
14 minute read
1. Kế hoạch bài dạy minh họa thứ nhất
from DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 9
cũng được xây dựng dưới dạng là một bản kế hoạch tổ chức hoạt động học cho học sinh.
Mục này giới thiệu 3 kế hoạch bài học thuộc mô đun “Lắp đặt mạng điện trong nhà” và “Trồng cây ăn quả” trong chương trình môn Công nghệ 9 hiện hành, được xây dựng theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh.
Advertisement
1. Kế hoạch bài dạy minh họa thứ nhất Bài: LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT BÓNG ĐÈN
I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/yêu cầu cần đạt: - Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang - Quy trình lắp đặt mạch điện đèn cầu thang 2. Năng lực a. Năng lực công nghệ: - Năng lực nhận thức công nghệ: Giải thích được nguyên lí làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn (ví dụ mạch điện đèn cầu thang). - Năng lực sử dụng công nghệ: Lắp được mạch điện đèn cầu thang đúng quy trình, đảm bảo an toàn điện và các yêu cầu kĩ thuật; - Năng lực thiết kế công nghệ: Thiết kế được sơ đồ lắp đặt mạng điện đèn cầu thang. b. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủđộng, tích cực hoàn thành những thao tác lắp đặt mạch điện theo sự phân công của nhóm học tập. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ lắp đặt mạch điện đảm bảo an toàn điện, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc. - Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, tài liệu để mở rộng hiểu biết về mạch điện điều khiển bật/ tắt bóng đèn ở nhiều vị trí. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về mạch điện đèn cầu thang vào thiết kế mạch điện chiếu sáng ở
nhiều khu vực khác nhau trong thực tiễn như chiếu sáng phòng ngủ, chiếu sáng hành lang trường học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: + Nếu trên lớp có sử dụng máy chiếu projector thì sưu tầm một số tranh, ảnh phóng to về lắp đặt mạch điện đèn cầu thang. + Chuẩn bị vật thật: dụng cụ, vật liệu và thiết bị thực hành, mạch điện đèn cầu thang lắp sẵn. 2. Chuẩn bị của học sinh
Từ cuối giờ học trước, giáo viên thông báo, hướng dẫn học sinh tìm thông tin về cách lắp đặt mạng điện đèn cầu thang. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị thực hành theo nhóm hoặc cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ TÌM HIỂU MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG * Mục tiêu: Tạo được hứng thú và nhu cầu tìm hiểu về mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn. * Hoạt động của học sinh: Quan sát hình ảnh mạch điện đèn cầu thang, công tắc ba cực và hai cực để nhận xét cách bố trí và các thiết bị điện được sử dụng trong mạch điện. * Sản phẩm học tập: Trả lời các câu hỏi ghi vào vở * Tổ chức hoạt động: 1. Với những kiến thức đã học và hiểu biết thực tiễn, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Quan sát mạch điện chiếu sáng cầu thang và cho biết các thiết bị điện được bố trí như thế nào? - Công tắc sử dụng trong mạch điện đèn cầu thang có cấu tạo khác với công tắc hai cực như thế nào (so sánh cấu tạo bên trong và bên ngoài)?
a. Bố trí các thiết bị điện của mạch đèn cầu thang (a) Công tắc hai cực
(b) Công tắc ba cực
b. Cấu tạo công tắc hai cực và ba cực
2. Nhóm thảo luận, thống nhất kết quả và báo cáo theo yêu cầu của giáo viên. Cụ thể là: - Nhóm học tập nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân; tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận, thống nhất và ghi lại kết quả của nhóm. - Theo yêu cầu của giáo viên, vài nhóm cử một đại diện báo cáo trước lớp kết quả hoạt động của nhóm. Đề nghị HS trong lớp nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. 3. GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và kết quả mà HS đã báo cáo. Từ đó GV phân tích cho HS thấy những hạn chế, sai sót trong vốn hiểu biết của các em rồi khéo léo khuyến khích HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung ở hoạt động tiếp theo.
Gợi ý trả lời câu hỏi, bài tập trong hoạt động:
Câu 1: Mạch đèn cầu thang sử dụng hai công tắc điều khiển bật/ tắt cùng một bóng đèn. Công tắc đặt ở hai tầng khác nhau, bóng đèn đặt ở khoảng giữa vị trí lắp hai công tắc.
Câu 2: Mạch điện đèn cầu thang sử dụng công tắc ba cực. Cấu tạo bên ngoài công tắc ba cực và hai cực khá giống nhau, gồm vỏ và các bộ phận tác động. Khác biệt là công tắc 2 cực bộ phận tiếp điện có 2 chốt: 1 cực động và 1 cực tĩnh. Công tắc 3 cực bộ phận tiếp điện có 3 chốt : 1 cực động và 2 cực tĩnh (ở 2 bên).
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VỀ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG * Mục tiêu: Giải thích được nguyên lí làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một đèn (ví dụ mạch điện đèn cầu thang). Thiết kế được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang * Hoạt động của học sinh: Giải thích nguyên tắc hoạt động của mạch điện đèn cầu thang. Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang * Sản phẩm học tập: Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang vẽ vào vở. * Tổ chức hoạt động: GV chia nhóm HS thảo luận, quan sát hình ảnh thực tế và trả lời câu hỏi định hướng tìm hiểu.
Hoạt động dạy Hoạt động học
- Yêu cầu nhóm HS quan sát sơ đồ thảo luận trả lời các câu hỏi, giúp giải thích nguyên lí mạch điện: (1) Quan sát và cho nhận xét về cách nối dây của hai công tắc ba cực trong sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn cầu thang.

(2) Giải sử ở trạng thái ban đầu công tắc 3 cực CT1 và CT 2 như ở vị trí trong hình. + Khi ta bật công tắc CT1 trước thì mạch hoạt động như thế nào? + Ngược lại khi ta bật công tắc CT2 trước thì mạch hoạt động như thế nào - Nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời: HS: + 2 cực tĩnh của công tắc 1 được nối 2 cực tĩnh của công tắc 2; + Cực động công tắc 2 nối với cầu chì trở về dây pha, cực động công tắc 1 còn lại nối đèn trở về dây trung tính. HS: Giải sử ở trạng thái ban đầu công tắc 3 cực CT1 và CT 2. Khi ta bật công tắc CT1 trước + Bật công tắc CT1 thì cực động nối với cực tĩnh 2 (CT1) của công tắc CT1. Dòng điện từ dây pha A qua cầu chì, qua cực động nối với cực tĩnh 2 (CT2) của công tắc CT2, qua cực tĩnh 2 (CT1) nối với cực động của công tắc CT1, qua bóng đèn về dây trung tính. Bóng đèn phát sáng.

+ Lúc này bật công tắc CT2 thì cực động nối với cực tĩnh 1 (CT2) của công tắc CT2, cực động không nối với cực tĩnh 2 (CT2) của công tắc CT2 nên không có dòng chạy trong bóng đèn, đèn tắt.

- GV yêu cầu nhóm HS thảo luận và thiết kế sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang (1) Xác định đồ dùng, thiết bị dóng cắt và thiết bị bảo về của từng bảng điện. Vị trí lắp đặt các thiết bị điện trên bảng điện có đặc điểm gì? (2) Công tắc mắc ở dây pha hay dây trung tính? Vì sao phải mắc như vậy? (3) Chuyển sơ đồ nguyên lí sang sơ đồ lắp đặt: + Vẽ đường dây nguồn + Xác định vị trí đặt hai bảng điện và bóng đèn + Vẽ đường dây dẫn điện dựa theo sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn cầu thang. - Nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời. Dựa trên trả lời các câu hỏi sẽ vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện +HS: Các thiết bị đóng – cắt gồm 02 công tắc ba cực và thiết bị bảo vệ được đặt trên 02 bảng điện lắp ở những vị trí khác nhau, có độ chênh lệch về độ cao. HS: Công tắc luôn mắc vào dây pha (vì khi chập mạch hoặc quá tải thì nhiệt độ trên dây pha tăng cao, quá nhiệt độ chịu đựng làm dây pha ngắt ra khỏi thiết bị giữ cho các thiết bị được an toàn) HS:Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận và chốt sơ đồ lắp đặt. - HS báo cáo kết quả, thảo luận, chốt lại kiến thức cần ghi vào vở
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN ĐÈN CẦU THANG * Mục tiêu: Lắp được mạch điện đèn cầu thang đúng quy trình, đảm bảo an toàn điện và các yêu cầu kĩ thuật. Chủđộng, tích cực hoàn thành những thao tác lắp đặt mạch điện theo sự phân công của nhóm học tập. Thực hiện nhiệm vụ lắp đặt
mạch điện đảm bảo an toàn điện, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc. * Hoạt động của học sinh: Lắp đặt mạch điện đèn cầu thang theo sơ đồ lắp đặt. * Sản phẩm học tập: Mạch điện đèn cầu thang * Tổ chức hoạt động: - GV yêu cầu mỗi nhóm từ sơ đồ lắp đặt mạch điện, lập bảng dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần sử dụng và điền vào bảng sau: Bảng 1 Bảng dụng cụ, vật liệu và thiết bị
TT Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị Số lượng
1 Dụng cụ: ............................................. ..................
2 Vật liệu: ............................................. ..................
3 Thiết bị: ............................................. ..................
- GV yêu cầu các nhóm HS tự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, thiết bị cần sử dụng để thực hành dựa trên sơ đồ lắp đặt do nhóm xây dựng.
Bước 1: Vạch dấu vị trí đặt thiết bị điện, đồ dùng điện và đường đi dây dẫn
Bước 2: Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và lỗ luồn dây dẫn
Bước 3: Lắp đặt thiết bị điện vào bảng điện
Bước 4: Lắp đặt dây dẫn từ bảng điện ra đèn
Bước 5: Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu
Bước 6: Vận hành
Quy trình lắp mạch điện đèn cầu thang Điền phiếu học tập về qui trình lắp đặt mạch điện đèn cầu thang:
Bảng 2: Quy trình lắp đặt mạch điện
Các công đoạn Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật
Vạch dấu ........................ ........................
Khoan lỗ ........................ ........................
Lắp thiết bị điện vào bảng điện ........................ ........................
Nối dây ra đèn ........................ ........................
Kiểm tra ........................ ........................
Vận hành ........................ .........................
- Các nhóm HS xác định các cực tĩnh và động của công tắc ba cực, thực hiện lắp đặt mạch theo quy trình đã nêu. GV lưu ý với các nhóm/ cá nhân học sinh: • Cần buộc một nút trong đui đèn, quan sát và uốn nắn các thao tác sai. • Cần đảm bảo an toàn điện trong quá trình thực hành, chỉ được cấp nguồn vận hành khi được GV đồng ý, theo dõi giám sát. - Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí đánh giá sau: • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu và thiết bị • Kiểm tra sản phẩm: vị trí lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện; các mối nối chắc chắn; bố trí các thiết bị gọn, đẹp • Vận hành đúng yêu cầu - Các nhóm nộp sản phẩm. Giáo viên nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí: • Kết quả thực hành lắp mạch điện đèn cầu thang • Quy trình tiến hành và thời gian hoàn thành • Thái độ tham gia thực hành của từng thành viên trong nhóm HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về mạch điện đèn cầu thang vào thiết kế mạch điện chiếu sáng ở nhiều khu vực khác nhau trong thực tiễn như mạch điện chiếu sáng phòng ngủ, chiếu sáng hành lang trường học… Chăm chỉ đọc sách, tài liệu để mở rộng hiểu biết về mạch điện điều khiển bật/ tắt bóng đèn ở nhiều vị trí.
* Hoạt động của học sinh: Thảo luận và vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng công tắc ba cực điều khiển đèn chiếu sáng ở những khu vực khác nhau như trong phòng ngủ, hành lang trường học, hội trường. Tìm hiểu công tác trung gian, vẽ sơ đồ mạch điện điều điều khiển bật tắt bóng đèn từ nhiều vị trí khác nhau * Sản phẩm học tập: Sơ đồ lắp đặt mạch điện sủ dụng công tắc hai cực điều khiển bật tắt đèn chiếu sáng ở những địa điểm khác nhau * Tổ chức hoạt động:
Hoạt động dạy Hoạt động học
- Chia nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu thực tiễn ở gia đình, địa phương và giải quyết tình huống sau: (1) Những địa điểm có thể sử dụng mạch điện chiếu sáng dùng hai công tắc ba cực điều khiển bật/ tắt nhiều bóng đèn. + Khu vực lắp đặt mạch điện + Vị trí để công tắc, số lượng đèn chiếu sáng. - HS thảo luận nêu ra những địa điểm có thể ứng dụng mạch điện HS: + Mạch điện chiếu sáng phòng ngủ: công tắc đặt cửa ra bào, công tắc đầu giường. + Mạch điện chiế sáng hành lang trường học, hội trường: đặt công tắc nhiều vị trí khác nhau và sử dụng nhiều đèn chiếu sáng.
(2) Chọn một trong 2 tình huống: TH1: Thiết kế mạch điện chiếu sáng trong phòng ngủ có thể bật/ tắt đèn ở hai vị trí khác nhau (cửa ra vào, đầu giường ngủ) TH2: Thiết kế mạch điện chiếu sáng hành lang trường học có thể bật/ tắt ở hai đầu hành lang. Trong đó cần xác đinh được: + Vị trí đặt thiết bị điện trên bảng điện, số lượng đèn chiếu sáng + Vẽ sơ đồ nguyên lí và lắp đặt. - Nhóm HS thảo luận, thống nhất và vẽ sơ đồ mạch điện. Ví dụ: sơ đồ lắp đặt mạch điện ở phòng ngủ

- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận và nêu ứng dụng mạch điện trong thực tế. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, thảo luận về ứng dụng mạch điện trong thực tế.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tra cứu thông tin qua sách, báo, internet và tìm hiểu về: + Tìm hiểu cấu tạo của công tắc bốn cực (hay còn gọi công tắc trung gian) và ứng dụng trong thực tế. + Tìm hiểu nguyên lí các mạch điện nhiều công tác điều khiển bật/ tắt một bóng đèn GV thu báo cáo, nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm bài thu hoạch của HS.. - HS tìm hiểu mạch sử dụng công tắc bốn cực (hay còn gọi công tắc trung gian). HS cách viết báo cáo và nộp cho GV vào buổi học sau

(a) Sơ đồ nguyên lí

(b) Sơ đồ đi dây mạch điện 03 công tắc điều khiển một bóng đèn

(c) Mạch điều khiển một bóng đèn tại 4 vị trí dùng công tắc trung gian