communication - truyen thong giao tiep

Page 1

TRUYỀN THÔNG GIAO TIẾP TS. Lê Thanh Minh Đại học TT CNTT GIA ĐỊNH

1


Dẫn nhập truyền thông giao tiếp  Truyền

thông giao tiếp là gì?

 Tại

sao cần truyền thông giao tiếp?  Các giá trị truyền thông giao tiếp  Các mô hình truyền thông giao tiếp  Các kênh truyền thông giao tiếp  Khoảng cách truyền thông giao tiếp  Các nguyên tắc truyền thông giao tiếp 2


Truyền thông giao tiếp là gì?

Hãy suy nghĩ về từ “truyền thông giao tiếp” và hãy cho biết đối với bạn nó có nghĩa là gì?

3


Truyền thông giao tiếp là gì? 

Truyền thông giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên của con người. Con người không thể không truyền thông giao tiếp.

Ở mức đơn giản có thể hiểu truyền thông giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau, và thường dẫn đến hành động.

4


Truyền thông giao tiếp là gì? 

Ở mức phức tạp hơn, truyền thông giao tiếp (truyền thông), là một tiến trình mang tính chọn lọc, hệ thống và duy nhất mà trong đó con người tương tác với nhau thông qua việc sử dụng các ký hiệu nhằm tạo ra, giải thích và chia sẻ các ý nghĩa.

Truyền thông giao tiếp là một tiến trình. 

Truyền thông diễn biến theo thời gian. Truyền thông trong quá khứ ảnh hưởng đến truyền thông hiện thời, và kết quả truyền thông hiện thời ảnh hưởng đến truyền thông tương lai. 5


Tiến trình TTGT mang tính chọn lọc. 

Ta không thể truyền thông với mọi người mà ta gặp gỡ. Ta có lý do để quyết định tại sao ta truyền thông với người này mà không truyền thông với người kia. Việc tiếp nhận những thông tin trong tiến trình truyền thông và việc phản hồi trong khi truyền thông cũng mang tính chọn lọc.

Tiến trình TTGT mang tính hệ thống. 

Tiến trình truyền thông xảy ra trong một bối cảnh. Những thành phần trong bối cảnh ảnh hưởng đến các ý nghĩa mà ta gán hoặc trao đổi trong khi truyền thông.

6


Tiến trình TTGT mang tính duy nhất. 

Truyền thông góp phần định hình quan hệ. Có những quan hệ mang tính duy nhất. Người mà ta truyền thông là thực thể duy nhất không thể thay thế được.

Trong tiến trình TTGT, CN tương tác với nhau. 

Trong tiến trình truyền thông các bên tham gia đều đóng vai trò nhận và gửi thông tin. Hay nói cách khác các bên tham gia đều trao đổi liên tục và đồng thời. Yếu tố tương tác giữa những người tham gia truyền thông phân biệt truyền thông giao tiếp với các truyền thông khác. 7


Trong tiến trình TTGT, CN dùng các ký hiệu. 

Ký hiệu có thể là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, điệu bộ, cử chỉ, … mà các bên tham gia truyền thông sử dụng khi truyền thông.

Trong tiến trình TTGT, CN trao đổi nghĩa. 

Ký hiệu là phương tiện tiến hành truyền thông. Tuy nhiên truyền thông không nhằm trao đổi ký hiệu mà trao đổi các ý nghĩa do con người gán cho ký hiệu khi truyền thông. Ký hiệu là phương tiện chuyên chở ý nghĩa khi truyền thông. Các ý nghĩa này do con người tạo ra khi truyền thông. 8


Trao đổi nghĩa là cốt lõi của TTGT.   

Nghĩa được trao đổi trong tiến trình TT có hai mức là mức nội dung và mức quan hệ. Mức nội dung đơn thuần phản ảnh thông tin mà nghĩa mang lại. Mức quan hệ cho thấy quan hệ của các bên tham gia truyền thông.

Khoảng cách truyền thông giao tiếp.  

Nghĩa do con người tạo ra và gán cho ký hiệu được nhận và gửi khi truyền thông. Việc tạo và gán nghĩa mang tính chủ quan  nảy sinh khoảng cách ngữ nghĩa trong truyền thông (gap communication). 9


Hệ thống

Dùng ký hiệu

Chọn lọc

Tiến trình truyền thông giao tiếp Trao đổi nghĩa Duy nhất

Tương tác

Khoảng cách TT 10


Phổ truyền thông giao tiếp.  Tất cả truyền thông giao tiếp xảy ra giữa con người với nhau. Tuy vậy có những trường hợp các tương tác xảy ra giống như không phải giữa con người với nhau.  Truyền thông giao tiếp tồn tại trong một phổ di chuyển từ “không mang tính người” đến “mang tính người” ở những cấp độ gắn bó khác nhau.

TT tôi-nó

TT tôianh/chị/bạn

TT tôianh/chị/bạn (gắn bó), taomày (thân mật)

11


TT tôi - bạn hay tao - mày (thân) Người này thừa nhận người kia là thân thiết và duy nhất.

Dạng TT cao nhất

Phổ truyền thông giao tiếp

TT tôi - anh / chị / bạn Thừa nhận người khác không phải là đối tượng đồ vật nhưng không gắn bó nhau hoàn toàn.

TT tôi - nó Không thừa nhận tính người ở những người khác. 12


Dẫn nhập truyền thông giao tiếp  Truyền

 Tại

thông giao tiếp là gì?

sao cần truyền thông giao tiếp?

 Các

giá trị truyền thông giao tiếp  Các mô hình truyền thông giao tiếp  Các kênh truyền thông giao tiếp  Khoảng cách truyền thông giao tiếp  Các nguyên tắc truyền thông giao tiếp 13


Tại sao cần truyền thông giao tiếp?

Bạn có thể không truyền thông giao tiếp với mọi người không?

Bạn truyền thông giao tiếp với mọi người để làm gì?

14


Tại sao cần truyền thông giao tiếp? 

Một số trường hợp cần truyền thông giao tiếp:

-

Đứa bé đói, khát  khóc  được ăn, uống. Gặp nguy hiểm  kêu, la cầu cứu  an toàn. Phát biểu  thuộc về nhóm này, phe kia. Giận hờn, trách móc  được yêu thương. Ứng xử đàng hoàng, nghiêm túc  kính trọng. Trình bày, cư xử, hành động  ta là ai. …

-

15


Tại sao cần truyền thông giao tiếp? Giúp chúng ta đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người.  Hệ thống phân cấp nhu cầu của con người theo Maslow. 

    

Nhu Nhu Nhu Nhu Nhu

cầu cầu cầu cầu cầu

sinh tồn (ăn, uống, thở, tình dục). an toàn (bảo vệ thân thể, tinh thần). thuộc về (không cô lập, được yêu thương). được tôn trọng (người khác kính trọng). tự khẳng định mình (tự thể hiện mình).

16


Hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow

Self Actualization Needs

Most Abstract

Self-Esteem (respect) Belonging (inclusion, fun)

Safety and Protection (shelter) Physical Needs for Survival (air, food, sex)

Most Basic

17


Tại sao cần truyền thông giao tiếp? Nếu không thực hiện truyền thông giao tiếp con người khó thỏa mãn hoặc đáp ứng các nhu cầu của mình.  Ngoài ra, truyền thông giao tiếp còn cho phép con người thực hiện tích cực các vai trò xã hội của mình trong một xã hội đa dạng. 

 

Một người đóng nhiều vai trò xã hội khác nhau. Con người sống trong xã hội đa dạng (văn hóa, chính trị, nhận thức, kinh nghiệm, niềm tin, giới tính, khuynh hướng tình dục, …). 18


Dẫn nhập truyền thông giao tiếp  Truyền

thông giao tiếp là gì?  Tại sao cần truyền thông giao tiếp?  Các

giá trị truyền thông giao tiếp

 Các

mô hình truyền thông giao tiếp  Các kênh truyền thông giao tiếp  Khoảng cách truyền thông giao tiếp  Các nguyên tắc truyền thông giao tiếp 19


Các giá trị truyền thông giao tiếp

Truyền thông giao tiếp với mọi người quanh ta, ở nơi sinh sống, học tập, làm việc, giải trí, … có thể giúp ta hình thành và phát triển những giá trị gì?

20


Các giá trị truyền thông giao tiếp  Truyền

thông giao tiếp góp phần định hình và phát triển các giá trị sau của một con người.    

Giá Giá Giá Giá

trị trị trị trị

cá nhân (Personal values). quan hệ (Relationship values). nghề nghiệp (Professional values). văn hóa (Cultural values).

21


Dẫn nhập truyền thông giao tiếp  Truyền

thông giao tiếp là gì?  Tại sao cần truyền thông giao tiếp?  Các giá trị truyền thông giao tiếp  Các

mô hình truyền thông giao tiếp

 Các

kênh truyền thông giao tiếp  Khoảng cách truyền thông giao tiếp  Các nguyên tắc truyền thông giao tiếp 22


Các mô hình truyền thông giao tiếp

Bạn thử dùng hình vẽ/biểu đồ/sơ đồ minh họa quá trình truyền thông giao tiếp giữa con người với nhau?

23


Các mô hình truyền thông giao tiếp 

Mô hình tuyến tính (Linear Model)

Bên gửi Bên gửi

Thông điệp

Bên Bên nhận nhận

Tiếng ồn

24


Phân tích mô hình tuyến tính.  Được xây dựng bởi Harold Laswell (1948).  Các thành phần trong tiến trình truyền thông. − Bên gửi. − Bên nhận. − Thông điệp. − Tiềng ồn (nhiễu).  Nhược điểm. − Truyền thông đi một chiều từ gửi  nhận. − Bên nhận tiếp thông điệp thụ động. − Truyền thông là chuỗi hành động tuần tự.

25


Mô hình tương tác (Interactive Model). (Tiếng ồn)

Mã hóa Bên gửi Giải mã

Thông điệp

Miền kinh nghiệm

Phản hồi

Giải mã Bên nhận

Mã hóa

(Tiếng ồn)

26


Phân tích mô hình tương tác.  Được phát triển bởi Wilbur Schramm (1955).  Các thành phần trong tiến trình truyền thông. − Bên gửi, bên nhận, thông điệp, tiếng ồn. − Mỗi bên đều giải mã và mã hóa. − Phản hồi. − Miền kinh nghiệm.  Nhược điểm. − Truyền thông là quá trình tuần tự. − Không xem truyền thông là quá trình động. − Thiếu yếu tố thời gian  quá trình tĩnh. − Tách giữa bên gửi và bên nhận.

27


Mô hình giao tác (Transactional Model). Thông điệp Phản hồi

Bên tham gia A

Miền kinh nghiệm A

Tiếng ồn

Bên tham gia B Tương tác ký hiệu Miền kinh

nghiệm B

Miền kinh nghiệm chung được chia sẻ

Thời gian

Hệ thống xã hội 28


Phân tích mô hình giao tác.  Được phát triển bởi Julia Wood (1999).  Các thành phần trong tiến trình truyền thông. − Bên tham gia truyền thông (gửi & nhận). − Bên tham gia truyền thông giải mã, mã hóa. − Thông điệp trao đổi. − Tiếng ồn (nhiễu). − Sự phản hồi. − Miền kinh nghiệm được chia sẻ. − Sự tương tác ký hiệu. − Yếu tố thời gian  Tiến trình TT động. − Hệ thống xã hội.

29


Tóm lại, khi ta truyền thông giao tiếp với người khác.       

Ta và người khác đều gửi và nhận thông điệp. Ta và người khác đều phản hồi thông điệp. Ta và người khác đều dùng ký hiệu (lời, cử chỉ). Ta và người khác đều bị ảnh hưởng của tiếng ồn. Ta và người khác có những kinh nghiệm riêng. Ta và người khác đều ảnh hưởng bởi HT xã hội. Càng truyền thông giao tiếp, kinh nghiệm chung giữa ta và người khác càng lớn. Tương tác giữa ta với người khác càng nhiều  thay đổi ta lẫn người khác.

30


Các mô hình truyền thông giao tiếp Bạn hãy nhớ lại một tình huống truyền thông giao tiếp mà bạn đã trải qua. Bằng cách áp dụng mô hình truyền thông, bạn hãy chỉ ra các thành phần trong mô hình ứng với tình huống truyền thông giao tiếp cụ thể của bạn.

31


Dẫn nhập truyền thông giao tiếp  Truyền

thông giao tiếp là gì?  Tại sao cần truyền thông giao tiếp?  Các giá trị truyền thông giao tiếp  Các mô hình truyền thông giao tiếp  Các

kênh truyền thông giao tiếp

 Khoảng

cách truyền thông giao tiếp  Các nguyên tắc truyền thông giao tiếp 32


Các kênh truyền thông giao tiếp

Bạn nghĩ con người có thể truyền thông giao tiếp với nhau thông qua những kênh nào (hoặc hình thức nào)?

33


Các kênh truyền thông giao tiếp  Hai 

Kênh ngôn ngữ.   

kênh chính. Nói (trao đổi trực tiếp, qua điện thoại). Viết (thư, e-mail, báo cáo, thông báo). Nói và viết (trình bày, cemina).

Kênh phi ngôn ngữ.   

Hành vi không lời (cử chỉ, điệu bộ, im lặng, …). Ứng xử, cư xử. Nghe, lắng nghe.

34


Các kênh truyền thông giao tiếp  Kênh

nào thích hợp cho những công việc sau?       

Tạo quan hệ tốt trong công việc. Trao đổi công việc với người khác. Hướng dẫn công việc cho người khác. Tiếp nhận ý kiến từ người khác. Điền biểu mẫu, lập báo cáo. Duy trì kỷ luật làm việc. Gặp gỡ khách hàng, nhà cung cấp. 35


Dẫn nhập truyền thông giao tiếp  Truyền

thông giao tiếp là gì?  Tại sao cần truyền thông giao tiếp?  Các giá trị truyền thông giao tiếp  Các mô hình truyền thông giao tiếp  Các kênh truyền thông giao tiếp  Khoảng  Các

cách truyền thông giao tiếp

nguyên tắc truyền thông giao tiếp 36


Khoảng cách truyền thông giao tiếp

Theo bạn khoảng cách truyền thông giao tiếp là gì? Hãy cho biết kinh nghiệm của bạn về khoảng cách truyền thông giao tiếp.

37


Khoảng cách truyền thông giao tiếp Truyền thông giao tiếp nhằm trao đổi nghĩa chứ không nhằm trao đổi từ.  Phân biệt từ, nghĩa, hàm ý.  Từ là biểu tượng (ký hiệu) ám chỉ sự vật, tư tưởng, cảm nghĩ.  Từ cụ thể (cái bàn, cuốn sách) và từ trừu tượng (sự công bằng, dân chủ, nghèo).  Từ có thể có nghiều nghĩa. Con người gán nghĩa cho từ.  Hàm ý làm từ có tính tiêu cực, tích cực, thuận lợi, không thuận lợi. 

38


Khoảng cách truyền thông giao tiếp Khi trao đổi trong quá trình truyền thông giao tiếp, nếu hai người không hiểu, không cảm xúc giống nhau về cùng một thứ thì xảy ra khoảng cách truyền thông.  Khoảng cách truyền thông thường bao giờ cũng tồn tại. Vấn đề là tồn tại đến mức nào? Mức nào thì chấp nhận được?  Ví dụ. 

-

Thầy giảng A, trò hiểu B. Nhà tuyển dụng hỏi C, người xin việc trả lời B. A kể chuyện cười, B cảm thấy chẳng có gì cuời được cả. 39


Khoảng cách truyền thông giao tiếp

Theo bạn khoảng cách truyền thông giao tiếp xảy ra là do đâu? Hãy cho biết những nguyên nhân gây nên khoảng cách truyền thông giao tiếp?

40


Khoảng cách truyền thông giao tiếp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khoảng cách truyền thông.  Một số nguyên nhân: 

-

Tiếng ồn (nhiễu)  xe chạy, đám đông chung quanh, thành kiến, định kiến. Ảnh hưởng của khái niệm bản thân  rụt rè, tự tin, nói nhiều, ít nói, … Ảnh hưởng của nhận thức  khác nhau về năng lực nhận thức, kinh nghiệm, … Ảnh hưởng của tuổi tác, giới tính, văn hóa, sức khỏe, vai trò xã hội, môi trường xã hội, …

41


Khoảng cách truyền thông giao tiếp

Theo bạn, làm thế nào để có thể thu hẹp khoảng cách trong truyền thông giao tiếp?

42


Dẫn nhập truyền thông giao tiếp  Truyền

thông giao tiếp là gì?  Tại sao cần truyền thông giao tiếp?  Các giá trị truyền thông giao tiếp  Các mô hình truyền thông giao tiếp  Các kênh truyền thông giao tiếp  Khoảng cách truyền thông giao tiếp  Nguyên

tắc truyền thông giao tiếp 43


Nguyên tắc truyền thông giao tiếp 

Chúng ta không thể nào không truyền thông.  

Truyền thông giúp CN đáp ứng các nhu cầu (cơ bản & trừu tượng)  CN phải truyền thông. Sự im lặng, biểu lộ thái độ cũng là một dạng truyền thông.

Truyền thông không thể đảo ngược. 

Khi một truyền thông đã được thực hiện, sau đó không thể xóa hẳn những tác động (tiêu cực, tích cực) do nó mang lại. Nhận thức tầm quan trọng của sự chọn lựa và yếu tố đạo đức trong truyền thông. 44


Truyền thông liên quan đến những lựa chọn mang tính đạo đức. 

Hành động thóa mạ, sĩ nhục, nói xấu, … nhằm hạ thấp nhân cách người khác. Quyết định nói thật hay không. Cách đánh giá, biểu lộ cảm xúc của gây ảnh hưởng đến người khác. Tất cả những điều này là những lựa chọn mang tính đạo đức khi truyền thông.

Nghĩa được xây dựng trong truyền thông. 

Con người kiến tạo nghĩa trong khi truyền thông. Lời nói, chữ viết, điệu bộ, cử chỉ, im lặng, … là những ký hiệu được dùng để chuyên chở nghĩa trong tiến trình truyền thông.

45


Truyền thông xây dựng, duy trì và thay đổi các quan hệ. 

Truyền thông không là “tất cả”. 

Quá trình tạo ý nghĩa trong truyền thông giúp xây dựng, duy trì, thay đổi, cấu trúc lại quan hệ.

Truyền thông không phải là “thần dược” có thể giải quyết mọi vấn đề. Ngoài kỹ năng truyền thông cần có kiến thức, kỹ năng, năng lực.

Việc truyền thông hiệu quả có thể học được. 

Năng lực truyền thông hiệu quả vừa là năng khiếu, vừa là kỹ năng có thể học và thực hành. 46


Phát triển các kỹ năng truyền thông. 

Không tồn tại một phong cách truyền thông thích hợp cho mọi người, mọi tình huống, mọi vấn đề. Cần phát triển nhiều kỹ năng tr. thông khác nhau.

Áp dụng thích hợp các kỹ năng tr.thông. 

Mục tiêu truyền thông là gì? Truyền thông với ai? Về cái gì? Bằng cách nào? Kinh nghiệm ra sao? Trong hoàn cảnh nào? (Văn hóa, tập tục, cảm xúc, quan hệ, vai trò xã hội, …)

47


Truyền thông trong quan điểm song đôi. 

Giám sát sự truyền thông của chính mình. 

Nhận thức sự tồn tại nhiều quan niệm, nhiều cách lý giải nghĩa, nhiều cảm xúc, nhiều cách nhìn khác nhau cho cùng một vấn đề đang trao đổi trong khi truyền thông.

Năng lực giám sát truyền thông của chính mình  mức độ làm chủ trong khi truyền thông. Ý thức chọn từ, chọn cách diễn đạt, chọn cách biểu lộ.

Nhận thức đạo đức truyền thông. 

Quan tâm đến quan hệ. Quan tâm đến người ta đang truyền thông. Quan tâm đến bản thân. Sự gắn bó của ta vào tiến trình truyền thông. 48


Tóm lại, chúng ta đã tìm hiểu về …  Truyền

thông giao tiếp là gì?  Tại sao cần truyền thông giao tiếp?  Các giá trị truyền thông giao tiếp  Các mô hình truyền thông giao tiếp  Các kênh truyền thông giao tiếp  Khoảng cách truyền thông giao tiếp  Nguyên tắc truyền thông giao tiếp

49


Cám ơ n đã lắ ng nghe và chia sẻ

50


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.