Thực Hành Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín_Trial

Page 1



THỰC HÀNH THEO LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức. Bản quyền tiếng Việt © Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức 2021 Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức. Team thực hiện: Thảo Triều – Khánh Minh – Biko – Áo Nâu – Mầu Quang Hưng


Thực hành theo Luận

Đại thừa Khởi tín Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng dịch và chú giảng

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO



Mục lục Lời nói đầu...........................................................................................7 Kệ mở đầu.........................................................................................11 PHẦN 1: NHÂN DUYÊN......................................................13 PHẦN 2: LẬP NGHĨA.........................................................21 I. PHÁP............................................................................ 22 II. NGHĨA ........................................................................ 25 PHẦN 3: GIẢI THÍCH.........................................................29 I. CHỈ BÀY NGHĨA CHÁNH................................................ 30 1. Tâm Chân Như ...........................................................31 2. Tâm Sanh Diệt............................................................40 II. ĐỐI TRỊ CÁC CHẤP SAI LẦM........................................ 138 1. Nhân Ngã Kiến (chấp ngã).......................................139 2. Pháp Ngã Kiến (chấp pháp).....................................144 III. PHÂN BIỆT TƯỚNG PHÁT TÂM HƯỚNG ĐẾN ĐẠO........ 147 1. Thành tựu mà phát tâm...........................................148 2. Hiểu, hành phát tâm................................................162 3. Chứng ngộ phát tâm................................................166 PHẦN 4: TU HÀNH TÍN TÂM.............................................177 I. TU CHỈ........................................................................ 190 II. TU QUÁN................................................................... 204 PHẦN 5: LỢI ÍCH VÀ KHUYÊN TU......................................217



Lời nói đầu L

uận Đại Thừa Khởi Tín được cho là của Bồ tát Asvaghosha (Mã Minh) sống vào thế kỷ thứ nhất. Bản văn được dịch giả Ấn Độ nổi tiếng Paramartha (Chân Đế) dịch sang tiếng Trung vào năm 550. Khoảng 150 năm sau có một bản dịch của một dịch giả Ấn Độ khác là Siksananda (Thật Xoa Nan Đà, vị đã dịch bộ Kinh Hoa Nghiêm 80 quyển.) Bản văn này ngoài hai bản dịch sang tiếng Trung Hoa, không tìm thấy bản gốc tiếng Sanskrit cũng không tìm thấy bản dịch sang tiếng Tây Tạng, về sau các học giả đã dịch ngược lại thành tiếng Sanskrit có nhan đề là Mahayana Sraddhotpada Sastra. Đây là một bản văn căn bản và quý báu của Đại thừa, và ảnh hưởng toàn bộ Phật giáo 7


Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Trung Hoa, Triều Tiên, và Nhật Bản. Hầu như tông phái Đại thừa nào cũng chịu ảnh hưởng từ bản luận này. Những bình giảng của các Đại sư thuộc các tông phái khác nhau đã nói lên điều đó. Như Huệ Viễn (523 – 592) có Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Sớ, Đại sư Nguyên Hiểu người Triều Tiên (617 – 686), Pháp Tạng (643 – 712), tổ thứ Ba Hoa Nghiêm tông, Tông Mật (780 – 841), tổ thứ Năm Hoa Nghiêm tông và cũng là một vị Tổ Thiền tông, những Thiền sư chuyên tu như Hám Sơn (1546 – 1623) với cuốn Khởi Tín Luận Trực Giải.v.v. Chúng ta thấy những từ then chốt trong luận cũng là những từ then chốt trong Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục tổ Thiền tông Huệ Năng: niệm, tướng, vô niệm, vô tướng, vô trụ. Và ảnh hưởng cả Tịnh độ tông, vì trong đoạn cuối của phần Bốn của luận, đã khuyến khích người tu hành chuyên ý niệm Phật để vãng sanh. Theo các học giả Nhật Bản, đã có trên 170 sách giảng giải về luận này. Luận cũng được các tác giả như D.T Suzuki (1900), Yoshito S. Hakeda (1967), Columbia University Press, J.L Jorgensen (2019), Oxford University Press.v.v. dịch và giảng bằng tiếng Anh. Luận Đại Thừa Khởi Tín là căn bản, quan trọng và quý báu, vì nó tổng hợp hai nhánh của 8


Lời nói đầu

Đại thừa: Tánh Không Trung Đạo mà đại diện là ngài Long Thọ và Duy thức hay Du già hành tông mà đại diện là ngài Thế Thân và Vô Trước. Đó là hai nhánh đã làm nên Đại thừa. Chẳng hạn, bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng đều đồng ý lấy Tánh Không như ngài Long Thọ diễn giảng làm nền tảng chung cho bốn phái. Từ hai nhánh Tánh Không và Duy Tâm này mà có tất cả các tông phái của Đại thừa, và chúng gồm cả ba thời thuyết pháp của đức Phật Thích Ca là: 1/Bốn Đế và khổ, không, Vô thường, Vô ngã; 2/Tánh Không; 3/ Phật tánh, hay Như Lai tạng, hay Tâm Chân Như. Luận có tên là Đại Thừa Khởi Tín, vì luận giảng về Nền tảng và Quả của tất cả tông phái Đại thừa, kể cả Mật thừa, tức là “Pháp thân của tất cả chư Phật”. Luận đã giảng dạy đầy đủ cả Ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân hay Hóa thân. Luận nói đầy đủ về con đường Đại thừa: 55 Ba môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu mà Kinh Viên Giác nói rằng hoàn thành ba môn này tức là “Phật xuất hiện ở thế gian”. 55 Sáu ba la mật có giá trị như thế nào trong việc đạt đến Pháp thân. 9


Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

• Hai sự tích tập Trí huệ và Công đức • Chi tiết về vô minh bất giác sanh sôi như thế nào để che chướng Pháp thân Chân Như và cách để tiêu trừ, tịnh hóa chúng. • Những cấp độ của con đường và những cấp độ tu chứng của Bồ tát. • Những ma chướng. Trong phần bình giảng, chúng tôi chú trọng vào sự thực hành, cho nên đã lặp lại nhiều lần những chữ trong luận: niệm, lìa niệm, phân biệt, vô tướng, vô niệm, vô trụ, huân tập, tùy thuận, tương ưng.v.v. Luận Đại Thừa Khởi Tín đề cập đến tất cả những pháp môn làm nên con đường Đại thừa, con đường Bồ tát. Thế nên những lời bình giảng ở đây hẳn là chưa đủ. Mỗi người tu tập có thể tìm thấy những đoạn, những câu trong luận để tự mình khai phá qua thực hành để càng ngày càng mở rộng con đường thẳng đến thực tại Chân Như. Nguyện mọi người được an vui và lợi ích khi đọc và thực hành theo luận này.

10


Kệ mở đầu Quy mạng khắp mười phương Bậc tối thắng biết khắp Sắc vô ngại tự tại Đại bi cứu thế gian. Thể tướng của thân ngài Biển pháp tánh Chân Như Tạng vô lượng công đức Những bậc tu như thật. Vì muốn khắp chúng sanh Trừ nghi, bỏ tà chấp Khởi chánh tín Đại thừa Giống Phật chẳng đoạn dứt. Đây là bài kệ mở đầu, Bồ tát Mã Minh ca ngợi Phật và “những bậc tu như thật”, tức là các Bồ tát đã vào những địa của Pháp thân. Phật là Lưỡng Túc Tôn, hai sự tích tập Trí huệ và công đức đã đầy đủ, nên hoàn toàn chứng nhập 11


Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Ba Thân. Pháp thân là “biển pháp tánh Chân Như”. Báo thân là “tạng vô lượng công đức”. Và Hóa thân là “Sắc vô ngại tự tại, Đại bi cứu thế gian”. Ca ngợi Phật và các Bồ tát Thập địa biểu lộ lòng sùng mộ biết ơn đối với đức Phật và các bậc thầy của người tạo luận. Sùng mộ biết ơn đối với những bậc trên, đây là lòng từ. Và “muốn cho chúng sanh trừ nghi, bỏ tà chấp”, đây là lòng bi đối với chúng sanh. Mong muốn “giống Phật chẳng đoạn dứt” là nguyện, hạnh của Bồ tát. Luận nói: Có pháp có thể làm phát khởi tín căn Đại thừa nên cần nói. Nói về pháp này có năm phần. 1. Phần Nhân duyên 2. Phần Lập nghĩa 3. Phần Giải thích 4. Phần Tu hành Tín tâm 5. Phần Khuyên tu và Lợi ích

12


Phần 1 •

Nhân duyên Hỏi: Do nhân duyên gì mà tạo luận này? Đáp: Có tám nhân duyên khiến tạo luận này.


Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Tám nhân duyên ấy là: 1. Tướng nhân duyên tổng quát: Đó là vì khiến chúng sanh lìa tất cả khổ, được rốt ráo an vui, chẳng phải mong cầu danh lợi và sự cung kính của thế gian. Nhân duyên tổng quát trong việc tạo luận là muốn chúng sanh lìa tất cả khổ, được sống trong thực tại chân thật, gọi là rốt ráo an vui. Sở dĩ có khổ là vì sống trong những tướng hư giả vô thường của thế gian, sống trong thức hư vọng phân biệt lập ra sanh tử khổ đau hư vọng. Được rốt ráo an vui là đạt được thực tại đầu tiên và cuối cùng của đời người và vũ trụ mà luận gọi là Như Lai tạng vốn có sẵn nơi mỗi người. Kinh Đại Bát Niết Bàn nói, “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, tức là có Như Lai tạng này vậy. Vì chúng sanh đã khổ, đang khổ và sẽ khổ, chứ không phải vì danh lợi và sự kính trọng cho mình, đây là nguyện hạnh của ngài Mã Minh, và ngài đã viết ra luận này như một công việc trong Bồ tát hạnh của ngài. 2. Vì muốn giải thích nghĩa căn bản của Như Lai, để các chúng sanh hiểu chân chánh, không bị lầm lạc. 14


Nhân duyên

Nghĩa căn bản của Như Lai là Như Lai tạng, là Pháp thân, đây là nền tảng từ đó có tất cả các địa của các bậc thánh cho đến Phật, và Như Lai tạng đó cũng là nền tảng của sanh tử hư vọng do chúng sanh do vô minh mà lập thành. 3. Vì muốn cho những chúng sanh thiện căn đã thành thục, có thể kham nhận Đại thừa, chẳng thối lui lòng tin. Thiện căn thành thục biểu lộ nơi lòng tin, cho nên bước đầu của Đại thừa là Thập Tín, rồi mới Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi hướng, Tứ Gia Hạnh, Thập địa và Phật. Lòng tin là căn lành căn bản để đi suốt con đường Đại thừa. 4. Vì muốn những chúng sanh căn lành còn ít, tu tập lòng tin. Như lý do thứ ba, ở đây nói “tu tập lòng tin,” cho thấy rằng lòng tin là căn bản của con đường Đại thừa. Đầu đề của luận này là Đại Thừa Khởi Tín, khởi lòng tin vào Đại thừa. 5. Vì chỉ bày phương tiện tiêu trừ nghiệp chướng xấu ác, khéo giữ tâm mình, xa lìa si mạn, ra khỏi lưới tà. Phương tiện tiêu trừ nghiệp chướng xấu ác, ra khỏi tà kiến vô minh, để khéo giữ bản tâm Như Lai tạng của mình, là những pháp môn phương 15


Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

tiện như Chỉ, Quán, các Hạnh, niệm Phật.v.v. được nói trong phần bốn, Tu hành Tín tâm. Điều cần nhớ đối với một hành giả là những pháp môn phương tiện ấy không ra ngoài nền tảng Như Lai tạng, khởi phát từ nền tảng Như Lai tạng để đưa chúng ta ngộ, nhập nền tảng Như Lai tạng. 6. Vì chỉ bày tu tập Chỉ Quán, đối trị tâm sai lầm của phàm phu và Nhị thừa. Dùng tu tập Chỉ Quán để đạt đến “tự tánh Chân Như” hay “Tâm Chân Như”. Tâm Chân Như này vốn là Chỉ (Định, tịch lặng) và Quán (Huệ, chiếu soi) đồng thời. Thế nên dùng phương tiện Chỉ Quán của tâm sanh diệt để đạt đến Chỉ Quán chẳng sanh chẳng diệt của “Tâm Chân Như”. Phàm phu thì không có Chỉ và Quán. Nhị thừa thì chỉ có Chỉ mà không có Quán, nên chỉ đạt được phương tiện tịch lặng của Chân Như mà không đạt được phương tiện chiếu soi của Chân Như. Bồ tát thì tu và đạt đến cả Chỉ và Quán, mà luận gọi là Như Thật Không (Chỉ) và Như Thật Bất Không (Quán). 7. Vì chỉ bày phương tiện chuyên niệm để sanh ở trước Phật, chắc chắn không còn thối lui tín tâm. 16


Nhân duyên

“Chuyên niệm Phật để sanh ở trước Phật”: Phật có hai thân, Pháp thân và Sắc thân (gồm Báo thân và Hóa thân). Nếu chuyên niệm Pháp thân, tức là “Pháp thân của tất cả chư Phật”, tức là Tâm Chân Như, thì được vào Pháp thân của tất cả chư Phật và được thấy Pháp thân, là nghĩa “sanh ở trước Phật.” Nếu chuyên niệm Báo thân và Hóa thân của một đức Phật nào thì sẽ sanh về cõi Báo thân Tịnh độ của đức Phật ấy. Niệm Báo thân và Hóa thân của đức Phật A Di Đà thì khi chết sẽ sanh qua cõi nước Tịnh độ Tây phương của Phật A Di Đà và gặp Phật ở đó, được tu hành trong một môi trường tốt đẹp của Tịnh độ. Đây là lần thứ ba trong tám lý do, luận dùng chữ lòng tin (tín tâm), để nhấn mạnh mục đích của Luận Đại Thừa Khởi Tín. 8. Vì chỉ bày sự lợi ích và khuyên tu hành. Có tám nhân duyên như vậy nên tạo ra luận này. Toàn bản văn là sự chỉ ra thực tại sẵn có của chúng sanh là Tâm Chân Như, giảng rõ về nó, và những phương tiện tu hành để ngộ nhập thực tại ấy, và cuối cùng là những lợi ích để khuyến khích những hành giả. Hỏi: Trong các kinh đã có đầy đủ Pháp này, cần gì phải nói lại? 17


Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Đáp: Tuy trong các kinh đã nói Pháp này, nhưng vì chúng sanh căn cơ và hạnh chẳng đồng đều, nên cơ duyên lãnh nhận và hiểu biết có khác nhau. Nghĩa là, khi Như Lai còn ở đời, thời đó chúng sanh căn cơ lanh lợi, người thuyết thì sắc, tâm và nghiệp đều thù thắng, nên viên âm một khi nói ra thì mọi loài khác nhau đều hiểu được nên chẳng cần thiết tạo luận. Lời nói của đức Phật là viên âm, âm thanh tròn đầy, viên mãn. Lời của Phật là Hóa thân và có cả Báo thân, xuất phát từ nền tảng Pháp thân. Lời nói Hóa thân ấy mọi loài đều hiểu tùy theo căn cơ của mình. Sở dĩ mọi loài đều hiểu, đều được lời nói Hóa thân ấy xuyên qua, bởi vì tất cả mọi loài đều ở trong Pháp thân Phật. Sau khi Như Lai nhập diệt hoặc có chúng sanh có thể tự lực nghe rộng mà hiểu được, hoặc có chúng sanh tự lực nghe ít mà hiểu nhiều, hoặc có chúng sanh không đủ trí lực, phải nhờ những luận giảng rộng mới hiểu được. Cũng có chúng sanh cho những luận giảng rộng có nhiều văn ngôn phiền toái, tâm họ muốn gồm giữ (tổng trì) văn ít mà nắm được nhiều nghĩa để dễ nhận hiểu. 18


Nhân duyên

Cho nên muốn gồm nắm nghĩa của pháp thâm sâu rộng lớn vô biên của Như Lai mà nói ra luận này. Luận là để giảng rộng kinh cho người hiểu, nhưng giảng rộng mà vẫn tổng trì toàn bộ những nghĩa của kinh thì mới có thể nhớ mà tu hành theo. Tổng trì được nghĩa rồi tu hành thì sẽ tổng trì được nền tảng và cứu cánh của kinh, luận là Tâm Chân Như.

19


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.