Khi Nhận Biết Diễn Ra Tự Nhiên

Page 1


WHEN AWARENESS BECOMES NATURAL: A guide to cultivating mindfulness in everyday life by

KHI NHẬN BIẾT DIỄN RA TỰ NHIÊN

Sayadaw U Tejaniya

Biên soạn và biên tập bởi Robert French

Lời tựa bởi Steven Armstrong

This edition published by arrangement with Shambhala Publications, Inc. Vietnamese Translation Copyright © 2025 by Thien Tri Thuc Publishing Company. All rights reserved including the right of reproduction in whole or in part in any form.

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Shambhala Publications, Inc và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.

Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.

Đội ngũ thực hiện: Thảo Triều – Thủy Mộc – Linh Mía – Haliday –Khánh Minh – Mầu Quang Hưng.

Địa chỉ: Số 75B, Phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Tel: 0328.033.988

Website: https://thientrithuc.com.vn/

Mọi thông tin xin gửi về:

• Góp ý về biên tập: edit@thientrithuc.com.vn

• Tư vấn về dịch vụ xuất bản: contact@thientrithuc.com.vn

“Quyển sách này là quá trình thực hành của một bậc thiền sư tài giỏi, một người có thể lấy ra những ví dụ minh họa từ chính đời sống và thực hành của mình để mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, từ đó đưa đến sự tự do trong tâm. Những lời dạy của Sayadaw vừa giản dị cũng vừa chứa đựng sự hiểu biết một

cách tinh tế, vì thế điều này giúp ích cho cả thiền sinh mới lẫn thiền sinh lâu năm. Xin được đề xuất đến bạn đọc!”

- JOSEPH GOLDSTEIN, tác giả sách: Chánh niệm, hướng dẫn thực hành đến giác ngộ.

“Một sự đóng góp tươi mới, sống động, thấm nhuần truyền thống Nguyên thủy (Theravada), cũng đồng thời thực tiễn và

đương đại, được minh họa bởi những ví dụ cá nhân sống động, chân thực và gần gũi về việc thực hành pháp (dharma)1 có thể giúp chúng ta sống một cuộc đời trí tuệ và tử tế.”

- LARRY ROSENBERG, tác giả sách: Với từng mỗi hơi thở: sự thực hành giải thoát của thiền quán.

1 Nguyên văn “dharma” (tiếng Phạn), còn gọi là “dhamma” (tiếng Pali), là một khái niệm trọng yếu trong Phật giáo. Pháp có nhiều nghĩa, tùy theo từng ngữ cảnh mà mang nghĩa khác nhau. Một số nghĩa phổ biến của pháp bao gồm (1) Quy luật tự nhiên; (2) Giáo pháp của Đức Phật (Kinh-Luật-Luận) và (3) Chân lý, thực tại tối hậu, bản thể, tự tính.

Từ đây về sau, mọi chú thích đều của người dịch.

mục lục

Lời người dịch 8

Đôi điều về cuốn sách 10

Lời tựa 14

Lời giới thiệu 19

PHẦN MỘT ghi nhận ra trí tuệ

1. Mở đầu 24

2. Biết về tâm 86

3. Phiền não 100

PHẦN HAI sự thẩm sát khôn ngoan của tâm

4. Nguyên nhân và điều kiện 126

5. Trầm cảm 141

PHẦN BA cam kết với trí tuệ

6. Tinh thần của thực hành 190

7. Tâm thiền 193

8. Mang thực hành vào đời sống 204

Lời cuối 232

Bảng thuật ngữ Pali được chọn lọc 236

Lời cảm ơn 245

lời người dịch

Cuốn sách này được phiên dịch tiếng Việt xuất phát từ

lòng sùng mộ và kính yêu đối với giáo pháp và Sayadaw. Việc

cố gắng truyền tải những lời dạy của Ngài cùng với ngôn từ trong sách, đồng thời với việc sử dụng ngôn từ đời thường thay

vì ngôn ngữ hàn lâm Phật học là việc bất khả đối với một thiền sinh còn non nớt như tôi. Thế nên, hy vọng sự yêu mến và ý muốn thiện lành này có thể phần nào lấp đi được nhiều thiếu sót, qua đó truyền tải được sự hoan hỷ mà tôi có được khi tiếp xúc với giáo pháp đến cho bạn đọc. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ thiếu sót nào được góp ý, tôi cũng xin được lắng nghe.

Trong quá trình tu tập, tôi nhận thấy rằng sự trực chỉ từ chính người thầy là điều cực kỳ quan trọng, là sợi dây dẫn đường. Trong khi đó, văn bản lại mang tính đóng khung, thế nên, bất kỳ những nội dung nào trong sách cũng chỉ nhằm mục

đích truyền cảm hứng và tham khảo hơn là xác nhận cho bất kỳ sự chứng ngộ hoặc khái niệm nào khác hơn.

Cuốn sách đã là kim chỉ đường cho nhiều thiền sinh từng rơi vào trầm cảm, bởi có rất ít những tư liệu về trầm cảm trong

quá trình thực hành thiền, và càng ít tư liệu hơn về quá trình

vượt qua trầm cảm của một thiền sinh. Chặng hành trình lội

lời người dịch

ngược dòng, hiểu về mình và thay đổi của chính Ngài luôn là niềm cảm hứng bất tận cho rất nhiều thiền sinh. Dẫu khi tâm

lý đã ổn định, thì chính những sự hiểu biết của Ngài vẫn luôn

hữu dụng cho đời sống bận rộn. Tôi biết ơn những chia sẻ chân thật và thẳng thắn của Ngài. Quá trình dịch sách cũng là quá

trình nhắc nhở để mỗi ngày tôi nhận biết mọi việc diễn ra là tự nhiên, dưới nhiều cách thức khác nhau, đồng thời giúp tôi điều chỉnh thái độ không chỉ trong việc dịch sách mà còn trong đời

sống. Chỉ khi đặt chân vào thực hành, giá trị của sự thực hành mới hiển lộ.

Và cuối cùng, xin được bày tỏ sự biết ơn đến Sayadaw, bởi

vì hành trình, cuộc sống và lời dạy của Ngài đã luôn là niềm

cảm hứng và động viên cho tôi. Xin cảm ơn chị Bảo Anh, cô Nhỏ và anh Chí đã nhen nhóm ngọn lửa để tôi được bắt đầu. Cảm

ơn thầy Tuck Loon, cô Lai Fun, sư cô Trí Như, Anh Dương, chị

Phương, Huan Yang, Đức, Phê, Hải Lý, ba mẹ và các em đã giúp đỡ để quyển sách này được hoàn thành. Cảm ơn sự kiên nhẫn, tinh tế và tử tế của đội ngũ Thiện Tri Thức. Không có mọi người và toàn bộ những nhân duyên, quyển sách này sẽ không được thành hình.

Và cũng xin trân trọng toàn bộ những nhân duyên khác trên hành trình này.

Với sự biết ơn! Nắng Mai

đôi điều về cuốn sách

Ngọn lửa của trí tuệ có thể thắp lên trong bất kỳ ai dù cho cuộc sống của mình có quá đỗi bận rộn, hoặc phải chịu nhiều cam kết lẫn trách nhiệm. Đó là lời dạy của Sayadaw U Tejaniya, người đã học cách vun bồi sự nhận biết trong những năm tháng bận rộn giữa chợ buôn vải ồn ào tại Miến Điện, trước khi quy y xuất gia trọn vẹn ở độ tuổi 36. Học cách huấn luyện để nhận biết ra mong cầu và cơn giận có thể khởi sinh trong bất kỳ tình

huống nào, đó là lời Ngài dạy. Nếu bạn có thể học ra được điều này, sự tĩnh lặng cũng như những trí tuệ sâu sắc sẽ tự nhiên

có mặt. Phương pháp này hữu hiệu cho tất cả các công việc, từ sắp xếp quần áo, nhập dữ liệu cũng như ngồi thiền. “Đối tượng của việc nhận biết không quá quan trọng”, Ngài đã dạy như vậy. “Tâm quan sát làm nhiệm vụ nhận biết ở đằng sau ấy mới thực là quan trọng. Nếu tâm quan sát có mặt với thái độ chân chánh, bất kỳ đối tượng nào cũng là đối tượng đúng.”

đôi điều về cuốn sách

Sayadaw U Tejaniya là một nhà sư người Miến Điện, thuộc

dòng Mahasi. Ngài dạy thiền2 tại trung tâm Shwe Oo Min

Dhamma Sukha tại Yangon (Rangoon), Miến Điện. Ngài là một

vị thiền sư có cách thức tiếp cận rất độc đáo, trong các vị sư

nổi tiếng của truyền thống này, mặc dù đã bắt đầu thực hành

với Ngài Cố Thiền Sư từ những năm tuổi 13, Ngài ấy vẫn chưa

sống hẳn trong thiền viện cho đến khi gần 40 tuổi - sau khoảng

thời gian thành công trong việc kinh doanh vải vóc của gia

đình. Những lời dạy của Ngài nhấn mạnh việc ứng dụng nhận

biết vào từng khía cạnh của cuộc sống, đồng thời giảm đi việc

thực hành hình thức, ngay cả khi Ngài hướng dẫn khóa thiền

nghiêm ngặt - Ngài có phong thái chia sẻ thư giãn, hài hước,

đồng thời kinh nghiệm phong phú từ chính những trải nghiệm

đời thường của Ngài. Ngài đã từng giảng dạy tại Úc, Trung

Quốc, Anh, Cộng hòa Séc, Indonesia, Israel, New Zealand, Ba

Lan, Singapore, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.

Chúng ta hành thiền để phát triển chánh kiến3,

Điều này không thể thực hiện được bởi bản ngã, việc hành

thiền cần thực hiện một cách tự nhiên bằng việc quan sát bất kỳ những trải nghiệm như chính nó đang là.

Và đây là con đường để phát triển chánh kiến.

- SHWE OO MIN SAYADAW

3 . Shwe Oo Min Sayadaw là một vị sư, nên ngôn ngữ được dùng thường là ngôn ngữ Phật học, trong đoạn này giữ nguyên từ Right View là chánh kiến. Trong những phần khác từ Right View có thể sẽ được dịch là “góc nhìn chân chánh”.

lời tựa

Dưới đây là những hướng dẫn thực tiễn trong việc ứng dụng sự nhận biết (chánh niệm) một cách khôn ngoan vào cuộc sống hằng ngày.

Thật sảng khoái khi nghe những lời dạy giải thoát của Đức

Phật được truyền dạy một cách đơn giản, không giáo điều, thực tế và phù hợp với thời đại, nơi chốn và cuộc sống của chúng

ta. U Tejaniya là một vị thầy như vậy. Ngài không cổ vũ cho

những tinh thần thực hành đầy tham vọng. Ngài cũng căn dặn chúng ta không thực hành để trở thành những kỹ thuật viên.

Ngài nhắc nhở không nên nhầm lẫn giữa trải nghiệm với trí tuệ, đồng thời chỉ ra những mối nguy hiểm trong những cám dỗ của cảm xúc, và sự dính mắc với những “phần thưởng tâm linh” được hứa hẹn như: sự yên định, tập trung, sáng suốt và vui vẻ.

Thay vào đó, Ngài đề xuất việc thực hành đều đặn và tỉnh thức trong cuộc sống hằng ngày, đơn giản đến từ việc thư giãn, để ý đến mọi trải nghiệm, để những trải nghiệm đến và đi tự nhiên. Từ đó, trí tuệ cũng phát triển một cách tự nhiên.

lời tựa

Tôi có cơ duyên gặp Sayadaw U Tejaniya từ năm 2005, trong một khóa thiền chuyên sâu kéo dài suốt sáu tuần. Suốt

khoảng thời gian đó, Ngài đã cực kỳ rộng lượng cho tôi có cơ

hội được tiếp cận với những lời dạy của Ngài. Khoảng thời gian

hứng khởi đó đã khởi đầu chặng hành trình kéo dài suốt 10 năm

tiếp theo học hỏi với Ngài, mang lại nhiều lợi ích trong đời sống, đồng thời bổ sung vào vốn kinh nghiệm thiền tập còn thiếu sót

trước đó của tôi. Rất nhiều những người bạn pháp (dhamma),

người phương Tây đã tìm thấy con đường thông qua những lời

dạy của Ngài, và tôi cũng hoan hỷ khi có thể chia sẻ những lời

dạy đó cho các bạn ở đây.

Một điều khác biệt của Ngài, khi ở trong môi trường Miến

Điện, Sayadaw rất cởi mở khi chia sẻ trí tuệ mà Ngài đã học từ

nhiều những lần thử và sai trong cuộc đời. U Tejaniya đã có một

hành trình đặc biệt để trở thành một bậc thiền sư. Hành trình

học dhamma của Ngài gián đoạn bởi những lầm lỡ tuổi trẻ, với

sự hư hỏng và lạm dụng chất gây nghiện. Thời thanh niên, Ngài

nhiều lần trải qua trầm cảm nghiêm trọng. Ngài cũng trải qua

giai đoạn của người gánh vác gia đình với những nghĩa vụ và áp

lực kinh tế. Cuộc sống của Ngài bây giờ là trọn vẹn chí nguyện xuất gia và hướng dẫn thiền sinh trên con đường tu tập.

Con đường thực hành và hành trình của Ngài U Tejaniya truyền cảm hứng cho chúng tôi. Những kinh nghiệm của

Ngài là minh chứng rõ ràng cho việc trí tuệ của Phật pháp luôn hiện hữu, bất kể lối sống nào, chỉ cần đều đặn và quyết tâm áp dụng sự nhận biết và tỉnh thức. Được dạy và chỉ dẫn bởi người thầy có sức ảnh hưởng lớn đến cả cuộc đời Ngài là

vị cố Hòa Thượng Shwe Oo Min (có nghĩa là ẩn sĩ Động Vàng theo tiếng Miến Điện). Ngài U Tejaniya tiếp nối hành trình thử nghiệm của sự nhận biết. Bằng sự thực hành, đặc biệt duy trì sự nhận biết trong những thách thức của cuộc đời, dòng chảy của trí tuệ đã tự nhiên trưởng thành xây dựng nên cam kết vững

chắc cho một đời sống chánh niệm.

Sayadaw khẳng định rằng tiến trình thắp sáng lên ngọn lửa

trí tuệ là khả dĩ ngay cả khi chúng ta đang bị vây chặt bởi những trách nhiệm cá nhân, công việc hay nghĩa vụ công dân. Sự hiểu

về nhận biết và trí tuệ của Ngài đã mang lại những hiểu biết sâu

sắc về lời dạy của Đức Phật về bốn nền tảng chánh niệm4.

Sayadaw cung cấp những thông tin hỗ trợ để từ đó ứng

dụng một cách khéo léo trong thực hành nhận biết về các hoạt

động của tâm. Ngài đều đặn nhấn mạnh việc ghi nhận tâm, từ những chia sẻ ban đầu trong lúc thực hành pháp hay trong

những lời dạy về sự nhận biết, hay cả khi gặp những thách thức

mà chúng ta sẽ đối mặt trên con đường. Ngài cung cấp những

chia sẻ về các thái độ tâm, cực kỳ hữu dụng trong lúc thực hành sự nhận biết và cũng như đưa ra những đánh giá thực tế về khả năng giải thoát khỏi những khổ đau trong đời sống này thông qua việc ghi nhận tâm biết.

Sayadaw U Tejaniya thường dạy thông qua việc cung cấp

sự hiểu biết để điều chỉnh việc nhận biết không khéo léo hơn là

4. Nguyên văn “four foundations of mindfulness” hay còn được gọi là Tứ Niệm Xứ trong ngôn ngữ Phật học.

lời tựa

đưa vào các kỹ thuật mới như tập trung hay chuyên chú. Ngài

thường nói rằng: “Hãy để thân và tâm này được thư giãn. Kiểm

tra thái độ của tâm.”

Sayadaw cũng bổ sung những thông tin thực tiễn về “tại

sao” và “như thế nào” trong thực hành cùng với sự nhấn mạnh

vào thái độ khôn ngoan cần có của tâm. Chúng ta học cách thư

giãn, mở lòng, tiếp nhận, ghi nhận và quan sát với sự hứng thú

để từ đó hiểu được kinh nghiệm của mỗi khoảnh khắc với sự

hiểu biết sâu sắc hơn.

Những hướng dẫn dưới đây được thu thập từ các buổi trình

pháp5 nhỏ giữa Sayadaw và các cư sĩ6. Bởi vậy, những chia sẻ

này cực kỳ hữu dụng với các bạn thực hành tại gia, nơi mà

chúng ta đang sống một đời sống đầy cảm xúc, nơi được khuyến

khích tư duy độc lập, luôn cần thiết giải quyết các vấn đề cuộc sống, đồng thời phải cân bằng các trách nhiệm và nghĩa vụ

của một cuộc sống bận rộn. Giữa lúc mọi thứ đang diễn ra, rèn

luyện sự tỉnh thức và “nhận biết về tâm” là cực kỳ cần thiết nếu chúng ta muốn sự thực hành được trưởng thành đến mức hình thành một đời sống tỉnh thức.

Sayadaw nói rằng, “Hãy xem việc hành thiền và sự khai mở của trí tuệ giống như một cuộc chạy marathon hơn là đua

5. Trình pháp: thảo luận và chia sẻ pháp với Ngài thiền sư.

6. Cư sĩ: thiền sinh tại gia.

nước rút. Hãy sẵn lòng học hỏi từ mọi thứ. Sự thực hành này là cả một đời.”

Mong rằng bạn được khích lệ bởi cả lời nói và đời sống của Ngài U Tejaniya.

– STEVE AMSTRONG

lời giới thiệu

Cảm hứng cho cuốn sách này xuất phát từ sự tò mò của tôi

đối với cuộc sống, và những trải nghiệm đến từ việc hành thiền.

Mười ba tuổi là khoảng thời gian đầu tiên mà tôi bắt đầu tiếp

nhận những lời dạy của thầy là Ngài Shwe Oo Min Sayadaw.

Cuộc đời tôi trải qua nhiều giai đoạn cả hạnh phúc lẫn khổ đau, tiếp cận nhiều phương pháp hành thiền, sống nhiều đời sống

khác nhau để rồi đến một ngày, khi không còn lựa chọn nào

khác, tôi phải quay về nương tựa vào phương pháp thực hành vipassanā (thiền quán) mà ngay từ đầu thầy tôi đã hướng dẫn, và đó cũng là phương pháp tôi thực hành, cũng như chia sẻ ngày hôm nay.

Khi ý tưởng về cuốn sách lần đầu được đưa ra, tôi được gợi ý sẽ viết một cuốn tự truyện. Nhưng sau đó, vì sự thực hành, hay nói đúng hơn là cuộc đời tôi, đang và đã diễn ra, không khác gì một cuốn sách, bao gồm những lỗi lầm và bài học, những năm tháng trầm cảm, cũng như hiểu biết và trí tuệ khởi sinh từ những trải nghiệm đó. Tôi nghĩ những điều này không chỉ phù hợp với thiền sinh mà có lẽ có thể mang lại chút cảm hứng cho sự thực hành. Vậy nên, là một cuốn sách nói về thực hành thì

NHẬN BIẾT DIỄN RA TỰ NHIÊN

yếu tố cần quan tâm trước hết là các yếu tố thực tiễn. Lý thuyết pháp học hay kinh điển là một phần quan trọng, và bây giờ sự quan tâm sẽ dành cho khía cạnh thực tiễn trong việc thực hành chánh niệm. Không gì có thể tự nhiên hơn là việc thực hành.

Là một người thầy, công việc của tôi là chia sẻ những lời

dạy của Đức Phật theo cách có thể truyền cảm hứng và khích lệ thiền sinh, để từ đó nắm bắt và xây dựng trí tuệ từ chính những

điều mang họ đến với thiền. Những chia sẻ của tôi không có gì

mới cả, nó chỉ dựa trên bốn nền tảng chánh niệm7: nhận biết về

thân, nhận biết về cảm thọ, nhận biết về tâm và hiểu về pháp hay tự nhiên (chẳng hạn như hiểu về bản chất của tâm và đối tượng). Bốn nền tảng này đã được Đức Phật giảng giải trong bài kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthāna). Những gì tôi chia sẻ chỉ là sự phản ánh cuộc sống và thực hành của tôi, và cách thức trình bày là để phù hợp với lối sống luôn thay đổi của các thiền

sinh hiện đại.

Với cuốn sách này, tôi sẽ chia sẻ tương tự như những cuốn sách trước nhưng có sự nhấn mạnh hơn vào việc tích hợp thực hành vào đời sống hằng ngày. Chúng ta có thể nhìn sâu hơn vào những góc tinh tế khi thực hành ở đời sống hằng ngày thông qua những ví dụ của thiền sinh, để rồi từ những trải nghiệm đó có thể thấy được những cạm bẫy ẩn nấp và vi tế mà chúng ta đều có thể gặp phải. Sẽ có những nhấn mạnh vào trí tuệ, xuất phát trí tuệ hiện có và làm thế nào để áp dụng, phát triển, và nuôi dưỡng chất lượng tâm này; quan trọng nhất, tôi cũng

7. Tứ Niệm Xứ: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp.

lời giới thiệu

sẽ nhấn mạnh vào việc làm sao phát triển kỹ năng nhận biết, thậm chí khi đối diện với những tình huống khó khăn, trí tuệ

này sẽ có mặt trong tâm, giúp chúng ta tiếp tục và xây dựng

sự thực hành.

Vấn đề và trải nghiệm mà các thiền sinh mang đến các

buổi pháp đàm thường đi kèm với một số mâu thuẫn nhất định.

Những nỗi đau về mặt thân hay tâm thường mang lại cho họ

sự bối rối không biết làm gì tiếp theo. Thông thường, khi muốn truyền tải thông điệp về những dính mắc mà thiền sinh đang gặp phải, tôi hay sử dụng chính câu chuyện và trải nghiệm trong quá khứ của mình hoặc từ một thiền sinh khác để mang

lại sự rõ ràng cho tình huống. Những câu chuyện này sẽ được

sử dụng xuyên suốt trong cuốn sách để từ đó chúng ta có thể

thay đổi thái độ hoặc ghi nhận ra được góc nhìn sai lầm nào đã

kích hoạt sự phản ứng rồi từ đó có thể ghi nhận được phiền não

nào đã vẩn đục hay tạo sự hoang mang trong tâm.

Dù là chương “mở đầu” hay toàn bộ cuốn sách thì đều có

liên quan không chỉ đối với thiền sinh mới biết đến thiền mà còn

là những thiền sinh kỳ cựu, bởi mỗi giây phút đều mới và chúng ta đều có khả năng quên, rằng mỗi giây phút ấy luôn “mới”.

Nếu có thể đều đặn và liên tục mang sự nhận biết cùng với trí

tuệ đến mỗi khoảnh khắc, thì tự nhiên sẽ dẫn đường, điều này tạo nên đà, thúc đẩy sự thực hành của mỗi chúng ta, lúc này

sự nỗ lực cần thiết duy nhất là niềm hứng thú chân thành xem

thử thiền có thể khám phá và mang lại gì cho đời sống này. Vậy nên, hãy nhận biết, mở ra một ít trí tuệ và bắt đầu thực hành.

một

Đầu tiên, chúng ta hãy tự hỏi: mối quan hệ của chúng ta với thực tại là gì? Hiểu biết của chúng ta về cuộc sống là như thế nào? Từ đó, chúng ta sẽ thấy hành thiền thực sự là cách tiếp

cận hợp lý duy nhất với thực tại và những vấn đề có thể phát sinh từ cuộc sống. Chúng ta có thể sử dụng thiền như một sự trốn tránh, hay né tránh cuộc sống, hoặc có thể sử dụng thiền nhằm để tâm đến cuộc sống. Khi bắt đầu đưa sự nhận biết vào cách mình đang sống thì sẽ sớm nhận ra rằng mình thực sự hiểu rất ít về bản thân và môi trường xung quanh; chúng ta liên tục lao vào những trận chiến để duy trì những hạnh phúc vốn rất ít ỏi. Nhưng lại tạo ra từ đó biết bao sợ hãi, chán nản, cô đơn, thói quen, những vòng lặp, tuyệt vọng (đơn cử như vậy) đây là những thứ thực tế mà chúng ta đang đối mặt. Sự sống này là một điều rất đỗi phi thường, vậy nên cần sự để tâm nghiêm túc để trạch pháp và hiểu về những gì làm chúng ta đau khổ. Trước khi có thể tạo ra một sự thay đổi từ thực tế này, thì việc đầu tiên cần làm là nhìn ra đó là “cái gì” và hiểu nó, chúng ta phải để đời sống này như nó là và tiếp xúc gần gũi với nó. Đó không chỉ là về việc tích lũy kiến thức hay nhìn cuộc sống như một sự trừu tượng,

mở đầu

mà còn là sự hiểu biết đơn giản về cảm giác sống như một con người thực sự là như thế nào.

Chỉ có tâm tĩnh lặng, tận tâm và thiền mới có thể đi sâu và tìm hiểu ra những khó khăn mà chúng ta tự tạo cho chính mình, và từ đó nhìn thấu sự rối loạn và hỗn độn đang thống trị tâm này. Chính sự hiểu biết này, trí tuệ vốn có mới có thể dần dần được hé lộ. Niềm vui đến từ việc nhận ra trí tuệ này sẽ

còn tạo ra thêm hứng thú và hiểu biết, từ đó thúc đẩy chúng ta khám phá thêm. Điều này dẫn chúng ta nhìn sâu hơn vào

những gì mà mình trải nghiệm trong đời sống cũng như mối quan hệ với thế giới xung quanh. Từ góc độ của trí tuệ này, cuộc sống sẽ càng có ý nghĩa, ổn định và hạnh phúc cũng tự nhiên tràn vào.

TRÍ TUỆ

Trí tuệ là những gì mà phương pháp thực hành này hướng

đến. Trí tuệ khó nắm bắt và là một chất lượng tâm khó đạt mà thiền sinh chúng ta luôn khao khát có. Khi trí tuệ khởi sinh, trí tuệ như một chiếc la bàn chỉ đường trong hành trình tìm hiểu sâu về ba gốc rễ phiền não là tham, sân, si. Đối ứng với si là trí

tuệ, và sản phẩm phụ của trí tuệ là hạnh phúc, không phải cảm giác hạnh phúc mà chúng ta đang dành cả cuộc đời này theo đuổi mà là hạnh phúc trí tuệ chân thật đến từ sự ngộ ra, từ kiến thức và thông tin thu được thông qua quá trình đều đặn nhận biết. Trí tuệ này phải có mặt trong tâm khi hành thiền ít nhất ở

mức độ cơ bản là thông tin, tiếp nhận được từ việc nghe hay đọc

các chủ đề liên quan đến pháp (dhamma), (văn tuệ - suttamayā paññā). Trí tuệ đến từ sự tò mò và hứng thú cũng cần có mặt. Chức năng thẩm sát của tâm (cintāmayā paññā - tư tuệ, còn gọi là dhamma vicaya - trạch pháp) là cần thiết cho sự phát triển trí tuệ thông qua nghe và đọc. Trí tuệ thực chứng (tu tuệ - bhāvanāmaya paññā) phát sinh từ sự thực hành chánh niệm8 sẽ khởi sinh, khi ở đó có sự vững chắc của suttamayā paññā (văn tuệ), cintāmayā paññā (tư tuệ).

Chúng ta có thể hình dung tâm như một dòng sông, sông hình thành từ sự hòa trộn của nhiều dòng chảy và suối. Trí tuệ, cũng giống như một con sông, chỉ chảy tạm thời, và luôn cần được tiếp nước thường xuyên, nếu không sẽ khô cạn. Sự tiếp nước này chỉ có thể đến từ việc áp dụng sati, hay nhận biết. Nếu không có sự hiện diện của sati, những phẩm chất tâm thiện (kusala cetasika) sẽ không có mặt. Trí tuệ, đi cùng với niềm tin

(tín) và nỗ lực (viriya), sẽ hoạt động và khởi tạo đà cho sự thực hành của chúng ta.

Chúng ta cần có một chút sự hiểu về những gì đang hoạt động khi mình hành thiền. Những gì đang hoạt động là ngũ căn (năm chức năng - indriya): sự nhận biết hay niệm (sati), sự ổn định của tâm (samādhi), nỗ lực chân chánh hay chánh tinh tấn (viriya), niềm tin và sự tự tin (saddhā), và trí tuệ (paññā).

Trong tiến trình thực hành việc nhận biết (thiền quán), việc mình cần làm là để vun bồi và phát triển những năng lực tâm

8. Chánh niệm là bao gồm chánh & niệm, là sự nhận biết (niệm) với chánh kiến, chứ không chỉ đơn thuần là nhận biết.

mở đầu

ở trên, làm sao để chúng hoạt động cân bằng. Nếu những yếu

tố này không cân bằng hoặc một trong số chúng thấp hơn mức

cần thiết vì lý do này kia, thì những yếu tố còn lại sẽ phải vật lộn

để giữ cho tâm ở trạng thái quân bình.

Chúng ta luôn bắt đầu với sự nhận biết, sự nhận biết là nền

tảng cho các trạng thái kusala (tâm thiện) được phát sinh. Tất

cả các tâm thiện (satisampayutta) đều sinh khởi đồng thời cùng

với sati (niệm hay sự nhận biết). Khi có sự nhận biết, chúng ta cũng có cơ hội để học và cho phép phần trí tuệ trong tâm được

nở rộ. Trí tuệ là khả năng nhìn rõ ràng, và khi kết hợp với sự nhận biết, chúng ta sẽ có đủ sự tin tưởng và động lực để bước vào khám phá những vùng đất còn chưa được biết của tâm.

Đừng sớm hài lòng với những trí tuệ đang có, mà cần có niềm

tin cũng như sự mở lòng để đón nhận những trí tuệ vẫn chưa

được ngộ ra.

Khi tâm cân bằng và vững chãi, sự nhận biết dần trở nên

tự nhiên, trí tuệ đã tích luỹ sẽ luôn sẵn có mà không cần nỗ

lực. Khi tâm quan sát trở nên vững vàng hơn, trí tuệ có thể dễ dàng đối phó với các phiền não (tham, sân và si). Trí tuệ càng

tăng trưởng thì tâm sẽ càng trong sáng và quân bình. Bạn sẽ dần dà trải nghiệm sự sáng suốt và định tĩnh, nơi khởi đầu cho những góc nhìn mới khác về tâm cũng như thế gian. Bạn cũng sẽ bắt đầu trải nghiệm tuệ giác. Với trí tuệ này bạn sẽ nhìn thấy rằng chính tinh thần khám phá chứ không phải tình huống hay hoàn cảnh là điều tạo nên tuệ giác. Thật khó khi chưa từng trải nghiệm qua tuệ giác lại có thể đánh giá cao được sự mở ra kỳ

diệu một cách tự nhiên của sự hiểu biết, khi hiểu biết có mặt sẽ chẳng có bất kỳ sự nghi ngại nào.

Khi tuệ giác xuất hiện, bạn sẽ thấy ra sự hiểu biết trước đây chỉ là bề nổi. Tuệ giác xuất hiện một cách tự nhiên mà chẳng phải do mong muốn mà thành. Một trải nghiệm hướng đến tuệ

giác và tuệ giác là hai điều khác nhau. Hai người có cùng một trải nghiệm không có nghĩa là họ đều có tuệ giác. Khi điều kiện chín muồi, tuệ giác sẽ khởi sinh. Bạn cũng sẽ hiểu rằng giữa điều bạn nghe và đọc về tuệ giác với thực tại của chính tuệ giác là hai thế giới khác biệt. Bạn có thể giải thích những trải

nghiệm và kết quả của tuệ giác nhưng chẳng thể nào nói được chiều sâu của sự hiểu biết mà bạn có được từ đó cả.

Trải nghiệm thực tại thông qua lăng kính của tuệ giác sẽ

có tác động sâu sắc đến cuộc sống, sự thực hành và cách bạn

nhìn vào thế giới. Trí tuệ khởi sinh theo cách này sẽ ngay lập

tức thay đổi cách bạn liên hệ với mọi thứ. Bên cạnh đó, cũng xin

được cảnh báo trước rằng tuệ giác chẳng phải là vĩnh cửu, nó chỉ tồn tại trong khoảnh khắc nó khởi sinh. Di sản ở lại là tiềm năng và chất lượng của tâm, được ghi dấu trong tâm. Trừ phi, chúng ta tiếp tục nuôi dưỡng chất lượng tâm này, còn không thì nó sẽ suy giảm. Chỉ khi siêng năng, tin tưởng vào sự thực hành, và đều đặn nhận biết thì mới có thể giữ cho việc thực hành sống động. Gợi lại tuệ giác cùng yếu tố đưa nó đến sẽ giúp bạn chắc chắn rằng trí tuệ có được sẽ tiếp tục hoạt động và phát triển.

MỞ LÒNG ĐỂ

ĐÓN

NHẬN TRÍ TUỆ

Nỗ lực để đón nhận trí tuệ phát sinh trong từng khoảnh

khắc là cần thiết. Nỗ lực này không được là sự gượng ép, cũng

không là sự chấp nhận mù quáng rằng cái gì diễn ra cũng được,

mà là sự thẩm sát thụ động về những gì diễn ra ở tâm tại thời

điểm đó. Do đó, chúng ta có một cái nhìn tổng quan từ góc độ

khách quan cho phép trí tuệ được sinh khởi; tạo ra khoảng

cách bằng việc lùi ra khỏi đối tượng. Từ đó, mình có thể nhìn

vào những hoạt động của tâm và trải nghiệm với đôi mắt tươi

mới, với trí tuệ của sơ tâm như sự tò mò, làm sao để có thể trực

diện tiếp xúc với mỗi khoảnh khắc, và không giả định rằng trải

nghiệm phải thế này hay thế kia - là tất cả điều này, thay vì

phải xoay vòng trong những thắc mắc hay suy luận.

Kiến thức tiếp thu tác động đến sự thực hành cũng cần

được lưu ý. Tất cả những thông tin này sẽ tiếp tục hoạt động

ngầm trong tâm và ảnh hưởng cách suy nghĩ hay góc nhìn của

mình. Hãy đảm bảo rằng bạn thực sự hiểu căn bản, và cũng

chắc chắn rằng bạn vẫn nhận biết và hay biết về những gì

bạn đang làm. Bất kỳ khi nào bạn không chắc chắn hay không

biết phải tiếp tục thế nào, hãy làm rõ với người thầy. Có thông

tin đúng cực kỳ quan trọng, đồng thời với đó là động lực chân

chánh và tư duy chân chánh để thực hành đến trí tuệ. Vậy làm

sao để tiếp nhận những thông tin đúng? Nó chỉ xuất hiện khi

chúng ta sử dụng sự nhận biết với sự hứng thú và nghi vấn. Khi

dữ liệu đã đủ đầy, tuệ giác sẽ sinh khởi.

Một số tâm tự nhiên đã có khuynh hướng trạch pháp. Chúng ta ai cũng thông minh theo những cách khác nhau. Bạn

để ý thử xem, khi bạn hứng thú với một điều gì đó, thì bạn không

cần quá nỗ lực để nhận biết và duy trì sự quan tâm, tâm mình sẽ bắt đầu sáng tạo và tìm cách tốt hơn, hiệu quả hơn để hoàn

thành mọi việc. Đây là tiến trình tự nhiên của tâm, và thiền

cũng tương tự như vậy. Một hôm, thầy của tôi mới hỏi tôi thế

này, “Tại sao bụng mình lại phồng lên và xẹp xuống?” Theo lý

thuyết và trải nghiệm, tôi biết đó là do tôi thở. Nhưng thầy nói tiếp: “Thế tại sao lại thở?” Tôi chẳng thể trả lời được câu hỏi này, bởi vì tôi chưa trải qua câu hỏi đó, cũng chẳng biết. Thế là, tôi trả lời đại: “Bởi vì tự nhiên nó thế và ai chả muốn sống?” Nhưng

đó không phải là thực chứng, và thầy không chấp nhận câu trả

lời này, nên bảo tôi về nhà thẩm sát. Tôi mất cả tuần để quan

sát và tìm hiểu trước khi câu trả lời đột nhiên đến. Câu trả lời

rất rõ ràng và cực kỳ đơn giản. Khi thở, tôi có thể thấy được sự

muốn thở, cái ý định muốn thở. Đây là những gì cần thiết để đạt

được sự hiểu biết - một tuần thẩm sát để thấy rằng vì có mong

muốn thở nên việc thở mới xảy ra.

Đừng tự giới hạn bản thân. Hãy luôn để cánh cửa rộng mở cho những hiểu biết mới và sâu sắc hơn. Dù bạn có trải nghiệm hay kiến thức nhiều hơn người khác đến đâu, cũng đừng tự mãn với những hiểu biết hay độ sâu của tuệ giác mà bạn đã trải nghiệm. Trí tuệ là vô hạn; luôn có thể phát triển hơn nữa. Một khi trí tuệ đã được thực chứng, thì không cần kêu gọi chúng quá nhiều, bởi vì nó đã trở thành một phần của quan điểm chân chánh tổng thể (chánh kiến). Trí tuệ sẽ dần được củng cố và

tâm sẽ không thay đổi từ chân chánh sang mê lầm nhiều như

trước. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi trí tuệ được làm mới bởi

sự thực hành liên tục. Trong những khoảnh khắc không để ý và

những bối cảnh khác nhau, góc nhìn sai lầm (tà kiến) vẫn có thể hiển hiện và làm mình đau khổ. Cần rất nhiều cam kết tận

tâm với sự thực hành chánh niệm để học những bài học lặp đi

lặp lại và để sự hiểu biết có thể ăn sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống. Trí tuệ đạt được đôi khi có thể rất cụ thể theo từng

ngữ cảnh.

Bạn nên học cách đối xử với trí tuệ như đối xử với tiền tiết

kiệm của mình: đầu tư một cách khôn ngoan và mong đợi lợi nhuận tốt. Sự thực hành này tương tự như cách mình tích lũy

tài sản và quản lý chúng một cách thông minh. Chìa khóa ở

đây là giữ vững tài sản và nếu có thể thì dùng lãi suất để tăng trưởng chúng. Khi nào mà chúng ta thấy ra được rằng khổ đau

giảm đi là nhờ trí tuệ và sự hiểu biết, thì tâm sẽ dần hứng thú và mong muốn nhận biết nhiều hơn. Chính điều này mang lại

động lực và đà để tiến bước trong thực hành. Nếu phiền não nhiều lên và bước dù chỉ một ngón chân vào cửa, chúng có thể

khiến bạn trắng tay. Vậy nên, xin hãy chăm sóc trí tuệ mà bạn

đang có và nuôi dưỡng chúng.

CHỈ CẦN THƯ GIÃN

Với thiền sinh mới, lời hướng dẫn đầu tiên của tôi là thư giãn và nhận biết, đừng mang theo những mong đợi hay kiểm

soát những trải nghiệm, cũng đừng tập trung hay chuyên chú.

Thay vào đó, tôi khuyến khích thiền sinh quan sát, theo dõi và

nhận biết hay để ý. Trong phương pháp thực hành này, điều quan trọng là bảo tồn năng lượng để có thể duy trì sự thực

hành liên tục. Nếu thân và tâm này mệt mỏi hay căng thẳng thì

nghĩa là bạn đang dùng quá nhiều năng lượng vào thực hành.

Kiểm tra tư thế của bạn, kiểm tra cách bạn đang hành thiền.

Bạn có đang thoải mái và tỉnh táo không? Có thể là thái độ đang có trong thực hành không chân chánh. Bạn có đang muốn đạt

được gì từ sự thực hành không? Nếu bạn đang tìm kiếm kết quả và muốn điều gì đó diễn ra; bạn đang tự làm cho mình mệt thôi.

Kiểm tra đang căng thẳng hay thư giãn rất quan trọng, kiểm tra chúng thường xuyên trong cả ngày; kể cả khi mình ở nhà

hay là lúc làm việc. Nếu không làm vậy, căng thẳng sẽ dễ tăng lên. Dù cho bạn căng thẳng hay thư giãn, hãy quan sát cảm thọ

đang như thế nào, quan sát các phản ứng. Khi mình thư giãn, việc nhận biết sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, không cần nhiều

nỗ lực, và thực hành sẽ trở thành những trải nghiệm thú vị, dễ chịu và hấp dẫn. SATI (NIỆM, NHẬN BIẾT)

Việc thực hành cần nên có thái độ hoặc tâm thế ra sao? Phần đầu của cuốn sách này sẽ định nghĩa về một số phẩm chất tâm khác nhau mà sẽ hoạt động khi mình hành thiền. Trước hết, chúng ta sẽ bắt đầu với chính sự nhận biết (sati). Đây là phần trọng tâm của sự thực hành và mang lại

sự cân bằng cho các phẩm ch ất tâm khác 9. Rất nhiều thiền

sinh nghĩ rằng nhận biết (hay là niệm) nghĩa là tập trung

vào một đối tượng và hướng sự chú ý vào đó với nhiều năng

lượng. Sự nhận biết hay còn được gọi là niệm, chính là việc nhớ, không quên nhận biết là gì, điều này chỉ đơn giản là biết

mình đang biết.

Lấy ví dụ, bạn đang đọc với tư thế ngồi hay nằm. Vậy bạn

có biết là mình đang nằm hay đang ngồi không? Bạn có biết là

bạn đang đọc không? Có? Tốt! Cái biết đó là sự nhận biết. Việc

biết như thế này có tốn nhiều năng lượng không? Biết vậy có

mệt không? Không? Đó là bạn có thể hành thiền được rồi đó. Khi

bạn thức dậy và mở mắt, bạn bắt đầu thấy, nhưng bạn không

nhận ra là mình đang nhìn thấy, bởi vì sự nhận biết không có

mặt ở đó.

Khi nói về niệm, tôi thích dùng chữ nhận biết hay ghi nhận hơn; tôi không thích dùng từ tập trung hay chuyên chú, những

từ này quá mạnh. Sati - niệm, đơn thuần chỉ là nhớ, ghi nhận, không quên.

Là một thiền sinh thì cần nhận biết như thế nào? Thực ra, chỉ cần nhận biết thế là đủ. Không cần bạn phải cố gắng, tập trung hay ráng để nhìn vào những trải nghiệm cho thật chi tiết.

Điều quan trọng nhất là tăng cường sức mạnh tâm bằng cách

đều đặn nhận biết. Khi tâm càng mạnh nó sẽ càng làm mọi việc một cách tự nhiên. Khả năng nhìn thấy những chi tiết kỹ càng

9. Ở đây hàm ý là ngũ căn: tín, tấn, niệm, định, tuệ.

là công việc của trí tuệ, điều này sẽ tự nhiên diễn ra khi tâm trở nên mạnh hơn.

Công việc của bạn là duy trì sự nhận biết. Nhớ cảnh giác với năng lượng mà bạn sử dụng cho mỗi khoảnh khắc nhận

biết. Khi bạn tự nhắc mình nhận biết hay suy nghĩ nhắc về nhận biết, là tự khắc nhận biết đã có ở đó rồi. Mình có thể nhận biết mà không phải tốn nhiều năng lượng, đó là sức

mạnh của chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh). Nếu tâm lúc

nào cũng có sự nhận biết ở phía đằng sau thì đó là nơi mình

nên luôn quay về.

Vậy nhận biết là nhận biết về điều gì? Thẩm sát về điều

gì? Ai trong chúng ta cũng có những phẩm chất tâm thiện và

cả những phẩm chất tâm bất thiện, phẩm chất tâm bất thiện

mình sẽ gọi là phiền não. Thực hành thiền là hoạt động vun

bồi những phẩm chất tâm thiện từ những gì đang có, tăng

cường cho chúng thêm sức mạnh. Sự thực hành thiền Tứ Niệm

Xứ ( ) nghĩa là sử dụng sati hay sự nhận biết để phát triển những phẩm chất tâm thiện. Trong hành thiền, có hai

phần: đối tượng được quan sát và tâm quan sát. Thiền là hoạt động của tâm; không phải của đối tượng.

Trong kinh Tứ Niệm Xứ ( sutta), bốn đối tượng nền tảng được đề cập bao gồm: thân, thọ, tâm và pháp - dhamma (hay tự nhiên). Dù chúng ta có nhận biết hay không thì bốn nền tảng này vẫn luôn hiện hữu. Điều không phải lúc nào cũng hiện hữu là nhận biết (sati), và sự ổn định của tâm (samādhi). Niềm tin nơi sự thực hành (saddhā), trí tuệ (paññā)

mở đầu

và nỗ lực (viriya) không phải lúc nào cũng hiện hữu. Nếu không có mặt nhận biết thì chắc chắn là moha (si), lobha (tham) và

dosa (sân) sẽ ở đó. Giống như chỉ có một chiếc ghế ngồi và hai

bên tranh nhau để ngồi, nếu sati và samādhi đã chiếm chỗ thì

đương nhiên phiền não phải đứng - ghế ấy đã có chủ.

Sự nhận biết liên tục đến và đi, chúng chẳng ở đó mãi. Nhiều thiền sinh chia sẻ việc họ được hướng dẫn quan sát sinh -

diệt, có một thiền sinh chia sẻ với tôi rằng: “Thưa Sayadaw, con đã đạt tới điểm mà sự nhận biết luôn có mặt, chỉ là con không thấy ra lúc nhận biết diệt đi.” Tôi đã trả lời rằng: “Đừng cố làm cho chúng biến mất, con đã thực hành chăm chỉ để có thể nhận ra được điều này, khi trí tuệ đủ, trí tuệ sẽ cho thấy được như thế

nào là sinh, như thế nào diệt.” Đấy chẳng phải là biểu hiện vật

lý của đến và đi, hiểu về sinh - diệt kỳ thực là sự hiểu biết, đó tuệ giác. Khi không thấy ra được tâm nhận biết, chúng ta cần một

điểm neo nhẹ nhàng, chẳng hạn như một đối tượng nào đó trên

thân hoặc hơi thở, một đối tượng nào đó dễ biết đối với bạn và

xây dựng sự đều đặn từ đó. Còn sinh và diệt? Đừng quá nhấn

mạnh vào điều này, tuệ giác sẽ sinh khởi khi tâm cân bằng và

nhân duyên đã đủ.

Khi thực hành, chăm sóc tâm quan sát có phải quan trọng

hơn là đối tượng được quan sát không? Một trong những sai

lầm lớn nhất của thiền sinh là thực hành với phiền não. Những

phiền não - lobha và dosa (tham và sân) - là những phẩm chất của tâm, chính những phẩm chất này thường định hình thái

độ thực hành của thiền sinh và tạo nên những đau khổ không

cần thiết. Lấy ví dụ, nếu mang một cặp kính màu đỏ thì mọi thứ

được thấy sẽ ám màu đỏ. Điều này cũng tương tự như khi thực

hành với bất kỳ phiền não nào chiếm ưu thế trong tâm, cách bạn nhìn cuộc sống sẽ bị chi phối bởi bất kỳ phiền não nào đang hiện diện.

Bằng việc nhận biết, bạn có thể bắt đầu nhận ra tâm. Hãy

để tâm làm công việc của nó. Bạn có thể biết hay nhận ra tâm

thông qua chức năng của nó - như suy nghĩ, trải nghiệm, cảm giác, mong muốn, tập trung, v.v.. và kể cả nhận biết cũng là

chức năng của tâm, giống như tôi từng giải thích. Bạn có biết

rằng khi bạn đang đọc sách này, đó là do tâm đang để ý, biết mới đọc được đó? Tâm đang làm gì khi bạn bỗng chợt để ý đến

nó như thế này? Bạn biết điều gì bây giờ là bởi tâm đang hướng

về, để ý đến điều đó. Đây chẳng phải là suy nghĩ, chỉ đơn giản

là nhận biết. Khi đi vệ sinh, việc gì xảy ra trước: tiểu tiện trước hay đại tiện trước? Nếu lát nữa, bạn vào nhà vệ sinh, hãy thử

để ý điều này. Lúc mở cửa vào phòng, cái gì sẽ vào phòng trước

nhất? Là chân hay là đầu? Chẳng phải cái nào cả - đó là tay.

Tôi biết là câu trả lời chẳng ăn nhập gì với câu gợi ý, vì tôi đã

chẳng đề cập đến cái tay. Nhưng như vậy là để nhắc nhớ thực

hành nhận biết, duy trì nhận biết và không phải sử dụng sự nhận biết để thay đổi những gì mình đang trải nghiệm. Thầy tôi từng hướng dẫn tôi đơn giản thế này: “Đừng cố làm thêm gì, đừng cố ngăn cản điều gì, nhưng cũng đừng quên những gì đang diễn ra.”

Lúc anh trai tôi từ Mỹ trở về nhà, trong khi trò chuyện ở trên lầu, tôi bỗng nhận thấy anh khá bồn chồn. Tôi hỏi thăm xem anh có đang gặp vấn đề gì không thì anh ấy trả lời rằng: “Anh làm mất cái đồng hồ rồi. Anh tháo nó ra vì đổ mồ hôi. Cái đồng hồ đó đắt lắm, anh tìm khắp nơi nhưng chẳng thấy.”

mở

Tôi bảo anh đi xuống bàn ăn dưới nhà, anh sẽ thấy. Anh ấy đi xuống, và quả thật nó ở đó. Anh bèn hỏi, “Làm sao em biết?

Em có thần thông đúng không?” Không, chẳng phải tôi có thần thông gì cả. Tôi chỉ đơn giản ghi nhận mọi thứ khi tôi mới đến và thấy ra điều gì lạ ở trong phòng. Những gì tôi thấy sẽ ghi nhớ

ngay, và khi anh hỏi thì gợi lại lên phần ký ức đó. Đó là khi sự nhận biết làm việc của nó. Tâm ghi nhận và sử dụng khái niệm, trí nhớ để giúp chúng ta hoạt động trong bất kỳ thời điểm nào. Những khái niệm mang tính chức năng là điều cần thiết cho sự an ổn của chính mình, và có sự nhận biết sẽ nâng cao khả năng phát triển trí tuệ của tâm.

CHỈ CẦN NHẬN BIẾT NHẸ NHÀNG

Bởi vì chúng ta cần thực hành cả ngày, cho nên đó là lý do mình cần nhận biết nhẹ nhàng. Cốt lõi của sự thực hành là đều đặn tỉnh thức, không có khoảng nào trong đời sống này không thể nhận biết. Nếu mình sử dụng quá nhiều năng lượng để cố nhận biết thì rất nhanh thôi mình sẽ kiệt sức và khi tối đến, mình sẽ lù đù, mệt và chỉ muốn ngủ sớm. Vậy nên cần học cách duy trì năng lượng, chỉ sử dụng cho những gì cần thiết. Tâm có thể trở nên căng thẳng và mệt mỏi khi quan sát đối tượng

với quá nhiều năng lượng. Khi nhận ra sự nhận biết thì tâm sẽ không quá tập trung vào đối tượng mà chỉ là những điểm chạm nhẹ nhàng. Nhận biết đôi khi cũng cần chút năng động, thêm

chút nỗ lực, nhưng chỉ thế thôi, hãy nhớ rằng đâu là đối tượng

đúng (có thể cảm xúc, cảm giác) thay vì chìm đắm trong những

câu chuyện. Khi tâm hỗn loạn và hỗn độn như khi giận chẳng hạn, sự quan sát lúc này đừng chỉ thụ động mà cần sự chủ động, ghi nhận, quan sát, cung cấp thêm góc nhìn đúng, và thêm một

chút hứng thú vào những gì đang diễn ra ở tâm và thân, suy nghĩ, cảm thọ, cảm giác10. Sự thiện xảo là khả năng ghi nhận được bất kỳ những hoạt động nào của tâm sinh khởi và luôn cả những gì nó làm.

Khi chia sẻ điều này thì có thể các thiền sinh lớn tuổi sẽ thấy được sự đồng cảm. Có bao giờ bạn thức giấc vào buổi sáng, uống thuốc huyết áp chẳng hạn, và 10 phút sau lại tự hỏi

chính mình: “Đã uống thuốc chưa nhỉ?” Đấy là bởi vì việc uống

thuốc đã trở thành thói quen và không có sự nhận biết, trí nhớ

chẳng ghi nhận dữ liệu bởi vì tâm lúc đó đã lang thang đâu rồi.

Chẳng có gì là tình cờ hay đột nhiên để nhận biết có thể liên tục

được, luôn có nhân và duyên cho sự liên tục ấy. Thế nhưng, khi nhận ra đà nhận biết không có mặt, việc mình cần làm là chấp

nhận như vậy, đà nhận biết chẳng phải diễn ra cho mình đâu,

đó là tự nhiên vận hành. Kiểm tra tâm và thẩm sát nguyên nhân, từ từ bạn sẽ nhận ra những điều kiện và tiến trình tâm làm cho sự nhận biết liên tục và những điều kiện làm cho đà nhận biết bị đánh mất. Nhận biết đặt nền tảng cho niềm tin (tín) và trí tuệ: quá nhiều tín sẽ trở nên giáo điều và háo hức, quá ít trí tuệ thì phiền não sẽ làm loạn. Sự nhận biết là điểm cân bằng, giống như trong trò chơi bập bênh. Việc của mình là học ra từ những trải nghiệm và dần hiểu được những điều làm đánh mất sự cân bằng.

Ai trong chúng ta cũng có lúc quên, giống như thiền sinh lớn tuổi quên việc mình đã từng uống thuốc. Thế nên, cần mài

10. Cảm thọ là cảm giác dễ chịu, khó chịu, trung tính. Còn cảm giác ở đây là những cảm giác diễn ra trên thân như căng cứng, mềm, nóng, lạnh, v.v..

giũa nhận biết. Mài giũa chẳng phải là thúc ép mà là thêm một

chút hứng thú vào từng hoạt động. Khi mặc áo hay cởi một áo

phông chẳng hạn, thử để ý: Mình cho tay nào vào tay áo trước?

Bên phải hay bên trái? Mình chui đầu vào trước hay đưa tay trước? Nhận biết việc đang mặc áo, mặc áo trong môi trường

như thế nào, đưa áo vào trong ra làm sao. Việc nhận biết như

thế này vô cùng đơn giản và không tốn nhiều nỗ lực. Khi cởi giày và cất giày, nhận biết rằng chân nào đưa ra trước, những

chuyển động nào để tạo nên hành động như vậy. Bằng cách

này, bạn sẽ không phải tự hỏi mình sau đó là: “Khi nãy mình để giày ở đâu?” Nỗ lực như vậy thì dần dà sự nhận biết sẽ trở thành thói quen, trở nên tự động. Như thế, sự nhận biết dần sẽ có đà và bạn sẽ ít gặp vấn đề hơn với sự quên lãng.

Nhiều thiền sinh mới thực hành đôi khi sẽ nói: “Ôi, cho tôi

nghỉ tu vài phút.” Đôi khi mình cảm thấy quá khó khăn, sự thực

hành của họ chỉ vừa mới chớm và bắt đầu tiến triển. Mình bắt

đầu nhận ra cuộc sống này khó hơn, vất vả hơn, dường như tâm

này đầy những hỗn loạn. Bởi vì, do chính nhiều nhận biết nên có

thể thấy ra hỗn loạn kỳ thực đã luôn hiện diện như vậy. Thường trong những giai đoạn đầu, nếu sự thực hành chưa mạnh thì

phiền não sẽ rất rõ ràng - phiền não khắp mọi nơi. Chúng rất rõ ràng: đây là tham, sân và như thế. Khi nhận biết trở nên mạnh mẽ hơn thì phiền não cũng sẽ quỷ quyệt hơn, chúng chẳng trực diện nữa mà biến hình, ngụy trang và lẻn vào trong sự nhận biết bằng cửa sau. Chúng ở đó mà bạn còn không biết chúng có mặt. Khi trí tuệ sâu sắc hơn, bạn sẽ càng nhận ra những phiền não vi tế, và sự nhận biết sẽ càng ít tốn sức, niệm và tuệ liên minh làm việc cùng nhau.

Vấn đề chính của thiền sinh khi thực hành là thiếu nhẫn nại trong việc duy trì nhận biết một cách nhẹ nhàng và thư giãn, họ không có đủ niềm tin đối với phương pháp thực hành này. Sau đó, thiền sinh thường hay quay lại thực hành với tâm quá gắng sức, nhưng lại chẳng kéo dài được lâu; thế rồi họ thấy mình không thể sinh hoạt được bình thường với mức độ nỗ lực như vậy và bắt đầu nghi ngờ việc đưa phương pháp thực hành này vào đời sống hằng ngày. Với tâm thực hành thư giãn, bạn có thể sống một đời sống bình thường, vẫn làm những công việc cần thiết cùng tâm nhận biết nhẹ nhàng mọi lúc.

Khi còn trẻ, và trong giai đoạn trầm cảm, chẳng phải vì biết rằng nhận biết nhẹ nhàng sẽ có hiệu quả, mà bởi vì tôi đã quá bất lực. Trầm cảm quá nặng nên tâm mệt mỏi vô cùng, chẳng thể nào làm gì khác hơn được, lúc đó chỉ có thể thực hành như

thế thôi. Một trong những lý do khác mà tôi nhận ra được khó

khăn của sự thực hành trong đời sống hằng ngày là quá nhiều nỗ lực cá nhân được bỏ ra và điều này không hề bền vững. Nỗ

lực cá nhân làm cho mình có cảm giác là chỉ có thể nhận biết, hoặc hoàn toàn cuốn vào công việc. Với nhận biết nhẹ nhàng, mặc dù sự thực hành ban đầu không được liên tục, nhưng động

lực sẽ dần được tích lũy để trở nên tự nhiên và đều đặn. Có cảm giác như bất kỳ những gì mình làm đều có sự nhận biết ở đó, thực sự sống với sự tỉnh thức. Đó là khi tôi bắt đầu hiểu được

bản chất thực của thiền vipassanā và bắt đầu tin vào khả năng giác ngộ được trong đời sống hằng ngày.

Trong thiền, khi thẩm sát tâm, điều quan trọng nhất là

ghi nhận được lúc nào đang đồng nhất với đối tượng và lúc

mở đầu

nào không. Trách nhiệm của thiền sinh là đồng hành với sự

nhận biết và không quá quan tâm đến chính đối tượng hay

chìm đắm vào nó; chỉ cần nhớ là nhận biết. Chỉ với sự nhận

biết và sự mở lòng thì mình mới có thể biết nhiều hơn. Khi hành

thiền thì thực tế là ngũ căn11 cùng nhau hoạt động, niệm (sati)

là thành phần của ngũ căn giúp cho tâm được nhắc nhớ ở trong

hiện tại. Một lần nữa, ngũ căn là tín, tấn, niệm, định, tuệ và tôi

hay dùng để nói về niềm tin - sự tự tin, năng lượng, nỗ lực chân

chánh, sự nhận biết, sự ổn định của tâm và trí tuệ. Chúng ta có

thể sử dụng từ sati-sampajañña (hiểu biết rõ ràng) - là niệm đi

cùng với tuệ - biết hay nhớ khi nào ngũ căn không hòa điệu với

nhau và áp dụng trí tuệ để cân bằng các căn còn lại. Đức Phật

đã từng khuyên chúng ta đối xử với các căn tương tự như với những dây đàn đã được canh chỉnh một cách tinh tế. Dây đàn

luôn cần được thường xuyên điều chỉnh và tinh chỉnh để có thể

phát huy khả năng tối đa của cây đàn.

Tiến trình này bắt đầu với nhận biết (sati). Nhận biết giúp quan sát những gì đang diễn ra lặp đi lặp lại và thu thập dữ

liệu trong suốt quá trình đó. Trí tuệ từ từ được mở ra và thấy

được bản chất, khuynh hướng, nguyên nhân cũng như kết quả, nguyên lý hoạt động và toàn bộ quá trình diễn ra. Từ đó, mình sẽ học và biết khi nào tâm đang cân bằng và khi nào thì không:

lúc đó cảm nhận như thế nào, các dấu hiệu (nếu có) của các

điều kiện dẫn đến sự cân bằng hoặc mất cân bằng. Điều này sẽ mang lại sự chấp nhận cũng như khả năng ứng phó với từng

tình huống, dù tình huống đó là cấp độ yếu hay cấp độ mạnh.

Bối cảnh cùng điều kiện sẽ luôn thay đổi và biến động, vì thế

11. Ngũ căn bao gồm: tín (niềm tin), tấn (nỗ lực), niệm (sự nhận biết), định (sự ổn định), tuệ (trí tuệ).

những bài học sẽ luôn mới để chúng ta có thể học với cùng những nguyên tắc. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo sợ khi đánh mất nhận biết (thất niệm); nếu có ý muốn nhận biết ở đó, vậy là đủ. Tâm sẽ dần quay lại với sự nhận biết, từ đó tạo nên đà.

ĐỐI TƯỢNG

Tôi từng có đề cập đến bốn nhóm đối tượng. Bởi vì đối tượng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Bạn chỉ có thể nhận biết về những gì bạn đang trải nghiệm ở sáu giác quan mà thôi. Không có cái gọi là giác quan thứ bảy. Dù bạn ở khóa thiền, hay ở nhà, bạn cũng chỉ có sáu giác quan. Nếu bạn sử dụng sáu đối tượng giác quan này, bao gồm: sắc, thanh, hương, vị, xúc chạm, và các đối tượng từ tâm, cảm thọ, cảm giác xuất phát từ những đối tượng này (suy nghĩ, cảm xúc, tham, sân, si, trí tuệ, nhận biết, v.v…), để nhận biết, đó là bạn đang hành thiền rồi. Trong số các đối tượng này, năm đối tượng đầu đều có liên quan đến thân và một đối tượng là tâm, vì vậy nếu bạn nhận thấy rằng mình đang thấy, nghe, cảm nhận điều gì đó, thì trong

tất cả những khoảnh khắc đó, bạn biết rằng mình đang có nhận biết. Việc bạn cần làm là để ý mà không cần phải bỏ thêm năng lượng vào đó, chỉ cần ghi nhận bình thường, và để ý là có nhận biết đang ở đây. Sự khác biệt giữa thiền sinh đang nhận biết và không nhận biết là khi nhận biết, họ biết rằng mình đang biết và ghi nhận những gì đang trải nghiệm. Khi một chiếc xe hơi đi ngang qua, thực hành thiền khác với việc không thực hành là như thế nào? Ai cũng đều biết chiếc xe đi ngang qua, nhưng hành thiền là biết chiếc xe đi ngang và đồng thời biết cái nhìn, cảm thọ, cái nghe và biết luôn sự diễn giải những trải nghiệm

đó, có suy nghĩ hoặc tâm suy nghĩ, v.v… (có thể biết được một số

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.