1 minute read

3.2.5. Cơ chế hấp phụ methylen xanh của vỏ bưởi

Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu Khoa CNKT-NNCNC

Báo cáo đề tài NCKH DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL TS. Tống Thị Minh Thu Trang 61 Bảng 3. 10 Bảng tổng hợp kết quả của 2 phương trình đẳng nhiệt Phương trình Langmuir R2 y = -0.0138x + 0.1963 0.8613 Phương trình Freundlich R2 y = 0.1828x + 1.2863 0.979 Với kết quả tìm được ở trên, hệ số tương quan phương trình Langmuir với R = 0.8613 và phương trình Freundlich với R = 0.979 điều này chứng tỏ khả năng hấp phụ của vỏ bưởi tuân theo mô hình đẳng nhiệt Freundlich. 3.2.5. Cơ chế hấp phụ methylen xanh của vỏ bưởi. Quá trình hấp phụ methylen xanh trên bề mặt vỏ bưởi có thể giải thích như sau: Methylen xanh phân ly trong dung dịch và được hấp phụ trên bề mặt vỏ bưởi có thể là do: 1) sự tạo thành liên kết hydro giữa nhóm amino trong phân tử methylen và nhóm hydroxyl trong cấu trúc của Cellulose, Hemicellulose, Lignin (thành phần chính có trong vỏ bưởi); 2) quá trình hấp phụ xảy ra nhanh và ổn định có thể do sự trao đổi ion (Cl-) của phân tử methylen xanh và (H+) của nhóm (R-OH) có trong vỏ bưởi. Kết quả của quá trình trao đổi ion, các phân tử HCl sẽ được tách ra và khi đó trên bề mặt vỏ bưởi trong dung dịch tồn tại lực liên kết ion giữa (S+) trong phân tử methylen xanh và (RO-) trong cấu trúc vỏ bưởi. Hình 3. 23 Cấu trúc phân tử methylen xanh Hình 3. 24 Cấu trúc phân tử Cellulose

Advertisement

This article is from: