Cá Chuồn - Innovation Hub by The Sea | No. 3

Page 1


TẬP SAN CÁ CHUỒN

MụcLục Lục Mục 02 MỐI QUAN HỆ ISRAEL - VIỆT NAM: KHI SỰ SÁNG TẠO GẮN KẾT HAI QUỐC GIA  05 NĂM NGUỒN VỐN ĐỂ KHỞI NGHIỆP BỀN VỮNG  08 NÊN DẠY VÀ HỌC KHỞI NGHIỆP THẾ NÀO?  12 ĐÔI ĐIỀU VỀ CHUYỆN “LIỀN KHÚC RUỘT”  16 DNES AND SWISS EP: A LONG HISTORY AT SURF 2018  18 DNES VÀ SWISS EP: CÂU CHUYỆN VỀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC THÀNH CÔNG  20 THÁCH THỨC NHÂN LỰC CHO CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0  22 ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC  25 MỘT TUẦN Ở TRẠI KHỞI NGHIỆP THỤY SĨ  28 CƠ HỘI GỌI VỐN TỪ HAI BÀN TAY TRẮNG  31 CÂU CHUYỆN VỀ TỰ LỰC GỌI VỐN TRONG KHỞI NGHIỆP  34 KHÔNG GIAN LÀM VIỆC CHUNG VÀ NỖI TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI  38 XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG CÂU CHUYỆN KẾT NỐI  40 CỘNG ĐỒNG KHỞI NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG  44 ĐI TÌM CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG  42 ĐI HỌC LÀM KHÔNG GIAN SÁNG TẠO  44 CĂN XƯỞNG CỦA LÒNG ĐAM MÊ  48 TỪ KHỞI NGHIỆP Ở VÙNG ĐẤT THÁNH ĐẾN KHỞI NGHIỆP BÊN BỜ BIỂN  50 CHƯƠNG TRÌNH THANH NIÊN VIỆT NAM VÌ SÁNG TẠO XÃ HỘI  53 – MỘT MÔ HÌNH ĐÀO TẠO VỀ SÁNG TẠO XÃ HỘI ĐỘC ĐÁO  57 VIETNAM YOUTH FOR SOCIA INNOVATION  56 - AN UNIQUE AND EFFICIENT CASE OF TRAINING ON SOCIAL INNOVATION  60 SRAEL & VIETNAM: INNOVATIVE RELATIONS

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Lời Lời Mở Mở Đầu Đầu

T

ập san Cá chuồn số 3 các bạn cầm trong tay được phát hành trong dịp sự kiện khởi nghiệp quốc tế SURF 2018 khai mạc. Năm nay là lần thứ ba Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp và Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) tổ chức Hội nghị & Triển lãm khởi nghiệp quốc tế SURF. Quy mô và chất lượng của sự kiện sau mỗi lần tổ chức đều được nâng lên đã khẳng định đây là một sự kiện khởi nghiệp thu hút được nhiều thành tố của hệ sinh thái khởi nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Năm nay tuần lễ SURF 2018 được diễn ra tại Trung tâm hành chính thành phố với chủ đề Vốn cho khởi nghiệp, bao gồm vốn tài chính, vốn công nghệ, vốn nhân lực, vốn xã hội và vốn bản địa. SURF 2018 diễn ra trong một tuần lễ, kéo dài từ 25 đến 29/6/2018 với các sự kiện chính gồm (1) Chương trình ươm tạo tăng tốc mini (4 ngày) do chuyên gia Israel tài trợ cho các dự án khởi nghiệp Đà Nẵng; (2) Tọa đàm về Không gian sáng tạo Việt Nam do Hội đồng Anh – Việt Nam tài trợ; (3) Cuộc gặp gỡ cộng đồng lập trình viên CNTT khu vực miền Trung của Google Việt Nam; và (4) cao điểm là sự kiện SURF diễn ra trong ngày 29/6/2018. Tại sự kiện SURF lần này các đại biểu sẽ tham gia các nội dung: - Lễ khai mạc với sự tham gia của các cấp chính quyền và các đối tác quốc tế lớn; - Các phiên thảo luận chuyên đề tập trung chia sẻ về các vốn của khởi nghiệp; - Các phiên trình bày của các diễn giả là các nhà khởi nghiệp nổi tiếng, các doanh nhân thành đạt, những công ty công nghệ thông tin chia sẻ về các công nghệ; - Cùng với đó là hoạt động triển lãm của các dự án khởi nghiệp, các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, các trường Đại học; - Đặc biệt, trong khuôn khổ sự kiện sẽ có Triển lãm Thành tựu đổi mới sáng tạo Israel do Đại sứ quán Israel tổ chức nhân kỉ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Israel.

Tạp chí Cá chuồn số 3 đã nhận được nhiều bài viết liên quan đến chủ đề Vốn cho khởi nghiệp, đào tạo khởi nghiệp và các chủ đề khác của các cây bút kỳ cựu như chị Vũ Kim Hạnh (Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp), Trần Vũ Nguyên (Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng)…. Đặc biệt là bài viết của Ngài Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar. Ngoài ra, tạp chí còn nhận sự góp mặt của nhiều cây bút mới và cũ của Vườn ươm doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu – Đào tạo Việt Anh. Đồng thời Nhà Xuất bản Đà Nẵng tiếp tục đồng hành với DNES trong việc phát hành Tạp chí Cá chuồn số 3. Ban Biên soạn xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao của các anh chị đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng. Chúng tôi rất mong các anh chị tiếp tục đóng góp bài viết cho Tạp chí những số sau. Hy vọng rằng với sự hiện diện của Cá chuồn sẽ là sự đóng góp cần thiết cho thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng trong thời gian tới.

VÕ DUY KHƯƠNG

Chủ tịch Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng

01


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

SURF 2018 The largest international startup conference and exhibition in Central Vietnam.

Israel & Vietnam: Innovative Relations H.E. NADAV ESHCAR (*)

In 1946, in a little hotel, somewhere in Paris, France’s capital, 2 people have met, these two, by chance, happened to stay for two weeks at the same hotel. The two, a man who later will become the first prime-minister of the State of Israel, David Ben-Gurion, who considered to be the father of the modern Israeli State, and Ho Chi Minh, the father of the modern Vietnamese State.

T

he second, had already declared a sovereign state, but the path he was still facing towards completion of the task was still very difficult. The encounter between the two was often spoken of, and it was claimed that they had a personal chemistry from the start. Later, Ben Gurion recounted that his friend Ho Chi Minh, has even offered him, while waiting for the establishment of the State of Israel, to form an exiled government in Vietnam. There was no need for it, since within 2 years the State of Israel was established and the rest is written in the pages of history. What moved me in the offer of the great Vietnamese leader, is not merely the demonstrated generosity and friendship, but the incredible thinking imagination, the ability to meditate so quickly a brilliant idea, no one could have thought about to establish a guest Israeli government in Vietnam - so simple, so clever and so practical! When I look at the Vietnamese people, whom I started to know since arriving here as the Israeli Ambassador 10 months ago, I see exactly that: practical, clever and quick-minded. Always

02

looking ahead. Never dwelling in the past. These characteristics compose the national strength of Vietnam and they are marching Vietnam forward towards the future. I have to admit that the Israeli people is very similar in these regard. It shares creativity, practicality and quick-mindedness, and it looks ahead. In my opinion, any partnership between Israelis and Vietnamese is natural and every connection between professionals, be it any profession, from Israel and Vietnam, can create magic. Today’s Vietnam, invests greatly in the development of a successful startup sector. Many young and talented entrepreneurs, try their way in this world - not an easy professional world. They think of creative ideas and try to turn them into a relevant technology which will promote them, will make them an economical success stories, and in addition - will contribute to the development of their country. The first steps are not easy, and the young entrepreneurs need support which will enable them to stand on their feet - to develop a

business model, to raise capital and to convince investors, to recruit proper manpower, etc. The work-model, developed by the talented team of Danang Business Incubator (often known as DNES), acting on behalf of Danang People’s committee, to promote the startup sector in the city is doing wonders. Danang is working on branding itself as the startup hub of Vietnam and is investing many resources to do so. The State of Israel, known as The Startup Nation, has already been through a long process of developing this sector, which is now a worldrenowned success story, and which we are very proud of. Israel is a small country, located in one of the most difficult areas in the world - the middleeast. Its terrain is mostly desert. There is a severe shortage of water and the soil is not appropriate for agriculture. My grandparents’ generation, who arrived to Israel from around the world and wanted to build its life in Israel, had to be very creative in order to succeed and sustain a life there. The finest Jewish scientists from Europe and the US joined together to establish a highquality academy and each man, woman and child joined the effort - put all their abilities to turn the desert into a flourishing garden. Amazingly, the effort succeeded. The lesson learned is the great importance of knowledge, science and academy, and the realization that innovation betters our lives and the places we live in. This is the Israeli national state of mind, which we recognize in many places around Vietnam these days, and Danang is one of the best example of it. Today, Israel has the largest number of startup companies per capita in the world. In Tel Aviv only, a startup company is registered to every 290 citizens. This is an incredible fact. Yet, one must remember that most of the startup companies do not survive and many of them fail in their early stages. The Government of Israel invest great

This year we have created a special exhibition for the event that will demonstrate some of the reasons Israel is well known as the “startup nation” , and will allow you to enjoy Israel beautiful landscape in a unique and innovative way. More than that we found this event as a wonderful opportunity to share knowledge & experience within the fields of innovation and entrepreneurship. This year we will have two experts that will present Israel’s special eco-system which Is a fertile ground for innovations & for business to grow and they will share their experiences by evaluating the candidates in SURF pitching competition. Embassy of Israel in Vietnam

capital in these companies, allowing them to survive long enough to try and realize their ideas. It is a risk taken by the state, using for that purpose the tax-payers’ money. However, the companies who manage to succeed, pay back the investment and allow continuity. Therefore, our modest contribution, as the Israeli Embassy, to promoting the Incubator in Danang, is, as I mentioned, natural. This is the third consecutive year, we are holding a week of activities in cooperation with the Incubator, where we try to assist local talents to succeed and to march the startup sector forward. During my talks with the Israeli experts we are bringing in, they were very impressed by the great gift shown among the Vietnamese startupists, but no less by their determination to succeed. One of the lessons, the experienced Israeli startup experts try to teach the local startupists is not to be afraid of failure. One should know that when trying to build a startup company from an idea one has, a first-time failure is almost inevitable. However, from this failure, one could learn quite few things, and mainly what to avoid on the next attempt. When failing a second time, one’s experience 03


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

only increases and on the third attempt, they will not stumble where they twice before did. Most success stories in the startup sector, are those of entrepreneurs who tried and failed many times. As in the symbol of SURF Week, the jumping fish know both how to swim as well as how to fly, then they are able to surf above they high waves. The fish must learn how to swim better and fly higher. You must always remember that the high waves keep coming, and the more you are prepared for them, the greater the chance to surf them. It is a process of perpetual study and improvement, and the falls along the way only make us stronger. Israel and Vietnam mark, this year, 25 years since establishing formal relations. The mutual sympathy between the two nations is great. We have a lot to contribute to each other. This year, we decided to celebrate the festive occasion together with our friends in Danang, on their most important

TẬP SAN CÁ CHUỒN

week - SURF Week. A celebration of innovation represents more than anything the relations between Israel and Vietnam, especially between Israelis and Vietnamese. In this framework, we are bringing again two top Israeli experts to work with the talented startupists in Danang Business Incubator, as well as presenting a nice exhibition showing to the people of Danang and the participants coming from all around Vietnam, few of the latest Israeli inventions, which contribute greatly to all of Humanity in various fields - Health, Agriculture, Transportation and more - inventions which for us, the Israelis, is a great source of pride. I believe that the ties between the Israeli and the Vietnamese startup communities will continue to grow tighter and stronger and will achieve many more great contributions to all Humankind!

Mối quan hệ Israel - Việt Nam: Khi sự sáng tạo gắn kết hai quốc gia H.E. NADAV ESHCAR (*)

* Ambassador of Israel to Vietnam

N

Đại sứ Nadav Eshcar ký tặng sách cho Chủ tịch và Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng nhân chuyến thăm của ông. Ảnh: Duy Trân

04

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Năm 1946, trong một khách sạn nhỏ tại thành phố Paris thủ đô nước Pháp, đã có hai con người gặp nhau, và cũng tình cờ cùng ở lại khách sạn đó trong hai tuần. Hai người, một người sau này trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Israel, David Ben-Gurion, được xem như là người cha của đất nước Israel hiện đại và người còn lại là Hồ Chí Minh, người cha của đất nước Việt Nam hiện đại.

gười thứ hai, dù lúc đó đã tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - một nhà nước có chủ quyền, nhưng con đường hoàn thành sứ mệnh mà ông đang phải đối mặt vẫn có vô vàn khó khăn. Cuộc gặp gỡ giữa hai người sau này vẫn thường được nhắc đến, và người ta nói rằng đã có một chất xúc tác hoá học nào đó giữa hai con người ấy ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Sau này, Ben Gurion đã kể lại rằng trong lúc ông đang chờ về sự ra đời của Nhà nước Israel thì người bạn Hồ Chí Minh năm ấy thậm chí đã đề nghị ông thành lập một chính phủ lưu vong tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó đã trở nên không cần thiết khi nhà nước Israel đã được thành lập trong vòng hai năm sau ngày đó. Những gì diễn ra tiếp sau sự kiện đó đều đã được viết trong lịch sử. Điều khiến tôi cảm thấy xúc động trong lời đề nghị của nhà lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam không chỉ là biểu hiện của tình bằng hữu và sự hào phóng, mà còn là một sự hình dung đáng kinh ngạc, khả năng nhanh chóng nảy ra một ý tưởng tuyệt vời mà không ai có thể nghĩ tới: thành lập một chính quyền lưu vong của Israel tại Việt Nam. Một ý

tưởng thật đơn giản, thông minh và rất thực tế! Khi tôi nhìn vào người Việt Nam, những con người tôi mới bắt đầu biết đến cách đây 10 tháng từ khi trở thành Đại sứ Israel, đây chính xác là những gì tôi đã thấy: thực tế, thông minh và suy nghĩ nhanh chóng. Họ luôn luôn hướng về phía trước. Họ không bao giờ sống trong quá khứ. Những phẩm chất này đã tạo nên sức mạnh dân tộc của Việt Nam và đang đưa Việt Nam đến với tương lai rực rỡ. Tôi cho rằng người Israel cũng có những đặc điểm tương đồng như vậy. Họ chia sẻ tính sáng tạo, sự thực tế và suy nghĩ mau lẹ, đồng thời họ cũng luôn nhìn về phía trước. Theo tôi, bất kì mối quan hệ nào giữa người Israel và người Việt Nam đều rất tự nhiên và bất kì mối liên kết chuyên môn nào giữa người Israel và người Việt Nam đều sẽ tạo ra những phép màu. Việt Nam của ngày hôm nay đầu tư mạnh mẽ vào sự phát triển trong lĩnh vực khởi nghiệp. Rất nhiều nhà khởi nghiệp trẻ và tài năng đã cố gắng phát triển bản thân trong thế giới startup này, thay vì bước chân vào thế giới chuyên môn vốn dĩ dễ 05


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

dàng hơn. Họ suy nghĩ về những ý tưởng sáng tạo và cố gắng biến chúng thành một công nghệ tương ứng, công nghệ này sẽ giúp phát triển và biến những ý tưởng đó thành một câu chuyện kinh tế thành công, và đồng thời cũng đóng góp cho sự phát triển của nước nhà. Những bước đi đầu tiên là không dễ dàng, và các nhà khởi nghiệp trẻ cần sự hỗ trợ để có thể đứng vững trên đôi chân của mình, phát triển một mô hình kinh doanh, kêu gọi nguồn vốn và thuyết phục nhà đầu tư cũng như tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp, v.v... Mô hình hoạt động được phát triển bởi đội ngũ tài năng của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), đóng vai trò đại diện cho UBND thành phố Đà Nẵng trong công tác phát triển khu vực startup của thành phố đang hoạt động hiệu quả. Đà Nẵng cũng đang tự xây dựng thương hiệu của mình như một trung tâm khởi nghiệp của Việt Nam và đang đầu tư rất nhiều nguồn lực trong khu vực này. Đất nước Israel, vốn được biết tới như Quốc gia khởi nghiệp, đã trải qua một quá trình dài trong việc phát triển khu vực này. Giờ đây Israel được biết đến như một câu chuyện thành công nổi tiếng toàn thế giới mà chúng tôi đều rất tự hào mỗi khi nhắc đến. Israel là một đất nước nhỏ nằm ở khu vực khó khăn nhất của thế giới: khu vực Trung Đông. Phần lớn lãnh thổ của đất nước tôi là hoang mạc. Việc thiếu nước rất trầm trọng và đất đai thì không phù hợp cho nông nghiệp. Thế hệ của ông chúng tôi - những người trở về từ khắp thế giới và mong muốn xây dựng cuộc sống mới tại Israel đã phải vô cùng sáng tạo trong việc xây dựng và duy trì cuộc sống tại đây. Các nhà khoa học Do Thái giỏi nhất từ châu Âu và Mỹ đã cùng nhau thành lập một nền học thuật chất lượng cao, và mỗi người đàn ông, phụ nữ hay trẻ em đều đóng góp nỗ lực, đem tất thảy khả năng của mình ra để biến hoang mạc thành một khu vườn rực rỡ. Ngạc nhiên thay, những nỗ lực đó đã thành công. Bài học rút ra chính là tầm quan trọng của kiến thức, 06

khoa học và học thuật, và sự đổi mới sáng tạo đã biến cuộc sống và cả nơi chúng tôi ở trở nên tốt đẹp hơn. Đây chính là tư tưởng của đất nước Israel, cũng là điều mà chúng tôi nhận thấy ở rất nhiều nơi tại Việt Nam ngày nay mà Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. Ngày nay, Israel có số công ty startup bình quân trên đầu người nhiều nhất trên thế giới. Chỉ riêng ở Tel Aviv, cứ 290 công dân lại có một startup được đăng ký. Đây là một sự thật khó tin. Tuy nhiên, mọi người cần nhớ rằng hầu hết các công ty startup không duy trì được và rất nhiều trong số đó thất bại từ những giai đoạn đầu. Chính quyền Israel đầu tư rất nhiều vốn vào các công ty này, giúp họ tồn tại đủ lâu để thử sức hiện thực hoá ý tưởng của họ. Đây là một sự mạo hiểm cho chính quyền khi sử dụng tiền thuế cho mục đích đầu tư. Tuy nhiên, những công ty thành công sẽ hoàn trả lại khoản đầu tư và duy trì tính liên tục cho chương trình. Chính vì vậy, sự đóng góp khiêm tốn của chúng tôi vào công cuộc phát triển ươm tạo khởi nghiệp ở Đà Nẵng trong vai trò của Đại sứ quán Israel là hết sức tự nhiên như tôi đã kể ở trên. Đây là năm thứ ba liên tiếp chúng tôi kết hợp với DNES để tổ chức một tuần lễ với những hoạt động hỗ trợ các tài năng địa phương thành công và thúc đẩy khu vực startup tiến lên. Khi trao đổi với các chuyên gia Israel mà chúng tôi gửi đến chương trình, họ đã rất

TẬP SAN CÁ CHUỒN

ấn tượng với tài năng của các nhà khởi nghiệp Việt Nam cũng như ý chí để đạt được thành công của họ. Một trong những bài học mà các chuyên gia về startup giàu kinh nghiệm của Israel muốn truyền tải đến các nhà khởi nghiệp địa phương chính là đừng sợ hãi trước thất bại. Nên biết rằng trong nỗ lực xây dựng một startup thành công từ một ý tưởng của ai đó, thất bại đầu tiên là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, từ thất bại này, người đó sẽ học thêm một vài điều, chủ yếu là những điều nên tránh trong lần thử tiếp theo. Khi thất bại lần thứ hai, kinh nghiệm của họ sẽ chỉ tăng thêm và trong lần thứ ba, họ sẽ không vấp ngã ở những nơi họ đã từng bị trong hai lần trước. Hầu hết những câu chuyện thành công trong lĩnh vực startup là câu chuyện của những nhà khởi nghiệp đã cố gắng và thất bại rất nhiều lần. Là linh vật của tuần lễ SURF, chú cá chuồn vừa biết bơi vừa biết bay, và nó cũng có khả năng lướt trên những con sóng dữ. Loài cá này phải học để biết cách bơi tốt hơn và bay cao hơn. Bạn phải luôn nhớ rằng những ngọn sóng cao sẽ tiếp tục ập đến, và càng chuẩn bị kĩ càng bao nhiêu thì cơ hội để lướt qua ngọn sóng của bạn càng lớn bấy nhiêu. Đó là một quá trình học hỏi, cải thiện không ngừng, và những lần trượt ngã chỉ làm chúng ta thêm mạnh mẽ mà thôi.

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Năm nay đánh dấu kỉ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và Việt Nam. Hai đất nước có sự đồng cảm chung rất lớn và chúng ta có rất nhiều điều để hỗ trợ lẫn nhau. Năm nay, chúng tôi quyết định kỷ niệm dịp lễ này cùng với những người bạn ở Đà Nẵng, trong tuần lễ quan trọng nhất của họ - tuần lễ SURF. Một lễ kỷ niệm của sự đổi mới - đại diện tiêu biểu nhất cho mối quan hệ giữa Israel và Việt Nam, đặc biệt là giữa người Israel và người Việt Nam. Trong sự kiện này, chúng tôi một lần nữa mang đến hai chuyên gia hàng đầu của Israel để làm việc với các nhà khởi nghiệp tài năng của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng, đồng thời thực hiện một buổi triển lãm để giới thiệu với người dân Đà Nẵng cùng những người tham dự đến từ khắp đất nước Việt Nam những phát minh mới nhất của Israel, như là những đóng góp to lớn đối với nhân loại trên khắp các lĩnh vực - sức khoẻ, nông nghiệp, giao thông… Đây là những phát minh và cũng là niềm tự hào của người Israel chúng tôi. Tôi tin rằng mối liên kết giữa cộng đồng khởi nghiệp của Israel và của Việt Nam sẽ tiếp tục gắn bó hơn, bền chặt hơn và đóng góp được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa cho toàn nhân loại! * Đại sứ Israel tại Việt Nam

07


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Năm Nguồn Vốn Để Khởi Nghiệp Bền Vững TRẦN NGUYÊN (*)

Hội nghị & Triển lãm khởi nghiệp quốc tế SURF 2018 lấy chủ đề là STARTUP CAPITALS – Các nguồn vốn của khởi nghiệp xoay quanh năm trụ cột chính để làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển của cộng đồng khởi nghiệp bên bờ biển.

08

“T

hiếu vốn” – đó là câu cửa miệng của tất cả các startup trên đời. Nhà đầu tư đưa tiền, thì lời than vãn ngay lập tức chuyển thành “Thiếu người”. Tuyển dụng xong xuôi, đến đoạn “Thiếu công nghệ”. Xử lý xong, thế nào cũng đến đoạn “Thiếu sự sẵn sàng của thị trường”. Mà cho dù xong đoạn này, thì cũng có đoạn “Thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng”. Bởi vậy, ngay từ đầu, có lẽ mỗi người trong hệ sinh thái khởi nghiệp cần “bày trận” cho đầy đủ năm nguồn vốn quan trọng này để có thể “yên tâm mà khởi nghiệp”. Vốn – thường được hiểu theo nghĩa “tiền và các thứ tương đương tiền”. Tuy nhiên, “vốn liếng” để khởi nghiệp bền vững không chỉ có vậy, mà cần có thêm vốn con người, vốn bản địa, vốn kỹ

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

thuật và đặc biệt là vốn xã hội. Do đó, chữ “vốn” mà chúng tôi đề cập ở đây, theo định nghĩa mới của các nhà nghiên cứu kinh tế: là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, có thể tích lũy được và có thể có thêm thu hoạch trong tương lai. Đặc biệt hơn, các nguồn vốn này có thể chuyển hóa thành những loại nguồn lực khác, vốn khác. Bởi vậy, câu chuyện của SURF 2018 như là một nỗ lực để khởi động và chia sẻ những góc nhìn khác nhau, tạo dựng một không gian để các dự án khởi nghiệp và những đầu mối nắm giữ các nguồn vốn này gặp gỡ, kết nối và từng bước hình thành những nền tảng để có thể khởi nghiệp bền vững.

09


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

VốnCông CôngNghệ Nghệ Vốn Technology Capital

Vốn TàiTàiChính Vốn Chính Financial Capital Đầu tư cho khởi nghiệp dạng “thiên thần” hay “mạo hiểm” là điều còn mới mẻ ở Đà Nẵng cách đây vài năm. Sau nhiều nỗ lực, đã hình thành một quỹ đầu tư thiên thần nho nhỏ là Quỹ Cá Chuồn – Flying Fish Investment, cũng như những nhóm đầu tư khởi nghiệp thuộc các công ty hay các nhà đầu tư cá nhân đang ngày càng đông hơn. Chuẩn bị cho SURF, một cuộc “cà phê angels” với sự hỗ trợ của chương trình SWISS EP cũng đã được thực hiện, để mọi người ngồi với nhau và trao đổi xoay quanh đề tài: “Làm thế nào để đầu tư tiền cho khởi nghiệp một cách hiệu quả?”. “Làm thế nào”, chứ không phải “ở đâu”, điều đó có nghĩa là tiền vẫn có, mong muốn “xuống tiền” để đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng có. Chỉ là làm sao để định giá một công ty khởi nghiệp và đo lường được những rủi ro trong việc đầu tư này.

Vậy vấn đề quan trọng nhất, là làm sao chuẩn bị, sẵn sàng và biết cách làm việc với nhà đầu tư. SURF 2018 góp phần để giải bài toán này thông qua 4 hoạt động: Chương trình tăng tốc khởi nghiệp Israel với chủ đề: Gọi vốn đầu tư cho khởi nghiệp. Startup pitching competition: Cuộc thi thuyết trình dự án khởi nghiệp và là cơ hội để tỏa sáng trước cộng đồng. Buổi giao lưu “một đối một” giữa nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư. Thêm nữa là khu vực triển lãm - nơi tiếp thị trực quan các sản phẩm, dịch vụ của từng dự án. Tất nhiên, như giới tài chính Mỹ có câu “Không có bữa trưa nào miễn phí”, việc tiếp cận và gọi vốn thành công là điều không đơn giản mà nó đòi hỏi sự chuẩn bị đầy đủ, chuyên nghiệp và phải đầu tư cho bản thân mình một cách bài bản trước khi muốn lấy tiền của người khác.

Vốn Nhân Vốn NhânSự Sự Human Capital

Gần ba năm tham gia với cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung, điều quan trọng mà Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) rút ra được là chuyện “con người” phải là yếu tố mang quyết định sống còn đối với một dự án khởi nghiệp. Ngay từ đầu, DNES chủ trương lựa chọn các dự án ươm tạo dựa vào mức độ cam kết của đội ngũ sáng lập dự án. Hai trong số những bài học quan trọng mà chúng tôi học được từ Quốc gia Khởi nghiệp Israel: không ai khởi nghiệp một mình – phải luôn có đội ngũ, và khởi nghiệp không phải là một cuộc dạo chơi mà nó phải là một cuộc dấn thân, cam kết và dành trọn thời gian, tâm huyết. Đất miền Trung là đất học, con người nổi tiếng cần cù và chịu thương chịu khó. Nhưng dải đất nghèo này phải chịu

10

nắng, gió và bão lũ nên văn hóa “mạo hiểm” chưa vượt qua được rào cản “ăn chắc mặc bền”. Làm thế nào để nguồn vốn con người được phát huy tốt nhất, đặc biệt là từ hệ thống các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố luôn là một trăn trở. SURF được hình thành cũng từ yếu tố này với mong muốn tạo ra những làn gió mới, kéo theo những luồng chảy mới về nhân tài từ nhiều nơi khác nhau tề tựu về Đà Nẵng để làm dày thêm vốn nhân sự nơi đây. Bởi vậy tại SURF, luôn có hai nội dung quan trọng: không gian của các trường đại học để giới thiệu về những nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực của Đà Nẵng chuẩn bị cho khởi nghiệp và không gian để các nhà đồng sáng lập, các nhân sự gặp nhau.

Công nghệ chính là thứ tạo ra sự khác biệt, sự đột phá cho các dự án khởi nghiệp. Nếu không có công nghệ thì dự án khởi nghiệp sẽ đi theo một mô hình kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, sự hiểu lầm thường gặp là phải cứ công nghệ thông tin hoặc kỹ thuật cao mới là công nghệ. Không hẳn như vậy. Vốn công nghệ, chính là “năng lực chuyên môn” mà một nhà sáng lập khởi nghiệp nắm giữ, hoặc tập thể này nắm giữ để có thể biến thành năng lực cạnh tranh của mình. Ở SURF, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ những nhân vật dẫn đầu hoặc đang tạo ra xu hướng về công nghệ để cùng trò chuyện về những nền tảng công nghệ mới trên thế giới. Một mô hình mà SURF mong muốn hướng tới, gọi là “deep tech”, tức là sự

kết hợp của nhiều nền tảng công nghệ khác nhau để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới để phục vụ sự phát triển của xã hội. Một trong những điểm nhấn của SURF là triển lãm thành tựu đổi mới sáng tạo của Israel – quốc gia khởi nghiệp. Triển lãm này nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Israel. Nền tảng mà khởi nghiệp Israel tựa vào chính là sự kết hợp giữa sức mạnh công nghệ, lực lượng nhân tài dồi dào và một yếu tố quan trọng: vốn công nghệ được tích lũy từ nhiều năm dài đem các trung tâm nghiên cứu phát triển R&D của các tập đoàn toàn cầu về dựng trụ sở tại Tel Aviv, thủ đô của Israel.

VốnBản BảnĐịa Địa Vốn Local Capital

Điểm vui và có phần thu hút của SURF năm nay là đêm chung kết lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018 sẽ diễn ra chỉ một ngày sau SURF. Những ai đã một lần tham dự chương trình này sẽ hiểu rằng sự kết hợp giữa ánh sáng, âm nhạc và không gian lung linh của sông Hàn là một sự hòa quyện tuyệt diệu. Đà Nẵng sở hữu một nguồn vốn bản địa phong phú như thế. Không chỉ là lễ hội pháo hoa mà còn là lễ hội thể thao biển châu Á, chương trình thách thức ba môn thể thao bơi biển, đạp xe và chạy marathon lớn nhất khu vực hay hàng loạt các lễ hội thể thao khác diễn ra quanh năm… Vốn bản địa, chính là những gì mà vùng đất nơi khai sinh của dự án khởi nghiệp có thể giúp nâng đỡ cho sự phát triển

bền vững của dự án đó. Đà Nẵng, vốn là đất mới trên hành trình mở cõi của ông cha, nên mang trong mình “bộ gene” đổi mới, cách tân và khoáng đạt. Vốn bản địa, còn là những sản vật địa phương, những nền tảng của văn hóa ngàn xưa tích tụ lại để có thể phát huy thành lợi thế cạnh tranh của vùng đất. Đến SURF, để nghe những câu chuyện mới về khởi nghiệp với nền tảng du lịch thông minh, khởi nghiệp với nông nghiệp đô thị hay đơn giản hơn, để hiểu mô hình “trung tâm đổi mới sáng tạo bên bờ biển” – innovation hub by the sea mà cộng đồng nơi đây đang từng bước xây dựng để vốn bản địa của biển miền Trung không mất đi mà ngày càng được mở rộng hơn.

VốnXã Xã Hội Vốn Hội Social Capital

Vốn xã hội được định nghĩa bằng sự tin cẩn giữa những người cùng một cộng đồng, sự tuân thủ lề thói, phong tục của cộng đồng ấy mà không cần pháp luật cưỡng chế hoặc vì hấp lực của vật chất. Nói chung, đó là mạng lưới xã hội có những ảnh hưởng tốt đối với sự hình thành và phát triển của một cá nhân, một tổ chức. Trong quá trình học hỏi kinh nghiệm về khởi nghiệp tại Mỹ do Bộ Ngoại giao nước này tổ chức, người viết bài học được một điều mang tính cốt lõi của vấn đề: khởi nghiệp cần có cộng đồng để chia sẻ và lớn lên cùng nhau, và cần theo

kịp trào lưu, xu hướng phát triển của ngành thì mới tạo ra tác động lớn và có nhà đầu tư. Bởi vậy, SURF là một trong những nỗ lực để xây dựng và “gia cố” cho nền tảng vốn xã hội của cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng. Chúng tôi hay gọi vui, SURF là “đại hội võ lâm bên bên bờ biển của giới khởi nghiệp”, lý do chính là tạo ra một “cuộc hẹn hò” bên biển mỗi năm, để mọi người có cớ mà về chơi với nhau, chia sẻ với nhau, làm việc với nhau và làm giàu hơn phần vốn xã hội của mỗi người và của chung cả cộng đồng. * CEO, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng

11


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Nên Dạy Và Học Khởi Nghiệp Thế Nào? TS. VÕ DUY KHƯƠNG (*)

Đối với hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp số không thể biến thành một phong trào đơn thuần. Không thể chỉ hô hào trên các diễn đàn hội nghị, hội thảo mà Việt Nam có thể thành quốc gia khởi nghiệp được!

1

Ở nước ta, theo tôi biết thì trong vài chục năm gần đây luôn có tình trạng từ việc lớn đến việc nhỏ đều được hô hào biến thành “phong trào” thi đua ở mọi cấp từ trên xuống dưới. Mới đây khi rộ lên “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” đã có những phát biểu rất hoành tráng: “Người Việt Nam rất giỏi phát động phong trào cách mạng toàn dân…; đây là lợi thế của Việt Nam”; hay “Đến năm 2050, kinh tế Việt Nam sẽ vượt Hàn Quốc”; “TP. Hồ Chí Minh sẽ có giải Nobel y học” v.v… Ai thích gì nói nấy mà không cần chịu bất cứ trách nhiệm nào! Không phải các phong trào thi đua là không tốt, nhưng thứ gì cũng đem biến thành phong trào thì không ổn. Hằng ngày chúng ta nghe không biết bao nhiêu là loại phong trào từ văn hóa,

giáo dục, giao thông công cộng đến hoạt động kinh tế - xã hội v.v… Và hiện nay hoạt động khởi nghiệp đang bị phong trào hóa như vậy. Đối với hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp số không thể biến thành một phong trào đơn thuần. Không thể chỉ hô hào trên các diễn đàn hội nghị, hội thảo mà Việt Nam có thể thành quốc gia khởi nghiệp được! Theo tôi, ở trường đại học và tổ chức Đoàn Thanh niên có thể phát động phong trào khởi nghiệp trong thanh niên sinh viên - học sinh chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, tinh thần đổi mới sáng tạo cho giới trẻ là chính. Nhưng nếu không có các bước tiếp theo thì mọi việc cũng chỉ dừng lại ở đó mà hoạt động khởi nghiệp không

Cần có các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ngoài xã hội tổ chức các chương trình huấn luyện - đào tạo khởi nghiệp cả cho sinh viên và người đã đi làm về kỹ năng thực hành khởi nghiệp. Như vậy sẽ hài hòa cả về dạy và học lý thuyết khởi nghiệp trong trường đại học và huấn luyện kỹ năng thực hành sát với thực tiễn xã hội.

12

thể phát triển được. Nói cách khác cần chấn chỉnh ngay cách làm khởi nghiệp theo kiểu phong trào ồn ào với những tuyên bố to tát nhưng chẳng đem lại kết quả gì đang lan rộng trong xã hội ta hiện nay. Để hoạt động khởi nghiệp trong thời đại số thực sự có hiệu quả, có thể đi chậm nhưng chắc, để có những kết quả cụ thể và đưa hoạt động khởi nghiệp thực sự trở thành một trụ cột của nền kinh tế thì chúng ta phải có các hoạt động bài bản hơn. Đó phải là xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho tuổi trẻ một cách kiên trì, bền bỉ; đó là phải nâng cao kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên, học sinh bằng các việc làm cụ thể trong giảng dạy, đào tạo; đó còn là huy động đội ngũ những nhà đầu tư, doanh nhân đi trước tư vấn, hỗ trợ cả về kinh nghiệm, tiền vốn cho các dự án khởi nghiệp; đó còn là những chính sách quan trọng về hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước và chính quyền các địa phương… Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ tập trung nhấn mạnh nội dung đào tạo khởi nghiệp nên như thế nào.

2 Giảng viên và các học viên của Khoá đào tạo giảng viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do IPP và DNES phối hợp tổ chức. Đây là lực lượng nòng cốt cho việc tổ chức các lớp đào tạo về khởi nghiệp cho học sinh – sinh viên tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Ảnh: DNES

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Kết luận phiên họp của Hội đồng quốc gia giáo dục tháng 5/2018, Thủ tướng Chính phủ đề nghị sớm đưa vào chương trình giảng dạy của các trường về khởi nghiệp một cách sâu sắc và thực tế hơn. Ươm mầm khởi nghiệp phải là một mục tiêu của đại học. Sau đó Bộ Giáo dục & Đào tạo có văn bản hướng dẫn các đại học, học viện, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm đưa các chuyên đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn phù họp với thực tiễn của trường. Để các chủ trương của Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo đi vào cuộc sống thì việc giảng dạy, học tập khởi nghiệp cho thanh niên về lâu dài cần phải chú ý những vấn đề gì? (a) Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy rằng đối tượng đông đảo sẽ tham gia vào

hoạt động khởi nghiệp là sinh viên - học sinh, nhưng không chỉ có mình họ đơn độc mà phải có lực lượng doanh nhân đi trước, lực lượng cựu sinh viên đã khởi nghiệp thành công hỗ trợ. Thanh niên khi đã nâng cao được tinh thần khởi nghiệp thì sẽ rất hăng hái, phấn khích tìm tòi ý tưởng mới, xây dựng các đội, nhóm cùng nhau khởi nghiệp. Việc đào tạo khởi nghiệp cần giúp họ khắc phục các hạn chế cơ bản là thiếu kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, thiếu kiến thức về pháp lý, về sở hữu trí tuệ… (b) Khi các nhóm khởi nghiệp đã đi được một chặng đường nhất định thì họ sẽ thiếu vốn cho dự án tiếp tục vận hành và phát triển. Đa phần các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ chết trong thời kỳ này. Việc kết nối các nhà đầu tư với dự án khởi nghiệp đòi hỏi nhiều hoạt động công phu và liên tục. Cần xây dựng được mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận chia sẻ rủi ro cùng với startup. Đồng thời cần xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển với đội ngũ các startup dồi dào với chất lượng ngày càng cao để làm đối tác với các nhà đầu tư. (c) Khi startup vượt qua được giai đoạn ban đầu, huy động được vốn đầu tư, nhưng nếu không có đội ngũ sáng lập giỏi, có tầm nhìn xa để phát triển thị trường, phát triển sản phẩm vượt trội, quản trị kinh doanh thì doanh nghiệp của họ sẽ sống cầm chừng và có thể trở thành một doanh nghiệp nhỏ, không còn yếu tố doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nữa. Hai năm qua Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng đã ươm tạo khoảng 40 dự án khởi nghiệp được chọn lựa từ hàng trăm dự án đăng ký. Hầu hết các dự án khi được chọn có ý tưởng rất hấp dẫn (làm kính cho người mù; đặc sản ẩm thực Việt; thực phẩm từ dế…) nhưng chỉ qua thời gian ươm tạo là các dự án này đã dừng hoạt động. Có những dự án đạt giải tại các cuộc thi khởi nghiệp cả nước 13


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

rất đình đám nhưng sau sáu ươm tạo, lập được doanh nghiệp khởi nghiệp và có sản phẩm ra thị trường thì hiện nay đã rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Điểm chung của các dự án này là các nhân sự chủ yếu thường tự tin quá mức vào khả năng bản thân mình, hào quang của những thành công ban đầu của ý tưởng mình đưa ra làm họ lầm tưởng sẽ thành startup “triệu đô”. Đa phần họ không chịu học hỏi để tìm phương án mở rộng thị trường, nâng cao tính vượt trội của sản phẩm để cạnh tranh bền vững trên thị trường…Ngay cả một số

TẬP SAN CÁ CHUỒN

dự án khởi nghiệp đã thành công trong thời gian đầu thì đến nay đang chậm lại vì các founder không đủ kiến thức để mở rộng doanh nghiệp, nhất là không muốn tìm hoặc không tìm được các cộng sự để phát triển các lĩnh vực chuyên môn (huy động vốn, quản trị tài chính, phát triển thị trường,…). Họ luôn lo sợ khi có những nhân lực mới, có các cổ đông mới góp vốn họ sẽ mất đi độc quyền sáng chế, sợ bị chia sẻ thông tin sản phẩm, bí quyết công nghệ… Đó là nguyên nhân các doanh nghiệp này chậm phát triển, thậm chí sẽ dẫn tới thất bại.

giống nhau và có thể thêm bớt một số quy trình cho phù hợp điều kiện cụ thể của từng startup … Mô hình thực hành khởi nghiệp càng phong phú càng giúp cho những sinh viên đam mê khởi nghiệp có những kỹ năng thực tiển, giúp họ khi triển khai các hoạt động khởi nghiệp sẽ bớt lúng túng. Có một thực tế đáng buồn hiện nay là hầu hết các dự án khởi nghiệp sau giai đoạn hình thành ý tưởng với đội ngũ nhân sự nhiệt huyết (thường là sinh viên đang học tập hoặc đã ra trường), nhưng do các em chưa có

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

được một kiến thức cơ bản về mô hình và hoạt động của một doanh nghiệp khởi nghiệp như thế nào, nên khi gặp những rắc rối ban đầu là đã vỡ trận. Dạy khởi nghiệp là một điều hoàn toàn mới mẻ ở nước ta khi mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, việc học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước cũng không đơn giản vì còn phụ thuộc vào những vấn đề khó như triết lý giáo dục mỗi quốc gia, truyền thống kinh doanh mỗi nước, mức độ hội nhập… Nhưng nếu không bắt đầu làm thì sẽ không bao giờ có kết quả hay

kinh nghiệm gì mới, kể cả những kinh nghiệm thất bại. Khi làm việc mới phải chấp nhận thất bại và coi đó là học phí để bước tiếp (tinh thần khởi nghiệp luôn là vậy). Nhưng tuyệt nhiên không nên xem việc đào tạo khởi nghiệp như một phong trào, khi mới bắt đầu thì sôi nổi, hồ hởi, nhưng càng về sau càng đuối dần, rồi “đánh trống bỏ dùi” như các loại phong trào hiện nay. * Chủ tịch, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng

Dạy khởi nghiệp là một điều hoàn toàn mới mẻ ở nước ta khi mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm… Nhưng nếu không bắt đầu làm thì sẽ không bao giờ có kết quả hay kinh nghiệm gì mới, kể cả những kinh nghiệm thất bại. Khi làm việc mới phải chấp nhận thất bại và coi đó là học phí để bước tiếp.

3

Từ mục tiêu và thực tiễn hoạt động khởi nghiệp hiện nay, chúng ta cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi trong đào tạo khởi nghiệp là: Thứ nhất, về đối tượng đào tạo trước hết là sinh viên, học sinh các trường từ đại học đến trung cấp, đặc biệt là các ngành sư phạm. Như vậy, chủ trương của Chính phủ là toàn bộ những người đang được đào tạo chương trình sau phổ thông đều được học tập, đào tạo về các chuyên đề khởi nghiệp chứ không chỉ ở một số trường dạy về kinh tế, quản trị kinh doanh. Mặc khác, cũng như các ngành học chuyên môn, để khắc phục tình trạng chỉ học lý thuyết suông trong trường thì cần có các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ngoài xã hội tổ chức các chương trình huấn luyện - đào tạo khởi nghiệp cả cho sinh 14

viên và người đã đi làm về kỹ năng thực hành khởi nghiệp. Như vậy sẽ hài hòa cả về dạy và học lý thuyết khởi nghiệp trong trường đại học và huấn luyện kỹ năng thực hành sát với thực tiễn xã hội. Thứ hai, về nội dung dạy và học khởi nghiệp thì hiện nay có nhiều giáo trình khởi nghiệp của nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt, tuy nhiên cần nghiên cứu chọn lựa những chuyên đề phù hợp và viết thêm những chuyên đề sát với thực tiễn của Việt Nam, xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo khởi nghiệp thích ứng với điều kiện của Việt Nam. Nội dung chương trình có thể tập trung vào các nhóm chuyên đề: (i) Xây dựng tinh thần khởi nghiệp; (ii) Thiết kế tư duy sáng tạo; (iii) Kỹ năng quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường;

(iv) Các quy trình xây dựng một công ty khởi nghiệp. Đây sẽ là những nội dung, công cụ phân tích có ích cho tuổi trẻ tham gia vào khởi nghiệp. Nội dung chương trình cần hết sức tinh gọn, thiết thực. Thứ ba, xây dựng các mô hình thực hành khởi nghiệp. Đây là nội dung khó nhất trong chương trình dạy và học khởi nghiệp. Chương trình đào tạo cần có những mô hình thực tế, các quy trình cơ bản mà các founder sẽ áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Đương nhiên đây chỉ là các mảnh ghép cơ bản nhất như: hình thành ý tưởng sáng tạo về sản phẩm đầu ra; xây dựng đội ngũ; kỹ năng huy động vốn; phát triển thị trường; kế hoạch kinh doanh, … Trong thực tiễn hoạt động của từng startup có thể sẽ triển khai các nội dung, quy trình này theo những thứ tự không

Ngay tại khoá đào tạo về khởi nghiệp cho các giảng viên thì những giờ học thực hành cũng luôn được chú trọng. Ảnh: Duy Trân

15


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Một buổi toạ đàm chuyên đề “Đầu tư thiên thần cho startup” do Công ty đầu tư Flying Fish (FFI) tổ chức tại Đà Nẵng hồi đầu tháng 6 vừa qua. Ảnh: FFI

Đôi Điều Về Chuyện “Liền Khúc Ruột” VŨ KIM HẠNH (*)

“Đồng tiền đi liền khúc ruột” – Tục ngữ

T

ôi nhớ hoài một lời trách của một bạn trẻ người dân tộc thiểu số ở Lai Châu khi đến trò chuyện làm ăn với họ, rằng: “Trung ương Đoàn “keo” lắm, cấp vốn khởi nghiệp mà chỉ 30 triệu, không đủ thiếu gì hết”. Tôi hỏi, với 30 triệu đó bạn đã làm gì? Rồi bây giờ bạn cần thêm bao nhiêu? Bạn lưỡng lự hồi lâu, rồi cười, trả lời, dạ chưa biết. Như vậy, TW Đoàn có đưa bao nhiêu cho bạn cũng vẫn không đủ, mà TW Đoàn thì... không in được tiền. Cần phải làm cho các bạn hiểu rõ, bạn khởi nghiệp để làm gì, kinh doanh gì, vốn để làm gì, làm sao biết mình cần bao nhiêu vốn để khởi nghiệp và sử dụng như thế nào... Vốn do nhà nước cấp là một cái gì đó rất tệ. Vì nhà nước đang xài tiền thuế của dân, đâu thể cấp lung tung vô định, hơn nữa nhà nước đâu phải doanh nghiệp, đâu có khởi nghiệp lần nào mà có kinh nghiệm cấp cho đúng. Vậy nên tạo Vốn như thế nào? Và quan trọng nhất là quản lý dòng tiền. Khởi nghiệp đang được nói tới là nỗi đam mê cháy bỏng, dám chơi dám chịu, dám chấp nhận rủi ro đủ thứ. Nhưng Khởi nghiệp không được giỡn với đồng tiền. Cuộc vui đùa đó hoàn 16

toàn không vui đâu. Nó liền khúc ruột. Khởi nghiệp càng không có nhiều tiền để mua kinh nghiệm. Tôi vẫn khuyên các bạn trẻ dám chấp nhận rủi ro. Nhưng bao giờ nói câu đó tôi cũng nơm nớp lo rằng các bạn tưởng tôi xúi các bạn chơi liều. Không được liều lĩnh. Chấp nhận rủi ro với suy tính cặn kẽ nó khác. Tôi biết hai câu chuyện về hai bạn trẻ khởi nghiệp, đã và đang diễn ra thật. Một bạn trẻ làm nông hoàn toàn không hóa chất rất nhiệt thành với nguyên lý hoạt động của mình. Bạn được nhà đầu tư bỏ ra hơn 5 tỷ tham gia vốn. Nhưng chỉ ít lâu, bạn than: các điều kiện của nhà đầu tư khó khăn quá. Rồi bạn “né” nhà đầu tư, không chịu ngồi bàn luận cho kỹ những gì DO (nên làm) và DON’T (không nên làm). Lại có bạn có một mô hình kinh doanh rất hay, sản phẩm hấp dẫn, tiềm năng mênh mông. Bạn tôi thích quá, hỏi để đầu tư. Bạn định giá doanh nghiệp mà nhà đầu tư tiềm năng nghe hoảng hồn. Nhà đầu tư thiên thần khuyên bạn ngồi xuống làm lại bài toán vốn. Bạn lơ là. Sau đó nhà đầu tư tiềm năng đành bỏ, với sự luyến tiếc, vì thực ra họ muốn góp sức quản trị để doanh nghiệp phát triển chứ không nhắm lợi

nhuận. Chị gặp tôi sau khi rút lui, bày tỏ: các em chưa biết tính bài toán tài chính, mình muốn dạy các em tính nhưng các em dè chừng và có lẽ ngại mình lừa, mình tiếc không dạy được cho các em rằng nếu cứ giữ những con số vậy, sẽ có những nhà đầu tư tiềm năng không bỏ vốn cho các bạn mà các bạn mãi sẽ không hiểu vì sao... Người Israel lập công ty để bán. Sản phẩm của họ là chính công ty khởi nghiệp đó. Vậy mà tiêu chí để nhà đầu tư bỏ vốn vẫn là: đội ngũ sáng lập có giỏi không, đoàn kết không. Có đội ngũ giỏi và đoàn kết thì kiếm vốn mấy hồi. Nên vấn đề quan trọng vẫn là học cách kiếm vốn. Các quốc gia hỗ trợ khởi nghiệp thành công có trợ giúp nhiều cho doanh nghiệp, nhưng đều rất cân nhắc về phương pháp. Họ chỉ cấp một ít lúc khởi đầu. Quan trọng hơn là trao “bí kíp” quản trị, trong đó rất quan trọng là tìm vốn và quản lý tiền bạc. Tôi thích cách mà Singapore trợ giúp doanh nghiệp của họ. Chính phủ ra tiền nhiều, nhưng họ biết sợ dân, họ xài đồng tiền rất hiệu quả. Để doanh nghiệp khởi nghiệp tay mơ hiểu về quản trị, họ cử những công ty tư vấn giỏi, coach (huấn luyện 1 kèm 1)

sâu cho từng doanh nghiệp. Chính phủ trả tiền cho các công ty tư vấn 100%, doanh nghiệp khởi nghiệp được tự do chọn nhà tư vấn của mình. Công ty tư vấn phải tìm hết cách để các công ty khởi nghiệp chọn mình và sau thời gian đồng hành thì nhận được hiệu quả thực sự. Sau một năm, doanh nghiệp xác nhận việc tư vấn hỗ trợ là có kết quả thì nhà nước tiếp tục hỗ trợ và công ty tư vấn mới mong tiếp tục nhận được hợp đồng nhà nước thuê, nghĩa là nhà nước tiếp tục trả tiền dịch vụ tư vấn cho công ty khởi nghiệp. Như vậy nhà tư vấn phải cố gắng mang lại hiệu quả và dĩ nhiên công ty được tư vấn hưởng lợi thực sự. Nếu nhà nước không nên bỏ tiền trực tiếp giúp khởi nghiệp, thì Vốn từ đâu ra? Dĩ nhiên là do doanh nghiệp đang hoạt động và do các quỹ chuyên nghiệp về đầu tư khởi nghiệp, vì đó là một dạng đầu tư đặc biệt, khác với các hình thức đầu tư thông thường. Có thể do các nhà đầu tư cá nhân có những lý do riêng của họ khi đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp. Hiện nay các công ty công nghệ lớn chuộng hình thức spin-off (một doanh nghiệp mới tách ra từ 1 bộ phận cũ của một công ty lớn), trợ vốn cho doanh

nghiệp khởi nghiệp cùng ngành theo hướng có thể mua luôn doanh nghiệp này. Cách này Microsoft, Google hay Facebook, Amazon hay dùng, thay vì phải xây dựng một bộ máy cồng kềnh thì khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, rồi khi thành công thì mới mua luôn. Hiện nay thị trường có hai dạng khởi nghiệp: dạng truyền thống, sản xuất các ngành hàng tiêu dùng hay trong nông nghiệp và khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin, bằng công nghệ, dịch vụ trực tuyến. Công ty dạng truyền thống thì kiếm tiền từ từ bằng cách củng cố hoạt động sản xuất hoặc mở rộng thị trường, kiếm tiền chính từ doanh thu > chi phí và giá trị được thể hiện trên báo cáo tài chính, có thể cộng thêm kỳ vọng phát triển nhưng luôn có nền tảng cổ điển và có thể dễ hiểu với đa số nhà đầu tư và người tiêu dùng. Trong mô hình này, tiền đến từ lợi nhuận hoạt động hoặc đến từ lợi nhuận thặng dư khi bán cho các nhà đầu tư mới có kỳ vọng vào sự phát triển của doanh nghiệp Còn với công ty công nghệ thì việc kiếm tiền không phải từ doanh thu lớn hơn chi phí mà kiếm tiền từ sự kỳ vọng

của các nhà đầu tư có những nhận định riêng và “kỳ lạ” của họ, do đó rất nhiều công ty có giá cao ngất trời mà không hề có lợi nhuận và cho đến khi có lợi nhuận thì cũng “ngất trời”, đủ bù đắp cho các chi phí (vô cùng lớn) đã bỏ ra Trong 5 lĩnh vực cơ bản cần hướng dẫn doanh nghiệp khởi nghiệp mà gần 4 năm qua, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA đã thường trang bị cho các bạn trẻ khơi nghiệp là: (xác định rõ) mô hinh kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản trị tài chính, nhân sự, tiếp thị phân phối thì quản lý tài chính là khó nhất vì đòi hỏi chuyên môn sâu. Thường khi tôi nghĩ, nếu công ty khởi nghiệp lớn đến mức nào đó, ví dụ, doanh thu hơn 50 tỷ đồng/năm, thì nên nhờ người chuyên môn tài chính quản lý giúp. Và nếu doanh thu cao hơn, đến 100 tỷ đồng/ năm thì nên thuê hẳn chuyên gia tài chính về quản lý (dù có khi chỉ làm bán thời gian?). Cái cần chia sẻ kinh nghiệm với các cổ đông của công ty khởi nghiệp chính là sự rõ ràng trong kỳ vọng và sự rõ ràng trong việc phân chia quyền lợi và sự minh bạch trong quyền lực quản lý. Tóm lại, việc quản lý tài chính tuy không được coi là quan trọng nhất nhưng lại là cái lý do làm...đắm thuyền, cần quan tâm đúng mức. * Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp

17


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

DNES And Swiss EP: A Long History at SURF 2018 HUB LANGSTAFF & TRAN TRI DUNG (*) The authors (left and center) with Jeff Hoffman (right) - worldclass serial entrepreneur at SURF 2017. Credit: DNES

T

he Swiss Entrepreneurship Program (Swiss EP) visited DNES as early as the establishment of the business incubator in 2016. Following an indirect approach, Swiss EP focuses on supporting and building capacity for the startup ecosystem, including supporting business mentors, incubators, accelerators, and investors. We bring international experts to help these ‘service providers,’ with the goal of benefiting growth-oriented entrepreneurs through the improved quality and capability of our partners. Swiss EP works hard for not only better performance of incubation and acceleration programs but also sustainable business models of these programs. To this end, Swiss EP has been offering holistic and systematic support to DNES. Swiss EP Vietnam receives our support through SECO, the State Secretariat for Economic Affairs of Switzerland, and the program is implemented through private sector Swiss EP Vietnam, which is managed by the firms Swisscontact and J.E. Austin Associates. In March 2016 Swiss EP brought the first expert to DNES to introduce the concept of long-term mentorship to the emerging startup ecosystem of Da Nang. Technical assistance in mentoring trainings and getting a mentoring program up

18

and running were supported during the first year. In October of 2016 Swiss EP sponsored a visit of Startup Weekend co-founder Franck Nouyrigat to the first-ever national-scale Startup Fair hosted by DNES. The high-energy and pro-action entrepreneur urged DNES to surf the startup wave by developing corporate partnerships and building an international working environment. Franck’s inspiration created two results. First, DNES defined a strategy to make Da Nang an inspiring innovation hub by the sea. Second, the idea of SURF Da Nang 2017 was born with the goal to become an International Startup Conference and Exhibition. Four international experts were brought to DNES in the first half of 2017 by Swiss EP to work closely with DNES management on defining business models and strengthening competitive advantages of the incubator. In July at SURF 2017, DNES introduced 17 startups from the first two batches to more than 2,000 attendants from 27 countries, including government leaders, international and national partners, investment funds, angel investors, businessmen, entrepreneurs, incubators, accelerators, and universities. Swiss EP proudly invited world-class serial entrepreneur Jeff Hoffman to deliver a keynote

speech at the opening of this memorable occasion. Jeff’s message was: “Ideas of Vietnamese entrepreneurs are just as good as those of entrepreneurs in Silicon Valley. What makes the difference is the Vietnamese lack the tools to executetheirideas.”AsJeffsaid,“Ideasarewelcome, but Execution is worshiped,” it was crystal clear to DNES as well as the other ecosystem service providers that their mission is to offer such tools to the entrepreneurs. The offerings include, and are not limited to, mentorship, training and coaching, incubating, accelerating, and angel investing. Jeff’s confirmation that “entrepreneurship is not just about making money but solving the problem” strengthened DNES’s confidence in continuing the challenging startup journey. As of June 2018, Swiss EP has supported DNES with 11 international expert visits to Da Nang, in addition to constant technical assistance by the Program’s country team. Effective collaboration has resulted in the fact that 4 startups in DNES’s portfolio are in the list of the top 20 companies with most employees among those of Swiss EP’s 17 partner organizations. The four currently have 128 positions. DNES has become a reliable source of support and services for startups and entrepreneurs beyond Da Nang and central region. In light of

this, startup investors are asking DNES for their investment pipeline. To support the investors in getting accustomed with unconventional investing in innovation and high-growth-oriented businesses, DNES and Swiss EP continue supplying them with international best practices and connections. The first group of angel investors in Da Nang is forming as an effort of DNES’s investment arm – the Flying Fish Investment. At Surf 2018, Swiss EP sponsors the visit of Jan Lederman, Chairwoman of Canadian Valhalla Private Capital, to Da Nang. As a guest speaker and panelist, Jan will share her experience in managing groups of angel investors and making the first syndicate deal. Valhalla Angels are also exploring opportunities to co-invest with Vietnamese investors in Vietnam. Swiss EP wishes DNES and Surf 2018 a great success of opportunity and cooperation. We congratulate DNES on championing and developing the startup ecosystem of Da Nang and Vietnam. * Swiss Entrepreneurship Program Vietnam

19


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Chuyên gia Bryce North do Swiss EP mời đang hướng dẫn các startup của DNES về cách thực hiện một bài trình bày ý tưởng khởi nghiệp chuyên nghiệp. Ảnh: DNES

DNES Và Swiss EP: Câu Chuyện Về Mối Quan Hệ Hợp Tác Thành Công HUB LANGSTAFF & TRẦN TRÍ DŨNG (*)

C

hương trình Khởi nghiệp Thuỵ Sĩ (Swiss Entrepreneurship Program - Swiss EP) đã đến với Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) ngay sau ngày thành lập vào đầu năm 2016. Với cách tiếp cận hỗ trợ gián tiếp, Swiss EP tập trung vào hỗ trợ và nâng cao năng lực cho bên cung của hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng, bao gồm các thành phần như cố vấn kinh doanh (mentor), vườn ươm doanh nghiệp (incubator), chương trình tăng tốc khởi nghiệp (accelerator), và nhà đầu tư (investor). Chúng tôi đã mang các chuyên gia quốc tế đến hỗ trợ cho các “đơn vị cung cấp dịch vụ” này với mục tiêu đem lại lợi ích thiết thực nhất cho các doanh nhân, nhà khởi nghiệp thông qua việc tăng cường năng lực cho các đối tác của mình. Swiss EP đã làm việc không mệt mỏi để không chỉ giúp nâng cao chất lượng của các chương trình ươm tạo, chương trình tăng tốc mà còn tạo dựng tính bền vững cho mô hình kinh doanh của các chương trình này. Và với những mục tiêu đó, Swiss EP đã cung cấp sự hỗ trợ một cách có hệ thống và toàn diện cho DNES. Swiss EP Việt Nam được SECO (The State Secretariat for Economic Affairs of Switzerland - Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ) tài trợ và được quản lý bởi hai đơn vị là Swisscontact và J.E. Austin Associates. Vào tháng 3.2016, Swiss EP đã đưa chuyên gia đầu tiên đến DNES để giới thiệu ý tưởng về một chương trình cố vấn dài hạn đối với hệ sinh thái

20

khởi nghiệp đang định hình tại Đà Nẵng. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong hoạt động đào tạo các mentor cũng như khởi động chương trình mentor trong năm đầu tiên của DNES. Vào tháng 10.2016, Swiss EP đã tài trợ cho chuyến thăm của Franck Nouyrigat, đồng sáng lập của chương trình Startup Weekend, đến Startup Fair - sự kiện khởi nghiệp quy mô quốc gia do DNES lần đầu tổ chức. Franck đã đề nghị DNES phải “lướt trên con sóng khởi nghiệp” bằng nỗ lực phát triển các mối quan hệ đối tác với cộng đồng doanh nghiệp và tạo dựng một môi trường làm việc quốc tế. Nguồn cảm hứng từ Frank đã đem đến hai kết quả. Thứ nhất, DNES đã định hình chiến lược để thúc đẩy Đà Nẵng trở thành một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bên bờ biển. Thứ hai, ý tưởng về sự kiện SURF 2017 đã được nhen nhóm với mục tiêu đưa sự kiện trở thành một hội nghị và triển lãm khởi nghiệp quốc tế. Tiếp đó, trong nửa đầu năm 2017, Swiss EP đưa bốn chuyên gia quốc tế tới làm việc cùng đội ngũ quản lý DNES nhằm xác định mô hình hoạt động và tăng cường lợi thế cạnh tranh của vườn ươm. Vào tháng 7.2017, tại sự kiện SURF, DNES đã giới thiệu 17 startup (thuộc hai khoá ươm tạo đầu tiên) đến hơn 2000 người tham dự, đến từ 27 quốc gia, bao gồm lãnh đạo chính phủ, các đối tác trong nước và quốc tế, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư thiên thần, doanh nhân, các vườn ươm và trường đại học.

Swiss EP tự hào đã tài trợ cho SURF 2017 bằng việc mời doanh nhân - tỉ phú Jeff Hoffman đến tham gia và có bài phát biểu chính tại sự kiện. Thông điệp mà Jeff đưa ra là: “Ý tưởng của các doanh nhân Việt Nam cũng tốt như các doanh nhân ở Thung lũng Silicon. Sự khác biệt duy nhất là người Việt Nam đang thiếu các công cụ để biến ý tưởng của họ thành hiện thực”. Vị tỉ phú cũng nhấn mạnh: “Các ý tưởng rất đáng được hoan nghênh, nhưng việc thực thi nó mới đáng được tôn thờ”. Điều này vạch ra con đường cho DNES và các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp khác là phải cung cấp các công cụ để các doanh nhân biến ý tưởng thành thực tế. Những công cụ này bao gồm, nhưng không giới hạn, hoạt động cố vấn, đào tạo, huấn luyện, ươm tạo, tăng tốc và đầu tư thiên thần. Lời khẳng định của Jeff “kinh doanh không chỉ là kiếm tiền mà còn là việc giải quyết vấn đề” đã củng cố sự tự tin cho DNES trong việc tiếp tục cuộc hành trình đầy thách thức của mình. Tính đến tháng 6.2018, Swiss EP đã hỗ trợ cho DNES thông qua các chuyến làm việc của 11 chuyên gia quốc tế, cùng với đó là việc hỗ trợ kỹ thuật liên tục của đội ngũ vận hành chương trình. Sự hợp tác có hiệu quả trên đã tạo ra kết quả đáng khích lệ là có đến 4 startup của DNES nằm trong danh sách 20 công ty hàng đầu về số lượng nhân sự trong số các công ty được hỗ trợ bởi 17 tổ chức đối tác của Swiss EP. Tổng số lao động của 4 startup này hiện là 128 người.

DNES cũng trở thành một đơn vị hỗ trợ đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Không những thế, các nhà đầu tư khởi nghiệp bắt đầu yêu cầu DNES hỗ trợ họ xây dựng danh sách các startup tiềm năng. Để hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào các startup độc đáo và có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ, DNES và Swiss EP tiếp tục hợp tác để đem đến một môi trường đầu tư thuận lợi nhất. Nhóm các nhà đầu tư thiên thần đầu tiên ở Đà Nẵng đang hình thành với nỗ lực của Công ty đầu tư Flying Fish (FFI) - một đơn vị có phần vốn góp của DNES. Tại SURF 2018, Swiss EP sẽ tài trợ cho chuyến thăm Đà Nẵng của bà Jan Lederman, Chủ tịch của Valhalla Private Capital (Canada). Là một diễn giả và tham gia thảo luận tại diễn đàn, bà Jan sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc quản lý các nhóm nhà đầu tư thiên thần và cách đạt được những thoả thuận hợp tác đầu tư đầu tiên. Valhalla Angels cũng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư Việt Nam. Cuối cùng, Swiss EP chúc DNES và SURF 2018 thành công rực rỡ với việc tạo ra thật nhiều cơ hội và sự hợp tác. Chúng tôi cũng xin chúc DNES thành công trong việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đà Nẵng và Việt Nam. * Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sĩ tại Việt Nam

21


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Thách Thức Nhân Lực Cho Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 TS. VŨ XUÂN TRƯỜNG (*)

Chưa bao giờ cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” lại được nhắc đến và được sử dụng một cách rầm rộ và rộng rãi như ngày nay. Xuất hiện ngày càng nhiều và dày đặc trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn và cả các kênh mạng xã hội với sự tham gia đánh giá, bình luận và thậm chí phỏng đoán của nhiều tầng lớp xã hội, Cách mạng công nghiệp 4.0 dường như đã trở thành một từ khóa bắt buộc không thể bỏ sót. Con số 4.0 được đem làm “chuẩn mực” hướng đến cho các lĩnh vực khác để rồi từ đó xuất hiện “Giáo dục 4.0”, “Y tế 4.0” hay thậm chí là “Du lịch 4.0”.

P

hải chăng đang có quá nhiều niềm tin, sự lạc quan và niềm hào hứng cho một viễn cảnh tươi đẹp mà cuộc “Cách mạng công nghiệp 4.0” có thể mang lại? Chỉ cần một bài thử đơn giản với các phép tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google là “Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội” và “Việt Nam Cách mạng công nghiệp 4.0 thách thức” sẽ cho ra những con số rất đáng để chúng ta phải lưu tâm. “Cơ hội” cho ra hơn 4 triệu kết quả trong khi “Thách thức” chỉ xuất hiện có hơn bốn trăm ngàn lần. Thoạt nhìn vào tỉ lệ 10 cơ hội trên 1 thách thức này, có 22

lẽ nhiều người sẽ cho rằng Việt Nam chúng ta đã sẵn sàng thực hiện các bước “nhảy vọt”, “đón đầu” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này, hay ít ra là về mặt ý chí. Tuy vậy, thực tế thì lại khác hẳn, thậm chí là khác xa rất nhiều. Theo kết quả đánh giá mới nhất trong báo cáo về “Mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai (công nghiệp 4.0)” của Diễn đàn kinh tế thế giới xuất bản đầu năm 2018 thì chỉ có 20 quốc gia thật sự đã sẵn sàng cho những thay đổi mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ mang lại, và Việt Nam không hề xuất hiện trong danh sách

đó (khu vực Đông Nam Á có hai đại diện là Singapore và Malaysia). Báo cáo này cũng đánh giá và sắp xếp hơn một trăm quốc gia vào 4 nhóm khác nhau với mức độ sẵn sàng và khả năng bắt kịp khác nhau cho công nghiệp 4.0. Việt Nam chúng ta không may lại được phân vào nhóm thấp nhất với rủi ro bị tác động tiêu cực và bị bỏ lại cao nhất. Có hai tiêu chí đánh giá quan trọng là khả năng công nghệ và nguồn nhân lực thì cả hai Việt Nam đều chỉ được chấm dưới mức trung bình trên thang điểm 10. Không có công nghệ sẽ dẫn đến thua thiệt trong cạnh tranh nhưng

có thể khắc phục được bằng cách nhập khẩu và chuyển giao, nhưng không có con người sẵn sàng nắm bắt và áp dụng công nghệ thì thật sự là rủi ro to lớn cho nền sản xuất, và rộng hơn là nền kinh tế nước nhà. Đi kèm với Cách mạng công nghiệp 4.0 là những công nghệ mới đột phá đặc biệt là những công nghệ liên quan đến sự chuyển đổi số như robotics, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IOT) và máy in 3D sẽ làm thay đổi căn bản nền sản xuất toàn cầu hiện nay. Ở góc độ vi mô, máy móc sẽ thay thế một cách triệt để con người trong nhiều lĩnh

vực. Nhiều ngành nghề sẽ biến mất dẫn đến sự dịch chuyển lao động mạnh mẽ vào các ngành nghề mới yêu cầu các năng lực đặc biệt hơn, đó là sự thất thế của lao động phổ thông, lao động trình độ thấp. Còn ở góc độ vĩ mô, các quốc gia phát triển sẽ tái lập hàng loạt các phân xưởng, nhà máy thông minh và tự động hóa cao ở ngay trong nước và sát cạnh nơi có nhu cầu trong khi ngừng đầu tư và thậm chí đóng cửa các cơ sở sản xuất của mình ở nước ngoài, đó là sự thất thế của các quốc gia sản xuất gia công. Việt Nam đang đứng trước cùng

lúc hai nguy cơ: Một là nguy cơ dư thừa lao động phổ thông, lao động trình độ thấp một khi các ngành công nghiệp với thế mạnh là nguồn nhân công giá rẻ trở thành thế yếu và hai là nguy cơ không có, đúng hơn là chưa kịp chuẩn bị đủ nhân lực cho các ngành công nghiệp mới, các mô hình sản xuất mới mà Công nghiệp 4.0 mang lại. Cả hai đều sẽ rất là khó khăn đối với Việt Nam khi biết rằng nền sản xuất của Việt Nam không phải là đang ở trình độ 3.0 mà là đang trong một trạng thái pha trộn phức tạp giữa 1.0, 2.0 và 3.0. Đào tạo nhân lực hiện nay ở đa số các cơ sở đào tạo, đặc biệt là bậc Đại học ở Việt Nam vẫn còn chú trọng vào lý thuyết và tập trung cho chuyên ngành, thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu lao động của hiện tại và còn xa mới có thể đón đầu được nhu cầu trong những năm sắp đến. Với tác động ngày càng nhanh và càng biến động của Cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc đoán biết được các chuyển dịch, biến mất và ra đời các ngành nghề sẽ khó khăn gấp bội. Tuy vậy, nếu như nói có một nghề mà Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không triệt tiêu mà thậm chí còn tô đậm sự hiện hữu của nó thì đó chính là nghề “Sáng tạo”. Mọi người học, ngoài chuyên môn của mình bất kể là kỹ thuật, khoa học hay văn hoá - nghệ thuật, thì đều cần được đào tạo thêm nghề “Sáng tạo” này. Ở các quốc gia phát triển, việc đào tạo “Sáng tạo” đã được triển khai từ nhiều năm nay ở đầy đủ các khía cạnh của nó. Họ dạy 23


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Đào Tạo Khởi Nghiệp Trong Trường Đại Học TS. NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG (*)

Giảng dạy và học khởi nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống giáo dục ở khắp mọi nơi trên thế giới. Theo nghiên cứu của tác giả Harms (2015) (3) đào tạo khởi nghiệp ngày nay trở thành một phương thức rất hiệu quả để gia tăng số lương nguồn doanh nhân. Ngày càng có nhiều trường đại học đưa chương trình đào tạo khởi nghiệp vào giảng dạy và thực hiện các nghiên cứu học thuật trong lĩnh vực này là minh chứng rõ ràng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của xu hướng này (West và cộng sự, 2009) (6). Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Sáng tạo (do Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng tổ chức) với chủ đề Cách mạng Công nghiệp 4.0 do GS Chu Hảo - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ trình bày. Ảnh: Duy Trân

cho học viên về cách thức nhận biết và phát triển năng lực bản thân với không chỉ trí thông minh logic và toán học mà còn tập trung phát triển 6 loại thông minh khác (mô hình của Howard Gardner). Họ đào tạo học viên về tư duy tích hợp các mảng kiến thức và nghiên cứu khác nhau với điển hình là phương pháp STEM, như việc sử dụng kiến thức khoa học máy tính được kết hợp với kiến thức của những ngành như sinh học, giao thông để tạo ra các sản phẩm thông minh hơn. Họ cũng thúc đẩy học viên phát triển kỹ năng đồng sáng tạo - làm việc nhóm, phối hợp với nhau kể cả không cùng chuyên môn, lĩnh vực để có thể biến ý tưởng “rẻ tiền” thành các sản phẩm “giá trị”. Người làm giáo dục ở Việt Nam cần xem xét nghiêm túc những cách thức đào tạo trên thì mới có thể hi vọng là chúng ta 24

chỉ mất thêm một chu kỳ đào tạo (05-10 năm) để bắt kịp tốc độ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Ở một góc độ khác, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang lại những cơ hội và khả năng chưa từng có đến cho các cá nhân trẻ sáng tạo. Trong bối cảnh công nghệ được “bình dân” hóa đi và dễ tiếp cận hơn rất nhiều và các mô hình kinh tế nền tảng kết nối (platform economy) ngày càng phổ biến, có lẽ hai nhóm người có nhiều cơ hội thành công nhất sẽ là người sáng chế (makers) và nhà khởi nghiệp (entrepreneurs). Thậm chí theo như nhận định của tỷ phú Jack Ma - ông chủ của tập đoàn Alibaba thì tương lai sẽ thuộc về những công ty 30 - 30 – 30, nghĩa là tới năm 2030, kinh tế sẽ thuộc về các công ty của những CEO dưới 30 tuổi với khoảng 30 nhân viên, sở hữu công nghệ và phương thức kinh

doanh mới. Vì thế, người hoạch định chính sách và thực hiện hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại Việt Nam cũng cần xem xét kỹ càng và ưu tiên các kế hoạch xây dựng hệ sinh thái sáng tạo theo hướng hành động mạnh mẽ hơn để thúc đẩy sự phát triển bền vững hai nhóm nhân lực trên. Kết lại, Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ có trên truyền thông mà nó đã, đang và sẽ làm thay đổi không ngừng cấu trúc kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, tất nhiên chỉ có một số ít các quốc gia được chuẩn bị tốt, đầy đủ và có chiến lược lâu dài mới có thể giành thắng lợi trong cuộc đua này, số đông còn lại thậm chí có nguy cơ lớn sẽ bị gia tăng cách biệt ra xa hơn. (*) CEO, Công ty CP Đầu tư Flying Fish (FFI)

C

ũng có thể hiểu, đào tạo khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển đội ngũ doanh nhân tương lai bởi loại hình đào tạo này có thể cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp họ tạo dựng doanh nghiệp riêng của mình (Dutta và cộng sự, 2011) (1). Vì vậy, đào tạo khởi nghiệp trở nên rất quan trọng trong việc phát triển cộng đồng công dân khởi nghiệp thông qua việc thúc đẩy tinh thần nghề nghiệp trong mỗi cá nhân, nâng cao thái độ, hành vi và dự định khởi nghiệp (Oosterbeek và cộng sự, 2010) (5). Giáo dục và đào tạo có thể đóng góp vào việc bổ sung kiến thức quản lí, phát triển các yếu tố và hành vi tâm lí liên quan đến khởi nghiệp (Lee và cộng sự, 2006) (4). Ngoài ra, đào tạo khởi nghiệp chuẩn bị nền tảng cho sinh viên bước vào thị trường lao động đầy phức tạp, chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo những kiến thức, kỹ năng và thái độ giúp họ hướng đến giải quyết những thách thức ở phạm vi toàn cầu (Harms, 2015) (3). Hytti và O’Gorman (2004) cho rằng đào tạo khởi nghiệp có thể được mô tả theo ba mục tiêu: học để hiểu về khởi nghiệp, học để có tinh thần doanh nhân, và học để trở thành doanh nhân. Theo các tác giả như Gibb (2011) (2), phương

pháp giảng dạy trong đào tạo khởi nghiệp nên được xây dựng dựa trên vai trò tích cực của sinh viên trong quá trình học thay vì áp dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống. Sherman và cộng sự (2008) đã lưu ý rằng một số nhà giáo dục đã tăng cường sử dụng phương pháp học tập theo trải nghiệm và điều này phản ảnh một khát vọng của các giảng viên cũng như trường đại học trong việc dịch chuyển dần khỏi phương pháp truyền thống. Nghiên cứu của họ cho thấy các hoạt động mang tính trải nghiệm về nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến quyết định trở thành doanh nhân và những hoạt động đó hấp dẫn đối với việc trở thành doanh nhân hơn. Với phương pháp học khởi nghiệp mới, thông tin cần được tạo ra dựa trên sự hợp tác, sử dụng cách tiếp cận thử và sai như là một phần của quá trình học. Các phương pháp được sử dụng có thể bao gồm học hợp tác, học theo nhóm, dự án nhóm, học thông qua hành, trải nghiệm tại doanh nghiệp, tham quan doanh nghiệp (Gibb, 2011) (2). Thêm vào đó, Gartner (2008) đã nói đến những câu chuyện khởi nghiệp và đề nghị người dạy cần chú ý hơn đến những câu chuyện mà các doanh nhân kể. Tóm lại có rất nhiều phương pháp giảng dạy bao gồm đóng vai, nhật kí học tập, khách mời, 25


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

tình huống và mô phỏng. Caseiro và Alberto (2013) thì cho rằng nên giảm tối thiếu số giờ giảng và chú ý đến việc giải quyết các tình huống thực tế, ưu tiên thảo luận và giải quyết các tình huống thực theo nhóm. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng hợp tác và giao tiếp. Cách này cũng giúp sinh viên tương tác với môi trường kinh doanh, đem lại cho họ một tầm nhìn về các vấn đề có thể xảy ra trong thực tế và lưu ý đến nhiều nội dung đa dạng của tình huống. Các phương pháp giảng dạy bên ngoài lớp học cũng cần được khai thác hơn nữa. Nhằm nâng cao chất lương hoạt động giảng dạy cho học phần Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường Đại học ở Việt Nam, đã có một số chương trình đào tạo giảng viên được tổ chức tại các trường đại học trong những năm qua. Điển hình và nhiều nhất là Chương trình đào tạo Giảng viên về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp thuộc Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Giai đoạn 2 (IPP2). Từ năm 2015 đến nay, IPP2 tổ chức hai Chương trình đào tạo Giảng viên về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TOT1 và TOT2. Hai chương trình đã đào tạo, cấp chứng chỉ cho 12 chuyên gia tư vấn, gần 100 giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến từ hơn 40 trường ĐH-CĐ trên toàn quốc. Gần đây nhất, Hội đồng Anh Việt Nam phối hợp cùng Trung Tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân (CSIE) thực hiện chương trình Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo xã hội (Vietnamese Youth for Social Innovation) – một chương trình nhằm thúc đẩy hợp tác lâu dài giữa các tổ chức đào tạo của Vương Quốc Anh với một thế hệ mới các doanh nhân xã hội, doanh nhân sáng tạo, cũng như các trường đại học Việt Nam. Chương trình đã triển khai một khóa đào tạo giảng viên quốc gia nguồn đáp ứng nhu cầu phát triển các giải pháp sáng tạo đổi mới giải quyết các vấn đề cộng đồng. Tại thành phố Đà Nẵng, trong khuôn khổ dự án Xây dựng Trung tâm khởi nghiệp công nghệ cao do Hội đồng Anh hỗ trợ, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh - Đại học Đà nẵng đã phối hợp với Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng tổ chức khóa đào tạo khởi nghiệp 26

cho 25 giảng viên trong toàn thành phố. Tại TP. Hồ Chí Minh, được sự tài trợ của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Sau đại học và Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ của Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Mình đã tổ chức khóa đào tạo về khởi nghiệp cho giảng viên nhằm đào tạo nguồn giảng viên phục vụ cho việc đưa môn học Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo vào các trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nhìn chung, các khóa học đều giới thiệu cho các giảng viên phương pháp tiếp cận mới, có sự tham gia của các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy ở các nước phát triển cũng như các khách mời là chuyên gia, doanh nhân, nhà đầu tư. Mỗi chương trình đều tập trung bàn đến đổi mới sáng tạo và tích hợp các nội dung, khái niệm căn bản trong khởi nghiệp sáng tạo như tư duy thiết kế, khởi nghiệp tinh gọn, tạo lập mô hình kinh doanh. Các chương trình đều có tác động đáng kể suy nghĩ, tư duy và bước đầu giúp giảng viên thay đổi phương pháp giảng dạy trong các môn học liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để triển khai giảng dạy môn học thành công ở cả bậc đại học và cao học đòi hỏi người giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong khởi nghiệp sáng tạo, có sự cọ xát thường xuyên với các dự án đổi mới sáng tạo cũng như cập nhật thường xuyên

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh – Đại học Đà Nẵng (VNUK) đã phối hợp với Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng và Hội đồng Anh tổ chức thành công khoá đào tạo cho 25 giảng viên khởi nghiệp của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Ảnh: Duy Trân

những thay đổi đang diễn ra trong hệ sinh thái địa phương cũng như trên phạm vi toàn cầu. Mặt khác, mặc dù phương pháp giảng dạy khởi nghiệp tinh gọn đang dần trở thành xu hướng chủ đạo trong đào tạo khởi nghiệp trên thế giới, việc triển khai giảng dạy môn học như thế nào cho hiệu quả vẫn còn chưa được bàn sâu và hướng dẫn cụ thể trong khuôn khổ thời gian ngắn của các chương trình đào tạo giảng viên. Vì vậy, để việc giảng dạy môn học khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả và thành công trong các trường đại học, cần có tư duy đổi mới, sự đầu tư của Ban giám hiệu các trường nhằm hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên trong việc xây dựng để cương chi tiết, bài giảng, tham gia các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức, mở rộng mạng lưới với cộng đồng khởi nghiệp ở địa phương cũng như trong cả nước. Trên thực tế các trường đại học nói chung và trường kinh tế, kinh doanh trong cả nước đã ít nhiều đưa môn học khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào chương trình đào tạo của một số ngành. Ví dụ như đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đưa môn học này vào tất cả các chương trình đào tạo thạc sĩ và dự kiến đưa môn học này vào đào tạo cho sinh viên bậc đại học tất cả các ngành trong 1-2 năm đến. Một số trường đại học tích hợp môn học này cùng với môn Chiến lược như Chiến lược và Khởi nghiệp tại đại học Ngoại thương hay giảng dạy với tên gọi Lập kế hoạch kinh doanh tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tại thành phố Đà Nẵng, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân đã đưa chương trình vào đào tạo cho ngành Quản trị kinh doanh từ hơn 10 năm trước, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh thậm chí đưa môn học vào giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất với cả ngành kinh doanh và ngành khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, môn học này hiện vẫn được giảng dạy rất khác nhau về cả nội dung và phương pháp. Các chương trình chủ yếu tập trung vào giai đoạn khởi nghiệp và bỏ qua giai đoạn tăng trưởng. Chương trình đào tạo đều áp dụng phương pháp mới với sự tham gia tích cực hơn của người học, tuy nhiên, tính đổi mới trong phương pháp giảng dạy vẫn còn là một vấn đề. Đến nay, hai vấn đề nổi

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

bật nhất là thiếu trầm trọng tài nguyên giảng dạy và chưa áp dụng tích cực phương pháp giảng dạy đổi mới. Lý do một phần có lẽ bởi môn học này đòi hỏi sự đầu tư khá nhiều của giảng viên về mặt chuyên môn do tính cập nhật liên tục và yêu cầu về kiến thức thực tế, đầu tư về mặt tài chính để thực hiện việc mời chuyên gia, tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực tế. Hi vọng, trong thời gian không xa, với Quyết định 1665 của Chính phủ trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong trường đại học, Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ có những định hướng rõ ràng, hướng dẫn cụ thể để các trường đại học có cơ sở để triển khai hiệu quả môn học này vào các chương trình đào tạo. Trong khi đó, tại thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố thông qua Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp đã hỗ trợ triển khai Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực cho khởi nghiệp ở thành phố Đà nẵng hướng đến xây dựng thành phố Khởi nghiệp”. Tin tưởng kết quả đề án sẽ là những báo cáo tổng hợp thực trạng nguồn nhân lực khởi nghiệp địa phương cũng như giáo trình và chương trình mẫu giúp các trường đại học, cao đẳng trong thành phố có thể tiếp cận dễ dàng và có định hướng trong việc triển khai hoạt động đào tạo khởi nghiệp tại cơ sở giáo dục của mình. * Phó Viện trưởng phụ trách, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh - Đại học Đà Nẵng Dev K Dutta, Jun Li và Michael Merenda (2011), “Fostering entrepreneurship: impact of specialization and diversity in education”, International Entrepreneurship and Management Journal. 7(2), tr. 163-179. (2) Allan Gibb (2011), “Concepts into practice: meeting the challenge of development of entrepreneurship educators around an innovative paradigm: The case of the International Entrepreneurship Educators’ Programme (IEEP)”, International Journal of Entrepreneurial Behavior & Research. 17(2), tr. 146-165. (3) Rainer Harms (2015), “Self-regulated learning, team learning and project performance in entrepreneurship education: Learning in a lean startup environment”, Technological forecasting and social change. 100, tr. 21-28. (4) Sang M Lee và các cộng sự. (2006), “Influences on students attitudes toward entrepreneurship: a multi-country study”, The International Entrepreneurship and Management Journal. 2(3), tr. 351-366. (5) Hessel Oosterbeek, Mirjam Van Praag và Auke Ijsselstein (2010), “The impact of entrepreneurship education on entrepreneurship skills and motivation”, European economic review. 54(3), tr. 442-454. (6) G Page West, Elizabeth J Gatewood và Kelly G Shaver (2009), “Legitimacy across the university: yet another entrepreneurial challenge”, Handbook of (1)

University-wide Entrepreneurship Education. Edward Elgar, Cheltenham, tr. 1-11.

27


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Hỗ trợ khởi nghiệp không còn là “trách nhiệm xã hội” Chúng tôi có mặt ở Innovation Park - tạm dịch là Công viên Đổi mới Sáng tạo của thành phố Biel, Thuỵ Sĩ. Chặng bay dài và chuyển tiếp liên tục đến hơn 24 giờ từ Đà Nẵng - TP.HCM - Paris - Zurich - Biel được tưới tắm bằng màu xanh của thành phố di sản thế giới, nơi đầu tiên công bố chiếc đồng hồ Rolex, đưa Biel trở thành “thủ đô đồng hồ” của thế giới. Innovation Park nằm trên tuyến phố chính, thuận tiện di chuyển và đã sẵn sàng cho câu chuyện đầu ngày: “Thuỵ Sĩ đang làm gì với sự phát triển của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số”. Toà nhà to, kèm theo là các không gian nghiên cứu và một Fablab - không gian chứa đầy đủ các máy móc, thiết bị và công cụ để xây dựng các sản phẩm mẫu, là kết quả của hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Có đến 90% phần vốn của Innovation Park được đóng góp từ các doanh nghiệp lớn của Thuỵ Sĩ, phần còn lại do các quỹ phát triển địa phương đảm nhận. Họ làm nhiều việc: tổ chức nghiên cứu, cung cấp các điều kiện làm việc, kết nối cộng đồng và liên minh với các vườn ươm doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế. Đây là nơi “ra lò” của công trình máy in 3 chiều đầu tiên của thế giới có thể in bằng chất liệu kim loại thay cho vật liệu thường thấy là nhựa. Đây cũng là “mái nhà chung” của nhiều nhóm chuyên gia, tiến sĩ tới lui để tìm hướng thương mại hoá các phát kiến, sáng chế hoặc công trình nghiên cứu của mình. Chúng tôi gặp tiến sĩ Ivana Balic, giám đốc công ty Sonoview, đại diện nhóm phát triển ứng dụng thăm dò tế bào ung thư thế hệ mới. Họ đã ở Innovation Park và hoàn thành chiếc máy chụp tế bào vú nhằm phát hiện sớm nguy cơ ung thư vú, vốn là vấn nạn đang ngày càng gia tăng toàn cầu. 28

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

6 hệ sinh thái khởi nghiệp đã có 1 tuần chia sẻ tại Thụy Sĩ. Ảnh: BTC

Một Tuần Ở Trại Khởi Nghiệp Thụy Sĩ TRẦN NGUYÊN

Sáu hệ sinh thái khởi nghiệp từ ba vùng kinh tế khác xa nhau đã có một tuần va đập, chia sẻ, học hỏi rất kỳ lạ ở chương trình kết nối khởi nghiệp Thuỵ Sĩ do tổ chức Swiss EP tổ chức. Việt Nam là đại diện duy nhất của vùng Châu Á, Peru từ châu Mỹ Latinh và Macedonia, Siberi, Albani cùng với Bosnia thay mặt cả vùng Balkan gặp nhau để cùng tìm kiếm công thức phát triển nền kinh tế thời kỳ mới. Chị chia sẻ, những đóng góp của công ty đối với Innovation Park là không đáng kể so với những hỗ trợ mà họ nhận được. Quan trọng nhất, là cơ quan Innovation Park này được xây dựng với mô hình doanh nghiệp lợi nhuận. Có điều, thời hạn thu hồi vốn và có lãi dự kiến của họ là... 10 năm sau. “Tất nhiên là về dài hạn thì chúng tôi sẽ có lãi, vì toàn bộ phần vốn góp của doanh nghiệp vào đây là vốn đầu tư về đổi mới sáng tạo, không phải nguồn kinh phí trách nhiệm xã hội CSR đâu. Đầu tư đổi mới sáng tạo thì cần 2 thứ: theo dõi cẩn thận các trào lưu công nghệ mới và chia sẻ tầm nhìn dài hạn” - đại diện đối ngoại của họ cho biết. Phải gieo, rồi mới hi vọng gặt

Một hoạt động của Innovation Park. Ảnh: IP

Ngày thứ hai ở Innovation Park, khách mời là một nhóm những nhà đầu tư thiên thần cho khởi nghiệp. Đại diện của nhóm này là Roland Zeller, một doanh nhân thành đạt Thuỵ Sĩ quyết định dành phần còn lại của cuộc đời để làm nhà đầu tư thiên thần một cách chuyên nghiệp. Roland là thế hệ đầu tiên ở Thuỵ Sĩ nói riêng và thế giới nói chung khởi động nền kinh tế kỹ thuật

số. Đó là năm 1990, sau khi tốt nghiệp trường du lịch khách sạn thì ông lập ra trang web Travel.ch, dựng lên từ con số 0 đến 70 nhân viên, hoạt động toàn châu Âu thì bán nó đi, dùng số tiền tích luỹ được để làm “thiên thần”. “Thiên thần, không có nghĩa là cứ khóc thì bụt hiện ra, mà doanh nghiệp phải làm việc rất nhiều để chúng tôi nhìn thấy lý do mình cần phải “chắp thêm cánh” để doanh nghiệp khởi nghiệp bay lên cao. Ý tưởng phải đủ lãng mạn để có thể mang lại lợi nhuận gấp 30 lần nhưng phải đủ thực tế để mọi người đều muốn tham gia. Đội ngũ phải mạnh và đa dạng về năng lực. Cam kết phải rõ ràng và tham vọng phải đủ lớn. Hiện nay mỗi tháng tôi nhận hơn 60 hồ sơ gọi vốn, phần lớn chỉ xem qua một chút rồi bỏ qua, chỉ tập trung nghiên cứu kỹ, gặp gỡ, trao đổi với 3, 4 dự án phù hợp với mình. Tức là một năm, tôi làm việc chăm chỉ lắm, tiếp cận đến 500 hồ sơ khởi nghiệp nhưng cuối cùng cũng chỉ đầu tư được tối đa là 4 doanh nghiệp” - Roland chia sẻ. Rõ ràng, công việc của nhà đầu tư thiên thần không đơn giản chút nào. Cả nền kinh tế, cả hệ sinh thái dồn sức để hình thành các hạt giống doanh nghiệp, nhà đầu tư thiên thần dồn sức làm việc cùng, đổ tiền xây dựng đội ngũ và sản phẩm 29


TẬP SAN CÁ CHUỒN

rồi chờ đợi 5, 6 năm để có thể hi vọng một phần nhỏ trong số đó thành công. Lời khuyên của Roland thì nhiều, nhưng rõ ràng thời gian không phải là thứ mà người nóng vội có thể mua được... Những tập đoàn lớn chuyển mình Sang đến thủ đô Bern của Thuỵ Sĩ, chúng tôi gặp Giám đốc Khối đổi mới sáng tạo của một trong những tập đoàn lớn nhất quốc gia này: Swiss Post. Roland Keller nói: “Chúng tôi hiểu rằng mình không được phép ở lại phía sau cuộc chuyển đổi số của thế giới. Nhưng chúng tôi cũng quá lớn để có thể thay đổi nhanh. Và chúng tôi áp dụng mô hình kết hợp với các trung tâm đổi mới sáng tạo bên ngoài song song với việc xây dựng văn hoá sáng tạo nội bộ. Tôn chỉ duy nhất mà sự sáng tạo của chúng tôi theo đuổi là lấy khách hàng làm trung tâm. 60.000 nhân viên của chúng tôi luân phiên được đào tạo về các công cụ khởi nghiệp mới như mô hình khởi nghiệp tinh gọn, mô hình thiết kế sáng tạo, mô hình xây sản phẩm mẫu. Cùng với đó là việc liên kết với InnoArchitech - một đơn vị tư vấn khởi nghiệp có liên kết chặt chẽ với các vườn ươm từ Mỹ, Israel cho tới châu u và châu Á...”. Roland kể hai ví dụ rất thú vị: Họ nhận ra rằng, nhân viên giao thư của họ sử dụng những chiếc xe chuyên dụng rất xịn để giao thư từ 6g sáng đến 1g chiều, sau đó là nghỉ hết ca. Tất nhiên buổi chiều thì không đi giao thư nữa, nên mớ xe này là một tài sản bị lãng phí. Vậy là chúng tôi nghĩ rằng có thể áp dụng khái niệm “kinh tế chia sẻ”, cho thuê lại những chiếc xe này dành cho những sinh viên, người có nhu cầu di chuyển trong khung giờ này. Ý tưởng có vẻ lạc quan, nhưng may nhờ có triết lý lấy khách hàng làm trung tâm, và sự cẩn trọng của người Thuỵ Sĩ nên chúng tôi tổ chức lấy ý kiến người tiêu dùng. Kết quả trả về, là “không, chúng 30

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

tôi không đi những chiếc xe nhìn ngốc nghếch này”. Vậy là chúng tôi về họp lại, nghĩ rằng họ thấy chiếc xe màu vàng này không hợp, nếu sơn đỏ lại theo màu thời thượng của Ferrari thì sẽ ổn. Vậy là sơn lại xe, tổ chức lấy ý kiến. Kết quả không như mong đợi: “Không, chúng tôi không đi cái xe ngu ngốc này...”. Vậy là dẹp bỏ dự án, tiết kiệm được 1 núi tiền nếu triển khai thử nghiệm. Ví dụ thứ hai thì “ngầu” hơn nhiều: “Khi mà Amazon công bố nghiên cứu giao hàng bằng máy bay không người lái, thì chúng tôi thấy thị phần và công việc làm ăn chính của mình bị đe doạ nghiêm trọng. Chúng tôi tổ chức tìm kiếm giải pháp và quyết định đầu tư mua lại 1 công ty nghiên cứu sản xuất máy bay không người lái này. Và thử nghiệm đầu tiên rất thành công, các trung tâm lấy mẫu máu và bệnh viện trung tâm đồng ý ký hợp đồng dài hạn ngay. Vấn đề quan trọng nhất là giấy phép bay. Và chúng tôi hạnh phúc được công bố ngày 8.6 vừa qua, là Swiss Post chính là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới được cấp giấy phép giao nhận bằng drone tại châu Âu...”. Roland nói, đầy cảm hứng và tin tưởng: “Các tập đoàn lớn luôn cần các bạn khởi nghiệp, cần giải pháp đổi mới sáng tạo, chúng tôi chỉ chưa biết cách nào để làm việc tốt nhất với các bạn mà thôi”. Và một tỉ phú đi làm hỗ trợ khởi nghiệp Axel Schultze, một trong những tỉ phú nổi tiếng nhất của Thuỵ Sĩ, người đã tự xây dựng và thoái vốn khỏi 4 công ty trị giá nhiều tỉ đô la Mỹ và 1 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, sau khi nghỉ hưu 1 năm thì quyết định quay lại “giang hồ” và thành lập tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp mang tên Society 3 global innovation group. Ông bảo: “Văn hoá quan trọng nhất mà tôi học được ở Silicon Valley khi làm việc bên đấy, là

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Thực trạng huy động vốn của các startup hiện nay

Tỉ phú Axel Schultze và CEO DNES. Ảnh: NVCC

văn hoá sẻ chia, hỗ trợ người khác. Tôi già rồi, nhưng vẫn muốn góp sức. Tôi tự đặt ra sứ mệnh của mình là cố gắng mọi cách để nâng tỷ lệ thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp từ 10% hiện nay lên 20%. Và đây là lần đầu tiên trong cuộc đời mình, tôi có chút lúng túng vì chưa biết bắt đầu từ đâu để hiện thực hoá mục tiêu này của đời mình...”. Về đến Việt Nam, chúng tôi nhận được email của Axel. Chà, bao lâu thì mình mới được nhận email của một tỉ phú nhỉ. Ông bảo: “Ngày 12.6 tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức 1 hội thảo hoàn toàn online và hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người, tên là World Innovation Forum. Tôi nghĩ ra rồi, chẳng thể nào tất cả mọi người muốn làm khởi nghiệp trên cuộc đời này đều có thể đến Silicon Valley, nên tôi sẽ gắng sức đem Silicon Valley đến mọi nơi trên thế giới”.

Cơ Hội Gọi Vốn Từ Hai Bàn Tay Trắng ĐOÀN THỊ XUÂN TRANG (*)

Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, thu hút những khoản đầu tư là điều kiện tiên quyết để phát triển ý tưởng và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng huy động vốn thành công, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc chết yểu khi mới ở giai đoạn ý tưởng vì thiếu vốn trầm trọng. Vậy vì sao những doanh nghiệp khởi nghiệp lại gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn, các phương thức gọi vốn hiện nay còn những hạn chế gì và đâu là giải pháp mới cho việc gọi vốn? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho chúng ta trả lời cho những câu hỏi này.

Hiện nay có nhiều phương thức để các doanh nghiệp khởi nghiệp thu hút vốn. Kênh dễ dàng nhất mà các công ty hay tận dụng là kêu gọi vốn từ người thân và gia đình, tuy nhiên thành công hay không còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và phương thức này cũng còn mang tính chất nhỏ lẻ tự phát. Một cách gọi vốn khác là vay ngân hàng, nhưng hình thức này cũng gặp nhiều bất cập, vì rằng các ngân hàng thường dựa trên các tiêu chí trong bản báo cáo tài chính để đánh giá khả năng hoàn vốn vay của các doanh nghiệp, chưa kể các doanh nghiệp phải đặt cọc bằng tài sản thế chấp và phải trả lãi suất theo định kì, điều rất khó khăn hoặc có thể nói là không thể đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các quỹ đầu tư hiện nay thường chỉ góp vốn khi các dự án đã đạt được một số thành quả nhất định, có thể là sản phẩm mẫu hoặc mô hình kinh doanh rõ ràng. Ngoài các quỹ đầu tư tài chính còn có thể kể đến việc huy động vốn thông qua các quỹ nhà nước và các tổ chức phi Chính phủ. Tuy vậy có thể thấy rằng những nguồn này chưa được phổ biến rộng rãi với cộng đồng startup vì quy đinh và thủ tục chính sách rườm rà và chỉ nhắm tới những đối tượng nhất định như là các dự án vì cộng đồng. Điểm lại các phương thức huy động vốn truyền thống ở trên để có thể thấy rằng việc tiếp cận nguồn vốn là 31


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

điều khá khó khăn cho những người sáng lập của các công ty khởi nghiệp khi mà ý tưởng của họ chỉ mới trên trang giấy. Gọi vốn cộng đồng - Giải pháp mới cho Startups Bên cạnh những phương pháp gọi vốn truyền thống, trên thế giới từ đầu những năm 2000 đã xuất hiện một hình thức gọi vốn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, có thể hướng tới số lượng nhà đầu tư nhiều hơn bất cứ hình thức nào kể trên. Phương thức mà chúng tôi nói đến là gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding), đây là là hình thức kêu gọi sự góp vốn của cộng đồng để giúp một doanh nghiệp khởi nghiệp biến ý tưởng thành sản phẩm, dịch vụ hay dự án thực tiễn. Đổi lại với việc góp vốn, những nhà đầu tư sẽ được hưởng một vài quyền lơi nhất định tuỳ thuộc vào từng loại hình gọi vốn khác nhau, có thể đó là quà tặng, sản phẩm thực tế khi ý tưởng được hoàn thành (hình thức nhận quà tri ân - Rewards Based); cổ phần của công ty (hình thức góp cổ phần – Equity based); lãi suất trên số tiền đóng góp (hình thức góp vốn cho vay – Debt based) hoặc có thể chỉ là lời cảm ơn, sự ghi danh cho những dự án từ thiện hoặc vì cộng đồng (Donation). Nền tảng của Crowdfunding là một trang web mà ở đó các cá nhân muốn khởi nghiệp đăng tải một video truyền thông về dự án của mình để khơi mào cho một chiến dịch gọi vốn cộng đồng. Thông tin được truyền tải đến cộng động thông qua video truyền thông này thường bao gồm mục tiêu số vốn mà các startup muốn huy động và phương thức đền đáp những người đã sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư cho dự án của mình. Quy trình của Crowdfunding nhanh gọn hơn, qua ít thủ tục hơn và không đòi hỏi các điều kiện thế chấp như việc huy động vốn từ ngân hàng hay từ các quỹ đầu tư khác. Ngoài nhận được tiền để hoàn thành dự án của mình, các doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích khác. Các chủ dự án có thể kiểm định mức độ khả thi của sản phẩm của mình từ việc đo lường phản ứng của người dùng, sự quan tâm của cộng đồng, từ đó giảm thiểu việc chi tiêu cho dịch vụ tư vấn, truyền thông và tìm kiếm thị trường. Bản thân doanh nghiệp cũng tìm được những khách hàng tiềm năng của dự án, những người tin tưởng vào 32

sản phẩm và thông điệp sản phẩm truyền tải ngay khi ở bước ý tưởng. Sau khi dự án đã huy động vốn thành công, mức độ tin cậy của dự án được tăng lên từ đó nâng cao khả năng tiếp cận với những nguồn vốn khác trong giai đoạn sau. Như vậy có thể thấy rằng giải pháp gọi vốn cộng đồng không chỉ giải bài toán đơn thuần về huy động vốn, gọi vốn cộng đồng còn là bảo chứng xác thực nhất về sự đón nhận của thị trường. Theo số liệu thống kê của Fundly, một nền tảng gọi vốn cộng đồng cho các dự án xã hội, năm 2017, gọi vốn cộng đồng đã thu về được khoảng 34 tỉ USD, đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu đến 65 tỉ USD. Với con số 2000 quỹ đang hoạt động trên thế giới, những cái tên đình đám có thể kể đến như KickStarter, Indiegogo, GoFundMe, Patreon,… Chỉ trong năm 2016, số lượng dự án gọi vốn thành công của Kickstarter đã lên đến con số 22.000 với hơn 3,3 triệu nhà đầu tư. Tại Việt Nam, nền tảng cộng đồng mới phát triển trong những năm gần đây, nhưng cũng nhận được niềm tin của cộng đồng người Việt, đơn cử FirstStep, Camicola, Fundstart, Charity Map, FundingVN,… Những nền tảng này chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Một số nền tảng gọi vốn cộng đồng lớn nhất thế giới.

Tại Việt Nam, nền tảng cộng đồng mới phát triển trong những năm gần đây, nhưng cũng nhận được niềm tin của cộng đồng người Việt

Áp dụng gọi vốn cộng đồng tại Đà Nẵng – tại sao không? Tại Đà Nẵng, hình thức gọi vốn cộng đồng chưa xuất hiện, trong khi hoạt động khởi nghiệp đã và đang phát triển khá mạnh mẽ. Việc tiếp cận các nguồn vốn khó khăn khi hệ sinh thái nơi đây còn rất non trẻ. Các dự án khởi nghiệp tại đây chủ yếu sử dụng nguồn vốn tích lũy tự có hoặc huy động vốn từ người thân, bạn bè. Một số rất ít gọi được đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần là các cá nhân, tổ chức chấp nhận rủi ro, yêu thích công nghệ, muốn khuyến khích khởi nghiệp, thậm chí có thể đầu tư vào các cá nhân/nhóm cá nhân chưa thành lập doanh nghiệp mà mới chỉ đang ở giai đoạn ý tưởng, phát triển sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên các khoản đầu tư này thường không lớn, từ 5.000 đến 50.000 USD. Từ nhu cầu cần sớm có thêm các giải pháp gọi vốn mới và bền vững cho các doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng, việc tiếp cận và phát triển một mô hình gọi vốn cộng đồng thích hợp là điều thiết thực với thực tế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng. Nền tảng cộng đồng trực tuyến nếu được xây dựng thành công tại Đà Nẵng sẽ là một kênh truyền thông hiệu quả cho các dự án tiềm năng. Nó sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng tốt vượt qua giai đoạn đầu khó khăn và giúp cho những dự án vì cộng đồng, vì xã hội trên địa bàn thành phố

được người dân biết đến nhiều hơn. Hiện tại, Hội đồng Điều phối mạng lưới Khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng đã bắt tay vào xây dựng đề án thành lập một nền tảng gọi vốn cộng đồng cho các dự án khởi nghiệp tại Đà Nẵng và dự kiến sẽ được ra mắt trong thời gian tới.

Nền tảng cộng đồng trực tuyến nếu được xây dựng thành công tại Đà Nẵng sẽ là một kênh truyền thông hiệu quả cho các dự án tiềm năng. Vẫn biết rằng gọi vốn cộng đồng là một phương pháp sẽ phần nào giải quyết được vấn đề thiếu vốn của startups hiện nay, nhưng câu chuyện xây dựng và phát triển nền tảng gọi vốn cộng đồng tại Đà Nẵng sẽ không dễ dàng. Một trong những vấn đề có thể kể đến là hành lang pháp lý để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan khi gọi vốn tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại khi góp vốn và thói quen không sẵn sàng đầu tư cho “người lạ” của cộng đồng Việt cũng là yếu tố đáng suy ngẫm nếu như Đà Nẵng muốn ứng dụng mô hình này trong tương lai. * Cán bộ Trung tâm R&D, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng

33


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Câu Chuyện Về Tự Lực Gọi Vốn Trong Khởi Nghiệp PHẠM THÙY LIÊN (*) - PHƯƠNG MINH CHÂU (**)

Dự án Công nghệ sinh học Minh Hồng của cô Trịnh Thị Hồng thuộc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng khóa 1 được đánh giá là một startup thành công. Vậy dự án đã sử dụng các nguồn vốn khởi nghiệp ra sao và đặc biệt là việc tận dụng nguồn lực bản thân như thế nào? Thành công từ ý tưởng độc - lạ - ý nghĩa Ý tưởng khởi nghiệp không phải lúc nào cũng xuất hiện từ bàn giấy. Dự án Minh Hồng là một minh chứng cho điều đó. Chứng kiến chiếc xe vận chuyển rác thải của thành phố bị hỏng nên không thể hoạt động trong bốn ngày, rác thải gây mùi hôi và ô nhiễm môi trường, cô Trịnh Thị Hồng nảy ra ý tưởng biến rác thải thành thứ có ích cũng như giúp bảo vệ môi trường. Ngay sau đó, cô Hồng đã bắt tay vào nghiên cứu và áp dụng thành công quy trình sản xuất sản phẩm nước rửa chén, nước lau nhà sinh học từ rác thải hữu cơ thực vật. Không chỉ dừng lại ở đó, dự án ý nghĩa này còn giúp hàng trăm hộ nghèo tại Đà Nẵng có thu nhập thường xuyên khi trở thành đối tác cung cấp nguyên liệu chế phẩm. Hơn 2 năm phát triển, sản phẩm nước rửa chén, nước lau nhà sinh học mang thương hiệu Minh Hồng đã có đại lý tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, doanh thu tăng trường ổn định và tạo ra nhiều công ăn việc làm. Quá trình xây dựng những nguồn lực Khi quyết định thực hiện dự án, cô Hồng đã chia sẻ với người thân và bạn bè về ý tưởng này, 34

Sản phẩm nước rửa chén sinh học Minh Hồng Cô Trịnh Thị Hồng và dự án Minh Hồng là một trong những startup đầu tiên tham gia vào chương trình ươm tạo của DNES. Ảnh: DNES

và nhiều người cho rằng đây là dự án bất khả thi. Chính lúc đó, một người bạn thân của cô đã quyết định đầu tư 100 triệu vì sự tin tưởng vào cá nhân cô Hồng cũng như tiềm năng của dự án. Đây được coi là “cú hích” đầu tiên giúp cô Hồng quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình. Tiếp đó, với sự hỗ trợ của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng, cô Hồng được kết nối và nhận được thêm khoản hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn quỹ của Sở Khoa học & Công nghệ thành phố. Dự án chủ yếu hoạt động theo mô hình kinh

“Như một đứa con khi bước ra khỏi gia đình được ba mẹ luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ”, cô Hồng chia sẻ về việc tham gia Chương trình ươm tạo thuộc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng

doanh gia đình khi vợ chồng cô Hồng là nhân sự chính, cùng với 2 nhân sự về sản xuất và thị trường. Cô Hồng nắm vững và trực tiếp làm việc về mặt chuyên môn, tự nghiên cứu các công thức chế phẩm sinh học trên internet, tham gia các diễn đàn về công nghệ sinh học nước ngoài, mua sản phẩm của họ để nghiên cứu thành phần. Vừa là founder, vừa là người nghiên cứu chuyên môn, cô Hồng đi theo hướng tự lực để thực hiện dự án của mình. Không những thế, các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất cũng được tự thiết kế để phù hợp với quy trình và đặc thù của sản phẩm. Muốn đi được xa hãy tìm người đồng hành “Như một đứa con khi bước ra khỏi gia đình được ba mẹ luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ”, cô Hồng chia sẻ. Việc tham gia Chương trình ươm tạo thuộc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng đã giúp tạo bước ngoặt cho ý tưởng chế phẩm

sinh học từ rác thải hữu cơ mà giờ đây đã được nhiều người biết đến. Cô Hồng đã sử dụng cơ hội này để học hỏi các kiến thức về kinh doanh, sản xuất, tầm nhìn chiến lược… để từ đó thành lập nên Công ty Minh Hồng. Trong tương lai, dự án tham vọng sẽ cải tiến được công nghệ để tăng năng suất cũng như cho ra các sản phẩm mới đa dạng hơn như dầu gội đầu, kem đánh răng từ chế phẩm hữu cơ. Mong muốn của cô Hồng chính là “đem chuông đi đánh xứ người” – muốn sản phẩm chế phẩm sinh học của mình vươn ra thị trường thế giới. Dự án Minh Hồng đã và đang làm được điều mà nhiều startup phải học hỏi: đó là việc tận dụng các nguồn lực sẵn có, tối ưu các nguồn lực được hỗ trợ để từ đó phát triển. * Giám đốc, Trung tâm ươm tạo Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng ** Thực tập sinh Truyền thông, Trung tâm ươm tạo – Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng

35


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Những công trình “bước ngoặt”

SunGroup & Những Dấu Son Trên Thành Phố Sông Hàn Chọn những vùng đất mà nhiều người lắc đầu, nản chí, để xây dựng nên những công trình đẳng cấp… người Sun Group tự hào bởi những gì mình đã và đang kiến tạo đã góp phần nhỏ làm nên thương hiệu “điểm đến hấp dẫn” cho thành phố khởi nghiệp của Tập đoàn. Chọn đường đi khó, lách khe cửa hẹp Năm 2007, ngay khi trở về đất Mẹ, những người Sun Group đầu tiên đã chọn thành phố biển Đà Nẵng để bắt đầu hiện thực hóa khát khao được đóng góp công sức xây dựng quê hương của mình. Cũng trong năm 2007, du lịch Đà Nẵng đạt ngưỡng 1 triệu khách, con số đó đã được coi là một thành tựu lớn, bởi năm 2000, thành phố mới chỉ đón 393.000 khách. Thời điểm đó, rất nhiều doanh nghiệp đã từng lên Bà Nà khảo sát, và rồi lắc đầu quay về. Đếm trên đầu ngón tay cũng chỉ có một hai nhà đầu tư có 36

ý tưởng muốn đổ tiền vào cái nơi mà người dân thành phố vẫn mặc định là… “khỉ ho cò gáy” đó. Thời điểm đó, Bãi Bắc, Sơn Trà hoang vu ít người biết đến. Còn khu vực trước tượng đài 2/9 lau lách, cỏ dại mọc đầy, chẳng ai buồn ngó. Đếm cả Đà Nẵng cũng chưa đủ 10 đầu ngón tay số lượng khách sạn và resort 5 sao sang trọng. Sun Group đã chọn những nơi không ai buồn đặt chân đến như thế, để bắt đầu những công trình của mình. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng khi đó không mấy tin tưởng Sun Group sẽ làm được, bởi trước đó, họ đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư hùng hồn tuyên bố và sau đó thì …lặng lẽ rút lui.

Dự án đầu tiên mà Sun Group bắt tay làm tại Đà Nẵng là Bà Nà Hills. Bất chấp sự hoang dại, những hiểm nguy nơi rừng sâu núi Chúa, người Sun Group đã đem đến cho đỉnh Bà Nà một sức sống mới và tạo nên một khu du lịch với quy mô ngang ngửa Disneyland Hong Kong. “Như Sun World Ba Na Hills có thể nói là đã tạo cú hích cho du lịch địa phương vì khách nội địa, khách Á trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản lên đó tương đối nhiều. Gần như ai đến Đà Nẵng cũng phải lên Bà Nà Hills”, ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc phía Bắc của công ty du lịch Transviet từng nói như vậy về khu du lịch hàng đầu Việt Nam này. Sau khu du lịch Bà Nà, Sun Group đã khiến thế giới thán phục sự sang trọng của khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Những chính khách thế giới, các tỷ phú lừng danh đã có mặt tại InterContinental Danang. Và trong số gần 40 giải thưởng quốc tế được trao, InterContinental Danang giữ cho mình một vị thế chưa resort nào trên thế giới vượt qua: “Khu nghỉ dưỡng sang trọng hàng đầu thế giới” bốn năm liền (2014 -2015, 2016, 2017). InterContinental Danang Sun Peninsula Resort đã góp phần đưa Đà Nẵng bước chân vào danh sách những điểm đến cao cấp của thế giới. Những dấu ấn mới trên mảnh đất khởi nghiệp của Sun Group tiếp tục được tạo nên, với Novotel Premier Han River Hotel 5 sao bên sông Hàn, SKY 36 -bar cao nhất Đà Nẵng; resort Premier Village Danang bên bãi biển Mỹ Khê nhiều năm liền đứng trong Top những khu nghỉ dưỡng tốt nhất thế giới dành cho gia đình do độc giả TripAdvisortrang web du lịch nổi tiếng toàn cầu bình chọn. Sun Group cũng đã đem tới cho người dân và du khách tới Đà Nẵng

một công viên văn hóa giải trí xứng tầm khu vực với nhiều trò chơi thuộc Top đầu thế giới. Năm 2017, Sun Group được Đà Nẵng tín nhiệm giao tổ chức Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng- DIFF. Từ một cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, Đà Nẵng đã có lễ hội pháo hoa kéo dài hai tháng, với những màn trình diễn nghệ thuật ấn tượng, pháo hoa ngoạn mục trên bầu trời, và nhiều hoạt động bên lề sôi động. Qua 2 năm tổ chức, lượng du khách đến với Đà Nẵng tăng đáng kể trong dịp hè. Lễ hội Pháo hoa quốc tế đã hình thành và tạo cho du khách, người dân Đà Nẵng một thói quen, một sự mong chờ, mỗi khi hè đến và từng bước xây dựng thương hiệu “thành phố pháo hoa” cho Đà Nẵng. Niềm tự hào của du lịch Việt Từ 1 triệu lượt khách năm 2007, năm 2017, Đà Nẵng đã đón 6,6 triệu lượt khách. Nhận định về sự phát triển của du lịch Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam từng nói: “15 năm qua, Đà Nẵng đã viết nên một câu chuyện mới thành công về mặt kinh tế, thành

công về phát triển đô thị và đặc biệt là thành công trong phát triển du lịch. Và Đà Nẵng đã làm nên hình ảnh để mang đến cho ngành du lịch Việt Nam niềm tự hào. Tự hào bởi Đà Nẵng có một sức hút lạ kỳ. “Sáu tháng đầu năm 2015, du khách quốc tế đến Việt Nam giảm 11,3% nhưng ngược lại khách quốc tế đến Đà Nẵng vẫn tăng đến 33,1%”. Tự hào bởi Đà Nẵng làm được nhiều điều mà không nơi nào ở Việt Nam làm được. “Đà Nẵng chịu khó đầu tư cho các sản phẩm du lịch khác biệt và độc đáo. Nổi lên là Bà Nà Hills với hệ thống cáp treo lập nhiều kỷ lục thế giới, Làng Pháp, khu vui chơi đẳng cấp quốc tế, Vòng quay Mặt Trời rất danh tiếng, ở Việt Nam chỉ có một… Chỉ resort InterContinental thôi đã rất nổi tiếng rồi, từ đó mà tạo ra sức hút rất lớn với du khách”, ông Lê Tấn Thanh Tùng (Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam - Vitour) đã nói như thế, về du lịch Đà Nẵng. Trong hành trình trở thành thành phố đáng sống nhất Việt Nam, một điểm đến hấp dẫn nhất cả nước của Đà Nẵng, có những dấu ấn bé nhỏ của Sun Group. 37


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Không Gian Làm Việc Chung Và Nỗi Trăn Trở Của Người Xây Dựng Cộng Đồng HỒ QUANG DŨNG (*)

Theo định nghĩa trên trang Wikipedia, Làm-việc-chung (Coworking) là “phong cách làm việc gắn với một không gian chung, thường là một văn phòng, nhưng các hoạt động làm việc độc lập với nhau. Những người ngồi ở đây không cùng làm chung một công ty, thường họ là những chuyên gia làm việc từ xa, những nhà thầu, nhà nghiên cứu độc lập, hay những người hay đi đây đi đó và thích ngồi làm việc một mình”. Còn trang evhive.co thì ghi đơn giản là “Không gian làm việc chung về cơ bản là một nơi để làm việc mà chúng ta có thể chia sẻ môi trường làm việc cùng nhau, và qua đó tạo nên một cộng đồng trong cùng một lĩnh vực”.

Một góc của DNC - không gian làm việc chung của DNES. Ảnh: DNC

C

hia sẻ hai định nghĩa trên để bạn thấy, từ khoá đầu tiên và quan trọng đó là “làm việc”, từ khoá thứ hai là “độc lập” và từ khoá thứ ba là “cộng đồng”. Và nó là ba mặt để tạo nên thành công của một không gian làm việc chung. Đó là một nơi mà, phải tạo cảm hứng để người ngồi đó “làm việc” tốt nhất, phải phù hợp với họ, những người làm việc “độc lập”, cần tính riêng tư, nhưng lại là một nơi tạo gắn kết với nhau giữa những người làm việc trong nhiều lĩnh vực. Thật hữu ích nếu ta kết nối họ lại như là một “cộng đồng”, cùng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Hiểu được điều đó, từ những ngày đầu xây dựng Danang Coworking Space - DNC (Không gian làm việc chung Đà Nẵng), DNES đã rất mong muốn nó phải trở thành một nơi mà mọi người có thể phát huy tốt nhất công việc của mình, đồng thời kết nối với những người làm việc khác với nhau vì biết đâu từ những kết nối đó, họ có thể tạo thêm một doanh nghiệp khởi nghiệp mới, thành công và đóng góp vào cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng. Nhưng, hiểu và làm được là hai điểm cách nhau một đoạn đường! Để tạo dựng được một không gian truyền cảm

38

hứng cho công việc, hẳn nhiên đội ngũ DNES phải tập trung rất nhiều vào thiết kế. Màu sắc, ánh sáng, không gian là những yếu tố giúp mang lại cảm giác thân thiện và cảm hứng cho người làm việc. Tiếc rằng, DNC chưa thể đạt được đủ đầy các yếu tố đó, vì là công trình đầu tiên trong lĩnh vực này tại Đà Nẵng. Nhưng cũng chính việc nhận thức ra được những điểm còn hạn chế này mà DNES đặt trọng tâm rất lớn trong vấn đề thiết kế không gian đối với các không gian làm việc chung tiếp theo đang được phát triển. Nói về tính “độc lập” là nói về những con người đang ngồi làm việc tại đây. Họ là những nhà thiết kế tự do, lập trình viên chuyên nghiệp hay những người chuyên cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài. Phần lớn họ rất hiểu về tính riêng tư của nhau nên đã xây dựng được một văn hoá cùng làm việc rất tốt. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì không hề dễ dàng. DNC đã dành nhiều thời gian chia sẻ về văn hoá cùng nhau làm việc, đảm bảo mọi người tạo ra được “cảm giác” làm việc tốt nhất của mình mà không ảnh hưởng đến mọi người chung quanh. Nhưng nếu không có gắn kết thì khó mà nói đây là không gian “làm việc chung”. Điều mà đội

ngũ vận hành vẫn luôn trăn trở là làm sao kết nối mọi người lại với nhau. Ví dụ như anh A là một nhà kinh doanh trẻ muốn xây dựng một ứng dụng di động cho dự án của mình, vậy là anh có thể kết nối với B, một lập trình viên di động đang ngồi làm việc ở DNC. Rồi A cũng sẽ cần một nhân sự có thể thiết kế cho các ấn phẩm truyền thông của anh, thì DNC có thể kết nối anh với C, một nhà thiết kế sử dụng thành thạo Photoshop. Còn chưa kể đến những anh E, anh F đang điều hành những văn phòng luật, văn phòng tuyển dụng ngay trong khu làm việc chung DNC này. Nhưng hiện tại thì gắn kết đấy vẫn chưa đủ.. Tôi bắt đầu phân tích và ngẫm kĩ về những điều trên khi tôi có dịp đi Philippines tham gia một khoá huấn luyện về Xây dựng và quản lý các Không gian sáng tạo do Hội đồng Anh tổ chức. Chuyến đi đã giúp tôi định hình hơn nữa những tính chất của một không gian làm việc chung mà chúng tôi đang xây dựng. Chung quy lại, không gian làm việc chung không phải đơn giản chỉ là việc bán chỗ ngồi cho ai đó, mà là bán cho họ “cảm hứng làm việc” và “sự kết nối với cộng đồng”. Giờ đây, sau 2 năm phát triển của DNC, chúng tôi vẫn đang băn khoăn nhiều về mô hình này,

nhưng cảm nhận là chúng tôi đang làm điều đúng. Vì nếu không đúng thì tại sao chỉ sau gần 2 năm kể từ tháng 10/2016, mới chỉ có DNC là không gian làm việc chung duy nhất tại Đà Nẵng, thì hiện giờ đã có thêm gần chục không gian mới ra đời như V-startup, IOT, Enouvo, Hexagon... Ngay cả DNES, vào tháng 7 tới đây, sẽ giới thiệu một không gian làm việc mới SURF SPACE, hướng tới thiết kế tốt hơn, vận hành hoàn hảo hơn, và tạo sự gắn kết nhiều hơn. Tôi từng có dịp đến các không gian làm việc chung ở nhiều nơi tại Đông Nam Á, từ Hubba ở Bangkok đến Hubud ở Bali, và gần đây nhất là Aspace ở Manila. Tại những nơi trên tôi nhận ra rằng giá trị họ tạo nên là từ sự gắn kết cộng đồng những người trẻ khắp nơi với khả năng làm việc độc lập, kĩ năng khác nhau nhưng cùng chung những mong muốn - tạo nên những dự án đóng góp vào thay đổi một thế giới tốt đẹp hơn. Và sứ mệnh của những không gian làm việc chung mà chúng tôi đang vận hành (DNC/ SURF SPACE) cũng chính là tạo nên những cộng đồng như vậy ở thành phố của chúng ta.

Chung quy lại, không gian làm việc chung không phải đơn giản chỉ là việc bán chỗ ngồi cho ai đó, mà là bán cho họ “cảm hứng làm việc” và “sự kết nối với cộng đồng”

*Giám đốc, Không gian làm việc chung SURF SPACE Thái Phiên

39


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Câu Chuyện Kết Nối Cộng Đồng Khởi Nghiệp Tại Đà Nẵng NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHI (*)

Một khi bạn bắt tay vào việc kết nối cộng đồng khởi nghiệp, chắc chắn dù ít dù nhiều đều sẽ gây xáo trộn trong cuộc sống cá nhân nhưng điều đọng lại sau cùng sẽ là một khái niệm chân thật nhất: startup là một thứ gì đó có khả năng gây nghiện và bạn có thể sẽ vẫn tiếp tục miệt mài như một “thói quen cũ khó bỏ”.

C

ách đây hơn ba năm, tôi quyết định rời TP. Hồ Chí Minh về Đà Nẵng sinh sống và lập nghiệp. Thời điểm đó cũng đánh dấu quãng đường hai năm tôi hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng khởi nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Qua rất nhiều chương trình cũng như nhiều sự kiện hoạt động hỗ trợ, kết nối đầu tư, tôi nhận ra rằng số dự án thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay! Nhưng cũng có rất nhiều dự án đã được hỗ trợ để có thể “sống” qua một thời gian; và một số dự án đã được

giúp chỉ ra, tự nhận thấy những sai lầm và sớm từ bỏ để không gây thiệt hại cho bản thân chủ startup và cho xã hội. Về Đà Nẵng, tôi nuôi một suy nghĩ trong đầu rằng sẽ không làm việc tại các công ty startup nữa để nhằm ổn định cuộc sống. Tôi nộp hồ sơ và được nhận vào làm tại công ty CNTT Đà Nẵng với vị trí chuyên viên Marketing. Tôi tiếp tục với một số công việc liên quan nhưng cảm thấy không có đam mê… Sau hơn một tháng suy nghĩ, tôi quyết định dừng công việc ở công ty

Một buổi gặp mặt giao lưu cộng đồng khởi nghiệp tại TP.HCM vào năm 2013

40

và tham gia phát triển cộng đồng khởi nghiệp nhỏ bé được nhen nhóm vào lúc bấy giờ - CLB khởi nghiệp mang tên 9Startb cùng với 1 số anh chị em khác. Sau đó, dự án này được Chương trình đổi mới sáng tạo Phần Lan Việt Nam (IPP) hỗ trợ và định hướng kết nối với Trường Cao đẳng CNTT Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội để thành lập một đề án chung - đề án xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), cái nôi đầu tiên về khởi nghiệp của Đà Nẵng. Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng ra đời đã trực tiếp tác động vào sự thay da đổi thịt của hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng. Đã có rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng thầm lặng của rất rất nhiều con người tâm huyết, rất rất nhiều tổ chức phối hợp. Từ cái nôi đầu tiên đó, lần lượt Danang Coworking Space (DNC) và nhiều coworking space khác nối tiếp nhau ra đời, cộng đồng các lập trình viên Đà Nẵng hoạt động dưới cái tên Google Developer Group MienTrung; cộng đồng startup Đà Nẵng hoạt động online và offline thông qua những hội, nhóm facebook và hàng trăm sự kiện lớn nhỏ đã được tổ chức.

Muốn đi nhanh bạn có thể đi một mình, nhưng muốn đi xa hãy đi cùng nhau! Tôi thực sự thấm thía điều này. Các chuyên gia IPP đã dạy cho chúng tôi một giá trị quan trọng và ý nghĩa: sự đoàn kết. Lúc 9Startlab vừa nộp hồ sơ tham gia dự án thì tôi nhớ là dự án rất muốn làm độc lập để có thể tự chủ và quyết định mọi vấn đề. Nhưng sau một vài buổi gặp với các chuyên gia, chúng tôi đã có sự thay đổi về suy nghĩ và nhóm bắt đầu các hoạt động liên kết, hợp tác để có thể thực hiện dự án ở quy mô lớn hơn và mang lại ý nghĩa lớn hơn đối với cộng đồng. Chính từ sự đoàn kết đó mà đề án xây dựng Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng đã ra đời. Hơn hai năm sau, khi ngồi ở đây, trong toà nhà màu trắng bên dòng sông Hàn thơ mộng của DNES, với một tâm thế mới và nhìn lại những thất bại đã qua, tôi chỉ cảm thấy biết ơn vì nếu không có chúng thì sẽ không có những thành công như ngày hôm nay. Mặc dù những thành công đó chưa phải là lớn, nhưng đó chứng minh được một điều rằng nếu đi cùng nhau, chúng ta có thể đi xa được đến chừng nào. Nghề làm phát triển cộng đồng chưa bao giờ là đơn giản Nhìn lại hơn ba năm, mọi thứ đã có rất nhiều thay đổi nhưng không phải cộng đồng nào cũng có thể còn tồn tại. Ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng

đã có khá nhiều CLB, đội nhóm, các tổ chức cộng đồng ra đời và hoạt động một thời gian nhưng sau đó cũng chết yểu. Đây là một điều đáng tiếc. Những người tâm huyết xưa kia nay không còn dành thời gian và công sức cho các các hoạt động phát triển cộng đồng khởi nghiệp nữa. Đây không phải là cuộc chơi dành cho tất cả mọi người… Cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng đã có những bước phát triển theo hướng tích cực, mô hình phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đà Nẵng có khi còn là niềm ao ước ở một số nơi. Mỗi năm có một sự kiện lớn như SURF được tổ chức - điểm nhấn và là nơi hội tụ của những người bạn và đối tác. Nhưng với chúng tôi – những người thuộc đại gia đình DNES, đó chưa bao giờ là điều để tự mãn. Chúng tôi luôn nhắc nhở bản thân phải cố gắng thêm nữa, rèn luyện và tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ, tạo ra thật nhiều giá trị thực sự cho cộng đồng hơn nữa. Và để làm được điều đó, dĩ nhiên rất cần những con người tâm huyết và có tinh thần vì cộng đồng cùng tham gia, rất cần sự đồng hành của chính quyền thành phố cũng như những đối tác trong và ngoài nước, bởi vì, một lần nữa, muốn đi xa thì chỉ có thể đi cùng nhau.

Hình ảnh Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp Đà Nẵng năm 2016

* Giám đốc Công ty Truyền thông và sự kiện Đà Nẵng Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng Founder, Google Developer Group MienTrung

41


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Ông Võ Duy Khương (trái), Chủ tịch DNES và ông Phạm Đức Nam Trung, Phó Giám đốc DNES trả lời phỏng vấn báo chí tại Họp báo sự kiện SURF 2018. Ảnh: DNES

Đi Tìm Câu Chuyện Khởi Nghiệp Thành Công PHẠM THÙY LIÊN (*)

Việc phát triển nhanh và bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng là hết sức quan trọng và bức thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Với nhận định này, chính quyền thành phố đã cùng các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xã hội đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, qua đó tạo ra câu chuyện khởi nghiệp thành công từ chính mảnh đất Đà Nẵng.

C

hỉ trong vòng ba năm, hàng loạt câu lạc bộ khởi nghiệp, không gian sáng tạo, cuộc thi khởi nghiệp được ra đời đã thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp tại thành phố biển này. Những cái tên như Hội đồng Điều phối Mạng lưới Khởi nghiệp, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), Công ty Cổ phần đầu tư Flying Fish, Trung tâm ươm tạo Sông Hàn, Trung tâm Sáng tạo và khởi nghiệp Đà Nẵng (DINHUB), Không gian làm việc chung DNC; Fablab Đà Nẵng dẫn trở nên quen thuộc với những người khởi nghiệp Đà Nẵng và cả nước. Những tổ chức này đã

Bí thư thành uỷ Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa thăm dự án Làng bích hoạ - một trong các dự án ươm tạo tại DNES. Ảnh: NVCC

42

và đang tích cực hoạt động, cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho dự án khởi nghiệp, qua đó góp phần tạo nên các dự án khởi nghiệp tiêu biểu. Với vai trò là đơn vị then chốt trong việc thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và xây dựng câu chuyện khởi nghiệp thành công, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng đã đặt mục tiêu phải (1) nâng cao tinh thần và nhận thức về khởi nghiệp thông qua hoạt động truyền thông, sự kiện nhằm tạo thêm nhiều ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng và (2) xây dựng chương trình ươm tạo khởi nghiệp, cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các dự án tiềm năng nhằm nâng cao tỉ lệ khởi nghiệp thành công. Sau gần 3 năm hoạt động, DNES đã tổ chức nhiều chương trình nhằm hiện thực hoá các mục tiêu và kế hoạch đề ra. Hơn 150 sự kiện và chương trình đào tạo lớn nhỏ đã được tổ chức, tạo điều kiện cho hơn 4.500 người tiếp cận các kiến thức về khởi nghiệp. Đặc biệt, sự kiện Hội nghị & Triển lãm khởi nghiệp quốc tế Đà Nẵng với tên gọi SURF đã tạo cơ hội cho 2000 người khởi nghiệp giao lưu và kết nối nhằm phát triển dự án khởi nghiệp. Không những thế, DNES cũng đã tổ chức được 5 khoá ươm tạo khởi nghiệp, mang đến sự hỗ trợ thiết

thực cho hơn 30 dự án khởi nghiệp tiêu biểu. Thông qua những hoạt động trên, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng trở thành nơi tạo ra và kết nối các nguồn lực: đầu tư, cố vấn, truyền thông, không gian làm việc chung. Đó là nơi Công ty cổ phần đầu tư Flying Fish ra đời, Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Đà Nẵng hay Mạng lưới nhà tư vấn khởi nghiệp Đà Nẵng lần lượt được hình thành, qua đó giúp các dự án khởi nghiệp tiếp cận với những nguồn lực về tài chính, nhân lực hay công nghệ. Những hoạt động tích cực không ngừng nghỉ như trên đã góp phần tạo ra nhiều dự án tiêu biểu, đơn cử như Hekate - ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra chatbot nhằm giúp doanh nghiệp tự động hoá việc trả lời khách hàng; Zody - ứng dụng hỗ trợ các quán ăn, quán cafe chăm sóc và quản lý khách hàng; Minh Hồng – sản xuất nước rửa chén và lau nhà từ sản phẩm rau củ quả thừa; Làng bích hoạ - địa điểm du lịch văn hoá gây được tiếng vang lớn… Đây đều là những doanh nghiệp đã thành lập, phát triển nhanh, gọi được vốn đầu tư và có bước đầu đạt được những thành tích đáng kể. Với những thành quà này, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng được đánh giá là 1 trong 5 trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp tiêu biểu cả nước tại sự kiện khởi nghiệp quốc gia (Techfest).

Những thành quả trên đã góp phần hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của chính quyền thành phố trong thúc đẩy khởi nghiệp, xây dựng lòng tin cho doanh nhân, hướng đến xây dựng thành phố khởi nghiệp trong tương lai và phát triển cộng đồng doanh nghiệp thành phố lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều thách thức cần vượt qua trong hành trình duy trì và phát triển hoạt động ươm tạo và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp. Trong đó, phát triển bền vững là một trong những thách thức lớn nhất đối với các đơn vị thực hiện hoạt động ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp. Nhiều đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp thiếu nguồn tài chính bền vững do hoạt động ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp thương mại lại rất ít nguồn thu trong ngắn hạn. Tại thành phố Đà Nẵng, hầu hết các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sử dụng nguồn vốn tài trợ, quỹ từ các trường đại học, hoặc nguồn thu từ phí đào tạo, ươm tạo. Các nguồn tài trợ ở mức nhỏ và không có tính ổn định. Vì hạn chế trong nguồn thu nên

hoạt động ươm tạo không có đủ nguồn lực để phát triển mạnh mẽ. Hiện tại, các tổ chức ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp đang có chiến lược đa dạng hoá nguồn thu, đồng thời tích cực tìm kiếm những nguồn tài trợ từ chính phủ và các tổ chức khác. Năm 2018, cùng với những khởi sắc trong phát triển kinh tế thành phố, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng có chiến lược đẩy mạnh hoạt động ươm tạo khởi nghiệp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được nêu rõ trong Đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo quyết định số 1219/ QĐ-UBND của UBND thành phố, cụ thể là: tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng các dự án khởi nghiệp trong các lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và xu thế phát triển vườn ươm doanh nghiệp trên thế giới; tận dụng các nguồn vốn tài chính, công nghệ, con người, chính sách để tạo nguồn lực hỗ trợ dự án khởi nghiệp. * Giám đốc, Trung tâm Ươm tạo Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng

43


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Đi Học Làm Không Gian Sáng Tạo TRẦN BUNG

15 đại diện của các không gian sáng tạo vùng Đông Nam Á đã có một tuần trải nghiệm, trao đổi, học hỏi và đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác ở 15 “tụ điểm sáng tạo” tại Luân Đôn, Birmingham và Manchester, ba trung tâm sáng tạo của nước Anh.

Định nghĩa lại sáng tạo Luân Đôn, cuối mùa xuân, trời trong xanh, nắng vàng và se lạnh. Người hướng dẫn của Hội đồng Anh – đơn vị tổ chức gửi thư thông báo: “Mọi người hẹn nhau lúc 9g45 sáng ở Makerversity – ngay bên cạnh vườn Convert của nữ hoàng Anh, trên cầu Waterloo nhé”. Đó là lần đầu tiên mà 15 người chúng tôi gặp nhau. Có chút bất ngờ, vì mỗi người là một câu chuyện riêng, rất 44

riêng trong khái niệm chung về không gian sáng tạo. Angel Guerero là một nữ lãnh đạo của Hội đồng Kinh tế Sáng tạo Phlippines, chị là chủ biên một tạp chí về sáng tạo quảng cáo và đang được chính quyền thành phố giao cho một tòa nhà to đùng ở khu phố cổ của Manila để “làm gì đó cho nghệ sĩ Philippines có tên trên thế giới!”. Ashvin Pal Singh là kỹ sư âm thanh, chuyên thiết kế các giải pháp về âm thanh cho các sân khấu âm nhạc lớn ở Malaysia. Sau anh mở ra không

gian làm việc mang tên Me.reka để trở thành chỗ mà mọi người có thể đến, học, và cùng làm những thứ sáng tạo trên nền tảng điện tử. PGS.TS ngành sinh học Alice Thienprasert lại được chính phủ Thái Lan chọn để làm giám đốc dự án xây dựng không gian đổi mới sáng tạo tại chín trường đại học của Thái Lan... Hình như, không có ai giống ai trong đoàn, và những địa điểm mà chúng tôi chuẩn bị khám phá, cũng không cái nào giống cái nào.

Makerversity là cách chơi chữ, ghép giữa “maker – những người làm việc để tạo ra cái gì đó” và “university – trường đại học”. Đó không phải là trường đại học, mà là một dự án dài hơi để biến một phần của tòa nhà cổ Somerset thành một “nơi tuyệt đỉnh để truyền cảm hứng và hỗ trợ những ai muốn thò tay thò chân làm ra những thứ tuyệt vời”. Họ có không gian làm việc chung, những phòng làm việc tương đối bừa bộn với đủ mọi máy móc, công cụ từ máy in 3D tới máy may truyền thống, từ máy cắt laser tới cái bào bằng tay trong xưởng mộc. Họ có “Nhiều người nghĩ rằng nghệ sĩ 250 thành viên, liên tục tới và khoa học gia không thể làm để làm việc, nâng cao các kỹ việc chung với nhau. Điều này năng và từ đó sản sinh ra các không đúng. Tôi tin rằng nếu doanh nghiệp sản xuất vật có chỗ để họ cùng ngồi lại, dụng mới. uống ly cà phê, trao đổi các Ở Makerversity, chúng hướng quan tâm và khả năng tôi gặp Grafton Saddler, về sáng tạo của mình, rất dễ một cô gái trẻ từ bỏ ngành tiếp thị đầy sắc màu để đi xuất hiện cơ hội tạo ra thứ gì học làm thợ đóng giày, và rẽ đó chưa có bao giờ” ngang con đường thiết kế và thực hiện các bọc yên xe đạp, tay cầm xe đạp bằng da. Hiện nay, cô không còn đủ thời gian để thực hiện cho hết những đơn hàng ngày càng kéo dài của mình. Ultra IOT lại là một dự án khác, đưa internet vạn vật cùng với dữ liệu lớn vào cuộc sống thông qua việc lắp đặt các cảm biến trên tổ chim, trên đèn đường… Họ khác hẳn nhau, nhưng có cùng một quan điểm sống: “Sự hấp dẫn của việc dùng tay và công cụ để tạo ra thứ gì đó thay vì chỉ cắm mặt vào máy tính!”. Chà, dữ liệu lớn, IOT đúng là những thứ mà chẳng ai nghĩ sẽ gặp ở không gian sáng tạo cả. Lê Thùy Dương, chuyên viên quản lý các dự án sáng tạo của Hội đồng Anh tại Việt Nam nói nhỏ: “Bởi vì sự đa dạng này, nên nghiên cứu vừa công bố của chúng tôi đã xác nhận không có một định nghĩa chung cho khái niệm không gian sáng tạo. Đó chỉ là một nền tảng, trực tuyến hay

cố định, để những người làm sáng tạo có thể gặp nhau, và cũng để đánh thức khả năng sáng tạo của mọi người”. Chuyện ở “thủ phủ công nghiệp 1.0” Birmingham từng là một trong những cái tên lớn nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 cách đây hàng trăm năm. Giờ, thành phố đóng tàu lừng lẫy một thời đã chuyển những nhà máy, xí nghiệp cũ thành không gian sáng tạo và trung tâm khởi nghiệp. Nhưng không phải cái gì ở Anh cũng lung linh, lấp lánh và sang trọng như trí tưởng tượng. Đơn vị chủ trì việc dạy dỗ cả nhóm tại Birmingham tên là Birmingham Open Media, sống tại một tòa nhà cũ đang được lật tung lên để cải tạo lại. Đáng nói hơn, vị trí mà họ đang thuê để làm “mái nhà chung cho sáng tạo”, lại đối diện một quán bar khiêu dâm dành cho người lớn. “Bởi vậy nên giá thuê mới rẻ” – Karen Newman, giám đốc của BOM nói. Karen là một nhà thẩm định nghệ thuật khá tiếng tăm, quan điểm của chị khá lạ so với mọi người: nghệ thuật cần có sự kết hợp với khoa học và công nghệ. “Nhiều người nghĩ rằng nghệ sĩ và khoa học gia không thể làm việc chung với nhau. Điều này không đúng. Tôi tin rằng nếu có chỗ để họ cùng ngồi lại, uống ly cà phê, trao đổi các hướng quan tâm và khả năng về sáng tạo của mình, rất dễ xuất hiện cơ hội tạo ra thứ gì đó chưa có bao giờ”. Karen tin như vậy và bắt tay vào dựng một không gian như vậy. Chị và ba cộng sự của mình, toàn là phụ nữ, thuê cái nhà rách nát, tự sơn các bức tường, đi thu mua bàn ghế cũ và bò ra tháo hết mớ kẹo cao su dính đầy dưới ghế. Rồi họ nghĩ rằng liệu quán cà phê sáng tạo có thể yên tĩnh hơn một chút so với thế giới bên ngoài không? Họ làm những cái bọc ly bằng mây tre để việc đặt cái ly xuống bàn không làm người khác xao lãng. Họ đi tìm mua cái máy làm cà phê ép bằng tay để không gây ra tiếng ồn… Họ tự làm hết, để biến 45


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

DNES: TOP 3 Không gian sáng tạo tại Việt Nam Trong báo cáo mới nhất vừa công bố của Hội đồng Anh tại Việt Nam về các không gian sáng tạo, nhóm nghiên cứu đã liệt kê hơn 140 không gian, có tổng số hơn hai triệu lượt “Like” trên các trang Facebook. DNES và Đà Nẵng Co-working space được liệt kê ở vị trí thứ 3 trong phần Tiêu điểm. Lý do, theo nhà nghiên cứu Trương Uyên Ly, vì không gian làm việc chung ở số 31 Trần Phú, quận Hải Châu, Đà Nẵng đã góp phần là “thay đổi danh tính cho thành phố”. Báo cáo ghi rõ: “Với việc khánh thành DNES, Đà Nẵng đã trở thành điểm tụ họp mới của các khởi nghiệp, không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực”. không gian của mình “đáng ghé chơi”. Và sau ba năm, mọi người ghé ngày càng nhiều. Một chuyên gia về thực tế ảo và thực tế tăng cường (VR – AR) ngồi với một nghệ sĩ làm nghệ thuật sắp đặt, thế là vài tháng sau có một triển lãm sắp đặt thông qua công cụ thực tế ảo được mang đi vòng quanh thế giới. Họ để nhóm làm phim ngồi cùng nhóm làm nhạc, thế là có một công ty mới ra đời làm công cụ chỉnh nhạc phối hợp giữa âm thanh, ánh sáng, các chuyển động của người nhảy làm thay đổi hình ảnh của màn chiếu… Karen gặp khó khăn không ít về tài chính. Phải bán cà phê, phải xin tài trợ, phải làm các dự án khác nhau để kiếm tiền nuôi không gian của mình. Nhưng cô tin rằng: “Công cụ nghệ thuật có thể kết hợp thêm với nhiều thứ khác, làm thay đổi cách chúng ta làm giáo dục, y tế và thay đổi cuộc sống của con người đang ngày một khô cứng đi”. Bản đồ sáng tạo Ngày cuối ở thành phố Manchester, chúng tôi gặp Neil Harris, giám đốc đối ngoại của Hội đồng Nghệ thuật Anh quốc. Anh bảo, sứ mệnh của hội đồng này rất đơn giản nhưng cũng rất khó khăn: Làm sao để mọi người đều có cơ hội được tiếp cận với nghệ thuật, thông qua bảo tàng, thư viện, phòng triển lãm. “Các không gian sáng tạo chính là những cầu nối quan trọng để thực hiện sứ mệnh này của chúng tôi”. Neil chia sẻ về một tài liệu quan trọng mang tên “Sách trắng về văn hóa” của chính phủ đã công bố, định hướng dài hạn về cách 46

mà nước Anh, cùng với các quốc gia có kết nối của mình mang sự sáng tạo đến cho cuộc sống. Tôi lật xem vài trang của tập sách này, và thấy một khoản chi phí khá lớn, được dành cho việc “cứu” các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật và các không gian sáng tạo ở các quốc gia đang có nguy cơ bị tàn phá do tốc độ phát triển của bất động sản, tài chính và những xung đột quyền lợi khác nhau. Neil bận lắm nên ghé chút rồi đi, không quên dặn: “Cứ thoải mái gõ cửa các không gian sáng tạo ở đây, mọi người sẽ vui lắm!”. Và vui thật, như cách mà anh chàng Nicholas Chaffe, một họa sĩ đồ họa về kiểu chữ, ôm cả một thùng danh thiếp đủ các màu của mình ra và bảo mọi người tự chọn màu yêu thích đi. Như cách mà họa sĩ vẽ màu nước và làm văn phòng phẩm Laura Jane Boast ôm con chó ra mời khách vào tham quan, và bảo mọi người ghi tên mình vào bản đồ sáng tạo mà cô đang cất giữ…

E

ncouraging innovation and building startup ecosystems is what connects Mekong Business Initiative (MBI) to the over 150 startups they have supported within Cambodia, Lao People’s Democratic Republic (Lao PDR), Myanmar and Viet Nam. MBI, a development partnership between Asian Development Bank and the Government of Australia, is recognized for accelerating growth in Cambodia, Lao PDR, Myanmar, and Viet Nam. Throughout their 15+ bootcamps and accelerators across ASEAN markets, MBI has evaluated over 2,000 startups within the region. MBI believes catalyzing sustainable business growth in the Mekong region requires innovation, flexibility, and willingness to take risks. MBI aims to improve the business-enabling environment within these four emerging ASEAN markets with particular focus on innovation, business advocacy, and alternative finance. MBI supports four innovation accelerators: Mekong Innovative Startups in Tourism (MIST), the Mekong AgriTech Challenge (MATCh),the SMART City Innovation Challenge, and the Fintech Challenge Vietnam (FCV).MBI is the principal organizer of Women’s Initiative for Startup and Entrepreneurship (WISE), a network of womenowned and women-led startups in the Mekong Region.

K

huyến khích đổi mới sáng tạo và xây dựng các hệ sinh thái khởi nghiệp chính là điểm mấu chốt kết nối Dự án Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực Tư nhân vùng Mê Kông (MBI) với hơn 150 công ty khởi nghiệp đã và đang được hỗ trợ tại Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar và Việt Nam. MBI là dự án hợp tác phát triển giữa Ngân hàng Phát triển Châu Á và Chính phủ Úc với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng ở các nước Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar và Việt Nam. MBI đã có cơ hội đánh giá hơn 2.000 startup trong khu vực qua hơn 15 chương trình huấn luyện và thúc đẩy phát triển tại các thị trường Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). MBI tin rằng chất xúc tác cho sự phát triển kinh doanh bền vững tại vùng Mê Kông đòi hỏi sự đổi mới sáng tạo, tính linh hoạt và tinh thần sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Mục tiêu của dự án MBI là phát triển môi trường tạo điều kiện kinh doanh trong bốn thị trường mới nổi thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á này với trọng tâm cụ thể là hỗ trợ phổ biến kinh doanh, phương án tài chính thay thế và sáng tạo đổi mới. Bốn chương trình Tăng tốc đổi mới sáng tạo đã nhận được sự hỗ trợ của MBI bao gồm: Sáng kiến Hỗ trợ Khởi nghiệp Du lịch vùng Mê Kông (MIST), Thách thức Công nghệ nông nghiệp vùng Mê Kông (MATCh), Chương trình thử thách SMART City Innovation và Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam (Fintech Challenge Vietnam - FCV). MBI cũng là nhà tổ chức chính của WISE - Sáng kiến hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh – một mạng lưới các công ty khởi nghiệp được sáng lập và lãnh đạo bởi phụ nữ ở Tiểu vùng sông Mê Kông.

Read more about MBI and its innovation challenges: Để tìm hiểu thêm về MBI và các thử thách đổi mới sáng tạo, vui lòng truy cập các trang web dưới đây: MBI: MIST: MATCh:

http://www.mekongbiz.org http://mist.asia http://match.mekongbiz.org

FCV: WISE: Smart City:

https://fintech.mekongbiz.org http://wisevietnam.org https://www.smartcityvn.com 47


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Căn Xưởng Của Lòng Đam Mê KHANG NINH

Rời bỏ công việc ổn định ở một ngân hàng, Vũ Thị Minh Châu (SN 1992) quyết tâm theo đuổi đam mê bằng cách mở “xưởng” làm đồ da tại nhà. Chỉ sau 3 năm, các sản phẩm da thủ công của cô gái trẻ đã có mặt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều quốc gia trên thế giới.

M

ột buổi sáng mùa hè, căn “xưởng” nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Hải Phòng (quận Thanh Khê) của Châu tràn ngập bóng nắng và tiếng chim hót. Gọi là “xưởng”, nhưng đây cũng chính là căn phòng học của Châu từ những ngày còn cắp sách đến trường. Trên chiếc bàn gỗ lớn đặt sát vách là vô số dụng cụ mà những người “ngoài ngành” không thể gọi tên. Ở góc bên kia căn phòng là một tủ đứng, trên đặt chiếc máy chuyên dụng. Giản dị như vậy, nhưng căn “xưởng” nhỏ này đã gắn bó với Châu hơn 3 năm. Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử (Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) vào năm 2014, Châu trở về quê nhà Đà Nẵng để tìm việc. Trong thời gian đó, Châu tự mày mò tìm hiểu cách làm những chiếc túi, ví da thủ công. Châu bảo: năm học lớp 10, cô được bố tặng một chiếc ví da rồi ấn tượng với các sản phẩm da từ đó. Vốn có “hoa tay” nên lúc còn là sinh viên, Châu từng tự làm những chiếc ví da cho bản thân và bè bạn. “Thế rồi tốt nghiệp, mình bỗng có một khoảng thời gian rảnh rỗi tìm việc, niềm đam mê với đồ da lại quay về,” Châu chia sẻ.

48

Trong một lần đi chơi ở Hội An, Châu để ý nghiên cứu những mẫu ví dài mà các cửa tiệm thường bán cho khách du lịch nước ngoài. Cô mua một mảnh da, chỉ khâu rồi về nhà lụi cụi tự thiết kế, may cắt. Không có đủ dụng cụ, Châu mượn thêm chiếc búa của bố, rồi mượn chiếc đục của chị dâu. Sản phẩm hoàn thiện trong vòng 2 ngày. Ngay sau đó, một người quen đã mua lại chiếc ví với mức giá chưa đến gần 300.000 đồng. Châu nói: “Chiếc ví đầu tiên ấy, đến giờ mình vẫn còn nhớ từng đường kim, mũi chỉ, dù nó chỉ là một sản phẩm rất thô sơ.” Vài tháng sau, Châu được một ngân hàng tại Đà Nẵng nhận vào làm việc. Lúc này, niềm đam mê làm đồ da thủ công trong cô vẫn lớn dần. Ngày đi làm, tối Châu vừa đi dạy thêm, vừa hì hụi làm đồ da ở nhà. Nhớ lại những ngày tháng ấy, Châu nói: “Thật ra mình biết bản thân không hợp với nghề ngân hàng, nhưng vì đã có bằng cử nhân ngành ấy, lại thuận theo mong muốn của gia đình, nên mình vẫn cố làm. Mình tự an ủi làm để có tiền mua da, mua chỉ…, nhưng quả thật chỉ khi về đến nhà, trút bỏ bộ đồng phục ngân hàng và khoác lên người chiếc tạp dề làm da, mình mới cảm thấy được là chính mình.” Sau nửa năm, Châu quyết định nghỉ việc ở ngân hàng để tập trung cho đam mê của mình. Cô mày mò tự học thông qua trang mạng xã hội Instagram của các nghệ nhân làm da nổi tiếng từ Pháp, Nhật, Thuỵ Sỹ… Châu thừa nhận mình có khiếu quan sát, chỉ cần nhìn hình thật kỹ có thể đoán ra các công đoạn để tự mày mò, tự rút kinh nghiệm. Thậm chí, để học cách xử lý các loại da khác nhau, cô còn “soi” thật kỹ từng tấm hình để xem các nghệ nhân dùng loại sáp gì, dụng cụ gì... Ngoài ra, Châu cũng thường tìm xem các đoạn video về bí quyết làm nghề mà các hãng da nổi tiếng đăng tải trên mạng Internet. “Dĩ nhiên họ giới thiệu thợ và sản phẩm là chính, vì chẳng ai đem bí quyết của mình ra công khai cả. Nhưng

TẬP SAN CÁ CHUỒN

trong các video đó thường có những đoạn kéo dài vài giây, quay cảnh người thợ đang làm sản phẩm. Mình tua đi tua lại những đoạn đó hàng chục lần để...đoán và học, cách làm ấy rất hiệu quả đối với mình,” Châu nói. Hướng đến khách hàng cao cấp, toàn bộ nguyên liệu trong mỗi sản phẩm của Châu đều được nhập từ Pháp, từ từng con da (toàn bộ mảnh da từ một con vật được nuôi để thuộc da), cuộn chỉ, cây đục cho đến cục sáp ong đánh bóng. Thông qua trang mạng xã hội Facebook và Instagram, mỗi tháng Châu nhận khoảng 20 đơn hàng từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Các sản phẩm của Châu thường là ví, dây đồng hồ, thắt lưng và các phụ kiện như ví đựng danh thiếp, móc chìa khoá… Mỗi sản phẩm đều được hằn logo Lukat de Tourane. Châu bảo, “Lukat” là tên (đã được đảo thứ tự các chữ cái) của một nghệ nhân mà cô hằng kính trọng, còn “de Tourane” nghĩa là “của Đà Nẵng” (tiếng Pháp).

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Không giấu lòng hãnh diện, Châu bảo cô muốn thế giới biết rằng tại quê hương của cô có những sản phẩm da thủ công có thể đạt tới mức độ tinh xảo, chứa trọn tâm huyết của người làm ra chúng. Trên trang Instagram chính thức của Lukat de Tourane có rất nhiều lời bình luận và đặt hàng của các khách nước ngoài. Châu nói vui, giờ mới thấy tấm bằng cử nhân Thương mại điện tử có ý nghĩa nhường nào. Nhãn hàng Lukat de Tourane hiện chỉ có một mình Châu phụ trách, từ thiết kế, sản xuất cho đến quảng cáo, nhận đơn, trả đơn, ghi chép sổ sách… Tuy vậy, Châu bảo khi làm việc cô không hề thấy mệt, thậm chí còn thấy hạnh phúc vì được sống với đam mê của chính mình. Hiện Châu đang ấp ủ ước mơ được sang Pháp học chuyên sâu về cách làm đồ da thủ công, rồi mở xưởng cùng một vài người bạn tri kỷ trong nghề tại Đà Nẵng. “Mình mong tới một ngày, có một thương hiệu sản phẩm da cao cấp xuất phát tại Đà Nẵng, có thể đi đến khắp năm châu,” Châu chia sẻ.

Minh Châu tỉ mẫn “chăm sóc” cho từng sản phẩm da thủ công của mình

49


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Từ Khởi Nghiệp Ở Vùng Đất Thánh Đến Khởi Nghiệp Bên Bờ Biển LƯU DUY TRÂN (*)

Nói đất thánh không hẳn vì đất nước Israel tuy nhỏ nhưng sở hữu vùng đất linh thiêng (Jerusalem) của ba tôn giáo là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo mà bởi vì đây còn là vùng đất thánh với những người theo “khởi nghiệp giáo”.

Từ vùng đất thánh của khởi nghiệp Sẽ là không ngoa nếu nói rằng đất nước Israel đang có một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh và khoẻ mạnh, mặc cho thực tế rằng đất nước này chỉ có 8 triệu dân (bằng khoảng 8,5% dân số Việt Nam) sống trên một diện tích nhỏ bé chỉ khoảng 20 ngàn cây số vuông (bằng khoảng 6% diện tích Việt Nam). Các số liệu thống kê chưa đầy đủ vào năm 2017 cho thấy Israel có hơn 5000 công ty khởi nghiệp (startup) với tốc độ “sản sinh” ra các startup mới là khoảng 1000 mỗi năm. Trong khi đó, con số startup ở Việt Nam theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ vào khoảng 1500 (năm 2017). So sánh như trên để thấy rằng chẳng lạ gì mà người ta gọi Israel là Thung lũng Silicon của Trung Đông hay một cách phổ biến hơn – Quốc gia khởi nghiệp! Một dịp may để tìm hiểu về Israel khi chúng tôi có dịp đi ăn với ông Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar trong một nhà hàng phong cách Chămpa tại Đà Nẵng. Tại buổi cơm tối truyền thống của Việt Nam, ông Đại sứ đã kể về câu chuyện cậu con trai của ông đã theo chân cha đi khắp các nơi mà 50

ông được phân công làm nhiệm vụ ngoại giao, từ Trung Quốc đến Ba Lan rồi Việt Nam. Cậu tự đặt câu hỏi: Vậy cậu là người Israel, Trung Quốc hay người Việt Nam? Câu chuyện sẽ lọt thỏm vào biết bao câu chuyện trà dư tửu hậu khác nếu như những người nghe trên bàn tiệc ngày hôm đó không biết rằng người Do Thái từ ngàn xưa đã bị buộc phải lưu lạc không tổ quốc. Hay chính từ trạng thái luôn “xê dịch” và thường trực đối mặt với khó khăn đó mà người Israel thường có cách giải quyết vấn đề rất thực tế, đi vào cụ thể? Khi mà cả thế giới và Việt Nam đang say sưa nói về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhưng chưa thực sự biết mình cần làm gì thì một startup của Israel tên Zebra Medical Vision lại làm một việc rất nhỏ: sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để giúp đọc các bản film y tế, từ đó nhận diện các bất thường mà có thể bác sĩ đã bỏ sót, giúp tăng thời gian xử lý các bản chụp trong y tế. Công nghệ tưởng chừng như nhỏ bé này đã giúp startup trở thành đối tác của Google và được tạp chí Business Insider danh tiếng đưa vào danh sách 50 startup sẽ bùng nổ trong năm 2018.

Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar thăm một startup ươm tạo tại DNES nhân chuyến làm việc tại Đà Nẵng. Ảnh: Duy Trân

Hay như SuperMeat, một startup của Israel hồi cuối năm ngoái đã nhận được khoản đầu tư lên đến 3 triệu USD với công nghệ…trồng thịt gà! Theo đó, thay vì nuôi và giết gà để lấy thịt, SuperMeat “trồng thịt” bằng cách nuôi tế bào gà rồi tổng hợp lại để cho ra sản phẩm có hình thức và hương vị giống y hệt thịt gà thật. Nếu thành công, công nghệ này sẽ giúp hạn chế tổn hại về môi trường (tiết kiệm được diện tích đất chăn nuôi, năng lượng và nước), mang tính nhân đạo hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu về thịt của con người. Chị Lior Krengel, một trong những người trẻ nổi bật nhất Israel theo Forbes (30 Under 30) và từng là quản lý khu vực Israel của Quỹ đầu tư Mangrove Capital Partners, trong chương trình đào tạo cho startup ở Đà Nẵng đã chia sẻ rằng do quy mô thị trường nội địa quá nhỏ, các startup của Israel thường có xu hướng tiến ra thế giới, từ đó xác định tư duy là phải giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Trong câu chuyện thế giới phẳng thì không toàn cầu hoá đồng nghĩa với việc không gọi được vốn. Với tư duy như vậy, quốc gia nhỏ bé này đã thu hút hơn 6 tỉ USD đầu tư vào startup trong năm 2017 và đang trỗi dậy như một cường quốc công

nghệ với số lượng lên đến 93 công ty niêm yết trên sàn Nasdaq – nhiều hơn của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cộng lại. Đến câu chuyện khởi nghiệp bên bờ biển Mối lương duyên giữa Israel và Đà Nẵng đã được đặt nền tảng ngay từ những ngày đầu Đà Nẵng định hướng trở thành một thành phố khởi nghiệp, một trung tâm đổi mới sáng tạo bên bờ biển – innovation hub by the sea. Vào thời điểm năm 2015 – 2016, khi đang đi tìm lời giải cho động lực phát triển tiếp theo cho thành phố, những nhà lãnh đạo lúc đó của thành phố biển đã nhìn thấy được tiềm năng và khả năng trở thành một Israel, một Singapore thứ hai cho Đà Nẵng. Ngay lập tức, mô hình Quốc gia khởi nghiệp của Israel được tham khảo và nghiên cứu. Chủ động kết nối với Đại sứ quán Israel, cử đoàn sang “vùng đất thánh khởi nghiệp” để học hỏi, mời các chuyên gia Israel sang đào tạo cho đội ngũ những người hỗ trợ khởi nghiệp ở Đà Nẵng… là một vài trong số hàng loạt hoạt động mà Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng (DSC) và Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) 51


TẬP SAN CÁ CHUỒN

“Câu chuyện thành công của Israel chính là nguồn cảm hứng cho Đà Nẵng khi mà cả hai cùng chia sẻ những điểm giống nhau: nguồn lực nội tại, đặc điểm kinh tế - xã hội, sự ủng hộ của chính quyền và đặc biệt là khát vọng khởi nghiệp.” đã triển khai. Mối quan hệ tiếp tục được khẳng định và phát triển theo chiều sâu qua các chuyến thăm và làm việc chính thức của Đại sứ và Phó đại sứ Israel tại Việt Nam, Phó giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế (Bộ Ngoại giao Israel), các đoàn chuyên gia Israel đến làm việc tại DNES… trong hai năm 2016 – 2017. Hơn ai hết, chính cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng đang hưởng lợi trực tiếp từ trái ngọt của sự hợp tác này. Ông Võ Duy Khương, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố, “cha đẻ” của DSC và DNES trong cuộc trò chuyện với Đại sứ Israel Nadav Eshcar đã nói rằng câu chuyện thành công của Israel chính là nguồn cảm hứng cho Đà Nẵng khi mà cả hai cùng chia sẻ những điểm giống nhau: nguồn lực nội tại, đặc điểm kinh tế - xã hội, sự ủng hộ của chính quyền và đặc biệt là khát vọng khởi nghiệp. Năm 2018 đánh dấu mối quan hệ giữa Israel và Đà Nẵng về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được 52

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

nâng lên một tầm cao mới khi Đại sứ quán Israel quyết định tổ chức triển lãm thành tựu đổi mới sáng tạo nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Israel – Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị & Triển lãm khởi nghiệp quốc tế Đà Nẵng lần thứ 3 – SURF 2018. Đặc biệt, Đại sứ Nadav Eshcar sẽ có bài phát biểu chính trong sự kiện quy tụ 2.000 người tham dự này. Câu chuyện khởi nghiệp bên bờ biển của Đà Nẵng đã thực sự gây ấn tượng với Israel, đến nỗi ông Doron Lebovich, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam đã phải thốt lên rằng có đến 1.000 lý do để mọi người nên đến SURF 2018 – sự kiện do DNES tổ chức, được ví như “đại hội võ lâm” của cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng hành với SURF 2018, phía

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Israel mong muốn SURF có thể tiếp tục phát triển lớn mạnh và trở thành một sự kiện tầm quốc gia, bởi “chúng tôi thấy rất rõ quyết tâm của chính quyền Đà Nẵng và những con người tại DNES trong khát vọng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng”, ông Doron cho biết. Còn người viết thì tin rằng khi có một sợi dây kết nối vì mục tiêu chung là sự phồn vinh và thịnh vượng, thì mối quan hệ giữa những con người, những vùng đất dù cách xa nhau về mặt địa lý, khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ sẽ đều trở nên gắn kết và bền chặt. Dòng chảy khởi nghiệp nay đã được nối liền từ vùng đất thánh đến xứ biển… * Phụ trách Phòng Tổng hợp, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng.

Sáng tạo Xã hội là một xu thế phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Nếu như trước đây, doanh nghiệp thông thường tiếp cận “thắng – thua”, có nghĩa là hướng tới sự bền vững tài chính cho doanh nghiệp nhưng lại gây hại cho môi trường và xã hội thì đổi mới sáng tạo vì xã hội là cách tiếp cận “cùng thắng” mà ở đó, doanh nghiệp vừa phát triển về mặt kinh tế vừa tạo tác động tích cực tới xã hội và môi trường.

Thanh Niên Việt Nam Vì Sáng Tạo Xã Hội – Một Mô Hình Đào Tạo Về Sáng Tạo Xã Hội Độc Đáo PGS.TS. TRƯƠNG THỊ NAM THẮNG (*) LÊ THANH BÌNH (**)

Phó Đại sứ Israel Doron Lebovich (trái) cùng Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh (phải) và ông Võ Duy Khương Chủ tịch DNES (giữa) tại buổi họp báo sự kiện SURF 2018

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

C

hương trình Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo Xã hội (VYSIP) là dự án hoàn toàn mới được khởi tạo cuối năm 2017 với mục tiêu lan tỏa sáng tạo xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển các giải pháp sáng tạo, đổi mới giải quyết các vấn đề cộng đồng trong thanh niên Việt Nam. Có thể nói, VYSIP là dự án dài hạn đầu tiên tại Việt Nam đào tạo và lan tỏa giá trị sáng tạo xã hội. Dự án còn nhằm kết nối các cơ sở đào tạo của Vương quốc Anh với các trường đại học, doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. VYSIP được coi là một dự án đặc biệt vì là một dự án lớn đa đối tác khi có sự góp mặt của bảy đối tác trong nước và quốc tế cùng tham gia, bao gồm Đại học Northampton (Anh Quốc), Hội đồng Anh Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thái Nguyên, Đại học Nguyễn Tất Thành, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Trong đó, Hội đồng Anh Việt Nam là đơn vị khởi tạo dự án và Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội trực thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân là đối tác chính điều phối thực hiện dự án này. Chương trình Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo Xã hội bắt đầu từ giữa tháng 10.2017 và kết thúc vào giữa tháng 6.2018. Chương trình gồm ba giai đoạn chính: • Khóa đào tạo Giảng viên nguồn về sáng tạo xã hội và khởi nghiệp sáng tạo (11.2017 – 12.2017) • Chuỗi đào tạo lan tỏa cộng đồng về tinh thần kinh doanh vì xã hội (01.2018 – 03.2018) • Cuộc thi Thử thách Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo Xã hội - VYSI Challenge (04.2018 – 06.2018) 53


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

1. Khóa Đào tạo Giảng viên nguồn quốc gia về sáng tạo xã hội và khởi nghiệp sáng tạo (11.2017 – 12.2017) Với mục tiêu chính là xây dựng và phát triển mạng lưới giảng viên nguồn quốc gia về sáng tạo xã hội và khởi nghiệp sáng tạo, hai khóa đào tạo giảng viên nguồn đã chọn ra 25 ứng viên là các giảng viên, doanh nhân xã hội, doanh nhân trong ngành sáng tạo – nghệ thuật, điều phối viên tại các trung tâm ươm tạo, trung tâm sáng tạo trên cả nước. Chương trình đào tạo gồm 04 học phần chính: Sáng tạo xã hội; Giảng dạy về tinh thần kinh doanh vì xã hội; Khởi nghiệp sáng tạo; Lãnh đạo cộng đồng. Bốn học phần được đào tạo bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ Anh và Việt Nam. Các học phần tập trung vào trải nghiệm của người học bên cạnh việc cung cấp các kiến thức, lý thuyết nền tảng. Các giảng viên nguồn đồng thời tham gia vào mạng lưới học giả về sáng tạo xã hội và doanh nghiệp xã hội. Kết thúc khóa học, chúng tôi đã xây dựng hai nền tảng chính để chia sẻ các tài liệu giảng dạy và trao đổi liên quan là Lớp học trực tuyến Google Class và nhóm Facebook. Có thể dễ dàng nhận thấy, khóa đào tạo đã xây dựng được một mạng lưới những giảng viên nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với việc thúc đẩy sáng tạo xã hội. 2. Chuỗi đào tạo lan tỏa cộng đồng về tinh thần kinh doanh vì xã hội (01.2018 – 03.2018) Từ 25 giảng viên nguồn được đào tạo, chương trình đã tổ chức 10 khóa đào tọa lan tỏa cộng đồng về tinh thần kinh doanh vì xã hội trên khắp cả nước, 54

thu hút khoảng 400 học viên tham gia. Học viên của các khóa đào tạo là sinh viên, lãnh đạo cộng đồng, và doanh nhân khởi nghiệp. Các học viên được trang bị kiến thức về sáng tạo xã hội, tư duy kinh doanh vì xã hội và cách xây dựng dự án kinh doanh. Đầu ra của các khóa học là các dự án sáng tạo xã hội với mô hình và kế hoạch kinh doanh được phát triển và tiếp tục hoàn chỉnh để dự thi Cuộc thi Thử thách Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo Xã hội. Chúng tôi đã ghi nhận nhiều chia sẻ tích cực từ học viên các khóa đào tạo trên khắp cả nước: “Một ngày tuyệt vời cùng với những trải nghiệm đầy thú vị, khiến cho lòng nhân ái của con người càng được bồi dưỡng thêm. […] Đặc biệt, chuyến đi đã tiếp tục vun đắp cho ngọn lửa đam mê, sự nhiệt huyết, hiểu biết thực tế về “doanh

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Hình ảnh lễ phát động cuộc thi Thanh niên Việt Nam vì sáng tạo xã hội tại Đà Nẵng. Ảnh: VYSIP

Nhiều đội tham gia vòng chung kết đã giành được những giải thưởng cho ý tưởng kinh doanh vì cộng đồng của mình. Ảnh: VYSIP

nghiệp xã hội” (Chia sẻ của học viên khóa đào tạo tại Thái Nguyên). “Một ngày tràn đầy năng lượng cùng các bạn học viên chương trình tập huấn Khởi nghiệp Sáng tạo Xã hội khám phá, phân tích, mổ xẻ, suy ngẫm về các cộng đồng mà các bạn mong muốn góp sức tạo ra sự thay đổi tích cực hơn, suy nghĩ về những khó khăn thách thức có thể gặp,… Hoàn toàn không mệt mà ngược lại còn được tiếp thêm lửa và cảm hứng đặc biệt” (Chia sẻ của giảng viên khóa đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh). 3. Cuộc thi Thử thách Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo Xã hội VYSI Challenge 2018 (04.2018 – 06.2018) Sau thành công của chuỗi đào tạo lan tỏa cộng đồng, Cuộc thi Thử thách Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo Xã hội - VYSI Challenge 2018 được phát động tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm của thanh niên và các cơ quan truyền thông. Qua gần một tháng phát động, chương trình đã nhận được hơn 100 đơn đăng ký dự thi với đa dạng ý tưởng nhưng đều gắn liền với thực trạng xã hội. Có nhiều đề tài tiêu biểu như các sản phẩm sử dụng nguyên liệu mới; chương trình đào tạo, hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên; các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường; các sản phẩm công nghệ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống; không gian kết nối cộng

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

đồng,… Nhiều hồ sơ đến từ cộng đồng yếu thế hoặc khu vực dân tộc thiểu số cho thấy tính đa dạng và lan tỏa của cuộc thi. Sau vòng sơ loại, 36 nhóm đã tham gia vòng Bán kết khu vực tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để lựa chọn ra 10 nhóm để tham dự vòng Chung kết vào ngày 16.6 tại Hà Nội. Có thể thấy rằng, Chương trình Thanh niên Việt Nam vì Sáng tạo Xã hội là một dự án thành công với 7 đối tác, 25 giảng viên nguồn có kinh nghiệm, 10 khóa đào tạo lan tỏa cho 400 học viên, 103 ý tưởng sáng tạo xã hội của gần 500 thanh niên. Sự độc đáo của chương trình này là nhờ thiết kế chương trình sáng tạo, cập nhật nhưng được thay đổi để phù hợp với yêu cầu của địa phương. Ngoài ra, dự án còn thể hiện tính bền vững khi các giảng viên nhận đào tạo và quay về hỗ trợ cộng đồng, kể cả sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Điều này hoàn toàn đáp ứng kỳ vọng về “lan tỏa sự tử tế” – “pay kindness forward” mà bản thân những người điều phối như tôi ao ước. Chúng tôi tin tưởng rằng từ nền móng của sự hợp tác ăn ý và việc phát triển bền vững về nhân sự, sáng tạo xã hội tại Việt Nam sẽ rất phát triển trong tương lai. * Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Xã hội và Khởi nghiệp (Đại học Kinh tế Quốc dân), Giám đốc dự án VYSIP **Trung tâm Sáng tạo Xã hội và Khởi nghiệp (Đại học Kinh tế Quốc dân), Điều phối quốc gia chương trình VYSIP

55


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Socal Innovation is a necessary development trend of global enterprises. In the previous time, businesses normally approach the “winlose” situations, which means that they aim to the financial sustainability for themselves but do harm to the environment and society, then now social innovation is the “win-win” approaching in which businesses develop in term of economic values and create positive impact to environment and society.

Vietnam Youth For Social Innovation An Unique And Efficient Case Of Training On Social Innovation ASSOC.PROF. TRUONG THI NAM THANG (*) LE THANH BINH (**)

56

T

he Vietnam Youth for Social Innovation Programme (VYSIP) is a brand-new project initiated in the late 2017 aiming to spread the spirit of social innovation to meet the needs of innovative solutions to social problems amongst the youth. VYSIP is very the first project in Vietnam that provides the trainings and spreads the spirit of social innovation. This project is also with the purpose of initiating long-term connections between UK skills training institutions and the Vietnam’s new blooming generation of social and creative enterprises, and higher education institutions. VYSIP is a special project for its multi-partnership when it involves seven domestic and international partners, including the University of Northampton (UK), British Council Vietnam, National Economics University, Thai Nguyen University, Nguyen Tat Thanh University, Da Nang Business Incubator, and Vietnam National Institute of Culture and Art Studies. Specifically, British Council Vietnam is the initiator and the Center for Social Innovation and Entrepreneurship is the lead partner of the project. Vietnam Youth for Social Innovation Programme started in the mid-October 2017 and is expected to finish in the midJune 2018. The programme has three main phases: • The Training of Master Trainers on Social Innovation and Creative Entrepreneurship (11/2017 – 12/2017) • Series of Cascade Trainings on Social Entrepreneurship (01/2018 – 03/2018) • Vietnam Youth for Social Innovation Challenge (04/2018 – 06/2018)

TẬP SAN CÁ CHUỒN

1. Training of Master Trainers on Social Innovation and Creative Entrepreneurship (11/2017 – 12/2017) To build and develop a network of master trainers on social innovation and creative entrepreneurship, two trainings of trainers attracted 70 candidate applications. We chose 25 participants who were lecturers, social entrepreneurs, creative entrepreneurs, and coordinators at incubation and creative hubs nationwide. Besides, in the two first modules, there were three participants and one observers from universities of Indonesia. • The Training of Master Trainers covers four modules: • Social Innovation • Mastering the Craft of Teaching Entrepreneurship • Creative Entrepreneurship • Community Leadership The four modules were delivered by highprofile experts from UK and Vietnam. The modules focused on learners’ experiences as well as provided background knowledge. We observed the dynamic discussions about the theoretical framework, creative and enthusiastic atmosphere during the design thinking practices and the sympathy in community leadership exercises. Participating in the International Conference on Social Entrepreneurship co-hosted by the British Council Vietnam and the National Economics University was also an important part of the training. The master trainers were put in the scholars’ network of social innovation and social enterprises. After the training courses, we

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

have developed two platforms for sharing and discussing about related topics – Google Class and Facebook group. Obviously, the training has built a broad network of experienced and passionate trainers on promoting social innovation. 2. Cascade Training on Social Entrepreneurship (01/2018 – 03/2018) 25 master trainers started and run 10 cascade trainings on social entrepreneurship for 400 students throughout the country. The participants of the cascade trainings were university students, community leaders, and social entrepreneur. They were prepared with knowledge about social innovation, social entrepreneurship mindset and business project management. The outcome of the cascade trainings are social innovation projects with models and business plans which were later developed and improved to submit in the Vietnam Youth for Social Innovation Challenge. We recognized various positive sharings from the participants:

57


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

“A wonderful day with interesting experiences, which enriched our sympathy. […] Especially, the social enterprise visit has nurtured our passion, enthusiasm, and practical knowledge about “social enterprises” (Sharing of a participant in the cascade training in Thai Nguyen). “A day full of energy with participants in the training on Creative and Social Entrepreneurship. We discovered, analyzed and brainstormed about the communities they wanted to contributed to make changes, and thought about the challenges we might get,… Not exhausted at all, instead, gained more inspiration” (Sharing of a trainer in the cascade training in Ho Chi Minh City). 3. Vietnam Youth for Social Innovation Challenge VYSI Challenge 2018 (04/2018 – 06/2018) With the success from the cascade trainings, the Vietnam Youth for Social Innovation Challenge 2018 was launched. The challenge was launched in Hanoi, Hai Phong, Da Nang and Ho Chi Minh City which attracted local young people and communication agencies. After one month of launching, we received 103 application forms with diversified ideas but all were aligned with social situation. There are numerous outstanding topics such as products from new materials (beauty masks from herbs, using black soldier flies to transform organic wastes,…); training, orientation, student-supporting programmes; environmental protection projects; technological devices for better living; co-working spaces,… Many ideas derived from the disadvantaged communities or ethnic minorities, which identified the inclusivity and diversity of the challenge. After the screening round, 36 teams were chosen for the Semi-finals in Hanoi, Da Nang, and Ho Chi Minh City, from which we selected 10 teams heading to the Finale. 58

Currently, there are 10 teams for the Finale held in mid-June in Hanoi. We believe that the consistency of the programme and the consultancy from mentors in our network will bring about fulfilled and well-applicable ideas. Obviously, the Vietnam Youth for Social Innovation Programme is a successful project with 7 partners, 25 master trainers with experiences, 10 cascade trainings for 400 students, 103 social innovation ideas of above 500 young people. The unique point of the programme is due to a creative design which is updated but adjusted to the local needs. The transparency in information and recruitment lets us select most passionate and committed trainers. Besides, the project is sustainable when the master trainers after being trained were back to their communities, even after the cascade trainings. This totally meet the expectation of “pay kindness forward” that I and other coordinators always dream of. The VYSIP and its intrinsic activities are developed and conducted with the approach of “value co-creation” of social innovation and social entrepreneurship that we would love to empower. I believe that from the cornerstone of knitted partnership and human resources development, Vietnam will soon see the blooming of social innovation.

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

Các hình ảnh sử dụng trong tập san này thuộc sở hữu của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng hoặc đã được Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng xin phép sử dụng từ tác giả.

Địa chỉ liên lạc 31 Trần Phú - Đà Nẵng Điện thoại: 0236.3539966 Website: dnes.vn Email: info@dnes.vn

*Director of the Center for Social Innovation and Entrepreneurship – National Economics University – Project Director ** Center for Social Innovation and Entrepreneurship – National Economics University – National Coordinator

59


TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3

C Á C H U Ồ N – I N N O VAT I O N H U B B Y T H E S E A S Ố 3 C H Ị U T R Á C H N H I Ệ M X U ẤT B Ả N Giám đốc Trương Công Báo CHỊU TRÁCH NHIỆM BẢN THẢO Tổng biên tập Nguyễn Kim Huy CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG Võ Duy Khương Trần Vũ Nguyên Lưu Duy Trân B I Ê N TẬ P Võ Duy Khương Nguyễn Đức Thảo Vy Lưu Duy Trân TH Ư K Ý Lưu Duy Trân BÌ A & TR ÌN H B ÀY Đỗ Quốc Phong Bìa: SURF 2018 - STARTUP CAPITALS In 500 cuốn khổ 20.5x25.5 cm tại ... 132 Nguyễn Thị Minh Khai, Đà Nẵng. Số ĐKXB: ... ......... . ISBN: 978-604-84-2512-8 In xong và nộp lưu chiều tháng 6/2018

60

61


TẬP SAN CÁ CHUỒN

62

INNOVATION HUB BY THE SEA SỐ 3


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.