
5 minute read
2. Về phương pháp và công cụ đánh giá
from DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 9
Thông tư này sẽ thực hiện từ năm học 2020-2021 đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông học theo Chương trình GDPT 2006. 2. Về phương pháp và công cụ đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp trung học cơ sở có thể sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp viết - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp quan sát - Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập - Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập
Advertisement
Về công cụ đánh giá, có thể sử dụng các công cụ sau: - Câu hỏi
- Bài tập - Đề kiểm tra - Hồ sơ học tập - Sản phẩm học tập - Bảng kiểm - Thang đánh giá - Phiếu đánh giá (Rubric)
Dưới đây mô tả khái quát 3 công cụ: a) Bảng kiểm:
Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm… mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không.
Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản phẩm mà học sinh thực hiện. Với một danh sách các tiêu chí đã xây dựng sẵn, giáo viên sẽ sử dụng bảng kiểm để quyết định xem những hành vi hoặc những đặc điểm của sản phẩm mà học sinh thực hiện có khớp với từng tiêu chí có trong bảng kiểm không.
Trong dạy học Công nghệ, bảng kiểm thường được sử dụng để đánh giá học sinh trong giờ thực hành. Khi đánh giá thực hành, bảng kiểm có thể được thiết kế theo các bước sau:
- Xác định từng thao tác (hành vi) cụ thể trong hoạt động thực hành. - Có thể thêm vào những thao tác sai nếu nó có ích cho việc đánh giá. - Sắp xếp các thao tác theo đúng thứ tự diễn ra. - Hướng dẫn cách đánh dấu những thao tác khi nó xuất hiện (hoặc đánh số thứ tự các thao tác theo trình tự thực hiện).
Ngoài việc đánh giá những kĩ năng thực hành, bảng kiểm tra còn được sử dụng để đánh giá sản phẩm. Trong trường hợp đánh giá sản phẩm, bảng kiểm tra thường bao gồm một dãy những tiêu chí mà một sản phẩm hoàn thiện cần có. Giáo viên đánh giá bằng cách kiểm tra xem từng tiêu chí nêu trong thang đo có ở sản phẩm của học sinh hay không. b) Thang đánh giá:
Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà học sinh đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.
Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả. - Thang đánh giá dạng số: là hình thức đơn giản nhất của thang đánh giá trong đó mỗi con số tương ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt được của sản phẩm. Khi sử dụng, giáo viên đánh dấu hoặc khoanh tròn vào một con số chỉ mức độ biểu hiện mà học sinh đạt được. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả ngắn gọn bằng lời. - Thang đánh giá dạng đồ thị: mô tả các mức độ biểu hiện của đặc điểm, hành vi theo một trục đường thẳng. Một hệ thống các mức độ được xác định ở những điểm nhất định trên đoạn thẳng và người đánh giá sẽ đánh dấu (X) vào điểm bất kì thể hiện mức độ trên đoạn thẳng đó. Với mỗi điểm cũng có những lời mô tả mức độ một cách ngắn gọn. - Thang đánh giá dạng mô tả: là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất của thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau. Hình thức này yêu cầu người đánh giá chọn một trong số những mô tả phù hợp nhất với hành vi, sản phẩm của học sinh. c) Phiếu đánh giá (Rubric):
Rubric là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của học sinh.
Như vậy, rubric bao gồm hai yếu tố cơ bản: các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí, trong đó các mức độ thường được thể hiện dưới dạng thang mô tả hoặc kết hợp giữa thang số và thang mô tả để mô tả một cách chi tiết các mức độ thực hiện nhiệm vụ của người học.
Cũng tương tự như bảng kiểm, rubric gồm một tập hợp các tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động/sản phẩm của người học về một nhiệm vụ nào đó. Tuy nhiên, rubric khắc phục được nhược điểm của bảng kiểm, bởi nếu bảng kiểm chỉ đưa ra cho giáo viên 2 lựa chọn cho việc đánh giá thì rubric đưa ra nhiều hơn hai lựa chọn cho mỗi tiêu chí.
Các tiêu chí đánh giá của rubric là những đặc điểm, tính chất, dấu hiệu đặc trưng của hoạt động hay sản phẩm được sử dụng làm căn cứ để nhận biết, xác định, so sánh, đánh giá hoạt động hay sản phẩm đó.
Các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo những yêu cầu sau: − Thể hiện đúng trọng tâm những khía cạnh quan trọng của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá. − Mỗi tiêu chí phải đảm bảo tính riêng biệt, đặc trưng cho một dấu hiệu nào đó của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá − Tiêu chí đưa ra phải quan sát và đánh giá được
Cấu trúc chung của rubric:
Mức độ Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3 ………