

Tiếp nối Đại Hội 37 tại Los Angeles, Califor nia, là Kỳ Dưỡng Linh cho quý ông bà Mục sư tại Pensacola, Florida từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 10 năm 2022. Chủ đề Trao Đuốc của Đại Hội 37 của Liên Hội Tin Lành Baptist được tiếp tục triển khai một cách sâu rộng hơn tại kỳ Dưỡng Linh qua chủ đề Mục Vụ Kế Thừa.
Có nhiều ý tưởng về mục vụ kế thừa, nhưng tại đây tôi xin định nghĩa: Mục vụ kế thừa (trong Chúa) là sự tiếp nối một cách liên tục từ cá nhân, nhóm người hay thế hệ này sang cá nhân, nhóm người hay thế hệ khác trong sự hầu việc Thiên Chúa để mang đến kết quả cho Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Tạ ơn Chúa vì kỳ dưỡng linh năm nay có số đông quý Mục sư tuổi 40 đến 60 tham dự. Dầu vậy lứa tuổi dưới 40 duy nhất chỉ có một. Trên thực tế, Liên Hội có khá đông Mục sư ở tuổi sắp về hưu vì thế chúng ta cần cầu nguyện và nỗ lực hơn nữa để tác động, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người trẻ bước vào chức vụ.
Với tinh thần thừa kế, xin quý Mục sư thuộc thế hệ đi trước cứ tiếp tục truyền lửa và kinh nghiệm đến cho những con người kế thừa hầu cho công việc của Thiên Chúa luôn phát triển một cách liên tục giữa vòng Người Việt tại Bắc Mỹ và khắp nơi trên thế giới.
Mong Chúa dùng Liên Hội của Ngài để đẩy mạnh Mục Vụ Kế Thừa trong những ngày tháng năm tới. Muốn thật hết lòng,
Mục sư Phan Phước Lành
Giám đốc Điều Hành
Trung bình chúng ta hít thở 600 triệu lần suốt cuộc đời. Thở là dấu hiệu của sự sống. Quá trình hít thở giúp cơ thể nhận vào khí oxygen và thải ra khí carbone diox ide. Các tế bào trong cơ thể cần oxygen để suy trì sự sống, vận hành và phát triển. Nhờ thông qua phổi mà oxygen có thể đi vào máu, từ đó đi đến khắp các cơ quan và tế bào. Khi phổi suy yếu, con người gặp nhiều khó khăn và hạn chế để duy trì chất lượng sức khỏe của cơ thể. Một số bệnh về phổi thường gặp là hen suyễn (asthma), phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), các bệnh nhiễm khuẩn (ví dụ: lao phổi [tuberculo sis], viêm phổi [pneumonia]), và ung thư phổi (lung cancer). Các bệnh về phổi chính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 tại Mỹ hằng năm.
Cho đến khi nhân loại trải qua đại dịch COVID, người ta mới nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của phổi giúp chúng ta có thể hít thở một cách thiết yếu như thế nào. Đối với nhiều bệnh nhân mắc phải COVID ở tình trạng nghiêm trọng hay nguy kịch, oxy gen là liệu pháp điều trị căn bản nhất để duy trì khả năng thở và cung ứng đủ nguồn oxygen giúp các bệnh nhân vượt qua những giai đoạn khó khăn nguy hiểm.
Oxygen vốn dĩ tồn tại trong không khí dành sẵn cho tất cả chúng ta. Đôi khi chúng ta coi thường những điều nhỏ bé tầm thường này mà Đức Chúa Trời đặt để trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Khi không còn hay không đủ khả năng hít thở tốt, chúng ta mới nhận ra rằng oxygen và hai lá phổi khỏe mạnh thật là những điều vô giá mà Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta. Hầu như những ai mắc các bệnh về phổi luôn gặp khó khăn để thả lỏng và thư giãn bởi nhiều hạn chế của khả năng hít thở. Những điều chúng ta có thể làm để giúp hai lá phổi được khỏe mạnh chẳng hạn như: tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá, bảo vệ môi trường, duy trì các bài tập hít thở. Bơi lội là một bộ môn thể thao tuyệt vời giúp gia tăng dung tích và sức bền của phổi. Học cách hít sâu và thở đều không những giúp ích cho tinh thần được thư giãn và cơ bắp được thả lỏng mà còn góp phần giúp giảm stress, giúp vượt qua những vấn đề về cảm xúc hay tâm trạng tiêu cực, từ đó giúp quân bình lại nhịp sống của cơ thể.
Trong ngôn ngữ tiếng Anh, tiếp đầu ngữ “pneumo” chỉ về phổi, hít thở, hay sinh khí. Ví dụ trong y học, chúng ta có chữ “pneumonia” nghĩa là viêm phổi. Trong thần học của Cơ Đốc Giáo, chúng ta có chữ “pneumatology” có nghĩa là bộ môn thần học nghiên cứu về Đức Thánh Linh (về thân vị, thuộc tính, và công việc của Ngài).
Trong buổi đầu tiên của sự Sáng Thế, Kinh Thánh chép rằng: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” Trước khi có sự sáng, thì Đức Thánh Linh ấp ủ trên vật chất của đất và nước tạo nên những luồng sinh khí đầu tiên chuẩn bị cho sự sống được hình thành. Khi dựng nên con người, Kinh Thánh chép rằng: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” Tác giả Truyền Đạo cho chúng ta hiểu rõ điều này có ý nghĩa như thế nào: “lại hãy tưởng nhớ Đấng Tạo hóa trước khi dây bạc đứt, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên giếng; và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó.” Tiên tri Ê-xê-chi-ên từng được Chúa dẫn dắt trong khải tượng bước vào một thung lũng đầy những hài cốt. Tại đó, ông được truyền lệnh nói tiên tri trên những bộ xương khô và chứng kiến Đức
Chúa Trời hà hơi thở vào chúng; khiến chúng sống dậy, đứng trên chân mình, và hiệp thành một đội quân rất lớn.
Sách tin lành Giăng ghi lại một câu chuyện thú vị về một vị giáo sư người Do Thái-là người hơn 2000 năm trước đã tìm đến và hỏi Chúa Jêsus về sự tái sanh. Một lần nữa, chúng ta bắt gặp hình ảnh của Đức Thánh Linh được ví như gió, tức ở thể khí; trong tiến trình của sự tái sanh: “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với
ngươi: Các ngươi phải sanh lại. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy.” Khi Chúa Jêsus phục sinh, Ngài hiện ra và hà hơi trên các môn đồ, phán rằng: “Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh.” Trong ngày Lễ Ngũ Tuần khai sinh ra hội thánh, Đức Thánh Linh giáng lâm như tiếng gió thổi ào ào; và nội trong ngày ấy, có 3000 người được thêm vào hội thánh.
Bạn có biết vì sao một em bé cất tiếng khóc khi mới chào đời không? Đó là vì bé học biết hít thở hơi khí đầu tiên trong thế giới này bằng hệ hô hấp và hai lá phổi của chính mình, khi chuyển tiếp từ việc nhận oxygen của người mẹ suốt thai kỳ. Thở và sinh khí là món quà sự sống Thượng Đế ban tặng chúng ta. Trong đó có thần khí của Đức Chúa Trời phản ảnh nên linh hồn và tâm linh của con người. Thân thể của chúng ta ra từ bụi đất và sẽ trở về với cát bụi. Trong tiềm thức, con người chúng ta cũng hiểu được lẽ đạo này, như những ca từ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có mấy lời thế này: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi cát bụi mệt nhoài. Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi”. Chỉ có linh hồn của chúng ta là còn lại trong cõi đời sau. Ngẫm về điều này để chúng ta hiểu linh hồn của chúng ta quan trọng thế nào. Từ đó, chúng ta có thể lựa chọn cho những quyết định sống trên cõi đời này, để chuẩn bị tốt cho đích đến cuối cùng của linh hồn mình trong cõi đời sau.
Từ khi sanh ra, linh hồn của chúng ta đã ở trong tình trạng tuyệt vọng khi bị tội lỗi cai trị; linh hồn ấy hết sức mỏng manh, tổn thương, vẫn đục và bị xa cách với Đấng Tạo Hóa. Chỉ đến khi chúng ta tiếp nhận Jêsus Christ là Cứu Chúa và nhận được sự ban cho Đức Thánh Linh là thần khí của Đức Chúa Trời, thì chúng ta mới được tái sanh thành những tạo vật mới, để chuẩn bị cho sự sống đời đời. Hãy sống chậm lại, hãy hít thật sâu và thở chậm rãi, để chúng ta cảm biết được sự hiện diện của thân thể và linh hồn mình là trân quý và giá trị thế nào. Trong từng nhịp thở, hãy cảm nhận sự sống mà Đức Chúa Trời đang tuôn chảy qua chúng ta ngày hôm nay và cho đến cõi đời đời. Xin mượn những lời tâm tình của sứ đồ Phao-lô thay cho lời kết: “Vả, chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà sống, cũng chẳng có người nào trong chúng ta vì chính mình mà chết; vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa, và nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy nên chúng ta hoặc sống hoặc chết, đều thuộc về Chúa cả. Đấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống.” (Rô-ma 14:7-9)
Đây chính là dấu hiệu của sự sống thật, là món quà sự sống thật mà Chúa muốn ban cho mỗi chúng ta.
Vũ Nguyễn
đích Chúa không bao giờ thay đổi, Vẫn trường tồn, tiếp nối hằng ngàn năm. Bao biến chuyển, bao thế hệ thăng trầm, Chương trình Chúa luôn nằm trong thánh ý.
Mỗi thời đại, trong quyền uy tể trị, Chúa chọn người cộng tác, những phàm nhân. Chúa thêm ơn, thêm sức họ bội phần, Làm việc lớn, làm vinh danh Thiên Chúa.
Kế hoạch Chúa, từng kéo dài muôn thuở, Mà đời người, giới hạn bởi tháng năm.1 Đời Môi-se làm xong việc cần làm, Đem dân Chúa ra khỏi vòng nô lệ.
Giô-suê tiếp nhận làm người thừa kế,2 Dẫn dân Ngài đến đất Ca-na-an. Các môn đệ, nhận thừa kế Chúa ban, Để rao giảng Tin Lành toàn thế giới.3
Thế hệ trẻ, Chúa vẫn dùng tiếp nối, Cho lớp người của thế hệ hôm qua. Hãy tin rằng, xa lộ mới mở ra, Trong đắc thắng, trong niềm tin dũng cảm.
Hãy khiêm nhu, với cả lòng can đảm, Bước với Ngài, chẳng quản ngại khó khăn. Dù nan đề, dù thử thách bủa giăng, Linh Thánh Chúa, ban linh ân vui thỏa.
Chương trình Chúa, đầy quyền năng phép lạ,4 Mỗi môi trường, mỗi thế hệ khác nhau. Nhưng Linh năng đắc thắng không phai màu, Cho những kẻ, quyết tâm theo lời hứa.
Thế hệ trẻ, thời nay Chúa chọn lựa, Phải đương đầu nền công nghệ siêu nhanh. Được ngụy trang, trong dối trá bạo hành, Dễ lừa gạt, trào lưu triết thuyết mới.5
Hãy vững chí, nắm tay Ngài bước tới, Trong vui mừng, trong tin cậy cảm thông. Ngày mai đây, kèn Chúa thổi trên không, Ta hớn hở cùng thánh nhân đoàn tụ.
Người Mentor
Có thể đây là bài chứng rất ngắn về cuộc đời tôi, từ khi chưa biết Chúa đến nay.
Là người thích tự lập nên từ nhỏ tôi đã sống tự lập, lúc vừa mới 13 hay 14 tuổi. Tôi đã tự bươn chải để có tiền mua sách vở, quần áo mới và có thể tiếp tục đi học vì hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Sau khi học xong trung học, tôi tự đi tìm việc làm ở xa nhà và may mắn được một công ty tư nhân nhận vào và cho tôi cơ hội đi học trường kỹ thuật điện. Họ cũng trả 100% tiền lương và tiền học cho tôi. Sau khi được qua Mỹ với gia đình khoảng vài tháng, tôi lại bước ra riêng tự lập. Tôi sống với ao ước làm giàu bằng bất động sản (Real Estate) nên sống ở Mỹ vài năm tôi lấy chứng chỉ và trở thành nhân viên bất động sản. Cộng với sự tự học hỏi để biết tu sửa nhà cửa, nên khi có chút vốn, tôi bắt đầu mua nhà để sửa lại rồi cho thuê hoặc bán lại. Nhưng không bao lâu thì tôi bị bệnh và ước mơ này phải ngưng lại vì không đủ sức khoẻ để thực hiện. Gặp Mục Sư quản nhiệm, ông đã đưa tôi về lại với Chúa, giúp tôi nhận thức bản thân mình. Điều quan trọng hơn hết là ông đã giúp tôi thoát khỏi những rào cản trong đời sống mình trong đó có sự mặc cảm, tự ti và đây là lý do tôi muốn sống một mình, không muốn gần gũi với ai. Đây cũng là nguyên nhân cản trở tôi tin Chúa, đến gần với cộng đồng con dân Ngài, sống cho Đấng Tạo Hoá, là Đấng đã yêu thương đến nỗi chết thay cho tôi trên thập tự giá. Nhưng ông đã cậy ơn Chúa, cầu nguyện chữa lành bệnh cho tôi, giúp tôi vượt qua đời sống tự ti mặc cảm và giúp tôi tập tành hầu việc Chúa. Điều tôi cảm ơn Chúa là Mục Sư quản nhiệm đã giúp tôi khám phá khải tượng cho đời sống mình— giúp tôi không những nhận thức được
thực trạng con người của mình, vượt qua những rào cản trong cuộc sống, nhưng còn thấy được mục đích và không phải là để thời gian trôi qua vô nghĩa. Để thực hiện khải tượng này, ông đã khích lệ tôi trung tín trong mục vụ Chúa giao, khích lệ vào trường Kinh thánh và trở thành thầy truyền đạo. Gần đây nhất là ông tạo cơ hội cho tôi bước vào chức vụ của một mục sự thực thụ sau 9 năm được cấp bằng. Hội Thánh đã đồng ý, ban phỏng vấn của Mục Sư Đoàn cũng thông qua và lễ thụ phong được Hội Thánh tổ chức đầy phước hạnh. Dù vậy, đây cũng mới là điểm bắt đầu, một khởi đầu đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự vâng phục Chúa và sự hy sinh cho công việc Chúa giao phó. Vì vậy, mục sư quản nhiệm đã dạy và cũng giúp tôi duy trì khải tượng trở thành người hầu việc Chúa. Một trong những điều tôi không quên đó là bài giảng mà chính ông đã giảng cho tôi về chủ đề Người Lính Giỏi trong 2 Ti-mô-thê 2: 1-7. Ông khuyên không nên dùng sức mình nhưng phải dùng sức Chúa và cậy vào ân điển của Chúa làm cho chính mình được mạnh mẽ. Ông dạy phải nên tìm người có cùng tâm tình hầu việc Chúa để cùng làm việc vì tôi thường chỉ muốn làm việc một mình. Ông nói, người lính giỏi phải biết chịu khổ, chịu cực (2 Côrinh-tô 11: 24-27), luôn làm vui lòng Chúa là Người Chỉ Huy của mình (2 Ti-môthê 2: 4); đặc biệt là sử dụng khí giới thành thạo để chiến trận và bảo vệ sự kêu gọi trên trời (Ê-phê-sô 6: 10-11).
Điều đáng chú ý ở đây là ông tập trung nhiều thời gian để dạy tôi trở thành người giảng dạy Lời Chúa. Có nhiều lúc ông dạy cho một mình tôi, chỉ cho tôi cách soạn và giảng làm sao để cho con cái Chúa tập trung vào điều mình cần chuyển tải. Thêm vào đó, ông đã truyền lòng nhiệt quyết, lòng đam mê rao giảng Lời Chúa mà ông nói rằng, chỉ cần quyển Kinh Thánh cũng có thể có sứ điệp cho Hội Thánh và đây là điều tôi đã chứng kiến ông làm nhiều lần. Nhìn lại thời gian khá dài, từ khi đi với người mentor này tôi thấy dù trải qua nhiều thăng trầm (vì có lúc tôi không muốn sống theo sự hướng dẫn của người khác), nhưng với sự kiên nhẫn và chịu đựng, ông vẫn muốn gây dựng tôi trở thành người tốt, người hầu việc Chúa nên mới có kết quả hôm nay, vẫn ở trong sự kêu gọi và giữ được đức tin trong Ngài. Ông cũng ảnh hưởng tôi nhiều về thái độ hầu việc Chúa, lòng yêu mến Ngài và sự trung tín, sự hy sinh và hết lòng với công việc Chúa giao. Qua lớp Mentorship này, tôi nhận thức được tầm quan trọng của nó, vì sẽ giúp rất nhiều học viên, những người hầu việc Chúa trở thành mentor cho công việc Chúa chung. Có rất nhiều người (mentee) như tôi, đã từng muốn bỏ cuộc, muốn sống như một người của thế gian, nhưng tôi cảm ơn Chúa đã cho tôi một người bạn, người mentor đã không bỏ cuộc trong đời tôi, giúp tôi trở thành người thuộc về Đức Chúa Trời, người hầu việc Ngài và khám phá ra mục đích sống cho cuộc đời mình.
Những năm tháng tập tành hầu việc Chúa, tôi đã bắt đầu hầu việc Ngài trong chính gia đình mình. Tôi cảm thấy mình làm những công việc như một người mentor mà tôi không nhận biết được. Tôi đã đưa các cháu trong gia đình của tôi đến nhà thờ để tin Chúa, sau đó chính tôi đã dạy Lời Ngài cho các cháu suốt gần hai năm. Cũng trong thời gian này, tôi giúp chúng thoát khỏi môi trường thờ hình tượng, cúng kiến trong gia đình và biết cậy vào Chúa trong việc học cũng như mọi sinh hoạt khác. Tôi cũng giúp các cháu biết thờ phượng một Đức Chúa Trời chân thật và tập tành bước đi trong sự tin kính.
Sau những buổi thông công và dạy dỗ, tôi đã cho các cháu thấy rằng, không những biết Chúa nhưng chúng ta cũng cần hầu việc Ngài, vì đây là đặc ân của người tin Chúa. Vì vậy, chúng tôi đã cùng nhau học nhạc cụ và hát các bài hát thờ phượng Chúa. Sau đó thành lập ban nhạc thờ phượng trong chính gia đình chúng tôi, gọi Family Band. Chúng tôi đã hướng dẫn thờ phượng tại Hội Thánh địa phương và có vài lần hướng dẫn hát thờ phượng tại Đại Hội Liên Hữu Baptist.
Vì là người hướng dẫn ca ngợi thờ phượng (Worship Leader) nên tôi đã dạy dỗ các cháu ít nhiều cách hướng dẫn ca ngợi trong buổi thờ phượng.
Do muốn chuyển tải lòng nhiệt quyết và cảm hứng đến với các cháu để giúp chúng trở thành worship leader trong tương lai, tôi đã cho các cháu hướng dẫn chung với tôi, rồi tôi để cho các cháu tự hướng dẫn. Kết quả là đã có người thay phiên nhau hầu việc Chúa với tôi trong ban thờ phượng. Có hai cháu đã trở thành Worship Leaders của Hội Thánh địa phương, vừa giúp lo cho chương trình thờ phượng của nhóm người lớn và vừa lo thờ phượng bên nhóm Anh ngữ. Cảm ơn Chúa cho tôi cơ hội giúp các cháu, chẳng những thoát khỏi tôn giáo thờ cúng ông bà và thờ hình tượng nhưng còn cho chúng thấy được khải tượng cho đời sống mình. Giúp chúng thực thi được khải tượng trở thành người sống có mục đích, được hầu việc
Tạo Hoá
và
cháu
duy
Chương Trình Hiệp Tác (Cooperative Pro gram) của Giáo Hội Báp-tít Nam Phương là một đặc thù gây quỹ rất kết quả. Niên khóa 2020-2021, chương trình đã nhận được $192,271,436. 50% của tổng số quỹ được cung cấp cho Cơ Quan Truyền Giáo Quốc Nội (NAMB) các đại chủng viện, các cơ quan và Ban Điều Hành (Executive Committee). 50% phần còn lại được góp vào với quỹ Lottie Moon lo công tác truyền giáo hải ngoại.
Kể từ năm nay (2022), Liên Hội Baptist Việt Nam Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) cũng mong ước có được Chương Trình Hiệp Tác cho công việc Chúa của Người Việt Nam (gọi là Việt Cooperative Program). Liên Hội hiện có nhiều cơ quan như Viện Thần Học, Cơ Quan Truyền Giáo, Cơ Quan Truyền Thông, Cơ Quan Phát Triển Hội Thánh, Ban Nam Giới, Ban Phụ Nữ, Đặc Biệt là mục vụ Thanh Niên, Mục vụ Nhi Đồng và các Mục vụ đặc biệt khác. Liên Hội cần
có tài chánh để thực hiện công việc Chúa một cách hữu hiệu. Thay mặt cho Ban Lãnh Đạo của Liên Hội, tôi kêu gọi các Hội Thánh Báptít Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada dâng hiến qua chương trình này trong tinh thần “Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.”
Số tiền dâng hiến xin vui lòng gởi về: VNBF 216 Manresa Ct, Hampton, GA 30228 hay gởi qua Zelle: lienhoibaptist@gmail.com
Nguyện chúng ta bày tỏ vinh hiển danh Chúa qua việc cộng tác vào Quỹ Hiệp Tác của Liên Hội.
Muốn thật hết lòng. Mục sư Phan Phước Lành Giám Đốc Điều Hành
phiên tôi, tôi nghe tin anh em, mà được yên lòng. Thật vậy, tôi không có ai như người đồng
với tôi để thật lòng lo về việc anh em: ai nấy
tìm lợi riêng của mình, chớ không tìm của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng anh em đã biết sự trung tín từng trải của người; và biết người là trung thành với tôi về việc Tin Lành, như con ở với cha vậy. Nên tôi mong sai người đến nơi anh em liền, vừa khi tôi sẽ rõ sự tình tôi ra thể nào; tôi lại có lòng trông cậy nầy trong Chúa, là chính mình tôi không bao lâu sẽ đến.”
Qua lá thư của sứ đồ Phao-lô gởi đến cho hội thánh tại thành Phi-líp và nếu để ý chúng ta sẽ đếm được tối thiểu 13 lần, Phao-lô nói đến danh từ hay động từ liên hệ đến sự “vui mừng.” Chẳng hạn như một lời khuyên quí giá của Phao-lô có chép trong Phi-líp 4: 4 như sau: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi.” Nhưng điều rất lạ là tại sao Phao-lô có thể viết một lá thư với lòng hớn hở vui mừng, cùng với những lời khích lệ thân ái trìu mến, khi chính ông lúc đó đang ở trong ngục tù tại La-mã. Thứ nhất chúng ta đã học được sự vui mừng của Phao-lô là niềm
vui tìm ẩn ở bên trong qua mối liên hệ mật thiết với những anh chị em của mình tại hội thánh Phi-líp. Yếu tố thứ hai qua đời sống của Phao-lô tìm được sự vui mừng cho cuộc sống đó là vì đời sống của ông có mục đích cao thượng vượt khỏi sự giới hạn của đời này đến nỗi Phao-lô có thể nói được: “... dầu tôi sống hay chết, Đấng Christ sẽ được cả sáng trong mình tôi. Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy” (Phi-líp 1:21). Bí quyết thứ ba để có sự vui mừng trong đời sống đó là biết đầu tư cuộc sống của chúng ta vào cuộc đời của những người chúng ta yêu mến và thấy kết quả.
Trong đọan kinh văn Phi-líp 2: 19-30, chúng ta thấy sứ đồ Phao-lô nhắc đến tên của hai người đã tạo những ảnh tượng đẹp cho đời sống của ông và làm ông vui mừng, đó là Ti-mô-thê và Ép-ba-phô-đích. Nếu đọc trong Rô-ma 16 chúng ta thấy có tối thiểu 26 tên mà Phao-lô nhắc đến khi gởi lời thăm đến các hội thánh, nhưng không ai có tấm gương và ảnh hưởng đến đời sống của Phao-lô cho bằng Ti-mô-thê. Kinh Thánh cho biết Ti-mô-thê cùng hầu việc Chúa chung với Phao-lô trong vòng khoảng 10 năm. Ti-mô-thê là một người trẻ tuổi, có tánh hay mắc cỡ, rụt rè; Nhưng anh có tình yêu thương thành thật đối với những người khác, là điều đã cảm động Phao-lô. Trong câu 20, Phao-lô nói về Ti-mô-thê: “Thật vậy, tôi không có ai như người đồng tình với tôi để thật lòng lo về việc anh em: ai nấy đều tìm lợi riêng của mình, chớ không tìm của Đức Chúa Jêsus Christ.” Ti-mô-thê hầu việc Chúa không cho ích lợi riêng mình, nhưng trong tình yêu thương của Chúa; vì nếu hầu việc vì lợi ích riêng thì không còn được phần thưởng nữa (Ma-thi-ơ 6: 1). Một điều nữa làm cảm động Phao-lô bên cạnh tấm gương trung tín hầu việc Chúa của Ti-mô-thê là sự trung thành của Ti-mô-thê đối với chính Phao-lô, như cha và con.
Trong câu 21, sứ đồ Phao-lô giải thích: “Nhưng anh em đã biết sự trung tín từng trải của người; và biết người là trung thành với tôi về việc Tin Lành, như con ở với cha vậy.” Đời sống Ti-mô-thê là một tấm gương sáng về sự hy sinh; vì những lợi ích của người khác và cho Chúa Jêsus mà sẵn sàng bỏ đi sự ích kỷ, cái tôi của mình. Tấm gương hầu việc trung tín, trung thành của Ti-mô-thê đã đem lại niềm vui mừng, yên ủi cho Phao-lô khi ông viết lá thư này gởi đến cho hội thánh Phi-líp. Đương nhiên không phải Ti-mô-thê tự nhiên mà có một tấm gương sáng như vậy, nhưng vì Phao-lô đã bỏ ra rất nhiều công lao dạy dỗ đạo, môn đồ hóa Ti-mô-thê, cùng tạo cơ hội được sát cánh hầu việc chung; và rồi khi Phao-lô bị đày qua Rô-ma, ở trong ngục tù ông thấy thỏa lòng, vui mừng, được yên ủi khi nghe về chính Ti-mô-thê chững chạc trong sự hầu việc Chúa. Mối liên hệ giữa Phao-lô và Ti-mô-thê cho chúng ta thấy sự vui mừng thật ở trên đời này không chỉ dựa trên những của cải mình đã thâu lượm mà thôi, lái xe hiệu nào, lương bổng bao nhiêu, hay mình có bao nhiêu tiền trong ngân hàng, nhưng còn là chúng ta có đã đầu tư cuộc đời của mình cho thế hệ tương lai, những đứa con của mình, giới trẻ trong hội thánh Chúa là bao nhiêu.
Ma-sơ Tê-rê-sa khi còn sống, có một lần người ta hỏi bà: “Làm thế nào thế giới có được sự hoà bình?” Bà thong thả trả lời: “Go home and love your family,” (tạm dịch: “Bạn hãy về và yêu thương chính gia đình của mình!”). Đây là một câu nói khá đơn giản, nhưng đầy lẽ thật sâu sắc vì nếu mỗi người chúng ta làm như vậy: chồng yêu vợ, vợ kính chồng, con cái hiếu kính cha mẹ, cha mẹ làm trọn thiên chức của mình, con dân Chúa yêu mến sống hòa thuận đùm bọc nhau, thương người lân cận như mình,
thì xã hội này sẽ tránh được biết bao nhiêu những tệ trạng, những tranh chấp, xung đột, và rồi không phải sự hòa bình sẽ tràn lan ra trên khắp thế giới sao? Tôi xin mượn lời Ma-sơ Tê-rê-sa nhưng hỏi một cách khác - “Làm thế nào thế giới này có được sự vui mừng?” Tôi cũng sẽ thong thả trả lời: “Go home and invest your life in the lives of those you love!” (Tạm dịch: “Bạn hãy về và đầu tư đời sống của bạn cho những người mình yêu thương, nhất là cho thế hệ tương lai.”) Andrew Carnegie – một nhà kinh doanh nổi tiếngđã mướn đến 43 người triệu phú làm việc cho mình. Người ta phỏng vấn: “Tại sao ông dám mướn nhiều người triệu phú làm cho mình vậy, tiền đâu mà trả nổi lương của họ?”
Andrew Carnegie trả lời: “Khi tôi mới mướn họ, những người này chưa phải là những nhà triệu phú; Nhưng tôi đã bỏ công đào tạo, đầu tư vào đời sống của họ mà sau này họ trở thành những nhà triệu phú làm việc cho tôi bây giờ.” Ông lấy thí dụ như là mình vào đào mỏ tìm vàng, phải đào cả trăm tấn đất mới tìm được chỉ có một ounce vàng thôi và đừng quên người ta vào mỏ không phải là để tìm đất nhưng là để tìm vàng. Chúng ta có đang đầu tư vào đời sống của thế hệ sau không thì mới tìm được sự vui mừng lâu dài, quí hơn vàng vì đó cũng là một định luật tự nhiên.
Có tối thiểu ba nguyên tắc căn bản chúng ta cần hiểu về bất cứ sự đầu tư nào cũng cần có:
1) Điều thứ nhất, ở đời này không có sự đầu tư nào của “chùa” hết, tiếng Anh cũng thường gọi là “there is no free lunch” là vậy! (Không biết danh từ của “chùa” này đến từ đâu? Khi còn nhỏ, tôi nhớ đến ngày họ “cúng cô hồn” ở xóm, người ta để đồ ăn, bánh kẹo ra sân cho các em nhỏ lượm nên có lẽ vì vậy mà người ta gọi là của “chùa” chăng?) Chúng ta thường thấy ban thiếu nhi lên hát ca ngợi Chúa trong hội thánh mà lòng ai nghe cũng cảm động, vui mừng. Lúc nào sau khi ban thiếu nhi hát là mọi người vỗ tay, vì chúng ta vui sướng khi thấy con em thơ ngây của chúng ta biết ca ngợi Chúa một cách đơn sơ. Nhưng chúng ta đừng quên là con em chúng ta còn đứng đây và hát ca ngợi Chúa được là bởi biết bao nhiêu công lao, khó nhọc dạy dỗ của các bậc cha mẹ và thầy cô đầu tư mỗi ngày, mỗi tuần, chứ không có của “chùa” nào đâu! Muốn những đứa trẻ đem đến cho chúng ta sự vui mừng ngày mai thì hôm nay chúng ta phải đầu tư vào cuộc đời của chúng nó. Quí vị muốn các thanh niên thiếu nữ trong hội thánh đem lại niềm vui cho con dân Chúa ngày mai thì hôm nay chúng ta phải dự phần đầu tư vào đời sống của con cháu chúng ta.
2) Điều thứ hai, sự đầu tư nào cũng sẽ đòi hỏi một số vốn. Ai cũng biết trong việc đầu tư, nếu không bỏ một số tiền vốn vào ngân hàng trước thì làm sao chúng ta đòi lấy tiền lời sau đó được? Ai là người đang cảm động quí vị khi mình đến nhà thờ? Có phải là những người chỉ hay “đến trễ về sớm” không? Chỉ hưởng mà không hầu việc dù cho có khả năng? Không đâu! Nhưng là những người có tấm gương biết hy sinh, trung tín; họ là những người đang “bỏ vốn” một phần đời sống mình mà lo cho nhu cầu của những người khác, xây dựng tương lai của hội thánh.
3) Điều thứ ba, cuộc đầu tư nào cũng cần thời gian kiên nhẫn chờ đợi đến lúc gặt hái được lợi tức. Không ai bỏ số vốn vào ngân hàng hôm nay rồi ngày mai đòi lấy tiền lời liền ngay được; nhưng phải đợi thời gian cho đến khi chứng chỉ tiền gởi (“certificate
deposit”) của mình được sinh lời (“matured”). Chúng ta đang sống trong xã hội vội vã mà cái gì cũng phải có liền như “mì ăn liền” hay “cà phê uống liền”, những món ăn “microwave,” những tiệm ăn nhanh (“fast food”) khắp nơi, làm chúng ta có một lối sống thiếu kiên nhẫn, mà quên rằng một đứa trẻ không thể trở nên một người Cơ đốc trưởng thành chỉ qua một ngày hay một đêm. Nếu chưa bắt đầu đầu tư cho thế hệ tương lai hôm nay, mỗi ngày, và kiên nhẫn luôn thì khi nào chúng ta mới gặt hái sự vui mừng ngày mai đây?
Có lẽ, điều quan trọng nhất chúng ta có thể đầu tư cho thế hệ tới là thì giờ của mình có. Thứ nhất chúng ta để thì giờ ra cầu nguyện cho những người mà chúng ta mong ước sẽ dự phần hầu việc Chúa, những lãnh đạo hội thánh trong tương lai. Có bao nhiêu người trong chúng ta đang có một số tên của những người trẻ tuổi trong hội thánh và cầu nguyện cho họ mỗi ngày? Chúng ta có để thì giờ ra cầu nguyện cho mỗi đứa con của mình mỗi ngày để mong khi chúng nó khôn lớn sẽ là những người hầu việc Chúa trung tín, chứ không chỉ đeo đuổi danh vọng cho riêng mình? Thứ hai, chúng ta để dành thì giờ ra để lắng nghe và thông cảm ý tưởng và nhu cầu của thế hệ tương lai.
Thế hệ trẻ hiện đại đang lớn lên trước mắt chúng ta là một thế hệ rất khác biệt nhiều quan điểm với thế hệ của chúng ta. Thế hệ của máy điện toán với sự suy nghĩ rộng lớn toàn cầu vì hệ thống online Internet ngày nay mà con em chúng ta thâu nhập mỗi ngày. Chúng ta có để thì giờ lắng tai nghe thì mới thông cảm và có thông cảm chúng ta mới biết cách đầu tư thế nào được. Thứ ba, chúng ta cần để dành thì giờ ra để thấm nhuần những chân lý không thay đổi của Kinh Thánh vào đời sống của chúng nó, bằng cách dự phần học Kinh Thánh với những người mình yêu mến, và cách dạy dỗ hay nhất là qua chính đời sống của mình sống theo lời của Chúa Jêsus dạy. Đời sống của chúng ta phải cảm động họ qua chính tấm gương sáng của mình để cho con cái của chúng ta thấy rõ lẽ thật của lời Chúa và cũng muốn được hầu việc Chúa nữa.
Chúng ta sống thường quên những định luật căn bản và một trong định luật đó là việc đầu tư. Ai gieo chi thì gặt nấy vì chắc rằng mọi sự tốt lành không tự nhiên mà đến. Như sứ đồ Phao-lô đã đầu tư một phần cuộc đời mình cho Ti-mô-thê và sau này chính ông có sự vui mừng thỏa lòng vì tấm gương sáng hầu việc Chúa của Ti-mô-thê. Chúng ta cũng vậy, muốn gặt hái sự vui mừng ngày mai, chúng ta phải đầu tư cuộc đời mình cho thế hệ tương lai ngày hôm nay. Bậc cha mẹ hãy tự hỏi: “Tôi đã đầu tư gì trong đời sống của mỗi đứa con mình chưa, hay chỉ cho con những của cải vật chất—chiếc áo đẹp hàng hiệu, trường học tốt, xe hơi... thôi sao? Còn những đức hạnh Cơ đốc ở đâu?
Hội thánh Chúa có chiến lược đầu tư cho thế hệ 2.0 và 3.0 gì chưa, hay là một ngày chúng ta sẽ đứng khóc và nhìn con em mình “mọc cánh bay đi” theo đám đông của đời này? Chúng ta phải biết giá trị ưu tiên cho cuộc sống dựa theo lời Chúa dạy mà biết đầu tư thì giờ quí báu cho con em mình và cho thế hệ tương lai. Đừng chỉ quá bận rộn đầu tư vào những điều chỉ có giá trị tạm bợ mà thôi, nhưng vào đời sống của những người chúng ta yêu mến, để rồi một ngày chúng ta “ngồi xuống” và nhìn thấy kết quả của sự đầu tư mình, mà thỏa lòng, vui mừng và cảm tạ Chúa. Amen!
Mục sư Vinh Nguyễn (Baton Rouge, LA)
Có một vở kịch truyền hình dài tập trên đài ABC mang tên “Một Đời Để Sống” (“One Life To Live”) kể từ năm 1968 được nhiều người ưa thích theo dõi hằng tuần cho đến nay. Quả thật, con người chỉ có một cuộc sống. Mỗi người chỉ có một đời để sống mà thôi. Dù muốn có thêm một đời nữa cũng không được. Có người sống rất ngắn ngủi, nhưng có người sống rất trường thọ! Hãy đọc danh sách cáo phó trong tờ báo địa phương hằng ngày thì sẽ thấy nhiều lứa tuổi khác nhau lần lượt từ giã cõi đời! Đến cuối tháng 7 năm 2022 nầy, cơn đại dịch bệnh COVID-19 đã khiến hơn 6 triệu người tử vong trên toàn cầu. Riêng tại Hoa Kỳ, có hơn 1 triệu người tử vong.
Kinh Thánh cho biết Đa-vít, một vị vua nổi tiếng của dân Do Thái được mô tả như sau: “Vả, vua Đa-vít lúc còn sống, làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời, đoạn qua đời, người đã được trở về cùng các tổ phụ mình.” (Công vụ 13:36). 1 Các Vua 2:1-4 cho biết vua Đa-vít quan tâm đến người kế vị mình là Sa-lô-môn nên có lời khuyên thật quý báu như sau: “Khi gần đến ngày qua đời, Đa-vít truyền dạy Sa-lô-môn, con trai mình rằng: ‘Cha sắp đi con đường mà mọi người trên thế gian phải đi. Vậy, con hãy mạnh mẽ và chứng tỏ mình là một bậc trượng phu! Hãy giữ điều Giê-hô-va Đức Chúa Trời muốn con giữ, tức là bước đi trong đường lối Ngài, gìn giữ những luật lệ, điều răn, mệnh lệnh, và sự dạy dỗ của Ngài như đã chép trong luật pháp của Môi-se, để con được thành công trong mọi việc con làm và mọi nơi con đi đến. Như thế, Đức Giê-hô-va sẽ làm ứng nghiệm lời Ngài đã phán về cha rằng: ‘Nếu con cháu của con cẩn thận về đường lối mình, hết lòng, hết linh hồn bước đi một cách trung thành trước mặt Ta thì con sẽ không hề thiếu người ngồi trên ngai Y-sơ-ra-ên’”.
Kinh Thánh mô tả điểm son của Vua Đa-vít sau khi qua đời là ông đã để lại gương phục vụ Chúa và làm theo ý chỉ Thiên Chúa trọn đời mình. Vì biết rằng mình không còn nhiều năm để sống nên ở mỗi lứa tuổi, con người đều có sự suy nghĩ khác nhau và làm việc cũng khác nhau. Bạn ao ước sẽ làm gì cho
Thiên Chúa và cho tha nhân với số thời gian còn lại trên đất của mình? Thiên Chúa ban cho bạn một đời để sống, bạn sẽ sống như thế nào hôm nay? Bạn sẽ để lại gương sống tin kính và phục vụ Chúa như thế nào cho thế hệ tiếp theo?
Qua vai trò lãnh đạo dân sự Chúa suốt 40 năm, Đa-vít để lại gương trọn đời phục vụ Chúa và trọn đời làm theo thánh ý Chúa.
1. Trọn
Phục Vụ Chúa Mục đích sống của con dân Chúa là làm vinh hiển danh Chúa. Phục vụ Chúa là một trong nhiều cách làm vinh hiển danh Chúa. Công vụ 13: 36a chép: “Vả, vua Đa-vít lúc còn sống, làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời…” Chính Chúa Jêsus đã để lại tấm gương phục vụ đó. Ngài đến để phục vụ tha nhân và phó mang sống mình làm giá chuộc cho nhiều người (Ma-thi-ơ 20: 28). Con dân Chúa có thể làm sáng danh Chúa qua sự thờ phượng, thông công, huấn luyện, phục vụ, và truyền giáo. Hãy nhớ rằng phục vụ Chúa là một vinh dự cho mình chứ không phải là một sự ép buộc nào cả. Mỗi người chúng ta đều có thể phục vụ Chúa bằng nhiều cách như là dâng hiến, dâng thì giờ, dâng khả năng, dâng đời sống trọn thời gian. Mỗi chúng ta đều có thể phục vụ Chúa bằng nhiều công tác mục vụ khác nhau. Người dâng công. Kẻ dâng của. Người được gọi vào chức vụ nầy. Kẻ được gọi vào chức vụ kia. Chức vụ nào cũng quan trọng như nhau, chỉ có khác nhau là phần trách nhiệm của mỗi chức vụ đó. Điểm quan trọng của đời sống con dân Chúa là sự phục vụ. Một trong những cách nhìn thấy đức tin trưởng thành kết quả là sự phục vụ. Gia-cơ nói rằng: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Gia-cơ 2: 26) Sứ đồ Phao-lô nhắc nhở rằng trong mọi công việc làm, hãy làm như là làm cho Chúa chứ không phải làm cho người ta (Cô-lô-se 3: 23). Nữ hoàng Elizabeth II đã qua đời vào ngày 08/09/22, hưởng thọ 96 tuổi. Bà Elizabeth lên ngôi Nữ hoàng lúc được 25 tuổi, đã giữ vai trò lãnh đạo Vương quốc Anh trong 70 năm. Bà đã lèo lái con thuyền gia đình, Vương quốc Anh vượt qua nhiều cơn sóng gió, bão tố trong suốt 70 năm, tạo được nhiều ảnh hưởng thật tốt ở khắp nơi trên khắp thế giới. Nữ hoàng Elizabeth đã phục vụ cho đến hơi thở cuối cùng nên được rất nhiều người ngưỡng mộ, thương tiếc.
Cho dù đang ở lứa tuổi nào bạn cũng có thể phục vụ Chúa. Con dân Chúa có thể nghỉ hưu trong việc làm chuyên nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong công việc Chúa, không có chữ “nghỉ hưu” trong đời sống con dân Chúa. Đừng chờ đợi đến lúc học xong, có điều kiện tài chánh thoải mái, hoặc nghỉ hưu chức nghiệp của mình rồi mới phục vụ Chúa. Lúc gặp thiếu thốn mà vẫn trung tính phục vụ Chúa mới là điều đáng quý. Thời gian học hành chính là lúc bạn có thể làm được nhiều việc cho Chúa nhất! Dầu sống độc thân hay đã lập gia đình rồi bạn đều có thể phục vụ Chúa. Phục vụ Chúa phải là nếp sống của mỗi chúng ta. Có người chọn phục vụ Chúa qua chức nghiệp trọn thời gian. Có người phục vụ Chúa với tính cách tình nguyện ngoài giờ làm việc của mình. Cả hai
thành phần nầy đều được Chúa ghi nhớ công khó hầu việc Ngài (1 Cô-rinh-tô 15:58).
Trong Hội Thánh có nhiều công việc khác nhau. Hãy phục vụ với công việc bạn ưa thích nhất, thích hợp với khả năng và ân tứ thuộc linh của mình nhất. Vua Đa-vít đã phục vụ Chúa xứng đáng với sự kêu gọi của Ngài đó là dẫn dắt dân sự Chúa. Thi-thiên 78: 70-72 cho biết đời sống 40 năm phục vụ của Đa-vít được tóm gọn như sau: (1) Được Chúa chọn làm đầy tớ lãnh đạo; (2) Là người lãnh đạo tốt; (3) Phục vụ
cuộc đời! Hãy sống xứng đáng với đời sống Chúa kêu gọi mình. Hãy sống trọn đời phục vụ Chúa. Chỉ có đời sống phục vụ mới là một đời sống có ý nghĩa hơn hết!
Trong bản dịch Kinh Thánh tiếng Anh NIV thì làm theo thánh ý Chúa nghĩa là làm theo mục đích của Chúa (“God’s purpose”). Làm theo ý chỉ Chúa không phải là điều dễ làm nhưng cũng không có nghĩa là không làm được. Một người có thể trọn đời phục vụ Chúa nhưng chưa chắc đã trọn đời làm theo ý chỉ Chúa. Chính vua Đa-vít cũng đã chọn làm theo ý riêng khi ông phạm tội ngoại tình với bà Bátsê-ba và tu bộ sổ dân Y-sơ-ra-ên (2 Sa-mu-ên 11 & 24). Tuy nhiên, Kinh Thánh cho Đa-vít biết nhận tội và xin Chúa trừng phạt mình theo lòng khoan dung nhân từ của Ngài (Thi-thiên 51). Cuộc đời còn lại của Đa-vít sau lần vấp ngã đó là một cuộc đời thỏa nguyện, giàu có và vinh hiển. Khi một người chọn làm theo ý chỉ Chúa có thể sẽ không nhìn thấy kết quả ngay tức khắc nhưng thời gian sau nầy mới nhìn thấy được, đôi khi phải chờ đợi gần kết thúc cuộc đời mình rồi mới nhìn thấy. Kết quả của việc chọn làm theo ý chỉ Chúa của Đa-vít được ghi lại trong 1 Sử Ký 29: 28 như sau: “Người băng hà tuổi cao, thỏa nguyện về đời mình, về sự giàu có, và về vinh hiển.” Quả thật, đời sống làm theo ý chỉ Chúa là một đời sống có giá trị đời đời, vinh hiển vô cùng. Người sống làm theo ý chỉ Chúa là người biết dấn thân, mong ước được trưởng thành để
Phi-líp
Cơ Đốc đã ghi lại bốn mục đích sống của người Cơ Đốc như sau: (1) Làm vinh hiển danh Chúa (Bring glory to God); (2) Thể hiện hình ảnh của Đấng Christ (Disclose the image of Christ); (3) Bày tỏ nếp sống công dân Nước Trời (Live out the Kingdom of God on earth); (4) Tin chắc vào sự sống vĩnh cửu (Be confident in the eternal life). Muốn làm theo thánh ý Chúa, con dân Chúa phải kỷ luật đời sống tâm linh như sau: Đọc Kinh Thánh & cầu nguyện mỗi ngày, thờ phượng Chúa và thông công với anh chị em cùng đức tin tại nhà thờ, phục vụ tha nhân, và rao truyền Phúc Âm Cứu Rỗi của Chúa cho người khác. Đó là cách duy nhất để biết thánh ý Chúa và nghe được lời chỉ dạy của Ngài. Chính Chúa Jêsus chọn làm theo thánh ý Chúa trong giờ phút đau khổ nhất của cuộc đời của mình trên đất.
Sách Ma-thi-ơ 26: 42 chép: “Ngài đi lần thứ hai, mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! nếu chén nầy không thể lìa khỏi Con được mà Con phải uống thì xin ý Cha được nên.”
Bài thánh ca “Như Ý Cha” được nhiều người ưa thích hát có lời như sau: “Lòng ước mong, lòng ước mong. Từ đáy tim con xin dâng lên lòng ước mong. Làm theo thánh ý Chúa trên trời. Cùng đi với Chúa mãi không rời; Và dâng Chúa tiếng hát muôn đời, Con ước mong.” Xin Chúa giúp bạn không những chỉ cất cao tiếng hát bài ca nầy nhưng mà còn hứa nguyện làm theo thánh ý Chúa mỗi ngày nữa! Lời Chúa dạy trong Phúc Âm Ma-thi-ơ 6: 33 rằng: “Nhưng trước hết, hãy tìm-kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công-bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” Mỗi con dân Chúa phải có kế hoạch ưu tiên cho đời sống. Đó là trước hết hãy tìm kiếm nhu cầu tâm linh - thánh ý Chúa và các giá trị vĩnh hằng của Nước Trời mỗi ngày. Những nhu cầu còn lại về thể chất, vật chất, tình cảm, xã hội, và tinh thần sẽ được Chúa tiếp trợ.
Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời không những chỉ phán dạy một lần mà là nhiều lần và nhiều cách cho con người biết về Ngài và ý chỉ của Ngài (Hê-bơ-rơ 1: 1-2). Ngày nay, Chúa vẫn bày tỏ về Ngài và thánh ý của Ngài qua những cách như sau: (1) Kinh Thánh (2 Ti-mô-thê 3: 16-17); (2) Vũ trụ thiên nhiên (Rôma 1: 19); (3) Cầu nguyện (Ma-thi-ơ 18: 19-20); (4) Hoàn cảnh (Rô-ma 8:28); (5) Phép lạ (Công vụ 20: 22-23). Trong đời sống tin theo Chúa của mình, mỗi chúng ta sẽ đối diện với nhiều ý tưởng. Ý tưởng của Chúa, ý tưởng của mình, ý tưởng của người khác và ý tưởng của ma quỷ. Hãy nhớ rằng ý tưởng của Chúa luôn luôn là cao đẹp và tốt hơn hết. Chỉ có ý tưởng Chúa mới còn lại đời đời cho chúng ta (Ê-sai 55: 6-9). Đa-vít chỉ có một đời sống và ông đã dùng trọn đời sống mình để phục vụ Chúa và làm theo thánh ý của Ngài. Hôm nay, Thiên Chúa đang tìm kiếm những tấm lòng muốn trọn đời phục vụ Ngài và trọn đời làm theo ý chỉ của Ngài. Bạn có là người đó không? Hãy nhớ rằng mỗi chúng ta chỉ có được một đời để sống. Mời bạn hãy trả lời với chính mình qua hai câu hỏi sau đây: (1) Tôi ước ao còn được sống bao lâu
“
Chúng ta là những người hầu việc Chúa, hãy trở nên không gì đáng trách trước mặt Đức Chúa Trời, trước mặt vợ mình, trước mặt con cái, hội chúng và trước cộng đồng.” Lời tuyên bố mạnh mẽ của Mục sư Dave Snyder, quản nhiệm Hội Thánh First Baptist Church of Pensacola đã mở đầu cho chương trình Bồi Linh dành cho các Mục Sư và Bà tại thành phố biển Pensacola, Florida từ thứ Tư đến thứ Sáu, ngày 5-7 tháng 10 năm 2022. Chương trình có trên 124 các MS và Bà cùng một số lãnh đạo Liên Hội tham dự.
Đúng 7 giờ chiều ngày thứ Tư, chương trình Dưỡng Linh với chủ đề “Mục Vụ Kế Thừa” được khai mạc với lời chào mừng của Mục sư Phan Phước Lành, giám đốc điều hành.
Trong vòng các Mục sư, Mục sư Dave Snyder là một trong vài vị Mục sư trẻ tuổi nhất trong phòng thờ phượng khi mới vừa 40 tuổi. Ông cũng
khuôn mẫu ba bước của Chúa Jêsus là lãnh đạo phục vụ, lãnh đạo hy sinh và lãnh đạo kế thừa. Mục sư Dương nhắc nhở: “Chúng ta là những người xây những chiếc cầu cho thế hệ tương lai. Nếu Hội thánh không có những gương tốt, thì họ sẽ đi theo những gương xấu”. Bài thuyết trình của Mục sư Nguyễn Cao Sơn, phó giám đốc điều hành, chú trọng đến “Hội Thánh Tương Lai 2030”. Dựa vào các dữ liệu và thống kê trong mười năm qua, ông đã đưa ra bốn câu hỏi hướng đến tương lai—đến năm 2023: “Chúng ta là ai?”, “Chúng ta ở đâu?” “Hội Thánh thế nào?” và “Chúng ta cần gì?” trong khoảng 10 năm tới.
Ông đưa ra một nan đề: “Chúng ta dành quá nhiều thời giờ online nhưng vận dụng quá ít trong các mục vụ của Hội Thánh”. Cuối cùng, Mục sư Cao Sơn trích lời của sứ đồ Phao-lô nói: ”Tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc được một vài người không cứ cách nào” để khích lệ các Hội Thánh thay đổi theo hướng đi mới cho thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên, Lời Chúa vẫn không thay đổi. Bài thuyết trình của Mục sư Hội trưởng Lê Hồng Phúc đưa ra những kế hoạch phát triển Hội Thánh theo bốn mô hình mới. Sau đó, ông đưa ra ba kế hoạch cụ thể giúp đỡ người kế thừa:
-Cấp học bổng (scholarship) cho sinh viên thần học trong ba năm. Theo đó, Hội Thánh địa phương sẽ giúp 50%, Liên Hội 10% và cá nhân sinh viên trả 40%.
-Phụ cấp Mục sư (Pastor salary) trong ba năm đầu: Hội Thánh địa phương tài trợ 50%, Giáo hội SBC 25%, và Liên Hội cung cấp 25%.
-Giúp đỡ các Hội Thánh dưới 30 tín hữu tại Hoa Kỳ gồm Mục sư tạm thời (inter im Pastor), sinh viên trường Thần Học (Bible College students): Phụ cấp ít nhất hai năm, phụ cấp $1,000 mỗi tháng, Liên Hội giúp $500 mỗi tháng. Sau buổi thuyết trình, MS Lê Hồng Phúc
hướng dẫn buổi thảo luận xoay quanh vấn đề thế hệ Anh ngữ trong Hội Thánh Việt Nam. Trong đó, có ba đề tài được dành nhiều thời gian thảo luận nhất:
tượng,
-Mỗi
Chúa,
Chúng
Chúa,
quan trọng riêng,
thừa từ Tiên tri Ê-li sang Tiên tri Ê-li-sê. Sự kế thừa này diễn ra theo bốn bước: tác động, tiếp nhận, tấn tới và trung tín. Trong sứ điệp mạnh mẽ này, Mục sư Phan Phước Lành kêu gọi “Hãy để Thiên Chúa hành động qua chúng ta hầu cho công việc kế thừa của Ngài được diễn ra theo thánh ý Chúa” cũng như “Hãy đi tới để thấy những gì Đức Chúa Trời có được cho chúng ta vĩ đại hơn những gì ở phía sau mình”.
Sau chương trình thờ phượng Bồi Linh, các vị Mục sư và Hội chúng đặt tay cầu nguyện sai phái chức vụ giáo sĩ cho Mục sư và bà Andrew Nhật Nguyễn và Nguyên Hồng để Liên Hội biệt phái Ông Bà ra đi vào cánh đồng tại Việt Nam. “Hôm nay, từ muôn phương, cùng nhau ta sánh vai về đây. Bên nhau, cùng nguyện xin, Thần Linh Cha viếng thăm nơi
hướng dẫn
cũng hạn
đa dạng,
trong
Mục
bạn để ông được ơn của Chúa khi hướng dẫn tín hữu.
Hãy
4. Cầu nguyện cho Mục sư của bạn được Chúa bảo vệ trước những chi phối,
Nếu có cơ hội, hãy thăm hỏi và nâng đỡ là điều mà họ rất cần.
9. Cầu nguyện cho các Mục sư mới bước vào chức vụ, vá các Mục sư mục vụ Anh Ngữ Sự bắt đầu thường rất hào hứng, nhưng những năm đầu chức vụ của Mục sư thường gặp nhiều sóng gió. Đó là
MS LÊ HỒNG PHÚC Hội Trưởng 469-774-9568
mspeterhongle@gmail.com
MS ĐỖ ĐĂNG PHÚ Hội Phó 678-847-1324
AnDien10@yahoo.com
MS PHAN PHƯỚC LÀNH Giám Đốc 206-240-2605
Phan1010@gmail.com
MS Nguyễn Cao Sơn Phó Giám Đốc Đặc Trách Hành Chánh 316-204-7872
Mscaoson@gmail.com
Mr. Phạm Trung Phó Giám Đốc Đặc Trách Tài Chánh 404-516-0841
tphamvbf@gmail.com
sư và giáo viên.
Chương trình đã được các Hội Thánh thống nhất tổ chức vào trọn ngày thứ Bảy, cuối tháng 7 hàng năm. (Năm nay vào thứ Bảy, Ngày 29 Tháng 4 Năm 2022).
Chương trình đã quy tụ trên một trăm người lớn, thanh thiếu niên từ các Hội Thánh không phân biệt hệ phái cùng đến chơi thể thao chung với nhau, qua các môn: Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng bàn, Kéo co, Giựt Cờ, và các trò chơi khác. Nhiều huy chương đã được trao tặng và những bữa ăn thông công thật vui và đáng ghi nhớ.
Lễ Nhậm Chức của Mục sư Julius Feria tại Hội Thánh Tình Thương Agape Rent on, WA vào Chúa Nhật, 28/8/2022.
(Do Đặc trách Khu vực MS Kiều Tuấn Huệ, QNHT Dòng Sông Ân Điển Tacoma WA tường trình)
Callary Baptist Church
nhau
Mục
của Hội Thánh Nước Sống Portland OR do OBMS Nguyễn Ngọc Khánh quản nhiệm cũng đã được tổ chức trong mùa hè 2022 thật phước hạnh với sự tham dự