Đông 2022


Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứuthế, là Christ, là Chúa. (Lu-ca 2:11-12)
& ` TIN SÔNG
ĐẶC SAN MùaĐông 2022

Kính chào quý Mục sư, Mục sư Nhiệm chức, Lãnh đạo Hội thánh, cùng toàn thể Con Dân Chúa, Tạ ơn Thiên Chúa vì một Mùa Giáng Sinh nữa đang đến để nhắc chúng ta về tình yêu của Ngài dành cho nhân loại nói chung và cho mỗi chúng ta nói riêng. Nhân dịp đại lễ, thay mặt cho Ban Lãnh Đạo của Liên Hội, kính chúc toàn thể quý vị một mùa Giáng Sinh 2022 tràn đầy phước hạnh và một Năm Mới 2023 thật nhiều ơn phước từ Cha Thiên Thượng!
Liên Hội hiện hữu là để phục vụ Hội Thánh Địa Phương và kết nối các Hội Thánh Địa Phương để cùng phát triển Vương Quốc Đức Chúa Trời trên đất. Vì lý do đó, nếu quý vị cần đến chúng tôi điều gì, chúng tôi sẵn sàng phục vụ. Các mục sư trong Ban Lãnh Đạo, nhất là Mục sư Hội trưởng, với sự đồng thuận của Hội thánh đang quản nhiệm, cũng vẫn thường đi thăm viếng các Hội thánh trong Liên Hội khi được yêu cầu. Riêng cá nhân tôi đang làm việc trọn thời gian cho Liên Hội nên đi nhiều hơn. Từ tháng 7 đến cuối năm 2022 có 25 Chúa Nhật, tôi đã đi hầu việc Chúa 17 chuyến (bay) đến với các Hội thánh xa, 7 chuyến (lái xe) đến các Hội thánh lân cận, và một Chúa Nhật ở Đại Hội. Các Cơ quan và các Mục vụ cũng đang làm việc cách nhịp nhàng và kết quả. Ban Tổ Chức và Ban Yểm Trợ Đại Hội cũng sẵn sàng một trang Web để ghi danh và quảng bá Đại Hội. Mục vụ Anh ngữ cũng đang chuẩn bị cho kỳ Dưỡng Linh lần đầu tiên cho các Mục sư vào đầu tháng 4, 2023. Chúng tôi đang làm việc và rất mong sự công tác của Quý vị. Sự hiệp tác của quý Mục sư và Hội thánh là rất cần thiết qua sự cầu thay, tham dự các chương trình, cộng tác với các mục vụ của Liên Hội. Xin quý vị cũng dâng hiến về cho Liên Hội qua: Zelle – gởi về email: lienhoibaptist@gmail.com (Bank of America); hoặc gởi về VNBU 216 Manresa Ct. Hampton, GA 30228. Việc dâng hiến về Liên Hội nên cho vào ngân sách của Hội thánh để được Hội thánh thông qua.

Xin Chúa ban phước cho Quý vị!
Thay mặt cho Ban Lãnh Đạo, Mục sư Phan Phước Lành, GĐĐH
Su Vui MùngLón
Sau thời gian mang thai, vợ tôi hạ sinh đứa con trai đầu lòng, chúng tôi vui mừng khôn tả. Được vào ngay trong phòng sinh để giúp đỡ vợ sinh con, được ẵm bồng cậu con trai đầu lòng để bác sĩ cắt rốn cho cháu, được nghe tiếng khóc của con thơ, khiến lòng tôi tràn ngập niềm hạnh phúc. Ngay lúc này, một anh em đồng lao, người mượn chiếc xe bán tải Toyota Tacoma mà chúng tôi vừa mới mua để đi dọn nhà bị lật hư hoàn toàn, gọi báo tin, tôi cũng chẳng quan tâm gì. Tại sao? Vì tại thời điểm đó không có gì vui hơn và quan trọng hơn là chào đón cậu con trai vào đời.
Là một sinh viên, niềm vui của bạn là tốt nghiệp ra trường để có việc làm tốt. Là một người lính, niềm vui của bạn là chiến thắng để đến hòa bình. Là một nông dân, niềm vui của bạn là được mùa để có kinh tế. Kinh thánh chỉ cho chúng ta thấy một sự vui mừng vĩ đại “Thiên sứ bèn phán rằng: ‘Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin mừng, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sinh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa’” (Lu-ca 2:10-11). Đây là sự vui mừng lớn bởi các lý do sau:

Sự Vui Mừng Lớn vì Được Đến Từ
Thiên Chúa Thiên Chúa là vĩ đại, và những điều đến từ Ngài thật là vĩ đại. Nếu một quyết định đến từ một người lính thì quyết định đó không quan trọng bằng quyết định đến từ một sĩ quan. Tương tự như vậy, quyết định đến từ một sĩ quan không quan trọng bằng quyết định từ một vị tướng; và quyết định đến từ một vị tướng không quan trọng bằng quyết định từ vị tổng tư lệnh quân đội. Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa của muôn loài, nên một điều gì đó—trong bối cảnh này điều đó chính là “sự vui mừng”— đến từ Ngài thì sự vui mừng đó chắc chắn phải thật sự vĩ đại. Thêm vào đó tin tức tốt lành của Thiên Chúa được loan báo bởi một vị thiên sứ. “Thiên sứ bèn phán rằng: ‘Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một tin mừng, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân; Thật vậy, “Hỡi Đức Giê-hô-va! sự cao-cả, quyền-năng, vinh-quang, toàn-thắng, và oai-nghi đáng qui về Ngài; vì muôn vật trên các từng trời và dưới đất đều thuộc về Ngài. Đức Giê-hô-va ôi! nước thuộc về Ngài; Ngài được tôn cao làm Chúa-tể của muôn vật. Hoặc sự giàu-có, hoặc sự vinh-quang, đều do Chúa mà đến, và Chúa quản-trị trên muôn vật; quyền-năng và thế-lực ở nơi tay Chúa: tay Chúa khiến cho được tôn-trọng và ban sứcmạnh cho mọi người.” (1 Sử ký 29:11-12)
Sự Vui Mừng Lớn vì Được Ban Cho Muôn Dân Trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, tỉ phú Elon Musk đã và đang cung cấp cho quân đội và người dân Ukraine phương tiện kết nối StarLink. Điều này mang đến cho đất nước này một niềm vui. Nếu bạn có khả năng làm được một điều tốt lành nào đó cho một cá nhân thì bạn mang đến cho cá nhân đó một niềm vui. Nếu bạn có khả năng làm được điều tốt lành đó cho nhiều người thì càng quý hơn vì bạn mang niềm vui đến cho nhiều người. Trong giới hạn của chúng ta, mỗi con người hay mỗi quốc gia đều không thể nào làm được một điều vĩ đại cho cả nhân loại. Sự vui mừng của Thiên Chúa “sẽ là một sự vui mừng lớn
cho muôn dân”— đây thật đúng là sự vui mừng vĩ đại. Dù bạn ở đâu, là ai, thuộc sắc dân nào và sinh sống nơi nào trên hành tinh này, thì sự vui mừng của Ngài cũng dành cho bạn.
Sự Vui Mừng Lớn vì Đấng Cứu Thế Giáng Sinh
Chúa Jêsus Christ là trọng tâm của sự vui mừng vĩ đại này và là trọng tâm của Mùa Giáng Sinh. Cả nhân loại đều phạm tội và sống trong tội lỗi, không có một người công chính vô tội, dẫu một người cũng không. Nhu cầu lớn nhất của nhân loại là được tha tội để được phục hồi địa vị làm con dân Thiên Chúa và được sự sống đời đời. Vì vậy, lý do chính yếu mà Chúa Jêsus đã đến trong thế giới này là để trở thành Đấng Cứu Thế của chúng ta và chịu chết vì tội lỗi của nhân loại. “Ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sinh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là Christ, là Chúa.” Qua việc tin nhận Chúa Jêsus đã chịu hy sinh thay tội lỗi của mình, chúng ta có được sự tha tội và nhận lãnh sự sống đời đời. Sự hy sinh của Chúa Cứu Thế ban cho chúng ta sự tha thứ và tiếp cận với Thiên Chúa trên thiên đàng, là Đấng nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Qua Chúa Jêsus, chúng ta, những ai tin nhận Ngài, nhận được nhiều điều khác nữa: Ngài đến là để ban Đức Thánh Linh cho chúng ta; Ngài đến dạy chúng ta Lẽ thật về Lời của Cha; Ngài đến để ban cho chúng ta sự sống sung mãn; Ngài đến thể trút phế quyền của Sa-tan, kẻ thống trị thế giới; Ngài đến để thiết lập mối quan hệ trong giao ước huyết mới với chúng ta; Ngài đến là để làm tấm gương cho chúng ta noi theo…
Cảm tạ Thiên Chúa vì giữa thế giới tăm tối, tội lỗi, vô vọng và u buồn này, Ngài đã ban cho chúng ta một sự vui mừng vĩ đại. Hãy sống như những người con của sự sáng và chiếu sự sáng của Ngài vào trong thế giới này. Ngài ban cho bạn sự vui mừng vĩ đại, hãy chia sẻ sự vui mừng vĩ đại này cho người xung quanh bạn!
No Christ No Eternal Life. Know Christ Know Eternal Life Merry Christmas and Happy New Year!
Mục sư Phan Phước Lành
Sự Giáng Sinh Diệu Kỳ
Mỗi năm mùa Giáng Sinh trở về trong không khí tưng bưng nhộn nhịp. Cho dù phải đối diện với nhiều mệt mỏi, gánh nặng, và căng thẳng trong đời sống, nhưng hầu như ai nấy đều muốn chúc nhau một mùa Giáng Sinh vui tươi hơn, bình an hơn, và phước hạnh nhiều hơn! Tại sao người ta thường chúc cho nhau sự bình an, vui vẻ, và phước hạnh trong mùa Giáng Sinh? Đối với người Việt tại hải ngoại thì hầu như chỉ có hai dịp ta thường chúc cho nhau. Thứ nhất là dịp đầu năm, ta chúc cho nhau câu ngắn gọn: “Happy New Year”. Rồi đến cuối năm, ta lại chúc nhau câu “Merry Christmas”. Vâng, Giáng Sinh đem niềm vui đến cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới vì Giáng Sinh kỷ niệm sự giáng trần của Chúa Jêsus để cứu nhân loại ra khỏi chốn hư mất đời đời. Trong đêm Chúa Jêsus giáng trần, các thiên thần đã loan tin rằng: “Nầy, Ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ là một sự vui mừng lớn cho muôn dân, ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế là Christ là Chúa.” (Lu-ca 2:10-11). Sự vui mừng thường đến cho một cá nhân hoặc một nhóm người. Tuy nhiên, sự vui mừng đến cho cả muôn dân thì thật là một chuyện lạ. Thánh Kinh cho biết sự giáng sinh của Cứu Chúa Jêsus Christ là một sự giáng sinh kỳ diệu,

có ảnh hưởng đến cả muôn dân trên đất. Thư tín Ga-la-ti 4:4 chép: “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra.” Sự giáng sinh của Cứu Chúa Jêsus đã được dự ngôn từ buổi sáng-thế, trong thời gian hơn 4 ngàn năm. Ngay sau khi A-đam và Ê-va đã phạm tội ăn trái cấm, Đức Chúa Trời đã hoạch định chương trình cứu chuộc nhân loại và đem con người trở lại mối tương giao với Ngài qua nhịp cầu của Chúa Jêsus (Sáng-thế Ký 3:15; Ê-sai 7:14). Qua sự soi dẫn của Kinh Thánh, con dân Chúa có nhiều lý do để vui mừng trong đời sống bước theo Chúa mỗi ngày.
1. Được Trở Nên Con Dân Chúa Chữ “Christ” trong tiếng Hy-lạp là “Christos” nghĩa là “Đấng chịu xức dầu làm vua”, được gọi là “Messiah”. Vua thì phải có dân sự. Kinh Thánh cho biết “Vua” của con dân Chúa là Đấng Mêsi-a. Ê-sai 9:5 chép: “Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời, là Chúa Bình an.” Niềm vui hơn hết trong mùa Giáng Sinh là người tin nhận Chúa được trở nên con dân của Ngài. Ê-phê-sô 2:8-9 chép: “Vả, ấy là bởi ân điển, qua đức tin mà anh em được cứu. Điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa
Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.” Đây là một phước hạnh vì chúng ta không còn bị sự rủa sả của tội lỗi và luật pháp đè nặng trên mình nữa, nhưng đã được tự do trong Chúa Jêsus rồi. Người tin theo Chúa được mặc lấy những đức tính của Chúa Jêsus trong đời sống mình. Con thì phải giống cha. Là con cái Chúa, chúng ta phải tập tành đời sống tin kính để ngày càng giống theo những mỹ đức của Chúa Jêsus trong suốt 365 ngày mỗi năm chứ không phải chỉ trong một ngày Chúa Nhật hay một ngày Giáng Sinh mà thôi. Con dân Chúa được gọi là thánh đồ, có nghĩa là “biệt riêng đời sống mình cho Chúa”. Hãy cùng nhau mặc lấy những đức tính quên mình, hạ mình, hòa mình và bỏ mình của Cứu Chúa Jêsus của chúng ta (Phi-líp 2:1-11). Nếu bạn chưa trở thành con dân Chúa thì đây là mùa để bạn suy nghĩ về đối tượng niềm tin của mình. Hãy sớm tiếp nhận Chúa Jêsus để trở nên con dân của Ngài.
2. Được Trở Nên Một Trong Đấng Christ Một niềm vinh dự của Đạo Chúa là tất cả mọi người đều là anh chị em cùng một Cha Thiêng Liêng, cùng một thân thể, cùng một gia đình đức tin là Hội Thánh Chúa. Ga-la-ti 3:28 chép: “Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Giê-su Christ, anh em thảy đều làm một.” Câu Kinh Thánh kể trên cho biết xã hội lúc bấy giờ là một xã hội chịu ảnh hưởng nền văn hóa của Hy-lạp. Người Hy Lạp luôn cho rằng họ thuộc giai cấp cao nhất trong

xã hội vì nền giáo dục và văn hóa nổi tiếng của mình. Người đàn ông làm chủ người phụ nữ và có quyền hành trong cộng đồng. Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh rằng người tự do thật là người không còn làm nô lệ cho bất cứ một tổ chức nào, một thế quyền nào, hay một con người nào. Tư tưởng và thái độ của Phao-lô được thay đổi sau khi ông tin nhận Chúa Jêsus. Trước đây, Phao-lô luôn nghĩ rằng chỉ có người Do Thái mới được làm con dân Chúa mà thôi. Nhưng nay, ông nhận thức rằng tất cả mọi người trên đất đều được Chúa kêu gọi trở nên con dân Ngài. Bạn thường dựa vào đâu để đặt giá trị của một người? Có phải là học thức, của cải, sự nghiệp, tiền bạc, hay địa vị trong xã hội? Bạn có xét đoán người khác bằng cái nhìn bề ngoài qua khuôn mặt, áo quần, kiểu tóc hoặc lời nói của họ không? Lời Chúa dạy ta không nên dựa vào những điều đó để đánh giá con người mà phải dựa vào đức tin để kết chặt sự hiệp một trong Chúa.
Nan đề của Hội Thánh Ga-la-ti là họ còn giữ hàng rào truyền thống và luật pháp để rồi phân biệt người Do Thái với người ngoại bang, đàn ông và đàn bà, chủ và tôi tớ. Ngày nay, có nhiều Hội Thánh Chúa vẫn còn dựng lên những hàng rào truyền thống, điều lệ, giáo hội, hệ phái để ngăn trở người đến với Chúa và đến với cộng đồng tín hữu. Hãy phá dỡ đi những hàng rào nầy. Hãy nhờ ơn Chúa để giúp mình đừng vì lời nói và hành động theo ý riêng mà dựng thêm những hàng rào chia rẽ nhau nữa. Hãy cam kết từ bỏ lối sống kiêu ngạo, chia rẽ, đảng phái, mà nên sống khiêm nhu hiệp một trong Chúa với nhau. Hãy tập “nhìn thoáng, nghĩ thông, và buông bỏ” để có thể đến với mọi người trong tinh thần tôn trọng, chấp nhận, và chăm sóc nhau. Mục sư Lê Hồng Phúc
Thiên sứ phán, “Ðừng sợ, vì này, ta báo cho các ngươi một tin mừng, tin này sẽ là niềm vui lớn cho muôn dân
(Lu-ca 2:10)
Niềm

Vui Lớn
Cuộc đời có ít niềm vui, Nhưng sao buồn thảm, bùi ngùi nhiều hơn. Phải chăng người sống cô đơn, Cách xa tạo hóa khoan nhơn bao đời?
Ta buồn vì đã tách rời, Tình yêu thương xót tuyệt vời Chúa Cha. Đường trần bao nỗi xót xa, Thành công thất bại phong ba bão bùng.
Giữa đêm đen tối hãi hùng, Thiên thần chói sáng phán cùng kẻ chăn. Vinh danh Thiên Chúa vĩnh hằng, Bình an dưới đất ngợi khen vui mừng.1 Sông ân điển chảy không ngừng, Con Trời giáng hạ, cội nguồn thứ tha.2 Giúp ta thấy cõi trời hoa, Hơn là thế giới chóng qua u sầu.
Niềm vui không bởi sang giàu, Không bởi chức tước, tranh nhau danh quyền. Không bởi nổi tiếng, bạc tiền, Mà nhận cứu rỗi uyên nguyên đời đời.
Niềm vui lan tỏa khắp nơi, Đem hy vọng mới cho người xung quanh. Niềm vui Chúa đã phục sanh,3 Đắc thắng thế giới hiển vinh danh Ngài.
1 Lu-ca 2:10 2 Ma-thi-ơ 26:28, Mác 2:10 3 Lu-ca 24:40-41 4 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:17
Niềm vui nối tiếp ngày mai, Chúa ta trở lại quyền oai mây trời.4 Cùng nhau chúc tụng muôn nơi, Giê-xu chân Chúa tuyệt vời ngợi khen.
Thanh Hữu - Giáng sinh 2022
Những ngày quan trọng trong năm 2023

Ngày 22 tháng 1 – Tết – Dâng hiến cho Việt CP – Quỹ Hiệp Tác của Liên Hội
Ngày 10-12 tháng 4 – Dưỡng linh cho các Mục sư Mục vụ Anh ngữ
Ngày 12-14 tháng 6 – Đại Hội của SBC tại New Orleans
Ngày 29 tháng 6 đến 2 tháng 7 – Đại Hội tại Washington D.C
Ngày 2-4 tháng 10 – Dưỡng Linh Tu Nghiệp cho Mục sư & Lãnh đạo Hội thánh tại Pensacola, FL
Niềm Vui Giáng Sinh
Mỗi năm đến tháng Chạp, chúng ta thấy ở khắp nơi trên thế giới thiên hạ lại bắt đầu tưng bừng chuẩn bị cho ngày lễ Giáng Sinh. Những khúc nhạc Nô-en lại trổi lên và dấy vào lòng của mỗi người những niềm vui không kể xiết được. Ở khắp nơi, ai nấy đã chưng diện và trang hoàng những cây thông có gắn đèn chớp đủ màu trông thật là vui mắt. Nhưng giữa sự tưng bừng của Giáng Sinh, chúng ta có hiểu mục đích của lễ Giáng Sinh là gì không? Ý nghĩa của Giáng Sinh có phải chỉ là để mua sắm, làm giàu hay hưởng thụ thôi không? Lễ Giáng Sinh theo tiếng Anh gọi là lễ Christ-mas, bao gồm có hai chữ “Christ” và chữ “mas.” Tên “Christ” chính là danh xưng của Chúa Jêsus. Theo sách Kinh Thánh cho biết khi trinh nữ Ma-ri sanh Đức Chúa Jêsus bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh thì đặt tên Ngài là Christ. Còn chữ “mas” nghĩa là lễ. Như vậy lễ Christ-mas là lễ kỷ niệm về ngày Chúa Jêsus Christ đã một lần sanh ra đời cách chúng ta nay hơn 2,000 năm và bắt đầu một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Cho nên Chúa Jêsus Christ là nguyên nhân chính của mùa lễ giáng sinh.
Để có niềm vui Giáng Sinh, chúng ta nên suy gẫm những câu hỏi về Chúa Jêsus Christ là ai và mục đích Ngài giáng thế vào đời để làm gì? Kinh Thánh sách Ma-thi-ơ 1:21 có chép khi trinh nữ Ma-ri sanh con mình thì có thiên sứ của Đức Chúa Trời hiện ra và phán cùng nàng là phải đặt tên đứa con trai này là Jêsus vì chính con trai này sẽ cứu dân họ ra khỏi tội. Chữ “Jêsus” có nguyên nghĩa là “sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời.” Chúa
Jêsus có thêm một danh xưng nữa khi thiên sứ hiện ra cùng các kẻ mục đồng thì loan báo cho họ biết là tại thành Đa-vít, xứ Bết-lê-hem, tối hôm đó đã sanh cho nhân loại một Đấng Cứu Thế danh là Christ, là Chúa. Chữ “Christo” mang ý nghĩa của “Đấng được xức dầu, được bổ nhiệm và sai đi”. Chính Jêsus Christ là Đức Chúa Trời Ngôi Hai, Đấng Tạo Hóa toàn năng, chí thánh, chí cao đã được sai xuống trần thế, mượn lòng của một trinh nữ, hóa thân thành người để thi hành công cuộc cứu rỗi nhân loại ra khỏi sự đoán xét của tội lỗi. Muốn hiểu được mục đích của sự cứu chuộc, chúng ta cần trở lại nguyên thủy. Kinh Thánh cho thấy từ lúc ban đầu, sau khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn loài và trong tất cả mọi loài trên đất, Chúa đã dựng nên một dòng giống rất đặc biệt, theo hình ảnh của Ngài, đó là “loài người.” Mục đích Đức Chúa Trời dựng nên loài người là để chúng ta được tương giao với Chúa đời đời trong vườn của sự sống. Nhưng Kinh Thánh cũng cho biết tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va đã một lần phạm tội, vì đi nghe theo lời của ác quỉ mà ăn trái của cây cấm. Hậu quả đó là con người đã đánh mất đi sự vinh hiển ban đầu và từ đó sanh ra một dòng dõi tội nhân. Vì thế trong Kinh Thánh Rô-ma 3:23 khẳng định “Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” Vì loài người phạm tội và theo lẽ công bình của Đức Chúa Trời đó là ai có tội thì phải bị phạt; Và cái bản án của tội lỗi theo Kinh Thánh Rô-ma 6:23 đó là sự chết đời đời trong hồ lửa, cháy không bao giờ tắt, chỗ tối tăm và đau khổ.

Nhưng cùng một lúc, Đức Chúa Trời cũng là Đấng yêu thương. Ngay sau khi tổ phụ loài người phạm tội thì Chúa đã sắm sẵn một chương trình cứu rỗi cho nhân loại ra khỏi bản án của tội lỗi để có lại mối liên hệ với Ngài. Phương cách cứu rỗi đó là chính Chúa phải vào đời, hóa thân thành Người, để đổ huyết, chuộc tội thay thế cho nhân loại, mà mỗi chúng ta không ai đủ sức xóa sạch. Loài người ai nấy đều ở trong bóng tối của tội ác, không ai tự cứu mình hay có năng sức để cứu người khác được. Chúng ta cần lối thoát; đó là lúc Chúa Cứu Thế Jêsus giáng sinh, rọi ánh sáng vào nơi trần thế tối tăm, và mở cửa giải thoát chúng ta ra khỏi sự phán xét của tội lỗi. Con người chúng ta không thể dùng con đường khổ tu, qua những công đức riêng của mình để tự nối lại mối liên hệ với Đức Chúa Trời thánh khiết vẹn toàn được. Y như người đời có câu nói: “Cả đời làm lành, lành đâu chưa đủ; một ngày làm ác, thì tội ác có dư rồi,” thì chúng ta có thể làm gì để tự cứu mình được chăng? Vì vậy, mục đích Chúa Jêsus sanh ra vào đời theo Kinh Thánh là “để tìm và cứu những kẻ tội nhân.” Giáng Sinh chính là thời điểm Chúa “đã đến, tìm và cứu kẻ bị hư mất” và để hàn gắn lại mối liên hệ giữa Trời và người. Muốn nhận được món quà giáng sinh quí báu này từ Chúa, bước đầu tiên là bạn phải bằng lòng thừa nhận mình là một tội nhân và cần sự cứu rỗi từ nơi Chúa. Câu chuyện về một vị hoàng tử nước Anh có lần vào khám đường hỏi thăm các tù nhân với ý định tha bổng một số. Đây là một cơ hội ngàn vàng để các tù nhân bày tỏ tâm tình với ước mong được ra khỏi tù. Người thì kể lể đời sống thánh thiện của mình trong bao năm, nhưng chỉ vì một phút lỡ lầm thôi mà phải bị tù đầy cảm thấy quá là bất công. Người khác thì kêu rêu là mình bị oan, kẻ khác đổ lỗi cho quan tòa thiếu sáng suốt. Ai ai cũng có lý do để chứng minh rằng nơi này không phải là nơi dành cho mình. Trong khi đó, vị hoàng tử thấy có một người
ngồi yên lặng, rủ mặt xuống đất. Vị hoàng tử hỏi: “Còn ngươi không có gì kêu cầu sao?” Người tù nhân ngước mặt lên và nói “Thưa hoàng tử! Tôi là người có tội và hình phạt tôi chịu đây thật xứng với việc tôi đã làm.” Vị hoàng tử nghe vậy bèn bảo kẻ cận vệ: “Hãy đem kẻ có tội này ra khỏi đám của những người thánh thiện kia.” Và vị hoàng tử tuyên bố ban lệnh tha bổng cho người tù đó, vì chỉ có anh là người duy nhất trong bọn thừa nhận tội trạng của mình. Đức Chúa Trời đã giáng thế trong Cứu Chúa Jêsus để tìm và cứu kẻ bị hư mất. Nếu bạn không thừa nhận mình là một tội nhân hư mất thì bạn sẽ không nhận được sự cứu rỗi. Ngược lại, lời Chúa hứa nếu bạn ăn năn tội mình mà kêu cầu Ngài, hạ mình “rủ mặt xuống” thì bạn sẽ được sự cứu rỗi, thoát khỏi sự chết và có sự sống đời đời trong nước thiên đàng sau này.
Chúa Jêsus đã giáng thế, đã chết trên cây thập tự chuộc tội cho bạn và Ngài đã sống lại, thăng thiên lên trời và sửa soạn một chỗ đời đời cho mọi kẻ tin. Ngay hôm nay, bạn chắc chắn sẽ được vào thiên đàng nếu bạn bằng lòng ăn năn tội và tiếp nhận Chúa Jêsus làm Đấng Cứu Chuộc và Chúa của đời mình. Bạn có thể cầu nguyện với Chúa ngay trong giây phút này: “Lạy Chúa yêu thương, con đã hiểu được vì tội lỗi con mà Chúa Jêsus, Con Trời đã giáng sinh và chết trên cây thập tự giá. Nay con xin ăn năn và bằng lòng đặt niềm tin cậy trọn vẹn nơi Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của đời con. Nguyện xin Chúa biến đổi đời sống con từ nay, giúp con sống luôn làm sáng danh Ngài, cho đến khi Chúa trở lại ban cho con sự sống đời đời trong nước thiên đàng. Amen!” Chúc bạn nhận được niềm vui thật của Giáng Sinh năm nay bởi ân sủng Chúa ban cho trong Cứu Chúa Jêsus. Mục Sư Nguyễn T. Vinh (Baton Rouge)


Bồi Linh & Huấn Luyện tại Hội Thánh Báp-tít Quincy, Boston
Cảm tạ Chúa ban cho chương trình thờ phượng bồi linh & huấn luyện tại Hội Thánh Quincy-Boston vào Chúa Nhật 13/11/22 được vui vẻ phước hạnh. Mục sư Lê Hồng Phúc, Hội trưởng Liên Hội Báp-Tít thăm viếng Hội Thánh Báp-tít Quincy do MSNC Phạm Hồng Đức quản nhiệm. Đây là Hội Thánh Báp-tít đầu tiên được thành lập hơn 2 năm qua trong tiểu bang Massachusetts. Hội Thánh có khoảng 25 người sinh hoạt hàng tuần. Mục sư Hội trưởng đã giảng bồi linh về “Người Khích Lệ” và dành thêm thì giờ huấn luyện 2 buổi hội thảo về Chứng đạo qua công tác “Gieo Giống” và “Mục vụ Chăm Sóc”. Mọi người được khích lệ qua lễ thờ phượng bồi linh, huấn luyện, và bữa ăn thông công thân mật.


Cầu xin Chúa tiếp tục dùng Hội Thánh Quincy như là một ngọn hải đăng lan tỏa ánh sáng Phúc Âm của Chúa cho cộng đồng Việt Nam trong thành phố Boston nầy.
Mục sư Lê Hồng Phúc
MS LÊ HỒNG PHÚC
Hội Trưởng 469-774-9568 mspeterhongle@gmail.com


MS ĐỖ ĐĂNG PHÚ
TÀI CHÁNH LIÊN HỘI QUÝ
MS PHAN PHƯỚC LÀNH Giám Đốc 206-240-2605 Phan1010@gmail.com
MS Nguyễn Cao Sơn Phó Giám Đốc Đặc Trách Hành Chánh 316-204-7872 Mscaoson@gmail.com

Mr. Phạm Trung Phó Giám Đốc Đặc Trách Tài Chánh 404-516-0841 tphamvbf@gmail.com



CHƯƠNG TRÌNH HIỆP TÁC CỦA LIÊN HỘI
Chương Trình Hiệp Tác (Cooperative Program) của Giáo Hội Báp-tít Nam Phương là một đặc thù gây quỹ rất kết quả. Niên khóa 2020-2021, chương trình đã nhận được $192,271,436. 50% của tổng số quỹ được cung cấp cho Cơ Quan Truyền Giáo Quốc Nội (NAMB) các đại chủng viện, các cơ quan và Ban Điều Hành (Executive Committee). 50% phần còn lại được góp vào với quỹ Lottie Moon lo công tác truyền giáo hải ngoại. Kể từ năm nay (2022), Liên Hội Baptist Việt Nam Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) cũng mong ước có được Chương Trình Hiệp Tác cho công việc Chúa của Người Việt Nam (gọi là Việt Cooperative Program). Liên Hội hiện có nhiều cơ quan như Viện Thần Học, Cơ Quan Truyền Giáo, Cơ Quan Truyền Thông, Cơ Quan Phát Triển Hội Thánh, Ban Nam Giới, Ban Phụ Nữ, Đặc Biệt là mục vụ Thanh Niên, Mục vụ Nhi Đồng và các Mục vụ đặc biệt khác. Liên Hội cần
có tài chánh để thực hiện công việc Chúa một cách hữu hiệu. Thay mặt cho Ban Lãnh Đạo của Liên Hội, tôi kêu gọi các Hội Thánh Báptít Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada dâng hiến qua chương trình này trong tinh thần “Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.” Số tiền dâng hiến xin vui lòng gởi về: VNBF 216 Manresa Ct, Hampton, GA 30228 hay gởi qua Zelle: lienhoibaptist@gmail.com
Nguyện chúng ta bày tỏ vinh hiển danh Chúa qua việc cộng tác vào Quỹ Hiệp Tác của Liên Hội.
Muốn thật hết lòng, Mục sư Phan Phước Lành Giám Đốc Điều Hành

Bồi Linh & Huấn Luyện tại Mississauga, Canada
Cảm tạ Chúa ban cho chương trình thờ phượng bồi linh & huấn luyện cho các Hội Thánh Báp-Tít tại vùng Ontario, Canada với diễn giả là Mục sư Lê Hồng Phúc, Hội trưởng Liên Hội Báp-Tít vào 2 ngày - Thứ Bảy 29/10/22 và Chúa nhật 30/10/22 được vui vẻ phước hạnh. Có khoảng 50 người tham dự buổi nhóm Hiệp Nguyện trong ngày thứ Bảy 29/10 tại Hội Thánh Mississauga do Mục sư Nhiệm chức Trần Nguyên Ái quản nhiệm. Mọi người được khích lệ nhiều qua buổi thông công phước hạnh sau một thời gian gián đoạn kể từ Covid-19. Nhiều câu hỏi về cơ cấu tổ chức và điều hành hội thánh Báp-Tít được Mục sư Hội Trưởng giải thích cách tường tận. Mọi người được khích lệ qua chương trình huấn luyện, nhóm bồi linh, và bữa ăn thông công thân mật.

Đặc biệt vào sáng Chúa Nhật 30/10/22, Hội Thánh Mississauga đã cử hành Lễ Nhậm Chức Quản Nhiệm cho MSNC Trần Nguyên Ái. Mục sư Hội trưởng Liên Hội đã ban phát sứ điệp “Người Thợ Xây” để khích lệ con dân Chúa trở nên những thợ xây góp phần xây dựng Hội Thánh địa phương và mở rông Vương quốc

Chúa qua công tác mục vụ kế thừa và truyến bá Đạo Chúa. Có khoảng 100 người tham dự. Nhiều Mục sư thuộc liên hệ phái Tin Lành trong vùng Toronto hiện diện và chung vui với MS Ái và Hội Thánh Mississauga. Xin chúc mừng Mục sư Ái và Hội Thánh Mississauga. Cầu xin Chúa tiếp tục dùng Hội Thánh Mississauga để kết nối với các Hội Thánh trong vùng Ontario trong tinh thần thông công và truyền bá Phúc Âm của Chúa cho nhiều đồng hương Việt Nam đang sinh sống ở miền Đông Canada nầy.



Mục sư Lê Hồng Phúc


