Đông Y Chi Lộ _ Trial

Page 1



Đông y chi lộ


Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Dư Hạo Đông y Chi Lộ : Quá trình trưởng thành của một bác sĩ Đông y truyền thống / Dư Hạo ; Nhân Hào Y Đạo biên dịch. - H. : Dân trí, 2023. - 360 tr. ; 24 cm ISBN 978-604-40-0939-1 1. Bác sĩ 2. Đông y 610.92 - dc23 DTL0183p-CIP

一个传统中医的成长历程 (YI GE CHUANG TONG ZHONG YI DE CHENG ZHANG LI CHENG) by 任之堂主人(余浩) (REN ZHI TANG ZHU REN YU HAO) ĐÔNG Y CHI LỘ - Quá trình trưởng thành của một bác sĩ Đông y truyền thống, Dư Hạo – Nhậm Chi Đường Copyright ⓒ2023 BY 任之堂主人. Originally published by China Press of Traditional Chinese Medicine Co., Ltd. This translation is published by arrangement with China Press of Traditional Chinese Medicine Co., Ltd. through BIG APPLE AGENCY, INC. LABUAN, MALAYSIA. Vietnamese languague translation copyright ⓒ 2023 by Thien Tri Thuc Publishing Company. All rights reserved. Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa China Press of Traditional Chinese Medicine Co., Ltd. và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam. Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức. Team thực hiện: Thảo Triều – Khánh Minh - Biko – Hiểu Lâm - Mầu Quang Hưng


Dư Hạo – Nhậm Chi Đường Nhân Hoà Y Đạo biên dịch

Quá trình trưởng thành của một bác sĩ Đông y truyền thống

ĐÔNG Y CHI LỘ


Mục lục

Lời dịch giả.........................................................................................................................7 Cảm nhận của các thành viên nhóm dịch thuật Nhân Hòa Y Đạo.......................................11 Lời nói đầu........................................................................................................................13 1. Ký ức thời thơ ấu (Phần 1)......................................................................................15 2. Ký ức thời thơ ấu (Phần 2)......................................................................................22 3. Ký ức thời thơ ấu (Phần 3)......................................................................................30 4. Ông cố dạy tôi về âm dương...................................................................................38 5. Ông cố dạy tôi bắt mạch (Phần 1)...........................................................................48 6. Ông cố dạy tôi bắt mạch (Phần 2)...........................................................................56 7. Ông cố dạy tôi bắt mạch (Phần 3)...........................................................................64 8. Ông cố dạy tôi học vọng chẩn ................................................................................73 9. Ông cố dạy tôi về ngũ hành....................................................................................80 10. Ông cố dạy tôi về lâm sàng (Phần 1).......................................................................87 11. Ông cố dạy tôi về lâm sàng (Phần 2).......................................................................93 12. Ông cố dạy tôi về lâm sàng (Phần 3).......................................................................99 13. Ông cố qua đời .....................................................................................................106 14. Cảm ngộ Đông y thời niên thiếu...........................................................................113 15. Đông y chi lộ: Khám phá ......................................................................................118 16. Đông y chi lộ: Khảo sát xã hội...............................................................................125 17. Đông y chi lộ: Tĩnh ngộ ........................................................................................131 18. Đông y chi lộ: Kiến tập..........................................................................................138 19. Đông y chi lộ: Đông dược......................................................................................151


20. Đông y chi lộ: Thực tập (Phần 1)...........................................................................165 21. Đông y chi lộ: Thực tập (Phần 2)...........................................................................178 22. Đông y chi lộ: Mất phương hướng........................................................................185 23. Đông y chi lộ: Du hành.........................................................................................193 24. Đông y chi lộ: Xuống Thượng Hải..........................................................................206 25. Đông y chi lộ: Khởi nghiệp....................................................................................214 26. Đông y chi lộ: Trưởng thành..................................................................................220 27. Đông y chi lộ: Đau thương ...................................................................................226 28. Đông y chi lộ: Nâng cao .......................................................................................231 29. Đông y chi lộ: Thái cực (Phần 1)............................................................................237 30. Đông y chi lộ: Thái cực (Phần 2)............................................................................249 31. Đông y chi lộ: Cảm ngộ.........................................................................................259 32. Đông y chi lộ: Thách thức......................................................................................271 33. Đông y chi lộ: Lượng kiếm (Phần 1)......................................................................279 34. Đông y chi lộ: Lượng kiếm(Phần 2).......................................................................287 Bài giảng thứ nhất: Tâm chủ huyết mạch, kỳ hóa tại mặt.......................................288 Bệnh án: Thiểu năng tuần hoàn não......................................................288 Bệnh án: Nám mặt.................................................................................289 Bài giảng thứ 2: Can chủ sơ tiết..............................................................................290 Bệnh án: Căng tức bụng.........................................................................291 Bệnh án: Cân thất dưỡng.......................................................................291 Bài giảng thứ 3: Tỳ chủ vận hóa.............................................................................293 Bệnh án: Hội chứng sau tai biến.............................................................294 Bài giảng thứ 4: Phế chủ khí, chủ tuyên phát túc giáng..........................................295 Bệnh án: Thể hư cảm mạo......................................................................296 Bài giảng thứ 5: Thận chủ thủy, Thận chủ cốt.........................................................296 Bệnh án: Dương hư thủy phiếm.............................................................297 Bệnh án: Bại não...................................................................................298


35. Đông y chi lộ: Tìm tòi và khám phá.......................................................................300 36. Đông y chi lộ: Kêu gọi...........................................................................................306 37. Đông y chi lộ: Chia sẻ............................................................................................310 ⭗Tín.........................................................................................................311 ⭗Cầu........................................................................................................317

⭗Nghi......................................................................................................324 ⭗Ngộ.......................................................................................................327 ⭗Hành.....................................................................................................331

38. Đông y chi lộ: Giao lưu..........................................................................................337 Mụn trứng cá.........................................................................................................338 Liệt mặt................................................................................................................339 Ù tai......................................................................................................................340 Thiểu năng tuần hoàn não.....................................................................................342 Bế kinh..................................................................................................................342 U nang buồng trứng..............................................................................................344 Viêm tuyến tiền liệt mạn tính.................................................................................345 Polyp túi mật........................................................................................................346 Bệnh trĩ.................................................................................................................347 Phụ lục: Là một bác sĩ Đông y, tôi có thể làm gì cho người bệnh?.................................350 Tại sao nói bác sĩ Đông y chân chính là bác sĩ hạnh phúc?..................................................... 354


Lời dịch giả

“Đ

ông y thực thụ trông như thế nào? Làm thế nào để cảm nhận được Đông y, tin Đông y? Làm sao để có động lực bước đi trên con đường này?” Đây là câu hỏi đeo bám tôi suốt hai năm đầu đại học. May mắn là một sinh viên được chọn đưa đến cái nôi của nền Đông y thế giới học tập, tôi mang trong mình kỳ vọng sẽ chinh phục khu vườn địa đàng đầy bí ẩn này. Không xuất thân trong gia đình có truyền thống Đông y, càng không có nền tảng kiến thức chuyên ngành trước đó, giống như bao bạn trẻ, hành trang tôi có chỉ là một trái tim nhiệt huyết mong muốn huấn luyện bản thân trở thành người thầy thuốc chữa bệnh cho mọi người. Tôi được tặng cuốn sách này mười mấy năm trước khi bắt đầu bước vào năm ba đại học, khi đó tinh thần tôi đang chao đảo giữa những bộn bề thi cử, sự hoang mang khi trong lòng mang nhiều hoài nghi về bản thân và cả về Đông y. Cuốn sách như một tấm bản đồ giúp tôi lý giải được những hoài nghi trước đó, dẫn dắt tôi từng bước hiểu hơn về Đông y truyền thống. Tôi bắt đầu mạnh dạn thử sức với các liệu pháp, không ngần ngại học hỏi từ những người đi trước, từ đó cũng vô số lần tận mắt chứng kiến hiệu quả điều trị thần kỳ của Đông y. Sau nhiều năm theo học, dưới sự dạy dỗ và hướng dẫn tận tình của thầy từ bản chất Đông y, tư duy biện chứng, dùng thuốc, 7


ĐÔNG Y CHI LỘ

hay âm dương cửu châm, tôi có được sự tự tin hơn để bước trên Đông y chi lộ. Tôi phát hiện Đông y như có một mê lực nào đó, khiến tôi thấy hành trình của mình ngày càng thú vị; tôi tìm được đam mê khi không ngừng học tập, giảng dạy, tôi cũng từng bước gặt hái cảm giác thành tựu nho nhỏ mỗi khi người bệnh được chữa lành, và tôi vui hơn khi những người bạn đồng hành trên con đường này ngày một đông đảo lên… Ngày hôm nay, tôi luôn biết ơn người đã truyền cảm hứng, truyền động lực dắt tôi bước vào ngưỡng cửa Đông y – thầy Dư Hạo. Như thước phim nhiều màu sắc, tôi dõi theo từng giai đoạn tiếp cận, học tập, thách thức và tỏa sáng của một bác sĩ Đông y truyền thống với các cung bậc cảm xúc vui có, buồn có, thất vọng có, bừng bừng khí thế có… Biết ơn câu chuyện cuộc đời và những chia sẻ tâm huyết của thầy trong cuốn sách đã khiến cho trái tim tôi rung động và cảm nhận được tình yêu dành cho Đông y trong tôi đang lớn lên từng ngày. Tôi quyết định cùng các bác sĩ trong Nhân Hòa Y Đạo tiến hành biên dịch cuốn sách, cố gắng chú thích thật cẩn thận bên dưới, để giúp các bạn độc giả tiếp cận Đông y một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, đầy cảm xúc, qua đó có thể thu nhận được những kiến thức chăm sóc sức khỏe, các lý luận nền tảng trong chẩn trị, được thầy trình bày một cách dung dị, mộc mạc, tạo động lực cho những người yêu Đông y, các bạn sinh viên Y dược và cả những ai đang làm công tác chữa bệnh cứu người có thêm niềm tin tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. Đông y xuất phát từ bách tính, phục vụ sức khỏe nhân dân, nên sẽ càng ý nghĩa và giá trị hơn nếu như cuốn sách này được chuyền tay nhau đi rộng khắp, giúp mọi người tiếp cận và có niềm tin để đưa Đông y vào cuộc sống. Cám ơn Công ty sách Thiện Tri Thức đã luôn là người bạn sánh bước bên tôi, hỗ trợ liên hệ với thầy Dư Hạo để xin phép xuất bản tác phẩm tái bản mới nhất và nhiệt tình ủng hộ nhóm 8


Lời dịch giả

dịch thuật trong suốt quá trình thực hiện. Hy vọng trong thời gian tới, quý độc giả sẽ được đón nhận nhiều hơn các cuốn sách mới giá trị từ Tủ sách Đông y của Thiện Tri Thức và Nhân Hòa Y Đạo. Trân trọng giới thiệu tác phẩm Đông y chi lộ tới quý độc giả thân mến. Thay mặt nhóm dịch thuật Nhân Hòa Y Đạo. Bác sĩ Thương Yêu Tháng 9 năm 2023

9



Cảm nhận của các thành viên nhóm dịch thuật Nhân Hòa Y Đạo Ánh hào quang và thành tựu của Tây y cùng sự thiếu trải nghiệm về hiệu quả Đông y đã từng khiến mình nghi ngờ vào lựa chọn của bản thân, nghi ngờ nền Đông y, thậm chí mất niềm tin vào chính mình. Nhưng sau khi được đọc Đông y chi lộ cũng như biên dịch lại, cuốn sách này đã cho mình một hy vọng về con đường tương lai phía trước rộng mở hơn rất nhiều. Đây là cuốn sách rất đáng đọc dành cho bạn nào còn đang hoang mang trên con đường trở thành một bác sĩ Đông y. Trên chặng đường này sẽ có những khó khăn, vất vả, đôi khi nản lỏng nhưng đừng bỏ cuộc, bởi nhìn thấy nụ cười chiến thắng của người bệnh thực sự là một món quà xứng đáng. – Bác sĩ Đinh Thị Lan Hương Đông y chi lộ là quá trình trưởng thành của một bác sĩ y học cổ truyền. Qua quá trình ấy, ta thấy được vẻ đẹp, sự kỳ diệu cũng như những vất vả mà một người bác sĩ Đông y trải qua. Đây có thể sẽ là nguồn cảm hứng cho người mới bắt đầu, và là nguồn động lực cho những người đang nhụt chí, để mọi người đọc xong cuốn sách đều sẽ vững bước hơn trên con đường khai mở y đạo của bản thân. – Bác sĩ Đỗ Phú Thắng

11


ĐÔNG Y CHI LỘ

Để trở thành một bác sĩ Đông y chân chính sẽ cần rất nhiều nỗ lực, chăm chỉ, quyết tâm và đam mê. Đông y vẫn luôn hiện hữu trong những điều bình dị và giản đơn xung quanh mỗi chúng ta. Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp cho bạn có thêm cái nhìn rõ nét hơn về y học cổ truyền, từ đó càng có thêm niềm tin và sự yêu thích đối với lĩnh vực này. – Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền Hương Trước đây mình vẫn luôn cho rằng học Đông y đa phần phụ thuộc vào khả năng lĩnh ngộ là đủ, cho nên khi học mình chỉ tập trung vào điều trọng yếu, khiến mình học rất lâu mà lại không tìm được niềm vui thật sự. Kể từ khi đọc Đông y chi lộ, thầy Dư Hạo đã cho mình thấy chặng đường trưởng thành của một bác sĩ Đông y, mặc dù là rất dài và vất vả, nhưng trong sự vất vả đó, từng khoảnh khắc đều được thầy phân tích rất rõ ràng, giúp chúng ta thấy được ý nghĩa và niềm vui học khi Đông y. Cuốn sách này quả thật đã khiến mình hình dung lại và rõ hơn chặng đường trưởng thành của bản thân phía trước, mình hy vọng quý độc giả cũng sẽ sắm được ít nhiều hành trang trên con đường học Đông y của bản thân. – Bác sĩ Vương Ngọc Toàn Cuốn sách này đã giúp mình thấy được để trở thành bác sĩ Đông y chân chính thì cần có sự rèn luyện, trải nghiệm, luyện tập và hòa quyện cùng với trời đất. Khi đọc sách, chúng ta sẽ thấy rằng Đông y vốn đã hiện hữu trong chính cuộc sống hằng ngày của mình, nó là những điều bình dị, đơn giản và thân thuộc ngay xung quanh chúng ta mà đôi khi ta không nhận ra. Mong rằng Đông y chi lộ sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn và cảm nhận về nền y học kỳ diệu này. – Bác sĩ Nguyễn Thu Hương

12


Lời nói đầu

M

ùa thu năm 2009, một bệnh nhân lái chiếc xe đắt tiền đến khám. Sau khi vào cửa và nhìn tôi, ông ta cười: “Bác sĩ Đông y trẻ như thế này, trình độ có thể đến đâu nhỉ? Cậu xem tôi bị bệnh gì?” Có rất nhiều bệnh nhân nghĩ rằng bác sĩ Đông y là những người cao tuổi, và bởi vì trông tôi còn trẻ, nên thường xuyên xảy ra những màn thử trình độ khám chữa bệnh như thế này. Tôi nhìn bệnh nhân, tóc lưa thưa, da đầu có bóng dầu, quanh mắt màu tối. Chưa cần bắt mạch, chỉ cần nhìn ông vài giây, tôi bèn nói với ông: “Chú bình thường hay bị choáng đầu, dễ cáu gắt, bức bối trong lòng, thắt lưng đau nhức…” Bệnh nhân kinh ngạc nhìn tôi, hỏi tôi làm sao biết được vậy. Tôi cười nói: “Trên mặt và đầu chú không phải đang viết ra cả rồi đấy sao?” Tiếp đó tôi bắt mạch, kê đơn… Mỗi ngày tôi đều bắt mạch, vọng chẩn, giải thích bệnh tình, biện chứng dùng thuốc cho bệnh nhân. Những kiến thức này đều do ông cố dạy tôi lúc còn nhỏ, từ thời thơ ấu, ông dùng cách riêng của mình, xây dựng cơ sở vững chắc cho tôi bước lên con đường Đông y. Vì mong muốn dạy dỗ tôi trở thành một bác sĩ Đông y chân chính, ông cố đã dành toàn bộ tâm huyết những năm cuối đời để dạy dỗ tôi, trước lúc lâm chung vẫn không quên dặn dò tôi về nguyên tắc hành nghề y.

13


ĐÔNG Y CHI LỘ

Để có thể đi trên con đường Đông y đến ngày hôm nay, tôi muốn tạ ơn ông cố, những người thầy đại học đã truyền dạy cho tôi kiến thức Đông y, người bạn dược nông đã dạy tôi kiến thức về thuốc, đến vị đạo trưởng tiền bối đã khởi phát cho tôi cánh cửa cảm ngộ Đông y, và hơn hết xin cảm ơn những người thân, bạn bè và người bệnh đã tin tưởng tôi, chính nhờ có sự giúp đỡ, động viên từ họ, tôi mới có thể trở thành một bác sĩ Đông y thực thụ. Hôm nay tôi dành thời gian hoàn thành câu chuyện nhập môn Đông y, là tâm nguyện nhiều năm, cũng là lời cảm ơn đến những người bạn của mình. Đồng thời, đây cũng là niềm an ủi dành cho ông cố, mong ông mỉm cười an nghỉ nơi chín suối khi dõi theo mỗi bước chân hành y của tôi! Càng đáng nói hơn, những nhân vật trong cuốn sách này đều có thật, họ hoặc là những sư trưởng, hoặc là những người bạn, thậm chí còn có những dị sĩ bí ẩn, tất nhiên nhiều nhất vẫn là những người bệnh ủng hộ tôi. Số lượng lớn bệnh án trong sách đều là những ca lâm sàng chân thực, việc trình bày và phân tích về thuốc cũng như vậy, kê đơn dùng thuốc và hiệu quả trị liệu hoàn toàn chân thực. Tôi luôn cố gắng dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất để giải thích lý luận Đông y, hy vọng có thể giúp đỡ những độc giả yêu Đông y, những sinh viên y dược và những người làm nghề y. Từ nội dung, dù có thể nhìn thấy được hình ảnh những con người tôi luôn hoài niệm, cảm kích, tôn trọng và muốn ghi nhớ, nhưng đây cốt yếu vẫn là một cuốn sách nhập môn Đông y, dựa trên quá trình trưởng thành thực tế của tôi và ghi lại toàn bộ quá trình trưởng thành của một bác sĩ Đông y. Hy vọng quá trình này có thể mang đến sự động viên và định hướng cho tất cả những người yêu Đông y. Đán minh ngô tâm, ngô tâm túc dĩ! (nghĩa là: Chỉ cần hiểu cho tấm lòng của tôi, là tôi mãn nguyện lắm rồi!) 14


1 Ký ức thời thơ ấu (Phần 1)

Ô

ng cố tôi là một thảo y rất nổi tiếng ở quê, khám chữa bệnh cho cả người và gia súc, trong vùng ông được nhiều

người yêu mến. Ông rất muốn lưu truyền y thuật cả đời mình, nhưng rất tiếc ông không có con trai, chỉ có hai người con gái, một người là bà nội tôi, còn một người là bà dì tôi. Bà nội tôi là con gái lớn nên không đi làm dâu mà chồng bà, tức là ông nội tôi, đến ở rể. Thời trẻ ông nội tôi đam mê cờ bạc, nhà có bao nhiêu tài sản tiêu tán hết: có mấy mảnh đất, cộng cả ngàn mẫu núi trồng hạt dẻ, cuối cùng thua bạc cũng chỉ còn giữ lại được hai mảnh nhỏ. May mà ông cố tôi còn có được bốn cháu trai và một cháu gái, cha tôi là cháu cả, kế thừa được một phần tay nghề của ông cố, tức là khám chữa bệnh cho gia súc. Cuốn Ngưu mã kinh cộng thêm kinh nghiệm thực tiễn của ông cố đã giúp cha tôi trở thành một bác sĩ thú y nổi tiếng trong vùng. Những đứa cháu khác của ông cố thì một người học làm thợ mộc, hai người làm giáo viên, trở thành cán bộ nhà nước. Nhìn y thuật mà bản thân nghiên cứu cả một đời sắp phải đi cùng mình xuống đất, ông cố thường thở dài… 15


ĐÔNG Y CHI LỘ

Mùa thu năm 1975, sự ra đời của tôi đã khiến ông cố dấy lên niềm hy vọng! Bắt đầu từ khi tôi đầy tháng, ông cố đã ngày ngày bồng tôi khi quanh làng, hát cho tôi nghe những bài ca dao Đông y mà tôi vẫn chưa hiểu nổi, đưa tâm huyết cả đời của ông dần dần tưới vào trong tâm trí non nớt của tôi. Cả quá trình chập chững từng bước tập đi đến khi tôi có thể chạy nhảy khắp nơi, theo sau lưng tôi luôn có bóng hình ông cố thở hồng hộc đuổi theo tôi, miệng hét lớn: “Đông Oa tử, chạy chậm thôi, cẩn thận có rết!” Tiếng cười của tôi trong niềm lo lắng của ông cố vang lên tứ phía. Tôi vẫn còn nhớ năm lên ba tuổi, đó là một ngày rất quan trọng, con trai nhà họ Lý ở đầu làng tên Thao Thao không nghe lời, bị chú Lý đánh cho mấy cái, kết cục Thao Thao bỗng nhiên sắc mặt bợt bạt, tay chân lạnh ngắt, khó thở. Người nhà hoang mang chạy đi tìm ông cố, ông cố liền bồng lấy tôi, chạy theo hướng nhà họ Lý. Đến nhà, vợ chú Lý đứng ở cửa nói: “Sợ không được nữa rồi, mặt con đã trắng như tờ giấy, thở ra khó quá!” Ông cố nói: “Đừng vội, để tôi xem nào!” Thao Thao nằm trên chiếc chiếu trong nhà, nhìn có vẻ thở ra rất khó. Ông cố bắt mạch, bảo chú Lý đưa sang hai chiếc kim khâu, sau đó rót ra nửa bát rượu, ngâm rửa chiếc kim, châm một kim lên mặt trong hai cổ tay Thao Thao, sau đó dùng ngón tay cái đẩy qua đẩy lại trên ngực cậu ấy. Mấy phút sau, mặt Thao Thao đã có sắc máu, thở ra cũng thuận hơn. Ông cố ngoảnh lại nói với chú Lý: “Thằng nhỏ này tính khí mạnh mẽ, sau này dạy dỗ nó phải để ý, ban nãy suýt nữa làm nó tức chết rồi!” 16


Ký ức thời thơ ấu

Chú Lý gật đầu lia lịa nói phải phải, trong tiếng cảm tạ vui mừng, ông cố bồng tôi về nhà. Trên đường đi về, tôi hỏi ông cố: “Tại sao kim khâu có thể cứu người?” Ông cố cười nói: “Không phải kim cứu người, là kim châm vào huyệt cứu người. Ban nãy châm vào huyệt Nội quan, huyệt vị này có thể điều tiết khí cơ ở phần ngực. Ta dùng tay đẩy huyệt Đản trung, huyệt này còn gọi là khí hải. Bệnh của Thao Thao là do sau khi tức giận, khí uất lại ở giữa ngực; khí thuận rồi, bệnh sẽ khỏi thôi.” Ông cố dùng tay xoa đầu tôi hỏi: “Muốn học bản lĩnh cứu người không?” Tôi nói: “Muốn học muốn học! Có vui không ạ?” Ông cố cười nói: “Đây không phải là chuyện chơi đâu nhé, phải học cẩn thận mới cứu được người, nếu không sẽ khiến người sống thành người chết đấy!” Tôi một lúc không biết nên nói gì, chỉ thấy người chết rất đáng sợ. Xem ra học bản lĩnh cứu người không phải là một việc hay ho gì, lại còn gặp phải người chết nữa… Ông cố xoa đầu tôi, cười nói: “Chỉ cần học theo lời ông dạy, nhất định sẽ học tốt, mà học tốt rồi sẽ thấy nó rất vui.” Nghe đến vui, tôi liền đòi ông dạy bản lĩnh cứu người. Tiếng cười vui sướng của ông cố vang dội khắp sơn cốc! Kiến thức y học của ông cố là do đời trước truyền lại, nhớ ông cố nói đời trước có một vị tiên sinh rất am hiểu về âm dương ngũ hành bát quái, không chỉ biết khám bệnh cho mọi người, mà còn giúp người ta xem phong thủy. Qua thời gian dài, những kiến thức này có lưu lại được, nhưng thất truyền 17


ĐÔNG Y CHI LỘ

cũng không ít; giờ nghĩ lại, chắc là do mấy lần “cách mạng văn hóa”1 khiến cho họ sợ rồi. Cuối cùng để lại cho ông cố tôi chỉ vỏn vẹn mấy quyển sách y và những hiệu phương thường dùng (cũng là mật phương thường nói ở nông thôn). Ông cố tôi sau một quá trình nỗ lực học hành và thỉnh giáo khắp nơi, cuối cùng đã hình thành nên một hệ thống lý luận y học, bao gồm bắt mạch chẩn bệnh, chỉnh lý dược tính, các phương tễ đặc hiệu, dự hậu của bệnh, điều tiết sau phục hồi, v.v.. Nhưng làm sao để truyền được hệ thống kiến thức này cho một đứa trẻ chưa đầy bốn tuổi, lại còn phải cho nó cảm thấy không bị khô khan, ông cố phải mất cả một thời gian dài suy nghĩ… Mùa thu năm 1980, nhớ hôm đó tôi vừa tròn năm tuổi. Ông cố đưa tôi đi chăn bò, vừa đi vừa chỉ lên cỏ cây hoa lá trên núi nói: “Đây đều là thuốc cả, thuốc tốt thế này cơ mà!” Tôi tò mò hỏi: “Lúc nào ông mới dạy con bản lĩnh cứu người đây?” Ông cố cười: “Đừng vội, từ từ thôi, trước mặt con có mấy cây leo đầy gai đó, thấy không, trên đó có những quả đo đỏ, chúng ta gọi là ‘phong lung quán’, nhìn giống như cái ống bơ bên trong chứa đầy mật ong, ngọt lắm! Nhưng trên đó có gai, lúc hái phải cẩn thận.” Tôi gào lên đòi ăn. Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là “đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội”. Ngày 1 tháng 6 năm 1966, trên Nhân dân Nhật báo có bài xã luận với tựa đề “Bài trừ mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột dựng nên”, mở đầu Chiến dịch Tiêu hủy Bốn cái cũ. Trong chiến dịch này, tất cả những gì liên quan đến các loại tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, tu viện, v.v. đều bị đóng cửa, đôi khi còn bị cướp phá hoặc bị đập bỏ; nhiều cổ vật, sách cổ, tranh ảnh, thư pháp, v.v. bị phá hủy, đốt bỏ… (Tất cả các chú thích trong sách đều là của nhóm dịch thuật Nhân Hòa Y Đạo)

1

18


Ký ức thời thơ ấu

Ông cố hái một quả màu đỏ thẫm, gỡ gai bên trên, cạy ra, bỏ hạt bên trong rồi đưa thịt quả vào miệng tôi, ngọt lịm, tuy không nhiều nước nhưng rất ngọt. Ông cố nói: “Sách y nói đây là quả kim anh tử, khi chưa chín màu xanh, vị chua chát, chín thấu rồi thì rất ngọt!” “Đây cũng là thuốc ư?” Tôi tò mò hỏi. Ông cố nhìn tôi nói: “Năm ngoái con đêm nào cũng tè dầm đó, sau đó ta cho con uống ‘nước ngọt’ mấy lần, chẳng phải khỏi luôn đấy sao? “Nhưng lúc đó ông nói là nước đường?” Ông cố cười nói: “Chính là nước đun từ kim anh tử đó! Sau này con phải nhớ nhé, nước ngọt đun từ kim anh tử có thể chữa tè dầm nhé!” “Con biết rồi ạ! Sau này ông cũng đừng lừa con nữa nhé, nước thuốc mà lại bảo nước ngọt! Đây! Ngoắc tay!” Ông cố mỉm cười ngoắc tay với tôi, sau đó chúng tôi tiếp tục theo con bò đi vào trong núi. Mùa thu trong núi, đâu đâu cũng có thể thấy được quả dại chín, chưa đi được mấy bước đã nhìn thấy cây hồng. Những quả hồng trên cây đã bị hái đi nhiều, chỉ còn vài quả màu cam lác đác, thực sự cám dỗ. Ông cố lấy que chọc xuống hai quả cho tôi, tôi không chờ được nữa liền cắm cúi ăn, quả hồng ngọt ngào đầy nước khiến tôi sung sướng vô cùng. Còn ông cố thì lại cúi xuống nhặt những tai hồng1 trên mặt đất. Tôi hỏi: “Ông ơi, ông ăn hồng đi, tai hồng không ăn được.” Ông cố nhìn tôi, cười nói: “Đây là vị thuốc tốt cứu người đấy!” Tai hồng còn gọi là thị đế, là tên gọi dược liệu. Nó có tác dụng chữa trị ho, nấc, tiểu đêm nhiều lần.

1

19


ĐÔNG Y CHI LỘ

Vừa nghe nói là thuốc tốt, tôi liền dậy giúp ông nhặt, một lúc đã nhặt hết tai hồng trên mặt đất, ông cố nhét được gần nửa cái bị hay mang theo. “Thứ này nhìn xấu ghê, cứ nhăn nheo ấy, có thể chữa được bệnh gì chứ?” “Nấc!” “Nấc mà cũng là bệnh ư? Cháu mỗi sáng ăn cơm xong đều phải ợ lên mấy cái, rất thoải mái, làm sao là bệnh được?” Ông cố nhìn tôi cười: “Nấc nhiều cũng là bệnh! Mà lại rất khó chịu!” Tôi nửa tin nửa ngờ, nắm tay ông cố và lùa bò đi. Khi lên đến đỉnh núi, địa hình phẳng hơn, trước mặt có rất nhiều dây hoàng kinh, bên trên kết rất nhiều hạt màu đen, tròn trịa. Ông cố vừa hái vừa nói với tôi, hạt này gọi là hoàng kinh tử, là thuốc khu phong giảm đau đầu rất tốt. Chúng tôi vừa chăn bò, vừa hái thuốc. Khi ánh dương cuối cùng của một ngày tắt dần ở phía chân trời, hai cố chắt mới từ từ xuống núi về nhà. Chơi mệt cả một buổi chiều nên tôi chưa ăn tối đã ngủ mất. Lúc tỉnh lại, tôi phát hiện trong nhà có nhiều khách lạ, trong đó có một cô nấc cụt không ngừng, nhìn giống như một con gà trống nuốt phải rết, không ngừng phát ra tiếng ậm ực, gương mặt lộ rõ vẻ đau khổ. Ông cố lắc lắc người tôi vẫn đang lơ mơ, để tôi nhìn thấy rằng bị nấc cụt nhiều khó chịu như thế nào. Sau đó ông cố bốc một nắm tai hồng lúc chiều chúng tôi nhặt đưa cho bệnh nhân, bảo họ về nhà đun nước uống, bệnh nhân bán tín bán nghi rời đi. 20


Ký ức thời thơ ấu

Mơ màng, tôi lại lăn ra ngủ. Trong giấc mơ, ông cố đưa tôi đi leo lên rất nhiều núi, làm quen rất nhiều cây thuốc có hình thù kỳ quái. Ông cố nhắc đi nhắc lại, những loại thuốc này đều có linh tính, trở thành bạn tốt của chúng, hiểu thành thục đặc điểm mỗi loại thuốc, thì có thể chữa được rất nhiều bệnh trên đời.

21


2 Ký ức thời thơ ấu (Phần 2)

B

uổi sáng tinh mơ ngày hôm sau, một mùi thơm ngào ngạt đánh thức tôi khỏi giấc mộng. Ông cố bưng một bát mì

trứng gà vào bảo tôi dậy ăn, mùi vị hấp dẫn quá! Đây là món mà tôi chỉ được ăn vào dịp sinh nhật mỗi năm, tôi lập tức trở dậy ngay. “Sao lại có món ngon như này hả ông cố?” Tôi nghi ngờ hỏi. “Chiều hôm qua ông dùng tai hồng đổi lấy trứng đó.” “Tai hồng có thể đổi lấy trứng gà được hả ông cố? Vậy hôm nay chúng ta lại đi nhặt tiếp, sau này mỗi ngày đều có thể được ăn trứng gà rồi!” Ông cố cười nói: “Là bệnh nhân bị nấc cụt đêm hôm qua, sáng nay đem trứng gà tới biếu chúng ta, vì bệnh của cô ấy khỏi rồi!” Những lời nói của ông cố khiến tôi kinh ngạc, tại sao người khác lại không biết tai quả hồng có thể chữa bệnh, tại sao chữa hết nấc rồi người bệnh lại phải cảm ơn ? Xem ra tôi đang tiến từng bước từng bước theo đúng kế hoạch rèn luyện của ông cố. 22


Ký ức thời thơ ấu

Ăn xong bát mì trứng cũng là lúc phải lên núi thả bò. Đây là một trong số những công việc tuổi già của ông cố, nhân tiện cũng để hái thuốc. Sau khi lên được lưng chừng núi, ông cố mệt quá nên dừng lại nghỉ ngơi, ông cố vừa châm thuốc lá hút, vừa kể chuyện cho tôi nghe. Câu chuyện hôm nay ông cố kể là một câu chuyện thú vị về thời niên thiếu của cha ông, ông cố đã kể cho tôi nghe vài lần rồi, nhưng lần nào ông cũng thích kể lại câu chuyện đó, bên trong câu chuyện có cả hổ và rồng. “Vào mùa đông năm ấy, trong thị trấn có ông Trần chuyên buôn bán dầu và ngũ cốc. Trong một lần ông đi bán dầu ở nơi khác trở về, giữa đường ông cảm thấy lạnh trong người, vừa về đến nhà thì ông phát sốt, toàn thân đau nhức. Do công việc kiếm sống rất khổ cực nên ông Trần không đi khám bệnh bốc thuốc, ông chỉ uống nước lá hành và gừng để ra mồ hôi, kết quả là bệnh tình của ông ấy không thuyên giảm. Ông nằm ba ngày, thấy tình trạng bệnh càng ngày càng nặng hơn nên người nhà ông đã gọi bác sĩ Vương trong thị trấn đến xem bệnh. Bác sĩ Vương là thầy thuốc có tiếng nhất trong thị trấn, xem xong bệnh ông nói bệnh này do thương hàn nhập Dương minh, ông kê bài Bạch hổ thang để chữa trị… ” “Bạch hổ có ăn thịt người không hả ông?” Tôi xen vào. “Đó là tên phương thuốc, không phải là con hổ trắng. Người xưa dùng cái tên này là vì phương này có tác dụng hạ sốt rất tốt, giống như bạch hổ.” “Người bệnh uống thuốc xong thì hạ sốt, nhưng đau nhức ở các khớp ngày càng nặng hơn, mấy ngày trôi qua cũng không thấy đỡ. Vì vậy người nhà đã tìm bác sĩ Trần trong thị trấn đến khám. Bác sĩ Trần cũng là nhà Đông y gia truyền đời thứ tám, sau khi bắt mạch thở dài rồi nói: ‘Cơ thể ông xương cốt vốn không tốt, cộng thêm kiệt sức sau khi nhiễm hàn, hiện tại hàn 23


ĐÔNG Y CHI LỘ

tà đã xâm nhập vào xương tủy, một phần biến thành nhiệt độc, hai loại hàn nhiệt đan xen nhau, rất khó chữa trị.’ Một phương thuốc ông cũng không kê, lắc đầu bỏ đi.” “Người nhà nghe vậy liền khóc. Vào đúng lúc đó, cha của ông cố đang mang củi đi bán ở chợ, thấy rất nhiều người vây quanh trước cửa hàng bán dầu và lương thực, bên trong vọng ra tiếng khóc, ông tò mò đi vào xem, hỏi rõ tình hình, bắt mạch. ‘Đừng khóc nữa, người bệnh còn có thể cứu được.’ Sau đó ông bảo người nhà lấy giấy và bút, kê hai thang thuốc Đại thanh long thang. Ba ngày sau, người bệnh tìm đến cha của ông cố, nhất định muốn cảm ơn ông, nói rằng hai đơn thuốc hôm đó của ông đã chữa khỏi cho người bệnh, nên mang đến một thùng dầu mè lớn muốn tặng ông. Năm đó, một thùng dầu mè là một thứ rất đắt đỏ, nhưng ông cương quyết không nhận. Ông Trần bèn dạy ông cố kỹ thuật ép dầu. Hiện tại phòng ép dầu nhà chúng ta là do ông Trần giúp đỡ xây dựng nên, bao nhiêu năm nay, nhà chúng ta chưa từng thiếu dầu ăn…” “Xem ra Thanh long vẫn tốt hơn Bạch hổ!” Tôi đưa ra kết luận Ông cố cả cười: “Chúng đều tốt như nhau, nhưng phải dùng hợp lý, không đúng thời điểm thì dùng sẽ không hiệu quả. Nó giống quả hồng hôm qua con ăn, nếu con ăn một tháng trước thì nó sẽ không ngon như vậy được.” “Chà, tháng trước cha con hái hồng, con lén nếm thử một quả, rất dở luôn ạ!” Nghỉ ngơi xong, chúng tôi tiếp tục lên đường, ông cố dắt tôi đuổi con bò đang ăn cỏ lên phía trước. Lúc này, tôi phát hiện ra trên lá cây phía trước có một con ong nhỏ, nó giống với con nhà hàng xóm bên cạnh nuôi, tôi vội dùng tay cố bắt nó. “Đừng bắt!” Ông cố vừa dứt lời, ngón tay cái của tôi đã bị ong đốt xong, một cơn đau ngứa lập tức ùa đến. 24


Ký ức thời thơ ấu

Ông cố vội dùng tay nhẹ nhàng rút nọc độc ra, thoăn thoắt tìm thuốc trong bọc. Nhìn vết sưng đỏ từ từ xuất hiện trên ngón tay cái của mình, tôi nghĩ lúc đó có thể tôi sẽ chết, nên tôi khóc òa vì sợ hãi. Ông cố vừa an ủi tôi, vừa mở lọ thuốc nhỏ ra, bên trong là nước thuốc màu vàng nhạt. Ông cố lắc lên, nước thuốc lập tức biến thành màu đỏ vàng. Ông cố mở nắp lọ, dùng que củi nhỏ thấm dung dịch thuốc bôi lên vết sưng đỏ, một cảm giác mát lạnh làm tôi rất dễ chịu. Hiệu quả thực sự rất nhanh, qua một lúc, vết sưng đó liền biến mất, không đau mà cũng không ngứa. “Ông cố, đây là thuốc gì vậy ạ?” Tôi tò mò hỏi. Ông cố nói một cách bí ẩn: “Đây là bài thuốc bí truyền tổ tiên nhà chúng ta để lại, con đừng nói cho người khác biết nhé.” Sau khi nhìn thấy tôi gật đầu, ông cố tiếp tục nói: “Đây là bài thuốc từ rết sống bắt được sau tiết Thanh Minh, gia thêm hùng hoàng, dùng rượu trắng ngâm sau một tuần sẽ thành rượu ngô công hùng hoàng, nhìn thứ này vậy thôi nhưng hiệu quả rất tốt. Ở vùng núi của chúng ta có rất nhiều muỗi độc, chúng thường xuyên đốt người, có phương thuốc này rồi thì chúng ta không phải sợ chúng nữa, chỉ cần dùng một chút thuốc bôi lên trên, rất nhanh đã có tác dụng, dùng khi bị ong đốt cũng rất hiệu quả đó. Năm ngoái ông lên núi hái thuốc, sau khi bị rắn độc cắn, nếu không kịp thời bôi thuốc này, thì bây giờ ông cố của cháu đã nằm trong đất rồi!” Tôi cầm lấy lọ thuốc nhỏ, lắc lắc, nhìn không ra điều thần kỳ gì bên trong. Nhưng tôi tin lời ông cố nói: Tháng trước em trai tôi sau khi bị kiến đỏ cắn, vừa ngứa vừa đau, còn có nhiều vết sưng đỏ, ông cố cũng dùng thuốc này để chữa vết cắn cho em trai. 25


ĐÔNG Y CHI LỘ

“Rết nhất định phải là con sống mới có hiệu quả hả ông?” “Rết phơi nắng cũng có hiệu quả, nhưng tác dụng chậm hơn một chút. Rết cần phải to, càng to càng tốt, nửa lít rượu với năm con rết, thêm một gói nhỏ bột hùng hoàng là được; nếu thêm vào một ít bạc hà, hiệu quả sẽ càng tốt, nhưng ở đây chúng ta không trồng bạc hà, bạc hà mua ở hiệu thuốc thị trấn thì không mạnh, thà đừng cho vào còn hơn.” “Con đã nhớ chưa?” “Con nhớ rồi!” Tôi vừa chạy vừa hô vang: “Ngô công (tên gọi khác của con rết) năm con, rượu trắng nửa lít, một ít hùng hoàng, đem ngâm là được…” “Còn cả bạc hà…” Ông cố sợ tôi quên. Thực ra, cha tôi đã từng mua cho tôi kẹo bạc hà, vị của nó ngọt ngọt mát mát không ngon lắm, chẳng lẽ bạc hà không phải là mát ư? Dù sao trên núi nhà tôi cũng không có, nhớ nó làm gì, nhớ kẹo bạc hà là được rồi. Ở góc đường phía trước có một cây dâu, tôi nhớ năm ngoái lúc ông cố đưa tôi lên núi đã ăn quả dâu tằm, nhưng lúc đó ông cố nói toàn bộ cây dâu đều rất quý: Lá dâu thanh can hỏa, phế hỏa, quả dâu có thể bổ huyết bổ thận, cành dâu có thể trị đau cánh tay, ngay cả vỏ của rễ cây dâu tằm trong đất cũng có thể làm dịu cơn ho. Tôi vừa suy nghĩ lời ông cố nói, vừa nhìn trên cây xem có quả dâu nào không. Ông cố bước đến đặt cái giỏ xuống, bắt đầu nhặt lá dâu trên mặt đất. “Gió ở núi to, mới bắt đầu mùa thu mà lá dâu đã bị thổi bay rồi, sau khi sương giá xuống hái lá dâu trên cây làm thuốc mới có hiệu quả tốt.” Ông cố lẩm bẩm. “Tại sao lại vậy hả ông?” “Bởi vì sương tang diệp dược lực mạnh đấy!” 26


Ký ức thời thơ ấu

“Nếu toàn cây dâu đều là vị thuốc, vậy tại sao trước và sau nhà chúng ta không trồng cây dâu hả ông?” Ông cố nhìn tôi, không ngờ tôi lại có suy nghĩ này. Sau đó ông giải thích: “Cha của ông hiểu biết về phong thủy, đã từng nói rằng, nếu trồng cây dâu trước và sau nhà thì không may mắn, chữ ‘tang’1 và chữ ‘tang’ trong ‘tang tóc’ là đồng âm.” Ông sợ tôi nghe không hiểu, tiếp tục nói: “Ở quê, người chết được gọi là tang sự, vì cây dâu và tang sự có cách phát âm giống nhau cho nên trước nhà và sau nhà không trồng cây dâu.” Mặc dù thời gian đó tôi vẫn chưa đi học, nhưng ông cố đã dạy tôi biết chữ từ khi tôi ba tuổi, cho nên tôi vẫn hiểu được những gì ông nói. “Lá dâu này còn được gọi là lá thần tiên, ngoài thanh can hỏa, phế hỏa, còn có thể dịu cơn ho, nhưng phải sao với mật ong mới có hiệu quả tốt; người có cơ địa béo mập lâu năm, sắc lấy nước uống thì sẽ gầy đi đó!” Ông cố sợ tôi không nhớ được nên không tiếp tục nói tiếp, nhưng tôi biết ông thường dùng lá dâu để chữa bệnh cho mọi người. Sau khi nhặt xong lá dâu dưới đất, tôi chỉ vào lá ở trên cây và hỏi ông cố là tại sao lại không hái nữa, ông cố bảo: “Để đó đã, đợi sương xuống rồi chúng ta mới đi hái sương tang diệp.” Đi theo con bò thong dong trong núi, ông cố giảng cho tôi công dụng, mùi vị, thời gian thu hái của rất nhiều cây thuốc. Đáng tiếc là hồi đó tôi còn nhỏ nên không thể nhớ hết tất cả chúng được, sau cùng cũng có chút chán không muốn nghe nữa. Thấy đã gần trưa, bụng tôi cũng đã đói meo, tôi bèn giục ông chuẩn bị về nhà. Thế là chúng tôi dắt bò về, lúc này ông cố không quên dùng dao chặt mấy cành cây bách mang về nhà. 1

“Tang” (桑) nghĩa là cây dâu.

27


ĐÔNG Y CHI LỘ

“Ông cố! Lần trước ông mang về một bó rồi phải không ạ? Ở nhà củi mồi đủ rồi ông ạ!” Ở nông thôn, chúng tôi thích dùng cành cây bách làm củi để nhóm lửa. Ông cố cười rồi nói: “Cái này không dùng làm củi đốt đâu nhé, ông nội con bị bệnh thấp khớp, hằng năm vào thời gian này bệnh sẽ phát tác, lần trước bó đấy ông đã sắc nước xông hết rồi, hai ngày nay không thấy ông nội con kêu đau đầu gối nữa.” “Chuyện ông nội bị lạnh chân thì bố con đã kể con nghe rồi ạ. Dùng cành cây bách có gai này xông rửa có hiệu quả không ông?” “Con để ý mà xem, mấy ngày này có phải chân ông nội con nhanh nhẹn hơn rất nhiều không?” Nghĩ lại cũng phải, ông nội tôi rất ít khi bế tôi, nhưng sáng nay ông còn bế tôi đi một vòng cơ mà. Sau khi chơi cả buổi sáng tôi có chút buồn ngủ. Khi về đến nhà, ăn xong bữa trưa thì tôi liền lăn ra ngủ. Ngủ một mạch tới tận bốn giờ chiều, lúc đó ông cố đã đi vào trong núi một mình. Nhìn ngọn núi lớn sau nhà, nghĩ chắc ông cố đang ở một mình trên đó hái thuốc, tôi rất muốn lên núi tìm ông cố. Nhưng mẹ tôi nói trên núi rất nguy hiểm, trẻ con không nên đi vào một mình, bảo tôi ra ngoài tìm em trai cùng chơi. Màn đêm dần dần buông xuống, tiếng gọi của ông cố lại vang lên ở đầu làng, bốn, năm đứa nhóc chúng tôi mới lưu luyến chia tay để về nhà. Vừa về đến cửa, tôi liền nhìn thấy trên bàn thờ ở phòng khách đang đặt một bình thủy tinh, bên trong có một con rắn rất to. Con rắn này mặc dù không có độc, nhưng nhìn nó cũng rất kỳ quái, đáng sợ. Tôi và vài đứa bạn trong làng đã từng thấy nó bắt trộm gà để ăn. 28


Ký ức thời thơ ấu

Ông cố chỉ vào con rắn trong bình và nói với tôi: “Đây là ô tiêu xà, vừa bắt được hồi chiều, dùng nó ngâm cùng với rượu thuốc, chữa phong thấp hiệu quả rất tốt đấy. Ở nông thôn chúng ta, người bị phong thấp rất nhiều, ngâm được bình rượu thuốc này, mỗi ngày uống một ít, không những có thể chữa được phong thấp mà còn có thể phòng ngừa được bệnh phong thấp đó!” Tôi vừa nghe ông cố nói, vừa nghịch cái bình, trong đầu nghĩ: “Con rắn xấu như vậy, không ngờ nó lại là vị thuốc rất tốt, có thể chữa được bệnh phong thấp, thật là kỳ lạ!” Trong sâu thẳm tâm hồn suốt quãng thời thơ ấu của tôi, ông cố luôn biến những dược liệu bình thường thành những thứ có thể mang đến cho tôi niềm tôn ngưỡng. Mỗi khi tiếp xúc với những dược liệu sống này, tôi luôn tự hỏi tại sao chúng lại có nhiều công dụng đáng kinh ngạc đến như vậy…

29


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.