoàn bay đến Bắc Mexico, và có những đoàn còn bay đến tận Đông Nam Nước Mỹ, như Florida. Đây là những đoàn chim trốn tuyết. Những đoàn chim nầy ra đi rất sớm trước khi tuyết rơi. Hằng năm chúng đều bay đi như thế, để được hưởng mùi nắng ấm


phương Nam. Trong những đoàn chim nầy, có những con chưa hề bao giờ thấy tuyết. Còn những con chim non mới vừa sinh ra trong mùa xuân và lớn lên trong mùa hạ, thì lại càng ít kinh nghiệm hơn. Những con chim nầy chẳng những chưa hề biết đến tuyết, mà cũng chưa hề biết đến những thảm cỏ xanh của phương Nam bao giờ. Vậy tại sao chúng lại trốn tuyết mà di thê về phương Nam? Đó là vì có một tiếng nói bí mật đã vang lên cho chúng từ trên trời, tiếng nói đó vang vọng đến sự sống mầu nhiệm của chúng. Tiếng gọi đó mạnh mẽ báo cho chúng rằng sông hồ rồi đây sẽ đóng băng, cỏ cây sẽ phủ tuyết, và tha thiết kêu gọi chúng hãy mau mau di cư về Phương Nam, nơi có mặt trời đang chiếu sáng, suối vẫn chảy róc rách, và cây cỏ vẫn xanh tươi. Cũng vậy, có một tiếng gọi bí mật từ bên ngoài cuộc đời, vang lên từng hồi từng lúc bên tai ta, vang động đến tận linh hồn ta. Tiếng gọi đó nhắc cho linh hồn ta biết rằng các năm tháng vay mượn của đời ta rồi đây sẽ đáo hạn, những ngày vàng xâu bằng dây bạc rồi ra chẳng còn nhiều, những tháng xuân thì rồi cũng sẽ đi qua, mùa đông của đời rồi sẽ mau chóng đến. Tiếng gọi đó tha thiết khuyên mời ta hãy sửa soạn, hãy chuẩn bị cho một chuyến bay dài, bay mau đến Thiên Thành, nơi không còn nước mắt của buồn đau, phân ly của sự chết, cũng không có than khóc của tan vỡ, hay là đau đớn của bịnh tật [Khải-huyền 21:4]. Nơi đó là Thiên Đàng. Nơi đó có “sông nước sự sống, trong như lưu ly”, nơi đó có “cây sự sống trổ mười hai mùa”, nơi đó không còn mùa đông lạnh lẽo của bệnh tật kéo dài, nơi đó không có bóng đêm của nan đề, đêm tối của họan nạn. Nơi đó mặt trời chiếu sáng của cuộc đời sẽ không lặn, mặt trăng của hạnh phúc vĩnh cửu sẽ không khuyết. Nơi đó là Thiên Đàng. Có một tiếng nói rõ ràng của chân lý, của

lẽ phải muôn đời trong tâm ta, khiến cho ta biết chắc chắn rằng phải có thiên đàng và địa ngục. Lịch sử kể lại rằng một ngày kia khi triết gia Socrates (470BC- 399BC) bị bức tử oan uổng tại thành Athen, ông đã cầm lấy chén thuốc độc uống một cách bình tĩnh, sau đó ông còn chỉ cho học trò ông biết thuốc độc đã đi đến những nơi đâu trong thân thể ông. Quá ngạc nhiên và thán phục, các học trò của ông bèn hỏi ông lý do về sự can đảm và bình tĩnh của ông trước cái chết, thì được ông trả lời là, vì ông tin chắc rằng bên kia cõi chết còn có “điều gì đó dành sẵn cho người thiện, tuyệt vời hơn điều dành cho kẻ ác”. Người Trung quốc đời xưa cũng thường nói: “Sanh ngô ký dã, tử ngô quy dã”, có nghĩa là “Sống là tôi gởi, chết là tôi về”. Trung quốc với Hy lạp ở rất xa nhau, nhưng cả hai đều cùng có một nhận thức, vì đó là nhận thức chung của con người muôn thuở, của nhân loại muôn đời, nhận thức rằng thế gian mình đang sống chỉ là nơi tạm trú, bên kia bờ sông của sự chết, mới là quê hương thật. Alexander I. Solzhenitsyn (1918-2008) một văn hào Nga đã được giải Nobel về văn chương nhờ những tác phẩm làm rúng động trái tim nhân loại. Ông là một người có đức tin mạnh mẽ nơi Đức Chúa Trời. Phần lớn cuộc đời của ông gắn liền với cái chết. Cha ông chết lúc ông chưa sinh ra. Khi tham gia Thế chiến lần thứ 2, ông chứng kiến sự chết của hầu hết bạn đồng đội. Khi bị Stalin lưu đày sang Siberia, ông chứng kiến sự chết của hầu hết bạn đồng tù. Một ngày kia khi báo chí hỏi ông rằng ông có sợ sự chết không, thì ông chia xẻ rằng hồi nhỏ cho đến khi lớn lên ông thường bị ám ảnh bởi sự chết bao quanh mình, và sợ rằng mình có thể chết sớm mà không kịp hoàn tất mộng văn chương. Nhưng đến sau tuổi 30 ông bắt đầu nhận thức ra rằng chết không phải là dấu chấm hết của một đời sống, mà chết chỉ là cột mốc thiên nhiên phân chia giữa một thế giới nầy với ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

27


một thế giới kia. Chết chỉ là cột mốc thiên nhiên phân chia giữa thế giới mình đang sống, với thế giới mình sẽ đi đến. Từ đó, ông thấy lòng luôn được bình an, thanh thản, khi nghĩ về sự chết. Chết là một cột mốc thiên nhiên: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” [Hê-bơ-rơ 9:27]. Chết là điều không ai tránh được. Nhưng chết không phải là hết. Vấn đề là sau khi chết, có được lên Thiên Đàng hay không. Trong Kinh Thánh Sách Truyền-đạo 3:11 có chép: “Lại, Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người”… Nói đến đời đời, là nói đến cái gì đó vĩnh viễn, cái gì đó tuyệt đối: Sống là sống trẻ mãi mãi, không bao giờ già, không bao giờ chết. Yêu thương là yêu thương tuyệt đối không lẫn một chút ích kỷ nào, kéo dài hàng triệu năm, hàng tỷ năm, không bao giờ dứt. Hạnh phúc là tuyệt đối, không lẫn một giọt đau khổ nào, cho đến muôn đời, cho đến vĩnh cửu… Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người “những sự đời đời” đó, nhưng trong thế gian nầy con người không có chỗ để dùng. Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người những nhu cầu tuyệt đối đó, nhưng trong thế gian nầy, con người không có chỗ để thỏa mãn. Điều nầy cũng giống như một thai nhi. Bất kỳ thai nhi nào Đấng Tạo Hóa cũng ban cho đôi mắt để nhìn, và mắt có nhu cầu nhìn, nhưng trong bụng mẹ không có chỗ nào để cho đôi mắt của thai nhi ngắm nhìn, và thỏa mãn nhu cầu được ngắm nhìn. Bất kỳ thai nhi nào Đấng Tạo Hóa cũng ban cho đôi tay, nhưng trong bụng mẹ không có vật gì để cho đôi tay của thai nhi nắm cầm, và thỏa mãn nhu cầu được cầm nắm. Bất kỳ thai nhi nào Đấng Tạo Hóa cũng ban cho đôi chân, nhưng trong bụng mẹ không có nơi nào để cho đôi chân của thai nhi đi lại, và thỏa mãn nhu cầu được đi lại. 28

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Thế thì, đối với một thai nhi, rõ ràng là bụng mẹ chỉ là nơi tạm trú. Tại nơi tạm trú đó thai nhi được ban cho nhiều thứ, nhưng không có điều kiện để sử dụng. Tại nơi tạm trú đó thai nhi được ban cho nhiều nhu cầu, nhưng không có phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu. Thế thì, đối với một thai nhi, rõ ràng là thế gian, tức là cuộc đời bên ngoài, mới là nơi thường trú. Chỉ tại nơi thường trú đó, thai nhi mới có điều kiện để sử dụng, có phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Cũng giống y như vậy, đối với một con người, rõ ràng là thế gian nầy chỉ là nơi tạm trú. Tại nơi tạm trú đó con người được ban cho nhiều thứ, nhưng không có điều kiện để sử dụng. Tại nơi tạm trú đó con người được ban cho nhiều nhu cầu, nhưng không có phương tiện để thỏa mãn mọi nhu cầu. Vâng, rõ ràng là chỉ có Thiên Đàng mới là nơi thường trú. Chỉ tại trên Thiên Đàng, mà con người mới có điều kiện để sử dụng “những sự đời đời”, mới có phương tiện để thỏa mãn mọi khát vọng về vĩnh cửu.

Trước khi lên thập tự giá để chết chuộc tội cho nhân loại, Đức Chúa Jesus đã phán: “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó…” [Giăng 14:1-3] Dầu cho là bạn hay là thù, trong suốt 2000 năm qua, chưa hề có một người nào, ở đâu, có thể phát giác ra bất kỳ một lời nào của Đức Chúa Jesus phán mà là không thật. Những gì Ngài đã phán về bản chất của thế giới hữu hình, và của đời sống trần


trần gian đều là chân lý, đều là sự đúng, đều là sự thật muôn đời. Những gì Ngài tiên tri mà lịch sử có thể kiểm chứng được, thì thật đã xảy ra trong lịch sử, và đã được kiểm chứng. Thế thì những gì Ngài phán về thế giới vô hình, của đời sau hay của thế giới tương lai đều phải đúng, đều phải ứng nghiệm. Hơn nữa, Ngài chính là Đức Chúa Trời, là Đấng Tạo Hóa toàn năng, toàn tri. Ngài đã minh chứng cho sự toàn năng, toàn tri của Ngài, bằng việc Ngài phán trước về sự chết chuộc tội, và về sự phục sinh vinh quang của Ngài. Rồi sau đó, nghĩa là sau khi Ngài đã chết, và từ kẻ chết sống lại, Ngài đã hiện ra với Sứ đồ Giăng, và phán với ông rằng: “Đừng sợ chi, ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, là Đấng Sống, ta đã chết, kìa nay ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ” [Khải-huyền 1:17-19].

Ngài là Đấng Tạo Hóa. Ngài là “Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an” [Ê-sai 9:5]. Ngài cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ. Ngài cũng đang cầm chìa khóa của Sự Sống và Thiên Đàng. Ngài phán: “Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất… Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi” [Ma-thi-ơ 25:34, 24:35]. Ngài đã sắm sẵn Thiên Đàng từ khi dựng nên trời đất. Nhưng về “một chỗ” dành cho mỗi cá nhân thì Ngài phải sắm bằng một cuộc giao dịch mới, đó là sự chết chuộc tội của Ngài. Vậy, những ai tin nhận Ngài làm Cứu Chúa, tức là Đấng cứu chuộc tội lỗi cho chính mình, thì đều có một chỗ trên Thiên Đàng KIM ĐỨC

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

29


Lô hàng vắc-xin COVID-19 đầu tiên đã rời cơ sở của Pfizer ở Kalamazoo, Michigan

C

ác lô hàng vắc-xin COVID-19 đầu tiên đã rời cơ sở của Pfizer ở Kalamazoo, Michigan, vào sáng Chủ nhật 12/13/2020, để được chuyển đến tất cả 50 tiểu bang vào thứ Hai. FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin PfizerBioNTech sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cao từ 17–4 từ một hội đồng cố vấn gồm các chuyên gia độc lập.

Một y tá từ Queens, New York đã trở thành người đầu tiên nhận vắc-xin COVID-19 ở Mỹ vào sáng thứ Hai 12/14/2020 Sandra Lindsay, một y tá chăm sóc khu vực đặc biệt tại Trung tâm Y tế Do Thái Long Island, đã được tiêm vắc xin trực tiếp trong cuộc họp báo với Cuomo Thống Đốc tiểu bang New York. .. Văn phòng thống đốc cho biết Lindsay là người đầu tiên ở Mỹ tiêm vắc xin, bên cạnh những người đã tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin. “Tôi hy vọng điều này đánh dấu sự khởi đầu của sự kết thúc thời kỳ rất đau khổ trong lịch sử của chúng ta,” Lindsay nói ngay sau khi cô nhận được mũi tiêm, được FDA chấp thuận vào tối thứ Sáu 12/10/2020. "Tôi cảm thấy hy vọng ngày hôm nay." Lindsay nói thêm: “Tôi muốn truyền niềm tin cho công chúng rằng vắc-xin an toàn, chúng ta đang ở trong một đại dịch và vì vậy tất cả chúng ta cần phải làm phần việc của mình để chấm dứt đại dịch”

Sandra Lindsay, bên trái, một y tá tại Trung tâm Y tế Do Thái Long Island, được tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 bởi Tiến sĩ Michelle Chester,Thứ Hai, ngày 14 tháng 12 năm 2020, tại quận Queens của New York. (Ảnh AP / Mark Lennihan, Pool) 30

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Nhằm mục đích thuyết phục dân chúng chích ngừa vaccine, một số cá nhân nổi tiếng đã nói rằng họ sẵn sàng dùng vắc-xin, bao gồm cả CEO của công ty. Giám đốc


điều hành Pfizer, Albert Bourla, nói với CNN rằng ông có thể sẽ dùng vắc-xin, vì các cuộc thăm dò cho thấy việc giám đốc điều hành chích ngừa sẽ giúp tăng cường sự tự tin. “Do có những quy tắc phân bổ rất nghiêm ngặt ... chúng tôi rất nhạy cảm để không cắt hàng đợi,” Bourla nói thêm. Trong khi đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nói với MSNBC hôm thứ Hai rằng ông sẵn sàng sử dụng vắc-xin một cách công khai. Tổng thống Donald Trump cho biết ông cũng

sẵn sàng sử dụng vắc-xin "vào thời điểm thích hợp." Trump đưa ra bình luận sau khi báo cáo rằng nhân viên Nhà Trắng sẽ được tiếp cận với vắc-xin trước công chúng. Ánh sáng đã chiếu rọi ở cuối đường hầm. Cám ơn các nhà khoa học đã chạy đua với thời gian khắc nghiệt để đem hy vọng và sự bình an trở lại cho Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Trên hết, tạ ơn Đức Chúa Trời Đấng đã nhậm lời khẩn nguyện tha thiết của dân sự Ngài, tha thứ cho thế giới hư vong và cứu họ khỏi tai vạ HƯỚNG ĐI MAGAZINE TỔNG HỢP

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

31


Có những vấn đề chính trị mà Cơ Đốc nhân tại Mỹ phải đối diện, và nó đang chi phối tương lai chúng ta: Nhiều người đang quan tâm đến đạo luật cấm phá thai khi tim thai bắt đầu đập, vào khoảng tuần thứ sáu. Luật này đã được thông qua ở một số tiểu bang và đang chờ để đưa lên Tối Cao Pháp Viện.

Người Mỹ sẽ làm gì với thỏa thuận hạt nhân với I-ran đã ký vào thời Obama, và có tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ nhà nước Do Thái hay không? Đối với nhiều Cơ Đốc nhân, giúp đỡ quốc gia Y-sơ-ra-ên đã trở thành điều ưu tiên. Thậm chí nhóm Christian Zionists còn tin rằng sự viện trợ cho Y-sơ-ra-ên sẽ bảo đảm cho nước Mỹ được Chúa ban phước. Nhiều Cơ Đốc nhân tin rằng tự do tôn giáo, vốn được bảo vệ bởi tu chính án thứ nhất, đang bị tấn công nặng nề từ phía tư pháp. Những người có quyền lực ngầm bị cho là đang chi phối nền chính trị Mỹ để cắt giảm tự do cá nhân và thay thế bằng sự tôn trọng cộng đồng.

32

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Đây là một vấn đề được đề cập nhiều trong Kinh Thánh, nhất là Cựu Ước. Nhiều luật của Cựu Ước nhấn mạnh đến nhân tố “khách lạ” đang sinh sống bên trong lãnh thổ Y-sơ-ra-ên. Đối với những “khách lạ,” người Y-sơ-ra-ên có nghĩa vụ thương xót họ, nhưng những “khách lạ” đó cũng phải tôn trọng cấu trúc giao ước mà xã hội Y-sơ-ra-ên đang thực hiện. Chính sách di dân hiện đại nhấn mạnh đến yếu tố đa văn hóa nhắc chúng ta nhớ lại con người đã đi ngược với ý muốn của Chúa như thế nào khi xây dựng tháp Ba-bên. Các định nghĩa về biên giới quốc gia đang bị xem xét lại sẽ tạo nên tiềm năng cho một đạo luật di dân mới khiến nước Mỹ mở cửa và đi dần đến chỗ tự sát. Đây được xem như một trong số ít các vấn đề mà Cơ Đốc nhân và những người cực đoan có sự tương đồng, vì nó được bày tỏ rõ ràng trong Kinh Thánh. Chính quyền sẽ làm gì với hệ thống giam giữ đã quá tải? Nên chăng nước Mỹ cần tải tổ vấn đề án tù để những người không phạm tội hình sự bạo động có được một cơ hội thứ hai


LÃM HUỲNH "Thưa anh em, hãy xem sự thử thách trăm chiều xảy đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra kiên nhẫn" (Gia-cơ 1:2-3)

khách thổ dân Úc vùng Inala không trả tiền nhưng dùng kiếm Nhật dài rượt đuổi... Có những lúc 6 xe Taxi nằm tại nhà không chịu lăn bánh... v.v...

huyền trường James Cook người Anh, sinh sống vào thế kỷ XVIII, là một nhà thám hiểm, nhà hàng hải và người chuyên vẽ bản đồ.

Dẫu vậy tôi và cả gia đình vẫn trông cậy tin cậy hoàn toàn và ngửa trông vào sự thương xót và giải cứu từ nơi Ngài.

T

Ông từng giữ chức thuyền trưởng trong Hải quân Hoàng gia Anh, thực hiện 3 chuyến hải trình đến Thái Bình Dương và trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân đến bờ biển phía Đông của Úc. Thuyền trưởng James Cook cũng là người đầu tiên phát hiện ra quần đảo Hawaii Hoa Kỳ và là người đầu tiên từng được ghi nhận đã đi vòng quanh New Zealand. Những nhà thám hiểm người châu Âu nối tiếp khám phá lục địa, đến năm 1770 thì Thuyền trưởng James Cook lập bản đồ bờ biển phía đông của Úc cho Anh Quốc và trở về với các báo cáo chủ trương thuộc địa hóa tại vịnh Botany (Hiện nay nằm trong thành phố Sydney). Ngày 10 tháng Sáu, 1770, chiếc tàu thám hiểm của James Cock đi đến vùng biển Úc Châu để tìm ra Châu Đại Lục, nhà hàng hải người Anh đụng phải đá ngầm ngoài vùng duyên hải đông bắc Úc châu. Ông lái tàu ra khỏi vùng nước sâu hơn, để rồi lại đụng đá ngầm một lần nữa, và lần này khiến con tàu suýt chìm. Kinh nghiệm này thúc giục Cook ghi lại trong nhật ký con tàu: "Điểm phía bắc Mũi Hoạn Nạn vì nơi đây khởi đầu mọi rắc rối cho chúng ta." Một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc đời của tôi là quyết định sáng lập một công ty Taxi vào năm 2003 với 6 chiếc taxi và 15 tài xế chạy cho tôi... Công việc khá hanh thông và kiếm khá nhiều tiền. Tuy nhiên, có một năm có nhiều nguy hiểm và bất lợi xảy đến cho tôi. Nào là hành khách giơ dao vào cổ tôi dọa tống tiền... Rồi một số hành

Hơn 30 năm lưu lạc và định cư nơi xứ người... Úc Châu... Nhìn lại Chúa Ban Phước trên gia đình một cách diệu kỳ. Cảm tạ ơn Thiên Chúa. Nhiều người trong chúng ta có kinh nghiệm thử thách này dường như kéo theo một chuỗi nhiều thử thách khác. Mất công ăn việc làm, cái chết của người thân, vụ ly hôn không mong muốn, hoặc sức khỏe suy sụp, tất cả đều có thể là một phần trong bảng liệt kê. Và rồi hôm nay bệnh Corona Virus Vũ Hán lại xâm nhập khắp nơi trên thế giới... Bạn nghĩ rằng “Thử thách hay hoạn nạn ?” Cho dù khủng hoảng có thể dường như là "Mũi Hoạn Nạn" của chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời vẫn tể trị và Ngài chắc chắn đang nắm quyền điều khiển. Mục đích Ngài dùng hoạn nạn để luyện sức đàn hồi trong chúng ta. Gia-cơ viết: "Thưa anh em, hãy xem sự thử thách trăm chiều xảy đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra kiên nhẫn" (Giacơ 1:2-3). Từ được dịch là "kiên nhẫn" có nghĩa, có sức dẻo dai hoặc khả năng chịu đựng. Ngay giữa cơn thử thách làm thay đổi cuộc sống, hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời vẫn đang hành động. Ngài muốn dùng kinh nghiệm "Mũi Hoạn Nạn" để rèn luyện tâm tánh bạn. Ngài có hứa ban ân sủng Ngài để giúp bạn vượt qua (2 Cô-rinh-tô 12:9). Bạn ơi hãy trao hết mọi lo lắng của mình cho Ngài... Thiên Chúa sẽ có cách giải cứu bạn qua những thử thách khốn khó cuộc đời này... LÃM HUỲNH Brisbane 17/04/2020 Viết theo tài liệu. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

33


C

IRELAND'S OWN - LIAM NOLAN

âu chuyện kỳ lạ và hấp dẫn của "O Holy Night" bắt đầu ở Pháp, cuối cùng đã được lan truyền khắp thế giới. Bài hát có vẻ đơn giản này, được lấy cảm hứng từ yêu cầu của một giáo sĩ, không chỉ trở thành một trong những bài quốc ca được yêu thích nhất mọi thời đại, mà nó còn đánh dấu một cuộc cách mạng công nghệ sẽ thay đổi mãi mãi cách mọi người tiếp cận với âm nhạc. Năm 1847, Placide Cappeau de Roquemaure là người bán rượu vang ở một thị trấn nhỏ của Pháp. Anh được biết đến nhiều về thơ ca hơn là việc đi nhà thờ của anh ấy, nó có lẽ đã gây sốc cho Placide khi linh mục quản xứ của anh ấy yêu cầu người ủy nhiệm viết một bài thơ cho thánh lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, nhà thơ rất vinh dự được chia sẻ tài năng của mình với nhà thờ. Cappeau cảm thấy vừa khó hiểu vừa vui mừng, và nói với vị linh mục rằng anh sẽ cố gắng hết sức để tìm ra thứ gì đó phù hợp. Để tham khảo, anh đã chuyển sang phúc âm của Lu-ca về sự ra đời của Đấng Christ, lập luận rằng nó sẽ cung cấp cho anh một khuôn khổ có thẩm quyền để anh có thể làm nền tảng cho bài thơ của mình. Trong một chuyến xe đầy bụi đi trên con đường gập ghềnh tới thủ đô của Pháp, Placide Cappeau đã cân nhắc yêu cầu của vị linh mục. Sử dụng phúc âm của Lu-ca làm hướng dẫn cho mình, Cappeau tưởng tượng đã chứng kiến sự ra đời của Chúa Giê-su ở Bethlehem. Ý nghĩ tuyệt vời trong đêm hồng ân đã thôi thúc anh. Vào thời điểm anh đến Paris, "Cantique de Noel" đã được hoàn thành. Khi đọc đi đọc lại những gì mình đã viết, anh cảm thấy vô cùng xúc động. Cảm động trước tác phẩm của mình, Cappeau quyết định rằng "Cantique de Noel" của anh không chỉ là một bài thơ, mà là một bài hát cần bàn tay của một nhạc sĩ 34

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Placide Cappeau de Roquemaure

bậc thầy. Không thiên về âm nhạc, nhà thơ đã tìm đến một trong những người bạn của mình, Adolphe Charles Adams, để được giúp đỡ. Là con trai của một nhạc sĩ cổ điển nổi tiếng, Adolphe đã từng học trong trường bảo tồn Paris. Tài năng và sự nổi tiếng của anh đã mang đến những yêu cầu viết tác phẩm cho các dàn nhạc và vở ballet trên khắp thế giới. Tuy nhiên, lời bài hát mà người bạn Cappeau đưa cho anh ta hẳn đã thách thức nhà soạn nhạc theo cách không giống bất cứ thứ gì anh ta nhận được từ London, Berlin, hay St.Petersburg. Là một người đàn ông có nguồn gốc Do Thái, đối với Adolphe, những từ "Cantique de Noel" đại diện cho một ngày mà ông không ăn mừng và một người


Adolphe Charles Adams

mà ông không coi là con của Chúa. Tuy nhiên, Adams nhanh chóng bắt đầu làm việc, cố gắng đi sâu những lời tuyệt vời của Cappeau. Tác phẩm hoàn thành của Adams làm hài lòng cả nhà thơ và vị linh mục. Bài hát được xướng lên chỉ ba tuần sau đó trong một Thánh lễ lúc nửa đêm vào đêm Giáng sinh.

Ban đầu, "Cantique de Noel" được nhà thờ ở Pháp chấp nhận và bài hát nhanh chóng được đưa vào các buổi thờ phượng Giáng sinh khác nhau. Nhưng khi Placide Cappeau rời khỏi nhà thờ và trở thành một phần của phong trào xã hội chủ nghĩa, và các nhà lãnh đạo nhà thờ phát hiện ra rằng Adolphe Adams là một người Do Thái, bài hát - đã nhanh chóng trở thành một trong những bài hát Giáng sinh được yêu thích nhất ở Pháp. Tuy nhiên bị nhà thờ tố cáo một cách đột ngột và thống nhất. Những người đứng đầu nhà thờ Công giáo Pháp thời đó coi "Cantique de Noel" là không thích hợp cho các buổi lễ nhà thờ vì nó không có gu âm nhạc và "hoàn toàn không có tinh thần tôn giáo.". Tuy nhiên, ngay cả khi nhà thờ cố gắng chôn vùi bài hát Giáng sinh, người Pháp vẫn tiếp tục hát nó. Một điều bất thường đã xảy ra trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870/71 được cho là lý do khiến các nhà chức trách Giáo hội Công giáo đưa bài hát trở lại vào các nghi lễ tôn giáo. Trong thời gian chiến trận tạm lắng, một người lính Pháp đã nhảy lên khỏi chiến hào, đứng nhìn toàn cảnh và hát Cantique de Noel. Không một phát súng nào bắn vào anh ta. Người Đức cảm động đến nỗi một binh sĩ của họ sau đó đã đứng lên và hát một trong những bài thánh ca của Martin Luther. Không ai bắn một phát súng vào anh ta. Nó dẫn đến việc quân đội của cả hai bên tôn trọng một thỏa thuận ngừng bắn trong 24 giờ vào Giáng sinh. Nhà văn người Mỹ - John Sullivan Dwight - không chỉ cảm thấy rằng những bài hát Giáng sinh tuyệt vời này cần phải được giới thiệu đến nước Mỹ, mà ông còn thấy một điều gì đó khác trong bài hát đã khiến ông cảm động ngoài câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giêsu. Là một người theo chủ nghĩa bãi nô cuồng nhiệt, Dwight đã xác định rõ ràng bằng những dòng của câu thứ ba: Ngài từng dạy ta, luôn yêu thương cùng nhau chớ phai yêu là luật Ngài, bình an ấy Tin Lành Ngài

"Cantique de Noel"

Ngài vì tội ô, nên bẻ xích xiềng ma quỷ kia ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

35


danh Ngài truyền đến bao áp chế thảy xa lìa. Văn bản ủng hộ quan điểm riêng của Dwight về chế độ nô lệ ở miền Nam. Được đăng trên tạp chí của mình, bản dịch tiếng Anh của Dwight "O Holy Night" nhanh chóng được ưa chuộng ở Mỹ, đặc biệt là ở miền Bắc trong thời Nội chiến. Adams đã chết trong nhiều năm và Cappeau và Dwight là những ông già khi vào đêm Giáng sinh năm 1906, Reginald Fessenden một giáo sư đại học 33 tuổi và là nhà hóa học chính của Thomas Edison - đã làm một điều mà bấy lâu nay tưởng chừng là không thể. Sử dụng một loại máy phát điện mới, Fessenden nói vào một chiếc micrô và lần đầu tiên trong lịch sử, giọng nói của một người đàn ông được phát trên sóng rõ ràng và mạnh mẽ: Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ta chiếu chỏ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ. Việc lập sổ dân này là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-ti làm quan tổng đốc xứ Sy-ri. Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ... Những người điều hành đài phát thanh và những người chủ tại các tờ báo hết sức ngạc nhiên, lòng chùng xuống và những rung động không sao tả được. Được nghe qua những chiếc loa nhỏ bởi một giáo sư đang đọc Phúc âm Lu-ca. Đối với số ít những người đã bắt được chương trình phát sóng này, đó chắc hẳn là một phép màu - nghe thấy một giọng nói

nào đó truyền đến những người ở xa. Một số người có thể tin rằng họ đang nghe thấy giọng nói của một thiên thần. Fessenden có lẽ không nhận thức được cảm giác mà anh ta đang gây ra trên tàu và trong văn phòng; anh ta không thể biết rằng đàn ông và phụ nữ đang đổ xô đến các đơn vị không dây của họ để đón điều kỳ diệu trong đêm Giáng sinh này. Sau khi kết thúc việc đọc lại sự ra đời của Chúa Giêsu, Fessenden cầm cây vĩ cầm của mình lên và chơi "O Holy Night", bài hát đầu tiên từng được gửi qua không trung qua sóng radio. Khi ca khúc kết thúc, buổi phát sóng cũng vậy - nhưng không phải trước khi âm nhạc tìm ra một phương tiện mới có thể đưa nó đi khắp thế giới. Kể từ lần trình diễn đầu tiên tại một thánh lễ nhỏ vào lễ Giáng sinh năm 1847, "O Holy Night" đã được hát hàng triệu lần trong các nhà thờ ở mọi nơi trên thế giới. Và kể từ thời điểm một số ít người lần đầu tiên nghe nó qua đài phát thanh, bài hát mừng đã trở thành một trong những bài hát tôn giáo được ghi lại và phát nhiều nhất trong ngành công nghiệp giải trí. Tác phẩm đáng kinh ngạc này - được yêu cầu bởi một linh mục giáo xứ bị lãng quên, được viết bởi một nhà thơ, được một nhà soạn nhạc người Do Thái cho âm nhạc bay bổng, được người Mỹ sử dụng như một công cụ để làm nổi bật bản chất tội lỗi của chế độ nô lệ như kể câu chuyện về sự ra đời của Đấng Cứu Thế - đã trở thành một trong những bản nhạc kinh điển đẹp nhất, đầy cảm xúc từng được tạo ra. Chúa sanh giờ đây đêm Thánh vinh quang vui vẻ bấy đêm phước hạnh thay đêm bình hòa đêm an ninh đêm Chúa từ ái ấy đêm Thần tử Giáng Sinh IRELAND'S OWN - LIAM NOLAN

Reginald Fessenden phát bài "O Holy Night" lần đầu tiên trên sóng truyền thanh 36

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

HÀM YÊN lược dịch


T

iến sĩ W. A. Criswell kể lại câu chuyện về một thanh niên đầy tham vọng kia đến gặp vị Mục sư mình nhờ ông cầu nguyện cho tương lai và sự nghiệp của anh. Anh hứa với Đức Chúa Trời rằng sẽ trung tín dâng 1/10 lợi tức của mình. Lúc đó thu nhập của anh là $40 một tuần, và anh đã trung tín dâng phần mười $4. Chúa ban phước tuôn tràn trên anh, thu nhập anh ngày càng tăng, và anh vẫn cứ trung tín dâng 1/10. Một thời gian sau, lợi tức anh lên $400 một tuần, và anh vẫn trung tín dâng phần mười $40. Chỉ vài năm sau, lợi tức của anh đã lên rất cao và anh phải dâng phần mười $500/tuần. Lúc bấy giờ anh đến gặp vị Mục sư và hỏi xem có cách nào để anh hủy bỏ lời hứa với Đức Chúa Trời được không? Do bởi bây giờ số dâng 1/10 của anh quá cao! Vị Mục sư đáp, “Tôi không tìm thấy được làm thế nào để anh có thể giải tỏa khỏi lời hứa nguyện với Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta có thể cầu nguyện giảm thu nhập của anh xuống còn $40 một tuần, hầu cho anh sẽ không gặp khó khăn trong việc dâng phần mười!” Vài năm trước đây Hội Thánh Gaveston phát động một chương trình Tuần Lễ Dâng Phần Mười. Đến Chúa Nhật đã định, mọi tín hữu trong Hội Thánh được kêu gọi dâng phần mười trên số lương trong tuần ấy. Họ khuyến khích, thúc giục, kêu gọi mọi người... dù có đang dâng 1/10 thường xuyên hay không, cũng hãy dâng phần mười của lợi tức tuần ấy. Kết quả, số tiền dâng trong tuần ấy cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử Hội Thánh. Nhiều hơn mức trung bình hàng tuần đến 6 lần. Sau chiến dịch đó, nhiều người rất phấn khởi. Nhiều người chưa hề dâng phần mười trước đây bây giờ đổi thái độ. Họ bảo rằng nếu họ đã làm được một lần, thì họ có thể làm lần nữa. Cuối năm ấy, báo cáo cho biết ngân sách của Hội Thánh cao gấp 3 lần so với trước khi phát động chiến dịch. Sự nóng cháy, hăng say trong việc dâng hiến vượt lên rất cao. Từng người một đứng lên làm chứng lại đời sống họ thay đổi như thế nào khi Đức Chúa Trời làm trọn lời hứa trong Ma-la-chi 3:10. Tất cả những điều này đến từ một sự vâng phục đơn giản với Đức Giê-hô-va Di-rê, Đức Chúa Trời là Đấng cung cấp. “Hãy đem tất cả phần mười vào kho của Ta để nhà Ta có lương thực. Hãy làm như thế để thử Ta, CHÚA Vạn Quân phán, để xem Ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng?” (Ma-la-chi 3:10) NGUỒN: TIN & SỐNG

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

37


N

MS TRẦN ĐÌNH HÂN

ghệ sĩ Chí Tài, một danh hài nổi tiếng và cũng là một cựu nhạc sĩ kiêm ca sĩ vừa mới qua đời vì đột quỵ (stroke) tại Việt Nam. Nhiều năm về trước tại Cali, tôi biết anh qua ban nhạc “Chi Tai’s Brothers”, anh là người đứng ra thành lập ban nhạc này và vài thành viên trong ban nhạc là tín hữu Tin Lành. Ban nhạc gồm có Huy Khanh (Guitar), Ngọc Quốc (Piano, giờ là Mục sư), Trường Cửu (Bass, giờ là Mục sư), Trịnh Nam Sơn (Saxophone, giờ là Nhạc sĩ), Chí Thái (Trống), Chí Thiện (Keyboard, cũng là anh ruột Chí Tài), Phương Loan (Ca sĩ & cũng là vợ của anh) và anh (Guitar kiêm Ca sĩ).. Chí Thái là em ruột của anh, và hiện nay là tín hữu đang sinh hoạt tại một hội thánh ở San Diego (California). Chí Tài là một người hiền hoà, tánh tình rất vui vẻ thân thiện tốt bụng, và hay giúp đỡ mọi người.. Việc anh ra đi bất ngờ, trong khi đang tập thể dục và nghe nói cơ thể anh rất khỏe mạnh trước đó làm tôi khá sốc..suy nghĩ đến sự mong manh và thấy không có cái gì bảo đảm của một cuộc đời phù du “sanh, lão, bệnh, tử” ở chốn nhân gian tạm dung mà “muôn sự tại nhân thành sự tại Thiên” này.. Thật vậy, cuộc đời của chúng ta có đó mất đó, mới gặp nhau hôm qua thì hôm nay đã chia lìa.. không ai biết được điều gì có thể xảy đến thình lình cho mình. Lời Chúa trong Thi-Thiên 103:15-16 cho biết, “Đời loài người như cây cỏ; Người sanh trưởng khác nào bông hoa nơi đồng; Gió thổi trên bông hoa, kìa nó chẳng còn, chỗ nó không còn nhìn biết nó nữa.” Ngắn ngủi qúa..cuộc đời của chúng ta chẳng khác nào cây cỏ, rất mong manh, rất chóng tàn.. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài Cát Bụi, 38

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Nghệ sĩ Chí Tài

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi về làm cát bụi Ôi cát bụi mệt nhoài Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi. Bao nhiêu năm làm kiếp con người Chợt một chiều tóc trắng như vôi Lá úa trên cao rụng đầy Cho trăm năm vào chết một ngày.. Vâng! chính Thiên Chúa đã tạo dựng con người chúng ta bằng bụi đất. Cho nên “cát bụi” cũng nói lên cái nhỏ nhoi, yếu đuối, bất toàn, và bất năng của nó.. Chúa nhớ rõ điều mà chúng ta thường hay quên, ấy là chúng ta chỉ là “cát bụi,” và đến một ngày chúng ta sẽ trở về với cát bụi. Con người vốn yếu đuối, đời người vốn mong manh và ngắn ngủi. Người ta chúc nhau: “Sống lâu trăm tuổi!” nhưng mấy ai đạt được ước nguyện nầy. Cho dù sống đến “đầu bạc, răng long” thì trước mắt Chúa, “một ngàn năm chỉ là một canh của đêm “.. đời người cũng chỉ thoáng qua, như cây cỏ nơi đồng, chỉ cần một cơn gió thổi qua là nó chẳng còn, và “chỗ nó không còn nhận


biết nó nữa”.. Vậy, đâu là ý nghĩa cuộc đời? Điều gì là quan trọng? Ăn uống, cưới gả, rồi tan biến? Lao khổ, tranh đua, rồi qua đời? Giàu có, danh vọng, tài năng.. hay có gì đi chăng nữa, tất cả rồi cũng sẽ tạ từ.. bỏ lại hết. Chúng ta nên làm gì với cuộc đời ngắn ngủi của mình, để khi qua đời, chúng ta không phải tan biến như hoa cỏ, mà ghi dấu trong đời bằng những gì mang giá trị trường tồn..? Chúng ta cần xác định mục đích của đời mình và sống đúng mục đích Chúa đặt để chúng ta trên đất, để dù thân cát bụi nầy qua đi theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của con người nhưng vẫn tìm thấy được ý nghĩa của cuộc sống trong đời nầy. Tôi đã từng làm tang lễ cho nhiều người,

và rồi nhìn vào cuộc đời mong manh ngắn ngủi của mình, nhìn đến Chúa là Nguồn Sự Sống, trường tồn vĩnh cửu, khiến tôi phải thêm lòng cúi xuống thờ lạy Ngài, kính sợ Ngài, sống cho Ngài.. Kỳ diệu thay, trong sự kính sợ Chúa, Ngài thương yêu chúng ta như thương yêu con cái mình. Đó là ân sủng, niềm hy vọng tuyệt diệu chúng ta có được trong Chúa. Câu hỏi cho chúng ta là mình có xác định điều nầy cho cuộc đời mình không? Chúng ta thực hiện điều đó như thế nào? Hôm nay có thể là ngày cuối của đời mình..? không ai biết được, chỉ có Chúa biết mà thôi.. mà người đời hay nói, “Trời kêu ai nấy dạ.” Vậy hãy nắm bắt cơ hội ngay hôm nay, đừng để đến ngày mai.. vì ngày mai có thể qúa trễ.. too late! Ước mong những ai chưa biết về tình yêu của Thiên Chúa, hãy mở lòng ra tiếp nhận ân sủng tình yêu mà Ngài đã vì yêu thương bạn và tôi, Ngài hạ sinh nơi chuồng chiên nghèo hèn và chết thế trên cây thập giá đau thương vì cớ tội lỗi chúng ta.. Tuy nhiên ba ngày sau đó Ngài đã sống lại một cách hiển vinh để ban cho chúng ta sự cứu rỗi đời đời vĩnh phúc cho những ai mở lòng ra tiếp nhận Ngài, mà khi lìa đời .. “cát bụi sẽ trở về với cát bụi nhưng linh hồn sẽ trở về với Đấng tạo ra chúng”.. chúng ta sẽ được Ngài tiếp rước vào trong sự an nghỉ bình an trong Nước yêu dấu Sự Sống, phước hạnh muôn đời mà Ngài ban cho.. Nguyện xin Thiên Chúa an ủi và ban sự bình an của Ngài trên chị Phương Loan & gia đình cùng tang quyến MS TRẦN ĐÌNH HÂN (Cao nguyên Colorado, December 10/2020)

Nghệ sĩ Chí Tài và MS Trần Đình hân ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

39


MỤC SƯ NGUYỄN XUÂN SƠN

1. Mỗi người phải thắng cái tôi của chính mình.

2. Tự ái đưa đến giận dữ, đó là bởi lòng kiêu ngạo.

3. Nói ít mà làm, hơn là nói nhiều mà không làm chỉ là vô ích.

4. Sự cãi cọ làm mất hết năng lực. 5. Phải nhận biết một điều: những người

tính tình khác nhau, sở thích khác nhau, trình độ thuộc linh khác nhau, sinh trưởng ở những gia đình hay nơi khác nhau,...làm việc chung sẽ dễ có mâu thuẫn.

6. Những người khác nhau làm việc chung

phải làm trong tinh thần teamwork hài hoà, nhịp nhàng như những thành viên trong một đội banh, hay trong một ban nhạc thì mới có kết quả tốt.

7. Thà một người mà làm việc hơn nhiều người mà không làm việc; nhưng nếu Hội Thánh chỉ có một người thì không phải là Hội Thánh.

8. Hội Thánh phải có “dụng cụ” - những

vật chất có cần để điều hành công việc Chúa - giống như thợ may cần có máy may.

9. Mỗi người phải khám phá ân tứ Chúa

ban cho mình, và ân tứ đó phải được Hội Thánh xác nhận thì mới hầu việc Chúa hữu hiệu MỤC SƯ NGUYỄN XUÂN SƠN

40

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

AGAPE ACUPRESSURE 4407 Mallard Ln., Sachse, TX 75048 BÍ QUYẾT BẤM HUYỆT ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN

Chuyên điều trị - Đầu, Cổ, Tay chân tê thấp - Thần Kinh Tọa - Đau nhức kinh niên Các bệnh về xương khớp Và các căn bệnh mãn tính...


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

41


42

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


HƯỚNG ĐI MAGAZINE ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

43


Master license #202763

5600 E. Mockingbird Ln., Dallas TX 75206

Chuyên Thiết Kế - Sửa Chữa Toàn Bộ hệ thống điện nhà, commercial

469-878-0614 Or 972-357-0671

Call Now

Expert Electrician Phúc Nguyễn

Thành Thật - Kinh Nghiệm - Uy Tín 44

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


HOMECARE SERVICES TRUNG TÂM PHỤC VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI GIA 124 W. Pioneer Pkwy, Arlington, Texas 76010

VIỆTWELL - Là văn phòng chăm sóc sức khỏe tại gia hoàn toàn miễn phí cho người có thu nhập thấp hay có Medicare, Medicaid... VIỆTWELL - Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao, tận tâm và nhiệt tình sẽ giúp quý vị có cuộc sống ý nghĩa hơn, sống vui, sống khỏe, sống trường thọ... VIỆTWELL - Đưa nhân viên đến tận nhà chăm sóc cho quý vị hay sẽ huấn luyện và trả thù lao cho người thân là người trực tiếp chăm sóc. VIỆTWELL - Sẽ giúp quý vị nếu cần dụng cụ y tế như: xe lăn, walker, giường nhà thương... và nhiều quyền lợi khác. VIỆTWELL - Giúp công việc thường nhật mỗi ngày:

- Uống thuốc - Nấu cơm - Giúp vệ sinh cá nhân - Tập thể dục - Dọn dẹp nhà cửa - Giúp ăn uống - Giặt quần áo - Đi chợ, mua sắm

Chương trình này hoàn toàn không ảnh hưởng đến những quyền lợi quý vị đang có như: SSI, SSA, Food Stamp, Housing...

ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ NGAY HÔM NAY HÃY GỌI

(817) 299-8888 - 817-937-7675

VIỆTWELL - SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

45


CUỘC CHIẾN ĐẠI DƯƠNG LÊ NA Chương 07

T

hủ Thành, kinh thành lớn nhất Đại Dương tinh, kinh đô của Pride Lands, từ lâu nổi tiếng với những đồng cỏ bao la và những dòng sông uốn lượn. Nó cũng được mệnh danh là một thành bất khả xâm phạm, nhờ hệ thống tường thành kiên cố và dày đặc tháp canh. Có 250 tháp canh và những phòng cho lính gác bên trên vách thành. Cũng có 100 cổng thành bằng đồng, cao 20 thước. Vách thành cao đến 200 thước, dày 30 thước, sâu xuống đất 10 thước, hầu cho quân thù không thể đào hầm xông vào được. Thủ Thành nằm bên dòng sông Alpha, chạy song song với biển. Có các cầu treo bằng đồng bắc qua sông, là lối đi duy nhất vào thành. Ban đêm các cầu sẽ được cất đi, và kinh thành hoàn toàn trở nên biệt lập. Cung điện Bốn Mùa của nhà Foreman tọa lạc trên vùng đồng bằng rộng lớn, trên con đường dẫn từ cổng thành phía đông đến dãy rừng già. Cũng có một dòng sông khác, dòng sông Omega chảy ngang qua cung điện và một mê cung tùng bách rộng đến 8 mẫu bao bọc tứ phía. Cung điện do Vua Erick xây năm 510 sau Thánh Chiến, với ý tưởng về một ngọn đồi bốn mùa hoa nở. Cung điện năm tầng bằng gạch trắng, được chia thành Hữu Cung và Tả Cung bởi dãy cầu thang nối các tầng lầu từ dưới đất lên sân thượng. Có 1.500 cửa sổ đầy hoa và dây leo. Phía trước các cửa sổ là những hành lang có mái vòm. Các mái vòm được đỡ bằng các trụ vuông bọc vàng sáng bóng. Nối các trụ là những lan can bằng gạch trắng. Dọc theo các lan can là những dây hoa đầy sắc màu và các cây tùng bách. Có khoảng 20 suối nước nhân tạo nằm xen kẽ các dãy cầu thang mặt trước cung điện. Bên dưới mỗi suối nước là một hồ cá tuyệt đẹp. Có một hồ nước rộng nằm phía 46

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

sau vườn thượng uyển, với vô số hoa thơm trái ngọt, các vườn hồng nhiều màu và các trụ phun nước cao. Cũng có nhiều ghế đá và các bức điêu khắc bằng đá, ghi lại các chiến tích hào hùng của nhà Foreman. Clementine ngồi trên thuyền, say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của Thủ Thành. Chiếc thuyền trôi nhẹ trên dòng sông giữa hai bờ cây lá đỏ. Thuyền cập bến bên ngoài cung điện. Quan Asher trả tiền cho người lái thuyền, rồi mau chóng theo chân Công chúa và Madena tiến về cổng gác phía đông. Sau khi trình giấy thông hành, Công chúa cùng tùy tùng được mời lên xe ngựa, và từ đây, người đánh xe ngựa đưa Công chúa cùng quan Asher và Madena băng qua mê cung, tiến về cổng chính. Tiếp Công chúa tại một căn phòng rộng lớn, thuộc khu tiền sảnh tầng ba của Hữu Cung, gọi là Điện Mặt Trời(1), là một cô cung nữ trẻ, trạc tuổi Công chúa, giọng nhỏ nhẹ. “Xin mời Công chúa thưởng thức trà. Đức vua đã được thông báo về sự viếng thăm của Công chúa.” Chưa uống hết tách trà, Vua Henry đã đến. Vua nhìn cao lớn trong bộ áo bào màu đỏ tía, với những hoa văn được thêu chỉ vàng. Mái tóc vàng được chải gọn gàng bên dưới chiếc vương miện bằng vàng ròng, có hình chim đại bàng ngay chính giữa. Khi vua vừa đến cửa, hai người hầu đứng chầu hai bên tấm màn nhung phân cách căn phòng, liền nhẹ nhàng kéo bức màn qua hai bên, để lộ một chiếc ngai vàng sáng chói, được đặt bên trên một bệ cao dát vàng. Phía sau ngai là bức tường vàng cao đến năm thước, phản chiếu những tia sáng lấp lánh khắp căn phòng. Chính giữa bức tường có một điêu khắc bằng vàng hình chim đại bàng đang tung cánh trên hai lưỡi kiếm vàng đặt chéo nhau. Vua Henry ngồi xuống trên chiếc ngai. Gương mặt vua ngập tràn ánh hào quang. Tự nhiên, Công chúa nhớ đến những câu chuyện


thời bé của nhũ mẫu về xứ sở thần tiên phương Bắc, nơi có cung điện bằng vàng và mọi vật dụng trong đó cũng bằng vàng, đến những con ngựa phi trên đồng cỏ cũng có những bộ móng vàng.

hữu chi giao. Hy vọng Đức vua nghĩ đến ân tình của Phụ hoàng mà giúp đỡ ta. Phụ hoàng ta trên cao, sẽ rất cảm ơn Ngài. Khi nào về lại Vương Thành, giành lại ngôi báu, ta xin hoàn trả chi phí và đa tạ đến Đức vua.”

Vua Henry nở nụ cười ấm áp cùng Công chúa và tùy tùng đang đứng dưới ngai.

Vua Foreman trầm ngâm một lúc, rồi nói cùng Công chúa.

“Chào mừng đến với the Pride Lands, Công chúa Clementine!”

“Công chúa cũng vừa mới đến đây. Hãy ở lại thêm một hai hôm nữa. Ta sẽ cân nhắc lời thỉnh cầu của Công chúa.”

Clementine cùng quan Asher và Madena cúi đầu diện kiến. “Công chúa Clementine của South Monia xin bái kiến Đức vua đáng kính của Pride Lands xinh đẹp! Vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!” Nhà vua đưa tay ra hiệu cho tất cả cùng ngồi, rồi hỏi. “Clementine, ngọn gió nào đã mang Công chúa đến đây? Ta được biết Công chúa đã mất tích từ lúc vua cha qua đời và thống lĩnh bộ binh, Thân hoàng Aetius đã lên ngôi.” Clementine đưa tay vén vạt áo, nhẹ nhàng ngồi xuống, rồi thưa cùng nhà vua. “Thưa Đức vua, ta không hề bị mất tích. Thúc phụ Elishua đã kịp cứu ta thoát khỏi bàn tay cừu thù tại South Monia. Vua cha Kujj Ward III đã bị người ta ám hại. Ta vẫn đang điều tra về cái chết bí ẩn của Phụ hoàng...” Công chúa ngừng một lát, rồi ngước nhìn nhà vua. “Hôm nay ta đến đây, để nhờ Đức vua giúp đỡ.” Vua đưa ánh mắt trìu mến nhìn Công chúa, “Ta có thể làm gì cho Công chúa?”

Công chúa cảm tạ nhà vua, rồi cùng tùy tùng theo chân lính gác, khuất dần sau mấy dãy hành lang. Vua Foreman cho mời Thừa tướng William Foreman và Quan ngân khố Rich Wilhelm đến bàn luận. Nhưng hai người tìm cách can ngăn ý định giúp đỡ của nhà vua. “15 chiến thuyền và 2.000 bộ giáp cùng cung tên? Một con số không hề nhỏ, thưa Bệ hạ,” quan Wilhelm vừa nói, vừa loay hoay ngòi bút trên bảng giấy. “Bệ hạ có nghĩ đến mối quan hệ ngoại giao với vua mới của South Monia có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu ta quyết định chi viện cho nàng Công chúa lưu vong?” Thừa tướng William lên tiếng. Quan ngân khố kéo cặp kính ra khỏi mắt, ngước đầu nhìn nhà vua. “Thưa Bệ hạ, con số ước tính là 2.698 bảng vàng, tương đương với tiền công một năm của 5.000 thợ mỏ. Xin Bệ hạ hãy suy xét kỹ càng!”

“Thưa Đức vua, ta cần 15 chiến thuyền và 2.000 bộ giáp cùng cung tên.” Công chúa trả lời.

Vua Foreman nhìn quan ngân khố, rồi nhìn Thừa tướng... Ắt hẳn nhà vua đã có quyết định trong lòng.

“15 chiến thuyền, 2.000 bộ giáp. Có vẻ như Công chúa đang có một đội quân ở cùng?”

...

“Vâng, thưa Đức vua. Là thủy quân của South Monia. Phần lớn bọn họ đã trung thành vượt biển cùng ta. Chúng ta đã từ Biển Thành đi đến một đảo hoang gần phía Tây Bắc Đại Dương. Chúng ta cần vũ khí tự vệ và quân đội để quay về Vương Thành. Từ nhỏ, ta đã nghe Phụ hoàng kể về lòng nhân ái của Đức vua. Ta cũng biết Đức vua và Phụ hoàng, xem nhau như bằng

“Đã 2 ngày rồi, không nghe tin tức gì từ Vua Foreman. Thần e là nhà vua có thể từ chối giúp đỡ “, quan Asher lên tiếng, khi rảo bước cùng Công chúa và Madena dọc theo vườn thượng uyển. Clementine yên lặng, bước lên từng bậc thang của tầng thượng cung điện. Chút se lạnh của trời thu càng làm không gian thêm tĩnh lặng. Xa xa, mấy con chim tung cánh, bay cao về ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

47


điều gì có thể bảo đảm cung điện của nhà vua sẽ được an toàn, bền vững? Pride Lands giàu Từ ban công, Công chúa điềm tĩnh quan sát có, thứ gì cũng có, nhưng có một thứ nhà vua khắp kinh thành. Bên dưới, Thủ Thành hiện ra không có, cũng không thể mua được. Và đó, như một tấm màn nhung xanh khổng lồ, được là thứ ta đang có.” tô điểm bằng những sợi kim tuyến lấp lánh là những dòng sông. Từ đây, Công chúa có thể nhìn Nghe đến đây, ai nấy cũng tròn mắt nhìn thấy những chiếc cổng bằng đồng và những bức Công chúa. Chỉ có vua Foreman mới đoán tường kiên cố bên kia dòng sông Alpha. Một ý hiểu được, nên mỉm cười, gật đầu. nghĩ chợt lóe lên trong đầu Công chúa. Công “Là thứ gì?” quan ngân khố hỏi. chúa quay sang quan Asher, giọng tràn đầy niềm “Là một đội quân thủy chiến tinh nhuệ,” hy vọng. Công chúa nhìn quan ngân khố, trả lời dõng “Ta tin Vua Henry sẽ nhận lời. Đưa cho ta bản dạc. “Công giá 15 chiến thuyền và 2.000 bộ đồ của Đại Dương tinh.” giáp tương đương với tiền lương 10 năm của Quan tài chính lấy tấm bản đồ trong túi áo, trao 5000 thợ giỏi. Ta sẽ trả đức vua bằng một hợp cho Công chúa. Vừa lúc đó, một cung nữ của tác tuyệt vời, 500 lính tinh nhuệ của South Monia, sẽ vì Pride Lands, chiến đấu trong 10 nhà vua bước đến. năm, mỗi khi Pride Lands cần điều động thủy “Thưa Công chúa, Đức vua cho mời người.” quân để bảo vệ an ninh lãnh thổ trên biển. Clementine thong thả bước theo chân cung nữ. Đồng thời, Thống lĩnh Thủy quân của South Thừa tướng William và quan ngân khố đã có Monia, Tướng quân Elishua sẽ trực tiếp huấn mặt tại Điện Mặt Trời cùng nhà vua. Sau nghi luyện thủy quân cho Pride Lands mỗi năm thức chào hỏi, quan ngân khố đi thẳng vào vấn một lần trong suốt 10 năm đó.” đề. Công chúa nói tiếp trong lúc ai nấy cũng đều “Thưa Công chúa, nhờ ơn Tạo Hóa và Bệ hạ, chăm chú lắng nghe. Pride Lands chúng tôi được phồn vinh và giàu “Kính thưa Đức vua, tiền không thể mua có, nhưng ngân khố không thể sử dụng một cách được máu anh hùng. Một con ruồi có thể làm sai lầm. Xin Công chúa hãy cho chúng tôi một lý nghiêng cả cán cân. Pride Lands có Agina, do, vì sao chúng tôi phải cấp cho Công chúa 15 vẫn tốt hơn là không có. Mong đức vua hãy chiến thuyền, cùng 2.000 giáp sắt và binh khí.” suy xét kỹ càng. Ta đợi tin của Ngài.” Clementine đứng dậy khỏi ghế, mở cuộn bản đồ Công chúa nói xong, liền cúi chào đức vua. trong tay, đưa một vòng cho nhà vua, thừa tướng Chưa kịp quay gót, thì Vua Henry cất tiếng và quan ngân khố xem. nói. “Kính thưa Đức vua, hãy xem đây! Đây là bản “Clementine! Hãy khoan!” đồ của Đại Dương tinh. Đây là South Monia và Công chúa quay mặt lại, ngước nhìn nhà vua, Pride Lands,” Công chúa vừa nói, vừa chỉ tay mà trong lòng khấp khởi mừng thầm. vào bản đồ. “Pride Lands sở hữu đường bờ biển dài, với nhiều hải cảng sầm uất, những mỏ vàng, “Ta chấp nhận lời đề nghị của Công chúa.” đồng, gỗ quý và những đồng cỏ tươi tốt, là niềm Một nụ cười tươi thay cho lời nói, Công chúa tự hào của Pride Lands, nhưng cũng là khao cúi đầu đa tạ đức vua. khát của bao nhiêu vương quốc khác. Aetius là Quan Asher và Madena thở phào nhẹ nhõm. người nhiều tham vọng. Nếu vị trí quyền lực thứ Thừa tướng William và quan ngân khố bước nhì tại triều đình nhà Ward vẫn không khiến hắn đến bên cạnh Clementine. hài lòng, thì liệu bờ biển của South Monia có thể “Chúc mừng Công chúa! Quả không hổ danh giữ chân được hắn? là Công chúa của nhà Ward.” Thủ Thành, được tiếng là một thành bất khả xâm phạm. Nhưng nếu chỉ thủ, mà không có công, ... phía chân trời.

48

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Mười lăm chiến thuyền, đầy ắp vũ khí và lương thực đang di chuyển về hướng Agina. Công chúa Clementine đứng trước mũi tàu, trầm ngâm nhìn về hướng South Monia. Từng con gió thổi qua, làm tung bay mái tóc nâu vàng óng ả. Quan Asher tiến lại gần Công chúa. “Thưa Công chúa, có điều này, thần không hiểu. Sao Công chúa lại đề nghị huấn luyện thủy quân cho Pride Lands và cho phép thủy quân của ta chiến đấu cho nhà Foreman? Các vua nhà Ward, xưa nay vẫn luôn giữ lập trường trung lập, nhất là quân đội, tuyệt nhiên không bao giờ chiến đấu bên ngoài lãnh thổ South Monia.” Công chúa nhìn quan Asher, dường như hiểu được nỗi âu lo của quan tài chính. “Ta hiểu nỗi lòng của quan. Nhưng Đại Dương giờ đã đổi thay. Ta làm điều đó, không phải chỉ để đổi lấy vũ khí và 15 chiến thuyền thôi đâu. Cái chính là để bảo vệ Agina. Quan Asher hãy nghĩ mà xem. Nếu Agina bị tấn công, liệu

Vua Henry có ngồi yên để Aetius giết hại huấn luyện viên thủy binh và những người lính giỏi nhất luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ của nhà Foreman? Thực ra đó không phải là đề nghị để quân đội chúng ta chiến đấu cho nhà Foreman. Đó là chiến lược thiết lập một liên minh. Và chúng ta thực sự đang rất cần một đồng minh như Vua Henry vào thời điểm này. Quyết định này là một phòng vệ cho Agina. Quan tài chính hiểu chứ?” “Vâng, thưa Công chúa. Thật không ngờ Công chúa đã nghĩ đến việc đó. Thần rất khâm phục. Tiên hoàng Kunj Ward chắc rất tự hào về Công chúa. Cầu mong Tạo Hóa bảo vệ Agina và đưa chúng ta sớm ngày trở về South Monia.” Clementine gật đầu. Đôi mắt vẫn dõi theo những cánh chim đang bay về phương Nam. “Hãy đợi ta. Ta sẽ sớm quay về, South Monia.” LÊ NA (Trích Cuộc Chiến Đại Dương)

Sách có thể mua tại website www.amazon.com hoặc liên lạc tác giả Lê Na Phone: 404 312 6715 Email: ninasellhomes@gmail.com. Giá bìa cứng: $25, bìa mềm $20 100 cuốn sách đầu tiên sẽ dâng hiến gây quỹ cho Mục vụ "Sound of Love". ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

49


1. Làm người tử tế

Vui quá, tôi chợt hát nghêu ngao một mình: “Phố thị đông, người đông đông/ Tôi như đứa Chiều đi làm về quá đói bụng, tôi ghé tiệm nhóc lông bông, chơi xa mà không về nhà...” xôi ở Nguyễn Văn Đậu. Đợi mua xôi, lấy điện Đấy, Sài Gòn đáng yêu lắm chứ! thoại gọi cho đứa bạn, tự nhiên có thằng nhỏ Đừng trách con người, nên chăng trách những đâu nhảy ra, làm giật cả mình: này nọ làm họ quay lưng lại với nhau. - Chú ơi, đừng xài điện thoại ở đây, dễ bị giật Đâu cần làm ông nọ bà kia, đâu cần phải vinh lắm. hoa, phú quý... Ai đó đã nói: "làm người tử tế Mình gật gù, ờ ờ... trước khi làm người có học" - Con biết chú không mua vé số đâu, nhưng nếu TNQ được, chú ủng hộ con 1 tờ thôi? - Sao biết chú không mua? Cho 1 tờ đi - mình bảo. - Dạ, con cảm ơn chú. - Con ăn gì chưa, chú bao con hộp xôi nha. Nó gật đầu, lí nhí cảm ơn. - Cô ơi, phần xôi của con cô tách làm đôi để trong bịch ni-lông giúp. Nó dặn chị bán xôi. - Ăn bịch ni-lông độc lắm - mình bảo. - Tại nếu con xin thêm cái hộp thì tội cô bán xôi. Con để dành cho nhỏ em cũng đang bán vé số chắc chưa ăn gì. - Chị, vậy cho thằng nhỏ thêm 1 hộp nữa nha, rồi tính cho em luôn. Thằng nhỏ cầm 2 hộp xôi, rối rít cảm ơn rồi chạy vụt đi. Chị bán xôi góp chuyện:

2. Chuyện vợ chồng

Tôi xin kể một câu chuyện THẬT 100% cho - Nhìn vậy chớ có lòng lắm. Hôm rồi trời mưa quí vị nghe sau đây: to, thấy người ta bị tắt máy xe, nó lao ra phụ Tôi có một người bạn gái rất thân thiết. Cô ấy đẩy, cái rồi bị rớt xấp vé số xuống nước, thương rất dễ thương, Cô ấy là Cô giáo dạy lớp 1 cho gì đâu. Mười ngàn, em. đứa con gái lớn của tôi khi cháu được lên 6 tuổi. - Ủa, 3 hộp sao có 10 ngàn? Nhịp cầu đưa chúng tôi đến với tình bạn thân - Hổng có em, tui cũng cho nó mà. Tính hộp thiết chính là như vậy! của em thôi. Cô ấy rất yêu mến tôi, và ngược lại tôi cũng Tự nhiên nghe mắt cay cay... Cổ họng tôi như vậy. Khi đã thân nhau, thì mọi chuyện của nhau nghẹn lại... là từ từ được kể cho nhau nghe và biết hết. Bởi vậy có bao giờ rời Sài Gòn được đâu. Lòng Và vì vậy, mà tôi được biết Cô bạn nầy có một tin nhiều khi đặt có thể sai, có thể đúng, có thể lịch sử hôn nhân rất đặc biệt. Cô bạn tôi sống bị phản bội... nhưng ở Sài Gòn muốn mất lòng độc thân cũng khá lâu... cho đến khi bước vào tin cũng đâu có dễ! độ tuổi ba mươi, thì bất ngờ Cô bị lâm một trọng 50

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


bệnh. Một căn bệnh thật trớ trêu, và hiếm thấy cho một người con gái. Ấy là bệnh viêm buồng trứng, đe doạ Ung thư giai đoạn một. Thế là Cô phải nhập Bệnh viện để chữa bệnh. Thời gian nằm điều trị cũng khá lâu. Khỏi phải nói, thì ai ai cũng đều biết rằng, Cô ấy phải chịu đựng biết bao nỗi đau đớn về cả 2 mặt tinh thần, và thể xác một cách rất cao độ...Một nỗi đau như muốn chết mà thôi. Vì Cô là bệnh nhân nên cần phải có Bác Sĩ. Vị Bác sĩ điều trị cho Cô, là một BS Chuyên khoa về bệnh mà Cô đang gặp. Dưới sự điều trị, và chăm sóc tận tình của vị Bác sĩ tài hoa đó, chẳng bao lâu Cô được lành bệnh. Nhưng Cô phải trả giá bằng một cuộc giải phẫu đặc biệt, là phải cắt bỏ hẳn một buồng trứng. Cô chỉ còn lại có một buồng trứng mà thôi. Nhưng có một sự lạ lùng xảy ra! Trước ngày Cô xuất viện, Cô được nghe một câu nói, một câu nói làm cho Cô tưởng chừng như từ trên trời rơi xuống dưới đất... được thốt ra từ miệng của Vị Bác sĩ: - “Anh yêu em! Anh muốn cưới em làm Vợ. Em có bằng lòng làm Vợ anh không?” Cô bạn tôi hoảng hốt thưa lại: - Xin Bác sĩ đừng đùa với em như vậy? - Không, anh đang nói chân thành và đúng đắn! Từ khi nhìn thấy em bước vào đây, rồi suốt thời gian chăm sóc chữa bệnh cho em... Anh đã yêu em! - Ồ! Em...em... Bác sĩ nói tiếp: - Anh còn độc thân, chưa có gia đình, nên anh muốn ngõ lời cầu hôn với em. Hãy làm Vợ anh em nhé. Cô bạn ấy như người bị nằm mơ, nói tiếp: - Bác sĩ ơi, em là ai mà được Bác sĩ yêu? Em chỉ là một bệnh nhân rất mặc cảm, và xấu hổ về bệnh tật của mình. Em lại lớn tuổi, em không còn khả năng sanh con...em không hề xứng đáng một chút nào để làm Vợ Bác sĩ. Dầu có nằm mơ, thì em cũng không dám nghĩ đến điều đó. - Em à, em đừng lo lắng! Anh đã hiểu tất cả về

em hơn cả em hiểu em nữa... Anh sẽ bù đắp cho em, chấp nhận em với tất cả những gì em đang có...Vì anh yêu em! Em còn suy tính và chọn lựa ai nữa ngoài anh? Anh muốn trọn đời ở bên em, lo lắng phục vụ em với tất cả khả năng của anh trong tình yêu anh dành cho em. Trọn đời, và trọn đời anh muốn được ở bên em...Có em! Ôi! Cả một bầu trời như bừng sáng, toả nắng, toả gió, đầy hương thơm, đầy gió mát, hoa nở toả ngát muôn màu khoe sắc thắm...như cả một mùa Xuân đang đến với một người con gái. Một người con gái tưởng chừng như đã chết mà nay lại được sống! - Bác sĩ ơi! Em còn dám lựa chọn điều gì tốt hơn nữa? Anh đã cho em sự chữa lành. Bây giờ, cao hơn nữa là anh đã cho em cả cuộc đời của anh để em được Sống. Mãi mãi tạ ơn anh! Thế là hai người ấy đã đến với nhau trong một Lễ cưới thật vui mừng sau đó, trước vô vàn sự ngưỡng mộ vỗ tay của mọi người. Và họ đã có một gia đình rất hạnh phúc. Họ đã có với nhau được hai đứa con, đủ trai và gái. Cô bạn ấy của tôi là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo. Cô thường đến với tôi để cùng nhau nói về Chúa với lòng tạ ơn, với tình yêu thương khắn khít mặn nồng chúng tôi dành cho nhau SULAMIT NGUYỄN

3. ''Cô ấy là tình yêu của đời tôi... !" Ông đã 85 tuổi vẫn nhất quyết nắm tay vợ đi bất cứ đâu. Khi tôi hỏi tại sao vợ ông lại lơ đễnh như không nhìn thấy ai? Ông trả lời: Cô ấy bị bệnh Alzheimer. Vì vậy tôi hỏi: "Vợ ông có lo lắng nếu ông để bà đi một mình không?" Ông trả lời: "Cô ấy không nhớ gì cả ... Cô ấy không biết tôi là ai nữa, cô ấy đã không nhận ra tôi trong nhiều năm" Ngạc nhiên, tôi hỏi: “Và ông vẫn tiếp tục ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

51


hướng dẫn cô ấy hàng ngày mặc dù cô ấy không còn nhận ra ông sao? ".

“Ồ, tất nhiên rồi” – chàng trai nhanh nhảu đồng ý không chút đắn đo tới vấn đề của mình.

Ông già mỉm cười và nhìn vào mắt tôi và nói, "Cô ấy không biết tôi là ai, nhưng tôi biết cô ấy là ai."

“Tốt!” – người đàn ông khôn ngoan nói, rồi tháo chiếc nhẫn đính đá rất đẹp trên tay ra.

-''CÔ ẤY LÀ TÌNH YÊU CỦA ĐỜI TÔI"

“Hãy lấy một con ngựa rồi phi ra chợ. Ta phải bán chiếc nhẫn càng sớm càng tốt để trả nợ. Hãy cố gắng bán giá càng cao càng tốt. Đừng đồng ý đổi lấy bất cứ thứ gì ít hơn một đồng tiền vàng. Giờ hãy đi đi rồi trở về sớm nhất nhé!” Chàng trai cầm chiếc nhẫn, cưỡi ngựa ra chợ. Khi đến nơi, anh ta đưa chiếc nhẫn cho những người thợ máy. Họ thích thú ngắm nhìn, nhưng khi nghe nói giá của nó không dưới một đồng tiền vàng, họ mất hứng thú ngay.

4. Giá trị một người Nếu thấy mình là kẻ vô dụng, bạn hãy đọc câu chuyện này. “Mỗi người là một thiên tài. Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời (con cá đó) sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc". Albert Einstein

Anh đánh ngựa trở về nhà người đàn ông khôn ngoan, buồn rầu nói: “Tôi không thể bán được chiếc nhẫn của ông. Không ai đồng ý mua nó với giá một đồng tiền vàng cả. Tôi chỉ có thể đổi được một đồng tiền bạc thôi, nhưng nó lại không xứng với giá trị chiếc nhẫn”.

“Tôi tới gặp ông vì tôi cảm thấy mình thật vô tích sự, tôi chẳng muốn sống thêm nữa. Mọi người xung quanh tôi đều nói rằng tôi là một kẻ ngốc, một thằng thất bại. Tôi cầu xin ông, hãy giúp tôi!”

“Bây giờ chuyện đó rất quan trọng con trai ạ!” – người đàn ông khôn ngoan nói. “Trước khi cố gắng bán chiếc nhẫn, con nên tìm hiểu xem nó đáng giá thế nào. Và ai là người có thể biết điều đó rõ hơn một thợ nữ trang? Hãy tới gặp người thợ nữ trang, hỏi ông ta xem sẽ trả bao nhiêu cho chiếc nhẫn. Nhưng dù ông ấy có nói cái giá nào thì cũng đừng bán, mà hãy mang nó về đây”.

Người đàn ông khôn ngoan liếc nhìn chàng trai, rồi vội vàng nói: “Ta rất tiếc. Bây giờ ta đang rất bận và không thể giúp được anh. Ta đang có việc gấp phải làm…” Ông dừng lại một lúc, suy nghĩ rồi nói: “Nhưng nếu anh đồng ý giúp ta việc này, ta sẽ sẵn lòng giúp đỡ anh”.

“Hãy nói với ông chủ anh rằng bây giờ ta không thể đưa cho ông ấy nhiều hơn 58 đồng

Một chàng trai trẻ tới gặp một người đàn ông khôn ngoan và nói:

52

Một số người cười thẳng vào mặt chàng trai, những người khác bỏ đi. Chỉ có một người thợ già hơn thì giải thích rằng một đồng tiền vàng là cái giá quá cao cho một chiếc nhẫn như thế. Ông chỉ đồng ý đổi nó lấy một đồng tiền bạc hoặc một đồng thiếc. Nghe vậy, chàng trai nhớ lại lời người đàn ông khôn ngoan và từ chối. Anh ta đi sang khu chợ khác, đưa chiếc nhẫn cho hàng trăm người, nhưng mọi chuyện chẳng có gì khác.

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Chàng trai lại nhảy lên ngựa, rồi đi đến tiệm nữ trang. Người thợ kim hoàn xem xét chiếc nhẫn rất cẩn thận và tỷ mỉ, cân nó lên, sau đó đưa lại cho chàng trai.


tiền vàng. Nhưng nếu ông ấy cho ta thêm ít thời gian nữa, ta sẽ trả 70 đồng tiền vàng để đền bù cho việc phải chờ đợi”. “70 đồng tiền vàng!” – chàng trai kêu lên. Anh ta cười lớn, cảm ơn người thợ kim hoàn rồi quay trở về. Người đàn ông khôn ngoan nghe kể lại toàn bộ câu chuyện, rồi nhìn vào mắt chàng trai trẻ. “Hãy nhớ lấy điều này, con trai. Con giống như chiếc nhẫn này – đáng giá và độc nhất. Và chỉ có một chuyên gia thực sự mới nhận ra giá trị thực của con. Vì thế, tại sao con lại phải lãng phí thời gian của mình với những lời nhận xét tùy tiện của người khác?”

5. Đáng giá một cuộn thuốc lá Đầu thế kỷ trước, có một phiên chợ buôn nô lệ da đen tại khu chợ trung tâm thành phố Nigeria, Phi châu. Trong số các nô lệ, có một cậu bé với vẻ mặt khổ sở đến nỗi ai nhìn cũng phải bật cười, chính vì khuôn mặt chán chường ấy mà không ai muốn mua cậu ta. Khi phiên chợ đã sắp tan, chỉ còn lại một mình cậu bé, người chủ buôn nô lệ quyết định hạ giá, và cuối cùng cũng có người mua cậu ta với giá tiền ngang bằng mua một cuộn thuốc lá. Cậu bé được đưa tới một bãi biển nọ cùng với đám nô tỳ và lên tàu đi Mỹ. Nhưng chuyến tàu ấy đã không đến được Hoa Kỳ, vì bị người Anh

bắt giữ và họ đã đưa tất cả những người nô lệ về Freetown rồi phóng thích, riêng cậu bé, được một nhà Truyền giáo nhận nuôi dưỡng. Nhiều năm sau, chính cậu bé nầy đã dâng mình cho Chúa và được bổ nhiệm làm vị Giám mục đầu tiên cho xứ Nigeria. Buổi lễ được cử hành tại giáo đường St. Paul - Luân Đôn, trước sự hiện diện của nhiều viên chức trong Giáo hội, những chính khách cùng các nhà quí tộc. Cậu bé ngày xưa ấy đã đem lại cho Chúa nhiều kết quả cứu rỗi linh hồn, tên của vị Giám mục là Samuel Crowther. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi để trở thành tôi tớ của Đức Chúa Trời, dù thân phận của chúng ta thế nào, điều đó không quan trọng. Nhiệm vụ thiêng liêng và tối ưu nhất, không gì khác hơn, là nói về Chúa cho người khác, và công việc ấy thành công hay thất bại hoàn toàn không tùy thuộc vào sự giàu hay nghèo, thông minh hay tối dạ, hiểu biết hay thất học … Đức Chúa Trời muốn chọn lựa từ trong những thành phần thấp hèn theo mắt thế gian, để làm nên sự vinh quang cho Ngài. Giá trị đích thực của một người hầu việc Chúa là tấm lòng của người ấy đã dâng hiến bao nhiêu cho sự chế ngự của Đức Thánh Linh, để tất cả những gì người làm được, đều là bởi quyền năng của Chúa chứ không bởi những gì người vốn có. “Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.” (Ma-thi-ơ 4:19). Amen!

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

53


6. Lâu lâu đọc lại vẫn thấy thấm Người phụ nữ hỏi lão già: “Ông bán số trứng này giá bao nhiêu?” Lão bán trứng trả lời: “3.000₫ một quả, thưa bà.” Người phụ nữ liền nói: “6 quả 12.000₫, không bán tôi mua chỗ khác.” Lão bán trứng nói: “Cứ mua với cái giá mà bà muốn. Có thể đây là khởi đầu tốt, bởi từ sáng tới giờ tôi vẫn chưa bán được quả nào.” Người phụ nữ lấy những quả trứng và rời đi, lòng thầm đắc thắng. Bà ta ngồi trên chiếc ô tô ưa thích của mình, tới một nhà hàng sang trọng để dùng bữa với bạn bè. Ở đó, bà và người bạn gọi bất cứ món ăn nào họ thích. Sau đó, bà ra quầy thanh toán. Hóa đơn trị giá 1.950.000₫ trả tới 2 triệu và còn dặn người chủ nhà hàng không cần thối lại. Tình huống này xem ra khá quen thuộc với người chủ cửa hàng, nhưng thật quá nhẫn tâm với ông già nghèo khổ bán trứng gà kia. Vấn đề mấu chốt ở đây là: Tại sao chúng ta cứ phải tỏ ra quyền lực với những người nghèo khó? Và tại sao chúng ta luôn hào phóng với những người thậm chí không cần đến sự hào phóng của chúng ta? Có lần tôi đọc được ở đâu đó một câu chuyện: “Bố tôi có thói quen mua những thứ đồ nho nhỏ với giá cao từ những người nghèo khó, mặc dù ông không hề cần đến. Thỉnh thoảng ông thậm chí còn trả thêm tiền cho chúng. Tôi bắt đầu để tâm đến hành động này và hỏi bố tại sao lại làm như vậy? Bố tôi bèn nói: “Đó là quỹ từ thiện được bao bọc bởi phẩm giá, con yêu ạ.” Tôi biết hầu hết mọi người sẽ không chia sẻ thông điệp này, nhưng nếu bạn nghĩ rằng mọi người cần biết đến nó, vậy hãy lan tỏa nó. SƯU TẦM NHÓM BIÊN TẬP HƯỚNG ĐI

54

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

CHÖÔNG TRÌNH THÔØ PHÖÔÏNG CHUÙA HAÈNG TUAÀN

cuûa

Môøi baïn tham döï (taïi nhaø rieâng cuûa mình) Thôøi gian: Töø 8.00PM - 9:30PM (Central Time)

moãi toái Thöù Saùu haèng tuaàn. Dieãn giaû: MUÏC SÖ NGUYEÃN VAÊN HUEÄ vaø MUÏC SÖ LÖÕ THAØNH KIEÁN Phöông caùch tham döï: - Baám ñieän thoaïi soá 605-475-4000. - Nghe tieáng noùi hoan nghinh thì baám soá code: 582-443# - Sau cuøng baám soá 1 ñeå confirm. Cöù môû maùy tieáp tuïc laéng nghe. Moãi ngöôøi tin Chuùa caàn coù: Moät OÂNG THAÀY nhö Phao-loâ Moät NGÖÔØI BAÏN nhö Ba-na-ba Moät HOÏC TROØ nhö Ti-moâ-theâ


1.

Nhiều người cho rằng bộc lộ hết những gì suy nghĩ là thẳng tính nhưng nhớ rằng bộc lộ hết ra không phải thẳng tính mà là thiếu giáo dục.

2. Lời nói ra như bát nước hất đi không bao giờ lấy lại được, đừng nói

cho sướng mồm rồi tự mình làm khổ mình, tự mình làm mất cơ hội của bản thân, tự mình hủy hoại đi mối quan hệ của mình.

3. Cũng đừng xuề xòa nghĩ rằng người ta sẽ mau quên thôi mà thích

nói gì thì nói. Có thể bạn mau quên nhưng chạm vào nỗi đau thì chẳng ai quên được đâu. Đừng vô tư thái quá mà thiếu tế nhị.

4. Ngàn vạn lần đừng quyết điều gì khi nóng giận. Bình thường chẳng

chuyện gì còn chẳng nghĩ suy thấu đáo huống chi là khi con tim đang “to mồm”. Hành động ngu xuẩn khi nóng giận chả khác nào đặt não xuống mông đâu.

5. Người bản lĩnh sẽ biết chế ngự được cảm xúc biết điều gì phải điều gì là không nên, còn người mà nóng giận dễ dàng bộc lộ ra ngoài, dễ dàng buông lời mạt sát người khác thì suy cho cùng cũng chỉ đang thể hiện bản năng phần “con” của mình thôi.

6. Học cách ngậm miệng, lắc não trước khi nói hay hành động bất kỳ

điều gì không bản thân không vui. Đừng để tay nhanh hơn não mà đẩy mọi chuyện đi xa, rồi than thở xin lỗi. Nhiều cái lỗi không xin được nổi đâu. Đừng nghĩ xin lỗi là xong chuyện, và cũng đừng nghĩ cứ bù đắp là được. Nó không thể hiện bạn hối lỗi đâu mà chỉ thể hiện bạn là người thiếu nhẫn nại.

7. Nếu cảm thấy mình không thể kiềm chế được mà dễ nói ra những lời không hay thì đứng lên đi ra ngoài, thoát ra khỏi không gian khiến bản thân ngột ngạt. Thay đổi trạng thái sẽ khiến bạn tốt hơn.

8. Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công, đừng biến mình thành nô

lệ của cảm xúc, chế ngự được cảm xúc mới là bản lĩnh. Còn nếu không có được bản lĩnh đấy thì hãy nghĩ đến hậu quả sau khi nói. Và cũng nhớ rằng bạn không phải cái tâm của vũ trụ mà thích phát ngôn gì cũng được SƯU TẦM

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

55


MÙA GIÁNG SINH, NÓI CHUYỆN...YÊU NGUYỄN ĐÌNH BÙI THỊ Kính chào quý độc giả,

V

ậy là mùa Giáng sinh lại về với mỗi một người trong chúng ta ở khắp mọi nơi trên thế giới nầy. Dù bạn là người tin Chúa hay chưa tin nhận Ngài, thì mỗi một người trong chúng ta đều chuẩn bị để đón mùa Giáng sinh trong vui tươi và mong đợi nhiều điều tốt lành đến với mình. Tôi sống ở đất nước Hoa Kỳ này hơn năm năm qua, và tôi cảm nhận được rằng chắc là không có nơi nào trên thế giới nầy đón Giáng sinh sớm như ở đất nước cờ hoa xinh đẹp nầy. Ngày từ những ngày đầu tháng Mười Một, người ta đã bắt đầu không khí cho Lễ Tạ Ơn vào cuối tháng và cũng ngay từ những ngày ấy, người ta cũng bắt đầu trang trí cho Lễ Giáng sinh rồi. Những cây thông Noel, những đồ phụ kiện để trang trí trên cây thông Noel và nhiều những món đồ trang trí Giáng sinh khác đã bày biện ở hầu khắp các cửa hàng, siêu thị để sẵn sàng bán cho người ta mua về trang trí trong nhà riêng cũng như trong nhà thờ. Các bản nhạc Giáng sinh kinh

56

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

điển cũng được vang lên cách du dương, êm ái làm ấm lòng biết bao người trước cái se lạnh của đầu mùa Đông. Ở Mỹ, một điều đặc biệt mà tôi thấy đó là hầu như mọi người dân đều thích trang trí Giáng sinh trước nhà và trong nhà của mình. Chính vì vậy mà ngay từ đầu tháng Mười Một trở đi, người ta đã thấy không khí Giáng sinh rộn ràng khắp hang cùng ngỏ hẽm rồi. Nhà nào nhà nấy đều sáng rực đèn chớp nháy với nhiều màu sắc thật đẹp làm cho người đi đường cũng cảm thấy vui lây không khí của mùa Giáng sinh. Mùa Giáng sinh đã về, cũng có nghĩa là mùa yêu thương đã đến. Mùa ca ngợi tình yêu Thiên Chúa đã đến với con người chúng ta. Mùa tặng quà cho nhau cũng đã bắt đầu. Giáng sinh là mùa của niềm vui, mùa của yêu thương, mùa của sự ban cho, mùa của sự bình an, mùa của sự sáng được ban tặng cho mọi người. Lòng tôi trào dâng nhiều cảm xúc mỗi


khi mùa Giáng sinh về. Tôi nghĩ nhiều về những gì tôi có được trong cuộc đời nầy. Tôi có biết bao điều như tôi có một cuộc đời để sống trong sáu mươi năm qua. Tôi có một gia đình với vợ và bốn con trai, một con dâu và hai cháu nội xinh xắn dễ thương. Tôi có một chức vụ để hầu việc Đức Chúa Trời. Tôi có được một cơ hội để qua Mỹ học thêm lời Chúa. Tôi có một bầy chiên để chăn bầy. Tôi có được những người thân yêu trong gia đình. Tôi có được những anh em bạn đồng lao trong chức vụ ở khắp mọi nơi. Tôi cũng còn có một đầu óc minh mẫn để còn có thể viết lách được như thế nầy, và tôi còn có nhiều điều khác nữa, khác nữa... Tôi tạ ơn Chúa về những điều tôi có đó, vì những điều tôi có đó là bởi Chúa ban cho và nhờ ơn Chúa mà tôi có được. Nếu không bởi Chúa ban cho và không nhờ ơn Chúa thì tôi không có gì và không làm được gì. Một trong những câu Kinh thánh mà tôi luôn tâm niệm trong chức vụ hầu việc Chúa của mình, ấy là câu: “Nhưng nhờ

ân sủng Đức Chúa Trời tôi được như ngày nay và ơn Ngài ban cho tôi không phải vô ích đâu, trái lại tôi đã làm việc khó nhọc hơn tất cả những người khác. Thật ra không phải chính tôi mà là ân sủng Đức Chúa Trời đã hành động trong tôi.” (Sách I Cô-rinh-tô, chương 15, câu 10)

Thật đúng vậy, tôi được như ngày hôm nay là nhờ ơn Ngài ban cho tôi, và ơn Ngài đã hành động trong tôi. Nếu không nhờ ơn Ngài và ơn Ngài không hành động trong tôi, thì tôi chẳng có gì và cũng chẳng làm được gì. Cho nên, mỗi khi nghĩ đến những điều mình có được, tôi vô cùng tạ ơn Đức Chúa Trời. Điều lớn lao nhất mà tôi có được, đó là tôi được Chúa cứu để trở nên con cái của Ngài. Được làm Con Vua Thánh trên trời là phước hạnh lớn nhất trong cuộc đời của tôi. Không có phước hạnh nào lớn hơn thế! Mỗi khi nhớ đến phước hạnh lớn nhất mà tôi có được là ơn cứu rỗi Chúa dành cho tôi, tôi luôn luôn nhớ đến sự giáng sinh của Chúa Giê-su từ hơn hai ngàn năm ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

57


trước đây. Tôi nhận biết rằng, tôi là một tội nhân đáng chết, nhưng bởi thương tôi, thương những con người tội lỗi, Ngài đành lìa ngôi báu trên Thiên đàng xuống trần gian trong hình hài một em bé nằm trong chuồng chiên, máng cỏ, giữa đêm khuya cô tịch, mọi người đang say trong giấc ngủ; chỉ có những anh chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ chiên mình, nghe thiên sứ báo tin mừng, liền vội vàng đến tận nơi chứng kiến sự việc lạ lùng đó. Và rồi vội vàng rao báo Tin Mừng Chúa giáng sinh đến cho nhiều người khác biết. Kinh thánh chép lại câu chuyện Giáng sinh kỳ diệu đó như sau: “Nàng sinh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc hài nhi đặt nằm trong máng cỏ, vì quán trọ không còn chỗ. Trong vùng đó, có mấy người chăn chiên ở ngoài đồng, thức đêm canh bầy chiên. Một thiên sứ của Chúa hiện đến, hào quang Chúa toả sáng quanh họ, nên họ rất khiếp sợ. Thiên sứ bảo:

58

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

"Đừng sợ! Vì này tôi báo cho các anh một Tin Mừng, một niềm vui lớn cũng là Tin Mừng cho mọi người. Hôm nay, tại thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế vừa giáng sinh cho các anh. Ngài là Chúa Cứu Thế, là Chúa. Đây là dấu hiệu cho các anh nhận ra Ngài: Các anh sẽ gặp một hài nhi bọc trong khăn đặt nằm trong máng cỏ." Bỗng nhiên, một đạo thiên binh xuất hiện cùng với thiên sứ ấy, ca ngợi Đức Chúa Trời: "Vinh danh Đức Chúa Trời trên các tầng trời. Bình an dưới đất cho người Ngài thương." Sau khi các thiên sứ lìa họ về trời, mấy người chăn chiên rủ nhau: "Chúng ta hãy vào thành Bết-lê-hem, xem việc vừa xảy ra mà Chúa đã cho ta hay!" Họ vội vàng ra đi, tìm gặp được Ma-ri với Giô-sép, và thấy hài nhi đang nằm trong máng cỏ. Thấy vậy, họ thuật lại lời thiên sứ nói về hài nhi. Ai nghe cũng đều ngạc nhiên về những lời tường thuật của mấy người chăn chiên.” (Sách Lu-ca, chương 2, câu 7-18)

Tôi đã đọc, đã nghe, đã suy gẫm, và đã


giảng câu chuyện kỳ diệu nầy rất nhiêu lần, nhưng có thể nói cứ mỗi lần đọc hoặc nghe lại, vẫn thấy lòng tràn đầy những cảm xúc yêu mến và trân quý về tình yêu thương cao vời mà Đức Chúa Trời đã dành cho tôi, cho con người tội lỗi chúng ta qua Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su.

cao sang vinh hiển tuyệt vời để giáng sinh nơi máng cỏ đê hèn nhất ở thế gian nầy. Từ nơi cao sang tột đỉnh, bước xuống nơi thấp hèn tột cùng, không phải là chuyện dễ để làm, nếu đó không phải là Đức Chúa Trời yêu thương thì không có ai có thể làm được như thế.

Phao-lô đã bày tỏ về tình yêu thương lớn lao của Đức Chúa Trời dành cho con người như thế nầy: “Đấng thật đã không tiếc chính Con Ngài nhưng đã phó Con ấy vì tất cả chúng ta thì làm sao mà Ngài chẳng ban mọi sự luôn với Con đó cho chúng ta?” (Sách Rô-ma, chương 8, câu 32)

Tôi thường hay tự tưởng tượng, nếu như một ngày đẹp trời nào đó, tôi đang ăn mặc một bộ đồ khá đẹp, khá sang và từ trong xe hơi bước ra, gặp ngay một người ăn mày áo quần nhớp nhúa, đôi bàn tay không lấy gì làm sạch sẽ, và người đó đưa tay ra muốn bắt tay tôi một cái, liệu tôi có sẵn sàng chìa tay mình ra để bắt tay với người ấy không nhỉ? Hay tôi sẽ vội vàng tránh xa, vì sợ...dơ dáy??? Tôi nghĩ, tôi sẽ rất dễ nghiêng về phía vội vàng tránh xa người đó hơn là chìa tay ra và bắt tay với họ.

Đức Chúa Trời đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta là những tội nhân mà ban Con ấy đến trần gian để chịu chết, đền tội thế cho chúng ta, và rồi sống lại để ban sự sống đời đời cho những ai tin nhận Ngài, thì Ngài cũng chẳng tiếc gì mà không ban cho chúng ta mọi sự tốt đẹp khác nữa. Thật, không có ai...hào phóng như ông Trời, không có ai rộng lượng như Ngài, và cũng không có ai...chơi đẹp (fair play) như Ngài cả! Ai đó đã nói rằng “Người ta có thể cho mà không yêu, nhưng không ai có thể yêu mà không cho.” Đức Chúa Trời yêu thương con người tội lỗi chúng ta nên Ngài đã ban cho Đức Chúa Giê-su để giáng sinh làm người cách đây hơn hai ngàn năm, và Ngài cũng ban luôn mọi sự với Con ấy cho chúng ta nữa. Có nghĩa là Ngài đã cho tất cả cho chúng ta, không giữ lại bất cứ điều gì. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự ban cho vĩ đại của Ngài! Cảm động trước sự ban cho lớn lao đó của Đức Chúa Trời nên Phaolô đã nói: “Cảm tạ Đức Chúa Trời vì tặng phẩm không sao tả xiết của Ngài.” (Sách I Cô-rinh-tô, chương 9, câu 15)

Chỉ vì yêu thương chúng ta là những tội nhân mà Đức Chúa Giê-su chính là Đức Chúa Trời đã bằng lòng từ bỏ Thiên đàng

Còn bạn thì sao??? Bạn có...tệ như tôi không??? Hay bạn...chơi đẹp hơn tôi, sẵn sàng chìa bàn tay thơm tho, sạch sẽ của mình ra và vui vẻ bắt tay với người ăn mày nhớp nhúa kia??? Tôi tưởng tượng ra như thế và rồi tôi nghĩ đến Chúa Giê-su là Vua của các vua, Chúa của các chúa. Ngài là Đấng cao sang, vinh hiển tuyệt đỉnh, nhưng lại bằng lòng xuống thế làm người, bằng lòng sinh ra nơi chuồng chiên, máng cỏ, bằng lòng sống giữa vòng con loài người tội lỗi, dơ nhớp, đáng kinh như chúng ta. Hơn thế nữa, Ngài còn bằng lòng chấp nhận cái chết ghê tởm nhất là chết trên thập tự giá để chuộc tội lỗi cho chúng ta, mà tôi phải kêu lên từ trong sâu thẳm tâm hồn mình rằng: Chúa Giê-su quá tuyệt vời, không có ai tuyệt vời như Ngài, vì Ngài yêu được một con người khốn nạn như con. Cảm tạ Chúa vô cùng! Mùa Giáng sinh năm nay đã đến và đang đến. Mùa của tình yêu và ban cho đã đến với mỗi một người trong chúng ta với lòng hân hoan, sung sướng. Những tuần lễ trước Lễ Giáng sinh, người ta gọi là Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

59


để chúng ta hướng lòng mình về Chúa Giê-xu, để chúng ta đặt lòng tin yêu và hy vọng của mình nơi sự giáng sinh kỳ diệu của Ngài. Trong những tuần lễ của Mùa Vọng, tôi thường dành thì giờ để đọc và suy gẫm những đoạn Kinh thánh chép về sự Giáng sinh của Đức Chúa Giê-su, để rồi qua đó, tôi chiêm nghiệm về tình yêu lớn lao, kỳ diệu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại qua Con độc sanh của Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-su. Kinh thánh chép về tình yêu lớn lao, dạt dào, vĩ đại đó của Đức Chúa Trời như sau: “Nhưng Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót, lấy tình yêu dạt dào yêu quí chúng ta, nên ngay lúc chúng ta đang chết trong các vi phạm mình Ngài làm cho chúng ta lại được sống với Chúa Cứu Thế. Ấy chính nhờ ân sủng của Đức Chúa Trời mà anh chị em được cứu.” (Sách Ê-phê-sô, chương 2, câu 4, 5)

Hỡi quý độc giả thân mến của tôi, là những người chưa tin nhận Chúa, Mùa Giáng sinh về, tôi trân trọng mời bạn tìm hiểu về tình yêu thương lớn của Đức Chúa Trời dành cho bạn cũng như

cho tôi, tìm hiểu về sự giàu lòng thương xót của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là những tội nhân đáng chết được ghi lại trong Kinh thánh, để rồi qua đó, quý vị sẽ được cảm động mà mở lòng ra đón nhận Hài Nhi Giê-su vào lòng như các anh chăn chiên thời Chúa Giê-su giáng sinh, hầu cho bạn cũng có được một đời sống vui mừng và phước hạnh như những anh chăn chiên năm xưa cũng như hàng tỷ người đã tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa cho mình trên khắp thế giới nầy. Nếu bạn là người chưa tin nhận Chúa Giêsu, thì mong ước mùa Giáng sinh năm nay sẽ là mùa Giáng sinh vui nhất cho cuộc đời của bạn, vì mùa Giáng sinh nầy bạn đã nghe biết về tình yêu thương lớn của Đức Chúa Trời, nghe biết về sự giàu lòng thương xót của Ngài, và bạn đã đích thân mở lòng ra mời Chúa Giê-su vào lòng để Ngài làm Chúa, làm Chủ cuộc đời mình. Chính Chúa Giê-su đã từng phán rằng: “Này, Ta đứng bên cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa ra, Ta sẽ vào với người ấy; Ta sẽ ăn tối với người, và người với Ta.” (Sách Khải Huyền, chương 3, câu 20) Chúa Giê-su đang đứng ngoài cửa lòng của bạn mà gõ, nếu bạn nghe được tiếng Chúa gõ mà mở cửa lòng mình ra, thì Chúa Giê-su sẽ bước vào cuộc đời và biến bạn trở thành con cái của Ngài. Đó là điều chắc chắn, không sai trật bao giờ! Tôi đã nghe được tiếng gõ cửa lòng đầy yêu thương, tha thiết của Chúa Giê-su mà mở cửa lòng mình ra cách đây mấy chục năm rồi. Ngài đã vào lòng tôi và ban cho tôi một địa vị mới là làm con cái Ngài và tôi được hưởng một đời sống mới đầy yêu thương, hy vọng, và bình an. Nào, xin mời bạn đến với Chúa Giê-su ngay trong mùa Giáng sinh năm nay bạn nhé! (*) Chúa Giê-su đang chờ bạn và chúng tôi cũng đang chờ bạn nữa! NGUYỄN ĐÌNH BÙI THỊ

60

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


M

MỤC SƯ LÊ HỒNG PHÚC

ùa bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đang diễn ra thật sôi động mỗi ngày trong tháng 10 năm nay. Ai ai cũng biết rằng tổng thống đến rồi đi. Cứ mỗi bốn năm là có bầu cử tổng thống mới. Cứ mỗi lần có tổng thống mới là có sự thay đổi. Hai ứng viên tổng thống hiện đang nổ lực đi vận động tại các tiểu bang mà số cử tri vẫn còn lưỡng lự chưa biết bỏ phiếu tín nhiệm người nào! Phần đông các cử tri Mỹ chọn đi bầu cử sớm vì họ đã định trí bỏ phiếu ủng hộ người thuộc đảng phái của mình rồi. Lựa chọn một tổng thống tốt không phải dễ. Làm sao ta tìm được một người lãnh đạo tốt? Chúng ta chỉ có thể chọn môt người tệ ít hơn người kia mà thôi. Còn về đảng phái thì là con dân Chúa, chúng ta nên chọn đảng phái nào làm theo tiêu chuẩn Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh nhiều hơn mà thôi. Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời chọn một người có lương tâm ngay thẳng biết kính sợ Chúa để Ngài ban phước cho gia đình người đó và làm cho dòng dõi người đó trở thành một dân tộc được phước. Người nầy không ai khác hơn là Ápraham. Ápraham sinh vào khoảng năm 2166 B.C. Từ Ápraham chúng ta biết thêm con cháu của ông là Y-sác, Giacốp, Giô-sép. Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời phán rằng Ngài là “Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác, và Gia-cốp.” (Xuất Êdíptô Ký 3:15). Các sự kiện trong sách Sáng-thế Ký được xảy ra trong khoảng 2350 năm. 11 đoạn đầu của Sáng-thế Ký nói về sự Sáng Tạo, sự Phạm Tội của Loài người, Cơn Ðại Hồng Thủy, và Tháp Ba-bên. 39 đoạn sau của Sáng-thế Ký nói về cuộc đời của Ápraham và dòng dõi của ông trong khoảng 350 năm. Ðức Chúa Trời cho con người biết về Ápraham hơn tất cả các điều khác trong sách Sáng-thế Ký. Ápraham sinh ra tại thành phố U-rơ thuộc xứ Charan (nước Iraq ngày nay), là trung tâm điểm của thế giới loài người. Sáng-thế Ký chương 12 cho biết về sự Chúa lựa chọn Ápraham. Trong sự lựa chọn nầy,

chúng ta sẽ tìm thấy ba nguyên tắc thuộc linh có thể áp dụng cho đời sống của mỗi người tin theo Chúa ngày nay. Sáng-thế Ký 12:1 chép: “Đức Giê-hô-va phán với Áp-ram: “Hãy ra khỏi quê hương, bà con thân tộc và nhà cha của con để đi đến vùng đất Ta sẽ chỉ cho con.” Ðoạn kinh văn nầy cho biết Ðức Chúa Trời có một chương trình tốt nhất cho cuộc đời của Ápraham. Muốn nhận được điều tốt nhất từ Chúa, Ápraham phải vâng phục Ngài. Lời kêu gọi của Chúa là Ápraham phải rời U-rơ xứ Charan và cả gia đình cha ông mình để đi đến xứ mà Ðức Chúa Trời đã dành sẵn cho ông và dòng dõi ông. Sự lắng nghe lời Chúa đưa dẫn đến đức tin đặt nơi Ngài. Nhờ nghe được lời kêu gọi của Chúa nên Ápraham mới tin và vâng lời theo. Ngày nay, con người cũng đến với Thiên Chúa qua đức tin và sự vâng lời. Phúc Âm Giăng 5:24 chép: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, ai nghe lời Ta và tin Đấng đã sai Ta thì được sự sống đời đời và không bị phán ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

61


xét, nhưng vượt khỏi sự chết mà vào sự sống.” Đức tin có được là do nghe tiếng Thiên Chúa phân dạy. Trong thời Kinh Thánh Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, Đức Chúa Trời dùng thiên sứ của Ngài để gởi sứ điệp cho con dân Ngài. Thiên Chúa cũng dùng các đấng tiên tri và người của Đức Chúa Trời truyền đạt mạng lệnh của Chúa cho dân sự Ngài. Ngày nay, Kinh Thánh là Lời Chúa truyền đạt cho con dân Chúa để nhận biết Ngài và phụng sự Ngài. Rôma 10:17 chép: “Như vậy, đức tin đến từ những điều người ta nghe, mà người ta nghe là khi lời của Đấng Christ được rao giảng.” Ápraham được kêu gọi từ một người thờ phượng nhiều tà thần đến thờ phượng chỉ một mình Ðức Chúa Trời là chân Thần mà thôi. Trong Mười Điều Răn Chúa dùng tiên tri Môi-se truyền cho dân sự Chúa có dạy rõ ràng: “Trước mặt Ta con không được có các thần nào khác.” (Xuất Êdíptô Ký 20:3). Sau khi đã dẫn dân sự Chúa vào vùng đất hứa rồi, Giô-suê đã nhắc nhở con dân Chúa lúc bấy giờ rằng: “Vậy bây giờ, hãy kính sợ Đức Giê-hô-va và phụng sự Ngài một cách thành tâm và trung tín. Hãy trừ bỏ các thần mà tổ phụ anh em phụng sự bên kia sông cũng như tại Ai Cập và chỉ phụng sự Đức Giê-hô-va mà thôi. Nếu anh em chẳng thích phụng sự Đức Giê-hô-va thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phụng sự, hoặc các thần mà tổ phụ anh em đã phụng sự bên kia sông, hoặc các thần của dân A-mô-rít trong xứ mà anh em ở. Nhưng tôi và gia đình tôi sẽ phụng sự Đức Giê-hô-va.” (Giô-suê 24:14-15)

Mỗi Cơ Đốc nhân đều được Chúa kêu gọi trở nên con dân Chúa và phục vụ Ngài. Chúa cũng kêu gọi con dân Ngài trở nên những người phục vụ dựa theo các ân tứ và khả năng riêng biệt. Thư Êphêsô 4:11-13 chép: “Chính Ngài đã ban cho một số người làm sứ đồ, một số người làm nhà tiên tri, một số người khác làm nhà truyền giảng Tin Lành, một số người khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trang bị cho công tác phục vụ và xây dựng thân thể Đấng Christ, cho đến khi tất cả chúng ta đều đạt đến sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Đức Chúa Trời, để trở nên người trưởng thành,đạt đến tầm vóc đầy trọn của Đấng Christ.” 62

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Thiên Quốc vĩnh hằng là “Đất Hứa” mà mỗi con dân Chúa đang hướng về ngày nay. Cầu xin Chúa giúp bạn có tâm trí và tấm lòng hướng về Thiên Quốc Chúa mỗi ngày. Sứ đồ Phierơ nhắc nhở con dân Chúa rằng: “Nhưng anh em là dòng giống được tuyển chọn, là chức tế lễ hoàng gia, là dân tộc thánh, là dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời, để anh em rao truyền công đức vĩ đại của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đưa vào vùng ánh sáng diệu kỳ của Ngài.” (1 Phierơ 2:9).

Sáng-thế Ký 12:2-3 chép: “Ta sẽ làm cho con thành một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho con, Làm rạng rỡ danh con, Và con sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước con, Nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa con; Mọi dân trên đất sẽ nhờ con mà được phước.” Sứ mạng Ðức Chúa Trời giao phó Ápraham gồm có 7 điều: (1) Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn (I will make you into a great nation); (2) Ta sẽ ban phước cho ngươi (I will bless you); (3) Ta sẽ làm nổi danh ngươi (I will make your name great); (4) Ngươi sẽ thành một nguồn phước (You will be a blessing); (5) Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi (I will bless those who bless you); (6) Ta sẽ rủa sả người nào rủa sả ngươi (I will curse whoever curses you); (7) Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước (all people on earth will be blessed through you). Thật ra 7 điều ở trên đây lẽ ra là tất cả con người kể từ A-đam đều nhận được từ Chúa ban. Sáng-thế Ký 1:28 chép: “Đức Chúa Trời phán: “Chúng Ta hãy tạo nên loài người theo hình ảnh Chúng Ta và giống như Chúng Ta, để quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài gia súc, và khắp cả đất, cùng mọi loài bò sát trên mặt đất.” Nhưng vì con người phạm tội


cho nên mất đi sự phước hạnh của Chúa. Mãi đến Ápraham, Ðức Chúa Trời mới tái xác quyết sự ban phước của Ngài cho con người. Lời hứa của Chúa không phải chỉ dành cho riêng Ápraham mà là cho cả dân tộc Do Thái (Công Vụ 3:25) và cho những dân ngoại bang nữa. Galati 3:8 chép: “Kinh Thánh đã thấy trước rằng Đức Chúa Trời sẽ xưng dân ngoại là công chính bởi đức tin, nên đã rao truyền trước cho Áp-ra-ham Tin Lành nầy: “Mọi dân tộc sẽ nhờ con mà được phước.” Sau nầy, Áp-ram được Chúa đổi tên là Ápraham. Tên “Áp-ram” nghĩa là “Cha cao quý”. Còn tên của “Ápraham” nghĩa là Cha của nhiều dân tộc (Sáng-thế Ký 17:4).

Cuộc đời tin theo Chúa là một cuộc sống có sứ mạng của Chúa. Sứ mạng của Cơ Ðốc nhân là làm vinh hiển danh Chúa qua thực thi Ðiều Răn Lớn Nhất (Mathiơ 22:37-39) và Mạng Lệnh Cao Cả Nhất (Mathiơ 28:18-20). Mỗi người tin theo Chúa có một cuộc đời nhưng hai cuộc sống. Đó là một cuộc sống quá khứ chưa biết Chúa và một cuộc sống hiện tại biết Chúa. Là người tin theo Chúa, bạn hãy hết lòng chu toàn sứ mạng Chúa giao phó và hãy nhớ rằng khi chúng ta kiện toàn sứ mạng Chúa giao thì người khác sẽ nhơn đức tin của chúng ta mà được hưởng phước nữa. Sáng-thế Ký 12:6-7 chép: “Áp-ram đi khắp xứ, đến chỗ cây sồi của Mô-rê tại Si-chem. Lúc đó, dân Ca-na-an đang còn ở trong xứ. Đức Giê-hôva hiện ra với Áp-ram và phán: “Ta sẽ ban xứ nầy cho dòng dõi con.” Tại đây, Áp-ram lập một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va, là Đấng đã hiện ra với ông.” Có một học giả Kinh Thánh đã mô tả ba giai đoạn có tính chất liên kết trong đời sống Ápraham: (1) Lời Chúa phán dẫn đến đức tin; (2) Ðức tin dẫn đến vâng lời; (3) Vâng lời dẫn đến phước hạnh. Ápraham thể hiện đức tin qua sự vâng theo lời Chúa chỉ dẫn. Chúng ta hãy suy gẫm bốn diễn tiến trong sự kinh nghiệm đất hứa của Ápraham. Hêbơrơ 11:8 chép: “Bởi đức tin, Ápraham vâng lời Chúa gọi.” Bằng chứng cụ thể của đức tin của Ápraham là sự vâng lời Chúa. Gia-cơ đã nhấn mạnh rằng đức tin

không có việc làm là đức tin chết (Gia-cơ 2:14). Ápraham không ra đi một mình, nhưng có vợ, người hầu, tôi trai tớ gái, chiên, bò, lừa, và cháu của ông là Lót. Lót cũng có đầy tớ và tài sản riêng. Ápraham vào đất hứa và đóng trại tại Si-chem, 39 dặm về phía bắc cách Giêrusalem. Ðức Chúa Trời ban phước trên đất mà Ápraham đặt chân đến và kiều ngụ lâu dài sau nầy. Một điểm son của Ápraham là khi đi đến đâu ông cũng lập một bàn thờ để dâng hương, thờ phượng Chúa. Ápraham dời đến Bê-tên và lập một bàn thờ cho Ðức Chúa Trời. Bê-tên có nghĩa là nhà của Chúa “House of God”. Cuộc đời của Ápraham từ khi được Chúa kêu gọi được mô tả qua hai hình ảnh: (1) “Lều trại” chỉ về khách bộ hành trên đất (a pilgrim on earth); (2) “Bản thờ” chỉ về công dân Thiên quốc (a citizen of heaven). Khi thay đổi một chỗ ở, người ta thường tìm một chỗ thích hợp để sống như là (1) Khu vực an toàn (thuận lợi cho phương tiện giao thông, nơi không có tội phạm nhiều đễ rồi sau nầy bán nhà còn có giá); (2) Gần trường học; (3) Gần chợ búa; (4) Gần chỗ làm; (5) Gần nhà thờ. Người Việt ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Qua sự Chúa chọn Ápraham chúng ta được nhắc nhở rằng người được chọn phải từng trải sự kêu gọi cách rõ ràng, chu toàn sứ mạng Chúa giao phó, và kinh nghiệm phước hạnh Chúa hứa ban. Người được chọn là người có đức tin nhờ lắng nghe tiếng phán của Chúa, có vâng lời nhờ đức tin mạnh mẽ, và có phước nhờ vào sự vâng lời Chúa. Cầu xin Chúa giúp bạn trở nên người được phước dư dật. Muốn được phước như vậy, bạn hãy tin cậy và vâng lời Chúa mỗi ngày kể từ hôm nay. A-men MỤC SƯ LÊ HỒNG PHÚC

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

63


MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ Theo Kinh Thánh, có mấy động cơ khiến chúng ta phải tiếp tục nhiệm vụ rao giảng tin lành. 1. Ước Muốn Vâng Lời Chúa. 2. Tình Yêu Đối Với Người Đang Hư Mất. 3. Tình Yêu Đối Với Đức Chúa Trời.

- Mạng lịnh rao giảng tin lành không phải là ý kiến riêng của bất cứ người nào. Nhưng đây là đại mạng lịnh của Cứu Chúa phục sinh. Mathiơ 28:19. - Các môn đồ đầu tiên đã thi hành mạng lịnh nầy. - Sứ đồ Phao-lô thấy mình bị ràng buộc rao giảng tin lành (1 Cor. 9:16-17). - Giảng tin lành là món nợ Chúa bắt phải trả (Rô-ma 1:14-15). - Không phải chỉ các sứ đồ mà các chấp sự và môn đồ Chúa đều đã vâng lịnh thi hành (Công vụ 8:4). - Một chỗ rõ nhất trong Tân Ước là mạng lịnh giảng tin lành của sứ đồ Phi-e-rơ (1 Phi 3:15). - Chúng ta giảng tin lành vì vâng theo lời Chúa truyền dạy.

- Lý do khác khiến chúng ta rao giảng tin lành là vì chúng ta yêu thương những người hư mất. - Làm con giống cha, làm trò giống thầy, chúng ta có tâm tình của Chúa thương xót người hư mất. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài…” Nếu Chúa yêu người, chúng ta cũng phải yêu người. "Khi nhìn đám đông thì Chúa Giê-su động lòng thương xót, vì họ cùng khốn và tản lạc, như chiên không có người chăn” (Mat 9:36). 64

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

- Động lực truyền giáo của sứ đồ Phao-lô cũng vậy. “Anh em ơi, lòng tôi ước muốn và cầu nguyện với Đức Chúa Trời cho dân Israel là để họ được cứu rỗi” (Rom 10:1; 9:1-5).

- Phao-lô yêu thương người hư mất và ông muốn chia sẻ tin lành cho họ. Rô-ma 11:13-14, “Tôi nói cùng anh em là người ngoại: Bấy lâu tôi làm sứ đồ cho dân ngoại, tôi làm vinh hiển chức vụ mình, cố sức để giục lòng tranh đua của những kẻ đồng tộc tôi, và để cứu mấy người trong đám họ". 1 Corinhtô 9 :22, "Tôi ở yếu đuối với những người yếu đuối, hầu được những người yếu đuối; tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào.” - Giảng tin lành là bổn phận của Cơ-đốc nhân và là một bổn phận phát xuất từ tình yêu thương. Giảng tin lành là một vinh dự.

- Yêu người chính là yêu Chúa. Giảng tin lành là ước muốn để Chúa được sáng danh. Đây là động lực của Chúa Giêsu (Giăng 17). Chúa Giê-su dạy chúng ta hãy sống kết quả để Chúa được sáng danh. Giăng 15: 8, “Nầy, Cha ta được sáng danh là thể nào: Ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy.” Khi chúng ta tuyên bố lẽ thật cho các tạo vật của Chúa, chúng ta đang làm sáng danh Chúa. Sứ đồ Phi-e-rơ dạy các tín hữu thế kỷ đầu tiên nghĩ đến sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. 1 Phi-erơ 2:12, “Phải ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, hầu cho họ, là kẻ vẫn gièm chê anh em như người gian ác, đã thấy việc lành anh em, thì đến ngày Chúa thăm viếng, họ ngợi khen Đức Chúa Trời." - Sứ đồ Phi-e-rơ biết rõ là nếu các tín hữu làm chứng về Chúa cho đồng bào là họ


đang làm sáng danh Chúa. Đây là động lực không hề cạn để rao giảng tin lành. Ngoài ra chúng ta có một số động cơ khác để dục lòng tiếp tục rao giảng tin lành. Một Mục sư nói ông thích nghe những lời làm chứng của những người mới trở lại tin Chúa. Đây cũng là niềm vui lớn của các thiên sứ trên trời. Chúng ta nghĩ đến cuộc đời ngắn ngủi và chúng ta nghĩ đến đời sau chắc chắn xảy đến. Người không tin Chúa chắc chắn sẽ gặp cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Giăng 3 :36 nói rõ, «Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.” Không một ai tránh được cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Họ chỉ tránh được khi họ tin nhận Chúa, họ tin Chúa khi có ai đó nói với họ việc trở lại cùng Đức Chúa Trời và đặt đức tin nơi Con Một của Ngài. Hãy nghĩ đến chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Hãy nghĩ đến việc Chúa đã làm qua thập tự giá. Hãy nghĩ đến việc Chúa lập Hội Thánh của Ngài. Hãy nghĩ đến lời hứa của Ngài.

Có nhiều lý do lẫn động cơ để ngày nay bạn

và tôi tiếp tục công tác rao giảng tin lành. Tôi nghĩ đến sứ đồ Phao-lô là người nóng cháy giảng tin lành cho đến giờ phút chót. Có lần ông đã chịu khổ vì giảng tin lành, bị đánh đập, bị bỏ tù, bị từ khước. Một đêm kia chính Chúa đã hiện ra với ông, và ông nghe Chúa phán, “Đừng sợ chi; song hãy nói và chớ làm thinh; ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu; vì ta có nhiều người trong thành nầy. Phao-lô ở lại đó một năm sáu tháng, dạy đạo Đức Chúa Trời trong đám họ." Tôi cũng được nhắc nhở khi nghe ông Phaolô nói đến phương cách Hội Thánh được sai đi rao giảng tin lành. Chương trình của Chúa để cứu người vẫn không thay đổi. Rô-ma 10 : 14-16 "Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? Như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin lành là tốt đẹp biết bao! Nhưng chẳng phải mọi người đều nghe theo tin lành đâu; vì Ê-sai có nói rằng: Lạy Chúa, ai tin lời chúng tôi rao giảng?" Hy vọng bạn lắng nghe lời trình bày của tôi về động cơ rao giảng tin lành. Mong bạn hiệp tác với tôi rao giảng tin lành MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

Sứ đồ Phao-lô rao giảng Tin Mừng ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

65


LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CỨU RỖI Lạy Chúa Giê-su, con cảm tạ Chúa vì Ngài yêu thương con và chết vì con trên cây thập tự. Dòng huyết quý báu của Chúa rữa sạch mọi thứ tội lỗi trong cuộc đời con. Bây giờ và mãi mãi Chúa là Cứu Chúa và Chúa Tể của cuộc đời con. Con tin Chúa đã từ kẻ chết sống lại và ngày nay Ngài đang sống. Nhờ công đức đã hoàn tất của Chúa, bây giờ con là con cái rất yêu dấu của Đức Chúa Trời và thiên đàng là nhà của con, là quê hương của con. Con tạ ơn Chúa đã ban cho con sự sống đời đời. Con tạ ơn Chúa đã ban tràn ngập lòng con với sự bình an và niềm vui của Chúa. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Giê-su. Amen.

66

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Aloha Vietnamese Baptist Church is looking for a ENGLISH MINISTRY PASTOR with heart for young people and passionate to set our teenage hearts on fire for God's love! Please contact us for full job description and apply! Greatly appreciated for all referrals. - Contact Paster Huỳnh Minh Đức (503)330-1074 or email to: AlohaVBCSearchTeam@gmail.com Hội thánh Baptist Aloha Oregon USA đang cần tìm mời MỤC SƯ PHỤ TÁ GIỚI TRẺ phục vụ Chúa cho Mục Vụ nói tiếng Anh giữa vòng các bạn trẻ đã có nghề nghiệp, các em sinh viên học sinh, thanh thiếu niên và nhi đồng. Trình độ tốt nghiệp cử nhân thần học tại Hoa Kỳ với một số kinh nghiệm từng phục vụ Chúa trong lãnh vực này. Mọi hợp tác và hỗ trợ cho công cuộc tìm kiếm mục sư giới trẻ, xin vui lòng liên lạc Mục Sư Quản Nhiệm Huỳnh Minh Đức hay email: AlohaVBCSearchTeam@gmailcom Chân thành cám ơn mọi người

Cách giới thiệu Tin Mừng của Đức Chúa Trời cho người chưa tin Chúa, thuận tiện và hiệu quả Quý vị có thể xem các videos nầy bất cứ giờ nào ở trang YouTube trên internet CÁCH TÌM: Xin mời quý vị vào www.chungtubuu.com - Bấm tab YouTube để vào trang YouTube của Hội Thánh Khởi Đầu Mới. - Sau đó xin bấm tab ‘videos’ - Rồi chọn bấm vào buổi chiếu nào mình muốn xem. GIỜ THỜ PHƯỢNG

Quý vị cũng có thể xem chương trình truyền hình nầy chiếu hàng ngày trên UNO IPTV

10:00AM Chúa Nhật

281-818-5167

htkhoidaumoi@gmail.com

HỘI THÁNH KHỞI ĐẦU MỚI 15178 Bellaire Boulevard, Houston, Texas Kính mời ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

67


68

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


952 S. Hillside St. Wichita KS,67211

Là mội hội thánh có cơ sở độc lập để thờ phượng Chúa. Số tín hữu nhóm lại thờ phượng hàng tuần khoảng 60 người.

Mọi chi tiết xin liên lạc: Cô NGUYỄN LINH CHI Phone: Email: susongmoi2008@gmail.com

Là một cơ quan thiện nguyện (non-profit organization 501(c) (3) tại Hoa Kỳ Hỗ trợ Mục Vụ Tin Lành giúp đỡ những người nghiện ma túy và mãi dâm tại Việt Nam để họ có được đời sống mới trong Chúa Giê-xu. Hiện nay, VCRM đang hỗ trợ tài chánh hàng tháng giúp cho các nhân sự đang trực tiếp chăm sóc những người nghiện, và học bổng để giúp tiền ăn ở cho những người đang ở trong trung tâm cai nghiện. Mời quý vị dự phần với chúng tôi trong công tác này. Quý vị có thể bảo trợ 1 (hay vài) nhân sự, 1 (hay vài) học bổng, hoặc chỉ $10, $20 mỗi tháng. Dù số tiền lớn hay nhỏ, nó đều được đầu tư vào những cuộc đời được biến đổi cho Chúa Giê-xu: Nhân sự: $250/ 1 tháng  Học bổng toàn phần: $100/1 tháng  Học bổng bán phần: $50/1 tháng Chi phiếu xin ký cho VCRM và gửi về địa chỉ:

VCRM P.O. Box 810344 Dallas, TX 75381

Online offerring: https://vcrministry.org/donate/ Website: www.vcrministry.org Email: info@vcrministry.org Phone: (316) 516-4804

MỌI DÂNG HIẾN ĐỀU ĐƯỢC MIỄN TRỪ THUẾ (TAX DEDUCTIBLE)

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

69


SINH HOẠT HÀNG TUẦN Giờ Thờ Phượng Chúa Nhật: 9:20- 11:00 Thờ Phượng tiếng Việt 11:15 - 12:30 Thờ Phượngtiếng Anh 12:35 - 13:15 Ăn Thông công thân mật 11:15 - 12:15 Lớp Học Kinh Thánh tiếng Việt 10:00 - 11:00 Lớp Học Kinh Thánh tiếng Anh Mục Sư Tấn Mai (David) Điện Thoại:

281-495-7783

Mục Sư Võ Bá Thanh Điện Thoại:

713-859-1029

Mục Sư Phan Thanh Liêm Điện Thoại:

70

713-859-1029 832-860-6938

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Thứ Hai - Thứ Sáu: 8:00am - 9:00am Tĩnh nguyện tại nhà thờ cho mọi lứa tuổi. Thứ Ba: 7:30 - 8:45 tối, tại Nhà Thờ. Đêm cầu nguyện tại Hội Thánh cho mọi lứa tuổi Thứ Sáu: 7:30 - 9:15 tối, Thờ phượng, Học lời Chúa và Thông công cho Người lớn, Thanh niên, Thiếu niên & Thiếu nhi tại nhà thờ. Thứ Bảy: 6:30 - 8:30 tối. - Mỗi tháng một lần vào thứ Bảy tuần thứ Hai, lúc 7:00 P.M. Nhóm vợ chồng trẻ (MFG) sẽ ăn thông công và học lời Chúa từ tại tư gia. - Mỗi tháng một lần vào thứ Bảy tuần thứ Ba, lúc 7:00 P.M. Nhóm Thông công Tuần hoàn khu vực Đông Nam sẽ học Kinh Thánh và ăn thông công tại tư gia. Chúa Nhật và Trong Tuần: Ban Chứng đạo sẽ đi chứng đạo tại chợ Hồng Kông 4 và 10 vùng chung quanh nhà thờ.


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

71


Quản Nhiệm: MSNC. ÔNG THÁI AN Điện thoại: 407-655-8414 Email: msthaianong@gmail.com Giờ thờ phượng Chúa & các Sinh hoạt trong tuần: Chúa Nhật: 9:00 AM- 9:30 AM - Tĩnh Nguyện 9:45 AM- 10:30 AM - Trường Chúa Nhật 10:45AM - 12:30 PM - Thờ Phượng Chúa (Việt Ngữ) 10:45 AM - 12:00 PM - English Speaking Service Thứ Tư: 7:30 PM - 9:00 PM - Học Kinh Thánh Thứ Sáu: 7:00 PM - 9:00 PM - Học Kinh Thánh, Cầu Nguyện & Sinh Hoạt (Các Ban Ngành) Thứ Bảy mỗi đầu tháng: 9:30 AM - 1:00 PM - Thăm Viếng & Chứng đạo

HOÄI THAÙNH TIN LAØNH BAÙP-TÍT FORT WORTH, TX

4401 Broadway Ave, Haltom City, TX 76117 Website: www.vbcfw.org

Quaûn Nhieäm Muïc Sö ÑAËNG QUY THEÁ

ÑT: 214-228-5546 Dangqthe@gmail.com

Sinh Hoaït Chuùa Nhaät - 10:00 am: Hoïc Kinh Thaùnh English Worship Services - 11:00 am: Thôø phöôïng English Sunday School Thöù Saùu: - 7:00pm: Hoïc Kinh Thaùnh cho ngöôøi lôùn Youth Activities Kính môøi quyù tín höõu vaø ñoàng höông ñeán sinh hoaït vaø thôø phöôïng Chuùa vôùi chuùng toâi

72

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


9:00

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

73


Mục sư Quản Nhiệm: MS TAM CONETTO Phone: 850-341-2193 Email: ttconetto@msn.com

Giê-su

74

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Hoäi Thaùnh Baùp-Tít Hieäp Nhaát Austin 12062 North Lamar, Austin, TX 78753 Thôø phöôïng Ñöùc Chuùa Trôøi, yeâu thöông vaø phuïc vuï trong danh Chuùa Cöùu Theá Gieâ-Xu döôùi söï höôùng daãn cuûa Chuùa Thaùnh Linh. Worshipping God, loving and serving in the name of Jesus Christ through the Holy Spirit.

Liên Lạc (Contacts): Pastor Nguyễn văn Tuyên (512) 791-7411 Mr. Nguyễn Thượng Duy: (737) 932-3888 Dr. Trương Bình: (512) 250-1182 Email: vubcaustin@ gmail.com Website: vubcaustin.org

CHUÙA NHAÄT 10:00AM - 10:50AM - Tröôøng Chuùa Nhaät 11:00AM - 12:30PM - Thôø Phöôïng 12:30PM - 1:30PM - Thoâng Coâng 1:30PM - Caàu Nguyeän Xin môøi ñoàng höông ñeán thaêm vieáng vaø tham döï thôø phöôïng vôùi Hoäi Thaùnh chuùng toâi. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

75


TIN HUONG DI MINISTRIES

CẬP NHẬT TIN TỨC VỀ CHƯƠNG TRÌNH mua mảnh đất. Ngày 22/12/2020 tới đây là XÂY DỰNG NHÀ TÌNH THƯƠNG QUÊ đợt giao tiền cuối cùng theo đúng như trình HƯƠNG CHO TRẺ SẮC TỘC tự đã thỏa thuận cùng chủ đất: - Tên đề án: Nhà Tình Thương Gia Đình Lần 1 – Ngày 20/11/2020: Đặt cọc 2.000 Sắc Tộc Quê Hương USD (đã xong) - Nơi thực hiện đề án: Buôn Buôr-Daklak- Lần 2: - Ngày 30/11/2020: Giao 7.000 USD Cao nguyên Việt Nam (đã xong) - Diện tích sử dụng đất: Ngang 12 mét x dài Lần 3: Ngày 22/12/2020: Giao 18.000 USD 60 mét = 720 mét vuông (đã chuẩn bị) - Tổng số tiền mua đất: 27.000 USD Hôm nay, lá thư nầy xin được gửi đến hết thảy quý Hội Thánh, quý tôi, con Chúa Ban Cố Vấn: khắp mọi nơi đã cùng hướng lòng thương - Mục sư Nguyễn Văn Huệ (Dallas, Texas) xót về cho con trẻ người sắc tộc để khải - Mục Sư Lữ Thành Kiến (Greenville, South tượng cùng nuôi dạy, huấn luyện một thế Carolina) hệ kế thừa cho cao nguyên Việt Nam được - Kỹ Thuật Xây Dựng: Anh Phan Minh Tú thành hình. Từng ngày từng ngày, chúng tôi và mỗi đứa trẻ nơi đây sẽ cầu nguyện cho (Oklahoma City, Oklahoma) Kính thưa quý Ông, Bà, Anh, Chị, đồng một quý vị. Kinh Thánh sách I Ti-mô-thê 6: 18 có chép Lá thư nầy thật đặc biệt vì tôi chưa bao giờ “Hãy… có lòng rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ” viết một bức thư trên Hướng Đi Magazine. Lời Chúa kêu gọi chúng ta sống với vòng Nhưng hôm nay chúng tôi muốn dâng lời cảm tay rộng mở, ban cho cách rộng rãi trong tạ Chúa vì sự chu cấp lạ lùng mà Ngài đã đổ khả năng của mình. Chu cấp những gì thật xuống mảnh đất Buôn Buôr của người Ê Đê, sự tốt nhất cho những người thiếu thốn, nơi mà Nhà Tình Thương Cho Trẻ Sắc Tộc sẽ nhất là con trẻ, những mầm non cần được được thành hình tại đây (nơi nuôi dưỡng, dạy chúng ta nuôi dưỡng, dạy dỗ và huấn luyện. dỗ và huấn luyện cho nhiều thế hệ trẻ sau nầy Như Ti-mô-thê đã nói: “Những người để con trẻ sắc tộc trở thành những người hầu giàu” phải làm việc thiện, làm nhiều việc việc Chúa ích lợi, quy vinh hiển về cho Chúa phước đức (I Ti-mô-thê 6:18) Giê Xu, Đấng chúng ta đang thờ phượng và Hãy sống với tinh thần vui mừng ban cho, hầu việc.) hãy sống với hành động nhân đức mà Chúa Chúng tôi sẽ không nói nhiều trong bức thư đẹp lòng. nầy, chúng tôi hi vọng sẽ kể về những phép lạ Lòng rộng rãi nên là nếp sống thường ngày Chúa đã làm cho chương trình nầy trong buổi của chúng ta. Vì chúng ta được dạy “Hãy… lễ cung hiến Nhà Tình Thương. Chúng tôi hi có lòng rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ” vọng được nhìn thấy, được ôm từng người đã góp phần vào chương trình trong chính ngày Khi sống với tấm lòng rộng rãi, chúng ta không cần phải sợ túng thiếu. Thay vào đó. đó, Kinh Thánh nói rằng trong sự rộng rãi Thật Đức Chúa Trời đã làm quá hơn sự cầu xin đầy nhân ái của mình, chúng ta đang “nắm hoặc suy tưởng, hiện tại chúng ta đã đủ tiền để chắc sự sống thật” (I Ti-mô-thê 6: 19 “Vậy đức tin trong Chúa Cứu Thế Jesus Christ!

76

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


thì dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật.”) Với Chúa, thực sự sống có nghĩa là không nắm lấy những điều mình có mà ban cho người khác cách rời rộng. Quý Hội Thánh, quý tôi, con Chúa khắp nơi đã giúp đỡ trẻ sắc tộc vùng cao nguyên nơi đây thì nghĩa cử cao đẹp ấy sẽ không bao giờ phai nhòa trong ký ức của chúng tôi và biết bao thế hệ trẻ sắc tộc kế tiếp sẽ được nuôi dưỡng tại ngôi nhà tình thương nầy. Nguyện xin Chúa ban phươc lại trên hết thảy chúng ta. Chúng tôi viết thư nầy gửi đến hết thảy quý ân nhân để chúng ta cùng hòa lòng tạ ơn Chúa vì Chúa đã dùng lòng tốt của từng quý ân nhân mà khắc lên bia lòng của trẻ nơi đây. Kính thư và cám ơn trong tình yêu vĩ đại của Cứu Chúa Jesus Christ THIÊN QUỐC, HẢI YẾN

Mọi câu hỏi và sự cộng tác, hỗ trợ, dâng hiến xây dựng cho Nhà Tình Thương Sắc Tộc Quê Hương, xin vui lòng liên hệ: - Mục sư Nguyễn Văn Huệ: Chủ Nhiệm Hướng Đi Magazine (469-493-2307) - Mục Sư Lữ Thành Kiến: Chủ Bút Hướng Đi Magazine (740-547-7168) Mọi sự đóng góp, dâng hiến xin gửi về: HUONG DI THE WAY P.O Box 570293 Dallas, TX 75357 Hoặc email: huevan@juno.com kienlu@aol.com nguyenthienquoc1975@gmail.com

Giáo sĩ cho người sắc tộc

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

77


N

TUYẾT MAI

hững ngày tháng 12. Buổi sáng trời se lạnh hơn bình thường thì những đứa trẻ của Gia Đình Hướng Đi ( Sóc Trăng ) bắt đàu nôn nao chuẩn bị chào đón ngày kỹ niệm mừng Chúa Giáng Sinh Nhóm các em hiện giờ là 40 em, 10 thanh niên, 10 thiếu niên và 20 ấu nhi, thiếu nhi. Điều đáng nói là Hội Thánh nầy được thành lập 11 năm qua chỉ toàn thiếu nhi tin Chúa và có giấy phép hoạt động tôn giáo hẳn hoi. Đúng như lời Chúa phán “ Hãy để con trẻ đến cùng ta” Các em thanh niên rường cột hôm nay là những em đã đến đây tiếp nhận Chúa từ những ngày các em chỉ bảy, tám tuổi. Cả xóm nầy các em là những đứa con nhà nghèo vì vậy các em chỉ học xong cấp hai đã phải nghỉ học đi làm.

78

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Ngày chủ nhật thanh niên nhóm lại thờ phượng lúc tan ca tối 9 giờ. Các em ấu nhi thiếu nhi nhóm sáng sớm. Lớp thiếu niên nhóm buổi chiều. Có rất nhiều em đã trãi qua những ngày đầu bị đòn roi vì theo Chúa. Nhưng Chúa thương cho các em giữ vững đức tin, vượt qua thử thách và giờ đây mặc dù ba mẹ các em chưa tiếp nhận Chúa nhưng họ không còn ngăn trở con đi theo Chúa nữa. Mùa Giáng Sinh năm nay với nguyện vọng rao báo tin mừng Chúa đã đến thế gian để cứu vớt con người tội lổi. Các em mong mõi, ước ao, cha mẹ, bạn bè, cũng mở lòng vui hưởng ân điển Chúa, nên các em đã tổ chức tự tay làm thiệp Giáng Sinh tặng cho những người các em yêu thương.


Gửi đến những người chưa tin Chúa với hy vọng lớn lao là Chúa Thánh Linh thăm viếng những tấm lòng của người cha, người mẹ, thầy cô giáo, bạn bè. Cầu mong Chúa mở lòng họ tiếp nhận Chúa, đón nhận tình yêu Thiên Thượng của Ngài vào dịp lễ Giáng Sinh năm nay. Với cả tấm lòng, qua bàn tay nắn nót trang trí từng tấm thiệp, viết những lời cầu nguyện thiết tha để gửi thông điệp yêu thương đến

nhiều người thân thương và mời họ đến tham dự Lễ Kỹ Niệm Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2020. Tại Gia Đình Hướng Đi Sóc Trăng. Mong mọi người thêm lời cầu nguyện, cho ước ao của các em được Chúa nhận và xin Chúa chúc phước cho được kết quả qua ngày lễ năm nay . TUYẾT MAI

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

79


Cảm tạ Chúa ban cho Chương trình Đi Bộ Gây Quỹ Truyền Giáo VMB tại White Rock Lake Park, Dallas, Texas được kết quả tốt đẹp vào chiều Chúa Nhật 25/10/20. Có 200 người tham dự. Số tiền nhận được là $27,184.

80

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Cảm ơn Quý Mục sư & Anh Chị Em tham gia đi bộ và dâng hiến tài chánh. Cầu xin Chúa ban phước lại dư dật trên quý ông bà anh chị em. VMB


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

81


C

LÊ DIỄM PHÚC

ảm tạ Chúa đã chữa lành bệnh ung thư máu cho Diễm Phúc... hôm nay là đúng 12 năm. 07/11/2008-07/11/2020.

Diễm Phúc trân trọng mời anh chị em và các bạn cùng nghe câu chuyện của Diễm Phúc nhé. Lời Chúa trong Thi Thiên 105 có chép rằng: "Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, cầu khẩn Danh của Ngài, khá truyền ra giữa các dân những công việc Ngài… Khá nói về các việc lạ lùng của Ngài. Cảm tạ Chúa... đã cho tôi có cơ hội để thêm một lần nữa thuật lại việc lạ lùng mà Chúa đã làm cho tôi. Tôi được sinh ra và lớn lên tại thành phố Sài Gòn... được sống trong một gia đình theo đạo Tin Lành. Ba Má tôi rất yêu mến Chúa và luôn giữ nề nếp của một Gia Đình có Chúa. Tôi vẫn nhớ như in dù đã mấy mươi năm trôi qua... Cứ vào mỗi tối thứ tư hằng tuần, đúng 8g tối , Ba tôi tập họp 9 chị em chúng tôi lại xung quanh một cái bàn hình chữ nhật lớn giữa phòng khách... Rồi cả nhà chúng tôi cùng hát Thánh Ca... cùng nhau đọc những lời trong Kinh Thánh... Rồi Ba tôi giảng giải cho chúng tôi hiểu rõ thêm về đoạn Kinh Thánh mà chúng tôi vừa đọc... Sau đó cả nhà cùng hiệp lại CẦU NGUYỆN... Những buổi cả nhà ngồi lại như vậy... Ba tôi gọi là GIA ĐÌNH LỄ BÁI Năm tháng trôi qua... những câu Kinh Thánh và những bài Thánh Ca ấy... đã hằn sâu vào tâm thức vào đời sống đức tin của mỗi chị em chúng tôi. Rồi... sau năm 1975, nhiều biến cố xảy ra. Gia đình tôi nằm trong diện tư sản nên phải rời Sài Gòn đi “kinh tế mới” 82

Thế là ly tán: một số chị em theo Má đến

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Long Thành làm rẫy; số còn lại theo Ba lên Bảo Lộc trồng dâu, nuôi tằm và ươm tơ. Từ đó chúng tôi lớn lên mà thiếu vắng những giờ GIA ĐÌNH LỄ BÁI. Hồi đó, cả nhà tôi quần quật với công việc... vậy mà cái nghèo cái khó cứ trùm lấy gia đình. Cuối cùng, không thể trụ vững, gia đình tôi đành bỏ lại ruộng vườn, quay trở lại Sài Gòn với hai bàn tay trắng! Ở rẫy, lúc đói kém thì ra vườn bứt mớ rau lang hay đào mót vài củ sắn cũng qua bữa. Nhưng chốn thị thành thì khác. Không có việc là cái đói tìm đến trước cửa nhà. Thế là... cả nhà phải sống dựa vào gánh hàng rong của Má. Má tôi ngày ấy cơ cực lắm! Thân hình gầy gò, da sạm nắng, đôi vai chai sần dưới tà áo


bà ba bạc phếch. Má rời khỏi nhà khi chúng tôi còn say ngủ.... và trở về khi trời đã chạng vạng tối. Bao năm trôi qua, sự hy sinh ấy đã nuôi dưỡng 9 chị em chúng tôi khôn lớn và trưởng thành... Sau này, nhiều đêm tôi hồi tưởng lại mà không sao cầm được nước mắt. Với chị em chúng tôi... Má là người Mẹ Vĩ Đại nhất trong lòng mỗi chúng tôi. Tôi trưởng thành trong sự bảo bọc và chăm lo của Ba Má... tôi đã làm rất nhiều việc để phụ giúp gia đình... tôi đi may cho hợp tác xã, nhận hàng mây tre lá về đan, rồi thêu gia công... Nhà có mấy khung cửi không ai biết dệt... được Ba chỉ dạy vài hôm thế là tôi biết thêm nghề dệt vải... rồi làm kế toán và kể cả đi theo phụ Má buôn bán... Nhưng... công việc tôi yêu mến nhất trong đời tôi là được làm cô giáo mầm non. Một công việc không hề nhàn hạ chút nào! Nhưng có lẽ vì lòng nhân, tình thương bao la của Má ngày nào đã lan tỏa và thấm sâu vào trái tim tôi. Để rồi khi nhìn những ánh mắt trẻ thơ, tôi yêu thương vô cùng... và hạnh phúc vô cùng với công việc này. Nhiều năm sau đó, tôi trở thành một cô hiệu trưởng trường mầm non. Chúa đã ban phước cho tôi rất nhiều: Trường của tôi mỗi năm lại thêm nhiều phụ huynh đưa con đến; và có những năm, tôi phải từ chối nhận thêm học trò mới. Cuộc sống chẳng mấy chốc thuận lợi và sung túc. Những thú tiêu khiển như hội họa, nhiếp ảnh giờ đây cũng trở thành công việc hái ra tiền của tôi Tôi đã ký được những hợp đồng giá trị từ những môn tôi chỉ xem là giải trí. Bạn bè tôi hay nói với tôi rằng: “Bạn thật diễm phúc!”. Họ nói như một sự nghiễm nhiên vì tên Ba Má đặt cho tôi là Diễm Phúc mà. Tôi quấn lấy việc, say sưa kiếm tiền, mà không nhìn lại bản thân đang rời xa Chúa... Tôi bỏ luôn giờ Tĩnh nguyện mỗi sáng, lơ là

hầu việc Chúa và cả sự Thờ Phượng Ngài. Những việc tôi làm cho Hội Thánh lúc ấy chỉ là “giữ lễ”, chỉ để chứng tỏ và khoe khoang tài năng của mình mà thôi! Sau này ngẫm lại... tôi chưa bao giờ thôi dằn vặt và hối hận với điều tôi đã làm... đó là sẵn sàng bỏ giờ nhóm Thờ Phượng để kiếm tiền, ngay cả trong ngày Thánh Nhật!!! .... Vào một ngày của năm 2008, khi đang làm việc, tôi bỗng thấy rất mệt, chếnh choáng rồi ngất đi. Người bạn cùng làm việc đưa tôi vào bệnh viện Pháp Việt ở quận 7- Sài Gòn ... Sau rất nhiều xét nghiệm, bác sỹ quyết định chuyển tôi sang bệnh viện huyết học để làm thêm các xét nghiệm về máu. Mấy ngày sau, tôi trở lại bệnh viện Pháp Việt nhận kết quả. Thật bất ngờ và sững sờ như sét đánh ngang tai... tôi... bị ung thư máu!!! Hai chân tôi như rệu rã, tinh thần suy sụp. Cuộc sống như đóng sập lại trước mắt tôi! Thất vọng, bế tắc, đau khổ và bất định. Tôi quay về nhà, vào phòng rồi gào lên trong nước mắt: “Chúa ôi! Tại sao lại là con? Tại sao vậy? Chúa ôi!!! " Giờ đây tôi chỉ trông mong và dựa vào y học. Các bác sỹ quyết định dùng phương pháp hóa trị để chữa cho tôi, với 1 phác đồ điều trị gồm 9 toa thuốc, mỗi toa cách nhau 3 tuần. Bi kịch ấy khiến cho cuộc sống của tôi bị đảo lộn hoàn toàn: tôi giao trường học lại cho các cô giáo quán xuyến giúp tôi... tôi không còn làm được gì hết, không vẽ không đi chụp hình không dạo chơi gặp gỡ với bạn bè được nữa!!! Tôi thu mình lại trong căn phòng nhỏ tầng 2 và bắt đầu nghĩ nhiều về cái chết... về cái ngày buộc phải ra đi khi mà hai con của tôi còn quá nhỏ!!! Nỗi lo toan của người làm mẹ luôn đau đáu trong lòng, mà càng lo thì càng đau đớn xót xa. Nhất là khi nhìn thấy hai con vẫn còn vô tư, hồn nhiên bước vô phòng thăm mẹ mà không hề biết chúng sắp phải xa Mẹ... Tôi biết... nói dối là không hay. Nhưng trong ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

83


tình huống này, tôi phải giấu con, giấu gia đình về căn bệnh của mình. Tôi chỉ nói rằng: tôi bị thiếu hồng cầu!!! chỉ cần nghỉ ngơi thì sẽ khỏi. Nhưng rồi... tôi không thể giấu được lâu, chỉ hơn 1 tháng sau, khi tôi vào liều thuốc thứ ba thì tóc bắt đầu rụng nhiều. Hóa chất cực mạnh làm tôi liên tục nôn ói, ăn uống khó khăn khiến tôi tiều tụy đi rất nhanh. Mỗi đêm đến, thật sự là một cực hình. Tôi nằm thao thức mà không sao chợp mắt được, không gian yên ắng khiến những đớn đau trong thân thể càng cảm nhận rõ ràng hơn! Khi thì như lửa đốt, lúc thì như hàng trăm mũi kim châm cùng lúc đau đớn vô cùng!!! Tôi gầy xọp, da tái nhợt, hai hốc mắt to và sâu hoắm. Tôi phải thường xuyên đội chiếc mũ len... để che đi mái đầu xơ xác. Chân thì không rời đôi vớ... tôi luôn cảm thấy rất lạnh dù trời Sài Gòn vẫn rất nắng. Cảm giác về cái chết đang đến thật gần... Tôi nghĩ... và quyết định làm một vài việc trước khi tôi không còn ý thức... Tôi viết thơ cho 2 con và cũng viết trước di chúc cho hai con phòng khi ra đi đột ngột. Tôi viết thơ xin lỗi Ba Má vì không thể phụng dưỡng Ba Má... Tôi viết thơ cho các chị em trong gia đình để gởi gắm lại 2 con nhỏ của mình... viết cho những người bạn thân của tôi và cảm ơn họ đã âm thầm giúp tôi khi biết tôi lâm bệnh!!! Sau nhiều ngày... tôi cũng viết xong và cất giữ cẩn thận những lá thư ấy trong két sắt. ... Tôi bắt đầu chia sẻ với gia đình, Hội Thánh và bạn bè khắp nơi để mọi người cầu thay cho tôi... gia đình tôi dành 1 ngày trong tuần tập trung tại nhà Ba Má để Cầu Nguyện đặc biệt cho tôi. Và thật xúc động: nhiều Mục sư cùng anh chị em đã đến tận nhà cầu nguyện... Có những vị Mục sư ở xa cũng đã cầu nguyện cho tôi qua điện thoại. Ai cũng mong cho tôi vượt qua; còn tôi, tôi chỉ cầu xin Chúa cho tôi bớt đau đớn ra đi 84

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

một cách nhẹ nhàng... để hai con tôi không sợ hãi và đau lòng!!! Và... Trong tận cùng của tuyệt vọng tôi đã trở lại với lời Chúa... Thánh Linh Ngài nhắc tôi vững tin vào TÌNH YÊU, NĂNG QUYỀN và SỰ THÀNH TÍN CỦA NGÀI. Trong Ê-sai 53:5 có chép " Nhưng Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, Bởi sự sửa phạt người chịu... chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh " Tôi lại tiếp tục được nhắc nhở qua lời Ngài Trong Ê-sai đoạn 55: 6 -7: "Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được, hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần ... Hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va Ngài sẽ thương xót cho, Hãy đến cùng Đức-Chúa-Trời chúng ta, VÌ NGÀI THA THỨ DỒI DÀO." Từ đó tôi dành nhiều thời gian để cầu nguyện... tôi nhớ lúc đó thời gian tôi cầu nguyện nhiều hơn thời gian tôi ngủ trong ngày. Và... Chúa chỉ ra những tội lỗi mà tôi đã phạm ... Tôi xưng nhận hết với Chúa dầu tội lớn hay nhỏ, dầu cố ý hay vô tình và ăn năn với Ngài từng tội, từng tội và từng tội một... xin Ngài thương xót mà tha thứ cho tôi. .... Vào một đêm... khi đang quỳ gối cầu nguyện, tôi bỗng cảm thấy chung quanh mình như rực sáng dù phòng đã tắt hết đèn. Từ lầu hai nhìn ra cửa ban công, cả một vùng sáng lòa. Tôi thầm nghĩ: trời đã sáng rồi sao? Rồi với tay lấy chiếc đồng hồ nhỏ lên xem: lúc đó, chỉ mới 2g sáng! Tôi rất ngạc nhiên, ngỡ mình mệt nên có cảm giác mơ hồ. Tôi lại gục đầu lên gối rồi tiếp tục cầu nguyện… Và điều lạ lùng lại đến lần thứ hai: Tôi thấy căn phòng bừng sáng... Tôi lồm cồm cố gắng đứng lên lê bước đến bên cửa ban công, kéo màn nhìn ra ngoài trời... tất cả đều tối đen và yên ắng vô cùng, tôi với tay mở cửa bước ra hành lang... (lúc đó tôi đang cố gắng đi tìm nguyên nhân ánh sáng mà tôi đã cảm thấy khi mình đang cầu nguyện). Tôi vịn lan can nhìn xuống dưới con đường


trước nhà... Chẳng có gì và cũng không một bóng người ...

Vài ngày sau, bệnh viện gọi tôi đến lấy kết quả…

Tôi trở lại giường tiếp tục Cầu Nguyện... và ồ!!!... tôi lại thấy ánh sáng ấy một lần nữa.

Sáng ngày 07/11/2008, chiếc xe taxi dừng lại trước sảnh bệnh viện Pháp Việt, tôi bước xuống với một chút hồi hộp.

Lần này thì tất cả sự hoài nghi, sự cảm nhận mơ hồ hoàn toàn tan biến. Tôi thực sự đang được sống trong những giây phút mầu nhiệm. Đang lúc tròn mắt nhìn chung quanh... tôi cảm nhận có một điều rất lạ diễn ra ngay trong cơ thể của mình: có cái gì đó như một luồng điện rân rân chạy dọc cột sống rồi lan lên đỉnh đầu tôi... quỳ mọp xuống, lòng hướng về Chúa, đón nhận ân điển từ nơi Ngài... tôi tiếp tục quỳ gối cầu nguyện nhưng lạ thay, khi tôi vừa cất tiếng gọi “Chúa ôi!” thì không sao nói được nữa! Nước mắt cứ thế ràn rụa. Tôi cứ quỳ gối và cứ khóc như vậy cho đến khi tôi nghe tiếng gõ cửa phòng... ... Lần này thì trời đã thật sự sáng rồi và cô em giúp việc trong nhà đem lên cho tôi một chén cháo nóng. Lần đầu tiên sau nhiều tháng tôi ăn vào mà cảm thấy ngon miệng và sau khi ăn xong tôi không bị nôn ói!!! Thật lạ lùng... Sau đó... tôi quyết định gọi điện thoại cho bệnh viện để xin một cuộc hẹn với Bác Sĩ... tôi chờ đợi hơn 2 phút và cô y tá trực báo với tôi rằng tôi có thể gặp Bác Sĩ lúc 10 giờ. Tôi đến Bệnh Viện và gặp vị bác sĩ đang điều trị cho tôi, sau lời chào hỏi tôi liền nói với ông điều tôi nóng lòng muốn nói... là tôi quyết định xin ngưng hóa trị. Vị bác sĩ lộ vẻ ngạc nhiên, buồn, rồi dần chuyển sang bực tức trước sự kiên định của tôi. Lúc này, tôi thuật lại những điều mầu nhiệm mà tôi nhận được từ Chúa và xin được xét nghiệm máu lại lần nữa. Ông ấy miễn cưỡng chấp nhận và nói với tôi rằng: “Tôi tôn trọng quyết định và không đụng chạm đến tôn giáo của cô. Nhưng tôi tha thiết khuyên cô nên tiếp tục với phác đồ điều trị”. Tôi hiểu và thông cảm với ông. Bởi tri thức và y học không thể giải thích được sự thiêng liêng mà tôi đã nhận được từ nơi chính Chúa Giê-su...

Và khi tôi bước vào phòng nhận kết quả, thì vị bác sĩ ấy đã đứng đó... thấy tôi ông ấy bước tới và nói ngay! "Tôi làm nghề đã mấy mươi năm mà chưa từng thấy điều lạ lùng như vậy bao giờ... Tế bào ung thư đã không còn trong máu của cô nữa”. Tôi bật khóc!!! rồi lớn tiếng: Ôi Chúa ôi!!! Hallelujah Hallelujah!!!! Con tạ ơn Ngài vô cùng... Chúa ôi!!!! Rồi ông ấy cũng khóc. Ông ôm tôi và cũng nói: “Halelugia! Tạ ơn Chúa đã cứu cô”. Tôi không bao giờ quên được thời khắc ấy. Quả CHÚA THẬT TỐT LÀNH. NGÀI LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI KỲ DIỆU VÀ YÊU THƯƠNG. NGÀI đã tha tội và làm mới lại Tâm Linh tôi trước khi thân thể tôi được chữa lành ... Quyền năng của Chúa được bày tỏ trước sự kinh ngạc của vị Bác sĩ ấy. Về sau, cả 2 vợ chồng Ông ấy đều tiếp nhận Chúa Giê-su. Đó là việc Lạ Lùng và Kỳ Diệu của Chúa đã ban cho tôi vào tháng 11 năm 2008. THẬT "ĐỨC-CHÚA-TRỜI ... HÔM QUA NGÀY NAY VÀ CHO ĐẾN ĐỜI ĐỜI KHÔNG HỀ THAY ĐỔI " TÌNH YÊU VÀ NĂNG QUYỀN CỦA NGÀI VẪN CÒN Y NGUYÊN. Tôi kính mong Quý Mục Sư và các anh chị em thêm lời Cầu Nguyện cho tôi... để tôi luôn được Chúa sử dụng trong công việc Ngài trao phó... hữu ích cho tha nhân và cho Nước Trời. Amen! Diễm Phúc xin trân trọng Cảm Ơn tất cả Anh Chị Em và các Bạn đã đọc và đã lắng nghe... LÊ DIỄM PHÚC 07-11-2020

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

85


RICK WARREN “Đức Chúa Trời công bình; Ngài sẽ không quên công việc anh chị em đã làm và tình yêu anh chị em đã bày tỏ với Ngài bằng cách giúp đỡ những người thuộc về Ngài. Và Chúa sẽ nhớ rằng anh chị em vẫn đang giúp đỡ họ” (Hê-bơ-rơ 6:10 Bản dịch NCV).

T

ất cả chúng ta đều được ban cho cùng một số giờ phút trong một ngày. Và tất cả chúng ta đều được ban cho cùng một mục tiêu—trở nên giống Chúa Giê-xu hơn. Nếu tôi phải mô tả Chúa Giê-xu bằng một từ, thì đó là từ này: không ích kỷ. Vì vậy, đối với bạn và tôi, toàn bộ mục tiêu của cuộc sống là học cách ngày càng trở nên không ích kỷ hơn, bởi vì không ích kỷ là yêu thương—và Chúa Giê-xu là tình yêu thương. “Đức Chúa Trời công bình; Ngài sẽ không quên công việc anh chị em đã làm và tình yêu anh chị em đã bày tỏ với Ngài bằng cách giúp đỡ những người thuộc về Ngài. Và Chúa sẽ nhớ rằng anh chị em vẫn đang giúp đỡ họ” (Hê-

“Lạy Chúa, con đã cho đi tất cả. Con lột trần hết. Tất cả những gì con có và con là, con đã cho đi hết vì Tin Lành.” Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm với cuộc sống của mình là cho nó đi—rộng rãi với những gì bạn đã được ban cho, bao gồm tiền bạc, tài nguyên, thì giờ, và tài năng của bạn. Chúa phán rõ ràng rằng khi không có sự phục vụ hay sự rộng rãi, thì sẽ không có phần thưởng trên thiên đàng. Đó có phải là cách mà bạn muốn thì giờ của mình trên đất kết thúc không? Hãy làm thì giờ của bạn trên đất có giá trị vĩnh cửu. Hãy giúp người khác nhận biết Chúa Cứu Thế Giê-xu, khám phá được mục đích cuộc sống của họ, lớn lên trong sự trưởng thành của họ, tìm được mục vụ của họ, và phục vụ trong sứ mệnh của họ trên thế giới. Khi bạn cho đi cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ có ý nghĩa mới, niềm vui mới, và sự hứng khởi mới. Khi bạn cho đi cuộc sống của mình, bạn sẽ bắt đầu sống một cách trọn vẹn.

bơ-rơ 6:10 Bản dịch NCV).

Phần thưởng của chúng ta trên thiên đàng sẽ căn cứ vào những gì chúng ta đã làm trên đất này. Một ngày nào đó, tất cả chúng ta đều sẽ đứng trước mặt Đức Chúa Trời, và Ngài sẽ hỏi, “Con đã làm gì với những gì con được ban cho?” Bạn có muốn trả lời, “Dạ, con đã làm ra rất nhiều tiền, về hưu, và chết” không? Bạn đã được đặt để trên đất này cho nhiều điều hơn là như thế! Thay vào đó, hãy sống không ích kỷ và cho đi bản thân của mình vì người khác và Nước Đức Chúa Trời. Khi đó bạn sẽ có thể thưa với Chúa rằng,

86

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

- Rộng rãi với tài năng của bạn có nghĩa là gì? - Bạn đang cho đi bản thân vì người khác trong những cách nào? Một điều bạn có thể bắt đầu hôm nay sẽ giúp người khác biết Chúa Giê-xu là gì? - Tại sao việc ghi nhớ những lời hứa của Chúa khi bạn đang cố gắng phục vụ người khác và không ích kỷ với thì giờ và tiền bạc của bạn là quan trọng? RICK WARREN CHUYỂN NGỮ: TIMOTHY PHAN


THANH HỮU

Khóc cho quê hương Đức Chúa Jêsus khóc. (Giăng 11:35) Tôi muốn khóc, nhìn quê hương bão lụt, Cửa nhà bay, mái sụp đổ tan tành. Nhìn những người, ngồi trên mái nhà tranh, Bị lũ cuốn, đang giơ tay cầu cứu!

Chúa đã khóc, khi bạn thân ngã gục, 2 Nằm trong mồ, hôi hám bốn ngày đêm. Lòng xót thương Ngài kêu gọi bằng tên, Người sống lại trong quyền năng thánh đức. 3

Tôi muốn khóc, nhìn theo dòng nước lũ, Bao gia tài, bao súc vật cuốn trôi. Đất sạt lở, bao kẻ chết chôn vùi, Giữa đổ nát chưa tìm ra thân xác.

Trong đêm tối, còn niềm tin chân phúc, Trong bão bùng, còn ánh sáng vươn lên. Trong khổ đau, thương xót Chúa vững bền, Trong mất mát, còn tin yêu an ủi.

Tôi muốn khóc, nhìn miền Trung tan nát, Bão nầy đi, bão khác tiếp liên hồi. Mất mát nầy, hư hại khác không thôi, Nỗi đau khổ, vẫn triền miên không ngớt.

Con yên lặng, ăn năn trong tro bụi, Cho chính mình, cho dân tộc, quê hương. Con cúi đầu, khẩn nguyện Chúa xót thương, Xin tha thứ ban linh ân cứu rỗi.

Tôi muốn khóc, cảm thương nỗi cơ cực, Của dân mình giữa tan nát bi ai. Bao đời qua, chống chọi với thiên tai, Vẫn tiếp diễn đến bao giờ chấm dứt.

Ân sủng Chúa không bao giờ thay đổi, Vượt trên ngàn bão tố với phong ba. 4 Quê hương con nhận lãnh ơn thứ tha, Vui cảm tạ, bên Thái Bình lặng sóng

Tôi muốn khóc, như Giê-rê-mi thổn thức, 1 Cho dân mình giữa bao cảnh tang thương. Bao chiến tranh, bao dịch lệ, tai ương, Bị đày ải trong niềm đau tủi nhục.

THANH HỮU

1. Giê-rê-mi 9:1 2. Giăng 11:35 3. Giăng 11:43-44 4. Mác 4: 39

Tháng 11 năm 2020

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

87


HUỲNH VĂN LÃM Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài. I Phi-e-rơ 2: 9

trường hợp và sự kiện khiến người họ khác đổi tên họ thành họ Nguyễn.

rong lịch sử Việt Nam dòng họ Nguyễn là một trong nhiều họ có chuyện đáng ghi nhận cho hậu thế.

Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ta đã giết rất nhiều con cháu của dòng họ Trần, do đó khi nhà Hồ mất vào năm 1407 nhiều con cháu nhà Hồ đổi sang họ Nguyễn do sợ báo thù.

T

Chữ Nguyễn (Đôi khi viết tắt như: Ng,̃ chữ Hán: ) là họ của người Việt Nam và Trung Quốc. Đây là họ phổ biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này. Họ Nguyễn cũng có tại Trung Quốc (Ruan) dù ít phổ biến hơn. Chữ "Nguyễn" có nghĩa gốc là tên của một nhạc cụ cổ xưa. Trong tiếng Hán, chữ Nguyễn được phiên âm là Ruǎn (tiếng Quan Thoại) hoặc Yuen (tiếng Quảng Đông), và được viết là . Còn họ Nguyễn trong tiếng Triều Tiên là đọc là Won hay Wan ( ) nhưng rất hiếm. Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn. Nhiều triều vua của Việt Nam mang họ này, như nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% người Việt có họ này. Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư tại hải ngoại. Tại Úc, họ này đứng thứ 7 và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất. Tại Pháp, họ này đứng thứ 54. Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000, nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990, và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 73 Tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều 88

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã lùng bắt con cháu của dòng họ Lý, vì thế nhiều người chuyển sang họ Nguyễn để khỏi tù tội.

Suốt 1000 năm, từ năm 457 đến thời Hồ Quý Ly ở vùng đất Hải Dương và một phần Hải Phòng ngày nay có huyện Phí Gia (Cả huyện toàn là người họ Phí), vào cuối đời nhà Lý và đời nhà Trần đã có rất nhiều người họ Phí đổi sang thành họ Nguyễn và họ Nguyễn Phí. Đến đời nhà Lê, triều đình đã đổi tên huyện Phí Gia thành huyện Kim Thành. “Sách xưa có ghi. Năm 1429, thời vua Lê Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ hai, vì vụ Tả tướng quốc Nguyễn Kiên Vâu bị vua Lê Lập bức hại, cả họ phải đổi sang họ khác: Chi trưởng (thánh phái) đổi làm họ Nguyễn. Bàn rằng: Cứ suy ngẫm cách quy định của phái thánh đổi làm họ Nguyễn, lấy liễu leo đứng trước chữ Nguyên thành chữ Nguyễn là dòng trưởng, dòng anh, lại còn có ý nghĩa phải nhớ lấy niên hiệu Nguyên Phong của đời vua Trần Thái Tông.” Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn để che dấu tung tích. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802, một số con cháu của họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi họ sang Nguyễn, số còn lại trốn lên Bắc sang Trung Quốc. Trong luật của triều đại nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng, và vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang


Úc Châu. Tôi có cơ hội hỏi thăm công việc Chúa chung tại Việt Nam. Nhân dịp tôi hỏi: "MS Trung ơi... Tôi chưa nghe nói về Họ Nam bao giờ, xin MS giải thích thêm" MS Trung trả lời: "Đây là một họ rất ít tại Việt Nam, chỉ có vài chục người... Câu chuyện bắt đẩu từ ông của tôi đổi từ họ khác qua họ Nam." Thời trị vì của Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của Việt Nam. Theo tục lệ Hoàng Gia, các con trai của Vua Bảo Đại phải đặt tên họ Ưng... Rồi tiếp theo cháu nội Vua Bảo Đại họ Bửu... Chắc nội của Vua Bảo Đại họ Vĩnh. Chít nội của Vua Bảo Đại tiếp tục họ Vua Bảo Đại là Bảo. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng

Nguyễn nhằm tránh bị bắt. Thời Minh Mạng, sau thảm án Lê Văn Khôi (Con nuôi Lê Văn Duyệt), nhiều người họ Lê đã đổi họ sang họ khác trong đó có họ Nguyễn. Trong lịch sử Việt Nam, có tới hai triều đại mang họ Nguyễn là nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn có nguồn gốc từ lực lượng chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng Trong. Nhà Tây Sơn có nguồn gốc từ họ Hồ, tuy nhiên đã đổi thành họ Nguyễn. Vị vua đầu tiên mang họ Nguyễn tại Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng. Bà bị buộc phải đổi từ họ Lý sang họ Nguyễn bởi lý do kiêng húy Trần Lý. Chúa Nguyễn: Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Những hoàng hậu họ Nguyễn * Trường Lạc hoàng hậu: tên thật là Nguyễn Thị Hằng, vợ vua Lê Thánh Tông, mẹ vua Lê Hiến Tông * Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, vợ vua Bảo Đại, vị hoàng hậu cuối cùng của lịch sử Việt Nam. Trong dịp MS Nam Quốc Trung thăm viếng

Còn con gái hoặc cháu chắt chít gái của Vua Bảo Đại bắt đầu qua những họ Tôn, Huyền, Công... Trong dòng họ Huỳnh chúng tôi có cô dâu là cháu hoặc chắt hay chít gì của Vua Bảo Đại tên Huyền Tôn Nữ Thị Linh... Làm dâu họ Huỳnh. Đây là lý do Vua Chúa ngày xưa muốn lưu dấu ghi danh nhiều đời qua các họ ƯNG BỬU VĨNH BẢO. Một mục đích khác cho mọi người biết, đây là Hoàng Tộc Vua Chúa. Như vậy phần đông những ai mang dòng họ Nguyễn là người có dòng dõi nhà Vua. Những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng, và vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt. Nhân dịp kỷ niệm sự giáng sanh của Chúa Cứu Thế Giê Su tôi xin được nhắc đến bốn người phụ nữ không xứng đáng nhưng lại được Chúa xử dụng, được ở trong dòng dõi của Chúa Giê Xu. Mathiơ 1:3-6 -- “3 Giu-đa bởi Ta-ma sinh Pa-rê và Xê-ra. Pa-rê sinh Hê-rôn; Hêrôn sinh A-ram; 4 A-ram sinh A-mi-nađáp; A-mi-na-đáp sinh Nát-sôn; Nát-sôn sinh Sanh-môn. 5 Sanh-môn bởi Ra-háp sinh Bô-a. Bô-a bởi Ru-tơ sinh Ô-bết. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

89


Hậu tự của Chúa Cứu Thế do Mathiơ ghi lại cho thấy ân điển của Đức Chúa Trời trong việc Ngài lựa chọn những người được nằm trong danh sách nầy. Chúng ta nhận thấy trong tên tuổi dài dòng có nhiều người không xứng đáng, hôm nay tôi chỉ muốn nhấn mạnh đặc biệt đến bốn người phụ nữ xã hội gièm chê ruồng bỏ nhưng lại được Chúa xử dụng.

sinh ra trong tội lỗi của họ đã chết lúc mới sinh, nhưng con trai tiếp theo sinh ra cho họ là Salômôn (2 Samuên 11: 1-27, 12:24), người kế nghiệp ngai vàng của vua Đavít, được Chúa ban cho sự khôn ngoan lạ thường, và được đặc ân xây dựng một đền thờ lộng lẫy cho Đức Chúa Trời. Một lần nữa, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Bátsêba trở thành vợ của Đavít, và cùng với con là Salômôn được dự phần làm tổ tiên của Đấng Mê-si.

1. Ta-ma là kẻ đáng bị loại bỏ đầu tiên. Là một trong những con dâu của Giu-đa, cô đã được nổi tiếng trong Sáng thế ký 38 vì đời sống lừa dối, mại dâm, và loạn luân. Từ sự liên hệ bất hợp chính đó cô đã sinh ra hai con trai sinh đôi, Parê và Xêra, và do đó Giu-da, Tama và con trai Parê lại được nằm trong gia phổ Chúa Cứu thế. Ân sủng của Chúa đã đổ ra trên cả ba người không xứng đáng nầy, trong đó có Tama là một người dân ngoại, một dâm phụ và một người lừa đảo.

Chúng ta là những ngưởi tội lỗi đáng hư mất đời đời... Nhưng lại được chọn vào dòng dõi Thánh. Như trong những trường hợp tôi đã viết theo lịch sử Vua Chúa Việt Nam... Vì những lý do đặc biệt, có thể một gia tộc phải chịu đau khổ đến ba thế hệ như những gì chúng ta đã nghe :"Tru di tam tộc". Nhưng từ khi được đổi qua họ Nguyễn. Một con ngươi hoàn toàn tay đổi từ chổ chết qua sự sống... Rồi còn hưởng được nhiều bổng lộc của Nhà Vua.

2. Ra-háp là kẻ đáng bị loại bỏ thứ hai, cũng là một phụ nữ ngoại giáo, một người sống bằng nghề mại dâm. Nhưng Ra-háp đã đặt niềm tin của mình vào Đức Chúa Trời của Israel và chứng minh điều đó bằng cách bảo vệ hai người trinh thám mà Giô-suê đã gửi đến thám thính thành phố mình. Chúa đã thương xót cứu sống cô và gia đình cô khi thành Giêricô đã bị bao vây và tiêu diệt (Giô-suê 2: 1-21; 6: 22-25). Chúa đã cho cô được thuộc vào danh sách các tổ tông của Chúa Cứu thế. Cô đã được làm vợ của Sanh-môn và trở thành bà cố của vua Đavít.

Cũng một thể đó gia phả của Chúa Cứu Thế vẫn còn tiếp tục kêu gọi nhiều người bước vào qua sự xưng nhận Đấng Cứu Thế Giê su là Vua là Chúa cuộc đời mình. Tất cả chúng ta là những người được Ngài nhận làm con! Ngài không từ chối một tội nhân nào và luôn chào đón, chấp nhận tất cả những ai ăn năn tội và bằng lòng nhận Ngài làm Cứu Chúa làm chủ cuộc đời mình. Hãy đến với Chúa để được ghi danh vào gia phả vĩ đại của Đấng Cứu Thế! Và danh sách gia phả Chúa Giê Xu thuộc linh sẽ dành cho tất cả quý vị và các bạn. Bạn sẽ được sự sống đời đời qua dòng họ Jesus. Amen.

Ô-bết sinh Giê-se; 6 Giê-se sinh Vua Ða-vít. Ða-vít bởi vợ của U-ri-gia sinh Sa-lô-môn.

3. Rutơ, vợ của Bô-ô, người đáng bị loại bỏ thứ ba. Mặc dù cô là một nguời nữ Mô áp (ngoại bang), không có quyền kết hôn với một người thuộc dân được chọn. Nhưng ơn Chúa đã mang Rutơ vào một gia đình người Do thái, và thông qua Bô-ô, cô được vào dòng dõi hoàng tộc thánh. Cô đã trở thành bà nội của vua Đavít. 4. Bátsêba là kẻ đáng bị loại bỏ thứ tư. Cô bước vào danh sách gia phả của Chúa Cứu thế do việc ngoại tình với Đavít. Con trai được

90

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Kính mời quý đến một nhà thờ theo liên hệ phái với Tin Lành để có thể nhận đặc ân này.. HUỲNH VĂN LÃM Brisbane Úc Châu (Viết theo tài liệu 30/12/2016)


T

TƯỜNG VI

rong bài viết này chúng ta nhìn vào nền tảng chính của Kinh Thánh để luận giải những lẽ thật về hội thánh và cơn đại nạn. Hội thánh được hiểu cách khái quát là thân thể của Đấng Christ, Ngài là Đầu. Hội thánh tập hợp tất cả những người thuộc về Đức Chúa Trời trong mọi thời đại, là cộng đồng của những người tiếp nhận Chúa Giê-su Christ làm Cứu Chúa và kinh nghiệm sự tái sinh. Cơn đại nạn được hiểu là những hoạn nạn rất lớn, rất kinh hoàng sẽ xảy ra trên địa cầu trong tương lai trước khi Chúa Giê-su tái lâm một cách hiển nhiên. Cơn đại nạn được đề cập trong Đa-ni-ên 12:1, “Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ. Bấy giờ, trong vòng dân sự ngươi, kẻ nào được ghi trong quyển sách kia thì sẽ được cứu.” Quyển sách ở đây chính là Sách Sự sống. Những ai có tên trong sách này sẽ được giải cứu cách kỳ diệu ra khỏi cơn đại nạn. Trong Ma-thi-ơ 24:21-22, Chúa Giê-su phán: “Vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa. Nếu những ngày ấy không giảm bớt, thì chẳng có một người nào được cứu; song vì cớ các người được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm bớt.” Cả Đa-ni-ên và Chúa Giê-su đều đề cập đến cơn đại nạn sẽ đến trên thế giới. Sách Khải huyền cho chúng ta biết một số chi tiết sẽ xảy ra trong suốt thời gian đại nạn. Chương 6 bắt đầu với việc mở ra bảy ấn của sự phán xét. Cơn đại nạn tiếp diễn xuyên qua bảy tiếng kèn và bảy bát thạnh nộ của Đức Chúa Trời đổ ra trên đất. Chúng ta cần đọc cẩn thận từ chương 6 đến chương 19 của sách Khải huyền để thấy những sự kiện khủng khiếp xảy ra trong thời gian này.

Tuy nhiên cần phân biệt có hai loại hoạn nạn khác nhau được đề cập trong Kinh Thánh: – Cơn đại nạn được Chúa Giê-su và Đani-ên nói đến mà những chi tiết của nó được Giăng mô tả trong sách Khải huyền. – Những hoạn nạn mà Chúa Giê-su cảnh báo là sẽ đến với hội thánh trong suốt mọi thời đại. Chúa Giê-su phán với các môn đồ trong Giăng 16:33, “Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!” Hội thánh sẽ trải qua hoạn nạn trong thế gian. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là hội thánh sẽ phải đương đầu với hoạn nạn khởi phát từ thế gian và từ hệ thống kiểm soát thế gian của Satan. Những hoạn nạn loại này đã và đang xảy ra cho dân sự Chúa khắp nơi trên đất. Nhưng cơn đại nạn sẽ đến trên địa cầu khởi phát từ thiên đàng. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ đổ ra phán xét những kẻ tội lỗi trong suốt cơn đại nạn nầy. Khi ấn thứ 6 được mở ra trong Khải huyền 6:12-17 sứ đồ Giăng viết, “Tôi nhìn xem, khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, thì có một cơn động đất lớn; mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết. Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống. Trời bị dời đi như quyển sách cuốn tròn, và hết thảy các núi các đảo bị quăng ra khỏi chỗ mình; các vua ở trên đất, các quan lớn, các tướng quân, các kẻ giàu, các kẻ quyền thế, các kẻ tôi mọi, các người tự chủ đều ẩn mình trong hang hố cùng hòn đá lớn trên núi, chúng nói với núi và đá lớn rằng: Hãy rơi xuống chận trên chúng ta, đặng tránh khỏi mặt của Đấng ngự trên ngôi, và khỏi cơn giận của Chiên Con! Vì ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nổi?” ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

91


Khải huyền 11:18 cũng tuyên bố: “Cơn thạnh nộ của Ngài đã đến.” Như vậy sự hoạn nạn mà những con cái Chúa phải trải qua khởi phát từ Satan, kẻ đang lừa dối thế giới. Còn cơn đại nạn đổ xuống trên thế giới tội lỗi đến từ Đức Chúa Trời.1 Tại sao cơn đại nạn nầy xảy đến? Có những lý do chính sau đây: – Để thử thách những người sống trên đất. “Vì ngươi đã giữ lời nhịn nhục ta, ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách, là giờ sẽ đến trong khắp thế gian, đặng thử những người ở trên đất.” (Khải huyền 3:10). – Đức Chúa Trời trút cơn giận của Ngài trên những kẻ ác. “Một con trong bốn con sinh vật ban cho bảy vị thiên sứ bảy cái bát bằng vàng đựng đầy sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời, là Đấng hằng sống đời đời.” (Khải huyền 15:7) – Hủy diệt những kẻ đã hủy phá thế gian. “Các dân tộc vốn giận dữ, nhưng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến: Giờ đã tới, là giờ phán xét kẻ chết, thưởng cho tôi tớ Chúa là các đấng tiên tri, thưởng cho các thánh và các người kính sợ danh Chúa, thưởng cho kẻ nhỏ cùng kẻ lớn, và hủy phá những kẻ đã hủy phá thế gian.” (Khải huyền 11:18). Bất cứ ai rơi vào một trong những đối tượng nầy sẽ phải đi qua cơn đại nạn. Có một câu hỏi quan trọng ở đây: hội thánh của Đức Chúa Trời ở đâu khi cơn đại nạn xảy ra? Hội thánh không phải trải qua cơn đại nạn. Chúng ta hãy để Kinh Thánh chứng minh điều này. Chúng ta đọc lại một câu chuyện trong Sáng thế ký chương 18 và 19. Ở đây Đức Chúa Trời phán bảo cho Áp-ra-ham biết trước về sự phán xét sắp xảy đến cho các thành phố Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Áp-ra-ham phản ứng lại, ông đối nại với Chúa: “Chúa sẽ diệt người công bình luôn với người độc ác sao?” (Sáng. 18:23). Nếu trong thành phố có 50 người công bình thì sao? Đức Chúa Trời trả lời rằng nếu Ngài tìm thấy có 50 người công bình Ngài sẽ tha thứ cho cả thành phố đó. 92

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Chúng ta lưu ý là toàn bộ lập luận được Ápra-ham đưa ra được xây dựng trên nền tảng: Sẽ không công bằng cho Đức Chúa Trời khi Ngài đoán phạt người công bình chung với kẻ gian ác. Không có nơi nào trong Kinh Thánh chúng ta có thể tìm thấy sự định tội của Chúa đổ ra cho người công bình chung với kẻ gian ác. Khi các thiên sứ đến thành Sô-đôm, họ không thể tìm thấy mười người công bình mà Ápra-ham đã đề cập đến. Họ chỉ có thể giải cứu một người công bình là Lót ở đó. Chỉ khi nào Lót được đưa ra khỏi thành phố thì án phạt của Chúa mới trút xuống Sô-đôm. Các thiên sứ công bố lời này để giải cứu Lót trong Sáng thế ký 19:22, “Mau mau hãy lại ẩn đó, vì ta không làm chi được khi ngươi chưa vào đến nơi.” Họ đã không thể làm bất cứ điều gì cho đến khi Lót được an toàn. Trong Lu-ca 17 Chúa Giê-su cũng nói đến trường hợp của Lót. Chúa đã chỉ ra rằng ngay khi Lót ra khỏi Sô-đôm thì án phạt của Đức Chúa Trời đổ xuống thành phố. “Ngày Lót ra khỏi thành Sô-đôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy.” (Lu-ca 17:29). Khi viết thư tín thứ nhì, sứ đồ Phi-e-rơ nói rằng Sô-đôm và Gô-mô-rơ bị hủy diệt để làm gương cho người gian ác về sau. Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã giải cứu người công bình là Lót, là người đau khổ về cách sống tội lỗi của cư dân thành phố lúc bấy giờ. “Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia, (vì người công bình nầy ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ, bèn cảm biết đau xót trong lòng công bình mình), thì Chúa biết cứu chữa những người tin kính và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét.” (2 Phi-e-rơ 2:7-9). Sứ đồ Phao-lô viết trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9, “Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta.” Và ông cũng xác nhận lần nữa trong Rôma 5:9, “Chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào!”


Từ những phần Kinh Thánh trên đây, chúng ta được thuyết phục rằng hội thánh sẽ không phải trải qua cơn đại nạn.

chứng Kinh Thánh đưa ra trên đây đủ để loại bỏ những quan điểm sai trật. Vì vậy chúng ta cứ nắm chắc vào lời hứa của Đức Chúa Trời.

Bất kỳ một lý lẽ nào tìm cách chứng minh rằng hội thánh phải đi qua cơn đại nạn, hứng chịu sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời, phải giải thích điều nầy: Đức Chúa Trời có khi nào thay đổi đường lối của Ngài để trừng phạt người công bình chung với kẻ gian ác? Nếu Chúa thay đổi dường lối của Ngài thì có nghĩa là thuộc tính của Ngài đã thay đổi để đẩy tuyển dân đối mặt với cơn thạnh nộ. Tuy nhiên Đức Chúa Trời xác nhận rằng Ngài không thay đổi. “Ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi.” (Ma-la-chi 3:6) và “Đức Chúa Giê-su Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi.” (Hê-bơ-rơ 13:8)

Hội thánh không phải trải qua cơn đại nạn. Vậy thì khi cơn đại nạn diễn ra, hội thánh đang ở đâu? Có nhiều bằng chứng từ Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng hội thánh đã được cất lên trời, trước khi cơn đại nạn đổ xuống trên đất. Có thể bạn chưa được thuyết phục về điều này, nhưng tất cả chúng ta đều trông đợi sẽ được gặp Chúa Giê-su Christ vào một thời điểm bất ngờ theo như những gì được Kinh Thánh bày tỏ sau đây.

Một phép suy diễn thông thường được biết đến là tam đoạn luận. Một tam đoạn luận bao gồm: một tiền đề chính, một tiền đề thứ và một kết luận. Khi một tiền đề là phủ định và tiền đề kia là xác định, thì chỉ có một kết luận phủ định được theo sau. Ví dụ: Tiền đề chính là xác định: Các con chim đều có cánh. Tiền đề thứ là phủ định: Chó không có cánh. Vậy suy ra kết luận theo sau phải là phủ định: Chó không phải là chim. Tiền đề chính của chúng ta là phủ định: Hội thánh không được định sẵn cho cơn thịnh nộ. “Chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ.” (Rô-ma 5:9) và “Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9). Tiền đề thứ là xác định: Cơn đại nạn là sự thịnh nộ của Đức Chúa Trời. “Chúng nói với núi và đá lớn rằng: Hãy rơi xuống chận trên chúng ta, đặng tránh khỏi mặt của Đấng ngự trên ngôi, và khỏi cơn giận của Chiên Con! Vì ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nổi?” (Khải huyền 6:16-17). Vậy kết luận rút ra phải là phủ định: Hội thánh sẽ không trải qua cơn đại nạn. Bất kỳ một lý luận nào bất chấp phép suy diễn này, thì cũng giống như cố gắng chứng minh chó là chim. Không cần thiết phải có thêm những luận cứ để chứng minh rằng hội thánh sẽ không trải qua cơn đại nạn. Những bằng

Đối với những người thờ phượng Đức Chúa Trời, suy nghĩ về sự cất lên của hội thánh trong tương lai luôn đem lại niềm an ủi lớn. Và chúng ta cũng nên chia sẻ chủ đề này để khích lệ các tín hữu khác. Phao-lô viết, “chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:17-18). Giáo sư William Mounce giải thích, “sự cất lên diễn tả hành động của Đức Chúa Trời trong việc di chuyển cách kỳ diệu con người từ một vị trí đang hiện hữu đến một nơi khác.”3 Sự cất lên cũng được hiểu là Chúa Giê-su tái lâm một cách ẩn nhiên trong khoảng không trung, và chỉ những người thuộc về Chúa sẽ được di chuyển và biến hóa một cách kỳ diệu ra khỏi trái đất để hội hiệp cùng Ngài. Đây là một sự kiện quan trọng đầy phước hạnh trong tương lai dành cho hội thánh. Khi mô tả về người nữ tài đức nhìn về tương lai, Salô-môn viết trong Châm ngôn 31:25, “Nàng mỉm cười trước các ngày tháng tương lai.” (theo bản dịch mới) 2. Và chúng ta cũng vậy – hãy mỉm cười trước các ngày tháng tương lai, vì biết rằng chúng ta sẽ được gặp Chúa trong vinh hiển. Chúng ta hiểu rằng sự cất lên có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Cùng với sứ đồ Phao-lô, Cơ đốc nhân trông mong “sự xuất hiện vinh hiển của Ðức Chúa Trời vĩ đại và Ðấng Giải ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

93


Cứu chúng ta, là Ðức Chúa Giê-su Christ.” (Tít 2:13). Sự cất lên là một sự kiện đầy vinh diệu có một không hai – đó là ngày mà chúng ta được vinh hóa và thực sự trở về nhà! Thời điểm Chúa đến một cách ẩn nhiên (sự cất lên) không được nói trước cho bất kỳ ai. Vì thế, chúng ta hãy cứ tiếp tục phục sự Đức Chúa Trời cho tới ngày tiếng kèn hiệu lệnh của Đức Chúa Trời (trump of God) (1 Têsa-lô-ni-ca 4:16) gọi chúng ta đến gặp Ngài giữa những đám mây. Trong bản Kinh Thánh Tiếng Anh KJV, 1Thessalonians 4:16, được viết là: For the Lord himself shall descend from heaven with a shout, with the voice of the archangel, and with the trump of God: and the dead in Christ shall rise first. Bản Tiếng Việt dịch là: “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết.” Trong ngụ ngôn về sự kiện Chúa sẽ trở lại, Chúa Giê-su dạy: “Có một vị thế tử đi phương xa, đặng chịu phong chức làm vua rồi trở về; bèn gọi mười người trong đám đầy tớ mình, giao cho mười nén bạc, và dạy rằng: Hãy dùng bạc nầy sanh lợi cho đến khi ta trở về.” (Lu-ca 19:12-13). Là Cơ đốc nhân, chúng ta có trách nhiệm làm lợi ra các nén bạc (các ân tứ) mà Chúa đã giao. Sự tái lâm của Đấng Christ trở thành động lực lớn cho chúng ta làm việc, chứ không phải là lý do để chúng ta dừng lại mọi công tác và chỉ 94

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

biết trông đợi. Phao-lô viết trong 1 Cô-rinhtô 15:58, “hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn” sau khi ông nói về sự biến hóa và thắng trận sau cùng của hội thánh. Vị sứ đồ cũng dẫn chúng ta đến kết luận về thái độ của Cơ đốc nhân trong khi chờ đợi Chúa trở lại: “Vậy, chúng ta chớ ngủ như kẻ khác, nhưng phải tỉnh thức và dè giữ.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:6). Dừng lại hay từ bỏ các mục vụ không bao giờ là ý định của Chúa Giê-su dành cho chúng ta. Thay vào đó, chúng ta hãy làm việc trong khi còn là ban ngày, vì “tối lại, thì không ai làm việc được.” (Giăng 9:4). Tâm thái của chúng ta phải là tiếp tục nắm bắt các cơ hội để rao giảng tin lành về nước Đức Chúa Trời trong thì hiện tại, vì có thể ngày mai không còn cơ hội nữa. Sự trở lại ẩn nhiên của Chúa trên không trung (sự cất lên) sẽ xảy ra rất nhanh chóng – chúng ta không cần phải chờ đợi thêm các dấu hiệu khác nữa. Hãy sống phục vụ Chúa như thể hôm nay là ngày cuối cùng của chúng ta. Mỗi ngày mới đến là một món quà Chúa dành cho và chúng ta sử dụng nó để thi hành mọi mục vụ mở mang nước của Đức Chúa Trời TƯỜNG VI biên soạn Các tài liệu tham khảo: 1. Chuck Smith. The tribulation and the church. 2. https://gotquestions.org 3. William Mounce, “Snatch,” in W.D. Mounce. Mounce’s Complete Dictionary of Old and New Testament Words.


THANH HỮU

Cảm nhận Giáng Sinh Một Con Trẻ được sinh cho chúng ta, tức là một con trai được ban cho chúng ta; Quyền cai trị sẽ đặt trên vai Ngài. Danh Ngài là: “Đấng Kỳ Diệu, Đấng Cố Vấn, Đức Chúa Trời Quyền Năng, Cha Đời Đời, Chúa Bình An.” (Ê-sai 9:5) Giáng sinh thế giới nghĩ gì, Phải chăng chỉ có lễ nghi nhà thờ? Chuẩn bị quà cáp trẻ thơ, Tiệc tùng ca hát, nhạc mơ thiên thần? Giáng sinh trông đợi hồng ân, Một nguồn phước hạnh tuyệt trần Chúa ban. Quí hơn báu vật trần gian, Giá trị cõi thế, thiên đàng đời sau. Giáng sinh, kế hoạch nhiệm mầu, 1 Thiên Chúa giáng hạ khởi đầu kỷ nguyên. Tình yêu chiến thắng tội khiên, Đem nguồn phước hạnh thượng thiên cho người. Giáng sinh tìm Chúa ai ơi, Trong Ngài là cả Ngôi Lời càn khôn. 2 Là Đấng cứu rỗi linh hồn. Đường đi, chân lý, sống còn đời ta. 3 Giáng sinh tìm lại trời hoa, Thiên thần ca hát người ta vui mừng, 4 Giáng sinh vũ trụ phục hưng, Sao trời nhảy múa vang lừng trời đông. 5 Giáng sinh mời Chúa vào lòng, Tôn thờ cảm tạ cầu mong linh quyền. Năng lực sức mới thượng thiên, Như sông tràn chảy khắp miền xanh tươi. 6 Giáng sinh loan báo cho người, Ai ơi tin nhận Con Trời cứu ân. Vượt qua đau khổ trầm luân, Bước vào vinh hiển lãnh phần vĩnh sinh. 7 THANH HỮU Tháng 12 năm 2020 1. Rô-ma 16:25 - 2. Giăng 1:1-4 - 3. Giăng 14:6 - 4. Lu-ca 2: 13 - 5. Ma-thi-ơ 2: 2, 9 - 6. Giăng 7:38 - 7. Giăng 6:40

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

95


MUÏC SÖ ÔI? KIM ĐỨC HỎI: ĐÁP: Trong Kinh Thánh có hai định nghĩa về đức tin: - Định nghĩa thứ nhứt: “Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” [Hê-bơ-rơ 11:1a].

- Định nghĩa thứ hai: “Đức tin…là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”. [Hê-bơ-rơ 11:1b]. Hai định nghĩa trên đây, để cho cụ thể, chúng ta có thể so sánh sự sống bằng đức tin của loài người, với sự sống bằng bản năng của loài thú, là hai loài đã được Thiên Chúa dựng nên khác nhau, để sống hai đời sống hoàn toàn khác nhau, một loài sống bằng đức tin, một loài sống bằng bản năng. Nói chung, loài người, tự bản chất, sống bằng đức tin, trong lúc loài thú, tự bản chất, sống bằng bản năng. Đây cũng chính là một trong những khác biệt căn bản giữa loài người và loài thú, về nguồn gốc, tập tính, sinh hoạt, cũng như số phận (destination) tương lai. Do sự khác biệt nầy mà loài người xây dựng các nền văn minh, trong lúc loài thú trải hàng ngàn năm cũng chỉ sống y như vậy. Các động tác do đức tin thường kém chính xác so với các động tác của bản năng, nhưng cái trước thì sẽ đem đến thay đổi và tiến bộ, còn cái sau thì không. Con ong, con chim dồn dột, sau mấy ngàn năm vẫn xây cùng một kiểu tổ, nhưng con người thì xây nên lâu đài. Bây giờ, trước hết, chúng ta suy nghĩ đến định nghĩa thứ nhứt: “Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” [Hê-bơ-rơ 11:1a]. Trong sự du hành ngày nay, hành khách trên tàu không chỉ là người, mà đôi khi còn có cả các loại thú cưng cùng đi. Nhưng trong hai loại hành khách, chỉ có con người mới du hành bằng đức tin, chớ loài thú thì không. Vì chỉ có con người mới hành 96

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

động vì “sự biết chắc vững vàng” về “những điều điều mình đang trông mong” là: nơi mình sẽ đến, người sẽ đón tiếp mình, người mình sẽ tiếp xúc, công việc mình sẽ thực hiện, tiền bạc mình sẽ tiêu dùng, ngày mình sẽ trở về, thành quả mình hy vọng đạt được…Chớ các con thú kia thì chẳng những không “trông mong”, mà cũng chẳng hề “biết chắc vững vàng” gì về bất cứ một điều gì vừa kể. Đối với các loài thú thì chỉ có bản năng yêu mến người nuôi, trung thành, và vâng phục người nuôi mà ra đi, chớ chẳng hiểu biết hay toan tính gì về tương lai hết cả. Và bây giờ chúng ta suy nghĩ đến định nghĩa thứ hai: “Đức tin …là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy” [Hê-bơ-rơ 11:1b]: Thật vậy, chỉ có loài người mới có khả năng lập luận, quyết định, và hành động dựa trên “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, tức là những điều mà năm giác quan: thính, thị, xúc, vị, khứu, của mình “chẳng xem thấy”, tức là chẳng được tiếp xúc trực tiếp. Những điều “chẳng xem thấy” đó trước hết là những điều thuộc về tương lai, là những điều vì chưa xảy ra, nên không thể “thấy” được, mà chỉ có thể tin. Sau nữa, những điều “chẳng xem thấy” đó còn bao gồm cả những đều thuộc về thế giới vô hình như: Đức Chúa Trời, linh hồn, thiên sứ, quỉ sứ, thiên đàng, địa ngục,… vv. Cũng chính vì điều đó mà chỉ loài người mới có sự tín ngưỡng, chớ loài thú thì không. Ai sống ở miền quê thì hằng ngày có thể chứng kiến cảnh gia súc kêu réo hay phá chuồng đòi ăn, chớ chẳng bao giờ, trông thấy được dù chỉ một lần, đám gia súc tội nghiệp nầy biểu tình đòi tự do tín ngưỡng. Đức tin được tỏ ra bằng hành động do “sự biết chắc vững vàng”, tức là sự biết trước, và tin chắc về những gì sẽ xảy ra. Loài người ta, do bản chất, không thể hành động nếu không “biết” rằng hành động của mình sẽ đem lại một kết quả mà mình biết trước hay lợi lộc mà mình thấy trước nào đó. Mà hành động bởi sự “biết chắc vững vàng của những


điều mình đang trông mong”, đó chính là đức tin, theo định nghĩa về Đức tin của Kinh Thánh. Cố nhiên con người cũng có khi hành động theo bản năng, ví dụ như khi có vật gì bay tới mắt thì ta liền nhắm mắt lại, nhưng phần lớn các hành động của con người đều là do đức tin, nhứt là các hành động có ý thức, có suy tính trước. *** Như đã vừa nói ở trên, trong phần lớn cuộc sinh hoạt của mình, loài người đều hành động bằng đức tin: Người nông phu bởi có đức tin, tức là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” và “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, lúc bấy giờ, là mùa gặt mấy tháng sau, mà bấy giờ người ấy chưa tận mắt chứng kiến, nên mới, thay vì lấy hạt giống ra rang ăn, lại đem chúng ra gieo, rồi ra công chăm sóc, dầm mưa dãi nắng, cực nhọc suốt mấy tháng trường nơi đồng ruộng. Người ngư phủ bởi có đức tin, tức là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” và “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, lúc bấy giờ, là một mẻ lớn những con cá con tôm từ dưới nước sâu, mà bấy giờ người ấy chưa tận mắt chứng kiến, nên thay vì ở nhà với vợ con, đã dong thuyền ra khơi, cực nhọc trên biển hàng tuần, hằng tháng, chịu nhiều sóng to gió dữ. Người lữ hành bởi có đức tin, tức là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” và “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, lúc bấy giờ, là đến được nơi mình sẽ đến, mà bấy giờ người ấy chưa tiếp cận, được ăn những món ngon nơi các hiệu ăn danh tiếng, mà bấy giờ người ấy chưa nghe mùi, nên chẳng những bỏ tiền ra mua vé, vội vàng bước lên tàu, mà có khi còn nhịn cả bữa cơm tàu, để dành bụng cho món ngon sắp tới. Người sinh viên bởi có đức tin, tức là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” và “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, lúc bấy giờ, là bằng cấp Đại học, mà bấy giờ người ấy chưa “tận mục sở thị”, nên thay vì đi chơi đây đó, đã chịu khổ thức khuya dậy sớm đến trường, chịu mọi kỷ luật, học hành chăm chỉ… Người tín đồ Đấng Christ bởi có đức tin, tức là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang

trông mong” và “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, lúc bấy giờ, là Thiên Đàng vinh hiển, và Phước Hạnh đời đời bên Cứu Chúa, mà từ bỏ thế gian, (để cho Chúa) đóng định bản ngã, sống thiện làm lành, sốt sắng truyền giáo, rộng rãi dâng hiến, tận tụy phục vụ (Chúa và Hội Thánh), vui vẻ cậy trông, nhịn nhục chịu nạn, bền lòng cầu nguyện… Nói chung lại thì hầu hết mọi hành động của mỗi người chúng ta, dầu lớn dầu nhỏ, đều là bởi đức tin. Dầu đó là việc nấu một nồi cơm, chiên một quả trứng, pha một tách trà, ăn một miếng bánh, uống một viên thuốc, cho đến việc xách giỏ đi chợ, lái xe ra đường, mua một món đồ, lấy một chuyến bay, gọi một cú điện thoại, thay thảy đều là bởi đức tin, bởi vì mọi hành động đó đều được thúc đẩy và thực hiện do “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” và “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, lúc bấy giờ, là kết quả sau đó, lợi lộc sau đó, của các việc mình làm. Vợ chồng tôi, cả hai đều chưa từng bao giờ thấy một con vi trùng, cũng chưa bao giờ tận mắt chứng kiến việc thuốc sát trùng giết chúng mãnh liệt như thế nào, nhưng bởi đức tin, tức là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” và “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, nên, nhứt là vợ tôi, đã rất thường dùng giấy sát trùng, và chai khử trùng “Hand Sanitizer” để lau tay. Bản thân tôi, dầu chưa từng thấy bộ máy tiêu hóa của mình, nhứt là không hề thấy được và cũng không hề cảm thấy được đạo công nhân đông hàng triệu “mao trạng ruột” vẫn ngày đêm mẫn cán lao động chuyển tải chất bổ từ thức ăn vào trong máu ra sao, nhưng bởi đức tin, cứ ăn uống mỗi ngày ba bữa bởi vì “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong” và “bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”, là sự hoạt động hiệu quả và trung thành của các cơ quan chức năng của bộ máy ấy, khiến các thức ăn tôi ăn vào sẽ biến nên da, nên thịt, nên mỡ, nên máu, nên xương, nên gân, nên tóc, nên răng, nên năng lực hoạt động của tôi. Sự thật là không có đức tin thì phần lớn các hoạt động của loài người sẽ chấm dứt, cuộc sống sẽ ngưng lại, xã hội loài người sẽ lập tức xáo trộn và bị sụp đổ KIM ĐỨC ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

97


MẸ ƠI, CON XIN HỎI

LÊ MINH THẢO Con ơi! Có, Chúa Giê-su có bốn em trai và một vài em gái. Chúa Giê-su lớn lên tại làng Na-xa-rét, sau đó Ngài đi dạy dỗ khắp Y-sơ-ra-ên. Khi Chúa Giê-su trở về Na-xa-rét, người ta nói rằng, “Mẹ người có phải là Ma-ri, và anh em người là Gia-cơ, Giô-sép, Simôn, và Giu-đe chăng? Chị em người đều ở giữa chúng ta chăng? Bởi đâu mà người được mọi điều ấy như vậy” (Ma-thi-ơ 13:55-56). Câu này cho chúng ta biết tên bốn em trai của Chúa, nhưng tên các em gái thì chúng ta không biết. Có thể có từ hai người trở lên, vì Kinh Thánh nói “chị em người,” tức là số nhiều. Một số Cơ đốc nhân tin rằng Ma-ri không có con cái khác ngoài Chúa Giê-su. Họ nghĩ Giô-sép đã lập gia đình trước đấy và ông có một số con riêng với vợ trước. Sau khi vợ trước qua đời thì ông mới tái hôn. Vợ mới của Giô-sép là Ma-ri, chỉ có một con là Chúa Giê-su. Có đúng vậy hay không? Chúng ta không biết. Nhưng chúng ta biết rằng Chúa Giê-su là “con trai đầu lòng” của Ma-ri (Ma-thi-ơ 1:25). Câu này ngụ ý rằng Chúa Giê-su là con trưởng nam, và Ngài có em trai hoặc gái. Chúa Giê-su có gặp một số vấn đề với gia đình. Đầu tiên, anh em Ngài không tin rằng Đức Chúa Trời đã sai Ngài đến để cứu nhân loại. Có một lần, người xứ Giu-đê muốn giết Ngài. Nhưng các anh em Ngài lại nói xỏ xiên: “Hãy đi khỏi đây, và qua xứ Giu-đê … khi nào người ta muốn tỏ mình ra, thì không ai làm kín giấu việc gì” (Giăng 7:3-4). Lần khác, Chúa Giê-su vào trong một nhà để ăn uống và có đám đông lớn bao quanh Ngài. Họ chen lấn đến nỗi Ngài không ăn được, và Ngài bắt đầu giảng dạy. Gia đình của Ngài nghe người ta nói “Ngài đã mất trí khôn” nên họ muốn ép, đưa Ngài trở về nhà ở Na-xa-rét. 98

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Đám đông nói với Ngài, “Mẹ và anh em thầy ở ngoài kia, đương tìm thầy.” Chúa Giê-su đáp, “Ai là mẹ ta? Ai là anh em ta?” Sau đó Chúa phán, “Kìa là mẹ ta và anh em ta! Ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, ấy là anh em, chị em, và mẹ của ta vậy” (Mác 3:21 – 35). Dĩ nhiên, Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn, và Giu-đe vẫn là anh em của Chúa. Chúa Giê-su muốn nói rằng chính chúng ta cũng là anh chị em của Ngài. Con ơi! Con có cố gắng đến gần Chúa Giê-su để nghe các câu chuyện của Ngài không? Con có làm theo những gì Chúa bảo con làm không? Thế thì con cũng là anh chị em với Chúa Giê-su đó


MẸ ƠI, CON XIN HỎI

LÊ MINH THẢO Con ơi!

sự sống đời đời cho những ai được Ngài chạm đến. Trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời có Đức Chúa Cha, Khi Ngài bước vào lòng ai thì Ngài khiến cho tâm Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Nên Cơ đốc linh hư mất đó được sống lại. Bởi Ngài là thánh, nhân thường gọi Đức Thánh Linh là “Ngôi Thứ Ba nên bất cứ khi nào Ngài bước vào tấm lòng con người, thì Ngài khiến họ trở nên thánh. trong Ba Ngôi.”

Đức Thánh Linh ban cho con người ân tứ Thánh Linh và năng lực. Kinh Thánh chép “Vả, người này nhờ Đức Thánh Linh được lời nói khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng được lời nói có tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh, cho người này được đức tin, cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, “Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến cho kẻ kia được ơn chữa bệnh tật; người thì được trên ngươi, và quyền phép Đấng Chí Cao sẽ che làm phép lạ, kẻ thì được nói tiên tri; người thì được phủ ngươi dưới bóng mình” (Lu-ca 1:35). phân biệt các thần.… Mọi điều đó đều là công việc “Đức Chúa Giê-su được quyền phép Đức Thánh của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi” (1 Cô-rinhLinh, trở về xứ Ga-li-lê” (Luca 4:14). tô 12:8-11). Nhiều người quên rằng Đức Thánh Linh là một Thân Vị thật. Họ thường nghĩ về Ngài như một “năng lực.” Họ tưởng Ngài là nguồn năng lượng Chúa Giê-su sử dụng. Điều này là không đúng vì Kinh Thánh có chép:

Các câu này không nói rằng Đức Thánh Linh là Con ơi! kiểu năng lượng như điện. Khi Kinh Thánh nói Bây giờ con có thể giải thích với người khác Đức “quyền phép Đức Thánh Linh,” nghĩa là Đức Thánh Linh là ai không? Thánh Linh có quyền phép, quyền phép của Đức Chúa Trời. Và Đức Thánh Linh ban quyền phép đó cho Đức Chúa Giê-su. Đức Chúa Cha cũng có quyền năng như vậy, quyền năng sáng tạo cả vũ trụ. Đây là những câu Kinh Thánh cho chúng ta biết Chúa Thánh Linh là một Thân Vị: - Đức Thánh Linh yêu con người (Rô-ma 15:30); - Đức Thánh Linh buồn khi tín hữu không vâng lời (Ê-phê-sô 4:30);

- Đôi khi Ngài bị xúc phạm (Hê-bơ-rơ 10:29); - Con người nói dối Ngài (Công vụ 5:3-4,9); - Ngài có suy nghĩ (Rô-ma 8:27). Đức Thánh Linh khiến cho con người được tái sinh. Người ta được “sanh bởi Đức Thánh Linh” (Giăng 3:8) khi Ngài đến trên đời sống họ. Đức Thánh Linh có năng lực và sự sống đầy tràn nên Ngài ban

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

99


NGUYÊN J.

T

uổi thơ là khoảng thời gian đẹp nhất trong đời của mỗi chúng ta, sống hồn nhiên, ngây thơ, vui tươi không lo lắng suy nghĩ về cuộc sống và ấp ủ nhiều mơ ước về tương lai. Nhưng cuộc sống không như con người mong muốn, luôn đưa con người vào những ngã rẽ khác của cuộc đời. Rồi tôi lớn lên và bước vào đời với những tất bật, lo toan: cơm áo, gạo tiền, trách nhiệm với gia đình và con cái khiến cho tâm hồn tôi đóng cửa, quên lãng đi những ước mơ cháy bỏng ngày thơ bé của mình.Vào một ngày mùa Hạ cuối tuần, khi những cơn mưa đang xoa dịu đi cái nóng, mang đến sự mát mẻ cho con người lẫn cây cối thiên nhiên do Đức Chúa Trời dựng nên thưở ban đầu, tôi rảnh rỗi nên tranh thủ dọn dẹp lại căn phòng cũ của mình, tình cờ xem lại những tấm hình thuở bé và nhìn mưa rơi bên ngoài hiên cửa sổ khiến bao kỷ niệm tuổi thơ ùa về trong ký ức tôi, cùng với những ước mơ hoài bão mà tưởng chừng như đã quên lãng bây giờ lại trỗi dậy và thúc giục tôi mạnh mẽ hơn bao thể xua tan đi được sự u buồn của một vùng giờ hết. quê nghèo. Phương tiện di chuyển của quê Quê tôi ở tại Hồng Ngự, là một thị trấn nhỏ tôi thời ấy chủ yếu là xe đạp, nhà nào giàu thuộc tỉnh Đồng Tháp ngày trước. Lúc xưa có dư giả thì sắm được xe cúp 50, xe Win, quê tôi nghèo lắm, cuộc sống khốn khó nên xe 67. chuyện học hành đến nơi đến chốn là một Vào mùa nước nổi cả cái xã tôi ở chìm trong điều xa vời, điều kiện, cơ sở vật chất cũng dòng nước, phương tiện di chuyển của chúng như cuộc sống khó khăn thiếu thốn không tôi lúc này là những chiếc cầu khỉ được bắt cho phép để chúng tôi được học hành tử tế. nối tiếp nhau hết cả vùng. Nhà cửa của mọi Trường học chỉ là những cái phòng được người cũng bị ngập tới mắt cá chân hoặc đầu dựng tạm bợ ngoài trời và những cái cây gỗ gối nên phải kê những chiếc giường cao lên cũ được tận dụng đóng lại làm bàn ghế cho để ngủ và kê những tấm ván lót cao trong chúng tôi học tạm. Vào thời ấy ai mà học nhà để đi qua lại. Những cánh đồng cũng đến lớp chín là đã giỏi lắm rồi và có thể đi chìm trong biển nước mênh mông. Chiều làm việc cho Ủy Ban nhà nước hoặc có thể chiều tôi cùng lũ trẻ con trong xóm thường đi dạy học lại. Khi đêm xuống cả vùng quê bơi trên những chiếc xuồng ba lá và những tôi chìm trong sự tĩnh mịch của màn đêm với chiếc bè kết lại từ những cây chuối bơi dọc tiếng kêu của ếch nhái và côn trùng ríu rít theo cánh đồng để hái bông súng và những nhịp nhàng vang lên. Những ngọn đèn dầu hàng bông điên điển đang trổ chín vàng leo lét và ánh sáng mờ nhạt của những bóng chạy dọc xuyên suốt cánh đồng nước. Nhà đèn phát sáng bằng bình ắc quy sạc không tôi thuộc dạng nghèo khó đông anh chị em, 100

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


ba tôi đi lính cho miền Nam Cộng Hoà. Sau sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, vì sự an toàn cho gia đình nên cả nhà tôi quyết định đốt hết giấy tờ. Rồi lần lượt nhiều biến cố xảy đến với gia đình tôi buộc gia đình tôi phải chia rẽ hai ngã. Mẹ tôi cùng mười một người trong gia đình phải đi kinh tế mới, còn ba thì đi cải tạo biệt tăm mãi cho đến về sau mới được về toàn tụ với gia đình được thời gian rất ngắn rồi mất, nhà cửa tài sản của gia đình chúng tôi bị chính quyền tịch thu. Mẹ tôi phải gồng gánh gia đình và làm nhiều công việc để nuôi tất cả anh chị em tôi. Ý thức được sự khó khăn của nhà mình, anh chị em tôi cũng làm những công việc mà có thể phụ giúp gia đình như là cặm câu, đặt lờ, đặt lọp vào ban đêm để kiếm thêm mớ cá đem bán đặng phụ giúp mẹ tôi. Ước mơ cháy bỏng nhất của tôi lúc ấy là được đến trường đi học như bao đứa trẻ khác nhưng gia cảnh nhà tôi nghèo khó quá, bữa đói bữa no thì lấy tiền đâu đi học, cộng với việc ba tôi đi lính cho Việt Nam Cộng hoà nên chính quyền thời đó không có thiện cảm với gia đình tôi và không tạo điều kiện cho phép anh chị em tôi được đi học như những đứa trẻ khác. Hàng ngày nhìn những đứa trẻ trong xóm mặc quần xanh, áo trắng tung tăng cắp sách tới trường mà lòng tôi nặng trĩu nỗi buồn và sự mặc cảm tủi thân luôn đeo bám lấy tôi. Rảnh rỗi tôi thường đi đến trường và nép vào một góc bên ngoài cửa lớp để nhìn bọn trẻ học và tập đánh vần theo lời dạy của cô giáo. Vào giờ ra chơi tôi ùa theo chơi với đám trẻ con và nhờ chúng dạy cho tôi học. Vì cuộc sống thời đó đất nước vừa kết thúc chiến tranh không được bao lâu, kinh tế đóng cửa, cả nước sống theo chế độ bao cấp nên đời sống người dân rất vất vả và đa số nhiều người bất mãn với chế độ của chính quyền nên ồ ạt kéo nhau vượt biên qua xứ người với hi vọng tìm được cuộc sống mới tốt đẹp hơn, trong đó có cả gia đình tôi. Gia đình tôi đã ba lần cố gắng vượt biên nhưng đều thất bại và bị bắt đi cải tạo trên Ủy Ban hàng tháng trời. Rồi đến năm 1985 gia đình

tôi được chính quyền làm hồ sơ đi theo diện con lai vì một trong số anh em tôi có một người là con lai. Nhưng vì gia đình tôi không có tiền làm hồ sơ nên hồ sơ của chúng tôi bị hoãn lại đến năm 1990 hồ sơ mới được giải quyết. Rồi sau đó gia đình tôi chính thức được đi Mỹ nhưng chỉ có mẹ, người anh trai của tôi và tôi đi Mỹ, những anh chị em còn lại vì sợ cuộc sống lạ lẫm nơi xứ người nên quyết định ở lại Việt Nam. Ba mẹ con tôi không thể đến Mỹ ngay lập tức mà phải tạm thời sống tị nạn tại circles một trăm năm mươi năm (155) vùng hai (2) số nhà (202) thuộc đảo Batan của Philipines để học tiếng Anh và học dù cuộc sống tại đảo rất khó khăn và thiếu thốn nhưng bù lại mọi người đều ý thức được mình là những người vì cuộc sống nên phải tha hương, do vậy chúng tôi rất yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Trong thời gian tôi tị đang tị nạn tại đó thì bất chợt ngọn núi lửa Luzon lại hoạt động trở lại, những làn gió nóng, tro bụi núi lửa tràn ngập, dung nham tan chảy kéo dài đến tận hơn nửa tháng và toàn bộ mọi người chúng tôi hoàn toàn không có điện, nước để sinh hoạt. Thực phẩm cũng cạn dần và chúng tôi không còn gì để ăn nên vô cùng đói khổ. Lúc đó tôi nghĩ có lẽ chết là cái chắc và mình sẽ phải kết thúc cuộc đời ở đây rồi. Con số những người bị thiệt mạng lên đến hơn 800 người, tôi nghe nói rằng đây là vụ phun trào núi lửa trên đất liền lớn thứ hai của thế kỷ 20. Nhớ lại tôi phải cảm tạ Chúa vì đã cho gia đình tôi được sống xót và vượt qua kiếp nạn đó. Và cũng trong thời gian sống trên đảo tôi quen được ba người bạn thân rất tốt với tôi đó là Hồng, Ánh và Sơn, họ thường chia sẻ thức ăn cho tôi và kể những dự định, mơ ước tương lai của họ khi đến Mỹ cho tôi nghe. Rồi Hồng, Ánh và Sơn được đón đi Mỹ cùng lúc với nhau, trước khi chia tay bốn chúng tôi bịn rịn vô cùng hứa hẹn sẽ gửi thư và giữ liên lạc với nhau. Ngày tiễn họ đi lòng tôi buồn vô hạn. Như lời đã hứa khi đến Mỹ, Ánh đã ngay lập tức gửi thư cho tôi kèm theo tờ 5 đô-la, cầm lá ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

101


thư trên tay lòng tôi mừng khôn xiết và tôi đã bật khóc vì xúc động. Không chỉ riêng tôi mà ngày ấy trên đảo hễ ai nhận được thư từ hay tin nhắn từ người thân, bạn bè thì cũng mừng vui lắm. Nhưng rồi có lẽ vì cuộc sống mới nơi xứ Mỹ đầy bỡ ngỡ và phải di chuyển nhiều nơi nên tôi không còn nhận được lá thư nào từ Hồng, Ánh và Sơn nữa. Một năm sau đó gia đình tôi cũng được đón đến Mỹ. Chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với nhau nhưng những kỷ niệm ngắn ngủi về tình bạn sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời. Đến Mỹ, gia đình tôi sống trong một ngôi nhà ở gần Nhà thờ Công giáo, vào Chúa Nhật tôi thường đến đó nhìn người ta đi lễ. Khi còn ở Việt nam gia đình ba mẹ tôi đã theo đạo Thiên Chúa nhưng vì điều kiện sống khó khăn, sống xa nhà thờ nên không thể đi thờ phượng Chúa được, và lúc đó tôi còn nhỏ quá cũng chẳng biết gì về Chúa. Nhà tôi ở Việt Nam gần một ngôi Chùa và tôi thường vào Chùa chơi không hiểu sao thời gian đó tôi lại thích sau này được đi tu và trở thành nhà sư. Khi còn ở bên đảo tôi đã được nghe các nhà truyền giáo giảng về Chúa tôi cũng hào hứng nghe nhưng vì lúc đó cuộc sống chật vật khó khăn tôi cũng không có điều kiện để tìm hiểu kỹ. Và sau đó gia đình tôi lại chuyển nhà đến nơi khác và lần này gia đình tôi lại được sống trong một căn nhà gần nhà thờ Tin lành. Tôi nghĩ là Chúa có chương trình cho tôi mà lúc đó tôi không hiểu. Khi có thời gian rảnh rỗi tôi thường đi đến nhà thờ để sinh hoạt và tìm hiểu về Chúa. Càng tìm hiểu về Chúa tôi càng thích thú và phấn khởi vì tôi biết tôi đã tìm thấy Chúa là Chân Lý của cuộc đời tôi. Rồ tôi ngẫm nghĩ lại những chuyện đã qua tôi cảm thấy dường như Đức Chúa Trời đã an bài sắp đặt sẵn cho tôi và tôi biết tình yêu của Chúa là nơi tôi thuộc về, từ đây tôi bắt đầu tin nhận Chúa và quyết định theo đạo Tin Lành rồi được làm lễ báp têm vào năm 1999, do Mục sư Võ Quang Hân quản nhiệm. Cuộc sống ở Mỹ lúc đầu không hề dễ dàng vì mọi thứ quá lạ lẫm và mới mẻ. Tôi phải vừa đi học ở trường, vừa học nghề để lo cho cuộc sống. 102

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Trong quá trình đi học có một mơ ước khác của tôi lại nảy nở đó là trở thành nhà văn. Nhưng cuộc sống đôi khi lại vùi dập mơ ước của con người và đâu dễ dàng để con người đạt đến ước mơ của họ. Cuộc sống trớ trêu và dòng đời cứ xô đẩy để tôi trở thành một võ sư. Vì cuộc sống nên Gia đình tôi phải chuyển đi chuyển lại nhiều nơi và ngoài công việc võ sư tôi cũng làm thêm nhiều nghề để mưu sinh. Rồi sau đó tôi lập gia đình, ba đứa con nhỏ của tôi lần lượt ra đời, tôi phải bận rộn để lo cho cuộc sống. Nhưng cảm tạ ơn Chúa, bù lại ba đứa con của tôi đều ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập. Khi tình cờ nhìn lại những tấm hình kỷ niệm và những mơ ước thuở nào vẫy gọi, tôi nhận thấy rằng cuộc đời của mình bây giờ đã phần nào ổn định và đây là lúc Chúa giúp tôi thực hiện những mơ ước của mình. Tôi quyết định vừa đi làm và vừa đi học tiếp. Tôi nghĩ rằng bây giờ mình không thể trở thành một thầy giáo để dạy chữ nghĩa cho các em nhỏ thì mình sẽ trở thành một người dạy đạo để giảng dạy lời Chúa Cứu Thế Giê su đến cho tất cả mọi người từ già, trẻ, lớn, bé.Vì vậy, tôi đã đăng ký vào Viện Thần Học Việt Nam để học. Quyết định này là một quyết định gây bất ngờ cho nhiều người và là một quyết định rất can đảm của tôi vì tôi tuy là người Việt nam nhưng từ nhỏ tôi không được đi học nên tôi không hề biết chữ và nói chuyện cũng hơi lắp bắp, ngập ngừng, vậy mà tôi dám đăng ký để học cử nhân ở Viện Thần Học. Tôi đã hết lòng cậy sức Chúa để trở thành một người giảng đạo để có thể truyền giảng lời Ngài, nguyện tận hiến cuộc đời còn lại để đem những người đang lầm lạc trở về với Chúa Cứu Thế Giê su, và làm các nhiệm vụ mà Chúa sẽ giao cho các mục vụ Ngài, vì tôi luôn luôn khát khao muốn trở thành một môn đồ đắc thắng cho Chúa sử dụng. Nhưng nhờ ơn Chúa, cũng như thấy được sự cố gắng, quyết tâm và nghị lực của tôi nên nhà trường quyết định nhận tôi vào học. Khi tôi chưa đến học ở Viện Thần Học tôi đã có suy nghĩ sẽ kêu gọi anh chị em trong


gia đình, bạn bè và những người thân mà tôi quen biết để thành lập các Hội Thánh tư gia nhỏ tại địa phương. Ước muốn của tôi là sẽ trở thành một người truyền giáo xây dựng Hội Thánh mới cho Đức Chúa Trời, trong quá trình truyền giáo và giảng dạy tôi sẽ kết hợp viết văn, viết truyện ngắn và làm thơ về Đức Chúa Trời để khích lệ và tăng cường đức tin cho mọi người, nhưng tôi biết khả năng, sức lực tôi vô cùng giới hạn và tôi cũng chỉ là con số Không, nhưng tôi tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-su là số Một sẽ đi trước tôi, tôi tuy chỉ là số Không nhưng đi sau Chúa tôi sẽ thành số Mười hoàn chỉnh. Xin Chúa giúp tôi luôn trung tín với Chúa và để Chúa dẫn dắt tôi trong suốt hành trình cuộc đời. Cho tới bây giờ, việc một người không được học hành tử tế từ khi còn nhỏ, được đi học Thần học và mơ ước trở thành một người hầu việc Chúa trong tương lai vẫn là điều mà không ai có thể hình dung ra được và chính cá nhân tôi cũng vậy. Tôi chỉ biết tạ ơn Chúa. Nhờ Chúa đã biến ước mơ ấy thành hiện thực. Quả thật, Không có gì là không thể đối với Ngài! Tạ ơn Chúa vì Chúa đã dẫn dắt tôi đến với Ngài, đã để cho tôi được hầu việc Ngài, giúp tôi rèn luyện đời sống thuộc linh, giúp tôi vứt bỏ những toan tính, đố kị và ích kỷ của thế gian. Từ ấy đến nay, sự ganh đua mưu cầu danh vọng, địa vị của thế gian đã lui dần ra khỏi tâm trí tôi để tôi toàn tâm hướng về Chúa và có thể thả lỏng bản thân mình để dành thời gian thực hiện những mơ ước của đời mình. Cảm tạ Chúa vì đã mang những ước mơ trở về với tôi để tôi sống có mục đích hơn và cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa biết bao. Nhưng ý nghĩa hơn cả là được phục vụ Chúa, được sống trong tình yêu thương che chở và sự dẫn dắt của Ngài. Chẳng có lời cảm ơn nào tốt hơn là tôi sẽ cố gắng học tập để hoàn thành ước mơ của mình và ca ngợi Chúa trong những bài viết và bài giảng của mình. Chúa ơi con chỉ muốn nói rằng Ngài là người mà con yêu quý nhất trong cuộc đời mình NGUYEN J. Trích Viết Cho Niềm Tin 2015 ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

103


C

MỤC SƯ PHẠM HƠN

uộc sống là một chuỗi những lựa chọn cá nhân. Mỗi ngày chúng ta đều đối mặt với chúng. Chúng ta phải lựa chọn giữa A và B, lựa chọn chấp nhận hay từ chối một vấn đề nào đó, lựa chọn đứng về phía X hay Y hay giữ vị thế trung lập… Và dĩ nhiên không lựa chọn gì cả cũng chính là một sự lựa chọn.

- Khi nhìn lại các sự lựa chọn của con người trong lịch sử, chúng ta có thể thấy những sự lựa chọn sai lầm luôn dẫn đến những hậu quả đau đớn. A-đam và Ê-va cũng đứng trước một sự lựa chọn: vâng lời Chúa hoặc là không. Và họ đã chọn không. Điều này dẫn đến kết quả như thế nào, chúng ta đều biết. (Sáng thế ký 3)

Eleanor Roosevelt đã tuyên bố, “Triết lý của một người không được thể hiện tốt nhất bằng ngôn từ; nó được thể hiện trong những lựa chọn của anh ta… và những lựa chọn của chúng ta rốt cuộc chính là trách nhiệm của chúng ta.”

- Tiên tri Giô-na đứng trước một sự lựa chọn: vâng theo mạng lệnh của Chúa hoặc là không. Và ông đã chọn không. Hậu quả của hành động này là ông bị cá lớn nuốt vào bụng, và chỉ khi ở trong bụng cá ông mới nhận ra bài học Chúa muốn dạy dỗ mình. (Giô-na 1-2)

One’s philosophy is not best expressed in words; it is expressed in the choices one makes… and the choices we make are ultimately our responsibility. Clement Stone nói, “Hãy cẩn thận môi trường bạn chọn vì nó sẽ định hình bạn; hãy cẩn thận những người bạn mà bạn lựa chọn bởi bạn sẽ trở nên giống như họ.” Be careful the environment you choose for it will shape you; be careful the friends you choose for you will become like them. Còn Sylvia Boorstein nhận định, “Cuộc sống bị đau đớn, thống khổ là do chọn lựa.” Life is painful, suffering is optional. Động từ lựa chọn (choose) có nghĩa gì? Từ điển Oxford giải thích: để quyết định điều hoặc người bạn muốn trong số những điều/ người có sẵn. Trong khi danh từ sự lựa chọn (option) có nghĩa: một vài điều mà bạn lựa chọn để có chúng hay thực hiện những hành động nào đó. Chúng ta được tự do để lựa chọn những gì mình muốn làm.

104

Là Cơ đốc nhân chúng ta phải nhìn mọi việc dưới lăng kính của Kinh Thánh, thế nào là lựa chọn cách khôn ngoan? Hay làm thế nào để tôi biết rằng sự lựa chọn của tôi là khôn ngoan?

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

- Ê-xơ-tê đứng trước một sự lựa chọn: đứng ra bênh vực tuyển dân hoặc từ chối. Và Ê-xơtê đã có một sự lựa chọn dũng cảm. Cuối cùng bà đã giải cứu tuyển dân thoát khỏi một cuộc thảm sát của vương triều đương thời. (Ê-xơ-tê 2-7) - Đa-ni-ên và ba người bạn Hê-bơ-rơ của ông đứng trước một sự lựa chọn: trung tín với Đức Chúa Trời của mình hoặc thỏa hiệp với các sắc lệnh từ chính quyền đương thời đối nghịch với đức tin của họ. Họ đã có một sự lựa chọn đúng và khôn ngoan, cho dù điều đó có thể nguy hiểm đến tính mạng. (Đa-ni-ên 3, 6) - Phi-e-rơ và các sứ đồ (ngoại trừ Giu-đa Íchca-ri-ốt) đứng trước một sự lựa chọn: trung thành với ơn kêu gọi của Chúa hoặc thối lui (Giăng 6:66-67). Họ đã lựa chọn đúng và khôn ngoan, mặc dù vì sự lựa chọn này hầu hết trong số họ đã tử vì đạo. Chúng ta có thể trưng dẫn thêm rất nhiều trường hợp khác….. Đối với chúng ta hôm nay, sự lựa chọn của chúng ta là gì? Thế nào là lựa chọn cách khôn ngoan? Lựa chọn cách khôn ngoan là lựa chọn đi theo ý muốn của Chúa. Như vậy chúng ta


phải trả lời một câu hỏi khác là: Làm thế nào để tôi biết được ý muốn của Chúa? Đây là một câu hỏi thường gặp, và chúng ta cũng sẽ nhìn vào Kinh Thánh để trả lời câu hỏi này. Chúa Giê-su dạy, “Ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, nấy là anh em, chị em, và mẹ ta vậy” (Mác 3:35). Kinh Thánh xác nhận ý muốn của Chúa là ăn năn tội lỗi và tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình. Nếu chưa có bước đi đầu tiên này, có nghĩa là chúng ta chưa chấp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời. Sau khi tiếp nhận Chúa Giê-su, chúng ta có thể cầu nguyện theo trước giả sách Thi thiên, “Xin dạy tôi làm theo ý muốn Chúa. Vì Chúa là Đức Chúa Trời tôi” (Thi thiên 143:10). Đức Chúa Trời không muốn che giấu ý muốn Ngài với chúng ta, Ngài ban cho chúng ta sự hướng dẫn từ Kinh Thánh. “Anh em làm điều lành để ngăn miệng những kẻ ngu muội dại dột, ấy là ý muốn của Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 2:15) hay, “ý muốn của Đức Chúa Trời là anh em phải được thánh hóa, tức là phải lánh xa sự gian dâm.” (1 Tê-sa-lô-nica 4:3).

Muốn thấu hiểu ý muốn của Chúa, chúng ta cần phải thực hành Lời Chúa dạy, “Đừng khuôn rập theo đời nầy, nhưng phải được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí mình, để phân biệt đâu là ý muốn tốt đẹp, vừa lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 12:2). Khi tâm trí được đổi mới dưới tác động của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể nhận biết ý muốn của Chúa một cách tổng quát và trong những tình huống cụ thể. Nhận biết ý muốn của Chúa có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và chờ đợi. Đức Chúa Trời bày tỏ ý muốn Ngài cho chúng ta từng bước trong hành trình về Thiên quốc. Một bài Thánh ca viết, “Tuy Giê-su cùng đi suốt đàng, tôi chỉ bước từng bước một thôi.” Thông thường, chúng ta muốn biết những điều cụ thể như: đi truyền giáo ở đâu, làm việc ở đâu, kết hôn với ai, mua xe loại gì… Chúa cho phép chúng ta đưa ra những lựa chọn, và nếu chúng ta đầu phục Chúa, Đức

Thánh Linh sẽ ngăn cản những lựa chọn sai lầm. Trường hợp của Phao-lô và Ti-mô-thê có thể minh họa cho điều này, “trải qua xứ Phi-ri-gi và đất Ga-la-ti, vì Đức Thánh Linh đã cấm truyền đạo trong cõi A-si. Tới gần xứ My-si rồi, Phao-lô và Ti-mô-thê sắm sửa vào xứ Bi-thi-ni, nhưng Thánh Linh của Đức Chúa Giê-su không cho phép” (Công vụ 16:67).

Càng học biết nhiều về Đức Chúa Trời, chúng ta càng biết rõ hơn về ý muốn của Ngài. Khi thiết lập một mối tâm giao gần gũi với Chúa, vâng lời Ngài và bước đi theo Ngài, tự nhiên chúng ta sẽ nhận biết được ý muốn Ngài. Chúa Giê-su dạy, “Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá.” (Mathi-ơ 7:24)

Xây nhà trên vầng đá là một sự lựa chọn cá nhân, và đây là một sự lựa chọn khôn ngoan. Chúng ta biết rằng trong một số trường hợp, sự lựa chọn khôn ngoan, theo ý muốn của Chúa có thể dẫn chúng ta đến chỗ mất mát tài sản, tính mạng, và nhiều điều khác. Nhưng đây chính là điều mà các anh hùng đức tin đã áp dụng, thực hành khi họ bước theo Chúa. Hãy đọc sách Hê-bơ-rơ để thấy điều này: “Có kẻ bị hình khổ dữ tợn mà không chịu giải cứu, để được sự sống lại tốt hơn. Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi, trong hang, trong những hầm dưới đất. Hết thảy những người đó dầu nhân đức tin đã được chứng tốt, song chưa hề nhận lãnh điều đã được hứa cho mình.” (Hêb. 11:35-39). Chúa Giê-su đề cập đến hai cánh cửa để con người có thể lựa chọn, “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:13-14). Sự lựa chọn khôn ngoan là chọn cửa hẹp và đường chật. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

105


Nếu đọc từ điển danh nhân Cơ đốc, chúng ta sẽ khám phá những danh nhân đó đã có những lựa chọn và quyết định đúng đắn cho lối đi của họ trước những ngã rẽ cuộc đời. Bác sĩ Tống Thượng Tiết (1901-1944) được biết đến như một sứ giả phấn hưng, đã có một sự lựa chọn khôn ngoan theo ý Chúa. Ông từ chối những vinh hoa của trần gian để làm một tôi tớ hèn mọn của Đấng Christ. Từ điển danh nhân Cơ đốc viết về ông: “Ngày 4-10-1927 Tống Thượng Tiết xuống tàu trở về Thượng Hải. Trong những ngày lênh đênh trên biển cả, ông nghe rõ được tiếng Chúa kêu gọi. Nên khi tàu cập bến ông về phòng mở va li và lấy những văn bằng cao học cùng chiếc chìa khóa vàng thân hữu mà người ta khâm phục trao tặng ông, đem liệng tất cả xuống biển. Ông chỉ giữ lại một số tiền và học vị Tiến sĩ Thần khoa để làm cho cha mẹ vui lòng thôi.” Từ đây Tống Thượng Tiết dấn thân trọn vẹn theo tiếng gọi cao cả của Chủ Mùa Gặt, và Đức Chúa Trời đã đại dụng chức vụ của ông. Chúng ta có thể đề cập đến David Livingstone (1813-1873), Hudson Taylor (1832-1905), A. B. Simpson (1843-1919)…và nhiều danh nhân Cơ đốc khác là những người đã viết nên lịch sử hội thánh thời hiện đại. Họ đã có một sự lựa chọn khôn ngoan, và di sản họ để lại cũng như đem vào trong cõi đời đời là vô giá. Chúng ta sẽ lựa chọn cách khôn ngoan mỗi ngày theo ý muốn của Chúa? MỤC SƯ PHẠM HƠN - VMI

106

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Trình bày công việc Chúa tại Nam Hàn và kế hoạch cuối năm 2020

GIÁO SĨ NGUYỄN LONG THÀNH Kính gửi: Ban Điều Hành Vietnamese Mission Board (VMB), Quý Mục sư Truyền đạo, Quý ân nhân và toàn thể con dân Chúa.

K

ính thưa quý Hội Thánh, trước hết tôi dâng lời cảm tạ Chúa và cảm ơn quý vị đã cầu nguyện cũng như yểm trợ mục vụ truyền giáo cho SVVN tại Nam Hàn trong thời gian qua. Mười tháng đầu năm 2020 trôi qua thật nhanh với nhiều khó khăn và thách thức tại đất nước Nam Hàn nơi chúng tôi đang truyền giáo cũng như khắp nơi trên thế giới. Có 2 điều chúng tôi cậy ơn Chúa vẫn tiếp tục mục vụ tại đây đó là: • Tiếng gọi của Chúa vẫn còn rất mạnh mẽ trong tôi và gia đình tôi. • Tình yêu của Chúa đặt trong lòng chúng tôi đối với các SVVN chưa biết Chúa tại đây. Như quý vị đã biết, đầu tháng 3 năm 2020, dịch bệnh lây lan rất nhanh từ tà giáo Tân Thiên Địa; thời điểm bấy giờ Nam Hàn có số người nhiễm bệnh nhiều thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Chính vì vậy tất cả các nhà thờ, trường học đều phải đóng cửa; chính phủ đưa ra các cấp độ giãn cách xã hội để hạn chế các hình thức nhóm họp đông người. Trong thời gian đó, các điểm nhóm của mục

vụ sinh viên bắt đầu thờ phượng online qua Zoom. Số lượng SV tham gia thờ phượng online giảm xuống rất nhiều vì các em đa phần là những người mới biết Chúa và tin Chúa. Việc nhóm online là một thách thức cho các em cũng như chúng tôi trong việc mời gọi các em. Bên cạnh việc nhóm thờ phượng hàng tuần, chúng tôi nhờ ơn Chúa để đào tạo môn đệ qua các nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Sau đây là mục vụ tại các trường trong cơn đại dịch Covid-19: • Đại học Kyung Hee (international campus): 18-20 người trung tín nhóm thờ phượng online mỗi tối Thứ Sáu. Chương trình nhóm thỉnh thoảng có SV đã tin Chúa từ các trường khác làm chứng cùng với các giáo sư người Hàn... - Các hoạt động trong tuần của nhóm là: thăm viếng một ngày trong tuần, học Kinh Thánh nhóm nhỏ tại nhà SV (từ 6-8 bạn) vào mỗi tối Chúa Nhật, dạy tiếng Việt và hiệp nguyện cùng các giáo sư người Hàn; có 03 lớp học tiếng Hàn vào mỗi Thứ Bảy. • Đại học Pyeongtaek: đặc điểm của trường Pyeongtaek là có nhà thờ bên trong trường, nên việc nhóm lại tại nhà thờ hay online cũng thay đổi theo chỉ thị của chính phủ. Số lượng SV nhóm lại giảm nhiều, còn 4-7 em đến nhà thờ mỗi tuần, khi nhóm online có 7-8 em tham dự.

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

107


- Các hoạt động trong tuần tại đây là: Bài đố KT hàng tuần sách Mathiơ, chia sẻ Kinh Thánh và cầu nguyện với SV, nhóm nhỏ online trong tuần học Cuộc đời Chúa Cứu Thế. Thờ phượng Chúa tối Thứ Sáu qua Zoom & một lớp tiếng Hàn (Kyunghee) Giờ Thờ phượng sáng CN (Pyeongtaek) - Thứ Sáu (3 bạn). • Đại học Kookmin (Seoul): Tại đây tất cả các em học online tại nhà, vì vậy chúng tôi không thể gặp các em cùng thờ phượng Chúa với các em tại trường. Chúng tôi thờ phượng online qua zoom, nhưng sau một vài tuần các em không tích cực tham gia nhóm online vì niềm tin các em còn quá mới, vì vậy chúng tôi lên kế hoạch đến nhóm thờ phượng tại phòng trọ của SV vào Thứ Năm hàng tuần, có 8-10 bạn tham dự. Tại Kookmin, chúng tôi bắt đầu giờ đọc Kinh Thánh online, mỗi ngày từ 9:30 PM (trừ Thứ Năm), hiện tại hưởng ứng còn giới hạn nhưng ao ước Chúa sẽ đem đến thêm nhiều SV yêu mến Lời Chúa và cầu nguyện. Đầu học kỳ mùa thu năm nay, Chúa mang đến trường Kookmin một nhóm hơn 20 SV từ VN sang, hơn nửa số SV đó tham gia nhóm lại hàng tuần, tôi cảm tạ Chúa và xin gọi đây là: Mẻ Lưới Trong Cơn Đại Dịch. Đây là những SV đến từ miền Bắc VN hoàn toàn chưa biết Chúa. Trường Kookmin cũng như các trường khác đều đang học online, do đó chúng tôi không thể nhờ giáo sư xin phòng nhóm trong trường, phòng trọ của SV thì quá nhỏ để nhóm lại trên 10 bạn. Từ sau buổi picnic chào đón SV mới tại bờ sông Hàn, chúng tôi (cùng với gần 20 sinh viên

108

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

cũ và mới) chỉ có thể gặp gỡ nhau hằng tuần tại quán ăn gần trường. Xin quý vị cầu nguyện cho nan đề cấp bách là tìm được địa điểm để ổn định việc thờ phượng Chúa, vì mùa đông đang đến gần; hơn nữa, sau mùa học đầu tiên, nhiều SV mới sẽ kiếm việc làm thêm và thay đổi chỗ ở. Một điều vui mừng lớn mà chúng tôi hết lòng cảm tạ Chúa, đó là có 4 SV từ 2 trường Kyunghee và Pyeongtaek bắt đầu tham gia học trường Kinh Thánh Việt Hàn (VKBS), trường thuộc hiệp hội Cơ Đốc Nhân Việt Nam tại Nam Hàn. Trong đó có Dương là một SV năm 3 tại Pyeongtaek mong ước trở thành người hầu việc Chúa và dự định tiếp tục học M.Div tại trường thần học của Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp đại học. Tôi cũng cảm tạ Chúa cho tôi có cơ hội dự phần hầu việc Chúa với ban điều hành Hiệp Hội Cơ Đốc Nhân tại Hàn Quốc nhiệm kỳ 20202021 trong vai trò thủ quỹ. Kính thưa quý tôi con Chúa, xin quý vị cầu thay cho chương trình truyền giảng kỷ niệm Chúa giáng sinh 2020 với chủ đề: TÌNH YÊU GIÁNG SINH tại Đại Học Kookmin (dự kiến 35-40 bạn) vào ngày 22/12 và Đại Học Kyung Hee (40-50 bạn) vào ngày 25/12. Một lần nữa chúng tôi tạ ơn Chúa, cảm ơn quý ân nhân và quý tôi con Chúa đã cầu nguyện và yểm trợ chúng tôi trong suốt gần 2 năm qua. Cầu xin Chúa ban phước, ban bình an dư dật trên quý vị và gia đình. Muốn thật hết lòng GIÁO SĨ NGUYỄN LONG THÀNH VÀ GIA ĐÌNH.


EMMANUEL ĐINH VĂN DUY Kính gửi Thầy yêu mến! Khi đang suy gẫm Lời Chúa về những công việc Ngài đã làm, đang làm và còn làm. Chúa Thánh Linh dẫn đưa dòng suy nghiệm của con tới lời Tạ ơn Chúa về những việc Ngài đã làm trên gia đình con và Hội Thánh Chúa. Cũng trong thời gian này đặc biệt là người Mỹ đang sống trong những ngày ôn lại một năm qua Chúa ban phước, để dâng lòng Tạ ơn Thiên Chúa. Hôm nay ngày 20/11 người Việt Nam để lòng tri ân đến những bậc Thầy cô, đó là một điều tốt đẹp, và con nhớ đến Thầy... Người Việt Nam có câu nói "một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy". Con nhớ đến Thầy với dáng người hơi gầy, với mái tóc bạc trắng, và đặc biệt là nụ cười hiền hậu luôn nở trên môi Thầy. Con nhớ những cưu mang trong tấm lòng Thầy cho người Việt Nam được biết và Thờ Trời một cách sâu rộng. Cũng bởi khải tượng đó Thầy đã học tập, khám phá biên soạn và dạy lại cho tầng lớp hậu nhân những bài học quí giá. Con nhớ tới những công khó trong việc dâng hiến của gia đình Thầy, công khó vận động dâng hiến cho việc xây dựng căn nhà nguyện tại Như Quỳnh-Hưng Yên. Qua đó Hội Thánh có cơ sở nhóm lại khang trang vinh hiển Danh Chúa, gia đình con cũng có nơi để ở và yên tâm phục vụ Chúa. Với tấm lòng Tạ ơn Chúa, và với tất cả tấm

lòng con thay mặt cho gia đình và Hội Thánh xin gửi tới Thầy sự trị ân sâu sắc về những công khó đặc biệt của Thầy, cám ơn Thầy về những sự vùa giúp, cầu thay và nâng đỡ chức vụ hầu việc Chúa của con, ơn của Thầy con xin được khắc ghi. Con cũng cầu chúc Chúa ban cho Thầy cô và Gia đình luôn được súc khỏe và được ơn để tiếp tục trên hành trình mở rộng Nước Trời EMMANUEL ĐINH VĂN DUY

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

109


Đời Sống An Khang MỤC SƯ ĐÀO VĂN CHINH

Đ

ây là bài thứ nhất trong loạt bài đời sống an khang, an tịnh, an toàn, an ninh. Loạt bài này giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm linh của từng cá nhân. Loạt bài này đồng thời cũng giúp chúng ta ý thức và góp phần xây dựng cộng đồng yên ổn, trật tự trong môi trường chúng ta sinh sống. Tự điển Hán Việt cho biết ý nghĩa của “an khang” là “yên khỏe.” Yên ổn, khỏe mạnh là tình trạng dễ chịu của thân thể. Người khỏe mạnh là người không mệt mỏi, không đau nhức, không có sự khó chịu trong thân thể. Người khỏe mạnh không có bệnh tật trong thân thể. Người khỏe mạnh thường ăn ngon, ngủ yên và có khả năng làm việc cách nhanh nhẹn, nhẹ nhàng và có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Thông thường, một người phải có sức khỏe mới có thể làm được những việc mình cần làm. Sau khi mãn nhiệm 16 năm vị tổng thống thứ sáu của Hoa Kỳ là John Quincy Adams bị động tim trầm trọng. Một năm sau đó ông đến viếng thăm quốc hội nhưng sức khỏe của ông suy yếu rõ rệt. Ông nói: “Tôi đang cư ngụ trong một căn nhà cũ kỹ, kèo cột lung lay, mối mọt gậm nhấm, gió thổi xiêu vẹo, bão táp tơi bời và theo như tôi hiểu thì chủ nhà không có ý sửa lại căn nhà đó.” Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, Ronald Reagan, là vị tổng thống cao niên hơn hết trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong những năm sau cùng của đời mình, trí nhớ của ông giảm sút đến độ lắm khi ông không còn nhớ rằng mình đã từng làm tổng thống hai nhiệm kỳ. Sức khỏe của con người chịu ảnh hưởng 110

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

của di truyền, dinh dưỡng, tập quán, môi sinh và những yếu tố khác. Yếu tố di truyền là yếu tố vốn sẵn có, khó đổi thay. Những yếu tố còn lại là những yếu tố có thể đổi thay. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tín ngưỡng trên sức khỏe, những nhà xã hội học của Đại Học Purdue tại West Lafayette, Indiana nhận xét 4 phần trăm những người đi nhà thờ báo cáo họ thường bị đau yếu, so với 9 phần trăm những người không đi nhà thờ; 36 phần trăm những người đi nhà thờ cho biết sức khỏe của họ rất tốt so với 26 phần trăm những người không đi nhà thờ. Tại sao có sự khác biệt như vậy? Người ta không biết đích xác lý do. Có người nghĩ rằng những người đi nhà thờ thường hay lưu tâm chăm sóc cho sức khỏe của mình nhiều hơn. Richard Needham phân biệt bảy giai đoạn của đời người như sau: SPILLS, DRILLS, THRILLS, BILLS, ILLS, PILLS, WILLS. Mỗi chúng ta đang ở trong giai đoạn nào? Giai đoạn nào là giai đoạn khỏe hơn cả? Giai đoạn đó kéo dài bao lâu? Niềm tin và tôn giáo có từ hàng ngàn năm xưa, không bao giờ có thể hủy diệt. Tôn giáo đã được bàn luận và phân tích trên nhiều bình diện. Những khảo cứu y học tìm hiểu vai trò của tôn giáo đối với sức khỏe, cũng cho thấy tôn giáo tạo nhiều ảnh hưởng quan trọng trên sức khỏe, cả mặt thể chất lẫn mặt tinh thần. Trong một khảo cứu, đa số những người bệnh tán đồng và muốn bác sĩ hỏi xem họ có niềm tin nào có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ khi họ bệnh nặng. Tuy nhiên, các bác sĩ thường ít để ý đến khía


cạnh tín ngưỡng trong việc trị liệu. Có khá nhiều cuộc khảo cứu y học cho thấy niềm tin giữ một vai trò có lợi cho sức khỏe.

1. Niềm tin có thể giúp một người bệnh

có hy vọng vững vàng và có tinh thần lạc quan, phấn khởi nhiều hơn. Người có niềm tin vững vàng nơi Đấng Toàn Năng dễ có tâm hồn yên tịnh hơn và biết rõ đời sống họ có mục đích đầy ý nghĩa hơn.

2. Niềm tin cũng có thể giúp cho người

bệnh chống lại tình trạng âu sầu hoặc tuyệt vọng. Một nghiên cứu thực hiện trong số dân cư ở vùng Maryland cho kết quả người không đi nhà thờ có khuynh hướng tự tử 4 lần nhiều hơn người đi nhà thờ thường xuyên. Một bác sĩ cũng thấy trong đám dân cư ông khảo sát, việc có đi nhà thờ hay không, liên hệ nhiều với tỉ lệ tự tử, hơn bất cứ yếu tố nào khác, kể cả yếu tố có việc làm hay không.

3. Với kết quả của các khảo cứu kể trên,

chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu tìm được bằng chứng cho thấy niềm tin cũng có thể giúp con người sống lâu hơn. Một khảo cứu trên toàn quốc Hoa Kỳ cho thấy người tham gia các hoạt động tôn giáo, trung bình thêm được 7 đến 14 năm vào tuổi thọ. Một nghiên cứu trước đó, làm trong 28 năm trên hơn 5.000 cư dân quận Alameda ở California, cho thấy những người tham gia hoạt động tôn giáo hàng tuần hoặc thường xuyên hơn, ít chết hơn người không tham dự 23%. Thêm vào đó, một khi người ta bắt đầu tham gia các hoạt động tôn giáo, họ thường cùng lúc chọn những cách sống lành mạnh và tránh được nhiều bệnh tật MỤC SƯ ĐÀO VĂN CHINH

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

111


C

húng ta đã bước vào thu, bên ngoài cây cối đổi màu với những chiếc lá vàng bay chao nghiêng trong gió. Thu về mang theo những cơn gió heo may với cái se lạnh, đem đến cho ta nhiều cảm xúc, đặc biệt tại Mỹ mùa thu còn được gắn liền với tên gọi là mùa của Ngày Lễ Tạ Ơn. Nên khi bên ngoài tiết trời thay đổi thì trong tâm, tinh thần tạ ơn chẳng những được khơi lại mà phải còn được nhắc nhở nhiều. Theo sách sử ghi lại, là vào năm 1620 một đoàn người hành hương trên con tàu Mayflower từ Âu Châu đã đặt chân đến thuộc địa Plymouth ở Massachusetts thuộc vùng New England. Sau một cuộc hành trình dài gian khổ trên biển cả, lại phải chịu đói khát và lạnh lẽo làm cho một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Năm sau, mùa thu 1621, Chúa cho họ làm ăn phát đạt. Để tỏ lòng biết ơn Chúa và mừng cho vụ mùa đầu tiên ở vùng đất mới, họ đã tổ chức Ngày Lễ Tạ Ơn về sự yêu thương và gìn giữ của Ngài. Tiếp nối theo truyền thống tốt đẹp ấy, những thế hệ sau mỗi năm đều tổ chức Ngày Lễ Tạ Ơn, trải dài từ đó đến nay qua nhiều thế kỷ. Nhưng thật ra không phải chỉ vụ mùa mới có cớ để tạ ơn thôi, mà còn rất nhiều điều khác để con người tạ ơn Đức Chúa Trời. Một làn không khí để thở, một ngụm nước mát giọng, một chiếc lá thay màu báo hiệu đổi mùa cũng đủ để cảm ơn Đức Chúa Trời rồi. Cảm ơn Chúa vì sự sắm sẵn, vì sự chính xác của Ngài để bảo tồn sự sống con người trên mặt đất. Nói một cách khác, là Ngài không bao giờ quên chăm sóc loài người. Hiểu biết về điều này Sứ đồ Phao-lô đã ân cần nhắc nhở: “Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự 112

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời” (Phi-líp 4:6). Thật cảm tạ Chúa vì Ngài vẫn luôn yêu thương mọi người, nên năm nay khi chúng ta đã và đang bước vào Mùa Tạ Ơn với những thay đổi của thời tiết bên ngoài, tôi ước mong tinh thần tạ ơn cũng đến với tâm hồn của mỗi chúng ta. Dĩ nhiên khi chúng ta còn sống động thì lúc nào chúng ta cũng phải sống với lòng biết ơn, nhưng vào tháng 11 hằng năm, tinh thần nầy cần được khơi lại và cần được nhắc nhở một cách đặc biệt. Vì mỗi chúng ta đều biết, là con người mình thường hay quên. Chúng ta thường hay quên ngay cả những ân huệ lớn lao mà chúng ta đã từng nhận được từ Chúa và từ những người thân yêu! Câu chuyện kể về hai người bạn rủ nhau đi bộ vào một ngày đẹp trời, sau khi phải chịu nhiều ngày trời âm u lạnh lẽo. Vì quá vui sướng nên đang đi như vậy thì một trong hai người ấy thốt lên lời “cảm ơn!” Khi nghe như vậy thì người kia mới hỏi lại là “cảm ơn, nhưng cảm ơn ai?” Người thốt lên lời “cảm ơn” không trả lời được. Thật sự không phải nước Mỹ hay người Hoa Kỳ mới tạ ơn Thiên Chúa, nhưng nhân loại nói chung, mỗi chúng ta đều phải tạ ơn Thiên Chúa. Chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã tạo dựng chúng ta và mỗi điều chúng ta đang có và thụ hưởng, từ sự sống, hơi thở đến của cải, tiền bạc, sức khỏe, tài năng... Mỗi điều chúng ta có, chúng ta đều mang ơn Thiên Chúa. Dù ai đó không muốn mang ơn chăng nữa, thì trong thực tế cả cuộc đời chúng ta đều nằm trong tay Thiên Chúa nên chúng ta chớ quên tạ ơn về các ân huệ của Ngài MỤC SƯ ỨC CHIẾN THẮNG


DAVID PLATT

L

à những Cơ đốc nhân chúng ta ủng hộ ý tưởng “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng.” Lời công bố này trích trong Bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, nó được căn cứ vào những giáo huấn từ Kinh Thánh là mỗi người trên thế giới được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và vì vậy trong bản chất họ xứng đáng được kể là bình đẳng với nhau. Đó thực sự là một ý tưởng hay. Tuy nhiên, không khó lắm để nhận ra rằng sự bình đẳng của con người trong ý tưởng có thể khác biệt với thực tế. Đúng là mỗi người đều bình đẳng trong giá trị, vì thế mỗi ý tưởng đều có giá trị pháp lý bình đẳng. Khi chúng ta áp dụng điều này cho đức tin, điều này có nghĩa là trong một thế giới bao gồm nhiều người khác nhau với những quan điểm tôn giáo khác biệt, thế thì tất cả những quan điểm này về cơ bản phải được đối xử cách bình đẳng. Trong nhận thức đức tin là một vấn đề của trải nghiệm cá nhân, không phải của sự thật. Vấn đề nguyên tội (tội lỗi do di truyền của tổ phụ) khi được công bố ra, nó trở thành lẽ thật của người này nhưng lại là sai lầm cho nhận thức của một số khác. Lối đi phù hợp là yên nghỉ trên những gì bạn tin và chống lại sự thôi thúc để chia sẻ đức tin bạn cho những người khác? Ý tưởng này đã lan rộng trong suy nghĩ của nhiều Cơ đốc nhân theo hai phương cách đặc biệt. Một là, nhiều người tự nhận là Cơ đốc nhân đã bảo thủ quan điểm phổ biến cho rằng tôn giáo chỉ đơn thuần là vấn đề của cái được ưu tiên hay quan điểm cá nhân và rồi cuối cùng tất cả các tôn giáo đều giống nhau về cơ bản. Người ta không cần phải tin vào Chúa Cứu Thế để rồi từ đó sẽ nhận biết Đức Chúa Trời và đi vào thiên đàng. Vì vậy không cần phải khích lệ một ai đó cứ ôm chặt lẽ thật của Cơ đốc giáo. Ở phương diện thứ hai, trong khi một số người tự nhận là Cơ đốc nhân đã từ chối những lẽ

thật căn bản. Họ công bố rằng Đấng Christ cần thiết cho sự cứu rỗi, tuy nhiên họ sống trong yên lặng y như là những người chung quanh trong thế giới này không cần có Đấng Christ vẫn sẽ ổn hết trong ngày phán xét. Tôi nghĩ rằng mỗi người trong chúng ta có khuynh hướng đi theo sự khôn ngoan của tâm trí tự nhiên hoặc theo khuynh hướng chung của số đông. Bất luận bạn thuộc quan điểm nào, tôi mời bạn cùng nghiên cứu chủ đề này trên căn bản những gì Kinh Thánh dạy. Chúng ta cũng sẽ không quên những người đang ở trong sự hiểm nguy vì chưa biết Chúa. Chúng ta biết rằng hơn bốn tỉ người trên thế giới hiện nay chưa có Đấng Christ. Trong số họ có hơn một tỉ người chưa bao giờ được nghe Phúc Âm – điều này có nghiêm trọng không? Điều gì sẽ đến với họ khi họ chết? Tôi được thuyết phục rằng đây là câu hỏi quan trọng nhất cho Cơ đốc giáo hiện nay. Nếu người ta được lên thiên đàng chỉ đơn giản dựa vào vị trí ưu tiên địa lý hay chủng tộc của họ, khi đó sẽ không có chuyện chúng ta đem Phúc Âm đến với họ cách khẩn cấp. Nhưng nếu họ không lên thiên đàng bởi vì họ không bao giờ được nghe về Chúa, khi đó chúng ta có một gánh nặng khẩn trương là phải giới thiệu Chúa Jesus cho họ. Nếu người ta đang chết và chuẩn bị đi xuống địa ngục vì chưa từng nghe có một Phúc Âm cứu rỗi, khi đó rõ ràng là chúng ta không nên lãng phí thì giờ của mình cho giấc mơ Mỹ (1) nhưng phải giới thiệu Chúa Jesus cho họ. Kinh Thánh nói gì về những người chưa bao giờ được nghe Phúc Âm của Chúa Jesus? Tôi mời bạn cùng tóm lược với tôi bảy lẽ thật trong sách Rô-ma nói về những người chưa bao giờ được nghe Phúc Âm của Chúa Jesus. Tôi nài xin bạn hãy cân nhắc nhu cầu khẩn cấp này trước khi chúng ta đặt giấc mơ Mỹ sang một bên để đem nhiều người đến với mục đích của Đấng Christ. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

113


Sau khi Phao-lô kết thúc sự giới thiệu của ông về sách Rô-ma, ông khảo sát tỉ mỉ phương cách mà con người nhận biết Đức Chúa Trời (ông Trời) là Cha, là Đấng sáng tạo của họ. Trong Rô-ma 1:18, Phao-lô nói rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài cho tất cả mọi người. Ông phân tích, “Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã bày tỏ rõ ràng điều đó cho họ rồi.” (câu 19) Ông tiếp tục, “bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.” (câu 20). Nói một cách khác Đức Chúa Trời tiếp tục bày tỏ Ngài cách rõ ràng cho mọi người. Phao-lô thừa nhận sự hiểu biết của mọi người về Đức Chúa Trời khi ông nói, “Mặc dù họ biết Đức Chúa Trời….” (câu 21). Mọi người trên trái đất này qua các dòng lịch sử – không loại trừ ai, đều biết ông Trời (hay Đức Chúa Trời) là Đấng Sáng Tạo, Cội Nguồn, Cha của họ. Những người đàn ông ở trong rừng rậm Phi Châu, phụ nữ trong các vùng nông thôn Á Châu, khách lữ hành trong những sa mạc hoang vắng, người Ét-ki-mô trong những vùng đất bị lãng quên…Tất cả họ dù ở đâu bất luận điều kiện sống và văn hóa đều có một điểm chung: họ đều biết về ông Trời, bởi vì Ngài đã bày tỏ chính Ngài cho họ. Dĩ nhiên không phải tất cả mọi người trên thế giới này đều tin vào Đức Chúa Trời. Điều này dẫn chúng ta đến sự xác nhận thứ hai.

Phao-lô nói rằng, “vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa.” Tất cả mọi người bao gồm bạn, tôi, những người ở trong rừng nguyên sinh Phi Châu… đều phủ

114

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

nhận sự hiểu biết chân thật về Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói rằng chúng ta đều lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Chúng ta thừa hưởng một bản chất tội lỗi và nổi loạn chống lại sự hiểu biết chân thật về vinh hiển Đức Chúa Trời. Mặc dù đây là lẽ thật căn bản của Phúc âm, nhưng chúng ta thường không nhận thấy và thảo luận đầy đủ về những gì sẽ xảy ra cho những người chưa bao giờ được nghe nói đến Chúa Jesus. Chúng ta dễ dàng quên tình trạng của họ vốn làm cho tâm trí chúng ta khó phân tích và xa hơn nữa sự sùng bái thần tượng của họ cũng gây cản trở cho tấm lòng chúng ta. Tôi nhớ đã có lần thảo luận điều này với các sinh viên, một bạn hỏi tôi, “Về những thổ dân Châu Mỹ thì sao? Họ là những người gốc gác ở đây – là một phần của nước Mỹ. Các bộ lạc của họ chắc là chẳng bao giờ được nghe về Chúa Jesus và họ cũng không có Kinh Thánh. Nhưng họ cũng đã thờ phượng các vị thần theo hiểu biết truyền thống của họ, có lẽ họ thờ thần mặt trời hay là một vị thần nào đó… Họ đã làm điều tốt nhất theo nhận thức của họ, điều đó không đủ sao?” Đó thực sự là một câu hỏi hóc búa, và nó kéo chúng ta trở về với những lẽ thật căn bản, mà chúng ta không thể quên, vứt bỏ hay phớt lờ nó. Tất cả mọi người bao gồm những người đàn ông, đàn bà, bán khai hay văn minh trong nhiều thế kỷ trước hay hôm nay đều từ chối sự hiểu biết chân thật về Đức Chúa Trời. Căn cứ vào những lời của Phao-lô viết ra, họ đều thích thờ phượng vật thọ tạo hơn là Đấng Tạo Hóa. (câu 25). Vì vậy sự thờ phượng thần mặt trời có được kể là đủ không? Câu trả lời là không theo sách Rô-ma chương 1. Con người không thể được Đức Chúa Trời thánh khiết chấp nhận khi họ thờ các thần tượng hoặc các hình tượng họ dựng nên. Thần mặt trời, mặt trăng, hay là một hình tượng nào đó… không bao giờ đủ xứng đáng để con người thờ phượng. Chỉ có một mình Đức Chúa Trời xứng đáng để chúng ta thờ phượng. Vì vậy khi chúng ta thờ phượng các thần thay vì Ngài, chúng ta không được Đức Chúa Trời chấp nhận cho những cố gắng


tốt nhất của chúng ta. Rõ ràng là các thần tượng của chúng ta không tốt đủ. Đây không phải là bản cáo trạng đặc trưng cho các bộ tộc thiểu số hay cho bất kỳ nền văn hóa nào trên thế giới. Nó là bản cáo trạng dành cho tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đều là những người sùng bái thần tượng. Cho dù bạn ở Mỹ, Á Châu hay một nơi nào khác, không có ai thờ phượng Đức Chúa Trời cách đúng đắn, bởi vì tấm lòng của chúng ta từ chối Đức Chúa Trời chân thật. Vì vậy không có quan điểm nào của chúng ta đáng để biện minh.

Ba chương đầu tiên của sách Rô-ma chứa đựng một số câu dễ gây ngã lòng nhất trong toàn bộ Kinh Thánh. Phao-lô đề cập đến sự băng họa của con người, ông dùng những từ mạnh mẽ, gây sốc như: “tình dục xấu hổ, đầy dẫy mọi sự không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ, giết người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ, hay mách, gièm chê, chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, trái lời giao ước, không có lòng thương xót…” để mô tả con người chúng ta. Từ Rô-ma 1:8 đến 2:16 Phao-lô diễn tả dân ngoại là những người phạm tội chống lại Đức Chúa Trời. Bạn hầu như thấy những độc giả người Do Thái gật đầu đồng ý với vị sứ đồ khi họ nghĩ về tính chất đồi bại của dân ngoại chung quanh họ. Nhưng rồi Phao-lô quay ngược bản cáo trạng của ông đến với người Do Thái trong Rô-ma 2:17 và mũi dùi của ông chỉ ra tội lỗi của tuyển dân. Bản cáo trạng tội lỗi của ông cứ thế tiếp tục sang chương 3, ông kết luận: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết. Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích. Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. (10-12) Vấn đề này đã được xác lập: tất cả mọi người bất luận thuộc về nền văn hóa nào, không phân

biệt chủng tộc, tôn giáo… đều đã phạm tội trước mặt Đức Chúa Trời. Hãy nghe Phao-lô nói: “miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời.” (3:19)

Giả định là bạn sẽ hỏi tôi: “Điều gì xảy ra cho những người vô tội ở Trung Phi trong nhiều thế kỷ trước, họ chết mà không hề được nghe về Phúc Âm bao giờ?” Câu trả lời của tôi trên căn bản uy quyền của Lời Đức Chúa Trời sẽ là: “Tôi tin rằng những người đó chắc chắn sẽ vào thiên đàng. Tôi sẽ không thắc mắc về điều này.” Như thế, có thể một vài người sẽ gán cho tôi là người theo dị giáo (và những người khác gắn nhãn cho tôi là anh hùng), cần đọc đoạn văn cuối cùng này. Hãy chú ý đặc biệt vào câu hỏi giả thiết: “Điều gì xảy đến cho những người vô tội ở Trung Phi, khi họ chết đi mà chưa bao giờ được nghe về Phúc Âm?” (Đây là câu hỏi điển hình mà nhiều người thường hỏi.) Thực tế là những người vô tội ở Trung Phi sẽ lên thiên đàng bởi vì họ vô tội. Khi đó họ không có nhu cầu cần đến một Cứu Chúa cứu họ ra khỏi tội lỗi. Như vậy họ không cần đến Phúc âm. Nhưng có một vấn đề rõ ràng ở đây: Người vô tội không tồn tại ở Phi Châu hay bất cứ một nơi nào khác. Tôi thường ngạc nhiên trước câu hỏi này của nhiều người. Có ai trên thế giới này là vô tội chăng? Không có ai cả. Không có người vô tội nào trên thế giới chờ đợi để được nghe Phúc Âm. Sự thật là con người ở khắp mọi nơi trên thế giới đều nhận tội trước một Đức Chúa Trời thánh khiết, và đó chính là lý do họ cần đến Phúc Âm. Tất cả chúng ta rất thường xuyên xem thiên đàng như là một nơi mà con người thất bại khi muốn vào đó. Một số người Mỹ cho rằng dân tộc Mỹ ưu việt, xuất sắc trên địa cầu này xứng đáng được về thiên đàng. Nói cách khác họ biện hộ là Đức Chúa Trời dành sẵn thiên đàng cho họ trừ khi họ thực sự làm điều gian ác. Nhưng khi chúng ta đọc sách Rô-ma thì quan điểm này không phải là lẽ thật. Tất cả mọi người đều phạm tội trước mặt Đức Chúa ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

115


Trời, và như thế thì hậu quả của nó không phải là thiên đàng nhưng là địa ngục. Điều này dẫn chúng ta đến lẽ thật tiếp theo.

Phao-lô kết luận sự dạy dỗ về tội lỗi của loài người khi ông nói, “vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.” (Rô-ma 3:20) (Tôi đã nói với bạn rằng những chương này thì gây chán nản cho người đọc) Không chỉ mọi người phạm tội trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng cũng chẳng có thể làm điều gì để thay đổi điều này. Thậm chí sự cố gắng để vâng lời Đức Chúa Trời của chúng ta chỉ là sự che đậy sâu xa hơn sự bất lực của chúng ta để làm điều đó. Điều này áp dụng cho bạn, tôi, và mọi người trên thế giới. Và kết quả là tất cả chúng ta đều bị định tội trước mặt Đức Chúa Trời. Điều này khiến chúng ta đối mặt với sự hiểu lầm cơ bản vốn xuất hiện trong nhiều câu trả lời cho câu hỏi: chuyện gì xảy ra với những với những người chưa bao giờ nghe về Chúa Jesus? Nhiều Cơ đốc nhân đi đến kết luận rằng nếu một số người trên thế giới chưa bao giờ có cơ hội nghe về Chúa Jesus, thì điều này làm cho họ tự động được thoát khỏi sự định tội của Đức Chúa Trời. Những người như thế sẽ lên thiên đàng bởi vì họ chưa bao giờ có cơ hội nghe về Chúa Jesus. Lối suy nghĩ này phản ánh cảm xúc tự nhiên của chúng ta. Chúng ta muốn mọi người đều ổn cả khi họ chưa có cơ hội nghe về Phúc âm. Nhưng hãy suy nghĩ với tôi về kết luận lô-gíc này. Một quan điểm như thế sẽ xác nhận rằng con người sẽ hoàn toàn ở với Đức Chúa Trời trong cõi đời đời bởi vì họ chưa bao giờ được nghe nói về Đấng Christ. Việc họ chưa bao giờ nghe về Đấng Christ cho họ bước vào thiên đàng! Hãy xem có những bằng chứng nào trong Kinh Thánh hậu thuẫn cho quan điểm này. Nếu con người sẽ hoàn toàn lên thiên đàng bởi vì họ chưa bao giờ có cơ hội nghe về Chúa Jesus, thì điều tệ hại nhất mà chúng ta làm vì tình trạng đời đời của họ là đến với họ và nói cho họ về Phúc Âm. 116

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Điều này chỉ làm tăng thêm cơ hội cho họ đi xuống địa ngục! Trước khi chúng ta đến với họ, họ sẽ lên thiên đàng; bây giờ chúng ta nói cho họ nghe về Chúa Jesus, họ có thể sẽ đi xuống địa ngục. Có phải vậy không! Hãy tưởng tượng bạn gặp một sinh viên quốc tế vừa mới trở về từ một Trường Đại học Mỹ. Bạn hỏi cô ấy đã từng nghe về Jesus chưa, và với sự ngạc nhiên trên mặt, cô gái đáp, “Chưa.” Bây giờ, nếu cô gái này hoàn toàn được lên thiên đàng bởi vì cô chưa bao giờ nghe về Chúa Jesus, thì điều tốt nhất bạn có thể nói với cô ấy vì lợi ích đời đời của cô ta, “Nếu có ai cố gắng nói cho bạn về Chúa Jesus, hãy lấy tay che tai bạn lại, rồi la lên thật lớn, và chạy thật xa.” Rõ ràng một phép suy luận như thế này thì không có nền tảng trong Kinh Thánh. Nhưng khi chúng ta bước theo sự lô-gíc của kết luận trên, thì đây là kết quả thực tế. Tuy nhiên vẫn còn vài điều còn lại phải nói rõ hơn, “Đức Chúa Trời thì công bình trong sự định tội con người vì không tin Chúa Jesus mặc dù họ chưa bao giờ có cơ hội nghe về Chúa Jesus?” Đây thật sự là câu hỏi tốt, và tôi tin câu trả lời là không. Đức Chúa Trời sẽ không công bình trong việc định tội con người vì không tin vào Đấng Cứu Rỗi mà họ chưa bao giờ nghe. Nhưng đừng quên rằng, con người sau cùng không bị định tội bởi vì không tin Jesus. Họ sau cùng bị định tội vì khước từ Đức Chúa Trời. Đây là chìa khóa của vấn đề: không có câu hỏi hàng tỉ người chưa bao giờ nghe về Chúa Jesus có các loại giải trình khác nhau về trách nhiệm của họ trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta cũng vậy. Những người trong chúng ta đã nghe về Chúa Jesus có cơ hội nhận hoặc từ chối Phúc âm, và chúng ta chịu trách nhiệm cho quyết định của chúng ta. Nhưng bất chấp những kiến thức của chúng ta liên quan đến Phúc âm, dựa trên lẽ thật thứ hai mà tôi đã trình bày, mọi người bị định tội trên nền tảng vì khước từ Đức Chúa Trời. (Đây là trường hợp mà Phao-lô nói đến khi ông so sánh người Do Thái và


ngoại bang trong Rô-ma 2: 12-16) Tôi có thể tưởng tượng Phao-lô rơi lệ khi ông viết Rô-ma 3:20. Ông đã vẽ nên một chân dung kinh khủng về tội lỗi loài người. Mọi người biết Đức Chúa Trời, và mọi người bị định tội vì khước từ Đức Chúa Trời. Nhưng tôi cũng có thể thấy Phao-lô lau nước mắt khi ông viết tiếp trong chương tiếp theo.

“Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời, đã bày tỏ ra ngoài luật pháp …. tức là sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Jesus Christ cho mọi kẻ tin.” (Rô-ma 3:2122) Cuối cùng, tin tốt lành đã đến! Đấng Christ chết trên thập tự giá và sống lại từ mồ mả, và qua Ngài chúng ta có thể được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời và được đảm bảo sự sống đời đời. Đức Chúa Trời đã mở một con đường cứu rỗi cho những người hư mất.

Tôi chưa bao giờ nghe câu hỏi lạ lùng như vậy trước nhiều người. Tôi bắt đầu đổ mồ hôi, cả lớp im lặng chờ tôi trả lời. Tôi nghĩ từng lời một, cẩn thận trong mỗi ý tưởng và nói với cả tấm lòng đầy cảm xúc, “Tất cả chúng ta đều có tội làm chúng ta xa cách Đức Chúa Trời. Cho dù chúng ta làm gì, chúng ta không thể đắc thắng sự phản loạn của chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Jesus chết trên thập tự giá – để cứu chúng ta khỏi tội của chúng ta và khỏi chính chúng ta. Vâng, nếu không tin vào Chúa Jesus, bạn sẽ không lên thiên đàng.” Cả lớp ồn ào và các đôi mắt tròn xoe trước một Cơ đốc nhân đang cố gắng trình bày lẽ thật từ Kinh Thánh. Lauren đi lên đứng cạnh tôi trước lớp và nói, “Thật là điều buồn cười nhất tôi từng nghe. Bạn là ai mà nói rằng đức tin của bạn là con đường duy nhất đến cùng Đức Chúa Trời và tất cả chúng tôi sẽ đi vào sự chết đời đời?” Cô ấy đi ra khỏi lớp. Đáng lẽ ra tôi đã có những kỷ niệm tốt hơn.

Nói một cách rõ ràng, lẽ thật này không thể coi là hiển nhiên và được chấp nhận trong thế giới của chúng ta và thậm chí trong hội thánh ngày nay. Chủ nghĩa đa nguyên (là chủ thuyết cho rằng nhiều đảng phái cùng tồn tại bình đẳng để theo đuổi một mục đích) thống trị là bức tranh của tôn giáo toàn cầu và ý tưởng phổ biến là nếu có một Đức Chúa Trời, Ngài phải cung cấp nhiều con đường cứu rỗi cho người hư mất.

Đó là cuộc đối thoại đầu tiên trong nhiều cuộc đối thoại với Lauren. Những ngày tiếp theo, cô ta hỏi tôi mọi câu hỏi trong Kinh thánh. Sao bạn biết Đức Chúa Trời tồn tại? Jesus khác với các giáo chủ tôn giáo khác như thế nào? Còn những người chưa bao giờ nghe về Chúa Jesus thì sao? Mỗi lần như thế tôi cố gắng trả lời các câu hỏi của cô ấy, nhưng thông thường tôi có cảm giác là các lời của tôi đang đánh vào bức tường gạch.

Tôi nhớ khi tôi đứng trước lớp học trong tư cách một sinh viên của Trường đại học tiểu bang. Đó là ngày tôi phải thuyết trình, và tôi đã chọn chủ đề Cơ đốc giáo. Tôi trình bày lẽ thật trọng tâm của Phúc âm cho toàn sinh viên trong lớp, hầu hết họ là những người theo chủ nghĩa vô thần và thuyết bất khả tri.

Một lần sau cuộc đối thoại, tôi đi bộ ngang qua trường và bắt đầu suy nghĩ, Tôi thật sự tin như vậy? Tôi không muốn là kẻ ngạo mạn hay có một tâm trí hẹp hòi. Tôi chỉ đang tin vào những gì tôi được nuôi dạy? Đây là lẽ thật? Chúa Jesus thật sự là con đường duy nhất để đến cùng Đức Chúa Trời?

Khi tôi kết thúc bài thuyết trình, vị giáo sư hướng dẫn sinh viên đưa ra các câu hỏi. Lauren, một sinh viên uy tín và là lãnh đạo phong trào sinh sinh viên khai hỏa đầu tiên. Cô hỏi một cách thẳng thắn, thông minh theo tiêu chuẩn đương thời, “Bạn đang nói với tôi rằng nếu tôi không tin vào Chúa Jesus, tôi sẽ xuống địa ngục khi tôi chết?”

Trong nhiều tháng tiếp theo, tôi vật lộn với mớ câu hỏi mà tôi chưa từng có trước đây. Bị làm nhục bởi trường đại học thế tục này, tôi suy nghĩ mông lung khi kết thúc năm học cho mùa Hè. Khi mùa Thu trở lại, tôi đi bộ vào lớp trong ngày đầu tiên của khóa học. Lauren ngồi đó trong lớp. Cô ấy gọi “Hôm nay tôi cần phải nói chuyện ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

117


với bạn.” “Được rồi” tôi đáp. Ồ tuyệt quá, tôi nghĩ. Trận chiến lại bắt đầu đây. Lauren và tôi nói chuyện sau tiết học. Cô ấy nói với tôi rằng suốt cả mùa Hè cô ấy đã hiểu cô ấy đầy tội trước mặt Đức Chúa Trời. Cô ấy cũng hiểu sự đầy đủ của Đấng Christ che phủ tội của cô. “David”, cô nói, “Tôi đã tin Chúa Jesus là Đấng cứu rỗi tôi, và bây giờ tôi biết khi tôi chết, tôi sẽ lên thiên đàng.” Đức Chúa Trời đã mở một con đường cứu rỗi cho những người hư mất. Không phải một con đường bất định (a way) trong vô số con đường khác, nhưng là con đường duy nhất được xác định (The Way). Và đây là tin tốt lành – Phúc âm. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó. Những người chưa bao giờ được nghe những gì Lauren nghe thì sao? Điều này dẫn chúng ta đến với hai lẽ thật cuối.

Sau khi viết một trong những đoạn khó hiểu và ấn tượng nhất trong cả Kinh thánh (Rôma 3:21-26), Phao-lô bắt đầu giải thích làm cách nào sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trở nên thực tế trong đời sống chúng ta. Người Do thái đang lắng nghe Phao-lô thường vâng theo luật pháp trong nỗ lực cá nhân để biết và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nhưng trong Rô-ma 3:27-31, Phao-lô miêu tả đức tin trong Christ là phương cách duy nhất để được xưng công bình trước mặt Đức Chúa Trời. Ông phát triển ý tưởng này sâu hơn trong Rô-ma 4 và Rô-ma 5 với kết luận rằng, “vì chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jesus Christ chúng ta.” (Rô-ma 5:1) Đức tin trong Christ là phương tiện duy nhất để chúng ta được cứu. Một vài người thắc mắc tại điểm này rằng còn người trong Cựu ước thì làm sao được cứu? Phao-lô luận giải từ Rô-ma 4 đến Rôma 11 rằng Áp-ra-ham và những người khác 118

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

trong Cựu ước được cứu bởi ân điển thông qua đức tin về sự đến của Đấng Christ. Dầu họ không biết tất cả các chi tiết, họ tin nơi sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời sẽ đến xuyên qua Đấng Christ. Dựa trên những gương mẫu của họ, vài người kết luận rằng ngày nay con người có thể được cứu xuyên qua niềm tin khái quát về Đức Chúa Trời dầu họ chưa bao giờ nghe về Đấng Christ. Nhưng Kinh Thánh không cho bất cứ bằng chứng nào về điều này. Chủ đề của Tân ước là Đấng Christ phải đến và con người phải tin vào Ngài và công tác của Ngài trên thập tự giá cho sự cứu rỗi của họ (Rô-ma 10:9-10). Bây giờ, rõ ràng là nếu con người không thể đến cùng Đức Chúa Trời ngoại trừ với đức tin trong Đấng Christ, thì lẽ thật này không không khích lệ những người chưa từng nghe về Đấng Christ. Nhiều người sẽ kết thúc tại điểm này, “Tôi không biết như thế nào, nhưng chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ mở con đường cho hàng triệu người bước vào thiên đàng thậm chí họ chưa từng nghe về Chúa Jesus.” Câu nói này đầy tình cảm, chúng ta mong có một con đường dành cho những ai chưa từng nghe về Chúa Jesus được cứu. Chúng ta chắc rằng Đức Chúa Trời trong tình yêu hoàn hảo của Ngài sẽ không cho phép họ đi vào địa ngục khi họ thậm chí chưa nghe về Jesus. Lần nữa, chúng ta cần cẩn thận suy xét các chi tiết của một kết luận như thế. Nếu chúng ta kết luận con người có thể bước vào thiên đàng mà không cần đức tin trong Christ, thì nghĩa là có vài điều họ có thể làm để vào thiên đàng. Một sự kết luận như thế thì không chỉ là cắt xén lẽ thật trước mà chúng ta đã thấy trong Rô-ma, nó cũng sẽ chẳng khác gì khi nói với Chúa Jesus rằng, “Cảm ơn vì những điều Ngài đã làm trên thập tự, nhưng chúng tôi có thể đến cùng Đức Chúa Trời qua những con đường khác.” Rô-ma và toàn bộ Kinh thánh thì hoàn toàn rõ ràng về điều này. Đức tin trong Christ là cần thiết cho sự cứu rỗi. Sau bốn lẽ thật đầu tiên, chúng ta cuối cùng cũng đến với vài tin tốt lành trong lẽ thật thứ


năm. Nhưng với lẽ thật thứ sáu, chúng ta dường như đến với một điểm tệ hại khác. Nếu con người không thể đến với Đức Chúa Trời ngoại trừ với đức tin trong Christ, và nếu hơn hàng tỉ người chưa bao giờ nghe về Christ, thì có một vấn đề nghiêm trọng đang tồn tại. Vấn đề này dẫn chúng ta đến với sự khẳng định sau cùng trong sách Rô-ma.

Tiến đến Rô-ma chương 10. Phao-lô trích một câu từ sách Giô-ên và luận giải một vài hàm ý. “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.” Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? Những câu này không phải để khoe tài hùng biện của Phao-lô; chúng là một bức tranh rõ ràng về kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Trong ba câu ngắn gọn này, chúng ta thấy sự thiết kế của Đức Chúa Trời là giảng Phúc âm cho mọi dân tộc của thế giới bao gồm cả hàng tỉ người chưa bao giờ nghe về danh Jesus. Để chúng ta có thể thấy được điều này, hãy lấy vài động từ trong đoạn này trong thứ tự đảo ngược. Bắt đầu với câu cuối cùng, bạn thấy rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời bao gồm việc sai đi các đầy tớ của Ngài. Sau đó, tiếp tục khảo sát phân đoạn này, chúng ta thấy những đầy tớ này làm gì? Họ rao giảng. Các đầy tớ được sai đi để rao giảng Phúc âm. Như chúng ta đã thấy khi chúng ta suy xét việc làm môn đồ, các đầy tớ của Đức Chúa Trời được dự định phải đi và công bố Phúc âm. Đây là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ngài sai đi các đầy tớ, và các đầy tớ rao giảng. Tiếp tục khảo sát thêm, chúng ta thấy khi các đầy tớ Ngài rao giảng, con người nghe bất chấp họ có chú ý hay không. Nếu chúng

ta không rao giảng cho một bức tường, con người sẽ nghe chúng ta khi chúng ta rao giảng. Vậy kế hoạch này là một tiến trình: Đức Chúa Trời sai phái các đầy tớ, các đầy tớ đi ra rao giảng, con người nghe. Khi họ nghe, Kinh Thánh nói rằng họ sẽ tin. Bây giờ, phân đoạn này không dạy mỗi cá nhân đơn lẻ nghe Phúc âm sẽ tin. Rõ ràng điều này không thật, nhưng phân đoạn này dạy rằng khi chúng ta rao giảng và con người nghe, vài người trong số họ sẽ tin. Chúng ta đã thấy rằng một ngày kia mọi quốc gia, dân tộc, bộ lạc, và mọi ngôn ngữ sẽ ăn năn quanh ngai của Đấng Christ. Điều này nghĩa là mọi nhóm người sẽ nghe Phúc âm được rao giảng, và vài người từ mọi nhóm sẽ tin nhận Đấng Christ cho sự cứu rỗi của họ. Điều này cho chúng ta một sự tin cậy lớn. Bạn có thể đi đến nơi tận cùng của những nhóm người thù địch chưa từng tiếp xúc nền văn minh trên hành tinh này và rao giảng Phúc âm cho họ, khi đó một số người người sẽ tin. Đức Chúa Trời sai các đầy tớ Ngài, các đầy tớ Ngài rao giảng, con người nghe, và một số người sẽ tin. Hai bước cuối của kế hoạch Đức Chúa Trời thì rõ ràng. Khi người nghe quyết định tin Phúc âm, họ kêu cầu danh Chúa, và khi họ kêu danh Chúa, họ sẽ được cứu. Vậy bạn có điều này: kế hoạch đơn giản thần thượng để đem Phúc âm đến cho mọi dân tộc trên thế giới. Đức Chúa Trời sai các đầy tớ Ngài ► Các đầy tớ Ngài rao giảng ►Con người nghe ► Người nghe tin ►Người tin kêu cầu danh Chúa Jesus ► Ai kêu cầu danh Chúa thì được cứu. Bây giờ nhìn ngược lại tiến trình này và hỏi một câu hỏi khác: Có bất kì điểm nào trong kế hoạch này có thể bị loại trừ không? Hãy suy nghĩ về điều này. Rõ ràng ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu. Không thể loại trừ điểm này. Hễ ai tin Chúa sẽ kêu cầu Chúa. Nhiều người nghe (không phải tất cả, nhưng nhiều) sẽ tin. Con người sẽ nghe Phúc âm khi chúng ta rao giảng cho họ. Và Đức Chúa Trời thì chắc chắn vẫn đang làm việc để sai ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

119


các đầy tớ Ngài đi. Nhưng ở đây có một khả năng bị bẻ gãy trong tiến trình này, đó là khi các đầy tớ Ngài không rao giảng Phúc âm cho mọi dân tộc? Chúng ta là kế hoạch của Đức Chúa Trời, và không có kế hoạch B. Tất nhiên, Đức Chúa Trời có quyền năng viết Phúc âm bằng chữ trên các đám mây để mọi người có thể đọc về Jesus và tin Ngài. Nhưng trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Ngài không chọn con đường này. Thay vào đó Ngài chọn chúng ta như các đại sứ để thực thi Phúc âm cho những ai chưa từng nghe về danh Jesus. Ngày nay, có nhiều câu chuyện kể rằng Đức Chúa Trời bày tỏ Christ qua giấc mơ và khải tượng cho nhiều người chưa bao giờ nghe về Chúa Jesus trên khắp thế giới. Do đó, nhiều Cơ đốc nhân bắt đầu nương trên hi vọng rằng Đức Chúa Trời dùng cách khác để làm cho Phúc âm được biết đến cho những người chưa bao giờ nghe về danh Jesus. Nhưng chúng ta cần phải nhớ vài điều: không có bất cứ câu nào trong Công vụ mà Phúc âm được giảng cho người hư mất mà không thông qua người được sai đi. Vài người có thể chỉ ra khải tượng mà Cọtnây có. Nhưng Đức Chúa Trời đã gọi Phi-erơ chỗi dậy và đi đến nhà Cọt-nây để giúp ông hiểu khải tượng của ông và đón nhận Phúc âm. (Công vụ 10) Đức Chúa Trời rõ ràng quyết định dùng hội thánh – và chỉ hội thánh như là một phương tiện của ân điển, qua nó Phúc âm của Chúa sẽ đến tận cùng trái đất. Vậy, điều này là câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta về điều gì sẽ xảy đến cho người chưa bao giờ nghe về Chúa Jesus. Mọi người biết Đức Chúa Trời, và mọi người khước từ Đức Chúa Trời. Mọi người thì có tội trước mặt Đức Chúa Trời, và mọi người bị định tội vì khước từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời mở một con đường cứu rỗi cho những người hư mất, và người ta không thể đến cùng Đức Chúa Trời ngoại trừ đức tin 120

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

trong Christ. Cuối cùng là Đấng Christ truyền cho Hội thánh phải rao giảng Phúc âm cho mọi dân tộc. Nếu điều này là thật, thì nó liên quan đến cuộc sống chúng ta rất nhiều. Nếu hơn một tỉ người ngày nay hướng về một cõi đời đời không có Đấng Christ và chưa bao giờ nghe về Phúc âm, thì chúng ta không có thời gian để lãng phí cuộc sống của chúng ta trên giấc mơ Mỹ. Không phải chúng ta đã được truyền phải giảng Phúc âm cho họ sao? Khuynh hướng chung trong văn hóa của chúng ta là tranh luận về câu hỏi này, nhưng cuối cùng mục tiêu của chúng ta không phải là cố tìm ra câu trả lời; mục tiêu của chúng ta là làm nhẹ bớt gánh nặng trong lòng chúng ta. Có hơn năm ngàn nhóm người, tổng số họ khoảng 1.5 tỉ người hiện giờ được xếp loại như “chưa được tiếp xúc” và “chưa được chú ý”. “Chưa được tiếp xúc” nghĩa là nhóm người mà không có một cộng đồng cơ đốc bản địa với nhân lực tương xứng để lan rộng Phúc âm trong nhóm người đó. “Chưa được chú ý” nghĩa là không có hội thánh hay tổ chức nào hoạt động tích cực giữa vòng nhóm đó để lan truyền Phúc âm. Nói cách khác, 1.5 tỉ người này là chưa được tiếp xúc và chưa được chú ý, hầu hết mỗi người giữa vòng họ được sinh ra, sống, và chết mà không được nghe gì về Phúc âm. Thậm chí tệ hơn, không một ai đang cố gắng làm việc gì để thay đổi tình trạng của họ. Không một ai. Một trong những người bạn tốt của tôi gần đây dành thời gian cho những dân chưa được tiếp xúc và chưa được chú ý ở vùng Đông-Nam Á. Khi anh nói chuyện với dân làng tại một vùng hẻo lánh, anh cố gắng mở ra niềm tin căn bản của họ. Anh hỏi họ, “Chúng ta được tạo dựng như thế nào?” Họ đáp, “Chúng tôi không biết.” Anh hỏi, “Ai gửi mưa đến những cánh đồng?” Họ đáp, “Chúng tôi cũng không biết.” Sau đó anh hỏi, “Chuyện gì xảy ra khi


chúng ta chết?” Họ nhìn anh và trả lời, “Không một ai đã đến đây và nói cho chúng tôi về điều đó.” Sau đó anh tìm ra một ngôi làng khác với những người chưa bao giờ nghe về Phúc âm. Họ rất nồng nhiệt và thân thiện, họ mời anh uống chung với họ. Một người đàn ông đi vào một cửa hàng nhỏ và xuất hiện trở lại sau đó với một thùng Cô-ca vỏ hộp màu đỏ trên tay. Công ty nước uống có ga ở Atlanta đã bán thứ nước uống có đường màu nâu này tốt hơn hội thánh của Chúa Jesus Christ trong việc giới thiệu Phúc âm cho họ! Hãy suy xét chỉ một nhóm dân cụ thể chưa được tiếp xúc với Phúc âm. 1,4 triệu người Ả Rập du cư ở Algeria. Họ sống trong những túp lều được phủ với lông dê. Họ có một ít thức ăn và thường xuyên sống trong điều kiện thiếu chăm sóc sức khỏe. Họ là 100% Hồi giáo. Không có bất kì Cơ đốc nhân nào. Không hội thánh. Không giáo sĩ. Không Phúc âm. Không Chúa Jesus. Trong khi đó, Đức Chúa Trời đã cứu bạn và tôi bởi ân điển Ngài. Ngài không chỉ ban cho chúng ta trí hiểu về Đấng Christ, nhưng Ngài cũng chu cấp cho chúng ta mọi sự chúng ta cần để giảng Phúc âm cho họ. Bây giờ hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta nhìn vào mắt của người Ả Rập du cư kia và giới thiệu Đấng Christ cho người này lần đầu tiên. Đây là một lý do xứng đáng để chúng ta sống, cũng là lý do xứng đáng để chúng ta chết. Nó là lý do xứng đáng cho sự tiến lên khẩn cấp. Chúng ta có Phúc âm của Đấng Christ bên trong chúng ta, và chúng ta không có thời gian để lãng phí. Vài người thắc mắc, thật bất công khi Đức Chúa Trời cho phép nhiều người không có kiến thức về Phúc âm. Nhưng không có sự bất công trong Đức Chúa Trời. Sự bất công nằm ở giữa vòng Cơ đốc nhân – những người sở hữu Phúc âm và từ chối dâng mạng sống mình để làm Phúc âm được biết đến giữa vòng những người chưa được nghe. Đây thật là sự bất công. Tôi nhận thấy một trong những câu hỏi thông thường giữa vòng Cơ đốc nhân ngày nay là: “Ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đời sống của

tôi là gì?” hoặc “Làm sao tôi biết ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đời sống tôi?” Nhiều Cơ đốc nhân hầu như thừa nhận quan điểm rằng họ sẽ vâng lời Đức Chúa Trời nếu Ngài chỉ họ những điều họ muốn làm. Nhiều người hỏi, “Làm cách nào tôi tìm thấy ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đời sống tôi?” Tôi mang một tin tốt lành. Ý muốn của Ngài là không một ai bị hư mất. Với 1.4 triệu người Ả Rập du mục tại Algeria chưa bao giờ nghe về Phúc âm, điều này chỉ làm gợi lên một ít cảm xúc trong chúng ta, “Ngài muốn con làm gì đây hỡi Chúa?” Câu trả lời thì rõ ràng. Ý chỉ của Đức Chúa Trời cho bạn và tôi là dâng đời sống mình ngay lập tức, liều mạng làm cho Phúc âm và vinh hiển của Đức Chúa Trời được biết đến giữa muôn dân, đặc biệt cho những ai chưa bao giờ nghe về Chúa Jesus. Vì vậy câu hỏi thực sự không phải là “Chúng ta có thể biết ý chỉ của Đức Chúa Trời?” nhưng là “Chúng ta sẽ vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời?” Chúng ta sẽ từ chối sự kêu gọi phổ thông từ Lời Chúa và chờ đợi một điều gì đó… trước khi chúng ta chỗi dậy và làm những gì chúng ta đã được truyền phải làm? Chúng ta sẽ liều mọi sự: tiện nghi, tài sản, sự an toàn, sự bảo vệ, mạng sống của chúng ta … để làm cho Phúc âm được biết đến giữa các dân tộc chưa từng nghe về Chúa Jesus? Một sự chỗi dậy và liều mình như thế là không thể trốn tránh, đáp số khẩn cấp tốt nhất cho đời sống là từ bỏ mọi sự vì Chúa Jesus. TÁC GIẢ: DAVID PLATT TRANSLATED BY TUONG VI CHÚ THÍCH: • (1) Giấc mơ Mỹ là cơ hội chọn lựa của từng cá nhân, không bị hạn chế ràng buộc bởi giai cấp, tôn giáo hay chủng tộc. Giấc mơ Mỹ là giấc mơ về một vùng đất mà ở đó cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho mọi người. Ở đó mỗi người đều có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của mình. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

121


M

TRAN VINH TAM

y name is Tran Vinh Tam. I was born into a large family of eleven brothers and sisters. All of our family now live in the United States. Formerly, when we were in the North Vietnam, my father was a civil servant. Since emigrating to the South, my father has been the Head of the Treasury Department in several provinces until 1975. I was also a lieutenant officer in the ARVN Army. I have a sister who came to the US in the 1960s and nearly 40 years ago, my sister sponsored our family to the United States. Once in the United States, all of our brothers and sisters and children tried to study, succeed, and earnestly serve God. As for me, even though I had a job and enough money, I felt empty in my heart. In those empty and boring times, I went to my friends. Some of my friends led me to gambling. Gambling, could be just a game. But for me, this game became addictive and easily led me to many sins. In the beginning, I only played for entertainment, but later I felt compelled to gamble. At about three or four in the morning, I would wake up and feel like my heart was empty. Then, I would drive to the casino. I played very violently. My friends named me "White Neck Tam". Anyone who is in the gambling world, knows what this name means. I often won, and often lose. But at the end, I almost lost everything. I spent all my money, including food and rent, on gambling. My brothers and sisters, my nephews and nieces all loved me. They gave me money, but sometimes I had to 122

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

borrow money from friends. Sometimes, out of desperation, I would even take my sister's money to gamble. All my family was upset. I was also disgusted with myself but did not know what to do. Having money, I would go out at four o'clock in the morning. When I returned, I was often empty-handed, or returned with debt. I tried to quit but kept failing. Until more than a year ago, on a Sunday morning, my heart was deeply moved when I heard a sermon on reading the Bible daily. I decided to try it. I started reading four passages a day: one chapter in the Book of Psalms, one chapter in the Book of Proverbs, one chapter from the Book of Genesis, and one chapter in the Book of Matthew. I started to have a sense that God was coming near me, and that He was speaking to me through the Bible, His Living Word. My heart became very happy and peaceful. I no longer felt like I wanted to go to the car and drive to the casino. God had used His powerful Word, The Bible, to free me. Now, every morning at 4 am when I wake up, I make coffee, drink, and pray. Then I start reading the Bible. After that, I go to work. The remaining time, I serve God by helping those in need. Like yesterday, I brought a young man to my department to apply for a job. For over a year now, all of my family, everyone is very happy about me. Today, my heart is always at peace, and I feel full of happiness. The Bible, the Word of God, is truly powerful. That Word not only saved me from gambling addiction, but that Word also gave me a life full of hope, meaning, and happiness TRAN VINH TAM Minnesota, USA


M

PASTOR NAM QUOC TRUNG

y name is Nam Quoc Trung. I was born into a wealthy family in Vietnam. From a young age, I was spoiled, and got whatever I wanted, but never felt satisfied. At 11-12 years old, I started to leave home wandering with bad friends, seeking and finding pleasure in one way after another. At the age of 14, I started using opium. In 1994, when I was 18 years old, heroin was pouring into Vietnam, and I became totally immersed in drugs. I sold my family's property, went down the road to steal, rob, or do anything, to satisfy my addiction to drugs, and all my other desires. Every time I went home, I would become violent, screaming, smashing, and turning my family into hell. My parents and my wife found all kinds of ways to help me get rid of drugs, but power and money could not solve the problems. The love and devoted care of the family did not help me get out of drugs. I struggled with such sins for 16 years (19902006). The 14th time I got out of prison and was drug-free for 20 months, I was horribly disoriented. So, I plunged into games and other stimulants like alcohol, prostitutes, fighting ..., just to make sure I don't use drugs anymore. One day I drank up to three liters of alcohol. My nerves were going crazy, and I no longer behaved like a normal person. My heart always had screams and moans because I felt the misery deep in my soul. One day, when I was wandering on the street, I met a friend who used to use drugs with me often. His eyes had a light that I have never seen before. He told me about Jesus' love, a love that saved him from drugs, and transformed his life. I did not understand what happened, but I felt a great difference in him, and I was really interested in what he had shared with me. It was then that I opened my heart and put my trust in Jesus. That day was November 25, 2006.

After believing in the Lord, I was given a Bible, and told that this is the Word of God, the Word that has the power to transform lives. Actually, I did not believe it that day, but I still read. I did not know about and had not experienced the power of God. I just began to wonder and think about my current state: a man nearly 20 years out of society, 16 years of addiction, 14 times out of rehab and one out of every two words deemed naughty and offensive. Amazingly, after only fourteen days of reading the Bible, my lips were choked, and I could not say any of those same offensive words. Although I still did not believe in the power of God, I continued to read the Bible. After a while, I found myself unable to lie anymore. Sometime later, I found myself unable to smoke and drink alcohol. Gradually, even bad thoughts in my mind were controlled ... Truly, God loved me too much, and He rescued me by miraculous power through His Word. But His salvation did not stop there. The Grace of God also poured into my family. My parents and my wife and my children also accepted Jesus Christ as their personal Savior. My family is extremely grateful to God for His wonderful love and His salvation. Because God saved my life, I have devoted my whole life to God, serving Him in the work of helping those suffering from social evils, drug addicts, vagrants, ... people who are still wrecked and miserable in sin. Once in the same situation, I know for sure that deep down in their souls, they are hungry for love, and a transformation in their lives. Because of my experience, I know for sure that the power of the Lord Jesus Christ can transform their lives PASTOR NAM QUOC TRUNG Hanoi, Vietnam ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

123


Đ Ặ C SA N

P.O. Box 570293, Dallas, TX 75357, USA

Dallas, December 14, 2020 Kính gởi Quý Mục Sư, quý Hội Thánh, quý bạn đọc. Năm 2020 là một năm khó khăn, tin tức về cuộc bầu cử Tổng Thống sắp kết thúc, tin mừng về thuốc chủng ngừa vaccine Covid-19 mới được phổ biến, chúng ta hy vọng mọi việc trở lại bình thường. Tuy nhiên dầu hợp thời hay không hợp thời, chúng ta cũng phải tiếp tục rao giảng tin lành về Nước Đức Chúa Trời cho đồng hương Việt Nam trong nước và ngoài nước. Cảm ơn Chúa, Ban Biên Tập Đặc San Hướng Đi vẫn cố gắng phát hành báo giấy Hướng Đi mỗi 3 tháng một lần. Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng báo mạng Huong Di E-magazine trên internet (huongdi.today), mở thêm chương trình phát thanh hằng tuần với TIẾNG NÓI QUÊ HƯƠNG trên Radio 1600 AM ở Dallas và Đài Tiếng Mõ Bắc Cali 1430 tại San Jose. Chúng tôi muốn in sách và chứng đạo đơn để gởi tặng thân hữu. Chẳng hạn in “BẠN SỐNG BẰNG TÍN DỤNG NÀO? của Kim Đức. Chúng tôi đang cần sự hiệp tác quý báu của mỗi Hội Thánh hoặc cá nhân mỗi tháng 50.00 USD hoặc khoản dâng 1.00 USD a day. Danh sách nầy sẽ được đăng trên báo Hướng Đi. Tôi viết thư nầy để cảm ơn quý Mục Sư, quý Hội Thánh và quý ân nhân đã ủng hộ chúng tôi trong những năm qua, cầu Chúa ban ơn mới trên quý vị và các bạn trong năm mới. Hy vọng trong năm mới quý vị sẽ ủng hộ chúng tôi về mặt tài chánh hằng tháng để chúng tôi tiếp tục trung tín duy trì và phát triển công tác truyền thông báo chí Chúa giao. Chúng tôi sẵn sàng gởi biên nhận tiền dâng hiến được tax-exemption cho quý vị theo yêu cầu. Quý vị có thể dâng hiến cho Hướng Đi Magazine qua zell và bấm số 469-493-2307. Chân thành cảm ơn quý vị và các bạn. Chủ Nhiệm

MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

124

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Kính mời quý con cái Chúa gần xa cùng thờ phượng Chúa với chúng tôi qua điện thoại bằng ứng dụng Zoom Cloud Meeting! Thời gian: Nếu quý vị có thắc mắc, xin hãy liên lạc với chúng tôi! Truyền Đạo Lê Minh Thảo Phone: 972-955-7309

Email: Thaodallas4444@gmail.com

Sáng Chúa Nhật: 9:00 - 9:45am CST (Giờ miền Trung Hoa Kỳ) Zoom ID: 611 696 6416 Password: 2020

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

125


126

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

127


Mục Sư NGUYỄN LÊ HỮU THUẬN Mục Sư NGUYỄN THANH KHIẾT

nguyentkhiettx@ gmail.com leviky78@ gmail.com

128

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

129


Trang ảnh đẹp

HAM ĐỌC, HAM HỌC - PHOTO HOLLY NGUYEN

HIỆP TÁC, HIỆP THÔNG - PHOTO HUE NGUYEN 130

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Trang ảnh đẹp

TRANH SƠN DẦU - DIEM PHUC LE

TRANH SƠN DẦU - DIEM PHUC LE ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

131


132

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.