Ý THỨC MỚI CỦA PHẠM CÔNG THIỆN / Nohira Munehiro

Page 1

CỦA PHẠM CÔNG THIỆN
Tranh
Bản quyền Việt dịch ©Thư Hương 2021 NOT FOR SALE 非売品
bìa: Toko Shinoda, Untitled, 1990–2000
Ý
CỦ
CÔNG
HƯƠNG 2021
NOHIRA MUNEHIRO
THỨC MỚI
A PHẠM
THI
N THƯ

LỜI TỰA

Sách này sẽ cố gắng giới thiệu đến người đọc tiếng Nhật về nhân vật Phạm Công Thiện (1941–[2011]), một tư tưởng gia, một thi sĩ đã xuất hiện tại miền Nam Việt Nam (tức Việt Nam Cộng Hòa) thời chiến tranh Việt Nam, cũng như sẽ nỗ lực làm sáng tỏ tư tưởng được cho là rất khó lý giải trong các tác phẩm của ông.

Phạm Công Thiện là một trí thức Phật Giáo đại biểu cho miền Nam Việt Nam thời chiến tranh Việt Nam. Từ khoảng giữa thập niên 1960 trở đi, khi

những trước tác của ông liên tục được xuất bản, tiếng tăm ông đã lan rộng

đến mức trở thành một hiện tượng thịnh hành với tên gọi ‘Hiện tượng Phạm

Công Thiện’ , thậm chí còn được tôn sùng như ‘thần tượng’ của giới trẻ đang sống trong tuyệt vọng chiến tranh① . Nhưng rồi đột nhiên ông mất tích khỏi Việt Nam vào năm 1970. Có thi sĩ gọi ông là ‘ngôi sao băng’② .

Bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, cho tới lúc này, hầu như chẳng ai biết đến một Phạm Công Thiện như ‘ngôi sao băng’ đột ngột xuất hiện ở Việt Nam xé

① Ông Trần Tuấn Kiệt đã viết về mối quan hệ giữa trước tác của Phạm Công Thiện, và, giới trẻ miền Nam Việt Nam trong chiến tranh như sau. «Ý Thức Bùng Vỡ, Ý Thức Mới đầy phẫn nộ, cuồng bạo của Phạm Công Thiện được tuổi trẻ đón nhận ồ ạt, ấy cũng vì tâm hồn người trai trẻ trong sóng gió muốn nương vào chiếc bè gỗ trên sóng gió mà đỡ bớt chới với trong Mê cung địa ngục.» (Trần Tuấn Kiệt, Tác Giả Tác Phẩm Các Tác Giả Tác Phẩm Tiêu Biểu Văn Học Hiện Đại , Sài Gòn, 1973, tr. 26–27).

② Chữ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền mô tả về Phạm Công Thiện. Nhà văn Mai Thảo ghi như sau trong hồi tưởng của ông. «Tôi nhớ bấy giờ là cuối năm 1970. Phạm Công Thiện, trong tư cách khoa trưởng Văn khoa Đại học Vạn Hạnh, lên đường đi Âu châu dự một hội nghị đại học quốc tế rồi đi luôn không bao giờ còn trở về Việt Nam nữa. Hết thảy chúng tôi đều sững sờ, khó hiểu. Riêng Thanh Tâm Tuyền không. Bảo tôi: “Anh phải nhìn thấy sớm muộn rồi Phạm Công Thiện cũng phải một lần bỏ đi như thế, đi hẳn thật xa, mất tích. Có như vậy mới đúng là Phạm Công Thiện. Chúng ta ít nhiều là những định tinh. Hắn hơn là một hành tinh. Hắn là một ngôi sao băng”.» (Mai Thảo, Chân Dung Mười Lăm Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam, Văn Khoa xuất bản, California, 1985, tr. 146–147).

v

toang đêm tối của thời đại chiến tranh rồi bất ngờ biến mất, mà không, chính ngay trong dải đất hình chữ S hiện tại cũng chưa có được một đánh giá nghiêm cẩn nào về ông① . Tuy nhiên, theo thiển ý của người viết, Phạm Công Thiện không những mười phần xứng đáng để nghiên cứu lại như là nhân vật đã cật vấn rất căn nguyên về địa ngục chiến tranh Việt Nam ngay tại đất nước đương sự, mà chính đối với chúng ta những kẻ đang sống trong thế giới hôm nay khi toàn thể địa cầu đã bị phủ kín bởi tri thức cận đại và khoa học kỹ thuật có nguồn gốc từ Tây phương , dường như những gì

ông suy tư đều chứa đựng tính thiết yếu không thể bỏ qua được. Cho nên, thông qua cách giải thích của riêng mình đối với tư tưởng được cho là hết sức nan giải của ông, người viết sẽ nỗ lực giới thiệu nhân vật đặc biệt này.

Điều quan trọng cần phải lưu tâm khi nghiên cứu tư tưởng Phạm Công

Thiện đó là chính tác phẩm mà ông đã viết, còn lại các cái linh tinh như kinh

nghiệm từng trải, quá trình học tập hay công ăn việc làm chỉ là thứ yếu. Tuy nhiên, với một nhân vật có thể nói là gần như vô danh tại Nhật Bản, dầu sao chăng nữa trước tiên hết, nên giới thiệu thật đơn giản xem Phạm Công Thiện là nhân vật như thế nào. Do đó, có lẽ phương pháp tốt nhất là trích dẫn nguyên văn mấy lời tự giới thiệu bản thân hết sức phá cách do chính ông viết vào những năm giữa tuổi hai mươi. Trong thi tập Ngày Sanh của Rắn xuất bản năm 1966, Phạm Công Thiện đã viết như sau.

Sinh vào năm rắn, bên dòng sông Cửu Long, vì tranh luận học vấn với giáo sư, nên bỏ học trường lúc 13 tuổi, viết sách lúc 14 tuổi; làm giáo sư sinh ngữ ban tú tài từ lúc 16 tuổi đến 20 tuổi tại những trường ở Sài Gòn, Mỹ Tho, Đà Lạt, Nha Trang; quyển sách khảo luận đầu tiên được xuất bản vào lúc 16

① Hiện tại trên homepage talawas một diễn đàn văn hóa tư tưởng nghệ thuật của Việt Nam hiện đại do nhà văn Phạm Thị Hoài sống ở Đức làm tổng biên tập, có đăng tải một số tác phẩm xuất bản trước đây tại miền Nam Việt Nam của Phạm Công Thiện như Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết Học, Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực, Hố Thẳm Tư Tưởng, Im Lặng Hố Thẳm, các bản dịch Heidegger Triết Lý Là Gì?, Về Thể Tính của Chân Lý, … Tất cả đều được số hóa từ năm 2006. Chẳng hạn có thể duyệt xem tác phẩm Ý Thức Mới tại địa chỉ:

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8401&rb=08 [Người dịch truy cập 12/2017]

vi

tuổi①, viết quyển Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết Học vào lúc 20 tuổi; học triết lý tại trường đại học Yale, đệ trình tiểu luận “Ý Niệm về Chân Lý

trong Tư Tưởng Plato và Heidegger” tại hội thảo triết lý ở Yale; tiếp tục học triết lý tại trường đại học Columbia, khinh bỉ giáo sư và bỏ học bổng của

Viện Giáo Dục Quốc Tế, bị viện mời đi gặp bác sĩ phân tâm học, được mời khéo vào nhà thương điên, lại tranh luận với bác sĩ phân tâm học về giá trị và giới hạn của phân tâm học hiện đại, chỉ trích đời sống nông cạn của Mỹ quốc, sống lang thang lây lất ở xóm nghệ sĩ Greenwich Village tại New York; đã gặp Henry Miller, tại Pacific Palisades ở California, được Henry Miller nhận là Rimbaud lại ở thế kỷ XX, sau đó được một văn sĩ Do thái cho tiền để trốn qua Paris không giấy tờ, không hành lý, sống bơ phờ ở Bretagne, học văn chương tại trường đại học Rennes, khinh bỉ giáo sư, rồi lại bỏ đi và sống lang thang lây lất khắp hang cùng ngỏ hẻm ở Paris, làm clochard đi ăn mày, ngủ dưới cầu, ngủ trên vỉa hè, đói lạnh long đong và bỏ làm luận án tiến sĩ tại Pháp, được Henry Miller gửi tiền nuôi sống và được Henry Miller cho tiền rời bỏ Paris để sống lang thang giang hồ tại Thụy Sĩ, Ý Đại Lợi, Ba Tư, Hy Lạp, Thái Lan, vân vân. Lúc ở Paris thì nhập bọn với nhóm nghệ sĩ trẻ ở Popoff, la cà vất vưởng ở xóm Saint Séverin và Saint Germain des Prés, đã gặp Krishnamurti hai lần tại Square Rapp. Hiện đang sống chờ đợi điên và chờ đợi chết, triệt để đứng ngoài tất cả ý thức hệ chính trị, đứng ngoài mọi sự tranh chấp tôn giáo, khinh bỉ tất cả văn hóa nhân loại, thù ghét tất cả mọi tổ chức xã hội, vô cùng kiêu hãnh, chỉ đi một mình và tự nhận là thiên tài độc nhất của Việt Nam.

(Ngày Sanh của Rắn in ở phần tay gấp)

Đúng y như những gì có thể hình dung từ đoạn văn trên, Phạm Công

Thiện ‘hậu thân của Rimbaud’ quả thật là người khét tiếng có lời nói và

hành vi cực kỳ quá khích ở miền Nam Việt Nam nửa sau thập niên 1960. Biết

đâu chính từ mấy câu tự giới thiệu này mà ông bị ấn tượng phải chăng đây

chỉ là một tay càn rỡ chống đối quyền uy, khẩu xuất cuồng ngôn nhận vơ mình ‘thiên tài’, đại loại vậy. Không sao, tất cả chẳng có gì ngoài ngộ nhận.

① Tác giả Nohira đã bỏ sót không dịch câu này. (Chú thích của người dịch)

vii

Từ thủa thiếu thời Phạm Công Thiện đã đọc thông hiểu một lượng khổng

lồ sách vở cổ kim Đông Tây bằng nguyên ngữ, và có dáng vẻ bác học đến nỗi người trong thiên hạ phải gọi là ‘thần đồng’ , là ‘thiên tài’ . Đâu chỉ có vậy, ông còn đấu tay đôi với tư tưởng của Nietzsche, Heidegger, Henry Miller, Suzuki Daisetz, Long Thụ, lại còn mạo hiểm phá hoại cái nền móng của suy tư tức là siêu hình học Tây phương nơi khởi nguồn của chiến tranh cận đại cũng như của phân tâm học, ông tìm thấy tư tưởng ‘hố thẳm’ ở chỗ tận cùng của ý thức và tồn tại cần phải đối chọi với ‘địa ngục’ (naraka) của thời

đại chính là chiến tranh Việt Nam. Hơn nữa, giống như Henry Miller, sự minh tuệ của ông luôn gắn liền với nhân sinh. Ông không bị cầm tù trong

vọng niệm như là thường thức hay tập quán chẳng hạn những thứ do thế

giới ngôn ngữ hiện có tạo ra, đã trói buộc đời sống con người, ông đốt cháy

đời sống tự do của mình, ông sống y nguyên như vốn có. Những chuyện này

đều được bày tỏ chân thật trong đoạn tự giới thiệu trên đây.

Vậy tóm lại, tư tưởng của cái con người tự biết bản thân ‘chỉ đi một mình’ ,

mặc kệ thế gian cự tuyệt không chút đồng cảm, vẫn cất giọng sang sảng hết

sức chính trực và cực cùng cô độc, rốt cuộc là như thế nào?

Từ giây phút này, người viết sẽ đuổi theo quỹ đạo của ‘ngôi sao băng’

Phạm Công Thiện.

BỐ CỤC CHƯƠNG TIẾT

Đoạn văn tự giới thiệu của Phạm Công Thiện kết thúc ở những ghi chép

cho đến giữa tuổi hai mươi khi tập thơ được xuất bản, tuy nhiên, trong

Chương Mở Đầu, một lần nữa người viết sẽ tóm tắt và giới thiệu lại thật đơn

giản theo trình tự thời gian về cuộc đời phiêu bạt của Phạm Công Thiện từ lúc mới sinh cho đến hiện tại① , chủ yếu dựa trên những gì ông đã viết trong trước tác của mình.

① Lưu ý ‘hiện tại’ ở đây là tính đến thời điểm sách này được xuất bản vào tháng 6 năm 2009, tức khoảng 2 năm trước khi Phạm Công Thiện qua đời tại Mỹ (Chú thích của người dịch)

viii

Chương Mở Đầu giới thiệu cuộc đời Phạm Công Thiện đầy những thăng trầm, chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng thú vị lắm rồi, nhưng điểm mấu chốt của sách này nói chung không gì ngoài đương đầu với sự khó hiểu, và làm sáng tỏ tư tưởng của ông mà hầu như đã không được đặt thành vấn đề đích đáng.

Tuy vậy, nhưng do tư tưởng Phạm Công Thiện đã phát triển trên tiền đề là phải thông bác từng chữ Đông-Tây kim cổ, cho nên nếu không có một tri thức tiền đề cỡ đó thì chắc chắn sẽ cảm thấy rất nan giải. Hơn nữa, nói về thuật ngữ mà ông sử dụng, ví dụ một thuật ngữ chủ yếu là chữ ‘Tính’ chẳng hạn, thoạt nhìn có vẻ đơn thuần dễ hiểu nhưng thực ra bên trong ẩn chứa ý nghĩa

độc đáo hoàn toàn khác hẳn thông thường. Sẽ rất khó thâm nhập tư tưởng của ông nếu như không lý giải được dù chỉ trên bề mặt hay xét về hình

thức đi nữa những thuật ngữ như vậy có ý nghĩa ra sao, chính vì thế, ngay

từ đầu cần phải nát óc với những thuật ngữ riêng một của ông xem chúng

mang ý nghĩa là gì. Do đó, ở Chương Một, sẽ lấy vấn đề ông đã suy nghĩ như thế nào về chiến tranh Việt Nam làm manh mối, vừa giải thích ý nghĩa của thuật ngữ trọng yếu là ‘Tính’ theo cách ông sử dụng. Tiếp theo, sẽ khảo sát xoay quanh sự lãnh hội của ông về tư tưởng Heidegger, và, Thiền cũng chính là hai thứ đã làm tiền đề phát tưởng ra thuật ngữ ‘Tính’.

Chương Hai nỗ lực đọc hiểu một trước tác cực kỳ nan giải đại biểu cho nửa sau thập niên 1960, đó chính là Im Lặng Hố Thẳm. Ở tác phẩm này, Phạm Công Thiện đã đề ra ‘tư tưởng Việt Nam’ độc đáo trong hoàn cảnh bom đạn chiến tranh, có trục chính là thuật ngữ ‘Tính’ và ‘Việt’. Ngoài ‘Tính’ ‘Việt’ ra, Chương Hai còn xoáy sâu vào những câu chữ hay danh từ riêng có thể nói rất quan trọng như ‘im lặng của hố thẳm’ cũng là nhan đề tác phẩm; như

‘dịch hoá pháp’ là chữ được Phạm Công Thiện chọn làm dịch ngữ cho

‘Dialektik’ của Long Thụ, đối kháng lại với ‘biện chứng pháp’ ; hay như

‘không lộ’ cũng là tên một vị Thiền sư Việt Nam thời xưa. Thêm thay, cũng từ chương này trở đi, người viết sẽ tích cực sử dụng ‘Lý luận Phân tiết Ý

nghĩa Ngôn ngữ’ của giáo sư Izutsu Toshihiko để cố gắng làm sáng tỏ hơn nữa về tư tưởng của Phạm Công Thiện người đã coi ‘Tính’ là trung tâm.

ix

Chương Ba luận bàn về điều mà Phạm Công Thiện hết sức tâm đắc, đó là

tính liên quan tư tưởng giữa Henry Miller, Heidegger và Phật Giáo. Cũng

chính từ đây, đã hình thành nên tư tưởng rất riêng biệt của ông. Cụ thể trước hết, bàn về “Thư Ngỏ Gửi Henry Miller” có nội dung tố cáo trạng huống

chiến tranh Việt Nam, sẽ tìm hiểu nguyên do tại sao Phạm Công Thiện đã hỏi

Henry Miller câu hỏi tồn tại luận mang nặng ảnh hưởng của Heidegger. Tiếp theo là cuộc truy tìm chân ý của ‘mệnh đề’ táo bạo của Phạm Công Thiện:

«Sein của Heidegger chính là chữ Cunt của Henry Miller», trên cơ sở tư tưởng

của Heidegger và Henry Miller. Sau hết sẽ khảo sát ‘tư tưởng Việt Nam của cái và con’ mà Phạm Công Thiện đã đề xướng nghĩa là như thế nào, dĩ nhiên có liên quan mật thiết đến miền nghĩa của ‘mệnh đề’ táo bạo nói trên, nhưng ở đây Phạm Công Thiện rất khéo léo sử dụng hai chữ ‘cái’ và ‘con’ gần gũi hơn trong tiếng Việt.

Cho tới đây đều là những nghiên cứu về phương diện tư tưởng của Phạm Công Thiện, qua Chương Bốn chuyển sang khảo sát đặt trọng tâm vào sáng tác của ông. Người viết sẽ chọn ra một số sáng tác cụ thể của con người luôn nhận mình là thi sĩ chớ không phải tư tưởng gia hay triết gia này nọ, để tìm hiểu về mặt tư tưởng, và đối với ông ‘thơ’ và ‘nhà thơ’ mang ý nghĩa ra sao.

Trước tiên sẽ điều nghiên phương diện phá hủy trong trước tác của ông, quan trọng nhất là tác phẩm Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực, phân tích xem Phạm Công Thiện người lớn tiếng phê phán siêu hình học Tây phương như

là nguyên nhân căn bản của chiến tranh Việt nam đã đương đầu như thế

nào đối với tự ngã cận đại được hình thành ở nửa đầu thế kỷ 20 trong văn

học Việt Nam thông qua sự thuộc địa hóa của thực dân Pháp. Kế đến là khảo sát phương diện sáng tạo trong tác phẩm của ông, phân tích xem Phạm Công

Thiện đã nắm bắt ra sao về mối quan hệ giữa sáng tác thơ và quê hương, để

rồi biến nó thành tác phẩm. Sau nữa, sẽ ngược về tận ngọn nguồn của sáng

tác thơ mà đối với ông được gọi là ‘Thơ’ viết hoa hay ‘nguồn trong trẻo’, từ

nơi đó nhìn xem thi nhân đã làm thơ đã suy tư về quê hương như thế nào

qua tiếng mẹ đẻ, bằng cách này mới suy nghĩ về tính quan hệ hết sức căn

nguyên giữa ngôn ngữ, thế giới, và thi nhân.

x

Chương Kết Thúc nhìn lại một lượt những khảo sát từ đầu, chỉ ra cho thấy bước đi của cuộc đời Phạm Công Thiện, là bước đi nhắm đến ‘cái chỗ như

nhau’ hiện đang tiềm phục có thể siêu việt thời đại và cả hai bờ Đông-Tây, tức có nghĩa là một cuộc mạo hiểm hướng về chỗ bên trong bản thân mình

được đánh dấu là ‘tâm’ [lòng] cũng là ‘nguồn trong trẻo’, nơi mà con người hiện đại vẫn còn chưa hay biết.

xi

QUY CÁCH

1 Khi cần giải thích bổ sung cho rõ ý, phần nội dung tương ứng sẽ được đặt trong dấu〔 〕nếu của tác giả, hoặc trong dấu [ ] nếu của dịch giả.

2 Khi trích dẫn nguyên văn có chỗ chuyển hàng, sẽ chèn dấu / cho biết đó là chỗ chuyển hàng.

3 Cước chú cuối trang mặc nhiên là của tác giả, tuy nhiên ở những cước chú có sự bổ sung của người dịch, khi đó bắt đầu mỗi phần sẽ ghi rõ bằng ký hiệu:

(tg.) của tác giả

(nd.) của người dịch.

4 Tên các triết gia Cổ đại Hy Lạp đều thống nhất viết theo tiếng Anh.

5 Tên tác phẩm được viết in nghiêng. Tên chương, phần trong tác phẩm, hoặc tên của luận văn độc lập, sẽ đặt trong dấu “ ”.

6 Các chữ viết tắt:

cf. tham khảo (confer)

ibid. trong cùng một sách (ibidem)

loc. cit. cùng sách, cùng trang (loco citato)

Nxb. nhà xuất bản

op. cit. sách đã dẫn (opere citato)

p. trang (page)

PCT Phạm Công Thiện

tCn trước Công nguyên

tr. trang

xii

BẢNG LƯỢC HIỆU

Dưới đây liệt kê lược hiệu của những tác phẩm được trích dẫn trong sách.

Cách ghi một trích dẫn theo trình tự như vầy, lược hiệu tác phẩm đứng trước rồi tới con số theo sau để chỉ số trang trong tác phẩm đó. Ví dụ: (YM 72) nghĩa là, trích dẫn trong tác phẩm Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết Học, trang 72.

YM Phạm Công Thiện, Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết Học, 5 ed., Đại Nam xuất bản, California, 1987 (1 ed., 1964).

DL Thích Nhất Hạnh, Bùi Giáng, Tam Ích, Hồ Hữu Tường, Phạm Công Thiện, Dialogue, Lá Bối xuất bản, Sài Gòn, 1965.

HT Phạm Công Thiện, Hố Thẳm Tư Tưởng, 3 ed., Phạm Hoàng xuất bản, Sài Gòn, 1970 (1 ed., 1966).

IH Phạm Công Thiện, Im Lặng Hố Thẳm, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn, 1967

NR Phạm Công Thiện, Ngày Sanh của Rắn, 2 ed., An Tiêm xuất bản, Sài Gòn, 1966 (1 ed., Hoa Nắng xuất bản, Paris).

MK Phạm Công Thiện, Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn, 1967.

TC Phạm Công Thiện, “Lời Giới Thiệu của Người Dịch”, trong Martin Heidegger, Về Thể Tính của Chân Lý (nguyên tác: Vom Wesen der Wahrheit), Phạm Công Thiện dịch, Hoàng Đông Phương xuất bản, Sài Gòn, 1968.

HM Phạm Công Thiện, Henry Miller, Phạm Hoàng xuất bản, Sài Gòn, 1969.

RK Phạm Công Thiện, Rilke, Phạm Hoàng xuất bản, Sài Gòn, 1969.

NK Phạm Công Thiện, Nikos Kazantzakis, Phạm Hoàng xuất bản, Sài Gòn, 1970.

BM Phạm Công Thiện, Bay Đi Những Cơn Mưa Phùn, Phạm Hoàng xuất bản, Sài Gòn, 1970.

xiii

YB Phạm Công Thiện, Ý Thức Bùng Vỡ, Đồng Nai xuất bản, Sài Gòn, 1971.

TB Tribu, Số 1, Centre d’Édition et d’Action Poétique, Toulouse, 1983.

ĐL Phạm Công Thiện, Nguyễn Anh Tuấn, Kiêm Thêm thực hiện, Đà Lạt, Tưởng Niệm Dưới Mặt Đất, Nxb. Thuận Hóa, California, 1985.

ĐĐ Phạm Công Thiện, Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất, Trần Thi xuất bản, California, 1988.

CT Phạm Công Thiện, Sự Chuyển Động Toàn Diện của Tâm Thức trong Tư Tưởng

Phật Giáo Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng , Viện Triết Lý

Việt Nam và Triết Học Thế Giới xuất bản, California, 1994.

ND Phạm Công Thiện, Nguyễn Du Đại Thi Hào Dân Tộc , Viện Triết Lý Việt

Nam và Triết Học Thế Giới xuất bản, California, 1996.

TV Phạm Công Thiện, Triết Lý Việt Nam về Sự Vượt Biên, Viện Triết Lý Việt

Nam và Triết Học Thế Giới xuất bản, California, 1995.

SH Phạm Công Thiện, Khơi Mạch Nguồn Thơ Thi Sĩ Seamus Heaney Giải Nobel

Văn Chương 1995, Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới xuất bản, California, 1996.

MS Phạm Công Thiện, Một Đêm Siêu Hình với Hàn Mặc Tử và Một Ngày Vô

Hình với Henry Miller, William Carlos Williams và Joseph Brodsky, Nxb. Viên

Thông, California, 2000.

LI Phạm Công Thiện, Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im, Nxb. Viên Thông, California, 2000.

T Takakusu Junjiro 高楠順次郎, Watanabe Kaikyoku 渡邊海旭 giám tu, Đại

Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh 『大正新脩大藏經』, Đại Chính Nhất Thiết

Kinh San Hành Hội, 1924–1934 (sau lược hiệu sẽ ghi số hiệu kinh, số quyển, số tờ, số hàng).

xiv

SÁCH THAM KHẢO & LƯỢC HIỆU (C

ỦA NGƯỜI DỊCH)

Heidegger, Martin

1962

Martin Heidegger. Being and Time. Translated by John Macquarrie & Edward Robinson. Oxford: Blackwell, 1962 (reprint 2001).

1968

Martin Heidegger. What is Called Thinking? Translated by Fred D. Wieck & J. Glenn Gray. New York, Evanston and London: Harper & Row, 1968.

1971 Martin Heidegger. On the Way to Language. Translated by Peter D. Hertz. New York: Harper & Row, 1971.

1993 Martin Heidegger. Basic Writings. Revised and Expanded Edition by David Farrell Krell. HarperSanFrancisco, 1993.

2014 Martin Heidegger. Introduction to Metaphysics. Second Edition. Revised and expanded translation by Gregory Fried and Richard Polt. New Haven & London: Yale University Press, 2014.

Kirk&Raven

1957 G. S. Kirk and J. E. Raven. The Presocratic Philosophers: A Critical History with a Selection of Texts (in Greek and English). Cambridge: Cambridge University Press, 1957.

xv
1973a Martin
Hữu Thể và Thời Gian. Tập I. Trần Công Tiến dịch. Quê Hương xuất bản. Sài Gòn, 1973. 1973b Martin Heidegger. Hữu Thể và Thời Gian. Tập II. Trần Công Tiến dịch. Quê Hương xuất bản. Sài Gòn,
Martin
về Nhân Bản Chủ Nghĩa. Trần Xuân Kiêm dịch. Tân An xuất bản. Sài Gòn,
Heidegger.
1973. 1974
Heidegger. Thư
1974.

Nietzsche, Friedrich Wilhelm

1954 Friedrich Nietzsche, “Thus Spoke Zarathustra”, in The Portable Nietzsche. Edited and translated by Walter Kaufmann. New York: Penguin Books, 1954 (reprinted 1988).

1971 Friedrich Nietzsche. Zarathustra Đã Nói Như Thế. Trần Xuân Kiêm dịch, giới thiệu và chú thích. An Tiêm xuất bản. Sài Gòn, 1971.

Cách ghi trích dẫn của người dịch như sau. Ví dụ: (Heidegger 1962: 72), nghĩa là, trích dẫn trong tác phẩm Being and Time của Martin Heidegger, xuất bản năm 1962, trang 72.

xvi

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Sinh Vào Năm Rắn

Ngẫu Nhĩ Bên Đường hay Nẻo Về của Tánh

Bôn Ba Xứ Người

Tinh Anh Phát Tiết

Sài Gòn Mất Dấu

SINH VÀO NĂM RẮN

Phạm Công Thiện sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho một thành phố thuộc miền Nam Việt Nam, cách Sài Gòn khoảng 70 cây số đi xuống theo hướng tây nam. Tính theo can chi thì 1941 là năm Tân Tị, tức năm con rắn, bởi vậy cho nên PCT đã lấy hình ảnh con rắn tượng trưng cho mình như trong tựa đề thi tập Ngày Sanh của Rắn của ông. Nhưng sau này, khi trở nên đồng cảm sâu sắc với tư tưởng Gnosis, hình ảnh rắn của PCT có xu hướng mang ý

nghĩa phản nghịch lại thế giới của Thánh Kinh.

Sông Mekong chảy ngang qua thành phố Mỹ Tho. Đó là con sông dài nhất Đông Nam Á (khoảng 4200km), bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, băng qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam rồi đổ ra biển Đông.

Bởi có 9 cửa sông cho nên người Việt còn đặt cho nó cái tên Hán-Việt là ‘Cửu

Long’ . Nghe nói PCT của những ngày thơ ấu đã bơi lội nô đùa như ‘một con rồng’① trên dòng sông Cửu Long này. Trong thần thoại dựng nước của Việt Nam đã kể rằng người Việt coi rồng là tổ tiên của mình, theo khuôn mẫu đó, PCT cũng tự sáng tác câu chuyện về sự ra đời thần thoại như một đứa con của rồng được sinh ra trong ‘Mythology’ bên dòng Cửu Long.

Nhìn lại khoảng thời gian PCT chào đời từ hoàn cảnh lịch sử, lúc bấy giờ

Việt Nam nằm trong vùng đất thuộc địa của Pháp có tên gọi là Đông Dương

thuộc Pháp. Năm 1940, quân Nhật chiếm đóng Bắc kỳ, khiến Đông Dương

thuộc Pháp bị đặt dưới thể chế cai trị [một cổ] hai tròng áp bức Nhật-Pháp.

Sang năm sau, 1941, quân Nhật tấn chiếm Nam kỳ Đông Dương. Theo những

dòng hồi tưởng: «Vừa mở mắt chào đời, chiến tranh bùng nổ tứ phía, lớn lên

chơi vơi giữa ngã tư cuộc đời, nhìn lại đằng sau là một đống gạch vụn, nhìn

đằng trước là âm u đe dọa, nhìn dưới chân là tro tàn, là điêu đứng, tang tóc, phân tán, đổ vỡ» (YM 105), PCT sinh ra khi Thế Chiến II đang ác liệt, ông lớn

lên trong thời đại mà Việt Nam phải hứng chịu chiến tranh cận đại, đó là Chiến tranh Đông Dương từ năm 1946 đến năm 1954, rồi tới Chiến tranh Việt

① (nd.) Chữ của nhà văn Mai Thảo, cf. Mai Thảo, Chân Dung Mười Lăm Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam, op. cit., tr. 146. Tác giả Nohira dịch nhầm thành「龍の子供」(đứa con của rồng).

2

Nam từ thập niên 1960 đến năm 1975.

Tuy nhiên, không có nghĩa là tình trạng bi thảm về phương diện lịch sử sẽ

liên lụy ngay tức khắc đến đời ông. Nghe kể PCT sinh ra và lớn lên trong một

gia đình giàu có (tuy sau này bị phá sản), song thân ông sống trong ngôi nhà

tới mấy tầng lầu, riêng ông ở trong căn nhà nhỏ được cha mẹ mua cho. Gia

đình theo đạo Công Giáo, tên thánh của ông là Dominico① , do vậy mà lúc nhỏ trong nhà hay gọi ông ngắn gọn là ‘Mi’ .

Ông học trường tư thục Taberd ở quê nhà Mỹ Tho, nhưng theo đoạn văn tự giới thiệu trong Ngày Sanh của Rắn thì năm 13 tuổi ông tranh luận học vấn với giáo sư và bị cho thôi học②. Sau đó ở nhà tự học, ngay từ đầu đã tỏ ra quan tâm đến ngôn ngữ. PCT kể lại: «Hồi 13-14 tuổi, tôi đã học tiếng Nga, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Hòa Lan, tiếng Ba Lan, vân vân.

Đến năm 18–19 tuổi, tôi lại học thêm tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hy Lạp, tiếng Tây Tạng, vân vân③». Còn về tiếng Anh, năm 1957, mới 16 tuổi trẻ măng mà ông đã xuất bản được một cuốn từ điển mỏng về phát âm tiếng Anh có nhan đề Anh Ngữ Tinh Âm Từ Điển.

Lớn lên trong gia đình giàu có, tuổi thơ PCT là những tháng ngày chơi giỡn

hồn nhiên bên dòng Cửu Long, nhưng từ khoảng năm 14 tuổi ông ngày càng

trở nên hướng nội, thường hay nhốt mình ru rú trong nhà. Ông không chơi với bạn bè, suốt ngày ở nhà nghiên cứu ngoại ngữ, ngôn ngữ học, ngữ âm học, và một trong những thành quả chính là Anh Ngữ Tinh Âm Từ Điển.

Cũng trong năm 1957 xuất bản từ điển, dưới thời Ngô Đình Diệm, ông bị giam ở Ty Công An Mỹ Tho vì tội ‘tình nghi chính trị’. Ông bị tra khảo «bị nhốt ở xà lim và bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi tôi tưởng rằng số phận của

① (nd.) Người Việt quen gọi là Thánh Đa-Minh.

② Người bạn thời thơ ấu nhỏ hơn PCT một tuổi, ông Trần Phong Lưu, trong hồi ký của mình đã chứng thực như sau: «Tới đầu năm học đệ lục, tôi đã nghe Nó cãi nhau với mấy ông Thầy Dòng, tranh luận những gì cao siêu lắm, rồi bỏ trường Taberd về nhà tự học.» (Trần Phong Lưu, “Nhà Văn Nhỏ”, Phù Vân Đức thực hiện, Văn Bút Âu Châu số 2, Viên Giác, Hannover, 1994, tr. 383).

③ Phạm Công Thiện, “Lời Người Dịch”, trong sách Friedrich Nietzsche, Tôi Là Ai? (nguyên tác: Ecce Homo), Phạm Công Thiện dịch, Phạm Hoàng xuất bản, Sài Gòn, 1970, tr. 11.

Chương Mở Đầu 3

mình chỉ sống có được 16 năm trong đời» (HM 85–86). Chắc là có dính líu đến hoạt động chính trị, thế nhưng ông không cho biết gì thêm.

PCT của tuổi 14 giam mình trong nhà như hồn ma bóng quế, đến năm 16 lại bị ám ảnh bởi Giacomo Leopardi [1798–1837] thi sĩ người Ý Đại Lợi, cũng từng trải qua thời niên thiếu tương tự. Mạch văn không cho biết có phải do cú sốc bị giam giữ tra khảo ở Ty Công An hay không, nhưng cứ hễ hoàng hôn buông xuống ông lại thơ thẩn một mình dọc theo bờ sông Cửu Long, say sưa ngâm nga mấy câu thơ của Leopardi: «Cuộc đời này chỉ cay đắng và hoang trống chán chường, không có gì khác nữa. Thế gian này là bùn lầy... và sự hoang trống vô hạn của tất cả mọi sự» (ĐĐ 207).

Chẳng bao lâu sau khi được phóng thích khỏi Ty Công An, PCT rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn Mỹ Tho, rồi trở thành giáo sư Anh ngữ ở các nơi Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, dạy cho những học trò còn lớn tuổi hơn cả mình.

Năm 17 tuổi, ông gửi bản thảo viết giới thiệu một số nhà văn ngoại quốc cho tạp chí văn nghệ, và mặc dù vẫn là tín đồ Công Giáo thường xuyên đi lễ nhà thờ nhưng năm 18 tuổi, PCT đã gửi đăng một loạt bài về “Tinh Túy của

Triết Lý Phật Giáo”① trên tạp chí Bách Khoa uy tín. Ký tên trên các bài viết này là một bút hiệu lạ lẫm② , nhưng nếu đem giơ lên soi chỗ tên tác giả bị bôi

đen ở cuối luận văn, có thể xác nhận dòng chữ ‘Phạm Công Thiện’ đã được in

ấn. Sở dĩ phải đăng báo bằng một cái tên xa lạ, là vì tuổi đời còn trẻ của PCT không tương xứng với nội dung của những luận văn sáng giá như vậy, nghĩa

là nếu ông cứ giữ đúng cái tên ‘Phạm Công Thiện’ thì thể nào ban biên tập Bách Khoa cũng đem lòng hồ nghi chắc của ai khác viết hộ cho. Tuy không

đến mức dài lắm, nhưng quan trọng là trong luận văn ông đã tham cứu nhiều sách vở nghiên cứu Phật Giáo của Tây phương, kiểm chứng kỹ lưỡng cuộc đời

① (nd.) Chi tiết này có thể tìm thấy trong ĐĐ 80. Tuy nhiên, trên báo Người Việt, số 5375 ra ngày 25/8/2000, California, trong bài giới thiệu “Bốn Quyển Sách Mới Viết của Phạm Công Thiện” ở trang C3 (dưới bài ký tên là ‘Người Việt’), đã gọi loạt bài viết của PCT trên Bách Khoa với cái tên hơi khác, tức là “Tinh Túy của Phật Giáo”.

② (nd.) Cũng theo báo Người Việt, tên tác giả được ký là ‘Phạm Ái Bích’ (Người Việt, số 5375, op. cit., tr. C3)

4

Đức Phật Thích-ca, giảng giải về tính trọng yếu của tư tưởng Phật Giáo, cũng

như khả năng thấu hiểu và đối thoại với các tôn giáo - tư tưởng khác. Điều

cần xác nhận đó là khoảng thời gian này ông đã ôm mối quan tâm đến tư

tưởng Phật Giáo, coi như là tiền đề để sau này tiếp tục đào sâu hơn. Theo

những gì ông viết: «Thực sự bắt đầu đọc Heidegger từ năm 1959; (lược) năm

1959 cũng là năm thực sự bắt đầu đọc Henry Miller và theo đạo Phật Thiền:

Henry Miller dạy sống, đạo Phật Thiền dạy thở và Heidegger dạy chết» (HT 207–208), cho thấy rằng từ khoảng thời gian chấp bút “Tinh Túy của Triết Lý

Phật Giáo”, ông đã quan tâm đặc biệt đến Thiền trong tư tưởng Phật Giáo, hơn nữa cũng bắt đầu khám phá tư tưởng Heidegger và trên hết là tư tưởng

Henry Miller thứ tư tưởng đã tạo bước ngoặc to lớn đối với cuộc đời PCT.

NGẪU NHĨ BÊN ĐƯỜNG HAY NẺO VỀ CỦA

TÁNH①

Năm 1959, PCT đi dạy Anh ngữ ở Sài Gòn, đó cũng là tháng ngày trôi tuột trong cảm giác chán chường tuyệt vọng. Tình cờ ông mua được quyển The Colossus of Maroussi (Người Khổng Lồ ở Maroussi) của [nhà văn] Henry Miller [1891–1980] tại một sạp bán sách giảm giá bên vỉa hè, để rồi «một buổi chiều nằm trong phòng chờ đúng giờ để đi dạy, tôi mệt nhọc lượm quyển ấy lên đọc vài trang cho qua giờ. Rồi thì giờ đã qua, mà tôi vẫn nằm đọc liên miên, trời tối đến, tôi vẫn tiếp tục đọc, không màng đến giờ dạy, không màng đến trời đất mô tê gì nữa cả, tôi rơi vào thế giới của Henry Miller» (HM 71). Cuộc đời PCT đã thay đổi rất lớn chính là nhờ gặp gỡ tác phẩm của Henry Miller, và, lãnh hội tư tưởng Thiền. Chắc chắn PCT không phải không có lúc nhắm tới làm chính trị gia nếu nhìn từ sự vụ dính líu chính trị khi còn ở quê nhà, nhưng do được Henry Miller và Thiền khơi dậy cảm hứng, sau này ông đã viết mấy dòng ‘tỉnh ngộ’ như vầy.

Tôi đã thấy rõ ràng tôi sinh ra không phải để làm cách mạng chính trị mà để làm một cuộc cách mạng lớn lao hơn nữa: đó là một đảo lộn toàn triệt của tâm hồn, tôi có giòng máu của thi sĩ hay là đạo sĩ hơn là giòng máu của ủy

① (nd.) Đề mục này nguyên tiếng Nhật là

「ミラー作品との出会いと出家」(Gặp Gỡ Tác Phẩm Henry Miller và Xuất Gia).

Chương Mở Đầu 5

viên chính trị. Tôi sẽ giải thoát tôi và giải thoát người khác bằng máu trong tim tôi, chứ không phải bằng máu của kẻ khác, dù là kẻ tội lỗi nhất trên đời này.

Đồng loại của tôi là Phật, Lão Tử, Huệ Năng, Bồ Đề Đạt Ma, Lâm Tế, Vô Ngôn Thông, Ngộ Ấn, Không Lộ, Milarepa, Mã Tổ, Di Lặc, Henry Miller, Nijinsky, Nietzsche, Blake, Huệ Trung Thượng Sĩ, Ramakrishna, những rishis trong Vedas, Krishnamurti, huyết thống của tôi là nằm trong những tên vừa kể. Một Hitler, một Napoleon, một Thành Cát Tư Hãn, một Lenin, một Che Guevara thì chỉ lay động có một khu vực địa cầu hay một thế giới, còn tôi thì thuộc vào hạng người lay động cả triệu triệu thế giới, cả vô số vũ trụ, tôi sẽ lay động muôn triệu ngôi sao trên trời, nếu không ở kiếp này thì sẽ ở kiếp sau, nếu không ở kiếp sau thì sẽ muôn vàn kiếp sau. (HM 86–87)

Có điều, đoạn văn này viết vào năm 1969, chứ tại thời điểm 1959 thì ý chí

‘giải thoát’ của PCT vẫn chưa triệt để. Năm 1960, ông tiếp tục công việc dạy

Anh ngữ ở Đà Lạt một thành phố nổi tiếng là nơi trốn nóng nằm trên cao

nguyên có độ cao khoảng 1500m cách Sài Gòn chừng 240km về phía đông

bắc. Gia đình giàu có của ông lúc này đã phá sản, mọi người rời bỏ quê hương

Mỹ Tho chuyển đến sống ở ngoại ô Đà Lạt trong cảnh nghèo túng. Dù sống

riêng nhưng hình như đối với ông, tình trạng phá sản của gia đình cũng đã

là tận cùng cay đắng. Có lúc rơi vào cảm giác bất lực «tôi không còn là tôi

nữa, chỉ còn một xác không hồn đứng đây» (YM 96), PCT phải tìm kiếm nơi

Henry Miller ‘sự giúp đỡ tinh thần’ bằng việc đọc tác phẩm Henry Miller rồi

viết luận về Henry Miller. Lớn lên trong bối cảnh chiến tranh triền miên, lại thêm chứng kiến cảnh gia đình bị xua đuổi khỏi địa đàng tiền bạc, cho nên

PCT rất đồng cảm với Henry Miller người triệt để phê phán văn minh và tiến bộ chỉ có dẫn đến tình trạng điên cuồng thảm sát con người, tiền bạc không

mang lại sự phong phú cho cuộc sống , ông quyết ý ‘giải thoát’ khỏi trạng

thái bế tắc tinh thần. Ví dụ, một số câu văn mà PCT đã đọc trong The Colossus

of Maroussi được viết ra Việt ngữ kèm theo trích dẫn nguyên văn Anh ngữ, rồi lồng ghép chung với suy tư của ông như một khối cảm thông sâu sắc.

Tôi thấy thương hại loài người, thương hại thế giới hấp hối này. Tôi điên, anh điên, chị điên, cả nhân loại đều điên. Đây là một thế giới điên. “It’s a mad

6

world.” (Henry Miller, The Colossus of Maroussi, p. 130)

Tôi thối nát. Gia đình thối nát. Xã hội thối nát. Từ đỉnh tới đáy, tất cả mọi người đều lo âu, bất mãn, đố kị và đau bệnh trong lòng. Tất cả đều bị bệnh ung thư và bệnh hủi trong tâm hồn. Kẻ ngu si nhất và đồi bại nhất cũng sẽ bị đòi mang súng và tranh đấu cho một nền văn minh mà chỉ đem đến cho họ toàn là khổ sở và suy đồi.

“But all of them, from the top to the bottom, are restless, dissatisfied, envious, and sick at heart. All of them suffer from cancer and leprosy, in their souls. The most ignorant and degenerate of them will be asked to shoulder a gun and fight for a civilization which has brought them nothing but misery and degradation.” (The Colossus of Maroussi, p. 130)

Văn minh. Tiền, Tiền, Tiền. Tiến bộ, Tiến bộ. Tiến bộ để đưa con người đến bàn mổ, đến nhà tế bần, đến nhà thương điên, đến chiến hào.

“We are making constant progress, but it is a progress which leads to the operating table, to the poor house, to the insane asylum, to the trenches.” (The Colossus of Maroussi, p. 81) (YM 103)

Như ông viết: «Những danh từ thiêng liêng (như Tiến Bộ, Xã Hội, Văn Minh, Bổn Phận, Ái Quốc, Thành Công, Hiệu Năng, Cơ Giới, vân vân). Không có ý nghĩa gì đối với tôi; những danh từ này đã làm dòng nước trong trẻo của đời trở thành đục ngầu hôi thúi… Tiến Bộ để đưa đến chết. Văn Minh để đưa đến chết: tất cả danh từ này đã đưa nhân loại xuống hố» (YM 122), PCT đã phản kháng đối với những thứ tiến bộ và văn minh mà tri tính, lý tính của con người mang lại. Nhưng ông vẫn một lòng trung trinh với ‘dòng nước trong trẻo của đời’. Đối với ông, «đọc Henry Miller có nghĩa là sống lại, hồi sinh, phục sinh, chảy lại, di động, ca hát, làm lại mọi sự, phơi nắng và nói lại tiếng nói ấm áp của loài người thật sự là người, con người trần truồng, đứng trần truồng trước sự sống trần truồng của cơn vui trần truồng trong sự mộng huyễn trần truồng bất tận» (HM 34). Ông còn nói, «nếu không đọc Henry Miller thì làm sao tâm hồn tôi đủ chuẩn bị để đi vào Thiền Tông?» (HM 77–78), như vậy chính cuộc chạm trán tác phẩm Henry Miller cũng đã trở thành

Chương Mở Đầu 7

nền tảng để PCT lãnh nhận tư tưởng Thiền.

Khoảng năm 1961, PCT rời Đà Lạt đến tham Thiền rồi xuất gia tại Phật Học

Viện Hải Đức ở Nha Trang một thành phố biển nằm cách Sài Gòn chừng

320km về phía đông bắc. Lúc đầu sư tăng trong chùa ra vẻ dè chừng với người

Công Giáo như PCT, nhưng do có sự bảo chứng của thi sĩ Quách Tấn [1910–

1992] cũng là một Phật tử, và có quen biết với ông từ trước , nên PCT được cho tham Thiền, sau đó 3 tháng thì quy y Phật Giáo, pháp danh là ‘Thích

Nguyên Tánh’① .

Từng học tại Phật Học Viện Nha Trang còn có thầy Thích Nhất Hạnh [1926–] (trở về sau gọi tắt là Nhất Hạnh), một nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng thế giới, một Thiền sư có nhiều trước tác được dịch sang tiếng Nhật, sau này đã cắt

đứt quan hệ với PCT. Ngoài ra, vai vế sư đệ đồng môn với PCT, có Thiền sư

Thích Tuệ Sỹ [1943–] người mà sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc đã bị

bắt và chịu án tử hình nhưng sau được phóng thích , rồi nhà nghiên cứu

Phật học - Thiền sư Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) [1944–], và cả thầy Thích

Phước An hiện vẫn đang ở chùa tại Nha Trang② .

Năm 1963 xảy ra Pháp nạn Phật Giáo, ảnh hưởng của sự khốc liệt đối lập

① (tg.) Quách Tấn, “Hồi Ký về Thượng Tọa Thích Trí Thủ”, https://thuvienhoasen.org/a14871/hoi-ky-ve-thuong-toa-thich-tri-thu-quach-tan

[(nd.) truy cập 12/2017]

(nd.) Chú ý, trong hồi ký trên, thi sĩ Quách Tấn ghi lại cuộc gặp gỡ với PCT là khoảng đầu năm 1964, nhưng tác giả Nohira trích dẫn nhầm thành 1961.

② (tg.) Thầy Thích Phước An nhớ lại, «Hồi ấy có lẽ do tánh hay tò mò của trẻ con, nên tôi thường leo lên Thiền thất của Phật học viện đứng ngoài cửa sổ để nhìn vào phòng của một thanh niên trẻ khoảng chừng 20 tuổi, mà tôi thường được các thầy lớn tuổi nói là thông hiểu đến năm sáu ngôn ngữ. Cả ngày gần như thanh niên này không ra khỏi phòng, lúc nào cũng bận rộn với đủ thứ sách chất đầy trên bàn viết cũng như cả trên giường ngủ. Người thanh niên ấy không ai khác hơn chính là anh Phạm Công Thiện.» (Thích Phước An, “Những Ngày Sống Bên Cạnh Thi Hào Bùi Giáng” , Viên Giác số 117, Hannover, 2000, tr. 35).

(nd.) Có lẽ tác giả Nohira đã nhầm lẫn khi viết rằng các vị Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát từng tu học tại Phật Học Viện Hải Đức. Về xuất thân tu học của ba vị tăng nhân rất nổi tiếng tại Việt Nam này, quý độc giả có thể dễ dàng tra cứu tìm hiểu trên các website tin tưởng, ở đây chúng tôi chỉ khẳng định ngắn gọn rằng: trên đường hoằng pháp, cả ba vị đều có nhiều lần dừng chân tại Hải Đức với tư cách giảng dạy, thuyết pháp

8

giữa tín đồ Phật Giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm một chính quyền có

chính sách đãi ngộ Công Giáo , đã tác động đến PCT đang ở Nha Trang, ông

lại nếm mùi bắt bớ lần thứ hai trong đời kể từ năm 16 tuổi. Sau khi được thả, do bị cấm ở lại Nha Trang nên ông quay về Đà Lạt.

Năm 1964, từ Đà Lạt, PCT trở lại Sài Gòn đi dạy Triết học Tây phương ở

Viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn. Học viện này được thầy Nhất Hạnh lúc đó

đang dạy tại Đại Học Columbia thiết lập nên do yêu cầu của Giáo Hội Phật

Giáo Việt Nam Thống Nhất hình thành năm 1964. Đây là cơ quan giáo dục Cao Đẳng Phật Học đầu tiên tại Việt Nam không chỉ dành cho người xuất gia mà người tại gia cũng có thể theo học. Tuy nhiên, học viện chỉ hoạt động có nửa đầu năm 1964, sau đó đã thay đổi tổ chức thành một Đại Học tư lập thuộc Phật Giáo mang tên Đại Học Vạn Hạnh.

Sài Gòn từ 1964 qua 1965 là khoảng thời gian thầy Nhất Hạnh hoạt động

tận lực đề xướng ‘Hiện đại hóa Đạo Phật’. Ông lập ra Nhà xuất bản Lá Bối, xuất bản các tác phẩm và tạp chí liên quan đến Phật Giáo. Một số khảo cứu của PCT cũng được đăng trên tạp chí của thầy Nhất Hạnh. Năm 1965, Lá Bối cho xuất bản tác phẩm Dialogue của nhiều tác giả, trong đó PCT cũng tham gia luận bàn về chiến tranh Việt Nam bằng hình thức thư ngỏ gửi cho Henry Miller. Dialogue là tác phẩm tố cáo tình trạng khốn cùng của Việt Nam trong chiến tranh do các trí thức Phật Giáo chấp bút dưới hình thức thư tín gửi đến các trí thức, văn thi sĩ Âu Mỹ. Ngoài PCT ra, có [chính trị gia - nhà văn - nhà báo] Hồ Hữu Tường [1910–1980] gửi cho [triết gia] Jean-Paul Sartre [1905–1980], thầy Nhất Hạnh gửi cho mục sư Luther King [1929–1968], [nhà văn]

Tam Ích [1915–1972] gửi cho [tiểu thuyết gia] André Malraux [1901–1976], [thi

sĩ] Bùi Giáng [1926–1998] gửi cho [thi sĩ] René Char [1907–1988], tất cả đều

viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để giải bày tâm tư của mình① .

① Có vẻ như mấy lá thư này, đầu tiên, được phát biểu ở một buổi hội họp nhỏ của các Phật tử. Trong tiểu thuyết Bóng Tối Chói Lòa của nhà văn Kaiko Takeshi [1930–1989], đã mô tả kỹ lưỡng tình hình buổi phát biểu đó. Ở đoạn kể về một vị sư đọc thư gửi cho André Malraux, nội dung thư trong tiểu thuyết được viết khá dài pha trộn cảm tưởng của nhân vật chính, có điều sao mà nó gần như giống hệt với nội dung thư của Tam Ích viết bằng tiếng Pháp gửi cho André Malraux trong Dialogue. Tuy Bóng Tối Chói Lòa là một cuốn tiểu thuyết, nhưng hình như bản thân tác

Chương Mở Đầu 9

Tác phẩm tiêu biểu đầu tiên của PCT Ý Thức Mới trong Văn Nghệ và Triết

Học (trở về sau gọi tắt là Ý Thức Mới) được nhà Lá Bối xuất bản năm 1964.

Nội dung bao gồm những bài phê bình mà PCT chấp bút từ khoảng năm 1959 hoặc 1960 đã đăng tải trên nhiều tạp chí, chủ yếu liên quan đến văn họctriết học Âu Mỹ thế kỷ 20, tổng cộng hơn 600 trang sách. Ngay đây, người viết sẽ trích dẫn một đoạn văn đúng kiểu PCT từ những bài phê bình đồ sộ này để giới thiệu cái ‘ý thức mới’ trong tên tác phẩm là như thế nào, dù trong

lòng vẫn luôn canh cánh nỗi lo sẽ bị đọc hiểu sai lạc. Đó là đoạn văn ở phần

“Kết Luận: Ý Thức Tự Quyết Thư Gửi Nietzsche ” mà mở đầu, PCT sử dụng lại câu văn của Nietzsche «Chúng ta phải là những kẻ phá hoại»① (YM 589) làm đề từ, rồi có lúc ông gào lên như sau.

giả Kaiko Takeshi đã có mặt tại nơi thực tế xảy ra và nhận được bản thảo của Tam Ích thì phải. Thêm thay, trong tiểu thuyết, sau khi kết thúc buổi hội họp, nhân vật chủ nhà có lời mời với nhân vật chính rằng: «Tuần sau sẽ đọc thư ngỏ gửi René Char. Tiếp tới là Henry Miller hoặc mục sư Luther King, ôi dự định còn nhiều À khi nào rảnh rang anh nói về văn học Nhật Bản giúp tôi với nhé» (Kaiko Takeshi 開高健, Bóng Tối Chói Lòa

『輝ける闇』, Shincho Bunko

xuất bản, 1962, tr. 164–165), rõ ràng những cái tên được nêu ra hoàn toàn trùng khớp với tên của các vị được gửi thư trong Dialogue.

Chưa hết, vào năm 1968, khi trở lại Sài Gòn để đưa tin về chiến tranh Việt Nam, Kaiko

Takeshi có gặp gỡ PCT, cho dù chỉ nhắc đến như ‘ một nhà sư trẻ’ trong bút ký của mình. Ông viết như sau về sự tình lúc đó. «Sài Gòn vẫn hay có những tay trí thức phi thường mà sự sắc bén về học thức, khả năng ngôn ngữ, cảm tính của họ có thể khiến ta kinh hồn bạt vía. (lược) Vào tháng 8〔năm 1968〕này, tôi có gặp một nhà sư trẻ, anh ta là độc giả ái mộ Heidegger và Henry Miller, rất thông thạo tiếng Đức và tiếng Anh, lúc sống ở Mỹ được Henry Miller đối đãi như anh em. Người Việt nói tiếng nước ngoài thường hay nuốt âm S, lại bỏ qua phụ âm, cho nên tôi không cách nào nắm bắt dễ dàng như ăn cháo được, ấy thế mà ngoại ngữ của vị sư trẻ này thì đầu đuôi đâu đó hẳn hoi. Anh ta tán tụng Kim Các Tự của Mishima Yukio, liên miên luận thuyết so sánh tỉ mỉ với Dostoyevsky, khiến tôi nhiều khi đang gắp đồ ăn cũng phải buông đũa giữa chừng vì kinh ngạc./ Lúc giã từ anh ta bắt tay tôi với những ngón gầy xương, rồi đột nhiên lẩm bẩm khe khẽ tên một tác phẩm của Henry Miller bằng giọng điệu hết sức bí ẩn./ Murder the Murderer (hãy giết tên sát nhân)/ Sau đó là tên một tác phẩm khác của Henry Miller, Airconditioned Nightmare (ác mộng phòng lạnh), thật phù hợp với tình trạng đất nước anh ta hiện thời, với giọng điệu hóm hỉnh yếu ớt,/ lẩm bẩm Warconditioned Nightmare (ác mộng trong tình trạng chiến tranh)» (Kaiko Takeshi, Thập Tự Giá Sài Gòn 『サイゴンの十字架』, Bungei Shunju xuất bản, 1973, tr. 76–79).

① Đây là một câu [We have to be destroyers!] trong đoạn văn số 417 của di cảo Ý Chí Quyền Lực [The Will to Power] bản Kröner’s pocket edition (tham khảo Friedrich Nietzsche, Toàn Tập Nietzsche quyển 12 – Ý Chí Quyền Lực (thượng) 『ニーチェ全集一二 権力への意志(上)』 , Hara Tasuku 原佑 dịch, Chikuma Gakugei Bunko xuất bản, 1993, tr. 400–401).

10

Hỡi nhân loại, hãy giết nhau đi, hãy bắn nhau đi; hỡi chiến tranh, hãy tiêu diệt

cả nhân loại nhỏ bé này đi, hãy giết cho đến người tận cùng, để tạo lại một

nhân loại mới cho trái đất, một Ý THỨC MỚI cho trần gian này.

Chiến tranh thiêng liêng.

Chiến tranh là cần thiết.

Bởi vì chiến tranh đã góp sức vào VIỆC SÁNG TẠO LẠI THẾ GIỚI NÀY và

VIỆC THAI SINH MỘT CHỦNG LOẠI MỚI Ở TRẦN GIAN NÀY.

Chiến tranh góp sức vào VIỆC PHÁ HỦY TẬN GỐC RỄ TẤT CẢ NHỮNG

GIÁ TRỊ Ở MẶT ĐẤT NÀY.

Loài người phải bị tiêu diệt! Nhân loại phải bị tiêu diệt cho đến NGƯỜI cuối cùng! (YM 594–595)

Phần Kết Luận này được viết vào tháng 6 năm 1964, cũng là cái năm mà

vào tháng 8 nổ ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, rồi Mỹ can thiệp trực tiếp vào tình

trạng nội chiến của Việt Nam, chiến tranh ngày càng trở nên sa lầy. Nói cách

khác, độc giả miền Nam được nghe thấy tiếng thét gào tột cùng của một người

Việt Nam ‘thích sống lập dị’ (enfant terrible), trong khi đó dư luận quốc tế yêu cầu hòa bình cho Việt Nam đang dâng cao. Dĩ nhiên không có nghĩa là tất cả

độc giả đều tán thành những phát ngôn nguy hiểm của PCT, nhưng có một sự

thực là Ý Thức Mới vẫn được tìm đọc liên tục, cho tới năm 1970 đã in đi in lại những 4 lần. Tuy vậy, cũng nên nói rõ, tức là cho dù PCT có gào thét quá

khích như thế, nhưng ông không phải kiểu người hấp tấp chủ trương khẳng

định chiến tranh. Cũng không có nghĩa sẽ thuộc loại người dễ dàng ủng hộ

hòa bình ca tụng chủ nghĩa nhân bản [humanism]. PCT nói: «Bây giờ tôi đã

nhìn thấy rằng tôi đang tham dự một trận chiến tranh còn tàn khốc gấp một

triệu lần trận chiến ở Việt Nam; đó là trận chiến trong tâm hồn trước Hố thẳm

vô hình, mà Rimbaud gọi là “trận chiến tâm linh”〔Le combat spirituel〕(cf.

Adieu in une Saison en Enfer)» (HT 183). Ngoài ra, do đoạn văn này nằm

trong thư gửi đến Nietzsche, cho nên chữ ‘chiến tranh’ có lẽ phải đọc và suy

nghĩ chồng chất thêm ý nghĩa ‘polemos’ của Heraclitus mà Nietzsche đã chịu

ảnh hưởng.

Chương Mở Đầu 11

BÔN BA XỨ NGƯỜI

Sau khi xuất bản Ý Thức Mới, PCT nhận được một suất học bổng du học Mỹ, ông lên đường vào tháng 7 năm 1965. Ngay khi đến Mỹ, nhờ có sự giúp

đỡ của Larry Jacobs người bạn quen biết trước đây ở Đà Lạt và cũng là một tay sùng bái Henry Miller , ông có được cái hẹn gặp mặt Henry Miller như vẫn từng ao ước. Tháng 8 năm đó, ông đi cùng Jacobs đến thăm nhà Henry Miller ở Pacific Palisades thuộc bang California. Được trực tiếp đối diện với

Henry Miller bằng xương bằng thịt, người đã viết những tác phẩm cứu độ đời mình, chắc là PCT đã ở trong trạng thái rất hưng phấn. Tình hình lúc đó như vầy.

Không hiểu vì sao, tôi liền nói:

- Henry Miller, tôi sẽ giết ông!

Henry Miller liền ôm tôi hôn, Larry Jacobs đứng một bên, nheo mắt ra hiệu bảo tôi ôm lại cho thật chặt... Rồi Henry Miller bảo tôi viết lên vách tường:

- Gặp Phật giết Phật, Phùng Phật sát Phật.

Như Ấn① đã biết, khi viết xong rồi thì Henry Miller viết đề tặng tôi quyển

The Time of the Assassins và gọi tôi là ‘hậu thân của Rimbaud’. Tôi như bị sét đánh! Tôi không hiểu gì cả. Khi chia tay Henry Miller ra về, tôi đi loạng choạng như hồn ma Rimbaud trở về mặt đất...

(HM 93–94)

«Tôi sẽ giết ông!», PCT đã thốt lên như vậy ngay lần đầu được gặp Henry Miller cách biệt mình những 50 tuổi, còn Henry Miller cảm động vì câu nói nên đã ôm chầm lấy PCT. Phải chăng có thể gọi đây là buổi tao ngộ hết sức diệu kỳ đã trở thành hiện thực chính là do hai kẻ đồng thanh đồng khí sống trong cùng một thế giới với nhau. Như trong Chương Ba sẽ bàn kỹ hơn rằng,

bởi vì Henry Miller cũng chính là một ‘Thiền giả’, cho nên trong tích tắc đó,

cả hai vị đã cùng sống cái thế giới ‘phùng Phật sát Phật’ .

① Tức họa sĩ Vĩnh Ấn. Đoạn văn này viết dưới dạng thư tín gửi cho Vĩnh Ấn.

12

Thời gian sau, PCT sang phía bờ Đông, học tại Đại Học Yale và Đại Học Columbia, đệ trình tiểu luận “Ý Niệm về Chân Lý trong Tư Tưởng Plato và

Heidegger” tại hội thảo triết học của Đại Học Yale. Tuy nhiên, dưới mắt PCT

‘hậu thân của Rimbaud’ , cho dù là Đại Học hàng đầu của Mỹ đi nữa cũng chỉ

là một nơi rất đáng phỉ nhổ, như ông từng phát biểu: «Tao đọc Heidegger hay

Heraclitus bằng máu với nước mắt; còn mấy thằng giáo sư ấy chỉ đọc bằng

đôi mắt cận thị!» (HT 158–159). Hơn nữa, giống như Henry Miller, ông có cảm

giác xã hội văn minh hiện đại New York cũng không phải là chốn dung thân

của mình, đến nỗi khi được mời đến dự một buổi tiếp đãi với tư cách đại diện sinh viên ngoại quốc, ông đã gửi thư từ chối kèm theo những lời thóa mạ

nước Mỹ: «tôi là thiên tài vĩ đại của nước Việt Nam gửi đến, tôi không tham

dự buổi tiếp tân nào hết, tôi đã chán ngấy Mỹ quốc, vì thấy Mỹ quốc chỉ là trống rỗng, hoàn toàn trống rỗng (utterly empty, awfully, dreadfully empty)»

(YM 243–244).

Quá ngán ngẩm các thứ Đại Học Mỹ, văn minh hiện đại Mỹ, PCT bỏ học bổng, rời khỏi đất Mỹ, quyết chí đến Pháp. Riêng về chuyện từ chối học bổng, ông được khuyên nên tĩnh dưỡng ở bệnh viện tâm thần. Nhưng ông «tranh luận với bác sĩ phân tâm học về giá trị và giới hạn của phân tâm học hiện đại, chỉ trích đời sống nông cạn của Mỹ quốc» [NR phần tay gấp], rốt cuộc, bác sĩ đã ghi vào bản báo cáo rằng ông không điên chút nào.

Cũng nhân chuyện PCT bỏ học Đại Học Columbia, nhà trường đã triệu tập ông khoảng trước Lễ Tạ Ơn tháng 11 năm 1965, và hỏi rằng tại sao lại khước từ học bổng trong khi có biết bao nhiêu sinh viên mong muốn, rồi tương lai dự định như thế nào? Đáp lại, PCT nói rằng: «nếu tôi không thành Phật thì tôi sẽ tự tử», «nếu tôi không self-fulfillment [tự hoàn thành] không selfliberation [tự giải thoát] thì tôi sẽ tự tử» (HM 96), cuối cùng phía nhà trường

cũng tôn trọng ý chí của ông mà chấp nhận cho sang Pháp. Chẳng còn một

xu dính túi, PCT liên lạc với Larry Jacobs hỏi mượn tiền, thế là hai ngày sau khi nói chuyện với nhà trường, PCT đã đến Paris nước Pháp.

Lúc ở Pháp, PCT không có tiền nên phải dựa dẫm vào người anh ruột đang học tại đây, sau đó cứ xoay vòng hết bà con tới bạn bè, nhưng mỗi chỗ cũng

Chương Mở Đầu 13

chỉ ăn nhờ ở đậu được dăm bữa nửa tháng là bị đuổi khéo, cuối cùng lâm vào

cảnh lang thang rày đây mai đó. Nhưng không có nghĩa là ông bị mọi người

ruồng bỏ chỉ còn biết sống phiêu bạt vô định, mà vẫn có sự tương trợ ân cần

của nhà thơ Thi Vũ và họa sĩ Vĩnh Ấn người sau này vẽ bìa cho tác phẩm

Ngày Sanh của Rắn và Trời Tháng Tư của ông xuất bản tại Sài Gòn. Theo hồi

tưởng của Thi Vũ thì PCT làm thơ xong xé quăng sọt rác, Thi Vũ nhặt lại xếp

cho thẳng thớm, gom góp dần từng bài rồi đem in thành thi tập Ngày Sanh

của Rắn ấn bản đầu tiên do nhà Hoa Nắng của Thi Vũ xuất bản tại Paris.

Khoảng thời gian này PCT tự ý hoàn tục, để tóc dài và mặc thường phục① .

Ở Paris, PCT hay thư đi tin lại với Henry Miller, ông có hỏi xin tiền, và Henry

Miller cũng giúp đỡ tài chính cho ông. Nhờ viện trợ của Henry Miller cũng

như của bạn bè, PCT rời Pháp lên đường ngao du các nước trên thế giới như

Thụy Sĩ, Ý, Iran, Hy Lạp, Thái Lan, và trở về miền Nam Việt Nam vào ngày

10 tháng 11 năm 1966, đúng 75 năm sau ngày mất của Rimbaud.

TINH ANH PHÁT TIẾT

Phạm Công Thiện tỏ ra khinh bỉ các giáo sư Đại Học Mỹ, nhưng sau khi trở

về Việt Nam, ông đã nhậm chức Khoa trưởng Phân khoa Văn học thuộc Đại

Học Vạn Hạnh khi tuổi đời còn rất trẻ. Tại đây, ông giảng dạy về tư tưởng của Heidegger và Long Thụ.

Cũng từ sau khi về nước, ông lần lượt cho ra đời rất nhiều tác phẩm. Nội trong năm 1966 đã xuất bản sách tư tưởng Hố Thẳm Tư Tưởng, tùy bút Trời Tháng Tư, và ấn bản lần 2 thi tập Ngày Sanh của Rắn (bản in đầu tại Paris).

Sang năm 1967, tiếp tục có sách tư tưởng Im Lặng Hố Thẳm, tùy bút Mặt Trời

Không Bao Giờ Có Thực. Cho đến năm 1970, ông đã chấp bút cũng như phiên

dịch quá chừng tác phẩm, chẳng hạn tập tùy bút ngắn Bay Đi Những Cơn

Mưa Phùn (1970), ở lĩnh vực phê bình có 3 cuốn viết về các tác gia thuộc bộ

sách “Nhà Thơ và Nhà Văn Nhân Loại” gồm Rilke (1969), Henry Miller (1969),

① Thi Vũ, “Nh. Tay Ngàn, Lập Lòe Trí Nhớ”.

http://www.gio-o.com/ThiVu/ThiVuNhTayNgan.html [(nd.) truy cập 12/2017]

14

Nikos Kazantzakis (1970), thể loại sách dịch có Về Thể Tính của Chân Lý

(1968) và Triết Lý Là Gì? (1969 dịch Heidegger, Tự Do Đầu Tiên và Cuối

Cùng (1968) dịch Krishnamurti, Tôi Là Ai? (1969) dịch Nietzsche, Thư Gửi

Người Thi Sĩ Trẻ Tuổi (1969) dịch Rilke (riêng quyển này PCT ký bút danh

Hoàng Thu Uyên là tên người vợ đầu không hôn thú của ông), và còn nhiều nữa.

Năm 1970 cũng là năm tái bản lần thứ 4 tác phẩm Ý Thức Mới (in lần đầu năm 1964). Năm 1971, PCT thu thập một số bài khảo luận đã đăng trên Tạp chí Tư

Tưởng① của Đại Học Vạn Hạnh, đem xuất bản thành tác phẩm Ý Thức Bùng

Vỡ.

Sự xuất hiện của PCT vào thập niên 1960 đã làm thay đổi hoàn toàn văn

đàn cũng như giới trí thức miền Nam Việt Nam. Trong Ý Thức Mới, PCT nói

rằng «Thế giới người lớn là thế giới nghĩa địa, thế giới chết, thế giới ma quái ngu dại» (YM xxix), «Chúng tôi không còn tin tưởng nơi các ông nữa» (YM xxx), ông tuyên bố từ biệt đối với thế hệ người lớn mà sức sống của họ đang bị trói buộc bằng những lý tưởng, đạo đức, trật tự xã hội, ông ủng hộ thế hệ tuổi trẻ chưa bị cấu nhiễm, và trở thành ‘thần tượng’ của giới trẻ. Cũng trong sách này, việc phê phán Jean-Paul Sartre tức phê phán chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Sartre đã cho rằng bản chất yếu tính có trước sự hiện hữu , hoặc là việc phê phán chủ nghĩa nhân bản trên cơ sở Heidegger và Thiền, đều đã được giới thiệu ở Việt Nam trong thập niên 1950, và đã thổi bay chủ nghĩa hiện sinh trường phái Sartre lúc bấy giờ đang là trào lưu tư tưởng - văn học. Trong Hố Thẳm Tư Tưởng, PCT đã không chút e ngại phê phán tới nơi tới chốn một cách hết sức học thuật những nhầm lẫn hiểu sai về

Phật Giáo trong luận án Tiến sĩ của ông Nguyễn Văn Trung một trí thức

Công Giáo đang thuộc hàng đầu của giới trí thức Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

‘Thiền’, ‘Heidegger’ , ‘Nietzsche’ dần dần thu hút sự quan tâm, thay thế cho trào lưu tư tưởng của miền Nam Việt Nam khi ấy vẫn đang được dẫn dắt chủ

① Trong Tư Tưởng, bài viết chủ đề hoặc luận văn đăng ở đầu tạp chí ký tên chung là ‘Tư Tưởng ’ thường cũng do PCT chấp bút, ngoài ra ông còn tận lực viết nhiều luận văn ký với tên thật ‘Phạm Công Thiện ’ hoặc bằng Pháp danh ‘Thích Nguyên Tánh’. Ông tổ chức thực hiện những chủ đề đặc biệt về ‘Cơ Cấu Luận ’ , ‘Husserl’ , ‘Heidegger’ , ‘Phật Giáo và Nietzsche’, v.v, đáng chú

ý là tại thời điểm 1969 đã giới thiệu phê phán tư tưởng Jacques Derrida nhân vật mà mãi những năm gần đây giới phê bình văn nghệ Việt Nam mới tỏ ra quan tâm.

Chương Mở Đầu 15

yếu bởi thế lực Công Giáo. Tư tưởng Thiền (Zen) mới mẻ đã lan rộng khắp Âu

Mỹ nhờ sự tận lực của Thiền sư Suzuki Daisetz, nhưng đối với Việt Nam của thập niên 1950 cho tới đầu thập niên 1960, vẫn chưa được biết đến. Lại là

PCT đã viết những bài khảo luận về Phật Giáo Zen sớm hơn cả các thầy Thích

Thiên Ân, Nhất Hạnh những vị sau này truyền bá Thiền đi khắp Âu Mỹ① ,

ông còn đem khảo sát so sánh với tư tưởng Heidegger. Điều quan trọng hơn

hết khi nói về vai trò của PCT đã hoàn thành trong thế giới tri thức miền Nam

Việt Nam, chính là ông đã đào sâu tư tưởng của Heidegger và Nietzsche mà

cho đến thời điểm đó được đặt ở vị trí ngang hàng với chủ nghĩa hiện sinh vô

thần của Sartre, ông quyết liệt đối chọi với tư tưởng Đông phương đặc biệt là

tư tưởng Phật Giáo Đại Thừa, và ông chuẩn bị một cuộc đối thoại Đông-Tây

tận căn nguyên mà không cần dựa dẫm siêu hình học Tây phương hay suy tư

biểu tượng của cận đại② .

Tác phẩm của PCT bán chạy như bay, tiếng tăm cũng lan rộng đến mức trở

thành một hiện tượng thịnh hành mang tên ‘hiện tượng Phạm Công Thiện’ .

Tuy sở học uyên thâm nhưng ông không bao giờ chết gí trong những tranh cãi bàn giấy vô bổ, ông nói bản thân mình là hiện sinh là Thiền (HT 176), ông đã cháy rực ngọn lửa Sống đời mình, chính cái kiểu sống vô tiền khoáng hậu đó hẳn cũng là nguyên nhân chính yếu lôi cuốn giới trẻ. Tuy nhiên, ông chẳng ưa gì chuyện kéo bè kết đảng, lúc nào cũng một thân một mình không thích cậy nhờ ai. Có lúc ông giam mình trong phòng ba tháng liền, ngoài cửa treo tấm bảng ghi dòng chữ: «Người nào đập cửa phòng là đâm vào trái tim tôi»③. Sài Gòn của nửa sau thập niên 1960, hết biểu tình chống chính phủ tới biểu tình phản chiến của sinh viên học sinh diễn ra như cơm bữa, nhưng PCT dứt khoát không góp mặt trong mấy cuộc vận động đám đông, và thẳng thắn

① “Bốn Quyển Sách Mới Viết của Phạm Công Thiện”, báo Người Việt, số 5375 ra ngày 25/8/2000, California, tr C3 (dưới bài ký tên ‘Người Việt’).

② cf. Trần Quang Phúc, “Mười Năm Sinh Hoạt Văn Hóa Phật Giáo tại Việt Nam (1963 - 1973)”, Tạp chí Viên Thông, số 44, Viên Thông, California, 2005, tr. 14

20 (bài này đầu tiên đăng trên tạp chí Hải Triều Âm, số 2, Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Sài Gòn, 1973).

③ Mai Thảo, Chân Dung Mười Lăm Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam, op. cit., tr. 146.

16

cự tuyệt dù được yêu cầu khẩn khoản vì hòa bình. Ông phê phán rằng: «Đám

đông đã đem chiến tranh đến Việt Nam và cũng lại đám đông đứng lên tuyên

bố về hòa bình ở Việt Nam./ Con người đám đông đang thống trị ở Việt Nam

và cả thế giới» (YM xxxvii). Đối với ông, chiến tranh không đơn giản là thứ có

thể giải quyết bằng vận động đám đông như mấy trò biểu tình linh tinh.

Huống chi là với một khối sức mạnh của đám đông cận đại hoàn toàn bị chi phối bởi Siêu hình học Tây phương (mà ông cho đây là nguyên nhân tối hậu của chiến tranh), thì ông nghĩ rằng đó nhất định không phải là cách giải quyết căn bản chút nào.

Cái cách ăn nói cư xử như vậy, bản thân cho đó là chính trực khẳng khái nhưng với thiên hạ lại là khiêu khích gay gắt, và cũng bởi chuyện này mà PCT ngày càng tự cô lập đào sâu ngăn cách với giới trí thức, Đại Học vân vân.

Ông tuyệt giao với huynh đệ đồng môn Nhất Hạnh① , rồi bị những người chạy theo Mỹ, những người chạy theo Cộng sản, và cả những người chạy theo Quốc gia② thù ghét coi ông không khác gì một kẻ gây phiền toái (HM 102).

Không biết nguyên nhân có phải là do càng ngày càng bị cô lập hay không,

① (nd.) Xem lại chú thích số ○ 2 của người dịch ở trang 8.

② (nd.) Những chữ ‘Cộng sản ’ , ‘Quốc gia’ trong câu văn là chúng tôi dựa theo nguồn (HM 102) mà tác giả Nohira chỉ ra chứ không dịch đúng theo nguyên văn tác giả đã viết. Có thể vắn tắt ở trang (HM 102), PCT đưa ra những đoạn như sau: «một số đông Phật tử… một số đông chạy theo Mỹ… một số đông chạy theo Cộng sản… một số đông chạy theo Quốc gia…», thì rõ ràng 2 chữ ‘Cộng sản ’ và ‘Quốc gia’ của PCT dùng để chỉ 2 miền Bắc-Nam của Việt Nam hơn là chỉ một chủ nghĩa hay chủ thuyết tương ứng. Trong khi đó, tác giả Nohira đã phiên dịch ‘Cộng sản’ và ‘Quốc gia’ sang Nhật ngữ thành 2 cụm từ rất đối xứng đó là ‘Cộng sản Chủ nghĩa’ 共産主

義 và ‘Quốc túy Chủ nghĩa’ 国粋主義. Chữ đầu có thể chấp nhận được nhưng chữ sau ‘Quốc túy Chủ nghĩa’ , tức ‘Nationalism’ = ‘Chủ nghĩa Dân tộc ’ , ‘Chủ nghĩa Ái quốc ’ , ‘Chủ nghĩa Quốc gia’ thì chúng tôi nghĩ có lẽ tác giả Nohira đã nhầm ý của PCT.

Chữ ‘Quốc gia’ mà PCT sử dụng là để chỉ một chính thể có tên ‘Quốc Gia Việt Nam’ tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 1948 đến 1955 có Quốc trưởng là cựu hoàng Bảo Đại, tức là ‘Quốc gia’ của PCT đơn giản mang nghĩa xác định ‘đất nước này là Việt Nam’ chứ không hàm ý một chủ nghĩa hay chủ thuyết nào khác. Và cho dù miền Nam Việt Nam sau đó đã trải qua các giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa (1955–1963) rồi Đệ nhị Cộng hòa (1967–1975) với tên nước cũng đổi thành Việt Nam Cộng Hòa thì nói chung người miền Nam trước 1975 vẫn quen dùng chữ ‘Quốc gia’ để chỉ phe miền Nam. Một câu cửa miệng rất quen thuộc của dân miền Nam trước 1975 sẽ cho thấy ý nghĩa phe phái vùng miền của 2 chữ ‘Quốc gia’ và ‘Cộng sản’, đó là câu: «ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản»

Chương Mở Đầu 17

thật chưa dám chắc, thế nhưng năm 1970, PCT đột nhiên biến mất khỏi Sài

Gòn. Tính từ khi trở về quê hương vào năm 1966, ông cũng nhiều lần ra nước ngoài tham dự hội nghị, nhưng lần cuối cùng lên đường đi dự hội nghị Quốc tế tại Israel năm 1970 cũng là lần sau chót ông không còn quay lại Việt Nam.

Đó là sự kiện xảy ra năm PCT 29 tuổi, ông biến mất một mạch bỏ lại người vợ không hôn thú và đứa con gái đang còn trong bụng mẹ.

SÀI GÒN MẤT DẤU

Sau khi rời khỏi Sài Gòn vào năm 1970, hình như PCT sang Pháp từ Israel, sau đó đi München thuộc Tây Đức①, rồi lại quay về Paris nước Pháp. Ông theo học ban Tiến sĩ Triết học ở Đại Học Sorbonne (Paris IV), trong nửa đầu thập niên 1970, có kết hôn với người vợ thứ hai.

Năm 1975, chiến tranh Việt Nam kết thúc, lúc này ông cũng đã hoàn tất chương trình Tiến sĩ và được bổ nhiệm làm Phó Giáo sư Triết học② tại Đại

Học Toulouse-Mirail thuộc miền Nam nước Pháp. Có vẻ ông rất hài lòng với

việc giảng dạy chỉ 3 giờ mỗi tuần, bao nhiêu thời gian còn lại là những ngày túy lúy rót cạn ba phần tư lương bổng vào quán bar ở Cintegabelle một thôn làng vùng ngoại ô Toulouse nơi ông cư ngụ (ĐĐ 116–117).

Ở Đại Học Toulouse, PCT kết giao với mấy vị như thi sĩ Serge Pey cũng là giáo sư cùng trường, hay Yves Le Pellec chuyên nghiên cứu về nhóm thi sĩ

① Cũng trên báo Người Việt có đoạn: «sau đó ông được học bổng chính phủ Đức du học ở đại học Munich (Muenchen) ở Đức Quốc» (Người Việt, số 5375, op. cit., tr. C3).

② (nd.) Chức danh ‘Phó Giáo sư’ ở đây là chúng tôi dựa theo tác giả Nohira đã viết bằng tiếng Nhật là ‘Trợ Giáo thụ’ 助教授 mà xét trong hệ thống chức danh khoa bảng của Nhật chỉ đứng sau ‘Giáo thụ ’ 教授 (tức Professor, Giáo sư). Tuy nhiên, sở cứ của tác giả Nohira vẫn là theo báo Người Việt viết rằng: «[ ] đã được Bộ Quốc Gia Giáo Dục Pháp đặc trách về Vụ Đại Học Pháp và Hội Đồng Chuyên Gia Đại Học Pháp tuyển chọn làm giáo sư với chức vị “Maître de Conférences” ở Viện Đại Học Toulouse vào năm 1975» (Người Việt, số 5375, op. cit., tr. C3).

Ngay đây cần lưu ý, tức là giáo viên làm công việc giảng dạy hay nghiên cứu trong các trường Đại Học của Pháp chỉ có 2 bậc: ‘Maître de Conférences’ và ‘Professeur de Université’, cho nên dịch chữ ‘Maître de Conférences’ thành ‘Phó Giáo sư’ như bản Nhật dịch chỉ là mang tính tương đối, vì nếu quy ra tương đương với các hệ thống chức danh khoa bảng của Anh-Mỹ chẳng hạn, thì ‘Maître de Conférences’ cũng có thể dịch đơn giản là ‘Giảng viên’ (Lecturer hoặc Assistant Professor) mà thôi.

18

Beat [Beat poets] mà sau này đã tự sát, và thi sĩ Jiri Volf về sau chết đói trong một nhà thờ. Bạn đồng nghiệp có giáo sư Triết học Gérard Granel, người dịch

Heidegger sang Pháp ngữ.

Nói là dạy Triết học Tây phương ở Đại Học Toulouse, nhưng mà giờ lên lớp của ông hết sức lạ đời. Theo lời Serge Pey kể lại thì ông đến lớp trễ cả 30 phút, gọi ra một sinh viên xong cứ vậy mà nhìn chằm chằm vào mắt anh ta khoảng

5 đến 10 phút, sau đó chậm rãi viết lên bảng dòng chữ «Aristotle là một tên

điên» rồi cho kết thúc buổi học, đó là một giờ dạy điển hình của PCT① . Quả là

câu chuyện quái đản, một buổi dạy hết sức vô lối, nhưng riêng câu phát biểu

«Aristotle là một tên điên» thiết nghĩ nên tiếp nhận theo hướng chân thành.

Bởi vì PCT trong vai trò thi sĩ đã thẳng thừng chống lại Aristotle ‘cha đẻ

của luận lý học’ , người cấu trúc nên nền tảng luận lý học , chống lại thứ

‘luận lý’ được xây dựng từ Hy Lạp cổ đại mà đến tận bây giờ vẫn đang là cơ

sở tư duy của con người. PCT nói rõ như vầy: «thi sĩ phá vỡ tất cả mọi nguyên

lý, đẩy lùi nguyên lý đồng nhất, đập nát nguyên lý lý trí tự túc, cắn nát nguyên lý tránh mâu thuẫn» (ĐĐ 72).

Năm 1983, tạp chí Tribu do Đại Học Toulouse phát hành số đầu tiên② . Tên

Tribu (bộ tộc) là PCT đặt cho. Các bài viết trong số mở màn này được tổ chức như một đặc san về PCT, bao gồm bản dịch Pháp văn vài tác phẩm trước đây như Ngày Sanh của Rắn, Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực do chính ông chuyển ngữ, cộng thêm một vài tiểu luận, một số ghi chép bài giảng linh tinh

① Người viết đã phỏng vấn hai ông Serge Pey và Yves Le Pellec tại Toulouse vào ngày 8/4/1999.

② (tg.) Mở đầu tạp chí, thi sĩ Serge Pey viết một bài trường thi “Phùng Phật Sát Phật” [Quand on voit le Bouddha il faut le tuer] để tỏ lòng kính trọng đối với Phạm Công Thiện (TB 5–8). Chẳng hạn mấy câu như sau: «Chúng mình có mười ngàn lít whisky chảy trong huyết quản./ Mười ngàn câu thần chú.» [Nous avons dix mille litres de whisky dans les veines./ Dix mille mantras.], «Bạn nói./ “Làm cách mạng đó là sống không có lý tưởng”» [Tu dis./ “Etre révolutionnaire c'est vivre sans idéal”].

(nd.) Để hiểu rõ hơn về phát ngôn nghe qua có vẻ ngược đời, rằng “Làm cách mạng đó là sống không có lý tưởng ”, mà Serge Pey cho là của PCT, dưới đây chúng tôi trích ra một đoạn văn của PCT để quý độc giả có thể tỏ tường.

«[…] tôi đã thấy rõ ràng tôi sinh ra không phải để làm cách mạng chính trị mà để làm một cuộc cách mạng lớn lao hơn nữa: đó là một đảo lộn toàn triệt của tâm hồn, tôi có giòng máu của thi sĩ hay là đạo sĩ hơn là giòng máu của ủy viên chính trị » (HM 86)

Chương Mở Đầu 19

ông viết bằng Pháp ngữ hoặc Anh ngữ, và khoảng một phần ba cuối tạp chí

cho đăng thư từ của Henry Miller gửi PCT kèm theo bản dịch sang tiếng Pháp.

Có thể coi Tribu là số báo đặc biệt về PCT, là hợp tuyển tác phẩm duy nhất

của ông trong khoảng từ năm 1971 đến năm 1988. Là bởi vì từ khi ra đi bỏ

lại Việt Nam vào năm 1970, ông hầu như không có một hoạt động viết lách

nào cả.

Cũng trong năm 1983, PCT đột nhiên bỏ dạy Đại Học Toulouse, chia tay với

gia đình và người vợ 13 năm trời chung sống, để quay trở lại Los Angeles

«cái thành phố mà ngày xưa tôi đã từng chán ghét đến tột điểm» (YM đầu

sách không đánh số trang), nơi mà ông hay gọi đùa là ‘Lost Angels’① (thiên thần

mất tích). Ông thường sống trong mấy ngôi chùa Việt Nam, thỉnh thoảng được

mời giảng dạy Phật Giáo tại trường College of Buddhist Studies - Los Angeles② .

Thời gian sống ở chùa, PCT quen biết với một phụ nữ mà về sau là vợ thứ ba

của ông. Năm 1987, ông cùng người phụ nữ đó sống đời hôn nhân ở khu

người Việt ‘Little Saigon’③ thành phố Garden Grove, thuộc Orange County

giáp với Los Angeles. Lúc ở Garden Grove, người vợ lo đi làm còn PCT sống

ăn bám để có thể chuyên tâm vào công việc viết lách. Hoàn cảnh éo le này đã

trở thành khế cơ trực tiếp khiến ông chính thức chấm dứt 17 năm liền vứt bỏ tiếng Việt. Ông bắt đầu chấp bút tác phẩm tự truyện Đi Cho Hết Một Đêm

Hoang Vu Trên Mặt Đất (trở về sau gọi tắt là Đi Cho Hết Một Đêm) trong năm 1987, sang năm 1988 tác phẩm ra đời.

Từ sau Đi Cho Hết Một Đêm, hoạt động viết lách bằng tiếng Việt của PCT

bắt đầu sôi nổi trở lại. Ở lĩnh vực triết học - tư tưởng, năm 1995, ông xuất

bản Triết Lý Việt Nam về Sự Vượt Biên tập hợp các bài phê bình đã viết từ trước. Trong lĩnh vực văn học, năm 1996, xuất bản tiểu luận Khơi Mạch

① Phạm Công Thiện, “Khi Chiều Tới Gió Reo Trên Lá Rừng Phong”, Văn, số 40, California, 10/1985, tr. 59.

② Người Việt, số 5375, op. cit., tr. C3

③ Ở Orange County, khu Little Saigon được hình thành chủ yếu tại hai thành phố Westminster và Garden Grove từ khoảng năm 1980. Có khoảng 135 ngàn người Việt cư trú ở Orange County (tham khảo Endo Satoshi 遠藤聡, Suy Nghĩ về Chiến Tranh Việt Nam

る』, Akashi Shoten xuất bản, 2005, tr. 190).

20
『ベトナム戦争を考え

Nguồn Thơ Thi Sĩ Seamus Heaney Giải Nobel Văn Chương 1995, và tác

phẩm Nguyễn Du Đại Thi Hào Dân Tộc bàn về Nguyễn Du và Truyện Kiều

một kiệt tác văn học cổ điển Việt Nam. Liên quan đến tư tưởng Phật Giáo, năm 1994, ông cho in Sự Chuyển Động Toàn Diện của Tâm Thức trong Tư

Tưởng Phật Giáo Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng, tới năm

1998, xuất bản hai cuốn mỏng Tinh Túy Trong Sáng của Đạo Lý Phật Giáo

và, Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương.

Năm 2000, ông xuất bản một loạt tác phẩm như Một Đêm Siêu Hình với Hàn

Mặc Tử và Một Ngày Vô Hình với Henry Miller, William Carlos Williams và

Joseph Brodsky tập thi luận bàn về thi sĩ cận đại của Việt Nam là Hàn Mặc

Tử và mấy tác giả khác, rồi Đối Mặt với 1000 Năm Cô Đơn của Nietzsche, rồi

Khai Ngôn cho Một Câu Hỏi Dễ Hiểu: Triết Học Là Gì?, và Trên Tất Cả Đỉnh

Cao Là Lặng Im thi tập thứ hai sau Ngày Sanh của Rắn.

Sau cùng, xin điểm sơ qua sự tình gần đây của ông.

Tháng 5 năm 1998, khi người viết đến thăm PCT lần đầu tiên, lúc đó ông

đang tá túc ở chùa Viên Thông một ngôi chùa Việt Nam ở Long Beach phía nam Los Angeles. Mới hỏi: «Chớ sao ông sống trong chùa?», bèn đáp: «Tôi là ác ma, ở đây cho mấy con ma khác khỏi có héo lánh», lại hỏi: «Ông theo phái nào?», liền đáp: «Đâu phái!» (ý là «Phái ở đâu?», «Chả có phái nào hết»). Vậy mà trên giấy tờ lại ghi rành rành ông làm Trưởng Phòng Nghiên Cứu của Viện

Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới có địa chỉ tại ngôi chùa Việt Nam

thuộc ngoại ô Los Angeles.

Thời điểm 1998 ông đã chia tay với người vợ của thời viết Đi Cho Hết Một

Đêm, cũng như đã kết hôn lần thứ tư, nhưng người vợ này sống ở Úc mà ông

thì chỉ có quốc tịch Pháp và Mỹ, cho nên ông cứ đi đi về về giữa Úc với Mỹ

bằng visa du lịch, hết sống với vợ nửa năm bên Úc lại quay về Mỹ vô chùa

xin ở đậu.

Sau đó vợ ông cũng di trú sang Mỹ, hiện tại năm 2009, ông sống trong căn

nhà do vợ ông mua ở Houston bang Texas (nói theo kiểu của ông là ‘đang bị ở tù’), và vẫn viết lai rai.

Chương Mở Đầu 21

Trên đây chỉ là vắn tắt cuộc đời Phạm Công Thiện trong phạm vi nhìn nhận

của bản thân người viết. Còn nhiều tình tiết nữa nhưng thiết nghĩ chừng này

hình ảnh về một nhân vật chắc cũng đủ rồi, bởi vì việc quan trọng hơn kể từ

bây giờ phải là thâm nhập trực tiếp vào trước tác của ông. Tuy nhiên, những

hành động trật khỏi quỹ đạo thông thường cùng với bao nhiêu là chữ nghĩa

quá khích của ông như đã trích dẫn, rất dễ gây ấn tượng mang hơi hướm chủ

nghĩa phá hoại hoặc chủ nghĩa hư vô, và quả thật trên thực tế đã có không ít phê phán nhắm vào ông theo cách hiểu như thế. Xóa đi những ngộ nhận cố chấp đó, cũng là một thách thức lớn đối với người viết, nhưng ngay đây có lẽ nên thêm vài dòng giải thích.

Sự thực, PCT có chủ trương ‘phá hoại’ nhưng đó không phải là phá hoại ở mức độ kiểu như gây nguy hại cho con người hay đập phá đồ đạc các cái. Phá hoại theo cách đó thì chiến tranh đã làm hết rồi. Với lòng xác tín «Con người là kẻ nô lệ của Ngôn Ngữ» (MK 192) mà ông lãnh ngộ được qua quá trình tu tập Thiền, sự phá hoại của PCT như ông đã hùng hồn tuyên bố: «đối với riêng tôi, suốt đời, tôi vẫn sống trên con đường tiêu diệt tất cả mọi lý tưởng» (YM xxxv), «Tôi phá hủy tất cả mọi ý thức hệ»① , đó là phá hoại cái vọng niệm sẵn có trong ngôn ngữ như lý tưởng hay lý niệm chẳng hạn , đều là thứ do con người cấu trúc nên vậy mà bất chấp, ngược lại, hoàn toàn bị nó câu thúc. Năm 1969, trên tờ Vietnam Courier (Việt Nam Tân Báo) do Bắc Việt Nam phát hành, giáo sư Dân Tộc Học của Nam Việt Nam là Lê Văn Hảo đã

viết một bài bằng tiếng Anh nhằm cho thế giới biết về ‘sự thất bại hoàn toàn

của Chủ nghĩa Thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam’, trong đó liệt kê tác phẩm

của PCT như là một trong những ‘khuynh hướng bệnh hoạn’ , rồi kết tội là

‘thứ triết học thuộc duy niệm (idealistic) mang tính phản động’ ‘đã khiến

người đọc lãng quên hiện thực khắc nghiệt của xã hội và đấu tranh cách

mạng’② . Có điều, tư tưởng của PCT tuyệt đối không phải là Duy Niệm Luận (Idealism). Mà là tư tưởng nhắm tới phá hoại tất cả mọi ý thức hệ.

① Phạm Công Thiện, Hố Thẳm Tư Tưởng, in lần 2, An Tiêm xuất bản, Sài Gòn, 1967, tr. 159.

② Prof. L.V.H., “Complete Failure of U.S. Neo-Colonialism in South Viet Nam”, Vietnam Courier, no. 215, Hanoi, 5/5/1969, p. 4.

22

Dẫu vậy, việc ông tuyên bố phá hoại giá trị do ngôn ngữ mang lại, dám

không chừng sẽ bị quy chụp là mang khuynh hướng chủ nghĩa hư vô, và sự thực đã có một tạp chí nghiên cứu văn học mang tên Tạp chí Văn Học lên tiếng phê phán: «Phát biểu tập trung nhất cho tư tưởng hư vô chủ nghĩa là

Phạm Công Thiện»①. Tuy nhiên, bản thân PCT phân biệt rạch ròi giữa ‘hư vô’

và ‘chủ nghĩa hư vô’, ông đã phản luận: «Chính Cộng Sản là quái thai lộn đầu

của chủ nghĩa hư vô quốc tế. Hư vô không có chủ nghĩa. Hư vô là Hư vô qua

Hư vô với chính Hư vô. Hư vô không có nguyên lý, dù là nguyên lý đồng nhất

tối thượng: ‘Hư vô = Hư vô’. (lược) Hư vô không thuộc về nó②, không thuộc về Leopardi. Hư vô không thuộc về ai cả, mà tất cả đều thuộc về hư vô» (ĐĐ 218). ‘Hư vô’ mà PCT nói tới mang ý nghĩa của ‘hư vô’ mà các Thiền sư Việt

Nam đã từng viết ra, nghĩa là ‘Không tính’ của tư tưởng Phật Giáo Đại Thừa.

Đó không phải chủ nghĩa cũng chẳng phải nguyên lý, cho nên không cần dựa dẫm vào thứ gì hết. Cộng sản cũng không, Tư bản cũng không, chống Cộng cũng không, thậm chí dựa vào lập trường ‘Hư vô’ tức ‘Không tính’ cũng không luôn.

Chính Tư Tưởng Không Tính của Bát Nhã không đứng từ một vị trí nào cả, ngay cả cái gọi là ‘ vị trí của Không Tính’. Tư tưởng Bát Nhã tiêu diệt tất cả vị

trí lập trường, kể cả vị trí lập trường Phật Giáo, kể cả vị trí lập trường Không

Tính, tiêu diệt tất cả ý thức hệ mà không rơi vào chủ nghĩa Hư Vô: đó là Hành

động Thuần túy tự do triệt để Giải phóng con người toàn diện.③ (TV 67)

① (tg.) Phan Đắc Lập, “Truyện ‘Chưởng’ của Kim Dung, Một Công Cụ Nô Dịch Văn Hóa và Tư

Tưởng của Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Mỹ”, Tạp chí Văn Học, số 4, Hà Nội, 1977, tr. 68. (nd.) Bài này có đăng lại trong quyển Văn Hóa, Văn Nghệ Miền Nam Dưới Chế Độ Mỹ-Ngụy, Tập II, Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1979, tr. 317.

② (nd.) Chữ ‘nó’ ở đây ý là PCT đang tự gọi mình.

③ Đoạn văn này không biết có chịu ảnh hưởng từ Suzuki Daisetz không nữa? Bởi vì Suzuki Daisetz từng viết: «Ngay cả lập trường của Không cũng phải bị đá văng đi. Cách duy nhất để được cứu là ném mình xuống thẳng hố thẳm không đáy.» (Even the foothold of Sunyata must be kicked off. The only way to get saved is to throw oneself right down into a bottomless abyss.) (Suzuki Daisetz 鈴木大拙, Đường Đến Thiền Học 『禅学への道』, Sakamoto Hiroshi 坂本弘 dịch, Art Days xuất bản, 2003, tr. 53). Cũng trong sách này có in kèm bản gốc tiếng Anh xuất bản năm 1934, An Introduction to Zen Buddhism. Đoạn Anh ngữ tương ứng xem trang 40.

Chương Mở Đầu 23

Đối với PCT, ‘giải phóng’ mà phải nhờ vào một ý hệ nhất định hay một chủ

nghĩa riêng biệt nào đó thì chẳng khác nào sa vào vòng ‘nô lệ’ của nó.

Cả hai vụ phê phán PCT nãy giờ nêu ra, đều là sản phẩm của thời đại chiến tranh lạnh, ý hệ đương thời được phản ánh rõ rệt trong từng chữ nghĩa của

người phê phán①. Tuy nhiên, thời đại đối lập ý hệ đã chấm dứt, Việt Nam của

① (tg.) Trong thời kỳ phân chia Bắc-Nam từ 1954 đến 1975, miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đã quy định chính sách của miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) là Chủ nghĩa Thực dân mới Mỹ–Ngụy, trừ cái thứ được gọi là ‘ văn học giải phóng’ ra, còn lại hết thảy sách báo văn nghệ xuất bản dưới chính quyền Sài Gòn đều bị coi là làm cho con người miền Nam trụy lạc. Năm 1975, hai miền Nam-Bắc thống nhất được là do sự lãnh đạo của Bắc Việt, chính vậy cho nên đến tận bây giờ, cái nhìn về văn học - tư tưởng miền Nam trên cơ bản chẳng có gì thay đổi, vẫn bị loại khỏi dòng chủ lưu không được ghi chép lịch sử chính thức.

Theo ông Nguyễn Hưng Quốc, từ những năm đầu của thập niên 1960, miền Bắc đã gọi văn học miền Nam là ‘văn học thực dân mới’, và tỏ ra khinh miệt cái địa vị đó. Ông cho biết, theo con số mà hai ông Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức đưa ra, thì từ 1954 cho đến 1975, số luận văn và ký sự phê phán văn học miền Nam lên tới 284 bài, vậy thì sau 1975, chắc tính số lượng thôi cũng không thể dưới con số đó được rồi (cf. Nguyễn Hưng Quốc, Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản 1945–1990, Văn Nghệ, California, 1996, tr. 198). Còn theo nhà văn Võ Phiến, sau ngày Sài Gòn thất thủ, sách vở sáng tác dưới chính quyền miền Nam cũng gặp cảnh ‘phần thư’ cay đắng, tủ sách gia đình ông bị tịch thu ngang nhiên (cf. Võ Phiến, Văn Học Miền Nam: Tổng Quan, Văn Nghệ, California, 2000, tr. 421–441). PCT kể rằng: «〔trước tác của tôi〕 bị đốt sạch, và bị cấm 〔đọc〕 bởi thể chế mới của Việt Nam 〔thể chế Đảng Cộng Sản〕» [et maintenant elle est brûlée et interdite par le nouveau régime du Vietnam] (TB 71). Tuy nhiên, đó là sự tình ngay sau chiến tranh, chứ đối với hiện tại, chuyện này có hơi nói quá. Tức là sách của PCT đâu có bị đốt hết, ít ra là khoảng nửa sau thập niên 1990, sách ông vẫn được bày bán công khai tại các tiệm sách cũ ở Hà Nội và Sài Gòn, chính người viết đã mua được, chẳng những vậy còn có thể mượn đọc ngay tại Thư viện Khoa học Xã hội Sài Gòn. Có điều cho đến lúc này, vẫn chưa thấy tái bản chính thức sách của PCT trong phạm vi quốc nội Việt Nam (hiện tại năm 2009, có nghe phong thanh về dự định tái bản trong nước).

Nói gì nói, một khi đã có định kiến từ đầu rằng văn nghệ miền Nam chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ-Ngụy, thì những lời bình phẩm về một PCT nguyền rủa nước Mỹ hay báng bổ quyền uy gì đó, dù muốn dù không cũng sẽ trở nên mơ hồ. Trong quyển Nhìn Lại Tư

Tưởng Văn Nghệ Thời Mỹ Ngụy, giáo sư Lê Đình Kỵ đã trích dẫn đoạn văn PCT thét gào gọi tên một loạt tác gia tên tuổi trên thế giới rồi kích động «Hãy đốt tất cả những quyển sách của nhân loại» (YM 125), nhưng do không thể phủ định hoàn toàn rằng câu gào thét đó đơn giản chỉ là ‘chủ nghĩa hư vô’, nên ông đành miễn cưỡng buông ra mấy câu: «Thái độ phủ định cuồng loạn này có thể có ‘ý nghĩa’ nào đó trong xã hội Mỹ-Ngụy, nhưng lối nói ngông nghênh, vô chính phủ không thể coi là nghiêm túc.» (Lê Đình Kỵ, Nhìn Lại Tư Tưởng Văn Nghệ Thời Mỹ Ngụy, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr. 149–150). Cũng trong sách này, khi nói về tạp chí Tư Tưởng mà PCT từng đóng vai trò cốt cán, giáo sư Lê Đình Kỵ chỉ trích đây là tạp chí «hầu như cũng chỉ để phổ biến chủ nghĩa hiện sinh», rồi nêu ra tên của Heidegger với tư cách đại diện của chủ nghĩa này, như vậy chẳng khác nào tự mình phô diễn sự thiếu hiểu biết về Heidegger (đặc biệt

24

ngày hôm nay cũng đang cuốn vào vòng xoáy toàn cầu hóa, điển hình bằng

việc kinh tế phát triển nổi bật những năm gần đây rồi năm 2007 gia nhập

WTO chẳng hạn. Chính vì cái trạng huống hiện tại như vậy, kể từ đây người viết bắt đầu chất vấn ý nghĩa tác phẩm của ông đặt trong thời đại chiến tranh

Việt Nam và cả ý nghĩa ngày hôm nay của nó, chứ không đứng từ một giác

độ ý hệ riêng biệt nào để phủ định tuyệt đối tư tưởng PCT, cũng không viện lý

do khó hiểu mà nhắm mắt ngó lơ coi như là ‘kính nhi viễn chi’, cũng không

tỏ ra thích thú với lối sống bạt mạng chưa từng thấy hoặc cho đó là gương

xấu không nên noi theo chẳng hạn.

Dưới bóng vinh quang của chính nghĩa mà lịch sử Việt Nam hiện đại tự hào, không thể lãng quên hố thẳm của Phạm Công Thiện. Chính từ nơi bóng tối không đáy, sẽ giải phóng ra một thứ ánh sáng mới mà con người hiện đại vẫn chưa được biết.

là Heidegger hậu kỳ) (ibid., tr. 80).

(nd.) Về chi tiết ‘284 bài phê phán văn học miền Nam’ trong trích dẫn trên, chúng tôi không rõ đã xảy ra nhầm lẫn ở ông Nguyễn Hưng Quốc hay ở tác giả Nohira, nhưng con số chính xác phải là 286 (cf. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức, Nhà Văn Việt Nam (1945–1975), Tập 1, Nxb Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội 1979, tr. 305).

Chương Mở Đầu 25

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.