2 minute read

1.2.2. Một số phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong đời sống và trong các môn khoa học khác như: kĩ thuật điện, kĩ thuật vô tuyến điện, thiên văn, cơ khí, y học, luyện kim, chế tạo máy,… - Chế tạo, lắp ráp một số mô hình, thiết bị trong đời sống và kĩ thuật như: chế tạo mô hình kính thiên văn, mô hình máy phát điện, máy biến áp, động cơ điện, pin nhiệt điện, pin điện hoá, … - Tìm hiểu, trải nghiệm một số ngành nghề trong thực tiễn có liên quan nhiều đến kiến thức vật lí phổ thông. Để lựa chọn được nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong dạy học Vật lí, giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung kiến thức mà HS đã học, tầm quan trọng của nó trong đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức vật lí mà học sinh được học. Dó đó, muốn tổ chức Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”, học sinh phải nắm vững các kiến thức của chương, biết được ứng dụng các kiến thức của chương trong trong đời sống, trong kĩ thuật và các ngành nghề trong thực tế có liên quan đến kiến thức của chương. 1.2.2. Một số phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông rất phong phú và đa dạng được tổ chức với nhiều phương thức khác nhau tùy vào tâm lí, lứa tuổi của HS mà ta chọn phương thức tổ chức HĐTN cho phù hợp. Dưới đây là một số phương thức tổ chức HĐTN chủ yếu: 1.2.2.1. Phương thức có tính khám phá Phương thức có tính khám phá là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.[5] 1.2.2.2. Phương thức có tính thể nghiệm, tương tác Phương thức thể nghiệm, tương tác là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác.[5]

Advertisement

This article is from: