
2 minute read
1. Xây dựng kế hoạch bài dạy
from DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 9
Phần III. TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
I. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Xây dựng kế hoạch bài dạy
Advertisement
Với quan điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, kế hoạch bài dạy được xây dựng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đó là kế hoạch tổ chức các hoạt động học tập. Về cơ bản, tiến trình dạy học bao gồm các hoạt động như đã trình bày trong mục IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY” ở phần thứ nhất. Ở mục này xin trình bày tiến trình dạy học theo mô hình trường học mới để tham khảo khi vận dụng. Theo tiến trình này, nội dung chính của kế hoạch bài dạy bao gồm các hoạt động sau: a) Hoạt động khởi động: Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Từ nhiệm vụ cần giải quyết, học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi. b) Hoạt động hình thành kiến thức: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới và đưa các kiến thức, kĩ năng mới vào hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân. Giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/ công thức mới… Để giải quyết vấn đề đặt ra, học sinh cần phải học lí thuyết hoặc/và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu thập các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra. c) Hoạt động luyện tập/thực hành: Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được. Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh làm các “bài tập“ cụ thể giống như “bài tập“ trong bước