1 minute read

YKÈMQUYNHƠNOFFICIAL

Trong tự nhiên nitrogen kết hợp với oxygen trong những cơn mưa kèm sấm sét. Quá trình chuyển hóa nitrogen thành nitric acid sau đó tan trong nước và phân li ra ion nitrate (NO3 -) là dạng phân đạm.

N2 2O+ → NO 2O+ → NO2 22 OHO++ → HNO3 → H+ + NO36. Ứng dụng.

Advertisement

- Nitrogen là một trong những nguyên tố dinh dưỡng chính của thực vật.

- Phần lớn nitrogen sản xuất ra dùng để tổng hợp ammonia, từđó sản phẩm phân đạm, nitric acid... Nitrogen làm môi trường trơ trong các ngành công nghiệp như luyện kim, thực phẩm, điện tử...

- Nitrogen lỏng dùng làm môi trường đông lạnh để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.

CHƯƠNG 2: NITROGEN VÀ SULFUR

BÀI 4: AMMONIA VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMMONIUM. (Thời gian thực hiện: tiết) a. Tính bazơ yếu

1. Cấu tạo phân tử của ammonia.

- Phân tử NH3 có cấu trúc chóp tam giác, với nguyên tử nitrogen ởđỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là 3 nguyên tử hydrogen.

- Liên kết trong N – H trong phân tử ammonia là liên kết cộng hóa trị phân cực (năng lượng liên kết là 386 kJ/mol).

2. Tính chất vật lí của ammonia.

- Ammonia là chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. Ammonia tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch ammonia (có tính kiềm). Dung dịch ammonia đậm đặc có nồng độ 25%.

- Ammonia dễ hóa lỏng (-33,30C) và dễ hóa rắn (-77,70C).

- Các phân tử ammonia có khả năng tạo liên kết hydrogen mạnh với nhau.

3. Tính chất hóa học của ammonia.

+ Tác dụng với nước: Khi hoà tan khí NH3 vào nước, 1 phần các phân tử NH3 phản ứng tạo thành dung dịch kiềm  dung dịch NH3 là một bazơ yếu.

NH3(aq) + H2O(l) ⇀ ↽ NH4 + (aq) + OH- (aq)

Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và phenolphthalein hóa hồng.

+ Tác dụng với acid: Ammonia dễ dàng kết hợp với acid tạo thành muối ammonium.

2NH3(aq) + H2SO4(aq) → (NH4)2SO4(aq) Ammonium sulfate

NH3(g) + HCl(g) → NH4Cl(s) Ammonium chloride

Khói trắng

+ Tác dụng với dung dịch muối: Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch muối của một số kim loại tạo hydroxide kim loại.

AlCl3(aq) + 3NH3(aq) + 3H2O(l) → Al(OH)3(s) + 3NH4Cl(aq) b. Tính khử (tác dụng với oxygen)

4NH3(g) + 3O2(g) 2N2(g) + 6H2O(g)