Kiến Tạo Tâm Linh - MS Ngô Việt Tân

Page 1

VIỆN THẦN HỌC BÁP-TÍT VIỆT NAM VIETNAMESE BAPTIST THEOLOGICAL SCHOOL

KIẾN TẠO TÂM LINH Spiritual Formation Giáo sƣ: Mục Sƣ Tiến Sĩ Ngô Việt Tân Phone: 403-922-2209 e-mail: ngoviettan@hotmail.com

Term: Sept 19, 26 Oct 3,10/2020 Day: Saturdays - Time: 1pm – 5pm Location: Bắc Mỹ - North America

Mission Statement Vietnamese Baptist Theological School is a graduate-level community of faith and learning that equips men and women called to serve Christ in the diverse and global ministries of His church.

Vision Statement Through an integrated network of Fellows, Teaching Churches, and Learning Centers, the Institute seeks to mobilize the priesthood of believers for service in society. It provides, through appropriate media, theological education that is both biblically based and praxis oriented. The Institute develops Christ-centered leaders who are committed to academic excellence, life-long learning, and transformational ministry. The Institute works collegially with other evangelical Christians. Its confessional basis is the consensus of opinion concerning those articles of the Christian faith and practice that have been most surely held and expressed in historic Baptist principles and practices. Course Description - Mô Tả Môn Học Môn học KIẾN TẠO TÂM LINH (Spiritual Formation) giúp sinh viên khám phá lịch sử, nền tảng Thánh Kinh, Thần Học thực dụng của sự hình thành tâm linh. Kiến tạo tâm linh là tiến trình tăng trƣởng đức tính, sự biến đổi nội tâm, và trƣởng thành tâm linh qua quyền năng của Chúa Thánh Linh và tinh thần đầu phục của con dân Chúa. Môn học này giơí thiệu cho sinh viên về các khái niệm và thực hành trong lãnh vực kỷ luật tâm linh. Đây là nhu cầu trọng yếu kiến thức lời Chúa nhằm giúp con dân Chúa dẫn đến sự hình thành tâm linh.


Goals and Objectives - Mục Đích Môn Học 1. Giúp sinh viên hiểu biết lịch sử và các đặc điểm truyền thống về sự hình thành tâm linh (help students to understand the history and unique characteristics of various tradition of spiritual formation). 2. Giúp sinh viên hiểu biết nền tảng và sự kỷ luật tâm linh trong sự hình thành tâm linh (help students to understand basic foundations and spiritual disciplines in spiritual formation). 3. Giúp sinh viên khám phá sự phát triển tâm linh, sự tăng trƣởng tâm linh của mỗi tín nhân (Help students to explore one‘s own spiritual development, spiritual growth). 4. Kiến tạo mối quan tâm về hƣớng đi tâm linh với tiềm năng nhằm chăm sóc linh hồn và uốn nắn linh hồn trong mục vụ (To establish spiritual direction as a potential tool for soul care and soul shaping to ministry). 5. Giúp sinh viên hiểu biết ý nghĩa hình thành tâm linh trong quan điểm Thánh Kinh và áp dụng thần học thực dụng trong đời sống và mục vụ (Help students to understand the meaning of spiritual formation and practical theology in life and ministry). 6. Giúp sinh viên khám phá các phƣơng pháp áp dụng lời Chúa vào cuộc sống qua sự hình thành tâm linh của sự thờ phƣợng, sự cầu nguyện, nếp sống đạo, phấn hƣng tâm linh, và trƣởng thành tâm linh (Help students to explore the applicable methods into God‘s word through spiritual formation of worship, prayer, Christian living, spiritual revival, and spiritual maturity). Competencies - Thành Quả Môn Học    

Tiếp cận các chiến lƣợc đọc Kinh Thánh giúp tăng trƣởng tâm linh, và kiến tạo nếp sống học tập và sống đạo. Khám phá những phƣơng pháp và nguyên tắc kỷ luật tâm linh nhằm có thể ứng dụng cho nhu cầu của đời sống tăng trƣởng tâm linh. Hiểu biết tiến trình hình thành tâm linh của đời sống Cơ-đốc-nhân. Kinh nghiệm sự vui thích khi nghiên cứu sự phong phú và sâu nhiệm trong lời Chúa.

Methods The following methods will be used to complete the objectives of the course: Sinh viên và Giáo sƣ sẽ học tập và thảo luận qua mạng trƣc tuyến. ■ Reading Assignments. Đọc các sách liên quan đến môn học. ■ Textbooks. The student/reader is required to have access to the following textbooks: _ Ngo, Viet Tan. Kiến Tạo Tâm Linh. Dallas, Texas: Viện Thần Học Báp Tít Việt Nam, 2015. _ Gangel, Kenneth O. & James C. Wilhoit. The Christian Educator’s Handbook On Spiritual Formation. Wheaton, Illinois: Victor Books, 1994. _ Willis, avery T. Đào Tạo Môn Đồ (Master Life – Discipleship) Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn giáo, 2010. _ Marshall, I. Howard & A. R. Millard & J. I. Packer & D. j. Wiseman. Thánh Kinh Tự Điển. California: Union University of California, 2009.


Assignments and Grading ASSIGNMENTS - BÀI THI & BÀI VIẾT 1. Attendance & Participation Tham gia tích cực trong lớp học - tất cả sinh viên đòi hỏi phải đọc các sách Giáo sƣ yêu cầu. Sinh viên phải hiện diện trong 8 buổi học và hoàn thành tất cả những Bài tập, tham gia các buổi thảo luận trong nhóm nhỏ hay thuyết trình. ………………………………… 10% 2. Book Review - Điểm sách Xin đọc quyển sách KIẾN TẠO TÂM LINH do Mục Sƣ Tiến Sĩ Ngô Viêt Tân biên sọan và trả lời các câu hỏi sau đây: 1) Xin bạn định nghĩa sự hình thành tâm linh (spiritual formation) và diễn giải ý nghĩa sự hình thành tâm linh và dẫn chứng dựa theo quan điểm Thánh kinh (2-3 trang) 2) Tại sao sự hình thành tâm linh là quan trọng và cần thiết cho tiến trình tăng trƣởng thuộc linh? (2-3 trang) 3) Xin bạn ghi ra các quan điểm Thánh Kinh đề cập về kỷ luật tâm linh và giải thích cho biết kỷ luật tâm linh nào cần thiết cho sự tăng trƣởng tâm linh của mỗi tín hữu và kỷ luật tâm linh nào giúp bạn lãnh đạo Hội Thánh cũng nhƣ phục vụ Chúa cách hiệu quả và đầy ơn? (3-4 trang) 4) Xin bạn giải thích sự khác biệt giữa sự báp-tem bằng Thánh Linh và sự đầy dẫy Thánh Linh? (2-3 trang) 5) Xin bạn ghi ra công tác và sứ mạng của sự hình thành tâm linh trong mục vụ giáo dục của Hội Thánh? (2 trang) 6) Xin viết ra vai trò của Đức Thánh Linh trong tiến trình kiến tạo linh nặng (2-3 trang) 7) Tại sao sự giảng luận (preaching) và sự dạy dỗ (teaching) lời Chúa là quan trọng và cần thiết nhằm giúp mỗi con dân Chúa có thể kiến tạo tâm linh lớn mạnh và trƣởng thành tâm linh? (2 trang) ……………………………………………………………. 30% 3. Xin bạn VIẾT RA 5 KỶ LUẬT THUỘC LINH QUAN TRỌNG NHẤT CHO NGƢỜI HẦU VIỆC CHÖA (MỤC SƢ) và nêu các lý do tạo cho 7 Kỷ Luật thuợc linh hầu giúp vị Mục sƣ đó kiến tạo tâm linh lành mạnh, kết quả trong chức vụ, và đạt đến mức thành nhân trong Chúa Giê-su? (3 trang). …………………………………………………………….. 10% 4. CÁC BÀI TẬP LÀM & THẢO LUẬN TRONG CÁC LỚP HỌC MỖI TUẦN ………………………………………………………. 30% 5. Xin bạn viết 2 trang Bài chia sẻ PHƢƠNG CÁCH GIÚP BẠN ĐẮC THẮNG MỌI LO LẮNG, SƠ HÃI, VÀ SỰ CĂNG THẲNG TRONG MÙA DỊCH BỆNH COVID-19: 1) Kinh nghiệm cá nhân của bạn

ĐIỂM Points or Percentages


2) Sự dạy dỗ của Chúa qua đời sống kỷ luật tâm linh cho bạn. 3) Thách thức nào mà bạn cần Chúa giúp để có thể vƣợt qua hầu sống vững mạnh tâm linh. ……………………………………………………… 20% HẠN CHÓT NỘP CÁC BÀI VIẾT THI - 30/10/2020

Attendance Requirements One emergency absence is allowable per term. Only in rare emergency cases will a second absence be allowed. A private tutorial with the professor will be necessary to make up any lost work for any absence (this may be done either face-to-face or online). More than two absences will constitute loss of credit for the class. Special Notes: All written assignments should be carefully prepared according to the form and style as set forth in Turabian‘s A Manual for Writers (7th edition). Written work should also be free of spelling and typing errors as well as demonstrate a graduate level understanding of English grammar and punctuation. All written assignments are to be typewritten and should include: title page, table of contents, footnotes or endnotes (if needed), and bibliography. A computer copy or a photocopy of all work should be made in the event an assignment is lost or mislaid. Grading Scale 98 – 100% 95 – 97% 92 – 94% 89 – 91% 86 – 88% 83 – 85%

A+ A AB+ B B-

Schedule of Classes WEEK 2020

CLASS TOPICS

Chƣơng 1 – Định Nghĩa Về Sự Hình Thành Tâm Linh Chƣơng 2 – Các Thuật Ngữ Liên Quan Sự Hình Thành Tâm Linh (Terminology of Spiritual Formation) Chƣơng 3 - Sự Kêu Gọi Của Kiến Tạo Tâm Linh Chƣơng 4 – Các Ảnh Tƣợng Thánh Kinh Về Sự Hình Thành Tâm Linh Chƣơng 5 – Quan Điểm Thánh Kinh Về Sự Hình Thành Tâm Linh (Biblical Perspective on Spiritual formation) Chƣơng 6 - Lịch Sử và Các Đặc Điểm Truyền Thống Của Sự

ASSIGNMENTS


2020

2020

2020

Hình Thành Tâm Linh Chƣơng 7 - Sự Phát Triển Thuộc Linh và Sự Tăng Trƣởng Tâm Linh Trong Tiến Trình Hình Thành Tâm Linh Chƣơng 8 – Hình Thành Tâm Linh Qua Ân Điển Của Đức Chúa Trời Chƣơng 9 – Kiến Tạo Tâm Linh Qua Công Tác Của Đức Thánh Linh Chƣơng 10 – Hình Thành Tâm Linh Qua Tiến Trình Thánh Hóa. Chƣơng 11- Hình Thành Tâm Linh Qua Đào Tạo Môn Đệ Chƣơng 12 – Hình Thành Tâm Linh Qua Các Kỷ Luật Tâm Linh Chƣơng 13 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Nhóm Học Kinh Thánh Chƣơng 14 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Nếp Sống Đạo Chƣơng 15 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Tâm Tình Phục Vụ Chƣơng 16 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Giáo Huấn Và Giảng Luận (Spiritual Formation Through Teaching and Preaching) Chƣơng 17 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Sự Hƣớng Dẫn Tâm Linh Và Cố Vấn Tâm linh (Spiritual Direction and Mentor) Chƣơng 18 - Kiến Tạo Tâm Linh Cho Lãnh Đạo Hội Thánh (Spritual formation For Church Leaders) Chƣơng 19 - Kiến Tạo Tâm Linh Trong Thần Học Ứng Dụng (Spiritual Formation in Practical Theology) Chƣơng 20 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Các Mục Vụ Hội Thánh (Spiritual Formation Through Church‘s Ministries).

Disability Statement: Individuals with documented impairments who may need special circumstances for exams, classroom participation or assignments should contact the instructor at the beginning of the semester in order for special arrangements to be considered.


KIẾN TẠO TÂM LINH Chƣơng 1 – Định Nghĩa Về Sự Hình Thành Tâm Linh (Definition of Spiritual Formation) Chƣơng 2 – Các Thuật Ngữ Liên Quan Sự Hình Thành Tâm Linh (Terminology of Spiritual Formation) Chƣơng 3 - Sự Kêu Gọi Của Kiến Tạo Tâm Linh (The Call of Spiritual Formation) Chƣơng 4 – Các Ảnh Tƣợng Thánh Kinh Về Sự Hình Thành Tâm Linh (The Biblical Images of Spiritual Formation) Chƣơng 5 – Quan Điểm Thánh Kinh Về Sự Hình Thành Tâm Linh (Biblical Perspective on Spiritual formation) Chƣơng 6 - Lịch Sử và Các Đặc Điểm Truyền Thống Của Sự Hình Thành Tâm Linh (History and Characteristics of Spiritual Formation) Chƣơng 7 - Sự Phát Triển Thuộc Linh và Sự Tăng Trƣởng Tâm Linh Trong Tiến Trình Hình Thành Tâm Linh (Spiritual Development and Growth in Spiritual Formation). Chƣơng 8 – Hình Thành Tâm Linh Qua Ân Điển Của Đức Chúa Trời (Spiritual Formation Through Grace of God). Chƣơng 9 – Kiến Tạo Tâm Linh Qua Công Tác Của Đức Thánh Linh (Spiritual Formation Through The Work of The Holy Spirit). Chƣơng 10 – Hình Thành Tâm Linh Qua Tiến Trình Thánh Hóa. (Spiritual Formation Through The Process of Sanctification). Chƣơng 11- Hình Thành Tâm Linh Qua Đào Tạo Môn Đệ (Spiritual Formation Through Discipleship). Chƣơng 12 – Hình Thành Tâm Linh Qua Các Kỷ Luật Tâm Linh (Spiritual Formation Through Spiritual Disciplines). Chƣơng 13 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Nhóm Học Kinh Thánh (Spiritual Formation Through Bible Study Group). Chƣơng 14 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Nếp Sống Đạo (Spiritual Formation Through Christian Living). Chƣơng 15 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Tâm Tình Phục Vụ (Spiritual Formation Through Serving Heart). Chƣơng 16 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Giáo Huấn Và Giảng Luận (Spiritual Formation Through Teaching and Preaching) Chƣơng 17 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Sự Hƣớng Dẫn Tâm Linh Và Cố Vấn Tâm linh (Spiritual Direction and Mentor) Chƣơng 18 - Kiến Tạo Tâm Linh Cho Lãnh Đạo Hội Thánh (Spritual formation For Church Leaders) Chƣơng 19 - Kiến Tạo Tâm Linh Trong Thần Học Ứng Dụng (Spiritual Formation in Practical Theology) Chƣơng 20 - Kiến Tạo Tâm Linh Qua Các Mục Vụ Hội Thánh (Spiritual Formation Through Church‘s Ministries).


KIẾN TẠO TÂM LINH

Spiritual Formation Chƣơng 1 Định Nghĩa Về Sự Hình Thành Tâm Linh (Definition of Spiritual Formation) Muốn trở thành môn đệ của Chúa Giê-su và trƣởng thành tâm linh, mỗi con dân Chúa cần trải nghiệm qua tiến trình kiến tạo tâm linh. Sự kiến tạo tâm linh là sự hình thành tâm linh qua tiến trình của kỷ luật thuộc linh và môn đệ hóa. Đây là một hành trình mà con dân Chúa cần mở tấm lòng nhằm phát huy mối liên hệ sâu nhiệm và mật thiết với Đức Chúa Trời. Kết quả của một đời sống tâm linh tăng trƣởng ―…là con người đang được đổi mới trong sự hiểu biết theo hình ảnh Đấng sáng tạo nó‖ (Cô-lôse 3:10). Thánh Phao-lô khuyên bảo mỗi con dân Chúa ―hãy bước đi trong Ngài, hãy đâm rễ và xây nền trong Ngài, tăng cường đức tin như anh chị em đã được dạy dỗ, và chan chứa lời cảm tạ‖ (Cô-lô-se 2:6,7). Tại sao sự kiến tạo tâm linh là thiết yếu cho đời sống Cơ-đốc-nhân? 1) Sự liên hệ mật thiết với Đức Chúa Trời giúp chúng ta đạt sự tự do và sự hoàn hảo (Giăng 8:36; Cô-lô-se 2:9,10). 2) Sự kiến tạo tâm linh giúp ―con ngƣời bên trong chúng ta cứ đổi mới mỗi ngày‖ (2 Cô-rinh-tô 4:16). 3) Sự kiến tạo tâm linh giúp ―làm trở nên công chính‖ (Rô-ma 8:30). 4) Sự kiến tạo tâm linh giúp chúng ta trở nên giống nhƣ Chúa càng hơn (Sáng thế 1:26-27; 2 Cô-rinh-tô 4:4). Định nghĩa về Sự Hình Thành Tâm Lình (Spiritual Formation). Một số ngƣời định nghĩa sự hình thành tâm linh hay kiến tạo linh năng nhƣ sau: ―Con người toàn diện trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời, trong cộng đồng của các Cơ- đốc nhân, tăng trưởng trong tiến trình giống như Chúa Cứu Thế, phản ảnh qua sự hướng dẫn của Thánh Linh, lối sống kỹ luật, bày tỏ trong hành động cứu chuộc trong thế gi ới ch úng ta‖.


―Sự hình thành tâm linh là một tiến trình được biến đổi thành ảnh tượng của Chúa Cứu Thế, một hành trình trở nên những con người có lòng yêu thương, những con người tha thứ, những người quan tâm cho những người khác và thế giới‖. ―Sự hình thành tâm linh trong Chúa Cứu Thế là tiến trình nơi sâu kín nhất của cá nhân (tấm lòng, ý chí, hay tâm linh) nhận lấy phẩm hạnh hay mỹ đức của chính Chúa Cứu Thế Giê-su‖ Dallas Willard: ―Sự hình thành tâm linh trong truyền thống của Chúa Giê-su là tiến trình biến đổi của chiều kích tận sâu bên trong con người, tâm hồn, là nơi giống như tinh thần hay ý chí. Nó được hình thành trong một cách tự nhiên nhằm đạt đến những việc tốt lành như Chúa Cứu Thế đã làm trong quyền năng của Ngài‖ ―Spiritual formation in the tradition of Jesus Christ is the process of transformation of the inmost dimension of the human being, the heart, which is the same as the spirit or will. It is being formed (really, transformed) in such a way that its natural expression comes to be the deeds of Christ done in the power of Christ.‖

John MacArther: ―Trong các dạng tổng quát, sự hình thành tâm linh là tiến trình của sự tăng trưởng và uốn nắn tâm linh‖ ―In broad terms, spiritual formation is the process of spiritual shaping and growth.‖

Tiến trình kiến tạo thuộc linh là một tiến trình bao gồm sự biến đổi toàn diện của con ngƣời cách toàn diện từ trong tƣ tƣởng (thoughts), cách cƣ xử (behaviours), lối sống (lifestyles) liên hệ với Chúa và những ngƣời khác. Khi một đời sống đƣợc thay đổi, đời sống của ngƣời đó sẽ đƣợc thể hiện qua lòng kính yêu Chúa và lòng yêu thƣơng với ngƣời khác của họ sẽ tăng lên, họ cũng giết chết cái tôi hay bản ngã xác thịt của mình mà quyết tâm sống cho Ngài. 1) Kiến tạo tâm linh là tiến trình lâu dài (Spiritual formation is a life-long process). bởi vì tiến trình này có thể chậm, đôi lúc gian nan, và phải cần sức lực của Chúa nhằm vƣợt qua những thử nghiệm, thử thách, và sự cám dỗ. ―Tin chắc như vậy, tôi biết rằng tôi sẽ còn ở lại và sẽ ở cùng hết thảy anh chị em để giúp anh chị em tăng trưởng và vui mừng trong đức tin.‖ (Phi-líp 1:25 BDM). 2) Kiến tạo tâm linh là sự hình thành phẩm hạnh của Chúa Giê-su bên trong con ngƣời của chúng ta. Thánh Phao-lô bảo rằng ―Các con bé nhỏ của ta, vì các con mà ta lại chịu cơn đau chuyển bụng sinh một lần nữa cho đến khi Chúa Cứu Thế được thành hình trong các con.‖ (Ga-la-ti 4:19 BDM).


3) Kiến tạo tâm linh là sự hoàn thành chỉ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh trong đời sống con dân Chúa. ―Hãy để Chúa đổi mới tâm linh và tâm trí anh chị em, 24 và mang lấy con người mới giống như Đức Chúa Trời, được sáng tạo trong chân lý công chính và tinh khiết - to be made new in the attitude of your minds; 24 and to put on the new self, created to be like God in true righteousness and holiness..‖ (Ê-phê-sô 4:2324 BDM - NIV). ―Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời - Do not conform to the pattern of this world, but be transformed by the renewing of your mind. Then you will be able to test and approve what God‘s will is—his good, pleasing and perfect will.‖ (Rô-ma 12:2 BDM - NIV). 4) Kiến tạo tâm linh xảy ra trong cộng đồng Cơ-đốc. ―Điều tôi cầu xin là tình yêu thương của anh chị em ngày càng gia tăng cùng với sự hiểu biết và tất cả nhận thức, 10 để anh chị em nhận biết điều gì là tốt đẹp nhất và được trong sạch, không có gì đáng trách cho đến ngày của Chúa Cứu Thế; 11 Được đầy trái công chính bởi Chúa Cứu Thế Giê-xu để tôn vinh và ca ngợi Đức Chúa Trời‖ (Phi-líp 1:9-11). ―Chỉ có điều anh chị em phải sống xứng đáng với Phúc Âm của Chúa Cứu Thế để khi tôi đến thăm anh chị em, hoặc vắng mặt, nhưng nghe về anh chị em rằng anh chị em vẫn đứng vững, đồng tâm, đồng một lòng cùng tranh đấu cho đức tin của Phúc Âm.‖ (Phi-líp 1:27). 5) Kiến tạo tâm linh đƣợc hình thành qua những tiêu chuẩn của lời Chúa. Sống và Thực Hành Theo Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh. ―Sau hết, thưa anh chị em, bất cứ điều gì chân thật, điều gì đáng kính, điều gì công chính, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì cao quý; nếu có đức hạnh nào, nếu có điều gì đáng khen, anh chị em hãy suy nghĩ đến. 9 Những gì anh chị em đã học, đã nhận, đã nghe và đã thấy nơi tôi, hãy thực hành đi thì Đức Chúa Trời, là Đấng ban bình an, sẽ ở cùng anh chị em.‖ (Phi-líp 4:8-9 BDM). Sống và Thực Hành Theo Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh sẽ đƣợc phƣớc. ―Hãy thực hành Lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ mà tự lừa dối. 23 Kẻ nào nghe Lời Chúa mà không thực hành cũng giống như một người soi mặt trong gương, 24 thấy rồi bỏ đi, quên ngay mặt mình như thế nào. 25 Nhưng người nào chăm chú nhìn vào luật toàn hảo là luật đem lại tự do lại kiên trì tuân giữ, không


phải nghe rồi quên đi, nhưng thực hành luật đó, thì sẽ được phước trong việc mình làm‖ (Gia-cơ 1:22-25). Học theo gƣơng của các thánh đồ, anh hùng đức tin và ngƣời tin kính Chúa. ―Thưa anh chị em, hãy cùng nhau noi gương tôi và nhìn xem những người sống theo gương mà chúng tôi để lại cho anh chị em.‖ (Phi-líp 3:17 BDM). ―Anh chị em hãy nhớ những người hướng dẫn, đã truyền lời Chúa cho mình, hãy chú ý xem kết cuộc nếp sống của họ và học đòi đức tin của họ.‖ (Hê-bơ-rơ 13:7 BDM). Sống xứng đáng hầu làm đẹp lòng Chúa. ―Vì lý do đó, từ ngày được tin về anh chị em, chúng tôi không ngừng cầu nguyện cho anh chị em, xin Đức Chúa Trời cho anh chị em hiểu thấu ý chỉ Ngài bằng tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết thiêng liêng, 10 để anh chị em sống xứng đáng với Chúa, làm hài lòng Ngài mọi điều, kết quả trong mọi việc lành và càng ngày càng hiểu biết Đức Chúa Trời sâu rộng hơn.‖ (Cô-lô-se 1:9-10 BDM). 6) Kiến tạo tâm linh là sự biến hoá của con ngƣời toàn diện. Chúa muốn mỗi con dân của Ngài trở nên ngƣời trƣởng thành trong Chúa Cứu Thế. ―Chúng tôi truyền giảng Chúa Cứu Thế, dùng tất cả sự khôn ngoan để cảnh cáo mọi người, dạy dỗ mọi người, ngõ hầu chúng tôi trình diện mọi người cho Đức Chúa Trời như những người trưởng thành trong Chúa Cứu Thế. 29 Nhằm mục đích ấy, tôi đang lao khổ đấu tranh, nhờ tất cả quyền năng của Ngài đang tác động mạnh mẽ trong tôi.‖ (Cô-lô-se 1:28 BDM). Vai trò của ngƣời chăn bầy là luôn cầu nguyện cho chiên của mình đƣợc đứng vững trong đức tin và trƣởng thành trong thánh ý Chúa. ―Ê-pháp-ra, người đồng hương của anh chị em, đầy tớ của Chúa Cứu Thế Giê-su, kính lời chào anh chị em. Người đã vì anh chị em mà chiến đấu luôn luôn trong sự cầu nguyện để anh chị em đứng vững, trưởng thành và hoàn toàn vững tin trong mọi ý chỉ của Đức Chúa Trời.‖ (Cô-lô-se 4:12 BDM). Muốn trở thành con ngƣời toàn diện, con dân Chúa phải sống thánh khiết. ―Vậy, ý muốn của Đức Chúa Trời là anh chị em phải thánh khiết, tránh gian dâm. 4 Mỗi người phải biết giữ gìn thân thể mình thánh khiết và tôn trọng, 5 chớ chiều theo đam mê dục vọng như những người ngoại đạo không biết Đức Chúa Trời. 6 Đừng ai vi phạm hay lừa gạt anh chị em mình về vấn đề này vì Chúa là Đấng trừng phạt tất cả những điều đó như chúng tôi đã nói trước và


cảnh cáo anh chị em. 7 Vì Đức Chúa Trời đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế nhưng sống thánh khiết.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-7 BDM). Phao-lô cầu nguyện tín hữu Hội Thánh Tê-sa-lô-ni-ca đƣợc thánh hóa toàn diện. ―Nguyện xin chính Đức Chúa Trời bình an thánh hóa anh chị em hoàn toàn. Nguyện tâm linh, tâm hồn và thân thể anh chị em được gìn giữ trọn vẹn, không có gì đáng trách trong ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta quang lâm. 24 Đấng kêu gọi anh chị em là thành tín, chính Ngài sẽ thực hiện điều ấy.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23-24 BDM). Phao-lô khuyên bảo con dân Chúa nên gìn giữ nếp sống đạo toàn hảo. ―ta truyền bảo con phải vâng giữ lời răn dạy này cách toàn hảo, không thể nào chê trách được cho đến ngày Chúa chúng ta là Chúa Cứu Thế Giê-xu xuất hiện;‖ (1 Ti-mô-thê 6:14 BDM). Phê-rơ khuyên con dân Chúa nên sống thánh khiết và tin kính trong khi chờ ngày Chúa quang lâm. ―Vì mọi sự sẽ bị hủy diệt bằng cách nầy, anh chị em phải trở nên như người như thế nào? anh chị em phải có một đời sống thánh khiết và sùng kính 12 như anh chị em trông chờ và mong ngày của Chúa mau đến. Ngày đó lửa sẽ hủy diệt các từng trời và mọi nguyên tố sẽ bị thiêu đốt tan chảy.‖ (2 Phê-rơ 3:11-12 BDM).


Chƣơng 2 Các Thuật Ngữ Liên Quan Sự Hình Thành Tâm Linh (Terminology of Spiritual Formation) Từ ngữ ―kiến tạo tâm linh – spiritual formation‖ và từ ngữ ―linh hướng – spiritual direction‖ phát nguốn từ truyền thống tu hành của Giáo hội Chính Thống và Công Giáo La Mã (the Eastern Orthodox and Roman Catholic contemplative traditions). Cơ-đốc-nhân có đồng tâm trí của Chúa Giê-su là Đấng mang ảnh tƣợng của Đức Chúa Trời, và cũng ―Mang lấy bản thể của một tôi tớ‖ (Phi-líp 2:7). Mỗi con dân Chúa đƣợc kiến tạo đời sống thuộc linh cho đến ―khi Chúa Cứu Thế được hình thành trong các con‖ (Cô-lô-se 3:17). Con dân Chúa sẽ đƣợc biến đổi (transformed – metamorphe) bởi sự đổi mới tâm (Rô-ma 12:2), và đƣợc thay đổi (changed – metamorphmetha) hầu trở nên giống Chúa Giê-su qua tiến trình ―đƣợc biến đổi theo hình ảnh Ngài từ vinh quang này đến vinh quang khác nhờ Chúa là Thánh Linh‖ (2 Cô-rinh-tô 3:18). 

“Spiritual direction – Linh hƣớng” là mối liên hệ giữa hai ngƣời với nhau, trong đó vị linh hƣớng là ngƣời hƣớng dẫn ngƣời kia kiến tạo một đời sống tâm linh qua sự nhận thức ý chỉ của Chúa, phát triển đức tin, lòng vâng phục, và mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa. Trong sách 1 Sa-mu-ên 3:1-14, Đức Chúa Trời không những lập tiên tri Hê-li làm chức vụ tiên tri cho dân sự của Ngài, mà còn đặt để Hê-li nhƣ là vị linh hƣớng cho Sa-mu-ên hầu giúp Sa-mu-ên nhận biết tiếng Chuá muốn nói chuyện với Sa-muên. Trong Thời kỳ Tân Ƣớc, Chúa Giê-su là vị linh hƣớng cho Ni-cô-đem vào đêm (Giăng 3:1-14), cho Na-tha-na-ên (Giăng 1:47-49), cho ngƣời thanh niên giàu có (Ma-thi-ơ 19:16-22), cho ngƣời phụ nữ thành Sa-ma-ri (Giăng 4:7-30), và Chúa Giêsu cũng là vị linh hƣớng cho các môn đệ của Ngài trong suốt hành trình của chức vụ rao giảng Tin Lành cứu rỗi.

“Spiritual formation - kiến tạo tâm linh” là một tiến trình và hành trình nơi mà ngƣời tín hữu trải rộng tâm hồn mình nhằm đạt tới mức sâu nhiệm trong mối liên hệ với Thiên Chúa. Sự hình thành thuộc linh tiến trình liên tục qua sự thong công thƣờng xuyên với Hội thánh, tham gia các sinh hoạt với anh chị em trong sự thờ phƣợng, tôn cao Chúa qua sự ca ngợi, cầu nguyện, cảm tạ và suy gẫm lời Chúa. Sự hình thành tâm linh


cũng phải trải nghiệm qua những thử nghiệm của đức tin, sự tranh chiến giữa sự cám dỗ và điều ác. Từ ngữ ―kiến tạo hay hình thành – formation‖ mang ý nghĩa từ dạng từ ―kiến tạo tâm linh – spiritual formation‖ (Ga-la-ti 4:19). Từ ngữ này phát nguồn từ chữ hi-lạp ―morphe‖ đƣợc tìm thấy trong sách Rô-ma 12:2 và 2 Cô-rinh-tô 3:18. Nó chứa đựng một ý nghiã là con ngƣời bên trong đƣợc biến đổi thành con ngƣời tâm linh mới giống ảnh tƣợng của Chúa Giê-su nhƣ lời trong 2 Cô-rinh-tô 3:18 chép ―Và tất cả chúng ta,… được biến đổi theo hình ảnh Ngài từ vinh quang này đến vinh quang khác nhờ Chúa là Thánh Linh‖. “Spiritual Disciplines - kỷ luật tâm linh” là không ghi chép trong kinh Thánh. Nhƣng Kinh Thánh có đề cập đến từ ngữ ―kỷ luật – discipline‖ mà trong tiếng Hi-bá-lai là ―muwcar‖ (Prov. 13:24; 22:15; 23:13-15) hay trong tiếng Hi-lạp là chữ ―paideia‖ nghĩa là giáo huấn theo con đƣờng ngƣời đó phải theo. Từ ngữ này dung để huấn luyện hay kỳ luật trẻ con (Ê-phê-sô 6:4; Hê-bơ-rơ 12:9-10),cũng nhƣ Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta (Hê-bơ-rơ 12:5-11). Kỷ luật tâm linh tôi luyện tinh thần, tâm trí, và cảm xúc của chúng ta nhằm giúp chúng ta tiến gần đến Chúa hơn. Chúng giúp chúng ta nhìn thấy thánh ý tốt lành của Ngài trên đời sống của chúng ta để rồi chúng ta sẽ khao khát và tận hiến đời sống mình cho Ngài. Khi chúng ta tập tành những kỷ luật tâm linh, chúng ta sẽ càng mạnh mẽ hơn trong đức tin và năng động hơn trong tâm tình phục vụ Ngài. Mục đích của kỷ luật tâm linh là sự phát triển con ngƣời bề trong của chúng ta hầu kiến tạo và biến đổi tâm trí, tâm linh và tình cảm của chúng ta theo ảnh tƣợng cao quý của Ngài. Kỷ luật tâm linh bao gồm: 1) Solitude—Spending time alone to be with God. Dành thời gian riêng tƣ với Chúa qua sự đọc và suy gẫm lời Chúa.

2) Silence—Removing noisy distractions to hear from God. Tìm nơi thanh tịnh và tập trung tâm trí cách yên lặng để lắng nghe tiếng của Chúa.


3) Fasting—Skipping a meal(s) to find greater nourishment from God. Dành thời gian Kiêng ăn để tƣơng giao với Chúa qua sự cầu nguyện và suy niệm lời Chúa.

4) Frugality—Learning to live with less money and still meet your basic needs. Tập tành nếp sống tiết kiệm, thanh đạm. Sống đơn giản và tập trung vào đời sống.

5) Chastity Kiêng cử về ham muốn tình dục trong một thời gian nhằm tìm kiếm mối liên hệ sâu nhiệm với Chúa.

6) Secrecy—Avoiding self-promotion, practice serving God without others knowing. Giữ sự kín nhiệm trong sự phục vụ hay các lãnh vực khác.

7) Sacrifice—Giving of our resources beyond what seems reasonable to remind us of our dependence on Christ Lòng hi sinh là đặc tính giúp chúng ta sống hi sinh, dâng hiến cách hi sinh cho công việc nhà Chúa bởi vì chúng ta tin cậy vào sự tiếp trợ của Chúa.

8) Study—Spending time reading the Scriptures and meditating on its meaning and importance to our lives. Đọc và Nghiên cứu lời Chúa để làm tăng trưởng tâm linh và hiểu biết lời Ngài cách sâu nhiệm.

9) Worship—Offering praise and adoration to God. Tôn thờ Chúa qua lòng ca ngợi, chúc tụng, và suy tư.


10) Prayer—Talking to and listening to God about your relationship with Him and about the concerns of others. Tương giao thường xuyên với Chúa qua lời cầu nguyện cũng như lắng nghe tiếng phán của Ngài.

11) Fellowship—Mutual caring and ministry in the body of Christ. Thông công với anh chị em trong Chúa qua sự chia sẻ, hợp tác, khích lệ, và đóng góp.

12) Confession—Regularly confess your sins to the Lord and other trusted individuals. Sự xưng tội với Chúa là điêù cần làm cho mỗi chúng ta hầu giúp chúng ta cảnh tỉnh trong nếp sống đạo và mối tương giao với Chúa.

13) Submission—Humbling yourself before God and others while seeking accountability in relationships. Sự vâng phục với Chúa và người khác là đức tính cao quý của người trưởng thành tâm linh.

Conversion – Convert Theo Tự điển Webster, từ ―convert‖ có nghĩa là ―quay lại (turn around), biến đổi (to transform), chuyển hóa, biến đổi bản chất (to transmute), thay đổi (alter). Trong tiếng Hi-lạp từ ngữ ―epistrepho‖ đồng nghĩa với chữ ―quay lại (to turn back), đem trở lại (to bring back). Theo ý nghĩa của Thánh Kinh, từ ―quay lại convert‖ đƣợc mô tả nhƣ quay lại (turn around) – Ma-thi-ơ 9:22; Mác 5:30; 8:33; Giăng 21:20. Phúc Âm của Chúa Giê-su có thể thay đổi tấm lòng của tội nhân nhƣ: a) Phúc Âm có quyền năng bắt phục tấm lòng của tội nhân (Hê-bơ-rơ 4:12). b) Phúc Âm có quyền năng thanh tẩy lƣơng tâm của tội nhân (Hê-bơ-rơ 10:16-22; Công vụ 15:9).


c) Phúc Âm có quyền năng biến đổi tấm lòng phục vụ tội nhân để phục vụ Chúa (Rô-ma 6:17; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9).

Disciple – Môn đệ, học trò – trong tiếng Latin từ ―discipulus‖ nghiã là người học hỏi (a learner) đồng nghĩa với chữ ―mathetes‖ trong tiếng Hi-lạp, đƣợc ghi lại khoảng 264 lần trong các sách Phúc Âm và sách Công vụ. Từ ngữ ―Môn đệ - mathetes‖ đƣợc dùng để ám chỉ về ngƣời theo Chúa Giê-su hay là môn đệ của Ngài, ngƣời mà có mối liên hệ gần gũi cũng nhƣ học tập theo ý chỉ của Ngài (Ma-thi-ơ 9:13; 11:29). Môn đệ của Chúa Giê-su cần phải thực hiện theo đòi hỏi của lời Chúa: 1) Môn đệ phải ở trong lời Chúa (A disciple must abide in His word). _ Giăng 8:31 _ Giăng 15:10 _ 1 Phê-rơ 2:21 _ 2 Phê-rơ 3:18. 2) Môn đệ phải sanh ra nhiều quả (A disciple must abide in His word). _ Giăng 15:8 _ Ma-thi-ơ 5:16. 3) Môn đệ phải thƣơng yêu lẫn nhau (A disciple must love one another). _ Giăng 13:35 _ Thƣơng yêu lẫn nhau trong gia đình, hội thánh, trƣờng học, công sở, cộng đồng. 4) Môn đệ sẵn sàng trả giá (A disciple must be willing to pay the cost). _ Lu-ca 14:26,27, 33 _ Ma-thi-ơ 16:24-26 _ Phần thƣởng cho môn đệ của Chúa (Ma-thi-ơ 19:27-29; Khải huyền 20:4; 5:10).

12 Môn đệ của Chúa Giê-su là: 1. Andrew 2. Bartholomew or Nathanael 3. James, the Elder 4. James, the Lesser or Younger 5. John 6. Judas 7. Jude or Thaddeus 8. Matthew or Levi


9. Peter or Simon Peter 10. Philip 11. Simon the Zealot 12. Thomas

12 Môn Đệ Chết Bằng Cách Nào? How did the 12 disiples die? 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12.

Andrew = Crucified on an X-shaped cross Bartholomew or Nathanael = Flayed alive with knives James the elder = First apostle martyred James the lesser = Sawn in pieces John = Died of natural causes on the isle of Patmos Judas Iscariot = Hung himself Jude or Thaddeus = Killed with arrows Matthew or Levi = Martyred in Ethiopia Peter = Crucified upside-down on a cross Philip = Died by hanging Simon the Zealot = Died a martyrs death Thomas = Killed with a spear

Discipleship – Môn đệ hóa, Đào luyện môn đệ. Điều kiện để làm môn đệ của Chúa Giê-su: 1) Tình yêu ƣu tiên cho Chúa Giê-su. _ Lu-ca 14:25-33 _ Ma-thi-ơ 10:37 2) Tình nguyện dấn thân theo Chúa. Vác thập tự giá theo Chúa có nghĩa là với tấm lòng quyết tâm, lòng hi sinh, và chịu khổ. _ Lu-ca 14:27 _ Ma-thi-ơ 10:38 3) Đầu phục Chúa. _ Lu-ca 14:33 _ Ma-thi-ơ 19:21.


Faith - Đức tin (faith) Từ ngữ ―Đức tin – Faith‖ đƣợc mô tả qua các ngôn ngữ khác nhau nhƣ Latin, Hebrew, và Greek.

Trong ngôn ngữ Latin, từ ―fides‖ có nghĩa là niềm tin, lòng tin, và sự trông cậy. Hai từ ngữ Do Thái thƣờng dùng hơn cả là aman và batak. a) Động từ Aman, xét theo nguyên ngữ, có nghĩa là: đeo, mang. b) Batak nói lên ý tƣởng: trông cậy, tín thác. Nhƣ vậy, tin có nghĩa là trông mong, hy vọng, tin tƣởng. Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai ―aman‖ đƣợc dịch từ trong the LXX (Greek Old Testament) với từ ngữ Hi-lạp ―pisteuò‖, có nghĩa là faith - đức tin‖ trong tiếng Anh. Trong Thánh Kinh Cựu Ƣớc, ngữ cảnh (context) của đức tin đặt vào nền tảng mà con ngƣời hay vật thể của sự tin cậy, niềm tin, hay sự tự tin là điêù đáng trông cậy. Tin cậy vào Yahweh có nghĩa là thể hiện qua lòng trung thành và vâng phục cách trọn vẹn. Vì thế, Đức Chúa Trời đã phán dạy dân sự của Ngài rằng ―Bây giờ nếu các ngươi vâng phục Ta hoàn toàn và giữ giao ước Ta thì trong tất cả các nước, các ngươi sẽ là cơ nghiệp quý giá của Ta. Mặc dù cả thế gian đêù thuộc về Ta‖ (Xuất hành 19:5 BDM). Thánh Kinh Cựu Ƣớc, ý nghĩa của từ : ―đức tin – faith‖ luôn gắn liền với từ ―sự thành tín – faithfulness‖ đƣợc ghi chép lại qua các câu Kinh Thánh nhƣ: 1) Sự thành tín với Kinh luật (Đa-ni-ên 1:8; 6:10). 2) Sự thành tín với lời hứa của Đức Chúa Trời (Phục truyền 7:9). Ô-sê gọi Ngài là Đấng Thành Tín (Ô-sê 11:12). 3) Sự thành tín về Giao ước (Xuất hành 34:6; Phục truyền 7:9; Thánh thi 103:17-18; Giê-rê-mi 33:25-26) ―Hãy ghi nhớ giao ước Ngài muôn đời…‖ (1 Sử ký 16:15-16 BDM). ―Nếu các ngươi vâng phục Ta hoàn toàn và giữ giao ước Ta…‖ (Xuất hành 19:5-6 BDM). ―Tôi đã chọn con đường trung tín, tôi đã đặt trước mặt tôi các phán quyết của Ngài‖ (Thánh thi 119:30 BDM). Ý nghĩa của đức tin trong Thánh Kinh Cựu Ƣớc mô tả về lòng kính sợ Đức Chúa Trời (fear of God), lòng trông cậy Đức Chúa Trời (trust in God), và sự vâng lời Đức Chúa Trời (obedience). Trong tiếng Hi-lạp (Greek) ―pistis‖ có nghĩa là niềm tin, đức tin, lòng tin cậy. Từ ngữ ―Đức tin – faith‖ đƣợc ghi lại trong Bản dịch King James Version 2 lần ở Cựu Ƣớc và 245 lần ở Tân Ƣớc, trong Bản New International Version 16 lần ở Cựu Ƣớc và 254 lần ở Tân Ƣớc.


Đức tin của Cơ-đốc nhân ảnh hƣởng và tác động sâu xa trên mọi chiều kích của cuộc sống nhƣ tri thức (intellect), cảm xúc (emotion), và ý chí (will). Trong Thánh Kinh tân Ƣớc, đức tin đƣợc mô tả nhƣ là trọng tâm của lòng tin cậy và niềm tin vào Chúa Cứu Thế Giê-su. Đức tin của tín hữu trong Đức Chúa Trời (Mác 11:22; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8; 1 Phêrơ 1:21; Hê-bơ-rơ 6:1). Đức tin của tín hữu trong Chúa Giê-su (Công vụ 3:16; 20:21; 24:24; Ga-la-ti 3:26; Ê-phê-sô 1:15; Cô-lô-se 1:4; 1 Ti-mô-thê 3;13). Đức tin trong Chúa Giê-su là đồng nghĩa với sự ở trong lời của Ngài (Giăng 2:22; 5:47; 8:45). Khi một ngƣời muốn trở thành một Cơ-đốc nhân, ngƣời đó phải đặt đức tin trong Chúa Cứu Thế Giê-su (Công vụ 5:14; 9:42; 11:17). Trong Phúc Âm Giăng, điêù kiện để đƣợc làm việc của Đức Chúa Trời ―… là tin đấng mà Ngài đã sai đến‖ (Giăng 6:28,29 BDM). 1) Đức tin của con dân Chúa (Rô-ma 1:8; 1 Cô-rinh-tô 2:5; 15:14, 17). 2) Đức tin của con dân Chúa được chữa lành bệnh (Ma-thi-ơ 8:10; 9:2; 15:28; Mác 5:34; 10:52; Lu-ca 18:42). 3) Đức tin và ân điển (Faith & Grace) 4) Đức tin và Sự xưng công chính (Faith & Roghteousness) – (Rô-ma 3:28, 30; 4:5, 11,12,13,16; 5:1; 9:30-32; 10:6; Ga-la-ti 2;16; 3:8,9,11,12,14,22,24; 5:5; Phi-líp 3:9). 5) Đức tin và sự công chính (Faith & Justification) – (Rô-ma 1:17). 6) Đức tin và sự cứu rỗi (Faith & Salvation) – (Ê-phê-sô 2:8,9). 7) Đức tin và việc làm (Faith & Work) – (Ê-phê-sô 2:8-10; Gia-cơ 2:26; Rô-ma 3:19-5:1; Ga-la-ti 2:15-3:24). 8) Đức tin và sự thử thách (Faith & Test) – (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:2,5,6,7; Gia-cơ 1:3). 9) Đức tin và Hội Thánh (Faith & Church) – (Ga-la-ti 3:26; Ê-phê-sô 4:5; Giacơ 5:13-15). 10) Đức tin và Ân tứ Thánh Linh (Faith & Spiritual gift) – (1 Cô-rinh-tô 12:9,7,4). 11) Đức tin và đời sống tín nhân (Faith & Christian life) – (2 Cô-rinh-tô 5:7; Ê-phê-sô 3:17; Rô-ma 14:1; 15:1; 4:20-22; 14:5; 2 Cô-rinh-tô 10:15; 1 Côrinh-tô 13:13; Ga-la-ti 5:22-23). Thánh Kinh đề cập đến 5 loại đức tin trong cuộc sống của mỗi tín nhân nhƣ: đức tin cứu chuộc, đức tin lý trí, đức tin vâng phục, đức tin hành động, và đức tin phục vụ. 1) Đức tin cứu chuộc – A saving faith (Ê-phê-sô 2:8; Rô-ma 3:22, 28; Giăng 3:18, 36; Ga-la-ti 3:26; Rô-ma 5:1; Công vụ 16:30-31 BDM). 2) Đức tin lý trí – an intellectual faith (Gia-cơ 2:19; Giăng 6:69; Giăng 11:27 BDM).


3) Đức tin vâng phục – An obedient faith (Gia-cơ 2:22; Rô-ma 10:13; Công vụ 4:12; Châm ngôn 3:6 BDM). 4) Đức tin hành động – A make-believer faith (Gia-cơ 2:17; Gia-cơ 2:26; Mathiơ 9:36; 2 Cô-rinh-tô 5:7; 1 Giăng 3:14; Rô-ma 5:5; Hê-bơ-rơ 11 BDM). 5) Đức tin phục vụ - A serving faith (2 Cô-rinh-tô 5:7 BDM). Xét về phƣơng diện khoa học tâm lý của đời sống, chúng ta có thể cảm nhận niềm tin có thể tác động mạnh mẽ nhƣng rất thầm kín đến tâm trí, ý chí, tình cảm, và tâm linh đến đời sống mỗi chúng ta. Kinh Thánh cũng ghi lại đức tin có thể va chạm và ảnh hƣởng đến tâm trí (Rô-ma 10:14-16), cảm xúc (Rô-ma 10:9, 10), ý chí (Công vụ 16:30, 31), tâm linh và tâm hồn (Giăng 1:12). Ngƣời theo Chúa phải sống theo nguyên tắc lời của Ngài dạy bảo. Niềm tin làm đẹp lòng Chúa của con dân Chúa là đức tin thờ phƣợng, đức tin bƣớc đi, đức tin hành động, đức tin vâng lời, đức tin hƣớng thiên.

Đức Tin Làm Đẹp Lòng Chúa Faith That Please God – Hê-bơ-rơ 11:4-19 1. Đức tin thờ phƣợng (A worshipping Faith). A) Thờ phƣợng Chúa qua sự dâng hiến của lễ (Hê-bơ-rơ 11:4; Phi-líp 4:18 BDM). B) Thờ phƣợng Chúa qua sự dâng thân thể (Rô-ma 12:1,2 BDM). C) Thờ phƣợng Chúa qua sự ca ngợi (Hê-bơ-rơ 13:15 BDM). 2. Đức tin bƣớc đi (A walking faith). A) Hê-nóc bƣớc đi với Chúa (Sáng thế 5:22,24; Hê-bơ-rơ 11:5 BDM). B) Hết lòng tìm kiếm Chúa (Hê-bơ-rơ 11:6 BDM). 3. Đức tin hành động (A working faith). A) Bởi đức tin, Nô-ê đóng tàu để cứu gia đình mình (Hê-bơ-rơ 11:7 BDM). B) Nô-ê đã làm theo lời Chúa sai bảo (Sáng thế 6:22). 4. Đức tin vâng lời (An obedient faith). A) Bởi đức tin, Chúa bảo chúng ta vâng theo lời Chúa (Giăng 14:15). B) Bởi đức tin, Áp-ra-ham vâng lời Chúa gọi đi đến (Hê-bơ-rơ 11:8). 5. Đức tin hƣớng thiên (A heavenly faith).


A) Nhận biết mình đang sống tạm bợ trên thế gian (Phi-líp 3:20; Hê-bơ-rơ 11:9 BDM). B) Mong đợi một thành phố trên trời (Hê-bơ-rơ 11:10 BDM). Theo cuộc nghiên cứu của 47,000 thiếu niên (teen), ngƣời ta khám phá rằng các thiếu niên đƣợc tận hƣởng trong một mái ấm gia đình hạnh phúc và lành mạnh, nơi mà chúng cảm thấy tình yêu thƣơng và sự chăm sóc, sẽ ít gặp phải những nguy cơ về cách hành xử tiêu cực. Kết quả cuộc nghiên cứu cũng cho biết tầm ảnh hƣởng về sự trƣởng thành đức tin của tuổi thiếu niên là do ba yếu tố: 1) Nói chuyện cùng người mẹ hay người cha về đức tin. 2) Tham gia vào sinh hoạt gia đình như tỉnh nguyện, cầu nguyện, hay đọc Kinh Thánh. 3) Tham gia vào các sinh hoạt của gia đình. Khi thăm dò thể nào đức tin tích cực và mạnh mẽ đã đóng vai trò tác động sâu đậm vào đời sống tâm linh của các em thiếu niên, ngƣời ta khám phá rằng năm ảnh hƣởng tích cực trên cuộc đời các em. Thứ nhất là ngƣời mẹ chiếm 73 phần trăm. Thứ nhì là ngƣời cha với 53 phần trăm. Thứ ba là Mục sƣ với tầm ảnh hƣởng khoảng 45 phần trăm. Thứ tƣ là nhóm sinh hoạt thanh thiếu niên trong Hội thánh với 37 phần trăm. Thứ năm là chƣơng trình Cơ-đốc giáo dục của Hội thánh chiếm 28 phần trăm. Lực sĩ Thế Vận Hội Brandon Slay là ngƣời đạt Huy Chƣơng Vàng về bộ môn Đô vật (Wrestling). Là một tín nhân, anh Brandon tin vào lời hứa của Chúa Giê-su phán dạy trong Phúc Âm Giăng 10:10 BDM ―kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt, còn Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn‖. Brandon chia sẻ trong kỳ thi tại Sydney ―Dường như mọi việc không được suông sẻ cho lắm, nhưng tôi luôn luôn nhận thức rằng tôi đang ở trong sự chăm sóc bảo an của Chúa. Không ai có thể cướp lấy niềm tự tin và hi vọng mà chính Ngài đã ban cho tôi‖.

Sống Bởi Đức Tin Living By Faith – Hê-bơ-rơ 11:29-40 1. Sống bởi đức tin là tin cậy Chúa tiếp trợ nhu cầu. A) ―Nên một khi đủ ăn, đủ mặc thì hãy thỏa lòng‖ (1 Ti-mô-thê 6:8 BDM). B) ―… cha các con ở trên trời biết các con cần tất cả những điêù ấy‖ (Ma-thi-ơ 6:31-33 BDM). C) ―Phước cho người tin cậy Chúa, có Chúa làm nguồn tin cậy mình. Người ấy giống như cây trồng gần nước, Đâm rễ bên dòng sông, không sợ nắng hạ


đến, Lá vẫn xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng lo, không ngừng ra trái‖ (Giê-rê-mi 17:7,8 BDM). 2. Sống bởi đức tin là thỏa lòng trong Chúa. A) ―… chúng tôi sẽ thỏa nguyện với phúc lành của nhà Ngài‖ (Thánh thi 65:4 BDM). B) ―… khi tôi thức dậy, tôi sẽ thỏa nguyện trông thấy hình dạng Ngài‖ (Thánh thi 17:13-15 BDM). C) Không đặt lòng tin vào thế gian này: _ ―Tiền bạc‖ (1 Ti-mô-thê 6:17 BDM). _ ―Sức khỏe‖ (Lu-ca 12:19,20 BDM). _ ―Con ngƣời‖ (Châm ngôn 25:19 BDM). _ ―Sự thông minh‖ (Ha-ba-cúc 2:10 BDM). 3. Sống bởi đức tin là vui mừng trong Chúa. A) ―Hãy vui mừng trong Chúa, Ngài sẽ ban cho ngƣơi điêù lòng mình mong muốn‖ (Thánh thi 37:4 BDM). B) ―Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn; tôi xin nhắc lại: Hãy vui mừng lên‖ (Phi-líp 4:4 BDM). C) ―Nhưng vui thích trong thánh luật của Chúa, Ngày đêm suy ngẫm thánh luật ấy‖ (Thánh thi 1:2 BDM). D) ―Con tìm gặp và ăn nuốt lời Ngài. Lời Ngài mang đến cho lòng con niềm vui mừng rộn rã…‖ (Giê-rê-mi 15:16 BDM). 4. Sống bởi đức tin là sống nhƣ ngƣời công chính. A) Người công chính sống bởi đức tin (Ha-ba-cúc 2:4 BDM). B) Hãy ―… học hỏi đức tin…‖ của ngƣời giảng dạy lời Chúa (Hê-bơ-rơ 13:7 BDM). 5. Sống bởi đức tin là sống trong tình yêu thƣơng. A) Tình yêu thƣơng đối với các thánh đồ (Ê-phê-sô 1:15 BDM). B) ―Tôi cầu xin, bởi đức tin, Chúa Cứu Thế ngự trong lòng anh chị em để khi đã đâm rễ và lập nền trong tình yêu thương‖ (Ê-phê-sô 3:17 BDM). C) Tình yêu thƣơng trong lao khổ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:3 BDM). D) Tình yêu thƣơng trong cách cƣ xử (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:2 BDM). E) Tình yêu thƣơng và đức tin (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6 BDM). Nan đề ngày nay là nhiều con dân Chúa dễ dàng từ bỏ niềm tin của mình. Khi họ mở lòng tiếp nhận Chúa Giê-su là Cứu Chúa của đời sống mình, tâm hồn tràn ngập sức sống tâm linh và lòng nhiệt huyết năng động. Nhƣng rất tiếc, họ đã không liên tục nuôi dƣỡng tâm linh bằng sự cầu nguyện, học Kinh Thánh, và trung kiên phụng sự Chúa.


Vì thế, họ đã trở nên nguội lạnh, cảm thấy xa lạ, và bị sa sút thuộc linh. Điêù gì khiến đức tin ngƣời tín hữu sa sút? Sách Hê-bơ-rơ 12:1-7 cho biết rằng lý do khiến con dân Chúa bị sa sút thuộc linh là khi: a) Chƣa vứt bỏ mọi gánh nặng (Hê-bơ-rơ 12:1); b) Chƣa vứt bỏ tội lỗi dễ vấn vƣơng (Hê-bơ-rơ 12:1); c) Không kiên trì chạy trong cuộc đua (Hê-bơ-rơ 12:1); d) Không chú tâm hƣớng về Chúa Giê-su (Hê-bơ-rơ 12:2). Niềm tin là chìa khóa và bí quyết của một đời sống tăng trƣởng tâm linh. Tại sao chúng ta cần phải đặt lòng tin nơi Thiên Chúa? Lời Thánh Kinh cho biết rằng con dân Chúa tin cậy vào Thiên Chúa bởi vì: a) Chúa biết tương lai của chúng ta (Châm ngôn 15:3; Ma-thi-ơ 10:29,30; Mác 6:48; Thánh thi 37:23; Châm ngôn 16:9; Rô-ma 8:30). b) Chúa biết thử thách của chúng ta (Ma-thi-ơ 4:4-11; 1 Cô-rinh-tô 10:13). c) Chúa cảm thông nổi khổ của chúng ta (Công vụ 7:59,60; Ma-thi-ơ 26:69-75; Mathi-ơ 6:31,32; Giăng 11:35; Lu-ca 19:41). d) Chúa giải quyết các nan đề của chúng ta (Ma-thi-ơ 21:19; Ma-thi-ơ 11:28; 1 Giăng 1:7; Phi-líp 4:19). e) Chúa cầu thay cho chúng ta (Rô-ma 8:26; Hê-bơ-rơ 7:25). Trong hành trình thuộc linh theo Chúa, lắm khi con dân Chúa phải chiến đấu với chiến trận thuộc linh từ quyền lực tối tăm. Đây cũng là yếu tố khiến con dân Chúa dễ lâm vào sự suy thoái tâm linh. Tác giả sách Hê-bơ-rơ 12:1-7 mô tả bốn nguyên do khiến đức tin của chúng ta bị sa sút nhƣ: 1) 2) 3) 4)

Khi chúng ta chưa vứt bỏ ―Mọi gánh nặng‖ (Hê-bơ-rơ 12:1a). Khi tội lỗi còn vấn vương với chúng ta (Hê-bơ-rơ 12:1b). Khi chúng ta không ―kiên trì chạy trong cuộc đua‖ (Hê-bơ-rơ 12:1c). Khi chúng ta không ―chú tâm, hướng về Chúa Giê-su‖ (Hê-bơ-rơ 12:2).

Trong sách Ô-sê 4:1-10, tác giả mô tả năm dấu hiệu sa sút thuộc linh mà dân sự của Chúa đã mắc phải nhƣ: 1) Đánh mất lòng kính yêu Chúa (Ô-sê 4:1; Khải huyền 2:4; 1 Giăng 2:15). 2) Không đặt Chúa ưu tiên trong đời sống (Ô-sê 4:6; Mathiơ 22:37-39; Mathiơ 6:33). 3) Làm buồn lòng Chúa (Ô-sê 4:7; Thánh thi 78:56; 1 Các vua 11:4). 4) Mệt mõi trong sự phục vụ Chúa (Malachi 3:14). 5) Thói lui trước thử thách (Châm ngôn 24:10). Kẻ thù của con dân Chúa luôn muốn quấy nhiểu tâm linh và tâm tình kính yêu Chúa của con dân Ngài. Chính vì thế, sứ đồ Phê-rơ khuyên bảo mỗi Cơ-đốc nhân rằng:


Hãy tự chủ và tỉnh thức. Kẻ thù của anh chị em là ma quỷ như sư tử rống, đang rình rập chung quanh để tìm xem người nào nó có thể ăn nuốt được. Hãy chống cự nó, hãy đứng vững trong đức tin, vì biết rằng các anh chị em khác cũng đang gặp cùng sự khổ nạn trong thế gian. (1 Phê-rơ 5:8,9 BDM). Thánh vụ của ngƣời trƣởng thành tâm linh là không nghĩ về chính lợi ích riêng mình, mà luôn chú tâm tìm kiếm những điêù lợi ích cho ngƣời khác, đặc biệt là phƣơng cách gây dựng đức tin cho anh chị em khác. Phƣơng cách nào tín nhân có thể giúp gây dựng tâm linh cho ngƣời khác? Lời Chúa trong Thánh Kinh dạy thế nào con dân Chúa sâu nhiệm tâm linh có thể giúp đức tin ngƣời khác tăng trƣởng nhƣ: a) Hãy bày tỏ lòng yêu thƣơng Cơ-đốc (1 Giăng 3:16-18; 1 Cô-rinh-tô 13:4-7). b) Hãy sống đạo cách gƣơng mẫu (1 Ti-mô-thê 4:12; 1 Cô-rinh-tô 11:1; Phi-líp 3:17). c) Hãy cầu nguyện cho tín hữu khác (2 Cô-rinh-tô 1:11; Ê-phê-sô 6:18-19). d) Hãy Khích lệ tín hữu khác (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:14; Hê-bơ-rơ 10:24; Ga-la-ti 6:1). e) Hãy phục vụ tín hữu khác bằng các ân tứ Thánh Linh (1 Cô-rinh-tô 14:26; Êphê-sô 4:12-16). f) Hãy giúp đỡ tín hữu khác bằng vật chất (1 Cô-rinh-tô 16:1; Ga-la-ti 6:10; Philíp 4:15-16). Cơ-đốc nhân trƣởng thành là ngƣời luôn ―xây dựng chính mình trên đức tin rất thánh của anh em‖ (Giu-đe 10 BHD), và ―để đức tin của anh em không dựa trên sự khôn ngoan của loài người, mà trên quyền năng của Đức Chúa Trời‖ (1 Cô-rinh-tô 2:5 BHD).

Fellowship – Sự Thông công Môn đệ theo Chúa Giê-su là ngƣời sống trong mối thông công, tƣơng giao, và tinh thần hiệp nhất qua sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh. Sống trong sự hiệp thông là khích lệ lẫn nhau, nâng đỡ lẫn nhau, yêu thƣơng nhau, mang gánh nặng cho nhau, cảm thông nhau, biết tha thứ nhau và cầu thay cho nhau. Đây chính là những thái độ của ngƣời theo Chúa thể hiện tâm tình vâng phục mạng lệnh của Chúa cũng nhƣ làm vinh hiển Danh Ngài qua nếp sống đạo hằng ngày. Trong 1 Giăng 1:7 BHD ―Nhưng nếu chúng ta bước đi trong ánh sáng, cũng như chính Ngài ở trong ánh sáng, thì chúng ta được tương giao với nhau, và huyết của Đức Chúa Jêsus, con Ngài, tẩy sạch mọi tội của chúng ta‖. Thánh Kinh bày tỏ về ―Một Thân thể - One Body‖ cho chúng ta biết rằng ―trong một thân thể, chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không có cùng một chức năng; thì cũng vậy, chúng ta tuy nhiều người, nhưng chỉ là một thân trong Đấng Christ; mỗi chúng ta đêù


là các chi thể của nhau‖ (Rô-ma 12:4,5 BHD). Điêù này nhắc nhở mỗi thành viên trong Hội Thánh của Chúa đêù lệ thuộc và liên hệ mật thiết với nhau trong ân điển của Chúa Cứu Thế Giê-su. Thánh Phao-lô giải thích thêm thế nào điểm thiết yếu và hài hoà của mối tƣơng quan giữa các phần chi thể trong cùng một thân thể trong 1 Cô-rinh-tô 12:14-16: Vì thân không phải chỉ có một chi thể mà gồm nhiều chi thể. Nếu chân nói: Vì tôi không phải là tay nên tôi không thuộc về thân thì không vì thế mà chân không thuộc về thân. Nếu tai nói: ―Vì tôi không phải là mắt nên tôi không thuộc về thân thì không vì thế mà mắt không thuộc về thân‖.

Quan Điểm Thần Học Của Sự Hiệp Thông Từ ngữ ―Thông công, hiệp thông – fellowship‖ mang tính tƣơng thân, tƣơng trợ, tƣơng giao qua những phƣơng diện tình cảm, thể chất, và tâm linh. Thông công trong Thân thể của Chúa Cứu Thế luôn mang ý niệm về sự tham gia, trọng trách, và hợp tác với nhau. Theo quan điểm Thần Học, ý nghĩa ―Hiệp thông – Koinonia‖ đƣợc định nghĩa là: 1) 2) 3) 4)

Sự đóng góp (contribution) – Rô-ma 15:26. Sự thông công (communion) – 2 Cô-rinh-tô 6:14. Sự phân phát (distribution) – 2 Cô-rinh-tô 9:13 Sự đối thoại (communication) – Phi-lê-môn 6.

Nhằm kiến tạo và xây dựng một Thân thể lành mạnh và kết quả, ―Đức Chúa Trời đã xếp đặt mọi chi thể trong thân thể, mỗi bộ phận tuỳ theo ý Ngài‖ (1 Cô-rinh-tô 12:18 BDM). Nhằm mục đích hiệp nhất và quan tâm lẫn nhau, ―Đức Chúa Trời đã xếp đặt thân thể để cho chi thể nào kém cỏi thì được tôn trọng hơn. Như thế để không có sự chia rẽ trong thân thể, nhưng các chi thể đồng chăm sóc cho nhau‖ (1 Cô-rinh-tô 12:24,25 BDM). Nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong Hội Thánh, mỗi con dân Chúa cần nhận thức rằng ―Nếu một chi thể đau đớn, tất cả các chi thể cùng đau. Nếu một chi thể được tôn trọng, tất cả các chi thể khác cùng vui mừng‖ (1 Cô-rinh-tô 12:26 BDM). Thánh Phao-lô nhắc nhở tất cả mỗi con dân Chúa đêù là thành viên quan trọng và có giá trị trong mối hiệp thông với Chúa bởi vì ―Vậy, anh chị em là thân thể của Chúa Cứu Thế và mỗi người là một phần của thân thể ấy‖ (1 Cô-rinh-tô 12:27 BDM). Corrie Ten Boom chia sẻ rằng ―Khi một Cơ-đốc nhân lánh xa sự thông công với những Cơ-đốc nhân khác, ma quỷ mỉm cười. Khi người ấy ngừng học hỏi Kinh Thánh, ma quỷ bật cười lên. Khi người ấy ngừng cầu nguyện, ma quỷ quát to lên vì quá vui mừng‖ (―When a Christian shuns fellowship with other Christians, the devil smiles. When he stops studying the Bible, the devil laughs. When he stops praying, the devil shouts for joy‖). Mối thông công và liên hệ trong ân điển của Chúa Cứu Thế là bí quyết để đắc thắng cám dỗ và tội lỗi. Sứ đồ Phao-lô cũng khuyên nhủ ―Hãy tỉnh thức, hãy vững vàng trong đức tin, hãy can


đảm và mạnh mẽ. Mọi điêù anh chị em làm, hãy làm trong tình yêu thương‖ (1 Cô-rinh-tô 16:13,14 BDM). Từ ngữ ―Thông công – fellowship‖ đồng nghĩa với ngôn từ Hi-lạp ―koinonia‖ có nghĩa là ―Thông công – fellowship‖. Chữ ―Koinonia‖ đồng nghĩa với các từ nhƣ ―common - phổ thông, chung‖, ―sharing – chia xẻ‖, và ―participation - sự dự phần‖. Theo ngữ cảnh của từ ngữ ―Thông công‖ trong Thánh Kinh, ngƣời Cơ-đốc cần sống đạo theo nguyên tắc của cộng đồng tâm linh nhƣ: _ Chúng ta là cộng đồng của Chúa Thánh Linh (2 Cô-rinh-tô 13:14). _ Chúng ta là cộng đồng của Chúa Cứu Thế (1 Cô-rinh-tô 1:9). _ Chia xẻ đời sống của chúng ta (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8). _ Chia xẻ tài sản, vật chất (Công vụ 4:32). _ Chia xẻ Phúc Âm (Phi-líp 1:5; Phi-lê-môn 6). _ Chia xẻ sự chịu khổ và vinh quang (2 Cô-rinh-tô 1:6,7; 1 Phê-rơ 4:13).

Hội thánh của Đức Chúa Trời là cộng đồng hiệp nhất trong Thân Thể của Chúa Cứu Thế Giê-su cũng đƣợc mô tả trong sách Ê-phê-sô 4:4-6 qua từ ngữ hiệp thông ―Một – One‖. Tinh thần hiệp nhất này chính là quyết tâm giúp những ngƣời theo Chúa kiến tạo cộng đồng cùng làm việc với nhau nhằm hoàn thành chung một mục tiêu. 1) Một Thân Thể (One body) – chúng ta là một gia đình hiệp nhất cho một mục đích. 2) Một Thánh Linh (One Spirit) – chúng ta đêù có cùng một Thánh Linh nhƣ nguồn quyền năng của chúng ta. 3) Một Hi vọng (One hope) – chúng ta đêù tận hƣởng chung một niềm hi vọng ở trong tƣơng lai. 4) Một Chúa (One Lord) – chúng ta đêù tin cậy vào ân điển của Chúa Cứu Thế. 5) Một Đức tin (One faith) – chúng ta đêù tin cậy vào sự hi sinh của Chúa Cứu Thế cho sự cứu rỗi của chúng ta. 6) Một Báp-tem (One baptism) – chúng ta đêù cùng có một sự cảm nhận, và nhận diện. 7) Một Đức Chúa Trời và Cha (One God and Father) – chúng ta cùng chia sẻ chung một sự hiện hữu. Con dân Chúa đƣợc cứu chuộc linh hồn và đƣợc kêu gọi để thông công cũng nhƣ tƣơng giao với Đức Chúa Cha (1 Giăng 1:3), thông công với Đức Chúa Con (1 Cô-rinh-tô 1:9), thông công với Chúa Thánh Linh (2 Cô-rinh-tô 13:14), và thông công với ngƣời khác (1 Giăng 1:3).

Ý niệm hiệp thông không những là sự liên hệ giữa con ngƣời và Thiên Chúa, mà còn là những sứ mạng chan chứa tinh thần chia sẻ và mang tính đồng cảm, đồng tâm, và đồng hành.


a) Chúng ta chia sẻ chung một niềm tin (a common belief) – Công vụ 2:42. b) Chúng ta chia sẻ chung một niềm hi vọng (a common hope) - Hê-bơ-rơ 11:3940. c) Chúng ta chia sẻ chung một nhu cầu (a common need) – 2 Cô-rinh-tô 8:1-15. d) Chúng ta chia sẻ chung một đức tin (a common faith) – Phi-líp 1:7. e) Chúng ta chia sẻ chung một sự cứu rỗi (a common salvation) - Tích 1:4. f) Chúng ta chia sẻ chung một ân điển ( a common grace) – Giu-đe 3. Ý niệm chia sẻ của ―sự hiệp thông – fellowship‖ trong Thánh Kinh đƣợc mô tả nhƣ là chia sẻ sự giàu có, nhu cầu vật thể gia đình, thức ăn (Công vụ 2:44-47; 1 Cô-rinhtô 1:9; 10:16); chia sẻ công việc (2 Cô-rinh-tô 8:23; Phi-líp 1:7); chia sẻ sự chịu khổ (Phi-líp 3:10; 1 Phê-rơ 4:13; 5:1). Mục sƣ John MacArthur đã tóm lƣợc ý niệm về ―Sự thông công – koinonia‖ dựa theo sách Giải Kinh do tác giả William Hendricksen biên soạn (Hendricksen, W., Kistemaker, S.J. Exposition of the Gospel According to Matthew. Grand Rapids: Baker Book House). Tác giả Hendricksen phân tích ý nghĩa ―thông công – koinonia‖ qua 9 lãnh vực: 1) 2) 3) 4) 5) 6) 7) 8) 9)

Sự thông công của ân điển (A fellowship of grace). Sự thông công của đời sống (A fellowship of life). Sự thông công của đức tin (A fellowship of faith). Sự thông công của sự cầu nguyện (A fellowship of prayer). Sự thông công của sự ca ngợi (A fellowship of praise). Sự thông công của sự phục vụ (A fellowship of sevice). Sự thông công của sự truyền giảng (A fellowship of evangelism). Sự thông công của sự phân rẽ (A fellowship of separation). Sự thông công của sự chiến trận (A fellowship of warfare).

Trong sách Giăng 1:3-7, Sứ đồ Giăng luận rằng mối thông công thật với Chúa chính là khi một ngƣời bƣớc đi trong ánh sáng (walk in the light). Sống trong ánh sáng của Chúa cũng đồng nghĩa: a) Người bước đi trong ánh sáng không thông công với người vô luân (1 Cô-rinh-tô 5:9-13). b) Người bước đi trong ánh sáng không thông công qua lối sống vô trách nhiệm (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6) c) Người bước đi trong ánh sáng không thông công với người gây sự chia rẻ (Rô-ma 16:17). d) Người bước đi trong ánh sáng không thông công với người chưa tin Chúa (2 Côrinh-tô 6:14-18).


e) Người bước đi trong ánh sáng không thông công với bất cứ công việc của sự tối tăm (Ê-phê-sô 3:11; Thánh thi 1:1). Thánh Phao-lô khích lệ con dân Chúa gây dựng cộng đồng Cơ- đốc qua các tâm tình nhƣ sau: 1) 2) 3) 4) 5) 6) 7)

Gây dựng lẫn nhau – Ê-phê-sô 4:12,16. Hãy luôn sống hoà thuận với mọi người - Rô-ma 14:19. Hãy làm hài lòng người lân cận hầu gây dựng cho nhau – Rô-ma 15:2. Khích lệ lẫn nhau -1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11. Gây dựng lẫn nhau bằng tình yêu thương – 1 Cô-rinh-tô 8:1; 10:23. Hãy tận dụng ân tứ Thánh Linh để xây dựng cộng đồng – 1 Cô-rinh-tô 14:12,26. Hãy nói những lời giúp ích cho người khác – Ê-phê-sô 4:29.

Thánh Kinh Tân Ƣớc dùng từ ngữ ―lẫn nhau – one another‖ mô tả Hội thánh của Chúa chính là thân thể hiệp một trong thân thể của Chúa Cứu Thế (Rô-ma 12:5; Êphê-sô 4:25). Thiên Chúa làm việc trong đời sống của con dân Ngài và ban sự hiệp một lẫn nhau qua Chúa Cứu Thế (Rô-ma 15:5). Thánh Kinh Tân Ƣớc ghi lại 25 lần mạng lệnh gây dựng lẫn nhau nhƣ: 1) Thương yêu lẫn nhau (Giăng 13:34; 15:12,17; Rô-ma 13:8; 1 Phê-rơ 1:22; 1 Giăng 3:11, 23; 4:7,11; 2 Giăng 1:5). 2) Hãy yêu thương nhau cách mặn nồng (Rô-ma 12:10a). 3) Hãy quan tâm lẫn nhau (1 Cô-rinh-tô 12:25). 4) Hãy phục vụ cho nhau (Ga-la-ti 5:13). 5) Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau (Ga-la-ti 6:2). 6) Hãy tôn kính lẫn nhau (Rô-ma 12:10b). 7) Hãy khích lệ lẫn nhau (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:18). 8) Hãy kiên nhẫn với nhau (Ê-phê-sô 4:2; Cô-lô-se 3:13a). 9) Hãy ở với nhau cách nhơn từ và đầy dẫy lòng thương xót (Ê-phê-sô 4:32). 10) Hãy xưng tội cùng nhau (Gia-cơ 5:16). 11) Hãy tha thứ cho nhau (Ê-phê-sô 4:32; Cô-lô-se 3:13b). 12) Hãy tiếp khách cho nhau (1 Phê-rơ 4:9). 13) Hãy chấp nhận lẫn nhau (Rô-ma 15:7). 14) Hãy tiếp đón nhau cách nồng nhiệt (Rô-ma 16:16; 1 Cô-rinh-tô 16:20; 2 Cô-rinh-tô 13:12; 1 Phê-rơ 5:14). 15) Hãy vâng phục lẫn nhau (Ê-phê-sô 5:21). 16) Hãy xem người khác quan trọng hơn mình (Phi-líp 2:3). 17) Hãy khuyên lơn lẫn nhau (Rô-ma 15:14; Cô-lô-se 3:16a; Hê-bơ-rơ 3:13).


18) Hãy hát ca vịnh, thơ thánh, và các bài ca thiêng liêng (Ê-phê-sô 5:19; Côlô-se 3:16b). 19) Hãy thương yêu nhau và làm việc tốt lành (Hê-bơ-rơ 10:24). 20) Hãy chờ đợi nhau trong khi thờ phượng (1 Cô-rinh-tô 11:33). 21) Hãy sống hoà thuận lẫn nhau (Rô-ma 12:16; 15:5). 22) Hãy sống khiêm nhường lẫn nhau (1 Phê-rơ 5:5). 23) Hãy làm các việc lành cho nhau (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:15). 24) Hãy gây dựng lẫn nhau (Rô-ma 14:19; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11). 25) Hãy học theo gương phục vụ của Chúa Giê-su (Giăng 13:14). Tinh thần hiệp nhất không thể thiếu trong cộng đồng trƣởng thành và năng động Cơ đốc. Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Đức Chúa Cha ―Thưa Cha Thánh, xin bảo toàn họ trong uy danh Cha mà Cha đã ban cho Con để họ hiệp nhất cũng như Cha và Con‖ (Giăng 17:11b BDM). Muốn bảo quản sự hiệp nhất trong Hội thánh, con dân Chúa cần phải cầu nguyện cho tinh thần hiệp nhất với nhau (Giăng 17:20,21), thƣơng yêu lẫn nhau (1 Phê-rơ 1:22), tôi luyện theo gƣơng yêu thƣơng của Chúa (Rô-ma 15:5,6), và nhất là vâng phục ngƣời hƣớng dẫn mình (Hê-bơ-rơ 13:17). Tiêu chuẩn sống đạo của con dân Chúa không những đặt nền tảng trên đức tin, hy vọng, mà còn phải sống đạo theo tình yêu thƣơng trong ân điển của Chúa Cứu Thế. Thánh Phao-lô quan trọng hoá phẩm chất thuộc linh của ngƣời trƣởng thành tâm linh qua nhận thức ―Nên bây giờ còn ba điêù này: Đức tin, hy vọng và tình yêu thương. Nhưng điêù lớn hơn hết là tình yêu thương‖ (1 Cô-rinh-tô 13:13 BDM). Nếp sống lành mạnh và trƣởng thành của ngƣời theo Chúa là hãy yêu thƣơng ngƣời khác, thƣơng yêu kẻ thù, kính yêu Chúa, và đừng yêu cái tôi của mình. Bởi vì, ―Ngài đã chết cho mọi người để những kẻ sống không sống cho chính mình nữa nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình‖ (2 Cô-rinh-tô 5:15 BDM).

Meditation – Tỉnh nguyện, Tỉnh Tâm Từ ngữ ―meditate‖ có nghĩa là suy nghĩ sâu sắc, trầm ngâm, trầm tƣ, suy ngẫm về điêù gì , suy tƣ về điêù gì. Danh từ của ―meditation – suy gẫm‖ nghĩa là sự ngẫm nghĩ, sự trầm tƣ mặc tƣởng, sự đăm chiêu. Theo Tự điển Webster, từ ―Meditate‖ giải thích:


―Meditate‖ - nghĩa là chiêm niệm hay suy niệm, suy gẫm, chú tâm về các ý tƣởng của một ngƣời (to engage in contemplation or reflection, to focus one's thoughts on: reflect or ponder over). ―Think‖: suy nghĩ ―reflect‖: trẩm tƣ, ngẫm nghĩ ( to think quietly and calmly). ―ponder‖: cân nhắc về, trầm tƣ (to weigh in the mind, to think about, reflect on, to think about - esp quietly, soberly and deeply). Ý nghĩa của chữ “Meditation” theo Quan điểm Thánh Kinh: Tĩnh tâm hay chiêm niệm (meditation) trong tƣ tƣởng về Đức Chúa Trời, lời Ngài, và các công việc kỳ diệu của Ngài. Sự tĩnh tâm sẽ giúp con dân Chúa chú tâm chân lý của Ngài vào cuộc sống cũng nhƣ kích tạo thái độ thờ phƣợng tƣơi mới hơn. Đức Chúa Trời truyền lịnh cho Giô-suê phải suy gẫm lời Chúa (điều luật của Môi-se) ngày và đêm hầu đƣợc thành công (Giô-suê 1:8; Thánh thi 77:6; 119:97). Mỗi tín hữu có thể suy gẫm về những bản chất và quyền năng của Đức Chúa Trời nhƣ:      

Chúa (Thánh thi 63:6) Tình yêu thƣơng đời đời của Ngài (Thánh thi 48:9) His majesty (Thánh thi 145:5) Những công việc của Ngài (Thánh thi 77:12; 143:5; 145:5) Những điều kỳ diệu của Ngài (Thánh thi 119:27) Lời của Ngài (Giô-suê 1:8; Thánh thi 1:2; 119:15,23,48,78,97,99,148).

Ý nghĩa của chữ “Meditation” theo niềm tin Cơ-đốc: ―Meditation‖ - tĩnh tâm, tĩnh nguyện, chiêm niệm. Martin Luther – nhà cải chánh giáo nổi tiếng có 1 bí quyết thành công trong đời sống hầu việc Chúa nhƣ sau: "Tôi phải để riêng ra 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày tương giao với Chúa… thì tôi mới có thể hoàn tất được tất cả ~công việc, Ngài giao phó cho tôi làm trong ngày hôm đó…" ("I have to spend 5 hours a day with God… in order to accomplish all the things I have to do for God").


Nhà văn nổi tiếng CS Lewis có lần nói: "ĐCT dựng nên loài người c/ta sống phải cần đến Ngài. Chúa là năng lực và thức ăn cho phần tâm linh của mỗi người chúng ta. Ngoài Ngài ra, không có thứ gì có thể thỏa mãn được tâm linh của c/ta, vì đó mà điều thật vô lý khi c/ta xin Chúa ban cho mình sự vui mừng và thỏa lòng theo ý riêng mình mà không cần đến Đạo. Chúa không thể ban cho chúng ta một đời sống có ý nghĩa… mà không có Ngài tể trị ở trong đó." ("God designed the human machine to run on Himself. He Himself is the fuel our spirits were designed to burn, or the food our spirits were designed to feed on. There is no other. That is why it is just no good asking God to make us happy in our own way without bothering about religion. God cannot give us a happiness and peace apart from Himself, because it is not there. There is no such thing.") Cầu nguyện thành tiếng (vocal prayer).

Cầu nguyện trong suy gẫm, tĩnh tâm (meditation)

Cầu nguyện trong chiêm niệm (contemplative prayer).

Cầu nguyện tập trung (centering prayer) - dìm mình trong sự yên lặng của tâm hồn và tâm trí với đức tin và lòng khiêm nhƣờng hầu cảm nhận đƣợc tình yêu Thiên Chúa và sự bảo an cho tâm hồn chúng ta.

Christian Meditation - Tĩnh Tâm Cơ-đốc, Tĩnh Nguyện Cơ-đốc ―Thiền‖ theo nguyên ngữ Phạn (Sanskrit) là ―dhyana‖. Phật Thích Ca đọc theo âm Pali của ngài là ―jhana‖. Chữ jhana chuyển qua Tạng ngữ là ―dzogchen‖ và qua Hoa ngữ là ―ch‘an‖. Từ ch‘an chuyển qua Nhật ngữ là ―zen‖ và chuyển qua Việt ngữ là ―thiền‖. Zen đƣợc ngƣời Tây phƣơng giữ nguyên chữ zen hoặc dịch là meditation. Chữ meditation (chiêm niệm) đã có từ rất lâu trong ngôn ngữ Thiên Chúa giáo phƣơng Tây. Vì vậy để mặc cho nó một nghĩa mới, nhiều nơi ngƣời ta dùng chữ Christian meditation (thiền Kitô). Chiêm niệm bắt đầu từ thời sơ khai của giáo hội và chỉ dành riêng cho các tu sĩ. Sử có ghi vào thế kỷ III nhiều tu sĩ vào sa mạc để sống đời chiêm niệm. Theo khái niệm chiêm niệm thời cổ, chúng ta hiểu là có gắn bó với thiền. Ngay danh xƣng monk (tu sĩ) và monastery (tu viện) đã nói lên thâm ý của các tổ phụ chiêm niệm. Monk và monastery cùng có gốc Hy Lạp ―monos‖ nghĩa là đơn độc. Theo truyền thuyết, đã có


nhiều tổ thiền nổi danh nhƣ Moses, Poemen, Joseph… Câu nói đầy thiền tính của tổ phụ Moses là: ―Hãy về tĩnh tọa trong phòng. Căn phòng sẽ dạy ta mọi sự.‖ Những thực hành này bao gồm việc đọc Lời Chúa theo cách "lectio divina". Lectio Divina là chữ Latin có nghĩa là "đọc sách thiêng liêng", "hoặc "đọc sách thánh". Nó đại diện cho một phƣơng pháp cầu nguyện và đọc Kinh Thánh nhằm thúc đẩy sự hiệp thông với Đức Chúa Trời và hƣớng đến một cái nhìn đặc biệt về tâm linh, suy niệm tiên nghiệm Lời Chúa, và nhiều hình thức của những gì đƣợc gọi là cầu nguyện thiền định.

LECTIO DIVINA – là Đọc Kinh Thánh, Đọc Sách Thần Hựu, Đọc Sách Thiêng Liêng. Đọc Sách Thần Hựu là cách đọc Kinh Thánh theo truyền thống, tĩnh nguyện và cầu nguyện nhằm tƣơng giao với Chúa cũng nhƣ làm tăng thêm kiến thức lời Ngài. Lời của Chúa là lời hằng sống và linh nghiệm, chớ không phải là quyển sách giáo khoa để nghiên cứu. Theo truyền thống, Lectio Divina - Đọc Sách Thần Hựu bao gồm bốn bƣớc nhƣ: đọc (read), suy gẫm (meditate), cầu nguyện (pray), và chiêm niệm (contemplate). Phƣơng thức "đọc sách thiêng liêng - lectio divina" đƣợc mô tả nhƣ là cầu nguyện chiêm niệm (comtemplative prayer) theo các câu Kinh Thánh. Phƣơng thức “đọc sách thiêng liêng – Lectio Divina” theo Tin Lành: Lectio Divina for Nhóm nhỏ (Small Groups). Quy luật của nhóm nhỏ (Group Rules) Giữ sự kín nhiệm (Confidentiality) - mọi điêù chia sẻ trong nhóm phải giữ kín nhiệm. Các thành viên trong nhóm nhỏ phải nói với nhau cách thành thật. Mục đích của nhóm nhỏ này là gặp Chúa và lắng nghe tiếng Ngài. Bƣớc thứ nhất là chuẩn bị - Một ngƣời đaị diện nhóm nhỏ cầu nguyện xin Chúa mở lòng từng ngƣời mở lòng đón nhận Chúa, và cả nhóm giữ im lặng khoảng 1 đến 2 phút. Bƣớc thứ hai là đọc – Vài ngƣời đọc các câu Kinh Thánh lớn tiếng và chậm rãi, và sau đó im lặng 1 đến 2 phút. Ngƣời thứ hai tiếp tục đọc chậm và lớn tiếng.


Làm theo bƣớc thứ hai qua bốn phân đoạn với khoảng thời gian giống nhau. Cầu nguyện xin Chúa giúp bạn suy gẫm câu Kinh Thánh qua cách hỏi: ai (who), cái gì (what), nơi nào (where), khi nào (when), tại sao (why), và thế nào (how). Cầu xin Chúa giúp bạn cảm nhận sứ điệp nhƣ: bạn đã nghe điêù gì, bạn cảm nhận điêù gì, bạn có ngửi đƣợc mùi gì, bạn đã thấy gì? Xin Chúa giúp bạn bƣớc vào thế giới của cảm xúc. Có nhân vật nào hay nhóm nhân vật nào Chúa muốn bạn nhận diện? Chúa có muốn bạn đồng cảm nhận một ngƣời trong phân đọan Kinh Thánh không? Ngƣời đó có cảm xúc gì – vui, buồn, lẫn lộn, giận, thỏa lòng, ngạc nhiên? Giữ im lặng một thời gian ngắn. Bƣớc thứ ba là tĩnh tâm (Meditation) - Một ngƣời đọc phân đoạn Kinh Thánh lần thứ ba. Tìm ra một chữ, một ý tƣởng, hay một câu mà nó khiến bạn chú ý đến, ngay cả một nghĩa bóng của kinh văn đó. Khi tìm thấy từ ngữ hay câu Kinh Thánh nào mà bạn thấy ý nghĩa, hãy đọc chậm lại vài lần và quan xác nó. Hỏi các thành viên trong nhóm suy gẫm, ―Nội dung của phân đoạn Kinh Thánh dạy dỗ gì cho đời sống của tôi?‖ Giữ im lặng vài phút và hỏi các thành viên nhóm nhỏ chia sẻ điêù gì liên quan đến đời sống của họ. Tĩnh tâm là sự kỷ luật giúp trí nhớ năng động qua hành động đọc lời Chúa. Bƣớc thứ tƣ (Prayer) – Bây giờ hãy tận dụng tƣ tƣởng, cảm xúc, hành động, lòng tin quyết để dâng lên Chúa qua lời khẩn nguyện của mình. _ Hãy dâng lời ca ngợi Chúa là Đấng Toàn Năng, Toàn Tại, Toàn Ái, và Toàn Tri. _ Nếu bạn cảm thấy mình có mối liên hệ nguội lạnh hay xa cách Chúa. Hãy xin Ngài tha thứ và cầu xin Ngài chỉ dẫn cách phục hồi mối liên hệ đó. _ Nếu bạn cảm nhận long biết ơn Chúa về những ơn phƣớc Ngài ban cho bạn, hãy nói với Ngài lời tạ ơn. _ Nếu bạn cảm thấy lo âu về cuộc sống, hãy dâng trình điêù đó lên cho Ngài và cầu xin Ngài soi dẫn và ban sự bình an hầu mọi sự đêù theo đúng thánh ý của Ngài. Bƣớc thứ năm (Contemplation) – Hãy dành vài giây phút yên lặng trƣớc sự hiện diện của Chúa ( Thánh thi 46:10). Đây là những giây phút xây dựng mối liên hệ với Chúa qua sự thƣ giản và mong đợi trong sự tể trị và hiện diện của Ngài. Lắm khi bạn chỉ yên lặng, mà không cần phải luôn thƣa chuyện cùng Ngài. Bƣớc thứ sáu (Living) – trong thời gian chiêm niệm này, bạn cầu xin Chúa đặt chân lý của Ngài đâm rễ trong lòng mình. Đó là tinh thần đầu phục của bạn đối với lời của Ngài và lối


sống đạo của bạn theo ơn kêu gọi của Ngài (Gia-cơ 1:22-25, Ma-thi-ơ 7:15-27, Rô-ma 2:1216). _ Mỗi ngƣời hãy cầu nguyện cho ngƣời bạn ngồi bên phải của mình nhằm xin Ngài giúp họ có thể đáp ứng cách thích hợp theo thánh ý của Ngài. (© Phil Collins, Ph.D., 2014. This material was created in partnership with the Taylor University Center for Scripture Engagement.)

Cầu nguyện tập trung là gì? What is Centering Prayer? Cầu nguyện tập trung là phƣơng pháp cầu nguyện yên lặng nhằm giúp chúng ta đón nhận món quà của cầu nguyện chiêm niệm. Cầu nguyện chiêm niệm là trải nghiệm sự hiện diện của Chúa ở trong chúng ta, gần gũi hơn hơi thở, gần gũi hơn sự suy tƣởng, gần gũi hơn tiềm thức. Cầu nguyện tập trung là kỷ luật tâm linh giúp nuôi dƣỡng mối liên hệ với Chúa mỗi ngày cách sâu nhiệm, chiêm niệm, và thông công mật thiết hơn.

―Quyển sách kinh luật này chớ xa miệng con, hãy suy gẫm ngày và đêm hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép trong sách; vì như vậy đường lối con mới được thịnh vượng và thành công.‖ (Giô-suê 1:8). ―Nhưng vui thích trong thánh luật của CHÚA, Ngày đêm suy ngẫm thánh luật ấy.‖ (Thánh thi 1:2). ―Hãy run sợ và chớ phạm tội. Khi nằm trên giường, Hãy suy gẫm trong lòng và im lặng. Sê la.‖ (Thánh thi 4:4). ―Khi nằm trên giường, tôi nhớ đến Ngài, Tôi suy gẫm về Ngài suốt canh khuya.‖ (Thánh thi 63:6). ―Tôi sẽ nhắc lại những công việc của CHÚA Và tôi nhớ đến những phép lạ của Ngài thuở xưa. 12 Tôi sẽ suy gẫm về tất cả những phép lạ của Ngài Và suy tư về những công việc Ngài đã làm.‖ (Thánh thi 77:11). ―Chúng nó không nhớ đến quyền năng Ngài, Hay ngày Ngài giải cứu chúng khỏi kẻ áp bức;‖ (Thánh thi 78:42). ―Tôi nhớ lại những ngày xưa, Tôi suy gẫm tất cả những phép lạ của Chúa; Tôi suy tư về những công việc tay Ngài đã làm.‖ (Thánh thi 143:5).


Mục Đích của Sự Tĩnh Tâm (The Objectives of Meditation). a. Thờ phƣợng (Worship) It is designed to focus on the Lord and His works (Ps. 27:4; 77:12). It is a place and space in our lives for communion with God. It is a means of elevating the spiritual over the material world and the world of activity: the world of hustle and bustle and coming and going. b. Giáo huấn (Instruction) It is designed to improve our understanding of the Word and God‘s ways as it applies to our lives (Ps. 49:3 [i.e., understanding comes from the meditations of his heart]; 119:27, 97f). In meditation we exchange our thoughts with God's. c. Khích lệ (Motivation or Encouragement) It is designed to motivate and inspire us in service and courage for the works God has called us to do (Josh. 1:7-8) d. Biến đổi (Transformation) - It is designed to transform and change our lives. This would apply to all the above (Ps. 4:4; 19:14; 119:15; Rom. 12:2; Col. 3:1f). In Joshua 1:8, God promised Joshua success as part of the fruit of his meditation on the Word, but this has nothing to do with the prosperity mentality of the positive thinking and eastern meditation that is so present today in New Age thinking where, through positive thinking, one is able to control his or her destiny. Rather this is the success of obedient and godly living which experiences God’s provision and deliverance from the enemies of this life. It is not a guarantee against trials and pain.

Tại Sao Cơ-đốc-nhân Cần Tĩnh Nguyện Why Should Christian need to Meditate? 1. Cơ-đốc-nhân cần tĩnh nguyện để hiểu biết Sự Khải Thị của Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh (Christian needs to meditate in order to know the Revelation of God in the Bible). A) ―Kinh Luật của CHÚA là toàn hảo, Hồi sinh linh hồn. Lời chứng của CHÚA là chắc chắn, Khiến người trẻ dại trở thành khôn ngoan‖ (Thánh thi 19:7). B) ―Cả Thánh Kinh đều được Đức Chúa Trời thần cảm, có ích cho việc dạy dỗ, khiển trách, huấn luyện con người sống trong công chính, 17 hầu cho người của Đức Chúa Trời được trang bị để làm mọi việc lành‖ (2 Ti-mô-thê 3:16). C) ―Trên hết mọi sự, anh chị em phải hiểu rằng không có lời tiên tri nào của Thánh Kinh được giải thích theo ý riêng của một người được. 21 Vì không có lời tiên tri nào đến bởi ý người, nhưng người ta được Đức Thánh Linh tác động nói ra từ Đức Chúa Trời‖ (2 Phê-rơ 1:20-21).


D) ―Vì ý tưởng Ta không phải là ý tưởng các ngươi, Đường lối các ngươi chẳng phải là đường lối Ta," CHÚA tuyên bố như vậy‖ (I-sa 55:8). _ Tại sao Cơ-đốc-nhân cần hiểu biết cách sâu nhiệm về Lời của Chúa? 2. Cơ-đốc-nhân cần tĩnh nguyện để đƣợc giảng hòa với Đức Chúa Trời và ngƣời khác (Christian needs to meditate in order to reconcile with God and other people). A) ―từ Ngài toàn thân được kết cấu và hợp lại với nhau do gân cốt hỗ trợ; khi mỗi bộ phận hoạt động thích nghi thì thân thể tăng trưởng và tự gây dựng trong tình yêu thương‖ (Ê-phê-sô 4:16). B) ―Vậy, anh chị em hãy hết sức thận trọng về nếp sống của mình, đừng xử sự như người dại dột nhưng như người khôn ngoan‖ (Ê-phê-sô 5:15). C) ―là những người vô tín mà thần đời này đã làm mờ tối tâm trí để họ không thấy ánh sáng Phúc Âm tỏa vinh quang của Chúa Cứu Thế, chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời‖ (2 Cô-rinh-tô 4:4). _ Tại sao Cơ-đốc-nhân cần phát huy mối liên hệ với Chúa đời cũng nhƣ đời sống tâm giao với những ngƣời khác? 3. Cơ-đốc-nhân cần tĩnh nguyện để đƣợc biến đổi tâm trí và đời sống (Christian needs to meditate in order to be renewed the mind and life). A) ―Khi nằm trên giường, tôi nhớ đến Ngài, Tôi suy gẫm về Ngài suốt canh khuya‖ (Thánh thi 63:6). B) ―Tôi nghĩ đến nhũng ngày thời đại trước, Vào những năm xa xưa. 6 Ban đêm tôi nhớ lại bài ca của tôi; Tôi suy tư trong lòng và tâm linh tự vấn. 7 Lẽ nào Chúa sẽ từ bỏ chúng ta đời đời Và không bao giờ ban ơn cho chúng ta nữa?‖ (Thánh thi 77:5-7). C) ―Lạy CHÚA, ban đêm tôi nhớ đến danh Chúa Và gìn giữ kinh luật của Ngài. 56 Đây là phần của tôi Vì tôi gìn giữ các mạng lệnh của Chúa‖ (Thánh thi 119:55-56). D) ―Tôi nhớ lại những ngày xưa, Tôi suy gẫm tất cả những phép lạ của Chúa; Tôi suy tư về những công việc tay Ngài đã làm. 6 Tôi giơ tay hướng về Chúa cầu nguyện, Linh hồn tôi khao khát Chúa như vùng đất khô khan. Sê-la‖ (Thánh thi 143:5-6). _ Khi chúng ta đƣợc Chúa đổi mới tâm trí, chúng ta sẽ trải nghiệm theo đƣờng lối của Chúa. "Vì ý tưởng Ta không phải là ý tưởng các ngươi, Đường lối các ngươi chẳng phải là đường lối Ta," CHÚA tuyên bố như vậy‖ (I-sa 55:8). ―Thưa anh chị em, vì thế tôi nài xin anh chị em - do lòng thương xót của Đức Chúa Trời, hãy dâng hiến chính mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời - đó là sự thờ phượng hợp lẽ của anh chị em. 2 Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời‖ (Rô-ma 12:1-2). 4. Cơ-đốc-nhân cần tĩnh nguyện để đƣợc biến đổi tâm trí và đời sống (Christian needs to meditate in order to be renewed the mind and life). A) Lời Chúa giúp chúng ta bảo vệ và đƣợc phƣớc. ―Phước cho người nào Không đi theo mưu kế kẻ ác, Không đứng trong đường tội nhân, Không ngồi chung với kẻ nhạo báng. 2 Nhưng vui thích trong thánh luật của CHÚA, Ngày đêm suy ngẫm thánh luật ấy‖ (Thánh thi 1:1-2).


―CHÚA phán như vầy: "Khốn cho kẻ tin cậy loài người, Dựa vào người phàm làm sức mạnh, Và trở lòng lìa bỏ CHÚA. 6 Kẻ ấy giống như cây bách xù trong đồng hoang, Mọc nơi sỏi đá trong sa mạc, Nơi đất mặn, không người ở. Người ấy không hề nhận thấy phúc lành. 7 Phước cho người tin cậy CHÚA, Có CHÚA làm nguồn tin cậy mình. 8 Người ấy giống như cây trồng gần nước, Đâm rễ bên dòng sông, Không sợ nắng hạ đến, Lá vẫn xanh tươi, Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo, Không ngừng ra trái. 9 Lòng người xảo quyệt hơn cả, Và bại hoại, không thể chữa lành. Ai dò được lòng người? 10 Ta là CHÚA, Ta dò xét lòng dạ, Thử nghiệm tâm can, Để báo trả mọi người tùy theo nếp sống họ, Tùy theo kết quả việc họ làm‖ (Giê-rê-mi 17:5-10). ―Vì lời của Đức Chúa Trời sống động và đầy năng lực, sắc bén hơn mọi gươm hai lưỡi, xuyên thấu, đến nỗi phân chia hồn với linh, khớp với tủy, xét đoán các tư tưởng, và ý định trong lòng người‖ (Hê-bơ-rơ 4:12). 5. Cơ-đốc-nhân cần tĩnh nguyện để đƣợc thành công và thịnh vƣợng (Christian needs A) ―Quyển sách kinh luật này chớ xa miệng con, hãy suy gẫm ngày và đêm hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép trong sách; vì như vậy đường lối con mới được thịnh vượng và thành công‖ (Giô-suê 1:8). B) ―Tôi đã xin CHÚA một điều, Là điều tôi sẽ tìm kiếm. Ấy là tôi đuợc ở trong nhà CHÚA Đến suốt đời, Để chiêm ngưỡng sự tốt đẹp của CHÚA Và cầu hỏi trong đền thờ Ngài‖ (Thánh thi 27:4).

Mentor “Mentor - ngƣời cố vấn” – còn có nghĩa là ngƣời giám hộ, trợ lý học tập, và ngƣời cố vấn dầy kinh nghiệm. Mentor cũng là ngƣời thầy thông thái, ngƣời sẵn sang cho chúng ta những lời khuyên hữu ích, sâu nhiệm tâm linh, giúp bạn vững bƣớc trong hành trình theo Chúa. Giáo sƣ Robert Clinton cho biết có 6 loại cố vấn tâm linh nhƣ: ngƣời đào luyện môn đệ (disciple), ngƣời linh hƣớng (spiritual guide), ngƣời huấn luyện (coach), ngƣời tâm vấn (counselor), giáo viên (teacher), và ngƣời bảo trợ (sponror). Trong mọi lãnh vực của đời sống, ngƣời cố vấn là nhu cầu rất cần thiết cho sự hiệu quả và hoàn thiện của sứ mạng. Ngƣời cố vấn là ngƣời tƣ vấn, dạy dỗ, khuyên bảo và hƣớng dẫn sự phán đoán và hành động của ngƣời khác. Ông đƣa ra các phẩm tính của ngƣời cố vấn nhƣ: Gần gũi (Close) - gần gũi, thân mật trong sự cầu nguyện. Kín nhiệm (Confidential) –kín nhiệm. Lòng nhân ái(Compassionate) – yêu thƣơng, nhân ái, quan tâm đến ngƣời khác. Tâm lý (Cognizant) - nhận biết nhu cầu, hiểu biết tâm lý con ngƣời: tình cảm, động lực. Khả năng Capable) –có khả năng, nghị lực.


Ðối thọai (Commnunicate) – tƣơng giao, đối thoại. Trong thƣơng trƣờng (business), doanh nhân cần ngƣời tƣ vấn hay cố vấn thƣơng mãi (business coach) nhằm có thể quản lý kinh doanh thêm hiệu quả. Trong hôn nhân và sinh hoạt gia đình, ngƣời ta cần các nhà tâm vấn (Counselor, Psychologist) hầu giúp giải quyết những xung khắc tâm tính và rạn nức của hôn nhân hay mâu thuẩn trong mối liên hệ của gia đình. Trong chính trƣờng, nhà chính trị cần những nhà chiến lƣợc (strategist) để kiến tạo những đƣờng lối phù hợp cho quốc sách mang tính năng động và toàn cầu, và cố vấn tâm linh (spiritual advisor). Trong học đƣờng, học sinh cần nhà tƣ vấn giáo dục (educational counselor) giúp học sinh chọn lựa vấn đề hƣớng nghiệp tƣơng lai. Trong niềm tin tôn giáo, chúng ta cần ngƣời cố vấn tâm linh nhằm hƣớng dẫn chúng ta tiếp cận vào quỹ đạo vui thỏa, hạnh phúc, bình an, và chân lý cho đời sống vĩnh cửu (eternal life) cũng nhƣ cho cuộc sống hiện tại. Trong Thánh Kinh Cựu ƣớc, các chính trị gia luôn có những nhà cố vấn cho họ. Ông A-hi-tô-phen là vị cố vấn của Vua Đa-vít (2 Sa-mu-ên 15:12). Trong các cuộc vận động tranh cử chức vụ trong chính quyền hay lãnh đạo quốc gia, các vị vua, Tổng thống hay Thủ tƣớng đêù cần sự cố vấn từ những chiến lƣợc gia (Strategists) và những ngƣời cố vấn chính trị. Chúng ta có thể tìm thấy ông A-hi-tôphen là cố vấn của vua Đa-vít (2 Samuên 15:12). Mỗi Cơ-đốc-nhân cần một cố vấn tâm linh bởi vì ngƣời cố vấn sẽ giúp mỗi con dân Chúa tiến bƣớc theo Chúa cách tự tin và mạnh mẽ hơn. Sau đây là những lợi ích của ngƣời cố vấn thuộc linh: 1) Ngƣời tin tƣởng vào bạn (Someone to believe in you), lắng nghe bạn, quan tâm đến bạn (Công vụ 15:36-39; 2 Ti-mô-thê 4:11). 2) Ngƣời gƣơng mẫu (Provides a role model) để bạn học đòi qua từng nếp sống tin kính của lời nói đi đôi với hành động cụ thể (1Cô-rinh-tô 11:1). 3) Ngƣời giúp bạn phát huy tăng trƣởng thuộc linh (Promotes spiritual growth) qua phƣơng cách kỷ luật tâm linh trong cuộc sống nhằm giúp bạn thiết lập mối liên hệ sâu đậm hơn với Chúa cũng nhƣ trở nên giống Ngài càng hơn. C ác sinh ho ạt t âm linh này bao gồm việc đọc Kinh Thánh, suy gẫm lời Chúa, và cầu nguyện (Phi-líp 3:13).


4) Ngƣời đáng tin cậy và có trách nhiệm (Provides accountability) qua những câu hỏi thách thức nhƣng thành thật, bảo vệ, và đồng tâm tình (1 sa-mu-ên 9-15). 5) Ngƣời khích lệ (encougager) bạn trong lúc thành công hay thất bại (Công vụ 4:36,37; 9:26-30; 11:22-30). 6) Sẳn sàng trong lúc biến động (Available in times of crisis). Ngƣời cố vấn sẽ chia sẻ những trải nghiệm của thử thách trong cuộc sống nhằm giúp bạn nhận thức về mục đích cũng nhƣ đƣờng lối của Chúa trong khi đối diện với khó khăn (Phao-lô và Si-la trong Công vụ 16). 7) Ngƣời giúp bạn thiết lập và đạt các mục tiêu (Helps establish and achieve goals) nhƣ Phao-lô và Ti-mô-thê trong 1& 2 Ti-mô-thê). 8)Ngƣời giúp bạn làm những quyết định quan trọng trong cuộc sống (Provide trusted counsel in life decisions) nhƣ Phao-lô và Tích. 9) Ngƣời giúp bạn sống ảnh hƣởng đến những ngƣời chung quanh bạn nhƣ bạn bè, gia đình, bạn đồng lao (Benefits other relationships in your life) – Galati 5:23-24. 10) Giúp bạn trở thành ngƣời cố vấn nhằm đào luyện môn đệ cho Vƣơng quốc của Chúa (Ma-thi-ơ 28:19). 

Pastoral counseling focuses on relational and emotional maturity of an individual and/or family group. It is usually crisis-driven. Pastoral counselors are trained and certified.

Prayer - Cầu nguyện Thờ Phƣợng Qua Sự Cầu Nguyện Sự cầu nguyện là giây phút con dân Chúa tƣơng giao với Chúa qua những dạng thức khác nhau nhƣ: chúc tụng Danh Chúa, ca ngợi Đức Chúa Trời Toàn Năng, cảm tạ những phƣớc hạnh Ngài ban, xƣng ra tội lỗi mình, dâng lên Ngài lời khẩn xin các nhu cầu cá nhân hay gia đình và ngƣời thân, và sau cùng là cầu thay cho ngƣời khác, Hội Thánh, cộng đồng, xã hội, đất nƣớc, và thế giới. Tiên tri Giê-rê-mi bày tỏ lời cầu nguyện với niềm tin sâu đậm và thần hựu trong Giê-rêmi 32:17 BDM, ―Lạy Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng quyền năng lớn lao và cánh tay quyền uy mà dựng nên trời và đất! Không có việc gì khó quá cho Ngài‖.


Khi Đức Chúa Trời kêu gọi I-sa làm Tiên tri để cố vấn và lãnh đạo dân sự của Ngài, I-sa đã tƣơng giao với Chúa qua lời khẩn nguyện: Tôi nói: ―Khốn nạn cho tôi! Tôi chết mất! Vì tôi là người có môi bẩn thỉu, sống giữa một dân có môi bẩn thỉu; vì mắt tôi đã thấy Vua, tức là Chúa Vạn Quân‖ … Và tôi nghe tiếng Chúa phán: ―Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa: ―Dạ, có tôi đây, xin hãy sai tôi‖ (I-sa 6:5,8 BDM). Sách I-sa 64:8 BDM ghi chép lại lời khẩn nguyện của dân sự của Ngài với nhận thức sâu sắt về Đấng tể trị và quan phòng: Dầu vậy, lạy Chúa, Ngài là cha chúng tôi. Chúng tôi là đất sét, Ngài là thợ gốm. Tất cả chúng tôi là công việc của tay Ngài. Khi Chúa dạy chúng ta cầu nguyện, Ngài đã thiết lập khuôn mẫu cầu nguyện luôn hƣớng lên và tập trung vào Đức Chúa Trời nhƣ trong sách Ma-thi-ơ 6:9-10 BDM: Lạy Cha chúng con ở trên trời, Danh Cha được tôn thánh, Nước Cha được đến, Ý Cha được nên, Ở đất như trời... Điểm tập trung của lời cầu nguyện nhấn mạnh về sự vinh quang và sự mở mang rộng lớn vƣơng quốc của Đức Chúa Cha. Hầu hết những lời Chúa Giê-su cầu nguyện đêù đƣợc ân quản bởi vƣơng quốc của Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện của Chúa Giê-su phán dạy ―Bất cứ điêù gì chúng ta nhân danh Ta cầu xin, Ta sẽ làm cho, để Cha được tôn vinh trong Con‖ (Giăng 14:13 BDM). Chân lý của lời cầu xin của những ngƣời ở trong Chúa Cứu Thế và sống theo thánh ý Ngài không những phải đặt trọn đức tin nơi Ngài, mà còn phải nhân Danh Ngài trong lời cầu xin. Đây là lý do mà con dân Chúa không nên đặt đức tin của mình cầu nguyện với một đấng nào khác hay ngƣời nào đó mặc dù họ có thể hiện phép mầu, mà chỉ nhân Danh Chúa Giê-su có quyền năng và đáng tin cậy trong mọi hoàn cảnh. Sự cầu nguyện không chỉ đơn thuần qua lời nói, hành động, và phƣơng cách khác nhau, nhƣng cũng cần một đức tin năng động của ngƣời Cơ-đốc và mối liên hệ mật thiết với Chúa Cứu Thế. Tác giả Thánh thi mong ƣớc lời cầu nguyện của mình không những đƣợc lắng nghe, mà còn đƣợc nhậm lời. ―Chúa ôi, Ngài lắng nghe nguyện vọng của kẻ nhu mì. Ngài làm cho họ vững lòng, nghiêng tai nghe họ‖ (Thánh thi 10:17 BDM).


Vua Đa-vít luôn thể hiện mối liên hệ mật thiết của mình với Thiên Chúa qua lời khẩn nài, cầu xin nhƣ con chiên gần với Ngƣời Chăn, nhƣ ngƣời công chính ở trong ân sủng của Đấng Nhân Từ. Lạy Chúa, xin nghe lời cầu nguyện của tôi; Vì lòng thành tín Chúa, Xin lắng nghe lời cầu xin của tôi; Trong sự công chính Ngài, xin đáp lời tôi … Lạy Chúa, xin mau mau đáp lời tôi; Tinh thần tôi bị nao núng;… (Thánh thi 143:1,7 BDM). Trong ngày tôi cầu khẩn Chúa, Ngài đáp lời tôi; Ngài thêm sức cho tâm hồn tôi … Chúa sẽ hoàn thành điêù Ngài hứa cho tôi. Lạy Chúa, Tình yêu thương của Chúa tồn tại đời đời. (Thánh thi 138:3,8 BDM). Lạy Chúa, xin nghe tiếng cầu xin của tôi, Nguyện Chúa lắng nghe lời khẩn nguyện của tôi. Tôi trông đợi, linh hồn tôi trông đợi Chúa; Tôi trông cậy nơi lời Chúa. (Thánh thi 130:2 BDM). Mỗi ngày tôi ca ngợi Chúa bảy lần Vì các phán quyết công chính của Ngài. Lạy Chúa, nguyện lời cầu xin của tôi đến gần trước mặt Ngài; xin ban cho tôi sự hiểu biết theo như lời Chúa (Thánh thi 119:164, 169 BDM). Lạy Chúa, vì tình yêu thương tốt lành của Ngài, Xin đáp lời tôi, Vì lòng thương xót dồi dào của Ngài, Xin quay lại cùng tôi. (Thánh thi 69:16 BDM). Bí quyết để Chúa nhậm lời cầu xin mà mỗi con dân Chúa cần lƣu ý chính là nếp sống đạo thánh khiết, kính yêu Chúa, và sống theo đƣờng lối Chúa. Thánh Kinh ghi lại những lời cầu khẩn chân thành của Đa-vít hay tác giả của Thánh thi 66:18 chép ―Nếu tôi giữ điêù ác trong lòng, Ắt Chúa đã chẳng nghe tôi‖. Vua Đa-vít cũng cầu ―Lạy Chúa, xin xem xét và thử thách tôi, Xin rèn luyện lòng dạ, tâm trí tôi‖ (Thánh thi 26:2 BDM). Trong sách châm ngôn 28:13 ―Ai che giấu sự vi phạm


mình sẽ không được thịnh vượng, nhưng người nào xưng ra và từ bỏ nó sẽ được thương xót‖. Cầu Nguyện Linh Nghiệm An Effective Prayer – Gia-cơ 5:13-20 1. Cầu nguyện với lòng tin cậy Chúa A. ―Lạy Chúa, tôi trông cậy nơi Ngài. Lạy Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, chính Ngài sẽ đáp lời‖ (Thánh thi 38:15 BDM). B. ―Xin hướng dẫn tôi cho chân lý Ngài và dạy dỗ tôi. Vì Ngài là Đức Chúa Trời của tôi, Đấng cứu rỗi tôi. Hằng ngày tôi trông cậy nơi Ngài‖ (Thánh thi 25:5 BDM). C. ―Hãy trông cậy nơi Chúa, Hãy vững lòng và can đảm lên. Phải hãy trông cậy nơi Chúa‖ (Thánh thi 27:14 BDM). D. ―Tôi giao phó linh hồn tôi trong tay Ngài, Lạy Chúa, Đức Chúa Trời chân thật, Ngài đã cứu chuộc tôi‖ (Thánh thi 31:5 BDM). 2. Cầu nguyện với lòng khiêm nhu A. ―Loài người là gì mà Ngài nhớ đến? Con loài người là chi mà Ngài chăm sóc nó? (Thánh thi 8:4-5 BDM). B. ―Ngài tha thứ hết tội lỗi, chữa lành mọi bệnh tật tôi. Ngài cứu chuộc mạng sống tôi khỏi mồ sâu; Lấy tình yêu thương và thương xót làm mão triều đội cho tôi‖ (Thánh thi 103:3-4 BDM). C. ―… hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình… hãy chú trọng đến lợi ích của người khác nữa‖ (Phi-líp 1:13 BDM). 3. Cầu nguyện với sự tiết độ A. Lời nói dẫn đến sự chết (Ma-thi-ơ 5:22 BDM), sự sống (Châm ngôn 15:4 BDM). B. Lời nói xấu hay lời kín nhiệm (Châm ngôn 11:13). C. Lời nói hấp tấp (Giáo huấn 5:2 BDM), lời nói khôn ngoan và suy xét (Châm ngôn 3:21 BDM). D. ―Đừng vội nóng giận‖ (Giáo huấn 7:9 BDM), ―Người chậm nóng giận có nhiều sáng suốt…‖ (Châm ngôn 14:29 BDM).


4. Cầu nguyện với sự bền lòng A. Xin Chúa giúp con ―kiên trì chịu đựng được cho đến cùng‖ (Ma-thi-ơ 24:12 BDM). B. Xin Chúa giúp con lập kế hoạch, mục tiêu đời sống (Châm ngôn 21:5 BDM). C. ―Hãy chuẩn bị tâm trí, bình tĩnh, đặt sự hy vọng hoàn toàn vào ân sủng‖ (1 Phê-rơ 1:13 BDM). 5. Cầu nguyện với lòng cảm tạ A . ―Trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-su‖ (1 Têsa 5:18 BDM). 6. Cầu nguyện với lòng rộng lƣợng A. ―Họ phải làm điêù lành, phải giàu có trong việc thiện, phải sống rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ cho người khác‖ (1 Tim 6:18 BDM). B. ―Hãy rộng rãi ban phát‖, ―Hãy chúc phƣớc cho kẻ bắt bớ anh chị em, hãy chúc phƣớc, đừng nguyền rủa‖ (Rô-ma 12:7-8, 14 BDM). C. ―Xin Chúa ban phƣớc cho tôi, xin Ngài mở rộng bờ cõi tôi‖ (1 Sử ký 4:10 BDM).

Service - Sự phục vụ Có bao giờ bạn suy gẫm tại sao Đức Chúa Trời tạo dựng con ngƣời theo ảnh tƣợng (image) của Ngài? Đức Chúa Trời kêu gọi bạn làm gì trong cuộc sống trên trần thế này? Và Đức Chúa Trời muốn bạn phục vụ hay làm điêù gì cho Vƣơng quốc của Ngài cũng nhƣ cho những ngƣời khác? Sự kêu gọi của mỗi tín nhân là sự kêu gọi thần hựu và mang ý nghĩa thuộc linh. Bởi vì, Đức Chúa Trời kêu gọi mỗi cá nhân đến sự cứu rỗi linh hồn (Rô-ma 8:28-30); kêu gọi để thay đổi tâm trí (Rô-ma 12:3); thay đổi tâm tính (Rô-ma 1:19,20; Rô-ma 12:14-21; Lu-ca 6:27-31); kêu gọi để vâng phục (Giăng 14:15; Ma-thi-ơ 7:21; Giăng 2:3-6); kêu gọi để phụng vụ (1 Côrinh-tô 3:5,6). Thánh Phao-lô đã mô tả sự kỳ diệu trong chƣơng trình tạo dựng con ngƣời theo hình ảnh hoàn hảo của Ngài, và chúng ta đƣợc xem nhƣ là món quà trân quý và là tác phẩm của Ngài. Vì chúng ta là tác phẩm của Đức Chúa Trời, được tạo nên trong Chúa Cứu Thế Giêsu để làm những việc thiện lành, là việc Đức Chúa Trời đã chuẩn bị trước cho chúng ta để theo đó mà tiến hành‖ (Ê-phê-sô 2:10 BDM).


Đức Chúa Trời đã truyền dạy dân sự của Ngài ―Phải kính sợ Chúa, Đức Chúa Trời của anh chị em, chỉ phục vụ một mình Ngài và lấy danh Ngài mà thề nguyện‖ (Phục truyền 6:13 BDM). Cách phục vụ đẹp lòng Chúa là ―Phải làm những việc gì Chúa cho là đúng và tốt, như vậy anh chị em mới được may mắn…‖ (Phục truyền 6:18 BDM).

Sự Kêu Gọi Của Môn Đệ (The Call of a Disciple) Mác 2:13-17 1. Sự Kêu Gọi Dấn Thấn (Called to commitment). a) Môn đồ của Chúa phải có mối liên hệ cá nhân với Chúa, kính yêu Chúa và dấn thân theo Ngài. (Luca 14:26). b) Môn đồ của Chúa phải vác thập tự giá và theo Ngài (Luca 14:27). c) Môn đồ của Chúa phải từ bỏ tất cả những gì mình có (Luca 14:33). 2. Sự Kêu Gọi Vâng Lời (Called to obedience). a) Vâng lời Chúa là ―làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời‖ (Ma-thi-ơ 7:21 BDM). b) Vâng lời Chúa là ―nghe lời Ta và thực hành…‖ (Lu-ca 6:46,47 BDM). c) Vâng lời Chúa là quyết tâm đi theo Ngài. (Mác 1:16-18). 3. Sự Kêu Gọi Phục Vụ (Called to service). a) Chúa kêu gọi theo Ngài để ―trở nên tay đánh lưới cứu người‖ (Mác 1:16,17 BDM). b) Chúa muốn con dân Chúa luôn dấn thân phục vụ ngƣời khác (Ma-thi-ơ 20:2628). 4. Sự Kêu Gọi Hi Sinh (Called to sacrifice). a) ―Anh chị em cũng được xem như những tảng đá sống được dùng để xây dựng nhà thiêng liêng, và qua Chúa Cứu Thế Giê-su anh chị em sẽ nên thầy tế lễ thánh để dâng sinh tế thiêng liêng đẹp lòng Đức Chúa Trời‖ (1 Phê-rơ 2:5 BDM). 5. Sự Kêu Gọi Chịu Khổ (Called to suffering). a) Con dân Chúa đƣợc kêu gọi ―cũng chịu khổ vì Ngài nữa‖ (Phi-líp 1:29 BDM). b) Chúa Giê-su ―…bày tỏ cho các môn đệ biết rằng Ngài phải đi lên Giê-ru-salem và phải chịu nhiều đau khổ bởi các trưởng lão, các thượng tế và các chuyên gia kinh luật và phải bị giết, đến ngày thứ ba sẽ sống lại‖ (Ma-thi-ơ 16:21 BDM). c) ―…tất cả các tín hữu đêù phải chạy tan lạc trong khắp miền Giu-đê và Sa-mari‖ (Công vụ 8:1 BDM).


d) Phao-lô nói ―…suốt ba năm, cả ngày lẫn đêm tôi không ngừng đổ nước mắt khuyên bảo mỗi người luôn‖ (Công vụ 20:31 BDM). e) ―Nếu chúng ta chịu gian khổ, chúng ta sẽ đồng trị với Ngài…‖ (2 Ti-mô-thê 2:12 BDM). Mục sƣ John MacArthur tin tƣởng rằng Đức Chúa Trời hoạch định sẵn chƣơng trình và chủ đích phụng vụ của con ngƣời, vì thế Mục sƣ John tin rằng ―Tất cả Cơ-đốc-nhân đêù là người quản gia của Đức Chúa Trời. Mỗi điêù chúng ta có là sự vay mượn từ Chúa, là Đấng đã tin cậy vào chúng ta nhằm mục đích phục vụ Ngài‖. Theo quan điểm hầu việc Chúa của Mục sƣ Rick Warren ―Những đấy tớ trung tín không bao giờ hưu trí. Bạn có thể hưu trí từ nghề nghiệp nhưng bạn sẽ không bao giờ hưu trí khi phục vụ Chúa – Faithful servants never retire. You can retire from your career, but you will never retire from serving God‖. Kinh Thánh đề cập đến những ân tứ phụng vụ (serving gifts) khác nhau mà con dân Chúa cần phát huy và tận dụng cách khôn ngoan nhằm gây dựng Thân Thể của Chúa Cứu Thế càng tăng trƣởng và vững mạnh nhƣ: 1) 2) 3) 4) 5) 6) 7)

Ân tứ giúp đỡ (Helps) – 1 Cô-rinh-tô 12:28. Ân tứ tiếp khách (Hospitality) – 1 Phê-rơ 4:9; Rô-ma 12:13. Ân tứ dâng hiến (Giving) – Rô-ma 12:8. Ân tứ điêù hành (Administration) – 1 Cô-rinh-tô 12:28. Ân tứ thương xót (Mercy) – Rô-ma 12:8. Đức tin (Faith) – 1 Cô-rinh-tô 12:9. Ân tứ phân biệt – (Discernment) – 1 Cô-rinh-tô 12:10.

Thái độ và tâm tình phục vụ Chúa của mỗi thành viên trong Hội thánh là trọng tâm của đời sống trƣởng thành tâm linh. Con dân Chúa có thể tƣơng giao với Ngài qua nếp sống phục vụ. Trƣớc khi chúng ta phục vụ Chúa, chúng ta có thể kiểm tra tâm tình phụng vụ của mình qua những câu hỏi nhƣ: a) b) c) d) e)

Tôi có “dùng ân tứ đã nhận lãnh để phục vụ người khác” chăng? (1 Phê-rơ 4:10). Tôi có “phục vụ bằng sức mạnh Chúa ban” chăng? (1 Phê-rơ 4:11). Tôi có “nhân danh Chúa Giê-su mà làm mọi điêù” chăng? (Cô-lô-se 3:17). Tôi có phục vụ Chúa “trong tình yêu thương” chăng? (1 Cô-rinh-tô 16:14). Tôi có “trang bị các thánh đồ cho công tác phục vụ, gây dựng Thân Thể Chúa Cứu Thế” chăng? (Ê-phê-sô 4:12). f) Tôi có nhiệt tình và sốt sắng phục vụ Chúa chăng? (Rô-ma 12:11). Đối với những ngƣời lãnh đạo hiệu quả và đầy ơn, Thánh Kinh cũng mô tả đặc tính và phẩm hạnh của các ngƣời phục vụ theo định hƣớng của thánh ý Chúa.


1) Người lãnh đạo đầy ơn là người chăm sóc và nuôi dưỡng con dân Chúa (1 Phê-rơ 5:2). 2) Người lãnh đạo đầy ơn là người sống gương mẫu (1 Phê-rơ 5:3). 3) Người lãnh đạo đầy ơn là người có lòng khiêm nhu (1 Phê-rơ 5:5b,6). 4) Người lãnh đạo đầy ơn là người luôn trông cậy nơi Chúa (1 Phê-rơ 5:7; I-sa 40:31). 5) Người lãnh đạo đầy ơn là người sống tự chủ (1 Phê-rơ 5:8a). 6) Người lãnh đạo đầy ơn là người vững vàng đức tin (1 Phê-rơ 5:8b,9).

Spiritual Maturity - Trƣởng thành tâm linh THƢỚC ĐO VỀ SỰ TRƢỞNG TH ÀNH TÂM LINH MEASUREMENT FOR SPIRITUAL MATURITY

CÂU HỎI PHÁ BĂNG (Ice Breaker): 1) Tại sao chúng ta cần Kiểm tra Huyết áp,Thử Máu, Đo Nhịp Tim,…? 2) Tại sao con dân Chúa cần kiểm tra Đời Sống Thuộc linh? 3) Tại sao con dân Chúa cần đo về Trưởng Thành Tâm Linh? 1. ĐẶC TÍNH CỦA NGƢỜI CHƢA TRƢỞNG THÀNH TÂM LINH (Spiritual Immaturity) A. Ngƣời không có thể ăn nuốt lời Chúa (The inability to receive strong doctrine) – 1 Cô-rinh-tô 3:1,2 B. Ngƣời còn sống trong sự nô lệ (The dependence to the instruction) – Ga-la-ti 4:13 C. Không khả năng để hƣớng dẫn ngƣời khác (The incapacity to lead) – Hê-bơ-rơ 5:12 D. Ngƣời có đức tin không vững vàng (the instabiblity of faith) – Ê-phê-sô 4:14 2. ĐẶC TÍNH CỦA NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH TÂM LINH (Spiritual Maturity) A. Từ bỏ những điều trẻ con (By putting a way childish things) _ 1 Côrinhtô 13:11) B. ―trƣởng thành trong sự suy nghĩ‖ (By cultivating the understanding) – 1 Côrinhtô 14:20 C. Trở nên giống Chúa Cứu Thế (By striving to be like Christ) - Êphêsô 4:13,15


D. Đắc thắng sự cám dỗ (Overcoming temptation) – 1 Giăng 2:14; Thánh thi 119:11 E. Nghiên cứu và thực hành lời Chúa (Study and apply His word) - Hêbơrơ 5:14.

Wisdom - Sự khôn ngoan Từ Ngữ Thần Học: Sự Khôn Ngoan – Wisdom Sự khôn ngoan mang bản chất tích cực và thái độ đúng đắn đụng chạm đến mọi lãnh vực của đời sống. Trong đời sống tâm linh, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời giáo huấn con dân của Ngài để trở thành ngƣời thông sáng, phản chiếu phẩm hạnh của Ngài qua nếp sống tin kính, và dạy dỗ quan điểm luân lý để làm điều gì đúng và tránh điều gì sai trật. Trong cuộc sống trần tục, sự khôn ngoan hƣớng dẫn con dân Chúa cách sống thận trọng, khả năng trong nghệ thuật và các công việc khác, kỷ năng điêù hành, và sự phát huy mối liên hệ cá nhân mạnh mẽ trong cuộc sống hằng ngày. Mục đích của sách Châm ngôn bao gồm: Lời giáo huấn (Instruction and training) - Châm ngôn 1:2-3 Để hiểu biết những lời sáng suốt (Understanding) - Châm ngôn 1:2; 2:2. Để sống cách khôn ngoan (Wise living) - Châm ngôn 1:3 Để trở nên khôn khéo hơn trong sự hiểu biết và suy xét (Discretion) - Châm ngôn 1:4 5) Để đƣợc tăng thêm sự học vấn (Knowledge and Learning). 1) 2) 3) 4)

Trong tiếng Latin: Từ ―sapientia‖ có nghĩa là sự khôn ngoan ―wisdom‖, và là sự phân biệt giữa điều đúng và sai trong bất cứ của bộ phận tri thức. Trong sách Châm ngôn 1:1-7 mô tả chủ đề sự khôn ngoan qua 12 t ừ ngữ liên quan sự khôn ngoan: 1) Sự khôn ngoan - Wisdom 2) Sự giáo huấn - Instruction 3) Nhận đƣợc - Perceive 4) Sự hiển biết - Understanding 5) Sự học tập - Learning 6) Sự công chính - Justice 7) Sự suy xét - Judgement 8) Sự bình đẳng - Equity 9) Sự thận trọng - Discretion 10) Sự tri thức - Knowledge


11) 12)

Ý khôn ngoan - Discretion Sự học tập - Learning

Thánh Kinh Cựu Ƣớc (Old Testament) Wisdom (chokmah) - Strong's Hebrew: 2451. 1. Khả năng phân biệt hay phán đoán điều gì chân thật, đúng, hay bền lâu, có ý nghĩa. (The ability to discern or judge what is true, right, or lasting; insight). 2. Phán đoán tốt và common sense. 3. Sự học hỏi qua các tuổi đời và kiến thức. 4. Tầm nhìn khôn ngoan, chƣơng trình, hay hành động Từ ngữ Hi-bá-lai ―hokmah‖ đồng nghĩa với chữ sự khôn ngoan, và sự tri thức của Đức Chúa Trời soi dẫn con dân Chúa sống đạo theo lối sống tin kính nhằm hình thành với phẩm hạnh thần hựu. Sự khôn ngoan chính là đặc tính của dân Y-sơ-ra-ên mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho nếu họ vâng điều răn của Ngài. Phải thận trọng vâng giữ các quy luật và sắc lệnh này để nhờ đó các dân tộc khác thấy đƣợc sự khôn ngoan hiểu biết của anh chị em, và khi ai nghe các quy luật này cũng nói: Đây thật là một dân khôn ngoan hiểu biết. (Phục truyền 4:6). Mặc dù dân Y-sơ-ra- ên là tuyển dân của Thiên Chúa mà Kinh Thánh chép ―Vì Đức Chúa Trời yêu thƣơng tổ tiên anh chị em và lựa chọn dòng dõi họ nên chính Ngài‖ (Phục truyền 4:37), nhƣng nếu họ muốn tìm kiếm sự khôn ngoan tâm linh ―nếu anh chị em tìm kiếm Chúa, Đức Chúa Trời của anh chị em, anh chị em sẽ gặp đƣợc Ngài khi tìm kiếm Ngài hết lòng và với tất cả linh hồn‖ (Phục truyền 4:29). Từ ―hokmah‖ khôn ngoan của Đức Chúa Trời đã ban cho Sa-lô-môn (1 C ác vua 3:28; 4:29; 5:12; 10:4; 2 S ử k ý 1:10; 9:3; Giáo huấn 2:26; 7:10). Khi Vua Sạ-lô-môn lên làm vua thay thế vua Đa-vít ―Xin Ngài ban cho kẻ tôi tớ Ngài một tâm trí khôn sáng, một khả năng phân biệt chính tà để trị vì dân Ngài, vì ai là ngƣời có thể trị vì một dân lớn của Ngài nhƣ thể nầy đƣợc?‖ Sau khi biết tâm tình khẩn xin sự thông sáng của Salô-môn, Kinh Thánh ghi lại ―Chúa rất hài lòng‖ (1 Các vua 3:10). Theo quan điểm của ngƣời Do Thái, Đức Chúa Trời là Đấng ban sự khôn ngoan và tri thức nhằm soi dẫn con dân Chúa sống theo đƣờng lối thần hữu từ Ngài. Sự khôn ngoan nhấn mạnh về ý nghiã thực hành qua nếp sống đạo tin kính đƣợc mô tả qua các câu Kinh Thánh trong Châm ngôn 2:6,9-10,12): Vì Chúa ban cho sự khôn ngoan; Sự hiểu biết và sang suốt đến từ miệng Ngài… Bấy giờ con sẽ hiểu sự công chính, Công bình và bình đẳng cùng mọi đƣờng lối tốt đẹp. Vì sự khôn ngoan sẽ vào lòng con Và sự hiểu


biết sẽ vào lòng con; Sự hiểu biết sẽ làm linh hồn con thích thú… Giải cứu con khỏi con đƣờng tà, khỏi kẻ nói lời tai ác‖. Con ngƣời có thể trở thành ngƣời có kỷ năng (wise) trong nghệ thuật – arts (Xuất hành 36:1-4), trong chính quyền – government (Châm ngôn 8:15), trong việc kiếm tiền (Châm ngôn 8:18). Sự khôn ngoan là nguồn ban cho từ Đức Chúa Trời. Gióp đặt câu hỏi rằng ―Vậy, khôn ngoan đến từ đâu? Đâu là nguồn của thông sáng? (Gióp 28:20), và Gióp có câu trả lời ―Chỉ một mình Đức Chúa Trời biết đƣờng dẫn đến khôn ngoan, Chỉ mình Ngài biết nơi nào tìm đƣợc nó‖ (Gióp 28:23). Tác giả Thánh thi viết ―Kính sợ Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan‖ (Thánh thi 111:10). Con ngƣời cần khẩn nguyện với Thiên Chúa nhƣ ―Vậy, xin dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi, Để chúng tôi đƣợc lòng khôn ngoan‖ (Thánh thi 90:12). Các sách viết về sự khôn ngoan bao gồm sách Gióp, Châm ngôn, Giáo huấn, và Nhã Ca đƣợc gọi là các sách Văn Thơ Khôn ngoan (Wisdom Literature). Các Sách Văn Thơ: Sự Khôn Ngoan (Wisdom) Văn thơ Khôn ngoan trong Thánh Kinh Cựu Ƣớc bao gồm sách Châm ngôn, Giáo huấn, Gióp, và các đoạn trong sách Thánh thi 19, 37, 104, 107, 147, 148. Thánh Kinh Tân Ƣớc (New Testament) Strong's Greek: 4678 - σουία (sophia) skill, wisdom Từ ngữ ―khôn ngoan – wisdom‖ xuất nguồn từ chữ Hi-lạp ―sophia‖ hay ―sofia‖ có nghĩa là:  

―Sự thông minh, kỷ năng, sự áp dụng đúng đắn về kiến thức‖ ―Khả năng hay kết quả về khả năng suy tƣ và hành động cách tận dụng kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết, cảm giác chung hay lẽ thƣờng tình (common sense)‖.

Thánh Kinh ghi chép lại các loại khôn ngoan khác nhau nhƣ: sự khôn ngoan tự nhiên (a natural wisdom). Môi-se đã hƣớng dẫn trong ―sự khôn ngoan của ngƣời Ai-cập‖ (Công vụ 7:22). Một loại khôn ngoan đặc biệt (a special wisdom) là khôn ngoan đến từ Đức Chúa Trời, đặc biệt là qua Đức Thánh Linh ―Vậy thƣa an hem, xin hãy chọn giữa vòng mình bảy ngƣời đƣợc chứng nhân là tốt, đầy dẫy Thánh Linh và khôn ngoan; chúng tôi sẽ giao trách nhiệm này‖ (Công vụ 6:3). Ngƣời tin Chúa nhận lãnh sự khôn ngoan qua Thần Linh của Đức Chúa Trời (1 Côrinhtô 2:5-16). Tuy nhiên, Thánh Kinh Tân Ƣớc cũng mô tả về sự khôn ngoan giả tạo ―Những điêù ấy thật có vẽ khôn ngoan vì thờ lạy theo quy tắc con ngƣời tự đặt ra, với sự khiêm nhƣờng và


khắc khổ thân thể, nhƣng không có gía trị gì để kiềm chế đam mê xác thịt‖ (Côlôse 2:23). Sự khôn ngoan là bản tính của Đức Chúa Trời (Rôma 11:33; 1 Côr. 1:21; Êph. 3:10). Chúa Giê-su đã nhận lãnh sự thông sang ―khiến ai nghe cũng ngạc nhiên hỏi‖ (Mathiơ 13:54). Sự khôn ngoan là món quà từ Đức Chúa Trời (Êph. 1:17; Gia-cơ 1:5), và đặc biệt là ân tứ Thánh Linh (1 Côr. 12:8). Sứ đồ Phao-lô ―không ngừng cầu nguyện cho anh chị em, xin Đức Chúa Trời cho anh chị em hiểu thấu ý chỉ Ngài bằng tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết thiêng liêng‖ nhằm họ có thể sống xứng đáng với Chúa, kết quả trong mọi việc lành, và sâu nhiệm hơn trong Ngài (Côlôse 1:9-11).

LỜI KHÔN NGOAN CỦA CHÖA Wisdom of God – Châm ngôn 3:1-7 1. LỜI CỦA CHÖA ĐEM ĐẾN MỤC ĐÍCH ĐỜI SỐNG (The word of God brings purpose to life) A. Giăng 17:17-18 2. LỜI CỦA CHÖA GIÖP TĂNG TRƢỞNG TÂM LINH (The word of God brings spiritual growth) A. Rôma 10:17 B. 1 Phê-rơ 2:2 C. 1 Côrinhtô 3:1-2 D. Hê-bơ-rơ 5:12-14 3. LỜI CỦA CHÖA GIÖP THÀNH CÔNG ĐỜI SỐNG (The word of God brings success in life) A. Giô-suê 1:8 B. Thánh thi 1:2-3 C. Gia-cơ 1:25 4. LỜI CỦA CHÖA ĐEM ĐẾN SỰ AN ỦI VÀ HI VỌNG (The word of God gives comfort and hope) A. Rôma 15:4 B. Hê-bơ-rơ 6:17-20 5. LỜI CỦA CHÖA ĐEM ĐẾN SỰ HƢỚNG DẪN ĐỜI SỐNG (The word of God brings guidance to life) A. Thánh thi 119:105 B. Mathiơ 25:29


6. LỜI CỦA CHÖA ĐEM ĐẾN NIỀM VUI (The word of God bring joy) A. Giê-rê-mi 15:16 B. 1 Phê-rơ 1:8. GIÁ TRỊ CỦA SỰ KHÔN NGOAN The Worth of Wisdom – Gia-cơ 3:13-18 1. TIỀM NĂNG CỦA SỰ KHÔN NGOAN (The potential of wisdom) A. Sự khôn ngoan quí hơn tiền bạc - Châm ngôn 3:13-17 B. Sự khôn ngoan quí hơn sức mạnh - Giáo huấn 9:16-18 C. Sự khôn ngoan quí hơn tri thức – Châm ngôn 4:4-7 2. NGUỒN GỐC CỦA SỰ KHÔN NGOAN (The origin of wisdom) A. Sự khôn ngoan đến từ tấm lòng thánh thiện – Gia cơ 3:13 B. Sự khôn ngoan đến từ trần gian, ma quỉ - Gia-cơ 3:14-16 C. Sự khôn ngoan đến từ thiên thƣợng – Gia cơ 3:17-18 3. BẢN CHẤT TỰ NHIÊN CỦA SỰ KHÔN NGOAN A. Khôn ngoan tin kính là thánh sạch, trong sạch, thanh liêm - Mathiơ 5:8 ―…kh ôn ngoan về điều lành và tinh khiết về điêù ác‖ Rôma 16:19 ―anh chị em phải n ên thánh trong mọi cách sống mình‖ 1 Phêrơ 1:15 B. Khôn ngoan tin kính là hoà thuận, thuận thảo - Rôma 12:16; Êphêsô 4:32 C. Khôn ngoan tin kính là tiết độ, tỉnh thức -1 Phêrơ 4:7-8; Hêbơrơ 12:15 D. Khôn ngoan tin kính là thuận phục –1 Phêrơ 5:5; Hêbơrơ 13:17; 1 Phêrơ 1:22; 1 Phêrơ 2:13-14 E. Khôn ngoan tin kính là kiên nhẫn , chịu khổ - 1 Phêrơ 5:10; 2 Phêrơ 3:14 Worship – Sự thờ phƣợng Thờ phƣợng Đức Chúa Trời là định hƣớng của Ngài cho con ngƣời. Ngài tạo dựng con ngƣời giống ảnh tƣợng tuyệt hảo của Ngài nhằm mục đích giúp tạo vật có thể tƣơng giao và đối thoại với Đấng Tạo Hóa.


Đức Chúa Trời đã kiến tạo bản thể con ngƣời qua sáu phƣơng diện không thể tách rời tâm hồn và thể xác con ngƣời nhƣ: Tƣ tƣởng (thought) – là những khái niệm, óc phán đoán, và ảnh tƣợng. Cảm xúc (feeling) - mối xúc động, sự cảm động, cảm giác. Chọn lựa (choice) – ý chí, quyết định, và đặc tính. Thể xác (body) – hành động, tƣơng tác với vật thể chung quanh. Ngữ cảnh xã hội (social context) - những mối quan hệ cá nhân và cấu trúc với những ngƣời khác. 6) Linh hồn (soul) – tâm hồn, sức sống. 1) 2) 3) 4) 5)

Cảm xúc và tình cảm Chúa ban cho con ngƣời để bày tỏ lòng ca ngợi lên Thiên Chúa, chia sẻ niềm tán tụng Đấng đáng tôn cao, chúc tụng Đấng đáng tôn thờ và chiêm ngƣỡng. Tác giả Thánh thi 105:1 chia sẻ tình cảm và lòng biết ơn của mình: ―Hãy cảm tạ Chúa, hãy cầu khẩn Danh Ngài; Hãy truyền cho muôn dân biết các việc quyền năng Ngài‖ (Thánh thi 105:1 BDM). Sự ca ngợi Chúa đƣợc Thánh Kinh mô tả qua những lời ca hát, sự vỗ tay, trỗi tiếng reo mừng, giơ tay lên, dùng các nhạc cụ nhƣ trống cơm, đàn lia, đàn hạc, chập chỏa, yên lặng, nhảy múa, cúi đầu: 1) Ca hát, ca ngợi ―Ca ngợi Chúa mãi mãi‖ (Thi thiên 84:4 BHD). ―Hãy ca hát mà đến trước mặt Ngài‖ (Thi-thiên 100:2 BHD). ―Hãy hát cho Đức-Giê-hô-va một bài ca mới‖ (Thi thiên 98:1 BHD). ―Hãy ca ngợi Đức-Giê-hô-va và chúc tụng danh Ngài‖ (Thi thiên 96:2 BHD). 2) Vỗ tay ―Hỡi muôn dân, hãy vỗ tay!‖ (Thi thiên 47:1a BHD). 3) Trỗi tiếng reo mừng ―Hãy trỗi tiếng reo mừng cho Đức Chúa Trời‖ (Thi thiên 47:1b BHD). 4) Giơ tay lên ―E-xơ-ra chúc tụng Giê-hô-va Đức Chúa Trời cao cả, và tất cả dân chúng giơ tay lên mà đáp lại rằng: ―Amen, Amen!,‖ rồi họ cúi đầu, sắp mặt xuống đất mà thờ phượng Đức Giê-hô-va‖ (Thi thiên 8:6 BHD).


―Khi con giơ tay hướng về nơi chí thánh của Chúa mà kêu cầu với Ngài, xin nghe tiếng khẩn cầu của con‖ (Thi thiên 28:2 BHD). ―Như vậy con sẽ chúc tụng Chúa suốt cả đời con; Nhân danh Chúa, con sẽ giơ tay lên‖ (Thi thiên 63:4 BHD). ―Hãy giơ tay lên hướng về nơi thánh, và chúc tụng Đức Giê-hô-va!‖ (Thi thiên 134:2 BHD). ―Và tay con giơ lên như tế lễ buổi chiều!‖ (Thi thiên 141:2 BHD). ―vậy, ta muốn những người đàn ông khắp mọi nơi đêù đưa tay thánh sạch lên trời mà cầu nguyện, không giận dữ và cãi cọ‖(1 Ti-mô-thê 2:8 BHD). 5) Dùng các nhạc cụ như trống cơm, đàn lia, đàn hạc ―Nguyện họ nhảy múa mà ca ngợi danh Ngài, dùng trống cơm và đàn hạc mà hòa tấu dâng lên Ngài!‖ (Thi thiên 149:3 BHD). ―Hãy thổi kèn mà ca ngợi Ngài, Hãy gảy đàn lia, đàn hạc mà ca tụng Ngài! Hãy đánh trống cơm và nhảy múa mà ca ngợi Ngài! Hãy dùng nhạc cụ bằng dây và thổi sáo mà ca tụng Ngài! (Thi thiên 150:3,4 BHD). 6) Dùng chập chỏa ―Hãy dùng chập chỏa dội tiếng, phèng la vang rền mà ca ngợi Ngài!‖ (Thi thiên 150:3-5 BHD). ―Những người thổi kèn và ca hát đồng thanh hòa điệu như một người mà ca ngợi, cảm tạ Đức Giê-hô-va. Họ cất tiếng hát cùng với tiếng kèn, tiếng chập chỏa, và các nhạc cụ khác, ca ngợi Đức Giê-hô-va rằng: Vì Chúa là thiện, lòng nhân từ Ngài còn đến đời đời!‖ (Thi thiên 5:13 BHD). 7) Yên lặng ―Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Đức Chúa Trời; Ta sẽ được tôn cao trong các nước, Ta sẽ được tôn cao trên đất này‖ (Thi thiên 46:10 BHD). ―Nhưng Đức Giê-hô-va ngự trong đền thánh Ngài; Trước mặt Ngài, mọi người trên đất hãy lặng thinh‖ (Ha-ba-cúc 2:20 BHD).


8) Nhảy múa ―Nguyện họ nhảy múa mà ca ngợi danh Ngài…‖ (Thi thiên 149:3 BHD). ―Hãy đánh trống cơm và nhảy múa mà ca ngợi Ngài!...‖ (Thi thiên 150:4 BHD). 9) Cúi đầu, sắp mặt xuống ―… rồi họ cúi đầu, sắp mặt xuống đất mà thờ phượng Đức Giê-hô-va‖ (Nê-hê-mi 8:6 BHD). Ca ngợi và chúc tụng Đức Chúa Trời qua các Danh Hiệu của Ngài là nhận thức sâu nhiệm, cảm xúc tôn kính, và ―Những ai biết danh Ngài sẽ tin cậy nơi Ngài. Vì Ngài không từ bỏ kẻ tìm kiếm Ngài‖ (Thánh thi 9:10 BDM). Khi cầu nguyện hay thờ phƣợng Chúa, con dân Chúa có thể chúc tụng Chúa qua các Danh xƣng của Đức Chúa Trời (The Names Of God) nhƣ: 1. Jehova (Giê-hô-va) - Đấng Tự Hữu Hằng Hữu _ Xuất hành 3:14-15 2. Jehova – Elohim - Đấng Giải Cứu _ Sáng thế 2:4 3. Jehova-Jireh - Đấng Tiếp Trợ _ Sáng thế 22:14 4. Jehova-Rapha - Đấng Chữa Bệnh _ Xuất hành 15:26 5. Jehova-Nissi - Đấng Chiến Thắng _ Xuất hành 17:15 6. Jehova-Shalom - Đấng Bình An _ Thẩm phán 6:24 7. Jehova-Shaboath - Đấng Vạn Quân _ 1 Samuên 1:3; 17:45 _ Thánh thi 24:10; 46:7,11


8. Jehova-Raah - Đấng Chăn Giữ Tôi _ Thánh thi 23:1 9. Jehova-Elyon - Đấng Cao Cả _ Thánh thi 7:17 10. Jehova-Hosenu - Đấng Tạo Hóa _ Thánh thi 95:6 11. Jehova-Gibbor - Đấng Vạn Năng _ Isa 42:13 12. Jehova-Tsidkenu - Đấng Công Nghĩa _ Giêrêmi 23:6 13. Jehova-Shammah - Đấng Hiện Diện _ Êxêchiên 48:15 Nhằm làm tăng trƣởng niềm tin và lòng kính yêu Chúa, con dân Chúa hãy tôn cao Chúa Cứu Thế bởi vì Ngài đƣợc xƣng là: 1) Đấng Chăn Chiên Nhân Lành (The Good Shepherd) – Giăng 10:1-16 2) Đấng Chăn Chiên Tối Cao (The Chief Shepherd) – 1 Phi-e-rơ 5:4 3) Đấng Chăn Chiên Vĩ Đại (The Great Shepherd) – Hê-bơ-rơ 13:20. Chúa Cứu Thế là Đấng Chăn Chiên Hiền Lành bởi vì Ngài biết rõ chiên (Giăng 10:14, 27), Ngài nuôi dƣỡng chiên (Giăng 10:9), Ngài dẫn dắt chiên (Giăng 10:3,4), Ngài bồng ẵm dịu dàng (Ê-sai 40:11), Ngài bảo vệ và canh giữ chiên (Giê-rê-mi 31:10). Các môn đệ của Chúa Giê-su có thể tôn cao Ngài qua lời tuyên xƣng đức tin của cá nhân mình bằng sự công bố của Chúa Giê-su trong các sách Phúc Âm nhƣ: 1) ―Chính Ta là bánh hằng sống – I am the bread of life‖ (Giăng 6:35 BDM). 2) ―Chính Ta là ánh sáng của thế giới – I am the light of the world‖ (Giăng 8:12 BDM). 3) ―Ta là cái cửa – I am the door‖ (Giăng 10:9 BHD).


4) ―Ta là sự sống lại và sự sống – I am the resurrection and the life‖ (Giăng 11:25 BHD). 5) ―Ta là cây nho thật – I am the true vine‖ (Giăng 15:1 BHD). Những Thánh thi đƣợc ghi lại nhằm mục đích để ca ngợi Chúa Vĩ Đại và Nhân Từ (Thánh thi 33 BDM), bày tỏ lòng cảm tạ (Thánh thi 100 BDM), ca ngợi sự Nhân Lành của Chúa (Thánh thi 113 BDM), ca ngợi tình yêu thƣơng và sự thành tín của Chúa (Thánh thi 117 BDM), ca ngợi Danh hiệu của Đức Chúa Trời (Thánh thi 145 BDM), ca ngợi quyền năng của Đức Chúa Trời (Thánh thi 150 BDM). Những Thánh thi ghi lại sự ca ngợi Chúa Chí Cao (Thánh thi 47 BDM), Chúa Tể Trị (Thánh thi 93), Đấng Tạo Hóa (Thánh thi 95), Vị Vua Thánh (Thánh thi 99). Chúng ta cũng có thể chúc tụng và tung hô Danh của Chúa Giê-su qua những Danh Hiệu của Ngài trong Thánh Kinh Tân Uớc: 1) Giê-su - JESUS trong tiếng Hi-lạp ―Ιησοσς Iesous‖, trong tiếng Hi-bá-lai ―Joshua or Jehoshua‖ nghĩa là "Giê-hô-va là Đấng Cứu Chuộc - Jehovah is salvation" (Ma-thi-ơ 1:21) 2) Đấng Christ – trong tiếng Hi-lạp ―Χριστος Christos from τριω chrio – to anoint nghĩa là Đấng đƣợc xức dầu "anointed". 3) Em-ma-nu-ên – ―… Nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta‖ (Ma-thi-ơ 1:23b). 4) An-pha và Ô-mê-ga – ―Chúa là Đức Chúa Trời phán: Ta là An-pha và Ô-mêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng‖ (Khải huyền 1:8 BDM). 5) Đấng Toàn Năng - Almighty trong tiếng Hi-lạp ―παντοκρατορ pantokrator‖ nghĩa là Chúa Giê-su là Đấng Toàn Năng "all powerful" (Ma-thi-ơ 28:18). 6) Đấng Cứu Thế và Chúa - Saviour and Lord. ―Hôm nay, tại thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế vừa giáng sinh cho các anh. Ngài là Chúa Cứu Thế, là Chúa‖ (Lu-ca 2:11 BDM). Từ ngữ ―Saviour‖ trong tiếng Hi-lạp ―σωτηρ soter‖ nghĩa là "Đấng Cứu Rỗi - saviour", "Đấng Giải Thoát - deliverer", "preserver". Từ ngữ ―Chúa – Lord‖ trong tiếng Hi-lạp ―Greek κσριος kurios‖ nghĩa là "Chúa - Lord". 7) Chiên Con của Đức Chúa Trời (Lamb of God) (Giăng 1:29). 8) Con của Đức Chúa Trời (Son of God)


(Mác 1:1). 9) Con Ngƣời (Son of Man) Ma-thi-ơ 9:6 10) Đấng Trung Gian, Đấng Trung Bảo – Mediator. 1 Ti-mô-thê 2:5. 11) Vị Thƣợng Tế và Sứ Giả - High Priest and Apostle (Hê-bơ-rơ 3:1). Từ ngữ ―Sứ giả - Apostle‖ trong tiếng Hi-lạp ―αποστολος apostolos‖ nghĩa là "ngƣời gởi đi - one sent". 12) Đấng Biện Hộ - Advocate trong tiếng Hi-lạp ― παρακλητος parakletos‖ nghiã là "Đấng Cầu Thay - intercessor" (1 Giăng 2:1). 13)

Tác Giả và Đấng Hoàn Thành của đức tin (Hê-bơ-rơ 12:2).

14)

Đấng cứu rỗi đời đời (Hê-bơ-rơ 5:9).

15)

Sao Mai sáng rực (Khải huyền 22:16).

16)

Nhân Chứng Thành Tín (Khải huyền 5:1).

17)

Chủ Tể cuả các vua khắp thế giới (Khải huyền 5:1).

18)

Vua Của Các Vua và Chúa Của Các Chúa (Khải huyền 19:16).

19)

Đầu Của Hội Thánh (Ê-phê-sô 5:23).

20) Đấng Cầm Quyền Tối Cao trên tất cả các bậc lãnh đạo và giới thẩm quyền (Cô-lô-se 2:10). 21)

Hiện Thân của Đức Chúa Trời vô hình (Cô-lô-se 1:15).

22)

Thẩm Phán xét xử kẻ sống và kẻ chết (Công vụ 10:42).

23)

Tảng Đá Sống (1 Phê-rơ 2:4).

24)

Chúa Vinh Quang (1 Cô-rinh-tô 2:8).

25)

Chiên Con Sinh Tế (1 Cô-rinh-tô 5:7b).


26)

Quyền Năng và Sự Khôn Ngoan của Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 1:24b).

27)

Chúa Sự Sống (Công vụ 3:15).

28)

Lễ Vật Hi Sinh Chuộc Tội Chúng ta (1 Giăng 2:2).

29)

Đƣờng Đi, Chân Lý, và Sự Sống (Giăng 14:6). Ý Nghĩa Của Sự Thờ Phƣợng The Meaning of Worship

Thờ phƣợng Chúa là khi một ngƣời tập trung tâm trí, lời nói, và các việc tốt lành dâng sự vinh quang lên Đức Chúa Trời qua sự nghinh đón (adoration), sự ca ngợi (praise), sự tạ ơn (thanksgiving), sự xƣng tội (confession), và lòng trông cậy (trust) (Thánh thi 138:1-2; Giăng 4:23-24; Ê-phê-sô 5:19-20; Phi-líp 3:3; Khải huyền 4:15:14). Sự thờ phƣợng là đáp ứng tâm tình kính yêu và khát vọng tôn cao Đấng đáng chúc tụng từ niềm tin phó thác (Xuất hành 3:12; 24:1; 1 Sử ký 16:29; Thánh thi 97:7; 99:5; Xa-cha-ri 14:16-18; Mathiơ 4:10; Rô-ma 12:1-2; Khải huyền 14:7; 19:10). Thờ phƣợng là bày tỏ lòng tôn kính, lòng tôn cao, tâm hồn tận hiến lên Đức Chúa Trời (Mathiơ 4:10; Giăng 4:21-24; 1 Cô-rinh-tô 14:25; Khải huyền 4:10; 5:14; 7:11; 11:16; 19:10; 22:9); Chúa Cứu Thế Giê-su (Ma-thi-ơ 2:2,8,11; 8:2; 9:18; 14:33; 15:25; 20:20; 28:9, 17; Giăng 9:38; Hê-bơ-rơ 1:6). Kinh Thánh cũng ghi chép lại các từ ngữ thờ phụng nhƣ: thờ lạy con ngƣời (Mathi-ơ (Ma-thi-ơ 18:26); thờ lạy con rồng (Khải huyền 13:4); thờ lạy con thú (Khải huyền 13:12; 14:9); thờ lạy tƣợng của con thú (Khải huyền 13:15; 14:11; 16:2); thờ lạy các ác quỷ (Khải huyền9:20); và thờ phƣợng những thần tƣợng (Công vụ 7:43). Trong tiếng Hi-bá-lai, từ ―shachal‖ nghĩa là thờ phƣợng. Trong tiếng Hi-lạp từ ―proskuneo‖ đêù đồng nghĩa là ―cúi đầu – to bow down‖. Theo Bản dịch Kinh Thánh the King James Version ghi chép lại khoảng 99 lần từ ―thờ phượng – worship‖ và ―cúi đầu – bow down‖ 18 lần. Sáng thế 23:7 ―Áp-ra-ham cúi đầu [shachah] trước mặt họ‖ Xuất hành 24:1 ―Chúa phán dạy Môi-se: ‗Con đem A-rôn, Na-đáp, A-bi-hu và bảy mươi bô lão dân Y-sơ-ra-ên đến với Ta. Họ sẽ thờ phượng [shachah] từ đằng xa‖. Xuất hành 33:10 ―Khi thấy trụ mây dừng ở cửa vào lều, ai nấy đêù đứng lên ở cửa trại mình rồi cúi sấp mình xuống [shachah] mà thờ phượng‖.


Giăng 4:24 ―Đức Chúa Trời là Linh thần, nên những người thờ phụng Ngài phải lấy tâm linh, lẽ thật mà thờ phụng [proskuneo]‖. Sự tôn thờ và cung kính là thái độ thờ phƣợng Chúa chân thành, một trải nghiệm sâu nhiệm trong tâm linh, và sự cảm nhận tràn ngập tình thƣơng của Ngài trong tâm hồn. Thờ phƣợng là đặc ân mà Nhà thơ Cơ-đốc Tƣờng Lƣu mô tả qua dòng thơ ―Khi Tôi quì Trước Ngôi Trời‖: Khi tôi quì trước Ngôi Trời Là khi sóng gió của đời bặt tăm Tôi nghe tiếng Chúa dịu dàng Tâm linh tôi bỗng ngập tràn niềm vui. Khi tôi quì trước Ngôi Trời Là khi rực rỡ hoa đời, ngát hương Tôi theo cánh gió bốn phương Bay đâu cũng thấy tình thương của Ngài. Sự Thờ phƣợng Đẹp Lòng Chúa Worship That Pleases God – Thánh thi 63:1-11 1. Chúng ta thờ phƣợng Chúa với tâm trí đổi mới. A) ―hãy được biến hoá bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời‖ (Rô-ma 12:2 BDM). 2. Chúng ta thờ phƣợng Chúa với lòng khiêm nhƣờng. A) ―lúc ấy nếu dân Ta, dân đƣợc gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta và ăn năn từ bỏ con đƣờng gian ác thì Ta từ trên trời sẽ nghe, tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành đất đai của chúng‖ (2 Sử ký 7:14 BDM). 3. Chúng ta thờ phƣợng Chúa với lòng cảm tạ. A) ―Hãy dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời bằng lời cảm tạ‖ (Thánh thi 50:14 BDM). B) ―Hỡi những ngƣời trung tín của Ngài, hãy ca ngợi Chúa và cảm tạ danh thánh Ngài‖ (Thánh thi 30:4 BDM). 4. Chúng ta thờ phƣợng Chúa với lòng vui mừng.


A) ―Hãy vui mừng trong Chúa, Ngài sẽ ban cho ngƣơi điêù lòng mình mong muốn‖ (Thánh thi 37:4 BDM). B) ―Linh hồn tôi sẽ vui mừng trong Chúa, hân hoan trong sự cứu rỗi Ngài‖ (Thánh thi 35:9 BDM). C) ―Hãy vui vẽ phụng sự Chúa; Hãy hân hoan ca hát mà đến trước mặt Ngài‖ (Thánh thi 100:2 BDM). 5. Chúng ta thờ phƣợng Chúa với thân thể tận hiến A) ―thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ở trong anh chị em,… Vậy hãy lấy thân thể mình mà tôn vinh Đức Chúa Trời‖ (1 Cô-rinh-tô 6:1920 BDM). 6. Chúng ta thờ phƣợng Chúa với tâm trí suy niệm A) ―những ngƣời thực tâm thờ phụng sẽ thờ phụng Chúa Cha bằng tâm linh và lẽ thật, vì Chúa Cha vẫn tìm kiếm những ngƣời có lòng thờ phụng nhƣ vậy‖ (Giăng 4:23 BDM). B) Hướng tâm hồn vào Chúa - ―Tôi tha thiết tìm kiếm Ngài. Linh hồn tôi khao khát Chúa, thể xác tôi mong ƣớc Ngài nhƣ mảnh đất khô khan, nứt nẻ, không có nƣớc‖ (Thánh thi 63:1 BDM). C) Hướng tâm hồn vào công việc của Chúa – ―Vì Ngài đã giúp đỡ tôi‖ (Thánh thi 63:7 BDM). D) Hướng tâm hồn vào lời của Chúa – ―Xin Chúa mở mắt tôi để tôi nhìn thấy những điêù kỳ diệu trong kinh luật của Ngài‖ (Thánh thi 119:18 BDM). E) Hướng tâm hồn vào lời hứa của Chúa – ―Xin Chúa nhớ lời hứa cùng tôi tớ Chúa; Nhờ lời hứa đó mà tôi hy vọng‖ (Thánh thi 119:49 BDM).

Lợi Ích Của Sự Thờ Phƣợng Chúa Benefits of Worshipping God – Thánh thi 103:1-17 1. Khi chúng ta thờ phƣợng Chúa sẽ đƣợc phƣớc.


A) ―Chúa có lòng thương xót và ân huệ…‖ (Thánh thi 103:8,11 BDM). B) ―Phước cho những người gìn giữ lời chứng của Chúa; hết lòng tìm kiếm Ngài‖ (Thánh thi 119:2 BDM). C) ―…Ai sẽ đứng trong nơi thánh Ngài?... Ngƣời ấy sẽ nhận được phước từ Chúa, và sự công chính từ Đức Chúa Trời, là Đấng cứu rỗi ngƣời‖ (Thánh thi 24:5-6 BDM). D) ―Phước cho người nào nghe ta; hằng ngày canh chừng ở cổng ta; chờ đợi bên cửa ta‖ (Châm ngôn 8:34 BDM). 2. Khi chúng ta thờ phƣợng Chúa sẽ đƣợc tha thứ A) ―Ngài tha thứ hết tội lỗi tôi…‖ (Thánh thi 103:3a BDM). B) ―Phƣơng đông xa cách phƣơng tây thể nào thì Ngài cũng loại bỏ các vi phạm của chúng ta thể ấy‖ (Thánh thi 103:2 BDM). C) ―Tôi đã thú tội cùng Ngài, không giấu tội ác tôi. Tôi nói: Tôi sẽ xƣng các sự vi phạm tôi cùng Chúa, và Ngài đã tha thứ tội lỗi gian ác tôi… Phước cho người nào có sự vi phạm được tha thứ, tội lỗi mình được khỏa lấp‖ (Thánh thi 32:5,1 BDM). D) ―Nếu chúng ta xƣng tội lỗi mình thì Ngài là Đấng thành tín và công chính sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta và thanh tẩy chúng ta sạch mọi điêù bất chính‖ (1 Giăng 1:9 BDM). 3. Khi chúng ta thờ phƣợng Chúa sẽ đƣợc thêm sức. A) ―Năm tháng tôi đƣợc thỏa mãn với vật ngon; Tuổi trẻ của tôi được tăng thêm sức mới như chim phượng hoàng‖ (Thánh thi 103:5 BDM). B) ―Nhƣng ai trông cậy nơi Chúa sẽ đƣợc phục hồi sức mới, cất cánh bay cao như chim phượng hoàng; Chạy mà không mệt nhọc, đi mà không kiệt sức‖ (I-sa 40:31 BDM). C) ―Chúa là sức mạnh và thuẫn đỡ cho tôi, Lòng tôi tin cậy nơi Ngài và được giúp đỡ. Lòng tôi cũng hân hoan và ca hát cảm tạ Ngài‖ (Thánh thi 28:7 BDM).


4. Khi chúng ta thờ phƣợng Chúa sẽ đƣợc chữa lành. A) ―Chữa lành mọi bệnh tật tôi‖ (Thánh thi 103:3b BDM). B) ―Vì Ta là Chúa. Đấng chữa bệnh các ngươi‖ (Xuất hành 15:26 BDM). C) ―Lạy Chúa, xin thương xót tôi vì tôi đang đau khổ. Mắt tôi mòn mỏi vì sầu khổ, linh hồn và thân thể tôi cũng vậy‖ (Thánh thi 31:19 BDM). D) ―Tôi sẽ hân hoan vui mừng trong tình yêu thƣơng Ngài. Vì Ngài đã thấy nỗi khốn đốn của tôi, biết niềm đau đớn của linh hồn tôi‖ (Thánh thi 31:7 BDM). 5. Khi chúng ta thờ phƣợng Chúa sẽ đƣợc bảo vệ. A) Nhưng tình yêu thương của Chúa hằng còn đời đời cho những người kính sợ Ngài; và sự công chính của Ngài cho con cháu họ‖ (Thánh thi 103:17-18 BDM). B) ―Ngài giải cứu kẻ yếu đuối khỏi kẻ mạnh bạo, cứu người yếu kém và cùng khốn khỏi kẻ bóc lột họ‖ (Thánh thi 35:10 BDM). C) ―Luôn luôn lấy đức tin làm thuẩn, nhờ đó anh chị em có thể dập tắt các tên lửa của kẻ ác‖ (Ê-phê-sô 6:16 BDM). 6. Khi chúng ta thờ phƣợng Chúa sẽ đƣợc bình an. A) ―Những ngƣời yêu mến kinh luật Chúa được bình an lớn và không có gì làm cho họ vấp ngã‖ (Thánh thi 119:165 BDM). B) ―Chúa ban năng lực cho dân Ngài, Chúa chúc phúc bình an cho dân Ngài‖ (Thánh thi 29:11 BDM). C) ―Tôi sẽ nằm và ngủ bình an. Vì chính Ngài, lạy Chúa, chỉ một mình Ngài khiến cho tôi ở an toàn‖ (Thánh thi 4:8 BDM). D) ―Ta để lại sự bình an cho các con. Sự bình an Ta ban cho các con không phải nhƣ của thế gian cho. Đừng sờn lòng nản chí và sợ hãi‖ (Giăng 14:27 BDM).


E) ―Ngƣời nào có tâm trí kiên định, Ngài ban cho sự bình an hoàn toàn. Vì ngƣời tin cậy nơi Ngài‖ (I-sa 26:3 BDM). 7. Khi chúng ta thờ phƣợng Chúa sẽ đƣợc sống vui khỏe A) ―Hỡi con ta, chớ quên lời dạy dỗ của ta, Nhƣng hãy giữ các điêù răn ta trong lòng. Vì chúng sẽ thêm cho con tuổi thọ trong đời, và an khang thịnh vượng‖ (Châm ngôn 3:1-2 BDM). B) ―Năm tháng tôi được thỏa mãn với vật ngon; Tuổi trẻ của tôi được tăng thêm sức mới như chim phượng hoàng‖ (Thánh thi 103:5 BDM). C) ―Anh chị em phải vâng giữ mạng lệnh và luật lệ của Ngài… để anh chị em và con cháu hưởng phước hạnh và sống lâu trên đất…‖ (Phục truyền 4:40 BDM).


Chƣơng 3 Sự Kêu Gọi Của Kiến Tạo Tâm Linh (The Call To Spiritual Formation) Sự hình thành tâm linh là một tiến trình hình thành để trở nên giống nhƣ ảnh tƣợng Chúa Cứu Thế. Tiến trình trở nên giống Chúa Cứu Thế Giê-su qua ba giai đoạn nhƣ: 1) Orthodoxy (Chính thống) — suy nghĩ đúng về Chúa Cứu Thế (Right-thinking about Christ and the Christian faith). 2) Orthopraxy (Chính hành) — Hành động đúng và đời sống tin kính (Right-action/piety and devotional living). 3) Orthopathy (Chính tâm) — Cảm xúc đúng về Đức Chúa Trời (Right-feeling toward God, self, and others). Kiến tạo tâm linh liên quan đến mục vụ giáo dục hay Cơ-đốc giáo dục. Chúa Giêsu đã ban truyền mạng lịnh trọng đại là ―Vậy, hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta, làm phép báp-tem cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh‖ (Ma-thi-ơ 28:19). Mục đích của sự hình thành tâm linh là giúp mỗi tín hữu tăng trƣởng thuộc linh ở trong Chúa Chứ Thế Giê-su, cũng nhƣ ―tăng cường con người bề trong anh chị em‖ qua tiến trình ―đâm rễ và lập nền trong tình yêu thương‖ nhằm giúp ―thánh đồ hiểu thấu chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu của tình yêu ấy‖ (Ê-phê-sô 3:16, 17,18). Kinh Thánh mô tả ―người trưởng thành‖ là ngƣời phải ham thích học tập lời Chúa (Cô-lô-se 1:28). Tiến trình hình thành tâm linh có tƣơng quan đến những lãnh vực của đời sống và cần trải nghiệm qua các tiến trình phát triển nhƣ: Sự phát triển thể xác (physical development) Sự phát triển trí tuệ (intellectual development) Sự phát triển tâm lý (psycholical development) Sự phát triển giao tế (social development) Sự phát triển luân lý (moral development)


Sự phát triển thuộc linh (spiritual development). Robert Lightner nói rằng: ―Sự hình thành tâm linh mô tả công việc liên tục của Chúa Thánh Linh trong đời sống của người tin Chúa biến đổi con cái của Đức Chúa Trời hơn ảnh tượng của Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 3:18). Công tác này của Chúa Thánh Linh có khả thi chỉ khi nào chúng ta hợp tác với Đức Chúa Trời bằng cách bước đi ―trong ánh sáng cũng như Ngài vẫn hằng ở trong ánh sang‖ (1 Giăng 1:7); bằng cách loại bỏ bản tính xác thịt (Cô-lô-se 3:8), và đặt để một tấm lòng ―thương xót, nhân từ, khiêm tốn, nhu mì và kiên nhẫn‖ (Cô-lộ-se 3:12).‖ Sự kêu gọi của Hội Thánh về kiến tạo tâm linh: 1) Koinonia - Hội thánh giúp con cái Chúa kiến tạo tâm linh qua sự thông công và chăm sóc. 2) Leiturgia - Hội thánh giúp con cái Chúa kiến tạo tâm linh qua sự cầu nguyện và thờ phƣợng.

3) Didache - Hội thánh giúp con cái Chúa kiến tạo tâm linh qua công tác dạy dỗ lời Chúa.

4) Kerygma - Hội thánh giúp con cái Chúa kiến tạo tâm linh qua sự giảng luận.

5) Diakonia -Hội thánh giúp con cái Chúa kiến tạo tâm linh qua sự phục vụ và công tác xã hội.

Sự kêu gọi của Cơ-đốc-nhân về kiến tạo tâm linh: Nhằm đạt đến mức tiến triển của sự hình thành một đời sống thuộc linh năng động, Bernard lập trình 12 bƣớc cho sự phát triển tâm linh nhƣ: 1) Kính yêu Chúa 2) Cảnh tỉnh về tội lỗi 3) Vâng phục bậc cầm quyền


4) Kiên nhẫn khi đối diện trƣớc sự tố cáo 5) Thành thật khi xƣng tội 6) Đừng tự từ bỏ tội lỗi bằng sức mình 7) Khiêm nhƣờng trƣớc mọi ngƣời 8) Từ chối những đặc quyền 9) Kiêng cử lời nói trừ phi đƣợc hỏi 10) Đừng vội cƣời 11) Thận trọng lời nói 12) Giới hạn về mong ƣớc. Cơ-đốc-nhân đƣợc kêu gọi để sống đạo theo những đức hạnh tin kính Chúa thay vì những lối suy nghĩ xác thịt nhƣ: tham ăn (Gluttony), nóng giận (Anger), tham lam (Greed), ganh tị (Envy), kiêu căng (Pride), dâm dục (Lust), thiên vị (Indifference), trầm cảm (depression). Tiến trình hình thành tâm linh sẽ giúp con dân Chúa đạt đến nếp sống giống nhƣ Chúa Giê-su nhƣ: ôn hoà (Temperance), hiền hoà (Mildness), rộng lƣợng (Generosity), vui vẽ (Happiness), khiêm nhƣờng (Humility), trong sạch (Chastity), siêng năng (Diligence), khôn ngoan (Wisdom). Một số con dân Chúa mặc dầu đã tin nhận Chúa, nhƣng vẫn bƣớc đi trong lối sống cũ. Đây là nan đề mà Thánh Phao-lô có đề cập trong Thánh Kinh sách Rô-ma 8:59 chép rằng: Những kẻ sống theo xác thịt thì chú tâm về những điều của xác thịt, còn những người sống theo Thánh Linh thì chú tâm về những điều của Thánh Linh Vì tâm trí theo xác thịt là sự chết, còn tâm trí theo Thánh Linh là sự sống và bình an. Do đó tâm trí theo xác thịt là thù nghịch với Đức Chúa Trời; vì nó không thuận phục kinh luật của Đức Chúa Trời, và thật sự nó cũng không có khả năng thuận phục được. Ai sống theo xác thịt thì không thể nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nếu Thánh Linh của Đức Chúa Trời thật sự ngự trong anh chị em thì anh chị em không sống theo xác thịt nhưng theo Thánh Linh, nếu ai không có Thánh Linh của Chúa Cứu Thế thì người đó không thuộc về Ngài. Vì thế, con dân Chúa cần phải tránh sống theo bản ngã xác thịt nhƣ: 1) Đừng bƣớc đi theo lối sống xác thịt của tội lỗi (Rô-ma 8:4).


2) Đừng bƣớc đi trong ý định trả thù (Rô-ma 12:19). 3) Đừng bƣớc đi trong sự tối tăm (1 Giăng 1:6). 4) Đừng bƣớc đi theo Chúa bởi mắt thấy mà bởi đức tin (1 Cô-rinh-tô 5:7). 5) Đừng bƣớc đi theo tính xảo quyệt (2 Cô-rinh-tô 4:2). 6) Đừng bƣớc đi theo tâm trí hƣ không (Ê-phê-sô 4:17). 7) Đừng bƣớc đi nhƣ kẻ thù của thập tự giá (Phi-líp 3:18). Mỗi con dân Chúa cũng đƣợc kêu gọi để bƣớc đi (walk) hay sống một nếp sống (lifestyle) theo lời Chúa dạy dỗ trong Thánh Kinh. Thế nào là bƣớc đi theo Thánh Linh? 1) Bƣớc đi theo Thánh Linh (Rô-ma 8:4) 2) Bƣớc đi bởi đức tin (1 Cô-rinh-tô 5:7) 3) Bƣớc đi trong tình yêu thƣơng (Ê-phê-sô 5:1) 4) Bƣớc đi nhƣ con cái sáng láng (Ê-phê-sô 5:8) 5) Bƣớc đi cách xứng đáng với Chúa (Cô-lô-se 1:10) 6) Bƣớc đi trong sự khôn ngoan (Cô-lô-se 4:5) 7) Bƣớc đi trong ánh sáng (1 Giăng 1:7) 8) Bƣớc đi nhƣ Chúa Giê-su (1 Giăng 2:6) 9) Bƣớc đi trong chân lý (2 Giăng 4).


MÔN ĐỆ KIỂM TRA TÂM LINH SPIRITUAL INVENTORY 2 Cô-rinh-tô 13:7-14 1. Tƣơng Giao Với Chúa Qua Nếp Sống Phục Vụ. (relating to God through a serving life) A. Toâi coù ‚duøng aân töù ñaõ nhaän laõnh ñeå phuïc vuï ngöôøi khaùc‛ chaêng? 1 Pheârô 4:10 B. Toâi coù ‚phuïc vuï baèng söùc maïnh Chuùa ban‛ chaêng? 1 pheârô 4:11 C. Toâi coù “nhaân danh Chuùa Gieâ-su maø laøm moïi ñieàu‛ chaêng? Coâloâse 3:17 D. Toâi coù phuïc vuï Chuùa “trong tình yeâu thöông” chaêng? 1 Coârinhtoâ 16:14 E. Toâi coù ‚trang bò caùc thaùnh ñoà cho coâng taùc phuïc vuï, gaây döïng Thaân Theå Chuùa Cöùu Theá” chaêng? EÂpheâsoâ 4:12 F. Toâi coù nhieät tình vaø soát saéng phuïc vuï Chuùa chaêng? Roâma 12:11

2. Tƣơng Giao Với Chúa Qua Nếp Sống Thiện Lành (Relating to God through a good life). A. Toâi coù ‚khích leä nhau trong tình thöông vaø caùc vieäc laønh‛ chaêng? Heâbôrô 10:24 B. Toâi coù luoân laøm “vieäc laønh vaø chia xeû cho ngöôøi khaùc” chaêng? Heâbôrô 13:16 C. Toâi coù yù thöùc raèng ‚ai bieát ñieàu laønh maø khoâng laøm laø phaïm toäi”? Gia-cô 4:17 D. Toâi coù “soáng moät cuoäc soáng löông thieän giöõa nhöõng daân ngoaïi‛? 1 Pheârô 2:12 E. Toâi coù ‚ñoái xöû khoân ngoan vôùi ngöôøi ngoaøi vaø taän duïng thì giôø‛? Coâloâse 4:5 F. Lôøi noùi cuûa toâi “coù aân haäu vaø neâm theâm muoái” chaêng? Coâloâse 4:6 G. Toâi coù “yeâu thöông baèng haønh ñoäng vaø chaân thaät‛ chaêng? 1 Giaêng 3:18 H. Toâi coù “heát söùc giöõ mình cho khoâng tì veát, khoâng gì ñaùng traùch vaø an hoøa vôùi Ngaøi” chaêng? 2 Pheârô 3:14.


3. Tƣơng Giao Với Chúa Qua Nếp Sống Sanh Quả (Relating to God through a fruitful life). A. Toâi coù duøng lôøi Chuùa coù khaû naêng ñeå cöùu roãi linh hoàn chaêng? Gia-cô 1:21 B. Ñöùc tin cuûa toâi coù haønh ñoäng caëp theo chaêng? Gia-cô 2:14 C. Ñôøi soáng toâi coù söï khoân ngoan thieân thöôïng nhö: “trong saïch, roài hoøa hieáu, tieát ñoä, thuaän phuïc, ñoàng loøng thöông xoùt vaø quaû toát laønh, khoâng thieân vò cuõng chaúng ñao ñöùc giaû‛ chaêng? Gia-cô 3:17. D. Toâi coù ñang “noùi haønh hoaëc leân aùn anh chò em mình‛ chaêng? Gia-cô 4:11 E. Toâi coù ‚chuaån bò taâm trí, bình tónh, ñaët söï hy voïng hoaøn toaøn vaøo aân suûng... trong ngaøy Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su hieän ra‛ chaêng? 1 Pheârô 1:13 F. Toâi coù ‚toân troïng moïi ngöôøi yeâu thöông anh em, kính sôï Ñöùc Chuùa Trôøi, toân troïng vua‛ chaêng? 1 Pheârô 2:17 G. Toâi coù ‚troâng chôø vaø mong ngaøy cuûa Chuùa mau quang laâm‛ chaêng? 2 Pheârô 3:13 H. Toâi coù ‚chuaån bò ñeå gaëp Ñöùc Chuùa Trôøi” chaêng? A-moát 4:12.


Chƣơng 4 Các Ảnh Tƣợng Thánh Kinh Về Sự Hình Thành Tâm Linh Biblical Images of Spiritual Formation Tâm linh Cơ-đốc (Christian spirituality) đƣợc định nghĩa theo một dạng của niềm tin, giá trị, và lối sống phản ảnh sự giáo huấn của Kinh Thánh. Đức tin của ngƣời Cơđốc không chỉ học tập lời Chúa, mà còn phải ―thực hành lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ mà tự lừa dối mình‖ bởi vì ngƣời ―thực hành luật đó, thì sẽ được phước trong việc mình làm‖ (Gia-cơ 1:22,25). Tâm linh Cơ-đốc lệ thuộc vào quyền năng của Đức Thánh Linh để sống theo thánh ý của Đức Chúa Trời. Chúa Thánh Linh là Đấng hƣớng dẫn chúng ta vào mọi chân lý (Giăng 16:13), ban niềm vui mừng cho tâm hồn (Êphê-sô 5:18), và cáo trách khi chúng ta phạm tội (Ê-phê-sô 4:30). Tâm linh Cơ-đốc quan tâm đến các lãnh vực của đời sống chúng ta nhƣ phần thuộc linh, thể xác, tài chính, giao tiếp, tình cảm, và những vấn đề khác. Các lãnh vực trong cuộc sống cần liên kết chặt chẽ và mật thiết trong mối liên hệ với Chúa Giê-su. Điển hình nhƣ của cải và tấm lòng của con ngƣời luôn gắn liền với nhau mà Phúc Âm Mathi-ơ 6:21 mô tả. Tâm linh Cơ-đốc là kết quả của bông trái Thánh Linh nhƣ là ―Yêu thƣơng, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lƣơng thiện, trung tín, nhu mì, tiết độ‖ (Ga-la-ti 5:22). ẢNH TƢỢNG - IMAGE Từ ngữ “ảnh tƣợng –image‖ trích từ tiếng Hi-lạp “eikon‖. Trong sách Sáng thế 1:27 ―Đức Chúa Trời tạo loài người theo hình ảnh Ngài‖. Ảnh tƣợng của Đức Chúa Trời không phải là thể xác, nhƣng là bản thể tâm linh (spiritual in nature). Ảnh tƣợng của Đức Chúa Trời không phải là điêù gì mà chúng ta có thể sáng tạo hay phá hoại. Nó đƣợc ―Đức Chúa Trời nắn lên loài người từ bụi đất, hà sinh khí vào lỗ mũi và người trở nên một linh hồn sống‖ (Sáng thế 2:7). Trong 2 Cô-rinh-tô 3:18 ghi rằng chúng ta đƣợc ―biến đổi theo hình ảnh Ngài từ vinh quang này đến vinh quang khác‖ (―are being transformed into the same image from one degree of glory to another; for this comes from the Lord, the Spirit‖ (2 Cor. 3:18). Chúng ta đƣợc phục hồi trong ảnh tƣợng, khuôn mặt, và vinh quang của Chúa Giê-su. ―Sự vinh quang – Glory‖ trong tiếng Hi-lạp là (Greek, doxa) mô tả vẽ mỹ đức, sự thánh khiết của Chúa Giê-su. Sứ đồ Phao-lô ghi lại ―Đức Con là hiện thân của Đức Chúa Trời vô hình, là trưởng nam trên tất cả vạn vật‖ (Cô-lô-se


1:15). Khi tin nhận Chúa làm Cứu Chúa của đời sống, chúng ta ―đã mặc lấy ngƣời mới, là con ngƣời đang đƣợc đổi mới trong sự hiểu biết theo hình ảnh Đấng sáng tạo nó‖ (Cô-lô-se 3:10). Linh hồn – Soul là trọng tâm của tƣ tƣởng, của trí tuệ, của khôn sáng. Hãy biết rằnbg sự khôn ngoan cũng nhƣ vậy cho linh hồn con. Nếu con tìm đƣợc nó, con sẽ có tƣơng lai và hy vọng của con sẽ không bị cắt đứt‖ (Châm ngôn 24:14). Trong tiếng Hi-lạp chữ ―psuche‖ đồng nghĩa với chữ ―psychic‖, ―psychology‖. Linh hồn cũng là trung tâm của cảm xúc (the emotions). Kinh Thánh chép ―tâm hồn Giô-na-than liền gắn bó với tâm hồn Đa-vít nhƣ chính mình‖ (1 Sa-mu-ên 18:1). Linh hồn là trung tâm của ý chí (the will). ĐẶC TÍNH CỦA NGƢỜI THUỘC LINH Ngƣời thuộc linh (spiritual man) là ngƣời sống theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh. ―Chúng ta không tiếp nhận thần trí của thế gian, nhưng nhận Thánh Linh đến từ Đức Chúa Trời để chúng ta hiểu những ân phúc Đức Chúa Trời ban cho mình‖ (1 Cô-rinh-tô 2:12). Người thuộc linh là người học tập theo sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh. ―Chúng ta không tiếp nhận thần trí của thế gian, nhưng nhận Thánh Linh đến từ Đức Chúa Trời để chúng ta hiểu những ân phúc Đức Chúa Trời ban cho mình. Chúng tôi truyền giảng không phải bằng lời nói khôn ngoan do loài người dạy dỗ nhưng do Đức Thánh Linh dạy dỗ, giải thích những vấn đề thiêng liêng cho người thuộc linh. Nhưng người tự nhiên không thể nhận những ân phúc do Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban, vì cho rằng đó là những điều ngu dại; họ cũng không thể hiểu nổi vì phải nhờ Đức Thánh Linh mà suy xét (1 Cô-rinh-tô 2:1214). Ngƣời thuộc linh là ngƣời đƣợc giải thoát khỏi sự nô lệ của tội lỗi. Nhưng người thuộc linh suy xét mọi sự và không bị ai đoán xét mình. Vì ai biết được tâm trí của Chúa. Ai sẽ cố vấn cho Ngài? Nhưng chúng ta có tâm trí của Chúa Cứu Thế (1 Cô-rinh-tô 2:15,16). Ngƣời xác thịt là ngƣời bị biến dạng. Thưa anh chị em, tôi vẫn không thể nói với anh chị em như nói với những người thuộc linh, nhưng nói với những người xác thịt, như những trẻ sơ sinh trong Chúa Cứu Thế 1 Cô-rinh-tô 3:1


Ngƣời xác thịt là ngƣời bị lệ thuộc. Tôi đã cho anh chị em uống sữa, chứ chưa cho ăn được vì anh chị em chưa đủ sức. Nhưng cho đến bây giờ, anh chị em vẫn chưa đủ sức (1 Cô-rinh-tô 3:2). Ngƣời xác thịt là ngƣời chia rẽ. Vì anh chị em vẫn còn xác thịt. Anh chị em vẫn còn ganh tị, xung đột, như thế không phải anh chị em vẫn còn xác thịt và sống như người thế gian sao? (1 Côrinh-tô 3:3).


Chƣơng 5 Quan Điểm Thánh Kinh Về Sự Hình Thành Tâm Linh (Biblical Perspective on Spiritual formation) Sự hình thành (Formation) Theo Tự Điển The Oxford English Dictionary, từ ngữ ―formation‖ đƣợc định nghĩa nhƣ ―the action or process of forming; a putting or coming into form. The manner in which a thing is formed with repect to the disposition of its parts; formal structure, confrontation‖. The formation of the heart - Tiếng Do Thái chữ ―lèb‖ có nghĩa là ―heart - con tim, tấm lòng‖ biểu hiện cho cá thể, tƣ duy, cảm xúc, và ý chí (Thánh thi 22:26; 1 Các vua 3:12; Xuất hành 36:2). Trong tiếng Hi-lạp, chữ ―kardia‖ đồng nghĩa với từ ―heart – con tim, tấm lòng‖ (Luca 21:34; Công vụ 14:17; 2 Côrinhtô 5:12).

Tấm lòng (heart) hay con tim của con ngƣời là vị trí của đời sống tri thức, bởi vì tấm lòng có chứa đựng tƣ tƣởng (Hê-bơ-rơ 4:12), tƣ tƣởng gian ác (Ma-thi-ơ 15:19), và cũng là nơi giấu lời Chúa (Thánh thi 119:11). Tấm lòng là nơi của đời sống tình cảm (emotion), ý chí (will), và tâm linh (Spiritual). 1. TÂM LINH CON NGƢỜI (HUMAN SPIRIT). A. Thuật ngữ ―Tâm linh của con ngƣời – Human spirit‖. Từ ―ruah‖ có nghĩa Tâm linh của con ngƣời (human spirit) trong Thánh Kinh Cựu Uớc đƣợc ghi lại khoảng 120 lần mô tả qua bốn phƣơng diện nhƣ sau: 1) Sự sinh động của đời sống (Vitality of life) – Sáng thế 45:27; Giô-suê 5:1; 1 Các-vua 10:5, 21:5; I-sa 38:16. 2) Luân lý và phẩm hạnh thuộc linh (Moral and spiritual character) – I-sa 26:9; Malachi 2:16; I-sa 29:24; Êxêchiên 13:3). 3) Khả năng tâm trí và ý chí (Capacities of mind and will) - Xuất hành 28:3; Gióp 20:3; Thánh thi 51:12,14; 77:4). 4) Trạng thái và cá tính con ngƣời (States of the human person and personality) – Dân số 5:14; Thẩm Phán 8:3; Châm ngôn 16:18- 19; 17:22; Giáo huấn 7:8; Châm ngôn 14:29. Trong Thánh Kinh Tân Ƣớc, từ ―pneuma –spirit‖ mô tả về phần tâm linh của con ngƣời. Sự sống của con ngƣời bao gồm 2 phần kết hợp của ‗thân thể - body‖ và ―tâm linh – spirit‖ hình thành nên một con ngƣời toàn vẹn (1 Côrinhtô 7:34; 2 Côrinhtô 7:1; Côlôse 2:5; 1 Côrinhtô 5:3-5; Mathiơ 10:28; 1 Têsalônica 5:23). Cùng chung quan điểm trong Cựu Ƣớc, từ


―tâm linh –spirit‖ là chỗ ngồi hay vị trí của đức hạnh con ngƣời (the seat of human character): 1) The seat of intuition – Mác 8:12; 2) Discouragement or internal despair – Mác 8:12; 3) Joy – Luca 1:47; 4) Intense affection – Giăng 11:33; 5) A spirit of fear – 2 Timôthê 1:7; 6) A spirit of gentleness – 1 Côrinhtô 4:21. B. Thuật ngữ Thánh Kinh của ―Sự hình thành tâm linh‖ Từ quan điểm Thánh Kinh, từ ―sự hình thành tâm linh – spiritual formation‖ có thể định nghĩa nhƣ là công tác của Đức Thánh Linh hình thành (forming) hay uốn nắn (shaping) đời sống con dân của Ngài trở nên giống nhƣ Chúa Cứu Thế Giê-su; ―…khi Chúa Cứu Thế đƣợc hình thành trong các con – until Christ is formed in you‖ (Galati 4:19b). ―For those God foreknew he also predestined to be conformed (súmmorphos) to the likeness of his Son, that he might be the firstborn among many brothers‖ (Romans 8:29). _ 2 Corinthians 3:18, we ―are being transformed (metamorphóomai) into his likeness with ever-increasing glory, which comes from the Lord, the Spirit‖. _ Romans 12:2, ―Do not conformed (suscheymatítsomai) any longer to the pattern of this world, but be transformed (metamorphóomai) by the renewing of your mind. Then you will be able to test and approve what God‘s will is his good, pleasing and perfect will‖. Trong tiến trình hình thành tâm linh, ba loại hình thành mà Đức Chúa Trời có thể dùng để uốn nắn đời sống tâm linh của con dân Chúa bao gồm: Sự hình thành tâm linh, sự hình thành mục vụ, và sự hình thành chiến lƣợc. 1) Sự hình thành tâm linh (Spiritual formation) – là sinh hoạt trong đời sống ngƣời lãnh đạo đƣợc linh hƣớng tới phẩm hạnh tin kính và phát huy con ngƣời bề trong. (Spiritual formation is the shaping activity in a leader‘s life which is directed toward instilling godly character and developing inner life). 2) Sự hình thành mục vụ (Ministerial formation) – – là sinh hoạt trong đời sống ngƣời lãnh đạo đƣợc linh hƣớng tới kỷ năng lãnh đạo, kinh nghiệm lãnh đạo, và phát huy ơn tứ cho mục vụ. (Ministerial formation is the shaping activity in a leader‘s life which is directed toward instilling leadership skills, leadership experience, and developing giftedness for ministry). 3) Sự hình thành chiến lƣợc (Strategic formation) – là sinh hoạt trong đời sống ngƣời lãnh đạo đƣợc linh hƣớng tới tiềm năng tối đa và thành đạt theo thánh ý Chúa. (Strategic formation is the shaping activity in a leader‘s life which is directed toward having that leader reach full potential and achieve a God-given destiny). In Care of Mind, Care of Spirit, Gerald G. May viết, ―Spiritual formation is a rather general term referring to all attempts, means, instruction, and disciplines intended towards deepening of faith and furtherance of spiritual growth. It includes educational endeavors as well as the more intimate and in-depth process of spiritual direction‖.


2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TÍN NHÂN (CHRISTIAN TRANSFORMATION). A. Định nghĩa của Sự Biến Đổi (The Definition of Transformation). Từ ngữ Hi-lạp ―metamorphoo‖ có nghĩa là ―to change into another form – thay đổi thành một dạng thức khác‖. Biến đổi đời sống của con dân Chúa (Rôma 12:1-2). Con dân Chúa trở nên ―tạo vật mới‖ (2 Côr. 5:17). B. Mục đích của Sự Biến Đổi (The Goal of Transformation). Trở nên giống nhƣ Chúa Cứu Thế (2 Côrinhtô 3:18). Mục đích trở thành môn đệ của Chúa (Luca 6:40). Mục đích sống đạo (Côlôse 3:9-10). C. Động lực của Sự Biến Đổi (The motivation for Transformation). 1) Lòng thƣơng xót của Đức Chúa Trời - Rôma 12:1 Lòng thƣơng xót của Đức Chúa Trời: a) Giúp con ngƣời đƣợc giải thoát khỏi tội lỗi – Rôma 6:16-18 b) Giúp con ngƣời nhận đƣợc sự sống vĩnh hằng – Rôma 6:23 c) Giúp con ngƣời đƣợc hoà thuận lại với Đức Chúa Trời – Rôma 5:1 d) Giúp con ngƣời nhận đƣợc ân điển của Đức Chúa Trời – Rôma 5:2 e) Giúp con ngƣời thoát khỏi cơn thạnh nộ của Chúa – Rôma 5:9 2) Tình yêu thƣơng của Chúa Cứu Thế 2 Côrinhtô 5:14-15; Galati 2:20 D. Tiến trình Biến đổi tâm linh 1) Sự biến đổi là tiến trình thụ động (a passive process) ―be transformed‖ Rôma 12:2. 2) Con dân Chúa kinh nghiệm công việc của Đức Chúa Trời – Côlôse 2:11-13 3) Con dân Chúa kinh nghiệm sự đổi mới của Thánh Linh – Tích 3:5 4) Con dân Chúa bƣớc đi trong cuộc sống mới – Rôma 6:3-8 5) Con dân Chúa tiếp tục đƣợc đổi mới tâm trí – Rôma 12:2; Êphêsô 4:20-24 - Để tâm trí vƣợt trên mọi sự - Côlôse 3:1-2 - Để tâm trí trên những điêù của Thánh Linh – Rôma 8:5 - Nuôi dƣỡng tâm trí bằng lời của Đức Chúa Trời, sự câù nguyện, và sự thông công – Công vụ 2:42 - Lột bỏ con ngƣời cũ và hãy mặc con ngƣời mới – Côlôse 3:2; 5-10. - Hãy sống theo sự hƣớng dẫn của Chúa Thánh Linh – Rôma 8:5,13.


Hội Thánh Tăng Trƣởng Qua Sự Hình Thành Tâm Linh (Church Growth Through Spiritual Formation) Theo Tạp Chí Christianity Today (March 2006) có đăng bài ―Mission Incredible‖ do Tác giả Rob Moll đã viết về lịch sử phát triển số tín đồ Cơ đốc tại Nam Hàn. Năm 1973, Nam Hàn có khoảng 2.3 triệu tín đồ Cơ đốc. Dữ kiện này có nghĩa là khoảng 40 năm về trƣớc, Giáo Hội Tin Lành Nam Hàn có số tín đồ 2.3 tƣơng đƣơng với số Tín đồ Tin Lành Việt Nam hiện nay (2011). Năm 1985, số tín đồ Tin Lành Nam Hàn chiếm 16% phần trăm tức 6.5 triệu tín đồ, 1.9 triệu tín đồ Công Giáo, và 8 triệu Phật tử. Theo bản thăm dò 1990 cho biết 95 phần trăm số tín đồ Tin Lành thuộc nhóm Tin Lành Thuần tuý (Evangelical). Nhƣng đến năm 1995, Giáo Hội Tin Lành Nam Hàn có 8,760,336 và số tín đồ Tin lành này vƣợt cao hơn số Tín đồ Công Giáo và Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo với lịch sử hơn 1,600 năm. Số Hội thánh Tin Lành Nam Hàn nhiêù hơn số Chùa Phật Giáo gấp 4 lần, và gấp 12 lần so với Nhà thờ Công Giáo. Năm 1996, số Mục sƣ Tin Lành đông hơn 5 lần số Tu sĩ Phật Giáo và gấp hơn 50 lần số Tu sĩ Công Giáo. Sự lớn mạnh của Giáo Hội Tin Lành cũng trội hơn các tôn giáo khác không những về nhân sự và cơ sở, mà còn về chiến lƣợc giáo huấn và truyền bá niềm tin Phúc Âm qua phƣơng tiện Giáo dục, Truyền thông, Báo chí, Cơ quan phục vụ xã hội, Cơ quan Y Tế, Viện Dƣỡng Lão, Viện Trẻ Mồ Côi, Trƣờng Huấn Nghệ, và Cơ quan Cứu Trợ… Năm 1996, Giáo Hội Tin Lành Nam Hàn có 69 Đại Học, ngƣợc lại Phật giáo có 2 Đại Học và Công giáo có 12 Đại Học. Tin Lành có 111 Tạp chí, Phật giáo có 27, và Công giáo có 71. Một cuộc nghiên cứu năm 1985 cho biết trong số 391 của tổng số 637 của các Cơ quan Từ Thiện phục vụ xã hội Nam Hàn là thuộc các Giáo hội Tin Lành. Cộng đồng Tin Lành Hàn Quốc rất quan tâm đến các vấn đề mang tính xã hội hay y tế. Nhằm bày tỏ tình yêu Phúc Âm, tín hữu Hàn Quốc đã cảm nhận cơ hội góp phần vào xã hội bằng cách hiến tặng các bộ phận cơ thể (donate organs) cho những bệnh nhân. Trong vòng 10 năm, phong trào hiến tặng bộ phận cơ thể đã nhận đƣợc 570 bộ phận để ghép vào cho những bệnh nhân. Trong 570 bộ phận, Giáo hội Tin Lành đã tặng 65.4 phần trăm, Giáo hội Phật Giáo tặng 7.8 phần trăm, và Giáo hội Công Giáo tặng 7.3 phần trăm cho các bệnh nhân. Khi Bắc Hàn đối diện với nạn đói kém (famine) năm 1990, các Hội thánh Tin Lành đã thành lập Cơ quan Cứu trợ và đã gởi những vật dụng cứu trợ sang Bắc Hàn trị giá hơn 59,199,000 US đô la từ năm 1997 đến 2003. Tín hữu Tin Lành Nam Hàn đã đi vào dòng chính và ảnh hƣởng đạo Chúa lan rộng từ nhiều cấp chính quyền. Theo sự nghiên cứu của Phật Giáo về 100 vị trí Chính Quyền cao cấp của Nam Hàn, Tin Lành chiếm 42 chức vụ cao cấp trong chính quyền, Phật Giáo có 9 chức vụ, Công Giáo có 20 chức vụ, các tôn giáo khác có 3 chức vụ, và 26 chức vụ thuộc nhóm ngƣời không niềm tin tôn giáo. Tại Thủ đô Hán Thành Seoul, Số tín đồ Tin Lành chiếm khoảng 25 phần trăm, nhƣng trên 30 phần trăm thuộc thành phần giàu có là Tín đồ Tin Lành Nam Hàn đa số sống tại Soeul, Kangnam-gu và Sôch‘o-gu. Vì thế, tín hữu Tin Lành Hàn chiếm tỉ lệ giàu có thịnh vƣợng cũng nhƣ có lợi thế ảnh hƣởng về phƣơng diện kinh tế hơn các tín đồ thuộc tôn giáo khác. Năm 1995, một cuộc nghiên cứu về các Nhà Doanh gia của các tôn giáo khác nhau bao gồm 4,903 Tổng Giám đốc (CEO – Chief Executive Officers) cho biết rằng có 34 phần trăm cho biết họ là những ngƣời có niềm tin tôn giáo. Trong số 34 phần trăm này, có 42.8 phần trăm 76


thuộc CEO tín đồ Tin Lành, 38.3 phần trăm tín đồ Phật giáo, 5.7 phần trăm là tín đồ Công giáo, và 0.76 là thuộc tôn giáo khác. Một cuộc nghiên cứu khác về 100 Doanh nhân Nam Hàn cao cấp năm 1999, có 31 phần trăm là tín đồ Tin Lành, 23 phần trăm là tín đồ Phật giáo, 11 phần trăm là tín đồ Công giáo, và 29 phần trăm thuộc nhóm ngƣời không tôn giáo. Cảm tạ Chúa đã ban ơn khôn ngoan cho Hội thánh Nam Hàn nhằm đặt ra những chiến lƣợc phát triển Hội thánh của Ngài qua nhiều phƣơng cách khác nhau nhƣ truyền giảng (Evangelism) và đào luyện môn đệ (Discipleship). Qua cuộc thăm dò Korea Gallup năm 2004, có 71 phần trăm tín đồ Tin lành Nam Hàn đi thờ phƣợng Chúa mỗi tuần hơn một lần, so với 42.9 phần trăm tín đồ Công giáo đi thờ phƣợng hằng tuần và 3.5 phần trăm Phật tử đi Chùa. Tín hữu Nam Hàn đã đƣợc giáo huấn lời Chúa để hiểu đạo, để rồi tin theo đạo, sống theo đạo, và dạn dĩ rao giảng Tin mừng cứu rỗi của Chúa Cứu Thế cho nhiêù ngƣời khác, và mọi tầng lớp trong xã hội Hàn quốc. Mỗi tín hữu của Chúa cần phải trải qua tiến trình tăng trƣởng tâm linh và hình thành tâm linh hâù ―cho đến khi tất cả chúng ta đạt đến sự hợp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con của Đức Chúa Trời, đến mức trưởng thành, đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu Thế‖ (Êphêsô 4:13). Hãy cùng nhau nghiên cứu thêm về ý nghĩa của sự hình thành tâm linh trong đời sống con dân Chúa nhƣ sau. Vâng theo mạng lệnh của Chúa Cứu Thế Giê-su ―Vậy, hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta, làm phép báp-tem cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, dạy họ giữ mọi điêù Ta đã truyền cho các con…‖ (Mathiơ 28:19,20), Cơ Quan Truyền Giảng Navigator trang bị cho khoảng 400 nhân sự để thi hành mục vụ tại 110 Trại Lính Mỹ thuộc Không Quân, Hải Quân và Bộ Binh (military bases) trên toàn thế giới. Các nhân sự Mục vụ Navigator đã đầu tƣ đời sống của họ nhằm mục đích tạo trang bị tâm linh và ơn lãnh đạo cho những thế hệ trẻ tƣơng lai. Tại Hoà Lan, 75 nhân sự Cơ quan Navigator phục vụ tại 17 Đại Học xuyên nƣớc Hoà Lan với khoảng 2,500 sinh viên trong các buổi Học Kinh Thánh. Qua phƣơng cách kiến tạo linh năng này, mỗi năm có từ 600 đến 700 sinh viên đƣợc Cơ quan Navigator huấn luyện dần hồi tốt nghiệp Đại Học và ảnh hƣởng vào xã hội Hoà Lan. Trong hơn 40 năm, Hội thánh Hàn Quốc tăng từ vài triệu lên gần 20 triệu tín đồ. Nguyện xin Chúa thƣơng xót phấn hƣng Hội Thánh Việt Nam hâù hàng triệu linh hồn đƣợc cứu rỗi vào hậu 100 năm Tin Lành đến Việt Nam. Mỗi con dân Chúa, ngƣời phụng vụ Chúa và ngƣời lãnh đạo cần phát huy sự hình thành tâm linh trƣớc khi ảnh hƣởng đạo Chúa vào thế giới chung quanh qua sự học hỏi lời Chúa, lối sống câù nguyện, và chịu khó luyện tập các kỷ luật thuộc linh. Muốn kiến tạo linh năng hiệu quả và đầy dẫy quyền năng Chúa Thánh Linh, ―Hãy để Chúa đổi mới tâm linh và tâm trí anh chị em. Hãy mặc lấy con người mới giống như hình ảnh Đức Chúa Trời, được sáng tạo trong chân lý công chính và thánh khiết‖ Amen! (Êphêsô 4:23-24).

77


Chƣơng 6 Lịch Sử và Các Đặc Điểm Truyền Thống Của Sự Hình Thành Tâm Linh (The History and Unique Characteristics of Spiritual Formation) 1. Lịch Sử Hình Thành Tâm Linh Qua Nền Giáo Dục. Vào năm 1800, hàng ngàn Cơ-đốc-nhân đã đến định cƣ tại một số Tỉnh Bang ở Canada, và một số hệ phái Tin Lành cũng đƣợc thành lập và phát triển cách nhanh chóng. Vào đầu thế kỷ 19, phần đông tín hữu Tin Lành ở Canada di dân từ Anh quốc và Hoa kỳ. Những tín hữu di dân từ Anh quốc thuộc tín hữu của Hội thánh Anh quốc hay tín hữu thuộc các Hội thánh Tin Lành nhƣ Trƣởng Nhiệm (Presbyterian), Giám Lý (Methodist), Báp-tít (Baptist). Những tín hữu Tin Lành Canada đến từ Scotland – Tô-cách-lan thuộc Hội thánh Giáo hội Tô-cách-lan (the Church of Scotland). Các hệ phái Tin Lành lớn nhất tại Canada vào đầu thế kỷ 19 là Giáo hội Anh quốc giáo, Hội thánh Scotland, Trƣởng Nhiệm, Giám Lý, Giáo Hội Chúng, và Báp-tít. Một số hệ phái nhỏ cũng phát triển nhƣ hệ phái Lutheran, Quakers, Mennonites, the Moravian Church, the Unitarians, the Universalists, the Disciples of Christ, và the Irvingites. Từ các phong trào phấn hƣng của những giáo hội Tin Lành tại Canada vào thế kỷ 19 đã kiến tạo nên nhiều nỗ lực xây dựng một số Cơ quan Truyền Giáo cũng nhƣ Cơ sở Giáo dục Tin Lành và Trƣờng Thần Học. Cuộc phấn hƣng đầu tiên Canada đã xảy ra tại Tỉnh bang Nova Scotia khoảng từ năm 1776 đến năm 1783. Mục sƣ Henry Allen (1748-1784) đƣợc xem nhƣ là một sứ giả phục hƣng. Mục vụ của ông là nhấn mạnh về sự sanh lại (born again), và ông hƣớng dẫn tín hữu của ông trong cung cách cầu nguyện và bài Thánh ca. Mục sƣ Allen khích lệ con dân Chúa tham gia vào các buổi cầu nguyện, giảng dạy về tình yêu thƣơng của Đức Chúa Trời, và thần học của Calvinist theology nhƣ sự công chính của Đức Chúa Trời và sự hình phạt của các tội nhân. Cơn phấn hƣng đầu tên này đã ảnh hƣởng cách sâu đậm tại các vùng nông thôn của vùng Bắc Đại Dƣơng Canada (Atlantic Canada). Những cơn phấn hƣng khác cũng xảy ra giữa Giáo hội Giám Lý tại vùng Nova Scotia. Hệ thống Giáo dục Cơ-đốc đã bắt đầu từ thế kỷ thứ tƣ (the fourth century) với tên gọi là ―Seminary - Chủng Viện Thần Học‖ là nơi đào tạo ngƣời hầu việc Chúa. Từ ngữ ―Seminary - Chủng Viện‖ đồng nghĩa với từ ngữ Latin mang nghĩa 78


―seed-bed - luống đất tốt để gieo hạt giống‖. Ý tƣởng của một nơi để chuẩn bị ƣơm trồng và nuôi dƣỡng những hạt giống nhỏ cho tới khi chúng trở nên cứng cáp để cấy trồng. Khuôn mẫu của Chủng Viện đƣợc kiến tạo với các mô hình nhƣ các Tu viện (monasteries) và dần hồi đƣợc thay đổi thành các Trƣờng Thần Học hay Chủng Viện trực thuộc hệ điều hành của những Đại Học. Trong thời Cãi Cách Tin Lành (Protestant Reformation) của John Calvin, hệ thống huấn luyện Thàn Học đƣợc xem nhƣ là một nhu cầu thiết yếu cho công tác đào tạo các Mục sƣ hay ngƣời hầu việc Chúa (laypeople). Theo nguồn tin từ Giám đốc Daniel Ayleshire của Hiệp Hội Trƣờng Thần Học (the Association of Theological Schools – ATS), tại Canada có khoảng 36 Chủng Viện đƣợc công nhận. Trong số Chủng Viện này có 13 Trƣờng thuộc các hệ phái Tin Lành thuần túy (evangelical) với số sinh viên ghi danh theo học tập là 2,800. Hiệp Hội Trƣờng Thần Học (ATS) có chừng 250 Chủng Viện; khoảng 95 Chủng Viện là thuộc hệ phái Tin Lành và 60 Chủng Viện thuộc về Công Giáo La Mã (Roman Catholic) hay Chính Thống Giáo (Orthodox). So với tổng số 2,800 sinh viên Chủng Viện của Hiệp Hội Thần Học, 60 phần trăm của sinh viên Chủng Viện thuộc các Hệ phái Tin Lành, 30 phần trăm là thuộc các Hệ phái Tin Lành dòng chính, và 10 phần trăm thuộc các Chủng Viện Công Giáo hay Chính Thống Giáo. Mục tiêu giáo dục của Hiệp Hội Trƣờng Thần Học là kiến tạo cơ hội nhằm giúp cho các sinh viên tăng trƣởng đức tin, trƣởng thành tinh thần, sự thanh liêm đạo đức, và nhân chứng cho công chúng. Tại Hoa Kỳ, Chủng Viện Southern Baptist Theological Seminary, Fort Worth, Texas, với sứ mạng ―Giảng Lời Chúa, Truyền giáo thế giới – Preach The Word, Reach The World, đã đƣợc thành lập 107 năm (2015), qua 8 vị Viện Trƣởng (Presidents), 7 Trung Tâm Nhánh (Extension Center Locations), hợp tác với 80 Trƣờng khác, số sinh viên đến học từ 45 quốc gia, 16 toà nhà, 107 Giáo sƣ trọn thời gian, diện tích 200 mẫu đất, và tính đến năm 2015 có tổng số 44,417 sinh viên đã tốt nghiệp từ Chủng Viện Soutwestern Baptist Theological Seminary.

JOHN WESLEY & FORMATION AS CHRISTIAN EDUCATION Con ngƣời đƣợc hình thành và biến đổi trừ phi ngƣời đó hoàn toàn tham dự vào sinh hoạt của cộng đồng đức tin. Đời sống ngƣời đó cũng đƣợc uốn nắn theo phẩm hạnh Cơ-đốc và định hƣớng của quỹ đạo phấn hƣng tâm linh tƣơi mới. John Wesley thiết lập hệ thống Cơ-đốc giáo dục và chủ trƣơng giáo huấn con dân Chúa nếp sống tỉnh nguyện tƣơng giao với Thiên Chúa, lối sống kỷ luật tâm linh trong những buổi nhóm họp học lời Chúa. Nhằm giúp con dân Chúa dấn thân 79


theo Chúa cách sâu nhiệm và hiểu biết lời Chúa cách sâu sắc, John Wesley thách thức mỗi tín hữu qua các câu hỏi nhƣ sau: 1) Bạn có nhận đƣợc sự tha thứ chƣa? 2) Bạn có bình an với Đức Chúa Trời, qua Chúa Cứu Thế của chúng ta chăng? 3) Bạn có cảm nhận Chúa Thánh Linh trong tâm linh của bạn chƣa? 4) Tình yêu thƣơng của Đức Chúa Trời có tuôn tràn trong tâm hồn của bạn chƣa? 5) Có tội lỗi bên trong, bên ngoài thống trị bạn chăng? 6) Bạn có can đảm để ngƣời khác nói lên lỗi lầm của mình chăng? 7) Bạn có can đảm để ngƣời khác nói lên tất cả lỗi lầm của mình chăng? 8) Bạn có can đảm để mỗi ngƣời trong chúng ta nói cho bạn biết bất cứ điêù gì mà họ quan tâm đến bạn chăng?

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG GIÁO DỤC NAM HÀN Khi trở thành Tổng Thống của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln đối diện với nhiều thách thức trọng trách lãnh đạo quốc gia sau cuộc nội chiến ông đã khẳng định niềm tin quyết của mình qua câu nói: "...với một công tác trƣớc tôi thật to lớn đang chờ đón tại Hoa Thịnh Đốn. Không có sự trợ giúp của Đấng Thần Hựu luôn ở cùng tôi, tôi không thể thành công đƣợc. Với sự trợ giúp đó tôi không thể thất bại. Tin cậy vào Thiên Chúa Đấng có thể đồng hành với tôi, và ở với tôi, và luôn ở mọi nơi cho điêù tốt lành, chúng ta hãy tự tin vào niềm hi vọng mà tất cả mọi việc sẽ thuận lợi..." Trải qua lịch sử hơn 200 năm, dân chúng Hoa Kỳ đã trân quý vị lãnh đạo của họ nhƣ là vị Tổng Thống đầy lòng nhân ái (kindness), lòng thanh sạch (integrity), và lòng can đảm (courage). Tổng Thống Abraham Lincoln trông cậy vào Thiên Chúa để tìm kiếm sự soi dẫn và sức mạnh cũng phản ảnh lời giáo huấn của Vua khôn ngoan Sa-lô-môn "Hãy hết lòng tin cậy Chúa, chớ nƣơng cậy nơi sự sáng suốt của con. Hãy nhận biết Ngài trong mọi đƣờng lối mình, Ngài sẽ làm cho đƣờng lối của con bằng thẳng" (Châm ngôn 3:5, 6). Một ngƣời chia sẻ rằng "Sống không lòng trông cậy vào Thiên Chúa là giống nhƣ lái xe trong sƣơng mù – Living without trust in God is like driving in the fog".[1] Thế nào là định nghĩa xác thực của hai chữ "thành công"? Abraham Lincoln nói rằng "Một ngƣời thành công là đi từ sự thất bại này đến thất bại khác mà bạn không bị mất lòng nhiệt tình". William A. Ward tin rằng "Thành công là khi một 80


ngƣời quyết định thành cộng và làm việc. Một ngƣời thất bại là ngƣời quyết định thành công và mong ƣớc. Một ngƣời quyết định thất bại là ngƣời thất bại để quyết định và chờ đợi". Theo quan điểm của Cơ đốc giáo, sự thành đạt là do Thiên Ý bởi vì "Lòng ngƣời có nhiều kế hoạch, Nhƣng ý định của Chúa mới đƣợc thành tựu" (Châm ngôn 19:21). Thế nào là Bí Quyết Thành Công của Nền Giáo Dục Của Nam Hàn? Tại sao học sinh Nam Hàn thƣờng đoạt điểm cao về môn Toán (Math) và Khoa Học (Science) theo Cơ Quan Thẩm Định Trình Độ Giáo Dục (The International assessment of Educational Progress – IAEP)? Tiến sĩ Yoon Eun-kye, Chủ tịch Viện Đào Tạo Công Chức Trung Ƣơng Hàn Quốc thuyết trình về "Động Lực Thành Công Của Hàn Quốc: Sức Mạnh Của Giáo Dục và Sức Mạnh Của Tốc Độ" tại Sài gòn, thâm thúy qua câu nói: "Giáo dục thay đổi số phận" đây chính là triết học của tôi. Giáo dục thay đổi số phận của cá nhân, số phận của gia đình, số phận của doanh nghiệp và số phận của quốc gia. Giáo dục quyết định tính sản xuất, năng lực cạnh tranh, luân lý và chất lƣợng cuộc sống... "Một đất nƣớc từng nghèo hơn cả Kenya – quê hƣơng của ông tôi là Hàn Quốc thời nay đang gia nhập các nƣớc phát triển. Lý do chính là nhờ nhiệt huyết giáo dục cháy bỏng của Hàn Quốc". Bí quyết thành công của nền giáo dục Nam Hàn có thể đề cập đến những yếu tố nhƣ sau: 1) Văn hoá, Trƣờng học & Gia đình, 2) Chính sách đầu tƣ giáo dục, 3) Chính sách hỗ trợ Đại học Tƣ thục, 4) Quyền Dân chủ của công dân và Tự do tôn giáo. 1. YẾU TỐ GIÁO DỤC THÀNH CÔNG: VĂN HOÁ, TRUỜNG HỌC VÀ GIA ĐÌNH Theo bài nghiên cứu "Thành Công và Giáo Dục Tại Nam Hàn – Success and Education in South Korea" do tác giả Clark W. Sorensen viết. Ông Clark Sorensen đƣa ra những nguyên do Nam Hàn đã hình thành chiến lƣợc phát triển đất nƣớc qua lãnh vực giáo dục, kế hoạch kỷ nghệ hoá, và kiến tạo kinh tế toàn cầu. Năm 1945, Hàn Quốc đƣợc độc lập sau những năm bị đô hộ của quân Nhật. Vào thập niên 1950 và 1960, nhằm phát triển từ một đất nƣớc nghèo khổ, nạn mù chữ cao, chính quyền Nam Hàn đã hỗ trợ ngân sách cho cơ sở trƣờng học và các giáo viên cũng nhƣ đƣa ra kế hoạch phát triển hệ thống giáo dục. Ông Clark Sorensen cho biết chiến lƣợc phát triển nền giáo dục Nam Hàn thành công bao gồm các yếu tố tạo thành nhƣ sau:

81


1) Phát triển nền giáo dục tiên tiến – chính quyền Nam Hàn nỗ lực chú trọng giáo dục nhằm đào tạo khoảng 70 phần trăm công nhân có tay nghề giỏi đáp ứng cho chiến lƣợc kỷ nghệ hoá (industrialization). 2) Bình đẳng hoá trong nền giáo dục – Chính quyền kiến tạo điều kiện và phẩm chất giáo dục tốt cho học sinh vùng xa xôi và thành thị, giữa trƣờng học công lập và trƣờng tƣ thục. 3) Lòng nhiệt tâm trong học tập của ngƣời Nam Hàn – "education fever – kyoyungyol" ngƣời Nam Hàn thƣờng có châm ngôn "Thành công qua sự siêng năng học tập – Success through hard study". 4) Áp lực đến từ hệ thống giáo dục và Bậc phụ huynh – xã hội Hàn Quốc mang tinh thần cảm thông vào hài hoà giữa thầy cô giáo với bậc phụ huynh. Các cha mẹ của hoc sinh đã uỷ thác cho các thầy cô giáo huấn về lẽ đạo đức và văn hoá kính thầy, yêu bạn, cũng nhƣ vâng lời cha mẹ tại học đƣờng; bởi vì ngƣời dân Nam Hàn tin rằng "Học đƣờng là nơi mà phẩm hạnh đƣợc hình thành và những giá trị đúng đắn đƣợc nuôi dƣỡng – School is a place where character is formed and correct values are nurtured". 5) Hệ thống trƣờng dạy kèm (Tutoring system) - nhằm trang bị hành trang cho cuộc thi đầy thách thức vào Đại Học cũng nhƣ chọn ngành nghề tƣơng lai cho con em của mình, bậc phụ huynh đã chi tiền dạy kèm cho con cái mình hằng năm khoảng $400 triệu đôla, và mỗi cha mẹ chi khoảng $364 Đôla mỗi tháng. 2. YẾU TỐ GIÁO DỤC THÀNH CÔNG: CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ GIÁO DỤC Tổng Thống đầu tiên Nam Hàn Lee Sung Man là nhà giáo dục xuất than là Tiến sĩ chuyên ngành Triết học tại Đại học Princeton ở Hoa kỳ. Ông là ngƣời rất tâm huyết về chiến lƣợc giáo dục trong kế hoạch biến đổi nền kinh tế nông nghiệp thành một nƣớc công nghiệp nặng hoá học và đạt đƣợc thành quả phát triển kinh tế năng động. Tổng Thống Park Chung Hee, nguyên là nhà giáo từng tốt nghiệp ngành Sƣ phạm, đã đƣa ra chính sách hỗ trợ giáo dục; vì thế mà nguồn nhân lực đào tạo đạt mục tiêu công nghiệp hóa cũng thành công theo tiến trình dân chủ hóa đƣợc thực hiện. Tổng Thống Park Chung Hee đã kêu gọi giới tri thức, những nhà khoa học sau khi du học ở ngoại quốc trở về để góp phần xây dựng đất nƣớc. Ông tập họp những nhà tri thức khoa học Hàn Quốc ở hải ngoại về nƣớc hợp tác với chính quyền, lập chiến lƣợc phát triển từ kinh tế cho đến giáo dục ngay cả nghệ thuật, và đƣợc trả 82


lƣơng cao hơn mức lƣơng của Giáo sƣ (Professors). Những nhà khoa học này đã đƣợc chính quyền trân quý ghi nhận các lời cố vấn hay ý kiến đóng góp, và có khi đƣợc chính quyền Nam Hàn chuyển giao những chức vụ quan trọng để cùng xây dựng lãnh đạo đất nƣớc. Tổng Thống Kim Dae Jung tiếp tục cuộc cách mạng giáo dục trên xứ Hàn qua những chính sách nhƣ "Phong trào văn hoá thông tin", "Giáo dục thông tin hóa", và kế hoạch hỗ trợ nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin khởi nghiệp. Chính yếu tố này thúc đẩy Hàn Quốc vƣơn lên tầm cƣờng quốc về công nghệ thông tin trên thế giới. Một trong những bí quyết thành công về giáo dục của Nam Hàn là kế hoạch đầu tƣ và đào tạo đội ngũ giáo viên. Năm 1990, chính quyền Nam Hàn đã đƣa ra chính sách không thu tiền học phí Đại Học cho những sinh viên học ngành Sƣ Phạm, và bảo đảm những sinh viên Sƣ phạm sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm. Đây là mục tiêu chính quyền Nam Hàn muốn đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lƣợng cao về Sƣ Phạm đạt theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm kiến tạo và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cùng thị trƣờng công nhân lao động với kỷ năng cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Hàn Quốc vào năm 1960 là $155 theo Wworld Bank, tăng lên $22,424 vào năm 2014. Ngân sách giáo dục của Nam Hàn là khoảng 11.3 tỉ đôla đƣợc hỗ trợ cho cả hệ thống Trƣờng Công Lập (Public) và Tƣ Thục (Private) năm 2014. Hiện nay, Nam Hàn có khoảng 370 Trƣờng Đại Học, cũng là nơi tiếp đón hơn 100,000 sinh viên quốc tế đến hoc tập từ 171 quốc gia (2012). Những Đai Học bao gồm 179 Đai Học Tƣ Thục (Private Universities) và 43 Đại Học Công Lập (National Universities). Đại Học Seoul National University đƣợc xếp hạng thứ 34th trên Đaị Học thế giới (2013-2014), hạng 4th ở Á Châu. Trƣờng Kỷ Thuật Korea Advanced Institute of Science & Technology đƣợc xếp hạng 60th trên thế giới (2013-2014), hạng 2nd ở Á Châu. Một Đại Học Tƣ Thục nỗi tiếng tại Nam Hàn là Đại Học Yonsei University do hai vị Giáo sĩ Tin Lành (hệ phái Presbyterian - Trƣởng Nhiệm): Dr. H. N. Allen là Bác sĩ Y khoa đến từ Hoa Kỳ và Giáo Sƣ Y Khoa Đại Học Toronto đến thành lập Đại Học Y Khoa (Severance Medical School) cũng nhƣ Bệnh Viện tiên tiến (Severance Hospital) tại Á Châu vào 1885. Đại Học Yonsei University là Đại Học lâu đời của Nam Hàn với hơn 38,700 sinh viên và đƣợc xếp hạng 114th trên thế giới. Khoảng hơn 7 triệu dân Nam Hàn đang sinh sống trên 100 quốc gia trên thế giới, và hơn 100,000 sinh viên Nam Hàn đang du học tại Hoa Kỳ. Nhiều bậc phụ huynh và Hội thánh Tin Lành đã đầu tƣ tài chánh cho con em mình đi du học ở nƣớc ngoài. 83


3. YẾU TỐ GIÁO DỤC THÀNH CÔNG: ĐẠI HỌC TƢ THỤC Từ năm 1963 đến năm 2005, chính quyền Nam Hàn đã đầu tƣ ngân sách cho giáo dục tăng lên 29 phần trăm. Tuy nhiên, ngân sách giáo dục vẫn còn khiêm nhƣờng ở mức hơn 20 phần trăm vào năm 2000s. Ví thế, chính quyền Nam Hàn đã khích lệ và cho phép nhiêù Cơ sở Giáo dục của các Tôn giáo khác nhƣ Tin Lành và Công Giáo mở mang nhiêù Trƣờng Trung Tiểu Học và Đại Học nhằm góp phần chia sẻ ngân sách giáo dục tƣ thục chiếm hai phần ba ngân sách giáo dục quốc gia tức khoảng 40 phần trăm cho cấp Trƣờng Trung Học, và 70 phần trăm cho cấp Đại Học (Kim & Rhee 2007). Trong Luận án của Kahp-Chin Chung "The Missionary Strategy Of Korean Churches In South Africa" ("Chiến Lƣợc Truyền Giáo của Hội Thánh Đại Hàn tại Nam phi"), Chung đã phân tích sự khác biệt chiến lƣợc truyền bá Phúc Âm và phát triển Cơ đốc giáo giữa Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành. Các vị Giáo sĩ Công Giáo chỉ chủ trƣơng công tác truyền bá Phúc Âm thuần tuý mà không chú trọng về các mục vụ cộng đồng phụng vụ xã hội. Trong khi những Giáo sĩ của Giáo Hội Tin Lành tận dụng mọi nỗ lực truyền giảng sứ điệp cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Giêsu và vừa hoạt động công tác xã hội nhƣ chƣơng trình y tế (medical), chƣơng trình giáo dục (educational), và các dự án xã hội (social projects). Qua những chƣơng trình phụng vụ xã hội của Giáo Hội Tin Lành trong những năm đầu tiên của thế kỷ 19, chính quyền Hàn Quốc rất có nhiều thiện cảm với Giáo Hội Tin Lành. Vì thế, Chính quyền Hàn Quốc đã cấp giấy phép để xây dựng Bệnh Viện Kwanhae Hospital vào tháng Tƣ, năm 1885, thành lập Đại Học Baejae College vào năm 1886, và thành lập Đại Học Iwha College vào năm 1888. Đến năm 1910, Giáo Hội Tin Lành đã thành lập đƣợc 37 Đại Học, Trƣờng Trung Học, và các Cô Nhi Viện, chính yếu tố này khiến nhiều công dân Hàn mở lòng tin nhận Chúa làm Cứu Chúa. Các Giáo sĩ thuộc Giáo Hội Công Giáo đã đến Hàn Quốc truyền giáo hơn 219 năm (Catholic 1794 – 2013) tức thế kỷ 17th. Các Giáo sĩ thuộc Giáo Hội Tin Lành sang Đại Hàn truyền giáo Phúc Âm khoảng 129 năm (Protestant 1884 – 2013). Lịch sử Cơ đốc cho biết rằng vào thế kỷ 18 và 19, khoảng 10,000 tín đồ Công Giáo đã tử vì đạo trải qua cuộc bắt bớ đạo tàn khóc. Chiến lƣợc truyền bá Phúc Âm của các Hệ phái Tin Lành qua những hoạt động Y tế, Giáo dục, và công tác xã hội đã kiến tạo thành quả vƣợt trội Giáo Hội Công Giáo về số tín đồ và các lãnh vực khác. Năm 1914, với dân số Hàn Quốc 16 triệu, số tín đồ Tin Lành có khoảng 86,000 và 79,000 giáo dân Công Giáo. Năm 2005, Nam Hàn có khoảng 8.7 triệu tín đồ Tin Lành và 5.1 triệu tín đồ Công Giáo.

84


Ảnh hƣởng của nền giáo dục ở Hàn quốc đã do những Cơ đốc nhân tiên phong thành lập 293 Trƣờng Trung Tiểu Học và 40 Đại Học bao gồm ba trong năm Đại Học Danh tiếng của Hàn quốc. 4. YẾU TỐ GIÁO DỤC THÀNH CÔNG: QUYỀN DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN VÀ TỰ DO TÔN GIÁO. Ngƣời dân Nam Hàn đƣợc quyền dân chủ bầu chọn ngƣời lãnh đạo cho chính họ chớ không do một độc Đảng phái nào chỉ định và phải là ngƣời lãnh đạo có đạo đức trách nhiệm và cách hành xử của họ phải thể hiện qua những chính sách và tƣ cách phụng vụ. Dân chủ là khi công dân đƣợc tham gia vào đời sống xã hội, chính trị và sinh hoạt quần chúng. Các toà án độc lập xét xử tất cả mọi ngƣời dù là chính khách hay bất cứ ngƣời nào vi phạm luật pháp, tham nhũng, hay phạm luật hành sự. Chỉ có con đƣờng dân chủ mới có thể kiến tạo xã hội và khích thích chính quyền kiến tạo hệ thống y tế, giáo dục, và những phúc lợi cho ngƣời dân. Đất nƣớc văn minh hài hoà mang tính nhân bản, thanh liêm là kết quả của nền dân chủ làm phong phú đời sống ngƣời dân, nâng quốc gia lên tầm nhận thức không những về giá trị đạo đức mà cả về giá trị tâm linh vĩnh hằng. Chính giá trị niềm tin của tôn giáo mà một số quốc gia đã xây dựng nhiều Đại Học danh tiếng mà ngay cả con cháu của các lãnh tụ "đỉnh cao trí tuệ vô thần" phải bay sang để học tập. Năm 1945, Hàn quốc có khoảng 11 ngƣời có bằng Tiến sĩ – 3 bằng về Physics, 1 bằng Astronomy, 6 bằng về Chemistry và 1 bằng Agriculture. Năm 1993, Nam Hàn đã có đƣợc 26,813 Tiến sĩ, bao gồm 17,910 Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và Kỷ sƣ. Theo các Học giả Moo-Young Han (Duke University), Gyeong-Soon Im (Pohang University), Seunghwan Kim (Pohang University), phân tích rằng thế hệ những Nhà Khoa học đầu tiên Ph.D. Scientists đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thời hậu chiến tranh của Nam Hàn cả Bắc Hàn. Từ năm 1955 đến 1964 khoảng 237 nghiên cứu sinh Nam Hàn đã đi du học ở Hoa Kỳ và Âu Châu. Thập niên 1970, thế hệ Khoa học gia Nam Hàn phần đông là đƣợc đào tạo Tiến sĩ Ph.D. từ Hoa Kỳ để thay thế thế hệ những Nhà Khoa Học của thế hệ đàn anh. Chính vì bông trái của những nhà Khoa Học đƣợc đào tạo từ xứ sở dân chủ tự do nhƣ Hoa Kỳ và Âu Châu đã đóng góp rất to lớn trong tiến trình phát triển nền kỷ nghệ hoá và kinh tế không những cho xứ Kim Chi, mà còn tô điểm thêm những tinh hoa cho nền tân tiến Khoa Học thế giới. Theo tạp chí Khoa Học vào năm 2007, Nam Hàn đã xuất bản khoảng 5,060 Bài viết nghiên cứu Khoa học. Nam Hàn đã làm thế giới ngƣỡng mộ khi đóng góp cho kiến thức khoa học thế giới 102,633 Bằng Sáng Chế năm 2006; trong khi Trung Quốc chỉ có 26,292 Bằng Sáng Chế. 85


Năm 2014, Đại Học đƣợc xếp hạng dẫn đầu thế giới là MIT (Massachusetts Institute of Technology) thay thế California Institute of Technology dẫn đầu năm 2013. Kế tiếp là Imperial College London và University of Cambridge giữ đồng hạng 2, cũng nhƣ UCL và University of Oxford giữ đồng hạng 5. Trong 100 đại học hàng đầu thế giới, thì Hoa Kỳ có 28, Anh 19, Australia 8, Netherlands 6, Canada 5, Nhật 5, Thụy Sỉ 4, Hong Kong 3, Nam Hàn 3, China 3, Germany 3, Singapore 2, Pháp 2, Đan Mạch 2, Sweden 2, , Finland 1, Ireland 1, Taiwan 1, Belgium 1, New Zealand 1 đại học. Đất nƣớc Dân Chủ sẽ luôn thu hút và bắt phục những chất xám tinh tuý, những não bộ thông minh, những nhà lãnh đạo trẻ, ngay cả những tâm hồn của chế độ vô thần. Ví thế mà Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một đất nƣớc Dân Chủ giáo dục đƣợc hình thành bởi niềm tin Cơ đốc qua hàng trăm năm lịch sử, đã thu hút hàng triệu sinh viên du học từ hàng trăm quốc gia trên thế giới với thu nhập kỷ nghệ du học khoảng $22.6 Tỉ Đôla năm 2010-2011. Các nƣớc Dân Chủ tự do khác cũng đƣợc tận hƣởng bông trái Dân Chủ giáo dục nhƣ Canada thu nhập kỷ nghệ du học $8 Tỉ Đôla (2010), Úc Châu thu nhập $16.8 Tỉ Đôla (2010-2011), và Anh Quốc thu nhập $20.8 Tỉ Đôla (2009). Stephen McDowell cho biết rằng trong tổng số 108 Đại Học thành lập tại Hoa Kỳ thì có 106 Đại Học đƣợc thành lập trên nền tảng niềm tin Cơ-đốc (Christian faith). Sứ mệnh của Đại Học Harvard là: Let every student be plainly instructed and earnestly pressed to consider well the end of his life & studies is to know God and Jesus Christ, which is eternal life, and therefore to lay Christ in the bottom, as the only foundation of all sound knowledge and learning.[2] Chính quyền Nam Hàn nhận thức sự thiếu hụt ngân sách để phát triển giáo dục quốc gia, họ đã khuyến khích các tôn giáo nhƣ Tin Lành và Công Giáo mở mang nhiều Trƣờng học và Đại Học nhằm góp phần phát triển đất nƣớc. Năm 1996, Giáo Hội Tin Lành Nam Hàn có 69 Đại Học Tin Lành (Yonsei University, Soeul Christian University, Korea Christian University, Hannam University...), Phật giáo có 2 Đại Học và Công giáo có 12 Đại Học (Catholic Sangji College, Catholic University of Daegu, Catholic University of Korea, Catholic University of Pusan, Gwangju Catholic University, Mokpo Catholic University, Sogang University...). Nƣớc Hàn có khoảng hơn 48 triệu dân, Cơ đốc giáo (Tin Lành & Công giáo) chiếm 31.6% và Phật giáo chiếm 24.2%, và 43.3% phần trăm là không có niềm tin. Công dân Nam Hàn đƣợc quyền tham gia vào các dự án góp phần xây dựng đất nƣớc giàu mạnh. Điêù này đƣợc thực thi tại đất nƣớc "Kim Chi" qua kế hoạch mở 86


Viện Khoa Học và Kỷ Thuật Pohang University of Science and Technology (POSTECH) do hai Công Ty nhƣ Pohang Iron và Steel Company. Sự thành đạt của nền giáo dục Nam Hàn là bài học và kinh nghiệm quý báu cho nhiêù nƣớc trên thế giới đặc biệt là các nƣớc mang tính văn hoá Á Châu. Yếu tố yêu chuộng tự do dân chủ, nhân bản, lòng hiếu học, gia đình, và một chính quyền thanh liêm đã đƣa dẫn xứ Hàn đạt đến nhiều thành quả về cạnh tranh kinh tế toàn cầu, đời sống ngƣời dân sung mãn, giáo dục năng động và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ nghệ hoá, và nâng xứ Hàn lên thành cƣờng quốc thứ trên thế giới. Một số học giả Nam Hàn cũng tin rằng niềm tin Cơ-đốc là một trong những yếu tố kiến tạo nền giáo dục thành công "Giáo dục thay đổi số phận" và nền kinh tế năng động; "Phƣớc cho nƣớc nào có Chúa làm Đức Chúa Trời mình, Dân tộc nào đƣợc Ngài chọn làm cơ nghiệp" (Thánh thi 33:12).

87


Chƣơng 7 Sự Phát Triển Thuộc Linh và Sự Tăng Trƣởng Tâm Linh Trong Tiến Trình Hình Thành Tâm Linh (Spiritual Development and Spiritual Growth in The Spiritual Formation) Linh hồn có năm chức năng tác động trong cuộc sống của con ngƣời nhƣ: 1) Các cảm giác (Sensations) 2) Các ý tƣởng (Thoughts) 3) Các niềm tin (Beliefs) 4) Các ƣớc vọng (Desires) 5) Các hành động của ý chí (Acts of will).

Con ngƣời đƣợc Đức Chúa Trời tạo dựng theo ảnh tƣợng (image) của Ngài. ―Đức ChúaTrời nắn lên loài người từ bụi đất, hà sinh khí vào lỗ mũi và người trở nên một linh hồn sống (a living being)‖ (Sáng thế 2:7).

Tiến Trình Phát Triển Thuộc Linh Của Mỗi Tín Hữu 1. Sinh nhật tâm linh (Spiritual birth) ―nhưng những ai tiếp nhận Ngài, nghĩa là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con Đức Chúa Trời.‖ (Giăng 1:12). ―anh chị em hãy từ bỏ hết những độc ác, lường gạt, giả dối, ganh tị, và mọi chuyện vu cáo. Hãy trở nên như những đứa trẻ mới sinh, ham thích sữa thuộc linh tinh khiết, nhờ đó anh chị em có thể trưởng thành trong sự cứu rỗi‖ (1 Phê-rơ 2:1-2). 2. Tuổi thơ ấu (Child) ―Các con bé nhỏ! Ta viết cho các con vì nhờ danh Ngài, tội lỗi các con đã được tha thứ‖ (1 Giăng 2:12). ―Thật ra, đáng lẽ bây giờ anh chị em đã thành giáo sư rồi, thế mà anh chị em vẫn cần có người dạy những điều sơ học về lời Đức Chúa Trời. Anh chị em cần ăn sữa thay vì thức ăn đặc. Ai phải bú sữa thì vẫn còn thơ ấu, 88


chưa biết Đạo công chính. Nhưng thức ăn đặc dành cho người trưởng thành là người nhờ thực hành mà luyện tập được khả năng phân biệt điều thiện, điều ác.‖ (Hê-bơ-rơ 5:12-14). 3. Tuổi thanh niên (Youth) ―Hỡi các con bé mọn! Ta viết cho các con vì các con đã biết Đức Chúa Cha. Hỡi các bậc phụ lão! Tôi đã viết cho các ông vì các ông đã biết Ngài từ lúc ban đầu. Hỡi các bạn trẻ! Tôi đã viết cho các bạn vì các bạn mạnh mẽ, lời Đức Chúa Trời ở trong các bạn, và các bạn đã chiến thắng kẻ ác‖ (1 Giăng 2:14). ―Vì chính lý do nầy, hãy hết sức thêm cho đức tin anh chị em nhân từ, thêm cho nhân từ hiểu biết, thêm cho hiểu biết tiết chế, thêm cho tiết chế kiên trì, thêm cho kiên trì sùng kính, thêm cho sùng kính tình huynh đệ, thêm cho tình huynh đệ yêu thương. Vì nếu anh chị em có những điều này và càng gia tăng thì sẽ không sợ mình vô hiệu hoặc không kết quả trong sự hiểu biết Chúa Giê-su Cơ Đốc của chúng ta ― 2 Phê-rơ 1:5-8 4. Cha (Father) ―Các con bé nhỏ! Ta viết cho các con vì nhờ danh Ngài, tội lỗi các con đã được tha thứ. Các bậc phụ lão! Tôi viết cho các ông vì các ông đã biết Ngài từ lúc ban đầu. Hỡi các bạn trẻ! Tôi viết cho các bạn vì các bạn đã chiến thắng kẻ ác.‖ (1 Gi ăng 2:12,13).

Quan Ñieåm Tuoåi Taùc (Aging Perspective) Theo nhieàu cuoäc nghieân öùu veà söï taêng tröôûng ñöùc tin giöõa ngöôøi treû tuoåi vaø ngöôøi lôùn tuoåi. Ngöôøi ta khaùm phaù raèng khi tuoåi taùc caøng taêng thì ngöôøi ta caøng thích ñi nhaø thôø vaø phaùt huy nieàm tin cuûa mình. Vaøo ôû moïi löùa tuoåi, nhieàu cuoäc nghieân cöùu cho bieát nieàm tin cuûa dan baø thöôøng phaùt trieån nieàm tin hôn ngöôøi ñaøn ong. Trong quyeån saùch The Restructuring Of American Religion, Robert Wuthnow ghi chuù raèng, theo thaêm doø toaøn quoác, chæ coù 6% noùi raèng hoï khoâng suøng ñaïo trong khi 11% ñaøn oâng noùi raèng hoï khoâng suøng ñaïo. Ñaøn baø ñöôïc töôøng trình laø giôùi thöôøng xuyeân ñi nhaø thôø, ñoïc Kinh Thaùnh, vaø suy tö veà hay quan taâm veà ñöùc tin cuûa mình.1

1

Eugene C. Roehlkepartain The Teaching Church (Nashville: Abingdon Press, 1993), 42- 43.

89


SỰ PHÁT TRIỂN THUỘC LINH THEO TUỔI TÁC TỪ 0 ĐẾN 4 TUỔI Trẻ con khi lên hai tuổi, bộ não của chúng phát triển khoảng 75% phần trăm của bộ não ngƣời lớn. Chúng có thể đi bộ, leo trèo, chạy xe đạp ba bánh xe, biết cách xử dụng đồ chơi, biết chơi với các trẻ con khác, phát triển cá tính, bắt đâù biết nói. Khi lên ba tuổi, trẻ con có khả năng xử dụng từ 500 đến 1000 chữ. Chúng có thể sắp đặt một câu nói gồm có từ năm chữ trở lên. Mỗi tháng, chúng tiếp nhận thêm khoảng 50 chữ trong vốn luyến ngữ vựng của chúng. Khi lên bốn tuổi, trẻ con bắt đâù biết tô màu các bức tranh, biết dán các đồ vật lại với nhau, vẽ các hình dạng khác nhau, biết chơi sắp xếp các khúc gỗ, biết chơi với đồng bạn. Ngoài ra, ở tuổi này trẻ con tập tành tự mình ăn uống, biết tìm bạn, biết tự mặt quần áo, biết tự đi nhà vệ sinh, biết bày tỏ cảm xúc của mình. Về phƣơng diện tâm linh, chúng còn có thể suy nghĩ về Đức Chúa Trời theo cách hiểu biết cá nhân, và có thể đặt niềm tin đơn sơ nơi Ngài. TỪ 5 ĐẾN 6 TUỔI Khi trẻ con lên năm tuổi, chiêù cao của chúng tăng lên gấp đôi, sức nặng lên từ 35 đến 40 cân Anh (pounds). Chúng bắt đâù tập viết tên của chúng, và có vốn từ ngữ lên đến 2000 chữ. Tuổi này, chúng rất thích chơi với bạn bè. Chúng rất thích và vui khi đƣợc ngƣời lớn chấp nhận và khen thƣởng. Chúng bắt đâù biểu lộ tính hiếu kỳ, rất muốn học hỏi, và các cảm xúc của chúng bắt đâù quân bình. Ở tuổi này, các em cần học tập về mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và con ngƣời, cần hiểu tại sao mối liên hệ đó quan trọng. Trẻ con tuổi này cần học biết cách câù nguyện, đọc Kinh Thánh. Chúng cũng cần ngƣời lớn lắng nghe chúng khi chúng có thắc mắc. TỪ 7 ĐẾN 9 TUỔI Đây là lứa ―tuổi lý luận – age of reason‖. Chúng có khả năng tự suy luận. Chúng muốn biết tại sao và vấn đề nhƣ thế nào. Chúng cần biết rằng đức tin của chúng đặt nơi Chúa là hợp lý và thực tế trong cuộc sống của chúng. Nếu chúng nắm đƣợc những yếu tố này cách tự tin, thì khi chúng đến tuổi niên thiếu, chúng sẽ làm những quyết định dựa vào những gì mà chúng hiểu biết, kinh nghiệm, và thực tế. TỪ 10 ĐẾN 12 TUỔI Tuổi 10 đến 12 là giai đoạn chuyển tiếp trong tiến trình trƣởng thành từ tinh thần lệ thuộc đến lối sống độc lập. Những quyết định quan trọng trong đời sống của chúng sẽ tuỳ thuộc vào những gì chúng ghi nhận, và các kỷ luật mà bậc cha mẹ hƣớng dẫn sẽ giúp chúng sống thành công và lợi ích. Các em cần nhận thức rằng chỉ có mối liên hệ với Đức Chúa Trời là nền tảng thiết yếu nhất cho cuộc đời của chúng.

90


10. Quan Ñieåm Tröôûng Thaønh Taâm Linh (Maturity Perspective) Nhöõng nhaø gíao duïc Tin Laønh caàn phaûi chuû tröông nắm giöõ vaø traân quyù quan ñieåm Thaùnh Kinh nhö moät söï khải thò toái cao vaø tuyeät ñoái töø Ñöùc Chuùa Trôøi, moät thẩm quyeàn cuoái cuøng trong nieàm tin vaø cuoäc soáng. Kieán thöùc lôøi Chuùa trong Thaùnh Kinh vaãn chöa hoäi ñuû ñieàu kieän ñeå giuùp con daân Chuùa taêng tröôûng phaàn thuoäc linh, nhöng caàn theâm quyền naêng Chuùa Thaùnh Linh gia theâm qua giaây phuùt töông giao caàu nguyeän. Daïy doã lôøi Chuùa laø moät phöông caùch giuùp con daân Chuùa lôùn leân phaàn taâm linh. Muïc ñích cuûa ngöôøi daïy doã lôøi Chuùa trong lôùp Tröôøng Chuùa Nhaät laø tập taønh caùc em hoïc vieân thieáu nhi hay ngöôøi lôùn hoïc thuoäc loøng lôøi Chuùa daïy trong Thaùnh Kinh haàu nhöõng lôøi ñoù nhaéc nhôû caùc em thieáu nhi soáng maø laøm theo tieâu chuaån cuûa Ngaøi. Moãi khi ñoái dieän vôùi caùm doã, thöû thaùch, hay hoaïn naïn, lôøi Chuùa maø caùc em ñaõ ghi nhôù trong taâm trí seõ khieán caùc em tránh xa maø khoâng daùm phaïm toäi cuøng Ngaøi. Töø ngöõ ‚tröôûng thaønh - maturity‛ trong ngoân töø Hi-laïp coù nghóa laø ‚teleios‛. Söù ñoà Phao-loâ duøng chöõ ‚tröôûng thaønh – teleios‛ moâ taû yù nghóa ‚moät söï cuoái cuøng, moät muïc tieâu, moät söï giôùi haïn‛. Töø ngöõ ‚tröôûng thaønh‛ cuõng mang moät yù nghóa veà söï phaùt trieån toaøn veïn cuûa phaàn taâm linh laãn caù tính cuûa moät con daân Chuùa. Noùi caùch ñôn giaûn, tröôûng thaønh taâm linh laø trôû neân gioáng nhö Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su. Chuùng ta seõ tröôûng thaønh khi chuùng ta caøng trôû neân giống Chuùa Cöùu Theá; bôûi chính Ngaøi laø Ñaáng coù nhaân tính trọn veïn thaùnh saïch vaø baûn tính cuûa Ngaøi thaät hoaøn haûo vaø quaân bình. Taát caû nhöõng phaåm chaát vaø khaû tính cuûa Ngaøi ñeàu haøi hoøa caùch tuyeät haûo theo thaùnh yù cuûa Ñöùc Chuùa Cha, vaø ñaây chính laø khuoân maãu hay tieâu chuaån maø Ñöùc Chuùa Trôøi muoán thieát laäp cho con daân Ngaøi qua EÂpheâsoâ 4:11- 13: Chính Ngaøi cho moät soá ngöôøi laøm söù ñoà, moät soá laøm tieân tri, moät soá laøm truyeàn giaùo, moät soá laøm muïc sö vaø giaùo sö, nhaèm muïc ñích trang bò caùc thaùnh ñoà cho coâng taùc phuïc vuï, gaây döïng Thaân Theå Chuùa Cöùu Theá, cho ñeán khi taát caû chuùng ta ñaët ñeán söï hôïp nhaát trong ñöùc tin vaø trong söï hieåu bieát Con cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi, ñeán möùc tröôûng thaønh, ñeán taàm thöôùc voùc daùng ñaày troïn cuûa Chuùa Cöùu Theá‛.

Quan Ñieåm Taâm Lyù (Psychological Perspective) Khi nhìn veà toaøn dieän cuûa con ngöôøi, caùc nhaø taâm lyù hoïc cho bieát raèng trong cuoäc soáng moãi ngöôøi ñeàu coù saùu laõnh vöïc naøy khoâng theå naøo taùch rôøi khoûi moãi ñôøi soáng. Taát caû laõnh vöïc naøy ñeàu hoã töông cho nhau haàu kieán taïo thaønh ‚baûn theå con ngöôøi‛ (human nature). 1) Söï suy nghó (caùc aûnh töôïng, khaùi nieäm, oùc phaùn ñoaùn, söï suy luaän) 2) Caûm giác (caûm giaùc, tình caûm) 91


3) 4) 5) 6)

Söï chọn löïa (yù chí, söï quyeát ñònh, baûn tính) Theå xác (haønh ñoäng, tieáp caän vôùi theá giôùi vaät theå) Giao tiếp (phöông thöùc vaø caù nhaân lieân heä vôùi ngöôøi khaùc) Linh hồn (quan heä vôùi taát caû nhöõng laõnh vöïc treân).2

Moãi con ngöôøi ñeàu coù suy tö veà cuoäc soáng, coù caûm xuùc, choïn löïa, töông quan vôùi theå xaùc chính mình vaø söï giao teá vôùi xaõ hoäi beân ngoaøi. Taát caû nhöõng caáu truùc cuûa cô theå con ngöôøi, söï tuaàn hoaøn nhòp nhaøng cuûa caûm xuùc vaø loái suy tö, vaø söï hình thaønh taâm linh ñeàu toàn taïi vaø laønh maïnh bôûi baøn tay quyeàn naêng cuûa Thieân Chuùa. Söï hình thaønh taâm linh trong Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su laø moät tieán trình daãn ñeán ñieåm lyù töôûng cuoái cuøng, moät thaønh quaû kính yeâu Chuùa vôùi taát caû taám loøng, heát linh hoàn, heát taâm trí, vaø heát söùc löïc. Nhaø Baùc Hoïc Maslow tin raèng con ngöôøi coù 8 nhu caàu caên baûn trong ñôøi soáng. Thuyeát Maslow naøy coù theå duøng nhö duïng cuï ñeå phaân tích veà ñôøi soáng hoïc taäp cuûa con ngöôøi qua tieán trình tieáp nhaän nhu caàu caên baûn vaø thieát yeáu cuûa con ngöôøi. 3 SIEÂU PHAØM (TRANSCENDENCE) Nhu caàu taâm linh SÖÏ THAØNH ÑAÏT (SELF-ACTUALIZATION) Nhu caàu ñaït ñeán muïc tieâu coù yù nghóa TÍNH MYÕ HOÏC (AESTHETIC) Nhu caàu thieän laønh, coâng chính, myõ ñöùc TRÍ TUEÄ (INTELLECTUAL) Nhu caàu kieán thöùc, söï hieåu bieát, khaùm phaù SÖÏ TOÂN TROÏNG (ESTEEM) Nhu caàu ñöôïc chaáp nhaän, toân troïng, giaù trò TÌNH THÖÔNG (BELONGNESS AND LOVE) Nhu caàu ñöôïc thöông yeâu, hoøa hôïp, hoøa nhaäp SÖÏ AN TOAØN (SAFETY) Nhu caàu an toaøn, thoaûi maùi, töï do, an taâm SINH LYÙ (PHYSIOLOGICAL) Nhu caàu nöôùc, thöùc aên, khí oxygen, theå xaùc 2 3

Dallas Willard Renovation Of The Heart (Colorado Spring: NavPress, 2002), 30 Hamachek (1990), 58.

92


CAÙC COÂNG TAÙC PHAÙT TRIEÅN TAÂM LINH CUÛA BEECHICK (BEECHICK’S SPIRITUAL DEVELOPMENTAL TASKS)

CAÙC COÂNG TAÙC PHAÙT TRIEÅN TAÂM LINH CUÛA LÔÙP MAÀM NON (SPIRITUAL DEVELOPMENT TASKS OF PRESCHOOL)

1. Kinh nghieäm tình yêu thöông, söï thiện toaøn, kyû luaät, nieàm tin vaø söï thôø phöôïng 2. Baét ñaàu phaùt huy vaø chuù yù ñeán nhöõng khaùi nieäm veà Ñöùc Chuùa Trôøi, Chuùa Gieâ-su, vaø caùc thöïc traïng caên baûn Cô-ñoác. 3. Phaùt huy nhöõng thái ñoä vôùi Ñöùc Chuùa Trôøi, Chuùa Gieâ-su, Hoäi Thaùnh, caù nhaân, vaø Kinh Thaùnh. 4. Baét ñaàu phaùt huy nhöõng khaùi nieäm đúng vaø sai.

CAÙC COÂNG TAÙC PHAÙT TRIEÅN TAÂM LINH CUÛA CAÁP TIEÅU HOÏC (SPIRITUAL DEVELOPMENT TASKS OF ELEMENTARY SCHOOL YEARS)

1. 2. 3. 4.

Bieát môû loøng tin nhaän Chuùa Gieâ-su laøm Chuùa Cöùu Chuoäc vaø laøm Chuû. Taêng tröôûng tình thöông vaø sâu nhieäm trong moái lieân heä vôùi ngöôøi khaùc. Tieáp tuïc hoïc hoûi caùc thöïc traïng caên baûn Cô-ñoác. Hoïc taäp nhöõng lôøi Kinh Thaùnh daïy doã caên baûn cho ñöùc tin caù nhaân vaø neáp soáng ñaïo, bao goàm caùc ñieàu daïy doã trong nhöõng laõnh vöïc nhö: a) b) c) d) e) f)

Caàu nguyện moãi ngaøy Ñoïc Kinh Thaùnh moãi ngaøy Taïo tinh thần thông công Cô-ñoác Tham gia thờ phöôïng Coù tinh thaàn traùch nhieäm phục vuï Chuùa Coù kiến thöùc caên baûn veà Ñöùc Chuùa Trôøi, Chuùa Gieâ-su, Ñöùc Thaùnh Linh, söï saùng, taïo, thieân söù, thieân ñaøng, ñòa nguïc, toäi loãi, söï cöùu roãi, vaên phaåm Kinh Thaùnh vaø lòch söû.

2. Phaùt huy thaùi ñoä laønh maïnh vôùi chính mình. 93


CAÙC COÂNG TAÙC PHAÙT TRIEÅN TAÂM LINH CUÛA THIEÁU NIEÂN (SPIRITUAL DEVELOPMENT TASKS OF ADOLESCENCE)

1. Taäp taønh baøy toû tình yêu thöông cuûa ngöôøi Cô-ñoác trong cuoäc soáng moãi ngaøy. 2. Tieáp tuïc phaùt huy thái ñoä laønh maïnh vôùi chính mình 3. Phaùt huy kiến thöùc Kinh Thaùnh vaø caùc taøi naêng trí tueä caùch ñaày ñuû ñeå coù theå giöõ vöõng nieàm tin. 4. Duøng ñaëc tính noåi baäc cuûa Cô-ñoác ñeå ñöông ñaàu vôùi aùp löïc xaõ hoäi beân ngoaøi. 5. Nhaän laáy traùch nhieäm ñeå phục vuï Chuùa theo khaû naêng taêng tröôûng. 6. Taäp taønh laøm nhöõng quyết ñònh treân caùc caên baûn coù giaù trò vónh cöõu cuûa ngöôøi tin Chuùa. 7. Taêng daàn baûn tính kỷ luaät haàu tìm kieám nhöõng ñieàu treân trôøi.

CAÙC COÂNG TAÙC PHAÙT TRIEÅN TAÂM LINH CUÛA NGÖÔØI TRÖÔÛNG THAØNH (SPIRITUAL DEVELOPMENT TASKS OF MATURITY)

1. Nhaän laáy traùch nhieäm cuûa chính mình ñeå tieáp tuïc tăng tröôûng vaø hoïc hoûi. 2. Nhaän laáy traùch nhieäm Thaùnh Kinh ñoái vôùi mình vaø ngöôøi khaùc. 3. Taäp soáng moät ñôøi soáng hiệp moät, coù muïc ñích ñònh höôùng veà Thieân Chuùa.4

Năm 1950, Hôi thánh của Chúa thƣờng dùng từ Cơ-đốc Giáo dục (Christian Education) khi họ muốn mô tả phƣơng pháp giáo huấn niềm tin cho tín hữu. Vào thập niên 1950 này, một số Hội thánh có Mục sƣ chuyên phục vụ và quản lý về mục vụ Cơ-đốc Giáo dục. Năm 1980, từ ngữ Cơ-đốc nhân tăng trƣởng (Christian growth) đồng nghĩa với từ Môn đệ hoá (Discipleship). Con dân Chúa luôn mong muốn một mối quan hệ chân thành, sâu nhiệm, và tâm linh với Đức Chúa Trời và đời sống bình an và ý nghĩa. Vì thế, sâu kín trong tâm hồn con ngƣời, ―tâm linh, thuộc linh – spirituality‖ càng trở nên hệ trọng hơn tôn giáo và triết lý. Bởi vì tâm linh sẽ dẫn con ngƣời đạt đến sự sâu nhiệm tâm linh và trải nghiệm mối liên hệ với Đức Chúa Trời.

94


Năm 1984, từ ngữ ―Kiến tạo tâm linh – spiritual formation‖ đƣợc Henri Nouwen sử dụng trong lá thƣ do chính ông viết.

Tầm Quan Trọng Của Sự Tăng Trƣởng Tâm Linh Tăng trƣởng tâm linh là tiến trình trở nên trƣởng thành hơn trong mối liên hệ với Chúa Cứu Thế. Ngƣời trƣởng thành tâm linh càng trở nên giống Chúa Cứu Thế qua lối sống đạo, có khà năng phân biệt điều thiện lành và điêù ác (Hê-bơ-rơ 5:14). Phê-rơ mô tả tiến trình của một đời sống tăng trƣởng tâm linh: Vì chính lý do nầy, hãy hết sức thêm cho đức tin anh chị em nhân từ, thêm cho nhân từ hiểu biết, thêm cho hiểu biết tiết chế, thêm cho tiết chế kiên trì, thêm cho kiên trì tin kính, thêm cho tin kính tình huynh đệ, thêm cho tình huynh đệ tình yêu thương. Vì nếu anh chị em có những điều này và càng gia tăng thì sẽ không sợ mình vô hiệu năng hoặc không kết quả trong sự hiểu biết Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể nhận diện một đời sống trƣởng thành tâm linh? Thánh Kinh dạy rằng ngƣời trƣởng thành tâm là ngƣời luôn tôi luyện các ân tứ Thánh Linh, kết quả bong trái Thánh Linh, Trải nghiệm thử thách, làm các việc tốt lành. 1) Trƣởng thành tâm linh qua sự tôi luyện các ân tứ Thánh Linh (Ê-phê-sô 4:11-16). 2) Đo lƣờng đời sống tâm linh qua bông trái Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22-23). 3) Trƣởng thành tâm linh qua sự trải nghiệm của thử thách (Gia-cơ 1:2-4). 4) Trƣởng thành tâm linh qua các việc làm tốt lành (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13; Gala-ti 6:9). Lời của Chúa Giê-su hứa rằng ―Tôi tin chắc điều này, Đấng đã bắt đầu làm một việc tốt lành trong anh chị em cũng sẽ hoàn thành việc đó cho đến ngày của Chúa Cứu Thế Giê-su.‖ (Phi-líp 1:6). Bông trái Thánh Linh là dấu hiệu của đời sống tăng trƣởng thuộc linh. Một khi nếp s ống đạo con dân Chúa tăng trƣởng, thì bông trái Thánh Linh sẽ đƣợc thể hiện mà Kinh Thánh có ghi chép nhƣ sau: 1) Đời sống vâng phục Chúa sanh ra đời sống công chính (Lu-ca 6:43-44). 2) Các tín hữu ở trong gốc nho sẽ sanh ra bông trái Thánh Linh (Giăng 15:5). 95


3) Bông trái Thánhh Linh tuỳ thuộc vào việc cầu xin theo Thánh ý Chúa (Giăng 15:16). 4) Giúp đỡ ngƣời nghèo khổ là hình thức của bông trái (Rô-ma 15:26-28). 5) Bông trái Thánh Linh là một phần của sự phục vụ của con dân Chúa (Ga-la-ti 5:2223). 6) Sự nhơn từ, sự công chính, và chân lý là các bông trái của ngƣời đi theo Chúa Cứu Thế (Ê-phê-sô 5:9). 7) Các tân tín hữu ở trong Chúa Cứu Thế chính là bông trái (Cô-lô-se 1:6). 8) Mỗi công việc tốt lành đêù có thể xem nhƣ công trái của sự phục vụ (Cô-lô-se 1:10).

PHÖÔNG CAÙCH TAÊNG TRÖÔÛNG ÑÖÙC TIN How To Grow Your faith 1 Teâsaloânica 3:1-13 1. TAÊNG TRÖÔÛNG ÑÖÙC TIN QUA LÔØI CHUÙA (Growing faith by the word of God) A. Sanh saûn ñöùc tin – Roâma 10:17 B. Laøm maïnh meõ ñöùc tin – Giaêng 20:30- 31; 1 Giaêng 5:13 C. Lôøi Chuùa laø ngoïn ñeøn, söï daïy doã, lôøi quôû traùch… laø söï soáng (Chaâm 6:23) D. Lôøi Chuùa iuùp chuùng ta khoâng phaïm toäi cuøng Chuùa (Thaùnh thi 119:11) 2. TAÊNG TRÖÔÛNG ÑÖÙC TIN QUA GIA ÑÌNH CUÛA ÑÖÙC CHUÙA TRÔØI (Growing faith by the family of God) A. Timoâtheâ ñöôïc aûnh höôûng ñöùc tin qua baø ngoaïi, meï cuûa oâng (2 Tim 1:5) B. Con caùi Chuùa Hoäi thaùnh khuyeán caùo ñeå khoâng bò löøa (Heâb 10:24- 25) C. Con caùi Chuùa khích leä ñi thôø phöôïng Chuùa (Heâbôrô 3:12- 13) D. ‚..haõy khuyeán khích nhau, ñoaøn keát vaø hoøa thuaän vôùi nhau‛(2Coâ 13:11) 3. TAÊNG TRÖÔÛNG ÑÖÙC TIN QUA SÖÏ BÖÔÙC ÑI VÔÙI CHUÙA (Growing faith by walking with God) A. ‚Bôûi ñöùc tin, Noâ-eâ... thaønh kính ñoùng moät chieác taøu ñeå cöùu..‛ (Heb. 11:7) B.‚Bôûi ñöùc tin, AÙp-ra-ham vaâng lôøi Chuùa goïi ñi ñeán nôi mình‛ (Heâ 11:8-9) C. ‚Bôûi ñöùc tin, AÙp-ra-ham daâng hieán Y-saùc laøm sinh teá‛ (Heâb 11:17-18) 4. TAÊNG TRÖÔÛNG ÑÖÙC TIN QUA LOØNG KÍNH YEÂU CHUÙA & NGÖÔØI KHAÙC (Growing faith by loving God and others) A. Tình yeâu Ngaøi ñöôïc toaøn haûo khi chuùng ta thöông nhau (1 Giaêng 4:12) 96


B. Taêng tröôûng khi chuùng ta kính Chuùa vaø yeâu ngöôøi (1 Giaêng 4:21) C. Thaùnh Phao-loâ caàu nguyeän veà ñöùc tin vaø tình thöông nhau (EÂph. 1:15) D. ‚Nguyeän xin Chuùa höôùng daãn loøng anh chò em höôùng veà söï yeâu meán Ñöùc Chuùa Trôøi vaø loøng kieân trì troâng ñôïi Chuùa Cöùu Theá‛ (2 Teâsa 3:5) 5. TAÊNG TRÖÔÛNG ÑÖÙC TIN QUA LIEÂN HEÄ VÔÙI CHUÙA (Growing faith by establishing a relationship with God) A. Ngöôøi ñöôïc phöôùc laø ngöôøi ñeán gaàn vôùi Chuùa (Thaùnh thi 65:4) B. Ngöôøi naøo ôû trong Chuùa, ‚chaéc seõ sinh nhieàu quaû‛ (Giaêng 15:5) C. Khi ñaët ñöùc tin nôi Chuùa, chuùng ta ñöôïc bình an (Thaùnh thi 62:5) D. Haõy daâng cho Chuùa vinh quang, mang leã vaät vaøo ñeàn thôø (Thaùnh 96:8)

PHƢƠNG CÁCH GIỮ VỮNG ĐỨC TIN How To Keep Your Faith Strong Cô-lô-se 2:1-23 1. HIEÅU BIEÁT TRI THÖÙC TRONG CHUÙA (understand knowledge in God) A. ‚Duy trì ñöùc tin treân neàn taûng chaéc chaén‛ Coâloâse 1:23 B. ‚Hieåu bieát thieâng lieâng‛ Coâloâse 1:9 C. ‚Hieåu bieát Ñöùc Chuùa Trôøi saâu roäng hôn‛ Coâloâse 1:10 D. ‚Hieåu bieát Con cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi, ñeán möùc tröôûng thaønh, ñeán taàm thöôùc voùc daùng ñaày troïn cuûa Chuùa Cöùu Theá‛ EÂpheâsoâ 4:13 E. ‚Cha vinh quang ban cho anh chò em taâm linh khoân ngoan vaø ñöôïc khaûi thò ñeå nhaän bieát Ngaøi‛ EÂpheâsoâ 1:17 2. SAÂU NHIEÄM TRONG LÔØI CHUÙA (rooted and build up in Him) A. ‚haõy ñaâm reã vaø xaây neàn trong Ngaøi‛ Coâloâse 2:7 B. ‚...hieåu thaáu chieàu roäng, chieàu daøi, chieàu cao, chieàu saâu cuûa tình yeâu aáy‛ EÂpheâsoâ 3:17,18 C. ‚haõy böôùc ñi trong Ngaøi‛ Coâloâse 2:6 D. ‚Coù theå naøo anh doø thaáu söï saâu nhieäm cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi, Hoaëc khaùm phaù söï taän cuøng cuûa Ñaáng Toaøn Naêng?‛ Gioùp 11:7,8 3. ÑÖØNG ÑEÅ AI LÖÔØNG GAÏT MÌNH (no one takes you captive through 97


deceptive philisophy) A. Ñöøng ñeå ai löôøng gaït mình theo trieát lyù giaû doái – Coâloâse 2:8 B. Ñöøng ñeå ai löøa gaït mình theo nguyeân taéc cuûa theá gian – Coâloâse 2:8 C. ‚duøng taát caû söï khoân ngoan ñeå caûnh caùo moïi ngöôøi, daïy doã moïi ngöôøi‛ Coâloâse 1:28 D. ‚Coù nhöõng ngöôøi chuû tröông ñeo ñuoåi loaïi tri thöùc giaû taïo aáy maø laïc maát ñöùc tin‛ 1 Timoâtheâ 6:20,21 4. SUNG MAÕN TRONG CHUÙA (fullness in Christ) A. ‚cuõng ôû trong Ngaøi maø anh chò em nhaän ñöôïc söï soáng sung maõn‛ Coâl. 2:10 5. ÑÖØNG ÑEÅ AI ÑOAÙN XEÙT (do not let anyone judge you) A. ‚Ñöøng ñeå ai xeùt ñoaùn anh chò em...‛ Coâloâse 2:16 6. KIEÀM CHEÁ ÑAM MEÂ XAÙC THÒT (restraining sensual indulgence) A. ‚...kieàm cheá ñam meâ xaùc thòt‛ Coâloâse 2:23 B. ‚Chôù laáy, chôù neám, chôù sôø‛ Coâloâse 2:21 C. ‚...anh chò em ñöùng vöõng, tröôûng thaønh vaø hoaøn toaøn vöõng tin‛ Coâl 4:12 D. ‚Haõy choáng cöï noù, haõy ñöùng vöõng trong ñöùc tin‛ 1 Pheârô 5:9 E. ‚Xin Chuùa laøm cho loøng anh chò em vöõng vaøng, thaùnh khieát, khoâng coù gì ñaùng traùch tröôùc maët Ñöùc Chuùa Trôøi...‛ 1 Teâsaloânica 3:13. PHƢỚC HẠNH CỦA ĐỜI SỐNG TẠ ƠN Theo sự nghiên cứu của các nhà Tâm Lý Học về lợi ích của lòng biết ơn cho biết những ngƣời sống với tinh thần biết ơn, tạ ơn có khả năng quản chế nan đề đời sống và sự căng thẳng trong cuộc sống, luôn sống với thái độ lạc quan, cơ thể đƣợc tăng cƣờng sức kháng thể. Trải nghiệm và bày tỏ lòng biết ơn là phần quan trọng trong tiến trình phát triển tâm linh, bởi vì yếu tố này sẽ mở rộng tâm hồn và tác động vào trung tâm cảm xúc tích cực của não bộ. Tiến sĩ Robert Emmons, nhà chuyên môn lãnh vực lòng biết ơn (gratitude) là Giáo sƣ Tâm Lý Học tại Đại Học California – Chủ bút The Journal of Positive Psychology, đã nghiên cứu 1,000 ngƣời từ 8 tuổi đến 80 tuổi và khám phá rất lý 98


thú về lợi ích cho những ngƣời sống với tinh thần biết ơn và có tính cảm ơn qua 3 lãnh vực nhƣ thể chất, tâm lý, và giao tế: 1)

Lợi ích về thể chất (physical)

_ Có sức kháng thể mạnh hơn _ Ít bị bệnh nhức mỏi và đau nhức _ Huyết áp thấp hơn _ Năng tập thể dục và biết chăm sóc sức khỏe tốt hơn _ Có giấc 2)

Lợi ích về tâm lý (Psychology)

_ Có cảm xúc tích cực cao độ _ Cảm thấy minh mẫn, sống động, và tỉnh táo _ Cảm thấy yêu đời và thoải mái _ Cảm thấy lạc quan và hạnh phúc. 3)

Lợi ích về giao tế

_ Thể hiện tính hữu ích, rộng lƣợng, và cảm thông _ Thể hiện lòng tha thứ _ Thích xã giao tiếp xúc với ngƣời khác _ Cảm thấy ít bị cô đơn và ích bị cô lập. Đời sống Cơ đốc nhân sẽ đƣợc biến đổi, kết quả và tăng trƣởng tâm linh khi chúng ta thật sự ở trong Chúa Cứu Thế. Các bông trái thuộc linh nhƣ sự thiện lành, tình yêu thƣơng, lòng nhơn từ, niềm bình an và niềm vui sẽ tuôn tràn qua tâm hồn chúng ta với lòng biết ơn Ngài. Nhằm kiểm nghiệm những Cơ đốc nhân sống với thái độ biết ơn Thiên Chúa và luôn tạ ơn Ngài trong mọi hoàn cảnh, Mục Sƣ Tiến sĩ Charles Stanley đã liệt kê ra các đặc tính của ngƣời có lòng biết ơn nhƣ: A) Tinh thần tích cực (Positive) B)

Nhận thức sự hiện diện của Chúa (Aware of God's presence)

C) Khiêm nhƣờng (Humble) D) Tâm tình hoà thuận (peaceful) E)

Quan tâm (thoughtful) 99


F)

Lòng rộng rãi (Generous)

G) Không ích kỷ (unselfish) H) Tâm tình (Expressive) I)

Thân thiện (Friendly)

J) Động viên (Motivated) K)

Tâm tình phục vụ (Servant hearted)

L) Trung tín (Faithful) M) Kết quả (Fruitful) N) Vui mừng (Joyful). Cơ-đốc nhân trƣởng thành tâm linh luôn dâng lời cảm tạ Chúa "trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-su" (1 Têsalônica 5:18). Động từ "cảm tạ - give thanks" (The verb form for "giving thanks" is ταριστ ω (Strong's #2168), xuất phát từ nguyên văn "ân điển – grace", và động từ "cảm tạ" đƣợc đề cập 39 lần trong Tân Ƣớc. Từ Cảm tạ bao gồm ba lãnh vực nhƣ: 1) Cảm tạ Chúa bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng; 2) Cảm tạ Chúa bởi vì ân điển của Ngài ban cho nhân loại; 3) Cảm tạ Chúa bởi vì ân điển của Ngài đã đủ cho cuộc sống của chúng ta (2 Côrinhtô 12:9). Kính mời quí vị hãy cùng đến với lời Chúa phán dạy qua lăn kín thuộc linh thế nào là phƣớc hạnh của đời sống luôn biết ơn và dâng tâm tình tạ ơn Ngài qua mọi hoàn cảnh.

Phƣớc Hạnh Của Đời Sống Tạ Ơn Blessings For A Grateful Life – Thánh thi 100:1-5 1.

Lòng Tạ Ơn Kiến Tạo Một Đời Sống Khiêm Nhƣờng

A) "Ngƣời tự cao sẽ bị hạ thấp; Nhƣng ngƣời có lòng khiêm nhƣờng sẽ đƣợc tôn trọng" Châm ngôn 29:23 B) "Thật vậy, nhờ ân sủng, bởi đức tin mà anh chị em đƣợc cứu rỗi, đây không phải tự sức anh chị em, nhƣng là một tặng phẩm Đức Chúa Trời ban, cũng không phải do công đức anh chị làm, để không ai có thể khoe mình" Êph 2:8,9 100


2.

Lòng Tạ Ơn Kiến Tạo Một Đời Sống Cầu Nguyện

A) "Đừng lo lắng gì cả, nhƣng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời" Phi líp 4:6 B) "Ngƣời nào có tâm trí kiên định, Ngài ban cho sự bình an hoàn toàn. Vì ngƣời tin cậy nơi Ngài" Isa 26:3 3.

Lòng Tạ Ơn Kiến Tạo Một Đời Sống Vui Mừng

A) "Hỡi những ngƣời công chính, hãy vui mừng trong Chúa; và cảm tạ Danh Thánh Ngài" Thánh thi 97:12 B) "Nguyện họ dâng tế lễ tạ ơn và công bố những công việc của Ngài qua những bài ca vui vẻ" Thánh thi 107:22 4.

Lòng Tạ Ơn Kiến Tạo Một Đời Sống Biết Ơn

A) "Hãy dùng thánh thi, thánh ca và ca khúc thiêng liêng mà đối đáp nhau, hãy hết lòng đàn ca chúc tụng Chúa. Trong mọi việc, hãy luôn luôn nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta, cảm tạ Đức Chúa Trời là Cha" Êphêsô 5:19,20 B) "Tất cả những gì Đức Chúa Trời tạo ra đêù tốt đẹp, không có gì đáng bỏ cả, nhƣng chúng ta phải biết nhận lãnh với lòng biết ơn" 1 Timôthê 4:4. C) "Trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-su" 1 Têsalônica 5:18. 5.

Lòng Tạ Ơn Kiến Tạo Một Đời Sống Trƣởng Thành

A) "Vậy, vì anh chị em đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-su là Chúa, hãy bƣớc đi trong Ngài, hãy đâm rễ và xây nền trong Ngài, tăng cƣờng đức tin nhƣ anh chị em đã đƣợc dạy dỗ, và chan chứa lời cảm tạ" Côlôse 2:6,7. B) "Ê-pháp-ra...Ngƣời đã vì anh chị em mà chiến đấu luôn luôn trong sự cầu nguyện để anh chị em đứng vững, trƣởng thành và hoàn toàn vững tin trong mọi ý chỉ của Đức Chúa Trời" Côlôse 4:12 Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta sống mỗi ngày với lòng biết ơn và ca ngợi Ngài với tâm hồn tạ ơn trong thuận cảnh cũng nhƣ nghich cảnh.

101


Chƣơng 8 Hình Thành Tâm Linh Qua Ân Điển Của Đức Chúa Trời (Spiritual Formation Through Grace of God) Ân điển của Đức Chúa Trời (God‘s grace) sẽ uốn nắn cuộc đời và tƣơng lai của chúng ta. Mục đích của sự kiến tạo tâm linh của Cơ-đốc-nhân là biến đổi con dân Chúa mỗi ngày càng trở nên giống nhƣ Chúa Cứu Thế Giê-su (The goal of spiritual formation is to be transformed ―into the likeness of Jesus Christ‖ (Rô-ma 8:29; 2 Cô-rinh-tô 3:18). Theo Tự Điển Easton‘s Bible Dictionary định nghĩa rằng Sự Nhập Thể (Incarnation) là hành động ân điển nơi mà Chúa Cứu Thế đã lấy bản thể tự nhiên con ngƣời để hoà hợp với Ngôi vị thần hựu của Ngài, để trở thành con ngƣời. Đấng Christ vừa là Thƣợng Đế mà còn là con ngƣời (Fully God and Fully man). Ngôi vị Thần hựu đã đƣợc hiệp thông với bản thể nhân loại (Công vụ 20:28; Rôma 8:32; 1 Côrinht ô 2:8; Hêbơrơ 2:11-14; 1 Timôthê 3:16; Galati 4:4). Sự nhập thể của Chúa Cứu Thế bày tỏ ân điển diệu kỳ của Ngài cho nhân loại. Thật tuyệt vời cho nhân lọai chúng ta, khi Thiên Chúa chuẩn bị bảy loại ân điển khác nhau trƣớc khi tin nhận Chúa cho đến khi về an nghĩ trong nƣớc của Ngài. 1. Ân Điển Phổ Quát (Common Grace) – Đặc biệt là ân điển phổ quát, ân điển chung dành cho tất cả mọi ngƣời, ngƣời gian ác lẫn ngƣời công bình nhƣ mƣa, nắng, và không khí (2 Phêrơ 3:9-10; Luca 6:35; Rôma 2:5). 2. Ân Điển Cứu Chuộc (Saving Grace) - Những ai mở lòng tin nhận Chúa, thì sẽ nhận ân điển cứu chuộc của Chúa (Êph. 2:8; Công vụ 15:11; Êph. 1:7) 3. Ân Điển Biến Đổi (Transforming Grace) – Khi đã trở thành con cái của Chúa, thì Ngài sẽ biệt riêng chúng ta ra theo mục đích của Ngài và thánh hóa con ngƣời chúng ta mỗi ngày hầu trở nên giống Ngài càng hơn (Eph. 4:7; Eph. 3:7; Titus 3:5). 4. Ân Điển Trang Bị (Equipping Grace) – Chúa sẽ ban ân điển cho mỗi con cái của Ngài (Rôma 12:3) nhằm mục đích phục vụ nhà Ngài và gây dựng lẫn nhau (1 102


Cor. 1:7; 1 Cor. 12:4-11; Eph. 4:11-13; 1 Cor. 3:10; 1 Peter 4:10,11). 5. Ân Điển Quan Phòng (Keeping Grace) – Chúa luôn quan tâm và chăm sóc con dân của Ngài trong cuộc sống mỗi ngày dù trong thuận cảnh hay nghịch cảnh (1 Peter 5:7; Philippians 4:19; Phil. 4:7) 6. Ân Điển Thêm Sức (Empowering Grace) – Lắm lúc chúng ta đối diện với thử thách, bệnh tật, và nỗi đau khổ tâm hồn, ân điển thêm sức của Ngài sẽ nâng đỡ, an ủi chúng ta, và Thánh Linh của Ngài sẽ cầu thay cho nhu cầu của chúng ta (Ma-thiơ 5:45; 1 Cô-rinh-tô 1:4-5; Phi-líp 4:13; I-sa. 40:29-31) 7. Ân Điển Phấn Hƣng (Revival Grace) – ―Chúa cứu chúng ta bằng việc rửa sạch của sự tái sinh (rebirth) và sự đổi mới (renewal) bởi Đức Thánh Linh. Ngài đổ Đức Chúa Linh tràn đầy xuống trên chúng ta qua Chúa Cứu Thế Giê-su, Đấng Cứu Thế của chúng ta‖ (Tích 2:11-12; Tích 3:5; Thánh thi 19:7; Thánh thi 85:4). Latin: gratia (grace) _ gratia Dei (grace of God) _ sola gratia (grace alone) _ gratia communis (common grace) AÂn ñieån trong töø ngöõ Thaàn Hoïc coù theå hieåu raèng Ñöùc Chuùa Trôøi laø Ñaáng thöông xoùt vaø yeâu thöông, vaø chính Ngaøi laø Ñaáng coù quyeàn naêng ñaùp öùng nhu caàu saâu kín nhaát cuûa chuùng ta. AÂn ñieån daïy doã raèng Ñöùc Chuùa Trôøi ñaõ haønh ñoäng qua Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su haàu mang ñeán cho chuùng ta söï tha thöù vaø söï soáng môùi qua cuûa leã hi sinh cuûa Ngaøi treân caây thaäp töï giaù. AÂn ñieån baøy toû cho chuùng ta bieát veà thaùi ñoä cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi ñoái vôùi con ngöôøi chuùng ta laø söï chaáp nhaän, tình yeâu thöông, vaø taïo cô hoäi ñeå chuùng ta coù theå ñeán gaàn ngoâi thi aân cuûa Ngaøi (Heâbôrô 4:16). AÂn ñieån coù theå hieåu nhö laø söï ño löôøng cuûa sinh hoaït thaàn höõu maø Ñöùc Chuùa Trôøi baøy toû söï phaûn öùng hay phaùn quyeát tröôùc thaùi ñoä choáng nghòch vaø söï thôø ô cuûa con ngöôøi. Thaùnh Kinh ñaõ moâ taû Thieân Chuùa laø Ñaáng ñaày loøng aân hueä, aân phuùc trong haønh ñoäng (Xuaát haønh 34:6). AÂn ñieån thaàn höõu ñaõ ñöôïc thöïc thi trong vöôøn EÂ-ñen (Saùng theá 3:15b). Cöïu Öôùc (Old Testament) Trong ngoân töø Hibaùlai, coù 3 chöõ Hibaùlai moâ taû veà chöõ aân ñieån, aân hueä cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi trong Cöïu Öôùc. 103


1) ‚heøn - favor‛ aùm chæ veà söï ñöôïc ôn, söï ñöôïc aân hueä ban cho nhöõng ngöôøi yeáu keùm (Saùng theá 33:8) ñaëc bieät bôûi caùc vò vua (1 Samueân 27:5; EÂxôteâ 5:8). Daïng töø naøy nhaán maïnh veà söï töï do cuûa aân ñieån cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi (Saùng theá 6:8; Xuaùt haønh 33:12; Gieâreâmi 31:2). 2) ‚haønan – be gracious‛ moâ taû veà yù nghóa cuûa loøng thöông xoùt cho ngöôøi khaùc (Phuïc truyeàn 7:7- 8; Xuaát haønh 33:19). Taùc giaû Thaùnh thi keâu caàu aân hueä cuûa Thieân Chuùa haàu ñaùp öùng cho nhöõng ngöôøi coâ ñôn (Thaùnh thi 25:16), ngöôøi ñoùi khaùt (Thaùnh thi 111:4- 5), vaø ngöôøi phaïm toäi loãi (Thaùnh thi 51:1). 3) ‚hesed – mercy‛ coù nghóa laø loøng yeâu thöông, loøng thöông xoùt, tình yeâu thuûy chung. Ñöùc Chuùa Trôøi ñaõ thieát laäp moái lieân heä aân phuùc, aân hueä vôùi con ngöôøi vaø Ngaøi cuõng baøy toû tình yeâu thuûy chung qua nhöõng haønh ñoäng thieät thöïc (Saùng theá 47:29; Gioâ-sueâ 2:12; Ru-tô 3:10). Trong Thaùnh Kinh Cöïu Öôùc, chöõ ‚heøn‛ trong nguyeân vaên tieáng Hi-baù-lai moâ taû khaùi nieäm veà aân ñieån, söï ñöôïc ôn tröôùc maët Ñöùc Chuùa Trôøi (favor in the eyes of the Lord). Töø ‚heøn‛ naøy ñöôïc duøng khoaûng 60 laàn trong Cöïu Öôùc. Khaùi nieäm ñöôïc ôn ñöôïc nhaéc ñeán laàn ñaàu tieân nhaát laø khi saùch Saùng theá ghi raèng: ‚Nhöng Noâ-eâ ñöôïc ôn tröôùc maët Chuùa‛ (Saùng theá 6:8). Ngoaøi ra, Cöïu Öôùc coøn ghi laïi moät soá nhaân vaät Thaùnh Kinh coøn ñöôïc ‚ôn tröôùc maër Chuùa” nhö trong: a) Moâi se (Daân soá 11:4- 11) b) Ghi-ñeâ-oân (Thaåm phaùn 6:17) c) Vua Ña-vít (1 Samueân 2:26;16:22; 20:3,29) d) EÂxôteâ (EÂxôteâ 5:1- 8; 7:3; 8:5- 8) e) EÂxôra (EÂxôra 9:8) f) Gieâreâmi 31:2 Taân Öôùc (New Testament) Töø ngöõ Hi laïp ‚Charis‛ coù nghóa laø ‘grace abounding’ (huperbalousa charis 2 Coârinhtoâ 9:14), ‘super-abounding’ (huperpleonasen 1 Timoâtheâ 1:14). Töø Charis cuõng moâ taû nhö laø söï phöôùc haïnh ñaõ mang ñeán cho con ngöôøi bôûi Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su (Giaêng 1:17), coù theå so saùnh vôùi söï thöông xoùt vaø söï bình an (2 Giaêng 3; 1 Timoâtheâ 104


1:2; 2 Timoâtheâ 1:2; Tích 1:4). Trong Taân Öôùc, töø aân phuùc, ôn ñieån, vaø aân hueä ñöôïc ghi cheùp laïi nhieàu laàn vôùi nhieàu yù nieäm khaùc nhau nhö: a) b) c) d) e) f) g)

‚moät ôn‛ (Roâma 4:4) ‚aân hueä - credit‛ (Luca 6:32,33,34) ‚aân haäu - gracious‛ (Luca 4:22; Coâloâse 4;6) ‚ñöôïc ôn - favor‛ (Luca 1:30; 2:40,52) ‚laøm ôn - favor‛ (2 Coârinhtoâ 8:4) ‚coâng vieäc aân phuùc – gracious work‛ (2 Coârinhtoâ 8:6,7,19) ‚aân phuùc – blessing‛ (2 Coârinhtoâ 9:8).

Trong Ba Ngoâi Ñöùc Chuùa Trôøi, töø ngöõ thaàn hoïc aân ñieån lieân heä maät thieát vaø saâu nhieäm bôûi vì aân ñieån thaàn höõu ñeán töø Ba Ngoâi Ñöùc Chuùa Trôøi. AÂn ñieån cuûa Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su thöôøng ñöôïc duøng trong caùc lôøi chaøo thaêm vaø lôøi chuùc phöôùc khi töø giaû nhau (Roâma 16:20; 1 Coârinhtoâ 16:23; 2 Coârinhtoâ 13:14; Galati 6:18). Thaùnh Phao loâ noùi raèng bôûi aân hueä cuûa Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su, chuùng ta ñöôïc trôû neân giaøu coù vaø sung maõn taâm linh (2 Coârinhtoâ 8:9). AÂn ñieån cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi cuõng ñöôïc Thaùnh Phao-loâ tuyeân boá trong caùc böùc thö cuûa oâng (Roâma 15:15; 1 Coârinhtoâ 1:3; 3:10; 15:10; 2 Coârinhtoâ 4;15; 9:8, 14; 12:9; EÂpheâsoâ 1:7; 2:7; 1 Timoâtheâ 1:14). AÂn ñieån cuûa Ñöùc Thaùnh Linh ñöôïc moâ taû nhö tình yeâu thöông cuûa Thieân Chuùa ñöôïc baøy toû qua aân hueä ban cho cuûa Chuùa Thaùnh Linh (Heâbôrô 10:29; Xachari 11; 1 Coârinhtoâ 3:16; 12:11, 13; EÂpheâsoâ 1:12; 2:22). Thaùnh Kinh Taân Öôùc moâ taû aân ñieån cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi qua caùc töø ngöõ nhö: 1) ‚aân suûng doài daøo‛ (great grace) - Coâng vuï 4:33 2) ‚aân suûng thoáng trò‛ (sovereign grace) - Roâma 5:21 3) ‚aân suûng phong phuù‛ (rich grace) - EÂpheâsoâ 1:7; 2:7 4) ‚aân suûng khaùc nhau‛ (manifold grace) - 1 Pheârô 4;10 5) ‚aân suûng ñuû roài‛ (all-suficient grace) - 2 Coârinhtoâ 12:9 6) ‚aân suûng dö daät‛ (all-abundant grace) - Roâma 5:15,17,20 7) ‚aân suûng vinh quang‛ (glorious grace) - EÂpheâsoâ 1:6. Caùc nhaø Thaàn hoïc Tin Laønh tin raèng coù 6 loaïi aân ñieån khaùc nhau maø thieân Chuùa muoán ban cho con ngöôøi toäi loãi haàu hoï ñöôïc thanh taåy toäi loãi vaø tieáp tuïc ñöôïc thaùnh hoùa vaø laøm maïnh meõ hôn trong ñöùc tin theo Ngaøi.

1) AÂn ñieån phoå quaùt, aân ñieån chung (Common grace) A) Vaät theå (The physical realm) 105


B) Tri thöùc (The Intellectual realm) C) Ñaïo ñöùc (The moral realm) D) Söï saùng taïo (The Creative realm) E) Xaõ hoäi (The Societal realm) F) Tín ngöôõng (The religious realm) _ Thaùnh thi 84:11; 1 Coârinhtoâ 1:4 4 LYÙ DO TAÏI SAO CHUÙA LAÏI BAN AÂN ÑIEÅN PHOÅ QUAÙT CHO NHÖÕNG NGÖÔØI KHOÂNG TIN CHUÙA? 1) Ñöùc Chuùa Trôøi luoân mong muoán cöùu chuoäc nhieàu ngöôøi (2 Pheâ-rô 3:9- 10; 1 Timoâtheâ 2:4) 2) Chuùa muoán baøy toû söï thöông xoùt vaø loøng nhôn töø cuûa Ngaøi (Luca 6:35; Thaùnh thi 145:9; Maùc 10:21) 3) Chuùa muoán theå hieän söï coâng chính cuûa Ngaøi (Roâma 2:5) 4) Chuùa muoán theå hieän söï vinh quang cuûa Ngaøi. 2) AÂn ñieån cöùu chuoäc (Saving grace) – EÂpheâsoâ 2:8; Coâng vuï 15:11; EÂpheâsoâ 1:7; Tích 3:7; Tích 2:11; Giaêng 3:7; Roâma 3:24- 25 3) AÂn ñieån trang bò (equipping grace) – 1 Coârinhtoâ 1:7; 1 Coârinhtoâ 12:4- 11; 1 Pheârô 4:10,11 4) AÂn ñieån bieán ñoåi (Transforming grace) – EÂpheâsoâ 4:7; EÂpheâsoâ 3:7; 1 Pheârô 4:10,11 5) AÂn ñieån Quang phoøng (Keeping grace) – 1 Pheârô 5:7; Philíp 4:19; Philíp 4:7; EÂpheâsoâ 3:16; Thaùnh thi 91:11; Giu-ña 24; 2 Teâsaloânica 3:3; Giaêng 17:11,15; Khaûi huyeàn 3:10. 6) AÂn ñieån theâm söùc (Empowering grace) – 1 Coârinhtoâ 1:4- 5 AÂn ñieån trong quan ñieåm Thaùnh Kinh: 1) AÂn ñieån trong söï cöùu chuoäc (EÂpheâsoâ 2:1; Coâng vuï 16:31; EÂpheâsoâ 2:8- 9). AÂn ñieån cuõng ñöôïc tuoân traøn ñeán ngöôøi khaùc qua chuùng ta (2 Coârinhtoâ 9:8; 1 Pheârô 4:10). 2) AÂn ñieån trong söï thaùnh hoùa (Roâma 3:21 – 5:21; Roâma 6:1- 8:17). 106


3) AÂn ñieån trong söï phuïc vuï (2 Coârinhtoâ 9:8; 1 Coârinhtoâ 15:10). Ñöùc Chuùa Trôøi ban cho chuùng ta aân ñieån hay aân töù Thaùnh Linh ñeå phuïng söï vaø gaây döïng ngöôøi khaùc (Roâma 12:6; 1 Coârinhtoâ 12:11, 28- 31; EÂpheâsoâ 4:7- 8,11). Töø Hi ngöõ ‚charismata‛ baøy toû yù nieäm veà caùc aân töù thuoäc linh qua aân ñieån cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi. Thieân Chuùa ban theâm söùc maïnh cho con caùi cuûa Ngaøi nhaèm gaây döïng thaân theå Ñaáng Christ vaø nhöõng thaønh vieân trong thaân ñoù caøng taêng tröôûng gioáng Chuùa Cöùu Theá hôn (1 Coârinhtoâ 12:4; 7- 11; EÂpheâsoâ 4:11- 16; 1 Pheârô 4:10). Muïc ñích toái haäu cuûa vaán ñeà toâi luyeän aân töù Thaùnh Linh laø nhaèm laøm vinh hieån danh Ngaøi (EÂpheâsoâ 4:11). 4) AÂn ñieån trong söï chòu khoå (Philíp 1:29). Thieân Chuùa ñaõ traû lôøi vôùi Söù ñoà Phaoloâ khi oâng ñoái dieän vôùi söï khoå naïn raèng ‚... AÂn suûng Ta ñuû cho con roài...‛ (2 Coârinhtoâ 12:9). AÂn ñieån laøm taêng theâm söùc ñeå chuùng ta coù theå chòu ñöïng gian khoå vaø gaët haùi nhöõng lôïi ích töø söï chòu khoå. Ñöùc Chuùa Trôøi cho pheùp söï khoå naïn xaûy ra trong ñôøi soáng chuùng ta nhaèm giuùp chuùng ta caøng khieâm nhöôøng hôn vaø taêng cöôøng naêng löïc cho chuùng ta (2 Coârinhtoâ 12:7), ñeå toâi luyeän caù tính vaø nieàm hi voïng cuûa chuùng ta (Roâma 5:3- 5), ñeå giuùp chuùng ta caøng tröôûng thaønh taâm linh hôn (Gia-cô 1:2- 4). Nhöõng lôïi ích tích cöïc naøy töø söï chòu khoå cuõng kieán taïo ñôøi soáng thaùnh khieát vaø coâng chính cuûa con daân Chuùa. 5) AÂn ñieån trong söï ñoái thoaïi Cô ñoác laø daáu hieäu cuûa moät ñôøi soáng tröôûng thaønh taâm linh vaø phaûn aûnh phaåm tính cao quyù cuûa Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su. Chuùa Gieâsu ñaõ noùi ‚nhöõng lôøi aân haäu‛ (Luca 4:22), ‚... moâi mieäng Ngaøi ñaày aân suûng‛ (Thaùnh thi 45:2). Söù ñoà Phao-loâ khuyeân con daân Chuùa taäp duøng lôøi noùi theo göông cuûa Chuùa Gieâ-su ‚Lôøi noùi cuûa anh em phaûi coù aân haäu vaø neâm theâm muoái ngoõ haàu anh chò em bieát caùch ñoái ñaùp vôùi moïi ngöôøi‛ (Coâloâse 4:6). 6) AÂn ñieån trong moïi hoaøn caûnh khoâng bò giôùi haïn bôûi vì chính Ñöùc Chuùa Trôøi laø Ñaáng khoâng bò giôùi haïn. ‚Nhôø söï phong phuù cuûa Ngaøi, chuùng ta ñöôïc heát aân phuùc naày ñeán aân phuùc khaùc‛ (Giaêng 1:16). AÂn ñieån cuûa Chuùa raát phong phuù vaø troäi hôn nhu caàu cuûa con ngöôøi chuùng ta. Taùc giaû Heâbôrô coù baøy toû raèng ‚chuùng ta haõy vöõng loøng ñeán gaàn ngai aân suûng, ñeå ñöôïc thöông xoùt vaø tìm ñöôïc aân suûng khaû dó giuùp ñôõ chuùng ta kòp thôøi‛ (Heâbôrô 4:16). 7) AÂn ñieån trong Ngaøy Chuùa Taùi Laâm ñöôïc Söù ñoà Pheârô khuyeân lôn raèng ‚Vaäy, anh chò em haõy chuaån bò taâm trí, bình tónh, ñaët söï hy voïng hoaøn toaøn vaøo aân suûng seõ ñöôïc ban cho anh chò em trong ngaøy Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su hieän ra‛ (1 Pheârô 1:13). Bôûi aân ñieån cuûa Ñöùc Chuùa Trôøi, con daân Chuùa ñöôïc bieán ñoåi thaønh aûnh töôïng hoaøn haûo gioáng nhö Ngaøi (Philíp 3:20- 21; 1 Giaêng 3:2).

107


CHÖÙC NAÊNG CUÛA AÂN ÑIEÅN CUÛA CHUÙA: a) AÂn ñieån ñöôïc thöïc hieän qua ñöùc tin (Roâma 4:16; EÂpheâsoâ 2:8). b) AÂn ñieån coù theå cöùu roãi vaø thaùnh hoùa chuùng ta (Roâma 3:24- 26; 6:14; EÂpheâsoâ 2:8; Tích 2:11- 12). c) AÂn ñieån tuøy thuoäc vaøo quyeàn naêng thaùnh thöôïng (Roâma 6:14; 1 Coârinhtoâ 15:10; EÂpheâsoâ 2:8,9). d) AÂn ñieån taïo ra nhöõng coâng vieäc thieän laønh (EÂpheâsoâ 2:8- 10; Tích 3:8). e) AÂn ñieån nhaán maïnh Thaùnh Linh vaø boâng traùi Thaùnh Linh (Roâma 8:4, 13; Galati 5:16- 18, 22- 23). f) AÂn ñieån coù theå chuùng ta thoaùt khoûi aùch thoáng trò cuûa toäi loãi vaø luaät phaùp (Roâma 6:14; 8:13; Galati 5:16). g) AÂn ñieån mang ñeán söï töï do taâm linh vaø söï bình an trong cuoäc soáng (Giaêng 8:3132, 36; Roâma 6:14; 7:1- 6; 1 Coârinhtoâ 9:20; Galati 3:24- 25; 4:7, 21- 31; 5:1,18). h) AÂn ñieån giuùp chuùng ta caøng ñöôïc ôn hôn vaø theâm naêng quyeàn Thaùnh Linh ñeå haàu vieäc Chuùa (Roâma 8:13; 1 Coârinhtoâ 15:10; 2 Coârinhtoâ 3:18; Philíp 3:13- 14; 2 Pheârô 3:18). i) AÂn ñieån giuùp chuùng ta thaønh coâng (Roâma 5:20; 6:14; 8:1- 4, 13; 1 Coârinhtoâ 15:10; Galati 5:16). Trong quyeån saùch töïa ñeà ‚Ngöôøi Ñöôïc Phöôùc - A blessed One‛, Muïc Sö Ngoâ Vieät Taân bieân soaïn baøi giaûng NGÖÔØI ÑÖÔÏC PHÖÔÙC LAØ NGÖÔØI NHAÄN AÂN ÑIEÅN ÑÖÙC CHUÙA TRÔØI (A blessed one is the one who receives God’s grace) qua phaân ñoaïn Kinh Thaùnh trong saùch 2 Coârinhtoâ (Corinthians) 12:5- 10, Tít (Titus) 2:11- 15. 1. AÂN ÑIEÅN CUÛA ÑÖÙC CHUÙA TRÔØI LAØ NGUOÀN TÌNH YEÂU (Grace of God is the source of love) a) 1 Giaêng 4:10 b) 1 Timoâtheâ 1:14 c) EÂpheâsoâ 6:24 _ 2. AÂN ÑIEÅN CUÛA ÑÖÙC CHUÙA TRÔØI LAØ NGUOÀN CÖÙU CHUOÄC (Grace of God is the source of salvation) a) AÂn ñieån cöùu chuoäc bôûi ñöùc tin _ EÂpheâsoâ 2:8,9 b) AÂn ñieån tha thöù toäi loãi _ EÂpheâsoâ 1:7 c) AÂn ñieån yeâu thöông cuûa Chuùa _ Coâng vuï 15:11 108


3. AÂN ÑIEÅN CUÛA ÑÖÙC CHUÙA TRÔØI LAØ NGUOÀN QUYEÀN PHEÙP (Grace of God is the source of power) a) AÂn ñieån ñeå thaùnh hoùa _ Philíp 3:20,21 _ 2 Coârinhtoâ 5:1,8 _ Roâma 12:1 b) AÂn ñieån ñeå phuïc vuï _ Heâbôrô 12:28 _ 2 Phierô 3:14 _ Tít 2:11, 12 c) AÂn ñieån ñeå ñaéc thaéng _ 2 Teâsaloânica 2:16 _ EÂpheâsoâ 3:16 _ Thaùnh thi 143:11 _ d) AÂn ñieån quang phoøng _ 1 Coârinhtoâ 15:10 _ Thaùnh thi 37:25 _ Philíp 4:19 Döïa theo Evangelical Dictionary of Theology cuûa Walter A. Elwell, taùc giaû coäng taùc P. E. Hughes lieät keâ ra 2 loaïi aân ñieån chính nhö: 1) AÂn ñieån phoå quaùt, aân ñieån chung (Common grace) 2) AÂn ñieån ñaëc bieät (Special grace) - aân ñieån ñaëc bieät naøy laø doÑöùc Chuùa Trôøi cöùu chuoäc, thaùnh hoùa, vaø laøm vinh danh daân söï cuûa Ngaøi. AÂn ñieån ñaëc bieät chæ daønh cho nhöõng ngöôøi ñöôïc chuùa choïn vaø ban cho söï soáng ñôøi ñôøi qua döùc tin trong Chuùa Cöùu Theá Gieâ-su (1 Coâr. 15:10). P. E. Hughes trình baøy 4 loïai aân ñieån ñaëc bieät khaùc nhau nhö: a) Prevenient grace (aân ñieån phoøng bò) b) Efficacious grace (aân ñieån hieäu nghieäm) c) Irresistible grace (aân ñieån vöõng chaéc) d) Sufficient grace(aân ñieån ñaày troïn).

109


Chƣơng 9 Kiến Tạo Tâm Linh Qua Công Tác Của Đức Thánh Linh (Spiritual Formation Through The Works of The Holy Spirit) Thánh Kinh ghi chép rằng Đức Thánh Linh là Đấng Phù Hộ và ―Ngài là Thần Chân Lý… vì Ngài đang ở với các con và sẽ ở trong các con‖ (Giăng 14:17). Chúa Thánh Linh là Đấng kiến tạo đời sống tâm linh cách năng động cho con dân Chúa qua quyền năng thần hựu (divine power), và Ngài liên tiếp hành động sâu kín bên trong tâm hồn của con cái của Ngài (1 Cô-rinh-tô 2:10-13,16). Công tác của Đức Thánh Linh kiến tạo đời sống thuộc linh phấn hƣng và tƣơi mới cho con dân Chúa qua ba chiều kích nhƣ: Ngài làm việc ở trong chúng ta (The Holy Spirit‘s work in us), ở giữa chúng ta (among us), và qua chúng ta (through us). Thánh Kinh Cựu Ƣớc ghi lại thế nào Thần của Chúa đã đụng chạm đến những nhân vật Thánh Kinh nhƣ Ghi-đi-ôn, Đa-ni-ên, Sam-sôn, Đa-vít, và Sau-lơ. a) Thần của Chúa cảm động Ghi-đi-ôn (Thẩm phán 6:34) b) Thần của Chúa cảm động (came upon) Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 4:8; 5:14). c) Thần của Chúa cảm động (came upon) Samson (Thẩm phán 13:25; 14:5,6; 15:14,15; 16:20,21). d) Thần của Chúa (the Spirit of The Lord) came upon Đa-vít (1 Sa-mu-ên 16:13). e) Thần của Chúa rời khỏi (departed) vua Sau-lơ (1 Sa-mu-ên 16:14).

The works of the Holy Spirit in the life of the believer are as follows: Khi chúng ta đƣợc cứu rỗi linh hồn (At salvation): 1.

Đƣợc tái sanh (rebirth) Regeneration Giăng 3:6 2 Cô-rinh-tô 5:17 Cô-lô-se 2:13

2.

Chúa Thánh Linh ở cùng ngƣời tin Chúa (Indwelling each believer) Giăng 14:16-17 Rô-ma. 5:5; 8:9 110


1 Cô-rinh-tô 6:19 3.

Ngƣời tin Chúa chịu báp-tem hầu sát nhập vào Chúa Cứu Thế (Baptizing into union with Christ). 1 Cô-rinh-tô 12:13; Ga-la-ti 3:27

4.

Ngƣời tin Chúa đƣợc đóng ấn (Sealing each believer with Himself) Ê-phê-sô 4:30

5.

Ngƣời tin Chúa đƣợc ban sự sống đời đời (Providing eternal life) Giăng 3:16

6.

Ngƣời tin Chúa đƣợc trở nên công chính trong Đức Chúa Trời (Imputing Christ‘s righteousness). 2 Cô-rinh-tô 5:21 Phi-líp 3:9

7.

Ngƣời tin Chúa đƣợc ban mọi ơn phƣớc thiêng liêng (Blessing with every spiritual blessing) Ê-phê-sô 1:3

8.

Ngƣời tin Chúa đƣợc ban ân tứ Thánh Linh nhằm gây dựng Hội Thánh (Providing a spiritual gift for the edification of the church) 1 Cô-rinh-tô 12:4-7

Sau khi chúng ta đƣợc cứu rỗi linh hồn (After salvation): 1. Tôn vinh Chúa Giê-su qua đời sống của ngƣời tin Chúa (Glorifying Jesus in the believer‘s life) Giăng 16:14 2. Chúa Thánh Linh dạy dỗ chân lý (Teaching directly through the Word and gifted speakers) Giăng 16:13-15 Ê-phê-sô 4:11-16 3. Chúa Thánh Linh nhắc lại lời dạy cho ngƣời tin Chúa (Recalling Scripture to mind Giăng 14:26 111


Giăng 16:13 4. Chúa Thánh Linh thêm năng quyền (Filling - empowering and guiding) Ê-phê-sô 5:18 5. Ngƣời tin Chúa sống theo Thánh Linh (Sustaining spiritual walk) Gal. 5:16, 25 6. Chúa Thánh Linh giúp ngƣời tin Chúa hiểu biết ân phúc của Đức Chúa Trời (Illuminating the mind and making Scripture understandable) 1 Cor. 2:11-13

7. Chúa Thánh Linh ban các ân tứ cho ngƣời tin Chúa (Promoting the use of the believer‘s spiritual gift) Rô-ma 12:6-8 1 Cô-rinh-tô 12:4-10 1 Cô-rinh-tô 28-30 Ê-phê-sô 4:11

Báp-tem Bằng Thánh Linh – The Baptism by the Spirit. Báp-tem bằng Thánh Linh không phải là đƣợc xức dầu, nhƣng là kết quả của sự hoàn thành công tác cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Giê-su. Đó là món quà của sự thăng thiêng (an ascension gift). Mục đích của sự báp-tem bằng Thánh Linh là kết nối chúng ta với Đấng Christ giống nhƣ Đấng Christ kết nối với Đức Chúa Cha (1 Cô-rinh-tô 12:13). Báp-tem bằng Thánh Linh là trải nghiệm của tất cả ngƣời tin nhận Chúa. ―Như vậy, bởi đức tin tất cả anh chị em đều là con Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế Giê-su. Vì anh chị em tất cả đều đã chịu phép báp-tem vào trong Chúa Cứu Thế thì đã mặc lấy Chúa Cứu Thế.‖ (Ga-la-ti 3:26,27).

112


―Vì do cùng một Thánh Linh mà chúng ta chịu phép báp-tem để sát nhập vào một thân thể - người Do Thái cũng như Hy Lạp, kẻ nô lệ cũng như tự do, tất cả chúng ta đều được uống cùng một Thánh Linh.‖ (1 Cô-rinh-tô 12:13). Báp-tem bằng Thánh Linh đƣợc xảy ra lúc vừa đƣợc cứu rỗi, có nghĩa là lúc mở lòng tin nhận Chúa Giê-su. 1) Sanh bởi Thánh Linh (Born of the Spirit) ―Đức Giê-su đáp: "Thật vậy, Ta bảo ông, nếu một người chẳng sinh từ thiên thượng thì không thể thấy Nước Đức Chúa Trời!" Ni-cô-đem thưa: "Người đã già làm sao được sinh ra một lần nữa? Không lẽ lại trở vào lòng mẹ để được sinh ra lần thứ hai sao?" Đức Giê-su đáp: "Thật, Ta bảo ông, nếu không nhờ nước và Thánh Linh mà sinh ra, không một người nào được vào Nước Đức Chúa Trời! Thể xác sinh ra phần xác, Thánh Linh sinh hạ phần linh. Đừng ngạc nhiên khi Ta bảo ông cần phải được sinh lại từ thiên thượng. Gió muốn thổi đâu thì thổi, người nghe tiếng động nhưng không biết gió đến từ đâu và lại đi đâu. Người được Thánh Linh, sinh ra cũng giống như vậy." (Giăng 3:3-8). 2) Thánh Linh bảo chứng cơ nghiệp của chúng ta (Receiving the earnest of the Spirit) ―Thánh Linh là Đấng bảo chứng cho cơ nghiệp của chúng ta cho đến khi chúng ta nhận trọn sự cứu chuộc và ca ngợi vinh quang Ngài.‖ (Ê-phê-sô 1:14). ―Đấng đóng ấn sở hữu trên chúng tôi và ban Đức Thánh Linh trong lòng chúng tôi để bảo chứng.‖ (2 Cô-rinh-tô 1:22).

3) Thánh Linh niêm ấn chúng ta (sealed with the Spirit) ― Ấy lại cũng trong Chúa Cứu Thế, chính anh chị em sau khi nghe chân lý tức là Phúc Âm đã cứu rỗi anh chị em và sau khi tin Ngài được Đức Chúa Trời niêm ấn bằng Thánh Linh như đã hứa.‖ (Ê-phê-sô 1:13). ―Anh chị em đừng làm buồn Thánh Linh Đức Chúa Trời, nhờ Ngài anh chị em được đóng ấn cho ngày cứu chuộc.‖ (Ê-phê-sô 4:30). 4) Chúa Thánh Linh ngự trong chúng ta (Indwelt by the Spirit) ―Nếu Thánh Linh của Đức Chúa Trời thật sự ngự trong anh chị em thì anh chị em không sống theo xác thịt nhưng theo Thánh Linh, nếu ai không có Thánh Linh của Chúa Cứu Thế thì người đó không thuộc về Ngài.‖ (Rộ-ma 8:9). 5) Chúng ta đƣợc báp-tem trong một thân thể (Baptized into one body) ―Vì do cùng một Thánh Linh mà chúng ta chịu phép báp-tem để sát nhập vào một thân thể - ngƣời Do Thái cũng nhƣ Hy Lạp, kẻ nô lệ cũng nhƣ tự do, tất cả chúng ta đều đƣợc uống cùng một Thánh Linh.‖ (1 Cô-rinh-tô 12:13).

113


Báp-tem bằng Thánh Linh đặt để chúng ta trong thân thể của Chúa Cứu Thế. Tín hữu Hội Thánh Cô-rinh-tô đã đƣợc báp-tem bằng Thánh Linh, nhƣng họ vẫn sống theo bản tính xác thịt (1 Cô-rinh-tô 12:13; 3:1,2; 5:1; 6:1). Tín hữu Hội Thánh Ga-la-ti đã đƣợc báp-tem bằng Thánh Linh, nhƣng đã từ bỏ Chúa và quay trở lại thờ các thần khác (Ga-la-ti 1:6, 4:9).

Sự Đầy Dẫy Thánh Linh – Be filled by The Holy Spirit Đầy dẫy Thánh Linh cò nghĩa là gì? Chúa Thánh Linh đầy tràn trong chúng ta hầu hoàn thành thánh ý của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 5:18). Khi một ngƣời đƣợc đầy dẫy Thánh Linh là khi ngƣời đó đầu phục hoàn toàn hầu Chúa có thể toàn quyền điêù khiển, ảnh hƣởng hay hƣớng dẫn ngƣời đó làm theo đúng nhƣ lời Ngài dạy trong Thánh Kinh. Khi một ngƣời uống rƣợu và bị say sƣa, nó ảnh hƣởng lối suy nghĩ, lời nói, và cách cƣ xử trong nhiều hình thức khác nhau và có khi khiến ngƣời say có thái độ hay cử chỉ luông tuồng và tiêu cực. Kinh Thánh không lên ác vấn đề uống rƣợu, nhƣng lên ác ngƣời say rƣợu bởi vì rƣợu khiến con ngƣời mất sự kiểm soát. Vì thế, sự say rƣợu là tội lỗi. Thay vì say rƣợu, con dân Chúa phải cần đƣợc đầy dẫy Thánh Linh. ―Đừng say rượu, vì rượu đưa đến trụy lạc, nhưng phải đầy dẫy Thánh Linh.‖ (Ê-phêsô 5:18). _―Be filled with the Spirit‖ is God’s command, and He expects us to obey. _ The command is plural, so it applies to all Christians and not just to a select few. _ The verb is in the present tense—―keep on being filled‖—so it is an experience we should enjoy constantly and not just on special occasions. _ And the verb is passive. We do not fill ourselves but permit the Spirit to fill us. The verb ―fill‖ has nothing to do with contents or quantity, as though we are empty vessels that need a required amount of spiritual fuel to keep going. _ In the Bible, filled means ―controlled by.‖ ―They… were filled with wrath‖ (Luke 4:28) means ―they were controlled by wrath‖ and for that reason tried to kill Jesus. ―The Jews were filled with envy‖ (Acts 13:45) means that the Jews were controlled by envy and opposed the ministry of Paul and Barnabas. _To be ―filled with the Spirit‖ means to be constantly controlled by the Spirit in our mind, emotions, and will…But how can a person tell whether or not he is filled with the Spirit? _ Paul stated that there are three evidences of the fullness of the Spirit in the life of the believer: he is joyful (Eph. 5:19), thankful (Eph. 5:20), and submissive (Eph. 5:21– 33). Paul said nothing about miracles or tongues, or other special manifestations. 114


_ To be filled with the Spirit is to have the Spirit fulfilling in us all that God intended Him to do when he placed Him there. _ To be filled is not the problem of getting more of the Spirit: it is rather the problem of the Spirit getting more of us. We shall never have more of the Spirit than the anointing which every true Christian has received. On the other hand, the Spirit may have all of the believer and thus be able to manifest in him the life and character of Christ. _ A spiritual person, then, is one who experiences the divine purpose and plan in his daily life through the power of the indwelling Spirit. _ The character of that life will be the out-lived Christ. The cause of that life will be the unhindered indwelling Spirit (Ephesians 3:16-21; II Corinthians 3:18). Charles Ryrie states: ―Được đầy dẫy Thánh Linh nghĩa là được điêù khiển bởi Chúa Thánh Linh…‖ To be filled with the Spirit means to be controlled by the Spirit. The clue to this definition is found in Ephesians 5:18 where there is contrast and comparison between drunkenness and Spirit-filling. It is the comparison which gives the clue, for just as a drunken person is controlled by the liquor which he consumes, so a Spirit-filled Christian is controlled by the Spirit. This will cause him to act in ways which are unnatural to him, not implying that such ways will be erratic or abnormal, but asserting that they will not be the ways of the old life. Control by the Spirit is a necessary part of spirituality. Theo Sứ đồ Phao-lô, biểu hiện của một ngƣời đầy dẫy Thánh Linh là hát ca vịnh, những bài ca thiêng liêng nhƣ: ―Hãy dùng thánh thi, thánh ca, linh khúc mà đối đáp nhau, hãy hết lòng ca ngợi và chúc tụng Chúa. Trong mọi việc, anh chị em hãy luôn luôn nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta, cảm tạ Đức Chúa Trời là Cha.‖ (Ê-phêsô 5:19-20). ―…speaking to one another in psalms and hymns and spiritual songs, singing and making melody with your heart to the Lord; always giving thanks for all things in the name of our Lord Jesus Christ to God, even the Father‖ (Eph. 5:19-20). Điêù Cơ-đốc-nhân khác biệt giữa ngƣời chƣa tin Chúa là đƣợc tái sanh (born again), đƣợc nhận sự sống đời đời, đƣợc báp-tem trong thân thể Chúa Cứu Thế, đƣợc Chúa Thánh Linh ngự trị, và đƣợc ấn chứng bởi Chúa Thánh Linh. Những công việc này của Chúa Thánh Linh là minh chứng hiện diện trong bất cứ Cơ-đốc-nhân thật. Thánh Phao-lô gọi các tín hữu Hội Thánh tại thành phố Cô-rinh-tô là ―…những người đã được thánh hóa trong Chúa Cứu Thế Giê-su, cũng được gọi là các thánh, cùng với tất cả những người ở khắp mọi nơi cầu khẩn danh Chúa Giê-su Cơ Đốc, Chúa của họ và của chúng ta‖ (1 Cô-rinh-tô 1:2). Thánh Phao-lô cũng nêu lên tình trạng của những tín hữu trƣởng thành và những tín hữu chƣa trƣởng thành tại thành phố Cô-rinh-tô. 115


―Thưa anh chị em, tôi vẫn không thể nói với anh chị em như nói với những người thuộc linh, nhưng nói với những người xác thịt, như những trẻ sơ sinh trong Chúa Cứu Thế.‖ (1Cô-rinh-tô 3:1). Những tín hữu chƣa trƣởng thành sẽ sống theo bản tính xác thịt nhƣ ―Anh chị em vẫn còn ganh tị, xung đột, như thế không phải anh chị em vẫn còn xác thịt và sống như người thế gian sao?‖ (1 Cô-rinh-tô 3:3). Nhƣng những ngƣời trƣởng thành tâm linh sẽ sống bởi sự điêù khiển của Chúa Thánh Linh (Ga-la-ti 5:16), tăng trƣởng trong ân điển và trong sự hiểu biết của Chúa Cứu Thế (2 Phê-rơ 3:18), và mỗi con dân Chúa đƣợc kêu gọi, nhằm mục đích trang bị các thánh đồ trong công tác phục vụ, gây dựng Thân Thể Chúa Cứu Thế, cho đến khi tất cả chúng ta đạt đến sự hợp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con của Đức Chúa Trời, tiến đến mức trưởng thành, phát triển đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu Thế. Lúc ấy, chúng ta không còn trẻ con nữa, bị trôi giạt theo làn sóng và lôi cuốn quanh quẩn theo mỗi chiều gió thuyết lý, bị người ta mưu mẹo lừa đảo, bị người ta dùng thủ đoạn xảo trá lừa gạt. Nhưng Ngài muốn chúng ta nói lên sự thật trong tình yêu thương để trong mọi sự chúng ta tăng trưởng, vươn lên Đấng làm đầu tức là Chúa Cứu Thế từ Ngài toàn thân được kết cấu và hợp lại với nhau do gân cốt hỗ trợ; khi mỗi bộ phận hoạt động thích nghi thì thân thể tăng trưởng và tự gây dựng trong tình yêu thương. (Ê-phê-sô 4:12-16). Trong Thánh Kinh Cựu Ƣớc, sự đầy dẫy Thánh Linh rất hiếm hoi đƣợc ghi chép lại. Trong sách I-sa 63:10-11 có đề cập khi con ngƣời phạm tội và làm buồn lòng Chúa Thánh Linh: ―Nhưng họ đã phản nghịch Và làm buồn lòng Đức Thánh Linh của Ngài; Cho nên Ngài đã trở thành kẻ thù của họ; Chính Ngài chiến đấu chống lại họ. 11 Bấy giờ họ nhớ lại ngày xưa; Nhớ đến Môi-se và dân Ngài nên hỏi: Đấng đã đem họ ra khỏi biển Cùng với những người chăn và bầy chiên của Ngài đâu rồi? Đấng đã đặt Đức Thánh Linh của Ngài Ở giữa họ đâu rồi?‖ (I-sa 63:10-11). Pha-ra-ôn bàn với triều đình: "Ta tìm đâu thấy một người có thần của Đức Chúa Trời ngự như người này?" Pha-ra-ôn bảo Giô-sép: "Vì Đức Chúa Trời đã tỏ cho ngươi biết tất cả những điều này nên không có ai khôn ngoan nhận thức bằng ngươi cả. Ngươi sẽ lãnh đạo cung điện ta và toàn thể dân tộc ta phải phục tùng ngươi. Ta lớn hơn ngươi chỉ vì ta ngự trên ngai này mà thôi." Pha-ra-ôn bảo Giô-sép: "Đây, ta đặt ngươi lãnh đạo cả nước Ai-cập." (Sáng thế 41:38-41). Trong Thánh Kinh Tân Ƣớc, sự đầy dẫy Thánh Linh cần nhiều sự tác động của Chúa trên đời sống tâm linh của ngƣời tin Chúa. Ngƣời tín hữu chỉ đƣợc đầy dẫy Thánh Linh trừ phi ngƣời tín hữu đó sẳn sàng đầu phục Đức Chúa Trời. Có vài trƣờng hợp mà ngƣời đƣợc Chúa ban cho đầy dẫy Thánh Linh nh ằm bày tỏ chân lý của Ngài; Điển hình nhƣ: 116


Vừa khi Ê-li-sa-bét nghe tiếng Ma-ri chào, bào thai trong bụng bà liền nhảy mừng và Ê-li-sa-bét được đầy dẫy Đức Thánh Linh, reo lên: "Cô có phước nhất trong giới phụ nữ. Phước cho bào thai trong lòng cô! Do đâu tôi được vinh dự này, mẹ Chúa tôi đến thăm tôi? Vì khi tai tôi nghe tiếng cô chào, thì thai nhi trong lòng tôi liền nhảy mừng . Phước cho người nữ đã tin rằng những điều Chúa phán bảo nàng sẽ hoàn thành!" Rồi Ma-ri ca tụng: "Linh hồn tôi tôn vinh Chúa! Tâm linh tôi mừng rỡ nơi Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Rỗi tôi. Vì Ngài đã đoái đến người tớ gái hèn mọn của Ngài. Tất cả các thế hệ từ nay sẽ gọi tôi là người có phước. Vì Đấng Toàn Năng đã làm những việc trọng đại cho tôi, Thánh thay là danh Ngài! (L u-ca 1:41-49). Xa-cha-ri được đầy dẫy Đức Thánh Linh trong thời điểm ra đời của Giăng Báptít. Xa-cha-ri, cha đứa trẻ, được đầy dẫy Đức Thánh Linh và nói tiên tri: Ngợi khen Chúa là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì đã thăm viếng và cứu chuộc dân Ngài. (Lu-ca 1:67-68). Thánh Kinh Tân Ƣớc ghi lại về sự đầy dẫy Đức Thánh Linh đã xảy ra giữa cộng đồng con dân Chúa và Hội Thánh đầu tiên.

Công vụ 2:2-4 ―Thình lình có tiếng động từ trời như tiếng gió thổi mạnh, đầy cả nhà môn đệ ngồi Có những lưỡi như lửa xuất hiện, rải ra và đậu trên mỗi người. Tất cả đều đầy dẫy Thánh Linh, bắt đầu nói các ngôn ngữ khác theo như Thánh Linh cho họ nói.‖ Công vụ 4:8 ―Lúc ấy Phê-rơ được đầy dẫy Thánh Linh, đáp lời: "Thưa quý vị lãnh đạo nhân dân và quý vị trưởng lão!‖ Công vụ 4:31 ―Họ đang cầu nguyện thì phòng họp rúng động. Tất cả đều được đầy dẫy Thánh Linh, rao giảng lời Đức Chúa Trời cách dũng cảm.‖ Công vụ 7:55 ―Nhưng Sê-tiên đầy dẫy Thánh Linh, ngước nhìn lên trời, thấy vinh quang của Đức Chúa Trời và Đức Giê-su đang đứng bên phải Đức Chúa Trời.‖ Công vụ 9:17 ―A-na-nia ra đi, bước vào nhà ấy, đặt tay trên Sau-lơ mà bảo: "Anh Sau-lơ! Chúa đã sai tôi đến chính Đức Giê-su đã hiện ra với anh trên con đường anh đi đến đây để anh được sáng mắt lại và đầy dẫy Thánh Linh!" Công vụ 11:24 ―Vì Ba-na-ba là người tốt, đầy dẫy Thánh Linh và đức tin. Số người tin Chúa lại gia tăng rất nhiều.‖ 117


Công vụ 13:9 ―Nhưng Sau-lơ, cũng gọi là Phao-lô được đầy Thánh Linh, nhìn thẳng Si-môn‖. Công vụ 13:52 ―Còn các môn đệ Chúa được đầy dẫy Thánh Linh và vui mừng.‖

Các Điêù Kiện Để Đƣợc Đầy Dẫy Chúa Thánh Linh Conditions for Being Filled with the Spirit 1) ― Chớ dập tắt Thánh Linh‖ 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:19 2) ―"Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà thƣơng chủ kia, hoặc sẽ trọng chủ này mà khinh chủ kia. Các con không thể phục vụ vừa Đức Chúa Trời lẫn tiền tài.‖ Ma-thi-ơ 6:24 3) ―Đừng hiến chi thể anh chị em làm đồ dùng bất chính cho tội lỗi nữa, nhƣng hãy hiến chính mình anh chị em cho Đức Chúa Trời nhƣ một ngƣời từ chết sống lại, và dâng chi thể anh chị em làm đồ dùng công chính cho Đức Chúa Trời.‖ Rô-ma 6:13 4) ―Đừng rập khuôn theo đời này, nhƣng hãy đƣợc biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời.‖ Rô-ma 12:2 5) ―Anh chị em đừng làm buồn Thánh Linh Đức Chúa Trời, nhờ Ngài anh chị em đƣợc đóng ấn cho ngày cứu chuộc. Hãy lột bỏ khỏi anh chị em tất cả những cay đắng, giận hờn, thịnh nộ, kêu rêu, xúc phạm cùng mọi điều hiểm độc.‖ Ê-phê-sô 4:30,31. 6) ―Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi mình thì Ngài vốn là Đấng trung tín và công chính sẽ tha thứ tội lỗi chúng ta và thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.‖ 1 Giăng 1:9 7) ―Nếu chúng ta tự xét mình, chúng ta sẽ không bị đoán xét. Nhƣng khi chúng ta bị Chúa xét đoán để sửa phạt, chúng ta sẽ khỏi bị hình phạt chung với thế gian.‖ 1 Cô-rinh-tô 11:31-32 8) ―Anh chị em đã quên lời khích lệ mình nhƣ lời khuyên con: "Con ơi, đừng xem thƣờng sự sửa trị của Chúa, khi Ngài khiển trách, đừng ngã lòng. Vì Chúa sửa trị những ngƣời Ngài yêu, và ai đƣợc Ngài nhận làm con thì Ngài cho roi cho vọt.‖ Hê-bơ-rơ 12:5-6 118


9) Vậy thì, hoặc ăn, hoặc uống hay làm gì hãy vì vinh quang của Chúa mà làm. Đừng xúc phạm ngƣời Do Thái hay ngƣời Hy Lạp hay hội thánh Đức Chúa Trời. Hãy nhƣ tôi, cố làm vui lòng mọi ngƣời, không tìm kiếm lợi ích riêng, nhƣng lợi ích cho nhiều ngƣời để họ có thể đƣợc cứu rỗi. 1 Cô-rinh-tô 10:31-33

CÁC DANH XƢNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH 1. Thần Linh (Holy Spirit – Luca 11:13; Giăng 20:22) 2. Đấng Biện Hộ (Advocate – Giúp sức, Cố Vấn, An Ủi – Giăng 14:16; 26) 3. Thần Chân Thật (Spirit of Truth – Giăng 14:17) 4. Thần Thánh Khiết (Spirit of Holines – Rôma 1:4) 5. Thần của Sự Sống (Spirit of Life – Rôma 8:2) 6. Thần Trí của Con Nuôi (Spirit of Adoption – Rôma 8:15) 7. Thần của Đức Chúa Trời (Spirit of God – 1 Côrinhtô 2:11) 8. Thần Đức Tin (Spirit of Faith – 2 Côrinhtô 4:13) 9. Thần Linh Đời Đời (Eternal Spirit - Hêbơrơ 9:14) 10.Thần Ân Sủng (Spirit of Grace – Hêbơrơ 10:29)

VAI TRÕ CỦA ĐỨC THÁNH LINH The Works of The Holy Spirit 1. Bày tỏ Đức Chúa Cha và Chúa Giê-su Giăng 14:26; Giăng 16:13 Êph 3:2-6 119


1 Timôthê 3:16; 4:1 2. Kêu gọi con ngƣời đến sự cứu rỗi Giăng 14:26 Giăng 16:13 Êph 3:2-6 1 Timôthê 4:1 3. Ban sự sống Giăng 6:63 Rôma 8:11 2 Côr 3:6 1 Phêrơ 3:18 4. Giải hòa giữa Đức Chúa Trời và con ngƣời Giăng 3:5-8 Rôma 6:3-11 Rô-ma 7:4-6 Rô-ma 8:9-11 1 Cor 6:17-19 1 Cô-rinh-tô 12:12-13 Gal 3;14; 26-29 Êph 2:1-10 Ê-ph ê-s ô 4:3-16 120


Tích 3:4-7. 5. Ở trong chúng ta Giăng 14:17 Rôma 8:9; 11 1 Côr 12:13 6. Tái sanh Giăng 3:3-8 Giăng 6:63 Tích 3:5 7. Đổ đầy Thánh Linh Êph 5:18 Công vụ 4:8, 31 Công-vụ 6:3 Công vụ 9:17 C ông vụ 11:24 Công vụ 13:9 8. Thêm năng lực Rôma 8:13 Gal 5:17-18; 22-23 9. Dạy dỗ Giăng 14:26 Giăng 16:13 1 Giăng 2:20, 27 121


10.Hƣớng dẫn Giăng 14:17 Giăng 16:13 Gal 5:16, 25 Công vụ 8:29 Công vụ 13:2 Công vụ 15:7-9 Công vụ 16:6 Rôma 8;14 11.Thánh hóa 2 Côr. 3:18 Gal 5:16-25 Giu-đe 20-21 12.An ủi Giăng 14-16 13.Giúp cầu thay Rôma 8:26-27 14.Sanh quả Gal. 5:22-23 15.Ban ơn tứ Rôma 12:3-13 1 Côr. 12 Êph 4:7-16 122


1 Phêrơ 4:10-11.

Công Tác của Đức Thánh Linh Trong Đời Sống Ngƣời Chƣa Tin Chúa The Holy Spirit‘s Mission For Unbelievers Giăng 16:7-8 1. Chúa Thánh Linh bắt phục (conviction) Giăng 16:7-11 ―Nhưng Ta bảo các con sự thật này: Ta ra đi là ích lợi cho các con, vì nếu Ta không đi thì Đấng Phù Hộ sẽ không đến cùng các con. Nhưng nếu Ta đi, Ta sẽ phái Ngài đến cùng các con. Khi đến, Ngài sẽ làm thế gian nhận thức về tội lỗi, về lẽ công chính và về sự định tội: Về tội lỗi, vì họ không tin Ta; về lẽ công chính vì Ta sắp đi về cùng Cha và các con không còn thấy Ta nữa; và về sự định tội vì lãnh tụ trần gian này đã bị kết án rồi. ― 2. Chúa Thánh Linh cáo trách tội lỗi (The Holy Spirit convicts of sin) Giăng 16:8-9 ―Khi đến, Ngài sẽ làm thế gian nhận thức về tội lỗi, về lẽ công chính và về sự định tội: Về tội lỗi, vì họ không tin Ta.‖ 3. Chúa Thánh Linh giúp nhận thức về sự công chính (The Holy Spirit convicts of righteousness)

Giăng 16:10-11 ―về lẽ công chính vì Ta sắp đi về cùng Cha và các con không còn thấy Ta nữa; và về sự định tội vì lãnh tụ trần gian này đã bị kết án rồi.‖ 4. Chúa Thánh Linh giúp nhận thức về sự phán xét (The Holy Spirit convicts of judgment)

Giăng 16:11 ―và về sự định tội vì lãnh tụ trần gian này đã bị kết án rồi.‖ Khải huyền 14:7 ―thiên sứ lớn tiếng tuyên bố: "Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài vì đã đến giờ Ngài phán xét. Hãy thờ phụng Đấng sáng tạo trời, đất, biển và các nguồn nước." 1 Cô-rinh-tô 4:3-4 ―Nhưng nếu Phúc Âm của chúng tôi vẫn bị che khuất thì chỉ bị che khuất đối với những kẻ hư mất là những người vô tín mà thần đời này đã làm mờ tối tâm trí để họ không thấy ánh sáng Phúc Âm tỏa vinh quang của Chúa Cứu Thế, chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời.‖ 123


Rôma 8:1-2 ―Vậy bây giờ không còn sự đoán phạt đối với kẻ ở trong Chúa Cứu Thế Giê-su. Vì trong Chúa Cứu Thế Giê-xu luật của Thánh Linh sự sống đã giải thoát tôi khỏi luật của tội lỗi và của sự chết.‖ Rô-ma 8:14 ―Vì tất cả những ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con của Đức Chúa Trời.‖

SỐNG ÐẠO QUA QUYỀN NĂNG CHÖA THÁNH LINH Living By The Power Of The Holy Spirit – 1 Côrinhtô 2:10-15 1. ĐỨC THÁNH LINH BAN ĐỜI SỐNG MỚI (The Holy Spirit gives new life) A. ―Vì vậy nếu ai ở trong Chúa Cứu Thế, ngƣời ấy là một sinh vật mới; những điêù cũ đã qua đi, kìa mọi sự đêù trở nên mới‖ (2 Côrinhtô 5:17) 2. ĐỨC THÁNH LINH GIẢI PHÓNG TÍN HƢŨ KHỎI TỘI LỖI VÀ SỰ CHẾT (The Holy Spirit sets the believer free from sin and death) A. ―Vì trong Chúa Cứu Thế Giê-su luật của Thánh Linh sự sống đã giải thoát tôi khỏi luật của tội lỗi và của sự chết (Rôma 8:2). 3. ĐỨC THÁNH LINH LÀM TĂNG SỨC MẠNH BÊN TRONG (The Holy Spirit makes the Christian‘s heart strong) A. ―Tôi câù xin Chúa Cha, theo sự phong phú vinh quang Ngài, nhờ quyền năng Đức Thánh Linh, tăng cƣờng con ngƣời bề trong anh chị em‖ (Êphêsô 3:16). 4. ĐỨC THÁNH LINH HƢỚNG DẪN CON DÂN CHÖA (The Holy Spirit leads the Christian by setting apart for God and leading them into all truth) A. ―Vi tất cả những ai đƣợc Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đêù là con của Đức Chúa Trời‖ Rôma 8:14 B. ―Nhƣng khi Thánh Linh là Thần Chân Lý đến, Ngài sẽ hƣớng dẫn các con vào chân lý toàn vẹn‖ Giăng 16:13 C. Đức Thánh Linh giúp tín hữu hiểu biết lời Ngài 1 Côr. 2:9-14 5. ĐỨC THÁNH LINH BAN BÔNG TRÁI THÁNH LINH CHO TÍN HỮU (The Holy Spirit brings fruit in the life of the Christian). 124


A. Ngài ban bông trái Thánh Linh Galati 5:22-23 B. Chúa Thánh Linh ban quyền năng trong sự câù nguyện Giu- đe 20; Rôma 8:26-27; Êphêsô 6:18. 6. ĐỨC THÁNH LINH GIÖP TÍN HỮU CHIA XẺ PHÖC ÂM (The Holy Spirit makes the Christian able to tell to others the Good News) A. 1 Côrinhtô 2:1-5 B. Công vụ 6:10

125


Chƣơng 10 Hình Thành Tâm Linh Qua Tiến Trình Thánh Hóa. (Spiritual Formation Through The Process of Sanctification) Nhu cầu thiết yếu cho sự tăng trƣởng tâm linh cho con dân Chúa là yếu tố để sống đắc thắng, sống ý nghĩa, và sống lành mạnh. Vì thế, con dân cần đƣợc biến đổi, thanh lọc, uốn nắn hầu có thể lớn lên trong ân điển và tin kính Chúa. Theo đuổi sự thánh khiết nhằm trở nên gống Chúa Giê-su là một trận chiến lâu dài chống cự lại với thế gian, xác thịt, và ma quỷ. Sự hình thành tâm linh là tiến trình của sự thánh hóa. Đức Chúa Trời thực hiện công tác, nhƣng chúng ta phải tự kỷ luật để vâng phục Ngài. Chúa Thánh Linh làm tƣơi mới chúng ta (2 Cô-rinh-tô 4:16; 5:17). Chúng ta phải để Ngài tự do hành động trong đời sống của chúng ta. Các chữ liên quan tới “sự thánh hóa – sanctification”: ―holiness - sự thánh hoá” – Rô-ma 1:4; 2 Cô-rinh-tô 7:1; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13. “holy – thánh khiết” – Công-vụ 7:33; 1 Cô-rinh-tô 3:17; 2 Cô-rinh-tô 13:12. “saint – thánh đồ” – 1 Cô-rinh-tô 16:1; Ê-phê-sô 1:1; Phi-líp 4:21. “sanctuary - nơi thánh, đền thánh” – Hê-bơ-rơ 8:2. “sanctify or hallow – thánh hóa‖ – Ma-thi-ơ 6:9; Giăng 17:17; Hê-bơ-rơ 13:12. Động từ “thánh hoá – sanctify” có ba ý nghiã: 1) ―to render or acknowledge to be venerable, to hallow (Lu-ca 11:2; 1 Phê-rơ 3:15). 2) ―to separate from things profane and dedicate to God, to consecrate (Mathi-ơ 23:17; Giăng 10:36; 17:19; 2 Ti-mô-thê 2:21). 3) ―to purify‖ (Ê-phê-sô 5:26; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23; Hê-bơ-rơ 9:13.

126


SỰ THÁNH HOÁ TRONG THÁNH KINH TÂN ƢỚC 1. Điêù Kiện Thánh Hóa (Conditional sanctification). Ê-phê-sô 5:26 Hê-bơ-rơ 10:10 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13 Hê-bơ-rơ 10:14 Hê-bơ-rơ 10:29 Hê-bơ-rơ 13:12 1 Phê-rơ 1:2 2. Vị Trí Thánh Hoá (Positional sanctification). Công vụ 20:32 Công vụ 26:18 1 Cô-rinh-tô 1:2 1 Cô-rinh-tô 1:30 1 Cô-rinh-tô 6:11 Ê-phê-sô 1:4 Cô-lô-se 1:22 Cô-lô-se 3:12 Hê-bơ-rơ 2:11

3. Tiến Trình Thánh Hóa (Progressive sanctification). 127


Rô-ma 6:19,22 2 Cô-rinh-tô 7:1 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:4 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:7 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23 Hê-bơ-rơ 12:10 Hê-bơ-rơ 12:14 1 Phê-rơ 1:15,16 Khải huyền 22:11 4. Trải Nghiệm Thánh Hóa (Experiential sanctification). Rô-ma 12:2 1 Phê-rơ 1:14-16 Rô-ma 6 5. Hoàn Thành Thánh Hóa (Complete sanctification). Ê-phê-sô 5:27 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:13 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23

128


Chƣơng 11 Hình Thành Tâm Linh Qua Đào Tạo Môn Đệ 1. SỰ KÊU GỌI CỦA NGƢỜI CHĂN BẦY (The Call of the Pastor) Thánh Kinh đã ghi chép thế nào Đức Chúa Trời kêu gọi những ngƣời lãnh đạo và chăn bầy chiên của Ngài trong nhiều thời điểm khác nhau. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham (Sáng thế 12:1-5) Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se (Xuất hành 3:1-12) Đức Chúa Trời kêu gọi Ru-tơ (Ru-tơ 1:15-18) Đức Chúa Trời kêu gọi Sa-mu-ên (1 Sa-mu-ên 3:1-10) Đức Chúa Trời kêu gọi Đa-vít (1 Sa-mu-ên 16:6-13) Đức Chúa Trời kêu gọi Ê-xơ-tê (Ê-xơ-tê 4:9-17) Đức Chúa Trời kêu gọi Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 1:4-19) Đức Chúa Trời kêu gọi Ma-ri (Lu-ca 1:26-38) Trong sách 1 Phi-e-rơ 5:1-2 mô tả sự kêu gọi của ngƣời chăn bầy chiên của Chúa bao gồm 3 sứ mạng quan trọng: 1) Ngƣời Chăn Bầy hƣớng dẫn đàn chiên (A shepherd leads his flock). 2) Ngƣời Chăn Bầy nuôi dƣỡng đàn chiên (A shepherd feeds his flock with the Word of God). 3) Ngƣời Chăn Bầy bảo vệ đàn chiên trƣớc kẻ thù (A shepherd defends his flock from all their enemies). Sứ đồ Phê-rơ khuyên ngƣời chăn bầy chiên của Chúa là một đặc ân của sự kêu gọi thánh và chức vụ Ngài giao phó, không phải ―vì bắt buộc, nhưng vì vui lòng, như Đức Chúa Trời muốn anh em làm, không vì tham tiền nhưng hăng hái phục vụ;‖ (1 Phê-rơ 5:2).

2. SỰ CHUẨN BỊ CỦA NGƢỜI CHĂN BẦY (The Preparation of the Pastor) 129


Mục sƣ Thom Rainer, Giám đốc của Cơ quan Xuất Bản Văn Phẩm của Giáo Hội Báp Tít Nam Phƣơng Hoa Kỳ, đã hầu việc Chúa cho 4 Hội thánh tại Indiana, Kentucky, Florida và Alabama, và từng giữ chức vụ Giám Học (Dean) cho Đại Chủng Viện Báp Tít. Ông cũng là Tác giả của 21 quyển sách. Mục sƣ Thom Rainer chia sẻ rằng nếu bắt đầu lại chức vụ ông sẽ thực hiện 5 điều sau đây: 1) Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn trong sự cầu nguyện (I would spend more time in prayer.) 2) Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn trong việc học lời Chúa (I would spend more time in the Word.) 3) Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn về sự thích thú về những lời chỉ trích hơn là lo lắng về những lời chỉ trích của ngƣời khác (I would spend more time loving my critics than worrying about their criticisms.) 4) Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn với những tín hữu trong Hội Thánh (I would spend more time with the people of the Church.) 5) Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn với thân hữu (I would spend more time with the unchurched.)

3. SỰ XỨC DẦU CHO NGƢỜI CHĂN BẦY (The Anoint for the Pastor) Theo Tự Điển Từ Ngữ Complete Word Study Dictionary, từ ngữ ―xức dầu anoint‖ trong tiếng Hi-l ạp ―χριω - chrio‖ và tiếng Hi-bá-lai là ―masah‖, nghĩa là xức dầu lên trên đầu trong ngày Lễ vui mừng. Trong Thánh Kinh Cựu Ƣớc, các Thầy Tế Lễ đƣợc xức dầu trong đền thờ nhằm mục đích đƣợc biệt riêng ra và thánh hóa để phục vụ. ―Sau đó mặc cho A-rôn bộ áo lễ thánh, xức dầu cho người và hiến dâng người để người có thể phục vụ Ta với chức vụ thầy tế lễ. 14 Con cũng đem các con trai Arôn đến và mặc áo dài cho họ. 15 Xức dầu cho họ cũng như con đã xức dầu cho cha họ để họ có thể phục vụ Ta với chức vụ thầy tế lễ. Lễ xức dầu phong chức thầy tế lễ này có hiệu lực vĩnh viễn từ thế hệ này sang thế hệ khác." 16 Môi-se làm tất cả mọi điều đúng theo mạng lệnh CHÚA truyền dạy.‖ (Xuất hành 40:13-16). ―Đó là tên các con trai A-rôn tức các thầy tế lễ được xức dầu và tấn phong để phục vụ trong chức tế lễ.‖ (Dân số 3:3).

130


―Về phần các con, sự xức dầu các con đã nhận nơi Ngài vẫn ở trong các con. Nhưng sự xức dầu dạy dỗ các con mọi sự và sự xức dầu là thật, không phải giả dối. Như sự xức dầu ấy đã dạy các con, hãy ở trong Ngài‖ (1 Giăng 2:27). ―Nguyện xin Đức Chúa Trời bình an, là Đấng qua huyết của giao ước đời đời đem Chúa chúng ta, Đức Giê-su, Đấng chăn chiên vĩ đại, ra khỏi cõi chết, 21 trang bị cho anh chị em bằng mọi sự tốt lành để làm theo ý muốn Ngài và thực hiện trong chúng tôi điều đẹp lòng Ngài qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nguyện vinh quang quy về Ngài đời đời! A-men!‖ (Hê-bơ-rơ 13:20).

4. SỰ PHỤC VỤ CỦA NGƢỜI CHĂN BẦY (The service of the Pastor) Thánh vụ thiêng liêng của ngƣời chăn bầy là sự kêu gọi cần đƣợc sự xác quyết, sự xức dầu, sự khích lệ và sự cầu thay. Thánh Kinh đã mô tả những trọng trách và sứ mạng của ngƣời hầu việc trong nhà Chúa rất chi tiết và quan trọng nhƣ: 1) 2) 3) 4) 5) 6) 7)

Giữ gìn bầy chiên - Guard the flock (Công vụ 20:28). Nuôi dƣỡng bầy chiên - Feed the flock (Công vụ 20:28). Chăm sóc bầy chiên - Oversee the flock (Công vụ 20:28). Cƣu mang bầy chiên - Agonize over the flock (Công vụ 20:31). Nhận biết bầy chiên - Know the flock (Giăng 10:3). Trang bị bầy chiên - Equip the flock (Cô-lô-se 1:28). Dạy dỗ, khiển trách, khích lệ bầy chiên - Reprove, rebuke, exhort the flock (2 Ti-mô-thê 4:2). 8) Yêu thƣơng dịu dàng với bầy chiên - Tenderly love the flock (1 Tê-salô-ni-ca 2:7). 9) Rao giảng Phúc Âm cho mọi ngƣời -Evangelize the world (2 Ti-môthê 4:5). 10) Chịu khổ - Endure severe reactions (2 Ti-mô-thê 4:3). 5. NHU CẦU CỦA NGƢỜI CHĂN BẦY (The Needs of the Pastor) a) Nhu cầu cần sự Cầu Thay _ Cần quyền năng của Chúa để rao giảng Phúc Âm 131


_ Cần quyền năng của Chúa để bảo vệ chức vụ, cá nhân, và gia đình. _ Cần sự khôn ngoan, khải tƣợng, và ngƣời cộng tác để lãnh đạo và phát triển công việc Chúa giao phó. b) Nhu Cầu Cần Sự Khích Lệ Tại Canada, Tháng 10 là tháng các con dân Chúa bày tỏ lòng tri ơn, lòng biết ơn vị Mục Sƣ Quản Nhiệm bằng những cách thiệp cảm ơn, những món quà yêu thƣơng, và những buổi tiệc quản đãi công khó của ngƣời chăm sóc đời sống thuộc linh cho các tín hữu trong Hội Thánh. Cảm tạ ―Chúa chúng ta là Đấng đã ban đủ mọi phúc lành thiêng liêng trên trời cho chúng ta trong Chúa Cứu Thế.‖ (Ê-phê-sô 1:3b). Là ngƣời chăn bấy chiên của Chúa, chúng tôi cảm thông những trọng trách mà Ngài giao phó cho mỗi Tôi Tớ của Ngài nhƣ rao giảng sứ điệp Phúc âm, chăm sóc từng tín hữu từ tâm linh cho đến tinh thần và gia đình của con dân Chúa, lãnh đạo Hội Thánh theo đúng Thánh Ý của Ngài, vinh Danh Thiên Chúa giữa cộng đồng và xã hội đầy áp lực và thách thức, cầu thay cho con dân Ngài, và nhất là đi tìm những chiên lạc đem về Nhà Cha. Xin mời bạn hãy cùng nhau suy gẫm những điêù Kinh Thánh khuyên dạy chúng ta bày tỏ lòng tri ân cũng nhƣ kính trọng và yêu thƣơng vị chăn bầy của mình. 1. HÃY NHỚ ƠN GIẢNG DẠY MỤC SƢ CỦA BẠN ―Anh chị em hãy nhớ những ngƣời hƣớng dẫn, đã truyền lời Chúa cho mình…‖ (Hê-bơrơ 13:7a). 2. HÃY HỌC THEO ĐỨC TIN CỦA MỤC SƢ CỦA BẠN ―hãy chú ý xem kết cuộc nếp sống của họ và học đòi đức tin của họ.‖ (Hê-bơ-rơ 13:7b). ―Anh chị em hãy nhớ những ngƣời hƣớng dẫn, đã truyền lời Chúa cho mình, hãy chú ý xem kết cuộc nếp sống của họ và học đòi đức tin của họ.‖ (Hê-bơ-rơ 13:7). 3. HÃY VÂNG PHỤC ƠN LÃNH ĐẠO CỦA MỤC SƢ CỦA BẠN ―Anh chị em hãy vâng lời và phục tùng những ngƣời hƣớng dẫn mình vì họ chăm sóc linh hồn anh chị em nhƣ phải khai trình với Chúa…‖ (Hê-bơ-rơ 13:17a). ―Anh chị em hãy vâng lời và phục tùng những ngƣời hƣớng dẫn mình vì họ chăm sóc linh hồn anh chị em nhƣ phải khai trình với Chúa, để họ hân hoan thi hành nhiệm vụ, khỏi phải thở than, vì nếu có thì cũng chẳng ích lợi gì cho anh chị em.‖ (Hê-bơ-rơ 13:17). 4. HÃY QUÝ TRỌNG MỤC SƢ CỦA BẠN ―Thƣa anh chị em, xin anh chị em quý trọng những ngƣời làm việc khó nhọc giữa anh chị em…‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:12). 132


5. HÃY LẤY TÌNH YÊU THƢƠNG MÀ TÔN KÍNH MỤC SƢ CỦA BẠN. ―Hãy lấy tình thƣơng mà tôn kính họ vì công việc họ làm. anh chị em hãy sống hòa thuận với nhau.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:13) ―Thƣa anh chị em, xin anh chị em quý trọng những ngƣời làm việc khó nhọc giữa anh chị em, là những ngƣời nhân danh Chúa lãnh đạo và khuyên bảo anh chị em. 13 Hãy lấy tình thƣơng mà tôn kính họ vì công việc họ làm. anh chị em hãy sống hòa thuận với nhau.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:12-13). Tâm tình tri ân Mục Sƣ của bạn đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? _ Bạn có thể gởi một cánh thiệp viết những lời khích lệ và cảm ơn Mục Sƣ của bạn. _ Bạn có thể gởi tặng Gift Card hay món quà mang tính sở thích của Mục Sƣ của bạn. (Tín hữu của chúng tôi biết tôi thích uống Cà phê Tim Horton ở Canada, nên họ tặng Tim Horton Gift Card… sung sƣớng vô cùng!) _ Nếu Mục Sƣ của bạn sắp có đi vacation hay đi Cruise, hay đi Xứ Thánh ở Do Thái...bạn có thể gởi tặng theo nhu cầu này cũng rất giá trị tinh thần. _ Nếu bạn muốn Mục Sƣ của mình đƣợc ơn giảng dạy và mang những món ăn thuộc linh tƣơi mới và sâu nhiệm, hãy mua sách để tặng cho Mục sƣ của bạn. _ Điều quan trọng nhất là luôn nhớ cầu nguyện cho Mục Sƣ và gia đình của ông thƣờng xuyên. Nhơn tháng 10 Tri Ân Mục Sƣ của Hội Thánh nơi mà bạn đang đƣợc chăm sóc phần tâm linh, tình cảm, thể xác và tinh thần, hãy luôn nhớ cầu nguyện cho Mục Sƣ của bạn. Hầu Đầy Tớ của Chúa ―chuyên tâm phục vụ cho đẹp long Đức Chúa Trời‖, và ―kiên trì rao giảng lời Chúa, dù gặp thời hay không,…‖ (2 Ti-mô-thê 2:15; 4:2).

Đào Luyện Môn Đệ Theo Thánh Kinh Có bao giờ chúng ta suy gẫm câu nói này chƣa? ―Người trẻ sống với tương lai Người già sống với quá khứ Người khôn ngoan sống với hiện tại Người thuộc linh sống với đức tin.‖ ―Young people live in the future Old people live in the past Wise people live in the present Spiritual people live with faith.‖ 133


Tại sao con ngƣời cần sống với niềm tin, nhất là niềm tin trong Chúa Cứu Thế Giê-su? Niềm tin có phải là bí quyết của sự thành công trong cuộc sống? Trong danh ng ôn c ủa Trung Hoa ch ép c âu ―N ếu b ạn mu ốn s ống h ạnh ph úc – If you want happiness‖: ―Nếu bạn muốn sống hạnh phúc một giờ, hãy ngũ trƣa ―Nếu bạn muốn sống hạnh phúc một ngày, hãy đi câu cá ―Nếu bạn muốn sống hạnh phúc một tháng, lập gia đình ―Nếu bạn muốn sống hạnh phúc một năm, để lại gia sản ―Nếu bạn muốn sống hạnh phúc một đời, giúp ngƣời khác. Nhƣng nếu bạn muốn sống hạnh phúc đời đời nơi thiên đàng, hãy tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa cho linh hồn của mình. Cơ-đốc-nhân là ngƣời đặt lòng tin nơi Chúa Giê-su. Ngài đã phán rằng ―nhưng những ai tiếp nhận Ngài, nghĩa là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con Đức Chúa Trời.‖ (Giăng 1:12). Cơ-đốc-nhân là ai? Ai là ngƣời đƣợc tái sanh? Kinh Thánh cho chúng ta sự hiểu biết về Cơ-đốc-nhân nhƣ:        

Là ngƣời nhìn thấy và tin Chúa Giê-su (Giăng 6:40). Là ngƣời đi theo Chúa và học theo Ngài (Ma-thi-ơ 11:28-29). Là ngƣời nghe tiếng Chúa (Giăng 10:3, 16, 27, 28; Khải huyền 3:20). Là ngƣời ăn bánh hằng sống (Giăng 6:37,58). Là ngƣời đƣợc sanh lại bởi Thánh Linh (Giăng 3:5,6). Là ngƣời yêu thƣơng anh chị em mình (Giăng 13:34,35). Là ngƣời kính yêu Chúa (Mác 12:29,30). Là ngƣời yêu thƣơng ngƣời lân cận (Mác 12:31).

Ai là Môn đệ thật của Chúa Giê-su? Môn đệ thật của Chúa Giê-su không những là ngƣời tin nhận Chúa Giê-su, mà còn là ngƣời đi theo Chúa Giê-su. Môn đệ thật của Chúa Giê-su phải bằng lòng từ bỏ mọi sự để bƣớc đi theo Ngài (Lu-ca 14:33).  Môn đệ thật của Chúa Giê-su không những là ngƣời nghe theo lời dạy của Chúa, mà còn là ngƣời làm theo lời của Ngài (Giăng 14:15).  Môn đệ thật của Chúa Giê-su không những kính yêu Chúa Giê-su, mà còn thể hiện lòng kính yêu, đức tin và lòng tin cậy bằng hành động làm theo bất cứ điêù gì Ngài mong muốn.  Môn đệ thật của Chúa Giê-su phải đặt Ngài ƣu tiên trong mọi hoàn cảnh của đời sống (Lu-ca 14:26).  Môn đệ thật của Chúa Giê-su phải sẵn sang chịu khổ vì danh của Ngài (Lu-ca 14:27).  Môn đệ thật của Chúa Giê-su không những kính yêu Chúa với trọn cả tấm lòng, linh hồn, ý chí, và sức lực, mà còn thƣơng yêu những ngƣời khác nhƣ chính mình (Ma-thi-ơ 22:36-40; Mác 12:29-31). Trong Tự Điển The Oxford American Dictionary, chữ ―môn đệ - disciple‖ có nghĩa là ―một người học theo những sự dạy dỗ của một người khác, người mà người đó chấp nhận như là một người lãnh đạo – a person who follows the teachings of another, whom he accepts as a leader.‖ Trong Thánh Kinh Tân Ƣớc của Hi ngữ (Greek), từ ―Mathetes – disciple (môn đệ)‖ mô tả môn đệ ―không đơn thuần là một người học tập hay học sinh. Đó là (adherer) người chấp 134


nhận sự giáo huấn đã nhận lãnh và áp dụng nó vào lối sống của mình – means more than mere pupil or learner. It means an adherer who accepts the instruction given to him and makes it his rule of conduct.‖ Hi ngữ ―Matheteuo‖ có nghĩa là không những học tập để trở thành ngƣời đi theo giáo lý và lối sống của một ngƣời nào đó, mà môn đệ này có một mối liên hệ cá nhân với ngƣời lãnh đạo của mình, ngƣời đào luyện môn đệ. Kinh Thánh ghi chép lại các khuôn mẫu của ngƣời đào tạo môn đệ và môn đệ nhƣ:  Chúa Giê-su đi theo Đức Chúa Cha (Giăng 5:19).  Chúa Giê-su bảo các môn đệ phải đi theo Ngài (Ma-thi-ơ 9:9; Giăng 1:43).  Sứ đồ Phao-lô khuyên các môn đệ phải học theo gƣơng của ông (1 Cô-rinh-tô 11:1).  Sứ đồ Phao-lô khuyên Ti-mô-thê rằng hãy dạy các tín hữu học theo gƣơng của Ti-mô-thê (1 Ti-mô-thê 4:12,15).

1. Đào Luyện Môn Đệ Qua Lời Chúa. Khi có ngƣời hỏi Nhà Tỉ Phú Warren Buffett chìa khóa nào giúp ông thành công trong thƣơng trƣờng. Ông Warren Buffett chỉ ngón tay về một đống sách gần đó và nói rằng ―Tôi đọc khoảng 500 trang mỗi ngày.‖ Đây chính là lý do kiến tạo nên kiến thức và những điêù thích thú. Ngƣời ta cũng khám phá những điêù rất lý thú và cũng là bí quyết giúp các Doanh Nhân, các Nhà Tỉ Phú thành công chính là ĐỌC SÁCH, ĐỌC SÁCH, VÀ ĐỌC SÁCH MỖI NGÀY nhƣ một lối sống của họ. _ Bill Gates mỗi năm đọc 50 quyển sách. _ Mark Cuban đọc sách khoảng 3 giờ đồng hồ mỗi ngày. _ Mark Zuckerberg đọc một quyển sách mỗi 2 tuần lễ. _ Oprah Winfrey đọc một quyển sách thích nhất cho mình vào mỗi tháng. Theo Tom Corley, Tác giả của quyển sách Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals - Những Thói Quen Phong Phú: Những Thói Quen Thành Công Hằng Ngày của Các Người Giàu Có, thích đọc sách để đƣợc tăng kiến thức, giáo dục, và giúp thành công. Qua cuộc nghiên cứu, Tác giả Corley phân tích rằng: _ 11 phần trăm ngƣời giàu có đọc sách để giải trí, và 79 phần trăm ngƣời nghèo đọc sách để giải trí. _ 85 phần trăm ngƣời giàu đọc 2 hay hơn quyển sách giáo dục, sách liên quan nghề nghiệp, hay sách tôi luyện vào mỗi tháng, so sánh với 15 phần trăm của ngƣời nghèo. _ 94 phần trăm ngƣời giàu đọc những quyển sách mới xuất bản bao gồm tạp chí và Blogs, so sánh với 11 phần trăm của ngƣời nghèo. Elon Musk đƣợc biết là nhà phát minh, doanh nhân và tì phú nổi bật thế giới. Bằng sức lực và trí tuệ của mình, ông đã tạo ra 4 công ty có giá trị hàng tỉ Mỹ Kim nhƣ phần mềm, năng lƣợng, giao thông vận tải và hàng không. Trong đó, tập đoàn SpaceX của ông có tham vọng giúp loài ngƣời chinh phục sao hỏa. Bí quyết giúp Elon Musk am hiểu nhiều lãnh vực từ khoa học tên lửa, kỷ thuật, vật lý, trí tuệ nhân tạo đến năng lƣợng mặt trời và kinh doanh là thói quen đam mê đọc sách. Khi còn tuổi thiếu niên, Elon đọc rất nhiều sách. Theo ngƣời em trai Kimbal Musk, mỗi ngày Elon đọc 2 quyển sách và mỗi tháng đọc khoảng 60 quyển. Điều thú vị là các quyển sách thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Năm 2017, ngƣời ta cho biết Elon cũng là đồng sáng lập hai 135


công ty nỗi tiếng khác là hang xe điện Tesla Motors Inc và công ty thƣơng mãi toàn cầu Paypal. Tổng tài sản của Nhà Tỉ Phú trẻ 45 tuổi này khoảng 13,3 tỉ Mỹ Kim. Ông đƣợc xếp thứ 21 trong danh sách những ngƣời quyền lực nhất thế giới trong năm 2016 của Tạp Chí Forbes. Đọc sách không những là định hƣớng dẫn đến sự thành công trong thƣơng trƣờng, nhƣng cũng giúp con ngƣời đề phòng bệnh trầm cảm, sự căng thẳng của đời sống, bệnh mất trí (dementia). Một cuộc nghiên cứu khác cho biết rằng về 8 thói quen dẫn tới sự thành công trong cuộc sống nhƣ: 1) Đọc sách mỗi ngày. 2) Tập trung vào các công việc cao trọng. 3) Đặt sức khỏe của bạn ƣu tiên. 4) Học hỏi từ ngƣời mà bạn khen ngợi. 5) Hãy lên kế hoạch vào đêm trƣớc cho ngày kế tiếp. 6) Hãy hành động, dù ngay cả lúc sợ hãi. 7) Nên tạo cho mình chữ ―tại sao‖ cách mạnh mẽ và phấn khởi. Là Con dân Chúa, quí vị có trân quí và ham thích đọc lời Chúa và những quyển sách có giá trị bồi dƣỡng tâm linh chăng? Hãy cùng nhau suy gẫm thế nào những lợi ích của lời Chúa và sách Tin Lành sẽ kiến tạo cho quí vị một đời sống trƣởng thành tâm linh và sống đắc thắng nhằm vinh Danh Thiên Chúa. 1. Lời Chúa Giúp Chúng Ta Sống Đắc Thắng. A) Nhận lãnh ánh sáng chân lý và vƣợt khỏi bóng tối _ Êphêsô 4:17-24; Rôma 10:1-3 B) Tránh xa tội lỗi - Thánh thi 119:11 C) Chiến thắng kẻ ác – 1 Giăng 2:14 D) Chiến thắng giáo lý sai lạc - Công vụ 20:29,30,32; 2 Timôthê 3:13-15. 2. Lời Chúa Biến Đổi Chúng Ta Toàn Diện. A) Đời sống đổi mới - Hêb 4:12; Giacơ 1:18; Giăng 20:30,31; 17:3 B) Đổi mới tâm trí - Giăng 15:3; Êph 5:26-27; 4:22-24. C) Đổi mới tấm lòng – Rô-ma 12:2 3. Lời Chúa Kiến Tạo Đời Sống Khôn Ngoan Cho Chúng Ta. A) Hiểu biết khôn ngoan – Phi-líp 1:9-11; 4:8,9; Côl. 2:3-10; 3:1-4, 16,17; 4:5. B) Hiểu biết ý muốn của Đức Chúa Trời - Côl. 1:9-13; 1 Giăng 1:5-9 C) Khôn ngoan trong cách biện giáo – 1 Phêrơ 3:15; 2; 1 Phê-rơ 1:16-21 D) Phân biệt giáo sƣ giả và tà giáo. 4. Lời Chúa Giúp Chúng Ta Tăng Trƣởng Tâm Linh. A) Làm đức tin thêm mạnh mẽ - Rôma 10:17; Êph 3:17; 1 Giăng 5:4; 1 Tim 1:3-19; Hêb 10:38-39; 11:1-12:2. 5. Lời Chúa Giúp Chúng Ta Ở Trong Sự Tƣơng Giao Mật Thiết Với Chúa. 136


A) Ở trong lời Chúa - Giăng 15:7 B) Ở trong tình yêu của Chúa - Giăng 15:3-15 C) Ở trong niềm vui – Giăng 15:11 D) Ở trong sự hiệp thông – 2 Côrinht ô 13:14 E) Ở trong sự vâng lời - Giăng 15:9-10,14-15 F) Ở trong sự trông cậy - Giăng 15:5.

Định nghiã ―Lời Chúa – God’s word‖ Trong Thánh Kinh Cựu Ƣớc, lời của Chúa đƣợc xem nhƣ mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con ngƣời và tạo vật của Ngài. Lời của Ngài cũng phản ảnh tính thần hựu của Ngài. ―Các tầng trời do lời CHÚA làm nên, Tất cả các thiên thể nhờ hơi thở của miệng Ngài mà có‖ (Thánh thi 33:6) - God's word is creative ( Psalm 33:6 ) _ Lời Chúa là lời thánh - holy ―Về các tiên tri: Tâm trí tôi bấn loạn, Xương cốt tôi rã rời, Tôi giống như một người say, Người bị rượu chế ngự, Vì CHÚA, Vì các lời thánh của Ngài:‖ ( Jer 23:9 ). ―Lời CHÚA là lời trong sạch. Như bạc luyện trong lò nung bằng đất, Tinh luyện đến bảy lần.‖ (Thánh thi 12:6). ―Còn Đức Chúa Trời, đường lối Ngài là toàn hảo. Lời của CHÚA đã được tinh luyện, Ngài là thuẫn đỡ Cho mọi kẻ trú ẩn nơi Ngài.‖ (Thánh thi 18:30). _ Lời Chúa là lời trong sạch – flawless ―Lời CHÚA là lời trong sạch. Như bạc luyện trong lò nung bằng đất, Tinh luyện đến bảy lần.‖ (Thánh thi 12:6). ―Còn Đức Chúa Trời, các đường lối Ngài là trọn vẹn; Lời của Đức Giê-hô-va đã được luyện cho sạch; Ngài là cái khiên cho những kẻ nào nương náu mình nơi Ngài.‖ (Thánh thi 18:30). (2 Sam 22:31; Prov 30:5). _ Lời Chúa đƣợc ứng nghiệm - right and true ―Vậy Ma-nô-a hỏi người: "Khi lời của ngài được ứng nghiệm, thì đứa trẻ phải giữ những quy luật gì trong đời sống và trong việc làm?" … Đoạn Ma-nô-a hỏi thiên sứ của CHÚA: "Danh ngài là chi để chúng tôi biết mà tôn kính khi lời của ngài được ứng nghiệm?" (Thẩm phán 13:12, 17). (1 Sam 3:19 ; Psalm 33:4 ; Isa 55:11 ). _ Lời Chúa dạy về lòng kính sợ Chúa – teach to fear God ―Phải nhớ lại ngày anh chị em đứng trước mặt CHÚA, Đức Chúa Trời của anh chị em tại Hô-rếp, khi Ngài phán dạy tôi: "Con triệu tập dân chúng đến trước mặt Ta cho họ nghe lời Ta để tập kính sợ Ta suốt những ngày họ sống trên đất và để họ dạy lại cho con cái." (Phục truyền 4:10). (Deuteronomy 4:12 Deuteronomy 4:36 ; Neh 8:12 ) _ Lời Chúa có đầy quyền năng - all-powerful ―Chúa truyền lịnh, Thì ngay cả đàn bà cũng loan tin như một đạo binh đông đảo. 12 Các vua và các đạo binh bỏ chạy, họ chạy trốn. Những người đàn bà tại nhà chia của cướp được. 13 Dù các người ở lại giữa chuồng chiên, y Thì cũng có cánh bồ câu bọc bạc Và lông 137


nó mạ vàng xanh. 14 Đấng toàn năng đánh các vua ở đó Chạy tan tác như tuyết đổ tại Sanhmôn.‖ (Thánh thi 68:11-14). ―Ngài truyền lệnh ra trên đất; Lệnh Ngài được thi hành tức khắc. 16 Ngài cho tuyết phủ như tấm lông chiên; Ngài rải sương mai như tro bụi. 17 Ngài đổ băng gía xuống như đá sỏi; Ai có thể chịu nổi cơn giá lạnh của Ngài? 18 Ngài truyền lệnh tuyết liền tan ra; Ngài làm gió thổi, nước bèn chảy.‖ (Thánh thi 147:15-18). _ Lời Chúa có sức mạnh không tàn phá đƣợc -indestructible ―CHÚA phán: Lời Ta há không giống như lửa sao? như búa đập tan đá tảng sao?" (Giê-rêmi 23:29). _ Lời Chúa có giá trị đời đời - Eternal ―Lạy CHÚA, lời Ngài đứng vững đời đời trên trời.‖ (Thánh thi 119:89) - eternal ―cỏ khô, hoa rụng; nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời!‖ (I-sa 40:8 ). _ Lời Chúa là sự sống - life-giving ―Môi-se căn dặn họ: "Anh chị em phải nhớ nằm lòng những lời tôi long trọng công bố với anh chị em hôm nay, để anh chị em có thể dạy bảo con cái cẩn thận làm theo mọi lời của kinh luật này. 47 Đây không phải là những lời nói suông, nhưng là sự sống còn của anh chị em. Nhờ lời này anh chị em có thể sống lâu trong xứ anh chị em sắp chiếm hữu sau khi qua sông Giô-đanh." ( Deut 32:46-47). _ Lời Chúa giúp sống khôn ngoan - Wise ―Sự giải thích lời Chúa đem lại ánh sáng; Nó đem sự hiểu biết cho người chân thật.‖ (Thánh thi 119:130). _ Lời Chúa là điều đáng tin cậy - trustworthy ―Kính lạy CHÚA là Chúa của con, chính Ngài là Đức Chúa Trời. Lời Ngài phán chắc chắn sẽ thành tựu, và Ngài đã hứa ban cho tôi tớ Ngài phước lành này.‖ ( 2 Sa-mu-ên 7:28). Theo Thánh Kinh Tân Ƣớc, Phúc Âm cò thể mô tả qua các từ ngữ nhƣ: _ "Phúc Âm - the word" ―Vậy những người di tản đi đến đâu cũng truyền giảng Phúc Âm.‖ (Công vụ 8:4). (Công vụ 16:6 ; 1 Côr 15:2 ). _ "Đạo của Đức Chúa Trời - word of God" - Đạo của Đức Chúa Trời ngày càng phát triển, số tín hữu tại Giê-ru-sa-lem gia tăng nhiều lắm, cả một số đông các vị tế lễ cũng thuận phục Đạo.‖ (Công vụ 6:7). (Công vụ 12:24 ; Heb 13:7 ; 1 Phê-rơ 1:23). _ "Lời của Chúa - word of the Lord" ( Acts 8:25 ; 13:48-49). _ "Lời của ân điển của Ngài - word of his [God's] grace" ( Acts 20:32., _ "Lời của Đấng Christ - word of Christ" ( Rom 10:17 ; Col 3:16). _ "Lời của chân lý - word of truth" (Ê-phê-sô ; Cô-lô-se 1:5 ; Gia-cơ 1:18 ). _ "Lời của đức tin - word of faith" ( Rô-ma 10:8 ). _ "Lời của sự sống - word of life" ( Phi-líp 2:16 ).

138


NHỮNG BIỂU TƢỢNG CỦA KINH THÁNH 1. Kinh Thánh là ánh sáng – Thánh thi 119:105, 130; Châm ngôn 6:23 2. Kinh Thánh là thức ăn – Giêrêmi 15:16; 1 Phêrơ 2:1,2; 1 Côr. 3:1,2; Hêbơrơ 5:12-14. 3. Kinh Thánh là lửa – Giêrêmi 23:29; 20:9. 4. Kinh Thánh là cây búa – Giêrêmi 23:29. 5. Kinh Thánh là hạt giống – Mathiơ 13:1-23; Mác 4:1-20; Luca 8:4-15; 1 Phêrơ 1:23. 6. Kinh Thánh là cái gƣơng – Giacơ 1:22-25; 2 Côr. 3:18. 7. Kinh Thánh là nƣớc – Êphêsô 5:26. 8. Kinh Thánh là cây gƣơm – Êphêsô 6:17; Hêbơrơ 4:12 9. Kinh Thánh là niềm vui – Thánh thi 119:24 10. Kinh Thánh là cơ nghiệp đời đời – Thánh thi 119:111. A. Những Biểu Tƣợng Của Lời Chúa Là Gì? Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời, là chân lý, và là quyền năng để biến đổi và thánh hóa con ngƣời hầu càng giống nhƣ ảnh tƣợng của Chúa Cứu Thế vinh Danh Ngài. Toàn bộ Kinh Thánh đƣợc chia ra làm hai phần: Cựu ƣớc 39 quyển và Tân ƣớc 27 quyển. Kinh Thánh đƣợc chia thành bảy nhóm: Thánh Kinh Cựu Ƣớc (Old Testament): 1. 17 sách Lịch sử _ Sáng thế, Xuất hành, Sách Lê-vi, Dân số, Phục Truyền. _ Giô-suê, Thẩm phán, Rutơ, 1 Samuên, 2 Samuên, 1 Các vua, 2 Các vua, 1 Sử ký, 2 Sử ký, Êxơra, Nêhêmi, Êxơtê. 2. 5 sách Thơ văn – Gióp, Thánh thi, Châm ngôn, Giáo huấn, Nhã ca. 3. 17 sách Tiên tri – _ 5 Đại Tiên Tri – I-sa, Giêrêmi, Ai ca, Êxêchiên, Đaniên. _ 12 Tiểu Tiên Tri – Ô-sê, Giô-ên, A-mốt, Áp-đia, Giô-na, Mi-chê, Nu-hum, Habacúc, Sôphôni , A-ghê, Xachari, Malachi. Thánh Kinh Tân Ƣớc (New Testament): _ 4 sách Phúc Âm – Mathiơ, Mác, Luca, Giăng. _ Công Vụ _ 21 Bức thƣ * 13 Búc Thƣ của Phao-lô: 1) Rôma; 2) 1 Côrinhtô; 3) 2 Côrinhtô; 4) Galati; 5) Êphêsô; 6) Phi-líp; 7) Côlôse; 8) 1 Têsalônica; 9) 2 Têsalônica; 10) 1 Timôthê; 11) 2 Timôthê; 12) Tích; 13) Philêmôn. * 1 Bức Thƣ (Không rõ tác giả) – Hêbơrơ * 7 Bức thƣ – 1) Gia-cơ; 2) 1 Phê-rơ; 2 Phê-rơ; 1 Giăng; 2 Giăng; 3 Giăng; Giu-đe * Khải huyền.

139


Chƣơng 12 Hình Thành Tâm Linh Qua Các Kỷ Luật Tâm Linh Sự kỷ luật, đối với Cơ đốc nhân, không những bày tỏ lòng kính yêu Chúa mà còn phải dâng thân thể của chính mình nhƣ của lễ sống và thánh lên cho mục đích vinh hiển Danh Ngài. Kỷ luật tâm linh là thói quen lành mạnh và dấu hiệu của một đời sống trƣởng thành thuộc linh. Trong tiến trình kiến tạo phẩm hạnh thuộc linh, cách rèn luyện phẩm hạnh của Cơ-đốc-nhân là làm chủ cảm xúc, kiên định trong đức tin, và kỷ luật đời sống thuộc linh mỗi ngày. Thánh Kinh cũng giáo huấn chúng ta một số nguyên tắc và bài học rất thực tế, giá trị trong chiều kích tôi luyện chính con ngƣời của chúng ta hầu giúp chúng ta trở nên Cơ-đốc-nhân trƣởng thành và đắc thắng trong danh Chúa Giê –su nhƣ: ―Kỷ luật của Người Lính là ―chịu gian khổ‖ (2 Ti-mô-thê 1:3). Kỷ luật của Nhà Nông là chịu ―khó nhọc‖ (2 Ti-mô-thê 2:6). Kỷ luật của Lực Sĩ là ―khắc khe về đủ mọi thứ…và khắc phục thân thể‖ (1 Côrinh-tô 9:25,27). Kỷ luật của Cơ-đốc-nhân là học đạo trước khi sống đạo (1 Phê-rơ 2:12,16,17). Kỷ luật của Nhà Truyền Giảng là sống đạo trước khi giảng đạo, và trung tín phục vụ Chúa (2 Ti-mô-thê 2:1-13). Kỷ luật của Người Đắc Thắng là trung tín thờ phượng và phục vụ Chúa cho đến chết để được mão triều thiên của sự sống‖ (Khải huyền 2:10). John C. Maxwell nói rằng ―Những quyết định giúp chúng ta bắt đầu. Kỷ luật giúp chúng ta hoàn tất - Decisions help us start. Discipline helps us finish.‖ (Today Matters: 12 Daily Practices to Guarantee Tomorrow's Success). Jim Rohn tin rằng rằng ―Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu - Discipline is the bridge between goals and accomplishment.‖

Các Kỷ Luật Tăng Trƣởng Tâm Linh Của Cơ-đốc-nhân Disciplines of Growing Christians Thánh thi 119:6-16

1. Cơ-đốc-nhân Phải Sống Theo Lời Chúa (Christians must live according to God‘s word) 140


―Bấy giờ tôi sẽ không bị hổ thẹn Vì tôi chú tâm vào mọi điều răn của Chúa.‖ (Thánh thi 119:6). ―Tôi sẽ tuân theo các qui luật của Chúa; Xin chớ hoàn toàn từ bỏ tôi.‖ (Thánh thi 119:8). ―Người trẻ tuổi phải làm thế nào để giữ đời sống mình trong sạch? Phải tuân giữ lời Chúa.‖ (Thánh thi 119:9). 2. Cơ-đốc-nhân Phải Hết Lòng Tìm Kiếm Chúa (Christians must seek God wholeheartedly) ―Tôi hết lòng tìm kiếm Chúa, Xin chớ để tôi lạc xa các điều răn Ngài.‖ (Thánh thi 119:10). 3. Cơ-đốc-nhân Phải Tuân Giữ Lời Chúa (Christians must keep God‘s word) ―Người trẻ tuổi phải làm thế nào để giữ đời sống mình trong sạch? Phải tuân giữ lời Chúa.‖ (Thánh thi 119:9b). 4. Cơ-đốc-nhân Phải “giấu lời Chúa trong lòng” (Christians must hide God‘s word in their heart) ―Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi Để tôi không phạm tội cùng Ngài.‖ (Thánh thi 119:11). 5. Cơ-đốc-nhân Phải Cầu Xin Chúa Dạy Các Qui Luật Của Ngài (Christians must ask God to teach them) ―Lạy CHÚA, tôi ca tụng Ngài, Xin dạy tôi các qui luật Ngài.‖ (Thánh thi 119:12b). 6. Cơ-đốc-nhân Phải Công Bố Lời Chúa (Christians must speak God‘s word often) ―Môi tôi sẽ công bố mọi phán quyết từ miệng Ngài phán ra.‖ (Thánh thi 119:13). ―Hãy cảm tạ CHÚA, hãy cầu khẩn Danh Ngài; Hãy truyền cho muôn dân biết các việc quyền năng Ngài. 2 Hãy ca hát cho Chúa, hãy ca ngợi Ngài; Hãy công bố tất cả những việc diệu kỳ của Ngài.‖ (Thánh thi 105:1-2). 7. Cơ-đốc-nhân Phải Vui Thích Trong Lời Chúa (Christian must delight in obedience) ―Tôi vui mừng theo lời chứng của Chúa nhưn Vui vì giàu có.‖ (Thánh thi 119:14). ―Tôi vui thích trong qui luật của Chúa Và không quên lời Ngài.‖ (Thánh thi 119:16). ―Tôi yêu kinh luật Chúa biết bao, Suốt ngày tôi suy gẫm luật ấy.‖ (Thánh thi 119:97). ―Những người yêu mến kinh luật Chúa được bình an lớn Và không có gì làm cho họ vấp ngã.‖ (Thánh thi 119:165). 8. Cơ-đốc-nhân Phải Suy Gẫm Lời Chúa (Christian must learn God‘s word) 141


―Tôi sẽ suy gẫm về các mạng lệnh của Chúa Và chú tâm vào đường lối Ngài.‖ (Thánh thi 119:15). ―Ai là người khôn ngoan, hãy chú tâm đến những điều này Và suy gẫm đến tình yêu thương kiên trì của CHÚA.‖ (Thánh thi 107:43). 9. Cơ-đốc-nhân Không Nên Quên Lời Chúa (Cơ-đốc-nhân must never neglect God‘s word) ―Tôi vui thích trong qui luật của Chúa Và không quên lời Ngài.‖ (Thánh thi 119:16). ―Tôi không bao giờ quên các mạng lệnh Chúa Vì nhờ chúng mà tôi được sức sống.‖ (Thánh thi 119:93).

Kỷ Luật Tâm Linh Mục Sƣ Cần cho Đời Sống và Chức Vụ Mục Sƣ Tiến sĩ R. Kent Hughes (DMin, Trinity Evangelical Divinity School) là Mục Sƣ quản nhiệm của Hội Thánh College Church ở Wheaton, tiểu bang cũng nhƣ là nguyên Giáo Sƣ Thần Học Thực Dụng tại Chủng Viện Thần Học Westminster Theological Seminary ở Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, đã biên soạn khoảng 10 kỷ luật thuộc linh dành cho Mục Sƣ, Ngƣời Chăn Bầy.

1. Kỷ Luật về Sự Trong Sạch (Discipline of Purity). Hãy sống thánh khiết – ―Vậy, ý muốn của Đức Chúa Trời là anh chị em phải thánh khiết, tránh gian dâm. 4 Mỗi người phải biết giữ gìn thân thể mình thánh khiết và tôn trọng, 5 chớ chiều theo đam mê dục vọng như những người ngoại đạo không biết Đức Chúa Trời. 6 Đừng ai vi phạm hay lừa gạt anh chị em mình về vấn đề này vì Chúa là Đấng trừng phạt tất cả những điều đó như chúng tôi đã nói trước và cảnh cáo anh chị em. 7 Vì Đức Chúa Trời đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế nhưng sống thánh khiết. 8 Cho nên ai bác bỏ lời huấn thị trên thì không phải bác bỏ loài người nhưng khước từ Đức Chúa Trời, Đấng ban Đức Thánh Linh của Ngài cho anh chị em‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:3-8). ―Anh chị em đừng đề cập đến sự gian dâm, mọi hình thức đồi bại và tham lam, như thế mới xứng đáng là thánh đồ. 4 Đừng bao giờ nói lời tục tỉu, rồ dại hay giễu cợt bẩn thỉu là những điều không xứng đáng; nên dâng lời cảm tạ Chúa thì hơn. 5 Vì anh chị em phải ý thức rõ rệt rằng những kẻ gian dâm, đồi bại hoặc 142


tham lam vì tham lam là thờ thần tượng, đều không được hưởng Nước của Chúa Cứu Thế và của Đức Chúa Trời. 6 Anh chị em đừng để ai lừa dối mình bằng những luận điệu rỗng tuếch, chính vì những điều đó mà Đức Chúa Trời giáng cơn thịnh nộ trên những kẻ phản loạn chống Ngài. 7 Vậy, anh chị em đừng tham dự với họ.‖ (Ê-phê-sô 5:3-7). ―Hãy tránh xa dục vọng tuổi trẻ, nhưng theo đuổi công chính, đức tin, yêu thương và hòa hiếu cùng những người kêu cầu Chúa với tấm lòng thanh sạch‖ (2 Ti-môthê 2:22). ―Có thể nào một người mang lửa trên bụng Mà quần áo không cháy sao?‖ (Châm ngôn 6:27). ―Tôi đã lập giao ước với mắt tôi, Tôi không hề nhìn cô gái đồng trinh‖ (Gióp 31:1). ―Trong nhà không có ai lớn hơn tôi, chủ không giữ lại bất luận điều gì ngoại trừ bà vì bà là vợ ông chủ. Lẽ nào tôi làm điều đại ác và phạm tội với Đức Chúa Trời sao?" (Sáng thế 39:9). 2. Kỷ Luật Các Mối Liên Hệ (Discipline of Relationships). Sống đạo trong hôn nhân ―Hỡi các người chồng, hãy yêu vợ như Chúa Cứu Thế yêu hội thánh và hiến thân Ngài vì hội thánh, 26 để thánh hóa hội thánh, dùng nước và đạo mà rửa sạch, 27 nhằm trình ra cho chính Ngài một hội thánh quang vinh, không tì ố, không vết nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh khiết và toàn bích. 28 Cũng thế, các người chồng phải yêu vợ như yêu chính bản thân; chồng yêu vợ là yêu chính bản thân. 29 Chẳng có ai ghét bản thân, trái lại nuôi dưỡng, chăm sóc nó, đó chính là cách Chúa Cứu Thế đối xử với hội thánh, 30 vì chúng ta là các phần của Thân Thể Ngài. 31 Vì lý do này, "đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, cả hai sẽ thành một thân." (Ê-phê-sô 5:25-31). Đừng chọc giận con cái, nhƣng hãy giáo huấn con cái theo lời Chúa ―Hỡi những người làm cha, đừng chọc tức con cái mình nhưng hãy dưỡng dục chúng theo kỷ luật và giáo huấn của Chúa‖ (Ê-phê-sô 6:4). Hãy khuyên bảo nhau để xây dựng mối liên hệ với Chúa ―Đừng bỏ sự nhóm họp với nhau như thói quen của vài người, nhưng hãy khuyên giục nhau; anh chị em nên làm như thế nhiều hơn khi thấy Ngày Chúa càng gần.‖ (Hê-bơ-rơ 10:25). 143


3. Kỷ Luật Tâm Trí (Discipline of Mind). "Vì ai biết được tâm trí của Chúa. Ai sẽ cố vấn cho Ngài?" Nhưng chúng ta có tâm trí của Chúa Cứu Thế.‖ (1 Cô-rinh-tô 2:16 BDM). ―Sau hết, thưa anh chị em, bất cứ điều gì chân thật, điều gì đáng kính, điều gì công chính, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì cao quý; nếu có đức hạnh nào, nếu có điều gì đáng khen, anh chị em hãy suy nghĩ đến.‖ (Phi-líp 4:8). 4. Kỷ Luật Tỉnh Nguyện (Discipline of Devotion). ―Lạy Đức Chúa Trời tôi, Tôi mong muốn làm theo ý Ngài, Kinh Luật của Ngài ở trong lòng tôi.‖ (Thánh thi 40:8). 5. Kỷ Luật Thank Liêm (Discipline of Integrity). ―CHÚA ghê tởm môi gian dối, Nhưng người hành động chân thật làm hài lòng Ngài‖ (Châm ngôn 12:22). ―Nhưng Ngài muốn chúng ta nói lên sự thật trong tình yêu thương để trong mọi sự chúng ta tăng trưởng, vươn lên Đấng làm đầu tức là Chúa Cứu Thế‖ (Ê-phê-sô 4:15). ―Vì Đức Chúa Trời phán: "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi và "Ai mắng nhiếc cha mẹ sẽ bị xử tử.‖ (Thánh thi 15:4).

6. Kỷ Luật Của Lƣỡi (Discipline of Tongue). Bài thử nghiệm và thách thức cho Nhà Truyền Giảng không phải là khả năng giảng thuyết, giảng luận, mà chính là kỷ năng quản chế lời nói và cách đối thoại khôn ngoan nhằm gây dựng tâm linh. ―Nếu ai tưởng mình sùng đạo mà không kiềm chế lưỡi mình thì người ấy tự lừa dối, theo Đạo như thế thật là vô hiệu‖ (Gia-cơ 1:26).

7. Kỷ Luật Làm Việc (Discipline of Work). Thánh vụ chăn bầy là sự kêu gọi của những ngƣời có tâm tình và lòng cƣu mang cho công việc Nhà Chúa nhằm xây dựng Vƣơng quốc của Đức Chúa Trời và dâng sự vinh quang cho Ngài. 144


―Ban đầu, Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất. 2 Lúc ấy, đất không có hình thể và còn trống không. Bóng tối, bao trùm vực thẳm và Thần Linh của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước‖ (Sáng thế 1:1-2). ―Đức Chúa Trời tạo loài người theo hình ảnh Ngài. Ngài sáng tạo loài người như hình ảnh Đức Chúa Trời. Ngài tạo nên người nam và người nữ.‖ (Sáng thế 1:27). ―Vậy thì, hoặc ăn, hoặc uống hay làm gì hãy vì vinh quang của Chúa mà làm.‖ (1 Cô-rinh-tô 10:31).

8. Kỷ Luật Tính Kiên Trì (Discipline of Perseverance). Trong sách Hê-bơ-rơ 12:1-3 ghi lại 4 mạnh lệnh cho ngƣời bền chí bƣớc đi theo Chúa: ―Vậy nên, vì chúng ta có cả một đám mây nhân chứng rất lớn bao quanh, _ hãy vứt bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương, _ kiên trì chạy trong cuộc đua đã dành sẵn cho mình, _ 2 Ta hãy chăm chú hướng về Đức Giê-su là Đấng tác giả và hoàn thành của đức tin. _ Vì niềm vui mừng đặt trước mặt, Ngài chịu đựng thập tự giá, khinh sự sỉ nhục, nên được ngồi bên phải ngai Đức Chúa Trời.‖ 9. Kỷ Luật Hội Thánh (Discipline of Church). Các Mục Sƣ cần khích lệ con dân Chúa trung tín tham gia thờ phƣợng Chúa, dâng hiến, hầu việc Chúa bằng ân tứ Thánh Linh, và đầu tƣ vào giá trị vĩnh cửu. 10. Kỷ Luật Dâng Hiến (Discipline of Giving). Ngƣời hầu việc Chúa, Mục Sƣ, cần trung tín dâng hiến không những cho Hội Thánh địa phƣơng (2 Cô-rinh-tô 8:5) , mà còn dâng vào công việc truyền giáo, cơ quan từ thiện. Bởi vì, ban cho có phƣớc hơn là nhận lãnh ―Trong mọi việc tôi làm, tôi bày tỏ cho anh em thấy rằng phải làm việc như thế để giúp đỡ những người đau yếu, hãy nhớ lại lời Chúa Giê-su dạy: "Cho thì có phước hơn là nhận." (Công vụ 20:35).

Ngƣời chăn bầy rất cần phát huy các kỷ luật tâm linh trong đời sống nhằm chuẩn bị tấm lòng giảng dạy lời Chúa cũng nhƣ lãnh đạo hội chúng. Thói quen kỷ 145


luật tâm linh đóng vai trò khá quan trọng nhằm giúp ngƣời chăn bầy tôi luyện đời sống thánh khiết. Công tác rao giảng lời Chúa của ngƣời chăn bầy không những là công tác cao quý, mà còn là sự kêu gọi công bố lời Kinh Thánh cách trung tín và ―ta long trọng khuyên con: Hãy truyền giảng lời Chúa, hãy sẵn sàng, dù gặp thời hay không, cứ khuyên bảo, khiển trách và khích lệ với tất cả lòng kiên nhẫn để giáo huấn, 3 vì sẽ đến thời kỳ người ta không chịu nhận giáo lý chân chính, 4 nhưng theo tư dục mà quy tụ nhiều giáo sư quanh mình để dạy những điều bùi tai. Họ tránh không nghe chân lý nhưng xoay hướng về chuyện hoang đường. 5 Nhưng phần con, hãy luôn luôn sáng suốt bình tĩnh, chịu đựng gian khổ, làm trọn công việc của một người truyền giảng Phúc Âm và chu toàn nhiệm vụ trong thiên chức mình‖ (2 Ti-mô-thê 4:2-5).  Để lãnh đạo và giảng Phúc Âm vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, ngƣời chăn bầy cần chuẩn bị tấm lòng, đời sống thánh khiết, và đức tin trong mối tƣơng giao với Chúa Cứu Thế.  Để kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống tâm linh, ngƣời chăn chiên cần tìm kiếm sự thánh khiết và nếp sống hoà thuận với mọi ngƣời (Hê-bơ-rơ 12:14).  Để đƣợc trở nên càng giống nhƣ ảnh tƣợng của Chúa Cứu Thế Giê-su, ngƣời chăn bầy cần đƣợc biến đổi tâm trí và tâm linh (Rô-ma 8:29; Rô-ma 12:1-2).  Để kiến tạo tâm linh và tang trƣởng thuộc linh, ngƣời chăn bầy cần phát huy các đặc tính thuộc linh và phẩm hạnh.  Để nguồn phƣớc và sứ điệp Phúc Âm đƣợc tuôn tràn qua hội chúng, ngƣời chăn bầy cần thể hiện và phát huy kỷ luật tâm linh trong đời sống và chức vụ.  Để kiến tạo hội chúng thuộc linh mạnh khoẻ, ngƣời chăn bầy cần chuyên tâm giảng dạy lời Chúa với thuộc linh lành mạnh cùng sứ điệp của Phúc Âm cứu rỗi. Chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời – ―not I, but the grace of God that is with me‖ (1 Cô-rinh-tô 15:10), ngƣời hầu việc Chúa mới có thể đƣợc ơn khôn ngoan, ơn lãnh đạo, ơn sống đạo cũng nhƣ hoàn thành thánh vụ Chúa giao phó. Các Mục Sƣ cần trau dồi các kỷ luật tâm linh và nếp sống đạo nhằm hầu việc Nhà Chúa cách kết quả trong vai trò lãnh đạo, giảng dạy hội chúng. Sống kỷ luật tâm linh đóng vai trò quan trọng trong đời sống của Mục Sƣ hầu chuẩn bị lối sống thánh khiết, chuẩn mực, đầy dẫy Thánh Linh trƣớc khi rao giảng lời Chúa. Các Mục Sƣ không những cần đƣợc đổi mới con ngƣời bên trong mỗi ngày (2 Côrinh-tô 4:16), đổi mới tâm trí (Rô-ma 12:2), và giữ vững đức tin (2 Ti-mô-thê 4:7). Mục đích sống kỷ luật tâm linh của ngƣời hầu việc Chúa mà chính Chúa Giê-su 146


khuyên dạy là ―… hãy chiếu ánh sáng của các con trước mặt thiên hạ như thế, để họ thấy các công việc tốt đẹp của các con mà tôn vinh Cha các con ở trên trời.‖ (Ma-thi-ơ 5:16).

Kỷ Luật Trong Cuộc Đua Tâm Linh Discipline in The Spiritual Race 1 Cô-rinh-tô 9:24-27 Sứ mạng hết sức quan trọng của một Lực Sĩ Tâm Linh là phải ―TRANH ĐUA‖, ―CHẠY SAO CHO THẮNG CUỘC‖, ―THEO KỶ LUẬT KHẮC KHE VỀ ĐỦ MỌI THỨ‖, ―KHÔNG CHẠY VU VƠ…KHÔNG PHẢI LÀ ĐÁNH GIÓ‖, và ―PHẢI ÁP DỤNG KỶ LUẬT VÀ KHẮC PHỤC THÂN THỂ‖ (1 Cô-rinh-tô 9:24-27).

1. Sự Kêu Gọi Của Lực Sĩ Tâm Linh (The Call of the Spiritual athlete). A) Chúng ta đƣợc kêu gọi để ―Tranh Đua‖ (1 Côr 9:24) B) Chúng ta đƣợc kêu gọi để ―Chạy Sao Cho Thắng Cuộc‖ (1 Cô-rinh-tô. 9:24). 2. Sự Luyện Tập Của Lực Sĩ Tâm Linh (The Training Of The Spiritual Athlete). A) Chúng ta ―Phải theo kỷ luật khắc khe về đủ mọi thứ‖ (1 Cô-rinh-tô. 9:25). B) Chúng ta phải ―chịu‖ kỷ luật thân thể mình và ―nhờ Thánh Linh anh chị em làm chết các việc làm của thân xác thì anh chị em sẽ sống.‖ (Rô-ma 8:13b). 3. Sự Kỷ Luật Của Lực Sĩ Tâm Linh (The Disciplines Of The Spiritual Athlete). A) Chúng ta phải ―Đánh – fighting‖ (1 C ô-rinh-t ô 9:26). B) Chúng ta phải ―Chạy – Running‖ (Phi-líp 3:13-14). C) Chúng ta ―khỏi mệt mỏi, ngã lòng‖ (Hê-bơ-rơ 12:3). D) Chúng ta ―phải tranh tài đúng thể lệ mới được thưởng mão hoa chiến thắng‖ (2 Ti-mô-thê 2:5). E) Chúng ta phải ―vứt bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương‖ (Hê-bơ-rơ 12:1). F) Chúng ta phải ―kiên trì chạy trong cuộc đua đã dành sẵn cho mình‖ (Hê-bơ-rơ 12:1). 147


4. Mục Đích Của Cuộc Đua Tâm Linh (The Goal Of The Spiritual Race) A) Chúng ta phải ―nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.‖ (Hêbơ-rơ 12:2). B) Chúng ta phải ―hoàn tất cuộc chạy đua và giữ vững đức tin‖ (2 Ti-môthê 4:7). 5. Kết Quả Của Cuộc Đua Tâm Linh (The Outcome Of The Spiritual Race) A) Chúng ta hãy cẩn thận về chính lời giảng dạy và nếp sống đạo của mình bởi vì Sứ Đồ Phao-lô nhắc nhở rằng: ―Nhưng tôi phải áp dụng kỷ luật và khắc phục thân thể tôi, e rằng sau khi giảng dạy người khác, chính tôi lại bị loại chăng.‖ (1 Cô-rinh-tô 9:27). B) Chúng ta sẽ ―được mão hoa chiến thắng không phai tàn‖ (1 Cô-rinh-tô 9:25). Chúng ta sẽ đƣợc ―mão hoa chiến thắng dành cho người công chính‖ (2 Ti-mô-thê 4:8). Chúng ta phải ―trung tín cho đến chết, thì Ta sẽ ban cho con mão sự sống‖ (Khải huyền 2:10). C) Chúng ta đƣợc chiến thắng ―Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta chiến thắng nhờ Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta.‖ (1 Côrinh-tô 15:57). Trong ngày Chúa Quang Lâm, chúng ta sẽ ―Chúng ta là những người đang sống mà còn lại khi Chúa quang lâm, chúng ta sẽ không đi trước những người đã ngủ. 16 Vì khi mệnh lệnh ban ra cùng với tiếng gọi của thiên sứ trưởng và tiếng kèn của Đức Chúa Trời vang lên thì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống. Bấy giờ những người chết trong Chúa Cứu Thế sẽ sống lại trước hết, 17 rồi đến chúng ta là những người đang sống mà còn lại sẽ cùng họ được cất lên trong đám mây để nghênh tiếp Chúa trên không trung. Như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:15-17).

148


ĐỜI SỐNG SẴN SÀNG GẶP CHÖA Một lần nữa Chúa Giê-su đã nhắc nhở con dân Ngài rằng ―Vì thế, các con phải sẵn sàng vì Con Người sẽ đến vào giờ các con không ngờ‖(Ma-thi-ơ 24:44). Tiên tri Amốt cũng kêu gọi con dân Ngài ―Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy chuẩn bị để gặp Đức Chúa Trời ngươi‖ (A-mốt 4:12). Thái độ sẵn sàng gặp Chúa chính là: 1. Sẵn Sàng Cho Niềm Tin Của Mình A) Sẵn sàng trả lời. ―Nhưng trong lòng anh chị em hãy biệt riêng Chúa Cứu Thế làm Chúa. Luôn luôn sẵn sang để trả lời cho bất cứ ai hỏi anh chị em lý do nào anh chị em có hy vọng đó. Phải làm điêù này với sự nhu mì và kính trọng‖ (1 Phêrơ 3:15). B) Chuẩn bị đời sống tâm linh ―Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để các con khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm linh thì mong muốn nhưng thể xác lại yếu đuối‖ (Ma-thi-ơ 26:41). C) Sẳn sàng biện giáo ―Nhưng Ngài muốn chúng ta lấy tình yêu thương nói lên sự thật, để trong mọi sự chúng ta tăng trưởng, vươn lên Đấng làm đầu, tức là Chúa Cứu Thế‖ (Ê-phê-sô 4:15). ―Hãy cẩn thận, đừng để ai lường gạt mình với triết lý giả dối và rổng tuếch dựa vào truyền thống của loài người, theo nguyên tắc của thế gian, chớ không theo Chúa Cứu Thế‖ (Cô-lô-se 2:8). 2. Sẵn Sàng Làm Mọi Việc Lành A) Sẳn sàng làm mọi việc lành ―Các anh chị em của chúng ta cũng phải học tham gia vào những việc tốt đẹp để đáp ứng các nhu cầu cần yếu và như thế họ sẽ không sống một cuộc đời thiếu kết quả‖ (Tích 3:14). ―Vậy, đang khi có dịp tiện, chúng ta hãy làm việc lành cho mọi người, nhất là cho những anh chị em trong cùng gia đình đức tin‖ (Gal 6:10).

149


B) Sẵn sàng chia xẻ ―Họ phải làm điêù lành, phải giàu có trong việc thiện, phải sống rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ cho người khác‖ (1 Ti-mô-thê 6:18). 3. Sẵn Sàng Rao Giảng Phúc Âm A) ―Vì thế tôi cũng nóng lòng đến giảng Phúc Âm cho anh chị em là những người ở Rô-ma nữa‖ (Rô-ma 1:15). B) ―Chúng tôi truyền giảng Chúa Cứu Thế, dùng tất cả sự khôn ngoan để cảnh cáo mọi người, dạy dỗ mọi người, ngõ hâù chúng tôi trình diện mọi người cho Đức Chúa Trời như những người trưởng thành trong Chúa Cứu Thế‖ (Cô-lô-se 1:28). C) ―ta long trọng truyền bảo con: Hãy kiên trì rao giảng lời Chúa, dù gặp thời hay không, khi thì nài khuyên thuyết phục, khi thì khiển trách, khích lệ; hãy dạy dỗ với tất cả lòng nhịn nhục và quảng đại. Vì sẽ đến thời kỳ người ta không chịu nhận giáo lý chân chính, nhưng chiều theo dục vọng mà quy tụ nhiều giáo sư quanh mình để dạy những điêù êm tai. Họ ngoảnh tai đi không chịu nghe chân lý nhưng lại hướng về chuyện hoang đường. Nhưng phần con, hãy luôn luôn sáng suốt, bình tĩnh, chịu đựng gian khổ, làm trọn công việc của một người truyền giảng Phúc Âm và chu toàn nhiệm vụ trong thiên chức mình‖ (2Ti-mô-thê 4:2-5). 4. Sẵn Sàng Sống Nên Thánh Để Gặp Chúa A) ―Hãy tìm cầu hoà hiếu với mọi người và đeo đuổi sự thánh hóa, vì nếu không thánh hóa, không ai được thấy Chúa‖ (Hê-bơ-rơ 12:14). B) ―ta truyền bảo con phải vâng giữ lời răn dạy này mà sống cách toàn hảo, không tì vết, không chỗ trách được cho đến ngày Chúa chúng ta là Chúa Cứu Thế Giê-su quang lâm‖ (1 Ti-mô-thê 6:14). C) ―Hãy tránh xa sự gian dâm, mọi tội người ta phạm đêù là ngoài thân thể, nhưng người gian dâm phạm đến chính thân thể mình‖ (1 Cô-rinh-tô 6:15,19,20). D) ―Hãy thận trọng để trong anh chị em đừng có ai hụt mất ân sủng của Đức Chúa Trời; đừng để rễ cay đắng mọc ra gây rối và do đó làm ô uế nhiều người‖ (Hê-bơ-rơ 12:15). 150


E) ―Hãy lột bỏ khỏi anh chị em tất cả những cay đắng, thịnh nộ, giận hờn, kêu rêu, xúc phạm cùng mọi tính hiểm đọc. Anh chị em hãy nhân từ, thương cảm lẫn nhau, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh chị em trong Chúa Cứu Thế‖ (Ê-phê-sô 4:31-32). 5. Sẵn Sàng Qua Đời A) ―anh em làm gì mà khóc lóc cho đau lòng tôi. Chẳng những tôi chịu trói mà còn sẵn lòng chịu chết vì danh Chúa Giê-su tại Giê-ru-sa-lem‖ (Công vụ 21:13). 6. Sẵn Sàng Cho Sự Phán Xét Cuối Cùng A) ―Còn ngươi, tại sao lên án anh chị em mình? Sao ngươi khinh bỉ anh chị em mình? Vì tất cả chúng ta đêù sẽ ứng hầu trước toà án của Đức Chúa Trời‖ (Rô-ma 14:10). B) ―Khi Con Người đến trong vinh quang với tất cả thiên sứ, Ngài sẽ ngự trên ngai vinh quang. Mọi dân tộc sẽ được triệu tập trước mặt Ngài; Ngài sẽ phân chia họ ra như người chăn chiên tách chiên ra khỏi dê. Ngài sẽ để chiên bên phải và dê bên trái‖ (Ma-thi-ơ 25:31-33). C) ―Vì tất cả chúng ta đêù phải ra trước toà án Chúa Cứu Thế để mỗi người sẽ nhận phần của mình, tuỳ theo những điêù thiện, điêù ác mình đã làm khi còn ở trong thân xác‖ (2 Cô-rinh-tô 5:10). D) ―…Mỗi người sẽ bị phán xét tuỳ theo việc mình đã làm… Ai không được ghi tên trong sách sự sống đêù bị quăng xuống hồ lửa‖ (Khải huyền 20:13,15). E) ―Vì Đức Chúa Trời sẽ xét xử mọi việc, Dù lành hay dữ, Kể cả mọi việc kín giấu‖ (Giáo huấn 12:14).

151


Chƣơng 13 Kiến Tạo Tâm Linh Qua Nhóm Học Kinh Thánh Thánh Phao-lô khuyên bảo tín hữu Hội Thánh Tê–sa-lô–ni-ca cũng nhƣ mỗi chúng ta ―Vậy, anh chị em hãy khuyến khích lẫn nhau và xây dựng cho nhau như anh chị em vẫn đang làm - Therefore encourage one another and build up each other, as indeed you are doing.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:11). Kinh Thánh là Lời Hằng Sống có quyền năng để cứu vớt tội nhân, biến đổi đời sống, nâng đỡ ngƣời yếu đuối, thêm sức cho ngƣời mệt mỏi, và ban ơn khôn ngoan cho ngƣời khiêm nhu. Nhƣ vậy, ai là những ngƣời cần đọc Kinh Thánh? _ Ngƣời trẻ tuổi cần đọc Kinh Thánh để biết cách sống lành mạnh. _ Ngƣời già tuổi cần đọc Kinh Thánh để biết cách chết hạnh phƣớc trong Chúa. _ Ngƣời mệt mỏi cần đọc Kinh Thánh để đƣợc an nghĩ. _ Ngƣời bối rối cần đọc Kinh Thánh để đƣợc bình an. _ Ngƣời giàu cần đọc Kinh Thánh để sống thƣơng xót ngƣời khác. _ Ngƣời nghèo cần đọc Kinh Thánh để đƣợc an ủi. _ Ngƣời kiêu căng cần đọc Kinh Thánh để học sống khôn ngoan. _ Ngƣời học hỏi cần đọc Kinh Thánh để sống khiêm nhƣờng. _ Ngƣời tuyệt vọng cần đọc Kinh Thánh để nhận sự hi vọng. _ Ngƣời tội lỗi cần đọc Kinh Thánh để đƣợc cứu rỗi. _ Ngƣời kính sợ Chúa cần đọc Kinh Thánh để sống đẹp lòng Ngài. _ Ngƣời phục vụ Chúa cần đọc Kinh Thánh để dâng Vinh Quang lên Ngài. Vai Trò của cha mẹ Cơ-đốc dƣỡng dục con cái trong tiến trình Kiến Tạo Tâm Linh. Sự giáo huấn con cái là trách nhiệm quan trọng của bậc cha mẹ mà Thánh Kinh đã phán dạy rằng ―Hỡi những người làm cha, đừng chọc tức con cái mình nhưng hãy dưỡng dục chúng theo kỷ luật và giáo huấn của Chúa.‖ (Êphê-sô 6:4). _ Cha mẹ dùng lời Chúa để dạy dỗ con cái (Phục truyền 6:4-9). _ Cha mẹ hƣớng dẫn con cái theo đƣờng lối tin kính Chúa khi còn thơ ấu (Châm ngôn 22:6). _ Cha mẹ dạy dỗ con cái những điêù gì đúng, điêù gì sai (1 Các vua 1:6). _ Cha mẹ nên kỷ luật con cái khi cần thiết (Châm ngôn 29:17). 152


_ Cha mẹ nên thƣơng yêu con cái cách vô điêù kiện (Lu-ca 15:11-32). _ Cha mẹ làm gƣơng cho con cái qua nếp sống đạo (1 Ti-mô-thê 3:4). _ Cha mẹ truyền đạt di sản đức tin cho con cái (2 Ti-mô-thê 1:5). Kinh Thánh dạy chúng ta hiểu biết rằng sinh hoạt của nhóm nhỏ góp phần kiến tạo đời sống thuộc linh tăng trƣởng cho con cái Chúa. o o o o

Học Kinh Thánh (Bible study) - Studying Scripture to be equipped for every good work (2 Ti-mô-thê 3:16-17) Cầu nguyện (Prayer) - Confessing to and praying for one another (Gia-cơ 5:16) Phục vụ (Service) - Encouraging each other to love and good deeds (Hê-bơ-rơ 10:24-25) Tƣơng trợ nhau (Support) - Caring for one another (Ga-la-ti 5:13, 1Tê-sa-lô-nica 5:11 (Phi-líp 4:10)

Mục Đích Của Nhóm Nhỏ Small Group Purposes

• Để nhận biết Chúa cách cá nhân To get to know God in a more personal way • Để hiểu biết điêù mà các Cơ-đốc-nhân tin To understand what we believe as Christians • Để liên kết với những tín hữu khác To connect with other believers • Sinh hoạt vào nhóm nhỏ nhằm giúp các tín hữu tăng trƣởng đức tin To belong to a small group that will support believers in my growth • Bày tỏ lòng chân thành để quan tâm lẫn nhau To genuinely show care in tangible ways • Có cùng một mục tiêu lành mạnh và ý nghĩa To have good and meaningful Goals • Có thời gian chia sẻ và cảm thông Allow time for sharing and understanding • Dành thời gian để cầu thay cho nhau Spend designated time in prayer 153


• Dành thời gian để cùng nhau học Kinh Thánh Spend designated time in Bible study • Mỗi 3 tháng tổ chức các buổi thông công để cùng chung vui chúc mừng sinh nhật, và các ngày lễ khác. Plan quarterly social times outside regular meetings, such as celebrating birthdays or holidays

Lợi Ích Của Nhóm Nhỏ Cho Cơ- đốc-nhân 1. Con cái Chúa có cơ hội nói nhiều hơn khi sinh hoạt trong nhóm nhỏ (People talk more in small groups). 2. Các thành viên nhóm nhỏ nhận biết những ngƣời khác có cùng nan đề giống họ. Điêù này giúp họ cảm thông nhau hơn và nâng đỡ cho nhau (Group members realize that others have similar problems). 3. Các thành viên nhóm nhỏ có thể dùng ân tứ và tài năng của họ để phục vụ cho nhau (People use their gifts and talents to minister to one another). Hê-bơ-rơ 10:24 4. Các thành viên nhóm nhỏ khích lệ lẫn nhau nhằm gây dựng đức tin cho nhau (Small group members encourage each other in their faith.) Rô-ma 1:12 5. Các thành viên nhóm nhỏ khích lệ nhau để cùng tăng trƣởng đức tin (Small group members encourage each other to grow). 2 Cô-rinh-tô 1:4 6. Các thành viên nhóm nhỏ nhận lãnh trách nhiệm trong công việc điêù hành nhóm nhỏ (Group members hold each other accountable). Châm ngôn 27:17 7. Các thành viên nhóm nhỏ cầu nguyện cho nhau (Members pray for one another). (Ma-thi-ơ 18:20)

154


8. Con cái Chúa thích áp dụng điêù gì mà họ học hỏi đƣợc (People are more likely to practice what they learn). 9. Các thành viên nhóm nhỏ có thể giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn (Group members can help each other in hard times). 10. Tình bạn có thể là khởi đầu trong nhóm nhỏ (Friendships start in small groups).

Lợi Ích của Nhóm Nhỏ Học kinh Thánh Cho Học Sinh và Sinh Viên  

Đƣợc Tƣơng giao với Chúa - Connecting with God: Exploring one-on-one time with God in a Christ-centered environment. Đƣợc kết nối với cộng đồng tâm linh - Connecting in new spiritual communities: Gathering together with others who will remind you that you are a beloved child of God. Đƣợc tập luyện tâm linh cá nhân - Connecting in personal spiritual practices: Individual and community practices that strengthen our Christ-focused commitment through prayer, study, service, worship, spiritual direction and many others. Đƣợc kết nối trong mục vụ và sự phục vụ - Connecting in ministry & service: The healing actions we offer in the world flow from the Spirit of God at work in us and through us Đƣợc khám phá sự kêu gọi và nghề nghiệp - Exploring Calling and Career: including our God-given strengths and interests that lead us to make choices about how we want to spend our energy and time in work and ministry.

155


Chƣơng 14 Kiến Tạo Tâm Linh Qua Nếp Sống Đạo Sống Theo Ý Chúa Là Làm Đẹp Lòng Ngài Living According To God‘s Will is to please Him Cô-lô-se 1:9-14 1. Chúng ta làm đẹp lòng Chúa khi chúng ta kính yêu Ngài (We please God when we love Him). ―Đức Giê-su đáp: "Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết lý trí yêu kính Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. ― (Ma-thi-ơ 22:37). 2. Chúng ta làm đẹp lòng Chúa khi chúng ta làm vinh hiển Danh Ngài. (We please God when we glorify His Name). ―Vậy thì, hoặc ăn, hoặc uống hay làm gì hãy vì vinh quang của Chúa mà làm.‖ (1 Côrinh-tô 10:31). ―Vậy, giờ đây tôi cố gắng để được lòng loài người hay Đức Chúa Trời? Hay tôi cố tìm cách làm đẹp lòng loài người chăng? Nếu tôi vẫn muốn làm đẹp lòng loài người thì tôi không phải là đầy tớ của Chúa Cứu Thế.‖ (Ga-la-ti 1:10). 3. Chúng ta làm đẹp lòng Chúa khi chúng ta vâng lời Ngài. (We please God when we obey Him). ―Đây là cách yêu thương Đức Chúa Trời: Vâng theo điều răn của Ngài và những điều răn ấy không nặng nề,‖ (1 Giăng 5:3). "Không phải hễ ai nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa’ đều sẽ vào Nước Thiên Đàng đâu, nhưng chỉ những người làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời.‖ Ma-thi-ơ 7:21 ―Đức Giê-su đáp: "Ai yêu kính Ta sẽ vâng giữ lời Ta. Cha Ta sẽ yêu quí người, chúng ta sẽ đến ở với người đó.‖ (Giăng 14:23). 4. Chúng ta làm đẹp lòng Chúa khi chúng ta tin cậy Ngài. (We please God when we trust Him). ―Nhưng CHÚA vui lòng về người kính sợ Ngài, Là người trông cậy nơi tình yêu thương của Ngài.‖ (Thánh thi 147:11). 5. Chúng ta làm đẹp lòng Chúa khi chúng ta cảm tạ Ngài (We please God when we thank Him). 156


―trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-xu‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18). 6. Chúng ta làm đẹp lòng Chúa khi chúng ta học lời Ngài và cầu nguyện cùng Ngài. (We please God when we study His Word and pray to Him). ―Nếu các con cứ ở trong Ta và các lời của Ta vẫn ở trong các con, hãy cầu xin điều gì mình ước muốn thì sẽ được.‖ (Giăng 15:7). 7. Chúng ta làm đẹp lòng Chúa khi chúng ta sống trong Ngài. (We please God when we let Christ live His life in us) ―Vì đối với tôi, sống tức là Chúa Cứu Thế và chết là ích lợi.‖ (Phi-líp 1:21). ―Ai sống theo xác thịt thì không thể nào làm hài lòng Đức Chúa Trời.‖ Rô-ma 8:8 ―Vì lý do đó, từ ngày được tin về anh chị em, chúng tôi không ngừng cầu nguyện cho anh chị em, xin Đức Chúa Trời cho anh chị em hiểu thấu ý chỉ Ngài bằng tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết thiêng liêng, để anh chị em sống xứng đáng với Chúa, làm hài lòng Ngài mọi điều, kết quả trong mọi việc lành và càng ngày càng hiểu biết Đức Chúa Trời sâu rộng hơn‖ (Cô-lô-se 1:9,10).

Sống Theo Ý Chúa Qua Quyền Năng Đức Thánh Linh Living God‘s Will By The Power Of The Holy Spirit 1 Côrinhtô 2:10-15 1. Đức Thánh Linh ban đời sống mới. (The Holy Spirit gives new life) A) ―Vì vậy nếu ai ở trong Chúa Cứu Thế, người ấy là một sinh vật mới; những điêù cũ đã qua đi, kìa mọi sự đêù trở nên mới‖ (2 Côrinhtô 5:17). 2. Đức Thánh Linh giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết (The Holy Spirit sets the believer free from sin and death) A) ―Vì trong Chúa Cứu Thế Giê-su luật của Thánh Linh sự sống đã giải thoát tôi khỏi luật của tội lỗi và của sự chết‖ (Rôma 8:2). 3. Đức Thánh Linh làm tăng sức mạnh bên trong (The Holy Spirit makes the Christian‘s heart strong) A) ―Tôi câù xin Chúa Cha, theo sự phong phú vinh quang Ngài, nhờ quyền năng Đức Thánh Linh, tăng cường con người bề trong anh chị em‖ (Êphêsô 3:16). 4. Đức Thánh Linh hƣớng dẫn con dân Chúa (The Holy Spirit leads the Christian by setting apart for God and leading them into all truth) 157


A)―Vi tất cả những ai được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đêù là con của Đức Chúa Trời‖ (Rôma 8:14). B) ―Nhưng khi Thánh Linh là Thần Chân Lý đến, Ngài sẽ hướng dẫn các con vào chân lý toàn vẹn‖ (Giăng 16:13). C) Đức Thánh Linh giúp tín hữu hiểu biết lời Ngài ―Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa. Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời.‖ (1 Cô-rinh-tô. 2:10-11). 5. Đức Thánh Linh ban bông trái Thánh Linh cho con dân Chúa (The Holy Spirit brings fruit in the life of the Christian). A) Ngài ban bông trái Thánh Linh cho con dân Chúa. ―Nhưng trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, khiêm nhu, tiết độ, không có luật nào ngăn cấm các điều đó.‖ (Galati 5:22-23). B) Chúa Thánh Linh ban quyền năng trong sự câù nguyện ―Nhưng phần anh chị em, hãy gây dựng lẫn nhau trong đức tin rất thánh. Cầu nguyện trong Đức Thánh Linh.‖ (Giu- đe 20). ―Tương tự như vậy, Đức Thánh Linh cũng giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng ta không biết chúng ta nên cầu xin điều gì cho phải lẽ, nhưng chính Đức Thánh Linh cầu nguyện thay cho chúng ta bằng những lời rên siết không nói được. Đấng xét thấu lòng dạ con người biết ý tưởng của Đức Thánh Linh, vì Ngài cầu nguyện thay cho các thánh đồ theo như ý của Đức Chúa Trời.‖ (Rôma 8:2627). ― Hãy hết lòng cầu nguyện, nài xin; trong mọi trường hợp, hãy nhờ Thánh Linh mà cầu nguyện. Để đạt mục đích ấy, hãy tỉnh thức và kiên trì trọn vẹn, cũng hãy cầu thay cho tất cả các thánh đồ.‖ (Êphêsô 6:18). 6. Đức Thánh Linh giúp con dân Chúa chia sẻ Phúc Âm (The Holy Spirit makes the Christian able to tell to others the Good News) A) ―Thưa anh chị em, khi tôi đến với anh chị em, tôi công bố cho anh chị em huyền nhiệm của Đức Chúa Trời không phải bằng lời nói cao siêu hay khôn khéo, vì giữa vòng anh chị em, tôi quyết định không biết gì ngoài Chúa Giê-su Cơ Đốc là Đấng đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Về phần tôi, khi đến với anh chị em, tôi tỏ ra yếu đuối, sợ sệt và run rẩy. Tôi dạy và truyền giảng không phải 158


bằng lời thuyết phục khôn khéo nhưng do sự thể hiện Đức Thánh Linh và quyền năng‖ (1 Côrinhtô 2:1-4). B) ―Sê-tiên đầy dẫy ân sủng và quyền năng Đức Chúa Trời, thực hiện nhiều phép mầu và dấu lạ vĩ đại giữa dân chúng. Một số hội viên của hội đường tự do hợp với các người ở Sy-ren, A-lê-xan-đơ-ria, Si-li-si và Tiểu Á tranh luận với Sêtiên. Nhưng họ không chống lại nổi trí khôn cùng Đức Thánh Linh mà Sê-tiên nhờ cậy để nói;‖ (Công vụ 6:8-10).

LỜI NÓI ĐEM ĐẾN SỰ PHƢỚC HẠNH Gia-cơ 3:1-18 & Ma-thi-ơ 12:33-37 Lời nói của mỗi ngƣời có thể phản ảnh triết lý sống, thái độ sống, và sinh quan sống. Ca dao Việt Nam mô tả phong cách sống của ngƣời ví nhƣ: ―Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng‖ ―Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu‖ Tầm quan trọng của lời nói khi giao tiếp của ngƣời con gái, đầu tiên quan trọng nhất là tóc đuôi gà và thứ hai là ăn nói. ―Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên‖ Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân nhắc ý tứ. Thậ t phƣớc hạnh và vui sƣớng khi chúng ta đƣợc nghe những lời nói tốt lành, những lời nói hay, tế nhị, để cho con ngƣời sống thƣơng nhau hơn, gần gũi nhau hơn ―Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe‖ Ngƣời Việt chúng ta thƣờng nhắc nhau lời khuyên bảo hãy đánh lƣỡi bảy lần trƣớc khi nói chuyện với nhau. Bởi vì, ―Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau‖

159


Mục đích của cái khôn không phải để phô trƣơng tính khôn ngoan hay trí tuệ, mà để sống ƣu thế hơn qua tính trầm lặng và sâu nhiệm của tâm hồn cao quý và trƣởng thành. Vì thế, “Ngƣời khôn ăn nói nửa chừng Để cho ngƣời dại nửa mừng nửa lo” ―Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời‖ ―Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều, Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.‖ Trong cách giao tiếp với nhau, Thánh Phao-lô khuyên con dân Chúa ―Lời nói của anh chị em phải có ân hậu và nêm thêm muối ngõ hầu anh chị em biết cách đối đáp với mọi người.‖ (Cô-lô-se 4:6). Là con dân của Chúa, chúng ta nên nói những lời nào để đem đến SỰ PHƢỚC HẠNH CHO NGƢỜI KHÁC?

Lời Nói Nào Có Thể Kiến Tạo Sự Gây Dựng Cho Nhau? Lời Nói Nào Có Thể Gây Ra Sự Chia Rẽ Và Sự Tổn Thƣơng? Hãy cùng nhau suy gẫm sứ điệp qua lăn kính của Thánh Kinh: “LỜI NÓI ĐEM ĐẾN SỰ PHƢỚC HẠNH” 1. Lời Nói Kiến Tạo Sự Gây Dựng Cho Nhau Lời nói khôn ngoan giúp chúng ta sống khôn ngoan A) ―Lưỡi hiền lành là cây sự sống…‖ Châm ngôn 15:4a B) ―Môi miệng người khôn ngoan rao truyền sự tri thức‖ Châm ngôn 15:7a C) ―Miệng đối đáp giỏi là niềm vui cho một người và lời nói hợp lúc tốt đẹp biết bao‖ Châm ngôn 15:23 D) ―Miệng người công chính biết điêù thích hợp, còn miệng kẻ gian ác biết sự gian tà‖ Châm ngôn 10:32. Lời nói ân phúc mang đến sự hòa thuận A) ―Lời đáp dịu dàng làm nguôi cơn giận; Còn lời nói sổ sàng gây ra tức giận‖ Châm ngôn 15:1

160


B) ―… Và lời nói ngay thẳng được người yêu chuộng‖ Châm ngôn 16:13. C) ―Lười nói thiếu suy nghĩ như lưỡi gươm đâm thủng, nhưng lưỡi người khôn ngoan chữa lành‖ Châm ngôn 12:18. Lời nói tốt lành kiến tạo đời sống lành mạnh A) ―… Nhưng lời lành khiến lòng dạ người ta vui mừng‖ Châm ngôn 12:25b B) ―Lời nói dịu dàng như tàng mật ong, Ngọt ngào cho tâm hồn và lành mạnh cho xương cốt‖ Châm ngôn 16:24. C) “Lòng dạ ta sẽ mừng rỡ khi môi miệng con nói lời ngay thẳng” Châm ngôn 23:16. 2. Lời Nói Gây Ra Sự Chia Rẽ Và Sự Tổn Thƣơng Lời nói mang tính ác ý tạo nên sự tiêu cực cho đời sống A) ―… Còn lưỡi gian tà làm tinh thần suy sụp‖ Châm ngôn 15:4a B) ―…Nhưng môi miệng kẻ ngu dại đem huỷ hoại đến gần‖ Châm ngôn 10:13. C) ―Miệng người công chính là nguồn sự sống, Nhưng miệng kẻ gian ác che giấu điêù hung bạo‖ Châm ngôn 10:11. D) ―Miệng kẻ ngu dại là sự hủy hoại cho nó; Môi nó là cái bẫy gài linh hồn mình‖ Châm ngôn 18:7. Ngƣời nói nhiều dễ tạo nên sự xung đột A) ―Hễ nhiều lời thì sẽ không thiếu vấp phạm, Nhưng người khôn ngoan gìn giữ môi miệng mình‖ Châm ngôn 10:19 B) ―Môi kẻ ngu dại đem lại sự tranh chấp; Miệng nó mời mọc một trận đòn‖ Châm ngôn 18:6. Ngƣời nói xấu ngƣời khác tạo nên sự xung đột A) ―Kẻ gian tà gieo điều tranh chấp; Người nói xấu phân rẽ bạn than‖ Châm ngôn 16:28. B) ―Lời của kẻ mách lẻo như miếng ăn ngon, nó thấm sâu vào ruột gan‖ Châm ngôn 18:8. C) “Kẻ nào gieo bất công sẽ gặt tai họa, và cây gậy giận dữ của nó sẽ gãy‖ Châm ngôn 22:8. 3. Đặc Tính Của Ngƣời Có Lời Nói Khôn Ngoan 161


A) Lời nói của ngƣời công chính - ―Lòng người công chính cân nhắc lời đối đáp. Nhưng miệng kẻ ác tuôn ra lời độc địa‖ Châm ngôn 15:28 B) Lời nói của ngƣời kính sợ Chúa - ―Sự kính sợ Chúa giáo huấn người trở thành khôn ngoan, và khiêm nhường đi trước sự vinh dự‖ Châm ngôn 15:33. C) Lời nói của ngƣời thành thật - ―Môi chân thật bền vững đời đời, còn lưỡi gian dối chỉ tồn tại trong chốc lát‖ Châm ngôn 12:19. D) Lời nói của ngƣời khôn ngoan - ―Lòng người khôn ngoan dạy dỗ miệng mình, và làm cho môi tăng sự thuyết phục‖ Châm ngôn 16:23. E) Lời nói của ngƣời chậm nóng giận - ―Kẻ ngu dại bộc lộ tất cả sự giận dữ, nhưng người khôn ngoan im lặng kiềm chế nó‖ Châm ngôn 29:11. F) Lời nói ân phúc - ―Môi miệng anh chị em đừng thốt ra một lời ác độc nào, nhưng nếu cần hãy nói lời lành để xây dựng, để đem lại ân phúc cho người nghe‖ Ê-phê-sô 4:29. G) Lời nói đƣợc xƣng công chính và khen thƣởng - ―Nhưng Ta bảo các người: Vào ngày phán xét mỗi người sẽ phải khai trình mọi lời nhảm nhí mình đã nói ra. Vì do lời nói, các ngươi được xưng công chính và cũng do lời nói, các ngươi bị hình phạt‖ Ma-thi-ơ 12:36,37. H) Lời nói với tâm tình cảm tạ Chúa - ―Bất cứ điêù gì anh chị em làm, dù trong lời nói hay hành động, hãy nhân danh Chúa Giê-su mà làm mọi điêù, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời là Cha‖ Cô-lô-se 3:17.

Đặc Tính Của Ngƣời Có Lời Nói Khôn Ngoan Characteristics of The Wise person‘s word Châm ngôn 16:20-24 1. Lời Nói Khôn Ngoan Của Ngƣời Tin Kính Chúa A) Lời nói của ngƣời kính yêu Chúa bày tỏ tâm tình cảm tạ Chúa ―Bất cứ điêù gì anh chị em làm, dù trong lời nói hay hành động, hãy nhân danh Chúa Giê-su mà làm mọi điêù, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời là Cha‖ Côlô-se 3:17. B) Lời nói của ngƣời công chính cẩn thận trong lời nói. 162


―Lòng người công chính cân nhắc lời đối đáp. Nhưng miệng kẻ ác tuôn ra lời độc địa‖ Châm ngôn 15:28 C) Lời nói của ngƣời công chính đƣợc Chúa khen thƣởng ―Nhưng Ta bảo các người: Vào ngày phán xét mỗi người sẽ phải khai trình mọi lời nhảm nhí mình đã nói ra. Vì do lời nói, các ngươi được xưng công chính và cũng do lời nói, các ngươi bị hình phạt‖ Ma-thi-ơ 12:36,37. 2. Lời Nói Khôn Ngoan Của Ngƣời Làm Đẹp Lòng Chúa A) Lời nói của ngƣời kính sợ Chúa khôn ngoan và khiêm nhƣờng ―Sự kính sợ Chúa giáo huấn người trở thành khôn ngoan, và khiêm nhường đi trước sự vinh dự‖ Châm ngôn 15:33. B) Lời nói của ngƣời thành thật có giá trị vững bền ―Môi chân thật bền vững đời đời, còn lưỡi gian dối chỉ tồn tại trong chốc lát‖ Châm ngôn 12:19. 3. Lời Nói Khôn Ngoan Của Ngƣời Trƣởng Thành Tâm Linh A) Lời nói của ngƣời khôn ngoan có sức thuyết phục ―Lòng người khôn ngoan dạy dỗ miệng mình, và làm cho môi tăng sự thuyết phục‖ Châm ngôn 16:23. B) Lời nói của ngƣời chậm nóng giận có sự khôn ngoan ―Kẻ ngu dại bộc lộ tất cả sự giận dữ, nhưng người khôn ngoan im lặng kiềm chế nó‖ Châm ngôn 29:11. C) Lời nói của ngƣời ân phúc mang tính xây dựng ―Môi miệng anh chị em đừng thốt ra một lời ác độc nào, nhưng nếu cần hãy nói lời lành để xây dựng, để đem lại ân phúc cho người nghe‖ Ê-phê-sô 4:29. 4. Lời Nói Khôn Ngoan Của Ngƣời Thuộc Linh A) ―Ngài ban cho miệng tôi một bài ca mới, Bài hát ca ngợi Đức Chúa Trời chúng ta. Nhiều người sẽ thấy, kính sợ Và tin cậy nơi CHÚA.‖ (Thánh thi 40:3). B) ―Hãy hát cho CHÚA một bài ca mới Vì những việc diệu kỳ Ngài đã làm. Tay phải và cánh tay thánh Ngài Đã đem lại chiến thắng cho Ngài.‖ (Thánh thi 98:1). 163


C) ―Môi miệng tôi sẽ tuôn tràn lời ca ngợi Vì Chúa đã dạy tôi các quy luật Ngài. 172 Lưỡi tôi sẽ ca hát lời Chúa Vì mọi điều răn Chúa đều công chính.‖ (Thánh thi 119:171-172). D) ―Lời nói của anh chị em phải có ân hậu và nêm thêm muối ngõ hầu anh chị em biết cách đối đáp với mọi người.‖ (Cô-lô-se 4:6). E) ―Lạy CHÚA, xin cử người canh gác miệng tôi; Xin gìn giữ môi tôi. 4 Xin chớ để lòng tôi hướng về điều ác, Làm những việc gian tà, Tham gia với những kẻ làm điều tội lỗi; Xin chớ để tôi ăn tiệc với chúng.‖ (Thánh thi 141:3-4).

Vai Trò Giáo Huấn Của Ngƣời Dạy Lời Chúa (The Role of Bible Teacher)

1. Ngƣời dạy dỗ lời Chúa phải GIẢNG PHÖC ÂM (Preach the Gospel). Chúa Giê-su đã thƣờng giảng về sứ điệp yêu thƣơng của Đức Chúa Trời. Khi Ngài bắt đầu sứ mạng truyền giáo, Chúa Giê-su đã nói ―Thần Chúa ngự trên Ta vì Ngài đã xức dầu cho Ta để truyền giảng Tin Mừng cho người nghèo khổ, Ngài đã sai Ta công bố cho kẻ bị tù được phóng thích, cho kẻ mù lòa được sáng mắt, cho người bị áp bức được giải thoát,‖ (Lu-ca 4:18). Và trong Ma-thi-ơ 9:35-37 chép ―Đức Giê-su đi khắp các thành thị và làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, truyền bá Phúc Âm Nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ bệnh tật. 36 Nhìn thấy đoàn dân đông đảo, Ngài động lòng thương xót, vì họ bị hà hiếp và khốn đốn như đàn chiên không người chăn. 37 Ngài bảo các môn đệ: "Mùa gặt thật trúng, nhưng thợ gặt thì ít. 38 Vậy, hãy cầu xin Chúa mùa gặt sai thêm thợ gặt vào đồng lúa của Ngài." Tại sao ngƣời dạy lẽ đạo của Chúa cần giáo huấn lời Chúa cho con dân Ngài? Bởi vì, lời Chúa sẽ: • Lời Chúa ban cho chúng ta sự sống - God‘s Word gives us life (Phil. 2:16). • Lời Chúa khiến chúng ta trở nên công chính - God‘s Word can make us righteous (1 Cor. 15:1, 2). • Lời Chúa có thể làm tăng trưởng - God‘s Word can produce growth (1 Pet. 2:2). • Lời Chúa thánh hóa chúng ta - God‘s Word sanctifies us (John 17:7). • Lời Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan - God‘s Word gives us wisdom (Ps. 119:98). 2. Ngƣời dạy dỗ lời Chúa phải KHUYÊN DẠY CON DÂN CHÖA

164


―Con hãy chăm chỉ đọc Thánh Kinh, giảng và dạy cho đến khi ta tới. 14 Đừng bỏ quên các ân tứ trong con, là các ân đã ban cho con qua lời tiên tri khi được các trưởng lão đặt tay. 15 Hãy thực thi những điều này và chú tâm vào đó, để mọi người đều thấy con tiến bộ. 16 Hãy cẩn trọng về bản thân con và sự dạy dỗ của con, bền chí trong điều đó; làm như thế, con và những người nghe con sẽ được cứu.‖ (1 Ti-mô-thê 4:13-16). ―Cả Thánh Kinh đều được Đức Chúa Trời thần cảm, có ích cho việc dạy dỗ, khiển trách, huấn luyện con người sống trong công chính, 17 hầu cho người của Đức Chúa Trời được trang bị để làm mọi việc lành.‖ (2 Ti-mô-thê 3:16-17). 3. Ngƣời dạy dỗ lời Chúa phải ĐÁP ỨNG NHU CẦU TÂM LINH CON DÂN CHÚA. (Meet the spiritual needs of the people). Kinh Thánh mô tả khi Chúa Giê–su ―Nhìn thấy đoàn dân đông đảo, Ngài động lòng thương xót, vì họ bị hà hiếp và khốn đốn như đàn chiên không người chăn.‖ (Ma-thi-ơ 9:36). 4. Ngƣời dạy dỗ lời Chúa phải ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ (Making disciple). ―Ngài bảo các môn đệ: "Mùa gặt thật trúng, nhưng thợ gặt thì ít. 38 Vậy, hãy cầu xin Chúa mùa gặt sai thêm thợ gặt vào đồng lúa của Ngài." (Ma-thi-ơ 9:36). Chúa Giê-su muốn biến đổi thế giới này qua ―những thợ gặt‖ hay ―môn đệ‖ của Ngài. Mùa gặt thật trúng, vì thế Ngài cần chúng ta đào tạo nhiều môn đệ nhằm đi khắp thế giới rao giảng Tin Lành Cứu Rỗi cho nhiều ngƣời. 5. Ngƣời dạy dỗ lời Chúa phải CÓ ĐỜI SỐNG PHỤC VỤ VÀ HI SINH (A life of service and sacrifice). Chúa Giê-su đã làm gƣơng sáng trong tinh thần phục vụ ngƣời khác. Bởi thế, Ngài đã nói rằng ―Vì Con Người đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người." (Mác 10:45). Ngài có lần phán dạy rằng ―Nhưng các con thì khác, người lớn trong các con phải trở nên nhỏ, và ai lãnh đạo thì phải phục vụ. 27 Vì người ngồi ăn và người phục vu, ai lớn hơn? Không phải là người ngồi ăn sao? Nhưng chính Ta đang sống giữa các con như một người phục vụ.‖ (Lu-ca 22:26-27).

165


BÍ QUYẾT SỐNG ĐẠO CHỜ NGÀY CHÖA TÁI LÂM 1. Hãy vững lòng và kiên nhẫn (Steadfastness and patience). ―Anh chị em cũng hãy kiên nhẫn và vững lòng vì ngày Chúa quang lâm gần rồi‖ (Gia-cơ 5:8). 2. Hãy bày tỏ lòng tử tế (Kindness). ―Thưa anh chị em, đừng phàn nàn trách móc nhau để anh chị em khỏi bị xét đoán. Kià Đấng Thẩm Phán đang đứng trước cửa‖ (Gia-cơ 5:9). 3. Hãy cầu nguyện (Prayer). ―Sự cuối cùng của muôn vật đã gần. Vậy hãy có một tâm trí sang suốt và tự chủ để cầu nguyện‖ (1 Phê-rơ 4:7). 4. Hãy trung tín đi thờ phƣợng Chúa (Faithfulness in assembling together). ―Đừng bỏ sự nhóm họp với nhau như thói quen của vài người, nhưng hãy khuyến khích nhau, anh chị em nên làm như thế nhiều hơn khi thấy Ngày Chúa càng gần‖ (Hê-bơ-rơ 10:25). 5. Hãy khích lệ lẫn nhau (Encouraging one another). ―Chúng ta hãy lưu ý khích lệ nhau trong tình yêu thương và các việc lành‖ (Hêbơ-rơ 10:24). 6. Hãy sống tin kính (Living a godly life). ―… Anh chị em phải có một đời sống thánh khiết và tin kính‖ (2 Phê-rơ 3:11). 7. Hãy sống trong sạch (Living a pure life). ―Vậy, ai có hy vọng này nơi Ngài thì phải sống trong sạch, cũng như Ngài vốn là Đấng thanh sạch‖ (1 Giăng 3:3). BÍ QUYẾT SỐNG ĐẠO CHỜ NGÀY CHÖA TÁI LÂM 1. Hãy vững lòng và kiên nhẫn (Steadfastness and patience). ―Anh chị em cũng hãy kiên nhẫn và vững lòng vì ngày Chúa quang lâm gần rồi‖ Gia-cơ 5:8. 2. Hãy bày tỏ lòng tử tế (Kindness). 166


―Thưa anh chị em, đừng phàn nàn trách móc nhau để anh chị em khỏi bị xét đoán. Kià Đấng Thẩm Phán đang đứng trước cửa‖ Gia-cơ 5:9. 3. Hãy cầu nguyện (Prayer). ―Sự cuối cùng của muôn vật đã gần. Vậy hãy có một tâm trí sang suốt và tự chủ để cầu nguyện‖ 1 Phê-rơ 4:7. 4. Hãy trung tín đi thờ phƣợng Chúa (Faithfulness in assembling together). ―Đừng bỏ sự nhóm họp với nhau như thói quen của vài người, nhưng hãy khuyến khích nhau, anh chị em nên làm như thế nhiều hơn khi thấy Ngày Chúa càng gần‖ Hê-bơ-rơ 10:25. 5. Hãy khích lệ lẫn nhau (Encouraging one another). ―Chúng ta hãy lưu ý khích lệ nhau trong tình yêu thương và các việc lành‖ Hê-bơrơ 10:24. 6. Hãy sống tin kính (Living a godly life). ―… Anh chị em phải có một đời sống thánh khiết và tin kính‖

2 Phê-rơ 3:11.

7. Hãy sống trong sạch (Living a pure life). ―Vậy, ai có hy vọng này nơi Ngài thì phải sống trong sạch, cũng như Ngài vốn là Đấng thanh sạch‖ (1 Giăng 3:3).

SỐNG ĐẠO THEO GƢƠNG CHÖA GIÊ-SU Sống Đạo Theo Sự Kêu Gọi Sống Đạo Theo Gƣơng Của Chúa Giê-su Sống Đạo Bởi Quyền Năng Của Chúa Thánh Linh Sống Đạo Qua Lòng Tạ Ơn Sống Đạo Qua Tâm Tình Phục Vụ Sống Đạo Qua Lời Nói Sống Đạo Qua Môi Trƣờng Làm Việc Sống Đạo Qua Môi Trƣờng Kinh Doanh Sống Đạo Trong Tuổi Thanh Xuân Sống Đạo Trong Tuổi Hƣu Hạ Sống Đạo Để Chia Sẻ Phúc Âm Sống Đạo Chờ Ngày Chúa Tái Lâm 167


Chƣơng 15 Kiến Tạo Tâm Linh Qua Tâm Tình Phục Vụ

Từ Ngữ Thần Học Phục Vụ - SERVE – SERVICE Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh Cựu Ƣớc và Tân Ƣớc, ngữ cảnh và quan điểm Thần Học của sự phục vụ con ngƣời và Đấng Thần Hựu cũng đƣợc ghi chép lại rất thâm thúy, sâu nhiệm, và hệ thống. Động từ ʻâbad [ 5647] trong tiếng Hi-bá-lai đƣợc ghi chép trong Kinh Thánh khoảng 293 trong 263 câu Kinh Thánh dựa theo Bản Dịch KJV (King James Version) lần với ý nghĩa là phục vụ (to serve). Danh từ ʻăbôdâh [ 5656] trong tiếng Hi-bá-lai đƣợc ghi lại khoảng 96 lần theo Bản Dịch KJV, bao gồm các ý nghĩa nhƣ: làm bất cứ công việc gì (work of any kind), sự nô lệ (slave), cuộc sống nhƣ ngƣời nô lệ (bondservant), lao động (labour), làm mục vụ (ministering), sự phục vụ (service). Trong ý nghĩa tích cực của thuật ngữ ―labour‖ lao động hay làm việc cho Đức Giê- Hô-Va đƣợc ghi lại ở trong sách Nê-hê-mi 3:5. Danh từ ʻăbôdâh (service) sự phục vụ cũng mang ý nghĩa của sự nô lệ ―slavery‖ (Xuất-ê-díp-tô-ký 1:14; 2:23); cƣỡng bức lao động ―oppressive labour‖ (1 Các vua 12:4; I-sai 14:3). Nhƣng thuật ngữ ―sự phục vụ‖ này cũng mang ý nghĩa phụng vụ Đức Giêhô-va qua các nghi lễ thờ phƣợng ở trong Lều Tạm (Tabernacle) và Đền Thờ (Temple) qua các phân đoạn Kinh Thánh nhƣ: Xuất-ê-díp-tô-ký 35:21; 36:1; Dân số ký 3:7; 4:19; Giô-suê 22:27; 1 Sử ký 9:13; 23:24; Ê-xê-chi-ên 44:14). Trong Cựu Ƣớc, thuật ngữ ―Sự phục vụ - Service‖ có nghĩa là ―làm việc‖, ―phục vụ‖, và ―làm nô lệ‖. Thuật ngữ ―sự phụ c vụ‖ này cũng đƣợc dùng để mô tả công việc ở đồng ruộng (Xuất- ê-díp-tô-ký 1:14), nghi lễ trong đền thờ (Dân số ký 7:9), phụng vụ Đức Giê-hô-va (Dân số ký 8:11), Sự phục vụ của các ngƣời Lê-vi hay Thầy Tế Lễ (Dân số ký 8:22), Sự phục vụ cho vua (1 Sử ký 26:30). Sự phục vụ cho ngƣời khác hay cho Đức Chúa Trời và sự thờ phƣợng Ngài đƣợc ghi chép lại ở trong Kinh Thánh. Gia-cốp đã làm việc cho La-ban bảy năm để cƣới đƣợc vợ (Sáng thế k ý 29:15-30). sự phục vụ nhƣ là ngƣời làm nô lệ (Xuất-ê-díp-tô-ký 5:11; Lê vi ký 25:39; 1 Các vua 12:4; I-sai 14:3; Ca thƣơng 1:3), công việc đồng ruộng (1 Sử ký 27:26), công việc lao động hằng ngày (Thi thiên 104:23). Kinh Thánh cũng ghi lại công tác phục vụ cho vƣơng quốc đời này (2 Sử ký 12:8), phục vụ ở trong nơi thờ 168


phƣợng Chúa (Xuất-ê-díp-tô-ký 30:16; Dân số ký 4:47; 1 Sử ký 23:24), phục vụ nhƣ tôi tớ của Chúa (Ê-xơ-ra 8:20), phục vụ cho Đức Chúa Trời (Giô-suê 22:27). Sự phục vụ đƣợc xem nhƣ là phƣớc hạnh nhất là phụng vụ ở trong Đồn Thờ (the service of Temple vessels - 1 Sử ký 9:28), hành động thờ phƣợng (2 Sử ký 35:10; Xuất-êdíp-tô-ký 12:25-26), dâng các của lễ (Giô-suê 22:27), công việc của Thầy Tế Lễ (Dân số ký 8:11). Trong Tân Ƣớc, thuật ngữ ―doulos - đầy tớ‖ thƣờng đƣợc dùng mô tả sự làm nô lệ cho một ngƣời chủ (a master's slave), hay cũng có nghĩa là một ngƣời theo Chúa giống nhƣ là ―tôi tớ - servant‖ của Đức Chúa Trời(Tít 1:1),, ―đầy tớ‖ của Đức Chúa Trời và của Chúa Cứu Thế Giê-su (Gia-cơ 1:1; Rô-ma 1:1; Phi-líp 1:1). Chính Chúa Giê-su đã ―mang lấy bản thể của một tôi tớ‖ (Phi-l íp 2:7). Những tin Chúa đã đƣợc trở thành những ngƣời công chính từ những ngƣời nô lệ trong tội lỗi (Rô-ma 6:17-18). Thuật ngữ ―diakonos- phụ c vụ‖ có nghĩa là sự ân cần tiếp khách - hospitality (Ma-thi-ơ 8:15), phân phát thức ăn (Công vụ 6;1), dọn bàn (Giăng 12:2), công việc của chấp sự (1 Ti-mô-thê 3:10), tận dụng ân tứ Thánh Linh (1 Phi-e-rơ 4:10-11), và phục vụ cho các thánh đồ (1 Cô-rinh-tô 16:15). Sứ đồ Phao-lô tin rằng công tác quyên góp tiền bạc để giúp cho Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem giống nhƣ là sự phục vụ (2 Cô-rinh-tô 8:4; 9:11-13), cùng công tác giảng dạy và thánh vụ cho nhu cầu thuộc linh. Tân Ƣớc mô tả ý nghĩa phục vụ cho Chúa (Ma-thi-ơ 27:32), dâng của lễ sống sacrificial living (Rô-ma 12:1; Phi-líp 2:17), làm việc khó nhọc vì Danh Chúa (Ê-phê-sô 6:7; Cô-lô-se 3:22; Phi-líp 2:30), thờ phƣợng (Rô-ma 9:4; Hê-bơ-rơ 12:28), dâng hiến (Rô-ma 15:31; 2 Cô-rinh-tô 9:12), và mục vụ cá nhân (Rô-ma 12:7; 1 Ti-mô-thê 1:12; 2 Ti-mô-thê 4:11). Sách Hê-bơ-rơ 1:14 nói về mục vụ của thiên sứ, và phục vụ trong quân đội có đề cập trong 2 Ti-mô-thê 2:4. Kinh Thánh đề cập đến những ân tứ phụng vụ (serving gifts) khác nhau mà con dân Chúa cần phát huy và tận dụng cách khôn ngoan nhằm gây dựng Thân Thể của Chúa Cứu Thế càng tăng trƣởng và vững mạnh nhƣ: 1) Ân tứ giúp đỡ (Helps) – 1 Cô-rinh-tô 12:28. 2) Ân tứ tiếp khách (Hospitality) – 1 Phê-rơ 4:9; Rô-ma 12:13. 3) Ân tứ dâng hiến (Giving) – Rô-ma 12:8. 4) Ân tứ điêù hành (Administration) – 1 Cô-rinh-tô 12:28. 5) Ân tứ thƣơng xót (Mercy) – Rô-ma 12:8. 6) Đức tin (Faith) – 1 Cô-rinh-tô 12:9. 7) Ân tứ phân biệt – (Discernment) – 1 Cô-rinh-tô 12:10. Có bao giờ bạn suy gẫm tại sao Đức Chúa Trời tạo dựng con ngƣời theo ảnh tƣợng (image) của Ngài? Đức Chúa Trời kêu gọi bạn làm gì trong cuộc sống trên trần thế này? Và Đức Chúa Trời muốn bạn phục vụ hay làm điêù gì cho Vƣơng quốc của Ngài cũng 169


nhƣ cho những ngƣời khác? Sự kêu gọi của mỗi tín nhân là sự kêu gọi thần hựu và mang ý nghĩa thuộc linh. Bởi vì, Đức Chúa Trời kêu gọi mỗi cá nhân đến sự cứu rỗi linh hồn (Rô-ma 8:28-30); kêu gọi để thay đổi tâm trí (Rô-ma 12:3); thay đổi tâm tính (Rô-ma 1:19,20; Rô-ma 12:14-21; Luca 6:27-31); kêu gọi để vâng phục (Giăng 14:15; Ma-thi-ơ 7:21; Giăng 2:3-6); kêu gọi để phụng vụ (1 Cô-rinh-tô 3:5,6). Thánh Phao-lô đã mô tả sự kỳ diệu trong chƣơng trình tạo dựng con ngƣời theo hình ảnh hoàn hảo của Ngài, và chúng ta đƣợc xem nhƣ là món quà trân quý và là tác phẩm của Ngài. ―Vì chúng ta là tác phẩm của Đức Chúa Trời, được tạo nên trong Chúa Cứu Thế Giê-su để làm những việc thiện lành, là việc Đức Chúa Trời đã chuẩn bị trước cho chúng ta để theo đó mà tiến hành‖ (Ê-phê-sô 2:10 BDM). Đức Chúa Trời đã truyền dạy dân sự của Ngài ―Phải kính sợ Chúa, Đức Chúa Trời của anh chị em, chỉ phục vụ một mình Ngài và lấy danh Ngài mà thề nguyện‖ (Phục truyền 6:13 BDM). Cách phục vụ đẹp lòng Chúa là ―Phải làm những việc gì Chúa cho là đúng và tốt, như vậy anh chị em mới được may mắn…‖ (Phục truyền 6:18 BDM). Thái độ và tâm tình phục vụ Chúa của mỗi thành viên trong Hội thánh là trọng tâm của đời sống trƣởng thành tâm linh. Con dân Chúa có thể tƣơng giao với Ngài qua nếp sống phục vụ. Trƣớc khi chúng ta phục vụ Chúa, chúng ta có thể kiểm tra tâm tình phụng vụ của mình qua những câu hỏi nhƣ: a) Tôi có ―dùng ân tứ đã nhận lãnh để phục vụ người khác‖ chăng? (1 Phê-rơ 4:10). b) Tôi có ―phục vụ bằng sức mạnh Chúa ban‖ chăng? (1 Phê-rơ 4:11). c) Tôi có ―nhân danh Chúa Giê-su mà làm mọi điêù‖ chăng? (Cô-lô-se 3:17). d) Tôi có phục vụ Chúa ―trong tình yêu thương‖ chăng? (1 Cô-rinh-tô 16:14). e) Tôi có ―trang bị các thánh đồ cho công tác phục vụ, gây dựng Thân Thể Chúa Cứu Thế‖ chăng? (Ê-phê-sô 4:12). f) Tôi có nhiệt tình và sốt sắng phục vụ Chúa chăng? (Rô-ma 12:11). Thiên Chúa có năm Sự Kêu Gọi cho Môn Đệ của Ngài (The Call of a Disciple) nhằm hoàn thành sứ mạng của một sứ giả Nƣớc Trời chuyên tâm học đạo, hiểu đạo, sống đạo, và giảng đạo. 6. Sự Kêu Gọi Dấn Thấn (Called to commitment). d) Môn đồ của Chúa phải có mối liên hệ cá nhân với Chúa, kính yêu Chúa và dấn thân theo Ngài. (Luca 14:26). e) Môn đồ của Chúa phải vác thập tự giá và theo Ngài (Luca 14:27). f) Môn đồ của Chúa phải từ bỏ tất cả những gì mình có (Luca 14:33). 7. Sự Kêu Gọi Vâng Lời (Called to obedience). 170


d) Vâng lời Chúa là ―làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời‖ (Ma-thi-ơ 7:21 BDM). e) Vâng lời Chúa là ―nghe lời Ta và thực hành…‖ (Lu-ca 6:46,47 BDM). f) Vâng lời Chúa là quyết tâm đi theo Ngài. (Mác 1:16-18). 8. Sự Kêu Gọi Phục Vụ (Called to service). c) Chúa kêu gọi theo Ngài để ―trở nên tay đánh lưới cứu người‖ (Mác 1:16,17 BDM). d) Chúa muốn con dân Chúa luôn dấn thân phục vụ ngƣời khác (Ma-thi-ơ 20:26-28). 9. Sự Kêu Gọi Hi Sinh (Called to sacrifice). b) ―Anh chị em cũng được xem như những tảng đá sống được dùng để xây dựng nhà thiêng liêng, và qua Chúa Cứu Thế Giê-su anh chị em sẽ nên thầy tế lễ thánh để dâng sinh tế thiêng liêng đẹp lòng Đức Chúa Trời‖ (1 Phê-rơ 2:5 BDM). 10. Sự Kêu Gọi Chịu Khổ (Called to suffering). f) Con dân Chúa đƣợc kêu gọi ―cũng chịu khổ vì Ngài nữa‖ (Phi-líp 1:29 BDM). g) Chúa Giê-su ―…bày tỏ cho các môn đệ biết rằng Ngài phải đi lên Giê-rusa-lem và phải chịu nhiều đau khổ bởi các trưởng lão, các thượng tế và các chuyên gia kinh luật và phải bị giết, đến ngày thứ ba sẽ sống lại‖ (Ma-thi-ơ 16:21 BDM). h) ―…tất cả các tín hữu đêù phải chạy tan lạc trong khắp miền Giu-đê và Sa-ma-ri‖ (Công vụ 8:1 BDM). i) Phao-lô nói ―…suốt ba năm, cả ngày lẫn đêm tôi không ngừng đổ nước mắt khuyên bảo mỗi người luôn‖ (Công vụ 20:31 BDM). j) ―Nếu chúng ta chịu gian khổ, chúng ta sẽ đồng trị với Ngài…‖ (2 Ti-môthê 2:12 BDM). Đối với những ngƣời lãnh đạo hiệu quả và đầy ơn, Thánh Kinh cũng mô tả đặc tính và phẩm hạnh của các ngƣời phục vụ theo định hƣớng của thánh ý Chúa. 1) Ngƣời lãnh đạo đầy ơn là ngƣời chăm sóc và nuôi dƣỡng con dân Chúa (1 Phê-rơ 5:2). 2) Ngƣời lãnh đạo đầy ơn là ngƣời sống gƣơng mẫu (1 Phê-rơ 5:3). 3) Ngƣời lãnh đạo đầy ơn là ngƣời có lòng khiêm nhu (1 Phêrơ 5:5b,6). 4) Ngƣời lãnh đạo đầy ơn là ngƣời luôn trông cậy nơi Chúa (1 171


Phê-rơ 5:7; I-sa 40:31). 5) Ngƣời lãnh đạo đầy ơn là ngƣời sống tự chủ (1 Phê-rơ 5:8a). 6) Ngƣời lãnh đạo đầy ơn là ngƣời vững vàng đức tin (1 Phêrơ 5:8b,9). Thế nào là ―phục vụ như Chúa đã phục vụ chúng ta‖? Trong sách Cô-lô-se 3:23 chép ―Bất luận làm gì, hãy tận tâm mà làm, như làm cho Chúa, không phải làm cho người ta,‖ Cơ-đốc-nhân đƣợc kêu gọi để phục vụ ngƣời khác không những giống nhƣ tâm tình phụng vụ tôi tớ của Chúa Giê-su, mà còn với ―tâm trí trong sạch – thought pure‖ (Ma-thi-ơ 5:8,28), ―thái độ đúng đắn – attitude correct‖ (Ê-phê-sô 4:23), ―động lực thánh – motives holy‖ (1 Phê-rơ 1:16), ―lương tâm trong sạch – conscience clean‖ (Công vụ 23:1). Làm sao chúng ta nhận biết khi Cơ-đốc-nhân phục vụ Chúa với động lực sai lầm? Lời Thánh Kinh chỉ dạy cho chúng ta về động lực sai lầm của ngƣời phục vụ Chúa nhƣ phục vụ vì ―động lực của tiền bạc – misery‖ (Công vụ 20:24,33), vì ―vinh quang của cá nhân – our glory‖ (1 Cô-rinh-tô 9:16, 2 Cô-rinh-tô 4:5), vì ―lợi lộc cho cá nhân – prestige‖ (Phi-líp 1:14-18; 2 Cô-rinh-tô 2:17; Ma-thi-ơ 6:1-5); vì ―theo đuổi cuộc sống thoải mái –easy living‖ (A-mốt 6:1; 2 Ti-mô-thê 2:3). Tâm tình phục vụ mà Chúa mong mỏi từ con dân Chúa chính là động lực đúng đắn. Thật vậy, muốn dấn thân hầu việc Chúa, Cơ- đốc-nhân phải kính yêu Ngài hết lòng (Ma-thi-ơ 22:36-40), kính yêu lời Ngài (Thánh thi 119:97), yêu thƣơng linh hồn hƣ mất (Rô-ma 9:2-3). Vâng, nếu muốn học theo gƣơng phụng vụ của Chúa Giê-su, hãy ―tự bỏ mình‖ nhƣ Chúa Giê-su ―mang lấy bản thể của một tôi tớ‖, hãy ―tự hạ mình xuống, chịu vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự giá‖, hầu ―mọi lưỡi phải tuyên xưng Chúa Cứu Thế Giê-su là Chúa. Mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha.‖ (Phi-líp 2:6-11). Muốn phục vụ cho Hội Thánh của Chúa cách hiệu quả, mỗi Cơ- đốc-nhân phải hầu việc Chúa với thái độ nóng cháy trong Thánh Linh (Rô-ma 12:11), và hăng say làm các việc lành (Tích 2:14). Và nhất là phụng vụ Chúa ―Chẳng phải bởi quyền thế, cũng chẳng phải bởi năng lực, Nhưng bởi Thần Ta, CHÚA Vạn Quân phán.‖ (Xa-cha-ri 4:6). Đây lý do mà chính Ngài đã dạy bảo ―nhưng các con sẽ nhận lãnh quyền năng khi Đức Thánh Linh đến trên các con, và các con sẽ làm nhân chứng cho Ta tại Giêru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến tận cùng quả đất." (Công vụ 1:8). Đối với con dân Chúa, Báp-tem trong Thánh Linh (Baptism in the Spirit) có nghĩa là gì? Theo quan điểm của Thánh Kinh, Báp tem trong Thánh Linh xảy ra khi: _ ―khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép…‖ (Công vụ 1:8 BTT). _ ―được mặc lấy quyền phép từ trên cao.‖ (Lu-ca 24:49 BTT). _ ―đã nhận được Đức Thánh Linh‖ (Ga-la-ti 3:2 BTT). 172


_ ―được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa‖ (Ê-phê-sô 1:13 BTT). Sứ đồ Phao-lô nói gì về ngƣời không có Thánh Linh? ―Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài.‖ (Rô-ma 8:9). Khi con dân Chúa nhận đƣợc Báp tem Thánh Linh, thì Chúa Thánh Linh sẽ: _ là Đấng Phù Hộ đến với con dân của Ngài (Giăng 15:26). _ ban cho con dân Ngài quyền năng và sự can đảm để làm nhân chứng cho Ngài (Công vụ 1:8). _ hƣớng dẫn con cái Ngài vào chân lý toàn vẹn (Giăng 16:13). _ giúp lời cầu nguyện của con dân Ngài linh nghiệm (Rô-ma 8:26). _ giúp con dân Ngài làm quyết định đúng đắn (Rô-ma 8:14). _ giúp con dân Ngài tự do và thánh khiết trong sự thờ phƣợng và ca ngợi (1 Côrinh-tô 3:17). _ đỗ đầy tình yêu thƣơng và niềm vui của Đức Chúa Trời ở trong tâm hồn con dân Ngài (Rô-ma 5:5; Công vụ 13:52). _ Ban cho ân tứ Thánh Linh để con dân Ngài phục vụ nhà Ngài (1 Cô-rinh-tô 12:8-11). Mục đích của sự Báp tem bằng Thánh Linh không phải để kiến tạo Cơ-đốc-nhân trở thành con ngƣời thiêng liêng hay thánh thiện hơn ngƣời khác, nhƣng trang bị Cơ-đốcnhân đó để phục vụ Chúa bằng các ân tứ thuộc linh (1 Cô-rinh-tô 12:7,12-13) nhằm gây dựng Thân Thể của Chúa Cứu Thế tức Hội Thánh của Ngài. Lòng nhơn từ của Chúa chỉ thể hiện qua lòng tha thứ kẻ thù của bạn. Nếp sống đạo trƣởng thành của bạn có thể tỏa sáng Phúc Âm cứu rỗi của Chúa cho ngƣời khác. Bông trái Thánh Linh của bạn có thể nẩy nỡ và kết quả bởi lối sống kỷ luật tâm linh và luyện tập đời sống tin kính của bạn. Tâm tình phục vụ của Chúa chỉ thể hiện đƣợc khi bạn vui lòng phục vụ những ngƣời khác. Tấm lòng là tâm điểm của chỗ nghĩ ngợi, động lực của suy tính, và nguyện ƣớc cho định hƣớng cuộc sống của mình hay thế giới chung quanh. Thiên Chúa luôn chọn tấm

lòng tin kính để vâng phục Ngài, tấm lòng khiêm nhu để tôn cao Ngài, tấm lòng hi sinh để phục vụ ngƣời khác, và tấm lòng cầu nguyện để nhận lãnh quyền năng phấn hƣng tâm linh. Bạn đang chuẩn bị và phát huy tấm lòng nào hầu Ngài có thể sử dụng trong công trƣờng thuộc linh? Con tim thông minh biết nghe và hiểu mọi ngôn ngữ của tình yêu và hạnh phúc. Con tim lành mạnh luôn đập theo nhịp điệu của lòng khoan dung, cảm thông, thật thà, thân thiện, và thƣơng yêu. Con tim nhân ái có thể định vị cách bén nhạy tới những tâm hồn cô đơn, khốn khổ, và bất hạnh. Con tim thuộc linh luôn sống đạo và giảng đạo theo quỹ đạo soi dẫn của Thánh Linh, cũng nhƣ luôn dấn thân phục vụ ngƣời khác bởi ân điển của Thiên Chúa. Bạn đang phục vụ cho Vƣơng Quốc của Đức Chúa Trời bằng con tim nào hầu dâng mọi vinh quang cho Ngài? 173


TÂM TÌNH PHỤC VỤ ĐẸP LÕNG CHÖA Serving Hearts That Pleases God - Rô-ma 12:3-11 1. Phục vụ Chúa với tất cả tấm lòng (Serving God with all your heart) a) Cô-lô-se 3:23 b) Phục truyền 10:12, 20 2. Phục vụ Chúa với lòng trung kiên (Serving God with faithfullness) a) Ga-la-ti 6:9,10 b) Phục truyền 11:13 3. Phục vụ Chúa với lòng yêu thƣơng (Serving God with love) a) 1 Cô-rinh-tô 16:13,14 b) Ga-la-ti 5:13 4. Phục vụ Chúa với năng quyền Thánh Linh (Serving God by the power of the Holy Spirit) a) Xa-cha-ri 4:6 b) Gia-cơ 2:14-17 5. Phục vụ Chúa với lòng sốt sắng, siêng năng (Serving God with zeal, spiritual ferver) a) Rô-ma 12:11-12 6. Phục vụ Chúa vì lợi ích của ngƣời khác (Serving God for the interest of other people) a) 1 Cô-rinh-tô 10:24 b) 1 Cô-rinh-tô 10:32-33 c) 1 Cô-rinh-tô 8:9 7. Phục vụ Chúa theo thánh ý của Ngài (Serving God in God‘s will) a) Ê-phê-sô 2:10 b) Tích 2:14 c) Phi-líp 2:13

174


Chƣơng 16 Kiến Tạo Tâm Linh Qua Giáo Huấn Và Giảng Luận (Spiritual Formation Through Teaching and Preaching) Theo cuộc nghiên cứu về những yếu tố ảnh hƣởng để khiến Cơ- đốc-nhân quyết định tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của đời sống mình. Kết quả cuộc thăm dò cho biết nhƣ sau: MOST COMMON INFLUENCE FACTORS TO BECOMING A CHRISTIAN FACTORS

NUMBER OF ANSWER

Reading Bible ………………………………………………………… 115 Family Influence……………………………………………………… 110 Conviction Of Sin ……………………………………………………. 109 Testimony Of Friend/Family Member ………………………………. .104 Religious Discussion …………………………………………………... 97 Role Model …………………………………………………………….. 97 Sermon/Leture ……………………………………………………… . 95 Reading Religious Materials ………………………………………… 89 One-On-One Discussion ………………………………………………. 70 Miracle ………………………………………………………………….22 Serious Illness …………………………………………………………. 19 Death Of Family Memmber …………………………………………… 19 *Mark A. Lamport. Christian Education Journal, Illinois: Scripture Press Ministries, Spring 1990, Volume X Number 3.

175


MỤC ĐÍCH CỦA SỰ GIẢNG LUẬN LỜI CHÖA Lời Kinh Thánh chép ―Vì những người Ngài đã biết trước thì Ngài cũng đã định trước cho họ nên giống như hình ảnh Con của Ngài để Con này trở thành con cả giữa nhiều anh chị em.‖ (Rô-ma 8:29). Phao-lô khuyên chúng ta hãy có cùng một tâm tình nhƣ Chúa Cứu Thế Giê-su - God wants people to think like Jesus (Phi-líp 2:5), và Chúa mong muốn con dân Ngài đồng cảm nhƣ Ngài (Cô-lô-se 3:15-17), và nhất là Ngài muốn con dân Ngài sống đạo theo gƣơng của Ngài hầu ngƣời khác nhận biết chúng ta là môn đệ của Ngài. 1. Giảng lời Chúa để giúp con dân Chúa Trƣởng Thành trong Chúa Cứu Thế. ―Chúng tôi truyền giảng Chúa Cứu Thế, dùng tất cả sự khôn ngoan để cảnh cáo mọi người, dạy dỗ mọi người, ngõ hầu chúng tôi trình diện mọi người cho Đức Chúa Trời như những người trưởng thành trong Chúa Cứu Thế.‖ (Cô-lô-se 1:28). 2. Giảng lời Chúa để giúp con dân Chúa Hiểu Biết Chân Lý của Ngài ―Đức Giê-su liền bảo những người Do Thái vừa tin theo Ngài rằng: "Nếu các người kiên trì trong đạo Ta dạy thì các người mới thật là môn đệ của Ta. 32 Các người sẽ hiểu biết chân lý và chính chân lý đó sẽ giải phóng các người!" (Giăng 8:31-32). "You shall know the truth and the truth shall make you free" (John 8:32). 3. Giảng lời Chúa để Dạy Dỗ Những Điêù Thiêng Liêng Cho Ngƣời Thuộc Linh ―Dù vậy, chúng tôi vẫn truyền giảng sự khôn ngoan giữa vòng những người trưởng thành, không phải khôn ngoan theo thế tục hay khôn ngoan của các nhà lãnh đạo đời này, là những kẻ sẽ hư vong. 7 Nhưng chúng tôi truyền giảng sự khôn ngoan huyền bí của Đức Chúa Trời, là điều đã được giấu kín và điều Ngài định từ trước các thời đại cho chúng ta được vinh quang. 8 Đó là điều mà không một nhà lãnh đạo nào của đời này biết; vì nếu họ biết, họ đã không đóng đinh Chúa vinh quang trên thập tự giá. 9 Nhưng như Thánh Kinh chép: "Những điều mắt chưa thấy, tai chưa nghe và lòng người chưa nghĩ đến, thì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn cho những kẻ yêu kính Ngài." 10 Đức Chúa Trời đã khải thị cho chúng ta qua Đức Thánh Linh. Vì Đức Thánh Linh thông suốt mọi sự, ngay cả những điều sâu nhiệm của Đức Chúa Trời. 11 Vì ai biết được tư tưởng trong lòng người ngoại trừ tâm linh trong chính người ấy? Cũng vậy, không ai có thể biết được tư tưởng của Đức Chúa Trời, ngoại trừ Thánh Linh của Đức Chúa Trời. 12 Chúng ta không tiếp nhận thần trí của thế gian, nhưng nhận Thánh Linh đến từ Đức Chúa Trời để chúng ta hiểu những ân phúc Đức Chúa Trời ban cho mình. 13 Chúng tôi truyền giảng không phải bằng lời nói khôn ngoan do loài người dạy dỗ nhưng do Đức Thánh Linh dạy dỗ, giải thích những vấn đề thiêng liêng cho người thuộc linh.‖ (1 Cô-rinh-tô 2:6-13) 4. Giảng lời Chúa về Phúc Âm Của Chúa Cứu Thế Giê-su

176


―Tôi hèn mọn nhất trong tất cả các thánh đồ, nhưng Đức Chúa Trời lại ban cho tôi đặc ân truyền giảng cho các dân tộc ngoại quốc biết sự phong phú vô biên của Chúa Cứu Thế, 9 và soi sáng cho mọi người biết thế nào là chương trình huyền nhiệm mà Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo vạn vật, chưa bao giờ tiết lộ suốt các thời đại trước nay.‖ (Êphê-sô 3:8-9). ―Bởi vì cứ theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, thế gian cậy sự khôn ngoan riêng của mình không nhận biết Đức Chúa Trời, nên Ngài vui lòng dùng điều bị coi là ngu dại của việc truyền giảng Phúc Âm để cứu rỗi những người tin.‖ (1 Cô-rinh-tô 1:21). 5. Giảng lời Chúa để Làm Đẹp Lòng Đức Chúa Trời ―nhưng vì Đức Chúa Trời đã xác nhận chúng tôi là đáng tin cậy để ủy thác Phúc Âm, nên chúng tôi cứ rao giảng, không phải để làm vừa lòng loài người nhưng đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng xem xét lòng chúng tôi.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:4). 6. Giảng lời Chúa để Củng Cố và Khích Lệ Đức Tin Con Dân Chúa ―Vì không thể chờ đợi hơn nữa, chúng tôi đành quyết định ở lại 2 A-then một mình và phái Ti-mô-thê đến thăm anh chị em. Anh là một anh em của chúng tôi, người cùng phục vụ Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng Phúc Âm của Chúa Cứu Thế. Anh đến để củng cố và khích lệ đức tin anh chị em. 3 Hầu cho không ai trong anh chị em bị nao núng trong các cơn hoạn nạn này; vì chính anh chị em biết rằng đây là số phận dành cho chúng ta.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:1-3). 7. Giảng lời Chúa để giúp con dân Chúa Sống Xứng Đáng Với Ơn Kêu Gọi Của Ngài ―Thưa anh chị em, anh chị em còn nhớ công lao khó nhọc của chúng tôi. Trong khi truyền giảng Phúc Âm của Đức Chúa Trời cho anh chị em, chúng tôi đã ngày đêm làm việc để khỏi làm gánh nặng cho một ai trong anh chị em. 10 Có anh chị em và Đức Chúa Trời làm chứng, chúng tôi đã sống giữa anh chị em, là những tín hữu, một cách thanh sạch, công chính và không có gì đáng trách. 11 Anh chị em cũng biết rằng chúng tôi đã đối xử với mỗi người trong anh chị em như cha với con. 12 Chúng tôi đã khuyến khích, an ủi và nài xin anh chị em sống xứng đáng với Đức Chúa Trời, Đấng kêu gọi anh chị em vào Vương Quốc Ngài và hưởng vinh quang với Ngài. 13 Bởi vậy, chúng tôi hằng cảm tạ Đức Chúa Trời, vì khi nghe và tiếp nhận Lời Đức Chúa Trời từ chúng tôi, anh chị em đã đón nhận Lời ấy không phải như lời loài người nhưng thật là Lời Đức Chúa Trời, Lời tác động trong anh em, là những tín hữu.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:9-13).

177


Chức Vụ Rao Giảng Của Ngƣời Chăn Bầy 1 Ti-mô-thê 2:7 – 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8 Chức vụ rao giảng Phúc Âm và giáo huấn lời của Đức Chúa Trời cho con dân Chúa là thánh vụ quan trọng và cấp thiết trong tiến trình kiến tạo tâm linh cho mỗi tín hữu nhằm giúp họ tăng trƣởng tâm linh cũng nhƣ càng giống Chúa Cứu Thế Giê-su. Thánh vụ rao giảng Phúc âm của ngƣời chăn bầy cần theo định hƣớng theo mục đích, nội dung, thái độ, quyền năng Thánh Linh, lời cầu nguyện, và phần thƣởng cho ngƣời rao giảng Phúc Âm. 1. Mục Đích Rao Giảng Phúc Âm (The purpose of preaching A) Ngƣời Rao Giảng Phúc Âm ―để cứu rỗi những người tin‖ (1 Cô-rinh-tô 1:21) và Giảng Về ―sứ điệp của Thập Tự Giá‖ (1 Cô-rinh-tô 1:18). B) Ngƣời Rao Giảng Phúc Âm Không Phải Để Làm Vừa Lòng Loài Ngƣời, Nhƣng Để Đẹp Lòng Đức Chúa Trời. A) 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:4 B) Ga-la-ti 1:10 C) Ngƣời Rao Giảng Phúc Âm Của Chúa Cứu Thế Giê-su để ―củng cố và khích lệ đức tin anh chị em‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:2). _ Giúp ―anh chị em giữ vững đạo…‖ ( D) Ngƣời rao giảng dạy lời Chúa trang bị ngƣời phục vụ Chúa. ―Chính Ngài cho một số người làm sứ đồ, một số làm tiên tri, một số làm truyền giáo, một số làm mục sư và giáo sư, 12 nhằm mục đích trang bị các thánh đồ trong công tác phục vụ, gây dựng Thân Thể Chúa Cứu Thế,‖ (Ê-phê-sô 4:11-12). 2. Nội Dung Rao Giảng Phúc Âm _ Giảng về thập tự giá (1 Cô-rinh-tô 1:18) _ ―rao truyền công việc lạ lùng của Ngài‖ (1 Phê-rơ 2:9) _ ―giảng như nói ra lời của Đức Chúa Trời‖ (1 Phê-rơ 4:11). _ Giảng luận ―như nói ra lời của Đức Chúa Trời‖ (1 Phê-rơ 4:11). _ Giảng luận nhƣ ―rao truyền…‖ (1 Phê-rơ 2:9). _ Giảng luận nhƣ ―loan báo tin mừng…‖ (I-sa 61:1) _ Giảng luận nhƣ ―thuyết phục, khiển trách, khích lệ‖ (2 Ti-mô-thê 4:2). _ Ngƣời Rao Giảng Phúc Âm Luôn Rao Giảng Về Sự Phong Phú Vô Biên, Soi Sáng Cho Mọi Ngƣời Biết Về…‖ (Ê-phê-sô 3:8-9) Bởi vì ―Trong Ngài ẩn chứa mọi kho tàng của sự khôn ngoan‖ (Cô-lô-se 3:3). 3. Thái Độ Rao Giảng Phúc Âm _ ―kiên trì rao giảng lời Chúa‖ (2 Ti-mô-thê 4:2) _ ―sáng suốt, bình tỉnh, chịu đựng…làm trọn công việc truyền giảng Phúc Âm‖ (2 Ti-môthê 4:5) 178


_ ―rao giảng Phúc Âm cách rõ ràng, đầy đủ, cho mọi dân ngoại đêù nghe‖ (2 Ti-mô-thê 4:17). _ ―Hãy thận trọng trong lối sống và lời giảng dạy của con,…‖ (1 Ti-mô-thê 4:16). 4. Quyền Năng Rao Giảng Phúc Âm _ Giảng Phúc Âm bởi quyền năng của Chúa cách dạn dĩ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:2). _ Giảng dạy lời Chúa ―không phải chỉ bằng lời nói nhưng bằng quyền năng‖ (1 Tê-sa-lôni-ca 1:5). _ Giảng Phúc Âm bằng quyền năng của Đức Chúa Trời. ―Vậy nên, con đừng hổ thẹn vì làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng chớ xấu hổ vì việc ta bị xiềng xích giam cầm nhưng hãy dựa vào quyền năng Đức Chúa Trời mà chịu khổ nhục với Phúc Âm‖ (2 Ti-mô-thê 1:8; Công vụ 1:8). 5. Ngƣời Rao Giảng Phúc Âm Bằng Lời Cầu Nguyện (Cô-lô-se 4:4). A) Cầu nguyện xin Chúa ―mở cửa cho chúng tôi‖ (Cô-lô-se 4:3) B) Cầu nguyện xin Chúa ban cho sự dạn dĩ để truyền giảng sứ điệp cứu rỗi C) Rao giảng Phúc Âm của Đức Chúa Trời cách mạnh dạn bởi sức mạnh của Ngài (1 Têsa-lô-ni-ca 2:2). 6. Phần Thƣởng Cho Ngƣời Rao Giảng Phúc Âm _ ―đáng được đãi ngộ gấp đôi‖ (1 Ti-mô-thê 5:17) _ ―Ai truyền giảng Phúc Âm thì được nuôi sống bởi Phúc Âm‖ (1 Cô-rinh-tô 9:14). _ ―Người nào gieo giống trong nước mắt Sẽ gặt hái cách vui mừng. 6 Người nào vừa đi vừa khóc, Đem giống ra vãi, Chắc sẽ trở về cách vui mừng, Mang bó lúa mình.‖ (Thi thiên 126:5-6). _ ―Anh chị em hãy nhớ những ngƣời hƣớng dẫn, đã truyền lời Chúa cho mình, hãy chú ý xem kết cuộc nếp sống của họ và học đòi đức tin của họ… Anh chị em hãy vâng lời và phục tùng những ngƣời hƣớng dẫn mình vì họ chăm sóc linh hồn anh chị em nhƣ phải khai trình với Chúa, để họ hân hoan thi hành nhiệm vụ, khỏi phải thở than, vì nếu có thì cũng chẳng ích lợi gì cho anh chị em.‖ (Hê-bơ-rơ 13:7,17).

179


Chƣơng 17 Kiến Tạo Tâm Linh Qua Sự Hƣớng Dẫn Tâm Linh Và Cố Vấn Tâm linh (Spiritual Direction and Mentor) Phƣơng hƣớng Tâm linh (spiritual direction) là một tiến trình giúp mỗi Cơđốc-nhân nhận thức trách nhiệm phát huy mối liên hệ với Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Giê-su. Những sự tập luyện về hƣớng dẫn tâm linh (spiritual guidance) của Cơ-đốc-nhân làm tăng sức mạnh trong mối liên hệ với Chúa qua lời ca ngợi thể hiện trong sự thờ phƣợng. Khi con dân Chúa tham gia vào các sinh hoạt tâm linh nhƣ đọc Kinh Thánh, tôi luyện đức tin, truyền giáo, tĩnh tâm, tĩnh lặng, ca ngợi Thiên Chúa, và nghiên cứu Thánh Kinh. Phƣơng hƣớng tâm linh là một mối liên hệ với ngƣời khôn ngoan và trƣởng thành tâm linh nhằm thảo luận và cầu nguyện về những gì đang xảy ra trong cuộc sống trong niềm tin Cơ-đốc. Trong hành trình bƣớc đi theo Chúa trong niềm tin Cơ-đốc, tín hữu hay Mục Sƣ cần ngƣời cố vấn thuộc linh hay ngƣời tâm vấn tâm linh là ngƣời có thể giúp tâm vấn trong những thời gian cần làm các quyết định mang tính thách thức và phân định chân giá trị của ngƣời tin Chúa. Nguyên Nhân Tại Sao Lãnh Đạo Cơ Đốc Thất Bại Reason Why Christian Leader Fail Tiến Sĩ Bobby Clinton thăm dò khoảng 3,500 nhà lãnh đạo Cơ-đốc và cho biết có khoảng một phần ba của những nhà lãnh đạo này đã hoàn thành chức vụ rất tốt đẹp. Tuy nhiên, lại có nhiều vị lãnh đạo đã bỏ cuộc bởi vì quá mệt mõi. Một số thì bị thất bại bởi vì nguyên nhân vi phạm đạo đức. Đa số còn lại là sa ngã chậm hơn (fade into a slow fail). Dƣờng nhƣ kết quả của cuộc nghiên cứu của 3,500 lãnh đạo Kinh Thánh phản ảnh một phần nào gần giống nhƣ kinh nghiệm của những nhân vật lãnh đạo trong Kinh Thánh. Trong số 49 nhân vật lãnh đạo trong Kinh Thánh chỉ có 13 vị lãnh đạo hoàn thành chức vụ cách hoàn hảo.

180


Trƣớc những áp lực và thách thức của chức vụ Chúa giao cho ngƣời hầu việc nhà Ngài, sứ đồ Phao-lô khuyên Ti-mô-thê ―Hãy thực hành và chú tâm vào những việc nầy, để mọi người thấy sự tiến bộ của con. 16 Hãy cẩn trọng với chính con và sự giảng dạy của con; phải kiên trì trong mọi việc đó, vì làm như vậy, thì con và những người nghe con đều được cứu.‖ (1 Ti-mô-thê 4:15-16 BHD). Các nhà lãnh đạo thuộc linh có thể thành công trong chức vụ và tạo ảnh hƣởng tích cực cho con dân Ngài. Tuy nhiên, một số lãnh đạo thuộc linh cũng không hoàn thành chức vụ cách trọn vẹn; có thể là những yếu tố theo sự chia sẻ của Tiến Sĩ Bobby Clinton nhƣ sau: 1) Thiếu sự đặt lòng tin vào quyền tể trị của Thiên Chúa. 2) Không phát huy đủ triết lý và kỷ năng của mục vụ. 3) Không có ngƣời tâm vấn khôn ngoan và đầy ơn giúp đỡ. 4) Không chịu khó học hỏi thêm những kỷ năng và kiến thức cho chức vụ. Trong quyển sách ―The Making of a Leader‖ Tiến sĩ Bobby Clinton chia sẻ về .6 đặc tính của những ngƣời lãnh đạo thành công tốt (6 Traits of Leaders Who Do Finish Well) do Soul Shepherding Institute biên soạn nhằm giúp các nhà lãnh đạo phục vụ Chúa cách lành mạnh và hiệu quả trong đƣờng lối của Ngài: 1) Trau dồi mối liên hệ mật thiết với Chúa Giê-su (Cultivate intimacy with Jesus). 2) Sống theo sứ mạng Chúa giao phó và những giá trị của nó (Articulate and live by our God-appointed mission and values). 3) Xây dựng mối liên hệ mật thiết với vị tâm vấn (Form a close relationship with a mentor). 4) Hãy giữ tinh thần học hỏi (Keep learning). 5) Hãy thể hiện nếp sống giống nhƣ Chúa Cứu Thế (Manifest Christlikeness). 6) Hãy tin rằng Chúa đang làm điêù gì kỳ diệu qua bạn (Believe that God is doing something special through you!) Ngƣời lãnh đạo đƣợc ơn của Chúa luôn để lại di sản của những đời sống đƣợc thay đổi, mục vụ đƣợc kết quả, và các việc lành vững bền. Họ không bao giờ chú tâm về di sản cho chính họ, mà chú tâm về tình yêu thƣơng của Đức Chúa Trời và những ngƣời chung quanh họ cũng nhƣ các ân tứ mà Ngài đã ủy thác cho họ.

181


Phƣơng hƣớng tâm linh là gì? Richard Foster giải thích rằng: 1) Phƣơng hƣớng tâm linh là mối liên hệ giúp chúng ta phƣơng cách tăng trƣởng, sống động, và thƣơng yêu ở trong đời sống thuộc linh. 2) Phƣơng hƣớng tâm linh bao gồm một tiến trình của một ngƣời giúp đỡ ngƣời khác hiểu biết điêù mà Đức Chúa Trời đang thực hiện và phán dạy. 3) Ân tứ phân biệt là một ân tứ chủ yếu trong công tác của phƣơng hƣớng tâm linh. 4) Trong phƣơng hƣớng tâm linh tuyệt đối không có quyền thống trị hay điều khiển. 5) Ngƣời cố vấn tâm linh hay Mục sƣ hƣớng dẫn ngƣời khác về các vấn đề thuộc linh qua thế giới thuộc linh bởi phƣơng cách thuộc linh. 6) Đức Chúa Trời ủy thác ngƣời cố vấn tâm linh hay Mục sƣ giữa dân sự của Ngài. Đây chính là cấu trúc của tình yêu thƣơng qua hành động. 7) Điêù tối quan trọng nhất, những ngƣời tâm vấn hay Mục sƣ đều đƣợc thiết lập ở trong Thiên Chúa. Nếu ở ngoài sự soi dẫn của Thiên Chúa sẽ rất là nguy hiểm cho linh hồn của con dân Ngài.

182


Chƣơng 18 Kiến Tạo Tâm Linh Cho Lãnh Đạo Hội Thánh (Spritual formation For Church Leaders) Vai Trò Của Ngƣời Lãnh Đạo Tâm Linh Trong Tiến Trình Kiến Tạo Tâm Linh 1. Ngƣời lãnh đạo tâm linh cần ―…nhờ cậy Đức Chúa Trời chúng ta mạnh dạn truyền Phúc Âm của Đức Chúa Trời…‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:2). 2. Ngƣời lãnh đạo tâm linh cảm nhận và xác quyết về sự kêu gọi cho chức vụ thánh cũng nhƣ động lực để tận hiến cho công việc Chúa ủy thác (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-4). 3. Ngƣời lãnh đạo tâm linh rao giảng Phúc Âm ―… không phải để làm vừa lòng loài người nhưng đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng xem xét lòng chúng tôi.‖ (1 Tê-sa-lôni-ca 2:4). 4. Ngƣời lãnh đạo tâm linh ―không bao giờ kiếm vinh quang từ loài người, dù là từ anh chị em hay người khác. 7 Mặc dù với tư cách là sứ đồ của Chúa Cứu Thế chúng tôi có thể đòi anh chị em phải tôn trọng chúng tôi.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:6). 5. Ngƣời lãnh đạo tâm linh ―cư xử dịu dàng giữa anh chị em như người mẹ chăm sóc con mình. 8 Chúng tôi yêu mến anh chị em đến nỗi mong ước được chia sẻ cho anh chị em, không những Phúc Âm của Đức Chúa Trời, mà cả đời sống chúng tôi nữa, vì anh chị em đã trở nên những người yêu quý của chúng tôi.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:7-8). 6. Ngƣời lãnh đạo tâm linh ―sống giữa anh chị em, là những tín hữu, một cách thanh sạch, công chính và không có gì đáng trách.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:10). 7. Ngƣời lãnh đạo tâm linh ―đối xử với mỗi người trong anh chị em như cha với con. 12 Chúng tôi đã khuyến khích, an ủi và nài xin anh chị em sống xứng đáng với Đức Chúa Trời, Đấng kêu gọi anh chị em vào Vương Quốc Ngài và hưởng vinh quang với Ngài.‖ (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:11-12). 8. Ngƣời lãnh đạo tâm linh luôn cảm tạ và cầu thay cho các tín hữu (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13).

183


Phẩm Hạnh Của Giám Mục 1 Ti-mô-thê 3:1-7 ―Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ai mong muốn làm giám mục, người đó ước ao một việc tốt đẹp. 2 Vì thế, giám mục phải là người không có gì đáng trách, một chồng một vợ, tiết độ, tự chủ, khả kính, hiếu khách, có tài dạy dỗ, 3 không nghiện rượu hoặc hung bạo, nhưng là người hiền hòa, không hay gây gổ, không tham tiền, 4 khéo quản trị gia đình mình, dạy dỗ con cái biết vâng phục với tất cả lòng tôn kính. 5 Vì thế, người nào không biết quản trị nhà riêng mình, làm sao chăm sóc Hội Thánh của Đức Chúa Trời? 6 Người mới theo đạo không được làm giám mục, vì có thể kiêu ngạo mà rơi vào sự hình phạt của ma quỷ. 7 Giám mục phải được người ngoại đạo làm chứng tốt, để khỏi bị sỉ nhục và sa vào cạm bẫy của ma quỷ.‖ (1 Ti-mô-thê 3:1-7).

Nhiệm Vụ Của Trƣởng Lão Titus 1:5-9 ―Ta để con ở lại đảo Cơ-rết để con thu xếp những việc chưa xong, và bổ nhiệm các trưởng lão trong mỗi thành phố như ta đã dặn bảo con. 6Trưởng lão phải là người không chỗ trách được, chỉ lấy một vợ, con cái đều tin Chúa chứ không bị tố cáo là trụy lạc hay ngỗ nghịch. 7 Vì được quản lý nhà Đức Chúa Trời, giám mục phải là người không chỗ trách được, chứ không nóng tính, đam mê, ghiền rượu, tàn bạo, tham lợi phi nghĩa, 8 nhưng là người hiếu khách, thích làm việc thiện, tiết độ, ngay thẳng, thánh khiết, tự chủ, 9 giữ vững giáo huấn của đạo đáng tin cậy, hầu có thể nhờ đạo lý chân chính mà khuyên bảo hay bài bác những kẻ chống báng.‖ (Titus 1:5-9) Qua phân đoạn Kinh Thánh trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-12 mô tả thế nào vai trò lãnh đạo ảnh hƣởng trực tiếp tới tiến trình kiến tạo thuộc linh của các tín hữu và Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Vì thế, ngƣời lãnh đạo cần đóng vai trò sống gƣơng mẫu nhƣ Chúa Giê-su qua tâm tình yêu thƣơng lẫn mối quan tâm.

184


Chƣơng 19 Kiến Tạo Tâm Linh Trong Thần Học Ứng Dụng (Spiritual Formation in Practical Theology) Thần học, nguyên nghĩa trong tiếng Latin là ―Theologia‖, ghép 2 từ trong tiếng Hy Lạp là Theos (nghĩa là thần linh) và logos (nghĩa là lời). ―Theologia‖ là môn học nghiên cứu về chân lý và lời đƣợc chép trong Thánh Kinh. Thần học thực dụng ―Practical Theology‖ là môn học nghiên cứu về những cách sống đạo và những nguyên tắc thực hành trong Hội Thánh. Richard Osmer đã đặt ra bốn câu hỏi chuyên về Thần Học Ứng Dụng nhƣ: 1. 2. 3. 4.

Điều gì đang xảy ra? - What is going on? (the descriptive-empirical task) Tại sao sự việc này xày ra? Why is this going on? (the interpretative task) Sự việc đang xảy ra là gì? What ought to be going on? (the normative task) Chúng ta có thể đáp ứng nhƣ thế nào? How might we respond? (the pragmatic task)[2 Thần Học Ứng Dụng lien hệ

Thần Học Ứng Dụng liên hệ đến các phƣơng diện nhƣ: truyền giáo (missions), truyền giảng (evangelism), giáo dục tôn giáo (religious education), tâm lý mục vụ (pastoral psychology) hay tâm lý tôn giáo (the psychology of religion), Hội Thánh tăng trƣởng (church growth), điêù hành (administration), giải kinh (homiletics), kiến tạo tâm linh (spiritual formation), thần học mục vụ (pastoral theology), định hƣớng tâm linh (spiritual direction), Thần Học tâm linh (spiritual theology or ascetical theology), Thần Học chính trị (political theology), Thần Học công chính và hoà bình (theology of justice and peace). Chúng ta thƣờng nghe câu nói ―hãy thực hành điều bạn giảng dạy - practice what you preach‖? Đây chính là câu nói chứa đựng ý niệm về Thần Học Thực Dụng (practical theology). Do đó, Thần Học Thực Dụng là lẽ đạo Thần Học mà chúng ta, Cơ-đốc-nhân, có thể áp dụng, lợi ích, hay liên hệ đến cuộc sống đời lẫn đạo. Thần Học Ứng Dụng dung để trang bị cho ngƣời chăn bầy các kỹ năng 185


chuyên môn cần thiết nhằm giúp họ phục vụ cách hiệu quả trong mục vụ thay vì trang bị những kiến thức Thần Học. Một ngƣời Anh thuộc nhóm Puritan, Richard Baxter (1615 – 1691) đƣợc xem nhƣ là ngƣời đầu tiên biên soạn Thần Học Ứng Dụng (first introducing Practical Theology), qua bốn bộ sách có tựa đề là ―A Christian Directory of Practical Theology - Hướng Dẫn Cơ Đốc Về Thần Học Ứng Dụng‖. Đây là bộ sách rất thông dụng và có tầm ảnh hƣởng lan rộng trong thời kỳ đó bởi vì nó mang tính xã hội cùng các vấn đề rất thực tế đến cuộc sống con ngƣời. Richard Baxter chia bộ sách ra thành bốn phần chính nhƣ: 1. Đạo Đức Cơ-đốc - Christian Ethics (hay các bổn phận riêng biệt - or Private Duties). 2. Kinh Tế Cơ-đốc - Christian Economics (hay các bổn phận c ủa gia đình -or Family Duties). 3. Giáo Huấn Cơ-đốc - Christian Ecclesiastics (hay các trách nhiệm của Hội Thánh - or Church Duties). 4. Chính Trị Cơ-đốc - Christian Politics (hay các nhiệm vụ của bậc cầm quyền và ngƣời lân cận - or Duties to Our Rulers and Neighbors). Tuy nhiên, Thần Học Ứng Dụng cũng đƣợc biên soạn do Friedrich Schleiermacher nhƣ môn học bao gồm sự thực hành về lãnh đạo Hội Thánh ở trong quyển sách ―Brief Outline of the Study of Theology‖ vào năm 1800. Trong thế giới hiện đại, Thần Học Ứng Dụng đã đƣợc đề cập trong cuộc sống của con ngƣời và xã hội qua các vấn đề nhƣ:       

Sự công bằng xã hội - Social justice Hội Thánh Tăng Trƣởng - Church growth Kiến Tạo Tâm Linh - Spiritual formation Giảng Luận/Giải Kinh - Preaching/homiletics. Trợ Giúp Trầm Cảm - Aiding depression Đại Mạng Lệnh - The Great Commission Các Nan Đề Xã Hội nhƣ Ly Dị - Social issues such as divorce

Ngoài ra, Thần Học Ứng Dụng còn liên quan đến các vấn đề khác trong cuộc sống của cộng đồng Cơ-đốc nhƣ:  

Đời Sống Cơ-đốc - Christian living Cơ-đốc-giáo Hằng Ngày - Everyday Christianity 186


 

Thần Học Thực Dụng - Pragmatic Theology Mục Vụ Chăm Sóc - Pastoral Care.

Thần Học Ứng Dụng hay Thần Học Thực Dụng đêù liên hệ đến các chủ đề của con dân Chúa nhƣ Sống đạo Cơ-đốc - Christian living, Cơ-đốc-nhân Hằng Ngày - everyday Christianity, Thần Học Thực Dụng - Pragmatic Theology, và Mục Vụ Chăm Sóc - Pastoral Care. Mục đích của Thần Học Thực Dụng đêù có cùng một ý nghĩa của sự áp dụng những nguyên tắc của Thánh Kinh vào cuộc sống của Cơ-đốc-nhân; điển hình là trong sách Gia-cơ 1:22-25 chép: ―Hãy thực hành Lời Chúa, đừng tưởng chỉ nghe là đủ mà tự lừa dối. 23 Kẻ nào nghe Lời Chúa mà không thực hành cũng giống như một người soi mặt trong gương, 24 thấy rồi bỏ đi, quên ngay mặt mình như thế nào. 25 Nhưng người nào chăm chú nhìn vào luật toàn hảo là luật đem lại tự do lại kiên trì tuân giữ, không phải nghe rồi quên đi, nhưng thực hành luật đó, thì sẽ được phước trong việc mình làm.‖ ―But be doers of the word, and not hearers only, deceiving yourselves. For if anyone is a hearer of the word and not a doer, he is like a man who looks intently at his natural face in a mirror. For he looks at himself and goes away and at once forgets what he was like. But the one who looks into the perfect law, the law of liberty, and perseveres, being no hearer who forgets but a doer who acts, he will be blessed in his doing.‖ (James 1:22-25). Thánh Gia-cơ cũng nhắc nhở con dân Chúa rằng nếu ai sống bằng đức tin mà không thể hiện bằng hành động cụ thể, thì đức tin đó chỉ là thứ đức tin chết, không quyền năng. Do đó, thánh Gia-cơ đã khuyên rằng: ―Thưa anh chị em, nếu có ai bảo mình có đức tin nhƣng không hành động thì có ích gì không? Đức tin ấy cứu ngƣời đó đƣợc không? 15 Nếu gặp anh chị em nào đó thiếu cơm ăn áo mặc, 16 mà có người bảo: "Chúc anh chị bình an! Cứ mặc cho ấm, ăn cho no nhé!" Nhưng không cung ứng cho họ nhu cầu thể xác, thì có ích lợi gì? 17 Đức tin cũng thế, nếu đức tin không có hành động thì tự nó chết đi.‖ (Gia-cơ 2:14-17). ―What good is it, my brothers, if someone says he has faith but does not have works? Can that faith save him? If a brother or sister is poorly clothed and lacking in daily food, and one of you says to them, ‗Go in peace, be warmed and filled,‘ without giving them the things needed for the body, 187


what good is that? So also faith by itself, if it does not have works, is dead.‖ (James 2‖14-17). Thánh Giăng cũng tóm lƣợc khái niệm sống đạo thực tiển qua nguyên tắc của lời Chúa trong Thánh kinh rằng: ―Hỡi các con bé nhỏ, Chúng ta đừng thương yêu chỉ bằng lời nói và nơi chót lưỡi, nhưng hãy yêu thương thành thật và bằng hành động‖ ―Little children, let us not love in word or talk but in deed and in truth.‖ (1 John 3:18).

Tại Sao Cơ-Đốc-Nhân Cần Đƣợc Đổi Mới? Why does Christian need to be transformed? Rô-ma 12:1-2 1. Lời Kinh Thánh Dạy Về Sự Đổi Mới (The Bible teaches about the transformation) A) ―nghĩa là anh chị em phải lột bỏ con người cũ của lối sống trước đây, là con người bị các dục vọng lừa dối hủy hoại. 23 Hãy để Chúa đổi mới tâm linh và tâm trí anh chị em, 24 và mang lấy con người mới giống như Đức Chúa Trời, được sáng tạo trong chân lý công chính và tinh khiết.‖ (Ê-phê-sô 4:22-24). B) ―Đừng nói dối nhau vì đã lột bỏ người cũ và các việc làm của nó, 10 và đã mặc lấy người mới, là con người đang được đổi mới trong sự hiểu biết theo hình ảnh Đấng sáng tạo nó.‖ (Cô-lô-se 3:9-10). 2. Ân Điển Của Chúa Là Nền Tảng Cho Sự Đổi Mới (Grace of God is the foundation for transformation) A) ―được giải thoát khỏi tội lỗi anh chị em trở thành nô lệ cho sự công chính‖ (Rôma 6:18). B) ―tặng phẩm của Đức Chúa Trời là sự sống vĩnh phúc trong Chúa Cứu Thế Giêsu. Chúa chúng ta.‖ (Rô-ma 6:23). C) ―…nhờ Ngài mà hiện nay chúng ta nhận được sự giải hoà‖ (Rô-ma 5:11b). 188


D) ―Cũng nhờ Ngài chúng ta được vào trong ân sủng này,‖ (Rô-ma 5:2). E) ―nhờ Ngài chúng ta lại càng được cứu khỏi thịnh nộ là dường nào‖ (Rô-ma 5:9). 3. Tình Yêu Thƣơng Của Chúa Là Sức Mạnh và Động Lực Cho Sự Đổi Mới (The love of God is the power and motivation for transformation) A) ―Vì tình yêu của Chúa Cứu Thế kiềm chế chúng tôi, chúng tôi xét rằng: Một Người đã chết thay cho mọi người thì mọi người đều đã chết; 15 Ngài đã chết cho mọi người để những kẻ sống không sống cho chính mình nữa nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình.‖ (2 Cô-rinh-tô 5:14-15). B) ―Tôi bị đóng đinh vào thập tự giá với Chúa Cứu Thế. Nay tôi sống, không còn là tôi nữa nhưng Chúa Cứu Thế sống trong tôi. Hiện nay, tôi sống trong thân xác tức là sống trong đức tin nơi Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và hiến chính mình Ngài vì tôi.‖ (Ga-la-ti 2:20). 4. Trƣởng Thành Tâm Linh Là Nhu Cầu Cho Sự Đổi Mới (Spiritual maturity is the need for transformation) A) ―Chúng tôi truyền giảng Chúa Cứu Thế, dùng tất cả sự khôn ngoan để cảnh cáo mọi người, dạy dỗ mọi người, ngõ hầu chúng tôi trình diện mọi người cho Đức Chúa Trời như những người trưởng thành trong Chúa Cứu Thế. 29 Nhằm mục đích ấy, tôi đang lao khổ đấu tranh, nhờ tất cả quyền năng của Ngài đang tác động mạnh mẽ trong tôi.‖ (Cô-lô-se 1:28-29) B) ―Nhưng thức ăn đặc dành cho người trưởng thành là người nhờ thực hành mà luyện tập được khả năng phân biệt điều thiện, điều ác… Vì thế, chúng ta hãy từ bỏ bài học vỡ lòng về đạo lý của Chúa Cứu Thế mà tiến lên bậc trưởng thành, tức là không cần phải đặt lại nền móng cho giáo lý ăn năn từ bỏ những công việc chết, đức tin nơi Đức Chúa Trời,‖ (Hê-bơ-rơ 5:14-6:1). C) ―Ê-pháp-ra, người đồng hương của anh chị em, đầy tớ của Chúa Cứu Thế Giêsu, kính lời chào anh chị em. Người đã vì anh chị em mà chiến đấu luôn luôn trong sự cầu nguyện để anh chị em đứng vững, trưởng thành và hoàn toàn vững tin trong mọi ý chỉ của Đức Chúa Trời.‖ (Cô-lô-se 4:12) D) ―nhằm mục đích trang bị các thánh đồ trong công tác phục vụ, gây dựng Thân Thể Chúa Cứu Thế, 13 cho đến khi tất cả chúng ta đạt đến sự hợp nhất trong đức 189


tin và trong sự hiểu biết Con của Đức Chúa Trời, tiến đến mức trưởng thành, phát triển đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu Thế.‖ (Ê-phê-sô 4:12-13) 5. Làm Đẹp Lòng Chúa Là Động Lực Cho Sự Đổi Mới (Pleasing God is motivation for transformation) A) ―Thưa anh chị em, vì thế tôi nài xin anh chị em - do lòng thương xót của Đức Chúa Trời, hãy dâng hiến chính mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời - đó là sự thờ phượng hợp lẽ của anh chị em. 2 Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời.‖ (Rô-ma 12:1-2) B) ―nhưng vì Đức Chúa Trời đã xác nhận chúng tôi là đáng tin cậy để ủy thác Phúc Âm, nên chúng tôi cứ rao giảng, không phải để làm vừa lòng loài người nhưng đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng xem xét lòng chúng tôi.‖ (1 Tê-sa-lô-nica 2:4) C) ―Bất luận làm gì, hãy tận tâm mà làm, như làm cho Chúa, không phải làm cho người ta,‖ (Cô-lô-se 3:23). D) ―Vậy, sau cùng, thưa anh chị em, trong Chúa Giê-su chúng tôi kêu gọi và khuyên anh chị em rằng: Như anh chị em đã học từ chúng tôi thể nào để sống cho đẹp lòng Đức Chúa Trời và anh chị em đang sống như thế, thì hãy càng tấn tới hơn nữa. 2 Vì anh chị em biết chúng tôi bởi Chúa Giê-su đã truyền cho anh chị em những huấn thị nào. 3 Vậy, ý muốn của Đức Chúa Trời là anh chị em phải thánh khiết, tránh gian dâm. 4 Mỗi người phải biết giữ gìn thân thể mình thánh khiết và tôn trọng, 5 chớ chiều theo đam mê dục vọng như những người ngoại đạo không biết Đức Chúa Trời. 6Đừng ai vi phạm hay lừa gạt anh chị em mình về vấn đề này vì Chúa là Đấng trừng phạt tất cả những điều đó như chúng tôi đã nói trước và cảnh cáo anh chị em. 7 Vì Đức Chúa Trời đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế nhưng sống thánh khiết. 8 Cho nên ai bác bỏ lời huấn thị trên thì không phải bác bỏ loài người nhưng khước từ Đức Chúa Trời, Đấng ban Đức Thánh Linh của Ngài cho anh chị em. 9 Còn về tình huynh đệ, anh chị em không cần chúng tôi viết cho anh chị em vì chính anh chị em đã được Đức Chúa Trời dạy hãy yêu thương nhau. 10 Thật ra anh chị em đang làm điều đó cho tất cả anh chị em trong khắp miền Ma-xê-đoan. Tuy nhiên, thưa anh chị em, chúng tôi khuyên anh chị em hãy tấn tới hơn nữa. 11 Hãy cố sống yên lành, chăm lo công việc riêng của mình và tự tay làm việc như chúng tôi đã truyền. 12 Như thế, đời sống anh chị em được người ngoài kính trọng và không thiếu thốn gì cả. Ngày Chúa Quang Lâm‖ (1 Tê-sa-lôni-ca 4:1-12) 190


Cách Chúa Muốn Bạn Đổi Mới How God wants you to transform – Cô-lô-se 3:1-10 Trong sách Rô-ma 12:1-2, Sứ đồ Phao-lô khuyên mỗi con dân Chúa cần phải đƣợc biến đổi con ngƣời thuộc thể và thuộc linh nhằm làm theo ý định tối làm, hoàn hảo, và đẹp lòng Ngài. Vì thế, đây không phải là sự chọn lựa của mỗi Cơ-đốc-nhân, mà là một mạng lệnh của lời Chúa cho những ai muốn "đạt đến sự hợp nhất trong đức tin và trong sự hiểu biết Con của Đức Chúa Trời, tiến đến mức trưởng thành, phát triển đến tầm thước vóc dáng đầy trọn của Chúa Cứu Thế." (Ê-phê-sô 4:13) 1. Hãy Đƣợc Đổi Mới Ở Trong Chúa Cứu Thế Giê-su (To be new in Christ) A) ―Vì vậy nếu ai ở trong Chúa Cứu Thế, người ấy là một sinh vật mới; những điều cũ đã qua đi, kìa mọi sự đều trở nên mới.‖ (2 Cô-rinh-tô 5:17). 2. Hãy Sống Giống Nhƣ Chúa Cứu Thế (To live like Christ) A) ―Vậy nên, khi vào trần gian, Chúa Cứu Thế đã tuyên bố: "Chúa không muốn sinh tế, lễ vật Nhưng đã chuẩn bị một thân thể cho tôi‖ (Hê-bơ-rơ 10:5) B) ―Thưa anh chị em, vì thế tôi nài xin anh chị em - do lòng thương xót của Đức Chúa Trời, hãy dâng hiến chính mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời - đó là sự thờ phượng hợp lẽ của anh chị em.‖ (Rô-ma 12:1) C) ―Vì Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý riêng Ta, nhưng theo ý Đấng đã sai Ta.‖ (Giăng 6:38). D) ―Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời.‖ (Rô-ma 12:2). 3. Hãy Trở Nên Giống Nhƣ Chúa Cứu Thế (To become like Christ) A) ―Và tất cả chúng ta, với mặt trần không bị màn che, đều phản chiếu vinh quang của Chúa và được biến đổi theo hình ảnh Ngài từ vinh quang này đến vinh quang khác nhờ Chúa là Thánh Linh.” (2 Cô-rinh-tô 3:18). 191


B) ―Vì những người Ngài đã biết trước thì Ngài cũng đã định trước cho họ nên giống như hình ảnh Con của Ngài để Con này trở thành con cả giữa nhiều anh chị em.” (Rô-ma 8:29) C) ―Môn đệ không hơn thầy, nhưng nếu được dạy dỗ đầy đủ thì sẽ như thầy mình.‖ (Lu-ca 6:40) D) ―Đừng nói dối nhau vì đã lột bỏ người cũ và các việc làm của nó, 10 và đã mặc lấy người mới, là con người đang được đổi mới trong sự hiểu biết theo hình ảnh Đấng sáng tạo nó.‖ (Cô-lô-se 3:9-10). 4. Hãy Có Đồng Tâm Tình Nhƣ Chúa Cứu Thế (To have a mind of Christ) A) ―Hãy có cùng một tâm tình như Chúa Cứu Thế Giê-xu đã có.‖ (Phi-líp 2:5). B) ―Vậy, tôi xin nói điều này và nhân danh Chúa khuyến cáo anh chị em: Đừng tiếp tục sống như người ngoại quốc, theo tâm trí hư không. 18 Trí tuệ tối tăm, họ xa lạ với sự sống đến từ Đức Chúa Trời, do sự ngu muội trong mình, và do tấm lòng chai đá. 19 Họ lì lợm buông mình theo đường dâm dật, ham mê làm mọi chuyện ô uế.‖ (Ê-phê-sô 4:17-19). 5. Hãy Phục Vụ Nhƣ Chúa Cứu Thế (To serve like Christ) A) ―Vì Con Người đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người." (Mác 10:45) B) ―Đừng làm điều gì vì tham vọng ích kỷ hoặc hư vinh nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình. 4 Mỗi người trong anh chị em chớ tìm lợi riêng cho mình nhưng hãy chú trọng đến lợi ích của người khác nữa.” (Phi-líp 2:3-4) C) ―Sau khi đã rửa chân các môn đệ xong, Ngài mặc lại áo ngoài, trở về bàn ăn hỏi họ: "Các con có hiểu việc Ta vừa làm cho các con không? 13 Các con xưng Ta là Thầy là Chúa, phải lắm, vì chính Ta đúng là như vậy. 14 Đã là Thầy là Chúa mà Ta còn rửa chân cho các con, thì chính các con cũng phải rửa chân cho nhau. 15 Ta đã làm như vậy cốt để làm gương cho các con noi theo.‖ (Giăng 13:12-15).

192


D) ―Vua phán cùng họ: "Thật, Ta bảo cùng các con, hễ các con làm điều đó cho một trong những anh em hèn mọn nhất của Ta, tức là đã làm cho Ta vậy” (Ma-thiơ 25:40) 6. Hãy Yêu Thƣơng Nhƣ Chúa Cứu Thế (To love like Christ) A) Chúa truyền dạy chúng ta phải kính yêu Ngài hết lòng ―Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí, hết sức mà yêu kính Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.‖ (Mác 12:30) B) ―Bằng có ai không kính mến Chúa, thì phải bị a-na-them! Ma-ra-na-tha.‖ (1 Cô-rinh-tô 16:22) ―Ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không xứng đáng cho Ta. Ai yêu con trai con gái hơn Ta cũng không xứng đáng cho Ta.‖ (Ma-thi-ơ 10:37). C) Chúng ta phải yêu thƣơng ngƣời lân cận ―Đây là điều răn thứ hai: "Hãy yêu thương người khác như chính mình. Không có điều răn nào lớn hơn hai điều nầy." (Mác 12:31). D) Chúng ta phải yêu thƣơng kẻ thù ―Nhưng Ta bảo các con: "Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con, 45 để các con trở nên con cái của Cha các con trên trời, vì Ngài cho mặt trời soi trên kẻ ác cũng như người thiện và ban mưa cho người công chính cũng như kẻ bất chính.‖ (Ma-thi-ơ 5:44). E) Chồng phải yêu thƣơng vợ ―Hỡi các người chồng, hãy yêu vợ như Chúa Cứu Thế yêu hội thánh và hiến thân Ngài vì hội thánh,… Cũng thế, các người chồng phải yêu vợ như yêu chính bản thân; chồng yêu vợ là yêu chính bản thân. 29 Chẳng có ai ghét bản thân, trái lại nuôi dưỡng, chăm sóc nó, đó chính là cách Chúa Cứu Thế đối xử với hội thánh,‖ (Ê-phê-sô 5:25,28-29) F) Vợ phải yêu thƣơng chồng- ―để có thể huấn luyện phụ nữ trẻ tuổi biết yêu chồng, thương con,‖ (Tích 2:4). G) Mẹ yêu thƣơng con cái - ―để có thể huấn luyện phụ nữ trẻ tuổi biết yêu chồng, thương con,‖ (Tích 2:4).

193


Mỗi Hội Thánh cần thiết lập một THƢ VIỆN và VĂN PHẨM CƠ ĐỐC. Mỗi ngƣời lãnh đạo thuộc linh cần thiết lập THƢ VIỆN và VĂN PHẨM CƠ ĐỐC. Mỗi con cái Chúa cần thiết tủ sách Cơ-đốc cho mình và gia đình.

Các Quyển Sách Dùng Nghiên Cứu Về Kiến Tạo Tâm Linh The Christian Educator's Handbook on Spiritual Formation by Kenneth O. Gangel, James C. Wilhoit Handbook to Spiritual Growth: Twelve Facets of the Spiritual Life Leather Bound by Kenneth Boa - 2008 Spiritual Disciplines Handbook Practices That Transform Us by Adele Ahlberg Calhoun

30 QUYỂN SÁCH VỀ KIẾN TẠO TÂM LINH 30 Books for Spiritual Formation The Cost of Discipleship by Dietrich Bonhoeffer Common Prayer by Shane Claiborne, Jonathan Wilson-Hartgrove, and Enuma Okoro The Road Back to You by Ian Morgan Cron and Suzanne Stabile Keeping the Sabbath Wholly by Marva Dawn Celebration of Discipline by Richard Foster Streams of Living Water by Richard Foster The Dark Night of the Soul by St. John of the Cross A Testament of Devotion by Thomas Kelly The Practice of the Presence of God by Brother Lawrence The Ragamuffin Gospel by Brennan Manning New Seeds of Contemplation by Thomas Merton Invitation to a Journey by Robert Mulholland 194


The Return of the Prodigal Son by Henri Nouwen The Wounded Healer by Henri Nouwen The Contemplative Pastor by Eugene Peterson Emotionally Healthy Spirituality by Peter Scazzero The Good and Beautiful God by James Bryan Smith You Are What You Love by James K.A. Smith The Interior Castle by St. Teresa of Avila The Imitation of Christ by Thomas a Kempis The Pursuit of God by A.W. Tozer The Divine Conspiracy by Dallas Willard Sacred Pathways: Discover Your Soul's Path to God (Paperback) by Gary L. Thomas Renovation of the Heart (Hardcover) by Dallas Willard The Spiritual Exercises (Paperback) by Ignatius of Loyola Surrender to Love: Discovering the Heart of Christian Spirituality (Paperback) by David G. Benner Spiritual Direction: A Practical Introduction (Paperback) by Sue Pickering Practices of Love: Spiritual Disciplines for the Life of the World (Paperback) by Kyle David Bennett Called to Be Saints: An Invitation to Christian Maturity by Gordon T. Smith

195


Chƣơng 20 Kiến Tạo Tâm Linh Qua Các Mục Vụ Hội Thánh (Spiritual Formation Through Church‘s Ministries). Lớp Giáo Lý Căn Bản (Baptism) Cơ Đốc Giáo Dục (Christian Education) Trƣờng Chúa Nhật, Mục vụ Thiếu Nhi, Mục vụ Thanh Niên, Mục Vụ Ngƣời Lớn. Trại Dƣỡng Linh (Bible Camp) Nhóm Nhỏ (Small Group) Nhóm Học Kinh Thánh (Bible Study Group) Khóa Hội Thảo (Seminar) Các Môn Học Của Trƣờng Thần Học (Courses offer from Bible College) Online Education (Giáo Dục Trực Tuyến)

Giảng Bồi Linh Chƣơng Trình Đọc Kinh Thánh & Học Thuộc Lòng Kinh Thánh Khuyến Khích Con Dân Chúa Đọc Sách Dƣỡng Linh & Nghe Nhạc Thánh

Truyền Giáo Ngắn Hạn & Công Tác Từ Thiện. 196


197


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.