DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 9

Page 43

viên, tài liệu, học liệu... Nhiệm vụ học tập phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. b) Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh hoạt động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi cách thức để vượt qua khó khăn giải quyết nhiệm vụ. Trong quá trình đó, khi cần phải có sự định hướng của giáo viên. Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". c) Báo cáo kết quả và thảo luận: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ sản phẩm học tập đã hoàn thành. Giáo viên bổ sung, chính xác hóa và khái quát hóa kiến thức cho học sinh. Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. d) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động; “chốt” kiến thức. Việc đánh giá tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trên lớp, có thể cho điểm. Riêng kết quả thực hiện nhiệm vụ các hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng có thể được đánh giá ở các mức độ khác nhau, hình thức khác nhau và thường không cho điểm. - Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài học phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học. - Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh.

38


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 9 by Dạy Kèm Quy Nhơn Official - Issuu