Bạn Là Vũ Trụ | Deepak Chopra & Menas C. Kafatos

Page 1


YOU ARE THE UNIVERSE: Discovering Your Cosmic Self and Why It Matters by Deepak Chopra, M.D. and Menas Kafatos, Ph.D.

BẠN LÀ VŨ TRỤ

Deepak Chopra, M.D. và Menas Kafatos, Ph.D.

Copyright ©2017 by Deepak Chopra, M.D. và Menas Kafatos, Ph.D.

This edition published by arrangement with Harmony Books, an imprint of Random House, a division of Penguin Random House LLC. Vietnamese Translation Copyright © 2025 by Thien Tri Thuc Publishing Company

All rights reserved including the right of reproduction in whole or in part in any form.

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Harmony Books, một chi nhánh của Random House, trực thuộc Tập đoàn xuất bản Penguin Random House LLC

và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.

Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.

Đội ngũ thực hiện: Cùng Sống An Vui – Thảo Triều – Thủy Mộc – Linh Mía – Haliday –Khánh Minh – Mầu Quang Hưng

Địa chỉ: Số 75B, Phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Tel: 0328.033.988

Website: https://thientrithuc.com.vn/

Mọi thông tin xin gửi về:

• Góp ý về biên tập: edit@thientrithuc.com.vn

• Tư vấn về dịch vụ xuất bản: contact@thientrithuc.com.vn

Lời khen tặng

Dành cho ấn phẩm Bạnlàvũtrụ

“Gần một trăm năm trước, nhà hiền triết Tagore và nhà

khoa học Einstein đã có một cuộc gặp gỡ ngắn để thảo

luận về bản chất của thực tại. Đã quá lâu để có thể quay lại chứng

kiến cuộc đàm luận hấp dẫn giữa họ về cách mà khoa học và tâm

linh tiếp cận nhau, và tác phẩm mới này cuối cùng đã làm được

điều đó. Thậm chí nếu bạn – giống như tôi – ưa thích thế giới của

Einstein hơn, thì tác phẩm này sẽ khiến bạn kinh ngạc trước vũ trụ

nhân tính1 tuyệt đẹp của Tagore được các tác giả khám phá một cách tài tình.”

– DIMITAR SASSELOV,

Giáo sư Thiên văn học tại Đại học

Harvard, tác giả sách Cuộc sống của các siêu trái đất: Cách mà cuộc săn lùng người ngoài hành tinh và các tế bào nhân tạo sẽ cách mạng hóa sự sống trên hành tinh chúng ta2

1 Human universe.

2 The Life of Super-Earths: How the Hunt for Alien Worlds and Artificial Cells Will Revolutionize Life on Our Planet. (Trong ấn phẩm này, tên các ấn phẩm nước ngoài và một số từ chuyên môn đều được dịch giả chuyển ngữ sang tiếng Việt để độc giả thuận tiện trong quá trình đọc sách, tên sách gốc sẽ được chú thích ở chân trang.)

“Một chuyến thám hiểm văn học cực kỳ hấp dẫn và lôi cuốn sẽ giúp mở mang tâm trí của bạn!”

– RUDOLPH E. TANZI, Tiến sĩ, Joseph P. và Rose E. Kennedy, Giáo sư Thần kinh học tại Trường Y Harvard; Phó chủ tịch khoa Thần kinh kiêm Giám đốc Nghiên cứu di truyền và Lão hóa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts

“Deepak Chopra và Menas Kafatos mang đến cho chúng ta luồng ý tưởng tươi mới và một chuyến hành trình đầy thú vị đi sâu vào bản thể và vũ trụ.”

– PANKAJ S. JOSHI, M.D., nhà vật lý lý thuyết và nhà vũ trụ học; Giáo sư cấp cao tại Viện nghiên cứu cơ bản Tata

“Một tác phẩm đầy cảm hứng và sâu sắc chỉ ra sự khô khan và không phù hợp của thuyết duy vật vốn chiếm lĩnh nền khoa học

hiện đại một cách không cần thiết.”

– RUTH E. KASTNER, Ph.D., tác giả sách Hiểu về Thực tại

Vô hình của Chúng ta: Giải các Câu đố Lượng tử1

“Cùng với chuyên gia vật lý lượng tử Menas Kafatos, Chopra dẫn dắt chúng ta vào một chuyến tham quan vũ trụ cùng với vai trò của con người trong đó, khám phá cả khoa học và tâm linh cũng như cách cả hai lĩnh vực này có thể tiếp cận nhau. Mặc dù đó là một thế giới quan mà tôi không dự phần, nhưng lại là một chuyến đi thú vị.”

tác giả sách Bước đi của

Drunkard: Cách xác suất ngẫu nhiên quy định cuộc sống chúng ta2

1 Understanding Our Unseen Reality: Solving Quantum Riddles.

2 The Drunkard’s Walk: How Randomness Rules Our Lives.

Lời khen tặng | 9

“Khi khoa học về não bộ và triết học phương Tây vẫn bị ý thức làm cho bối rối, tác phẩm này hướng tới một giải pháp, một mối liên hệ sâu sắc giữa tâm trí chúng ta và cấu trúc cơ bản của vũ trụ.”

– STUART HAMEROFF, M.D.,

Giám đốc và đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Ý thức

“Tôi thường được hỏi liệu Deepak Chopra có thực sự tin vào những ý tưởng gây tranh cãi và khiêu khích mà ông đã đưa ra trong nhiều bài viết của mình hay không. Giờ đây khi đã biết ông, tôi có

thể khẳng định dứt khoát rằng không có sự gói gọn thế giới quan khoa học nào của ông ấy tốt hơn Bạn Là Vũ Trụ, mà ông ấy là đồng tác giả với nhà vật lý rất được kính trọng Menas Kafatos, đồng nghiệp của tôi tại Đại học Chapman. Nếu bạn muốn hiểu thế giới quan trong đó ý thức con người là chủ đạo, và cách mà quan kiến đó được thuyết phục thông qua khoa học, thì đây là quyển sách nên đọc. Trong hành trình của riêng tôi để hiểu rõ hơn về Deepak và thế giới quan của ông ấy, tác phẩm này là con đường khai sáng nhất mà tôi đã đi.”

Ph.D., nhà xuất bản tạp chí

Skeptic; phụ trách chuyên mục hàng tháng của tạp chí Khoa học

Mỹ; thành viên Hội đồng trường tại Đại học Chapman; tác giả các sách Vòng cung đạo đức, Niềm tin của não bộ và Tại sao mọi người tin vào những điều kỳ lạ1

“Khi còn là một thiếu niên, tôi từng khá tò mò khi phát hiện ra rằng mọi người coi những suy nghĩ và cảm xúc là thuộc về con người họ, nhưng nhận thức là một thứ gì đó hoàn toàn vượt xa bản thân mỗi người. Rốt cuộc, thế giới mà chúng ta nhận thức chỉ là một phần đời sống tinh thần, cũng như các suy nghĩ hay cảm xúc

1 The Moral Arc, The Believing Brain, and Why People Believe Weird Things.

của chúng ta. Trong quyển sách này, Deepak và Menas đã đưa ý

tưởng có vẻ ngây thơ này lên một tầm cao mới, bộc lộ sức mạnh và tầm quan trọng thực sự của nó. Họ làm điều đó một cách thông

minh, có hiểu biết khoa học và có gu thẩm mỹ tốt. Kết quả thật thú vị.”

Ph.D., tác giả các sách Tại sao

chủ nghĩa duy vật lại là chuyện vớ vẩn, Những cái nhìn thoáng qua bên ngoài, và Hơn cả câu chuyện ngụ ngôn1

“You Are the Universe (Bạn Là Vũ Trụ) có thể được đánh vần là

Youniverse, vì ‘bạn’ không chỉ ở trong vũ trụ, mà ‘bạn’ còn ở điểm khởi đầu của tất cả. Chopra và Kafatos đã cùng nhau biên soạn một công trình tuyệt hay và, theo như bất kỳ nhà khoa học nào ngày nay biết, là một khám phá hoàn toàn chính xác về cách mà bí

ẩn của ý thức chủ quan cung cấp cơ sở cho thực tại vật chất như nó được hiểu hiện nay. Tôi đặc biệt giới thiệu tác phẩm này cho những ai đang tò mò, thích khám phá.”

– FRED ALAN WOLF, Ph.D., hay còn gọi là Tiến sĩ Lượng tử®, nhà vật lý lý thuyết; tác giả các sách Vòng lặp thời gian và Xoắn không gian2, Vũ trụ tâm linh, Bước nhảy vọt lượng tử3 đoạt giải Sách quốc gia và nhiều tác phẩm khác

“Kiệt tác mới nhất của Deepak là một tác phẩm được viết chung với nhà vũ trụ học Menas Kafatos. Sách đề cập đến tất cả những câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta có thể đặt ra cho chính mình và cho khoa học. Những câu hỏi như chúng ta là ai, và tại sao chúng ta ở đây – được sự hỗ trợ của khoa học sẽ giải đáp

1 Why Materialism Is Baloney, Brief Peeks Beyond, and More Than Allegory.

2 Time Loops and Space Twists.

3 The Spiritual Universe, Taking the Quantum Leap.

Lời khen tặng | 11

những thắc mắc của chúng ta. Đây là ‘mô hình mới’ mà chúng ta đã nói đến!”

ERVIN LASZLO, tác giả sách Thực tại là gì: Bản đồ mới của vũ trụ, ý thức và sự tồn tại1

“Trong quyển sách thú vị được kết hợp một cách độc đáo giữa

một nhà vật lý thiên văn và một bác sĩ y khoa. Họ đã trình bày như một cuốn tiểu thuyết, và tôi dám khẳng định rằng, đó là một ‘mô

hình’ mang tính cách mạng khiến tất cả chúng ta phải xem xét lại ý

tưởng của mình về vai trò của chúng ta trong vũ trụ. Nó sẽ làm lay

động ao nước tù đọng trong niềm tin thiển cận của nhiều người.

Nó cũng sẽ khiến chúng ta suy nghĩ và tự hỏi về mối quan hệ thực sự giữa chúng ta với vũ trụ này.”

– KANARIS TSINGANOS, Giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị của Đài thiên văn quốc gia Athens; Giáo sư Vật lý thiên văn, thiên văn học và cơ học tại khoa Vật lý thuộc Đại học Athens, Hy Lạp “Bạn Là Vũ Trụ thảo luận về khía cạnh quan trọng nhất của các nghiên cứu về ý thức, đó là, ‘Liệu tâm trí có tạo ra thực tại không?’ Quyển sách này nêu lên rất nhiều vấn đề hấp dẫn có thể tạo ra môi trường cho cuộc tranh luận mới.” – SISIR ROY, Chủ tịch T.V. Raman Pai tại Viện Nghiên cứu

Cao cấp Quốc gia, cơ sở IISc, Bangalore; (cựu) Giáo sư Vật lý và đơn vị toán học ứng dụng tại Viện thống kê Ấn Độ, Kolkata, Ấn Độ

1 What Is Reality: The New Map of Cosmos, Consciousness, and Existence.

“Bạn Là Vũ Trụ mang đến sự rõ ràng, duyên dáng thường thấy

trong tất cả các tác phẩm của Deepak Chopra, kết hợp với những

hiểu biết uyên thâm của nhà vật lý Menas Kafatos nhằm làm sáng

tỏ những câu hỏi sâu sắc và cấp bách nhất ở những ranh giới của

khoa học đương đại. Kết hợp kiến thức chuyên môn của Tiến sĩ

Chopra về các hệ thống sinh học với những công trình của Giáo

sư Kafatos trong lĩnh vực vật lý lượng tử, địa vật lý và vũ trụ học, họ soi sáng các lĩnh vực mà tất cả các ngành khoa học đương đại

thành công nhất đều đạt đến giới hạn của những gì có thể giải thích được, nhờ vào ánh sáng đến từ chiều dài đời sống thực hành tâm linh thâm sâu của họ. Kết quả là không có sự xung đột giữa các quan điểm đối nghịch, mà là một tấm thảm phong phú, tổng hợp giữa trí tuệ, vẻ đẹp và sự thoải mái tuyệt vời dành cho nền văn hóa của nhân loại. Như vậy, Bạn Là Vũ Trụ là một món quà tuyệt vời và hào phóng mà các tác giả dành cho mỗi người chúng ta.”

– NEIL THEISE, M.D., Giáo sư Bệnh học tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai

Lời cảm ơn

Để có được sự hợp tác hiệu quả, đặc biệt là đối với một quyển

sách được hình thành một cách công phu như tác phẩm này

thì những lời cảm ơn là vô cùng xứng đáng.

Chúng tôi vô cùng biết ơn một người bạn và là nhà vật lý lỗi

lạc, Leonard Mlodinow ở Caltech, người đã xem xét kỹ lưỡng bản

thảo của chúng tôi. Lời cảm ơn tương tự cũng gửi đến nhà văn

đồng thời là khoa học gia tài năng và đầy hiểu biết Amanda Gefter.

Họ đã phụng sự để đảm bảo rằng nền khoa học của chúng ta tiến

gần hơn đến mức độ hoàn hảo nhất có thể, ngay cả khi chúng ta dấn thân vào những lĩnh vực gây tranh cãi đầy thách thức của nền khoa học chính thống.

Hoạt động nghiên cứu về ý thức đã chuyển đổi từ sự quan tâm hàng thứ yếu trong nền khoa học “cứng”1 sang đầu tư nghiên cứu trọng tâm. Chúng tôi đã gặt hái được nhiều từ ba hội nghị lớn về chủ đề này và từ những nhà tổ chức tận tâm:

Stuart Hameroff là một người tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực này. Ông đứng đầu hội nghị Khoa học và Ý thức vô giá: http://ciousness.arizona.edu/.

Maurizo và Zaya Benazzo là những người sáng lập và tổ chức hội nghị của SAND, một hội nghị khoa học và phi nhị 1 hard science.

nguyên có tầm quan trọng và phạm vi quốc tế: https://www. scienceandnonduality.com/.

Hội nghị chuyên đề về các nhà hiền triết và khoa học gia được

tổ chức bởi Chopra Foundation: www.choprafoundation.org.

Về phía nhà xuất bản, chúng tôi vô cùng may mắn khi có được

đội ngũ đã giúp cho quyển sách này thành hiện thực, khởi đầu với biên tập viên nội dung đầy tận tâm và kiên nhẫn của chúng

tôi, Gary Jansen, cùng với các thành viên làm việc tại Harmony:

Tổng biên tập Aaron Wehner; Phó chủ tịch và Giám đốc biên tập

Diana Baroni; Phó chủ tịch và Giám đốc truyền thông Tammy Blake; Giám đốc tiếp thị Julie Cepler; nhà báo cấp cao Lauren Cook; Giám đốc tiếp thị cấp cao Christina Foxley; Jenny Carrow và Christopher Brand, nhóm thiết kế bìa của chúng tôi; Giám

đốc thiết kế mỹ thuật Elizabeth Rendfleisch; Giám đốc sản xuất

Heather Williamson; và Patricia Shaw, biên tập viên xuất bản cấp cao. Xin gửi lời cảm ơn đến Giám đốc điều hành, Maya Mavjee, Chủ tịch và là Tổng biên tập của Crown Publishing Group, và một

lần nữa đến, Aaron Wehner, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Tổng biên tập của Harmony Books.

Các tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới những cá nhân quan trọng.

TỪ TÁC GIẢ MENAS

Gia đình đã đóng một vai trò nền tảng trong việc hình thành nên

cá nhân tôi với vai trò là một con người và là một nhà khoa học.

Bắt đầu từ cha mẹ tôi, Constantine và Helen, những người đã dạy tôi về sự tôn trọng đối với người khác và tuân thủ những nguyên tắc tử tế trong cuộc sống; anh cả của tôi, Anthony, người luôn sát cánh và bảo vệ tôi; và anh trai Fotis, người mà tôi đã theo sát tại Đại học Cornell và là người đã hướng dẫn tôi những bước đầu tiên

để trở thành một nhà khoa học. Chú George Xiroudakis đã truyền cho tôi tình yêu toán học. Cố vấn luận án của tôi tại MIT, Philip Morrison, đã cho tôi những hiểu biết cơ bản và lòng nhiệt tình

dành cho vật lý thiên văn và vũ trụ học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

tới tất cả các giáo sư vĩ đại tại MIT, Cornell và Harvard mà tôi đã từng theo học.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới vợ tôi, Susan Yang,

người đã luôn ủng hộ và sát cánh bên tôi khi tầm nhìn của tôi được

mở rộng. Ba con trai của tôi, Lefteris, Stefanos và Alexios, đã trao

cho tôi ý nghĩa to lớn cùng sự kính trọng sâu sắc với vai trò là một

người cha. Tôi biết ơn những người bạn tuyệt vời và đại gia đình mình ở Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Hy Lạp, những người tin vào cùng

một giấc mơ, bất kể những khác biệt giữa chúng tôi. Tôi xem tất

cả mọi người như một phần của tôi. Cuối cùng, khoa học và triết học của tôi sẽ chẳng là gì nếu thiếu vắng vai trò của nhà vật lý Niels

Bohr, tất cả các nhà vật lý lượng tử vĩ đại, và người thầy tâm linh

của tôi.

TỪ TÁC GIẢ DEEPAK

Với tất cả những gì được trao đi cùng tình yêu vô bờ bến, tôi xin

gửi lời cảm ơn đến vợ tôi, Rita, các con Gotham và Mallika, cùng các cháu của chúng tôi, những người luôn mang đến sự lạc quan to lớn về tương lai. ---

Cả hai tác giả đều muốn cảm ơn đội ngũ tuyệt vời tại Trung

tâm Chopra, đặc biệt nhất là Carolyn, Felicia và Gabriela Rangel, những thành viên trong một gia đình đã giúp xử lý những phần

việc chi tiết và quan trọng mà nếu thiếu họ thì quyển sách này sẽ

không thể thực hiện được.

Lời tựa

Bạn và vũ trụ là một

Cómột điều đã được giữ bí mật về sự nối kết trong cuộc sống

của bạn cũng như của tất cả mọi người. Bạn không biết nó bắt đầu từ lúc nào và bạn phụ thuộc mọi mặt vào nó. Nếu sự nối

kết này bị gián đoạn thì thế giới này sẽ tan biến như một làn khói.

Đó là sự nối kết giữa bạn và thực tại.

Có rất nhiều yếu tố phải kết hợp hoàn hảo với nhau để hình thành nên thực tại, và điều này hoàn toàn nằm ngoài tầm nhìn của con người. Hãy nghĩ về ánh sáng mặt trời. Rõ ràng, mặt trời không thể tỏa sáng trừ phi có các tinh cầu, vì mặt trời của chúng ta là một tinh cầu (ngôi sao) cỡ trung bình trôi nổi bên ngoài trung tâm dải ngân hà1. Có rất ít bí mật còn sót lại cho chúng ta khám phá về cách mà các tinh cầu (ngôi sao) hình thành, về chất liệu đã cấu tạo nên chúng và về cách mà ánh sáng được tạo ra trong cái vạc lửa cực nóng ở lõi của một ngôi sao. Bí mật thật sự nằm ở chỗ khác. Khi ánh sáng mặt trời di chuyển 93 triệu dặm (1 dặm = 1.609 km) đến trái đất, nó xuyên qua bầu khí quyển và đáp xuống ở một nơi nào

1 Ngân hà: tiếng Anh là Milky Way, là một thiên hà chứa hệ mặt trời. Hệ mặt trời nằm ở mặt trong của Cánh tay Orion, cách trung tâm ngân hà khoảng 26.000 năm ánh sáng (khoảng 247 triệu tỷ km) và cách rìa khoảng 14.000 năm ánh sáng (khoảng 133 triệu tỷ km). (ND: Trong ấn phẩm này, những chú thích bổ sung đến từ dịch giả sẽ được viết tắt là ND)

đó trên hành tinh. Trong trường hợp này, nơi duy nhất mà chúng ta quan tâm là mắt của mình. Dòng các photon, khối năng lượng mang ánh sáng, kích thích võng mạc ở phía sau mắt của bạn, bắt

đầu một chuỗi phản ứng dẫn đến não và vỏ não thị giác của bạn.

Điều kỳ diệu của tầm nhìn nằm ở cơ chế xử lý ánh sáng mặt trời của não bộ, điều này đã quá rõ ràng. Bước quan trọng nhất

trong việc chuyển đổi ánh sáng thành một hình ảnh hoàn toàn là

điều bí ẩn. Không quan trọng cái mà bạn nhìn thấy trong thế giới này – một quả táo, đám mây, ngọn núi hay cái cây – ánh sáng mặt

trời chiếu vào vật thể khiến chúng hiển lộ ra. Nhưng bằng cách

nào đây? Không ai thật sự biết được, nhưng công thức của bí mật này ẩn chứa trong thị giác, bởi vì nhìn là một trong những phương thức căn bản để nhận biết một đối tượng là có thật.

Điều gì khiến cho việc nhìn thấy hoàn toàn là một bí ẩn, có thể

được tóm tắt trong một vài sự thật không thể phủ nhận sau:

• Photon là vô hình. Chúng không sáng, thậm chí cho dù bạn thấy ánh sáng mặt trời là tươi sáng.

Bộ não không có ánh sáng bên trong, nó là một khối các

tế bào chìm trong một bóng tối có kết cấu giống bột yến mạch được bao bọc trong chất lỏng không khác mấy so với nước biển.

Vì không có ánh sáng trong não nên cũng không có các bức tranh hay hình ảnh chứa trong đó. Khi bạn mường tượng ra khuôn mặt của người thân yêu, không có nơi nào trong não bộ chứa hình ảnh của khuôn mặt đó.

Hiện tại không ai có thể giải thích làm thế nào mà các photon vô hình được chuyển đổi thành các phản ứng hóa học, và tất cả chúng ta đều xem việc các xung điện có cường độ yếu trong não

tạo ra hình ảnh ba chiều là điều hiển nhiên. Việc quét não ghi nhận

Lời tựa: Bạn và vũ trụ là một | 19

được các tín hiệu điện, đó là lý do tại sao các kết quả chụp fMRI

có các mảng sáng và màu. Có gì đó đang diễn ra trong não, nhưng

bản chất thực sự của thị giác là một bí ẩn. Tuy nhiên, có một điều

được biết chắc rằng sáng tạo có được từ những gì nhìn thấy bằng

mắt được tạo ra bởi chính bạn. Không có bạn thì toàn thế giới – và

cả vũ trụ bao la đang giãn nở theo mọi hướng – không thể tồn tại.

Ngài John Eccles, một nhà thần kinh học đạt giải Nobel, đã

từng tuyên bố: “Tôi muốn các bạn nhận ra rằng trong tự nhiên

không tồn tại màu sắc, âm thanh – không có gì thuộc loại này; không họa tiết, không hoa văn, không vẻ đẹp, không mùi hương”.

Điều mà Eccles muốn đề cập là tất cả những phẩm tính của tự

nhiên, từ hương thơm sang trọng của hoa hồng đến vết chích của ong bắp cày và hương vị của mật ong, đều do con người tạo ra. Đó là một tuyên bố đáng chú ý, và không thể loại bỏ phần nào trong

đó. Ngôi sao xa nhất, cách xa hàng tỉ năm ánh sáng, sẽ không có thực nếu không có bạn, bởi vì mọi thứ làm nên thực tại của một

ngôi sao – từ nhiệt độ, ánh sáng, khối lượng, vị trí của nó trong

không gian và vận tốc mang nó đi với tốc độ cực lớn – đều cần

đến vai trò của một người quan sát với hệ thống thần kinh của loài người. Nếu không có ai tồn tại để trải nghiệm nhiệt, ánh sáng, khối lượng, v.v.. thì không gì có thể là thật như chúng ta nghĩ.

Đó là lý do tại sao kết nối bí mật này là điều quan trọng nhất mà bạn nhận ra hoặc sẽ nhận ra nó. Bạn là nhà sáng tạo nên thực tại này, nhưng bạn lại không biết mình làm điều đó như thế nào – đây là quá trình không cần sự nỗ lực. Khi bạn nhìn, tia sáng trở nên bừng sáng. Khi bạn nghe, rung động trong không khí chuyển

đổi thành âm thanh mà bạn có thể nghe. Sự sinh động của thế giới xung quanh bạn với tất cả sự phong phú của nó phụ thuộc vào cách bạn liên hệ với nó.

Kiến thức uyên thâm này không phải là điều gì mới mẻ. Ở Ấn Độ cổ đại, các nhà hiền triết Vệ Đà đã tuyên bố về

Aham Brahmasmi , có thể dịch ra là “Ta là vũ trụ” hay “Ta là tất cả”. Họ đã đạt đến hiểu biết này bằng việc thâm nhập sâu vào bên trong tâm thức của chính họ, nơi những khám phá đáng kinh ngạc

đã được phát hiện. Còn có những tâm thức mà tài năng có thể so sánh với Einstein, người đã cách mạng hóa ngành vật lý trong thế kỷ 20, cũng đã bị lãng quên.

Ngày nay chúng ta khám phá thực tại nhờ vào khoa học, và không thể tồn tại hai thực tại. Nếu “Ta là vũ trụ” là đúng, thì khoa

học hiện đại phải đưa ra được bằng chứng để chứng minh điều

đó – và đúng là như vậy. Mặc dù khoa học chính thống tập trung

vào các phép đo, dữ liệu và thử nghiệm bên ngoài, thứ xây dựng

nên mô hình thế giới vật chất chứ không phải thế giới nội tâm, thì

vẫn còn đó rất nhiều bí ẩn mà các phép đo, dữ liệu và thực nghiệm không thể giải thích. Ở các lĩnh vực không biên bờ như thời gian

và không gian, khoa học phải áp dụng những phương pháp mới để

có thể trả lời một số câu hỏi rất căn bản như “Cái gì xuất hiện trước

vụ nổ Big Bang?” và “Vũ trụ được làm từ chất liệu gì?”

Chúng tôi trình bày chín trong số những câu hỏi lớn và hóc

búa nhất mà khoa học ngày nay đang đối mặt. Mục đích của chúng

tôi không phải là trao thêm một quyển sách khoa học thường thức nữa vào tay độc giả. Chúng tôi có một chương trình nghị sự, nhằm chứng tỏ rằng đây là một vũ trụ có người tham dự (participatory universe) mà sự tồn tại của nó phụ thuộc vào con người. Ngày càng có nhiều nhà vũ trụ học – các khoa học gia giải thích về nguồn gốc và bản chất của vũ trụ – phát triển các lý thuyết về một vũ trụ hoàn toàn mới, một vũ trụ đang sống, có ý thức và đang tiến hóa. Một vũ trụ như thế không phù hợp với những mô hình chuẩn hiện có. Đó không phải là vũ trụ của vật lý lượng tử hay của một đấng sáng tạo như được mô tả là công việc của Đức Chúa toàn năng trong sách Sáng Thế Ký.

Lời tựa: Bạn và vũ trụ là một | 21

Một vũ trụ có ý thức đáp ứng theo cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận. Nó có được hình dạng, màu sắc, âm thanh và kết cấu bởi từ chính chúng ta. Vì thế, chúng tôi cảm thấy tên gọi tốt nhất

dành cho nó là vũ trụ nhân tính, và nó là vũ trụ thực sự, vũ trụ duy nhất mà chúng ta có.

Ngay cả khi bạn không rành về khoa học hoặc ít quan tâm đến

nó, bạn không thể không quan tâm đến cách thực tại vận hành.

Tất nhiên, cách bạn nhìn nhận cuộc đời mình quan trọng đối với

bạn, và cuộc sống của tất cả mọi người đều hòa vào trong ma trận

thực tại. Làm người có nghĩa là gì? Hoặc là chúng ta phải chấp nhận thực tại rằng chúng ta chỉ là những hạt bụi vô cùng nhỏ trong

không gian bao la của vũ trụ. Hoặc chấp nhận rằng, chúng ta là

những nhà sáng tạo ra thực tại sống động trong một vũ trụ có ý

thức đáp ứng tâm trí của chúng ta. Không tồn tại một nền tảng

trung gian cũng như không có một thực tại thứ hai nào có thể

được chọn lựa chỉ vì chúng ta thích nó hơn.

Vì vậy, hãy để cuộc hành trình bắt đầu. Bạn sẽ là người tự

đánh giá cho mỗi bước đi trên con đường này. Đối với mỗi câu

hỏi, chẳng hạn như “Cái gì xảy ra trước vụ nổ lớn?”, bạn sẽ được

đọc những câu trả lời hay nhất mà khoa học hiện đại có thể đưa ra, theo sau là lý do tại sao những đáp án này chưa thỏa đáng. Điều

này mở đường cho những khám phá hoàn toàn mới về vũ trụ nơi

các câu trả lời đến từ trải nghiệm của mọi người. Đây có lẽ là điều

đáng kinh ngạc nhất, rằng trung tâm điều khiển trong việc tạo ra thực tại nằm ở chính những trải nghiệm mà tất cả chúng ta đang

trải qua mỗi ngày. Ngay khi cách vận hành của quá trình sáng tạo được khai mở, bạn sẽ có một nhận thức hoàn toàn khác về bản thân mình so với trước đây. Khoa học và tâm linh, hai thế giới quan vĩ đại trong lịch sử loài người, cùng đóng góp vào mục tiêu cuối cùng, đó là khám phá ra đâu là bản chất thực sự của thực tại.

Có một sự thật đáng lo ngại đang xảy ra quanh chúng ta. Đó

là vũ trụ ngày nay không vận hành theo cách nó nên như vậy. Có quá nhiều vấn đề nan giải ngày càng chồng chất. Một số phức tạp

đến mức nghĩ ra cách tiếp cận để giải quyết cũng đã là khó khăn.

Nhưng điều này lại mở ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới, cái mà

một số người gọi là sự chuyển đổi mô thức1 .

Một mô thức cũng giống như thế giới quan. Đối với mô thức hay thế giới quan dựa trên đức tin, thì tạo hóa cần một Đấng Sáng

Tạo, một đấng thần thánh đã sắp xếp những điều phức tạp đáng

kinh ngạc của vũ trụ. Nếu mô thức của bạn dựa trên các giá trị của thời kỳ Khai sáng thế kỷ 19, Đấng Sáng Tạo có thể vẫn tồn tại, nhưng ngài không can dự vào các công việc hằng ngày của bộ máy vũ trụ – ngài giống như một người thợ sửa đồng hồ, khởi động cỗ máy rồi để nó tự hoạt động. Các mô thức tiếp tục thay đổi, được thúc đẩy bởi sự tò mò của loài người và trong 400 năm trở lại đây, chủ yếu được nhìn qua lăng kính khoa học. Hiện nay, mô thức thống trị khoa học thừa nhận một vũ trụ không chắc chắn, ngẫu nhiên, không có mục đích và không ý nghĩa. Với những ai đang làm việc trong thế giới quan này thì sự tiến bộ vẫn đang liên tục diễn ra. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng đối với một học giả Cơ đốc giáo sùng đạo vào thế kỷ 11, thì sự tiến bộ hướng đến sự thật của Đức Chúa Trời cũng đang không ngừng được thực hiện.

Các mô thức cũng đang tự hoàn thiện chính nó, do đó cách duy nhất để tạo ra sự thay đổi triệt để là vượt lên tất cả mô thức. Đó là điều chúng tôi dự định thực hiện trong quyển sách này, chuyển từ mô thức cũ sang một cái mới. Nhưng có một trở ngại, các mô thức mới không chỉ đơn giản được lấy xuống khỏi kệ là xong. Chúng phải được đưa vào khảo nghiệm bằng cách đặt ra một câu hỏi đơn giản: Liệu thế giới quan mới này có giải thích được bí ẩn của vũ trụ tốt hơn cái trước đó không? Chúng tôi tin

1 Paradigm shift.

Lời tựa: Bạn và vũ trụ là một | 23

rằng vũ trụ nhân tính phải chiếm ưu thế. Nó không phải là một phần bổ sung cho bất kỳ lý thuyết hiện có nào.

Nếu vũ trụ nhân tính tồn tại thì nó phải có mặt cho bạn với

tư cách là một cá nhân. Quan điểm về vũ trụ hiện nay là “ở ngoài kia”, trải rộng bao la và kết nối rất ít hoặc không có mối liên hệ nào với cách bạn đang sống đời sống hằng ngày. Nhưng nếu tất cả

những gì bạn nhìn thấy xung quanh cần có sự tham gia của mình, thì chính là bạn đang được vũ trụ kết nối trong từng phút giây. Đối với chúng ta, bí ẩn lớn nhất chính là cách con người tạo ra thực tại

cho chính mình, và rồi lại quên ngay những gì mình đã từng làm.

Chúng tôi gửi đến độc giả quyển sách này, như là một cẩm nang

để nhắc bạn nhớ lại, bạn thực sự là ai.

Sự chuyển đổi sang một mô thức mới đang diễn ra. Các câu

trả lời được đưa ra trong quyển sách này không phải là phát minh

của chúng tôi hay những ý tưởng hão huyền. Tất cả chúng ta đang

sống trong một vũ trụ có người tham dự. Một khi bạn quyết định tham dự bằng toàn bộ trí óc, cơ thể và tâm hồn thì sự chuyển đổi

mô thức sẽ trở nên mang tính cá nhân. Bạn sẽ làm chủ hoặc thay

đổi được thực tại của mình.

Cho dù bao nhiêu tỷ đô la được chi cho nghiên cứu khoa học, hay bao nhiêu tín đồ tôn giáo nhiệt thành giữ niềm tin với Thượng

đế, thì điều quan trọng cuối cùng vẫn là thực tại. Vũ trụ nhân

tính trong trường hợp này là rất mạnh mẽ; đó là một phần của sự chuyển đổi mô thức đang diễn ra xung quanh chúng ta. Lý do chúng tôi nói “Bạn là vũ trụ” vì đó là một sự thật không thể khác.

Tổng quan

Bình minh của vũ trụ nhân tính

một bức ảnh chụp Albert Einstein đứng bên cạnh người

đàn ông nổi tiếng nhất thế giới, người tình cờ có mặt, đó

chính là diễn viên hài vĩ đại Charlie Chaplin. Trong chuyến viếng thăm của Einstein đến Los Angeles vào năm 1931, một cuộc gặp gỡ tình cờ tại phim trường Universal Studio đã dẫn đến lời mời tham gia buổi ra mắt bộ phim mới Ánh sáng đô thị1 của Chaplin.

Cả hai đều mặc bộ âu phục lịch lãm và cười rất tươi. Thật ngạc

nhiên khi nghĩ rằng Einstein là người đàn ông nổi tiếng thứ hai trên thế giới.

Sự nổi tiếng khắp thế giới của ông không phụ thuộc vào việc một người bình thường hiểu được thuyết tương đối của ông2. Các lý thuyết của Einstein thuộc về một lĩnh vực vượt xa đời sống thường ngày, và chính điều đó đã tạo ra sự kinh ngạc. Một triết gia, nhà toán học người Anh tên là Bertrand Russell vốn không được đào tạo về vật lý học trước đây, khi được giải thích về các ý tưởng của Einstein, đã vô cùng kinh ngạc và thốt lên: “Không ngờ rằng tôi đã dành cả đời mình cho những thứ hoàn toàn vô giá trị như thế.” (Russel tiếp tục viết lời giải thích tuyệt vời về thuyết tương

1 City Lights.

2 Mặc dù thường được gọi là Thuyết Tương đối, Einstein đã đưa ra ý tưởng mang tính cách mạng của mình vào hai giai đoạn, đầu tiên là Thuyết Tương Đối Hẹp vào năm 1905, sau đó là Thuyết Tương Đối Rộng vào năm 1915.

Tổng quan: Bình minh của vũ trụ nhân tính | 25

đối của Einstein cho những người bình thường trong tác phẩm

Giải thích cơ bản về Thuyết tương đối1).

Theo một cách nào đó, thuyết tương đối đã làm đảo lộn cả

thời gian và không gian mà một người bình thường cũng có thể

nắm bắt được ý tưởng đó. E = mc2 là phương trình nổi tiếng nhất

trong lịch sử, nhưng ý nghĩa của nó cũng không liên quan gì đến

đời sống hằng ngày. Mọi người vẫn tiếp tục cuộc sống hằng ngày

của mình như thể không có ý tưởng sâu xa nào của Einstein là quan trọng và mang tính thực tế đời sống.

Nhưng giả định đó hóa ra không đúng.

Khi các lý thuyết của Einstein lật đổ thời gian và không gian, một điều gì đó có thật đã xảy ra – kết cấu của vũ trụ bị xé toạc ra và sau đó được dệt lại thành một thực tại mới. Điều mà ít người hiểu

được là Einstein đã tưởng tượng ra thực tại mới này; ông đã không

làm việc với những công thức toán học trên bảng đen. Từ thời thơ ấu, ông đã sở hữu một khả năng đặc biệt trong việc hình dung ra

các vấn đề nan giải trong đầu. Khi còn là sinh viên, Einstein đã cố

gắng tưởng tượng việc du hành với vận tốc ánh sáng sẽ như thế nào. Tốc độ của ánh sáng đã được tính toán vào khoảng 300.000 km/giây, nhưng Einstein cảm nhận ánh sáng còn chứa đựng điều gì đó khá bí ẩn vẫn chưa được khám phá. Điều ông muốn biết không phải là các thuộc tính của ánh sáng hay khái niệm ánh sáng dưới góc nhìn của một nhà vật lý, mà là trải nghiệm có được khi du hành cùng chùm ánh sáng.

Ví dụ, tiền đề của thuyết tương đối là tất cả những người quan sát đều đo được tốc độ ánh sáng như nhau, ngay cả khi họ đang di chuyển với những tốc độ khác nhau, ra xa nhau hoặc hướng về nhau. Điều này ngụ ý không có vật chất gì trong vũ trụ di chuyển nhanh hơn ánh sáng, vì vậy hãy tưởng tượng bạn đang di chuyển

1 The ABC of Relativity.

về cơ bản bằng với tốc độ ánh sáng và bạn ném một quả bóng chày

về phía trước. Quả bóng có rời khỏi tay bạn không? Rốt cuộc, nếu

tốc độ của bạn đã ở mức giới hạn tuyệt đối không thể tăng thêm

và quả bóng chày rời khỏi tay bạn lúc này thì nó sẽ dịch chuyển

như thế nào?

Khi đã hình dung được vấn đề trong đầu, Einstein tìm kiếm

một giải pháp trực quan tương ứng. Điều làm cho các giải pháp

của ông trở nên hấp dẫn – đặc biệt cho những mục đích của chúng

tôi – là mức độ tưởng tượng đã được vận dụng. Ví dụ, Einstein

tưởng tượng một người rơi tự do. Đối với một người đã từng có trải nghiệm tương tự, đó dường như là một cảm giác phi trọng lực.

Nếu anh ta lấy một quả táo ra khỏi túi và thả nó ra, thì quả táo sẽ lơ

lửng trong không trung bên cạnh anh ta, một lần nữa nó tạo cảm giác dường như không có trọng lực.

Khi Einstein nhận ra điều này, tâm trí ông đã nảy sinh một ý tưởng mang tính cách mạng: có thể không tồn tại trọng lực trong tình huống như vậy. Trọng lực luôn được xem là lực tác động giữa

hai vật thể, nhưng ông xem nó không là gì khác hơn không-thời gian cong, ngụ ý rằng không gian và thời gian bị ảnh hưởng khi có

mặt khối lượng. Và không-thời gian cong đó, trong vùng lân cận

của các vật thể bị sụp đổ như lỗ đen1, sẽ dẫn đến thời gian chậm dần lại tới điểm dừng mà những quan sát viên ở xa có thể nhìn thấy.

Tuy nhiên, một người nào đó đứng tại vị trí vật thể rơi sẽ không

nhìn thấy bất cứ điều gì khác thường. Hạ trọng lực thành một lực là một trong những đặc điểm gây sốc nhất của thuyết tương đối.

Chúng ta có thể thấy các ý tưởng của Einstein ngoài đời thực, khi các phi hành gia được huấn luyện trong môi trường phi trọng lực bên trong một chiếc máy bay. Camera ghi nhận các vật thể lơ lửng giữa không trung, hoàn toàn không có trọng lực và đúng như

1 Lỗ đen (Black hole): Thiên thể tự co mạnh lại, có lực hấp dẫn mạnh tới mức cả vật chất cũng như ánh sáng đều không thể thoát ra ngoài được. (ND)

Tổng quan: Bình minh của vũ trụ nhân tính | 27

Einstein dự đoán, mọi vật thể không cố định trong máy bay sẽ đều

không có trọng lượng. Điều mà camera không cho thấy là để đạt

được trạng thái phi trọng lực, máy bay đã tăng tốc liên tục trong

lúc rơi tự do, đủ để chống lại trường hấp dẫn của trái đất. Như

thuyết tương đối đã dự đoán, tốc độ đã biến trọng lực thành một

điều kiện có thể thay đổi được.

Nếu trọng lực là một lực có thể thay đổi được, thì còn những thứ khác mà chúng ta coi là cố định và đáng tin cậy thì sao? Einstein

đã thực hiện một bước đột phá quan trọng khác về thời gian. Thay cho thời gian tuyệt đối, được xem như là một chiều kích độc lập

trước khi có thuyết tương đối, ông phát hiện ra rằng thời gian bị

ảnh hưởng bởi hệ quy chiếu của người quan sát và cũng bởi việc

ở gần một trường hấp dẫn mạnh. Điều này được gọi là sự giãn nở

thời gian. Đồng hồ trên Trạm vũ trụ quốc tế dường như chạy hoàn

toàn bình thường đối với một phi hành gia, trong khi so với đồng

hồ trên trái đất, chúng hơi nhanh hơn. Một nhà du hành di chuyển gần bằng tốc độ ánh sáng sẽ không nhận ra được đồng hồ trên

tàu vũ trụ của anh ta đang hoạt động khác đi, nhưng đối với một người quan sát trên trái đất, chúng dường như đang chạy chậm lại. Các đồng hồ đặt gần trường hấp dẫn mạnh chạy chậm hơn khi

quan sát chúng từ xa.

Thuyết tương đối cho chúng ta thấy rằng không có thời gian

phổ quát. Tất cả đồng hồ trên toàn vũ trụ không thể được đồng

bộ hóa. Một ví dụ cực đoan là nếu một con tàu vũ trụ tiến đến gần một lỗ đen sẽ bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn cực lớn của lỗ đen đó

đến mức, đối với một người quan sát trên trái đất, đồng hồ trên

tàu vũ trụ sẽ chậm lại đáng kể, thực sự sẽ mất một khoảng thời gian vô hạn để vượt qua đường chân trời của lỗ đen và bị hút vào bên trong. Trong khi đó, đối với phi hành đoàn rơi vào lỗ đen, thời

gian sẽ chạy bình thường cho đến khi họ bị nghiền nát bởi lực hấp dẫn to lớn của nó trong một thời gian ngắn.

Mặc dù những hiệu ứng này đã được biết đến trong một thế

kỷ, nhưng một điều mới mẻ đã xảy ra trong thời đại của chúng ta – thuyết tương đối thực sự quan trọng trong đời sống hằng ngày.

Trên trái đất, đồng hồ tích tắc chậm hơn so với trong không gian

rỗng cách xa trọng lực. Vì vậy, khi đồng hồ rời khỏi lực hấp dẫn của trái đất, chúng sẽ tăng tốc hay chính xác hơn là chúng có vẻ

như vậy, điều đó có nghĩa là đồng hồ trên các vệ tinh GPS sẽ chạy

nhanh hơn so với các đồng hồ trên trái đất. Khi bạn yêu cầu thiết

bị thu GPS trong ô tô xác định vị trí của bạn, kết quả sẽ có độ

trễ, dù chỉ một chút, trừ khi đồng hồ trên vệ tinh GPS được điều chỉnh để khớp với giờ trái đất. (“Một chút” cũng đủ để xác định sai lệch vị trí của bạn đi vài dãy nhà, một lỗi tai hại đối với hệ thống hướng dẫn và bản đồ).

Những hình ảnh tưởng tượng ban đầu của Einstein đã mở đầu cuộc hành trình đến với Thuyết Tương Đối Hẹp 1, và đối với mục đích của chúng tôi, điều này cực kỳ quan trọng. Bản thân ông đã rất ngạc nhiên khi các lý thuyết đơn thuần từ trí

tưởng tượng của ông hóa ra lại phù hợp với cách thức hoạt động thực sự của tự nhiên. Nhưng mọi thứ mà lý thuyết này dự đoán, bao gồm lỗ đen và sự chậm lại của thời gian khi có lực hấp dẫn lớn, đã trở thành sự thật. Einstein nhận ra rằng thời gian, không gian, vật chất và năng lượng có thể hoán đổi cho nhau. Ý tưởng duy nhất này đã lật đổ thế giới bình thường của năm giác quan với tuyên bố rằng không có gì chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, nếm, chạm và ngửi là đáng tin cậy.

Bạn có thể tự hình dung để chứng minh thực tế này với chính mình. Tưởng tượng bạn đang ngồi trên một đoàn tàu di chuyển trên đường ray. Bạn nhìn ra ngoài cửa sổ và nhìn thấy một đoàn tàu thứ hai đang chạy trên đường ray song song bên cạnh bạn. Tuy nhiên, đoàn tàu thứ hai này không di chuyển về phía trước, vì vậy

1 Special Theory of Relativity, một số tài liệu còn gọi là Thuyết Tương Đối Đặc Biệt.

Tổng quan: Bình minh của vũ trụ nhân tính | 29

theo mắt bạn, nó phải đứng yên. Nhưng đôi mắt của bạn đang nói dối, vì trên thực tế, đoàn tàu của bạn và đoàn tàu thứ hai đang chuyển động với cùng tốc độ so với sân ga. Về mặt tinh thần, tất cả

chúng ta đều điều chỉnh theo những lời nói dối mà các giác quan

mách bảo. Chúng ta hợp lý hóa lời nói dối rằng mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây. Khi một chiếc xe cứu hỏa lao vút

qua, còi báo động của nó sẽ tăng dần cường độ khi nó đến gần và

giảm cường độ khi nó rời đi xa. Nhưng về mặt tinh thần, chúng ta biết rằng âm thanh của còi báo động không hề thay đổi. Tăng và

giảm là lời nói dối mà đôi tai mách bảo chúng ta.

Các giác quan đều không đáng tin cậy như nhau. Nếu bạn nói

với ai đó rằng bạn sắp nhúng tay họ vào một xô nước nóng, nhưng thay vào đó bạn nhúng tay họ vào nước đá, hầu hết mọi người đều sẽ kêu lên như thể nước quá nóng. Một kỳ vọng về tinh thần khiến

xúc giác đưa ra một bức tranh sai lệch về thực tại. Vì vậy, mối quan hệ giữa những gì bạn nghĩ và những gì bạn nhìn thấy hoạt động theo hai cách. Tâm thức của bạn có thể diễn giải sai những gì bạn

nhìn thấy, hoặc đôi mắt của bạn có thể kể cho tâm thức một câu

chuyện sai sự thật. (Chúng tôi nhớ lại một sự cố xảy ra với một người quen. Khi anh ta đi làm về, vợ anh ta nói với chồng mình

rằng có một con nhện khổng lồ trong bồn tắm và cầu xin anh ta đuổi nó đi. Anh ta bước lên lầu và kéo vòi hoa sen, kéo rèm lại. Từ dưới nhà, người vợ nghe thấy tiếng anh ta hét lên khi nhìn thấy thứ mà anh ấy nghĩ là con nhện to nhất thế giới. Nhưng thực tế thì hôm đó là ngày “Cá tháng tư”, cô ấy đã bỏ một con tôm hùm sống vào bồn tắm!)

Nếu tâm thức có thể đánh lừa các giác quan và các giác quan cũng có thể đánh lừa tâm thức, thì thực tại đột nhiên trở nên kém thực tế hơn. Làm sao chúng ta có thể dựa vào một “thực tại” bên ngoài, nếu nó bị ảnh hưởng bởi cách chúng ta đang chuyển động hay chúng ta đang đắm chìm trong trường hấp dẫn nào?

Einstein có lẽ đã làm nhiều hơn bất kỳ ai khác trước khi cơ học

lượng tử ra đời, để góp phần tạo nên cảm giác khó chấp nhận rằng

không có gì giống như vẻ bề ngoài của nó. Hãy cùng xem câu trích dẫn của ông về thời gian: “Tôi nhận ra rằng quá khứ và tương lai là

những ảo ảnh có thật, rằng chúng tồn tại trong hiện tại, đó là cái

đang là và tất cả những gì đang là”. Thật khó để tưởng tượng ra một tuyên bố cấp tiến hơn, và bản thân Einstein cũng không thoải mái

với việc chúng ta chấp nhận một thế giới không đáng tin cậy như

hiện nay – xét cho cùng, việc chấp nhận rằng quá khứ và tương

lai là ảo tưởng sẽ phá vỡ một thế giới vận hành trên giả định rằng

dòng chảy đồng nhất của thời gian là hoàn toàn thật có.

LIỆU MỌI THỨ CHỈ LÀ TƯƠNG

Năm 2015 đánh dấu kỷ niệm 100 năm phiên bản thuyết tương

đối cuối cùng của Einstein, được gọi là Thuyết Tương Đối Rộng1, nhưng những hàm ý cơ bản nhất của nó vẫn chưa được hiểu rõ, không phải vì nó liên quan đến đâu là thực và đâu là ảo ảnh. Tất cả chúng ta đều đã dần quen chấp nhận tính chất tương đối trong cuộc sống hằng ngày của mình, mặc dù chúng ta không nhắc tới thuật từ đó. Khi đứa con mới biết đi của bạn vẽ lên tường bằng bút màu, ném thức ăn xuống sàn hoặc làm ướt giường, bạn có nhiều khả năng sẽ nuông chiều hành vi của bé hơn là các bé nhà hàng xóm đến chơi và làm điều tương tự. Chúng ta cũng đã quen với

việc tâm thức đánh lừa chúng ta về những gì các giác quan của chúng ta nhận biết. Giả sử bạn đang dự định tham dự một bữa tiệc và được thông báo trước rằng Mr. X, người cũng sẽ tham gia buổi tiệc, đang bị xét xử vì nhiều vụ trộm cắp trong khu vực của bạn. Tại bữa tiệc, ông X đến gặp bạn và tình cờ hỏi: “Bạn sống ở đâu?”.

Những âm thanh truyền đến não bạn qua cơ chế nghe sẽ tạo ra một phản ứng rất khác so với khi ai đó hỏi cùng câu hỏi trên.

1 General Theory of Relativity.

Tổng quan: Bình minh của vũ trụ nhân tính | 31

Einstein có thể hình dung trong trí tưởng tượng của mình

rằng, các vật thể dường như không chuyển động cùng tốc độ đối

với một người đang cưỡi trên một chùm ánh sáng và một người

nào đó đứng trên một vật thể đang chuyển động khác. Vì vận tốc

của bất cứ thứ gì đều được đo bằng thời gian cần thiết để đi được một quãng đường nhất định, nên đột nhiên thời gian và không

gian cũng phải có tính tương đối. Chẳng mấy chốc, chuỗi suy luận

của Einstein trở nên phức tạp – phải mất 10 năm, từ 1905 đến 1915, ông mới tham khảo ý kiến của các nhà toán học để tìm ra

công thức chính xác cho lý thuyết của mình. Cuối cùng, Thuyết

Tương Đối Rộng được ca ngợi là tác phẩm khoa học vĩ đại nhất

từng được hoàn thành bởi một bộ óc duy nhất. Nhưng không nên

quên rằng Einstein đã giải được mật mã của không gian, thời gian, vật chất, năng lượng và trọng lực bằng cách sử dụng trải nghiệm

của việc tưởng tượng những hình ảnh trực quan trong tâm thức.

Phải chăng điều này chứng minh rằng bạn đang tạo ra thực tại cho cá nhân mình tùy theo những trải nghiệm của chính bạn không? Tất nhiên rồi. Mỗi khoảnh khắc trong ngày bạn liên hệ với thực tại thông qua tất cả các loại bộ lọc độc nhất của riêng bạn. Người bạn yêu bị người khác ghét. Màu sắc bạn thấy đẹp lại xấu trong mắt người khác. Một cuộc phỏng vấn xin việc khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng ngay lập tức thì lại không gây ra mối đe dọa nào cho một ứng viên khác vốn tự tin hơn. Câu hỏi thực sự cho tất cả chúng ta không phải là liệu bạn có đang tạo ra thực tại hay không mà là sự can thiệp của bạn sâu rộng đến mức nào. Có cái gì là thực “ở ngoài kia” độc lập với chúng ta hay không?

Câu trả lời của chúng ta là không. Mọi thứ được biết là có thật, từ một hạt hạ nguyên tử đến hàng tỷ thiên hà, từ vụ nổ lớn đến điểm tận cùng có thể của vũ trụ, tất cả đều là chìa khóa để quan sát và tương tự như vậy đối với con người. Nếu tồn tại một cái gì đó là thật vượt ngoài kinh nghiệm của chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều đó. Cùng làm rõ rằng chúng tôi không có quan

điểm phi khoa học hay phản khoa học. Trong khi Einstein, bằng

những hình ảnh tưởng tượng trong tâm thức, có thể đảo ngược thời gian và không gian, thì những người tiên phong khác trong

vật lý lượng tử đang phá bỏ thực tại hằng ngày thậm chí còn triệt

để hơn. Trong khi các lý thuyết về tương đối chủ yếu là sản phẩm

của một người (với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp), thì vật lý

lượng tử được phát triển chung bởi nhiều nhà vật lý ở châu Âu.

Các vật thể rắn giờ đây được coi là những đám mây năng lượng.

Người ta quan sát thấy bên trong một nguyên tử phần lớn là không

gian trống rỗng (nếu một proton có kích thước bằng một hạt cát

nằm ở trung tâm của một sân vận động bóng đá có mái vòm, thì một electron sẽ quay quanh nó ở khoảng cách bằng độ cao từ sàn

đến trần nhà).

Từng bước một, cuộc cách mạng lượng tử bùng nổ trong cuộc

đời của Einstein đã lấy đi mọi thứ đáng tin cậy của thế giới “ngoài kia”. Về mặt trí tuệ, hậu quả thật tàn khốc. Có một câu cách ngôn nổi tiếng, được nhà thiên văn học và vật lý học Arthur Eddington1

thốt ra khi ông suy ngẫm về những đặc thù của lĩnh vực lượng tử: “Có điều gì đó chưa được biết đến đang vận hành mà chúng ta không biết đó là gì.” Những lời này thường được xem như là câu

châm biếm từ một thời đại đã qua. Eddington, người đã đưa ra một số bằng chứng đầu tiên chứng minh rằng thuyết tương đối thật sự phù hợp với thực tại, đã sống vào thời điểm trước khi vật lý

hướng tầm nhìn của mình đến một lời giải thích tổng thể về vũ trụ mà một số người tin rằng nó sắp xảy ra – một Lý thuyết về vạn vật2 . Nhưng câu châm biếm (thứ mà Eddington có sở trường) nên

được xem xét một cách nghiêm túc. Ngay cả một bộ óc tự tin

1 Arthur Eddington, tên đầy đủ là Sir Arthur Stanley Eddington (1882 – 1944), nhà thiên văn học, vật lý học và nhà toán học người Anh, người đã thực hiện công việc vĩ đại nhất của mình trong lĩnh vực vật lý thiên văn, nghiên cứu chuyển động, cấu trúc bên trong và sự tiến hóa của các ngôi sao. Ông cũng là người đầu tiên giải thích thuyết tương đối bằng tiếng Anh. (ND)

2 Theory of Everything.

Tổng quan: Bình minh của vũ trụ nhân tính | 33

như Stephen Hawking cũng ít nhiều từ bỏ Lý thuyết về vạn vật, chuyển sang một tập hợp các lý thuyết nhỏ hơn để giải thích cách các khía cạnh cục bộ của thực tại đang vận hành, chứ không phải toàn bộ. Nhưng liệu thực tại có thực sự bí ẩn đến mức tất cả chúng ta đã lầm tưởng về nó kể từ khi chúng ta được sinh ra?

LƯỢNG TỬ VÀ GIỎ TÁO

Thuyết tương đối là một lý thuyết bẻ cong tâm thức1 đến mức khó hiểu trong trí tưởng tượng của mọi người, nó dường như đi xa nhất có thể đối với vật lý. Tuy nhiên, thật sự hoàn toàn không phải vậy. Câu chuyện về những gì là thật và những gì là không, đã mang đến một bước ngoặt khó chấp nhận được biết đến với tên

gọi là cuộc cách mạng lượng tử2. Điều này không xảy ra hoàn toàn

độc lập với công trình của Einstein. Một lượng kiến thức khổng

lồ chứa trong công thức E = mc2, áp dụng cho các hiện tượng đa

dạng như lỗ đen và các nguyên tử phân tách. Tuy nhiên, theo một

nghĩa nào đó, khía cạnh đáng ngạc nhiên nhất của E = mc2 lại nằm

ở dấu bằng.

“Dấu bằng” có nghĩa là “giống như,” và trong trường hợp này, năng lượng giống như vật chất, hoặc khối lượng tương đương với năng lượng. Xét về năm giác quan, một đụn cát, một cây bạch đàn và một ổ bánh mì (phạm trù vật chất) hoàn toàn không giống như một tia chớp, cầu vồng hay lực từ làm di chuyển kim la bàn (phạm trù năng lượng). Nhưng công thức của Einstein đã nhiều lần được chứng minh là đúng. Tuy nhiên nó không giải thích được cho những hệ lụy phát sinh từ đó. Bằng cách miêu tả tự nhiên là có thể biến đổi vô tận, vật chất có thể biến thành năng lượng, E = mc2,

1 Mind-bending theory.

2 Quantum revolution.

giống như trong các phản ứng hạt nhân, đã đặt ra câu hỏi về cách

thức hoạt động của quá trình này.

Bất cứ ai tin tưởng vào thế giới hàng ngày của những cồn cát,

cây cối và cầu vồng đều nhận ra rằng các vật thể này, các khối năng

lượng hoặc lượng tử (quanta), đôi khi xuất hiện ở khía cạnh giống như năng lượng và đôi khi giống như hạt. Ví dụ phổ biến nhất là

ánh sáng. Khi nó biểu hiện ở dạng năng lượng, ánh sáng có tính

chất như sóng; những sóng này có thể được chia thành các bước sóng, đó là lý do tại sao cầu vồng và lăng kính chứng minh rằng

ánh sáng trắng của mặt trời thực sự là hỗn hợp của nhiều sắc màu riêng biệt, mỗi màu có bước sóng đặc trưng riêng của nó. Nhưng ánh sáng, đôi khi biểu hiện ở khía cạnh vật chất, xuất hiện dưới dạng quang tử (photon) là những gói năng lượng rời rạc. Trong tiếng Latin, từ lượng tử1 có nghĩa là “bao nhiêu”, và đây là tên được chọn bởi nhà vật lý Max Planck, người khởi xướng cuộc cách mạng lượng tử vào tháng 12 năm 1900 và đoạt giải Nobel năm 1918. Thuật ngữ này biểu thị đơn vị hoặc gói năng lượng nhỏ nhất.

Nếu E = mc2 ngụ ý rằng tự nhiên, về nguyên tắc, có thể được

rút gọn thành một phương trình đơn giản – đây là điều mà Einstein tin tưởng cho đến cuối đời – thì bước đột phá của ông với thuyết tương đối sẽ dẫn đến xung đột với thuyết lượng tử (quantum theory), thuyết mà các phương trình của nó không tương thích với Thuyết Tương Đối Rộng. Xung đột này ảnh hưởng tai hại đến các nhà vật lý mãi cho đến ngày nay, nó gây ra sự rạn nứt trong câu chuyện về cái gì là thật và cái gì là không. Các xung đột dường như không xảy ra ở bề nổi, nó chỉ đơn giản là về những khác biệt giữa thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Tất cả những vật thể lớn trên thế giới, từ quả táo của Newton cho đến các thiên hà xa xôi, đều có tính chất như Thuyết Tương Đối Rộng mà Einstein đã đề cập. Nhưng những vật thể nhỏ nhất, như lượng tử, hay các hạt hạ

1 Quantum.

Tổng quan: Bình minh của vũ trụ nhân tính | 35

nguyên tử, tuân theo một tập hợp quy tắc riêng biệt, hóa ra lại khá

kỳ dị, hoặc ma quái, theo cách diễn tả của Einstein.

Chúng ta sẽ sớm đi sâu vào chi tiết về tính chất kỳ dị này, nhưng

ở hoàn cảnh hiện tại, bức tranh toàn cảnh mới là điều quan trọng.

Vào cuối những năm 1920, mọi người đều đồng ý rằng thuyết

tương đối và thuyết lượng tử đã thành công ngoài sức tưởng tượng

theo cách riêng của chúng, và mọi người cũng đồng ý rằng cả hai không ăn khớp với nhau. Vấn đề nổi bật nằm ở trọng lực và các

hiệu ứng phi tuyến tính đáng kinh ngạc của nó. Einstein đã cách

mạng hóa trọng lực bằng cách sử dụng các hình ảnh trực quan để

đưa ra các câu trả lời mới. Bên cạnh hình ảnh một người rơi tự do

đã đề cập ở trên, ông còn đưa ra một hình ảnh minh họa khác.

Einstein tưởng tượng một hành khách đang đứng trong thang máy

khi nó tăng tốc đi lên trong một tòa nhà. Hành khách cảm thấy mình ngày càng nặng hơn, nhưng vì tầm nhìn của anh ta chỉ giới

hạn ở bên trong thang máy, nên anh ta không có cách nào biết

tại sao mình lại nặng hơn. Theo quan điểm của Einstein, nguyên

nhân có thể là sự thay đổi trọng lực hoặc kết quả của chuyển động

có gia tốc. Cả hai lời giải thích đều đúng; do đó, ông lập luận rằng

lực hấp dẫn không được xếp ưu tiên như là một lực.

Thay vào đó, nó phải được tính đến trong quá trình biến đổi không ngừng của tự nhiên, chỉ trong trường hợp này, sự biến đổi không phải là từ vật chất thành năng lượng và ngược lại. Trọng

lực thay đổi từ một lực không đổi thành độ cong của không gian và thời gian, thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đi bộ băng qua một dải tuyết bằng phẳng vào một ngày mùa đông. Đột nhiên bạn trượt chân và rơi xuống

rãnh thoát nước ẩn dưới tuyết. Trong chớp mắt, bạn trượt xuống mặt mương cong. Bạn di chuyển nhanh hơn trên tuyết phẳng, và trọng lượng của bạn tăng lên, và bạn sẽ nhận ra điều này khi bạn trải nghiệm cú va chạm ở đáy mương. Theo cách tương tự, không gian xung quanh các vật thể lớn như các ngôi sao và hành tinh.

Khi ánh sáng, truyền theo đường thẳng, đến gần một vật thể như

vậy, Einstein đưa ra giả thuyết rằng trọng lực, thông qua độ cong

của không gian, sẽ khiến đường đi của ánh sáng bị bẻ cong. (Bằng

chứng về dự đoán này của ông vào năm 1919 cực kỳ thú vị – chúng ta sẽ thảo luận về nó ở chương sau).

Ở một khía cạnh, Einstein đã biến trọng lực từ một lực thành

một nguyên lý của hình học không-thời gian. Nhưng về khía cạnh

lượng tử của ngành, các nhà vật lý vẫn tiếp tục xem trọng lực là

một trong bốn lực cơ bản trong tự nhiên. Ba lực còn lại là: lực điện

từ1, lực hạt nhân mạnh2, và lực hạt nhân yếu3 – được quan sát thấy có cùng tính chất giống với ánh sáng, đôi khi biểu hiện dưới dạng sóng, đôi khi dưới dạng hạt. Nhưng trong nhiều thập kỷ, không ai có thể tìm thấy sóng hấp dẫn hay hạt hấp dẫn, được đặt tên là graviton4. Do đó, việc xác nhận sóng hấp dẫn vào cuối năm 2015 là một tin cực kỳ thú vị.

Thuyết Tương Đối Rộng của Einstein đã dự đoán có những sóng như vậy, mặc dù thật đáng kinh ngạc là tại thời điểm đó, không ai có bất kỳ ý niệm mơ hồ nào về cách phát hiện ra chúng. Ngay cả với công nghệ hiện đại cực kỳ tinh vi, việc phát hiện sóng hấp dẫn dường như là không thể vì chúng rất yếu. Ở dạng đơn giản nhất, chúng ta có thể hình dung vụ nổ lớn tạo ra những gợn sóng xuyên qua kết cấu của không gian ở cách đây 13,7 tỷ năm,

1 Lực điện từ (Electromagnetism force): Lực chỉ tác dụng giữa các hạt tích điện và được truyền bởi các photon. Nó làm cho các hạt tích điện trái dấu hút nhau và cùng dấu đẩy nhau. Chính lực này đã liên kết các nguyên tử và phân tử. (ND)

2 Lực hạt nhân mạnh (Strong nuclear force): Lực mạnh nhất trong số bốn lực của tự nhiên, nó liên kết các quark để tạo thành proton và nơtron và liên kết các proton và nơtron để tạo thành hạt nhân nguyên tử. Phạm vi tác dụng của lực hạt nhân mạnh là cỡ kích thước của hạt nhân nguyên tử (10-13 cm): Lực này không tác dụng lên photon và electron. (ND)

3 Lực hạt nhân yếu (Weak nuclear force): Lực gây ra sự phân rã của các nguyên tử và hiện tượng phóng xạ, có tầm tác dụng ngắn (nhỏ hơn 10-15 cm): chính lực này đã làm cho nơtron tự do phân rã thành proton sau khoảng 15 phút. (ND)

4 Graviton, giống như photon, là một loại hạt phi khối lượng và không mang điện, di chuyển với tốc độ ánh sáng. Graviton quay hai lần nhanh hơn photon, nên nó có spin là 2 chứ không phải 1. (ND)

Tổng quan: Bình minh của vũ trụ nhân tính | 37

tuy nhiên nỗ lực phát hiện ra những sóng này luôn gặp khó khăn.

Vì một lý do là bức xạ nền gây ra nhiễu, nên làm cho việc xác định

chính xác sóng hấp dẫn sẽ gần giống như việc thả một viên sỏi vào

biển trong cơn bão và cố gắng chỉ ra tác động mà nó tạo ra.

Sau đó, một dự án có tên là Đài Quan Trắc Sóng Hấp Dẫn

Bằng Tia Laser Giao Thoa1 (LIGO) đã được tài trợ với mục tiêu

đầy tham vọng là xây dựng các thiết bị đo khổng lồ dài 2 km được

hiệu chỉnh trong phạm vi 1/1000 bán kính của hạt nhân nguyên

tử để thu được những tín hiệu của sóng hấp dẫn từ các nguồn vũ

trụ, không nhất thiết phải là từ vụ nổ lớn. Về mặt lý thuyết, các gợn

sóng hấp dẫn có thể được gây ra bởi các trận đại hồng thủy ngoài

vũ trụ.

Thật tình cờ vào tháng 9 năm 2015, vài ngày sau khi LIGO đi vào hoạt động, sóng hấp dẫn phát ra từ vụ va chạm của hai lỗ đen

1,3 tỷ năm trước đã đi qua trái đất và được ghi nhận. Một biến cố

như vậy sẽ tạo ra những gợn sóng di chuyển xuyên qua không-thời gian với tốc độ ánh sáng. Thành công của LIGO đánh dấu sự khởi

đầu của một phương pháp mới để đo lường vũ trụ, bởi vì sóng hấp

dẫn có thể xuyên qua các ngôi sao, để lộ lõi của chúng, vốn bị che khuất khỏi tầm nhìn. Chúng có thể dẫn các nhà vũ trụ học quay trở về vũ trụ còn rất sơ khai, cung cấp những hiểu biết mới, chẳng hạn như sự hình thành của các lỗ đen.

Nhưng theo những cách khác, sóng hấp dẫn không liên quan

đến tình huống rộng lớn hơn mà khoa học hiện đại tự đặt mình vào. Chúng đóng vai trò gây xao lãng khỏi những bí ẩn chưa có lời giải, vốn có thể thật sự thay đổi khuôn mẫu liên quan đến cách chúng ta nhìn nhận thực tại. Trước hết, việc xác nhận các sóng hấp dẫn không phải là một điều gây ngạc nhiên hay một sự đột phá hiểu biết về vũ trụ. Chúng hoàn chỉnh một dự đoán đã tồn tại gần một thế kỷ, và hầu hết các nhà vật lý hoàn toàn mong đợi

1 Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory.

chúng tồn tại. Vũ trụ không xuất hiện được thêm một hiện tượng nào mới.

Hầu hết các nhà vật lý thừa nhận rằng vẫn còn một khe hở

trong câu chuyện về thực tại. Khi điều đó xảy ra, sự rạn nứt này

dẫn đến một khả năng đáng chú ý. Tâm thức của mọi người, bao gồm cả dòng chảy của những suy nghĩ hằng ngày lướt qua não

chúng ta, có thể đang ảnh hưởng đến thực tại “ngoài kia”. Đây có

thể là lý do tại sao thế giới vi mô không hành xử như thế giới vĩ mô.

Ví dụ, hình dung một quả chanh trong tâm thức bạn, xem xét lớp vỏ bên ngoài màu vàng, sần sùi và nhờn của nó. Bây giờ hãy tưởng tượng dùng một con dao cắt đôi quả chanh ra, những giọt nước cốt chanh li ti bắn ra khi con dao cắt qua phần ruột nhạt màu của quả chanh.

Khi bạn tưởng tượng điều này, bạn có thấy mình đang chảy nước miếng không? Đó là phản ứng có thể dự đoán được, bởi vì

đơn giản là chỉ cần hình dung hình ảnh quả chanh trong tâm thức

sẽ tạo ra cùng phản ứng vật lý giống như một quả chanh thật. Đây

là một ví dụ về sự kiện “bên trong” gây ra một sự kiện “bên ngoài”.

Các phân tử gửi thông điệp từ não đến các tuyến nước bọt không khác gì các phân tử “bên ngoài” có trong chanh, đất đá và cây cối.

Rốt cuộc, cơ thể giữ nguyên trạng thái như một vật thể. Chúng ta

liên tục thiết lập thói quen này của tâm thức lên sự vật. Từ đầu đến cuối, mọi suy nghĩ đều đòi hỏi một sự thay đổi vật lý trong não bộ, cho đến cả hoạt động của các gen của chúng ta. Các đơn vị điện học chạy dọc theo hàng tỷ tế bào thần kinh trong khi các phản ứng hóa học diễn ra trên các khớp thần kinh (hay khoảng trống) ngăn cách các tế bào não. Và mô thức của những sự kiện này không hoạt động tự phát; nó thay đổi theo cách bạn trải nghiệm thế giới.

Việc tâm thức ảnh hưởng vật chất đã làm đảo lộn ngành vật

lý thông qua khám phá rằng: hành động quan sát – chỉ đơn thuần nhìn – không phải là không có tác động đến vật được quan sát.

Nếu bạn nhìn quanh căn phòng mà bạn đang ngồi vào lúc này,

Tổng quan: Bình minh của vũ trụ nhân tính | 39

những thứ bạn quan sát được – tường, đồ nội thất, đèn chiếu

sáng, sách – không bị thay đổi. Cái nhìn của bạn dường như là

thụ động, không có tác động gì. Nhưng đối với những gì đang

diễn ra “bên trong” thì cái nhìn đó không hề thụ động như vậy.

Bạn đang thay đổi hoạt động bên trong vỏ não thị giác khi mắt

bạn chạm vào những vật thể khác nhau. Nếu bạn tình cờ nhìn thấy

một con chuột trong góc, một hoạt động náo loạn có thể được

kích hoạt trong não bạn. Tuy nhiên, chúng ta đã quen thuộc với

việc quan sát mọi thứ là điều hiển nhiên không có tác động gì đến

“bên ngoài”. Đây là điều khiến khó chấp nhận trong lý thuyết cơ

học lượng tử.

Nếu bạn chuyển từ thế giới vĩ mô sang thế giới vi mô, thì việc

quan sát photon, electron và các hạt hạ nguyên tử khác sẽ tạo ra

một hiện tượng bí ẩn được gọi là hiệu ứng người quan sát1. Chúng

tôi đã từng đề cập đến việc photon và các hạt cơ bản xuất hiện

dưới dạng hạt và dạng sóng, nhưng chúng không thể biểu hiện cả hai tính chất này cùng một lúc. Theo thuyết lượng tử, chừng nào

một photon hoặc electron không được quan sát, thì nó biểu hiện dưới dạng sóng. Một đặc tính của sóng là chúng lan rộng theo mọi hướng; không có vị trí xác định cho một photon khi nó ở trạng thái sóng. Tuy nhiên ngay khi được quan sát, photon hoặc electron biểu hiện giống như hạt, nó xuất hiện tại một vị trí cụ thể cùng với các đặc điểm khác như điện tích và xung lượng.

Chúng tôi sẽ trình bày sau về các chi tiết cụ thể của nguyên lý bổ sung2 và nguyên lý bất định3 – hai nguyên lý rất quan trọng trong

1 Observer effect.

2 Nguyên lý bổ sung (complementarity principle): Được công bố bởi nhà vật lý Đan Mạch tên là Niels Bohr (1885 – 1962), theo đó vật chất và bức xạ có thể vừa là sóng vừa là hạt, hai cách mô tả tự nhiên này bổ sung cho nhau. (ND)

3 Nguyên lý bất định (uncertainty principle): Được công bố vào năm 1927 bởi nhà vật lý người Đức tên là Werner Heisenberg (1901 – 1976), đề cập vận tốc và vị trí của một hạt không thể đo chính xác đồng thời, bất kể dụng cụ đo có thể hoàn thiện tới mức nào: là sự nhòe lượng tử. Nguyên lý bất định cũng được áp dụng đối với năng lượng và thời gian sống của một hạt sơ cấp. Sự nhòe lượng tử cho phép sự tồn tại của các hạt và phản-hạt ảo. (ND)

cơ học lượng tử. Điều cần tập trung vào lúc này là khả năng những thứ rất nhỏ “bên ngoài” có thể bị thay đổi chỉ đơn giản qua việc quan sát, vốn là một hành động của tâm thức. Theo lẽ thường, điều này thật khó chấp nhận vì chúng ta đã quá quen với việc cho rằng quan sát là một hành động thụ động. Quay trở lại hình ảnh con chuột trong góc. Khi bạn tình cờ nhìn thấy một con chuột, nó thường đứng hình và sau đó nhanh chóng chạy đi để cố gắng sống sót trước mối nguy bị tấn công. Ánh mắt của bạn gây ra phản ứng này vì lý do đơn giản là con chuột cảm nhận được bạn đang nhìn nó. Vậy một photon hoặc electron có thể cảm nhận được một nhà khoa học đang nhìn vào nó hay không?

Chính câu hỏi nghe có vẻ vô lý đối với các nhà khoa học, những người giống như đại đa số mọi người, vẫn cho rằng tâm thức không tồn tại trong tự nhiên, ít nhất là cho đến khi một loạt biến cố may mắn thúc đẩy sự tiến hóa của loài người trên trái đất.

Theo một quan điểm khoa học được cho là đúng đã tồn tại trong

nhiều thế kỷ, tự nhiên vừa ngẫu nhiên vừa vô tâm. Vậy làm thế nào mà một nhà vật lý lỗi lạc đương đại như Freeman Dyson lại có thể nói như sau?

Các nguyên tử trong phòng thí nghiệm rất kỳ lạ, chúng hoạt động giống như các tác nhân tích cực hơn là các chất trơ. Chúng đưa ra những lựa chọn không thể đoán trước giữa các khả năng thay thế nhau theo các định luật của cơ học lượng tử. Có vẻ như tâm thức, được biểu hiện bởi khả năng đưa ra lựa chọn, ở một mức độ nào đó cũng sẵn có trong mọi nguyên tử.

Tuyên bố của Dyson táo bạo ở hai điểm. Ông khẳng định rằng các nguyên tử đưa ra những lựa chọn, đó là một chỉ dấu biểu hiện của tâm thức. Ông đề cập bản thân vũ trụ cũng biểu lộ tâm. Ngay điểm này chính là cầu nối giữa biểu hiện của thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Thay vì các nguyên tử biểu hiện hoàn toàn khác với mây,

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.