Anh sang va muoi 20171001

Page 1

1

I

AM 01-10-2017 05

Giới thiệu sách Toto-chan bên cửa sổ Câu chuyện đức tin Con đường dành cho tôi Góc suy ngẫm Quần áo theo mùa Góc khám phá Dừng chân bên thành phố mộng mơ

Góc xã hội Một ngày… không điện thoại Góc gia đình Thư gửi bố


2


3

C

huẩn bị cho chuyến đi thực tế dài ngày, tôi chọn ngẫu nhiên một cuốn sách trong mục sách mới mua cho vào va li phòng khi rảnh rỗi để có cái gì đó đọc. Quả nhiên, cuốn sách nhỏ ấy đã giúp tôi cảm thấy thời gian trôi qua không uổng phí khi lần lượt hai chuyến bay quá cảnh bị hoãn giờ cất cánh. Tôi đang nói về cuốn “Totto-chan Bên Cửa Sổ” của Tetsuko Kuroyanagi, cuốn sách về giáo dục thú vị nhất mà tôi từng đọc. Cuốn sách là tập hợp những mẩu chuyện đáng yêu ghi lại theo kí ức của cô bé Totto-chan tại ngôi trường đặc biệt tên là Tomoe mà lớp học được thiết kế bằng toa tàu điện cũ. Với lối tường thuật trình tự theo chủ đề xoay quanh đời sống trường học của cô bé Totto-chan, cũng là chính tác giả thời thơ ấu, trong những năm 1930 tại nước Nhật. Các câu chuyện là minh họa cho một triết lí giáo dục tiến bộ mà với nó cô bé Totto-chan cũng như các bạn cùng lớp được phát huy tốt nhất những tiềm năng của họ. Totto-chan là hình ảnh đại diện của một học sinh hiếu động, thông minh nhưng không hoà hợp với môi trường giáo dục truyền thống. Cuốn sách bắt đầu bằng câu chuyện cô bé được mẹ dắt đến trường Tomoe vì bị đuổi học ở một trường khác chỉ sau vài ngày đến lớp. Em bị phàn nàn vì liên tục đóng mở nắp bàn gỗ gây ồn, gọi gánh hát rong đi qua cửa lớp và hay đứng cạnh cửa sổ nói chuyện với đôi chim nhạn trong khi cô giáo đang giảng bài. Có vẻ như Totto-chan cần một mô hình giáo dục khác. Khi đến Tomoe lần đầu tiên, nhìn những toa tàu điện cũ nằm dưới những tán lá xanh và cạnh những giàn hoa rực rỡ, Totto-chan đã cảm thấy gắn bó với nơi này. Tương tác với thiên nhiên là một phần không thể thiếu trong danh sách các phương pháp giảng dạy của trường Tomoe. Mỗi một học sinh chọn cho mình một cái cây trong sân trường và gọi đó là nhà. Chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi Totto-chan thường có các buổi học với


4

cô giáo khi đi dạo quanh đồi. Các buổi học ấy luôn đem lại kiến thức mới mẻ và tinh thần phấn khích cho bọn trẻ. Ngoài yếu tố thiên nhiên, trường Tomoe cũng áp dụng những phương pháp khác nhau để khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy tư duy và tài năng của mỗi một đứa trẻ, dù là trẻ khuyết tật. Các bữa cơm trưa, giờ học tự do, đọc sách trong toa tàu thư viện, dã ngoại tại trường, cắm trại, kể chuyện, hội thao, bài hát tự sáng tác, giờ học trồng rau ... luôn là cơ hội để truyền đạt kiến thức và rèn luyện nhân cách cũng như kĩ năng cho trẻ. Người dạn dĩ thực hiện những phương pháp giáo dục phát triển tự nhiên này chính là thầy hiệu trưởng nhân hậu Kobayashi, ông được nhắc đến trong hầu hết các câu chuyện. Một trong những nguyên lí quan trọng nhất mà tôi nhìn thấy trong cuốn sách là cách người lớn nhìn và đối xử với một đứa trẻ ảnh hưởng đến nhân cách của đứa trẻ đó. Thầy hiệu trưởng đã ngồi lắng nghe Tottochan kể chuyện trong bốn giờ liền và sau đó tuyên bố cô bé được nhập học. Ông nổi giận với một cô nuôi chỉ vì cô ấy vô tình chọc ghẹo một cậu học trò khuyết tật. Khi Totto-chan bị rơi ví xuống bể phốt và cố gắng tìm kiếm, ông quan sát và để cho cô bé tự xoay xở cho đến khi cô bé cần sự giúp đỡ. Trong mắt ông, tất cả các em học sinh đều giỏi trong lĩnh vực đam mê của chúng. Cách bố mẹ Totto-chan nuôi dạy con cũng hỗ trợ cho nguyên lí này. Họ luôn kiên nhẫn lắng nghe con mình và đáp ứng các nhu cầu của cô bé một cách phù hợp. Mẹ luôn tỏ ra thông cảm với cô bé cho dù cô giáo có mách bà rằng To o-chan quá nghịch ngợm và cô bé có thể ảnh hưởng xấu đến người khác. Đọc cuốn sách, chúng ta sẽ bật cười với sự hồn nhiên và các hành động đáng yêu ngộ nghĩnh của một đứa trẻ lên sáu. Không những thế, chúng ta sẽ cảm thấy quen thuộc như được nhìn lại chính tuổi thơ của mình. Nếu bạn không phải là một nhà giáo dục, cuốn sách vẫn đáng đọc chính


5

vì lí do đó. Tôi cảm thấy có ích khi mang theo cuốn sách này trong lúc di chuyển, không những cho tôi mà còn cả người bạn đồng hành. Tôi vẫn nhớ tiếng cười khúc khích của cô bé ấy thỉnh thoảng vang lên từ băng ghế đông người trong nhà chờ sân bay ngày hôm ấy. ■ Saralen Trần


6

CÂU CHUYỆN ĐỨC TIN

CON ĐƯỜNG DÀNH CHO TÔI

M

ỗi người đến với Đức Chúa Trời theo mỗi cách khác nhau, và mỗi Cơ Đốc Nhân đều có ít nhất một câu chuyện trong cuộc đời của mình. Câu chuyện của một quá trình: nghe về Chúa, tìm kiếm Chúa, thấy Chúa và biết Chúa. Hêy, sai rồi!!! Đó là câu nói thường trực trong tâm trí tôi, và đôi khi cũng buột ra khỏi miệng, khi tôi nói chuyện với bà chị gái của tôi – một Cơ Đốc Nhân – về chủ đề Tạo hóa…

Ai đã tạo dựng nên con người và vũ trụ?? Với chút kiến thức tích góp được trong 3 năm học cấp ba, vài năm học đại học và đôi khi nghe lỏm từ những cuộc tán gẫu của bạn bè, tôi – một nam sinh viên học về khoa học kỹ thuật luôn đưa ra những lý lẽ mà tự tôi cho rằng quá thuyết phục, quá khoa học: Không biết thuyết tiến hóa à? Đã nghe về BigBang chưa? Có biết về sự hình thành tế bào đầu tiên thế nào không? “Ôi, công nhận mình cũng là một


7

sinh viên chịu khó tìm tòi đó chứ!” Một sự kiêu hãnh xuất hiện trong tôi cứ sau mỗi lần trò chuyện, đúng hơn là tranh luận với chị gái. Ồ, còn về tội lỗi, rằng con người là tội nhân, là người có tội. Hồi đó, mặc dù không tranh luận nhiều lắm, nhưng trong lòng tôi luôn tin rằng mình là một người có đời sống khá tốt. Nhiều khi tôi tự nói trong lòng rằng: “Hãy nhìn đời sống tôi đi: chưa từng thi lại môn nào, luôn đúng giờ học, nghỉ học có lý do, không hút thuốc, cờ bạc, tiền nong thì sòng phẳng, không vay mượn ai, lại còn hay

giúp đỡ bạn bè nữa. Ôi! Có quá nhiều điều tốt trong đời sống của một sinh viên đại học như mình. Nhìn mấy đứa cùng phòng kìa, chúng nó tội lỗi hơn mình nhiều”. Tôi chắc như đinh đóng cột rằng: mặc dù không phải là hoàn hảo, nhưng tôi là một người tốt. Hơn 3 năm được tranh luận, được dẫn đi nhà thờ, đi các chương trình này kia của Hội Thánh, chắc hẳn chị tôi cũng mệt lòng trong công cuộc mang tôi đến với Chúa. Nhưng Đức Chúa Trời, Ngài luôn có cách trong mọi trường hợp!


8

Biến cố 7 triệu đồng Gần cuối năm thứ 3 đại học, tôi chuyển chỗ ở của mình, có nhiều sự thay đổi đến với tôi: từ gần trường ra xa trường, từ đi bộ đi học thành đi xe bus và xe đạp; và từ ở bốn người trong một phòng thành một mình tôi một phòng. Sau vài tháng ở đó, một khoản nợ rất lớn – 7 triệu đồng – đến trên tôi do quyết định tham gia vào kinh doanh đa cấp. Sau một tháng “đi làm” không hiệu quả, tôi không tham gia nữa và bắt đầu tìm cách trả nợ. Khi đó là thời gian một tháng nghỉ hè, tôi không về quê như mọi năm mà ở lại Hà Nội đi làm thêm, và cố

gắng ăn uống tiết kiệm để dành tiền trả nợ. Tôi suy nghĩ, mình trả dần dần rồi cũng sẽ hết, bạn bè chắc cũng chưa đòi vội đâu. Nhưng rồi, tôi lại …mất tiền – lần này là bị người khác lấy mất. Số tiền mà tôi dành dụm được từ tiền ăn và tiền đi làm thêm để trả nợ. Thật sự là tôi đã rất buồn và suy sụp lúc đó, tôi không còn cánh cửa nào để gõ nữa. Rồi tôi bắt đầu cầu xin Chúa!! Hơn ba năm không muốn biết về Chúa đã khiến tôi nghĩ rằng chắc chắn mình sẽ không không bao giờ nói chuyện với Chúa cả. Nhưng những áp lực quá nặng khiến tôi dám vượt qua sự ngại ngùng và


9

xấu hổ, để dám nói trong lòng rằng: Thưa Chúa, xin giúp con! Và dần dần tôi mở lòng hơn trong những lần được chị tôi rủ đến Hội Thánh, khi có những khóa học của người Cơ Đốc. Tình yêu thương Tình yêu thương—bây giờ khi chia sẻ lại cho người khác, tôi luôn nói rằng đó là điều mà tôi nhìn thấy qua đời sống của những anh chị em trong nhóm của chị tôi. Và tôi cũng mong muốn được như họ, được sinh hoạt trong một môi trường như vậy. Kinh nghiệm của những năm đại học đã khiến tôi luôn phải trong tư thế phòng

vệ để bảo vệ mình. Thật không dễ để yêu thương những người xung quanh khi họ khác mình; và cũng thật đau đớn khi mình yêu thương người khác mà họ lại không yêu thương mình. Buổi chiều tối ngày 08/03/2013, đó là thời điểm tôi bằng lòng tiếp nhận Chúa giữa vòng các anh chị em trong nhóm của chị tôi, và sau này là của tôi nữa. Từng bước…từng bước Thời gian đầu tiên thật là quá khó cho tôi để nhóm lại với mọi người. Do chưa quen với tất cả các phần của một buổi nhóm,


10

không hòa nhập được với mọi người, phải đi lại bằng xe bus rất xa nên đã có những lúc tôi suy nghĩ rằng mình sẽ không đi nhóm lại nữa mà cứ tin Chúa một mình như vậy. Nhưng cám ơn Chúa, khi tôi như vậy, một anh trong nhóm đã gặp gỡ và chăm sóc tôi cá nhân. Tôi được trưởng thành dần dần. Trước kia điều tôi lo nhất trong buổi nhóm là khi người hướng dẫn mời người cầu nguyện cho một vấn đề gì đó, tôi luôn nói với Chúa rằng “Chúa ôi, không phải con”; tôi như vã mồ hôi ra những lúc như vậy. Nhưng sau lần

cầu nguyện lớn tiếng đầu tiên, tôi đã dạn dĩ hơn, cứ như vậy, từng bước, từng bước. Và tình yêu thương vẫn tiếp tục là điều mà tôi được kinh nghiệm nhiều nhất khi tôi tin Ngài. Kinh nghiệm được tình yêu thương mà Ngài dành cho tôi và thực hành tình yêu thương đó vào trong đời sống hàng ngày với những người anh chị em, những người xung quanh mình, cần một khoảng thời gian dài từ lúc tôi nhìn thấy một cộng đồng yêu thương đến khi tôi có thể hòa nhập được vào cộng đồng đó. Và cũng cần một khoảng


11

thời gian dài từ thời điểm thấy tình yêu của Ngài được bày tỏ qua cuộc đời của những người khác, đến khi chính mình được kinh nghiệm tình yêu đó. Đó là một quá trình, một con đường và... tôi chưa đến đích. Nhưng tôi biết là mình đang trên con đường đó, con đường của sự sống và chân lý!

KÊU GỌI ĐÓNG GÓP BÀI VIẾT CHO TẠP CHÍ I AM Cảm ơn quý bạn đọc đã dành sự quan tâm cho tạp chí I AM trong thời gian qua. Trong thời gian tới nhằm hướng đến sự đa dạng hóa các bài viết để có thể phục vụ quý con cái Chúa cách tốt hơn, chúng tôi rất mong muốn bạn đọc hãy cùng chung tay đóng góp các bài viết của chính mình cho tạp chí I AM. Nguyện Chúa sử dụng chính câu chuyện cuộc đời của quý vị để khích lệ các anh chị em khác được tăng trưởng trong đức tin, nhận biết lòng nhân từ, thương xót, sự an ủi, bảo vệ và chữa lành của Đức Chúa Trời là Chúa chúng ta. Mọi bài viết xin được gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ mail: anhsangvamuoi.iam@gmail.com. Nguyện Chúa ban phước lại trên sự phục vụ của quý vị.

■ Sê-la


12

GÓC SUY NGẪM

QUẦN ÁO THEO MÙA Nhưng trên hết những điều nầy, phải mặc lấy tình yêu thương, vì là dây liên kết của sự toàn hảo. Cô-lô-se 3:14 Khi gỡ bảng giá khỏi mớ quần áo mùa đông mới mua, tôi bật cười khi đọc dòng chữ phía sau: “CẢNH BÁO: Sản phẩm tân tiến nầy sẽ khiến bạn muốn đi ra khỏi nhà và ở ngoài đó.” Khi mặc trang phục phù hợp với thời tiết, người ta có thể sống sót và thậm chí vượt qua những điều kiện thời tiết thay đổi và khắc nghiệt. Nguyên tắc này cũng đúng trong đời sống tâm linh. Là người theo Chúa Jêsus, trang phục thuộc linh của chúng ta cho mọi loại thời tiết cũng đã được chuẩn bị trước bởi chính Chúa trong Lời của Ngài, là Kinh Thánh. “Anh em là những người được tuyển chọn của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu. Vậy, hãy mặc lấy lòng thương xót, nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục… như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy” (Côl. 3:12-13).


13

Những trang phục mà Chúa đã chu cấp – như sự nhân từ, khiêm nhường và mềm mại – giúp chúng ta đối diện với sự thù địch và chỉ trích bằng tấm lòng kiên nhẫn, tha thứ và yêu thương. Những trang phục đó tiếp thêm năng lực để chúng ta đủ sức vượt qua những bão tố cuộc đời. Khi chúng ta đối diện với những nghịch cảnh ở gia đình, nhà trường, nơi làm việc thì “trang phục” mà Chúa bảo chúng ta mặc vào sẽ bảo vệ chúng ta và giúp chúng ta tạo nên sự khác biệt. “Nhưng trên hết những điều nầy, phải mặc lấy tình yêu thương, vì là dây liên kết của sự toàn hảo” (c.14). Việc mặc lấy những điều Chúa dạy bảo không làm thay đổi thời tiết – nhưng giúp chúng ta sẵn sàng đối diện với thời tiết. Lạy Cha Thiên Thượng, xin giúp con mặc chiếc áo tình yêu của Ngài để sẵn sàng đối diện với mọi điều mà cuộc sống mang đến hôm nay. Lòng nhân từ giúp chúng ta vượt qua những va chạm trong đời. (David McCasland) Nguồn: https://vietnamese-odb.org/2017/09/27/quan-ao-theo-mua/

Sưu tầm ■ TREE


14

GÓC KHÁM PHÁ

DỪNG CHÂN BÊN THÀNH PHỐ MỘNG MƠ

■ Sê-la


S

15

ự nhàm chán và tù túng của những khối bê tông dày đặc cũng như sự mệt mỏi và hối hả của những chuyến tàu chóng vánh ở những phố thị đông đúc, tấp nập nhất Châu Á chỉ càng khiến tôi thêm thèm vô cùng cảm giác nhẹ nhàng, yên bình, lãng đãng của một thành phố nhỏ, nơi tách biệt hẳn với phồn hoa đô hội kia, và ngay lập tức trong đầu tôi hiện lên hai chữ: Đà Lạt - thành phố mộng mơ đã quyến rũ không biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Và mặc dù là lần đầu ên đặt chân lên vùng cao nguyên quanh năm khí hậu ôn hoà, hoa nở bốn mùa này nhưng tôi dường như cũng đã chịu chung số phận với những nghệ sĩ kia, bị Đà Lạt hớp mất hồn, dù phải thừa nhận tâm hồn tôi cũng không mong manh dễ vỡ như phần đông số họ.

Hoa vàng nơi ấy - Nữ nhiếp ảnh Vũ Thị Thanh Thúy


16

Nằm ở độ cao 1,500m so với mực nước biển, trên cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh Lâm Đồng, từ cuối thế kỉ thứ 19, Đà Lạt đã trở thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho các quan chức người Pháp ở Đông Dương. Để rồi từ đó tới nay, cùng với những biệt thự công sở cũ của người Pháp, thành phố mù sương này đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi ếng của Việt Nam. Cũng đơn giản thôi, bởi Đà lạt có thể chiều lòng bất cứ ai ghé chân qua vùng đất này. Đà Lạt dành cho những cặp đôi muốn m kiếm sự lãng mạn trên Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu, hay Đỉnh Liang Biang nơi chứng kiến mối nh cảm động của nàng K’lang và chàng H’biang. Đà Lạt dành cho những người ưa du lịch mạo hiểm khám phá suối thác núi rừng với Datanla hay Prenn hùng vĩ. Đà Lạt cũng dành cho những người muốn nh tâm qua hệ thống chùa chiền cũng như nhà thờ nằm ẩn mình bên ngàn thông reo cạnh hồ xanh biếc; và Đà Lạt có khi dành cho những lữ khách tới đây chỉ để đắm mình vào sự chậm rãi của nhịp sống nơi đây, cảm nhận sự ấm áp của con người hay thưởng thức món bánh tráng nướng bình dị và những quả dâu tây chín mọng hấp dẫn – như bản thân tôi.


17

Đến Đà lạt, tôi chọn một hostel dễ thương cách xa khu trung tâm xô bồ, có ban công trồng rất nhiều loại hoa nhìn ra một hồ súng nho nhỏ, sáng sáng được thưởng thức cốc la e béo ngậy cùng French toast thơm nồng mùi quế của cô chủ làm và cả ngày được thong dong thả hồn cùng vô vàn loài hoa nào hồng, nào cẩm tú cầu, nào dã quỳ bên những con dốc nhỏ xinh. Năm ngày của tôi đã trôi qua trọn vẹn ở xứ sở này một cách êm ái như thế. Đà lạt sẽ khiến bạn không nỡ chạy đua theo những tuyến điểm du lịch dày đặc kín mít cả ngày, Đà lạt sẽ có cách làm tròn đầy một ngày của bạn một cách thư thái nhất, cái cách mà bạn nên có mỗi khi đi du lịch đâu đó. Vẻ đẹp Đà Lạt chẳng văn nào tả xiết, tôi cũng không định giúp bạn hình dung thêm nữa về vẻ đẹp của Thành phố Hoa này, chỉ biết nàng thiếu nữ này lúc nào cũng đẹp, đẹp cả ngày đêm, đẹp cả bốn mùa. Và bạn chỉ có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của nàng khi dành thời gian cùng dạo bước thư thả, thong dong trò chuyện với nàng như hai người bạn tri kỷ lâu năm hàn huyên. ■ Kin


18

GÓC XÃ HỘI

MỘT NGÀY… KHÔNG ĐIỆN THOẠI Chúng ta quá quen thuộc với hình ảnh chiếc điện thoại di động kề kề bên cạnh mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể không đi đâu mà không mang theo điện thoại bên mình. Ai cũng thừa nhận một chuyện, sống trong thời đại công nghệ thông tin, điện thoại là phương tiện liên lạc dễ dàng và cần thiết trong cuộc sống. Ai cũng có một chiếc điện thoại bên mình. Đó là điều chắc chắn. Vậy nếu một ngày không có điện thoại bạn sẽ ra sao? Tôi đã thử. Đó là một phép thử không tính trước, một phép thử ngẫu nhiên mà Chúa tạo cơ hội

cho tôi thử. Ngày hôm đó, sau khi làm việc với các bạn trong lớp về bài tập nhóm, tôi vội về nhà mà bỏ quên điện thoại của mình lại, may là có một bạn trong nhóm giữ hộ. Thế là ngày hôm sau không đến lớp nên không thể nhận lại điện thoại từ bạn. Tôi đành ngậm ngùi không có điện thoại 1 ngày. Điều đó thật kinh khủng với tôi. Không có điện thoại, tôi dường như bất lực trước những liên lạc nhanh chóng và tiện lợi. Không có điện thoại, tôi thấy mình thiếu thốn thứ gì đó vốn thân quen. Tôi thử thoát ra ý nghĩ đó và khám


19

phá một ngày không có điện thoại của mình. 5.00 sáng, tôi thức dậy chạy bộ. Thường thì, khi chạy thể dục buổi sáng, tôi thường dùng chiếc điện thoại của mình với tính năng nghe nhạc và chỉ cảm nhận âm điệu của lời bài hát vang lên mà phớt lờ những thứ xung quanh. Khi không có điện thoại, tôi vừa chạy bộ vừa ngắm nhìn những cảnh vật quanh mình, tôi cảm thấy không khí buổi sáng thật tuyệt vời và không quên hít một hơi cho căng tràn lồng ngực. Tôi thấy sáng khoái hơn và đưa mắt ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, từng nhánh cây, từng

khóm cỏ còn đọng sương và đung đưa trước gió. Thiên nhiên trước mặt thật đẹp, lòng thầm cảm ơn Chúa vì công ơn tạo dựng của Ngài. 7.00 sáng, tôi đi xe buýt ra nhà thờ Đức Bà để làm phóng sự cho bài tập ở lớp. Lần này thì lại không có điện thoại, tôi không thể chủ động liên lạc với nhóm làm việc (nhóm này không có bạn giữ điện thoại của tôi) nhưng hôm qua tôi đã nhắn tin với các bạn trên facebook, hy vọng các bạn không quên giờ hẹn. Ngồi trên xe buýt, thường thì tôi chat với bạn hoặc nghe nhạc nhưng hôm nay không có phương


20

tiện đó. Não bắt tôi phải làm gì đó trong lúc rảnh. Thế là tôi đưa mắt nhìn ra cửa sổ xe buýt. Nhiều mảnh nhỏ của cuộc sống ghép lại cho tôi cảm nhận mình may mắn hơn trước những cuộc đời vất vả của những gánh hàng rong vỉa hè và cả những đứa con nít bán vé số. Tôi cũng chú ý hơn đến người ngồi bên cạnh, đó là một người tàn tật. Vốn tính ít nói, tôi hỏi thăm anh ta vài câu và đưa cho anh ấy truyền đạo đơn giới thiệu về Chúa Giê-xu. Tôi cũng thầm nguyện cho anh ấy.

17.00 chiều, tôi trở về nhà. Như một thói quen, tôi vẫn thường đưa tay vào balo để lấy điện thoại, tôi quên mất cả việc mình đang không có điện thoại cạnh bên. Tôi nhờ bạn đưa về nhà. Ngồi trên xe máy, tôi thấy Sài Gòn buổi tan tầm thật

đông và nhộn nhịp. Đó là Sài Gòn của xe máy – một nét đặc trưng không thể nhầm lẫn với bất kỳ địa phương nào, bởi vì ở đây có hàng trăm loại biển số xe của các vùng miền khác nhau. Khi có điện thoại, tôi thường nhét headphone vào tai và phớt lờ cuộc sống đang diễn ra: mặc kệ Sài Gòn có kẹt xe như thế nào, mặc kệ ai đang nhìn mình với ánh mắt say đắm. Hôm nay thì khác, tôi cảm nhận nhiều hơn khói của động cơ xe máy và xe các loại, tôi thấy các anh cảnh sát giao thông đang cực nhọc đối phó với công việc kẹt xe như thế nào trên những đoạn đường, tôi thấy cảnh những em bé ăn xin đứng ở góc đường hay nơi đặt cây đèn ba màu. Càng quan sát, tôi thấy nhiều sự việc đang diễn ra quanh mình và thấy cuộc sống có nhiều điều cần phải được học hỏi. 19.00, tôi đã về đến nhà, cũng vẫn không có điện thoại. Thường thì mỗi tối, tôi dành thời gian nhắn tin cho người yêu và bạn bè, sau đó mới bắt đầu làm việc. Hoạt động đó bị gián đoạn, tôi bắt đầu thay thế nó bằng việc quan tâm đến nhỏ bạn ở chung mà trước giờ ít hỏi han đến nó. Nó kể cho tôi nghe


21

nhiều điều và tối đó tôi trách mình đã thờ ơ với nó, tôi cầu nguyện cho nó và những gì nó đang phải đối diện. 23.00 tối nay cũng vẫn không có điện thoại, tôi đi ngủ sớm hơn mọi ngày. Thường thì khi sở hữu điện thoại trong tay, tôi thường bị phân tâm thay vì phải dành thời gian cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Thế nhưng hôm nay, mọi chuyện đã khác, tôi thấy mình đến với Chúa tốt hơn. Một ngày trôi qua không điện thoại có lẽ không quá tệ như suy nghĩ ban đầu của tôi. Tôi không phủ nhận hay không khuyến khích việc mọi người không nên có điện thoại nhưng tôi nghĩ rằng nếu biết sử dụng tiết độ, chúng ta sẽ thấy những điều tuyệt vời từ cuộc sống để có vốn sống tốt hơn. Ngày nay, khi công nghệ phát triển như vũ bão, mọi người bị chi phối bởi nó. Ngay cả việc đi nhóm hay thờ phượng vào mỗi sáng Chúa nhật, không ai đủ dũng cảm bỏ chiếc điện thoại ở nhà để có một giờ nhóm trọn vẹn trong tinh thần dâng lên Chúa tất cả thời gian buổi sáng Chúa nhật của mình. Khi

chuông điện thoại vang lên, thật ít người đủ dũng cảm để từ chối nó. Thế thì, điều đó có đẹp lòng Chúa? Một ngày – không điện thoại, tôi vẫn sống tốt dù gặp một vài trục trặc nhỏ nhưng nó không đáng kể. Vấn để ở đây tôi muốn nói đến là mỗi người nên tiết độ trong việc sử dụng điện thoại – thứ phương tiện tiện lợi nhưng cũng thật nguy hiểm. Có rất nhiều đoạn clip được chia sẻ để nói đến tác hại của việc lạm dụng thứ công nghệ này. Có lẽ tác hại ghê gớm nhất là nó tách rời chúng ta ra khỏi thế giới thật để sống ảo nhiều hơn, để ít quan tâm hơn đối với mọi người. Chúa cho mỗi người cơ hội để tiếp cận với nhiều thứ mới trong cuộc sống nhưng Chúa muốn thấy chúng ta có thái độ tiếp cận với chúng như thế nào. Qua bài viết này, tôi muốn gửi đến độc giả một thông điệp “Hãy sử dụng nhưng đừng lạm dụng”. (Thanh Thúy) Nguồn: https:// hoithanh.com/ 1-ngay-khong-dien-hoai.html Sưu tầm ■ TREE


22

GÓC GIA ĐÌNH

… … … … … … … …… …… … …… …… … … THƯ Ố …………………… B … … …… …… I GỬ …… … … …… …… … … … … …… …… … … .. … … … …… …… … …… …… … …… …... … …… …

G

ửi Bố của con,

Đã rất nhiều lần con định ngồi lại và viết bức thư này cho bố. Nhưng con lại không có đủ dũng khí để gửi. Có lẽ thói quen không thổ lộ với ai đó đã hình thành trong con quá lâu chăng? Bố à, con biết điều bố đang lo lắng cho con – “Con gái đã lớn và đã đến tuổi lập gia đình rồi.” Bố còn nhớ không. Cái ngày mà bố ôm con sau khi bố đi làm xa về. Con đã khóc rất nhiều vì con

nghĩ bố là một người đàn ông xa lạ. Trong ký ức con lúc đó, có lẽ thời gian bố ở bên con chưa đủ lâu để hình ảnh về bố được rõ nét trong con. Con chỉ hay được nghe mẹ kể lại về bố: “Nhà chúng ta nghèo. Mẹ phải ở nhà làm để chăm sóc hai chị em. Còn bố phải vào thành phố Hồ Chí Minh làm thêm để có tiền gửi về nuôi ba mẹ con.” Nhìn thấy mẹ vất vả hay khi chúng bạn được bố mua cho cái bánh cái kẹo, con thường hỏi: “Tại sao bố không ở nhà? Bố và


23

mẹ cùng làm việc và chăm sóc chúng con thì tốt biết mấy!” Nhưng con nghĩ đến mẹ nói do hoàn cảnh gia đình như vậy nên bố phải đi làm xa. Con lại thấy thương bố, chắc bố cũng nhớ chúng con và mẹ khi nhìn những gia đình khác nhỉ. Và con ấp ủ mong muốn được gặp bố hàng ngày. Khi nghe tin bố về, con vui và hồi hộp lắm. Có điều gì hãnh diện về bố với chúng bạn vô cùng: bố tôi làm ở tận trên thành phố đó. Vậy mà khi gặp bố - cái áo đã cũ sờn, làn da rám nắng, gầy gò chắc bố đã làm việc vất vả lắm. Hình ảnh về bố bắt đầu từ đó với con bố ạ.

Ảnh: Internet

Thế rồi theo năm tháng, bố mẹ cứ mải mê với công việc làm ăn, chẳng khi nào có thời gian nghe chúng con tâm sự. Bố luôn dạy con rằng: Con không được nói dối, không được lừa người khác, phải sống chân thật và chăm chỉ, không được để người khác cười chê mình và mang tiếng đến bố mẹ. Thi thoảng nhìn vào đám bạn con ước được như chúng nó vì có bố mẹ quan tâm. Con cái cần gì hoặc có chuyện gì bố mẹ đều biết. Mặc dù con nói nhiều và ai cũng nói trông hoạt bát năng nổ nhưng sâu thẳm trong lòng thì cái gương là người bạn thân nhất của con khi buồn, khi khóc, khi cần lời khuyên. Vì con chẳng có thể tâm sự cùng ai cả. Nếu để bố nhìn thấy con khóc thì con sợ bố lo lắng. Vì nếu nói không làm được thì con sợ bố thất vọng. Bố giống như bức tường thành kiên định, dù vất vả hay mệt mỏi thế nào cũng không hề kêu than nên con cũng cố gắng để được giống như bố vậy. Vì thế bố ơi! Thật khó để mở lời chia sẻ với bố những khó khăn con đang phải trải qua hay những niềm vui lớn lao mà con


24

đang có. Nhưng con muốn kể cho bố nghe điều này. Vào tháng 3 năm 2014, con chính thức có một xác quyết lớn nhất trong cuộc đời của mình. Con có thêm một người Cha nữa – người Cha vô cùng vĩ đại. Người đã chỉ cho con thấy tình yêu thương lớn lao của Ngài. Vì tội lỗi của con mà Ngài đã sai Con Một của Ngài đến với thế gian chịu chết thay để con được cứu. Lúc đầu con cũng hoài nghi về người Cha ấy lắm — Làm sao một người lại có thể để con mình chết thay vì một người

không hề quen biết. Hơn thế còn là người có tội và đáng phải chết. Thế rồi con bắt đầu tìm kiếm thứ tình yêu ấy - Tình yêu mặc dầu. “Dù con có thế nào thì Ta cũng yêu con. Vì con là tạo vật đẹp đẽ trong tay Ta và vì Ta đã có kế hoạch bình an cho con rồi”. Với con bố là người cha thuộc thể duy nhất. Nhưng bố có biết Đức Chúa Trời là Cha của tất cả chúng ta hay không? Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với con đã trở nên hoàn toàn trọn vẹn thông qua sự chết của Chúa Giê-su. Bố cũng là người


25

cha, bố hiểu rõ mình yêu thương con cái đến thể nào thì Đức Chúa Trời cũng rất yêu thương Chúa Giê-su là Con Một của Ngài thể ấy. Nhưng vì để cứu con mà Ngài chấp nhận hy sinh con yêu dấu của mình. Vậy nên, con đã tin và suốt 3 năm rồi họ gọi con là người mộ đạo, hay người ngốc nghếch hay người nghèo và bất hiếu vì không thắp hương cho ông bà tổ tiên. Nhưng bố ơi! Quả thực, nếu con không mở món quà ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cho qua

Chúa Giê-su và kinh nghiệm tình yêu thương cùng sự giải cứu của Ngài thì chắc con cũng sẽ hoài nghi như bất kỳ ai. Lần đầu tiên con được biết thế nào là bình an thật. Thế nào là vui mừng thật. Thế nào là sự tin cậy thật. Con cũng được chữa lành những tổn thương sâu trong tấm lòng mà con cố vùi lấp nó. Con cũng muốn bố biết điều này. Đó là sự màu nhiệm trong sự chữa lành mà đến cả thuốc thang cũng không thể mang lại… Và giờ, có thể với bố con vẫn như


26

một đứa trẻ đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời khi chỉ mới hơn hai mươi tuổi đầu. Con biết, bố ước ao con gái của bố sẽ có một công vệc ổn định, người chồng giàu có, những đứa con tài giỏi và một ngôi nhà lớn. Vì bố muốn con gái có được cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Nhưng với con, đây là thời điểm con trông đợi. Con sẽ tự đứng trên đôi chân mình và tập từng bước đi. Có thể con sẽ ngã, có thể con sẽ đau. Có thể con sẽ khóc. Nhưng con cần như vậy để có thể tự đi và trưởng thành được. “Hãy mạnh dạn, can đảm! Chớ run sợ, chớ kinh hãi! Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con ở cùng con trong mọi nơi con đi” (Giô-suê 1:9). Lời Chúa khích lệ con như vậy. Và điều quan trọng hơn hết. Có thể con không có một công việc ổn định tại một công ty nào đó với thu nhập tốt hay một ngôi nhà lớn để ở hoặc người chồng của con cũng chẳng phải là tỷ phú. Nhưng con hạnh phúc vì con đã tìm được mục đích sống của

đời mình. Con cảm tạ ơn Chúa vì Ngài ban cho con một người nam phù hợp. Anh ấy yêu thương, quý trọng, nâng đỡ con. Và hôn nhân của chúng con sẽ được Đức Chúa Trời làm chủ. Gia đình mới của chúng con được trở nên ống dẫn phước cho Ngài. Ở trong Chúa con có được hy vọng và năng lực làm mọi việc nhờ sự ban sức của Ngài.

“Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhân từ, tình yêu thương không ghen tị, không khoe mình, không kiêu


27

ngạo, không cư xử trái lẽ, không kiếm tư lợi, không nhạy giận, không nuôi dưỡng điều dữ, không vui về điều bất công, nhưng vui trong sự thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự. Tình yêu thương không bao giờ suy tàn”(I Corinhto 13: 4-7) Con muốn nói với bố điều này với cả trái tim mình rằng con yêu bố. Cảm ơn bố vì đã ủng hộ con trong mọi quyết định dù rất nhiều lần con làm sai. Cảm ơn Chúa đã ban

cho con một người bố hy sinh vì gia đình rất nhiều. Một ông bố đa tài, hài hước nhưng cũng không kém phần nghiêm khắc. Con ao ước và tiếp tục cầu nguyện xin Chúa thêm sức cho bố mẹ được khỏe mạnh, yêu thương nhau hơn và đặc biệt xin Chúa cứu lấy gia đình mình. Con muốn được gặp lại gia đình mình ở Thiên Đàng. Nhất định bố không được quên cuộc hẹn này nhé! Vào một ngày của tương lai…. Con gái của bố ■ SAM

……. …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… ……………………

Love you, Dad!


28

GIỚI THIỆU SÁCH CƠ ĐỐC


29

I. GIA ĐÌNH CƠ ĐỐC 1. Phương Pháp Giải Quyết Xung Khắc —Ken Sande and Ted Kober. 2. 7 Thói Quen Tạo Gia Đình Hạnh Phúc– Stephen R. Covey 3. Cẩm Nang Toàn Diện Về Gia Đình Cơ Đốc— Ian & Grace Collingwood 4. Xây Dựng Gia Đình Vững Mạnh– Minh Nguyên 5. Hôn Nhân Thánh— Gary Thomas II. XÂY DỰNG ĐỨC TIN VÀ ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC 1. Mỗi ngày với Chúa—Xuân Thu 2. Những thắc mắc về đời sống—Nicky Gumbel 3. Món Soup tâm linh 4. Kính sợ Chúa—John Bevere 5. Sống đúng đạo đức Cơ Đốc—Mark Water III. LÃNH ĐẠO 1. Người lãnh đạo biết nhìn nhận—J. Robert Clinton 2. Lãnh đạo đem lại gây dựng— Glenn Johnson 3. Sự lãnh đạo trong tinh thần tôi tớ— E.M. Bounds 4. Sự hình thành một người lãnh đạo—J. Robert Clinton 5. Phát triển kỹ năng lãnh đạo— John C.Maxwel Quý vị có nhu cầu mượn đọc các đầu sách trên xin vui lòng liên lạc với Ms Duyên ( 01693689390).


30

PHOTO ESSAY


31


32

1.

Lưu hành nội bộ.

2.

Bạn có thể dowload file tạp chí trên trang web https://issuu.com hoặc trên app điện thoại khi tìm kiếm tên tạp chí: Anh sang va Muoi.

3.

Tạp chí đang trong thời gian in thử nghiệm 1 năm.

4.

Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp và bài viết của các bạn, xin vui lòng liên lạc theo địa chỉ mail: anhsangvamuoi.iam@gmail.com.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.