Trí tuệ của rừng_trial

Page 1

Trí tuệ của rừng

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Simard, Suzanne

Trí tuệ của rừng : Khám phá trí thông minh và ngôn ngữ của loài cây / Suzanne Simard ; Cơ Lương dịch. - H. : Dân trí ; Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức, 2024. - 472 tr. ; 24 cm

ISBN 978-604-40-1812-6

1. Tài nguyên rừng 2. Bảo tồn

333.75 - dc23

DTF0510p-CIP

FINDING THE MOTHER TREE by Suzanne Simard

TRÍ TUỆ CỦA RỪNG, Suzanne Simard

Original English language title from published by Mothertree Consulting Ltd. Vietnamese languague translation copyright (c) 2024 by Thien Tri Thuc Publishing Company.

All rights reserved.

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Mothertree Consulting Ltd., c/o The Marsh Agency Ltd., và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.

Team thực hiện:

Thảo Triều - Hiểu Lâm - Khánh Minh - Biko - Mầu Quang Hưng

Dành tặng hai con gái của tôi, HANNAH & NAVA

Con người là một phần của thiên nhiên, và cuộc chiến chống lại thiên nhiên của anh ta chính là cuộc chiến anh ta chống lại chính mình.

Mục lục Đôi lời từ tác giả ............................................................................... 8 Giới thiệu: Những mối liên kết................................................... 9 1. Bóng ma trong rừng............................................................... 14 2. Những gã tiều phu .................................................................. 41 3. Khát khô ........................................................................................ 67 4. Bị lùa lên cây .............................................................................. 95 5. Đầu độc đất...............................................................................115 6. Đầm lầy gỗ trăn ..................................................................... 150 7. Cuộc cãi vã ở quán rượu .................................................. 188 8. Phóng xạ .....................................................................................211 9. Có qua có lại ........................................................................... 243 10. Tô màu lên đá .......................................................................... 269 11. Quý Cô Bạch Dương ............................................................ 288 12. Chín tiếng luân phiên ........................................................ 329 13. Lấy mẫu lõi ............................................................................... 360 14. Những ngày sinh nhật ....................................................... 391 15. Chuyển giao chiếc đũa thần ........................................... 423 Phần kết: Dự án cây mẹ ........................................................... 463 Lời cảm ơn ....................................................................................... 466

Đôi lời từ tác giả

Trong cuốn sách này, đối với tên các loài, tôi dùng kết hợp cả tên tiếng Latin và tên thông dụng. Với các loại cây và thực vật, tôi thường nhắc tới tên thông dụng ở cấp độ loài, nhưng với giới nấm (fungi), tôi lại thường chỉ nêu tên chi.

Tên của một số nhân vật đã được thay đổi nhằm mục đích bảo vệ danh tính của họ.

Giới thiệu: Những mối liên

kết

Gia

đình tôi đã kiếm sống bằng việc chặt cây rừng qua nhiều thế hệ. Sự sinh tồn của chúng tôi bấy lâu nay vẫn phụ thuộc vào công việc buôn bán khiêm nhường ấy.

Đó là di sản của tôi.

Tôi cũng đã đốn hạ không ít cây.

Thế nhưng chẳng có gì sống trên hành tinh của chúng ta mà không chết đi và tan rã. Để rồi từ đó sự sống mới nảy mầm, và từ sự sinh sôi ấy cái chết mới lại tới. Vòng xoáy sinh tử này cũng đã dạy tôi trở thành một người gieo hạt, một người trồng cây từ hạt, một người bảo vệ cây non, một phần trong chu kỳ. Bản thân rừng cũng là một phần trong những chu kỳ lớn hơn nhiều, trong quá trình hình thành đất và di trú của các loài cùng sự lưu chuyển của các đại dương. Nguồn cội của không khí trong lành, nước thanh khiết và thực phẩm tươi ngon. Có một sự thông tuệ thiết yếu trong quy luật chovà-nhận của thiên nhiên – những thỏa ước thầm lặng và cuộc kiếm tìm thế cân bằng của nó.

Ở đó có một sự hào phóng phi thường.

10 Trí tuệ của rừng

Những nỗ lực tìm hiểu để khám phá bí ẩn đằng sau những điều khiến rừng phản ứng, và cách rừng kết nối với đất, lửa, nước, đã biến tôi thành một nhà khoa học. Tôi đã quan sát rừng, và tôi lắng nghe. Trí tò mò dẫn đến đâu, tôi theo đến đó, tôi lắng nghe những câu chuyện của gia đình mình và mọi người, và tôi học hỏi từ các học giả. Từng bước một – từng vấn đề một – tôi dốc hết tất cả những gì mình có vào việc trở thành một “mật thám” của những điều cần làm để chữa lành cho thế giới tự nhiên.

Tôi may mắn thuộc về thế hệ phụ nữ đầu tiên của ngành công nghiệp khai thác gỗ, thế nhưng điều tôi thấy hóa ra lại không phải điều mà tôi kỳ vọng sẽ hiểu khi lớn lên. Thay vào đó, tôi thấy những cảnh quan rộng lớn trơ trọi không một bóng cây, đất đai bị tước hết sự trù phú tự nhiên, một sự cằn cỗi trơ lỳ, các quần xã không có cây già, để lại những cây non run rẩy, và một trật tự theo lối công nghiệp đem lại cảm giác cực kỳ sai trái. Nền công nghiệp đã tuyên chiến với những phần này trong hệ sinh thái – những cây lá xanh và cây lá rộng, các loài gặm nhấm, các loài nhặt nhạnh và sâu bọ – những thứ được coi là đối thủ cạnh tranh và ăn bám vào hoa màu sinh lợi, nhưng tôi đã phát hiện thấy rằng chúng lại chính là những yếu tố cần thiết để chữa lành cho trái đất. Cả khu rừng – trung tâm trong nhận thức của tôi về bản chất vũ trụ – đang quằn quại vì sự đứt gãy này, và bởi thế, tất cả những thứ khác cũng chịu tổn thương.

Tôi lập kế hoạch cho những cuộc viễn chinh khoa học nhằm tìm hiểu xem chúng ta đã cực kỳ sai lầm ở đâu và để khám phá những điều bí ẩn đằng sau lý do vì sao đất lại tự phục hồi khi được để mặc cho tự xoay sở – như tôi đã được chứng kiến khi tổ tiên tôi khai thác gỗ bằng cách thức nhẹ

Giới thiệu: Những mối liên kết 11

nhàng hơn. Trong quá trình đó, mọi thứ dần trở nên lạ lùng, gần như kỳ quái, cái cách mà công việc tôi đang làm từng bước tiến triển cùng với đời sống cá nhân của tôi, quấn bện chặt chẽ, mật thiết như những phần của hệ sinh thái mà tôi đang nghiên cứu.

Cây cối chẳng mấy chốc đã tiết lộ những bí mật vô cùng

đáng kinh ngạc. Tôi khám phá ra rằng chúng thuộc một mạng lưới tương liên, kết nối với nhau nhờ một hệ thống các kênh dẫn ngầm dưới lòng đất mà ở đó, chúng tiếp nhận, kết nối và liên hệ với sự tinh vi phức tạp cũng như trí tuệ cổ xưa mà ngày nay người ta không còn có thể phủ nhận được nữa. Tôi đã tiến hành hàng trăm thí nghiệm, khám phá này lại dẫn tới khám phá tiếp theo, và qua hành trình chinh phục này, tôi biết được về sự giao tiếp giữa cây cối với nhau, về những mối quan hệ tạo nên một “xã hội rừng”. Ban đầu, các bằng chứng cực kỳ gây tranh cãi, nhưng khoa học ngày nay đã trở nên rất nghiêm ngặt, phải qua bình duyệt, và được công bố rộng rãi. Nó không phải là chuyện cổ tích, chẳng phải trí tưởng tượng bay cao, không phải kỳ lân huyền diệu và không hề là sự hư cấu trong một bộ phim Hollywood.

Những khám phá này đang thách thức rất nhiều phương thức quản trị đe dọa sự tồn vong của các khu rừng, nhất là khi thiên nhiên phải đang vật lộn để thích nghi với một thế giới đang nóng dần lên.

Công cuộc tìm tòi của tôi bắt đầu từ một nỗi lo lắng nghiêm túc cho tương lai của những cánh rừng, nhưng đã dần phát triển thành một cảm giác tò mò mạnh mẽ – đầu mối này dẫn tới đầu mối khác – về việc rừng không đơn thuần là một tập hợp đủ loại cây cối.

12 Trí tuệ của rừng

Trong hành trình tìm kiếm sự thật này, cây đã cho tôi thấy khả năng nhận thức, phản ứng, kết nối và trò chuyện của chúng. Thứ khởi đầu như một di sản, sau trở thành một chốn của ngôi nhà tuổi thơ, tràn ngập niềm an ủi và cảm giác phiêu lưu nằm ở miền tây Canada, đã phát triển thành một sự hiểu biết đầy đủ hơn về trí tuệ của rừng, và xa hơn nữa là một sự khám phá về cách chúng ta có thể khôi phục được lòng tôn kính dành cho trí tuệ này, đồng thời hàn gắn quan hệ của chúng ta với thiên nhiên.

Một trong những đầu mối đầu tiên xuất hiện khi tôi bắt tay vào tìm hiểu những thông điệp mà cây cối truyền qua lại nhờ mạng lưới nấm kỳ bí dưới lòng đất. Khi lần theo con đường dẫn truyền bí ẩn của các cuộc trò chuyện, tôi biết được rằng mạng lưới này thâm nhập qua toàn bộ nền rừng, kết nối tất cả cây cối thành một tổ hợp của những trung tâm cây và liên kết nấm. Điều gây ngạc nhiên là, một tấm bản đồ phác thảo sơ bộ đã tiết lộ rằng những cây gỗ lớn nhất, lâu năm nhất chính là nguồn gốc của các mạng liên kết nấm giúp tái sinh các cây con. Không chỉ có vậy, chúng còn kết nối tất cả những cây xung quanh, cả cây non lẫn cây già, với vai trò là các chốt giữ cho một khu rừng đầy những mạch nối, nút thắt và điểm tiếp hợp. Tôi sẽ đưa bạn qua hành trình mở ra khía cạnh đáng kinh ngạc nhất của mô hình này – đó là nó rất tương đồng với bộ não con người chúng ta. Trong mô hình ấy, cây già và cây non tiếp nhận, giao tiếp và phản hồi nhau bằng cách tiết ra các chất truyền tin hóa học. Các chất hóa học giống hệt như các chất dẫn truyền thần kinh của chúng ta. Tín hiệu được tạo ra nhờ các ion liên tục truyền đi giữa các màng nấm.

Các cây già hơn có khả năng phân biệt cây con nào là hậu duệ của mình.

Giới thiệu: Những mối liên kết 13

Cây già nuôi dưỡng cây non, cung cấp cho chúng thức ăn và nước uống y hệt như cách chúng ta chăm sóc con cái của mình. Đến đây là đã đủ để ngưng lại một chút, hít một hơi thật sâu, và chiêm nghiệm về tính xã hội của rừng cũng như điều này có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với sự tiến hóa. Mạng lưới nấm xuất hiện để tạo thành mạng kết nối khăng khít giữa cây cối với nhau. Và không chỉ có thế. Những cây trưởng thành đang thực hiện nghĩa vụ làm mẹ với con cái mình.

Đó là những Cây Mẹ.

Khi Cây Mẹ – những trung tâm kết nối hùng vĩ quan trọng nhất trong hoạt động giao tiếp, bảo vệ và tri giác của rừng – chết đi, chúng truyền lại trí tuệ của mình cho hậu duệ, thế hệ này qua thế hệ khác, chia sẻ kiến thức về những điều có ích và những thứ gây hại, đâu là bạn đâu là thù, và cách để thích nghi, tồn tại trong một bối cảnh không ngừng đổi thay. Đó cũng là điều cha mẹ chúng ta thường làm.

Làm thế nào chúng có thể gửi đi các thông tin cảnh báo, các thông điệp được ghi nhận và những tín hiệu an toàn nhanh như những cuộc điện thoại? Làm thế nào chúng giúp được nhau vượt qua tình cảnh hiểm nghèo và ốm đau? Vì sao chúng lại có những hành vi giống con người, và vì sao chúng hành xử như các xã hội văn minh?

Sau cả một đời làm “thám tử rừng xanh”, nhận thức của tôi về cây cối đã hoàn toàn đảo lộn. Với mỗi khám phá mới, tôi lại càng gắn chặt hơn với rừng. Bằng chứng khoa học là điều không thể ngó lơ: Rừng là một mạng lưới kết nối về trí tuệ, tri giác và khả năng chữa lành.

Đây không phải là cuốn sách nói về cách chúng ta cứu cây cối.

Đây là cuốn sách nói về cách mà cây cối có thể cứu chúng ta.

Bóng ma trong rừng

Một mình giữa vùng đất của những chú gấu xám, tôi rét cóng giữa tuyết trắng tháng 6. Ở cái tuổi 20 non trẻ, tôi đang làm công việc thời vụ cho một công ty khai thác gỗ giữa dãy núi Lillooet lởm chởm phía tây Canada.

Khu rừng âm u tịch mịch. Và từ chỗ tôi đứng đây thì toàn ma là ma. Một bóng ma trôi lảng bảng thẳng về phía tôi. Tôi há miệng ra hét, nhưng chẳng có âm thanh nào phát ra. Tim tôi nghẹn lại ở cổ họng khi tôi cố gắng lấy lại tỉnh táo – và rồi tôi bật cười.

Bóng ma hóa ra chỉ là một đám sương nặng nề trôi qua, kéo những vệt dài quấn quanh các thân cây. Chẳng có ma quỷ nào sất, chỉ là những cây gỗ cứng phục vụ cho ngành công nghiệp của chúng tôi mà thôi. Cây chỉ là cây. Ấy vậy nhưng lúc nào tôi cũng bị ám ảnh bởi những khu rừng ở Canada, đặc biệt là với tổ tiên của tôi, những người đã bảo vệ vùng đất này hoặc chinh phục nó, những người đã chặt hạ, đốt phá và trồng cây.

Dường như khu rừng luôn ghi nhớ.

Ngay cả khi chúng ta muốn quên đi sự xâm lăng của mình.

Đã là giữa chiều. Sương mù trườn qua những bụi linh sam subalpine, phủ lên chúng một tấm màn lấp lánh. Những giọt

1

nước khúc xạ ánh sáng chứa đựng cả thế giới. Những cành cây bừng lên chồi mới màu lục tươi phía trên một cụm lá kim màu ngọc bích. Quả là một điều kỳ diệu, sự kiên cường của những chồi non vươn lên đầy sức sống mỗi dịp xuân về, để chào đón những ngày dài hơn và tiết trời ấm áp rạo rực, chẳng màng đến những nhọc nhằn mà mùa đông đã mang tới. Chồi non được sinh ra với khả năng hé mở những lá mầm đồng điệu với vẻ đẹp của những mùa hè đã qua. Tôi chạm vào mấy chiếc lá kim phơ phất, lòng chợt dịu lại trước sự mềm mại của chúng. Khí khổng – những lỗ nhỏ li ti hút vào khí carbon dioxide để kết hợp với nước tạo ra đường và oxy tinh khiết – bơm không khí trong lành để tôi hít thật sâu.

Nép mình vào những cây cổ thụ ân cần cao chọc trời là những cây non tuổi thiếu niên, và dựa vào chúng lại là những cây con ít tuổi hơn nữa, tất cả ôm lấy nhau như một gia đình trong giá rét. Ngọn của những cây vân sam già nhăn nheo vươn thẳng lên trời, che chở cho những cây còn lại. Như cách cha mẹ, ông bà bảo vệ cho tôi. Có trời chứng giám, tôi cũng cần được chăm sóc nhiều chẳng kém gì một cây con vì lúc nào cũng vướng vào rắc rối. Năm 12 tuổi, tôi bò dọc theo một cành cây ngả xuống mặt sông Shuswap để xem mình có thể ra xa tới đâu. Khi cố gắng quay lại, tôi bị trượt và ngã xuống dòng nước. Ông nội Henry nhảy lên chiếc thuyền đi sông tự đóng bằng tay và túm lấy cổ áo tôi ngay trước khi tôi biến mất trong dòng nước xiết.

Ở khu vực này trên núi, tuyết đóng dày hơn một nấm mồ suốt chín tháng trong năm. Đám cây này thích nghi tốt hơn hẳn tôi, ADN của chúng đã được rèn luyện để chúng vẫn có thể phát triển mạnh mẽ, bất chấp những hiện tượng cực đoan của khí hậu nội địa hoàn toàn có khả năng nhai tôi nát nhừ

Bóng ma trong rừng 15

16 Trí tuệ của rừng

rồi nhổ toẹt ra. Tôi gõ nhẹ vào một cành lớn của một cây cổ thụ để thể hiện lòng biết ơn đối với sự che chở của nó dành cho thế hệ con cháu, rồi với lấy một quả rụng trong hốc lõm của cành cây.

Tôi kéo mũ trùm qua tai trong lúc bước từng bước trên con đường mòn kéo gỗ và lội qua tuyết, dấn sâu hơn vào khu rừng. Dù chỉ còn vài giờ nữa là trời tối, nhưng tôi vẫn dừng chân bên một khúc gỗ mới hạ, nạn nhân của những lưỡi cưa đã dọn sạch con đường một cách hợp pháp. Mặt cắt tròn tái nhợt của nó thể hiện những vòng tuổi sắc mịn như lông mi. Rìa ngoài của thớ gỗ non màu vàng ươm, với những tế bào mơn mởn căng mọng nước, là những tế bào nâu sẫm của lớp gỗ cũ hình thành hồi tháng 8, khi mặt trời ở trên cao và khí hậu khô hạn. Tôi đếm số vòng, dùng bút chì đánh dấu mỗi thập kỷ – cái cây ấy đã được 200 năm tuổi. Gấp hai lần số năm gia đình tôi sinh sống trong những khu rừng này. Những cái cây đã làm thế nào để vượt qua được các chu kỳ biến đổi của quá trình phát triển và ngủ đông, và điều ấy tương đồng thế nào với những niềm vui và khó nhọc mà gia đình tôi đã trải qua trong một phần ngắn ngủi của quãng thời gian ấy? Một số vòng rộng hơn, phát triển mạnh mẽ trong những năm nhiều mưa, hoặc cũng có thể là những năm nhiều nắng sau khi một cây láng giềng qua đời, và những vòng khác thì hẹp đến mức gần như không thể nhận ra, phát triển chậm chạp qua một thời kỳ hạn hán, một mùa hè lạnh, hoặc những điều kiện khắc nghiệt khác. Những cái cây này đã đứng vững qua những thay đổi đột ngột của khí hậu, những cuộc cạnh tranh nghẹt thở, cũng như qua ngọn lửa tàn phá, sâu bệnh, hoặc những trận gió dập vùi, sống qua cả chế độ thực dân, các cuộc thế chiến, và hàng tá đời thủ tướng mà gia đình chúng tôi đã trải qua. Chúng là tổ tiên của tổ tiên chúng tôi.

Cắm trại ở hồ Shuswap gần Sicamous, British Columbia, năm 1966. Từ trái sang phải: Kelly, 3 tuổi; Robyn, 7 tuổi; và mẹ, Ellen June, 29 tuổi; tôi 5 tuổi. Chúng tôi tới đó bằng chiếc xe Ford Meteor đời 1962 sau khi thoát khỏi trận lở đá trong gang tấc trên đường cao tốc xuyên Canada; đá nhào từ trên núi xuống thẳng qua cửa sổ xe và đáp ngay giữa lòng mẹ.

Một chú sóc huyên thuyên chạy dọc cây gỗ, cảnh báo tôi tránh xa kho tích trữ hạt của nó ở dưới gốc cây còn trơ lại. Tôi là người phụ nữ đầu tiên làm việc cho công ty khai thác gỗ, một công ty trong một ngành công nghiệp nhọc nhằn, nguy hiểm bắt đầu mở cửa cho một sinh viên nữ hiếm hoi. Mấy tuần trước, trong ngày đầu tiên làm việc, tôi đến thăm một vùng triệt hạ – cây bị đốn hạ hoàn toàn trong khoảnh đất 30 hecta – cùng với sếp mình, Ted, để kiểm tra một số cây con mới được trồng theo quy định của chính phủ. Ông biết cây được trồng đúng cách và không đúng cách ra sao, và cách

Bóng ma trong rừng 17

18 Trí tuệ của rừng

làm việc khiêm nhường của ông giữ cho những người công nhân vượt qua được tình trạng kiệt sức. Ted đã kiên nhẫn với tình huống đáng xấu hổ của tôi khi tôi không phân biệt được tình trạng rễ bị oằn (J-root) với một bộ rễ ăn sâu (deep plug), song tôi đã quan sát và lắng nghe. Chẳng bao lâu, tôi được tin tưởng giao việc đánh giá vùng trồng tái thiết đã hình thành: Các cây giống được đặt vào để thay thế cho các cây đã thu hoạch. Tôi không định làm hỏng việc.

Rừng mưa ôn đới đặc trưng tại những ngôi nhà thuở ấu thơ của bố và mẹ ở British Columbia.

Vùng trồng tái thiết của ngày hôm nay đang đợi tôi phía bên kia khu rừng già này. Công ty đã chặt hạ các cây linh sam subalpine già trên một khoảng đất rộng lớn và trồng mới các cây vân sam lá kim non vào mùa hè năm ngoái. Nhiệm vụ của tôi là kiểm tra tiến trình của những cây mới trồng này. Tôi đã không thể đi theo đường mòn kéo gỗ vào vùng triệt hạ bởi vì nó vừa bị sạt – đúng là một món quà, vì tôi có thể đi vòng qua những quang cảnh tuyệt đẹp đẫm sương này, nhưng rồi, tôi khựng lại trước một đống phân gấu xám to tướng.

Sương mù vẫn phủ lên cây cối, và tôi dám thề là có cái gì đó đang lướt thướt ở phía xa. Tôi căng mắt nhìn. Thì ra là

đám dây màu lục nhạt của cây địa y có tên gọi là râu ông già

bởi cái cách nó lắc lư trên những cành nhánh. Loại địa y này phát triển đặc biệt mạnh trên các cây già. Tôi ấn mạnh vào cái nút trên chiếc còi hơi để xua đi nỗi ám ảnh về bọn gấu. Tôi thừa hưởng nỗi sợ gấu từ mẹ. Khi còn nhỏ, có lần mẹ đang ngồi ngoài hiên thì ông của mẹ, tức là cụ Charles Ferguson của tôi, đã bắn chết một con gấu đang chuẩn bị vồ lấy mẹ, nó chỉ còn cách mẹ vài inch1. Cụ Charles thuộc tốp người tiên phong trong thời kỳ chuyển giao sang thế kỷ 20 ở Edgewood, một tiền đồn ở thung lũng Inonoaklin dọc hồ Arrow thuộc lưu vực sông Columbia ở British Columbia. Với rìu và ngựa, cụ cùng vợ, Ellen, dọn quang vùng đất Sinixt Nation mà họ đã khai thác để trồng trọt và chăn nuôi. Cụ Charles nổi danh vì vật nhau với gấu và bắn những con sói có ý định thịt bầy gà của cụ. Cụ và cụ Ellen nuôi lớn ba người con: ông Ivis, ông Gerald, và bà tôi, Winnie.

Tôi bò qua mấy khúc gỗ phủ đầy rêu và nấm, hít hà sương mù mát lành. Trên một khúc gỗ, một dải nấm Mycena nhỏ

1 Đơn vị thuộc hệ đo lường Anh và Mỹ. 1 inch = 2,54 cm. (Chú thích của biên tập – BT)

Bóng
trong rừng 19
ma

20 Trí tuệ của rừng

chạy dọc theo các vết nứt suốt chiều dài của nó trước khi lan theo một dải rễ cây đã teo lại thành những cái cọc mục nát. Dạo đó tôi băn khoăn rất nhiều về mức độ liên quan của rễ và nấm tới sức khỏe của rừng – sự hài hòa của những thứ lớn và nhỏ, bao gồm cả những yếu tố bị che khuất và bị bỏ qua. Niềm đam mê của tôi với rễ cây đã nảy nở từ khi tôi lớn lên trong sự ngạc nhiên trước sức sống phi thường của cây dương và cây liễu mà bố mẹ tôi trồng ở sân sau, khi bộ rễ đồ sộ của chúng làm nứt móng tầng hầm nhà chúng tôi, xô nghiêng chuồng chó, và đội cả vỉa hè lên. Bố mẹ sa vào những cuộc bàn bạc đầy lo lắng về việc phải làm gì với vấn đề mà họ đã vô tình tạo ra trên mảnh đất nhỏ của chúng tôi, trong quá trình cố gắng tái tạo cảm giác về ngôi nhà thời thơ ấu của chính họ với cây cối bao quanh. Tôi đã quan sát với nỗi kinh ngạc khi mỗi độ xuân về, vô số mầm cây nảy lên từ những hạt giống bông xốp giữa các vòng nấm tỏa ra quanh gốc cây. Và năm 11 tuổi, tôi đã thất kinh khi thành phố đặt một đường ống xả nước đầy bọt xuống dòng sông bên cạnh nhà tôi, nơi nước thải đã giết chết những cây dương dọc bờ sông. Đầu tiên, ngọn tán mỏng đi, sau đó các vết nứt đen xuất hiện quanh các thân cây nhăn nheo, và đến mùa xuân thì những cái cây to lớn ấy đã chết. Không có mầm mới hình thành giữa dòng nước xả màu vàng. Tôi đã viết thư cho thị trưởng, và lá thư của tôi không được hồi âm.

Tôi hái một nấm quả thể1 nhỏ. Những chiếc mũ tí xíu hình chuông của nấm quả thể Mycena có màu nâu sẫm trên chóp và nhạt dần thành màu vàng trong ở rìa, để lộ các mang

1 Bản gốc tiếng Anh là “mushroom”, chỉ phần nấm quả thể gồm thân và mũ nấm trồi lên trên bề mặt, có thể thấy bằng mắt thường. Từ bây giờ các từ “mushroom” trong bản gốc sẽ được dịch là “nấm quả thể” để phân biệt với “fungi” là toàn bộ cây nấm bao gồm cả phần rễ chìm dưới đất và giới nấm nói chung (sẽ được dịch là “nấm” hoặc “giới nấm”). (BT)

bên dưới cùng một cái cuống mong manh. Mấy cái chân –hay cuống – đâm rễ vào vào các rãnh trên vỏ cây, giúp cho cây gỗ phân hủy. Những nấm quả thể này mềm mại đến nỗi dường như chúng không thể làm mục cả một khúc gỗ. Ấy vậy nhưng tôi biết là chúng có thể. Những cây dương chết dọc bờ sông trong tuổi thơ tôi đã ngã xuống và những nấm quả thể đã mọc dọc theo lớp vỏ mỏng, nứt nẻ. Chỉ trong vài năm, những sợi xơ xốp của gỗ phân hủy đã hoàn toàn biến mất vào lòng đất. Những loại nấm này đã phát triển một phương thức phân giải gỗ bằng cách tiết ra các loại axit và enzyme, rồi dùng các tế bào của chúng để hấp thu năng lượng và dinh dưỡng của gỗ. Tôi nhảy xuống khỏi khúc gỗ, đáp thẳng xuống đám lá mục và túm lấy bụi cây linh sam non để lấy lại thăng bằng trên con dốc. Những cây non ở đây đã tìm được một vị trí để tạo thế cân bằng giữa ánh sáng mặt trời và sự ẩm ướt của tuyết tan.

Một nấm quả thể Suillus (thuộc chi nấm thông) mọc lên gần một cây non mới hình thành được vài năm, đội một chiếc mũ hình bánh kếp màu nâu phía trên phiến nấm màu vàng, xốp cùng một cái cuống chắc nịch chìm vào lòng đất.

Bóng
21
ma trong rừng

Nấm quả thể bánh kếp (Suillus brevipes).

Khi mưa trút xuống, nấm quả thể thi nhau mọc lên từ một mạng lưới dày đặc các sợi nấm tỏa đi khắp nơi sâu bên dưới nền rừng. Giống như một cây dâu tây đậu quả nhờ hệ thống rễ và dây bò vô cùng rộng lớn, phức tạp của mình. Với sự bùng nổ năng lượng từ những dây mảnh dưới lòng đất, mũ nấm bung ra như một cái ô, để lại dấu vết là một tấm mạng ren ôm lấy nửa dưới của phần chân nấm lốm đốm nâu. Tôi hái một nấm quả thể, thứ quả của giới nấm vốn nếu không nhú lên sẽ chủ yếu sống bên dưới mặt đất. Mặt dưới của mũ nấm giống như một chiếc đồng hồ mặt trời với các lỗ tỏa ra xung quanh. Mỗi khe hình trái xoan chứa những sợi cuống cực nhỏ được hình thành để giải phóng bào tử như những đốm lửa từ một quả pháo hoa. Bào tử là “hạt giống” của nấm, chứa đầy các ADN có tác dụng gắn kết, tái kết hợp và biến đổi để tạo ra chất liệu gen mới lạ rất phong phú và thích ứng với những điều kiện môi trường không ngừng thay đổi. Rải rác quanh lỗ hổng đầy màu sắc để lại do bị hái là quầng sáng những bào tử màu nâu quế. Những bào tử khác rất có thể

22 Trí tuệ của rừng

đã gặp một ngọn gió thổi ngược lên, bám vào chân của côn trùng biết bay, hoặc trở thành bữa tối của một chú sóc.

Vươn xuống bên dưới trong lỗ nấm nhỏ xíu, ôm lấy phần

còn lại của chân nấm là những dây mảnh mịn màu vàng, những sợi này đan bện thành một tấm mạng chia nhánh vô

cùng phức tạp của thể sợi nấm, mạng lưới này che phủ cho hàng tỉ những hạt vật chất hữu cơ và khoáng tạo nên đất. Chân nấm mang theo những dây mảnh bị đứt vốn thuộc về mạng lưới này trước khi tôi vô phép giật đứt nó khỏi nơi nó bám trụ. Nấm quả thể là phần chóp hữu hình của một thứ gì đó sâu thẳm và tinh tế, giống như một tấm khăn trải bàn bằng đăng ten kết thành nền rừng (tầng đáy). Những dây mảnh còn nằm lại thì tỏa ra qua đám lớp phủ – gồm những lá kim, chồi cây, cành nhỏ rụng xuống – tìm kiếm, quấn bện, và hấp thụ khoáng chất. Tôi tự hỏi liệu nấm quả thể Suillus này có thể nào là một dạng nấm phân hủy giống như nấm quả thể Mycena, một loại nấm giúp phân hủy gỗ và lớp phủ, hay nó có vai trò nào khác. Tôi nhét nó vào túi cùng với Mycena.

Vùng triệt hạ nơi các cây non thay thế cho những cây đã bị đốn hạ vẫn chưa thành hình. Những đám mây đen đang tụ lại, tôi lôi cái áo mưa màu vàng ra. Nó đã bị rách sau những chuyến đi rừng và không còn chống nước tốt được nữa. Mỗi bước đi xa hơn khỏi thân cây lại càng tô đậm thêm cho cảm giác nguy hiểm và linh tính nói rằng tôi không nên tiếp tục hành trình khi bóng đêm ập xuống. Nhưng tôi được thừa hưởng bản năng vượt qua khó khăn từ bà ngoại Winnie. Bà mất mẹ, cụ Ellen, từ thuở thiếu thời trong dịch cúm đầu thập niên 1930. Khi những người láng giềng vượt được qua thung lũng giá lạnh, tuyết ngập tới ngực để kiểm tra gia tộc nhà Ferguson thì cả gia đình đang bị ngập trong tuyết và ốm liệt giường, còn cụ Ellen đã qua đời trong phòng.

Bóng ma trong rừng 23

24 Trí tuệ của rừng

Bị trượt chân, tôi túm vội lấy một cái cây non, nó tuột dần khỏi tay tôi khi tôi bổ nhào xuống hố, làm đổ rạp một đám cây non khác trước khi dựa được vào một khúc gỗ ướt nhẹp, tay vẫn túm vào đám rễ tua tủa. Cái cây non này trông có vẻ đang ở tuổi mười mấy, các tầng vòng xoắn của các cành bên phân định từng năm đã lên đến khoảng con số mười lăm. Đám mây nặng nề bắt đầu trút xuống, quần tôi ướt đầm. Những giọt nước lấm tấm trên chiếc áo khoác xộc xệch bằng vải dầu tôi đang mặc.

Công việc này không có chỗ cho sự yếu đuối, và tôi đã rèn được một vẻ ngoài cứng cỏi trong thế giới của bọn con trai từ lâu lắm rồi. Tôi muốn được tài giỏi như em trai Kelly của mình, và mấy đứa có tên đậm chất Québec kiểu như Leblanc, Gagnon và Tremblay, thế nên tôi học cách chơi khúc côn cầu trên băng ngoài đường với đám bạn hàng xóm trong thời tiết −20°C. Tôi làm thủ môn, vị trí kém hấp dẫn nhất. Tụi nó đánh những cú trời giáng vào đầu gối tôi, nhưng tôi giấu kỹ đôi chân bầm dập của mình dưới lớp quần bò. Giống như cách bà ngoại Winnie đã cố gắng hết sức để giành lấy công việc phi ngựa qua thung lũng Inonoaklin, đưa thư và bột mỳ cho các hộ di cư không bao lâu sau khi mẹ của bà qua đời.

Tôi nhìn chăm chú vào túm rễ nắm trong tay. Bám quanh túm rễ là lớp đất mùn lấp lánh khiến tôi liên tưởng đến phân gà. Mùn là vật chất phân hủy hơi nhờn màu đen trên nền rừng, kẹp giữa lớp lá kim mới rụng cùng những cái cây mới chết ở bên trên, và lớp đất khoáng bị bào mòn từ nền đá bên dưới. Mùn là sản phẩm phân hủy của cây cối. Nó là mồ chôn của xác thực vật, bọ và chuột. Phân ủ của tự nhiên. Cây cối thích được cắm rễ trong mùn, không quá nông hay quá sâu, bởi vì ở đó chúng có thể tiếp cận được với vô vàn chất dinh dưỡng.

Nhưng những đầu rễ này lại có màu vàng óng ả, giống như ánh sáng trên cây thông Giáng sinh, và chúng kết thúc với một sợi tơ cũng có màu như thế. Những dây mảnh trải dài này có màu gần giống với thứ tỏa vào lòng đất từ chân nấm quả thể Suillus, và tôi lôi trong túi ra nấm quả thể mình vừa hái. Một tay tôi cầm chùm đầu rễ với những sợi to vàng tuôn xuống như thác, còn tay kia là nấm quả thể Sullius với những sợi nấm đứt ngang. Tôi săm soi chúng thật kỹ nhưng không thể phân biệt nổi.

Winnifred Beatrice Ferguson (bà ngoại Winnie) ở trang trại Ferguson tại Edgewood, British Columbia, trước năm 1934, khi bà 20 tuổi, không lâu sau khi mẹ của bà qua đời. Bà Winn tiếp tục nuôi gà, vắt sữa bò và xới cỏ khô. Bà cưỡi ngựa như gió và bắn một con gấu chui ra từ cây táo. Bà ngoại hiếm khi nói về mẹ mình, nhưng trong lần cuối cùng hai bà cháu đi dạo dọc khu bờ sông Nakusp, lúc đó bà 86 tuổi, bà đã khóc với tôi: “Bà nhớ mẹ quá.”

Phải chăng Suillus là bạn của rễ cây, chứ không phải là một tác nhân phân hủy như nấm Mycena? Bản năng của tôi vẫn luôn là lắng nghe những điều các sinh vật sống đang nói. Chúng ta nghĩ rằng những manh mối quan trọng nhất thường to lớn, nhưng thế giới rất thích nhắc nhở chúng ta

Bóng ma trong rừng 25

26 Trí tuệ của rừng

rằng chúng có thể rất nhỏ xinh. Tôi bắt đầu đào xuống nền rừng. Hệ sợi vàng dường như bao hết từng mẩu đất nhỏ li ti. Hàng trăm dặm những dây mảnh chạy qua dưới lòng bàn tay tôi. Bất kể là dạng sống nào, những dây tơ nấm tỏa rộng được gọi là sợi nấm – cùng với nấm quả thể mà chúng sản sinh ra – có vẻ như chỉ là bề nổi của hệ sợi khổng lồ trong lòng đất.

Chai nước của tôi nằm trong chiếc túi đen khóa miệng của áo khoác, tôi rửa sạch bụi đất khỏi phần còn lại của đầu rễ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một bó nấm sung mãn như vậy – chắc chắn không được vàng rực rỡ, thêm cả trắng và hồng, như thế này – mỗi màu sắc quấn quanh một đầu riêng biệt, tua tủa những sợi tơ. Rễ cây phải vươn tới những chỗ xa và khù khoằm để lấy được dinh dưỡng. Nhưng vì sao lại có nhiều dây nấm không chỉ mọc ra từ đầu rễ mà còn tỏa sáng rực rỡ với cả bảng màu như thế này? Có phải mỗi màu là một loài nấm khác nhau không? Có phải mỗi loại đóng một vai trò khác nhau trong đất không?

Tôi yêu công việc này quá đi mất. Cơn phấn khích trào lên qua nắm đất uy nghi này mãnh liệt hơn nhiều so với nỗi sợ gấu hay sợ ma của tôi. Tôi đặt chùm rễ của cái cây non mà tôi vừa nhổ, cùng với mạng lưới nấm vô cùng sống động của nó, cạnh một cái cây được bảo hộ. Các cây non đã cho tôi thấy cấu trúc và đặc điểm chung của thế giới ngầm trong rừng. Những màu vàng và màu trắng cùng với thoáng màu hồng bụi gợi cho tôi nhớ tới những bông hồng dại gắn liền với tuổi thơ. Đất nơi chúng tìm được điểm tựa giống như một cuốn sách, mỗi trang đầy màu sắc chồng lên trang tiếp theo, mỗi trang lại hé lộ câu chuyện về cách mọi thứ được nuôi dưỡng.

Khi cuối cùng cũng đến được vùng triệt hạ, tôi nheo mắt quét một lượt qua làn mưa. Dù đã dự đoán được điều sẽ gặp,

nhưng tim tôi vẫn thắt lại. Tất cả các cây đều đã bị đốn chỉ còn trơ gốc. Những khúc xương gỗ trắng nhô lên khỏi mặt đất. Tàn tạ vì mưa gió, những mảnh vỏ cây cuối cùng tróc ra, rơi trên mặt đất. Tôi chọn một lối đi qua mấy cành cây to xù xì, cảm nhận nỗi đau trong sự tiêu điều của chúng. Tôi nhấc một cành lên, để lộ ra một cái cây non, giống như nhặt rác khỏi những đóa hoa đang cố gắng bung nở bên dưới đống phế thải trên những quả đồi trong khu tôi sống hồi còn nhỏ. Tôi biết những hành động ấy quan trọng tới đâu. Vài cây linh sam mềm mượt đã thành mồ côi bên cạnh những cái gốc trơ trụi của cha mẹ chúng và đang cố gắng phục hồi lại sau cơn chấn động vì mất mát. Nhìn vào sự phát triển chậm chạp của mầm lá kể từ sau vụ thu hoạch là đủ biết quá trình phục hồi của chúng hẳn rất cam go. Tôi chạm nhẹ vào nụ hoa nhỏ xíu đầu cành của cái cây gần mình nhất.

Một vài bụi đỗ quyên trắng và việt quất đã né được đường lia của lưỡi cưa. Tôi cũng góp phần vào hoạt động thu hoạch gỗ này, cái hoạt động đốn hạ cây để dọn quang không gian nơi chúng từng được tự do, hoang dã, lành lặn. Các đồng nghiệp của tôi đã lên xong kế hoạch cho những lần triệt hạ tiếp theo, để duy trì hoạt động của nhà máy và nuôi sống gia đình họ, tôi cũng hiểu nhu cầu này. Nhưng những lưỡi cưa chẳng hề dừng lại cho tới khi toàn bộ các thung lũng bị dọn sạch.

Tôi bước về phía những cây non theo một đường zigzag giữa những bụi đỗ quyên và việt quất. Một đội trồng cây có nhiệm vụ thay thế những cây linh sam già đã thu hoạch, họ đã đặt vào đó những cây vân sam non lởm chởm, giờ đã cao tới mắt cá chân. Có vẻ thật lạ lùng khi không thay thế những cây linh sam subalpine mà họ đã đốn hạ bằng cách trồng thêm

Bóng ma trong rừng 27

Trí tuệ của rừng

các cây linh sam subalpine khác. Nhưng gỗ vân sam có giá hơn. Nó hình thành thớ gỗ chắc, chống mối, chống mục và đáp ứng được nhu cầu gỗ cao cấp. Gỗ cây linh sam subalpine trưởng thành thường yếu và dễ mục.

Chính phủ Mỹ cũng khuyến khích trồng các cây non theo hàng lối như trong vườn để đảm bảo không có mảng đất nào bị bỏ trống. Có điều này là bởi cây gỗ được trồng theo hàng ngang lối dọc với những khoảng cách đều chằn chặn sẽ cho nhiều gỗ hơn là các khóm cây mọc rải rác. Ít nhất thì lý thuyết là vậy. Bằng cách lấp tất cả mọi chỗ trống, họ phát hiện ra họ có thể trồng nhiều gỗ hơn so với để cho cây mọc tự nhiên. Với mọi ngóc ngách đều được lèn chật như nêm, họ cảm thấy thỏa mãn với những vụ bội thu, với những khoản lợi nhuận dự tính trong tương lai. Và những hàng lối ngay ngắn khiến cho việc kiểm đếm cũng dễ dàng hơn. Tương tự như lý lẽ mà bà ngoại Winnie của tôi trồng vườn theo hàng, nhưng bà chăm sóc đất và chuyển đổi hoa màu theo thời gian.

Cây vân sam non đầu tiên tôi kiểm tra vẫn còn sống, nhưng chỉ là thoi thóp, với những chiếc lá kim vàng úa. Cái thân khẳng khiu của nó nom thật thảm hại. Làm sao nó có thể sống sót được trong điều kiện đất đai thế này? Tôi nhìn lên hàng cây đã được trồng. Tất cả các cây non đều đang khốn đốn – tất cả mọi cái cây nhỏ bé sầu thảm ấy, không chừa cây nào. Vì sao trông chúng lại quặt quẹo đến vậy? Vì sao, ngược lại, mấy cây linh sam dại nảy mầm trên khoảnh rừng nguyên sinh kia trông lại đầy sức sống như thế? Tôi lấy cuốn sổ thực địa của mình ra, gạt đám lá kim khỏi bìa chống thấm, và lau kính. Hoạt động tái thiết cây đáng lẽ phải bù đắp cho những gì chúng tôi đã lấy đi, nhưng chúng tôi đang thất bại thảm hại. Tôi nên viết ra phương án giải quyết nào đây? Tôi muốn

28

đề nghị công ty bắt đầu lại từ đầu, nhưng một khoản chi như thế chắc chắn sẽ không được khuyến khích. Tôi đầu hàng nỗi sợ bị từ chối và ghi nhanh: “Đạt yêu cầu, nhưng cần thay thế các cây non đã chết.”

Tôi nhặt một mảnh vỏ cây đang che lên một cái cây non và ném nó vào bụi rậm. Tôi thu thập mấy cái lá kim vàng úa của cây non vào một chiếc phong bì gấp tạm bằng mẩu giấy nháp. Tôi sung sướng vì có được một cái bàn riêng cho mình trong một góc phòng, tách khỏi những chiếc bàn bản đồ và văn phòng náo nhiệt nơi mọi người thực hiện giao dịch và thương lượng về dá gỗ cũng như chi phí đốn cây; quyết định tiếp theo sẽ đốn hạ khoảng rừng nào; thưởng cho các hợp đồng giống như dải băng ở một cuộc thi thể thao. Trong góc nhỏ xíu của mình, tôi có thể làm việc với các vấn đề ở vùng trồng tái thiết trong không khí bình yên không ai quấy rầy.

Có lẽ sẽ dễ dàng tra được triệu chứng của các cây giống trong các sách tham khảo, vì lẽ hiện tượng úa lá có thể phát sinh do vô vàn vấn đề.

Tôi cố tìm lấy một cây giống khỏe mạnh, nhưng vô vọng. Điều gì làm phát khởi sự ốm yếu này? Nếu không có được một chẩn đoán chính xác, các cây giống thay thế rất có thể cũng sẽ chịu chung số phận.

Tôi tự trách mình vì che đậy vấn đề, tìm lấy lối thoát dễ dàng cho công ty. Vùng trồng tái thiết vô cùng thê thảm. Ted muốn biết liệu có phải chúng tôi đang không đáp ứng được yêu cầu của chính phủ trong việc khôi phục địa điểm này hay không, bởi vì không tiếp tục được đồng nghĩa với thua lỗ về tài chính. Ông tập trung vào mục tiêu đáp ứng những quy định tái thiết cơ bản với chi phí tối thiểu, nhưng tôi còn chẳng biết phải gợi ý thế nào. Tôi nhổ một cây vân sam giống

Bóng ma trong rừng 29

30 Trí tuệ của rừng

khác khỏi hố trồng, băn khoăn không biết liệu có phải câu trả lời nằm ở bộ rễ chứ không phải ở lá hay không. Đám rễ ấy bị chôn chặt cứng trong đất xốp, ở đó nó vẫn giữ được độ ẩm trong khí hậu cuối hè. Cách trồng hoàn hảo. Lớp nền rừng được dẹp đi, hố trồng xuyên xuống lớp đất khoáng ẩm thấp bên dưới. Đúng như chỉ dẫn. Chuẩn theo sách. Tôi đặt túm rễ lại vào trong hố và kiểm tra một cây giống khác. Rồi một cây khác nữa. Tất cả mọi cây đều được đặt chính xác vào khe nứt đào bằng xẻng và được lấp đất để tránh các khoảng hở không khí, nhưng các đầu rễ trông như xác ướp, như thể chúng được nhét vào một nấm mồ vậy. Không một cái rễ nào có vẻ như làm được cái việc đáng lẽ nó phải làm. Không một cái rễ nào mọc ra những đầu mới màu trắng để sục vào lòng đất. Mớ rễ khô xác, đen xì và đâm tua tủa lung tung. Đám cây non rụng lá vàng bởi vì chúng đói thứ gì đó. Ở đây có một sự mất kết nối tuyệt đối, điên rồ giữa rễ và đất.

Tình cờ, ngay gần đó có một cây linh sam subalpine mọc lên từ hạt, tôi nhổ rễ nó lên để so sánh. Không giống như cây vân sam được trồng mà tôi vừa nhổ như nhổ cà rốt ra khỏi đất, đám rễ linh sam lòa xòa này neo bám chặt đến nỗi tôi phải trụ vững hai chân hai bên thân cây và lấy hết sức bình sinh mà kéo. Cuối cùng đám rễ cũng dứt khỏi đất, khiến tôi loạng quạng. Những đầu rễ sâu nhất kiên quyết không chịu bứt khỏi đất, hẳn là đang biểu tình dữ dội. Nhưng tôi phủi lớp mùn và vụn đất khỏi mớ rễ đứt mà mình kéo được lên, lấy chai nước ra, và rửa sạch những vụn nhỏ còn sót lại. Một số đầu rễ trông giống như những đầu mũi kim nhọn hoắt.

Tôi kinh ngạc khi thấy cũng chính những dây nấm mảnh vàng rực kia đang bao quanh đầu rễ như tôi vừa quan sát được trong rừng nguyên sinh, một lần nữa đúng y như màu

của hệ sợi, mạng lưới sợi nấm mọc ra từ chân nấm bánh kếp Suillus. Đào thêm một chút nữa quanh hố cây linh sam, tôi thấy những dây mảnh màu vàng bện thành tấm thảm giữ đất, hình thành một mạng lưới hệ sợi tỏa ra xa, xa mãi.

Nhưng chính xác thì những dây mảnh mọc ra từ nấm này là cái gì, và chúng đang làm vì vậy? Có thể chúng chính là sợi nấm có ích, lan ngoằn ngoèo trong đất để lấy chất dinh dưỡng cung cấp cho cây con nhằm đổi lấy năng lượng. Hoặc chúng có thể là mầm bệnh đang lây lan và ăn dần ăn mòn bộ rễ, khiến cho những cây non yếu ớt bị úa vàng mà chết. Có lẽ nấm quả thể Suillus bật lên từ tấm thảm ngầm dưới lòng đất để phát tán bào tử khi tới thời điểm thuận lợi.

Hoặc cũng có thể là những dây mảnh màu vàng này không hề kết nối với cây nấm Suillus, mà thay vào đó nó xuất phát từ một loài nấm hoàn toàn khác. Trong số hơn một triệu loài có mặt trên trái đất, gấp khoảng sáu lần số lượng các loài thực vật, chỉ có chừng 10% các loài nấm đã được nhận dạng. Với lượng kiến thức hạn hẹp của mình, cơ hội tôi nhận dạng được loài của những dây mảnh màu vàng kia có vẻ không được khả quan lắm. Nếu những sợi mảnh hoặc mấy nấm quả thể kia không nắm giữ manh mối, thì có thể còn những lý do khác giải thích cho việc vì sao cây vân sam mới trồng lại không phát triển khỏe mạnh ở đây.

Tôi xóa nội dung ghi chú “Đạt yêu cầu” và ghi lại rằng vùng trồng cây tái thiết đã thất bại. Trồng lại toàn bộ, sử dụng cùng dạng cây giống và phương pháp – trồng bằng xẻng với cây giống một năm tuổi được sản xuất hàng loạt trong các vườn ươm – dường như là cách rẻ nhất để công ty thực hiện, nhưng sẽ chẳng rẻ hơn là bao nếu chúng tôi cứ phải liên tục quay trở lại vì cùng một kết quả ảm đạm. Cần làm gì đó khác để tái thiết khu rừng này, nhưng phải làm gì đây?

Bóng ma trong rừng 31

Trí tuệ của rừng

Trồng linh sam subalpine chăng? Không vườn ươm nào có sẵn cây này để trồng cả, và nó không được coi là thứ cây mang lại tiền bạc trong tương lai. Chúng tôi có thể trồng cây vân sam non với bộ rễ lớn hơn. Nhưng có thể chúng sẽ vẫn chết nếu không mọc ra các đầu rễ mới khỏe khoắn. Hoặc chúng tôi có thể trồng chúng sao cho rễ chạm vào mạng lưới nấm màu vàng trong đất. Biết đâu mạng tơ vàng lại giữ được cho mấy cây giống của tôi khỏe mạnh. Nhưng quy định yêu cầu rằng rễ phải được trồng ở lớp đất khoáng tơi, không phải trong lớp mùn – với suy tính rằng những hạt cát, phù sa và đất sét giữ được nhiều nước vào cuối hè hơn và vì thế mang lại cơ hội sinh tồn tốt hơn – còn nấm thì lại chủ yếu sống trong lớp mùn. Người ta vẫn nghĩ rằng nước là nguồn lực thiết yếu nhất mà đất cần cung cấp cho rễ để cây giống sống sót được. Cơ hội thay đổi được chính sách để chúng tôi có thể trồng bộ rễ sao cho chúng tiếp xúc được với những dây mảnh màu vàng mọc ra từ nấm dường như rất thấp.

Tôi ước gì mình có ai đó để trò chuyện ở ngay trong rừng này, để tranh luận với cái cảm giác càng lúc càng mạnh của tôi rằng nấm có lẽ là yếu tố hỗ trợ đáng tin cậy cho cây giống. Liệu những sợi nấm vàng có chứa thành phần bí mật nào mà tôi – và mọi người – bằng cách nào đó đã bỏ lỡ hay không?

Nếu không tìm được câu trả lời, tôi sẽ bị ám ảnh vì biến vùng triệt hạ thành một cánh đồng chết chóc, một nấm mồ chất đầy xương cây. Một cánh đồng cây bụi toàn những việt quất với đỗ quyên thay vì một khu rừng mới, một vấn đề ngày càng trầm trọng, một vùng trồng cây tái thiết chết rũ hết lần này đến lần khác. Tôi không thể để cho chuyện này xảy ra. Tôi đã chứng kiến nhiều khu rừng phát triển trở lại hoàn toàn tự nhiên sau khi gia đình tôi đốn gỗ ở gần nhà và biết

32

rằng rừng có thể phục hồi sau một vụ thu hoạch. Có lẽ bởi vì ông bà tôi chỉ chặt một vài cây ở một khoảnh, mở ra những khoảng trống mà ở đó những cây tuyết tùng, thiết sam và linh sam có thể dễ dàng rắc hạt, những cây mới dễ dàng liên kết với đất. Tôi nheo mắt để xác định bìa rừng, nhưng nó ở quá xa. Những vùng triệt hạ này vô cùng rộng lớn, và có lẽ diện tích cũng là một phần vấn đề. Nếu có bộ rễ khỏe mạnh, chắc chắn cây có thể tái sinh trên cả khu vực rộng lớn này. Tuy thế, cho tới giờ, công việc của tôi chỉ gói gọn trong việc giám sát những vùng trồng cây tái thiết với rất ít cơ hội biến thành bất cứ thứ gì giống với cảnh tượng nguy nga, hùng vĩ từng có mặt nơi đây.

Đúng lúc đó, tôi nghe thấy tiếng gằn. Cách đó mấy bước, đang lúi húi chén một mớ quả mọng xanh, đỏ, đen, là một cô gấu mẹ. Đám lông có chóp màu bạc trên gáy cho biết nó là loài gấu xám Bắc Mỹ. Một con non, nhỏ xíu như chú gấu Winnie-the-Pooh trong phim hoạt hình nhưng đôi tai bông xù thì to quá khổ, đang dính chặt với mẹ như thể mẹ nó là một lọ keo. Con gấu con nhìn tôi bằng đôi mắt đen dịu dàng và cái mũi lấp lánh như thể nó muốn sà vào vòng tay tôi vậy, và tôi mỉm cười. Nhưng chỉ trong một thoáng. Gấu mẹ gầm lên, bốn mắt chúng tôi nhìn nhau không rời, cả hai đều kinh ngạc. Nó chồm lên trên hai chân sau trong khi tôi đứng như trời trồng.

Tôi đang bơ vơ ở nơi hoang vu với một con gấu xám đang hoảng hốt. Lúc tôi thổi còi hơi – aaaanw! – nó chỉ càng nhìn chằm chằm dữ dội hơn. Tôi nên đứng yên hay cuộn tròn người lại nhỉ? Một phản ứng là để đối phó với gấu đen, cách kia là dành cho gấu xám Bắc Mỹ. Sao tôi lại không nghe những hướng dẫn này đến nơi đến chốn cơ chứ?

Bóng ma trong rừng 33

34 Trí tuệ của rừng

Gấu mẹ sụp xuống trên cả bốn chân, lúc lắc đầu, cằm sượt nhẹ trên mấy bụi việt quất. Nó huých nhẹ gấu con, và hai mẹ con cùng quay gót. Tôi chậm rãi lùi lại khi hai con gấu chui qua mấy bụi cây. Gấu mẹ đưa gấu con lên một cái cây, rồi sục sạo lớp vỏ cây. Bản năng của nó là bảo vệ con.

Tôi phóng xuống đồi về phía khu rừng già, băng qua mấy cái cây giống và lạch nước, né bộ xương khô lỉa chỉa của mấy cái cây mất đầu, đạp lên đám mầm hoa lê lư và cỏ lửa (fireweed). Cây cối nhòa đi thành một bức tường xanh. Tôi chẳng nghe thấy gì hết nhưng phổi thì hớp lấy oxy trong lúc vượt qua những thân gỗ mục, hết thân này đến thân khác, trước khi nhìn thấy chiếc xe tải của công ty đỗ cạnh một cái cây ngay bên vệ đường, có vẻ như nó đã lăn tới một điểm dừng khúc khuỷu.

Ghế ngồi bọc vinyl đã rách và cần chuyển số thì lọc xọc. Tôi khởi động máy, vào số, và nhấn ga. Bánh xe xoay tròn, nhưng chiếc xe không nhúc nhích. Về số lùi càng làm chúng lún sâu hơn. Tôi đã bị kẹt trong hố bùn.

Nhấc bộ đàm lên, tôi gọi: “Suzanne gọi Woodlands, hết.”

Im lìm.

Khi bóng tối ập xuống, tôi phát đi thông điệp cầu cứu cuối cùng trên sóng bộ đàm. Con gấu có thể dễ dàng đập vỡ cửa sổ chỉ với một cú vung chân. Hàng tiếng đồng hồ trôi qua, tôi cố gắng giữ tỉnh táo để chứng kiến đoạn kết của đời mình, nhưng chốc chốc tôi lại gà gật, và giữa những lúc ấy, tôi nghĩ tới kỹ năng “đi trốn” của mẹ tôi. Tôi giả vờ là mẹ đang dém chăn cho tôi giống như mẹ vẫn làm trước khi chúng tôi lái xe tới nhà ông bà ở dãy Monashee, rồi mẹ đặt một cái chậu nhỏ trên lòng tôi và chải mớ tóc mái màu vàng của tôi sang

một bên, vì tôi hay bị say xe. “Robyn, Suzie, Kelly, ngủ một chút đi.” Mẹ sẽ thì thầm, rồi lao vào cơn gió lồng lộng thổi từ khe núi cắt ngang đèo. “Chúng ta sẽ sớm về tới nhà bà ngoại Winnie và ông ngoại Bert thôi.” Mùa hè đồng nghĩa với việc được tạm nghỉ công việc dạy ở trường và cuộc hôn nhân của mẹ. Em trai, chị gái và tôi yêu những ngày ấy, dạo chơi trong rừng, tránh xa khỏi những ấm ức ngầm của bố mẹ. Những cuộc tranh cãi về tiền, về vấn đề ai chịu trách nhiệm cho việc gì, về chúng tôi. Đặc biệt là Kelly, nó hạnh phúc hơn nhiều trong những kỳ “đi trốn” ấy, lẽo đẽo theo chân ông ngoại Bert hái việt quất, hoặc câu cá cùng ông ở cầu tàu của chính phủ, hoặc lái xe tới bãi rác nơi bọn gấu hay sục sạo. Em tròn mắt nghe ông kể chuyện tán tỉnh bà hồi ông tới mua kem ở nông trại nhà Ferguson, chuyện giúp cụ Charlie Ferguson đỡ đẻ cho bò vào đầu mùa xuân, và chuyện chất đầy xe những phần thừa của bò và heo trong vụ giết mổ mùa thu.

Tôi tỉnh giấc trong bóng tối, cổ đau, không chắc mình đang ở đâu, kính chắn gió mờ đục vì hơi thở đậm đặc của tôi. Dùng gấu tay áo khoác lau kính, tôi nhìn chăm chú vào bóng đêm tìm những ánh mắt hoang dại và liếc đồng hồ – 4 giờ sáng. Gấu xám Bắc Mỹ hoạt động năng nổ hơn lúc hoàng hôn và bình minh, nên tôi kiểm tra khóa cửa lần nữa. Tiếng lá xào xạc như thể một hồn ma đang tới gần. Tôi đờ người ra cho tới khi có một tiếng gõ chát chúa lên kính khiến tôi thét lên. Một người đàn ông đang gào lên qua lớp kính chắn gió mờ hơi, tôi thở phào vì công ty khai thác gỗ đã cử Al tới. Chú chó chăn gia súc của anh, Rascal, nhảy lên cào vào cửa xe tôi mà sủa. Tôi kéo cửa sổ xuống và chứng minh là mình vẫn còn nguyên vẹn.

“Cô ổn chứ?” Giọng Al cũng to như vóc dáng cao lừng lững của anh. Anh vẫn đang cố gắng tìm ra cách nói chuyện

Bóng ma trong rừng 35

36 Trí tuệ của rừng

với một nữ chuyên gia lâm nghiệp, cố hết sức để coi tôi ngang hàng với đám đàn ông. “Ngoài này chắc tối đặc như mật hả.”

“Không sao đâu.” Tôi nói dối.

Chúng tôi thành công tí chút trong việc tiếp tục vờ như đó chỉ là một đêm như bao đêm làm việc khác, và tôi mở hé cửa để Rascal có thể len vào cho tôi âu yếm nó. Tôi rất vui khi Al và Rascal lái xe đưa tôi về nhà từ chỗ làm, và Al sẽ nghiêng người ra ngoài sủa mấy con chó đang đuổi theo, bọn này lúc nào cũng ẳng lên mấy tiếng rồi chạy về phía khác, Al thích thú lắm. Tôi thấy việc này cực kỳ vui, và điều đó khuyến khích anh còn sủa to hơn nữa.

Trái sang phải: tôi, 5 tuổi; Mẹ, 29 tuổi; Kelly, 3 tuổi; Robyn, 7 tuổi; và Bố, 30 tuổi, ở nhà bà ngoại Winnie và ông ngoại Bert, Nakusp, Canada. năm 1965. Tất cả các kỳ nghỉ của chúng tôi đều hoặc ở nhà ông bà ngoại tại Nakusp hoặc ở nhà ông bà nội tại hồ Mabel.

Tôi duỗi chân tay bên ngoài chiếc xe tải, và Al đưa cho tôi một cái cốc giữ nhiệt chứa cà phê trong khi anh thử lái xe ra khỏi hố bùn. Anh khởi động máy, động cơ lạnh ngắt gằn lên. Sương sớm lấm chấm trên nắp máy hoen gỉ và hoa cỏ lửa nụ hồng mọc suốt con đường. Quan sát qua làn hơi cà phê, tôi tự hỏi liệu chúng tôi có phải bỏ lại cái xe tồi tàn đó không. Nhưng chiếc xe tải khởi động ở lần thử thứ ba. Al đạp chân ga hết cỡ, và bánh xe quay tròn tại chỗ.

“Cô đã khóa đĩa trục bánh xe chưa đấy?” Anh hỏi. Đĩa trục là mấy cái đĩa tròn giữa hai bánh trước, nằm ở hai đầu của trục xe. Dùng tay vặn chúng 90° sẽ khóa bánh vào trục để động cơ có thể khiến chúng chuyển động tròn cùng với bánh sau. Khi cả bốn bánh cùng lăn, chiếc xe có thể cày qua bất cứ thứ gì. Nhưng khi các đĩa bánh trước không được khóa, chiếc xe có lực kéo gần như bằng không. Tôi gần như chết ngất khi anh nhảy ra ngoài, vặn mấy cái đĩa trục và lái ngon lành ra khỏi vũng lầy. Cười hết cỡ, Al đưa chìa khóa cho tôi.

“Ôi trời.” Tôi nói, đập tay vào trán. “Đừng lo, Suzanne, chuyện thường mà.” Anh nói, mắt nhìn xuống để tránh cho tôi nỗi xấu hổ. “Tôi cũng từng bị như vậy rồi.”

Tôi gật đầu. Một cảm giác biết ơn dâng trào trong tôi khi theo anh đi ra khỏi thung lũng.

Trở về nhà máy, tôi bước trong bộ dạng nhàu nhĩ và bẽn lẽn vào văn phòng, chuẩn bị tinh thần bị trêu chọc, tự nhủ thầm mình sẽ chịu được thôi. Đám đàn ông liếc lên, rồi thể hiện phép lịch sự với tôi bằng cách lập tức quay trở lại tán gẫu, say sưa bát ngát với những câu chuyện về xây dựng đường xá, lắp đặt đường ống cống, lên kế hoạch đốn gỗ, tuần tra cây. Tôi băn khoăn không biết họ nghĩ gì về mình, quá khác biệt so

Bóng ma trong rừng 37

38 Trí tuệ của rừng

với phụ nữ trong thị trấn và các cô gái trên cuốn lịch gợi cảm cạnh những chiếc bàn phác thảo, nhưng đa số họ bận rộn với công việc của mình và để tôi yên.

Một lát sau, tôi tới gặp Ted, tựa vào khung cửa cho tới khi ông ngẩng lên. Bàn làm việc của ông chất hàng chồng những hồ sơ phương án giải quyết và các đơn đặt hàng cây giống. Ông có bốn đứa con gái, tất cả đều chưa đến 10 tuổi. Ông dựa lưng vào chiếc ghế xoay, vừa tươi cười vừa nói: “Chà, xem mèo tha gì đến này.” Tôi biết như thế nghĩa là ông mừng vì tôi trở về an toàn. Họ đã lo lắng cho tôi. Thêm nữa – quan trọng hơn – tấm biển quảng cáo của chúng tôi ghi “216 ngày không có tai nạn”, và tôi sẽ bị cằn nhằn không ngớt nếu phá vỡ chuỗi liên tục đó. Khi ông gợi ý rằng tôi nên về nhà, tôi nói mình có chút việc phải làm.

Tôi dành ngày hôm đó viết ra các báo cáo cây trồng trước khi gửi phong bì chứa mấy cái lá kim vàng úa cho phòng thí nghiệm chính phủ để đánh giá mức độ dinh dưỡng và hỏi văn phòng về bộ sách tham khảo cho chủ đề những nấm quả thể. Có rất nhiều tài liệu về gỗ, nhưng sách về sinh học thì lại hiếm như răng gà mái. Tôi gọi điện cho thư viện thị trấn, vui mừng khi biết được rằng ở đó họ có tài liệu tra cứu về nấm quả thể. Lúc 5 giờ, Ted và các chiến hữu của ông trong công ty chuẩn bị ra ngoài xem trận bóng ở quán rượu Reynolds trước khi về nhà với gia đình.

“Đi cùng bọn tôi không?” Ông hỏi. Tụ tập với cánh đàn ông cười nói ha hả là điều cuối cùng tôi muốn, nhưng tôi đánh giá cao hành động của ông. Ông có vẻ nhẹ nhõm khi tôi cảm ơn và nói rằng tôi cần đến thư viện trước giờ đóng cửa.

Tôi lấy cuốn sách về nấm quả thể và nộp báo cáo về cây trồng nhưng thề giữ bí mật những quan sát của mình và tìm

hiểu cho kỹ. Tôi vẫn ôm nỗi sợ rằng mình được tuyển vào một “câu lạc bộ” đàn ông như một biểu tượng của thời đại đổi thay, và cơ hội của tôi sẽ tiêu tùng nếu tôi đưa ra một ý tưởng nửa vời về những tác động của nấm quả thể hoặc những tấm màng màu hồng hay vàng phủ trên rễ đối với sự phát triển của cây giống.

Kevin, cũng là sinh viên làm thêm hè, được tuyển dụng để giúp các kỹ sư bố trí đường xá vào những thung lũng chưa bị phá hủy, xuất hiện trước bàn tôi trong lúc tôi cầm cái áo gile chuyên dụng lên. Cậu và tôi đã làm bạn từ hồi đại học, cả hai chúng tôi đều rất cảm kích khi có được công việc ở đây. “Đến quán Mugs’n’Jugs đi.” Cậu rủ. Quán đó nằm ở đầu kia thị trấn so với quán Reynolds, và chúng tôi có thể tránh giáp mặt các bậc đàn anh.

“Sẵn lòng.” Kết giao với các sinh viên lâm nghiệp khác thật là dễ dàng. Tôi sống với bốn người họ ở nhà trọ tập thể của công ty, ở đó tôi có riêng một căn phòng cáu bẩn với một tấm nệm đơn trải trên sàn. Cả đám chúng tôi không có ai giỏi nấu ăn, thế nên các quán đêm là chốn quen thuộc. Quán rượu cũng là địa điểm yêu thích vì tôi vẫn còn đau lòng vì chia tay với tình yêu đích thực đầu tiên. Anh muốn tôi bỏ học và có con, nhưng tôi lại muốn phấn đấu, mắt tôi nhắm tới phần thưởng lớn hơn.

Ở quán rượu, Kevin gọi bia và bánh kẹp, trong khi tôi rà trên máy hát tự động tìm bài hát của nhóm Eagles, nội dung về việc tiếp nhận mọi chuyện một cách nhẹ nhàng và cuối cùng chọn số

45. Khi bia được mang lên, cậu rót cho tôi một cốc.

“Họ cử tớ đi Gold Bridge để bố trí đường vào tuần sau.”

Cậu kể. “Tớ e là họ sẽ vin vào độ phá hoại của bọ cánh cứng làm cớ để chặt rừng thông đen.”

Bóng ma trong rừng 39

40 Trí tuệ của rừng

“Ừ, tớ cũng không nghi ngờ gì chuyện đấy.” Tôi nhìn quanh để đảm bảo không có ai nghe thấy. Các sinh viên khác đang cười đùa ở một bàn gần đó, nốc bia ừng ực, chuẩn bị ra chơi ném phi tiêu. Bề ngoài quán rượu giống như một nhà gỗ và có mùi gỗ thông hơi mục. Đây là một thị trấn của công ty. Tôi buột miệng: “Tớ cảm thấy đêm qua tớ có thể toi đời ở ngoài đó.”

“Này, cậu còn may chán vì trời không lạnh hơn đấy. May mà xe bị sa lầy, vì có khi cậu còn gặp rắc rối lớn hơn nếu lái xe trong đêm qua mấy con đường đó. Bọn tớ đã cố cảnh báo để cậu ở yên đó, nhưng tớ đoán là bộ đàm của cậu bị hỏng.” Kevin nói, chùi bọt bia khỏi bộ ria – chắc có ai đó đã phân phát mấy bộ ria này ngay lúc anh chàng chọn cuộc sống ở rừng.

“Tớ đã khá là hoảng.” Tôi thú nhận. “Nhưng ít nhất là tớ được thấy mặt đáng yêu của Al.”

“Bọn tớ đều lo cho cậu. Nhưng bọn tớ biết cậu sẽ tìm ra cách để được an toàn.”

Tôi cười. Cậu ấy đang an ủi tôi, khiến tôi cảm thấy mình có giá trị, là một phần của cả đội. Bài “New Kid in Town” vang lên từ máy phát nhạc tự động, nghe có chút thê lương. Cuối cùng, tôi đã được bảo vệ trong vòng tay vững chãi của bùn rừng, cứu tôi khỏi ma quỷ, gấu xám, những cơn ác mộng của mình.

Tôi sinh ra trong hoang dã. Tôi đến từ hoang dã.

Tôi không thể nói máu tôi đã ngấm vào cây hay cây đã ngấm vào máu mình. Vì thế nhiệm vụ tìm ra vì sao cây giống lại lụi dần thành xác khô đã rơi vào tay tôi.

Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.