Tác giả: Ted NaThalang Dịch giả: Globalinks Team
MỤC LỤC 1. Đức Chúa Trời Sáng Tạo Thế Giới (Sáng-thế Ký 1-2)....................... 1 2. Lời Hứa Cứu Rỗi (Sáng-thế Ký 3) ................................................................. 6 3. Ca-in Và A-bên Phân Rẽ Nhau (Sáng-thế Ký 4) .............................. 11 4. Cơn Đại Hồng Thuỷ (Sáng-thế Ký 6-9) ................................................. 14 5. Tháp Ba-bên (Sáng-thế Ký 11:1-9) .............................................................. 20
Hứa Của Đức Chúa Trời Dành Cho Áp-ra-ham (Sáng-thế Ký 12-22) .............................................................................................. 23 7.Thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ tội lỗi (Sáng-thế Ký 18:16-19:29) ................................................................................................27 8.Sự Thử Thách Lớn Của Áp-ra-ham (Sáng-thế Ký 22:1-19) ........................................................................................... 33 9.Hai Anh Em Sinh Đôi (Gia-cốp Và Ê-sau) (Sáng-thế Ký 25-33) ............................................................................................. 36 10.Giô-sép Bị Các Anh Bán Làm Nô Lệ (Sáng-thế Ký 37, 39-41) ................................................................................................... 43 11.Đức Chúa Trời Ban Phước Cho Giô-sép (Sáng-thế Ký 37-47) ...........................................................................................48 12. Sa-tan Thử Thách Gióp (Gióp 1-42) ....................................................... 54 13.Dân Sự Đức Chúa Trời Sống Trong Cảnh Nô Lệ (Sáng-thế Ký 50:22-26; Xuất Ê-díp-tô Ký 1-6)................................................ 60 14. Sự Giải Cứu Trên Sông Nin (Xuất Ê-díp-tô Ký 1-2:10) ............... 64 15. Sự Kêu Gọi Của Môi-se (Xuất Ê-díp-tô Ký 2-4) .............................. 67 16. Các Tai Vạ Và Sự Giải Cứu (Xuất Ê-díp-tô Ký 5-12) ....................... 71 17. Phép Lạ Trên Biển Đỏ (Xuất Ê-díp-tô Ký 13:17-15:21) ................... 78 289
6.Lời
18. Sự Thiếu Thốn Và Sự Tiếp Trợ Nơi Hoang Mạc
(Xuất Ê-díp-tô Ký 15:22-17:7)............................................................................ 81
19. Luật Pháp Của Đức Chúa Trời (Mười Điều Răn)
(Xuất Ê-díp-tô Ký 19:20-21; 32-34) ................................................................... 84
20. Hãy Nhìn Để Được Sống (Con Rắn Bằng Đồng)
(Dân-số Ký 21:4-9) ...............................................................................................................
21. Môi-se Không Được Vào Đất Hứa
(Dân-số Ký 20:1-12; 22-29; Phục-truyền Luật-lệ Ký 3:21-28; 32:48-52; 34:1-12) ................................................................................................... 90
22. Thành Giê-ri-cô Sụp Đổ
(Dân-số Ký 13-14; 27:12-23; Phục-truyền Luật-lệ Ký 34; Giô-suê 1-2; 5:13-6:27) ..........................................................................................
23. Ghê-đê-ôn-Vị Lãnh Đạo Nhút Nhát (Các Quan Xét 6-7) .............................................................................................
88
93
98 24. Sam-sôn (Các Quan Xét 13-16) .............................................................. 103 25. Ru-tơ (Ru-tơ 1-4) ............................................................................................... 108 26.
Hứa Dâng Để Phụng Sự Đức Chúa Trời (I Sa-mu-ên 1-3) ...................................................................................................113 27. Sau-lơ - Vị Vua Đầu Tiên Của Y-Sơ-Ra-Ên (I Sa-mu-ên 4-11; 13-14) .....................................................................................117 28. Đa-vít Đánh Bại Gô-li-át Khổng Lồ (I Sa-mu-ên 15-17) .........121 29. Vua Đa-vít (I Sa-mu-ên 27-31; II Sa-mu-ên 1-10; 13-24) ...................... 126 30. Vua Đa-vít Phạm Tội (II Sa-mu-ên 11-12:25; Thi-thiên 51) ...... 129 31. Vị Vua Khôn Ngoan Sa-lô-môn (I Các Vua 1-3; 6-8) ................ 134 32. Lời Giáo Huấn Khôn Ngoan (Tuyển chọn từ Sách Châm-ngôn) ...................................................... 139 33. Ê-li Chiến Thắng Các Tiên Tri Ba-anh (I Các Vua 16-19) ................ 141 290
Sa-mu-ên Được
38. Hoàng Hậu Ê-xơ-tê Giải Cứu Dân Tộc Mình (Ê-xơ-tê 1-10)
40. Cứu Chúa Giê-xu Giáng Sinh (Ma-thi-ơ 1:18-25; Lu-ca 1:26-56; 2:1-20) .................................................
41. Đức Chúa Giê-xu Khôn Lớn (Ma-thi-ơ 2:1-23; Lu-ca 2:21-52) .....................................................................
42. Đức Chúa Giê-xu Chịu Báp-têm (Ma-thi-ơ 3:13-17; Mác 1:9-13; Lu-ca 3:21-23; Giăng 1:32-34) .............................................. 180
43. Các Môn Đồ Đầu Tiên (Mác 1:16-20; 3:16-19; Giăng 1:35-51) .......................................................... 182
44. Phép Lạ Đầu Tiên Của Đức Chúa Giê-xu (Giăng 2:1-22) ........................................................................................................
45. Đức Chúa Giê-xu Chữa Lành Người Bị Quỷ Ám (Mác 1:22-28; Lu-ca 4:31-37) .........................................................................
46. Đức Chúa Giê-xu Thương Xót Người Phụ Nữ Sa-ma-ri (Giăng 4:1-42) ....................................................................................................................... 190
47. Giảng Dạy Lời Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 13:1-23; Mác 4:1-20; Lu-ca 8:1-15) .........................................
48. Đức Chúa Giê-xu Dẹp Yên Cơn Bão (Ma-thi-ơ 8:23-27; Mác 4:36-41; Lu-ca 8:22-25) ................................ 197
................................................................. 145
..................................................... 149 36. Lò
1-3) .......................................................................... 153 37.
6) ......................................157
161
34. Ê-li Được Cất Lên Trời Trên Xe Ngựa Lửa (I Các Vua 19; II Các Vua 2:1-22)
35. Giô-na Và Con Cá Lớn (Giô-na 1-4)
Lửa Hực (Đa-ni-ên
Đa-ni-ên Trong Hang Sư Tử (Đa-ni-ên
...........................................................................................................
166
39. Giăng Báp-tít (Ma-thi-ơ 3:1-12; Mác 1:1-8; Lu-ca 1:5-25, 57-80; 3:1-20) .............................................................................
170
175
185
188
194
291
49. Đức Chúa Giê-xu Chữa Lành Cho Con Gái Của Giai-Ru (Ma-thi-ơ 9:18-19, 23-26; Mác 5:21-24, 35-43; Lu-ca 8:40-42, 49-56) .....................................................................................................199
50. Phép Lạ Hoá Bánh (Ma-thi-ơ 14:13-21; Mác 6:6-13, 30-44; Lu-ca 9:1-6, 10-17; Giăng 6:1-15) ................................................................... 202
51. Đức Chúa Giê-xu Bày Tỏ Bản Tánh Thiên Thượng Của Ngài (Sự Hoá Hình) (Ma-thi-ơ 16:21-17:13; Mác 8:27-9:13; Lu-ca 9:28-36) ......................................................................................................................
52.Một Người Tốt Bụng (Lu-ca 10:25-37) ..............................................
53. Người Cha Giàu Lòng Thương Xót
54. Đức Chúa Giê-xu Chữa Lành Cho Nhiều Người (Lu-ca 17:11-19; 18:35-43)
55. Đức Chúa Giê-xu-Người Chăn Nhân Lành
56. Đức Chúa Giê-xu Yêu Thương Trẻ Em (Ma-thi-ơ 18:1-6; 19:13-15; Mác 9:33-37, 10:13-16; Lu-ca 18:15-17; Giăng 4:43-53) ..................................221
57. Đức Chúa Giê-xu Cứu Sống La-xa-rơ (Lu-ca 10:38-39; Giăng 11:1-57) .........................................................................
58. Xa-chê Giàu Có (Lu-ca 19:1-10) ..............................................................227
59. Những Ngày Cuối Cùng Của Đức Chúa Giê-xu Ở Giê-ru-sa-lem (Ma-thi-ơ 21-27; Mác 11-14; Lu-ca 19-23; Giăng 12-18) ............................................................................... 229
60. Đức Chúa Giê-xu Chịu Chết (Ma-thi-ơ 27:32-66; Mác 15:21-47; Lu-ca 23:26-56; Giăng 19:16-42) ................................... 238
61. Đức Chúa Giê-xu Sống Lại Từ Cõi Chết (Ma-thi-ơ 28:1-15; Mác 16:1-11; Lu-ca 24:1-12; Giăng 20:1-18) ............................................... 244
62. Điều Bất Ngờ Trên Đường Em-ma-út (Lu-ca 24:13-35) .................................................................................................... 248
205
208
(Lu-ca 15)
211
..............................
216
219
(Giăng 10:1-30) .......................................................................................................
223
292
63. Đức Chúa Giê-xu Hiện Ra Cho Các Môn Đồ (Lu-ca 24:36-49; Giăng 20:19-31) ................................................................. 251
64. Đức Chúa Giê-xu Giảng Dạy Về Thiên Đàng
Và Địa Ngục (Lu-ca 16:19-31) ......................................................................
65. Đức Chúa Giê-xu Thăng Thiên
(Ma-thi-ơ 28:16-20; Lu-ca 24:50-53; Công-vụ các Sứ-đồ 1:1-14) ............................................................................. 258
66. Đức Thánh Linh Giáng Lâm Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần (Công-vụ các Sứ-đồ 2) .....................................................................................
67. Sau-lơ Trở Thành Cơ Đốc Nhân
(Công-vụ các Sứ-đồ 8-9; 13:1-9) ..................................................................265
68. Bị Bắt Và Được Tha (Công-vụ
69. Dấu Hiệu Về Sự Tái Lâm Của Đức Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ
70.
254
261
các Sứ-đồ 15:22-41; 16:1-40)..................................................... 270
24-25;
13)
275
Mác
.................................................................................
Thiên đàng ra sao?
huyền 4-5; 21-22) ................................ 279 Bài Cầu Nguyện Chung .................................................................................. 282 Bài Tín Điều Các Sứ Đồ ................................................................................... 283 Bảng Diễn Giải ..................................................................................................... 284 Mục Lục ........................................................................................................................ 289 Copyright Page ..................................................................................................... 294 Lời tựa ............................................................................................................................ 296 293
(Khải
LỜI CHÚA CHO BẠN
Tái bản lần thứ nhất, 2.000 bản, Tháng 10 năm 2023
Bản quyền © 2021 bởi:
Lutheran Heritage Foundation
51474 Romeo Plank Road Macomb, Michigan, 48042 USA www.LHFmissions.org info@LHFmissions.org
Đã đăng ký Bản quyền. Nghiêm cấm mọi hình thức hay phương thức sao chép bất kỳ phần nào của ấn phẩm này mà không được sự cho phép trước bằng văn bản của Lutheran Heritage Foundation.
Lutheran Heritage Foundation xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các cá nhân sau đây để xuất bản quyển sách này:
Nội dung: Diane Grebing, Dawn Mueller
Minh họa: Ruben Adriano, Dito Boby, Yudhistira Irja Wiguna
Biên tập: Jen Bagnall, Anna Bagnall
Quản lý: Ted NaThalang
Chân thành cảm ơn sự tài trợ của tổ chức Lutheran Women's
Missionary League (LWML) ở New England District và của Ông Bà James Floyd để vinh danh Mục sư Tiến sĩ John A. Herzog, để xuất bản tập sách này. Sự vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời!
KINH THÁNH, BẢN TRUYỀN THỐNG HIỆU ĐÍNH NĂM 2010.
294
1st edition, 2nd printing, printed 2,000 copies, October 2023
Copyright © 2021 by:
Lutheran Heritage Foundation 51474 Romeo Plank Road Macomb, Michigan, 48042 USA www.LHFmissions.org info@LHFmissions.org
All rights reserved. No portion of this publication may be reproduced in any form or by any means without prior written permission of Lutheran Heritage Foundation.
Lutheran Heritage Foundation would like to thank the following people for the publication of this volume:
Text: Diane Grebing, Dawn Mueller
Illustrations: Ruben Adriano, Dito Boby, Yudhistira Irja Wiguna
Editors: Jen Bagnall, Anna Bagnall
Supervision: Ted NaThalang
Funding for the publication of this volume has been provided by the New England District Lutheran Women's Missionary League (LWML) and in honor of Rev. Dr. John A. Herzog by Mr. & Mrs. James Floyd. Soli Deo Gloria!
ISBN: 978-1-949304-05-3
295
LỜI TỰA
Xa-cha-ri 8:7- “Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Nầy, Ta sẽ giải cứu
dân Ta từ các miền đất phương đông và phương tây.”
Kinh Thánh - Lời của Đức Chúa Trời là để dành cho bạn, những con người thuộc mọi quốc gia cũng như mọi chủng tộc trên
thế giới. “Lời Chúa cho Bạn” thuật lại một câu chuyện lịch sử có
thật về tuyển dân của Đức Chúa Trời qua bằng chứng khảo cổ học về những việc lạ lùng đã xảy ra cách đây rất lâu. Trong suốt thời gian đó, tuyển dân của Đức Chúa Trời vẫn luôn bảo tồn Lời
Đức Chúa Trời và lưu truyền Lời Ngài từ thế hệ này sang thế hệ khác.
"Lời Chúa cho Bạn" là truyện tranh Kinh Thánh được tóm lược ngắn gọn bằng phương pháp đồ hoạ lấy cảm hứng từ truyện tranh Manga vô cùng sống động mà khi đọc nó, bạn sẽ khám phá ra Sự Sáng Tạo tuyệt vời của Đức Chúa Trời, phương cách tội lỗi đến trong thế gian cũng như phương cách mà tội lỗi đã phá hủy kế hoạch tốt đẹp của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại như thế nào. Đức Chúa Trời đầy tình yêu thương và giàu lòng thương xót dành cho tất cả mọi người, thậm chí khi họ vẫn còn là những
tội nhân. Ngài đã phán hứa sẽ giải cứu họ khỏi hình phạt nơi địa ngục tăm tối qua chính Con Một Ngài, là Cứu Chúa Giê-xu Christ - Đấng đã chịu đau đớn và chịu chết trên thập tự giá vì cớ tội lỗi của nhân loại. Đây chính là Tin Mừng, là mục đích chính của toàn bộ Kinh Thánh: đó là chia sẻ về tình yêu thương cũng như ơn tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho tất cả mọi người từ mọi quốc gia và mọi dân trên đất.
Đức Chúa Giê-xu đã chết thay cho mỗi người chúng ta bởi ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, chứ không phải vì chúng ta tốt đẹp như thế nào. Đức Chúa Giê-xu - Con Một Đức Chúa Trời rất yêu thương bạn và Ngài đã đến thế gian để cứu giúp những tội nhân, là những người lạc mất, bệnh tật, cô đơn cũng như những người cần tình yêu thương và ơn tha thứ
296
(I Ti-mô-thê 2:4). Vì Ngài thấu hiểu những sầu khổ, những tranh chiến và nỗi đau mà bạn đang trải qua. Ngài muốn giúp đỡ bạn và trở thành một người bạn của bạn.
Nguyện xin Chúa Thánh Linh sẽ giúp bạn hiểu biết Lời Đức Chúa Trời, nhận biết Tin Mừng của Ngài và nhận lãnh những ơn phước lớn lao về tình yêu thương, sự bình an và niềm vui thoả trong cuộc sống bạn khi có Chúa Giê-xu như là một người bạn thật của mình.
Rev. Dr. Matthew Heise
Executive Director
Lutheran Heritage Foundation
297
ĐỨC CHÚA TRỜI
SÁNG TẠO THẾ GIỚI
Sáng-thế Ký 1-2
Kinh thánh là Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta biết rằng, ban đầu Đức Chúa Trời đã dựng nên trời và đất. Đất thì trống không và tăm tối, chẳng hề có hình dạng cũng như sự sống hay ánh sáng nào cả. Thế rồi Đức Chúa Trời bắt đầu thiết lập trật tự và tạo nên vẻ đẹp của thế giới.
Ban đầu, Đức Chúa Trời phán, “Phải có ánh sáng” thì liền có ánh sáng. Ngài thấy ánh sáng thật tốt đẹp. Ngài gọi ánh sáng là “ngày” và bóng tối là “đêm”. Thế là có buổi tối và có buổi sáng. Đó là ngày thứ nhất.
Tiếp theo, Đức Chúa Trời lại phán: “Phải phân cách nước ở
1 1
trên và nước
bên dưới.
Cũng cần phải có
một khoảng
không ở giữa
mà Ta sẽ gọi là
bầu trời”. Thanh
âm duy nhất khi
đó là sóng biển và tiếng gió rít mạnh trên mặt nước. Cả trái đất được bao phủ bởi nước nhưng chẳng hề có chỗ đất khô cạn nào cả.
Thế là có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ hai.
Sau đó, Đức Chúa Trời lại phán: “Nước ở dưới bầu trời phải tụ lại một nơi. Để cho chỗ khô cạn phải xuất hiện”. Thì liền có như vậy. Rồi Đức Chúa Trời phán tiếp, “Đất phải được các loài thảo mộc bao phủ”. Cây cối thì sinh những trái tốt. Còn các loại thảo mộc cho ra các loại rau củ tươi ngon. Ngài cũng tạo ra nhiều loại cỏ, bụi cây cùng với những bông hoa xinh đẹp. Rồi Ngài lại phán, “Cỏ thì phải kết hạt để mỗi loại sẽ liên tục sinh sôi nảy nở thêm nhiều”. Ngài thấy điều đó thật tốt đẹp. Thế là có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ ba.
Kế đó, Đức Chúa Trời tạo nên hai vì sáng lớn, đó chính là mặt trời và mặt trăng. Ngài đặt các vì sáng đó trên trời để soi sáng trên đất cũng như cai quản ban ngày lẫn ban đêm và để phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối. Ngài cũng tạo nên các ngôi sao. Đức Chúa Trời thấy điều đó thật tốt lành. Thế là có buổi tối và buổi
2
sáng. Đó là ngày thứ tư.
Sau khi Đức Chúa Trời đã
tạo nên mặt trời, mặt
trăng cùng các vì sao, Ngài lại phán: “Nước phải sinh ra đầy dẫy các loài thuỷ sinh vật. Bầu trời cùng các
tầng trời thì phải có đầy đủ loài chim bay trên mặt đất”. Ngài cũng tạo nên những loài động vật thuỷ sinh tuyệt vời. Ngài còn tạo ra những sinh vật chuyển động và bơi trong nước; từ những loài cá voi to lớn đến những con cá nhỏ bé nhất cũng như các loài sinh vật biển sống khác. Ngài cũng tạo ra những loài chim bay trên bầu trời. Ngài ban phước cho các loài đó rồi phán: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều. Làm cho đầy dẫy dưới biển và bầu trời”. Đức Chúa Trời thấy điều đó thật tốt đẹp. Thế là có buổi tối và buổi sáng. Đó
là ngày thứ năm.
Sau khi tất cả các loài thuỷ sinh và chim muông được
tạo nên thì Đức Chúa Trời phán tiếp: “Đất phải sinh các loài động vật”. Thế là Ngài tạo ra tất cả các loại sinh vật sống trên đất.
Đó là các loài thú rừng như sư tử, hổ
và voi. Còn có các vật nuôi như gia súc và chiên. Và cả các loài bò sát trên đất.
Đức Chúa Trời thấy điều đó thật tốt đẹp.
Nhưng một phần vô cùng quan trọng trong sự sáng tạo vẫn chưa hoàn tất. Vậy nên, Đức Chúa Trời lại phán, “Chúng Ta hãy tạo nên loài người theo hình
ảnh Chúng Ta và giống như Chúng Ta.
Ta sẽ dựng nên loài người đặng quản trị mọi vật Ta đã sáng tạo”.
Vì thế, để dựng nên con người
đầu tiên, Đức Chúa Trời lấy bụi
đất nắn nên hình người rồi
Ngài hà sinh khí vào lỗ mũi,
3
con người đầu tiên liền trở nên một loài sinh linh. Người này được đặt tên là A-đam. Theo tiếng Do Thái, A-đam có nghĩa là “con người”. Ngài đã đặt để A-đam sống trong một khu vườn xinh đẹp gọi là Ê-đen, đó là khu vườn mà Ngài đã dựng nên cho A-đam.
Trong vườn Ê-đen, A-đam có một việc rất quan trọng. Đó là A-đam phải làm việc, phải chăm sóc khu vườn cũng như tất cả mọi thứ ở trong vườn. Công việc của A-đam thật thú vị bởi vì công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời vô cùng hoàn hảo. Ngài phán với A-đam rằng: “Con được phép ăn tất cả các hoa quả trong vườn, ngoại trừ Cây Biết Điều Thiện và Điều Ác. Vì nếu ngày nào con ăn trái cây đó thì chắc chắn con sẽ chết”.
A-đam yêu thích tất cả các con thú nên ông đặt tên cho từng con. Nhưng A-đam nhận thấy trong số tất cả các con vật này, chẳng có loài nào giống với mình. A-đam chính là con người duy nhất trên trái đất.
Vậy nên, Đức Chúa Trời đã phán, “Con người ở một
4
mình thì không tốt. Vì vậy, Ta sẽ dựng nên một người giúp đỡ thích hợp với con”. Ngài làm cho A-đam ngủ mê.
Rồi trong khi ông ngủ, Ngài đã lấy đi một chiếc xương sườn của ông. Từ chiếc xương sườn này, Ngài đã dựng nên một người nữ. Ngài đưa người nữ đến cùng ông.
A-đam liền nói, “Người này là xương bởi xương con, thịt bởi thịt con. Vậy, con sẽ gọi nàng là ‘người nữ’ vì nàng từ người nam mà có”. A-đam và Ê-va trở thành vợ chồng. Mặc dù,
cả A-đam và Ê-va đều trần truồng nhưng họ đều không thấy ngượng ngùng gì cả.
Giờ thì Đức Chúa Trời đã hoàn tất việc sáng tạo vũ trụ. Ngài nhìn khắp nơi rồi phán: “Mọi thứ thật rất tốt đẹp”.
Thế là có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ sáu.
Thế là muôn loài vạn vật trên trời dưới đất đã được dựng nên. Tất cả công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời đều bày tỏ sự vinh hiển và quyền năng của Ngài. Đến ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời đã hoàn thành công việc sáng tạo nên Ngài nghỉ ngơi. Ngài cũng ban phước cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó. Vì vào ngày đó, Đức Chúa Trời đã hoàn tất tất cả những gì Ngài muốn sáng tạo.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã dựng nên một thế giới toàn hảo cho chúng ta. Đức Chúa Trời mong muốn điều tốt nhất cho tất cả nhân loại.
Thông điệp Hy-vọng “Đức Chúa Trời thấy mọi việc Ngài đã tạo dựng thật rất tốt đẹp”.
(Sáng-thế Ký 1:31 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
6000+ 5500 5000
Đức Chúa Trời Sáng Tạo Thế Giới
LỜI HỨA CỨU
RỖI
Sáng-thế Ký 3
ức Chúa Trời đã dựng nên một thế giới thật toàn hảo. Dường như chẳng có điều gì có thể phá vỡ niềm vui của A-đam và Ê-va trong Vườn Ê-đen. Thế nhưng, kẻ thù của Đức Chúa Trời cũng như của tất cả những ai mà Ngài yêu thương vẫn đang rình mò thế giới.
Kẻ thù này chính là Sa-tan, hay còn gọi là ma quỷ. Satan vô cùng tàn ác. Sa-tan đã từng là một trong những thiên sứ trưởng tốt đẹp của Đức Chúa Trời. Nhưng về sau, Sa-tan muốn trở nên vĩ đại hơn Giê-hô-va Đức Chúa Trời nên Ngài đã đuổi Sa-tan ra khỏi thiên
đàng đời đời. Thế nên, Sa-tan đã tìm cách dụ dỗ 2
6
A-đam và Ê-va không vâng lời Đức Chúa Trời. Sa-tan nghĩ rằng nếu làm cho A-đam và Ê-va bất tuân lời Ngài thì Ngài sẽ không còn yêu thương họ nữa.
Thế là Sa-tan lập mưu để phỉnh gạt A-đam và Ê-va. Sa-tan thay đổi hình dáng của nó như một con rắn. Một ngày nọ, khi Ê-va đang đứng gần bên Cây Biết Điều Thiện và Điều Ác giữa khu vườn, Sa-tan đã tiến đến gần trò chuyện cùng Ê-va. Trong lúc Ê-va đang ngắm nhìn trái cây mà Đức Chúa Trời cấm họ ăn
thì Sa-tan dụ dỗ, “Có thật Đức Chúa Trời đã dặn hai người không được ăn trái các cây trong vườn sao?”
Ê-va đáp lại: “Chúng tôi được ăn trái của tất cả các cây trong vườn. Nhưng còn về trái của cây trồng giữa vườn thì Ngài phán dặn là ‘Các con không được ăn, cũng đừng
đụng chạm đến trái cây ấy, kẻo các con sẽ chết’”.
Con rắn (Sa-tan) liền nói “Chắc chắn hai người sẽ không chết đâu”. Rồi Sa-tan giải thích với Ê-va, “Vì Đức Chúa
Trời biết rõ khi nào hai người ăn trái cây đó thì sẽ trở nên giống như Ngài. Hai người cũng sẽ biết điều mà trước đây hai người chưa bao giờ biết được. Đó là các người sẽ biết
điều thiện và điều ác”.
Ê-va nhìn thấy trái của cây
mà Đức Chúa Trời dặn nàng
và A-đam không được ăn. Nàng thấy trái cây đó có vẻ ăn ngon lại đẹp mắt. Thế rồi, Ê-va tin vào những lời phỉnh gạt của Sa-tan, nếu nàng ăn một miếng của trái cây đó
thì sẽ trở nên khôn ngoan và thông sáng biết bao.
Vậy nên, Ê-va đã hái
trái cấm rồi ăn. Sau đó, nàng cũng đưa cho chồng mình là A-đam
7
đang đứng cạnh cùng ăn. Rồi A-đam cũng ăn trái cây đó nữa.
Ngay khi A-đam và Ê-va ăn trái cây đó, họ cảm thấy rất sợ hãi.
Bỗng nhiên, họ nhận biết mình đang trần truồng. Họ liền kết những chiếc lá cây vả lại với nhau để làm khố che thân.
Chiều mát ngày hôm đó, A-đam và Ê-va nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi dạo trong vườn. Họ vô cùng sợ hãi rồi trốn giữa các lùm cây để tránh mặt Ngài.
Nhưng Đức Chúa Trời gọi họ, “Các con ở đâu?”
A-đam liền thưa, “Con có nghe tiếng Chúa trong vườn nhưng vì sợ quá nên con đã trốn đi vì con trần truồng”.
Đức Chúa Trời hỏi, “Ai đã nói cho con biết con đang trần truồng? Có phải con đã ăn trái cây mà Ta cấm con ăn không?”
A-đam thưa: “Người nữ mà Chúa đặt bên con đã đưa cho con trái cây đó, và con đã ăn rồi”.
Đức Chúa Trời hỏi Ê-va, “Con đã làm gì vậy?” Ê-va thưa, “Con rắn dụ dỗ con nên con đã ăn trái cây đó rồi”.
8
Đức Chúa Trời quở trách con rắn (Sa-tan): “Vì ngươi đã làm điều đó, nên trong tất cả các vật nuôi và thú đồng, chỉ có ngươi bị rủa sả mà thôi. Ngươi sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất suốt đời. Ta sẽ làm cho ngươi và người nữ, dòng dõi ngươi và dòng dõi người nữ thù nghịch lẫn nhau. Người sẽ giày đạp đầu ngươi và ngươi sẽ cắn gót chân người”. Những lời này có nghĩa là đến một ngày, một Người được sinh ra từ dòng dõi của Ê-va sẽ chống nghịch lại Sa-tan. Sa-tan sẽ khiến Người này phải chịu đau đớn, nhưng chính Người sẽ giày đạp Sa-tan đời đời. Đây
chính là lời hứa đầu tiên mà Đức Chúa Trời sẽ sai Con Một Ngài đến thế gian để trở thành Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.
A-đam và Ê-va đã phạm tội với Đức Chúa Trời. Tuy Ngài vẫn yêu thương A-đam và Ê-va, nhưng Ngài cũng cần sửa phạt vì họ
đã bất tuân lời Ngài. Đức Chúa Trời phán với Ê-va: “Con sẽ chịu
nhiều đau đớn mỗi khi sinh con. Và chồng sẽ cai trị con”.
Rồi Ngài phán cùng A-đam: “Vì con đã nghe theo lời vợ, ăn trái cây mà Ta đã cấm con ăn. Nên từ giờ con sẽ phải làm việc khó nhọc suốt đời.
Con phải làm đổ mồ hôi trán
mới có miếng ăn”.
Tuy nhiên, Đức Chúa
Trời cũng thương xót
A-đam và Ê-va. Ngài lấy da thú kết thành áo dài
cho A-đam và Ê-va mặc.
Ngài phán: “Bây giờ,
9
người nam và vợ mình đã trở nên một bậc như Chúng Ta, đã biết phân biệt điều thiện và điều ác. Chúng Ta không thể để loài
người hái trái Cây Sự Sống mà ăn nữa. Nếu họ ăn, e họ sẽ sống
đời đời trong tội lỗi mình chăng”. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã đem A-đam và Ê-va ra khỏi khu Vườn Ê-đen. Ngài cũng đặt một thiên sứ quyền năng cầm thanh gươm chiếu sáng mọi hướng nhằm canh giữ lối vào khu vườn Ê-đen để không ai có thể ăn trái Cây Sự Sống được nữa.
Bởi sa ngã của A-đam và Ê-va mà tội lỗi lan tràn đến thế gian. Phước hạnh chẳng còn nữa mà thay vào đó là sự đau khổ, nhọc nhằn, gai góc, tật lê, vất vả; chết chóc đến trong thế gian vì A-đam và Ê-va bất tuân lời Đức Chúa Trời. A-đam và Ê-va đã
đánh mất thiên đàng toàn hảo trong vườn với Đức Chúa Trời.
Thế nhưng Ngài vẫn yêu thương họ. Ngài không hề quên họ.
Ngài cũng lập ra môt kế hoạch kỳ diệu cùng với lời phán hứa sẽ đem con cái Ngài ra khỏi tội lỗi và Sa-tan.
Mối liên kết Phúc âm
Sự sa ngã của A-đam và Ê-va đã phá
huỷ công trình sáng tạo toàn hảo của
Đức Chúa Trời. Sau sự bất tuân của họ,
Đức Chúa Trời phán hứa sẽ ban cho họ một Đấng Cứu Rỗi để huỷ diệt tội lỗi, sự chết và ma vương; và phục hồi mối
liên hệ của chúng ta với Ngài (Sáng-thế Ký 3:15). Đấng Cứu Rỗi này chính là Đức
Chúa Giê-xu, Con Một Đức Chúa Trời.
Thông điệp Hy-vọng “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên) 6000+ 5500
Đức Chúa Trời
Sáng Tạo Thế Giới
5000
CA-IN VÀ A-BÊN
PHÂN RẼ NHAU
Sáng-thế Ký 4
Đức Chúa Trời giúp đỡ vợ chồng A-đam và Ê-va xây dựng cuộc sống mới ngoài Vườn Ê-đen. Về sau, Ngài ban phước cho A-đam và Ê-va nên họ sinh được hai người con trai. Con trai đầu lòng tên là
Ca-in. Con trai thứ hai tên là A-bên. A-đam và Ê-va còn có nhiều con trai và con gái khác nữa.
A-bên chăn chiên. Ông nuôi chiên để lấy thịt và lấy lông. Còn Ca-in làm ruộng. Ông trồng nhiều loại rau củ khác nhau. Khi đến mùa thu hoạch, mỗi người đều dâng lễ vật cho Đức Chúa Trời để tạ ơn Ngài về những ơn phước Ngài ban. Cain dùng thổ sản làm lễ vật dâng lên Đức Chúa Trời. Còn A-bên dâng lên Đức Chúa Trời phần tốt nhất của chiên đầu lòng trong bầy của mình.
Đức Chúa Trời đẹp lòng với lễ vật của
A-bên vì ông đã dâng lên Ngài với cả tấm
lòng biết ơn lẫn đức tin chân thành. Còn Ca-in không chịu dâng của lễ tốt nhất của mình cho Ngài. Vì thế, Đức Chúa
Trời chẳng đoái đến lễ vật của Ca-in. Việc này khiến Ca-in giận lắm. Ngài biết rõ cảm nhận của Ca-in. Ngài phán với Cain, “Chớ để cơn giận của con khiến con vấp phạm”.
Thế nhưng, Ca-in không nghe lời cảnh báo của Đức Chúa Trời. Sau một
thời gian, khi Ca-in và A-bên đang ở ngoài đồng cùng nhau thì Ca-in đã
3 11
xông đến giết em trai mình. Đức Chúa Trời biết rõ mọi việc Cain làm. Nhưng Ngài muốn cho Ca-in một cơ hội để xưng tội với Ngài. Ngài hỏi Ca-in, “Em con ở đâu?” Ca-in đã nói dối Ngài. Ông thưa, “Con không biết. Con là người chăm sóc em con sao? ”
Đức Chúa Trời giận Ca-in lắm. Ngài phán với ông “Bởi việc con đã làm nên con sẽ không trồng trọt được nữa. Cũng chẳng có chốn nào cho con dung thân nhưng suốt đời con sẽ phải phiêu bạt hết nơi này đến nơi khác”.
Ca-in thưa với Ngài, “Hình phạt này quá sức chịu đựng của con. Chúa đã phạt con không được trồng trọt nữa. Chúa cũng che khuất con khỏi mặt Chúa. Con lại chẳng có nơi nào dung thân mà phải phiêu bạt khắp nơi. Vậy nếu có ai gặp con, họ chắc sẽ giết con vì chính con đã giết A-bên”. Rõ ràng, Ca-in không hề ăn năn về việc giết chết em trai mình. Nhưng Ca-in lại buồn lòng
12
Về sau, Đức Chúa Trời ban phước cho A-đam và Ê-va nên họ
sinh được một con trai khác. Ê-va đặt tên con mình là Sết. Qua dòng dõi của Sết, Đức Chúa Trời vẫn giữ lời phán hứa của Ngài về một ngày sẽ sai một Đấng Cứu Rỗi đến thế gian để giải cứu toàn thể nhân loại ra khỏi tội lỗi của họ.
Mối liên kết Phúc âm
Việc Ca-in giết em trai mình là
A-bên thật là một tội lỗi kinh khiếp.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn luôn
thương xót Ca-in và bảo vệ ông. Khi
chúng ta mắc sai phạm, Ngài cũng
thương xót chúng ta. Ngài cũng
sẽ tha thứ mọi tội và yêu thương
chúng ta vì cớ Chúa Giê-xu.
Thông điệp Hy-vọng
“Lạy Đức Giê-hô-va, xin nhớ lại
sự thương xót và lòng nhân từ
của Ngài, vì hai điều ấy hằng có từ xưa. Xin đừng nhớ các tội lỗi
của con ở tuổi thanh xuân hay sự
nổi loạn của con; lạy Đức Giê-hôva, xin nhớ đến con tuỳ theo sự
thương xót và lòng nhân từ của Ngài”. (Thi-thiên 25:6-7 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Đức Chúa Trời
Sáng Tạo Thế Giới
Sự Sa Ngã Của A-đam Và Ê-va
Ca-in giết A-bên
6000+ 5500 5000
CƠN ĐẠI HỒNG THUỶ
Sáng-thế Ký 6-9
Nô-ê và gia đình ông cũng là một trong nhiều người sống trên đất. Ông là một người công chính. Đức Chúa Trời xem Nô-ê là một người trọn vẹn trong số những người cùng thế hệ với ông. Thế nên, Nô-ê cùng đi với Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là ông lúc nào cũng vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Ông lắng nghe Ngài và hết lòng tin cậy nơi Ngài. 4
Từ thời của A-đam và Ê-va, Đức Chúa Trời đã ban phước cho dân sự của Ngài nên loài người ngày càng đông hơn. Vào thời điểm một người tên là Nô-ê ra đời, khi đó đã hàng trăm năm trôi qua kể từ khi Đức Chúa Trời đuổi A-đam và Ê-va ra khỏi Vườn Ê-đen. Bấy giờ, loài người sinh sống rất đông trên đất.
14
Nô-ê và vợ sinh ba người con trai. Họ tên là Sem, Cham và Gia-phết. Các con trai của ông đều đã lập gia đình.
Vợ và cả gia đình Nô-ê đều tin cậy Đức Chúa Trời. Trong cả nhân loại, chỉ có Nô-ê và gia đình ông là những người vâng theo Chúa. Vào thời của Nô-ê, loài người trên đất sống
rất gian ác. Họ toan tính những mưu đồ xấu xa. Sự gian ác
của họ khiến Đức Chúa Trời buồn lòng. Thế nên, Ngài đã báo trước cho Nô-ê việc Ngài sẽ làm vì sự gian ác của nhân loại. Ngài phán: “Ta đã quyết định tận diệt loài người mà
Ta đã dựng nên. Vì do chúng mà thế gian đầy dẫy điều tàn ác. Ta sẽ giáng một trận lụt lớn trên đất để tiêu diệt loài người. Thật, Ta hối tiếc vì Ta đã tạo ra chúng. Vậy nên,
Ta muốn bắt đầu lại mọi thứ”.
Đức Chúa Trời muốn giải cứu Nô-ê cùng gia đình ông khỏi trận lụt chết chóc này. Thế nên, Ngài sai Nô-ê đóng một chiếc tàu khổng lồ. Ngài phán: “Con hãy đóng một chiếc tàu bằng gỗ cây bách có nhiều phòng. Trét nhựa chai cả bên trong lẫn bên ngoài để không bị thấm nước, với chiều dài một trăm năm mươi mét, chiều rộng hai mươi lăm mét và chiều cao mười lăm mét”.
15
xác phải đóng một chiếc tàu như thế nào để có thể chứa đủ Nô-ê và cả gia đình ông cũng như tất cả các loài sinh vật sống trên đất, mỗi loài một cặp, có đực có cái.
Rồi Nô-ê vâng lời Đức Chúa Trời mà đóng một chiếc tàu y như lời Ngài dặn bảo ông. Phải mất hết một trăm hai mươi năm ông mới đóng xong tàu. Khi tàu đã hoàn thiện, Đức Chúa Trời đem mỗi loài một cặp sinh vật, có đực có cái đến cho Nô-ê. Từng cặp trong số các sinh vật sống trên đất khô tiến đến gần rồi bước vào trong tàu. Các cặp chim trời cũng vào tàu. Đức Chúa Trời muốn bảo vệ tạo vật của Ngài vì Ngài biết rằng suốt trận lụt lớn, chúng sẽ không thể tìm thấy thức ăn hay nơi trú ẩn nào cả.
Khi tất cả các sinh vật đã vào trong tàu, Đức Chúa Trời phán với Nô-ê: “Bây giờ, con cùng gia đình hãy vào trong tàu”. Khi Nô-ê cùng với gia đình ông, tất cả có tám người đã ở bên trong tàu thì Đức Chúa Trời đóng cửa tàu lại. Ngài đem họ vào trong tàu để cứu họ khỏi nước lụt.
Khi Nô-ê được sáu trăm tuổi thì các nguồn nước sâu trong lòng đất nổ tung cũng như mưa từ trời đổ xuống. Suốt bốn mươi
16
ngày bốn mươi đêm, mưa như trút nước. Nước dâng lên ngày càng cao trên mặt đất. Ban đầu, nước lụt ngập hết đường xá và cả ruộng đồng. Rồi nước lụt nhấn chìm nhiều nhà cửa cùng các phố thị.
Khi nước lụt ngày càng ngập sâu thì chiếc tàu nổi trên mặt nước. Và khi nước lụt dâng lên cao hơn nữa đến nỗi những ngọn núi cao nhất trên mặt đất cũng dần dần chìm trong biển nước. Rồi nước cứ tiếp tục dâng lên dâng lên càng cao cho đến khi các
đỉnh núi bị chìm ngập hơn bảy mét rưỡi!
Bên ngoài tàu, mọi sinh vật không biết bơi đều chết hết. Từ các loài chim, gia súc, thú rừng và bò sát đều bị diệt vong. Cả loài người cũng chết. Nhưng mọi người bên trong chiếc tàu đều
được an toàn vì Đức Chúa Trời đã hướng dẫn Nô-ê cách đóng tàu sao cho luôn được khô ráo.
Đến một ngày, Đức Chúa Trời nhớ đến Nô-ê cùng tất cả các loài sinh vật ở trên chiếc tàu. Ngài khiến một trận gió lớn thổi ngang qua mặt đất để nước lụt rút xuống. Ngài cũng đóng các nguồn nước trong lòng đất để ngăn không cho mưa trút xuống nữa. Khi nước rút đi, chiếc tàu tiếp tục trôi nổi trong gần nửa năm. Rồi một ngày nọ, chiếc tàu tấp lại vùng đất khô ráo trên sườn núi A-ra-rát.
Từ cửa sổ trên tàu, Nô-ê thả một con quạ bay ra. Nó lượn đi lượn lại trong khi nước tiếp tục rút xuống. Nô-ê cũng thả con bồ câu ra nhưng nó sớm quay về vì không tìm được nơi khô ráo để đáp xuống. Nô-ê đem bồ câu vào tàu. Một tuần sau, ông lại thả bồ câu ra. Đến chiều, bồ câu tha về một nhánh ô liu tươi. Nô-ê mỉm cười. Ông hiểu rằng nước sẽ còn rút xuống nhiều nữa. Đợi một tuần nữa, Nô-ê lại thả bồ câu đi, nhưng lần này nó không trở về nữa.
Vào ngày mồng một tháng giêng, khi Nô-ê được sáu trăm lẻ một tuổi thì nước đã rút cạn trên mặt đất. Nô-ê giở mui tàu ra. Nhìn khắp nơi, ông thấy mặt đất đã khô ráo. Bảy tuần sau đó, đất đã hoàn toàn khô. Rồi Đức Chúa Trời phán với Nô-ê: “Con hãy ra khỏi tàu cùng với vợ, các con trai và con dâu mình. Hãy đem ra
17
khỏi tàu các sinh vật đã ở với con, là các loài chim, các loài thú và bò sát trên đất để chúng sinh sôi nảy nở và đầy dẫy trên đất”.
Vậy nên, Nô-ê cùng với vợ, ba con trai và ba con dâu mình ra khỏi tàu. Tất cả các loài thú rừng, các loài bò sát trên đất, các loài chim cùng mọi sinh vật sống trên đất mà được bảo vệ trong tàu đều bước ra khỏi đó. Thế là một thế giới tươi đẹp đang chờ đón tất cả!
Rồi Nô-ê lập một bàn thờ để ngợi khen và tạ ơn Đức Chúa
Trời vì Ngài đã gìn giữ gia đình ông cùng tất cả các loài sinh vật được an toàn. Đức Chúa Trời đẹp lòng với mùi thơm dễ chịu toả ra từ tế lễ thiêu mà Nô-ê dâng trên bàn thờ. Và Ngài tự nhủ rằng: “Ta sẽ chẳng bao giờ vì sự xấu xa và tội lỗi của loài người mà huỷ phá bằng trận lụt nào nữa. Ta cũng sẽ không bao giờ tiêu diệt các loài sinh vật sống như vậy nữa. Ngày nào trái đất vẫn còn thì mùa gieo giống và gặt hái, mùa lạnh và nóng, mùa hạ và mùa đông, ngày và đêm sẽ chẳng bao giờ chấm dứt”.
Rồi Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê cùng các con trai của
18
ông. Ngài phán với họ: “Hãy sinh sản và gia tăng thêm nhiều. Làm cho đầy dẫy trên đất. Từ nay về sau, các loài thú trên đất, các loài chim trời và hễ loài nào bò trên mặt đất hay bơi trên nước
đều sẽ kính sợ các con. Mọi loài sinh vật sống đều ở dưới sự quản trị của các con”.
Sau đó, Đức Chúa Trời lập một giao ước với Nô-ê và các con trai của ông. “Đây là dấu hiệu mà Ta sẽ giữ giao ước đời đời cùng các con. Hãy nhìn xem cầu vồng mà Ta đã đặt trên bầu trời. Chính cầu vồng sẽ là dấu hiệu cho các con cùng các thế hệ sau này. Hễ khi nào Ta nhìn thấy cầu vồng trên tầng mây, Ta sẽ nhớ lại giao
ước giữa Ta với các con. Ta sẽ chẳng bao giờ huỷ diệt mọi loài
sống trên đất nữa. Khi Ta nhìn thấy cầu vồng, Ta sẽ nhớ lại giao
ước đời đời giữa Ta và mọi loài sinh vật sống trên đất”.
Mối liên kết Phúc âm
Bởi vì Nô-ê đã vâng lời và tin cậy Đức
Chúa Trời nên Ngài đã giải cứu ông
cùng cả gia đình ông khỏi trận lụt huỷ diệt. Đức Chúa Trời cũng sẽ giải
cứu tất cả những ai tin cậy nơi Ngài
khỏi tội lỗi, sự chết và ma vương. Qua
Lời Kinh Thánh và Thánh lễ Báp-têm, Ngài sẽ ban cho chúng ta đức tin, ơn tha thứ mọi tội, sự sống đời đời và một chỗ được sắm sẵn trên thiên đàng.
Thông điệp Hy-vọng
“Vì nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều này không đến
từ anh em mà là tặng phẩm của Đức Chúa Trời; cũng không do việc làm của anh em để không ai có thể tự hào”.
(Ê-phê-sô 2:8-9 Bản TTHĐ 2010)
Ca-in giết A-bên
(Trước Công nguyên)
Cơn đại hồng thuỷ
5000 4500 5500 4000 3000 NIÊN
ĐẠI THÁNH KINH
THÁP BA-BÊN
Sáng-thế Ký 11:1-9
Nhiều năm sau cơn đại hồng thuỷ, các con trai của Nô-ê là Sem, Cham và Gia-phết sinh nhiều con trai và con gái. Khi con cái họ lớn lên thì lập gia đình và cũng có nhiều con cháu. Dân số trên đất ngày càng gia tăng. Mọi người đều nói cùng một thứ tiếng và sử dụng chung một ngôn ngữ. Thời gian trôi qua, nhiều người đã di chuyển đến phương Đông để xây dựng một thành mới.
Họ nói với nhau, “Hãy cùng nhau làm, chúng ta hãy lấy đất sét nung gạch. Rồi dùng gạch này để dựng thành một cái tháp có đỉnh cao đến tận trời. Khi đó, chúng ta sẽ trở nên nổi tiếng và được vang danh đến nỗi không ai dám thách thức chúng ta.
Chúng ta sẽ được lưu truyền là những người quan trọng nhất từng sống trên đất”.
Nhưng Đức Chúa Trời không đẹp lòng với
những lời kiêu căng, ngạo mạn của họ. Họ muốn vinh danh chính mình thay vì ca ngợi và làm sáng danh Ngài. Vậy nên, Ngài ngự xuống để xem thành và tháp mà họ đang xây. Ngài phán “Hãy nhìn xem việc con người đang làm. Chúng
có thể làm việc với nhau do nói cùng
5 20
một ngôn ngữ. Nếu chúng có thể làm được việc này thì còn việc gì nữa mà chúng không làm được. Vậy nên, Chúng Ta hãy xuống
làm xáo trộn ngôn ngữ của chúng. Để chúng không thể hiểu được tiếng nói của nhau”.
Thế là Đức Chúa Trời đã làm lộn xộn tiếng nói loài người. Do
đó, khi họ tiếp tục xây tháp thì họ đã không còn hiểu được nhau nữa. Con người tức giận và nản lòng. Cuối cùng, họ chuyển đến những vùng đất khác vì chẳng còn hiểu ý nhau. Từ đó, họ không thể làm việc chung với nhau nữa.
Qua việc này, Đức Chúa Trời đã bày tỏ quyền năng của Ngài khi làm cho loài người tản lạc khắp trên đất.
Việc xây thành và tháp đã chẳng bao giờ được hoàn tất.
Nơi này đã được gọi là Ba-bên, nghĩa là “lộn xộn”. Chính tại đó, Đức Chúa Trời đã làm xáo trộn ngôn ngữ của con người trên khắp đất.
21
Mối liên kết Phúc âm
Mặc dù tội lỗi và sự chống nghịch sẽ ngăn
cách chúng ta với Đức Chúa Trời cũng như nhiều người khác, nhưng Đức Chúa
Trời đã sai Con Một Ngài là Chúa Giê-xu
để chịu đau đớn, chịu chết và sống lại; để
chúng ta có thể hiệp nhất trở lại với Đức
Chúa Trời qua đức tin nơi Con Một Ngài.
Hàng ngàn năm sau, Đức Thánh Linh đã
ban cho những ai tin Chúa Giê-xu ân tứ nói nhiều thứ tiếng để mọi người trên
khắp đất có thể nghe biết về lẽ thật này,
Chúa Giê-xu chính là Đấng Cứu Rỗi.
Thông điệp Hy-vọng
“Hãy hết lòng tin cậy Đức
Giê-hô-va, đừng nương cậy nơi sự thông sáng của con” (Châm-ngôn 3:5 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Cơn đại hồng thuỷ Tháp Ba-bên 3000
4000 2300 2000
DÀNH CHO ÁP-RA-HAM
Sáng-thế Ký 12-22
Một
trong những vùng đất mà Đức Chúa Trời làm cho con người tản lạc khắp nơi đó là Ba-by-lôn. Tại thành U-rơ thuộc xứ Ba-by-lôn, có một người công chính tên là Áp-ram. Cha của Áp-ram tên là Tha-rê. Áp-ram đã kết hôn với một người phụ nữ tên là Sa-rai. Nhưng về sau, Đức Chúa -Trời đặt cho Áp-ram và Sarai những cái tên mới: đó là Áp-ra-ham và Sa-ra. Tên Áp-ra-ham có nghĩa là “cha của nhiều dân tộc”.
Áp-ra-ham là một người rất giàu có. Ông sở hữu nhiều đàn gia súc, chiên và lạc đà. Một ngày nọ, Đức Chúa Trời phán với ông: “Con hãy đi khỏi quê hương, rời xa bà con, thân tộc của con. Rồi đi đến vùng đất mới mà Ta sẽ ban cho con. Ta sẽ làm cho con trở thành một dân tộc lớn mạnh. Ta sẽ ban phước cho con. Ta sẽ làm rạng danh con và con sẽ trở thành một nguồn phước cho nhiều người. Cũng nhờ con mà các dân trên đất đều sẽ được phước”.
Vậy nên, Áp-ra-ham đã dẫn theo Sa-ra và Lót, cháu mình ra
LỜI HỨA CỦA ĐỨC
TRỜI
CHÚA
6 23
đi như lời Đức Chúa Trời phán bảo. Họ đem theo tất cả tài sản, các đầy tớ cùng bầy gia súc đến xứ Ca-na-an. Lúc đó, Áp-ra-ham
đã bảy mươi lăm tuổi. Còn Sa-ra thì đã sáu mươi lăm tuổi. Khi
đến vùng đất có nhiều dân Ca-na-an sinh sống, Đức Chúa Trời hiện ra với Áp-ra-ham. Ngài phán cùng ông: “Ta sẽ ban xứ này cho dòng dõi của con”. Tại đây, Áp-ra-ham đã lập một bàn thờ để
tôn vinh Đức Giê-hô-va. Mặc dù ông và Sa-ra đã cao tuổi lại chưa có con, nhưng Áp-ra-ham hết lòng tin cậy nơi lời hứa mà Ngài hứa ban cho mình.
Đức Chúa Trời vẫn luôn ban phước cho Áp-ra-ham và gìn giữ ông khỏi mọi hiểm nguy. Ngài khiến ông trở nên thịnh vượng với nhiều vàng, bạc và vô số các bầy chiên, lừa, gia súc lẫn lạc đà. Nhưng Áp-ra-ham và Sa-ra vẫn chưa có con. Mỗi ngày, Sa-ra càng già yếu hơn, còn Áp-ra-ham càng lo lắng áp lực nhiều hơn.
Làm sao Đức Chúa Trời ban cho họ một đứa con trong lúc đã cao tuổi?
Đức Chúa Trời biết Áp-ra-ham rất phiền muộn. Vì vậy, Ngài đến trò chuyện với ông. Ngài phán, “Con hãy nhìn xem các ngôi sao trên trời. Liệu con có đếm xuể hết không. Dòng dõi mà Ta ban cho cũng sẽ nhiều như thế”. Áp-ra-ham cứ tiếp tục tin cậy rằng Đức Chúa Trời sẽ thành tín với lời Ngài phán hứa.
Một ngày nọ, khi Áp-ra-ham đang ngồi trước cửa trại mình ở
Mam-rê trong xứ Ca-na-an, Đức Chúa Trời cùng hai thiên sứ giả làm khách lạ hiện ra với ông. Đó là vào lúc trời nắng gắt trong ngày. Khi thấy ba vị khách đến gần trại mình, Áp-ra-ham chạy ra rồi quỳ xuống chào đón họ. Ông nói: “Lạy Chúa, nếu con được ơn trước mặt Chúa thì hãy ghé lại nhà con. Con xin lấy nước rửa chân cho các đấng và xin hãy nằm nghỉ dưới bóng cây này. Xin cũng cho phép con dọn bàn cho các đấng ăn vững lòng trước khi lên đường”. Sau đó, các đấng ấy nói, “Vậy hãy làm theo lời con nói”.
Áp-ra-ham vội vàng bảo Sa-ra lấy hai mươi ký tinh bột làm bánh. Ông cũng sai đầy tớ bắt một con bê béo tốt nhanh chóng nấu dọn. Sau đó ông đem sữa tươi, sữa chua và thịt bê đã nấu
24
xong dọn ra trước mặt các đấng ấy. Rồi ông đứng hầu dưới bóng cây trong lúc họ đang ăn. Sau đó, các đấng ấy hỏi Áp-ra-ham, “Sa-ra, vợ của con đâu?” Ông thưa: “Bà ấy đang ở trong trại”.
Sau đó, Đức Chúa Trời phán, “Vào thời gian này năm sau, Ta chắc chắn sẽ trở lại đây với con, khi đó, Sa-ra sẽ sinh một con trai”. Vì Sa-ra đứng phía sau cửa trại nên bà nghe thấy những lời Ngài phán. Nhưng Sa-ra và Áp-ra-ham đã quá cao tuổi nên Sara cười thầm một mình vì tự nhủ làm sao mình có thể sinh con được.
Đức Chúa Trời biết Sa-ra cười thầm nên hỏi Áp-ra-ham, “Tại sao Sa-ra lại cợt mà nghĩ rằng mình sẽ chẳng thể nào có con? Có điều gì quá khó cho Đức Giê-hô-va không? Đến kỳ đã định vào năm sau, Ta sẽ trở lại và Sa-ra sẽ có một con trai!”
Vì sợ quá nên Sa-ra chối rằng “Con có cười đâu!” Nhưng Ngài phán “Thật, con đã cười”.
25
Đức Giê-hô-va đã giữ lời Ngài phán hứa với Sa-ra và Áp-raham. Sa-ra mang thai rồi sinh một con trai. Khi Sa-ra chín mươi tuổi còn Áp-ra-ham một trăm tuổi thì con trai họ ra đời. Họ đặt tên cho đứa trẻ là Y-sác, có nghĩa là “cười”.
Khi ấy, Sa-ra nói, “Đức Chúa Trời khiến lòng tôi vui cười, ai nghe đến việc này cũng sẽ vui mừng cho tôi. Ai có thể nào tin được tôi sẽ nuôi con mà Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham khi đã cao tuổi như vậy!”
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã thành tín với
lời Ngài phán hứa cùng Áp-ra-ham
và ban phước cho ông có một đứa con trai. Dòng dõi của Áp-ra-ham trở
nên một dân lớn mạnh. Chúa Giêxu chính là con cháu của Áp-ra-ham.
Qua sự chết và sự phục sinh của
Chúa Giê-xu, Đức Chúa Trời đã giữ
lời hứa của Ngài, đó là giải cứu
chúng ta khỏi mọi tội lỗi mình.
Bởi đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu, chúng ta được dự phần trong gia đình của
Đức Chúa Trời.
Thông điệp Hy-vọng “Vì bởi đức tin trong Đấng Christ Giê-xu, tất cả anh em đều là con Đức Chúa Trời”.
(Ga-la-ti 3:26 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
2150
2066
2300 2000
Tháp Ba-bên
Y-sác ra đời
THÀNH SÔ-ĐÔM VÀ GÔ-MÔ-RƠ TỘI
Sáng-thế Ký 18:16 - 19:29
Khi
Áp-ra-ham, Sa-ra và cháu mình là Lót lần đầu tiên
đặt chân đến Ca-na-an, họ sinh sống gần một nơi gọi là Bê-tên trong xứ Ca-na-an. Như Đức Chúa Trời đã ban phước cho Áp-ra-ham thể nào thì Ngài cũng ban phước cho Lót sở hữu nhiều bầy chiên lẫn gia súc thể ấy. Áp-ra-ham và
Lót sớm nhận ra rằng nếu họ tiếp tục sống cùng nhau thì sẽ không thể nào đủ chỗ cho tất cả các gia súc cùng gặm cỏ. Bên cạnh đó, những người chăn bầy gia súc của Áp-ra-ham và
Lót lại bắt đầu tranh cãi với nhau.
Vậy nên, Áp-ra-ham nói với Lót: “Chúng ta là người
LỖI
7 27
thân của nhau nên đừng tranh chấp nhau nữa. Hãy chọn vùng đất nào mà cháu muốn đến. Còn bác sẽ đi đến vùng còn lại”. Lót nhìn khắp xung quanh mình. Rồi ông đã chọn vùng đồng bằng gần sông Giô-đanh với nguồn nước tưới tiêu dồi dào. Vậy là Lót cùng cả gia đình, gia súc và
các đầy tớ của mình đi về hướng đông khu vực gần thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ thuộc đồng bằng sông Giô-đanh. Còn Ápra-ham tiếp tục sinh sống tại Ca-na-an.
Dân cư trong thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ rất gian ác. Đức
Chúa Trời biết tất cả những việc gian ác và tội lỗi mà dân trong thành đã làm. Khoảng một năm trước khi Y-sác ra đời, trong khi Đức Chúa Trời cùng hai thiên sứ đến thăm Áp-ra-ham ngoài cửa trại thì Ngài có phán với Áp-ra-ham về kế hoạch huỷ diệt thành
Sô-đôm và Gô-mô-rơ.
Vì thế, khi Áp-ra-ham biết kế hoạch của Đức Chúa Trời, ông vô cùng lo lắng cho Lót, cháu mình. Ông không muốn Lót và gia đình cháu mình phải chết cùng với dân thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ gian ác. Trong khi Áp-ra-ham đồng đi cùng Đức Chúa Trời, ông liền cầu xin Ngài. Ông thưa: “Nếu vẫn có năm mươi người tin theo Chúa trong thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ, chẳng lẽ
Ngài vẫn tiêu diệt hai thành đó sao? Con biết Ngài sẽ chẳng bao giờ xem người tin cậy Chúa cũng giống như kẻ bất tin nơi Ngài được”.
Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu xin của Áp-ra-ham. Ngài đáp, “Nếu Ta tìm được năm mươi người kính sợ Ta trong Sô-đôm, Ta sẽ cứu lấy thành ấy. Ta sẽ vì những người đó mà cứu cả thành”. Áp-ra-ham lại cầu xin Đức Chúa Trời một lần nữa. Ông thưa, “Con biết mình thật quá đáng khi tiếp tục cầu xin Chúa dù con vốn là thân tro bụi. Nhưng nếu chỉ có bốn mươi lăm người trong thành tin Ngài, liệu Chúa có tiêu diệt cả thành không?”
Đức Chúa Trời trả lời Áp-ra-ham rằng: “Nếu ta tìm được trong đó bốn mươi lăm người thì Ta cũng sẽ không tiêu diệt thành đâu”.
Một lần nữa, Áp-ra-ham cầu xin Ngài. Ông lại thưa, “Giả sử trong
28
thành chỉ tìm thấy bốn mươi người tin theo Ngài thì sao?”
Ngài đáp: “Nếu có bốn mươi người tin kính tại đó thì Ta cũng sẽ không diệt thành đâu”.
Áp-ra-ham mạnh dạn cầu xin một lần nữa. Ông thưa, “Giả sử trong thành chỉ có ba mươi người tin theo Ngài thì sao?”
Ngài đáp, “Nếu có ba mươi người, Ta cũng sẽ không diệt thành đâu”.
Áp-ra-ham tiếp tục cầu xin: “Vậy nếu chỉ có hai mươi người thì sao?” Ngài lại đáp: “Vì hai mươi người đó, Ta cũng sẽ không phá huỷ thành đâu”.
Rồi Áp-ra-ham nói tiếp: “Lạy Chúa, xin Chúa đừng giận con, nhưng cho con cầu xin thêm một lần này nữa thôi. Nếu chỉ có mười người tin kính trong thành Sô-đôm thì sao?”
Ngài đáp: “Vì mười người đó, Ta cũng sẽ không tiêu diệt thành đâu”. Sau khi trò chuyện với Áp-ra-ham xong, Đức Chúa Trời rời đi. Chiều tối hôm đó, hai thiên sứ đến thành Sô-đôm. Lót đang ngồi gần cổng thành. Khi nhìn thấy hai thiên sứ, ông quỳ xuống nói: “Đêm nay, xin mời các ngài đến nhà con nghỉ”.
Ban đầu, hai thiên sứ đáp: “Không, đêm nay chúng ta sẽ ở ngoài phố”. Nhưng Lót hết sức nài ép nên hai thiên sứ ghé vào nhà ông. Lót dọn bàn mời hai thiên sứ dùng bữa.
Trước khi Lót và hai thiên sứ đi nghỉ thì tất cả những người đàn ông khắp thành Sô-đôm đến bao vây nhà Lót. Những người này muốn làm điều gian ác với hai thiên sứ của Đức Chúa Trời.
Vậy nên, Lót ra ngoài gặp những người này. Để hai thiên sứ được an toàn, ông sẵn sàng giao các con gái của mình cho những kẻ xấu xa này. Nhưng người Sô-đôm cứ đòi gặp hai vị khách của Lót. Họ xông đến phá cửa nhà Lót để vào trong. Nhưng hai thiên sứ giơ tay ra kéo Lót vào nhà và đóng cửa lại. Rồi hai thiên sứ làm cho đám đông ngoài cửa đều bị quáng đến nỗi không thể tìm thấy cửa được.
Hai thiên sứ nói với Lót rằng: “Hãy mau đưa cả gia đình con
29
ra khỏi đây! Đức Chúa Trời đã sai chúng ta xuống để huỷ diệt tất cả các dân gian ác trong thành này”. Lót đi ra nói với các chàng rể đã được hứa gả cho con gái mình rằng: “Các con hãy mau ra khỏi nơi này vì Đức Giê-hô-va sắp hủy diệt thành rồi!” Nhưng các chàng rể của Lót lại tưởng ông nói đùa.
Rạng sáng, hai thiên sứ hối thúc Lót rời đi lần nữa. Họ nói, “Hãy mau dẫn vợ và hai con gái của con ra khỏi đây ngay. Nếu còn không đi, e con cũng bị chết lây khi thành Sô-đôm bị trừng phạt chăng”.
Trong lúc Lót vẫn còn chần chừ thì hai thiên sứ đã nắm tay kéo ông. Họ còn kéo tay vợ và hai con gái ông. Hai thiên sứ dẫn họ ra khỏi thành Sô-đôm cách an toàn. Ngay khi họ ra khỏi thành Sô-đôm, một trong hai thiên sứ nói “Các con hãy mau chạy đi để
cứu mạng sống mình! Đừng ngó lại đằng sau! Cũng đừng dừng lại bất cứ nơi nào ngoài đồng bằng! Mà hãy chạy trốn lên núi! Nếu không e rằng các con cũng sẽ thiệt mạng!”
Nhưng Lót van nài: “Thưa chúa ơi, không kịp nữa rồi! Ngài đã tỏ lòng nhân từ rất lớn với con mà bảo
30
toàn mạng sống của con. Nhưng con sợ không chạy kịp lên núi. Có một thành nhỏ ở gần đây để con có thể trốn kịp. Xin hãy cho con trốn vào đó”.
Rồi thiên sứ đáp với Lót, “Được rồi. Ta sẽ để con trốn trong thành mà con nói đến. Nhưng hãy nhanh chóng trốn vào đó đi.
Ta chưa hành động cho đến khi con đến được đó”.
Lót muốn chạy trốn đến thành được gọi là thành Xoa, nghĩa là “nhỏ”. Ngay khoảnh khắc Lót đến được thành Xoa thì mặt trời vừa mọc. Đức Chúa Trời đổ mưa lưu huỳnh đang cháy xuống để
31
huỷ diệt thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Ngài huỷ diệt tất cả các cư dân trong thành cũng như toàn bộ vùng đồng bằng. Thậm chí mọi cây cỏ đều bị thiêu rụi.
Khi họ chạy đến thành Xoa, vợ của Lót không vâng lời Đức
Chúa Trời nên đã quay đầu lại nhìn. Vậy nên, vợ ông đã biến thành một tượng muối. Sáng hôm sau, Áp-ra-ham đi ra hướng nhìn về phía Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Luồng khói dày như thể khói của một lò lửa lớn bốc lên bao trùm khắp vùng đồng bằng. Nhưng Đức
Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện của Áp-ra-ham nên đã giải cứu Lót.
Mối liên kết Phúc âm
Bởi tình yêu và lòng thương xót
vĩ đại của Đức Chúa Trời, Ngài
đã nhậm lời cầu nguyện của
Áp-ra-ham mà giải cứu Lót cùng gia
đình ông khỏi sự huỷ diệt. Cũng bởi
tình yêu và lòng thương xót vĩ đại
của Đức Chúa Trời, Ngài đã sai chính
Con Một Ngài là Chúa Giê-xu đến để
giải cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự
chết đời đời.
2066
Y-sác ra đời
Thông điệp Hy-vọng “Ngài đã giải cứu chúng ta ra khỏi quyền lực của bóng tối, và đem chúng ta vào vương quốc của Con yêu dấu Ngài; trong Con ấy, chúng ta được sự cứu chuộc là sự tha tội”. (Cô-lô-se 1:13-14 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Thành Sô-đôm và
Gô-mô-rơ bị huỷ diệt
2065 2000
SỰ THỬ THÁCH LỚN
CỦA ÁP-RA-HAM
Sáng-thế Ký 22:1-19
Áp-ra-ham và Sa-ra yêu thương con trai mình là Y-sác rất nhiều. Một ngày nọ, Đức Chúa Trời trò chuyện với Áp-ra-ham, khi đó, Y-sác vẫn còn là một đứa trẻ.
Đức Chúa Trời đem đến cho Áp-ra-ham một sự thử nghiệm đầy thách thức. Ngài gọi ông, “Hỡi Áp-ra-ham!” Ông thưa: “Dạ, có con đây”.
Rồi Ngài phán, “Con hãy dẫn con trai một yêu dấu của mình là Y-sác rồi đi đến xứ Mô-ri-a. Con hãy dâng đứa trẻ làm tế lễ thiêu trên một trong những ngọn núi mà Ta sẽ chỉ cho con”. 8
33
Sáng sớm hôm sau, Áp-ra-ham thức dậy. Ông thắng lừa, đem hai đầy tớ cùng con mình là Y-sác đi theo.
Ông cũng chặt củi đủ dùng để dâng tế lễ thiêu. Họ cùng nhau lên đường đi đến nơi mà Đức Chúa Trời đã phán dặn Áp-ra-ham.
Ngày thứ ba trong chuyến hành trình, Áp-ra-ham nhìn
thấy nơi mà Đức Chúa Trời cho mình biết. Ông nói với hai đầy
tớ rằng: “Các ngươi hãy ở lại đây với con lừa. Còn Ta và đứa trẻ sẽ đi đến đằng kia để thờ phượng. Rồi chúng ta sẽ trở lại cùng các ngươi”.
Áp-ra-ham lấy củi chuẩn bị để dâng tế lễ chất trên mình Y-sác, con trai mình. Còn ông mang theo lửa và dao.
Thế là Áp-ra-ham và Y-sác cùng đi đến nơi mà Đức Chúa Trời muốn họ đến.
Trên đường đi, Y-sác hỏi: “Thưa cha, củi và lửa mình đã có sẵn rồi nhưng chiên con ở đâu để dâng tế lễ thiêu ạ?”
Áp-ra-ham đáp: “Con ơi, chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn chiên con cho chúng ta rồi”. Rồi Áp-ra-ham và Y-sác đi tiếp.
Khi đã đến nơi Đức Chúa Trời bảo ông đến, Áp-ra-ham lập một bàn thờ để dâng tế lễ. Ông xếp củi lên bàn thờ. Sau đó, ông trói chặt Y-sác rồi đặt lên đống củi trên bàn thờ. Ông cầm dao lên định ra tay với con mình như lời Ngài truyền.
Bỗng thiên sứ của Đức Giê-hô-va từ trời gọi ông. Thiên sứ kêu lên, “Áp-ra-ham! Áp-ra-ham!”
Ông thưa: “Thưa,có con đây”.
Thiên sứ phán bảo: “Đừng ra tay hại đứa trẻ nữa. Bây giờ, Ta biết rằng con thật lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Vì con đã không tiếc đứa con duy nhất của mình với Ta”.
Áp-ra-ham ngước lên thì thấy có một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây. Vậy, ông dâng con chiên đực này làm tế lễ thiêu thay cho Y-sác. Áp-ra-ham gọi nơi đó là “Giê-hô-va Cung Ứng”.
34
Sau đó, thiên sứ của Đức Giê-hô-va từ trời gọi Áp-ra-ham lần thứ nhì. Thiên sứ ban cho Áp-ra-ham một sứ điệp từ Đức Chúa Trời. Thiên sứ phán: “Vì con đã không tiếc chính con trai mình, dù là đứa con duy nhất của con với Ta nên Ta sẽ ban phước cho con. Ta sẽ làm cho dòng dõi con đông như sao trên trời, nhiều như cát bờ biển. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sẽ nhờ dòng dõi con mà được phước vì con đã vâng lời Ta”.
Sau đó, Áp-ra-ham và Y-sác quay lại chỗ hai người đầy tớ. Rồi
họ cùng nhau trở về nhà.
Mối liên kết Phúc âm
Tình yêu của Áp-ra-ham dành cho
Đức Chúa Trời mạnh mẽ đến nỗi ông
bằng lòng dâng đứa con trai duy
nhất của mình là Y-sác theo lời phán
bảo của Đức Chúa Trời. Tình yêu của
Đức Chúa Trời dành cho chúng ta
thậm chí còn mạnh mẽ hơn, vì Ngài
đã hy sinh Con Một của Ngài là Chúa
Giê-xu để chúng ta nhận được ơn
cứu rỗi bởi đức tin nơi Ngài.
Thông điệp Hy-vọng
“(Đức Chúa Giê-xu) Chính
Ngài là tế lễ chuộc tội chúng ta, không những vì tội của
chúng ta mà thôi, nhưng con vì tội của cả thế gian nữa”.
(I Giăng 2:2 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
2065 2050
Thành Sô-đôm và
Gô-mô-rơ bị huỷ diệt
Đức Chúa Trời thử thách Áp-ra-ham
HAI ANH EM SINH ĐÔI
(GIA-CỐP VÀ Ê-SAU)
Sáng-thế Ký 25 - 33
Y-sác yêu thương vợ mình là Rê-bê-ca rất nhiều. Lúc nào họ
cũng cầu nguyện với nhau để xin Chúa ban cho mình con cái, nhưng sau hai mươi năm cưới nhau, Rê-bê-ca vẫn chưa có con. Tuy vậy, Y-sác vẫn bền lòng cầu nguyện cho vợ mình và đến một ngày nọ, Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu xin của ông. Rê-bêca mang thai. Bà cảm nhận hai đứa trẻ va vào nhau trong bụng mình vì bà mang thai đôi. Rê-bê-ca nói rằng, “Nếu mọi thứ tốt đẹp, sao việc này lại xảy ra với mình?”
Đức Chúa Trời phán với Rê-bê-ca rằng, “Hai nước hiện đang ở trong bụng con. Và hai thứ dân sẽ do lòng con mà ra. Dân này
9 36
mạnh hơn dân kia và đứa lớn phải phục đứa nhỏ”.
Về sau, Rê-bê-ca sinh đôi. Người anh ra trước có làn da đỏ hồng và lông phủ khắp mình như một áo dài. Người anh song sinh này được đặt tên là Ê-sau, có nghĩa là “nhiều lông”. Còn người em ra sau cũng là một con trai. Khi ra đời, tay nắm lấy gót chân của Ê-sau. Người con thứ hai được đặt tên là Gia-cốp, nghĩa là “nắm lấy gót chân” hay “lừa đảo”.
Khi hai cậu bé lớn lên, Ê-sau trở thành một thợ săn tài giỏi, thích giong ruổi nơi đồng ruộng. Còn Gia-cốp là một người hiền lành cứ muốn ở lại trong trại. Y-sác yêu thương Ê-sau vì ông ưa thích ăn thịt rừng do Ê-sau săn bắt được. Còn Rê-bê-ca yêu thương Gia-cốp.
Một ngày kia, sau khi Ê-sau đi săn trở về, anh ngửi thấy mùi canh mà Gia-cốp đang hầm. Vì quá mệt mỏi nên Ê-sau nói, “Em hãy cho anh ăn canh hầm đó với. Anh đang đói lắm!” Nhưng Giacốp đáp rằng, “Vậy anh hãy bán quyền trưởng nam lại cho em đi”. Ê-sau đáp, “Anh sắp chết đói rồi đây. Quyền trưởng nam anh cần nữa làm chi?”
Rồi Gia-cốp đáp lại, “Vậy anh hãy thề trước đi”. Ê-sau liền thề sẽ bán quyền trưởng nam cho Gia-cốp. Ê-sau cho rằng một bát canh hầm quan trọng hơn những lời chúc phước mà một ngày nào đó anh sẽ nhận được khi là con trưởng nam của Y-sác.
Bởi Y-sác đã cao tuổi, mắt mờ nên chẳng nhìn thấy rõ nữa. Một ngày nọ, ông nói với Ê-sau rằng, “Cha đã già rồi cũng chẳng biết qua đời ngày nào. Đến lúc cần có người thay cha lãnh đạo gia đình chúng ta. Vậy con hãy đem theo vũ khí đi săn. Rồi đem thịt rừng về chuẩn bị cho cha một bữa ăn ngon. Sau khi ăn xong thì cha sẽ lập con làm chủ gia đình cũng như sẽ chúc phước cho con”.
Rê-bê-ca nghe thấy những lời Y-sác nói với Ê-sau. Ngay khi Ê-sau đi, bà vội gọi Gia-cốp đến. Rê-bê-ca nói, “Mẹ có nghe cha nói với Ê-sau rằng cha muốn chúc phước cho anh con. Vậy con ơi, hãy nghe mẹ rồi cẩn thận làm theo những lời mẹ dặn. Con
37
hãy đi bắt hai con dê tốt. Mẹ sẽ nấu cho cha món ăn ông yêu thích. Sau đó, con sẽ dọn lên mời cha ăn để cha chúc phước cho con thay cho Ê-sau”.
Gia-cốp thưa: “Ê-sau, anh con có lông còn con lại không có. Nếu cha chạm vào con thì con sẽ bị phát hiện là đang lừa dối cha. Việc này sẽ khiến cha nổi giận”. Nhưng Rê-bê-ca khăng khăng, “Hãy cứ nghe lời mẹ”.
Rồi Rê-bê-ca lấy quần áo tốt nhất của Ê-sau cho Gia-cốp mặc. Bà cũng lấy da từ dê con bao hai tay và phần cổ không có lông của Gia-cốp để da của anh cảm giác giống như da nhiều lông của Ê-sau.
Vậy, Gia-cốp giả làm Ê-sau. Anh lấy món ngon mà mẹ đã nấu sẵn mang đến cho Y-sác. Y-sác ngửi thấy quần áo của Gia-cốp cũng có mùi giống như của Ê-sau. Y-sác chạm vào cánh tay của Gia-cốp thì cũng có cảm giác như cánh tay đầy lông của Ê-sau.
Thế nên, Y-sác hỏi, “Con trai, con là đứa nào đó?”
Gia-cốp thưa: “Con là Ê-sau, con trưởng nam của cha đây. Con đã làm như lời cha dặn bảo. Xin cha ngồi dậy, ăn món thịt săn của con rồi cha chúc phước cho con”.
Y-sác nói tiếp, “Con trai ta, con hãy lại gần đây để cha sờ xem con thực sự có phải là Ê-sau, con của cha không”.
Gia-cốp lại gần Y-sác hơn. Y-sác sờ rồi nói: “Giọng nói thì của Gia-cốp mà tay lại là của Ê-sau”. Y-sác hỏi tiếp: “Con có đúng là Ê-sau, con trai của cha không?” Gia-cốp thưa: “Dạ phải”. Rồi Y-sác ăn món thịt mà Gia-cốp dọn cho mình.
Sau đó, Y-sác nói, “Con ơi, hãy lại gần và hôn cha đi”. Y-sác ngửi thấy mùi hương của cánh đồng từ áo con thì liền chúc phước cho Gia-cốp. Y-sác nói, “Cầu xin Đức Giê-hô-va luôn ban phước cho con. Nguyện các dân phục tùng con, các nước sẽ cúi đầu trước con! Hãy cai trị anh em con, các con trai của mẹ con đều sẽ cúi đầu trước con! Ai nguyền rủa con sẽ bị rủa sả, còn ai chúc phước cho con thì sẽ được phước!”
38
Một lát sau, Ê-sau đi săn trở về. Anh nói với Y-sác rằng: “Thưa Cha, con đã trở về. Con cũng nấu một món thật ngon mời cha ăn đây. Vậy cha hãy chúc phúc cho con”. Nhưng Y-sác hỏi, “Con là đứa nào?” Ê-sau thưa: “Con là Ê-sau, con trưởng nam của cha đây”.
Y-sác run rẩy cả người. Ông biết mình đã bị lừa khi chúc phước cho Gia-cốp thay vì Ê-sau. Khi Ê-sau nhận ra việc Gia-cốp đã làm, anh tức giận đến nỗi lập mưu giết
Gia-cốp sau khi Y-sác qua đời. Rê-bê-ca phát hiện ra kế hoạch của Ê-sau. Vậy nên, để bảo vệ Gia-cốp, bà bảo anh chạy trốn đến chỗ La-ban, anh trai của bà cho đến khi cơn giận của Ê-sau nguôi ngoai.
Gia-cốp vội vàng tạm biệt cha mẹ mình mà đi đến quê hương của Rê-bê-ca. Trên đường đi, ông đến một nơi rồi nghỉ đêm tại đó. Ông lấy một hòn đá gối đầu và nằm ngủ. Khi đang ngủ, Gia-cốp nằm mơ thấy một cái cầu thang dẫn lên trời. Các thiên sứ của Đức Chúa Trời đang đi lên đi xuống trên bậc thang đó. Còn chính Đức Chúa Trời thì đang đứng trên đỉnh các bậc thang.
Đức Chúa Trời phán: “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ con cũng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ ban cho dòng dõi con vùng đất mà con đang nằm ngủ. Dòng dõi con sẽ đông như cát bụi trên đất, lan tràn khắp đông, tây, nam, bắc. Mọi gia tộc trên đất sẽ nhờ con và dòng dõi con mà được phước. Này, Ta sẽ ở với con và gìn giữ con. Ta không bao giờ lìa bỏ con cho đến khi Ta làm trọn những lời Ta phán hứa cùng con”. Rồi Đức Chúa Trời đổi tên cho Gia-cốp thành Y-sơ-ra-ên, chính dân sự của Đức Chúa Trời cũng được gọi là dân Y-sơ-ra-ên.
Sáng hôm sau, khi Gia-cốp thức dậy, ông nói, “Giờ thì con tin chắc rằng Đức Chúa Trời luôn ở cùng con và ban phước cho con”. Thế nên, Gia-cốp lấy hòn đá gối đầu dựng đứng lên làm cây trụ. Rồi ông đổ dầu lên đỉnh trụ đó và gọi nơi đó là nơi thánh. Giacốp đặt tên cho nơi này là Bê-tên.
39
Khi Gia-cốp đến quê hương của mẹ mình, ông gặp được Laban, là cậu mình rồi bắt đầu giúp việc cho cậu. Gia-cốp chăm sóc bầy lớn gia súc của La-ban. Để trả công cho Gia-cốp, ông được cưới hai cô con gái của cậu La-ban, đó là Lê-a và Ra-chên. Năm tháng trôi qua, Gia-cốp trở thành cha của mười hai người con trai. Đức Chúa Trời ban phước cho Gia-cốp nên ông sở hữu nhiều của cải và hàng trăm những bò, chiên và dê.
Sau hai mươi năm giúp việc cho cậu La-ban, Đức Chúa Trời phán với Gia-cốp rằng đã đến lúc trở về xứ sở của mình. Thế nên, ông dẫn theo tất cả những gì mình nhận được trong thời gian giúp việc cho cậu La-ban, đó là vợ, con cái, các tôi trai tớ gái cùng
tất cả gia súc như dê, chiên, bò, lạc đà và lừa. Lúc đầu, La-ban không hề vui vì Gia-cốp muốn rời bỏ mình.
Nhưng sau này, Gia-cốp và
La-ban thoả thuận về một giao ước để
40
gìn giữ những người thân yêu của họ được bình an.
Khi Ê-sau biết Gia-cốp sắp trở về nhà, ông đã gửi một thông điệp cho em mình. Ê-sau nói với Gia-cốp, “Anh sẽ đến gặp em đây. Anh sẽ dẫn theo bốn trăm người đến đón em”. Nhưng Gia-cốp vô cùng kinh hãi. Ông cầu khẩn: “Kính lạy Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ con! Đức Chúa Trời của Y-sác, cha con. Ngài phán dặn con ‘Hãy trở về quê hương con và họ hàng con rồi Ta sẽ ban phước cho con trở nên thịnh vượng’. Vậy, xin hãy giải cứu con khỏi tay Ê-sau, anh con. Vì con sợ rằng anh ấy sẽ đến đánh giết con”.
Với Hy-vọng Ê-sau sẽ không còn giận mình nữa nên
Gia-cốp đã sai các đầy tớ của mình đem quà đến biếu cho Ê-sau. Để bảo vệ sự an nguy của gia đình mình, Gia-cốp vượt lên trước họ để gặp Ê-sau. Khi Ê-sau đến gần, Gia-cốp quỳ sấp mặt xuống
đất bảy lần để tỏ lòng kính trọng với anh mình. Nhưng Ê-sau không còn giận Gia-cốp nữa. Thay vào đó, Ê-sau chạy đến đón
Gia-cốp. Ông ôm lấy em mình rồi khóc những giọt nước mắt hạnh phúc. Ê-sau hỏi em mình: “Những người đi với em là ai?”.
“Đây là con cái mà Đức Chúa Trời đã ban cho em” Gia-cốp giải thích trong khi từng người vợ và con của mình đến sấp mặt trước Ê-sau. Rồi Ê-sau đón em mình về nhà. Vì ông đã tha thứ cho Gia-cốp, ông vô cùng hạnh phúc khi gặp lại em mình và đại gia đình của Gia-cốp. Ê-sau ước mong cả gia đình được đoàn tụ bên nhau.
41
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã hành động trong
tấm lòng của Gia-cốp lẫn Ê-sau để
họ có thể hòa giải với nhau. Tội lỗi
khiến chúng ta trở thành kẻ chống
nghịch Đức Chúa Trời. Nhưng Đức
Chúa Trời đã hòa giải chúng ta với
Ngài qua sự chết của Chúa Giê-xu
vì tội lỗi của chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng
“Không những thế, chúng ta lại
còn vui mừng trong Đức Chúa
Trời bởi Chúa chúng ta là Đức
Chúa Giê-xu Christ, nhờ Ngài
mà bây giờ chúng ta nhận
được sự hoà giải”.
(Rô-ma 5:11 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Đức Chúa Trời
thử thách Áp-ra-ham
Ê-sau tha thứ cho Gia-cốp
2050 2000 1900 1950
GIÔ-SÉP BỊ CÁC ANH BÁN LÀM NÔ LỆ
Sáng-thế Ký 37, 39 - 41 10
Sau
khi đoàn tụ với anh mình là Ê-sau thì Gia-cốp cùng
với gia đình định cư trong xứ Ca-na-an. Ông có mười hai con trai, nhưng người con mà ông yêu thương hơn
cả là Giô-sép. Giô-sép là người con kế út. Ông may cho
Giô-sép một chiếc áo choàng nhiều màu sắc lại vô cùng giá trị. Khi các anh của Giô-sép thấy cha mình yêu quý
Giô-sép hơn cả, còn tặng cho chàng một món quà giá trị như
vậy thì các anh trai sinh lòng ganh ghét.
Một đêm nọ, Giô-sép nằm mơ. Chàng thuật lại cho
các anh của mình, “Các anh hãy nghe em kể lại giấc
chiêm bao mà em đã thấy. Khi ấy, chúng ta đang bó lúa ngoài đồng. Bó lúa của em đứng thẳng lên còn
những bó lúa của các anh đều cúi rạp trước bó lúa của em”. Khi nghe thấy giấc mộng của
Giô-sép, các anh càng tức giận hơn.
Họ hỏi Giô-sép, “Vậy có phải em
43
nghĩ rằng em sẽ cai trị chúng ta à?” Các anh của Giô-sép thậm chí còn ghen ghét với Giô-sép hơn trước.
Một lần khác, Giô-sép lại nằm chiêm bao giống như giấc chiêm bao về những bó lúa. Trong giấc chiêm bao này, Giô-sép nhìn thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao. Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao đều cúi rạp xuống trước mặt Giô-sép. Rồi chàng cũng thuật lại giấc chiêm bao đó cho các anh và cha mình là Gia-cốp nữa.
Khi nghe thấy giấc chiêm bao của Giô-sép, Gia-cốp nói: “Vậy có phải mẹ con, cha và các anh của con đều sẽ cúi đầu trước mặt con không?” Các anh của Giô-sép càng tức giận và ganh ghét hơn. Họ căm ghét Giô-sép đến mức quyết định tìm cách hại chàng. Nhưng Gia-cốp suy nghĩ và ghi nhớ những điều Giôsép đã thuật lại.
Một thời gian sau, khi các anh đang chăn bầy gia súc ngoài đồng, Gia-cốp sai Giô-sép đi xem các anh ra sao. Khi các anh thoáng thấy Giô-sép từ đằng xa, họ nói với nhau: “Kìa. Thằng nằm mộng đến rồi. Chúng ta hãy giết nó đi rồi ném xuống giếng này. Rồi chúng ta sẽ nói thú dữ xé xác nó. Để rồi xem các giấc mộng của nó sẽ đi đến đâu”.
Nhưng Ru-bên, anh cả của Giô-sép nói với các em của mình rằng: “Đừng giết Giô-sép. Chúng ta chớ gây đổ máu nhưng cứ ném nó xuống cái giếng kia”. Ru-bên định sẵn sau này sẽ quay lại cứu Giô-sép rồi dẫn em về cho cha mình.
Khi Giô-sép vừa đến chỗ các anh thì họ liền lột chiếc áo choàng rồi ném chàng xuống một cái giếng khô. Trong lúc các anh đang ăn, họ nhìn thấy đoàn lái buôn cưỡi lạc đà chở đầy hương liệu để đưa xuống Ai Cập bán. Các anh liền kéo Giô-sép lên khỏi giếng. Họ bán chàng cho những lái buôn làm nô lệ với giá hai mươi miếng bạc. Kế đến, các anh của Giô-sép lấy chiếc áo choàng rồi xé nó thành nhiều mảnh. Họ nhúng các mảnh áo vào trong máu của một con dê đã bị họ giết, để làm cho nó nhìn giống như Giô-sép đã bị một con thú dữ xé xác vậy.
Khi các anh từ ngoài đồng trở về, họ lấy áo choàng của Giô-
44
sép đưa cho cha mình là Gia-cốp. Các anh nói, “Chúng con đã tìm thấy cái áo này. Cha nhìn kỹ xem. Nó có phải là áo choàng của Giô-sép không? "
Gia-cốp gào khóc: “Đó là áo của con trai ta! Một con thú dữ hẳn đã xé xác em con! Giờ chắc Giô-sép đã chết rồi”. Để bày tỏ sự đau buồn của mình, Gia-xốp xé quần áo mình rồi lấy vải xô để tang cho con. Ông thương khóc Giô-sép trong nhiều ngày. Không ai trong số các con trai hay gái có thể an ủi được ông. Khi các lái buôn đến Ai Cập, họ bán Giô-sép làm nô lệ cho một người tên là Phô-tipha. Phô-ti-pha là quan chỉ huy vệ binh của Pha-ra-ôn, vua
Ai Cập. Mặc dù Giô-sép phải rời xa gia đình mình, nhưng Đức Chúa Trời vẫn luôn ở cùng và ban phước trên mọi việc tay chàng làm. Phô-ti-pha rất xem trọng Giô-sép và mọi việc chàng làm đến nỗi lập Giô-sép cai quản tất cả các đầy tớ khác của quan.
Giô-sép rất khôi ngô. Vợ của Phô-ti-pha cứ quyến dụ nhưng
bị Giô-sép từ chối. Vì Giô-sép không chịu ăn nằm với bà nên vợ của Phô-ti-pha đã bịa đặt những lời dối trá về chàng. Bà nói, “Các người xem này! Thằng nô lệ người Hê-bơ-rơ đã đến gần tính làm nhục ta!”
Phô-ti-pha tin những lời vu khống của vợ mình và
bắt Giô-sép bỏ vào ngục của Pha-ra-ôn. Thậm chí khi ở trong tù, Đức Chúa Trời vẫn phù hộ Giô-sép. Cai ngục giao cho Giô-sép cai quản các tù nhân khác. Cai ngục chẳng phải bận tâm gì đến những việc đã giao cho Giô-sép phụ trách. Đức Chúa Trời ban phước cho Giô-sép khiến mọi việc chàng làm đều thành công.
Một trong những tù nhân khác từng là người hầu thân cận của vua Pha-ra-ôn. Một đêm kia, ông nằm chiêm bao. Ông kể cho Giô-sép nghe giấc chiêm bao của mình. Đức Chúa Trời ban cho Giô-sép khả năng hiểu được giấc chiêm của ông. Giô-sép nói với ông rằng: “Trước đây, ông hầu hạ riêng cho vua Pha-ra-ôn. Giấc mộng này có nghĩa là ông sẽ sớm được phục chức”. Chỉ ba ngày sau, giấc mộng của ông này đã thành hiện thực. Ông được ân xá và
45
phục chức hầu hạ bên cạnh Pha-ra-ôn.
Hai năm trôi qua. Một ngày nọ, vua Pha-ra-ôn cũng nằm chiêm bao. Vua Ai Cập thấy mình đang đứng bên bờ sông Nin.
Vua nhìn thấy bảy con bò béo tốt, đẹp đẽ từ dưới sông đi lên gặm cỏ. Tiếp đến lại có bảy con bò khác gầy guộc, xấu xí lên theo. Những con bò gầy guộc đã ăn thịt những con bò béo tốt, đẹp đẽ. Thật là một giấc mơ rất kỳ lạ.
Vua Pha-ra-ôn chợt tỉnh giấc suy nghĩ về giấc mộng của mình. Sau đó, vua ngủ tiếp và chìm vào giấc chiêm bao khác. Lần này, vua thấy bảy bông lúa chắc hạt, tốt tươi mọc chung trên một cọng lúa. Kế đó, bảy bông lúa khác lép hạt và héo úa vì ngọn gió đông, mọc theo bảy bông lúa kia. Bỗng nhiên, bảy bông lúa lép hạt nuốt chửng bảy bông lúa chắc hạt. Vua Pha-ra-ôn chợt bừng tỉnh. Đó lại là một giấc chiêm bao kỳ lạ khác.
Sáng hôm sau, vua Pha-ra-ôn rất bối rối. Vua truyền gọi tất cả các thuật sĩ cùng với các nhà hiền triết đến, nhưng không một ai có thể giải thích được ý nghĩa giấc chiêm bao cho vua cả. Nhưng vị quan mà Giô-sép gặp trong tù đã lên tiếng. Hiện ông đang là quan dâng rượu cho vua, ông nói, “Khi thần ở trong ngục, thần đã gặp một chàng nô lệ trẻ tuổi người Hê-bơ-rơ. Và khi thần nằm chiêm bao nhưng không thể hiểu được thì chàng trai này đã giải thích ý nghĩa của giấc chiêm bao cho thần. Rồi mọi việc xảy ra đúng y như lời chàng ấy nói. Thần tin rằng chàng trai này có thể giúp vua giải nghĩa giấc chiêm bao”.
Vua Pha-ra-ôn lập tức truyền gọi Giô-sép và nói, “Trẫm có một giấc chiêm bao mà không ai có thể giải thích được. Trẫm nghe nói rằng ngươi có khả năng giải nghĩa được giấc chiêm bao”.
Giô-sép thưa: “Đó chẳng phải hạ thần mà là Đức Chúa Trời sẽ cho bệ hạ lời giải đáp”. Sau đó, Pha-ra-ôn thuật lại những giấc chiêm bao của mình cho Giô-sép, chàng đã lắng nghe một cách tường tận. Giô-sép tâu với vua “Hai giấc mộng của bệ hạ đều có
46
cùng một ý nghĩa. Đức Chúa Trời đã báo cho bệ hạ biết trước những việc Ngài sẽ làm. Trước tiên, Ai Cập sẽ trải qua bảy năm được mùa, dư dật lương thực. Nhưng tiếp theo sẽ gặp phải bảy năm đói kém nghiêm trọng, cả xứ kiệt quệ. Đức Chúa Trời ban cho bệ hạ hai giấc chiêm bao này vì chắc chắn Ngài đã định sẵn việc đó rồi và Ngài sẽ nhanh chóng thực hiện. Vậy, bệ hạ nên chọn một người khôn ngoan, sáng suốt giúp bệ hạ tích trữ lương thực, nhờ đó xứ này không bị tiêu diệt vì nạn đói khi bảy năm đói kém xảy đến”.
Vua Pha-ra-ôn rất hài lòng với kế hoạch của Giô-sép. Vua Ai Cập nói: “Vì Đức Chúa Trời bày tỏ cho ngươi biết điều này. Vậy, ngươi sẽ cai trị nhà của trẫm và toàn dân của trẫm sẽ phục tùng mệnh lệnh của ngươi”. Vua liền cởi chiếc nhẫn khỏi tay mình và trao cho Giô-sép. Vua cũng truyền mặc cho Giô-sép y phục hoàng gia. Cả xứ Ai Cập, chỉ có Pha-ra-ôn lớn hơn Giô-sép. Giôsép được ba mươi tuổi khi bắt đầu phục vụ Pha-ra-ôn. Trong bảy năm được mùa, Giô-sép thu gom và tích trữ rất nhiều lương thực. Sau bảy năm được mùa thì bảy năm đói kém xảy đến y như lời Giô-sép đã nói. Khi dân Ai Cập kêu xin lương thực, vua Phara-ôn sai họ đến gặp Giô-sép. Giô-sép đã mở các kho lương thực
để bán cho dân Ai Cập. Các nước khác cũng kéo đến Ai Cập để mua lương thực.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã phù hộ Giô-sép và ban nhiều điều tốt lành trên cuộc
đời Giô-sép cho dù nhiều hoạn nạn
xảy đến. Khi chúng ta đối diện với
những thời điểm khó khăn, Đức
Chúa Trời cũng luôn ở cùng chúng ta và hứa giải cứu chúng ta vì cớ Đức
Chúa Giê-xu.
Thông điệp Hy-vọng
“Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp
lại làm ích cho những ai yêu
mến Đức Chúa Trời, tức là cho những người được gọi theo ý
định của Ngài”. (Rô-ma 8:28 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Ê-sau tha thứ cho Gia-cốp 1900 1897 1894
ĐỨC CHÚA TRỜI
BAN PHƯỚC CHO GIÔ-SÉP
Sáng-thế Ký 37 - 47 11
Đúng như những lời Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho
Giô-sép giải nghĩa giấc chiêm bao của Pha-ra-ôn, Ai Cập đã trải qua bảy năm mùa màng bội thu, tiếp theo là bảy năm đói kém. Không chỉ ở Ai Cập mùa màng thất bát, mà các dân khác trên khắp mọi nơi đều bị đói kém. Chẳng bao lâu sau, tin tức Ai Cập dự trữ lương thực lan rộng đến các nước khác.
Khi Gia-cốp, cha của Giô-sép hay tin ở Ai Cập có bán lúa mì, ông liền gọi các con lại nói: “Sao các con cứ ngồi nhìn nhau vậy? Cha nghe dưới Ai Cập có bán lúa. Các con hãy xuống đó mua lúa về đây,
48
để chúng ta sống mà không bị chết vì đói”.
Gia-cốp sai mười con trai của mình từ Ca-na-an xuống Ai Cập
để mua lúa mì, nhưng ông không cho con trai út là Bên-gia-min
đi cùng các anh. Bởi vì Gia-cốp sợ điều không hay sẽ xảy ra với
Bên-gia-min như đã xảy đến với Giô-sép cách đây nhiều năm.
Giô-sép là quan tể tướng Ai Cập, cũng chính là người có quyền quyết định số lượng lúa bán ra. Khi các anh của Giô-sép đến Ai Cập, họ sấp mình xuống đất trước mặt Giô-sép để tỏ lòng
tôn kính với ông. Các anh của Giô-sép không nhận ra ông, nhưng Giô-sép lập tức nhận ra họ. Giô-sép hỏi các anh một cách gay gắt “Các ngươi đến từ đâu?”
Họ trả lời: “Chúng tôi đến từ xứ Ca-na-an để mua lương thực”.
Giô-sép nhớ lại những giấc chiêm bao mà ông đã thấy về anh em mình nên bảo họ: “Các ngươi là gián điệp đến đây để do thám những sơ hở của xứ này!”.
Các anh liền nói “Không phải vậy đâu. Các đầy tớ ngài có mười hai anh em, đều là con của một cha sống trong xứ Ca-naan. Đứa em út hiện ở nhà với cha chúng tôi, còn một đữa em nữa thì đã mất tích rồi”.
Giô-sép quả quyết: “Các ngươi chính là gián điệp. Ta sẽ thử xem các ngươi có nói thật không. Ta lấy mạng sống của Phara-ôn mà thề rằng, các ngươi sẽ không được rời khỏi nơi này cho đến khi em út của các ngươi đến Ai Cập. Hãy cử một người trong các ngươi về đưa em út xuống đây. Những người còn lại sẽ bị nhốt trong ngục cho đến khi em út được dẫn đến”. Giô-sép giam giữ các anh mình trong ba ngày.
Đến ngày thứ ba, Giô-sép cho thả các anh mình ra và bảo họ: “Vì ta kính sợ Đức Chúa Trời, nên các ngươi muốn sống thì hãy làm như vầy. Nếu các ngươi là người lương thiện thì hãy để một người ở lại đây còn những người khác đem lương thực trở về xứ mình để cứu đói cho gia đình. Các ngươi phải đưa người em út xuống gặp ta để chứng minh lời các ngươi nói là thật. Nếu không, tất cả các ngươi sẽ chết”. Giô-sép truyền trói Si-mê-ôn và
49
nhốt vào ngục trước sự chứng kiến của các anh mình.
Giô-sép ra lệnh đổ đầy lúa mì vào bao cho các anh mình. Ông cũng bí mật trả lại tiền lương thực bằng đồng bạc bỏ vào miệng bao của họ. Cùng với lương thực để ăn dọc đường, các anh của Giô-sép chất lúa trên lưng lừa rồi lên đường trở về Ca-na-an. Khi dừng lại quán trọ nghỉ đêm, một người trong số họ nhìn thấy những đồng bạc mà mình dành riêng để trả cho số lương thực của mình mua nằm ở miệng bao. Các anh em run rẩy nói với nhau, “Đức Chúa Trời đã làm gì cho chúng ta thế này?”
Khi trở về xứ Ca-na-an, họ thuật lại cho cha là Gia-cốp nghe mọi việc đã xảy ra ở Ai Cập. Họ nói với cha rằng họ phải đưa em trai út xuống Ai Cập để chứng minh họ không phải là gián điệp.
Khi trút lúa ra khỏi bao, người cha và các anh phát hiện ra rằng số tiền để trả cho việc mua lương thực của họ đều nằm trong bao. Họ đều rất sợ hãi.
Gia-cốp không muốn cho Bên-gia-min đi cùng các anh xuống Ai Cập. Vì ông lo sợ Bên-gia-min cũng bị hại. Nhưng chẳng bao lâu, Gia-cốp và gia đình đều cần thêm lương thực.
Cuối cùng, các con trai đã thuyết phục được Gia-cốp, cách duy nhất họ có thể làm cho người đã buộc tội họ là gián điệp tin tưởng đó là phải dẫn theo Bên-gia-min đi cùng.
Cuối cùng, Gia-cốp nhượng bộ. Ông nói với các con trai của mình: “Các con hãy đem theo một số đặc sản địa phương như hương liệu, các loại hạt và mật ong làm quà cho người ấy ở Ai Cập. Các con cũng phải đem gấp đôi số tiền mua lương thực. Rồi dẫn theo Bên-gia-min em con. Cầu xin Đức Chúa Trời Toàn Năng khiến người tỏ lòng thương xót với chúng ta”.
Mười anh trai của Giô-sép cùng với em út là Bên-gia-min lên đường xuống Ai Cập. Họ sấp mình xuống trước mặt Giô-sép khi biếu ông các đặc sản. Giô-sép hỏi thăm họ: “Người cha đã cao tuổi của các anh có mạnh khoẻ không? Ông ấy còn sống không?”
Các anh trả lời, “Đầy tớ của ngài, cha của chúng tôi vẫn còn
50
sống và khỏe mạnh”.
Giô-sép ngước mắt lên thấy Bên-gia-min, con trai của mẹ ruột mình. Giô-sép liền hỏi, “Đây có phải là người em út mà các ngươi nói với ta không?” Khi trông thấy Bên-gia-min, Giô-sép vô cùng xúc động nên vội vã chạy khỏi các anh em mình, để ông có thể khóc lên vì hạnh phúc mà không bị ai nhìn thấy. Khi cố trấn tĩnh lại, ông rửa mặt và quay trở lại với anh em của mình. Giôsép ra lệnh “Hãy dọn thức ăn lên”. Tất cả các anh em của Giô-sép cùng ngồi dùng bữa tối với ông.
Khi đến lúc phải về nhà, Giô-sép ra lệnh càng đổ được bao nhiêu lương thực vào bao cho họ thì đổ bấy nhiêu. Một lần nữa, ông cũng để tiền lương thực của người nào vào miệng bao của người đó. Nhưng lần này, Giô-sép còn căn dặn thêm hãy để cái chén bạc của mình vào miệng bao của Bên-gia-min.
Rạng sáng hôm sau, họ lên đường về quê. Giô-sép đã ra lệnh cho một trong những người quản gia của mình đuổi theo họ.
Người quản gia nhanh chóng bắt kịp các anh em của Giô-sép.
Người quản gia cáo buộc họ đã lấy cái chén bạc của Giô-sép. Quá đột ngột, họ liền đáp: “Không bao giờ chúng tôi lại làm một việc như thế. Chúng tôi còn trả lại số bạc mà mình tìm thấy trong miệng bao lần trước. Nếu ai trong chúng tôi đã lấy cái chén thì người đó phải chết. Còn chúng tôi sẽ làm nô lệ cho ngài”.
Người quản gia nói: “Nếu tìm thấy chén nơi người nào thì người đó sẽ làm nô lệ”. Người quản gia lần lượt lục soát từng bao của người anh cả cho đến bao của người em út. Người quản gia tìm thấy cái chén trong bao của Bên-gia-min. Khi phát hiện ra việc này, các anh đau lòng xé áo mình. Họ chất đồ lên lưng lừa rồi trở lại thành.
Các anh em đã sấp mình xuống đất trước mặt Giô-sép. Ông hỏi, “Các ngươi đã làm gì vậy? Các ngươi không biết rằng ta có khả năng bói toán sao?”
Các anh em cầu xin: “Làm sao chúng tôi có thể chứng minh rằng chúng tôi vô tội đây? Vì Đức Chúa Trời đã phơi bày tội lỗi của chúng tôi rồi. Tất cả chúng tôi chứ không phải chỉ có đứa em
51
bị phát hiện đã giữ cái chén bạc đều sẽ làm nô lệ của ngài”.
Giô-sép liền nói: “Chỉ có người lấy cái chén mới cần ở lại thôi. Còn các ngươi cứ yên tâm trở về với cha mình”.
Nhưng Giu-đa, anh trai của Giô-sép nói: “Xin ngài nghe lời giải bày cũng như xin đừng tức giận cùng đầy tớ ngài. Có lần ngài đã hỏi thăm về cha của chúng tôi nên biết rõ chúng tôi còn có một người em trai. Chúng tôi đã thưa với ngài rằng đứa trẻ
ấy không thể xa cha mình được, nhưng ngài lại bảo chúng tôi
không thể trở về trừ khi chúng tôi dẫn theo đứa trẻ ấy tới. Cha tôi hết mực yêu thương đứa trẻ này đến nỗi nếu như không có
đứa trẻ trở về thì cha tôi sẽ chết. Chính tôi đã đứng ra đảm bảo an toàn cho em ấy. Xin hãy để tôi ở lại đây thay cho em. Tôi không thể chịu được điều bất hạnh sẽ giáng xuống cho cha tôi được nếu ông lại mất đi một đứa con trai khác”.
Giô-sép không thể cầm lòng thêm nữa. Ông bảo tất cả các tôi tớ mình lui ra khỏi. Ông bật khóc lớn đến nỗi những người trong nhà ông và cả hoàng gia Pha-ra-ôn đều nghe. Giô-sép nói với các anh em của mình “Tôi là Giô-sép đây. Cha tôi còn sống không?” Nhưng các anh em của Giô-sép đều sợ hãi.
Giô-sép nói: “Các anh hãy lại gần đây. Em chính là Giô-sép, đứa em mà các anh đã bán làm nô lệ đây. Các anh đừng sợ em. Các anh muốn hại em, nhưng Đức Chúa Trời lại làm điều ích cho em”. Giô-sép ôm hôn em trai Bên-gia-min của mình mà bật khóc vì hạnh phúc. Rồi Giô-sép cũng ôm hôn tất cả các anh của mình. Ông nói với họ: “Các anh mau về đưa cha đến đây để ở lại với chúng ta tại Ai Cập này, rồi đại gia đình chúng ta lại có thể sống đoàn tụ với nhau”.
Pha-ra-ôn vui mừng vì anh em của Giô-sép đã đến. Ông bảo họ đem xe kéo trở lại Ca-na-an để nhanh chóng chuyển đến Ai Cập. Gia-cốp chẳng thể tin nổi những lời các con trai thuật lại cho mình: “Giô-sép vẫn còn sống và đang cai trị cả xứ Ai Cập”. Nhưng Gia-cốp dửng dưng không biết phải nghĩ gì. Cuối cùng, khi nhìn thấy những chiếc xe kéo gửi về từ Ai Cập thì ông mới tin đó là thật.
52
Khi Gia-cốp và cả gia đình đến Ai Cập, Pha-ra-ôn đã cấp cho họ đất đai tốt nhất để sinh sống tại một nơi gọi là Gô-sen. Ở đó, Gia-cốp và gia đình ông đã sống bình an vượt qua những năm đói kém.
Mối liên kết Phúc âm
Bất luận những việc xấu mà các anh
muốn hại Giô-sép nhưng Đức Chúa
Trời lại làm điều ích cho Giô-sép và
cả gia đình ông. Bất luận những
tội lỗi của chúng ta nhưng bởi lòng
thương xót và ân điển lớn lao của
Đức Chúa Trời, Ngài vẫn làm những
việc tốt lành và ban phước cho
chúng ta qua Đức Chúa Giê-xu - là
Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Giê-hô-va thật tốt lành, là thành luỹ trong
ngày hoạn nạn; Ngài biết
những ai ẩn náu nơi Ngài”.
(Na-hum 1:7 Bản TTHĐ 2010)
Giô-sép bị bán
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
làm nô lệ Giô-sép tha thứ cho các anh mình
Giô-sép phục vụ trong xứ Ai Cập
1876 1894
1897
SA-TAN THỬ THÁCH GIÓP
Gióp 1 - 42
Trong thời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, có một người tên là Gióp. Gióp là một người lương thiện. Ông kính sợ Đức Chúa Trời và tránh xa điều ác. Đức Chúa Trời ban phước cho Gióp trên mọi phương diện. Ông có bảy người con trai và ba cô con gái. Ông không ngừng cầu nguyện cho gia đình mình. Ông cũng là một người giàu có. Ông sở hữu hàng nghìn con chiên và lạc đà cùng với rất nhiều bò và lừa. Ông còn có rất nhiều đầy tớ. Tại vùng đất Gióp sinh sống, ông là người quan trọng nhất.
Đức Chúa Trời nhìn thấy tấm lòng lương thiện và nhân từ của Gióp. Nhưng còn Sa-tan thì không nghĩ vậy. Bởi Sa-tan chính là kẻ thù chống nghịch Đức Chúa Trời cũng là nguồn gốc của mọi điều ác. Sa-tan đi khắp nơi trên đất để tìm cách làm hại dân
12 54
sự của Đức Chúa Trời. Sa-tan tìm đến Ngài và thưa, “Gióp yêu mến Ngài chỉ vì Ngài ban phước trên mọi nhu cầu của ông ấy. Nhưng nếu Ngài lấy đi tất cả những gì thuộc về ông ấy thì xem ông ấy có phỉ báng Ngài không”.
Đức Chúa Trời chắc chắn rằng dù hoạn nạn đến đâu, Gióp cũng vẫn hết lòng tin cậy và tôn kính Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời phán với Sa-tan, “Ngươi có thể thử thách Gióp. Hãy lấy đi tất cả mọi thứ thuộc về Gióp. Nhưng không được làm hại chính mình Gióp”.
Một ngày sau đó, Sa-tan đã làm nhiều điều ác với Gióp. Kẻ trộm đã cướp sạch hết bò và lừa của Gióp. Hơn nữa, lửa từ trời giáng xuống thiêu rụi cả bầy chiên cùng mấy kẻ chăn chiên. Tất cả lạc đà đều bị cướp đi hết. Nghiêm trọng nhất là tất cả các con trai con gái của Gióp trong khi đang ăn uống cùng nhau thì nhà sập do một cơn gió lớn thổi đến và họ đều bị đè chết.
Gióp đầy đau xót trước những mất mát to lớn của mình. Ông xé áo rồi cạo đầu để thể hiện nỗi đau của mình. Sau đó, ông
55
thờ lạy Đức Chúa Trời. Gióp nói: “Mặc dù Đức Chúa Trời đã cất đi tất cả mọi thứ Ngài ban cho tôi nhưng tôi sẽ luôn ngợi khen Ngài”. Gióp chẳng hề oán trách Đức Chúa Trời về những hoạn nạn khủng khiếp đã xảy ra với ông.
Vào một ngày khác, Satan lại đến với Đức Chúa Trời. Ngài phán cùng Sa-tan, “Gióp, đầy tớ của Ta vẫn luôn tôn kính Ta bất luận những hoạn nạn xảy đến để làm hại Gióp”.
Nhưng Sa-tan lại nói: “Đó là vì bản thân Gióp chẳng bị tổn hại.
Nếu Gióp bệnh tật, thì tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ xúc phạm đến Ngài”.
Đức Chúa Trời phán, “Ngươi có thể khiến Gióp bệnh tật, nhưng phải giữ mạng sống của Gióp”. Sa-tan liền lui đi.
Chẳng bao lâu sau, Gióp bị bệnh nặng. Sa-tan hành hạ Gióp bằng một chứng ung nhọt nhức nhối từ bàn chân cho đến đỉnh đầu. Gióp hết sức đau đớn và cảm thấy thật khốn khổ.
Vợ Gióp nói: “Tất cả những điều này xảy đến đều là sự giáng
56
ban cho. Vậy, chúng ta hãy nên vững lòng tin cậy khi Ngài giáng hoạ nữa”.
Khi ba người bạn của Gióp tên là Ê-li-pha, Binh-đát và Sôpha hay tin tai hoạ xảy đến với Gióp thì liền đến thăm hỏi, an ủi ông. Khi nhìn thấy Gióp ngồi trong đống tro đầy vết loét, còn quần áo thì rách rưới, họ vô cùng đau lòng. Suốt bảy ngày bảy đêm, họ ngồi với Gióp nhưng không ai nói một lời nào, vì họ thấy nỗi đau của ông quá lớn.
Sau đó, bạn bè của Gióp bắt đầu lên tiếng khuyên nhủ ông. Một người nói, “Chắc hẳn anh đã phạm trọng tội. Vì Đức Chúa
Trời chẳng bao giờ làm cho người ngay thẳng phải chịu đựng những nỗi đau và tai hoạ dường ấy. Có lẽ Ngài đang hình phạt vì những sai phạm của anh”.
Nhưng Gióp biết rõ rằng ông hết lòng yêu mến Đức Chúa
Trời. Gióp khẳng định với các bạn rằng, “Tôi vô tội”. Nhưng bạn anh nói: “Anh đừng trốn tránh nữa! Anh hãy xưng tội với Chúa về những việc mình đã gây ra. Rồi Ngài sẽ tha thứ cho anh và mọi chuyện sẽ tốt đẹp với anh”.
Gióp nài xin các bạn mình: “Vì sao các anh không cảm thông cho tôi? Vì sao các anh cũng không tin tưởng tôi? Tôi rất cần những người bạn trung thành giúp đỡ tôi. Còn các anh chẳng an ủi tôi trong cơn hoạn nạn”.
Gióp biết rõ lời khuyên của các bạn dành cho mình không đúng. Nhưng ông cũng bắt đầu cảm thấy Đức Chúa Trời đối xử rất bất công với mình. Thế nên, ông ước ao có thể được gặp Đức Chúa Trời trước tòa để biện luận cho mọi việc đã xảy ra. Nhưng ông biết điều này là không thể vì Đức Chúa Trời không phải là con người.
Càng ngày Gióp càng cảm thấy cay đắng hơn. Nhiều lần ông gào khóc “Ước gì tôi chẳng từng ra đời”. Gióp chất vấn Đức Chúa Trời hết lần này đến lần khác về tai hoạ của mình. Và ông cũng kiên nhẫn chờ đợi Ngài đáp lời ông.
Kế đó, một người bạn thứ tư trẻ hơn Gióp và các bạn ông rất
57
nhiều đến gặp ông. Anh tên là Ê-li-hu. Anh nổi giận với Gióp vì Gióp tự cho mình công chính hơn Đức Chúa Trời. Anh cũng nổi giận với Ê-li-pha, Binh-đát và Sô-pha vì họ không tìm được lời giải đáp mà chỉ biết buộc tội Gióp.
Ê-li-hu nói với Gióp: “Tôi đã chờ đợi để đối đáp với anh vì tôi còn quá trẻ. Anh thật lớn hơn và cũng được xem là khôn ngoan. Nhưng trong vấn đề này thì anh đã sai rồi. Vì Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri. Ngài vĩ đại hơn loài người. Chính Ngài đã tạo nên muôn loài vạn vật. Ngài tể trị mọi vật trên thế gian. Mọi điều Ngài làm đều đúng đắn và ngay thẳng. Ngài giải cứu con người trong khi hoạn nạn và phán dạy họ trong cơn gian truân. Đức Chúa
Trời muốn anh tôn kính Ngài và lắng nghe Ngài”.
Bỗng nhiên, một cơn lốc xoáy và gió mạnh thổi đến. Gióp nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời phán từ trong cơn lốc. Ngài phán: “Kìa Gióp, con chẳng ngừng chất vấn Ta. Nhưng con hãy giải đáp những câu hỏi của Ta. Con đã ở đâu khi Ta dựng nên trái đất? Con nói xem, sự sáng từ đâu ra? Con có thể khiến mây tạo ra mưa không? Con có thể bảo chim ưng bay lượn đến nơi nào phải đến không? Hỡi Gióp, hãy trả lời Ta!”
Quả thật Gióp chẳng có lời giải đáp nào đối với những câu hỏi của Đức Chúa Trời bởi chỉ có Đức Chúa Trời mới biết rõ lời giải đáp. Gióp cảm thấy thật hổ thẹn. Vì ông một lòng sống trọn vẹn và tuân giữ luật pháp của Đức Chúa Trời nên ông nghĩ rằng mình có thể biện luận cùng Đức Chúa Trời như thể ông cũng mạnh mẽ, quyền năng và khôn ngoan như chính Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời không giải thích cho Gióp lý do của mọi tai hoạ. Nhưng Ngài giúp Gióp nhận biết rằng ông chắc chắn có thể tin cậy nơi Ngài và sự khôn ngoan của Ngài. Gióp thưa: “Lạy Chúa, bây giờ Ngài đã phán cùng con, con biết rằng Ngài thật vĩ đại và quyền năng biết bao. Lẽ ra con phải tin cậy nơi Ngài”.
Sau đó, Đức Chúa Trời phán với ba người bạn của Gióp: “Các con đã sai rồi. Các con chẳng nói lời chân thật về Ta với Gióp. Nhưng Gióp cầu nguyện cho các con và Ta sẽ tha thứ cho các con vì cớ lời cầu xin của Gióp”.
58
Sau khi Gióp cầu thay cho các bạn của mình, Đức Chúa Trời đã khiến ông khoẻ mạnh và thịnh vượng trở lại. Ngài ban cho Gióp gấp đôi số của cải mà ông sở hữu trước đây. Ngài cũng ban phước cho ông có bảy người con trai và ba cô con gái xinh đẹp. Gióp vẫn còn sống cho tới khi được nhìn thấy con cái, cháu chắt của mình. Tuổi thọ Gióp được kéo dài, ông qua đời khi tuổi đã cao.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời cho phép những tai hoạ xảy đến trong đời sống của Gióp. Nhưng Ngài chẳng bao giờ lìa bỏ Gióp.
Khi chúng ta gặp khó khăn hay hoạn nạn, Đức Chúa Trời cũng không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Chúng ta hãy vững tin vào sự chăm sóc của Đức Chúa
Trời vì Ngài đã ban Con Một của Ngài là Cứu Chúa Giê-xu đến để cứu chuộc
chúng ta ra khỏi mọi tội lỗi mình.
Thông điệp Hy-vọng
“Còn tôi, tôi biết rằng, Đấng Cứu Chuộc tôi vẫn
sống, đến cuối cùng, Ngài sẽ đứng trên đất”.
(Gióp 19:25 Bản TTHĐ 2010)
1876
Giô-sép tha thứ cho các anh của mình
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
1750
Gióp được sống lâu
SỐNG TRONG CẢNH NÔ LỆ
Sáng-thế Ký 50:22-26; Xuất Ê-díp-tô Ký 1-6
Nhiều năm trôi qua, Giô-sép sinh sống ở
Ai Cập cùng với cha mình là Gia-cốp, tất cả các anh em mình và người thân của họ. Khi Gia-cốp qua đời, Giôsép giữ lời hứa với cha nên
chôn cất cha trong xứ Ca-naan. Sau khi Gia-cốp qua
đời, Giô-sép tiếp
tục cấp dưỡng cho các anh em
mình và người thân của họ ở Ai Cập.
Suốt cuộc đời
mình, Giô-sép được thấy các con cháu của Ép-ra-im,
DÂN SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI
13 60
anh mình. Và khi sắp qua đời, Giô-sép nói với anh em mình rằng: “Chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ thăm viếng anh em và đem anh em ra khỏi Ai Cập để trở về xứ mà Ngài đã hứa ban cho Áp-raham, Y-sác và cha chúng ta là Gia-cốp”. Giô-sép hưởng thọ được một trăm mười tuổi rồi ông qua đời. Các anh em đã chôn ông tại Ai Cập.
Về sau, tất cả các anh em của Giô-sép và những người cùng thế hệ lần lượt qua đời. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn tiếp tục ban phước cho các thế hệ mới của dân Y-sơ-ra-ên. Gia đình của Y-sơra-ên ngày càng gia tăng, cho đến khi các con cháu Y-sơ-ra-ên lan tràn khắp xứ Ai Cập.
Thời gian trôi qua, có một vị vua mới lên ngôi cai trị toàn cõi Ai Cập. Vị vua mới này chẳng hề biết đến Giô-sép. Vua bắt đầu lo sợ người Y-sơ-ra-ên đông và mạnh hơn. Vua nói với dân mình rằng: “Chúng ta hãy đối xử khôn ngoan với dân Y-sơ-ra-ên, nếu không, dân số
61
họ cứ gia tăng. Một khi chiến tranh xảy ra, dân Y-sơ-ra-ên sẽ bắt tay với quân thù. Họ sẽ đánh lại chúng ta rồi trốn ra khỏi xứ Ai Cập”.
Vậy, vua Ai Cập đặt các cai nô hành hạ dân Y-sơ-ra-ên và bắt họ trở thành nô lệ. Dân Y-sơ-ra-ên phải làm việc nặng nề trong những điều kiện rất khắt nghiệt. Là nô lệ, dân Y-sơ-ra-ên cũng bị bắt phải xây thành cho người Ai Cập.
Nhưng Đức Chúa Trời ở cùng dân sự Ngài. Dù công việc có cực nhọc đến đâu thì dân số Y-sơ-ra-ên càng gia tăng và lan rộng. Người Ai Cập lo sợ nên bắt dân Y-sơ-ra-ên phải làm việc nặng nề hơn nữa. Họ bắt dân sự nhồi đất và làm gạch. Họ cũng bắt dân sự làm đủ thứ việc đồng án khác để trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch mùa màng. Người Ai Cập bắt dân sự lao dịch cách nhọc nhằn.
Hơn nữa, vua Ai Cập còn nghĩ ra một kế hoạch khác nhằm nỗ lực ngăn chặn dân số Y-sơ-ra-ên gia tăng. Vua truyền cho các bà đỡ, vốn là người giúp sản phụ Hê-bơ-rơ khi sinh con làm một việc rất gian ác. Vua ra lệnh: “Hễ một người sản phụ Y-sơ-ra-ên nào sinh con trai thì phải giết ngay khi ra đời. Còn nếu họ sinh con gái thì để cho sống”.
Tuy nhiên, các bà đỡ đều kính sợ Đức Chúa Trời và tin cậy nơi Ngài. Họ biết rõ việc giết trẻ sơ sinh là việc làm sai trái. Vì vậy, họ không làm theo lệnh của vua. Họ vẫn cứ để những bé trai sơ sinh Y-sơ-ra-ên sống. Khi phát hiện ra điều này, vua đã gọi họ đến hỏi, “Sao các ngươi làm thế? Tại sao lại để cho các bé trai sống?”
Các bà đỡ liền tâu với vua, “Vì phụ nữ Hê-bơ-rơ khoẻ mạnh lắm. Họ đã sinh con trước khi chúng tôi đến nơi”. Đức Chúa Trời ban ơn cho các bà đỡ bởi họ không giết các bé trai sơ sinh. Ngài cũng ban cho họ gia đình riêng của mình. Ngài cũng tiếp tục ban phước cho dân Y-sơ-ra-ên. Dân số của họ ngày càng gia tăng và trở nên hùng mạnh.
Thế nên, vua Ai Cập đã đặt ra một mệnh lệnh mới. Vua truyền cho toàn thể dân chúng rằng, “Hãy ném tất cả bé trai sơ sinh của người Hê-bơ-rơ xuống sông Nin, còn bé gái thì để cho sống”.
62
Vì Đức Chúa Trời vẫn luôn chăm sóc dân sự Ngài nên kế hoạch mới của vua Ai Cập nhằm hạn chế số dân Y-sơ-ra-ên cũng không hiệu quả. Do đó, vua đã ra một lệnh khác. Vua nói với các đốc công người Ai Cập cùng những kẻ cai nô khác của dân Y-sơ-ra-ên rằng: “Các ngươi đừng phát rơm mà dân Y-sơ-ra-ên cần để làm gạch nữa. Thay vào đó, hãy để chúng tự đi kiếm rơm lấy mà làm. Nhưng phải buộc chúng giữ số lượng gạch như cũ”.
Dân Y-sơ-ra-ên không thể nào đáp ứng đòi hỏi của vua Ai
Cập. Rất nhiều nô lệ Y-sơ-ra-ên bị đánh đập vì không làm được
đủ số gạch mà vua Ai Cập yêu cầu. Dân sự của Đức Chúa Trời kêu
cầu Ngài giúp đỡ. Ngài đã nghe thấy tiếng khóc than của họ. Thế
nên, Đức Chúa Trời đã có một kế hoạch để giải cứu họ khỏi cảnh
nô lệ ở Ai Cập.
Mối liên kết Phúc âm
Dân sự của Đức Chúa Trời phải sống trong
cảnh nô lệ ở Ai Cập. Nhưng Ngài đã có một
kế hoạch để giải cứu họ. Chúng ta sinh ra
đã tội lỗi. Chúng ta là nô lệ của tội lỗi. Tội lỗi
khiến chúng ta cũng như nhiều người khác
đau khổ. Chúng ta cũng không thể tự cứu
mình khỏi tình trạng tội lỗi này. Nhưng Đức
Chúa Trời đã giải cứu chúng ta khỏi cảnh nô lệ cho tội lỗi bằng cách sai chính Con Một Ngài, là Đức Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu đã chịu chết trên thập tự giá và sống lại để giải cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, sự chết và ma vương. Bởi đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu, chúng ta được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ của tội lỗi. Đức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta năng lực để chống cự tội lỗi và bước đi theo Ngài.
Thông điệp Hy-vọng
“Chúng ta biết rằng con người cũ của chúng ta đã cùng bị đóng đinh vào thập tự giá với Ngài, để con người tội lỗi bị tiêu diệt, và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. Vì ai đã chết thì được giải thoát khỏi tội lỗi”. (Rô-ma 6:6-7 Bản TTHĐ 2010)
Gióp được sống lâu
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
1540
1750
SỰ GIẢI CỨU TRÊN SÔNG NIN
Xuất Ê-díp-tô Ký 1 - 2:10
Sau khi Giô-sép và gia đình ông qua đời, con cháu của ông
được gọi là dân Y-sơ-ra-ên, vẫn tiếp tục sinh sống ở Ai Cập trong xứ Gô-sen. Nhưng mọi chuyện thật không dễ dàng đối với
dân Y-sơ-ra-ên sau khi Giô-sép qua đời. Các Vua Ai Cập mới trị vì
lại chẳng ưa thích dân Y-sơ-ra-ên. Họ lo sợ rằng dân Y-sơ-ra-ên sẽ trở nên đông đúc hơn đến nỗi sẽ đánh chiếm lại người Ai Cập.
Vì vậy, Các Vua Ai Cập bắt dân
Y-sơ-ra-ên phục dịch như những
nô lệ. Công việc của họ quá nhiều
lại cực nhọc. Họ cũng không
có đủ lương thực cần dùng. Họ
bị Các Vua Ai Cập bắt phải xây
rất nhiều thứ bao gồm cả
14 64
thành Phi-thom và Ram-se. Nhưng Đức Chúa Trời đã ở cùng dân sự Ngài cũng như đã ở cùng Giô-sép. Người Ai Cập bắt dân
Y-sơ-ra-ên làm việc cực nhọc bao nhiêu thì Ngài lại càng khiến họ trở nên vững mạnh hơn bấy nhiêu. Ngài ban phước cho các gia đình Y-sơ-ra-ên có nhiều con cái.
Khi số dân Y-sơ-ra-ên ngày càng gia tăng, vua Ai Cập độc ác càng lo sợ rằng dân số của họ sẽ nhanh chóng đông hơn người Ai Cập rồi họ sẽ chiếm lấy vương quốc của vua. Thế nên, vua đã
đưa ra một quyết định tàn nhẫn và kinh khủng. Vua ra lệnh phải giết tất cả các bé trai của dân Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên rất sợ vua và mệnh lệnh mới của vua. Vì vậy, dân sự đã cầu nguyện xin
Đức Chúa Trời bảo vệ họ.
Sau khi vua Ai Cập đã ra mệnh lệnh mới này, một người phụ nữ Y-sơ-ra-ên sinh được một bé trai. Bà đã chăm sóc và giấu con mình khỏi quân Ai Cập trong ba tháng. Nhưng chẳng bao lâu, đứa bé lớn hơn không thể giấu được nữa. Để cứu con trai mình
khỏi bị sát hại, bà đã làm một cái thúng từ những thân cây cao mọc gần sông Nin, trét chai và nhựa thông trên thúng để không bị thấm nước. Sau đó, bà đặt đứa bé vào đó rồi
thả trôi trên sông Nin. Vì bà tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ giải cứu con trai mình. Chị gái của đứa bé là Mi-ri-am đứng xa xa để trông chừng cái thúng khi nó trôi trên sông.
Một lúc sau, con gái của vua Ai Cập xuống sông Nin tắm. Công chúa thấy cái thúng trôi giữa đám lau sậy dọc theo bờ sông. Công chúa sai nữ tì vớt cái thúng lên, khi mở thúng ra, công chúa thấy bé trai đang khóc. Công chúa cảm thương cho đứa bé, liền nói, “Đứa bé này chắc là một trong những đứa con của người Hê-bơ-rơ (Y-sơ-ra-ên)!”
Mi-ri-am nhìn thấy mọi việc xảy ra. Cô dạn dĩ đến gần và nói với công chúa “Công chúa có muốn tìm một người phụ nữ Hê-bơ-rơ để nuôi dưỡng đứa trẻ cho người không?”
65
Công chúa nói với cô “Vậy ngươi hãy đi đi”. Mi-ri-am nhanh chóng trở về tìm mẹ ruột của mình. Công chúa nói với người mẹ, “Ngươi hãy mang đứa trẻ này về nhà rồi thay ta chăm sóc nó. Ta sẽ trả tiền công cho”. Người mẹ hạnh phúc ẵm đứa trẻ về nhà. Bà yêu thương, chăm sóc đứa trẻ cho đến khi cậu có thể tự ăn uống.
Sau đó, người mẹ đem con trai mình vào cho công chúa Ai Cập để công chúa tiếp tục nuôi dạy cậu bé như con ruột của mình. Công chúa nói, “Ta sẽ đặt tên cho con là Môi-se, bởi vì ta đã vớt con ra khỏi nước”.
Mối liên Kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã giải cứu Môi-se
khỏi bị giết hại. Đức Chúa Trời cũng
giải cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, sự
chết và ma vương qua sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ, là
Chúa và là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu Christ đã hy sinh chính mình vì tội lỗi chúng ta để cứu chúng ta khỏi đời gian ác này, đúng theo ý muốn Đức Chúa Trời, Cha chúng ta. (Ga-lati 1:4 Bản TTHĐ 2010) 1526 1540
Dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ trong xứ Ai Cập
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Em bé Môi-se được cứu
SỰ KÊU GỌI CỦA MÔI-SE
15
Xuất Ê-díp-tô Ký 2 - 4
Môi-se lớn lên trong cung điện của vua Ai Cập. Thậm chí, khi trưởng thành, ông vẫn sống ở đó như là con trai của công chúa Ai Cập. Nhưng Môi-se nhận biết mình là người Y-sơ-ra-ên. Ông tức giận khi nhìn thấy người Ai Cập đối xử tàn bạo với nô lệ Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, Môi-se đã cố giúp những người dân mình.
Một ngày nọ khi đang đi dạo, Môi-se nhìn thấy một người Ai Cập đang đánh một người nô lệ Y-sơ-ra-ên. Ông cẩn thận nhìn quanh. Không thấy ai gần mình, ông cứu người Y-sơ-ra-ên và giết người Ai Cập. Rồi ông vùi xác người Ai Cập trong cát.
Ngày hôm sau, Môi-se lại ra ngoài. Lần này, ông thấy hai người Y-sơ-ra-ên đánh nhau. Môi-se hỏi, “Sao anh lại đánh anh
67
em mình?” Một trong những người Y-sơ-ra-ên có lỗi đáp: “Có phải ông cũng định giết tôi như ông đã giết tên Ai Cập kia chăng?”
Môi-se nhận ra rằng việc làm của ông đã bị bại lộ. Thế nên, ông biết mình đang gặp nguy hiểm. Nếu vua Ai Cập phát hiện ra ông đã giết một người Ai Cập thì chắc vua sẽ tìm giết ông. Vì vậy, Môi-se phải chạy trốn khỏi Ai Cập.
Môi-se trốn đến xứ Ma-đi-an rồi làm nghề chăn chiên tại đó. Ông chăm sóc bầy chiên cho thầy tế lễ Giê-trô. Ông sinh sống tại xứ Ma-đi-an trong bốn mươi năm. Về sau, Môi-se cưới Sê-phô-ra, con gái của Giê-trô. Họ sinh được hai con trai.
Trong thời gian Môi-se sống tại Ma-đi-an với Giê-trô, người Ai Cập đã khiến cho dân Y-sơ-ra-ên lao dịch nặng nề hơn bao giờ hết. Dân Y-sơ-ra-ên kêu van Đức Chúa Trời cứu giúp. Ngài đã nghe tiếng kêu thán của dân sự Ngài. Vì Đức Giê-hô-va luôn nhớ đến họ.
Trở lại với xứ Ma-đi-an, một ngày nọ, trong khi Môi-se đang chăn bầy chiên của Giê-trô, ông dẫn chúng qua bên kia hoang mạc, Môi-se nhìn thấy một bụi gai rất kỳ lạ. Bụi gai đang cháy nhưng không hề tàn. Môi-se đến gần chỗ bụi gai cháy để xem.
Ngay lúc đó, Đức Giê-hô-va hiện ra với ông rồi gọi ông từ giữa bụi gai cháy.
Từ trong lửa, tiếng Đức Giê-hô-va phán: “Con chớ đến gần. Hãy cởi dép con ra. Vì chỗ con đang đứng là đất thánh. Ta là Đức
Chúa Trời của tổ phụ con, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức
Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp”. Môi-se liền che mặt lại vì sợ nhìn thấy Ngài.
Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se, “Đừng sợ vì Ta sẽ ở với con. Ta thấy rõ nỗi khốn khổ của dân Y-sơ-ra-ên tại Ai Cập. Vì Ta luôn nhớ đến dân Ta. Hãy thưa với Pha-ra-ôn rằng dân Y-sơ-ra-ên chính là dân Ta và Ta muốn đem dân Ta rời khỏi Ai Cập. Hỡi Môise, chính con phải dẫn dắt họ ra khỏi Ai Cập”.
Nhưng Môi-se sợ không dám quay về xứ Ai Cập. Ông thưa với Đức Giê-hô-va rằng: Con là ai mà dám đến gặp Pha-ra-ôn và đem dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập?
68
Ngài phán với Môi-se, “Đừng sợ. Ta sẽ ở với con. Đây là dấu hiệu dành cho con: khi dân sự ra khỏi Ai Cập rồi thì các con sẽ thờ phượng Ta trên núi này”.
Môi-se thưa: “Khi con nói với dân sự rằng: ‘Đức Chúa Trời của tổ phụ anh em sai tôi đến đây’, rồi họ hỏi con danh Ngài là chi thì con phải nói với họ thế nào?”
Đức Giê-hô-va phán, “TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU. Hãy nói với con cái Y-sơ-ra-ên rằng ĐẤNG TỰ HỮU đã sai con đến.
Hãy nói cho họ biết Đức Chúa Trời của tổ phụ họ, cũng chính là
Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức
Chúa Trời của Gia-cốp đã sai tôi đến với anh em. Đây là danh đời
đời của Ta”.
Nhưng Môi-se vẫn cảm thấy lo sợ. Ông thưa, “Họ sẽ không
nghe lời con đâu. Vì họ sẽ nói, “Đức Giê-hô-va nào có hiện ra với ông đâu”.
Nhưng Đức Giê-hô-va hỏi, “Ta sẽ gìn giữ con được bình an. Hãy dùng cây gậy của con để làm các dấu lạ tại xứ Ai Cập. Con sẽ dẫn dân Ta đi đến Ca-na-an, là vùng đất mà trước kia Ta đã hứa ban cho Áp-ra-ham. Con hãy đi đi vì Ta sẽ ở với con”.
Vì sợ phải nhận trách nhiệm mà Đức Giê-hô-va giao phó nên Môi-se lại thưa, “Con vốn không phải là người có tài ăn nói”.
Đức Giê-hô-va phán với Môi-se rằng, “Con hãy đi đi. Ta sẽ ở với miệng con và dạy con những lời phải nói”.
Vì vẫn còn lo sợ, Môi-se nài xin: “Ôi, lạy Chúa, xin Chúa hãy sai người khác đi”.
Bấy giờ, Đức Giê-hô-va nổi giận với Môi-se. “Ta biết rằng A-rôn anh con là người có tài ăn nói. Hiện anh ấy đang đến gặp con đó. Anh con sẽ là người phát ngôn thay con. Ta sẽ cho con biết những lời phải nói, còn A-rôn sẽ phát ngôn cho con trước dân chúng. Con hãy cầm theo cây gậy trên tay để dùng làm các dấu lạ của Ta”.
69
Môi-se đến gặp cha vợ mình là Giê-trô để xin phép trở về Ai
Cập thăm gia đình. Sau khi Giê-trô chúc phước cho Môi-se, thì ông đưa vợ cùng với các con trai mình lên đường trở về Ai Cập.
Chẳng bao lâu sau, Môi-se gặp lại anh mình là A-rôn. Môi-se ôm lấy anh mình rồi thuật lại mọi việc Đức Giê-hô-va đã làm. Vậy, A-rôn sẽ thay Môi-se phát ngôn. Dân chúng tin rằng Đức
Giê-hô-va đã nhìn thấy cảnh đau khổ của họ nên Ngài đã chọn
Môi-se để dẫn dắt họ ra khỏi Ai Cập. Dân Y-sơ-ra-ên cúi đầu thờ lạy Đức Giê-hô-va để tỏ lòng biết ơn Ngài.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se để dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập và đi đến vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho họ. Đức Chúa Trời đã ở cùng Môi-se, ban năng lực cho ông cũng như mọi điều cần thiết để thực hiện kế hoạch vĩ đại này. Đức
Chúa Trời cũng kêu gọi chúng ta bày tỏ và chia sẻ cho người khác biết về tình yêu thương của Chúa Giê-xu. Ngài luôn ở cùng chúng ta và thêm năng lực cho chúng ta bởi quyền năng của Chúa Thánh Linh để chúng ta có thể làm trọn mạng lệnh này.
Thông điệp Hy-vọng
“Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi”. (Phi-líp 4:13 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH (Trước Công nguyên)
1526 1446
Em bé Môi-se được
Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se
cứu
CÁC TAI VẠ VÀ SỰ GIẢI CỨU
Xuất Ê-díp-tô Ký 5 - 12
Theo lời phán truyền của Đức Giê-hô-va, Môi-se và A-rôn đi lên yết kiến Pha-ra-ôn. Họ tâu với vua Ai Cập rằng, “Chúng tôi đã gặp Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Ngài phán: ‘Hãy để dân Ta đi’”. Nhưng Pha-ra-ôn đáp: “Giê-hô-va là ai? Tại sao ta phải vâng lời? Ta không biết Giê-hô-va nào hết và cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi đâu cả”. Ngoài ra, Pha-ra-ôn còn truyền lệnh phải giao thêm nhiều việc nặng nhọc hơn trước cho những nô lệ Y-sơ-ra-ên.
16 71
Vì Pha-ra-ôn không nghe theo Môi-se nên Đức Giê-hô-va đã giáng mười tai vạ trên toàn xứ Ai Cập. Những tai vạ này nhằm mục đích để thuyết phục Pha-ra-ôn đồng ý cho dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập theo ý muốn của Ngài. Ban đầu, Đức Giê-hô-va biến nước sông ở Ai Cập thành máu. Nước của sông Nin và tất cả các vùng khác ở Ai Cập đều biến thành máu. Chẳng ai có thể tìm thấy nước sạch để uống. Nhưng bất luận tai hoạ này xảy ra thì Pha-ra-ôn vẫn không để dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập.
Một tuần sau, Đức Giê-hô-va lại sai Môi-se đến gặp Pha-ra-ôn. Ngài bảo Môi-se đến tâu với vua rằng, “Đức Giê-hô-va phán, ‘Hãy cho dân Ta đi. Để chúng phụng sự Ta. Nếu ngươi từ chối không chịu cho đi, Ta sẽ giáng tai vạ ếch nhái trên khắp xứ Ai Cập. Ếch sẽ xuất hiện khắp mọi nơi, trong cung điện, trong phòng ngủ, cả trên giường của ngươi, nhà của dân chúng, thậm chí trong bếp lò hay thùng nhồi bột của ngươi nữa”.
A-rôn giơ cây gậy của mình trên sông Nin như lời Đức Giêhô-va phán bảo. Ngài liền khiến ếch nhái từ sông, rạch, ao bò lên
khỏi mặt nước và bao phủ khắp mặt đất. Các thuật
sĩ trong cung của Pha-ra-ôn cũng khiến
ếch nhái xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Sau một thời gian, Pha-ra-ôn
triệu kiến Môi-se và A-rôn. Pha-raôn bảo “Hãy cầu xin Đức Giê-hôva khiến ếch nhái tránh xa thì ta sẽ để cho dân Y-sơ-ra-ên đi”. Ngài cho phép Pha-ra-ôn ấn định thời
điểm đuổi ếch nhái đi khỏi. Pha-raôn chọn ngày hôm sau.
Đến ngày hôm sau, khi ếch nhái
đều chết hết, người Ai Cập dồn chúng
lại thành từng đống. Những con ếch trở nên hôi thối khi bị phân huỷ.
Nhưng Pha-ra-ôn đổi ý, vua không
chịu để cho dân Y-sơ-ra-ên rời đi.
72
Vì vậy, Đức Giê-hô-va giáng tai hoạ thứ ba trên người Ai Cập. Ngài bảo A-rôn dùng gậy đập bụi trên đất. Khi A-rôn làm như vậy, Ngài khiến bụi biến thành muỗi bám trên người và súc vật. Các thuật sĩ của Pha-ra-ôn cũng cố gắng dùng ma thuật để hoá ra muỗi nhưng họ không thể làm được. Các thuật sĩ tâu với Phara-ôn, “Đây là ngón tay quyền năng của Đức Chúa Trời”. Nhưng lòng Pha-ra-ôn vẫn chai cứng. Vua không chịu nghe theo.
Sau đó, Đức Giê-hô-va giáng tai vạ ruồi nhặng trên khắp Ai
Cập. Ruồi nhặng nhung nhúc kéo vào nhà cửa của người Ai Cập.
Chúng tràn vào cung điện Pha-ra-ôn và các quần thần. Khắp đất
Ai Cập đều bị ruồi nhặng tàn phá, nhưng tại đất Gô-sen là nơi
dân Y-sơ-ra-ên sinh sống thì lại không có ruồi nhặng. Tai vạ thứ tư này thật khủng khiếp. Cuối cùng, Pha-ra-ôn đã hứa cho dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập chỉ cần ruồi nhặng bay đi hết. Ngài khiến cho ruồi nhặng bay khỏi. Nhưng một lần nữa, Pha-ra-ôn lại cứng lòng không chịu để dân Y-sơ-ra-ên
Đức Giê-hô-va lại sai Môi-se quay lại thưa với Pha-ra-ôn. Ngài phán bảo Môise, “Hãy nói với Pha-ra-ôn rằng nếu vua từ chối không cho dân Ta đi thì ôn dịch nặng nề sẽ giáng trên súc vật, ngựa, lạc đà, lừa, chiên và dê của người Ai Cập”. Ngày hôm sau, tai vạ thứ năm này đã xảy ra đúng như lời Ngài đã phán. Tất cả súc vật của người Ai Cập đều chết. Pha-ra-ôn sai người đi xem xét súc vật của người Y-sơ-ra-ên ở Gô-sen. Họ về báo lại với Pha-ra-ôn rằng tất cả các súc vật của dân Y-sơ-ra-ên đều vẫn khỏe mạnh. Nhưng Pha-ra-ôn vẫn không chịu để cho dân Y-sơ-ra-
Vậy nên, một lần nữa, Đức Giê-hô-va đã phán với Môi-se và A-rôn. Ngài bảo họ hãy tung tro trong lò lên không. Ở tai vạ thứ
73
sáu này, tro trong không khí hoá thành bụi sinh ra ung nhọt đau
đớn trên người và súc vật trên cả xứ Ai Cập. Những ung nhọt
đau đớn, cương mủ trên thân thể người Ai Cập từ đầu đến chân họ. Ngay cả các thuật sĩ cũng không thể đứng trước mặt Môi-se vì quá đau. Nhưng Đức Giê-hô-va làm cho lòng Pha-ra-ôn chai cứng. Pha-ra-ôn vẫn không chịu để cho dân Y-sơ-ra-ên đi.
Đối với tai vạ thứ bảy, Đức Giê-hô-va đã giáng một trận mưa đá khủng khiếp trút xuống Ai Cập. Những trận mưa đá khổng
lồ đã tàn phá mọi cây cối và rau cỏ ngoài đồng. Mưa đá cũng rơi trúng xuống người lẫn súc vật. Đó là trận mưa đá tồi tệ nhất trong lịch sử của Ai Cập. Nơi duy nhất không xảy ra mưa đá là ở
đất Gô-sen, là nơi dân sự Ngài cư ngụ.
Pha-ra-ôn liền cho triệu tập Môi-se và A-rôn. Vua Ai Cập bảo: “Lần này ta đã phạm tội. Đức Giê-hô-va là công chính; còn ta và dân ta đều lầm lỗi. Hãy khẩn cầu Đức Giê-hô-va. Vì chúng ta đã chịu đủ sấm sét và mưa đá rồi. Khi đó, ta sẽ để cho ngươi cùng dân sự ngươi đi”. Môi-se rời khỏi Pha-ra-ôn và đi ra ngoài thành. Ông cầu xin Đức Giê-hô-va. Ngài liền khiến sấm sét ngừng và mưa đá dứt. Nhưng khi Pha-ra-ôn thấy mưa đá đã ngừng, ông lại trở nên cứng lòng như cũ, và cũng không muốn cho dân Y-sơra-ên rời khỏi Ai Cập.
Kế đó, Đức Giê-hô-va bảo Môi-se và A-rôn đến gặp Pha-raôn. Môi-se và A-rôn tâu với vua Ai Cập, “Nếu vua vẫn không chịu vâng lời Đức Giê-hô-va, ngày mai Ngài sẽ sai châu chấu tràn vào xứ sở của vua, chúng có nhiều đến nỗi sẽ phủ kín mặt đất. Chúng sẽ cắn phá những thứ còn lại chưa bị trận mưa đá tàn phá. Chúng sẽ vào đầy cung điện vua. Đây là điều mà vua chẳng từng nhìn thấy”.
Các quần thần của Pha-ra-ôn cũng cầu xin vua cho dân Y-sơra-ên đi. Họ tâu, “Bệ hạ không nhận thấy rằng sau khi mọi tai vạ đã xảy ra thì Ai Cập đang bị nguy vong sao?”
Pha-ra-ôn lại gọi Môi-se và A-rôn vào gặp mình. Vua nói, “Hãy đi đi. Hãy phụng sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đi. Nhưng ai là người sẽ đi với ngươi?”
74
Môi-se đáp: “Tất cả mọi người dân của chúng tôi”.
Pha-ra-ôn nói “Không được! Ta chỉ cho đàn ông các ngươi đi”. Rồi Pha-ra-ôn đuổi Môi-se và A-rôn đi khỏi mắt mình.
Vì sự cứng lòng của Pha-ra-ôn mà Đức Giê-hô-va đã giáng tai vạ thứ tám xuống Ai Cập. Khi Môi-se giơ gậy ra trên Ai Cập, Ngài khiến một luồng gió đông thổi mạnh. Gió đông đem theo châu chấu tràn lên khắp đất Ai Cập. Những con châu chấu bao phủ khắp mặt đất làm cho cả xứ đen kịt. Chúng cắn phá tất cả
cây cỏ ngoài đồng cho đến khi chẳng còn cây cỏ nào xanh tốt trên toàn cõi Ai Cập nữa.
Pha-ra-ôn vội vàng gọi Môi-se và A-rôn đến. Vua nói, “Ta đã phạm tội với Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi. Ta cũng phạm tội với các ngươi nữa. Xin tha tội cho ta chỉ lần này thôi! Môi-se lui ra khỏi Pha-ra-ôn và khẩn nguyện với Đức Giê-hô-va. Ngài dẫn một luồng gió tây rất mạnh thổi đến. Gió cuốn châu chấu đi và thổi chúng xuống Biển Đỏ. Không còn một con châu chấu nào ở Ai Cập. Nhưng một lần nữa, lòng Pha-ra-ôn lại trở nên cứng cỏi. Vua cũng không chịu cho dân sự Ngài rời đi.
Tai vạ thứ chín là tai vạ về sự tối tăm. Đức Giê-hô-va phán
cùng Môi-se, “Con hãy giơ tay lên trời. Ta sẽ khiến bóng tối bao trùm trên khắp Ai Cập, dày đặc đến nỗi có thể sờ thấy được”.
Môi-se làm theo lời Ngài phán bảo. Bóng tối dày đặc bao trùm cả Ai Cập trong ba ngày. Chẳng ai trong số những người Ai Cập có thể nhìn thấy nhau. Nhưng trong nhà của dân sự Ngài là dân Y-sơ-ra-ên thì có ánh sáng.
Sau đó, Đức Giê-hô-va phán với Môi-se rằng: “Pha-ra-ôn sẽ sớm để cho các con rời đi. Vậy, con hãy căn dặn dân chúng chuẩn bị rời khỏi đây. Đêm nay, mỗi gia đình hãy quây quần dùng bữa với nhau. Phải chọn bắt con chiên nào một năm tuổi không tì vít dọn lên. Nếu nhà nào ít người quá không ăn hết cả con thì hãy dùng chung với nhà hàng xóm.
Khi chiên bị giết, hãy lấy một ít huyết bôi lên hai thanh dọc và thanh ngang của cửa ra vào nhà. Sau đó, nướng thịt ăn với bánh không men và rau đắng. Nếu vẫn còn lại thịt thì hãy thiêu
75
đi. Hãy ăn hối hả, lưng thắt lại, chân mang giày, tay cầm gậy. Đó là Lễ Vượt Qua của Đức Giê-hô-va”.
Ngài tiếp tục phán, “Đêm nay, thiên sứ của Ta sẽ đi khắp xứ Ai Cập, hành hại tất cả các con đầu lòng của con người và cả súc vật. Ta sẽ bày tỏ quyền năng của Ta rồi Pha-ra-ôn sẽ cho dân Ta đi. Khi Ta nhìn thấy huyết bôi trên cửa của nhà dân sự Ta thì thiên sứ sẽ lướt qua nhà này cũng không làm hại gì các con”.
Môi-se làm theo lời Đức Giê-hô-va phán bảo. Dân Y-sơ-ra-ên thu dọn đồ đạc và chuẩn bị rời khỏi Ai Cập. Nhiều nhà đã bôi huyết chiên con trên khung cửa như lời Ngài phán. Họ cũng ăn Lễ Vượt Qua đúng như Ngài truyền. Trong đêm đó, tất cả các con đầu lòng ở Ai Cập đều chết. Ngay cả thái tử của Pha-ra-ôn cũng bị hành hại. Nhưng trong vòng dân Y-sơ-ra-ên, chẳng có một ai bị hành hại. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va nhìn thấy huyết bôi trên khung cửa ra vào nhà họ thì lướt qua. Đây là tai hoạ thứ mười mà Đức Giê-hô-va giáng xuống Ai Cập.
Cũng trong đêm đó, Pha-ra-ôn gọi Môi-se đến và nói “Ta sợ quá rồi. Hãy dẫn dân sự ngươi rời khỏi đây”.
Vì vậy, dân Y-sơ-ra-ên lên đường rời khỏi Ai Cập. Có khoảng sáu trăm nghìn đàn ông cùng với phụ nữ và trẻ con khởi hành.
Dân Y-sơ-ra-ên cũng mang theo rất nhiều đàn chiên và gia súc.
Dân Y-sơ-ra-ên đã cư ngụ tại Ai Cập trong bốn trăm ba mươi năm.
Dân sự của Đức Giê-hô-va xuất hành rời khỏi Ai Cập như một đội quân và mang theo hài cốt của Giô-sép.
76
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã giải cứu dân sự Ngài ra khỏi cuộc sống nô lệ trong xứ Ai Cập. Qua sự chết và sự phục sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta cũng không còn là nô lệ cho tội lỗi và sự chết nữa. Chúa Giêxu đã ban cho chúng ta tự do để sống cuộc đời cho Chúa vì chúng ta là dân được cứu chuộc của Ngài.
Thông điệp Hy-vọng “Vì luật của Thánh Linh sự sống trong Đấng Christ Giê-xu đã giải phóng tôi khỏi luật của tội lỗi và sự chết”. (Rô-ma 8:2 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
1526 1446
Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se
Em bé Môi-se được cứu Các tai vạ và Lễ Vượt Qua
PHÉP LẠ TRÊN BIỂN
Xuất Ê-díp-tô Ký 13:17 - 15:21
Môi-se
đã lãnh đạo dân chúng khi họ rời khỏi Ai Cập. Ban ngày, Đức Giê-hô-va đi trước họ trong một trụ mây. Ban đêm, Ngài đi trước họ trong trụ lửa. Đây là cách Ngài đã dẫn đường cho dân sự của Ngài cho dù ban ngày hay ban đêm.
Khi Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên đi thì họ đến vùng Biển Đỏ. Tại đó, họ đóng trại trên bờ biển. Trong khi đó, Đức Giê-hô-va làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng nên một lần nữa, vua hối tiếc vì quyết định của mình để cho dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập. Do đó, Phara-ôn đã chuẩn bị đội quân hùng mạnh để đem dân Y-sơ-ra-ên quay về. Vua đem hơn 600 chiến xa tốt nhất, cùng với ngựa, kỵ binh và quân đội của mình. Vua dự định sẽ đuổi kịp dân Y-sơ-raên khi họ đóng quân tại Biển Đỏ.
ĐỎ
17 78
Khi dân Y-sơ-ra-ên nhìn thấy quân Ai Cập đuổi đến gần, họ vô cùng kinh hãi. Họ kêu lên với Môi-se: “Tại sao ông dẫn chúng tôi ra đây để chết trong hoang mạc? Chẳng phải chúng tôi đã nói với ông cứ để chúng tôi phục dịch dân Ai Cập sao? Thà phục dịch dân Ai Cập còn hơn phải chết ở nơi hoang mạc này!”
Nhưng Môi-se nói, “Anh em đừng sợ. Hãy vững lòng mà nhìn xem sự giải cứu của Đức Giê-hô-va là thể nào. Ngài sẽ chiến đấu cho anh em. Còn anh em cứ yên lặng”.
Rồi Đức Giê-hô-va phán với Môi-se “Hãy bảo dân sự vững lòng. Còn con hãy cầm gậy đưa tay trên Biển Đỏ thì mặt nước sẽ rẽ ra. Rồi dân Y-sơ-ra-ên sẽ đi trên đất khô mà vượt qua biển”.
Trụ mây mà Đức Giê-hô-va đi trước cũng đã di chuyển giữa dân Y-sơ-ra-ên và dân Ai Cập. Hai bên đều không thể nhìn thấy nhau.
Khi Môi-se giơ tay trên Biển Đỏ, Đức Giê-hô-va khiến một trận gió đông thổi mạnh để dồn biển lại. Ngài làm cho nước rẽ ra trên Biển Đỏ và biển thành đất khô.
Suốt đêm, dân Y-sơ-ra-ên đi trên đất khô mà vượt qua biển.
Trong khi đang đi, Đức Giê-hô-va làm thành bức tường nước ngăn bên phải và bên trái của họ.
Đội quân Ai Cập đuổi theo dân Y-sơ-ra-ên. Tất cả ngựa, chiến xa và kỵ binh của Pha-ra-ôn đều theo dân sự xuống biển. Đức Giê-hô-va nhìn xuống đội quân Ai Cập. Ngài khiến cho đội quân và ngựa rối loạn. Ngài cũng giữ cho bánh xe chiến xa không quay. Chúng điều khiển xe cách nặng nhọc.
Người Ai Cập kêu lên: “Chúng ta hãy trốn khỏi dân Y-sơ-ra-ên!
Đức Giê-hô-va thay dân đó mà chiến đấu lại chúng ta!” Sau khi dân Y-sơ-ra-ên đã an toàn qua bờ bên kia, thì Đức Giê-hô-va phán bảo Môi-se, “Con hãy giơ tay trên biển lần nữa. Ta sẽ khiến cho nước biển phủ lấp trên người
Ai Cập, các chiến xa và kỵ binh của chúng”. Môi-se giơ tay trên
Biển Đỏ. Lúc mặt trời mọc, nước biển trở lại mực nước cũ. Người
Ai Cập cố chạy trốn, nhưng Ngài đã cuốn chúng xuống biển.
79
Nước phủ lấp toàn bộ quân đội của Pha-ra-ôn. Tất cả đều bị nhấn chìm trong làn nước biển.
Dân Y-sơ-ra-ên chứng kiến những việc Đức Giê-hô-va đã làm cho họ. Họ đặt niềm tin nơi Ngài. Dân sự chúc tụng Ngài bằng những bài ca điệu múa. Họ ca ngợi, “Tôi ca tụng Đức Giê-hô-va và tôn vinh Ngài. Ngài đã ném xuống Biển Đỏ chiến xa và cả kỵ
binh Pha-ra-ôn! ”
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã dẫn dắt dân Y-sơ-
ra-ên vượt qua Biển Đỏ và ban cho
họ sự đắc thắng trước kẻ thù Ai
Cập. Tương tự, khi chúng ta tiếp
nhận đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu
Christ và được cứu rỗi thì Đức Chúa
Trời cũng sẽ ban cho chúng ta sự
đắc thắng.
Thông điệp Hy-vọng “Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự đắc thắng
nhờ Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ”. (I Cô-rinhtô 15:57 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
1526 1446
Em bé Môi-se
được cứu
Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se
Các tai vạ và Lễ Vượt Qua
Sự giải cứu qua Biển Đỏ
NƠI HOANG MẠC
Xuất Ê-díp-tô Ký 15:22 - 17:7 Sau
cuộc giải cứu kỳ diệu của Đức Giê-hô-va đối với dân sự
Ngài tại Biển Đỏ, Môi-se đã dẫn dắt dân sự từ biển Đỏ đi vào
đồng vắng. Đồng vắng này là một vùng hoang mạc. Trời nắng gắt và hanh khô. Cũng chẳng có nước để uống.
Sau một vài ngày, dân sự đi đến một nơi có nước gọi là Ma-ra. Nhưng nước ở đó rất đắng nên họ không thể uống được.
Dân chúng tỏ ra khó chịu với Môi-se. Họ phàn nàn, “Chúng tôi lấy gì mà uống đây?”
Môi-se kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va. Ngài chỉ cho Môi-se một khúc gỗ, ông ném khúc gỗ xuống nước thì nước trở nên ngọt
SỰ
THIẾU THỐN VÀ SỰ TIẾP TRỢ
18 81
Từ Ê-lim, Môi-se dẫn dân chúng đi vào hoang mạc Sin, vốn nằm giữa Ê-lim và núi Si-nai. Bấy giờ nhằm ngày mười lăm của tháng thứ hai kể từ khi dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi Ai Cập. Trong hoang mạc, cả hội chúng Y-sơ-ra-ên phàn nàn oán trách Môi-se và A-rôn. Họ than vãn, “Ít nhất khi còn ở Ai Cập, chúng tôi còn
được ăn bánh no nê. Chúng tôi ước gì được chết bởi tay Đức Giêhô-va tại đó. Nhưng ông lại dẫn chúng tôi vào trong hoang mạc này. Lẽ nào ông muốn tất cả chúng tôi phải chết đói sao”.
Rồi Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Ta sẽ ban mưa bánh từ trời xuống cho các con”.
Môi-se và A-rôn nói với dân sự rằng: “Đức Giê-hô-va đã nghe thấy lời của anh em oán trách Ngài. Vì vậy, buổi chiều Ngài sẽ ban phát thịt cho anh em ăn. Buổi sáng, Ngài sẽ ban bánh dư dật. Bởi đó, anh em sẽ nhận biết rằng Ngài là Giê-hô-va Đức Chúa Trời”.
Chiều hôm ấy, chim cút bay đến bao phủ trại, vì thế dân Y-sơra-ên có thịt để ăn. Buổi sáng, mặt đất quanh trại quân phủ lớp sương đọng. Khi lớp sương đó tan đi, mặt đất phủ đầy những bánh ngọt nho nhỏ, tròn mịn như hạt sương mà dân Y-sơ-ra-ên gọi là ma-na. Khi dân chúng nhìn thấy ma-na, ban đầu họ chẳng biết vật đó là gì. Ma-na mà Đức Giê-hô-va ban cho có màu trắng như hột ngò. Và có vị như bánh ngọt pha mật ong.
Môi-se nói với họ: “Đây là bánh mà Đức Giê-hô-va ban cho anh em. Ngài truyền lệnh mỗi người chỉ nên lượm đủ ăn cho ngày hôm nay. Đừng để dành đến sáng mai”. Nhưng một vài người chẳng nghe lời Môi-se. Họ để dành ma-na đến sáng hôm sau. Nhưng qua đêm ma-na bị hỏng. Bánh sinh ra sâu bọ và có mùi hôi thối.
Vào ngày thứ sáu trong tuần, Môi-se bảo dân chúng lượm gấp đôi số ma-na để đủ dùng cho ngày Sa-bát. Thế là ngày thứ sáu, dân chúng lượm gấp đôi số bánh để họ có thể tôn vinh Đức Giêhô-va rồi nghỉ ngơi trong ngày Sa-bát. Số ma-na thừa mà lượm trong ngày này chẳng hề bị hư.
Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se, “Con hãy đong đầy hai lít ma-na. Và lưu truyền qua các thế hệ. Khi đó, thế hệ sau các con sẽ nhìn thấy thứ bánh Ta đã cho các con ăn nơi hoang mạc”. A-rôn
82
đựng đầy hai lít ma-na trong bình đúng như lời Ngài truyền dạy.
Một thời gian sau, dân Y-sơ-ra-ên rời khỏi hoang mạc Sin và tiếp tục di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong hoang mạc theo lệnh của Đức Giê-hô-va. Khi họ đóng trại ở một nơi gọi là Rê-phiđim. Ở đây không có nước. Dân Y-sơ-ra-ên phàn nàn với Môi-se rằng họ khát nước. Họ oán trách ông “Tại sao ông đem chúng tôi ra khỏi Ai Cập? Lẽ nào ông muốn chúng tôi và cả đàn súc vật phải chịu chết khát thế này sao?”
Môi-se kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va, “Con phải làm gì với dân này đây?”
Đức Giê-hô-va phán, “Con hãy đi trước dân chúng. Dẫn theo các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên và đi tới trước tảng đá tại núi Hôrếp. Con đứng trước chỗ đó rồi dùng gậy đập vào tảng đá. Nước từ trong tảng đá sẽ chảy ra cho dân chúng uống”.
Môi-se làm đúng như lời Ngài phán bảo. Bấy giờ, dân Y-sơ-raên muốn uống bao nhiêu tùy thích. Một lần nữa, Đức Giê-hô-va lại cung ứng cho dân sự của Ngài suốt hành trình đi trong hoang mạc.
Mối liên kết Phúc âm
Mặc dù dân Y-sơ-ra-ên phạm tội phàn
nàn, oán trách nhưng Đức Chúa Trời vẫn luôn thành tín chu cấp cho họ khi sống trong hoang mạc. Mặc dù chúng ta thường vấp phạm vì thái độ vô ơn của chính mình, nhưng Đức Chúa Trời, là Cha Thiên Thượng đầy nhân từ, giàu thương xót vẫn chu cấp mọi sự cần dùng cho chúng ta mỗi ngày.
Thông điệp Hy-vọng
“Hãy cảm tạ Đức Giêhô-va vì Ngài là thiện, sự nhân từ Ngài còn đến đời đời”. (Thi-thiên 107:1 TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Em bé Môi-se
được cứu
Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se
1526 1446
(MƯỜI ĐIỀU RĂN)
Xuất Ê-díp-tô Ký 19:20-21; 32 - 34
ân Y-sơ-ra-ên tiếp tục cuộc hành trình đi qua hoang mạc
để tiến đến vùng đất mà Đức
Chúa Trời hứa ban cho họ. Đúng ba tháng sau khi rời khỏi Ai Cập, dân chúng đến tại Núi Sinai, là ngọn núi mà Môi-se đã nhìn thấy
bụi gai cháy. Dân Y-sơ-ra-ên đóng
trại bên dưới chân núi. Khi nhìn lên, họ thấy một đám mây dày
đặc bao phủ ngọn núi. Chớp lóe lên từ trong đám mây và tiếng sấm vang rền. Chính Đức Giê-hô-va đã ngự trên núi.
Môi-se lên núi để trò chuyện cùng Đức Giê-hô-va. Trong bốn mươi ngày, Môi-se ở lại đó và Ngài phán truyền với ông.
Ngài phán: “Ta là Giê-hôva Đức Chúa Trời của con, Ðấng đã đem con ra khỏi đất Ai Cập. Ta đã giải cứu con khỏi cảnh nô lệ”.
“Trước mặt Ta, con không được có các thần nào khác. Con không được làm hình tượng nào để thờ lạy. Chỉ thờ phượng một mình Ta mà thôi”.
“Danh Ta là thánh. Con không được lạm dụng danh Ta hay lấy Danh Ta sử dụng cho điều ác”.
PHÁP
ĐỨC
LUẬT
CỦA
CHÚA TRỜI
19 84
“Hãy giữ ngày thứ bảy trong tuần đặng làm nên ngày thánh. Con phải làm tất cả công việc mình trong sáu ngày nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ”.
“Hãy hiếu kính cha mẹ của con”.
“Con không được giết người”.
“Con phải chung thuỷ với vợ/chồng của con, cả trong suy nghĩ lẫn hành động”.
“Con không được trộm cắp”.
“Con không được làm chứng dối hại người”.
“Con không được tham muốn mọi thứ thuộc về người lân cận con”.
“Cũng không được tham muốn bất cứ người nào hay con vật nào thuộc về người lân cận con”.
Chính tay Đức Giê-hô-va đã khắc mười điều luật hay điều răn
trên hai bảng đá lớn và phẳng.
Ngài đưa chúng cho Môi-se tại
Núi Si-nai để ông có thể truyền
dạy những điều răn và những
lời chỉ dạy này cho dân sự
Ngài. Trong khi Môi-se ở
trên núi, A-rôn lãnh đạo dân chúng. Dân Y-sơ-ra-ên tập họp và nói với A-rôn: “Chúng
tôi không biết việc gì đã xảy
đến cho Môi-se. Vậy, ông hãy
làm cho chúng tôi một vị thần
mới để chúng tôi thờ lạy”. Thế là A-rôn bảo họ hãy đem đến cho ông những vòng vàng
đeo trên tai rồi ông nấu chảy
đồ trang sức của họ. Sau đó, ông đúc thành một bò con bằng vàng, rồi ông lập một bàn thờ trước
85
mặt tượng bò con đó. A-rôn cũng tuyên bố, “Ngày mai sẽ là ngày lễ cho Đức Giê-hô-va”.
Ngày hôm sau, dân chúng dâng tế lễ thiêu cho vị thần giả bằng vàng thay vì dâng cho Đức Chúa Trời chân thần duy nhất. Họ thờ lạy bò con bằng vàng, rồi cùng nhau ăn uống trong buổi lễ.
Đức Giê-hô-va thấy mọi việc dân Y-sơ-ra-ên đang làm. Ngài phán với Môi-se: “Dân này đã quay lưng khỏi Ta. Chúng đã biến bò con bằng vàng thành vị thần mới của chúng. Ta thật đã nổi cơn thịnh nộ. Vậy nên, Ta sẽ tiêu diệt chúng”. Môi-se cầu xin Đức
Giê-hô-va, “Xin hãy nhớ lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Xin đừng để người Ai Cập nghĩ rằng Ngài đem dân sự Ngài ra khỏi Ai Cập chỉ để tiêu diệt họ”.
Đức Giê-hô-va đã lắng nghe lời khẩn cầu của Môi-se. Ngài động lòng thương xót nên không tiêu diệt dân sự của Ngài nữa.
Sau đó, Môi-se xuống núi với hai Bảng Luật Pháp bằng đá của Ngài. Khi Môi-se nhìn thấy dân Y-sơ-ra-ên thờ lạy bò con bằng vàng, ông vô cùng tức giận. Ông ném hai Bảng Luật Pháp xuống đất. Hai Bảng này vỡ vụn dưới chân núi Si-nai.
Môi-se nói với A-rôn: “Dân này đã làm gì anh mà anh lại đẩy họ phạm một tội lỗi nặng nề như vậy?” A-rôn nói “Xin đừng giận anh. Họ yêu cầu anh phải làm một vị thần vì họ không biết chuyện gì đã xảy ra với em. Anh đã bảo họ tháo hết những trang sức bằng vàng ra, bỏ vào trong lửa đúc thành tượng bò con này”.
Sau đó, Môi-se cầu thay cho dân chúng với Đức Giê-hô-va. Vì cớ ông đã cầu xin Ngài tha thứ cho dân sự nên Ngài đã tỏ lòng thương xót và tha thứ cho dân Y-sơ-ra-ên. Sau đó, Ngài truyền lệnh bảo ông mang hai bảng đá mới lên núi Si-nai. Ngài đã ghi lại tất cả các Luật pháp và điều răn có trong hai bảng đầu tiên trên hai Bảng Luật Pháp mới rồi đưa cho Môi-se. Ông đem hai này về trại rồi tuyên đọc cho dân chúng nghe.
Sau đó, Môi-se nói với dân chúng rằng: “Đức Giê-hô-va đã truyền lệnh cho chúng ta phải dựng lên một nơi đặc biệt để thờ
86
phượng Ngài. Đó sẽ là một cái trại lớn đẹp đẽ được gọi là Đền Tạm. ”
Thế rồi họ cùng nhau xây dựng Đền Tạm ngay giữa trại. Họ dệt những bức màn nhiều màu sắc rồi trang trí nó bằng bạc, vàng.
Bên trong Đền Tạm, dân chúng đặt những vật đặc trưng, trong đó có một vật gọi Hòm Giao Uớc. Bên trong hòm này, Môise đặt hai Bảng Luật Pháp có ghi Mười Điều Răn, cây gậy của
A-rôn và bình đựng ma-na. Khi dân Y-sơ-ra-ên đi đến đâu, họ cũng đem theo Đền Tạm cùng với Hòm Giao Ước.
Khi Đền Tạm được xây xong, một đám mây xuất hiện bao phủ phía trên Đền Tạm. Đám mây chứng tỏ cho dân Y-sơ-ra-ên biết rằng Đức Giê-hô-va luôn ở cùng họ.
Mối liên kết Phúc âm
Bên cạnh tình yêu thương vĩ đại của Đức Chúa
Trời dành cho chúng ta, Ngài cũng đã ban Luật
pháp của Ngài để chúng ta biết việc gì nên
làm, việc gì không nên làm cũng như nếp sống chúng ta phải như thế nào. Đức Chúa Trời cũng mong đợi chúng ta luôn vâng giữ Luật pháp của
Ngài cách trọn vẹn. Bởi vì chúng ta phạm tội nên chúng ta không thể làm được việc này. Nhưng Đức Chúa Giê-xu đã làm thay chúng ta. Bởi đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu, là Đấng tuân giữ Luật pháp cách trọn vẹn; cũng bởi sự chết và sự phục sinh của Ngài mà chúng ta đều được cứu rỗi.
Thông điệp Hy-vọng
“Lời Chúa là ngọn đèn cho chân con, ánh sáng cho đường lối con”. (Thithiên 119:105 TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
1446 1445
Đức Chúa Trời kêu gọi Môi-se
Các tai vạ và Lễ Vượt Qua
Đức Chúa Trời ban hành Luật pháp
Sự giải cứu trên Biển Đỏ
Đức Chúa Trời chu cấp cho Dân sự Ngài
HÃY NHÌN ĐỂ
(Con rắn bằng đồng)
Dân-số Ký 21:4-9
Ba
mươi tám năm nữa trôi qua, Đức Giê-hô-va vẫn tiếp tục dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên đi qua hoang mạc để đến vùng đất mà
Ngài đã hứa ban cho họ. Trong cuộc hành trình này, chị gái Miri-am và anh trai A-rôn của Môi-se qua đời. A-rôn đã qua đời trên Núi Hô-rơ gần biên giới xứ Ê-đôm.
Vua xứ Ê-đôm không cho phép dân Y-sơ-ra-ên đi qua ngang qua xứ mình, vì vậy Đức Giê-hô-va dẫn dân Y-sơ-ra-ên đi về hướng Biển Đỏ để vòng qua xứ Ê-đôm. Nhưng trong lúc đi vòng cách xa điểm đến như vậy thì dân chúng ngã lòng. Dân Y-sơ-ra-ên nói phạm đến Đức Chúa Trời và Môi-se; họ phàn nàn, “Tại sao các ông đem chúng tôi ra khỏi Ai Cập để chúng tôi chết trong hoang mạc này? Vì ở đây không có bánh cũng không có nước, chúng tôi chán
ĐƯỢC
SỐNG
20 88
ngấy thứ đồ ăn đạm bạc này”. Dân chúng không còn muốn ăn ma-na mà Đức Giê-hô-va ban cho họ mỗi buổi sáng nữa.
Đức Giê-hô-va nghe những lời oán trách của dân chúng thì tức giận. Ngài sai rắn lửa đến trong dân chúng cắn chết rất nhiều người Y-sơ-ra-ên.
Dân chúng đến gặp Môi-se. Họ nói, “Chúng tôi đã phạm tội vì đã xúc phạm đến Đức Giê-hô-va và ông. Xin ông hãy kêu cầu Đức Giê-hô-va khiến rắn lìa xa chúng tôi”.
Vậy, Môi-se cầu nguyện cho dân chúng. Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se, “Hãy làm một con rắn lửa rồi treo lên một cây sào.
Ai bị rắn cắn mà nhìn vào nó thì sẽ được sống”. Con rắn này chính
là hình bóng về phương cách mà Đức Chúa Trời sẽ giải cứu dân Ngài khỏi sự chết.
Môi-se đã làm theo lời Đức Giê-hô-va phán. Ông làm một con rắn bằng đồng rồi treo lên một cây sào. Người nào bị rắn cắn và nhìn lên con rắn này cũng như tin cậy nơi Đức Chúa Trời thì sẽ được cứu. Người nào bị rắn lửa cắn mà nhìn con rắn bằng đồng trên cây sào sẽ được sống.
Mối liên kết Phúc âm
Để được sống, dân Y-sơ-ra-ên phải nhìn con rắn trên cây sào. Điều này chứng tỏ
lòng tin cậy của họ nơi Đức Chúa Trời. Rất nhiều năm sau, Con Một Đức Chúa Trời là
Đức Chúa Giê-xu bị treo trên thập tự giá và chịu chết vì tội lỗi của cả nhân loại trên thế gian. Sự chết của Chúa Giê-xu sẽ giải cứu chúng ta ra khỏi sự chết đời đời do hậu quả của tội lỗi chúng ta. Tất cả những ai nhìn lên Chúa Giê-xu và tin rằng Ngài đã chịu chết và sống lại để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của mình thì sẽ nhận được sự sống đời đời bởi đức tin nơi Ngài.
Thông điệp Hy-vọng “Như Môi-se treo con rắn lên trong hoang mạc thể nào thì Con Người cũng phải bị treo lên thể ấy để ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời”. (Giăng 3:14-15 Bản TTHĐ 2010)
Đức Chúa Trời ban hành Luật pháp
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
1445
Dân-số Ký 20:1-12; 22-29; Phục-truyền Luật-lệ Ký 3:21-28; 32:48-52; 34:1-12
Thế hệ Y-sơ-ra-ên mà Môi-se và A-rôn đã lãnh đạo trong suốt bốn mươi năm không phải là những người duy nhất phạm tội trên hành trình tiến vào xứ Ca-na-an. Môi-se và A-rôn cũng không vâng lời Đức Chúa Trời. Khi đi trong hoang mạc, dân Y-sơra-ên lại tiếp tục phàn nàn vì không có nước uống.
Vì vậy, Đức Giê-hô-va phán với Môi-se và A-rôn, “Con hãy cầm gậy rồi triệu tập cả hội chúng lại trước tảng đá. Hãy truyền cho tảng đá trước mắt họ thì nó sẽ phun nước ra cho hội chúng và súc vật họ uống”.
Vậy là Môi-se và A-rôn triệu tập hội chúng đến trước tảng đá. Nhưng thay vì truyền tảng đá phun nước như lời Đức Giêhô-va phán thì Môi-se lại cầm gậy giơ lên đập vào tảng đá hai lần. Ngài vẫn ban cho hội chúng và súc vật nước uống từ tảng
đá nhưng về phía Môi-se thì ông đã không tuân theo mạng lệnh của Ngài.
Đức Giê-hô-va đã trách phạt cả Môi-se lẫn A-rôn vì tội lỗi của họ. Ngài phán với họ: “Vì các con không tin Ta nên các con sẽ không được dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên vào
vùng đất mà Ta hứa ban cho họ”.
ĐƯỢC VÀO ĐẤT HỨA
MÔI-SE KHÔNG
21 90
Cả Môi-se, A-rôn và dân Y-sơ-ra-ên cùng đi đến Núi Hô-rơ. Trên đỉnh núi, A-rôn qua đời tại đó. Dân Y-sơ-ra-ên rất đau buồn vì A-rôn qua đời. Họ khóc thương ông trong ba mươi ngày.
Bấy giờ, Môi-se đã một trăm hai mươi tuổi. Ông tiếp tục dẫn dắt dân sự của Đức Chúa Trời cho đến khi họ đến rất gần
Sông Giô-đanh. Sau khi vượt qua sông Giô-đanh, cuối cùng họ sẽ tiến vào xứ Ca-na-an, là vùng đất mà Đức Chúa Trời nhiều năm trước đã hứa ban cho Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và dòng
dõi của họ.
Môi-se rất muốn qua bên kia sông Giô-đanh để được nhìn thấy vùng Đất Hứa. Nhưng vì sai phạm của mình tại nơi tảng đá trong hoang mạc, giống như A-rôn nên Đức Giê-hô-va đã không cho Môi-se bước vào đất hứa Ca-na-an.
Thay vì thế, Đức Giê-hô-va đã chọn một người trẻ tuổi tên là Giô-suê trở thành người lãnh đạo dân chúng tiến vào đất Ca-na-an. Môi-se truyền gọi Giô-suê đến họp trong trại. Tại đó, Đức Giê-hô-va truyền lịnh cho Giô-suê làm nhà lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên.
Sau đó, Ngài phán bảo Môi-se, “Con hãy đi lên đỉnh Núi Nê-bô và nhìn về xứ Ca-na-an là vùng đất mà Ta ban cho dân Y-sơ-ra-ên làm sản nghiệp. Vì con và A-rôn đã không tin cậy Ta trong hoang mạc nên con chỉ được thấy xứ ấy từ đằng xa chứ không được vào đó”.
91
Môi-se đã làm theo lời Ngài phán truyền. Trên Núi Nê-bô, Đức Giê-hô-va cho ông xem toàn bộ bờ cõi mà Ngài hứa ban cho dân sự Ngài. Sau đó, Môi-se qua đời, chính Đức Giê-hôva đã chôn Môi-se tại xứ Mô-áp. Cho đến nay, không aibiết được nơi an táng của ông ở đâu. Khi qua đời, Môi-se được một trăm hai mươi tuổi nhưng mắt ông không mờ, sức ông không giảm. Dân Y-sơ-ra-ên khóc thương Môi-se trong ba mươi ngày.
Về sau, chẳng có một nhà tiên tri nào giống như Môi-se được Đức Giê-hô-va biết mặt đối mặt. Ngài ban cho Môi-se cánh tay mạnh mẽ và năng quyền để làm những dấu lạ phép màu và dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập.
Giô-suê, nhà lãnh đạo mới của dân Y-sơ-ra-ên được Đức Giêhô-va ban cho sự khôn ngoan và tràn đầy sức mới. Dân chúng nghe theo lời Giô-suê khi họ chuẩn bị vào Đất Hứa.
Mối liên kết Phúc âm
Mặc dù dân chúng phạm tội nhưng Đức
Chúa Trời yêu thương dân sự Ngài và vẫn
thành tín với lời hứa sẽ dẫn dắt họ tiến vào
xứ Ca-na-an. Mặc dù Môi-se cũng phạm
tội nhưng Đức Chúa Trời vẫn yêu thương
ông và cho ông được nhìn thấy Đất Hứa
trước khi qua đời. Dù chúng ta cũng phạm
tội nhưng Đức Chúa Trời vẫn yêu thương
chúng ta. Ngài đã sai Đức Chúa Giê-xu, là
Con Một Ngài xuống thế gian để chịu đau
đớn và chịu chết vì tội lỗi của chúng ta. Khi
Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết, Ngài đã
đắc thắng tội lỗi, sự chết và ma vương. Bởi
đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu, Đức Chúa Trời sẽ dẫn đưa chúng ta về nơi thiên đàng —
đó chính là quê hương đời đời mà Ngài hứa ban cho chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng “Đức Chúa Giê-xu phán, hãy mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”. (Lu-ca 10:20b Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Con rắn bằng đồng Môi-se qua đời
1445 1407
THÀNH
GIÊ-RI-CÔ
SỤP ĐỔ
Dân-số Ký 13 - 14; 27:12 - 23; Phục-truyền Luật-lệ Ký 34; Giô-suê 1 - 2; 5:13 - 6:27
Saunhiều năm du hành trong hoang mạc, dân Y-sơ-ra-ên đã đến gần bờ cõi xứ Ca-na-an, vùng đất mà rất nhiều năm trước khi Môi-se qua đời, Đức Giê-hô-va đã hứa ban cho Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, Ngài phán rằng: “Hãy sai người đi do thám vùng đất Ca-na-an để xem xứ đó như thế nào”. Môi-se chọn một người trong mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên. Ông dặn mười hai người này bí mật đi do thám và tìm hiểu xứ đó ra sao. Họ cũng phải xem quân thù của mình sống trong xứ này có mạnh hay không. Bốn mươi ngày sau, khi những người do thám xứ trở về, họ đem về một chùm nho to đến nỗi phải hai người nam mới khiêng nổi. Mười người trong số những người do thám phúc trình, “Hãy xem những hoa quả mà chúng tôi mang về! Quả thật, đây là
22 93
một vùng đất đượm sữa và mật. Dân trong xứ này sống trong các thành trì rộng lớn có tường vững chắc bao quanh. Chúng ta không thể đi lên chống cự nổi dân này đâu”.
Nhưng hai người do thám khác, tên là Giô-suê và Ca-lép thì nói với dân chúng rằng: “Thật, chúng ta có thể đi lên chiếm xứ ấy, nhưng phải với sự phù hộ của Đức Giê-hô-va”.
Dân Y-sơ-ra-ên sợ hãi chẳng muốn nghe theo Giô-suê và Calép. Thế nên, Đức Giê-hô-va nổi giận vì dân Y-sơ-ra-ên không tin cậy nơi chính Ngài cũng như quyền năng của Ngài. Ngài phán với dân Y-sơ-ra-ên rằng: “Vì các ngươi sợ hãi và không tin cậy Ta, nên các ngươi sẽ không được bước vào Đất Hứa Ca-na-an. Ta sẽ ban xứ này cho con cháu các ngươi, còn các ngươi sẽ lang thang trong đồng vắng trong suốt bốn mươi năm. Chỉ có Giô-suê và Ca-lép sẽ vào được vào xứ Ca-na-an vì họ đã tin cậy Ta”.
Bốn mươi năm sau khi rời xứ Ai Cập, Đức Giê-hô-va phán định đã đến lúc dân sự của Ngài tiến vào xứ Ca-na-an. Nhưng vì cớ tội lỗi của Môi-se, Ngài đã chọn Giô-suê để lãnh đạo dân chúng tiến vào Ca-na-an thay cho Môi-se.
Trước khi qua đời, Môi-se nhắc nhở cả hội chúng mà ông lãnh đạo bấy lâu phải luôn ghi nhớ mọi điều Đức Giê-hô-va phán dạy họ. Sau đó, Ngài đưa Môi-se lên đỉnh Núi Nê-bô, đối diện với thành Giê-ri-cô. Tại đó, Đức Giê-hô-va cho Môi-se nhìn thấy toàn bộ vùng đất mà cách đây rất lâu, Ngài đã hứa ban cho con cháu của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp.
Môi-se qua đời tại xứ Mô-áp và dân Y-sơ-ra-ên thương khóc ông trong ba mươi ngày.
Sau khi Môi-se qua đời, Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê: “Bây giờ con và cả dân này hãy đứng dậy đi qua sông Giô-đanh. Hãy đi vào vùng đất mà Ta hứa ban cho các con. Trọn đời con sẽ không ai có thể đứng nổi trước mặt con. Ta sẽ ở với con như Ta đã ở với Môi-se. Ta sẽ không lìa bỏ con. Hãy mạnh dạn và can đảm. Chớ run sợ. Cũng chớ ngã lòng.
Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con. Ta sẽ ở cùng con trong
94
mọi nơi con đi”.
Giô-suê truyền lịnh cho dân Y-sơ-ra-ên phải chuẩn bị sẵn
sàng. Sau đó, ông bí mật sai hai người đi do thám thành Giê-ricô. Hai người ấy đến nhà của một người nữ tên là Ra-háp. Cô đã giấu hai người trên mái nhà của mình. Vua Giê-ri-cô được tin dân
Y-sơ-ra-ên đã sai người đi do thám xứ. Vì vậy, vua liền sai sứ giả
đến nhà Ra-háp. Họ nói với cô rằng, “Chúng tôi biết khách của cô là người Y-sơ-ra-ên đang đi do thám cả xứ chúng tôi. Chúng tôi
được lệnh dẫn họ đến trình diện vua”.
Nhưng Ra-háp nói với các sứ giả rằng: “Quả thật, hai người ấy
đã đến nhà tôi nhưng tôi chẳng biết họ ở đâu đến. Song, họ đã rời
khỏi đây trước khi cổng thành đóng lại. Hãy mau đuổi theo họ vì các ông có thể bắt kịp họ đấy”.
Sau khi các sứ giả đã đi khỏi, Ra-háp đến gặp hai thám tử của Giô-suê. Ra-háp nói: “Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này. Chúng tôi có nghe về phép lạ Ngài đã khiến cho nước Biển Đỏ khô cạn vì các ông thể nào và Ngài cũng đã phù hộ các ông ra sao khi các ông lang thang trong hoang mạc suốt nhiều năm tháng. Bây giờ, vì tôi đã đối xử nhân từ với hai ông thì xin cũng bày tỏ lòng nhân từ đối với tôi. Khi các ông quay lại đánh chiếm thành Giê-ri-cô, xin hãy gìn giữ mạng sống cho gia đình tôi và giải cứu chúng tôi”.
Hai thám tử hứa rằng, “Mạng sống của chúng tôi sẽ đền cho mạng sống cô, miễn là không ai trong nhà cô tiết lộ việc của chúng tôi. Khi Đức Giê-hô-va ban đất này cho chúng tôi, chúng tôi sẽ lấy chữ tín mà đối xử nhân từ với cô”.
Nhà của Ra-háp được xây dựng sát tường thành Giê-ri-cô. Raháp giúp hai thám tử trốn thoát qua cửa sổ bằng một sợi dây màu đỏ. Hai thám tử nói với cô, “Cô hãy treo sợi dây màu đỏ này nơi cửa sổ. Bất cứ người nào ở trong nhà cô, cha mẹ, anh em và tất cả người nhà của họ đều sẽ được an toàn. Nhưng cô phải giữ bí mật”. Ra-háp đồng ý. Rồi cô treo sợi dây màu đỏ trên cửa sổ nhà mình.
Hai thám tử trở về cùng Giô-suê. Họ thuật lại mọi điều đã xảy
95
ra cho họ.
“Đức Giê-hô-va đã phó thành này vào tay chúng ta. Các dân trong thành Giê-ri-cô đều nao núng trong sợ hãi vì chúng ta”.
Vì thế, Giô-suê đã dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Ban đầu, dân Y-sơ-ra-ên phải vượt qua sông
Giô-đanh. Trước khi dân chúng đi qua thì các thầy tế lễ của Y-sơra-ên phải khiêng Hòm Giao Ước đi trước, trong đó có các Bảng
Luật Pháp ghi lại Mười Điều Răn. Ngay khi chân của các thầy tế
lễ vừa chạm xuống nước sông Giô-đanh thì Đức Giê-hô-va khiến nước ngừng chảy. Giống như Đức Giê-hô-va đã giúp dân chúng
vượt qua Biển Đỏ trên mặt đất khô cạn thể nào thì giờ đây Ngài
cũng giúp họ vượt qua Sông Giô-đanh trên mặt đất khô cạn thể ấy.
Khi tất cả dân Y-sơ-ra-ên đã bình an vượt qua sông Giô-đanh rồi thì Đức Giê-hô-va truyền cho Giô-suê: “Hãy chọn trong dân chúng mười hai người, mỗi bộ tộc trong số mười hai bộ tộc Y-sơra-ên một người”. Mỗi người lấy một hòn đá ở giữa sông. Hãy cùng dựng lên công trình kỷ niệm tại Ginh-ganh để tôn vinh Đức Giê-hô-va. Công trình này sẽ nhắc nhở dân chúng cũng như con cháu họ về việc Đức Giê-hô-va đã dẫn dắt họ vượt qua sông Giôđanh trên mặt đất khô cạn như thế nào.
Dân Y-sơ-ra-ên đến thành Giê-ri-cô. Cổng thành Giê-ri-cô bị đóng chặt. Chẳng ai được ra khỏi thành cũng chẳng ai được đi vào thành.
Đức Giê-hô-va phán với Giô-suê “Ta đã phó Giê-ri-cô vào tay con. Vậy, con cùng tất cả chiến sĩ hãy đi vòng quanh thành một lần. Và làm như vậy trong suốt sáu ngày. Bảy thầy tế lễ sẽ cầm bảy chiếc kèn bằng sừng. Vào ngày thứ bảy, các con hãy đi vòng quanh thành bảy lần. Và các thầy tế lễ phải thổi kèn trong khi đi. Khi các thầy tế lễ thổi một hồi kèn dài thì tất cả dân chúng phải la lớn lên. Tường thành sẽ sụp đổ, khi đó toàn quân sẽ tiến thẳng vào Giê-ri-cô”.
Vậy, Giô-suê truyền lệnh cho dân chúng làm đúng như lời Đức Giê-hô-va phán bảo. Khi tường thành Giê-ri-cô sụp đổ, dân
96
Y-sơ-ra-ên có thể dễ dàng đánh chiếm thành. Khi họ chiếm được thành, hai thám tử đã giữ lời hứa của mình mà giải cứu Ra-háp và tất cả người nhà của cô.
Cuối cùng, sau nhiều năm lang thang trong hoang mạc, giờ đây, dân Y-sơ-ra-ên có thể sống trong vùng đất mà Đức Chúa Trời hứa ban cho họ. Ngài đã làm trọn lời Ngài phán hứa nhiều năm trước đó với Áp-ra-ham.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng
quyền năng. Ngài khiến tường thành
Giê-ri-cô sụp đổ để dân sự Ngài có
thể tiến vào đất hứa Ca-na-an. Qua
sự chết và sự phục sinh của Chúa
Giê-xu, Đấng Cứu Rỗi quyền năng
của chúng ta đã phá vỡ bức tường tội
lỗi ngăn cách chúng ta với Đức Chúa
Trời. Nhờ đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu,
Đức Chúa Trời sẽ tha thứ mọi tội của
chúng ta. Đến một ngày, chúng ta sẽ
được sống cùng với Ngài đời đời ở nơi
đất hứa trên thiên đàng.
Thông điệp Hy-vọng
“Vì trong Ngài, tất cả mọi lời
hứa của Đức Chúa Trời đều là
‘Có’”. (II Cô-rinh-tô 1:20a Bản
TTHĐ 2010)
Con rắn bằng đồng
Môi-se qua đời
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Thành Giê-ri-cô sụp đổ
1406
1407
-
LÃNH ĐẠO NHÚT NHÁT
Các Quan Xét 6 - 7
Giô-suê
luôn trung tín vâng theo Đức Giê-hô-va khi lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên trong nhiều năm. Dưới sự lãnh đạo của Giôsuê, các địa phận trong xứ Ca-na-an đã được phân chia cho từng bộ tộc trong số mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên sinh sống ở khắp xứ Ca-na-an.
Khi Giô-suê còn sống, dân Y-sơ-ra-ên còn phụng sự Đức Giêhô-va.
GHÊ-ĐÊ-ÔN
VỊ
23 98
Nhưng sau khi Giô-suê qua đời, dân Y-sơ-ra-ên lìa bỏ Đức Giê-hô-va. Họ không tuân theo Luật pháp của Ngài mà tôn thờ các vị thần khác. Vì vậy, Ngài cho phép những kẻ cướp bóc từ nơi khác đến Ca-na-an cướp hết lương thực lẫn các súc vật của dân Y-sơ-ra-ên.
Đức Giê-hô-va cho phép quân thù xâm chiếm Ca-na-an. Khi dân sự cố chiến đấu chống lại kẻ thù thì kẻ thù lại giành chiến thắng vì quyền năng của Đức Chúa Trời chống nghịch lại dân
Y-sơ-ra-ên.
Sau đó, Đức Giê-hô-va đã dấy lên các lãnh đạo Y-sơ-ra-ên, là những người sẽ giải cứu dân sự ra khỏi sự áp bức và cướp bóc của kẻ thù. Các lãnh đạo này vâng theo Đức Giê-hô-va. Họ cũng được gọi là Các Quan Xét. Một trong Các Quan Xét mà Ngài ban cho dân sự tên là Ghi-đê-ôn.
99
Đức Giê-hô-va đã chọn Ghi-đê-ôn để lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên trong thời điểm họ đang bị dân Ma-đi-an cai trị. Dân Ma-đi-an đối xử rất hung bạo với dân Y-sơ-ra-ên. Thế nên, họ buộc phải ẩn náu khỏi dân Ma-đi-an trong các hầm hố trên núi hay hang động.
Khi đến thời điểm thu hoạch mùa màng, dân Y-sơ-ra-ên sẽ đập lúa mạch ở những nơi kín đáo để dân Ma-đi-an không hay biết họ đang làm gì. Khi Đức Giê-hô-va hiện đến với Ghi-đê-ôn thì ông đang đập lúa mạch trong hầm ép rượu.
Ngài phán với Ghi-đê-ôn: “Hỡi người chiến sĩ dũng cảm. Con hãy đi giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Ma-đi-an. Vì Ta sẽ sai con đi”.
Lúc đầu, Ghi-đê-ôn cảm thấy sợ khi Đức Giê-hô-va chọn mình. Làm sao ông, chỉ là một người nhỏ bé nhất trong gia đình của một bộ tộc yếu nhất Y-sơ-ra-ên lại có thể đi giải cứu dân Y-sơra-ên ra khỏi một kẻ thù lớn mạnh như vậy? Ghi-đê-ôn thưa với Ngài, “Xin bày tỏ cho con biết Ngài thực sự muốn con trở thành một nhà lãnh đạo. Nếu Ngài thực sự muốn dùng con để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên thì xin hãy ban cho con dấu hiệu này. Con sẽ đặt một mớ lông chiên trong sân đạp lúa”.
“Sáng sớm mai, nếu sương chỉ đọng trên mớ lông chiên ấy còn đất xung quanh khô ráo thì con sẽ biết chắc Chúa dùng tay con giải cứu Y-sơ-ra-ên như lời Ngài đã phán”.
Sáng hôm sau, khi Ghi-đê-ôn thức dậy, ông đi đến sân đập lúa. Ông lấy bộ lông chiên rồi vắt thì sương chảy ra đầy một chén nước.
Nhưng Ghi-đê-ôn vẫn còn nhút nhát. Ông cầu xin Đức Giêhô-va: “Xin Chúa đừng nổi giận với con. Con chỉ xin Ngài một dấu hiệu nữa thôi. Khi con đặt lông chiên trong sân đạp lúa, thì khi sáng sớm, xin để lông chiên khô còn sương đọng lại khắp trên đất”.
Đức Chúa Trời đã làm đúng những lời Ghi-đê-ôn cầu xin. Sáng hôm sau, chỉ riêng lớp lông chiên thì khô, còn khắp trên đất lại bị sương phủ. Bấy giờ, Ghi-đê-ôn biết chắc rằng Đức Chúa
100
Trời muốn ông trở thành một nhà lãnh đạo làm quan xét trong dân Y-sơ-ra-ên.
Từ đó, Ghi-đê-ôn chuẩn bị cho trận chiến chống lại quân Mađi-an. Ông đi khắp xứ rồi triệu tập càng nhiều quân lính càng tốt. Hàng ngàn người đến gia nhập đội quân của Ghi-đê-ôn. Đức
Giê-hô-va phán với Ghi-đê-ôn rằng: “Ta sẽ phó dân Ma-đi-an vào tay con. Nhưng số quân đi theo con còn đông quá. Ta không muốn dân Y-sơ-ra-ên khoe khoang rằng chính tay họ tự giải cứu mình”. Vì vậy, Ghi-đê-ôn đã cho hai mươi hai nghìn binh lính trở về nhà. Chỉ còn mười nghìn người ở lại trong đội quân của ông.
Ngài lại phán với Ghi-đê-ôn. “Số bính lính vẫn còn đông quá. Hãy dẫn họ xuống mé nước. Ta sẽ thử nghiệm xem người nào sẽ đi với con”. Tại mé nước, Đức Giê-hô-va phán bảo Ghi-đê-ôn, “Hãy nhìn xem những người này uống nước như thế nào. Hãy xếp những người liếm nước như chó vào một nhóm. Còn những người quỳ gối xuống mà uống vào một nhóm khác”.
Có ba trăm người bụm nước trong tay để liếm nước như chó. Tất cả những người còn lại đều quỳ gối xuống mà uống. Đức Giêhô-va phán: “Ta sẽ giải cứu Y-sơ-ra-ên với ba trăm đã liếm nước. Ta sẽ phó dân Ma-đi-an vào tay con. Còn tất cả những người khác hãy trở về nhà mình”.
Thế nên, Ghi-đê-ôn cho những người còn lại của Y-sơ-ra-ên trở về trại mình. Ông giữ lại ba trăm người kia. Họ nhận lấy lương thực và tù và từ những người trở về để lại rồi đi theo ông. Sau đó, Đức Giê-hô-va bày tỏ cho ông một kế hoạch rất khác thường để đánh bại quân Ma-đi-an đông đảo chỉ với ba trăm người.
Ngài bảo ông chia ba trăm người thành ba nhóm. Cũng phát cho mỗi người một cái tù và cùng một cái bình đất rỗng. Sau đó, ông cũng đưa cho mỗi người một ngọn đuốc đặt bên trong cái bình rỗng để che kín ánh sáng ngọn đuốc.
Vào khoảng mười giờ đêm, Ghi-đê-ôn cùng ba trăm người lẻn xuống đầu trại quân Ma-đi-an. Ông bảo họ, “Hãy xem rồi làm theo đúng những gì tôi làm”.
101
Theo hiệu lệnh của Ghi-đê-ôn, những người này thổi tù và. Họ cũng đập bể những cái bình đất đang giấu ngọn đuốc để chiếu sáng. Rồi cùng nhau hô lớn lên, “Hãy tuốt gươm vì Đức Giê-hô-va và vì Ghê-đê-ôn!”
Tiếng tù và inh ỏi đã đánh thức cả trại quân Ma-đi-an. Khi nhìn thấy ánh sáng của những ngọn đuốc ở đầu trại quân và nghe thấy tiếng tù và thổi, trông có vẻ như một đội quân vô cùng đông đảo đang bao vây họ. Họ nghĩ rằng chẳng còn cách
nào để trốn thoát được nữa.
Vô cùng kinh hãi, quân Ma-đi-an bỏ chạy khỏi trại mình để tìm đường trốn thoát. Trong bóng đêm, họ va chạm vào nhau và nghĩ rằng dân Y-sơ-ra-ên đã vào trong trại tấn công mình. Vậy nên, họ chém giết lẫn nhau trong bóng tối. Vì vậy, họ đã tự tiêu diệt lẫn nhau. Nhờ kế hoạch kỳ diệu này, Đức Chúa Trời đã phó vào tay Ghi-đê-ôn và dân Y-sơ-ra-ên thắng hơn một đội quân vô cùng hùng mạnh.
Y-sơ-ra-ên được hoà bình trong suốt bốn mươi năm Ghi-đêôn làm quan xét.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã phó vào tay Ghi-đêôn và dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng dân
Ma-đi-an. Bởi đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta được đắc thắng tội lỗi, sự chết và ma vương. Chúng ta có thể tin chắc rằng Ngài hằng giúp đỡ chúng ta trong mọi trận chiến hay cơn gian truân mà chúng ta đối diện trong cuộc sống.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Trời là nơi nương náu và sức mạnh của chúng con, Ngài hằng giúp đỡ trong cơn hoạn nạn”. (Thi-thiên 46:1 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên) Quân Ma-đi-an
1170 1406
SAM-SÔN
Các Quan Xét 13 - 16
Sau khi Ghi-đê-ôn qua đời, một lần nữa, dân chúng xây bỏ Đức
Giê-hô-va. Cuối cùng, Ngài phó họ trong tay người Phi-li-tin. Nhưng lại một lần nữa, Đức Chúa Trời có kế hoạch dấy lên trong dân Y-sơ-ra-ên một nhà lãnh đạo và vị quan xét khác. Người lãnh
đạo cũng như vị quan xét mới này tên là Sam-sôn.
Cha của Sam-sôn tên là Ma-nô-a. Vợ của Ma-nô-a không thể sinh con. Một ngày nọ, thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện đến với vợ của Ma-nô-a. Thiên sứ phán với cô “Dù con hiếm muộn. Nhưng con sẽ mang thai và sinh một con trai. Khi mang thai, con không được uống rượu hay ăn vật gì không tinh sạch. Sau khi đứa trẻ ra đời, con đừng bao giờ cắt tóc cho nó. Đứa trẻ này sẽ được biệt riêng làm quan xét trong Y-sơ-ra-ên để phụng sự Đức Giê-hô-va.
Ngài sẽ dùng Sam-sôn để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi tay dân Phi-li-tin”.
Mọi việc xảy ra đúng như lời thiên sứ của
Đức Giê-hô-va báo trước. Vợ Ma-nô-a sinh được một con
24 103
trai và đặt tên là Sam-sôn. Đứa trẻ lớn lên, Đức Giê-hô-va ban phước cho Sam-sôn. Sam-sôn chẳng để ai cắt tóc của mình. Đức Giê-hô-va ban cho Sam-sôn sức mạnh phi thường. Khi còn trẻ, Sam-sôn đã dùng tay không giết chết sư tử!
Dân Phi-li-tin gây chiến khiến dân chúng gặp hoạn nạn lớn. Đức Giê-hô-va phù hộ Sam-sôn để bảo vệ dân chúng khỏi kẻ thù hung bạo này. Một đêm nọ, Sam-sôn đang ở tại thành Ga-xa. Thành này được bao bọc bởi một bức tường cao, chắc chắn và có cổng thành rất lớn bảo vệ. Khi quân Phi-li-tin phát hiện Sam-sôn đang ở trong thành thì họ muốn bắt ông. Vì vậy, họ đóng cổng thành để khiến Sam-sôn bị mắc kẹt bên trong. Nhưng Sam-sôn dễ dàng nhổ các trụ cổng rồi vác chúng lên vai rời khỏi thành.
Dân Phi-li-tin kinh hãi trước sức mạnh phi thường của Samsôn. Trong nhiều năm, dân Phi-li-tin tìm cách bắt giữ Sam-sôn. Nhưng thần của Đức Giê-hô-va khiến ông được mạnh sức, một mình ông đã đánh bại quân Phi-li-tin.
Vài năm sau, Sam-sôn yêu một người nữ tên là Đa-li-la. Dân Phi-li-tin biết được chuyện này. Nên họ bí mật đến gặp Đa-li-la và thoả thuận với cô. Nếu như cô có thể khám phá được bí mật về sức mạnh của Sam-sôn, dân Phi-li-tin sẽ thưởng cho cô hơn một nghìn miếng bạc. Bởi lòng tham nên Đa-li-la sẵn lòng làm theo thoả thuận này.
Lần tiếp theo Sam-sôn đến thăm, Đa-li-la đã hỏi ông “Xin anh nói cho em biết do đâu mà anh có sức mạnh phi thường như thế?” Lúc đầu, Sam-sôn nói với cô rằng nếu anh bị trói bằng bảy sợi dây cung còn tươi thì anh sẽ trở nên yếu sức. Đa-li-la liền thử làm theo những lời Sam-sôn nói. Cô để một số người Phi-li-tin phục kích sẵn trong phòng bên cạnh. Rồi cô trói Samsôn bằng những sợi dây cung còn tươi. Sau đó, Đa-li-la kêu lên, “Hỡi Sam-sôn, người Phi-li-tin đến tấn công anh kìa!” Nhưng khi quân Phi-li-tin tràn vào phòng, Sam-sôn dễ dàng bứt những sợi dây cung.
Đa-li-la chẳng chịu bỏ cuộc vì muốn tìm ra bí mật về sức mạnh của Sam-sôn. Cô lại hỏi ông, “Nhờ đâu anh trở nên mạnh
104
mẽ như vậy?” Sam-sôn trả lời: “Hãy trói chặt anh bằng những sợi dây thừng còn mới chưa có ai dùng thì khi đó anh sẽ trở nên yếu ớt”. Nhưng khi Đa-li-la làm theo thì một lần nữa, Sam-sôn cũng thoát ra dễ dàng.
Đa-li-la lại tiếp tục nài hỏi Sam-sôn. Lần này, Sam-sôn nói với cô rằng nếu em dệt bảy lọn tóc trên đầu của anh vào canh chỉ trên khung cửi thì anh sẽ không thể nào thoát được. Vậy, khi Sam-sôn nằm ngủ, cô dùng con sẻ dệt chặt tóc của Sam-sôn vào khung cửi. Nghĩ rằng Sam-sôn đã bị cột chặt, một lần nữa cô kêu lên, “Hỡi Sam-sôn, người Phi-li-tin đến tấn công anh đó!” Khi Sam-sôn thức dậy, ông cũng dễ dàng thoát ra chỉ với một cái giật mạnh.
Về sau, Đa-li-la nói, “Nếu anh thực sự yêu em thì anh sẽ nói cho em biết bí mật về sức mạnh của anh thay vì gạt em”. Đa-li-la lại tiếp tục cằn nhằn, than vãn và nài xin Sam-sôn nói cho cô biết bí mật. Cuối cùng, Sam-sôn quá rối trí với sự cằn nhằn của Đa-lila nên ông nói hết với cô sự thật. Ông nói với cô, “Bí quyết về sức mạnh của anh đó là dao cạo chưa bao giờ đưa qua đầu anh. Vì từ trong lòng mẹ, anh phải tuân giữ những điều Đức Giê-hô-va phán dặn không bao giờ được cắt tóc. Nếu dao cạo qua đầu anh, sức mạnh sẽ lìa khỏi anh”.
Đa-li-la thấy rằng cuối cùng Sam-sôn đã tỏ bày bí mật về sức mạnh của mình cho cô. Vì thế, cô liền báo tin cho các thủ lĩnh của Phi-li-tin. Cô nói: “Các ông hãy trở lại, vì lần này, anh ấy đã nói hết mọi điều trong lòng cho tôi rồi”. Vậy, các thủ lĩnh liền quay lại và mang theo bạc trong tay.
Đa-li-la làm cho Sam-sôn nằm ngủ trong lòng mình. Rồi khi Sam-sôn ngủ, cô cho người cạo bảy lọn tóc trên đầu ông. Ngay lập tức, sức mạnh liền lìa khỏi Sam-sôn vì ông đã không vâng lời Đức Giê-hô-va.
Đa-li-la liền gọi, “Hỡi Sam-sôn! Người Phi-li-tin đang tấn công anh đó!” Ông thức dậy và tự nhủ mình có thể thoát ra như những lần trước. Ông không hề biết rằng Đức Giê-hô-va đã lìa khỏi ông.
Thế nên, người Phi-li-tin dễ dàng bắt được Sam-sôn. Họ trói
105
ông nhốt vào trong ngục. Để ông không thể nào thoát ra được, họ khoét mắt khiến ông không nhìn thấy được. Họ còn bắt ông xay cối trong ngục. Nhiều ngày trôi qua, tóc của Sam-sôn dài ra trở lại.
Một ngày nọ, người Phi-li-tin tổ chức một bữa tiệc lớn trong
đền thờ để ăn mừng thần Đa-gôn của họ, vị thần mà họ vẫn luôn tôn thờ. Trong bữa tiệc, họ đã nghĩ ra một trò đùa độc ác để cười nhạo Sam-sôn, nên họ đem ông ra khỏi ngục. Họ la lên, “Hãy mang Sam-sôn ra đây để làm trò vui cho chúng ta!” Có hơn ba nghìn người tập trung tại đó. Càng say, họ càng trở nên độc ác hơn. Họ cười cợt nhạo báng Sam-sôn mù loà.
Sam-sôn nói với người đầy tớ nắm tay mình rằng: “Hãy dẫn ta đến nơi có các cột đền. Ta muốn dựa vào đó”. Sau đó, ông kêu cầu Đức Giê-hô-va rằng, “Vua Giê-hô-va ôi, xin cho con biết Ngài
106
vẫn luôn bảo vệ con. Xin ban cho con sức mạnh chỉ lần này thôi để con có thể báo thù quân Phi-li-tin vì những gì họ đã làm với đôi mắt của con”.
Đức Giê-hô-va đã nghe lời cầu xin của Sam-sôn nên một lần nữa, Ngài ban cho ông sức mạnh phi thường. Sam-sôn với hai tay vịn vào mỗi cây cột hai bên vì ông đứng ở giữa. Rồi ông kêu lên, “Nguyện tôi sẽ chết chung với dân Phi-li-tin!” Sau đó, ông cố hết sức có thể để đẩy. Hai cây cột nứt ra khiến mái đền sụp đổ đè chết tất cả mọi người tại đó. Do đó, lúc chết Sam-sôn đã giết nhiều người hơn khi ông còn sống.
Sau đó, anh em của Sam-sôn đến lấy xác ông về. Họ đem xác về nhà rồi chôn trong mộ của cha ông, là Ma-nô-a. Sam-sôn đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên trong 20 năm.
Mối liên kết Phúc âm
Bất luận tội không vâng lời của Samsôn, Đức Chúa Trời vẫn lắng nghe lời
cầu xin của ông và ban cho ông sức mạnh để chống lại quân Phi-li-tin.
Đức Chúa Giê-xu, là Đấng Cứu Rỗi của
chúng ta đã cầu xin Đức Chúa Trời thay chúng ta. Vì cớ Chúa Giê-xu, Đức
Chúa Trời cũng sẽ lắng nghe những lời cầu xin của chúng ta để phù hộ và nhậm lời chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng
“Bởi đó, Ngài (Đức Chúa Giê-xu) có thể cứu toàn vẹn những người nhờ Ngài mà
đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những người ấy”. (Hê-bơ-rơ 7:25 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Quân Ma-đi-an thất trận
Sự sống chết của Sam-sôn
1068 1049
1170
Ru-tơ 1 - 4
Trong thời gian dân Y-sơ-ra-ên sống dưới sự lãnh đạo của Các
Quan Xét, một người thuộc về Đức Chúa Trời tên là Ê-li-mêléc sống tại Bết-lê-hem cùng với vợ mình là Na-ô-mi và hai con trai. Cho đến một năm nọ, mùa màng thất bát khiến Ê-li-mê-léc
không có đủ lương thực để nuôi gia đình. Vì vậy, ông buộc phải rời khỏi Y-sơ-ra-ên cho đến khi nạn đói chấm dứt. Ông cùng cả gia đình đến sinh sống tại xứ Mô-áp gần đó.
Trong thời gian sống trong xứ Mô-áp thì Ê-li-mê-léc qua đời.
Bấy giờ, Na-ô-mi trở thành một góa phụ. Rồi hai con trai của bà hiện đã đến tuổi lập gia đình. Họ cưới những người nữ Mô-áp. Hai người nữ này tên là Ọt-ba và Ru-tơ. Họ cùng nhau sống với bà Na-ô-mi.
Một thời gian sau, Na-ô-mi và hai con dâu mình càng đau
cũng đi cùng bà.
RU-TƠ
25 108
Khi họ trở về xứ Giu-đa, nơi Bết-lê-hem, Na-ô-mi nói với hai con dâu mình rằng “Các con mỗi người hãy trở về nhà mẹ mình đi. Các con đã rất thương yêu chồng mình và cả mẹ nữa. Cầu xin Đức Giê-hô-va tỏ lòng thương xót với hai con. Nguyện Ngài ban ơn cho hai con được bình an nơi nhà chồng mới”.
Lúc đầu, cả Ọt-ba và Ru-tơ đều không muốn rời xa mẹ chồng mình. Nhưng Na-ô-mi nói: “Hai con gái của mẹ, các con hãy trở về nhà đi. Mẹ chẳng còn con trai nào khác để cưới các con. Nỗi cay đắngtrongcuộcđờimẹgấpbộicáccon”.
Khi hai con dâu nghe những lời của Na-ô-mi thì họ đau lòng oà lên mà khóc. Rồi Ọt-ba hôn từ biệt mẹ chồng mình. Nhưng Ru-tơ cứ ôm lấy mẹ không chịu lìa. Cô thưa với mẹ rằng, “Xin đừng ép con rời xa mẹ hay quay trở về. Mẹ đi đâu con sẽ theo đó. Mẹ ở nơi nào con sẽ ở nơi đó. Dân tộc của mẹ là dân tộc của con. Đức Chúa Trời của mẹ cũng sẽ là Đức Chúa Trời của con”.
Vậy, Na-ô-mi cùng Ru-tơ trở về Bết-lê-hem. Khi về đến xứ sở mình thì vụ thu hoạch lúa tại Bết-lê-hem chỉ mới bắt đầu. Vì cả Na-ô-mi lẫn Ru-tơ đều không có chồng nên họ chẳng còn sản
nghiệp nào cho mình để sinh sống. Vào thời điểm đó, những người góa bụa hay người nghèo khó được phép bước chân vào cácđámruộngđãthuhoạchxongđểmótnhữnggiélúacònsót lại. Vì vậy, Ru-tơ đi ra ngoài ruộng để mót lúa. Cô mót lúa trong một đám ruộng thuộc sở hữu của một người quyền thế tên là Bô-ô. Ông thuộc gia tộc của Ê-li-mê-léc, chồng của Na-ô-mi.
Khi Bô-ô đến thăm xem những thợ gặt thu hoạch lúa thì ông nhìn thấy Ru-tơ đang ở ngoài đám ruộng. Ông hỏi người đầy tớ trông coi thợ gặt rằng: “Cô gái trẻ đó là ai vậy?” Người đầy tớ trả lời Bô-ô, “Cô ấy là người ở xứ Mô-áp vừa trở về cùng với Na-ô-mi. Cô ấy có xin phép được đi theo phía sau các thợ gặt để mót và lượm những gié lúa sót lại. Cô ấy đã làm việc chăm chỉ cả ngày. Cũng chỉ nghỉ ngơi dưới bóng râm một lát”.
Bô-ô đi đến trò chuyện với Ru-tơ. Ông nói, “Này cô gái, chớ đi
109
mót lúa trong ruộng khác. Hãy ở lại đây với các tớ gái ta thì cô sẽ được bình an. Nếu có khát, hãy đến uống nước mà các đầy tớ ta đã chứa sẵn trong các chum nước”.
Khi Ru-tơ nghe những lời này thì cô liền cúi đầu sấp mặt xuống đất. Cô thưa với Bô-ô, “Sao ông đối xử với tôi nhân từ như vậy? Sao ông có thể quan tâm đến một người ngoại quốc như tôi!”
Bô-ô đáp: “Ta có nghe thuật lại mọi điều mà cô đã làm cho mẹ chồng từ khi chồng cô qua đời. Cô đã đến sống với một dân tộc mà cô không hề biết trước. Nguyện Đức Giê-hô-va ban thưởng cho những việc cô đã làm. Nguyện Ngài ban phước dư dật trên cô”.
Đến bữa ăn, Bô-ô đưa cho cô rất nhiều thức ăn mà cô có thể
ăn no nê. Thậm chí cô có thể để dành phần thức ăn còn dư. Sau khi Ru-tơ ra ngoài ruộng để mót thêm, Bô-ô dặn bảo các đầy tớ hãy để lại vài gié lúa sót lại cho cô mót.
Đến chiều tối hôm đó, khi Ru-tơ trở về nhà, Na-ô-mi nhìn thấy số lúa cô đã mót được. Ru-tơ cũng mang ra phần ăn dư để dành mà cô nhận được từ Bô-ô vào bữa trưa. Na-ô-mi hỏi cô, “Hôm nay, con mót lúa ở đâu? Phước cho người đã quan tâm đến con!”
Ru-tơ trả lời: “Người đó tên là Bô-ô”.
Na-ô-mi nói: “Nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho Bô-ô! Ông ấy là bà con của chúng ta. Cũng là một trong những người có quyền chuộc lại sản nghiệp của gia đình chúng ta. Ông ấy có thể trả nợ và mua lại sản nghiệp cho những người trong gia đình chúng ta. Thật tốt cho con nếu tiếp tục mót lúa trong đám ruộng của ông ấy vì con sẽ được bình an”. Vì vậy, Ru-tơ tiếp tục mót lúa trong đám ruộng thuộc sở hữu của Bô-ô cho đến khi mùa thu hoạch kết thúc.
Một ngày nọ, Na-ô-mi nói với Ru-tơ, “Con gái của mẹ, liệu mẹ có nên lo cho con một chỗ để an thân không? Có nên tìm cho con một gia đình và một người chồng không? Con đã làm
110
việc chung với các tớ gái của Bô-ô. Đêm nay, ông ấy sẽ đi sảy lúa mạch ở sân đập lúa. Con hãy tắm rửa thật sạch. Xức một chút dầu thơm và mặc quần áo tốt nhất. Rồi con đi xuống sân đập lúa. Con để ý xem Bô-ô nằm nơi nào rồi đi tới giở mền dưới chân ông rồi nằm xuống đó. Chính ông ấy sẽ nói cho con biết phải làm thể nào”.
Vậy nên Ru-tơ đã làm theo những lời Na-ô-mi dặn biểu. Nửa đêm, Bô-ô giật mình tỉnh giấc. Ông trở mình và nhìn thấy một người nữ đang nằm dưới chân mình.
Bô-ô hỏi: “Cô là ai?”
Cô đáp “Tôi là Ru-tơ. Xin ông hãy cưới đầy tớ gái ông đây làm vợ vì ông chính là người có quyền chuộc lại sản nghiệp của gia đình tôi”.
Bô-ô trả lời: “Nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho cô. Ta sẽ làm cho cô mọi điều cô cầu xin. Nhưng có một người bà con khác còn gần hơn ta. Sáng mai, ta sẽ trao đổi cùng ông ấy. Nếu ông ấy muốn giúp đỡ cô thì thật tốt. Nhưng nếu không thì ta sẽ thực hiện điều đó”.
Vậy nên, Ru-tơ ngủ dưới chân Bô-ô cho đến sáng. Trước khi cô rời đi, ông đã đong cho cô hơn hai mươi hai kí lúa mạch để mang về cho Na-ô-mi.
Khi Ru-tơ trở về với Na-ô-mi, cô thuật lại cho mẹ chồng mình mọi điều xảy ra. Na-ô-mi bảo cô ngồi đợi xem cho đến khi Bô-ô giải quyết xong mọi việc.
Bô-ô đi đến cổng thành để gặp người có quyền chuộc sản nghiệp khác. Mười trưởng lão trong thành cũng đến gặp họ cũng như sẽ làm nhân chứng về việc xảy ra. Bô-ô nói với người có quyền chuộc sản nghiệp rằng Na-ô-mi có rao bán miếng đất của Ê-li-mê-léc. Ban đầu, người này nói muốn mua miếng đất. Nhưng khi Bô-ô giải thích rằng cũng phải cưới Ru-tơ làm vợ, thì người này không còn muốn mua miếng đất đó nữa. Vì vậy, ông nói với Bô-ô rằng: “Xin anh hãy chuộc sản nghiệp đó”. Sau đó, người này cởi giày mình ra rồi đưa cho Bô-ô. Đây là thông lệ
111
trong thời điểm đó khi nào việc trao đổi được thoả thuận xong.
Bấy giờ, Bô-ô nói với các trưởng lão và toàn thể dân chúng rằng: “Hôm nay, các ông là nhân chứng. Tôi đã mua từ tay Na-ômi mọi sản nghiệp thuộc về Ê-li-mê-léc chồng bà và hai con trai của bà. Tôi cũng sẽ lấy Ru-tơ làm vợ. Tôi sẽ cưới cô ấy để lưu danh chồng cô trên sản nghiệp của người”.
Thật vậy, Bô-ô đã cưới Ru-tơ làm vợ. Đức Giê-hô-va ban phước cho họ sinh được một con trai đặt tên là Ô-bết. Những phụ nữ ở
Bết-lê-hem nói với Na-ô-mi rằng: “Chúc tụng Đức Giê-hô-va. Ngài đã ban cho bà một người có quyền chuộc lại sản nghiệp. Nguyện đứa trẻ này được nổi danh trên khắp Y-sơ-ra-ên. Đứa trẻ ấy sẽ làm
cho cuộc đời bà được đổi mới. Đó là con của con dâu yêu dấu của bà”.
Một lần nữa, cuộc sống của Na-ô-mi thật hạnh phúc. Ô-bết
lớn lên là cha của Gie-sê. Gie-sê lớn lên là cha của Đa-vít. Nhiều năm sau, Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ được sinh ra từ dòng dõi Đa-vít.
Mối liên kết Phúc âm
Qua những việc làm của Bô-ô, người
có quyền chuộc lại sản nghiệp, Đức
Chúa Trời đã ban phước cách dư dật
trên Ru-tơ và Na-ô-mi. Qua những
việc làm của Chúa Giê-xu, là Chúa
Cứu Thế cũng là Đấng Cứu Chuộc
của chúng ta, chúng ta cũng được ban phước cách dư dật qua ơn tha
thứ của Đức Chúa Trời, sự gìn giữ
cũng như tình yêu thương dư dật
của Ngài, sự sống mới đời đời và quê hương trên trời.
Thông điệp Hy-vọng
“Vì trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết
Ngài, được tha tội theo sự phong phú của ân điển Ngài, là ân điển mà Ngài
ban cho chúng ta một cách
dư dật với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu”. (Ê-phêsô 1:7-8 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
1068 1000 1049
Na-ô-mi, Ru-tơ và Bô-ô
SA-MU-ÊN ĐƯỢC HỨA DÂNG
ĐỂ
PHỤNG SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI
I Sa-mu-ên 1 - 3
Trong thời gian Sam-sôn làm quan xét, có một người nữ tên là
An-ne sống ở vùng đồi núi Ép-ra-im.
An-ne là một trong hai người vợ của một người tên là Ên-ca-na.
Ên-ca-na cũng có một người vợ thứ hai, tên là Phê-ni-na.
Suốt nhiều năm, An-ne đã cầu xin Đức Giê-hô-va ban cho mình một đứa con nhưng cô hiếm muộn. Phê-ni-na hay khiêu khích và chọc tức An-ne vì bà không có con. Phê-ni-na không ngừng trêu tức khiến bà buồn rầu đến mức than khóc không chịu ăn. Ên-ca-na cố an ủi An-ne nhưng bà rất buồn và cay đắng vì mình hiếm muộn.
26 113
Đã nhiều năm trôi qua. Cho đến một năm, khi An-ne và Ên-cana đi lên đền thờ để thờ phượng Đức Giê-hô-va, An-ne cầu khẩn và hứa nguyện với Ngài. An-ne khẩn nguyện: “Lạy Đức Giê-hô-va vạn quân. Xin đoái xem sự sầu khổ của tôi tớ Ngài mà ban cho con một đứa con trai. Con sẽ dâng đứa trẻ để phụng sự Ngài trọn đời”. Thầy tế lễ Hê-li trong đền thờ nhìn thấy An-ne khi bà đang thầm nguyện. Hê-li chỉ nhìn thấy bà mấp máy môi lại không hề nghe thấy tiếng bà khẩn nguyện nên ông nghĩ rằng bà say rượu. Vì vậy, ông nói với bà, “Cô còn say cho tới bao giờ? Hãy về dã rượu đi”.
An-ne trả lời, “Không thưa ông, tôi chẳng hề say. Tôi là một người nữ khốn khổ. Tôi chẳng hề uống rượu hay những thứ làm cho say nào. Tôi đã dốc đổ nỗi lòng mình trước mặt Đức Giê-hôva và cầu xin Ngài cứu tôi khỏi nỗi ưu phiền quá sức”. Sau đó, Hê-li nói, “Cô hãy an tâm về nhà. Nguyện xin Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên nhậm lời cầu nguyện của cô”. Nhiều tháng sau, An-ne nhận biết mình mang thai. Đức Giê-hô-va đã đáp lời cầu xin của bà. Khi sinh con trai, An-ne đặt tên cho đứa trẻ là Sa-mu-ên vì bà nói rằng, “Tôi đã cầu xin Đức Giê-hô-va ban cho đứa trẻ”.
Khi Sa-mu-ên khôn lớn và có thể tự mặc quần áo của mình, An-ne dẫn cậu bé đến gặp thầy tế lễ Hê-li. Hê-li cũng có hai người con trai là các thầy tế lễ, nhưng họ không kính sợ và bất tuân lời Đức Chúa Trời. Họ chẳng muốn giúp đỡ cha mình vốn đã cao tuổi. An-ne nói với Hê-li, “Tôi muốn Sa-mu-ên lớn lên sẽ phụng sự ở đây cùng với ông. Đây là lời hứa nguyện của tôi với Đức Giê-hô-va trước khi Sa-mu-ên ra đời. Và bây giờ, tôi muốn thực hiện lời hứa của mình”.
Mỗi năm, An-ne đều đến đền thờ thăm con trai Sa-mu-ên của mình và may cho cậu một cái áo choàng mới. Hê-li yêu thương Sa-mu-ên và xem cậu như con ruột của mình. Ông truyền dạy cho cậu mọi điều về Đức Giê-hô-va cũng như làm sao để trở thành tôi tớ trong đền thờ của Ngài. Sa-mu-ên phụng sự Đức Giê-hô-va mặc dù cậu chỉ là một cậu bé phụ việc cho Hê-li. Cậu bé Sa-mu-ên càng khôn lớn càng được đẹp lòng Đức Giê-hô-va và mọi người.
114
Nhiều năm trôi qua, Sa-mu-ên vẫn không ngừng phụng sự Đức Giê-hô-va. Vào thời điểm đó, Đức Giê-hô-va hiếm khi ban lời Ngài hay khải tượng cho dân sự của Ngài. Ngài chẳng phán trực tiếp với ai. Hê-li đã cao tuổi, mắt không còn sáng nữa. Ông ngủ trong phòng riêng của mình ở đền thờ.
Một đêm nọ, khi Sa-mu-ên đang ngủ dưới chân đèn trong Nơi Thánh, gần Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va nơi đền tạm, cậu nghe thấy một giọng nói gọi tên mình, “Hỡi Sa-mu-ên! Samu-ên!”
Sa-mu-ên thưa: “Có con đây”. Rồi cậu vội chạy đến chỗ Hê-li. Samu-ên thưa “Có con đây. Ông đã gọi con phải không?”
Hê-li nói, “Ta không gọi con. Hãy ngủ lại đi”.
Sa-mu-ên trở về rồi nằm ngủ lại. Đức Giê-hô-va lại gọi cậu một lần nữa, “Hỡi Sa-mu-ên!” Một lần nữa, Sa-mu-ên trỗi dậy rồi đi đến gặp Hê-li. Sa-mu-ên thưa, “Có con đây. Là ông đã gọi con phải không?”
Hê-li nói “Con ơi, ta không gọi con. Con hãy về ngủ lại đi”.
Bấy giờ, Sa-mu-ên chưa biết đó là tiếng Đức Giê-hô-va gọi
mình vì lời Ngài chưa tỏ cho cậu bao giờ. Khi Đức Giê-hô-va gọi Sa-mu-ên lần thứ ba, cậu lại một lần nữa chạy đến gặp Hê-li rồi thưa: “Có con đây. Có phải ông đã gọi con?” Cuối cùng, Hê-li cũng hiểu ra chính Đức Giê-hô-va đang gọi Sa-mu-ên. Hê-li nói với Samu-ên: “Con hãy về ngủ đi. Nếu có ai gọi con thì hãy nói: ‘Lạy Đức Giê-hô-va, xin phán dạy, vì tôi tớ Ngài đang nghe”. Vậy nên, Samu-ên trở về lại Nơi Thánh rồi nằm ngủ.
Đức Giê-hô-va đến đứng trước mặt Sa-mu-ên. Ngài gọi như các lần trước, “Hỡi Sa-mu-ên! Sa-mu-ên!”
Sa-mu-ên thưa: “Xin Chúa phán, vì tôi tớ Ngài đang nghe”.
Đức Giê-hô-va phán với Sa-mu-ên: “Ta sắp làm một việc kinh khiếp trên Y-sơ-ra-ên. Ta đã báo trước với Hê-li sẽ trừng phạt gia đình người. Người biết rõ các con trai của mình đang làm những việc tội lỗi. Nhưng đã không chịu ngăn cấm chúng mà khinh lờn
115
Ta. Các con trai của Hê-li sẽ chết trong cùng một ngày. Chẳng có
điều gì có thể ngăn chặn Ta thực hiện việc này”.
Sa-mu-ên nằm ngủ cho đến sáng. Cậu sợ phải thuật lại mọi
điều Đức Giê-hô-va phán cùng mình với ông. Hê-li hỏi Sa-mu-ên: “Đức Giê-hô-va đã phán với con điều gì? Con đừng giấu ta mọi
điều Ngài đã phán với con.”
Vậy là Sa-mu-ên thuật lại mọi điều với Hê-li. Rồi ông nói, “Ấy
là
Đức Giê-hô-va. Nguyện Ngài làm điều đẹp ý Ngài”. Kể từ đó,
Đức Giê-hô-va thường hiện ra trò chuyện cùng Sa-mu-ên. Dân chúng sớm biết rằng Đức Giê-hô-va mặc khải cho Sa-mu-ên qua lời của Ngài. Ngày càng có nhiều người tìm đến cậu để xin lời khuyên bảo. Sa-mu-ên trở thành một nhà tiên tri khi còn là một cậu bé bởi vì Đức Giê-hô-va đã khải tỏ với cậu về những điều sẽ xảy ra. Sa-mu-ên ngày càng khôn lớn. Đức Giê-hô-va ở cùng ông và khiến mọi lời ông nói trở thành sự thật.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời phán với Sa-mu-ên, là
người lúc nào cũng lắng nghe và vâng
theo Lời Ngài. Đức Chúa Trời cũng
phán với chúng ta qua Lời chân thật
của Ngài, đó là Kinh Thánh. Khi chúng ta đọc và suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời,
Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta trưởng thành trong sự khôn ngoan và
đức tin, đồng thời cũng dẫn dắt chúng ta trong sự nhận biết và bước đi theo Chúa Giê-xu.
Thông điệp Hy-vọng
“Nhưng Ngài (Đức Chúa Giêxu) đáp: những ai nghe và giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn”. (Lu-ca 11:28 Bản TTHĐ 2010)
1080
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Đức Chúa Trời gọi Sa-mu-ên
1060
VUA SAU-LƠ
VỊ VUA ĐẦU TIÊN CỦA Y-SƠ-RA-ÊN
27
I Sa-mu-ên 4 - 11; 13 - 14
Người
Phi-li-tin, vốn là kẻ thù trước giờ của Sam-sôn và dân
Y-sơ-ra-ên lại tiếp tục lớn mạnh. Người Phi-li-tin giao chiến và đánh bại dân Y-sơ-ra-ên. Trong một lần giao chiến, người Phi-litin đã cướp lấy Hòm Giao Ước trong đền tạm. Khi thầy tế lễ Hê-li nghe tin này, ông ngã xuống và bị gãy cổ. Hê-li qua đời khi đã chín mươi tám tuổi. Ông lãnh đạo Y-sơ-ra-ên trong bốn mươi năm. Người Phi-li-tin nghĩ rằng chiếm được Hòm Giao Ước nghĩa là họ đã thắng hơn Đức Chúa Trời. Nhưng khi họ đem Hòm Giao Ước đặt trong đền thờ của thần Đa-gôn thì Đức Chúa Trời đã khiến cho tượng thần Đa-gôn cuả họ ngã xuống đất. Sau đó, Đức Giê-hô-va trừng phạt người Phi-li-tin khiến họ mắc bệnh bướu độc trong cơ thể. Người Phi-li-tin vô cùng kinh hãi. Thế nên, họ quyết định gửi trả Hòm Giao Ước lại cho dân Y-sơ-ra-ên. Họ dùng những bò kéo xe chở Hòm Giao Ước về cho Y-sơ-ra-ên.
117
Trong hai mươi năm tiếp theo, dân Y-sơ-ra-ên chìm ngập trong đau khổ. Sa-mu-ên trở thành quan xét của họ khi Hê-li qua đời. Sa-mu-ên là vị quan xét cuối cùng mà Đức Chúa Trời ban cho dân sự. Ông nói với dân chúng rằng, “Anh em có hết lòng trở lại với Đức Giê-hô-va không? Nếu vậy, anh em hãy loại bỏ những thần tượng giả dối. Hãy hướng lòng về Đức Giê-hô-va.
Chỉ phụng sự một mình Ngài mà thôi. Thật, Ngài sẽ giải cứu anh em khỏi tay người Phi-li-tin hùng mạnh”.
Dân sự nghe theo lời của Sa-mu-ên. Trọn đời Sa-mu-ên, bàn tay quyền năng của Đức Giê-hô-va chống lại người Phi-li-tin.
Người Phi-li-tin không giao chiến cùng họ nữa.
Khi Sa-mu-ên già yếu, ông lập các con trai của mình làm quan xét cho Y-sơ-ra-ên. Nhưng các con của ông không đi theo đường lối của Đức Giê-hô-va. Họ là những quan xét nhận hối lộ. Vì vậy, các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên đến gặp Sa-mu-ên. Họ nói với Sa-mu-ên: “Kìa, ông đã già yếu. Các con trai ông lại không đi theo đường lối của ông. Vậy, xin hãy lập một vua để cai trị chúng tôi. Chúng tôi muốn có một vua như tất cả các nước khác”.
Lời nói của họ khiến Sa-mu-ên buồn bực. Khi ông thưa với Đức Giê-hô-va về cảm nhận của mình, Ngài phán với ông, “Dân chúng đang khước từ Ta chứ không phải con đâu. Ta chính là Vua của họ, nhưng họ không muốn Ta làm vua của họ nữa. Vậy, hãy làm theo những gì họ muốn. Nhưng hãy cho họ một lời cảnh báo rõ ràng. Hãy cho họ biết cách thức vua cai trị họ”.
Sa-mu-ên triệu tập dân Y-sơ-ra-ên lại với nhau. Ông nói với họ, “Nếu anh em muốn có một vua thì chính vua này sẽ lấy đi mọi thứ của anh em về tay vua. Vua sẽ bắt các con trai anh em chiến đấu trong đội quân. Vua cũng bắt con gái anh em hầu việc cho vua. Vua cũng sẽ lấy đi vùng đất tốt nhất của anh em và đánh thuế một phần mười trên lúa mì và bầy chiên của anh em”.
Nhưng dân chúng la lên, “Dù sao chúng tôi vẫn muốn có một vua! Rồi chúng tôi cũng sẽ giống như các nước khác. Chúng tôi sẽ có một người cai trị tài giỏi và gan dạ để dẫn dắt chúng ta trong trận chiến”.
118
Sa-mu-ên thưa với Đức Giê-hô-va những lời dân chúng đã nói. Ngài phán với ông, “Hãy nghe theo lời họ và lập cho họ một vua”.
Đức Chúa Trời dẫn dắt Sa-mu-ên đến gặp một người tên là Sau-lơ. Sau-lơ cao lớn và đẹp trai. Sau-lơ là người được Đức Chúa Trời chọn làm vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên. Sau-lơ và Sa-mu-ên gặp nhau khi Sau-lơ đang đi tìm những con lừa bị mất của cha mình. Sau-lơ cùng đầy tớ của cha mình đến tìm gặp Sa-mu-ên với Hy-vọng rằng ông có thể giúp họ tìm thấy những con lừa bị mất.
Một ngày trước khi Sau-lơ đến, Đức Giê-hô-va đã phán với Samu-ên “Ngày mai, vào giờ này, Ta sẽ sai một người từ địa phận Bên-gia-min đến. Con hãy xức dầu cho người để trở thành vua của Y-sơ-ra-ên. Người ấy sẽ cứu họ khỏi tay người Phi-li-tin”.
Khi Sa-mu-ên đã gặp được Sau-lơ cùng người đầy tớ, ông nói: “Đừng lo lắng về những con lừa của cha mình. Vì chúng đã được tìm thấy rồi. Còn anh chính là người mà cả Y-sơ-ra-ên đang tìm kiếm”.
Sau-lơ nói, “Nhưng tôi là một người Bên-gia-min, một bộ tộc nhỏ nhất trong Y-sơ-ra-ên. Gia tộc tôi lại hèn mọn hơn hết trong cả chi phái Bên-gia-min. Tại sao ông lại nói với tôi những điều này?”
Tối hôm đó, Sa-mu-ên đã chuẩn bị bữa tiệc đặc biệt cho Sau-lơ. Sau-lơ cùng người đầy tớ nghỉ đêm tại nhà Sa-mu-ên. Sáng hôm sau, Sa-mu-ên nói Sau-lơ hãy bảo người đầy tớ đi trước. Sau đó, Sa-mu-ên quay sang với Sau-lơ. Sa-mu-ên lấy một lọ dầu ô liu. Ông đổ lên đầu Sau-lơ và nói, “Chính Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho anh để làm người lãnh đạo dân sự của Ngài”.
Sa-mu-ên nói tiếp, “Sẽ có ba việc xảy đến với anh trên đường về nhà để anh nhận biết rằng chính Đức Chúa Trời sẽ lập anh làm vua. Đầu tiên, anh sẽ gặp hai người sẽ nói với anh những con lừa của cha anh đã được tìm thấy rồi. Kế tiếp, anh sẽ gặp ba người khác đang đi thờ phượng Đức Chúa Trời, họ sẽ cho anh hai ổ bánh của họ. Sau đó, anh sẽ gặp một đoàn người đang ca ngợi Đức Chúa Trời cùng với những nhà tiên tri của Ngài. Tại nơi đó, thần của Đức Giê-hô-va sẽ cảm thúc anh. Anh sẽ được biến đổi thành một người khác. Nhưng Đức Chúa Trời sẽ ở với anh”. Tất cả những lời Sa-mu-ên báo trước với Sau-lơ đều được
119
ứng nghiệm. Rồi Sau-lơ trở về nhà chờ đợi.
Sa-mu-ên triệu tập tất cả dân Y-sơ-ra-ên lại. Họ có một buổi lễ đặc biệt để thờ phượng Đức Chúa Trời. Sau đó, Sa-mu-ên tuyên bố rằng ông sẽ nói cho họ biết ai sẽ là vua. Sa-mu-ên không nói ngay với họ vì ông muốn dân chúng biết rằng chính Đức Chúa Trời đã lựa chọn Sau-lơ làm vua.
Sa-mu-ên gọi từng người trong mười hai bộ tộc Y-sơ-ra-ên
đến gần. Sau đó, Sa-mu-ên đã chọn được phái Bên-gia-min. Từng gia tộc trong chi phái Bên-gia-min đến gần. Cuối cùng, Sau-lơ được bày tỏ sẽ trở thành vua. Nhưng khi người ta tìm kiếm Sau-lơ xung quanh nhưng không thấy.
Vì vậy, dân chúng đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giúp họ tìm thấy Sau-lơ. Ngài phán với họ rằng: “Sau-lơ đang ẩn mình trong đống đồ đạc kia”. Họ liền chạy đến và tìm thấy Sau-lơ ở đó. Khi đứng giữa dân chúng, Sau-lơ cao hơn mọi người. Sa-mu-ên nói: “Anh em có thấy người mà Đức Giê-hô-va chọn không? Trong cả dân chúng, không có ai được như người”.
Dân chúng tung hô: “Vua vạn tuế!”
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã lựa chọn Sau-lơ làm vị vua
đầu tiên của dân Y-sơ-ra-ên. Sau-lơ cũng như
tất cả Các Vua, nhà tiên tri và thầy tế lễ khác trong Kinh thánh đều làm nổi bật về một Nhà
Tiên Tri, Thầy Tế Lễ và Vị Vua trọn vẹn: đó chính
là Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu làm Vua cai trị đời
đời của chúng ta. Không giống như Các Vua chúa thế gian, những con người bất toàn cũng như dễ đưa ra những quyết định thiếu khôn ngoan và tội lỗi, chúng ta hãy luôn tin chắc rằng Chúa Giê-xu là Vua của chúng ta sẽ luôn làm điều lành và tốt đẹp nhất cho chúng ta.
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu đến và phán với họ rằng:
Tất cả thẩm quyền trên trời dưới đất đã giao cho Ta”. (Ma-thi-ơ 28: 18 Bản TTHĐ 2010)
1048
LỒ
I Sa-mu-ên 15 - 17
Khởi đầu, Sau-lơ tỏ ra vừa là một vua tốt vừa là một lãnh đạo tài giỏi. Ông đã giải cứu dân chúng khỏi kẻ thù của họ là người
Am-môn.
Sau-lơ ngày càng mạnh mẽ và uy quyền trong Y-sơ-ra-ên.
Đức Giê-hô-va chỉ dẫn mọi việc Sau-lơ phải làm qua thầy tế lễ
Sa-mu-ên. Nhưng càng ngày, Sau-lơ càng muốn làm theo cách riêng của mình. Ông bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời về thời điểm ra trận. Ông cũng không làm theo những lời truyền dạy khác của Ngài.
Đức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên “Ta lấy làm tiếc vì đã lập Sau-lơ làm vua. Người đã không vâng lời Ta cùng các mạng lệnh Ta”.
Vì vậy, Sa-mu-ên nói với Sau-lơ: “Vì vua không vâng lời Đức Giê-hô-va, nên các con trai vua cũng sẽ không kế vị vua mà làm vua nữa. Thay vào đó, Ngài sẽ lập ra một vua mới cho Y-sơ-ra-ên, người này sẽ vâng lời Ngài cũng như tuân theo luật pháp của Ngài”. Sa-mu-ên và Sau-lơ từ biệt nhau. Sa-mu-ên rất buồn về việc Sau-lơ không vâng lời Đức Chúa Trời.
Một thời gian sau, Đức Chúa Trời phán với Sa-mu-ên: “Ta sai con đến gặp một người Bết-lê-hem tên là Giê-se. Ta đã chọn một người trong các con trai của ông ấy làm vua”.
Ban đầu, Sa-mu-ên lo sợ khi đi đến Bết-lê-hem. Ông nói với Đức Chúa Trời rằng: “Nếu Sau-lơ biết chuyện này thì sao? Rồi vua sẽ giết con”. Nhưng Đức Giê-hô-va phán với Sa-mu-ên rằng Ngài sẽ tỏ cho ông biết việc phải làm.
Khi Sa-mu-ên đến Bết-lê-hem, ông nói với các trưởng lão rằng, “Ta đến để dâng sinh tế cho Đức Giê-hô-va”. Như Ngài đã
ĐA-VÍT ĐÁNH BẠI GÔ-LI-ÁT KHỔNG
28 121 121
truyền bảo, Sa-mu-ên mời Giê-se và các con trai của ông đến dự lễ. Sa-mu-ên nhìn thấy Ê-li-áp, con trai của Giê-se rồi thầm nghĩ: “Chắc chắn đây là người mà Đức Giê-hô-va muốn mình xức dầu cho”.
Nhưng Ngài phán cùng ông rằng: “Đừng xét diện mạo hay vóc dáng cao lớn. Ta không nhìn mọi điều theo cách loài người. Loài người nhìn biết một người theo vẻ bề ngoài. Nhưng Ta nhìn thấy mọi điều trong lòng”.
Bảy người con trai của Giê-se đi ra trước mặt Sa-mu-ên. Nhưng Sa-mu-ên nói với Giê-se rằng: “Đức Giê-hô-va không chọn một ai trong số những người này. Ông chỉ có những người con trai này thôi sao?”
Giê-se trả lời, “Chẳng phải vậy. Còn đứa con út đang chăn chiên”.
Sa-mu-ên nói, “Vậy hãy cho gọi nó về”.
Giê-se làm theo lời của Sa-mu-ên. Đứa con út của Giê-se có
122
Từ ngày đó trở đi, Thần của Đức Giê-hô-va đầy quyền năng ngự trong Đa-vít. Nhưng phải trải qua một thời gian dài trước khi chàng trở thành vua mới của Y-sơ-ra-ên.
Như đã xảy ra nhiều năm trước, người Phi-li-tin không ngừng là kẻ thù hung bạo của Y-sơ-ra-ên. Cũng giống như Các
Quan Xét trước đời vua Sau-lơ, Vua biết mình cũng phải giao chiến cùng quân Phi-li-tin. Người Phi-li-tin tập trung sẵn sàng để gây chiến. Họ đóng trại một bên núi tại Thung lũng Ê-la.
Dân Y-sơ-ra-ên cũng đóng trại phía bên kia của thung lũng.
Thủ lĩnh người Phi-li-tin tên là Gô-li-át. Gô-li-át cao gần ba mét. Đầu đội mũ đồng, mặc áo giáp đồng nặng năm mươi bảy ki-lô-gam. Chân hắn có giáp che bằng đồng, vai đeo một cây lao bằng đồng. Cán giáo to lớn, chỉ riêng phần mũi giáo đã nặng khoảng bảy ki-lô-gam. Người mang khiên của hắn đi phía trước.
Gô-li-át ra đứng trước đội quân của Y-sơ-ra-ên rồi hét lớn: “Cớ sao các ngươi phải ra dàn trận? Ta há chẳng phải là người Phi-li-tin sao, còn các ngươi là đầy tớ của Sau-lơ sao? Hãy chọn một người ra đấu với ta. Nếu người đó có thể giết được ta, thì chúng ta sẽ làm đầy tớ các ngươi. Nhưng nếu ta thắng hơn thì các ngươi sẽ là đầy tớ phục vụ chúng ta. Ta thách đấu cùng đội quân của các ngươi! Chúng ta hãy giao chiến cùng nhau!”
Khi Vua Sau-lơ cùng đội quân nghe những lời của Gô-li-át thì vô cùng kinh hãi. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều trong suốt bốn mươi ngày, tên Phi-li-tin đáng sợ này đều bước ra nhắc lại những lời khiêu chiến như vậy.
Rồi một hôm, Đa-vít đi đến trại quân để thăm các anh của mình hiện đang là chiến sĩ trong đội quân. Cha của Đa-vít sai chàng mang lương thực đến cho các anh để xem các anh có khoẻ mạnh và bình an không. Khi Đa-vít đang nói chuyện với các anh thì Gô-li-át xông tới rồi nhắc lại lời thách thức hằng ngày của hắn. Đa-vít nhận ra tất cả quân Y-sơ-ra-ên đều khiếp sợ Gôli-át đến thế nào. Nhưng chàng thì chẳng hề lo sợ.
Thế nên, Đa-vít xin đến gặp Vua Sau-lơ. Chàng tâu cùng vua: “Con chẳng sợ gã khổng lồ này nên xin bệ hạ cho con giao chiến
123
với hắn”. Nhưng Vua Sau-lơ nói: “Con chỉ là một thiếu niên. Làm sao con có thể chiến đấu và đánh bại gã khổng lồ này?”
Đa-vít tâu với vua: “Là một người chăn chiên, chính Đức Giêhô-va đã giải cứu con khỏi móng vuốt của sư tử và gấu. Và Ngài cũng sẽ giải cứu con khỏi tay của người Phi-li-tin này”.
Khi nghe những lời gan dạ này, Vua Sau-lơ đã lấy gươm của mình mà đeo cho Đa-vít, mặc áo giáp rồi đội mũ của vua cho Đa-vít. Chàng thử mặc áo giáp nhưng cởi ra trả lại cho vua Saulơ. Đa-vít tâu với vua: “Con không thể mặc cái này vì con không quen chiến đấu với nó”.
Sau đó, Đa-vít cầm một cây gậy chăn cừu trong tay rồi đi đến một khe suối. Chàng chọn dưới khe năm viên đá bóng nhẵn. Rồi bỏ chúng vào túi của mình. Cùng với cái ná trong tay, chàng xông tới chỗ Gô-li-át khổng lồ.
Gô-li-át cùng với người mang khiên tiến đến gần Đa-vít hơn.
Gô-li-át tỏ ra khinh thường Đa-vít vì chàng chỉ là một thiếu niên có diện mạo khôi ngô. Gô-li-át hét lên: “Ta có phải là một con chó đâu mà ngươi cầm gậy đấu với ta?” Gô-li-át lấy danh các thần mình mà rủa sả Đa-vít.
“Đến đây nào! Ta sẽ lấy thịt ngươi nuôi chim trời và thú đồng”.
Đa-vít nói với Gô-li-át: “Ngươi cầm gươm, giáo và lao đấu địch cùng ta. Nhưng ta nhân danh Đức Giê-hô-va vạn quân mà giao chiến cùng ngươi. Chính hôm nay, Ngài sẽ phó ngươi vào tay ta. Ta sẽ hạ gục ngươi. Rồi ta sẽ cắt đầu ngươi. Đức Giê-hô-va là Chúa của chiến trận. Ngài sẽ phó các ngươi vào tay chúng ta”. Khi tên Phi-li-tin xông tới, Đa-vít nhanh chóng chạy ra tiếp trận. Chàng thọc tay vào túi lấy viên đá bỏ vào cái ná rồi ném vào gã khổng lồ. Viên đá ném trúng vào trán rồi lọt thấu vào trong trán của Gô-li-át. Gã khổng lồ té úp mặt xuống đất. Vậy là Đa-vít đã thắng gã khổng lồ Phi-li-tin chỉ bằng một viên đá và cái ná. Mà chẳng có gươm giáo nào trong tay Đa-vít cả.
Sau đó, Đa-vít chạy đến chỗ xác Gô-li-át. Chàng rút gươm của Gô-li-át ra khỏi vỏ rồi dùng gươm cắt đầu hắn. Đức Chúa Trời đã
124
ban cho Đa-vít sức mạnh để giết chết gã khổng lồ. Đa-vít dâng vinh hiển cho Đức Chúa Trời qua sự chiến thắng.
Khi Vua Sau-lơ thấy Đa-vít ra giao chiến cùng Gô-li-át, vua hỏi Áp-ne, là viên chỉ huy quân đội “Áp-ne, đó là con trai của ai?” Ápne thưa, “Tâu bệ hạ, thần thật sự không biết”. Áp-ne dẫn Đa-vít đến trước mặt Vua Sau-lơ. Tay chàng vẫn đang giữ cái đầu của Gô-li-át. Vua Sau-lơ hỏi chàng: “Này chàng trai, con là con của ai?” Đa-vít thưa: “Con là con trai của đầy tớ vua là Giê-se ở tại Bết-lêhem”.
Khi quân Phi-li-tin nhìn thấy tên chiến binh khổng lồ Gô-li-
át bị đánh bại bởi một chàng thiếu niên thì tất cả đều bỏ chạy.
Quân Y-sơ-ra-ên rất đỗi phấn khích. Họ ăn mừng chiến thắng của Đa-vít trước Gô-li-át nhờ sự phù hộ của Đức Giê-hô-va.
Đa-vít trở thành một anh hùng nổi tiếng khắp Y-sơ-ra-ên.
Mối liên kết Phúc âm
Đa-vít tin cậy nơi Đức Chúa Trời sẽ phù hộ
mình chiến thắng trong trận chiến với gã
khổng lồ Gô-li-át. Chúng ta cũng gặp bắt
bớ hay rắc rối nghiêm trọng, nhất là vấn
đề tội lỗi của chúng ta. Nhưng Cứu Chúa
Giê-xu của chúng ta thắng hơn tất cả mọi
điều, ngay cả tội lỗi hay sự chết. Vì Chúa
Giê-xu đã đắc thắng thay chúng ta trước
mọi kẻ thù này qua sự chịu chết trên thập
tự giá và sự phục sinh của Ngài. Vậy nên, chúng ta hãy nương dựa nơi Chúa Giê-xu
vì Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong đời sống.
Thông điệp Hy-vọng
“Chính là Đức Giê-hô-va
đầy sức mạnh và quyền năng, Đức Giê-hô-va mạnh mẽ trong chiến trận”. (Thithiên 24:8b Bản TTHĐ 2010)
(Trước Công nguyên)
1049 1022 1048 NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
Sau-lơ được xức dầu làm vua
VUA ĐA-VÍT
I Sa-mu-ên 27 - 31; II Sa-mu-ên 1 - 10; 13 - 24
Sau khi Đa-vít giết chết Gô-li-át, Vua Sau-lơ rất ganh tị với ông. Cuối cùng, Vua Sau-lơ ganh ghét đến nỗi truy sát Đa-vít nhiều lần. Để bảo vệ sự an nguy của bản thân, Đa-vít cùng với sáu trăm chiến sĩ của mình chạy trốn khỏi Y-sơ-ra-ên và sống trong xứ Phi-li-tin một thời gian. Đức Giê-hô-va lìa khỏi Vua Sau-lơ. Cuối cùng, Sau-lơ bị giết trong khi giao chiến với quân Phi-li-tin. Bây giờ, Đa-vít bình an trở về Y-sơ-ra-ên. Mặc dù Sau-lơ đã truy sát Đa-vít nhiều lần nhưng ông đã rất đau buồn khi Sau-lơ qua đời. Trước khi Đa-vít trở thành vị vua thứ hai của Y-sơ-ra-ên, ông và đội quân của mình đã chiến đấu nhiều trận chiến chống lại quân
29 126
của Sau-lơ. Đức Giê-hô-va phó vào tay Đa-vít thắng hơn trong các trận chiến này. Tất cả các bộ tộc và trưởng lão của Y-sơ-ra-ên đều đến gặp ông. Họ xức dầu cho Đa-vít làm vua trên Y-sơ-ra-ên theo ý muốn của Đức Giê-hô-va. Đa-vít được ba mươi tuổi khi trở thành vua. Ông đã cai trị Y-sơ-ra-ên trong bốn mươi năm.
Vua Đa-vít chiếm được thành Giê-ru-sa-lem từ tay người Giêbu-sít. Các thợ xây của Đa-vít đã xây dựng một cung điện cho vua tại Giê-ru-sa-lem. Vì Đức Giê-hô-va ở cùng nên Đa-vít ngày càng trở nên cường thịnh hơn. Nhờ Đức Giê-hô-va vùa giúp nên Đa-vít và đội quân của Y-sơ-ra-ên đã chiến thắng quân Phi-li-tin và đuổi họ ra khỏi xứ. Đa-vít muốn biến Giê-ru-sa-lem trở thành nơi ngự của Đức Giê-hô-va. Vì vậy, Đa-vít cùng với ba mươi nghìn quân tinh nhuệ nhất của Y-sơ-ra-ên đã rước Hòm Giao Ước về thành Giê-ru-sa-lem. Đa-vít cũng dựng sẵn trại để đặt Hòm Giao Ước.
Vua nhảy múa hết sức vì vui mừng khi rước Hòm Giao Ước vào thành Giê-ru-sa-lem. Vào hôm đó, vua cũng dâng tế lễ tôn vinh Đức Giê-hô-va.
Vua Đa-vít ngự trong cung điện đẹp đẽ của mình. Đức Giêhô-va ban cho vua bình an và yên nghỉ khỏi mọi kẻ thù mình.
Vua Đa-vít muốn xây dựng một đền thờ tốt đẹp để cất giữ Hòm Giao Ước. Rồi đó sẽ là một nơi tuyệt vời để dân chúng có thể thờ phượng Đức Giê-hô-va. Vua Đa-vít thuật mọi việc vua định làm với nhà tiên tri Na-than. Đêm đó, Đức Giê-hô-va phán bảo Nathan: “Hãy nói với tôi tớ của Ta là vua Đa-vít rằng Ta sẽ khiến vua trở nên nổi danh. Ta sẽ thiết lập một triều đại cho vua. Khi vua nằm xuống, một trong các con trai vua sẽ kế vị trở thành vua của Y-sơ-ra-ên. Con trai của vua sẽ là người xây cất đền thờ cho Ta”.
“Tình yêu của Ta sẽ không bao giờ rời khỏi con trai của vua Đa-vít. Triều đại và vương quốc của vua sẽ được vững bền trrước mắt Ta. Ngôi vua sẽ được vững lập đời đời”. Tiên tri Na-than đến thuật lại cho Vua Đa-vít tất cả những lời mặc khải của Đức Giêhô-va. Đây là một giao ước kỳ diệu mà Ngài đã lập với Vua Đa-vít. Đa-vít đã cầu nguyện với Ngài và ca ngợi, cảm tạ vì sự cao cả của Ngài. Đức Giê-hô-va không ngừng ban phước trên mọi việc Đa-vít làm. Ngài cũng giúp Đa-vít giành thắng lợi trong các trận
127
chiến của ông. Ngài dẫn dắt Đa-vít trở thành một vua cai trị đúng
đắn và công chính cho tất cả mọi người.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã hứa với Vua Đa-vít
rằng vương quốc của ông sẽ được
vững lập đời đời. Qua Chúa Giê-xu, Vua đời đời của chúng ta và cũng là
dòng dõi của Vua Đa-vít, Đức Chúa
Trời đã thiết lập vương quốc đời đời của Ngài. Bây giờ cho đến đời đời, tất cả những ai tin nơi Chúa Giê-xu là Chúa và Đấng Cứu Rỗi của họ đều sẽ trở thành thành viên trong vương quốc của Đức Chúa Trời.
Thông điệp Hy-vọng
“Nhưng anh em là dòng giống
được tuyển chọn, là chức tế lễ
hoàng gia, là dân tộc Thánh, là dân thuộc riêng về Đức Chúa
Trời, để anh em rao truyền công
đức vĩ đại của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đưa vào
vùng ánh sáng diệu kỳ của Ngài”.
(I Phi-e-rơ 2:9 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Vua Đa-vít cai trị Y-sơ-ra-ên
1011 1049 971
VUA ĐA-VÍT PHẠM TỘI
II Sa-mu-ên 11 - 12:25; Thi-thiên 51
Vào mùa xuân vài năm sau đó, quân Y-sơ-ra-ên ra quân chinh chiến chống lại quân Am-môn. Tướng chỉ huy của đội quân Y-sơ-ra-ên tên là Giô-áp. Vua Đa-vít ở lại Giê-ru-sa-lem. Vào một buổi chiều kia khi đoàn quân đã rời khỏi, Đa-vít đứng dậy đi dạo xung quanh trên mái bằng cung điện. Từ trên mái bằng, vua nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp đang tắm. Càng nhìn Đavít càng tham muốn nàng thuộc về mình.
Vua Đa-vít sai người tìm hiểu xem nàng là ai. Người đưa tin báo rằng, “Đó là Bát-sê-ba. Nàng là vợ của U-ri, một trong những quân lính của vua đang chiến đấu trong đoàn quân với Giô-áp”.
Đa-vít liền nói với người đưa tin, “Hãy mau dẫn Bát-sê-ba
30 129
vào cung”. Đa-vít chẳng lo nghĩ gì về U-ri, người lính đang ra sức chiến đấu vì vua. Đa-vít cũng chẳng nhớ đến điều răn của Đức
Chúa Trời: “Chớ phạm tội tà dâm”. Đa-vít không nghĩ đến hiện thực là mình đang cướp vợ của người khác. Nhưng Đa-vít chỉ thoả mãn tham muốn của mình.
Khi Bát-sê-ba vào cung, vua Đa-vít đã ngủ với nàng. Rồi nàng trở về nhà. Vài tuần sau, nàng sai người báo tin cho Đa-vít rằng mình đã có thai. Đa-vít biết rõ đứa bé là con của mình. Vua cũng biết rằng chẳng bao lâu nữa người ta sẽ nhận ra chính vua đã cướp vợ của U-ri. Vì vậy, Vua Đa-vít đã nghĩ ra một kế hoạch nhằm cố che đậy tội lỗi của mình.
Vua nghĩ rằng: “Nếu như U-ri ở nhà với vợ mình thì chẳng ai phát hiện ra việc mình làm”. Vậy, Vua sai người đưa tin cho Giôáp, là viên tướng chỉ huy đội quân của vua. Đa-vít ra lệnh “Hãy gọi U-ri về gặp ta”. Rồi Giô-áp làm y theo lời vua nói.
Vua Đa-vít hỏi thăm U-ri. Vua hỏi ông xem trận chiến diễn ra như thế nào. Vua cũng hỏi thăm về Giô-áp và quân lính có bình an không. Sau đó, Vua Đa-vít nói với U-ri, “Hãy về nhà dành chút thời gian thăm vợ mình”.
Nhưng U-ri không đi về nhà. Cả đêm ông ngủ tại cổng cung điện. Khi Đa-vít biết tin U-ri như vậy, vua hỏi ông: “Ngươi đi xa đã lâu. Tại sao ngươi không về nhà?” U-ri thưa: “Đoàn quân đang ở ngoài trận chiến. Làm sao tôi có thể về nhà ăn ngon rồi dành thời gian ở cùng vợ mình? Tôi không thể nào làm như thế được”.
Vua Đa-vít nói với U-ri: “Ngươi hãy ở lại đây một đêm nữa. Rồi ta sẽ cho ngươi trở lại chiến trận”. Vậy, U-ri ở lại Giê-ru-sa-lem ngày hôm đó và hôm sau. Vua Đa-vít mời U-ri ăn tối với mình. Đa-vít làm cho U-ri uống say. Nhưng U-ri vẫn không đi về nhà với Bát-sê-ba. Ông trung thành với Giô-áp cùng các quân lính khác trong đội quân.
Sáng hôm sau, vua Đa-vít gửi thư cho Giô-áp, ra lệnh sát hại U-ri. Đa-vít viết rằng, “Hãy đặt U-ri lên tiền tuyến trong chiến trận. Sau đó, kéo quân của ngươi ra xa khỏi hắn để quân Am-môn giết
130
hắn”. Giô-áp đã làm theo lệnh của vua Đa-vít; khi U-ri chết, Giô-áp rất đau buồn. Nhưng Vua Đa-vít đã phái người đưa tin đến gặp
Giô-áp rồi an ủi ông đừng quá nặng lòng về việc đã xảy ra. Đa-vít muốn Giô-áp tiếp tục tấn công mạnh mẽ thành Am-môn.
Khi nghe tin chồng đã chết, Bát-sê-ba rất đau buồn. Sau thời gian mãn tang, Vua Đa-vít phong nàng làm vợ. Họ có một con trai. Nhưng Đức Giê-hô-va không đẹp lòng về việc Đa-vít đã làm.
Vì vậy, Đức Giê-hô-va sai tiên tri Na-than đến gặp Vua Đa-vít.
Na-than kể cho Đa-vít nghe câu chuyện này: “Có hai người sống trong cùng một thành. Một người rất giàu và người kia rất nghèo.
Người giàu có nhiều bầy chiên, nhưng người nghèo chỉ có một con chiên nhỏ. Con chiên nhỏ này rất quý giá đối với người nghèo. Một ngày nọ, người giàu có khách đến thăm. Nhưng thay vì sai đầy tớ ra bầy chiên của mình bắt một con để giết thịt thì người
131
giàu lại sai họ bắt con chiên nhỏ của người nghèo mà ông hết mực yêu thương giết thịt để nấu đãi khách”.
Đa-vít tức giận. Vua nói: “Người giàu thật đáng chết khi đã làm một việc như vậy!”
Na-than nói: “Bệ hạ chính là người đó! Đức Giê-hô-va đã ban cho bệ hạ rất nhiều thứ tốt đẹp. Ngài cũng ban phước dư dật cho bệ hạ. Vậy mà bệ hại cướp mất tài sản quý giá của U-ri - đó là vợ
ông ấy. Bệ hạ đã làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va. Bấy giờ, Ngài sẽ khiến tai hoạ giáng trên nhà của bệ hạ”.
Vua Đa-vít đã thú nhận với Na-than rằng: “Ta đã phạm tội với
Đức Giê-hô-va”. Lòng Đa-vít đầy nỗi đau buồn. Ông cầu khẩn với
Đức Giê-hô-va rằng: “Xin xoá các sự vi phạm con. Xin rửa sạch hết mọi gian ác con. Xin dựng nên trong con một lòng trong sạch. Và làm mới lại trong con một tâm linh ngay thẳng. Cũng xin đừng cất Thánh Linh Chúa khỏi con”.
Na-than nói với Vua Đa-vít: “Đức Giê-hô-va cũng đã xoá tội cho bệ hạ. Bệ hạ sẽ không chết đâu. Nhưng con trai sinh ra cho bệ hạ sẽ phải chết”.
Rồi Na-than trở về nhà mình. Sau đó, Đức Giê-hô-va khiến cho đứa bé con của vua Đa-vít và Bát-sê-ba bị bệnh nặng. Trong lúc đứa trẻ bệnh, Đa-vít chẳng chịu ăn uống gì. Vua cầu khẩn Đức Giêhô-va chữa lành cho con mình. Nhưng đứa bé đã chết. Khi biết con mình đã chết, vua Đa-vít đến đền thờ mà thờ lạy Đức Giê-hô-va. Sau đó, vua an ủi Bát-sê-ba. Một thời gian sau, Vua Đa-vít và Bátsê-ba sinh được một con trai khác. Đứa bé tên là Sa-lô-môn. Rồi đến một ngày, Sa-lô-môn sẽ trở thành vị vua thứ ba của Y-sơ-ra-ên.
132
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời là Đấng công bình.
Ngài hình phạt tội lỗi. Nhưng Đức
Chúa Trời cũng đầy lòng yêu thương nhân từ. Chính Chúa Giê-xu - Con Một Ngài đã chịu chết và sống lại để
gánh thay mọi tội lỗi của chúng ta và ban cho chúng ta sự tha thứ cũng
như sự sống đời đời. Hễ ai đặt niềm tin cậy nơi Chúa Giê-xu và cầu xin
Đức Chúa Trời tha thứ mọi tội lỗi của mình thì sẽ nhận được ơn tha thứ hoàn toàn của Đức Chúa Trời vì cớ Chúa Giê-xu.
Thông điệp Hy-vọng
“Đó là sự công chính của Đức
Chúa Trời, bởi đức tin nơi Đức
Chúa Giê-xu Christ, ban cho mọi
người có lòng tin, không phân
biệt ai cả. Vì mọi người đều đã
phạm tội, thiếu mất sự vinh quang của Đức Chúa Trời; nhờ
ân điển Ngài, bởi sự cứu chuộc
trong Đấng Christ Giê-xu, họ
được xưng công chính mà không phải trả một giá nào”. (Rô-ma 3:22-24 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
1000
996
Đức Chúa Trời tha thứ cho Đa-vít / Sa-lô-môn ra đời
VỊ VUA KHÔN NGOAN SA-LÔ-MÔN
I Các Vua 1 - 3; 6 - 8
KhiVua Đa-vít sắp đến ngày qua đời, vua truyền dạy con trai mình là Sa-lô-môn rằng, “Con hãy mạnh mẽ. Và hãy chứng tỏ mình là can đảm ra sao. Con hãy vâng theo mọi điều Đức Giêhô-va dạy dỗ. Hãy sống theo ý muốn của Ngài, đó là tuân giữ Luật pháp và mạng lệnh Ngài. Như vậy, con sẽ được thành công trong mọi việc con làm”.
Khi Vua Đa-vít qua đời, Sa-lô-môn trở thành vị vua mới của Y-sơ-ra-ên. Một đêm nọ, Đức Giê-hô-va đã hiện ra cùng vua trong một giấc chiêm bao. Đức Giê-hô-va phán, “Hãy xin điều gì con
31 134
muốn Ta sẽ ban cho con”. Vua Sa-lô-môn thưa: “Chúa đã tỏ lòng thương xót cha con là Đa-vít. Con cầu xin Chúa sẽ ban cho con tấm lòng khôn sáng để cai trị dân này. Con cũng cầu xin Chúa giúp con phân biệt tốt xấu”.
Đức Giê-hô-va đẹp lòng vì Sa-lô-môn cầu xin điều này.
Ngài phán cùng vua: “Vì con đã cầu xin điều này mà không xin cho mình được sống lâu, được giàu có, cũng không cầu xin về mạng sống của kẻ thù mình nhưng đã cầu xin giúp con nhận biết điều tốt điều xấu nên Ta sẽ ban cho con điều lòng mình cầu xin”.
“Ta sẽ ban cho con một tấm lòng khôn ngoan thông sáng mà trước con không ai bằng và sau con cũng sẽ không ai sánh kịp. Ta cũng sẽ ban cho con điều con không cầu xin, đó là sự thịnh vượng và danh tiếng. Trọn đời con, không có một vua nào khác trên đất sẽ được như con”.
Vua Sa-lô-môn thức dậy và trong lòng đầy vui mừng. Rồi vua trở về Giê-ru-sa-lem và đứng trước Hòm Giao Uớc. Vua dâng tế lễ cho Đức Giê-hô-va. Sau đó, vua tổ chức một bữa tiệc linh đình
đãi tất cả các quần thần của mình.
Là một vị vua, nhiều lần Sa-lô-môn chứng tỏ được sự khôn ngoan mà Đức Giê-hô-va ban cho mình. Một ngày nọ, có hai người đàn bà đến trước mặt Vua Sa-lô-môn. Họ cầu xin vua xét xử vấn đề của mình. Một trong hai người nói: “Tâu bệ hạ, tôi và người đàn bà này sống chung một nhà. Tôi sinh một đứa con trai trong lúc chị ấy cũng ở nhà. Ba ngày sau, chị ấy cũng sinh được một con trai. Chúng tôi ở trong nhà một mình với những đứa con. Đêm nọ, con trai của chị ấy chết vì chị ấy đã nằm đè lên đứa bé”.
“Giữa đêm khuya, chị ấy thức dậy bế con tôi vào lòng khi tôi còn đang ngủ rồi đặt đứa con đã chết của chị ấy trong lòng tôi. Sáng thức dậy để cho con bú thì tôi thấy đứa bé đã chết. Sau đó, khi trời sáng tôi nhìn kỹ đứa bé thì thấy rằng đó không phải là con của tôi”.
Người đàn bà kia trả lời: “Không, đứa còn sống là con của tôi.
135
Đứa đã chết mới là con của chị”. Người đàn bà đầu tiên lại nói, “Không, đứa đã chết là của chị, còn đứa còn sống là con của tôi”. Họ tiếp tục tranh cãi như thế trước mặt Vua Sa-lô-môn.
Sau đó, vua Sa-lô-môn phán, “Người này nói, ‘Đứa còn sống là con của tôi, còn đứa chết là con của chị’. Người kia nói, ‘Không! Đứa chết là con của chị, đứa sống là con của tôi’. Vậy, hãy mang đến cho ta một thanh gươm!”
Rồi người ta mang đến cho Vua Sa-lô-môn một thanh gươm. Vua ra lệnh, “Hãy chặt đứa bé ra làm hai. Rồi cho người này một nửa và người kia một nửa”.
Thế là người đàn bà có đứa con còn sống yêu thương con mình hết mực khi nghĩ đến đứa bé, liền tâu với Vua Sa-lô-môn “Ôi, chúa tôi. Hãy cho chị ấy đứa bé còn sống. Xin vua đừng giết nó”.
Nhưng người đàn bà kia la lớn, “Nó sẽ không thuộc về tôi, cũng không thuộc về chị. Vậy cứ chia nó ra làm đôi đi”.
Vua Sa-lô-môn phán quyết: “Hãy trao đứa bé còn sống cho người đàn bà đầu tiên. Đừng giết nó vì bà ấy chính là mẹ nó”.
Toàn dân Y-sơ-ra-ên đã nghe đến phán quyết Vua Sa-lô-môn đã phân xử. Họ kính phục sự khôn ngoan mà Đức Chúa Trời đã ban cho vua.
Các Vua trên khắp thế giới nghe nói về sự khôn ngoan của Vua Sa-lô-môn nên sai sứ của mình đến triều kiến.
Khi Sa-lô-môn trị vì được ba năm, vua khởi công xây dựng đền thờ ở Giê-ru-salem. Sa-lô-môn ký kết hiệp ước với Hi-ram, vua của nước Ty-rơ vùng lân cận để cung
cấp gỗ bá hương và gỗ tùng cho việc xây dựng đền thờ. Vua Hi-ram đã
136
từng là bạn hữu của vua Đa-vít, cha của Sa-lô-môn.
Đền thờ phải là một nơi trang trọng, là nơi mà Đức Giê-hô-va
sẽ được chúc tụng và thờ phượng. Nền và đá để xây dựng đền
thờ được đục sẵn tại hầm đá để không ai có thể nghe thấy tiếng
đục của bất cứ dụng cụ bằng sắt nào trong quá trình xây dựng
đền thờ. Các phòng phụ được xây dựng làm kho đền thờ. Các tường chung quanh và cửa ra vào được lát bằng gỗ bá hương có chạm trỗ những hình chê-ru-bim, hình cây chà là và hình hoa
nở. Các hình chạm trỗ và nền đền thờ đều được phủ vàng. Có hai
137
phụng sự. Các chân đèn và bàn thờ dâng hương bằng vàng cũng
được đặt ở Nơi Thánh. Trong sân đền thờ có đặt một bàn thờ để
dâng tế lễ và một cái chậu rửa rất lớn.
Sau bảy năm, đền thờ đã được xây cất xong. Hòm Giao Ước lưu giữ các bảng luật pháp của Môi-se nhận được từ Đức Chúa
Trời đã được khiêng đặt vào Nơi Chí Thánh. Đền tạm hay Lều Hội Kiến cũng được đem vào cùng với tất cả các vật dụng thánh trong Lều. Những vật dụng này do các thầy tế lễ và người Lê-vi mang đến.
Các thầy tế lễ cũng khiêng Hòm Giao Ước vào trong đền thờ
rồi đặt ở Nơi Chí Thánh. Khi các thầy tế lễ vừa ra khỏi Nơi Thánh, sự vinh quang của Đức Giê-hô-va tràn ngập đền thờ.
Vua Sa-lô-môn đã dâng sinh tế lên Đức Giê-hô-va gồm hai
mươi hai nghìn con bò đực và một trăm hai mươi nghìn con chiên. Trong mười bốn ngày, toàn dân Y-sơ-ra-ên cùng tham dự lễ. Họ vui mừng hớn hở và ngợi khen Đức Giê-hô-va về mọi điều tốt
lành Ngài đã làm cho họ. Vua Sa-lô-môn cai trị Y-sơ-ra-ên trong bốn mươi năm.
Mối liên kết Phúc âm
Sự khôn ngoan của Vua Sa-lô-môn
chính là sự ban cho của Đức Chúa
Trời. Sự khôn ngoan của chúng ta cũng là sự ban cho của Đức Chúa
Trời. Khi chúng ta suy gẫm và lắng nghe Lời Đức Chúa Trời, Chúa
Thánh Linh cũng ban cho chúng ta
sự khôn ngoan cần có để được cứu
khỏi tội lỗi của mình mà chỉ có thể tìm thấy trong nơi Đức Chúa Giê-xu Christ.
Thông điệp Hy-vọng
“Nhưng các việc này được ghi chép để anh em tin rằng Đức
Chúa Giê-xu là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời, và để khi anh em tin thì nhờ danh Ngài mà được sự sống”. (Giăng 20:31 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
931
LỜI GIÁO HUẤN KHÔN NGOAN
(Tuyển chọn từ Sách Châm-ngôn)
Bên cạnh sự khôn ngoan để cai trị đất nước và xây dựng đền thờ cho Đức Giê-hô-va thì Đức Giê-hô-va cũng cảm thúc Vua Sa-lô-môn ghi chép lại những lời giáo huấn khôn ngoan trong sách Châm-ngôn của Kinh Thánh. Sách Châm-ngôn bày tỏ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời qua những câu Kinh Thánh ngắn gọn, đầy ý nghĩa. Chúng được ghi chép lại để dạy dỗ chúng ta sống theo đường lối của Ngài. Chúng còn giúp chúng ta khôn ngoan nhận biết về những điều quan trọng với Ngài.
Trong Kinh Thánh, sách Châm-ngôn khuyên chúng ta biết tin cậy nơi Đức Giê-hô-va cùng sự thông sáng của Ngài; biết kính sợ Đức Giê-hô-va và tránh xa điều ác cũng như tôn vinh Ngài qua việc dâng hiến và giúp đỡ những người lân cận. Sách cũng nhắc nhở những người làm cha, làm mẹ về cách nuôi dạy con cái của họ sao cho đẹp lòng Đức Giê-hô-va. Hơn hết, sách cũng dạy chúng ta nhận biết sự khôn ngoan trong Đức Chúa Trời mới là điều quý giá hơn cả so với sự giàu có hay mọi quyền lực khác.
Dưới đây là một số câu Châm-ngôn mà Đức Chúa Trời đã cảm thúc Vua Sa-lô-môn ghi chép lại:
-Hễ ai làm điều công chính sẽ hưởng được sự sống. Còn kẻ gian ác sẽ nhận lấy hình phạt cho mình. (Châm-ngôn 10:16, Bản TTHĐ 2010).
-Kẻ nào lắm lời thật dễ vi phạm. Nhưng ai cầm giữ môi miệng mình sẽ là người khôn ngoan (Châm-ngôn 10:19, Bản TTHĐ 2010).
-Ai giao tiếp với người khôn ngoan sẽ trở nên khôn ngoan. Còn kẻ làm bạn với bọn ngu dại chịu nhiều tổn hại. (Châm-ngôn 13:20, Bản TTHĐ 2010).
-Ai khinh bỉ người lân cận mình là phạm tội. Còn ai thương xót người nghèo khó thì có phước (Châm-ngôn 14:21, Bản TTHĐ 2010).
32 139
-Thà có ít của cải mà kính sợ Đức Giê-hô-va, còn hơn là sở hữu nhiều tài sản mà hoạn nạn cặp theo (Châm-ngôn 15:16, Bản TTHĐ 2010).
-Hãy phó thác công việc của con cho Đức Giê-hô-va. Thì những lo toan của con sẽ được thành tựu (Châm-ngôn 16:3, Bản TTHĐ 2010).
-Khi Đức Giê-hô-va hài lòng về phẩm hạnh của người nào, thì Ngài khiến kẻ thù hoà thuận với người ấy (Châm-ngôn 16:7, Bản TTHĐ 2010).
-Bạn bè thương mến nhau luôn luôn. Và anh em sinh ra để giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn (Châm-ngôn 17:17, Bản TTHĐ 2010).
-Phần thưởng cho sự khiêm nhường và kính sợ Đức Giêhô-va, là sự giàu có, tôn trọng và sự sống (Châm-ngôn 22:4, Bản TTHĐ 2010).
-Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, để khi trở về già, nó cũng không lìa khỏi đó (Châm-ngôn 22:6, Bản TTHĐ 2010).
Mối liên kết Phúc âm
Lời Đức Chúa Trời là một món quà
tuyệt vời và quý giá nhất. Qua Lời Ngài, chúng ta tìm thấy kim chỉ nam cho đời sống và lẽ thật cứu rỗi mà
chúng ta được cứu bởi đức tin nơi
Đức Chúa Giê-xu Christ, là Đấng Cứu
Rỗi của chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng
“Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan; từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng”.
(Châm-ngôn 2:6 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH
KINH
(Trước Công nguyên)
971 931
Vua Sa-lô-môn cai trị Y-sơ-ra-ên
Sa-lô-môn viết sách Châm-ngôn
Ê-LI CHIẾN THẮNG CÁC TIÊN TRI BA-ANH
I Các Vua 16 - 19 Sau Vua Sa-lô-môn, có nhiều vị vua độc ác trong Y-sơ-ra-ên, họ chẳng quan tâm đến Đức Giê-hô-va. Thay vào đó, họ lập những bàn thờ thần tượng bằng đá với gỗ. Một trong những vị vua độc ác nhất của Y-sơ-ra-ên là vua A-háp. Vua A-háp ra quyết định bắt dân chúng phải tôn thờ thần Ba-anh. Do đó, hầu như hết thảy dân chúng đều tôn thờ thần Ba-anh vì Vua A-háp tuyên bố rằng bất cứ ai thờ phượng Đức Giê-hô-va của dân Y-sơ-ra-ên đều sẽ bị giết.
33 141
Nhưng bất luận chiếu chỉ của Vua A-háp, bảy nghìn người trong dân Y-sơ-ra-ên vẫn tin cậy nơi Đức Giê-hô-va chân thật. Một trong số đó là nhà tiên tri Ê-li. Ê-li để tóc dài rậm xuống lưng và đeo dây da quanh thắt lưng. Đức Giê-hô-va phán với Ê-li hãy đi gặp Vua A-háp rồi báo cho vua rằng Đức Giê-hô-va sẽ không cho mưa xuống trên đất Y-sơ-ra-ên trong một thời gian rất dài. Những năm sắp tới sẽ chẳng có mưa cũng không có sương. Việc này là để hình phạt vua A-háp vì đã ra lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên tôn thờ thần Ba-anh. Khi Đức Giê-hô-va cho mưa dứt, cây cối và vụ mùa chẳng thể tươi tốt được. Tình trạng này gây ra nạn đói trầm trọng. Thật khó tìm thấy thứ gì để ăn trên khắp Y-sơ-ra-ên.
Để bảo vệ sự an nguy của Ê-li trước tay Vua A-háp, Đức Giêhô-va truyền cho Ê-li ẩn mình bên khe Kê-rít, phía đông sông Giô-đanh. Chính Ngài chăm sóc cho Ê-li. Mặc dù đất đai hoàn toàn khô cằn vì hạn hán, nhưng Ê-li vẫn sống mạnh khoẻ bên một khe suối nhỏ còn nước. Mỗi ngày, Ngài sai những con chim lớn gọi là chim quạ đem bánh và thịt đến cho Ê-li. Mỗi buổi sáng và buổi chiều, chim quạ mang thức ăn đến cho ông. Ê-li có đủ nước uống trong khe suối.
Ba năm hạn hán trôi qua, nhưng Vua A-háp vẫn tiếp tục là
một vị vua cứng lòng và gian ác, chẳng vâng theo Đức Giê-hôva. Thay vì vậy, A-háp dựng nên càng nhiều thần tượng cho Baanh. Do đó, Đức Giê-hô-va đã sai Ê-li trở lại gặp Vua A-háp. Ê-li nói cùng vua: “Vua và cả nhà vua đã làm rối loạn Y-sơ-ra-ên. Vua đã xây bỏ điều răn của Đức Giê-hô-va mà tôn thờ thần Ba-anh. Vậy bây giờ, chúng ta hãy tổ chức một cuộc thi giữa Đức Giê-hôva hằng sống chân thật và thần Ba-anh của vua, vốn chẳng phải là thần. Điều này sẽ chứng tỏ rằng Đức Giê-hô-va là có thật”.
Vua A-háp đồng tình với cuộc thi này và triệu tập tất cả các tiên tri của Y-sơ-ra-ên đến Núi Cạt-mên. Vua cũng dẫn hàng trăm thầy tế lễ tin theo thần Ba-anh. Đầu tiên, các tiên tri Ba-anh lập một bàn thờ cho thần Ba-anh. Các tiên tri Ba-anh đặt gỗ trên bàn thờ rồi xẻ một con bò đực dâng tế lễ cho thần Ba-anh. Sau đó, Ê-li nói với các nhà tiên tri Ba-anh: “Đừng châm lửa nhưng hãy kêu cầu danh thần Ba-anh của các ngươi đi. Nếu như thần
142
có thật, thần có thể đốt lửa trên bàn thờ để thiêu tế lễ của các ngươi. Còn ta sẽ kêu cầu danh Đức Giê-hô-va hằng sống. Khi đó, chúng ta phải thoả thuận rằng kể từ hôm nay phải tin vào Đức Giê-hô-va, là Đấng sẽ giáng lửa xuống từ trời”.
Hàng trăm các thầy tế lễ kêu cầu thần Ba-anh đốt lửa trên bàn thờ của họ. Mặc dù các thầy tế lễ đã cầu khẩn kêu xin nhưng chẳng điều gì xảy ra. Ê-li chế nhạo họ rằng. Ông nói “Các ngươi hãy la lớn lên đi. Chắc Ba-anh là thần mà! Có lẽ thần còn đang ngẫm nghĩ hoặc bận rộn hoặc đang đi. Hay có lẽ thần đang ngủ và cần phải đánh thức chăng”. Dù các tiên tri Ba-anh có làm gì đi nữa thì cũng không có gì xảy ra. Điều này là vì Ba-anh không phải là thần nào cả.
Các tiên tri Ba-anh càng kêu lớn tiếng hơn. Họ tự lấy dao rạch mình cho đến chảy máu theo thói tục của họ. Họ nhảy múa, kêu cầu suốt buổi chiều. Nhưng không một thần nào đáp lời hay để ý đến cả.
Bấy giờ đến lượt Ê-li. Ông sửa lại bàn thờ của Đức Giê-hô-va bằng cách lấy mười hai hòn đá lớn tượng trưng cho mười hai bộ tộc Y-sơ-ra-ên. Sau đó, Ê-li đào một cái mương lớn xung quanh
bàn thờ. Rồi ông chất củi và bò lên bàn thờ. Để chứng tỏ Đức
Chúa Trời vĩ đại và quyền năng thể nào, ông truyền lệnh đổ bốn bình nước đầy lên trên khắp bàn thờ. Sau đó, ông bảo họ múc bốn bình nước đầy đổ trên bàn thờ thêm hai lần nữa, tổng cộng là mười hai bình nước đầy. Con bò, củi và các hòn đá trên bàn thờ đều bị ướt hết. Nước chảy xuống bàn thờ tràn xuống đầy mương. Dân chúng chăm chú dõi theo khi Ê-li giơ tay lên rồi thầm nguyện với Đức Chúa Trời. Ê-li cầu nguyện rằng: “Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-raham, Y-sác và Gia-cốp, hôm nay, xin Ngài hãy cho toàn dân biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên, còn con là đầy tớ Ngài và con vâng lời Ngài mà làm mọi điều này. Đức Giê-hô-va ôi, xin đáp lời con để dân này biết rằng Ngài chính là Đức Chúa Trời chân thật của Y-sơ-ra-ên. ”
Sau khi Ê-li cầu xin, thình lình có một ngọn lửa lớn từ trời
143
giáng xuống bàn thờ. Ngọn lửa thiêu đốt mọi thứ trên bàn thờ. Ngay cả bàn thờ bằng đá cũng bùng cháy và nước xung quanh bàn thờ cũng rút xuống. Dân chúng vô cùng kinh ngạc! Tất cả dân chúng đều sấp mình xuống đất và tung hô: “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời! Giê-hô-va là Đức Chúa Trời!”
Ê-li nói: “Hãy bắt bọn tiên tri Ba-anh. Đừng để một người nào trốn thoát”. Các thầy tế lễ của Ba-anh bị bắt và giết. Rồi Đức Giêhô-va lại ban mưa xuống cho dân sự Ngài.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời Ba Ngôi cao cả và vĩ
đại của chúng ta quyền năng hơn
bất cứ ai hay sự gì khác. Ngài là
Đức Chúa Trời chân thần duy nhất
đã đắc thắng tội lỗi, sự chết và Satan. Hễ những ai đặt lòng tin cậy nơi Ngài sẽ nhận được ơn cứu rỗi.
Thông điệp Hy-vọng
“Hỡi linh hồn ta, hãy nghỉ an nơi Đức Chúa Trời, vì niềm Hyvọng ta đặt nơi Ngài. Chỉ một mình Ngài là vầng đá và sự cứu rỗi của ta; ta sẽ chẳng bị rúng động”. (Thi-thiên 62: 5-6 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Vua Sa-lô-môn cai trị Y-sơ-ra-ên
Sa-lô-môn viết sách Châm-ngôn
Đức Chúa Trời chiến thắng Ba-anh
971 931 871
TRÊN XE NGỰA LỬA
I Các Vua 19; II Các Vua 2:1-22
Vua A-háp thuật lại cho vợ mình là hoàng hậu Giê-sa-bên mọi
việc đã xảy ra với Ê-li trên Núi Cạt-mên. Vua còn kể về việc Ê-li
đã giết chết tất cả các tiên tri của Ba-anh. Việc này khiến Giê-sabên vô cùng tức giận. Người vợ gian ác của Vua A-háp đã giết hại nhiều tiên tri của Đức Chúa Trời. Bà sai gửi một thông điệp
đến cho Ê-li. Giê-sa-bên nói, “Chắc chắn rằng ta sẽ giết ông cũng như ta đã xử mạng sống của các tiên tri khác”.
Thế nên, Ê-li đã chạy trốn để cứu mạng sống mình. Ông đi thêm một ngày đường vào trong hoang mạc. Vừa mệt mỏi, vừa sợ hãi và nản lòng, ông đến ngồi dưới một gốc cây nhỏ. Ông cầu xin, “Lạy Đức Giê-hô-va, đã đủ rồi. Xin cất mạng sống con đi”. Rồi
Ê-LI ĐƯỢC CẤT LÊN
TRỜI
34 145
và một bình nước. Sau khi ăn uống xong, ông lại nằm xuống ngủ tiếp.
Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện ra với Ê-li lần thứ hai và chạm vào ông. Thiên sứ nói với Ê-li: “Con hãy dậy ăn đi. Con sẽ trải qua một hành trình dài gian khó phía trước”. Ông làm theo lời
thiên sứ bảo. Một lần nữa, lương thực giúp ông thêm mạnh sức. Ông đã đi trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm cho đến khi đến Núi Hô-rếp. Trên núi, ông vào trong hang đá để nghỉ đêm.
Sau đó, có lời từ Đức Giê-hô-va phán với Ê-li. Ngài phán, “Hỡi Ê-li, con đang làm gì ở đây?” Ông thưa: “Lạy Đức Giê-hô-va, con rất trung tín với Ngài. Nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã lìa bỏ Ngài. Họ đã giết tất cả các tiên tri của Ngài, chỉ còn một mình con. Bây giờ, họ cũng đang truy tìm để lấy mạng sống con”.
Đức Giê-hô-va truyền cho Ê-li đứng tại trên núi. Ngài phán, “Ta sẽ đi ngang qua”. Khi Ngài đến gần, có một cơn gió thổi rất mạnh xé núi ra. Nhưng không có Đức Giê-hô-va trong ngọn gió ấy. Sau ngọn gió, có trận động đất xảy ra. Nhưng cũng không có Đức Giê-hô-va trong trận động đất ấy. Sau trận động đất, có một đám lửa. Nhưng cũng không có Đức Giê-hô-va trong đám lửa.
Sau đám lửa, Ê-li nghe thấy tiếng êm dịu nhỏ nhẹ. Ông lấy áo choàng phủ kín mặt mình rồi đi ra ngoài đứng ngay cửa hang. Một lần nữa, Đức Giê-hô-va hỏi ông, “Ê-li, con đang làm gì ở đây?”
Thêm một lần nữa, Ê-li nhắc lại với Đức Giê-hô-va về sự trung tín của mình. Ông nói với Ngài rằng dân Y-sơ-ra-ên muốn lấy mạng sống mình. Sau đó, Ngài phán với Ê-li: “Hãy quay lại đường con đã đi qua. Rồi đi đến Hoang mạc Đa-mách. Khi đến đó, con hãy xức dầu cho Giê-hu làm vua Y-sơ-ra-ên. Và cũng hãy xức dầu cho Ê-li-sê để làm nhà tiên tri kế tiếp thay con phụng sự”.
Vậy, Ê-li rời khỏi Núi Hô-rép. Ông nhìn thấy Ê-li-sê, con trai của Sa-phát đang cày ruộng với mười hai đôi bò. Ê-li đến gặp Ê-li-sê rồi ném áo choàng của mình lên người Ê-li-sê để Ê-li-sê nhận biết rằng Đức Giê-hô-va đã chọn mình làm tiên tri của
146 146
Ngài. Ê-li-sê liền bỏ đôi bò lại rồi chạy theo Ê-li. Ê-li-sê nói, “Xin cho phép con về chào từ biệt cha mẹ. Rồi con sẽ đi theo ông”. Vậy, Ê-li-sê trở về nhà mình giết một đôi bò. Rồi Ê-li-sê lấy cày làm củi nấu thịt đãi hết mọi người. Sau đó, Ê-li-sê đi theo Ê-li và trở thành người phụ giúp ông.
Từ đó, Ê-li và Ê-li-sê cùng làm việc với nhau trong một thời gian. Họ cùng nhau đi xuống Bê-tên rồi đi đến Giê-ri-cô. Ê-li-sê là người bạn đồng hành trung thành với Ê-li. Các nhà tiên tri khác
ở Bê-tên cũng như Giê-ri-cô đều nói với Ê-li-sê rằng Đức Giê-hôva sắp đem Ê-li đi khỏi ông. Khi Ê-li-sê nghe lời này thì trả lời: “Tôi biết chứ. Nhưng đừng nói về việc này nữa”. Ê-li-sê không muốn nghĩ đến chuyện thầy Ê-li được cất khỏi mình.
Khi Ê-li và Ê-li-sê đi đến sông Giô-đanh, có năm mươi tiên tri khácđitheohọ.Ê-lilấyáochoàngcủamìnhcuộnlại.Ôngđậpnó xuống nước. Đức Giê-hô-va khiến nước sông rẽ ra hai bên để Ê-li và Ê-li-sê đi ngang qua trên đất khô.
Khi đã qua bên kia sông, Ê-li hỏi Ê-li-sê: “Ta sẽ làm gì cho con trước khi ta được cất đi khỏi con?” Ê-li-sê thưa, “Xin thần của thầy giáng trên con bội phần”. Ê-li trả lời: “Điều con cầu xin là điều mà chỉ có Đức Giê-hô-va mới có thể ban cho. Nhưng nếu con nhìn thấy ta trong lúc ta được cất lên khỏi con thì con sẽ nhận lãnh điều đó”.
Trong khi Ê-li và Ê-li-sê đang đi cùng nhau, bỗng nhiên một chiếc xe cùng nhiều ngựa xuất hiện. Xung quanh xe và ngựa là lửa. Đức Giê-hô-va cất Ê-li lên trời trong một cơn gió lốc. Ê-li-sê nhìn thấy mọi điều xảy ra. Ông cảm thấy buồn vì không còn gặp lại thầy của mình nữa, rồi ông xé áo mình ra làm hai mảnh. Sau đó, ông nhặt chiếc áo choàng của Ê-li rơi xuống trên đất. Ê-li-sê trở về và đứng bên bờ sông Giô-đanh. Ông lấy áo choàng của Ê-li đập mạnh xuống nước. Ê-li-sê nói: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời ở đâu? Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Ê-li ở đâu? ” Khi Ê-li-sê đập xuống nước thì nước liền rẽ ra hai bên và ông đi ngang qua. Năm mươi tiên tri từ Giê-ri-cô nhìn thấy ông. Họ nói, “Thần của Ê-li ngự trên Ê-li-sê”. Họ sấp mình xuống đất trước mặt Ê-li-sê
147
Họ cố nài nỉ Ê-li-sê cho phép họ sai năm mươi người đi tìm Ê-li
trên các núi hay thung lũng xung quanh. Ban đầu, Ê-li-sê từ chối.
Nhưng sau khi họ nài nỉ mãi thì ông miễn cưỡng nói: “Hãy sai họ
đi đi”. Họ tìm kiếm suốt ba ngày nhưng chẳng tìm thấy Ê-li.
Ê-li-sê làm tiên tri phụng sự Đức Giê-hô-va trong nhiều năm.
Ông trung thành rao giảng về lẽ thật của Đức Giê-hô-va cho dân
Y-sơ-ra-ên.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã sai các tiên tri của Ngài chia sẻ cho dân chúng về
Lời của Ngài và ơn cứu rỗi mà chỉ có thể tìm thấy trong Đấng Christ.
Nếu như Đức Chúa Trời đã ở cùng
các tiên tri Ê-li và Ê-li-sê thể nào
thì Ngài cũng sẽ ở cùng chúng ta
thể ấy nếu chúng ta yêu mến Ngài, phụng sự Ngài và chia sẻ về Ngài cho nhiều người khác.
Thông điệp Hy-vọng “Chẳng phải Ta đã truyền phán với con sao? Hãy mạnh dạn, can đảm! Chớ run sợ, chớ kinh hãi! Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con vẫn ở cùng con trong mọi nơi con đi”. (Giô-suê 1:9 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
871
Đức Chúa Trời chiến thắng Ba-anh
865
800
Ê-li và Ê-li-sê
GIÔ-NA VÀ CON CÁ LỚN
Giô-na 1 - 4
Giai
đoạn cuối chức vụ của tiên tri Ê-li-sê, có một nhà tiên tri khác tên là Giô-na cũng khởi sự hầu việc Đức Giê-hô-va. Ngài có một mạng lệnh quan trọng giao cho Giô-na thực hiện. Đức
Giê-hô-va sai Giô-na đi đến thành Ni-ni-ve. Vào thời điểm đó, Nini-ve là một trong những thủ phủ hùng mạnh nhất trên thế giới.
Nhưng Ni-ni-ve lại là một nơi khủng khiếp vì dân trong thành vô cùng xấu xa và đối xử gian ác với nhau. Điều này khiến Đức Giêhô-va nổi giận.
Vì vậy, Đức Giê-hô-va phán với Giô-na, “Con hãy đi đến thành Ni-ni-ve. Hãy cho họ việc rằng Ta đã thấy sự gian ác của họ”. Ngài muốn Giô-na cảnh báo dân thành này rằng Ngài sẽ huỷ diệt họ nếu họ không chấm dứt những việc làm tội lỗi của họ.
Tuy nhiên, Giô-na lại không muốn đi đến thành Ni-ni-ve. Vì dân thành Ni-ni-ve là kẻ thù của dân sự Ngài nên Giô-na không muốn rao truyền sứ điệp của Ngài cho họ. Nên thay vì vậy, Giô-va quyết định đi xuống bến tàu Gia-phô rồi lên một chiếc tàu khác đi đến Ta-rê-si. Giô-na nghĩ rằng mình có thể chạy trốn khỏi Đức Giê-hô-va bằng cách lên một chiếc tàu khác ngược hướng với nơi mà Ngài muốn ông đến.
Khi tàu nhổ neo ra khơi, Giô-na đi xuống dưới lòng tàu nằm ngủ. Ông muốn quên đi hiện thực mình đang trốn tránh mạng lệnh mà Đức Giê-hô-va giao phó cho mình.
Nhưng Đức Giê-hô-va biết rõ Giô-na đang ở đâu. Ngài khiến một trận cuồng phong nổi trên biển. Cơn bão mà Ngài cho phép xảy ra mạnh đến nỗi các thủy thủ trên tàu lo lắng con tàu sẽ bị vỡ tan tành. Họ đều rất sợ hãi. Ai nấy đều cầu xin thần của mình làm yên cơn bão. Trong khi cơn bão vẫn chưa dừng lại, họ ném hàng hóa trên tàu xuống biển để làm cho tải trọng con tàu nhẹ hơn. Khi cơn bão nổi lên, thuyền trưởng nhận ra Giô-na vẫn đang
35 149
ngủ mê dưới lòng tàu. Thuyền trưởng hét lên với Giô-na, “Làm sao ông có thể ngủ được trong lúc này? Hãy thức dậy mà kêu cầu Đức Giê-hô-va của ông. Có thể Ngài sẽ thương xót thì chúng ta mới được cứu sống khỏi cơn bão này”.
Kế đó, các thủy thủ trên tàu nói với nhau, “Chúng ta hãy cùng nhau bắt thăm để xem vì ai mà cơn bão này xảy đến”. Mỗi thủy thủ bắt thăm và thăm rơi vào tay Giô-na. Họ liền hỏi ông, “Vì cớ gì mà chuyện này lại xảy ra với chúng ta? Ông làm nghề gì? Ông
từ đâu đến? Ông là dân nào?”
Giô-na trả lời: “Tôi là người Y-sơ-ra-ên. Tôi kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời, là Đấng đã dựng nên trời, biển và đất khô”. Họ vô cùng sợ hãi. Họ phát hiện Giô-na tìm cách chạy trốn khỏi Đức Giê-hô-va. Biển càng lúc càng động dữ dội, họ hỏi ông “Chúng ta phải làm gì để Đức Giê-hô-va làm yên cơn bão? Chúng ta có thể làm gì để Ngài vui lòng?” Giô-na đáp: “Hãy ném tôi khỏi mạn tàu thì biển sẽ yên lặng trở lại”.
Việc này càng khiến các thủy thủ hoảng sợ hơn. Họ ra sức
150
chèo vào bờ. Nhưng cơn bão càng lúc càng trở nên dữ dội hơn bao giờ hết. Họ không còn điều khiển được con tàu. Cuối cùng, họ kêu cầu: “Lạy Đức Giê-hô-va, xin đừng đổ tội lại trên chúng tôi vì cớ mạng sống của người này. Xin đừng để chúng tôi phải chết vì Ngài là Đấng đã làm mọi điều theo ý muốn Ngài”.
Sau đó, các thủy thủ bắt Giô-na ném khỏi tàu. Ngay lập tức cơn bão liền yên lặng. Giờ thì các thuỷ thủ trên tàu đã tin vào một Đức Giê-hô-va chân thần duy nhất. Họ dâng tế lễ và cầu khẩn Ngài. Rồi họ hứa nguyện chỉ phụng sự một mình Đức Giê-hô-va mà thôi.
Trong khi đó, Giô-na đang chìm xuống nước. Ông càng ngày càng chìm sâu xuống biển. Sau đó, ông nhìn thấy một bóng đen lớn dưới đáy biển sâu đang tiến đến ngay bên dưới mình. Bóng đen càng lúc càng gần hơn. Đó là một con cá lớn. Con cá nuốt chửng Giô-na. Ông trôi xuống bụng của sinh vật biển khổng lồ này. Mặc dầu thật đáng sợ và tối tăm khi nằm trong bụng cá dưới đáy biển, nhưng Giô-na biết rằng Đức Giê-hô-va vẫn có thể nghe tiếng ông. Vì vậy, ông bắt đầu cầu nguyện với Ngài. Ông cầu nguyện suốt ba ngày ba đêm. Trong lời cầu nguyện của mình, Giôna dâng lời biết ơn Đức Giê-hô-va vì Ngài đã cứu mạng sống ông.
Đức Giê-hô-va chẳng hề quên Giô-na. Vào ngày thứ ba, Ngài phán với con cá nhả Giô-na trên bờ biển khô. Một lần nữa, Ngài phán với Giô-na: “Con hãy trỗi dậy mà đi đến thành Ni-ni-ve. Hãy rao báo cho họ lời mà Ta đã phán cùng con”. Giô-na liền đứng dậy đi đến thành Ni-ni-ve. Thành cách xa hàng trăm dặm nhưng Giôna vâng lời và làm theo lời Đức Giê-hô-va phán bảo.
Ni-ni-ve là một thành rất lớn. Phải đi bộ mất ba ngày đường từ đầu này đến đầu kia. Vào ngày đầu tiên ở thành Ni-ni-ve, Giôna đã đứng trước mặt dân chúng. Ông công bố với họ sứ điệp của Đức Giê-hô-va. Giô-na nói: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-ve sẽ bị sụp đổ!”
Dân thành Ni-ni-ve lắng nghe Giô-na. Họ tin vào sứ điệp của ông. Để chứng tỏ cho Đức Giê-hô-va thấy được tấm lòng ăn năn về những tội lỗi cũng như mọi việc gian ác mà họ đã làm thì họ
151
kiêng ăn. Thậm chí ngay chính vua thành Ni-ni-ve cũng quấn vải xô rồi ngồi trong đống tro để bày tỏ sự buồn rầu và hối tiếc của mình.
Vua cũng truyền lệnh cho tất cả dân trong thành Ni-ni-ve, từ người quan trọng nhất đến người hèn mọn nhất cũng phải làm như vậy. Bất luận người nào hay gia súc nào cũng không được phép ăn uống gì cả. Vua cũng tuyên bố: “Toàn dân đều phải kêu cầu với Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Mỗi người phải ăn năn về những lối ác cũng như việc làm hung bạo mà mình gây ra. Biết đâu rồi Đức Giê-hô-va sẽ đổi ý. Có thể Ngài nguôi cơn thịnh nộ của Ngài mà cho chúng ta thoát chết chăng!”
Khi Đức Giê-hô-va nhận thấy dân chúng thực sự ăn năn về tội lỗi của họ, Ngài đã thay đổi ý định của Ngài. Ngài đã không hủy diệt thành như Ngài đã định giáng trên họ.
Mối liên kết Phúc âm
Tất cả mọi người đều đáng nhận lấy sự chết
đời đời vì cớ án phạt tội lỗi của mình. Nhưng
Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót và nhân
từ. Ngài không muốn một ai bị hư mất. Thế
nên, Ngài đã sai Con Một của Ngài là Chúa
Giê-xu đến để chịu đau đớn và chịu chết để
trả thay cho tội lỗi của chúng ta. Chúa Giê-xu
cũng đã sống lại từ cõi chết và đắc thắng tội lỗi, sự chết, và ma vương vì cớ chúng ta. Đức
Chúa Trời đã dùng Giô-na để công bố lẽ thật này cho dân thành Ni-ni-ve. Và ngày nay, Đức Chúa Trời cũng sử dụng chúng ta để làm điều tương tự bởi năng quyền của Chúa Thánh Linh, nhân loại sẽ nhận biết Chúa Giêxu chính là Đấng Cứu Rỗi.
Thông điệp Hy-vọng “Đó là điều tốt đẹp và hài lòng Đức Chúa Trời, Cứu Chúa chúng ta, là Đấng muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý”. (I Ti-mô-thê 2:3-4 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
865 800
Ê-li và Ê-li-sê 152
LÒ LỬA HỰC
36
Đa-ni-ên 1 - 3
Trong
nhiều năm, dân sự của Đức Chúa Trời chối bỏ không vâng theo các điều răn của Ngài. Những ngày tháng mà Các Vua Đa-vít và Sa-lô-môn lãnh đạo dân sự của Đức Chúa Trời một cách khôn ngoan, thịnh vượng và vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời đã trôi qua rất lâu. Vào năm 722 TCN, Đức Chúa Trời cho phép đế quốc A-si-ri đem tất cả dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ của họ và làm cho họ tản lạc khắp đế quốc. Khoảng một trăm bốn mươi năm sau, nghĩa là vào năm 587 TCN, Đức Chúa Trời cho phép người Ba-by-lôn dưới sự cai trị của vua Nê-bu-cát-nếtxa mang theo gần như toàn bộ dân Giu-đa. Đức Chúa Trời cũng cho phép người Ba-by-lôn phá hủy đền thờ mà Vua Sa-lô-môn đã xây dựng ở Giê-ru-sa-lem.
153
Sau khi Vua Nê-bu-cát-nết-sa chinh phục Giê-ru-sa-lem, vua ra lệnh đưa tất cả các thanh niên Y-sơ-ra-ên thuộc dòng dõi hoàng tộc đến Ba-by-lôn. Những thanh niên được chọn đều phải là người diện mạo khôi ngô và khôn ngoan. Họ được dạy ngôn ngữ cũng như các phong tục của người Ba-by-lôn. Ngay cả tên
Do Thái của họ cũng bị đổi thành tên của người Ba-by-lôn.
Trong số những người bị đưa đến Ba-by-lôn, có bốn thanh niên tin cậy Đức Chúa Trời. Tên của họ là Đa-ni-ên, Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô. Bốn thanh niên này được dẫn vào cung
Vua Nê-bu-cát-nết-xa. Trong ba năm, họ sống tại đó và được dạy cho ngôn ngữ cũng như văn hoá của người Ba-by-lôn. Đức
Chúa Trời ban cho Đa-ni-ên, Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô tri thức cùng sự khôn ngoan. Ngài ban cho họ khả năng hiểu biết mọi thứ văn chương lẫn các chủ đề. Đức Chúa Trời còn ban cho
Đa-ni-ên khả năng đặc biệt thấu hiểu tất cả các khải tượng và chiêm bao. Không có ai khác sánh bằng bốn thanh niên này vì họ là những người tin cậy nơi Đức Chúa Trời.
Đa-ni-ên, Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô nhận được đặc ân phục vụ chính Vua Nê-nu-cát-nết-xa. Vua nhận thấy rằng sự tư vấn hay lời đối đáp của bốn thanh niên luôn sáng suốt hơn của các pháp sư trong vương quốc của vua. Nhờ ơn của Đức Chúa Trời, Đa-ni-ên thậm chí còn giải nghĩa giấc chiêm bao của vua. Vua đặt họ ở những vị trí quyền cao chức trọng trong vương quốc của mình.
Nhưng vua Nê-bu-cát-nết-xa không tin vào Đức Chúa Trời. Thay vì vậy, vua làm một pho tượng khổng lồ để thờ lạy. Pho tượng này cao hai mươi bảy mét, ngang hai mét bảy và được phủ vàng. Vua ra lệnh đặt pho tượng khổng lồ ở nơi nhiều người có thể nhìn thấy. Vua Nê-bu-cát-nết-sa triệu tập tất cả các quan lại Ba-by-lôn. Vua tuyên bố với toàn dân của Ba-by-lôn: “Hỡi tất cả các dân, các nước, khi nghe tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn hạc, đàn sắt, đàn lia và toàn bộ các nhạc khí trỗi lên thì tất cả các ngươi phải sấp mình thờ lạy tượng vàng. Nếu ai không làm theo thì sẽ bị ném vào giữa lò lửa hực”.
154
Vì thế, hễ khi nào toàn dân nghe thấy tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn hạc, đàn sắt, đàn lia và toàn bộ các nhạc khí trỗi lên thì
họ đều sấp mình xuống thờ lạy pho tượng vàng của vua Nê-bucát-nết-sa.
Nhưng sau đó, một số đầy tớ của vua đến báo tin cho vua.
“Tâu bệ hạ, bệ hạ có biết những người Do Thái đến từ vùng đất Y-sơ-ra-ên đang phục vụ cho bệ hạ, đó là Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô không chịu thờ lạy các thần của chúng ta không?
Họ cũng không sấp mình xuống đất mà thờ lạy pho tượng vàng bệ hạ đã dựng nên”.
Vua Nê-bu-cát-nết-xa rất giận dữ. Vua truyền đem ba thanh niên này đến. Vua hỏi: “Này, Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, có thật là các ngươi cố tình không chịu sấp mình xuống thờ lạy tượng thần? Bây giờ, trẫm sẽ cho các ngươi thêm một cơ hội. Khi nghe thấy tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn hạc, đàn sắt, đàn lia và toàn bộ các nhạc khí trỗi lên mà các ngươi sấp mình xuống thờ lạy thì trẫm sẽ tha cho. Còn nếu các ngươi vẫn không chịu sấp mình thì lập tức, trẫm sẽ ném các ngươi vào lò lửa hực”.
Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô thưa với vua, “Tâu vua Nêbu-cát-nết-xa, chúng tôi không lo sợ phải trình lại với vua vấn đề này. Nếu Đức Chúa Trời muốn cứu chúng tôi thì Ngài sẽ giải cứu chúng tôi vì Ngài có quyền năng để cứu chúng tôi ra khỏi lò lửa hực. Nhưng nếu như Ngài không chọn cứu chúng tôi thì chúng tôi cũng sẽ không thờ lạy các thần của vua hay pho tượng mà vua đã dựng nên đâu”.
Vua Nê-bu-cát-nết-xa giận tái mặt. Vua truyền lệnh đốt lò lửa nóng gấp bảy lần lúc bình thường. Vua cũng sai các binh sĩ lực lưỡng nhất trói Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô lại. Các binh sĩ liền trói họ lại mặc dù ba thanh niên này vẫn mặc áo dài, áo ngắn cùng các triều phục khác của mình. Các binh sĩ ném ba thanh niên này vào trong lò lửa hực. Bởi vì lò vô cùng nóng nên các binh sĩ ném Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô vào trong lò cũng bị thiêu chết bởi sức nóng của lò.
Nhưng rồi một điều quá đỗi kinh ngạc xảy ra. Lửa chẳng làm
155
tổn hại gì đến ba thanh niên này. Cũng không làm cháy nám quần áo của họ. Thậm chí họ còn bước đi vòng quanh lò lửa. Ngạc nhiên thay, có bốn người bên trong lò! Vua Nê-bu-cát-nết-xa kinh ngạc khi nhìn thấy điều này. Vua nói, “Ta sai ném ba người vào lửa. Nhưng bây giờ có tới bốn người trong lò, và một người trong số họ trông giống như Con Đức Chúa Trời”.
Vua đi đến lò lửa rồi kêu lớn “Hỡi Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bếtnê-gô. Là đầy tớ của Đức Chúa Trời Chí Cao, hãy bước ra khỏi lửa”.
Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô điềm tĩnh bước ra khỏi lò lửa. Chẳng có mùi khói trên thân thể mặc dù họ đã ở trong lửa. Vua Nê-bu-cát-nết-xa biết rằng chính Đức Chúa Trời đã giải cứu ba thanh niên này. Vua nhận biết Đức Chúa Trời thật là Đấng quyền năng.
Do đó, vua Nê-bu-cát-nết-xa đã ban chiếu chỉ mới trên khắp Ba-by-lôn. Vua ra lệnh không ai được xúc phạm đến Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Trên khắp Ba-by-lôn, toàn dân đều nhìn biết việc Đức Chúa Trời đã làm. Rồi vua thăng chức cho Sa-đơ-rắc, Mêsác và A-bết-nê-gô trong vương quốc mình.
Mối liên kết Phúc âm
Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô tin
cậy nơi ý muốn của Đức Chúa Trời dành
cho họ. Họ vâng theo Lời Đức Chúa Trời
bất luận Ngài có cứu mạng sống của họ hay không. Nhờ đức tin nơi Chúa Giê-xu, chúng ta được cứu khỏi sự chết đời đời trong hoả ngục. Hễ những ai tin cậy nơi
Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Rỗi của mình
đều sẽ nhận được lời hứa về sự sống đời
đời bất kể có trải qua sự chết thuộc thể.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu nói với
Ma-thê “Ta là sự sống lại
và sự sống. Người nào tin
Ta thì sẽ sống, mặc dù đã
chết rồi. Còn ai sống mà
Tin ta thì sẽ không bao
giờ chết”. (Giăng 11:25-26
Bản TTHĐ 2010)
(Trước Công nguyên)
Đức Chúa Trời giải cứu Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô
790 604 562 NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
ĐA-NI-ÊN TRONG HANG SƯ TỬ
Đa-ni-ên 6
Nhiều năm trôi qua, dân Giu-đa vẫn luôn sống trong cảnh lưu
đày tại Ba-by-lôn. Đức Chúa Trời ban phước cho Đa-ni-ên khi ông sống ở Ba-by-lôn. Ông lên nắm quyền trở thành một trong các tể tướng của Ba-by-lôn. Lúc bấy giờ, vua mới của Ba-by-lôn
tên là Đa-ri-út. Vua Đa-ri-út rất yêu quý Đa-ni-ên.
Nhưng các thống đốc khác của vua ghen ghét với Đa-ni-ên vì vua Đa-ri-út cũng như Các Vua trước đó đều rất tin tưởng Đani-ên. Vì vậy, họ đã lập ra một cái bẫy. Họ biết rất rõ mỗi ngày Đa-ni-ên thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời ba lần. Rồi các thống đốc đầy lòng đố kỵ này đi đến gặp Vua Đa-ri-út và tâu, “Xin bệ hạ ra một chiếu chỉ mà trong vòng ba mươi ngày tới, toàn dân chỉ được kêu cầu cùng bệ hạ thôi. Việc này là để cho toàn dân có
37 157
thể bày tỏ lòng trung thành của họ đối với bệ hạ như là vua của họ. Nếu họ kêu cầu bất kỳ thần nào khác thì sẽ bị ném vào hang sư tử”. Vua Đa-ri-út cảm thấy thích thú với ý tưởng này. Thế nên, vua biến chiếu chỉ này thành một luật pháp bất di bất dịch.
Khi Đa-ni-ên hay tin Vua Đa-ri-út đã ký chỉ dụ đó thì ông
đi lên phòng cao của mình. Rồi mở cửa sổ phòng mình hướng về Giê-ru-sa-lem. Mỗi ngày ba lần, ông vẫn liên tục quỳ gối cầu nguyện cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời như thường lệ.
Các thống đốc kéo đến bắt gặp Đa-ni-ên đang quỳ gối cầu xin Đức Chúa Trời. Họ vội vã đến gặp Vua Đa-ri-út rồi nhắc đến lệnh cấm của vua. “Tâu bệ hạ, chẳng phải bệ hạ đã ban hành một lệnh cấm rằng trong ba mươi ngày tới, hễ ai cầu xin bất kỳ thần nào hay người nào ngoài bệ hạ thì sẽ bị ném vào hang sư tử đó sao?”
Vua Đa-ri-út trả lời, “Đúng vậy, luật đó dựa theo luật của người Mê-đi - Ba Tư. Vì luật này không thể được thay đổi hay hủy bỏ được”.
Sau đó, các thống đốc thưa, “Thưa Vua Đa-ri-út, một trong những người mà chúng ta dẫn về từ Y-sơ-ra-ên là Đa-ni-ên chẳng thể hiện sự tôn trọng đối với luật pháp mà bệ hạ đã ban hành. Ông ấy vẫn cầu nguyện với Đức Chúa Trời của mình mỗi ngày ba lần”.
Vua Đa-ri-út rất đau buồn khi nghe những lời này vì vua rất yêu quý Đa-ni-ên. Nhưng đồng thời, vua cũng biết rằng mình phải thực thi luật pháp. Cả ngày vua cố tìm cách giải cứu Đa-niên. Nhưng vua Đa-ri-út chẳng tìm được cách nào. Các thống đốc và tể tướng kéo đến gặp vua và nói: “Tâu bệ hạ, xin bệ hạ biết rằng theo luật pháp, không một sắc lệnh nào của vua đã lập có thể thay đổi được”.
Vậy nên, vua Đa-ri-út ra lệnh đem Đa-ni-ên ném vào hang sư tử. Các binh sĩ của vua ném Đa-ni-ên xuống hang. Vua Đa-ri-út nói rằng: “Nguyện xin Đức Chúa Trời của ngươi là Đấng ngươi luôn bền lòng tôn kính sẽ giải cứu ngươi”. Người ta đặt một tảng đá đậy trên miệng hang.
158
Rồi vua đóng ấn nó bằng chiếc nhẫn của mình cũng như ấn của các đại thần khác.
Giờ thì không gì có thể lay chuyển được.
Suốt đêm vua không thể ngủ được. Vua cũng không ăn uống gì được. Lúc nào vua cũng lo nghĩ về Đa-ni-ên đáng thương và những con sư tử dữ tợn.
Rạng sáng, vua vội vàng đi đến hang sư tử. Mặc dù chẳng mong đợi được hồi đáp nhưng vua Đa-ri-út vẫn gọi, “Hỡi Đa-niên! Đa-ni-ên! Người có ở đó không?”
Đa-ni-ên liền đáp: “Bệ hạ vạn tuế! Đức Chúa Trời của thần đã sai thiên sứ của Ngài đến bịt miệng sư tử. Nên chúng chẳng làm hại được thần cả. Chính Đức Chúa Trời đã gìn giữ thần bình an”.
Vua vô cùng mừng rỡ rồi truyền đem Đa-ni-ên ra khỏi hang sư tử. Khi vua Đa-ri-út đến xem thì thấy Đa-ni-ên không có một thương tích nào trên thân thể cả. Sau đó, theo lệnh vua, những người đã kiện cáo Đa-ni-ên cùng vợ con của họ đều bị đem ném vào hang sư tử. Khi họ chưa chạm tới đáy hang thì bầy sư tử đã vồ lấy họ. Chúng xé xương họ ra từng mảnh.
Sau đó, Vua Đa-ri-út ban hành một chiếu chỉ mới cho các dân hiện sống ở Ba-by-lôn bằng nhiều thứ tiếng.
“Chúc cho các ngươi được bình an. Ta ban một chiếu chỉ trên khắp vương quốc của ta, mọi người đều phải tôn kính và run sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên. Ngài là Đức
Chúa Trời hằng sống và tồn tại đời đời. Vương quốc của Ngài sẽ không bao giờ bị hủy diệt. Quyền cai trị của Ngài sẽ vô cùng vô tận. Đức Chúa Trời giải cứu và giải thoát của Đa-ni-ên. Ngài làm những dấu lạ phép màu trên trời dưới đất. Ngài đã giải cứu Đa-ni-ên khỏi nanh vuốt sư tử”.
Đa-ni-ên tiếp tục thịnh vượng trong suốt thời kỳ trị vì của Vua
Đa-ri-út.
159
Mối liên kết Phúc âm
Giống như những người bạn của mình
là Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô, Đani-ên cũng tin cậy nơi Đức Chúa Trời Ba Ngôi và tuân theo điều răn của Ngài đó là
chỉ thờ phượng một mình Ngài mà thôi.
Đức Chúa Trời ban phước cho Đa-ni-ên và gìn giữ ông được bình an trong hang sư tử. Đức Chúa Trời cũng sẽ ban phước cho chúng ta khi chúng ta tin cậy nơi Ngài và thờ phượng một mình Ngài là Chúa và là
Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài mà thôi”.
(Ma-thi-ơ 4:10 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
604
Đức Chúa Trời giải cứu
Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-nê-gô
Đức Chúa Trời giải cứu Đa-ni-ên
536
562 539
GIẢI CỨU DÂN TỘC MÌNH
Ê-xơ-tê 1 - 10
Sau
khoảng bảy mươi năm lưu đày qua Ba-by-lôn, Vua Si-ru của đế quốc Ba Tư tuyên bố rằng dân sự của Đức Chúa Trời có thể quay trở về Giê-ru-sa-lem để xây dựng lại đền thờ đã bị phá hủy dưới thời cai trị của vua Nê-bu-cát-nết-xa. Trong suốt khoảng một trăm năm sau đó, đền thờ cũng như những tường thành của Giê-ru-sa-lem cũng được xây dựng lại. Đức Chúa Trời cho phép dân sự của Ngài trở về trong xứ Giu-đa.
Nhưng một số dân sự Đức Chúa Trời, hay còn được gọi là người Do Thái vẫn còn lưu lại Ba Tư. Cuối cùng, cháu
HOÀNG HẬU Ê-XƠ-TÊ
38 161
của Vua Si-ru, là con trai của Vua Đa-ri-út lên làm vua Ba Tư. Tên của vua theo tiếng Hy Lạp là Xét-xe, theo tiếng Ba Tư là A-suê-ru. Vua Xét-xe ngự trong cung điện của mình tại
Su-sơ và cai trị Ba Tư. Vì Hoàng hậu Vả-thi, vợ của vua không chịu làm theo lệnh của vua truyền nên bà sẽ không bao giờ được chầu trước mặt vua nữa. Vì vậy, vua Xét-xe cần một hoàng hậu mới.
Các cận thần của vua đã đi khắp nơi từ Ấn Độ cho
đến Ê-thi-ô-pi-a để tìm kiếm những thiếu nữ đẹp nhất. Rất nhiều thiếu nữ được đưa vào cung điện, trong đó có một thiếu nữ Y-sơ-ra-ên trẻ đẹp vẫn còn sống ở Ba Tư tên là Ê-xơ-tê.
Khi Vua Xét-xe nhìn thấy Ê-xơ-tê, vua rất đẹp lòng. Vua đội cho cô chiếc vương miện hoàng gia và lập cô trở thành hoàng hậu. Để ăn mừng, vua mở một tiệc lớn chiêu đãi tất cả các quan chức và quần thần của mình, yến tiệc kéo dài một trăm tám mươi ngày.
Khi Ê-xơ-tê còn nhỏ, một người Do Thái tên là Mạc-đô-chê đã nhận cô làm con gái của mình. Và khi Ê-xơ-tê trở thành hoàng hậu, vua Xét-xe không hay biết gì về gia cảnh của cô cả.
Một ngày nọ, khi Mạc-đô-chê ra ngồi bên cổng hoàng cung, ông tình cờ nghe được có người đang mưu toan ám hại vua Xét-xe. Ngay lập tức, ông tìm gặp Ê-xơ-tê và báo cho cô biết để cô tâu lại với vua. Những kẻ xấu mưu phản đã bị bắt. Vua rất biết ơn Mạc-đô-chê đã cứu vua. Câu chuyện về Mạc-đô-chê giải cứu Vua Xét-xe đã được chép vào sử biên niên của hoàng gia.
Một thời gian sau, Vua Xét-xe thăng chức cho cố vấn Ha-man lên một chức vị cao trọng hơn tất cả các quan chức khác trong vương quốc. Vua truyền lệnh cho tất cả các triều thần phải cúi lạy trước Ha-man nhưng Mạcđô-chê không chịu tuân theo. Các quan chức của Vua Xét-xe ngày này qua ngày khác đều hỏi Mạc-đô-chê tại sao ông không chịu cúi chào để tôn kính Ha-man. Mạcđô-chê đáp “Vì tôi là người Do Thái”. Ha-man rất tức giận vì Mạc-đô-chê không chịu cúi chào trước mình. Vì vậy, Ha-man
162
âm mưu tiêu diệt tất cả những người Do Thái trong toàn vương quốc Ba Tư.
Thế nên Ha-man đã gieo thăm nhằm tìm ra ngày lành để thực hiện âm mưu này. Sau đó, ông đến gặp Vua Xét-xe. Ha-man tâu với vua, “Có một dân tộc sống rải rác trên khắp vương quốc của bệ hạ mà luật pháp của họ khác với luật pháp của bệ hạ. Vậy nên, nếu để họ tiếp tục sống trong vương quốc của bệ hạ chẳng ích gì cho bệ hạ cả. Xin bệ hạ hãy ban hành chiếu chỉ tuyệt diệt họ đi”. Thậm chí, Haman còn nộp một khoản hối lộ cho vua để thực hiện âm mưu xấu xa của mình.
Vua Xét-xe liền tháo chiếc nhẫn của mình rồi đóng ấn chiếu chỉ để việc này chắc chắn sẽ được thực hiện. Chiếu chỉ được viết bằng nhiều thứ tiếng để có thể gửi tới tất cả các dân khác. Chiếu chỉ này ra lệnh phải tiêu diệt hết tất cả người Do Thái bất kể người già hay người trẻ, người nam hay người nữ và kể cả trẻ em vào ngày mười ba tháng mười hai. Tất cả dân Y-sơ-ra-ên sống tại Ba Tư sẽ phải chết vào ngày này.
Khi phát hiện ra âm mưu của Ha-man thì Mạc-đôchê xé quần áo mình rồi phủ tro lên đầu. Người Do Thái ở khắp mọi nơi kiêng ăn, khóc lóc. Khi Ê-xơ-tê phát hiện ra
Mạc-đô-chê than khóc, cô tìm cách gửi quần áo khác cho ông để có thể đến gặp cô trong hoàng cung. Nhưng
Mạc-đô-chê không chịu đến gặp Ê-xơ-tê. Ông gửi cho cô một lá thư giải thích về âm mưu của Ha-man. Mạc-đô-chê khuyên hoàng hậu Ê-xơ-tê nhanh chóng đến gặp vua để giải cứu dân tộc của mình là người Do Thái.
Ê-xơ-tê hồi đáp cho Mạc-đô-chê rằng: “Tất cả toàn dân trong vương quốc đều biết rằng nếu một người nào, bất kể nam hay nữ khi bước vào nội cung gặp vua mà không được lệnh mời thì họ sẽ bị xử tử. Chỉ có một cách duy nhất có thể cứu được họ là vua đưa vương trượng vàng ra cho họ. Thì người đó sẽ sống”.
163
Mạc-đô-chê gửi tin hồi đáp Ê-xơ-tê. Ông nói rằng: “Con đừng nghĩ rằng vì mình ở trong hoàng cung mà sẽ được sống. Nếu con không lên tiếng, chúng ta sẽ bị diệt vong. Biết đâu có thể đây chính là lý do con đến vương quốc này”.
Ê-xơ-tê trả lời: “Xin hãy triệu tập tất cả người Do Thái lại. Rồi hãy vì con mà kiêng ăn và cầu nguyện. Các nữ tỳ của con và con cũng sẽ kiêng ăn và cầu nguyện nữa. Sau đó, con sẽ đến chầu vua mặc dù điều đó trái với luật pháp. Nếu phải chết thì con chết”.
Ê-xơ-tê mặc triều phục đến gặp Vua Xét-xe trong lúc vua ngồi trên ngai vàng. Khi vua nhìn thấy cô đứng đó, vua đẹp lòng và đưa cây vương trượng vàng của mình về phía cô. Vua Xét-xe hỏi: “Hỡi hoàng hậu Ê-xơ-tê, nàng muốn cầu xin điều gì? Trẫm sẽ ban cho nàng bất cứ điều gì, dù là một nửa vương quốc của trẫm”.
Ê-xơ-tê nói: “Nếu vừa ý bệ hạ, xin bệ hạ cùng với Ha-man đến dự một yến tiệc mà thiếp đã dọn sẵn”.
Thế là vua Xét-xe mau chóng đến dự tiệc. Trong lúc đang dự tiệc, vua lại hỏi Ê-xơ-tê rằng: “Nàng muốn cầu xin điều gì? Trẫm đều sẽ ban cho, cho dù đó là một nửa vương quốc của trẫm”.
Hoàng hậu Ê-xơ-tê đáp: “Nếu thiếp được ơn trước mặt bệ hạ thì xin bệ hạ và Ha-man hãy đến dự yến tiệc với thiếp vào ngày mai. Rồi thiếp sẽ nói cho bệ hạ biết thiếp muốn cầu xin điều gì”.
Vào ngày hôm sau khi đang dự tiệc, Vua hỏi Ê-xơ-tê một lần nữa rằng: “Hỡi hoàng hậu Ê-xơ-tê, nàng muốn xin điều gì? Trẫm sẽ ban cho dù đến nửa vương quốc của trẫm”.
Hoàng hậu Ê-xơ-tê tâu: “Tâu bệ hạ, nếu thiếp được ơn trước mặt bệ hạ, xin hãy tha mạng sống của thiếp. Cũng xin hãy cứu lấy mạng sống của dân tộc thiếp. Vì dân tộc thiếp và thiếp đã bị bán để bị huỷ diệt và giết chết”.
Vua Xét-xe lớn tiếng hỏi: “Kẻ nào đã làm việc này? Trẫm có thể bắt kẻ đó ở đâu? Kẻ nào dám âm mưu thực hiện việc gian ác này?”
164
Ê-xơ-tê liền chỉ về phía Ha-man và thưa: “Kẻ độc ác này chính
là kẻ thù của dân tộc thiếp”.
Bấy giờ, vua Xét-xe vô cùng tức giận. Vua nhớ lại việc Haman đã thuyết phục mình đưa ra một chiếu chỉ sai lầm như vậy.
Vì vậy, vua ra lệnh treo cổ Ha-man. Còn Mạc-đô-chê thì được giao cho chức cố vấn nhà vua. Mạc-đô-chê thỉnh cầu vua ký một sắc lệnh mới cho phép người Do Thái có quyền tấn công chống
lại kẻ thù của mình.
Đức Chúa Trời đã giải cứu những người Do Thái còn lưu lại ở Ba Tư. Sau đó, yến tiệc được tổ chức để mừng ngày Đức Chúa
Trời bảo vệ dân sự Ngài.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời ban cho hoàng hậu Ê-xơ-tê lòng can đảm đối điện với Vua Xét-xe để giải cứu dân sự của Đức Chúa Trời khỏi tay
kẻ thù của họ. Đức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta lòng can đảm để chúng ta có thể chia sẻ với người khác về Chúa Giê-xu, là
Đấng đã giải cứu chúng ta ra khỏi kẻ thù của chúng ta - đó là tội lỗi, sự chết và Sa-tan.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời cứu rỗi chúng con”. (Thi-thiên 68:20a Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
483
474
Đức Chúa Trời giải cứu
dân sự Ngài qua Hoàng hậu Ê-xơ-tê
GIĂNG BÁP-TÍT
Ma-thi-ơ 3:1-12; Mác 1:1-8; Lu-ca 1:5-25, 57-80; 3:1-20
Trong bốn trăm bảy mươi năm tiếp theo sau khi Hoàng hậu
Ê-xơ-tê sống tại Ba Tư, Đức Chúa Trời vẫn luôn phán dạy dân
sự Ngài qua lời Kinh Thánh Cựu Ước. Ngài dùng những năm
tháng này để chuẩn bị cho sự kiện Chúa Giê-xu, là Đấng Cứu Thế sẽ đến thế gian để làm ứng nghiệm lời phán hứa hàng nghìn
năm trước khi A-đam và Ê-va phạm tội trong Vườn Ê-đen.
Một phần về sự chuẩn bị cho sự kiện Đấng Cứu Thế sắp đến
thế gian đó là sự ra đời của một người tên là Giăng Báp-tít. Giăng Báp-tít được sinh ra bởi Xa-cha-ri và Ê-li-sa-bét vào khoảng năm
Xa-cha-ri là một
thầy tế lễ trong
đền thờ của
Đức Chúa Trời.
Cả Xa-cha-ri và
Ê-li-sa-bét đều trung tín vâng lời Ngài.
39
166
Đã nhiều năm trôi qua nhưng họ vẫn chưa có con.
Tuy nhiên trong lúc đã cao tuổi, một thiên sứ tên Gáp-ri-ên
hiện đến cùng Xa-cha-ri và phán rằng ông và Ê-li-za-bét sẽ sinh
được một con trai. Họ phải đặt tên cho đứa trẻ là Giăng.
Thiên sứ Gáp-ri-ên còn báo trước cho Xa-cha-ri biết những
điều rất đặc biệt về con trai của họ. Thiên sứ phán rằng, “Con trai ấy sẽ làm cho con vui mừng hớn hở. Sự ra đời của con trẻ cũng
khiến nhiều người hoan hỉ. Con trai ấy sẽ được tôn trọng trước
mặt Đức Chúa Trời. Và cũng sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ. Con trẻ ấy sẽ đưa nhiều người Y-sơ-ra-ên
trở lại cùng Đức Chúa Trời. Chính con trẻ ấy sẽ dọn đường cho Chúa. Con trẻ ấy cũng sẽ nhận lấy thánh linh và quyền phép giống như Ê-li”.
Nhưng Xa-cha-ri chẳng tin vào lời của thiên sứ Gáp-ri-ên. Ông hỏi “Làm sao con có thể chắc chắn điều này sẽ xảy ra? Vì Ê-li-za-bét và con đều đã cao tuổi rồi.”
Vì Xa-cha-ri không tin vào sứ điệp mà Đức Chúa Trời đã phán qua thiên sứ Gáp-ri-ên nên ông không thể nói được cho đến khi Giăng ra đời. Ông phải viết ra những điều mình muốn nói khi tiếp tục phụng sự Đức Chúa Trời trong đền thờ.
Đã đến thời điểm Giăng được sinh ra đời. Láng giềng và bà con của Ê-li-za-bét đều đến chung vui vì Đức Chúa Trời đã ban phước cho bà sinh được một con trai. Theo phong tục của người Do Thái, vào ngày thứ tám sau khi Giăng chịu cắt bì thì Ê-li-a-bét và Xa-cha-ri dẫn đứa trẻ đến đền thờ.
Đây cũng chính là thời điểm mà đứa trẻ sẽ được đặt tên. Người ta muốn đặt cho đứa trẻ theo tên cha là Xa-cha-ri. Nhưng Ê-li-za-bét lên tiếng. Bà nói “Không, phải đặt tên con là Giăng.”
Họ ra hiệu cho Xa-cha-ri. Họ đưa cho ông một cái bảng nhỏ
để ông có thể viết ra cái tên muốn đặt cho con trai mình. Xa-chari viết trên bảng, “Phải đặt tên con là Giăng”. Lập tức, Xa-cha-ri có thể nói được trở lại. Những lời nói đầu tiên của ông là ca ngợi
Đức Chúa Trời. Người ta tự hỏi khi lớn lên Giăng sẽ trở thành
167
người như thế nào.
Giăng được đầy dẫy Đức Thánh Linh ngay từ khi mới sinh ra. Con trẻ lớn lên mạnh mẽ. Như lời của thiên sứ Gáp-ri-ên đã phán bảo Xa-cha-ri, Giăng không bao giờ uống rượu hay thức uống có men khác. Giăng sống nơi hoang mạc cho đến ngày xuất hiện trước dân Y-sơ-ra-ên.
Khi trưởng thành, Giăng trở thành một nhà tiên tri quyền năng của Đức Chúa Trời. Tại vùng lân cận sông Giô-đanh, Giăng rao giảng cho dân chúng rằng họ phải chịu báp-têm và ăn năn tội lỗi của mình. Chức vụ và sứ điệp của Giăng đã làm ứng nghiệm lời tiên tri của Ê-sai được đề cập gần bảy trăm năm mươi năm trước đó. Giăng được Đức Chúa Trời sai đến để chuẩn bị cho dân chúng về sự kiện Chúa Cứu Thế đến thế gian. Giăng chỉ dọn đường để dân chúng tiếp nhận Đấng Mết-si-a. Giăng vừa sống trong hoang mạc vừa rao giảng mạnh mẽ về Chúa. Ông ăn châu chấu và mật ong rừng. Ông mặc áo lông lạc đà với thắt dây lưng bằng da giống như tiên tri Ê-li nhiều năm trước. Giăng cảnh báo dân sự về hình phạt của Đức Chúa Trời nếu họ bất tuân lời Ngài. Ông cũng rao giảng rằng dân chúng phải chịu phép báp-têm và từ bỏ tội lỗi của mình. Thì Ngài sẽ tha thứ cho họ.
Giăng đã làm báp-têm cho người nào xưng nhận tội lỗi của mình. Đây chính là lí do ông được đặt tên là Giăng Báp-tít. Ông đã làm báp-têm cho nhiều người dưới sông Giô-đanh.
Lời rao giảng của Giăng đã khiến cho nhiều nhà lãnh đạo Do Thái trong thời điểm đó tức giận. Bên cạnh đó, vua La Mã là Hêrốt cũng không ưa thích Giăng vì ông đã vạch trần những việc làm xấu xa của vua khi lên ngôi.
Nhưng Đức Thánh Linh khiến cho Giăng mạnh mẽ rao giảng lẽ thật của Đức Chúa Trời cách dạn dĩ cho nhiều người chịu lắng nghe. Họ tự hỏi liệu Giăng có phải là Đấng Cứu Thế mà Đức Chúa Trời hứa sẽ sai đến hay không. Nhưng ông đã nói với tất cả dân chúng về một Đấng còn quyền phép, quan trọng hơn.
168
Giăng nói, “Tôi làm báp têm cho anh em bằng nước. Nhưng
Đấng quyền phép hơn tôi sẽ đến. Tôi không đáng cởi dây giày cho
Ngài. Ngài sẽ làm báp-têm cho anh em bằng Đức Thánh Linh”.
Mối Liên kết Phúc âm
Trong sách Ê-sai 40:3-5 của Thánh Kinh
Cựu Ước, nhà tiên tri Ê-sai đã báo trước
sự xuất hiện của Giăng Báp-tít. “Có tiếng
kêu lên trong hoang mạc: ‘Hãy mở một con đường cho Đức Giê-hô-va; hãy dọn
thẳng đường cái trong đồng hoang cho
Đức Chúa Trời chúng ta’” (Ê-sai 40:3). Trong
Phúc âm Lu-ca của Tân Ước cũng nhắc lại lời của tiên tri Ê-sai khi Lu-ca thuật lại chức vụ của Giăng Báp-tít (Lu-ca 3:4-6). Giăng
Báp-tít đến trước để dọn đường cho Chúa
Giê-xu, là Chúa Cứu Thế của chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng
“Hãy ăn năn, mỗi người phải nhân danh Đức
Chúa Giê-xu nhận báptêm để được tha tội mình, rồi sẽ nhận lãnh quà
tặng là Đức Thánh Linh”.
(Công-vụ các Sứ-đồ 2:38
Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
3
Giăng Báp-tít ra đời
CỨU CHÚA GIÊ-XU GIÁNG SINH
40
Ma-thi-ơ 1:18-25; Lu-ca 1:26 - 56; 2:1-20
Vào thời điểm Ê-li-za-bét mang thai Giăng, một trinh nữ tên là Ma-ri sống trong ngôi làng nhỏ tại Na-xa-rét. Ma-ri và Ê-li-zabét là chị em họ. Ma-ri đã được hứa gả cho một người nam tên là Giô-sép. Vào thời điểm này, hứa gả hay hứa hôn là một sự hứa nguyện nghiêm túc mà không ai được phá vỡ.
Một ngày nọ, khi Ma-ri đang ở nhà, bỗng thiên sứ Gáp-ri-ên của Đức Chúa Trời hiện ra với cô. Đây cũng chính là vị thiên sứ Gáp-ri-ên đã hiện ra với Xa-cha-ri, chồng của Ê-li-za-bét. Thiên sứ báo tin cho Ma-ri: “Hỡi người nữ được ơn, chúc mừng con. Chúa ở cùng con”. Mary rất bối rối. Cô không biết tại sao thiên sứ lại đến thăm mình.
170
Thiên sứ nói, “Hỡi Ma-ri, đừng sợ. Đức Chúa Trời đã chọn con làm mẹ của Con Một Ngài. Con sẽ đặt tên cho Con trai ấy là Giêxu. Con trai ấy sẽ được gọi là Con của Đấng Chí Cao”.
Ma-ri liền hỏi thiên sứ: “Làm sao điều này xảy ra được? Con chỉ là một trinh nữ thì làm sao có thể sinh con được”.
Thiên sứ đáp, “Đức Thánh Linh sẽ ngự trên con. Con trai của con sẽ được gọi là Con Thánh của Đức Chúa Trời. Không có việc gì Đức Chúa Trời chẳng làm được”.
Ma-ri thưa, “Con đây là tôi tớ của Chúa. Xin việc ấy xảy ra như lời Ngài phán truyền” Rồi thiên sứ rời khỏi cô.
Ma-ri rất vui vì sắp được làm mẹ của Chúa Cứu Thế như lời Đức Chúa Trời phán hứa với mình. Cô cũng tự hỏi liệu Giô-sép sẽ nghĩ gì về tất cả những việc này. Liệu Giô-sép có tin vào những lời thiên sứ phán truyền không? Nhưng Đức Chúa Trời đã lo liệu mọi chuyện. Rồi Giô-sép nằm chiêm bao, có một thiên sứ hiện ra phán cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao. Thiên sứ phán rằng “Con đừng ngại lấy Ma-ri làm vợ. Con trai ấy là Con của Đức Chúa Trời. Con hãy đặt tên là Giê-xu vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”. Giô-sép làm theo lời thiên sứ đã truyền. Giô-sép cưới Ma-ri làm vợ. Ông đưa Ma-ri về nhà với mình.
Lúc ấy, hoàng đế La Mã là Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ toàn dân phải đăng kí kiểm tra dân số. Vua làm việc này để thống kê có bao nhiêu người dân sinh sống trong vương quốc của mình nhằm thu thuế của họ. Ai nấy đều được lệnh phải trở về quê hương của tổ phụ mình.
Vì vậy, Giô-sép từ thành Na-xa-rét lên thành Bết-lê-hem vì ông thuộc dòng dõi Vua Đa-vít. Giô-sép và Ma-ri đã trải qua cuộc hành trình dài này trong khi ngày chào đời của hài nhi Giê-xu sắp tới.
Khi Ma-ri và Giô-sép đến thành Bết-lê-hem thì rất đông người cũng đến đó đăng ký. Chẳng còn quán trọ nào đủ chỗ cho họ nữa. Cuối cùng, họ cũng tìm được một chỗ để nghỉ chân. Đó là một nơi thật tồi tàn, nhất là đối với một người phụ nữ sắp đến
171 171
kỳ sinh nở. Họ nghỉ đêm tại một chuồng chiên, nơi mà người ta thường nhốt gia súc. Cũng chính tại nơi chuồng chiên, Ma-ri đã hạ sinh hài nhi Giê-xu. Cô lấy khăn bọc con mình đặt nằm trong máng cỏ, vốn là vật đựng thức ăn cho gia súc. Con độc sanh của Đức Chúa Trời không phải được ra đời trong một cung điện lộng lẫy nhưng tại nơi chuồng chiên tăm tối.
Vào đêm Chúa Giê-xu hạ sinh nơi Bết-lê-hem, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng để canh giữ bầy chiên của mình. Bỗng một thiên sứ hiện đến với họ. Vinh quang của Đức Chúa Trời chói loà xung quanh họ. Nên họ rất sợ hãi. Sau đó, thiên sứ bảo với họ, “Đừng sợ! Ta báo cho các con một tin lành, đây sẽ là một niềm vui lớn cho muôn dân. Vào chính hôm nay, tại thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho các con! Ngài là Đấng Christ! Đây là dấu cho các con nhận ra Ngài: đó là một em bé bọc bằng khăn đặt nằm trong máng cỏ”.
172 172
Bỗng trên trời có muôn vàn thiên binh thiên sứ ngợi ca Đức
Chúa Trời rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời! Bình an dưới đất, ân ban cho người!”
Khi các thiên sứ lìa khỏi, họ liền nói với nhau rằng, “Chúng ta hãy đi đến thành Bết-lê-hem để xem việc lạ lùng mà Chúa cho chúng ta hay là sao!” Mấy kẻ chăn chiên vội vàng đi đến thành
Bết-lê-hem và tìm gặp Ma-ri cùng Giô-sép. Họ đã tìm thấy hài nhi Giê-xu đang nằm trong máng cỏ.
Khi mấy kẻ chăn chiên đã gặp được hài nhi Giê-xu, họ liền thuật lại cho nhiều người khác biết về sự hiện ra lạ lùng của các thiên sứ cùng những lời thiên sứ phán về Con trẻ đó. Ai nấy đều kinh ngạc trước những lời họ thuật lại. Còn Ma-ri thì ghi nhớ mọi điều này và suy ngẫm trong lòng.
Còn mấy kẻ chăn chiên thì trở về đồng cỏ của mình. Họ tôn vinh và ca ngợi Đức Chúa Trời về mọi điều mình đã nghe thấy đúng như những lời thiên sứ loan báo cho họ.
173
Mối liên kết Phúc âm
Từ thời của A-đam và Ê-va, Đức Chúa Trời
đã hứa ban cho dân sự của Ngài một Đấng
Cứu Thế. Đấng Cứu Thế này chính là Đức
Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu được sinh ra tại
Bết-lê-hem như lời tiên tri của Mi-chê đã
chép: “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng nghìn Giu-đa là nhỏ lắm, nhưng từ nơi ngươi, một Đấng cai trị trên Y-sơ-raên sẽ được sinh ra; nguồn gốc của Ngài từ đời xưa, từ trước vô cùng” (Mi-chê 5:1).
Thông điệp Hy-vọng
“Nhưng thiên sứ bảo họ: Đừng sợ! Nầy, ta báo cho các ngươi một tin lành, đây sẽ là niềm vui lớn cho mọi người. Vì hôm nay, tại thành Đa-vít, một Đấng
Cứu Thế, là Đấng Christ, là
Chúa đã được sinh ra cho các ngươi”. (Lu-ca 2:10-11
Bản TTHĐ 2010)
NIÊN
THÁNH KINH
(Trước Công nguyên)
Giăng Báp-tít ra đời
Chúa Cứu Thế Giê-xu giáng sinh
3 2
ĐẠI
Ma-thi-ơ 2:1-23; Lu-ca 2:21-52
Khi hài nhi Giê-xu được bốn mươi ngày tuổi, Ma-ri và Giô-sép
đem con trẻ đến đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Theo luật pháp mà Đức Chúa Trời đã ban hành với Môi-se, hễ khi nào con trai đầu lòng ra đời thì phải dâng của tế lễ cho Ngài. Thông thường, người ta sẽ dâng một con chiên và một chim bồ câu con lên cho Đức Chúa Trời để làm của tế lễ. Tuy nhiên, nếu gia đình nào nghèo khó thì có thể dâng hai con chim bồ câu.
Khi Ma-ri và Giô-sép đem hài nhi Giê-xu cùng với hai con chim bồ câu đến đền thờ, có một người tên là Si-mê-ôn được Đức Thánh Linh cảm thúc vào trong đền thờ. Si-mê-ôn là một người công chính, yêu mến Đức Chúa Trời. Khi Si-mê-ôn nhìn thấy hài nhi Giêxu, ông bồng ẵm con trẻ vào lòng và ca ngợi Ngài. Rồi ông thưa:
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU KHÔN LỚN
41 175
Ngày hôm đó, trong đền thờ cũng có nữ tiên tri An-ne. Bà đã sống trong đền thờ rất nhiều năm. Và ngày đêm cứ kiêng ăn cầu nguyện. Khi An-ne nhìn thấy hài nhi Giê-xu, bà tạ ơn Đức Chúa Trời. Cũng giống như Si-mê-ôn, bà biết hài nhi Giê-xu chính là Đấng Cứu Thế mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho nhân loại từ rất lâu.
Khi hài nhi Giê-xu giáng sinh tại Bết-lê-hem, mấy Nhà Thông Thái từ một nơi xa xôi ở đông phương bỗng nhìn thấy một ngôi sao sáng xuất hiện. Họ biết rõ ngôi sao này đánh dấu cho sự giáng sinh của một vị vua mới trong vòng dân thuộc về Đức Chúa Trời, nghĩa là những người Do Thái. Các Nhà Thông Thái này bắt đầu cuộc hành trình hàng trăm dặm đến thành Giê-ru-sa-lem. Khi đến nơi, họ đi thẳng vào cung điện của Vua Hê-rốt, là nhà cai trị La Mã hiện thời trên đế quốc La Mã.
Các Nhà Thông Thái hỏi Vua Hê-rốt rằng: “Con trẻ sẽ trở thành
Vua Dân Do Thái vừa sinh ra tại đâu? Chúng tôi đã đi theo ngôi sao khi Ngài được sinh ra và chúng tôi đến đây để tôn thờ Ngài”.
Khi vua Hê-rốt nghe thấy những câu hỏi của các Nhà Thông thái, vua cảm thấy rất bối rối. Vua ra lệnh cho các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo tìm kiếm Lời Đức Chúa Trời để xem Đấng
176
Christ được sinh tại đâu. Các thầy tế lễ tâu với Vua Hê-rốt, “Lời Đức Chúa Trời có chép rằng Đấng Christ sẽ sinh ra tại thành Bết-lêhem miền Giu-đê. Tiên tri Mi-chê có chép, ‘Hỡi Bết-lê-hem, ngươi đâu kém gì những thành lớn hàng đầu của xứ Giu-đê vì từ ngươi sẽ xuất hiện một người cai trị. Ngài sẽ chăn dắt dân Ta”.
Vua Hê-rốt bí mật mời các Nhà Thông Thái đến gặp mình. Rồi vua sai họ đi đến thành Bết-lê-hem. Vua căn dặn họ, “Hãy đi hỏi thăm về con trẻ. Ngay khi tìm thấy Ngài rồi hãy đến báo tin cho ta. Như vậy ta mới có thể đến mà tôn thờ Ngài”. Nhưng vua Hê-rốt đang nói dối họ. Vua muốn giết hại hài nhi Giê-xu vì vua ganh tỵ với bất cứ ai khác được tôn làm vua trong lãnh thổ của mình. Các Nhà Thông Thái liền rời khỏi vua Hê-rốt; chính ngôi sao đã dẫn đường cho họ đến ngay chỗ mà hài nhi Giê-xu đang nằm. Khi họ nhìn thấy Ngài và Ma-ri - mẹ Ngài, các Nhà Thông Thái quỳ xuống
đất mà thờ lạy Ngài. Họ dâng cho hài nhi Giê-xu những lễ vật rất
quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược.
Sau khi đến thăm con trẻ, Đức Chúa Trời mách bảo họ đừng
trở lại gặp Vua Hê-rốt trong một giấc chiêm bao. Vì thế, họ đi đường khác mà trở về quê hương mình. Sau khi các Nhà Thông
Thái rời đi, Giô-sép cũng gặp thiên sứ của Đức Chúa Trời trong một giấc chiêm bao để báo cho ông về kế hoạch của Vua Hê-rốt. Thiên sứ truyền rằng: “Hãy mau thức dậy, đem con trẻ và Ma-ri lánh sang Ai Cập. Con sẽ được an toàn khỏi vua Hê-rốt khi ở đó”.
Đang đêm hôm đó, Giô-sép đem theo Ma-ri và hài nhi Giê-xu lánh sang Ai Cập. Gia đình ông sống tại Ai Cập cho đến khi vua Hêrốt băng hà. Sau đó, họ cùng con trẻ Giê-xu trở về quê hương Naxa-rét. Tại Na-xa-rét, Giô-sép là một thợ mộc lành nghề. Khi Đức Chúa Giê-xu lớn hơn, Ngài cũng giúp đỡ Giô-sép tại xưởng mộc. Ngài cùng với những đứa trẻ khác trong làng thường đi đến nhà hội để học. Đức Chúa Giê-xu ngày càng khôn lớn tại thành Na-xarét. Ngài đầy dẫy sự khôn ngoan và mạnh mẽ. Tình yêu thương và những ơn phước của Đức Chúa Trời cứ ở trên Ngài.
Đang đêm, Giô-sép đem Ma-ri cùng đi đến thành Giê-ru-salem để dự Lễ Vượt Qua. Đến kỳ Lễ Vượt Qua, dân Do Thái tưởng nhớ lại sự kiện Đức Chúa Trời đã bảo vệ họ nhiều năm trước khỏi thiên sứ huỷ diệt ở Ai Cập như thế nào trước khi Ngài giải cứu họ
177
khỏi cảnh nô lệ. Khi Đức Chúa Giê-xu được mười hai tuổi, Ngài cùng cha mẹ đi đến đền thờ ở tại Giê-ru-sa-lem như thường lệ.
Khoảng cách từ thành Na-xa-rét lên thành Giê-ru-sa-lem gần
một trăm mười hai ki-lô-mét. Phải mất vài ngày đường để đi bộ
đến đó. Tại thành Giê-ru-sa-lem, Ngài và gia đình mình đã dành
cả tuần để cử hành Lễ Vượt Qua cùng với bà con và bạn bè. Khi
đến lúc phải khởi hành trở về nhà, Ma-ri và Giô-sép lên đường về thành Na-xa-rét. Họ cứ nghĩ rằng Ngài cũng đang lẫn trong
đám đông đi cùng họ. Nhưng Ngài vẫn ở lại thành. Sau một ngày
đường, Ma-ri và Giô-sép tìm kiếm Ngài trong đám đông thì họ không tìm thấy Ngài. Vì vậy, Ma-ri và Giô-sép trở lại Giê-ru-sa-lem
để tìm kiếm Ngài.
Sau ba ngày, họ đã tìm thấy Đức Chúa Giê-xu. Ngài đang ngồi trong đền thờ cùng với các giáo sư khác. Ngài đang lắng nghe các giáo sư giảng dạy trong đền thờ. Ngài đặt rất nhiều câu hỏi cho họ. Ai lắng nghe Ngài đều kinh ngạc về sự hiểu biết của Ngài. Rõ ràng các giáo sư trong đền thờ đều nhận thấy Ngài có thể giải nghĩa nhiều điều về Đức Chúa Trời cũng như Lời Kinh Thánh, mặc dù Ngài chỉ mới mười hai tuổi.
Khi Ma-ri và Giô-sép nhìn thấy Ngài, họ lấy làm kinh ngạc. Mari nói với Ngài: “Con ơi, tại sao Con lại đối xử với chúng ta như vậy? Cha mẹ đã rất lo lắng cho con. Chúng ta đã tìm kiếm Con khắp nơi”. Ngài thưa: “Sao cha mẹ lại tìm kiếm Con? Cha mẹ không biết rằng Con thuộc về nơi này, trong nhà Cha con sao?” Nhưng Ma-ri và Giô-sép đều không hiểu lời Ngài nói.
Sau đó, Ngài rời khỏi thành Giê-ru-sa-lem với cha mẹ mình. Ma-ri ghi khắc mọi lời ấy trong lòng. Họ cùng nhau trở về Na-xa-rét.
Ngài luôn vâng theo lời cha mẹ Ngài trong mọi sự. Đức Chúa Giê-xu khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn. Ngài càng được đẹp lòng của Đức Chúa Trời và người ta.
178
Mối liên kết Phúc âm
Si-mê-ôn, An-ne và các Nhà Thông Thái đã
được Đức Chúa Trời dẫn dắt để nhận biết hài
nhi Giê-xu chính là Đấng Cứu Thế đã được hứa ban. Lúc mười hai tuổi, Đức Chúa Giê-xu đã
gọi đền thờ là “nhà Cha Con”. Qua những lời
này, Ngài công bố rằng Đức Chúa Trời chính là Cha Thiên Thượng của Ngài. Khi Ngài lớn lên thì Ngài cũng hiểu biết càng thêm, khôn ngoan càng hơn vì là Con Một Đức Chúa Trời, cũng giống như lời tiên tri Ê-sai đã báo trước: “Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, là Thần khôn ngoan và thông sáng; Thần mưu lược và quyền năng, Thần tri thức và kính sợ Đức Giê-hô-va” (Ê-sai 11:2 NIV).
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
Thông điệp Hy-vọng “Ngôi Lời đã trở nên xác thể, sống giữa chúng ta, đầy ân điển và chân lý. Chúng ta đã chiêm ngưỡng vinh quang Ngài, thật là vinh quang của Con Một đến từ nơi Cha”. (Giăng 1:14 Bản TTHĐ 2010)
Đức Chúa Giê-xu giáng sinh (Trước Công nguyên) (Sau Công nguyên)
2
Ma-thi-ơ 3:13-17; Mác 1:9-13; Lu-ca 3:21-23; Giăng 1:32-34
Đức Chúa Giê-xu ba mươi tuổi, cũng là thời điểm Ngài bắt
đầu chức vụ trên đất của mình. Một ngày nọ, Ngài đến tại sông Giô-đanh, nơi mà Giăng - anh họ của Ngài đang làm báptêm. Đức Chúa Giê-xu đến gần và bảo Giăng làm báp-têm cho Ngài.
Nhưng Giăng thưa với Đức Chúa Giê-xu: “Ngài chẳng cần làm báp-têm đâu. Nhưng chính tôi mới cần Ngài làm báp-têm cho”. Vì Giăng biết rằng Đức Chúa Giê-xu chính là Con Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài vẫn đáp: “Ta muốn anh làm báp têm cho Ta. Vì đây là cách hoàn tất công việc thiêng liêng của Đức Chúa Trời”.
Vì vậy, Giăng đã làm báp-têm cho Đức Chúa Giê-xu. Khi Đức
Khi
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU CHỊU BÁP-TÊM
42 180
Chúa Giê-xu lên khỏi mặt nước thì một việc lạ lùng xảy ra. Trên bầu trời, như thể một cánh cổng thiên đàng mở ra. Đức Thánh
Linh ngự xuống trên Ngài như chim bồ câu.
Rồi có tiếng phán từ trời. Đức Chúa Cha phán: “Đây là Con yếu dấu của Ta, đẹp lòng hoàn toàn”.
Giăng Báp-tít nói với dân chúng rằng, “Đây chính là Sứ giả vĩ đại của Đức Chúa Trời. Đây cũng chính là Đấng mà tôi đã từng nói với anh em!”
Sau khi Đức Chúa Giê-xu chịu phép báp têm, Thánh Linh thúc giục Ngài vào trong hoang mạc. Tại đó, Ngài cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Ngài kiêng ăn trong bốn mươi ngày. Khi Đức Chúa Giê-xu ở trong hoang mạc, thì ma quỷ đến cám dỗ Ngài. Ma quỷ muốn làm cho Đức Chúa Giê-xu phải từ bỏ chương trình cứu chuộc dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Nhưng ma quỷ muốn Đức Chúa Giê-xu phải nghe theo hắn.
Đức Chúa Giê-xu đã dùng Lời Kinh Thánh của Đức Chúa Trời để chống trả mọi sự cám dỗ của ma quỷ. Khi ma quỷ bỏ đi, các thiên sứ đến nâng đỡ Đức Chúa Giê-xu.
Mối liên kết Phúc âm
Khi Giăng Báp-tít ra đời, cha của ông là Xacha-ri đã nói tiên tri rằng ông sẽ đi trước
Đấng Cứu Thế để dọn đường cho Ngài (Lu-ca 1:76). Khi Đức Chúa Giê-xu chịu báptêm, Đức Chúa Trời đã công bố rằng Đức
Chúa Giê-xu là Con của Ngài. Dù bị ma quỷ cám dỗ nhưng Đức Chúa Giê-xu chẳng hề phạm tội. Ngài đã tuân giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn vì cớ chúng ta. Đức Chúa Giê-xu chính là của lễ trọn vẹn cần thiết để giải cứu con người ra khỏi mọi tội.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Đức Chúa Giêxu người Na-xa-rét bằng
Đức Thánh Linh và quyền năng”. (Công-vụ các Sứđồ 10:38a Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu khôn ngoan càng hơn
11 29
CÁC MÔN ĐỒ ĐẦU TIÊN
Mác 1:16-20; 3:16-19; Giăng 1:35-51
Một ngày trôi qua sau khi Đức Chúa Giê-xu chịu báp-têm, Giăng Báp-tít thấy Ngài đi ngang qua. Ông nói, “Kìa! Chiên Con của Đức Chúa Trời!” Có hai người trong số môn đồ của Giăng nghe những lời ông nói. Họ lìa Giăng rồi đi theo Đức Chúa Giê-xu. Khi Đức Chúa Giê-xu thấy có người đi theo Ngài, Ngài quay lại rồi hỏi họ: “Các ngươi muốn điều gì?” Hai người liền thưa “Rabi, Thầy đang ở đâu?” Từ Ra-bi có nghĩa là “Thầy”.
43 182
Đức Chúa Giê-xu phán “Hãy đến xem”. Vậy, hai người đi theo để xem Ngài đang trọ ở đâu. Họ ở lại với Ngài suốt ngày hôm đó.
Một trong hai người là Anh-rê. Sau đó, Anh-rê đi tìm anh trai của mình là Si-môn Phi-e-rơ. Anh-rê nói với Phi-e-rơ, “Chúng tôi đã gặp Đấng Mết-si-a”. Từ Mết-si-a có nghĩa là “Đấng Christ”. Rồi
Anh-rê dẫn Phi-e-rơ đến gặp Đức Chúa Giê-xu.
Khi nhìn thấy Phi-e-rơ, Đức Chúa Giê-xu phán cùng ông: “Ngươi là Si-môn, con của Giăng. Ngươi sẽ được gọi là Sê-pha”. Theo tiếng Hy Lạp, Sê-pha có nghĩa là “đá”. Vào ngày hôm sau, Đức Chúa Giê-xu muốn đi qua miền Ga-li-lê. Ngài tìm thấy Philíp và phán với ông, “Hãy theo Ta”. Phi-líp là người Bết-sai-đa, cùng thành phố với Anh-rê và Phi-e-rơ. Sau đó, Phi-líp tìm Natha-na-ên và nói, “Chúng tôi đã gặp Đấng mà Môi-se cũng như các nhà tiên tri đã chép trong luật pháp. Ngài chính là Đức Chúa Giê-xu, người Na-xa-rét, con trai của Giô-sép. Hãy đến mà xem”. Và Na-tha-na-ên đã đi theo Đức Chúa Giê-xu.
Đức Chúa Giê-xu ở gần bên một bờ biển lớn gọi là Biển Gali-lê. Một ngày nọ, khi đang đi dọc theo bờ biển, Ngài nhìn thấy một số thuyền đánh cá và có nhiều người trên thuyền. Các ngư dân đang thả lưới lớn để bắt cá.
Đức Chúa Giê-xu gọi họ và phán: “Hãy theo Ta, Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người”. Họ lập tức bỏ thuyền và lưới mà đi theo Ngài. Những người đi theo Đức Chúa Giê-xu sẽ được gọi là môn đồ bởi vì chính sự kêu gọi đặc biệt này mà họ đã đi theo Đức Chúa Giê-xu và dâng đời sống mình cho Ngài.
Đức Chúa Giê-xu giảng dạy cho các môn đồ của Ngài rất nhiều điều để sau này họ có thể rao giảng sứ điệp của Ngài cho người khác nữa.
Về sau, Đức Chúa Giê-xu gặp nhiều người khác mà Ngài cũng kêu gọi họ đi theo Ngài. Đức Chúa Giê-xu đã kêu gọi tất cả mười hai người để trở thành môn đồ của Ngài. Những người này là Si-môn (còn được gọi là Phi-e-rơ), Gia-cơ và Giăng, Anh-rê, Phi-líp, Ba-thê-lê-my, Ma-thi-ơ, Thô-ma,
183
Gia-cơ con A-phê, Tha-đê, Si-môn người Xê-lốt và Giu-đa Ích-cari-ốt. Về sau, Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là kẻ phản Ngài. Suốt ba năm sau đó, mười hai môn đồ này cùng đi theo Đức Chúa Giê-xu đến khắp mọi nơi.
Mối liên kết Phúc âm
Khi Đức Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đồ
đầu tiên, Ngài đã bày tỏ cho họ biết rằng
chính Ngài là Đấng Mết-si-a đã được hứa ban, là “Đấng được xức dầu”, cũng là Đấng
mà Đức Chúa Trời sai đến thế gian để giải
cứu nhân loại khỏi tội lỗi, sự chết, và ma vương.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu phán với họ: ‘Hãy theo Ta, Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người’.” (Mác 1:17 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
29
Đức Chúa Giê-xu chịu Báp-têm
Đức Chúa Giê-xu kêu gọi Các môn đồ của Ngài
184
PHÉP LẠ ĐẦU TIÊN
CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-XU
Giăng 2:1-22
Đức Chúa Giê-xu và một số môn đồ của Ngài được mời đến dự một tiệc cưới tại thành Ca-na. Mẹ của Đức Chúa Giê-xu là bà Ma-ri cũng được mời đến đó. Có rất nhiều bạn bè cũng như họ hàng đến chúc mừng tiệc cưới. Thức ăn ngon cùng với rượu đã được dọn sẵn. Nhiều người ca hát nhảy múa. Ai nấy đều hớn hở chúc mừng cô dâu chàng rể mới cưới. Khi tiệc vẫn đang diễn ra, bà Ma-ri đến báo cho Đức Chúa Giê-xu một tin chẳng lành. Bà nói với Ngài: “Mẹ thấy rượu đã cạn hết rồi. Người ta không còn rượu để dọn lên nữa”.
44 185
Đức Chúa Giê-xu trả lời mẹ Ngài rằng: “Thưa mẹ, sao mẹ đặt Con vào tình thế này. Giờ của Con vẫn chưa đến”.
Sau đó, Ma-ri nói với những người phục vụ tiệc cưới rằng, “Hãy làm theo bất cứ điều gì Người này dặn bảo”.
Tại đó, có sáu cái chum đá lớn. Mỗi chum có thể chứa được hai, ba thùng nước. Rồi Đức Chúa Giê-xu bảo họ: “Hãy đổ nước đầy các chum này”. Họ liền đổ nước đầy tới miệng chum.
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu bảo những người phục vụ: “Hãy múc nước ra rồi đưa cho người quản tiệc”. Họ làm theo y như lời Ngài phán bảo.
Người quản tiệc nếm thử nước mà những người phục vụ mang đến cho ông. Đó không còn là nước nữa! Bởi quyền năng của Đức Chúa Trời chân thần, Đức Chúa Giê-xu đã hoá nước thành rượu. Người quản tiệc không biết rượu đến từ đâu nhưng những người phục vụ đổ nước đầy chum rồi múc nước ra khỏi chum thì biết rõ. Người quản tiệc đã gọi chàng rể đến nói chuyện. Ông nói với chàng rể rằng, “Ai nấy đều đãi loại rượu ngon nhất trước. Sau khi khách uống hết rồi thì mới đãi rượu kém hơn. Tuy nhiên, anh thì giữ lại rượu ngon nhất cho đến bây giờ”.
Việc Đức Chúa Giê-xu đã làm là một phép lạ. Phép lạ này đã bày tỏ quyền năng của Ngài là Đức Chúa Trời chân thật. Đây là phép lạ đầu tiên của Đức Chúa Giê-xu. Đức Chúa Giê-xu đã bày tỏ vinh hiển của Ngài qua phép lạ này. Các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu đều tin cậy nơi Ngài.
Sau tiệc cưới, Đức Chúa Giê-xu cùng các môn đồ của Ngài đi xuống thành Ca-bên-na-um. Mẹ của Đức Chúa Giê-xu và các anh em của Ngài cũng đi cùng họ. Họ ở lại đó vài ngày.
Khi gần đến Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Giê-xu đi lên thành Giêru-sa-lem. Khi đến đền thờ, Ngài nhìn thấy có những kẻ bán bò, chiên và bồ câu. Những kẻ khác đang ngồi ở bàn đổi tiền.
Đức Chúa Giê-xu lấy roi bện bằng dây rồi đuổi tất cả chiên, bò ra khỏi đền thờ. Ngài lật đổ bàn của những kẻ đổi tiền rồi rải tiền khắp nơi. Khi thấy mấy kẻ bán chim bồ câu, Đức Chúa Giê-
186
xu bảo họ: “Hãy dẹp bỏ những thứ này ra khỏi đây! Đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán!”
Sau đó, những người Do Thái hỏi Ngài, “Thầy có dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi biết Thầy có quyền làm điều này?"
Đức Chúa Giê-xu đáp: “Hãy phá hủy đền thờ này đi, rồi trong ba ngày Ta sẽ dựng lại.”
Các nhà lãnh đạo Do Thái lại nói: “Người ta phải mất bốn mươi sáu năm để xây dựng đền thờ này. Mà Thầy nói sẽ dựng lại trong ba ngày sao?”
Nhưng không phải Đức Chúa Giê-xu đang đề cập đến việc xây dựng lại đền thờ; mà Ngài đang ám chỉ về đền thờ của thân thể Ngài. Sau khi Đức Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết, các môn đồ nhớ lại những lời Ngài đã phán. Thì họ tin lời Kinh Thánh và
những lời Đức Chúa Giê-xu đã phán.
Mối liên kết Phúc âm
Qua phép lạ trong tiệc cưới Ca-na, Đức Chúa Giê-xu đã bày tỏ quyền năng của
Ngài là Đức Chúa Trời chân thật. Sau đó trong đền thờ, Đức Chúa Giê-xu cũng báo trước rằng Ngài sẽ chịu chết nhưng ba ngày sau, Ngài sẽ sống lại từ cõi chết. Qua sự chết và sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu thì tội lỗi, sự chết và ma vương đều bị tiêu diệt như lời Đức Chúa Trời đã phán hứa.
Đức Chúa Giê-xu chịu Báp-têm
Thông điệp Hy-vọng
“Ngài cứu rỗi và giải thoát, làm những dấu lạ phép mầu trên trời dưới đất”. (Đa-ni-ên 6:27a Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu hoá nước thành rượu
Đức Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đồ
29 30
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU
CHỮA LÀNH NGƯỜI BỊ QUỶ ÁM
Mác 1:22-28; Lu-ca 4:31-37
Một lần khác, Đức Chúa Giê-xu cùng các môn đồ xuống thành Ca-bên-na-um. Vào ngày Sa-bát, Ngài vào nhà hội và bắt đầu giảng dạy. Mọi người đều kinh ngạc về sự dạy dỗ của Ngài. Vì lời Ngài dạy đầy uy quyền.
Rồi một người trong nhà hội la lên. Người này bị tà linh ám. Anh la lớn lên rằng: “Hỡi Giê-xu người Na-xa-rét, chúng tôi có liên hệ gì đến Ngài? Ngài đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài
188
45
là ai. Ngài là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời!”
Rồi Đức Chúa Giê-xu nghiêm trách nó: “Hãy im đi! Và ra khỏi
người này!”
Tà linh khiến anh vật vã dữ dội rồi quật ngã anh xuống trước mặt nhiều người. Sau đó, tà linh thét lên một tiếng rồi lìa khỏi anh.
Tất cả mọi người đều kinh ngạc. Họ bàn tán với nhau, “Đây là lẽ đạo gì vậy? Đức Chúa Giê-xu lấy quyền năng và uy quyền mà truyền lệnh cho các tà linh. Và chúng cũng phải tuân theo lời Ngài!”
Những phép lạ Đức Chúa Giê-xu đã làm nhanh chóng lan truyền khắp vùng Ga-li-lê.
Mối liên kết Phúc âm
Bởi lời phán đầy thẩm quyền, Đức Chúa
Giê-xu đã khiến cho tà linh lìa khỏi người
bị quỷ ám trong nhà hội. Cũng bởi quyền
năng của Lời Cha và Thánh Linh quyền
phép của Chúa Giê-xu, chúng ta được cứu
ra khỏi sự chết đời đời do hậu quả của tội
lỗi của mình cũng như được nhận lãnh
đức tin cứu rỗi và sự sống đời đời.
Thông điệp Hy-vọng
“(Đức Chúa Giê-xu phán)
Xin Cha dùng chân lý thánh hoá họ. Lời của
Cha là chân lý”. (Giăng 17:17 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu chịu Báp-têm
Đức Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đồ
Đức Chúa Giê-xu hoá nước thành rượu
Đức Chúa Giê-xu chữa lành
cho người bị quỷ ám
29 30
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU THƯƠNG XÓT NGƯỜI
PHỤ NỮ SA-MA-RI
Giăng 4:1-42
Những nhà lãnh đạo tôn giáo trong đền thờ Do Thái rất tức
giận và ganh tỵ với Đức Chúa Giê-xu khi họ nghe về các phép lạ của Ngài cũng như ngày càng có nhiều môn đồ theo Ngài hơn
cả Giăng Báp-tít. Vì vậy, trong thời gian ngắn, Đức Chúa Giê-xu rời miền Giu-đê để trở về xứ Ga-li-lê. Để trở về Ga-li-lê, Đức Chúa
46 190
nên bất khiết. Để tránh liên hệ với người Sa-ma-ri, người Do Thái thường đi một đoạn đường dài hơn để họ không phải đi ngang qua vùng Sa-ma-ri.
Đức Chúa Giê-xu cùng các môn đồ của Ngài đi đến một thành của vùng Sa-ma-ri gọi là thành Si-kha. Nơi này nằm gần cánh đồng mà Gia-cốp đã từng giao cho Giô-sép. Giếng nước của Gia-cốp nằm ngay phía ngoài thành Si-kha. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa. Vì đi đường mệt mỏi nên Đức Chúa Giê-xu ngồi lại bên giếng nước. Còn các môn đồ của Ngài thì đã vào phố Si-kha để mua lương thực.
Đang khi Đức Chúa Giê-xu ngồi bên giếng nước, có một phụ nữ Sa-ma-ri đến đó lấy nước. Ngài nói với bà, “Xin hãy cho Ta nước uống?”
Người phụ nữ trả lời: “Ông là một người Do Thái còn tôi là một phụ nữ Sa-ma-ri. Sao ông có thể xin tôi nước uống?”"
Đức Chúa Giê-xu đáp, “Nếu cô biết được sự ban cho của Đức Chúa Trời và Người đang xin cô uống nước là ai thì cô chắc chắn sẽ nài xin Người và Người sẽ ban cho cô nước hằng sống”.
Người phụ nữ Sa-ma-ri nói, “Thưa ông, ông không đem theo vật gì để lấy nước lên khỏi giếng, mà giếng thì lại rất sâu. Vậy ông có thể lấy đâu ra nước hằng sống? Lẽ nào ông lớn hơn tổ phụ Gia-cốp của chúng tôi, người đã để lại cho chúng tôi cái giếng này; mà chính người, con cháu và bầy gia súc của người đều uống từ giếng này?”
Đức Chúa Giê-xu đáp: “Ai uống nước này sẽ còn khát mãi, nhưng ai uống nước Ta ban thì không bao giờ khát nữa. Quả thật, nước mà Ta ban cho sẽ trở thành một mạch nước tuôn trào sự sống đời đời trong người ấy”.
Người phụ nữ nói với Đức Chúa Giê-xu: “Thưa ông, vậy xin cho tôi nước ấy để tôi không còn khát và khỏi quay lại giếng lấy nước nữa”.
191
Đức Chúa Giê-xu nói với bà, “Hãy đi gọi chồng cô rồi quay lại đây”
Người phụ nữ thưa: “Tôi không có chồng”.
Đức Chúa Giê-xu phán, “Cô nói cô không có chồng là phải lắm. Cô đã có năm đời chồng, còn người mà cô hiện đang chung sống không phải là chồng cô. Điều cô đã nói là sự thật. ”
Người phụ nữ nói: “Thưa ông. Tôi nhận biết rằng ông là một nhà tiên tri. Tôi biết rằng Đấng Mết-si-a sẽ đến. Khi Ngài đến, Ngài sẽ giải thích mọi điều cho chúng tôi”.
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu tuyên bố, “Người đang nói với cô đây chính là Đấng Mết-si-a”.
Lúc đó, các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu trở lại và kinh ngạc khi nhìn thấy Ngài đang trò chuyện với một người phụ nữ. Nhưng không ai dám hỏi Ngài về chuyện đó.
Người phụ nữ để bình nước của mình lại nơi giếng nước rồi đi vào trong thành. Bà nói với mọi người, “Hãy đến xem một người đã nói đúng hết tất cả những gì tôi đã trải qua. Đó chẳng phải là Đấng Christ sao?” Vì hiếu kỳ, dân chúng đã đi theo bà quay lại với Đức Chúa Giê-xu.
Trong lúc đó, các môn đồ thúc giục Đức Chúa Giê-xu: “Thưa Thầy, xin Thầy ăn chút gì đi”.
Nhưng Đức Chúa Giê-xu nói với họ: “Ta có lương thực để ăn mà các con không biết”. Các môn đồ không hiểu những lời Ngài nói. Họ cứ tưởng rằng có ai đó đã mang thức ăn đến cho Ngài.
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu giải thích cho các môn đồ của Ngài rằng, “Thức ăn của Ta đó là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã sai Ta đến để làm trọn công việc của Ngài”.
Nhiều người Sa-ma-ri ở thành Si-kha tin Đức Chúa Giê-xu qua những lời làm chứng của người phụ nữ. Khi họ đến với Ngài, họ nài xin Ngài ở lại thành của họ. Vậy nên, Đức Chúa Giê-xu ở lại đó hai ngày. Qua lời của Ngài, càng có nhiều người tin Ngài hơn.
192
Họ nói với người phụ nữ, “Chúng tôi không còn nhờ những lời cô làm chứng mà tin nữa. Nhưng chúng tôi tin bởi vì chính
chúng tôi đã nghe biết rằng Người này quả thật là Cứu Chúa của thế gian”.
Mối liên kết Phúc âm
Bởi lời phán đầy uy quyền, Đức Chúa Giêxu đã khiến cho tà linh lìa khỏi người bị quỷ
ám trong nhà hội. Cũng bởi quyền năng
của Lời Cha và Thánh Linh quyền phép của
Chúa Giê-xu, chúng ta được cứu ra khỏi
sự chết đời đời do hậu quả của tội lỗi của
mình cũng như được nhận lãnh đức tin
cứu rỗi và sự sống đời đời.
Thông điệp Hy-vọng “Và vì Ngài đã chết thay
cho mọi người, để những
người đang sống không
vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng
đã chết và sống lại cho mình”. (II Cô-rinh-tô 5:15
Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
30
Đức Chúa Giê-xu hoá nước thành rượu
Đức Chúa Giê-xu chữa lành cho người bị quỷ ám
Đức Chúa Giê-xu và Người phụ nữ tại giếng nước
Ma-thi-ơ 13:1-23; Mác 4:1-20; Lu-ca 8:1-15
Một lần nữa, Đức Chúa Giê-xu khởi sự giảng dạy cho dân
chúng bên bờ Biển Ga-li-lê. Một đoàn dân rất đông nhóm lại để lắng nghe Đức Chúa Giê-xu giảng dạy đến nỗi Ngài phải xuống thuyền mà ngồi và chèo ra cách xa bờ. Như vậy, dân chúng đứng trên bờ có thể lắng nghe Ngài giảng dạy.
Đức Chúa Giê-xu đã dùng những ẩn dụ để nói cho dân
chúng về những lẽ thật quan trọng của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Giê-xu đã kể lại ẩn dụ về một người gieo giống.
Người đó vác một túi hạt giống đi gieo và rải khắp trên đất.
Ngài phán: “Trong khi gieo giống, một số hạt rơi dọc đường
GIẢNG DẠY LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
47 194
Ngài nói tiếp, “Một số hạt khác rơi giữa bụi gai. Khi gai mọc lên làm cho chúng nghẹt ngòi nên không kết quả được”.
Rồi Đức Chúa Giê-xu nói: “Nhưng một số hạt khác nữa rơi trên chỗ đất tốt. Những hạt này lớn lên và kết quả, với số lượng hạt nhiều gấp ba mươi, sáu mươi, hay một trăm lần số hạt khi gieo”.
Sau đó, khi Đức Chúa Giê-xu còn lại một mình với các môn
đồ và một số người khác nữa, họ hỏi Ngài về ý nghĩa của ẩn dụ
ấy. Ngài đáp, “Thực ra ẩn dụ này muốn nói về cách một số người tiếp nhận những lời Ta dạy dỗ. Hạt giống chính là Lời của Đức
Chúa Trời. Bốn loại đất khác nhau đó là bốn loại người khác nhau
lắng nghe Ta giảng dạy”.
Đức Chúa Giê-xu giải thích, “Một số người hoàn toàn không nghe Lời Ta giảng dạy. Tấm lòng của họ chai cứng như mặt đất dọc đường. Ma quỷ đến và cất đi Lời của Đức Chúa Trời. Lời của Đức Chúa Trời không bao giờ bén rễ trong lòng của những người
này. Bởi vì họ không tin.
“Ban đầu, cũng có những người vui vẻ tiếp nhận Lời Đức Chúa
Trời. Nhưng sau đó họ chẳng quan tâm đến nữa. Họ giống như đất có đá sỏi. Bởi vì đức tin của họ không mạnh mẽ, giống như cây không có rễ bám sâu nên họ sẽ nhanh chóng thoái lui khỏi
đức tin khi gặp phải hoạn nạn, khó khăn. Đức tin của họ không
bao giờ lớn mạnh mà khô héo như cây dưới nắng mặt trời”.
“Cũng có những người khác giống như đất nơi bụi gai. Lúc
đầu, đức tin của họ thật mạnh mẽ”.
“Nhưng khi gặp phải những lo lắng của đời này hoặc bị cám dỗ bởi những hứa hẹn hão huyền thì Lời của Đức Chúa Trời bị nghẹt ngòi, giống như hạt giống bị nghẹt ngòi giữa bụi gai”.
Đức Chúa Giê-xu tiếp tục nói: “Rồi có những người tấm lòng họ như đất tốt. Những người này lắng nghe những lời Ta giảng dạy về Đức Chúa Trời. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời lớn lên trong lòng họ và ngày càng mạnh mẽ hơn. Đức tin của họ đem đến nhiều kết quả tốt đẹp”.
195
Mối liên kết Phúc âm
Khi chúng ta chịu báp-têm, Đức Thánh
Linh sẽ đặt đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu
vào trong lòng của chúng ta. Suốt cuộc
đời, khi chúng ta lắng nghe Lời Đức
Chúa Trời và dự phần qua Thánh Lễ Tiệc
Thánh, Đức Thánh Linh sẽ khiến đức tin của chúng ta được tăng trưởng và mạnh
mẽ hơn để chúng ta có thể công bố về
lẽ thật của Đức Chúa Trời cũng như chia
sẻ tình yêu thương của Đức Chúa Giê-xu cho nhiều người khác.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu phán: Ta là cây nho, các con là cành. Ai cứ ở trong Ta, và Ta trong người ấy thì sinh ra nhiều quả, vì ngoài Ta các con không làm gì được”. (Giăng 15:5 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
30 32
Đức Chúa Giê-xu giảng dạy về các Dụ-ngôn
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU
DẸP YÊN CƠN BÃO
Ma-thi-ơ 8:23-27; Mác 4:36-41; Lu-ca 8:22-25
Sau khi Đức Chúa Giê-xu dành trọn cả ngày để giảng dạy về
Đức Chúa Trời và vương quốc của Ngài tại Biển Ga-li-lê thì trời đã sập tối.
Đức Chúa Giê-xu bảo các môn đồ, “Chúng ta hãy qua bờ bên kia”. Vậy nên, Ngài cùng các môn đồ lìa khỏi đoàn dân đông đang ở trên bờ rồi chèo thuyền băng qua bờ Biển Ga-li-lê. Cũng có một số thuyền khác cùng đi với họ.
Bỗng một cơn bão lớn nổi lên. Gió mạnh khiến sóng lớn ập 48
197
vào mạn thuyền đến nỗi thuyền đầy nước. Tuy nhiên, Đức Chúa Giê-xu đang tựa đầu trên gối mà ngủ ở đằng sau lái.
Các môn đồ của Đức Chúa Giê-xu vô cùng kinh hãi. Họ đến đánh thức Ngài rồi kêu lên: “Chúa ơi! Xin cứu chúng con với! Chúng ta chết mất! "
Đức Chúa Giê-xu liền thức dậy. Ngài phán với các môn đồ: “Sao các con sợ hãi đến thế? Các con không có đức tin sao”.
Đức Chúa Giê-xu truyền cho gió ngừng thổi. Ngài cũng truyền cho sóng biển, “Hãy yên đi! Lặng đi!” Ngay lập tức, gió liền ngưng thổi. Còn biển yên lặng như tờ.
Các môn đồ lòng đầy kinh hãi và ngạc nhiên trước phép lạ mà
Đức Chúa Giê-xu đã làm. Họ hỏi nhau, “Người này là ai? Sao ngay cả gió và sóng biển cũng vâng lệnh Người! ”
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời chân
thật và có quyền tể trị trên mọi vật, kể cả
thiên nhiên. Quyền năng của Ngài là vô
hạn vô song. Qua sự chết và sự phục sinh
của Đức Chúa Giê-xu, chỉ có Ngài mới có
thể ngăn chặn được sự giam cầm đời đời
của tội lỗi trên chúng ta. Chúng ta hãy tin
chắc nơi quyền năng và sức mạnh của
Đức Chúa Giê-xu mọi lúc mọi nơi.
Thông điệp Hy-vọng
“Cuối cùng, anh em phải mạnh mẽ trong Chúa và nhờ sức toàn năng của Ngài”. (Ê-phê-sô 6:10 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu dẹp yên cơn bão
30 32
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU CHỮA
LÀNH
CHO CON GÁI CỦA GIAI-RU
49
Ma-thi-ơ 9:18-19, 23-26; Mác 5:21-24, 35-43; Lu-ca 8:40-42, 49-56
Sau khi Đức Chúa Giê-xu dẹp yên cơn bão lớn, Ngài cùng với các môn đồ vượt qua bờ bên kia của Biển Ga-li-lê một cách an toàn.
Một đoàn dân đông tụ họp chào đón Đức Chúa Giê-xu. Ngài dành thời gian ở lại đó để giảng dạy và chữa bệnh.
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu xuống thuyền vượt qua bờ bên kia.
199
Một lần nữa, đoàn dân rất đông lại tụ họp để đón rước Ngài. Trong đám đông, có một người tên là Giai-ru. Giai-ru là một viên quản lý nhà hội. Ông đến gần Đức Chúa Giê-xu rồi phủ phục dưới chân Ngài.
Giai-ru nài xin Đức Chúa Giê-xu. Viên quản lý nhà hội nói rằng:
“Con gái nhỏ của tôi sắp chết rồi. Xin Thầy đến và đặt tay trên cháu để cháu được sống”. Đây là cô con gái duy nhất của Giai-ru.
Bé gái này được mười hai tuổi.
Khi Đức Chúa Giê-xu đi theo đến nhà Giai-ru, có một người từ nhà của ông chạy tới. Người đó nói, “Ông Giai-ru ơi! Con gái ông
đã chết rồi. Đừng làm phiền Thầy nữa”. Khi Đức Chúa Giê-xu nghe thấy lời này, Ngài phán với Giai-ru, “Đừng sợ. Chỉ tin mà thôi. Thì con gái ngươi sẽ được chữa lành”.
Đức Chúa Giê-xu vẫn tiếp tục đi đến nhà Giai-ru. Có Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng cùng đi với Ngài. Khi về đến nhà, có một đám
200
khóc cho cái chết của con gái Giai-ru rằng: “Đừng khóc. Đứa trẻ này chẳng chết đâu mà chỉ đang ngủ”.
Nhưng những người than khóc đã cười nhạo Đức Chúa Giêxu. Họ biết rằng bé gái nhỏ đã chết thật rồi. Ngài liền đi thẳng đến căn phòng nơi đứa trẻ đã chết đang nằm. Ngài dẫn Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng cùng cha mẹ của bé gái đi cùng. Đức Chúa Giêxu đến gần rồi nắm tay cháu bé. Ngài phán bằng tiếng A-ram, “Ta-li-tha-cum!” Những từ này có nghĩa là, “Con ơi, hãy trỗi dậy!”
Ngay lập tức, linh hồn của bé gái liền trở lại và cháu đứng dậy. Đức Chúa Giê-xu bảo họ hãy cho bé gái ăn. Cha mẹ của bé gái vô cùng sửng sốt. Nhưng Đức Chúa Giê-xu truyền cho họ không
được nói với ai về việc đã xảy ra.
Mối liên kết Phúc âm
Qua việc cứu sống con gái của Giai-ru, chúng ta biết Đức Chúa Giê-xu có quyền
phép trên tất cả mọi sự, kể cả sự chết về
thuộc thể. Vì Đức Chúa Giê-xu đã đắc
thắng tội lỗi, sự chết và ma vương thay chúng ta qua sự chịu chết và sự phục sinh
của chính Ngài, nên chúng ta không còn sợ hãi về sự chết thuộc thể, bởi chính Đức
Chúa Giê-xu đã đảm bảo với chúng ta rằng
tất cả những ai tin cậy nơi Ngài đều nhận
được sự sống đời đời.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu nghe vậy nên phán với Giai-ru, ‘Đừng sợ chỉ cần tin thì con của ngươi sẽ được cứu sống’.” (Lu-ca 8:50 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu cứu sống bé gái đã chết
30 32
PHÉP LẠ HOÁ BÁNH
Ma-thi-ơ 14:13-21; Mác 6:6-13, 30-44; Lu-ca 9:1-6, 10-17; Giăng 6:1-15
Đức Chúa Giê-xu đi từ làng này qua làng khác để giảng dạy và chữa bệnh cho dân chúng. Một thời gian sau, Ngài sai mười hai môn đồ đi ra theo từng cặp. Đức Chúa Giê-xu cũng ban cho họ quyền phép để đuổi quỷ cũng như dạy dỗ và chữa lành bệnh tật.
Khi các môn đồ trở về với Đức Chúa Giê-xu, họ trình lại với Ngài tất cả mọi việc họ đã làm và dạy dỗ. Nhưng có rất nhiều người xung quanh đến nỗi họ không có thì giờ để ăn. Vậy nên, Đức Chúa Giê-xu phán với họ: “Hãy đi đến nơi thanh vắng với Ta. Vì các con
50 202
phải nghỉ ngơi một chút”. Vậy, họ xuống thuyền băng qua Biển Gali-lê đến một nơi yên tĩnh.
Nhưng chính lúc Đức Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài đến đó, một đoàn dân đông khác đã tụ họp lại. Khi Ngài nhìn thấy đoàn dân đông thì cảm thương họ. Vì họ giống như chiên không có người chăn. Thế nên, Ngài bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.
Chẳng mấy chốc đã nửa ngày trôi qua. Các môn đồ đến gặp
Đức Chúa Giê-xu và thưa: “Ở đây chẳng có thức ăn mà trời thì đã
chiều rồi. Xin Thầy cho dân chúng về để họ có thể vào các ngôi làng gần đó mà mua thức ăn”.
Nhưng Đức Chúa Giê-xu đáp, “Chính các con sẽ cho họ ăn”.
Rồi Ngài hỏi Phi-líp: “Chúng ta phải mua bánh ở đâu để cho tất cả những người này ăn?” Ngài hỏi Phi-líp như vậy để thử ông chứ Ngài biết rõ điều mình sẽ làm.
Phi-líp thưa, “Ngay cả khi một người làm việc suốt 8 tháng cũng không có đủ tiền mua thức ăn chia cho mỗi người dù chỉ một miếng”. Sau đó, Anh-rê, em của Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: “Cậu bé này có năm cái bánh và hai con cá nhỏ, nhưng có thấm vào đâu với quá nhiều người như vậy?”
Đức Chúa Giê-xu bảo các môn đồ truyền cho dân chúng ngồi thành từng nhóm, có nhóm năm mươi người, có nhóm một trăm người trên bãi cỏ xanh. Mọi người ngồi xuống. Có khoảng năm nghìn người ở đó, không kể phụ nữ và trẻ em.
Đức Chúa Giê-xu lấy năm cái bánh và hai con cá. Ngài ngước mắt lên trời, chúc phước rồi tạ ơn Đức Chúa Trời. Sau đó, Đức Chúa Giê-xu bẻ bánh và cá thành nhiều miếng rồi trao cho các môn đồ. Các môn đồ phân phát thức ăn cho đoàn dân đông. Sau khi ai nấy đều ăn no nê tùy thích thì thu lại được mười hai giỏ bánh còn thừa.
Rồi Đức Chúa Giê-xu bảo các môn đồ: “Các con hãy nhặt lại những miếng bánh và cá còn thừa để không lãng phí gì cả”. Khi các môn đồ lượm xong thì thu được mười hai giỏ đầy các miếng bánh và cá!
203
Dân chúng chứng kiến phép lạ mà Đức Chúa Giê-xu đã làm. Họ liền nói, “Đây chính là Đấng Tiên tri phải đến thế gian”. Nhưng Đức Chúa Giê-xu nhận biết rằng họ sắp đến bắt ép Ngài làm vua của thế gian. Vì vậy, Ngài lánh lên núi một mình.
Mối liên kết Phúc âm
Qua Phép lạ Hoá bánh của Đức Chúa
Giê-xu, Ngài đã chu cấp thức ăn thuộc thể cần dùng cho nhiều người.
Là Đức Chúa Trời chân thật và cũng là Đấng Cứu Thế của chúng ta, Đức
Chúa Giê-xu cũng sẽ chu cấp mọi
nhu cầu của chúng ta: nhu cầu tình cảm, nhu cầu thuộc thể và cả nhu cầu thuộc linh.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu đáp: Ta là bánh của sự sống. Ai đến với Ta
chẳng hề đói, ai Tin ta chẳng hề khát”. (Giăng 6:35 Bản TTHĐ 2010)
30
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
32
Đức Chúa Giê-xu làm phép lạ cho đoàn dân đông ăn
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU BÀY TỎ BẢN TÁNH
THIÊN THƯỢNG CỦA NGÀI
(SỰ HOÁ HÌNH)
Ma-thi-ơ 16:21 - 17:13; Mác 8:27 - 9:13; Lu-ca 9:28-36
Đức Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài vẫn không ngừng đi đến rất nhiều ngôi làng. Thậm chí, họ còn đi đến các làng mạc xung quanh khu vực Sê-sa-rê Phi-líp. Ngài cứ rao giảng, dạy dỗ, chữa bệnh và giúp đỡ dân chúng. Ngài cũng dạy dỗ nhiều lẽ thật quan trọng cho các môn đồ của Ngài. Ngài cũng báo trước với các môn đồ rằng chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ chịu nhiều đau
51 205
đớn. Ngài cũng bày tỏ cho họ biết rằng Ngài sẽ bị giết và đến ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại. Nhưng đối với các môn đồ, những lời này thật khó hiểu cũng như khó chấp nhận.
Rồi một ngày nọ, Đức Chúa Giê-xu đem Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng, anh trai của Gia-cơ đi với Ngài. Họ lên một ngọn núi cao. Tất cả họ đã ở đó một mình. Bỗng trước mặt ba môn đồ, diện mạo của Đức Chúa Giê-xu đổi khác. Mặt Ngài chói sáng như mặt trời. Áo Ngài trở nên trắng như ánh sáng.
Rồi có Môi-se và Ê-li hiện ra trước mặt họ. Đức Chúa Giê-xu, Môi-se và Ê-li cùng nhau nói về sự chết sắp đến của Đức Chúa Giê-xu. Việc này chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra tại thành Giê-ru-salem. Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đã quá buồn ngủ. Nhưng khi diện mạo của Đức Chúa Giê-xu biến đổi thì họ bừng tỉnh. Họ nhìn thấy vinh quang của Đức Chúa Giê-xu. Và họ cũng thấy Môi-se và Ê-li nữa.
Khi Môi-se và Ê-li rời khỏi Đức Chúa Giê-xu, Phi-e-rơ liền thưa với Ngài rằng: “Thưa Thầy, chúng ta ở đây tốt lắm. Xin cho chúng con dựng ba cái trại. Một cho Thầy, một cho Môi-se và một cho Ê-li”. Phi-e-rơ thực sự không biết mình đang nói gì. Ba môn đồ đều rất sợ hãi.
Sau đó, có một đám mây kéo đến bao phủ họ khi họ đang ở cùng nhau trên núi. Rồi có tiếng từ trong đám mây phán rằng, “Đây là Con yêu dấu của Ta. Hãy nghe lời Người!”
Các môn đồ nhìn quanh. Họ chẳng nhìn thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Chúa Giê-xu ở với họ mà thôi.
Khi họ xuống núi, Đức Chúa Giê-xu dặn Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng không được nói với ai những điều mình đã thấy cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các môn đồ ghi nhớ việc này trong lòng. Nhưng họ tự hỏi “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì.
206
Mối liên kết Phúc âm
Trên đỉnh núi, trong khi Đức Chúa Giê-xu
đứng trò chuyện cùng với Môi-se và Ê-li thì
vinh quang của Ngài được bày tỏ cho Phie-rơ, Gia-cơ và Giăng. Qua cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu, Ngài
đã làm trọn Luật pháp được ban cho Môi-se
cũng như đã hy sinh mạng sống của Ngài
để chúng ta có thể được giải cứu ra khỏi sự chết mà chúng ta đáng nhận lấy vì cớ tội lỗi
của mình. Nhưng Đức Chúa Giê-xu đã phục hồi mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa
Trời, điều đó có nghĩa rằng tội lỗi của chúng
ta đã được xoá bôi. Đến khi Đức Chúa Giêxu trở lại trên đất, tất cả mọi người sẽ nhìn
thấy vinh quang của Ngài là một Đức Chúa
Trời chân thật, là Con Một Đức Chúa Trời, là
Chúa Cứu Thế và là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng
“Con là ánh sáng rực rỡ
của vinh quang Đức Chúa
Trời và là hình ảnh trung
thực của bản thể Ngài.
Con dùng lời quyền năng
của Ngài mà nâng đỡ
muôn vật”. (Hê-bơ-rơ 1:3a Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
30 32
Sự hoá hình của
Đức Chúa Giê-xu
Lu-ca 10:25-37
Khi
Chúa Giê-xu rao giảng và dạy dỗ, có rất nhiều người đến
hỏi Ngài. Nhưng một số người đặt câu hỏi để chất vấn và bắt bẻ lời Ngài. Vì vậy, Ngài thường xuyên
trả lời những câu hỏi đầy mưu mẹo này bằng cách kể các dụ ngôn.
MỘT NGƯỜI TỐT BỤNG
52 208
Một ngày nọ, một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo trong
Y-sơ-ra-ên đến gặp Đức Chúa Giê-xu rồi hỏi Ngài: “Tôi phải làm gì để hưởng được sự sống đời đời?” Ngài đáp: “Trong luật pháp của Đức Chúa Trời có chép điều gì?”
Nhà lãnh đạo tôn giáo này thưa: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết tâm trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và yêu thương người lân cận như chính mình”.
Đức Chúa Giê-xu phán với người này, “Ngươi đáp phải lắm.
Hãy làm điều đó thì ngươi sẽ được sống đời đời trên thiên đàng”.
Người này muốn chứng tỏ cho người khác thấy mình tử tế như thế nào nên ông đã hỏi Đức Chúa Giê-xu, “Vậy ai là người lân cận tôi?”
Để trả lời ông, Đức Chúa Giê-xu đã kể lại ẩn dụ này.
Đức Chúa Giê-xu kể rằng, “Có một người từ thành Giê-ru-salem xuống thành Giê-ri-cô. Không hay bị bọn cướp bên đường theo dõi, tấn công, đánh đập và cướp hết tài sản; rồi bỏ mặc người
đó dở sống dở chết bên đường. Một lát sau, có một thầy tế lễ từ thành Giê-ru-sa-lem đi xuống. Khi ông nhìn thấy người
bị nạn thì tránh qua bên kia đường rồi đi tiếp mà chẳng
động lòng cứu giúp. Không lâu sau, một người khác phụng sự trong đền thờ đi ngang qua. Anh cũng nhìn thấy người bị nạn. Nhưng cũng giống như thầy tế lễ, anh tránh sang hướng khác rồi đi tiếp mà chẳng hề thương xót”.
Đức Chúa Giê-xu tiếp tục kể, “Nhưng có một người Sa-ma-ri đi xuống” (Người Do Thái và người Sama-ri chẳng hòa thuận với nhau. Họ luôn cố né tránh nhau) “Nhưng người Sa-ma-ri động lòng thương xót người bị nạn. Anh dừng lại rồi bước xuống lừa của mình.
Người Sa-ma-ri đã băng bó vết
209
thương và đưa người bị nạn đến một quán trọ. Anh hết lòng chăm sóc cho người bị nạn. Khi phải rời đi, anh hứa với chủ quán sẽ trả tất cả chi phí để chăm sóc người bị nạn khỏe lại”.
Khi Đức Chúa Giê-xu kể xong ẩn dụ này, Ngài hỏi nhà lãnh đạo tôn giáo, “Hãy nói cho Ta biết, ai trong số những người này là người lân cận tốt bụng thương xót người đã bị cướp tài sản và bị đánh đập?” Người này thưa: “Đó là người Sa-ma-ri vì đã ra tay cứu giúp người bị nạn”.
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu lại phán, “Vậy hãy đi, làm theo y như vậy”.
Mối liên kết Phúc âm
Câu chuyện của Đức
Chúa Giê-xu minh họa
cho loại tình yêu biết hy sinh và quan tâm mà
chính Đức Chúa Giê-xu đã bày tỏ cho chúng ta và
chính Ngài cũng sẽ giúp
chúng ta bày tỏ tình yêu này cho người khác nữa.
Thông điệp Hy-vọng
Người ta hỏi Ngài: “Trong các điều răn, điều nào quan trọng nhất?” Đức Chúa Giê-xu đáp: “Điều răn quan trọng nhất là, ‘Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy lắng nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta là Chúa duy nhất. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí, hết sức lực mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’ Điều thứ hai là: ‘Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình.’ Không có điều răn nào lớn hơn hai điều nầy”. (Mác 12:28b-31 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
30 32
Đức Chúa Giê-xu thuật lại câu chuyện về người Sa-ma-ri nhân lành
NGƯỜI CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT
53
Lu-ca 15
Trong suốt chức vụ của Đức Chúa Giê-xu trên đất, Ngài đã kể nhiều các ẩn dụ để minh hoạ cho tình yêu tha thứ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Giê-xu phán, “Một người chăn có một trăm con chiên. Mỗi chiều tối khi trở về nhà, người chăn đều cẩn thận đếm lại tất cả những con chiên của mình trước khi nhốt chúng vào chuồng có hàng rào để giữ sự an toàn của chúng khỏi các thú dữ nguy hiểm trong đêm tối.
“Nhưng một buổi tối nọ, khi người chăn trở về nhà thì chỉ đếm được chín mươi chín con chiên. Người chăn nhận ra có một
211
con chiên đã đi lạc. Trời lại sập tối. Người chăn liền nhốt chín mươi chín con chiên trong chuồng rồi đi ra tìm cho bằng được con chiên đã mất. Người chăn nhìn khắp nơi. Bỗng người chăn nghe thấy tiếng kêu của con chiên đi lạc. Người chăn vội vàng tìm kiếm. Khi tìm thấy con chiên rồi thì người chăn vác nó lên vai mà đem về nhà”.
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu phán, “Đức Chúa Trời chính là Đấng chăn hiền lành này. Hễ ai bị lạc khỏi Ngài thì Ngài sẽ tìm kiếm để đem người đó trở về. Thiên đàng sẽ vui mừng khi một tội nhân
bị hư mất nay lại được tìm thấy và quay về với Đức Chúa Trời để cầu xin ơn tha thứ của Ngài hơn là chín mươi chín người không
bị lạc mất”.
212
Và khi tìm được rồi thì chắc chắn rằng cô ấy sẽ gọi bạn bè cũng như láng giềng của mình đến và nói, “Hãy đến chung vui với tôi! Vì tôi đã tìm được đồng bạc bị mất của mình!”
“Đức Chúa Giê-xu nói tiếp: “Cũng giống như vậy, các thiên sứ của Đức Chúa Trời sẽ vui mừng dù chỉ có một tội nhân trở về với Đức Chúa Trời”.
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu kể một ẩn dụ khác về một người con trai hoang đàng. Ngài nói “Một người giàu kia có hai con trai. Người em muốn bỏ cha và gia đình để đi đến một nơi xa rồi hưởng thụ cuộc sống của riêng mình. Vì vậy, người em nói: ‘Thưa cha, xin cha chia cho con phần gia tài mà con sẽ nhận được khi cha qua đời. Con muốn dùng số tiền đó ngay bây giờ!’”
Tuy người cha rất buồn lòng nhưng ông đã chia phần gia tài cho người em. Anh đã lấy hết số tiền của mình rồi đi đến một vùng đất xa xôi. Anh cũng kết giao với những người bạn mới, mời họ tham dự những bữa tiệc hoang phí. Anh sống một đời sống ăn chơi phóng đãng nhưng rồi sau đó, anh tiêu xài hết sạch tiền mình có. Những người bạn mới cũng bỏ mặc anh mà chẳng giúp đỡ gì cả.
“Rồi một ngày, nạn đói kém nghiêm trọng xảy đến; việc duy nhất mà anh có thể làm được là cho heo ăn. Người em tội nghiệp đến mức anh ao ước rằng mình có thể lấy thức ăn của heo mà ăn cho no. Anh thật đáng thương làm sao. Rồi anh nghĩ về những ngày tháng tuyệt vời từng sống bên cạnh cha mình. Anh cảm thấy rất hổ thẹn vì đã tiêu xài hoang phí tiền bạc của cha. Dù rất muốn quay về nhà nhưng anh cảm thấy lo sợ.
“Người em tự nhủ: ‘Ngay cả những đầy tớ của cha mình cũng được ăn bánh no nê hơn mình phải sống ở đây trong sự khốn khổ. Mình sẽ quay trở về nhà và xin phép cha liệu mình có thể làm đầy tớ của cha được không'.”
“Khi người em về đến gần nhà cha mình, anh nhìn thấy cha đang chạy về phía mình. Mỗi ngày, kể từ khi đứa con trai bỏ đi, người cha đều dõi theo và Hy-vọng rằng con trai
213
mình sẽ quay trở về. Khi nhìn thấy người em tiến đến gần, lòng người cha tràn đầy vui mừng.
Người cha ôm lấy cổ con mình mà hôn. Người em nói: “Thưa cha, con đã phạm tội với Trời và với cha. Con chẳng xứng đáng làm con trai của cha nữa. Liệu con có thể làm một trong những đầy tớ trong nhà cha ở đây được không?”
Nhưng người cha trả lời: “Không con ơi, làm sao con có thể làm đầy tớ của cha. Con là con trai của cha! Cha rất vui mừng vì con đã trở về”. Sau đó, người cha bảo các đầy tớ: “Hãy mau lấy áo tốt nhất cho con trai ta. Cũng hãy đeo nhẫn của gia tộc và mang giày cho con trai ta”.
“Hãy bắt con bê mập làm thịt và nấu một bữa tiệc linh đình.
214
Chúng ta sẽ cùng vui vẻ, dự tiệc và ăn mừng với nhau. Con trai ta đã chết mà bây giờ lại sống, đã mất mà bây giờ tìm lại được!”
Nhưng người anh rất tức giận nên không chịu vào dự tiệc. Người cha đi ra và khuyên dỗ người anh tham gia ăn mừng. Nhưng người anh thưa: “Thưa cha, con đã làm việc cho cha suốt những năm qua. Con cũng chẳng bao giờ làm trái ý cha nhưng cha thậm chí còn chưa bao giờ cho một con dê con nào để chung vui với bạn bè của con. Vậy mà bây giờ, đứa con kia của cha trở về sau khi đã tiêu xài hoang phí hết tài sản của cha cho các cô gái ăn chơi và tiệc tùng
thì cha lại làm thịt bê con béo tốt ăn mừng!”
“Người cha nhẹ nhàng nói với người anh rằng: “Con lúc nào cũng ở với cha, tất cả những gì cha có đều là của con. Nhưng chúng ta đáng dọn tiệc ăn mừng. Vì em con đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay tìm lại được”.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Giê-xu đã đến thế gian, chịu
chết và sống lại để giải cứu tất cả những ai đang chìm đắm trong tội lỗi cũng như cần ơn cứu rỗi. Bởi có Đức Chúa Giê-xu, hễ
khi nào chúng ta còn mải mê chìm đắm trong tội lỗi mình thì Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta biết ăn năn và nhân từ chào đón chúng ta trở về với Ngài.
Thông điệp Hy-vọng “Sự thương xót và tha thứ đều thuộc về Chúa là Đức Chúa Trời chúng con, vì chúng con đã phản loạn với Ngài”. (Đani-ên 9:9 Bản TTHĐ 2010)
(Sau Công nguyên) Đức Chúa Giê-xu kể lại ẩn
30 32
ĐẠI
NIÊN
THÁNH KINH
về sự lạc
và tìm được
dụ
mất
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU
CHỮA LÀNH CHO NHIỀU NGƯỜI
54
Lu-ca 17:11-19; 18:35-43
Tại những nơi mà Đức Chúa Giê-xu đi qua, dân chúng đều đến cầu xin Ngài chữa lành cho họ hay những người thân yêu của họ. Một lần nọ, khi Đức Chúa Giê-xu đang đi vào vùng đất cả thành Ty-rơ và Si-đôn, có một phụ nữ người Hy Lạp từ Ca-na-an sống tại đó đến gặp Đức Chúa Giê-xu và kêu lên rằng: “Lạy Chúa! Con vua Đa-vít! Xin thương xót con với! Con gái của con bị quỷ ám. Nó thật khốn khổ lắm!”
Đức Chúa Giê-xu chẳng đáp một lời nào với người phụ nữ.
216
Thế nên, các môn đồ đến với Ngài và cầu xin, “Xin Thầy bảo bà ấy về đi. Vì bà ấy cứ theo sau chúng ta van xin mãi”.
Rồi Đức Chúa Giê-xu phán với người phụ nữ: “Con không phải là người Do Thái. Ta được sai đến là để cứu giúp những con cái của Đức Chúa Trời là người Y-sơ-ra-ên mà thôi. Việc lấy bánh của con cái mà ném cho chó ăn là điều chẳng phải”.
Người phụ nữ lại thưa: “Lạy Chúa, đúng như vậy, nhưng ngay cả mấy con chó cũng vẫn được ăn những mẩu bánh vụn từ bàn chủ rơi xuống”.
Đức Chúa Giê-xu phán với bà: “Hỡi phụ nữ kia, con có đức tin rất lớn. Ta sẽ đáp lời con cầu xin”. Ngày trong giờ đó, con gái bà
được lành vì uế linh đã lìa khỏi nó.
Một lần khác, Đức Chúa Giê-xu đi qua biên giới giữa miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. Khi Ngài đi vào một làng kia, có mười người đến đón Ngài. Những người này mắc một căn bệnh gọi là bệnh phung, bệnh này gây ra những vết lở loét nặng nề trên khắp thân thể. Vì bệnh phung có thể dễ dàng lây lan sang người khác nên những người này phải sống ở phía ngoài làng, cách xa người thân và bạn bè. Khi những người này nhìn thấy Đức Chúa Giê-xu, họ kêu lớn lên “Lạy Giê-xu! Lạy Thầy! Xin thương xót chúng con!
Đức Chúa Giê-xu nhìn thấy họ rồi phán: “Hãy đi đi. Các con hãy đi trình diện với các thầy tế lễ”. Khi họ đang đi thì mười người đã được chữa lành. Làn da của họ được sạch và liền lành trở lại.
Có một người trong số họ thấy mình đã được chữa lành thì liền quay lại, chạy đến với Đức Chúa Giê-xu. Người đó lớn tiếng tôn vinh Đức Chúa Trời, phủ phục dưới chân Đức Chúa Giê-xu mà tạ ơn Ngài. Người đó là người Sa-ma-ri.
Đức Chúa Giê-xu hỏi: “Không phải mười người đều được sạch cả sao? Con chín người kia đâu? Tại sao chẳng ai trở lại dâng lời cảm tạ ngoại trừ người ngoại quốc này sao?” Rồi Ngài phán, “Hãy trở về. Đức tin con đã chữa lành con”.
Một thời gian sau, Đức Chúa Giê-xu đến gần thành Giê-ri-cô.
217
Có một người mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Người mù nghe đoàn dân đông đang đi qua, anh liền hỏi thăm có chuyện gì xảy ra. Người ta nói với anh rằng: “Đức Chúa Giê-xu, người Na-xa-rét đang đi ngang qua."
Vì thế, người mù liền kêu lên: “Lạy Giê-xu! Con vua Đavít! Xin thương xót con!” Những người xung quanh rầy la và bảo anh im lặng. Nhưng người mù còn kêu to hơn: “Lạy con vua Đa-vít! Xin thương xót con”.
Đức Chúa Giê-xu dừng lại rồi phán bảo đưa người mù đến. Ngài hỏi anh: “Con muốn Ta làm gì cho con?”
Người mù thưa, “Lạy Chúa, xin cho con được sáng mắt lại”.
Đức Chúa Giê-xu phán với anh: “Hãy sáng mắt lại! Đức tin của con đã chữa lành con”. Lập tức, người mù có thể nhìn thấy được.
Anh đi theo Đức Chúa Giê-xu và tôn vinh Đức Chúa Trời. Tất cả dân chúng thấy việc ấy đều cùng anh ca ngợi Đức Chúa Trời.
Mối liên kết Phúc âm
Là một Đức Chúa Trời chân thật, Đức Chúa
Giê-xu có quyền phép để chữa lành cho
chúng ta khỏi căn bệnh thuộc linh do tội lỗi
gây ra cũng như chữa lành mọi đau yếu hay bệnh tật thuộc thể của chúng ta. Nhờ đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu, Ngài chữa lành tình trạng mù loà thuộc linh do tội lỗi chúng ta gây ra để chúng ta có thể dâng lời cảm tạ, ngợi khen và thờ phượng chính Ngài như một Đấng Cứu Thế của chúng ta.
Thông điệp Hy-vọng “Hỡi linh hồn ta, hãy chúc tụng Đức Giê-hô-va, chớ quên các ân huệ của Ngài. Chính Ngài tha thứ các tội ác ngươi, chữa lành mọi bệnh tật ngươi”. (Thi-thiên 103:2-3 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
30 32
Đức Chúa Giê-xu chữa lành cho nhiều người
218
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU -
NGƯỜI CHĂN NHÂN LÀNH
Giăng 10:1-30
Một lần nọ, khi Đức Chúa Giê-xu đang giảng dạy, Ngài đã bày tỏ tình yêu thương của Ngài dành cho con người theo cách này. Đức Chúa Giê-xu phán, “Ta là Người Chăn Nhân Lành. Hễ con chiên nào muốn vào trong chuồng chiên đều phải qua Ta”.
“Ta sẽ mở cửa cho chiên nào lắng nghe tiếng Ta. Chiên Ta sẽ quen tiếng Ta nên đi theo Ta. Ta biết tên tất cả các chiên Ta. Ta gọi tên chiên Ta. Ta đi trước còn chiên theo sau Ta vì chúng quen tiếng Ta”.
55 219
Đức Chúa Giê-xu nói tiếp, “Hễ chiên nào đi từ cửa vào chuồng chiên Ta sẽ được an toàn. Ta sẽ ban cho chiên sự sống. Kẻ trộm lẻn vào chuồng chiên Ta, nhưng chiên Ta không nghe chúng. Kẻ trộm chỉ đến cướp phá và hủy diệt”.
“Ta đến để bầy chiên Ta được sự sống và sự sống sung mãn.
Ta là Người Chăn Nhân Lành. Người Chăn Nhân Lành vì bầy chiên mà hy sinh mạng sống mình”.
“Kẻ chăn thuê sẽ không chăm sóc tốt cho bầy chiên. Người đó sẽ bỏ chiên mà chạy trốn khi thấy muông sói đến. Kẻ chăn thuê cũng sẽ không quan tâm khi muông sói vồ lấy chiên hay khiến chúng chạy tan lạc. Chính Ta sẽ chăn giữ bầy chiên của Cha Ta”.
“Ta còn có những con chiên khác mà Ta cần phải đem chúng về bầy của Ta nữa. Tất cả con chiên này sẽ trở thành một bầy chiên đông đúc. Sở dĩ Cha yêu thương Ta là vì Ta sẽ hy sinh mạng sống mình cho tất cả chiên Ta”.
“Ta bằng lòng phó mạng sống mình. Ta có quyền hy sinh mạng sống mình cũng như có quyền lấy lại”.
“Chiên Ta nghe tiếng Ta và chúng theo Ta. Ta sẽ ban cho chúng sự sống đời đời. Chúng sẽ không bao giờ bị lạc mất. Không ai có thể cướp lấy chiên khỏi tay Ta”.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Giê-xu là Người Chăn Chiên
Nhân Lành của chúng ta và chúng ta là bầy chiên của Ngài. Ngài gìn giữ chúng ta được an toàn khỏi mọi điều ác và yêu thương chúng ta đến nỗi đã hy sinh mạng sống
của Ngài trên thập tự giá vì cớ chúng ta.
Bởi đức tin nơi sự chết và sự phục sinh của Ngài, chúng ta sẽ thuộc về Ngài đời đời.
Thông điệp Hy-vọng
“Ta là người chăn nhân lành, người chăn nhân
lành vì bầy chiên hi sinh mạng sống mình”. (Giăng 10:11 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
30 33 32
CHÚA GIÊ-XU
YÊU THƯƠNG TRẺ EM
56
Ma-thi-ơ 18:1-6; 19:13-15; Mác 9:33-37, 10:13-16; Lu-ca 18:15-17; Giăng 4:43-53
Đức Chúa Giê-xu rất yêu thương con trẻ. Trong suốt chức vụ của Ngài trên đất, rất nhiều lần Ngài bày tỏ sự quan tâm đặc biệt của Ngài đối với con trẻ. Một lần nọ, khi Đức Chúa Giê-xu trở lại Ca-na trong miền Ga-li-lê, một viên quan hoàng gia đến gặp Ngài. Tại Ca-bê-na-um, con của ông bị bệnh sắp chết. Ông đến gặp Đức Chúa Giê-xu để cầu xin Ngài đến chữa cho con trai mình.
Đức Chúa Giê-xu nói với ông rằng, “Hãy về nhà đi. Con trai con sẽ sống”. Ông tin lời Đức Chúa Giê-xu và lên đường trở về nhà. Khi đang đi, các đầy tớ của ông chạy đến gặp ông. Họ nói “Con trai của chủ đã khoẻ mạnh rồi”.
Ông hỏi, “Con ta đã bình phục vào lúc nào?” Các đầy tớ trả lời, “Hôm qua, vào khoảng một giờ chiều, cậu đã hết sốt rồi”. Ông nhớ lại rằng đó chính là thời điểm mà Đức Chúa Giê-xu phán về việc con trai ông sẽ sống. Sau đó, viên quan và cả gia đình ông đều trở thành những người tin Đức Chúa Giê-xu.
ĐỨC
221
Vào một lần khác, khi Đức Chúa Giê-xu trở về nhà ở Ca-bê-naum, Ngài hỏi các môn đồ họ đã bàn cãi điều gì lúc đi đường. Các môn đồ cảm thấy hổ thẹn khi thừa nhận rằng họ đang tranh cãi xem ai là người cao trọng hơn hết trong số họ.
Rồi Đức Chúa Giê-xu gọi một đứa trẻ đến gần, Ngài phán, “Thật, Ta bảo các con. Nếu các con không biến đổi và trở nên như con trẻ thì các con sẽ không bao giờ được vào vương quốc thiên đàng đâu. Vậy, hãy khiêm nhường như đứa trẻ này. Còn ai vì danh
Ta tiếp đón một đứa trẻ như thế này, tức là tiếp đón Ta”.
Sau đó, dân chúng đem các con trẻ đến để Đức Chúa Giê-xu
đặt tay và cầu nguyện cho chúng. Nhưng các môn đồ ngăn cấm bọn trẻ đến gần vì họ không muốn chúng quấy rầy Ngài.
Khi Đức Chúa Giê-xu biết việc này, Ngài quở trách các môn đồ. Ngài nhìn thấy họ đang cấm cản chúng đến gần. Đức Chúa Giêxu liền phán, “Không! Hãy để những đứa trẻ này đến với Ta. Ta bảo các con điều này, nếu các con không trở nên như những đứa trẻ này thì sẽ không bao giờ hiểu được vương quốc của Đức Chúa Trời đâu. Hãy để con trẻ đến cùng Ta. Nước thiên đàng thuộc về những người giống như con trẻ ấy”. Rồi Đức Chúa Giê-xu đặt tay trên các con trẻ và ban phước cho chúng.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Giê-xu đã đến thế gian
để cứu tất cả mọi người, từ em bé
sơ sinh đến những người già yếu
nhất. Ngài dịu dàng mời gọi tất
cả chúng ta đến với Ngài để lắng
nghe lẽ thật về sự cứu rỗi mà chỉ
được tìm thấy ở trong Ngài.
Thông điệp Hy-vọng
“Nhưng Đức Chúa Giê-xu gọi họ lại mà phán rằng: ‘Hãy để các con trẻ đến cùng Ta, đừng ngăn cản
chúng; vì vương quốc Đức Chúa
Trời thuộc về những người giống
như con trẻ ấy”. (Lu-ca 18 - 16 Bản
TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH (Sau Công nguyên)
30 33 32
Đức Chúa Giê-xu bày tỏ tình yêu
của Ngài dành cho Con trẻ
CỨU SỐNG LA-XA-RƠ
Lu-ca 10:38-39; Giăng 11:1-57
Đức Chúa Giê-xu thường đến thăm hai chị em sống ở làng
Bê-tha-ni, vùng ngoại ô thành Giê-ru-sa-lem. Hai chị em này tên là Ma-ri và Ma-thê. Họ cũng có một người anh trai tên là La-xa-rơ. Một ngày nọ, La-xa-rơ bị bệnh nặng. Ma-ri và Ma-thê sai người đến báo tin cho Đức Chúa Giê-xu xin Ngài đến gặp La-xarơ mà chữa lành cho ông.
Khi hay tin La-xa-rơ, bằng hữu tốt của Đức Chúa Giê-xu bị bệnh thì Ngài đã nán lại tại nơi Ngài đang ở hai ngày nữa. Sau đó, Ngài còn nói những lời lạ lùng với các môn đồ. Ngài phán: “La-xarơ, bạn của chúng ta đang ngủ. Ta sẽ đi đánh thức anh ấy”.
Các môn đồ thưa: “Nếu anh ấy đang ngủ thì sẽ khỏe lại thôi”. Đức Chúa Giê-xu muốn nói về sự chết của La-xa-rơ. Vì vậy, Ngài
ĐỨC CHÚA
GIÊ-XU
57 223
nói cách rõ ràng với họ, “La-xa-rơ đã chết rồi. Nhưng Ta vui vì Ta không có ở đó để các con tin Ta. Bây giờ, chúng ta sẽ đến gặp anh ấy”.
Khi Đức Chúa Giê-xu cùng các môn đồ đến làng Bê-thani, thi thể của La-xa-rơ đã nằm trong mộ bốn ngày rồi. Vì làng
Bê-tha-ni rất gần thành Giê-ru-sa-lem nên nhiều người Do Thái cũng đã đến thăm Ma-ri và Ma-thê để an ủi hai người về cái chết của anh trai họ.
Ma-thê chạy ra đón Đức Chúa Giê-xu còn Ma-ri thì vẫn ngồi ở nhà. Ma-thê thưa với Ngài, “Thưa Chúa, nếu Chúa có ở đây thì anh con sẽ không chết đâu. Nhưng con biết, ngay cả bây giờ, Đức Chúa Trời sẽ ban bất cứ điều gì mà Chúa cầu xin Ngài”.
Đức Chúa Giê-xu nói cùng Ma-thê: “Anh con sẽ sống lại”. Mathê thưa: “Vâng, thưa Chúa, con tin rằng anh con sẽ sống lại vào ngày cuối cùng”. Ngài phán: “Ta là sự sống lại và sự sống. Hễ ai tin Ta thì sẽ sống cho dù đã chết rồi. Còn ai còn sống mà tin Ta thì sẽ không bao giờ chết nữa. Con có tin điều đó không?”
Ma-thê đáp: “Vâng, con tin Chúa là Đấng Cứu Thế đã được hứa ban, là Con Một Đức Chúa Trời đã được sai đến trong thế gian”.
Nói xong, Ma-thê đi về tìm Ma-ri. Khi Ma-ri nhìn thấy Đức
Chúa Giê-xu thì phủ phục dưới chân Ngài. Ma-ri kêu lên, “Lạy Chúa, nếu Chúa có ở đây thì La-xa-rơ, anh con sẽ không chết đâu”.
Khi Đức Chúa Giê-xu nhìn thấy Ma-ri khóc và những người đi với cô cũng khóc nữa thì trong lòng Ngài đầy xúc động. Đức
Chúa Giê-xu hỏi: “Các con đã chôn anh ấy ở đâu? Họ đáp: “Xin
Chúa hãy đến xem”. Rồi Đức Chúa Giê-xu khóc.
Một số người nói: “Xem kìa, Đức Chúa Giê-xu yêu mến La-xarơ biết chừng nào”. Còn những người khác nói, “Nếu Ngài có thể làm cho người mù được sáng thì chắc chắn Ngài cũng có thế cứu La-xa-rơ khỏi sự chết”.
Đức Chúa Giê-xu liền đi đến phần mộ. Đó là một cái hang có
224
một tảng đá lớn chặn lại ngay trước cửa mộ. Ngài bảo: “Hãy dời tảng đá đi!” Ma-thê thưa: “Nhưng thưa Chúa, anh La-xa-rơ đã chết được bốn ngày rồi. Vậy nên, sẽ có mùi!”
Đức Chúa Giê-xu lại bảo với cô: “Chẳng phải Ta đã nói với con rằng nếu con tin thì sẽ nhìn thấy vinh quang của Đức Chúa Trời sao?” Trong khi họ dời tảng đá đi, Đức Chúa Giê-xu ngước mắt lên rồi cầu nguyện: “Thưa Cha, Con tạ ơn Cha vì đã lắng nghe. Con biết rằng Cha luôn nhậm lời Con, nhưng Con phán điều này để những người đang ở đây tin rằng chính Cha đã sai Con đến”.
Nói xong, Đức Chúa Giê-xu lớn tiếng gọi: “La-xa-rơ, hãy bước ra”.
Khi Đức Chúa Giê-xu phán xong những lời này, La-xa-rơ, người đã chết bước ra khỏi mộ. Anh vẫn còn sống và được lành bệnh hoàn toàn. Chân tay vẫn buộc vải liệm khi được chôn cất. Mặt còn phủ một tấm khăn. Ngài bảo họ: “Hãy mở cho anh ấy để anh ấy bước ra”.
225
Nhiều người Do Thái đến thăm Ma-ri nhìn thấy việc Đức Chúa Giê-xu đã làm thì họ tin Ngài.
Nhưng có vài người trong số đó đi đến với người Pha-ri-si. Rồi thuật lại cho họ những việc Đức Chúa Giê-xu đã làm. Các thầy tế lễ cả và những người Pha-ri-si triệu tập một Hội đồng Công luận. Họ sợ rằng Ngài sẽ thu hút quá nhiều người đi theo mình nên những người Pha-ri-si lập mưu để giết Đức Chúa Giê-xu và La-xa-rơ.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Giê-xu là sự sống. Khi Ngài
khiến La-xa-rơ sống lại, Ngài đã biết trước
rằng đối với những ai tin Ngài là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi thì sự chết thuộc thể
sẽ không phải là sự cuối cùng. Sau khi
Đức Chúa Giê-xu chịu chết trên thập tự giá, chính Ngài đã sống lại từ cõi chết và
sẽ sống đời đời. Đến một ngày, khi Đức
Chúa Giê-xu tái lâm trên đất, thân thể của tất cả những người đã chết cũng sẽ được sống lại. Vào thời điểm này, linh hồn của những người tin Chúa trên thiên đàng sẽ được hiệp nhất với thân thể mới, trọn vẹn và sẽ không bao giờ chết nữa.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu nói với Mathê: “Ta là sự sống lại và sự sống. Người nào tin Ta thì sẽ sống, mặc dù đã chết rồi. Còn ai sống mà tin Ta thì sẽ không bao giờ chết. Con tin điều đó không?” (Giăng 11:2526 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu khiến La-xa-rơ sống lại từ kẻ chết
33 32
XA-CHÊ GIÀU CÓ
58
Lu-ca 19:1-10
Đức Chúa Giê-xu vào thành và đi ngang qua thành Giê-ri-cô. Có một người tên là Xa-chê sống ở đó. Xa-chê làm trưởng ngành thuế vụ và rất giàu có.
Xa-chê muốn xem Đức Chúa Giê-xu là ai. Nhưng vì đoàn dân đông quá mà ông lại thấp bé nên ông không thể thấy. Vì vậy, Xachê chạy trước rồi trèo lên một cây sung để có thể nhìn thấy Ngài.
Khi Đức Chúa Giê-xu đến chỗ của Xa-chê thì ngước mắt lên rồi phán với ông: “Hỡi Xa-chê, hãy xuống mau. Vì hôm nay Ta sẽ ở lại nhà của con”.
Xa-chê vội vàng trèo xuống và mừng rỡ tiếp đón Đức Chúa Giê-xu.
Khi dân chúng chứng kiến cảnh này, họ liền bàn tán với nhau. “Sao Đức Chúa Giê-xu lại trở thành khách của một kẻ tội lỗi như vậy”.
227
Xa-chê thưa với Ngài: “Lạy Chúa, xin hãy xem. Ngay lúc này, con sẽ lấy phân nửa tài sản của mình chia cho người nghèo. Và nếu con có làm thiệt hại ai điều gì thì con sẽ đền lại gấp tư cho họ”.
Đức Chúa Giê-xu phán với Xa-chê: “Hôm nay sự cứu rỗi đã vào nhà con. Con sẽ trở thành con cháu dòng dõi Áp-ra-ham. Bởi Con Người đã đến tìm và cứu những người bị hư mất”.
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Trời đã sai Con Một của Ngài là
Đức Chúa Giê-xu xuống thế gian để cứu con người ra khỏi tội lỗi. Sự giải cứu này
bao gồm cả những người được xem là
đáng bị bỏ lại. Đức Chúa Giê-xu không
chỉ đến giải cứu dân Y-sơ-ra-ên mà còn
cả dân ngoại nữa. Qua Thánh Lễ Báp-
têm, chúng ta được trở nên con cái trong gia đình của Đức Chúa Trời cũng như sẽ trở thành con cháu của Áp-ra-ham. Đức
Chúa Giê-xu chính là Chúa và là Đấng
Cứu Rỗi của cả nhân loại.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu phán với ông: “Hôm nay sự cứu rỗi đã vào nhà nầy, vì người nầy cũng là con cháu Áp-raham. Bởi Con Người đã đến để tìm và cứu kẻ bị hư mất”. (Lu-ca 19:9-10 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu và Xa-chê
33 32
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU Ở
GIÊ-RU-SA-LEM
Ma-thi-ơ 21-27; Mác 11-14; Lu-ca 19-23; Giăng 12-18
Đức Chúa Giê-xu biết rõ đã đến thời điểm phải hoàn tất kế hoạch của Đức Chúa Trời để cứu dân Ngài ra khỏi tội lỗi của họ. Ngài đi đến thành Giê-ru-sa-lem để dự Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ.
Vào sáng sớm Chủ Nhật, họ vào thành Giê-ru-sa-lem, Đức Chúa Giê-xu sai hai môn đồ đi trước Ngài. Ngài phán, “Hãy đi vào làng phía trước, các con sẽ thấy một con lừa cái và một lừa con chưa hề có ai cưỡi. Hãy mở chúng ra rồi dắt chúng về cho Ta. Nếu có ai hỏi các con tại sao lại mở chúng ra thì các con đáp rằng: “Chúa đang cần đến chúng rồi Ngài sẽ gửi trả chúng lại ngay”.
59 229
Các môn đồ đi vào trong làng và tìm thấy những con vật giống như Đức Chúa Giê-xu đã dặn với mình. Khi họ đang mở lừa cái và lừa con thì những người chủ nói với họ, “Tại sao các anh lại mở lừa cái và lừa con của chúng tôi ra?” Các môn đồ đáp: “Chúa cần chúng”. Thế là các chủ lừa để họ dắt các con vật đi.
Các môn đồ dắt theo lừa cái và lừa con. Họ lấy áo mình trải lên lưng lừa và nâng Đức Chúa Giê-xu cưỡi trên chúng. Các môn đồ quây quần bên Ngài. Họ cùng nhau đi vào thành Giê-ru-sa-lem.
Việc Đức Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem nhanh chóng lan truyền. Dân chúng khắp nơi chạy đến để gặp Ngài.
Có nhiều người trong đoàn dân đông trải áo mình trên đường.
Có người thì chặt cành cây và lá ngoài đồng rồi trải chúng trên đường. Người đi trước kẻ theo sau Đức Chúa Giê-xu
đều tung hô rằng:
“Hô-sa-na!
230
Con của
Đa-vít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Hô-sa-na trên nơi chí cao!”
Đức Chúa Giê-xu đi vào đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Ba ngày sau, Ngài dành thời gian giảng dạy trong đền thờ. Đến chiều tối Ngài rời khỏi thành Giê-ru-sa-lem và ở lại một ngọn núi gọi à Ô-liu.
Khi đến gần ngày Lễ Vượt Qua, các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo âm mưu giết Đức Chúa Giê-xu. Quỷ Sa-tan nhập vào môn đồ Ngài là Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Giu-đa đi bàn tính với các thầy tế lễ cả về cách mà ông có thể nộp Đức Chúa Giê-xu cho họ như thế nào. Các viên chức quản lý Do Thái thoả thuận sẽ đưa cho Giu-đa tiền nộp Ngài để họ đến bắt Ngài.
Vào ngày thứ tư sau khi Đức Chúa Giêxu vào thành Giê-ru-sa-lem, cũng
231
chính là thời điểm dự Lễ Vượt Qua. Ngài sai các môn đồ là Phie-rơ và Giăng vào thành Giê-ru-sa-lem. Ngài bảo họ: “Hãy đi sửa soạn Lễ Vượt Qua cho chúng ta cùng dự”.
Phi-e-rơ thưa: “Nhưng chúng con sẽ sửa soạn Lễ Vượt Qua tại đâu?” Đức Chúa Giê-xu đáp, “Con hãy lắng nghe cẩn thận. Các con hãy đi vào thành. Và sẽ gặp một người mang theo một bình nước. Các con hãy đi theo người ấy vào nhà mà người ấy bước vào”.
“Hãy nói với chủ nhà rằng: ‘Thầy hỏi ông rằng phòng khách mà Ta sẽ cùng các môn đồ dự tiệc Lễ Vượt Qua tại đâu’. Sau đó, chủ nhà sẽ chỉ cho các con một phòng lớn ở trên lầu. Các con hãy đi theo rồi chuẩn bị sẵn tại đó”. Phi-e-rơ và Giăng liền đi và gặp mọi điều đúng như lời Ngài đã phán. Thế nên, hai môn đồ sửa soạn căn phòng cho Lễ Vượt Qua.
Tối hôm đó, Đức Chúa Giê-xu cùng các môn đồ gặp nhau tại phòng để dự Lễ Vượt Qua. Trong bữa ăn, Đức Chúa Giê-xu
lấy bánh rồi tạ ơn Đức Chúa Trời. Trong khi họ đang ăn, Đức
Chúa Giê-xu phán, “Một người trong các con đang ngồi ăn với
Ta đây sẽ phản Ta”. Các môn đồ rất kinh ngạc khi nghe điều này.
Họ lần lượt hỏi Ngài, “Có phải con không?”
Đức Chúa Giê-xu đáp: “Đó là người mà Ta sẽ trao miếng bánh
Ta sắp nhúng đây”. Rồi Ngài đưa miếng bánh Ngài đã nhúng
cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Ngài phán với Giu-đa, “Việc con sẽ làm, hãy làm nhanh đi”. Giu-đa liền rời khỏi đó.
Sau khi Giu-đa đi rồi, Đức Chúa Giê-xu nói. “Bây giờ, Con Người được tôn vinh. Và Ngài cũng đem đến sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Hỡi các con, Ta chẳng còn ở với các con bao lâu nữa. Các con không thể đến được nơi Ta đi. Nhưng Ta sẽ ban cho các con một điều răn mới. Như Ta đã yêu thương các con thể nào thì các con cũng hãy yêu thương nhau thể ấy. Nếu các con yêu thương nhau thì bởi đó, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đồ Ta”.
Phi-e-rơ hỏi: “Thưa Chúa, vì sao bây giờ con không thể theo Chúa? Con sẽ hy sinh mạng sống con vì Chúa”.
232
Đức Chúa Giê-xu đáp: “Con sẽ hy sinh mạng sống của con vì Ta thật sao? Ta bảo thật với con, trước khi gà gáy, con sẽ chối Ta ba lần rằng con chẳng hề biết Ta”.
Khi Đức Chúa Giê-xu và mười một môn đồ tiếp tục dự Lễ Vượt Qua, Ngài lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra rồi phân phát cho các môn đồ. Ngài phán, “Này là thân thể Ta, vì các con mà phó cho. Hãy làm điều này để nhớ đến Ta”.
Rồi Đức Chúa Giê-xu cũng lấy chén trao cho các môn đồ và phán, “Này là huyết Ta. Huyết của giao ước mới đã đổ ra để con và nhiều người được tha tội. Khi Ta không còn ở đây nữa, các con cũng hãy dự bánh và uống chén này cùng nhau. Hãy làm điều này để nhớ đến Ta và mọi điều Ta đã dạy dỗ các con”.
Rồi Đức Chúa Giê-xu phán cùng các môn đồ: “Ta sẽ về trời để chuẩn bị sẵn cho các con một chỗ. Khi Ta trở lại sẽ đem các con theo với Ta để các con được ở với Ta đời đời. Lòng các con chớ sợ
233
hãi. Ta sẽ ban Chúa Thánh Linh đến cho các con. Ngài sẽ ở trong các con để các con không mồ côi đâu. Ta sẽ về cùng với Cha Ta trên trời, nhưng Ta cũng sẽ lắng nghe lời các con cầu xin. Hễ các con cầu xin điều gì thì Ta sẽ ban cho các con”.
Sau khi dự lễ xong, Đức Chúa Giê-xu cùng các môn đồ đi đến một khu vườn gọi là Ghết-sê-ma-nê. Ngài bảo họ rằng, “Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện với Ta đêm nay”. Nhưng các môn đồ đã mệt quá nên ngủ thiếp đi. Một mình Đức Chúa Giê-xu đi tiếp vào giữa vườn để cầu nguyện. Ngài cầu xin Đức Chúa Trời thêm sức cho Ngài để làm trọn chương trình cứu chuộc nhân loại ra khỏi tội lỗi. Trong khi Đức Chúa Giê-xu cầu nguyện, một thiên sứ hiện đến thêm sức cho Ngài.
Trong khi đó, sau khi Giu-đa rời khỏi bữa tiệc Lễ Vượt Qua, ông đến gặp các nhà lãnh đạo Do Thái và báo cho họ biết nơi mà họ có thể tìm bắt Đức Chúa Giê-xu. Các nhà lãnh đạo liền sai các tên lính đi. Giu-đa dẫn họ đến khu vườn, nơi mà Đức Chúa Giê-xu đang cầu nguyện. Khi Giu-đa thấy Ngài, ông lập tức tiến lại gần mà hôn má Ngài. Đây chính là dấu hiệu để các tên lính biết phải bắt giữ ai.
Sau đó, các tên lính liền ra tay bắt giữ Đức Chúa Giê-xu. Phie-rơ nhận thấy có chuyện gì đó đang xảy ra nên lập tức rút gươm để bảo vệ Đức Chúa Giê-xu. Ông vung tay rút gươm chém đứt tai của đầy tớ thầy tế lễ thượng phẩm. Đức Chúa Giê-xu phán, “Phi-e-rơ, con hãy dừng lại. Việc con cầm gươm chống lại thật không phải. Vì Ta phải hoàn thành kế hoạch mà Đức Chúa Cha dành cho Ta”. Rồi Đức Chúa Giê-xu lấy tai của người đầy tớ đặt lại vào chỗ cũ và chữa lành cho anh. Khi các tên lính bắt giữ Đức Chúa Giê-xu thì tất cả các môn đồ đều sợ hãi bỏ chạy.
Các tên lính canh đền thờ trói Đức Chúa Giê-xu rồi dẫn Ngài đến nhà thầy tế lễ thượng phẩm Cai-phe để tra hỏi. Phi-e-rơ đi theo phía xa xa. Thầy tế lễ thượng phẩm cố tìm chứng dối để chống lại Đức Chúa Giê-xu để họ có thể kết án tử hình Ngài. Nhưng chẳng tìm được gì cả, Cai-phe hỏi Đức Chúa Giê-xu, “Hãy nói cho chúng ta biết Ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức
234
Chúa Trời không?”
Đức Chúa Giê-xu đáp: “Chính là Ta”.
Nhưng Cai-phe và các nhà lãnh đạo Do Thái khác không tin
Đức Chúa Giê-xu. Họ nói với nhau: “Người này dám tự xưng mình là Con của Đức Chúa Trời, nhưng hắn chỉ nói dối. Hắn chỉ đang giả làm Chúa mà thôi. Bây giờ, chúng ta có đủ lý do để giết hắn”.
Trong khi Chúa Giê-xu bị Cai-phe tra hỏi thì Phi-e-rơ ngồi ngoài sân. Một đầy tớ gái đến gần ông và nói, “Ông cũng là người
ở với Giê-xu, người Ga-li-lê”.
Nhưng Phi-e-rơ phủ nhận lời đó và chối ngay, “Tôi không biết cô nói gì”.
Và khi Phi-e-rơ đi ra hiên cửa, một đầy tớ gái khác nhận ra ông.
Cô cũng nói với những người xung quanh rằng, “Người này đã ở với Giê-xu, người Na-xa-rét”. Một lần nữa, Phi-e-rơ lại chối rằng: “Tôi không hề biết người ấy”.
235
nhận ra giọng nói của ông”. Lần thứ ba, Phi-e-rơ tiếp tục chối, “Tôi không biết người đó”. Tức thì, gà gáy. Phi-e-rơ nhớ lại lời Đức Chúa Giê-xu đã nói: “Trước khi gà gáy, con sẽ chối Ta ba lần”. Phi-e-rơ đi ra ngoài và khóc lóc thảm thiết.
Các nhà lãnh đạo Do Thái muốn giết Đức Chúa Giê-xu, nhưng chỉ có chính quyền La Mã mới có thẩm quyền làm việc này. Vì vậy, trước khi trời sáng, các nhà lãnh đạo Do Thái dẫn Đức Chúa Giê-xu đến gặp tổng đốc La Mã, tên là Bôn-xơ Phi-lát. Phi-lát đi ra rồi hỏi họ: “Người này đã vi phạm luật lệ nào?”
Các nhà lãnh đạo Do Thái đáp: “Nếu Người này không phải là tội phạm, chúng tôi cũng không nộp cho quan”.
Phi-lát nói: “Vậy, các ngươi cứ đem hắn đi mà xét xử theo luật pháp của mình”.
Các nhà lãnh đạo Do Thái thưa: “Chúng tôi không được phép xử tử bất kỳ người nào. Nhưng hắn làm cho dân chúng bất trung.
Hắn nói rằng chính mình là Đấng Christ, là vua”.
Phi-lát hỏi Đức Chúa Giê-xu: “Có phải Ngươi là Vua dân Do Thái không?”
Đức Chúa Giê-xu đáp, “Vương quốc của Ta không thuộc về thế gian này”.
Phi-lát hỏi tiếp: “Thế thì chính Ngươi là vua sao?”
Đức Chúa Giê-xu đáp: “Ta không phải là vua của thế gian này. Ta đến thế gian để làm chứng cho chân lý”.
Phi-lát lại thắc mắc: “Chân lý là gì?” Sau đó, ông lại đi ra và nói với các nhà lãnh đạo Do Thái, “Ta không tìm thấy Người này có tội gì cả. Nhưng theo thông lệ, ta sẽ tha cho các ngươi một tên tù nhân dịp Lễ Vượt Qua. Các ngươi có muốn ta tha cho ‘vua dân Do Thái’ không? ”
Những người Do Thái hét lớn lên “Không! Hãy tha cho Ba-raba!” Khi đó, Ba-ra-ba là một tên cướp khét tiếng.
Phi-lát nghĩ rằng có thể dân chúng sẽ hài lòng nếu như ông hình phạt Đức Chúa Giê-xu, vì vậy ông cho đánh đòn Ngài. Bọn
236
lính đan những cây gai lại với nhau để làm thành một chiếc mão gai. Họ đội nó lên đầu Đức Chúa Giê-xu. Họ cũng mặc cho Ngài chiếc áo điều. Rồi họ tát vào mặt Ngài.
Đám đông lại tiếp tục la hét yêu cầu Phi-lát phải đóng đinh Đức Chúa Giê-xu.
Phi-lát hỏi: “Ta có nên đóng đinh vua của các ngươi trên cây thập tự không?”
Các thầy tế lễ cả đáp “Chúng tôi không có vua nào ngoài Sê-sa cả”.
Cuối cùng, Phi-lát nhượng bộ mà giao Đức Chúa Giê-xu cho họ đóng đinh.
Mối liên kết Phúc âm Nhiều sự kiện dẫn đến việc Đức Chúa Giê-xu bị đóng đinh đều được báo trước qua lời tiên tri trong Thánh Kinh Cựu Ước. Tiên tri Xa-cha-ri đã báo trước về sự kiện Đức Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem vào Chúa nhật Lễ Lá (Xacha-ri 9:9) và sự kiện Đức Chúa Giê-xu bị phản nộp với số tiền ba mươi miếng bạc (Xa-chari 11:12). Trước giả Thi-thiên đã chép rằng Đức
Chúa Giê-xu sẽ bị một người bạn phản bội (Thithiên 41:9), Đức Chúa Giê-xu cũng bị những người làm chứng dối buộc tội (Thi-thiên 27:12), và Đức Chúa Giê-xu cũng bị ghen ghét vô cớ (Thi-thiên 69:4). Tiên tri Ê-sai có chép rằng Đức
Chúa Giê-xu chẳng hề mở miệng khi bị buộc tội (Ê-sai 53:7) và Ngài cũng bị nhổ vào mặt (Ê-sai 50:6). Đức Chúa Giê-xu đã phải trải qua tất cả những việc này vì Ngài nhận lấy sứ mạng giải cứu cả nhân loại ra khỏi tội lỗi của họ.
Thông điệp Hy-vọng “Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp khi Ngài chịu rủa sả thế cho chúng ta” (Ga-la-ti 3:13a Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu chịu chết
33 32
Ma-thi-ơ 27:32-66; Mác 15:21-47; Lu-ca 23:26-56; Giăng 19:16-42
Sáng sớm thứ Sáu sau khi Đức Chúa Giê-xu bị bắt và xét xử, những tên lính La Mã bắt Ngài vác thập tự giá trong khi bị giải đi khỏi Giê-ru-sa-lem. Đức Chúa Giê-xu kiệt sức và mệt nhừ vì Ngài đã bị những tên lính đánh đập tàn nhẫn. Vì vậy, trong số đoàn dân đông, chúng tóm lấy một người Sy-ren tên là Si-môn. Rồi chúng bắt ép Si-môn vác thập tự giá của Đức Chúa Giê-xu. Một đoàn dân rất đông cũng đi theo Đức Chúa Giê-xu và những tên lính đi lên đồi, nơi Đức Chúa Giê-xu phải chịu đóng đinh. Có nhiều người khóc lóc về việc sắp xảy ra với Ngài. Khi đến một nơi gọi là Gô-gô-tha, có nghĩa là “Đồi Sọ”, bọn lính đã đóng đinh tay và chân của Đức Chúa Giê-xu vào thập tự giá. Tại đó,
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU CHỊU CHẾT
60 238
cũng có hai tên cướp bị đóng đinh vào thập tự giá, mỗi bên một người.
Phi-lát cũng sai viết một tấm bảng, “Giê-xu người Na-xa-rét, Vua dân Do Thái”. Bảng này được treo lên thập tự giá phía trên đầu của Đức Chúa Giê-xu. Chữ trên tấm bảng được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ, tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp để ai đi ngang qua đều có thể hiểu được.
Sau đó, mấy tên lính canh lấy y phục của Đức Chúa Giêxu rồi chia nhau. Họ cũng lấy áo dài của Ngài. Áo này là tấm vải không có đường may, được dệt từ trên xuống dưới. Bọn
lính nói với nhau, “Chúng ta đừng xé nó ra. Hãy bắt thăm xem nó thuộc về ai”. Điều này đã làm ứng nghiệm lời tiên tri được chép từ rất lâu trước đó trong Thi-thiên 22:18 về Đức
Chúa Giê-xu: “Họ chia y phục của Ta, bắt thăm lấy áo dài Ta”.
Khi dân chúng đi ngang qua ba cây thập tự trên đường vào thành Giê-ru-sa-lem, họ nhạo báng Đức Chúa Giê-xu.
Các nhà lãnh đạo Do Thái cũng chế giễu rằng, “Hắn đã cứu
kẻ khác thì hãy để hắn tự cứu mình đi. Nếu hắn thật sự là
Đấng Christ, người được Đức Chúa Trời lựa chọn!” Bọn lính
cũng mắng nhiếc Ngài. Họ cho Ngài uống rượu hoà với mật
đắng rồi nói, “Nếu ngươi là Vua dân Do Thái thì hãy tự cứu mình đi!”
Thậm chí một trong hai tên cướp đã bị đóng đinh với Đức Chúa Giê-xu cũng phỉ báng Ngài. Tên cướp nói với Ngài, “Ông không phải là Đấng Cứu Thế đã được hứa ban sao? Hãy tự cứu lấy mình và cả chúng tôi nữa!” Nhưng tên cướp trên cây thập tự kia quở trách: “Ngươi chẳng sợ Đức Chúa Trời vì ngươi sắp chết sao? Chúng ta đáng nhận lấy án tử. Vì chúng ta đã phạm điều gian ác. Nhưng người này không hề làm một điều gì sai trái”. Rồi tên cướp này nhìn về phía Đức Chúa Giê-xu và nói, “Lạy Giê-xu, xin nhớ đến con khi Ngài bước vào vương quốc của Ngài”. Đức Chúa Giê-xu hứa với tên cướp, “Thật, Ta bảo với con. Hôm nay, con sẽ được ở với Ta trong Pa-ra-đi”.
Vào khoảng giữa trưa, mặt trời biến mất, bóng tối bao trùm
239
khắp đất. Khoảng ba giờ chiều, Đức Chúa Giê-xu kêu lớn tiếng: “Đức Chúa Trời của con! Đức Chúa Trời của con! Sao Ngài lìa bỏ con?” Rồi Đức Chúa Giê-xu nói, “Mọi việc đã hoàn tất”. Sau đó, Đức Chúa Giêxu trút hơi thở cuối cùng. Để chắc chắn rằng Ngài đã chết, một trong những tên lính lấy giáo đâm vào sườn Ngài, có máu và nước chảy ra.
Đột nhiên bức màn trong đền thờ bị xé làm đôi từ trên xuống dưới. Đất rúng động và đá tảng vỡ ra. Nhiều thi thể của các thánh đã qua đời được sống lại. Nhiều người đã nhìn thấy họ.
Khi viên đội trưởng và bọn lính La Mã canh giữ Đức Chúa Giêxu thấy đất rúng động cùng những việc đã xảy ra thì vô cùng kinh hãi. Viên đội trưởng nói, “Chắc chắn Người này vô tội. Quả thật, Người này là Con của Đức Chúa Trời”.
Bấy giờ là trước Ngày Sa-bát, trời đã gần tối. Một người giàu có tên là Giô-sép từ thành A-ri-ma-thê đến gặp Bôn-xơ Phi-lát
240
để xin nhận lấy thi thể của Đức Chúa Giê-xu. Giô-sép là một nghị
viên đáng kính của Hội đồng Công luận Do Thái, nhưng ông không tán thành âm mưu độc ác giết Đức Chúa Giê-xu của họ. Thật ra, Giô-sép đã tìm thấy niềm Hy-vọng về Đấng Mết-si-a nơi
Đức Chúa Giê-xu.
Khi Phi-lát nghe lời thỉnh cầu của Giô-sép, ông ngạc nhiên vì Đức Chúa Giê-xu đã chết. Ông truyền lệnh giao thi thể của Ngài cho Giô-sép để an táng.
Giô-sép đem theo một tấm vải gai rồi lấy thi thể Đức Chúa Giê-xu xuống khỏi thập tự giá. Một môn đồ khác của Đức Chúa
Giê-xu là Ni-cô-đem cũng đến và mang theo mộc dược trộn với lô hội. Hai người quấn thi thể của Đức Chúa Giê-xu bằng vải gai với thuốc thơm. Sau đó, họ đặt Đức Chúa Giê-xu trong một ngôi mộ mới tại một khu vườn gần nơi Ngài chịu đóng đinh.
Những người phụ nữ đi cùng Đức Chúa Giê-xu từ Ga-li-lê bước theo Giô-sép và Ni-cô-đem rồi nhìn thấy ngôi mộ cũng như
241
thi thể của Đức Chúa Giê-xu được an táng như thế nào. Sau đó, họ lăn một tảng đá chặn ngay cửa mộ, rồi họ liền rời khỏi đó để nghỉ ngơi vì Ngày Sa-bát đã bắt đầu.
Ngày hôm sau, sau khi ngày Sa-bát qua rồi, các thầy tế lễ cả và những người Pha-ri-si gặp nhau. Tất cả bọn họ đến trao đổi với Bôn-xơ Phi-lát. Họ nói với Phi-lát: “Thưa quan, chúng tôi nhớ lúc tên lừa bịp này còn sống có nói ‘Sau ba ngày Ta sẽ sống lại’”.
“Vậy nên, xin hãy ra lệnh canh giữ mộ cho đến sau ngày thứ ba. Nếu không, các môn đồ của Hắn sẽ đến trộm thi thể. Rồi họ sẽ nói với dân chúng rằng: ‘Hãy xem, Ngài đã sống lại từ kẻ chết.’ Vậy thì trò lừa bịp này còn tệ hơn ban đầu nữa”.
Phi-lát nói với họ: “Các ông có lính canh giữ đền thờ. Vậy hãy cắt người đến canh giữ mộ cách cẩn thận”. Thế là các thầy tế lễ cả đã cử lính canh đền thờ đến mộ của Đức Chúa Giê-xu.
242
Họ niêm phong tảng đá ngay trước cửa mộ để đảm bảo không ai lăn tảng đá đi được. Sau đó, họ canh giữ mộ cách nghiêm nhặt.
Mối liên kết Phúc âm
Cũng giống như nhiều sự kiện dẫn đến sự
đóng đinh Đức Chúa Giê-xu đã được báo
trước bởi các tiên tri trong Thánh Kinh Cựu
Ước, rất nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm
khi Đức Chúa Giê-xu chịu đóng đinh. Tiên tri
Ê-sai đã báo trước rằng Đức Chúa Giê-xu sẽ
bị đóng đinh cùng với những tội nhân khác (Ê-sai 53:12) và Ngài sẽ được chôn cùng với kẻ giàu (Ê-sai 53:9). Trước giả Thi-thiên cũng báo trước rằng tay và chân của Đức Chúa Giê-xu sẽ bị đâm thủng (Thi-thiên 22:16), Ngài sẽ bị chế giễu và sỉ nhục (Thi-thiên 22:6-8), Ngài sẽ uống mật đắng và giấm (Thi-thiên 69:21), Ngài chỉ biết cầu nguyện cho kẻ thù mình (Thithiên 109:4), và quân lính sẽ bắt thăm để lấy áo dài của Ngài (Thi-thiên 22:18). Còn tiên tri Xacha-ri thì báo trước rằng sườn của Đức Chúa Giê-xu sẽ bị đâm thủng (Xa-cha-ri 12:10). Đức
Chúa Giê-xu đã hy sinh mạng sống của Ngài để ban chúng ta một sự sống mới, một sự sống đời đời bởi đức tin nơi Ngài. Sự chết của
Ngài là cái giá để trả thay món nợ của chúng ta với Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của mình.
Thông điệp Hy-vọng
“Nhưng Người đã vì tội lỗi của chúng ta mà bị vết. Vì gian ác của chúng ta mà bị thương. Bởi sự trừng phạt Người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người mang, chúng ta được lành bệnh”. (Ê-sai 53:5 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH (Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu chịu chết và chôn
33 32
SỐNG LẠI TỪ CÕI CHẾT
Ma-thi-ơ 28:1-15; Mác 16:1-11; Lu-ca 24:1-12; Giăng 20:1-18
Sáng sớm ngày thứ ba sau khi Đức Chúa Giê-xu chịu chết, đất bỗng rung chuyển dữ dội. Một thiên sứ của Đức Chúa Trời giáng xuống từ trời và lăn tảng đá chặn ngay trước cửa mộ của Đức Chúa Giê-xu. Sau đó, thiên sứ ngồi trên tảng đá. Hình dung thiên sứ sáng như chớp. Áo Ngài trắng như tuyết. Những tên lính canh ngay cửa mộ quá hoảng sợ đến mức run rẩy trở nên như người chết.
ĐỨC
CHÚA GIÊ-XU
61 244
Trong khi đó, Ma-ri Ma-đơ-len cùng một vài phụ nữ khác đến thăm mộ của Đức Chúa Giê-xu. Họ mang theo hương liệu để ướp xác Ngài đem đi an táng. Trên đường đi đến mộ, những người phụ nữ tự hỏi nhau liệu ai sẽ lăn tảng đá khỏi cửa mộ giúp họ đây. Nhưng khi đến nơi, họ nhìn thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mộ. Khi những người phụ nữ bước vào trong mộ, họ không còn thấy thi thể của Đức Chúa Giê-xu nằm đó nữa.
Bỗng có hai người mặc áo sáng chói đứng bên cạnh. Họ vô cùng sợ hãi và sấp mặt xuống đất.
Hai người ấy bảo họ: “Sao các con tìm người sống giữa vòng kẻ chết? Chúa Giê-xu không có ở đây đâu! Ngài đã sống lại rồi! Hãy nhớ lại Ngài đã báo trước với các con về sự phục sinh của Ngài như thế nào. Khi đó Ngài còn ở miền Ga-li-lê với các con.
Chúa Giê-xu đã phán ‘Con Người phải bị nộp trong tay kẻ có tội, phải bị đóng đinh trên thập tự giá. Đến ngày thứ ba, Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết’”. Rồi họ nhớ lại những lời Đức Chúa Giê-xu đã phán.
Những người phụ nữ chạy vào thành và thuật lại cho mười một môn đồ những gì họ vừa chứng kiến và nghe thấy. Khi nghe những người phụ nữ báo tin, Phi-e-rơ và Giăng liền chạy đến ngôi mộ. Cả hai người đều thấy vải liệm dùng để an táng Đức Chúa Giê-xu bên trong ngôi mộ trống. Phi-e-rơ cũng nhìn thấy chiếc khăn che đầu Ngài. Chiếc khăn được cuốn lại nằm trong mộ.
Còn Ma-ri Ma-đơ-len thì đứng khóc bên ngoài mộ.
Khi bà nhìn vào trong mộ trống thì thấy hai thiên sứ mặc áo trắng, đang ngồi tại chỗ đã đặt thi thể của Đức Chúa Giê-xu. Hai Thiên sứ hỏi Ma-ri, “Hỡi con, sao con lại khóc?”
Ma-ri thưa: “Người ta đã dời Chúa con đi và con không biết họ đặt Ngài ở đâu”.
Vừa nói xong, Ma-ri quay lại thấy Đức Chúa Giê-xu đang đứng đó, nhưng Ma-ri không biết đó là Đức Chúa Giê-xu.
Đức Chúa Giê-xu hỏi bà: “Này con, sao con khóc? Con đang tìm ai?”
245
Ma-ri cứ ngỡ rằng Đức Chúa Giê-xu là người làm vườn nên bà nói với Ngài: “Thưa ông, nếu ông đã dời Ngài đi, xin hãy cho tôi biết ông đặt Ngài ở đâu để tôi đến đem về”.
Rồi Đức Chúa Giê-xu gọi “Ma-ri”.
Bà quay lại dùng tiếng A-ram thưa với Ngài rằng “Ra-bu-ni!” (nghĩa là Thầy).
246
Mối liên kết Phúc âm
Đức Chúa Giê-xu đã báo trước cho các môn
đồ rằng Ngài sẽ sống lại từ cõi chết vào
ngày thứ ba sau khi Ngài chịu chết. Vào
buổi sáng Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên
vinh quang đó, các môn đồ của Ngài đã
chứng kiến bằng cớ của sự kiện này khi họ
Thông điệp Hy-vọng
“Chúc tụng Đức Chúa Trời, Cha của Chúa chúng ta là
Đức Chúa Giê-xu Christ! Bởi lòng thương xót dư dật của Ngài, chúng ta được tái sinh
gặp gỡ Chúa Cứu Thế phục sinh. Nếu Đức
Chúa Giê-xu không sống lại từ cõi chết thì
sự chịu đau đớn và chịu chết của Ngài sẽ trở
nên vô nghĩa. Sự phục sinh của Đức Chúa
Giê-xu chứng tỏ rằng Ngài quyền năng hơn
bất cứ mọi sự, ngay cả tội lỗi, sự chết, và ma
vương. Vì Đức Chúa Giê-xu là Đấng sống
nên hễ ai đặt niềm tin nơi Ngài đều nhận
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
để có một hi vọng sống, nhờ sự sống lại từ cõi chết của Đức Chúa Giê-xu Christ”. (I Phi-e-rơ 1:3 Bản TTHĐ 2010) 33 32
Đức Chúa Giê-xu
sống lại từ cõi chết
ĐIỀU BẤT NGỜ
TRÊN ĐƯỜNG EM-MA-ÚT
Lu-ca 24:13-35
Cũng trong ngày Ma-ri nhìn thấy Đức Chúa Giê-xu Phục sinh, có hai môn đồ của Đức Chúa Giê-xu đang đi đến làng Emma-út cách thành Giê-ru-sa-lem khoảng mười hai ki-lô-mét. Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pa. Trên đường đi, hai người nói chuyện với nhau về những việc đã xảy ra với Đức Chúa Giê-xu trong ba ngày qua. Trong khi họ đang đi, Đức Chúa Giê-xu đến gần rồi đi cùng với họ. Nhưng Đức Chúa Trời không để cho Cơlê-ô-pa và môn đồ kia nhận ra Đức Chúa Giê-xu.
Đức Chúa Giê-xu hỏi hai người, “Các anh bàn luận gì với nhau
62 248
trong lúc đi đường vậy?”
Cơ-lê-ô-pa trả lời. “Có phải ông là khách lạ duy nhất đến
thành Giê-ru-sa-lem này nên không hay biết những việc đã xảy ra tại đó?”
Đức Chúa Giê-xu hỏi, “Đó là việc gì vậy?”
Họ trả lời: “Đó là việc đã xảy ra cho Giê-xu người Na-xa-rét, Ngài là một nhà tiên tri. Ngài có quyền năng trên lời nói và hành
động của Ngài trước mặt Đức Chúa Trời và cả dân chúng. Nhưng các thầy tế lễ cả cùng những người lãnh đạo đã giao nộp Ngài
để đóng đinh trên thập tự giá. Chúng tôi đã Hy-vọng Ngài chính là Đấng sẽ giải cứu dân Y-sơ-ra-ên. Đây là ngày thứ ba kể từ khi
Ngài chịu chết.
“Rồi sáng nay, có mấy người phụ nữ trong chúng tôi kể lại cho chúng tôi những điều lạ lùng. Họ đi thăm mộ từ tờ mờ sáng, nhưng không thấy thi thể của Đức Chúa Giê-xu đâu cả. Và họ nói rằng có thiên sứ báo cho họ biết Đức Chúa Giê-xu đã sống lại rồi. Sau đó, vài người trong chúng tôi cũng đến thăm mộ. Họ chỉ nhìn thấy một ngôi mộ trống, y như lời của những người phụ nữ đã thuật lại. Họ cũng không nhìn thấy thi thể của Đức Chúa Giê-xu ở đó”.
Bấy giờ, Đức Chúa Giê-xu phán với họ: “Các con thật dại dột! Phải mất bao lâu thì các con mới tin vào những lời các nhà tiên tri đã nói! Chẳng phải Đấng Christ cần phải chịu thương khó rồi mới nhận được vinh quang của Ngài sao?”
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu giải thích cho họ những lời trong Kinh Thánh báo trước về Ngài, bắt đầu từ Môi-se đến tất cả các nhà tiên tri.
Chẳng bao lâu thì hai môn đồ đã đi đến gần làng Em-maút. Đức Chúa Giê-xu dường như muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai người cố ngăn không để Ngài rời đi. Họ nài ép Ngài, “Xin ở lại với chúng tôi. Bây giờ trời đã chiều tối và sắp hết ngày rồi”. Vì vậy, Đức Chúa Giê-xu vào ở lại với họ.
Đang khi Đức Chúa Giê-xu ngồi xuống ăn tối cùng với hai
249
người. Ngài cầm lấy bánh rồi tạ ơn rồi bẻ bánh thành ra trao cho họ. Bỗng mắt họ được mở ra và nhận biết Ngài. Nhưng Đức Chúa Giê-xu thoạt biến mất khỏi họ.
Hai môn đồ nói với nhau: “Vậy là chính Đức Chúa Giê-xu đã trò chuyện với chúng ta trên đường đi. Ngài cũng giải nghĩa Kinh Thánh cho chúng ta hay. Chẳng phải vì thế mà lòng chúng ta luôn nóng cháy suốt thời gian đó sao?”
Họ liền đứng dậy vội vã trở về thành Giê-ru-sa-lem. Tại đó, họ gặp mười một môn đồ và những người khác đang nhóm nhau lại. Họ nói, “Đó là sự thật! Chúa đã sống lại rồi! Ngài cũng hiện ra với Si-môn Phi-e-rơ nữa!”
Sau đó, hai người thuật lại việc đã xảy ra với mình trên đường
đến làng Em-ma-út cho họ nghe. Hai người cũng nói về việc mình
đã nhận ra Đức Chúa Giê-xu như thế nào khi cùng nhau bẻ bánh với Ngài.
Mối liên kết Phúc âm
Sự hiện ra của Đức Chúa Giê-xu với Cơ-lê-ô-pa và bạn của ông trên
đường đến làng Em-ma-út đã cung
cấp thêm chứng cớ cho sự kiện Đức
Chúa Giê-xu thật đã sống lại từ cõi
chết. Đức Chúa Giê-xu đã sống lại
và sẽ sống đời đời!
Thông điệp Hy-vọng
“Nhưng bây giờ, Đấng Christ đã từ cõi chết sống lại, Ngài là trái đầu
mùa của những kẻ ngủ. Vì như do một người mà có sự chết thì cũng nhờ một người mà có sự sống lại
từ cõi chết. Như trong A-đam, mọi người đều chết; cũng vậy, trong Đấng Christ, mọi người đều sẽ sống lại.” (I Cô-rinh-tô 15:20-22 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu
hiện ra trên đường Em-ma-út
33 32
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU
HIỆN RA CHO CÁC MÔN ĐỒ
63
Lu-ca 24:36-49; Giăng 20:19-31
Một buổi chiều tối vào ngày Đức Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết, các môn đồ vẫn đang nói về những gì mà hai người trên đường đến làng Em-ma-út thuật lại cho họ. Các môn đồ tập trung lại với nhau trong một căn phòng khoá kín. Vì họ sợ những người Do Thái.
Bỗng Đức Chúa Giê-xu hiện ra đứng giữa họ. Ngài phán “Bình an cho các con!” Các môn đồ đều kinh hãi vì họ nghĩ Đức Chúa Giê-xu là thần linh.
251
Đức Chúa Giê-xu phán với họ: “Tại sao các con bối rối? Và lòng các con vẫn còn hoài nghi như thế? Hãy nhìn tay và chân Ta đây. Các con thấy chưa, thật chính là Ta. Hãy chạm vào Ta và cảm nhận xem. Thần linh thì không có thịt xương mà các con thấy Ta có đây”.
Các môn đồ nhìn vào tay và chân của Đức Chúa Giê-xu. Họ vô cùng kinh ngạc và mừng rỡ. Sau đó, Ngài hỏi họ, “Ở đây, các con có gì ăn không?” Họ đem cho Ngài một miếng cá nướng rồi nhìn Ngài ăn.
Rồi Đức Chúa Giê-xu nhắc họ: “Các con không nhớ những lời mà Ta đã phán với các con khi Ta còn ở với các con sao? Ta phải làm trọn mọi điều đã chép về Ta trong Lời Kinh Thánh của Đức Chúa Trời. Ta phải làm ứng nghiệm tất cả mọi điều đã chép về Ta trong luật pháp Môi-se, các sách Tiên tri và cả sách Thi-thiên nữa”.
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu mở trí cho các môn đồ để họ hiểu được Kinh Thánh của Đức Chúa Trời. Ngài phán với họ, “Có lời chép rằng, Đấng Christ phải chịu đau đớn. Đến ngày thứ ba, Ngài từ cõi chết sống lại. Các môn đồ sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng. Mọi dân trên khắp các nước sẽ nghe biết về sự kiện này, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem”.
Một lần nữa, Đức Chúa Giê-xu lại nói: “Bình an cho các con! Như Cha đã sai Ta thể nào, thì bây giờ Ta cũng sai các con thể ấy”. Ngài hà hơi trên họ và nói: “Hãy nhận lấy Đức Thánh Linh. Nếu các con tha tội cho ai thì tội của người ấy sẽ được tha. Nếu các con chẳng muốn tha cho thì tội của người ấy sẽ bị cầm lại”. Đêm hôm ấy, môn đồ tên là Thô-ma không có mặt ở đó nên không thấy Đức Chúa Giê-xu như các môn đồ khác. Sau đó, họ nói với Thô-ma rằng, “Chúng tôi đã nhìn thấy Chúa!” Nhưng Thôma không tin họ. Ông nói, “Nếu tôi không nhìn thấy dấu đinh trong bàn tay Ngài, nếu tôi không đặt ngón tay tôi vào chỗ dấu đinh và không đặt bàn tay tôi vào sườn Ngài thì tôi sẽ không tin đâu”.
Một tuần sau, các môn đồ đều ở cùng nhau, có cả Thô-ma. Dù
252
các cửa đều bị khóa nhưng Đức Chúa Giê-xu vẫn đến đứng giữa họ. Ngài phán, “Bình an cho các con!”
Sau đó, Đức Chúa Giê-xu bảo Thô-ma, “Hãy đặt ngón tay của con vào đây để xem bàn tay Ta. Cũng hãy đưa bàn tay con đặt vào sườn Ta. Con chớ nghi ngờ thêm nữa mà hãy tin”. Thô-ma thưa với Ngài: “Lạy Chúa của con và Đức Chúa Trời con!” Đức
Chúa Giê-xu phán, “Vì con đã thấy Ta, nên con tin. Phước cho những người nào không thấy Ta mà vẫn tin”.
Mối liên kết Phúc âm
Việc nhìn thấy dấu đinh trên bàn tay và
sườn của Đức Chúa Giê-xu đã giúp cho
Thô-ma có thêm chứng cớ để tin rằng
Đức Chúa Giê-xu thực sự đã sống lại.
Kinh Thánh cũng cung cấp cho chúng ta bằng chứng về sự kiện Đức Chúa
Giê-xu sống lại từ cõi chết. Đức Thánh
Linh cũng ban cho chúng ta thêm
đức tin nơi lời Kinh Thánh đã chép và
giúp chúng ta chia sẻ tin mừng về Đức
Chúa Giê-xu chính là Chúa Cứu Thế phục sinh cho người khác.
Thông điệp Hy-vọng “Vậy nếu miệng anh em xưng
Đức Chúa Giê-xu là Chúa, và
lòng anh em tin rằng Đức
Chúa Trời đã khiến Ngài từ
cõi chết sống lại thì anh em sẽ được cứu”. (Rô-ma 10:9 Bản
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
TTHĐ 2010) 33
Đức Chúa Giê-xu hiện ra cho các môn đồ
32
Lu-ca 16:19-31
Khi
Đức Chúa Giê-xu cùng các môn đồ đi khắp nơi và rao giảng, Ngài đã dạy dỗ họ về hai nơi mà con người sẽ ở đó đời đời sau
khi họ trải qua sự chết thuộc thể hay khi Ngài trở lại để phán xét thế gian. Một nơi là thiên đàng. Còn nơi kia là địa ngục. Cả hai nơi này đều rất có thật. Thiên đàng chính là nơi mà Đức
Chúa Trời Ba Ngôi của chúng ta đang hiện diện. Còn địa ngục là nơi giam cầm của Sa-tan (ma quỷ).
Đức Chúa Giê-xu đã kể cho các môn đồ nghe một câu chuyện ẩn dụ. Câu chuyện này kể về một người giàu có ăn mặc đẹp đẽ. Người này sống rất xa hoa vì có nhiều tiền, nhà cửa sang trọng và nhiều món ngon vật lạ.
Trước nhà của người giàu có một người ăn xin nghèo xơ nghèo xác tên là La-xa-rơ. Thân thể ông đầy ghẻ chốc. Những con chó
ĐỨC
CHÚA GIÊ-XU GIẢNG DẠY VỀ THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC
64 254
đến liếm những vết lở loét này khiến La-xa-rơ càng cảm thấy khốn khổ hơn.
Vì La-xa-rơ bị bệnh nên ông không thể làm việc được. Nhưng ông phải sống phụ thuộc vào lòng tốt của những người khác
để kiếm miếng ăn. Mỗi ngày, La-xa-rơ ước ao được ăn những miếng vụn trên bàn của người giàu rơi xuống. Nhưng người giàu chẳng
bao giờ bố thí La-xa-rơ bất cứ thứ gì. Người giàu chẳng
bao giờ quan tâm hay giúp đỡ La-xa-rơ điều gì.
Khi La-xa-rơ chết, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đến
đem ông lên thiên đàng. Trên thiên đàng, La-xa-rơ không còn bệnh tật hay đau đớn nữa. Đức Chúa Trời ban phước dư dật trên ông. Trên thiên đàng, La-xa-rơ cũng được ở gần bên Áp-ra-ham.
Tại đó, La-xa-rơ sống sung túc hơn bất kỳ ai dưới đất.
Khi người giàu chết, ông phải xuống địa ngục. Dưới địa ngục, người đã từng giàu có không còn sống sung túc nữa. Ở đó, ông phải chịu đau đớn khủng khiếp. Ông ngước mắt lên thì nhìn thấy Áp-ra-ham ở xa xa cạnh bên La-xa-rơ
nơi thiên đàng. Người giàu khốn khổ gọi Áp-ra-
ham: “Xin thương xót con. Xin sai La-xa-rơ nhúng đầu ngón tay vào nước làm cho mát lưỡi con.
Vì con quá khốn khổ trong lửa này”.
255
Nhưng Áp-ra-ham trả lời ông rằng: “Hãy nhớ lại cuộc sống của con trên đất ra sao, con đã tận hưởng cuộc sống sung túc, trong khi La-xa-rơ phải chịu nhiều đau khổ. Còn trên thiên đàng, La-xa-rơ được an ủi nhưng con phải chịu đau khổ. Hơn nữa, còn có một vực sâu lớn giữa nơi chúng ta đang ở trên thiên đàng và nơi con đang bị giam cầm dưới địa ngục. Cũng không ai có thể đi từ nơi đây qua nơi đó.”
Người giàu khốn khổ nói với Áp-ra-ham: “Thế thì, xin hãy sai
La-xa-rơ đến nhà cha của con để gặp năm anh em khác của con. Xin nhờ La-xa-rơ cảnh báo để họ không bị đày xuống nơi con đang chịu khổ hình kinh khiếp này”.
Nhưng Áp-ra-ham đáp: “Các anh em của con đã có Lời Đức
Chúa Trời mà các nhà tiên tri đã chép. Và họ phải vâng theo những lời này”.
Ông đáp: “Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, không phải vậy đâu! Nhưng nếu có người chết sống lại đến gặp thì họ sẽ ăn năn tội và được cứu khỏi địa ngục”.
Áp-ra-ham nói tiếp: “Nếu họ không chịu nghe theo lời của
Môi-se và các nhà tiên tri thì dù người chết có sống lại cũng không
thuyết phục được họ”.
Đức Chúa Giê-xu muốn dạy cho các môn đồ của Ngài biết rõ
rằng, hễ những ai tin Ngài là Chúa Cứu Thế của mình thì sẽ nhận được sự sống đời đời. Họ sẽ không bao giờ bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời. Tội lỗi của họ sẽ được tha và một ngày nào đó họ sẽ được ở với Đức Chúa Trời trên thiên đàng.
Còn những ai không tin vào Đức Chúa Giê-xu sẽ bị hình phạt nơi địa ngục. Dưới địa ngục, con người sẽ vĩnh viễn bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời, khỏi tình yêu thương cũng như ân điển của Ngài qua Đức Chúa Giê-xu. Đó là lý do tại sao địa ngục là một nơi đau khổ như vậy.
256
Mối liên kết Phúc âm
Cả thiên đàng và địa ngục đều là những
nơi có thật. Đức Chúa Giê-xu Christ đã chịu chết trên thập tự giá thay cho tội lỗi của chúng ta; sau đó Ngài đã phục sinh để một
ngày nào đó, hễ những ai tin nơi Ngài đều được sống trên thiên đàng. Chỉ bởi đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu thì con người mới có thể chạm tới thiên đàng. Trên thiên đàng, con người sẽ sống trong sự bình an, sự thoả lòng và được ở với Đức Chúa Trời Ba Ngôi đời đời. Những ai không tin vào Đức
Chúa Trời Ba Ngôi sẽ phải xuống địa ngục.
Dưới địa ngục, chỉ có đau đớn và khổ hình.
Dưới địa ngục, con người sẽ vĩnh viễn bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời và sẽ không còn cơ hội được sống với Ngài.
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Chúa Giê-xu
đáp: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống.
Chẳng bởi Ta thì
không ai được đến
với Cha”. (Giăng 14:6
Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu giảng dạy về
Thiên đàng và Địa ngục
33 32
ĐỨC CHÚA GIÊ-XU THĂNG THIÊN
Ma-thi-ơ 28:16-20; Lu-ca 24:50-53; Công-vụ các Sứ-đồ 1:1-14
Trong thời gian bốn mươi ngày sau khi Đức Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết, Ngài đã hiện ra với nhiều người. Thậm chí, Đức Chúa Giê-xu còn hiện ra với hơn năm trăm người đang cùng lúc nhóm nhau lại.
Trong khi Đức Chúa Giê-xu đang ở Ga-li-lê, Ngài phán cùng
các môn đồ rằng, “Các con hãy ra đi và khiến nhiều người trở nên môn đồ Ta. Hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh làm báp-têm cho họ. Và hãy dạy họ làm theo mọi điều Ta đã truyền dạy các con. Ta luôn ở với các con cho đến tận thế”.
Đức Chúa Giê-xu biết rằng đến lúc Ngài phải trở về trời. Ngài dẫn các môn đồ đến một ngọn đồi ngoài thành Giê-ru-sa-lem. Ngài phán với họ, “Đến lúc Ta phải trở về trời với Cha
Ta. Sau khi Ta thăng thiên, các con phải trở về thành Giê-ru-sa-lem
rồi đợi ở đó cho đến khi Ta ban
Đức Thánh Linh cho các con. Khi Đức Thánh Linh giáng trên các con thì các con sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về
65 258
Ta tại thành Giêru-sa-lem, cả xứ Giu-đê và xứ Sa-ma-ri cho đến đầu cùng trái đất”.
Sau khi Đức Chúa Giê-xu phán xong những lời này thì Ngài được cất lên trời. Khi Ngài được cất lên trời ngày càng cao hơn, các môn đồ ngước mắt lên chăm chú nhìn cảnh tượng này. Một lúc sau, có một đám mây tiếp Ngài đi khuất nên họ không còn nhìn thấy Ngài nữa.
Một hồi lâu, các môn đồ vẫn đứng đó, lặng lẽ nhìn lên trời. Bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần họ. Hai người này nói “Hỡi người Ga-li-lê, sao các con cứ đứng đây nhìn lên trời như thế? Đức Chúa Giê-xu đã được cất lên khỏi các con. Nhưng Ngài cũng sẽ trở lại như cách các con đã thấy Ngài lên trời vậy”.
Sau đó, các môn đồ trở về thành Giê-ru-sa-lem. Họ đi lên một phòng trên tầng cao, chỗ mình đang ở. Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ và Anh-rê; Phi-líp, Thô-ma, Ba-thê-lê-my và Mathi-ơ; và Gia-cơ - con trai của A-phê, Si-môn Xê-lốt, và Giu-đa - con của Gia-cơ đều có mặt tại đó. Họ thường xuyên gặp nhau để cầu nguyện. Những người phụ nữ đi theo Đức Chúa Giê-xu cũng nhóm lại với họ nữa. Mẹ của Đức Chúa Giê-xu, là bà Ma-ri và các anh em của Ngài cũng nhóm chung với họ.
259
Mối liên kết Phúc âm
Sau khi hoàn thành sứ mạng trên
đất, đó là giải cứu con người ra khỏi
tội lỗi thì Đức Chúa Giê-xu thăng
thiên. Hiện Ngài đang ở trên thiên
đàng. Cho đến lúc Ngài trở lại trên
đất thì Ngài đã giao phó cho chúng
ta mạng lệnh trọng đại là chia sẻ cho
người khác một lẽ thật về Đức Chúa
Giê-xu chính là Chúa Phục Sinh và là Chúa Cứu Thế. Ngài hứa sẽ luôn
ở cùng chúng ta và giúp chúng ta sống yêu thương cũng như phục vụ Ngài và những người khác.
Thông điệp Hy-vọng
“(Đức Chúa Giê-xu phán)
Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa
Cha, Đức Chúa Con và
Đức Thánh Linh làm báptêm cho họ, và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con”. (Ma-thi-ơ 28:1920a Bản TTHĐ 2010)
NIÊN
ĐẠI
THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Chúa Giê-xu thăng thiên
ĐỨC THÁNH LINH GIÁNG LÂM
VÀO NGÀY LỄ NGŨ TUẦN
Công-vụ các Sứ-đồ 2
Mười ngày sau khi Đức Chúa Giê-xu thăng thiên thì đến ngày Lễ Ngũ Tuần. Các môn đồ nhóm họp tại một nơi gần đền thờ ở Giê-ru-sa-lem. Các môn đồ ngồi kín đền thờ vì đây là một ngày lễ rất đặc biệt. Hàng năm, người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đến thành Giê-ru-sa-lem để kỷ niệm ngày Lễ Ngũ Tuần. Trong kỳ lễ này, dân chúng dâng lời tạ ơn Đức Chúa Trời vì những ơn phước tuyệt vời Ngài đã ban cho họ trong mùa thu hoạch.
66 261
Tại nơi các môn đồ đang nhóm lại, bỗng có tiếng gió thổi ào ào. Sau đó, các môn đồ thấy những ngọn lửa như lưỡi trong không khí đậu trên họ. Tất cả các môn đồ đều được đầy dẫy Đức
Thánh Linh. Đức Thánh Linh ban cho các môn đồ quyền năng để nói các ngôn ngữ mà họ chưa từng biết nói trước đây.
Người Do Thái từ nhiều nước trên thế giới đang ở lại Giê-rusa-lem để dự lễ Vượt qua. Một đoàn đông kéo đến thì nghe thấy các môn đồ đang nói rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Dân chúng bối rối vì họ nghe thấy các môn đồ nói tiếng bản xứ của mình.
Ai cũng ngạc nhiên hỏi nhau: “Tất cả những người này không phải đều là người Ga-li-lê sao? Vậy sao chúng ta đều nghe họ nói tiếng bản xứ của mình? Chúng ta đến từ nhiều vùng khác nhau như Mê-sô-pô-ta-mi, Giu-đê, Cáp-pa-đốc, Pông, A-si-a, Ai Cập, và các vùng thuộc Li-by gần Sy-ren. Còn nhiều người khác nữa là du khách Rô-ma. Một số người đã tiếp nhận niềm tin của người
262
Do Thái. Cả người Cơ-rết và người Ả Rập cũng ở đây. Chúng ta đều nghe thấy tất cả những người này nói thứ ngôn ngữ của chúng ta để thuật lại mọi việc quyền năng của Đức Chúa Trời”. Rồi họ hỏi nhau, “Việc này có ý nghĩa gì?”
Nhưng một vài người trong đám đông chế giễu các môn đồ. Họ nói, “Những người này đã uống quá nhiều rượu”.
Sau đó, Phi-e-rơ đứng dậy nói cùng đoàn dân đông: “Hỡi anh em là người Do Thái cùng tất cả những anh em sinh sống tại Giê-ru-sa-lem, để tôi giải thích rõ điều này cho anh em. Những người này chẳng phải say rượu đâu. Vì bây giờ chỉ mới chín giờ sáng. Nhưng đó là bởi Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà họ có thể nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau”.
Phi-e-rơ nói tiếp, “Hỡi anh em Y-sơ-ra-ên, xin hãy nghe tôi nói
điều này! Đức Chúa Giê-xu người Na-xa-rét, Đấng mà anh em đã
đóng đinh chính là Con của Đức Chúa Trời. Ngài đã bị phản bội và giết đi, nhưng đó là để làm trọn kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Anh em đã đóng đinh Đức Chúa Giê-xu trên thập tự giá cho đến chết. Nhưng đến ngày thứ ba, Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại. Sự chết không thể thắng hơn Đức Chúa Giê-xu. Vì Ngài đã phục sinh và thăng thiên để ở bên cạnh Đức Chúa Trời. Hãy cho nhiều người trong dân Y-sơ-ra-ên tin chắc rằng: Đức Chúa Giê-xu, Đấng mà anh em đã đóng đinh trên thập tự giá, đã được Đức Chúa Trời tôn làm Chúa và Đấng Christ”.
Khi nhiều người trong đám đông nghe thấy điều này trong lòng nhận biết rằng lời Phi-e-rơ đang nói là thật. Trong lòng đầy hổ thẹn. Họ nói với Phi-e-rơ và các sứ đồ khác, “Các anh ơi, vậy chúng tôi phải làm gì đây?”
Phi-e-rơ trả lời: “Hãy ăn năn và từ bỏ mọi tội lỗi mình. Mỗi người trong anh em hãy nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ mà chịu phép báp-têm để được tha tội và nhận lãnh Đức Thánh Linh. Vì lời hứa này dành cho anh em và cả con cháu anh em nữa. Lời hứa này còn dành cho tất cả mọi người trên thế giới”.
Hơn nữa, Phi-e-rơ cũng lấy nhiều lời dạy dỗ khác để cảnh báo họ. Những ai tin lời Phi-e-rơ rao giảng đều nhận phép báp-têm. Có
263
hơn ba nghìn người trở thành Cơ đốc nhân trong ngày hôm đó.
Các tín hữu chuyên tâm học biết những lời dạy dỗ của các sứ đồ. Họ thông công và cầu nguyện với nhau. Ai nấy đều kinh ngạc trước những phép lạ mà các sứ đồ đã làm.
Các tín hữu còn chia sẻ với nhau mọi thứ. Thậm chí, họ cũng bán một số tài sản của mình để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Mỗi ngày, các tín hữu nhóm họp nhau lại trong sân đền thờ để học Lời Kinh Thánh và ca ngợi Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời ban phước cho tất cả các tín hữu. Mỗi ngày, Đức Chúa Trời thêm nhiều người
cứu vào Hội thánh của
Ngài, là những ai tin cậy nơi Ngài cũng như Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Mối liên kết Phúc âm
Trước khi Đức Chúa Giê-xu thăng thiên, Ngài
đã hứa ban cho các môn đồ một Đấng Giúp
Đỡ họ, Đấng ấy sẽ hành động qua họ để Tin
Mừng của Đức Chúa Giê-xu có thể được rao
giảng. Đấng Giúp Đỡ mà Đức Chúa Giê-xu sai đến đó chính là Đức Thánh Linh. Vào ngày
Lễ Ngũ Tuần, Đức Thánh Linh đã ban cho các môn đồ khả năng nói được nhiều ngôn ngữ.
Không giống như sự kiện đã xảy ra hàng nghìn
năm trước tại tháp Ba-bên, trong ngày Lễ Ngũ tuần, rất nhiều người ở khắp mọi nơi có thể hiểu được những lời các môn đồ nói. Đức
Thánh Linh đã hành động trong tấm lòng của tất cả các tín hữu để ban cho họ sự vui mừng và sự bình an trong Đức Chúa Giê-xu cũng như giúp họ dạn dĩ chia sẻ lẽ thật về Đức Chúa Giêxu cho người khác.
Thông điệp Hy-vọng “Cầu xin Đức Chúa
Trời là nguồn hi vọng làm cho anh em ngập tràn niềm vui và bình an trong đức tin, để nhờ năng quyền của
Đức Thánh Linh, anh em được chứa chan hi vọng!” (Rô-ma 15:13 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH
KINH
(Sau Công nguyên)
Đức Thánh Linh giáng lâm
được
33 32
SAU-LƠ TRỞ THÀNH CƠ ĐỐC NHÂN
67
Công-vụ các Sứ-đồ 8 - 9; 13:1-9
Sau khi Đức Thánh Linh giáng lâm trong ngày Lễ Ngũ Tuần, số người tin nhận Đức Chúa Giê-xu là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi của họ tiếp tục gia tăng. Việc này khiến nhiều người Do Thái tức giận. Một trong những người Do Thái này tên là Sau-lơ. Sau-lơ cũng có mặt khi môn đồ của Đức Chúa Giê-xu là Ê-tiên bị các nhà lãnh đạo Do Thái ném đá cho đến chết vì ông đã rao giảng về Đức Chúa Giê-xu - là nhà tiên tri và là Đấng Cứu Thế, Đấng đã được Đức Chúa Trời sai đến thế gian để thiết lập một giao ước mới với dân sự Ngài. Và Sau-lơ cũng tán thành về việc giết hại Ê-tiên. Sau cái chết của Ê-tiên, Sau-lơ vẫn tiếp tục bắt bớ những người theo Đức Chúa Giê-xu. Ông đến gặp thầy tế lễ thượng phẩm ở Giê-ru-sa-lem xin thư giới thiệu đến các nhà hội tại Đa-mách. Bởi
265
vì Sau-lơ muốn bắt hết cả đàn ông và phụ nữ tin theo Đức Chúa Giê-xu tại đó. Và những bức thư mà ông yêu cầu này sẽ cho phép ông bắt họ vào tù.
Thế rồi, Sau-lơ lên đường đến thành Đa-mách. Khi ông đã đến gần thành, bỗng có một ánh sáng từ trời chói loà xung quanh ông. Sau-lơ té ngã xuống đất. Có một tiếng phán với ông rằng: “Hỡi Sau-lơ! Sau-lơ! Sao con bắt bớ Ta?”
Trong khi đang nằm trên mặt đất, Sau-lơ hỏi: “Lạy Chúa, Chúa là ai?”
Ngài phán: “Ta chính là Giê-xu. Ta là người mà con đang bắt bớ đây. Bây giờ, con hãy đứng dậy và đi vào trong thành. Tại đó, con sẽ được báo cho biết mình phải làm điều gì”.
Những người đi cùng Sau-lơ đều đứng tại đó. Họ chẳng thể nói nên lời. Họ nghe thấy tiếng nói nhưng lại không thấy ai cả. Sau-lơ từ dưới đất đứng lên. Nhưng khi mở mắt ra, ông lại không thể nhìn thấy gì. Vì vậy, những người đi cùng ông đã cầm tay dắt ông vào thành Đa-mách. Sau-lơ bị mù không thể nhìn thấy trong ba ngày. Trong khoảng thời gian này, ông cảm thấy rất khó chịu nên chẳng ăn uống được gì.
Lúc ấy, tại thành Đa-mách có một môn đồ của Đức Chúa
266
Giê-xu tên là A-na-nia. Chúa kêu gọi ông qua một khải tượng rằng: “Hỡi A-na-nia!”
“Thưa Chúa, có con đây”, A-na-nia thưa.
Đức Chúa Giê-xu phán: “Con hãy đến nhà của một người tên là Giu-đa đang sống ở đường Ngay Thẳng, tìm một người tên là Sau-lơ quê ở Tạt-sơ. Khi đó, Sau-lơ đang cầu nguyện. Trong một khải tượng, người này sẽ nhìn thấy một người tên là A-na-nia bước vào đặt tay trên mình để được sáng mắt lại”.
A-na-nia thưa: “Lạy Chúa. Con có nghe nhiều người nói về người này và những tổn hại mà người ấy đã gây ra cho các tín
hữu của Chúa tại Giê-ru-sa-lem. Người ấy từ Giê-ru-sa-lem đến đây có trọn quyền của các thầy tế lễ cả để bắt trói hết những ai tôn thờ Ngài”.
Nhưng Đức Chúa Giê-xu phán cùng A-na-nia rằng: “Hãy đi! Vì Ta đã chọn người này làm trọn công việc Ta. Chính người ấy sẽ
đem danh Ta đến cho các dân ngoại và Các Vua của họ. Người này cũng sẽ rao ra lẽ thật về Ta trước mặt dân Y-sơ-ra-ên. Ta sẽ bày tỏ cho người ấy biết phải chịu khổ vì danh Ta đến mức nào”.
Sau đó, A-na-nia liền đi đến đường Ngay Thẳng rồi bước vào nhà. A-nania đặt tay trên Sau-lơ và nói:
267
“Hỡi anh Sau-lơ, Đức Chúa Giê-xu, Đấng đã hiện ra với anh trên
đường đi đến đây, đã sai tôi đến để có thể khiến anh được sáng
mắt lại và được đầy dẫy Đức Thánh Linh”.
Lập tức, có cái gì giống như cái vảy rơi ra khỏi mắt Sau-lơ, và
ông được sáng mắt lại. Ông đứng dậy và chịu phép báp-têm. Sau
khi ăn uống xong, ông được phục hồi sức lực.
Sau-lơ ở lại vài ngày cùng với các môn đồ khác tại Đa-mách.
Sau đó, ông rao giảng trong các nhà hội tại đó và dạy dỗ dân Do
Thái rằng Đức Chúa Giê-xu chính là Con Đức Chúa Trời. Mọi người nghe Sau-lơ rao giảng đều lấy làm kinh ngạc. Họ hỏi nhau: “Đây chẳng phải là kẻ đã từng bách hại nặng nề những ai tin vào Đức Chúa Giê-xu sao?” Đức Chúa Trời khiến cho Sau-lơ ngày càng thêm mạnh mẽ. Những lời công bố của ông đã minh chứng cho những người Do Thái sống tại thành Đa-mách rằng Đức Chúa Giê-xu chính là Đấng Christ.
Nhiều ngày trôi qua, một số người Do Thái lòng đầy đố kỵ lập mưu giết Sau-lơ. Nhưng Sau-lơ đã biết về âm mưu của họ. Một đêm nọ, các môn đồ của Sau-lơ giúp ông trốn thoát bằng cách lấy thúng dòng ông xuống ngoài vách thành Đa-mách.
268
Sau-lơ đi đến thành Giê-ru-sa-lem, nhưng các môn đồ ở đó đều lo sợ ông. Họ không tin Sau-lơ là một trong những môn đồ thật của Đức Chúa Giê-xu. Vì vậy, một người tên là Ba-na-ba đã dẫn Sau-lơ đến gặp các sứ đồ. Ba-na-ba đã giải thích cho họ về hành trình của Sau-lơ cũng như chính Đức Chúa Giê-xu đã phán với Sau-lơ như thế nào. Ông cũng cho họ biết Sau-lơ đã dạn dĩ rao giảng danh Đức Chúa Giê-xu tại thành Đa-mách ra sao.
Vì thế, Sau-lơ đã ở lại thành Giê-ru-sa-lem cùng với các tín hữu khác. Tại đó, ông cũng nhân danh Đức Chúa Giê-xu mà rao giảng cách dạn dĩ. Khi những người Do Thái tại đó muốn tìm giết Sau-lơ, các tín hữu khác đã đem Sau-lơ xuống Sê-sa-rê và sau đó đưa ông đi Tạt-sơ, nơi mà ông sẽ được an toàn. Ba-na-ba và Sau-lơ bắt đầu đi nhiều nơi để rao giảng lẽ thật về Đức Chúa Giê-xu cho nhiều người. Sau-lơ còn được gọi là Phao-lô và được
đầy dẫy Đức Thánh Linh.
Lời hứa đã ứng nghiệm
Bất luận sự căm ghét ban đầu của Sau-lơ đối với
Đức Chúa Giê-xu ra sao thì Ngài cũng có kế hoạch
vĩ đại dành cho cuộc đời ông. Bởi quyền năng của
Đức Thánh Linh, Sau-lơ được dẫn dắt đến với niềm
tin nơi Đức Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Rỗi của ông.
Đức Chúa Trời đã sử dụng Sau-lơ (Phao-lô) đi đến nhiều nơi để rao giảng về lẽ thật cứu rỗi cho nhiều người được biết. Đức Chúa Giê-xu luôn ở cùng Phao-lô bất cứ nơi nào ông đi. Bởi quyền năng của
Đức Thánh Linh, chúng ta được ban cho đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu. Ngài cũng sử dụng chúng ta để chia sẻ cho người khác biết về lẽ thật này, đó là
chính Đức Chúa Giê-xu đã chịu chết và phục sinh
để cứu mọi người ra khỏi tội lỗi của họ.
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
Thông điệp Hy-vọng
“Đức Giê-hô-va phán: “Vì chính Ta biết chương trình mà Ta hoạch định cho các con; đó là chương trình bình an chứ không phải tai họa, để ban cho các con một tương lai và một hi vọng”. (Giê-rê-mi 29:11 Bản TTHĐ 2010)
(Sau Công nguyên) 33 36
BỊ BẮT VÀ ĐƯỢC THA
Công-vụ các Sứ-đồ 15:22-41; 16:1-40
Phao-lô và Ba-na-ba đi khắp nơi để dạy dỗ và rao giảng Lời
Đức Chúa Trời. Sau một thời gian, những nhà lãnh đạo hội thánh quyết định phái hai người khác cùng đi với Phao-lô và Bana-ba để giúp họ. Tên của hai người này là Giu-đe Ba-sa-ba và Si-la. Cuối cùng, Phao-lô và Ba-na-ba quyết định phân rẽ nhau để đi theo con đường riêng của mình. Phao-lô và Si-la tiếp tục cùng đi với nhau. Họ đã đi khắp Sy-ri và Si-li-si. Tại đó, Phao-lô giúp cho các Hội thánh được vững mạnh. Họ cũng đi qua khắp miền Phi-ri-gi, Ga-la-ti rồi sau đó đến thành Phi-líp tại xứ Ma-xêđô-ni-a vốn là thuộc địa của La Mã.
68 270
Một ngày nọ tại thành Phi-líp, khi Phao-lô và Si-la đi đến chỗ cầu nguyện bên bờ sông Hằng, họ gặp một đầy tớ gái bị quỷ nhập vào nên có thể dự đoán được tương lai. Do đó, cô làm lợi nhiều cho chủ của mình qua việc bói toán. Cô ta đi theo Phao-lô và Si-la khắp nơi. Trong lúc theo họ, cô la lớn lên, “Những người này là đầy tớ của Đức Chúa Trời Chí Cao. Họ đang rao truyền cho các ngươi biết làm sao để được cứu rỗi”. Cô cứ tiếp tục làm điều này trong nhiều ngày ở bất cứ nơi nào Phao-lô và Si-la đi qua.
Cuối cùng, Phao-lô rất bực tức. Ông quay lại và nói với quỷ
đang nhập vào đầy tớ gái rằng, “Nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ, ta ra lệnh cho ngươi phải ra khỏi cô gái này!” Ngay giờ đó, quỷ liền ra khỏi cô.
Những người chủ nô lệ nhận thấy không thể kiếm tiền từ cô được nữa. Thì họ liền bắt Phao-lô và Si-la lại, kéo vào quảng trường trình diện trước người có thẩm quyền. Họ dẫn Phao-lô và Si-la đến trước các quan tòa. Những người chủ nô lệ nói: “Những
271
người này là người Do Thái. Họ đang gây rối loạn trong thành của chúng ta, dạy dỗ chúng ta làm những điều trái pháp luật của người La Mã”.
Đoàn dân cũng nổi lên chống lại Phao-lô và Si-la. Các quan toà ra lệnh xé áo và đánh đòn hai ông. Phao-lô và Si-la bị đánh đập cách tàn nhẫn. Sau đó, họ bị tống vào ngục. Viên cai ngục được dặn phải canh giữ họ nghiêm ngặt. Viên cai ngục giam Phao-lô và Si-la vào ngục tối. Ông cùm chân họ để họ không thể
nào thoát ra được.
Khoảng nửa đêm, Phao-lô và Si-la đang cầu nguyện và hát
ca ngợi Đức Chúa Trời. Các tù nhân khác cũng đều lắng nghe.
Bỗng có một trận động đất dữ dội làm rúng động nhà
giam từ trên xuống dưới. Lập tức, tất cả các cửa ngục
đều mở toang, xiềng của các tù nhân đều rớt ra.
272
Viên cai ngục thức dậy. Nhìn thấy các cửa nhà giam đều mở toang, ông tưởng các tù nhân đã trốn thoát nên ông rút gươm ra định tự sát thì Phao-lô kêu lớn lên: “Chớ làm hại mình! Tất cả chúng tôi đều ở đây!”
Viên cai ngục sai lấy đèn. Ông chạy nhanh vào ngục, run rẩy vì sợ hãi. Ông quỳ xuống trước mặt Phao-lô và Si-la. Sau đó, ông
đưa hai người ra ngoài và hỏi, “Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu?”
Phao-lô và Si-la trả lời: “Hãy tin Đức Chúa Giê-xu. Khi đó, ông và cả gia đình ông sẽ được cứu”. Phao-lô và Si-la rao giảng
về Đức Chúa Giê-xu cho viên cai ngục và tất cả những người ở trong nhà ông nữa. Viên cai ngục sai dẫn Phao-lô và Si-la ra khỏi
ngục tối rồi rửa vết thương cho họ. Ngay sau đó, ông và cả gia đình ông chịu báp-têm. Ông cũng mời
Phao-lô và Si-la vào nhà mình rồi dọn tiệc thiết đãi hai người. Ông và cả gia đình đều rất vui mừng vì đã tin Đức Chúa Trời.
Sáng sớm, các quan tòa sai cảnh vệ của họ đến gặp viên cai ngục. Họ ra lệnh cho ông hãy thả tự do cho Phao-lô và Si-la. Viên cai ngục nói với Phao-lô, “Các quan toà đã ra lệnh cho tôi trả tự do cho ông và Si-la. Bây giờ, các ông có thể rời khỏi đây. Hãy đi bình an”.
Nhưng Phao-lô nói với các cảnh vệ rằng, “Họ đánh đòn chúng tôi giữa công chúng. Mặc dù chúng tôi còn chưa bị kết tội. Chúng tôi là những công dân La Mã! Vậy mà họ tống giam chúng tôi vào ngục. Còn bây giờ họ lại muốn lén lút thả chúng tôi sao? Không thể được! Họ phải tự đến đây và đích thân thả chúng tôi ra”.
Khi các quan toà biết Phao-lô và Si-la là công dân La Mã thì sợ hãi. Họ tự mình
273
đến nhà giam xin lỗi Phao-lô và Si-la. Họ đưa hai ông ra khỏi nhà giam và yêu cầu họ rời khỏi thành Phi-líp. Khi Phao-lô và Si-la ra khỏi tù, họ đến thăm nhà của Ly-đi, một trong những tín hữu của Đấng Christ sống tại thành Phi-líp. Tại đó, họ đã gặp bà và các tín hữu khác. Họ khích lệ anh chị em tại đó hãy can đảm. Sau đó, Phao-lô và Si-la rời khỏi thành Phi-líp.
Lời hứa được ứng nghiệm
Mặc dù Phao-lô và Si-la bị đánh
đòn và bị tống giam nhưng Đức
Chúa Trời đã ban cho họ sức
mạnh để họ tiếp tục tin cậy nơi
Ngài và ca ngợi Ngài. Khi chúng ta gặp thử thách hay hoạn nạn
vì cớ đức tin của mình thì Đức
Chúa Trời cũng hứa sẽ luôn ở
cùng chúng ta và thêm ơn thêm
sức để chúng ta tiếp tục rao
truyền về lẽ thật của Đức Chúa
Giê-xu.
Thông điệp Hy-vọng
“Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn, tôi lại còn nói nữa: Hãy vui mừng đi! Hãy cho mọi người biết tính nhu mì của anh em. Chúa đã gần rồi! Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin cùng sự tạ ơn mà trình dâng những nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời, vượt trên mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và trí anh em trong Đấng Christ Giê-xu”. (Phi-líp 4:4-7 Bản TTHĐ 2010)
NIÊN ĐẠI THÁNH KINH
(Sau Công nguyên)
Phao-lô và Si-la tại thành Phi-líp 49 51
DẤU HIỆU VỀ SỰ TÁI LÂM
CỦA ĐỨC CHÚA GIÊ-XU
Ma-thi-ơ 24 - 25; Mác 13
Trước khi Đức Chúa Giê-xu chịu chết, sống lại từ cõi chết và
thăng thiên thì Ngài đã báo trước cho các môn đồ về những dấu hiệu hay các sự kiện sẽ xảy ra trước khi Ngài tái lâm trên đất
như lời đã phán hứa. Kinh Thánh gọi thời điểm Đức Chúa Giê-xu tái lâm là “ngày tận thế”. Đức Chúa Giê-xu muốn mọi người đều phải chuẩn bị sẵn sàng cho sự tái lâm của Ngài bằng cách tin nhận Ngài là Chúa Phục
Sinh và là Đấng Cứu Rỗi của họ.
69 275
Đức Chúa Giê-xu
phán, “Hãy cảnh giác!
Hãy thận trọng, để
không ai lừa dối được
các con. Vì có nhiều kẻ
sẽ đến và mạo danh Ta
nói về lẽ thật. Thậm chí, một số kẻ sẽ nói rằng họ
chính là Ta. Nhưng chớ
để ai lừa dối các con”.
“Các con sẽ nghe về
các cuộc chiến tranh. Nhiều
người cũng sẽ nói về chiến tranh trong tương lai. Nhưng các con chớ sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra. Nhưng sự cuối cùng vẫn chưa đến. Vì dân này sẽ nổi lên chống nghịch cùng dân khác. Cũng sẽ có động đất và đói kém xảy ra ở nhiều nơi”.
“Hãy cảnh giác! Vì các con tin Ta nên các con sẽ phải đối diện với những thời kỳ khó khăn. Nhưng khi đứng trước mặt Các Vua và các nhà lãnh đạo, các con sẽ làm chứng về Ta cho họ biết. Tin Mừng phải được rao giảng cho mọi dân tộc trước ngày tận thế. Các con sẽ bị bắt rồi bị xét xử. Nhưng đừng lo lắng về những điều mình phải nói. Khi đó chỉ cần nói theo lời mà Đức Chúa Trời đặt để trong tâm trí các con. Vì không phải các con đang nói đâu mà là bởi Đức Thánh Linh”.
“Sẽ có nhiều sự thù địch giữa con người, thậm chí giữa các thành viên trong gia đình. Nhiều kẻ sẽ
vì Ta mà thù ghét các con, nhưng ai bền lòng cho đến cuối cùng thì sẽ được cứu”.
“Các con sẽ thấy nhiều cảnh hoang tàn. Những ngày đó sẽ kinh khiếp hơn
276
bất kỳ ngày nào khác, từ buổi Đức Chúa Trời sáng tạo ra thế giới cho đến ngày nay”.
“Khi đó, nếu có ai nói với các con rằng, “Kìa! Đấng Christ ở đây!” bọn tiên tri giả sẽ xuất hiện. Chúng sẽ làm các dấu lạ và phép màu để dối gạt những người được Đức Chúa Trời lựa chọn”.
“Vậy, hãy cảnh giác! Ta đã báo trước cho các con mọi điều rồi”.
“Trong những ngày đó sẽ có nhiều hoạn nạn xảy đến. Tiên tri Ê-sai có chép,
‘Mặt trời sẽ tối tăm. Mặt trăng sẽ không chiếu sáng. Các ngôi sao sẽ từ trời sa xuống. Các quyền lực trên trời sẽ bị rúng động’”.
“Bấy giờ, mọi dân sẽ nhìn thấy Con Người ngự trên mây trời, Ngài sẽ lấy đại quyền đại vinh mà đến. Ngài cũng sẽ sai các thiên sứ của Ngài nhóm họp những người đã
được chọn từ cuối phương trời này
đến tận phương trời kia”.
“Trời đất sẽ qua đi.
Nhưng những lời nói
Ta nói sẽ không bao giờ qua đâu”.
Đức Chúa Giêxu cũng phán cùng
các môn đồ của
Ngài rằng: “Khi Con Người cùng với
tất cả các thiên sứ
ngự đến trong vinh quang thì Ngài sẽ
ngồi trên ngôi vinh
hiển trên trời. Muôn
277
dân sẽ nhóm họp ở trước mặt Ngài. Ngài sẽ chia dân này khỏi dân kia như người chăn phân chia chiên khỏi dê, để chiên bên phải Ngài và dê ở bên trái Ngài”.
“Bấy giờ, Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Hỡi những người được Cha Ta ban phước, hãy đến vui hưởng vương quốc được sắm sẵn cho các con từ buổi sáng thế. Nếu các con tiếp đãi ân cần đối với những người lân cận, tức là các con cũng đang tiếp đón Ta.”
“Kế đó, Vua phán với những người ở bên trái rằng: Hỡi những kẻ bị rủa sả, hãy lui ra khỏi Ta, và đi vào hồ lửa đời đời đã chuẩn bị cho quỷ vương và những quỷ sứ của nó. Vì các ngươi không sẵn lòng giúp đỡ những người khốn khó, tức là các ngươi cũng không giúp Ta”.
“Hễ ai không theo Ta sẽ nhận lấy hình phạt đời đời, còn những người công chính sẽ nhận được sự sống đời đời”.
Đức Chúa Giê-xu cũng phán rằng: “Không ai biết ngày hay giờ nào Con Người sẽ trở lại. Ngay cả các thiên sứ trên trời cũng không biết. Con cũng không biết. Chỉ có Cha biết mà thôi. Những gì Ta phán dặn các con, Ta cũng phán dặn tất cả mọi người, “Hãy tỉnh thức!”
Lời hứa được ứng nghiệm
Chẳng một ai biết khi nào Đức Chúa Giê-xu sẽ tái lâm trên đất. Mặc dù từ bây giờ cho đến lúc đó sẽ có nhiều khó khăn nhưng Đức Chúa
Giê-xu đã hứa sẽ ban cho chúng ta sức lực
để giúp chúng ra vượt qua và đắc thắng mọi sự. Đức Chúa Giê-xu cũng muốn những ai tin
nhận Ngài là Chúa Phục Sinh và là Đấng Cứu
Rỗi của họ, được bảo đảm sẽ nhận được ơn cứu rỗi bởi đức tin nơi Ngài. Khi chúng ta tin chắc vào Lời Ngài “sẽ không bao giờ qua đâu” (Mác 13:31) thì chúng ta sẽ nhận biết lẽ thật cũng như có thể tiếp tục rao truyền tình yêu thương cứu rỗi của Đức Chúa Giê-xu cho đến khi chúng ta được cất lên trời để được sống
Thông điệp Hy-vọng
“Cũng vậy, Đấng Christ
đã dâng mình chỉ một lần để xóa bỏ tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng
để ban ơn cứu rỗi cho những người trông đợi Ngài”. (Hê-bơ-rơ 9:28
Bản TTHĐ 2010)
THIÊN ĐÀNG RA SAO?
Khải Huyền 4 - 5; 21 - 22
Một môn đồ cũng như là sứ đồ của Đức Chúa Giê-xu tên là
Giăng đã viết nhiều bức thư gởi đến cho các hội thánh trên khắp thế giới. Cuối đời, ông bị lưu đày đến một hòn đảo nhỏ tên là Pát-mô. Kẻ thù của Cơ đốc nhân nghĩ rằng nếu ông bị đày đến đó thì sẽ không thể rao truyền Tin Lành về sự chết và sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu được nữa. Một ngày nọ, khi sứ đồ Giăng đang ở trên đảo Pát-mô thì Đức Chúa Giê-xu hiện đến với ông qua một khải tượng. Trong trải nghiệm vô cùng đặc biệt này, Giăng bỗng có thể nhìn thấy được thiên đàng, vốn là nơi Đức Chúa Trời đang ngự. Đức Chúa
70 279
Giê-xu đã mặc khải cho ông thấy thiên đàng ra sao. Vì vậy, sứ đồ Giăng đã ghi chép lại những gì Đức Chúa Giê-xu đã khải tỏ cho mình. Những lời này là một phần trong sách Khải Huyền.
Qua khải tượng này, Giăng nhìn thấy Đức Chúa Giê-xu mặc áo dài trắng sáng chói. Ông nhìn thấy Đức Chúa Trời ngự trên
ngôi Ngài, xung quanh là các thiên sứ. Ông cũng nhìn thấy vô số người từ các nước, các bộ tộc, mọi dân và mọi ngôn ngữ, tất cả đều mặc áo dài trắng. Mọi người đang cầm nhánh cọ trong khi thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ công bố rằng, “Thánh thay, thánh thay, thánh thay; Chúa là Đức Chúa Trời Toàn Năng."
Sau đó, trong khải tượng, Giăng nhìn thấy trời mới và đất mới. Tại đó, Đức Chúa Trời đang thiết lập quê hương của Ngài cùng với dân sự Ngài. Chính tại quê hương tuyệt hảo này, sẽ không
còn bệnh tật, sự chết, than khóc, sầu khổ hay đau đớn nữa. Tại
đó, họ sẽ ở cùng Đức Chúa Trời trong một thành thánh rộng lớn tuyệt đẹp với những con đường trong thành được dát vàng ròng
280
bóng láng, cùng với những toà nhà được xây bằng vàng ròng và thủy tinh trong suốt. Giữa thành có một dòng sông chảy qua.
Dọc theo dòng sông có nhiều cây sự sống cho bông trái kỳ diệu.
Trên thiên đàng, sẽ không bao giờ có ban đêm. Con dân của Đức Chúa Trời cũng không cần ánh sáng hay mặt trời vì chính
Đức Chúa Trời là sự sáng và sẽ chiếu sáng cho họ đời đời. Điều tuyệt vời và kỳ diệu nhất về thiên đàng đó là Đức Chúa Trời sẽ ở cùng với dân sự của Ngài đời đời. Ngay giờ phút này, Đức Chúa
Giê-xu đang ở trên trời để sắm sẵn một chỗ cho tất cả những ai tin nơi Ngài khi họ qua đời trên đất này. Ngài mong muốn mọi người đều được ở cùng với Ngài tại nơi đó.
Lời hứa được ứng nghiệm
Quê hương trên trời vinh hiển và
tuyệt hảo đã được hứa ban cho tất
cả những ai tin nhận Đức Chúa
Giê-xu là Cứu Chúa và là Đấng
Cứu Rỗi của họ. Tại đó, tất cả các
tín hữu sẽ được sống cùng với Đức
Chúa Trời đời đời.
Thông điệp Hy-vọng
“Cha ơi, Con muốn Con ở đâu
thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con, để
họ chiêm ngưỡng vinh quang
mà Cha đã ban cho Con; vì Cha
đã yêu thương Con từ trước khi sáng thế”. (Giăng 17:24 Bản
TTHĐ 2010)
BÀI CẦU NGUYỆN CHUNG
(Ma-thi-ơ 6, Lu-ca 11)
Lạy Cha chúng con ở trên trời;
Danh Cha được tôn thánh; Vương quốc Cha được đến, Ý Cha được nên, ở đất như ở trời!
Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày;
Xin tha tội cho chúng con,
Như chúng con đã tha những kẻ có lỗi với chúng con;
Xin đừng để chúng con bị cám dỗ,
Nhưng cứu chúng con khỏi điều ác!
Vì vương quốc, quyền năng, vinh quang đều thuộc về Cha đời đời. A-men.
Bài Cầu Nguyện Chung là lời cầu nguyện mà Đức Chúa Giê-xu đã dạy cho các môn đồ của Ngài biết cách cầu nguyện ra sao.
'BÀI TÍN ĐIỀU CÁC SỨ ĐỒ
Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha, là Đấng dựng nên trời đất, Tôi tin Giê-xu Christ,
là Con độc sanh của Đức Chúa Trời và Chúa chúng ta:
Ngài được thai dựng bởi Thánh Linh,
sanh bởi nữ đồng trinh Ma-ri, chịu thương khó dưới tay
Bôn-xơ Phi-lát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn. Ngài xuống âm phủ, đến ngày thứ ba,
Ngài từ kẻ chết sống lại. Ngài thăng thiên ngồi bên hữu
Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha.
Từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin Thánh Linh, tôi tin Hội Thánh phổ thông, sự cảm thông của thánh đồ, sự tha tội,
sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời. A-men.
Bài Tín Điều Các Sứ Đồ (hay còn gọi là Bài Tuyên Xưng Đức Tin) tóm tắt tất cả các công việc của Đức Chúa Trời qua công trình sáng tạo của Ngài cũng như qua dòng lịch sử tuyển dân của Đức Chúa Trời theo lời Kinh Thánh mà mỗi Cơ Đốc Nhân
đều phải tuyên xưng.
BẢNG DIỄN GIẢI
Ngoại tình — hành động không chung thủy với vợ hay chồng trong suy nghĩ cũng như lời nói hay việc làm.
Bàn thờ — một công trình thường được làm bằng đá hoặc gỗ, trên đó dùng để dâng tế lễ thời Kinh Thánh.
Thiên sứ — sứ giả của Đức Chúa Trời, được Ngài tạo dựng nên cách đặc biệt trong sáu ngày sáng tạo. Các thiên sứ thiện bảo vệ dân sự của Đức Chúa Trời. Còn Satan là một thiên ác đã sa ngã.
Xức dầu — được biệt riêng cho sứ mệnh đặc biệt.
Các sứ đồ — “là người được sai phái”. Các sứ đồ của Đức Chúa
Giê-xu sẽ được Ngài sai phái đi khắp nơi để hầu việc Ngài và rao truyền danh Ngài.
Tiếng A-ram — là ngôn ngữ được Đức Chúa Giê-xu và các môn
đồ của Ngài sử dụng.
Hòm Giao Ước — Là một cái hòm bằng gỗ mạ vàng của dân
Y-sơ-ra-ên, bên trong có lưu giữ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời. Hòm Giao Ước là một biểu tượng thiêng liêng để minh chứng cho việc Đức Chúa Trời luôn ở cùng với dân sự của Ngài.
Cất lên/Được cất lên/Sự Thăng Thiên — bay lên trời
Thánh Lễ Báp-têm/chịu báp-têm — một sự thanh tẩy bằng nước và Lời của Đức Chúa Trời để được tha tội.
Chịu cắt bì/ Phép cắt bì — một nghi lễ tôn giáo được thực hiện trên các bé trai như một dấu hiệu cho giao ước của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham; giống như Thánh Lễ Báp-têm trong Kinh Thánh Tân Ước.
Giao ước — một thỏa thuận chính thức, ràng buộc giữa hai
284
người hoặc hai nhóm người.
Tạo ra/dựng nên — làm ra điều gì đó từ hư vô.
Đóng đinh/Sự đóng đinh — xử tử ai bằng cách đóng đinh hay treo trên một cây thập tự giá bằng gỗ.
Môn đồ — những người được kêu gọi để hầu việc Chúa Giê-xu; cũng như những ai làm theo sự dạy dỗ của Ngài. Ban đầu, Chúa Giê-xu đã kêu gọi mười hai người làm môn đồ của Ngài.
Nạn đói kém — khoảng thời gian mà hầu như không có lương thực.
Sự kiêng ăn/kiêng ăn — không ăn gì trong một khoảng thời gian cụ thể riêng biệt, thường là dấu hiệu của sự ăn năn.
Sản vật đầu mùa — vụ mùa hay con vật đầu lòng tốt nhất của một người; của lễ tốt nhất của một người được dâng lên cho
Đức Chúa Trời.
Nhũ hương — một loại cây có chất keo màu vàng mà khi đốt lên có mùi thơm rất dễ chịu.
Dân ngoại — một người không phải là người Do Thái.
Tiếng Hê-bơ-rơ/Tiếng Do Thái — một trong những ngôn ngữ
đầu tiên (cùng với tiếng A-ram) dùng để ghi chép Kinh Thánh
Cựu Ước. Hê-bơ-rơ là một tên khác được dùng trong Kinh Thánh
Cựu Ước để chỉ về dân sự của Đức Chúa Trời, là dân Y-sơ-ra-ên.
Hô-sa-na — một từ bằng tiếng Hy Lạp có nghĩa là, “Xin Ngài xin hãy cứu chúng con ngay”.
Thần tượng — thần linh giả mạo
Sự gian ác — tội lỗi, độc ác và xấu xa.
Sự cầu thay — cầu nguyện cho người khác, cầu thay cho người khác.
285
Người Do Thái/Dân Do Thái — những người Giu-đa. Tên hiệu này cũng cho biết nhận dạng đặc trưng của họ là những người đặc biệt, được tuyển chọn của Đức Chúa Trời.
Họ hàng/Người chuộc lại sản nghiệp — một thành viên trong gia đình có quyền chuộc lại sản nghiệp thay cho họ hàng của mình.
Đấng Mết-si-a — Một từ trong tiếng Do Thái có nghĩa là “Người
được xức dầu” hay “Người được chọn”. Mết-si-a có nghĩa giống như từ Christ trong tiếng Hy Lạp.
Phép lạ — một dấu lạ mà chỉ Đức Chúa Trời mới có thể làm
được; tập trung vào chính Đức Chúa Giê-xu và cho chúng ta biết Ngài là ai.
Sự than khóc/thương tiếc — thể hiện nỗi thương tiếc hay đau buồn.
Mộc dược — một loại nhựa cây có mùi hương nồng nàn; dùng để tăng thêm mùi thơm cho hương hay dầu.
Dụ ngôn — những câu chuyện mà Đức Chúa Giê-xu kể lại nhằm bày tỏ lẽ thật về Vương quốc của Đức Chúa Trời.
Người Pha-ri-si — những người Do Thái là các chuyên gia về Luật pháp; các nhà lãnh đạo tôn giáo vào thời của Đức Chúa Giê-xu, hầu hết những người này tin vào khả năng của chính mình trong việc tuân giữ Luật pháp của Đức Chúa Trời để nhận được sự cứu rỗi.
Tiên tri — người được Đức Chúa Trời kêu gọi để công bố và rao giảng Lời Đức Chúa Trời và hướng mọi người đến với Đấng Cứu Rỗi sắp đến.
Nữ tiên tri — một người nữ có đức tin, làm chứng về sự tốt lành của Đức Chúa Trời và hướng mọi người đến với Đấng Cứu Rỗi sắp đến.
286
Chuộc lại/Sự cứu chuộc — để mua lại.
Ăn năn — từ bỏ, hối tiếc về tội lỗi của mình và quyết tâm không phạm tội nữa.
Công chính/Sự công chính — ngay thẳng; phẩm tính thánh khiết và không phạm tội.
Sa-bát — nghĩa là nghỉ ngơi. Đức Chúa Trời chọn ngày thứ bảy trong tuần làm ngày Sa-bát, là một ngày được biệt riêng để nghỉ ngơi và thờ phượng Ngài.
Vải xô — loại vải làm từ lông dê mà con người thường mặc vào thời Kinh Thánh để bày tỏ sự đau buồn hay tức giận của họ.
Của tế lễ — một lễ vật được dâng lên để bày tỏ sự tôn kính. Của lễ thiêu là những vật hiến tế trong thời Cựu Ước để bày tỏ sự tôn vinh Đức Chúa Trời hoặc để đền tội.
Hội đồng công luận — còn được gọi là Hội đồng; Bảy mươi
trưởng lão, thầy tế lễ cả và thầy thông giáo Do Thái là những chuyên gia pháp lý của tôn giáo Do Thái. Họ giám sát các vấn đề tôn giáo và dân chúng ở Giu-đa.
Đấng Cứu Thế — người có thể cứu người khác khỏi nguy cơ hủy diệt và sự chết. Đức Chúa Giê-xu Christ chính là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta.
Tội lỗi/phạm tội — những việc làm xấu xa mà con người không vâng lời Đức Chúa Trời cũng như bất kỳ suy nghĩ hay hành động nào vi phạm Luật pháp của Đức Chúa Trời (Mười Điều Răn).
Nhà hội — toà nhà mà trong đó những người Do Thái thường nghiên cứu Kinh Thánh Cựu Ước và thờ phượng Đức Chúa Trời.
Đền Tạm — một ngôi nhà có thể di chuyển được (hay được gọi là lều), là nơi Đức Chúa Trời ngự và dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Ngài khi họ tiến vào xứ Ca-na-an.
287
Đền thờ — toà nhà ở Giê-ru-sa-lem nơi Đức Chúa Trời ngự và là nơi dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Ngài.
Cám dỗ/Sự cám dỗ — bị lôi kéo, bất tuân lời Đức Chúa Trời hay các nhà cầm quyền khác.
Sự hoá hình — có nghĩa là “biến đổi”. Khi mà sự vinh hiển của
Đức Chúa Giê-xu được bày tỏ cho Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng trên đỉnh núi.
Sự vi phạm — các hành động vi phạm luật pháp hay quy tắc; tội lỗi.
Đức Chúa Trời Ba Ngôi — Đức Chúa Trời chân thật duy nhất có ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh.
Từ “Ba ngôi” có nghĩa là “ba trong một”. Cơ đốc nhân tin rằng một Đức Chúa Trời duy nhất có ba ngôi.
Thờ phượng — ngợi khen, chúc tụng và tôn vinh Đức Chúa Trời.