Tài liệu luyện thi môn Vật lý lớp 11
Chương 2: Dòng điện không đổi
CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
A. Lý thuyết: 1. DÒNG ĐIỆN - Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) di chuyển có hướng. - Chiều dòng điện: được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương. - Dòng điện có các tác dụng: Tác dụng từ: nam châm điện, chuông điện,... Tác dụng nhiệt: máy sấy tóc, bàn là,... Tác dụng phát sáng: đèn led, đèn bút thử điện,... Tác dụng hóa học: mạ kim loại,... Tác dụng sinh lý: làm tim ngừng đập, cơ co giật,... Tác dụng cơ học: quạt điện; máy bơm nước;... Chú ý: Cần chú ý rằng, trong tất cả các tác dụng của dòng điện thì tác dụng từ là tác dụng đặc trưng của dòng điện (bởi vì dòng điện luôn thể hiện tác dụng từ của nó trong mọi trường hợp đó là nó luôn tạo ra từ trường). Các tác dụng khác có thể có hoặc không. Tuỳ theo môi trường mà dòng điện còn có thể có tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học. Các tác dụng này dẫn tới tác dụng sinh lí và các tác dụng khác. 2. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN a) Đinh nghĩa: - Cường độ dòng điện là đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện, được tính bằng điện lượng chuyển qua tết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian 1 giây. Công thức: I
q t
q : là điện lượng truyền qua tiết diện thẳng của vật dẫn(C) t : là thời gian (s) Nếu t hữu hạn: I là cường độ trung bình trong khoảng thời gian t .
q qt ' ) t 0 t C - Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu là A), như vậy: 1A 1 1Cs 1 s
Nếu t vô cùng nhỏ : I là cường độ tức thời ( hay I lim
- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Ta có: I
q t
- Đối với dây dẫn bằng kim loại: I n. e Trong đó: n: số hạt e dịch chuyển qua tiết diện thẳng trong 1 giây. Được biên soạn bởi Nguyễn Văn Va. Tel: 0963.113.858. Xem nhiều hơn tại https://www.facebook.com/Nguyenvanva Địa chỉ: Xóm 8 - Liên Hòa - Quảng Yên – Quảng Ninh. Website/blog: http://vahanamok.blogspot.com
1