Hướng Đi Số 76

Page 1


EM Pastor: Pastor Linh Huynh- Cell: 206-852-1277




THƯ CHỦ NHIỆM

BAN CHO CÓ PHƯỚC HƠN NHẬN LÃNH hơn tức là quê hương ở trên trời.

L

òng người thật khác với lòng Trời. Trời thích cho và loài người thích nhận. Phần lớn loài người nhận nhưng không biết và không cần biết món quà mình nhận đó đến từ đâu. Cũng ít người ý thức rằng tất cả những gì chúng ta đang có đều là những gì chúng ta đã nhận lãnh. Chúng ta nhận lãnh tất cả mọi sự trên đời… từ hơi thở, từ tiếng nói, món ăn, gia đình, hạnh phúc, đất nước, quê hương… tất cả là từ Trời, từ Đấng Tạo Hoá. Tôi quen dùng chữ Chúa thay cho chữ Trời. Chúa là Đức Chúa Trời. Chúa đã vui lòng nhận tôi làm con và tôi đang hãnh diện khoe Ngài là Cha tôi. Chúa đã đưa tôi và gia đình từ công dân nước Việt nay thành công dân nước Mỹ và bây giờ tôi còn là công dân Nước Trời (Thiên Quốc). Tôi muốn người Việt đi theo Mỹ thay vì đi theo Tàu. Đi theo Chúa thay vì đi theo Sa-tan. Có lòng tin Chúa thay vì hoang mang vô tín. Biết chắc hướng đi lên thay vì mù loà đi xuống… Nước Mỹ vẫn chưa hoàn hảo nên người Mỹ vẫn luôn luôn khao khát tìm kiếm một quê hương tốt

Chúa đã nhận tôi làm công dân Nước Trời (Thiên Quốc) và bây giờ tôi muốn người Việt cũng nhận lãnh điạ vị công dân Nước Trời (Thiên Quốc). Tôi muốn ít nhất 50% người Việt trên thế giới cũng như tôi hãnh diện là công dân Nước Trời (Thiên Quốc). Tôi muốn mọi công dân nước Trời giữa vòng dân tộc Việt sẽ lớn lên và trưởng thành với tính chất tâm tình của Con Trời. Chúa Giê-su là Con Một Chúa Trời. Tính chất của Ngài là yêu thương, là tha thứ, là hy sinh, là ân điển, là ban cho. Chúa đã nêu gương ban cho. Chúa ban cho điều tốt nhất. Chúa ban cho chúng ta hết cả mạng sống của Ngài. Tôi đang cùng một số anh chị em người Việt cùng đức tin nơi tin lành về Nước Trời của Chúa Cứu Thế Giê-su để xây dựng một channel gọi là NƯỚC TRỜI LÀ NƯỚC TÔI. Bao gồm gia đình của bạn và gia đình của tôi. Dòng tộc của bạn và dòng tộc của tôi. Tôi muốn vâng theo lời Chúa, “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Trời và sự công bình của Ngài.” Tôi đang sống nhờ lời hứa của Đức Chúa Trời chứ không phải nhờ lời giải thích. Tôi thích dùng những mỹ từ sau đây để mô tả về Nước Trời. Sáng, sạch, sôi, sang, sống, sung sướng, sung mãn, siêng năng… Thánh, thật, thiện, thiên, tha, thiết, thắng, thẳng, thêm, thịnh, thoát, thoả, thích, thưởng, thân thương…

Con giống Cha. Tôi muốn giống Cha ở đức tính thích ban cho. Ban cho quả thật có phước hơn là nhận lãnh. Ban cho là bí quyết để nhận lãnh. Những món quà tốt hơn, lớn hơn, ý nghĩa hơn đang chờ đợi chúng ta. Có rất nhiều câu chuyện về sự ban cho có phước. Bạn có thể đóng góp thêm những câu chuyện hay như chuyện hay nầy. Trong lời chứng của bạn. Trong đời sống thường ngày của bạn. Chuyện sứ đồ Phao-lô và Ba-naba tại thành Lít-trơ, những người thích ban cho. Nơi thành Lít-trơ có một người liệt chân, què từ lúc mới sanh ra, chẳng hề đi được. Người ngồi và nghe Phao-lô giảng. Phao-lô chăm mắt trên người, thấy có đức tin để chữa lành được, bèn nói lớn tiếng rằng: Ngươi hãy chờ dậy, đứng thẳng chân lên. Người nhảy một cái, rồi đi. Dân chúng thấy sự Phao-lô đã làm,thì kêu lên bằng tiếng Li-cao-ni rằng: Các thần đã lấy hình loài người mà xuống cùng chúng ta. Chúng bèn xưng Ba-na-ba là thần Giu-bitê, còn Phao-lô là thần Mẹt-curơ, vì là người đứng đầu giảng đạo. Thầy cả của thần Giu-bitê có miếu nơi cửa thành, đem bò đực và tràng hoa đến trước cửa, muốn đồng lòng với đoàn dân dâng một tế lễ. Nhưng hai sứ đồ là Ba-na-ba và Phao-lô hay điều đó, bèn xé áo mình, sấn vào giữa đám đông, mà ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

5


kêu lên rằng: Hỡi các bạn, sao làm điều đó? Chúng ta chỉ là loài người, giống như các ngươi;chúng ta giảng Tin lành cho các ngươi, hầu cho xây bỏ các thần hư không kia, mà trở về cùng Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật trong đó. Trong các đời trước đây, Ngài để cho mọi dân theo đường riêng mình, dầu vậy, Ngài cứ làm chứng luôn về mình, tức là giáng phước cho, làm mưa từ trời xuống, ban cho các ngươi mùa màng nhiều hoa quả, đồ ăn dư dật, và lòng đầy vui mừng. Tuy sứ đồ nói như vậy, chỉ vừa đủ ngăn trở dân chúng dâng cho mình một tế lễ. Chuyện một em bé đã sớm biết ban cho. Tại tiểu bang Pennsylvania nước Mỹ, vào một ngày chủ nhật năm 1880, một cô gái nhỏ với dáng vẻ thất vọng đứng gần cửa ra vào của nhà thờ, nơi cô bị đẩy ra vì trong đó đã quá đông, cô không thể tham dự lớp học chủ nhật của nhà thờ. Một vị Mục sư đi ngang qua nhìn thấy cô bé, ông đặt cô bé lên vai mình rồi len lỏi vào trong, rất khó khăn để tìm được một chỗ ngồi trong góc tối cho cô bé. Chủ nhật tuần sau, ông lại thấy cô bé đứng ngoài. Nom cô bé có vẻ mệt. “Đợi đến lúc gom đủ kinh phí, ta nhất định sẽ xây dựng một lớp học chủ nhật to hơn nữa”, vị Mục sư an ủi cô bé Mục sư không biết rằng cô bé đang mắc bệnh nặng và một 6

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

thời gian sau cô bé qua đời. Sau khi cô bé mất, gia đình nhà cô bé đã đưa cho vị Mục sư một chiếc ví tiền nhỏ vừa sờn rách vừa cũ nát, bên trong có 57 đồng xu. Gia đình nhà cô bé đã nói với Mục sư rằng đó là số tiền cô bé tiết kiệm trong 2 năm trời. Cô bé muốn gửi số tiền này để xây dựng một nhà thờ to hơn chút nữa để có thêm nhiều trẻ em được đến học vào ngày chủ nhật. Vị Mục sư lặng lẽ lau nước mắt, ông tiếc là đã không kịp xây nhà thờ như lời hứa với cô bé. Ông mang chiếc ví rách với 57 xu lên bục giảng Kinh, ông kể lại câu chuyện về cô bé. Tất cả mọi người lặng đi vì xúc động. Nhà thờ đã quyết định huy động quyên góp tiền từ 57 đồng xu, rất nhanh đã có thể huy động được 250 USD. Một vài năm sau đó, 57 đồng xu của cô bé, đã huy động được đến 30.000 USD... Khi bạn đến thăm thành phố Philadelphia, hãy đến thăm Nhà thờ Temple Baptist nơi có thể chứa tới 3.300 người. Đến thăm một trong các phòng ở tòa nhà trường học ngày chủ nhật này, bạn sẽ nhìn thấy có treo bức ảnh dễ thương của cô bé nhỏ đã hiến tặng 57 xu cho nhà thờ, bạn sẽ thấy rõ ước mơ tâm nguyện của cô bé đã thành sự thật. Thế đấy, lòng lương thiện và trái tim chân thành nghĩ cho người khác đã đưa cô bé đi xa đến thế nào để thực hiện ước mơ của mình, ngay cả khi cô không thể tận mắt chứng kiến kết quả.

Sức mạnh của lòng lương thiện không ở việc bạn có thể cho đi bao nhiêu, mà ở nơi bạn bắt đầu... Gieo một mầm Thiện trong mỗi việc làm, lời nói, và cả suy nghĩ hằng ngày, nhất định rồi có ngày, cái mầm Thiện bé nhỏ ấy sẽ lớn dần lên, tỏa bóng mát che chở chính tâm hồn chúng ta, dẫu cuộc đời có cằn cỗi thế nào... Tôi muốn bạn không chỉ nghe và thích về những câu chuyện nầy. Tôi muốn bạn kinh nghiệm về sự ban cho, chia sẻ, phân phát… và bạn sẽ thấy ý nghĩa của cuộc đời. Một cuộc đời nhận lãnh và ban cho. Một phép lạ ban bánh cho người đói xảy ra ngay trên tay của bạn , trước mắt của bạn. Tôi muốn bắt đầu từ tờ báo nầy đến với bạn và rồi từ bạn đến với những người khác --kinh nghiệm mới về lời Chúa đã dạy, “Các ngươi nhận không thì hãy cho không.” MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

Mời bạn đón đọc Hướng Đi 77 Chủ đề:

KỲ HẠN ĐÃ ĐƯỢC TRỌN Bài viết đóng góp cho Hướng Đi: Xin gửi email: kienlu@aol.com dacsanhuongdi@gmail.com


MUÏC LUÏC CHUÛ NHIEÄM

Muïc Sö Nguyeãn Vaên Hueä 469-493-2307 CHUÛ BUÙT

Thư Chủ Nhiệm...................................................05 Lựa Chọn Cách Khôn Ngoan..............................09

Muïc Sö Löõ Thaønh Kieán 740-547-7168

Chuyện Lựa Chọn............................................14

CỘNG TÁC TRONG SỐ NÀY

Đứng Bên Nào....................................................18

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ - Mục Sư Lữ Thành Kiến - Tổng Giám Mục Carlo M. Vigano - Mục Sư Ngô Việt Tân - Mục Sư Nguyễn Xuân Sơn Mục Sư Phạm Hơn - Mục Sư Thái Quang Tấn - Mục sư Trần Đình Hân - Mục Sư Đoàn Ngọc Ẩn - James L. Melton - David Platt - Michael Gerson - Dzung Pham - Frank Dang - Lê Minh Thảo - Thanh Hữu - Linda Liem - Nguyễn Đình Bùi Thị - Kim Hân - Trần Mỹ Duyệt Hoàng Nga - Lê Na - Nguyễn Ngọc Hoàng Thiên Quốc - Hải Yến - Lê Diễm Phúc TRÌNH BAØY TRANG BÌA VAØ BAØI VÔÛ

Austin Traàn

ĐẶC TRÁCH BÁO GIẤY

Austin Trần

ĐẶC TRÁCH BÁO ĐIỆN TỬ

Huỳnh Quang Minh KEÁ TOAÙN SOÅ SAÙCH

Tại Sao Cơ Đốc Nhân Cần Đi Bầu...................17 Bức Thư Gửi TT Donald Trump.........................22 Vaccine.........................................................25 Quên Đi Sự Đàng Sau.......................................28 Bệnh Tiểu Đường..............................................34 Truyện ngắn.......................................................46 Kim Hân - Hoàng Nga Lê Na - Lữ Thành Kiến Hướng Đi Ministries...........................................76 Đột Phá Sẽ Không Có Cầu Vòng Lời Kêu Cứu Kết Nối Yêu Thương Corona Virus và Tội Lỗi..................................92 Mục Sư Ơi!..........................................................96

Nguyeãn Quyù, CPA

Mẹ Ơi Con Xin Hỏi.............................................98

NHẬN QUẢNG CÁO

Phá Thai là Sai...............................................100

Lê Minh Thảo 972-955-7309

ÑÒA CHÆ LIEÂN LAÏC

HÖÔÙNG ÑI MAGAZINE P.O. Box 570293 Dallas, TX 75357, U.S.A.

Dạy Con Theo Cách Người Do Thái...................104 7 Dấu Hiệu Ngày Sau Rốt...............................109 What It Means.................................................120 Who Sent Him..................................................122

Nội Dung Quaûng Caùo dacsanhuongdi@gmail.com Baøi Vieát kienlu@aol.com huevan@juno.com WEBSITE

www.huongdionline.com

Chaân thaønh caûm ôn quyù Taùc Giaû, Baïn Ñoïc, Thaân Chuû Quaûng Caùo vaø caùc AÂn Nhaân ñaõ tieáp tuïc uûng hoä ñeå Ñaëc San Höôùng Ñi coù ñieàu kieän phuïc vuï. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

7


8

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


CHỦ ĐỀ

cách khôn ngoan

N

MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

gay từ khi mới xuất hiện trên thế gian, loài người đã được Đức Chúa Trời ban cho quyền tự do để lựa chọn. Tôi đọc những trang đầu của bộ sách lịch sử loài người và đã thấy câu chuyện lựa chọn nầy xảy ra rất sớm. Nhưng loài người đã đánh mất sự tự do của mình khi đã chọn sai, không biết chọn đúng. Tổ phụ chúng ta đã nghe theo lời Sa-tan cám dỗ nghi ngờ Lời Chúa. Mỗi người chúng ta bị họa lây. Mỗi người chúng ta đã không tin cậy và vâng lời Chúa. Hậu quả là sự chết đã bước vào thế gian. Loài người sinh ra và lớn lên trong cảnh nô lệ. Nô lệ cho tội lỗi, cho xác thịt, cho thế gian. Phần lớn những quyết định quan trọng nhất của mình, chúng ta để dành cho những người đi trước, chúng ta chỉ đi theo.

Chúng ta chỉ than thở và không biết hậu quả của sự lựa chọn. Mỗi người chúng ta đều được Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa ban cho quyền tự do lựa chọn. Chúng ta có quyền lựa trước chọn sau. Chúng ta ai nấy đều có đủ thời giờ để lựa chọn số phận của mình. Ngày nay khi đến sống ở Mỹ, đọc nhiều sách, nghe nhiều người nói, kinh nghiệm trong đời sống, tôi biết chắc quyền lựa chọn và giá trị của sự tự do lựa chọn. Đức Chúa Trời tối cao đã dành cho mỗi người Việt chúng ta có quyền tự do quyết định số phận của mình. Ở Mỹ, quyền tự do lựa chọn của bạn và tôi được tôn trọng. Khi được tự do quyết định, bạn sẽ phải chấp nhận hậu quả của quyết định đó, bạn phải chịu trách nhiệm, không trách móc ai, không đổ thừa ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

9


cho ai được.

Mời bạn đọc Kinh Thánh sách Sáng Thế Ở Mỹ, người Việt chúng ta có nhiều lựa Ký từ chương 1 đến chương 4. chọn. Chúng ta dễ dàng chọn rẻ hay mắc? Sáng Bạn là loài vật hay loài người? hay tối? Đẹp hay xấu? Sạch hay dơ? Ngon Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải hay dở? Thậy hay giả? Lành hay dữ? sanh các vật sống cho nhiều, và các loài Chúng ta không cần lựa chọn theo Tàu hay chim phải bay trên mặt đất trong khoảng theo Mỹ? Theo Đông Phương hay theo Tây không trên trời. Đức Chúa Trời dựng nên Phương? Theo Xã Hội Chủ Nghĩa hay theo các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ Tư Bản Chủ Nghĩa? Chúng ta không cần đu nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và dây. các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn lối sống Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. Đức của bản thân và gia đình cách tự do và dứt Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà khoát. Chúng ta thường chọn theo phe Bảo phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm Thủ hay phe Cấp Tiến, chúng ta chịu ảnh cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hưởng bởi phe Cộng Hòa (Republican hãy sanh sản trên đất cho nhiều. Vậy, có Party) hay phe Dân Chủ (Democracy Party). buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm. Chúng ta có thể đổi phe cách dễ dàng khi Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh quan sát, nhận xét và quyết định. Chúng ta các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn có quyền bỏ phiếu. Chúng ta có quyền tự trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có do quyết định và chịu trách nhiệm về quyết như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài định của mình. thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, Tuy nhiên, có một sự lựa chọn quan trọng và các côn trùng trên đất tùy theo loại. Đức nhất. Chúng ta phải lựa và phải chọn. Chọn Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. số phận của linh hồn mình. Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy Ở đời nầy sự lựa chọn đứng về phe phái nào làm nên loài người như hình ta và theo có thể không có nhiều hậu quả ghê gớm vì tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chúng ta có thể dễ dàng tự thay đổi hay tự chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò điều chỉnh. Nhưng những quyết định liên trên mặt đất, và khắp cả đất. Đức Chúa quan đến số phận đời đời (đời nầy lẫn đời Trời dựng nên loài người như hình Ngài; sau), chúng ta cần phải lựa chọn hết sức cẩn Ngài dựng nên loài người giống như hình thận. Trong đời sống tinh thần, sự lựa chọn Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam của chúng ta có kết quả lâu dài không thay cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước đổi được. Đây là sự lựa chọn quan trọng cho loài người và phán rằng: Hãy sanh nhất. Không thể coi thường, không thể trễ sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy nãi, không thể bỏ qua. Chúng ta đang chọn làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá đứng về phe của Chúa Giê-su hay phe của dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật Ma quỷ? Chúng ta sẽ lên Thiên Đàng hay sẽ sống hành động trên mặt đất. xuống Địa Ngục? Chúng ta sẽ sống đời đời Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ hay sẽ chết đời đời? ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc Đọc Kinh Thánh, mắt loài người sẽ mở ra. khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có Rõ ràng, minh bạch. Dưới ánh sáng của Lời hột giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi. Chúa, bạn và tôi sẽ yên tâm về các quyết Còn các loài thú ngoài đồng, các loài chim định lựa chọn của mình. Giống như người trên trời, và các động vật khác trên mặt đất, đi đường sáng mắt. Nói có sách, mách có phàm giống nào có sự sống thì ta ban cho chứng. mọi thứ cỏ xanh đặng dùng làm đồ ăn; thì 10

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


có như vậy. Đức Chúa Trời thấy các việc va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi Ngươi có làm điều chi vậy? Người nữ thưa chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu. Sáng rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi. thế ký 1: 24-31.

Bạn chọn nghe theo lời Chúa hay theo lời cám dỗ của Sa-tan (Ma Quỷ, Con Rắn, Thế gian)?

Sáng thế ký 3: 9-13.

Ma quỉ lại đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy; mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy. Đức Chúa Giê-su bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi. Ma quỉ bèn bỏ đi; liền có thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài.

Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình. Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng? Thưa Ma-thi-ơ 4:8-11. rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi. Giê-hô-

Thờ Trời hay thờ Người? Theo Ân Điển hay theo Luật Pháp? Đức Chúa Giê-su phán rằng: Hỡi người đàn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giê-ru-sa-lem. Các ngươi thờ lạy sự các ngươi không biết, chúng ta thờ lạy sự chúng ta biết, vì sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến. Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy. Người đàn bà thưa: Tôi biết rằng Đấng Mê-si-a (nghĩa là Đấng Christ) phải đến; khi Ngài đã đến, sẽ rao truyền mọi việc cho chúng ta. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta, người đang nói với ngươi đây, chính là Đấng đó. Giăng 4: 21-26.

Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình; vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

11


chúng ta làm theo. Ê-phê-sô 2: 8-10.

Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi Đức tin hay Vô tín? tật lê? Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; Thật hay Giả? nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt Sáng hay Tối? chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. Hễ cây nào chẳng Sống hay Chết? Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi. Ấy nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận sống đời đời, và không đến sự phán xét, song biết được. vượt khỏi sự chết mà đến sự sống. Quả thật, Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: quả thật, ta nói cùng các ngươi, giờ đến, và Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước đã đến rồi, khi những kẻ chết sẽ nghe tiếng thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý của Con Đức Chúa Trời, và những kẻ nghe muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. Ngày sẽ được sống. Vì như Cha có sự sống trong đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: mình, thì Cha cũng đã ban cho Con có sự Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng sống trong mình vậy. Cha đã ban quyền thi nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân hành sự phán xét cho Con, vì là Con người. danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm khỏi; ai đã làm lành thì sống lại để được sống, gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán. Giăng hãy lui ra khỏi ta! 5: 24-29.

Tồn tại hay sụp đổ?

Vào cửa hẹp hay cửa rộng?

Còn hay mất?

Đi đường chật hay đi đường rộng?

Sống đời đời hay Chết đời đời?

Gặt trái tốt hay gặt trái xấu?

Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều.

Biết rõ Chúa hay không biết rõ Chúa? Xây nhà trên đá hay xây nhà trên cát?

Hãy lựa chọn cách khôn ngoan sáng suốt. Hãy khôn ngoan tìm ông thầy sáng mắt chỉ đường, đừng dại dột nghe theo lời ông thầy mù lòa chỉ đường. Trước mặt Chúa, Đấng Xử Đoán công bình, bạn không thể đổ thừa sự lựa chọn của mình cho người khác. Bạn hãy tự tìm đọc Kinh Thánh là Lời của Chúa Mời bạn đọc kỹ Ma-thi-ơ 7: 13- 29. Bạn sẽ và tự quyết định hướng đi của đời sống bạn. đánh giá đúng sự lựa chọn là quan trọng. Hãy bắt đầu tìm kiếm Nước Trời ngay hôm Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường nay. Đừng chần chờ nữa. Có thể bạn sẽ trễ khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó chuyến tàu. cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn Cảm ơn Chúa, tôi đã lựa chọn và đã quyết đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít. định. Tôi yên tâm và chịu trách nhiệm về kết 12

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


quả của sự lựa chọn của mình. Cả gia đình cũng là một quyết định. tôi cũng vậy. Kinh Thánh hướng dẫn cách rõ ràng: Vả, mọi người đều thuật lại thế nào anh em Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong đã tiếp đãi chúng tôi, và thế nào đã trở lại miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin cùng Đức Chúa Trời, bỏ hình tượng đặng mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi thờ Đức Chúa Trời hằng sống và chân xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin thật, đặng chờ đợi Con Ngài từ trên trời, là rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết Đức Chúa Giê-su mà Ngài đã khiến từ kẻ sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong chết sống lại, tức là Đấng giải cứu chúng lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm ta khỏi cơn thạnh nộ ngày sau. 1 Tê-sa-lô-ni- chứng mà được sự cứu rỗi. ca 1: 9-10.

Tôi đang sống những ngày trời trên đất.

Vả, Kinh Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Do Thái và người Hy Lạp (người Mỹ hay người Việt) không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.

Nhân cơ hội bạn đọc bài viết nầy, tôi xin kính tặng bạn đọc một câu Kinh Thánh rất quan trọng. Chính Chúa Giê-su, vị quan tòa lớn nhất và cao cấp nhất đã tuyên bố trước: Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Bởi vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? mới nói ra. Người lành do nơi đã chứa Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? điều thiện mà phát ra điều thiện; nhưng kẻ Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể dữ do nơi đã chứa điều ác mà phát ra điều nào? Như có chép rằng: Những bàn chân kẻ ác. Vả, ta bảo các ngươi, đến ngày phán rao truyền tin lành là tốt đẹp biết bao! Rô-ma xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không 11:8-15 mà mình đã nói; vì bởi lời nói mà ngươi sẽ Hy vọng hôm nay bạn sẽ tin cậy và vâng lời được xưng là công bình, cũng bởi lời nói Chúa. Bạn sẽ không bao giờ hối tiếc mà ngươi sẽ bị phạt. Ma-thi-ơ 12: 34-37. MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ Nói ra là một quyết định và không nói ra

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

13


CHUYỆN... LỰA CHỌN NGUYỄN ĐÌNH BÙI THỊ Kính chào quý độc giả thân mến, Người ta nói rằng sống là lựa chọn phải không bạn? Lựa chọn là một điều chúng ta thường làm trong cuộc đời. Bạn cũng vậy và tôi cũng thế. Khi đi ra chợ, chúng ta thường đối diện ngay với sự lựa chọn. Một người nội trợ thông minh luôn lựa chọn đồ còn tươi, còn tốt để mua về làm thức ăn cho gia đình mình. Không ai lại đi lựa chọn những thứ đồ héo, đồ dở để mua cả.

ra tự do từ môi miệng chúng ta được. Có ai đó cũng đã nói: “Nói mà không nghĩ cũng như bắn mà không nhắm.” Có nghĩa là trước khi nói ra lời gì, ta phải suy nghĩ, lựa lời để nói cho đúng, cho phải lẽ, chứ không thể nói đại, nói càn, nói ẩu được. Châm ngôn hay về lựa chọn cũng khá nhiều, nhưng trong bài viết nầy, chỉ xin gởi đến quý độc giả mấy câu như sau đây: - “Hãy chọn cẩn thận. Lựa chọn của bạn tuy ngắn, nhưng lại bất tận.” (Johann Wolfgang von Goethe)

Khi lập gia đình, các cô gái thường phải đứng trước sự lựa chọn thật kỹ lưỡng để chọn đúng được người sẽ thương yêu mình chân thật, chứ không giả dối.

- “Số phận không phải quan trọng là cơ hội. Quan trọng là lựa chọn.” (Dale Carnegie) - “Luôn có hai lựa chọn, hai con đường để đi. Một con đường dễ đi. Và phần thưởng duy nhất của nó là nó dễ đi.” (Khuyết danh)

Tôi có đọc được mấy câu ca dao của ông cha ta nói về việc một cô gái chọn chồng cho mình thật... đáng để ý như sau: Một là em lấy chồng quan, Hai là chồng lính, ba là chồng dân Nhưng em không chịu lấy chồng đần, Về nhà cha mẹ mắng, ra đường chị em khinh. Cách chọn chồng của cô gái nầy thật minh bạch, rõ ràng. Lấy ai cũng được, sang hèn gì cũng không quan trọng lắm, nhưng nhất định không lấy chồng... đần, ăn nói vụng về, sẽ khó sống hạnh phúc với nhau và rất dễ gây phật lòng người khác. Đó cũng là một cách lựa chọn! Trong giao tiếp cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng rất cần phải lựa chọn lời nói để nói với nhau sao cho tốt đẹp, sao cho phải phép. Câu ca dao quen thuộc dạy chúng ta về lời nói rất hay mà không ai trong chúng ta không nhớ: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Rõ ràng, trong giao tiếp hằng ngày, lời nói rất quan trọng, nên ta phải suy nghĩ, lựa lời mà nói với nhau, chứ không thể nào để lời nói... 14

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

- “Khi con người được tự do lựa chọn, họ lựa chọn tự do.” (Margaret Thatcher) - “Hạnh phúc không phải sự tình cờ, nó là do lựa chọn.” (Jim Rohn) ... Nhân nói chuyện về... lựa chọn, tôi chợt nhớ đến việc lựa chọn Tổng Thống Mỹ năm nay của dân chúng xứ cờ hoa. Cứ mỗi bốn năm một lần, người dân Mỹ sẽ có cơ hội được lựa chọn một vị Tổng Thống để lãnh đạo đất nước mình. Ngày 03 tháng 11 năm 2020 sắp tới, người dân Mỹ sẽ đi bầu cử để lựa chọn vị Tổng Thống thứ 46. Thời gian để người dân Mỹ bầu chọn Tổng Thống chỉ còn rất ngắn. Các ứng cử viên đã và đang đi vận động ráo riết cử tri để họ bầu chọn cho mình. Hai ứng viên Tổng Thống đại diện cho hai Đảng mạnh nhất của Mỹ là Cộng Hòa và Dân Chủ


năm nay, chính là đương kim Tổng Thống Donald Trump (ứng viên của Đảng Cộng Hòa) và Joe Biden (ứng viên của Đảng Dân Chủ) phải trải qua ba cuộc tranh luận (debate) nẩy lửa, quyết liệt trước sự chứng kiến của cử tri cả nước, (cả thế giới cũng chú tâm theo dõi những cuộc tranh luận đầy hấp dẫn nầy) và phải trả lời nhiều câu hỏi hóc búa được đưa ra. Hai ứng viên cũng phải đưa ra một chương trình hành động, một đường hướng cụ thể để lãnh đạo đất nước trong tương lai, nếu mình đắc cử. Sau khi hoàn tất chương trình vận động tranh cử và ba cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi, gay cấn và quyết liệt, hai ứng viên hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử một cách công khai của cử tri cả nước vào ngày 03 tháng 11. Chính nhờ có một chương trình tranh cử công khai, và các cuộc tranh luận công bằng, cũng như việc bầu phiếu minh bạch mà Hoa Kỳ đã thường chọn được những Tổng Thống giỏi giang, tài ba để lãnh đạo đất nước. Nhờ đó mà dù mới được thành lập chưa đầy ba trăm năm qua thôi, nhưng nước Mỹ luôn là cường quốc số một thế giới, cho đến nay, vẫn chưa có nước nào qua mặt được. Thật đáng nể! Nhân nói đến chuyện lựa chọn Tổng Thống Mỹ năm nay, tôi được biết có một sử gia Mỹ nói về việc cách hai Đảng lớn mạnh nhất tạo nên giấc mơ Mỹ cho mọi người có cơ hội được sinh sống ở Mỹ như sau: Cách Đảng Cộng Hòa giúp người ta đạt được giấc mơ Mỹ ấy là Chính phủ tạo nên một cái thang và giữ cái thang đó cho đứng vững. Mọi người đều có cơ hội để... leo lên chiếc thang đó bằng khả năng, sức lực của mình để thực hiện giấc mơ mà mình muốn. Ai không muốn leo lên thì cứ ở dưới. Chính phủ không ép. Chính phủ chỉ tạo ra một cánh cửa mở trước mắt công bằng cho mọi người, nhưng bạn phải là người chủ động để thực hiện giấc mơ của mình, chứ Chính phủ không làm hộ cho bạn. Còn cách Đảng Dân Chủ giúp người ta đạt được giấc mơ Mỹ là Chỉnh phủ ví như là một cái dây thừng chắc chắn để sẵn trên nóc nhà

thòng xuống dưới đất. Bạn chỉ cần nắm lấy cái dây, người ta sẽ kéo bạn lên. Bạn không cần phải cố gắng học hành hay tốn sức làm việc nhiều chi cả, vì đã có người kéo mình lên rồi. Nói cách vui như người Việt mình hay nói là “Khỏe re... như bò kéo xe”. Nhưng thường thì bạn chỉ được kéo lên đến... lưng chừng mà thôi. họ không kéo lên nữa. Vì sao? Vì như vậy, họ nói bạn phải nghe theo. Cho nên, những người có cảm tưởng như Chính phủ giúp mình nên mình không cần phải làm chi hết, thì bạn chỉ có thể lên được nửa chừng, rồi đứng ở đó. Vì bạn bị động, nên bạn không thể nào lên cao hơn được nữa. Đó là cách mà hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tạo điều kiện cho những ai muốn thực hiện giấc mơ Mỹ cho cuộc đời của mình. Bạn muốn thực hiện... giấc mơ Mỹ theo cách nào? Cách của Đảng Cộng Hoà hay cách của Đảng Dân Chủ? Bạn chọn cách nào? Tuỳ bạn! Tháng 11 tới đây, cử tri Mỹ phải đi bỏ phiếu lựa chọn cho mình vị Tổng Thống xứng đáng để lãnh đạo đất nước. Cho nên, người dân Mỹ phải rất cẩn thận khi đi bầu cử. Vì nếu mình lựa chọn sai, thì mình phải chấp nhận hậu quả do một Tổng Thống lãnh đạo tồi đem lại. Còn mình lựa chọn đúng, thì mình sẽ nhận lãnh được nhiều điều ích lợi từ sự lãnh đạo tài giỏi của vị Tổng Thống. Chúc cho người dân Mỹ sẽ biết lựa chọn cho mình một vị Tổng Thống thứ 46 tài giỏi để tiếp tục làm cho đất nước Mỹ vĩ đại và tiếp tục giữ vai trò là cường quốc số một thế giới. Nhưng thưa bạn, cho dù bạn có lựa chọn như thế nào đi chăng nữa, cũng không có nghĩa là mọi sự rồi sẽ luôn luôn đi đúng theo ý sự lựa chọn của bạn đâu. Bởi bạn cần phải biết rằng, trên tất cả mọi điều, Đức Chúa Trời mới là Đấng có quyết định cuối cùng cho mọi sự, mọi việc trong cuộc đời nầy. Có câu Kinh Thánh khẳng định điều đó: ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

15


“Người ta bẻ thăm trong vạt áo; song sự nhứt định do nơi Đức Giê-hô-va mà đến.” Châm ngôn 16: 33

... Đó là nói về sự lựa chọn... dưới đất. Nhân nói chuyện lựa chọn... dưới đất, tôi mời bạn cùng suy nghĩ đến sự lựa chọn... trên trời. Chính Chúa Giê-su đã phán: “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.” Sách Ma-thi-ơ, chương 7, câu 13-14

Qua lời phán của Chúa Giê-su, chúng ta thấy: - Có hai cánh cửa, một hẹp, một rộng. - Và có hai con đường, một chật, một khoảng khoát. Nếu hai cánh cửa và hai con đường nầy đều dẫn đến một đích như nhau thì không có gì để nói. Và hầu như ai trong chúng ta cũng đều chọn cửa rộng và đường khoảng khoát để đi cho... khỏe và dễ dàng, lại nhanh đến

đích nữa, không ai... dại gì đi lối cửa hẹp và đường chật làm gì cho... mệt và vất vả, lại chậm đến đích. Điều quan trọng trong lời phán của Chúa Giêsu là đích đến của hai cánh cửa và hai con đường là khác nhau một trời một vực. Một đằng là sự hư mất và một đằng là sự sống. Nếu bạn chọn đi vào cánh cửa rộng và đi trên con đường khoảng khoát thì trước hết, bạn cảm thấy thỏai mái, thích thú và dễ dàng, nhưng hãy nhớ đích đến của cửa hẹp và đường khoảng khoát là sự hư mất đời đời. Còn nếu bạn chọn bước vào cửa hẹp và bước đi trên con đường chật, thì chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy được tự do, thỏai mái, dễ dàng như người đi vào cửa rộng và con đường khoảng khoát, mà bạn phải áp dụng một lối sống có kỷ luật mới có thể đi được trong lối cửa hẹp, và con đường chật. Dù bạn phải bỏ đi những thú vui trần thế vô bổ, những ham muốn không cùng của thể xác nầy, nhưng cuối cùng của một đời sống như thế là sự sống đời đời vô cùng phước hạnh. Ai đó đã nói: “Luôn có hai lựa chọn, hai con đường để đi. Một con đường dễ đi. Và phần thưởng duy nhất của nó là nó dễ đi.” (Khuyết danh) Bạn sẽ lựa chọn cánh cửa nào để bước vào? Bạn sẽ lựa chọn con đường nào để bước đi? Tôi cảm tạ Chúa đã giúp cho tôi chọn cánh cửa hẹp và đường chật để bước vào và đi tới trên con đường đó bao nhiêu năm đã qua, trong ơn dẫn dắt của Chúa. Và tôi đang cầu nguyện để được Chúa ban ơn, thêm sức, hầu được đi tiếp trên con đường hẹp với Chúa Giê-su cho đến ngày được về ở với Ngài trên Nước Trời vinh hiển mà Chúa dành cho những kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài. Tôi cầu xin Chúa cũng giúp cho bạn biết lựa chọn bước vào cánh cửa hẹp và cùng bước đi trên con đường chật để cùng hưởng phước sự sống đời đời của Nước Trời. Mong chờ bạn! NGUYỄN ĐÌNH BÙI THỊ California, tháng 9/ 2020

16

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


MỤC SƯ NGÔ VIỆT TÂN “Trong toàn dân con cũng phải lựa chọn những người có khả năng, kính sợ Đức Chúa Trời, đáng tin cậy và ghét lợi bất chánh, rồi bổ nhiệm họ vào cấp lãnh đạo, chỉ huy từng ngàn, trăm, năm mươi và mười người” (Xuất hành 18:21). "Select out of all the people able men who fear God, men of truth, those who hate dishonest gain" (Ex. 18:21).

1. Bầu cử là nhận thức về sự vâng phục bậc

cầm quyền, hệ thống chính trị ở trong một quốc gia do Đức Chúa Trời thiết lập (Rô-ma 13:1-7).

2. Bầu cử là sự thể hiện quyền bình đẳng của

mọi người dân để dóng lên tiếng nói của chính kiến cá nhân, thế giới quan Cơ-đốc hầu khiến xã hội được nghe qua quan điểm của mình (Phục truyền 10:17-19).

3. Bầu cử thể hiện thái độ quan tâm đến ứng

viên mình bầu chọn để người “tận tâm mà làm, như làm cho Chúa, không phải làm cho người ta” (Cô-lô-se 3:23).

4. Bầu cử qua lá phiếu của chúng ta không

chỉ thể hiện trách nhiệm của một công dân, mà bày tỏ một Cơ-đốc-nhân trưởng thành biết bầu chọn và cầu nguyện cho “…cho các vua, các nhà lãnh đạo, để chúng ta được sống bình an, yên ổn trong đạo đức, tin kính mọi bề và đáng kính” (1 Ti-m ô-th ê 2:2).

5. Bầu cử là một cách bầu chọn những ứng

viên có khả năng và cơ hội thực thi sứ mạng mà chính Chúa Giê-su phán “Các con là muối của đất, nhưng nếu muối mất chất mặn đi, thì lấy gì làm cho mặn lại? Muối ấy thành vô vị, chỉ còn bỏ đi và bị người ta giẫm dưới chân. Các con là ánh sáng của thế gian. Một thành xây trên ngọn đồi sẽ không bị che khuất. Không ai thắp đèn rồi đặt trong thùng nhưng đặt trên chân đèn để soi sáng mọi người trong nhà” (Ma-thi-ơ 5:1315).

6. Bầu cử lá phiếu của Cơ-đốc-nhân không

phải chọn Đảng phái, chọn quyền lợi cá nhân, nhưng bầu chọn những ứng cử viên có “tâm trí khôn sáng” từ Thiên Chúa để cai trị dân sự, và “thi hành công lý” (1 Các vua 3:9-11).

7. Bầu cử là tuyển chọn những ứng cử viên

biết “lánh điều dữ và làm điều lành, Hãy tìm kiếm và theo đuổi hoà bình” (Thánh thi 34:14).

8. Bầu cử là bầu chọn những người đáng

tin cậy, đạo đức, và khả năng lãnh đạo cho dân và vì dân (Công vụ 14:23).

9. Bầu cử là thái độ khôn ngoan bầu chọn

những người kính yêu và vâng giữ mạng lệnh của Thiên Chúa; bởi vì lời Kinh Thánh chép “Phước cho nước nào có CHÚA làm Đức Chúa Trời mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp” (Thánh thi 33:12).

10 . Đức Chúa Trời chỉ ban phước cho

“các nước sẽ kính sợ danh CHÚA Và mọi vua trên đất sẽ kính trọng vinh quang Ngài” (Thánh thi 102:15). “Vì tôi biết rằng CHÚA là vĩ đại Và Chúa chúng ta lớn hơn tất cả các thần. 6 CHÚA làm tất cả những gì đẹp lòng Ngài, Ngài làm những việc ở trên trời, dưới đất, Trên biển và trong tất cả vực sâu” (Thánh thi 135:5-6). “Một Quốc Gia Vĩ Đại là quốc gia bầu chọn những con người thờ phượng và kính yêu hết lòng, hết sức, hết năng lực thờ phượng Đức Chúa Trời Vĩ Đại, Quyền Năng, và Thương Yêu. Một Dân Tộc được phước là dân tộc luôn đặt lòng tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng, Toàn Tri, Toàn Tại, và Toàn Ái.” MỤC SƯ NGÔ VIỆT TÂN Calgary, Alberta, Canada September 2, 2020 ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

17


ĐỨNG BÊN NÀO MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

T

ôi chưa bao giờ tham gia vào chuyện chính trị, thứ nhất vì… không biết gì về chính trị, thứ hai là… không thích những thủ đoạn chính trị, thứ ba là… có công việc riêng của mình (không rảnh lắm để bàn luận chính trị ) là một việc không dính líu gì đến chính trị. Tôi đọc facebook mỗi ngày, thấy có nhiều Mục sư (khá nổi tiếng) hung hăng bàn chuyện chính trị, chửi bới loạn cào cào, chủ yếu là châm chọc khi đối thủ vô tình, sơ ý để lộ khuyết điểm, còn không biết khi… mấy ổng lộ khuyết điểm thì ai sẽ châm chọc . Mỗi khi đọc đến tên các vị Mục sư đó, tôi vội vã di chuyển ngón tay cho trang web lướt đi, vì… sợ vạ lây  Các vị đôi khi còn lôi những Mục sư… nhút nhát, hiền lành, như… tôi  vào một cuộc tranh luận về đề tài các Mục sư có nên bàn chuyện (hay làm chuyện) chính trị không. Không biết có nên hay không, nhưng nếu có nên thì cũng không có… em 

18

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Cơn khủng hoảng dịch lệ vẫn còn quá nóng bỏng, con số vẫn tăng lên mỗi ngày, lâu lâu đọc một tin thấy thành phố nào đó, tiểu bang nào đó giảm con số lây nhiễm, hay một vài ngày qua không có ca lây nhiễm nào, thì tự nhiên thở phào, mừng cho dân chúng nơi đó, và tạ ơn Chúa, tiếp tục cầu xin cho vùng đất nơi mình sống, và những nơi khác. Hôm Chúa Nhật 30/8 sau giờ nhóm anh thư ký Hội Thánh lên đọc một số thông tin về covid 19 của CDC và cơ quan kiểm dịch South Carolina. Thông tin mới cho thấy có nhiều hy vọng, những con số đã giảm đáng kể. Và thứ hai đọc thêm một tin hy vọng nữa là có thể có một sự chấp thuận khẩn cấp cho vaccine trước thời hạn thử nghiệm lần thứ 3 (30.000 người). Dịch lệ còn đấy, mùa hè mang theo những cơn cháy rừng tàn phá đất đai, tài sản và mạng sống con người, và những cơn bão nhiệt đới cũng bắt đầu xuất hiện đây đó, cộng đồng Tin lành


đang kêu gọi cầu nguyện cho dân chúng hai tiểu bang Texas và Louisiana sắp sửa đón nàng Laura (Bush) thăm, vào cuối tháng 8 là lúc tôi đang ngồi viết bài viết này, cho đến đầu tháng 10, báo Hướng Đi phát hành thì không biết còn bao nhiêu nàng đến thăm viếng nữa. Người ta hết chống nơi này, lại đỡ nơi kia, vô cùng cực nhọc, vô cùng thương tâm. Thôi hãy cầu nguyện cho họ và giúp được gì thì giúp trong khả năng của mình, chuyện chính trị không phải chuyện của mình, để cho người khác lo. Nhưng một cơn bão chính trị đang đến, cơn bão 4 năm đến một lần, là cơn bão cấp… 8 (cấp mấy là lớn nhất nhỉ ) là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Nhiệm kỳ 4 năm của Tổng Thống Donald Trump sắp chấm dứt, và mặc dù hết sức tơi tả vì dịch lệ thiên tai trong những năm cuối nhiệm kỳ, xem ra người đàn ông… bảy mươi mấy này vẫn chưa hạ nhiệt. Vẫn còn đi vận động tranh cử nơi này nơi kia cách hăng hái. Và địch thủ của ông, cựu Phó Tổng Thống đảng Dân Chủ Joe Biden chắc chắn cũng không chịu thua kém. Các trò chính trị đủ loại tung ra tới tấp nhằm hạ gục đối phương. Các tờ báo con… vịt, lá… cải của Mỹ lẫn Việt, và rầm rộ hơn hết vẫn là Facebook, Youtube, dấy lên các cổ động viên hai bên, tung những tin… vịt, tin lá cải bôi nhọ bên kia, nói những lời mà một người… có học chút ít không nên nói  Tôi bao nhiêu năm nay, cứ lặng lẽ đứng bên lề bầu cử, dù có quốc tịch Mỹ, và phải làm đúng bổn phận công dân Mỹ là đi bầu cử (xin tha thứ cho kẻ lười biếng này ). Nhưng năm nay hình như là không trốn  được, vì người ta mang giấy kiểm tra dân số đến tận nhà, viết một cái thông tin… hăm dọa  làm kẻ nhút nhát sợ quá vội vã đăng ký kiểm tra ngay trên phone. Rồi sau đó là thông tin bầu cử gởi đến qua email, qua trang facebook, lời nghe thì nhẹ nhàng, nhưng sức nặng của nó là cả tạ. Cũng hơi suy nghĩ: để coi ông lão nào

đẹp… lão hơn, thì nghiêng về bên ấy  Rồi ông Chủ Nhiệm gọi, nhắn nhỏ: mình cố gắng ra báo cuối tháng 9, đầu tháng 10, trong khi cuộc bầu cử đang đến, đó là tin nóng. Tôi nghĩ rằng ít ra nó cũng nóng đủ để làm người ta vơi bớt sức nóng khủng khiếp của cơn dịch. Còn hơn cứ ngồi trong sức nóng kinh khủng của cơn dịch, tìm chỗ ít nóng hơn để… bớt nóng . Lúc này, nói chuyện chính trị một chút, thì cũng có cái để nói hơn là ngồi không. Soạn bài giảng thì cũng đã soạn, làm thơ thì cũng đã làm, viết văn thì cũng đã viết. In sách mới thì cũng đã in. Thì giờ còn lại thì làm cái gì? Thật ra là tôi nghĩ một điều, mà làm điều khác. Nghĩ sẽ bầu cho ai, Donald Trump của đảng Cộng Hòa (là đảng chính của South Carolina), hay Joe Biden của đảng Dân Chủ. Bầu bên nào, bỏ phiếu bên nào? Cái đầu tôi lại làm một chuyện ngược đời. Tôi sẽ… bầu cho Đức Chúa Trời của tôi vậy, mặc dù Ngài chẳng bao giờ thèm ứng cử. Các vị ứng cử viên kia, làm gì thì làm, Chúa Nhật cũng phải đi nhà thờ thờ phượng Ngài (dù sao thì lấy lòng nhà thờ cũng không lỗ ), và khi đắc cử, ngày tuyên thệ cũng phải mời một ông Mục sư đến làm lễ, rồi đặt tay lên quyển Kinh Thánh mà hứa nguyện, và câu nói đầu tiên cũng luôn là Oh God  God is Good, all the time  Thì quý vị nghĩ xem, tại sao tôi lại phải nghiêng về ứng cử viên nào, khi họ chỉ là những người không đáng cúi xuống mở dây giày Ngài  Nói có Kinh Thánh hỗ trợ đấy nhé, Giăng Báp-tít còn tự ví mình thế thì mấy ông kia… là ai  Tôi đã, đang và sẽ đứng về Ngài, tóm lại là đứng về phía người nào đứng về phía Ngài. Nhưng điều này là khó, vì ông nào cũng tuyên bố là mình đứng về phía Đức Chúa Trời cả, cũng đi nhà thờ mỗi tuần (và có khi còn quay phim cảnh đi nhà thờ nữa nhé ), cũng đọc Kinh Thánh, cũng cầu nguyện… Nhưng không biết là có thật sự tin Ngài hay không  Đôi khi, bây giờ, tin Chúa, đi nhà thờ cũng là làm một việc ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

19


chính trị  Mà thôi, họ có lấy danh Ngài ra làm chính trị hay không thì Ngài cũng biết, Ngài sẽ xử lý, vì Ngài đã tạo nên họ, biết họ rõ ràng. Không phải việc của mình. Nói dông dài một hồi, mình lại nghiêng về phía chính trị thì khổ. Thật ra, theo suy nghĩ của tôi, thì có hai điều mặc nhiên đi vào đời sống con người mà con người tự nhiên làm theo như bản năng, là tôn giáo và chính trị. Người ta dù cho nói là tôi không có tôn giáo nào cả (thì cái không có tôn giáo ấy cũng là một quan điểm tôn giáo), hoặc tôi không có quan điểm chính trị gì cả (thì cái không chính trị đó cũng là một quan điểm chính trị). Cả hai đều có cái tốt, cũng như dĩ nhiên không thể tránh cái xấu. Cái gì cực đoan quá, thì nó trở nên xấu. Niềm tin vào Cơ-đốc-giáo là một điều hoàn toàn tốt, nhưng khi người ta thái quá về niềm tin ấy hoặc lợi dụng nó để làm một bàn đạp chính trị, hoặc bất cứ gì khác cho mục đích cá nhân, thì nó trở nên xấu. Tôi nói theo suy nghĩ của tôi  Tôi trở lại với câu nói “thật sự tin Chúa”, thật ra câu nói ấy là câu hỏi tôi vẫn dằn vặt mình mỗi ngày, chứ không có… phán xét ai đâu, vì tôi không có thói quen phán xét người, tôi biết tôi . Khi tôi bồn chồn, lo lắng, hoảng hốt vì cái gì đó, việc gì đó, sự kiện gì đó, chi phối, xâm lấn, chế ngự tâm hồn tôi, thì tôi bị lời Chúa dò hỏi tận trong lòng: ngươi có tin ta chăng. Sao ngươi còn sợ. Tôi vội vã nói với Chúa rằng: trong con có hai con người, giống như Phao-lô vậy, muốn không sợ, mà vẫn sợ, con biết là con có Chúa, con không nên sợ, nhưng vì con vẫn là con người, nên con sợ, dù vậy, con vẫn hết sức cố gắng vùng dậy, nghĩ là mình có Chúa, để không sợ nữa, việc đó vẫn xảy ra mỗi ngày trong tâm hồn con, như một cuộc chiến, một cuộc quyết đấu bất phân thắng bại. Khi con còn chiến đấu với bản ngã và tội lỗi trong con người mình, thì con biết con thật sự có Chúa, nếu không có, thì chắc con đã… trôi về phía xanh mướt của hừng đông từ lâu, chứ không trôi về phía màu hồng như ao ước  Và tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi 20

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

thoát khỏi thân thể hay chết nầy? Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta. Tôi biết mình đang đứng về phía Đức Chúa Trời. Tôi vẫn giữ một thái độ trung lập về chính trị, dù đã ở Mỹ… mấy chục năm qua, có lẽ mọi người cũng khá ngạc nhiên, nhưng xin đừng ném đá  nếu biết rằng tôi không Dân Chủ cũng chẳng Cộng Hòa, tôi không có… đảng nào cả, không đứng về phía đảng của quý vị . Những điều nào họ làm theo, đứng về phía lẽ công bình, về phía Đức Chúa Trời, thì tôi ủng hộ, dù cho một phiếu ủng hộ của tôi cũng không đi đến đâu, một chiếc lá vàng rơi thôi, chẳng làm nên mùa thu  Tôi ít khi giảng về câu chuyện đồng bạc của Sê-sa, nhưng có lẽ hôm nay sẽ nói một chút, vì đang viết bài Đứng Bên Nào? Sê-sa hay Đức Chúa Trời  Một số người không đọc Kinh Thánh sẽ không nắm rõ câu chuyện này, dù nó rất phổ biến, người ta đã dùng như một biện minh cho một thái độ quan điểm chính trị. Tôi sẽ tóm tắt lại chứ không trích nguyên đoạn rất dài dòng. Đây là câu chuyện được chép lại trong 2 sách Phúc Âm Mác và Lu-ca. Một số người chống đối Chúa Jesus (người Pha-ri-si và đảng Hê-rốt) muốn bắt bẻ và gài bẫy Ngài, đem đến cho Ngài một đồng bạc có huy hiệu của Sê-sa và hỏi: thầy nghĩ là có nên đóng thuế cho Sê-sa không? Thay vì nói nên hay không nên, đều mắc bẫy, Chúa Jesus nói một câu “để đời”  Đức Chúa Jêsus phán rằng: Vật chi của Sê-sa hãy trả lại cho Sê-sa, còn vật chi của Đức Chúa Trời hãy trả lại cho Đức Chúa Trời. Câu trả lời này bày tỏ một quan điểm dứt khoát: chính trị là chính trị, tôn giáo là tôn giáo. Cả hai đều tồn tại. Vì ngươi sống ở đời, trong một quốc gia có chủ quyền, có luật pháp, thì hãy vâng lời. Nhưng ngươi cũng biết rằng có một thế lực cao hơn, là thế lực của Đức Chúa Trời. Các ngươi vâng lệnh Sê-sa là luật pháp của đời, nhưng nhớ rằng cũng phải vâng lời Đức Chúa Trời là luật pháp muôn đời. Hãy phân biệt nó.


Đừng lẫn lộn nhập nhằng. Đừng hòa tan. Đừng dùng tôn giáo cho mục đích chính trị. Mà cũng đừng để chính trị nhuốm nhiều quá màu sắc tôn giáo. Chúa Jesus đã phân biệt nó. Nó không thể hòa tan. Vàng và thau không thể hòa tan. Thành thật mà nói, dù nói rằng không muốn nói về chính trị, không theo một đảng phái nào, nhưng rõ ràng tôi đã có phần nghiêng về “đảng” nào còn tôn trọng thật lời của Đức Chúa Trời, đơn giản vì tôi là một người thuộc về Đức Chúa Trời. Tôi tôn trọng những buổi học Kinh Thánh trong Tòa Bạch Ốc (mà người ta có quay phim), tôi tôn trọng những hình ảnh người ta đặt tay trên vai Tổng Thống Donald Trump để cầu nguyện. Tôi không cần suy nghĩ sâu xa rằng những hình ảnh tôn giáo ấy có nhuốm màu sắc chính trị không, cho dù nó có tô màu phía sau lưng, thì đó vẫn là một hình ảnh tượng trưng cho niềm tin về một Đức Chúa Trời bất biến, và quyền năng của Ngài vượt trỗi hơn mọi sự: Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha. Phi-líp 2:9-11. Tôi thú thật không ưa  cách nói chuyện bỗ bã của Donald Trump khi ông bắt đầu chiến dịch tranh cử 4 năm trước và lội ngược dòng một cách ngoạn mục trước đối thủ nặng ký đảng Dân Chủ bà Hilary Clinton nắm đến… 90% thắng vì hầu như các bản thăm dò đều cho thấy như vậy. Khi đã làm Tổng Thống rồi, ông vẫn giữ cách ăn nói như vậy. Và đôi khi nói những thông tin không chính xác. Con người là bất toàn. Donald Trump là con người. Nên Donald Trump bất toàn. Vì mọi sự bất toàn đó cho thấy, chỉ có Đức Chúa Trời là vẹn toàn. Phao-lô vị sứ đồ số một của Chúa Jesus đã từng nói rằng trong những kẻ có tội đó ông là đầu. Và vì ý thức được con người bất toàn của mình nên ông nói: tôi

sống không là tôi sống nữa nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Donald Trump cũng ý thức được sự bất toàn của mình, nên dù cao ngạo đến đâu, thì ông vẫn cúi đầu trước uy nghi của Đức Chúa Trời. Một trong những điều ông làm tôi chảy nước mắt là khi con số người nhiễm và chết vì dịch lệ lên đến cực độ, ông đã thông báo một ngày cầu nguyện toàn quốc gia. Ông đã cùng quốc hội đứng cúi đầu trước một Đấng mà ông tin có quyền năng tối thượng dẹp tan cơn dịch tàn ác. Ông nói: không phải Tổng Thống, hay nội các, hay quốc hội, mà là Đức Chúa Trời. Sách Châm-ngôn 1:7a chép: Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức Tôi tin rằng Đức Chúa Trời yêu những người nói như vậy. Không cần sợ là ông nói thật hay giả vờ… kiếm phiếu kỳ 2, vì tin rằng Đức Chúa Trời biết những gì trong lòng con người. Nói dối cỡ nào Ngài cũng biết. Ngài như cái máy lie detector đụng đến là biết thật hay giả. Tôi nghĩ rằng những người nào còn biết kính sợ Đức Chúa Trời, còn đọc Kinh Thánh được, còn biết cầu nguyện, còn biết kêu gọi người khác cầu nguyện, và còn biết từ chối ủng hộ những điều vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời, còn nhất quyết làm theo lời Đức Chúa Trời, thì hãy đứng về phía người ấy. Khi Đức Chúa Trời còn tồn tại trên đất nước này, thì đất nước ấy còn tồn tại. Tôi hoàn toàn tin rằng một khi đất nước hùng mạnh này còn nằm trong tay một Tổng Thống có niềm tin và sự nhờ cậy Chúa, thì đất nước ấy sẽ còn được gìn giữ và bảo vệ từ Đức Chúa Trời,và cho dù những cơn sóng dữ có đổ tràn tới một cách hung hãn điên cuồng vào đất nước này, thì Đức Chúa Trời Đấng duy nhất có thẩm quyền dẹp yên những cơn bão trên biển ngày xưa, cũng sẽ dẹp yên những cơn bão ấy ngày hôm nay MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

21


CARLO MARIA VIGANÒ TRẦN MỸ DUYỆT chuyển ngữ Ngày 7 tháng 6 năm 2020, Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi Thưa Ngài Tổng Thống, Trong những tháng gần đây, chúng ta đang chứng kiến sự hình thành của hai chiều đối nghịch mà tôi gọi theo Thánh Kinh (Bibilical): con cái sự sáng và con cái sự tối tăm. Con cái sự sáng là thành phần đa số rõ ràng nhất của nhân loại, trong khi con cái tối tăm đại diện cho một thiểu số nhất định. Và thật vậy, thành phần trước là chủ đề cho một hình thức kỳ thị. Nó đặt họ trong một tình huống trở thành thiểu số về luân lý so với những kẻ đối đầu của họ, thường là những người nắm

giữ những vị trí chiến lược trong chính quyền, trong chính trị, trong kinh tế, và trong truyền thông. Một cách hiển nhiên, trong một cách thức không thể giải thích, sự thiện lại bị giữ làm con tin bởi sự ác và bởi những người giúp họ hoặc thoát khỏi sự sợ hãi hay lợi ích cá nhân. Hai thái cực này, chính là một bản chất Phúc Âm, theo sau bởi sự phân chia rõ ràng giữa dòng giống của Người Nữ, và dòng giống của Con Rắn. Mặt khác, có những người mặc dù họ có hàng ngàn những khuyết điểm nhưng được thúc đẩy bởi ước muốn làm điều thiện, chính trực, nuôi dưỡng gia đình, chăm chỉ trong công việc, đóng góp phát triển cho quê hương họ, giúp đỡ những người cùng khổ, và tuân giữ lề luật Thiên Chúa, đáng hưởng Vương Quốc Nước Trời. Ngược lại, có những người chỉ phục vụ cho chính mình họ. Họ không nắm giữ bất cứ nguyên tắc đạo lý nào. Họ muốn phá vỡ gia đình và quốc gia, khai thác các nhân công để làm họ trở nên phúc lợi một cách thái quá, khuấy động những chia rẽ nội bộ và chiến tranh, và thu tích quyền lực, tiền bạc: với họ, – nếu không sám hối – về ảo tưởng giả dối của hạnh phúc tạm thời, thì một ngày nào đó, họ sẽ hứng chịu số phận khủng khiếp đang chờ họ với sự nguyền rủa đời đời trong hỏa ngục, xa khỏi Thiên Chúa. Trong xã hội, thưa Ngài Tổng Thống, hai thực thể đối nghịch này cùng hiện hữu như những kẻ thù muôn thuở, giống như Thiên Chúa và Satan là những kẻ thù muôn thuở. Và việc này xảy ra là con cái của tối tăm – những kẻ mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra trong quốc gia ngầm mà ngài đã đối đầu một cách khôn ngoan, Nó đang thực hiện một cuộc chiến quyết liệt chống lại Ngài trong những ngày này

22

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


– đã quyết định giới thiệu những biểu hiện, đã nói, và bây giờ đang cho thấy những chương trình của họ. Họ xem như chắc chắn rằng mọi việc đang dưới quyền kiểm soát của họ đến nỗi họ đã đặt ở bên sự tính toán mà cho đến giờ đây đã có ít nhất một phần được tiết lộ những ý đồ thực sự của họ. Những cuộc khảo cứu đã thực tế hé mở trách nhiệm thực sự của những kẻ chế ngự tình trạng khẩn cấp Covid không chỉ trong lãnh vực sức khỏe nhưng còn cả trong lãnh vực chính trị, kinh tế, và thông tin. Chúng ta chắc chắn tìm ra những điều này trong việc khai triển rộng rãi của tính cách chuyên nghiệp xã hội, ở đó có những con người đã định đoạt tương lai nhân loại, cho phép mình được quyền hành động ngược lại ý muốn của dân chúng, và những đại diện dân sự của họ trong chính quyền của các quốc gia. Chúng ta cũng sẽ khám phá ra rằng các cuộc bạo loạn trong những ngày này đã bị kích động bởi những người, cho rằng virus là sự dối gạt hiển nhiên, và rằng sự báo động xã hội về cơn dịch bệnh đang giảm dần, vì thế, họ quyết tâm xúi dục những rối loạn dân sự, bởi vì họ biết rằng việc dùng sức mạnh khống chế người khác, điều mà tuy mặc dù hợp lý, cũng bị lên án như một sự xâm phạm không chính đáng ngược lại với quần chúng. Một điều tương tự cũng xảy ra tại Âu Châu một cách đồng điệu chính xác. Một cách rõ ràng rằng việc dùng những cuộc xuống đường như một dụng cụ cho những mục đích với những người mà họ muốn nhìn thấy được trúng tuyển trong những cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, người đại diện cho những mục đích của thể chế ngầm, và người biểu thị những mục đích ấy một cách trung thành và với xác quyết. Không ngạc nhiên gì nếu trong một vài tháng nữa, chúng ta học được một lần nữa rằng những gì ẩn dấu đằng sau những hành động phá hoại và bạo động là những kẻ hy vọng hưởng lợi từ sự lật đổ trật tự xã hội để xây dựng một thế giới không tự do: Solve et Coagula, theo ngạn ngữ của Tam Điểm.

Mặc dù nó có thể xem như không gì xáo trộn, những hành động chống đối mà tôi đã diễn tả cũng đã tìm thấy trong tổ chức tôn giáo. Có những vị chủ chăn trung thành, những vị chăn dắt đoàn chiên của Đức Kitô, nhưng cũng có những kẻ bất tín đáng thương luôn tìm phân tán đoàn chiên, và trao chiên mình để bị cắn xé bởi những con sói háu đói. Không ngạc nhiên gì những kẻ làm công kia lại thỏa hiệp với con cái sự tối tăm, và thù ghét con cái sự sáng: giống như một thể chế ngầm, thì cũng có một giáo hội ngầm gồm những kẻ bội phản trách nhiệm của mình, bỏ qua những lời hứa của mình trước mặt Thiên Chúa. Chính vì vậy, Kẻ Thù Vô Hình, kẻ chống lại các lãnh đạo tốt trong những công việc chung, cũng chống lại những mục tử tốt lành trong phạm vi giáo hội. Nó là trận chiến tinh thần, mà tôi đã nói đến trong Kháng Thư gần đây của tôi được phổ biến vào ngày 8 tháng Năm. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ đã có một Tổng Thống chiến đấu một cách can trường cho quyền sống, một Tổng Thống không ngần ngại công bố sự bắt bớ của những Kitô hữu trên khắp thế giới, vị Tổng Thống nói về Chúa Giêsu Kitô, và quyền người dân được tự do thờ phượng. Sự tham dự của Ngài trong buổi Diễn Hành Cho Sự Sống (March for Life) và lời tuyên bố gần đây nhất của Ngài về tháng Tư là Tháng Toàn Quốc Ngăn Chặn Sự Ngược Đãi Trẻ Em (National Child Abuse Prevention Month), là những hành động mà nó xác nhận điều gì Ngài muốn tranh đấu. Và tôi dám tin tưởng rằng cả hai chúng ta cùng chung một chiến tuyến trong trận chiến này, mặc dù có những khí giới khác nhau. Vì lý do đó, tôi tin rằng sự chống đối mà Ngài đang phải gánh chịu sau lần viếng thăm Đền Thánh Quốc Gia Thánh Gioan Phaolô II là một phần trong bài tường thuật của dàn hợp xướng truyền thông. Nó tìm kiếm không chỉ để chiến đấu cho nạn kỳ thị, mang lại trật tự xã hội, nhưng là những cung cách tồi tệ; không mang lại công lý, hợp pháp hóa tội ác và bạo loạn; không để ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

23


phục vụ sự thật, nhưng thỏa mãn một đảng phái chính trị. Cũng không nhầm lẫn gì có những Giám mục – giống như những vị gần đây tôi đã lột mặt nạ – người, do những lời nói, chứng minh rằng họ đứng chung phe đối lập. Họ giúp cho thể chế ngầm, cho chủ nghĩa đại đồng, cho tư tưởng đã được định hình, cho Trật Tự Thế Giới Mới mà họ thường xuyên cầu xin nhân danh tình huynh đệ đại đồng nhưng lại không bao gồm người Kitô hữu trong đó. Những tư tưởng xuất phát từ chủ trương Tam Điểm của những người muốn thống trị thế giới bằng cách loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi các tòa án, trường sở, gia đình, và có lẽ ngay cả các thánh đường. Người dân Hoa Kỳ trưởng thành hôm nay phải hiểu như thế nào về truyền thông dòng chính khi không muốn thông tin về sự thật, nhưng chọn im lặng và làm sai lạc nó. Vì thông tin gian dối là cách có lợi cho những mục đích của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là sự thiện – là những thành phần chính – hãy thức tỉnh khỏi tính ươn lười và không để mình bị lừa bịp bởi một thiểu số thiếu ngay chính với những mục tiêu không thể chấp nhận. Cần thiết là những người tốt, con cái của sự sáng, đoàn kết lại với nhau để làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe. Còn cách nào ảnh hưởng hơn là làm thế, thưa Ngài Tổng Thống, đó là lời cầu nguyện. Xin Thiên Chúa che

Tổng thống Trump phát biểu lần thứ 45 March for Life - nguồn whitehouse.gov 24

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

chở Ngài, nước Mỹ, và toàn thể nhân loại khỏi sự tấn công khủng khiếp của Kẻ Thù. Trước sức mạnh của lời cầu nguyện, những dối trá của con cái tối tăm sẽ bị sụp đổ, những mưu toan của chúng sẽ bị phơi bày, sự phản bội của chúng sẽ được công khai, quyền lực đấu tranh của chúng sẽ phải chấm dứt trong hư vọng, mang lại ánh sáng và tiêu diệt những gì nó là: một sự dối trá của địa ngục. Thưa Ngài Tổng Thống, tôi hằng cầu nguyện không ngừng cho đất nước Hoa Kỳ đáng yêu, nơi mà tôi đã có vinh dự và hãnh diện được Đức Bênêđíctô XVI sai tới như một Khâm Sứ Tòa Thánh. Trong thời khắc đau thương và quyết định này của toàn thể nhân loại, tôi cầu nguyện cho Ngài, và cho tất cả những ai cùng với Ngài trong chính quyền Hoa Kỳ. Tôi tin chắc rằng người dân Hoa Kỳ rồi sẽ hiệp nhất với tôi và với Ngài trong lời cầu xin lên Thiên Chúa toàn năng. Hiệp nhất chống lại Kẻ Thù Vô Hình của nhân loại, tôi chúc lành cho Ngài và đệ nhất phu nhân, cho đất nước Hoa Kỳ mến yêu, và cho tất cả những người thiện tâm CARLO MARIA VIGANÒ Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Ulpiana Cựu Khâm Sứ tại Hiệp Chủng Quốc From LifeSite News


NGUỒN FDA WASHINGTON — Food and Drug Administration Commissioner Stephen Hahn and infectious disease expert Dr. Anthony Fauci on Wednesday said the public should trust the COVID-19 vaccine approval process. Giám đốc cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ Stephen Haln và giám đốc cơ quan dịch tễ Hoa Kỳ hôm thứ tư thông báo rằng dân chúng nên tin cậy quá trình chấp thuận thuốc chủng ngừa covid 19 Hahn, whose agency would approve a vaccine, and Fauci told a Senate committee they would take a vaccine themselves — after Democratic presidential candidate Joe Biden and running mate Sen. Kamala Harris (D-Calif.) said President Trump may corrupt the science. Haln, đại diện cơ quan chấp thuận thuốc chủng ngừa, và Fauci nói với hội đồng thượng viện rằng họ sẽ chích ngừa, sau khi ứng viên tổng thống và phó tổng thống Joe Biden và Kamala Harris nói rằng Tổng thống Trump có thể chính trị hóa khoa học Fauci, the longtime director of the National Institute of Allergy and Infectious Diseases and a White House coronavirus task force member, vouched for vaccine production. Fauci - giám đốc lâu năm của Cơ Quan Dị Ứng và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia, và cũng là

đại diện Tòa Bạch Ốc về vấn đề coronavirus, đã chấp thuận việc sản xuất thuốc chủng ngựa “The rapidity of where we are right now is a reflection of the technological advances in vaccine platform technology, as well as the risks that were taken financially so that we will have doses available when the decision is made by the FDA as to the safety and efficacy,” said Fauci. Việc chúng ta có thể làm nhanh như vậy là kết quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất vaccine, cũng như việc chấp nhận những rủi ro về mặt tài chính để vaccine có thể có ngay khi FDA nhận định rằng nó có hiệu quả và an toàn “There’s no cutting corners,” he emphasized. “Không có việc đi đường tắt” Ông nhấn mạnh Hahn told senators he believes it’s “essential that the criticism we get never shapes the underlying faith the public has and should have [in] FDA and our commitment to protecting the public health.” Haln nói với các thượng nghị sĩ ông ta tin rằng "điều quan trọng là những sự chỉ trích chúng tôi nhận được không bao giờ ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng dành cho FDA và cam kết của chúng tôi về việc bảo vệ sức khỏe người dân Hahn said the FDA will consider vaccine ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

25


approval or emergency use authorization after a drug company determines it has enough data from phase three clinical trials.

Haln nói rằng FDA cũng sẽ tìm kiếm những lời khuyên từ một ủy ban gồm những chuyên gia độc lập bên ngoài

Haln nói rằng FDA sẽ xem xét đến việc chấp thuận thuốc chủng ngừa hoặc cho phép dùng khẩn cấp sau khi cơ quan dược phẩm xác nhận đủ dữ kiện từ 3 cuộc thử nghiệm

“FDA also expects that an [emergency use] request would include a plan for active follow-up to monitor safety among individuals who receive the vaccine. In the end, FDA will not authorize or approve a vaccine that we would not feel comfortable giving to our families,” he said.

“When a vaccine sponsor reaches the conclusion that the data from its phase three clinical trials are adequate to submit to FDA, they will decide whether to apply for approval or emergency use authorization,” Hahn said. Khi một công ty sản xuất vaccine kết luận rằng họ đã có đủ dữ liệu từ 3 cuộc thử nghiệm của họ để nộp cho FDA, họ cũng sẽ xem xét có nên xin phép cho việc sử dụng khẩn cấp hay không “This will be based upon the trial meeting prespecified success criteria that were established by that sponsor. Now this is really important: They should also be consistent with FDA recommendations regarding those criteria. FDA will receive that application or submission, and our career scientists will review its safety and efficacy data, as well as manufacturing quality and consistency data Việc này dựa trên những tiêu chí mà công ty đó đề ra trước khi bắt đầu thử nghiệm- Điều quan trọng ở đây là những tiêu chí đó phải phù hợp với những tiêu chuẩn của FDA- Khi FDA duyệt đơn, các nhà khoa học sẽ đánh giá tính an toàn và hiệu quả, cũng như chất lượng sản xuất và tính nhất quán của dữ liệu Last week, Trump promoted the possibility of a vaccine breakthrough in October, with enough doses for every American by April. Fauci said Wednesday results of clinical trials for vaccines might not be known until November or December. Tuần trước, Tổng Thống Trump đã cho hay rằng thuốc chủng ngừa có thể hoàn tất trong tháng 10 và sẽ có đủ thuốc cho tất cả dân Mỹ vào tháng tư. Fauci hôm thứ tư nói rằng kết quả các cuộc thử nghiệm có thể sẽ không sớm hơn cho đến tháng 11 hoặc 12. Hahn said the FDA plans to seek advice from an advisory committee of outside independent experts. 26

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

FDA cũng yêu cầu các thỉnh nguyện cho việc dùng thuốc khẩn cấp sẽ kèm theo một kế hoạch theo dõi để giám sát sự an toàn cho những cá nhân nhận thuốc chủng ngừa. Nói chung, FDA sẽ không thẩm định hoặc chấp thuận một loại thuốc chủng ngừa nào mà chúng tôi không cảm thấy an toàn để cung cấp cho gia đình chúng ta. Haln nói. Hahn said, “FDA will not authorize or approve any COVID-19 vaccine before it has met the agency’s rigorous expectations for safety and effectiveness. Decisions to authorize or approve any such vaccine or therapeutic will be made by the dedicated career staff at FDA, through our thorough review processes and science will guide our decisions. FDA will not permit any pressure from anyone to change that.” Haln nói rằng FDA sẽ không thẩm định hoặc chấp thuận bất cứ loại thuốc chủng ngừa Covid 19 nào nếu nó không đạt đủ điều kiện gắt gao về an toàn và hiệu quả. Quyết định để thẩm định và chấp thuận bất cứ loại thuốc chủng ngừa hoặc thuốc trị liệu nào sẽ được đội ngũ nhân viên của FDA cho phép, bằng những quy trình xét duyệt kỹ lưỡng của chúng tôi và dựa trên khoa học- FDA sẽ không chấp nhận bất cứ áp lực nào từ bất cứ ai để thay đổi điều đó Fauci said that if a vaccine is “authorized by the FDA to be safe and effective, I certainly would take that vaccine and I would recommend to my family that they take that vaccine.” Dr Fauci nói rằng một liều thuốc chủng ngừa được thẩm định bởi FDA là an toàn và hiệu quả. Ông sẽ chích thuốc chủng ngừa này và đề nghị gia đình ông chích ngừa


Đ

MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN

ặc san Hướng Đi số này là số 76, cứ tính mỗi năm 4 số thì tờ báo đã có mặt gần 20 năm, một con số đáng khích lệ đối với một tờ báo Đạo, lẻ loi, chèo chống một mình giữa rừng báo chí chữ nghĩa của đời. Vào thời kỳ “thịnh vượng” nhất của Hướng Đi, có khi chúng tôi đã ấn hành 20,000 bản một kỳ, phát hành trên toàn nước Mỹ. Đại dịch ảnh hưởng trầm trọng đến nhiều lãnh vực đời sống nhân loại, báo chí không ngoại lệ, báo Hướng Đi cũng vậy. Nó còn đến bây giờ là một sự thương xót của Chúa. Chúng tôi đã cầu nguyện và quyết định nhờ cậy Chúa phát hành Hướng Đi e-magazine (báo điện tử) song song với báo giấy kể từ số này vào đầu tháng 10. E-magazine là một cố gắng của đặc san Hướng Đi để duy trì tờ báo duy nhất của Tin lành Việt Nam hải ngoại đã có mặt gần 20 năm qua, đem lại những thức ăn tinh thần rất bổ ích không những cho Cơ-đốc-nhân mà còn cho quý độc giả khắp nơi, góp phần chứng đạo cho nhiều thân hữu trở lại với Chúa. Chúng tôi tin là không những chúng tôi, mà quý độc giả cũng mong muốn giữ gìn và phát triển tờ báo rất giá trị của chúng ta. E-magazine có một đặc điểm là toàn bộ in màu thay vì chỉ đen trắng như báo giấy, có khả năng đi xa hơn những gì báo giấy có thể làm được, lâu nay chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ, nay nó có thể đi đến bất cứ nơi nào trên thế giới miễn là nơi đó có internet. Từ nay độc giả trên toàn thế giới có thể đọc Hướng Đi chứ không phải chỉ Hoa Kỳ. Những người lớn tuổi thích đọc báo giấy vẫn có báo giấy để đọc và giới trẻ thích kỹ thuật hiện đại có thể vào đọc e-magazine bằng cách đưa ngón tay mình click vào mũi tên bên cạnh, từng trang sách sẽ mở ra ngay trước mặt các bạn. Chúng tôi kêu gọi quý độc giả khắp nơi hãy góp phần với chúng tôi bằng cách tích cực vào đọc, và nhân rộng số người đọc Hướng Đi e-magazine. Mỗi người đọc có thể tìm bạn

hữu của mình và mời họ cùng vào đọc với mình. Chúng ta có thể kết ước mỗi người mời 50 (hoặc hơn) bạn hữu mình. Nếu mỗi người trong chúng ta đều làm như vậy, tờ báo sẽ được Chúa ban phước, ngày càng lớn rộng ra. Chúng ta nhớ câu chuyện Chúa Jesus làm phép lạ hóa bánh cho 5000 người ăn không kể đàn bà con nít. Chúng ta tin là ngày nay Chúa Jesus vẫn còn làm phép lạ ấy nhưng nhân rộng ra gấp nhiều lần, nhiều chục lần, trăm lần, ngàn lần, chục ngàn lần hơn qua bàn tay chúng ta. Tờ báo của chúng ta sẽ đến với hàng ngàn, chục ngàn người và hơn thế nữa trên cả thế giới, nơi nào bàn chân Chúa Jesus đã đi đến, và dĩ nhiên, là internet đã đi đến. Chúa Jesus đã cho phép có phương tiện kỹ thuật hiện đại này để góp phần vào công việc lớn lao của Ngài. Chúng ta sẽ không thể đi hết thế gian để giảng Tin lành như Chúa dạy, nhưng tờ báo sẽ thay chúng ta đi đến đó, miễn là lòng chúng ta muốn và tay chúng ta làm. Khi đặc san Hướng Đi e-magazine phát hành đi cùng thế giới, thì công việc của chúng tôi sẽ nặng nề hơn, chúng tôi phải làm sao để tờ báo ngày càng đẹp, càng hay, càng phổ thông, phổ biến hơn, đem lại ích lợi thiết thực hơn cho độc giả khắp nơi, đáp ứng được với đà phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại của một thế giới ngày càng mở rộng trên mọi lãnh vực. Bây giờ, xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi, những người điều hành đặc san Hướng Đi, và chuẩn bị, khi báo phát hành chúng tôi sẽ thông báo trên facebook, Sống Đạo Online và một số chương trình radio chúng tôi đang cộng tác. Và chúng ta sẽ hợp tác, cùng đi với nhau. Nguyện Chúa ở cùng chúng ta MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN Mời các bạn click vào Link chính thức để vào e-magazine là: huongdi.today ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

27


C

MỤC SƯ THÁI QUANG TẤN

huyện kể về hai người bạn gặp nhau. Một người thấy bạn mình có vẻ lo lắng, buồn phiền nên hỏi: “anh có chuyện gì lo lắng vậy?” Người bạn trả lời: “tôi lo cho tương lai, không biết ngày mai sẽ ra sao”. Nghe bạn than thở, người kia hỏi: “tại sao anh lại lo về tương lai quá vậy?” Người bạn thở dài: “tôi lo cho tương lai vì quá khứ của tôi trong năm qua không mấy tốt”. Nghe vậy, người bạn kia hỏi: “vậy anh làm gì với hiện tại?” Trả lời: “tôi không biết, tôi đang lo không biết phải làm gì!” Quá khứ không như ý nguyện nên phập phồng, lo lắng cho tương lai. Buồn về quá khứ, lo cho tương lai, nên không biết phải làm gì với hiện tại! Suy nghĩ về quá khứ, có người chỉ muốn chôn vùi dĩ vãng nhưng có người lại nuối tiếc, mong được sống lại một thời vàng son đã mất. Nghĩ đến tương lai, có người lo lắng vì không biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng có người dửng dưng cứ để mặc tới đâu hay tới đó. Còn hiện tại? Có người chỉ muốn thời gian qua thật nhanh, nhưng có người chỉ mong sao thời gian dừng lại. Thật là cái vòng lẩn quẩn không lối thoát.

28

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Lời dạy của sứ đồ Phao-lô trong thư Phi-líp giúp chúng ta biết phải làm gì với quá khứ, hiện tại và tương lai: Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đang chạy hầu cho giựt được, vì chính tôi đã được Đức Chúa Jêsus Christ giựt lấy rồi. Hỡi anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. (Phi-líp 3:1214)

QUÊN ĐI SỰ ĐẰNG SAU Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu. Nếu ai có thể nhận mình đã đạt đến nơi trọn lành, đã đạt được giải thì người đó phải là sứ đồ Phaolô. Thư Phi-líp được viết khoảng cuối đời khi ông bị giam tại thành La-mã sau gần 30 năm dài hầu việc Chúa. Qua ba cuộc truyền giáo, Phao-lô sáng lập bao nhiêu hội thánh,


dạy dỗ và môn đồ hóa bao nhiêu tín đồ tại các vùng Tiểu Á và Âu Châu. Ông viết gần phân nửa số thư/sách trong Tân Ước. Sống đời đơn sơ, gương mẫu, thánh khiết với mục đích duy nhất là chỉ để hầu việc Chúa. Chịu nhận bao nhiêu khó khăn, hoạn nạn, lao tù, mất mát vì công việc Chúa. Trọn lòng tin cậy, sống nhờ ân điển dù sau nhiều lần cầu xin Chúa lấy đi cái “gai” nhọn đau đớn nhưng đều bị từ chối. Dù vậy Phao-lô biết mình vẫn chưa đạt đến nơi trọn lành, chưa hoàn tất cuộc chạy! Nếu sứ đồ Phao-lô chưa đạt đến nơi trọn lành, chưa hoàn tất cuộc chạy thì ai trong chúng ta có thể tự hào mình đã đạt được? Một bài học quan trọng cho người theo Chúa là khi chúng ta đứng lại, dậm chân một chỗ, tự nghĩ mình đã có đủ lời Chúa, đủ đức tin, đủ sự phục vụ, đủ phẩm hạnh thì chính là lúc chúng ta bắt đầu xuống dốc vì lòng tự hào, kiêu ngạo. Bí quyết gì giúp chúng ta có thể ý thức như Phao-lô? Quên đi điều đã qua. Hỡi anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau. Từ quên trong câu Kinh Thánh này không có nghĩa là không còn nhớ hay đã bị xóa đi khỏi trí ức. Quên ở đây là không để những điều trong quá khứ cản trở, cầm giữ lại. Vậy khi Phao-lô nói tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau thì có nghĩa là ông không để ảnh hưởng của quá khứ cản trở, ngăn chận, hay phá hoại đời sống hiện tại và tương lai trước mắt. Có nghĩa là ông không để gông cùm của quá khứ trói buộc, là thoát ra khỏi tù ngục giam hãm của quá khứ để sống cách trọn vẹn cho hôm nay và cho tương lai. Có ba gông cùm to lớn, nặng nề nhất ma quỉ thường dùng để giam hãm nạn nhân trong ngục tù quá khứ. - Gông cùm thứ nhất là lỗi lầm, mất mát, thất bại và hậu quả gánh chịu. - Gông cùm thứ hai là thành tích của một thời vàng son đã qua. - Và gông cùm thứ ba là những lời chỉ trích, chê bai, khinh khi của người với mình. Không ai trong đời lại không có lần quyết

định và hành động sai lầm để sau đó phải nuối tiếc, hối hận. Có những quyết định đã qua khi nghĩ lại vẫn còn đau nhức như vết thương đang rỉ máu. Và với những ám ảnh là câu hỏi phải chi. Phải chi tôi đừng làm điều này, điều nọ hay tôi nên làm điều này, điều nọ. Quyết định của A-đam và E-va ăn trái cấm khiến cả dòng dõi loài người phải mắc tội trọng cùng Đức Chúa Trời. Nhiều tín đồ than thở: phải chi hai người đó đừng phạm tội, thì chúng ta đâu đến nỗi khổ như vầy! Nô-ê là người được ơn trước mặt Đức Giê-hô-va, một người công bình và trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời (STK 6:8-9). Ông trung tín vâng lời Chúa đóng tàu bất chấp lời chế diễu, nặng nhẹ của dân sự tội lỗi trong xứ. Nhưng sau cơn lụt lớn diệt cả dân sự tội lỗi trên đất, thì Nô-ê lại sa ngã: Người uống rượu say, rồi lõa thể ở giữa trại mình (STK 9:21). Khởi đầu chuyến truyền giáo thứ hai, Phao-lô tranh cãi với Ba-na-ba dữ dội đến nỗi họ chia tay nhau, mỗi người đi một hướng (CV 15:3640). Không một nhân vật nào trong Kinh Thánh lại không có những quyết định, hành động sai quấy, tội lỗi. Khi nhìn lại chắc chắn họ đều hối hận, tiếc nuối, và đều có những câu hỏi phải chi. Phải chi tôi đừng ăn trái cấm. Phải chi tôi đừng say rượu. Phải chi tôi đừng quá nóng giận. Phải chi... Nhưng không ai có thể trở ngược lại dòng thời gian để thay đổi quyết định đã chọn. Câu hỏi phải chi không thể thay đổi quá khứ, hay làm dịu lại cơn đau hiện tại. Giá trị của quá khứ là từ những bài học có thể rút ra để sống đúng hơn trong hiện tại và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Cùng một thất bại, một người nản chí bỏ cuộc, một người xem là một bài học để làm tốt hơn. Khi bị chê bai, chỉ trích, có người hờn giận, sanh lòng cay đắng, thù hằn rồi tìm cách trả thù, nhưng có người thấy được cây cột to lớn trong mắt mình nên lắng nghe, chủ ý xem có điều gì hợp lý trong lời chỉ trích, chê bai đó để làm tốt hơn trong tương lai. Tiếp tục gậm nhấm, tiếc nuối, than khóc cũng sẽ không phục hồi lại được những gì đã mất ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

29


mát. Dù có đổ nước mắt bao nhiêu chúng ta cũng không làm cho người đã qua đời sống lại, thất bại nên thành công, tủi nhục nên vinh dự, tiền của đã mất được hồi phục lại. Quên lửng sự ở đằng sau không có nghĩa là hoàn toàn tẩy xóa đi những việc đã qua khỏi trí ức, kỷ niệm, nhưng để ý thức, quyết tâm rằng chúng ta cần tiếp tục cuộc sống, cần bươn theo sự đằng trước chứ không thể dừng lại mãi ở đàng sau. Truyện ngắn “Something By Tolstoi” của kịch gia nổi tiếng Tennessee Williams viết về một nhân vật tên Jacob vì nỗi đau trong quá khứ mà tiếp tục sống như không có hiện tại và tương lai. Cha Jacob là chủ một tiệm sách muốn con mình đi học đại học và có tương lai khác hơn là làm nghề bán sách. Jacob chỉ có một ý nguyện là lấy Lila, người anh yêu thời còn niên thiếu. Khi Jacob đang còn trong đại học thì cha anh bị bệnh rồi qua đời. Anh bỏ học, trở về, lập gia đình với Lila và quản lý tiệm sách. Lila là một thiếu nữ xinh đẹp, có giọng hát rất tuyệt vời và hơn hết có mơ ước được làm một ca sĩ nổi tiếng. Khi gặp một người khen giọng hát cô và mời cô đi hát ở Âu Châu cho một đoàn kịch, cô quyết định nhận lời. Khi nghe tin đó, Jacob cố tìm mọi cách để khuyên vợ mình ở lại nhưng không được. Ngày Lila ra đi, Jacob trao cho nàng chiếc chìa khóa chính của tiệm sách với hy vọng một ngày nào đó người vợ yêu dấu sẽ trở về. Jacob vùi đầu vào việc đọc sách để quên đi nỗi đau khổ. Nhiều năm sau đó, một ngày trong mùa Giáng Sinh, khi Jacob đang đọc sách như mọi ngày, thình lình cửa tiệm mỡ, một người phụ nữ bước vào. Người đó chính là Lila. Nhưng Jacob không hề nhận ra người vợ ngày xưa mà mình đã yêu thương hơn mọi điều trong cuộc sống. Ông hỏi với giọng thản nhiên: “Thưa bà cần mua sách gì?” Lila trả lời: “Vâng, tôi muốn mua lại một quyển sách nhưng đã quên mất tên sách rồi!” Rồi Lila kể cho Jacob nghe về chuyện trong quyển sách tưởng tượng của hai người trẻ tuổi yêu thương nhau, lấy nhau và sống trong một tiệm sách. Chuyện cũng kể về 30

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

người vợ vì ham mê sự nghiệp, tiếng tăm mà rời bỏ chồng. Ngày ra đi, chồng trao cho chiếc chìa khóa của tiệm với hy vọng vợ sẽ trở về. Nhưng lạ thay khi nghe Lila kể chuyện, Jacob không hề thay đổi sắc diện. Lila ý thức rằng Jacob đã quên tất cả và chỉ còn nhớ rằng ông vẫn còn đang chờ đợi vợ mình và vẫn còn đang sống trong đau khổ. Lila khóc và bảo “Anh nhớ không, anh nhớ đi, câu chuyện của Lila và Jacob”. Một vài phút sau, Jacob chậm rãi trả lời “Câu chuyện này nghe quen lắm. Tôi nhớ đã đọc qua đâu đó. Hình như đây là câu chuyện của văn hào Nga Leo Tolstoi.” Trong nước mắt Lila để lại chiếc chìa khóa cửa tiệm, ra đi. Jacob trở lại bàn để tiếp tục đọc sách quên đi nỗi đau buồn mất vợ! Nỗi khổ đau đã giam cầm Jacob vào ngục tù quá khứ đến nỗi không còn nhận ra người vợ bằng xương thịt đang đứng trước mắt mình. Bao nhiêu người vẫn còn đang bị ám ảnh bởi những lỗi lầm, thất bại, mất mát, đau khổ, tủi nhục đã qua trong quá khứ. Chúng ta cần phải quên đi sự đằng sau để tránh như Jacob, đau khổ cả đời, chạy trốn cả đời vì những mất mát trong quá khứ mà quên đi cả cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhưng tại sao quên đi những ký ức đau buồn của ngày xưa lại vô cùng khó khăn, thậm chí như không thể được? Một lý do là vì ảnh hưởng của những tiêu cực luôn luôn mạnh mẽ hơn, ấn tượng hơn, chi phối hơn là ảnh hưởng của tích cực. Trong kí ức, kỷ niệm chúng ta thường nhớ về những điều tiêu cực hơn là những điều tích cực. Chúng ta nhớ rất rõ, rất chi tiết, như việc mới xảy ra hôm qua về những thất bại, mất mát, về những lời chê bai, chỉ trích, châm biếm, khinh khi với mình. Chúng ta cũng nhớ rất rõ về những lỗi lầm của người, tổn thương do họ gây ra. Nhưng lại rất dễ quên đi những lời động viên, khen tặng, những điều tốt xảy ra cho mình. Trong những cuộc hôn nhân lành mạnh, khi có vấn đề chồng vợ tin tưởng nhau, nói lời động viên, khích lệ, làm nhẹ đi vấn đề. Nhưng trong những cuộc hôn nhân đổ vỡ,


cả hai nghi ngờ động cơ của nhau, chỉ trích nhau nặng nề khiến cho chuyện nhỏ hóa to, sinh ra những vụ gây gổ ngày càng trầm trọng. Qua thời gian, những lời nói, thái độ, hình ảnh tiêu cực đó giết chết hôn nhân. Điều này không chỉ đúng cho hôn nhân nhưng còn cho mọi tình cảm, quan hệ dù là bè bạn, gia đình hay hội thánh. Các nhà tâm lý kết luận phải cần bốn hay năm điều tích cực mới hy vọng quân bình cho một điều tiêu cực. Có nghĩa là phải cần đến bốn năm lời khen tặng mới quân bình một lời chê trách. Chúng ta có thể quên vài lời khen tặng, nhưng rất khó quên một lời chỉ trích. Vì những lý do này nên mọi người đều cần nghe những lời nhân từ, thông cảm, yêu thương để giúp quên đi những mất mát, đau buồn, quên đi những lời chỉ trích, phê phán trong quá khứ. Sau khi sống lại từ cõi chết, Đức Chúa Jêsus hiện ra cùng Phi-e-rơ và một số môn đồ trên bãi biển Ti-bê-ri-át. Trong lần đó, Chúa Jêsus không lên án, buộc tội Phi-e-rơ về ba lần chối Chúa, về tội hồ đồ lớn tiếng tuyên bố với mọi người rằng dù ai có bỏ Chúa nhưng ông sẽ không bao giờ làm như vậy, sẽ sẵn sàng chịu chết cho Chúa. Trái lại ba lần Chúa hỏi để nhắc Phi-e-rơ về lòng yêu thương chân thành, nhưng yếu đuối của ông với Ngài: con có yêu Ta chăng? Khi Phi-e-rơ trả lời Chúa biết con yêu Chúa, Chúa Jêsus lại giao phó một việc lớn và khó cho ông: Hãy chăn chiên Ta. Qua tình yêu thương, sự tha thứ, tin tưởng Chúa Jêsus đã cởi bỏ gông cùm của quá khứ khỏi Phi-e-rơ để ông được tự do trung tín hầu việc Chúa. Ngục tù quá khứ không chỉ giam giữ những người đã thất bại, mất mát nhưng còn cả những người đã đạt được danh vọng, thành công, giàu có. Bao nhiêu người hít thở không khí của ngày hôm nay chỉ để sống cho dĩ vãng, cho những thành công rạng rỡ một thời. Người bị giam trong ngục tù quá khứ sống chỉ để hồi tưởng lại những ngày tháng oanh liệt, vàng son, về những thành tích của một thời tiếc nuối. Thay vì tiếp tục gậm nhấm nỗi đau hay tiếc

nuối dĩ vãng, chúng ta nương nhờ quyền năng của lời Chúa, sự nhắc dạy của Đức Thánh Linh, sự động viên của gia đình, của anh chị em trong Chúa để học làm theo Phao-lô mà bươn theo sự ở đằng trước.

Tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Một điều, không phải vài ba điều, nói lên sự tập trung hoàn toàn, không hề bị chi phối, phân tâm. Mục đích của việc quên đi sự đằng sau là không để quá khứ ngăn trở cuộc sống hiện tại và tương lai, để có thể tự do mà bươn theo sự đằng trước. Giô-sép bị các anh bán làm nô lệ nơi xứ xa. Bị vu oan, tù đày chỉ vì muốn làm điều liêm chính. Bị lãng quên trong tù ngục sau khi giúp người giải mộng. Nhưng Giô-sép quên đi sự đằng sau, bươn theo sự đằng trước để Chúa dùng ông cứu dân sự Ai-cập và cứu cả gia đình, cha và các anh. Khi Giô-sép nghĩ về những bạc đãi, đau khổ, nô lệ, tù đày, ông biết bàn tay của Chúa trong mọi sự và trên mọi sự, biết Chúa có mục đích đã định cho đời ông. Tên Giô-sép đặt cho hai con mình nói rõ ý chí và niềm tin của ông trước nghịch cảnh trong quá khứ: Giô-sép đặt tên đứa đầu lòng là Ma-na-se, vì nói rằng: Đức Chúa Trời đã làm cho ta quên điều cực nhọc, và cả nhà cha ta. Người đặt tên đứa thứ nhì là Ép-ra-im, vì nói rằng: Đức Chúa Trời làm cho ta được hưng vượng trong xứ mà ta bị khốn khổ (STK 41:51-52) Chỉ khi quên đi sự đằng sau, bươn theo sự đằng trước, chúng ta mới có thể tha thứ và đón nhận ơn phước của sự tha thứ. Người con hoang đàng khi đã ý thức mình phạm tội cùng Trời và cùng cha, ăn năn rồi quyết định trở về xin cha tha tội. Anh muốn khép lại một trang đời tội lỗi, và mở ra những trang đời mới với lòng ăn năn, thống hối, ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

31


với niềm tin và hy vọng. Nhưng người anh chỉ muốn đọc lại trang đời tội lỗi của em mình, chỉ muốn chú tâm vào những điều cha và em đã làm trong quá khứ: Nầy, tôi giúp việc cha đã bấy nhiêu năm, chưa từng trái phép, mà cha chẳng hề cho tôi một con dê con đặng ăn chơi với bạn hữu tôi. Nhưng nay con của cha kia, là đứa đã ăn hết gia tài cha với phường điếm đĩ rồi trở về, thì cha vì nó làm thịt bò con mập! (Luca 15:29-30) Hai động từ đang chạy và bươn tới trong câu 12 và 14 đều cùng một từ diōkō. Động từ này không chỉ nói về việc chạy hay hướng về phía trước, về tương lai, nhưng còn có nghĩa là bắt bớ. Như khi Chúa Jêsus dạy trong Ma-thi-ơ 5:11 rằng người bị bắt bớ vì danh Chúa sẽ được phước, hay như khi Phao-lô viết trong Phi-líp 3:6 về cuộc đời cũ trước khi tin Chúa là kẻ bắt bớ đạo Chúa. Lý do gì từ này có thể được dùng cho cả sự bươn tới trước và sự bắt bớ? Bởi vì nó nói lên cùng một ý là theo đuổi với một mục đích và với sự tập trung không bị chi phối. Dù trước đây khi bắt bớ những người theo đạo Chúa hay hôm nay chạy để được giải thì Phao-lô đều theo đuổi với một mục đích và với sức mạnh của sự tập trung. Ông không bị chi phối bởi những điều không quan trọng. Tất cả chúng ta đều biết sức mạnh của sự tập trung. Một kính phóng đại nhỏ có thể tập trung ánh sáng mặt trời để tạo nên một ngọn lửa. Tia laser có một sức sáng lạ thường. Lý do của sức sáng này là bởi sự tập trung của tia laser về một hướng chứ không chói lòa, tỏa rộng ra như những những ngọn đèn thường dùng. Trước khi được Chúa cứu, Phao-lô tập trung để gây nên biết bao nhiêu tai hại cho hội thánh và người tin Chúa. Sau khi đã được cứu, cuộc đời của Phao-lô tập trung để đem đến tin mừng về sự tha thứ và cứu tội của Đấng Christ. Khi một người đã được Đấng Christ giựt lấy tức được Chúa làm chủ đời sống, được gọi để theo Chúa, thì người đó phải tập trung để sống cho Chúa, để hoàn tất cuộc chạy Chúa đặt cho mình. Phao32

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

lô chạy với sự tập trung, với mục đích để được giải. Một nơi khác ông giải thích: tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là đánh gió (1 Cô-rinh-tô 9:26). Chúa dạy: Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại? (Ma-thi-ơ 16:26). Những điều trong thế gian gồm có tiền tài, danh vọng, sự giàu sang, địa vị, học thức, sắc đẹp. Thế gian cũng gồm cả sự khoái lạc của thể xác, sự tâng bốc của người đời về sự thành công, sắc đẹp, thông minh. Nhưng linh hồn thì chỉ có một và không thấy được. Thế gian có trăm ngàn chi phối, quyến rũ, cám dỗ. Dành thời gian trên Facebook, xem tin tức, phim ảnh trên mạng dễ dàng hơn bao lần so với việc dành thời gian học lời Chúa hay cầu nguyện. Rất dễ để chọn thế gian, rất dễ để thế gian chi phối, thay đổi linh hồn. Đây chính là lý do mà người theo Chúa cần chủ ý để tập trung vào cuộc chạy. Đời sống tín đồ, công việc phục vụ không phải là cuộc chạy nước rút, nhưng là cuộc chạy đường trường. Trong cuộc chạy đường trường rất đông người bắt đầu nhưng hễ thời gian càng lâu, đường càng dài thì nhiều người hơn sẽ bỏ cuộc. Số hoàn tất cuộc chạy không nhiều. Đường theo Chúa không chỉ dài, nhưng còn là con đường hẹp nên ít người đi. Những người hoàn tất cuộc chạy không phải là người đặc biệt, đầy ân điển, sức mạnh, đức tin, nhưng là những người chủ ý tập trung, cậy sức Chúa kiên trì tiếp tục dù có lúc vấp ngã, thất bại, phạm tội. Trong những lúc ngã lòng, chùn bước, muốn bỏ cuộc, chúng ta nhắc cho nhau lời dạy của Phao-lô: Hỡi anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ MỤC SƯ THÁI QUANG TẤN Albuquerque, 12 tháng 02, 2020


LỮ THÀNH KIẾN

TRÔI VỀ PHÍA MÀU HỒNG Trong ánh sáng xanh mướt của hừng đông Con thả mình trôi về phía màu hồng của mặt trời đang lên Con xanh mướt vì đêm chưa tan Nhưng Cha hồng vì ngày đang tới Dù nấn ná, chậm chạp, trì hoãn, thì đêm cũng sẽ qua và ngày cũng sẽ tới Cơn giận buổi tối u ám sẽ chấm dứt vì không có đêm nào hoàn hảo Người ta vỗ tay và nhảy múa khi ngày đến Sự khóc lóc chỉ đến trọ ban đêm Nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng Đằng sau những sự nhọc mệt, những đôi mắt trũng xuống vì thung lũng Con thấy bình nguyên mênh mông chói lọi vẻ đẹp của nắng Chàng đang đến nhảy qua các sườn núi Những con sơn dương nhảy qua các sườn núi Những bông hoa đột ngột bị đánh thức bởi ánh nắng và hơi ấm Thưa Cha sáng nay con thả mình trôi về phía mặt trời hồng Một mặt trời hồng chói lọi trong linh hồn con LỮ THÀNH KIẾN

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

33


N

LINDA LIEM

gười Việt có phước được Chúa cho cách ăn rất phù hợp với sức khoẻ trừ một vài chi tiết không đuợc tốt lắm. Nhờ vậy mà khi mắc phải bệnh tiểu đường, chúng ta không phải thay đổi hoàn tòan cách ăn. Thường một bữa ăn gồm có cơm, một món mặn, một món xào, và canh. Cơm thuộc về loại bột hay đường (starch, carbohydrate hay gọi tắt là carb) cần phải hạn chế, món mặn thuộc loại thịt cá hay là chất đạm (protein) không phải hạn chế, xào có ít thịt và nhiều rau cải (thứ nầy ăn thả cửa) và canh cũng tương tự như xào, nghỉa là có ít thịt hay cá và nhiều rau cải (ăn thả cửa). Đại khái là như vậy. Tuy nhiên, không phải bữa ăn nào cũng có tính cách như trên. Khi đổi món, chúng ta cũng thích có phở, bún, hoặc mì, bánh cuốn, các loại bánh như bánh hỏi, bánh tầm bì, v..v.. Nếu áp dụng được một lối phân tích tổng quát vào cách tính bữa ăn trong ngày thì ta kiểm soát mức đường được dễ dàng hơn.

34

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể không hấp thụ được đường. Người bệnh tiểu đường bắt buộc phải hạn chế chất đường hay chất bột, vì bột làm ra đường. Vì vậy thiếu năng lượng lấy từ đường và phải thay thế bằng năng lượng lấy từ chất đạm hay chất dầu. Những phần ăn trong ngày tùy thuộc cơ thể chúng ta lớn hay nhỏ - đàn ông cần nhiều thức ăn hơn đàn bà – và cũng tùy thuộc căn bệnh ít hay nhiều, họat động ít hay nhiều, v..v.. Theo sự chỉ dẫn của các chuyên viên thì chúng ta tính ăn như thế nào từ một đơn vị căn bản và tăng đơn vị đó lên gấp hai, ba, bốn, năm, tùy theo cơ thể của chúng ta cần bao nhiêu. Tuy nhiên, cách nầy hơi rắc rối. Có một cách giản tiện hơn như sau: CÁCH TÍNH CĂN BẢN Một bữa ăn cân bằng - Phải có chất bột (starch, carbohydrate hay carb), chất đạm (protein) và rau cải, trái cây,


(fruits and vegetables) cũng cần một ít dầu mỡ (fat)

Một chén để cơm, bún, mì, hủ tiếu, hay bánh phở

- Bột, chất đạm, rau cải hay trái cây: một phần là phân nửa chén (1/2 cup)

Một chén để thịt, cá, hay đậu

- Dầu mỡ thì tính từng muỗng cà phê hay muỗng súp.

Một chén để trái cây. Nếu không ăn trái cây thì để hai chén đựng rau cải.

- Chúng ta có thể lấy một cup theo kiểu Mỹ để đo Chúng ta cũng có thể dùng những hình ảnh các đồ vật thường dùng để tính phần ăn cho dễ. Chẳng hạn: - Một trái banh tennis hay một nắm tay: 1 cup - Ngón tay cái: 1 ounce (oz) bơ đậu phọng hay phó mách - Lòng bàn tay của một người đàn bà (Đàn ông tay to quá): 3 ounces hay một phần thịt, cá, đậu hủ, hoặc các lọai đậu (đỏ, đen, trắng, kidney beans) - Chú ý bề dầy của phần ăn cũng phải bằng bề dầy của bàn tay. - Nếu miếng thịt hay cá mỏng quá thì không đủ bổ dưỡng. Nếu chỉ ăn đậu thôi thì thêm gấp rưỡi lòng bàn tay mới đủ phần ăn Muốn kỹ hơn thì dùng một cup để đo hay dùng một cân đặc biệt dùng cân thức ăn có bán ở nhà thuốc. Tuy nhiên, bệnh tiếu đường là một bệnh nhẹ khi mới bắt đầu và từ từ nặng hơn theo thời gian và theo cách người bệnh tự săn sóc lấy. Khi mới nhuốm bệnh thì không cần phải đo cân kỹ lưỡng, tính bằng mắt cũng được. DỄ TÍNH NHẤT Theo như Mỹ thì ăn bằng dĩa. Một dĩa chia làm bốn phần đều nhau. Môt phần để cơm hay bún, bánh cuốn, mì, hủ tiếu Một phần để thịt cá hay đậu Một phần để rau cải Một phần để trái cây. Nếu không ăn trái cây thì dành hai phần cho rau cải.

Một chén để rau cải

Chú ý: 1. Chén nào cũng phải đầy trừ chén cơm. Cơm đơm lỏng ra, đừng ép lại cho chặt, và đơm lưng chén. Lý do là cơm cho ra nhiều đuờng hơn những chất bột khác. Vì vậy nếu tính tương đương thì 1/3 chén cơm bằng ½ chén mì, phở, v..v.. 2. Phải có ít nhất khoảng hai muỗng canh dầu mỡ trong một bữa ăn. Phần dầu mỡ nầy lấy làm đồ xào hay chiên cơm hay cho thêm cách khác trong các món ăn, chẳng hạn như trộn cơm với mỡ hành hay margarine hay bơ. 3. Không có đường trong cách ăn nầy. Không có tráng miệng, bánh chè nước ngọt gì hết. Dù vậy, cũng không hẳn là phải từ giã ăn ngọt vĩnh viễn. Chúng ta sẽ bàn đến vấn đề nầy sau. Nếu bạn theo đúng cân lượng như trên thì sẽ thấy chất bột (đường) rất ít so với một bữa cơm thường của người Việt. Cách tính trên đây áp dụng cho 3 bữa ăn chính trong ngày, sáng, trưa và tối. Vì hạn chế chất bột và không có chất đường nên thêm vào 3 bữa ăn chính còn có 2 hay 3 bữa ăn phụ xen kẽ để thêm năng lượng mà không làm cho đường trong máu tăng lên. NHỮNG BỮA ĂN PHỤ Xen kẽ vào 3 bữa ăn chính, có 2 hay 3 bữa ăn phụ khoảng giữa buổi sáng (10 giờ), xế trưa (3 giờ), trước khi đi ngủ (8 giờ). Thời giờ dùng những bữa ăn nầy uyển chuyển hơn những bữa ăn chánh tùy thuộc những hoạt động trong ngày. Chú ý: Mức đường trong máu phải được quân bình qua đêm. Nếu xuống quá thấp (hypoglycemia) thì có thể nguy đến tính mạng. Vì vậy, bữa ăn dặm cuối cùng trước khi đi ngủ rất cần thiết.

Theo như Việt thì dọn ra 4 chén. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

35


Nếu muốn bớt đi một bữa ăn phụ thì có thể bớt vào xế trưa. Các bữa ăn nầy đơn giản và lượng ít. Có thể dùng các thức ăn khô khỏi phải nấu, trữ lâu được. Dù lượng ít nhưng cũng phải chú ý cặp cho đủ chất bột hay đường, chất đạm và chất béo. THÍ DỤ - 3 chiếc bánh lạt nhỏ (2 inches x 2 inches) hay 1 chiếc bánh to bằng lòng bàn tay trét 1 muỗng súp bơ đậu phọng - 1 trái cây như táo, lê, cùng với một phần (1oz hay 1 ngón tay) phó mách. Nếu ăn cam thì chỉ được ½ trái thôi vì cam rất nhiều đường. Xoài cũng vậy. Trái cây nào ít ngọt tốt cho người bị tiểu đường hơn. - 2 khoanh bánh tét nhân thịt - 1/2 hay 1/3 dĩa bánh cuốn với chả lụa, nước mắm pha bằng đường hóa học. - 1/2 gói mì cùng một quả trứng và một chút rau, cho thêm 1/2 muỗng cà phê dầu vào nước mì - 1/2 ổ bánh mì thịt THỨC UỐNG - Thức uống tốt nhất là nước lã. Đây là nước Chúa cho, tự nhiên và thanh khiết, không có nước nào bằng. - Người bị tiểu đường cũng như người không bị bệnh đều cần 8 cups nước trong một ngày.

Nói vậy nhưng thực tế thì ít ai chỉ uống nước lã không, vì chung quanh ta có bao nhiêu là cám dỗ, có những thứ nước uống rất ngon. Có một thứ nước không có đường hay đường hóa học nhưng có thêm ga (CO2), mở chai ra thì sủi bọt, uống vào thú vị hơn nước lã vì có vị hơi ngọt và tê tê ở lưỡi. Tiếng Anh gọi là Sparkling water. Nước nầy cũng giúp bớt bệnh bón, thích hợp cho người lớn tuổi. Có nhiều hiệu như Arrow Head, Crystal Geyser, v..v.. Nước suối (Pellegrino, Perrier) cũng rất tốt. Ngoài ra còn có thể uống trà, cà phê, trà a ti sô, trà cúc, v..v.. Chú ý: không nên thêm sữa hay đường vào trà hay cà phê. Củng không nên dùng các thứ đường hóa học vì những loại đường nầy có tác dụng không tốt cho cơ thể. Trong các loại đường hóa học, tốt nhất là Stevia lấy từ một loài cỏ, nếu có thèm ngọt chịu không được thì xài loại nầy. Trên đây là sơ khởi của những gì bạn có thể làm khi bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống thích hợp hơn cho bệnh tiểu đường. Kỳ tới chúng ta sẽ đi sâu hơn vào chế độ ăn uống của bệnh tiểu đường và tìm hiểu những cách để chế biến cách ăn uống cho được mềm dẻo hơn và thêm được những chất ngọt vào bữa ăn LINDA LIEM

Nếu bạn còn thích đọc báo giấy, và muốn order báo giấy để tặng các thân hữu, xin cho Toà Soạn HƯỚNG ĐI chúng tôi biết tên và địa chỉ, chúng tôi sẽ gởi báo tặng đến địa chỉ của bạn. Xem địa chỉ của tờ báo trên trang Mục Lục. Các bạn có thể xem báo Hướng Đi (e-magazine) trên Internet bắt đầu từ số báo 76 nầy. Chúng tôi muốn hiệp tác với những anh chị em ham học, ham đọc, ham viết. Chân thành cảm ơn các bạn. 36

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


NGUYỄN ĐÌNH LIỄU

KHÔNG BAO GIỜ HỐI TIẾC (Dựa theo lời Kinh thánh trong sách II Ti-mô-thê 3: 1-13) Lời Chúa dạy trong những ngày sau rốt Lòng người ta đều tư kỷ, tham tiền Lòng nhiều người rất vô tín, vô tình Vì ích kỷ, nên khoe khoang, xấc xược... Thời cuối rốt, có nhiều người ngang ngược Nghịch mẹ cha, bội bạc, hay phao vu Sống hung dữ, người lành bị oán thù Hay nóng giận, hay lường thầy, phản bạn... Ưa vui chơi, thích kiêu căng, bạo loạn Yêu quỷ ma thay thế Đức Chúa Trời Sống bề ngoài che đậy bản chất thôi Nầy con hỡi, tránh xa người như thế... Hãy để cho đức tin con đâm rễ Hãy lập nền trong Cứu Chúa mà thôi (1) Sống yêu thương, sống nhịn nhục không thôi Một đời sống trong kiên trì, bền đỗ... Ngày Chúa đến đang dần dần hiển lộ Một tương lai vinh diệu và rạng ngần Một tương lai đầy hy vọng rất gần Được gặp Chúa, ở bên Ngài mãi mãi... Nầy bạn hỡi, đừng băn khoăn, sợ hãi Mở lòng ra tin nhận Chúa hôm nay Mở lòng ra đón Chúa ngự vào ngay Đời phước hạnh, không bao giờ hối tiếc!... NGUYỄN ĐÌNH LIỄU

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

37


CÁT BỤI

MỤC SƯ TRẦN ĐÌNH HÂN

B

ùi Giáng là một là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học, ông là một trong những thi sĩ có tầm vóc của nền văn học Việt Nam trước 1975.

Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật Thế cho nên tất bật đến bây giờ! Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc

Rất nhiều những áng thơ nổi tiếng của ông được lưu truyền trong và ngoài nước, trước và hiện nay.

Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay!

Cuối năm 1978, tôi hân hạnh được dịp mời thi sĩ một bát phở tái tại quán phở Hà, (thời bao cấp đó mà có tô phở thì quý lắm), quán nằm trên đường Võ Tánh (tên cũ), gần ngã sáu Sài-gòn, nhưng ăn chưa xong tô phở thì ông đã vội bước ra ngoài tiệm (trên người mặc bộ áo dài the đen, vạt áo phía sau thắt lại với vài cành lá cây găm trên đó.) Ông bỏ dở tô phở, đi ra ngoài chơi đá banh chung với đám con nít ngay trên vỉa hè khá rộng của khu phố. Nhìn ông say mê đá banh không khác gì một cầu thủ năng nổ trên sân cỏ.. có điều mấy đứa con nít chơi xấu cứ bắt ông đi lượm banh cho tụi nó đá, vậy mà ông vẫn cứ cười toe toét..

Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi

Bạn thân ơi! Có bao giờ bạn nghĩ Anh và tôi giàu sang hay nghèo khổ Khi trở về cát bụi cũng trắng tay Cuộc đời ta phù du như cát bụi Sống hôm nay và đâu biết ngày mai? Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi Rồi cũng về với cát bụi mà thôi Thì người ơi! Xin đừng ganh đừng ghét Ðừng hận thù tranh chấp với một ai Hãy vui sống với tháng ngày ta có

Được biết có người tặng cho ông một cuốn Kinh Thánh, và ông đã tự tin nhận Chúa sau khi đọc xong, và sau đó ông cũng đã giới thiệu Kinh Thánh cho một người bạn thân là Đại đức Nguyễn Huệ Nhật, người Đại đức này cũng đã tin nhận Chúa và hiện nay đang phục vụ Ngài.

Giữ cho nhau những giây phút tươi vui

Bùi Giáng cũng là bạn thân của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và cả hai đều có một tác phẩm mang tên Cát Bụi.

Ta là cát ta sẽ về với bụi

Trên một bình diện nào đó, phải chăng hai tâm hồn này đã gặp nhau trong một cái nhìn chung về một cuộc đời của phôi pha, một cuộc đời của hư vô, một cuộc đời của sự ngắn ngủi, chia lìa tan tác, mà Trịnh Công Sơn đã diễn tả qua bài Cát Bụi, “..Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy, ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi. Bao nhiêu năm làm kiếp con người chợt một chiều tóc trắng như vôi. Lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày…” Còn Bùi Giáng thì cũng cùng chung một tâm trạng trên, qua bài thơ Cát Bụi, 38

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc Vì đời ta đã sống trọn kiếp người Với tất cả tấm lòng thành thương mến Ðến mọi người xa lạ cũng như quen Trả trần gian những cay đắng muộn phiền Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy Không còn buồn lo lắng chốn trần ai! .... Có gì khác nhau giữa hai loại cát bụi này? Hay nó cũng chỉ lẩn quẩn ở chỗ, “Bao nhiêu năm làm kiếp con người chợt một chiều tóc trắng như vôi. Lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày..” (TCS) Và rồi cũng chỉ là.. “..Cuộc đời ta phù du như cát bụi Sống hôm nay và đâu biết ngày mai? Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi Rồi cũng về với cát bụi mà thôi..” (BG)


Hai con người cùng mang một nỗi khắc khoải về một cuộc đời phù du, sinh lão bệnh tử, để rồi tất cả cuối cùng chỉ là Cát Bụi.. Thật y như Kinh Thánh, lời của Thiên Chúa phán: “Hư không của sự hư không; mọi sự đều hư không,.. bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó..” Thời gian trôi nhanh, dòng đời vẫn cứ miệt mài trong những nghiệt ngã của một thế giới đầy hỗn loạn, đầy những tai ương, đầy những chia lìa tan tác.. Những gì xảy ra vào ngày mai, không ai trong chúng ta biết được.. cho dù chúng ta có là ai đi nữa.. giàu sang, nghèo nàn, tri thức, bần cùng, chức tước, danh vọng, thông minh, khờ khạo, giỏi giang, nổi tiếng, hay chỉ là một con người tầm thường trong xã hội.. thì cuối cùng cát bụi cũng sẽ trở về với cát bụi.. Cái chết có thể đến bất ngờ và chúng ta phải bỏ lại tất cả những gì mà chúng ta đang tận hưởng, chúng ta đang sở hữu.. Tất cả chỉ còn lại tình yêu, tình người. Bùi Giáng nói, “..Thì người ơi! Xin đừng ganh đừng ghét Ðừng hận thù tranh chấp với một ai Hãy vui sống với tháng ngày ta có Giữ cho nhau những giây phút tươi vui..” Nhưng rất khó tìm thấy một tình người, một tình yêu và niềm vui đích thực ở cuộc đời đầy những hỉ nộ ái ố này.. “..Trả trần gian những cay đắng muộn phiền ..” Tình yêu trong cõi đời này phù du này cũng dễ dàng tan theo ngày nắng vội.. vì nó quá mong manh, có đó mất đó, tình yêu của con người không có một sự bảo đảm nào tuyệt đối cả..vì tự nó không phải là vĩnh cửu.. Nhưng có một tin vui giữa giờ tuyệt vọng.. đó là Tình Yêu Thiên Chúa.. Thiên Chúa vì Ngài quá yêu bạn và tôi, Ngài yêu chúng ta đến nỗi đã bằng lòng chết thay để gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên cây thập tự giá. Ngài muốn ban cho bạn và tôi một tình yêu vĩnh cửu thật sự của chính Ngài, một tình yêu có một giá trị đời đời, Ngài nói rằng, “Ngài yêu ai thì yêu cho

đến cuối cùng..” một tình yêu vẹn toàn, tình yêu cao cả, một tình yêu tuyệt đối, tình yêu không biên giới, tình yêu tràn ngập hạnh phúc thật sự.. mà bạn và tôi đang ao ước, và tình yêu đó không thể nào tìm được trong cõi đời phù du, cát bụi này.. Hãy đến nhận tình yêu mà Thiên Chúa muốn ban cho, ngay lúc này, đừng để quá trễ, vì khi lìa đời này bạn không còn cơ hội, nếu hôm nay bạn không tiếp nhận tình yêu đó, bạn sẽ đánh mất món quà quý báu nhất mà Thiên Chúa muốn tặng cho bạn, ấy là tình yêu và sự cứu rỗi đời đời mà Ngài muốn dành riêng cho chính bạn.. Trái đất vẫn quay, cuộc đời vẫn lặng lẽ trôi, sông vẫn âm thầm chảy về biển.. Chúng ta rồi sẽ ra đi, như Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn đã ra đi.. Nhưng nếu là một người đã mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, sự ra đi của bạn là một ý nghĩa của sự an nghỉ trong nước bình an của Ngài mà thôi. Và hiện nay, Ngài sẽ ban cho bạn một thiên đàng ngay tại hạ giới này, nó ở ngay trong tâm hồn của bạn, khi bạn vẫn còn đang thở.. Bạn sẽ kinh nghiệm được “những ngày trời trên đất” với sự vui mừng, hy vọng, và một cuộc sống thỏa lòng hạnh phúc từ trong một tâm hồn tràn ngập bình an mặc dù giữa những cơn ba đào sóng gió.. giữa những hoạn nạn thử thách của cuộc đời, vì tất cả những điều quý giá này đến từ sự ban cho của Thiên Chúa chớ không phải đến từ một thế gian hư hoại này ban cho.. Ước mong bạn hãy mở lòng ra tiếp nhận tình yêu Thiên Chúa ngay hôm nay.. đừng để cơ hội quý báu qua đi, đừng để trở thành một thứ cát bụi.. “cho trăm năm vào chết một ngày..” đầy hư vô nuối tiếc.. và linh hồn bị đi vào cõi lạc mất, chết mất đời đời.. Lời Kinh Thánh cho biết: "Phải nghĩ đến Đấng Tạo Hóa (Thiên Chúa), trước khi dây bạc sinh mệnh đứt, bát vàng vỡ bể, vò nước tan tành bên suối, bánh xe gãy vụn bên giếng, và tro bụi trở về cùng đất còn linh hồn quay về với Thượng Đế (Thiên Chúa), Đấng đã phú nó..." Muốn thật hết lòng MỤC SƯ TRẦN ĐÌNH HÂN ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

39


MỤC SƯ NGUYỄN XUÂN SƠN

1. Mỗi người phải thắng cái tôi của chính mình.

2. Tự ái đưa đến giận dữ, đó là bởi lòng kiêu ngạo.

3. Nói ít mà làm, hơn là nói nhiều mà không làm chỉ là vô ích.

4. Sự cãi cọ làm mất hết năng lực. 5. Phải nhận biết một điều: những người

tính tình khác nhau, sở thích khác nhau, trình độ thuộc linh khác nhau, sinh trưởng ở những gia đình hay nơi khác nhau,...làm việc chung sẽ dễ có mâu thuẫn.

6. Những người khác nhau làm việc chung

phải làm trong tinh thần teamwork hài hoà, nhịp nhàng như những thành viên trong một đội banh, hay trong một ban nhạc thì mới có kết quả tốt.

7. Thà một người mà làm việc hơn nhiều người mà không làm việc; nhưng nếu Hội Thánh chỉ có một người thì không phải là Hội Thánh.

8. Hội Thánh phải có “dụng cụ” - những

vật chất có cần để điều hành công việc Chúa - giống như thợ may cần có máy may.

9. Mỗi người phải khám phá ân tứ Chúa

ban cho mình, và ân tứ đó phải được Hội Thánh xác nhận thì mới hầu việc Chúa hữu hiệu MỤC SƯ NGUYỄN XUÂN SƠN

40

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

AGAPE ACUPRESSURE 4407 Mallard Ln., Sachse, TX 75048 BÍ QUYẾT BẤM HUYỆT ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN

Chuyên điều trị - Đầu, Cổ, Tay chân tê thấp - Thần Kinh Tọa - Đau nhức kinh niên Các bệnh về xương khớp Và các căn bệnh mãn tính...


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

41


42

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


HƯỚNG ĐI MAGAZINE ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

43


Master license #202763

5600 E. Mockingbird Ln., Dallas TX 75206

Chuyên Thiết Kế - Sửa Chữa Toàn Bộ hệ thống điện nhà, commercial

469-878-0614 Or 972-357-0671

Call Now

Expert Electrician Phúc Nguyễn

Thành Thật - Kinh Nghiệm - Uy Tín 44

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


HOMECARE SERVICES TRUNG TÂM PHỤC VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI GIA 124 W. Pioneer Pkwy, Arlington, Texas 76010

VIỆTWELL - Là văn phòng chăm sóc sức khỏe tại gia hoàn toàn miễn phí cho người có thu nhập thấp hay có Medicare, Medicaid... VIỆTWELL - Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao, tận tâm và nhiệt tình sẽ giúp quý vị có cuộc sống ý nghĩa hơn, sống vui, sống khỏe, sống trường thọ... VIỆTWELL - Đưa nhân viên đến tận nhà chăm sóc cho quý vị hay sẽ huấn luyện và trả thù lao cho người thân là người trực tiếp chăm sóc. VIỆTWELL - Sẽ giúp quý vị nếu cần dụng cụ y tế như: xe lăn, walker, giường nhà thương... và nhiều quyền lợi khác. VIỆTWELL - Giúp công việc thường nhật mỗi ngày:

- Uống thuốc - Nấu cơm - Giúp vệ sinh cá nhân - Tập thể dục - Dọn dẹp nhà cửa - Giúp ăn uống - Giặt quần áo - Đi chợ, mua sắm

Chương trình này hoàn toàn không ảnh hưởng đến những quyền lợi quý vị đang có như: SSI, SSA, Food Stamp, Housing...

ĐỂ ĐƯỢC PHỤC VỤ NGAY HÔM NAY HÃY GỌI

(972) 786-6364 - (817) 299-8888

VIỆTWELL - SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

45


ÔI! BÀN TAY CHÚA

B

KIM HÂN

àn tay thô ráp của người thợ mộc trong làng. Thời đại không có găng tay hoặc kem bôi da, Ngài đã nhét đá vào một chỗ, hấp thụ mảnh vụn, đẽo gỗ, và nắm chặt bằng những ngón tay trần... trong những ngày không có kem chống nắng, Ngài đã lao động dưới cái nắng chói chang của Trung Đông - thời đại không có máy móc hiện đại. Ngài nâng cao nhà cửa, xây dựng các tòa nhà, đồ nội thất và sửa chữa đồ chơi trẻ em. Đôi tay của Ngài hẳn đã phát triển một lớp da che chở dày đặc mà những ai bắt tay Ngài đã cảm nhận được sự chạm vào của Ngài. Nhưng, ôi! đôi tay thật nhẹ nhàng, không bao giờ bóp quá mạnh, chạm quá thô bạo hoặc vỗ lưng người khác bị giật mình. Bàn tay mạnh mẽ! dấu vết của một ngón tay có thể khôi phục thị lực cho người mù, mang lại sự sống cho người chết, chữa lành làn da của người phung, nâng đỡ người già cả và

những tâm hồn đau khổ khỏi cát bụi cuộc đời. Giữa trời mây xanh, những bước chân bé bỏng loanh quanh đùa cợt, bàn tay dang rộng ôm đàn trẻ vào lòng, âu yếm vuốt ve từng đứa trẻ và chúc lành. Cơ nghiệp của Chúa, đất sẽ đầy dẫy ơn phước Ngài, đầy dẫy niềm vui tiếng hoan ca. Bàn tay không kì thị màu da, gớm ghê tàn tật, da cùi không xua đuổi được Ngài, ngay cả đôi chân cát bụi của môn đồ Ngài không ngần ngại chạm vào nắm lấy trong bữa tiệc Biệt Ly. Ôi! Bàn tay yêu thương, khiêm nhường chấp nhận. Bàn tay giơ ra nắm giữ môn đồ vừa hụp biển sâu. Nếu Chúa buông tay chắc chúng ta sẽ thất bại, sẽ chết chẳng còn hy vọng nào. Ôi! Bàn tay mạnh mẽ luôn nắm giữ chúng ta trên mọi nẻo đường, vì vậy chúng ta sẽ không bao giờ rời xa tay Chúa.

Tranh: Diễm Phúc 46

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Bàn tay bẻ bánh phân phát đoàn dân đông theo gót Ngài cả ngày mệt lả đói meo. Bàn tay chia bánh chu cấp lương thực. Chúng ta không hề bị thiếu những bữa ăn, áo mặc, chúng ta còn được nhiều gấp bội, từ bàn ăn, trên bếp, tủ lạnh, hai ba tủ lạnh... trang phục tươm tất chào mừng những buổi sáng tốt lành! Bàn tay Chúa làm việc không mệt mỏi, Luca 4:40 ghi rằng “Khi mặt trời lặn rồi, ai nấy có người đau, bất kỳ bịnh gì, đều đem đến cùng Ngài; Ngài đặt tay trên từng người mà chữa cho họ”. Bàn tay mang mọi phước lành đến cho mọi người mọi nhà. Chúng ta cảm nhận cái chạm của bàn tay Chúa thật nhẹ nhàng nhân ái. Bàn tay của vị lương y. Bàn tay ôm từng con chiên, chăm sóc, vỗ về, những sợi lông trắng muốt. Băng bó rịt lành vết thương bị một tai nạn không tự bảo vệ được. Cái chạm bên ngoài làm rung chuyển những tổn thương sâu thẳm bên trong. Bàn tay xua đuổi thú dữ ăn hiếp chiên hiền, lùa chiên vào đàn. Bàn tay uy quyền của người chăn. Nếu không có người chn hiền lành chúng ta sẽ lạc lối, không có mục đích và ý nghĩa nào trong cuộc đời. Tôi có thể hình dung bàn tay thô ráp đan vào nhau trong tư thế cầu nguyện, những ngón tay hướng lên cao thâu đêm suốt sáng

cầu xin sự ban phước của Cha trên trời trên mọi việc bàn tay Người làm. Thi-thiên 104:28 nói rằng “Chúa ban cho chúng nó, chúng nó nhận lấy; Chúa sè tay ra, chúng nó được no nê vật tốt”. Và Thithiên 145:16 lặp lại ý nghĩ “Chúa sè tay ra, làm cho thỏa nguyện mọi vật sống”. Chúa sè tay ra, chúng ta thỏa lòng. Chúa sè tay ra vết thương chữa lành. Chúa sè tay ra chúng ta đặt tay mình vào tay Chúa được yên nghỉ. Chúa sè tay ra, muôn vật hồi sinh. Bàn tay phân phát tình yêu thương. Bàn tay chỉ mở và nắm giữ chúng ta, nếu bàn tay Chúa đóng lại chúng ta sẽ ra sao, chúng ta sẽ mất hết ân sủng và quyền năng trong sự phục vụ và hầu việc Ngài. Ôi! bàn tay Chúa ... tìm đâu ra trên thế gian này bàn tay kì diệu của Chúa Giêsu. Bàn tay mang vết sẹo lớn không có loại kem dưỡng da hay loại dầu nào có thể chữa lành. Ở trong bàn tay mang dấu đinh của Chúa yêu quý chúng ta. Dấu đinh hẳn còn và mãi mãi. Dấu đinh ấy làm nên bàn tay Chúa đặc biệt. Bàn tay chúng ta từng được Chúa ban ơn. Giờ đây cúi xuống nhìn bàn tay mình. Chúng ta dâng Chúa phân phát tình thương và phục vụ. Xin Chúa nhận lấy và sử dụng cho vinh hiển Ngài KIM HÂN

CHÚT CHUYỆN CŨ HOÀNG NGA

L

úc bắt đầu vào trung học, tôi học ở trường Công Giáo. Bài kinh đầu tiên được học trong lớp giáo lý hằng tuần là bài “Kinh lạy Cha”. Bài giáo lý vỡ lòng là bài “Người đi gieo giống”. Và bài thánh ca thứ nhất trong đời mà tôi biết đến là bài “Lạy Cha nếu có thể được, thì xin cho con khỏi uống chén này…” (Thánh ca “Nếu có thể” nhạc và lời của linh mục Kim Long). Thuở ấy tôi rất chăm đi học giáo lý, chỉ vì nghe thầy tổng giám thị hứa học sinh nào không có đạo mà học giáo lý, sẽ được thêm

hai điểm vào môn công dân giáo dục. Tuy nhiên học được nửa năm, tự dưng thấy không cần hai điểm “biếu thêm” hàng tháng này, tôi vẫn đứng nhất lớp, nên tôi tự động nghỉ. Cha hiệu trưởng gặp tôi hỏi tại sao tôi nghỉ, tôi giải thích lý do. Ông ngạc nhiên đến ngỡ ngàng vì không hiểu sao chị lớn và cô em út của tôi đạo Công Giáo, còn tôi lại không. Ông đâu có biết gia đình, hay nói đúng hơn giòng họ nhà tôi có thể là một đại diện cho… tín ngưỡng liên tôn toàn cầu. Ba tôi là người đã trải qua nhiều đời vợ. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

47


Người vợ lớn nhất có ba người con với ba tôi, chúng tôi gọi là má hai. Sau khi ba và má hai tôi ly dị, ba tôi cưới má tư. Rồi cũng ly dị. Lúc nhỏ tôi không được gặp má hai cho đến khoảng hơn mười tuổi, còn má tư thì vẫn được xem như là một thành viên chính thức của gia đình vì sau khi ba tôi cưới mẹ tôi rồi, thỉnh thoảng bà vẫn về thăm, và có ở lại trong nhà vài hôm. Má tư tôi không có con, là người Công Giáo nên má xin phép ba mẹ tôi cho chị và em gái tôi được rửa tội và theo đạo. Nhiều lúc tôi cũng không hiểu sao má lớn tôi lại chọn người đầu người đuôi mà không chọn tôi, nhưng không hỏi, hay đã hỏi mà không có ai trả lời cho tôi thì phải. Vì gia đình tôi có hai giáo dân, nên cứ đến thứ sáu là ba tôi quyết định cả nhà sẽ ăn cá để chị và em tôi được giữ ngày kiêng ăn thịt. Lần đầu tiên tôi gặp má hai khi được đi thăm thủ đô Sài Gòn. Đúng ra là tôi ở trong nhà của má suốt một tháng hè. Ngày nào cũng được má nấu cho ăn những món độc đáo và ngon tuyệt trần. Ba và má hai tôi có ba người con chung, anh lớn tôi mất đột ngột trước ngày đi Pháp du học một tháng. Má tôi bảo anh bị ung thư não. Người thứ ba mất lúc mới vừa sanh, nên cuối cùng má tôi chỉ còn lại một người con gái. Bà chị này và người con lớn nhất của mẹ tôi có dáng dấp rất giống nhau, cao ráo và thanh mảnh y như nhau. Tôi hay đùa không biết tôi có phải là con của ba mẹ tôi hay không vì tôi thấp bé, mặt mũi cũng chẳng giống gì hai chị. Khi chị tôi đi du học, thì chị Ba hay về thăm gia đình tôi, như một “thế vì”. Chị Ba tôi theo đạo Phật, làm sư vãi trong chùa. Lúc gia đình tôi dọn vào miền nam, như bao người phải chịu đựng cuộc sống cơ cực sau bảy lăm, có lần ngán cảnh nghèo đói và sợ… ăn độn, tôi đã lên chùa ở lại với chị tôi đến ba tháng. Kỷ niệm những ngày ở chùa Tường Vân, Đơn Dương, sau này tôi khuân vào trong tập truyện ngắn “Một vết chim bay” của mình khiến nhiều người thường thắc mắc sao là tín đồ Tin Lành mà tôi lại biết nhiều sinh hoạt ở chùa đến vậy. Nhưng có thể nói tôi mới là người nên ngạc nhiên, vì ngày nào cũng nghe tụng niệm, ngày nào cũng ăn tương chao, vậy mà tôi lại không nhớ một câu niệm chú, một câu kinh nào mới lạ. 48

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

* Tôi sống ở Việt Nam cho đến cuối những năm tám mươi. Sang Úc với diện đoàn tụ gia đình. Nhưng cuộc hôn nhân của tôi bèo bọt, rồi tan tành theo mây khói, người đàn ông của tôi “đi theo tiếng gọi của con tim”, để hai mẹ con còn lại một mình ở một thành phố cách Sydney chừng mấy chục cây số. Chưa đầy một năm sống xa xứ, không nói được tiếng Anh, không có việc làm, không tiền bạc, không người thân, cũng không hề biết một người đồng hương nào, rất nhiều lần trong trí tôi cứ hiện ra bài kinh lạy Cha và bài hát “đừng theo như ý con, một vâng như ý Cha…”, khiến tôi đã tự hỏi mình có nên sẵn sàng đón nhận mọi sự xảy ra cho mình hay không, dù tôi chẳng nghĩ, chẳng biết ai là đấng đang sắp xếp những sự ấy. Căn nhà chúng tôi ở, nằm trên một con đường dẫn lên núi rất đẹp. Hằng ngày tôi hay ra sau vườn ngồi ngó mông lung. Vườn nhà bên lắt lay những tàu lá chuối, xào xạc những ngọn lau cùng những tiếng chim quạ bay về núi não nề làm người thiếu phụ chưa đầy ba mươi tuổi là tôi, ngậm ngùi suy tư về những dâu bể của cuộc đời. Những câu hỏi không lẽ tôi sẽ chỉ ngày qua ngày cho hết cuộc sống này rồi thôi làm tôi buồn não ruột. Tất cả những mơ ước, những hoài bão lớn lẫn những dự định tương lai rực rỡ đã tan theo cơn tao loạn của đất nước khiến thanh xuân tôi u hoài, ra được hải ngoại rồi cũng chỉ thấy quanh mình toàn màu xám, tôi không biết mình nên đứng dậy bằng cách nào. Giả sử lúc ấy tôi đi khám bịnh, có lẽ bác sĩ đã kê cho tôi cái đơn thuốc, khẳng định tôi mắc bịnh trầm cảm. Gần một năm dài, sau khi người đàn ông của tôi ra đi, tôi hoàn toàn không có cơ hội nói một câu tiếng Việt với ai khác ngoài con tôi. Từ một người lúc nào cũng có thể cười rạng rỡ, tôi biến thành một thiếu phụ có đôi mắt, có khuôn mặt sầu vạn cổ, có những nỗi buồn hiển hiện ra trên từng thớ da thịt. Thánh Phao lô viết trong sách I Cô-rinh-tô 10, câu 13 “Đức Chúa Trời là thành tín; Ngài không để anh chị em bị thử thách quá sức của mình đâu, nhưng trong sự thử thách Ngài sẽ mở đường cho ra khỏi, để anh chị em có thể chịu đựng nổi.” Thuở đó tôi chưa là người tin


Chúa, nên có lẽ người nghe chuyện sẽ bảo rằng không phải do Chúa, mà đời đời luôn luôn có những diệu kỳ, luôn luôn có những cánh cửa khác sẽ mở ra cho người đang ở bước đường cùng. Hẳn nhiên tôi cũng tin cuộc đời có những cánh cửa mở, tuy nhiên tôi tin hơn thế một chút, là phải có một bàn tay, chứ những cánh cửa ấy không thể nào tự bẻ khoá để mở ra được. Trước ngày người đàn ông ra đi, đã đưa cho tôi một tấm giấy ghi tên một nhân viên xã hội cùng số điện thoại của chị để nhờ chị đưa tôi đi bác sĩ, thực hiện một chuyện mà không người phụ nữ nào trên đời muốn làm. Chị gặp tôi, rất ngạc nhiên vì không hề gặp tôi bao giờ. Ngoài công việc làm cho chính phủ, chị còn là thư ký của Cộng Đồng người Việt, vẫn thường hay giúp đỡ cho người mới định cư ở một thành phố rất ít đồng hương như vậy mà tôi lại như một kẻ từ trên trời rớt xuống, bất thần xuất hiện dù đã sống ở đó khá lâu. Sau này chị cũng kể, tôi đã để lại một ấn tượng rất lớn trong chị. Chị nói tôi có một khuôn mặt buồn bã rất lạ thường. Kể thêm cách nói chuyện dễ nghe nhưng luôn luôn giữ khoảng cách của tôi lúc ấy khiến chị đoán tôi có những nỗi niềm rất u hoài nhưng không dám hỏi han. Tôi đã nói với chị, chồng tôi đi học xa nhà và không kể gì thêm về hoàn cảnh của mình, cũng như đã từ chối tất cả những lời nhủ khuyên rất dịu dàng, rất ấm áp của chị nên xem như cuộc trò chuyện của chúng tôi hoàn toàn dừng lại ở đó. Cuộc sống tôi cũng khép lại như thế cho đến một ngày chị gõ cửa nhà tôi. Lúc ấy hẳn nhiên không có điện thoại cầm tay, tôi cũng không gắn điện thoại nhà, nên khi tôi mở cửa, chị liền ngỏ lời xin lỗi vì sự hiện diện rất bất ngờ của mình. Chị bảo muốn thăm tôi sau khi phải để một người thông dịch đưa tôi đi bác sĩ. Chị nói chị đã ở trong mùa training, và hơn thế là phải tuân thủ những qui định của chính phủ, không thể làm nhiệm vụ thông dịch viên khi đã có dịch vụ này tại các nhà thương và một số văn phòng bác sĩ. Vào nhà, ngồi đối diện rất gần, có thể nói tôi nhìn thấy rất rõ sự thương cảm thể hiện trên gương mặt chị, nên không vòng vo, tôi nói với chị rằng tôi không cần nhờ đến bác sĩ mà cái

thai đã tự hư. Chị gật đầu khe khẽ, bảo có lẽ vì tôi gầy quá, yếu quá. Tôi im lặng. Sau đó chị hỏi tôi có cần chị giúp đỡ gì không. Tôi lắc. Chị hỏi chuyện học hành của con tôi và người đàn ông mà chị nghĩ vẫn còn là “của” tôi. Tôi đáp mọi thứ đều bình thường. Và cũng như lần trước, có lẽ sự nhát gừng của tôi đã khiến chị không biết nói gì thêm, cuối cùng chị đành chào giã biệt. Tôi vâng và đưa chị ra cửa. Câu chuyện có lẽ sẽ kết thúc tại đây. Chắc chắn phải kết thúc vì chị sẽ không còn cớ nào để quay trở lại thăm tôi lần nữa. Vậy mà bất thần trời bỗng đổ một cơn mưa. Mưa rất lớn. Mưa đá. Và lớn đến nỗi chị không cách gì rời khỏi hàng hiên nhà tôi. Chờ một lúc không thấy khá hơn, tôi đành mời chị trở vào nhà. Trời mưa. Tôi pha trà cho chị. Và trời mưa, thuận cảnh thuận tình, chị nhìn quanh rồi hỏi tôi có đạo gì không, có bao giờ đi chùa, đi nhà thờ gì không. Sau này tôi hay trêu chị “hên”, thực hành “cá nhân chứng đạo” dễ như ăn ớt. Lý do là không những tôi từng nghe về Chúa, mà con tôi đi học, mê trường lớp, không muốn bỏ qua bất cứ một sinh hoạt nào, nên tham gia tất cả các môn học, trong đó có môn giáo lý, về nhà hay rủ tôi cầu nguyện, đọc Kinh Thánh và rất muốn đi nhà thờ. Khi người đàn ông đi rồi, chiều chiều hai mẹ con tôi hay thơ thẩn trên những con đường vàng nắng, thỉnh thoảng vẫn đến cổng một nhà thờ, nhưng chỉ đứng ngắm nhìn một lát rồi ra về. Chúng tôi không quen ai, vốn liếng tiếng Anh của tôi chỉ dừng lại ở cấp English for Today của Lê Bá Kông ngày còn đi học nên tôi không dám bước xa hơn. Và trời vẫn mưa, vẫn phải ngồi, nên chị nhỏ nhẹ hỏi thêm tôi có biết gì về Chúa Jesus không. Tôi gật. Chị ngạc nhiên hỏi thêm. Sau nghe tôi từng học giáo lý ở trường Công Giáo, chị vui mừng kể cho tôi nghe chị cũng từng xuất thân từ trường “Bà Sơ”. Và cuối cùng chị rủ tôi đi nhà thờ. Vậy là chúng tôi… đi nhà thờ. Con tôi sinh hoạt thiếu nhi, học trường Chúa Nhật với hội thánh người Úc, tôi học với người Việt. Học từ các sách Sử ký qua Tân ước mà không cần qua lớp giáo lý căn bản 101. Câu Kinh Thánh trong bài học đầu tiên đã chạm đến tôi như ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

49


một giòng nước mát, như một lời an ủi tuyệt diệu, “Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, Nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng” (Thi Thiên 30:5). Tối hôm ấy khi về đến nhà, tôi đã có cảm tưởng những giọt nước mắt của mình ngày hôm qua đang dần dà trôi xuống và biến vào bóng đêm. Ba mươi tuổi, tôi bước vào một cuộc đời mới, một cuộc sống mới. Hẳn nhiên những nỗi u buồn về sau này thỉnh thoảng vẫn đến, vẫn làm tôi nhỏ lệ, tuy nhiên chúng đã giống như những từ ngữ hay ho, những viên phấn có màu sắc lung linh, để điểm vào các bài thơ, bài viết, hay tranh vẽ của tôi. Chuyện cũ. Rất cũ. Đã cũ. Nhưng quay trở về với tôi khi hiện tại cuộc sống đang có những chao đảo, những bất thường đang xảy ra. Tôi đã nhủ lòng hãy nhớ lại quãng đời mình trải qua trong buồn khổ, đớn đau nhưng khi bước với Chúa, thì Ngài đã vực mình lên ra sao, giúp mình thoát ra khỏi vùng tăm tối ấy như thế nào. Tôi đã để lòng nhớ lại để nhận ra ngày đang sống là những ngày tốt đẹp hơn thuở ấy biết bao nhiêu. Tôi đã nhìn lại để thấy rằng dẫu cũng vẫn đang ở một thành phố rất ít đồng hương, cũng chẳng đi làm, chẳng tiếp xúc với ai lúc này, nhưng tôi chưa bao giờ thấy cô đơn. Chưa bao giờ thấy tuyệt vọng hay muốn khép lòng mình lại, chuyện của mình lại. Và nhắc chuyện cũ, để nhắc chính mình hãy cảm tạ đấng luôn luôn lau khô những giọt lệ, luôn luôn khiến tôi bình tĩnh dẫu phải đối diện, phải chiến đấu với ba đào sóng gió thế nào đi chăng nữa. Cũng như không phải nhớ lại mà khiến lòng mình cay đắng HOÀNG NGA

50

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

CHƯƠNG TRÌNH

Mục vụ Sống Đạo đã hợp tác với Đặc san Hướng Đi từ nhiều năm nay trong nhiều lãnh vực chuyên môn. Song song với mỗi số báo phát hành định kỳ vào các tháng 3, 6, 9 và 12 là các chương trình SÔNG ĐẠO TRUYỀN THANH lấy chủ đề và các bài viết chủ lực trong số báo qua các giọng đọc và các bài thánh ca tuyển chọn. Chương trình Sống Đạo Truyền Thanh này được đăng trên trang web của Sống Đạo Online và Youtube vào mỗi kỳ phát hành báo Hướng Đi. Đây là một kết hợp nhằm phục vụ tha nhân và tín hữu một cách hữu hiệu hơn để mọi người có thể đọc hoặc nghe các bài viết của đặc san Hướng Đi. Vào mùa Giáng Sinh và Tết Âm lịch sắp đến Hướng Đi sẽ làm các CD Sống Đạo Truyền Thanh để làm quà gởi đến các cơ sở quảng cáo và ân nhân ủng hộ tờ báo từ nhiều năm qua.

Mục vụ Sống Đạo đã hợp tác với Đặc san Hướng Đi từ nh nhiều lãnh vực chuyên môn. Song song với mỗi số báo vào các tháng 3, 6, 9 và 12 là các chương trình SÔNG ĐẠ lấy chủ đề và các bài viết chủ lực trong số báo qua các gi


CUỘC CHIẾN ĐẠI DƯƠNG LÊ NA CUỘC CHIẾN ĐẠI DƯƠNG, một cuốn tiểu thuyết cổ tích hiện đại, được tác giả Lê Na xây dựng công phu với nhiều nhân vật chính diện, phản diện cùng nhiều địa danh với những đặc thù riêng về kinh tế, thể chế và tiềm lực quân sự... để tạo nên một thế giới huyền thoại vừa mang hơi hướm cổ tích, vừa mang tính thần thoại cổ Hy Lạp... Trong thế giới của tiểu thuyết, cũng đủ cả những hỷ, nộ, ái, ố, tham, sân, si phản ảnh một thế giới thực tại đầy những biến cố tranh giành quyền lực, lãnh địa, tài nguyên... phát sinh những mưu mô hiểm độc, những tính toán ám hại nhau ngay trong nội bộ hoàng tộc để xảy ra bao cảnh chết chóc, ly tán... Điển hình là Công chúa Clementine Ward, con gái của Vua Kuji Ward III, vua của Vương thành South Monia, là nạn nhân của một âm mưu soán ngôi bởi chính người thân trong hoàng tộc là Bá phụ Aetius... khiến Công chúa Clementine Ward phải lưu lạc... Trong thời gian lưu lạc bên người thúc phụ, Tướng quân Elishua trung thành, cùng trải qua gian truân và gặp một chàng trai bí mật... Tình yêu, sự thông minh, trái tim nhân ái, lòng quả cảm kiên cường của Công chúa... đã giúp nàng thu phục nhân tâm và liên kết với các liên bang tạo nên sức mạnh chống lại tên bạo chúa đang âm mưu thôn tính thế giới... Tiểu thuyết CUỘC CHIẾN ĐẠI DƯƠNG vẫn dở dang ở tập 1, kết quả chưa vãn hồi nhưng nội dung với nhiều tình tiết đan xen logique tạo nên một sự hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt. Truyện thích hợp với mọi lứa tuổi, có tính nhân văn sâu sắc. Truyện cũng khiến cho độc giả lớn tuổi phải ngẫm nghĩ và liên tưởng đến thế giới hiện nay... NGUYỄN THÀNH, Nxb Nhân Ảnh

HUYẾT CHIẾN SOUTH MONIA: SỰ TRỞ LẠI CỦA LOÀI RỒNG 1

M

ùa xuân thứ 1001 sau Thánh Chiến, Đại Dương tinh sắp bước vào cuộc chiến ngàn năm có một. Vua Fedor đã gửi 15,000 quân đến Vương Thành South Monia. South Monia đã tăng cường quân đội tại Đảo Vua, và gửi 15,000 thủy quân Đảo San Hô đến eo biển Asin. Bên kia Đại Dương, thủy quân Pride Lands vẫn đêm ngày tập luyện. Các đội quân của Agina và Đảo Chim Sẻ được lệnh sẵn sàng ra trận bất cứ lúc nào. Rồng đen Saphiro vẫn bị giam trong khu biệt ngục. Rồng đỏ Saphire hằng ngày ở bên Vương hậu Otilia. Thật khó nói trước, cuộc chiến này, ai thắng ai thua. Nhưng chắc chắn một điều, những cơn sóng cuồn cuộn ngoài kia đang chờ đợi để nuốt chửng những người lính của Đại Dương tinh. Đêm đã về khuya. Ngọn đèn trong Trại chỉ huy vẫn còn le lói, soi bóng tướng quân Elishua đổ dài trên vách tường gỗ. Trời về đêm, những vì sao sáng ngời, là thời điểm lý tưởng để tướng quân quan sát, xác định tiết trời, hướng gió. Thủy chiến không giống như đánh bộ. Sóng và gió có thể quyết định phần lớn thắng thua. Tấm bản đồ Đại Dương đang bày ra trước mắt. Tướng quân cần lên kế hoạch cuối cùng cho trận huyết chiến, trước cuộc họp của Công chúa với Vua Henry và Vua Akito trung tuần đến. Ngoài kia, biển vỗ ầm ầm. Biển Thành chập chờn dưới những vì sao... Aetius đã kéo thêm quân từ vương đô về Biển Thành để sẵn sàng cho trận huyết chiến. Otilia cũng dẫn 10,000 quân Thủy thần tham chiến. Trên tường thành, các súng pháo đá được lắp đặt nhiều hơn. Những bao cát chất đầy hai bên ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

51


cổng thành. Một tên lính gác hớt hải chạy vào bẩm báo. “Chúng đã đến! Pride Lands và Agina đã đến, thưa Bệ hạ!” Nhà vua ra lệnh cho tập họp thủy quân, rồi quay sang Vương hậu. “Nàng hãy ở lại giữ thành. Ta và tướng Moab sẽ đi ra tiêu diệt hết bọn Tây Bắc và đám phản quân Agina.” Vương hậu ngần ngừ, vừa tính nói gì thêm, thì nhà vua đưa tay ra hiệu. “Ý ta đã quyết!” Xong, vua cùng tướng Moab dẫn quân ra khỏi cổng thành. Thanh trường kiếm bằng vàng vắt sau lưng áo giáp. Mặt trời đỏ rực, treo lủng lẳng phía đằng mây. Những con tàu Agina từ từ hiện ra giữa những cơn sóng bọt tung trắng xóa. Tướng quân Elishua hiên ngang đứng trước mũi tàu chỉ huy. Dáng người cao to, những bắp tay vạm vỡ, bộ râu quai nón bừng lên niềm kiêu hãnh và ánh mắt đăm chiêu nhìn về hướng Biển Thành. Bên cạnh là Công chúa Clementine Ward, vững vàng trong áo giáp ngắn và thanh Katana huyền thoại giắt sau lưng. Mái tóc nâu vàng được buộc cao, lộ rõ gương mặt đầy khí phách. Hôm nay, cuối cùng họ đã trở về quê hương. Mới đó đã mười hai năm, chín tháng, bảy ngày. Trại chỉ huy đã ba lần phải dựng lại do vài cơn bão. Công chúa đưa mắt nhìn chung quanh biển cả, rồi dừng lại trên nóc tường thành xa xa. Bao nhiêu cảm xúc ùa về, làm nghẹn ngào con tim. Không biết bây giờ Biển Thành ra sao? Những khói lửa, những tiếng kêu than, và hình ảnh bao nhiêu thủy binh đã nằm xuống trong ngày vượt biển lại hiện về như mới hôm qua. Công chúa hít một hơi dài, rồi nói. “Cuối cùng đã được trở về nhà!” Janus nhẹ nhàng đến bên Công chúa. Im lặng chia sẻ niềm vui sâu lắng. Bỗng “ầm”, “ầm”, tiếng súng pháo đá bắn trượt 52

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

vào tàu Agina, rơi đùng xuống biển. Nước biển tung cao, sà vào vài tàu chiến Agina. Những làn mưa tên bay vèo vào những con tàu. Janus vung kiếm, chém bay một làn tên trước mặt Công chúa, rồi nói “Ở đây nguy hiểm, nàng hãy vào trong. Ngoài này đã có chúng ta.” Công chúa gật đầu, phóng nhanh vào phía trong boong tàu. Theo hiệu lệnh của tướng quân Elishua, tốp tàu chiến lớn của Agina và Pride Lands bắt đầu tiến gần lại các tàu của South Monia, rồi bất ngờ dùng thang đổ bộ kìm chặt tàu địch, đẩy chúng lại thành từng cụm nhỏ. Quân lính Pride Lands và Agina theo thang đổ bộ ào ạt tiến qua, dùng kiếm giết chết nhiều binh lính của South Monia. Trong lúc Aetius đang tìm cách đưa quân lại gần phía tàu Agina, thì từ đằng xa, một đoàn tàu khác đang tiến lại. Aetius ngước mắt nhìn. Là tàu của Vua Akito. Lá cờ Đảo San Hô tung bay lồng lộng giữa bao la biển cả. Aetius chần chờ một lát, rồi hét lên. “Rút quân!” Toàn bộ tàu South Monia bắt đầu chuyển hướng. Các tàu Pride Lands và Agina lập tức đuổi theo. Những làn mưa tên bay xối xả vào các tàu của Aetius. Nhưng hướng gió Đông Nam lại thuận lợi cho các tàu Aetius lái nhanh về bờ biển. Trời bắt đầu nhá nhem tối. Tướng quân Elishua ra lệnh không tiến đến gần bờ, nên các tàu Agina và Pride Lands đậu xa ngoài bờ biển. ... Aetius giận dữ đập tay xuống bàn trong thư phòng của phủ tướng quân. “Thật là tức chết đi được. Tên Akito đã trốn mất phương nào. Sao hôm nay lại bất ngờ xuất hiện, hùa chung với đám Clementine và Henry Foreman? Mà hắn có cả một đội quân cơ đấy. Vương hậu, Moab, sao không ai tìm được tung tích của một đội quân đến mấy chục ngàn lính chứ? Bọn chúng đâu phải là một đàn


kiến!” Nhà vua trừng mắt nhìn Moab, quăng cặp mắt đỏ ngầu như có lửa. Moab luống cuống trả lời nhà vua. “Thần đã cho người tìm khắp nơi. Biết tin Akito đang tập họp quân đội, nhưng không thể biết hắn có bao nhiêu lính, và đang đóng trại tại đâu. Bệ hạ cũng biết, Đảo San Hô có hơn 100 đảo. Với thời gian của chúng ta tại Đảo San Hô, thật không thể nào lục soát hết. Huống hồ đám quan trấn thủ và đám dân đen vẫn luôn che giấu và bảo vệ hắn ta.” Aetius nghe tướng quân nói có lý, bèn hạ giọng. Nhà vua nói, đưa mắt nhìn Tướng quân và Vương hậu. Nhà vua và Moab trố mắt nhìn Vương hậu. “Ta cần thêm thủy quân đến Biển Thành. Bọn chúng đông hơn chúng ta, lại sở hữu các tàu chiến lớn, nhất là thang đổ bộ, thật là lợi hại.” “Đến nước này, chỉ còn cách điều 15,000 quân Đảo San Hô từ eo biển Asin.” Vương hậu liền ngăn cản. “Thưa Bệ hạ, đó không phải là một ý hay. Chúng ta đều biết, người San Hô vốn rất căm thù chúng ta. Bọn họ chỉ mong cho chúng ta bị Henry tiêu diệt. Nếu chúng ta điều chúng đến Biển Thành, chỉ e chúng sẽ hiệp một hội với Akito, quay sang tấn công lại chúng ta. Như vậy có khác gì, “cõng rắn cắn gà nhà”. Thay vì đó, hãy để thiếp đi ra cùng bệ hạ ngày mai.” “Là nàng? Không thể được. Quá nguy hiểm cho nàng.” Nhà vua lắc đầu. “Thiếp có 10,000 quân Thủy thần sẵn sàng chết vì thiếp, và cả “Tiếng rồng”.” Vương hậu điềm tĩnh nhìn nhà vua. “Nhưng “tiếng rồng” chỉ là một con rồng con. Nó thậm chí còn chưa biết cách phun ra lửa. Ta đã chờ đợi để nó sẽ giúp ta chinh phục Đại Dương tinh, nhưng không ngờ Henry đã ra tay quá sớm.” Nhà vua thở dài.

“Rồng vẫn là rồng, thưa Bệ hạ. Huống hồ nó lại là “tiếng rồng” của Superbia. Bệ hạ hãy tin thiếp. Chúng ta sẽ thắng trận này.” Vương hậu trả lời rất tự tin. Nhà vua nhắm mắt suy nghĩ một hồi, rồi lên tiếng. “Thôi được rồi. Vương hậu sẽ ra trận với ta ngày mai. Còn ngươi, Moab, hãy ở lại giữ thành.” Sáng hôm sau, khi màn sương vừa tan trên mặt biển. Hai bên lại bắt đầu giao chiến. Rồng Saphire tung cánh bay trên nóc tàu của Otilia. Các binh lính Pride Lands và Đảo San Hô sợ hãi, khi nhìn thấy con rồng đỏ, lưỡi đỏ, mình đầy gai đang bay cùng tàu địch. Nhưng tiếng tù và vang lên từ tàu chỉ huy của tướng quân Elishua giục giã lòng quân tiếp tục chiến đấu. Những trận mưa tên bay rào rào. Tiếng binh lính thét gào giữa muôn ngàn tiếng sóng. Bỗng thình lình trên mặt biển, một cơn gió nhẹ thổi qua, rồi vô số tàu nhỏ South Monia chở theo rất nhiều trẻ con và những người đàn bà đi vào trận chiến. Họ đậu tàu ngay chính giữa các tàu của South Monia và liên minh Agina. Binh lính các tàu Agina, Pride Lands và Đảo San Hô đột ngột dừng chiến đấu. Trong lúc bọn họ đang ngơ ngác, không biết điều gì đang diễn ra, thì các tàu South Monia xông lên, tấn công dữ dội. Một số tàu liên minh bị trúng pháo đá, hư hại khá nhiều. Nhiều binh lính trúng tên ngã xuống. Tiếng tù và lại vang lên inh ỏi. Đoàn tàu của thường dân cũng biến mất giữa bao la biển cả. “Thật kỳ lạ!” Các binh lính liên minh nghĩ mình hoa mắt. Họ lắc lắc đầu, lại tiếp tục xông lên. Một cơn gió khác lại thổi trên mặt biển. Đoàn tàu của thường dân South Monia lại xuất hiện. Các binh lính liên minh lại bắt đầu bối rối. “Lạ thật! Có điều gì đó bất thường ở đây.” Công chúa Clementine suy nghĩ một hồi, rồi giương cung tên bắn vào chân một người đàn bà trên tàu. Mũi tên chính xác, nhưng người đàn bà như không hề đau đớn. Công chúa lại ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

53


bắn thêm một mũi tên khác. Người đàn bà vẫn không hề hấn gì, thậm chí như thể bà ta không hề biết chân mình đã trúng tên. Công chúa bèn bắn tên liên tục vào lá cờ South Monia đang bay lượn trên mũi tàu. Nhưng những mũi tên bay xuyên qua lá cờ, rồi rơi xuống biển. Không một dấu vết gì để lại trên lá cờ. Bấy giờ, Công chúa như hiểu ra điều gì đó, bèn hét lên.

đã ngừng chiến đấu khi nhìn thấy con rồng đỏ và đoàn tàu dân.” Vua Akito tiếp lời.

“Là giả đấy! Đoàn tàu dân là một trò bịp. Bọn họ không hề có thật. Các binh lính, hãy xông lên!”

Tướng quân giật mình, lắc nhẹ đầu, rồi nói.

Công chúa vừa ra lệnh, tiếng tù và lại cất lên. Các binh lính hô vang, “Đoàn tàu dân là giả, hãy xông lên!”

“Thuật ảo ảnh???” Ai nấy đều trố mắt nhìn tướng quân.

Các binh lính liên minh lại xông lên như vũ bão. Các tàu chiến lớn Pride Lands tiến lại gần các tàu South Monia, rồi lại dùng thang đổ bộ tấn công, tiêu diệt nhiều tàu địch. ... Trời chuyển về chiều. Hoàng hôn đỏ rực, mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ, từ từ chìm xuống biển, bỏ lại màn đêm mờ ảo. Clementine cất tiếng nói cùng tướng quân Elishua, Janus, Vua Akito và thống lĩnh Thủy quân Pride Lands, David Cooper. “Có điều gì đó bất thường với đoàn tàu dân South Monia. Rõ ràng ta đã bắn trúng người đàn bà và lá cờ, nhưng tất cả chỉ như là ảo ảnh. Thật không thể tin được.” “Hôm nay suýt nữa, chúng ta đã nguy với tàu địch. Vì nhiều binh lính của chúng ta

54

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Tướng quân Elishua không nói tiếng nào. Gương mặt đăm chiêu, trầm ngâm bên ánh đèn dầu. Clementine nhìn tướng quân, khẽ hỏi. “Tướng quân, Ngài nghĩ thế nào?”

“Có thể, đó là thuật ảo ảnh.”

“Là thứ tà thuật gì vậy, thưa tướng quân?” David Cooper tò mò hỏi. “Thuật ảo ảnh là một thứ ma thuật có thể biến ra các hình ảnh và âm thanh từ trong tâm trí. Ma thuật này đã bị tiêu diệt từ nhiều năm trước bởi vua Omri Chad của Zinka. Không hiểu vì sao Otilia lại luyện được nó.” Tướng quân nói. Đôi mắt vẫn trầm tư. “Khoan đã, Tướng quân. Tướng quân vừa nói là vua Omri Chad của Zinka, tức Phụ hoàng của Otilia.” Janus ngạc nhiên nhìn tướng quân. “Đúng vậy, chính là vua Omri Chad của Zinka, Phụ hoàng của Otilia. Hơn 40 năm về trước, có một nữ phù thủy tại Zinka, tên gọi Bolanile, bà ta đã dùng tà thuật này dụ dỗ rất nhiều môn đồ và xây dựng cho mình một dị phái, gọi là Ảo ảnh phái.


Ảo ảnh phái tin rằng Bolanile là hiện thân của thần thánh, có thể gọi hồn người chết trở về và tương giao với thế giới thần linh. Bà ta sau đó đã thậm chí âm mưu đoạt chiếm ngai vàng, và bị vua Omri thiêu chết, cùng tất cả các môn đồ và các ghi chép về thuật ảo ảnh.” “Ta đang nghĩ tại sao Otilia lại có thể luyện thứ tà thuật này. Cô ta khi đó vẫn còn là đứa trẻ. Huống hồ, với địa vị Công chúa, khả năng cô ta có thể gặp được Bolanile là hầu như không có.” Vua Akito thắc mắc. Tướng quân Elishua cũng lắc đầu không hiểu. Công chúa Clementine bấy giờ lại nói.

có thể nghĩ.” Tướng quân chùng giọng nói. Clementine đặt tay mình lên tay Tướng quân, giọng nhỏ nhẹ. “Nếu chúng ta vẫn còn sống và chiến đấu, chúng ta sẽ giải phóng South Monia. Rồi Otilia sẽ chỉ là quá khứ.” Tướng quân Elishua đặt bàn tay còn lại lên tay Công chúa, gật đầu. Janus cũng đặt tay mình lên trên, rồi nói. “Vì South Monia, vì Pride Lands, vì Đảo San Hô và vì Đại Dương tinh.” Vua Akito và thống lĩnh David cũng đặt tay mình lên, đồng thanh nói.

“Trừ khi các ghi chép về thuật ảo ảnh vẫn còn ở Zinka. Vua Omri đã bỏ sót nó.”

“Vì South Monia, vì Pride Lands, vì Đảo San Hô và vì Đại Dương tinh.”

“Đó là điều ta đang lo lắng. Vì nếu đúng như vậy, thì mối hoạ Otilia đối với South Monia sẽ còn lớn hơn những gì chúng ta

Trời về khuya, ánh trăng treo mờ ảo... LÊ NA (Trích Cuộc Chiến Đại Dương đã xuất bản)

Sách có thể mua tại website www.amazon.com hoặc liên lạc tác giả Lê Na Phone: 404 312 6715 Email: ninasellhomes@gmail.com. Giá bìa cứng: $25, bìa mềm $20 100 cuốn sách đầu tiên sẽ dâng hiến gây quỹ cho Mục vụ "Sound of Love". ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

55


A NON-PROFIT ORGANIZATION EXEMPT FROM FEDERAL INCOME TAX UNDER SECTION 501 (C) (3) OF INTERNAL REVENUE SERVICE CODE

P. O. 570214, DALLAS, TX 75357, U.S.A.

1. Tiếp tục phát hành ĐẶC SAN HƯỚNG ĐI (báo giấy XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG)

2. Upload HUONG DI E-MAGAZINE (báo mạng mỗi tháng) 3. Phát hành sách mới NHÀ XUẤT BẢN HƯỚNG ĐI 4. Thực hiện chương trình phát thanh hằng tuần “TIẾNG NÓI QUÊ HƯƠNG” - Đài Sài gòn Dallas 1600 am 7:30-8:00 sáng thứ bảy. - Đài Tiếng Mõ Bắc Cali 1430 am 5:30-6:00 sáng thứ năm.

5.

Vận động giúp đào tạo và sai phái các giáo sĩ phục vụ tại Việt Nam qua viện truyền giáo và ĐÀO TẠO MÔN ĐỒ VIỆT NAM (VIETNAMESE MISSIONARY INSTITUTE).

6. Tiếp tục làm việc từ thiện tùy theo sự góp phần của các ân nhân. Ban đại diện: - Mục Sư NGUYỄN VĂN HUỆ - Mục Sư LỮ THÀNH KIẾN - Mục Sư JIMMY DUY NGUYỄN - Giáo Sư PHẠM XUÂN DZŨNG - Giáo Sư HUỲNH QUANG MINH Kính mời quý Mục Sư và Tín Hữu Tin Lành khắp nơi tham gia cùng chúng tôi hiệp tác giới thiệu tin mừng “NƯỚC TRỜI LÀ NƯỚC TÔI” cho đồng hương Việt Nam một cách cụ thể trong khi chúng ta còn đang sống những ngày trời trên đất.

56

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


RỪNG NÚI BẠT NGÀN HOÀNG NGA

7.

T

hằng em kế út của tôi biết làm thơ. Khá hay. Mà không muốn cho ai coi. Tôi chỉ đọc qua được một lần do thằng em út… phản bội, chôm cuốn sổ chép tay đưa cho tôi khi hai đứa có chuyện bất hòa, nên không nhớ rõ nội dung những áng thơ bất tuyệt đó như thế nào. Tuy nhiên văn chương chữ nghĩa của thằng này lúc không làm thơ mới thiệt là bừng bừng sáng tạo! Chẳng hạn hai chữ “tóc xừng” khi nói lái lại sẽ là… tưng xạc, quần đùi là… qui đừng. Vân vân. Tên tuổi anh em trong nhà cũng bị thằng này gọi khác đi. Thằng em nuôi tôi tóc quăn, bị thằng này đặt tên là Tư Đầu Quắn, nói ngắn gọn đi thành Tư Đầu. Bảo bác Tư Nùng đi rồi, phải có người thế chỗ, trong rẫy… ít nhất cũng phải có một người tên Tư, là Tư Đầu! Tuy nhiên thằng này chỉ dám gọi thằng kia và thằng út hưởng ứng theo như vậy ở sau lưng ba tôi mà thôi. Vì nghe được, thế nào hai thằng cũng bị chỉnh. Ba tôi luôn bảo phải ăn nói ngay ngắn, anh em có tên đàng hoàng phải gọi cho đàng hoàng, không được trêu chọc như vậy. Ba tôi nói năng chừng mực. Hình như chưa khi nào tôi thấy ba tôi giận dữ hay quát tháo ai. Cũng chẳng la tiếng lớn bao giờ. Vào rẫy, ba tôi càng điềm đạm, và càng hay cười nhiều hơn. Như để an ủi anh em tôi. Từ khi bác Tư Nùng về thị, không còn ai đối tửu nên chiều chiều ăn uống xong, ba tôi hay chơi cờ tướng với đám con giải sầu. Thường thì ba tôi và ông anh đấu với nhau, ba thằng kia và tôi ngồi làm khán giả. Tôi không thích cờ tướng cho mấy vì đánh… dở. Nói cho đúng là tôi chỉ biết tên gọi quân cờ và biết cách đánh như thế nào thôi. Vì vậy ba thằng kia không chịu chấp nhận là tôi biết đánh cờ. Nói tôi chỉ thuộc “mã nhựt tượng điền xe liên pháo cách” để dời quân không trật. Một trong ba đứa còn dám tuyên bố tôi mà ngồi vô bàn cờ, nhiều lắm là ăn một con chốt của đối phương là cùng!

Thỉnh thoảng ba tôi và ông anh chơi cờ thế, nhưng bình thường thì chơi… bình thường. Ba thằng kia ngồi chầu rìa học hỏi. Trời trong rẫy mau tối, trừ đống lửa đốt bên ngoài xông muỗi, cả nhà chỉ có một ngọn đèn dầu, ba tôi và ông anh ngồi hai bên, ba thằng kia tranh chỗ dễ nhìn nhất, che mất ánh sáng nên tôi không thể viết nhật ký làm thơ hay đọc sách, vì vậy mà tôi cũng chụm đầu vô coi. Nhưng cứ hễ đến lúc gay cấn là tôi buồn ngủ. Bởi tôi không hiểu thế cờ, thế trận, có trợn mắt, căng đầu óc ra như sợi dây cáp treo cũng chẳng đoán nổi bên này sẽ chống cự với bên kia ra sao, mà ba tôi và ông anh lại là hai đối thủ ngang ngửa sức nhau, thường phải nghĩ ngợi rất lâu trước khi quyết định nhấc quân cờ nào, nên chờ không nổi, tôi ngáp lên ngáp xuống. Và tôi làm ngứa mắt ba thằng, cứ tới “giai đoạn” đó, thế nào cũng bị nghe một câu, lần nào cũng tương tự như nhau: - Bà này đi ngủ đi. Ngồi đó làm gì! Một cái câu nói thiệt rõ đành rành cái ý “bà này không biết cái gì hết mà cũng bày đặt ngồi coi!” làm tôi nổi sùng, mặc dầu cũng rõ đành rành là tôi chả biết gì thật. Tôi hay cáu, nói lại bộ tụi bây ngon lắm hả, nhưng chẳng thằng nào thèm trả lời. Cả ba thằng đều đang hồi hộp, để hết tâm trí xem hai đối thủ sẽ đi con nào, có trúng như ý mình nghĩ hay không. Khi chơi với ba tôi hay anh tôi, ba thằng này đều phải được chấp một con xe, con pháo, con mã hay cả cặp. Để trả thù tội bị coi thường, tôi thỉnh thoảng cũng ghẹo lại là nếu đối phương chấp thêm con tướng, chắc chắn ba thằng sẽ thắng liền mà không cần lên xe xuống ngựa. Ba thằng bị ghẹo, hẳn là bực tôi lắm. Nhưng cứ đến trưa, tôi cũng bực nhặng lên lúc ba thằng chơi với nhau. Vì gần như không có trưa nào mà ba thằng không cãi cọ. Ăn thua gì cũng cãi ráo riết. Nội cái chuyện “hạ thủ bất quờn” không là đủ điếc con ráy ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

57


rồi. Thường thường thằng gần thua sẽ không bao giờ chấp nhận mình đã hạ thủ, mà cãi là chỉ mới vừa chạm vào quân cờ rồi đòi đi lại nước khác khiến thằng gần thắng nổi điên lên. Nhưng điên hơn như vậy nữa là lúc cái thằng chiếu được con tướng của thằng kia, vì sẽ bắt đầu… gáy te te y như thể mình vô địch đệ nhất thiên hạ! Và tôi, con chị… thi sĩ đang mơ màng cạnh bồ lúa, nặn hoài vẫn chưa ra chữ để dán vào bài thơ của mình, nếu không bị nghe Hán Sở tranh hùng chuyện “bất quờn” thì cũng là những tiếng cười hí hí “thấy chiêu pháo đầu mã đội ác liệt chưa?”, “chốt mà sang sông rồi tướng cũng chẳng nhằm nhè gì”…, um ùm ngoài vách tre mỏng dính. Thử hỏi sao tôi không nổi điên lên cho được. Có thể nói sau này tôi làm thơ… dở là tại ba thằng này đã giết chết hồn thơ của tôi từ trong trứng nước! Gần cuối mùa, ba tôi đi Sài gòn thăm bạn bè bà con, dẫn theo thằng em nuôi cho biết chốn thành đô đầy xa hoa rực rỡ. Nhưng không hiểu có phải tại lúc đó thành phố mang tên Người đã tàn tạ, thảm sầu hay vì nỗi đam mê chất chứa, mà thằng này lên tới nơi, chẳng muốn đi đâu, chẳng muốn mở mang trí óc gì cả. Mỗi ngày chỉ xin ba tôi cho tới vườn Tao Đàn để coi các bô lão đánh cờ tướng. Và cứ sáng ra, là thằng con lại đi xích lô từ Gia Định qua Tao Đàn. Vài hôm sau về lại huyện lỵ, tôi tin chắc “kiến thức” về đô thành của thằng này hoàn toàn vẫn y sỳ như lúc chưa đi, nhưng cờ tướng thì mở ra! Bởi toàn bộ những câu chuyện kể về Sài Gòn của “người về từ thành phố” chỉ là thế cờ và thế trận. Tôi không nhớ rõ mấy tập sách mỏng viết về các thế chơi cờ tướng có sẵn ở nhà, hay do thằng này nhịn đi xích lô, lội bộ ra vườn Tao Đàn mà mua về, nhưng bắt đầu từ hôm ấy, ba thằng lao vào… nghiên cứu dữ dội. Cãi nhau cũng dữ dội vì dành sách để đọc. Trưa trưa, ngoài chuyện chơi cờ, tôi phải nghe thêm binh pháp, tấn thủ như thể ba thằng là tướng lãnh thiệt ở ngoài mặt trận. Nhiều lúc ồn ào quá, tôi chỉ mong ba tôi bị phá giấc ngủ trưa sẽ nổi trận lôi đình lên la cho một mách, nhưng hình như lần nào cũng chỉ nghe ba từ tốn nói: 58

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

- Phải học cách đánh cờ trước cho giỏi, rồi mới nên học tới mấy cái này. Và hình như cũng vì ba tôi dịu dàng quá nên chẳng có thằng nào nghe lời. Chuyện tôi tiếp tục bị tra tấn bởi cặp xe cặp mã, thuận pháo nghịch pháo xảy ra đều đều mỗi trưa, cộng thêm những câu phân trần thừa thãi nghe qua không thể không… cười. Chẳng hạn, “tại quên để mắt tới con xe chớ không thì…”, hay “tại trời nắng quá không thấy con pháo qua sông chớ bộ”. Rồi thỉnh thoảng ngồi coi ba tôi và ông anh chơi, một trong ba thằng cũng bắt đầu… xầm xì bàn tán, nhỏ to cách ra quân, thủ thế, nước cản nước chiếu… Tôi không được ba thằng em thừa nhận biết chơi cờ tướng, nhưng tôi biết trên bàn cờ, giữa lúc đang gay cấn mà có người đứng bên ngoài “gà” cho một trong hai đấu thủ, hay… ngứa miệng chọt chẹt phê bình, thì thế nào cũng bị mắng. Huống gì là đã chơi dở mà còn bày đặt “xía dô chiện người khác”. Vì vậy một hôm “như thường lệ” tới giờ ba tôi và ông anh đang nghiền ngẫm một thế để hạ đối phương, tôi cọt kẹt leo lên cái sạp gỗ chuẩn bị… nhớ người xưa người cũ và an giấc, thì thình lình tôi bỗng nghe tiếng ông anh chậc lưỡi rồi tiếng bực bội: - Ba cái thằng này! Tính anh tôi giống hệt ba tôi ở chỗ hiền lành, ăn nói dễ nghe và không bao giờ lớn tiếng với bất cứ ai, chẳng bao giờ la lối em út lấy nửa lời, nhưng để bật ra mấy chữ “ba cái thằng này”, chắc hẳn phải là có chuyện làm anh bực mình ghê gớm lắm. Tôi nghe vậy và hí hửng trong bụng, “cho tụi bây chừa!”. Thật tình tôi đã định bụng ngồi dậy để “quan sát tình hình”, để sáng mai có cớ chì chiết ba thằng. Nhưng chưa kịp hất cái chăn sang một bên đã lại nghe tiếng của ba tôi: - Bắt đầu từ ngày mai ba thằng này mà có ngồi coi thì không được nói một tiếng, nghe chưa? Còn cái thằng...Tư Đầu, đem cất hết mấy quyển sách cờ thế đi! Ha ha. “Thằng Tư Đầu!”. Tôi muốn kêu lên mấy tiếng chân thành cảm tạ. Vì ba tôi mà kêu thằng em nuôi là “thằng Tư Đầu” thì trăm phần trăm là có chuyện lớn rồi! Chắc chắn ba ông tướng sĩ tượng này đã làm hé lộ một “cơ


thiên bất khả lậu” nào đó khiến một trong hai đối thủ phải đầu hàng rồi! Tôi khoái chí ngồi bật dậy ngó xuống. Không định trêu ngay vì sợ ba và anh thêm nóng, nhưng nghĩ thầm ngày mai ba thằng sẽ chết với tôi! Nghĩ vậy, nhưng mà lúc nhìn thấy ba thằng tiu ngỉu đống ôm mền gối đi ngủ, khi không nước mắt tôi bỗng dưng lại chảy ra. Cái dáng ba thằng con trai bắt đầu tuổi mới lớn hắt hiu dưới ngọn đèn dầu le lói khiến tôi chợt nhớ tới những giòng sông rộng, những bãi cát trắng, những

đồi núi chập chùng, những công viên xanh lá cùng cả những ánh đèn đô thị sáng rực. Những nơi, những chốn lẽ ra ba thằng đã được đi, đã được tới để trải những ngày xanh của mình. Lẽ ra, cuộc đời của ba thằng phải tươi sáng lắm mới phải. Chứ ai đâu, lại sống ở một nơi rừng núi thảm sầu tới như vầy! HOÀNG NGA (Trích Rừng Núi Bạt Ngàn đã xuất bản)

Tiểu thuyết pha lẫn tự truyện, được viết với giọng văn khôi hài, trào phúng, về những tháng ngày tác giả, như bao người dân miền Nam phải sống dưới chế độ cộng sản sau năm 1975. “Sau 75, nhà tôi đi làm rẫy, như nhiều người trong cả nước đi làm rẫy. Nhưng mãi hơn một năm sau khi thi đại học, cao đẳng, rồi xuống trung cấp, trung học vẫn ạch lụi, không vô được cái nào hết ráo, tôi mới bắt đầu khăn gói vào rừng vì cái rẫy nằm tuốt trong... rừng. Nhưng trước khi vào rừng làm rẫy thì tôi làm... thơ. Những bài thơ vô cùng nức nở, vô cùng ‘tâm trạng’, vô cùng “sầu đau nhân thế” “Vô rẫy, chỉ là vô rẫy. Tôi không bao giờ nghĩ đó là phải đối diện với cơm áo, là kiếm miếng ăn, là đổ mồ hôi sôi nước mắt như mẹ tôi nói ra mới có thứ để bỏ vào bụng. Tôi, cho tới lúc đó, vẫn là con người ở dưới đất, hồn ở trên mây.

Sách có bán tại Amazon Hoặc có thể liên lạc tác giả qua email: ngahoangsd14@gmail.com

Vì vậy tôi ung dung đi rẫy như đi chơi. Như đi làm một cuộc phiêu lưu, thám hiểm vùng đất mới. Vì ý muốn chính của tôi ngay từ ban đầu chỉ là làm một cái gì đó thay đổi cho những nhàm chán hằng ngày, thoát khỏi cái ‘thực tại’ lẩy bắp nấu cháo heo mà thôi.”

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

59


ĐƯỜNG DÀI TÔI ĐI LỮ THÀNH KIẾN

T

ôi mới từ Texas trở về giữa tháng 5. Năm năm trước tôi đã ở đó, thân quen từng con đường. Rồi tôi từ đó ra đi. Và bây giờ tôi trở về. Như trở về mái nhà xưa. Thật ra trong khoảng 5 năm đó cũng trở về một vài lần, nhưng cũng chỉ là để viếng thăm đây đó, thăm Hội Thánh cũ Fort Worth. Lần này là giảng. Tôi đã suy nghĩ về bài giảng cho Fort Worth tuần đó. Mục sư quản nhiệm cũ đi lâu mới về, thì giảng cái gì cho "mát mẻ" một chút, đừng nóng bức quá. Không nên giảng những bài giảng có tính cách "chỉ trích", "giải phẫu" của Hê-bơ-rơ 4:12. Một sứ điệp hy vọng có thể là tốt nhất. Sứ điệp hy vọng tốt nhất là Ê-sai 35, khi mà vị tiên tri loan báo rằng đồng vắng và đất khô hạn sẽ vui vẻ, nơi sa mạc sẽ mừng rỡ, và trổ hoa như bông hường. Đồng khô cỏ cháy trở nên biển rộng sông dài. Sự chết trở nên sự sống. Không có gì là tuyệt vọng cho Đức Chúa Trời, Ngài có thể làm hồi sinh những điều mà con người nghĩ là tuyệt vọng. Đó cũng là bài giảng tôi giảng cho tôi trong giai đoạn này. Dù là một người viết văn lâu năm, tôi vẫn cảm thấy trí tưởng mình bị trói lại trong lời tiên tri sâu nhiệm mênh mông này. Nó lớn quá, trí không nghĩ hết, bút mực viết không đủ. Muốn nói nhiều, mà càng nói càng thấy thiếu, càng đi càng thấy đường dài, đường rộng để anh em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào. Một lời của Đức Chúa Trời là kỳ diệu vậy đó, đi mãi, cho đến khi nó đụng vào tâm hồn đang rạn nứt, thì mới ngừng lại. Nước len lỏi qua từng kẽ nứt của tâm hồn, làm mát lại cánh đồng khô. Tôi vui với các tín hữu, một vài người nói rằng thấy Mục sư có vẻ đã bình tĩnh lại sau cơn bão rồi, có người còn khen vẫn đẹp trai, (nghĩa là đã từng đẹp trai, I'am sorry  tín hữu vẫn thường lịch sự với Mục sư, nhất là Mục sư quản nhiệm cũ (mà không gây hấn gì với họ lúc ra đi ), lâu quá mới trở về, khen nhau một tiếng cũng là điều nên làm, Chúa bảo vậy: nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có lợi cho kẻ nghe đến  Lái xe chạy trong mầu nắng vàng của mùa xuân muộn, mùa hạ sớm. Texas mùa này đang ở vào thời kỳ ôn 60

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

hòa, không gay gắt, người ta có thể ôm ấp những làn gió mát vào tóc, vào lòng khi từ trong xe bước ra ngoài, và đôi mắt ngất ngây cùng hoa dại trên các nẻo đường freeway bát ngát, chẳng cần đi tìm cho đâu xa, ở ngay trong lòng mình đó thôi. Tôi nhớ là mình vẫn ao ước đi chơi đây đó với một thể xác và một tâm hồn khỏe mạnh, và cho dù nó không đang khỏe mạnh lắm, thì cũng quên nó đi, nghĩ là mình khỏe mạnh, tin rằng Chúa sẽ cho khỏe mạnh, rồi sẽ khỏe mạnh, think possible. Công việc Chúa xong rồi, chỉ còn một buổi tối gặp gỡ người bạn đồng lao, người có công lôi mình ra khỏi chiếc thuyền của các môn đồ mà đi trên biển với Chúa Jesus mấy năm, trước khi trở lại làm nghề chăn chiên trên đồng cỏ Greenville, South Carolina, một cái hẹn thu hình cho chương trình Gia Đình Được Phước trên Youtube, một cái phỏng vấn nhỏ, và một bài hát, chắc sẽ là You Raise Me Up, vừa hát ở Fort Worth, và vẫn hơi một chút nghẹn ngào khi hát đến nghẹn ngào trong đêm, cố gắng không nguôi được nỗi niềm, nơi ông sẽ giới thiệu mình là một ca sĩ, và nói thêm: ca sĩ thứ thiệt. Nghe mà vui, tuổi già bây giờ lại thêm một tật xấu nữa là thích người ta khen, dù khen hơi quá đáng, cũng chẳng sao, vui thôi mà, có đụng chạm gì đến ai đâu Ngày kia, ông lại điện thoại, hỏi rằng bài hát Chúa Và Tôi trong CD là của ai, lạ và hay quá, sâu sắc quá. Tôi nói rằng Mục sư xem lại cái bìa thì sẽ biết tác giả. Đó là tâm sự của một người mới vừa tin Chúa một vài năm, mà thấy gần Chúa còn hơn là bây giờ Tôi trở lại Greenvile, thành phố nay đã phủ đầy mầu xanh của cây lá, bây giờ đã trở thành thân thuộc, vì có một người ruột thịt của mình đã nằm xuống, gởi thân xác vào đất. Chuẩn bị soạn bài giảng cho Mother's day với cái tựa đề đã đặt sẵn: Lòng Mẹ A-ga. Chẳng biết tại sao vẫn thường để tình cảm thiên lệch một chút về những mảnh đời dường như bất hạnh hơn, có một cái gì sứt mẻ, không lành lặn, không toàn vẹn, hình dung ra bức tượng Venus cụt tay mà vẫn mang vẻ đẹp của... thú đau thương. Nói về những mảnh đời như thế cào cấu trái tim mình, tim người hơn là những tấm gương toàn mỹ. Con trai lớn ở New Jersey có gọi trước khi đi Texas, nói rằng con có gởi hoa cho Mẹ, khi Bố về họ sẽ mang đến. Điều nhỏ thôi, nhưng


mang niềm vui lớn, con không biết nó mang một ý nghĩa đặc biệt nào đâu, trong cuộc sống mà người ta rượt đuổi nhau đến cuối đường chỉ vì danh vọng và tiền bạc, thì niềm vui từ sự cảm xúc giống như một chiếc ly pha lê chưng trong tủ kính, kiêu hãnh thầm lặng, dù chẳng mấy khi được chạm đến. Bó hoa đã được giao đến nhà hôm qua, là một bó hồng nhiều màu, có cả màu trắng, được gói và trình bày tỉ mỉ, chu đáo của một bàn tay... bán hoa chuyên nghiệp. Nhắn con: Bố mới nhận được hoa, đẹp lắm. Ngày mai sẽ mang lên nhà thờ để có mà Happy Mother's day với người ta, và sau đó mang ra mộ. Mẹ trên cao chắc vui. Để bình hoa trước mặt, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, và nghĩ: viết một cái gì chứ. Và đó là lý do để viết. Nhóm xong ra mộ, ngày nào cũng thế, ngoại trừ những ngày đi vắng, và thấy là cỏ đã xanh rồi, không còn dấu vết gì là một ngôi mộ mới nữa. Mộ đã xanh cỏ rồi. Nhớ người ta vẫn thường nói về một người đã qua đời trong một thời gian dài, mộ đã xanh cỏ rồi. Lấy bó hoa giả ra, để bó hoa thật vào, loay hoay sửa tới sửa lui. Nhìn xung quanh, cỏ xanh mênh mang. Muốn viết một cái gì đó trên cỏ, nhưng e rằng cỏ sẽ nuốt lấy hết những dấu vết. Muốn giữ lấy những dấu vết ấy trong lòng, cho dù biết rằng sẽ không tốt cho sức khỏe mình, cho công việc Chúa. Nhưng làm sao, một đoạn ruột đã cắt lìa, chẳng thể nào giữ cho nguyên vẹn tình trạng được, thỉnh thoảng vẫn ê ẩm, là phải như thế thôi. Tôi trở lại với công việc Hội Thánh, Greenville, mới đó đã 3 năm, nhanh hơn là tôi tưởng, sực nhớ rằng mình đang quản nhiệm hai Hội Thánh, chứ không phải một. Mai sau này khi gặp Chúa thì ngoại trừ kể lể "thành tích" về các Hội Thánh dưới đất cũng sẽ trình dâng cho Ngài về Hội Thánh... ở giữa trời, một Hội Thánh Không Giống Ai, vì nhóm lại ở trên không trung, mà không hề có một kiểu mẫu tương tự như vậy trong Kinh Thánh. Chúa Jesus khi khai mở Hội Thánh đầu tiên với Phi-e-rơ, không có một gợi ý gì về kiểu mẫu Hội Thánh như vậy. Qua bao nhiêu cơn bão, ngói bay, ngói này bay đi hở mái thì ngói kia bay lại lấp vào, quả thật là không người này thì Chúa dùng người khác, mấy lần muốn buông tay, thì những bàn tay thân yêu đó vẫn cố gắng nắm lại, giống như một bàn tay từ trên cao cố gắng nắm lấy bàn tay lỏng lẻo đang đuối sức dần ở phía dưới. Hy vọng rằng nó sẽ không phải là cỏ khô rơm rạ, dù chẳng là vàng bạc bửu thạch,

chỉ mong là một mảnh gỗ, ráp vào những căn nhà gỗ xinh đẹp của Mỹ  Tuần rồi khi giảng Người Thánh cho Hội Thánh, vào cuối đoạn, khi nhắm mắt, dồn hết sức lực đấm vào giữa trọng tâm của sứ điệp, có người hỏi sao khi hát, nhất là những đoạn cao trào Mục sư thường nhắm mắt lại , cười trả lời: vì mở mắt ra sẽ bị chi phối  thì nghe tiếng nói của một anh em: quá sâu sắc (xin lỗi Chúa vì nói điều này), biết rằng sau bài giảng, đêm nay sẽ ngủ yên vì đã làm trọn bổn phận người chăn bầy. Và biết rằng, mình còn nợ những anh chị em này, cái gọi là tình yêu. Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi. Tôi biết là tôi còn nợ nhiều, như Phao-lô tôi mắc nợ cả người Gờ-réc lẫn người dã man, cả người thông thái lẫn người ngu dốt. Tôi mắc nợ Hội Thánh Greenvile, mắc nợ Hội Thánh Truyền Giáo Trên Đường Dây, mắc nợ những độc giả của báo Hướng Đi, những linh hồn người chưa biết Chúa khắp nơi, nơi nào Chúa chỉ cho tôi đến. Tôi còn mắc nợ những thành phần trong xã hội, người bình dân và trí thức trong xã hội, những bạn bè viết văn làm thơ của tôi, những tâm hồn nhạy cảm yếu đuối dấu trong một cái vỏ ngoài cứng cỏi, mà tôi chưa vươn tới. Còn thì giờ để vươn tới không? Còn sức để vươn tới không. Mỗi buổi sáng tôi vẫn cầu nguyện xin Chúa cho tôi còn thì giờ để vươn tới, còn sức để vươn tới. Còn thì giờ nhưng không còn sức thì cũng chẳng làm gì được. Sức của tôi bây giờ là sức của một con bướm mỏng mảnh, thấy bay là là đẹp mắt vậy đấy nhưng cũng có thể sẽ rơi xuống đất nếu một cơn gió (nhẹ) thổi ngang, mỗi buổi sáng thức dậy nhìn ngó mình xem có gì động tĩnh không trước khi ngồi vào bàn, một cơn gió nhẹ cũng làm mình xao xuyến. Tôi nhìn ra đường sớm mai, trong tầm mắt giới hạn bởi vì nhà cửa cây cối đây đó, tôi vẫn nhìn thấy con đường dài trước mắt, dường như là trong trí tưởng, chứ không hẳn là một con đường dài thật. Tôi biết là nó rất dài, mà tôi phải đi không thể từ chối, và phải đi cho vững vàng, mạnh mẽ, cứ đi lật bật chập chững thế này thì biết bao giờ tới nơi. Tôi nghĩ đến những khó khăn trên đường dài, cho mọi người, không phải chỉ mình tôi, để không cứ phải ngạc nhiên tự vấn tại sao, hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Tôi nghĩ đến những người quen của tôi, những con cái Chúa, cũng vừa ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

61


bước qua đoạn đường ổ gà, hơi loạng choạng một chút nhưng đứng lại ngay được, vì đã đủ thời gian để trưởng thành và mạnh mẽ. Tôi bớt nghĩ về tôi một chút, tập trung bước qua những đoạn đường ổ gà khác. Có khi phải nhảy từ ổ gà này sang ổ gà khác, cố gắng đừng kêu Chúa ơi sao mà nhiều ổ gà quá, nhưng cố gắng kêu Chúa ơi cho con đôi chân vững vàng nhảy qua được những ổ gà này mà không té. Nếu có té, thì xin Chúa cho té nhẹ thôi, đừng tổn thương gì nhiều, dù có té, thì xin Chúa cho con lồm cồm bò dậy, buồn thì buồn, nhưng đừng than phiền.

bằng cách dùng kéo rạch một vết trên thân kén để bướm thoát ra dễ dàng hơn. Nhưng lòng tốt của nó lại trở thành một tai họa. Con bướm bị sinh non đã bị tàn tật và mãi mãi không thể cất cánh bay. Nó cần đủ thời gian để hoàn thiện hình hài, và phải tự cố gắng thoát ra cái vỏ cho dù nhọc nhằn, nhưng chính là sự nhọc nhằn cần thiết cho một con người trưởng thành hỡi anh em, hãy xem sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào. Đức Chúa Trời có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn của đời mình nhưng đôi khi Ngài cũng để những thử thách rèn luyện để chúng ta có thể mạnh mẽ đủ mà cất cánh bay, trở nên một sinh vật hữu ích cho đời. Dr. G ngoài việc chữa bệnh cột sống cho tôi, còn có một sự quan tâm thuộc linh đủ tặng cho tôi một bài học thuộc linh ý nghĩa. Tôi biết ơn bài học ấy. Tôi ý thức rằng đây là những điều Chúa cho phép xảy đến để dạy dỗ tôi, một con người nhạy cảm để cứng rắn hơn, một con người yếu đuối để mạnh mẽ hơn, một con người hay vùng vằng để điềm tĩnh hơn. Tôi không thể bay với một đôi cánh thương tích. Tôi sẽ có một đôi cánh mỏng, nhưng là đôi cánh mỏng có thể bay lượn được trong trời xanh bao la.

Tôi biết mình vẫn đang bước đi với hai bàn chân đau, không bước nhanh được- một tín hữu tinh ý vẫn thấy bước chân Mục sư có vẻ dè dặt không mạnh mẽ như xưa- bây giờ không dám đi trên treadmill nữa, mà phải ngồi đạp xe đạp, nên phải bước cẩn thận, tránh làm cho mình đau nhức thêm, về cả thể xác lẫn tinh thần. Mỗi tuần hai lần đến Chiropractor để... điều chỉnh hai phần cột sống bị tổn thương vì những nhọc nhằn thân xác và tinh thần vừa qua, mỗi ngày hai lần tập những bài homework bác sĩ căn dặn cẩn thận: sự điều trị này phần lớn tùy thuộc vào kỷ luật tập luyện của ông ở nhà, chứ không phải chỉ là những lần điều trị của tôi tại đây, cả hai phải cùng hợp tác với nhau mới đem lại kết quả. Vị bác sĩ Cơ-đốc dễ thương, có lần đưa cho tôi một bì thư trong đó có một câu chuyện về một con bướm và thư của ông viết: Tôi mỗi buổi sáng cúi đầu trước cái laptop trống trơn không chữ nghĩa để bắt đầu cuộc nói chuyện Kien, ngắn ngủi mà "chất lượng" với Đức Chúa Trời, I thought of you when I read this poem. I know như người tín hữu trong câu chuyện nào đó, mỗi that you are going through struggles on many buổi sáng trước khi đi làm, vào nhà thờ một mình, levels, emotional, and physical. I believe they are quỳ xuống chiếc ghế trống, và nói: Chúa ơi, con là interrelated as well. I want to encourage you by Jim đây, rồi bắt đầu đi vào dòng sinh hoạt rộn rịp saying that it is important for you to go through these căng thẳng của thành phố New York, như đứa con physical struggles if you are to become stronger trước khi đi học, vòng tay lễ phép: thưa cha con đi in the end. I believe that is what Jesus wants from học. Người Cha hài lòng vì đứa con "trình diện" his children, for them to become stronger and mình mỗi ngày, không cần nói gì đâu, thế là đủ. Sự more like Him as we go through these seasons of khôn cùng ai nói được bao nhiêu. Tôi bây giờ cũng life. Your physical body is no different. You will go tập không nói dài dòng gì với Chúa nữa, vì những through times of physical struggle like the butterfly ngày "dài dòng" đã qua rồi, chúng tôi hiểu nhau mentioned above. It is a natural part of healing. Do từng giây phút trong đời, nhìn nhau là hiểu, là yêu not get discouraged. You are healing and getting thương, cần gì nói. Một ánh mắt trìu mến cho tôi stronger. biết Chàng ở đó, sẽ theo dõi mình trong suốt ngày Dr. G mới, là năng lực theo tôi đi vào cuộc đời: Câu chuyện một đứa bé cố gắng giúp cho một con chàng là một tĩnh từ đi vòng quanh thế giới bướm trong khi nó đang cố gắng thoát ra cái kén chàng là yêu mà không chỉ là yêu 62

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


chàng là tình yêu duy nhất và độc nhất chàng là một động từ có một, mà nhiều Tôi sẽ đi vào ánh nắng của ngày mới với chàng, mỗi bước chân tôi bây giờ không mạnh mẽ như xưa, nhưng đã có chàng đi cùng, nắm tay dìu bước khi cần thiết. Những cái cấu nhéo của thân thể đôi khi làm mình khó chịu, nhưng bàn tay chàng sẽ xoa dịu. Tôi tập không quan tâm quá về chính mình nữa nhưng tập trung vào Ngài, điều đó sẽ giúp tôi đi dài hơn trên con đường dài mà không mỏi mệt quá, vì tôi vẫn phải bước đi, chưa biết bao giờ tới cuối đường, bước một mình với nỗi băn khoăn day dứt quả thật là rất nhọc nhằn. Lần trở về Texas, tôi gặp lại người tín hữu cũ mà tôi rất yêu mến và gia đình cô cũng rất yêu mến tôi. Lần nào cũng vậy, khi gặp lại cô, thì linh hồn buồn rầu của tôi được an ủi. Gần mười năm trước khi đến quản nhiệm Hội Thánh Fort Worth, tôi đã viết một tùy bút đăng trên Da Màu với tựa đề Để Bớt Nhớ Mùa Thu để kể chuyện về một gia đình chìm ngập trong những làn sóng hoạn nạn, mà lúc ấy, dù cảm nhận được trong tình cảm của một người chăn bầy, tôi vẫn chưa thể đồng cảm được, vì chính mình chưa thật kinh nghiệm được cảm giác thật khi bị trôi đi, và những làn sóng dữ đập vào thân thể, vào tâm hồn đau xót thế nào. Mười năm sau, chúng tôi đã già đi, nhưng tình cảm giữa người chăn và con chiên không hề già. Nếu có già, thì là một người già đã chín chắn theo năm tháng,

đức tin cũng già dặn hơn. Tôi đề nghị ra thăm mộ đứa con lớn của họ đã qua đời trước nhà tôi hơn một năm, tôi đề nghị mua một bó hoa cho cháu. Đứng trước mộ, nhìn xung quanh nghĩa trang, tôi nghĩ đến nhà tôi, nhưng tôi chợt nhận ra một chút an ủi, tôi đã không nghĩ đến điều ấy với một tâm trạng buồn rầu, mà như nhìn thấy một niềm an ủi tràn ngập tâm hồn. Đây là điều tôi cần bước qua trước tiên để lại tiếp tục bước trên con đường dài, bước khó nhất cũng là bước quyết định cho cuộc sống còn lại ý nghĩa hơn. Trước cái porch nhà tôi, một con chim sẻ làm tổ trong một góc từ ngày tôi dọn nhà đến đã thấy nó, nhưng không chú ý đến nó. Dạo này tôi bắt đầu chú ý đến nó, khi mỡ cửa, thì nghe tiếng đập cánh vù vù nhỏ nhẹ của một con chim sẻ bay ra khỏi cái tổ, bay vào khoảng không gian trước mặt, cất tiếng hót ríu rít, trong ban mai tươi sáng, ngay cả lúc không gian ảm đạm. Tiếng hót của nó có chút gì ngộ nghĩnh, lạc quan, yêu đời, nó làm tôi nhớ đến lời của Chúa: hai con chim sẻ há chẳng từng bị bán một đồng tiền sao? Và ví không theo ý muốn cha các ngươi, thì chẳng hề một con nào rơi xuống đất. Tóc trên đầu các ngươi cũng đã đếm hết rồi. Vậy, đừng sợ chi hết, vì các ngươi quý trọng hơn nhiều con chim sẻ. Tôi biết rằng, trong vòng tay chàng, trong ánh mắt chàng, tôi được quý trọng nhiều hơn con chim sẻ. LỮ THÀNH KIẾN (Trích Đường Dài Tôi Đi đã xuất bản, 2020)

ĐƯỜNG DÀI TÔI ĐI - Sách dày 351 trang. - Tại Hoa Kỳ nhà xuất bản sẽ gởi trực tiếp đến địa chỉ với giá $13.50 đã cộng cước phí cho 1 cuốn, nhiều cuốn cước phí sẽ giảm xuống. - Tại Việt Nam giá bán là $220.000/1 cuốn Quý vị có thể trả số tiền đó hoặc dâng thêm, và số tiền đó sẽ dùng cho các giáo sĩ làm công việc Chúa Liên lạc: MỤC SƯ LỮ THÀNH KIẾN (Hoa Kỳ) kienlu@aol.com Hoặc LÊ DIỄM PHÚC (Việt Nam) diemphucle64@gmail.com

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

63


C

MỤC SƯ PHẠM HƠN

uộc sống là một chuỗi những lựa chọn cá nhân. Mỗi ngày chúng ta đều đối mặt với chúng. Chúng ta phải lựa chọn giữa A và B, lựa chọn chấp nhận hay từ chối một vấn đề nào đó, lựa chọn đứng về phía X hay Y hay giữ vị thế trung lập… Và dĩ nhiên không lựa chọn gì cả cũng chính là một sự lựa chọn.

Khi nhìn lại các sự lựa chọn của con người trong lịch sử, chúng ta có thể thấy những sự lựa chọn sai lầm luôn dẫn đến những hậu quả đau đớn. A-đam và Ê-va cũng đứng trước một sự lựa chọn: vâng lời Chúa hoặc là không. Và họ đã chọn không. Điều này dẫn đến kết quả như thế nào, chúng ta đều biết. (Sáng thế ký 3)

Eleanor Roosevelt đã tuyên bố, “Triết lý của một người không được thể hiện tốt nhất bằng ngôn từ; nó được thể hiện trong những lựa chọn của anh ta… và những lựa chọn của chúng ta rốt cuộc chính là trách nhiệm của chúng ta.”

Tiên tri Giô-na đứng trước một sự lựa chọn: vâng theo mạng lệnh của Chúa hoặc là không. Và ông đã chọn không. Hậu quả của hành động này là ông bị cá lớn nuốt vào bụng, và chỉ khi ở trong bụng cá ông mới nhận ra bài học Chúa muốn dạy dỗ mình. (Giô-na 1-2)

One’s philosophy is not best expressed in words; it is expressed in the choices one makes… and the choices we make are ultimately our responsibility. Clement Stone nói, “Hãy cẩn thận môi trường bạn chọn vì nó sẽ định hình bạn; hãy cẩn thận những người bạn mà bạn lựa chọn bởi bạn sẽ trở nên giống như họ.” Be careful the environment you choose for it will shape you; be careful the friends you choose for you will become like them. Còn Sylvia Boorstein nhận định, “Cuộc sống bị đau đớn, thống khổ là do chọn lựa.” Life is painful, suffering is optional. Động từ lựa chọn (choose) có nghĩa gì? Từ điển Oxford giải thích: để quyết định điều hoặc người bạn muốn trong số những điều/ người có sẵn. Trong khi danh từ sự lựa chọn (option) có nghĩa: một vài điều mà bạn lựa chọn để có chúng hay thực hiện những hành động nào đó. Chúng ta được tự do để lựa chọn những gì mình muốn làm. Là Cơ đốc nhân chúng ta phải nhìn mọi việc dưới lăng kính của Kinh Thánh, thế nào là lựa chọn cách khôn ngoan? Hay làm thế nào để tôi biết rằng sự lựa chọn của tôi là khôn ngoan? 64

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Ê-xơ-tê đứng trước một sự lựa chọn: đứng ra bênh vực tuyển dân hoặc từ chối. Và Ê-xơ-tê đã có một sự lựa chọn dũng cảm. Cuối cùng bà đã giải cứu tuyển dân thoát khỏi một cuộc thảm sát của vương triều đương thời. (Ê-xơtê 2-7) Đa-ni-ên và ba người bạn Hê-bơ-rơ của ông đứng trước một sự lựa chọn: trung tín với Đức Chúa Trời của mình hoặc thỏa hiệp với các sắc lệnh từ chính quyền đương thời đối nghịch với đức tin của họ. Họ đã có một sự lựa chọn đúng và khôn ngoan, cho dù điều đó có thể nguy hiểm đến tính mạng. (Đa-niên 3, 6) Phi-e-rơ và các sứ đồ (ngoại trừ Giu-đa Íchca-ri-ốt) đứng trước một sự lựa chọn: trung thành với ơn kêu gọi của Chúa hoặc thối lui (Giăng 6:66-67). Họ đã lựa chọn đúng và khôn ngoan, mặc dù vì sự lựa chọn này hầu hết trong số họ đã tử vì đạo. Chúng ta có thể trưng dẫn thêm rất nhiều trường hợp khác….. Đối với chúng ta hôm nay, sự lựa chọn của chúng ta là gì? Thế nào là lựa chọn cách khôn ngoan? Lựa chọn cách khôn ngoan là lựa chọn đi


theo ý muốn của Chúa. Như vậy chúng ta phải trả lời một câu hỏi khác là: Làm thế nào để tôi biết được ý muốn của Chúa? Đây là một câu hỏi thường gặp, và chúng ta cũng sẽ nhìn vào Kinh Thánh để trả lời câu hỏi này. Chúa Giê-su dạy, “Ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời, nấy là anh em, chị em, và mẹ ta vậy” (Mác 3:35). Kinh Thánh xác nhận ý muốn của Chúa là ăn năn tội lỗi và tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình. Nếu chưa có bước đi đầu tiên này, có nghĩa là chúng ta chưa chấp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời. Sau khi tiếp nhận Chúa Giê-su, chúng ta có thể cầu nguyện theo trước giả sách Thi thiên, “Xin dạy tôi làm theo ý muốn Chúa. Vì Chúa là Đức Chúa Trời tôi” (Thi thiên 143:10). Đức Chúa Trời không muốn che giấu ý muốn Ngài với chúng ta, Ngài ban cho chúng ta sự hướng dẫn từ Kinh Thánh. “Anh em làm điều lành để ngăn miệng những kẻ ngu muội dại dột, ấy là ý muốn của Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 2:15) hay, “ý muốn của Đức Chúa Trời là anh em phải được thánh hóa, tức là phải lánh xa sự gian dâm.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3).

Muốn thấu hiểu ý muốn của Chúa, chúng ta cần phải thực hành Lời Chúa dạy, “Đừng khuôn rập theo đời nầy, nhưng phải được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí mình, để phân biệt đâu là ý muốn tốt đẹp, vừa lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 12:2). Khi tâm trí được đổi mới dưới tác động của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể nhận biết ý muốn của Chúa một cách tổng quát và trong những tình huống cụ thể. Nhận biết ý muốn của Chúa có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và chờ đợi. Đức Chúa Trời bày tỏ ý muốn Ngài cho chúng ta từng bước trong hành trình về Thiên quốc. Một bài Thánh ca viết, “Tuy Giê-su cùng đi suốt đàng, tôi chỉ bước từng bước một thôi.” Thông thường, chúng ta muốn biết những điều cụ thể như: đi truyền giáo ở đâu, làm việc ở đâu, kết hôn với ai, mua xe loại gì… Chúa cho phép chúng ta đưa ra những lựa

chọn, và nếu chúng ta đầu phục Chúa, Đức Thánh Linh sẽ ngăn cản những lựa chọn sai lầm. Trường hợp của Phao-lô và Ti-môthê có thể minh họa cho điều này, “trải qua xứ Phi-ri-gi và đất Ga-la-ti, vì Đức Thánh Linh đã cấm truyền đạo trong cõi A-si. Tới gần xứ My-si rồi, Phao-lô và Ti-mô-thê sắm sửa vào xứ Bi-thi-ni, nhưng Thánh Linh của Đức Chúa Giê-su không cho phép” (Công vụ 16:6-7).

Càng học biết nhiều về Đức Chúa Trời, chúng ta càng biết rõ hơn về ý muốn của Ngài. Khi thiết lập một mối tâm giao gần gũi với Chúa, vâng lời Ngài và bước đi theo Ngài, tự nhiên chúng ta sẽ nhận biết được ý muốn Ngài. Chúa Giê-su dạy, “Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá.” (Ma-thi-ơ 7:24) Xây nhà trên vầng đá là một sự lựa chọn cá nhân, và đây là một sự lựa chọn khôn ngoan. Chúng ta biết rằng trong một số trường hợp, sự lựa chọn khôn ngoan, theo ý muốn của Chúa có thể dẫn chúng ta đến chỗ mất mát tài sản, tính mạng, và nhiều điều khác. Nhưng đây chính là điều mà các anh hùng đức tin đã áp dụng, thực hành khi họ bước theo Chúa. Hãy đọc sách Hê-bơ-rơ để thấy điều này: “Có kẻ bị hình khổ dữ tợn mà không chịu giải cứu, để được sự sống lại tốt hơn. Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ;bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi, trong hang, trong những hầm dưới đất. Hết thảy những người đó dầu nhân đức tin đã được chứng tốt, song chưa hề nhận lãnh điều đã được hứa cho mình.” (Hêb. 11:35-39). Chúa Giê-su đề cập đến hai cánh cửa để con người có thể lựa chọn, “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

65


cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Ma-thi-ơ 7:13-14). Sự lựa chọn khôn ngoan là chọn cửa hẹp và đường chật. Nếu đọc từ điển danh nhân Cơ đốc, chúng ta sẽ khám phá những danh nhân đó đã có những lựa chọn và quyết định đúng đắn cho lối đi của họ trước những ngã rẽ cuộc đời. Bác sĩ Tống Thượng Tiết (1901-1944) được biết đến như một sứ giả phấn hưng, đã có một sự lựa chọn khôn ngoan theo ý Chúa. Ông từ chối những vinh hoa của trần gian để làm một tôi tớ hèn mọn của Đấng Christ. Từ điển danh nhân Cơ đốc viết về ông: “Ngày 4-10-1927 Tống Thượng Tiết xuống tàu trở về Thượng Hải. Trong những ngày lênh đênh trên biển cả, ông nghe rõ được tiếng Chúa kêu gọi. Nên khi tàu cập bến ông về phòng mở va li và lấy những văn bằng cao học cùng chiếc chìa khóa vàng thân hữu mà

66

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

người ta khâm phục trao tặng ông, đem liệng tất cả xuống biển. Ông chỉ giữ lại một số tiền và học vị Tiến sĩ Thần khoa để làm cho cha mẹ vui lòng thôi.” Từ đây Tống Thượng Tiết dấn thân trọn vẹn theo tiếng gọi cao cả của Chủ Mùa Gặt, và Đức Chúa Trời đã đại dụng chức vụ của ông. Chúng ta có thể đề cập đến David Livingstone (1813-1873), Hudson Taylor (1832-1905), A. B. Simpson (1843-1919)….và nhiều danh nhân Cơ đốc khác là những người đã viết nên lịch sử hội thánh thời hiện đại. Họ đã có một sự lựa chọn khôn ngoan, và di sản họ để lại cũng như đem vào trong cõi đời đời là vô giá. Chúng ta sẽ lựa chọn cách khôn ngoan mỗi ngày theo ý muốn của Chúa? MỤC SƯ PHẠM HƠN VMI


Aloha Vietnamese Baptist Church is looking for a ENGLISH MINISTRY PASTOR with heart for young people and passionate to set our teenage hearts on fire for God's love! Please contact us for full job description and apply! Greatly appreciated for all referrals. - Contact Paster Huỳnh Minh Đức (503)330-1074 or email to: AlohaVBCSearchTeam@gmail.com Hội thánh Baptist Aloha Oregon USA đang cần tìm mời MỤC SƯ PHỤ TÁ GIỚI TRẺ phục vụ Chúa cho Mục Vụ nói tiếng Anh giữa vòng các bạn trẻ đã có nghề nghiệp, các em sinh viên học sinh, thanh thiếu niên và nhi đồng. Trình độ tốt nghiệp cử nhân thần học tại Hoa Kỳ với một số kinh nghiệm từng phục vụ Chúa trong lãnh vực này. Mọi hợp tác và hỗ trợ cho công cuộc tìm kiếm mục sư giới trẻ, xin vui lòng liên lạc Mục Sư Quản Nhiệm Huỳnh Minh Đức hay email: AlohaVBCSearchTeam@gmailcom Chân thành cám ơn mọi người

Cách giới thiệu Tin Mừng của Đức Chúa Trời cho người chưa tin Chúa, thuận tiện và hiệu quả Quý vị có thể xem các videos nầy bất cứ giờ nào ở trang YouTube trên internet CÁCH TÌM: Xin mời quý vị vào www.chungtubuu.com - Bấm tab YouTube để vào trang YouTube của Hội Thánh Khởi Đầu Mới. - Sau đó xin bấm tab ‘videos’ - Rồi chọn bấm vào buổi chiếu nào mình muốn xem. GIỜ THỜ PHƯỢNG

Quý vị cũng có thể xem chương trình truyền hình nầy chiếu hàng ngày trên UNO IPTV

10:00AM Chúa Nhật

281-818-5167

htkhoidaumoi@gmail.com

HỘI THÁNH KHỞI ĐẦU MỚI 15178 Bellaire Boulevard, Houston, Texas Kính mời ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

67


68

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


952 S. Hillside St. Wichita KS,67211

Là mội hội thánh có cơ sở độc lập để thờ phượng Chúa. Số tín hữu nhóm lại thờ phượng hàng tuần khoảng 60 người.

Mọi chi tiết xin liên lạc: Cô NGUYỄN LINH CHI Phone: Email: susongmoi2008@gmail.com

Là một cơ quan thiện nguyện (non-profit organization 501(c) (3) tại Hoa Kỳ Hỗ trợ Mục Vụ Tin Lành giúp đỡ những người nghiện ma túy và mãi dâm tại Việt Nam để họ có được đời sống mới trong Chúa Giê-xu. Hiện nay, VCRM đang hỗ trợ tài chánh hàng tháng giúp cho các nhân sự đang trực tiếp chăm sóc những người nghiện, và học bổng để giúp tiền ăn ở cho những người đang ở trong trung tâm cai nghiện. Mời quý vị dự phần với chúng tôi trong công tác này. Quý vị có thể bảo trợ 1 (hay vài) nhân sự, 1 (hay vài) học bổng, hoặc chỉ $10, $20 mỗi tháng. Dù số tiền lớn hay nhỏ, nó đều được đầu tư vào những cuộc đời được biến đổi cho Chúa Giê-xu: Nhân sự: $250/ 1 tháng  Học bổng toàn phần: $100/1 tháng  Học bổng bán phần: $50/1 tháng Chi phiếu xin ký cho VCRM và gửi về địa chỉ:

VCRM P.O. Box 810344 Dallas, TX 75381

Online offerring: https://vcrministry.org/donate/ Website: www.vcrministry.org Email: info@vcrministry.org Phone: (316) 516-4804

MỌI DÂNG HIẾN ĐỀU ĐƯỢC MIỄN TRỪ THUẾ (TAX DEDUCTIBLE)

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

69


SINH HOẠT HÀNG TUẦN Giờ Thờ Phượng Chúa Nhật: 9:20- 11:00 Thờ Phượng tiếng Việt 11:15 - 12:30 Thờ Phượngtiếng Anh 12:35 - 13:15 Ăn Thông công thân mật 11:15 - 12:15 Lớp Học Kinh Thánh tiếng Việt 10:00 - 11:00 Lớp Học Kinh Thánh tiếng Anh Mục Sư Tấn Mai (David) Điện Thoại:

281-495-7783

Mục Sư Võ Bá Thanh Điện Thoại:

713-859-1029

Mục Sư Phan Thanh Liêm Điện Thoại:

70

713-859-1029 832-860-6938

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Thứ Hai - Thứ Sáu: 8:00am - 9:00am Tĩnh nguyện tại nhà thờ cho mọi lứa tuổi. Thứ Ba: 7:30 - 8:45 tối, tại Nhà Thờ. Đêm cầu nguyện tại Hội Thánh cho mọi lứa tuổi Thứ Sáu: 7:30 - 9:15 tối, Thờ phượng, Học lời Chúa và Thông công cho Người lớn, Thanh niên, Thiếu niên & Thiếu nhi tại nhà thờ. Thứ Bảy: 6:30 - 8:30 tối. - Mỗi tháng một lần vào thứ Bảy tuần thứ Hai, lúc 7:00 P.M. Nhóm vợ chồng trẻ (MFG) sẽ ăn thông công và học lời Chúa từ tại tư gia. - Mỗi tháng một lần vào thứ Bảy tuần thứ Ba, lúc 7:00 P.M. Nhóm Thông công Tuần hoàn khu vực Đông Nam sẽ học Kinh Thánh và ăn thông công tại tư gia. Chúa Nhật và Trong Tuần: Ban Chứng đạo sẽ đi chứng đạo tại chợ Hồng Kông 4 và 10 vùng chung quanh nhà thờ.


ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

71


Quản Nhiệm: MSNC. ÔNG THÁI AN Điện thoại: 407-655-8414 Email: msthaianong@gmail.com Giờ thờ phượng Chúa & các Sinh hoạt trong tuần: Chúa Nhật: 9:00 AM- 9:30 AM - Tĩnh Nguyện 9:45 AM- 10:30 AM - Trường Chúa Nhật 10:45AM - 12:30 PM - Thờ Phượng Chúa (Việt Ngữ) 10:45 AM - 12:00 PM - English Speaking Service Thứ Tư: 7:30 PM - 9:00 PM - Học Kinh Thánh Thứ Sáu: 7:00 PM - 9:00 PM - Học Kinh Thánh, Cầu Nguyện & Sinh Hoạt (Các Ban Ngành) Thứ Bảy mỗi đầu tháng: 9:30 AM - 1:00 PM - Thăm Viếng & Chứng đạo

HOÄI THAÙNH TIN LAØNH BAÙP-TÍT FORT WORTH, TX

4401 Broadway Ave, Haltom City, TX 76117 Website: www.vbcfw.org

Quaûn Nhieäm Muïc Sö ÑAËNG QUY THEÁ

ÑT: 214-228-5546 Dangqthe@gmail.com

Sinh Hoaït Chuùa Nhaät - 10:00 am: Hoïc Kinh Thaùnh English Worship Services - 11:00 am: Thôø phöôïng English Sunday School Thöù Saùu: - 7:00pm: Hoïc Kinh Thaùnh cho ngöôøi lôùn Youth Activities Kính môøi quyù tín höõu vaø ñoàng höông ñeán sinh hoaït vaø thôø phöôïng Chuùa vôùi chuùng toâi

72

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


9:00

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

73


Mục sư Quản Nhiệm: MS TAM CONETTO Phone: 850-341-2193 Email: ttconetto@msn.com

Giê-su

74

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Hoäi Thaùnh Baùp-Tít Hieäp Nhaát Austin 12062 North Lamar, Austin, TX 78753 Thôø phöôïng Ñöùc Chuùa Trôøi, yeâu thöông vaø phuïc vuï trong danh Chuùa Cöùu Theá Gieâ-Xu döôùi söï höôùng daãn cuûa Chuùa Thaùnh Linh. Worshipping God, loving and serving in the name of Jesus Christ through the Holy Spirit.

Liên Lạc (Contacts): Pastor Nguyễn văn Tuyên (512) 791-7411 Mr. Nguyễn Thượng Duy: (737) 932-3888 Dr. Trương Bình: (512) 250-1182 Email: vubcaustin@ gmail.com Website: vubcaustin.org

CHUÙA NHAÄT 10:00AM - 10:50AM - Tröôøng Chuùa Nhaät 11:00AM - 12:30PM - Thôø Phöôïng 12:30PM - 1:30PM - Thoâng Coâng 1:30PM - Caàu Nguyeän Xin môøi ñoàng höông ñeán thaêm vieáng vaø tham döï thôø phöôïng vôùi Hoäi Thaùnh chuùng toâi. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

75


TIN HUONG DI MINISTRIES

T

NGUYỄN NGỌC HOÀNG

rong khi công việc Chúa mở ra trong rất nhiều lãnh vực khác nhau, ngày càng nhiều, các giáo sĩ của Viện Đào Tạo Môn Đồ đã bước đi về những hướng khác nhau. Có người đi vào các buôn làng xa những nơi hẻo lánh nơi có các trẻ em sắc tộc nghèo khó, những người phung cùi bị đặt ngoài lề xã hội, có người nuôi dạy trẻ em bị bỏ rơi, bị bạc đãi và tiến dần đến công việc mở một Cô nhi viện Tin lành trên vùng rừng núi Tây Nguyên, thì Chúa cũng dấy lên một khải tượng về một thành phần rất mạnh nhưng cũng không dễ vươn tới, đó là thanh niên. Chúa đã đặt để khải tượng này trong lòng tôi. Tôi bắt đầu. Chúng tôi, một nhóm thanh niên tin Chúa tại Hải Phòng bắt đầu công việc Chúa bằng những chương trình ca nhạc truyền giảng đường phố, thu hút nhiều đồng bào trong các khu phố nghe nhạc thánh và giới thiệu về Chúa Jesus, ông Trời của người Việt, đặc biệt là Phố Đi Bộ và sau đó bắt đầu hiệp nhau lại tổ chức các chương trình truyền giảng cho các Hội Thánh trong thành phố, một trong những chương trình chúng tôi thực hiện được nhờ ơn Chúa là chương trình giáng sinh thanh niên năm 2019

76

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

tại Hải Phòng có hơn 500 người tham gia và nhiều người tin nhận Chúa, chúng tôi nghĩ rằng sẽ “thừa thắng xông lên” để bước đi những bước mạnh mẽ cho công việc Chúa. Đây là lần đầu tiên thanh niên khu vưc Hải Phòng cùng nhau chúng tay kết nối tổ chức một chương trình chung như vậy. Và mỗi chúng tôi đều cảm nhận từ Chúa sẽ cho năm 2020 là một năm sẽ có những bước đột phá, chúng tôi gọi chủ đề năm Đột Phá. Đột Phá nhằm tới mục đích đẩy mạnh phong trào truyền giảng cho giới trẻ đặc biệt hướng tới giới sinh viên. Đầu năm 2020 chúng tôi ngồi lại cầu nguyện, bàn thảo, lập kế hoạch và nhắm mục tiêu khải tượng của năm một cách cụ thể. Nhưng rồi mọi chuyện đều không như trong kế hoạch mặc dầu đầu năm vẫn kịp tham gia trại xuân cho thanh niên. Mọi kế hoạch đầu năm bị đóng băng bởi đại dịch Cô Vít. Khi vẫn trong sự dãn cách khắp mọi nơi, chúng tôi vẫn tìm một nơi để biệt riêng để cầu nguyện với Chúa. Chúa cho tôi nhớ lại những ngày thanh niên chúng tôi chập chững đơn sơ ra ngoài đường phố để thờ phượng và cầu nguyện cho đất nước, thành phố, cho dân tộc… Dường như Chúa dành quá nhiều ân điển cho Việt Nam, Ngài đã chuẩn bị sẵn những con người hàng tuần thờ phượng Chúa cách tự do nơi công cộng và cầu nguyện bởi sự bao phủ của Ngài. Nếu Việt Nam mà dịch bệnh bùng phát như những nước khác trong tâm dịch thì liệu Việt Nam có đủ trang thiết bị y tế để phục vụ cho người mắc dịch hay không? Nghĩ đến đây thôi mà lòng tôi chỉ biết tạ ơn Chúa không kể xiết. Đếm làm sao được hết các ơn phước của Chúa, mượn lời trong bài giảng Không Thể Đếm Được của Mục sư Lữ Thành Kiến. Quả thật đúng như vậy không một ai bị tử vong trong đợt cấm vận lần thứ nhất.


Trong sự bế tắc chúng tôi vẫn tìm cầu Chúa, vẫn hỏi Chúa: “Chúa ơi chúng con sẽ làm gì cho một năm mà gọi là năm Đột Phá. Chúng con chỉ hiểu rằng Đột Phá là làm những điều người khác không dám làm, dám nghĩ và dám nói. Đột phá là bứt phá lên từ những cái cũ và tiến lên những cái mới…” Rồi thời gian cứ trôi dần về phía cuối chân trời, quay đi quay lại đã mất nửa năm trời mà vẫn chưa thấy cái gì gọi là Đột Phá mặc dù sau thời gian cách ly, khi mọi thứ đã hoạt động dần trở lại theo quỹ đạo của cuộc sống, chúng tôi những thanh niên nhóm thanh niên Hải Phòng hay còn gọi là nhóm GLOW, tức là nhóm GLOW WORSHIP, ban nhạc đường phố vẫn có những hoạt động nhưng chỉ đơn thuần trong sự kết nối cùng nhau. Vào một ngày đẹp trời trong ánh nắng chói chang của mùa hè Chúa cho chúng tôi thấy lại những mục đích ban đầu đó là truyền giảng cho giới trẻ đặc biệt là sinh viên. Vì mất quá nhiều thời gian cho sự nghỉ ngơi dài hạn bất đắc dĩ chúng tôi cấp tốc lên kế hoạch cho một buổi truyền giảng cho sinh viên tại bên Kiến An một nơi quận huyện của Hải Phòng nhưng là nơi có rất nhiều các trường đại học. Do ảnh hưởng dịch có những khó khăn về những bước đầu cho sự chuẩn bị về con người, tài chính…, chúng tôi lại gặp khó khăn, nhưng càng bước đi trong ý muốn Chúa thì Chúa lại càng làm trỗi hơn những gì cầu xin. Không

ngờ càng khó khăn thì sự dâng hiến của con cái Chúa ở khắp mọi nơi lại càng gia tăng. Nó đã vượt hơn rất nhiều những gì chúng tôi tính toán đề ra. Thế mới hiểu câu nói nơi đâu càng khó khăn thì ân điển Chúa càng gia tăng. Một điều hay ở đây đó là chương trình nơi tổ chức được diễn ra tại chính nhà thờ CMA Kiến An. Nó đã không còn có cái gọi là rào cản của giáo phái, không còn cái gọi là nhà thờ truyền thống hay tư gia. Mọi thứ đều được tập trung lên Chúa dù có hơn 150 người tham gia và có 10 người tin Chúa một cách khiêm tốn. Nhưng nó rất tuyệt vời qua đó Chúa lại mở ra nhiều cánh cửa tốt hơn cũng như là bước đệm cho những kế hoạch sau. Kết quả dù nhiều hay ít vẫn là kết quả, bằng tấm lòng tin cậy Chúa và sự nỗ lực hết sức chúng tôi lại bước đi, mọi sự hiệp lại đều làm ích cho công việc của Đức Chúa Trời Một lần nữa dịch lại bùng phát, lại hạn chế đi lại nhưng không đến nỗi nghiêm ngặt như lần đầu. Những cũng chính vì thế Chúa lại làm một điều tuyệt vời khác. Điều này đó là niềm ước ao rất lớn của tôi từ những ngày khi đi truyền giảng ở Campuchia, tôi tình cờ được tham dự một buổi nhóm chúa nhật của người Campuchia. Nơi đó là Hội Thánh Thanh Niên, nơi có hàng trăm, hàng nghìn các bạn thanh niên nhóm lại chia thành nhiều ca. Thật sự nó làm tôi hết sức ngạc nhiên, ngỡ ngàng, rồi một sự ao ước cùng một câu hỏi

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

77


tại sao Việt Nam lại không có điều này. Suy nghĩ này nó sẽ mãi đồng hành cùng tôi cho đến bây giờ và sau này. Tôi đã bắt đầu thấy cái gọi là Đột Phá. Đột Phá từ những con người nòng cốt trong nhóm đã được định ra sẽ nhóm lại thường xuyên hàng tuần. Nhóm lại giống như bao nhóm khác. Chúa cho tôi thấy sự khởi đầu việc hình thành của một Hội Thánh Thanh Niên tại Việt Nam. Tôi lại bắt đầu. Chúng tôi nay đã nhóm lại hàng tuần trung bình khoảng 20-25 người, có buổi đông nhất là 40 người vì phòng nhóm quá nhỏ không đủ chỗ, và xin Chúa cho nó mở rộng ra, vì không chỉ nhóm lại, chúng tôi đi ra chứng đạo và mang về những người mới cho Chúa và dạy họ mọi điều Chúa đã dạy cho chúng tôi. Bước đi bằng đức tin và sự trông cậy. Đây là nơi sẽ dành cho các bạn thanh niên các hội thánh, là nơi dành cho các bạn thanh niên mới, thanh niên chưa tin Chúa được nhóm lại… biết rằng hành trình còn cả một chặng đường dài, rất dài nhưng bởi sự cam kết của mỗi thanh viên đó chính là những nền tảng để chúng tôi tin vào và trỗi hơn những gì tôi đã từng ao ước khi thấy bên Campuchia. Tôi có một câu hay luôn nói với các bạn thanh niên. Chúng ta đều có ước mơ, hãy có một ước mơ. Từ ước mơ đến thực tế nó là cả một khoảng cách. Nhưng khoảng cách đó sẽ thu hẹp lại khi chúng ta bắt đầu làm và thực hiện ước mơ. Khi bắt đầu chúng ta mới có cái cuối cùng. Kinh Thánh có câu: “hãy lợi dụng thì giờ vì những ngày là xấu” Nếu để nó trôi đi cách vô ích thì nó là xấu thật, bởi lẽ thời gian nó đâu có chờ đợi một ai. Chúa cứu mỗi người ở các độ tuổi khác nhau. Những hãy tạ ơn Chúa khi chúng ta được Chúa cứu trong thời kỳ thanh xuân. Thời gian đủ để thực hiên những ước mơ hoài bão lớn lao. Nếu có thất bại thì vẫn còn cơ hội để thay đổi và làm lại. Hãy tận hiến đời sống sức lực khi còn trai trẻ để không phải hối tiếc khi có tuổi rất ngại đi và va chạm. Đó là điều tôi thường nói chuyện với thanh niên. Chính bởi vậy tôi cũng như anh em thanh niên trong nhóm không bao giờ cho mình một giới hạn nào 78

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

trong sự hầu việc Chúa…không giới hạn về con người…về tài chính…nơi chốn… Năm nay có kết quả năm sau phải kết quả hơn nữa. Bởi chúng tôi tin vào lời Chúa không có giới hạn trong kinh thánh: “Hãy kêu cầu ta, ta sẽ trả lời cho; ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết.” Giê-rê-mi 33:3. Với suy nghĩ của nhiều người (ở Việt Nam) ra giữa đường phố thờ phượng Chúa là khó, mở mang Hội Thánh chung cho toàn thanh niên là khó, truyền giảng vào các trường đại học là khó… Chúng tôi biết là khó. Nhưng càng khó thì càng kêu cầu Chúa. Chúng tôi không chỉ kêu cầu Chúa mà sẵn sàng để bước đi trong sự kêu gọi của Chúa thì không gì là không thể với Đức Chúa Trời toàn năng. Chính vì lẽ đó dù thời gian đã bắt đầu bước vào những giai đoạn cuối của năm mà chúng tôi gọi là Năm Đột Phá. Năm đặc biệt dành cho giới trẻ, cho sinh viên. Lời nói phải đi đôi với hành động. Cầu nguyện trong Đức Tin đó là phải hành động theo lời cầu nguyện. Chúng tôi đã và đang có những bước để đẩy mạnh và ra một cú đấm thật mạnh cho chặng cuối vào tháng 12, một chương trình truyền giảng Giáng Sinh cho học sinh sinh viên Hải Phòng. Vẫn triển khai sự kết nối chung tay với các bạn thanh niên khắp nơi và chuẩn bị cho kế hoạch đột phá. Tôi xin kể sơ qua về những kế hoạch và sự chuẩn bị cũng như kêu gọi những tôi tớ Chúa nào đọc được bài viết này xin hãy ủng hộ và cầu nguyện cho chương trình truyền giảng của thanh niên chúng tôi. Tháng 10 chúng tôi cùng thanh niên các nơi tại Hải Phòng cũng như một số thanh niên các thành phố lân cận sẽ có một buổi Giao Lưu Thờ Phượng Chung” với chủ đề THẮP SÁNG. Đúng như ý nghĩa của band nhạc GLOW WORSHIP của chúng tôi. Với mục đích kết nối rồi kết hiệp lại để chuẩn bị cho chương trình Giáng Sinh Thanh Niên vào đầu tháng 12. Chương trình Giáng Sinh Thanh Niên tháng 12 chúng tôi đang hướng tới tổ chức tại một nhà thi đấu tại một trường đại học (điều chưa từng diễn ra). Số lượng trên ngàn người đặc


biệt khách mời đều là thanh niên và sinh viên. Dự chi phí 5 ngàn đến 7 ngàn đô. Không những vậy một bước đột phá táo bạo nữa đó là chúng tôi cũng đang lên kế hoạch cho chương trinh Giao Lưu Sinh Viên Với Thanh Niên Tin Lành. Một bước đệm và tiếp cận, một cánh cửa mở ra… không chỉ vào giao lưu ca hát, chia sẻ về tình yêu Chúa Giê Xu mà còn có những phần quà giúp đỡ cho các bạn sinh viên hoàn cảnh khó khăn (20 suất mỗi suất giá trị 5 trăm nghìn đồng). Một điều khác nữa tôi dâng lời tạ ơn Chúa vì sự nhóm lại hàng tuần có nhu cầu một dàn trống điện tử mới thay cho dàn trống đã quá cũ kỹ sắp hư hỏng. Tôi cầu nguyện và dâng ước mơ đó cho Chúa cũng như nói chuyện với các Mục sư lãnh đạo Viện Đào Tạo Môn Đồ, chỉ trong vòng một ngày, Chúa cảm động lòng Mục sư giám đốc VMI Nguyễn Văn Huệ, ông đã dâng đủ 19 triệu đồng cho một dàn trống điện tử mới. Thật cảm tạ Chúa. Nhạc cụ này sẽ dùng ca ngợi Chúa và đem tình yêu Chúa ra cho nhiều người.

Ngoài những chương trình lớn thì chúng tôi vẫn luôn có những chương trình thường niên đẩy mạnh hơn trong sự kết nối, nhóm lại chung, thờ phượng đường phố chung hàng tuần thì vẫn luôn đẩy mạnh công tác truyền giảng cá nhân với thanh niên chưa tin Chúa hay khích lệ động viên các bạn rời xa Chúa… Tôi cũng như rất nhiều thanh niên thế hệ trẻ luôn khao khát mạnh mẽ đột phá thêm hơn nữa cho vương quốc Đức Chúa Trời. Xin các tôi tớ Chúa cùng cầu nguyện, ủng hộ và chắp cánh cùng thế hệ thanh niên. NGUYỄN NGỌC HOÀNG Mọi sự dâng hiến hỗ trợ xin liên lạc với các Mục sư Viện Đào Tạo Môn Đồ (VMI) Mục sư Nguyễn Văn Huệ 469-493-2307, email: huevan@juno.com Mục sư Lữ Thành Kiến 740-547-7168, email: kienlu@aol.com

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

79


C

THIÊN QUỐC

húng tôi vừa trở về từ Đăklăk sau chuyến đi giúp đỡ thiếu nhi sắc tộc vùng đang có dịch Covid mà cũng đang bùng dịch Bạch Hầu.

Buổi chiều ngày cuối cùng chúng tôi ở núi, có một cơn mưa rất lớn, ào xuống rất nhanh và tạnh cũng rất nhanh. Đám trẻ hò reo và mừng rỡ lắm, chúng kéo chúng tôi ra xem, ô kìa, một cầu vồng khổng lồ vắt ngang lưng trời. Cái mống thật đẹp biết bao nhưng làm sao bọn trẻ có thể thấy được điều tuyệt vời ấy nếu không có cơn mưa phước lành đổ xuống trước đó? Trên đỉnh của đỉnh, chúng tôi chẳng còn nhìn thấy núi nữa mà chúng tôi chỉ thấy những đứa trẻ gầy gò, đen đúa với đôi mắt buồn rười rượi. Sau khi giải thích về những món quà mà chúng tôi đại diện các ân nhân gửi đến các em và ý nghĩa câu Kinh Thánh trên ba lô “Vì ai kêu cầu Danh Chúa thì sẽ được cứu” bằng tiếng Ê Đê, hi vọng sứ điệp mà các em mang trên vai đến trường hằng ngày sẽ tác động tích cực đến những người xung quanh, những người đang héo mòn tâm linh trên vùng cao nầy. Sau khi phát quà cho trẻ xong, có một con bé cứ đứng mà ôm lấy vợ tôi không rời, hai người nói với nhau điều gì đó. Tôi nhìn thấy mắt cô ấy ngấn nước, rồi nàng kéo tay tôi lại gần, rút cái bóp và lấy tiền ra… (nhiều lần như thế trong chuyến đi. Cho đến khi thăm xong điểm nhóm cuối cùng (tiếp tục giúp cho 120 em thiếu nhi có phần ăn trong ngày Chúa nhật đến) thì trong bóp chỉ còn 86.000đ để đi chặng đường khoảng 250km về nhà. Chúng tôi đi bằng xe máy, còn quà thì chở bằng xe tải.) Sau đó tôi biết được rằng con bé có mẹ đi làm xa, con bé nhớ mẹ nên cứ đứng ôm vợ tôi mà khóc như thế. Có đứa thì không còn nhớ cả mặt mũi cha hay mẹ mình nữa vì họ bỏ con đi lâu quá… có gia đình thì ba mẹ mất hết vì 80

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

ung thư… thương tâm lắm (Sau đó, chúng tôi quyết định cưu mang thêm bé H’only; H’chiên và vài đứa tôi không nhớ hết tên, còn vợ tôi thì nhớ từng cái tên và đặc điểm từng đứa một. Vừa về tới nhà là chúng tôi mua sách, vở, đồng phục gửi lên cho 13 đứa trẻ tiếp tục đến trường.) Trẻ vùng cao rất đáng thương; dường như mọi nỗi ưu tư của trẻ đều nằm trong đôi mắt; những đôi mắt như biết nói, nó to tròn và thật sâu thẳm; khi tôi nhìn vào những đôi mắt ấy, thì những lời hoa mỹ hoàn toàn quá sáo rỗng. Chúng cần những hành động thiết thực chứ không phải cái tặc lưỡi “ôi, thật đáng thương làm sao” rồi cho qua. Chính vì điều đó mà chúng tôi cưu mang Khải tượng “Tin Lành Cho Trẻ Chân Không”. Chúng tôi hứa nguyện dâng cả phần đời còn lại để nuôi dạy trẻ mồ côi sắc tộc trở thành những người yêu mến Chúa, sống có ích cho chính mình và cho người khác ngay trên chính quê hương của chúng. Tên dự án NHÀ TÌNH THƯƠNG “GIA ĐÌNH SẮC TỘC QUÊ HƯƠNG” - Diện tích sử dụng cho dự án: 1.440 m2 với bề ngang 24m, bề dài 60m - Địa điểm thực hiện dự án: Buôn Buôr của người Ê Đê, thuộc xã Hòa Xuân. Ban Mê Thuột. Việt Nam. - Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Thiên Quốc - Chức vụ: Giáo sĩ - Email: nguyenthienquoc1975@gmail.com - Telephone: 0927.08.09.03 0584.137.048 - Loại dự án: Hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho trẻ sắc tộc vùng cao nguyên.


Các thông tin liên quan đến sự kêu gọi hỗ trợ: - Tổng số tiền dự án cần để mua đất: 62.000 USD (tương đương 1.440.000.000vnđ) Hiện tại đã có: (chúng tôi sẽ đánh số theo số thứ tự về thông tin những người đã dâng, chúng ta hi vọng list dâng hiến sẽ còn tiếp tục được viết thêm tên vào những ngày tới: 1. Mục sư Nguyễn Văn Huệ 2. Gia đình Cô Tống Minh Ngọc 3. Chị Thiên Kiều Giang 4. Gia đình Anh Chị Duy Sương 5. Chủ đất hứa dâng 6.200 USD (chủ đất là người không tin Chúa nhưng khi nghe đến dự án xây dựng nhà tình thương cho trẻ sắc tộc và sau nầy sẽ phát triển thành cô nhi viện thì họ rất ủng hộ và hứa dâng 1/10 giá trị mảnh đất(6.200 USD). Nhưng chỉ cho chúng ta 3 tháng để xoay sở cho đủ số tiền còn lại. 6. Gia đình Kim Hân (Tổng số tiền đã được dâng là 20.800 USD) Số tiền còn thiếu của dự án là: 41.200 USD - Mô tả ngắn gọn: Khải tượng “Tin Lành Cho Trẻ Chân Không” được bắt đầu với Nhà Tình Thương “GIA ĐÌNH SẮC TỘC QUÊ HƯƠNG”. Sau đó sẽ phát triển thành Cô Nhi Viện (bao gồm cả Chẩn Y Viện) dành riêng cho trẻ sắc tộc và đồng bào vùng cao nguyên Việt Nam.

- Mục tiêu: nuôi nấng, dạy dỗ, huấn luyện trẻ mồ côi người sắc tộc trở thành những người hầu việc Chúa cho chính từng dân tộc của chúng. - Dự kiến: Ngay trong khuôn viên của ngôi nhà tình thương “Gia Đình Sắc Tộc Quê Hương”, còn có một nhà thuốc (con gái chúng tôi học ngành Dược và chúng tôi cũng sẽ cho những đứa trẻ khác học Dược để duy trì nhà thuốc (phát triển thành Chẩn Y Viện trong tương lai). Đó cũng chính là nguồn thu nhập để giúp nhà tình thương. Đó cũng là nơi chăm sóc sức khỏe cho người trong buôn. Hiện tại chúng tôi đã kết nối với một bác sĩ người M’nông để có thể sẽ khám và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vào mỗi thứ bảy hàng tuần khi công trình được hoàn thiện. Khải tượng nầy đã ấp ủ trong lòng chúng tôi suốt những năm tháng qua. Người trong buôn thì khấp khởi chờ đợi tia hy vọng. Con dân Chúa tại đây đã hứa nguyện dâng công sức cho nhiều mục như xây dựng, nấu ăn, giúp gạo trọn đời… Các bạn trẻ nơi khác thì hứa nguyện dâng mình để dạy học, dạy đàn, dạy tiếng Anh… cho trẻ. Mọi sự đã lên kế hoạch khá đầy đủ, duy chỉ còn thiếu số tiền 41.200 USD để mua được mảnh đất ấy. Mảnh đất nằm giữa làng, yên tĩnh và sát mặt lộ.

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

81


Mảnh đất ấy, nơi những giáo sĩ ngày xưa đã tốn bao công sức, bao mồ hôi và cả máu để rao truyền Danh Chúa, mảnh đất mang niềm kiêu hãnh của những người đi trước. Hãy cùng nhau nhắc lại bằng cách bước tiếp chặng đường đó. Nhưng “Sẽ Không Có Cầu Vồng Nếu Thiếu Những Cơn Mưa”. Khải tượng sẽ không thành hình nếu chúng ta chỉ nói mà không hề hành động. Gia đình chúng tôi đã nguyện dâng cả đời mình và hết tài sản mình có cho mục vụ “Lòng Thương Xót”; chúng tôi sẽ bán ngôi nhà (mà cha mẹ để lại cho ở) để dâng cho việc xây dựng nầy. Chúng tôi khẩn thiết mong chờ bàn tay đưa ra của anh em trong Christ khắp nơi, vùa giúp mục vụ, vùa giúp đám trẻ trong khả năng của từng gia đình. Nghĩa cử cao đẹp của quý vị sẽ truyền lại qua các đời của trẻ tại ngôi nhà lớn ấy. Chúa sẽ đãi lại quý vị dư dật. Chúng tôi tin điều đó với cả tấm lòng. Tại đây sẽ mọc lên một cô nhi viện duy nhất, đặc biệt nhất Việt Nam. Hãy biến đổi những lời từ chối, biện bạch thành bản hòa âm tuyệt đẹp của cái nhìn chung về công việc Chúa đang cần được thổi bùng lên; cùng đứng lên vì tiếng gọi của Chúa và biết chắc rằng sẽ

82

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

có một ngày chúng ta sẽ được tưởng thưởng xứng đáng với tấm lòng tận hiến vì công việc nhà Chúa. Ngôi nhà lớn ấy sẽ tồn tại qua các đời, không được sang nhượng, buôn bán hay phá bỏ. Sẽ duy trì hết thế hệ nầy qua thế hệ khác, làm đúng như khải tượng Chúa cho. Ngôi nhà ấy sẽ như một nhà cộng đồng cho người Ê-đê, nơi đó mỗi ngày những đứa trẻ khác trong buôn cũng được đến để học tập, vui chơi, và người lớn cũng sẽ có nơi để đọc sách, đọc truyền đạo đơn… điều mà chưa hề có nơi nào làm trên đất nước Việt Nam. Trong ngôi nhà lớn ấy cũng sẽ đặc biệt có một phòng sách lớn, nơi đó là phòng kỷ niệm, (như cách mà Chúa bảo Giô-suê hãy lưu giữ kỷ niệm bằng cách chất một đống đá nơi lòng sông, khi vượt qua sông Giô-đanh) nơi đây sẽ lưu giữ những bức ảnh (của những người đã dâng cho mục vụ), những câu chuyện, và tôn vinh những ân nhân đã góp phần xây dựng, đã cưu mang cô nhi viện. Lời cầu thay của trẻ sẽ vang lên hằng ngày cho những ân nhân đã góp phần. Ấy sẽ là kỷ niệm mãi mãi để nhắc nhở từng lớp trẻ đi qua, nhớ về ơn lành mà trẻ nhận được và lưu giữ ký ức tốt đẹp ấy để phát huy lòng yêu mến Chúa, yêu thương người


khác và khắc ghi rằng những gì ta dâng cho Chúa là không hề mất: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, trung sĩ Albert le Grand, một người lính Pháp dũng cảm đã bị thương nặng, cánh tay anh bị giập nát đến nỗi không thể cứu vãn được, anh hoàn toàn bất tỉnh khi được đưa về viện quân y. Các bác sĩ hội chẩn khẩn cấp và quyết định phải cưa trên khuỷu tay 7 cm. Vị bác sĩ giải phẫu đích thân đến bên giường bệnh của anh, ông ngồi đó chờ anh tỉnh dậy, rồi với gương mặt rất buồn, giọng nói bi thảm, ông thông báo cho anh biết, anh sẽ phải chịu tàn tật suốt đời vì mất một cánh tay.

những gì ta đã dâng hiến. Nói cách khác, ai đã dâng cho Ngài nhiều, sẽ nhận sự ban thưởng nhiều. Ai tính toán quá với Ngài, sẽ chẳng có phần gì trong ngày sau rốt, khi mà kết quả của mọi việc đã được bày tỏ ra, lúc ấy ta mới hiểu một cách tường tận rằng, những gì ta dâng cho Chúa là không hề mất và điều gì được giữ lại ở trái đất, sẽ ở lại trái đất. Lời Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta: “Nhưng tôi là ai, và dân sự tôi là gì, mà chúng tôi có sức dâng cách vui lòng như vậy? Vì mọi vật đều do nơi Chúa mà đến; và những vật chúng tôi đã dâng cho Chúa chẳng qua là đã thuộc về Chúa.” (1 Sử ký 29:14).

Người lính gượng xoay người với gương mặt đau đớn:

Trân trọng trong Christ

- Tôi biết, thưa bác sĩ. Đó là một điều đáng tiếc, nhưng tôi không nghĩ mình đã bị mất một cánh tay, mà là đã dâng hiến nó cho nước Pháp thân yêu của mình!

*Mọi sự cộng tác, hỗ trợ, dâng hiến xây dựng cho nhà tình thương “Gia Đình Sắc Tộc Quê Hương”, xin vui lòng liên hệ:

Chúng ta chưa bao giờ phải đứng trước một thử thách khắc nghiệt như Áp-ra-ham khi được Chúa đòi hỏi phải dâng Y-sác! Lúc đặt đứa con duy nhất trên bàn thờ của lễ thiêu, Ápra-ham có nghĩ rằng mình sắp mất đứa con nầy không? Không! Ông tin rằng không có sự mất mát nào cả, mà chỉ là chuyển giao quyền sở hữu, Y-sác trước đây thuộc về ông, nay thuộc về Chúa! Người hoàn toàn tin rằng khi Y-sác được dâng cho Chúa, điều đó tốt hơn. Đừng để tư tưởng nầy cám dỗ chúng ta: Dâng cho Chúa là mất đi một phần của mình! - Trong cõi đời vị lai nơi nước Chúa, chúng ta sẽ nhận được bội phần hơn tùy thuộc vào

THIÊN QUỐC - GIÁO SĨ

Mục sư Nguyễn Văn Huệ; Chủ Nhiệm Hướng Đi Magazine (469-493-2307) Mục Sư Lữ Thành Kiến; Chủ Bút Hướng Đi Magazine (740-547-7168) Địa chỉ ở Việt Nam: Đinh Huỳnh Hải Yến. Lô 10; Ô ĐC 1; Khu Tái Định Cư Phường Vĩnh Trường; Thành phố Nha Trang; Việt Nam. SĐT: 0927.08.09.03 và 0584.137.048 Hoặc tài khoản ngân hàng: ĐINH HUỲNH HẢI YẾN STK: 0061001124752 Swift code: BFTVVNVX006 Ngân hàng: Vietcombank Khánh Hòa- Việt Nam

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

83


HẢI YẾN

B

é Y Phong Niê mới có 5 tuổi. Thằng bé không hề biết mình bị bệnh nặng. Nó ngồi đâu cũng ngủ gà ngủ gật. Cha nó là người Mường, mẹ nó người Ê-đê. Cả hai đang sống nhờ nhà cha mẹ vợ. Có lẽ họ nghĩ thằng bé sẽ bị bạn bè xa lánh nên họ đã giấu bệnh của bé, chỉ nói là thằng bé bị thiếu máu. Những người chung quanh đều là người sắc tộc nên kiến thức họ không nhiều, không thể hiểu rõ tại sao một đứa trẻ chỉ bị thiếu máu mà 1 tháng lại phải đi truyền máu 1 lần như vậy. Tôi nhìn thấy nó trong chuyến đi giúp đỡ cho trẻ vùng cao Đăklăk trong những ngày giữa tháng 8. Sau khi lệnh cách ly được gỡ bỏ 6h (vì có người nhiễm Covid) là chúng tôi đã có mặt để đem những thứ cần thiết cho 150 trẻ chuẩn bị vào năm học mới và những đồ dùng thiết yếu cho việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ vì tại đây đang bùng phát dịch Bạch Hầu (có vài đứa trẻ đã chết). Thằng bé cứ ngồi đâu là ngủ gà ngủ gật ở đó. Nó không nhanh nhẹn như những đứa trẻ khác. Đôi mắt nó buồn rười rượi, tôi chưa thấy nó cười bao giờ mặc cho người khác cười cợt khi nhìn thấy nó ngồi đâu cũng ngủ, dựa tường chỗ nào là gật chỗ đó. Tôi đã lấy làm lạ. Tôi hỏi dò một em chấp sự, kêu em ấy lại tận nhà hỏi ba mẹ đứa trẻ xem nó có bị bệnh gì không; vì tôi là người có bệnh, tôi nhận ra cái cách mệt mỏi của một người có bệnh (cái khối u trong não nó làm cho tôi rất mệt mỏi, đầu rất đau nhất là 84

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

đôi mắt rất nặng, cứ nghĩ là buồn ngủ nhưng không ngủ được). Cái tin thằng bé Y Phong bị bệnh "Tan Máu Bẩm Sinh" làm tôi choáng váng. Nó lại bị bệnh ở mức độ nặng. Hằng tháng phải đi truyền máu và uống thuốc thải sắt. Cơ thể của nó luôn ở chế độ thiếu máu trầm trọng, da vàng, gan lách to, chậm phát triển thể chất, vận động và tinh thần. Nỗi đau của người làm cha mẹ khi nhìn thấy dứa con bé bỏng phải chịu đau đớn, tôi không thể dùng lời để tả được. Họ chỉ biết đưa cánh tay lên quẹt lia những giọt nước mắt đang trào ra liên tục mà họ không kiểm soát được. Họ nói rằng chỉ biết kêu cầu Chúa giúp thằng bé, chứ nhìn vào gia cảnh mà họ đang sống thì chỉ có tuyệt vọng. Tôi lại nhìn thằng bé, nó đang ngồi học Kinh Thánh hè cùng tụi nhỏ trong buôn. Nó khoanh tay ngồi đó, vài giây sau là gục tới gục lui. Lòng tôi xót xa quá đỗi. Tôi cũng chỉ biết cầu xin Chúa cho thằng bé điều tốt nhất vì

Chúa luôn có chương trình cho mỗi đời sống thuận phục theo ý Ngài. Nhưng cũng có lúc, Chúa cho con cái Ngài có cơ hội mà giang rộng đôi tay nhơn nghĩa để giúp một ai đó. Xin đừng từ chối làm lành khi tay bạn có quyền làm điều đó. Tôi tin là Chúa cũng sẽ sẵn lòng mở cửa trời mà đổ phước xuống cho những tấm lòng nhơn hậu. Thật rất biết ơn HẢI YẾN Nếu được cảm động để giúp đỡ bé Y Phong Niê, xin gửi về địa chỉ : HỘI TỪ THIỆN HƯỚNG ĐI Hoặc Mục vụ Lòng Thương Xót (xin ghi : Giúp bé Y Phong) ĐINH HUỲNH HẢI YẾN LÔ 10 ; Ô DC 1 ; KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHƯỜNG VĨNH TRƯỜNG THÀNH PHỐ NHA TRANG

SĐT : 0584. 137. 048 0927. 08. 09. 03


K

ết Nối Yêu Thương là một chương trình truyền giáo, kết hợp với việc làm từ thiện, tập trung vào các thiếu nhi ở các vùng xa xôi của đất nước, những người bệnh phung cùi bị cô lập giữa những nơi hoang vu của rừng núi, chịu nhiều nhọc nhằn về sức khỏe cũng như tinh thần. Hàng năm chúng tôi tổ chức những chuyến đi như vậy từ nhiều năm qua để ít nhiều đem chút nhu cầu vật chất đến cho họ, và nhu cầu tâm linh mà họ thiếu thốn và cần thiết. Cảm Tạ Chúa! chương trình Hành Trình Kết Nối Yêu Thương năm 2020 đã khép lại và chúng tôi vừa về đến Sài Gòn bình an với sự quan phòng và chăm sóc của Chúa. Đây là một chuyến đi có nhiều thay đổi nhất từ nhiều năm chúng tôi ra đi... chúng tôi đã dời chương trình lại đến 3 lần vì dịch bệnh Corona!!! Cuối cùng thì Chúa cũng cho chúng tôi đi, dầu thiếu thốn mọi bề... cả tiền bạc lẫn nhân lực! Và có lẽ chính vì trong hoàn cảnh như thế chúng tôi lại càng thấy gần Chúa hơn, chúng tôi được trải nghiệm tình yêu và phép lạ của Ngài nhiều hơn trong suốt hành trình... NGÀY THỨ NHẤT: Chúng tôi đến Pleiku đã là 12g trưa, quyết định ăn trưa nhanh gọn để kịp thời gian đi vào làng của những người bị phung

LÊ DIỄM PHÚC (phong cùi) Làng La Pang - Huyện Chư Pưh vả Làng Dun - Huyện Chư Sê là 2 làng chúng tôi phải đến ... Con đường chúng tôi đi không có cỏ hồng hoa lạ bên đường... nhưng lòng mỗi chúng tôi thì ngập tràn vui mừng và niềm hân hoan vì được Kết Nối đem Tình Yêu cùng Tấm Lòng của tất cả quý Anh Chị Em và các Bạn ở khắp mọi nơi đến chỗ đang còn nhiều khó khăn cơ cực này!!! Có một chút khó khăn trên đoạn đường không được bằng phẳng... xe liên tục lắc lư và chao đảo nhưng vẫn không át được tiếng cười đùa rộn rã của chị em chúng tôi... lòng chúng tôi đầy ắp vui mừng và hạnh phúc khi đặt chân đến nơi chúng tôi cần đến... được nhìn thấy ánh mắt thơ ngây ấy, nụ cười ấy với những vòng tay

ôm những bàn tay khe khẽ trao nhau... chúng tôi chẳng ai nói với ai lời nào nhưng mắt mỗi chúng tôi đều thấy nghèn nghẹn cay cay!!! Chỉ vậy thôi, chỉ cần vậy thôi chúng tôi lại có thêm nhiều động lực để tiếp tục đi... tiếp tục kết nối... tiếp tục yêu thương và yêu thương nhiều hơn nữa trên những hành trình kế tiếp. NGÀY THỨ HAI: Xã La Kriêng - Đức Cơ ; Xã La Chiă - La Grai là nơi chúng tôi đến... nằm sâu trong núi thuộc địa phận của Tỉnh Gia Lai (biệt riêng cho những những người bị bệnh phong cùi) Khi chúng tôi đến nơi này mới thật sự thấy người dân nơi này đang vô cùng CẦN... Chắc chắn các Anh Chị và các Bạn sẽ hỏi tôi họ CẦN gì phải không ạ? - QUẦN ÁO: Quần áo nơi đây rất cần... là những người bệnh phung, họ không thể tự vệ sinh cá nhân được, không thể tắm giặt được (vì vi trùng Hansen đã ăn mòn tay chân) Nên một bộ đồ họ mặc vài ngày sau là bỏ. - THỰC PHẨM : Như chúng tôi đã nói ... những người này không thể vệ sinh cá nhân nên chắc chắn cũng không còn khả năng lao động !!! Vậy họ sống sao đây??? Họ sống bằng Tấm Lòng và Tình Yêu của các Ân Nhân ở khắp mọi nơi ... ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

85


- THUỐC: Thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức nên những người nơi đây rất cần thuốc... để giúp họ vượt qua những cơn đau và chờ ngày qua đời !!! Khi thăm khám và phát thuốc... Y sĩ dặn: "thuốc này uống mỗi ngày 1 viên thôi nhé... uống nhiều "chết" đó!!!" Có người trả lời:"Chết cho rồi chớ sống chi khổ quá !" Nghe mà xót xa mà đau thắt lòng !!!!!!!! - TÌNH YÊU THƯƠNG : Vượt lên trên tất cả... những người nơi này vô cùng CẦN TÌNH YÊU THƯƠNG Một cái ôm... một bàn tay ân cần... một lời thăm hỏi động viên... một ánh mắt trìu mến cũng đủ làm họ cảm thấy ấm lòng để vượt qua nỗi đau thân xác vì biết mình vẫn còn ĐƯỢC YÊU THƯƠNG Tạm biệt nơi này... nhìn cái vẫy tay trong nụ cười Hạnh Phúc của người dân nơi đây mà sao chúng tôi lại rưng rưng!!!!???? Một lần nữa nhóm Kết Nối Yêu Thương chân thành Cảm Ơn Quý Ân Nhân đã chung tay góp phần đem Tình Yêu sưởi ấm nơi này... Cầu xin Chúa ban phước lại trên quý Anh Chị Em và các Bạn dư dật bội phần hơn. AMEN !!! Chuyến đi kế tiếp dự tính sẽ vào khoảng tháng 11 tại Lâm Đồng. Chúng tôi xin quý Anh Chị Em cầu nguyện và hỗ trợ bất cứ thứ gì bàn tay mình có thể làm được để góp phần hàn gắn chút nào nỗi đau thương và sự thiệt thòi của đồng bào mình, và cũng là một cách để đem Tình Yêu của Chúa đến cho thế gian đầy đau khổ này LÊ DIỄM PHÚC

86

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Mọi sự cộng tác, hỗ trợ, dâng hiến cho chương trình KẾT NỐI YÊU THƯƠNG, xin vui lòng liên hệ: Mục sư NGUYỄN VĂN HUỆ, Chủ Nhiệm Hướng Đi Magazine (469-493-2307) - Email huevan@juno.com Mục Sư LỮ THÀNH KIẾN; Chủ Bút Hướng Đi Magazine (740-547-7168) - Email kienlu@aol.com ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

87


CHUYỆN...YÊU THÍCH THƠ CA NGUYỄN ĐÌNH BÙI THỊ Kính chào quý vị và các bạn,

V

ăn chương thơ phú là một trong những lĩnh vực đáng yêu, cần có trong đời sống của con người, vì nó làm cho cuộc đời ta thêm đẹp, thêm đáng yêu, đáng sống. Bạn có yêu thích thơ ca không? Riêng tôi, không hiểu sao, cứ mỗi khi nghe ai đề cập đến chuyện văn chương thơ phú là tự nhiên tôi... thích. Tai bắt đầu để ý lắng nghe, tim bắt đầu... rạo rực rung lên, miệng bắt đầu muốn... góp chuyện. Lạ thế đấy! Có ai... lạ như tôi không? Tôi đoan chắc cũng có khá nhiều người... lạ như tôi chứ không ít đâu! Nhưng ông Trời đã sinh ra... sở thích mình như thế rồi, nên mình chỉ biết vui lòng nhận lấy và... phát huy nó cho tốt lên thôi phải không bạn? Vì đã được Đấng Tạo Hóa... set up ... lòng yêu văn chương thơ phú sẵn đâu từ khi còn... nằm trong bụng mẹ rồi, nên tôi dễ thuộc thơ của... người khác lắm, nhất là những bài thơ hay và độc đáo. Về thơ... ngoại đạo, thì tôi rất yêu thơ của nhà thơ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính là người miền quê và thơ ông viết về miền quê nhiều hơn bất cứ ai. Có thể nói không ai làm thơ về miền quê hay hơn ông. Tôi cũng là người sống ở miền quê, nên tôi thích thơ Nguyễn Bính, vì nó làm cho tôi thêm yêu làng quê, thôn xóm của mình hơn. Nguyễn Bính thi sĩ có nhiều, rất nhiều những bài thơ về miền quê hay một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy ý nghĩa và sâu sắc đáo để. Xin trích ra đây vài bài để... hầu chuyện quý thính giả, độc giả yêu quý của tôi: Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều. (Chân quê) 88

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Một bài thơ thật gần gũi, chân chất, mộc mạc như cái mộc mạc, chân chất của người miền quê. Hoa chanh, vườn chanh là loại cây, loại hoa rất đỗi thân thuộc với người dân quê. Cái đẹp của miền quê chính là cái “hương đồng cỏ nội”, nhưng một hôm em lên tỉnh về, nét đẹp đáng yêu đó bỗng... bay đi ít nhiều trước cái đẹp... đầy mê hoặc của chốn thị thành. Một chút... trách móc, một chút... tiếc nuối thật dễ thương ở đây phải không bạn? Hay ở một bài thơ khác: Nhà em cách bốn quả đồi, Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng. Nhà em xa cách quá chừng, Em van anh đấy, anh đừng yêu em. (Nhà em) Cách... tỏ tình của cô gái quê trong bài thơ thật... lém lỉnh đáo để. Nói là nhà em xa lắm, nói là em van anh đừng yêu em, nhưng lại như chỉ rõ địa chỉ nhà mình: cách bốn quả đồi, cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng để cho chàng biết địa chỉ mà đến với mình vậy... Cũng còn có nhiều nhà thơ... ngoại đạo khác nữa mà tôi cũng yêu thích thơ của họ, nhưng không có thì giờ nhiều để có thể hàn huyên được với bạn ở đây. Thật tiếc! ... Về thơ... nội đạo, tôi thích thơ của các nhà thơ như Tường Lưu, Thanh Hữu và một số nhà thơ khác nữa. Tôi thích thơ Tường Lưu bởi lẽ thơ ông nói đúng... tim đen của tôi cũng như của nhiều người trên linh trình theo Chúa và hầu việc Ngài. “Tôi không hiểu tại sao mình... vô lý/ Đi nhà thờ ngại ngùng quá... đường xa/ Nhưng bạn thân... nếu gọi, rủ đến nhà/ Vài chục dặm đi liền, không do dự!/ Tôi không hiểu tại sao mình... vô lý/ Mười đồng dâng cho Chúa... lớn làm sao!/ Nhưng khi tôi... đi bất cứ chợ


nào/ Cầm mấy chục tôi thấy như... ít quá/ ... Tôi không hiểu tại sao mình... vô lý/ Tin báo đăng là lập tức tin ngay/ Dù là tin... rất có thể... tin sai/ Nhưng lời Chúa, tôi từng nêu thắc mắc/ Nếu bạn cũng giống tôi, mình ... cùng loại/ Vì đức tin chưa đạt mức trưởng thành/ Đến bao giờ ta vui vẻ ... thưa rằng: Ở dưới đất, con ước chi... ngoài Chúa!” (Tôi... vô lý) Hỡi những anh chị em tin Chúa, bạn có thấy mình... vô lý như Tường Lưu thi sĩ đã nói không? Nếu mỗi một chúng ta mà bớt đi cho mình được những điều... vô lý ấy trong niềm tin theo Chúa của mình, thì chắc hẳn, Chúa sẽ vui lắm lắm. Bạn có khi nào dám... làm thơ tặng Chúa không? Tường Lưu thi sĩ thì đã... dám làm như thế đấy. Hãy nghe ông nói: “Chúa ơi, Chúa có thích thơ?/ Con làm tặng Chúa bây giờ được không?/ Chúa cười, Chúa bảo: Hãy làm/ Nếu là chân thật, Ta ban phước nhiều/ Không yêu, mà nói rằng yêu/ Coi chừng, giả dối là điều không nên!/ Những thơ thiên hạ dâng lên/ Ta nghe nhàm lắm, ngợi khen... bề ngoài!/ Trăm người không được một người/ Có lòng chân thật như lời thơ đâu!/ Lặng yên, tôi đứng cúi đầu!” (Làm thơ tặng Chúa) Hỡi những anh chị em tin Chúa, anh chị em có thấy mình còn sống thiếu chân thật với Chúa và với anh em mình nhiều không? Tôi tin rằng tôi cũng như anh chị em chúng ta đã rất, rất nhiều lần sống thiếu chân thật với Chúa và với anh em của mình. Xin Chúa thương xót tha thứ cho những yếu đuối, bất toàn của hết thảy mỗi một chúng ta! Cảm tạ Chúa đã ban cho Hội thánh của Ngài có được một con cái Chúa làm thơ sung sức và đầy ý nghĩa như nhà thơ Tường Lưu. Sức sáng tác thơ của Tường Lưu thật đáng nể, hơn cả ngàn bài thơ ca ngợi Chúa đã được ra đời từ trái tim yêu Chúa và yêu thơ cháy bỏng của ông. Tôi rất thích... tuyên ngôn thơ của Tường Lưu:

“Thơ tôi ca ngợi một mình Chúa thôi!” Vâng, chỉ một mình Chúa là Đấng tuyệt hảo đáng để con người chúng ta ca ngợi. Ngoài ra, không một ai xứng đáng để chúng ta ca ngợi cả, vì tất cả mọi người đều là tội nhân đáng chết trước mặt Đức Chúa Trời, không hơn, không kém. ... Tôi cũng yêu thích thơ của nhà thơ Thanh Hữu nữa, vì thơ Thanh Hữu luôn tràn đầy sức sống từ nơi Chúa, nó luôn khích lệ, luôn nâng đỡ chúng ta muốn “lên chốn cao hơn” trên linh trình theo Chúa. Đây là những vần thơ trong bài thơ “Nắng đã lên rồi”: “Nắng đã lên rồi em ngắm xem/ Mà sao cây lá rũ khô mềm/ Đông-âu hoa cỏ tưng bừng nở/ Mà ở quê mình rét buốt thêm/ Nắng đã lên rồi em biết không? Bao năm chờ đợi mắt hao mòn/ Mong cho hơi ấm tràn quê cũ/ Sưởi ấm tâm hồn em héo hon/ Nắng đã lên rồi em khẩn xin/ Hồng ân Thiên Chúa ngập quê mình/ Xua tan tuyết lạnh vào hư ảo/ Kết tụ hương lành nắng Phục sinh.” (Nắng đã lên rồi) Thật là những vần thơ chứa đầy hy vọng, đầy sức sống của nhà thơ vào một ngày mai tươi sáng sẽ sớm đến trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Trong một bài thơ khác: “Một kỹ sư, với bàn tay khối óc/ Đã tạo thành một sản phẩm vô tri/ Dù đẹp xinh, nhưng máy chẳng biết gì/ Chẳng thông cảm, buồn vui hay hạnh phúc/ Máy tự động, nhưng chỉ là vật chất/ Biết đứng đi, theo máy tính lập trình/ Biết nói cười, theo bộ nhớ thông minh/ Biết hoạt động, theo quy trình sản xuất/ Máy có thể, dáng hình như người thật/ Biết vẩy tay, biết cong cổ cúi đầu/ Biết đứng ngồi, biết nháy mắt nhìn lâu/ Biết trò chuyện, nhưng vẫn là “robot”/... Ta là một, tuyệt phẩm Ngài mong đợi/ Ban thẩm quyền, trong mục đích tuyệt luân/ Hãy đứng lên, ta chúc tụng vui mừng/ Sống đắc thắng, trong tầm nhìn tuyệt đích.” (Người và máy)

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

89


Nhà thơ có một so sánh khá hay giữa sản phẩm do con người làm ra với sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Người máy do con người làm ra kể cũng khá... dữ dằn đó chứ; nào là nó có thể... biết đứng đi, biết nói cười, biết hoạt động, biết cong cổ cúi đầu, biết đứng ngồi, biết nháy mắt, biết trò chuyện... nhưng nó cũng chỉ làm theo sự cài đặt sẵn của con người mà thôi, chứ nó không hề có cảm xúc như con người mà Đức Chúa Trời đã dựng nên, nó không biết và không thể nào có thể chia sẻ buồn vui hay sự cảm thông với ai cả. Có thể kết luận rằng sự tạo dựng nên con người của Đức Chúa Trời là tuyệt hảo của mọi sự tuyệt hảo, không ai có thể làm được gì vượt hơn được sự sáng tạo tuyệt vời của Đức Chúa Trời. ... Vượt lên trên tất cả những nhà thơ... ngoại và nội đạo mà tôi thích và đã trích dẫn ở trên, tôi yêu thích nhất là những bài thơ của đại thi hào Đa-vít đã được ghi chép lại trong Kinh Thánh.

Đa-vít làm khá nhiều thơ để dâng lên ca ngợi Đức Chúa Trời, Đấng mà ông yêu mến và tôn thờ. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông, đó là bài Thi-thiên 23 mà hầu như con dân Chúa nào cũng thuộc và yêu thích bài thơ ấy. Bài thơ ấy như sau: “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn-giữ tôi; tôi sẽ chẳng thiếu-thốn gì. Ngài khiến tôi an-nghỉ nơi đồng-cỏ xanh-tươi Dẫn tôi đến mé nước bình-tịnh. Ngài bổ lại linh-hồn tôi, Dẫn tôi vào các lối công-bình, vì cớ danh Ngài. Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai-họa nào; vì Chúa ở cùng tôi: Cây trượng và cây gậy của Chúa an-ủi tôi. Chúa dọn bàn cho tôi Trước mặt kẻ thù-nghịch tôi; Chúa xức dầu cho đầu tôi, Chén tôi đầy tràn. Quả thật, trọn đời tôi Phước-hạnh và sự thương-xót sẽ theo tôi; Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va Cho đến lâu dài.” (Thi-thiên-23) Một bài thơ nói về sự chăm sóc tuyệt vời của Đức Chúa Trời dành cho người thuộc về Ngài, được Ngài yêu mến là Đa-vít cũng như tất cả những có lòng tin nhận Chúa như ông. Bài thơ đầy những hình ảnh đem lại sự an ninh cho những ai ở trong sự chăn giữ của Ngài, như “đồng cỏ xanh tươi”, “mé nước bình tịnh”, “các lối công bình”, “cây trượng”, “cây gậy”, “dọn bàn ”, “xức dầu”, “chén tôi đầy tràn”, “phước hạnh và sự thương xót ”, “ở trong nhà Đức Giê-hô-va”. Bài thơ bày tỏ mối liên hệ mật thiết giữa Đấng Chăn Chiên và con chiên thật sinh động. Thi-thiên 23 được nổi tiếng không những chỉ giữa vòng những người tin Chúa nhưng cũng được phổ biến giữa những người không tin Chúa nữa. Một số nhà nghiên cứu văn học ghi nhận rằng Thi-thiên 23 là một trong những áng văn tuyệt tác của nhân loại. Thánh Ambrose thì nói: “Mặc dù cả Kinh Thánh đều tỏa ra ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng Thi-thiên thì ngọt ngào hơn các sách khác”.

Vua Thánh Đa-vít soạn Thánh Vịnh 90

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Bạn có yêu bài thơ độc đáo nầy không? Bạn có thường đọc và học bài thơ độc đáo nầy


không? Riêng tôi, tôi rất yêu quý Thi-thiên 23, tôi thường hay đọc, học nó, và cũng hay... giảng nó nữa, vì nó đem lại cho tôi một niềm tin yêu và hy vọng lớn lao nơi Đức Chúa Trời là Đấng mà tôi đang hết lòng tin cậy, tôn thờ và hầu việc. Nó làm cho tôi cảm thấy thật yên tâm khi sống giữa cuộc đời đầy bất an và tăm tối nầy, vì biết rằng Đức Chúa Trời không bao giờ quên chăn giữ tôi, chăm sóc tôi. Cảm ơn đại thi hào Đa-vít đã để lại cho Hội thánh của Ngài, đã để lại cho nhân loại một bài thơ tuyệt tác như Thi-thiên 23! Ngoài Thi-thiên 23, Đa-vít còn sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng, đáng yêu khác . Có thể kể như Thi-thiên 27 với những vần thơ mới... đẹp làm sao: “Tôi đã xin Đức Giê-hô-va một điều, và sẽ tìm-kiếm điều ấy! Ấy là tôi muốn trọn đời được ở trong nhà Đức Giê-hô-va, Để nhìnxem sự tốt-đẹp của Đức Giê-hô-va, Và cầuhỏi trong đền của Ngài.” (Thi-thiên-27: 4) Hoặc Thi-thiên 103 với những dòng thơ mở đầu đầy tha thiết với cả một sự khát khao tự trong tâm hồn của thi sĩ về Chúa: “Hỡi linh-hồn ta, khá ngợi-khen Đức Giê-hôva! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca-tụng danh thánh của Ngài! Hỡi linh-hồn ta, hãy ngợikhen Đức Giê-hô-va, Chớ quên các ân-huệ của Ngài. Ấy là Ngài tha-thứ các tội-ác ngươi, Chữa lành mọi bệnh-tật ngươi, Cứu-chuộc mạng-sống ngươi khỏi chốn hư-nát, Lấy sự nhân-từ và sự thương-xót mà làm mão-triều đội cho ngươi. Ngài cho miệng ngươi được thỏa các vật ngon, Tuổi đang-thì của ngươi trở lại như của chim phụng-hoàng.” (Thi-thiên-103: 1-5) ... Vâng, còn nhiều, rất nhiều những bài thơ hay và chứa chan tình cảm của nhà thơ đối với Đức Chúa Trời trong Thi-thiên và tôi tin rằng mỗi khi chúng ta đọc đến, nó đều đem lại sự khích lệ đức tin lớn lao cho chúng ta trên linh trình theo Chúa và hầu việc Ngài của mình.

Ai đó đã nói rất chí lý đại ý rằng: “Thi-thiên là sách dạy cho tín nhân biết cách để bước đi với Đức Chúa Trời, còn Châm Ngôn là sách dạy cho họ biết cách cư xử với con người.” Quả thật vậy, muốn biết làm cách nào để tương giao, để bước đi với Đức Chúa Trời đẹp lòng Ngài, hãy đọc và suy gẫm các bài thơ trong sách Thi-thiên của Kinh thánh! Tôi tin rằng khi bạn và tôi dành thì giờ để đọc và học các bài thơ trong sách Thi-thiên, chắc chắn chúng ta sẽ có một đời sống thuộc linh phong phú và sống động, và chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự chăm sóc của Đức Chúa Trời trên đời sống theo Chúa và hầu việc Ngài của mỗi một chúng ta cách rõ ràng. Nguyện xin Chúa thương xót và giục giã mỗi một chúng ta trên tinh thần yêu mến và vâng giữ lời Chúa, yêu mến nhiều những bài thơ đáng yêu trong sách Thi-thiên. Với những bạn là những người chưa tin nhận Chúa làm Chúa, làm Chủ cuộc đời mình, tôi xin mời nếu có thể được, hãy dành thì giờ để tìm đọc các bài thơ trong sách Thi-thiên của Kinh thánh để hiểu được tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho con người lớn là dường nào, và sự chăm sóc của Ngài dành cho họ mới tuyệt vời làm sao. Và bất cứ khi nào bạn bằng lòng đặt niềm tin nơi Chúa, bạn sẽ thực sự kinh nghiệm được tình yêu và sự chăm sóc tuyệt diệu đó của Ngài dành cho chính cuộc đời của bạn vậy. Kính chào quý vị và các bạn thân mến gần xa của tôi! Ước ao những bạn đoc chưa tin Chúa khi đọc bài viết đơn sơ nầy, sẽ nhận biết được sự thương yêu, chăm sóc tuyệt vời của Đức Chúa Trời. Và rồi, bạn sẽ quyết định mở lòng ra tin Chúa để trở nên con cái của Ngài, hầu được ở trong nhà Chúa, cùng chúng tôi hưởng phước sự sống của Ngài. Mong lắm thay! NGUYỄN ĐÌNH BÙI THỊ

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

91


MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

T

92

ính đến cuối tháng 9, 2020 cả thế giới đã có khoảng 30,000,000 người nhiễm bệnh và khoảng 1,000,000 người chết vì corona virus. Người ta gọi đó là pandemic, là cơn đại dịch toàn cầu. Tin tức báo chí truyền thông về đại dịch được nhắc đến mỗi ngày. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều bị lây lan đại dịch nầy. Người nào cũng sợ bệnh dịch lây lan, ai cũng tìm cách né tránh bệnh dịch. Cách duy nhất người ta tìm thấy lúc nầy là đeo khẫu trang, là tránh mặt, là cách ly, là không dám đến gần nhau. Sợ người khác lây bệnh cho mình và có thể mình lây bệnh cho người khác. Tất cả các nước đều bị thiệt hại nặng nề về kinh tế và liên lụy trong nhiều phương diện khác. Dân chúng các dân tộc trên thế giới đều đang trông chờ “vaccine” để yên tâm phần nào ngăn ngừa dịch bệnh. Nhưng ở nơi nào trên quả đất, mọi người cũng đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại sao loài người đều mắc bệnh, hết bệnh nầy đến bệnh khác, và rồi có một chứng bệnh sau cùng dẫn đến cái chết? Chết rồi đi đâu?

Chúa thì được cứu.” Đó cũng là lý do tôi rất nóng lòng và không trễ nãi để làm chứng về tin mừng cứu chữa bệnh tật tội lỗi nầy cho mọi người. Đây thật là tin mừng chữa lành duy nhất hữu hiệu mà nhiều người Việt vẫn chưa biết đến cách tường tận.

Kinh Thánh đã tìm ra lý do chính yếu của mọi thảm họa nặng nề xảy đến cho cả loài người, kể cả cái chết, từ xưa đến nay, đó là tội lỗi. Tội lỗi giống như men có tính thẩm thấu và lây lan. Tội lỗi giống như bệnh phung, khi một người bị mắc bệnh lây lan nầy, thì không thể chữa trị. Tội lỗi giống loại cỏ dại, khi đã rơi trồng xuống đất rồi, thì sẽ đem lại mùa gặt đắng cay. Tội lỗi giống như chứng bệnh nan y cần chữa trị. Chúa Giê-su nói, “Chẳng phải kẻ mạnh khỏe cần thầy thuốc đâu, nhưng là kẻ có bịnh; ta chẳng phải đến gọi người công bình, nhưng gọi kẻ có tội.” (Mác 2:17). Chúa Giê-su là bác sĩ, loài người là bệnh nhân. Tội lỗi là bệnh tật đã khiến Đức Chúa Trời từ trời giáng thế để cứu chữa loài người. Tiếc thay vẫn còn rất nhiều người Việt chưa biết đến phương pháp chữa trị tội lỗi của Đức Chúa Trời. “Vì ai kêu cầu danh

- Giống như virus, tội lỗi làm suy yếu và phân cách chúng ta với người khác.

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

Với hình ảnh bệnh tật nầy trong tâm trí, chúng ta hãy thử so sánh và tìm xem sự khát biệt giữa corona virus và tội lỗi để tìm xem vài bài học mà Đức Chúa Trời muốn dạy dỗ chúng ta hôm nay. - Giống như virus, tội lỗi là vô hình, không thấy được bằng mắt thường. - Giống như virus, tội lỗi có những triệu chứng. Corona virus có triệu chứng như viêm phổi, khó thở. Tội lỗi có những triệu chứng khủng khiếp gây nguy hại đau khổ cho loài người. - Giống như virus, tội lỗi nằm sâu bên trong, tội lỗi cũng nằm sâu đen tối trong lòng người. - Giống như virus, tội lỗi là thật. Người ta có thể xác nhận và định bệnh.

- Giống như virus, tội lỗi là chứng bệnh chí tử bất trị. Tội lỗi dẫn đến cái chết, cả thể xác lẫn linh hồn. Tội lỗi dẫn đến sự xa cách giữa con người và Đấng Tạo Hóa. Kinh Thánh khẳng định, “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23). - Giống như virus, tội lỗi hay lây lan. Tội lỗi là đại dịch toàn cầu. Tội lỗi lưu truyền từ cha mẹ đến con cháu, từ người đến người. - Giống như nhiều chứng virus, tội lỗi chưa có thuốc chữa từ các cố gắng của mọi người. Người ta đang cố gắng cứu chữa bệnh tật tội lỗi bằng những nổ lực như tôn giáo, đạo đức, triết lý, tu luyện, thờ cúng, làm lành lánh dữ, ăn ngay ở lành, cầu nguyện, khấn vái, giữ gìn các lễ nghi người khác đặt ra… Nhưng cho đến


thời đại hiện nay, loài người vẫn hoàn toàn bất lực, vô phương tự mình cứu chữa. Tội lỗi là nan đề gốc rễ của cả loài người. Có nhiều điều khác nhau giữa virus và tội lỗi. - Không giống virus chỉ gây bệnh ở một số người nhứt định, tội lỗi đã lây lan gây bệnh cho tất cả mọi người. Ai cũng bị nhiễm bệnh tội lỗi. Ngay cả trong các đại dịch có một số người vẫn tránh thoát không hề hấn gì. Lịch sử cho biết nạn cúm Tây ban nha (Spanish flu) đã gây bệnh cho một nửa dân số thế giới vào đầu thế kỷ 20. Tội lỗi còn tệ hại hơn rất nhiều. Không có chuyện mang khẩu trang, cách ly, rữa tay sạch, hay giữ khoảng cách xã hội có thể giải quyết được nạn dịch tội lỗi. Mọi người đều có tội. Tôi có tội, bạn có tội. Người già, người trẻ, người giàu hay người nghèo, người có học hay thất học, người khôn hay kẻ dại, người da trắng, da đen hay da vàng, tất cả mọi người đều bị nhiễm tội. 100% loài người là tội nhân. Không một người nào được miễn dịch. Cũng chưa có vaccine. Kinh Thánh khẳng định, “Chẳng có phân biệt chi hết, vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời… (Rô-ma 3:23).

Ngày nay cũng có những người mang trong mình một thứ virus gọi là corona virus và người đó vẫn đi lại giữa loài người mà không có triệu chứng nào phân biệt. Đó là chứng nguy hiểm của corona virus, nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh và cứ tiếp tục lây lan bệnh cho người khác. Trái lại, tội lỗi có những triệu chứng dễ thấy. Nó tỏ ra qua thái độ và hành động của con người. Không ai có thể che đậy những triệu chứng tệ hại của tội lỗi. - Không giống các virus, tội lỗi đem đến sự phán xét từ Đức Chúa Trời. Một virus có thể giết chết thể xác, nhưng tội lỗi có thể giết chết thể xác lẫn linh hồn. - Không giống virus, thế giới đã có thuốc chữa trị hết bệnh tội lỗi đến 100% lành bệnh nếu áp dụng đúng phương pháp. - Không giống virus, tội lỗi đã có toa thuốc chữa bệnh lâu dài và vĩnh viễn. Chúa Giê-su

đã giáng sinh, đã chết thế, đã sống lại, đã trờ thành Chúa Cứu Thế. Ngài đã rao báo tin mừng cứu chữa bệnh tật tội lỗi cho cả loài người trên khắp thế giới. Đây là niềm hy vọng duy nhất của loài người. Bạn chỉ cần đức tin. Bạn chấp nhận giải pháp thay thế. Chúa Giê-su đã gánh hết tội lỗi của bạn. Bạn chỉ cần tin Chúa. Bạn chỉ cần mời Chúa ngự vào lòng bạn, bước vào cuộc đời của bạn và gia đình bạn. Nhờ ân huệ của Chúa, bởi đức tin của bạn. Bạn sẽ được chữa lành, bạn sẽ được tha tội, bạn sẽ được rữa sạch. - Bạn có tin không? - Bạn có muốn tiếp nhận phương thuốc cứu chữa duy nhất nầy không? Giả sử bạn đang muốn ngăn ngừa bệnh corona virus lây lan, nếu Chính phủ Mỹ công bố hôm nay vaccine đã có sẵn ở Pharmacy, miễn phí, bạn có muốn đến nhận lãnh vaccine không? Giả sử vaccine đã có sẵn, y tá có sẵn ở Pharmacy, bạn có muốn đưa tay ra chích nhận vaccine vào người không? Ai lại dại dột khước từ một vaccine hiệu quả, miễn phí, kịp thời? Vậy mà thưa bạn, cho đến hôm nay, hàng triệu người Việt vẫn chưa chịu tiếp nhận lấy giải pháp chữa bệnh tội lỗi, ơn lành tha tội và sự sống đời đời chỉ có từ Chúa Cứu Thế Giê-su. Tôi thật tình không hiểu lý do tại sao có nhiều người Việt đang khước từ tin mừng cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Có thể có nhiều lý do. Có thể lý do đó là họ đang chờ đợi một giải pháp khác. Có thể đó là lý do họ chưa thấy bệnh tật là nghiêm trọng chí tử. Đó có thể là lý do họ đang hy vọng ở một giải pháp khác nơi một nhân vật nổi tiếng nào đó hay một giải pháp tự chữa trị bằng sức riêng. Hiện nay người Việt đang có nhiều lý do thoái thác. Đây là vấn đề của tấm lòng. Từ bên trong lòng, không phải bên ngoài. Đây không phải là người Việt đang sợ sự dụ dỗ, lừa dối để ai đó có lợi riêng. Không phải đâu, đây không phải là sự mua bán, đổi chác, cũng không ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

93


phải khổ công chữa trị tốn kém. Bạn không cần nghi ngờ, bạn cũng không cần chờ đợi thêm. Hãy nghĩ lại vể ích lợi mà bạn và gia đình bạn nhận được từ lời làm chứng nầy. Hãy suy nghĩ đến một bài cầu nguyện đơn sơ sau đây, nếu bạn chân thành muốn nguyện cầu như vậy, với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Chúa sẽ nghe và động lòng thương xót để cứu rỗi bạn. Lạy Đức Chúa Trời là cha của con, con biết con là người có tội. Con là một người nô lệ đang cần tự do. Con là người mắc bệnh nan y cần được chữa lành. Con biết rõ con không thể tự cứu mình thoát khỏi tội lỗi. Con bị tội lỗi trói buột trong vòng xiềng xích. Con đang cần một Đấng Cứu Thế. Con tin Chúa Giê-su là Chúa Cứu Thế mà con đang cần. Con tin Chúa Giê-su đã đã chịu chết trên thập tự giá thế chỗ của con, Chúa đã được chôn và sau ba ngày Chúa đã sống lại khỏi phần mộ. Chúa đang sống và đang nghe lời cầu nguyện của con. Xin Chúa tha tội cho con, cả tội quá khứ, hiện tại và tương lai. Con tin cậy Chúa và bây giờ con xin tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa và Chúa Tể của đời con. Con tạ ơn Chúa tiếp nhận con vào trong gia đình của Chúa. Xin giúp con sống làm vinh danh Chúa và vui hưởng chính mình Ngài mãi mãi. Amen. Hy vọng bạn lắng nghe, tiếp nhận lời chứng nầy và tìm cách liên hệ báo tin cho chúng tôi MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ 94

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


TIỂU MINH NGỌC

Hãy Đến Nhận Lấy “Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá.” - Ê-sai 55:1 “Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” - Khảihuyền 22:17

“Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát.” - Giăng 6:35 Hỡi người có khát, hãy mau đến, Suối Nước trong lành, Đức Chúa Trời, Tuôn chảy đời đời, không hề dứt, Uống vào, chẳng khát nữa bạn ơi! Người nào không có tiền để mua, Hãy đến mua ăn, không trả tiền, Đầy bụng no nê, Bánh Hằng Sống, Không còn lo đói, nhưng bình yên! Nhu cầu thuộc thể, Ngài ban xuống, Chẳng phải sợ chi, chẳng lo gì, Hãy để linh hồn, nương cậy Chúa, Ngài cho vui thỏa, vững tin đi! Chúng ta hãy đến, tôn vinh Chúa, Hết sức hết lòng, trọn tháng ngày, Sống để làm sao, Ngài vinh hiển, Trần gian thấy được, ngợi khen ngay! Tạ ơn Đấng Christ, không thay đổi, Đã cứu những ai, tin nhận Ngài, Làm sạch tâm linh, khỏi tội ác, Được làm con thánh, tốt lành thay! Nếu ai muốn biết Cha từ ái, Hãy đến thử xem, Đấng Christ này, Phước hạnh, bình an, Ngài ban xuống, Mở lòng tin nhận, Chúa hôm nay! TIỂU MINH NGỌC ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

95


MUÏC SÖ ÔI?

ĐỪNG VỘI NGHE THEO ĐA SỐ MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ

L

oài người khắp nơi thường dựa vào đa số để quyết định ý kiến của mình. Theo đa số nghĩa là theo đám đông, nếu phe đa số có ý kiến gì thì họ cho rằng ý kiến đó là đúng, là phải và họ hùa theo đa số. Ở Mỹ có nhiều đám đông, nhưng không phải đám đông là đa số. Chẳng hạn nhóm thanh niên theo đồng tính luyến ái. Nhóm cấp tiến có tiếng nói lớn. Mỗi lần đến mùa bầu cử, tôi thấy báo chí thường tổ chức những cuộc thăm dò và họ lại cổ vũ cho đa số, cho đám đông. Người ta gọi là political correctness. Đó là thái độ của những nhà làm chính trị. Họ nghĩ rằng đám đông là quan trọng, họ không muốn đám đông phật lòng, đám đông sẽ không bỏ phiếu cho họ. Nhưng đám đông trong xã hội đã từng có những quyết định tai hại. Chẳng hạn chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây, nước Mỹ đã loại bỏ sự cầu nguyện, bỏ dạy Kinh Thánh trong trường học, phủ nhận giá trị gia đình truyền thống một vợ một chồng, chấp thuận nhóm đồng tính lập gia đình giữa nam với nam, nữ với nữ. Ngày nay rõ ràng nhất là nước Mỹ đang chia ra hai phe, phe chống phá thai và phe thuận phá thai. Phe bảo thủ và phe cấp tiến. Nước Mỹ lên tiếng mạnh mẽ khi có 3000 người chết ở New York trong vụ 9-11, nhưng không dám lên tiếng khi hàng triệu bào thai sắp đến ngày sinh đẻ đã bị phá, bị giết, đem lại tội lỗi giết người và gây ra vết thương lòng của bao nhêu bà mẹ trẻ. Lương tâm vốn có của nhiều người đã bị chai lì. Trẻ em bị phe cấp tiến dạy dỗ ở trường học, các em sẽ bỏ phiếu bầu cử, các em sẽ thành số đông, số đông sẽ quyết định tương lai. Tôi đang lo cho tương lai nước Mỹ. Tôi suy nghĩ nếu nước Mỹ là nơi có Kinh Thánh, có Hội Thánh, có tự do tôn giáo nhiều nhất, mà đã chọn tự do theo ý riêng, theo xác thịt, theo đa số đến mức như vậy, thì số phận của thế giới sẽ ra sao? Chủ trương của nhóm đa số không phải luôn luôn đúng. Dân tộc Israel (Do Thái) đã kinh nghiệm sự 96

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

thất bại của phe đa số khi họ đứng trước cơ hội tiến vào Đất Hứa. Có 12 thám tử đại diện cho 12 chi phái nước Israel được sai phái đi do thám phần đất mầu mỡ của xứ Ca-na-an. Khi trở về ai nấy đều công nhận vùng đất họ đã đi do thám thật tươi tốt, mầu mỡ. Họ mang về những bằng chứng không chối cãi được, đó là những trái cây, những hoa quả tốt đẹp của vùng đất hứa. Cả 12 người đều quan sát như nhau, thấy kết quả như nhau, nhưng khi hỏi ý kiến thì lập tức 12 người do thám đã chia ra hai phe, phe đa số và phe thiểu số. Mỗi phe đều có lý, có tiếng nói, có lập trường. Phe đa số 10 người sợ tiến tới, muốn thối lui. Phe thiểu số có 2 người muốn tiến tới, muốn chiếm hữu miền đất mầu mỡ Trời ban. Phe thiểu số thấy cơ hội thành công. Cả hai nhóm đều lên tiếng. Nhưng phe đa số có tiếng nói mạnh hơn, và dân chúng đã hoang mang chạy theo phe đa số. Hậu quả là dân Israel thay vì chỉ mất 40 ngày là được tiến vào vùng đất hứa, bấy giờ họ phải đánh mất 40 năm lang thang đi lẩn quẩn vòng vo trong sa mạc khô cằn hoang vắng. Đứng trước những hứa hẹn về tương lai, nhiều người ngày nay vẫn còn không quyết chắc. Nhiều người vẫn chạy theo đa số. Họ tưởng quyết định theo đa số là chắc ăn. Tôi thấy rõ quyết định nầy trong việc theo Chúa hay theo người, theo phe nầy hay phe kia. Theo Chúa hay theo vô thần. Theo phe tự do hay theo phe Cộng Sản. Làm sao để theo phe đúng dù đó là phe thiểu số hay phe đa số? Đối với tôi, dễ dàng nhất là hãy tự hỏi, “Tôi đang theo ý Chúa hay đang theo ý người?” Muốn biết ý Chúa, hãy đọc Kinh Thánh, hãy nghe theo Chúa Cứu Thế Giê-su. Chúa Giê-su đã có lần kêu gọi: Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.


Chúa Giê-su thường khẳng định: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi.” Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống. Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, giờ đến, và đã đến rồi, khi những kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Đức Chúa Trời, và những kẻ nghe sẽ được sống. Vì như Cha có sự sống trong mình, thì Cha cũng đã ban cho Con có sự sống trong mình vậy. Cha đã ban quyền thi hành sự phán xét cho Con, vì là Con người. Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi; ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán. Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; ta xét đoán theo điều ta nghe, và sự xét đoán ta là công bình, vì ta chẳng tìm ý muốn của ta, nhưng tìm ý muốn của Đấng đã sai ta. Ngoài việc nghe theo Chúa Giê-su, mỗi người có thể kiểm chứng nguyên tắc xem trái biết cây. Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê? Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi. Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được.

Cuối cùng, nếu vì ngây thơ dại dột, thành kiến hay phe phái lỡ chọn, bạn có thể quyết định theo tiếng nói của lương tâm mình. Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: Chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình. Ấy là điều sẽ hiện ra trong ngày Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Giê-su Christ mà xét đoán những việc kín nhiệm của loài người, y theo Tin Lành tôi. Tôi thích quyết định của các sứ đồ khi đứng trước áp lực của đám đông, họ đã giữ lập trường nghe theo tiếng của Chúa, giữa tiếng ồn ào hăm dọa của nhiều người. Khi chúng thấy sự dạn dĩ của Phi-e-rơ và Giăng, biết rõ rằng ấy là người dốt nát không học, thì đều lấy làm lạ; lại nhận biết hai người từng ở với Đức Chúa Giê-su. Nhưng vì thấy người được chữa lành đứng bên hai người, nên chúng không có lời gì để bẻ bác được hết. Chúng biểu hai người ra khỏi tòa công luận rồi, bèn bàn luận cùng nhau, rằng: Chúng ta xử với hai người nầy làm sao? Vì cả dân thành Giê-ru-sa-lem đều biết rõ thật họ đã làm ra một phép lạ sờ sờ; chúng ta chối không nổi. Dầu vậy, hầu cho việc khỏi đồn ra trong dân nữa, chúng ta nên lấy lời ngăm dọa, cấm họ, từ rày về sau, chớ lấy danh đó dạy dỗ không cứ là ai. Họ bèn đòi hai người vào, rồi cấm tiệt, chẳng cho nhân danh Đức Chúa Giê-su mà nói hay là dạy. Nhưng Phi-e-rơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe. Vậy, họ lại ngăm dọa hai người nữa, rồi tha ra, không tìm phương bắt tội, vì cớ dân chúng, bởi ai nấy đều ngợi khen Đức Chúa Trời về việc đã xảy ra. Vả, người đã nhờ phép lạ cho được chữa bịnh đó, là người đã hơn bốn mươi tuổi. Bạn thân mến, Bạn đang theo nhóm thiểu số đúng hay đang theo nhóm đa số sai? MỤC SƯ NGUYỄN VĂN HUỆ ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

97


MẸ ƠI, CON XIN HỎI Ngày 8

LÊ MINH THẢO

L

sao Ngài có thể ở vừa trong thân thể con người mà không nổ tung? Dễ thôi! Chúa Giê-su bỏ lại tất cả quyền năng của Ngài. Ngài để hết lại trên thiên đàng.

Chỉ có một Đức Chúa Trời chân thật. Ngài có ba ngôi là Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Linh. Con gọi là Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Chỉ có một Đức Chúa Trời, nhưng Ngài hiện hữu trong ba Thân Vị, và một trong ba Thân Vị là Chúa Giê-su, còn gọi là Chúa Con.

“Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, … trở nên giống như loài người… thậm chí chết trên cây thập tự” (Phi-líp 2:6-8). Khi Chúa Giê-su làm người, Ngài không giữ lại năng quyền tuyệt đối của Ngài. Ngài buông bỏ tất cả và chịu sinh ra trong hình hài yếu đuối của một em bé. Chúa không thể chết, nhưng thân xác Chúa Giê-su thì có thể, và Ngài đã chết.

u-ca 6:12 chép, “Đức Chúa Giê-su đi lên núi để cầu nguyện, và thức thâu đêm cầu nguyện Đức Chúa Trời.”

Một số người thắc mắc: Nếu Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời thì Ngài cầu nguyện với chính Ngài sao? Đây là một câu hỏi thông minh, nên hãy xem câu trả lời nhé!

Kinh Thánh có nói Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời không? Có đó! Phúc âm Giăng chép, “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời” và “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt” (1:1,14). Những câu này rõ ràng nói về Chúa Giê-su. Giăng 1:18 chép, “Chỉ Con một [Chúa Giê-su] ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha cho chúng ta biết.” Sáng Thế Ký 1:1 chép, “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Nghĩa là sao? Đức Chúa Trời dựng nên tất cả mọi thứ. Sau đó Hê-bơ-rơ 1:2 chép, “lại bởi con mà Ngài dựng nên thế gian.” Chúa Giê-su cầu nguyện với Đức Chúa Cha, và Chúa Cha gọi Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói, “Khi Ngài đưa con đầu lòng mình vào thế gian, thì phán rằng: Mọi thiên sứ của Đức Chúa Trời phải thờ lạy con. … Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia, quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng. … Cho nên, hỡi Chúa, Đức Chúa Trời của Chúa lấy dầu vui mừng xức cho” (Hê-bơ-rơ 1:6,8-9). Sao mà Chúa Giê-su trở thành người bình thường được nếu Ngài là Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng và to lớn hơn cả vũ trụ. Làm 98

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

-------Bây giờ con có thể giải thích với người khác vì sao Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời được chưa? Hãy thử nhé! Chúa Giê-su đã để lại điều gì trên thiên đàng khi giáng sinh làm người?


MẸ ƠI, CON XIN HỎI Ngày 9

CHÚA GIÊ-SU TRÔNG NHƯ THẾ NÀO? LÊ MINH THẢO

H

ồi cha mẹ còn nhỏ và đến trường Chủ nhật, hầu hết các bức tranh vẽ Chúa Giê-su thường là da trắng, tóc vàng, và mắt xanh. Đó là cách con người nghĩ về Chúa, hoặc họ muốn Chúa trông giống như vậy. Lúc đó, quảng cáo trên ti-vi khuyến khích phụ nữ nhuộm tóc vàng. Họ nói, “Tóc vàng rất tuyệt vời!” Quảng cáo dầu gội đầu thường cho thấy phụ nữ với mái tóc vàng, đẹp, óng ả. Vậy nên nhiều người nói, “Chúa Giê-su giống như trong quảng cáo dầu gội.” Rồi họ lại hỏi, “Nhưng Chúa Giê-su là người Do Thái mà. Sao nhìn Ngài không giống dân Do Thái? Chả đúng gì cả.” Hầu hết những người Do Thái trong thời Chúa Giê-su có da nâu sáng và mắt nâu, còn tóc thì đen và gợn sóng. Hiện nay người Do Thái hiện đại có da trắng và một số có tóc vàng. Nhưng đó là vì tổ tiên họ đã cưới người châu Âu.

ảnh Ngài sau khi sống lại và có thân thể vinh hiển mới. Hãy đọc câu này để xem Chúa Giê-su hiện nay trông oai nghi như thế nào: “Đầu và tóc người trắng như lông chiên trắng, như tuyết; mắt như ngọn lửa; chân như đồng sáng đã luyện trong lò lửa, và tiếng như tiếng nước lớn. … Và mặt như mặt trời khi soi sáng hết sức.” (Khải huyền 1:14-16)

Và con nên nhớ rằng: những gì trong tấm lòng Chúa Giê-su quan trọng hơn hình dáng Ngài trông như thế nào. -----Theo con thì Chúa Giê-su trông như thế nào? Chúa Giê-su là người Do Thái. Người Do Thái thời đó trông như thế nào?

Cũng phải mất nhiều năm các họa sỹ mới thay đổi cách nhìn và bắt đầu vẽ Chúa Giê-su giống người Do Thái hơn. Thật ra, không ai biết chính xác Chúa Giê-su trông như thế nào. Do đó, các hình vẽ ngày nay cũng là sự tưởng tượng của các hoạ sĩ mà thôi. Nhưng phần lớn thì trông giống thật hơn. Dù một vài người vẫn cố vẽ Ngài tóc vàng. Nhiều người cho rằng Chúa Giê-su không đẹp trai lắm, vì tiên tri Ê-sai nói: “Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự gì đẹp đẽ; khi con thấy người, chẳng có sự gì cho con ưa thích được” (Ê-sai 53:2). Có thể Chúa không đẹp trai. Nhưng tiên tri Ê-sai đã miêu tả Ngài “như cái rễ ra từ đất khô.” Nên có lẽ tiên tri đang miêu tả cái rễ khô. Chúng ta không thực sự biết điều này. Một số người tin Chúa Giê-su da đen. Họ chứng minh bằng đoạn Kinh Thánh miêu tả tóc Ngài “như lông chiên” (Khải huyền 1:14). Nhưng câu đầy đủ nói, “Đầu và tóc người trắng như lông chiên trắng, như tuyết; mắt như ngọn lửa.” Đây không phải là hình dáng con người của Chúa Giê-su. Đây là hình ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

99


T

JAMES L. MELTON

rước khi xãy ra vụ kiện Roe vs. Wade ở tòa án tối cao năm 1973, nước Mỹ có khoảng 500,000 trường hợp phá thai mỗi năm. Đến ngày nay, nước Mỹ đã có hơn 1,000,000 ca phá thai mỗi năm. Tức khoảng 4000 ca/ngày, hay 3 ca/phút. 93% các trường hợp phá thai là vì thuận tiện. Chỉ có 3% liên quan đến sức khỏe của người mẹ, và thêm 3% nữa liên quan đến sức khỏe thai nhi. 1% còn lại đến từ các trường hợp hiếp dâm hoặc loạn luân. Như vậy, 93% các trường hợp phá thai ở Mỹ xảy ra chỉ vì một người không muốn có con. Đã có nhiều cách phá thai phổ biến hiện nay, và sẽ có thêm nữa theo thời gian: • Hút thai. Phương pháp này thực hiện bằng cách hút thai nhi ra khỏi bụng mẹ trong thời kỳ thai còn ít tháng. • Nạo thai: thai nhi bị cắt và múc ra khỏi bụng mẹ. • Phẫu thuật: mổ bụng người mẹ, lấy thai nhi ra ngoài và để cho chết ngạt, do lúc đó phổi của em bé chưa phát triển đầy đủ. • Ngâm nước muối: bơm nước muối vào bộc nước ối để thai nhi tự chết. Với phương pháp này, tử thi sẽ được sinh ra vài ngày sau đó. • Dùng thuốc phá thai, tức gây ức chế để thai nhi tụt ra khỏi tử cung. Kinh Thánh nói gì về hành động phá thai? Khi đề cập đến phụ nữ mang thai, Kinh Thánh dùng câu “với đứa trẻ” 26 lần, trong khi đó không hề đề cập đến “với bào thai.” Trong Lu-ca 1:36-41, chúng ta được biết Ê-li-sa-bét đã “chịu thai một trai” và “con nhỏ ở trong lòng mẹ liền nhảy nhót.” Lời Chúa không nói rằng “bào thai… nhảy nhót.” Rõ ràng là CON NHỎ đã nhảy nhót. Chữ này CON NHỎ này 100

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

cũng được dùng để miêu tả Chúa Giê-su trong máng cỏ SAU KHI Ngài được sinh ra (Lu-ca 2:12,16). Trong mắt của Chúa, em bé trước khi được sinh ra hay sau khi được sinh ra đều như nhau, tất cả đều là người. Xin hỏi quý đọc giả: “con trẻ (infant)” nghĩa là gì? Xin quý vị cứ giữ câu trả lời ở đó, và chúng ta sẽ trở lại sau. Bây giờ xin hãy xem Gióp 3:16, “Hoặc tôi chẳng hề có, như một thai sảo biệt tăm, giống các con trẻ (infant) không thấy ánh sáng.” Bạn có thấy rằng Gióp vẫn gọi con trẻ chưa được sinh ra là “con trẻ” chưa? Không phải là bào thai. Cũng không phải một bộ phận gì, mà là CON TRẺ. Với cách nhìn của Chúa, con trẻ chưa được sinh ra là một con người, và Chúa chưa bao giờ phủ nhận giá trị của con người đó. Vua Đa-vít nói trong Thi Thiên 51:5, “Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi.” Ông không nói “bào thai” được sanh ra trong sự gian ác, hay mẹ ông đã mang “bào thai” trong tội lỗi. Bởi sự cảm thúc của Đức Thánh Linh, vua Đa-vít đã nói chính ÔNG được hoài thai. Tương tự như vậy với Thi Thiên 139:13-16, “Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm. Khi tôi được dựng nên trong nơi kín, chịu nắn nên cách xảo lại nơi thấp của đất, thì các xương cốt tôi không giấu được Chúa. Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi; số các ngày định cho tôi, đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy.” Ai đang ở trong lòng mẹ? Đa-vít. Chính con người của ông. Kinh Thánh không bao giờ dùng từ gì kém hơn là người để gọi các em bé chưa sinh ra.


Trong Giê-rê-mi 1:5, Kinh Thánh cũng nói Chúa biết ông, “Trước khi ngươi sanh ra, ta đã biệt riêng ngươi, lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước.” Để biết Chúa đã xem các trẻ em chưa sinh như một người hoàn toàn, xin xem thêm Xuất Êdíp-tô ký 21:22-23, “Nếu người ta đánh nhau, đụng nhằm một người đàn bà có thai, làm cho phải sảo, nhưng chẳng bị sự hại chi khác, thì kẻ đánh nhằm đó phải bồi thường theo lời chồng người sẽ định, và trả tiền trước mặt quan án. Còn nếu có sự hại chi, thì ngươi sẽ lấy mạng thường mạng.” Nếu người phụ nữ phải sinh sớm và đứa nhỏ không hề gì, người phạm lỗi không chịu án tử hình. Nhưng nếu đứa trẻ chết, hoặc mẹ nó chết, thì người kia phải đền mạng. Tại sao Chúa lại yêu cầu án tử hình, nếu Chúa không xem đứa trẻ trong bụng mẹ là con người! Thưa quý bạn đọc, dù chúng ta có thích hay không, Chúa vẫn kể sự sống con người hiện hữu từ khi bắt đầu thụ thai, và trẻ em chưa sinh ra cũng vẫn là người. Không chỉ có Kinh Thánh bày tỏ lẽ thật này, khoa học cũng xác nhận điều tương tự. Tế bào ban đầu của con người có 46 nhiễm sắc thể, gồm 23 của cha và 23 của mẹ. Trong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ không đóng gớp tế bào nào thêm. Tế bào ban đầu của em bé đã tự phân chia và phát triển lên để giúp em hoàn thiện thân thể. Từ 2 tuần tuổi, “bào thai” đã có thể tự

chuyển động. Đến 4 tuần tuổi, em bé bắt đầu có xương sườn, cơ bắp, tim và nhịp tim. Đến tuần thứ 5 thì các cơ phận như tai, mắt, và bàn tay được hình thành. Qua đến tuần thứ 6 - 7 thì em bé có thể cảm nhận được sự va chạm của mẹ. Một cách khoa học, em bé là một cá thể độc lập từ sáu tháng trước khi sinh, cũng giống như một em bé đã được sinh ra sáu tháng, cho dù người mẹ vẫn chu cấp dinh dưỡng cho con mình khi bé còn trong bụng, cũng như tiếp tục điều đó sau khi em đã được sinh ra. Do đó, phá thai là sai, là hành động giết người. Châm ngôn 6 và Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:25 nói Chúa ghét kẻ làm đổ huyết vô tội, “Đáng rủa sả thay kẻ nào nhận hối lọ để giết người vô tội. Cả dân sự phải đáp: Amen!” Còn ai có thể vô tội hơn các em bé chưa sinh! Xã hội chúng ta đã trở nên tội lỗi khi mỗi năm giết hơn 1 triệu trẻ em vô tội, và Chúa ghét những người làm điều này. - Phá Thai Là Vi Phạm Luật Đạo Đức Chúa Giê-su nói trong Ma-thi-ơ 7:12 “Hễ điều chi các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri.” Bạn có muốn bị người khác bỏ vào lồng, xé tay, chân, đầu, cổ cho đến chết không? Do đó, phá thai là vi phạm luật của Chúa. “Ta biết rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm nên còn có đời đời; người ta chẳng thêm gì được, cũng không bớt chi đặng; Đức Chúa Trời làm như thế để loài người kính sợ trước mặt Ngài” (Truyền đạo 3:14). Chúa là đời đời, và công việc của Ngài cũng có giá trị đời đời. Phá thai là hành động loại bỏ người mà mình không muốn, một cố gắng tiêu diệt công việc của Chúa và cho rằng Ngài đang hành động giả dối. Một lần kia Chúa Giê-su nói, con người có thể hủy phá thân xác người khác, nhưng không phá được linh hồn (Ma-thi-ơ 10:28), nên nếu ai đó có phá thai thì em bé đó đã chết, nhưng linh hồn của em đang ở thiên đàng. ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

101


Sau khi phạm tội với Bát-sê-ba, Đa-vít đã nói những lời này với Chúa, “Vì tôi nhận biết sự vi phạm tôi, tội lỗi tôi thường ở trước mặt tôi.” Đa-vít đã bị cáo trách về tội lỗi mà ông đã phạm, và ông không thể trốn khỏi cảm xúc đó. Hầu hết phụ nữ đã chọn phá thai thường sống với đau khổ và dằn vặt cả đời. Nếu bạn có ý định phá thai, hãy hỏi kinh nghiệm của những người đã trải qua chuyện này, và xem liệu họ có muốn làm điều đó nữa không. Hãy hỏi xem họ có hối tiếc hay không!

Nếu Chúa đã cho một em bé được hình thành, Ngài chắc chắn có chương trình cho em bé đó. Cha mẹ của Ma-ry không biết là Ma-ry sẽ hạ sinh ra Chúa Cứu Thế, nhưng điều đó đã xảy ra. Chúa có chương trình cho mỗi một em bé (Sáng Thế Ký 4:25, Các Quan Xét 13:3-5, Giêrê-mi 1:5, Lu-ca 1:13-17). Do đó, phá thai là cản trở công việc của Đức Chúa Trời. Chúa dựng nên con người có giá trị trên hết mọi vật (Sáng Thế Ký 1:26-28), nên sự sống của con người rất quý giá. Mạng người quý đến độ Chúa đã áp đặt hình phạt cao nhất là tử hình cho những ai giết người (Xuất Ê-díp-tô ký 21:12, Dân Số Ký 35). Phá thai chính là thông điệp cho rằng mạng sống con người không có giá trị gì, và người ta có quyền làm điều mình muốn. Khi nào thì xã hội chúng ta sẽ hợp pháp hóa việc giết người tàn tật và già cả? Khi nào thì xã hội sẽ cho phép giết những người tin vào Kinh Thánh và các giá trị trong đó? Nếu xã hội không dừng lại, con người sẽ đi đến ngày đó (Khải Huyền 13:16-18; 20:4). “Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những điều ác, nên lòng con loài người chuyên làm àm điều ác” (Truyền đạo 8:11). Tại sao có đến cả triệu phụ nữ phá thai mỗi năm? Phần lớn là do xã hội 102

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

đã xem điều đó trở nên phổ biến, và không ai lên tiếng. Mỗi lần một phụ nữ chấp nhận phá thai là cô ấy giúp xã hội làm quen với tội lỗi đó, cô ấy đang quảng cáo cho lối sống xa rời Kinh Thánh. Bởi hành động của mình, người phụ nữ đó đang khuyến khích người khác cùng phạm tội như mình, và cả những tội lỗi khác nữa. Sự tiện lợi của sự phá thai dẫn đến những tội lỗi khác như ngoại tình và gian dâm.

Phá thai là hành động cho thấy người đó muốn tự giải quyết vấn đề, thay vì tin cậy Chúa. Điều này nói lên sự thiếu đức tin, và do đó, Chúa sẽ kể là tội lỗi, theo như Rô-ma 14:23, “vì sự gì không đến bởi đức tin là tội lỗi.” Và nếu không có đức tin thì không thể nào làm hài lòng Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 11:6). Một người đau khổ có thể nói, “Tôi nuôi con không nổi. Tôi chưa sẵn sàng để có con!” Vấn đề là bạn cần tập tin cậy Chúa và những lời hứa của Ngài. Bạn cần dừng lại việc tin cậy bản thân mình, và bắt đầu bước đi với Chúa. Bạn sẽ không cần phá thai, vì điều này sẽ chỉ gây thêm đổ vỡ trong mối liên hệ giữa bạn với Chúa. Ma quỷ dẫn dụ bạn rằng phá thai sẽ giải quyết mọi nan đề, nhưng đó là sự lừa dối. Nếu bạn nghe theo lời ma quỷ, bạn sẽ hối tiếc và chịu trách nhiệm trước mặt Chúa. Sao bạn không dâng cuộc sống mình cho Chúa, tôn Ngài làm chủ để Ngài sẽ giải quyết các nan đề của bạn? Chúa Giê-su đến thế gian để hi sinh mạng sống của mình nhằm chuộc những tội lỗi của bạn. Chúa Giê-su là hi vọng duy nhất cho sự cứu rỗi, không có con đường nào khác. Bởi sự tin nhận Chúa Giê-su, mọi tội của bạn sẽ được tha. Chúa Giê-su đã sắm sẵn con đường đi tới thiên đàng, bạn có bằng lòng từ bỏ sự công chính riêng của mình, rồi tin cậy Chúa không? Ngài sẽ cứu bạn như lời Ngài đã hứa. Hãy tin cậy Chúa Giê-su để Ngài thay đổi đời bạn JAMES L. MELTON


THANH HỮU

KHÔNG-THỜI-GIAN MỚI Thời gian hỡi, làm sao ta biết hết, Ngày, tháng, mùa, thế kỷ, bách thiên niên. Đơn vị nào, để đếm hết uyên nguyên, Từ khởi thủy đến tận cùng vô cực ! Ta tính tuổi cho cuộc đời trên đất, 1 Cho tháng ngày lưu lạc ở trần gian. Nhưng khi ta vút cánh đến thiên đàng, Ai định tuổi, không-thời-gian khác biệt ? Tuổi Môi-se, trăm hai mươi lúc chết 2 Nhưng bây giờ ai tính được bao nhiêu? Ông đã qua không gian mới bốn chiều, Trong tay Chúa, bao ngàn năm vinh hiển. Nhìn vũ trụ, bao thiên ngân huyền nhiệm, Tỷ thiên hà, thiên thể quá mênh mông. So sánh nào, vệ tinh nhỏ cỏn con, Như trái đất, vùng trời thái dương hệ? Dù thế giới, không-thời-gian nhỏ bé, Nhưng vui mừng, Con Thiên Chúa xót thương. Ngài hy sinh, để khai mở con đường, Đem ta đến không-thời-gian vô tận. Xin mở mắt, mở tầm nhìn hữu hạn, Thấy cõi trời, thấy vũ trụ bao la. Thấy vinh quang, thấy phước hạnh trời hoa, Thấy vương quốc, trong nhà Cha vinh hiển. Trời đất mới, tân thiên niên xuất hiện, 3 Không mặt trời, không tinh tú sáng soi. 4 Ánh vinh quang Thiên Chúa tỏa muôn loài, Là nguồn sáng muôn triệu ngàn dân thánh . 5 Trời đất mới sẽ không còn tật bệnh, Không đau buồn, không tang chế khóc than. 6 Chúa yêu thương lau ráo lệ tuôn tràn, Ta mãn nguyện “không-thời-gian” vĩnh phúc THANH HỮU - Tháng 9 năm 2020 1 Sáng 25:7, - 2 Phục truyền 34: 7 - 3 Khải Huyền 21:1 - 4 Khải Huyền 21: 23 - 5 Khải Huyền 21: 24 - 6 Khải Huyền 21:4

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

103


DẠY CON THEO CÁCH CỦA NGƯỜI DO THÁI ĐỂ SẢN SINH RA NHỮNG THIÊN TÀI

N

MỤC VỤ DO THÁI LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM

gười Do Thái đặc biệt xuất chúng, ai cũng biết điều đó. Nếu xét về nguồn gốc tất cả chúng ta đều có chung một nguồn gốc. Làm thế nào để họ trở nên một dân tộc đặc biệt? Trước kia, người ta nghĩ đó là từ di truyền nhưng những nghiên cứu mới nhất thì người ta tin rằng sự khôn ngoan của người Do Thái là đến từ sự giáo dục độc đáo của họ. Dạy con cái là phần quan trọng nhất của nền giáo dục Do Thái, đây cũng là một trong những điều luật mà người Do Thái bắt buộc phải tuân giữ. Để trở thành dân tộc vĩ đại sinh ra những cá nhân kiệt xuất, hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, đó là một quá trình dạy dỗ đã được các bậc phụ huynh Do Thái áp dụng cho các con mình từ bao đời nay. Và sau đây là bảy nguyên tắc người Do Thái dạy con cơ bản của người Do Thái.

Với những bà mẹ người Do Thái, ngay từ khi mang thai, theo truyền thống cha mẹ

104

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

sẽ đọc Kinh Thánh cho con nghe, đặc biệt là các sách Thi Thiên. Khi em bé lớn lên, sách đầu tiên mà em bé tiếp xúc đó chính là quyển Kinh Thánh, với người Do Thái đó là Kinh Torah. Để khuyến khích lòng yêu Kinh Thánh, yêu sách vở. Thứ có thể mang lại sự khôn ngoan thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã chấm mật ong lên các trang sách để cho bé liếm, việc này giúp tiềm thức của chúng ghi nhận rằng sách là thứ ngon ngọt, khơi gợi tình yêu trong chúng với Kinh Thánh và sách. ( xem thêm ở https://www. facebook.com/mucvudothai/posts/595444554409608 )

Khi trẻ em làm lễ trưởng thành thì trẻ cần phải đọc Kinh Thánh của người Do Thái nhiều lần và đặt Tefillin ở trên đầu và đeo nơi tay (hộp đựng Kinh Thánh trên đầu và đeo dây tượng trưng cho lời Chúa trên tay). Người Do Thái rất tôn trọng Kinh Thánh, họ làm điều này vì kính sợ Chúa và Kinh Thánh thực sự có thể khiến cho họ trở nên khôn ngoan và thông thái. Phao lô một học giả gốc Do Thái đã nói “từ khi con còn thơ ấu ĐÃ BIẾT KINH THÁNH VỐN CÓ THỂ


KHIẾN CON KHÔN NGOAN để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ.” ( II Ti-mô-thê 3:15 ). Ngay từ nhỏ người Do Thái đã biết Kinh Thánh ( Kinh Torah của người Do Thái, vì thời đó chưa có Kinh Thánh ngày nay) vốn có thể khiến cho họ trở nên khôn ngoan và ông nói tiếp “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, CÓ ÍCH CHO sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình,” ( II Ti-mô-thê 3:16 ).

Đối với người Do Thái, sự khôn ngoan mà họ có bắt nguồn từ sự thờ phượng và tôn kính Chúa. Người khôn ngoan nhất trên thế giới là Salomon đã khuyên người dân mình “Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng.” Châm ngôn 9:10. “ Sự kính sợ Đức Giê-hô-va dạy dỗ điều khôn ngoan;” Châm Ngôn 15:33. Vì điều này ngay từ khi còn nhỏ, trẻ con đã được dạy cần phải kính sợ Chúa, họ kính sợ Chúa bằng cách dạy con làm theo điều răn và thờ phượng Chúa. Khi sang đất nước này, dễ dàng chúng ta nhìn thấy những người Do Thái đội mũ trùm đầu, mũ này được gọi là MŨ SỢ CHÚA. Người Do thái đội mũ này để nhắc nhở sự Kính sợ Chúa. ( Phong tục đội mũ này bắt nguồn từ

việc người mẹ Do Thái được tiên báo con mình tương lai sẽ trở nên người ăn trộm, để tránh điều đó người mẹ đã làm cho con mũ đội đầu với mong muốn che đậy tội lỗi khỏi đầu và cho con khôn ngoan hơn. Đứa con đó khi đội mũ thì rất tốt, nhưng một lần quên đội đã ăn trộm hoa quả. Vì vậy, mũ đã không rời đầu người trai trẻ này, cho đến khi về già người đó đã trở nên một người thông thái. Vì điều này mà người Do Thái đội mũ trên đầu cho đến ngày nay.) Đối với người Do Thái, tổ phụ dân Do Thái là Áp-ra-ham, ông chính là người được Chúa chọn lựa để ban phước và như Kinh Thánh chép ông ĐƯỢC CHỌN ĐỂ RĂN DẠY CON CÁI, dòng dõi ông thờ phượng Chúa “TA ĐÃ CHỌN NGƯỜI ĐẶNG KHIẾN NGƯỜI DẠY CÁC CON cùng nội nhà người GIỮ THEO ĐẠO ĐỨC GIÊ-HÔ-VA, làm các điều công bình và ngay thẳng” (Sáng thế ký 18:19). Người Do Thái cũng quan niệm sự khôn ngoan là đến từ nơi Chúa “Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan; Từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng.” Châm ngôn 2:6. Vì vậy thờ phượng Chúa, tìm cầu Chúa sẽ mang sự khôn ngoan đến với họ. Đất nước Do Thái có rất nhiều kỳ lễ, tất cả đều liên quan đến sự thờ phượng, hầu hết những người Do Thái đều dạy con giữ các kỳ lễ này vì điều này mang đến ích lợi cho con cái họ.

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

105


cái đèn để dẫn dắt con họ bước đi cách vững vàng và không lạc lối giữa cuộc sống này. Người Do Thái được dạy dỗ về sự thành công mà họ có ngày hôm nay liên quan đến việc làm theo luật pháp và điều răn Chúa “Hãy giữ điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời muốn con giữ, để đi trong đường lối Ngài, gìn giữ những luật pháp, điều răn, mạng lịnh, và sự dạy dỗ của Ngài, y như đã chép trong luật pháp của Môi-se, hầu cho con làm điều chi hay là đi nơi nào cũng đều được thành công” I Các vua 2:3. Vì vậy họ dạy con cái giữ điều răn để được thành công trong cuộc sống Người Do Thái có 613 điều luật được ghi lại trong Kinh Thánh, họ luôn dạy dỗ con cái làm theo những điều răn này, họ tin rằng khi làm theo điều răn điều đó sẽ khiến cho con cái họ thành công và trở nên khác biệt. Vì vậy mà khắp mọi nơi, trong nhà, ngoài đường mọi chỗ người ta tìm cách để các điều răn Chúa để cho con cái họ được nhìn thấy, học và làm theo những điều luật này. (Xem thêm ở https://www.facebook. com/mucvudothai/posts/620503468570383) “Vì điều răn là một cái đèn, luật pháp là ánh sáng, Và sự quở trách khuyên dạy là con đường sự sống,” Châm ngôn 6:23. Điều răn và luật pháp là sự sáng cho tâm trí của con cái họ, là

Kinh Thánh có hơn 394 từ nói về sự khôn ngoan, phần nhiều trong đó dạy dỗ về sự khôn ngoan và khuyến khích mọi người tìm kiếm sự khôn ngoan. “Sự khôn ngoan là điều cần nhứt; vậy, khá cầu lấy sự khôn ngoan; Hãy dùng hết của con đã được mà mua sự thông sáng.” Châm ngôn 4:7 “Khá cầu lấy sự khôn ngoan, khá cầu lấy sự thông sáng,” Châm ngôn 4:5. Vì những lời dạy này mà người Do Thái đặc biệt tìm kiếm và tôn thờ sự khôn ngoan. Theo Talmud của người Do Thái: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu được. Các bậc cha mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi. Theo họ: "Nếu nhà mình bị cháy, con chỉ cần mang theo trí tuệ - thứ không ai có thể cướp mất của con và chúng giúp con gây dựng lại cuộc sống". Người Do Thái cũng có một câu ngạn ngữ: Trên đời có ba thứ mà không ai có thể cướp đoạt mất của bạn. Đó chính là thức ăn đã vào dạ dày; mơ ước ở trong lòng và kiến thức đã học ở trong đầu. Đó cũng là lý do mà dân tộc Do Thái luôn coi trọng tri thức, tìm kiếm tri thức và luôn luôn học hỏi.

Các kinh sách, điều luật, điều răn của người Do Thái luôn dạy dỗ người ta phải biết tôn trọng lời khuyên dạy. Với người Do Thái, việc liên tục học hỏi như là một phần bản năng của họ. Ngay từ nhỏ cha mẹ đã dạy con cái sự ham học, tiếp thu kiến thức của những người đi trước, kiến thức từ sự dạy dỗ và điều đó đã làm cho người Do Thái trở nên những thiên tài mà chúng ta có ngày nay. “Hãy mua chân lý, Sự khôn ngoan, sự khuyên dạy, và sự thông sáng; chớ hề bán đi.” Châm ngôn 23:23 “Khá nhận sự khuyên dạy ta, chớ lãnh tiền bạc, Thà lãnh sự tri thức hơn là vàng chọn lựa;” Châm ngôn 8:10 106

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Với người Do Thái sự chỉ dẫn, khuyên dạy, khôn ngoan, tri thức hơn cả vàng bạc. Vì vậy, người Do Thái dạy con mình khả năng tự học, tiếp nhận kiến thức thông qua nhiều hình thức khác nhau như đọc Kinh sách, đọc sách, nghiên cứu, tìm đến với người thông thái, học hỏi những người lớn tuổi,... Với người Do Thái, không bao giờ là quá muộn cho việc học tập.

Trẻ em Do Thái được dạy dỗ phải tôn trọng gia đình mình, với họ nền tảng gia đình là rất quan trọng. “Con khôn ngoan làm vui vẻ cha nó; Còn đứa ngu muội khinh bỉ mẹ mình.” Châm ngôn 15:30; “Con khôn ngoan nghe sự khuyên dạy của cha;” Châm ngôn 13: 1. Tôn kính cha mẹ là cách để cho trẻ con có thể nhận được sự dạy dỗ, tiếp nhận những tri thức truyền đời. Kinh thánh luôn nhắc người Do Thái phải dạy lại con cái mình, phải tìm cách giúp con mình nhớ những gì đã giúp dân tộc họ trở nên khác những dân tộc khác. Bởi đó mà người Do Thái luôn dạy con về nền tảng gia đình để giúp cho trẻ em trở nên khôn ngoan, hình thành những tính cách tốt. Đối với người Do Thái, nơi quan

trọng nhất của họ chính là gia đình. Trẻ em Do Thái được dạy dỗ phải nghe lời dạy của cha mẹ, không được xúc phạm cha mẹ mình. Một trong những điều luật thời xưa mà Kinh Thánh có ghi lại là những ai “mắng cha mẹ mình thì đáng bị xử tử” (Xuất ê díp tô ký 12:7). Ngoài ra một trong mười điều răn căn bản của 613 điều răn Do Thái là phải “hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất” (Xuất 20:12; Phục 5:16 )

Với người Do Thái trở nên cha mẹ là việc rất quan trọng vì đó là thế hệ tương lai của người Do Thái. Chính vì thế mà từ lâu, các nhà hiền triết người Do Thái đã phát triển hệ thống giáo dục dành riêng cho cha mẹ, gia đình và bất kỳ người Do Thái nào cũng phải học. Các gia đình mới kết hôn được dạy nghĩa vụ, trách nhiệm cần có trong cuộc sống gia đình. Họ được dạy dỗ cách thức nuôi dạy con cái theo cách của người Do Thái để cho người Do Thái luôn là một dân tộc khác biệt so với các dân tộc khác BIÊN TẬP BỞI MỤC VỤ DO THÁI LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

107


DZUNG PHAM ột cuốn sách phổ-thông nhan-đề “Thời tài khéo của các thầy thuốc bà, hoặc nhiệt-tâm của Giờ, Chủ Ta” của nhà Thiên-văn-học những thị-thần của bà đều không thể tặng cho bà Charles Nordmann xuất bản nhiều năm một phút quý-báu mà bà cần có để phục-hòa với trước đây, có mô-tả rõ nhiều điều tỉ-mỉ kỳ-diệu về Đức-Chúa-Trời. bốn chiếc đồng-hồ quả lắc chạy đúng lạ thường Không mất thời-giờ, đó là bí-quyết của những của thiên-văn-đài ở Paris. Muốn giữ cho thời-tiết cuộc đời hưng-thịnh. Khi nhìn một năm qua đi thì thay-đổi không ảnh hưởng đến sự chuyển-động mối-sầu tất-nhiên phần nhiều dày-vò ta bởi lòng của chiếc đồng hồ, người ta để nó trong những hầm thương-tiếc những giờ phút đã mất. nhỏ ở dưới mặt đất 27 thước, tại đó khí-hậu không Cái đồng-hồ “1228 L” còn răn-bảo chúng ta cần có hề thay-đổi, lại đặt trong mấy phòng kín-mít, tại đó tính đúng mực. Tính nầy làm nền-tảng cho các bài áp-lực của không-khí bao giờ cũng đều. Chẳng ai toán của các thủy-thủ hoặc các nhà thiên-văn, cho được đến gần những đồng hồ ấy. Người ta lên giây cuộc tìm-tòi của các nhà bác-học và cho những nó bằng điện và chính nó dùng vô-tuyến-điện mà bước tiến-hành của sự sinh-hoạt xã-hội. Đồngtự truyền báo cho toàn thế-giới. hồ chạy sai, thì mọi sự lộn-xộn. Tính đúng mực Một trong bốn đồng-hồ đó tên là “1228 L” có làm cho mọi sự trở nên tốt-đẹp, nào thời-giờ được động-cơ kiểu Reid cải-tiến, chạy đúng hầu như nhiều thêm, nào các thói lật-đật, bịnh nóng-nảy, cực-điểm. Năm 1925, tác-giả chép rằng: “Nó chạy chứng giựt mình, và cả bịnh yếu gân cũng được đã bốn năm không hề ngừng, không phải lau dầu; chữa lành nữa. trong 48 giờ chỉ sai một, hai phần trăm của một Về thời-giờ thờ-phượng Đức-Chúa-Trời, giờ giây. Và, thời-giờ nó chỉ-định, dường như là chắc nhóm-họp, thì những điều này nhắc-nhở chúng ta thật hơn thời-giờ thấy bởi phương-thức thiên-văn.” nhiều lắm về sự đúng giờ. Chúng ta phải nghĩ đến Chiếc đồng-hồ lạ-lùng nầy ở nơi yên-lặng tối-tăm, Đấng tạo nên thời-giờ, là Đấng tính-sổ thời-giờ chẳng ai nhìn thấy, song nó chỉ định thời-giờ cứ thật phân-minh hơn mợi người. Trước mặt Ngài, luân-chuyển, nó dạy cho chúng ta biết giá-trị của chúng ta phải chịu trách-nhiệm về thời-giờ Ngài những giờ và những phút đáng phải đắn-đo kỹ- ban cho. càng dường ấy. Theo lời nhà Truyền-Đạo nói: “Lòng người khônVào thời bấy giờ, các nhà hàng-hải dùng những ngoan biết thời thế” (Truyền-Đạo 8:5), chúng ta đồng-hồ đi biển để xem-xét địa-thế tàu của mình. có thể thấy trong Kinh-Thánh cách dùng thời-giờ Những đồng-hồ nầy cần phải rất chính-xác. Thí- quý-báu, theo như chính Đức-Chúa-Trời đã xácdụ, ở đường xích-đạo chỉ mau hoặc chậm một định. Có giờ thức dậy, giờ tìm Đức Giê-hô-va, giờ phút, chỗ đóng tàu cũng đủ sai-chuyển ba mươi đi làm trong vườn nho Ngài. Có thời-giờ thuậncây số. Thật là hiệu-quả nguy-hiểm và khốc-hại tiện cho sự cứu-rỗi tức là hiện nay. Có thời-giờ cho những lúc đi sai hướng như thế. Cho nên các Ngài thăm-viếng chúng ta; lòng nào được Ngài thủy-thủ vào thời bấy giờ, càng ngày càng quen thăm-viếng, thì lòng người ấy được phước. Có nhờ vô-tuyến-điện mà theo thời-giờ của đồng-hồ một giờ cuối-cùng mà Ngài đã nhứt-định không trong thiên-văn-đài Paris vốn rất đúng hơn đồng- khải-thị cho ai: ấy là giờ đoán-xét. Mọi giờ khác hồ đi biển của họ. phải chuẩn-bị cho ta ứng-hầu trong giờ đoán xét Đời người đã bỏ phí biết bao giây-phút quý-báu! ấy Nếu ta dùng những giây-phút ấy cho phải cách, DZUNG PHAM, PHD, THD, PE có lẽ đời mình đã theo một phương-hướng thuậnViện Trưởng lợi hơn. Người ta nói Elisabeth, nữ-hoàng nước Viện Đào Tạo Môn Đồ Vietnamese Missionary Institute Anh, kêu-la trong cơn hấp-hối rằng: “Ta ước ao NON-PROFIT 501(C)(3) ORGANIZATION www.DaoTaoMonDo.com sống một phút nữa. Ta bằng lòng mua một phút www.VietnameseMissionaryInstitute.org vài triệu bạc!” Nhưng quyền-lực bà, tước-vị bà,

M

www.Facebook.com/VietnameseMissionaryInstitute

108

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


7 DẤU HIỆU CỦA NGÀY SAU RỐT THEO LỜI KINH THÁNH MỤC SƯ ĐOÀN NGỌC ẨN

(Gởi đến các con cái Chúa đang trông đợi ngày Chúa trở lại "Tái Lâm". Chúa ban phước và ở cùng cả thảy chúng ta)

“Nhiều người sẽ nhân danh ta mà tuyên bố rằng:“ Ta là Christ, và sẽ lừa dối nhiều người. ” Mác 13: 6 “Vào lúc đó, nếu có ai nói với bạn rằng,‘ Hãy xem đây là Đấng Christ! Hoặc ‘Nhìn kìa! Không tin nó. Đối với những người theo đạo, Chúa giả và tiên tri giả sẽ xuất hiện và thực hiện những dấu hiệu và phép lạ để đánh lừa người được tuyển chọn nếu điều đó có thể xảy ra. ” Mác 13: 21-22 (cũng trong Ma-thi-ơ 24: 5, 23-24) Với tất cả những lời tiên tri và dấu hiệu về thời kỳ cuối cùng mà Chúa Giê-su chia sẻ trong những câu này, Ngài cũng nói đi nói lại điều này nhiều lần. Chúa cảnh báo chúng ta phải luôn tỉnh thức. Mặc dù rõ ràng là không ai biết ngày hoặc giờ Chúa Giê-su tái lâm, nhưng Ngài đã nhắc nhở chúng ta 7 lần khác nhau qua "Mác 13" là phải đề phòng, coi chừng, cảnh giác. Ngài mong muốn dân sự của Ngài “tỉnh thức” và không bị lừa dối hoặc không biết về những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. - "Hãy coi chừng không ai lừa dối bạn ..." câu 5 - "Bạn phải đề phòng ..." câu 9 - "Vậy nên cảnh giác, tôi đã nói trước mọi chuyện rồi." câu 23 - "Đề phòng!" câu 33

gì tôi nói với bạn, tôi nói với mọi người: Xem!" câu 36

Chúa nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta sẽ biết đây là những lời tiên tri sắp xảy ra khi chúng ta nghe về "chiến tranh và tin đồn về chiến tranh", khi chúng ta thấy một số sự kiện đang xảy ra, "Quốc gia sẽ nổi lên chống lại quốc gia, và vương quốc chống lại vương quốc. Sẽ có động đất ở nhiều nơi khác nhau và nạn đói. Đây là khởi đầu giống như của những cơn đau đẻ." Mác 13: 7-8 (cũng trong Ma-thi-ơ 24: 6-8) Nhiều người xung quanh chúng ta có thể cảm thấy lo lắng và sợ hãi trong những ngày này. Hãy chọn tin tưởng và tin rằng Chúa đang làm việc trong thế giới của chúng ta, ngay cả những hậu trường mà chúng ta không thể nhìn thấy đầy đủ.

“Bạn sẽ được giao cho các tòa án địa phương và được đưa vào các nhà hội. Vì cớ ta, bạn sẽ đứng trước các thống đốc và các vị vua với tư cách là nhân chứng cho họ. Và phúc âm trước tiên phải được rao giảng cho tất cả các quốc gia… Anh em sẽ phản bội anh em cho đến chết, và một người cha bắt nộp con mình. Con cái sẽ nổi loạn chống lại cha mẹ của chúng và giết họ. Vì ta mà mọi người sẽ ghét ngươi…” Mác 13: 9-13 (cũng trong Ma-thi-ơ 24: 9-11)

- "Coi chừng!" câu 33 - "Do đó, hãy canh chừng ..." câu 35 - "Nếu chủ nhà đến đột ngột, đừng để ông ta tìm thấy bạn đang ngủ. Những

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

109


“Vì sự gian ác ngày càng gia tăng, tình yêu thương của hầu hết mọi người sẽ nguội lạnh, nhưng ai kiên trì đến cùng sẽ được cứu.” Ma-thi-ơ 24: 12-13. Điều này sẽ khó cho những ai vẫn tiếp tục trung tín trong đức tin. Nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng Đức Chúa Trời sẽ nâng đỡ chúng ta, những người tin vào Ngài và Ngài giúp chúng ta ở lại trong tình yêu thương của Ngài trong khi phần còn lại của thế giới ngày càng gia tăng sự gian ác và những người chúng ta nghĩ là trung thành lại quay lưng đi.

- Chúa đến cách ẩn nhiên đón con cái Chúa vào nước Chúa: “Trong khoảnh khắc, trong ánh mắt lấp lánh, ở tiếng kèn cuối cùng. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, kẻ chết sẽ sống lại không thể khuất phục được, và chúng ta sẽ được thay đổi. ” 1 Cô-rinh-tô 15:52 - Chúa đến cách hiển nhiên với oai quyền mọi mắt sẽ trông thấy:

“Những ngày đó đối với phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ kinh khủng biết bao! Hãy cầu nguyện để điều này không xảy ra vào mùa đông, vì đó sẽ là những ngày đau khổ không gì sánh được ngay từ đầu…” Mác 13: 16-18 (cũng trong Mathi-ơ 24: 15-22). Nghĩ đến điều này thật đáng buồn khi nghĩ đến, là những người tin Chúa, chúng ta có hy vọng nơi Đấng Christ. Chúng ta chắc chắn biết rằng Ngài đang vận hành trong mọi quốc gia và rằng Ngài sẽ trở lại, đúng như lời Ngài đã phán. Đối với Cơ đốc nhân, sự tái lâm của Ngài là một điều rất tốt.

“Nhưng về ngày hay giờ đó thì không ai biết, ngay cả các thiên sứ trên trời, cũng không phải Con, mà chỉ có Cha.” Mathi-ơ 24:36

“… Vì anh em biết rất rõ rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm.” 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5: 2

Cầu xin Chúa lôi kéo nhiều người đến với chính Ngài trong những ngày này. Và ước gì chúng ta được sống như ánh sáng trong một thế giới rất cần sự bình an vĩ đại của Ngài. Xin Ngài giúp chúng ta không mệt mỏi hoặc bận rộn với những việc khác. 110

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

“Nhưng trong những ngày đó, sau sự đau khổ đó,‘ mặt trời sẽ tối tăm, mặt trăng không chiếu sáng, các ngôi sao từ trên trời rơi xuống, và các thiên thể sẽ rung chuyển. Và lúc đó người ta sẽ thấy Con Người ngự trên mây với quyền năng cao cả và vinh quang. Và Ngài sẽ sai các thiên thần của mình đến và thu thập những người được chọn từ bốn phương gió, từ tận cùng trái đất đến tận cùng các tầng trời. ” Mác 13: 24-27 “Và sẽ có những dấu hiệu trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao, và trên trái đất, các quốc gia đang bối rối trong sự bối rối vì biển và sóng ầm ầm, mọi người ngất xỉu vì sợ hãi và những điềm báo về những gì sắp xảy ra trên thế giới. Vì quyền lực của các tầng trời sẽ bị lung lay. Và rồi họ sẽ thấy Con Người ngự trong đám mây với quyền năng và vinh quang cao cả. Bây giờ khi những điều này bắt đầu diễn ra, hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, bởi vì sự cứu chuộc của bạn đang đến gần. ” Lu-ca 21: 25-28 Hãy tiếp tục hầu việc, làm việc trong khi nó vẫn đang trong ban ngày ... Đó thực sự là điều quan trọng nhất trong cuộc sống này cho mỗi chúng ta MỤC SƯ ĐOÀN NGỌC ẨN


“Tối nay mục đích của tôi là nói cho quý vị không đi theo Đức Chúa Giê-su”

T

DAVID PLATT

rong phần cuối Lu-ca 9, chúng ta tìm thấy câu chuyện về ba người đến gặp Đức Chúa Giê-su để xin theo Ngài. Tuy nhiên thật bất ngờ, Đức Chúa Giê-su dường như muốn nói với họ đừng làm vậy. Người đầu tiên nói rằng: “Chúa đi đâu tôi sẽ theo đó.” Đức Chúa Giê-su đáp rằng: “Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con người không có chỗ mà gối đầu.”[1] Nói cách khác, Đức Chúa Giê-su bảo người đàn ông này rằng hành trình phía trước là con đường vô gia cư. Người theo Chúa không được đảm bảo về nhu cầu chỗ ở. Người thứ hai nói cùng Đức Chúa Giêsu rằng cha mình vừa qua đời. Người này muốn quay về chôn cha rồi sau đó sẽ theo Chúa. Đức Chúa Giê-su đáp rằng: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết; còn ngươi, hãy đi rao giảng nước Đức Chúa Trời.”[2] Tôi còn nhớ rất rõ khoảnh khắc cha tôi qua đời đầy đột ngột sau một cơn đau tim. Giữa sự nặng nề kinh khủng của những ngày sau đó và đang khi tấm lòng tôi ao ước được tôn kính cha trong tang lễ, tôi không thể tưởng tượng có thể nghe những lời này từ Đức Chúa Giêsu, rằng: “Đừng đến lễ tang. Con còn có nhiều việc quan trọng hơn phải làm.” Người thứ ba đến nói với Đức Chúa Giêsu rằng ông muốn theo Chúa, nhưng ông muốn từ giã gia đình trước rồi sẽ theo Ngài. Nhưng Đức Chúa Giê-su không cho phép. Ngài phán cùng người đàn ông này rằng: “Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời.”[3] Nói một cách đơn

giản, mối quan hệ với Đức Chúa Giê-su đòi hỏi sự tận hiến toàn vẹn, trên hết và độc nhất. Trở thành người vô gia cư. Để người khác chôn cha mình. Không nói lời từ biệt gia đình. Sau những gì chúng ta đọc được trong Lu-ca 9, chúng ta có bất ngờ không khi Đức Chúa Giê-su thành công trong việc thuyết phục người khác không đi theo Ngài? Lần đầu tiên tôi được nghe giảng về phần Kinh Thánh này là từ Tiến sĩ Jim Shaddix. Ông là giáo sư môn giảng dạy của tôi, tôi đã dời nơi ở đến New Orleans chỉ để được học từ nơi ông. Ngay khi tôi đến nơi, Tiến sĩ Shaddix đã mời tôi cùng đi với ông đến một sự kiện mà ông sẽ giảng. Tôi ngồi hàng đầu tiên của một hội trường hàng trăm người, lắng nghe bài giảng của ông bắt đầu. “Tối nay mục đích của tôi là nói cho quý vị không đi theo Đức Chúa Giê-su.” Đôi chân mày của tôi nhướng lên đầy kinh ngạc và bối rối. Giáo sư đang nghĩ gì? Tôi đang nghĩ gì? Tôi đã dời cả cuộc sống của mình đến New Orleans để học hỏi từ một người đi thuyết phục người khác không đi theo Đức Chúa Giê-su sao? Tiến sĩ Shaddix giảng đúng như những gì Lu-ca 9 mô tả, báo trước cho các môn đồ tiềm năng biết rằng theo Đức Chúa Giê-su có những đòi hỏi gì. Cuối cùng ông mời những ai muốn theo Đức Chúa Giê-su hãy bước lên phía trước. Thật bất ngờ, rất nhiều người đã rời ghế ngồi bước lên trên. Tôi ngồi đấy, ngẩn người và bắt đầu nghĩ rằng: Vậy đây là ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

111


một mẹo giảng đạo, một đòn tâm lý trái ngược được thánh hóa. Và cách này đã thành công. Hãy nói với người nghe rằng bạn sẽ nói cho họ không theo Đức Chúa Giê-su, và đám đông sẽ ùa lên đáp ứng. Tôi quyết định sẽ thử cách này. Tuần tiếp theo tôi được mời giảng tại một buổi nhóm thanh niên. Sử dụng những đã học từ Tiến sĩ Shaddix, tôi đứng đầy kiêu hãnh trước các em sinh viên trong đêm đó và tuyên bố: “Mục tiêu của tôi đêm nay là nói cho các em không đi theo Đức Chúa Giê-su.” Tôi có thể nhìn thấy ban điều hành nhướng đôi mắt của họ đầy quan ngại, nhưng tôi biết mình đang làm gì. Dù gì đi nữa tôi đã bắt đầu học trong trường thần học một vài tuần và tôi đã chứng kiến điều này trước đó. Vậy tôi giảng bài giảng và mời các sinh viên muốn theo Chúa hãy tiến lên phía trước. Hiển nhiên tôi đã “thành công hơn” Tiến sĩ Shaddix đã làm trước đó khi giảng về sứ điệp này. Đại khái là tôi đã đứng đó một hồi lâu mà không có một người bước lên, một lúc sau người đã tổ chức sự kiện này quyết định kết thúc buổi nhóm. Vì một lý do nào đó, tôi không còn được mời nữa. Đối lập với những gì tôi đã nghĩ về Luca 9, Đức Chúa Giê-su không dùng chiêu trò để tuyển mộ thêm môn đồ. Ngài đơn thuần nói rõ một cách đầy can đảm từ lúc bắt đầu rằng nếu bạn theo Ngài, bạn phải từ bỏ mọi thứ – những nhu cầu, những ước muốn, và thậm chí chính gia đình của bạn. Các sự kiện trong Lu-ca 9 không chỉ xảy ra một lần trong cuộc đời Đức Chúa Giêsu. Vào một dịp khác, giữa một đám đông những người hăng hái muốn theo Ngài, Đức Chúa Giê-su đã phán rằng: “Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta.”[4] Hãy tưởng tượng bạn nghe được những lời như thế từ một người 112

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

thầy Do Thái không có tiếng tăm trong thế kỷ thứ nhất. Người thầy ấy sẽ đánh mất hầu hết các học trò ngay từ câu chào. Nhưng rồi Chúa tiếp tục: “Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta.”[5] Cái giá của việc theo Chúa được nâng lên một mức độ cao hơn. Mang lấy một công cụ tử hình và theo Chúa. Thật kỳ lạ và… đáng sợ. Hãy tưởng tượng một giáo chủ xuất hiện trong thời nay kêu gọi những người muốn theo ông phải đem theo chiếc ghế điện dành cho tử tù để được làm môn đồ của ông. Liệu có người sẽ theo? Như thể những điều trên vẫn chưa đủ, Đức Chúa Giê-su chấm dứt lời cầu xin đầy cảm xúc của những người muốn theo Ngài bằng một kết luận vô cùng xúc động. “Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.”[6] Từ bỏ tất cả mọi điều mình có, vác thập tự giá và ghét gia đình mình, tất cả những điều này thật xa lạ với những gì chúng ta thường kêu gọi: “Hãy tin nhận, xưng tội và lặp lại lời cầu nguyện của tôi.” Nhưng đây vẫn chưa phải là tất cả. Hãy xem Mác 10, một lần khác có một môn đồ tiềm năng đến gặp Chúa. Đây là chàng trai trẻ, giàu có, thông minh và có tầm ảnh hưởng. Ít nhất anh là một người hoàn toàn có triển vọng. Không những thế, anh rất hăng hái và sẵn sàng ra đi. Anh chạy đến với Đức Chúa Giê-su, quỳ dưới chân Ngài mà nói rằng: “Tôi phải làm chi cho được hưởng sự sống đời đời?”[7] Nếu đặt mình vào vị trí của Đức Chúa Giêsu, rất có thể chúng ta sẽ nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để tiếp nạp môn đồ. Chỉ cần nói rằng: “Anh hãy đọc lời cầu nguyện này, ký vào giấy, cúi đầu và lặp lại lời của tôi,” sau đó người này sẽ thuộc về Hội Thánh của chúng ta. Hãy nghĩ một người có tầm ảnh hưởng và uy tín như thế này sẽ có thể đóng góp gì cho Hội Thánh. Chúng ta có thể mời anh ấy làm thành viên nòng cốt. Anh có thể làm chứng, ký tên vào những


quyển sách và gây quỹ truyền giáo. Đây là việc quá dễ dàng – chúng ta phải tiếp nhận anh ấy. Tiếc thay, Đức Chúa Giê-su không có những quyển sách chứng đạo cá nhân mà chúng ta có ngày nay, những quyển sách dạy làm thế nào để quăng lưới và mời gọi người khác tin Chúa. Ngược lại, Đức Chúa Giê-su đã phán một điều: “Hãy đi, bán hết gia tài mình, bố thí cho kẻ nghèo khổ, chắc sẽ được của báu ở trên trời, rồi hãy đến mà theo Ta.”[8] Đức Chúa Giê-su đang nghĩ gì? Ngài đang phạm một sai lầm kinh điển là để vuột mất con cá lớn. Cái giá là quá đắt. Tuy nhiên sự từ bỏ mà Đức Chúa Giê-su đòi hỏi nơi người trai trẻ giàu có chính là điều cốt lõi trong lời mời của Đức Chúa Giê-su xuyên suốt các sách Phúc Âm. Thậm chí khi Đức Chúa Giê-su nói những lời rất đơn giản để kêu gọi các môn đồ của Ngài trong Ma-thi-ơ 4 – “Hãy theo Ta” – thì Ngài cũng ngụ ý các môn đồ phải từ bỏ tất cả. Đức Chúa Giê-su kêu gọi các môn đồ phải từ bỏ những sự thoải mái, tất cả những gì quen thuộc đối với họ. Đức Chúa Giê-su kêu gọi các môn đồ từ bỏ công việc. Họ phải tái định hướng sự

nghiệp xoay quanh việc trở thành môn đồ của Chúa. Giờ đây tất cả những kế hoạch và giấc mơ của họ đó là làm theo ý muốn Chúa. Đức Chúa Giê-su kêu gọi các môn đồ từ bỏ tài sản. Trong thực tế Đức Chúa Giê-su muốn nói với các môn đồ của Ngài rằng: “Các ngươi hãy bỏ lưới cá và nghề đánh cá hiện rất thành công của các ngươi.” Đức Chúa Giê-su kêu gọi các môn đồ từ bỏ gia đình và bạn bè. Khi Gia-cơ và Giăng từ biệt cha của họ, chúng ta thấy lời Chúa trong Lu-ca 14 trở nên sống động. Đỉnh điểm là Đức Chúa Giê-su kêu gọi các môn đồ từ bỏ chính mình. Họ từ bỏ những điều chắc chắn để đổi lấy những điều không chắc chắn, từ bỏ sự an ninh để đổi lấy nguy hiểm, từ bỏ bản năng bảo toàn mạng sống để tự chỉ trích bản thân. Trong một thế giới coi trọng việc tự quảng bá bản thân, các môn đồ lại đi theo một người thầy dạy họ phải tự đóng đinh chính mình trên cây thập tự. Và lịch sử đã cho thấy kết quả. Gần như tất cả các môn đồ đều đánh đổi mạng sống họ vì đáp ứng với lời mời của Chúa DAVID PLATT Translated by VINH HIEN

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

113


Question:

“What does it mean that Jesus is God with us?”

Before the birth of Jesus, an angel appeared to Joseph and revealed that his fiancée, Mary, had conceived a child through the Holy Spirit (Matthew 1:20–21). Mary would give birth to a Son, and they were to name Him Jesus. Then Matthew, quoting from Isaiah 7:14, provided this inspired revelation: “All this took place to fulfill what the Lord had said through the prophet: ‘The virgin will conceive and give birth to a son, and they will call him Immanuel’ (which means ‘God with us’)” (Matthew 1:22–23). Seven hundred years earlier, the prophet Isaiah foresaw the virgin birth of the promised Messiah. He prophesied that His name would be Immanuel, which means “God with us.” By referencing the words of Isaiah, Matthew recognized Jesus as Immanuel. The name Immanuel expresses the miracle of the Incarnation: Jesus is God with us! God had been with His people always—in the pillar of cloud above the tabernacle, in the voice of the prophets, in the ark of the covenant—but never was

114

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

God so clearly present with His people as He was through His virgin-born Son, Jesus, the Messiah of Israel. In the Old Testament, the presence of God with His people was most evident when His glory filled the tabernacle (Exodus 25:8; 40:34–35) and the temple (1 Kings 8:10– 11). But that glory was far surpassed by the personal presence of God the Son, God become flesh, God with us in person. Perhaps the most significant passage in the Bible on the Incarnation of Jesus is John 1:1–14. John states that “the Word was with God, and the Word was God. He was with God in the beginning” (verses 1–2, CSB). John uses the term logos, or “the Word,” as a clear reference to God. John declares in verse 14, “The Word became flesh and dwelt among us. We observed his glory, the glory as the one and only Son from the Father, full of grace and truth” (CSB). On the night of His arrest, Jesus was teaching His disciples. Philip had a request: “Lord, show us the Father, and that will be enough


for us.” It was a perfectly natural yearning. But Jesus replied, “Philip, I have been with you all this time, and still you do not know Me? Anyone who has seen Me has seen the Father” (John 14:8–9, BSB). Jesus had been showing them the Father all along. He was truly “God with us.” Whenever Jesus spoke, He spoke the Father’s words. Whatever Jesus did, He did exactly as the Father would do. God took upon Himself human flesh and blood (1 Timothy 3:16). This is the meaning of incarnation. The Son of God literally “tabernacled” among us as one of us; He “set up His tent” in our camp (John 1:14). God showed us His glory and offered us His grace and truth. Under the Old Covenant, the tabernacle represented the presence of God, but now, under the New Covenant, Jesus Christ is God with us. He is not merely a symbol of God with us; Jesus is God with us in person. Jesus is not a partial revelation of God; He is God with us in all His fullness: “For in Christ lives all the fullness of God in a human body” (Colossians 2:9, NLT). God makes Himself fully known to us through Jesus Christ. He reveals Himself as our Redeemer (1 Peter 1:18–19). Jesus is God with us as Reconciler. Once we were separated from God through sin (Isaiah 59:2), but when Jesus Christ came, He brought God to us: “For God was in Christ, reconciling the world to himself, no longer counting people’s sins against them” (2

Corinthians 5:19, NLT; see also Romans 8:3). Jesus is not only God with us but also God in us. God comes to live in us through Jesus Christ when we are born again: “My old self has been crucified with Christ. It is no longer I who live, but Christ lives in me. So I live in this earthly body by trusting in the Son of God, who loved me and gave himself for me” (Galatians 2:20, NLT). The Spirit of God lives in us, and we are His dwelling place: “For we are the temple of the living God. As God said: ‘I will live in them and walk among them. I will be their God, and they will be my people’” (2 Corinthians 6:16, NLT). Jesus is not God with us temporarily, but eternally. God the Son, never ceasing for a moment to be divine, took on a fully human nature and became ‘God with us’ forever: “I am with you always, even to the end of the age” (Matthew 28:20, NLT; see also Hebrews 13:5). When it was time for Jesus to return to the Father, He told His disciples, “I will ask the Father, and he will give you another Helper, to be with you forever” (John 14:16, ESV). Jesus was speaking of the Holy Spirit, the third Person of the Godhead, who would continue to bring the presence of God to dwell in the lives of believers. The Holy Spirit carries on the role of Jesus as teacher, revealer of truth, encourager, comforter, intercessor, and God with us

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

115


MY KINGDOM JOURNEY

M

FRANK DANG

any years ago, the A&E Television Network had a program called, “Biography” that highlighted a prominent, famous or celebrity’s life story. The show’s tag line was, “Because every life has a story.” Every person’s life has a unique purpose, a path to their destiny and those things that define them and their life. That is true of me and my family. For the first eighteen years of my life, I grew up in Vietnam, the son of a Southern Medic Captain in the Republic of Vietnam Army. We were among the “boat people,” the new diaspora, created by the post war migrations. I inhabited two identities and spoke two languages. Civil war is always hard to comprehend. The nature of a civil war forces individuals to choose sides and in doing so shatter their closest relationships. Friends go against friends. Brothers fight brothers. Even fathers and sons, choose different sides. When the American Civil War ended in April 1865, all soldiers from the north and south were received as patriots and heroes of the nation. That was not the case when Vietnam Civil war ended. Even though I was four at the time, I have some memories of what happened. After 20 years fighting in Vietnam, the war between the north and the south came to an end. The war stopped but peace did not come. The Northern Communist Party took over the Southern Republic of Vietnam and the city of Saigon, April 30, 1975. Hundreds of thousands of southern officers and soldiers were persecuted, discriminated against, and imprisoned. That left their families and friends heartbroken. Most southern military soldiers, like my father, were sent to a re-education camp in the forests. Letters sent to the old regime military, including my father, said that time served in the camps would range from a few days to not more than a week. Bus style military vehicles 116

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

transported them. Both sides were covered so that you could not see inside. They took the fathers and husbands away, leaving their families alone and confused, worried if they would ever see them again, despite what was promised. Days turned into weeks and weeks into months. In some cases, even the months turned to years. We were forced to move from Can Tho City to a remote country town called Vam Xa Xi. It was more like a jungle back then. We had to start over from ground zero. I was too young to remember the good times. Without my father at home, my mother and the rest of the family had to do everything they could to keep us together. My older siblings quickly learned to take care of the younger ones. Twelve, nine, seven, six, four, and three were the ages from oldest to youngest in my family. My mother, with the help from distant relatives and neighbors built a small bamboo house for us. It was so small that both of my older brothers could not even find enough space on the dirt floor to sleep at night. So, one brother slept at a distant relative’s house and the other at a neighbor’s house. That left me as the only male in a house with four females. My mother had to sell my father’s car and her jewelry to keep enough food on the table to feed us. As we were struggling to survive, the Northern Communist government changed the nation’s currency. The devalued bills were nothing more than something to make a paper airplane with. We watched my mother deteriorate. She was anxious, lost weight and had many sleepless nights. She worried about my father and the rest of her family’s future. She was terrified about the snakes that crawled at night on the roof above where her children were sleeping. One evening, I went to the village pond,


a common place where people would find fish for their next meal. After emptying all the water in the pond, people would stand in line, one behind the other, waiting for a turn to catch a fish. Not surprisingly, the owner of the pond and his family were first in line. They caught all of the bigger fish, leaving only the smaller ones for the rest of those in line. I stood in line for hours. Still unable to catch anything that evening. The sky was like a gray blanket, filling the entire horizon. I heard an elderly woman cry out, “Oh fish,” only to see that a one had jumped up a few inches above the muddy surface water. She tried to catch it. I was taught to help older people, so I saw this as my golden opportunity. I thought it would be an impressive act of kindness, and other people would applaud my generosity. “Did you see my fish, child?” asked the lady. I was hungry and had spent hours looking for anything to eat. I had caught a few small crabs and snails but, no fish. I wanted to help her get that fish. She had been by my side in the muddy pond waiting her turn. I kept looking. Then I saw it. It had stuck in the mud, just out of my reach. That fish must have been exhausted after several successful escapes. Maybe someone had caught it, and then hoping for better, released it back into the muddy water. The fish was just lying there, waiting for someone to seize it. I grabbed it. The feeling of catching the fish in the palm of my hand was exciting. I could feel it trying to fight back, one last weak attempt to slip away before it surrendered and died. I squeezed hard, afraid I would lose it. But I did not. I had caught a fish. It was worth the hours I had spent. “Finally, it had happened to me. I had caught a fish!” Still relishing the thought, I turned around to see the elderly woman. She said, “Have you found the fish?” I was frozen, surprised to see her there. My mind went blank. I could not turn and look at her for anything. I acted like I did not hear her. I was wrapped up in the loud conversations of the villagers. They had waded to the other side of the stream

and were laughing and cheering. The noise overshadowed the lady’s question. The sky grew darker as everyone headed home to share a meal with their families. I joined the crowd, deserting the pond that lay between the green-rice fields. I did not look back to see the elderly lady still standing there. For some, home was a well-built structure with concrete walls, tiled floors, and rows of bricks on the roof. Others had metal roofs and brick floors. The rest of us, had small homes made up of bamboo trees and coconut leaves. The walls did not provide much privacy, if any. They kept the rain from soaking the inside. We often had heavy rains that became streams and flowed down the countryside. By the time I reached my bamboo home, my mother was worried to death. She had no idea where I had been. She had sent my older siblings out to look for me, thinking I might have fallen into a deep river nearby. Seeing she was still upset I lay the spoil of my trip to the pond on the dirt floor. There it all was, the fish, the crabs, and the snails. The elderly lady’s face crossed my mind as I gazed at the fish. I heard her question again. A sense of regret deeply cut through my heart. I wished I had given her the fish. That would have made my family proud. My story would have been the first one told at the dinner table. I felt ashamed. For the first time, I was not hungry. All I could think about was the woman’s question, “Have you found the fish?” My family and I lived in that jungle from 1975 to 1980. The lady’s question had occupied my childhood for a long time. It even haunted my conscience for decades. Stealing the fish was not the only wrong thing I did growing up, but, how strange and mysterious it was that because of this “stealing” act, my soul had been trapped. I was burdened by the thought that when I die, I would end up in hell. My paternal grandmother was a Buddhist Nun who practiced her faith at home. So, from my ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

117


early childhood, I was aware that hell was a horrible and torturous place existing to punish people who do wrong and bad deeds. For villagers in Vam Xa Xi, the Buddhist Temple was the most sacred ground to step foot in, but it was also an intimidating place to a little boy because it was filled with a lot of idols, images, and pictures of people in hell. So, I went to the Temple to seek for a second chance, a forgiveness, and a straight path to heaven. One time a Buddhist Monk saw me coming early in the morning to pray and to listen to the teaching from the Buddhist Master, he commended me for being good. In my heart, I desperately wanted to know if I was good enough to go to heaven. I could not find a clear answer, except I was told to keep doing good things in this life, and to the next. After surviving the horrible 20-year of Civil War, enduring numerous life threatening and discriminations under the new regime, facing an endless voyage of crossing the Pacific Ocean in a small fishing boat, fighting the merciless sides of “Mother Nature” along with the ruthless pirates of the 20th century, and being separated 10 years from each other, my family miraculously was reunited in America on July 4th, 1990. About one million “boat people” set sail looking for liberty on the other side of the Pacific Ocean, half of them never made it. Life has taught me and my family not to take anything for granted. My experiences in Vietnam gave me empathy not only for individuals, but nations. I developed a heart to mourn with those still at war, and others who lost everything because of war’s devastation. I felt the pain of those who were discriminated against, imprisoned, and who lived such under the threat of death. I understood those, because I was one, who had lived a fragile existence. I found myself connecting with people who yearned to live in a place where tears of sorrow were replaced with feelings of joy and happiness. The first Sunday after the whole family being 118

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

re-united, Dad took all of us to a Vietnamese Baptist Church in New Orleans, Louisiana. I was hesitant because I had never stepped foot into a church before. After a few songs, the pastor came up and spoke to us. I paid attention to see if there was any difference from Buddhism teachings. The pastor talked a lot about reconciliation, God’s forgiveness, and Jesus was the path to heaven. My heart was burning when I heard that there was a way to heaven. After the service, I asked my dad if I could have the Bible to take home. That night when I opened to read the Bible, heaven was also opened, and I seemed to see eternity. It was a natural match between my seeking heart and what the Bible offered. Having been a product of the combined influences of an Eastern cultural heritage, and Western academic training, my journey was not just to seek liberty, but also to find a path to eternity. I and my family held tightly to any hope of a better future. After several years when my family settled in the new environment, I entered Tulane University in New Orleans, Louisiana where I had a full scholarship. I graduated Summa Cum Laude in Mathematics in 1998 and then began to pursue my Ph.D. in Mathematics. My life took a different turn. I chose instead to Southwestern Theological Seminary where I received my Master of Divinity in Biblical Languages. I was also privileged to be awarded the W. Oscar Thompson, Jr. Memorial Award in Evangelism in 2003. The Lord had been gracious and enlarged my opportunities to serve in His kingdom. Because of the love and mentorship of Dr. Bob Roberts, my former Senior Pastor at Northwood Church in Keller, Texas, God opened many doors. I was trained, equipped, and then introduced to many world leaders. From my home base in Keller, Texas, I travelled to Kandahar, Afghanistan. I served the poor in third world countries and attended meetings with the President of Vietnam in Washington D.C and in Hanoi, the capital of Vietnam. I had the privilege


to serve as an advocate for the orphans in Vietnam, to the office of former Secretary of State Hillary Clinton, the Ambassador of Religion at Large in Washington D.C, and city government officials in Vietnam. Daily I was able to share the gospel and the kingdom of God. Thousands of people of differing religions including Buddhists and Muslims and various governmental officials of different parties, received Jesus as Lord and Savior, and were baptized in His name. In 2012, my journey serving God and pursuing his kingdom took a turn that seemed to me something like a fairy tale. I became a Global Consultant for a Christian organization. The founder was also the President of Disney World in Florida. I met him a number of times and also experienced the theme park, dubbed the “Happiest Place on Earth.” I remember thinking that I was living out a dream I often had while I was in Vietnam. A year later in 2013, I concluded my academic studies. After three years I had completed the necessary coursework, minus my final dissertation for a PhD. I received a Master of Philosophy in Leadership Studies at Dallas Baptist University. When everything in life seemed to be in its place, I strongly wanted to pursue something that had been in my heart for more than 20 years. I questioned, “What would the unity of the global Church look like here on earth?” “Is the picture of unity and oneness among believers, a mystery, a theory, or could it actually become a reality?” In some way I felt that my life would not be complete until those questions were studied and presented to the Church with a call for unity among believers in Jesus around the world. After much prayer, my wife and I made the decision to follow our heart. I literally walked away from everything. At the time I had a busy global ministry and was preaching, and ministering full time at Northwood Church in Keller. I was also hosting a Vietnamese television program on

the Faith and Life channel every week. My wife and I considered those our two fish and five loaves which we brought with a grateful heart to the feet of Jesus. I knew that writing this book would be difficult, especially since English is my second language. I had no idea how long it would take to complete. I began seeking God daily and started researching and writing. For 18 months as I was pursuing my passion to write this book, my family did not have any income at all. We continued to tithe and believe God, not knowing what would happen. We had no idea what our future would actually look like. I can tell you without reservation that God is good and faithful all the time. He provided for me and my family. What you are reading now is not just a book, but the message of my heart. Stephen King, in his “On Writing—A Memoir of the Craft,” described that writing is not a job, it is a call that once you fulfilled it, it enriches others, and, in the end, it brings happiness to you. “Writing is not about making money, getting famous, getting dates..., or making friends. In the end, it is about enriching the lives of those who will read your work, and enriching your own life, as well. It is about getting up, getting well, and getting over. Getting happy, okay? Getting happy.” (“On Writing-A Memoir of the Craft”, by Stephen King, page 269). I have lived and tasted the abundant life Jesus proclaimed when He said, “I have come that you might have life, and have it more abundantly.” I had left Vietnam, poor in spirit, looking for hope, a new life, liberty, and the kingdom. My life story echoes with promise of Jesus from His Sermon on the Mount, “Blessed are the poor in spirit, for theirs is the Kingdom of heaven.” (Matthew 5:3)

FRANK DANG

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

119


BY MICHAEL GERSON May 21

N

ational Institutes of Health (NIH) Director Francis Collins — who knows the reference — is not prone to laying up treasures on Earth. But the Templeton Prize, which honors the role of science in the advance of meaning, is still a rather nice bauble to have. I first met Collins when he was basking in the afterglow of a historic scientific achievement, comparable to the Manhattan or Apollo projects. As leader of the NIH’s Human Genome Project, he had directed the team that sequenced the 3 billion DNA letters in the human blueprint. Collins gave me the tour of the equipment that had painstakingly lasered bits of genetic material to reveal their chemical signature. To me, as an extremely non-expert public official, his

National Institutes of Health Director Francis S. Collins speaks at a Be Best anniversary celebration in the Rose Garden at the White House in May 2019. (Jabin Botsford/The Washington Post) 120

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

patience, kindness and quiet enthusiasm seemed as remarkable as the machinery. Over the years, we became friends. Collins came to scientific prominence as one of the original gene hunters. He was part of the team that isolated the gene for cystic fibrosis in the late 1980s, which laid the foundation for the development of the dramatically effective gene therapy approved by the Food and Drug Administration last year. For many scientists, this would be the crowning achievement of a career. But Collins discovered a remarkable talent for managing complex scientific tasks — and corralling considerable scientific egos — in pursuit of momentous discoveries. It made him a natural choice to lead the Human Genome Project and to eventually lead the


whole of the NIH. His ability to organize competing interests and bring out the best in people is now serving the country again as he coordinates the development of a vaccine for covid-19. The effort could not be in better hands. All these reasons make Collins an obvious selection for the Templeton Prize. But it is the unobvious reasons that make the choice brilliant. Collins has used his renown for two essential purposes. First, he has brought a message to the scientific community that science, for all its inexhaustible wonders, has limits. In books such as “The Language of God,” Collins has made the case that knowledge yielded by the scientific method is complemented by other types of

knowledge, gained by moral reflection and religious faith. Science can describe human biology in fascinating detail, but it can’t provide human purpose. “Two things fill the mind with ever new and increasing admiration and awe,” said Immanuel Kant, “the more often and steadily we reflect upon them: the starry heavens above me and the moral law within me.” Collins finds the handiwork of God in both. The universe, he argues, seems finely tuned to allow the emergence of human minds capable of discerning such tuning. The moral law seems to have deeper roots than evolution alone can explain. While neither point proves the existence of God, Collins takes them as hints or signs of His craftsmanship. And it is notable that one of the greatest scientific minds of our time is also a Christian believer. Second, Collins has brought a message to his fellow believers that scientific knowledge — particularly about the evolution of the universe and of humankind — is not inconsistent with a proper understanding of faith. He warns his coreligionists against a simplistic biblical literalism that leads to discrediting mental contortions. Both the book of nature and the book of religious belief, he argues, are valid within their own realms. And Collins founded an organization called BioLogos to advance a belief in the deep compatibility of science, including evolutionary science, and Christian theism. Collins is an extraordinary man who evinces and exemplifies an impressive humility. A scientific humility that allows for other types of valid human knowledge. A religious humility that yields an honored place to the scientific method. A professional humility that allows him to manage people who sometimes lack that virtue. And a personal humility that leads him to bear the tiresome burdens of needy friends BY MICHAEL GERSON ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

121


O phone.

ne time, I was at home, I made a call to Pastor Nam Kyung Hyun in the Philippines. His son answered the

“Can I speak to your father?” “My father is in the hospital.” “Huh? Why?” “He’s got the dengue fever.” Everyone, Dengue Fever is dangerous disease. It has a very high death rate. “So, which hospital is he at?” “He’s at the Philippines Medical Center.”

He had gone into the deep forests of the Philippines to preach the gospel. But after he came back home, his face and his skin began to turn very dark. What had happened is that his blood was rotting from the inside, and it made his face have a very dark shade. One of the local brothers joked with him saying, “Hey pastor, your face is starting to look like ours.” Suddenly, his fever became very high. He was on the verge of death. By the time I called him on the phone, the missionary was unable to speak and he was dying. The doctor in the ICU spoke in the Philippines language saying, “this Korean man will die this afternoon.” However, Missionary Nam knows Tagalog very well so he heard what the doctor said. That is when I called the Philippines Medical Center. A worker at the intensive care unit picked up the phone. I said, “May I speak to the Korean missionary, Nam Kyung Hyun?” Missionary Nam was unable to speak so his wife picked up the phone. I said, “Hello?” She was shocked. She recognized my voice, and suddenly, she started to cry and cry. She was weeping as she asked, “Pastor, now, what are we supposed to do? Pastor, now, what are we supposed to do? Pastor, what are we supposed to do now?”

122

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


I told her to stop crying. I told her, “Missionary Nam will not die. Why are you crying? Stop crying. If you keep crying, you’ll really have something to cry about. Missionary Nam Kyung Hyun will not die.” The pastor’s wife stopped her crying and she said, “You think so?” “What do you mean, ‘You think so?’ He’s not going to die. Who sent Missionary Nam Kyung Hyun to the Philippines?” Was it the Good News Mission? Was it Pastor Ock Soo Park? No. It was God who sent him.Is pastor Nam Kyung Hyun done with preaching the gospel in the Philippines? No. He’s just getting started. Unless God is done with his work with the Philippines through Missionary Nam, God will not call him.” This is what I told her with assurance. I told her that with assurance. The pastor’s wife heard those words and her heart changed. She thought, “Oh, my husband will not die. Even though he has dengue fever and it has a very high death rate, my husband will not die.” I hung up the phone. She went back to the intensive care unit. Her husband was unable to speak but she just spoke into his ears. She said, “Honey, Pastor Ock Soo Park from Korea called us and he said that you will not die.” She shared with her husband all that she had heard from me. As his wife shared those words with him, the pastor’s wife believed the word in her heart, and as Pastor Nam heard those words through him, he began to have faith in his heart. Do you know what happened? From then on, his temperature began to fall. His fever began to fall. He completely recovered and left the hospital the same day. Everyone, the heart is so much more important than the circumstances. Loving folks, no matter what hardship you have, no matter what problem you may face, don’t try to take care of the problem yourself. Speak it to God. Speak it Jesus. Share it with Jesus ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI

123


Total hits:

Phieáu Nhaän Baùo naêm 2020 Hoï teân ngöôøi mua: ___________________________________________________________ Ñòa chæ:______________________________________________________________________ Ñieän thoaïi:__________________________________ Toâi muoán: •

q Ñaët mua baùo gôûi ñeán taän nhaø taïi Hoa Kyø 4 kyø- $30/naêm (mieãn cöôùc phí)

q Ñaët mua 10 quyeån trôû leân, giaù moãi quyeån $1.25 (coäïng vôùi cöôùc phí)

* Caùc baïn ñoïc ôû caùc nöôùc ngoaøi Hoa Kyø, xin lieân laïc tröôùc vôùi toaø soaïn Höôùng Ñi ñeå bieát giaù cöôùc Böu ñieän ñang thay ñoåi. Toâi muoán taëng baùo cho thaân höõu: Hoï teân: __________________________________________________________________ Ñòa chæ:__________________________________________________________________ Ngaân phieáu xin ñeà: “Höôùng Ñi Magazine” vaø gôûi veà ñòa chæ: Höôùng Ñi Magazine P.O. Box 570293

Moïi chi tieát veà Höôùng Ñi xin goïi:

Dallas, TX 75357

469-493-2307

Thưa quý Hội Thánh, ân nhân và độc giả quý mến của đặc san Hướng Đi. Xin quý vị vào đọc các bài viết Tờ Báo Của Chúng Ta và Hãy Làm Một Cái Gì Đó Cho Tờ Báo Của Chúng Ta và giúp chúng tôi điều này. Xin quý vị vui lòng ủng hộ tài chánh để in thêm báo tặng Đồng Hương tại các thành phố lớn. Sự góp phần của quý vị khích lệ chúng tôi trong việc quảng bá văn chương văn hóa Cơ-đốc và đem tình yêu của Chúa Jesus đến những phần còn lại của cộng đồng người Việt chúng ta, đem sự cứu rỗi kỳ diệu của Chúa đến cho đồng bào yêu dấu của mình. Trân trọng ĐẶC SAN HƯỚNG ĐI 124

ÑAËC SAN HÖÔÙNG ÑI


Kính mời quý con cái Chúa gần xa cùng thờ phượng Chúa với chúng tôi qua điện thoại bằng ứng dụng Zoom Cloud Meeting! Thời gian: Nếu quý vị có thắc mắc, xin hãy liên lạc với chúng tôi! Truyền Đạo Lê Minh Thảo Phone: 972-955-7309

Email: Thaodallas4444@gmail.com

Sáng Chúa Nhật: 9:00 - 9:45am CST (Giờ miền Trung Hoa Kỳ) Zoom ID: 611 696 6416 Password: 2020






Trang giới thiệu ảnh đẹp - Nhiếp ảnh gia DIEMPHUC LE

TÓC BIỂN - PHOTO DIEMPHUCLE

NHỊP SÁNG TRONG ĐỜI - PHOTO DIEMPHUCLE


SẮC MÀU CỦA LÚA - PHOTO DIEMPHUCLE



Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.