Vật lý 11

Page 1

Tài liệu luyện thi môn Vật lý lớp 11

Chương 1: Điện tích- Điện trường

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG I. BUỔI LÝ THUYẾT SỐ 1 ĐIỆN TÍCH. THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN TRƯỜNG. A. LÝ THUYẾT: 1. Hai loại điện tích - Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. - Đơn vị điện tích là cu lông, kí hiệu C. - Hạt electron mang điện tích âm còn hạt proton mang điện tích dương. Độ lớn điện tích -19 của hai hạt này bằng nhau và bằng e ; 1, 6.10 (C ) : được gọi là một điện tích nguyên tố. Chú ý: Khái niệm điện tích âm, điện tích dương trong Vật lí khác với khái niệm số âm, số dương trong Toán học. Chẳng hạn, số âm luôn luôn nhỏ hơn số dương, nhưng không thể nói điện tích âm luôn luôn nhỏ hơn điện tích dương được. 2. Thuyết electron - Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron. Nội dung chính của thuyết electron gồm 3 ý sau:  Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương và được gọi là ion dương.  Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm và gọi là ion âm.  Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (proton). Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương. Chú ý: Vì electron và proton là các hạt không thể bị chia nhỏ nên điện tích của một hạt hay một vật bất kì luôn luôn bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố: q = n. e (n �Z ) 3. Các cách làm một vật nhiễm điện Có 3 cách làm một vật nhiễm điện: Nhiễm điện do cọ sát; Nhiễm điện do tiếp xúc; Nhiễm điện do hưởng ứng. - Hãy mô tả và dùng thuyết electron để giải thích sự nhiễm điện cho một vật theo 3

cách trên . - Vận dụng: Có một vật A mang điện dương và một thanh kim loại không mang điện. Hãy trình bày cách làm cho thanh kim loại mang điện âm. 4. Định luật bảo toàn điện tích a) Hệ cô lập về điện: Hệ cô lập về điện là hệ vật mà các vật trong hệ có thể trao đổi điện tích với nhau nhưng không trao đổi điện tích với các vật bên ngoài hệ đó. b) Định luật bảo toàn điện tích: Tổng đại số các điện tích của một hệ cô lập về điện luôn luôn không thay đổi. Được biên soạn bởi Nguyễn Văn Va. Tel: 0963. 113. 858. Xem nhiều hơn tại https://www.facebook.com/Nguyenvanva Địa chỉ: Xóm 8 - Liên Hòa - Quảng Yên – Quảng Ninh. Website/blog: http://vahanamok.blogspot.com

1


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
Vật lý 11 by Nguyễn Văn Va - Issuu