Anh sang va muoi 20170901

Page 1

1

I

AM 01-09-2017 04

Giới thiệu sách

Khi sự giúp đỡ gây tổn thương

Góc suy ngẫm

Bài học từ người bạn nhỏ của tôi

Góc khám phá

Cuối tuần rồi, đi bộ thôi!

Câu chuyện đức tin

Bài học từ người bạn nhỏ của tôi

Góc gia đình

Quyền năng chữa lành của sự tha thứ


2

GIỚI THIỆU SÁCH

KHI SỰ GIÚP ĐỠ

<

>

GÂY TỔN THƯƠNG

“ Làm cách nào để giảm khó nghèo mà không gây tổn thương cho người nghèo và cho chính bạn? ”


3

T

ựa đề của cuốn sách: “Khi sự giúp đỡ gây tổn thương – Làm cách nào để giảm khó nghèo mà không gây tổn thương cho người nghèo và cho chính bạn” dường như đã tác động mạnh mẽ vào một khía cạnh nào đó trong thế giới quan vốn có của tôi: Mọi sự giúp đỡ từ tấm lòng mình cho người khác đều tốt cho họ. Dành hầu hết cuộc sống trưởng thành để cố gắng nghiên cứu cách cải thiện đời sống của dân nghèo, tham gia nhiều hoạt động, đảm nhận nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực phát triển cộng đồng - có thể nói rằng Steve Corbett và Brian Fikkert đã “bộc bạch” hết những kinh nghiệm tích lũy được của bản thân qua những trang trong cuốn sách này. Nếu bạn là một người có tấm lòng cho những người nghèo, và mong muốn giúp đỡ họ một cách hiệu quả, đừng chần chừ nữa, hãy bắt đầu đọc cuốn sách này ngay từ hôm nay!! Một khái niệm nền tảng đầu tiên được đưa ra đó là: Khó nghèo là gì? Ai là người nghèo? Và thực sự đã có một cái nhìn khác nhau giữa những người nghèo (theo định nghĩa chúng ta vẫn hiểu) và những người ở tầng lớp trung – thượng lưu khi nói về khó nghèo. Trong khi những khán giả thuộc tầng lớp trung – thượng lưu nhấn mạnh đến sự thiếu thốn vật chất như thức ăn, tiền bạc, nước sạch, thuốc men, v.v…; thì những người dân nghèo lại đề cập nhiều hơn đến sự xấu hổ, thấp kém, bị sỉ nhục, sợ hãi, bị cô lập về mặt xã hội, không có tiếng nói. Vậy, có cái nhìn đúng đắn về sự khó nghèo là rất cần thiết, nó sẽ quyết định những giải pháp của chúng ta trong nỗ lực làm giảm khó nghèo. Dựa trên nền tảng Kinh Thánh, trong đó, con người được Đức


4

Chúa Trời dựng nên theo hình ảnh của Ngài, và được thiết lập bốn mối quan hệ nền tảng: (1) mối quan hệ với Chúa; (2) mối quan hệ với chính mình; (3) mối quan hệ với người khác; (4) mối quan hệ với những tạo vật khác. Và sự nghèo khó được định nghĩa: “Khó nghèo là hậu quả của những mối quan hệ không tốt đẹp, đó là không hợp lẽ phải, không dành cho sự sống, không hài hòa hay không vui thích. Khó nghèo là sự thiếu bình an về mọi mặt”(Tr64). Vậy thì, nếu như sự khó nghèo bắt nguồn từ sự đổ vỡ của các mối quan hệ nền tảng, thì người nghèo là ai? – Tất cả chúng ta đều nghèo trong ý nghĩa không kinh nghiệm được bốn mối quan hệ nói trên theo cách mà Chúa muốn. Tuy nhiên, thật là không chính đáng khi cho rằng cái nghèo vất chất không mang tính cách đau thương đặc biệt của riêng nó. Người có thu nhập thấp mỗi ngày phải vùng vẫy để sống còn, điều này tạo ra cảm giác bất lực, lo âu, ngột ngạt và tuyệt vọng, những cảm giác mà đơn giản là chưa từng có trong cuộc sống của những người khác trên đời.


5

Từ định nghĩa về khó nghèo, cuốn sách đưa ra định nghĩa về việc làm giảm khó nghèo, đó là mục vụ hòa giải: đưa con người đến gần với việc làm vinh hiển danh Chúa hơn, bằng cách sống trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời, với bản thân, với người khác và với các tạo vật còn lại. Cụ thể hơn, đối với việc làm giảm khó nghèo về vật chất, đó là “công tác hòa giải bốn mối quan hệ nền tảng để từ đó con người có thể làm trọn sự kêu gọi làm vinh hiển danh Ngài, qua sự làm việc, có thể nuôi sống bản thân và gia đình bằng thành quả của việc làm đó”(Tr 80). Vậy thì, một người không nghèo vật chất, đến với một người nghèo về vật chất, với mong muốn giúp đỡ sẽ có thể gây tổn thương cho họ bằng cách nào? Tác giả đã đưa ra một phương trình: Định nghĩa khó nghèo về vật chất + Phức cảm ta-là-trời của người không nghèo về vật chất + Cảm giác thấp hèn của người nghèo về vật chất = Gây hại cho cả người nghèo và không nghèo về vật chất (Tr 69). Phức cảm ta-là-trời là một cảm giác tinh vi và khó nhận thấy của người ở vị trí cấp trên, họ tin rằng họ có được sự giàu có là do nỗ lực của chính họ và rằng họ được xức dầu để quyết định điều gì là tốt nhất cho người có thu nhập thấp. Một người không nghèo về vật chất có phức cảm ta-là-trời đến với một người nghèo về vật chất với mặc cảm thấp hèn trong một cái nhìn sai lệch về định nghĩa của khó nghèo về vật chất, sẽ gây hại cho cả người nghèo và người không nghèo về vật chất. Chúng ta sẽ làm gì để phá vỡ phương trình này? Cầu nguyện, công bố Phúc Âm, chú trọng vào con người và cách làm, cùng với nhiều những nguyên tắc khác đó là những điều mà cuốn sách từng bước trình bày cho chúng ta. Nguyên tắc đầu tiên khi chúng ta làm việc với người nghèo đó là cần phân biệt rõ hoàn cảnh của họ cần cứu trợ, phục hồi hay phát triển. Cứu trợ là hành động gấp rút và tạm thời cung cấp khoản viện trợ khẩn cấp để làm giảm bớt ngay nỗi khổ vì một thảm họa thiên nhiên hay do con người gây ra. Hay nói một cách đơn giản, cứu trợ là chặn đứng sự rơi tự do, là “cầm máu”. Phục hồi bắt


6

đầu ngay khi máu ngưng chảy, phục hồi con người và cộng đồng trở về với những yếu tố tích cực của hoàn cảnh của họ trước khủng hoảng. Và phát triển là một tiến trình liên tục đưa mọi người – cả “người giúp” lẫn “người được giúp” – đến gần hơn mối quan hệ đúng đắn với Chúa. Một trong những sai lầm chính của hầu hết chúng ta hiện nay đó là thực hiện việc cứu trợ trong những hoàn cảnh cần phục hồi hay phát triển. Hãy yêu thương họ và đừng làm cho họ những việc mà họ có thể làm!! Nguyên tắc thứ hai, hãy bắt đầu bằng nguồn lực sẵn có, không phải bằng nhu cầu. Việc nhận biết và huy động các nguồn lực tự nhiên, vật chất, xã hội, kiến thức và tinh thần của cá nhân và cộng đồng trước khi cố gắng xác định xem cần bổ sung những nguồn lực gì từ bên ngoài là điều rất cần thiết. Nguyên tắc thứ ba, giảm khó nghèo vật chất theo tiến trình tìm hiểu, không phải theo cách làm rập khuôn, theo mẫu. Để làm được điều này, người nghèo cần được tham gia đầy đủ vào công tác giảm khó nghèo. Người nghèo không phải là phương tiện để hoàn thành mục đích và cộng đồng nghèo cũng không phải là “đất” để một dự án được triển khai, xây dựng. Mục đích đúng nghĩa chính là sự tham gia của chính người nghèo trong công tác giảm khó nghèo. Những phần còn lại của sách, các tác giả đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể và chi tiết để có thể khởi đầu, vận hành công tác giảm khó nghèo tại một cộng đồng cụ thể. Như một ví dụ trong cuốn sách này về Voi và Chuột, đôi khi chúng ta đến với những con người và cộng đồng khó nghèo về vật chất như những chú Voi khiêu vũ cùng những chú Chuột. Và trong một bài nhảy sôi động và quen thuộc, chúng ta vô tình nghiền nát những chú Chuột. Chúng ta đã nhảy hết mình và chúng ta có những bàn chân to tướng!


7

MỤC LỤC SÁCH Lời giới thiệu – 2009 Lời giới thiệu – 2012 Lời nói đầu Bài tập mở đầu Dẫn nhập Phần 1: Những khái niệm nền tảng để giúp đỡ không gây tổn thương 1. Tại sao Chúa Giê-xu đến trần gian 2. Vấn đề ở đây là gì? 3. Chúng ta đạt đến thành công chưa? Phần 2: Các nguyên tắc chung để giúp đỡ không gây tổn thương 4. Không phải mọi cái nghèo đều như nhau 5. Hãy đưa cho Ta cái mỏi mệt của ngươi, cái nghèo của ngươi và nguồn lực sẵn có của họ 6. Phát triển dập khuôn: Hơn 2,5 tỷ người không được phục vụ thích đáng Phần 3: Những chiến lược thiết thực để giúp đỡ không gây tổn thương 7. Thực hiện những chuyến phục vụ ngắn hạn không gây tổn hại dài hạn 8. Vâng, đây là việc của bạn 9. Và cho đến tận cùng trái đất Phần 4: Để bắt đầu giúp đỡ không gây tổn thương 10. Xin lỗi, bạn có thể chấp nhận một vài thay đổi không? 11. Vào vị trí, chuẩn bị, xuất phát! Lời cuối: Bước quan trọng nhất Phụ lục: Cách thức tổ chức cộng đồng ở Bắc Mỹ Nhận xét Kết luận Chú thích Lời tri ân ■ Sê-la


8

GÓC SUY NGẪM

BÀI HỌC TỪ NGƯỜI BẠN NHỎ CỦA TÔI

H

ơn một tháng trước đây, chị gái tôi mang về một chú cún cực kỳ dễ thương và Bốp – là cái tên mà chị đã đặt cho nó. Không dễ dàng để một chú chó mới được hai tháng tuổi, sinh ra ở miền núi, sống được trong cái nhà trọ có vỏn vẹn 30 m2 của chúng tôi. Tuy nhiên, từ nhỏ cả tôi và chị gái đều rất yêu quý chó, vì thế mà Bốp rất được cưng chiều: ngày ăn ba bữa (đôi khi được ăn cả cháo chim, cháo thịt nữa), tắm rửa thường xuyên và đặc biệt hay được dắt ra bãi cỏ gần nhà để đi dạo mát và… vệ sinh!! Đa phần thời gian trong ngày Bốp ở nhà một mình vì cả tôi và chị gái đều phải đi làm, và có lẽ khoảng thời gian vui nhất của cậu ta đó là được dắt ra ngoài đi chơi. Tôi có thể thấy rõ

được sự tò mò và hiếu động của Bốp mỗi lần được dắt đi ra bãi cỏ gần nhà, gặp chỗ nào cũng cho chiếc mũi của mình vào và ngửi ngửi một hồi, sau đó lại bỏ đi và liếm chân của gần hết mọi người cậu ta gặp trên đường. Thật sự rất vất vả cho tôi để có thể dắt được Bốp ra đến bãi cỏ. Tuy nhiên, tối nay tôi đã quyết định làm một việc khác mọi ngày…Thay vì luôn điều chỉnh hướng đi của Bốp bằng một sợi dây xích rất to và chắc chắn, khi từ bãi cỏ trở về, tôi quyết định để Bốp là người dẫn đường và tôi sẽ đi theo sự “hướng dẫn” của cậu ta. “Wow! Thật tuyệt vời!!” – Tôi thiết nghĩ rằng nếu biết nói Bốp đã hét lên như thế: chạy lăng xăng trong lùm cỏ, đào bới đất


9

ở mấy cái gốc cây gần đó và mấy lần đòi sang đường giữa một làn xe đông đúc – đó là những điều cậu ta đã làm khi được đi theo sở thích của mình. Nhưng rồi, sau 10 phút tôi thấy Bốp bắt đầu chạy quanh tôi và cắn dây xích – công việc thường ngày của cậu ta khi ở nhà một mình. Và cuối cùng là đứng im bên chân tôi và không làm gì. Vậy là tôi lại đóng vai người chỉ đường, mặc dù vẫn phải kéo Bốp ra khỏi những điều lạ lẫm dọc đường, nhưng có vẻ

đường về không xa và vất vả như lúc đi. Trên đường về, tôi chợt suy nghĩ về mối quan hệ của tôi với Chúa, và chợt nhận ra rằng, đôi lúc mình cũng giống như Bốp tối nay. “Ôi, sao cứ đi mãi một con đường như vây, hãy đi con đường này đi, tôi thấy có nhiều thứ hấp dẫn lắm”. Đôi lúc đó cũng là suy nghĩ của chúng ta về đường lối và luật lệ của Ngài, dường như thế giới ngoài kia vẫn còn quá nhiều


10

điều hấp dẫn và tò mò để chúng ta dễ quên đi mất nơi mà chúng ta cần phải đến – đó là bãi cỏ, đó là đồng cỏ xanh tươi.

chúng ta và biết rằng đồng đi với Chúa - chúng ta sẽ tới được đồng cỏ xanh tươi; đồng đi với Ngài - chúng ta đã và đang đi về Nhà!!

Đôi khi chúng ta cũng nghĩ rằng sao luật lệ của Ngài khắt khe quá và quên mất rằng đằng sau đó là tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Cũng như tôi, tôi có thể để Bốp được tự do chạy, tự do làm những điều nó muốn, nhưng tôi biết Bốp sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm. Đức Chúa Trời cũng như vậy, Ngài có thể để cho chúng ta tự do sống mà không có luật lệ nào cả, nhưng vì yêu chúng ta nên Ngài ban cho những luật lệ để bảo vệ chúng ta. Và đôi khi… Chúng ta đã bước ra ngoài luật lệ của Ngài, đã sống theo những gì chúng ta muốn và rồi chợt nhận ra là mình đã mất phương hướng trong cuộc đời này. Chúng ta đã rẽ quá nhiều lối rẽ và rồi quên mất con đường dẫn chúng ta đến được bãi cỏ kia. Chúng ta muốn quay lại với Ngài…để Ngài tiếp tục là Đấng dẫn đường của

■ Sê-la


11

CUỐI TUẦN RỒI

ĐI BỘ THÔI !

GÓC KHÁM PHÁ

Cuối tuần rồi, bạn đã có dự định gì chưa? Nếu chưa thì hãy lên Phố đi bộ, thả mình vào không gian thoải mái, quên hết mệt mỏi và sạc năng lượng cho tuần mới nhé! Phố đi bộ bao quanh hồ Hoàn Kiếm chắc hẳn sẽ là điểm đến cho những ai yêu thích sự bình yên, tách bạch hẳn với sự ồn ã từ bên ngoài. Được quy hoạch và bắt đầu hoạt động từ ngày 01/09/2016, đến nay, cái tên Phố đi bộ đã không còn xa lạ gì với tất cả người dân Hà Nội. Lên Phố đi bộ tốt nhất bạn nên sử dụng phương tiện công cộng, vừa tiết kiệm lại bảo vệ môi trường. Bạn cũng có thể sử dụng phương tiện cá nhân và gửi xe xung quanh các tuyến phố Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ, Hàng Bông là có thể vi vu rồi.


12

Các cụ già không lo phải sang đường, các em nhỏ thoải mái nô đùa không lo để ý đến xe cộ, các bạn trẻ tha hồ check in cùng nắm tay nhau bước thênh thang trên đường. Nào mình cùng đi thôi!!

Ảnh: Khánh Phương - Báo Mới

Các bạn học sinh trong bộ đồng phục hoạt động ở các tổ chức tình nguyện với nụ cười tươi rói trên môi, sức trẻ tràn đầy nhiệt huyết.


13

“Sol sol sol đô sol. Sol sol sol đô rê. Rê rê rê mi đô rê. Rê rê mi rê đô la. Rê đô la đô la sol la. Rê đô la đô la sol mi. Sol mi sol mi sol la. Sol la sol la đô đô”. Hãy cùng sống trong không khí của con người Tây Bắc với điệu nhảy sạp vui nhộn. Chỉ cần bắt nhịp là bạn có thể thoải mái chơi rồi. Còn chần chờ gì nữa, hãy thử thôi!!

Nụ cười của các bạn trẻ khi được 1 tấm vé về tuổi thơ với trò chơi Ô ăn quan. Dường như mọi mệt mỏi của việc học tập hay áp lực công việc hằng ngày đều lắng xuống trong giây phút này.


14

Hình ảnh những chàng trai, cô gái Tây với điệu nhảy freestyle đem lại nhiều tiếng cười cho người xem. Đáng yêu quá phải không nào!

Gần Tượng đài Lý Thái Tổ là các gian hàng của nhiều nhà sách phục vụ cho các đối tượng khác nhau. Các bạn có thể thoái mái đọc các cuốn mà mình yêu thích ở đây.


15

Buổi tối là không gian âm nhạc của các bạn trẻ với Guitar, Trống, Organ,...Ở từng góc phố tiếng nhạc du dương hay mạnh mẽ bốc lửa với những giai điệu đang thịnh hành hay những bản phối ca khúc từ rất lâu gợi lại hoài niệm xưa dẫn bước chân du khách tìm đến và cùng đắm mình thưởng thức. Còn rất nhiều hoạt động thú vị khác như triển lãm tranh, khiêu vũ, hát chèo, ...Tất cả cùng hòa nhập vào không gian của Phố đi bộ tạo nên một không khí rất riêng của Hà Nội.

Cuối tuần rồi, đi bộ thôi!

■ Linh Chi


16

CÂU CHUYỆN ĐỨC TIN

KHI CHÚA ĐÁP LỜI


17

“S

inh ra trong gia đình đạo Phật nhiều đời, tôi có niềm tin rất lớn vào Phật giáo. Tôi thường đọc kinh mỗi tối và luôn cố giữ gìn Ngũ giới. Gia đình tôi rất thành kiến với người Tin Lành vì nghĩ rằng họ hay “dụ” người ta theo đạo, nên luôn tránh né họ…” Tôi là Phật Tử Tôi cũng không tin vào Thiên đàng, Địa ngục, Đấng Tạo Hóa hay Chúa Cứu Thế. Với tôi, tất cả chỉ là sự thêu dệt của Thiên Chúa Giáo để hù dọa, làm người khác sợ hãi. Đối với tôi, Phật Giáo từ bi và phù hợp với cách suy nghĩ của mình. Tôi tin vào Thuyết Luân hồi, rằng người ta có thể tu thân tích đức để tự cứu lấy mình; và quan niệm nếu khi chết đi mà chưa đủ công đức để về cõi Niết Bàn, ít ra tôi cũng được “đầu thai” làm người ở kiếp khác. Tôi cũng tin vào Thuyết Tiến hóa của Darwin: loài người tiến hóa từ khỉ; vũ trụ này được tạo ra bởi Big Bang

(một tiếng nổ lớn) và không có Đấng Tạo Hóa. Tôi vui thỏa trong niềm tin đó và luôn tự hào mình có một đời sống tốt hơn so với nhiều người khác… Thoáng thấy Chúa, nhưng chưa “gặp” Ngài Cứ thế, đến năm 2003 tôi lập gia đình với một người Tin Lành, nhưng tôi không tin Chúa mà còn bắt vợ phải cải đạo theo tôi. Sau hơn 3 năm, khi vợ tôi muốn đi nhà thờ trở lại “vì không thấy bình an” – cô ấy chia sẻ. Tôi nổi giận và suýt nữa ly dị. Sau đó, vì thương con nhỏ dại và cũng cảm nhận được vợ tôi thay đổi, vui vẻ hơn mỗi khi được đi nhà thờ nên tôi miễn cưỡng chấp nhận. Nhưng tôi nhất quyết bắt con phải theo đạo Phật. Sau nhiều năm và nhiều lần hục hặc vì khác niềm tin, Chúa bỗng cho tôi cơ hội được gần gũi, trò chuyện với những người bạn Tin Lành của vợ. Nhiều người hơi “cuồng tín” nên tôi không thích, nhưng cũng có nhiều người rất chân


18

tình, và tôi cảm nhận được tình yêu thương của họ dành cho vợ chồng tôi mỗi khi chúng tôi gây gổ, đòi bỏ nhau. Mãi tới năm 2012, tôi bắt đầu biết chở vợ đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật, dầu chỉ ngồi bên ngoài chờ vợ nhóm xong. Một vài lần tôi cũng đọc thử Kinh Thánh, thử nghe ngóng xem Mục sư giảng cái gì, nhưng thực sự vẫn không hứng thú lắm và Kinh Thánh theo tôi vừa khó hiểu, vừa hoang đường. Tôi cho rằng Kinh Thánh cũng dạy những điều hay lẽ phải như kinh Phật, và điểm khác biệt lớn nhất là người Tin Lành tin vào Đấng Tạo Hóa, vào Chúa Cứu Thế Jesus và Đức Thánh Linh. Nhưng thật tiếc tôi lại chẳng tin những điều này. Tôi còn nghi ngờ thông tin trong Kinh Thánh đã được con người sửa chữa, tổng hợp, viết lại… Theo tôi, một người vô thần sẽ dễ cải đạo theo Tin Lành, nhưng với một người đã tuyệt đối sùng bái Phật giáo như tôi sẽ rất khó thay đổi. Tuy nhiên,

với đầu óc khá cởi mở, tôi “thách thức” Kinh Thánh và Đức Chúa Trời rằng nếu Chúa có thật thì hãy nhận lời cầu nguyện của tôi một cách rõ ràng, bằng một phép lạ nào đó xảy ra, để tôi có bằng chứng trả lời với bất cứ ai hỏi tôi lý do cải đạo. Gặp Chúa Cuối năm 2014, bỗng dưng tôi cảm thấy khó chịu về tình trạng cứ lui tới nhà thờ mà không tin Chúa của mình, nên quyết định hoặc bỏ, hoặc phải tin Chúa. Rồi tôi nghĩ mình nên đọc kỹ Kinh Thánh một lượt trước khi quyết định. Tôi lập kế hoạch tập trung tìm hiểu lời Chúa trong năm 2015, mỗi ngày 30 phút đọc và cầu nguyện. Tôi nói: nếu Chúa có thật, hãy tỏ cho tôi biết thì tôi mới tin. May thay tôi là người cứng cỏi, khó tin, nhưng cũng không phải kẻ lì lợm, bướng bỉnh một cách ngu ngốc. “Nếu nhận thấy rõ ràng Chúa có thật, tôi sẽ tin ngay” – tôi tự nhủ. Tôi muốn ngày này năm sau, tôi phải có


19

câu trả lời rõ ràng từ Chúa. Tôi không chịu nổi tình trạng “hâm hẩm” của mình nữa. Rồi tôi đọc thấy trong sách Ma-thi-ơ 7:7: “Hãy xin sẽ được; hãy tìm sẽ gặp; hãy gõ cửa sẽ mở cho”. Sau gần 4 tuần đọc liên tục mỗi ngày thì phép lạ xảy ra. Sáng 28/1/2015, vào lúc 5 giờ, tôi thức giấc và nước mắt chảy ròng ròng. Chúa biết tôi làm trong ngành điện tử, nên Ngài đã cho tôi một khải tượng không thể gần gũi hơn: Tôi thấy mình trong hình hài một con robot, đang bước đi từ

một vùng tối ra chỗ có ánh sáng. Bỗng dưng một bàn tay thò ra ấn vào đầu robot khiến nó bị…mất nguồn, tắt điện hoàn toàn. Rồi cũng bàn tay đó cài vào đầu robot một chương trình mới, xong nhẹ nhàng ấn nút. Robot hoạt động trở lại. Còn tôi thức dậy với một trạng thái mới, một tâm hồn mới. Thật diệu kỳ. Chúa đã lấy ví dụ trực tiếp “bỏ vào đầu tôi”, dạy tôi rằng không có Chúa, tôi và tất cả loài người nói chung chỉ là những con robot. Cho dù có thông minh, giỏi giang đến đâu, vẫn không thể vượt qua


20

khỏi Đấng tạo hóa, tất cả những gì robot “làm” được không nằm ngoài những gì người tạo ra nó đã soạn sẵn. Tôi nhận ra rằng Chúa chính là Đấng Tạo Hóa, Ngài tạo ra loài người và “bỏ” thẳng suy nghĩ vào đầu họ. Tôi cũng hiểu được rằng loài người không thể tiến hóa từ loài khỉ. Còn bản thân tôi đã được Chúa ban cho quá nhiều ân điển, mặc dù mình chẳng ra gì trước mắt Chúa. Chỉ cần Chúa với tay “tắt điện”, con robot này sẽ vĩnh viễn vô dụng, thân thể này

chỉ có thể rữa nát ngoài nghĩa trang. Chúa quá thương tôi, nên Ngài đã “bỏ” vào đầu tôi một chương trình mới và “bật điện” cho tôi sống lại. Con người cũ của tôi đã chết ngày 28/1/2015, và Chúa đã tái sinh tôi bằng Đức Thánh Linh, cho tôi một cuộc sống mới.

(Gia đình anh Nguyễn Huy Hoàng Ảnh nhân vật tự cung cấp)


21

Dâng mình cho Chúa Vậy thì tôi còn sợ gì nữa mà không dâng hiến cuộc đời còn lại của mình cho Chúa, Đấng đã cứu chuộc tôi? Tôi đã tìm ra mục đích sống cho quãng đời còn lại của mình, và thấy cuộc sống thật ý nghĩa. Tôi tiếp tục hỏi Chúa tại sao Kinh Thánh còn nhiều điều khó tin? Và rồi Chúa lại cho tôi thấy hình ảnh một cây thước bay lơ lửng giữa không trung; qua đó Chúa dạy tôi: mấy ngàn năm văn minh của loài người cũng chỉ bằng cây thước nhỏ này thôi, sao tôi có thể lấy cây thước – kiến thức hữu hạn – của mình để đi đo quyền năng vô hạn của Thượng Đế?

Với mớ kiến thức nhỏ nhoi hạt bụi mà tôi học được trong hơn 40 năm làm người, đem so với cây thước kia thì nghĩa lý gì mà tôi đã dám dùng nó để thử thách Chúa và định giá Kinh Thánh? Tôi chợt nhận ra mình quá kiêu ngạo, không phải là kiêu ngạo với loài người nhưng là kiêu ngạo với Thượng Đế. Tôi tưởng mình hiểu biết nhiều lắm, nào khoa học vũ trụ, nào Big Bang, nào con người chỉ là loài khỉ tiến hóa; không có, không biết, không chịu nhìn nhận Đấng Tạo Hóa. Rồi khi đối diện với Chúa, Đấng nắm giữ sự sống cái chết của chính mình, tôi mới biết con người mình thật nhỏ bé, ngu dại. Thực tế còn rất nhiều điều con người chưa biết và không thể chứng minh được. Chúa nói Kinh Thánh là “Lời Hằng Sống”, nếu tôi có đọc mà không hiểu là bởi vì đầu óc tôi quá nhỏ bé, thiển cận. Tôi hiểu ra rằng thật phước hạnh khi được làm con cái Chúa vì Ngài là Đấng Quyền Năng, Đấng


22

Yêu Thương, và Chúa thật quá yêu con cái của mình.

người tạo ra con robot, và sửa lại khi nó bị gãy, bị bể mà thôi.

Giờ tôi mới hiểu tại sao anh chị em Tin Lành hay nói về Chúa, “dụ dỗ”, khuyến khích người ta tin Chúa. Tôi nghĩ họ “dụ” mình, nhưng giờ thì tôi biết họ làm vậy chẳng qua vì tình yêu, vì trách nhiệm, vì thương xót một linh hồn đang bị hư mất mà thôi. Đối với con cái Chúa, dù bạn có là ai, giàu có đến đâu chăng nữa mà không biết Chúa, không có Chúa thì linh hồn của bạn cũng chỉ là một linh hồn bị hư mất đáng được thương xót.

Cảm tạ Chúa đã cho tôi nhận biết Ngài một cách không thể rõ ràng hơn, nhưng không cất đi bất cứ thứ quý giá nào tôi đang có. Giờ đây ngoài người cha ruột đã quá cố, tôi đã có thêm một người cha nữa: Cha Thiên Thượng, Đấng Toàn Năng, Đấng Yêu Thương.

Thật cảm tạ Chúa. Giờ tôi đã hiểu ra rằng những chuyện tôi cho là hoang đường trong Kinh Thánh như Chúa gọi người chết sống lại…không hoang đường nữa, vì chẳng phải Chúa vừa cho tôi chết và vừa gọi tôi sống dậy đó sao? Và những chuyện Chúa cho người mù sáng mắt, người què đi được… cũng chẳng có gì lạ hay hoang đường, vì Chúa chính là Đấng Tạo Hóa, Ngài tạo ra loài người như thể loài

Phước cho người nào chẳng thấy mà tin Các bạn nào đang tìm hiểu Chúa nhưng vẫn chưa đủ đức tin, nếu nhờ bài làm chứng này của tôi mà mạnh dạn tin nhận Chúa thì tôi xin chúc mừng bạn! Bạn thật phước hạnh như lời Chúa dạy: “Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!” (Giăng 20:29) Còn những bạn đang tìm hiểu và không tin lời chứng này, tôi cũng xin chúc mừng bạn, bạn là người giống con người cũ của tôi: “Thấy mới tin”. Những người như bạn không dễ tin,


23

Anh Nguyễn Huy Hoàng và gia đình mình tại San Jose, ảnh chụp năm 2017 (Ảnh do nhân vật cung cấp)

nhưng khi thấy rồi, kinh nghiệm Chúa được rồi bạn sẽ tin một cách mạnh mẽ, chắc chắn. Các bạn chính là những người Chúa cần: “Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta” (Khải Huyền 3:15-16). Với những bạn vẫn chưa tin Chúa, không muốn tìm hiểu về Chúa và cũng không tin lời làm

chứng này, tôi cũng xin được cầu nguyện cho bạn. Mong bạn cứ tiếp tục tìm hiểu về Chúa với tấm lòng rộng mở; chắc chắn một ngày nào đó Chúa sẽ bày tỏ cho bạn thấy Ngài là ai, giống như Ngài đã bày tỏ cho tôi vậy. Kinh Thánh dạy rằng Chúa chỉ xuất hiện với những ai tìm kiếm và sẵn sàng mở lòng đón nhận Ngài: “Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta”.


24

(Khải Huyền 3:20) Sau cùng, tôi tha thiết xin bạn hãy mở lòng mình ra với Chúa, để một ngày nào đó bạn sẽ có cơ hội được Chúa bày tỏ cho biết Ngài là có thật, luôn hiện hữu và đầy quyền năng. Chuyện xảy ra với tôi có thể làm bạn nghi ngờ rằng tôi bị ảo giác, nằm mơ hay tưởng tượng. Điều đó hoàn toàn có thể hiểu được, bạn hoàn toàn có quyền không tin tôi. Nhưng trước khi kết thúc bài viết này, tôi chỉ xin để lại cho bạn câu hỏi: Nếu lời làm chứng này của tôi là thật và Đức Chúa Trời là có thật, thì linh hồn bạn sẽ về đâu khi bạn qua đời mà chưa biết đến Chúa? Nguyễn Huy Hoàng (Kỹ sư phần mềm tại Amazon Lab 126, San Jose, CA, USA) Nguồn: https://news.oneway.vn/ khi-chua-dap-loi/

Sưu tầm: TREE

KÊU GỌI ĐÓNG GÓP BÀI VIẾT CHO TẠP CHÍ I AM Cảm ơn quý bạn đọc đã dành sự quan tâm cho tạp chí I AM trong thời gian qua. Trong thời gian tới nhằm hướng đến sự đa dạng hóa các bài viết để có thể phục vụ quý con cái Chúa cách tốt hơn, chúng tôi rất mong muốn bạn đọc hãy cùng chung tay đóng góp các bài viết của chính mình cho tạp chí I AM. Nguyện Chúa sử dụng chính câu chuyện cuộc đời của quý vị để khích lệ các anh chị em khác được tăng trưởng trong đức tin, nhận biết lòng nhân từ, thương xót, sự an ủi, bảo vệ và chữa lành của Đức Chúa Trời là Chúa chúng ta. Mọi bài viết xin được gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ mail: anhsangvamuoi.iam@gmail.com . Nguyện Chúa ban phước lại trên sự phục vụ của quý vị.


25

GÓC GIA ĐÌNH

G ĂN N A YỀN H CỦ U Q ÀN L A HỨ Ữ T H C HA T SỰ

L

àm sao tôi có thể tha thứ được cho người phụ nữ đã theo đuổi chồng tôi và kết hôn với anh ấy? Tôi nghĩ đến cô ta, tôi mơ về cô ta, tôi nhìn thấy cô ta trong tất cả những người phụ nữ tôi gặp. Một số người cũng có tên Cathy như cô ta. Những người khác thì có đôi mắt xanh và mái tóc như cô ta. Thậm chí chỉ những điểm tương đồng rất nhỏ giữa những người tôi gặp

và Cathy, cũng khiến lòng tôi quặn thắt. Tôi cảm thấy mình đang bị cầm tù trong suy nghĩ. Nhiều năm trôi qua, tôi vẫn cầm tù hình bóng người phụ nữ đã theo đuổi và lấy chồng tôi. Tôi thấy mình không thể tiếp tục như thế này. Những cơn sóng giận giữ, cay đắng và tội lỗi làm xói mòn tất cả những cảm giác sống động trong đời tôi. Tôi đi gặp người tư vấn tâm lý. Tôi theo các lớp học, hội thảo hay nhóm sinh hoạt nhằm giúp mình giải thoát những đau khổ trong tâm hồn.


26

Tôi đọc sách, tôi nói chuyện với tất cả những ai lắng nghe tôi, tôi chạy bộ, đi dạo trên bãi biển, tôi lái xe hàng cây số để chạy trốn khỏi cảm giác đau khổ. Tôi gào thét vào chiếc gối trên giường vào ban đêm, tôi ngồi thiền, tôi đổ lỗi cho mình. Tôi làm tất cả những gì mình biết ngoại trừ buông tha sự hận thù. Vào một ngày thứ Bảy năm 1982, tôi bị cuốn hút và tham gia một buổi hội thảo về quyền năng chữa lành của sự tha thứ, tại một hội thánh gần nhà. Sau khi thảo luận các học viên được yêu cầu nhắm mắt lại, sau đó nhớ đến một người mà mình chưa tha thứ vì bất cứ lý do gì. Sau đó người hướng dẫn mời các tham dự viên suy nghĩ xem có sẵn lòng tha thứ cho người đó hay không. Tôi nghĩ ngay tới Cathy, lòng tôi lại quặn đau, tay tôi đổ mồ hôi và tim tôi đập mạnh. Tôi cảm thấy mình cần phải đi ra khỏi phòng ngay, nhưng có điều gì đó giữ tôi lại. Làm sao tôi có thể tha thứ cho

một người như Cathy? Cô ta không những đã làm tôi đau khổ mà còn làm cả con tôi đau lòng nữa. Tôi liền tập trung suy nghĩ vào những người khác trong cuộc đời tôi như mẹ tôi, tôi có thể dễ dàng tha thứ cho bà. Hay bạn tôi Ann, hay người giáo viên cũ trong trường trung học. Tôi có thể tha thứ cho bất cứ ai ngoại trừ Cathy. Nhưng tôi không thể chạy trốn được lần này, tên cô ta tiếp tục vang lên trong suy nghĩ của tôi và khuôn mặt cô ta hiện rõ dần lên trong tâm trí tôi. Sau đó có tiếng nói nhỏ nhẹ hỏi tôi 'Cô đã sẵn sàng buông tha chuyện đó và tha thứ cô ta cũng như cho chính mình chưa?". Tôi cảm thấy nóng lạnh trong người, và bắt đầu run rẩy. Tôi nghĩ mọi người xung quanh đang nghe được tiếng tim tôi đang đập mạnh. "Vâng, tôi sẵn sàng tha thứ", tôi không thể sống trong cảm giác thù hận thêm một giây phút nào nữa. Cảm giác thù hận đang giết chết tôi. Ngay giây phút đó, tôi cảm nhận được sự thay đổi trong suy nghĩ và nhận thấy mình đã buông tha tất cả.


27

Tôi không biết điều gì đã xảy ra hay điều gì đã thúc giục tôi buông tha, điều mà tôi đã từ chối làm trong nhiều năm. Tất cả những gì tôi biết là lần đầu tiên trong suốt bốn năm trời, tôi hoàn toàn quy phục Đức Thánh Linh. Tôi thả Cathy, chồng cũ và chính tôi khỏi sự kìm kẹp của giận giữ. Tôi để sự thù hận ra đi. Ngay sau đó, tôi cảm thấy một nguồn sinh lực mới tuôn tràn trong cơ thể. Đầu óc tôi sáng suốt và tâm hồn tôi nhẹ nhõm. Tôi nhìn thấy những điều trước kia tôi không nhận ra. Tôi chợt hiểu khi tôi cô lập mình khỏi chính

bản thân hay một ai đó, tôi đã tự tách mình khỏi Chúa. Tôi đã "công bình" biết bao, tôi đã tự cao biết bao, tôi đã cho mình đúng bằng bất cứ giá nào. Dĩ nhiên tôi đã phải trả giá đắt: sức khỏe và sức sống trong tôi. Tôi không biết chuyện gì xảy ra tiếp sau đó, tôi chỉ nhớ mình đã ngủ một giấc ngủ sâu cho tới sáng không bị ác mộng. Thực lòng mà nói, nếu tôi tự tìm cách tha thứ chắc tôi sẽ không đủ can đảm hay sự rộng rãi để tha thứ, nhưng trong chuyện này tôi không phải là người quyết định, quyền năng của Đức


28

Thánh Linh đã làm việc trong tôi.

Cathy đã nói hết trong ngày hôm đó.

Sáng thứ Hai tôi tới văn phòng và viết cho Cathy một lá thư, những dòng chữ tuôn ra một cách tự nhiên không cần phải cố gắng. Tôi nói cho Cathy biết sự màu nhiệm diễn ra vào thứ Bảy tuần trước. Tôi cho Cathy biết tôi đã cố tình tránh cô ta ra sao, phán xét những việc cô ta làm như thế nào, và kết quả là tôi đã ngăn chặn chính mình và Cathy khỏi quyền năng chữa lành của sự tha thứ.

Sau khi cúp điện thoại, tôi thấy thật dễ chịu khi cô ấy xin lỗi, nhưng điều đó không quan trọng nữa, nó hoàn toàn nhạt nhòa khi tôi so sánh nó với những gì Chúa đã dạy tôi. Chôn sâu dưới những tổn thương của việc ly hôn là sự thật mà tôi tìm kiếm suốt đời mà không biết: Chúa chính là nguồn cung cấp và là sức mạnh của tôi. Chỉ mình Ngài thôi có thể chữa lành mọi vết thương.

Chiều thứ Tư, chuông điện thoại reo " K đó phải không, Cathy đây", tôi ngạc nhiên vì không còn cảm giác quặn thắt khi nghe giọng Cathy, tay tôi không đổ mồ hôi, giọng nói tôi bình tĩnh. Tôi lắng nghe nhiều hơn là nói (một ngoại lệ đối với tôi). Tôi thấy mình muốn nghe những gì Cathy nói. Cô ấy cảm ơn vì lá thư tôi gửi, cô cũng công nhận tôi đã rất dũng cảm khi viết lá thư đó. Cô xin lỗi tôi vì tất cả, cô nói về sự hối hận, tiếc nuối cho tôi và những chuyện khác nữa. Tất cả những gì tôi muốn nghe thì

Trong suốt bốn năm trời, tôi đã bị những yếu tố bên ngoài như: sự dối trá, lý do, sự ghen tuông và sự hận thù ngăn cản tôi khỏi lẽ thật. Giờ đây tôi có kinh nghiệm sâu sắc trong tâm hồn. Tôi biết không ai có thể làm tôi đau lòng khi tôi ở trong vòng tay yêu thương của Chúa. Không ai có thể lấy đi sức sống sung mãn trong tôi trừ phi tôi cho phép họ làm vậy. Từ đó trở đi, tôi đã bắt đầu lại cuộc sống ở một thành phố


29

khác, tôi hoàn toàn tự do khỏi những cảm giác ghen tức, giận dữ và đắng cay.

cầu khẩn Ta, và Ta sẽ nhậm lời các con”. (Giê-rê-mi 29: 11 -12)

Tôi được tự do để kinh nghiệm cuộc sống Chúa đã ban cho tôi, vì Ngài đã hứa "Vì chính Ta biết chương trình mà Ta hoạch định cho các con; đó là chương trình bình an chứ không phải tai họa, để ban cho các con một tương lai và một hi vọng. Bấy giờ các con sẽ kêu cầu Ta, chạy đến

Có ai đó trong đời mà bạn chưa tha thứ được chăng? Hãy nói với Chúa và xin Ngài giúp bạn tha thứ, để bạn có thể đón nhận quyền năng chữa lành của sự tha thứ. Nguồn: http://honnhan.edu.vn/ quyen-nang-chua-lanh-cua-tha-thu

Sưu tầm: SAM

BÌNH AN TỰ DO THA THỨ


30

PHOTO ESSAY


31


32

1.

Lưu hành nội bộ.

2.

Bạn có thể dowload file tạp chí trên trang web https://issuu.com hoặc trên app điện thoại khi tìm kiếm tên tạp chí: Anh sang va Muoi.

3.

Tạp chí đang trong thời gian in thử nghiệm 1 năm.

4.

Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp và bài viết của các bạn, xin vui lòng liên lạc theo địa chỉ mail: anhsangvamuoi.iam@gmail.com.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.