PHỤC SINH 2023

Page 1

TIN SÔNG Chúa Sống.

& ` ĐẶC SAN CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA LIÊN HỘI TIN LÀNH BÁP-TÍT VIỆT NAM, BẮC MỸ Mùa Xuân 2023 MỪNG CHÚA PHỤC SINH - 2023

& `

TIN SÔNG

PHỤC SINH 2023

03.  Lời Ngỏ - MS Christian Phan Phước Lành

06.  Nơi Chúa Phục Sinh - MS Lê Hồng Phúc

08.  Thơ: Chúa Sống - Thanh Hữu

09. Đây Là Lý Do... - MS Lê Thành Toàn

10. Thập Tự Giá, Ngôi Mộ và Chúng Ta - Vi Phương

12. Liên Hỗi

13. Giáo Sĩ Tuyên Uý - GS Y Tú

14. Chúa Sống - Xây Dựng Hội Thánh Sống - Christian Phan Phước Lành

17. Chương Trình Hiệp Tác

18. Điềm Hẹn và Chuyện Hợp Tan - MS Khưu Kim Phương

19. Đại Hội Baptist 38

02
ĐẶC SAN
02 10

Kính chào quý Tôi Tớ Chúa và quý Con Dân Chúa,

Cứ vào dịp Xuân về, chúng ta lại thấy rộn ràng của Mùa Phục Sinh đến. Sự sống

lại của Chúa Jêsus Christ từ cõi chết là nền tảng của niềm tin Thiên Chúa Giáo/ Cơ

Đốc Giáo (1 Cô-rinh-tô 15:14). Chúa Jêsus sống lại từ trong cõi chết là một bằng

chứng rõ ràng trong lịch sử của nhân loại. Sự Phục Sinh của Ngài bày tỏ:

1. Chúa Jêsus Christ là Chân Thần vì Ngài đã phán “Ta là sự sống lại và sự sống.” Sự sống lại của Ngài đã xác định Ngài là Đấng Chân Thần (Giăng 11:2526).

2. Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời Toàn Năng. Ngài đã có cùng Cha từ buổi ban đầu, vì yêu nhân loại đã giáng sinh làm người, chịu chết, phục sinh và thăng thiên trở về cùng Cha (Rô-ma 1:4, Phi-líp 2:5-11).

3. Chúa Jêsus Christ đã chiến thắng mọi quyền cai trị cùng các thế lực (Côlô-se 2:15).

4. Tội lỗi của mọi người tin đều được tha nhờ Chúa Jêsus là Đấng đã vì họ chịu chết và sống lại (Rô-ma 4:25, 1 Cô-rinh-tô 15:17, Cô-lô-se 2:14).

5. Vương quốc của Đức Chúa Trời được cai trị bởi một vị Vua hằng sống. Tất cả các giáo chủ đời này đều chết và không ai sống lại, nhưng Chúa Jêsus là

Đấng Sống (Khải Huyền 1:17-18).

6. Sự chết thể xác không phải chấm dứt sự tồn tại của con người. Chúa Jê- sus là “trái đầu mùa của những người đã an giấc.” Tất cả nhân loại đều sẽ sống lại.

Người tin thì được biến hóa trong thể vinh hiển để nhận được sự sống đời đời. Kẻ

không tin thì sẽ sống lại trong thể nhuốc nhơ và bị quăng vào hồ lửa đời đời chỉ có khóc lóc và nghiến răng (1 Cô-rinh-tô 15:20-23, Phi-líp 3:20-21).

7. Sự chiến thắng cuối cùng của Con Dân Chúa trước mọi kẻ thù nhờ sự hy sinh và phục sinh của Chúa Jêsus Christ (Khải Huyền 12:11).

Nguyện xin quyền năng thập tự giá và phục sinh của Chúa Jêsus sống động trong mỗi chúng ta. Không phải là mỗi năm một lần, nhưng mỗi ngày trôi qua, đặc biệt là mỗi ngày thứ nhất của tuần lễ, Ngày Chúa Nhật, đều là ngày Phục Sinh.

Nhân cơ hội này, tôi cũng xin giới thiệu cùng quý vị các Ủy viên vừa được mời vào phục vụ trong Ban Điều Hành. Trên tinh thần cộng tác phục vụ và cũng đã được Đại Hội tán đồng cho việc mời thêm các Ủy Viên cho Ban Điều Hành, năm mới Ban Điều Hành của Liên Hội có thêm ba Ủy Viên để giúp đỡ các Hội Thánh và công việc của Liên Hội

- Ủy viên Âm nhạc & Thờ phượng: Mục sư Trần Thanh Vương Duy, chuyên lo mục vụ thờ phượng tại Hội Thánh BT Garland, TX.

- Ủy viên Kỹ thuật: Anh David Lâm Hùng, Portland, OR

- Ủy viên đặc trách kết nối Lãnh Đạo Hội Thánh (Lay leaders): Chấp sự

Hồng Phù Xương, TX

Các Ủy viên, đặc biệt là Kỹ thuật và Âm nhạc thờ phượng đã, đang và sẽ giúp các

Hội thánh Baptist trong Liên Hội nói chung và các Hội thánh không thuộc Liên

Hội trên tinh thần phục vụ cho Vương Quốc Chúa. Trong lãnh vực kỹ thuật cũng

có anh Minh Tú, đặc trách kỹ thuật của BTC Đại Hội, cũng luôn sát cánh với anh

Hùng để đi huấn luyện và lắp ráp âm thanh, ánh sáng cho các nhà thờ.

Trân trọng trong Danh Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta!

MS Christian Phan Phước Lành

Giám Đốc Điều Hành

03

NƠI CHÚA PHỤC SINH

Trong chuyến đi thăm Xứ Thánh – Do Thái 10 ngày vào đầu tháng 2 năm nay, tôi cùng với 29 Mục sư đi đến Garden Tomb - khu vườn có ngôi mộ chôn Chúa. Gần ngôi mộ là một mô đất cao mà tín hữu Tin Lành cho rằng đó là đồi Gô-gô-tha (Đồi Sọ) ở ngoài tường thành ngày xưa (Giăng 19:17-18). Các tín hữu Chính Thống giáo và Công giáo La-mã thì cho rằng ngôi mộ chôn Chúa ở tại một địa điểm khác, đó là bên trong nhà thờ Church of the Holy Sepulchre! Trước cửa mộ, có khu vực dành cho du khách tập họp từng nhóm để thờ phượng Chúa. Sau khi viếng mộ, chúng tôi có buổi nhóm thờ phượng Chúa và dự Lễ Tiệc Thánh tại một điểm nhóm trong khu vườn. Hướng dẫn viên trong khu vườn nầy là một

vị Mục sư người Anh đã nghỉ hưu và làm việc tình nguyện tại nơi đây nói rằng: “Đừng chú tâm đến địa điểm nơi chốn nào Chúa Jêsus đã thật sự được chôn cất. Điều quan trọng là Chúa Jêsus đã sống lại, đang sống, và còn sống mãi mãi.” Thật đúng vậy, bài thánh ca “Chúa Sống”, có điệp khúc như sau: “Ngài sống, Ngài sống, Chúa Jesus sống hiện rày! Đi chung trò chuyện suốt lối hẹp hòi, tâm tôi vui mừng thơ thái. Ngài sống, Ngài sống, để ban ơn cứu ta đấy. Nếu hỏi chứng cớ Chúa sống đâu nào, rằng Chúa sống trong lòng này.”

Niềm tin về sự sống lại ở đời sau của người Cơ Ðốc khác với niềm tin của những người theo tôn giáo khác. Ngày nay, có năm tôn giáo lớn trên thế giới. Ấn Ðộ giáo tin rằng vào được cõi cực lạc

04

(Moksha) nhờ làm nhiều việc lành. Ðược vào cõi cực lạc có nghĩa là được thoát khỏi sự đầu thai của thuyết luân hồi. Phật giáo tin rằng vào được cõi Niết Bàn (Nirvana) nhờ làm nhiều việc lành. Ðược vào cõi Niết Bàn có nghĩa được cuốn hút vào vũ trụ khoảng không và thoát khỏi sự đầu thai của thuyết luân hồi. Cơ Ðốc giáo tin rằng có Thiên đàng và địa ngục. Vào được Thiên đàng là được sự sống đời đời nhờ ân điển Chúa thương xót và bởi đức tin đặt nơi Ðức Chúa Jêsus. Chính Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 14:6 rằng: “Ta là đường đi, chân lý, và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha.” Do Thái giáo chỉ tin vào một Ðức Chúa Trời, nhưng không chú trọng vào cõi đời sau vì nghĩ rằng mình là tuyển dân của Chúa chọn từ lâu cho nên đời nầy hay đời sau cũng vậy mà thôi. Còn Hồi giáo cũng tin vào một Ðức Chúa Trời (Alah), và tin vào sự sống ở đời sau. Một người tham gia thánh chiến thì linh hồn sẽ đi thẳng lên thiên đàng. Ðối tượng niềm tin của người Hồi giáo khác với đối tượng niềm tin của Cơ Ðốc giáo.

Ngoài năm tôn giáo chính kể trên, còn có nhiều người theo những chủ thuyết khác nhau nữa. Nào là chủ thuyết đa thần như người Hy Lạp có niềm tin nơi nhiều vị thần khác nhau! Một chủ thuyết nguy hiểm nhất là chủ thuyết vô thần. Những người vô thần không tin rằng có đời sau và không cần sự cứu rỗi gì cả. Họ chỉ biết sống trung thành với lý tưởng, hưởng thụ mọi sự ở hiện tại. Ðối với người vô thần, chết là hết!

Sứ đồ Phao Lô viết thư 1 Cô-rinh-tô cho Hội Thánh tại Cô-rinh-tô vào khoảng năm 55-56 SC. Hội Thánh Cô-rinh-tô lúc bấy giờ đang sống trong một xã hội bị ảnh hưởng nền văn hóa Hy-lạp và ảnh hưởng đa tôn giáo. Nhiều

người theo thuyết vô thần, không tin vào sự sống lại ở đời sau. Nhiều người khác thì thờ tà thần. Tại thành phố Cô-rinh-tô có ít nhất là 12 ngôi đền thờ tà thần. Aphodite là nữ thần của tình dục. Những người thờ nữ thần nầy sống hành dâm tại trong các đền thờ. Trong bối cảnh của xã hội lúc bấy giờ và trong vấn đề thách thức của niềm tin vào sự sống lại ở đời sau của người Cơ Ðốc, Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh rằng Cơ Ðốc giáo đặt niềm tin căn bản nơi Ðức Chúa Jêsus, là Ðấng đã sống lại, đang sống, và còn sống mãi mãi. Vì Ðấng Christ đã sống lại nên người tin theo Ngài sẽ có sự sống lại, có lý cớ để phục vụ, và có quyết tâm để sống đắc thắng cho Ngài.

1. Đức Chúa Jêsus Đã Phục Sinh.

1 Cô-rinh-tô 15:20 chép: “Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ cõi chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.” Câu 3-8 chép: “Trước hết, tôi đã truyền đạt cho anh em điều chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội lỗi chúng ta theo lời Kinh Thánh. Ngài đã bị chôn; đến ngày thứ ba, Ngài đã sống lại theo lời Kinh Thánh; và Ngài đã hiện ra cho Sê-pha, rồi cho nhóm mười hai sứ đồ. Sau đó, cùng một lúc, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em; phần lớn trong số nầy hiện vẫn còn sống, nhưng có vài người đã ngủ rồi. Ngài cũng hiện ra cho Gia-cơ, sau đó cho tất cả các sứ đồ. Sau hết, Ngài cũng hiện ra cho tôi như cho một thai sinh non vậy.” Sau khi đã thuật hết những chứng cớ về sự Chúa sống lại, Phao-lô kết luận rằng: “Ðấng Christ đã từ kẻ chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ.” Trong thời Cựu ước, “trái đầu mùa” là bó lúa đầu mùa đem dâng lên cho Chúa. Phao-lô dùng chữ “trái đầu mùa” ở đây để nói hình bóng về Chúa Jêsus là trái đầu tiên của sự sống lại và là bằng chứng chắc chắn của sự sống lại ở đời sau cho những ai tin nhận Ngài.

Câu 22 chép: “Như trong A-đam, mọi người đều chết; cũng vậy, trong Đấng Christ, mọi người đều sẽ sống lại.” Chữ “A-đam” tượng trưng cho thể xác. A-đam và dòng dõi con người đều được dựng nên từ bụi đất, thì sẽ trở về bụi đất, tức là sẽ chết. Nhưng ai được sanh lại trong Ðấng Christ, có nghĩa đặt đức tin nơi Ðấng Christ, thì sẽ được sự sống đời đời khi Chúa trở lại. Câu 23 chép tiếp rằng: “Nhưng mỗi người theo thứ tự riêng của mình: Đấng Christ là trái đầu mùa; đến ngày Đấng Christ hiện ra, những người thuộc về Ngài sẽ sống lại.”

Kinh Thánh cho biết sự Chúa tái lâm là chắc chắn. Ngài sẽ cai trị đời đời (1 Cô-rinh-tô 15:24-28).

Bạn có trông đợi ngày Chúa tái lâm không? Bạn có mong gặp mặt Cứu Chúa để cùng sống với Ngài trên Thiên Quốc vĩnh hằng không? Mong rằng bạn có lòng tìm kiếm Chúa và đặt đức tin trọn vẹn nơi

05

Ngài. Vâng, vì Ðức Chúa Jêsus đã sống lại, tất cả con dân Chúa cũng sẽ sống lại khi Đấng Christ trở lại thế gian nầy.

2.  Con Dân Chúa Phục Vụ Trong Năng Quyền Chúa Phục Sinh.

Ðấng Christ là đối tượng của sự phục vụ. Sứ đồ Phao-lô nói: “Thưa anh em, mỗi ngày tôi phải đối diện với sự chết. Tôi nói như vậy vì niềm tự hào của tôi về anh em trong Đấng Christ Giê-su, Chúa chúng ta.” (1 Cô-rinh- tô 15:31). Vì Chúa Jêsus đã sống lại nên hàng triệu triệu con dân Chúa từ xưa cho đến nay đã và đang dấn thân hầu việc Ngài. Chữ “báp-têm” trong câu 29-31 có nghĩa bóng về sự nhận biết hay gắn mình với sự chết của Chúa Jêsus và với những người đã chết trong đức tin. Ðây nói lên sự dấn thân cách đồng sống đồng chết với Chúa. Nếu Chúa Jêsus không sống lại thì người Cơ Ðốc không có lý gì phải tiếp tục dấn thân trong nguy hiểm, có thể hại đến mạng sống của mình. Sự nguy hiểm mà Sứ đồ Phao-lô nói ở đây là sự gian khổ, sự bị bắt bớ vì đạo của Chúa, chức vụ gian khổ của Sứ đồ Phaolô (2 Cô-rinh-tô 11:23-29). Sứ đồ Phao-lô khuyến khích Ti-mô-thê chịu gian khổ, theo gương Chúa, để làm người lính giỏi (1 Ti-môthê 2:3).

Trong sự hầu việc Chúa, Sứ đồ Phao-lô đã từng trải sự giáp mặt với sự chết mỗi ngày. Các giáo sĩ phục vụ tại những quốc gia vô thần thời nay cũng đang đối diện với nhiều sự nguy hiểm đến mạng sống mình, nhưng họ vẫn trung tín hầu việc Chúa. Tại sao vậy?

Tại vì tất cả những người nầy đều biết rằng cuộc đời nầy là tạm, mình sẽ sống lại với Chúa khi qua đời nầy. Ngày nay, chúng ta không giáp mặt với sự chết mỗi ngày giống như Phao-lô và những người hầu việc Chúa trong thời xưa. Tuy nhiên, chúng ta đang giáp mặt với sự cám dỗ chính là sự ru ngủ đời sống tâm linh mỗi ngày. Trong xã hội tự do nầy, ma quỷ đang dùng những liều thuốc ru ngủ, cám dỗ con dân Chúa để họ bị mê muội, bị bần thần, sống không ra sống, và chết cũng chẳng ra chết! Hãy tập cho mình có một đời sống gần gũi với Chúa, bận rộn làm việc, và dự phần hầu việc Chúa. Ðừng để cho mình ở không, vì ở không rất dễ bị cám dỗ. Phao-lô tuy gặp sự nguy hiểm đến tánh mạng nhưng vẫn hết lòng hầu việc Chúa. Hãy nhìn những tấm gương dấn thân phục vụ chung quanh mình để được khích lệ niềm tin mà hết lòng hầu việc Chúa.

3.  Con Dân Chúa Sống Ðắc Thắng Trong Danh Chúa Phục Sinh.

Khi nói đến phục sinh là nói đến sự đắc thắng. Chúa Jêsus đã chiến thắng tử thần, quyền lực của tối tăm. Vì Chúa Jêsus đã sống lại, con dân Chúa phải sống đắc thắng cho Ngài. Sống đắc thắng cho Chúa đòi hỏi một lập trường dứt khoát và một mục đích rõ ràng. Thế nào là sống đắc thắng? Sứ đồ Phao-lô dùng hình ảnh một người lực sĩ chạy đua biết kỷ luật chính mình để được thắng giải trong cuộc đua (1 Côrinh-tô 9:26-27). Ma quỷ không muốn những người tin theo Chúa sống đắc thắng cho Ngài. Ma quỷ muốn nhìn thấy những người tin theo Chúa bị nản lòng, bỏ cuộc, nếm trải sự thất bại trong con đường thuộc linh, nhưng được thành công trong con đường mưu mô gạt người để làm giàu. Phương cách ma quỷ cám dỗ là phao tin đồn nhảm, dùng bạn bè xấu lôi cuốn để cùng đồng tình trong mọi việc làm.

Câu nói: “Bạn bè xấu làm hư thói nết tốt” (1 Cô-rinh- tô 15:33). Có người nói rằng ở xứ Mỹ nầy có nhiều điều thật là phi lý: cha mẹ sợ con cái; thầy cô sợ cha mẹ; trường học sợ thầy cô và con cái chẳng sợ ai cả! Chúng ta đang sống trong một xã hội dễ bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng tốt thì ít mà ảnh hưởng xấu thì lại rất nhiều. Trong cộng đồng Việt Nam, các bậc làm cha làm mẹ, ai ai cũng sợ con cái mình bị ảnh hưởng bạn bè. Thật ra, không ai trong chúng ta đây tránh được ba chữ: “bị ảnh hưởng”. Người lớn tuổi bị ảnh hưởng theo cách sống của người lớn tuổi. Người nhỏ tuổi bị ảnh hưởng theo cách sống của người nhỏ tuổi. Bị ảnh hưởng là điều tự nhiên. Chúng ta sống ở nơi nào thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng theo phong tục tập quán, bị ảnh hưởng ngôn ngữ, giọng nói, và bị ảnh hưởng quan niệm sống của nơi đó. Vấn đề là kết quả của sự bị ảnh hưởng đó có trở thành tốt hơn hay là tệ hại hơn.

06

Là người lãnh đạo trong gia đình, bạn hãy tập kỷ luật chính mình, sống làm gương, đừng dạy con cái không làm những điều mà mình lại đang làm. Các bạn trẻ khi đã mất lòng tin cậy cha mẹ trong gia đình, chúng nó sẽ đi ra ngoài và nghe theo lời của bạn bè mình. Là con cái trong gia đình, bạn hãy biết chọn bạn tốt để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Hãy lắng nghe lời khuyên dạy của cha mẹ mình. Ngày xưa, Hội Thánh Cô-rinh-tô đã sống trong sự cám dỗ của những kẻ vô thần và những kẻ thờ thần tượng dâm dục. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội chú trọng về quyền lợi cá nhân. Giữ vững niềm tin và sống trong sạch mỗi ngày là một thách thức lớn cho tất cả con dân Chúa.

Cho dù người xung quanh có niềm tin thế nào, có quan điểm tôn giáo ra sao, bạn phải tin chắc chắn rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã phục sinh, con dân Chúa đang phục vụ trong năng quyền Chúa phục sinh và sống đắc thắng trong danh Chúa phục sinh. A-men.

MS Lê Hồng Phúc

07

Chúa Sống.

Thuở sơ khai, khi Chúa ban sự sống, Cho con người, với cả một hồn linh. Sống an vui, vườn phước hựu an bình, Để quản trị muôn loài Ngài sáng tạo.1

Sa-tan đã dụ người theo lừa đảo, Trái lịnh trời, bị chết mất tâm linh. Một cách ngăn, một hố thẳm vô hình, Đem nhân loại xa nước trời vĩnh viễn.2

Chúa Cứu Thế, đã làm điều mầu nhiệm, Xuống thế trần, đành chịu chết thế ta. Chúa khởi đầu trang sử mới mở ra, Thắng sự chết, trong hiển vinh sống lại.

Đây niềm vui, đây hy vọng nhân loại, Đây tin mừng, cho tất cả tín nhân.

Cứu Chúa ta, đã đắc thắng toàn phần, Thắng cõi chết ban cho ta nguồn sống.3

Sự sống Chúa, Nguồn linh năng sinh động, Đã tuôn tràn, phát khởi những linh ân. Như hoa thơm, trái ngọt tự thiên tầng, Đã thể hiện trong tín nhân đổi mới.4

Sự sống Chúa, vượt hơn điều mong đợi.

Quá nhiệm mầu, đầy uy lực siêu nhiên. Đã phá tan, bẻ gãy những xích xiềng, Đã giải phóng bao tâm hồn đau khổ.

Sự sống Chúa, vẫn còn đang bày tỏ, Trong chữa lành, đuổi ác quỷ tà ma.5 Trong Linh quyền, bao phép lạ xảy ra, Để Danh Chúa được tôn cao vinh hiển.

Giữa thế giới, với biết bao biến chuyển, Chúa cầm quyền cả đất thấp, trời cao.

Thân hồn nầy, xin khẩn nguyện dâng trao, Trong Chúa sống, Đấng quyền uy vũ trụ.

Thanh Hữu

Tháng 3 năm 2023

1 Sáng-thế Ký 1:28b

2 Sáng -thế-ký 3:24

3 Giăng 11: 25- 26

4 I Cô-rinh-tô 15:22

5 Công-vụ 3:6-10, 16:16-18

08
“Vì Ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống.” (Giăng 14:19c)

Đây Là Lý Do...

“Nó còn sống không?” Tí hỏi mẹ. Mẹ trả lời “Con thấy nó còn cử động không?” ... “Ái dà! Suýt chút con bị nó kẹp rồi. Vậy mà tưởng nó chết rồi!”

Có một khoảnh khắc trong cuộc đời, tôi tự hỏi mình có đang thực sự tin Chúa không? Vẫn đi nhóm hàng tuần; vẫn cầu nguyện hai lần mỗi ngày. Nếu hôm nào có ăn sáng thì ba lần. Thế nhưng, đây có đủ để thấy mình đang sống thật trong Chúa không? Chúa Jêsus phán:

“Vì Ta sống, nên các con cũng sẽ sống” (Giăng 14:19).

Cơm no, áo ấm, khỏe mạnh là phước hạnh Chúa ban, nhưng chưa đủ để kinh nghiệm quyền năng Phục Sinh. Đây là lý do tôi đã sống mà không biết mình sống. Tôi bắt đầu kinh nghiệm sức sống thuộc linh khi gặp thử thách trên trường đời. Không phải là kinh nghiệm vượt qua khó khăn nhưng lại là kinh nghiệm chiến thắng bản ngã của chính mình; kinh nghiệm phó thác cho Chúa; kinh nghiệm giữ vững đức tin trước sự cám dỗ, hoặc vượt qua, hoặc ăn năn và đứng lên lại. Tôi cũng kinh nghiệm phép lạ Chúa làm trong đời sống mình và qua đời sống mình. Nhưng tôi cảm nhận năng quyền Phục Sinh nhất là khi làm chứng về Chúa, phục vụ Chúa và cầu thay, giúp đỡ người khác. Tôi vui mừng khi thấy được sự góp phần của mình đang xây dựng đời sống của một người khác trong Chúa.

Trong mùa Phục Sinh này, chúng ta có thể xin Chúa các phước lành cho đời sống mình. Nhưng chúng ta cần xin Chúa ban kinh nghiệm

đời sống quyền năng ngoài cả suy tưởng mình. Hãy biến phước hạnh

của mình trở nên năng quyền Phục Sinh của Chúa. Hãy xây dựng đời

sống tâm linh cho gia đình, cộng tác hầu việc Chúa trong hội thánh, cộng tác xây dựng chung trong liên hội và góp phần với Cơ Quan

Truyền Giáo Báp-tít mở mang vương quốc Chúa trong vòng người

Việt chúng ta ở mọi nơi. Chắc chắn khi sống như thế, chúng ta sẽ kinh nghiệm không chỉ quyền năng Phục Sinh, mà còn là sự hiện diện và đồng hành của chính Chúa Phục Sinh.

“Nếu ai phục vụ Ta thì phải theo Ta; và Ta ở đâu, người phục vụ Ta cũng sẽ ở đó. Nếu ai phục vụ Ta thì Cha Ta sẽ tôn quý người.”

(Giăng 12:26)

MS Lê Thành Toàn

Thập Tự

Giá, Ngôi

Mộ Trống & Chúng Ta

Chúng ta sắp kỷ niệm hai sự kiện quan trọng trong lịch sử của nhân loại— hai sự kiện khiến niềm tin của Cơ đốc nhân khác biệt với mọi tôn giáo khác. Thứ nhất là sự kiện Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá—một tội ác khủng khiếp nhất và cũng là một hành động hi sinh cao cả nhất trong lịch sử của loài người. Sự kiện thứ hai chính là sự sống lại của Chúa Jêsus— cũng là sự kiện biến đau thương và thất bại thành hi vọng và đắc thắng.

Thế nhưng, điều này có ý nghĩa gì với chúng ta, những con người bình thường vẫn mang những gánh nặng mỗi ngày?

Thập tự giá và ngôi mộ trống có ý nghĩa gì với bạn và tôi, những người đang phải đối diện với đau khổ, nước mắt hay thất bại? Sau đây là một số điều mà chúng ta có thể cùng suy gẫm khi nghĩ về thập tự giá và ngôi mộ trống:

Có phải bạn vẫn đang bị mặc cảm tội lỗi của quá khứ vây quanh? Thập tự giá có nghĩa là cơn giận của Đức Chúa Trời công bình đối với tội lỗi và tội nhân đã

được thỏa đáp; cái giá đã được trả. Điều đó có nghĩa là

không còn sự đoán phạt cho những ai ở trong Đức Chúa Jêsus. Khi Sa-tan kiện cáo chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus sẽ đứng lên để bảo vệ chúng ta!

Có phải bạn đang nản lòng vì không thể sống đẹp lòng Chúa? Thập tự giá có nghĩa là Chúa Jêsus đã làm

10

trọn toàn bộ luật pháp; bởi Chúa Jêsus đã làm vui lòng Đức Chúa Cha, nên Ngài cũng hoàn toàn đẹp lòng với chúng ta khi chúng ta ở trong Chúa Jêsus.

Có phải một người bạn hay người thân đã làm bạn tổn thương và đau đớn? Thập tự giá có nghĩa là Chúa Jêsus đã mang lấy tội lỗi của họ và của chính bạn. Ngài cũng giúp bạn có thể tha thứ cho người đã làm tổn thương bạn sâu sắc nhất.

Có phải bạn đang cô đơn vì bị gia đình và bạn bè bỏ rơi? Thập tự giá có nghĩa là Chúa Jêsus cũng thấu hiểu được cảm giác bị gia đình và bạn bè bỏ rơi. Ngài đã gánh chịu sự mất mát này để bạn và tôi không bao giờ cô đơn nữa.

Có phải bạn đang đau buồn vì mất đi người thân yêu? Thập tự giá có nghĩa là Đức Chúa Trời, hơn ai hết, hiểu được nỗi đau mất đi người thân. Do Đức Chúa Cha đã mất đi chính Con Ngài, nên sự phân ly và mất mát của chúng ta chỉ là tạm thời.

Có phải bạn đang khổ sở vì bị ràng buộc trong vòng tội lỗi và nghiện ngập? Thập tự giá và ngôi mộ trống có nghĩa là bạn không còn phải tiếp tục ở trong tội lỗi...Đấng Christ đã phá tan quyền lực tội lỗi đang kiềm giữ bạn.

Có phải bạn (hay một người mà bạn thương yêu) đang đối diện với căn bệnh hiểm nghèo?

Sự sống lại của Chúa Jêsus có nghĩa là Ngài đã đắc thắng sự chết và chúng ta cũng sẽ được sống lại từ cõi chết trong ngày cuối cùng.

Có phải bạn đang ở trong hoàn cảnh vô vọng?

Sự sống lại của Chúa Jêsus có nghĩa là dù hoàn cảnh

có mờ mịt đến đâu, thì bạn vẫn luôn có hi vọng. Điều này cũng có nghĩa là một ngày nào đó, mọi nước mắt sẽ được lau ráo và mọi khổ đau sẽ trở nên vui mừng.

Có phải bạn đang thất vọng vì ai đó đã thất hứa hay đã không chung thủy với bạn? Sự sống lại của Chúa Jêsus có nghĩa Chúa là Đấng thành tín và Chúa luôn làm thành mọi điều Ngài hứa.

Có phải bạn đang bất lực trong hoàn cảnh hiện tại? Sự sống lại của Chúa Jêsus có nghĩa là Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng và không điều gì vượt quá năng quyền của Ngài. “Chúa ban mão hoa thay vì tro bụi, vui mừng thay vì tang chế và ngợi khen thay vì lòng nặng nề.” (Ê-sai 61:3)

Vậy nên, trong dịp Phục sinh này...bạn đừng cố trốn chạy thập tự giá. Hãy để Thiên Chúa, qua những nan đề và khó khăn, khiến bạn ngày càng giống Chúa Jêsus hơn.

Thế nhưng, bạn cũng đừng chỉ dừng lại nơi chân thập tự giá mà hãy đến chỗ ngôi mộ trống. Hãy để sự sống của Đấng Christ biến nghi ngờ trong bạn trở thành sự tin chắc, và biến sợ hãi thành đức tin. Hãy ngước đôi mắt sũng nước của bạn nhìn lên Chúa Jêsus và để Ngài lấp đầy tấm lòng bạn với sự bình an thật và vui mừng. Hãy đừng mãi đắm chìm trong tuyệt vọng và nản lòng hay mặc cảm tội lỗi. Cũng như bóng tối và nước mắt trong ngày thứ sáu đau đớn mở đường đến niềm vui và đắc thắng của buổi sáng Chúa Nhật Phục Sinh, hãy vững lòng vì Chúa chắc chắn sẽ biến sự tối tăm quanh bạn thành ánh sáng, và nước mắt bạn trở thành niềm vui.

Vi Phương (Nguồn: www.phunuvaniemtin.com)

11 11

LIÊN HỘI TIN LÀNH

BÁP-TÍT VIỆT NAM, BẮC MỸ

BAN CHẤP HÀNH

LIÊN HỘI

MS LÊ HỒNG PHÚC

Hội Trưởng 469-774-9568

mspeterhongle@gmail.com

MS ĐỖ ĐĂNG PHÚ

Hội Phó

678-847-1324

AnDien10@yahoo.com

BAN ĐIỀU HÀNH

LIÊN HỘI

MS PHAN PHƯỚC LÀNH

Giám Đốc

206-240-2605

Phan1010@gmail.com

MS Nguyễn Cao Sơn

Phó Giám Đốc

Đặc Trách Hành Chánh

316-204-7872

Mscaoson@gmail.com

Mr. Phạm Trung

Phó Giám Đốc

Đặc Trách Tài Chánh

404-516-0841

tphamvbf@gmail.com

VĂN PHÒNG LIÊN LẠC

LIÊN

Những ngày quan trọng trong năm 2023

DÂNG

VNBF

Ngày 10-12 tháng 4 – Dưỡng linh cho các Mục sư Mục vụ Anh ngữ Ngày 12-14 tháng 6 – Đại Hội của SBC tại New Orleans Ngày 29 tháng 6 đến 2 tháng 7 – Đại Hội tại Washington D.C Ngày 2-4 tháng 10 – Dưỡng Linh Tu Nghiệp cho Mục sư & Lãnh đạo Hội thánh tại Pensacola, FL

12
BẮC MỸ
HỘI TLBTVN
6355 E Bay Blvd, Gulf Breeze, FL 32563 HIẾN LIÊN HỘI
12 10
216 Manresa Ct, Hampton, GA 30228 hay gởi qua Zelle: lienhoibaptist@gmail.com

Giáo Sĩ Tuyên Uý Giới Thiệu

Lời đầu tôi xin được dâng Chúa lời cảm ơn vì Ngài đã dùng tôi trong mục vụ Chaplaincy (chúng ta thường hiểu là giáo sĩ/mục sư tuyên uý). Tôi làm cho bệnh viện và hospice (tạm dịch là tổ chức chăm sóc đặc biệt cho người đang trong tình trạng cuối đời). Tôi tạm dịch công việc Healthcare Chaplain là mục vụ giáo sĩ chăm sóc tâm linh và tinh thần cho bệnh nhân. Chaplain là khái niệm khá mới mẻ ít ra với người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên Chúa đã dùng mục vụ này cách đặc biệt để chúng ta có cơ hội nói về Chúa cho những người nằm trên giường bệnh. An ủi, thăm viếng, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và công nhận niềm tin cứu rỗi qua Chúa Jesus một lần nữa.

Sau một thời gian thực hiện mục vụ này, tôi học được nhiều bài học mà có thể áp dụng vào hội thánh địa phương. Một trong những điều đó tôi muốn chia sẻ hôm nay, là tầm quan trọng của mục vụ thăm viếng chăm sóc trong hội thánh.

Kinh Thánh sách Gia-cơ chép “Sự tin đạo thanh-sạch không vết, trước mặt Đức

Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm-viếng kẻ mồ-côi, người góa-bụa trong cơn khốn-khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô-uế của thế-gian.” (Gia-cơ 1:27)

Hội thánh trong những ngày đầu tiên do Gia-cơ quản nhiệm đâu đó cũng kinh nghiệm được sự quan trọng của công tác thăm viếng. Trong đó nhấn mạnh

đến kẻ mồ côi và người goá bụa. Hai thành phần này chúng ta thường thấy trong người ở độ tuổi đã về hưu hoặc trong lúc họ đã già cả. Tôi mỗi ngày thăm viếng những bệnh nhân trong thời đoạn cuối đời, đa số là những người lớn tuổi bệnh đau hoặc

lãng quên. Rất nhiều người cả cuộc đời đi nhà thờ trung tín, phục vụ Chúa, tham gia công tác trong hội thánh. Nhưng khi họ bị bệnh và không còn khả năng đến nhà thờ, một số phải vào viện dưỡng lão hoặc nursing home, và bị bệnh lãng quên, thì hội thánh cũng không còn đến viếng thăm an ủi họ nữa. Có một vị mục sư hầu việc Chúa trên 40 năm, quản nhiệm trên 17 hội thánh. Nhưng khi ông vào viện dưỡng lão cho đến khi tôi gặp ông, thì ông nói ông không có hội thánh nào còn liên lạc hay viếng thăm động viên an ủi. Tôi cảm ơn chúa vì đã đem tôi đến để ngồi với ông. Ông luôn tuôn tràn nước mắt khi nghe tôi đọc Kinh Thánh, đọc bài viết từ những mục sư trên báo, cầu nguyện và nghe ông trải lòng trong 40 năm chức vụ của mình.

Mặt khác, một số gia đình của những người già cả bị hội thánh lãng quên cũng rất buồn và phật lòng vì sự vô tình của hội thánh mà cha mẹ họ đã làm thành viên bao năm. Một số gia đình đi nhóm qua giáo phái khác, hoặc thậm chí họ bỏ luôn không còn muốn đến nhà thờ nữa.

Vì vậy, tôi học được sự quan tâm chăm sóc người già tại nơi họ cư ngụ là điều rất quan trọng, mà Kinh Thánh hơn một lần nhắc đến. Sự thăm viếng đó sẽ đem lại cho gia đình cảm nhận được tình yêu, tình thân, và sự an ủi. Để từ đó gia đình sẽ đem tiếng thơm về sự quan tâm của hội thánh đồn xa truyền

đến bạn bè và cộng đồng xung quanh. Hội thánh chắc sẽ được phát triển và danh Chúa được hiển vinh.

Muốn thật hết lòng, Chaplain Y Tú Trần

13

CHÚA SỐNGXÂY DỰNG HỘI THÁNH SỐNG

Sự phục sinh của Chúa Jêsus Christ là nền tảng đức tin của Cơ Đốc Giáo, rằng sau khi chịu chết đền tội cho nhân loại, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại. Sự phục sinh của Ngài chứng minh Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa; mọi lời phán của Ngài là chân lý; sự quan phòng của Ngài trên từng đời sống của tín nhân là rõ ràng và sự bảo đảm chắc chắn cho những người tin nhận Ngài sẽ được ban cho sự sống đời đời trong vinh hiển. Chúa Jêsus Christ đã phục sinh và trên chính Ngài, hội thánh được xây dựng. Vì thế mỗi hội thánh, trong Chúa Jesus, đã có mọi yếu tố cần và đủ để bước đi trong sự sống bởi và trong năng quyền Ngài. Sau đây là vài nguyên tắc để góp phần xây dựng Hội Thánh Sống.

1. Định Nền Hội Thánh Nền tảng của Hội Thánh chính là Chúa Jêsus, Đấng cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ (Khải Huyền 1:18), cầm chìa khóa Vương Quyền của vua Đa-vít, mở thì không ai đóng được, đóng thì không ai mở được (Khải Huyền 3:7). Chúng ta không phải cực nhọc để lập nên nền của Hội thánh. Tạ ơn Chúa Jêsus vì Ngài đã làm việc đó cho Hội thánh của Ngài rồi. Nhiều lúc chúng ta dốc lòng làm nhiều việc, cố gắng hết sức để xây dựng Hội thánh, nhưng những điều chúng

ta đang xây không có Chúa Jêsus làm nền tảng. “Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ” (1 Cô-rinh-tô 3:11). Xác định Chúa Jêsus và duy trì việc xây dựng Hội thánh trên chính Ngài là điều quan trọng hàng đầu. Hội thánh phải được gắn chặt, thậm chí phải bám chặt vào Ngài, như nhánh nho gắn vào gốc nho vậy (Giăng 15:5). Hội thánh được ban truyền mạng lệnh “giữ đạo Chúa,” “không chối danh Chúa” và Hội thánh cũng được khen thưởng vì trung tín thực hiện các mạng lệnh này (Khải Huyền 3:8). Những ai muốn xây dựng Hội thánh vững mạnh, hãy ngừng lại và xác định xem rằng Chúa Jêsus có phải là nền tảng mà bạn đang xây dựng Hội thánh trên đó không?

14

2. Đầy Dẫy Sự Sống

Cần phải đặt câu hỏi: Có sự sống trong mọi việc Hội thánh thực hiện như cầu nguyện, thờ phượng, đào tạo, thông công, chứng đạo, phục vụ không? Hội thánh vững mạnh phải là Hội thánh sống, có sự sống của Đấng Christ. Lắm lúc chúng ta có thể rơi vào trường hợp của Hội thánh

Sạt-đe: “Ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết” (Khải Huyền 3:1). Trên hình thức Hội thánh này có, nhưng sự sống của Đấng Christ lại không có trong các hình thức đó. Như vậy, nếu chúng ta giảng thì hãy giảng có sự sống, cầu nguyện hãy cầu nguyện có sự sống, thờ phượng hãy thờ phượng có sự sống, huấn luyện hãy huấn luyện có sự sống, thông công hãy thông công có sự sống, chứng đạo hãy chứng đạo có sự sống, phục vụ hãy phục vụ có sự sống. Nguyện sự sống sung mãn của Đấng Christ cứ tuôn tràn trên Hội thánh của Chúa tại đây. Nguyện Thánh Linh, nguồn sự sống của Đấng Christ, luôn đầy dẫy cách tươi mới trên Hội thánh của Ngài! Amen!

hết sức mà kính mến Thiên Chúa là Đức Chúa Trời ngươi và ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình” (Mác 12:30-31) và Đại Mạng Lệnh: “Hãy đi môn đệ hóa muôn dân, nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm báp-têm cho họ và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các con” (Ma-thi-ơ 28:19-20). Các mục đích của Hội thánh được cụ thể hóa là: Thờ phượng phải lẽ, cầu nguyện hết lòng, đào tạo đúng mức, thông công mật thiết, truyền đạo sốt sắng và phục vụ hữu hiệu.

Sau khi đặt Chúa Jêsus là nền tảng của Hội thánh, bạn xây gì trên nền đó? Hội thánh của bạn đang được lèo lái bởi điều gì? Hội thánh của bạn có thể đang bị lèo lái bởi con người, cơ sở, chương trình, nhu cầu, khuynh hướng, tổ chức hay hệ phái. Nhiều lúc Hội thánh luôn bận rộn với những chương trình đầy ắp, nhưng cuối cùng Hội thánh chẳng đi tới đâu và mọi người đều mệt mỏi và chán nản. Hội thánh phải luôn luôn xác định mục đích mà Chúa đã định sẵn cho mình. Mục đích của Ngài được xoay quanh Đại Điều Răn: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn,

4. Duy Trì Quân Bình

Phàm làm điều chi cũng phải tiết độ (quân bình).

Sở dĩ một người có thể đi được từ đầu này sang đầu kia trên một sợi dây rất nhỏ được căng ra trong không gian là do người ấy biết giữ sự quân bình. Có những Hội thánh chỉ nghiêng về một vài ân tứ nào đó và những giá trị khác hay những ân tứ khác thì bị quên lãng trong Hội thánh. Thông thường, Hội thánh thường hay bị lèo lái theo ân tứ của Mục sư quản nhiệm. Mục sư là người có nhiều thời giờ trên diễn đàn của Hội thánh nhất, nếu Mục sư thiên về một khuynh hướng nào thì đương nhiên Hội thánh thiếu quân bình và không thể vững mạnh được. Hội thánh không quân bình là Hội thánh dị dạng. Như vậy, Hội thánh phải quân bình để được phát triển toàn diện như một thân thể lành mạnh.

5. Đầy Ơn Lãnh Đạo

Có người nói: “Tổ chức đứng hay ngã là do lãnh đạo.” Yếu tố lãnh đạo đầy ơn hết sức quan trọng đối với Hội thánh Đức Chúa Trời. Thành phần lãnh đạo không thể cậy sức riêng của mình để

lèo lái Hội thánh Chúa mà họ cần phải có ơn. Khi

15
3. Đi Đúng Mục Đích

lãnh đạo đi trong ơn và sức Chúa, những người ấy có thể đồng hành với Đức Chúa Trời trong sự lãnh đạo Hội thánh của Ngài. Khi có lãnh đạo đầy ơn, Hội thánh sẽ được xây dựng theo một mô hình hiệu quả. Lãnh đạo đầy ơn đòi hỏi nhiều yếu tố như: tấm lòng khiêm nhu kính sợ Chúa, tâm trí thông sáng với khải tượng, đức tin năng động để nhìn và làm việc của Đức Chúa Trời, đời sống đạo đức, khả năng vượt trội và chuyên tâm học hành. Tóm lại, công thức của lãnh đạo đầy ơn là:

Lãnh đạo đầy ơn = phẩm hạnh + ân tứ + tấm lòng + đức tin + học vấn

Mục sư và Ban Lãnh Đạo của Hội Thánh phải là một đội. Đây không phải là hai cơ chế lưỡng quyền phân lập để kiểm soát lẫn nhau mà những người lãnh đạo của Hội Thánh hiện hữu là để giúp đỡ Mục sư chu toàn sứ mệnh chăn bầy và phát triển bầy mà Đức Chúa Trời giao phó.

hưởng thụ. Hội thánh vững mạnh là khi 100% con dân Chúa đều phục vụ, không ai đem chôn ân tứ Chúa ban cho mình. Phục vụ thân thể của Chúa không phải là một chọn lựa nhưng là một mạng lệnh. Mỗi tín đồ đều được Chúa ban cho những ân tứ khác nhau để gây dựng thân thể Ngài, là Hội thánh. Nếu một chi thể không hoạt động, thân thể không thể lành mạnh được. Hãy chọn sự phục vụ và niềm vui sẽ từ đó mà sinh ra.

7. Đắc Thắng Chiến Trận

Hội thánh sống là Hội thánh đắc thắng chiến trận. Hội thánh đã được Chúa Jêsus định cho quyền được đắc thắng. Chúa Jêsus phán: “Ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá này, các cửa âm phủ chẳng thắng nổi hội đó” (Ma-thi-ơ 16:18). Ngài lại phán trong Phúc âm Lu-ca 10:19 “Ta đã ban quyền cho các ngươi giày đạp rắn, bò cạp và mọi quyền của kẻ nghịch dưới chân; không gì làm hại các ngươi được.” Thật Chúa Jêsus đã “truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ” (Cô-lô-se 2:15). Hãy sống thuận phục Chúa để đắc thắng kẻ thù nghịch. Chiến trận thuộc linh có nhiều bình diện. Kẻ thù chính trong chiến trận thuộc linh là: xác thịt, thế gian và ma quỉ. Mỗi chúng ta được gọi đến sự đắc thắng con người xác thịt ngay tại chiến trận tâm trí, chiến trận tấm lòng, chiến trận thái độ. Chúng ta cũng phải đắc thắng thế gian: “đừng làm theo đời này” (Rô-ma 12:2) qua chiến trận tôn giáo loài người, chiến trận truyết lý loài người, chiến trận truyền thống loài người và chiến trận thói tục loài người.

6. Dấn Thân Phục Vụ

Hội thánh sống là khi có nhiều người phục vụ và ít người nói. “Mọi lao động đều đem lại lợi ích, Nhưng lời nói suông chỉ dẫn đến nghèo khổ” (Châm ngôn 14:23). Phần lớn Hội thánh rơi vào tình trạng 20% tín hữu phục vụ và 80% tín hữu

Cuối cùng, Hội thánh cũng phải chiến thắng ma quỉ qua đắc thắng cám dỗ, đắc thắng sự tấn công của quyền lực tối tăm để giải cứu và chữa lành cho nhiều người hầu đưa nhiều người đến cùng Chúa. Cảm tạ ơn Chúa vì quyền đắc thắng đã được định cho Hội thánh của Ngài. Hãy mạnh mẽ bước tới để thắng luôn trong mọi chiến trận. “Ta ban cho ngươi mấy kẻ trong những kẻ thuộc về hội quỉ Sa-tan… Ta sẽ khiến chúng nó đến sấp mình xuống chân ngươi, và sẽ cho chúng nó biết rằng Ta đã yêu ngươi” (Khải huyền 3:9).

Chúa sống và Hội thánh cũng sống!

MS Phan Phước Lành

16

CHƯƠNG TRÌNH HIỆP TÁC

CỦA LIÊN HỘI

Chương

Trình Hiệp Tác (Cooperative Program) của Giáo Hội Báp-tít Nam Phương là

một đặc thù gây quỹ rất kết quả. Niên khóa

2020-2021, chương trình đã nhận được $192,271,436. 50% của tổng số quỹ được cung cấp cho Cơ Quan Truyền Giáo Quốc Nội (NAMB) các đại chủng viện, các cơ quan và Ban

Điều Hành (Executive Committee). 50% phần còn lại được góp vào với quỹ Lottie Moon lo công tác truyền giáo hải ngoại.

Kể từ năm nay (2022), Liên Hội Baptist Việt Nam Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) cũng mong

ước có được Chương Trình Hiệp Tác cho công

việc Chúa của Người Việt Nam (gọi là Việt Cooperative Program). Liên Hội hiện có nhiều

cơ quan như Viện Thần Học, Cơ Quan Truyền Giáo, Cơ Quan Truyền Thông, Cơ Quan Phát

Triển Hội Thánh, Ban Nam Giới, Ban Phụ Nữ, Đặc Biệt là mục vụ Thanh Niên, Mục vụ Nhi

Đồng và các Mục vụ đặc biệt khác. Liên Hội cần

có tài chánh để thực hiện công việc Chúa một cách hữu hiệu. Thay mặt cho Ban Lãnh Đạo của Liên Hội, tôi kêu gọi các Hội Thánh Báptít Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada dâng hiến qua chương trình này trong tinh thần “Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.”

Số tiền dâng hiến xin vui lòng gởi về:

VNBF 216 Manresa Ct, Hampton, GA 30228 hay gởi qua Zelle: lienhoibaptist@gmail.com

Nguyện chúng ta bày tỏ vinh hiển danh Chúa qua việc cộng tác vào Quỹ Hiệp Tác của Liên Hội.

Muốn thật hết lòng, MS Phan Phước Lành Giám Đốc Điều Hành

17

ĐẠI HỘI BÁP-TÍT

Điểm Hẹn và Chuyện Hợp Tan

Khi được mời viết bài cho đặc san Tin và Sống về Đại hội Báp-tít của chúng ta, tôi nghĩ đến địa điểm Đại hội sẽ diễn ra năm nay, một nơi rất đặc biệt, rất thiêng liêng, DC, Thủ Đô của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Thật thú vị khi nghĩ về thủ đô Hoa Kỳ, một địa danh lịch sử, được thành lập hơn 230 năm trước. Nhiều người mong muốn có cơ hội một lần đến thăm thủ đổ, để tham quan những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Tuy vậy, trong bài viết này, chưa phải là lúc để viết về thủ đô thân yêu của chúng ta. Tôi hy vọng, khi ngày Đại hội đến gần, chúng ta sẽ được đọc một bài viết đặc biệt về một sự phối hợp hài hòa và thú vị giữa Đại hội Báp-tít và Thủ đô Hoa Kỳ trong ngày Lễ Độc lập. Lần này, Đặc san Tin và Sống sẽ được sẽ được phát hành vào tháng Tư.

Tháng Tư …

Tháng Tư mang nhiều ý nghĩa đối với người Việt Nam

chúng ta. Khoảnh khắc này gợi nhớ một sự kiện trọng đại đối với nhiều người. Câu chuyện về cuộc hợp tan lịch sử của người Việt Nam trong và ngoài nước. Tháng Tư là khoảng thời gian đánh dấu sự chia ly của nhiều người. Bất ổn chính trị ở Việt Nam đã khiến hàng trăm ngàn người hoang mang, kinh hãi. Cuộc di tản kinh hoàng trong nước của đồng bào miền Trung, chạy vào Nam lánh nạn chiến tranh, diễn ra vào những ngày đầu tháng Tư. Các tỉnh miền Trung mất vào tay người cộng sản trước. Song, cả miền Nam cũng chịu chung số phận vào những ngày cuối tháng Tư. Một chính thể mới đã thay thế chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều người đã phải rời khỏi đất nước trong thời gian này, khiến nhiều gia đình ly tán để tìm tự do, gặp biết bao khó khăn và nguy hiểm. Bên cạnh sự chia ly đầy nước mắt, có những đoàn tụ cười trong nước mắt, hàng vạn người niềm Nam đã gặp lại người thân yêu của mình từ phía bắc vĩ tuyến, gặp lại nhau mừng

18

mừng tủi tủi. Rồi cũng có những người nước ngoài làm việc cho chính quyền Niềm Nam được trở về quê hương, đoàn tụ với gia đình sau những năm tháng xa nhà. Chuyện hợp tan là vậy.

Tháng Tư năm nay là thời điểm vô cùng ý nghĩa đối với con dân Chúa. Chúng ta được mời gọi suy niệm trong Mùa Chay, bắt đầu từ giữa tháng 2 và kết thúc vào lúc Chúa Chịu Thương Khó, thời khắc Chúa Jêsus chia tay các môn đệ của Ngài. Rồi ngày vui cũng đến. Chúa Jêsus yêu dấu của họ đã sống lại. Ngài chiến thắng mọi thế lực trên đất. “Kẻ thù cuối cùng bị hủy diệt là sự chết.” (1 Cô-rinh-tô 15:26). Năm nay, Lễ Thương Khó rơi vào thứ Sáu, ngày 7 tháng 4. Hội thánh sẽ tổ chức thờ phượng, kỷ niệm Chúa Jêsus chịu chết trên thập giá, chuộc tội cho nhân loại, ai tin thì được tha tội. Chúa nhật, 9 tháng 4 là ngày vui mừng của con dân Chúa, vì Chúa Jêsus đã ra khỏi hầm mộ và sống lại. Giăng 11:25, “Đức Chúa Jêsus nói với Ma-thê: “Ta là sự sống lại và sự sống. Người nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi.” Phải chăng đây là tin mừng lớn nhất cho nhân loại? Hàng tỷ người đã nhận được ơn cứu độ này và công việc loan báo Tin Mừng vẫn tiếp tục cho đến khi Chúa Jêsus tái lâm. Như đã hứa, tín nhân sẽ sống lại với Ngài trong cõi vĩnh hằng, một hành trình an toàn, phước hạnh, vì sẽ được cùng Chúa về nơi vĩnh hằng.

Tháng Tư cũng là thời điểm đặc biệt của Đại hội chúng ta. Đại hội bắt đầu mở cửa ghi danh từ ngày 15 tháng Giêng, và ngày cuối để được giảm giá ghi danh là ngày 30 tháng 4. Để khuyến khích mọi người ghi danh sớm, Ban Ghi Danh có mốc thời gian:

▪15/1 – Ghi danh sớm:

•5 ghi danh đầu tiên sẽ được giảm 50% trên tổng phí ghi danh

•Ghi danh thứ 6 tới thứ 10 sẽ được giảm 25% trên tổng phí ghi danh

•Ghi danh thứ 11 tới thứ 20 sẽ được giảm 10% trên tổng phí ghi danh

▪28/2 – chấm dứt cơ hội được bắt thăm trúng một giải thưởng giảm 100% tiền tham dự Đại Hội 39, năm 2024

▪30/4 – Ngày cuối để được giảm giá tiền Ghi

Danh

Việc giảm giá ghi danh chỉ nhằm khuyến khích mọi người ghi danh sớm. Ban Tổ Chức Đại Hội cần biết tình hình ghi danh để giải quyết kịp thời, đáp ứng đúng những điều khoản ghi trong hợp đồng với khách sạn, như việc yêu cầu thêm phòng hoặc giảm phòng. Chuyện Hẹn Hò Thiên Thượng (A Divine Dating) … Tháng Tư viết về điểm hẹn hò (dating) tại Đại Hội của con dân Chúa. Ở đó, người tham dự sẽ có các cuộc hẹn với Đấng mình tôn thờ và phụng sự, qua những buổi sáng tĩnh nguyện, cũng như những giờ thờ phượng chính của Đại hội. Ở đó, cũng có những buổi gặp gỡ của anh chị em trong Chúa, chờ gặp nhau, tay bắt mặt mừng sau một năm không gặp.

Tại Đại hội, mỗi năm đều có những cuộc gặp gỡ hi hữu đáng nhớ. Tôi xin đơn cử trường hợp rất thực. Anh M., trưởng ban Ghi danh Đại hội, gặp lại người bạn thân thiết từ thuở nhỏ, sau hơn 40 năm. Anh M. và anh D. nhận ra nhau, niềm vui của hai người bạn thuở nhỏ ngỡ ngàng khi gặp lại. Anh D. là con cái Chúa, trong khi anh M. lúc đó là người ngoại. Hai người là bạn cùng xóm. Sau biến cố 1975, anh M. tin Chúa. Anh M. nhắc lại, lúc nhỏ anh rất tinh nghịch, nổi tiếng phá phách khuôn viên nhà thờ Tin Lành, ngay trong xóm của mình. Cũng người ấy, bây giờ là người trồng hoa trang trí khuôn viên nhà thờ, trang hoàng trong ngoài Hội thánh, nơi anh đang sinh hoạt. Anh M. còn là người giúp việc đắc lực trong Liên Hội hằng chục năm qua. Chúa Jêsus biến đổi cuộc đời của bất cứ ai bằng lòng để Ngài làm việc đó. Sau lần gặp hi hữu đó,

19

họ mong gặp nhau mỗi năm tại Đại hội. Đây chỉ là một trong những trường hợp hiếm hoi. Còn nữa, Đại hội tạo điều kiện cho nhiều tín hữu, từ lâu mất tin tức của nhau, đã ngỡ ngàng gặp lại tại Đại hội. Thật vậy, Đại hội là điểm hẹn của chúng ta với Chúa Jêsus, và cũng nơi kỳ ngộ của nhiều người.

Liên Hội đã không ngừng tạo cơ hội cho chúng ta thờ phượng Chúa và thông công với nhau mỗi năm. Các buổi thờ phượng sống động, bằng tất cả những gì Ban Thờ Phượng có thể làm được để tôn cao danh Chúa và là kết quả của những tháng ngày dai dẳng tập dượt để ra mắt Chúa. Những bài giảng cô động, chuẩn bị kỹ càng, đầy ơn, để từ đó, lời Chúa được phân phát ra cho người giảng và người nghe chiêm nghiệm Chúa mình. Từ những buổi sáng tĩnh nguyện, qua những buổi thờ phượng chính trong Đại hội, người tham dự được trải nghiệm mối tương giao ngọt ngào với Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Nhìn quanh, tham dự viên sẽ thấy những ánh mắt, nụ cười thể hiện niềm vui trào dâng trong

lòng của những người bên cạnh mình. Các giờ thờ phượng Chúa là bằng chứng tràn ngập ân sủng, yêu thương của Chúa dành cho con dân Ngài. Ngoài ra, Đại hội là nơi tinh thần phục vụ được biểu dương. Ban tiếp tân làm việc chu đáo, đưa đón người tham dự đến từ các phi trường. Ban Ẩm Thực làm việc ngày đêm để lo những buổi ăn thông công, những món ăn ngon, thích khẩu vị của người Việt mình. Điểm hẹn của các bạn thanh niên và các cháu thiếu nhi. Nhiều cơ quan trong Liên Hội, Ban Yểm Trợ, Ban Tổ Chức dành thì giờ chuẩn bị chu đáo từng công việc Chúa giao cho đội ngũ của mình. Ban Lãnh Đạo Liên Hội đặt lên hàng đầu mối quan tâm trang bị con dân Chúa, để làm hành trang phục vụ cần thiết khi trở về Hội thánh của mình.

Chủ đề, “Trang Bị”, dựa vào Kinh thánh trong Ê-phê sô 4:11-12, “Chính Ngài đã cho một số người làm sứ đồ, một số làm tiên tri, một số làm nhà truyền giảng

Tin Mừng, một số làm mục sư và giáo sư để trang bị các thánh đồ cho những công tác phục vụ, nhằm xây

dựng thân thể của Ðấng Christ” mà người lãnh đạo

xem là “phương châm sống” của mình. Trách nhiệm họ nhận nơi Chúa là để đào tạo, trang bị con cái Chúa, những người thánh (theo cách gọi của Phao-lô), để hầu việc Chúa. Câu Kinh Thánh này chia ra hai phần trách nhiệm; người lãnh đạo biết rằng trách nhiệm mình nhận được từ Đức Chúa Trời là đào tạo và trang bị. Bổn phận của con dân Chúa là nhận lãnh sự trang bị từ người lãnh đạo để góp phần gây dựng công việc Chúa tại Hội thánh địa phương, hoặc một nơi nào đó Chúa chỉ định cho mình. Đây là trách nhiệm hỗ tương để phát triển vương quốc Đức Chúa Trời.

Như tôi đã thưa, Đại hội là điểm hẹn của tham dự viên, nơi hẹn hò lý tưởng nhất của chúng ta với người yêu dấu nhất của mình là Chúa Jêsus. Ngài mong đợi gặp gỡ chúng ta còn hơn những khoảnh khắc chúng ta muốn được tương giao với Ngài. Cũng vậy, chúng ta cũng mong đợi những giây phút trùng phùng đầy niềm vui với các tín hữu thân thương trong Chúa.

Tham dự Đại hội, khi ra về ít ai có thể quên được dấu ấn mình đã có với Chúa Jêsus và anh chị em trong Chúa. Tham dự Đại hội được ví như một cuộc hành hương về một điểm hẹn. Cuộc hành hương đó sẽ phải kết thúc. Chuyện hợp tan, gặp nhau rồi xa nhau, nhưng không ai có thể phủ nhận, những ngày diễn ra Đại hội đã tạo nên một kỷ niệm đẹp không thể nào quên. Bạn có muốn kinh nghiệm điều mà con dân Chúa có được khi đến với Đại hội không? Hãy thử đi, chắc chắn bạn sẽ hài lòng. Tôi muốn chia sẻ nỗi lòng của mình và nói với bạn rằng: Đại hội đã cho tôi những kỷ niệm đẹp khó tìm thấy ở những kỳ nghỉ khác. Đó cũng chính là động lực, thúc đẩy tôi tham dự gần 30 Đại hội của chúng ta, trừ những năm bận rộn, không tham dự được. Hãy đến với buổi hẹn hò thiên thượng để có những trải nghiệm thú vị và phước hạnh. Muốn thật hết lòng,

MS Khưu Kim Phương

Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội

20

Đại Hội

Baptist 38

Thời gian:

Khai Mạc: Tối ngày 29, tháng 06, 2023

Bế Mạc: Trưa ngày 02 tháng 07, 2023

Địa điểm:

Crystal Gateway Marriott Hotel

1700 Richmond Hwy, Arlington, VA 22202

“Chính Ngài đã cho một số người làm sứ đồ, một số làm tiên tri, một số làm nhà truyền giảng Tin Mừng, một số làm mục sư và giáo sư để trang bị các thánh đồ cho những công tác phục vụ, nhằm xây dựng thân thể của Ðấng Christ.” (Ê-phê-sô 4:11-12)

21
www.daihoibaptit.org

Mừng Chúa Phục Sinh

Cầu

năng

“Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.”

(Mác 16:15)

22 & ` TIN SÔNG ĐẶC SAN PHỤC SINH 2023 CƠ QUAN NGÔN LUẬN LIÊN HỘI TIN LÀNH BÁP-TÍT VIỆT NAM BẮC MỸ 6355 E Bay Blvd, Gulf Breeze, FL 32563
xin linh ân và quyền
của Cứu Chúa Phục Sinh tuôn tràn trên đời sống Quý vị & Quý quyến.

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.