No.4 Lưu hành nội bộ Nhận dạng, vòng đời & đặc điểm Phương pháp kiểm soát Bộ máy bên trong cơ thể CÔN TRÙNG ONG






Đỗ Thị Dương Dương PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Xin chào Quý độc giả! Trong môi trường sống có rất nhiều những hệ sinh thái khác nhau. Các loài động vật, côn trùng cùng chung sống theo một quy luật tự nhiên chặt chẽ, chúng cộng sinh và tiêu diệt lẫn nhau và có nhiều côn trùng gây hại đến con người. Để kiếm soát côn trùng hiệu quả và tiết kiệm, điều quan trọng là cần phải nhận dạng chính xác và hiểu sâu về Cấu tạo, hoạt động của bộ máy bên trong cơ thể côn trùng cũng như phương thức sinh sản và phát triển của chúng. Ở các số Tạp chí lần này, mời Quý vị cùng nghiên cứu sâu về sinh lý giải phẫu cấu tạo bên trong của côn trùng. Côn trùng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu dù ở nhà chung cư hay nhà mặt đất thì côn trùng cũng có thể xâm nhập và gây hại. Và chắc hẳn Quý vị cũng dành nhiều mối quan tâm đến việc giải quyết bài toán về sự xuất hiện của những loại côn trùng có hại trong nhà hay trong không gian sinh hoạt. Để đáp ứng nhu cầu đó, chúng tôi cung cấp giải pháp về kiểm soát côn trùng và nhận thấy đây là ngành cần thiết, cấp bách cho sức khỏe con người. Trong thế giới loài côn trùng thì Ong là một trong số những loài xuất hiện nhiều và là loài côn trùng vừa có ích và vừa có hại. Để kiểm soát và khai thác lợi thế từ loài ong, xin mời Quý vị cùng ban biên tập tìm hiểu loài côn trùng theo mùa với những đặc điểm nhận dạng, đặc tính sinh học của chúng. Và mọi người cũng có thể tham khảo thêm những phương pháp kiểm soát và cách phòng tránh để ong không gây hại đối với con người. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự đón đọc của Quý độc giả. Trân trọng!



CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Đỗ Thị Dương Bùi Tuấn Anh Nguyễn Thị Yến Nguyễn Kim Thi Hà Thị Hạnh Vân Nguyễn Bảo Đại Nguyễn Tiến Dũng Phạm Hoàng Tú Ngô Thùy Dung Nguyễn Văn Thọ Đỗ Thị Dương Phòng Phát triển Cộng đồng Nguyễn Tất Hồng Dương TỔNG BIÊN TẬP PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BIÊN TẬP & THIẾT KẾ LIFE BALANCE www.lifebalance.vnwww.facebook.com/lifebalance.vn BÌNH MINH XANH www.facebook.com/pestmanagement.vnpestmanagement.vn






- Pest ControlPhương pháp kiểm soát xử lý ong - Insect ecologyCấu tạo và Hoạt động của bộ máy bên trong cơ thể côn trùng -Seasonal pestNhận dạng, vòng đời và đặc điểm của loài ong 56 38 06



THỂ XOANG VÀ VỊ TRÍ CÁC BỘ MÁY BÊN TRONG

06
CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA BỘ MÁY BÊN TRONG CƠ THỂ CÔN TRÙNG (Mặt cắt ngang phần bụng) 1. Đường tiêu hóa; 2. Xoang máu lưng; 3. Màng ngăn lưng; 4. Xoang ruột; 5. Màng ngăn bụng ; 6. Xoang máu bụng; 7. Chuỗi thần kinh; 8. Thể mỡ; 9. Tế bào quanh tim; 10. Tuần hoàn (Vẽ theo Snodgrass) Thể xoang là khoảng cách do vỏ cơ thể tạo thành và chứa các bộ máy bên trong. Trong xoang có 2 vách mỏng (màng ngăn) dọc cơ thể tạo thành ba phần xoang nhỏ là: Xoang máu lưng, xoang máu bụng và xoang máu quanh ruột.
Trong xoang chứa đầy máu và các cơ quan. Bộ máy tuần hoàn là một mạch máu chính nằm ở xoang máu lưng. Bộ máy thần kinh nằm ở xoang máu bụng. Bộ máy tiêu hoá, bài tiết nằm ở giữa xoang ruột, bộ máy sinh dục phân bố ở phía dưới mặt lưng sau ống tiêu hoá. Ngoài ra trong xoang còn chứa thể mỡ là cơ quan dự trữ và bài tiết cùng hệ thống cơ làm cho côn trùng có thể vận động được.

07


CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỦA BỘ MÁY BÊN TRONG CƠ THỂ CÔN TRÙNG HỆ CƠ CÔN TRÙNG Cơ phân bố chủ yếu ở: đầu, ngực, cánh và bụng côn trùng. Cơ côn trùng được phân thành 2 nhóm: nhóm cơ vỏ và cơ nội quan. Cơ vỏ (cơ vách): Là nhóm cơ vận động, một đầu bám vào vách trong của vỏ cơ thể, 1đầu gắn với bộ phận vận động như chân, cánh, hàm, râu...Hoặc cả 2 phía gắn với các bắp thịt ở ngực và bụng. Cơ vách chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể. Cơ nội quan: Là nhóm cơ thuộc các bộ máy bên trong và màng ngăn cơ thể, chiếm tỷ lệ ít hơn cơ vỏ, phân bố dưới dạng các sợi cơ riêng lẻ hoặc thành mạng. Về cấu tạo, cơ gồm nhiều thớ sợi dọc gọi là thớ nguyên, bên trong của thớ nguyên có các phân tử protit sắp xếp không đồng đều hình thành nên khu sáng và tối xen kẽ. Tạo nên các vân ngang. 08



Đặc tính sinh lý của cơ Cơ côn trùng có tính hưng phấn và co giãn: Khi một điểm cơ bị tác động bởi 1 kích thích đơn giản, làm cho cơ hưng phấn. Khi hưng phấn đạt đến trạng thái đầy đủ nó được truyền đi khắp cơ thể, lúc đó xuất hiện hiện tượng co giãn cơ. Thời gian từ lúc bị kích thích đến khi có hành động co giãn gọi là thời gian tiềm phục. Nếu chỉ có 1 kích thích đơn giản thì sau khi cơ co vào thì lập tức lại giãn ra. Nếu trong thời gian tiềm phục lại có kích thích tiếp làm cho cường độ co giãn tăng lên thì xuất hiện hiện tượng co giãn phức hợp. Tác động Hưng phấn Lan truyền Co giãnTT đầy đủ Thời gian tiềm phục c 09




10




Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình co giãn cơ thịt Khi cơ co giãn sẽ xảy ra 4 phản ứng như sau: 1. ATP ADP + H3PO4 cao năng 2. Arginin photphoric Arginin + H3PO4 cao năng. 3. Glucogen Axit lactic + năng lượng 4. Axit lactic + O2 CO2 + H2O + năng lượng Trong các phản ứng trên, 3 phản ứng đầu xảy ra trong điều kiền không có oxi. ATP và Arginin photphoric không bị mất đi, nó chỉ chuyển hoá cho nhau và được tổng hợp lại, chỉ có Glucogen bị tiêu hao vì sản sinh ra a. lactic. Số a. lactic sản sinh ra chỉ 20 % oxy hoá tạo ra năng lượng, còn 80 % dùng để tổng hợp lại Glucogen. 11



BỘ MÁY TIÊU HÓA Cấu tạo Bộ máy tiêu hoá của côn trùng là một ống dài nằm dọc theo chiều dài cơ thể và ở giữa thể xoang, bắt đầu từ miệng ở phía đầu và kết thúc là lỗ hậu môn ở đốt cuối bụng. Nó được chia làm 3 phần: Ruột trước, ruột giữa và ruột sau . 1. Khoang miệng ; 2. Hầu ; 3. Thực quản ; 4. Manh tràng ; 5. Diều ; 6. Dạ dày cơ; 7. Ruột thẳng; 8. Lỗ hậu môn; 9. Ruột non và ruột già ; 10. Ống Malpighi. (Vẽ theo Snodgrass ) 12 Ruột trước Ruột giữa Ruột sau



Dạ dày trước là 1 túi cơ, vách cơ dày và có nhiều gờ kitin cứng hình răng, làm nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Đối với côn trùng ăn thức ăn rắn dạ dày trước rất phát triển, côn trùng ăn thức ăn dạng lỏng không phát triển dạ dày này Ruột giữa: Là 1 ống dài tương đối đồng đều 1 đầu nối với ruột trước, phía sau nối với ruột sau. Ruột giữa thông với 1 số túi kín ở phía đầu gọi là manh tràng (hay túi thừa) giúp tăng bề mặt tiếp xúc của ruột. 13


Ruột trước: Gồm có miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ (dạ dày trước).
Diều là bộ phận phình to sau thực quản, làm nhiệm vụ cất giữ thức ăn để chuyển dần xuống dạ dày trước hoặc ruột giữa. Đối với côn trùng bộ cánh cứng, cánh thẳng thì thức ăn ở đây được tiêu hoá một phần.

Chức năng chính của ruột giữa là tiêu hoá và hấp thụ thức ăn đồng thời đẩy các chất bã xuống ruột sau để thải ra ngoài. Một số men tiêu hoá như sau: Men Cacbohydraza: phân giải các loại đường đa thành đường đơn dễ tiêu hóa qua thành ruột, gồm các men như Saccaraza, Amilaza, Maltaza… Những men này có nhiều trong tuyến nước bọt. Đường đa Cacbohydraza Đường đơn Men Proteaza: Do các tế bào vách trong của ruột giữa tiết ra. Có tác dụng phân giải protein thành polipeptit, sau đó được phân giải tiếp thành các axit amin. Protein Proteaza Polipeptit Peptidaza axit amin Men Lipaza: do ruột giữa tiết ra, có tác dụng chuyển hoá lipit thành glixerin và axit béo. Lipit Lipaza glixerin + axit béo Ngoài ra tuỳ theo chế độ ăn, một số loài còn có một số loại men đặc trưng khác như: Triptaza, invectaza enzim tiêu hoá chất sáp, chất sừng. Ruột sau: Giáp giới giữa ruột giữa và ruột sau là các ống Malpighi. Ruột sau có bao phủ kitin ở vách trong, được chia làm 3 phần: ruột non, ruột già, và ruột thẳng. Ruột sau không có men tiêu hoá nên không làm nhiệm vụ tiêu hoá mà chỉ làm nhiệm vụ thu hồi lại nước ở trong phân trước khi thải ra ngoài. 14






Quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của côn trùng Thức ăn khi đưa vào cơ thể không thể sử dụng ngay được mà phải qua nhiều khâu tác dụng cơ học và hoá học mới được hấp thụ vào cơ thể. Tác động cơ học: Là quá trình nghiền nhỏ thức ăn bằng hàm trên của côn trùng kiểu miệng gặm nhai và sự co bóp của dạ dày trước ở một số côn trùng khác. Tác động hoá học: Là sự thuỷ phân 3 chất chính trong thức ăn là protit, gluxit, lipit nhờ các men Proteaza, cacbohydraza và lipaza. Các hợp chất cao phân tử được chuyển hoá thành các chất đơn giản, dung dịch thấm qua vách ruột giữa đi nuôi cơ thể. Tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh: Để tiêu hoá được celluloza Mối cần có tiêm mao trùng Tryxonymphi ký sinh trong ruột. Vi sinh vật này vào cơ thể qua nguồn thức ăn hoặc truyền từ mẹ sang con. Tiêu hoá ngoài cơ thể: Là hình thức tiêu hoá đặc biệt. Côn trùng tiết men tiêu hoá vào thức ăn để phân giải trước khi hút vào cơ thể. Đây là kiểu tiêu hóa đặc trưng của côn trùng ăn thịt và 1 số loài ăn thực vật. Ví dụ: Ấu trùng bọ rùa, bọ xít, rệp phấn vải, chuồn chuồn cỏ ... 15


Chức năng của ống Malpighi: Hút những chất cặn bã như: Chất thải của quá trình tiêu hoá Chất thải của quá trình oxi hoá (CO2, H2O) Muối của axit uric như urat kali, urat natri, biến đổi thành axit uric kết tinh đổ vào ruột sau thải ra ngoài. +++
16
Cấu tạo và hoạt động của bộ máy bài tiết Ống Malpighi Thể mỡ Tế Bào thận Hệ thống ống Malpighi Là những ống nhỏ dài, 1 đầu bịt kín nằm lơ lửng trong xoang máu quanh ruột, 1 đầu thông với ống tiêu hoá chỗ tiếp giáp giữa ruột giữa và ruột sau. Một số loài côn trùng khác nhau, vị trí của ống cũng khác nhau

VD: Sâu non bộ cánh vảy đính vào đầu ruột sau, rệp sáp đính vào ruột giữa Số lượng ống thay đổi tuỳ theo loài côn trùng. Bộ cánh cứng có 4-6 ống, bộ cánh thẳng 30 - 120 ống, cũng có loài không có như họ đuôi kìm, bộ đuôi bật.
BỘ MÁY BÀI TIẾT

tan trong nước, được tế bào chân ống Malpighi hấp thụ trở lại xoang máu, còn axit uric khó hoà tan nên được tích tụ lại ở chân ống Malpighi đến 1 lượng đủ lớn để thải ra ngoài. Cơ chế hoạt động: KHCO3Xoang máu Dễ tan KhóTíchtantụ CO2 KHCO3 NaHCO3 + a.Uric Muối Urat + H2O Malpighi NaHCO3 + H2O + a. uric Thể mỡ: Vị trí: Nằm dưới da, xung quanh ống tiêu hoá Chức năng: Dự trữ năng lượng và bài tiết (Thể mở không trực tiếp đưa chất cặn bã ra ngoài như ống Malpighi mà tích luỹ dưới dạng tinh thể và chuyển dần cho ống Malpighi thải ra ngoài). Tế bào thận: Vị trí: Phân bố rải rác trong cơ thể đặc biệt phân bố nhiều xung quanh mạch máu Chứclưngnăng: Tế bào thận hấp thụ các chất cặn bã trong máu (NH3, protein, diệp lục…) và phân giải chúng rồi chuyển cho ống Malpighi để thải ra ngoài. 17
Trong xoang máu luôn xảy ra sự kết hợp giữa các muối cacbonat kali a. (KHCO3) hay muối cacbonat natri a. (NaHCO3) với axit uric để tạo thành các muối urat (muối urat K hay urat Na) và nước. Sản phẩm tạo thành này được đầu ống Malpighi hấp thụ và vận chuyển dần về phía chân ống, chúng kết hợp với cacbonic (CO2) để tạo thành các muối KHCO3 và NaHCO3, nước và a. uric. Trong đó các muối KHCO3 và NaHCO3 dễ hoà



BỘ MÁY TUẦN HOÀN

18

Tuần hoàn của côn trùng là tuần hoàn hở, máu tràn ngập khắp trong xoang cơ thể, trong khe hở giữa các cơ quan. Chỉ một phần máu lưu thông trong 1 mạch máu duy nhất gọi là mạch máu lưng. Mạch máu lưng nằm ở xoang lưng gồm 2 phần: Chuỗi tim và động mạch chủ. Chuỗi tim: Là hệ thống các buồng tim nối tiếp nhau, bắt đầu từ đốt bụng cuối cùng đến đốt bụng thứ 2. Đa số côn trùng có 9 tim. Mỗi tim có lỗ ở phía trước và phía sau, qua lỗ này máu từ xoang cơ thể được hút vào buồng tim; 2 van tim ở hai bên. Động mạch chủ: Là 1 ống thẳng tiếp nối với chuỗi tim, bắt đầu từ đốt bụng thứ nhất và kết thúc ở phía trong đầu. Chức năng là dẫn máu được bơm từ chuỗi tim ra phía trước. Cấu tạo bộ máy tuần hoàn A - Buồng tim và vị trí van tim B - Bộ máy tuần hoàn dế dũi 1. Van tim ; 2. Lỗ tim ; 3. Động mạch 4. Buồng tim ; 5. Cơ tim
Cấu tạo và hoạt động của bộ máy tuần hoàn
Hoạt động: Hoạt động được thực hiện qua hiện tượng co bóp buồng tim của các vách ngăn ở mỗi buồng tim. 1. Khi tim phình ra (tim trương), lỗ tim trước đóng lại, lỗ tim sau và 2 val tim mở ra. Máu từ tim sau và hai bên xoang máu dồn vào. 2. Khi tim bóp lại (tim thu), lỗ tim trước mở ra, tim sau và 2 val tim đóng lại, máu được đẩy dồn lên tim trước. Cứ như vậy máu được được dồn từ bụng lên đầu. Từ đầu máu chảy xuyên qua các xoang đi khắp cơ thể sau đó lại chảy về tim. 19


BỘ MÁY HÔ HẤP Máu là chất hoãn sung để giữ cơ thể côn trùng có q áp suất thẩm thấu nhất định . Côn trùng gồm 1 mạng lưới ống dẫn khí nằm rải rác khắp cơ thể gọi là ống khí quản. Ống khí quản liên hệ trực tiếp với bên ngoài qua lỗ thở và thông với tất cả các mô tế bào qua mạng lưới ống vi khí quản. Những ống có đường kính từ gọi là khí quản. Những ống có đường kính gọi là vi khí quản. Ở một số loài côn trùng có đoạn ống vi khí quản phình to gọi là túi khí 1. Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể 2. Vận chuyển các chất cặn bã từ các bộ phận thải đến cơ quan bài tiết để thải ra ngoài 3. Máu có chức năng bảo vệ nhờ sự hoạt động của các thực bào 4. Máu tham gia vào hàn gắn vết thương trên bề mặt cơ thể 20 Khí quản Lỗ thở


Côn trùng gồm 1 mạng lưới ống dẫn khí nằm rải rác khắp cơ thể gọi là ống khí quản. Ống khí quản liên hệ trực tiếp với bên ngoài qua lỗ thở và thông với tất cả các mô tế bào qua mạng lưới ống vi khí quản. Những ống có đường kính từ gọi là khí quản. Những ống có đường kính gọi là vi khí quản. Ở một số loài côn trùng có đoạn ống vi khí quản phình to gọi là túi khí Sơ đồ cấu tạo ống khí quản A- Sơ đồ phân nhánh ống khí quản ; B- Cấu tạo ống khí quản 1. Lỗ thở; 2. Da côn trùng; 3. Tế bào biểu mô; 4,10. Lớp intima; 5. Ống vi khí quản; 6. Ống khí quản chính ; 7. Khí quản và nhánh khí quản; 8. Nhánh khí quản; 9. Vùng tế bào hình sao của vi khí quản ; 11. Vòng xoắn tacnidia (Vẽ theo Wigglesworth) Bộ máy hô hấp Khí quản Vi khí quản Lỗ thở
Cấu tạo và họt động của bộ máy hô hấp
21


Khí quản: có nguồn gốc do tầng phôi ngoài và có cấu tạo giống da côn trùng. Mặt trong có gờ xoắn ốc hóa kitin nhờ đó làm cho khí quản không bị bẹp khi vận động. Vi khí quản: Là những ống nhỏ đi vào từng tế bào của cơ thể côn trùng. Chúng không có cấu tạo kitin và gờ xoắn ốc như khí quản. Trong vi khí quản chứa đầy huyết dịch để đảm bảo cho quá trình trao đổi khí dễ dàng. Lỗ thở: Phân bố dọc hai bên sườn mỗi đốt cơ thể trừ đốt đầu, đốt ngực trước và đốt cuối cùng của bụng là không có lỗ thở. Số lỗ thở tuỳ thuộc vào loài côn trùng. Keilin (1944) chia ra 3 loại chính: 1. Loại nhiều lỗ thở: Có ít nhất 8 đôi lỗ thở 2. Loại ít lỗ thở: Có ít nhất 1-2 đôi 3. Loại không có lỗ thở: Là loài hoặc là hoàn toàn không có lỗ thở hoặc có lỗ thở nhưng đã bị bịt kín không hoạt động được. 22




23



HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY HÔ HẤP
Hô hấp bằng khí quản:Là quá trình hút khí O2 và thải CO2 Các phương thức hô hấp khác: 1. Hô hấp bằng da: Là phương thức hô hấp điển hình của những loài côn trùng không có hệ thống khí quản: Ví dụ: Ruồi 2. Hô hấp bằng mang: Điển hình là loài côn trùng sống dưới nước. Ví dụ: Niềng niễng, bọ xít nước…


24
3. Hô hấp của côn trùng sống ký sinh: Lấy O2 qua đường hô hấp của vật chủ. Ví dụ: ruồi, ong ký sinh có ống thở hình móc câu xuyên qua lớp da ký chủ để lấy không khí bên ngoài, có loài ống thở vươn đến khí quản của ký chủ để lấy oxy. Ý nghĩa việc nghiên cứu bộ máy hô hấp của côn trùng trong công tác phòng trừ sâu hại 1. Hô hấp là quá trình hút O2 và thải CO2. Trong phòng trừ sâu hại ta ức chế được 1 trong 2 yếu tố này thì côn trùng sẽ chết 2. Côn trùng có hệ thống khí quản dày đặc, rất thuận lợi cho việc dùng các loại thuốc hơi độc để phòng trừ. Trước hết tìm các loại thuốc có tác dụng bịt kín lỗ thở hoặc phá vỡ vách khí quản, vi khí quản hoặc hoà tan chất béo của các mô côn trùng (ví dụ. các nhóm dầu nhờn hoặc dầu hỏa). Các loại thuốc xông hơi có tác dụng gây rối loạn quá trình hô hấp của côn trùng, côn trùng sẽ bị chết.
BỘ MÁY THẦN KINH Cấu tạo và hoạt động của bộ máy thần kinh Bộ máy thần kinh côn trùng được chia làm 3 hệ: >> Hệ thần kinh trung ương >> Hệ thần kinh giao cảm >> Hệ thần kinh ngoại vi Những hệ thần kinh này đều do thần kinh nguyên và hạch thần kinh cấu tạo nên. 25


1.

26
thần
quan
ứng. 3. Thần
nguyên liên
nhiệm vụ dẫn truyền
nhiều
vận động và liên hệ là hạch thần
Căn cứ vào chức năng của thần kinh nguyên chia làm 3 loại: Thần kinh nguyên cảm giác, thần kinh nguyên vận động và thần kinh nguyên liên hệ. Thần kinh nguyên cảm giác năm ngoài hệ TK trung ương, làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh từ cơ quan cảm giác về thần kinh trung ương. 2. Thần kinh nguyên vận động nằm ở hệ thần kinh trung ương làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh từ hệ kinh trung các cơ cảm kinh hệ làm các xung kinh này đến thần kinh nguyên kia. của tế bào thần kinh nguyên cảm giác, kinh
ương đến
động TK từ thần
nguyên
4. Tập hợp

Não trước: Phát triển hơn cả, là trung tâm điều khiền của mắt Não giữa: Phân nhánh tới râu, là trung tâm điều khiển hoạt động của râu đầu Não sau: Điều khiển hoạt động của môi trên và là nơi xuất phát của thần kinh phản hồi. Hạch thần kinh dưới hầu: chi phối hoạt động của bộ phận miệng và phần trước của ống tiêu hoá. Chuỗi hạch thần kinh bụng:
là 1 chuỗi các đôi hạch thần kinh gồm 3 đôi hạch thần kinh ngực và 8 đôi hạch thần kinh bụng. Các đôi hạch ngực điều khiển hoạt động của chân và cánh, các đôi hạch bụng điều khiển sự đóng mở của các lỗ thở, bộ phận sinh dục ngoài và lông đuôi. Thần kinh giao cảm chi phối hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể và hệ cơ, được chia thành 3 phần chính: 1. Phần miệng - dạ dày: Điều khiển hoạt động của môi trên, ruột trước, tim, động mạch và động tác nuốt của 1 số loài côn trùng. 2. Phần bụng: Điều khiển hoạt động của cơ và cánh côn trùng 3. Phần đuôi: Điều khiển hoạt động của ruột sau và bộ máy sinh dục côn trùng. 27


HỆ THẦN KINH NGOẠI VI Hệ thần kinh ngoại vi nằm ở phía ngoài, gồm ngọn của các thần kinh nguyên cảm giác. Nhờ có thần kinh ngoại vi mà thần kinh trung ương, thần kinh giao cảm liên hệ được với các cơ quan khác. Hành vi của côn trùng Tất cả mọi hoạt động trả lời lại kích thích của ngoại cảnh gọi là hành vi. Hành vi của côn trùng bao gồm các hoạt động phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, trong đó phản xạ không điều kiện là chủ yếu. 28


29


Phản xạ không điều kiện: Là phản xạ có tính chất bẩm sinh, truyền từ đời này sang đời khác. Là cơ sở cho mọi hoạt động của côn trùng. Phản xạ không điều kiện thay đổi tuỳ theo bộ, họ, loài côn trùng. Chia ra làm 3 loại: Phản xạ đơn giản, xu tính và bản năng. Phản xạ đơn giản: Côn trùng không phân biệt được nguồn kích thích mà lập tức có phản ứng trả lời lại ngay. Ví dụ: phản xạ giả chết của sâu tơ hại rau, bọ xít và bọ cánh cứng Xu tính: Là tính thích của côn trùng. Côn trùng thường hướng đến những kích thích có lợi cho nó, gọi là xu tính dương (xu tính thuận) và lánh xa những kích thích nào không có lợi, gọi là xu tính âm (xu tính nghịch). Dựa vào tính chất của nguồn kích thích người ta chia ra các loại xu tính của côn trùng: Xu tính với ánh, nhiệt độ, đất, nước, ẩm, hoá chất / bẫy bả. Bản năng: Là phản xạ bẩm sinh, là một chuỗi phản xạ không điều kiện xảy ra theo một trình tự nhất định, phản xạ trước là tiền đề cho phản xạ sau. Bản năng là một phản xạ phức tạp gồm nhiều khâu, nếu bỏ qua một khâu nào thì phản xạ đó không thực hiện được. Ví dụ: Tò vò bắt mồi mang về tổ làm thức ăn: Tìm kiếm con mồi, châm vào hạch thần kinh bụng cho con mồi tê liệt, kẹp vào râu con mồi để đưa về tổ. Nếu ta cắt râu con mồi thì tò vò lại đi tìm kiếm con mồi khác. 30


Phản xạ có điều kiện: Là phản xạ được hình thành trong quá trình sống và có thể bị mất đi. Ví dụ: Loài gián Blatella germanica L. ưa bóng tối, sợ ánh sáng nên hoạt động về đêm. Thí nghiệm: Dùng hộp 2 ngăn: 1 tối, 1 có ánh sáng. Theo bản năng loài gián sẽ tập trung ở ngăn tối. Nếu trong ngăn tối đặt 1 dòng điện, gián từ ngăn tối chạy sang ngăn sáng. Cuối cùng gián chạy sang ngăn có ánh sáng ngay cả khi bỏ dòng điện ra khỏi hộp ở ngăn tối. 31




CƠ QUAN SINH DỤC CỦA CÔN TRÙNG Hình 9: Sơ đồ cấu tạo bộ máy sinh dục đực 1. Tinh hoàn ; 2. Ống dẫn tinh ; 3. Túi chứa tinh ; 4. Ống phóng tinh; 5. Thân dương cụ ; 6. Lỗ sinh dục (Vẽ theo Snodgrass) 32



Hình 10: Sơ đồ cấu tạo bộ máy sinh dục cái 1.Dây treo; 2.Buồng trứng;3.Tyến túi cất tinh; 4. Túi cất tinh; 5. Tuyến phụ ; 6. Lỗ sinh dục ; 7. Xoang sinh dục; 8. Ống phóng trứng; 9. Ống dẫn trứng (Vẽ theo Snodgrass) 33




34




4. Đôi tuyến phụ sinh dục đực. Phần phụ sinh dục, ống phóng tinh đưa tinh trùng vào bộ phận giao cấu. Mỗi tinh hoàn gồm nhiều ống tinh, ở đây các tế bào sinh dục đực nguyên thủy phát triển thành tinh trùng. Sau khi được hình thành, tinh trùng từ mỗi ống tinh vào ống dẫn tinh và được tích trữ ở túi chứa tinh. Ở đây tinh trùng sẽ được đổ vào ống phóng tinh cùng với tinh dịch do tuyến phụ sinh dục tiết ra. Tại đây nhờ sự co thắt của lớp cơ vòng bao quanh tiết diện của ống phóng tinh, tinh trùng cùng với tinh dịch được đẩy vào dương cụ rồi phóng ra ngoài qua lỗ sinh dục đực Tuyến sinh dục ngoài việc tiết tinh dịch để hòa loãng và tạo môi trường vận động cho tinh trùng, ở một số loài chúng còn sản sinh 1 chất keo đặc biệt để tạo ra những nang nhỏ chứa tinh trùng bên trong gọi là tinh cầu. Khi giao phối con đực không phóng tinh theo cách thông thường mà đặt tinh cầu vào lỗ sinh dục con cái, sau đó tinh trùng sẽ tự chui ra khỏi tinh cầu và bơi vào túi cất tinh của con cái. Hiện tượng thụ tinh này thường thấy ở sát sành, dế mèn, châu chấu. 35 Cơ quan sinh dục đực


1. Đôi tuyến tinh hoàn (hình cầu, trứng, thận). Mỗi tinh hoàn gồm nhiều ống tinh (hình ống) 2. Đôi ống dẫn có bộ phận phình to gọi là túi chứa tinh 3. Một ống phóng tinh (có cơ vòng hoạt động làm cho ống co giãn)

1. Đôi buồng trứng: Gồm nhiều ống trứng, là nơi hình thành trứng (22.500). 2. Đôi ống dẫn trứng 3. Một ống phóng trứng 4. Đôi tuyến phụ sinh dục cái (tuyến dính) tiết chất dính trứng vào giá thể và tiết chất bọc trứng thành ổ. 5. Phần phụ sinh dục cái gồm túi trữ tinh và tuyến phụ 6. Đôi buồng trứng: Có từ 2-2.500 ống trứng, là nơi hình thành trứng. 7. Đôi ống dẫn trứng, một ống phóng 8. Đôi tuyến phụ sinh dục cái (tuyến dính) tiết chất dính trứng vào giá thể và tiết chất bọc trứng thành ổ. 9. Phần phụ sinh dục cái gồm túi trữ tinh và tuyến phụ Mỗi buồng trứng gồm nhiều ống trứng tạo thành. Vách trong của ống trứng có thể hút chất dinh dưỡng để nuôi tế bào trứng. Trứng sau khi đã hấp thu đầy đủ dinh dưỡng thì phát triển hoàn toàn, đó là trứng chín. Chúng từ ống dẫn trứng riêng đến ống dẫn trứng chung, chuyển qua âm đạo để đẻ ra ngoài qua lỗ sinh dục cái. Trên ống sinh dục của con cái có 1 đôi tuyến phụ thông với âm đạo. Tuyến này tiết chất keo dính để gắn chắc trứng vào nơi đẻ, làm lớp màng bảo vệ hoặc thành bọc chứa trứng bên trong. Ví dụ. ngài của sâu đục thân lúa 2 chấm, bọc trứng gián, bọ ngựa. Một số loài có thời gian sinh sản kéo dài nhưng chỉ giao phối 1 lần duy nhất như ong chúa, mối chúa, kiến chúa bộ máy sin sản có cấu tạo đặc biệt gọi là túi cất tinh, túi này thông với âm đạo để tiếp nhận và cất trữ tinh trùng. Mỗi lần đẻ, khi trứng qua âm đạo, tinh trùng từ túi cất tinh sẽ di chuyển ra để thụ tinh cho trứng. Trên túi cất tinh có tuyến túi cất tinh, chuyên cung cấp dinh dưỡng để duy trì sức sống cho tinh trùng trong vài ba năm. Cơ quan sinh dục cái 36


37


NHẬN DẠNG, VÒNG ĐỜI & ĐẶC ĐIỂM ONG 38


39 Ong đục gỗ xây tổ trong thân cây gỗ, tạo ra các ô đục có thể làm suy yếu các cấu trúc xây dựng; tuy nhiên, chúng hiếm khi gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Chúng ta có thể sợ hãi những con ong đục gỗ vì chúng có kích thước lớn, giống với ong vò vẽ và bởi vì tiếng kêu khó chịu do chúng tạo ra.


NHẬN DẠNG Hầu hết ong đục gỗ, tên khoa học là Xylocopa, là côn trùng lớn và khỏe mạnh giống như ong vò vẽ. Con cái dài từ khoảng 16 đếbvn 25 mm và có màu đen bóng hoặc có màu ánh xanh kim loại. Phần bụng của chúng sáng hơn của ong vò vẽ với các tua lông trên một số đoạn. Con đực thường có lông màu nhạt ở ngực và con ong đực đục gỗ loài ong thung lũng có màu nâu vàng. Ong bắp cày thuộc nhóm côn trùng Hymenoptera. Tất cả các loài ong và ong bắp cày đều có cánh. Ong thường có thể được phân biệt với ong bắp cày bởi thân hình mập mạp, trên thân có nhiều lông trong khi đó ong bắp cấp có thân hình khá mềm mượt và mảnh mai. Một điểm khác biệt quan trong giữa ong thường và ong bắp cày là ngòi. Ong thường có ngòi gai. Vì vậy,ong thường chỉ có thể đốt một lần và để lại ngòi trên cơ thể nận nhân. Ngòi của ong bắp cày không có gai nên ong bắp cày có thể đối nhiều lần để bảo vệ tổ của mình. 40


41 Ong bắp cày và các loại ong nói chung là những là côn trùng vừa có ích và vừa có hại. Ong bắp cày, với vai trò sinh vật săn mồi đóng vai trò quan trong trong việc kiểm soát sự phát triển của các loại sinh vât khác và tái chế các loại vật liệu hữu cơ. Các loài ong là sinh vật thụ phấn thiết yếu cho thực vật và là sinh vật sản xuất ra sản phẩm như mật ong và sáp ong. Mặc dù các loài ong này không trực tiếp gây ra những mối quan ngại về sức khỏe công cộng, chúng có thể bảo vệ tổ một cách mãnh liệt và sử dụng vòi làm cơ chế phòng vệ chủ yếu. Tuy nhiên, ong bắp cày thường trở nên phiền toái hơn vào những tháng cuối mùa hè khi ong bắp cày chúa dừng đẻ trừng và ong thợ ngừng công cuộc tìm kiếm thức ăn. Mặc dù ong đốt khá đau nhưng chúng không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, một số người đặc biệt mẫn cảm với ong đốt và có thể có những phản ứng di ứng nguy hiểm đến tính mạng.




Tổ thường bao gồm các đường hầm có đường kính 13 mm và sâu từ 150 đến 250 mm được chia thành nhiều khoang, mỗi khoang chứa một quả trứng và nguồn cung cấp thức ăn (phấn hoa). Ong đục gỗ có thể sử dụng các đường đục cũ để làm tổ của chúng, đôi khi chúng sẽ mở rộng tổ; một số con ong có thể sử dụng một lỗ vào chung, kết nối với các đường đục khác nhau. Trong một khoảng thời gian, các đường đục có thể kéo dài tới 305 cm vào các tấm gỗ. Các đường hầm bị bỏ trống sau khi giai đoạn ấu trùng và nhộng của con bố và con mẹ hoàn thành quá trình phát triển của chúng.



42 ĐỜIVÒNG Những con ong đục gỗ cái khoan vào gỗ chắc tốt, và đôi khi gỗ mục nát, để làm tổ.

43
Quá trình phát triển từ trứng đến con trưởng thành có thể mất khoảng 3 tháng. Những con trưởng thành mới xuất hiện vào cuối mùa hè, ăn mật hoa và phấn hoa qua cả mùa đông, chúng thường xuất hiện trong các đường đục cũ mà chúng đã cung cấp phấn hoa. Chúng xuất hiện vào mùa xuân để giao phối, xây tổ và cung cấp thức ăn cho tổ của chúng, và đẻ trứng. Mỗi năm chỉ có một lứa ong được ra đời. Một số lượng lớn ong tụ tập trên cây trong vườn hoặc xung quanh nhà của bạn có thể gây khó chịu, đặc biệt là nếu chúng thành lập tổ ong trong nhà của bạn. Tuy nhiên, đàn ong và tổ ong có thể được kiểm soát an toàn nếu bạn tuân thủ các quy trình cẩn thận và nhận được sự trợ giúp thích hợp.


44 BẦY ONG LÀ GÌ?


45 Sống thành bầy là phương pháp sinh sản bầy đàn của ong mật. Ong chúa già và khoảng một nửa số ong thợ rời tổ cũ và tìm kiếm một ngôi nhà mới, thường vào mùa xuân nhưng đôi khi vào các thời điểm khác trong năm khi điều kiện thời tiết khí hậu địa phương cho phép. Để bắt đầu quá trình này, một số con ong thợ nhất định, được gọi là “trinh sát”, bắt đầu xâm nhập lãnh thổ xung quanh để tìm một địa điểm làm tổ mới tiềm năng ngay cả trước khi bầy ong rời khỏi bầy đàn ban đầu của nó. Một đàn ong di cư sẽ bao gồm một số lượng lớn ong bay trong một đám mây và chúng dường như đang bao phủ kín trong không khí. Mọi người không quen nhìn thấy ong mật sẽ sợ hãi tột độ bởi một khối lượng ong lớn như vậy, đàn ong như thế có thể chứa 5.000 đến 20.000 con ong. Ong chúa nằm trong đàn, nhưng không có nhiệm vụ dẫn đầu. Thông thường, trong vòng 100 đến 200 thước tính từ tổ ong ban đầu, những con ong đậu trên một vật thể và tạo thành một mảng dày đặc, trông giống như một đám côn trùng đang xáo động, mờ ảo (Hình 2). Đôi khi ong bay ra khỏi tổ để lấy nước và thức ăn, nhưng hầu hết các ong thợ thoát ra khỏi tổ đều là những con ong do thám nhằm mục đích tìm kiếm các địa điểm sinh sống mới tiềm năng cho bầy. Khi chúng trở về từ một địa điểm tiềm năng, chúng sẽ nhảy trên tổ để thông báo vị trí vừa tìm thấy.



46 Một bầy ong dày đặc những con ong có thể trông rất đáng sợ, nhưng hầu hết các đàn ong mật châu Âu vào mùa xuân - loài ong mật phổ biến ở miền Trung và Bắc California - cực kỳ ngoan ngoãn. Phải đến khi chúng gặp một chút kích thích, chẳng hạn như bị gậy và đá ném vào hoặc vòi phun vào, đàn ong sẽ tạo ra hành vi phòng thủ. Điều này có thể không đúng đối với ong mật châu Phi hoặc bất kỳ đàn ong mật nào đã hết thức ăn, vì hành vi của chúng gần như không thể đoán trước được và có thể chúng rất nhạy cảm, thậm chí là theo từng đám.


47


48


Ong mật sẽ làm tổ trong các hốc có thể tích ít nhất là 15 lít nhưng chúng lại ưa thích các hốc sâu khoảng 34 lít. Ong mật cũng thích những hang tối với lối vào dễ bảo vệ, cách mặt đất ít nhất 275 cm. Những cây rỗng được coi là địa điểm lý tưởng. Tuy nhiên, ong mật có thể làm tổ trong tất cả các loại hốc như bên trong tường nhà; trong hoặc xung quanh ống khói; trong nhà phụ, hàng rào, cây bụi, đồng hồ đo nước, hộp dụng cụ, vỉ nướng barbecue, và bồn tắm; hoặc dưới mái hiên nhà. Trong vòng vài giờ đến vài ngày, những con ong làm nhiệm vụ do thám của đàn thường liên lạc với nhau về địa điểm tốt nhất hiện có. Sau đó, bầy ong sẽ bay lên không trung lần cuối để chuyển đến ngôi nhà mới. Sau khi bay bầy ong được chỉ dẫn bởi các ong trinh sát và đến được địa điểm mới. Đàn ong tạo thành một cụm xung quanh lối vào với nhiều con ong đang quạt cánh và phát ra tín hiệu hóa học để dẫn đường cho những con khác. Sau đó, những con ong vào nhà mới của chúng, một cách chậm rãi. Đây là điều mà hầu hết mọi người chú ý khi họ nhìn thấy đàn ong tập trung trên một phần của tòa nhà. Ở phía bên trong, ta có thể nghe thấy âm thanh vo ve nhỏ của những con ong bay đi bay lại trong tổ của chúng thường xuyên.

49 Nếu ong không tìm thấy vị trí làm tổ mới, chúng có thể bắt đầu tạo ra sáp ong và hình thành những tảng sáp ong ở nơi hình thành bầy đàn, chẳng hạn như cành cây, phần nhô ra của ngôi nhà hoặc một nơi bất thường khác. Những tổ ong “hiện ra kết cấu lục giác” này (Hình 3) có thể tồn tại cho đến khi mùa thu đến (hoặc quanh năm ở những khu vực mùa đông ấm áp), nhưng những hiện tượng như việc ăn trộm ong, những con chim đang đói bụng và thời tiết khắc nghiệt thường phá hủy những tổ ong này và những tảng sáp ong của chúng.



50 Đặc tính sinh học của ong và ong bắp cày Ong bắp cày và ong thường được phân loại thành nhóm ong có đặc tính sinh hoạt đơn độc hay đặc tính xã hội tùy thuộc vào việc chúng sống một mình hay sống cùng một thuộc đia. Những loài ong bắp cày và ong thường có đặc tính xã hội cùng chung sống trong một cộng đồng có tính tổ chức cao. Chúng chia sẻ nguồn thức ăn và cùng hợp tác để chăm sóc con cháu của mình. Những tổ ong này chứa đến hàng nghìn cá thể và tất cả đều có khả năng đốt. Ong bắp cày khác với ong thường ở điểm xây dựng tổ vì tổ của chúng không có khả năng sử dụng lại. Ong chúa sẽ bắt tay xây dựng tổ mới hàng năm. Ong bắp cày chúa đẻ trừng trong tổ, những trứng này sẽ chuyển thành ấu trùng trong vòng vài ngày. Trong vòng 4-6 tuần sau khi đẻ trứng, một thế hệ mới những chú ong thợ sẽ xuất hiện. Những chú ong mới chào đời đều là ong thợ cái và nhỏ hơn ong chúa, chịu trách nhiệm duy trì tổ, tìm thức ăn đặc biệt là những loại thức ăn giàu protein cho ấu trùng ví dụ nhưu ruồi, bướm, nhiện. Ong chúa dành thời gian để đẻ trứng và vào cuối mùa hè số lượng ong bắp cày có thể tăng lên 20,000 con ở mỗi tổ. Vào mùa xuân những con ong bắp cày chúa và ong đực sẽ giao phối và ong chúa tìm chỗ ngủ đông.



51 Ong thường và ong bắp cày trở nên nhiều hơn và hoạt động hơn vào mùa xuân khi nhiệt độ tăng lên và nguồn thức ăn dồi dào. Ong thường hút mật và phấn hoa từ các loài thực vật có hoa, trong khí đo ong bắp cày chủ yếu ăn thức ăn chứa protein như nhện và côn trùng nhưng cũng sẵn sàng ăn thức ăn ngọt. Vì ong bắt cày thường đào bới thức ăn ở những nơi có người còn ong chúa thường cố gắng tránh xa con người. Tuy nhiên nếu tổ của chúng bị đe dọa thì cả hai loài ong đều đấu tranh mãnh liệt để bảo vệ tổ của mình. Bạn có thể dễ dàng hoặc vô tình quấy rầy tổ ong ví dụ như dẫm chân lên một tổ ong trên mặt dất, lay động một cây hoặc bụi cây có tổ trên cao, hoặc thâm chí đi qua một tổ ong từng hoạt động.



Nếu ong thường và ong bắp cày hoặc tổ của chúng trở nên rắc rối hãy nhớ rằng việc kiếm soát có thể nguy hiểm và chỉ nên thực hiện kiểm soát sau khi cân nhắc những chú ý an toàn được liệt kê cụ thể trong chương sau. Ngược lại, những loài sống đơn lẻ xây dựng tổ từ bùn để giữ nhện và con mồi. Sauk hi đã đẻ trứng trong tổ, con cái sẽ bịt kín tổ và để lại rất nhiều thức ăn cho thế hệ sau trong tổ. Những loài côn trùng này thường khá hiền lành và hiếm khi tấn công con người nhưng vẫn có thể gây hại nếu bị kích động. Nếu một lượng lượng tổ của chúng nằm cạnh nhau, nhiều người có thể hiểu nhầm đó là ong bắp cày hoặc hoạt động làm tổ của chúng. 52


khu vực đất mềm và ẩm ướt. Những hoạt động của Ong bắp cày có thể quan sát được từ bên ngoài tổ. Dấu hiệu xâm nhập Những dấu hiệu cho thấy dấu hiệu xâm nhập của ong thường hoặc ong bắp cày bao gồm: 53

Sự xuất hiện một lượng lớn ong bắp cày và ong thường - điều này có thể bao gồm hoạt động di chuyển thành đàn hoặc họp đàn đối với các loài sống đơn lẻ Ong bắp cày tìm kiếm thức ăn bay hướng về hoặc bay rời tổ - có thể không nhìn thấy phần thân tổ do nằm ở các vị trí khác nhau. Sự xuất hiện của các đàn ong riêng lẻ ở tường gạch hoặc những

54



55 TÁC HẠI Mặc dù trông có vẻ đáng sợ, nhưng những con ong đang tụ tập và mang mật từ tổ cũ của chúng ít có khả năng phòng thủ hoặc chúng ít có khả năng đốt người hơn nhiều so với khi chúng bảo vệ lứa ong con (ong chưa trưởng thành) tại tổ cũ. Chúng sẽ không gây nguy hiểm nhiều nếu không bị quấy rầy nhưng chúng sẽ chích người nếu bị khiêu khích. Khi ong đã ổn định nơi sống, chúng sẽ bắt đầu xây dựng tổ để nuôi lứa con non và dự trữ thức ăn. Mặc dù các tổ ong có thể không gây hại cho cấu trúc của tòa nhà, nhưng thực tế là chúng sử dụng nước để làm mềm đá tấm và loại bỏ nó để mở rộng khu vực làm tổ. Sau đó, cư dân sẽ nhận thấy một khu vực có hiện tượng mảng bị ẩm ướt ngày càng lớn trên tường của họ. Trong một số trường hợp, những con ong thực sự mở một lỗ thông qua đá phiến xây dựng để những con ong chui vào nhà, gây ra sự khó chịu hoặc sợ hãi cho những người cư ngụ. Cuối cùng, nếu tổ ong bị giết và không được loại bỏ ngay lập tức, mật ong sẽ lên men và rò rỉ qua tường và trần nhà, gây hư hại cho tòa nhà.


56 Việc kiểm soát đàn ong hoặc tổ ong phụ thuộc vào vị trí ong có xây dựng tổ ong hay không. Bầy ong di chuyển mà không xây tổ không phải là một vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, cần loại bỏ những con ong xây tổ trong nhà. Khi bầy ong không bay - về bản chất là hiện tượng không nguy hiểm, do đó thường không cần kiểm soát. Khi đàn ong xác định được vị trí làm tổ mới thích hợp, bầy ong sẽ bay đến vị trí mới. Những con ong thường để lại một chút sáp ong tại vị trí tập trung của chúng, vì vậy có thể dự đoán được sự xuất hiện của các đàn khác tại cùng một địa điểm trong tương lai. Nếu muốn loại bỏ đàn ong, hãy gọi thợ nuôi ong. Những người nuôi ong có kinh nghiệm thường loại bỏ các đàn chỉ đơn giản bằng cách chải hoặc lắc nhẹ ong vào thùng carton và mang đi. Lý tưởng nhất là hộp nên có một lối vào cho phép những con ong đang bay tham gia chung vào nhóm đã bị bắt. Phương Kiểmphápsoát ong



57 Đặt hộp trong bóng râm cho đến khi màn đêm buông xuống, sau đó đậy kín và lấy ra sau khi trời tối. Người nuôi ong nên chuẩn bị cho hiện tượng ong có hành vi phòng thủ bằng cách mặc đồ bảo hộ chống ong. Việc đối phó với một bầy ong bám ở gần mặt đất thường khá dễ dàng. Việc xử lí trở nên khó khăn hơn, khi cụm ong ở vị trí khó tiếp cận, chẳng hạn như trên một cây cao, xen kẽ với các cành cây, hoặc chen vào góc của một tòa nhà.




58 Ngăn chặn việc một tổ ong hình thành trong nhà của bạn Đôi khi, rất khó để xác định xem một đàn ong mật ở bên cạnh một tòa nhà chỉ đơn giản là đang nghỉ ngơi ở đó hay chúng đang di chuyển từng con qua một lỗ thông để tiến vào phần bên trong của tòa nhà. Nếu kích thước cụm thu nhỏ lại nhưng chúng không bay đi, rất có thể chúng đang di chuyển vào trong nhà. Khi ong đến nơi ở mới lần đầu tiên, chúng thiếu thức ăn và phải xây dựng tổ từ sáp mà chúng tạo ra từ mật ong mang theo. Chúng phải tiếp tục đi ra ngoài kiếm mật hoa cho đàn để tồn tại.


59 Tại thời điểm này, chúng có thể bị "nhốt" trong ngôi nhà mới của mình bằng màn chắn, thép đan lưới hoặc thứ gì khác mà chúng không thể nhai cắn để thoát ra ngoài. Nếu bị niêm phong, chúng sẽ chết tại chỗ trong một hoặc hai tuần tới. Tuy nhiên, những con ong bị mắc kẹt sẽ tìm kiếm xung quanh giữa các bức tường để cố gắng tìm một lối thoát mới. Một số con trong số đó có khả năng tìm thấy lối dẫn vào khu vực sinh hoạt, đặc biệt là bằng cách bay theo các chùm ánh sáng trong phòng vào ban đêm. Ong không bay trong bóng tối, nhưng chúng sẽ bay đến cửa sổ vào sáng hôm sau và ở đó gần như cả ngày trong khi chết vì mất nước. Bạn có thể hút những con ong này một cách an toàn bằng vòi của máy hút bụi. Hãy nhớ rằng có thể có một vài ong còn sống trong túi vài ngày sau khi chúng được hút sạch.



60 Loại bỏ các tổ ong đã hình thành ra khỏi ngôi nhà của bạn Việc loại bỏ ong từ các tòa nhà khó hơn nhiều so với việc thu dọn cả một đàn. Khi tổ ong mới được xây, chỉ có một lượng ít ong trưởng thành, nhưng những con ong này nhanh chóng xây dựng tổ, lấy mật và bắt đầu nuôi nhiều ong hơn. Một tổ ong được xây dựng tốt có thể có tới 45kg mật ong, nhiều kg ong trưởng thành và đang phát triển, và nhiều mảng bằng sáp ong. Loại bỏ những tổ ong như vậy là một thách thức lớn. Bước đầu tiên ta cần làm là xác định vị trí chính xác của tổ và kích thước của đàn. Mặc dù ong mật có thể bị giết chết tại chỗ bên trong các tòa nhà bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu được dán nhãn để giết ong bên trong các công trình kiến trúc, phương án loại bỏ này thường dẫn đến những hậu quả không mong muốn. (Lưu ý: Những hóa chất này chỉ được cung cấp cho các nhà khai thác kiểm soát dịch hại được cấp phép.) Nếu ong trưởng thành rơi rụng thành một đống lớn, chúng có thể giữ lại độ ẩm cơ thể và thối rữa tại chỗ, tạo ra mùi rất khó chịu. Chất lỏng từ khối phân hủy thường xuyên thấm vào cấu trúc xây dựng của ngôi nhà, dẫn đến việc thay thế vô cùng tốn kém.


61 Nếu tổ ong được xây dựng chắc chắn thì những vấn đề khác liên quan đến việc giết chết bầy ong sẽ xuất hiện. Đàn ong non không được chăm sóc cũng có thể bị thối rữa và trở nên rất nặng mùi. Các khu lưu trữ mật ong không được giám sát có thể hút ẩm và lên men, quá trình này tạo ra khí khiến các nắp giữ mật ong trong tế bào vỡ ra. Lực hấp dẫn sẽ bắt đầu di chuyển mật ong xuống các bề mặt gắn liền với nhau cho đến khi nó gặp phải một vật cản nằm ngang, chẳng hạn như khung cửa sổ, khung cửa ra vào, tấm chịu lửa, trần nhà hoặc sàn nhà. Sau đó, mật ong sẽ thấm qua tường thạch cao, dẫn đến việc ta phải chi trả cho lượng lớn công việc dọn dẹp và thay thế đắt tiền. Nếu thuốc trừ sâu được sử dụng để giết ong, thì mật, sáp và ong chết sẽ bị ô nhiễm và phải được xử lý như chất thải nguy hại.




62 Một quy trình tốt hơn chính là bằng cách áp dụng thuốc diệt côn trùng, đặc biệt nếu bạn có người nuôi ong sẵn sàng giúp đỡ, có thể là loại bỏ những con ong mà không giết chúng. Đầu tiên, người nuôi ong cần xác định vị trí tổ bằng cách gõ vào tường và lắng nghe tiếng vo ve của đàn ong. Một số người nuôi ong dựa vào ống nghe để tìm các cạnh của tổ. Những người khác khoan những lỗ cực nhỏ trên tường và luồn một sợi dây mảnh để tìm vùng ngoại vi của tổ. Để bắt ong mật và những chiếc tổ của chúng từ nơi làm tổ, bạn cần phải mở một lỗ khá lớn ở một số khu vực của tòa nhà. Điều đó tốt nhất nên được thực hiện bởi một nhà thầu chuyên nghiệp để lỗ có thể dễ dàng đóng lại sau khi ong được loại bỏ hoàn toàn.


63 Nếu cần cứu những con ong này, người nuôi ong nhẹ nhàng gỡ bỏ chúng và tổ của chúng. Nếu không thể cứu được ong, chúng có thể được đưa ra khỏi khoảng trống bằng thiết bị hút chân không như Shop-Vac. Quá trình này có xu hướng kích thích những con ong tiết ra một pher omone báo động có mùi chuối và làm tăng khả năng chúng thực hiện các động tác phòng thủ, vì vậy mọi người ở gần đó phải mặc đầy đủ quần áo bảo vệ chống ong. Nhiều người nuôi ong có vách ngăn và thùng thu gom trong ống chân không để cố gắng bảo vệ và cứu đàn ong. Nếu chủ nhà đủ kiên nhẫn và có nhiều kiến thức, ong có thể bị “bẫy” ra khỏi tòa nhà bằng cách sử dụng thiết bị màn hình dây một chiều buộc những con ong rời khỏi tòa nhà phải di chuyển vào một tổ ong đặt liền kề với lối vào ban đầu. Nếu bạn không thể tìm được người nuôi ong để giúp đỡ, hãy gọi cho một công ty kiểm soát dịch hại có kinh nghiệm về loại bỏ ong. Bạn cần biết rằng các công ty kiểm soát dịch hại nói chung sẽ tiến hành giết lũ ong trước khi loại bỏ chúng. Đừng cố gắng tự mình loại bỏ bầy ong trừ khi bạn có kinh nghiệm và thiết bị phù hợp.



64 Sau khi loại bỏ được tổ ong mật từ bất kỳ vị trí nào, mùi của sáp ong vẫn còn. Bởi vì ong mật có khứu giác cực kỳ nhạy bén, mùi hương đó sẽ rất dễ nhận thấy từ khoảng cách xa và rất hấp dẫn đối với bất kỳ con ong mật trinh sát nào đang tìm kiếm địa điểm làm tổ mới trong tương lai, rất lâu sau khi những con ong trước đã bị loại bỏ. Do đó, sau khi ong đã được di chuyển khỏi một tòa nhà, tất cả các lỗ đủ lớn để cắm bút chì, hoặc lớn hơn, dẫn đến các hốc rộng trong tòa nhà phải được bịt kín. Mặc dù ong mật có thể gặm nhấm tòa nhà thông qua những lỗ trám, nhưng chúng sẽ không gặm xuyên được qua nó. Ngăn chặn các cuộc tấn công của bầy ong trong tương lai


65 Trong quá trình loại bỏ, một số con ong có khả năng thoát ra ngoài. Ngoài ra, một số con ong mật kiếm ăn dành cả đêm để đi xa tổ vào mùa hè, vì vậy có khả năng có một đám ong hình thành xung quanh lối vào sau khi ong và tổ ong đã được loại bỏ. Số lượng ong không đáng kể đó có thể được hút sạch hoặc loại bỏ bằng bình xịt có dán nhãn để sử dụng cho ong bắp cày và ong ngoài ngôi nhà. Đảm bảo bạn phải đọc kĩ nhãn dán và làm theo hướng dẫn chính xác. Các lối vào tiềm năng lớn hơn có thể được bao phủ bởi màn che có sáu hoặc nhiều mắt lưới trên vài cm. Các hốc có thể được lấp đầy bằng bọt có thể giãn nở để làm cho không gian rộng trở thành
nơi không thích hợp để ong xây tổ. Khu vực cần kiểm tra và bảo dưỡng bao gồm toàn bộ mặt bên của tòa nhà xung quanh lối vào trước đó hoặc cả hai mặt của tòa nhà, nếu lối vào nằm ở góc. Nếu ong có thể tìm thấy cách tiến vào một khoảng trống liền kề với vị trí làm tổ trước đó, chúng sẽ di chuyển ngay vào đó.



66 Việc loại bỏ một bầy ong tương đối dễ dàng nhưng để loại bỏ ong trong một hốc tường thì cần phải làm rất nhiều công đoạn. Những người nuôi ong có thể sẵn sàng thu dọn bầy ong, bạn có thể thuê một công ty kiểm soát dịch hại cho kết cấu xây dựng. Khi bạn sắp xếp việc loại bỏ bầy ong, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu về những gì sẽ được thực hiện. Những con ong nói một cách đơn giản sẽ bị giết tại chỗ đây cũng không phải là ý tưởng tốt nhất, nhưng đây là phương án tiết kiệm chi phí hơn. Một cách khác là cái hốc sẽ được mở ra, sau đó dọn sạch ong và tổ ong, rồi hốc tường được lấp đầy bằng vật liệu cách nhiệt, được bịt lại cùng với tất cả các lối vào có thể và được thi công hoàn thiện lại. Một chương trình xử lí hoàn toàn có thể bao gồm tất cả các bước này nhưng cách làm đó có thể trở nên tốn kém. Tốt nhất bạn nên nhờ chủ thầu và người nuôi ong hợp tác mở lỗ hốc, loại bỏ ong, bịt kín lỗ nếu được. Tìm một nhà thầu nuôi ong sẽ là lựa chọn tốt nhất. Tìm đến các chuyên gia hỗ trợ việc loại bỏ tổ ong


67



68 Ong có thể bị thu hút hoặc có thể phản ứng với mùi hương trong không khí. Tốt nhất là bạn không nên sử dụng nước hoa, dầu thơm hoặc xà phòng thơm nếu bạn đang đi vào khu vực hoạt động của ong. Trừ khi ai đó vô tình va chạm khá mạnh hoặc đập vào ong hoặc tổ ong, nếu không thì nó sẽ không đốt người. Bạn nên tránh đi chân trần trong thảm thực vật, đặc biệt là cỏ ba lá và các lớp cỏ phủ trên mặt đất vì ong có thể trú ngụ ở đó. Bạn cũng tránh mặc quần áo có hoa văn hoặc màu sắc rực rỡ để tránh sự thu hút của ong. BIỆN

BỊPHÒNGPHÁPTRÁNHONGĐỐT Sự cố một người bị ong đốt thường xảy ra khi khu vực làm tổ của loài côn trùng này sống
theo bầy đàn bị xáo trộn. Hãy quan sát khu vực xung quanh bạn. Nếu bạn thấy côn trùng bay đến và từ một nơi cụ thể, hãy tránh xa nó. Nếu bạn sắp ở trong khu vực có khả năng làm tổ của lũ ong bị xáo trộn, hãy mặc quần dài và áo sơ mi dài tay.

69 Côn trùng đốt thường bay xung quanh mục tiêu của chúng. Việc bạn mang theo vật dụng, quân dụng, mạng che mặt có thể là một ý kiến hay. Vì nếu bị đốt vào mặt có thể khiến bạn mất phương hướng, hãy trùm khăn che mặt hoặc kéo một phần áo qua đầu và ra khỏi khu vực đó. Khi bơi trong hồ bơi, hãy để ý những con ong bị mắc kẹt trên bề mặt nước. Nếu bạn tìm thấy ong trong nước, tốt nhất bạn nên vớt chúng ra để tránh bị đốt. Bạn nên giữ bình tĩnh khi một con ong đậu trên da của bạn để kiểm tra mùi hoặc lấy nước nếu bạn đổ mồ hôi nhiều, con côn trùng đó cuối cùng sẽ rời đi theo cách riêng của nó. Nếu bạn không muốn đợi nó bay đi, hãy nhẹ nhàng và từ từ phủi nó bằng một mảnh giấy.




70 Ngòi chích là “công cụ” hiệu quả vì chúng mang đến nọc độc gây đau khi đốt vào da. Hóa chất chính gây ra điều này là melittin; nó kích thích các đầu dây thần kinh của chủ thể bị đốt và làm đau trên bề mặt da. Kết quả là một cảm giác rất khó chịu, bắt đầu như một cơn đau nhói kéo dài vài phút và sau đó trở thành một cơn đau âm ỉ. Thậm chí đến một vài ngày sau, mô dưới da vẫn có thể rất nhạy cảm khi bị chạm vào. Cơ thể phản ứng với vết đốt bằng cách giải phóng chất lỏng từ máu để đẩy các thành phần nọc độc ra khỏi khu vực bị đốt. Điều này làm cho vết đốt bị đỏ và sưng tấy. Nếu đây không phải là lần đầu tiên một người bị loài côn trùng đốt, có khả năng hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra nọc độc và tăng cường quy trình loại bỏ. Điều này có thể dẫn đến vết sưng tấy rất lớn xung quanh vết đốt hoặc toàn bộ cơ thể. Khu vực này có nhiều khả năng bị ngứa. Thuốc kháng histamine uống và bôi sẽ giúp ngăn ngừa hoặc giảm ngứa và sưng tấy. Cố gắng không chà xát hoặc gãi vào vết đốt vì vi khuẩn từ bề mặt da có thể xâm nhập vào vết thương, dẫn đến nhiễm trùng. XỬ LÝ KHI BỊ ONG ĐỐT


71 1. Khi bị ong mật đốt, ngòi của con ong thường vẫn còn lưu lại trên da khi côn trùng rời đi vì ngòi này có gai. Loại bỏ ngòi càng nhanh càng tốt vì nọc độc sẽ tiếp tục đi vào da từ ngòi trong 45 đến 60 giây sau khi bị đốt. Nhiều tác giả đã viết về các phương pháp thích hợp giúp loại bỏ vết đốt của ong, nhưng thông tin mới đây cho biết bạn lấy nó ra bằng cách nào không quan trọng miễn là loại bỏ nó càng sớm càng tốt. Móng tay hay cạnh thẻ cứng đều là những công cụ hữu hiệu. Nếu ngòi được rút ra trong vòng 15 giây kể từ khi bị đốt, mức độ nghiêm trọng của vết đốt sẽ giảm đi. 2. Sau khi rút ngòi ra, rửa vết thương và xử lý vết thương. Một số sản phẩm không kê đơn hoặc đơn giản là một miếng gạc lạnh có thể được sử dụng để giảm bớt cơn đau của vết đốt. Thuốc xịt hoặc các chế phẩm kháng histamine dạng kem có chứa chất làm mát da cũng có thể hữu ích. Nếu vết đốt kéo theo các triệu chứng nghiêm trọng hoặc xuất hiện trên cổ hoặc miệng, hãy tìm đến dịch vụ chăm sóc y tế ngay lập tức, vì hiện tượng sưng tấy ở những vùng này của cơ thể có thể gây ngạt thở.



72 Một tỷ lệ nhỏ dân số bị dị ứng với ong hoặc ong đốt. Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn hoặc một thành viên trong gia đình có thể bị dị ứng hoặc đang bị dị ứng, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về dị ứng để xét nghiệm. Phản ứng dị ứng với vết đốt của ong hoặc ong bắp cày có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và có thể bao gồm các phản ứng không nguy hiểm đến tính mạng như nổi mề đay, sưng tấy, buồn nôn, nôn mửa, đau quặn bụng và đau đầu. Các phản ứng đe dọa tính mạng như sốc, chóng mặt, bất tỉnh, khó thở và tắc nghẽn thanh quản do sưng cổ họng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay sau vết đốt hoặc đến 30 phút sau và có thể kéo dài hàng giờ.Ở những người bị dị ứng, các thành phần nọc độc lưu thông trong cơ thể kết hợp với các kháng thể liên kết với các tế bào mast trên các cơ quan quan trọng. Các tế bào mast giải phóng histamine và các chất có hoạt tính sinh học khác. Điều này dẫn đến rò rỉ chất lỏng ra khỏi máu và vào các mô cơ thể. Huyết áp giảm xuống mức thấp gây nguy hiểm và chất lỏng tích tụ trong phổi. Nếu phản ứng này không được đảo ngược trong một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể chết vì sốc phản vệ.Sốc phản vệ, nếu được điều trị kịp thời, thường có thể được hồi phục do tác dụng của epinephrine (adrenaline) được tiêm vào cơ thể. Sốc phản vệ Những người biết rằng họ bị dị ứng với vết đốt nên mang theo dụng cụ tiêm epinephrine bất cứ khi nào họ nghĩ rằng họ có thể bị côn trùng đốt. Epinephrine chỉ có thể mua được theo đơn của bác sĩ. Thuốc kháng histamine có thể có tác dụng trong việc chống lại các phản ứng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.


73 Một phương pháp khác để chống lại sốc phản vệ là gây tê. Trong cách tiếp cận này, bệnh nhân bị tiêm nọc độc mà họ bị dị ứng với liều lượng tăng dần trong một khoảng thời gian. Giống như tiêm phòng sốt mùa hè, chiến thuật ở đây chính là xây dựng nồng độ kháng thể bảo vệ trong máu để ngăn chặn và gom các thành phần nọc độc lại trước khi chúng có thể tiếp cận với kháng thể trên tế bào mast. Việc gây tê với nọc độc nguyên chất hoạt động với hiệu suất khoảng 95%.


74 Khi bị ong đốt nhiều lần, tình trạng nhiễm độc trên diện rộng Đôi khi một người rơi vào tình trạng bị đốt nhiều lần trước khi có thể chạy trốn khỏi nơi ong làm tổ. Tùy thuộc vào số lượng vết đốt, người bệnh có thể chỉ đau nhiều, cảm thấy hơi đau hoặc cảm thấy rất khó chịu. Con người có thể bị giết nếu bị đốt đủ lần chỉ trong một sự cố. Với ong mật, liều độc (LD50) của nọc độc được ước tính là 17,2 vết đốt trên mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể. Rõ ràng, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người lớn. Trên thực tế, nếu không, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ phải bị chích hơn 1.000 lần mới có nguy cơ tử vong. Hầu hết các trường hợp tử vong do bị ong đốt nhiều nốt xảy ra ở nam giới ở độ tuổi 70 hoặc 80, những người được biết là có chức năng tim phổi kém.


75 Suy thận Hậu quả của việc một người bị đốt nhiều nốt có thể đe dọa tính mạng, nó xảy ra vài ngày sau khi vụ việc xảy ra. Protein trong nọc độc hoạt động như các enzym; một chất hòa tan liên kết giữ các tế bào cơ thể lại với nhau, trong khi một chất khác làm mịn các thành tế bào. Tổn thương này giải phóng các mảnh vụn mô nhỏ mà bình thường sẽ được đào thải qua thận. Nếu quá nhiều cặn bẩn tích tụ quá nhanh sẽ khiến thận bị tắc nghẽn và bệnh nhân có nguy cơ tử vong vì suy thận. Điều quan trọng đối với những người bị đốt nhiều nốt cùng một lúc là phải thảo luận về tác dụng phụ này với bác sĩ của họ. Bệnh nhân nên được theo dõi trong một hoặc hai tuần sau một sự cố liên quan đến việc họ bị đốt nhiều nốt để chắc chắn rằng không có vấn đề sức khỏe phụ nào phát sinh.



CẢNH BÁO VỀ VIỆC SỬ DỤNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG Thuốc trừ sâu, côn trùng có độc. Luôn đọc và làm theo cẩn thận tất cả các biện pháp phòng ngừa và khuyến nghị an toàn được ghi trên nhãn hộp đựng. Bảo quản tất cả các hóa chất trong các vật chứa ban đầu, có dán nhãn trong tủ hoặc nhà kho có khóa, cách xa nguồn thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi, và xa tầm tay của trẻ em, người không được phép, vật nuôi và gia súc. Thuốc trừ sâu, côn trùng được sử dụng trong nhà và khu vực xung quanh nhà của bạn có thể trôi đi và làm ô nhiễm các con lạch, sông và cả đại dương. Cất giữ hóa chất vào cơ sở đang được xử lý. Tránh để chúng trôi vào các khu đất lân cận, đặc biệt là các khu vườn có chứa trái cây hoặc rau củ đã sẵn sàng để thu hoạch. 6 76



Không đặt thùng chứa thuốc trừ sâu, côn trùng vào thùng rác hoặc đổ thuốc trừ sâu xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh. Hãy sử dụng thuốc trừ sâu theo đúng nhãn mác, hoặc mang thuốc trừ sâu bạn không cần đến nữa tới địa điểm Thu gom Chất thải Nguy hại của Hộ gia đình. Hãy liên hệ với ủy viên nông nghiệp cấp quận, huyện của bạn để biết thêm thông tin về cách xử lý thùng chứa an toàn và vị trí của Điểm Thu gom Chất thải Nguy hại của Hộ gia đình gần bạn nhất. Vứt bỏ các thùng rỗng theo hướng dẫn trên nhãn. Không bao giờ tái sử dụng hoặc đốt các vật chứa hoặc vứt bỏ chúng theo cách có thể làm ô nhiễm nguồn nước hoặc đường nước tự nhiên. 77



pestmanagement.vnlifebalance.vn


