Visible & Invisible - MAP 2018 | Month of Art Practice 2018

Page 1

Tháng thực hành Nghệ thuật - Month of Arts Practice

HỮU HÌNH VÔ HÌNH - VISIBLE & INVISIBLE 10 - 12.2018




lời cảm ơn . acknowledgement Trân trọng cảm ơn nhà bảo trợ chính Tập đoàn TID, Dolphin Plaza, Quỹ Phát triển và Trao đổi Văn hóa Đan Mạch-Việt Nam (Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam CDEF), Japan Foundation Asia Center, Viện Goethe tại Hà Nội đã giúp đỡ hào phóng cho nghệ sỹ, triển lãm, các hoạt động trong dự án và ấn phẩm này. Our special thanks to the main sponsors TID group, Dolphin Plaza, the Fund for Development and Cultural Exchange - Danish Embassy in Vietnam (CDEF), Japan Foundation Asia Center, and the Goethe Institut in Hanoi for generous supports to artists, exhibition, and this publication. © Heritage Space 2018 Vui lòng tôn trọng bản quyền hình ảnh và tư liệu trong ấn phẩm này . Please respect the copyright of images and texts in this catalogue. Ấn phẩm sử dụng font Cadao, bộ font chữ tiếng Việt thiết kế và phát triển bởi Phạm Đam Ca . This publication uses Cadao font, the Vietnamese font that initiated and developed by designer Pham Dam Ca.

4


5

MỤC LỤC . CONTENT

lời cảm ơn . acknowledgements 4 giới thiệu dự án Tháng thực hành Nghệ thuật 7 ‘Month of Arts Practice’ project’s intro ‘HỮU HÌNH & VÔ HÌNH’ - chủ đề MAP 2018 ‘VISIBLE & INVISIBLE’ - the theme

9

triển lãm HỮU HÌNH & VÔ HÌNH - lời tựa VISIBLE & INVISIBLE’s exhibition - prologue

11

tham gia . participants 17 NGHỆ SỸ & TÁC PHẨM Artists & Works

19

CHUYÊN GIA DỰ ÁN MAP’s Experts

109

CHƯƠNG TRÌNH . HOẠT ĐỘNG Program . Activities

125

PHỤ LỤC . APPENDIX Tư liệu ảnh . Photo Document 129 Tình nguyện viên . Volunteers 137 Thông tin tác phẩm . Artwork’s information 139 Credit 144


Hữu-hình Vô-hình . Visible Invisible triển lãm MAP 2018 . the final exhibition khán giả trước tác phẩm sắp đặt video của nghệ sỹ Haruka Saito (Nhật Bản) viewers in front of the video installation work by Haruka Saito (Japan)

6


7

giới thiệu . introduction

tháng thực hành nghệ thuật month of arts practice Tháng thực hành nghệ thuật (MAP) là một dự án nghệ thuật tham vọng của Không gian Nghệ thuật Heritage Space nhằm tạo ra không gian dành cho sáng tác, thể nghiệm, thực hành các ý tưởng nghệ thuật mới, dựa trên sự hợp tác quốc tế giữa nghệ sỹ từ Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Khởi xướng từ năm 2015 bởi nghệ sỹ Trần Trọng Vũ, MAP nhằm kiến tạo một ‘khung nền’ dành trao đổi, phát triển và thúc đẩy năng lực & kỹ năng sáng tạo của những nghệ sỹ trẻ nổi bật Việt Nam khi làm việc trực tiếp với các nghệ sỹ nổi tiếng quốc tế, qua đó hỗ trợ trực tiếp vào sự phát triển của khung cảnh nghệ thuật đương đại nội địa. MAP được khởi xướng dựa trên thực tế ở Việt Nam, nơi công việc giáo dục nghệ thuật ở các trường nghệ thuật của nhà nước (chưa có trường tư) không được thực hiện thấu đáo. Các kiến thức về nghệ thuật, về lý luận, về lịch sử nghệ thuật không được cung cấp đầy đủ. Các trường mỹ thuật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ trường dạy nghề, dẫn đến kết quả là nhiều sinh viên bỏ học, chán học, nhiều giảng viên không còn yêu thích giảng dạy. Hệ thống bảo tàng ở Việt Nam quá yếu kém, nghệ sĩ trẻ không học được gì nhiều từ các triển lãm và từ bộ sưu tập này. Các triển lãm mang tính tầm

Month of Arts Practice (MAP) is an ambitious art project of Heritage Space, an independent art space in Hanoi (Vietnam) aiming to create a space for art practice, experiment, and exchange of Vietnamese and international artists. Initiated by artist Tran Trong Vu in 2015, MAP works as a platform for motivating the creative abilities and skills of talented Hanoi-based young artists through the process of co-working with well-established overseas artists in order to support the development of the local contemporary art scene. In Vietnam, private art schools do not exist and art education in state-owned art schools is not executed to the highest standard. Fine art schools in Vietnam mainly teach art for vocational purpose and schooling in art theory and art history is not comprehensive. As a result, many students and art teachers choose to give up on art. Art museums in Vietnam are still lacking in diversity: artists are unable to gain much from exhibitions and museum collections in the country. Large-scale exhibitions organized by the government only curate traditional and amateur art. The Vietnamese public has a


cỡ do nhà nước tổ chức chỉ giới thiệu một nền nghệ thuật quá cổ lỗ và nghiệp dư. Công chúng Việt Nam có quá ít điều kiện được tiếp xúc với nghệ thuật đương đại.

few chances to access contemporary art. MAP project was born in such context. For MAP 2018, we have two main objectives:

Được khởi xướng trong những điều kiện thực tế như vậy và hoạt động từ năm 2015, trong MAP 2018, chúng tôi xác định hai mục tiêu chính sau:

• Create a new art school curriculum, unprecedented in Vietnam, where there is no teacher, no student and all participant artists are colleagues. They exchange and learn from each other. They work alongside each other in the same space, around the same theme and in the same working and living condition. Through this project, Vietnamese artists will learn more about international contemporary art and experience the philosophy of contemporary artists. Artists from overseas will also gain new experiences working in a foreign environment where cultural exchange is inevitable.

• Sáng chế một trường học chưa hề tồn tại ở Việt Nam mà ở đó không có giảng viên, không có học trò, tất cả những nghệ sĩ tham gia đều với tư cách đồng nghiệp. Họ trao đổi và học hỏi cùng nhau. Họ làm việc bên cạnh nhau trong cùng một không gian, chia sẻ cùng một chủ đề và cùng một điều kiện sinh hoạt và làm việc. Các nghệ sĩ trẻ Việt Nam sẽ nhận được từ tháng thực hành nghệ thuật những kiến thức cụ thể về nghệ thuật đương đại trên thế giới, họ sẽ thu được những bài học thực hành về trách nhiệm và thái độ của người nghệ sĩ trong thời đại ngày nay. Các nghệ sĩ đến từ các đất nước khác cũng nhận được nhiều kinh nghiêm mới trong những điều kiện làm việc và sinh hoạt không phải của họ, trong những xung đột văn hóa không thể tránh khỏi. • Trao đến nhiều cơ hội cho công chúng để tiếp cận trực diện và thấu suốt những vận động của đời sống nghệ thuật trong nước và quốc tế, thông qua đó, nhìn nghệ thuật từ phương diện tính ứng dụng, tính lợi ích trong tương tác và những đóng góp cho cộng đồng, chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự kiến tạo những vùng không gian và va chạm trong nhận thức và hành vi xã hội để sản sinh những xung lực cho sự phát triển của nghệ thuật nói riêng, và các mục tiêu phát triển bền vững xã hội nói chung.

8

• Give the local audience an opportunity to experience the progress of contemporary art in Vietnam as well as overseas, help to understand how art can benefits communities. We hope to promote the creation of spaces and bridge perception and social behaviors to generate motivation for the development of art, and a sustainable society.

Heritage Space 6.2018


9

HỮU HÌNH & VÔ HÌNH . VISIBLE & INVISIBLE chủ đề MAP 2018 . project’s theme

«Chúng ta gắn bó với vô hình hơn là với hữu hình» Novalis

«We are more closely connected to the invisible than to the visible» Novalis

Vô hình, từ muôn đời nay vẫn được xem là đối tượng của tưởng tượng, của tò mò, của sáng tạo. Nếu như với những người này vô hình được hiểu như những gì không tồn tại, với nhiều người khác vô hình lại hiện diện ngay trong cuộc sống thường nhật. Và nếu như nhiều người chưa một lần trong đời nhìn thấy vô hình, nhiều người lại viết hoặc vẽ hoặc kể lại nó như chuyện gì thân thiết lắm của họ. Bởi vì họ cần rời mặt đất cho những độ cao khác, và bởi vì «để bay được anh phải tin vào cái vô hình» như Richard Bach nói.

Invisibility has always been considered the object of imagination, of curiosity, of creation since the beginning of time. If to these people the invisible is understood as things that does not exist, to many others it is presented in their everyday life. And if many people have not seen it in their lives, many others write or draw or tell as if it was their very intimate affair. Because they need to leave the ground for different heights, and because «to be able to fly you have to believe in the invisible», said Richard Bach.

Vô hình, nếu ở nơi này là những chuyện giấu vào bên trong những vỏ bọc hữu hình, là những khuôn mặt rỗng ở phía sau chiếc mặt nạ hữu hình, ở nơi khác lại là chiếc áo mặc ngoài cho hữu hình biến mất. Những chuyện như thế có thể bắt gặp thường xuyên trong nhiều thể chế xã hội khi những thế lực chính trị ẩn mình sau làn da vô hình có thể can thiệp vào bất cứ đâu. Vô hình vì vậy có thể biến đổi một hoặc nhiều cuộc đời, một hoặc nhiều xã hội.

The invisible, if in this place are the stories hidden inside tangible covers, the empty faces behind the visible mask, in somewhere else is the outer garment for the visible to disappear into. Such things can be encountered frequently in many social institutions where political forces hidden behind the invisible skin can intervene anywhere. Invisibility can thus transform one or more lives, one or more societies.


Vô hình, phía sau những nụ cười gượng ép, phía sau những ngôn từ đẹp đẽ mà trống rỗng sẽ có gì nếu không phải là vô hình. Và còn những kỷ niệm, còn ký ức, tuy vô hình thật sự nhưng lại hoàn toàn cụ thể đến mức cứ chạm vào kẻ nào là phải gây đau đớn. Chúng ta ai chẳng một lần mơ ước chiếc áo tàng hình, để được tồn tại đấy mà lại chẳng hề tồn tại ở bất cứ đâu. Và trên hết, để hóa thân làm cái vô hình bên trong thế giới hữu hình này.

Invisible, behind the forced smile, behind the beautiful but empty words, what does it have if not invisibility. And memories, and recollections, though invisible, are so explicit that they hurt anyone they touch. Is there anyone among us who has not dreamed of an invisibility cloak in order to survive but never exist anywhere. And above all, to become the invisible in this visible world.

___

___

Các nghệ sĩ tham gia “Tháng thực hành nghệ thuật 2018” sẽ tìm cách diễn đạt bằng thị giác những cảm nhận của họ về cái vô hình. Cũng như René Daumal quan niệm «cánh cửa vào vô hình phải là hữu hình», họ sẽ đi tìm vô hình từ chính hữu hình, ở trong cuộc sống và cảnh vật Hà Nội mà họ cảm nhận, ở trong cả bản thân họ nữa. Họ sẽ đi xa hơn những dáng vẻ bên ngoài để tiếp cận những câu chuyện chẳng thể nhìn thấy. Họ sẽ tìm cách biểu lộ cái vô hình bằng những phương tiện hữu hình của nghệ thuật thị giác.

Artists participating in the “Month of Art Practice” will pursue ways to visualize their perceptions of the invisible. As René Daumal has said, “The door to the invisible must be visible” 1, they will seek the invisible from the visible, in the life and Hanoi sceneries that they feel, in themselves. They will go beyond mere outer appearance to approach unseen stories. They will seek to express the invisible through the visible means of visual art.

Mục đích của “Tháng thực hành nghệ thuật” này là để các nghệ sĩ cảm thụ thế giới bằng những cách tiếp cận không chỉ đơn thuần thị giác. Nếu chỉ nhìn thế giới bằng hai con mắt, thế giới sẽ vĩnh viễn tồn tại trong họ như những vật thể hữu hình. Tập hợp những công việc của tất cả các nghệ sĩ tham gia sẽ tạo dựng nên một màn kịch của những gì vô hình giấu sau những vật thể hữu hình mà họ đã sáng tạo nên.

The purpose of this “Month of Art Practice” is to let artists perceive the world with approaches that are not merely visual. If one only looks at the world with their two eyes, the world will perpetually exist in them as visible objects. The collection of the work of all participating artists will create a spectacle of the invisible hidden behind the visible objects they have created. Trần Trọng Vũ 4.2018

1. “La porte de l’invisible doit être visible. ” by René Daumal.

10


11

MÀN KỊCH những chuyện VÔ HÌNH THE PLAY of the INVISIBLE

lời tựa triển lãm prologue for exhibition

«Hữu hình mở tầm nhìn của chúng ta vào vô hình» Anaxagoras

«The visible opens our eyes on the invisible» Anaxagoras

Hữu hình và Vô hình là hai thế giới hay chỉ là một? Hữu hình có phải là tất cả những gì mà ta nhìn thấy, là khuôn mặt là phong cảnh, là một thành phố trong bụi khói không hình thể chẳng màu sắc? Hữu hình có phải là thế giới thị giác che phủ lên một vũ trụ khác của những chuyện vô hình?

Visible and Invisible - are they two worlds or only one? Is the visible everything that we see – faces, landscapes, a city in the smoke without form or color? Is the visible the visual world that wraps around a universe of the invisible?

Hữu hình và Vô hình, có phải lúc nào cũng phải đi cùng nhau? Có phải cái này cần có cái kia để có thể được gọi là hữu hình, hoặc vô hình?

Visible and Invisible, do they always go together? Does one need the other to be called visible or invisible?

Hữu hình và Vô hình, nếu đúng là bên trong những vỏ bọc hữu hình có biết bao những chuyện vô hình, có phải vô hình đến lượt nó lại là vỏ bọc bên ngoài cho hữu hình biến mất? Nếu chiếc áo tàng hình chính là giấc mơ ngàn năm được tồn tại mà lại chẳng hề tồn tại, có phải đây cũng chính là khát vọng về một thế giới của cả

Visible and Invisible, if it is true that inside the visible covers are endless invisible things then does this also mean that the invisible is the cover for the visible to disappear? If the invisibility cloak is the thousand-year dream to exist but does not exist at all, is this also the hope of a world of both the invisible and the visible? Can memo-


vô hình lẫn hữu hình? Có phải ký ức, lịch sử, cùng những gì đã mất đi hình ảnh của chúng vẫn còn có thể muôn đời ở lại trong những kích thước vô hình cùng những mô phỏng hữu hình? Có phải sợi dây nối chúng ta với quá khứ với lãng quên và sự thật, nếu quả là có sự thật, có thể vừa cụ thể vừa ảo giác? Và có phải những gì mà ta đang thấy chính là một màn kịch hữu hình của những uẩn khúc vô hình mà dường như các nghệ sĩ của Tháng thực hành nghệ thuật 2018 đang kể lại theo những cách của riêng họ? Hữu hình và Vô hình vì vậy có thể là phương tiện và chất liệu cho nghệ thuật. Chứ không chỉ là đối tượng của sáng tạo.

12

ries, histories, and what is now gone still stay inside the invisible dimensions along with the visible imitations? Can the string that connects us with the past, with the oblivion and truth, if it does exist, be both real and an illusion? And is what we are seeing a visible performance of the invisible mysteries that the artists of the Month of Arts Practice 2018 are telling in their own ways? Visible and Invisible, therefore, can be the medium and material for the arts, not just the subject of creativity.

Trần Trọng Vũ Hanoi, 11.2018


13


14


15

Hữu-hình Vô-hình . Visible Invisible triển lãm MAP 2018 . the final exhibition cảnh trưng bày tại Heritage Space installation’s view in Heritage Space gallery



17

THAM GIA . PARTICIPANTS

nghệ sỹ . artists Đặng Thùy Anh Haruka Saito Kaori Endo Lê Phi Long Lê Xuân Tiến Liêm-Tong Min-hwa Sung

Mirimari Väyrynen Nguyễn Đình Phương Nguyễn Thị Tuệ Thư (Din) Nguyễn Thị Uyên Minh Philip Poppek Ryusuke Ito Việt Vũ (Phạm Quang Trung)

chuyên gia . experts Ingo Vetter sculptor, art educator Jay Koh curator, art educator, researcher Marc Glöde film curator, writer, scholar Đỗ Tường Linh curator, researcher Vera Mey curator, scholar Marion Duqueyroy art historian

tổ chức . organizers Trần Trọng Vũ project’s founder, curator Nguyễn Anh Tuấn project’s director, curator Phạm Út Quyên program coordinator Lê Tú Anh administrative manager Cao Thiên Thanh financial manager Nguyễn Lê Minh media’s coordinator Nguyễn Thị Thùy Linh project’s assistant Gaia Agostini project’s coordinator


Hữu-hình Vô-hình . Visible Invisible triển lãm MAP 2018 . the final exhibition cảnh trưng bày tại Heritage Space installation’s view in Heritage Space gallery


NGHỆ SỸ . TÁC PHẨM A RT I S T S . WO R K S


1/ Ngày qua ngày . Day by day Sắp đặt địa hình . Site-specific Installation trích đoạn ảnh . work’s detail

20


21

đặng thùy anh Hanoi, Vietnam Là sinh viên năm cuối của khoa Đồ hoạ, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), Đặng Thuỳ Anh (s. 1996) có những va chạm với nghệ thuật đương đại từ rất sớm khi tham gia trợ giúp và thực hành với Nhà Sàn Collective từ 2014. Các dự án cá nhân của cô tập trung nhiều vào biểu đạt sự quan sát, suy tư về thể trạng và tâm lý, mối quan hệ giữa nơi chốn và dấu vết cá nhân trong những khung cảnh xã hội luôn biến động và thay đổi. Thuỳ Anh đã tham gia nhiều workshop về trình diễn, thực hành nghệ thuật và triển lãm gương mặt nghệ sỹ trẻ do Nhà Sàn Collective tổ chức và giám tuyển. Dang Thuy Anh (born in 1996 in Hanoi) is a final year student of Graphic Design at the Vietnam University of Fine Arts. She has been involving into contemporary arts and became a volunteer at Nha San Collective since 2014. Her practices focus on the relationship between human and nature, social prejudices associated with gender, and sometimes inspiration from personal experiences. Thuy Anh has participated in many live performance events, artistic workshops and showcase for young artists organized and curated by Nha San Collective.


22


23

2/ Ngày qua ngày . Day by day Sắp đặt địa hình . Site-specific Installation cảnh trưng bày . installation view


24


25

Day by day... Strange lies on the surface of the truth. All privacy gone, no ownership, the world lies in parallel shadows adhering to an invariant timetable. Transparent houses, a future or an endless constant, a heaven in dreams or an invisible hell. - from artist’s statement 3/ Ngày qua ngày . Day by day Sắp đặt địa hình . Site-specific Installation trích đoạn ảnh . work’s detail


Ngày qua ngày… Lời nói dối lạ lùng trên bề mặt sự thật. Mọi quyền riêng tư bị vùi lấp, không sở hữu, thế giới nằm song song những bóng dài tuân theo một bảng giờ bất biến. Những căn nhà trong suốt, một tương lai hay một hằng số bất tận, một thiên đàng trong mơ hay địa ngục vô hình. - từ đề tựa của nghệ sỹ.

4/ Ngày qua ngày . Day by day Sắp đặt địa hình . Site-specific Installation cảnh trưng bày . installation’s view

26


27


5/ Nước của bạn . Your water Sắp đặt video . Video installation trích đoạn cảnh trưng bày . work’s detail

28


29

haruka saito Tokyo, Japan

Haruka Saito là một nghệ sỹ làm việc trên nền tảng hội hoạ, sắp đặt và video. Sinh năm 1988 tại Nagano (Nhật Bản), cô tốt nghiệp cử nhân về Hội hoạ tại trường Đại học Nghệ thuật Tama. Sáng tác của Haruka nằm chơi vơi giữa những ranh giới về hiện thực và mơ mộng, chất vấn một cách thi vị các khái niệm và thể trạng vô định như không-thời gian, ký ức và quá khứ để tìm hiểu các ý nghĩa về sự hiện hữu. Tác phẩm của Haruka Saito được giới thiệu trong triển lãm cá nhân năm 2012 tại Tokyo Wonder Site và 2017 tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Saitama (Saitama, Japan). Cô cũng tham gia các triển lãm nhóm như “OKU-NOTO Oral Traditional Museum (Oku-Noto Triennale: SUZU 2017,Kodomari Preschool, Ishikawa), “Museum Wonder Land” tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Toyoshina (2017, Nagano), “Ongoing Movie Festival” tại Maebashi (2016), “Sha-Sho-Ko” tại AkibaTamabi21 (2015, Tokyo). Hiện cô sống và làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Haruka Saito’s works are based on painting, installation and video. Born in 1988 in Nagano (Japan), she graduated as BFA of Tama Art University, Tokyo. Her artistic concept plays on the boundary of reality and dream, poetically questions the undefined definitions such as time-space, past and memory, in order to discover the meaning of existence. Works of Haruka Saito were presented in the solo exhibitions in Tokyo Wonder Site (2012) and The Museum of Modern Art Saitama (2017). She recently participated in some outstanding group exhibitions such as “OKU-NOTO Oral Tradition Museum (Oku-Noto Triennale: SUZU 2017, Kodomari Preschool, Ishikawa), “Museum Wonder Land”, The Museum of Modern Art Toyoshina (2017, Nagano), “Ongoing Movie Festival” (2016, Maebashi), “Sha-Sho-Ko” at Akiba Tamabi21 (2015, Tokyo). Currently, Haruka Saito lives and works in Tokyo.


Tôi đến đất nước của các bạn và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Tôi cảm thấy lịch sử và văn hóa Việt Nam rất khác với Nhật Bản. Nhưng tôi nghĩ rằng bạn đang ở đâu đó trên đất nước này, cảm thấy đất nước này chỉ là một nơi bình thường. Cũng giống như cảm giác của tôi về đất nước mình. Nếu bạn đang không ở đây lúc này, bạn sẽ ở đâu đó, vào một ngày nào đó. Tôi sinh ra ở Nhật. Cha mẹ tôi là người Nhật. Đó là khi chiến tranh ở Nhật Bản đã kết thúc được 43 năm. Không quá gần nhưng cũng không quá xa. Tôi nói tiếng Nhật. Đôi khi tôi bị nhầm lẫn với người Hàn Quốc hoặc người Trung Quốc. Khi người ta coi tôi là người Hàn Quốc hoặc người Trung Quốc, đối với họ vào thời điểm đó tôi là người Hàn Quốc hoặc người Trung Quốc. Khi tôi vừa tay cầm nước dừa vừa đi bộ trên phố, một người Việt Nam đã nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt. Ở Việt Nam, “nước” và “quốc gia” đều được thể hiện bởi cùng một từ “nước”. “Nước” chảy. “Nước” rất quan trọng với con người. Không ai có thể sống mà không có “nước”. “Nước” là những gì con người tạo ra. Một truyền thuyết cũ nói rằng con người được sinh ra từ “nước”. Năm 1976, “nước” được thống nhất. Tôi đã học trong lớp tiếng Anh rằng “nước” là một danh từ không đếm được. Suy nghĩ về cơ thể của bạn khi băng qua biên giới quốc gia / nhảy qua vũng nước. Đường phố gập ghềnh ở Hà Nội tạo ra nhiều vũng nước. Những đôi giày không nhảy qua vũng nước, vẫn còn ướt và để lại dấu chân trên mặt đất. Dấu chân của bạn vẫn còn trên mặt đất, và một ngày nào đó chúng sẽ biến mất. Từ đây không thể chạm vào phía bên kia của bờ biển. Nhưng có thể nhìn thấy. Tôi đã không tìm thấy bạn trong bóng nước phản chiếu, nhưng tôi biết rằng bạn đang ở đâu đó, nhìn vào “nước”. - Từ đề tựa của nghệ sỹ 30


31

6/ Nước của bạn . Your water Sắp đặt video . Video installation cảnh trưng bày . installation’s view


32


33

I came to your country and learned about the history and culture. I felt they are a lot different from mine. But I think you are somewhere in this country, feeling this country is just an ordinary place. Just like how I feel about my country. If you are not here now, you will be somewhere, someday. I was born in Japan. My parents are Japanese. It was 43 years after the end of the war in Japan. It’s not recent and not so long ago. I speak Japanese. Sometimes I am mistaken as a Korean or a Chinese. When I’m seen as a Korean or Chinese by other people, I am Korean or Chinese to them at the very moments. When I was walking down the street with coconut juice in my hand, a Vietnamese person spoke to me in Vietnamese. In Vietnam, “water” and “country” are represented by the same word “nước”. “Nước” flows. “Nước” is fundamental to people. No one can live without “nước”. “Nước” is what people created. An old myth says that human was born from “nước”. In 1976, “nước” was unified. I learned in English class that “nước” is an uncountable noun. Thinking about your body when crossing the country border / jumping over puddles. Hanoi’s bumpy streets make lots of puddles. Those shoes, which did not jump over the puddles, are still wet and leave footprints on the ground. Your footprints remain on the ground, and one day they will disappear. It’s physically impossible to touch the shore on the other side from here. But it’s possible to see. I haven’t found you on the reflection of the water, but I expect you are somewhere, looking at the “nước”. - from artist’s statement 7 - 14/ Nước của bạn . Your water Sắp đặt video . Video installation ảnh trích xuất từ video . extracted photos from video


15/ Uesu (Chất thải . Waste) Sắp đặt, Trình diễn . Installation, performance chi tiết trưng bày . view in detail

34


35

kaori endo Japan/ Vietnam

Sinh năm 1989 tại Osaka, Nhật Bản, Kaori Endo hiện đang sống và làm việc tại Nhật Bản và thành phố Hà Nội, Việt Nam. Cô tốt nghiệp Cử nhân ngành Thiết kế vải tại Đại học Nghệ thuật Okinawa năm 2013. Là một nhà thư pháp thế hệ thứ ba, cô đã tổ chức nhiều hội thảo thư pháp tiếng Nhật tại các bảo tàng, trường tiểu học và các sự kiện đặc biệt. Kaori Endo cũng đã có các triển lãm cá nhân tại phòng triển lãm AI KOKO (thành phố Tokyo), Momurag (thành phố Kyoto), Trung tâm Sáng tạo Osaka, Space Tropical (tỉnh Okinawa). Cô tham dự triển lãm Bangkok Biennale tại Bangkok (Thái Lan) năm 2018 và được đề cử tham dự triển lãm VOCA (“Vision of Contemporary Art” – “Tầm nhìn Nghệ thuật Đương đại”) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Hoàng gia Ueno, Tokyo vào năm 2019. Kaori Endo (b. in Osaka Japan in 1989) lives and works in both Japan and Hanoi (Vietnam). She got her Bachelor of Textile at Okinawa Prefectural University of Arts in 2013. As a third generation calligrapher, she held a lot Japanese calligraphy workshops in museums, elementary schools, and at special events. Kaori Endo had solo exhibitions at the AI KOKO gallery (Tokyo), Momurag gallery (Kyoto), Creative Center Osaka, Space Tropical (Okinawa). She’s invited to participate in the Bangkok Biennale in 2018 and being recommended to a VOCA exhibition presented in the Ueno Royal Museum (Tokyo) in 2019.


36


37

(1) Uesu (Chất thải) Chất liệu của tác phẩm là những mảnh giẻ lau đã được sử dụng từ các chợ ở Hà Nội. Nghệ sỹ và các cộng tác viên đã đổi giẻ lau mới để lấy những mảnh giẻ cũ từ những người bán hàng ở chợ. Hàng trăm mảnh giẻ cũ đã được khâu lại với nhau. Nghệ sỹ và các cộng tác viên đã sử dụng cả tấm vải này để quét một số con phố ở Hà Nội. Dấu vết của việc làm sạch/chà sát trên bề mặt tấm vải là kết quả của việc sử dụng nó cho một công việc thường nhật, hành động tập thể và các động tác vẽ/điêu khắc. (2) Uesu (Chất thải) / H’mông Đen Nghệ sĩ đã ở tại một ngôi nhà dân của người H’Mông Đen ở vùng núi phía bắc Việt Nam. Nghệ sỹ tự tay dệt vải gai dầu nhuộm chàm dưới sự hướng dẫn của những người phụ nữ H’mông Đen, những người thừa hưởng nghề dệt truyền thống này. - Từ đề tựa của nghệ sỹ

16/ Uesu (Chất thải . Waste) Sắp đặt, Trình diễn . Installation, performance Cảnh trưng bày . Installation view


17-19/ Uesu (Chất thải . Waste) trình diễn tại phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội) outdoor performance on the weekend walking street in Hanoi’s downtown.

(1) Uesu (Waste) Used dust cloths, original material of the work, came from the Hanoi market, where artist and collaborators gave new dust cloths to market people, in trade for their old ones. Hundreds of old dust cloths were sewn together. And, artist/ collaborators swept the streets in downtown Hanoi with the big patched dust cloth. Traces of cleaning/scratching on the surface of the cloth remain as a result of ordinary use, of collective action, and of painterly/sculptural gestures. (2) Uesu (Waste) / Black H’mong The artist has stayed at a residential house of Black H’mong people in the northern mountain area of Vietnam. Woven hemp fabric dyed with indigo was made by her hands with instructions of Black H’mong women who inherit the traditional textile making. - from artist’s statement -

38


39


20/ neo Nghiêng Nghiêng . Leaning anchor Sắp đặt địa hình (trích đoạn) . Site-specific installation (detail)

40


41

lê phi long

Hochiminh city, Vietnam

Lê Phi Long là nghệ sĩ thị giác hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế Nội thất Đại học Mỹ Thuật Huế năm 2012, anh tham dự một loạt các chương trình lưu trú cho nghệ sĩ tại trung tâm nghệ thuật eNAME, Hà Nội. Năm 2013, anh tham dự nhóm nghệ sỹ lưu trú tại San Art Laboratory của Việt Nam và Bamboo Curtain Studio, Đài Loan vào năm 2015. Long hoạt động trên các lĩnh vực hội họa, sắp đặt địa điểm, nhiếp ảnh và đối tượng ý niệm. Thông qua việc nghiên cứu nguồn gốc con người từ các tư liệu lịch sử và địa lý cũng như sự can thiệp của chuyển dịch văn hóa, các tác phẩm của anh phản ánh những ảnh hưởng của cộng đồng đối với các thế hệ. Le Phi Long is a visual artist based in Ho Chi Minh City. He graduated in Interior Design at Hue Fine Art University in 2012, then participated in a series of art in residency programs at eNAME Art Center in Hanoi. He joined the residency artist group at San Art Laboratory in Vietnam the following year and at Bamboo Curtain Studio, Taiwan in 2015. Long’s practices include paintings, site - specific art, photography and conceptual objects. Through historical and geographical approaches as well as the intervention of cultural shifting in human origins study, his works examine the affection of communities on generations.


21/ neo Nghiêng Nghiêng . Leaning anchor Sắp đặt địa hình . Site-specific installation cảnh trưng bày . installation’s view

42


43


22-24/ neo Nghiêng Nghiêng . Leaning anchor Sắp đặt địa hình (trích đoạn) . Site-specific installation (detail)

44


45 “neo Nghiêng Nghiêng” là một phần của dự án Đông Dương Lãng Du, khởi xướng từ năm 2016, với mục đích nhằm tìm hiểu về giai đoạn người Pháp ở Đông Dương. Nghệ sỹ chú ý đến ý thức hệ hậu thuộc địa (Ideologies of the Postcolonial) qua các can thiệp ạnh mẽ về văn hoá thúc đẩy sự thay đổi về chính trị và sự chuyển biến về xã hội, kinh tế, văn hóa khắp quốc gia hậu thuộc địa. Lê Phi Long cảm thấy mơ hồ về việc nhận diện đặc tính truyền nối thế hệ ở Việt Nam. Chính vì vậy anh bị thôi thúc tìm kiếm rõ hơn căn tính của chính mình từ dự án này. Dự án Đông Dương Lãng Du với các tác phẩm trải dài nhiều địa điểm như Sài Gòn, Đồng Nai, Đà Lạt, Hội An, Huế, Hà Nội và dự định tìm hiểu mở ra rộng hơn về mặt địa lý, từ đó đặt ra những truy vấn về lịch sử trên nhiều lớp cắt không gian và thời gian. “neo Nghiêng Nghiêng” Nghệ sĩ thực hiện việc neo vào thành cầu Long Biên như một cuộc thăm dò, vừa muốn mang câu trả lời của năm 2018 về về phía người khai sinh ra nó - Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Tác phẩm thực địa ở Bãi Giữa sông Hồng và không gian triển lãm vật thể cùng video tư liệu ở Heritage Space (Hà Nội) cũng là để nhắc gợi, thảo luận về di sản này. Gọi là neo - cấu tứ này được thiết kế từ những chạc ba từ cành cây gỗ thông mang về từ Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari (còn gọi là nhà thờ Con Gà) và những thanh gỗ mục của nhà cổ trên đồi cạnh Thác Bảo Đại thuộc thành phố Đà Lạt. Chúng được chuyển về Hà Nội, và cầu Long Biên - một vị trí điểm đầu quan trọng trong tuyến đường sắt Bắc-Nam, là địa điểm được lựa chọn để đối thoại. Trong quá trình thực nghiệm tại địa điểm, việc neo móc vào thành cầu các vị trí và thời điểm khác nhau - như một cuộc chất vấn đòi hồi đáp, là mong muốn tìm về bản nguyên. Màu vải vàng thư (Yellow no.5) xuyên suốt các tác phẩm của Đông Dương Lãng Du từ trang phục, màu phim, tranh vẽ, gợi nhớ tới những triều đại huy hoàng trong quá khứ, như trên quốc kỳ của Hoàng-Triều Cương-Thổ, triều Nguyễn. Với Phi Long, màu vàng này như một vết sâu đậm mang nhiều năng lượng khi thao tác trong công việc nghệ thuật. Về góc độ thị giác, màu vàng thư nổi bật trên các nền phong cảnh ngoài trời cả phòng triển lãm. Với người dân ở Bãi sông Hồng, khi nghệ sỹ làm việc ở đó, người dân thường hỏi màu vàng này là gì? Với họ, màu vàng gợi đến Phật giáo, hoặc trong những đám tang, màu của những cây cầu nối tâm linh về cõi bên kia. Vải vàng thư trong “neo Nghiêng Nghiêng” lần này là một cuộc chuyển đổi. Phi Long cắt thành từng sợi nối bện thành dây thắt gán vào chạc gỗ thành Neo. Sau đó neo móc từ thành cầu xuống các vị trí khác nhau của Bãi giữa sông Hồng. Vải là một chất liệu mềm, đầy tính nữ đã được khai thác ở góc độ khác, nhuần nhuyễn hơn trong việc chuyển tải sức mạnh của sự buộc trói, rút thắt. Dây neo vừa giữ được độ mềm mại khi bay trong gió và rắn chắc đối trọng lực khi neo buộc từ thành cầu Long Biên xuống ở các điểm dưới Bãi Giữa sông Hồng. Các mỏ neo gỗ và dây vải vàng sau đó được chuyển về phòng triển lãm, như một minh hoạ cho công việc ở Long Biên. Ở vị trí tác phẩm, Phi Long bày biện thêm gối và ghế để khán giả có thể nằm nhìn ngắm neo, thay chiều nhìn vào không gian suy niệm riêng. Gối và ghế ở đây nhắc gợi những câu chuyện hương xa từ Đà Lạt - xứ sở Thư Nhàn và Quyền Lực (Imperial Heights- Dalat and the Making and Undoing of French Indochina của Eric T. Jennings) - diễn biến xuyên suốt các tác phẩm về từ miền Biên cương của dự án Đông Dương Lãng Du. - trích từ đề tựa của nghệ sỹ.


“neo Nghiêng Nghiêng” (Leaning anchor) is a part of the Dong Duong Lang Du Project, initiated in 2016, with the purpose of exploring the French colonize period in Indochina. The artist paid attention to the Ideologies of the Postcolonial rule via the strong cultural interventions that promoted political changes and the transformation of socio-economy and culture throughout the postcolonial state. Le Phi Long was vague about identifying the continue generation characteristics in Vietnam. Therefore, he is compel to keep searching for his own identity from this project. Dong Duong Lang Du project with all the artworks across the country, Sai Gon, Dong Nai, Da Lat, Hoi An, Hue, Ha Noi and still continue to expand in geography, so as to query the question in history in various cut of time and space. “neo Nghiêng Nghiêng” By leaning on the guardrails of Long Bien bridge, the artist proceeded a survey to give an answer from 2018 to its founder - the Governor-General, Paul Doumer. The artwork original placed in the Mid Field of Red River and now placed at the exhibition in Heritage Space (Hanoi), along with a documentary video. All to remind about this legacy. Calling it “neo”- this structure is a design from fork, which are made of pine tree wood, brought straight from The St. Nicholas of Bari Cathedral ( also known as Con Ga Cathedral) and the rotten wood from the old house on the hill next to Bao Dai fall, situated in Da Lat city. They all then, moved to Long Bien bridge, Hanoi- a fatal important location on the train route from North to South, which was chosen to dialogue. During the site expedition, leaning all the anchors onto the guardrails of the bridge, at different spots and different time - as a query for an answer, a desire to go back to the primality. Yellow no.5 fabric, throughout the entire artworks in Dong Duong Lang Du, from the costumes, film color, paintings, reminding us to all the glorious majestic dynasties in the past, as in the flag of the Hoang-Trieu Cuong-Tho, Nguyen Dynasty. To Phi Long, this yellow color like a deep trail carried widespread energy while practicing in art. As for the visual aspect, Yellow no.5 stands out both in outdoor scenery and exhibition space. To the residents that live in Red River Mid-field, while artist was working, they tended to ask what was this yellow fabric? Apparently, according to them, this color is related to Buddhism, to funeral ritual, and represent the bridges to the other side. Yellow no.5 fabric, in “neo Nghieng Nghieng” this time is a transform. Phi Long cut all the fabric strings, tied them together, then attacked on the wooden pieces to make “neo”. “Neo” then hooked to the guardrails of the bridge, down to several position in the Red River Mid-field. Fabric, which is a soft material, full of feminism, was applied from a different angle, more skillful in convey the power of the binding. The neo string still keep its softness blowing in the wind and also firm enough to hang on from the Long Bien bridge guardrails to all the position below. All the wooden anchors and yellow strings then, would be transferred to the exhibition space, as an example for the work at Long Bien bridge. At the exhibition, Phi Long arranged more pillow and chair as an addition, therefore, visitors can lie down watching the anchors, changing perspective in their own self ponder. Putting a pillow and chair here, reminiscent of some stories from the far away place Da Lat, the land of Leisure and Power (Imperial Heights- Dalat and the Making and Undoing of French Indochina by Eric T. Jennings) - which was brought up throughout the entire artworks from the Frontier of Dong Duong Lang Du project. - from artist’s statement 46


47

25-30/ neo Nghiêng Nghiêng . Leaning anchor ảnh trích xuất từ video . extracted photos from video


31/ Mở cánh cửa giữa phòng ngủ và ban công Open the Door between the bedroom and the balcony Sắp đặt Video . Video installation Cảnh trưng bày . Installation view

48


49

lê xuân tiến Hanoi, Vietnam

Lê Xuân Tiến sinh năm 1995, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam. Tiến tốt nghiệp chuyên ngành Điện ảnh, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 2017. Tiến bắt đầu thử nghiệm và sáng tạo với hình ảnh chuyển động độc lập từ năm 2015. Liên tục khám phá và sử dụng ảnh động như phương tiện chính, các tác phẩm của anh phản ánh những mối quan hệ cá nhân ở các bối cảnh khác nhau trong tương quan với Tổng thể. Born in 1995, Le Xuan Tien is now living and working in Hanoi, Vietnam. Tien graduated from Hanoi Academy of Theatre and Cinema in 2017 with a Bachelor degree in Cinematography. Since 2015, he has started practicing and working with moving image independently. Using and continually exploring moving image as the main medium, Tien puts his efforts on examining Individual’s relationships, in different contexts of the Whole.


32/ Mở cánh cửa giữa phòng ngủ và ban công Open the Door between the bedroom and the balcony Sắp đặt Video . Video installation Cảnh trưng bày . Installation view

Mỗi khi đau đầu vì tỉnh dậy giữa chừng sau một giấc ngủ, theo thói quen tôi thường ra ngoài ban công hút thuốc. Vào một tối thứ bảy, khoảnh khắc khi tôi vừa rời khỏi phòng ngủ và chưa bước sang tới ban công, tôi ở giữa hai không gian đó, tôi ở trong cánh cửa. Sự tò mò và mong muốn miêu tả không gian/ trạng thái ở giữa/cánh cửa đó của tôi bắt đầu từ đấy. - Từ đề tựa của nghệ sỹ When my head hurts from waking up at the middle of my sleep, I often go to the balcony to smoke. One Saturday evening, the moment I just left the bedroom but had not reached the balcony yet, I was in between those two spaces - I was inside the door. The curiosity and the desire to describe the space/ the state of being in-between/ the door started from that moment. - from artist’s statement

50


51


NỘI. PHÒNG NGỦ - ĐÊM. Trong phòng ngủ nơi ánh sáng không thể chạm tới, những làn da nối liền nhau, hòa làm một như thể chưa từng tách rời trên chiếc giường thân thuộc, và sẽ mãi mãi thân thuộc trong hơi lạnh ngưng tụ thành những giọt xanh non rơi vào vĩnh viễn khiến mọi giác quan đóng lại. Trên trần nhà ẩm mốc không biết từ bao giờ đã mọc kín đầy những rêu xanh. GIỮA. CÁNH CỬA – KHÔNG XÁC ĐỊNH.

NGOẠI. BAN CÔNG – ĐÊM. Ngoài ban công nơi ánh sáng chạm tới mọi bề mặt, từ dưới nhà thờ nằm đối diện, đàn chiên hướng ánh nhìn lên bức tượng Maria tối thứ Bảy, chạm tới cao hơn nơi một người đang tự đóng mình lên số phận của chúng, cơ thể cạn khô dần theo tàn thuốc trở thành một cơ thể Đất đang bắt đầu nảy mầm. Nhạc nền “Komm, süßer Tod”. GIỮA. CÁNH CỬA – KHÔNG XÁC ĐỊNH.

- lời hậu cảnh của nghệ sỹ screen text by artist 52


53

INTERIOR. BEDROOM – NIGHT. Inside the bedroom where the lights cannot touch, skins attached to each other, merged into one as if never parted on the familiar bed, and will forever be familiar in the coldness that’s condensed into drops of green, falling into eternity, making all the senses closed. On the moldy ceiling the moss has grown unknowingly. MIDDLE. THE DOOR – UNDEFINED.

EXTERIOR. BALCONY – NIGHT. Outside the balcony where the lights touch on every surface, from the opposite church down there, the flock of sheep gazes toward the Saturday night Mary statue, reaches higher to where a person is nailing itself to their own fate. The body dries out along with the cigarette ashes, becoming a body of Earth which is starting to sprout. Background music “Komm, süßer Tod”. MIDDLE. THE DOOR – UNDEFINED.


54


55

liem-tong

Bern, Switzerland/ Vũng Tàu, Vietnam

Liêm-Tong sinh năm 1989 tại Bà Rịa (Vũng Tàu, Việt Nam), hiện đang sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Bern (Thụy Sỹ). Sinh hoạt đời thường và nghệ thuật với những trạng thái đan xen giữa các khung cảnh và nền văn hóa Đông-Tây khác biệt, tạo ra những sắc thái phong phú, đa dạng, siêu thực bên trong các tác phẩm của nghệ sỹ. Liêm-Tông không tự giới hạn mình vào một định hình cụ thể của thực hành nghệ thuật, anh cũng không ngần ngại khi đưa ra nhiều kết cấu phức tạp của tác phẩm, với sự tham gia của nhiều đối tượng, vật chất, chất liệu vật lý và phi vật lý, có năng lực kết nối và biến đổi không gian sẵn có để tạo ra những khung cảnh (mise-en-scène) chuyên biệt cho mỗi lần xuất hiện. Các sáng tác của Liêm-Tong tạo ra những trạng thái mơ hồ, chơi vơi, cô độc và nhiều tự vấn về danh tính, không gian, xen lẫn giữa huyễn tưởng và hiện thực. Born in 1989 in Ba Ria (Vung Tau, Vietnam), Liêm-Tong is an artist currently lives and works between Ho Chi Minh City (Vietnam) and Bern (Switzerland). Daily life activities and art, with the intertwined state of the eastern and western spectacles and cultures, have created rich, diverse and surreal nuances in the works of the artist. Liem-Tong does not limit himself to a particular form of art, nor does he hesitate to give more elaborate compositions to his work making use of many objects, materials, physical and non-physical substances and which are capable of connecting and transforming the available space to create separate ‘Mise-en-scène’ for each occurrence. Liêm-Tong’s works create the ambiguous, solitary, lonely state which question about self-identity, space, fantasy and reality.


Liêm Tong lớn lên cùng điệu nhạc Lambada, đúng hơn là ca khúc Lambada lời Việt được hát bởi ca sĩ hải ngoại nổi tiếng Ngọc Lan, vì mẹ anh có thói quen bật bài hát ấy mỗi khi nhớ quê nhà. Bài hát là âm giọng của miền đất xa khuất mà mẹ anh, rồi cả anh, vẫn níu chặt trong lòng. Gần đây khi trở về Việt Nam với dự tính thực hiện tác phẩm trên chất liệu âm thanh này, Liêm thấy mình rơi tõm trong một vòng lặp chuếnh choáng mà ở đó giai điệu cơ bản của bản Lambada cứ nhân lên mãi: từ chuông điện thoại cho tới đủ lời nhạc chế, từ nhạc cài sẵn trong vô số đồ chơi trẻ em cho đến còi lùi độ riêng cho xe tải. Âm thanh toả bóng suốt tuổi thơ anh giờ chìm nghỉm, tan lẫn vào những tạp âm nền. - từ đề tựa của nghệ sỹ Liêm Tong grew up to the song Lambada, its Vietnamese lyrics adaptation by the known overseas singer Ngọc Lan to be exact, as his mother has a habit of turning to the record whenever her longing for their home country surged. It was the voice of a distant land, one that his mother, and he in turn, kept close at heart. Yet when Liêm brings the tune along with him back to Vietnam as a tentative material for an art project, he finds himself plopped into a sound loop where the basic melody is duplicated ad nauseam: from ringtones to numerous song parodies, from the default tune for many children toys to customised backup alarm for trucks. The sound once towering his childhood is drowned out, becoming part of the background noises. - from artist’s statement.

56


57

h t t p s : // s o u n d cl o u d . c o m / l i m b o 3 0 0 0 / u n t i t l e d

33/ Vô đề . Untitled Sắp đặt âm thanh . Sound installation vào link dưới đây để nghe tác phẩm . visit the below link to hear the soundwork


34/ tháng thực hành nghệ thuật . month of art practice đa phương tiện . multimedia trích đoạn trưng bày . detail

58


59

minhwa sung Korea / Germany

Sinh năm 1969 tại Masan (Hàn Quốc) MinHwa Sung hiện đang sống và làm việc tại Berlin và Seoul. Cô tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Nghệ thuật Braunschweig và Đại học Nghệ thuật Berlin. Các tác phẩm của cô tập trung vào mối quan hệ giữa cá nhân và không gian đô thị. Trong đó, các bản vẽ và bản in kỹ thuật số của cô có thể được xem như chân dung của những cá nhân cũng như một phân tích hình ảnh về mối quan hệ của họ với nhóm hoặc bối cảnh xã hội mà họ sinh sống. MinHwa Sung đã có các triển lãm cá nhân tại Dự án Space Sarubia, triển lãm Keumsan Gallery, Gaain Gallery, Gallery Jungmiso, Gallery Cha ở Seoul và Walter Wickiser Gallery ở New York. Ngoài ra, cô cũng tham gia vào nhiều triển lãm nhóm như triển lãm Lưỡng niên Gwangju lần thứ 6. MinHwa Sung (b. 1969 in Masan, South Korea) lives and works in Berlin and Seoul. She studied at Seoul National University, Braunschweig University of Art (HBK Braunschweig) and University of arts Berlin. Her works are focused on the relations between individual and urban spaces. Insofar her drawings and digital prints are as well portraits of individual people as a pictorial analysis of their relations to the group or the context of the society they live in. MinHwa Sung had solo exhibitions at the Project Space Sarubia, Keumsan Gallery, Gaain Gallery, Gallery Jungmiso and Gallery Cha in Seoul and the Walter Wickiser Gallery in New York. And also she was participated in several group exhibitions such as the 6th Gwangju Biennale.


Mặc dù tôi không vẽ hình ảnh con người trong những bức tranh của mình, họ vẫn hiện hữu khắp mọi nơi và để lại những dấu vết ở không gian xung quanh và có rất nhiều thứ tồn tại nhưng không được nhìn thấy bởi chúng quá đỗi bình thường và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tôi đã cố gắng tìm kiếm, với tư cách một người lạ những “tồn tại vô hình” này ở Hà Nội trong 6 tuần qua. Tôi rất tò mò và quan tâm tới những thứ vô hình mà mình có thể thấy qua những thứ hữu hình bình thường và những thứ mà ta không còn có thể thấy nữa vì chúng đã trở nên hết sức quen thuộc với bản thân chúng ta. - từ đề tựa của nghệ sỹ. 60


61

35/ tháng thực hành nghệ thuật . month of art practice đa phương tiện . multimedia cảnh trưng bày . installation view


Although I never depict people in my drawings, they are present everywhere and leave a trace in their surrounding and there are so many things that exist but not be seen because the things are to common or to much familiar in everyday life. I’ve tried to find out as stranger this “existing invisible things” in Hanoi in last 6 weeks. I’m very interested and curious about which invisible things can I find out among visible common things and which things you could not see anymore because it was so common to you. - from artist’s statement

62


63

36-38/ tháng thực hành nghệ thuật . month of art practice đa phương tiện . multimedia trích đoạn trưng bày . detail


39/ PM10 & PM2.5 sắp đặt đa phương tiện . multimedia installation trích đoạn trưng bày . detail

64


65

mirimari väyrynen Helsinki, Finland

Mirimari Väyrynen sinh năm 1976 tại Helsinki (Phần Lan). Cô tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Turku tại Phần Lan vào năm 2011. Trong thời gian học đại học, cô cũng đã theo học tại Học viện Joaquim Tejada ở thành phố Santiago de Cuba từ năm 1997-1998. Năm 2013, cô tốt nghiệp thạc sỹ tại Đại học Aalto (Helsinki). Mirimari Väyrynen hoạt động trong lĩnh vực hội họa và sắp đặt. Gần đây, cô đã có các triển lãm cá nhân tại tổ chức Forum Box, thành phố Helsinki và phòng tranh Blanca Soto, (Madrid). Bên cạnh đó, những tác phẩm của cô cũng đã được trưng bày tại các triển lãm nhóm ở Canada, Cuba và châu u như triển lãm Kunstahal Charlottenborg, Copenhagen, triển lãm Kunsthalle (Helsinki), triển lãm CentroCentro (Madrid) và tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại của Málaga và La Coruña (Tây Ban Nha). Mirimari Väyrynen đã được trao tặng nhiều Giải thưởng nghệ thuật tại Tây Ban Nha, trong đó có Giải thưởng Nghệ thuật của Đại học University Museum of Alicante (cho bộ sưu tập XIII EAC, năm 2013), Giải thưởng Nghệ thuật của Chính phủ Andalucía cho Nữ Nghệ sỹ (năm 2010), giải Nhất cuộc thi Nghệ thuật Quốc tế của Emporvima (Madrigueras, năm 2008) và giải Nhì Cuộc thi Nghệ sỹ trẻ (Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Málaga, năm 2008).

Mirimari Väyrynen was born 1976 in Helsinki, Finland. Väyrynen graduated in 2001 at Turku Arts Academy, Finland. As part of her BA degree she studied in the Provincial Art Academy Joaquim Tejada in Santiago de Cuba in 19971998. In 2013 she graduated at the University Aalto Helsinki with MA degree. Väyrynen works by painting and makes installations. She has exhibited individually recently in Forum Box, Helsinki and Blanca Soto Gallery, Madrid. Besides her works have been shown in group exhibitions in Canada, Cuba and in Europe e.g. in Kunstahal Charlottenborg, Copenhagen, Kunsthalle Helsinki, CentroCentro, Madrid and in Contemporary Art Museums of Málaga and A Coruña, Spain. She has been awarded with several Art Prizes in Spain such as the Art Prize of the University Museum of Alicante (XIII EAC, 2013), Andalusian Government´s Art Prize for Female Artists (2010), First Prize in Emporvima´s International Art Contest (Madrigueras, 2008) and second Prize for Young Artists (CAC Málaga, 2008).


Tác phẩm sắp đặt bao gồm các bức tranh sơn dầu trên tấm acrylic trong, các bản photocopy, ba chiếc đèn và từ một đến hai chiếc máy tính bảng. Hai trong số các bức tranh là hình ảnh Hà Nội chụp từ trên không và ba trong số đó là đồ thị trắng và đen. Bên cạnh đó, ta có ba bức tranh màu xanh dương đơn sắc. Đèn và các bản photocopy được đính trên các bức tranh. Các bản photocopy là các đồ thị màu đen và trắng, giống như các bức tranh, nhưng nhỏ hơn. Ngoài ra còn có một (hoặc hai) chiếc máy tính bảng trên sàn chiếu một video về hoàn lưu khí quyển toàn cầu. Dự án của tôi có liên quan tới chỉ số bụi siêu vi PM10 và PM2.5. Tôi quan tâm tới cách thức chúng ta nhận thức về cảnh quan thông qua chúng. PM10 và PM2.5 là những vật chất dạng hạt. Chúng là những hạt siêu vi ở thể rắn hoặc thể lỏng với đường kính từ 2.5 đến 10 micromét bay lơ lửng trong trong bầu khí quyển của Trái đất. Nguồn gốc của chất dạng hạt có thể là tự nhiên hoặc do con người gây ra; ví dụ như phấn hoa, bụi đường, các hoạt động đốt cháy như xe có động cơ và các quy trình công nghiệp. Chúng có tác động đến khí hậu và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật khác. Trong dự án của tôi, tôi tiếp cận ô nhiễm không khí dạng hạt như một phần vật chất của cảnh quan, trong trường hợp này là cảnh quan ở Hà Nội, và tôi cố gắng hình dung một hiện tượng môi trường tưởng như chỉ của riêng một địa phương thực chất lại là một phần của cấu trúc kinh tế và sinh thái phức tạp và toàn cầu ra sao. - từ đề tựa của nghệ sỹ .

40/ PM10 & PM2.5 sắp đặt đa phương tiện . multimedia installation Cảnh trưng bày . Installation view

66


67


The work is an installation and it consists of oil colour paintings made on acrylic board, photocopies, three lights and 1-2 tablets. Two of the paintings represents areal photos of Hanoi area and three of them white and black graphs. Furthemore there are three blue mono color paintings. The lights and photo copies are attached on paintings. The photo copies are black and white graphs, just like the paintings, only smaller. There are also one (to two) tablet(s) on the floor showing a video of global air circulation. My project deals with PM10 and PM2.5. I am interested in how we perceive a landscape through them. PM10 and PM2.5 are known also as particulate matter (PM). They are microscopic solid or liquid matter with a diameter between 2.5 and 10 micrometers suspended in the atmosphere of Earth. Sources of particulate matter can be natural or anthropogenic; for example, pollen, dust from unsealed roads and combustion activities such as motor vehicles and industrial processes. They have impact on climate and affect human or any other creature´s health. In my project, I approach atmospheric aerosol particles pollution as a solid part and material of landscape, in this case Hanoi´s landscape, and I try to visualize how seemingly isolated local environmental phenomenon is part of complex and global economic and ecological structures. - from artist’s statement

68


69

41-43/ PM10 & PM2.5 sắp đặt đa phương tiện . multimedia installation trích đoạn trưng bày . detail


44/ khoảng gần 3m . approximately 3 meters Sắp đặt, video . Installation, Video trích đoạn trưng bày . Installation detail

70


71

nguyễn đình phương Sơn La, Việt Nam

Nguyễn Đình Phương sinh năm 1989 tại Mộc Châu, một thị trấn xinh đẹp miền Tây Bắc, Việt Nam. Trước khi tốt nghiệp cử nhân Hội họa trường Đại Học Mỹ thuật Việt Nam, anh đã trải qua gần năm năm học điêu khắc tại trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội. Trong hai năm khi còn là sinh viên Hội họa (2012-2013), Phương ở trong một chiếc lều cắm trại và liên tục di chuyển qua nhiều khu vực từ thành phố đến nông thôn, thậm chí lên cả những vùng hoang vu trên miền núi. Quá trình thử nghiệm này đã dẫn anh tới những cuộc chạm trán thú vị với người dân địa phương - từ những người vô gia cho rằng anh là ‘đồng đội’, tới những người bán hàng rong, thậm chí cả cảnh sát. Tư liệu hình ảnh về những câu chuyện này đã được anh ghi lại và dựng thành tác phẩm video. Sau khi tốt nghiệp đại học, Phương thường xuyên di chuyển qua lại giữa Hà Nội và Mộc Châu, tiếp tục thể nghiệm với những không gian khác nhau và với chính cơ thể mình. Chuỗi trình diễn tại các vùng nông thôn mà anh thực hiện năm 2017 đặt ra câu hỏi về chuyển động của cơ thể trong mối quan hệ với sự biến đổi về nhận thức và thấu hiểu về không gian cũng như sự hình thành của thế giới. Nguyen Dinh Phuong was born in 1989 in Moc Chau, a beautiful mountain district in Northwest Vietnam. Before graduating from Hanoi University of Fine arts in 2016 majoring in Painting, he had spent almost five years studying sculpture at the Hanoi Industrial Fine Art University. During student years in 2012 - 2013 Phuong stayed in a camping tent and continuously move to different locations from inside the city, to countryside and even to the remote areas on the mountain. The experiment led him to many exciting encounters with local people from other homeless people, vendors to polices which has been documented into a video work. After his studies, Phuong moved back and forth between Hanoi and his hometown and continued to experiment with different spaces and his body. In 2017 he did a series of performance in rural areas questioning his body movement in relation to the change of spatial perception and understanding and making of the world.


45/ khoảng gần 3m . approximately 3 meters Sắp đặt, video . Installation, Video cảnh trưng bày . Installation view

72


73

Thử nghiệm các tình huống với cái cột: Ngày đầu tiên bước vào Heritage Space Gallery tôi cảm thấy cái cột đặc biệt vì nó rất chướng, rất hiển nhiên, không thể xê dịch nó để cất đi dù rất muốn. Tìm cách dung hòa với nó. Chấp nhận việc nó đứng đó và là hình tròn, sau đó tận dụng các tính chất đó của nó để sáng tạo các hành vi và trò chơi hợp với bản thân. Ví dụ: Coi nó là nơi gốc để di chuyển tới các vùng khác và trở về. Coi nó như một sân khấu múa rối kiểu mới mà người múa rối không bao giờ có thể nhìn và biết con rối của mình đang như thế nào. Coi nó như một cái cây chỉ có một quả duy nhất nhưng mỗi khi quả rụng vẫn ko tin rằng chính quả đó hay quả khác đã rụng. Chăm sóc nó như công việc của một người công nhân bình thường và mài sáng nó. Cuối cùng là muốn tự thuyết phục nó là hình vuông chứ ko phải hình tròn bằng cách chỉ khi bắt bản thân sống trong một không gian hình vuông mới thấy đủ tư cách để ít nhất là ghi dấu được một cái hình vuông lên khối trụ tròn đó. - Từ đề tựa của nghệ sỹ


74


75

Making experiments on the pillar: On the first day visiting Heritage Space Gallery, I found the pillar special because it was so unaesthetic, so tangible and unable to be moved or hidden away no matter how much I wanted to. Find ways to deal with it I accepted its existence at that position as well as its round shape, and then I made use of its characteristics to create behaviors and games which were suitable for me. For example: Consider it as the origin to move to other areas and to come back Consider it as the new style of puppetry through which the puppeteers can never see and know how their puppets are performing Consider it as the tree with only one fruit which never realizes when its only fruit or the other one has fallen down Take care of it as what an ordinary worker does and polish it And finally, trying to persuade myself that it is square, not round, by making myself live in a square space, which enables me to, at least, mark a square on the cylindrical pillar - from artist’s statement

46-48/ khoảng gần 3m . approximately 3 meters Sắp đặt, video . Installation, Video cảnh trưng bày . Installation view


49/ Bức tường đối thoại . The wall of dialogue hội họa, sắp đặt . painting, installation trích đoạn . detail

76


77

nguyễn thị tuệ thư Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Tuệ Thư (Din Sama) là nghệ sỹ thị giác chủ yếu sáng tác trên các kỹ thuật Đồ họa In ấn. Các tác phẩm của cô là sự dung hợp của những ý niệm đương đại với các kỹ thuật truyền thống chẳng hạn: khắc gỗ Nhật Bản, bồi giấy truyền thống, làm giấy. Cô đã từng có triển lãm tại Tokyo, Kyoto, Kawasaki, Chiba (Nhật Bản), London (UK), Dublin (Ireland) và Hà Nội (Việt Nam). Tuệ Thư sinh ra ở Hà Nội và tới Nhật để học đại học. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Đồ họa In ấn tại Đại học Tổng hợp Wako tại Tokyo năm 2015. Năm 2017, cô hoàn thành khóa học Thạc sĩ tại trường Đại học Nghệ thuật Tokyo khoa Nghệ thuật Xưởng vẽ, chuyên ngành Đồ họa In ấn. Hiện tại cô đang sống và làm việc tại Hà Nội. Nguyễn Thị Tuệ Thư (a.k.a Din Sama) is a visual artist, whose primary medium is Printmaking. Din’s work is a fusion of contemporary concepts using traditional techniques including Mokuhanga, papermaking, etc. Her work has been exhibited in Tokyo, Kyoto, Kawasaki, Chiba (Japan), Dublin (Ireland), London (UK) and Hanoi (Vietnam). Tuệ Thư was born in Hanoi (Vietnam) and came to Japan for her study in fine arts. She received her B.F.A in Printmaking from Wako University in Tokyo in 2015 and her M.F.A in Studio Arts–Concentration in Printmaking at Tokyo University in 2017. Currently, she lives and works in Hanoi (Vietnam).


78


79

50/ Bức tường đối thoại . The wall of dialogue hội họa, sắp đặt . painting, installation cảnh trưng bày . installation’s view


80


81

Khi nói về “xây dựng” người ta thường nghĩ ngay đến những công trình, những vật hữu hình có thể cảm nhận và nhìn thấy ngay lập tức. Nhưng cũng có những thứ vô hình vẫn ngày ngày được “dựng” nên: những mối quan hệ. Người ta xây những công trình hữu hình bằng những viên gạch, còn những kết nối vô hình giữa người với người thì lại được dựng nên bằng ngôn từ. Suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi tạo nên bức tường này - nơi những đối thoại đơn giản có hình, có dạng - nơi những câu chữ, mối quan hệ bình thường được hình ảnh hoá. Tựa như những lá thư truyền tay trong ngăn bàn thời còn đi học, cũng giống những message vô thưởng vô phạt hàng ngày các bạn sử dụng trên Facebook, Instagram, vẽ tranh là cách tôi truyền đạt thông tin, hữu hình hoá giao tiếp và kết nối với những người bạn. Mỗi bức tranh trên bức tường này đều ẩn chứa những câu chuyện riêng, cũng ẩn chứa một vài kết nối. Nó có lẽ đó là đối thoại giữa tôi và họ, nhưng cũng có lẽ là của họ với nhau, và nó cũng có thể trở thành câu chuyện của bạn. Một trò chơi chứa bất ngờ, những hội thoại vừa kín vừa hở còn dang dở, một mối quan hệ mở đầu bằng sự tưởng tượng, tạo nên những nhân duyên mới. - từ đề tựa của nghệ sỹ.

When talking about “building”, people tend to think about the constructions and tangible things that they can feel and see immediately. Yet, there are invisible things that are “built” up every day: relationships. While visible buildings are built with bricks, invisible connections between people are built with words. This thought urged me to create this wall - where simple dialogues take shape and ordinary relationships are visualized. Like passing notes in class during your student days or the mindless messages you send on Facebook or Instagram every day, painting helps me convey information, visualize communication and connect with friends. Each painting on this wall has its own stories and some connections as well. Maybe they are the dialogue between me and them, or among themselves, and they can also be your own story. A game full of surprises, both private and public conversations which are on going, a relationship that starts with the imagination - from artist’s statement.


57/ ‘sột soạt’ . ‘rustling’ sắp đặt địa hình . site-specific installation cảnh trưng bày . installation’s view

82


83

nguyễn thị uyên minh Hochiminh city, Vietnam

Sinh năm 1990, Uyên Minh là một nghệ sỹ thị giác hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Cô hoạt động tích cực trong mảng nghệ thuật nhiếp ảnh và tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình trên các lĩnh vực nghệ thuật cắt dán, nghệ thuật sắp đặt, video... Từ năm 2016, Uyên Minh nhận ra giữa mình với thế giới xung quanh luôn được ngăn cách bởi một ô vuông nhỏ vô hình do chính cô tạo ra. Cái ô vuông ấy vẫn cứ ở đó nhưng nó chỉ là một hạt cát trên thế giới rộng lớn này. Chính vì thế, những tác phẩm của Uyên Minh phản ánh sự liên kết mật thiết giữ cuộc sống cá nhân của “ô vuông” nhỏ bé đó với thế giới bên ngoài nó - đây cũng giống như một nỗ lực của nữ nghệ sĩ để có thể quan sát, lắng nghe và hít thở mỗi ngày trong sự thay đổi không ngừng nghỉ của đô thị nơi cô đang sinh sống. Uyen Minh (b.1990), is a visual artist based in Saigon. She actively works as a photographic artist and she continues her career with other practices such as collage, installation, video... Since 2016, Uyen Minh realised that she has often been drawing a tiny square as a symbol of the boundary between her and the surrounding world. Since this square exists there for it is, however, since it’s tiny, it’s nothing in this world. Her work, therefore, is associated with the intimate concern within the personal life of “the square”, and outside of it this is also an effort of her to observe/ listen/ breathe every day within the endless transformation in the urban, where she’s living.


58/ ‘sột soạt’ . ‘rustling’ sắp đặt địa hình . site-specific installation trích đoạn trưng bày . installation’s detail

‘sột soạt’ là tiếng trở mình của mẹ tôi sau mỗi cơn mơ. ‘sột soạt’ cũng chính là tác phẩm giúp tôi hình dung về ý nghĩa của sự “vô nghĩa”. Căn phòng tôi xây lên là vô nghĩa - như những giấc mơ mà khi giấc ngủ kết thúc, mấy ai nhớ cụ thể về chúng? Nhưng tôi đã nhớ về những tiếng la hét, những tiếng thút thít của mẹ tôi khi bà ngủ. Nó khiến tôi liên tưởng đến cơ thể ngủ giống như một bộ lọc khuếch tán những tiếng vang, những dư lượng âm thanh sót lại từ những ngày “ồn ào”. Khi đặt chiếc gối mà mẹ đã cất giữ và sử dụng suốt 30 năm bên cạnh một bộ “khuếch đại âm thanh” thô sơ nhất vào trong căn phòng này, tôi nghĩ mình đã tự tạo ra một thư mục nén cho bản thân. Chờ ngày giải nén. - từ đề tựa của nghệ sỹ

84


85


59-62/ ‘sột soạt’ . ‘rustling’ sắp đặt địa hình . site-specific installation trích đoạn trưng bày . installation’s detail

86


87

‘rustling’ is the sound of my mother turning in bed after each dream. ‘rustling’ is also the work that helps me think about the meaning of “meaninglessness”. The room that I built is meaningless – like the dreams that few people remember when the sleep is over. But I remember the screaming and crying of my mother in her sleep. They reminded me of the body as a filter that amplified the echo, the sound residue from “noisy” days. When placing the pillow that my mother has kept and used for 30 years next to a rudimentary “sound amplifier” in this room, I believe I have created a compressed folder for myself. Waiting for the day to decompress. - from artist’s statement


63/ Dấu vết . Marks Sắp đặt . Installation Cảnh trưng bày . Installation view

88


89

philip poppek Berlin, Germany Sinh năm 1987 tại Berlin, Philip Poppek là nghệ sỹ thị giác đồng thời từng là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Sáng tác của Philip theo đuổi những xu hướng giản lược hóa đối tượng và chủ thể, từ đó tìm đến những trạng thái biểu đạt tối giản và không ngần ngại thể nghiệm chúng trên nhiều hình thức thị giác: hình ảnh, bản vẽ ký họa, văn bản hay các tác động vào không gian ba chiều. Philip theo học tại nhiếp ảnh tại Ostkreuzschule (Berlin, 2010), sau đó học mỹ thuật tại École nationale supérieure des beaux arts (Lyon, 2013), tại Kongelige Danske Kunstakademiet (Copenhagen, 2015) và Học viện Nghệ thuật Thị giác (Leipzig, 2016). Anh từng nhận học bổng của German Study Foundation (2013) và tham gia chương trình Nghệ sỹ Lưu trú tại Künstlerhaus Lukas (2018). Các triển lãm quan trọng của Philip Poppek bao gồm ‘Ikarus‘ tại Kub-Galerie (Leipzig, 2012), ‘Thought Machines‘ tại Altes Refektorium (Vienna, 2013), ‚Bright Spots‘, tại Sächs, Landesvertretung (Berlin, 2014), ‘Nu Godz‘ tại FSC Gallery (Kopenhagen, 2015), “”Transfer, Transition, Translation‘ tại Galerie Reinhard Hauff (Stuttgart, 2017)‚ và gần đây nhất là ‘emic etic‘ tại Between Bridges (Berlin, 2018). Tác phẩm của Philip Poppek có mặt trong các sưu tập tư nhân và gallery tại Leipzig, Berlin, Frankfurt và Kopenhagen. “Born in 1987 in Berlin, Philip Poppek is a visual artist and professional photographer. Philip’s work giving multiple ways of simplifying objects, from which to find different state of minimal expression, as well as ability to experience them in many disciplines: picture, sketches, text or writing or site-specific occupations. He studied Photography in Ostkreuzschule (Berlin, 2010), then studied Fine Arts in École nationale supérieure des beaux arts (Lyon, 2013), in Kongelige Danske Kunstakademiet (Copenhagen, 2015) and in Academy of Visual Arts (Leipzig, 2016). He has awarded the scholarship of German Study Foundation (2013) and participated the Residency program in Künstlerhaus Lukas (2018). Selective exhibition includes ‘Ikarus‘ in Kub-Galerie (Leipzig, 2012), ‘Thought Machines‘ in Altes Refektorium (Vienna, 2013), ‚Bright Spots‘, in Sächs, Landesvertretung (Berlin, 2014), ‘Nu Godz‘ in FSC Gallery (Kopenhagen, 2015), “”Transfer, Transition, Translation‘ in Galerie Reinhard Hauff (Stuttgart, 2017)‚ and the very recent ‘emic etic‘ exhibition at Between Bridges (Berlin, 2018). His works have been collected in several private collections and galleries in Leipzig, Berlin, Frankfurt and Kopenhagen.


64-66/ Dấu vết . Marks sắp đặt . installation các trích đoạn . details

Tác phẩm “Dấu: một bổ sung cho bảng chữ cái” là loạt tranh sơn mài dựa trên lịch sử và sự xuất hiện của dấu trong không gian công cộng ở Việt Nam. Dấu cho thấy rõ khác biệt trong cách phát âm của các chữ cái Latin trong bảng chữ cái tiếng Việt, được thiết lập bởi các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và sau đó được thực thi bởi chính phủ thực dân Pháp, thay thế cho chữ Hán vốn có vị trí độc tôn trước đó. Các biểu ngữ, biển quảng cáo và biển chỉ đường được người nghệ sỹ chụp một cách chi tiết, chuyển thành các bản vẽ trừu tượng và được sáng tạo thành các tác phẩm dưới dạng thực thể bởi một họa sĩ sơn mài chuyên nghiệp. Các tác phẩm này phản ánh lịch sử phức tạp của chữ viết tiếng Việt đan xen với quá khứ thuộc địa cũng như sự phát triển của không gian công cộng trong các sự kiện gần đây. - từ đề tựa của nghệ sỹ

90


91


92


93

The work “Marks: an alphabets supplement“ is a series of lacquer paintings based on the history and appearance of diacritical marks in the public space of Vietnam. Diacritical marks designate the difference in pronunciation of the latin letters in the Vietnamese alphabet, which was established by Portuguese missionaries and later enforced by the french colonial government abolishing the predominant Chinese writing. Taken by the artist as detail photographs from banners, advertising and street signs, turned into abstracted drawings and executed in physical form by an professional lacquer painter these works engage with the complex history of Vietnamese writing interwoven with the colonial past as well as the development of the public space in more recent events.” - from artist’s statement.


70/ Bánh xe ma . Ghost wheels sắp đặt vật thể . installation with founding objects trích đoạn trưng bày . detail of installation

Credit Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến anh Lưu Tuấn Khanh. Special Thanks to Mr. Lưu Tuấn Khanh.

94


95

ryusuke ito Sapporo, Japan

Ito Ryusuke, còn được biết đến với tên gọi Kenji Murasame, là một nghệ sĩ thị giác, nhà làm phim và nhà phê bình văn hóa đại chúng người Nhật Bản. Ông sinh năm 1963 tại Hokkaido. Ito Ryusuke tốt nghiệp cử nhân Nghệ thuật ngành Thiết kế Đồ họa ở Đại học Zokei Tokyo năm 1988 và Thạc sỹ Nghệ thuật của Học viện Nghệ thuật Chicago, chuyên ngành làm phim vào năm 1992. Các tác phẩm của ông là sự kết hợp của công nghệ video và nghệ thuật sắp đặt, tập trung vào các chủ đề về ký ức xưa và nhận thức hình ảnh thông qua phương tiện truyền thông thị giác hiện nay. Ông đã có rất nhiều triển lãm tại các bảo tàng và phòng triển lãm trên khắp Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á. Ito Ryusuke hiện sống ở thành phố Sapporo, Nhật Bản và giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hokkaido. Ito Ryusuke is a Japanese Visual Artist / Filmmaker, also known as Kenji Murasame, a critic for Japanese pop culture. He was born in Hokkaido, Japan in 1963. Ito Ryusuke graduated from Tokyo Zokei University with a BFA in visual design, in 1988 and graduated from The School of the Art Institute of Chicago with an MFA in filmmaking, in 1992. Using video media, Ito produces video installations dealing with the themes of the generation of memories as well as the visual recognition through nowadays’ visual media. Ito Ryusuke has had several gallery and museum exhibitions around Japan and ASIAN countries. Ito Ryusuke lives in Sapporo, Japan and teaching at The Hokkaido University of Education now.


71/ Bánh xe ma . Ghost wheels Sắp đặt vật thể . Installation with founding objects Cảnh trưng bày . Installation view

96


97


98


99

Máy chiếu phim tự chế từ những vật dụng hằng ngày sử dụng trong đời sống của người dân Việt Nam hiện nay như đèn LED, cốc thủy tinh, đồ nội thất, thang và lò hóa vàng mã. Những chiếc máy này sẽ chiếu liên tục ba hình ảnh động khác nhau trên tường, nhằm tái hiện một cách khái quát lịch sử Việt Nam hiện đại cũng như quan hệ của Việt Nam với các quốc gia khác, ví dụ như với Pháp cuối thế kỉ XIX, chiến thắng Đế quốc Mỹ và hiện nay là hợp tác cùng phát triển với Nhật Bản và Hàn Quốc. Khán giả sẽ có cơ hội cảm nhận những nội dung trên thông qua hình ảnh, quan sát cấu trúc (cơ học) của ảnh động, điều mà họ ít khi để ý đến khi ở rạp chiếu phim, và xem những máy chiếu như là khối điêu khắc động. Tác phẩm phản ánh mong muốn nhìn lại mối quan hệ giữa châu Á và văn hóa, lịch sử phương Tây theo một cách hài hước. Trên các con phố Hà Nội, tôi thấy nhiều thùng làm bằng thiếc có ống khói trên cùng nhưng không rõ chúng dùng để làm gì. Tuy nhiên, hình dạng của chúng luôn khiến tôi nhớ đến những đèn lồng ma thuật ngày xưa ở Châu u, vốn được xem là một trong những nền tảng kỹ thuật trong việc phát minh ra ảnh động. Thật là một sự trùng hợp thú vị rằng những đèn lồng ma thuật này thường được sử dụng cho Phantasmagoria, một dạng nhà hát kinh dị thế kỉ XVIII, và người dân Việt Nam sử dụng những hộp này cho việc tưởng nhớ tổ tiên bằng cách đốt vàng mã hai lần mỗi tháng - cả hai đều liên quan đến việc giao tiếp với hồn ma và người chết. Cuối cùng, vào năm 1895, những đèn lồng ma thuật đã

được hai anh em nhà Lumière người Pháp, vốn là những nhà phát minh, chuyển hóa thành công nghệ phim. Tuy nhiên, thời điểm này ở Việt Nam đang là thời kỳ Thực dân Pháp đô hộ và cũng là một góc khuất của giai đoạn “Thời kỳ tươi đẹp” (French Belle Époque) của Pháp. Trong các bộ phim của anh em nhà Lumière, con người ở cuối thế kỉ XIX cũng được sinh ra lần nữa trong bóng tối khi chúng ta chiếu băng/ đĩa DVD và họ cư xử như thể vẫn còn sống trên màn ảnh bạc sau 120 năm, như những con ma vậy. Với tác phẩm này, tôi đã cố gắng tái tạo/ tái sáng chế công nghệ kiểu Pháp theo hướng đi ngược lại bằng cách sáng chế máy chiếu phim sử dụng những vật dụng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam hiện nay. Chúng ta sẽ thấy ba hình ảnh khác nhau liên quan đến các bánh xe, như hình ảnh nổi tiếng trong bộ phim “Đoàn tàu vào ga La Ciotat” năm 1895, một bộ phim đầu tay của anh em nhà Lumière, xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập ở Sài Gòn năm 1975 và hình ảnh các dòng xe máy tấp nập qua lại trên những con phố Hà Nội ngày nay. Những bánh xe chuyển động này chính là biểu tượng cho tiến bộ của văn minh nhân loại, những khát vọng không ngừng và đồng thời cũng là một ẩn dụ cho những thước phim quay vòng trong máy quay/máy chiếu phim. Chúng lưu giữ hình ảnh về chúng ta và giai đoạn chúng ta sống sẽ trở thành những con ma mới được chiếu cho thế hệ tương lai. - từ đề tựa của nghệ sỹ


100


101

Handmade movie projectors consist of daily objects used in today Vietnamese life, such as LED lights, glasses, furniture, ladders, and joss paper burner. They project three different moving images on the wall endlessly, to condense the modern history of the nation briefly, also to symbolize the relations with other country; for instance, the 19th Century with France, winning of the war against U.S.A. and today’s development and corporation with Korean, also Japanese industry. Audience can see these contents as visual image, observe the (mechanical) structure of motion picture, which they are not usually conscious in theater, and view the projectors as kinetic sculpture. The work is a poetic attempt to look back the relation between Asian and Western culture and history with humoristic way. In Hanoi, I saw many tin boxes with chimneys on streets, but I didn’t know their functions and their shape always remind me of old European magic lanterns, which are considered as one of technical background of the invention of motion picture. It is interestingly coincident that magic lanterns were often used for Phantasmagoria, which was a horror theater in the 18 Century, and Vietnamese use these boxes

for memorial services for their ancestors by burning joss paper twice a month; both are related with communicating with ghosts and the dead. Magic lantern finally turned into movie technology by France inventors Lumière Brothers in 1895; meanwhile in Vietnam, it was French colonial era, and it was a dark side of French Belle Époque period. In Lumière Brothers’ film, people in the late 19th Century are also reborn in the dark when we play films/ DVDs, and they act as if they are still living on the silver screen after 120 years, just like ghosts. With this work, I tried to re-create/re-invent the French oriented technology backwardly, by making movie projectors consist of nowadays Vietnamese daily objects. We see three different moving images related with wheels, such as a famous image of Lumière Brothers’ early film “The Arrival of a Train at La Ciotat Station” in 1895, North Vietnamese tank opening the Presidential palace in Saigon in 1975, and motorcycles crossing the city of Hanoi in present days. These moving wheels are symbols of progress of civilization as well as our endless desires, also a metaphor as spinning reels of movie cameras/projectors, which record us and our era as another new ghosts shown for people in future. - from artist’s statement


76/ Sân sau . The Backyard Nhiếp ảnh . Photography Cảnh trưng bày . Installation view

102


103

việt vũ

Hanoi, Vietnam Việt Vũ bắt đầu với nhiếp ảnh như một phóng viên tại VnExpress, một tờ báo trực tuyến được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Sự nghiệp của anh chuyển hướng vào năm 2016 khi tình cờ được một người bạn giới thiệu đến workshop nhiếp ảnh của nghệ sĩ Jamie Maxtone-Graham tại Hà Nội. Workshop đã giúp anh định hình cái nhìn tổng quan về nhiếp ảnh. Đối với anh, nhiếp ảnh luôn là phương tiện để tiếp cận gần nhất với những con người khác. Sau workshop, Việt Vũ đã thực hiện dự án nhiếp ảnh đầu tiên về mẹ anh bằng ánh sáng chiếu điểm. Bộ ảnh được tạo thành các bản in độc lập và trưng bày trong triển lãm nhóm tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội vào tháng 3 năm 2018. Tháng 6 năm 2018, Việt Vũ hoàn thành dự án ảnh thứ hai với tựa đề “Những ngày cuối cùng của ông Thoa” - một bài luận tài liệu về cách một người rời bỏ cuộc sống theo phong tục của người Việt. Hiện anh đang thực hiện dự án thứ ba với tựa đề “Nông thôn”, nói về cách thức một người thích nghi về mặt tâm lý trước việc quê hương mình đã trở nên đô thị hóa sau một thời gian dài sống xa quê. Trong tương lai, Việt Vũ sẽ tiếp tục tạo ra các hình ảnh về những phần ít được biết đến ở Việt Nam. Viet Vu started with photography as a journalist at the Vietnam known online newspaper of VnExpress. His artistic derection changed in 2016, when he was coincidentally introduced by a friend to the workshop of image making by artist Jamie Maxtone-Graham in Hanoi, which has shaped his overview on photography. For Viet Vu, photography is always the means to approach nearest to other human beings. After the workshop, he took photos of his mother with the on-spot lighting. Obsessed with time and death, this photo collection is about how human being look like when they become old. The collection was made into a photo zine and group-exhibited at French Culture Center in Hanoi in March 2018. In June 2018, Viet Vu finished his second image collection named “The last days of Mr. Thoa”. This is the documentary essay on how a person leaves life in Vietnamese way of life. He is currently making the third project of “Countryside”, on how a person adapts internally with the homeland which has been urbanized after long time being far away. Viet Vu focuses to continue making images on lesser-known parts of Vietnam in his future projects.


104


105

Khu vực ngoại thành thường được xem là sân sau của các khu đô thị hoặc thành phố lớn. Quê tôi, huyện Mê Linh, cách trung tâm Hà Nội 25km là một trong số đó. Là một khu vực bán ngoại ô của Hà Nội, 20 năm trước, nơi đây từng là mảnh đất trồng lúa và nông sản dồi dào. Giờ đây, mảnh đất này đã bị đô thị hoá nhiều. Hầu hết các ngôi nhà trong làng đã được xây dựng lại thành nhà bê tông. Không còn những nhà bằng gạch nữa. Khu hành chính mới của huyện được xây dựng cạnh nơi trước kia từng là ngôi làng nhỏ dân dã. Nhiều đường quốc lộ đã được thông xe qua những vùng hẻo lánh của huyện. Hai dự án khu đô thị mới đang được phát triển trên những dải đất trước kia từng là những ruộng lúa mênh mông. Cuộc sống dường như hối hả hơn. Người ta sử dụng nhiều túi nilon hơn và xả rác nhiều hơn. Trở về nhà sau hơn 10 năm sống xa quê, cả tôi và quê hương đều đã thay đổi. Tôi muốn vẽ linh hồn của quê hương mới này. Bộ sưu tập này miêu tả hành trình cảm xúc nội tại trong quá trình truy tìm linh hồn đó. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn vẽ bức chân dung của một khu vực bán ngoại ô kiểu mới, nơi thường được coi là sân sau của các khu đô thị. Nhìn thoáng qua, nó là một mảnh đất lặng im nhưng bên trong nó đang sục sôi như một cái nồi nóng chết người. - từ đề tựa của nghệ sỹ

77/ Sân sau . The Backyard Nhiếp ảnh . Photography trích đoạn trưng bày . Installation detail


106


107

78/ Sân sau . The Backyard Nhiếp ảnh . Photography trích đoạn trưng bày . Installation detail

A suburban area is commonly considered as the backyard of the metropolitan city or downtown. My hometown, (Mê Linh district, 25 km from Hanoi centre) is such one. It’s a semi-suburban area of Hanoi. 20 years ago, it used to be the plentiful land of rice and farm foods. At present, it’s been much urbanized. Most of the houses inside the village have been rebuilt into concrete houses. No more brick cottages. A new district administrative area has been built next to the former humble village. Several national big roads have been opened through the most remote back of the village. Two new metropolitan area projects are being developed on the former vast rice paddies. Life seems faster. People use more plastic bags and discharge more rubbish. Returning home after more than 10 years of living afar, both I and the hometown have changed. I have inner desire to draw the spirit of this new hometown. This collection portrays the journey of internal emotions during the process of catching that soul. At the same time, I really would like to draw a portrait of a new kind of semi-suburban area, which is often considered the backyard of the metropolitan city. At the first quick glance, it looks as a silent area but the inner content is boiling as a deadly hot pot. - from artist’s statement


108


109

M A P chuyên gia . expert

Từ 2018, MAP có thêm một chuỗi chương trình làm việc mới gọi là ‘Trao đổi Chuyên gia’. Những chuyên gia được mời tới MAP là các giám tuyển, nhà nghiên cứu, học giả, người viết và thực hành Văn hóa – Nghệ thuật giàu kinh nghiệm đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Họ chịu trách nhiệm dẫn dắt các buổi thuyết trình, tọa đàm bàn tròn, đồng thời đóng vai trò hướng dẫn phát triển ý tưởng cho các nghệ sỹ trẻ Việt Nam trong những đợt lưu trú ngắn ngày. Since 2018, a new program series called ‘Expert’s section’ is added into MAPs structure. Experts invited to MAP are selected curators, researchers, director, art critics and writers from ASIA, Europe and United States, who have rich experience in the international art scene for many years. They lead the round-table discussions, design lectures or talks relating to the theme, and engage in dialogue and criticism with the artist’s concepts and works as peer-speaker to sharpen their works.


Đỗ Tường Linh là chuyên gia được mời để thực hiện trao đổi thảo luận với nghệ sỹ trong MAP 2018. Đỗ Tường Linh là nhà nghiên cứu cho dự án ‘Khung cảnh và Không gian Đông Nam Á’ (Site and Space in Southeast Asia) - một chương trình nghiên cứu của Power Institute (Đại học Sydney, Australia). Cô hiện là đồng sáng lập và giám đốc nghệ thuật của Six Space (www.sixspace.vn), một không gian độc lập cho nghệ thuật, giáo dục và các dự án cộng đồng ở Hà Nội, Việt Nam. Đỗ Tường Linh tốt nghiệp cử nhân khoa lịch sử và phê bình nghệ thuật tại Trường Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam và Thạc sĩ về Nghệ thuật đương đại và Lý thuyết nghệ thuật của Châu Á và Châu Phi tại SOAS (Đại học London), Anh Quốc. Nghiên cứu và thực hành giám tuyển của cô xoay quanh các chủ đề nghệ thuật và chính trị, chủ nghĩa ý niệm và nghiên cứu hậu thực dân. Cô đã tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam từ năm 2005 cũng như làm việc và cộng tác với các không gian nghệ thuật, gallery, dự án quan trọng như Art Vietnam Gallery, Quỹ nghệ thuật Đông Sơn, Open Academy (Hàn lâm mở), Nhà Sàn Studio, Hanoi Doclab, Hội đồng Anh và Viện Goethe.

110


111

đỗ tường linh

Hanoi, Vietnam

Đỗ Tường Linh is invited to be a distance-expert of MAP and taking part into the mentorship for the Vietnamese artists in the project. Đỗ Tường Linh is a researcher for Site and Space in Southeast Asia, research initiative run by the Power Institute (University of Sydney, Australia). She also works as artistic director for Six Space, an independent art education platform in Hanoi, Vietnam. She pursued her B.A in Art History and Art Criticism at Vietnam University of Fine Art and took part in Global Politics Seasonal School in Hanoi (Freie Universität Berlin & Vietnam National University) She obtained an M.A in Contemporary Art and Art Theory of Asia and Africa at SOAS (University of London), UK. Her research and curatorial practice pertain to art and politics, conceptualism and post-colonial studies. She is engaged in the art and cultural scene in Vietnam since 2005 and collaborated as a writer, co-coordinator, researcher, teacher and translator with several institutions Dong Son Today Art Foundation, Nha San studio, Hanoi Doclab, Sàn Art, British Council and Goethe institute.


Ingo Vetter là chuyên gia khách mời thực hiện bài giảng chuyên đề và thảo luận với nghệ sỹ trong dự án MAP 2018. Ingo Vetter là một nghệ sĩ thị giác làm việc với điêu khắc, nhiếp ảnh và sắp đặt. Ông đã triển lãm ở nhiều quốc gia và thường hợp tác với các nghệ sĩ khác thực hiện các các dự án dài hạn như Detroit Tree of Heaven Woodshop (từ năm 2005). Mối quan tâm của ông dành cho sự phát triển đô thị và các khái niệm về không gian công cộng đã dẫn tới các dự án nghiên cứu như Shrinking Cities (2002-2008) và các dự án tư vấn, chẳng hạn dự án hiện tại về một công viên công cộng luôn di động ở Kiruna, một thành phố mỏ phía Bắc Thuỵ Điển (2011 đến khoảng 2025). Từ năm 2011 Ingo Vetter trở thành giáo sư điêu khắc tại trường đại học Nghệ thuật Bremen, Đức, với trọng tâm là các chất liệu và sản xuất nghệ thuật trong bối cảnh toàn cầu hoá. Năm 2018, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng khoa Khoa Nghệ thuật và Thiết kế tại đây. Trước đó, ông đã từng là giáo sư ở Học viện Mỹ thuật Umeå, Thuỵ Điển (2006-2011), giáo sư thỉnh giảng tại trường Đại học Creative Studies tại Detroit, Mỹ (2008) và là phó giáo sư tại trường Đại học Công nghệ Cottbus Brandenburg, Đức (20052006). Ingo Vetter hiện đang sống và làm việc tại Bremen (Germany).

112


113

ingo vetter

Bremen, Germany

Ingo Vetter is invited to present a lecture and participating in the mentorship for the Vietnamese artists of MAP 2018. Ingo Vetter is a visual artist working with sculpture, photography and installations. He exhibits internationally and often collaborates with other artists, resulting in long term engagements like the Detroit Tree of Heaven Woodshop (since 2005). An interest in city development and concepts of public space lead to research projects like Shrinking Cities (2002-2008) and consultancies like his current commission for a constantly moving public park in Kiruna, a mining city in the very north of Sweden (2011-approx. 2025). Since 2011 he teaches as a professor for sculpture at the University of the Arts Bremen, Germany with a specific focus on artistic materials and production in globalization. Since 2018, he is the Dean of the Faculty of Art and Design. His previous appointments were as professor at UmeĂĽ Academy of Fine Arts, Sweden (2006-2011), visiting professor at College for Creative Studies in Detroit, USA (2008) and assistant professor at the Brandenburg University of Technology Cottbus, Germany (2005-2006). Ingo Vetter lives and works in Bremen (Germany).


Jay Koh là chuyên gia khách mời thực hiện bài giảng chuyên đề và thảo luận với nghệ sỹ trong dự án MAP 2018. Jay Koh sinh ra ở Singapore, hiện có quốc tịch Đức, sống tại Malaysia từ năm 2000, nhận mình là người Đông Nam Á và là nghệ sĩ-giám tuyển liên ngành, nhà giáo dục, chuyện gia tư vấn/đánh giá chuyên về nghệ thuật công cộng có sự tham gia và hướng tới các vấn đề xã hội. Ông từng làm việc và giảng dạy tại 40 nước châu Âu, Á và nhiều nơi khác. Ông có bằng Tiến sĩ Nghệ thuật (Doctor of Fine Arts) về nghiên cứu nghệ thuật liên ngành tại University of the Arts ở Helsinki. Jay Koh đang thực hiện “Trôi trên bờ của vùng biên / Flowing on the Verge of Margins” - dự án hợp tác quốc tế và xuyên/ liên ngành trong lĩnh vực xã hội học và nhân học, nguồn nước và nghệ thuật công cộng có sự tham gia tại Bắc Vịnh Thái lan. Tại Thung Khru, Bangkok, nghệ sĩ hợp tác với 3C project điều hành trạm ARC (Arts, Research & Collaboration / Nghệ thuật, Nghiên cứu và Hợp tác), hỗ trợ dự án Bangmot Canal International Art Project in Communities. Cả hai dự án này đang tham gia Bangkok Biennale 2018. Thông tin thêm về Jay Koh tại: ifima.net/

114


115

jay koh

Southern Asia

Jay Koh is invited to present a lecture and participating in the mentorship for the Vietnamese artists of MAP 2018. Jay Koh, born in Singapore, now with a German citizenship, lives in Malaysia since 2000, considers himself a Southeast Asian, is a cross-disciplinary artist-curator, educator and consultant/evaluator with focuses on public participative and socially-engaged art. He has practiced and lectured in over 40 countries in Europe, Asia and elsewhere. His Doctor of Fine Arts (DFA) on cross-disciplinary artistic research was attained with the University of the Arts Helsinki. His durational project, titled Flowing on the Verge of Margins, is an on-going international cross/inter-disciplinary collaboration in sociology/anthropology, water resources and public participative art in the Upper Gulf of Thailand. A present collaboration in Thung Khru, Bangkok with 3C project in managing the Arts, Research & Collaboration (ARC) station and supporting the Bangmot Canal international Art Project in Communities both these projects are part of the Bangkok Biennale 2018. Read more: ifima.net/


116

Marc Glöde là chuyên gia khách mời thực hiện bài giảng chuyên đề và thảo luận với nghệ sỹ trong dự án MAP 2018. Marc Glöde là một giám tuyển, nhà phê bình và học giả trong lĩnh vực phim ảnh, sống và làm việc tại Singapore và Berlin. Công việc của ông xoay quanh các mối quan hệ về hình ảnh, công nghệ, không gian, và cơ thể, cũng như sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực như Nghệ thuật/ Kiến trúc, Nghệ thuật/ Phim ảnh và Phim ảnh/ Kiến trúc. Ông học tiến sĩ tại Free University of Berlin và đã từng giảng dạy tại Học viện Mỹ thuật Dresden, thuộc Free University of Berlin cũng như Học viện Mỹ thuật Berlin. Ngoài ra, ông còn là phó giáo sư tại ETH Zürich (Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ) và là nhà nghiên cứu tại CCA Singapore vào năm 2016. Từ năm 2017 trở đi, ông hiện là phó giáo sư giảng dạy Thực hành Giám tuyển tại ADM / NTU (Đại học Công nghệ Nanyang). Từ giữa thập niên 1990 Glöde bắt đầu thực hành giám tuyển. Ông được mời làm giám tuyển cho Experimenta Festival 2007 tại Mumbai/Bangalore và cho triển lãm “TĨNH/ĐỘNG/TĨNH – Lịch sử Trình chiếu Slide trong Nghệ thuật” tại Knokke/Bỉ. Các dự án giám tuyển khác của ông gồm có Nghệ thuật Berlin Đương đại (Berlin 2010 - 2012), “”(Tái-) định vị cái Tôi”” (Y8, Hamburg), và ‘Filmic Reflections on the Document’ (Videonale, Bonn), “”Tom Marioni – Actions”” (Kunstsaele, Berlin). Từ năm 2008 đến 2014, ông là giám tuyển cho Art Film, chương trình điện ảnh của Art Basel. Mới đây ông xuất bản cuốn sách Farbige Lichträume. Các bài viết của ông được xuất bản trên các ấn phẩm quốc tế như “”Sự Phản kháng trong môi trường: Giám tuyển Phim trong không gian nghệ thuật” in trong: Place Labor Capital. ‘Sự ra đời của một Học Viện’, NTU/CCA Singapore; “Không gian-thời gian còn lại. Trong các tác phẩm filmic của Tacita Dean”, Vựng tập Triển lãm, EYE, Rotterdam; “Một lần nữa – nhưng khác biệt.... Về sự phát triển của Phim Found Footage”, Vựng tậm chương trình phim, Trung tâm Len-Lye, New Plymouth; hoặc “Bước vào Hư vô”, trong: HƯ VÔ: chẳng còn lại gì, ngoài một dấu vết nhỏ nhoi của con người, Vựng tập Triển lãm, Bắc Kinh. Ngoài ra, các bài viết của ông còn được xuất bản trên Fantom, Osmos, Texte zur Kunst, Parkett, Art in America và X-TRA Magazine, cùng nhiều ấn phẩm khác.


117

marc glöde Germany/ Singapore

Marc Glöde is invited to present a lecture and participating into peer-to-peer discussion with artists of MAP 2018. Marc Glöde is a curator, critic and film scholar lives in Singapore and Berlin. His work is focusing on the relation of images, technology, space, and the body, as well as the dynamics between fields such as art/architecture, art/film, and film/architecture. He received his PhD at the FU Berlin and taught at the Academy of Fine Arts in Dresden, The Free University of Berlin, Academy of Fine Arts Berlin, and as Assistant Professor at the ETH Zürich. He was a Research Fellow at CCA Singapore in 2016 and since 2017 is an Assistant Professor for Curatorial Practice at ADM/NTU. Since the midst of the 1990s Glöde worked as a curator. He was invited curator for the Experimenta Festival 2007 in Mumbai/Bangalore and curated the exhibition “STILL/ MOVING/STILL – The History of Slide Projection in the Arts” in Knokke/Belgium. Other curatorial projects include art Berlin contemporary, (Berlin 2010 - 2012), “(Re-)định vị the Self ” (Y8, Hamburg), and “Filmic Reflections on the Document” (Videonale, Bonn), “”Tom Marioni – Actions”” (Kunstsaele, Berlin). From 2008 until 2014 he has been curator of Art Film, Art Basel’s film program. Most recently he published his book Farbige Lichträume. His articles were included in international publications like “A resistance within the medium: Curating film in art spaces” in: Place Labour Capital. The making of an Institution, NTU/ CCA Singapore; “The space-time that remains. On Tacita Dean’s filmic works”, Exhibition Catalogue, EYE, Rotterdam; “Once more – but different... On the development of Found Footage Films”, Film program catalogue, Len-Lye-Center, New Plymouth; or “Into the Void”, in: ‘VOID: there’s nothing more left, but a little trace from human beings’, Exhibition Catalogue, Beijing. Furthermore his writing has been published in Fantom, Osmos, Texte zur Kunst, Parkett, Art in America and X-TRA Magazine, among others.


Marion Duquerroy là tiến sỹ nghệ thuật-nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật đến từ Paris (Pháp). Cô được mời thực hiện bài giảng chuyên đề mở rộng trong dự án MAP 2019. Marion Duquerroy hoàn thành luận án tiến sỹ của mình tại Đại học Paris 1 Pantheon-Sorbonne (Pháp), với nghiên cứu về đề tài thiên nhiên trong nghệ thuật đương đại Anh từ thập niên 90 đến nay. Cô tập trung vào mối quan hệ giữa cơ thể, phong cảnh, môi trường kinh tế và xã hội cũng như biểu hiện của mối quan hệ này trong nghệ thuật. Cô đã xuất bản nhiều tác phẩm về chủ đề này cũng như tham dự nhiều hội thảo tại Pháp, Anh, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Hoa Kì và nhiều quốc gia khác. Năm 2014, cô làm nghiên cứu sinh sau tiến sỹ và phát triển một dự án về những cảnh vật hậu công nghiệp và vị trí của chúng trong di sản quốc gia, với một ấn phẩm được xuất bản và một hội nghị chuyên đề quốc tế về dự án đã được tổ chức. Marion Duquerroy cũng hết sức quan tâm tới câu hỏi về động vật và tính thú trong các tác phẩm đương đại và đã làm việc với nhiều bảo tàng về câu hỏi này. Cô đã nghiên cứu lĩnh vực này trong nhiều năm và gần đây trở thành đồng tác giả của ấn phẩm “Histoire de l’art” (“Lịch sử nghệ thuật”) số 81 với chủ đề động vật trong hội họa. Cô cũng đã tham gia vào một dự án về tiền và nghệ thuật đương đại và cách tài trợ cho các dự án nghệ thuật. Hai hội nghị chuyên đề quốc tế về dự án đã được tổ chức và một cuốn sách về chủ đề này cũng sẽ sớm được ra mắt. Bên cạnh đó, Marion Duquerroy còn là một giảng viên tại trường đại học ở Paris và các vùng lân cận trong vòng hơn 10 năm. Năm 2016, cô được đề cử vị trí Trưởng Khoa Lịch sử Nghệ thuật trường đại học Université Catholique de l’Ouest của Pháp. Marion Duquerroy hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

118


119

marion duqueyroy

Paris, France / Hanoi, Vietnam

Marion Duquerroy is art historian from Paris (France). She is invited to present a lecture under the theme of MAP 2019. Dr. Marion Duquerroy completed her Phd at the University of Paris 1 Pantheon-Sorbonne, France leading an extensive research on the idea of nature in British contemporary art from the 1990’s to nowadays. She focuses on the relationship between body, landscape and social and economical environment and its expression in art. She has widely published on this topic and gave numerous conferences in France, England, Canada, Spain, Germany and the United States, among others. In 2014, she got a postdoctoral position and developed a project around post-industrial landscapes and their place in the national heritage that resulted in an international symposium and a publication. Marion Duquerroy is also passionate about the question of animal and animality in contemporary production and had worked with various museums on this question. She has been investigating this area for many years coordinated recently the issue n°81 of the revue Histoire de l’art focused on the uses and interests of animal in art. Lastly, she got involved in a project about contemporary arts and money and how to finance artistic production that led to a two-day symposium and a book soon to come. In parallel, she has been teaching for most than ten years at university in Paris and in the countryside and was nominated in 2016 Head of the art history department at the UCO, Angers. She now lives in Hanoi where she investigates the emerging scene as well as the work on French-Vietnamese artists.


Trần Trọng Vũ là nhà sáng lập MAP và tham gia vận hành dự án từ năm 2015. Ông là người đưa ra chủ đề làm việc và đối thoại với các nghệ sỹ trẻ Việt Nam trong MAP 2018. Trần Trọng Vũ là họa sĩ Việt Nam sinh tại Hà Nội năm 1964. Kể từ năm 1990 ông đã chuyển tới sống và làm việc tại Pháp. Tác phẩm của ông vượt quá tính thẩm mỹ, phản ánh nỗi ám ảnh về một quá khứ kéo dài và sự giễu nhại về chính trị và con người. Ông được Quỹ The Pollock-Krasner trao tặng giải thưởng THE POLLOCK-KRASNER GRANT trị giá 20.000 USD tại New York năm 2011-2012 và nhận được giải Nhấttriển lãm Lưỡng niên Áo năm 2006 tại Huettenberg. Trần Trọng Vũ đã có triển lãm tại rất nhiều bảo tàng và phòng tranh danh giá trên thế giới như: Bảo tàng Nghệ thuật ASU (Arizona), Bảo tàng Nghệ Thuật Singapore, National Gallery Singapore, Espace Ecureuil, Quỹ Nghệ thuật Đương đại (Toulouse), Künstlerhäuser (Worpswede-Đức), Casula Powerhouse (Sydney), Stenersen Museum (Oslo), Stiftelsen 314, Quỹ Nghệ thuật Đương đại Quốc tế (Bergen-Norvège), Trung tâm Triển lãm Baie-Saint-Paul (Quebec), Galerie Mirchadani & Steinruecke (Bombay), Bảo tàng Nghệ thuật Islip (New York), Bảo tàng Nghệ thuật Sơn mài (Münster-Đức), Espace Paul Ricard (Paris), Haus der Kulturen der Welt (Berlin), Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Paris, Plum Blossoms Gallery (New York), Tobin Ohashi Gallery (Tokyo), Tropen Museim (Amsterdam), Watertoren (Vlissingen)... Tác phẩm của ông nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, Bảo tàng Nghệ thuật ASU (Mỹ).

120


121

trần trọng vũ

Paris, France / Hanoi, Vietnam

Tran Trong Vu is founder of MAP and directly has been coordinating the project since 2015. He initiated the theme and participate in the mentorship for the Vietnamese artists in MAP 2018. Trần Trong Vũ is a Vietnamese painter who was born in 1964 in Hanoi (Vietnam). He has lived and worked in France since 1990. His work is beyond aestheticism, reflects the obsession of an ever-lasting past and of political and human derision. He was awarded THE POLLOCK-KRASNER GRANT of 20.000 US$, by The Pollock-Krasner Foundation in New York for the saison 2011-2012 and FIRST PRICE, Biennale Austria 2006, Huettenberg. Tran Trong Vu has exhibitions at the ASU Art Museum (Arizona), the Singapore Art Museum, the National Gallery Singapore, Espace Ecureuil, The Foundation for Contemporary Art (Toulouse), Künstlerhäuser (Worpswede-Germany), Casula Powerhouse (Sydney), Stenersen Museum (Oslo), Stiftelsen 314, International Contemporary Art Foundation (Bergen-Norvège), Exhibition Center of Baie-Saint-Paul (Quebec), Galerie Mirchadani & Steinruecke (Bombay), Islip Art Museum (New York), Museum für Lackkunst (Münster-Germany), Espace Paul Ricard (Paris), Haus der Kulturen der Welt (Berlin), the Modern Art Museum of Paris, Plum Blossoms Gallery (New York), Tobin Ohashi Gallery (Tokyo), Tropen Museim (Amsterdam), Watertoren (Vlissingen)... His works are in the collection of the Vietnam Museum of Fine Arts, the Singapore Art Museum, the ASU Art Museum (USA).


Vera Mey là một giám tuyển độc lập và là nghiên cứu sinh tại SOAS, Đại học London. Cô là chuyên gia khách mời từ xa và thực hiện đối thoại với nghệ sỹ trẻ Việt Nam trong MAP 2018. Tại New Zealand, cô là Trợ lý Giám đốc của ST PAUL St Gallery trước khi chuyển ra nước ngoài vào năm 2014. Từ năm 2014 đến năm 2016, cô là giám tuyển của nhóm sáng lập Trung tâm Nghệ thuật Đương đại NTU Singapore. Sau này, cô là thành viên của hội đồng giám tuyển cho dự án “SUNSHOWER: Nghệ thuật đương đại từ Đông Nam Á thập niên 1980 đến nay” (2017), một cuộc khảo sát rộng rãi về nghệ thuật đương đại tập trung vào Đông Nam Á do Bảo tàng Nghệ thuật Mori và Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Tokyo, Nhật Bản tổ chức. Cô cũng là đồng giám tuyển triển lãm “Bất cứ nơi nào nhưng ở đây” tại Bétonsalon - Trung tâm d’art et de recherche ở Paris và “Dự án lưu trữ nghệ thuật Singapore @ SA SA BASSAC: Koh Nguang How và Shui Tit Sing” tại Phnom Penh (năm 2016). Cô là một trong những biên tập đồng sáng lập tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á Ngày nay: Chỉ dẫn Nghệ thuật đương đại và Hiện đại ở châu Á. Năm 2015 - 2016 cô là học giả của dự án Những liên kết đầy tham vọng: Lịch sử mới về Nghệ thuật Đông Nam Á, một nghiên cứu sáng lập bởi Quỹ Getty.

122


123

vera mey SOAS, London

Vera Mey is an independent curator and PhD candidate at the SOAS, University of London. She is invited to be a distance-expert of MAP and taking part into the mentorship for the Vietnamese artists in the project. In New Zealand, Vera Mey was Assistant Director at ST PAUL St Gallery before moving overseas in 2014. From 2014 - 2016 she was a curator on the founding team of the NTU Centre for Contemporary Art Singapore. After this, she was part of the curatorial team for “SUNSHOWER: Contemporary Art from Southeast Asia 1980s - Now” (2017) at the Mori Art Museum and National Art Centre Tokyo (Japan), an extensive survey of contemporary art to focusing on Southeast Asia, and co-curated “Anywhere but here” Bétonsalon - Centre d’art et de recherche in Paris and “Singapore Art Archive Project @ SA SA BASSAC: Koh Nguang How and Shui Tit Sing” in Phnom Penh (both 2016). She is one of the co-founding editors of the scholarly journal Southeast of Now: Directions in Contemporary and Modern Art in Asia and for 2015 – 2016 was a scholar on Ambitious Alignments: New Histories of Southeast Asian Art, a Getty Foundation research initiative.


Hữu-hình Vô-hình . Visible Invisible triển lãm MAP 2018 . the final exhibition cảnh trưng bày tại Heritage Space installation’s view in Heritage Space gallery

124


CHƯƠNG TRÌNH . HOẠT ĐỘNG prog ra m . ac t iv it y


CHƯƠNG TRÌNH . HOẠT ĐỘNG a ctivi ty. p ara l l el p ro g ra m s THỜI GIAN DATE

LOẠI HOẠT ĐỘNG DEPARTMENT FORMAT

03.10.2018 MAP Ex-Talk 1 15:00 - 17:00 Bài giảng của chuyên gia Expert’s lecture

Những chiến lược Hữu Hình - Vô hình . a series of experimental multidisciplinary live art shows Diễn giả . Speaker: Prof. Ingo Vetter (Germany) Địa điểm . Venue: Heritage Space

18.10.2018 Chương trình trao đổi 10:00 - 12:00 Exchange program

‘Normal Day: An Interactive VR Documentary’ Chiếu phim và trao đổi với đạo diễn . VR-film screening and discussion with the director Người thực hiện . Facilitator: Director Aayushman Pandey ( Địa điểm . Venue: Heritage Space

MAP Ex-Talk 2 10.10.2018 Bài giảng của chuyên gia 10:00 - 12:00 Expert’s lecture

MAP - Talk 1 13.10.2018 Nghệ sỹ thuyết trình 10:00 - 12:00 Artist’s Talk

MAP Ex-Talk 3 15.10.2018 Bài giảng của chuyên gia 10:00 - 12:00 Expert’s lecture

126

TIÊU ĐỀ . TITLE / ĐỊA ĐIỂM . VENUE THỰC HIỆN . PARTICIPANTS

Giới thiệu về Nghiên cứu Nghệ thuật: Phát triển Thực hành liên kết các Vấn đề đương đại và thường nhật ‘Introduction to Artistic Research: developing praxis in engaging contemporary issues and the everyday’ Diễn giả . Speaker: Dr. Jay Koh (Southern Asia) Địa điểm . Venue: Heritage Space

Hiện thực hư cấu, Đổ vỡ và Ám ảnh Fictional reality, Fragments and Obsessions Nghệ sỹ . Artist: Đặng Thùy Anh (Vietnam), Ryusuke Ito (Japan), Liêm-Tông (Switzerland/ Vietnam). Moderator: Gaia Agostini (Italia). Địa điểm . Venue: Six Space

Suy ngẫm về cái VÔ . Thinking about the VOID Diễn giả . Speaker: Prof. Marc Glöde (Germany/ Singapore) Địa điểm . Venue: Heritage Space

HÌNH ẢNH IMAGE


127

THỜI GIAN DATE

LOẠI HOẠT ĐỘNG DEPARTMENT FORMAT

TIÊU ĐỀ . TITLE / ĐỊA ĐIỂM . VENUE THỰC HIỆN . PARTICIPANTS

18.10.2018 MAP Ex-Talk 4 10:00 - 12:00 Bài giảng của chuyên gia Expert’s lecture

Những Người Khác ở nước Anh: Làm thế nào Hình ảnh phơi bày sự HỮU HÌNH Depicting the Others in Great Britain: how color photography can reveal the invisible Diễn giả . Speaker: Dr. Marion Duquerroy (France) Địa điểm . Venue: Heritage Space

21.10.2018 MAP - Talk 2 15:00 - 17:00 Nghệ sỹ thuyết trình Artist’s Talk

Những bóng hình, Chuyển dời và Hoài niệm Shadow, Drifting and Nostragia Nghệ sỹ . Artist: Nguyễn Thị Tuệ Thư (Vietnam), Lê Phi Long (Vietnam), Haruka Saito (Japan). Moderator: Phạm Út Quyên (Vietnam) Địa điểm . Venue: Hanoi DocLab

25.10.2018 Chương trình trao đổi 20:00 - 22:00 Exchange program

CHIẾU PHIM CÂM ‘Một trang cuồng loạn’ của Teinosuke Kinugasa kết hợp TRÌNH DIỄN NHẠC SỐNG Screening Kurutta Ippêji (A Page of Madness) Teinosuke Kinugasa with the accompaniment of a LIVE SOUNDTRACK Nghệ sỹ . Artist: Iván Ferrer-Orozco and others Địa điểm . Venue: Heritage Space

27.10.2018 MAP - Talk 3 10:00 - 13:00 Nghệ sỹ thuyết trình Artist’s Talk

Những Ẩn-dấu Vô-hình Hidden-Invisible-Things Nghệ sỹ . Artist: Philip Poppek (Germany), Việt Vũ (Vietnam), Nguyễn Đình Phương (Vietnam), Kaori Endo (Japan). Moderator: Nguyễn Anh Tuấn (Vietnam) Địa điểm . Venue: Goethe Institute Hanoi

03.11.2018 9:30 - 12:00

định dạng MỜ . FADE indentities Nghệ sỹ . Artist: Lê Xuân Tiến (Vietnam), Nguyễn Uyên Minh (Vietnam), Mirimari Väyrynen (Finland), Min-Hwa Sung (Korea/ Germany). Moderator: Gaia Agostini (Italia). Địa điểm . Venue: VICAS art studio

MAP - Talk 4 Nghệ sỹ thuyết trình Artist’s Talk

HÌNH ẢNH IMAGE


THỜI GIAN DATE

LOẠI HOẠT ĐỘNG DEPARTMENT FORMAT

TIÊU ĐỀ . TITLE / ĐỊA ĐIỂM . VENUE THỰC HIỆN . PARTICIPANTS

10.11 09.12.2018

Triển lãm Exhibition

HỮU HÌNH & VÔ HÌNH . VISIBLE & INVISIBLE Nghệ sỹ . Artist: Đặng Thùy Anh (Vietnam), Haruka Saito (Japan), Kaori Endo (Japan), Lê Phi Long (Vietnam), Lê Xuân Tiến (Vietnam), Liêm Tong (Switzerland), Min-hwa Sung (Korea), Mirimari Väyrynen (Finland), Nguyễn Đình Phương (Vietnam), Nguyễn Thị Tuệ Thư (Vietnam), Nguyễn Thị Uyên Minh (Vietnam), Philip Poppek (Germany), Ryusuke Ito (Japan), Việt Vũ (Vietnam). Curator: Trần Trọng Vũ, Nguyễn Anh Tuấn. Coordinator: Phạm Út Quyên, Nguyễn Lê Minh (Vietnam) Địa điểm . Venue: Heritage Space

15:00 - 17:00 Tour triển lãm 18.11.2018, Exhibition tour 09.12.2018

128

Tour triển lãm Hữu hình-Vô hình Visible-Invisible Tour Dẫn dắt . Guiding by: Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Út Quyên Địa điểm . Venue: Heritage Space

HÌNH ẢNH IMAGE


129

ẢNH TƯ LIỆU . PHOTO DOCUMENT ngày khai mạc . launching day


nghệ sỹ trò chuyện công chúng artist’s talks for public

130


131

bài giảng của chuyên gia . experts’s lectures

Ảnh tư liệu các buổi tọa đàm thảo luận hàng tuần của nghệ sỹ trong dự án và những bài giảng từ các chuyên gia trong nghệ thuật đương đại là curator, nhà nghiên cứu, học giả và nghệ sỹ thành danh The photo documents of weekly discussion of MAP’s artists and lectures by contemporary art experts who are selected curators, scholars, researchers and established artists.


thảo luận hàng tuần . roundtable discussion

132


133

thực hành sáng tạo . artistic practice

Từ trái sang phải, trên xuống dưới - from left to right, top to bottom Nguyễn Phú Viên, Philippe Richard, Bernard Pourrière with Philippe Richard and Daniel Rode, Son PT and Tạ Minh Đức - his artist’s friend, Ruchika Wason Singh and Dim Tim Art, Daniel Rode, Ingo Vetter, hanging Ruchika’s work, Heaven Baek shooting her video work, technician, artisans moving the wooden house for Son PT’s work.


trao đổi, nghiên cứu và kết nối trips for networking and exchange

Tham quan các địa điểm sáng tạo đa ngành xung quanh Hà Nội như Art Vietnam Gallery, VCCA, Matca, DomDom, VICAS art studio, live.work.share và khảo sát văn hóa truyền thống ở khu vực phụ cận. Visiting and exchange with local creative venues in city such as Art Vietnam Gallery, VCCA, Matca, DomDom, VICAS art studio, live.work.share and a cultural trip to visit traditional temples in countryside. 134


135

khai mạc triển lãm HỮU HÌNH VÔ HÌNH opening of Visible & Invisible exhibition


tour hướng dẫn xem triển lãm exhibition tour

Chương trình công chúng của MAP được tổ chức dưới dạng buổi nói chuyện và workshop sáng tạo tại các địa điểm của những tổ chức cộng đồng trong thành phố. Công chúng còn được giới thiệu trực tiếp về các ý tưởng sáng tạo và tác phẩm nghệ thuật trong các tour triển lãm của dự án được dẫn dắt bởi chính nghệ sỹ và giám tuyển. Public programs of MAP are talks and workshops implemented by artists in different locations of community organization and venue in the city. Exhibition tours are carried on to improve the engagement of publics to arts, leading by artists and curators. 136


137

TÌNH NGUYỆN VIÊN vo lu nte ers

dịch thuật . translation

hậu cần . logistic

Lê Minh Châu Trần Ngân Hà Nguyễn Ngọc Diệu Ly Lê Thị Mai Nguyễn Ngọc Sơn Nguyễn Yến Thanh Đinh Thị Thoa Bùi Thị Thu Phan Trần Hoài Trang

Trương Thị Hà Trang Nguyễn Phương Mai Nguyễn Quỳnh Thư Nguyễn Mai Linh Phạm Quỳnh Anh Nguyễn Đức Mạnh

truyền thông . communication

hỗ trợ nghệ sỹ . artist’s assistant

Nguyễn Thị Tố Uyên Nguyễn Khánh Linh Nguyễn Yến Phượng Vũ Thu Hà Phạm Thanh Huyền Bùi Quang Hảo

Nguyễn Hải Giang Nguyễn Minh Anh Ngô Quỳnh Anh Nguyễn Thị Hậu Nguyễn Phương Mai Thảo Nguyễn Đỗ Anh Quân

tư liệu . documentary Nguyễn Đức An Bùi Quốc Đạt Dương Thanh Quang Hà Thị Thanh Xuân

kỹ thuật . technician Lê Văn Hùng Lê Văn Phương Nguyễn Minh Tuấn


Hữu-hình Vô-hình . Visible Invisible triển lãm MAP 2018 . the final exhibition trích đoạn tác phẩm Ngày qua Ngày của Đặng Thùy Anh detail of the installation by artist Dang Thuy Anh

138


139

DANH MỤC TÁC PHẨM list of artwork

Số/ Trang NGHỆ SỸ . ARTIST No./Pg. TÁC PHẨM . WORK

NĂM YEAR

LOẠI HÌNH DISCIPLINES

CHẤT LIỆU . MEDIUM KỸ THUẬT . TECHNIQUE

KÍCH THƯỚC DIMENSION

THÔNG TIN . NOTE SỞ HỮU . CREDIT

1-4/ 20-27

Đặng Thùy Anh Ngày qua ngày Day by day

2018

Sắp đặt địa hình Site-specific installation

Hộp mica, ốc bươu vàng, nước, đèn, ròng rọc điện Mica box, golden apple snail, water, lights, electric cable

Tùy theo không gian Thuộc về nghệ sỹ trưng bày Courtesy of the artist Variable dimension

5-14/ 28-33

Haruka Saito Nước của bạn Your water

2018

Sắp đặt Video Video installation

HD players, projectors, video 11’42”

Tùy theo nơi bày Variable

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

15-19/ 34-39

Kaori Endo Useu (Chất thải) Uesu (Waste)

2018

Sắp đặt vật thể, Trình diễn Object installation, performance

Vải tái chế, ảnh, video Recycled clothes, photo, video

Tùy theo nơi bày Variable

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

20-30/ 40-47

Lê Phi Long neo Nghiêng Nghiêng 2018 Leaning anchor

Sắp đặt địa hình Site-specific installation

Vải, gỗ tự nhiên, dây cáp, màn hình, video 7’ Fabric, wood, cable, monitor, video 7’

Tùy theo nơi bày Variable

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

Sắp đặt Video Video installation

Video 14”, máy chiếu, thiết bị HD, Giấy A4 Video 14”, projector, HD-player, A4 paper

Tùy theo nơi bày Variable

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

31-32/ 48-51

Lê Xuân Tiến Mở cánh cửa giữa phòng ngủ và ban công Open the Door between the bedroom and the balcony

2018


Số/ Trang NGHỆ SỸ . ARTIST No./Pg. TÁC PHẨM . WORK

NĂM YEAR

LOẠI HÌNH DISCIPLINES

CHẤT LIỆU . MEDIUM KỸ THUẬT . TECHNIQUE

KÍCH THƯỚC DIMENSION

THÔNG TIN . NOTE SỞ HỮU . CREDIT

2018

Sắp đặt âm thanh Sound installation

loa, file âm thanh 6 phút 10 giây speaker, sound file 6’10”

Tùy theo nơi bày Variable

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

Sắp đặt Installation

Bút sắt trên giấy dó, ảnh, màu nước Pen on dzo paper, photo, watercolor

Tùy theo nơi bày Variable

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

Hội họa, Sắp đặt Installation, Painting

Sơn dầu trên nhựa acrylic, ảnh photocopy, đèn, iPad , khung gỗ Oil colour on acrylic board, photocopies, lights, iPad, wooden stands

Tùy theo nơi bày Variable

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

Trình diễn địa hình, Video Site-specific performance, video

máy chiếu, video 8’47” projector, video 8’47”

Tùy theo nơi bày Variable

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

33/ 57

Liem-Tong Vô đề Untitled

34-38/ 58-63

MinHwa Sung tháng thực hành nghệ 2018 thuật month of art practice

39-43/ 64-69

44-48/ 70-75

Mirimari Väyrynen PM10 & PM2.5 2018

Nguyễn Đình Phương khoảng gần 3m approximately 3 meters

2018

49-56/ 76-81

Nguyễn Thị Tuệ Thư Bức tường đối thoại 2018 The wall of dialogue

Hội họa, sắp đặt Painting, installation

Bút dạ màu, xốp, foam Marker pen on fomex, foam

3m x 4.5m

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

57-62/ 86-87

Nguyễn Thị Uyên Minh ‘sột soạt’ ‘rustling’

Sắp đặt đa phương tiện Mixed-media

Tường thạch cao, gối, ly thuỷ tinh, điện thoại di động, đèn LED Plaster wall, pillow, glass, mobile phone, LED lights

2m x 1.5m x 2m (kích cỡ phòng | room dimensions)

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

140

2018


141

Số/ Trang NGHỆ SỸ . ARTIST No./Pg. TÁC PHẨM . WORK

NĂM YEAR

LOẠI HÌNH DISCIPLINES

CHẤT LIỆU . MEDIUM KỸ THUẬT . TECHNIQUE

KÍCH THƯỚC DIMENSION

THÔNG TIN . NOTE SỞ HỮU . CREDIT

63-69/ 88-93

Philip Poppek Dấu vết Marks

2018

Hội họa, Nhiếp ảnh, Sắp đặt địa hình Painting, Photography, Site-specific installation

Sơn mài, ảnh Lacquer, photos

60x80cm (Sơn mài / Thuộc về nghệ sỹ Lacquer), 25x33cm Courtesy of the artist (Ảnh / Photo) Sắp đặt tùy theo nơi bày Variable installation

70-75/ 94-101

Ryusuke Ito Bánh xe ma Ghost Wheels

2018

Sắp đặt Video Video installation

Đèn chiếu, động cơ, ly thuỷ tinh, nước và các vật thể có sẵn Light, Motor, glass, water, and mixed media

150cm x 100cm x 50cm (x3)

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist

Việt Vũ 76-78/ Sân sau 102-107 The Backyard

2018

Nhiếp ảnh Photography

ảnh in kỹ thuật số photo paper print

20 bức ảnh in khổ A3 20 photo pieces, A3 size

Thuộc về nghệ sỹ Courtesy of the artist


142


143

Nghệ sỹ, nhà tổ chức (ảnh trên) và các tình nguyện viên (ảnh dưới) của MAP 2018. Photo of all artists, organisers (above) and volunteers (below) of MAP 2018.


CREDIT

tổ chức . presented by

đối tác . partner Hanoi Grapevine

Six Space

Goethe Institut

Nhà Sàn Collective

Hanoi Doclab

Arts Council Korea

VICAS Art Studio

tài trợ . sponsor TID group Dolphin Plaza CDEF - Danish Embassy Japan Foundation Asia Center

nội dung . content Nguyễn Anh Tuấn Trần Trọng Vũ

ảnh tư liệu . photo documents Nguyễn Đức An, Bùi Quốc Đạt Hà Thị Thanh Xuân, Dương Thanh Quang

dịch thuật . translate Nguyễn Yến Thanh Trần Ngân Hà Lê Thị Mai

hiệu đính . proof read Phạm Út Quyên

in ấn . print Printopia

đồ họa thị giác . visual communication Nguyễn Minh Tuấn

Ấn phẩm này thuộc dự án ‘Hữu Hình Vô Hình’, phiên bản của ‘Tháng thực hành Nghệ thuật’ năm 2018 của Heritage Space. Phát hành tại Hà Nội, 2019. This catalogue is published for ‘Visible & Invisible’, the 2018 version of ‘Month of Art Practice’ project, organised by Heritage Space. Issued in Hanoi, 2019.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.