
1 minute read
1.4.2. Bã mía
from BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VỎ BƯỞI TRONG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Khoa CNKT-NNCNC
Báo cáo đề tài NCKH DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL TS. Tống Thị Minh Thu Trang 9 Tân, Phạm Thị Bích Thảo, Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thị Kim Chi, Lê Văn Nhạn, Nguyễn Trọng Tuân và Trịnh Xuân Anh đã tổng hợp hạt nano SiO2 từ tro vỏ trấu bằng phương pháp kết tủa. Quy trình biến tính: vỏ trấu được rửa sạch và phơi khô, nung ở 500 – 700 oC trong 4 giờ, thu được vỏ trấu. Sau đó bột nano silica được tách chiết từ tro trấu bằng cách sử dụng dung dịch NaOH 3N và tiếp tục thêm dung dịch HCl ở pH = 6 cho đến khi có kết tủa trắng. Sản phẩm bột nano trên được đưa đi đo, kết quả thu được là những hạt nano SiO2 chế tạo được có pha vô định hình và kích thước hạt trung bình khoảng 15nm. [5] 1.4.2. Bã mía Việt Nam cũng là nước phát triển về ngành mía đường, hàng năm các nhà máy đường thải ra môt lượng lớn bã mía. Bã mía chiếm khoảng 26,8 – 32% lượng mía ép, bã mía khô chứa khoảng 34,5% xenlulozơ, 24% hemixenlulozơ, và 22 – 25% ligin. Các thành phần hữu cơ này có khả năng biến đổi để tạo ra các tâm hấp phụ để hấp phụ các cation kim loại nặng.[6] • Ứng dụng - Là nguồn chất đốt cung cấp nhiệt cho nhà máy điện, lò hơi. - Là nguyên liệu sản xuất bột giấy, làm ván ép, tầm trần. - Dùng làm phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn ủ xanh, pha dung dịch thủy canh. - Làm vật liệu lọc nước tự nhiên, chất hấp phụ kim loại nặng, bã mía còn thể hiện khả năng hấp phụ tốt đối với dầu. • Các công trình nghiên cứu - Nhóm tác giả Lê Hữu Thiềng, Ngô Thị Lan Anh, Đào Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thúy- trường đại học sư phạm, đại học Thái Nguyên đã nghiên cứu khả năng hấp phụ metylen xanh trong dung dịch nước của các vật liệu hấp phụ từ bã mía. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt ở bảng 1.1. [7]
Advertisement