[LRAC] - QUY CHUẨN CHUYÊN SAN SINH VIÊN & PHÁP LUẬT

Page 1

Trường Đại học Kinh tế - Luật

Khoa Luật Kinh tế

Đoàn khoa Luật Kinh tế

QUY CHUẨN Chuyên san Sinh viên & Pháp luật (Tái bản)

Nhóm thực hiện: CLB Nghiên cứu & Tư vấn Pháp luật

Practice makes perfect

CLB Nghiên cứu & Tư vấn Pháp luật


MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................6 I. YÊU CẦU CHUNG CỦA BÀI VIẾT............................................................................ 8 1. Nội dung............................................................................................................................8 2. Hình thức trình bày..........................................................................................................8 2.1. Định dạng....................................................................................................................... 8 2.1.1 Nguyên tắc chung..................................................................................................................... 8 2.1.2. Nguyên tắc định dạng từng phần trong bài viết....................................................................... 9

2.2. Cách viết đề mục.......................................................................................................... 10 2.3. Cách viết hoa................................................................................................................10 2.3.1. Viết hoa khi đề cập văn bản luật và văn bản dưới luật.......................................................... 10 2.3.2. Viết hoa theo cú pháp............................................................................................................ 11

II. QUY CHUẨN FOOTNOTE....................................................................................... 11 1. Các lưu ý chung..............................................................................................................11 1.1. Trích dẫn và footnotes..................................................................................................11 1.1.1. Trích dẫn văn bản luật nói chung (legislation)...................................................................... 12 1.1.2. Thứ tự các nguồn trong footnotes.......................................................................................... 12

1.2. Các trích dẫn sau (đã trích dẫn trước đó)...................................................................13 1.3. Dấu câu, phạm vi số, năm và từ nước ngoài............................................................... 15 1.3.1. Dấu câu.................................................................................................................................. 15 1.3.2. Phạm vi số và năm................................................................................................................. 16 1.3.3. Từ nước ngoài........................................................................................................................ 16

1.4. Trích dẫn nguyên văn (Quotations)............................................................................. 16 1.5. Danh mục tài liệu tham khảo (Bibliographies)........................................................... 19 1.5.1 Danh mục văn bản luật........................................................................................................... 19 1.5.2. Danh mục án lệ...................................................................................................................... 19 1.5.3 Danh mục các tài liệu thứ cấp.................................................................................................19

2. Tài liệu sơ cấp................................................................................................................ 21 2.1. Trích dẫn nguồn luật Việt Nam....................................................................................21 2.2. Trích dẫn nguồn bản án Việt Nam............................................................................... 21 2.3. Trích dẫn nguồn luật thành văn theo quy chuẩn Oscola.............................................22 2.3.1. Tên đạo luật............................................................................................................................22 4


2.3.2. Các phần của văn bản luật..................................................................................................... 23

2.4. Trích dẫn nguồn án lệ theo quy chuẩn OSCOLA........................................................ 25 2.4.1. Nguyên tắc chung.................................................................................................................. 25 2.4.2. Tên án lệ.................................................................................................................................26 2.4.3. Trích dẫn trung lập................................................................................................................. 28 2.4.4. Bản án.................................................................................................................................... 30

3. Tài liệu thứ cấp...............................................................................................................30 3.1. Nguyên tắc chung......................................................................................................... 30 3.1.1. Tên của tác giả....................................................................................................................... 30 3.1.2. Tiêu đề................................................................................................................................... 31 3.1.3. Phần, chương, trang và đoạn..................................................................................................31 3.1.4. Nguồn điện tử........................................................................................................................ 32

3.2. Sách...............................................................................................................................32 3.2.1. Sách nguyên gốc (Authored book)........................................................................................ 33 3.2.2. Sách được biên tập và biên dịch............................................................................................ 34 3.2.3. Các phần trong sách được biên tập........................................................................................ 34

3.3. Bài đăng tạp chí........................................................................................................... 35 3.3.1. Tạp chí bản in.........................................................................................................................35 3.3.2. Tạp chí online........................................................................................................................36 3.3.3. Working papers...................................................................................................................... 36

3.4. Các tài liệu thứ cấp khác..............................................................................................37 3.4.1. Nguyên tắc chung.................................................................................................................. 37 3.4.2. Tham luận hội thảo................................................................................................................ 37 3.4.3. Luận văn.................................................................................................................................38 3.4.4. Websites và blogs.................................................................................................................. 38 3.4.5. Bài báo................................................................................................................................... 39

5


LỜI NÓI ĐẦU Đối với các bài viết học thuật nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu luật học, tài liệu trích dẫn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng, giá trị khoa học của bài viết. Thông qua các trích dẫn này, người đọc hay hội đồng phản biện có thể đánh giá được sự nghiêm túc, chuyên nghiệp của người viết đối với công trình nghiên cứu của mình. Ngoài ra, việc trích dẫn còn thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả của các tài liệu mà họ đã tham khảo. Do đó, với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng các bài viết được đăng trên Chuyên san Sinh viên & Pháp luật, Ban Biên tập đã biên soạn và ban hành Quy chuẩn Chuyên san Sinh viên & Pháp luật dựa trên các quy chuẩn uy tín như quy chuẩn OSCOLA và quy chuẩn viết bài Tạp chí Khoa học pháp lý - Đại học Luật TP Hồ Chí Minh. Bản Quy chuẩn này sẽ chính thức được áp dụng cho các bài viết được đăng trên Chuyên san Sinh viên & Pháp luật. Trong bản Quy chuẩn, Ban biên tập đã cố gắng giới thiệu, truyền tải một cách đơn giản nhất hình thức trình bày một bài viết nghiên cứu, các quy tắc chung, cách trích dẫn nguồn tài liệu sơ - thứ cấp, các ví dụ minh họa bao gồm cả tài liệu tham khảo trong và ngoài nước. Đối với các nguồn tài liệu nước ngoài không được đề cập trong bản Quy chuẩn này, người viết nên dựa vào những quy tắc chung mà OSCOLA (tài liệu được Ban biên tập tham khảo chính để biên soạn bản Quy chuẩn này) hướng đến, đồng thời vẫn đảm bảo tính nhất quán của các trích dẫn xuyên suốt bài viết. Bên cạnh các ví dụ minh họa do Ban biên tập thực hiện, một số ví dụ được Ban biên tập tham khảo và dịch lại từ nguồn OSCOLA - Oxford University Standard for the Citation of Legal Authorities, tái bản lần thứ tư, Khoa Luật, ĐH Oxford (xem thêm tại: www.law.ox.ac.uk/sites/files/oxlaw/oscola_4th_edn_hart_2012.pdf). Ban biên tập cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành Tiến sĩ Trịnh Thục Hiền - Giảng viên Khoa Luật Kinh tế, ĐHQG TPHCM, anh Trần Châu Hoài Hận – Associate công ty luật TNHH Apolat Legal, chị Trần Ngọc Phương Minh – Paralegal công ty Luật TNHH 6


Rajah & Tann LCT Lawyers, chị Trịnh Huyền Trang – Cựu Chủ nhiệm CLB (nhiệm kỳ 2017 – 2018) đã hỗ trợ Ban biên tập hoàn thiện bản Quy chuẩn này. Để bản Quy chuẩn ngày càng hoàn thiện hơn, Ban Biên tập rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ quý bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gửi về địa chỉ email lracuel@gmail.com. Xin trân trọng giới thiệu bản Quy chuẩn Chuyên san Sinh viên & Pháp luật đến với quý bạn đọc. Ban Biên tập CLB Nghiên cứu và Tư vấn Pháp luật (LRAC)

7


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

I. YÊU CẦU CHUNG CỦA BÀI VIẾT 1. Nội dung - Bài viết có bố cục rõ ràng, logic và chặt chẽ. - Bài viết phải có nội dung pháp lí chính xác, các kiến nghị có cơ sở khoa học và lập luận vững chắc, thể hiện rõ quan điểm của người viết. - Bài viết có tính mới, phát hiện và giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn pháp lý cụ thể. - Độ dài bài viết tối thiểu 5 trang, tối đa 10 trang (khoảng 750 - 2000 từ/bài, không tính footnotes). - Trong bài viết: tựa đề in hoa ở trên cùng, căn lề giữa; ở dưới là tên tác giả, in nghiêng, căn lề phải. - Gửi bài viết dưới dạng file word về địa chỉ email: lracuel@gmail.com, đặt tên file như sau: Tên người viết_Tên bài. Lưu ý: Nguồn tài liệu phải là sách, báo, tạp chí chuyên ngành có cơ sở khoa học và được viết bởi những tác giả uy tín. Cần chọn lọc các trang uy tín cũng như thông tin khi tra cứu trên Internet, đặc biệt hạn chế tối đa việc sử dụng thông tin trên những nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. 2. Hình thức trình bày 2.1. Định dạng 2.1.1 Nguyên tắc chung - Font chữ: Times New Roman, theo chuẩn Unicode. - Khoảng cách: dãn cách dòng (multiple); khoảng cách giữa các dòng (1.3 pt), khoảng cách giữa các đoạn (spacing before và after: 3 pt).

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

- Khổ giấy A4. - Căn lề: lề trên (top): 2; lề dưới (bottom): 2; lề trái (left): 3; lề phải (right): 2 (Đơn vị: cm). 2.1.2. Nguyên tắc định dạng từng phần trong bài viết Tiêu đề

Cỡ chữ

Định dạng

Vị trí

Tiêu đề bài viết

15

IN HOA, ĐẬM

Căn giữa

Tên tác giả/các tác giả

13

Nghiêng

Căn phải

Nội dung Tóm tắt

13

Nghiêng

Bằng lề

Nội dung đoạn tóm tắt

13

Nghiêng

Bằng lề

Từ khóa (tiếng việt)

13

Đậm, Nghiêng

Căn trái

Từ khoá (tiếng anh)

13

Đậm, Nghiêng

Căn trái

Nội dung bài viết

13

Thường

Bằng lề

Tiêu đề tiểu đoạn 1.; 2.;...

13

Đậm

Căn trái

Tiêu đề tiểu đoạn 1.1.;1.2;...

13

Đậm, Nghiêng

Căn trái

Tiêu đề tiểu đoạn 1.1.1.;1.1.2;...

13

Nghiêng

Căn trái

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Tiêu đề Tài liệu tham khảo

13

Đậm

Căn trái

Nội dung tài liệu tham khảo

13

Thường

Bằng lề

2.2. Cách viết đề mục - Mục lớn nhất là 1: In đậm - Mục nhỏ hơn là 1.1: In đậm nghiêng - Tiếp theo là các mục 1.1.1., 1.1.2......In nghiêng - Cuối cùng là các mục i), ii)…: Thường Các mục nhỏ hơn: dùng gạch đầu dòng (-); nhỏ hơn nữa dùng dấu cộng (+) ở đầu mục. 2.3. Cách viết hoa 2.3.1. Viết hoa khi đề cập văn bản luật và văn bản dưới luật (i) Hiến pháp của một quốc gia cụ thể: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất. Nếu dùng “hiến pháp” là một danh từ chung thì không viết hoa. Ví dụ: Hiến pháp Việt Nam 2013 (ii) Bộ luật: viết hoa chữ “Bộ” và chữ cái đầu âm tiết chỉ tên riêng của bộ luật đó. Ví dụ: Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, … (iii) Luật: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và chữ mang tính khu biệt, khi chỉ luật cụ thể (khi không chỉ luật cụ thể thì viết thường). Ví dụ: Luật Doanh nghiệp 2014 (iv) Văn bản dưới luật: viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất và của tên văn bản. Văn bản không cụ thể hoặc chỉ số nhiều thì không viết hoa. Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Ví dụ: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 2/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (“Nghị quyết số 29-NQ/TW”). (v) Điều, khoản luật: viết hoa chữ Điều; các khoản, điểm… được đặt trong cặp dấu ngoặc đơn “( )” (xem thêm mục 2.1). Ví dụ: Hiến pháp 2013, Điều 16(1) (vi) Điều ước quốc tế: viết hoa chữ cái đầu và tên điều ước quốc tế đó Ví dụ: Công ước về Luật biển 1982 2.3.2. Viết hoa theo cú pháp (i) Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: - Sau dấu chấm câu (.); Sau dấu chấm hỏi (?); Sau dấu chấm than (!); - Sau dấu chấm lửng (…); Sau dấu hai chấm (:) nếu có đủ kết cấu chủ vị; - Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: "…") nếu có đủ kết cấu chủ - vị. (ii) Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng. Ví dụ: “Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;” “Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,” Lưu ý: Cách viết hoa phải thống nhất trong 1 bài viết.

II. QUY CHUẨN FOOTNOTE 1. Các lưu ý chung 1.1. Trích dẫn và footnotes Chú thích được biểu thị bằng cách dùng chỉ số footnote (thông tin ở phần chân

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

trang) và đặt sau dấu chấm câu ở câu cần chú thích (nếu có). Đặt chỉ số footnote ở cuối câu, trừ trường hợp phải làm rõ một từ, cụm từ thì đặt trực tiếp sau từ hoặc cụm từ cần chú thích. Nếu từ hoặc cụm từ cần chú thích nằm trong ngoặc, chỉ số được đặt trước dấu ngoặc đóng. Nếu một câu trích dẫn xuất hiện trong cùng một câu với nguồn của nó thì việc footnote nguồn là không cần thiết nữa. Ngược lại, phải sử dụng chú thích riêng biệt. Kết thúc chú thích bằng dấu chấm (hoặc dấu hỏi hay dấu chấm than). Khi có nhiều hơn một nguồn tài liệu cho một footnote liên quan thì ngăn cách chúng bằng dấu chấm phẩy. 1.1.1. Trích dẫn văn bản luật nói chung (legislation) Không cần phải chú thích văn bản luật được trích dẫn nếu mọi thông tin người đọc cần về nguồn luật đã được cung cấp đầy đủ trong bài viết. Ví dụ: Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã khắc phục được hầu hết các bất cập tồn tại trước đó ở Bộ luật Hình sự 1999. Trong trường hợp bài viết không cung cấp tên của đạo luật hoặc các phần liên quan thì thông tin này cần được chú thích. Ví dụ: Những kẻ giết người trong vụ án này có thể phải đối mặt với án tử hình theo quy định của pháp luật hình sự.1 1

Bộ luật số 100/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 27/11/2015 về Hình sự (sửa

đổi, bổ sung 2017), Điều 123 1.1.2. Thứ tự các nguồn trong footnotes Khi trích dẫn nhiều nguồn cùng loại cho một đối tượng (trích dẫn nhiều bản án

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

cho một câu phát biểu), đặt các nguồn theo thứ tự thời gian, bắt đầu với nguồn cũ nhất. Phân tách các trích dẫn bằng dấu chấm phẩy, không đặt từ ‘và’ trước trích dẫn cuối cùng. Nếu có một hoặc nhiều nguồn liên quan trực tiếp đến vấn đề nhiều hơn những nguồn khác, hãy trích dẫn những nguồn này trước, sau đó trích dẫn những nguồn ít liên quan hơn trong một câu mới và bắt đầu bằng ‘Xem thêm’. Nếu trích dẫn luật và án lệ cùng lúc cho một vấn đề, đặt luật ở trước. Nếu cùng trích dẫn nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp, đặt nguồn sơ cấp ở trước. Ví dụ: 1

Bộ luật Hình sự 1999, Điều 119; Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Điều

123 2

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều 26; Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 19.

Xem thêm Nghị định 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất trong Khu kinh tế, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế và Khu công nghệ cao, Thông tư 18/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 21/01/2016 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa 1.2. Các trích dẫn sau (đã trích dẫn trước đó) Nếu trích dẫn sau trích dẫn từ một nguồn đã được footnote trước đó, xác định ngắn gọn nguồn đó và cung cấp chéo trích dẫn trong ngoặc đến chú thích đầy đủ đã có. Đối với các trích dẫn sau của bản án, hãy sử dụng tên vắn tắt của bản án. Các trích dẫn sau của văn bản pháp luật có thể sử dụng chữ viết tắt hoặc các hình thức viết tắt khác. Các trích dẫn sau của các nguồn thứ cấp, có nguồn gốc từ nước ngoài, chỉ yêu cầu tên tác giả hoặc họ của tác giả; trừ khi một số tác phẩm của cùng một tác giả đang được trích dẫn, trong trường hợp đó họ của tác giả và tên của tác phẩm (hoặc một hình thức ngắn

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

của tiêu đề) nên được đưa ra. Lưu ý rằng, việc trích dẫn một cách đầy đủ mỗi khi tài liệu đó được trích dẫn cũng được chấp nhận. Nhiều nhà xuất bản, trường luật khuyến khích việc trích dẫn đầy đủ hơn là viết vắn tắt. Khi sử dụng một thuật ngữ đã xuất hiện ở những chương trước đó, việc trích dẫn lại một lần nữa là cần thiết. Minh họa đối với trích dẫn sau của văn bản luật Trong minh họa này, khi trích dẫn văn bản luật nhiều lần, có thể sử dụng một hình thức ngắn cho các lần trích dẫn tiếp theo. Các hình thức ngắn được xác định trong ngoặc ở cuối trích dẫn đầy đủ. Ví dụ: Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày

32

30/06/2014 quy định việc điều tra, đánh giá đất đai, Điều 10 (Thông tư số 35/2014/TTBTNMT) … 40

Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT, Điều 11 Minh họa đối với trích dẫn sau của sách Minh họa này cho thấy một cuốn sách được trích dẫn lần đầu tiên (đầy đủ) ở phần

chú thích 1, được trích dẫn một lần nữa trong chú thích 26 với trích dẫn chéo đến chú thích 1, và sau đó được trích dẫn lại ở chú thích 27. Tuy nhiên, đối với sách, các trích dẫn được khuyến khích thể hiện đầy đủ. Ví dụ: 1

Robert Stevens, Torts and Rights (NXB Oxford 2007) 150

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

26

Stevens, tldd, 110

27

Tldd, 271–78 Minh họa đối với trích dẫn hai cuốn sách của cùng một tác giả Trong minh họa này, hai tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả được trích dẫn.

Đối với tác giả nước ngoài, các trích dẫn tiếp theo chỉ cần thể hiện họ của tác giả và tiêu đề của tác phẩm, hoặc một hình thức ngắn của tiêu đề. Tuy nhiên, các trích dẫn luôn được khuyến khích thể hiện đầy đủ. Ví dụ: Andrew Ashworth, Testing Fidelity to Legal Values: Official Involvement and

27

Criminal Justice (2000) 63 MLR 633, 635 28

Andrew Ashworth, Principles of Criminal Law (Tái bản lần 6, NXB Oxford 2009) 68

35

Ashworth, Testing Fidelity to Legal Values (tldd tại chú thích 27) 635-37

… 46

Ashworth, Principles of Criminal Law (tldd tại chú thích 28) 73 1.3. Dấu câu, phạm vi số, năm và từ nước ngoài 1.3.1. Dấu câu Các trích dẫn theo Quy chuẩn OSCOLA sử dụng càng ít dấu câu càng tốt. Chữ

viết tắt và tên viết tắt trong tên tác giả không có kí tự kết thúc. Ví dụ: John Stuart Mill: Mill JS. Dùng dấu phẩy để phân tách các phần gần giống nhau có thể gây ra nhầm lẫn chẳng hạn như số hoặc tên tác giả và tiêu đề. Khi trích dẫn tên các cơ quan, tổ chức không được sử dụng dấu chấm trong trích dẫn.

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Ví dụ: JG Fleming, ‘Remoteness and Duty: The Control Devices in Liability for Negligence’ (1953) 31 Can Bar Rev 471 1.3.2. Phạm vi số và năm Có thể dùng cặp số giới hạn để thể hiện một khoảng thời gian, khoảng các trang,... Khi dùng phạm vi số để giới hạn, sử dụng cả hai chữ số cho các số từ 10 đến 20 và sau đó cố gắng sử dụng ít chữ số nhất có thể, nhưng luôn luôn sử dụng ít nhất hai chữ số cho số cuối cùng. 1–6

11–17

21–26

22–32

121–221

1782–83

1782–812

Nếu cặp số giới hạn biểu thị năm và số năm kéo dài hàng thế kỷ thì phải thể hiện đầy đủ năm cuối cùng. 1871–1914

1925–27

1965–75

1989–2001

1.3.3. Từ nước ngoài Trong văn bản, in nghiêng các từ và cụm từ nước ngoài, không in nghiêng các câu trích dẫn (quotations). Bổ sung một bản dịch trong ngoặc ngay sau đó hoặc trong footnote nếu cần. Không in nghiêng các từ được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh pháp lý như: ultra vires, stare decisis, obiter dicta, ratio decidendi, a priori và a fortiori,... 1.4. Trích dẫn nguyên văn (Quotations) Các trích dẫn từ các tác phẩm, án lệ, đạo luật phải được trích dẫn nguyên bản, ngoại trừ những trường hợp cần thiết phải thay đổi từ ngoặc đơn thành ngoặc kép và ngược lại. Bất cứ bình luận nào về phần trích dẫn (ví dụ như phần nhấn mạnh, chú thích bổ sung của tác giả) nên được đưa vào một chú thích bên dưới. Những trích dẫn có độ dài lên đến 3 dòng trong bài viết được để trong dấu nháy đơn

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

(ví dụ 1&2). Đối với những trích dẫn ngắn hơn nội dung được trích dẫn gốc thì dùng dấu ngoặc kép. Dấu chấm câu được đặt sau dấu đóng trích dẫn, trừ phi nó là một phần quan trọng của trích dẫn như dấu chấm hỏi hay dấu chấm than thì có thể đứng trước (ví dụ 2) hoặc trích dẫn là một câu hoàn chỉnh. Chỉ số footnotes đặt ở sau cùng, sau dấu đóng trích dẫn và dấu kết thúc câu. Đối với trích dẫn dài hơn 03 dòng thì phải được trình bày trong một đoạn văn được lùi 01 dòng, không thụt lề dòng đầu tiên (ví dụ 3&4). Không sử dụng dấu trích dẫn, ngoại trừ việc sử dụng dấu ngoặc đơn để trích dẫn nội dung được trích dẫn (áp dụng cả trường hợp trích dẫn dùng dấu ngoặc đơn hay ngoặc kép ở ví dụ 1&2) trong phần trích dẫn lớn này (ví dụ 3). Cách dòng đoạn được trích dẫn. Khi trích dẫn bắt đầu ở giữa một câu, viết hoa ký tự đầu tiên của trích dẫn nếu chính trích dẫn đó là một câu hoàn chỉnh. Khi một trích dẫn bắt đầu từ phần mở đầu của một câu, viết hoa ký tự đầu và đặt trong dấu ngoặc vuông (ví dụ 3). Khi không trích dẫn đầy đủ cả đoạn văn, hoặc trích dẫn chưa hết câu, cần sử dụng dấu ngoặc đơn (…) để chỉ ra rằng một vài đoạn trong văn bản gốc không được nhắc đến. Để một khoảng trống giữa dấu ngoặc đơn và bất cứ kí tự hay dấu chấm câu ngoại trừ dấu trích dẫn. Nếu một trích dẫn tích hợp thành văn bản, cần nhiều nhất là một dấu chấm câu để giới thiệu nó (ví dụ 1&2). Nhìn chung, dấu hai chấm được dùng để giới thiệu một trích dẫn đã thụt lề (ví dụ 4). Khi trích dẫn chứa một trích dẫn khác, bạn không cần phải thực hiện trích dẫn đối với trích dẫn khác này. Bên cạnh đó, các dấu trích dẫn cũng có thể được lược bỏ (ví dụ 4). Ví dụ 1: Liên quan đến hợp đồng tặng cho có điều kiện, Hoàng Thế Liên cho rằng: ‘đối với những hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện mà điều kiện này trái pháp luật, đạo đức

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

xã hội thì hợp đồng bị vô hiệu’.21 Ví dụ 2: Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, nguyên đơn không trả lời được câu hỏi: ‘Nguyên đơn cho rằng phía Phượng Hoàng vi phạm hợp đồng dẫn đến Nespice vi phạm hợp đồng của bên đối tác thứ ba là đối tác nào, có hợp đồng gì không?’22 Ví dụ 3: [T]heo quy định tại Điều 2-609 Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (UCC), nếu người mua có cơ sở nghi ngờ người bán không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình thì người mua có quyền yêu cầu người bán văn bản bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được yêu cầu có cơ sở của người mua mà người bán không đưa ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, người mua có quyền hủy hợp đồng trước thời hạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại.571 571

Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng

Thương mại quốc tế (NXB ĐHQG Tp.HCM 2007) 64 Ví dụ 4: Chẳng hạn, một bản án đã xét rằng: Việc chuyển nhượng phải tuân theo hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 689 Bộ luật Dân sự về việc phải có công chứng, chứng thực, nếu không sẽ vi phạm quy định của Điều 134 Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp này, ông Nam kiên quyết không thực hiện hợp đồng và quyền sử dụng đất chưa giao cho phía ông Ngôi, cho nên coi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng quyền sử dụng đất giữa ông Nam và ông Ngôi là vô hiệu.2

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án Tập 2 (NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2017) 767 2

1.5. Danh mục tài liệu tham khảo (Bibliographies) 1.5.1 Danh mục văn bản luật Bên cạnh danh mục văn bản luật trong nước, các danh mục khác thuộc luật quốc tế như các hiệp ước và công ước quốc tế, văn bản của Liên Hợp Quốc,... cũng đóng vai trò quan trọng trong nguồn tài liệu tham khảo của một bài viết. Danh mục văn bản luật phải liệt kê tất cả các đạo luật được trích dẫn trong bài viết. Cần ghi chú thêm sau tên các văn bản luật nơi mà văn bản đó được trích dẫn lần đầu trong bài viết. Các văn bản pháp lí có thể được liệt kê ở phần cuối của danh mục này. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều văn bản pháp lí, người viết nên xem xét tách hẳn thành một danh mục riêng. Trong danh mục văn bản luật, cần liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, không liệt kê theo thời điểm ban hành văn bản. Người viết có thể xem xét phân loại các văn bản, nếu chúng được ban hành bởi thẩm quyền khác nhau, hệ thống pháp luật khác nhau. 1.5.2. Danh mục án lệ Trong danh mục án lệ, tên các án lệ không được in nghiêng. Ngoại trừ trường hợp sử dụng quá ít án lệ, người viết nên phân danh mục thành nhiều phần theo thứ tự lần lượt là: hệ thống pháp luật, quốc gia, thẩm quyền,... và liệt kê tên các án lệ theo thứ tự bảng chữ cái. Riêng đối với các án lệ của Việt Nam, thứ tự các án lệ được sắp xếp theo thứ tự đánh số của bản án do TAND Tối cao ban hành. 1.5.3 Danh mục các tài liệu thứ cấp Danh mục các tài liệu thứ cấp được gọi là ‘bibliography’ (tạm dịch: danh mục tài liệu tham khảo).

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Trong những công trình nghiên cứu lớn như luận án hay sách, thường có một danh mục liệt kê nguồn thứ cấp ở sau cùng (sau phần nội dung chính và các phụ lục). Danh mục bao gồm tất cả các nguồn được trích dẫn trong tác phẩm. Các mục trong danh mục này có bố cục tương tự như các quy định về các trích dẫn khác của OSCOLA, tuy nhiên có ba ngoại lệ như sau: Thứ nhất, họ của tác giả được ghi trước các chữ cái viết tắt tên của tác giả, không có dấu phẩy chia tách giữa chúng nhưng có dấu phẩy sau chữ viết tắt cuối cùng; Thứ hai, chỉ sử dụng tên viết tắt; Thứ ba, các tác phẩm của cùng một tác giả hoặc tác giả đó là đồng tác giả thì sau trích dẫn đầu tiên, các tên tác phẩm khác được bắt đầu bằng hai dấu gạch ngang (——) và không viết lại tên tác giả (Xem ví dụ). Trích dẫn ở footnotes 15

Elizabeth Fisher, Risk Regulation and Administrative Constitutionalism (NXB Hart

2007) Trích dẫn trong danh mục Fisher E, Risk Regulation and Administrative Constitutionalism (NXB Hart 2007) Nếu trích dẫn nhiều tác phẩm bởi cùng một tác giả, liệt kê các tác phẩm đó theo thứ tự thời gian (bắt đầu bởi tác phẩm lâu đời nhất), nếu có tác phẩm trong cùng một năm, liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái. Sau khi trích dẫn tác phẩm đầu tiên, thay thế tên tác giả bằng hai dấu gạch ngang. Các tác phẩm mà tác giả là đồng tác giả, được xếp sau tên các tác phẩm mà tác giả là tác giả duy nhất. Nếu ở các tác phẩm sau, có nhiều hơn một đồng tác giả, sắp xếp tên họ theo thứ tự bảng chữ cái. Sắp xếp các tác phẩm này theo số đồng tác giả tăng dần. Trích dẫn nhiều tác giả, đồng tác giả

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Sandel MJ, Justice: What’s right thing to do? (NXB Farrar 2009) —— The Case against Perfection: Ethics in the Age of Genetic Engineering (NXB Hart 2010) —— và Paul J. D'Ambrosio, Encountering China: Michael Sandel and Chinese Philosophy (Xuất bản lần 1, NXB ĐH Harvard 2018)

1. Tài liệu sơ cấp 2.1. Trích dẫn nguồn luật Việt Nam Công thức chung: Tên Bộ luật/ Luật/ số, ký hiệu nếu là văn bản dưới luật, Điều | (số thứ tự của điều) | (số thứ tự của khoản) | (số thứ tự của điểm) Ví dụ: ● Luật Doanh nghiệp 2014, Điều 159(2)(a) ● Thông tư số 127/2015/TT-BTC, Điều 1(1)(a) Lưu ý: Cách trích dẫn đối với các văn bản dưới luật sửa đổi bổ sung một văn bản dưới luật trước đây:  Nghị định số 107/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 171/2013/NĐ-CP), Điều 1(1) 2.2. Trích dẫn nguồn bản án Việt Nam Trích dẫn đúng ký hiệu bản án và trích yếu. Công thức chung: Ký hiệu bản án – trích yếu bản án – TAND đã xét xử (TAND huyện/tỉnh/TAND cấp cao/TAND tối cao)

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Ví dụ: Bản án số 09/2005/KDTM-ST “V/v tranh chấp về hợp đồng thuê mua tài chính” của Tòa án nhân dân tỉnh X Án lệ số 04/2016/AL về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” 2.3. Trích dẫn nguồn luật thành văn theo quy chuẩn Oscola 2.3.1. Tên đạo luật Trích dẫn đạo luật bằng tiêu đề ngắn1 và năm (chữ đứng, thường), in hoa ký tự đầu tiên những từ chính và không sử dụng dấu phẩy trước năm. Ví dụ: Act of Supremacy 1558 Shipping and Trading Interests (Protection) Act 1995 Không sử dụng tên thông thường2 khi trích dẫn (ví dụ: Lord Campbell Act3). Khi trích dẫn lại luật, bạn có thể sử dụng tên viết tắt mà không cần viết lại đầy đủ tên của đạo luật (đã chú thích từ viết tắt trước đó). Tiêu đề ngắn là tên mà Đạo luật được biết đến, bao gồm cả năm mà nó được thông qua. Tiêu đề ngắn xuất hiện trên trang nhất, nhưng cũng có một phần trong Đạo luật (thường là phần đầu tiên hoặc phần cuối cùng). 1

Tham khảo: https://law.gov.wales/constitution-government/how-welsh-laws-made/understanding-legislation/layout-of act/?force=en#/constitution-government/how-welsh-laws-made/understanding-legislation/layout-ofact/?tab=overview&lang=en 2

Tên thông thường có thể là tên liên quan đến nội dung chính của đạo luật hoặc có thể liên quan đến người đóng

góp đặc biệt để đạo luật được phê duyệt bởi cơ quan lập pháp của quốc gia đó. Tham khảo: Robert Watt, Francis Johns, Coincise Legal Research (Tái bản lần thứ 6 năm 2009, Nxb The Federation Press)

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Ví dụ: 12

Nuclear Installations Act 1965 (NIA 1965), s 7(1)

… 15

NIA 1965, s 12 Nếu bài viết tham khảo nhiều nguồn luật từ các hệ thống luật hay quốc gia khác

nhau, sự khác biệt này cần được thể hiện rõ trong dấu ngoặc đơn ngay sau tên văn bản hoặc trích dẫn. Ví dụ: Water Resources Act 1991 (UK) 2.3.2. Các phần của văn bản luật Trong bài viết, sử dụng dạng không viết tắt của các phần văn bản luật khi nó đứng đầu câu hoặc khi đề cập đến những phần của đạo luật mà không lặp lại tên của đạo luật đó. Lưu ý, cả hai dạng đều được sử dụng trong bài viết, tuy nhiên “subsections” (tiểu mục) và “paragraphs” (đoạn) thông thường được dùng dưới dạng viết tắt. Ngoài ra, sử dụng dạng viết tắt khi lặp lại các trích dẫn sau đó. Thêm dấu phẩy và một dấu cách sau năm, những phần trích dẫn sau được ngăn cách bởi dấu ngoặc. Chữ tiếng anh

Từ viết tắt

Ý nghĩa

part/parts

pt/pts

Phần

Lord Campbell Act là tên thường gọi của Fatal Accidents Act 1846 do Lord Campell khởi xướng. Đạo luật cho phép người thân của những người bị giết hại do hành động sai trái của người khác được bồi thường thiệt hại. 3

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

section/sections

s/ss

Mục, điều

subsection/subsections

sub-s/sub-ss

Tiểu mục

paragraph/paragraphs

para/paras

Đoạn, khoản

subparagraph/subparagraphs subpara/subparas Điểm schedule/schedules

sch/schs

Danh mục

Ví dụ: Consumer Protection Act 1987, s 2

Khi chỉ ra một đoạn (paragraph) hoặc một tiểu mục (subsection), chỉ sử dụng dạng viết tắt. Ví dụ, đoạn (b), tiểu mục (1), mục 15, Đạo luật Nhân quyền 1998 được viết như sau: Ví dụ: Human Rights Act, s 15(1)(b) Ví dụ trong trích dẫn: 16

Criminal Attempts Act 1981, ss 1(1) và 4(3)

17

Sexual Offences Act 2003, s 1(1)(c)

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

2.4. Trích dẫn nguồn án lệ theo quy chuẩn OSCOLA 2.4.1. Nguyên tắc chung Một trích dẫn án lệ thường bao gồm: tên án lệ, trích dẫn trung lập4 và bản án. Các trích dẫn trung lập chỉ mới được sử dụng gần đây, vì vậy phần lớn các trích dẫn án lệ thường chỉ bao gồm tên án lệ và bản án. Tên án lệ được in nghiêng, sử dụng ký tự v để phân tách tên các bên trong vụ án. Phần còn lại của trích dẫn đều được viết in hoa. Sử dụng dấu phẩy để phân tách trích lục trung lập và bản án. Không dùng bất kỳ dấu chấm nào trong các từ viết tắt, ví dụ: dùng UKHL thay vì U.K.H.L. Trích dẫn án lệ bao gồm trích lục trung lập: Một trích dẫn án lệ điển hình có chứa trích dẫn trung lập có kết cấu như sau: Tên án lệ | [Năm] | Tòa | Số, | [Năm] HOẶC (Năm) | Kỳ/số | Tên viết tắt của báo cáo | Trang đầu tiên của án lệ trong báo cáo Ví dụ dưới đây chỉ ra rằng vụ kiện liên quan đến Corr và IBC Vehicle Ltd là bản án thứ mười ba do Hạ viện (UKHL) ban hành năm 2008, và có thể tìm thấy một bản báo cáo về bản án này trong tập một của loạt Báo cáo Pháp luật năm 2008 tên là Appeal Cases (AC), bắt đầu từ trang 884. Ví dụ: Corr v IBC Vehicles Ltd [2008] UKHL 13, [2008] 1 AC 884

Trích dẫn trung lập là một số tham chiếu do tòa chỉ định duy nhất cho một bản án trong phạm vi quyền tài phán chung. 4

Tham khảo tại: https://www.iclr.co.uk/knowledge/case-law/neutral-citations/

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Trích dẫn án lệ không bao gồm trích lục trung lập: Một trích dẫn án lệ không bao gồm trích dẫn trung gian có kết cấu như sau: Ví dụ: Tên án lệ | [Năm] HOẶC (Năm) | Số/kỳ |Tên viết tắt của tạp chí| Trang đầu tiên| (Ký hiệu của tên Tòa) Ví dụ: Page v Smith [1996] AC 155 (HL) Barrett v Enfeld LBC [2001] 2 AC 550 (HL) 2.4.2. Tên án lệ Trong trường hợp có nhiều bên, chỉ ghi tên của nguyên đơn và bị đơn đầu tiên. Trường hợp các bên là cá nhân, bỏ qua tên và chữ cái đầu. Viết tắt những từ và cụm từ phổ biến (tham khảo phần 4.2.4 phụ lục của bản Oscola - Oxford University Standard for the Citation of Legal Authorities, tái bản lần thứ 4, Khoa Luật, ĐH Oxford). Tên án lệ theo thể thức ngắn Viết đầy đủ tên của án lệ khi nó được đề cập trong bài viết hay chú thích lần đầu và rút gọn cho lần sau (ví dụ 1). Ví dụ 1: 14

Phelps v Hillingdon LBC [2001] 2 AC 619 (HL)

… 19

Phelps (n 14)

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Đối với trích dẫn những án lệ về hàng hải, tên của con thuyền có thể thay thế cho tên đầy đủ của án lệ (ví dụ 2). Ví dụ 2: 25

Leigh & Sillivan Ltd v Aliakmon Shipping Co Ltd (Te Aliakmon) [1986] AC 785

(HL) … 45

Te Aliakmon (n 25) Còn những trích dẫn án lệ về luật Hình sự, hình thức rút gọn tên án lệ có thể được

chấp nhận (ví dụ 3). Ví dụ 3: 11

R v Evans [2009] EWCA Crim 650, [2009] 1 WLR 13 OR Evans [2009] EWCA Crim

650, [2009] 1 WLR 13 … 23

R v Evans (n 11) OR Evans (n 11) Tên của những án lệ phổ biến được đặt trong ngoặc tròn sau trích dẫn đầy đủ đầu

tiên và sử dụng tên phổ biến cho những trích dẫn sau đó (ví dụ 4). Ví dụ 4: Mirage Studios v Counter-feat Clothing Co Ltd [1991] FSR 145 (Ch) (Ninja Turtles case) 12

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

28

Ninja Turtles case (n 12) Sự đa dạng trong cách gọi tên của án lệ Trong trường hợp các án lệ giống nhau được công bố dưới những cái tên khác

nhau trong những nguồn tham khảo khác nhau thì sử dụng tên đang được trích dẫn trong tiêu đề của bài viết đó. Trong trường hợp có hai hay nhiều nguồn án lệ sử dụng các tên trích dẫn khác nhau thì những nguồn sử dụng tên thay thế của án lệ nên bổ sung thêm cụm “sub nom” (từ viết tắt của “sub nomine”, nghĩa là “under the name”). Ví dụ: Gibbons v South West Water Services Ltd [1993] QB 507, sub nom AB v South West Water Services Ltd [1993] 2 WLR 507 (CA) Tương tự, trong trường hợp một án lệ được trích dẫn bằng một tên khác, trong những giai đoạn (thời điểm) khác nhau trong quá trình tố tụng và cả hai giai đoạn (thời điểm) đều được trích dẫn thì tên của án lệ ở giai đoạn thứ hai (giai đoạn sau) nên được bổ sung thêm cụm “sub nom”. Ví dụ: R v Monopolies and Mergers Commission, ex p South Yorkshire Transport Ltd [1992] 1 WLR 291 (CA), affd sub nom South Yorkshire Transport Ltd v Monopolies and Mergers Commission [1993] 1 WLR 23 (HL) 2.4.3. Trích dẫn trung lập Ở Anh, có nhiều cơ quan nắm quyền xét xử và đưa ra phán quyết như Hạ viện, Hội đồng cơ mật, Tòa án phúc thẩm,... Phán quyết riêng rẽ của các cơ quan này đều được tôn

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

trọng. Các trích dẫn có đối tượng là phán quyết trên, nhưng chưa được ghi nhận trong bản án nào, được gọi là trích dẫn trung lập (neutral citations). Các trích dẫn trung lập phải thể hiện rõ năm đưa ra phán quyết, tên tòa án và số hiệu phán quyết. Tên tòa án, trừ Tòa án tối cao, không được ghi trong ngoặc đơn ở cuối trích dẫn loại này vì bản thân trích dẫn trung lập đã thể hiện rõ điều đó. Trường hợp một phán quyết với trích dẫn trung lập chưa được công bố thì chỉ ghi trích dẫn trung lập. Trường hợp một phán quyết đã được công bố thì ghi trích dẫn trung lập sau một trích dẫn của nguồn công bố tốt nhất và được phân tách bởi một dấu phẩy. Ví dụ: Corr v IBC Vehicles Ltd [2008] UKHL 13, [2008] 1 AC 884 Farraj v Kings NHS Healthcare Trust [2009] EWCA Civ 1203, (2010) 11 BMLR 131 Court v Despalliers [2009] EWHC 3340 (Ch), [2010] 2 All ER 451 Re Guardian News and Media Ltd [2010] UKSC 1 R (Mahfoud) v Secretary of State for the Home Department [2010] EWHC 2057 (Admin) Nếu một bản án chứa đựng nhiều hơn một phán quyết và do đó có nhiều hơn một trích dẫn trung lập, hãy liệt kê các trích dẫn trung lập theo thứ tự thời gian, bắt đầu với bản án cũ nhất và phân tách chúng bằng dấu phẩy. Ví dụ: Masterman-Lister v Brutton & Co (Nos 1 and 2) [2002] EWCA Civ 1889, [2003] EWCA Civ 70, [2003] 1 WLR 1511

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Thông thường, các phán quyết được công bố trực tuyến sớm hơn nhiều so với bản in. Do đó, cần phải kiểm tra tất cả các trích dẫn trung lập để chắc chắn rằng chúng được ghi nhận lại khi xuất hiện trong các bản án. 2.4.4. Bản án Bản án uy tín nhất Ở Anh và xứ Wales, không có bất kỳ một nguồn bản án chính thức nào, nhưng tuyển tập “Law Reports” xuất bản bởi bởi the Incorporated Council of Law Reporting (www.lawreports.co.uk) được xem là nguồn uy tín nhất. “Law Reports” công bố các phán quyết từ Hạ Viện/Tòa tối cao, Hội đồng cơ mật,… Những bản án này thể hiện rõ quan điểm từ các luật sư, được kiểm tra và giám sát bởi cả luật sư và thẩm phán. Trong trường hợp một bản án được công bố bởi “Law Reports”, bài viết này nên được ưu tiên trích dẫn trong mục tham khảo của bất kỳ bài viết khác. Nếu một bản án không được công bố trong “Law Reports” thì trích dẫn tại “Weekly Law Reports” hoặc “All England Law Reports”. Chỉ khi một bản án không được báo cáo trong một trong những nguồn chính thống đó thì bạn nên đề cập đến những nguồn của các luật gia như “Lloyd’s Law Reports” hoặc “Family Law Reports”. Chú ý rằng những bản án đăng hai hay ba số của “Weekly Law Reports” thường được đăng lại trên “Law Reports”. Trích dẫn 2 Weekly Law Reports hoặc 3 Weekly Law Reports trong trường hợp bản án vẫn chưa được đăng trên “Law Reports”, bởi vì nó có thể có một vài thay đổi trong phiên bản đăng lại của “Law Reports”.

3.Tài liệu thứ cấp 3.1. Nguyên tắc chung 3.1.1. Tên của tác giả Ghi tên tác giả chính xác như trong ấn phẩm, nhưng lược bỏ phần chữ chỉ chức

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

danh, ví dụ như TS (Tiến sĩ). Nếu có nhiều hơn ba tác giả thì ghi tên tác giả đầu tiên, sau đó là ‘và các tác giả khác’. Nếu không xác định được tác giả, nhưng có một tổ chức nhận trách nhiệm biên tập tác phẩm thì trích dẫn tổ chức đó như là tác giả. Nếu không có người, tổ chức nào nhận trách nhiệm về ấn phẩm thì bắt đầu trích dẫn với tiêu đề. Tên biên tập viên đặt tương tự tên tác giả. Ví dụ: Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế (Tái bản lần thứ 12 có bổ sung, NXB CAND 2012) Trong trích dẫn (quotations), tên hoặc tên viết tắt của tác giả nằm trước họ của tác giả. Trong danh mục tài liệu tham khảo, họ viết trước, tiếp đó là tên viết tắt, theo sau là dấu phẩy (xem thêm phần II.1.4). 3.1.1. Tiêu đề Tiêu đề sách và ấn phẩm tương tự sách được in nghiêng, bao gồm ấn phẩm có ISBN. Tất cả tiêu đề khác nằm trong dấu nháy đơn và bằng chữ đứng thường. In hoa chữ cái đầu tiên của các từ khóa trong một tiêu đề. Những từ ít quan trọng thường không in hoa chữ cái đầu trừ khi chúng bắt đầu tiêu đề. Ví dụ: 11

Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật hợp đồng

Thương mại quốc tế (NXB ĐHQG Tp.HCM 2007) 64-65 3.1.2. Phần, chương, trang và đoạn Xác định phần, chương, trang và đoạn ở cuối trích dẫn. Nếu trích dẫn một chương hoặc một phần, số trang, hãy chèn dấu phẩy trước số trang và nên đưa ra một phạm vi trang cụ thể.

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Ví dụ: 20

Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế (NXB ĐHQG Tp.HCM 2007), 144-63 3.1.3. Nguồn điện tử Nếu tham khảo ấn phẩm trực tuyến có sẵn ở dạng bản cứng thì trích dẫn phiên bản

cứng. Không trích dẫn nguồn điện tử cho những ấn phẩm đã được xuất bản. Đối với các các ấn phẩm chỉ có bản điện tử, trích dẫn nên kết thúc bằng địa chỉ web (hoặc ‘url’) trong dấu ngoặc nhọn (< >), theo sau là ngày truy cập gần nhất, được biểu thị dưới dạng ‘truy cập ngày ... tháng ... năm ...’. Chỉ bao gồm ‘http://’ khi địa chỉ web không bắt đầu bằng ‘www’. Ví dụ: Advisory Council on International Affairs (AIV), International financial architecture: renovation or irrelevance? 2014. 23

<http://aiv-advice.nl/6ht/publications/press-releases/international-financial-architecturerenovation-or-irrelevance/publications/international-financial-architecture-renovati> truy cập ngày 01/01/2015. 24

Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kì I), Tia Sáng,

<http://tiasang.com.vn/-dien-dan/che-do-so-huu-toan-dan-va-van-de-so-huu-dat-dai-kyi3571?fbclid=IwAR21hUk5FxyUQJArgeiFjd_MZZEUFhzskTIhbYSxeEmuotoHks5FC pU7mDQ> truy cập ngày 1/10/2019. 3.2. Sách Trích dẫn các ấn phẩm có mã ISBN như trích dẫn cho sách, dù bản trực tuyến hay bản in. Đối với những sách cũ không có mã ISBN, vẫn được trích dẫn như sách ngay cả khi chúng là bản đọc trực tuyến.

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

3.2.1. Sách nguyên gốc (Authored book) Trích dẫn tên tác giả trước, tiếp theo là dấu phẩy và sau đó là tiêu đề của cuốn sách ở dạng in nghiêng (xem phần 2.1.). Nếu như một cuốn sách có tiêu đề và phụ đề không được phân tách bằng dấu chấm câu thì chèn dấu hai chấm. Thông tin xuất bản theo sau phần tiêu đề và được để trong ngoặc. Thông tin xuất bản bao gồm nhà xuất bản và năm xuất bản, giữa chúng cách nhau bằng một khoảng trắng, không dùng dấu chấm câu. Nơi xuất bản không cần phải nhắc đến. Nếu như bạn đang trích dẫn một phiên bản khác với phiên bản đầu tiên thì thêm cụm ‘tái bản lần 2’ (hoặc ‘tái bản có sửa đổi bổ sung’ cho phiên bản sửa đổi). Thông tin bổ sung phải được làm rõ: có thể bao gồm tên biên tập viên, dịch giả hoặc thông tin mô tả khác về tác phẩm. Tác giả, | tiêu đề | (thông tin bổ sung, | lần tái bản, | nhà xuất bản | năm) Ví dụ: Timothy Endicott, Administrative Law (NXB ĐH Oxford 2009) Gareth Jones, Goff and Jones: The Law of Restitution (bổ sung lần thứ nhất, tái bản lần 7, NXB Sweet & Maxwell 2009) Nếu một cuốn sách có nhiều hơn một tập, số tập sẽ được viết sau phần thông tin xuất bản của cuốn sách. Nếu phần thông tin xuất bản ở mỗi tập khác nhau, số tập được viết trước phần thông tin xuất bản và được tách khỏi tiêu đề bằng dấu phẩy. Nếu các đoạn được đánh số thì xác định vị trí phần trích dẫn tới các đoạn chứ không phải các trang. Ví dụ: Christian von Bar, The Common European law of Torts, Tập 2 (CH Beck 2000) đoạn 76 Andrew Burrows, Remedies for Torts and Breach of Contract (tái bản lần 3, NXB ĐH Oxford 2004) 317

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Julian V Roberts và Mike Hough, Public Opinion and the Jury: An International Literature Review (NXB Bộ Tư pháp, số 1/09, 2009) 42 3.1.1. Sách được biên tập và biên dịch Nếu sách không có tác giả thì trích dẫn tên biên tập viên hoặc tên dịch giả như là tác giả, sau đó thêm cụm từ ‘(biên tập viên)’ hoặc '(dịch giả)', hoặc '(nhóm biên tập viên)' hoặc '(nhóm dịch giả)' nếu có nhiều hơn một biên tập viên hoặc dịch giả. Ví dụ: Jeremy Horder (biên tập), Oxford Essays in Jurisprudence: Fourth Series (NXB ĐH Oxford 2000) Peter Birks và Grant McLeod (dịch), The Institutes of Justinian (NXB Duckworth 1987) Nếu sách có tác giả nhưng biên tập viên hoặc dịch giả được ghi nhận trên trang bìa thì trích dẫn tác giả theo cách thông thường và thêm phần biên tập viên hoặc dịch giả trước phần thông tin xuất bản ở trong ngoặc đơn. Ví dụ: HLA Hart, Punishment and Responsibility: Essays in the Philosophy of Law (biên tập bởi John Gardner, tái bản lần 2, NXB ĐH Oxford 2008) K Zweigert và H Kötz, An Introduction to Comparative Law (dịch bởi Tony Weir, tái bản lần 3, NXB ĐH Oxford 1998) 3.1.2. Các phần trong sách được biên tập Khi trích dẫn một chương hoặc bài luận trong một cuốn sách đã được biên tập, trước hết trích dẫn tên tác giả và tiêu đề của phần đó tương tự như khi dẫn một bài báo, sau đó trích dẫn tên của biên tập viên, rồi đến tên sách (in nghiêng) và thông tin xuất bản.

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Tác giả, | ‘tiêu đề’ | tên biên tập viên (biên tập viên), | tên sách | (thông tin bổ sung, | nhà xuất bản, | (năm) Ví dụ: Justine Pila, ‘The Value of Authorship in the Digital Environment’ trong William H Dutton và Paul W Jeffreys (biên tập), World Wide Research: Reshaping the Sciences and Humanities in the Century of Information (NXB Viện Công nghệ Massachusetts 2010) John Cartwright, ‘The Fiction of the “Reasonable Man”’ AG Castermans và các thành viên khác (biên tập), Ex Libris Hans Nieuwenhuis (NXB Kluwer 2009) 3.2. Bài đăng tạp chí 3.2.1. Tạp chí bản in Đầu tiên là tên tác giả, sau đó là dấu phẩy (,). Kế đến là tên bài viết được viết theo chữ đứng thường được để trong dấu nháy đơn (‘’). Theo sau đó là thông tin xuất bản được ghi theo thứ tự: - Năm xuất bản, được đặt trong dấu ngoặc vuông nếu năm xuất bản đồng thời là số tạp chí, đặt trong dấu ngoặc đơn nếu số tạp chí và năm xuất bản tách biệt với nhau; - Số tạp chí (nếu có) (trong trường hợp trong cùng một số tạp chí số trang được bắt đầu lại đối với mỗi bài viết, thì số thứ tự của bài viết đó được thêm vào và được đặt trong ngoặc đơn ngay sau số tạp chí); - Tên tạp chí theo kiểu chữ đứng thường, dạng đầy đủ hoặc viết tắt, không kèm dấu chấm; và - Trang đầu tiên của bài viết. Tác giả, | ‘tên bài viết’| [năm] | tên đầy đủ hoặc tên viết tắt của tạp chí | trang đầu tiên của bài viết

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Hoặc Tác giả, | ‘tên bài viết’ | [năm] | số tạp chí | tên đầy đủ hoặc tên viết tắt của tạp chí | trang đầu tiên của bài viết Khi muốn chỉ rõ vị trí của phần đang nhắc đến thì đặt dấu phẩy sau trang đầu tiên của bài viết và ghi rõ số trang đang chứa phần đó. Ví dụ: Nguyễn Thị Kim Ngân, ‘Khái niệm và các yếu tố cấu thành của cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người’ (2010) 6 Tạp chí Luật học 39, 49 3.2.2. Tạp chí online Về cơ bản, tạp chí online được trích dẫn tương tự như tạp chí bản in, nhưng thêm vào đó địa chỉ web và ngày gần nhất truy cập trang web đó. Tác giả, | ‘tên bài viết’ | [năm] HOẶC (năm) | số tạp chí/số thứ tự của bài viết | tên đầy đủ hoặc viết tắt của tạp chí |<địa chỉ web> | ngày truy cập Ví dụ: Graham Greenleaf, ‘Te Global Development of Free Access to Legal Information’ (2010) 1(1) EJLT <http://ejlt.org/article/view/17> truy cập ngày 27/07/2010 3.2.3. Working papers Working papers thường nằm trong website của các viện nghiên cứu hoặc những trang như ssrn.com. Working papers có thể được trích dẫn như các bài viết đăng trên tạp chí điện tử (tạp chí online). Nếu một working paper sau đó được xuất bản trong một tạp chí thì ưu tiên trích dẫn nó như là working paper.

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

Ví dụ: John M Finnis, ‘On Public Reason’ (2006) Oxford Legal Studies Research Paper 1/2007, 8 <http://ssrn.com/abstract=955815> truy cập ngày 18/11/2009 3.3. Các tài liệu thứ cấp khác 3.3.1. Nguyên tắc chung Tương tự như nguyên tắc chung khi trích dẫn tài liệu thứ cấp. Nếu tài liệu đó có ISBN thì trích dẫn như một cuốn sách. Nhìn chung, tài liệu không có ISBN được trích dẫn tương tự, tuy nhiên tên bài viết được viết dưới kiểu đứng thường và trong nháy đơn, như đối với tạp chí. Tên tác giả, | ‘đầu đề (sách, bài viết,…)’ | (thông tin bổ sung, | nhà xuất bản | (năm) Thông tin bổ sung có thể bao gồm số tài liệu, mô tả tài liệu, ngày tài liệu được thông qua và bất kì thông tin nào khác có thể giúp người đọc nhận biết được nguồn tài liệu. Tùy thuộc vào nguồn tài liệu, sẽ thích hợp hơn nếu cung cấp cụ thể ngày hơn là năm phát hành. Nếu nguồn tài liệu chỉ có online thì cần trích dẫn địa chỉ website và ngày truy cập. Ví dụ: Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế (Tái bản lần thứ 12 có bổ sung, NXB CAND 2012) Simon Whittaker, ‘La Protection du Consommateur Contre les Clauses Abusives en Grande Bretagne’ (Commission des Clauses Abusives 2009) <www.clauses- abusives fr/colloque/swhittaker htm> truy cập ngày 19/11/2000 3.3.2. Tham luận hội thảo Nếu tham luận chỉ có tại một hội thảo hoặc trực tiếp từ tác giả thì trích dẫn tên tác

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

giả, tên tham luận trong dấu nháy đơn, tên, địa điểm và ngày của hội thảo được để trong dấu ngoặc. Nếu tham luận hội thảo được xuất bản thì trích dẫn bản đã được phát hành, nếu tài liệu có online thì nên bao gồm địa chỉ trang web và ngày truy cập. Chỉ trích dẫn những tham luận không được công bố khi có sự cho phép của tác giả. Ví dụ: Quách Minh Trí, ‘Góp ý đối với bảng so sánh pháp luật Việt Nam với cam kết EVFTA về Sở hữu trí tuệ’ (Hội thảo Rà soát Pháp luật Việt Nam với các Cam kết EVFTA về Sở hữu trí tuệ - Kết quả rà soát và Đề xuất điều chỉnh từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp, Hà Nội, ngày 01/03/2016) 3.3.3. Luận văn Khi trích dẫn những luận văn không được công khai, ghi tên tác giả, tên đề tài; loại luận văn, trường đại học và năm hoàn thành được để trong ngoặc đơn. Ví dụ: Nguyễn Văn Cừ, ‘Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân & Gia đình Việt Nam’ (Luận án Tiến sĩ luật học, ĐH Luật Hà Nội 2005) 3.3.4. Websites và blogs Về cơ bản, khi không có hướng dẫn cụ thể, việc trích dẫn website và blog được thực hiện theo nguyên tắc chung ở phần I.2.1. Nếu tác giả không được xác định thì trích dẫn như nguồn ẩn danh, bắt đầu với tên bài viết như cách thường dùng. Nếu không có ngày công bố bài viết trên website thì chỉ ghi ngày truy cập Ví dụ: SarahCole,‘Virtual Friend Fires Employee’ (Naked Law, 01/05/2009), <www.nakedlaw com/2009/05/index html> truy cập ngày 19/11/2009

Practice makes perfect


CLB Nghiên Cứu và Tư Vấn Pháp Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM Khu phố 3, P. Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh www.facebook.com/lracuel | info.lracuel@gmail.com

3.1.2. Bài báo Khi trích dẫn, ghi tác giả, tiêu đề, tên của tờ báo bằng chữ in nghiêng; nơi và ngày xuất bản để trong ngoặc đơn… Nếu tờ báo được chia thành nhiều mục và việc đánh số trang bắt đầu từ đầu trong mỗi mục thì khi trích dẫn, đặt tên mục ở dạng chữ đứng thường trước số trang, có khoảng trắng nhưng không có dấu phẩy giữa hai phần. Nếu tài liệu tham khảo là xã luận, trích dẫn tác giả là ‘Biên tập’. Nếu bài viết có nguồn gốc từ trang web và không có số trang, cung cấp địa chỉ web và ngày truy cập. Ví dụ: Võ Trí Hảo, ‘Khi sự thông đồng được hợp pháp hóa’ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TP.HCM,

12/03/2019),

<https://thesaigontimes.vn/285961/khi-su-thong-dong-duoc-

hop-phaphoa.html> truy cập ngày 18/03/2019

Practice makes perfect


Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Chuyên san “Sinh viên & Pháp luật” nói riêng và LRAC nói chung.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau: Mail: lracuel@gmail.com Fanpage: www.facebook.com/fplracuel Website: lracuel.org


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.