Anh sang va muoi 20171201

Page 1

1

I

AM 01-12-2017 07

Giới thiệu sách Kính sợ Chúa Tin tức Cơ Đốc Let’s clean up Ha Noi

Góc khám phá Nhật Bản – Bức tranh phong cảnh... Góc suy ngẫm Hướng nào cho tôi? Góc nhìn Cơ đốc Ba điều kiện của Tin Lành Góc xã hội Đừng rập khuôn theo đời này Góc gia đình Giáo dục trong gia đình Cơ Đốc


2 GIỚI THIỆU SÁCH


3

K

hi đọc Kinh Thánh Cựu Ước, tôi cảm nhận Đức Chúa Trời là Đấng đầy quyền năng, công bình, vĩ đại, vinh hiển nhưng cũng không kém phần kinh sợ khi cơn giận Chúa có thể nổi phừng lên tiêu diệt dân Ngài. Nhưng khi những trang sách Tân Ước được mở ra, hình ảnh về Chúa Giê-su - Con yêu dấu của Đức Chúa Trời đã chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi tôi khiến tấm lòng tôi được cảm hóa bởi tình yêu thương, nhân từ, thương xót của Ngài đối với con người. Vậy hình ảnh về một Đức Chúa Trời đầy kinh sợ và một Đức Chúa Trời đầy yêu thương có sự mâu thuẫn gì với nhau không? Tôi đã từng mang những băn khoăn này thưa với Ngài và thông qua quyển sách “Kính sợ Chúa” của tác giả “John Bevere”, Chúa đã mở mắt tôi nhìn thấy sự khôn sáng, vấn đề không nằm ở bản chất thần tính của Đức Chúa Trời, nhưng ở chính tấm lòng tôi có thuận phục thẩm quyền của Ngài hay không. Nếu nhìn vào mối quan hệ chacon, ta sẽ thấy điều này thật dễ hiểu: tôi tôn trọng thẩm quyền và kính trọng cha tôi vì đó là cha tôi,

nhưng tôi rất yêu mến ông và tôi biết ông cũng rất yêu thương tôi; điều này không hề có sự mâu thuẫn nào. Qua chính kinh nghiệm hầu việc Chúa của tác giả John Berver, ông cũng chia sẻ lại như sau “Dù trước đây tôi vẫn biết rằng việc kính sợ Chúa là quan trọng, nhưng tôi không hiểu nó cần thiết thể nào cho đến khi Chúa mở mắt tôi trong khi đáp lời cầu nguyện của tôi. Tôi luôn luôn nghĩ rằng tình yêu của Chúa là nền tảng cho mối quan hệ với Chúa nhưng tôi cũng phát hiện ra rằng sự kính sợ Chúa cũng là nền tảng. Ê-sai nói: Chúa được tôn cao vì Ngài ngự trên cao. Ngài làm cho Siôn đầy dẫy công bình và công chính. Ngài sẽ là sự bền vững cho thời đại các ngươi; Sự cứu rỗi, khôn ngoan và tri thức sẽ đầy dẫy. Sự kính sợ Chúa sẽ là kho báu của các người. (Ê-sai 33:5-6). Sự kính sợ thánh là chìa khóa của một nền tảng vững chắc, mở kho báu của sự cứu rỗi, khôn ngoan và tri thức. Cùng với tình yêu Chúa, nó tạo nên nền tảng vững chắc cho cuộc sống! Chúng ta sẽ học được ngay rằng chúng ta không thể thật sự yêu Chúa cho đến khi


4

chúng ta kính sợ Ngài, chúng ta không thể kính sợ Ngài đúng cách cho đến khi chúng ta yêu mến Ngài” (Lời giới thiệu tr 2,3). Trong sách này, tác giả John Bervere sử dụng câu chuyện lịch sử mà ai đọc Kinh Thánh cũng đều biết xoay quanh hai nhân vật: Môi -se và dân sự Y-sơ-ra-ên; đem đến cho chúng ta một góc nhìn mới, tri thức mới về sự kính sợ Chúa. Về thân phận, Môi-se là người Do Thái nhưng được công chúa Phara-ôn nhận làm con nuôi, khi trưởng thành ông được đem vào cung và được hưởng mọi đặc quyền hoàng gia. Còn dân Y-sơ-raên thì đầu tắt mặt tối lao động đóng gạch, phục dịch khổ sai tại Ai Cập. Vì sự bất bình khi nhìn thấy một người Ai cập đánh anh em mình là người Hê-bơ-rơ, ông đã ra tay giết hại người Ai Cập đó rồi vì sợ vua Pha-ra-ôn phát hiện, ông đã chạy trốn đến Ma-đi-an. Khi Chúa kêu gọi Môi-se quay trở lại Ai Cập để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên, ông đã được kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời tại bụi gai cháy. Có lẽ đây là kinh nghiệm tạo nên sự khác biệt giữa Môi-se và dân sự. Dân chúng Y-sơ-ra-ên đều

tận mắt chứng kiến cánh tay đầy quyền năng của Đức Chúa Trời làm mười tai vạ trên Ai Cập, Ngài rẽ nước để dân sự đi qua Biển Đỏ như trên đất khô nhưng chính nơi đó lại trở nên mồ chôn cho quân đội vua Pha-ra-ôn - kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên; cũng chính ngày đó cả Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên ca hát, chúc tụng Đức Giê-hô-va; Mi-riam, chị của A-rôn tay cầm trống cơm và tất cả phụ nữ đi theo bà đều cầm trống cơm nhảy múa, cất tiếng ca tụng Đức Giê-hô-va. (Xuất Ai Cập:15). Nhưng chỉ ba ngày sau, khi dân sự đi vào hoang mạc không có nước, họ bắt đầu phàn nàn với Môi-se, cứ càng tiếp tục đi vào hoang mạc, tần suất của những lời phàn nàn, oán trách của dân sự càng tăng, họ luôn miệng nói “ Tại sao ông đem chúng tôi ra khỏi Ai Cập…..”. Chẳng phải Môise cũng cùng chịu cảnh khó khăn như dân sự đang gặp phải, không có nước uống, đồ ăn nhưng chẳng có một lời phàn nàn nào ra từ miệng ông. Chẳng phải chính ông cũng từng có địa vị tại hoàng cung Pha-ra-ôn, hưởng mọi điều vinh hoa của đời này nhưng không bao giờ muốn quay trở lại Ai Cập.


5

Chính kinh nghiệm trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời tại bụi gai cháy và lựa chọn quyết giữ tấm lòng kính sợ Chúa khiến ông được gọi là bạn hữu của Đức Chúa Trời và được chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài. Bao lâu Chúa làm cho dân sự những gì họ muốn thì họ ngợi khen Ngài, nhưng khi Chúa không làm những gì họ muốn thì họ đâm ra than phiền. Than phiền là triệu chứng của việc thiếu đi lòng kính sợ Chúa. Còn Môi-se phục vụ Chúa vì Chúa là Đức Chúa Trời. Sự than phiền nói rằng “Con không thích cách mà Chúa làm, nếu con là Ngài, con sẽ làm khác đi”; điều này thật trắng trợn xúc phạm thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Sự kính sợ và sự sợ hãi Chúa khác nhau như thế nào? Khi chứng kiến cảnh sấm chớp, tiếng kèn thổi và núi bốc khói thì dân chúng run sợ và đứng xa. Họ nói với Môi-se “Xin chính ông nói thẳng với chúng tôi, và chúng tôi sẽ nghe, xin Đức Chúa Trời đừng phán với chúng tôi, e chúng tôi chết mất (Xuất Ai Cập 20: 18-19). Dân sự sợ hãi Chúa vì họ không có tấm lòng kính sợ Ngài. Môi-se

nói với dân chúng: “Đừng sợ, vì Đức Chúa Trời giáng lâm để thử lòng anh em, để anh em luôn kính sợ Ngài mà không phạm tội.” Dân chúng đứng xa xa, còn Môi-se đến gần đám mây dày đặc, nơi Đức Chúa Trời đang ngự”(Xuất Ai Cập 20: 20-21). Chẳng phải sự kính sợ Chúa là chìa khóa giúp Môi-se có thể đến gần Đức Chúa Trời. Lợi ích quan trọng nhất của việc kính sợ Chúa mà Chúa muốn chúng ta biết rõ đó chính là giữ chúng ta khỏi phạm tội với Ngài. Kinh Thánh ghi chép rằng vào thời đại cuối cùng, sẽ có nhiều người chối bỏ đức tin “nhưng theo tư dục mà quy tụ nhiều giáo sư quanh mình để được nghe những lời êm tai; họ bịt tai không nghe chân lý mà hướng đến những chuyện hoang đường”(II Ti-môthê 4:1). Chúng ta hãy lấy lòng kính sợ Chúa mà chạy cho xong cuộc đua của mình trên đất, đừng để mất phần thưởng quý báu “sự sống đời đời” cùng với Chúa vào ngày sau cùng. Cuốn sách còn có rất nhiều tri thức khôn ngoan chờ bạn khám phá và suy ngẫm.

■ Tree


6 TIN TỨC CƠ ĐỐC

LET’S CLEAN UP HA NOI

Thứ bảy (25/11) và chủ nhật (26/11) vừa qua, hơn 100 người tập trung gần khu vực chợ hải sản gần cầu Long Biên gồm người da trắng, da đen thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và cả các bạn trẻ Việt Nam cùng chung tay dọn dẹp, thu gom rác thải. James (35 tuổi) đã làm công việc này từ hai năm trước. Anh trang bị cho mình quần áo và ủng để tránh nước cống bắn lên người. Cũng có một cô gái Việt Nam tên là Jade, người làm công việc tương tự như James khoác trên mình đồng phục màu xanh, chân đi ủng.


7

Họ biết rằng việc này sẽ không thể thành công nếu không có sự thay đổi ý thức của người dân. Bởi vì không phải chỉ dọn dẹp vệ sinh một hai lần là có thể giải quyết được. Nếu người dân xung quanh không có ý thức tự giác bảo vệ môi trường thì công việc này cũng giống dã tràng xe cát biển Đông. Ngày đầu tiên(25/11) có 80 người đến từ HIF (Hanoi International Fellowship) tham gia công tác này. Theo như Jade, cô nói rằng công ty vệ sinh môi trường và ủy ban nhân dân phường đang hợp tác để tiếp tục duy trì công tác dọn vệ sinh thường xuyên. Niềm tin Cơ đốc tin rằng Đức Chúa Trời

muốn con người bảo vệ thay vì phá hủy tự nhiên. Do đó việc phục hồi lại môi trường đã bị phá hủy là trách nhiệm của Cơ Đốc nhân. Tôi mong muốn nhiều Hội Thánh hơn nữa cùng cam kết tham gia vào dự án này một cách thường xuyên. Các bạn trẻ, thanh niên hãy tích cực tham gia vì một Hà Nội xanh, sạch, đẹp. Kinh Thánh không khuyên chúng ta làm những việc tốt để cho người khác xem. Tuy nhiên để nâng cao nhận thức của người dân xung quanh, chúng ta không thể không tuyên truyền bằng những hành động tích cực. ■ Nguyễn Thanh Bình


8 GÓC KHÁM PHÁ

NHẬT BẢN—BỨC TRANH PHONG CẢNH ĐẸP MÊ ĐẮM LÒNG NGƯỜI

T

rở về sau chuyến du lịch 10 ngày ngắn ngủi, nếu có ai hỏi tôi ấn tượng sâu đậm nhất về đất nước mặt trời mọc là gì, tôi sẽ không ngần ngại mà thốt ra hai chữ: tuyệt vời. Mà tôi cũng tin rằng bất cứ người nào nếu đã được một lần ghé thăm quần đảo xinh đẹp trải dài bên vành đai lửa Thái Bình Dương này đều sẽ có chung một cảm nhận như tôi. Đầu tiên, thiên nhiên Nhật Bản đẹp tuyệt vời, cái đẹp không dễ

khiến người ta thốt lên được ra lời, tả lên được bằng bút mực và theo như công nghệ hiện đại ngày nay, chụp hay ghi lại bằng máy ghi hình. Bạn chỉ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước Phù tang khi bạn đắm chìm trong nó, có lẽ cũng vì thế mà câu tôi hay nói nhất với người thân bạn bè sau khi trở về là: "Hãy đi và khám phá Nhật Bản một lần, dù Nhật có đắt đỏ nhưng những cảm nhận, những trải nghiệm bạn thu được thì nó đáng giá tới từng xu". Đúng


9

như vậy, Nhật Bản là đất nước vô cùng đáng đi và bạn nên dành để đi ít nhất một lần trong đời. Để giúp bạn hình dung thêm một bước nữa rõ hơn về cái đẹp của Nhật, tưởng tượng nhé, bạn chắc chắn đã một lần ở đâu đó ngắm những bức tranh phong cảnh, những bức bưu thiếp với những rừng cây lá đỏ lá vàng hay những khu vườn được cắt tỉa khéo léo, Nhật bản bên ngoài đẹp như sự trầm trồ của bạn về những bức tranh đó, thậm chí còn đẹp hơn bội phần. Nhật Bản không góc nào không đẹp, nói như ngôn ngữ mạng bây giờ là đẹp không góc

chết, đẹp không tì vết và đẹp đến từng cen-ti-mét. Nhật Bản đẹp tới mức một đứa không biết tí gì về nhiếp ảnh như tôi cũng có thể cho ra những "tác phẩm để đời", bởi căn bản cảnh đã đẹp sẵn, đẹp bất chấp bạn chụp nó như thế nào. Đảm bảo bạn chỉ cần giơ máy ảnh lên chụp, vu vơ thôi, nhưng cũng đủ khiến bạn ngỡ ngàng vì tưởng mình là nhiếp ảnh gia. Thiên nhiên Nhật Bản tuyệt vời, con người nơi đó cũng tuyệt vời không kém. Người Nhật khiến tôi thấy rất đáng yêu bởi họ vô cùng thân thiện và lịch sự. Họ luôn nhiệt tình chỉ đường khi tôi hỏi,


10

mà không chỉ chỉ thôi nhé, họ sẵn sàng dẫn tôi đến tận nơi, phần vì tính cách người Nhật làm gì cũng muốn triệt để, hoàn hảo, phần vì sợ bất đồng ngôn ngữ nên họ thực hiện luôn bằng hành động. Sự thân thiện của người Nhật còn thể hiện ở chỗ họ sẵn sàng bê đồ giúp tôi khi thấy một con bé nhỏ thó loay hoay với hai cái va li to sụ, và khi được cảm ơn người Nhật còn ríu rít cảm ơn lại...vì được cảm ơn. Người Nhật thực khiến người ta dễ mến. Lại nói tới sự cầu toàn của người Nhật, khi làm bất cứ việc gì cũng

được họ đẩy lên cảnh giới cao nhất. Không ngoa khi nói rằng nghệ thuật làm vườn của Nhật đứng số một thế giới. Những khu vườn Nhật đẹp đến độ khiến con tim tôi phải rụng rời, cây cối được cắt tỉa, tạo hình tỉ mỉ chu đáo. Sự kết hợp tinh tế giữa rừng cây, đá nước luôn tạo cho người thăm sự yên bình lạ kì trong tâm hồn. Người Nhật không cầu toàn sao được khi đất nước Nhật được chăm sóc vô cùng xanh tươi sạch sẽ. Chỉ nói một điều thôi bạn cũng hình dung được môi trường ở đây trong sạch thế nào khi những


11

cống nước thải cũng được xử lý tới cùng để nuôi cá. Vì vậy bạn không chỉ nhìn thấy cá Koi bơi lội tung tăng trong hồ, sông, rạch nước mà bạn có thể gặp chúng bất cứ đâu. Nhật Bản còn sạch tới mức bạn không thể tìm ra một cọng rác dù bạn có đang ở nơi đông người cỡ nào. Có lẽ khách du lịch tới đây cũng bị cảm hóa trong phút chốc bởi ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường của người Nhật chăng mà cũng không nỡ xả rác bừa bãi. Nhưng bạn sẽ còn phải thốt lên ngỡ ngàng hơn khi biết rằng có rất ít thùng rác công cộng ở Nhật, lạ lùng không? Hãy thử tới và khám phá vì sao nhé.

Con người Nhật Bản còn nổi tiếng với tính kỉ luật cao và sự ngăn nắp chuẩn chỉnh. Văn hóa xếp hàng của người Nhật từ lâu đã nức tiếng thế giới. Bạn chắc chắn không bao giờ có thể bắt gặp sự lộn xộn nào ở đây bởi trong bất cứ hoàn cảnh nào dù là cấp bách nhất, người Nhật cũng kiên nhẫn xếp hàng, vậy nên xếp hàng đi phương tiện công cộng, xếp hàng để được phục vụ đã là gì, cho dù có phải chờ đợi ba bốn chục con người để giải quyết nhu cầu tối bức bách của bản thân: đi vệ sinh, thì người Nhật cũng xếp hàng như một lẽ tất nhiên trong cuộc sống của họ. Nói thì dễ, nhưng hãy thử

Ảnh: Internet ■ Sê-la


12

một lần trải nghiệm cảm giác đó bạn mới càng khâm phục tính cách dân tộc này của người Nhật như thế nào. Tôi đã nghe lỏm được mấy du khách trẻ người Trung quốc thốt lên rằng, thấy người Nhật như vậy họ cũng không nỡ...chen hàng. Chắc các bạn vẫn nhớ hình ảnh nước Nhật hoang tàn sau những thiên tai động đất nhưng người dân vẫn kiên trì trật tự xếp hàng chờ phát cứu trợ mới thấy càng khâm phục. Bên cạnh thiên nhiên, con người, hệ thống giao thông công cộng hoàn hảo, tiện lợi cũng là điểm ấn tượng đặc biệt với tôi. Du khách tới đây không chỉ bị choáng ngợp bởi những tòa nhà cao tầng chọc trời hiện đại, những cửa hiệu sang trọng, những giao lộ đông đúc mà một nhịp đèn có tới hàng trăm người qua đường, họ còn bị chinh phục hoàn toàn bởi sự khoa học, thuận tiện của hệ thống đường xá. Giao thông công cộng nơi đây dù lúc đầu có thể khiến bạn bối rối nhưng không khỏi khâm phục người Nhật về sự chuẩn xác thời gian của cả một hệ

thống đồ sộ. Mà thiết nghĩ, suy cho cùng, nhờ sự tuyệt vời của người Nhật thì mới tạo ra được sự tuyệt vời của đất nước Nhật đúng không? Tất nhiên nói tới Nhật Bản mà không nói tới văn hóa Nhật: Văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng tâm linh tôn giáo, là một thiếu sót rất lớn, nhưng có lẽ tôi đành hẹn một dịp khác. Nhưng biết đâu, lúc đó bạn cũng đã được một lần tới với đất nước tuyệt vời này và đã có cảm nhận của riêng mình về nó, như tôi vậy. Nên, nước Nhật còn vô vàn điều lý thú độc đáo kì lạ và không kém phần tuyệt vời khác đang chờ bạn tới khám phá, hãy tranh thủ nhé!!!

■■ Sê-la Kin


13 GÓC SUY NGẪM

hƯỚNG NÀo cho

N

hiều tháng trước đây, công việc đòi hỏi tôi phải di chuyển hằng ngày trên đường và đó thật sự là một thử thách! Hà Nội giờ tan tầm với dòng người tấp nập, chen chúc nhau trên những con phố chật hẹp thật không khác gì một đội quân kiến thợ kéo nhau trở về tổ sau một ngày kiếm ăn căng thẳng. Nếu bạn đang ở trong một tòa nhà cao tầng và nhìn xuống mỗi buổi chiều, bạn chắc sẽ không

tôi ? nhận ra tôi đâu, tôi chỉ là một chú kiến nhỏ đang ra sức “bơi” ở một con phố nào đó. Đôi khi tham gia giao thông không chỉ lấy đi sức khỏe về thể chất mà còn hao tổn cả sức khỏe tinh thần. Tôi bước chân ra khỏi nhà với tinh thần vui vẻ nhưng đến chỗ làm lại với bộ mặt nhăn nhó, tức giận và lằm bằm. Nguyên nhân là vì mỗi người tham gia giao thông “nhảy” một điệu khác nhau trên đường phố nhưng lại không theo một “quy tắc’ nào


14

được ghi trong luật giao thông đường bộ! Có những hôm tôi giật mình vì một chiếc xe lao vút qua ngay bên cạnh, hôm khác thì tức giận do phải bóp phanh gấp vì một chiếc xe khác chuyển hướng đột ngột và không xi nhan. Khi quan sát hằng ngày, tôi cũng thấy có nhiều người tham gia giao thông mà không biết chính mình phải đi hướng nào: đi thẳng? rẽ trái? hay rẽ phải? Họ vừa đi vừa phân vân rồi đột nhiên giảm tốc độ! Điều này khiến tôi khó chịu vì họ làm cản trở hướng đi của tôi,

đôi lúc còn cướp đi vài giây quý giá mà tôi cố tận dụng để có thể vượt qua ngã tư đèn đỏ đông đúc. Hình ảnh đó cứ ảm ảnh trong tâm trí và rồi tôi chợt nhớ đến Lời Chúa: “Nơi nào không có khải tượng, nơi đó dân sự sẽ bị hư mất”. Người lái xe mà không biết hướng phải đi cũng giống như người sống mà không có khải tượng hay mục đích nào dành cho cuộc đời mình. Khi đó, khả năng chúng ta bị va chạm hay phải đối diện với khó khăn sẽ nhiều hơn.


15

Và quả thật, tôi đã thấy có những người phải mất nhiều thời gian và công sức để đi đúng con đường phải đi. Nhưng rồi tôi thắc mắc trong lòng rằng: “Chúa ơi, vậy tại sao con phải chịu khổ vì sự thiếu sót của người khác?”. Sau đó, dường như Chúa cảm động trong lòng tôi: “Con là người nam và sẽ trở nên trụ cột để dẫn dắt gia đình riêng của mình. Vậy nếu con không có khải tượng đúng đắn thì chính gia đình con cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi con, như cách con

đang bị ảnh hưởng bởi những tham gia giao thông ngày hôm đó!”. Khải tượng – dường như là một điều mà xưa nay tôi thấy thật xa vời và chắc chỉ dành cho những người đứng đầu Hội Thánh mà thôi. Nhưng có lẽ thời điểm này tôi cần phải quan tâm đến hai từ này, vì tầm quan trọng và ý nghĩa của nó cho cuộc đời tôi, cho gia đình riêng của tôi!

■ Sê-la


16

BA ĐIỀU KIỆN CỦA TIN LÀNH

GÓC NHÌN CƠ ĐỐC

C

ó rất nhiều tư tưởng, tôn giáo trên thế giới, và mỗi loại đều chủ trương rằng tư tưởng hay tôn giáo của mình ẩn chứa chân lý thật trong đó. Xã hội hiện đại và tự do như ngày nay chủ trương rằng việc mỗi cá nhân tin theo tôn giáo nào là tự do của mỗi người và cần phải được tôn trọng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì việc chúng ta lựa chọn tôn giáo như cách lựa một món đồ là việc không đúng. Vì một đức tin đúng đắn sẽ quyết định đời

sống và vận mệnh của một người. Theo đó tôi muốn giúp bạn đưa ra các tiêu chuẩn đúng đắn để có thể phân biệt được đâu là chân lý trọn vẹn. Vậy tiêu chuẩn để phân biệt là gì? Đầu tiên đó là vấn đề khởi nguồn và xuất thân. Phần lớn các tư tưởng hay tôn giáo được ra đời bởi một cá nhân xuất sắc, ưu việt. Nó kêu gọi những người đi theo và sau khi trải qua một thời gian dài thì đa số nhiều người có xu hướng tiếp nhận. Tất nhiên trong nội dung của tôn giáo hay tư


17

tưởng đó có chứa đựng nhiều mảnh ghép của chân lý và trí tuệ, là những điều đáng nghe. Tuy nhiên lại không có điều đặc biệt nào liên quan đến sự tồn tại thần tính của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của con người. Khi có sự bày tỏ thật về chính Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi thì chân lý mới trở nên uy quyền thật. Toàn bộ Kinh Thánh chính là khải thị từ Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa rằng Đức Chúa Trời bày tỏ bản tính của Ngài cho chúng ta biết. Vậy thì nội dung của Kinh Thánh không phải bởi một cá

nhân xuất sắc, ưu việt viết ra mà khởi nguồn từ thần tính của Đức Chúa Trời. Và Chúa Giê-su chính là hiện hữu của sự bày tỏ về bản thân Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Chứng cớ rõ ràng chứng minh cho điều này chính là sự phục sinh. Sự phục sinh của Chúa Giê-su làm ứng nghiệm những lời tiên tri được ghi chép lại trong Cựu Ước. Điều này có nghĩa rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế mà Đức Chúa Trời đã gửi cho chúng ta. Đồng thời đó cũng là bằng cớ Đức Chúa Trời công nhận những lời dạy dỗ


18

đúng đắn của Chúa Giê-su. Thêm nữa, Đức Chúa Trời cũng bày tỏ cho chúng ta về mối quan hệ giữa: Chúa Cha (Đức Chúa Trời), Chúa Con (Chúa Giê-su) và Đức Thánh Linh. Cũng có nhiều tôn giáo chủ trương có sự khởi nguồn thần tính, tuy nhiên chỉ duy nhất Chúa Giê-su thông qua sự chết và sống lại của Ngài trên thập tự giá minh chứng rằng Đức Chúa Trời mới là Đấng tạo hóa, là Đấng chủ quyền của sự sống. Điều thứ hai là phương pháp cứu rỗi. Phần lớn các tôn giáo của thế gian dạy dỗ rằng sự cứu rỗi có thể đạt được bởi sức riêng của con

người. Thông qua công lao và tu dưỡng của bản thân để đạt đến tiêu chuẩn mà các thần yêu cầu, như vậy sẽ nhận được sự cứu rỗi. Nhưng trên thực tế thì con người là một hữu thể hữu hạn. Và Chúa Giê-su biết những sự yếu đuối của chúng ta. Vì vậy chính Ngài đã gánh thay tội lỗi cho chúng ta. Ngài cũng ban thêm cả sự tự do cho chúng ta. Thế giới này có những nhân vật vĩ đại dạy dỗ tri thức nhưng chỉ duy nhất có Chúa Giê-su là Đấng dám chịu chết thay cho tội lỗi của chúng ta. Thứ ba là sự giúp đỡ thiết thực. Nếu có Đấng nào cứu giúp chúng


19

ta khỏi biển tội lỗi nhưng lại không giúp đỡ để chúng ta có thể tiếp tục đi trong nẻo đường ngay thẳng thì cũng thật vô nghĩa. Thông qua Chúa Giê-su, chúng ta được nhìn thấy con đường mình phải đi. Và Đức Thánh Linh là Đấng bảo vệ, giúp đỡ để chúng ta có thể bước đi trên con đường đó. Chúa hứa rằng sẽ ban cho chúng ta sức lực và ngự trong chúng ta để hoàn thành sự cứu rỗi cho đến cuối cùng. Tin Lành thật mà chúng ta cần phải mang theo bên mình đó là Tin Lành của chân lý mà Đức Chúa Trời đã công nhận, Tin Lành của ân điển mà Chúa Giê-su đã chịu chết thay cho tội lỗi của con người, Tin Lành của lời hứa Đức Thánh Linh đồng hành bảo vệ và

dạy dỗ. Không có bất kỳ tôn giáo nào khác có thể chủ trương giống như vậy. Chúng ta nên có thái độ tôn trọng các tư tưởng và tôn giáo khác nhưng cũng phải có sự hiểu biết rõ ràng về Tin Lành Chúa Giê-su có những điểm khác nhau và có tính duy nhất so với các tôn giáo khác như thế nào. Như sứ đồ Phao-lô đã nói “ Không có Tin Lành nào khác”; “Vì họ không tìm kiếm bằng đức tin mà bằng việc làm. Họ đã vấp phải hòn đá ngăn trở” (Rô-ma 9:32); “Do không nhận biết sự công chính của Đức Chúa Trời và tìm cách lập sự công chính riêng cho mình, nên họ không thuận phục sự công chính của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 10:3). ■ Nguyễn Thanh Bình


20 GÓC XÃ HỘI

ĐỪNG RẬP KHUÔN THEO ĐỜI NÀY….

Đ

ừng khuôn rập theo đời này, nhưng phải được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí mình…” Rô-ma 12:2 – lời Kinh Thánh này cứ vang vọng trong tâm trí tôi! Những chiếc khuôn của đời này Khi nhìn vào đời sống của mình và những người xung quanh, tôi không thể phủ nhận rằng cuộc sống này đã tạo ra nhiều chiếc khuôn để định dạng chúng ta. Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân ngày càng được nhiều người đặt làm ưu tiên trong đời sống mình. Do

đó, nó đã định hướng cho lối sống ích kỷ của con người. Có người sống khép mình vì sợ hãi ai đó có thể làm tổn hại họ. Có người lại thích khoe “thành tích cá nhân” về độ giàu có, sành điệu hoặc sự khôn khéo và coi thường năng lực của những người xung quanh. Tôi thấy “những chiếc khuôn” trong mối quan hệ giữa người với người - những “chiếc khuôn” kiểu “Mắt đền mắt, răng đền răng”: yêu người yêu mình, ghét người ghét mình, ai tốt với tôi thì tôi sẽ tốt với họ – đó dường như là triết lý sống của rất


21

nhiều người hiện nay. Ngoài ra, tôi còn thấy những “chiếc khuôn” trong cách nhìn xã hội một cách tiêu cực - một xã hội mà trong đó tiền tài, danh tiếng được coi là động cơ đằng sau mọi việc làm khiến nhiều người không còn tin vào những điều tốt đẹp và tấm lòng yêu thương. Đa phần chúng ta đã và đang hành động theo khuôn mẫu tương tự như vậy. Đúng hay Sai? Vậy thì khuôn mẫu nào là đúng cho chúng ta? Khi sống trong một xã hội đã có rất nhiều khuôn mẫu, làm sao để tôi có thể phân biệt được đâu là khuôn mẫu đúng, đâu là không đúng? Tôi thấy có ba kiểu người trong

xã hội hiện nay về cách họ sống theo điều đúng: Thứ nhất là những người sống theo những gì mình cho là đúng. Đa phần mọi người khi suy nghĩ hay làm một việc gì đó thì luôn cho rằng lời nói, việc làm của mình là điều đúng đắn, tốt đẹp. Họ có thể là những người theo chủ nghĩa cá nhân, coi ý kiến của mình luôn luôn đúng, của người khác là có vấn đề. Hay là những người sống theo những khuôn mẫu mà họ quan sát thấy trong cuộc sống, có thể là những khuôn mẫu tốt, có thể là không tốt. Nhưng đối với họ, tốt hay không tốt, đó là do cái nhìn và quan điểm của họ, không có một chuẩn mực rõ ràng nào cả. Kiểu người thứ hai là những người biết việc họ làm là không đúng, nhưng lại “không thể không làm”. Đó có thể là những việc liên quan tới thói quen hàng ngày, có những điều biết là không tốt nhưng chúng ta không thể từ bỏ, có những điều biết là rất tốt nhưng lại không thể thực hiện. Hay có thể đó là những áp lực từ truyền thống gia đình, văn


22

hóa nơi làm việc, những người xung quanh khiến chúng ta không thể làm những điều mà mình cho là đúng. Chẳng hạn như: có nhiều nhân viên nam biết rằng việc uống rượu là không tốt, nhưng trong công việc vì áp lực từ cấp trên, từ mối quan hệ làm ăn mà họ không thể làm điều mà họ cho là đúng. Cuối cùng là những người biết điều gì là thật sự đúng và họ dám làm, dám sống cho điều đó. Và đây chắc chắn là điều mà Chúa muốn ở chúng ta. Chúa không để chúng ta bơ vơ và bối rối trước quá nhiều những chiếc khuôn của đời này, nhưng Ngài cung cấp cho chúng ta Lời Ngài để chúng ta không suy nghĩ và làm theo những gì mình cho là phải, nhưng làm theo những gì Ngài cho là phải. Chúa cũng không chỉ cung cấp “lý thuyết” cho chúng ta, nhưng Ngài còn sống trong chúng ta để ban cho chúng ta có năng lực thực hành và làm theo những điều đó nữa. Lời Kinh Thánh chép: “Vì Đức Chúa Trời là Đấng đang hành động trong anh em, để anh em vừa muốn

vừa làm theo ý tốt của Ngài.” Phi-líp 2:13 Còn đời này thì sao?

Chúng ta biết rằng sống theo Lời Đức Chúa Trời và được Thánh Linh ban quyền năng là ý muốn của Chúa dành cho đời sống Cơ đốc nhân. Đó chính là điều chúng ta cần đeo đuổi trong đời sống mình. Có lẽ một số người sẽ tự hỏi rằng: vậy còn xã hội với những khuôn mẫu xung quanh chúng ta thì sao? Chúng ta phải làm gì khi đối diện hàng ngày với những điều này? Phải chăng chúng ta sẽ cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp quanh mình và bỏ mặc những thế giới xung quanh? Hay chúng ta sẽ cố gắng “thay đổi” thế giới xung quanh bằng


23

mọi cách? Tôi đã tìm thấy câu trả lời theo chỉ dẫn của Chúa. Kinh Thánh cho biết rõ: Chúa muốn chúng ta là “muối của đất”, “ánh sáng của thế gian”. Điều đó có nghĩa là: dù sống giữa thế gian, chúng ta sẽ không khuôn rập theo những “chiếc khuôn” của thế gian – những quan điểm không đúng với Lời của Chúa. Khi chúng ta thực hành sống đời sống đẹp lòng Chúa thì chính chúng ta sẽ ảnh hưởng đến những người chưa biết Chúa. Đời sống chúng ta – bắt nguồn từ tình yêu thương và quyền năng của Lời Chúa - sẽ là muối bảo vệ chúng ta khỏi sự hư

hoại của tội lỗi đang lan tràn và trở nên ánh sáng rực rỡ tuyệt đẹp chiếu rọi nơi tối tăm. Để những người hiện chưa biết sẽ phân biệt được đâu là điều đúng, điều sai; và những người mong muốn làm theo điều đúng tìm được nguồn năng lực và quyền năng để sống theo điều đó. Thế giới này tiếp tục tạo ra nhiều khuôn mẫu và thời gian thì hình thành nên những lối mòn, nhưng Đức Chúa Trời vẫn đang kêu gọi chúng ta mỗi ngày hãy tháo bỏ những khuôn mẫu và bước khỏi những lối mòn để đồng hành cùng với Ngài!! ■ Sê-la


24

GÓC GIA ĐÌNH

GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH CƠ ĐỐC

heo truyền thống của người Mỹ, tháng năm có ngày Tri Ân Mẹ— Mother’s Day—tháng sáu có ngày Tri Ân Cha—Father’s Day. Những truyền thống này tuy mới mẻ đối với người Việt nhưng lại rất phù hợp với văn hóa của người Á-châu nói chung và người Việt nói riêng. Chữ Hiếu diễn tả một đức tính rất quan trọng đóng vai trò nền tảng của xã hội Á-châu chúng ta. Là người Việt, không ai không thuộc lòng những câu:

T

Công cha như núi Thái-sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Một gia đình hạnh phúc, trong đó con cái biết hiếu kính cha mẹ, cha mẹ yêu thương con cái, là một điều mà mọi người đều mơ ước. Đức Chúa Trời, tác giả của xã hội loài người chúng ta, cũng rất xem trọng gia đình. Ngài đã xây dựng xã hội loài người dựa trên nền tảng những đơn vị gia đình. Khi Ngài đã hoàn thành


25

công việc tạo ra loài người thì việc đầu tiên kế tiếp là Ngài đã xây dựng gia đình bằng cách kết hợp A-đam và Ê-va với nhau. Khi Ngài muốn cho loài người hiểu được mối quan hệ giữa Ngài và nhân loại, Ngài cũng dùng ngôn ngữ “gia đình”—một thứ ngôn ngữ mà loài người có thể dễ dàng hiểu được. Kinh Thánh gọi Cơđốc nhân là con cái Đức Chúa Trời. Chính Chúa Giê-su dạy môn đồ của Ngài gọi Đấng Tạo Hóa Chí Tôn, là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, là Cha. Kinh Thánh cũng dùng ngôn ngữ “gia đình” để giúp chúng ta hiểu được những vấn đề thần học cao siêu như mối quan hệ giữa Ba Ngôi Đức Chúa Trời—Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh. Do đó. chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được một gia đình hạnh phúc là một điều đẹp lòng Đức Chúa Trời. Ngược lại, chúng ta cũng sẽ hiểu được ngày hôm nay, trong bối cảnh một xã hội ngày càng đi xa Lời Đức Chúa Trời, những gia đình đổ vỡ hoặc những bi kịch gia đình là những điều làm Ngài hết sức đau lòng. Tất cả những

thảm kịch xảy ra trong giới trẻ hiện nay đều có thể truy nguyên về một sự đổ vỡ nào đó trong gia đình. Hội Thánh là một “sự sáng tạo mới” của Đức Chúa Trời được dựng nên do “sự cứu chuộc” qua dòng huyết của Chúa Giê-su. Chúng ta có thể xem đây là mô hình của một thế giới mới, một xã hội mới mà Đức Chúa Trời dựng nên cũng dựa trên nền tảng của những gia đình Cơ-đốc. Một hội thánh mạnh mẽ bao gồm những gia đình Cơ-đốc lành mạnh, hạnh phúc. Đó là ước muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một gia đình Cơ-đốc hạnh phúc không phải là một điều “từ trên trời rớt xuống,” nói theo kiểu nôm na của người Việt chúng ta, nghĩa là tự nhiên mà có. Một gia đình Cơ-đốc hạnh phúc là một gia đình được xây dựng trên nền tảng của Lời Chúa. Nói như vậy không có nghĩa là nền văn hóa thế tục bên ngoài Hội Thánh của Chúa không có những điểm tích cực trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, tất cả những điểm tích cực


26

này chỉ đơn giản là không đủ sức mạnh để tạo thành một mối liên kết bền chắc trong gia đình. Chính vì vậy mà chúng ta thấy những cảnh ly dị, gia đình đổ vỡ ngày càng trở nên phổ biến dưới áp lực ngày càng nặng nề của một cuộc sống trong thời kỳ “hiện đại” hôm nay. Điều đáng buồn là nhiều con cái Chúa cũng đã bị cuốn hút theo “bánh xe của thời đại” và đã chọn giải pháp làm đau lòng Chúa, nghĩa là chọn con đường để cho gia đình đổ vỡ. Điều đáng tiếc hơn là những gia đình Cơ-đốc đó đã “đi lạc” trong khi trong tay có một “tấm bản đồ” rất rõ ràng là quyển Kinh Thánh. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, làm thế nào để có được một gia đình hạnh phúc không phải là một điều tự nhiên mà có. Việc xây dựng gia đình hạnh phúc, việc làm cha, làm mẹ, làm con là cả một nghệ thuật và một sự đầu tư khó nhọc. Những gia đình Cơ-đốc muốn được hạnh phúc cần phải dựa trên nền tảng Thánh Kinh, nghĩa là làm theo sự dạy dỗ của Chúa về phương diện gia đình.

Một vị mục sư đã có lần nói: “Nếu làm con mà không biết hiếu kính cha mẹ là những bậc sinh thành mình thấy trước mắt thì đừng nghĩ rằng mình có thể yêu mến và vâng phục một Đức Chúa Trời là một Đấng mà mình không thấy được.” Ông cũng nói thêm: “Nếu làm cha mẹ mà không hiểu được và làm theo ý nghĩa của Êphê-sô 6: 4 ‘hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái của mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó’ thì rất dễ lâm vào cảnh đau lòng vì những đứa con ngỗ nghịch. Nhiều tác giả về Cơ-đốc giáo dục đã khai thác và diễn giải ý nghĩa của những lời dạy của Thánh Kinh về việc xây dựng gia đình Cơ -đốc hạnh phúc để viết những quyển sách rất ích lợi cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái trong Chúa. Tôi xin tiến cử ở đây quyển sách “Bảy điều con em chúng ta cần” do tác giả John M. Drescher đã được dịch ra tiếng Việt. Vì khuôn khổ của bài báo không cho phép cho nên tôi không thể trình bày nội dung của


27

sách này một cách chi tiết. Ở đây, tôi chỉ có thể nói sơ qua là quyển sách này cũng như nhiều sách về Cơ-đốc giáo dục khác nhắc nhở các bậc cha mẹ là nhiều khi họ đã quên cho con em họ những điều thật sự cần thiết cho sự trưởng thành lành mạnh của chúng nó. Nhiều bậc cha mẹ đã để hết thời gian làm lụng vất vả để cho con cái mình được no ấm. Điều này cũng rất quan trọng, nhưng đôi khi chính vì quá chú tâm vào kế sinh nhai mà nhiều bậc cha mẹ đã quên những điều rất quan trọng (thậm chí còn quan trọng hơn việc no cơm ấm áo) đối với sự trưởng thành lành mạnh của con cái mình. Hiểu được con cái chúng ta và những nhu cầu thực sự của chúng nó là bước đầu trong việc nuôi dạy con cái nên người trong Chúa. Drescher đã nêu lên bảy nhu cầu rất quan trọng của con cái chúng ta: Nhu cầu thấy mình là quan trọng, nhu cầu được yên ninh, nhu cầu được chấp nhận, nhu cầu yêu thương và được yêu thương, nhu cầu được khen ngợi, nhu cầu kỷ luật, và nhất là nhu cầu về Lời Đức

Chúa Trời. Nhu cầu “thấy mình là quan trọng” Điều này không có nghĩa là cha mẹ “tôn sùng” con đến mức lúc nào cũng cho nó là “số một,” nuông chiều theo mọi yêu cầu của nó và làm cho nó cảm thấy rằng mình là “cái rốn của vũ trụ.” Không có điều gì làm hư hỏng con cái dễ dàng hơn là việc tôn sùng con cái quá mức vì điều này sẽ làm cho con cái trở nên ích kỷ và kiêu ngạo. Đáp ứng nhu cầu “cảm thấy mình là quan trọng” của con cái có nghĩa là giúp cho nó biết quý trọng cuộc sống của mình vì là một món quà do Chúa ban cho, giúp cho nó có ý thức đúng đắn về khả năng, về bản thân, và giá trị cá nhân của mình.


28

Nhu cầu “được an ninh” Được an ninh là một trong những nhu cầu căn bản nhất của con người, và do đó rất tự nhiên là con cái chúng ta cần sự an tâm cho cuộc sống. Phản xạ rất tự nhiên của một hài nhi là khóc khi cảm thấy bị bỏ một mình hoặc khi cảm thấy có một sự khó chịu nào đó đe dọa mình (tã ướt, đau ở đâu đó . . .) Khi lớn lên, con cái chúng ta cũng khóc (nhưng với hình thức khác) khi cảm thấy không được an ninh. Có một số lý do quan trọng trong cuộc sống gia đình làm cho con cái không cảm

thấy an tâm: Cha mẹ bất hòa, gia đình dời nơi cư trú liên tục, thiếu kỷ luật thích đáng, cha mẹ vắng nhà thường xuyên, bị chê bai liên tục, cha mẹ dùng tặng vật thay vì đích thân dùng thì giờ cho con, và cha mẹ tỏ vẻ quá lo lắng dưới áp lực của cuộc sống hàng ngày. Nhu cầu “được chấp nhận” Mỗi đứa trẻ là một công trình sáng tạo độc đáo của Đức Chúa Trời, và do đó không đứa trẻ nào giống hệt đứa trẻ nào. Mỗi đứa trẻ đều quý giá trước mặt Ngài, bất kể nó có “giỏi” hay “kém” về một hay vài phương diện nào đó.


29

Cha mẹ nào hiểu được điều này sẽ chấp nhận con như một món quà quý giá được gửi đến từ Đức Chúa Trời với tất cả lòng yêu thương và trân trọng. Có một số điều làm cho con cái có cảm giác không được cha mẹ chấp nhận: cha mẹ thường xuyên chê bai làm cho con có cảm giác bị hất hủi vì kém cỏi; cha mẹ thường so sánh con với trẻ khác; cha mẹ quá khao khát mong mỏi con cái đạt được những ước mơ bất thành của mình; cha mẹ thường bảo bọc con cái quá đáng; cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái làm cho chúng cảm thấy lúc nào mình cũng chưa “đạt tiêu chuẩn” mà cha mẹ mong muốn . . . Con cái sẽ cảm thấy được chấp nhận khi cha mẹ chấp nhận tính cách độc đáo của nó, hài lòng với những thành quả nó đạt được khi nó đã cố gắng trong sức mình, yêu thương con cái thật lòng bất kể nó đầy ưu điểm hay có nhiều khuyết điểm; cha mẹ biết lắng nghe những gì con cái nói; và . . . chấp nhận bạn hữu của con (cha mẹ nên cố vấn cho con trong vấn đề bạn hữu nhưng không can thiệp một cách

độc đoán—điều tốt nhất là giúp cho con có ý thức đúng trong việc chọn lựa). Nhu cầu “yêu thương và được yêu thương”

Yêu thương và được yêu thương là nhu cầu tối quan trọng của con người. Kinh Thánh thậm chí còn nói rằng ai không yêu thì không biết Đức Chúa Trời. Có một số điều rất quan trọng cha mẹ cần biết khi muốn đáp ứng nhu cầu yêu thương và được yêu thương của con cái: con cái cần phải được “dạy yêu thương,” con cái cần được thấy tình yêu thương giữa cha mẹ, tình yêu thương cần được bày tỏ bằng lời và hành động, tình yêu thương đi đôi với lòng tin cậy, tình yêu thương đòi


30

hỏi thái độ sẵn lòng lắng nghe. Nhu cầu “được khen ngợi thích đáng” Trẻ con cần được khen ngợi một cách trung thực. Việc khen con là bày tỏ sự chấp nhận con qua việc thừa nhận những thành quả nó đạt được. Khi con cái đạt được điều gì, cha mẹ nên khen con càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, lời khen phải thành thật, vì nếu không tôn trọng điều này, lời khen hoặc sẽ trở thành lời tâng bốc làm cho con trở nên tự tôn, kiêu ngạo, hoặc sẽ làm cho con cái xem thường những lời khen. Thái độ trang trọng và thành thật của cha mẹ khi khen ngợi sẽ khích lệ con hành động hăng hái theo chiều hướng đúng đắn. Nhu cầu “kỷ luật” Con cái cần phải học để chấp nhận và tôn trọng thẩm quyền.

Khi con cái học được điều này sẽ thấy được giá trị của thẩm quyền, và điều này sẽ giúp chúng khi lớn lên biết tìm kiếm và tiếp nhận thẩm quyền một cách đúng đắn. Theo lẽ tự nhiên, một người không biết tôn trọng thẩm quyền thì cũng không nên được trao cho thẩm quyền, vì nếu người không tôn trọng thẩm quyền mà có quyền sẽ dễ dàng lạm dụng thẩm quyền mà trở nên “đại họa” cho người khác. Con cái có thể học điều này từ trong gia đình khi cha mẹ biết áp dụng một hệ thống kỷ luật đúng đắn, thích hợp, nghiêm minh, và quan trọng nhất là trong tình yêu thương của Chúa. Kỷ luật trước hết phải đặt nền tảng trên tình yêu thương của Chúa. Khi cha mẹ thực hiện kỷ luật, có một số điều cần lưu ý: kỷ luật nhằm mục đích


31

tích cực, giải thích nhiều hơn trách mắng, khích lệ con hướng về những việc làm đúng hơn trong tương lai thay vì cằn nhằn về những sai lầm đã phạm, phải hết sức công bằng, cần nghe con giải thích trước khi “phán quyết,” không nên chế giễu hoặc mỉa mai, châm biếm, và kỷ luật cần phải trước sau như một nhưng không quá cứng nhắc. Nhu cầu về Đức Chúa Trời Và trên hết tất cả mọi sự, con cái chúng ta cần Đức Chúa Trời. Mục đích của sự giáo dục trong gia đình của cha mẹ là mong sau này khi con cái lớn lên, chúng nó sẽ biết chọn lựa đúng về đạo đức, sẽ sống hạnh phúc, vui tươi, lạc quan, và thành đạt có ý nghĩa. Chỉ khi nào con cái có được Đức Chúa Trời thì chúng mới có thể có được một cuộc sống như vậy. Kinh Thánh chính là quyển “sách giáo khoa” để cha mẹ nhờ đó mà dạy dỗ con cái mình. Chẳng những như vậy, Kinh Thánh còn đặt trách nhiệm dạy Lời Đức Chúa Trời cho con cái trực tiếp trên cha mẹ. Cha mẹ cho con cái nhiều thứ quý giá, nhưng không gì quý giá

bằng việc cho con đức tin vào Đức Chúa Trời qua Lời của Ngài. Tôi ước mong tất cả các người làm con cũng như những bậc làm cha mẹ để lòng mình suy ngẫm về một món quà quí báu “gia đình” mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta và nhiệm vụ của chúng ta làm thế nào để gia đình của chúng ta trở nên một gia đình thực sự hạnh phúc, đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Người Cha thiên thượng của tất cả chúng ta. Cầu xin Đức Thánh Linh nhắc nhở, dạy dỗ, và hướng dẫn chúng ta—những người làm con, những bậc cha mẹ—để tất cả gia đình trong Hội Thánh chúng ta trở nên những gia đình Cơ đốc thật sự lành mạnh hạnh phúc, là những của lễ dâng lên để đem sự vinh hiển về cho Đức Chúa Trời. Mong thật hết lòng. Nguồn: http://linhluc.org/article.php? id=178&tid=507&aid=0

■ Mục sư Nguyễn Mạnh Cường


32


33

I. HÔN NHÂN—GIA ĐÌNH CƠ ĐỐC 1. Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ —Minh Nguyên 2. Lời Hứa Của Hôn Nhân—Our Daily Bread Ministries 3. Người Nữ Trong Nhà Chúa quyển 3 — HTTLVN 4. Thông Điệp Yêu Thương—Gordon O. Martinborough 5. Hãy Làm Ơn Cho Bản Thân Tha Thứ —Joyce Meyer II. XÂY DỰNG ĐỨC TIN VÀ ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC 1. Bước Vào Sự Hiện Diện Của Chúa —Terry Law 2. Niềm Tin Minh Họa—Nguyễn Sinh 3. Thiên Đàng Rất Thật—Choonam Thomas 4. Sống Theo Đúng Mục Đích—Rich Warren 5. Kết Thúc Tốt Đẹp—David W.F. Wong III. CẦU NGUYỆN—PHỤC HƯNG 1. Quyền Năng Của Sự Ngợi Khen Và Thờ Phượng—Terry Law 2. Người Thức Canh—Tom Hess 3. Trong Sự Hiện Diện Thánh—Our Daily Bread Ministries 4. Linh Lực Từ Đời Sống Cầu Nguyện—E. M. Bounds 5. Cầu Nguyện, Ngợi Khen & Lời Hứa quyển I/II/III—Warren W. Wiersbe Quý vị có nhu cầu mượn đọc các đầu sách trên xin vui lòng liên lạc với Ms Duyên ( 01693689390) để được phục vụ.


PHOTO ESSAY 34


35


36

1.

Lưu hành nội bộ.

2.

Bạn có thể dowload file tạp chí trên trang web https://issuu.com hoặc trên app điện thoại khi tìm kiếm tên tạp chí: Anh sang va Muoi.

3.

Tạp chí đang trong thời gian in thử nghiệm 1 năm.

4.

Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp và bài viết của các bạn, xin vui lòng liên lạc theo địa chỉ mail: anhsangvamuoi.iam@gmail.com.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.