Mở đôi mắt kim cương _ Trial

Page 1

Mở đôi mắt KIM CƯƠNG

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Mở đôi mắt Kim Cương / Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng dịch, chú giải. - Tái bản.

- H. : Tôn giáo ; Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức, 2023. - 180 tr. ; 19 cm

ISBN 9786046195856

1. Đạo Phật 2. Kinh Kim Cương 3. Giảng kinh

294.382 - dc23

TOH0001p-CIP

Mở đôi mắt Kim Cương – Nguyễn Thế Đăng

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa

Tác giả Nguyễn Thế Đăng và Công ty TNHH

Xuất bản Thiện Tri Thức.

Bản quyền tiếng Việt © Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức 2023

Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.

Team thực hiện: Thảo Triều - Khánh Minh – Giọt Nắng - Biko - Mầu Quang Hưng - Áo Lam

Mục lục Lời mở đầu .................................................................. 7 1. Pháp hội Bát nhã............................................ 11 2. Trưởng lão Tu Bồ Đề thưa hỏi ......................13 3. Ở trong tánh không mà cứu độ .................. 17 4. Không chỗ trụ mà hành bố thí ................... 22 5. Thấy Như Lai .................................................. 29 6. Tin thật ............................................................ 33 7. Không đắc không thuyết ............................. 41 8. Chư Phật từ kinh này ra ............................... 45 9. Tánh không là không chứng không đắc .. 49 10. Trang nghiêm cõi Phật ................................ 55 11. Phước đức của sự thấu đạt tánh không ...61 12. Có Pháp là có Phật, có Tăng ...................... 62 13. Y vào tánh không mà thọ trì ....................... 65 14. Tín tâm thanh tịnh tức thật tướng sanh ... 71 15. Công đức trì kinh ........................................... 85 16. Đi sâu vào kinh .............................................. 95
17. Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hợp nhất ...................................... 107 18. Phước đức vô lượng .................................... 113 19. Thấy pháp thân ............................................ 117 20. Không thuyết pháp ..................................... 121 21. Khuôn mặt của giác ngộ ........................... 125 22. Phước trí vô lượng....................................... 129 23. Tất cả thanh tịnh ......................................... 131 24. Quán thấy pháp thân ................................ 135 25. Có đủ chứ không phải không có gì .......... 139 26. Phước đức và công đức ............................. 143 27. Không đến không đi ................................... 145 28. Thế giới là một hợp tướng ........................ 149 29. Chẳng sanh tướng pháp ........................... 153 30. Thấy như huyễn .......................................... 157

lời mở đầu

Một trong những định nghĩa về tánh Không là

sự không có tự tánh, không có hiện hữu nội

tại của tất cả sự vật. Kinh Đại Bát Nhã nói, dầu Phật có ra đời hay không, có thuyết pháp hay không, tánh

Không vẫn vậy từ sơ thủy đến nay và mãi mãi về sau.

Trí huệ Bát nhã là trí huệ soi thấy tánh Không.

Thấy được tánh Không của sanh tử thì thoát khỏi sanh tử, khổ đau của sanh già bệnh chết. Kinh

này có chữ Kim cương hay Kim cương năng đoạn (theo bản dịch của ngài Huyền Trang) nghĩa là trí huệ soi thấy tánh Không này giống như kim cương, cắt đứt, phá tan tất cả phiền não của sanh tử để giải thoát. Công năng của trí huệ như kim cương phá tan phiền não chướng và sở tri chướng hợp tạo thành bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả để thực tại tánh Không lộ bày là mục tiêu của kinh này.

7

Kinh điển Phật giáo nào cũng đều có phần chỉ bày cái thấy biết về thực tại của một bậc Giác ngộ và phần thực hành để đưa đến cái thấy biết ấy. Kinh này nói đến hai điều chính đối với người thực hành:

♦ Phá trừ tướng, tức là bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Phá trừ tướng ngăn che đến đâu thì tánh Không hiện ra đến đó.

♦ Chỉ thẳng tánh Không, thấy ra được tánh Không đến đâu thì bốn tướng hư vọng tiêu tan đến đó.

Theo truyền thống Trung Hoa, con đường gồm

Lý, Cảnh, Hạnh, Quả. Ở đây chúng ta dùng những phạm trù theo truyền thống Ấn Độ -Tây Tạng, tức là Nền tảng, Con đường, và Quả. Nền tảng là tánh

Không, Con đường hay pháp môn thực hành, đi trên và trong tánh Không. Quả là cái thấy biết tánh

Không trọn vẹn, do đó mà giải thoát, giác ngộ.

Về mặt thực hành của hành giả thì có bốn. Cái thấy tức là Nền tảng phải được thấy. Thiền định là duy trì cái thấy ấy mọi lúc, mọi nơi. Hạnh là sống với cái thấy ấy trong mọi hoạt động của đời sống,

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng 8

trong mắt tai mũi lưỡi thân ý. Và Quả tức là cái thấy

ấy trở thành trọn vẹn viên mãn.

Trong kinh này, thiền định là “thọ trì, đọc

tụng”. Hạnh là “giảng nói cho người”, hay Bồ

tát hạnh.

Để thực hành cái Thấy, Thiền định, và Hạnh

chúng ta áp dụng ba pháp môn tu tâm chính của

Phật giáo, được chỉ dạy chi tiết trong kinh Viên

Giác. Ba pháp đó là Chỉ hay Định, Quán, và Chỉ

Quán song tu hay Thiền.

Tánh Không ấy chính là bản tánh của tâm thức

chúng ta, mà kinh gọi là tâm không chỗ trụ. Tâm

này cũng là cái tâm bình thường hằng ngày của chúng ta vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh vốn

tự giải thoát này. Dầu ý nghĩ gây ra và đưa đến phiền não khổ đau hay thiện lành để đưa đến hạnh phúc, những ý nghĩ đều khởi từ tâm không chỗ trụ này, hiện hữu trong nó và tiêu tan trong nó. Tâm không chỗ trụ là Nền tảng cho mọi hoạt động thân, khẩu, ý của chúng ta. Và ý nghĩ khởi từ tâm không chỗ trụ cho nên chúng cũng không chỗ trụ, nghĩa là chúng tự giải thoát, vì chúng vốn tự giải thoát.

Mở đôi mắt Kim Cương 9

Người tu hành cần phải khám phá ra tâm ấy.

Thấy trực tiếp được nó, rồi sống với nó, niệm niệm

tương ưng với nó trong mọi mặt của đời sống (Hạnh) và cuối cùng, là một với nó.

Kinh này chỉ cho chúng ta bản tâm không

chỗ trụ ấy trong nhiều mặt của đời sống và khiến

chúng ta thấy nó, ngộ nó, và đưa chúng ta thâm nhập nó cho đến lúc toàn vẹn.

Đăng 10
Đương Đạo Nguyễn Thế

1. pháp hội bát nhã

Như vậy tôi nghe: Một thời Phật ở tại nước Xá Vệ, vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc, cùng chúng đại Tỳ kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị.

Bấy giờ sắp đến giờ ăn, Thế Tôn đắp y mang bát vào thành lớn Xá Vệ khất thực. Trong thành, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về tịnh xá. Dùng cơm rồi, cất y bát, rửa chân, trải tòa mà ngồi.

Quang cảnh này biểu lộ trí huệ Bát nhã. Đó là tất cả pháp tánh tướng thanh tịnh. Quang cảnh thanh tịnh này được nhìn bằng một tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì thấy cảnh thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là tâm Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, thanh tịnh vì xa lìa hẳn mọi ngã chấp và pháp chấp ngăn che.

11

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Toàn bộ cuốn kinh được nói là để cho chúng ta thấy và nhập được vào tâm Kim Cương bổn lai thanh tịnh này.

12

trưởng lão tu bồ đề thưa hỏi

Bấy giờ Trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo vai hữu, gối bên hữu quỳ xuống đất, chấp tay cung kính bạch Phật rằng:

Thế Tôn, thật là ít có, Như Lai khéo thường hộ niệm các Bồ tát, khéo phó chúc cho các Bồ tát.

Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên làm sao trụ, làm sao hàng phục tâm mình?

Đức Phật bảo: Lành thay! Lành thay! Tu Bồ Đề! Như lời ông nói, Như Lai khéo thường hộ niệm các Bồ tát, khéo phó chúc cho các Bồ tát. Nay ông lắng nghe, ta sẽ nói cho ông. Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng

13

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Chánh giác nên trụ như vậy, hàng phục tâm mình như vậy.

Thưa vâng, Thế Tôn! Con xin vui mừng được nghe.

Trụ là dừng lại, ở yên. Dừng lại cái tâm, hàng phục tâm mình là vấn đề then chốt của chúng sanh

chúng ta. Bởi vì tâm không dừng lại được, không hàng phục được thì tâm ấy tạo ra sanh tử và luân chuyển trong sanh tử.

Với người giữ giới Bồ tát phát tâm tu Bồ tát hạnh giúp đỡ chúng sanh thì vấn đề càng quan trọng

hơn: làm sao dừng lại được trong khi vẫn hoạt động trong sắc thanh hương vị xúc pháp, trong thế gian sanh diệt, vì lòng bi với chúng sanh?

Làm sao an trụ, làm sao hàng phục vọng tâm? Đó là chủ đề của kinh này với tất cả những biến tấu trong mọi vấn đề đời sống. Làm sao giải thoát đồng thời vẫn giúp người khác giải thoát? Trụ chỗ nào, đứng ở chỗ nào để cứu giúp chúng sanh mà không bị lôi theo dòng nước sanh tử đang cuốn trôi chúng sanh?

Và lạ lùng thay, thật là ít có thay. Đức Phật không trả lời dài dòng mà chỉ nói: “nên trụ như vậy,

14

nên hàng phục tâm mình như vậy”. Như vậy nghĩa là trước như vậy, bây giờ như vậy, và sau như vậy.

Có lẽ toàn bộ cuốn kinh là để giảng dạy “trụ như

vậy” là trụ như thế nào, “hàng phục tâm mình như

vậy” là hàng phục tâm mình như thế nào.

Nếu quay về ba pháp môn căn bản của Phật

giáo được nói rõ trong kinh Viên Giác, là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu hay Thiền, thì:

“Nên làm sao trụ”, làm sao trụ vào tánh Không, đây là Chỉ hay Thiền Định.

“Làm sao hàng phục tâm mình”, làm sao xử lý các vọng niệm, đưa chúng trở về tánh Không, là Quán hay Thiền Quán.

Và “nên trụ như vậy, hàng phục tâm mình như vậy” là Chỉ Quán song tu, hay Thiền.

Khi học tập kinh theo ba phạm trù thực hành này, chúng ta dễ thấy cách tu tâm, và cả ba pháp thực hành này đều để đưa tâm chúng ta trở về t âm Kim Cương, hay là Pháp thân của chư Phật, và cũng là bản tánh của tâm thức hiện giờ củ a chúng ta.

Mở đôi mắt Kim Cương 15
ở trong tánh không mà cứu độ

Đ

ức Phật bảo Tu Bồ Đề: Các đại Bồ tát nên hàng phục tâm như vầy: Tất cả các loài chúng sanh, hoặc từ trứng sanh, hoặc từ thai sanh, hoặc từ ướt sanh, hoặc từ hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc vô sắc, hoặc có tưởng, hoặc không có tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng chẳng phải không có tưởng, ta đều làm cho nhập Niết bàn vô dư để được diệt độ.

Diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh

như vậy mà thật không có chúng sanh nào

được diệt độ. Vì sao thế? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì chẳng phải Bồ tát.

17

Đương

Bồ tát là người đã phát Bồ đề tâm, nỗ lực đạt

đến giác ngộ, tức là chứng ngộ hoàn toàn tánh

Không, để cứu độ tất cả chúng sanh, tức là hoạt

động bằng lòng bi. Tánh Không và Đại Bi là bước

khởi đầu và bước hoàn tất của con đường Bồ tát.

Vấn đề là làm sao hợp nhất tánh Không và hoạt

động Đại Bi trong mỗi bước của con đường Bồ tát.

Tánh Không thì xa lìa, thoát khỏi thế gian; còn Đại

Bi thì nối kết, ở trong ba cõi của thế gian sanh tử.

Đây là sự phối hợp, hợp nhất giữa cái thấy

(Kiến) tánh Không và hoạt động (Hạnh) của Đại

Bi. Cứu độ tất cả chúng sanh, đây là Hạnh; mà không thấy có chúng sanh nào được cứu độ, đây là cái Thấy tánh Không.

Kinh Kim Cương này chỉ bày cho chúng ta cái Thấy tánh Không, đồng thời phối hợp cái Thấy tánh Không ấy với Hạnh Bồ tát để làm đầy đủ hai tích tập: tích tập trí huệ, tức là cái thấy tánh Không; và tích tập phước đức, tức là hạnh Bồ tát.

Tánh Không thì suốt thông vô ngại, không chướng ngại bất kỳ ai hay bất cứ vật gì. Sở dĩ chúng ta không thấy nó bởi vì chúng ta tự lập ra các chướng ngại để tự ngăn che mình. Các tướng

Đăng 18
Đạo Nguyễn Thế

chướng ngại do chúng ta tự lập ra ấy là: tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Phá trừ bốn tướng ấy thì tánh Không hiển lộ ngay trước mắt.

Chữ “tướng” này do ngài Cưu Ma La Thập dịch. Ngài Huyền Trang dịch là “tưởng”. Edward Conze dịch từ bản Sanskrit cũng dịch là “tưởng” (perception). Trong bản dịch và bình giảng này, chúng ta dùng cả hai từ “tướng” và “tưởng”. Bởi vì có tướng là do có tưởng, và tưởng dựa trên tướng mà sanh ra. Tướng là cảnh, tưởng là tâm.

Hai phái chính của Đại thừa, làm cơ sở cho các tông phái khác sanh ra, là Trung Đạo hay Trung

quán Không tông của Bồ tát Long Thọ và Duy

Thức hay Duy Tâm của Bồ tát Thế Thân. Trung

Đạo thì chú trọng đến tướng vô tự tánh và Duy

Thức chú trọng đến tưởng vô tự tánh. Cả hai nhằm

đưa hành giả đến tánh Không, hay Như Lai tánh, hay Phật tánh.

Bồ tát, người thấy hay thông đạt tánh Không thì không có hay đúng hơn đã đoạn trừ một cách

căn bản bốn tướng hay bốn tưởng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

Mở đôi mắt Kim Cương 19

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Tại sao tướng ngã vốn là không có? Ngã, hay cái tôi, do năm uẩn duyên khởi hợp thành. Năm uẩn ấy đều là pháp sanh diệt, sanh diệt trong từng khoảnh khắc. Một uẩn đã không có tự tánh thì năm uẩn càng không có tự tánh. Cái tưởng có tôi dựa trên sự vô tự tánh của năm uẩn giả hợp thì làm gì có tự tánh. Không có tự tánh nên là tánh Không. Cho

nên ai có thể nói rằng, “sắc này hay thọ này, tưởng này, hành này, thức này chẳng phải là tôi, chẳng phải là của tôi”, người đó bắt đầu bước vào trí huệ Bát nhã.

Tại sao tướng người vốn là không có? Trong năm uẩn giả hợp sanh diệt trong từng khoảnh khắc, tìm ra một con người thì không thể có. Con người ở nơi mình đã không thể có thì con người nơi người khác cũng không thể có. Tướng người là tướng tôi đã in sâu thêm một lớp vào tâm thức, và xã hội lại càng làm cho tướng người hư vọng này càng thêm mạnh.

Tại sao tướng chúng sanh vốn là không có? Khi đã tin sai lầm rằng có tôi, rằng tôi là một người, thì sẽ đến sự phân biệt vi tế, cái tưởng vi tế hơn, ‘tôi là một chúng sanh’. Cái vọng tưởng này đã không còn giới hạn trong xã hội, mà mở ra đến tầm thế giới.

20

Tại sao tướng thọ giả, hay dịch như kinh Viên Giác là tướng thọ mạng, vốn là không có? Khi cái tôi đến mức vi tế nhất thì đó là tướng thọ mạng. Do sự tự đồng hóa với cái tôi, trở thành tự đồng hóa với sự tương tục giả tạo của cái tôi đó, bèn đánh mất, quên mất cái thọ mạng không sanh không diệt của chính mình. Thọ mạng không sanh không diệt là chẳng có thọ mạng hữu hạn của một cá nhân nào cả. Thọ mạng ấy chính là thọ mạng của Như Lai, thọ mạng không sanh không diệt của pháp tánh hay tánh Không (phẩm Như Lai thọ lượng, kinh Pháp Hoa).

Bốn tướng hay bốn tưởng này là bốn vọng tướng hay bốn vọng tưởng do sự vô minh không biết của chúng ta tự lập ra. Chúng ngăn che chúng ta với thực tại. Giải tan được bốn tấm màn che chướng ấy tức là giải thoát.

Quán thấy thật tướng của bốn tướng là do duyên sanh, nên vô tự tánh, nên là tánh Không. Càng quán thấy sự vô tự tánh của bốn tướng chừng nào thì càng giải thoát chừng ấy, chứng ngộ tánh Không chừng ấy. Cho nên khi làm một việc gì mà không có bốn tướng thì ngay đó là giải thoát.

Mở đôi mắt Kim Cương 21

Tại sao độ hết chúng sanh mà thật không có chúng sanh nào được độ? Bởi vì bốn tướng của ta đã là không có tự tánh thì bốn tướng của chúng sanh cũng không có tự tánh. Tánh Không, vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, thì không thể độ hay được độ bởi tánh Không, vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc. Nói như kinh Đại Bát Nhã thì “chẳng lẽ hư không độ hư không”?

Tánh Không cũng là tánh Như, tất cả là Chân

Như thì có ai độ ai? Khi đã là tánh vàng thì mọi

hiện hữu đều là vàng, chẳng lẽ vàng độ vàng thành vàng? Do đó mà trải qua nhiều kiếp độ vô lượng chúng sanh cũng chỉ là việc giả vờ bề ngoài, là việc như huyễn, là điều trong mộng.

Một Bồ tát thì độ rất nhiều chúng sanh, đấy là

sự tích tập công đức. Nhưng công đức ấy đi liền với sự tích tập trí huệ tánh Không. Thế nên công đức ấy dù lớn đến đâu, công đức ấy vẫn giải thoát, vẫn là tánh Không.

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng 22

không chỗ trụ mà hành bố thí

Lại nữa, Tu Bồ Đề! Bồ tát ở nơi pháp hãy không chỗ trụ mà hành bố thí. Nghĩa là chẳng trụ sắc mà bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp mà bố thí.

Tu Bồ Đề! Bồ tát nên như vậy mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì sao thế? Nếu Bồ tát không trụ nơi tướng mà bố thí, thì phước đức đó chẳng thể nghĩ lường.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Hư không phương

Đông có thể nghĩ lường chăng?

Thưa không, bạch Thế Tôn.

Tu Bồ Đề! Hư không phương Nam, phương

Tây, phương Bắc, bốn phương phụ, phương trên phương dưới có thể nghĩ lường chăng?

23

Thưa không, bạch Thế Tôn.

Tu Bồ Đề! Bồ tát không trụ tướng mà bố thí

phước đức cũng lại như vậy, không thể nghĩ lường.

Tu Bồ Đề! Bồ tát chỉ nên như lời dạy mà trụ.

Bố thí là cái đầu tiên trong sáu ba la mật. Bố thí

đại diện cho mọi hạnh của Bồ tát. Để trả lời câu hỏi của ngài Tu Bồ Đề, “Nên làm sao trụ?”, Đức Phật trả lời “Không trụ tướng mà bố thí”.

‘Nên trụ vào đâu, nên định vào đâu’, được trả

lời là, ‘không trụ vào tướng, không định vào tướng, nghĩa là nên không trụ vào đâu cả, không định vào

đâu cả, khi ấy tức là trụ vào tánh Không, định vào tánh Không, như hư không bao la chẳng thể nghĩ lường. Đó là giải thoát.

Không trụ nơi tướng, ngay lúc đó là đang trụ nơi tánh, ngay lúc đó là thấy tánh hay ngộ tánh, ngay lúc đó là sống tánh hay nhập tánh.

“Chẳng trụ sắc thanh hương vị xúc pháp mà bố thí”, đây là con đường của Bồ tát. “Chẳng trụ sắc thanh hương vị xúc pháp”, là con đường tu định cuối cùng dẫn đến diệt thọ tưởng định của bậc

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng 24

A La Hán. Còn “chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp mà bố thí” thì đây là con đường Bồ tát, không trụ nhưng vẫn hành Bồ tát hạnh, vẫn hoạt động trong thanh hương vị xúc pháp của sanh tử của chúng sanh. Con đường Bồ tát như vậy hợp nhất trí huệ thấu rõ tánh Không với phước đức độ chúng sanh, hợp nhất Trí và Bi.

Bố thí mà trụ tướng thì tâm ấy, hành động ấy bị cắt đứt trong các tướng thành từng phần sắc thanh

hương vị xúc pháp và bị giới hạn bởi hai đầu chủ thể bố thí và đối tượng được bố thí. Còn bố thí mà không trụ tướng thì tâm ấy, hành động ấy không bị cắt đứt, chia chẻ, và không bị giới hạn bởi hai đầu chủ thể bố thí và đối tượng được bố thí. Tâm ấy, hành động ấy không bị cái gì hạn cuộc, bèn vô hạn như hư không. Tâm ấy, hành động ấy chính là thực tại tánh Không, không có tướng nào ngăn ngại. Đó là phước đức bao la như mười phương hư không, chẳng thể nghĩ lường.

Tánh Không đó được kinh Đại Bát Nhã gọi là “Mẹ của chư Phật”. Nó cũng được gọi là Pháp thân, Phật tánh, Chân Như, Tự tánh, Niết bàn, tánh giác, tánh sáng, vô tận tạng, đại quang minh

Mở đôi mắt Kim Cương 25

tạng… Nó là Nền tảng, con đường tu hành, và Quả của tất cả tông phái Phật giáo.

Tánh Không là cái “không chỗ trụ”. Một khi

ngộ nhập nó thì lúc đó có muốn trụ sắc thanh

hương vị xúc pháp cũng chẳng thể được (bất khả đắc). Chẳng thể được vì nó không thể bị nhiễm ô, không thể trụ ở đâu cả, như hư không: hư không bao trùm, chứa đựng mọi sắc tướng, mọi sự vật, nhưng nó không trụ ở đâu cả, cũng không bị sự vật làm nhiễm ô, chướng ngại. Hư không muôn

đời vẫn là hư không, chưa từng ô nhiễm, không vì có nhiều sự vật mà hẹp lại, không vì có ít sự vật mà

rộng thêm. Tính cách không ô nhiễm này của tánh

Không được ví với Kim Cương như trong nhan đề của kinh.

Chẳng thể trụ còn một ý nghĩa nữa, là khi ngộ nhập tánh Không thì sắc thanh hương vị xúc pháp trở thành hoa đốm giữa hư không, lấy gì mà trụ?

Tánh Không này chính là bản tánh của tâm chúng ta. Chúng ta vẫn hằng sống với tâm không chỗ trụ, vốn tự giải thoát này như vậy đấy. Tâm không chỗ trụ như bầu trời, có những đám mây tư tưởng hay không, thì bầu trời vẫn là bầu trời,

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng 26

chưa từng nhiễm ô mà cũng chẳng hề ngăn ngại đám mây tư tưởng nào. Và mục tiêu của kinh này là để chúng ta thấy nó, biết nó, và sống thường trực với nó, đó tức là giải thoát và giác ngộ.

Một điều nữa cần lưu ý. Ở trên có câu “chẳng trụ nơi tướng hoặc tưởng”. Ở đây có ba phạm trù: tướng, tưởng, và trụ. Thật tướng của tướng, tưởng, trụ là Vô tướng, Vô tưởng hay Vô niệm, và Vô trụ. Để tương ưng với thật tướng ấy, sự thực hành của tâm chúng ta cũng phải vô tướng, vô niệm, vô trụ thì tương ưng, đạt đến bản tánh của tâm.

Mở đôi mắt Kim Cương 27

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.