
11 minute read
2. Kế hoach bài dạy minh họa thứ hai
from DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 9
2. Kế hoach bài dạy minh họa thứ hai Bài: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/yêu cầu cần đạt: - Phương pháp lắp đặt dây dẫn điện kiểu nổi trong ống cách điện - Phương pháp lắp đặt dây dẫn điện kiểu ngầm. 2. Năng lực a. Năng lực công nghệ: - Năng lực nhận thức công nghệ: + Trình bày được đặc điểm phương pháp lắp đặt dây dẫn điện kiểu nổi trong ống cách điện + Trình bày được đặc điểm của phương pháp lắp đặt dây dẫn điện kiểu ngầm. b. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập cá nhân tìm hiểu về lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà rồi sau đó mới thảo luận thống nhất câu trả lời chung với cả nhóm. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, tài liệu để mở rộng hiểu biết về qui trình lắp đặt mạng điện kiểu ngầm trong ống cách điện và có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào xác định những điểm chưa phù hợp trong lắp đặt mạng điện ở gia đình mình.
Advertisement
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho HS và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: + Nếu trên lớp có sử dụng máy chiếu projector thì sưu tầm một số tranh, ảnh phóng to về lắp đặt mạng điện trong nhà (kiểu ngầm, nổi sử dụng ống ghen)
+ Chuẩn bị vật thật: ống luồn dây điện, một số phụ kiện dùng trong lắp đặt dây dẫn điện kiểu nổi 2. Chuẩn bị của học sinh
Từ cuối giờ học trước, giáo viên thông báo, hướng dẫn học sinh tìm thông tin về các cách lắp đặt dây dẫn điện mạng điện trong nhà
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT DÂY DẪN MẠCH ĐIỆN TRONG NHÀ * Mục tiêu: Huy động những hiểu biết của HS về lắp đặt dân dẫn điện của mạng điện trong nhà. Tạo nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp lắp đặt dây dẫn. * Hoạt động của học sinh: Nhận xét các kiểu lắp đăt dây dẫn điện mạng điện ở trường học, gia đình * Sản phẩm học tập: Trả lời các câu hỏi viết vào vở * Tổ chức hoạt động: 1. GV đưa ra yêu cầu: với những kiến thức đã được học, hiểu biết của bản thân về mạng điện trong nhà và quan sát mạng điện lớp học, em hãy trao đổi, chia sẻ với các bạn về một số vấn đề sau: - Dây dẫn điện trong lớp học được lắp đặt như thế nào? Cách làm này đã đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, mỹ thuật hay chưa? - Hiện nay, dây dẫn của mạng điện trong nhà ở địa phương em thường được lắp đặt nổi hay lắp đặt ngầm? Ưu điểm của cách làm. 2. Nhóm học tập nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân; tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận, thống nhất và ghi lại kết quả của nhóm. 3. Theo yêu cầu của giáo viên, vài nhóm cử một đại diện báo cáo trước lớp kết quả hoạt động của nhóm. Đề nghị HS trong lớp nhận xét, bổ sung 3. GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và kết quả mà HS đã báo cáo. HS có thể không trả lời/ trả lời không đầy đủ các câu hỏi. Từ đó GV phân tích cho HS thấy những hạn chế, sai sót trong vốn hiểu biết của các em rồi khéo léo khuyến khích HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung ở hoạt động tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VỀ LẮP ĐẶT DÂY DẪN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Hoạt động 2.1: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi * Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm phương pháp lắp đặt dây dẫn điện kiểu nổi trong ống cách điện. * Hoạt động của học sinh: Quan sát hình ảnh mạng điện lắp đặt kiểu nổi trong thực tế để mô tả đặc điểm, ưu và nhược điểm phương pháp lắp đặt này. Nhận biết và kể tên các vật liệu phụ kiện dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà. * Sản phẩm học tập: Trả lời các câu hỏi và ghi vào vở * Tổ chức hoạt động: GV chia nhóm HS thảo luận, quan sát hình ảnh thực tế và trả lời câu hỏi định hướng tìm hiểu.
Hoạt động dạy Hoạt động học
- Yêu cầu nhóm HS quan sát, kết hợp đọc SGK và trả lời các câu hỏi: (1) Mô tả cách đi dây và lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạng điện trong cách lắp đặt kiểu nổi trong ống cách điện.
(2) Hãy cho biết tên gọi, vật liệu chế tạo các ống luồn dây trên hình sau:
a b
c (3) Hãy cho biết tên gọi và công dụng các phụ kiện từ Hình 11-3 đến Hình 11-6 - HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh, đọc nội dung SGK trả lới câu hỏi. Nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời: HS: Sử dụng các ống cách điện bọc dây dẫn điện và ốp lên bề mặt tường hoặc trần nhà
HS: a- ống tròn, nhựa PVC; b- máng ghen, nhựa PVC; c - ống ghen bán nguyệt, nhựa PVC HS: + Hình 11-3 (có lắp đậy, loại trơn) dùng để phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối.
Hình 11-3
Hình 11-4
Hình 11-5 Hình 11-6 (4) Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp lắp dây điện kiểu nổi. Dựa trên các tiêu chí: + Chi phí lắp đặt + Sự thuận lợi trong quá trình sửa chữa và khắc phục sự cố sau khi đã lắp đặt hoàn thiện + Tính thẩm mĩ, thuận tiện khi sử dụng (5) Lắp đặt mạng điện dây dẫn kiểu nổi cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật như thế nào? + Hình 11-4 (có lắp đậy, loại trơn) sử dụng khi nối hai ống vuông góc với nhau. + Hình 11-5 dùng để nối tiếp hai ống luồn dây với nhau. + Hình 11-6 dùng kệp đỡ cố định đường ống lên tường hay trần nhà. HS: Ưu điểm: Chi phí lắp đặt không quá lớn. Thuận lợi cho việc sửa chữa, khắc phục sự cố. Dễ dàng thay đổi khi có nhu cầu. Không nhất thiết phải lắp đặt trước khi hoàn thiện công việc xây dựng ngôi nhà. Nhược điểm: Tính thẩm mĩ chưa cao. Bố trí không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến không gian sử dụng
- Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo, thảo luận - Nhận xét và chốt kiến thức cần ghi nhớ về đặc điểm lắp đặt mạng điện kiểu ngầm - Đại diện 1 nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, các nhóm khác thảo luận và bổ sung - Cchốt lại kiến thức cần ghi vào vở
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu ngầm * Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của phương pháp lắp đặt dây dẫn điện kiểu ngầm. * Hoạt động của học hình: Quan sát hình ảnh mạng điện lắp đặt kiểu ngầm trong thực tế để mô tả đặc điểm, ưu và nhược điểm phương pháp lắp đặt này.
* Sản phẩm học tập: Trả lời các câu hỏi và ghi vào vở * Tổ chức hoạt động: GV chia nhóm HS thảo luận, quan sát hình ảnh thực tế và trả lời câu hỏi định hướng tìm hiểu.
Hoạt động dạy Hoạt động học
- Yêu cầu nhóm HS quan sát, kết hợp đọc SGK và trả lời các câu hỏi: (1): Mô tả cách đi dây và lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạng điện trong cách lắp đặt kiểu ngầm. - HS quan sát hình ảnh, đọc nội dung SGK trả lới câu hỏi. Nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời: HS: Các đường dây dẫn điện được đặt ngầm trong sàn nhà, tường và trần nhà
(2) Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm có mấy cách đặt dây
a b (3) Việc lắp đặt mạng điện kiểu ngầm được tiến hành song song hay sau khi đã hoàn thiện phần việc xây dựng ngôi nhà? Vì sao cần lưu giữ lại bản vẽ thiết kế mạng điện kiểu ngầm? (4) Trình bày ưu điểm và hạn chế của phương pháp lắp dây điện kiểu ngầm. HS: Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm có hai cách đặt dây a- Dây điện đặt trực tiếp b- Dây điện luồn trong ống cách điện HS: Thiết kế sơ đồ lắp đặt trước khi xây dựng và thi công lắp đặt dây dẫn kiểu ngầm tiến hành song song với xây nhà. Cần lưu bản vẽ thiết kế để biết được vị trí các dây dẫn điện đặt ngầm trong tường, thuận tiện cho kiểm tra và sửa chữa nhà cửa.
HS: Ưu điểm: Tiết kiệm không gian, đảm bảo tính thẩm mĩ; Tránh được các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài.
Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao; Việc sửa chữa, khắc phục sự cố phức tạp.
- Tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận - Nhận xét và chốt kiến thức cần ghi nhớ về đặc điểm lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. - Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác thảo luận, nhận xét. - Chốt kiến thức cần ghi vào vở
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Hệ thống hóa và củng cố kiến thức về các phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà. * Hoạt động của học sinh: So sánh phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà dựa trên các tiêu chí. Nhận biết được phương pháp lắp đặt mạng điện (kiểu ngầm hoặc kiểu nổi) * Sản phẩm học tập: Hoàn thành phiếu học tập * Tổ chức hoạt động: GV chia nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi định hướng tìm hiểu.
PHIẾU HỌC TẬP Câu 1:Em hãy đánh dấu vào ô phù hợp.
Tiêu chí
Thi công lắp đặt dễ dàng hơn
Tính thẩm mĩ cao hơn Lắp đặt mạng điện
Kiểu nổi Kiểu ngầm
Sửa chữa và khắc phục sự cố điện dễ dàng hơn
Giá thành rẻ hơn
Thay đổi vị trí các đường dây điện trong quá trình sử dụng dễ dàng hơn
Chịu ảnh hưởng của các tác động từ môi trường bên ngoài ít hơn
Câu 2: Vì sao không nên nối dây trong các ống cách điện? Câu 3: Mạng điện trong hình ảnh sử dụng phương pháp lắp đặt dân dẫn điện như thế nào? Thường áp dụng cách làm này trong tình huống nào?

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn về lắp đặt dây dẫn mạch điện trong nhà. Mở rộng kiến thức về lắp đặt dây dẫn điện kiểu ngầm trong ống cách điện * Hoạt động của học sinh: Xác định phương pháp lắp đặt mạch điện trong gia đình. Tìm hiểu thêm thông tin về các phụ kiện lắp đặt mạch điện trong nhàLắp đặt dây dẫn của mạng điện trong thực tế * Sản phẩm học tập: Hoàn thành phiếu học tập. Báo cáo tìm hiểu. * Tổ chức hoạt động: - GV chia nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi định hướng tìm hiểu.
Câu 1: Quan sát mạng điện trong lớp học và gia đình mình, hãy xác định phương pháp lắp đặt mạng điện. Tìm những điểm chưa hợp lý và đề xuất phương án điều chỉnh.
Câu 2: HS về nhà tra cứu thông tin qua sách, báo, internet và tìm hiểu về: + Các loại ống cách điện, phụ kiện thông dụng trên thị trường + Quy trình lắp đặt dây dẫn điện kiểu ngầm đặt trong ống cách điện - HS làm báo cáo và nộp cho GV vào buổi học sau. - GV có thể hướng dẫn HS cách viết báo cáo nếu thấy cần thiết. GV thu báo cáo, nhận xét, đánh giá và có thể cho điểm bài thu hoạch của HS.