Cá Chuồn - Innovation Hub by The Sea | No. 2

Page 1

INNOVATION HUB BY THE SEA

MẬU TUẤT


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

CÁ CHUỒN I N N O VAT I O N H U B B Y T H E S E A

Câu chuyện thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng — 2 Đà Nẵng - thành phố khởi nghiệp — 5 Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng với hệ sinh thái quốc gia và quốc tế — 9 Tầm hìn khởi nghiệp — 12 ADN cá chuồn trong khởi nghiệp — 16 — 19 Hệ sinh thái khởi nghiệp Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng — 22 Korean startup ecosystem and sessons learnt for Da Nang — 27 Lớn lên cùng SURF — 32 Cach mạng công nghiệp 4.0 & quốc gia khởi ngihệp — 35 Khởi nghiệp với P-P-P — 37 — 42 The future of work coming to the innovation hub by the sea — 44 — 46 — 49 Khởi nghiệp Đà Nẵng - tại sao dự án khởi nghiệp thất bại — 53 Đầu tư vào con người thông qua các sự kiện khởi nghiệp — 55 Xóm khởi nghiệp ven biển — 58 — 60 Flying fish investment - story of “the pioneers” — 63 Trưởng thành từ khởi nghiệp — 66 Khởi nghiệp — 68 Khi các tiến sĩ bàn chuyện khởi nghiệp — 70

2


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

CÁ CHUỒN I N N O VAT I O N H U B B Y T H E S E A

X u â n M ậ u Tu ấ t

Câu chuyện thành công của hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng — 2 Đà Nẵng - thành phố khởi nghiệp — 5 Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng với hệ sinh thái quốc gia và quốc tế — 9 Tầm hìn khởi nghiệp — 12 ADN cá chuồn trong khởi nghiệp — 16 Đầu tư hạ tầng để hỗ trợ khởi nghiệp — 19 Hệ sinh thái khởi nghiệp Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng — 22 Korean startup ecosystem and sessons learnt for Da Nang — 27 Lớn lên cùng SURF — 32 Cach mạng công nghiệp 4.0 & quốc gia khởi ngihệp — 35 Khởi nghiệp với P-P-P — 37 Trung tâm sáng tạo bên bờ biển - điểm đến công việc trong tương lai — 42 The future of work coming to the innovation hub by the sea — 44 Hệ sinh thái quyết định sự thành công của ý tưởng khởi nghiệp — 46 Đầu tư cho R&D để tồn tại trong thế giới 4.0 — 49 Khởi nghiệp Đà Nẵng - tại sao dự án khởi nghiệp thất bại — 53 Đầu tư vào con người thông qua các sự kiện khởi nghiệp — 55 Xóm khởi nghiệp ven biển — 58 Flying fish investment - Câu chuyện của những người đi “khai hoang” — 60 Flying fish investment - story of “the pioneers” — 63 Trưởng thành từ khởi nghiệp — 66 Khởi nghiệp — 68 Khi các tiến sĩ bàn chuyện khởi nghiệp — 70

2

TẬP SAN CÁ CHUỒN

ập san Cá Chuồn số đầu tiên xuất bản vào tháng 7/2017 đã được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng khởi nghiệp. Nhiều phản hồi tích cực từ hệ sinh thái khởi nghiệp cả nước gởi về Ban biên tập với những đánh giá tích cực. Tuy nhiên, cộng động khởi nghiệp mong muốn có nhiều bài viết về những thành công và chưa thành công của khởi nghiệp Đà Nẵng, những dự án khởi nghiệp, công ty khởi nghiệp tiêu biểu, cũng như những nút thắt của hệ sinh thái hiện nay. BBT xin cảm ơn sự ủng hộ tích cực của cộng đồng khởi nghiệp dành cho Đặc san Cá chuồn trong thời gian qua. Nhân dịp đón chào Xuân Mậu Tuất – 2018, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) quyết định phát hành Tập san Cá chuồn số 2. Đặc san Xuân Mậu Tuất kỳ vọng sẽ tiếp tục phản ánh kịp thời hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng trong năm qua và đón những sự kiện khởi nghiệp mới trong năm Mậu Tuất. Cũng như số đầu tiên, số Đặc san lần này cũng chỉ do các anh em làm báo nghiệp dư của DNES thực hiện là chính. Nhiều nội dung rất muốn được phản ánh, chia sẻ nhưng sức lực có hạn nên vẫn chưa hoàn thành kịp, đành hẹn lại tập san sau. Nhân đây tôi xin được chia xẽ thêm vì sao lại lấy tên tập san là Cá chuồn, mà nhiều bạn đọc đã hỏi BBT khi phát hành số đầu tiên. Đây là một điều rất thú vị. Một hôm Giám đốc DNES Trần Bung đề nghị với tôi nên chọn slogan cho khởi nghiệp Đà Nẵng và DNES là “Khởi nghiệp bên bờ biển” vì biển là một đặc sản quý giá của Đà Nẵng mà không phải thành phố nào cũng có. Tôi thấy ý tưởng rất hay nhưng biểu tượng sẽ là gì cho phù hợp? Vậy là anh em ngồi lại bàn. Nhiều biểu tượng đã được đề nghị. Tôi nghĩ Đà Nẵng vốn nổi tiếng với bờ biển dài và đẹp; nhưng cũng nổi tiếng về đặc sản cá chuồn gắn liền với biển Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung. Loài cá có những đặc điểm lạ: luôn

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

bơi và bay theo đàn với nhiều truyền thuyết dân gian hấp dẫn. Vậy là chúng tôi quyết định chọn biểu tượng cho khởi nghiệp Đà Nẵng là con cá chuồn, tượng trưng cho tinh thần khởi nghiệp: cùng làm với nhau, cùng bay lên, cùng lướt sóng khởi nghiệp nhằm xây dựng thành phố khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - một trung tâm thông minh của đất nước và khu vực trong tương lai không xa. Từ đây, logo của khởi nghiệp Đà Nẵng có hình ảnh chú cá chuồn lướt sóng, cùng với slogan “Innovation Hub by the Sea” - Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bên bờ biển. Chúng tôi xin cảm ơn các tác giả từ Hà Nội, Sài Gòn đã góp mặt và đặc biệt xin cảm ơn GS. Kim Do-nyun - Đại học Sung Kyun Kwan (Hàn Quốc) đã gởi bài “Hệ sinh thái khởi nghiệp Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng”. Điều này chứng tỏ khởi nghiệp Đà Nẵng đã có sự giao thoa hiệu quả với cả nước và cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Thanh Tâm và lãnh đạo Quỹ Đầu tư phát triển, anh Phạm Bắc Bình (Chủ tịch Công ty Bình Vinh), anh Phan Hải (Giám đốc Công ty Giày BQ), chị Nguyễn Thị Kim Liên (Giám đốc Công ty Ân Điển), anh Hà Đức Hùng (Giám đốc Công ty Hà Giang Phước Tường), anh Lê Minh Phúc (Giám đốc Công ty Vinacapital Đà Nẵng), anh Thân Văn Phước (Giám đốc Công ty Phúc Hưng Viêt), anh Đặng Minh Trường (Tổng Giám đốc Tập đoàn Sun Group) đã tài trợ kinh phí cho Đặc san; cảm ơn Nhà xuất bản Đà Nẵng đã hỗ trợ công tác phát hành Đặc san. Chào đón Xuân Mậu Tuất chúng ta có quyền hy vọng bước vào năm mới đất nước, quê hương sẽ gặt hái được nhiều thành tựu mới. Làn sóng khởi nghiệp của thành phố sẽ tiếp tục dâng cao, tạo ra được những câu chuyện thành công của startup Đà Nẵng. VÕ DUY KHƯƠNG Chủ tich, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng 1


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG CỦA

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP

Vào cuối năm 2015, Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng (Hội đồng) ra đời, đây là một hội đồng không giống ai và là một sáng kiến rất mới,. Theo thông lệ nước ta chỉ khi nào trung ương thành lập một tổ chức mới thì các địa phương sẽ xây dựng theo mô hình đó ở cấp tỉnh thành, rồi quận huyện,…còn Hội đồng này thì hoàn toàn chưa có tiền lệ, cả trung ương và các địa phương khác đều không có. Nó là kết quả của các nghiên cứu từ các chuyến đi học tập kinh nghiệm các nước, các hội thảo trong nước và quốc tế, thực tế hoạt đông khởi nghiệp của TP HCM và Hà Nội. Hội đồng là một tập hợp gồm một số cơ quan nhà nước (Sở KH-ĐT, Sở KH-CN, Sở Tài chính, Sở TT-TT…), các cơ quan nghiên cứu (Viện nghiên cứu KT-XH, Viện nghiên cứu và đào tạo Việt - Anh…), các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, một số tập đoàn kinh tế, công ty khởi nghiệp thành công, các Vườn ươm, TT ươm tạo, các tổ chức hổ trợ doanh nghiệp (VCCI…), các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan báo chí, truyền thông… ban đầu do một lãnh đạo UBND làm chủ tịch. Hội đồng từ khi thành lập đã thực sự phát huy được chức năng của mình trong hơn 2 năm qua, thu hút, kết nối được nhiều nguồn lực công và tư nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố, đồng thời đã tham mưu cho lãnh đạo thành phố ban hành các chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo (QĐ 1219 của UBND TP về Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; QĐ 2698 của UBND TP phê duyệt tổng mặt bằng quy hoach xây dựng chi tiết tỉ lệ 1/500 Không gian làm việc và đào tạo khởi nghiệp ĐN). Xây dựng mối quan 2

VÕ DUY KHƯƠNG

(*)

Hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng đến nay vẫn còn khá non trẻ, chỉ mới phát triển trong vòng 3 năm qua, từ 2015 đến nay. Nhưng rõ ràng làn sóng khởi nghiệp đã mang lại sức sống mới cho cộng đồng khởi nghiệp và lớp trẻ. Thành công này có nhiều nguyên nhân, nhưng có thể khẳng định nguyên nhân trực tiếp, đầu tiên là sự ra đời của Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng (DSC). Tỷ phú Mỹ Jeff Hoffman trong bài nói chuyện tại SURF 2017. Ảnh: DNES

hệ hiệu quả với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp quốc tế, các đại sứ quán (như chương trình MBI của Ngân hàng phát triển châu Á và chính phủ Úc, chương trình IPP của liên chính phủ Việt Nam-Phần Lan, tổ chức Swiss EP của chính phủ Thụy Sĩ, các ĐSQ Israel, Ireland, Úc, Phần Lan,…). Để xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp với sự có mặt đầy đủ của các thành tố tham gia hoạt động trong thực tế là rất khó khăn. Ở một số quốc gia phát triển, thành tố nhà nước luôn là nhân tố quyết định cho sự hình thành hệ sinh thái, thông qua các chính sách quan trọng hỗ trợ cho khởi nghiệp, từ các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo của chính phủ, từ các gói tài trợ cho khởi nghiệp của ngân sách… Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, các dự án, công ty khởi nghiệp ra đời đã hàng chục năm qua, nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trên cả nước đã hoạt động khá lâu, không ít quỹ đầu tư mạo hiểm đã vào hoạt đông… Nhưng mãi đến năm 2016, chính phủ mới vào cuộc “phát động phong trào quốc gia khởi nghiệp” và cho ra đời QĐ 844/TTg của Thủ tướng Chính phủ; vào giữa năm 2017 ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mà cho đến nay vẫn chưa áp dụng được vì thiếu nghị định, thông tư hướng dẫn, nhiều luật

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

pháp về đầu tư, đầu tư mạo hiểm chưa được ban hành... Điều đó cho thấy chính phủ và chính quyền các địa phương vào cuộc chậm hơn nhiều so với làn sóng khởi nghiệp sáng tạo đã hoạt đông gần cả chục năm nay. Đó là chưa nói đến những nút thắt sẽ xuất hiện khi áp dụng Luật hỗ trợ DNNVV sắp đến, nhất là vấn đề sử dụng vốn ngân sách, giao đất, thuê đất, bảo hộ sở hữu trí tuệ, đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp…Chính những khó khăn, trở ngại đã trói buộc hoạt động khởi nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua và thành phố Đà Nẵng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, từ khi HĐĐP hoạt động đã có một tổ chức chịu trách nhiệm xâu đầu mối, bàn các giải pháp thực hiện các vấn đề cụ thể, chủ trì triển khai các chủ trương của thành phố về khởi nghiệp có kết quả. Các thành công điển hình có thể kể ra như: - Chương trình hoạt đông khởi nghiệp hàng năm và trung hạn của thành phố đã được các thành tố trong hệ sinh thái thảo luận và đề ra thông qua Hội đồng. Các chủ trương khởi nghiệp không phải của chính quyền, cũng không phải của từng thành tố riêng biệt. Những chủ trương này rất mở, mỗi lĩnh vực, mỗi tổ chức có thể điều chỉnh cho phù hợp với nội dung hoạt động của mình. Ví dụ Hội đồng chủ trì biên soạn và ban hành giáo trình đào tạo và huấn luyện khởi nghiệp sáng tạo cho đối tượng là thanh niên, sinh viên và những người đang khởi nghiệp, việc áp dụng giáo trình cho đào tạo sinh viên tùy điều kiện các trường đại học, cao đẳng; các vườn ươm, trung tâm ươm tạo có thể tham khảo giáo trình để tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện cho thanh niên ham muốn khởi nghiệp phù hợp với khả năng của đơn vị mình… - Kết nối nguồn lực là một việc rất quan trọng trong điều kiện khởi nghiệp thành phố còn non trẻ. Hội đồng đã sử dụng các nguồn lực đang có để giúp cho các thành tố trong hệ sinh thái cùng phát triển. Hội đồng đã kết nối có hiệu quả giữa các trường đại học với doanh nghiệp, giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp khởi nghiệp… Điển hình là tạo điều kiện về chủ trương và một phần kinh phí cho Vườn ươm doanh nghiệp (DNES) tổ chức sự kiện khởi nghiệp quốc tế SURF thành công trong 2 năm qua, đã kết nối 3


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

hàng ngàn bạn trẻ, startup, trường đại học, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, đại sứ các nước, chính quyền đia phương của nhiều tỉnh, thành trong nước và quốc tế tham gia. Việc tận dụng nguồn lực trong và ngoài nước cũng được khai thác thường xuyên. Ông tỉ phú du lịch người Mỹ Jeff Hoffman lần đầu tiên đến với Surf 2017, đến với Việt Nam không phải vì du lịch Đà Nẵng có tiếng tăm đủ lớn trên thế giới, mà vì tò mò và thú vị khi nghe Giám đốc DNES Trần Bung giới thiệu câu slogan của DNES “Inovation hub by the sea” trong một hội thảo ở Thái Lan. - Kích hoạt làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ cuả thành phố là một thành công của Hội đồng. Hội đồng ra đời nhằm tiếp nối thành quả phục hồi nền kinh tế từ Năm doanh nghiệp 2014 - 2015. Khi kinh tế hồi phục đã tạo ra niềm tin của công chúng, họ đã mạnh dạn huy động nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh, hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời hoặc hoạt động trở lại. Cộng đồng khởi nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ từ đó. Các hiệp hội doanh nghiệp thành phố được củng cố và nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được tổ chức. Hội đồng đã tập hợp được các cơ quan nhà nước, các trường đại học, các doanh nghiệp, họ lại cùng nhau vì sự phát triển của thành phố. Đặc biệt Quỹ Đầu tư - Phát triển cùng hơn chục doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác thành lập Vườn ươm doanh nghiệp, một dự án PPP đầu tiên của cả nước trong lĩnh vực khởi nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Và cũng từ đây Hội doanh nhân trẻ thành phố chính thức trở thành tổ chức đỡ đầu cho các hoạt động của Vườn ươm, các doanh nghiệp khởi nghiệp… Các sự kiện khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp, các khóa đào tạo với nhiều quy mô, tập trung hàng trăm doanh nhân, dự án, nhà đầu tư..trong và ngoài nước tham gia đã được Hội đồng chủ trì hoặc phối hợp với Vườn ươm doanh nghiệp, các trường đại học, Viện nghiên cứu tổ chức. Những gì cần tiếp tục cho một cộng đồng khởi nghiệp vững mạnh? Trước hết cần biết nguyên tắc quan trọng nhất của một cộng đồng khởi nghiệp là phải do doanh nhân lãnh đạo và có tầm nhìn dài hạn. Hiện nay HĐĐP được coi như người lãnh đạo của cộng đồng khởi nghiệp, có rất nhiều 4

người tham gia và không ít người không phải doanh nhân đang đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, về lâu dài nếu không phải do doanh nhân lãnh đạo, cộng đồng khởi nghiệp thành phố sẽ không phát triển bền vững. Vì sao như vậy? Mặc dù sự đóng góp của chính quyền, trường đại học, nhà đầu tư, nhà tư vấn và đỡ đầu, các tổ chức hỗ trợ, cung cấp dịch vụ…là rất quan trọng nhưng không thể là người lãnh đạo trong dài hạn. Người lãnh đạo cộng đồng khởi nghiệp phải là doanh nhân, nghĩa là những người sáng lập hoặc đồng sáng lập ra các doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp. Những doanh nhân này là những người sống và xây dựng doanh nghiệp của mình dài hạn ở thành phố, phát triển cùng nhịp điệu của doanh nghiệp và thành phố, hiểu được lợi ích và nghĩa vụ của mình trong cộng đồng. Sẽ không có những người lãnh đạo cộng đồng ở thành phố mà sống hoặc kinh doanh ở thành phố khác, không hiểu về hơi thở của doanh nghiệp thành phố này. Nền kinh tế (cũng như các công ty) hoạt động theo chu kỳ: phát triển, đạt đỉnh, sụt giảm, chạm đáy, rồi lại tăng trưởng,…Chu kỳ hoạt động theo những thời gian khác nhau. Nên một cộng đồng khởi nghiệp phải có quan điểm dài hạn. Những người lãnh đạo chính quyền sẽ hứng khởi với tinh thần khởi nghiệp sau một giai đoạn suy giảm kinh tế lớn như vừa qua. Họ sẽ tham gia lãnh đạo cộng đồng được một số năm tiếp theo trong giai đoạn kinh tế đạt đỉnh cao. Nhưng khi đợt suy giảm của chu kỳ mới diễn ra, họ phải tập trung vào nhiều thứ khác nên sẽ không ưu tiên cho việc lãnh đạo cộng đồng nữa. Chỉ có các doanh nhân làm lãnh đạo và có tầm nhìn dài hạn, có cam kết liên tục phát triển cộng đồng khởi nghiệp, bất kể giai đoạn kinh tế mà thành phố hay đất nước đang trải qua mới nuôi dưỡng và duy trì sự phát triển bền vững cho cộng đồng. Đó cũng là bài học sáng giá của Cộng đồng khởi nghiệp Silicon (Mỹ) đã có một hành trình phát triển rất dài - gần 70 năm, bắt đầu từ 1950. Họ luôn tôn trọng nguyên tắc để cho doanh nhân làm lãnh đạo cộng đồng khởi nghiệp. Thung lũng Silicon đã trãi qua những bước tăng trưởng vượt bật và có những lúc gần như tan vỡ, nhưng cộng đồng khởi nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, tăng trưởng và mở rộng theo thời gian.

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

THÀNH PHỐ KHỞI NGHIỆP VŨ NGỌC HOÀNG

Hội đồng ra đời nhằm tiếp nối thành quả phục hồi nền kinh tế từ Năm doanh nghiệp 2014 2015. Khi kinh tế hồi phục đã tạo ra niềm tin của công chúng, họ đã mạnh dạn huy động nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh, hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời hoặc hoạt động trở lại.

ai mươi năm trước đây, Đà Nẵng được tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ. Hai mươi năm so với lịch sử phát triển của một thành phố thì rất ngắn. Nhưng Đà Nẵng đã đi được một bước dài rất đáng kể. Có thể nói là thành công và ấn tượng. Nhưng chưa đủ. Hoàn toàn chưa đủ. Cuộc sống đòi hỏi phải tiếp tục tiến lên. Liên tục, không ngừng. Người Đà Nẵng đã nhận thức được, và mong muốn điều đó. Nhưng chỉ có nhận thức và mong muốn không thôi thì chưa đủ. Cần phải có những kế hoạch rất cụ thể và quyết tâm thực hiện trên thực tế. Hai mươi năm qua, kế hoạch xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị của Đà Nẵng đã thể hiện quyết tâm đó. Tin rằng những thập niên tiếp đến người Đà Nẵng sẽ quyết tâm hơn nữa, với những chương trình kế hoạch thông minh, mang tính khả thi cao.

(*)

Có ý kiến cho rằng, Đà Nẵng nên là, phải là một thành phố khởi nghiệp. Theo chỗ tôi biết thì ý tưởng “khởi nghiệp” bắt đầu từ Israel cách đây đã lâu, khoảng nửa thế kỷ, và họ đã rất thành công. Ta có thể học họ. Có sao đâu! Biết học cái hay của người khác chính là sự thông thái. Tôi ủng hộ ý kiến này. Nhưng đó mới chỉ là một ý tưởng. Nhiệt tình, hăng hái, đáng động viên khích lệ. Nhưng khởi nghiệp thế nào thì phải nghiên cứu kỹ cở sở khoa học để có thể thành công bền vững. Khởi nghiệp là một sự bắt đầu, bắt đầu của một nghề nghiệp. Mấy trăm năm nay, người dân Đà Nẵng vẫn phải sống, đã sống, mỗi người với một nghề nghiệp gì đó. Tức là họ cũng đã từng khởi nghiệp, chứ không phải chỉ hôm nay mới có. Thế thì việc khởi nghiệp sao người ta phải nói nhiều đến thế? Và khởi nghiệp bây giờ có gì khác so với khởi nghiệp trước đây? Đúng là

không cần phải nói nhiều, càng không hô khẩu hiệu, mà nên nghĩ cho sâu và nhất là có giải pháp thiết thực. Còn khởi nghiệp thì trươc đây hay bây giờ về cơ bản vẫn giống nhau ở mục đích. Đó là sự lựa chọn và khởi đầu thực hiện một nghề nghiệp, để sinh sống và phát triển. Điểm khác nhau giữa trước đây và bây giờ là phương pháp tiếp cận, mức độ tự phát và tự giác, tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn, thị trường hẹp và thị trường rộng, trình độ phân công lao động xã hội thấp và cao, công nghệ bình thường hay lạc hậu và công nghệ tiên tiến, cách quản trị cũ và mới, mức độ ít và nhiều về sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước. Như vậy cũng có nghĩa là một sự khởi nghiệp mới. Mà chuyện đang định nói là một thành phố khởi nghiệp, chứ không phải là của cá nhân. Tất nhiên trong thành phố phải có từng cá nhân, nhiều cá nhân cộng lại. Nhưng thành 5


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

phố khởi nghiệp và mỗi cá nhân khởi nghiệp là hai phạm trù khác nhau. Khác nhau về quy mô, số lượng thì đương nhiên rồi. Nhưng cách tiếp cận và phương pháp khởi nghiệp cũng rất khác nhau. Có hai điểm khác đáng lưu ý đầu tiên. Thứ nhất, cá nhân thì có thể có nhiều thử nghiệm, trải nghiệm, mạo hiểm, trả giá, tốn học phí, qua đó có kinh nghiệm, rồi sẽ định hình hướng đi ổn định lâu dài. Còn thành phố, với cuộc sống của hàng triệu người, không thể thử nghiệm, trải nghiệm, mạo hiểm và trả giá kiểu như thế, nhiều như thế, như một cá nhân. Cũng không thể cứ thế mà làm, cứ thế mà đi, như người mù dò dẫm vừa đi vừa tìm đường, hết dự án này đến dự án khác, không cần biết, không cần nghĩ đến việc thành phố sẽ đi về đâu, sẽ thành cái gì. Cho nên thành phố rất cần có sớm một chiến lược phát triển, để trên cơ sở đó mà xây dựng hạ tầng, thiết chế và chuẩn bị con người, nguồn nhân lực phù hợp chứ không thể tự phát mà thành. Chiến lược phát triển phải có tầm nhìn xa, dài hạn và sự lựa chọn thông minh. Không đơn giản cái gì nghĩ ra rồi cũng sẽ đúng hoàn toàn, đúng mãi. Ai mà chẳng muốn thế, nhưng cuộc sống không phải vậy. Thường xuyên theo dõi, liên tục cập nhật thông tin và tư duy sáng tạo để kịp thời điều chỉnh và bổ sung là việc cần làm. Nhưng mặt khác, hơi đâu mà cứ phải chỉnh sửa hoài. Càng không thể “đẽo cày giữa đường”. Vì thế cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Không nên dễ dãi, càng không được chủ quan tuỳ tiện. Nếu kết quả nghiên cứu tốt thì sẽ tiết kiệm thời gian và vật chất, đem lại hiệu quả cao, đường đi nhanh đến đích. Nếu kết quả nghiên cứu tồi thì sẽ lãng phí và thiệt hại lớn, kể cả nguồn lực và thời gian, để lại khó khăn cho các thế hệ sau.Vì vậy phải đối xử với công việc nghiên cứu chiến lược một cách nghiêm túc và khoa học. Ngày 6

nay, nhiều người, nhiều tổ chức, rồi đơn vị tư vấn, đủ cả, cũng nghiên cứu chiến lược, nhưng làm cho có chất lượng thì không nhiều, thậm chí là quá ít. Đây là công việc khó, mà nhiều người tưởng dễ, nó đòi hỏi kiến thức bao quát rất rộng, có phương pháp tiếp cận đúng, đặc biệt là khả năng tập hợp và xử lý thông tin. Điểm thứ hai khác nhau giữa một thành phố khởi nghiệp và các cá nhân khởi nghiệp là ở chỗ: Không phải Uỷ ban nhân dân thành phố đi kinh doanh như các doanh nhân hay công ty, mà là tạo điều kiện, tạo môi trường cho việc khởi nghiệp của mọi người, cá nhân và doanh nghiệp. Từ thủ tục hành chính, cơ hội tiếp cận đất đai, nguồn vốn, các nguồn lực khác, bình đẳng và lành mạnh, không có tham nhũng, hối lộ và “lợi ích nhóm”, bảo đảm an ninh trật tự và văn hoá ứng xử thân thiện. Môi trường khởi nghiệp tốt cần nhiều ý tưởng, nhiều sáng kiến, phát minh,

TẬP SAN CÁ CHUỒN

vì vậy rất cần môi trường khoa học, học thuật rộng mở, thường xuyên tiếp cận thông tin, cập nhật liên tục, nhất là thông tin về công nghệ mới và thị trường, bảo đảm các quyền về sở hữu trí tuệ. Các trường đại học, cao đẳng, trung học, các câu lạc bộ, các diễn đàn khoa học và phương tiện truyền thông có chức năng đáp ứng các nhu cầu này. Mặt khác, khởi nghiệp phần nhiều là những người chưa có đủ vốn tích luỹ, nhưng tỉ lệ rủi ro cao hơn bình thường. Vì vậy, rất cần có một quỹ tài chính đầu tư cho khởi nghiệp, mạo hiểm, hoạt động trên địa bàn và sự kết nối giữa các quỹ ấy với doanh nghiệp khởi nghiệp và các dòng vốn từ các thị trường vốn trong và ngoài nước. Trên thế giới ngày nay, kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường phát triển đến một trình độ rất cao, làm xuất hiện khái niệm và phạm trù “kinh tế tiền tệ”. Với phạm trù đó, vốn đầu tư lúc nào cũng có, thậm chí muốn bao nhiêu cũng có,

miễn là có dự án tốt, bảo toàn được vốn và có lãi. Mặt khác, vốn lúc nào cũng không có, dù là ít. Vấn đề có tính quyết định khả năng kết nối, vận hành và tham gia quản trị các dòng vốn ấy. Chuyên đề này sẽ bàn sâu hơn trong một dịp khác. Thử thảo luận về chiến lược phát triển của Đà Nẵng, để trên cơ sở đó mà xây dựng hạ tầng phù hợp và các chính sách thúc đẩy theo hướng lựa chọn để khởi nghiệp. Đà Nẵng có lợi thế là trung độ của đất nước, có tất cả đầu mối giao thông các loại. Có biển, có sông và có núi. Thời tiết nói chung có thể nghĩ dưỡng, tắm biển quanh năm. Nhiều cảnh đẹp và nằm giữa khu vực có nhiều di sản văn hoá thế giới như Hội An, Mỹ Sơn, cố đô Huế. Với lợi thế ấy, Đà Nẵng có thể phát triển thành một trung tâm du lịch và dịch vụ. Tuy vẫn có công nghiệp, nhưng phải chọn các ngành phù hợp, không ảnh hưởng môi trường, và có tác động hỗ trợ,

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

tương tác cho trung tâm dịch vụ. Đà Nẵng không lựa chọn công nghiệp nặng, càng không nên nghĩ đến một trung tâm sản xuất công nghiệp. Đà Nẵng nên và có thể lựa chọn công nghiệp phần mềm. Tư duy cho rằng “muốn công nghiệp hoá thì phải có công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí” hoặc “muốn chuyển sang hậu công nghiệp thì trước đó phải đi qua thời kỳ tập trung phát triển công nghiệp” là tư duy cũ, rất cũ, khoảng một thế kỷ trước đây. Ngày nay không nhất thiết phải thế, không nên nghĩ như thế. Thế giới đã bước sang thời kỳ hội nhập, thực hiện sự phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Đà Nẵng nên và hoàn toàn có thể đi thẳng vào thời kỳ hậu công nghiệp, tập trung phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ, kinh tế tri thức. Tiếp tục phát triển du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cấp dịch vụ du lịch, xây dựng văn hoá cởi mở và thân thiện. Phát triển Đà Nẵng thành một trung tâm văn hoá, giáo dục – đào tạo và dịch vụ y tế. Tại sao không? Có thể lắm chứ. Sang trọng và đẳng cấp lắm chứ. Singapore từ những đồi hoang và đầm lầy, không có nước ngọt , vậy mà hơn nửa thế kỷ sau khi lập nước họ đã thành một quốc gia phát triển như bây giờ, là một trung tâm về tài chính, dịch vụ trung chuyển hàng hải và hàng không, giáo dục và y tế. Đà Nẵng vì sao không thể? Trong khi, Đà Nẵng có nhiều lợi thế hơn Singapore. Tất nhiên việc hình thành một trung tâm văn hoá, giáo dục, y tế là việc khó. Khó hơn kinh tế. Nhưng hiệu quả xã hội rất lớn, có tính nhân văn cao. Để tạo nên một trung tâm như vậy, không nhất thiết phải tốn kém quá nhiều ngân sách, đến mức cảm thấy không đủ khả năng tài chính. Tất nhiên tài chính vẫn là cần, không thể không có, không thể duy ý chí, nhất là để tạo “cú hích” ban

đầu. Nhưng yếu tố chính không phải là ngân sách, mà thuộc về con người, cơ chế và cách quản trị. Một trung tâm văn hoá (kể cả giáo dục và y tế) hiệu quả, hoàn toàn có khả năng tự nuôi mình và phát triển dần lên. Tại nơi đây, con người sẽ phát triển nhiều hơn về trí tuệ và năng lực sáng tạo, và sẽ được chăm sóc tốt hơn về sức khoẻ. Việc ấy có gì quý bằng? Khi có con người ở một trình độ cao hơn, sẽ có tất cả. Họ sẽ làm ra tất cả. Sẽ nghĩ ra và sáng tạo ra mọi giá trị. Để lại cho đời những con người có năng lực và phẩm chất tốt sẽ là những sản phẩm quý nhất, những tài sản vô giá. Nếu quyết tâm làm, đủ tự tin, thì Đà Nẵng nhất định sẽ làm được, cung cấp con người cho cả miền Trung, Tây Nguyên và phấn đấu vươn ra cả nước. Hạnh phúc và tự hào lắm. Nói đến văn hoá – giáo dục là nói đến con người, đó luôn là vấn đề cốt lõi nhất, nhân văn nhất, sâu sắc và vinh quang nhất của bất kỳ một cuộc cách mạng vĩ đại nào. Như chúng ta đã thấy, công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội và sự phát triển của nền văn minh. Dự báo cuộc siêu cách mạng này sẽ còn tiếp tục tạo ra những điều thần kỳ nữa, làm thay đổi lần lượt, và đến lúc sẽ thay đổi căn bản phương thức hoạt động của con người. Những chiếc máy vi tính là công cụ lao động rất đặc biệt, có khả năng nạp dữ liệu gần như là một thư viện và hình thành hàng nhiều nghìn kết nối để tạo ra tư duy. Đó là tác nhân chủ yếu để thúc đẩy tạo ra nền kinh tế tri thức. Nó không phải sử dụng nguồn tài nguyên vật chất như tất cả các công cụ lao động đã có trước đây của nền văn minh nhân loại. Máy vi tính sử dụng nguồn tài nguyên chất xám – đó là loại tài nguyên mà khi sử dụng nó không hao hụt đi, lại còn tăng thêm lên gấp bội. Cứ thế tích tụ như một cấp số nhân, làm cho kho tài nguyên ngày 7


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

ẾT NỐI

hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng với hệ sinh thái quốc gia và quốc tế

Ông Võ Duy Khương, Cố vấn Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng phát biểu tại lễ khai giảng khoá đào tạo giảng viên khởi nghiệp của Viện VNUK – Đại học Đà Nẵng

càng nhiều và phong phú hơn. Nguồn tài nguyên ấy vô tận. Trong cuộc cách mạng kỹ thuật lần này, sản xuất phần mềm đóng vai trò cốt lõi. Đà Nẵng không thể đứng ngoài cuộc này. Phải chủ động tham gia vào đó, bắt đầu từ gia công số hoá và sản xuất phần mềm. Với loại sản phẩm này thì một nhóm lao động năm bảy người cũng có thể xuất khẩu sản phẩm của mình ra thế giới, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khi gia công số hoá chúng ta còn tiếp thu được chất xám từ các tập đoàn mạnh ở các quốc gia tiên tiến để nâng cao tiềm lực công nghệ cho nước nhà. Người Việt Nam lại đang có lợi thế đối với loại công việc này, và thực tế đây đó trên cả nước cũng đã có những thành công đáng kể. Như phần đầu đã nói, muốn có một thành phố khởi nghiệp thì trong thành phố ấy phải có rất nhiều người khởi nghiệp, cả một cộng đồng có ý thức, có ý chí và dám hành động khởi 8

PHẠM HỒNG QUẤT

Để lại cho đời những con người có năng lực và phẩm chất tốt sẽ là những sản phẩm quý nhất, những tài sản vô giá. Nếu quyết tâm làm, đủ tự tin, thì Đà Nẵng nhất định sẽ làm được, cung cấp con người cho cả miền Trung, Tây Nguyên và phấn đấu vươn ra cả nước. nghiệp. Không phải là một phong trào quần chúng rầm rộ và hình thức, kiểu ta hay làm lâu nay. Ồn ào, tốn kém tài chính và sức lực nhưng không hiệu quả. Tinh thần khởi nghiệp phải được chuẩn bị sớm trong lớp trẻ, từ trung học cơ sở trở đi. Là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo cao đẳng và đại học. Thông qua các tài liệu học tập, chương trình chính khoá và ngoại khoá, các sinh hoạt câu lạc bộ, được

nghe những người có kinh nghiệm thực tế về thành công và thất bại, giúp cho các em sớm có những hiểu biết cụ thể nhất định về nghề nghiệp, kể từ lúc chọn môn học, chọn nghề và chọn trường. Và đặc biệt là chuẩn bị tâm thế , ý chí vươn lên, lựa chọn mục tiêu và xác định ý nghĩa của cuộc đời, tiếp nữa là phương pháp tiếp cận để tự học, tự tìm hiểu. Còn nữa, là vai trò của người lớn ở chung quanh, cũng có thể gọi là môi trường văn hoá của cả một cộng đồng, luôn động viên khích lệ, chuyển giao kinh nghiệm và tiếp sức cho các em khởi nghiệp, giúp cho các em biết độc lập tư duy và sáng tạo, không nản lòng khi thất bại, không chủ quan và kiêu căng khi thành công. Khi một thành phố có nhiều con người như vậy, có quyết tâm, dám hành động và có năng lực khởi nghiệp, thì việc gì mà chẳng thành công. * Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Trung ương

(*)

rong vài năm qua, chính quyền thành phố, các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và bản thân doanh nghiệp tại Đà Nẵng đã nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), tuy còn non trẻ nhưng với cách làm đột phá, sáng tạo và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã góp phần rất lớn vào việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. ó thể khẳng định với xu hướng thế giới phẳng, liên kết đa chiều và phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay thì phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia chính là yếu tố cần thiết để kết nối với khu vực và toàn cầu. Để tạo nên một hệ sinh thái quốc gia vững mạnh thì vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp tại địa phương lại càng trở nên quan trọng, bởi việc xây dựng hệ thống khởi nghiệp ĐMST ở các vùng miền với trọng tâm là các vùng kinh tế và hệ thống khởi nghiệp ĐMST ở các trường đại học trong cả nước sẽ giúp tạo dựng và lan tỏa văn hóa khởi nghiệp ĐMST, tạo tiền đề để xây dựng mối liên kết các thành phần của hệ sinh thái vùng với hệ sinh thái quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, khi mà một trong những thay đổi quan trọng nhất trong thời kỳ internet vạn vật (còn gọi với khái niệm Internet of Things)

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

là cách mạng công nghiệp lần 4 (Industry 4.0) được kỳ vọng tạo những tác động quan trọng vào nền kinh tế của tất cả các nước và trên toàn cầu. Chúng ta cũng nhắc nhiều đến khái niệm “thành phố thông minh” (smart city) - về cơ bản đây là cách thức ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết nối các cảm biến, mạng không dây tốc độ cao, xử lý dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng cuộc sống nơi đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để phát triển theo định hướng đô thị thông minh và thành phố khởi nghiệp, các địa phương, vùng miền đều nhận thức được rằng cần phải trở nên sáng tạo hơn, cần hỗ trợ sự phát triển của startup và cung cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng như tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp ra đời và phát triển thành công. Hiện nay ở Việt Nam có gần 20 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo và ký thoả thuận hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin để xây dựng các dự án thí điểm về phát triển đô thị thông minh (như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Phú Quốc, v.v.). Việt Nam với vị trí là một nước đang trong quá trình phát triển cũng không đứng bên ngoài xu thế phát triển mô hình đô thị thông minh và làn sóng khởi nghiệp ĐMST diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên để triển khai có hiệu quả mô hình đô thị thông minh và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay là xây dựng chiến lược để các đô thị, thành phố khởi nghiệp trên toàn quốc kết nối, hợp tác tốt với nhau và với các Vùng đô thị, quốc gia và quốc tế ngay từ giai đoạn đầu phát triển nhằm hướng đến những mục tiêu giá trị thống nhất. Trong đó, yếu tố kết nối toàn cầu cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sự thành công của một hệ sinh thái khởi nghiệp (theo Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp Toàn cầu - Global Startup Ecosystem Report 2017), khi việc định lượng các mối quan hệ (network) mà những doanh nhân khởi nghiệp tạo ra và chứng minh rằng yếu tố kết nối toàn cầu sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của các công ty hàng đầu trên thế giới là hoàn toàn khả thi. Chính vì 9


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

lẽ đó, việc xây dựng một đô thị thông minh, một thành phố khởi nghiệp, hay ở quy mô nhỏ hơn khi muốn khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và thúc đẩy đào tạo ban đầu về khởi sự kinh doanh cho nguồn nhân lực tiềm năng cho khởi nghiệp tại một trường Đại học sẽ không còn chỉ giới hạn trong một tỉnh, một thành phố hay bản thân trường Đại học đó, mà còn cần kết nối với các thành phố, các trường Đại học tiêu biểu khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia, quốc tế để phát triển mạng lưới đối tác, tạo nên một hiệu quả cộng hưởng trong phát triển một hệ sinh thái chung. Bên cạnh đó, ở mỗi địa phương vẫn cần phát huy những thế mạnh đặc thù dựa trên điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội để tạo nên sự đa dạng trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Cũng trong tinh thần đó, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) đã và đang được triển khai ở nhiều địa phương, với 11 nội dung hỗ trợ thuộc 03 nhóm hỗ trợ cơ bản (thúc đẩy liên kết trong cộng đồng khởi nghiệp, nâng cao năng lực của các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp và sửa đổi, bổ 10

sung cơ chế, chính sách cần thiết và đặc thù cho khởi nghiệp ĐMST) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ xác định một trong những mục tiêu trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST là ngoài liên kết quốc tế còn rất cần chú trọng xây dựng và phát triển được hệ thống khởi nghiệp ĐMST ở các Vùng miền với trọng tâm là các Vùng Kinh tế và hệ thống khởi nghiệp ĐMST ở các Trường Đại học trong cả nước để thông qua đó giúp tạo dựng và lan toả văn hóa khởi nghiệp. Yếu tố này cũng sẽ tạo tiền đề để xây dựng cổng thông tin kết nối các Vùng với quốc gia và quốc tế và cơ hội để liên kết các thành phần của Hệ sinh thái Vùng (doanh nghiệp khởi nghiệp, Hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức nghề nghiệp, cộng đồng sinh viên, giảng viên,..) với hệ sinh thái quốc gia và quốc tế. Chúng ta thật vui mừng khi chứng kiến những bước phát triển đột phá của hoạt động khởi nghiệp ĐMST đang diễn ra tại Đà Nẵng trong những năm gần đây nhằm xây dựng một “trung tâm khởi nghiệp bên bờ biển”, điển hình là việc ban hành Đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Những sự kiện như SURF đã mở ra cánh cửa để hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng có thể kết nối với hệ sinh thái quốc gia và quốc tế. Ảnh: DNES

nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” nhằm tạo động lực để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của thành phố và khởi động tiềm năng phát triển cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp của Đà Nẵng. Đồng thời thành phố cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ như cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ về tài chính, mặt bằng sản xuất kinh doanh, phát triển công nghệ mới, ứng dụng công nghệ thông tin, xúc tiến thương mại, kết nối đầu tư,… tạo điều kiện thuận lợi nhất để hình thành môi trường năng động và sáng tạo phát triển khởi nghiệp tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức nhiều chương trình, sự kiện dành cho cộng đồng khởi nghiệp có quy mô và chất lượng như Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp Đà Nẵng 2016 (Đà Nẵng Startup Fair 2016), SURF Đà Nẵng 2017. Trong thời gian tới, để Đà Nẵng trở thành mũi nhọn trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, giúp thành phố khai thác được thế mạnh và tiềm năng sẵn có, chính quyền và Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng cần tạo điều kiện nuôi dưỡng và ươm mầm cho các ý tưởng khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp trong các lĩnh vực như Du lịch, Dịch vụ Ẩm thực, Công nghệ tài chính, v.v. Ngoài ra, một số sáng kiến như sau có thể được đưa ra: - Thứ nhất, việc phát triển thành phố thông minh, thành phố khởi nghiệp tại Đà Nẵng cần kết nối với các trung tâm khởi nghiệp tiêu biểu trong nước (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), hay thậm chí còn có thể kết nối với các thành phố khởi nghiệp tại các nước phát triển khác như Israel, Phần Lan, v.v. - Thứ hai, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc tại thành phố thì Đà Nẵng cần quan tâm xem xét hỗ trợ địa điểm để các doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung làm việc, tổ chức sự kiện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như thu hút các doanh nghiệp khởi nghiệp khác từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội về đặt trụ sở làm việc. - Thứ ba, để liên kết, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, thành phố cần đẩy mạnh tổ chức các sự kiện về khởi nghiệp và mời các chuyên gia về để đào tạo, chia sẻ kiến thức về khởi nghiệp công nghệ cũng như kêu gọi những người thành công về chia sẻ, truyền lửa, kết nối các doanh

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

nghiệp khởi nghiệp. - Thứ tư, hàng năm, Văn phòng Đề án 844 tổ chức các đoàn ra quốc tế, thành phần đoàn bao gồm Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện Ban Điều hành Đề án 844, các doanh nghiệp khởi nghiệp, đại diện các quỹ đầu tư, tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp để kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, quốc tế thông qua các đoàn ra học hỏi kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp tại các nước có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển như (Israel, Hoa Kỳ, Phần Lan, v.v.). Văn phòng Đề án 844 sẽ gửi thông tin các đoàn này đến Sở Khoa học và Công nghệ, Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng khi có kế hoạch và chương trình cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động liên kết giữa hệ sinh thái của thành phố với hệ sinh thái quốc gia và quốc tế. - Thứ năm, để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp, Đà Nẵng cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ về pháp lý, kế toán, tư vấn, đặc biệt là truyền thông… để trở nên tiếp cận, hiệu quả và có chi phí hợp lý dành riêng cho startup. - Cuối cùng, để thu hút nguồn đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST, thành phố cần nghiên cứu để xây dựng, ban hành các chính sách đặc thù khác (như về thuế, visa, v.v.) để xây dựng hình ảnh về một thành phố năng động, hết mình hỗ trợ cho khởi nghiệp và có các chính sách hỗ trợ tốt cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần nghiên cứu chính sách khuyến khích việc thành lập quỹ đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST của tư nhân và của thành phố theo quy định mới của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó có các nội dung hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (về cơ sở vật chất, đào tạo – huấn luyện, thu hút đầu tư, …) và đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với thu nhập từ khoản đầu tư vào DNNVV khởi nghiệp sáng tạo của nhà đầu tư; căn cứ điều kiện ngân sách địa phương, giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc được quy định trong Luật). * Cục trưởng, Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học & công nghệ, Bộ Khoa học & Công nghệ 11


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

Tầm nhìn

KHỞI NGHIỆP P H ẠM PHÚ NGỌC TRAI (*)

QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP Dan Senor, cây viết bình luận của báo Jesusalem Post và Saul Singer, nghiên cứu sinh tại Hội đồng Đối ngoại Mỹ, đồng tác giả cuốn: “Quốc gia khởi nghiệp: Phép lạ kinh tế của Israel” có lẽ là những tác giả đầu tiên sáng tạo cụm từ “Quốc gia khởi nghiệp” (start-up nation) để khái quát thành công kinh tế của một nước nhỏ với 7,1 triệu dân và một lịch sử lập quốc hơn 60 năm, một đất nước vẫn còn đặt trong trạng thái chiến tranh, với sự bao quanh của các quốc gia thù địch lớn hơn gấp nhiều lần. Các tác giả nêu “bằng cớ” của sự thành công: 63 công ty khởi nghiệp Israel lên sàn chứng khoán Nasdaq Mỹ năm 2009, nhiều hơn bất cứ nước ngoài nào niêm yết trên sàn công nghiệp Mỹ này. Các dịch giả và nhà xuất bản Việt Nam không hề che dấu ý muốn so sánh Israel và Việt Nam

12 12

Khởi nghiệp không chỉ là việc của một cá nhân, một tổ chức, một thành phố hay một quốc gia mà còn là một chỉnh thể xuyên suốt với một tầm nhìn được chia sẻ đầy đủ, bắt đầu từ một định vị rõ ràng, một nhận thức đúng và đủ về khát vọng và trách nhiệm của mỗi thành tố trong chuỗi giá trị này. Dù khởi nghiệp (start-up) hay lập nghiệp (business small and medium enterprise) cũng phải dựa trên tinh thần doanh nghiệp (entrepreneurship)

TẬP SAN CÁ CHUỒN

và thấy “trạng thái” Việt Nam còn tốt hơn Israel, nhưng nghèo hơn Israel rất nhiều, do đó khao khát Việt Nam cũng sẽ là một quốc gia khởi nghiệp. Đó là một văn hoá khởi nghiệp đến từ mọi tầng lớp của quốc gia trên tinh thần: khát vọng làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, từ những phát kiến của đổi mới sáng tạo và đột phá. Đối với quốc gia khởi nghiệp nên hiểu đó là tinh thần đồng tâm hiệp lực của cả đất nước để vượt qua những thách thức, biến đổi từng ngày của thế giới trong quá trình tiến hoá và phát triển nhằm thu ngắn khoảng cách với những quốc gia có nền kinh tế đã phát triển và để Việt Nam thật sự giàu mạnh. Tuy vậy, điểm xuất phát làm giàu của mỗi người rất khác nhau, dựa vào điều kiện hoàn cảnh của đất nước, địa phương, gia đình cũng như của chính bản thân họ.

ĐIỂN HÌNH KHỞI NGHIỆP Nhìn chung, tại Việt Nam, mục đích của làn sóng quốc gia khởi nghiệp hướng đến không chỉ về “số lượng” mà phải cả về “chất lượng” của doanh nghiệp. Nửa đầu năm 2017 có hơn 60.000 doanh nghiệp mới thành lập, nhưng cũng có hơn 40.000 doanh nghiệp dừng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau, nhưng phần lớn là “không như kế hoạch”. Hiện tỷ lệ tồn tại của DN là từ 20-30%, nhưng chỉ là 5-10% đối với các DN khởi nghiệp (con số chưa kiểm chứng, và có thể ít hơn). Vì vậy gia tăng số lượng DN, đồng thời phải giảm thiếu số DN ngưng hoạt động nhằm duy trì sự tồn tại của DN (chất lượng) là điều tối cần thiết. Chúng ta đang khuyến khích thật nhiều tinh thần khởi nghiệp, nhưng nền tảng thực sự của khởi nghiệp chính là tinh thần doanh nghiệp. Có không ít những câu chuyện về các doanh nghiệp đột phá thần kỳ với một tầm nhìn xa đáng nể khiến giá trị doanh nghiệp của họ vượt xa tất cả mọi kỳ vọng, mà gần nhất có thể kể đến là “hiện tượng Tesla” – hãng sản xuất xe hơi điện nổi tiếng của Mỹ. Đã từng mấp mé bờ vực phá sản năm 2010, vậy mà trong vòng 4 năm từ 2013 đến 2017, từ 3.9 tỷ USD giá trị, tương đương 7% của Ford, vốn hoá của Tesla đã tăng vọt lần 15 lần, đạt 58.7 tỷ USD. Giờ đây Tesla nghiễm nhiên thống trị bảng Big 3 của ngành công nghiệp ô tô Mỹ, vượt qua cả General Motors (GM) (51 tỷ USD) và Ford (41.1 USD), đứng thứ 4 toàn cầu về mặt giá trị thị trường. Nghiên cứu kỹ, thì câu chuyện của Tesla còn khá nhiều vấn đề cần phải bàn như các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, sản lượng và thị phần... Tuy nhiên xét ở một góc độ nhất định thì đây quả là một trong những “điển

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

hình khởi nghiệp” thành công, có thể truyền cảm hứng cho những nhà khởi nghiệp từng nếm trải thất bại. Góp phần làm nên kỳ tích đó chính là nhờ Tesla đã biết mạnh mẽ vươn mình đứng dậy đồng thời khéo léo khai thác và vận dụng sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm biến chúng thành con gà đẻ trứng vàng cho chính mình. Hay điển hình như YEAH1 Network (“Y1N”), kênh giải trí số 1 châu Á và thứ 7 toàn cầu trên YouTube về lượng truy cập. Có tổng hành dinh tại Singapore và chi nhánh Việt Nam với 170 nhân viên, chỉ chưa đầy năm kể từ khi thành lập vào năm 2015, doanh số của Y1N đã gia tăng ấn tượng, trung bình 18%/ tháng trong năm 2016, và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong các năm kế tiếp... Thực tế là cả Tesla và Yeah1 đều kết nối với nhiều doanh nghiệp khác, bất kể đó là start-up hay doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các “ông lớn” vào chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm của chính mình.

KHÁT VỌNG VÀ TRÍ TUỆ Bên cạnh sự sáng tạo, đột phá với hoài bão to lớn, luôn cần có nền tảng kiến thức cơ bản để có thể tránh được những rủi ro thất bại từ sự “thiếu hiểu biết”. Đã từng có rất nhiều bài học cho vấn đề này (ví dụ nghiên cứu của CB Insights chỉ ra 20 nguyên nhân hàng đầu sự thất bại của các start-up, phần lớn trong số đó khởi nguồn từ việc thiếu kiến thức về thị trường...) Thật ra, hiểu biết thị trường là một phần của tinh thần doanh nghiệp hay lập nghiệp. Nói cách khác một doanh nhân - dù mới vào nghề - phải tìm hiểu thị trường trước. Không hiểu thị trường đồng nghĩa “thất bại một nửa rồi.” Trên thực tế, số lượng DN thất bại do thiếu hiểu biết thị trường, chỉ lo

“đầu vào” mà không biết “đầu ra”, chiếm đến hơn 60% trong số hơn 90% DN khởi nghiệp thất bại... Sự thất bại của DN khởi nghiệp cũng có lúc xuất phát từ tư duy bảo thủ, dựa vào các nguồn lực không cân sức về năng lực cạnh tranh. Đây cũng chính là một trong những bài học cay đắng về “chủ nghĩa dân túy” trong thời kỳ hội nhập, đã từng gây ra nhung hạn chế rất lớn trong phát triển nông nghiệp...

THỊ TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI CỦA KHỞI NGHIỆP Khởi nghiệp chủ yếu xuất phát từ những ý tưởng đột phá, chưa có tiền lệ vì thế không gì khó hiểu khi những người khởi nghiệp luôn phải đối diện với không ít rủi ro bất trắc, khác hẳn với sự thận trọng an toàn trong kinh doanh đúc kết bằng trải nghiệm của những người lập nghiệp. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hình. Nếu bạn đã đọc cuốn “Quốc gia khởi nghiệp” thì chắc chắn bạn đã biết rằng cố thủ tướng Simon Peres, từng ngồi với nhà khởi nghiệp trẻ Shai Agassi, để kêu gọi những nhà đầu tư bỏ vốn cho dự án khởi nghiệp táo bạo là sản xuất xe chạy điện vào năm 2007. Shai Agassi, lúc đó chưa quá 30 tuổi, đã nghĩ rằng cần phải có một quốc gia không cần đến dầu mỏ và anh bắt đầu với xe hơi điện. Đó là một ý tưởng điên rồ. Nhưng nay thì nó đã thành hiện thực. Thông thường, khởi nghiệp trải qua một quá trình và có lúc đã định hình như một quy trình, bao gồm các bước: a) khát vọng làm giàu (hiệu quả kinh tế, tác động xã hội, giá trị tạo ra); b) ý tưởng đột phá (tư duy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới...); c) xác lập tầm nhìn; và d) kế hoạch khởi nghiệp (các vấn đề cụ thể về quản trị). Trong đó, cần lưu ý về tầm nhìn. 13


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

Tầm nhìn thể hiện qua việc chúng ta mong muốn gì về tương lai của đất nước, của địa phương, của chính DN khởi nghiệp? Việt Nam sẽ là quốc gia lớn mạnh như thế nào trong khu vực trong những thập niên tới? (ví dụ: so sánh với các nước trong khối ASEAN, Á Châu). Địa phương sẽ phát triển như thế nào để đạt đến vị thế mong muốn trong khuôn khổ quốc gia? (ví dụ: khi nào các tỉnh, thành phố trong cả nước đạt vị thế như TPHCM, Hà Nội hiện nay?). DN của chúng ta sẽ như thế nào trong tương quan với cộng đồng doanh nghiệp địa phương, quốc gia và quốc tế? Theo báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 “Hiện đại hóa nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân” do WB và MPI biên soạn, có 4 kịch bản tăng trưởng của nền kinh tế dựa vào GDP trên đầu người, trong đó tăng trưởng 8% tương ứng với 22.000USD/đầu người là kịch bản tham vọng nhất so với 3 kịch bản còn lại lần lượt là 7%, 6% và 5%. Mặc dầu vậy, ta thấy kịch bản này khó khả thi 14

nếu không có được một cú hích mang tính đột phá trong cải cách kinh tế. Người khởi nghiệp bao giờ cũng đầy hoài bão lớn lao, nhưng hoài bão mà thiếu tầm nhìn sẽ luôn chỉ là “phong trào” và dễ nản lòng bỏ cuộc khi gặp thất bại ban đầu.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG “Rủi ro trong khởi nghiệp cao, nhưng cơ hội sẽ rất lớn.” Khát vọng thành công trong khởi nghiệp là điều tốt đẹp, luôn song hành với tính mục đích nhưng nó phải gắn liền với các vấn đề về năng lực quản trị. Jack Ma, ông chủ của của công ty thương mại điện tử Alibaba, có thể nói là một tấm gương về khởi nghiệp trên thế giới hiện nay. Từ một thầy giáo dạy tiếng Anh, ông đã bắt đầu với những trang web bán hàng, và đến nay đã trở thành người giàu nhất Trung quốc với tài sản gần 25 tỉ USD. Ông cho rằng quản trị là thách thức lớn nhất trong những thách thức của nhà khởi nghiệp. Thường các

TẬP SAN CÁ CHUỒN

quỹ mạo hiểm thích bỏ tiền vào công ty khởi nghiệp nhưng không hề muốn mạo hiểm, mà họ tin vào tài năng quản trị của nhà khởi nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận. Quản trị là “khoa học”, vì vậy cần có cả “tri thức” lẫn “kỹ năng dẫn dắt” (lãnh đạo) nhằm nâng cao tính khả thi, hướng đến mục đích để đạt được sự thành công. Không ai trong chúng ta bắt đầu từ sự hy vọng để mong đợi một kết cuộc thất bại. Nhưng thất bại luôn xảy ra, còn “thường xuyên” hơn cả thành công. Jack Ma từng nói: “Ngày nay mọi người viết về bài học thành công của Alibaba. Tôi cũng sẽ viết nhưng là “1001 lỗi lầm của Alibaba”. Đó là cái mà người khởi nghiệp nên học.” Là người khởi nghiệp, phải luôn tự hỏi có điều gì còn thiếu sót trong nỗ lực và năng lực của bản thân cần phải bổ sung và hoàn thiện để nắm bắt cơ hội dẫn đến thành công. Trong tiến trình kiến tạo những giá trị chung trên các bình diện lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích về môi trường, chúng ta luôn có sự lựa chọn và sự lựa

chọn này không chỉ đến từ khát vọng làm giàu đơn thuần mà còn từ “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khởi nghiệp”. Đã có không ít doanh nghiệp tuy lớn và “giàu có” nhưng vẫn không được xã hội tôn trọng và cảm kích đơn giản vì họ cố tình vi phạm luật pháp, không đồng hành cùng xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và cộng đồng, hành động phản cảm với văn hoá truyền thống... Đặc biệt, trong tình hình báo chí trực tuyến và mạng xã hội với tốc độ lan truyền chóng mặt nhưng khá mù mờ về độ xác thực của thông tin như hiện nay, uy tín và danh tiếng của DN luôn được đặt trong sự rủi ro cao. Các DN dù là non trẻ hay lâu năm, cũng đều rất vất vả để đối phó. Đã có nhiều ví dụ cho thấy, với sự “tác động” của truyền thông, tốc độ tăng trưởng của nhiều công ty đã bị suy giảm nặng nề, hoặc tệ hơn là rơi vào khủng hoảng, mà một trong những nguyên nhân chủ quan chính là sự phát triển thiếu bền vững của họ! Bên cạnh lợi ích về kinh tế, các DN này chưa quan tâm đầu tư đúng mức vào lợi ích của môi trường và xã hội như là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh dài hạn và bền vững cuả mình. Thiếu đi sự hậu thuẫn to lớn của xã hội và cộng đồng, một khi khủng hoảng ập đến, chắc chắn bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ khó lòng chống đỡ! Cũng nên nói qua về các doanh nghiệp Việt Nam thành công vượt bậc trong hơn 2 thập niên của nền kinh tế đổi mới và hội nhập: đó là 50 doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam với những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, chiến lược phát triển bền vững vẫn luôn là thách thức đối với TOP 50 này, đồng thời trực tiếp ảnh hưởng đến vị thế của họ với nền kinh tế, khi mà tổng vốn hóa thị trường chứng khoán

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

của hơn 1300 DN niêm yết trên các sàn HOSE, HNX và UPCOM hiện bằng 53% GDP, trong đó riêng Top 50 đã chiếm hơn 25%. Giờ đây, giá trị DN của Top 50 sẽ không chỉ được tính từ lợi nhuận, giá trị thương hiệu mà còn là từ uy tín của họ qua các chiến lược bền vững về môi trường và xã hội. Thực tế đã chứng minh rằng, trong nền kinh tế tri thức hiện nay, chính hành trình xây dựng sự bền vững sẽ tạo động lực cho sự sáng tạo và những đột phá đem đến những giá trị vượt bậc trong kinh doanh! Dĩ nhiên, thật không dễ để các bạn trẻ khởi nghiệp có được đầy đủ tất cả các tư tưởng đó. Tuy vậy, khởi nghiệp với tất cả các ý tưởng tốt đẹp có thể có, sẽ làm bạn tự tin hơn khi vấp ngã.

ĐÀ NẴNG: NƠI ĐÁNG SỐNG CỦA KHỞI NGHIỆP Khởi nghiệp phải luôn có tính gắn kết – “muốn đi nhanh thì đi một mình, còn muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”, như phát biểu cua Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại ngày “Đồng khởi khởi nghiệp” tại Bến Tre hôm 19/07. Tất nhiên, như trên đã nói, mỗi con đường khởi nghiệp làm giàu đều khác nhau. Có khi một nhà khởi nghiệp ở giai đoạn “khởi đầu nan” chọn lựa cách đi nhanh, và tiếp theo mới “đi xa”. Tuy vậy, chỉ quan sát bằng mắt, cũng thấy con số khởi nghiệp thất bại vì “đi nhanh một mình” là đa số. Không có nguồn lực nào trong khởi nghiệp mạnh hơn nguồn lực của cả quốc gia (và quốc tế). Hầu hết các bạn trẻ khởi nghiệp thường không tận dụng hết nguồn lực này. Hiện nay nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các doanh nghiệp đã và đang phát triển sẵn sàng đầu tư vào những doanh nghiệp khởi nghiệp có tính khả thi cao. Cũng bởi họ đã toan tính trước và có những kế hoạch cụ thể

trong việc phân bố nguồn lực nên rủi ro cũng sẽ ít hơn so với những trường hợp khởi nghiệp tự thân hoặc ngay cả khi gặp rủi ro, khủng hoảng họ cũng sẽ có đủ khả năng, nguồn lực và cả kinh nghiệm để quản trị tốt các tình huống không mong đợi. Đây là chưa kể, các giá trị cũ - mới khi ấy sẽ được gắn kết và cộng hưởng trong một chuỗi giá trị chung to lớn hơn. Vì vậy, bên cạnh sự động viên, khuyến khích để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thành công và tự mình phát triển bền vững, chúng ta cũng không nên có cái nhìn hẹp hòi khi sau những thành công ban đầu, doanh nghiệp khởi nghiệp được chuyển giao cho các doanh nghiệp khác hùng mạnh hơn (bán, chuyển nhượng DN khởi nghiệp) – là những DN “tùng” “bách” có thừa các điều kiện để chấp cánh cho DN khởi nghiệp non trẻ bay cao hơn, xa hơn. Để rồi, những khởi nghiệp chủ kia sẽ có thể bắt đầu lại với một ý tưởng đột phá khác. Nói chung, chúng ta có vườn ươm, nhưng cũng cần có “thị trường” cho các DN khởi nghiệp. Vì vậy, nên khuyến khích để mở rộng thị trường tiếp nhận DN khởi nghiệp. Khát vọng làm giàu với một tầm nhìn khởi nghiệp gắn kết vào hiện trạng của đất nước sẽ hoà cùng vào khí thế quốc gia khởi nghiệp và ước vọng to lớn của dân tộc trên cơ sở phát huy nội lực và các ưu thế sẵn có. Đà Nẵng chúng ta hãy lấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm bệ phóng nhằm sớm biến khúc ruột miền Trung này thành “nơi đáng sống” không những chỉ cho những tài năng trẻ địa phương mà còn cho cả nước và thế giới, với khát vọng khởi nghiệp, muốn thể hiện mình trong vận hội mới của đất nước. * Chủ tịch, Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu 15


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

cá chuồn ADN trong khởi nghiệp

đó, trên nền tảng Hekate, người dùng có thể tạo ra những chatbot riêng phục vụ cho lĩnh vực hay sự kiện mình cần, sau đó huấn luyện và nhúng vào Messenger để sử dụng. Đặc biệt, càng giao tiếp với nhiều người chatbot sẽ càng thông minh hơn”, Đức chia sẻ thêm.

T R Ầ N V Ũ N G U Y Ê N (*)

Ông Võ Duy Khương, Cố vấn Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng cho biết, tinh thần và triết lý chung của khởi nghiệp mà Đà Nẵng lựa chọn là tinh thần cá chuồn: biết bơi, biết bay và luôn đi theo bầy. Và do đó, nguyên tắc lớn nhất để lựa chọn các dự án khởi nghiệp ở vùng biển này, không phải là công nghệ hay sản phẩm, mà là đội ngũ.

NHỮNG ĐỒNG ĐỘI TRỞ VỀ

BA CHÀNG CHATBOT Cách đây hơn một năm, chúng tôi gặp ba chàng tra là cựu sinh viên khoa Công nghệ thông tin, học cùng lớp đại học, đều được xếp vào hạng “cá biệt” vì luôn làm những thứ kỳ lạ trong giảng đường đại học. Họ tạo ra một con chatbot tên là Sumi, chuyên nói chuyện “tào lao” trên trời dưới biển cùng thế hệ tuổi teen. Họ chưa có công ty, chưa có mô hình kinh doanh, chưa biết gì về thị trường. Họ biết một điều khác: chatbot là thứ mà họ sẽ gắn bó, cùng nhau, trong một khoảng thời gian dài. Đó là Nguyễn Văn Minh Đức (26 tuổi), Phạm Quốc Huy (26 tuổi) và Dương Văn Phước Thiện (25 tuổi). Họ phân công Đức làm trưởng dự án, lo tất cả các mảng liên quan đến kinh doanh, vận hành, đối ngoại. Hai chàng trai còn lại ôm hết phần kỹ thuật. Các 16

cuộc đàm phán, thảo luận với họ rất ngộ, vì các chàng trai 9X này vừa ngoan, vừa hiền, nhưng lại rất cứng đầu trong việc bảo vệ các suy nghĩ và định hướng của mình. Ở họ, toát ra một niềm tin tuyệt đối về công nghệ, và chút gì đó kiêu hãnh của tuổi trẻ trong khát vọng chinh phục thế giới. Điểm cộng của nhóm, là độ cày cuốc, chăm chỉ và liên tục tìm kiếm cơ hội ở mọi nơi. Họ như con ma xó, tham gia tất cả các diễn đàn về chatbot của thế

giới, trao đổi với những chuyên gia tốt nhất có thể tìm được để tìm kiếm hướng đi cho mình. Trong chương trình ươm tạo khóa 3 của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), nhóm đã thuyết phục được Ban giám khảo và trở thành “hạt giống” đầu tiên về trí tuệ nhân tạo của DNES. Từ một dự án của nhóm, họ lần lượt nghỉ việc ở các công ty công nghệ lớn để tập trung toàn tâm toàn ý cho chatbot. Cho đến nay, công ty mà họ

thành lập, Hekate AI đã có hơn 1 triệu user và hơn 100.000 người đang tương tác với Sumi và 10 nhân vật hư cấu khác hàng ngày thông qua Messenger. Ngoài việc chat tự động thông thường, công cụ chatbot này còn tích hợp những chức năng khác như: chỉnh sửa ảnh, đọc báo, mai mối, xem tử vi, bí kíp chém gió, chơi game, vote, tạo avatar 8 bit,… Không “ngủ quên” trên những thành công, doanh nghiệp trẻ này

Đại sứ Israel tại Việt Nam và các chuyên gia cùng với cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng. Ảnh: DNES

lại tiếp tục phát triển tạo ra một nền tảng riêng với tên gọi là Hekate. “Trong quá trình tạo ra nền tảng này, chúng mình chỉ nghĩ làm sao cho tất cả mọi người có thể tiếp cận được trí thông minh nhân tạo và tạo được những chatbot riêng cho mình để ứng dụng vào nhu cầu thực tiễn mà không cần có nhiều kiến thức lập trình. Bên cạnh

Huy Đinh học ở Úc, làm ở Úc, xong lập team ở Úc để “mưu khởi nghiệp” cùng nhóm bạn của mình. Anh rút trúng lá thăm “về nước đầu tiên” nên kéo vali về Đà Nẵng để sống cùng thị trường, cùng môi trường làm việc ở nơi mà cả hội đã xác nhận là “đất lành”. Huy đi làm thuê cho một công ty tin học hàng đầu khu vực để thực sự được cọ xát với khách hàng trong nước lẫn quốc tế, làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân sự được dự báo là trẻ và đầy tiềm năng. Rồi anh đi tìm thêm những người đồng sáng lập còn lẩn khuất đâu đó, chưa kịp xuất hiện trước đám đông. Giờ thấy đúng thời điểm, xây xong đủ ba trụ cột: kỹ thuật, điều hành kinh doanh và vận hành nội bộ, Botstar chính thức ra đời, dọn về một văn phòng ở cạnh bờ sông. Ở đó, họ vẫn làm việc theo hai múi giờ: giờ Việt Nam và giờ Úc, tức là luôn trong trạng thái làm gấp rưỡi hoặc gấp đôi, để đuổi kịp tham vọng mà cả đội đã dựng ra… Giống như Huy là nhóm của Việt Hồ, toàn một hội có bằng tiến sĩ, phó giáo sư ở Bỉ xa xôi. Việt cũng kéo vali về, mang cả gia đình đến Đà Nẵng để xây dựng công ty khởi nghiệp trên 17


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

nền tảng dữ liệu lớn với giải pháp Daily Opt. Việt ghi vô hồ sơ tham dự buổi tư vấn về pháp lý của mình: Daily Opt là một startup mới tập hợp các chuyên gia về tối ưu và trí tuệ nhân tạo hàng đầu chuyên cung cấp các công cụ phần mềm hỗ trợ quyết định cho lãnh đạo doanh nghiệp về các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận. Một câu chuyện tương tự khác, là hai chàng trai Bình và Minh, học tập, trưởng thành và làm việc ở Nhật đủ lâu, họ cũng về biển với giấc mơ tạo ra một ứng dụng giải quyết việc sắp xếp lịch hẹn, địa điểm gặp gỡ dành riêng cho người Việt trên nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu... Những câu chuyện này giống nhau ở một điểm: một nhóm du học sinh Việt Nam tập hợp lại dưới cùng một tham vọng, và lần lượt từng người trở về, nhưng vẫn để lại một “cái đuôi dài” ở nước ngoài, vừa là để có thị trường, vừa là đảm bảo nguồn lực quốc tế của mình. Và khác với nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước, họ không mắc một lỗi cơ bản: khởi nghiệp một mình.

KHÔNG AI KHỞI NGHIỆP MỘT MÌNH Lior Krengel – 30 tuổi – từng nằm trong danh sách Forbes 30 Under 30 (là danh sách những người trẻ dưới 30 tuổi đã đạt được những thành tựu lớn) của Israel về những thành tích siêu nhân của mình. Cô hiện đang điều hành một phần trị giá 200 triệu USD của quỹ đầu tư Mangrove, chuyên cho thị trường Israel. Tuần trước, cô quyết định gởi con gái mới 7 tháng tuổi để dành 1 tuần đến Đà Nẵng chia sẻ những gì mình biết về 18

Ở The Library, The Junction hay những vườn ươm doanh nghiệp Israel khác, có một quy luật được ghi rõ thành văn bản: Phải cam kết dành ít nhất 10% thời gian để tương tác và hỗ trợ các thành viên xung quanh mình. Người này giỏi về lập trình, người khác có chuyên môn về đồ họa, người nọ nắm giữ các công cụ marketing… đều có thời gian bắt buộc để chia sẻ và hỗ trợ nhau. Bởi vậy, trong một không gian có đến 10 doanh nghiệp bé tí teo, nhưng mọi người đều biết dự án của nhau và còn nắm rõ dự án đang đi đến đâu. Chẳng có gì là bí mật cả. Và đã có trường hợp khi đến là ba công ty, ba dự án khác nhau, nhưng khi trưởng thành và rời khỏi không gian chung này, họ đã hợp lại thành một công ty lớn hơn với một dự án chung và giành được suất đầu tư triệu đô từ Mỹ. Đó cũng là bài học quan trọng mà trung tâm khởi nghiệp bên bờ biển DNES thực hành hiện nay: tính cộng đồng và chia sẻ của các thành viên trong một không gian làm việc chung, ươm tạo chung được khuyến khích phát triển một cách tuyệt đối thông qua các hoạt động cộng đồng, các bữa cơm chung hoặc các cuộc cà phê cuối tuần.

khởi nghiệp. Lior dành hết những hiểu biết và kinh nghiệm của mình, từ kiến thức liên quan đến tâm lý học, quản trị học và quá trình làm ươm tạo, làm đầu tư và đi vòng quanh thế giới để chia sẻ với Đà Nẵng. Lior bảo, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà Mangrove tuân thủ, là trước khi ra quyết định đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp khởi nghiệp nào, họ đều yêu cầu toàn bộ đội ngũ của công ty này đến gặp gỡ trực tiếp tại trụ sở của họ. “Điều này mang tính quyết định đối với sự thành bại của khởi nghiệp. Nếu không có một người thủ lĩnh có tầm nhìn xa, thì

TẬP SAN CÁ CHUỒN

doanh nghiệp sẽ không đi đâu về đâu. Nếu không có một người trụ vững về kỹ thuật với đầy đủ đặc tính của giám đốc công nghệ, thì đâu có lợi thế cạnh tranh. Nếu không có người hiểu biết đầy đủ về tài chính, thì tiền của nhà đầu tư sẽ được dùng như thế nào…”. Chuyện của Lior làm nhớ tới những ghi nhận trong chuyến làm việc vừa rồi tại Tel Aviv, Israel, cũng là một thành phố khởi nghiệp ven biển. Rất nhiều nơi ở đó ghi rõ vào “luật khởi nghiệp” của đơn vị mình: Không ai khởi nghiệp một mình. The Junction (tạm dịch: Điểm kết nối) là một dạng vườn ươm doanh nghiệp tư nhân. Địa điểm này do một đại gia tài trợ dành cho các nhóm khởi nghiệp trẻ đến làm việc với chi phí gần như là bằng không. Điều kiện? Phải là một nhóm ít nhất ba người, vì ở đây không cho phép khởi nghiệp một mình. “Khởi nghiệp là chuyện của những ý tưởng và thực thi. Không ai có thể tự mình hỏi và tranh luận và trả lời mọi khúc mắc của một ý tưởng. Không ai có thể tự mình giải quyết hết mọi vấn đề phức tạp và đa dạng của một công ty bao gồm cả vận hành, quan hệ, tiếp thị và phát triển kinh doanh. Do đó, điều kiện tiên quyết của một công ty muốn thành công là họ phải có một đội ngũ thực sự. Câu chuyện lãng mạn của một người lặng lẽ ngồi trong bóng tối để nghĩ chuyện một ngày thay đổi cả thế giới không được chấp nhận ở không gian này”, một anh giám đốc trẻ đang phải tự đi bỏ rác vì đến lượt trực nhật của mình cho hay. *Giám đốc, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

Đầu tư hạ tầng

Danang Coworking Space – trung tâm của cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng.

ĐỂ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP NGUYỄN THANH TÂM ( * )

Hoạt động khởi nghiệp của thành phố Đà Nẵng đi sau thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành khác trong cả nước, nhưng với cách làm sáng tạo, phù hợp thực tiễn nên hoạt động khởi nghiệp của Đà Nẵng đã đạt được những kết quả ấn tượng, đồng thời có định hướng phát triển rõ nét đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. ăm 2014 được Đà Nẵng chọn làm “Năm doanh nghiệp”, theo đó nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được ban hành và triển khai thực hiện với mục tiêu phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, phấn đấu đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp tăng bình quân trên 10%/năm, cũng chính tại thời điểm này chủ trương về khởi nghiệp được đưa vào chương trình hoạt động của lãnh đạo thành phố. Sau gần 02 năm tích cực triển khai thì hoạt động khởi

nghiệp của thành phố Đà Nẵng chính thức được bắt đầu bằng việc UBND thành phố quyết định thành lập Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp, thành lập Vườn ươm doanh nghiệp thành phố theo mô hình hợp tác công tư duy nhất trong cả nước vào cuối tháng 12/2015. Đến năm 2016 được Thủ tướng Chính phủ chọn làm chủ đề quốc gia khởi nghiệp. Và sau thời gian 02 năm triển khai thực hiện, hoạt động khởi nghiệp của thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả tích cực, đã có sự vào cuộc tham gia của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân, của các trường Đại học và Cao đẳng, và tạo được sự quan tâm của một số quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế. Đã có 01 vườn ươm doanh nghiệp và 03 Trung tâm khởi nghiệp, nhiều Câu lạc bộ khởi nghiệp được thành lập, các hội nghị và triển lãm khởi nghiệp mang tầm quốc gia và quốc tế được tổ chức, công tác truyền thông đã vào cuộc 19


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

mạnh mẽ, xây dựng quan hệ hợp tác với các quốc gia (Israel, Ireland…) để học tập và trao đổi kinh nghiệm phát triển khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo các cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã được ban hành với tầm nhìn đến năm 2030 Đà Nẵng sẽ trở thành điểm đến của khởi nghiệp và sáng tạo của khu vực ASEAN và là một trong những trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo (Quyết định số 88/ QĐ-UBND và Quyết định số 1219/QĐ-UBND về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Như vậy hệ sinh thái khởi nghiệp của thành phố đã được hình thánh và đang được vận hành thuận lợi. Tuy đạt được những thành quả như nêu trên, nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp của Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế, các nhóm dự án khởi nghiệp còn lúng túng sau khi hoàn thành chương trình ươm tạo, kết thúc các cuộc thi ý tưởng khởi 20

nghiệp do còn thiếu các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư khởi nghiệp để các ý tưởng, dự án khởi nghiệp trở thành các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đặc biệt các khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo, không gian làm việc chung chưa được đầu tư một cách đồng bộ để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, hình thành trung tâm của hoạt động khởi nghiệp mang tính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập; thực tế hiện nay Đà Nẵng đã xuất hiện nhiều khu không gian làm việc chung (Coworking Space) như Danang Coworking Space (31 Trần Phú), HEXAGON (255 - 257 Hùng Vương), THE HUB (7 - 9 Trần Quốc Toản), ENOUVO (15 Tạ Mỹ Duật) nhưng đa phần các Coworking Space trên địa bàn thành phố hoạt động chưa hiệu quả, mỗi coworking space là một cộng đồng riêng của mình, chỉ thu hút vài đối tượng khách hàng nhất định (Ví dụ: Enouvo

TẬP SAN CÁ CHUỒN

có đối tượng khách hàng chính là những người làm công nghệ thông tin – IT, hoặc một số đối tượng chuyên về thiết kế…). Do đó, cộng đồng khởi nghiệp tại đó không có khả năng bức phá để trở thành doanh nghiệp lớn có thương hiệu trên thị trường, quy mô các không gian làm việc chung chỉ có thể đáp ứng tối đa 400 chỗ ngồi không đáp ứng nhu cầu của các startups nói riêng và cộng đồng khởi nghiệp đang phát triển rất nhanh nói chung. Ngoài ra, mức phí sử dụng không gian làm việc chung là trở ngại lớn nhất để các cá nhân, nhóm dự án khởi nghiệp có được chỗ ngồi làm việc, tham gia vào các hoạt động cộng đồng khởi nghiệp; hiện nay mức phí sử dụng không gian làm việc chung tại Đà Nẵng còn khá cao, dao động từ 900.000 – 2.300.000 đồng/ người/tháng. Trong khi, tại thành phố Hồ Chí Minh có khu không gian làm việc chung miễn phí sử dụng (Saigon Innovation Hub). Để hoạt động khởi nghiệp phát triển tốt thì nhất thiết ban đầu phải có sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước cả về thể chế và cơ sở hạ tầng. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 có hiệu lực từ đầu năm 2018 là nền tảng, là động lực cho khởi nghiệp phát triển. Thành phố Đà Nẵng xác định hoạt động khởi nghiệp không phải là hoạt động phong trào mà phải được xem là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, và để hoạt động khởi nghiệp của thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát triển nhanh hơn, quy mô hơn, toàn diện hơn thì nhất thiết Đà Nẵng phải có một không gian chung (coworking space) cho hoạt động khởi nghiệp, đây chính là nơi hội tụ các startup và các doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng, là trung tâm huấn luyện và đào tạo khởi nghiệp, là nơi kết nối với các quốc gia quan tâm đến khởi nghiệp, kết nối với các quỹ đầu tư… tạo nên không gian sáng tạo và đổi mới. Khác biệt với văn phòng truyền thống chỉ đơn thuần cung cấp mặt bằng bố trí các khu chức năng cho hoạt động của doanh nghiệp, Không gian làm việc chung có đặc điểm là xây dựng cộng đồng có tính gắn kết và bổ trợ lẫn nhau, mang đến nhiều công cụ hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp với phương châm “cho trước nhận sau”. Các khu Coworking space là nơi tích hợp các chương trình đào tạo và huấn luyện khởi nghiệp, kết nối các thành tố của Hệ sinh thái với

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

cộng đồng khởi nghiệp thông qua các cuộc thi, hội thảo về khởi nghiệp, giao lưu của các Startups. Tương ứng với mỗi công cụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ có các không gian chức năng phù hợp, Coworking space bao gồm các không gian chức năng chia sẻ: Không gian văn phòng linh hoạt hỗ trợ không gian làm việc cho các dự án khởi nghiệp (Office Suite), Không gian làm việc chung chia sẻ chỗ ngồi dành cho các thành viên cộng đồng với các tiện ích văn phòng kèm theo (Open Desk), Không gian kết nối cộng đồng được kết hợp với Không gian làm việc chung để tổ chức các sự kiện kết nối cộng đồng, tổ chức hội thảo... Qua đó, xây dựng văn hóa cộng đồng, phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững. Trong tương lai, các dự án khởi nghiệp ở các thành phố khác có giá trị thương mại cao và mang tính toàn cầu, cần sự hỗ trợ từ Hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng, nhu cầu về cơ sở hạ tầng của cộng đồng khởi nghiệp sẽ thay đổi. Không gian làm việc chung kết hợp với dịch vụ lưu trú để tạo ra mô hình không gian làm việc mới “office-tel”, các bạn trẻ cùng làm việc “co-working” và cùng sinh hoạt “co-living” trong không gian chia sẻ. Nhằm phấn đấu đạt được đích đến nêu trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã có quyết định số 2698/QĐ-UBND ngày 20/5/2017 phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 của Khu làm việc và đào tạo khởi nghiệp Đà Nẵng, khu đất nằm vị trí phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng với diện tích 1.863 m2 UBND thành phố cũng đã giao cho Quỹ Đầu tư phát triển lập thủ tục đề xuất đầu tư dự án báo cáo UBND thành hố xem xét quyết định. Từ những thực tiễn trên nhận thấy phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp là mảnh ghép còn thiếu trong bức tranh tổng thể Hệ sinh thái khởi nghiệp Đà Nẵng. Nhà nước đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua một tổ chức tài chính nhà nước là điều hết sức thuận lợi, sẽ là điều kiện cần và đủ để hoạt động khởi nghiệp Đà Nẵng có bước phát triển đột phá, sớm đưa Đà Nẵng trở thành “thành phố khởi nghiệp”. * Giám đốc, Quỹ Đầu tư – Phát triển Đà Nẵng (1) Theo khảo sát của Vườn ươm doanh nghiệp thành phố vào tháng 11/2017 21


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÀ NẴNG KIM DO-NUYN

hành phố là một sản phẩm của lịch sử loài người. Trong lịch sử đó, chúng ta đã luôn cố gắng tận dụng tối đa mọi kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tân tiến nhất có thể để giải quyết những vấn đề của đô thị và đáp ứng các nhu cầu mới trong mọi thời đại. Quá trình tích luỹ này có thể được coi như là định nghĩa Thành phố và Đời sống thành phố ngày nay. Thành phố là nơi chúng ta cùng sinh sống, làm việc và vui chơi, và sự tích luỹ của quá trình phát triển 22

(*)

đô thị thậm chí được xem như là lịch sử của cả nhân loại. Đô thị được phát triển từ sự hình thành hệ tư tưởng thời đại giá trị của thế hệ trước, sự tiếp nối cấp tiến và sự tiến bộ không ngừng nghỉ của thế hệ sau, cùng với những nỗ lực chung của cả hai thế hệ để biến thành phố thành hiện thực. Các thành phố duy trì được chu trình phát triển này là những thành phố dẫn dắt cả nền văn hoá văn minh nhân loại. Tuy nhiên, không dễ để duy trì chu trình phát triển đó. Bạn nghĩ sao nếu

những người Athen – nguồn gốc của văn minh phương Tây 2000 năm trước, và người Florentine – những người khai mở thời kì Phục Hưng cách đây 500 năm – thấy được sự phát triển của hai thành phố Athen và Florence ngày nay, khi chúng trở thành những điểm du lịch hấp dẫn? Liệu những người sống cách đây 300 năm có thể tưởng tượng ra Thung Lũng Silicon ở New York hiện tại? Và liệu nó vẫn là thành phố được cả thế giới ngưỡng mộ sau 300 năm nữa? Chắc hẳn không dễ để trả lời

những câu hỏi này. Seoul đã từng một trong những thành phố nghèo nhất thế giới sau thời kì đô hộ của Nhật Bản và chiến tranh Hàn Quốc – Triều Tiên. Và ngày nay, Seoul không chỉ được biết đến như một thành phố thủ đô 700 năm tuổi, mà còn trở nên rạng danh toàn cầu khi trở thành vùng kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Đà Nẵng giờ đây là trung tâm của Hành lang Kinh tế Đông – Tây, kết nối với bốn quốc gia trên bán đảo Đông Dương, dẫn dắt sự phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế ở miền Trung Việt Nam. Vậy, làm thế nào để Seoul và Đà Nẵng đạt đến và duy trì những thành tựu đó, và những điều cần làm để tăng cường chất lượng cuộc sống cho người dân chính là mối quan hiện tại của các thành phố cũng như là yêu cầu mới trong thời đại hiện nay. Câu trả lời nằm chính trong thành phố. Và tương lai là Kỷ nguyên của Thành phố. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc vào năm 2016, ước tính có 54,5% dân số thế giới sống ở các đô thị. Đến năm 2050, dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 66%, đồng nghĩa với việc quá trình đô thị hoá kết hợp với sự tăng trưởng chung của dân số thế giới sẽ khiến dân số ở đô thị tăng thêm 2,5 tỉ người. Tuy nhiên, các đô thị đang trở thành nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu – mối nguy cơ lớn nhất đe doạ đến tương lai của nhân loại hiện nay. Như vậy, nếu các thành phố tiếp tục phát triển với cách thức như hiện tại thì nó sẽ trở thành mối đe doạ lớn nhất của nhân loại. Mặt khác, các thành phố đang ngày càng được coi như là địa điểm phù hợp cho tăng trưởng bền vững và là nơi dành cho những sáng tạo và đổi mới. Bởi vì những cơ hội mới cho tương lai cũng đều nằm ở thành phố, đô thị. Trong thế kỉ trước, các đô thị đã di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi trung

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

tâm thành phố hoặc thị trấn, dẫn đến ngành công nghiệp sản xuất bị suy yếu. Tỉ trọng của ngành công nghiệp sản xuất ở các thành phố lớn trên thế giới, bao gồm New York, London và Paris, đều không vượt quá 5% và tỉ lệ này ở Seoul cũng giamr dần. Kết quả tất yếu là các không gian đô thị truyền thống, vốn là nơi tập trung hoạt động sản xuất, giờ đã hoàn toàn chuyển thành nơi dành cho công nghiệp tiêu dùng và dịch vụ. Sản xuất ở đô thị vốn là nguồn động lực của các thành phố để thu hút các doanh nghiệp và các nhà khởi nghiệp, như là môt cái nôi của công nghiệp và công nghệ cao. Tuy nhiên, sự suy giảm của ngành sản xuất ở đô thị đã xoá bỏ nguồn việc làm cho thanh

Ở Hàn Quốc, nguồn nhân lực có thể dẫn dắt các ngành công nghiệp sáng tạo và sản xuất công nghệ cao có tiềm năng cao hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới. niên khi họ tìm đến các thành phố với hy vọng đổi đời. Hệ sinh thái công nghiệp của thành phố, nơi diễn ra quá trình sinh sống, làm việc và vui chơi, đã dần mất đi sức mạnh do sự sụt giảm năng lực sản xuất. Ngày nay, vấn đề thất nghiệp của thanh niên có nhiều nguyên nhân, nhưng thủ phạm chính là việc không có một hệ sinh thái công nghiệp vững mạnh để có thể cung cấp đủ lượng công việc phù hợp cho các thành phố. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tỉ lệ thất nghiệp ở giới trẻ trên toàn cầu năm 2011 là 12,8% và đã tăng dần lên 13,2% năm 2017. Một vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là việc hơn

một phần ba lực lược lao động trẻ hiện đang sống dưới mức nghèo đói dù họ có việc làm. Những đổi mới ở đô thị và các hoạt động kinh doanh liên quan tại đây có thể cung cấp giải pháp cho tình trạng này. Ngày nay, các thành phố đang dần biến chuyển thành một nền tảng toàn cầu cho sự đổi mới, nơi con người có thể phát triển và thương mại hoá các thành quả nghiên cứu khoa học. Nhân lực và các nguồn lực xã hội mới cần được cung cấp liên tục cho sự phát triển này. Những thành phố lớn trên thế giới đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của năng lực sản xuất ở đô thị, được dẫn dắt bởi ngành công nghiệp sản xuất công nghệ cao cùng sự phát triển đột phá của công nghệ số. Các thành phố này bắt đầu cố gắng hơn bao giờ hết để dành quyền ưu tiên trong việc xây dựng khái niệm và hiện thực hoá một vùng đổi mới sáng tạo (innovation district), bằng cách liên kết hệ sinh thái công nghiệp dựa trên tri thức của khu vực với hệ sinh thái công nghiệp dựa trên tri thức quốc tế thông qua việc chủ động trao đổi tri thức. Các ngành công nghiệp sáng tạo và sản xuất công nghệ cao đã dần nổi bật lên như là cốt lõi của sức cạnh tranh của các thành phố. Và trung tâm của những ngành công nghiệp đó là những nhà doanh nghiệp sáng tạo cùng niềm đam mê của họ. Ở Hàn Quốc, nguồn nhân lực có thể dẫn dắt các ngành công nghiệp sáng tạo và sản xuất công nghệ cao có tiềm năng cao hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới. 99,6% dân số trẻ Hàn Quốc, hay nói cách khác là gần như toàn bộ những người trẻ ra đời giữa hai thập kỉ 1980 và 2000, được xem như dân bản địa của thời đại số (digital native), một thế hệ hoàn toàn quen thuộc với máy tính và môi trường Internet. Tuy nhiên, trong mảng kinh doanh sáng tạo và sản xuất công nghệ 23


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

cao, Hàn Quốc chỉ đang đứng ở vị trí thứ 18 trong 30 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tức là thấp hơn trung bình. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là việc chúng ta chưa từng nghĩ đến những yếu tố cần thiết để giới trẻ có thể chủ động theo đuổi những hoạt động kinh doanh. Xã hội Hàn Quốc đang khổ sở lo lắng rằng thế hệ trẻ Hàn Quốc không có tinh thần khởi nghiệp. Thành phố Kỹ thuật số Sangam (Sangam DMC) ở Seoul, một trong những ví dụ thành công nhất về quy hoạch hệ thống sinh thái công nghiệp tại đô thị, đã và đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi những ý 24

tưởng sáng tạo thành các sản phẩm giá trị trong ngành truyền thông bằng cách kết hợp các start-ups, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, ngay cả Sangam DMC cũng không thực sự tích cực trong khởi nghiệp nếu so sánh với các kết quả kinh doanh ấn tượng của nó trong năm 2016: 900 công ty, 50.000 nhân viên sáng tạo và 20 nghìn tỉ won doanh thu hàng năm. Do những tập đoàn toàn cầu như Apple, HewlettPackard và Google đều bắt đầu từ những ga-ra xe, chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể cung cấp những không gian tốt hơn cả ga-ra xe, nhưng

TẬP SAN CÁ CHUỒN

mất một thời gian dài chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta không có một cái ga-ra thực sự nào cả. Là cái nôi của khởi nghiệp, ga-ra là một khoảng không gian sáng tạo đầy ắp những công cụ có thể tạo nên bất kì thứ gì có trong đó, là một phân xưởng nơi mọi người có thể tự do làm việc vào bất kì lúc nào. Nó là một nơi cư trú ổn định với chi phí thấp và hoàn toàn không có sự can thiệp của bố mẹ. Ngoài ra, còn có một dịch vụ đô thị hoạt động suốt 24 giờ, nơi họ có thể tận hưởng các đời sống giải trí và văn hoá bên ngoài cánh cửa ga-ra. Họ có thể tự do trao đổi và hợp tác với những

người bạn cùng ý tưởng, và chớp lấy cơ hội để hiện thực hoá và thương mại hoá những ý tưởng của riêng họ trong một môi trường đô thị và một hệ thống xã hội tươm tất. Nói cách khác, ga-ra là cái nôi sáng tạo với một hệ sinh thái của tất cả các nhà khởi nghiệp có thể sống trong với không gian và chi phí ở mức tối thiểu, hiện thực hoá ý tưởng của họ và trao đổi, hợp tác với những người khác trước khi hình thành một doanh nghiệp đích thực. Trong môi trường này, khi văn hoá ga-ra thực sự bắt gặp nguồn năng lượng của các nhà khởi nghiệp, nó tạo ra sự đổi mới. Trên thực tế, Thung lũng Silicon cũng

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

như Manhattan và Nhà máy đóng gói thịt ở New York, khu vực đổi sáng tạo ở Boston và Thành phố Công nghệ ở Luân Đôn, luôn tấp nập những nhà khởi nghiệp với những ý tưởng đủ tốt để dẫn dắt nền công nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao đang trên đà phát triển và tạo ra một giá trị thị trường cho nền công nghiệp này. Sự thành công của văn hoá khởi nghiệp từ ga-ra có thể là một bài học tham khảo cho các nước đang phát triển như Việt Nam, nhưng rất khó để áp dụng nó như một mô hình thực tế cho tương lai. Vì lẽ đó, chúng ta cần nỗ lực xây dựng nên những định nghĩa và những phương pháp riêng để hiện thực hoá các khái niệm như: không gian sáng tạo - nơi có thể tạo ra các mẫu sản phẩm đầu tiên tương tự như không gian ga-ra; các không gian và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp; nơi cư trú ổn định với giá cả hợp lí; và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là môi trường đô thị nơi cung cấp những dịch vụ đô thị đa dạng. Việt Nam đã dần dần chuyển đổi thành một nước thu nhập trung bình chỉ trong vòng một thế hệ. Xu hướng này được hy vọng sẽ tiếp tục trong vòng 30 đến 50 năm, dựa trên tỉ lệ dân số vàng của đất nước, Liên Hiệp Quốc đã xác định đây là tỉ lệ dân số lý tưởng để phát triển kinh tế. Ở Đà Nẵng, trong 547 ngàn người có độ tuổi từ 15 trở lên và có năng lực lao động sản xuất, khoảng 80% số đó đang thực sự tham gia vào các hoạt động kinh tế. Nói một cách ngắn gọn, thành phố này có đủ nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của các ngành công nghiệp dùng nhiều lao động cũng như nhu cầu của việc thay đổi cấu trúc kinh tế và các ngành công nghiệp của Việt Nam về lâu về dài. Một điều đáng chú ý hơn nữa là sự lan toả mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin ở đất nước trẻ này,

cũng như việc những người trẻ đang tích cực thực hiện những hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng của ngành công nghiệp đó. Tỉ lệ gia nhập Internet của Việt nam là 52% vào năm 2017, trong đó 97% những người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24 là những người bản địa kỹ thuật số, một thế hệ quen thuộc với máy tính và môi trường Internet. Bên cạnh nguồn nhân lực thuận lợi cho việc khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, các hoạt động kinh doanh và khởi nghiệp đang được nuôi dưỡng bằng sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc gia dành cho công nghệ, kỹ thuật và khởi nghiệp. Nói cách khác, đến lúc này, đã có những hỗ trợ đáng kể cho khởi nghiệp như cung cấp các không gian làm việc chung (coworking space); kết nối các đơn vị đào tạo như nhà đầu tư, vườn ươm tăng tốc khởi nghiệp và vườn ươm doanh nghiệp; tập trung xây dựng năng lực từ bậc giáo dục đại học và những hỗ trợ từ các tổ chức chính quyền. Tuy nhiên, để Việt Nam có thể trở thành một thành phố phát triển bền vững về mặt kinh doanh sáng tạo, rất cần chú trọng đến ‘không gian sáng tạo’ - vốn là một nhân tố quan trọng trong việc gia tăng sức cạnh tranh của nền công nghiệp đô thị. Không gian sáng tạo là một cơ sở hạ tầng cốt lõi, thiết yếu cho các start-up để cải thiện năng lực sản xuất và sản xuất công nghệ cao của thành phố trong kỉ nguyên số. Không gian đó được trang bị những thiết bị sản xuất và thử nghiệm như máy in kim loại 3D cùng các thiết bị số cao cấp để thử nghiệm các ý tưởng công nghệ và làm ra những mẫu sản phẩm đầu tiên tại một nơi làm việc công cộng. Nói cách khác, nó phục vụ như một cơ sở hạ tầng căn bản để thiết lập nên một nền sản xuất dựa trên công nghệ số, đồng thời như một cơ sở để tạo điều kiện cho quá trình hợp tác và trao đổi kiến thức 25


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

bằng cách cung cấp các thiết bị công nghệ cao phục vụ cho mục đích công cộng khi những thiết bị này quá đắt đỏ và khó khăn để các cá nhân có thể tự trang bị. Vì vậy, Việt nam cần được trang bị những không gian sản xuất giữa lòng các thành phố lớn như Đà nẵng, nơi tập trung cao các nhu cầu và có tỉ lệ hoạt động cao trong thời gian dài. Các quá trình từ việc tự sản xuất mẫu sản phẩm tới thẩm định ý tưởng, thương mại hoá, sản xuất đại trà và các chương trình giáo dục đa chiều cho mọi thế hệ cũng rất cần thiết. Sự thành công của các không gian sáng tạo cho phép nhiều người tạo ra các giá trị đa dạng thông qua khởi nghiệp, từ đó hình thành các cơ hội và văn hoá cho nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp hơn nữa và nhiều thử thách hơn nữa. Vì lẽ đó, công cuộc tạo dựng hệ sinh thái đô thị cho khởi nghiệp ở Việt Nam nên bắt đầu bằng việc công nhận tầm quan trọng của môi trường đô thị, nơi các nhà khởi nghiệp Việt có thể sinh sống một cách ổn định, tìm thấy niềm vui trong công việc, tận hưởng văn hoá đô thị và từ đó, các hoạt động kinh doanh của họ có thể phát triển thành các doanh nghiệp mạnh mẽ và vững chắc. Nói cách khác, giống như cách các thành phố truyền thống đã làm, các thành phố hiện đại nên đóng vai trò như một phòng thí nghiệm sống, môt bàn thử nghiệm, một thị trường và một sàn diễn trải nghiệm cho phép các nhà khởi nghiệp và các doanh nghiệp mạo hiểm mới tiếp tục phát triển. Không nên hiểu khởi nghiệp một cách đơn giản như là một vấn đề liên quan đến việc làm và sản xuất, mà là như một vấn đề về môi trường đô thị. Chính vì vậy, những con đường của thành phố nên được quy hoạch như một không gian thuận lợi cho việc đi dạo của các khách bộ hành cũng như 26

đeo đuổi một thành phố mang tính chia sẻ và bao bọc tất cả thông qua sự cởi mở và giao thiệp sẽ không còn là một lựa chọn, mà là một điều kiện tiên quyết cho việc phát triển bền vững trong tương lai. Chúng ta có nghĩa vụ giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu và sự đô thị hoá nhanh chóng gây ra, cũng như hiện thực hoá mục tiêu nhân văn về việc bảo tồn một môi trường lành mạnh cho các thế hệ tương lai. Để phục vụ mục đích này, một chu trình phát triển của hệ sinh thái công nghiệp nên được thiết lập để đẩy mạnh mục tiêu của thời đại - phát triển môi trường, xã hội và kinh tế một cách hài hoà và liên tục thông qua việc Cơ hội để tạo ra những giá trị to lớn tận dụng tối đa công nghệ hơn, đóng góp cho nhân loại và xã cao. Tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp mới sẽ mang hội toàn cầu trong tương lai bằng lại những nền công nghiệp cách tận dụng tối đa các năng lực, mới và những nhân công tiềm năng và nhân lực công nghệ và sáng tạo mới, cũng như tái công nghiệp mà Việt Nam đã có sẵn thiết hiệu suất và sức sống trong khu vực kinh tế khởi nghiệp cho các thành phố, đồng có thể được bắt đầu từ sự đồng tâm thời liên tục quảng bá văn nhất trí của toàn xã hội chúng ta, hoá công nghiệp đô thị và những con người nhận ra được giá trị tăng cường sức cạnh tranh thật sự của văn hoá khởi nghiệp, của của thành phố. Cơ hội để môi trường vật chất cũng như những tạo ra những giá trị to lớn nguồn lực để hiện thực hoá điều đó. hơn, đóng góp cho nhân loại và xã hội toàn cầu năng chấp nhận của các nhà doanh trong tương lai bằng cách tận dụng nghiệp trẻ. Điều này cũng đồng thời tối đa các năng lực, tiềm năng và nhân đạt được mục tiêu “Thành phố cho lực công nghệ và công nghiệp mà Việt tất cả mọi người” mà Tổ chức Định cư Nam đã có sẵn trong khu vực kinh tế con người Liên Hiệp Quốc đã theo đuổi khởi nghiệp có thể được bắt đầu từ thông qua Chương trình Đô thị Mới. sự đồng tâm nhất trí của toàn xã hội Nói cách khác, việc chia sẻ các nguồn chúng ta, những con người nhận ra lực vật chất - điển hình như không gian được giá trị thật sự của văn hoá khởi đô thị - sẽ giúp xây dựng một nền tảng nghiệp, của môi trường vật chất cũng cho việc giao thiệp và trao đổi một các như những nguồn lực để hiện thực chủ động của những con người khác hoá điều đó. nhau cũng như những ý tưởng và hoạt * Giáo sư, Giám đốc Smart Green City động đa dạng, từ đó cung cấp cơ hội để tạo nên sự đổi mới. Cuối cùng, việc Lab, Đại học Sung Kyun Kwan, Hàn Quốc thuận lợi cho hệ thống giao thông công cộng, từ đó thu hút con người và các hoạt động đa dạng thông qua sự cởi mở và giao thiệp. Một con đường đi bộ tốt không chỉ có sức ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế địa phương bằng việc thu hút một lượng lớn dân cư, mà còn là một nhân tố quan trọng để tăng cường sức sống và sức cạnh tranh của đô thị. Đó cũng là một cách để cộng đồng quốc tế, dẫn đầu bởi tổ chức Liên Hiệp Quốc có thể thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững để thích ứng với các vấn đề của biến đổi khí hậu, mặc dù nó hiện đang xem xét khả

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

KOREAN STARTUP ECOSYSTEM

AND SESSONS LEARNT FOR DA NANG KIM DO-NYUN

ity is a product of human history. In our history, we have always utilized the knowledge, experience and the state of art technology we have in order to solve urban problems and respond to new demands at all times. The accumulation of this process can be seen as a City and a City Life of today. City is the place where we live, work and play together, and the accumulation of urban development process is eventually the history of mankind. City has been developed by the old generation’s establishment of the valuable zeitgeist, the new generation’s progressive succession and the continuous evolution, and the common efforts of both generations to realize it. Cities that have maintained this virtuous cycle have been leading the civilization and culture of mankind. However, it is not easy to sustain. What do you think if the Athenians, the origin of western civilization 2000 years ago, and How Seoul and Danang the Florentines, the pathfinder of could have achieved and the Renaissance 500 years ago, sustained it, and what now see Athens and Florence needs to be done to raise which have become tourist the quality of life for the attractions? Could people 300 citizens and the matter years ago imagine the New York of the city and new Silicon Valley of today? Will it still demand of this age. be the city the world admires even after 300 years? The answer would not be easy. Seoul, which was one of the poorest cities in the world after the Japanese colonization and the Korean War, outshining its reputation as a 700-year capital, has become the fifth largest economic region in the world today. Danang is now the hub of the East-West Economic Corridor linking with four countries in the Indochina

(*)

Peninsula, leading urban development and economic growth of the Central Vietnam. How Seoul and Danang could have achieved and sustained it, and what needs to be done to raise the quality of life for the citizens are the matter of the city and new demand of this age. The answer is in the city. The future is the Age of City. According to the UN, in 2016, an estimated 54.5% of the world’s population lived in urban settlements. By 2050, it is expected to increase to 66%, showing that urbanization combined with the overall growth of the world’s population could add another 2.5 billion people to urban populations. However, cities are becoming the main cause of climate change, which is the biggest crisis threatening the future of mankind today. It means that if cities grow in the same way just like today, the greatest threat to mankind will be the city. On the other hand, cities are attracting attention as a place of sustainable growth and a place where creative innovation takes place. This is because new opportunities for the future also exist in the city. In the last century, cities have shifted their production capacity out of the city or out of town, weakening manufacturing industry. The rate of manufacturing industry in major cities around the world, including New York, London and Paris, do not exceed 5%, and Seoul has a steady decline in manufacturing. As a result, the traditional urban space, where production capacity used to be concentrated in, has completely transformed into a space of consumption and service. Urban manufacturing has traditionally been the engine of the city that has brought entrepreneurship and entrepreneurs as a cradle of high technology and industry. However, the decline of urban manufacturing has led to the 27


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

disappearance of jobs for young people who have come to the city in search of a better life. The city’s industrial ecosystem, where live, work and play are integrated, has lost its power due to a reduction in production capacity. Today, youth’s job problems have many causes, but the biggest culprit is because there is no sound industrial ecosystem that can provide the decent jobs in the cities. According to the UN, the global youth unemployment rate in 2017 is 13.2%, which is steadily rising since 12.8% in 2011. A more serious problem is that more than one-third of working youth are actually living below the poverty line despite having a job. The solution to the problem can be found in urban innovation and related entrepreneurial activities. Today, cities are evolving into a global innovation platform to develop and commercialize academic and scientific research outcome. For this growth, new social capital and human resource need to be supplied constantly. The major cities of the world reaffirm the importance of the urban production capacity led by the advanced manufacturing industry along with the innovative development of 28

digital technology. They have begun to make more efforts than ever to pre-empt the concept and realization of a new innovation district by linking the regional knowledge-based industrial ecosystem with the international knowledge-based industrial ecosystem through active knowledge exchange. The creative industries and advanced manufacturing industries have emerged as the core of city competitiveness. And at the very heart of it, there are creative entrepreneurs with entrepreneurial enthusiasm. In Korea, the potential of human resources to lead creative industries and advanced manufacturing industries is higher than any other country in the world. 99.6% of the Korean youth population, i.e. nearly all of them, were born between the 1980s and 2000s, and are regarded at digital natives, a generation familiar with computer and internet environments. However, in the entrepreneurship of creative and high-tech manufacturing sectors, Korea is at 18th place among the 30 OECD countries, lower than the average. The more serious problem is that we have not thought about the necessary elements for the youth’s entrepreneurial activity to be actively pursued.

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Korean society has been troubled that Korean young people have no entrepreneurship. Sangam Digital Media City (DMC) in Seoul, which is regarded as the most successful example of planned urban industrial ecosystem, has been supporting the transition of creative idea to valuable outputs in the whole process of media industry by combining start-ups, small and medium enterprises and large corporations. However, even Sangam DMC is not very active in terms of start-up business, compared to its remarkable business outputs of 900 companies, 50,000 creative workers, and 20 trillion won in annual sales (as of 2016). Since the world-class corporations such as Apple, Hewlett-Packard, and Google have begun in the garage, therefore, we just thought we could only provide better space than the garage. But it took us a while to get to know we had no real ‘garage’. As a cradle of entrepreneurship, the garage is a maker-space full of tools that can make anything of its own, and a workshop where they can work freely at any time. It is a stable In Danang, out of a 547 residence with little cost without thousands people aged interference from parents. There is also a 24-hour city service that 15 or older who are able allows them to enjoy leisure and to produce, about 80% cultural life beyond the garage are actually participating door. They can freely exchange in economic activities. and cooperate with their friends In short, it has sufficent who have similar thoughts, and human resources to meet get the opportunity to realize and labor-intensive industrial commercialize their own ideas in demand in the short term decent urban environment and and meet the demand for social system. In other words, the the Vietnam’s economic and garage is a creative cradle with an industrial structure change ecosystem of all the business startin the long term. ups that can live up to the minimum cost and space, and realize their own ideas and exchange and cooperate with others before they have a proper business. In this environment, when the real ‘garage’ culture meets the energy of entrepreneurs, it brings about the creative innovation. Indeed, Silicon Valley, as well as Manhattan and Meat Packing Factory in New York, Innovation District in Boston, and Tech City in London, are crowded with entrepreneurs with

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

good ideas to lead the emerging high-tech driven manufacturing industry and create a new market value for this. The success of the garage start-up culture may be a reference to other developing countries such as Vietnam, but it is difficult to apply it as a realistic future model. Therefore, we need to make efforts for our own definition and realization in terms of; the maker-space that can create prototypes as in the garage; spaces and programs to support start-ups; stable residence of a reasonable price; and last but not least urban environment of various urban services. Vietnam has been transformed to a middle - income country in a generation. This trend is expected to continue for 30 to 50 years, based on its golden population ratio, which is the ideal percentage of the population needed for economic development as defined by the United Nations. In Da Nang, out of a 547 thousands people aged 15 or older who are able to produce, about 80% are actually participating in economic activities. In short, it has sufficient human resources to meet labor-intensive industrial demand in the short term and meet the demand for Vietnam’s economic and industrial structure change in the long term. What is more remarkable is that the IT industry is already spreading in this young country and the entrepreneurial activities based on it are being actively carried out by young people. Vietnam’s internet penetration rate is 52% in 2017, of which 97% of young people between the ages of 15 and 24 are Digital Native, a generation familiar with computer and internet environments. In addition to the human resources that are favorable for the start-up of IT-based industries, the entrepreneurial activities are being fostered by national strong support for technology, engineering and entrepreneurship. In other words, up to now, there have been support for entrepreneurship can be regarded as providing a co-working space; linking upbringing institutions such as investors, accelerators, and incubators; capacity building at university education level; and institutional support of the governments. However, in order for Danang to become a sustainable city in terms of creative entrepreneurial 29


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

business, it is necessary to consider the ‘makerspace’, which is an important factor in increasing competitiveness of urban industry. Maker-space is a core infrastructure which is essential for startups to improve the production capacity and hightech manufacturing of the city in this digital era. It is equipped with experimental and production equipment such as metal 3D printers and advanced digital devices to experiment with technical ideas and produce prototypes as a public workplace. In other words, it serves as a basic infrastructure for establishing a digital-based manufacturing industry, and serves as a campus that facilitates cooperative cooperation and knowledge exchange by providing high-tech equipment for public purposes that might be too much expensive and difficult for individuals to equip. Therefore, Vietnam needs to be equipped with a manufacturing space in the center of the city such as Da Nang city, where demand is concentrated and utilization rate is high in the long term. It is necessary to have all the processes of prototype production from DIY (do it yourself) to idea verification, commercialization, mass production, and also multi-dimensional education programs so that all generations can be educated. The success of maker-space allows many people to create various values through entrepreneurship, thereby creating opportunities and cultures for more entrepreneurship and challenges. Therefore, making urban ecosystem for entrepreneurship in Vietnam should be starting with recognizing the importance of urban environment where Vietnamese entrepreneurs live stably, find their work fun, enjoy urban cultures, therefore, their entrepreneurial activities can grow as robust businesses. In other words, as did traditional cities, the modern city should play a role as a living laboratory, a test-bed, an experienceable market and showcase that would enable entrepreneurs and new ventures to continue to evolve. Entrepreneurship should be understood not simply as industrial, job-related, but urban environmental issue. Therefore, streets of the city should be planned as a good walking environment for pedestrians and public transportation so that attract various people and various activities 30

through openness and communication. A good walking street not only has a positive impact on the local economy by attracting a large number of people, but it is also an important factor to enhance urban vitality and competitiveness. It is also a way for the international society led by the United Nations to implement the Sustainable Development Goals (SDGs) in response to global climate change issues, although this is in view of the affordability of young entrepreneurs. It also meets the goal of “Cities for all” that UNHabitat pursues through the New Urban Agenda. In other words, sharing physical resources, i.e. urban space, should build a foundation for active communication and exchange of diverse people, diverse activities and ideas, thereby provide opportunities for new innovation. In the end, pursuing a city that is sharing and inclusive through openness and communication is no longer a choice but a prerequisite for the sustainable development in the future. We have an obligation to respond to climate change and rapid urbanization issues and realize the humanitarian goal of saving a healthy environment for the future generations. For this purpose, a virtuous circle of industrial ecosystem should be established in order to harmoniously and continuously promote the goal of environmental, social and economic development of this age by utilizing advanced technology. Creating a new entrepreneurial ecosystem will bring in new industries and creative workers so that restore urban productivity and vitality; continuously promote urban industrial culture; and enhance competitiveness of the city. The opportunity to create a higher value that can contribute to the future of the global society and mankind by utilizing the technological and industrial capabilities, potential, and excellent human resources that Vietnam already has in the field of entrepreneurship would start from the social consensus of all of us who recognize the real value of culture of entrepreneurship, the physical environment and the resources to realize it.

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

Vietnam needs to be equipped with a manufacturing space in the center of the city such as Danang city, where demand is concentrated and utilization rate is high in the long term.

* Professor, Director of Smart Green City Lab, Sung Kyun Kwan University, South Korea 31


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

LỚN LÊN CÙNG

NHỮNG MẢNH GHÉP NHỎ SAU SURF 2017 Một ngày sau khi kết thúc hai ngày rực rỡ của SURF 2017 với chủ đề “Lướt trên những ngọn sóng khởi nghiệp”, tôi nhận được tin nhắn của anh Nguyễn Tuấn Anh, chủ tịch công ty Grab Việt Nam: “Cái Flying Fish Investment hay quá, tôi muốn tham gia đầu tư và hỗ trợ các dự án mới của Đà Nẵng để đi nhanh hơn”. Cho đến giờ, tôi vẫn lưu tin nhắn này trong cái điện thoại “cùi bắp”, vốn chỉ cho phép tối đa mấy mươi tin nhắn thôi. Điều này nhiều hơn là những lời khen mà là hành động thực tiễn để tin rằng con đường mình chọn, con đường đi cùng nhau của Cá Chuồn là đúng, để ai cũng sẵn lòng tham gia cùng. Một tuần sau SURF, Homecare – dự án khởi nghiệp của nhóm các bác sĩ trẻ từ bệnh viện đa khoa Đà Nẵng gởi email đề nghị gặp, yêu cầu Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng chuẩn bị hồ sơ để tham gia đồng sáng lập công ty theo mô hình cổ phần. Lý do là có một nhà đầu tư thiên thần từ Singapore đang hoàn tất hợp đồng đầu tư cho dự án này. Tôi nhờ các bạn rà lại tên của nhà đầu tư này trong danh sách khách mời thì không thấy, hóa ra ông tự tìm thông tin trên internet, tự đặt vé máy bay và tự mua vé tham dự SURF. Khi tham dự cuộc họp với Homecare, lại thấy các bạn đang chuẩn bị chương trình khám bệnh miễn phí cho người cao tuổi tại 32

TRẦN BUNG

Khi tờ tạp chí này chuẩn bị lên khuôn, thì chúng tôi mới sực nhớ ra là đã kể thiếu một câu chuyện quan trọng: chuyện của SURF – hội nghị và triển lãm khởi nghiệp đáng tự hào nhất của Đà Nẵng. Đang ngồi dự Demo day của Upshift – nghe những dự án khởi nghiệp hay thật là hay của các bạn khuyết tật, yếm thế, nhìn những giọt nước mắt của họ, tôi nghĩ, nếu có điều gì để kể về SURF thì chính là điều mà Upshift đang làm: sự lớn lên của cả một cộng đồng khởi nghiệp ven biển…

Thông qua SURF 2017, nhiều mảnh ghép của hệ sinh thái đã được kết nối với nhau để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn. Ảnh: DNES

Đà Nẵng. Tự dưng thấy rất hãnh diện. Vài tháng sau SURF, một diễn giả người Mỹ gốc Việt từ đại học MIT hàng đầu của Mỹ mà chúng tôi mời về chia sẻ tại hội nghị, treo một status trên trang Facebook của mình về việc thay đổi công việc. Hóa ra, ở SURF, anh đã gặp được “người cần gặp” và sau nhiều tháng thương lượng, toàn đội của anh đã về với một khát vọng mới. Hai bên nói đùa với ban tổ chức là đúng ra SURF phải thu được tiền từ hoạt động săn người giúp các tập đoàn lớn, vì toàn bộ anh tài đều tập trung về biển trong ngày đặc biệt này mà… Một ngày cuối năm 2017, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ của Bộ Khoa học Công nghệ đưa ra đề nghị: “SURF 2018 nên có phần gặp gỡ tất cả những nhân sự đang tham gia xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của toàn vùng miền Trung và Tây Nguyên luôn đi. Bộ đặt hàng rồi đấy”. Đến hôm qua, dự hội nghị tổng kết ngành Khoa học Công nghệ của thành phố Đà Nẵng, thấy cái tên SURF được nhắc lại nhiều lần, và SURF 2018 chính thức là một trọng tâm được thành phố đầu tư, thấy quả thật câu chuyện SURF không chỉ là 2 ngày hội nghị, mà đã có sức sống dài hơn, như dòng chảy của sông Hàn ra biển rộng ngoài kia…

TUẦN LỄ SURF 2018 – VỐN CỦA KHỞI NGHIỆP Vốn của khởi nghiệp bao gồm tất cả những nguồn lực bên trong và bên ngoài để có thể khởi nghiệp thành công. Chủ đề của SURF 2018 sẽ tập trung các hoạt động triển lãm, hội nghị, hội thảo và các cuộc tranh tài dựa trên 5 loại vốn quan trọng nhất: Vốn tài chính (Financial Capital): Tài chính tự thân và vốn đầu tư từ bên ngoài (vốn vay, đầu tư thiên thần, vốn cộng đồng, vốn của quỹ mạo hiểm…); Vốn nhân sự (Human Capital): Đội ngũ và nhân tài trẻ từ các trường đại học / viện nghiên cứu; lợi thế cạnh tranh về sở hữu trí tuệ, chuyên ngành… Vốn xã hội (Social Capital): Quan hệ, nguồn lực của hệ sinh thái, mentor… Vốn bản địa (Nature Capital): Nguồn lực từ các chính sách của Đà Nẵng, các tài nguyên bản địa khác. Vốn công nghệ (Technology Capital): Các xu hướng công nghệ quan trọng nhất của khởi nghiệp hiện nay trên toàn thế giới.

VÀ SỰ LỚN LÊN CỦA TUẦN LỄ SURF 2018 Năm nay, công tác tổ chức của SURF thực sự hào hứng vì nó không còn là một sự kiện của nội bộ Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng nữa. Bao nhiêu là đối tác, bạn bè và doanh nghiệp đều tình nguyện tham gia vào câu chuyện chung này. Mọi người hẹn nhau ở bờ biển, để cùng trò chuyện, cùng tương tác và cùng xây nên những kết nối mạnh mẽ hơn của 33


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 & QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP CHU HẢO

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Quốc gia khởi nghiệp dường như đang trở thành phong trào; từ trung ương đến địa phương, đâu đâu cũng hô hào Khởi nghiệp và đón đầu Công nghệ 4.0 (CN 4.0). Ở đây có nhiều sự ngộ nhận và hiểu lầm. Bài viết này cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức cơ bản để nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn và thực chất hơn.

SURF 2017 như là chiếc cầu kết nối và góp phần hoàn chỉnh hệ sinh thái khởi nghiệp tuy non trẻ nhưng đầy tiềm năng và khát vọng ở Đà Nẵng. Ảnh: DNES

hệ sinh thái khởi nghiệp vùng miền Trung. Đó là ông đại sứ mới của Israel mong muốn đem triển lãm thành tựu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Quốc gia khởi nghiệp này đến SURF, cũng là dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước. Ông hào hứng bảo: “Tel Aviv và Đà Nẵng có nhiều điểm chung lắm, hi vọng đây sẽ là một cuộc gặp gỡ thú vị”. Cộng đồng các nhà cố vấn khởi nghiệp VMI thì trong kỳ họp cuối năm đã đưa thẳng vào kế hoạch hoạt động một mục rõ to: tham dự SURF. Họ không còn chờ mời mọc, rủ rê nữa, họ chủ động lên chương trình, tìm kiếm nguồn hỗ trợ và các nhà mentor này đều cam kết dành thời gian để đến tư vấn cho các startup dự SURF. Cục doanh nghiệp khoa học công nghệ 34

hóa ra không phải là đơn vị duy nhất của Bộ Khoa học Công nghệ quan tâm tới SURF mà Cục sở hữu trí tuệ cũng đưa ra những đề nghị đầu tiên của việc xây dựng một không gian cho sở hữu trí tuệ trong thời hội nhập kinh tế toàn cầu đối với khởi nghiệp… Cộng đồng chat bot cũng khởi động các liên kết để kịp ra mắt tại SURF, nhóm các doanh nghiệp xã hội cũng đang liên kết cùng nhau để “làm cái gì đó thật hay, thật vui” ở SURF. Ban tổ chức còn chưa kịp họp để thống nhất, thì cả cộng đồng bên ngoài đã truyền đến bao nhiêu là năng lượng tích cực, bao nhiêu là ý tưởng tuyệt vời… Cuối cùng thì Vườn ươm Doanh nghiệp cũng chính thức gút được những điểm quan trọng nhất của

SURF 2018 rồi, vừa kịp để đi kể cho mọi người nghe trong những ngày Xuân. Chủ đề chung được lựa chọn là tuần lễ SURF 2018: Startup Capitals – Vốn của khởi nghiệp. Chương trình sẽ bao gồm 1 sự kiện trọng tâm ngày 29.6.2018, ngay trước trận chung kết Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng và các chương trình hoạt động khác nhau trong tuần lễ SURF. Sẽ còn hơi sớm để có thể đưa ra những chương trình chi tiết nhất của SURF 2018, nhưng có một điểm rất thú vị là công ty Đà Nẵng Event – DNE, một công ty của những bạn trẻ thật là trẻ sẽ là tổng thầu để triển khai một khối lượng khổng lồ các công việc có tên và không tên của SURF. Họ đã kịp lớn lên và chắc chắn sẽ đủ sức để đảm nhiệm trách nhiệm mà cộng đồng khởi nghiệp miền biển giao phó.

rong các văn kiện chính thống cũng như trong đời thường chúng ta đã quen với mệnh đề: “Cuộc cách mạng Khoa học và Kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão”. Nói thế không có nghĩa là các cuộc cách mạng ấy xảy ra liên tục, dồn dập. Với đúng nghĩa là “cách mạng” thì từ xưa đến nay mới có hai cuộc Cách mạng Khoa học (CMKH), và cùng với nó là bốn cuộc Cách mạng Kỹ thuật (CMKT) mà thôi. Loài người, từ khi biết đặt câu hỏi “vì sao?” đối với các hiện tượng thiên nhiên cách nay hơn hai ngàn năm, mới chỉ chứng kiến có hai cuộc

(*)

cách mạng khoa học “long trời lở đất”. Lần thứ nhất vào thế kỷ 17 với sự xuất hiện của Lý thuyết Nhật tâm (Trái đất quay quanh Mặt trời chứ không phải ngược lại!) và Cơ học Newton dùng mô hình toán học để giải thích được mọi hiện tượng vật lý của các vật thể vĩ mô (có thể nhìn được bằng mắt thường). Lần thứ hai vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 với sự xuất hiện của Thuyết Tương đối của Einstein, giải thích các hiện tượng liên quan đến Không – Thời gian ở cấp độ Vũ trụ và Cơ học lượng tử giải thích các hiện tượng vật lý trong thế giới vi mô (có kích thước nhỏ hơn nguyên tử - cỡ 1 phần 100 triệu centimet). Hai cuộc cách mạng ấy đã xây dựng và phát triển nền Khoa học hiện đại dựa trên các nguyên lý duy vật, duy lý và thực chứng, và đã đạt được những thành tựu vĩ đại làm cơ sở cho các cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghiệp xảy ra liên tục. Nhưng ngày nay, Khoa học hiện đại bắt đầu gặp những khó khăn không thể vượt qua, liên quan đến các hiện tượng tâm linh và những “huyền bí” khác. Một “khoa học” khác, không bị giới hạn bởi duy vật, duy lý và thực chứng, ắt sẽ xuất hiện. Đó sẽ là cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba mà bây giờ vẫn chưa thấy tín hiệu rõ ràng nào. Cũng trong khoảng thời gian đó, đã có ít nhất bốn cuộc CMKT (hay Cách mạng Công nghệ có ý nghĩa rộng hơn Kỹ thuật, bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm và khả năng tổ chức sản xuất của con người trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học phục vụ các nhu cầu của cuộc sống của con người) xảy ra, và đi liền với nó là bốn cuộc cách mạng Công nghiệp. Cuộc CMCN 1.0 diễn ra ở cuối thế kỷ 18, là sản phẩm của của cuộc CMKT mang tên Cơ khí hóa với sự xuất hiện của động cơ hơi nước. Cuộc CMCN 2.0 vào cuối thế kỷ 19 gắn liền với cuộc CMKT mang tên Điện khí hóa với sự ra đời của máy phát điện. Giữa thế kỷ 20, khi các máy vi tính (máy tính để 35


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

bàn và máy tính xách tay) xuất hiện và được nối vào mạng Internet thì chúng ta đã bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng Tin học hóa, đó chính là cuộc CMCN 3.0. Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên xuất hiện ở Hội chợ Hannover (Cộng hòa liên bang Đức) khi các nhà khoa học & công nghệ Đức đặt ra mục tiêu hiện đại hóa một lần nữa nền cơ khí truyền thống Đức bằng việc áp dụng các công nghệ tiến tiến nhất hiện nay như Trí tuệ nhân tạo ghép não người với máy tính, Internet nối vạn vật số hóa, In ba chiều, Công nghệ Nano... nhằm tạo ra một nền sản xuất thông minh. Hãy tạm gọi cuộc cách mạng kỹ thuật (công nghệ) này là cuộc cách mạng Số hóa thông minh. Ý tưởng này mau chóng được hưởng ứng và triển khai ở Mỹ với “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến”, ở Pháp với “Bộ mặt mới của sản xuất”; “Tăng tưởng tương lai” của Hàn Quốc và “Công nghiệp Trung Quốc 2025”. Ở Việt Nam ta thì sao? Từ Chính phủ, cộng đồng khoa học & công nghệ cho đến các doanh nghiệp đều tỏ ra rất nhạy bén và hồ hởi nhưng hình như có đôi chút ngộ nhận, và phát động như một phong trào quần chúng! Đáng lẽ phải thừa nhận CN 4.0 còn cao xa đối với Việt Nam thì lại mơ màng như là đang có trong tầm tay. Không thể phủ nhận những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, nhưng đó chưa phải là tất cả. Tất cả nằm trình độ công nghệ sản xuất và năng suất lao động xã hội. Cả hai tiêu chí ấy đều đang đáng báo động! Trình độ công nghệ ở các ngành kinh tế chủ chốt của nước ta hiện nay phổ biến là CN 2.0. Năng suất lao động thì buồn hơn nhiều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (GDP bình quân một lao động trên 15 tuổi trở lên) của Việt Nam năm 2015 bằng 17,4% Singapore, 32,5% Thái Lan, 48,5% Philippines… Tất nhiên, con số này còn gây nhiều tranh cãi, nhưng không thể không nhìn thấy một phần thực tế liên quan. Tôi cho rằng, cộng đồng khoa học & công nghệ phải giải thích cho mọi người hiểu rõ vì sao Israel được gọi là Quốc gia khởi nghiệp và không phải bất kỳ một công ty (hay doanh nghiệp) nào mới được thành lập đều là một Công ty khởi nghiệp (start-up company) theo thông lệ quốc tế. Từ nửa cuối thế kỷ 20, khái niệm công ty khởi 36

nghiệp xuất hiện từ các trường đại học nghiên cứu ở Mỹ để gọi các công ty mới được lập ra để thương mại hóa các kết quả của các nhóm nghiên cứu mạnh. Những kết quả nghiên cứu khoa học & công nghệ có triển vọng trở thành các quy trình sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao mua chóng được ươm tạo trong các “vườn ươm” (incubator) để hoàn thiện thành quy trình sản xuất công nghiệp, song song với việc sáng lập một công ty khởi nghiệp của chính các thành viên của nhóm nghiên cứu. Sau một vài năm, khi đã có thị trường ổn định, các thành viên sáng lập sẽ tiếp tục quản lý doanh nghiệp hoặc bán cho nhà đầu tư khác để mở rộng sản xuất. Điều kiện chủ quan để để có thể thành lập và duy trì các công ty khởi nghiệp là các thành viên sáng lập phải có tư duy sáng tạo, dám nghĩ khác và làm khác, ưa mạo hiểm và không sợ thất bại với phương châm “Thành công đến từ quyền được tự do thất bại”. Điều kiện khách quan gần như tiên quyết là phải có sự tài trợ từ các nhà đầu tư “thiên thần” (angel investors) và các quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp; nền giáo dục phải tạo nên những con người biết tự do sáng tạo, chứ không phải trở thành những công cụ lao động chỉ biết thừa hành mệnh lệnh, phải có các chính sách trọng dụng nhân tài và hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo. Với dân số hơn 7 triệu người mà đã có 1 trường đại học nằm trong số 200 đại học danh tiếng nhất thế giới, có tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm trên đầu người cao nhất thế giới khoảng 170 USD (Mỹ là 70 USD), luôn nuôi dưỡng khoảng gần 5000 công ty khởi nghiệp - vì thế Israel được gọi là Quốc gia khởi nghiệp, chứ không là vì họ có phong trào ào ào thành lập các “doanh nghiệp đổi mới sáng tạo” như ở ta hiện nay! Mục tiêu được cam kết trong các văn bản chính thức của Nhà nước từ 20 năm trước là “Đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại” nay có lẽ không còn ai nhắc đến nữa. Vậy thì hãy khoan khẳng định những việc to tát hơn như CMCN 4.0 và Quốc gia khởi nghiệp. * Giáo sư, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học & Công nghệ

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng Trần Vũ Nguyên ký thoả thuận tài trợ sự kiện SURF 2017 với ông Dominic Mellor, Trưởng dự án MBI. Ảnh: DNES

Điều kiện chủ quan để để có thể thành lập và duy trì các công ty khởi nghiệp là các thành viên sáng lập phải có tư duy sáng tạo, dám nghĩ khác và làm khác, ưa mạo hiểm và không sợ thất bại với phương châm “Thành công đến từ quyền được tự do thất bại”.

LTS: “Chúng tôi đã tham khảo mô hình vườn ươm khởi nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam, để cuối cùng tìm ra định hướng quan trọng nhất của Đà Nẵng là mô hình P-P-P” – ông Võ Duy Khương – khi đó là phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng chia sẻ về việc ra đời của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng. Tiến sĩ Vũ Xuân Trường, giám đốc trung tâm R&D của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng vừa có chuyến học tập thực tế tại Singapore và Phần Lan với những trải nghiệm mới về mô hình PPP này.

KHỞI NGHIỆP VỚI “NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG LÀM” PPP - Public Private Partnership hay Mô hình hợp tác công tư là sự hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân trong mối quan hệ kinh tế của việc thực hiện một dự án đầu tư nhằm kết hợp được những điểm mạnh của cả hai khu vực này. Hình thức PPP đã được thực hiện tương đối rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và bước đầu mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu gồm cả những cái được và những cái chưa được. Nhưng với “công nghiệp” khởi nghiệp, thì đây là một lựa chọn mới. Đối với hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, PPP cũng bắt đầu được áp dụng ở cả cấp độ quốc

P-P-P VŨ XUÂN TRƯỜNG

(*)

gia và địa phương. Ở cấp độ quốc gia, Đề án 844 - Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 - được triển khai từ năm 2016, sử dụng ngân sách để đối ứng cho các đơn vị, tổ chức cả công lẫn tư trong cả nước có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Ở cấp độ địa phương, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) là vườn ươm đầu tiên áp dụng mô hình công tư với vốn góp từ Quỹ đầu tư và phát triển thành phố Đà

Nẵng và từ 12 doanh nghiệp tư nhân, doanh nhân của Đà Nẵng. Nhìn rộng ra, hợp tác công tư là xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của thế giới và là hướng đi được nhiều quốc gia quan tâm, chú trọng trong hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy này. Tuy vậy số lượng và phạm vi các dự án thực hiện PPP trong hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vẫn còn khá hạn chế, hai ví dụ kể trên cũng là số ít các trường hợp cho thấy được hiệu quả bước đầu. Nguyên nhân và trở ngại chắc chắn là không ít để có thể đưa ra bàn và phân tích. Nhưng có lẽ cần có một cái nhìn căn bản hơn đối với mô hình hợp tác này, mà căn bản nhất đó là nhìn nhận lại định nghĩa của chính khái niệm PPP. 37


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

Phó giám đốc Cơ quan hợp tác quốc tế của Bộ Ngoại giao Israel (MASHAV) Yuval Fuchs và Giám đốc DNES Trần Vũ Nguyên. Ảnh: DNES

ĐI TÌM SỰ CÂN BẰNG GIỮA HAI CHIỀU ĐỐI TÁC Hai chữ P đầu tiên có thể được hiểu theo thứ tự Public - Private hoặc theo chiều ngược lại Private - Public. Mỗi cách hiểu sẽ dẫn đến những tư duy, cách tiếp cận, chiến lược và giải pháp khác nhau. Trong mối quan hệ Public - Private thì khu vực công sẽ đóng vai trò chủ chốt hơn và ngược lại khu vực tư nhân sẽ được đẩy lên trên hơn trong mối quan hệ Private - Public. Ở Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy PPP hiện đang thiên về Public Private Partnership hơn. Điều đó có thể dễ dàng lý giải khi biết được rằng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, xáo động và đang dần định hình, các thành tố thuộc khu vực tư nhân còn thưa và còn rụt rè trong hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh đó thì Public không có cách nào khác là phải tiên phong. Vậy các chương trình PPP của Việt Nam trong những năm tới cần tiến triển 38

theo chiều hướng nào? Để trả lời cho câu hỏi này là không hề đơn giản, cần thiết phải có những đánh giá tổng quan hơn về thể trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, cần thiết phải có những nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa và cần thiết nhiều bên tham gia hơn... Nhưng trước mắt ta có thể nhìn ra bên ngoài xem các nước người ta hiểu và triển khai PPP trong hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như thế nào. Singapore, quốc gia ở Đông Nam Á với 5,7 triệu dân trên một lãnh thổ vô cùng hẹp (nhỏ hơn cả Đà Nẵng) và Phần Lan quốc gia bắc Âu với 5,5 triệu dân trên một lãnh thổ rất rộng mà rất ít tài nguyên nhưng là những nhà vô địch về đổi mới sáng tạo là hai trường hợp thú vị đáng để chúng ta tham khảo. Mỗi chính phủ có những khởi điểm, những cách tiếp cận và các hình mẫu đổi mới sáng tạo thành công khác nhau. Nếu Phần Lan tự hào về hàng loạt công ty game tỷ đô với đa số các sáng lập viên ít nhiều liên quan đến nền công nghiệp viễn

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

thông một thời huy hoàng của Phần Lan thì Singapore biến mình thành một thỏi nam châm hút các “kỳ lân” tốt nhất của khu vực đến đây đăng ký doanh nghiệp, đặt trụ sở chính và làm bàn đạp chinh phục cả Đông Nam Á. Con đường tuy khác nhau, nhưng nếu để ý, chú tâm quan sát sẽ thấy tư duy của hai quốc gia này là khá tương đồng. Với những ai có may mắn ghé thăm cả hai đất nước này, có thể sẽ cảm nhận được một sự “đơn giản bên ngoài” khi người ta ít chú trọng vào việc phải trưng bày, phô diễn ra ngoài mà tập trung vào phát triển nội dung bên trong. Đổi mới sáng tạo đã trở thành một điều gì đó tự nhiên, mặc định trong cách suy nghĩ, cách thực hiện hơn là cách trình bày.

KHI NHÀ NƯỚC THAM GIA “TRÒ CHƠI MẠO HIỂM” Thông qua tiếp xúc và trao đổi với các chuyên gia và các nhà tư vấn đến từ 02 tổ chức Spring và Tekes, những đơn vị nhà nước hàng đầu chịu trách nhiệm hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần lượt của Singapore và Phần Lan, tôi được biết khá nhiều mô hình, chương trình PPP rất hay từ Quỹ của quỹ khi nhà nước trực tiếp rót ngân sách vào các quỹ đầu tư mạo hiểm đến nhà nước hỗ trợ các nhà đầu tư thiên thần thông qua đầu tư đối ứng hoặc giảm mạnh thuế thu nhập cá nhân. Các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển không chỉ dành cho các công ty lớn, các trường đại học hay viện nghiên cứu mà còn được mở cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các quỹ này thậm chí còn ưu ái doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với hàng loạt các khoản đầu tư và cho vay ưu đãi (và không cam kết hoàn vốn) không những cho phép doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển

Tekes là một trong những nguồn hỗ trợ tài chính từ chính phủ Phần Lan cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Đồ hoạ: Tekes

sản phẩm, công nghệ mới mà còn là nghiên cứu khách hàng, marketing, mở rộng thị trường, thuê chuyên gia... Có 02 đặc điểm nổi bật toát lên từ những mô hình và chương trình PPP trong hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại cả Singapore và Phần Lan là sự tin tưởng và tính minh bạch. Sự tin tưởng thể hiện ở chỗ chính phủ các nước này không sợ bị thất thoát ngân sách mà cho đó là khoản đầu tư cần thiết để tạo ra các thế hệ doanh nhân, nhà sáng lập tài năng tiếp theo và quan trọng hơn là để tăng cường năng lực xuất khẩu và khả năng vươn tầm quốc tế của công ty trong nước. Toàn bộ quy trình từ lên danh sách, đánh giá, kiểm định và ra quyết

định hỗ trợ và đầu tư cho các công ty khởi nghiệp đều rất minh bạch khi có sự tham gia chặt chẽ ngay từ đầu của các đơn vị đối tác. Spring có nguyên một danh sách 17 đối tác tư vấn chính thức để trực tiếp tiếp nhận, đánh giá, hỗ trợ và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Các hội đồng thẩm định của Tekes thì luôn có sự góp mặt của các thành viên đến từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, và việc cùng đầu tư giữa Tekes và quỹ đầu tư là không phải hiếm gặp. Ở Singapore và Phần Lan, Public và Private đều đóng vai trò rất quan trọng và tương xứng với nhau. Public không chỉ là “cổ vũ” mà hỗ trợ mạnh mẽ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhưng lại rất khôn khéo nhường vị trí

quyết định lại cho thị trường, hay đúng hơn là những người hiểu thị trường nhất (Private). Cả 02 chữ P đều rất to và chữ P của Private dường như được đẩy lên trên chữ P của Public một bước nhỏ. Đây có thể là một gợi ý hay cho các chương trình PPP nhằm hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong thời gian đến. Chúng ta có thể tiếp tục gia cố cả 2 chữ P và từng bước chắc chắn đẩy vai trò của P - Private lên trên. * Giám đốc Trung tâm R&D (DNES) Singapore được xếp ở vị trí thứ 8 và Phần Lan được xếp ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 (www.globalinnovationindex.org) (1)

39


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

GIÀY BQ - THƯƠNG HIỆU VIỆT TOẢ SÁNG PHONG CÁCH CÔNG SỞ Xuất hiện vào năm 2005 và nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu thời trang công sở được yêu thích, hơn một thập kỷ cống hiến không ngừng nghỉ, đến nay Giày BQ đang dần trở thành biểu tượng thời trang của giới công sở tại Việt Nam. Bạn có thể bắt gặp những quý ông mặc suite bảnh bao trên các con phố tại Việt Nam với đôi giày da BQ hay các cô nàng công sở tung tăng với giày cao gót BQ đầy nữ tính.

Trở nên đầy lịch lãm với giày tây cao cấp BQ

Hay đầy quyến rũ với các mẫu cao gót công sở

Và cũng thật năng động với các mẫu giày slip on trẻ trung

Với sứ mệnh toả sáng phong cách công sở, cùng nâng bước bạn đến thành công, Giày BQ vinh dự 7 năm liên tiếp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, top 100 doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiêu biểu do Bộ Công thương Việt Nam cấp chứng nhận. Đặc biệt, Giày BQ còn được bình chọn là top 5 điểm đến mua sắm hấp dẫn tại TP Đà Nẵng, một trong những thành phố năng động nhất Việt Nam. Khát khao chinh phục và đồng hành cùng những bước chân thành công, Giày BQ đã vươn mình đầy mạnh mẽ và lan toả sắc cam trên hơn 40 tỉnh, thành phố tại Việt Nam và nước bạn Lào.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: Tổng đài miễn cước: 1800 6879 Facebook: giaybq Email: cskh@giaybq.com.vn Website: www.giaybq.vn Hệ thống showroom tại Đà Nẵng: 57 Lê Duẩn 246 Ông Ích Khiêm 197 Phan Châu Trinh 49 Nguyễn Văn Thoại 09 Âu Cơ 40

41


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

TRUNG TÂM SÁNG TẠO BÊN BỜ BIỂN –

ĐIỂM ĐẾN CÔNG VIỆC TRONG TƯƠNG LAI PHẠM ĐỨC NAM TRUNG

42

(*)

NHỮNG CON SÓNG CỦA SỰ THAY ĐỔI Những năm gần đây, khái niệm không gian làm việc chung (co-working) và xu hướng của loại hình này đã phát triển và nhân rộng khắp nơi. Theo tạp chí Deskmag (1), vào cuối năm 2017, gần 1,2 triệu người trên toàn thế giới làm việc trong một không gian làm việc chung. Tại Việt Nam, từ khi mô hình này được giới thiệu vào năm 2012, số lượng các co-working đã tăng trưởng hơn lên đến hơn 20 thương hiệu vận hành - hầu hết trong số đó là các công ty Việt Nam - với hơn 30 không gian trên cả nước. Ở Đà Nẵng, trong vòng 1 tháng từ khi ra mắt vào tháng 10 năm 2016, không gian co-working space đầu tiên – Danang Coworking đã lấp đầy gần 100%; trong vòng 1 năm sau đó, có thêm 7 co-working khác mọc lên ở Đà Nẵng và Hội An. Để có sự phát triển mạnh mẽ của mô hình co-working phải kể đến sự bùng nổ của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Cũng dễ nhận thấy rằng coworking space cung cấp chỗ làm việc giá cả phải chăng cho startup. Những không gian đủ linh hoạt để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của các công ty startup mới thành lập (họ có thể di chuyển từ hotdesk 2 đến văn phòng riêng (“private office”) và sau đó đến một văn phòng riêng lớn hơn trong cùng một không gian. Bên cạnh đó, những công ty startup còn non trẻ có thể gặp gỡ và kết nối với nhiều người

làm việc tự do (freelancers), và có thể tuyển dụng vào công ty, dự án của mình vào các thời điểm cần nhiều nhân sự nhất. Không gian làm việc chung cũng là nơi tổ chức các buổi pitching cho các quỹ đầu tư (VC), các buổi hội thảo chuyên đề, hackathon, và những hoạt động không kém phần quan trọng hơn như hỗ trợ về kế toán hoặc pháp lý. Không gian làm việc chung là nơi mà nền kinh tế chia sẻ gặp gỡ với hoạt động kinh doanh bất động sản. Không giống như văn phòng dịch vụ truyền thống, trọng tâm của không gian làm việc chung không phải là cơ sở hạ tầng mà là cộng đồng của những người làm việc ở đó – “những người làm việc chung” (“coworkers”). Mỗi không gian sẽ có loại hình cộng đồng riêng, hay nói cách khác là bản sắc của riêng không gian đó. Đến với PunSpace – nổi tiếng nhất ở Chiang Mai, chúng ta có thể tìm thấy một loạt các dân du mục công nghệ số (“digital nomads”) làm việc trong ngành thương mại điện tử và vận chuyển. Ở Bali, cộng đồng này phần lớn không phải là người địa phươn, tuy nhiên nhiều doanh nhân khởi nghiệp hơn là những người làm việc tự do. Tại Hubud, không gian nổi tiếng được làm từ tre, hầu hết các thành viên của không gian này rời bỏ môi trường làm việc tại các công ty lớn, họ đều có chung mối quan tâm đến việc kinh doanh bền vững. Ở Bangkok, Hubba – không gian làm việc chung hàng đầu ở Thái Lan có không gian dành riêng cho các nhà

thiết kế và làm tiếp thị. Ngọn sóng này đã lan dần đến Việt Nam và Đà Nẵng

LƯỚT TRÊN NGỌN SÓNG KHỞI NGHIỆP Cách đây không lâu, Boulder – một hạt nhỏ trên núi ở bang Colorado đã ươm mầm cho những giấc mơ tưởng chừng hão huyền nhất cho thế hệ Y (millennials). Câu chuyện về một vùng đất ở môt chốn không ai biết đến trở thành một trong những cộng đồng khởi nghiệp lớn mạnh nhất đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Ngọn gió của sự thay đổi này đã thổi vào con sóng khởi nghiệp cập bờ tại biển Đà Nẵng. Kết quả là, một trong những không gian làm việc chung tại Đà Nẵng – DNC, đã được gầy dựng nên từ một khu nhà làm việc cũ của chính quyền thành phố từ tâm huyết của Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES). Đến nay, DNC có đến hơn 200 thành viên, trong số họ là những nhóm startup vô cùng tiềm 1

năng, cũng như các công ty công nghệ lớn, tạo thành một hệ sinh thái hài hòa nằm ngay trong lòng của khu không gian làm việc này. Anh Ảnh – một thành viên ở DNC đã được 6 tháng, mới vừa thành lập một công ty mới và tham gia chương trình ươm tạo của DNES. Sinh ra ở vùng quê nghèo Quế Sơn, Quảng Nam, sau hơn 15 năm làm việc cho rồi vận hành các team “outsourcing” tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, anh Ảnh quyết định dừng công việc ổn định đó để theo đuổi ước mơ từ bé, đưa món phở sắn đặc sản quê hương trở thành một món ăn phổ cập và giúp đỡ cho các hộ làm nghề – trong đó có bố mẹ anh – có một cuộc sống tốt hơn. Anh Ảnh rất nhanh kiếm được sự hỗ trợ từ các thành viên khác ở DNC. Cách thành phố Đà Nẵng 30km, một đôi bạn người Đức từ Bali chuyển đến Hội An và mở ra một khu không gian dành cho dân du mục công nghệ số, ngay giữa khung cảnh thơ mộng

nhìn ra cánh đồng lúa bao la ở một chốn làng quê yên tĩnh. Ở đó, họ có thể tìm thấy nguồn cảm hứng hoặc thúc đẩy sự sáng tạo cho các dự án tiếp theo; hoặc tìm kiếm ý tưởng mới từ những người xung quanh trong các bữa ăn trưa cộng đồng, với hy vọng tìm thấy một cộng sự tương lai hoặc đơn giản chỉ là chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình. Những câu chuyện như vậy là động lực rất lớn để Đà Nẵng xây dựng dự án “Trung tâm đào tạo và Huấn luyện khởi nghiệp” trong đó chính quyền sẽ phố sẽ đầu tư một khối complex 14 tầng dành cho các startups sống làm việc. Dự án đang được sự tư vấn của DNES và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực co-working và co-living dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Thật ra, những công việc xây dựng cộng đồng này không hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích tài chính, nhưng tác động dài hạn thì rất lớn. Có một thành ngữ trong tiếng Việt nói ràng “đất lành chim đậu” – hoặc dễ hiểu hơn là, ở đâu có nhiều nguồn lực dồi dào, thì những người cùng chí hướng sẽ đến lập nghiệp. Và đúng như vậy, họ đã dần dần “di cư” đến. Những nhà sáng lập ra Toa Tàu, Triip.me, Topica Education Group là những tên tuổi đáng chú ý nhất trong làng khởi nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nuôi ý tưởng chuyển về Đà Nẵng. Họ chính là những hạt giống đầu tiên biến ước mơ gây dựng Đà Nẵng thành trung tâm đổi mới sáng tạo bên bờ biển thành hiện thực. * Phó giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES)

Deskmag là một tạp chí hàng đầu chuyên về không gian làm chung dành cho những người vận hành co-working, những người sử dụng không gian và tất cả những ai hứng thú về kiểu làm việc mới này. Xem thêm chi tiết tại http://www.deskmag.com. 2 Hot desk (còn được gọi là “chỗ ngồi linh hoạt”) là một cách bố trí không gian làm việc mà nhiều người có thể sử dụng cùng một không gian hoặc mặt bằng làm việc đơn lẻ trong các khung giờ khác nhau.

43


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

THE FUTURE

OF WORK

COMING TO

THE INNOVATION HUB BY THE SEA P H Ạ M ĐỨC NAM TRUNG

(*)

THE WAVES OF CHANGES The co-working concept and movement has been spreading across the globe like a wild fire in the recent years. According to Deskmag 1, by the end of 2017, nearly 1.2 million people worldwide have worked in a coworking space. In Vietnam, since the first of its kind was introduced in 2012, the number of co-working operators has grown over 20 – most of them local – with more than 30 spaces. In Danang, when Danang Coworking – the first space – came out in October 2016, it was full after 1 month; a year after that, there has been 7 more spaces coming up around Danang and Hoi An. The great expansion of co-working has been credited for the startup boom. It is not difficult to see that co-working is an affordable way for startups to professionalize their workspace. They are flexible enough to accommodate the rapid growth of startups (they can simply move from a hot desk 2 to a private office and then to a bigger private office in the same space). Besides, startups working there may find themselves surrounded by highskilled freelancers whom they can

44

manage to bring into their team in busy times. It is also popular for co-working spaces to host VC pitch sessions, specialist workshops and hackathons or other less endorphin released thus vital accounting and legal supports. Co-working is where the sharing economy meets with real estate business. Unlike the traditional serviced office, the focus of co-working is not on the infrastructure but the community of the people working there – the coworkers. Each space will have their own type of community, their signature. Coming to PunSpace – the most popular in Chiang Mai, people may find a host of digitals nomads working in E-commerce and shipping industry. In Bali, again most of them are non-locals, but more are entrepreneurs than freelancers. At Hubud, the global famous space made from bamboo, most co-workers ran away from corporate life and share an interest in sustainable business. In Bangkok, Hubba – the leading operators in Thailand has spaces dedicated for designers and marketers. That wave is coming to Vietnam and Danang.

SURF THE STARTUP WAVE Once upon a time, Boulder – a small rocky county in Colorado has seeded one of the wildest dreams for the millennial generations. The story of a place in the middle of nowhere that grew to one of the most celebrated entrepreneurial communities has inspired many so many people across the globe. Such wind of change has blown the “startup wave” crashing to the coast of Danang. As a result, one of the first

co-working spaces in Danang – Danang Coworking, founded by Danang Business Incubator (DNES) – is built upon the rag-tag of an old government building. Hosting more than 200 coworkers, amongst them some most prominent local startup teams as well as tech corporates, a vibe startup community is the core around which everything else is rotating. Anh – a co-workers who has been there for 6 months, just launched a new company and joined DNES’s incubation program. Coming from the poor country side of Que Son, Quang Nam, after 15 years working for and running outsourcing teams in HCM City and then Danang, he decided to set aside those things and follow his childhood dream to make “phở sắn” or cassava noodle – his hometown

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

delicacy a national popular food and help the local “phở sắn” makers, his parents amongst them, to have a better life. He can find the help just around to do so. 20 miles away in Hoi An, a young German couple who has recently moved from Bali put up a heavenly hide-out for digital nomads in the middle of a terrace field. There, they can find the inspiration or boost creativity for their next projects sitting in the field; or talk with other wanderers over a community lunch hoping to find the lacking piece of their team or simply share their stories. Such stories are a strong motivation for Danang to carry out the Entrepreneurship Hub project in which the city government will fund a 14-storey complex for entrepreneurs

to work and live their lives. The project, currently consulted by DNES as well as several experts in co-working and coliving, expects to come out by 2020. Not much financial incentives can be gained from those community building acts, but the long-term impact is far great. There is an old Vietnamese saying “đất lành chim đậu” – which can be understood as “better the land, more birds would come”, and come they did. The founders of Toa Tau, the founding team of Triip me, the founders of Topica Education Group are notable names amongst the everyday lengthened list of entrepreneurs who shows their intention of moving to Danang. Let them be the first seeds for an innovation hub by the sea dream to flourish. * CFO, Danang Business Incubator

Deskmag is an amazing co-working focused magazine for operators, co-workers and anyone with an interest in these new types of work. Check them out at http://www.deskmag.com. 2 Hot desking (sometimes called “non-reservation-based hoteling”) is an office organization system which involves multiple workers using a single physical work station or surface during different time periods. 1

45


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

Hệ sinh thái quyết định sự thành công của ý tưởng khởi nghiệp TRẦN SĨ CHƯƠNG

iữa thập niên 90, Ngân hàng Thế giới đã gửi một đoàn chuyên viên kinh tế cao cấp đến Việt Nam để đánh giá tinh thần khởi nghiệp tự doanh của người Việt, từ đó có thể thiết lập những chính sách hỗ trợ phù hợp cho sự xuất hiện một thành phần kinh tế tư nhân. Sau một năm nghiên cứu, phỏng vấn trên 100 doanh nghiệp tư nhân thành lập vào thời điểm Luật doanh nghiệp ra đời năm 1991, đoàn chuyên viên nhận xét con người Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp ở mức cao nhất mà họ đã từng thấy tại những nước đang phát triển, cụ thể là tương đương với Hongkong trong hai thập niên 50 và 60. Trong phần kết luận, Giáo sư, Tiến sĩ James Riedel của Đại học Johns Hopkins – thành viên của đoàn nghiên cứu – khẳng định: “Đây là một xã hội đầy sức sống, nơi đâu cũng thấy có người mua kẻ bán, không có một tấc đất để trống”; “Thanh niên ai cũng khát thông tin, hừng hực khí thế muốn tìm cơ hội làm ăn”; “Là một môi trường lý tưởng để thành phần kinh tế tư nhân có thể phát triển tốt, với điều kiện doanh nhân Việt Nam được chơi trên một sân chơi phẳng”. Và thực tế cho thấy trong 20 năm qua, doanh nhân Việt đã trưởng thành trong một môi trường kinh doanh mà cho đến hôm nay vẫn còn nhiều thách thức không đáng có.

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Trong báo cáo năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp hạng 68 trên 190 quốc gia được khảo sát về môi trường kinh doanh, trong đó có các hạng mục cụ thể về những khó khăn doanh nghiệp trong nước gặp phải như: quá trình khởi nghiệp (hạng 123/190), thuế (86/190), luật lệ phá sản/giải thể công ty (129/190); một điếm sáng là doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng tương 46

(*)

Người xưa thường nói “phi thương bất phú” với ý nghĩa cổ vũ con cháu đi làm ăn để làm giàu. Doanh nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội vì họ là người đem “cung” đến gặp “cầu”. Họ là người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra tài sản cho xã hội. Xã hội giàu là nhờ khát vọng tự doanh cao, một môi trường kinh doanh lành mạnh, một “hệ sinh thái” có thể phát hiện các ý tưởng sáng tạo và nuôi dưỡng nó đến thành công. Và cộng thêm điều kiện “đủ” là một môi trường văn hoá có độ tương tín cao giữa con người với con người. đối tốt hơn (29/190). Đặc biệt, tham nhũng vẫn còn là một vấn đề nan giải làm giảm tính cạnh tranh, ngăn cản sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Tổ chức Transparency International đầu năm 2017 đã xếp hạng Việt Nam thứ 113 trên 172 quốc gia được khảo sát về môi trường kinh doanh - một phần không thể thiếu của “hệ sinh thái” để cá nhân có thể khởi nghiệp và phát triển thành công.

HỆ SINH THÁI LÀ GÌ? Hệ sinh thái quyết định mức độ thành công tuyệt đối của một ý tưởng khởi nghiệp. Hệ sinh thái là môi trường (cái “duyên”) để ý tưởng (cái “nhân”) có thể đơm “quả” tốt. Điều gì khiến những ý tưởng khởi nghiệp có thể thành công rực rỡ ở Mỹ, từ những người tuổi đời còn non trẻ mà không ở chỗ khác? Một Bill Gates 19 tuổi nếu không có một IBM để làm bước đệm thì cũng không có Microsoft. Một anh hippy 19 tuổi (Steve Jobs) giã từ môn Đông phương học sau năm thứ nhất, cùng với một người bạn đồng trang lứa bỏ học ở Berkeley University (Steve Wozniac) thành lập Apple với giấc mộng lớn là thay đổi thế giới, sao cho mỗi nhà đều có được một máy tính, vậy mà đi nói

Tại SURF 2017, các thành tố của cả hệ sinh thái đầy đủ hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp đều gần như đã được quy tụ. Ảnh: DNES

chuyện vẫn có người chịu nghe. Ý tưởng chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội – một ý tưởng hoàn toàn đi ngược lại văn hóa truyền thống của người Mỹ là tôn trọng sự riêng tư – vậy mà cũng tìm được người đầu tư để làm nên Facebook. Hai sinh viên đang học ở Standford nảy ra ý tưởng thiết kế một hệ thống tìm kiếm thông tin mà ngay cả vị giáo sư đỡ đầu cũng thừa nhận là chưa được thuyết phục, vậy mà ông vẫn đến gặp người bạn ở câu lạc bộ đầu tư nổi tiếng tại Palo Alto để tìm nhà đầu tư giới thiệu cho sinh viên của mình làm nên Google. Phần còn lại là lịch sử. Một trang sử thay đổi cả tương lai của thế giới, từ văn hoá, xã hội đến kinh tế, chính trị, từ những con người đang trong độ tuổi “teen”! Tất cả những người khởi nghiệp trên đây đã mạnh dạn chia sẻ ý tưởng của họ với đối tác để cùng nhau phát triển đến lúc thành công, đem lợi ích đến tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Họ làm được điều này vì có niềm tin rằng mình được bảo vệ bởi một nền pháp lý minh bạch, công bằng. Hệ sinh thái gồm cả những điều kiện hữu hình như hệ thống pháp lý, các tổ chức tín dụng

chuyên cho khởi nghiệp, một nền tảng lót đường (Gates/IBM...), và cả những điều kiện vô hình như một xã hội biết “nhìn” được giá trị thật, không có định kiến (với người vô danh tiểu tốt), một nền giáo dục tôn trọng giá trị sáng tạo và sự khác biệt, dạy cho con người mạnh dạn suy nghĩ độc lập để có thể tự chủ được cuộc sống của mình, một “vốn xã hội” trong đó con người mạnh dạn tự tin vào chính mình, nhưng không bao giờ nghĩ có thể làm chuyện lớn một mình mà cần phải có đối tác và có lòng tin vào đối tác.

KHỞI NGHIỆP Khởi nghiệp không nhất thiết là phải phát minh được cái gì chưa ai làm, mà có thể chỉ là sáng tạo ra một cách làm mới với những cái gì sẵn có để đem những lợi ích lớn hơn cho mọi người. Đó là bài học của Nhật, bài học của Hàn Quốc và ngay cả những cường quốc kinh tế châu Âu như Đức, Pháp, Ý, Anh. Họ tìm cách ứng dụng những phát minh khoa học, những ý tưởng của người khác, phần lớn là những công nghệ của Mỹ, để đem lại những lợi ích mới cho mình, nghĩa là làm những việc đang 47


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

Một sự hỗ trợ từ đầy đủ các thành tố của hệ sinh thái chính là nhân tố quyết định đến sự thành công của ý tưởng khởi nghiệp.

48

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

làm với một cách khác để tạo ra giá trị mới. Vì vậy, trong khởi nghiệp quan trọng hơn cả là tư duy sáng tạo, cách nhìn mọi việc chung quanh và đặt câu hỏi có cách gì làm tốt hơn hay không, phù hợp với môi trường hoàn cảnh thực tế trước mắt để mọi người cùng có thể cải thiện môi trường sống ngày càng tốt hơn. Nhưng “làm ăn” không phải ai cũng làm được. Ngoài ý tưởng sáng tạo đặc sắc, sự thành công trong kinh doanh đòi hỏi một nghị lực lớn, khả năng chấp nhận nhiều thử thách và rủi ro đa dạng không dễ vượt qua. Người ta thường nhìn vào những trường hợp cá biệt của những người lập nghiệp từ lúc 19-20 trở thành những người tỷ phú giàu có nhất thế giới để làm thước đo. Nhưng bên cạnh đó có nhiều nghiên cứu cho thấy ngay cả ở Mỹ – nơi có hệ sinh thái khởi nghiệp được cho là thuận lợi nhất thế giới – tỷ lệ các công ty “start up” nhận được nguồn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm là… dưới 1%. Thành công trong kinh doanh còn phải dựa trên kinh nghiệm sống, trải nghiệm trong thương trường. Một nghiên cứu ở Mỹ mới đây cho thấy tuổi lý tưởng để khởi nghiệp là khoảng từ 37-45 tuổi. Và độ tuổi trung bình của những người khởi nghiệp có thể gầy vốn thành công là 47, độ tuổi chín muồi khi họ đã có đủ vốn trải nghiệm, vốn tài chính. Và quan trọng hơn nữa là vốn xã hội

TẬP SAN CÁ CHUỒN

cùng uy tín cá nhân để có thể kêu gọi vốn tiền. (Azoulay, Jones, Kim, Miranda - NBER Entrepreneur Workshop, 17-7-2017). Hữu xạ tự nhiên hương. Ở đâu cũng vậy, khi một người kiên trì tạo nên giá trị cho xã hội thì xã hội sẽ nhớ ơn và đền đáp. Có thể Việt Nam sẽ không bao giờ có được những điều kiện như ở Mỹ, nhưng nếu đa số thanh niên Việt Nam đều biết tự đặt vấn đề cho chính mình để có thể làm gì từ những chuyện nhỏ nhất đến những chuyện lớn hơn trong cuộc sống hằng ngày được tốt hơn, thì đó mới chính là cái mục tiêu của xã hội, là mục tiêu của giáo dục từ nhà trường đến gia đình đến xã hội. Để có được những con người thật sự có bãn lãnh có thể khởi nghiệp đem lại lợi ích cho xã hội thì một nền giáo dục phù hợp phải là điều kiện ắt có, đầu tư vào con người “từ thuở lên ba”. Trong môi trường khởi nghiệp, Nhà nước có một vai trò quan trọng là cải thiện môi trường kinh doanh để ngày càng minh bạch, tạo được niềm tin để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào tương lai. Phần còn lại, bàn tay vô hình của thị trường sẽ tự điều tiết để cung ứng những điều kiện cần doanh nghiệp cần một cách tự nhiên và hiệu quả. Hơn nữa, ngày nay cơ hội phát triển ý tưởng kinh doanh – đặc biệt trong mạng công nghệ thông tin – là không còn biên giới. Một phần mềm, một ứng dụng xuất sắc của người Việt trong nước cũng có thể được biết đến, được đầu tư và phát triển toàn cầu bởi những đối tác từ Boston hay Silicon Valley. Nhưng một xã hội muốn có những con người xuất sắc, khởi nghiệp xuất sắc cũng phải bắt đầu từ những chuyện cơ bản: một nền giáo dục nhân bản, khuyến khích tư duy sáng tạo, phản biện; một thể chế phù hợp cho một xã hội công bằng, pháp trị, là cái duyên cần để những cái “nhân” ý tưởng khởi nghiệp được hái “quả” tốt. * Nhà đầu tư

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

Sophia – robot đầu tiên trên thế giới được trao quyền công dân. Ảnh: Reuters

R&D

ĐẦU TƯ CHO ĐỂ TỒN TẠI TRONG THẾ GIỚI 4.0 TRƯỜNG VŨ

(*)

ôi ở đây để giúp nhân loại tạo dựng tương lai, mà ở đó mọi người cùng cố gắng vì lợi ích chung” là lời của Sophia, một cô gái robot có thể cử động đôi tay và biểu cảm trên khuôn mặt, có thể nói chuyện, trao đổi, hát, diễn thuyết, tranh luận, pha trò và có năng lực tự học để thông minh dần lên. Đặc biệt hơn nữa, Sophia là robot đầu tiên trên thế giới được một chính phủ (Saudi Arabia) trao quyền công dân, một đặc quyền cho đến bây giờ chỉ được dành cho con người và không phải tất cả đều có. Sự kiện lịch sử này chính là một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất đánh dấu một sự phát triển mới của thế giới loài người, khi chúng ta đang bước chắc chắn vào một thời đại nơi mà thế giới vật lý và không gian số không còn ranh giới, nơi mà truyền thông vẫn hay gọi là “thời

đại công nghiệp 4.0”. Đơn vị đo đếm và so sánh chuẩn mực nhất khi đó có lẽ sẽ là trí tuệ - năng lực biến hiểu biết thành sản phẩm và hiểu biết mới, và tất nhiên, trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo sẽ bình đẵng. Khoan bàn đến sự bình đẳng kia sẽ dẫn đến một viễn cảnh cộng sinh hay cạnh tranh giữa trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo, mà quay trở lại hiện tại nơi mà sự cạnh tranh giữa trí tuệ giữa con người với con người ở các quốc gia khác nhau vẫn còn rất là sôi động. Như nói ở trên, trí tuệ là năng lực giúp tạo ra kiến thức mới và hoạt động quan trọng nhất thúc đẩy điều đó chính là nghiên cứu. Trên thế giới phổ biến việc chia các nghiên cứu thành ba loại: Nghiên cứu cơ bản (basic research) nhằm tìm ra các hiểu biết nền tảng của khoa học, hoặc làm cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu phát triển; Nghiên cứu ứng dụng (applied research) nhằm tìm ra các hiểu biết mới làm cơ sở cho các ứng dụng cụ thể; Nghiên cứu phát triển (development research hay R&D) nhằm tìm ra các hiểu biết mới để tạo ra các sản phẩm cho người dùng. Trong ba loại nghiên cứu này, R&D luôn được phân bổ kinh phí và đầu tư cao nhất (trên 60%). Có một mối liên hệ mạnh 49


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

mẽ giữa mức độ đầu tư cho R&D và mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, khi 92% tổng chi tiêu toàn cầu cho R&D là của các nước G20 và 94% số bằng sáng chế trên thế giới đến từ các nước này, đặc biệt ở một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Quỹ R&D so với tổng GDP luôn ở mức trên 2% (Số liệu Visual Capitalist).

CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT ĐẦU TƯ CHO R&D THEO KIỂU “CHO CÓ” Ở Việt Nam, lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi mà các nước khác đang bức tốc thì Việt Nam vẫn rất chậm chạp và bị bỏ lại khá xa ở phía sau. Hầu hết các kết quả khảo sát và đánh giá đều không tươi sáng. Trong nghiên cứu “Tăng cường sức cạnh tranh và liên kết doanh nghiệp vừa và nhỏ” mà Ngân hàng thế giới vừa công bố mới đây, doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào R&D thấp nhất Đông Dương, thua cả Campuchia và Lào. Theo đó, các doanh nghiệp Việt chỉ chi 1,6% doanh thu hàng năm cho R&D, trong khi tỷ lệ này ở Campuchia là 1,9%, đáng chú ý, doanh nghiệp ở nước bạn Lào rất quan tâm đến R&D và đã chi đến 14,5% doanh thu hàng năm cho hoạt động này. Số liệu điều tra năm 2014 của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tổng số 7.450 doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ có 464 doanh nghiệp khẳng định là có các hoạt động nghiên cứu và phát triển (chiếm 6,23%). Còn theo kết quả khảo sát Vietnam Report các doanh nghiệp lớn VNR500 năm 2016, trong số các kênh chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp Việt vẫn chủ yếu lựa chọn hình thức mua công nghệ sẵn có đã hoàn thiện. Những kết quả này cho thấy số lượng các doanh nghiệp Việt chưa quan tâm đến các hoạt động R&D là rất lớn. Các doanh nghiệp chỉ đầu tư cho R&D theo kiểu “cho có” mà không có chiến lược R&D cụ thể. Lý do đưa ra phổ biến nhất là đầu tư vào R&D có chi phí quá cao và thời gian thu hồi vốn lại quá dài trong khi nhân sự phù hợp cho R&D lại rất thiếu. Dư địa về nhân công trẻ, chi phí thấp và tài nguyên thiên nhiên dồi dào đang dần thu hẹp và biến mất nhanh khi tốc độ già hoá (Báo cáo của 50

Tổng cục Dân Số Kế Hoạch Hóa Gia Đình - Bộ Y tế dự báo đến năm 2030, tỷ trọng NCT Việt Nam chiếm 17% và sẽ nâng lên 25% vào năm 2050) và tốc độ khai thác tài nguyên tại Việt Nam đang diễn ra rất nhanh. Nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa trên gia công sản phẩm và xuất khẩu thô sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tìm ra những xung lực tiếp theo. Nếu không đầu tư cho R&D, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tiếp tục tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm toàn cầu, chưa nói đến khả năng có thể tham gia vào cuộc đua đến công nghiệp 4.0. Khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho R&D là một nhiệm vụ không hề đơn giản, đặt ra một bài toán hóc búa đối với Chính phủ. Trên thực tế, Chính phủ đã có một số chính sách hỗ trợ như ngân sách nhà nước hàng năm dành ra 3.000 tỉ đồng cho hoạt động nghiên cứu, miễn thuế, giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ hay quy định doanh nghiệp nhà nước có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng phải trích 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Thực tế thì chỉ một số ít tập đoàn lớn như Viettel, FPT, VNPT, Rang Dong và Minh Long đã thực hiện đầy đủ và tạo ra được giá trị từ các hoạt động R&D của mình.

TƯ DUY HỆ SINH THÁI Để cải thiện hiệu quả của các hoạt động R&D trong doanh nghiệp Việt Nam, có lẽ cần có một cách tiếp cận mới hơn với một tư duy mang tính hệ sinh thái (ecosystem thinking) - chuyển đổi từ quan niệm truyền thống là tìm cách để khai thác nguồn lực mình đang có sang làm thế nào tạo ra một môi trường để tất cả những nguồn lực đó có thể kết nối với nhau, tạo ra giá trị mới. Đây cũng là đề xuất của Cựu thủ tướng Phần Lan (từ năm 1991 – 1995) và Phó chủ tịch của Nokia (từ năm 2008), ông Esko Aho trong chuyến làm việc gần đây với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với tư duy mang tính hệ sinh thái, chúng ta có thể nhìn nhận tất cả các nguồn lực đang đứng riêng rẽ hiện nay như là các thành tố của một hệ sinh thái, và khi đó chúng hoàn toàn có thể tương

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Nếu không đầu tư cho R&D, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tiếp tục tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm toàn cầu, chưa nói đến khả năng có thể tham gia vào cuộc đua đến công nghiệp 4.0.

tác và kết nối với nhau thay vì kìm hãm, hạn chế sự phát triển của nhau. Khi mục tiêu cuối cùng không còn là lợi nhuận mà là các giá trị cốt lõi khác như công bằng và hoà nhập xã hội, thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường và năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước (Báo cáo tổng quan Việt Nam 2030 của World Bank và Bộ KHĐT), thì các mối quan hệ mới sinh ra sẽ là không hạn chế. Về cơ bản để R&D đạt hiệu quả, thì hai phần nghiên cứu (R) và phát triển (D) phải gắn chặt với nhau, phải đồng hành với nhau từ sớm nhất có thể. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi thị trường là toàn cầu, công nghệ là không biên giới và xu hướng (sản xuất và tiêu dùng) biến đổi từng ngày, thì đầu tư cho R&D, và rộng hơn là đầu tư vào hệ thống đổi mới quốc gia (NIS - National Innovation System), cần phải có một cái nhìn và một cách tiếp cận mới hơn sao cho vừa có thể bám sát xu hướng, vừa linh hoạt theo thị trường và vừa phải huy động được sức mạnh, trí tuệ của cả hệ sinh thái. Nếu như trước đây, NIS vẫn được minh họa như một tam giác liên kết với 03 đỉnh gồm có Chính quyền, Đại học/Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp thì nay cần thêm vào giữa tam giác ấy một trọng tâm giúp làm mềm và tối đa hóa sự trung chuyển các giá trị từ các đỉnh ra với thị trường. Điểm chính giữa đấy không gì khác hơn chính là cộng động doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bởi ở đó hội tụ được năng lực đổi mới, sự linh hoạt và trí tuệ sáng tạo của đám đông. Những ví dụ thành công về sự kết hợp giữa Nhà nước, Đại học/Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp với Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo là không hề thiếu trên thị thế giới. Có thể kể ra một số các mối liên kết thú vị mà chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu và học hỏi sau đây: - Hợp tác giữa Nhà nước và Khởi nghiệp: Ngoài việc xây dựng các quỹ thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo, một số quốc gia còn sử dụng mua sắm công như một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp khởi nghiệp, chính phủ mua lại sản phẩm của doanh nghiệp và trở thành đầu ra cho doanh nghiệp. Đặc biệt, chính phủ Úc ra quy định

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

Bảng so sánh đầu tư R&D của các nước G20 và các tập đoàn hàng đầu thế giới. Đồ hoạ: Visual Capitalist 51


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

yêu cầu 20% tiền thầu dịch vụ ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) phải dành cho doanh nghiệp dưới 5 năm tuổi. - Hợp tác giữa Đại học, Viện nghiên cứu và Khởi nghiệp: Rất nhiều các trường đại học trên thế giới đặc biệt là các trường của Mỹ rất chú trọng vào việc khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ tài chính đến các nhà nghiên cứu, các sinh viên của trường biến kết quả nghiên cứu thành các bằng sáng chế, các tài sản trí tuệ (IP) thuộc sở hữu của nhà trường, từ đó có thể bảo hộ được quá trình thương mại hóa dưới dạng hình thành doanh nghiệp mới hoặc chuyển giao quyền sử dụng cho đơn vị khác. Khi đó, cả nhà trường với quyền sở hữu, nhà sáng chế với quyền tác giả và doanh nghiệp sử dụng tài sản trí tuệ đó để tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm cạnh tranh hơn đều được hưởng lợi từ R&D. - Hợp tác giữa doanh nghiệp lớn với Khởi nghiệp: Đây là một cách tiếp cận mới nhưng ngày càng được các doanh nghiệp lớn áp dụng. Có 02 mô hình phổ biến: (1) Hoặc công ty lớn sẽ cung cấp nguồn lực, tạo điều kiện và cho phép

một nhóm nhỏ nhân viên của chính công ty mình với ý tưởng, dự án đổi mới sáng tạo tách ra trở thành một startup mới nhằm tránh các quy trình và cách suy nghĩ đang dần trở nên nặng nề và chậm chạp để có thể linh hoạt nhất có thể; (2) Hoặc công ty sẽ theo sát các doanh nghiệp khởi nghiệp có giải pháp công nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình, sẵn sàng hỗ trợ và đầu tư vào ngay khi có thể. Ngay khi doanh nghiệp khởi nghiệp chứng minh được giải pháp công nghệ và thị trường của mình, thì khả năng cao doanh nghiệp đó sẽ được xác nhập vào công ty đầu tư để gia tăng sức mạnh, khả năng cạnh tranh. Cách tiếp cận này vẫn thường được gọi là “gia công R&D” “R&D out-sourcing”. - Hợp tác doanh nghiệp SME và Khởi nghiệp: Trong đó doanh nghiệp SME sẽ mang đến các vấn đề của mình và các startups với năng lực công nghệ mới cùng với khả năng linh hoạt trong nghiên cứu và phát triển sẽ giúp các doanh nghiệp SME có được các giải pháp với giá thành vừa phải. Các đề xuất trên đây chỉ là một ít ví dụ về những cơ hội mà tư duy mang tính hệ sinh thái có thể mang lại. Thúc đẩy đầu tư cho R&D là công việc của tất cả các bên, và nó chỉ hiệu quả khi được tiếp cận đúng cách, khi các bên được tạo điều kiện để kết nối với nhau và tạo ra giá trị mới. Kết lại, đầu tư cho R&D là nhất thiết để tích luỹ trí tuệ bảo đảm cho sự tồn tại của các doanh nghiệp và của người lao động Việt Nam trong thế giới 4.0, nếu không rất có thể sẽ đến một ngày nào đó những Sophia thế hệ tiếp theo sẽ làm điều đó thay chúng ta. * Chủ nhiệm Hệ thống mô phỏng thực tế ảo do Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) phát triển là minh chứng CLB các nhà nghiên cứu trẻ cho khả năng nghiên cứu của trường đại học, từ đó mở ra hướng thương mại hoá Đà Nẵng nghiên cứu thông qua việc hình thành doanh nghiệp hoặc chuyển giao công nghệ. 52

TẬP SAN CÁ CHUỒN

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

KHỞI NGHIỆP ĐÀ NẴNG –

TẠI SAO DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI PHẠM THUỲ LIÊN

rong hơn 2 năm vừa qua, nhiều dự án khởi nghiệp hình thành tại thành phố Đà Nẵng đã tham gia các chương trình của Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng để được nhận các hỗ trợ về đào tạo, tư vấn, kết nối, không gian làm việc, gọi vốn, vv. Trong đó có nhiều dự án đạt được kết quả tốt: gọi vốn đầu tư, tăng trưởng doanh thu như Zody - Ứng dụng hỗ trợ quán ăn, caffe, bar, pub, vv chăm sóc và quản lý khách hàng; Nôi Tob – sản xuât nôi em bé tích hợp nhiều chức năng như ru ngủ, đọc truyện, phát nhạc, báo động vệ sinh thông qua cảm biến và app cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em, Minh Hồng – sản xuất nước rửa chén và lau nhà từ sản phẩm rau củ quả thừa. Tuy vậy nhưng số lượng các dự án khởi nghiệp lớn mạnh vẫn còn hạn chế. Khoảng 40% dự án tham

(*)

gia chương trình ươm tạo tại DNES dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng trong vòng 1 năm đầu tiên kể từ khi thành lập dự án. Có nhiều lý do khiến các dự án khởi nghiệp thất bại, trong đó có 3 lý do hàng đầu khiến các startup thất bại:

VẤN ĐỀ VỀ KHÁCH HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG Không hiểu về khách hàng và thị trường là một trong những nguyên nhân chính khiến các dự án thất bại. Tổ chức nghiên cứu thị trường CB Insights đã tổng hợp được 20 lý do khiến các startup thất bại, trong đó nguyên nhân hàng đầu là không quan tâm đến khách hàng và không có thị trường. Các nhà sáng lập khởi nghiệp thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào phát triển sản phẩm mà thiếu sự quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu khách hàng và thị trường.

Điều này dẫn đến việc sản phẩm ra đời không có khách hàng muốn mua và sử dụng hoặc thị trường quá nhỏ khiến dự án không thể phát triển nhanh được. Tại Đà Nẵng, tình trạng khá phổ biến là các dự án khi đăng kí tham gia chương trình ươm tạo tại Vườn ươm đã có sản phẩm nhưng lại chưa biết khách hàng là ai, thị trường ở đâu. Nhiều dự án sau thời gian tham gia chương trình đã thay đổi hoàn toàn sản phẩm phù hợp với thị trường, trong khi đó, một số dự án không kịp thay đổi hoặc không tìm ra đươc thị trường đã quyết định dừng dự án.

VẤN ĐỀ VỀ ĐỘI NGŨ Tuy giàu nhiệt huyết và nhiều ý tưởng mới, các nhà sáng lập dự án thường thiếu góc nhìn, kiến thức và kỹ năng kinh doanh. Tại vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng, các dự án khởi nghiệp thất bại thường có điểm 53


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

thị trường khởi nghiệp, và đặc biệt có rất ít kinh nghiệm trong đầu tư mạo hiểm. Bản thân các dự án khởi nghiệp ở thành phố Đà Nẵng cũng chưa đủ sẵn sàng về con người, sản phẩm và mô hình kinh doanh, đủ để thuyết phục các nhà đầu tư. Vì vậy, việc gọi vốn càng trở nên khó khăn hơn.

LỜI KẾT chung là nhà sáng lập dự án không có định hướng phát triển rõ ràng, không chịu được áp lực thất bại, và không thực sự cam kết theo đuổi dự án dẫn đến dễ dàng bỏ cuộc. Cụ thể, dừng dự án vì áp lực từ gia đình, vì tìm được cơ hội làm việc tốt hơn, hoặc vì nản chí do dự án không phát triển. Đặc biệt các nhà sáng lập là sinh viên mới tốt nghiệp đại học có tỉ lệ thất bại rất cao. Các bạn thường chưa có kinh nghiệm làm việc, chưa hiểu về cách thức vận hành của một công ty, thiếu kinh nghiệm sống và thường chưa có bản lĩnh để vượt qua những thất bại đầu tiên. Tại vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng, hầu hết các bạn sáng lập dự án khởi nghiệp tham gia vào chương trình ươm tạo có xu hướng dừng dự án vì lý do không đủ kinh nghiệm và khả năng vận hành công ty hoặc muốn theo đuổi công việc khác. Thiếu đội ngũ gắn kết, có chung tầm nhìn, có các kĩ năng bổ sung cho nhau cũng là lý do khiến startup thất bại. Sau một thời gian làm việc, một số dự án tham gia chương trình gặp vấn đề khi các sáng lập phát triển tầm nhìn khác nhau, không thể đi đến thống nhất và buộc phải “chia tay”. Một số tranh chấp trong việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa đội 54

ngũ nhân sự chủ chốt cũng đã khiến các dự án khởi nghiệp không phát triển được. Khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự giỏi cũng là lý do khiến các dự án khởi nghiệp phát triển chậm và luôn đứng trước nguy cơ thất bại. Hiện nay các dự án khởi nghiệp tại Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân trong việc tuyển dụng nhân sự. Để tuyển được nhân sự tốt, đòi hỏi sáng lập khởi nghiệp phải xây dựng được các mối quan hệ phù hợp, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và phát triển nhân sự.

VẤN ĐỀ VỀ VỐN Thiếu vốn cũng là một trong những khó khăn khiến các dự án khởi nghiệp thất bại. Khác với những trung tâm khởi nghiệp lâu đời trên thế giới như thung lũng Silicon – nơi có rất nhiều nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư có kinh nghiệm rót vốn vào các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam và đặc biệt là tại Đà Nẵng, hoạt động đầu tư mạo hiểm còn tương đối mới mẻ. Một phần rất lớn người giàu là từ hoạt động bất động sản và tài chính, một số đến từ thị trường tài nguyên, chưa thực sự hiểu về khởi nghiệp, về

Thất bại trong khởi nghiệp là điều khó tránh khỏi. Thất bại cũng là một phần của chặng đường khởi nghiệp, là cơ hội để cho các dự án khởi nghiệp học hỏi và là bàn đạp cho những thay đổi tích cực hơn. Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng luôn khuyến khích tinh thần chấp nhận thất bại và học hỏi từ thất bại, bên cạch đó cung cấp hỗ trợ về đào tạo, tư vấn, cơ sở vật chất, kết nối các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện để các dự án có nhiều cơ hội khởi nghiệp thành công. (*) Giám đốc Trung tâm ươm tạo DNES (1) Vườn ươm Doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng được thành lập vào đầu năm 2016, hoạt động theo mô hình công tư kết hợp với sự góp vốn từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn từ các tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nhân. Chức năng chính của Vườn ươm là thực hiện ươm tạo các ý tưởng, các đề án đáp ứng điều kiện quy định thông qua hình thức xét tuyển, hỗ trợ mặt bằng hoạt động, cung cấp cho các nhóm dự án thông tin về lĩnh vực chuyên môn; thực hiện tư vấn và đào tạo các dịch vụ về khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính từ các chuyên gia có kinh nghiệm, từ các doanh nhân đã thành đạt; thực hiện đầu tư các dự án khởi nghiệp bao gồm dự án đầu tư ngắn hạn và dài hạn, kêu gọi liên kết các quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án ươm tạo có tính khả thi cao. Tài liệu tham khảo CBinsights, (2017). 232 Startup Failure Post-Mortems [online] Available at: https://www.cbinsights.com/ research/startup-failure-post-mortem/

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

n ĐẦU TƯ VÀO CON NGƯỜI THÔNG QUA CÁC SỰ KIỆN KHỞI NGHIỆP HỒ QUANG DŨNG

ói đến khởi nghiệp, mọi người đều hay nhắc đến những giá trị hữu hình như vốn, tài sản cố định, dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, có một loại tài sản mà nếu không được đầu tư đúng đắn thì sẽ khó giúp dự án khởi nghiệp thành công. Đó là tài sản con người mà cụ thể ở đây là năng lực, kiến thức và hiểu biết của những nhà sáng lập, của những người khát khao khởi nghiệp. Với sứ mệnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại thành phố biển miền Trung, Vườn ươm

(*)

doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) đã có nhiều hoạt động như ươm tạo dự án, kết nối nguồn lực, tạo dựng mối quan hệ để hỗ trợ các công ty/dự án khởi nghiệp có thể phát triển nhanh và bền vững. Trong chương trình ươm tạo của mình, DNES liên tục tổ chức các sự kiện, hội thảo để nâng cao kĩ năng của các nhân sự trong dự án khởi nghiệp. Tuy nhiên, những buổi hội thảo đó vẫn còn hạn chế đối tượng tham gia nên cũng chưa thể tiếp cận đến toàn bộ cộng đồng khởi nghiệp và những bạn trẻ có mong muốn khởi nghiệp. Nhìn nhận được vấn đề trên, từ tháng 3.2017, lãnh đạo DNES đã tập trung xây dựng một đơn vị trực thuộc là Công ty truyền thông và sự kiện Đà Nẵng - DNE với nhiệm vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động, sự kiện cho cộng đồng khởi nghiệp nhằm tăng tính kết nối cộng đồng cũng như nâng cao hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm cho những người trẻ khởi nghiệp. Sự xuất hiện của DNE đã làm cho các hoạt động thật sự mang tính tập trung, bên cạnh việc thực hiện dịch vụ tổ chức sự kiện cho các đơn vị có nhu cầu, DNE đã tự mình triển khai rất nhiều dự án, sự kiện mang lại giá trị cho cộng đồng, cho những người quan tâm, qua đó thể hiện sự đầu tư vào con người để nâng cao hiệu quả của 55


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

các dự án khởi nghiệp. Có lẽ kể đến đầu tiên là chương trình hội thảo “Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với khởi nghiệp” do DNE kết nối với Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại miền Trung để tổ chức vào tháng 10.2017. Sự kiện mang lại cho người tham gia những góc nhìn về sở hữu trí tuệ, qua đó cho thấy tầm quan trọng của nó đối với việc xây dựng công ty khởi nghiệp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt khi đối với khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tài sản trí tuệ là thứ đáng giá nhất cần được bảo vệ, bảo hộ từ cơ quan có thẩm quyền. Tiếp theo là một dự án do chính DNE chủ trì triển khai tại Đà Nẵng: dự án UPSHIFT với sự tài trợ của UNICEF. Đây là dự án nhằm thúc đẩy kĩ năng khởi nghiệp của các bạn trẻ quan tâm đến các vấn đề xã hội. Trong chuỗi hoạt động của dự án, UPSHIFT đã tổ chức 4 ngày hội thảo tập huấn cho các nhóm dự án được lựa chọn vào vòng Hội 56

thảo để học các kĩ năng xác định vấn đề, xây dựng mô hình doanh thu, quản trị tài chính dự án, lập kế hoạch phát triển dự án. Những con người quan tâm đến vấn đề xã hội này đều mong muốn một ngày nào đó họ có thể lập được những doanh nghiệp xã hội lớn và nhiều ý nghĩa như KOTO hay Tò He. UPSHIFT cánh cửa đầu tiên cung cấp những kiến thức nền tảng nhất cho họ. Trong lúc UPSHIFT vẫn đang triển khai giai đoạn Ươm tạo của các dự án, thì DNE lại tiếp tục hành trình sự kiện cộng đồng của mình với việc phối hợp Google Developer Group Mien Trung để tổ chức Ngày hội lập trình viên DEVFEST với hình thức cuộc thi Hackathon: lập trình trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Đây như là một sân chơi giao lưu thể hiện năng lực của các lập trình viên với chỉ 48 tiếng đồng hồ để trình bày ý tưởng, lập đội, và miệt mài lập trình. DEVFEST kết thúc tốt đẹp với ngày trình bày sản

TẬP SAN CÁ CHUỒN

phẩm và đội e-Flashcard với sản phẩm thiết bị dịch từ và học ngôn ngữ đã giành giải nhất. Với khả năng tổ chức các sự kiện học thuật của mình, DNE đã thu hút được sự quan tâm của các đối tác để liên hệ phối hợp tổ chức các khoá học, các buổi hội thảo cung cấp kiến thức, kĩ năng cho các doanh nghiệp, doanh nhân. Đáng chú ý là khoá đào tạo dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) do Quỹ châu Á Thái Bình Dương của chính phủ Canada và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng tổ chức. Khoá đào tạo đã cung cấp kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho các doanh nghiệp MSME Đà Nẵng. Hay như chương trình đào tạo kiến thức và công cụ marketing trực tuyến cho các nữ doanh nghiệp kinh doanh trên Facebook do tổ chức WISE (Sáng kiến phụ nữ khởi nghiệp) chủ trì đã mang lại kĩ năng kinh doanh trực tuyến cho các nữ doanh

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

nhân sở hữu các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Rõ ràng là, việc có một đơn vị để sẵn sàng đảm nhận các công tác tổ chức sự kiện cho cộng đồng khởi nghiệp hay cộng đồng công nghệ là một cách thu hút các sự kiện có ích, có ý nghĩa, mang tính giáo dục đến với DNES. Nhờ vậy, những bạn trẻ quan tâm đến khởi nghiệp có thêm cơ hội để học hỏi, để tìm hiểu thêm kiến thức mới, để nâng cao kĩ năng, kinh nghiệm khởi nghiệp của bản thân. Điều đó cho thấy được định hướng đầu tư vào sự kiện là một cách thức tốt để đầu tư nâng cao nguồn nhân lực con người. Một dự án khởi nghiệp thật sự sẽ rất khó để thành công nếu không có những người sáng lập đủ giỏi và nguồn nhân lực có nhiều kĩ năng. *Giám đốc Công ty Truyền thông & Sự kiện Đà Nẵng (DNE) 57


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

CHUYỆN CỦA XÓM Anh chàng Bung mới khoe ở trên, vô tình, lại chính là tác giả bài viết này. Anh quyết định dọn ra Đà Nẵng sống chỉ vì một việc đơn giản: chưa bao giờ thấy một ông Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố tới dự lễ hội Halloween của một đám nhỏ khởi nghiệp, khi lên tham gia bốc thăm thì bị dính cái yêu cầu phải hít đất. Không đắn đo nhiều, ông xắn tay áo lên mà... hít. Tụi nhỏ khởi nghiệp vỗ tay rần trời cho “chú Võ Duy Khương”. Anh Phạm Đức Nam Trung - người phụ trách không gian làm việc chung của khởi nghiệp Đà Nẵng, khi đó vừa xong cái thạc sỹ tài chính ở Anh về, chắc thấy tội nghiệp sếp nên nhảy lên hít chung cho vui. Chỉ cần có vậy, đủ cho cam kết cùng nhau làm chút gì đó cho vùng đất này được thiết lập. Người ta hay nói về khái niệm “hệ sinh thái khởi nghiệp”, nhưng ít có ai xách giỏ đi hỏi các nhà sinh vật học, môi trường học hay nông nghiệp học về bản chất thực sự của khái niệm này. Một chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được mời tới đã chia sẻ rằng: “Hệ sinh thái là các mối liên hệ chằng chịt giữa các thành tố với nhau, chứ không phải là đếm cây, đếm con như cách thông thường. Chẳng hạn, khu Tràm Chim ở Tam Nông, Đồng Tháp vào mùa khô chỉ là một vùng trơ ra những lau sậy héo úa, nhìn chán đời và không có chút năng lượng hay giá trị gì để quan tâm. Nhưng cái mảnh hoang vu này chỉ thực sự thức giấc và toả sáng khi đàn sếu đầu đỏ quý giá của thiên nhiên bay về để tạo nên nét 58

TRẦN BUNG

vẽ cuối của bức tranh tưởng chừng ảm đạm của cái hệ sinh thái kỳ lạ này, thì thế giới mới vô cùng kinh ngạc”. Bởi vậy nên cái không gian làm việc chung đầu tiên của Đà Nẵng, vốn là trụ sở cũ đã “hết hạn sử dụng” của Ban tiếp Công dân trực thuộc UBND thành phố, được Vườn ươm thuê lại, gom góp từng đồng tiền để sửa chữa, tân trang cho ra chút hình dáng của một co-working space – mảnh ghép quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Đà Nẵng chưa có một chỗ đẹp lung linh như hai đầu Hà Nội và Sài Gòn, nhưng cái nhà số 31 Trần Phú này lại là nơi hình thành nên một cái “xóm” khởi nghiệp kỳ lạ: nơi những người trẻ muốn có văn phòng công ty với ít kinh phí nhất, nơi những gã “du mục kỹ thuật số” - digital nomads nương náu. Nói thêm một chút thì digital nomads là những chuyên gia về công nghệ thông tin chuyên làm dự án trực tuyến không phụ thuộc vào không gian làm việc, đi khắp nơi trên thế giới để tìm cảm hứng mà vẫn hoàn tất công việc gởi về Mỹ, Đức hay bất kỳ nơi nào đang trả tiền cho họ. Lễ hội Halloween kể trên, cũng như tùm lum các hoạt động mỗi cuối tuần của khu làm việc chung này chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: phá băng các mối quan hệ của gần 200 con người đang làm việc mỗi ngày tại đây, để họ biết

TẬP SAN CÁ CHUỒN

“Tôi tên Bung, sống ở biển và thích uống bia” - đó là đoạn tự giới thiệu của anh chàng giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng tại tất cả các cuộc gặp gỡ khởi nghiệp diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. Anh bảo, khởi nghiệp ở xứ miền Trung này còn sơ khai, có gì đâu mà khoe, chỉ có cảm giác ngồi làm việc bên bờ biển là đáng “đồng tiền bát gạo”. Bởi vậy, dạo gần đây “giang hồ khởi nghiệp” từ mọi nơi bắt đầu để ý tới cái địa chỉ này, và cái “xóm” này đang có nhiều chuyển động thú vị.

nhau, thân nhau, và một cộng đồng nhỏ ra đời, theo đúng kiểu “tình làng nghĩa xóm” mà những người tổ chức trông đợi, và vì còn nhỏ và còn sơ khai lắm nên mọi người thương nhau, đùm bọc và hỗ trợ nhau trong mọi việc, ai giỏi cái gì thì hỗ trợ người khác món đó. Từ từ, trảng cỏ khô này sẽ có đàn sếu đầu đỏ, hay thậm chí sẽ có cả đàn phượng hoàng bay về...

“MÙA HÈ CHIỀU THẲNG ĐỨNG” Tất nhiên là chúng ta không nói về bộ phim lừng danh thế giới của đạo diễn Trần Anh Hùng ở đây, dù rằng cái tựa phim này rất sát với cách mà các không gian làm việc chung bên biển của Đà Nẵng - và xa hơn chút là Hội An đang thực hiện. Không gian làm việc chung, đơn giản là bắt đầu với việc các cá nhân hay nhóm nhỏ, công ty mới hình thành muốn tìm một chỗ để xử lý công việc mà không phải nằm trên giường ở

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

nhà. Ban đầu, đó là các quán cà phê. Nhưng sau thì quá bất tiện, vì họ cần không gian, cần các dịch vụ hỗ trợ như địa chỉ giao nhận thư tín, tiếp khách, phòng họp, hay in ấn... và quan trọng nhất là môi trường làm việc. Không gian làm việc chung ra đời để đáp ứng nhu cầu này và được đón nhận nồng nhiệt. Từ đó lại phát sinh thêm các nhu cầu khác, không phải là việc mở rộng diện tích, mà phát triển thêm các tiện ích khác theo chiều... thẳng đứng (vertical - chiều đứng trong đồ thị). Đó là ngoài việc làm chung, người ta còn có nhu cầu... ăn chung, chơi chung và... nghỉ ngơi chung, tất cả đều theo mô hình kinh tế chia sẻ. Hoi An Hub chính là một mô hình như vậy. Hai bạn trẻ người Đức đến Hội An, tìm được một ngôi nhà có “mặt tiền ruộng lúa”, bèn sửa sang lại thành một “thiên đường” của dân du mục kỹ thuật số. Ở đó, họ có thể làm việc trong văn phòng, làm việc ngoài vườn hoặc xách ghế ra giữa ruộng lúa để tìm cảm

hứng sáng tạo. Ở đó, họ có thể cùng nhau ăn một bữa trưa định kỳ để mỗi người kể một câu chuyện của mình và tìm các mảnh ghép còn thiếu trong dự án, công ty. Ở đó, họ gặp nhau trong những buổi tập yoga, những cuộc trò chuyện về văn hoá hay âm nhạc. Tính nhẩm ra thì có lẽ họ chưa kiếm ra tiền từ cái “ổ - hub” này, nhưng chính cái cộng đồng mà họ tạo ra, cộng thêm với niềm vui bất tận chính là lợi nhuận đầu tiên mà họ sở hữu... “Đất lành thì chim đậu”, bà con tụ tập về vùng biển ngày càng đông. Ông chủ của Toa Tàu, nhóm sáng lập của Triip.me, nhà điều hành của Topica Edu Group hay các nhà đầu tư khởi nghiệp bắt đầu muốn về Đà Nẵng. Thấy vậy nên chị Vy, giám đốc công ty công nghệ Funkoi bèn đưa một nửa văn phòng bên bờ sông Hàn của mình cho anh Nam Trung để làm khu làm việc chung. Rồi công ty Enouvo sắp xếp lại không gian cách bờ biển có 800 bước chân của mình, dành 3 tầng lầu cho khu công cộng, hay công ty thực phẩm Danang Food biến toà nhà dự định làm văn phòng của mình trở thành chốn mọi người có thể lui tới. Xin kết thúc câu chuyện bằng một buổi tối trăng sáng, ngồi ăn cá nướng ở một quán vỉa hè Đà Nẵng, tán dóc cùng một hội… liên hiệp quốc: cô Saori vừa rời tổ chức hỗ trợ JICA của Nhật, dọn về biển để làm một cái dự án hỗ trợ pháp lý khởi nghiệp; anh Sungho thôi làm điều hành khách sạn 5 sao, quay sang làm nhà đầu tư thiên thần; chị Simone từ Đức về bắt tay vô thực hiện giấc mơ ẩm thực Việt của mình ở dưới chân núi Sơn Trà; chàng trai Merino lập một hội trên Facebook mang tên “Những gã du mục kỹ thuật số ở Đà Nẵng”. Vậy đó, một xóm nhỏ ven biển làm khởi nghiệp cứ xôn xao và yêu thương nhau đang lớn từ từ lên. 59


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

FLYING FISH INVESTMENT câu chuyện của những

I. CÂU CHUYỆN KHAI HOANG Thành phố Đà Nẵng ngày nay là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, du lịch và nghỉ dưỡng, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Vị thế chiến lược quan trọng thuộc hàng bậc nhất này của thành phố không chỉ bây giờ mới được công nhận mà nó đã được xác lập từ rất lâu, vài trăm năm về trước từ thời Chúa Nguyễn, rồi đến người Pháp và người Mỹ khi thay phiên tiếp quản vùng đất này. Tất nhiên, không phải tự nhiên mà Đà Nẵng được như vậy, mà đó là kết quả của cả một hành trình dài mở mang bờ cỏi, là hội tụ của rất nhiều câu chuyện khai hoang, lập nghiệp và giao thương buôn bán. Nếu không có những cư dân đầu tiên, những con người đi khai hoang đã đến và bước đầu định hình nên vùng đất Đà Nẵng, thì sẽ không có những chuyến tàu buôn người Hoa, Pháp, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha cập bến nơi đây. Ngược dòng lịch sử như vậy để thấy rằng khởi nghiệp Đà Nẵng hiện nay phần nào tương đồng với giai đoạn lịch sử trước kia của thành phố. Khởi nghiệp nơi đây đầy tiềm năng, nhưng chỉ mới đang ở giai đoạn đầu, còn rất sơ khai và cần thật nhiều những người đi “khai hoang”, “mở lối”. Bên cạnh những doanh nhân chấp nhận rủi ro khởi sự kinh doanh, những nhà đầu tư dám mạo hiểm đầu tư cho khởi nghiệp chính là những người đi “khai hoang” cần thiết nhất. Thế nhưng đầu tư và kêu gọi đầu tư cho khởi nghiệp đang là câu chuyện nan giải không chỉ ở Đà Nẵng mà của cả nước khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện cho việc hình thành các quỹ hỗ trợ/đầu tư khởi nghiệp và khi chưa có nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư khởi nghiệp. Ở Đà Nẵng, mức độ khó khăn còn cao hơn với đặc trưng của văn hóa miền Trung rất ngại mạo 60

người đi “khai hoang” VŨ PHẦN LAN

hiểm và thích “ăn chắc mặc bền” hơn hai đầu còn lại của đất nước. Trong khi đó, những nhà đầu tư bên ngoài lại vẫn “chần chừ”, họ còn xem xét, còn đợi cho chất lượng, cho năng lực của các doanh nhân và công ty khởi nghiệp ở đây lên thêm vài bậc nữa, hay đơn giản là chờ xem có kẻ đi trước nào không. Vấn đề “gà hay trứng” lại được đặt ra: (i) Vì không có các công ty, doanh nghiệp khởi nghiệp thật sự chất lượng và tiềm năng nên không thu hút được đầu tư; (ii) ngược lại vì không có nhiều đầu tư nên tầm của doanh nghiệp khởi nghiệp không nâng lên được. Cần phá bỏ cái vòng lặp đấy. Flying Fish Investment (FFI) ra đời, tự nhận trách nhiệm làm người “khai hoang” ở mảnh đất “hỗ trợ và đầu tư cho khởi nghiệp” tại Đà Nẵng, với hi vọng/ khát vọng sẽ kích thích và thu hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp cùng tham gia khai phá hệ sinh thái và đưa cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng tiếp cận tiêu chuẩn kinh doanh toàn cầu.

II. TRIẾT LÝ CÁ CHUỒN Cá chuồn – tiếng Anh là Flying Fish – dịch nguyên nghĩa là cá bay. Đây là loài cá mà chỉ có ở vùng biển miền Trung Việt Nam (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) mới có, vừa có thể bơi, vừa có thể bay (loài cá duy nhất biết bay), và luôn luôn tuyệt đối đi thành đàn. Sự linh hoạt trong ứng biến, sự tích tụ năng lượng và đoàn kết ra khơi chính là tinh thần mà cá chuồn truyền cảm hứng cho những

Ông Võ Duy Khương, Chủ tịch HĐTV Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (phải), ông Trần Vũ Nguyên, CEO Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (giữa) và ông Dominic Mellor đến thăm gian hàng của FFI tại SURF 2017. Ảnh: DNES

người quyết định dấn thân vào hành trình hỗ trợ và đầu tư khởi nghiệp. Đã có hơn 15 nhà đầu tư - thành viên cá chuồn đầu tiên góp vốn thành lập công ty FFI (Công ty Cổ phần Đầu tư Flying Fish). Họ là những người đang trực tiếp điều hành Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) hay những nhân sự gián tiếp hỗ trợ cho khởi nghiệp Đà Nẵng. Chính họ là những người gần gủi với cộng đồng khởi nghiệp nhất, và cũng chính họ chứng kiến nhiều nhất những chuyện buồn của khởi nghiệp Đà Nẵng vì thiếu vốn mà chết yểu. Vì thế, tham gia vào FFI, những thành viên cá chuồn này không chỉ kỳ vọng vào sự thành công mà đầu tư có thể mang tới, mà còn là thể hiện niềm tin, cam kết và khát vọng vào một cộng đồng những nhà khởi nghiệp trẻ của Đà Nẵng. Đầu tư cho khởi nghiệp luôn luôn là hành trình đầy mạo hiểm và rủi ro, vì thế FFI luôn tìm kiếm và hướng đến triết lý của Cá Chuồn: Cùng nhau tiến lên, rẽ sóng và chinh phục đại dương

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

ngoài kia. Tin vào triết lý này, FFI cam kết sẽ chào đón các thành viên cá chuồn tương lai và thực tế thì chúng tôi cũng đã nhận được những lời đề nghị từ những nhà đầu tư tiềm năng, trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài. Hơn thế, chúng tôi quan niệm, mọi thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp đều là thành viên của gia đình Cá chuồn mở rộng. Đối với FFI, giữa công ty được FFI đầu tư và FFI không đơn thuần là mối quan hệ bên đầu tư và bên được đầu tư, mà là mối quan hệ bình đẵng giữa cá chuồn với cá chuồn, dựa trên sự lắng nghe, thoả thuận, đồng hành và tương hỗ, nói một cách khác chính là “đồng khởi nghiệp” hay “đầu tư chia sẻ”.

III. CÔNG CỤ KHAI HOANG Nhận trách nhiệm tiên phong “khai hoang”, FFI không muốn hạn chế danh mục đầu tư của mình (ví dụ: chỉ đầu tư vào startups như các quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp vẫn làm), mà thay vào đó FFI cho rằng nếu hỗ trợ được càng nhiều mảng của khởi nghiệp thì càng tốt. Đối với FFI, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp bình thường mà một số nguồn còn gọi là khởi nghiệp mưu sinh, khởi nghiệp dưới đất cũng đều là khởi nghiệp, đều xuất phát từ những ý muốn tốt đẹp của những con người, đặc biệt là nhưng cô gái, chàng trai trẻ tuổi dám đánh cược với rủi ro để mang đến những giá trị cho xã hội và cộng đồng. Tất cả đều xứng đáng được hỗ trợ, được đầu tư để viết tiếp giấc mơ của bản thân, thay vì được thuê để thực hiện giấc mơ của người khác. Nghĩ vậy, tất cả các thành viên sáng lập của FFI đều thống nhất rằng FFI cần cung cấp 04 nhóm dịch vụ giá trị sau: - Đầu tư thiên thần cho startups công nghệ ở giai đoạn sớm (pre-seed), đối với nhóm này, FFI sẽ cung cấp một phần vốn ban đầu (từ 5.000 – 10.000$) cùng với vốn đối ứng sẵn có của công ty để họ có thể nhanh chóng hoàn thiện nghiên cứu sản phẩm, cho ra đời phiên bản chạy thử hoàn thiện đầu tiên (MVP) và tìm kiếm những khách hàng, người dùng đầu tiên và tạo đòn bẩy (traction) qua đó có thể hấp dẫn những nhà đầu 61


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

tư thực thụ khác rót tiếp dòng vốn lớn hơn nhiều lần để startups có thể tăng trưởng. Những lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm có thể kể đến nông nghiệp chính xác (Agritech), du lịch thông minh (TravelTech), công nghệ giáo dục (EdTech), di động, trí tuệ nhân tạo… - Góp vốn chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nhóm này, FFI cũng sẽ cung cấp một số vốn góp ban đầu (tối đa 5.000$) để giúp doanh nghiệp nhanh chóng được đăng ký, thiết lập và đi vào sản xuất và cung ứng dịch vụ ra thị trường. Trong quá trình vận hành, FFI sẵn sàng góp thêm vốn để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên những đánh giá hiệu quả và đề nghị của chủ doanh nghiệp. Các lĩnh vực chúng tôi quan tâm bao gồm sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm, du lịch, đào tạo, dịch vụ, môi trường... - Bên cạnh phần vốn đầu tư ban đầu, FFI sẽ đồng hành cùng công ty, tham gia hỗ trợ và tư vấn cho đội ngũ quản lý và vận hành của doanh nghiệp. Lĩnh vực hỗ trợ và tư vấn bao sẽ gồm xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, kết nối giải pháp và đối tác và tìm kiếm các nhà đầu tư tiếp theo. Phạm vi và mức độ tham gia tùy thuộc vào yêu cầu và thực tế từ doanh nghiệp cũng như sự thay đổi của thị trường. - Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, FFI mong muốn góp phần phát triển thị trường vốn đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và quốc gia nói chung thông qua việc tập hợp và xây dựng mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần tại Đà Nẵng và kết nối mạng lưới này với các nhóm, các mạng lưới đầu tư thiên thần khác trong cả nước (ví dụ: iAngle, SCIC...). Mạng lưới mở rộng này sẽ giúp gia tăng rất nhiều khả năng, cơ hội được tiếp cận và được nhận đầu tư đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

IV. NHỮNG HẠT GIỐNG ĐẦU TIÊN Tuy mới ra đời được vài tháng, FFI đã tích cực đi những bước đi đầu tiên của mình bằng 62

việc đầu tư vào một danh sách các công ty khởi nghiệp và các công ty vừa và nhỏ rất phong phú về lĩnh vực và mô hình kinh doanh. Trong danh sách đó có các công ty công nghệ mang tính xu hướng như một công ty tạo ra các hệ thống giao tiếp thông minh, trả lời tự động dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, hay một công ty khác áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ “sharing economy” vào chăm sóc sức khoẻ cho phép kết nối người có nhu cầu khám bệnh và chăm sóc sức khoẻ với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tranh thủ thời gian nhàn rỗi. Có những công ty bước ra từ những công trình nghiên cứu, đề tài khoa học như một công ty sản xuất bánh và bột từ con dế với hàm lượng năng lượng rất cao, hay một công ty sở hữu công nghệ có thể làm cô đọng nước mắm (quốc hồn quốc tuỳ của Việt Nam) thành mắm khô giúp tối ưu hoá vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, FFI còn đầu tư vào các dự án khởi sự kinh doanh còn sơ khai hơn như dự án xây dựng các chương trình tiêu chuẩn về đào tạo sáng tạo và kỹ thuật cho trẻ em có thể dễ dàng chuyển giao, chuyển nhượng cho các trung tâm, nhà trường nơi có nhiều trẻ em.

V. CÙNG NHAU BAY VÀO TƯƠNG LAI Flying Fish Investment ra đời cùng với khát vọng đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo bên bờ biển, một điểm đến của khởi nghiệp không chỉ của doanh nghiệp tại chỗ mà còn nhằm thu hút cộng đồng khởi nghiệp quốc tế. Theo đuổi tinh thần của cá chuồn – loại cá duy nhất có thể tự nâng mình lên khỏi mặt nước để bay xa cùng với đồng đội, FFI mong muốn tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng để chuẩn bị cho hành trình hội nhập toàn cầu. Với những hạt giống đầu tiên được gieo xuống, chúng tôi có một niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng và khả năng của khởi nghiệp Đà Nẵng, rằng trong một tương lai gần, Đà Nẵng sẽ có thể tham gia vào cuộc đua 4.0 mà cả thế giới đang chú tâm.

TẬP SAN CÁ CHUỒN

FLYING FISH INVESTMENT

story of “the pioneers” VU PHAN LAN

I. THE STORY OF EXPLORATION Nowadays, Danang City has become a hub of economy and politics, culture and society, education and training, tourism and leisure, science and technology and medical healthcare of Central Vietnam as well as the whole country. The critically-strategic location of Danang has been recognized not just in recent time but hundreds of year ago dated back from the Nguyen Dynasty, followed by the French colony and the American invasion time.

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

Obviously, the growth of the city is not organic but is the result from a long journey of land reclamation, exploration, human settling and trading. Without those pioneering explorers who took the very first steps in shaping the land of Danang, would there not have come the trading ships from China, France, Spain or Portugal landing here. Taking such a look back on the history, you could realize that the current development of the startup community in Danang is somehow similar to the growth process of this city. The startups here are of great potential, but they are just in their very first stage, and they need a lot of pioneers who come to explore this new field. Besides the startup entrepreneurs who are willing to take risk, the investors who can take higher risk of investing into these startups are the most crucial “pioneers”. However, investing and calling for investment into startups is being a big challenge not only in Danang but also the whole country since the legal framework for establishing startup investing and supporting funds are not yet complete and incentive policies for startup investors are still limited. In Danang, it is much more challenging as people in the Central region tend to “be more afraid of taking risks” and “prefer staying in the comfort zone” than people in the Northern and Southern regions. Meanwhile, the outside investors are still “hesitating”, they are waiting for the level-up of quality and capability of local entrepreneurs and startups, or just simply waiting for someone who take the first steps. Again, there comes the “chicken-and-egg” situation: (i) the entrepreneurs and startups do not meet the potential and quality standards, therefore, no investor is keen on looking in here; (ii) on the other hand, the lack of investment leads to the fact that quality of entrepreneurs and startups here could not be improved. That loop needs to be broken. And Flying 63


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Fish Investment (FFI) was founded to claim the responsibility of being the “pioneer” in the land of “startup supporting and investing” in Danang, with the wish and aspiration of encouraging and attracting more professional investors/VCs to join in the journey of exploring the local ecosystem and supporting Danang startup community to grow towards global business standard.

II. THE PHILOSOPHY OF FLYING FISH Flying fish is a unique fish species that only lives in Central region (from Danang to Binh Thuan). They not just swim but can fly (the only fish that fly), and always go together in school. Their flexibility, synergy and unity in team are the source of inspiration for those who decide to join in the journey of supporting and investing in startups. FFI was founded by more than 15 investors– founders who contributed their equity in the company - Flying Fish Investment Joint-Stock Company. They are the ones who directly run Danang Business Incubator (DNES) or, in other words, indirectly support the Danang startup ecosystem. They are the closest people to the local startup community who, by themselves, have witnessed many Danang startups fail at the very early phase due to the lack of capital. Therefore, when joining FFI, these flying fish founders do not only hope for the success of their investment, but also demonstrate their faith, commitment and aspiration in the community of young startup entrepreneurs in Danang. Investing in startups is always full of risks, therefore, FFI has always been seeking and heading towards to the philosophy of Flying Fish: Together we go, surfing the wave and conquering the ocean. Believing in this philosophy, FFI pledges to welcoming all future flying fish members. In fact, we have received offers from many potential investors, including foreign investors. Moreover, we consider all members of startup community as the members of the extended Flying Fish family. For us, the relationship between FFI and the startups who receive our investment 64

is not just about investor-investee, but an equal relationship between two flying fish, based on the principle of listening, negotiating, accompanying and supporting each other, or we may call that a “co-founding” or “shared investment” relation.

III. THE INSTRUMENTS FOR THE PIONEERS Taking the responsibility of the pioneering explorer, FFI do not want to limit our investment portfolio (only investing in startups like professional venture capitalists do) but to support as many different aspects of entrepreneurship as possble. For us, innovative startup or casual businesses for living are all considered entrepreneurship. They all come from the good intentions of people, especially the young, who are willing to take risks to create values for society and community. All of them are deserved to be supported, be invested to continue their own dreams instead of being hired to serve the dream of others.

FFI is committed to accompany with the Danang startup community through supporting startup events such as Startup Weekend…

Therefore, all founders of FFI came to an agreement that FFI need to provide the following four groups of valuable service: - Angel investment for technology startups in pre-seed stage. For this group, FFI will provide a part of seeding capital (from $5,000 to 10,000). Combining that investment with the company’s current capital, they can quickly finish the R&D phase and launch their first minimum viable product (MVP), and find their first customers/ users/adopters and create the traction to attract other investors who can provide the bigger investment for startup to grow. The fields of our interest include Agritech, TravelTech, EdTech, mobile and artificial intelligence, and so on. - Equity investment into small and medium entreprises (SMEs). For this group, FFI will also provide an initial capital (maximum $5,000) to help the company complete the process of registration and establishment quickly, then to enter the phase of production and providing services to the market. During operation phase, FFI is willing to invest more for their business expansion based on their performance and business owner’s proposal. Our fields of interest include food, tourism, education and training, services, environment and so on. - FFI also working with startups and provides services of strategy consulting, supporting in business planning and connecting technical solutions with partners. - Last but not least, FFI would like to contribute in developing the capital market for the startup ecosystem in Danang through building the angel investor network in Danang and connect this network to others in Vietnam (Ex: iAngel, SCIC…). This network will help the startups access the capital from investor.

IV. THE FIRST SEEDS Depsite a-few-month old, FFI has actively taken its first steps by investing in a diverse portfolio of startups and SMEs with a wide variety of business fields and business models. The investees consists of trending technology

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

companies such as a company who creates an intelligent communication system - a chatbot - based on artificial intelligence, or another company who applies the model of sharing economy in healthcare that enable the connecting between people who has medical and heathcare needs and the group of doctors and nurses who want to take advantage of their leisure time. Some investees are companies that came out from scientific researchs, for example a company who produces biscuit and flours from crickets with a high energy content, or a company that owns technology of concentrating liquid fish sauce (nuoc mam – the national spirit of Vietnam) into the dried form to optimize for transportation and storage, and a biotech company that manufacture dish washing detergent from organic waste without using any chemicals, which make it safe for health and good for the environment. In addition, FFI also invests in the startup projects at the earlier stage, for example the project of building standard programs of technology and creative education for kids that can be easily transferred to education centers or schools, or the project of producing cereal flour from five typical and high-quality cereals of the region (Quang Nam – Da Nang) with the goal of being the leading tourism product of the locality.

V. FLY TO THE FUTURE TOGETHER Flying Fish Investment was founded with the aspiration of building Danang into an innovation hub by the sea, a destination not only for the local startups but also the international ones. Following the spirit of flying fish - the only species of fish that can lift itself above the water to fly with its teammates, FFI wishes to participate in the process of building and developing Danang startup community to prepare them ready for the global integration. With the first seeds that have been sown, we have a huge faith in the potential and ability of Danang startups, that in a near future, Danang could join the industry 4.0 race that the whole world is focusing on. 65


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

TRƯỞNG THÀNH từ khởi nghiệp K H A NG NINH

(*)

Ở độ tuổi 25, Hà Trịnh Quốc Bảo và Thống Lê Anh Tuấn (cùng sinh năm 1992) đã là chủ của những doanh nghiệp tiếng tăm trong cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng. Nhưng điều ít ai biết là ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ đã dám bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân để theo đuổi đam mê, đã vấp ngã, đã đứng lên và trưởng thành qua từng bước đi trên con đường mình chọn. ÔNG CHỦ 9X CỦA CÔNG TY 9X Đầu tháng 12, nhà máy Lovepop Việt Nam (chuyên sản xuất thiệp 3D thủ công xuất khẩu) tổ chức lễ khánh thành tại Khu công nghiệp Hoà Khánh (quận Liên Chiểu). Với quy mô diện tích lên đến 1 ha và hiện có 450 lao động, đây có lẽ là nhà máy sản xuất duy nhất tại Đà Nẵng mà toàn bộ nhân sự đều thuộc thế hệ 9x (được sinh ra trong giai đoạn 1990 – 1999 - PV). Thậm chí, Hà Trịnh Quốc Bảo – giám đốc Lovepop Việt Nam – cũng là một chàng trai sinh năm 1992. “Cơ duyên” dẫn Bảo đến những tấm thiệp nổi tinh tế bắt đầu từ thời sinh viên. Trong lúc đi làm thêm cho một công ty thiết kế thiệp tại TP Hồ Chí Minh, Bảo gặp hai khách hàng người Mỹ sang Việt Nam tìm nhà sản xuất. Họ chính là Wombi Rose và John Wise, hai 66

Thống Lê Anh Tuấn (hàng trên, thứ 4 từ phải sang) và các thành viên Zody tổ chức chương trình Zody FOOD5K trong khuôn khổ cuộc thi Marathon Quốc tế tại Đà Nẵng vào tháng 8-2017

sinh viên năm cuối Đại học Harvard, chủ dự án khởi nghiệp Lovepop do Phòng Thí nghiệp Đổi mới Harvard ươm tạo. Vốn có năng khiếu thiết kế thiệp, cộng với “máu” kinh doanh có sẵn trong người, Bảo lập tức bắt lấy cơ hội. Bảo nhớ lại: “Mình bỏ lại mọi thứ để về Đà Nẵng mở xưởng làm thiệp khi chỉ còn 3 tháng nữa là tốt nghiệp đại học. Lúc đó, gia đình phản đối dữ lắm. Song mình đã nghĩ kỹ và đã quyết định rồi, lỡ sau này có thất bại cũng sẽ tự chịu trách nhiệm.” Tháng 4-2015, “xưởng sản xuất”

đầu tiên được “khánh thành” trong căn phòng trọ 40m2, đủ cho Bảo đặt 2 chiếc máy in lazer. Với 10 “nhân viên” là các sinh viên tranh thủ làm thêm, Bảo lắp ráp được 250 tấm thiệp 3D để xuất khẩu trong vòng 1 tháng. “Đêm trước hôm giao hàng, mình mới phát hiện ra 5 tấm thiệp bị lỗi, thế là thức trắng cả đêm ngồi làm lại từ đầu. Hàng giao xong, cả “sếp” lẫn “nhân viên” ôm nhau vui mừng”, Bảo kể. Vốn khéo léo, Bảo tìm cách cải tiến phương thức sản xuất, giảm thời gian lắp ráp thiệp. Những tấm thiệp “made in Việt Nam” bán sang Mỹ rất

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

“Tôi tin chắc rằng một khi tinh thần khởi nghiệp, văn hóa khởi nghiệp nở rộ trong các tầng lớp dân cư, đặc biệt là trong giới trẻ thì nó sẽ thực sự trở thành động lực mạnh mẽ nhất, chủ yếu nhất thúc đẩy phát triển nền kinh tế, phát triển xã hội, đưa đất nước đi lên”. Võ Duy Khương - Cố vấn Hội đồng Điều phối Mạng lưới Khởi nghiệp Đà Nẵng chạy, Bảo bắt đầu mở rộng quy mô xưởng. Từ căn phòng 40m2, Lovepop Việt Nam dời sang một toà nhà 3 tầng trên đường Tôn Đức Thắng, rồi lại tiếp tục chuyển đến vị trí hơn 1.000m2 ở đường Kinh Dương Vương. Nhà xưởng tại KCN Hoà Khánh là nơi thứ 4 Lovepop Việt Nam chuyển về và hứa hẹn sẽ ở lại lâu dài. Hai năm khởi nghiệp là một chặng đường vừa làm, vừa học của vị giám đốc 9x này. Xuất thân là một cậu sinh viên ngành thiết kế, mọi kiến thức kinh doanh, quản trị đều do Bảo tự học hỏi từ sách vở, quan sát thực tế và học hỏi từ những người đi trước. Nhớ lại thời gian “khủng hoảng”, Bảo nói: “Nhờ có một người anh khởi nghiệp chỉ cho cách tuyển dụng nhân sự, phân chia công việc mà mình mới có động lực làm tiếp, chứ lúc đó tưởng đâu…xong luôn rồi”. Ở công ty, Bảo luôn tìm cách giúp các nhân viên của mình cảm thấy thoải mái, được quan tâm, được trọng dụng xứng đáng. Bảo chia sẻ mình không nghĩ các nhân viên chỉ đơn thuần là nhân viên, mà chính là các đồng nghiệp – những người có thể đồng cam cộng khổ, học hỏi lẫn nhau, thậm chí coi nhau như một gia đình lớn.

ƯỚC MƠ TUỔI 20 VỀ MỘT CÔNG TY “TRIỆU ĐÔ” THÀNH HIỆN THỰC Thống Lê Anh Tuấn (giám đốc Công ty TNHH Zody) là bạn thân cùng lớp trung học với Hà Trịnh Quốc Bảo. Đến tận bây giờ, Tuấn vẫn là một người

bạn, người đồng hành với Bảo trên con đường khởi nghiệp. Năm 2012, khi đang là sinh viên của Đại học FPT, Tuấn quyết định bỏ ngang để theo đuổi khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Tuấn nói: “Lúc ấy, mình mơ tạo ra một sản phẩm có thể vươn tầm thế giới và làm chủ một công ty “triệu đô”.” Chưa có gì trong tay, thậm chí lúc ấy hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đà Nẵng còn chưa hình thành, Tuấn “bỏ nhà” đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và cả Singapore để “tầm sư học đạo”. Sản phẩm đầu tay của Tuấn và những người đồng sự là trang Facebook “Quán ngon Đà Thành”, chuyên giới thiệu các địa điểm ăn uống từ sang trọng cho đến hè phố tại Đà Nẵng. Trong vòng hai năm, “Quán ngon Đà Thành” trở thành cái tên mà gần như không bạn trẻ nào ở Đà Nẵng không biết đến, thậm chí còn nổi tiếng cả trong giới du học sinh Đà Nẵng xa nhà. Song, sự xuất hiện của Foody – một ứng dụng di động trong lĩnh vực ẩm thực đã khiến Tuấn “điêu đứng” vì không cạnh tranh nổi. Cuối cùng, nhóm bạn đành kiếm sống bằng cách nhận hợp đồng gia công phần mềm. “Thời gian đó cũng có thu nhập, nhưng đêm nào về nhà cũng nghĩ vậy là mình chịu bỏ ước mơ ư, nghĩ tới mức chịu không nổi,” Tuấn chia sẻ. Khi đã “chịu không nổi”, Tuấn quyết định bắt tay vào làm lại từ đầu với Zody – một ứng dụng tích điểm khi người dùng bước vào các quán ăn, tiệm cafe… Ngày đầu tham gia khoá ươm tạo tại Vườn ươm Doanh nghiệp

Hà Trịnh Quốc Bảo (trái) và vợ tại lễ khánh thành nhà máy sản xuất Lovepop Việt Nam (KCN Hoà Khánh) vào tháng 12-2017

Đà Nẵng, Zody chỉ có 2 thành viên. Đến bây giờ, ngoài trụ sở tại Đà Nẵng, Zody đã có chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh với tổng số nhân sự là khoảng 50 người. Sau những tháng ngày va vấp, Tuấn tự thấy mình đã chững chạc và điềm đạm hơn, dẫu lửa đam mê vẫn còn nguyên trong lòng. Cuối năm 2016, Zody kêu gọi được hơn 300.000 USD đầu tư, đồng thời được định giá 1 triệu USD với tư cách là công ty khởi nghiệp. Như vậy, sau 4 năm, ước mơ về công ty “triệu đô” của chàng sinh viên trẻ ngày nào đã thành hiện thực. Tuấn chia sẻ: “Đến bây giờ mình vẫn chưa thể gọi là thành công, bởi Zody vẫn còn chưa phổ biến. Song, mình tin là những gì đã qua chính là nền tảng cho Zody tiếp tục phát triển.” Đối với Tuấn, để khởi nghiệp cần phải dám ước mơ và kiên trì làm việc vì ước mơ đó. * Báo Đà Nẵng 67


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Sáng tác H U Ỳ NH KIM TƯỚC

(*)

hằng Phong trở mình buông tiếng thở dài. Cái thằng, mới 23 tuổi mà cứ như cụ non. Chuyện gì nó cũng suy nghĩ, trầm ngâm suốt cả ngày. Mấy hôm nay đứng lớp mà lúc nào trán nó cũng rượm mồ hôi. Không ngủ được hả Phong, tiếng anh từ băng ghế trên vọng xuống, Rồi tiếng con Thọ quay sang nhắc nhở thằng Phong mai trình bày bài đầu đấy, ráng ngủ đi. Hóa ra trên xe không ai ngủ được Con đường vẫn chìm sâu trong bóng đêm. Chỉ có bóng đèn xe quẹt thành hai luồng sáng vàng xuyên dài trong bóng tối. Thằng Vũ giọng vẫn tỉnh rụi, còn xa lắm, tranh thủ ngủ đi. Nó đã phải uống đến lon bò húc thứ hai để giữ tỉnh táo kịp đưa mọi người về đến Long xuyên trước 7g sáng. Có lẽ, trong cuộc đời 10 năm chạy xe của nó, chưa khi nào nó phải chạy liên tục nhiều ngày mà mỗi ngày trải qua 3 tỉnh như lần này. Nó vẫn gọi đùa chuyến đi đào tạo và hội thảo về tiết kiệm năng lượng này là tour lưu diễn xuyên 68

Việt đầu tiên của nó. Giọng con Thọ hỏi vọng lên, xong đợt này là mình xong phần mở rộng mạng phân phối hả anh? Anh tủm tỉm cười. Vui vì đứa kỹ thuật như Thọ giờ cũng đã nói về mạng phân phối rồi. Đó sẽ là những đối tác tương lai của chúng ta, anh đã nói với tụi nó như thế. Giọng anh tiếp, sáng mai anh sẽ nói trước, 2 đứa tranh thủ ngoài xe ngủ thêm rồi trình bày sau. Mấy hôm nay, chiếc xe Zace đã thực sự trở thành nhà trọ bất đắc dĩ cho hành trình lưu diễn của năm thầy trò trong mục tiêu xây dựng mạng lưới triển khai tương lai của ECC. Rồi thì tiếng của người thứ năm, cũng là mentor của cả nhóm vang lên, thầy trình bày trước cho, tiếng thầy Phan Kế Phúc. Rít một hơi thuốc dài, nhả khói vào ống hút cắm vào lon nước ngọt, giọng thầy tiếp, mấy đứa bay đừng quá lo, Thầy sẽ còn theo bay vài năm nữa, giọng thầy trấn an.

Vậy mà cũng đã 3 tháng trôi qua. Con Thọ không thể nào quên, cái ngày đầu tiên anh gặp tụi nó bàn về việc phát triển trung tâm tiết kiệm năng lương. Năm đứa kỹ sư bách khoa đầu tiên tốt nghiệp ngành kiểm toán năng lượng, được anh trình bày chiến lược kinh doanh. Là những ngày lương không đủ sống và không biết sẽ làm gì, sống bằng gì. Đó là những ngày chủ nhật, cả bọn đi nhặt nhạnh từng chiếc bàn, chiếc ghế thải dưới gầm cầu thang, về khởi nghiệp. Không tin anh là suy nghĩ đầu tiên của những đứa nhỏ kỹ thuật. Đó là những ngày anh nói về sự không may mắn của trung tâm, không cơ sở vật chất, không đầu tư, không mạnh về tài chính, nên lấy tư vấn là định hướng phát triển, sẽ sống bằng chất xám và phải đi tiên phong chiếm lĩnh thị trường, là những khát khao sánh vai cùng những trung tâm của khu vực…tụi nó đã không tin những điều đó với thực tiển khởi đầu như thế. Thiệt lâu, thằng Phong mới lên tiếng, Sở có giúp được mình gì không anh, em lo lắm. Được rồi em à. Tiếng anh chậm rãi, chị Linh đã đề xuất hướng cấp kinh phí cho mình rồi, anh Lượng cũng lo lắm, nên khi nhận được đề xuất chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng của chị Linh, anh Lượng ủng hộ lắm. Vậy là mình đỡ lo rồi, vừa có kinh phí lại vừa củng cố chuyên môn em à. Giọng anh vui hẳn lên. Rồi anh tiếp, anh tính vầy, mình dành ít thu nhập tăng lương cho anh em, 2 đưa cũng chuẩn bị chút gì cho đám cưới, mình sẽ dành phần tiền cho nâng cao trình độ, kỳ này mấy đứa em chắc phải đi Nhật học thôi, mình sẽ mở thêm dịch vụ em à . Con đường tỉnh lộ 7 về càng gần phà An Hòa càng hẹp, chiếc xe Zace bảy chỗ cứ chồm lên tránh ổ gà và mặt đường gập ghềnh. Thằng Phong kéo cửa, hít một hơi không khí đầy sương đêm mát lạnh. Có lẽ nó cảm thấy yên tâm và thư thả chút nào. Nó biết, kỹ thuật của tụi nó đã được anh hướng đến thị trường rõ ràng và dài hạn như thế nào. Giờ thì tụi nó tin anh. Hít sâu thêm một hơi căng tràn lồng ngực, mắt nó đã cay cay nghĩ

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

về ngày mai. Phía trước, trời đã tờ mờ sáng. Con Phương khẽ bóp nhẹ tay anh. Nó biết, đã hơn tháng nay anh không ngủ được đêm nào. Sao có thể ngủ được khi đứa con anh đã dồn hết tinh thần và sức lực mười lăm năm qua sẽ không còn nữa. Đó là mười lăm năm đau buồn nhiều hơn vui, nước mắt chảy vào trong nhiều hơn nụ cười. Tụi nó biết, phía sau nụ cười hàng ngày của anh là hàng đêm không ngủ, trầm cảm triền miên tháng này qua tháng khác mà anh giấu trong lòng. Nó thở dài. Tiếng con Thọ cũng thở dài, giờ tính sao anh. Câu hỏi nó đã từng hỏi anh mười lăm năm trước, mười lăm năm theo anh. Ước mơ sánh vai cùng các trung tâm của khu vực giờ đã vượt qua. Chiến lược 10 năm tiếp theo cũng đã bắt đầu với đào tạo kỹ thuật bọn trẻ và quản trị hiện đại cho thế hệ thứ hai. Anh cười thật xa xăm, rồi vẫn như ngày xưa ấy, giọng anh giờ đã nhẹ hơn rồi, anh tính vầy, mình phải đi học thôi. Khởi nghiệp lại thôi mấy đứa à. Tụi em giờ đã trưởng thành, mỗi đứa phụ trách một mảng, anh dành thời gian đào tạo cho bọn trẻ. Anh vui vì ECC mình đang có mọt lớp trẻ thế hệ thứ ba rất giỏi, anh tin mình sẽ thành công. Con Luận vẫn buồn buồn, giọng trầm ngâm, mắt nó đỏ hoe. Nó hiểu, đó không còn là những chiến lược mà tụi nó thường được anh say sưa phân tích hàng năm, mà có lẽ đó là những sắp xếp của người sắp đi xa. Từ lâu, anh đã chuẩn bị ba thế hệ nối tiếp nhau, cũng từ lâu anh âm thầm đào tạo tụi nó và bọn trẻ từ kỹ thuật rồi đến quản trị, như đã chuẩn bị đâu đó cho ngày đi xa. Nó thương anh, vừa muốn anh nghỉ ngơi và an hưởng cuộc đời sau bao năm cùng cực.nhưng nó cũng biết, và nó chỉ muốn nói với anh rằng tụi nó cần anh đến chừng nào! Anh quẹo tay lái rẽ ra đường quốc lộ. Đoạn đường đang thi công xấu tệ. Cả dãy xe dài nối đuôi nhích từng bước một. Chắc phải qua hết đêm nay mới đến nơi được, anh thẫn thờ. * Giám đốc Saigon Innovation Hub 69


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

TẬP SAN CÁ CHUỒN

Khi các tiến sĩ bàn chuyện khởi nghiệp iễn ra tại Danang Coworking Space – không gian làm việc chung và cũng là trái tim của cộng đồng khởi nghiệp Đà Nẵng do Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng xây dựng, buổi gặp gỡ thú vị đã quy tụ được hơn 10 tiến sĩ đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Tất cả họ, không ai bảo ai, cùng hào hứng nhận lời tham gia sau khi nhận thư mời của tiến sĩ Vũ Xuân Trường, giám đốc Flying Fish Investment – một công ty đầu tư tự nhận cho mình sứ mệnh giúp đỡ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đà Nẵng thông qua việc tạo ra một mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần cho các startup. Chẳng thế mà ông Yuval Fuchs, 70

Ở xứ biển cách đây mấy hôm đã diễn ra một cuộc gặp kỳ lạ: Phó giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển (MASHAV) đầy quyền lực của Bộ Ngoại giao Israel đã bay gần nửa vòng trái đất để đến Đà Nẵng và có cuộc gặp với các tiến sĩ của xứ này chỉ để làm sao tạo ra được sự kết nối giữa quốc gia khởi nghiệp với nguồn lực chất lượng cao của thành phố này. Phó giám đốc MASHAV đã phải thốt lên: “Các bạn có một nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn, nhưng làm sao để huy động và biến nguồn lực này thành động lực cho sự phát triển của thành phố?”. Chính ông Võ Duy Khương, tiến sĩ về kinh tế, người có đến 8 năm trong cương vị Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng đã phải thừa nhận rằng “chúng ta chỉ còn rất ít dư địa cho phát triển theo cách cũ,

và con đường khả dĩ nhất hiện nay chính là dựa vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc tập trung vào nghiên cứu – phát triển (R&D), trong đó đội ngũ các tiến sĩ, nhà nghiên cứu được đào tạo chuyên sâu từ các đại học, học viện hàng đầu trên thế giới đang làm việc ở Đà Nẵng chính là những hạt nhân đầu tiên”. Trong bất cứ lĩnh vực gì thì thứ đầu tiên mà người ta nói đến chính là con người, đặc biệt là những “con người

Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam Doron Lebovich (đứng, thứ tư từ trái sang) và Phó giám đốc MASHAV Yuval Fuchs (đứng, thứ năm từ trái sang) cùng các tiến sĩ tại Đà Nẵng. Ảnh: DNES

có trình độ cao”. Phó đại sứ Israel tại Việt Nam Doron Lebovich, người tháp tùng ông Yudal trong chuyến đi này đã khẳng định Israel sẽ cam kết hỗ trợ Đà Nẵng trong việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của mình như ươm tạo khởi nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao… Hai năm qua, đã có nhiều lượt cán bộ của UBND Đà Nẵng, viện nghiên cứu hay Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng được Israel tạo điều kiện để tham gia các khoá tập huấn tại “vùng đất thánh của khởi nghiệp”. Quay trở lại cuộc gặp, ngồi ở góc trái là tiến sĩ Huy, người học một mạch cả chục năm ở Hà Lan từ cử nhân đến tiến sĩ với mong muốn duy nhất là mang càng nhiều càng tốt số kiến

INNOVATION HU B BY T H E S E A X UÂ N 2 0 1 8

thức ở nước phát triển về để giúp quê hương phát triển. Giờ đây, công ty công nghệ do anh làm Giám đốc đã có hơn 70 kỹ sư “thượng thừa”, tạo ra hàng loạt sản phẩm phần mềm được ứng dụng rộng rãi ở Đà Nẵng, nhưng anh vẫn chưa hài lòng… “Chúng tôi mỗi năm đều cử các nhân viên xuất sắc đi học tập ở châu Âu để họ có thể cập nhật các công nghệ mới nhất của thế giới, rồi từ đó, các sản phẩm công nghệ cao lần lượt ra đời với mục đích duy nhất: làm cho Đà Nẵng thành một thành phố thông minh hơn”, anh Huy Nguyễn, người có bằng tiến sĩ về công nghệ phần mềm chia sẻ tại cuộc gặp. Trong khi đó, đau đáu với thực trạng các nghiên cứu trong các trường đại học thường bị “cất kho” sau khi nghiệm thu, trong khi các doanh nghiệp công nghệ thì luôn trong tình trạng “khát” các nghiên cứu, sáng chế mới, tiến sĩ Vũ Thị Bích Hậu (chuyên ngành Công nghệ sinh học), phó giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Đà Nẵng cho rằng cần phải sớm có cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà nghiên cứu/trường đại học để có thể nhanh chóng thương mại hoá các nghiên cứu, từ đó đẩy nhanh tốc độ R&D của địa phương. Nhưng sẽ ra sao nếu chính các tiến sĩ, nhà nghiên cứu trực tiếp phát triển chính nghiên cứu của mình thành sản phẩm và trở thành doanh nhân? Tiến sĩ Việt Hồ, một chuyên gia về Tối ưu hoá, tốt nghiệp một trong những đại học hàng đầu của Bỉ đã cùng một nhóm tiến sĩ ở nhiều nước khác nhau thành lập một doanh nghiệp cung cấp giải pháp tối ưu cho ngành mía đường. Anh hay đùa rằng “có bằng tiến sĩ mà sau hai năm không nghiên cứu thì bằng cũng hết hạn, do đó chúng tôi lập ra công ty này, vừa là để tiếp tục làm động lực nghiên cứu, vừa thương mại hoá sản phẩm của mình

Theo nhiều nhà quan sát, câu chuyện khởi nghiệp thần kỳ của Israel dựa vào hai “bí kíp” chính: xem tri thức như là nguồn lực căn bản để phát triển và đào tạo tinh thần khởi nghiệp trong môi trường quân ngũ. Lập quốc cách đây hơn 60 năm với thứ tài nguyên gần như duy nhất là con người, đất nước Israel đã đạt được thành công rực rỡ về khoa học và công nghệ bằng cách đã xây dựng được cơ chế trọng dụng tài năng của giới chuyên gia, học giả, trí thức. Họ cũng là một trong những nước có các quy định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt nhất. Không những thế, biết dựa vào lực lượng tri thức nội tại là không đủ (dân số Israel năm 2017 chỉ gần 9 triệu người), Israel đã đưa ra chính sách tạo điều kiện cho người nước ngoài khởi nghiệp tại nước này mà không có sự phân biệt đối xử. Đây được xem như một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả trong việc tận dụng nhân tài trên toàn thế giới để phục vụ cho sự phát triển của đất nước nhỏ bé này. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo trong môi trường quân đội của Israel cũng là một thành tố then chốt. Ở đó, các quân nhân ngoài phải trải qua huấn luyện quân sự còn được học thêm về công nghệ và các kiến thức khác. Không những thế, môi trường trong quân đội Israel rất khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và rèn luyện khả năng lãnh đạo. Việc huấn luyện quân sự cũng lồng ghép những giá trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các công ty khởi nghiệp.

như là một startup”. Còn rất rất nhiều ý kiến của các tiến sĩ trong buổi gặp hôm đó mà tác giả vì giới hạn bởi khổ bài không thể viết hết ra để hầu độc giả, nhưng điều cuối cùng mà các tiến sĩ ngày hôm đó đều nhất trí chính là sự cần thiết phải có sự xuất hiện của một câu lạc bộ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau để cùng tạo ra sức mạnh nghiên cứu tập thể, là hạt nhân và động lực R&D cho Đà Nẵng để xứ biển nhanh chóng trở thành một Innovation hub by the sea – Trung tâm đổi mới sáng tạo bên bờ biển. * Phó Trưởng phòng Kế hoạch – Marketing, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng 71


TẬ P S A N CÁ C H U Ồ N

I N N O VAT I O N H U B BY THE SEA XUÂN 2018

C Á C H U Ồ N – I N N O VAT I O N H U B B Y T H E S E A X U Â N M Ậ U T U ẤT C H Ị U T R Á C H N H I Ệ M X U ẤT B Ả N Giám đốc Trương Công Báo CHỊU TRÁCH NHIỆM BẢN THẢO Tổng biên tập Nguyễn Kim Huy CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG Võ Duy Khương Trần Vũ Nguyên Lưu Duy Trân B I Ê N TẬ P Võ Duy Khương Huỳnh Kim Hùng Lưu Duy Trân THƯ KÝ Lưu Duy Trân T R Ì N H B ÀY Đặng Hữu Nhất Bìa: A Healthier New Year. Tác giả: Traqué Studio

In xong và nộp lưu chiểu tháng 7/2017 Giấy phép xuất bản số:.......................................................................... In tại..................................................

Các hình ảnh sử dung trong Tập san này thuộc sở hữu của Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng hoặc đã được Vườn ươn doanh nghiệp Đà Nẵng xin phép tác giả. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC 31 Trần Phú – Đà Nẵng; Điện thoại: 0236.3539944 Website: dnes.vn; Email: info@dnes.vn 72




Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.