Tài liệu luyện thi môn Vật lý lớp 10
Chương 1: Động học chất điểm
VI. BUỔI LÝ THUYẾT SỐ 6 SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Phép đo các đại lượng vật lí là gì: a) Định nghĩa: Đo một đại lượng vật lí có nghĩa là so sánh nó với một đại lượng cùng loại mà ta chọn làm đơn vị. + VD1: Phép đo khối lượng của một vật thực chất là phép so sánh khối lượng của vật cần đo với khối lượng của các quả cân hoặc những mẫu vật được quy ước bằng một đơn vị (1 gam; 1kilogam;...) hoặc bằng bội số nguyên lần đơn vị khối lượng (500 gam; 5 kilogam;...). + VD2: Phép đo chiều dài của một vật thực chất là phép so sánh chiều dài của vật cần đo với chiều dài của các mẫu vật được quy ước bằng một đơn vị (1 centimet; 1met; 1kilomet;...). b) Phân loại về phép đo: Chia thành 2 loại (Phép đo trực tiếp và Phép đo gián tiếp) - Phép đo trực tiếp: là phép đo có sử dụng dụng cụ đo để thu được kết quả một cách trực tiếp mà không cần thông qua một công thức vật lý nào cả. + VD: Dùng thước để đo chiều dài của vật; dùng cân để đo khối lượng của vật...là các phép đo trực tiếp. - Phép đo gián tếp: Một số đại lượng không thể đo trực tiếp mà được xác định thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp. Phép đo như vậy gọi là phép đo gián tiếp. + VD: Ta không có dụng cụ để đo trực tiếp gia tốc rơi tự do. Để đo gia tốc rơi tự do g ta cần dùng thước đo quãng đường s và đồng hồ để đo thời gian t , sau đó tính gia tốc rơi tự do theo công thức g
2s . Vậy phép đo gia tốc rơi tự do là phép đo gián tiếp. t2
2. Phân loại về sai số của phép đo
Khi đo một đại lượng vật lí, dù đo trực tiếp hay gián tiếp, bao giờ ta cũng mắc phải sai số. Người ta chia thành hai loại sai số như sau: a) Sai số hệ thống: - Sai số hệ thống là sai số có tính quy luật, ổn định. - Nguyên nhân + do đặc điểm cấu tạo của dụng cụ còn gọi là sai số dụng cụ. Ví dụ Vật có chiều dài thực là 10,7 mm. Nhưng khi dùng thước đo chiều dài có độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì không thể đo chính xác chiều dài được mà chỉ có thể đo được 10 mm hoặc 11 mm. + do không hiệu chỉnh dụng cụ đo về mốc 0 nên số liệu thu được trong các lần đo có thể luôn tăng lên hoặc luôn giảm. - Khắc phục sai số hệ thống + Sai số dụng cụ không khắc phục được mà thường được lấy bằng một nửa độ chia nhỏ nhất hoặc 1 độ chia nhỏ nhất (tùy theo yêu cầu của đề). + Sai số hệ thống do lệch mức 0 được khắc phục bằng cách hiệu chỉnh chính xác điểm 0 của các dụng cụ. VD: Giả sử một vật có độ dài thực là l 21, 6 mm . Ta dùng một thước có độ chia nhỏ nhất 1 mm để đo thì chỉ có thể xác định được l có giá trị nằm trong khoảng giữa 21mm và 22mm, Được biên soạn bởi Nguyễn Văn Va. Tel: 0963.113.858. Mail: vahanamok@gmail.com Địa chỉ: Xóm 8 - Liên Hòa - Quảng Yên – Quảng Ninh. Website/blog: http://vahanamok.blogspot.com
1