BẮT ĐẦU BẰNG NHỮNG KẾT LUẬN?
Những trái đồi bên kia hồ rất đẹp, và xa hơn nữa là những ngọn núi phủ đầy tuyết. Trời đã mưa suốt ngày; nhưng bây giờ như một phép
mầu không mong đợi, bầu trời bỗng dưng quang đãng, và mọi vật
trở nên sống động, vui tươi và thanh bình. Những bông hoa rực rỡ với màu vàng, đỏ và tím đậm, và những giọt mưa trên chúng giống như những viên ngọc quý. Đó là một chiều tối đáng yêu nhất, đầy
ánh sáng và huy hoàng. Người ta đổ ra đường, và dọc bờ hồ, trẻ con đang la hét, cười đùa. Thông qua mọi hoạt động và nhộn nhịp này có vẻ đẹp mê hoặc và một sự yên bình lạ lùng, tỏa khắp.
Vài người chúng tôi ngồi trên một chiếc ghế dài quay mặt ra hồ. Một người đàn ông đang nói khá lớn tiếng và không thể không nghe lỏm được những gì anh ta đang nói với người bên cạnh. “Vào buổi chiều như thế này, tôi ước gì mình được rời bỏ thật xa sự ồn ào và hỗn loạn này, nhưng công việc đã giữ tôi ở lại đây, và tôi thật miễn cưỡng.” Người ta đang cho những con thiên nga, những con vịt và mấy con chim mòng biển bay lạc ăn. Các con thiên nga trắng tinh và rất duyên dáng. Lúc này mặt nước không một gợn sóng, và những trái đồi bên kia hồ hầu như đen sẫm lại; nhưng những ngọn núi vượt lên trên các trái đồi đang sáng chói lọi với Mặt Trời hoàng hôn, và những đám mây đầy hình ảnh làm nền phía sau chúng dường như sống động, đắm say.
Vị khách của tôi bắt đầu: “Tôi không chắc tôi hiểu ông khi ông nói rằng kiến thức phải được loại bỏ để thấu hiểu sự thật, chân
J. Krishnamurti
lý.” Ông ấy lớn tuổi, đi đây đi đó nhiều và đọc sách nhiều. Ông đã từng vào sống trong tu viện hơn một năm, ông giải thích, và đi lang thang khắp thế giới, từ cảng này đến cảng khác, làm thủy thủ trên
tàu biển, dành dụm tiền bạc và thu thập kiến thức. “Tôi không có ý chỉ kiến thức sách vở.” Ông ấy tiếp tục. “Ý tôi là kiến thức mà con
người đã thu thập được nhưng không viết ra giấy, truyền thống bí
mật vượt ngoài những trang giấy và những quyển sách thiêng liêng.
Tôi đã tìm hiểu về thuyết huyền bí, nhưng đối với tôi dường như
điều này khá ngu muội và hời hợt. Một kính hiển vi tốt hữu dụng
hơn khả năng thấu thị của một người thấy được những thứ siêu vật chất. Tôi đã đọc nhiều nhà sử học lừng danh với những chủ thuyết
cùng những điều họ tưởng tượng, nhưng... Được cho một trí não xuất sắc và khả năng tích lũy kiến thức thì một người phải có thể làm thật nhiều điều tốt. Tôi biết điều đó không hợp thời, nhưng
trong tôi có một thôi thúc âm thầm muốn cải tạo thế giới, và kiến
thức là niềm đam mê của tôi. Tôi luôn luôn là người mang trong
lòng đủ thứ đam mê, và hiện giờ tôi đang bị thiêu đốt bởi khát vọng
muốn biết. Một hôm tôi đã đọc được điều gì đó nơi ông khiến tôi tò mò, và khi ông nói rằng phải thoát khỏi kiến thức, tôi đã quyết định
đến gặp ông – không phải trong tư cách một đệ tử, mà như một người thâm nhập, tìm hiểu, khám phá.”
Theo sau một người khác, dù uyên bác và cao quý ra sao, đều chặn đứng mọi động thái thấu hiểu, phải không?
“Vậy thì chúng ta có thể nói chuyện trong tinh thần tự do và tôn trọng lẫn nhau.”
Nếu được phép hỏi, theo bạn thì kiến thức có nghĩa gì?
“Vâng, rất hay khi bắt đầu bằng câu hỏi đó. Kiến thức là tất cả mọi điều mà con người đã học được thông qua kinh nghiệm; đó là
Nói Về Đời Sống - 3
những gì con người đã góp nhặt bằng học tập, qua nhiều thế kỷ đấu tranh và đau khổ, trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, cả khoa học và tâm lý. Như ngay cả một nhà sử học tiếng tăm nhất cũng diễn giải lịch sử rập theo sự hiểu biết và tâm trạng của mình, do đó một học giả bình thường như tôi cũng có lẽ diễn giải hiểu biết thành
hành động, hoặc ‘tốt lành’ hoặc ‘xấu xa’. Mặc dù lúc này chúng ta không quan tâm đến hành động, nhưng chắc chắn hành động có liên hệ với kiến thức, tức những gì mà con người đã trải nghiệm hay
học được thông qua tư tưởng, thông qua tham thiền, thông qua đau
khổ, phiền não. Kiến thức là vô cùng; không chỉ những gì được ghi
chép trong Kinh sách, mà còn tồn tại trong cá nhân cũng như trong
cộng đồng hay trong tâm thức chủng tộc của con người. Thông tin
về khoa học và y học, học cách vận hành trong kỹ thuật của thế giới
vật chất, vốn ăn sâu trong ý thức của người phương Tây, cũng giống
như sự nhạy cảm cao độ hơn về thế giới tâm linh trong ý thức người
phương Đông. Tất cả điều này đều là kiến thức, bao trùm không chỉ
những gì đã biết rồi, mà còn cả những thứ đang và sẽ được khám
phá mỗi ngày. Kiến thức là một tiến trình thêm vào, một tiến trình
chết rồi, không có chỗ cùng tận đối với nó, và do đó nó có lẽ là cái
bất diệt mà con người theo đuổi. Cho nên tôi không thể hiểu được
vì sao ông nói rằng mọi kiến thức phải được loại bỏ nếu muốn thấu hiểu sự thật hay chân lý.”
Sự phân chia giữa kiến thức và thấu hiểu là rất giả tạo, thực ra nó không tồn tại; nhưng để thoát khỏi sự phân chia này, tức là nhận biết được sự khác biệt giữa chúng, thì chúng ta phải khám phá cái hình thái cao tột nhất của động thái tư tưởng là gì, nếu không sẽ có hoang mang, rối loạn.
Phải chăng động thái tư tưởng bắt đầu bằng một kết luận? Phải chăng động thái tư tưởng là sự chuyển dịch từ kết luận này đến kết
J. Krishnamurti
luận khác? Liệu có thể có động thái tư tưởng, nếu động thái tư tưởng
ấy mang tính tích cực? Không phải hình thái tư tưởng cao tột nhất
vốn mang tính tiêu cực hay sao? Không phải tất cả mọi kiến thức
đều là sự tích lũy những định nghĩa, những kết luận và những
khẳng định tích cực hay sao? Tư tưởng tích cực, vốn được đặt nền
tảng trên kinh nghiệm, luôn luôn là kết quả của quá khứ, và loại tư
tưởng như thế không bao giờ có thể khám phá cái mới mẻ.
“Ông phát biểu rằng kiến thức luôn luôn nằm trong quá khứ, và rằng tư tưởng mà bắt nguồn từ quá khứ thì chắc chắn phải che mờ sự tri giác, sự nhận biết, điều có thể được gọi là sự thật. Tuy nhiên, nếu không có quá khứ như ký ức, chúng ta không thể nhận ra cái vật này mà chúng ta đã đồng ý gọi là một cái ghế. Từ ngữ ‘cái ghế’ phản ảnh một kết luận đã đạt được bởi sự đồng thuận và mọi
sự truyền đạt, giao tiếp, đều dừng lại nếu những kết luận như thế
không được thừa nhận. Phần lớn động thái tư tưởng của chúng ta
đều dựa trên những kết luận, trên những truyền thống, trên những
kinh nghiệm của những người khác, và cuộc sống sẽ không thể diễn
ra được nếu không có những kết luận hiển nhiên và chắc chắn ấy. Chắc ông không có ý nói rằng chúng ta phải loại bỏ mọi kết luận, mọi kỷ niệm và truyền thống chứ?”
Những lối sống theo truyền thống chắc chắn phải đưa đến sự
tầm thường, và một trí não bị mắc kẹt trong truyền thống thì không thể giác tri, không thể nhận biết cái chân thực. Truyền thống có thể là một ngày đã qua, hoặc có thể lùi xa nhiều ngàn năm. Rõ ràng là sẽ phi lý nếu người kỹ sư loại bỏ kiến thức chuyên ngành của mình
đã đạt được nhờ vào kinh nghiệm của cả ngàn người khác, và nếu người ta cố gắng loại bỏ ký ức về chỗ ở của mình, thì đó chỉ thể hiện một trạng thái loạn thần kinh. Nhưng việc thâu lượm những sự kiện không sáng tạo động thái thấu hiểu cuộc sống. Có kiến thức là
Nói Về Đời Sống - 3
một việc, còn thấu hiểu là một việc khác. Kiến thức không dẫn đến thấu hiểu; nhưng thấu hiểu có thể làm giàu kiến thức và kiến thức có thể thực thi động thái thấu hiểu.
“Kiến thức vốn thiết yếu và không nên bị xem thường. Không có kiến thức, khoa phẫu thuật hiện đại cùng nhiều điều kỳ diệu
khác không thể tồn tại.”
Chúng ta không đang tấn công hay bảo vệ kiến thức, mà đang
cố gắng thấu hiểu toàn bộ vấn đề. Kiến thức chỉ là một phần của cuộc sống, chứ không phải là toàn bộ, và khi phần đó nắm tất cả
sự quan trọng, như hiện giờ nó đang đe dọa, thì cuộc sống trở nên
hời hợt, chỉ còn là một thói quen chán ngắt mà từ đó con người
tìm cách lẩn trốn qua mọi hình thức tiêu khiển, giải trí và mê tín dị
đoan, với những hậu quả vô cùng thảm khốc. Kiến thức đơn thuần,
dù rộng rãi và được kết hợp một cách xảo quyệt đến mức nào đi
nữa, vẫn sẽ không giải quyết được các vấn đề của con người; cứ khăng khăng cho rằng kiến thức sẽ giải quyết được là mời gọi sự
thất vọng và khổ não. Cần phải có cái gì đó thâm sâu hơn nhiều.
Người ta có lẽ biết rằng thù hận là vô ích, nhưng thoát khỏi thù hận là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Tình yêu không phải là vấn đề về kiến thức.
Quay lại chủ đề đang nói chuyện, động thái tư tưởng tích cực
không phải là động thái tư tưởng nào cả; nó chỉ là một nối tiếp được sửa đổi của điều đã được suy nghĩ. Hình thức bên ngoài của nó có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào những cưỡng bách và những áp lực, nhưng cốt lõi của động thái tư tưởng tích cực luôn luôn là truyền thống. Động thái tư tưởng tích cực là một tiến trình tuân thủ, rập khuôn bắt chước và thứ trí não mà tuân thủ thì không bao giờ có thể sống trong tâm thái khám phá.
J. Krishnamurti
“Nhưng động thái tư tưởng tích cực có thể bị loại bỏ không?
Không phải nó vốn cần thiết ở một mức độ nào đó cho sự tồn tại
của nhân loại hay sao?”
Tất nhiên, nhưng đó không phải là toàn bộ vấn đề. Chúng ta đang cố gắng khám phá xem liệu kiến thức có thể trở thành chướng
ngại cho động thái thấu hiểu sự thật hay không. Kiến thức là thiết
yếu, bởi vì nếu không có nó, chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu trong
một số lĩnh vực nào đó thuộc sự tồn tại của chúng ta. Điều này khá
đơn giản và rõ ràng. Nhưng liệu kiến thức được tích lũy, dù rộng lớn
đến chừng nào, sẽ giúp chúng ta thấu hiểu sự thật?
“Sự thật là gì? Phải chăng nó là một nền tảng chung mà mọi
người đều giẫm chân lên? Hay nó là một trải nghiệm mang tính chủ quan, thuộc cá nhân?”
Dù nó có lẽ được gọi bằng bất cứ tên gì, sự thật phải luôn luôn mới mẻ, đang sống; nhưng những từ ngữ “mới mẻ”, và “đang sống” chỉ được dùng để truyền đạt một trạng thái vốn không đứng yên, không chết rồi, chứ không phải là một điểm cố định bên trong trí não của con người. Sự thật phải được phát hiện mới mẻ lại từng khoảnh khắc một, nó không phải là một kinh nghiệm có thể được lặp lại; sự thật không mang tính tiếp nối liên tục, nó là một trạng thái không thời gian. Sự phân chia giữa cái nhiều và cái một phải kết
thúc để cho sự thật hiện diện. Sự thật không phải là một trạng thái
để thành tựu được, cũng không phải là một mục tiêu hướng vào đó trí não tiến hóa, phát triển. Nếu sự thật được quan niệm như một
thứ để đạt được, lúc đó việc trau dồi kiến thức và những tích lũy ký
ức trở nên cần thiết, khiến dấy sinh có đạo sư và đệ tử, người biết và kẻ không biết.
“Vậy thì ông phản đối những đạo sư và những đệ tử, phải không?”
Nói Về Đời Sống - 3
Không phải là vấn đề phản đối điều gì đó mà là tri giác, nhận
biết được rằng sự tuân thủ đó, vốn là sự ham muốn được an toàn, cùng với những nỗi sợ hãi của nó, sự tuân thủ đó ngăn chặn động
thái kinh nghiệm cái không thời gian.
“Tôi nghĩ tôi hiểu được ý ông. Nhưng liệu không khó khăn cực
kỳ khi phải từ bỏ tất cả những gì người ta đã góp nhặt được hay sao?
Thực ra, điều đó có thể được không?”
Từ bỏ nhằm mục đích để đạt được thì không phải là từ bỏ gì
hết. Thấy cái giả như là cái giả, thấy sự thật trong cái giả, và thấy
sự thật như sự thật – chính hành động thấy này giải phóng trí não.
2. TỰ GIÁC HAY TỰ THÔI MIÊN?
Trời mưa suốt đêm và gần hết buổi sáng, và lúc này Mặt Trời đang
đi xuống sau những đám mây đen, nặng nề. Bầu trời không có màu
sắc, nhưng mùi thơm của đất thấm mưa tràn ngập không khí. Tiếng
ếch nhái kêu vang suốt đêm dài, dai dẳng và nhịp nhàng, nhưng
khi bình minh ló dạng thì chúng trở nên lặng thinh. Những thân
cây đen sẫm bởi cơn mưa kéo dài, và những chiếc lá được rửa sạch
bụi bặm của mùa hạ, sẽ sung mãn và xanh tươi lại trong vài ngày
tới. Các bãi cỏ cũng sẽ xanh hơn, các bụi cây sẽ sớm ra hoa, và cảnh
vật sẽ vui tươi. Cơn mưa được nghênh đón làm sao sau những ngày
bụi bặm và nóng bức! Vượt qua những trái đồi là những ngọn núi
J. Krishnamurti
dường như không quá xa, và cơn gió nhẹ thổi từ biển vào thật mát
mẻ và trong lành. Sẽ có nhiều công ăn việc làm hơn, nhiều thực
phẩm hơn và sự đói kém sẽ chỉ còn là chuyện quá khứ.
Một trong các con chim đại bàng màu nâu đang tạo nên những
vòng tròn rộng lớn trong bầu trời, bềnh bồng trong gió mà không
cần vẫy cánh. Hàng trăm người trên những chiếc xe đạp trở về nhà sau một ngày dài ở sở làm. Một số ít người vừa đạp xe vừa nói chuyện, nhưng phần đông họ đều im lặng và rõ ràng là đã mệt mỏi.
Một nhóm khá đông người dừng lại, với những chiếc xe dựa vào người và đang rôm rả về đề tài gì đó, trong khi gần đó một viên cảnh sát mệt mỏi đang quan sát họ. Ở góc phố, một tòa nhà mới to lớn
đang mọc lên. Con đường đầy những vũng nước màu nâu, và khi ô tô chạy qua làm bắn tung tóe nước bẩn lên người ta, để lại những
vệt đen trên quần áo. Một người đi xe đạp dừng lại, mua từ người
bán hàng một điếu thuốc rồi tiếp tục đạp xe đi.
Một cậu bé xuất hiện mang trên đầu một hộp thiếc cũ dùng
đựng dầu lửa, trong đó đựng chừng nửa hộp một chất lỏng gì đó.
Chắc cậu phải làm việc xung quanh tòa cao ốc đang được xây dựng.
Cậu có đôi mắt sáng và gương mặt vui vẻ lạ thường; cậu có dáng
người mảnh khảnh nhưng trông rắn chắc mạnh mẽ, làn da đen sạm vì cháy nắng. Cậu mặc chiếc áo sơ mi và thắt lưng quấn vải, cả hai
đều có màu nâu của đất vì đã sử dụng lâu ngày. Cậu có cái đầu cân
đối, xinh đẹp và dáng đi kiêu hãnh – một cậu bé mà đang làm việc của người lớn. Khi bỏ lại đám đông sau lưng, cậu bắt đầu cất tiếng hát, và đột nhiên, toàn bộ bầu không khí thay đổi. Giọng hát của cậu bình thường – giọng của một cậu trai, đầy sức sống và ồm ồm; nhưng bài hát có vần điệu, và có lẽ cậu đã đánh nhịp với đôi tay nên không còn tay nào để giữ cái hộp trên đầu. Cậu biết có người đi theo phía sau mình, nhưng vì quá vui vẻ, phấn khởi đến độ quên
Nói Về Đời Sống - 3
cả ngại ngùng, và rõ ràng cậu ta hoàn toàn không quan tâm đến sự thay đổi đặc biệt đã xảy trong bầu không khí. Trong không khí chứa chan phước lành, tình yêu bao trùm muôn vật, một sự dịu dàng đơn giản, không tính toán, một tốt lành luôn luôn đang nở hoa.
Thình lình cậu bé ngưng hát và rẽ vào một túp lều tranh xiêu
vẹo nằm cách xa con đường. Chẳng mấy chốc sẽ có mưa lại.
Vị khách đến thăm cho biết ông đã giữ một chức vụ trong chính phủ, cho đến nay điều đó vẫn rất tốt, và vì ông đã được hưởng một
nền giáo dục hàng đầu cả trong và ngoài nước, ông có thể leo lên vị trí khá cao. Ông ấy nói, ông đã kết hôn và có hai người con. Ông
sống một cuộc sống hết sức vui vẻ vì sự thành đạt đã được bảo
đảm; ông có nhà riêng và để dành tiền cho con cái ăn học. Ông rành tiếng Phạn và quen thuộc với truyền thống tôn giáo. Mọi việc
đang tiến triển tốt đẹp, ông ấy nói; nhưng vào một buổi sáng, ông thức dậy rất sớm, vệ sinh tắm rửa và ngồi thiền trước khi gia đình và hàng xóm thức giấc. Dù ông đã trải qua một đêm ngủ bình yên,
ông vẫn thấy không thể thiền được; và đột nhiên ông cảm nhận một thôi thúc mãnh liệt phải dành trọn phần đời còn lại của mình cho thiền định. Không chút do dự và nghi ngờ; ông quyết định cống hiến những năm tháng còn lại để tìm thấy bất cứ điều gì có thể tìm thấy được qua thiền, và ông đã nói với vợ và hai cậu con trai, đang theo học đại học, rằng ông sẽ trở thành một tu sĩ. Các đồng nghiệp ngạc nhiên bởi quyết định của ông, nhưng chấp nhận sự từ chức của ông và chỉ trong vài hôm ông đã lìa bỏ nhà cửa, không bao giờ quay lại.
Đó là việc đã xảy ra cách đây hai mươi lăm năm, ông nói tiếp. Ông đã khép mình vào giới luật một cách nghiêm ngặt; nhưng ông thấy việc giữ giới quả là khó khăn sau việc đã thụ hưởng một cuộc sống thanh thản, và phải qua một thời gian dài ông mới làm chủ
J. Krishnamurti
được suy nghĩ và những đam mê trong ông. Tuy nhiên, cuối cùng,
ông cũng đã bắt đầu có được những hình ảnh về Phật, Chúa và
Krishna mà vẻ đẹp của họ làm mê hoặc ông, và trong nhiều ngày
liền ông như sống trong một trạng thái xuất thần, ngày càng mở rộng những biên giới của trí não và con tim của ông, hoàn toàn bị
thu hút trong tình yêu đó vốn là sự hiến dâng cho Đấng Tối Cao.
Mọi vật quanh ông – dân làng, thú vật, cây cối, bãi cỏ – đều thực sự vô cùng sinh động, sáng chói trong tình yêu và sức sống của nó.
Ông đã phải mất ngần ấy năm để chạm được viền mép của Cái Vô
Hạn, ông nói, và thật đáng ngạc nhiên ông đã tồn tại được.
“Tôi đã có một số đệ tử và tín đồ, đó là điều không thể tránh
khỏi trong đất nước này.” Ông tiếp tục. “Và một người trong số họ
đề nghị với tôi rằng tôi nên dự một buổi nói chuyện của ông trong
thị trấn này, nơi tôi tình cờ có mặt trong vài ngày. Để làm vui lòng
người đệ tử hơn là để lắng nghe ông. Tôi đã đến dự buổi nói chuyện, và tôi có ấn tượng mãnh liệt khi nghe những gì ông nói khi trả lời
một câu hỏi về thiền. Ông phát biểu rằng nếu không có tự giác, tức
không thấu hiểu về chính mình, mà trong tự thân nó là thiền, thì tất cả thiền đều là một tiến trình tự thôi miên, một dự phóng tư tưởng và dục vọng của chính mình. Tôi đã suy nghĩ về tất cả điều này và lúc này tôi đến đây để nói chuyện với ông về những vấn đề đó.”
“Tôi thấy rằng những điều ông nói hoàn toàn đúng, và đó là một chấn động dữ dội khi nhận ra rằng, tôi đã bị vướng mắc trong những hình ảnh hay những dự phóng của chính trí não mình. Giờ
đây, tôi hiểu ra một cách sâu sắc chân tướng thiền của tôi trước đây là gì. Trong suốt hai mươi lăm năm, tôi đã bị giam cầm trong chính khu vườn xinh đẹp do mình tự tạo; những nhân vật, những cái thấy
ảo đều là kết quả của nền văn hóa đặc biệt của tôi và của những
điều tôi đã mong muốn, đã nghiên cứu và đã hấp thu. Giờ đây tôi đã
Nói Về Đời Sống - 3
hiểu ý nghĩa của những điều tôi đã làm và tôi thực sự bị chấn động
vì đã phung phí nhiều năm sống quý giá.”
Chúng tôi im lặng một lúc.
“Tôi phải làm gì bây giờ?” Ông lại nói tiếp. “Có cách nào thoát
khỏi ngục tù mà tôi đã dựng lên cho chính mình không? Tôi có
thể thấy rằng những gì tôi đã đạt được trong thiền định của mình
là một ngõ cụt, mặc dù chỉ mới vài ngày trước nó dường như đầy
ý nghĩa tuyệt vời. Dù tôi có muốn nhiều đến mức nào đi nữa, tôi
không thể quay lại với tất cả những ảo tưởng và những kích thích
tự tạo tác. Tôi muốn xé toang bức màn ảo tưởng này và tiếp cận cái
không phải do trí não kết hợp hình thành. Chắc ông không biết tôi
sống trong tâm trạng thế nào trong hai ngày qua! Cái cấu trúc mà
tôi đã dày công và gian khổ xây dựng trong hơn hai mươi lăm năm
qua đã không còn ý nghĩa gì nữa, và dường như tôi sẽ phải làm lại
tất cả từ đầu. Vậy tôi phải bắt đầu từ đâu?”
Phải chăng không có việc khởi sự lại từ đầu nào cả, mà chỉ tri
giác, nhận biết được cái sai như cái sai vốn là, bắt đầu thấu hiểu?
Nếu người ta bắt đầu lại, người ta có thể lại bị trói buộc vào một ảo
tưởng khác, có lẽ trong một cách khác. Điều làm chúng ta đui mù là dục vọng, là ham muốn thành tựu một mục đích, một kết quả; nhưng nếu chúng ta tri giác được rằng kết quả mà chúng ta ham muốn vẫn còn nằm trong lĩnh vực tự cho mình là trung tâm, vậy là không còn tư tưởng về thành tựu. Thấy cái sai y như cái sai, và cái đúng y như cái đúng, đó là trí tuệ.
“Nhưng liệu tôi có thực sự thấy rằng những gì tôi đã làm suốt hai mươi lăm năm qua là sai lầm không? Liệu tôi có tri giác, nhận biết được mọi ý nghĩa hàm chứa trong điều tôi đã coi là thiền định không?”
J. Krishnamurti
Khát vọng, mong cầu kinh nghiệm là khởi đầu của ảo tưởng.
Và giờ đây bạn hiểu ra, các tầm nhìn của bạn, những điều bạn thấy, chỉ là những dự phóng của nền tảng quá khứ của bạn, của tình
trạng bị quy định của bạn, và chính những dự phóng này mà bạn
đã kinh nghiệm. Chắc chắn đây không phải là thiền định. Khởi đầu
của thiền định là thấu hiểu về cái nền tảng, về cái “tôi”, cái ngã này, và nếu không có động thái thấu hiểu này, thì cái được gọi là thiền, dù có đem lại vui sướng hay gian khổ ra sao đi nữa, vẫn chỉ là một hình thái tự thôi miên. Bạn đã thực hành cách tự kiềm chế, tự kiểm
soát suy nghĩ, và tập trung vào việc nâng cao kinh nghiệm. Đây là
việc làm tự cho mình là trung tâm – đó không phải là thiền định; và
tri giác hay nhận biết được rằng đó không phải là thiền là khởi đầu
của thiền định. Thấy sự thật trong cái giả dối khiến trí não thoát
khỏi cái giả dối. Tự do khỏi cái giả dối không xảy ra qua ham muốn
đạt được nó; nó xuất hiện khi trí não không còn để ý đến sự thành
công với việc đạt được một mục đích. Mọi tìm kiếm phải chấm dứt, và chỉ lúc bấy giờ cái không tên mới có thể thị hiện.
“Tôi không muốn tự lừa dối nữa.”
Tự lừa dối còn tồn tại khi còn có bất kỳ hình thái ham muốn hay bám chấp nào: bám chấp vào một thành kiến, một kinh nghiệm, một hệ thống tư tưởng. Một cách có ý thức hoặc không ý thức, người kinh nghiệm luôn luôn tìm kiếm kinh nghiệm rộng lớn hơn, sâu thẳm hơn, to tát hơn; và bao lâu người kinh nghiệm còn tồn tại, tất phải còn ảo tưởng dưới dạng này hay dạng khác.
“Tất cả mọi điều này bao hàm thời gian và nhẫn nại, phải không?”
Thời gian và nhẫn nại có thể cần thiết để thực hiện một mục đích. Người có tham vọng, về mặt thế tục hay tinh thần, cần thời gian để đạt mục đích của mình. Trí não là sản phẩm của thời gian,
Nói Về Đời Sống - 3
giống như tất cả suy nghĩ đều là kết quả của nó; và trí não hành
động để tự giải thoát chính nó khỏi thời gian chỉ củng cố tình
trạng nô lệ của nó đối với thời gian. Thời gian chỉ tồn tại khi còn có
khoảng cách tâm lý giữa cái đang là và cái sẽ phải là, mà được gọi là
lý tưởng, mục đích. Giác tri, nhận biết được tính cách lừa dối của
toàn bộ cách suy nghĩ này là tự do khỏi nó – mà không đòi hỏi bất
kỳ sự cố gắng nào, bất kỳ sự tu tập nào. Động thái thấu hiểu là ngay tức khắc, không thuộc thời gian.
“Thứ thiền định mà tôi đã mê đắm trong đó chỉ có thể có ý nghĩa khi nó được thấy là sai lầm, và tôi nghĩ rằng tôi thấy nó là sai lầm. Nhưng…”
Xin đừng nêu câu hỏi mà chắc chắn đa số người luôn luôn hỏi, là sẽ có gì để thay thế vào đó, v.v.. Khi cái sai lầm bị loại bỏ, thì mới có tự do để cho cái đó mà không sai lầm xuất hiện. Bạn không thể tìm thấy cái đúng bằng cách dựa vào cái sai; cái sai không phải là phiến đá lót để đi tới cái đúng. Cái sai phải chấm dứt hoàn toàn,
không phải trong so sánh với cái đúng. Không có sự so sánh giữa đúng và sai; bạo lực và tình yêu không thể được so sánh. Bạo lực phải chấm dứt để cho tình yêu thị hiện. Việc chấm dứt bạo lực không phải là vấn đề thời gian. Tri giác cái sai như cái sai là kết thúc cái sai. Hãy để cho trí não trống không, và không nhét đầy những sự việc của trí não. Vậy thì chỉ có thiền, chứ không có một người thiền định đang thiền định.
“Tôi đã bị bận tâm với người thiền định, người tìm kiếm, người
thụ hưởng, người kinh nghiệm, mà chính là bản thân tôi. Tôi đã sống trong một ngôi vườn thanh thản, dễ chịu do chính tôi tạo ra, và đã là một tù nhân trong đó. Lúc này tôi thấy sự giả dối của tất cả điều đó – dù mang máng, nhưng tôi thấy nó.”
J. Krishnamurti
3. LẨN TRỐN KHỎI “CÁI ĐANG LÀ”
Khu vườn khá đẹp, với những bãi cỏ rộng và xanh mướt và những
bụi cây trổ đầy hoa, được vây bọc hoàn toàn bởi những hàng cây tán rộng. Một con đường chạy dọc theo một phía khu vườn, và người ta thường nghe được tiếng trò chuyện ồn ào, đặc biệt vào những chiều
tối, khi mọi người đang trên đường trở về nhà. Những lúc khác khu vườn thật yên tĩnh. Cỏ được tưới nước đều đặn vào mỗi buổi sáng và chiều, và vào cả hai thời điểm có nhiều chim chóc bay lên, đáp
xuống bãi cỏ để tìm sâu bọ. Chúng hăm hở tìm kiếm, đến độ chúng
đến thật gần mà không sợ hãi khi người ta vẫn còn ngồi dưới cội
cây. Một đôi chim, màu vàng và xanh, với chiếc đuôi xòe vuông vức
và bộ lông dài thật đẹp, thường đến đậu giữa những bụi hoa hồng.
Chúng có cùng màu với những chiếc lá mềm mại và gần như không
thể thấy được chúng. Chúng có những cái đầu phẳng, đôi mắt dài
và nhỏ, với những cái mỏ màu xám. Chúng sẽ bay sà sà sát mặt đất, bắt một con sâu và quay trở lại cành hồng đang đung đưa. Đó là
một cảnh tượng đáng yêu nhất và tràn đầy tự do và vẻ đẹp. Người ta không thể đến gần chúng, chúng quá nhút nhát; nhưng nếu một người ngồi dưới gốc cây lặng lẽ ngắm nhìn, người đó sẽ thấy chúng đang vui đùa, với Mặt Trời trên đôi cánh vàng trong suốt của chúng.
Thường thường một con chồn to sẽ chui ra từ những bụi cây rậm, chiếc mũi đỏ vểnh cao lên trong không gian và đôi mắt sắc lẹm của nó theo dõi mọi chuyển động xung quanh. Ngày đầu tiên nó có vẻ rất lo âu khi thấy có người ngồi dưới cội cây, nhưng nó cũng nhanh chóng quen với sự hiện diện của con người. Nó sẽ thong thả băng qua hết chiều dài khu vườn, chiếc đuôi dài, đẹp kéo
Nói Về Đời Sống - 3
lê trên mặt đất. Đôi khi nó đi dọc theo mép bãi cỏ, gần sát các bụi cây, và lúc đó nó hết sức cảnh giác, mũi của nó rung lên và giật giật. Khi cả gia đình đã đến đông đủ con chồn lớn dẫn đầu, theo sau là
cô vợ nhỏ bé hơn và theo sau nữa là hai nhóc con nhỏ, tất cả đều đi theo hàng một. Các nhóc con dừng lại một, hai lần để đùa giỡn; nhưng khi chồn mẹ cảm nhận mấy đứa con không đi liền kề sau mình, nó quay đầu lại ngay lập tức, mấy nhóc con chạy tới và xếp hàng lại ngay.
Dưới ánh trăng khu vườn trở nên thật quyến rũ, cây cối bất
động, những bụi cây lặng lẽ tỏa lên bãi cỏ những cái bóng đen dài và giữa những bụi cây im phăng phắc. Sau nhiều ồn ào và huyên thuyên lũ chim bắt đầu đi ngủ trong đám lá tối đen. Giờ này trên
đường không còn có bóng người, nhưng thỉnh thoảng người ta nghe có tiếng hát xa xa, hoặc tiếng sáo thổi bởi một ai đó trên đường về làng. Trái lại khu vườn hết sức yên tĩnh, đầy những tiếng xì xào êm nhẹ. Không một chiếc lá lay động, và cây cối tạo hình dáng nổi bật
trên nền trời màu bạc mờ ảo.
Sự tưởng tượng không có chỗ trong thiền; sự tưởng tượng phải hoàn toàn được loại bỏ, bởi vì trí não bị vướng mắc vào tưởng tượng
chỉ nuôi dưỡng ảo tưởng. Trí não phải trong sáng, rõ ràng và bất động, và trong ánh sáng của sự rõ ràng đó, cái không thời gian hiển lộ.
Ông ấy là người rất già với chòm râu bạc trắng, và tấm thân gầy còm của ông ấy hiếm khi được che kín bởi tấm áo cà sa của một khất sĩ. Ông hết sức hòa nhã, từ tốn trong cử chỉ và nói năng, nhưng mắt ông chứa đầy nỗi buồn – nỗi buồn của sự tìm kiếm vô vọng. Ông đã lìa bỏ gia đình và từ bỏ thế giới ở tuổi mười lăm, và trong nhiều năm ông đã đi lang thang khắp đất nước Ấn Độ, viếng thăm các thiền viện, nghiên cứu, tham thiền, không ngừng
J. Krishnamurti
tìm kiếm. Ông đã sống một thời gian tại thiền viện của một lãnh tụ
tôn-giáo-chính-trị, người mà đã hoạt động tích cực cho tự do của
Ấn Độ, và ông cũng đã lưu học ở một thiền viện khác thuộc miền
nam, nơi việc tụng kinh là niềm vui thú. Trong một khu nhà ở lớn
nơi một vị thánh đang sống lặng lẽ, ông cũng vậy, giữa những người
khác, vẫn âm thầm tìm kiếm. Đã có nhiều thiền viện ở bờ đông và
bờ tây, nơi ông đã lưu lại, dò tìm, chất vấn, thảo luận. Ở tận miền
bắc xa xôi, giữa tuyết trắng và trong các hang động buốt giá, ông
cũng đã đến để tu học; và ông đã tham thiền bên dòng nước cuồn
cuộn chảy của con sông thiêng liêng. Sống giữa những người tu khổ
hạnh, thân xác ông đã chịu khổ trăm bề, và ông đã thực hiện nhiều
chuyến hành hương dài ngày đến các đền chùa thiêng liêng. Ông
rất giỏi tiếng Phạn, và ông thích thú tụng kinh khi đi bộ từ nơi này
đến nơi khác.
“Tôi đã tìm kiếm Thượng Đế bằng mọi cách có thể được từ tuổi
mười lăm, nhưng tôi đã không tìm thấy Ngài, và giờ đây tôi đã hơn
bảy mươi tuổi rồi. Tôi đến với ông như tôi đã đến với nhiều người khác, với hy vọng tìm thấy Thượng Đế. Tôi phải tìm thấy Ngài trước khi tôi chết – nếu không, thực sự, Ngài chỉ là một trong nhiều huyền thoại khác của con người.”
Thưa bạn, nếu được phép hỏi, bạn có nghĩ rằng cái không thể đo lường có thể được tìm ra bằng cách tìm kiếm nó hay sao? Bằng cách theo những đường lối khác nhau, qua giới luật và tự hành hạ, qua hy sinh và phục vụ tận tụy, liệu người tìm kiếm có đạt được cõi vĩnh hằng không? Chắc chắn, thưa bạn, liệu cõi vĩnh hằng có tồn tại hay không tồn tại thì không quan trọng, sự thật về nó sẽ được khám phá sau đó; nhưng điều quan trọng là thấu hiểu tại sao chúng ta tìm kiếm, và chúng ta đang tìm kiếm cái gì. Tại sao chúng ta tìm kiếm?
Nói Về Đời Sống - 3
“Tôi tìm kiếm, bởi vì, nếu không có Thượng Đế, thì cuộc sống có rất ít ý nghĩa. Tôi tìm kiếm Ngài để thoát khỏi phiền não và đau
khổ. Tôi tìm kiếm Ngài bởi vì tôi muốn bình an. Tôi tìm kiếm Ngài
bởi vì Ngài là vĩnh cửu, bất biến; bởi vì có sự chết, và Ngài là bất tử. Ngài là trật tự, vẻ đẹp và là sự tốt lành, và vì lý do này nên tôi tìm
kiếm Ngài.”
Nghĩa là, vì sống khổ đau trong vô thường nên chúng ta theo
đuổi đầy hy vọng điều chúng ta gọi là thường hằng. Động cơ tìm
kiếm của chúng ta là tìm thấy thanh thản trong lý tưởng về sự thường hằng, và lý tưởng này được sinh ra từ sự vô thường, nó phát
triển từ nỗi đau của sự thay đổi bất tận. Lý tưởng là không thực, trái
lại đau khổ là thực; nhưng dường như chúng ta không thấu hiểu sự
kiện về đau khổ, và vì vậy chúng ta bám vào lý tưởng, vào hy vọng
không đau khổ. Do đó, trong chúng ta nảy sinh trạng thái phân hai
của sự kiện và lý tưởng, với sự xung đột triền miên giữa cái đang
là và cái sẽ phải là. Động cơ tìm kiếm của chúng ta là để lẩn trốn cái vô thường, nỗi đau khổ, để vào cái mà trí não cho là trạng thái
thường hằng, hạnh phúc vĩnh viễn. Nhưng chính ý nghĩ đó cũng là
vô thường, vì nó được sinh ra từ đau khổ. Cái đối nghịch, dù được ca ngợi đến chừng nào, vẫn mang mầm mống của cái đối nghịch của chính nó. Do đó, cuộc tìm kiếm của chúng ta, rốt lại chỉ là sự thôi thúc để lẩn trốn cái đang là.
“Ý ông muốn nói rằng chúng ta phải chấm dứt tìm kiếm phải không?”
Nếu chúng ta đặt trọn vẹn sự chú tâm vào động thái thấu hiểu cái đang là, vậy thì sự tìm kiếm, như chúng ta biết, có thể không còn cần thiết nữa. Khi trí não thoát khỏi đau khổ, liệu còn tìm kiếm hạnh phúc nữa không?
J. Krishnamurti
“Có bao giờ trí não có thể được tự do khỏi đau khổ không?”
Kết luận rằng trí não có thể hoặc không thể tự do là chấm dứt
mọi thâm nhập và thấu hiểu. Chúng ta phải đặt trọn sự chú tâm
của chúng ta vào việc thấu hiểu đau khổ, và chúng ta không thể
làm việc này được nếu chúng ta còn tìm cách lẩn trốn đau khổ, hoặc
nếu trí não chúng ta còn bận tâm trong việc tìm kiếm nguyên nhân.
Phải chú tâm hoàn toàn, trọn vẹn, chứ không phải quan tâm một
cách lệch lạc.
Khi trí não không còn tìm kiếm, không còn nuôi dưỡng xung
đột thông qua những ham muốn và những khát vọng của nó, khi
trí não im lặng bằng động thái thấu hiểu, chỉ lúc đó cái không thể đo lường mới có thể xuất hiện.
4. NGƯỜI TA CÓ THỂ BIẾT
ĐIỀU
GÌ LÀ
TỐT LÀNH CHO NGƯỜI ĐỜI KHÔNG?
Có một số người của chúng tôi trong căn phòng. Hai người từng đã
ở tù nhiều năm vì các lý do chính trị; họ đã đau khổ và hy sinh để
giành tự do cho đất nước, và rất nổi tiếng. Tên tuổi của họ thường xuất hiện trên báo chí, và tuy họ nhũn nhặn nhưng tính kiêu ngạo
đặc biệt do sự thành đạt và nổi tiếng vẫn hiện rõ trong mắt họ. Họ
đọc nhiều và diễn đạt dễ dàng nhờ việc thường nói chuyện trước
Nói Về Đời Sống - 3
công chúng. Một người khác là một chính trị gia, một con người to lớn với cái nhìn sắc bén, đầy mưu mô và luôn luôn quan tâm đến sự
thăng tiến của chính mình. Ông cũng đã từng đi tù vì lý do tương
tự, và giờ đây ông đang nắm một vị trí quyền lực, và cái nhìn của ông đầy tự tin và có chủ tâm; ông ấy có thể sử dụng khéo léo những
ý tưởng và con người. Còn có một người khác mà đã từ chối sở
hữu của cải thế gian và khao khát tìm kiếm quyền lực để làm điều tốt. Rất uyên bác và đầy ắp những trích dẫn thích đáng, ông có nụ
cười thân thiện, dễ mến, và hiện nay đang đi khắp đất nước để nói chuyện, thuyết phục và ăn chay cùng nhịn đói. Còn có ba hay bốn người nữa cũng khao khát leo lên những nấc thang chính trị hoặc tinh thần để được công nhận hoặc có tấm lòng từ tốn, đạo đức.
“Tôi không thể hiểu nổi.” Một người trong số họ bắt đầu. “Tại
sao ông quyết liệt chống lại hành động như vậy. Sống là hành động;
nếu không có hành động, cuộc sống là một tiến trình ngưng trệ.
Chúng tôi cần những con người tận tụy hành động để làm thay đổi
hiện trạng xã hội và tôn giáo cực kỳ bất hạnh của xứ sở này. Chắc
chắn ông không chống lại công cuộc cải cách: Những người có đất tự nguyện nhượng một phần đất của mình cho những người không
có đất, giáo dục dân làng, cải thiện nông thôn, phá bỏ sự phân chia giai cấp, v.v..”
Cải cách, dù cần thiết đến đâu, cũng chỉ tạo ra nhu cầu cải cách thêm nữa, và không có hồi kết cho nó. Điều chủ yếu là một cuộc cách mạng trong suy nghĩ của con người, chứ không phải một cuộc cải cách chắp vá. Nếu không có một cuộc thay đổi triệt để trong trí não và trái tim con người, thì cải cách chỉ ru ngủ anh ta bằng việc giúp anh ta được thỏa mãn thêm nữa. Điều này quá rõ ràng, phải không?
“Ý ông muốn nói rằng chúng tôi không nên có những cuộc cải cách à?” Một người khác hỏi, vì quá ngạc nhiên.
J. Krishnamurti
“Tôi nghĩ bạn hiểu lầm ý ông ấy.” Một người lớn tuổi hơn giải thích. “Ý ông ấy là cải cách sẽ không bao giờ mang lại sự biến đổi
hoàn toàn của con người. Trong thực tế, cải cách cản trở công cuộc
biến đổi triệt để đó, bởi vì nó ru ngủ con người bằng cách cho anh ấy sự thỏa mãn tạm thời. Bằng cách nhân lên những cải cách gây thỏa mãn, bạn sẽ dần dần đầu độc khiến cho người bên cạnh bạn nghiện ngập sự thỏa mãn tạm thời ấy.”
“Nhưng nếu chúng tôi biết hạn chế nghiêm ngặt bản thân
trong một cải cách thiết yếu – ví dụ như tự nguyện tặng đất đai cho người không có đất đai – cho đến khi hoàn thành được nó, điều đó sẽ không có lợi sao?”
Bạn có thể tách rời một phần nào đó ra khỏi toàn bộ lĩnh vực tồn tại của cuộc sống hay sao? Bạn có thể đặt một hàng rào quanh nó, tập trung vào đó, mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của toàn lĩnh vực hay sao?
“Tác động, gây ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực sự tồn tại của cuộc sống chính xác là những gì chúng tôi lên kế hoạch để thực hiện. Khi chúng tôi đã thực hiện xong một cải cách, chúng tôi sẽ chuyển sang cải cách khác.”
Phải chăng cái toàn bộ, tổng thể cuộc sống được thấu hiểu thông qua cái thành phần? Hay phải chăng trước hết cái tổng thể phải được tri giác, được nhận biết, và được thấu hiểu, và chỉ lúc đó những thành phần có thể được xem xét và được định hình lại trong mối tương quan với cái tổng thể? Nếu không thấu hiểu cái tổng thể, cái toàn bộ, mà chỉ tập trung vào cái thành phần thì chỉ gây thêm nhiều hỗn loạn và đau khổ.
Nói Về Đời Sống - 3
Một người gay gắt đặt câu hỏi: “Có phải ý ông nói rằng chúng tôi không nên hành động hay tạo ra những cải cách nếu trước tiên không nghiên cứu toàn tiến trình của sự tồn tại?”
“Tất nhiên, điều đó là vô lý.” Người làm chính trị chen vào. “Đơn giản là chúng tôi không có thời gian để tìm hiểu trọn vẹn ý nghĩa
của cuộc sống. Việc đó phải được dành cho những người mơ tưởng, những đạo sư, những triết gia. Chúng tôi phải giải quyết cuộc sống hằng ngày; chúng tôi phải hành động, phải xây dựng luật pháp,
phải quản lý, và đem lại trật tự từ hỗn loạn. Chúng tôi quan tâm
đến những con đập, đến việc dẫn nước, đến một nền nông nghiệp
tốt hơn; chúng tôi quan tâm đến thương mại, kinh tế, và chúng tôi phải đối phó với các thế lực từ bên ngoài. Nếu chúng tôi có thể tiếp
tục quản lý đất nước từ ngày này sang ngày khác mà không xảy ra
bất kỳ tai họa trầm trọng nào, thế cũng đủ với chúng tôi rồi. Chúng
tôi là những con người thực tế ở trong những vị trí có trách nhiệm, và chúng tôi phải hành động bằng tất cả khả năng để đem lại sự tốt lành cho nhân dân.”
Nếu được phép hỏi, làm sao bạn biết điều gì là tốt lành cho con người? Bạn ôm đồm quá nhiều. Bạn khởi sự với quá nhiều kết luận, và khi bạn khởi sự với một kết luận, dù là của chính bạn hay của người nào khác, thì tất cả động thái suy nghĩ đều chấm dứt. Tự tin cho rằng bạn biết và người khác không biết, dẫn đến một nỗi thống khổ khủng khiếp hơn nỗi thống khổ mỗi ngày chỉ có một bữa ăn; bởi vì chính sự kiêu căng, tính tự cao tự đại của các kết luận đã tạo ra sự bóc lột hay lợi dụng con người. Trong sự háo hức làm điều tốt lành cho người khác dường như chúng ta đã gây ra quá nhiều tác hại.
J. Krishnamurti
“Một vài người trong chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi thực sự
biết chắc điều gì là tốt lành cho đất nước và người dân.” Người làm
chính trị giải thích. “Tất nhiên phe đối lập cũng nghĩ họ biết; nhưng
phe đối lập không đủ mạnh trong đất nước này, thật may mắn cho chúng tôi, vì vậy chúng tôi sẽ chiến thắng và ở vị thế thuận lợi để
thử những gì mà chúng tôi nghĩ là tốt lành và có lợi.”
Mọi đảng phái đều biết, hoặc nghĩ rằng họ biết, điều gì là tốt
lành cho người dân. Nhưng điều thực sự tốt lành sẽ không bao giờ
gây thù địch, dù ở trong hay ngoài nước; điều tốt lành thực sự sẽ tạo ra sự hợp nhất giữa con người và con người; điều gì thực sự tốt lành sẽ quan tâm đến tổng thể con người, chứ không phải đến lợi ích cạn cợt nào đó mà có thể dẫn đến tai họa và đau khổ khủng khiếp hơn; điều tốt lành thực sự sẽ chấm dứt sự chia rẽ và hận thù mà chủ nghĩa quốc gia dân tộc và các tôn giáo có tổ chức đã dấy tạo. Và liệu
điều tốt lành có quá dễ dàng được khám phá?
Người làm chính trị trả lời: “Nếu chúng tôi cứ phải cân nhắc tất
cả ý nghĩa hàm chứa của điều gì là tốt lành, thì chúng tôi sẽ không
đi tới đâu cả, chúng tôi sẽ không thể hành động. Những nhu cầu
thiết yếu đòi hỏi phải hành động tức khắc, dù rằng hành động đó
có thể mang lại một sự hỗn loạn nhỏ. Chúng tôi không có thời gian
để suy nghĩ, cân nhắc, để triết lý. Một số người chúng tôi bận rộn từ sáng tới tận khuya, và chúng tôi không thể ngồi lại để xem xét ý nghĩa trọn vẹn của từng hành động và mọi hành động mà chúng tôi phải sử dụng. Nói rõ ra, chúng tôi không có đủ thích thú cho việc tra xét, thâm nhập sâu thẳm, và chúng tôi xin nhường lại sự thích thú đó cho những người khác.”
Lúc này một trong những người vẫn còn giữ im lặng lên tiếng: “Thưa ông, ông có vẻ muốn đề nghị rằng trước khi chúng tôi thực hiện điều mà chúng tôi tự cho là hành động tốt lành cho người dân,
Nói Về Đời Sống - 3
chúng tôi phải suy nghĩ một cách rõ ràng và thấu đáo ý nghĩa của hành động đó, bởi vì, dù dường như nó có lợi, nhưng hành động
như vậy cũng có thể gây ra nỗi thống khổ khủng khiếp hơn trong
tương lai. Nhưng có thể có cái thấy thấu suốt sâu sắc như thế vào chính những hành động riêng của chúng tôi không? Ngay lúc hành
động, chúng tôi có thể nghĩ rằng chúng tôi có cái thấy thấu suốt
đó, nhưng không lâu sau chúng tôi có lẽ phát hiện ra sự mù lòa của mình.”
Ngay lúc hành động, chúng ta đầy nhiệt huyết, bốc đồng, chúng ta bị cuốn theo bởi một ý tưởng hay bởi nhân cách và ngọn lửa của người lãnh tụ. Tất cả lãnh tụ, từ kẻ độc tài tàn bạo nhất cho đến những chính khách mộ đạo nhất, đều phát biểu rằng họ làm điều tốt lành cho con người, và tất cả họ đều đẩy con người vào nấm mồ; nhưng tuy nhiên chúng ta đầu hàng ảnh hưởng của họ, và răm rắp
tuân theo họ. Thưa bạn, không phải bạn đã bị ảnh hưởng bởi một lãnh tụ nào như thế hay sao? Ông ta có thể đã chết, nhưng bạn vẫn
còn suy nghĩ và hành động rập theo những quy tắc của ông ấy, hoặc
bạn bị tác động bởi một lãnh tụ mới đây hơn. Vậy là chúng ta đi từ
người lãnh tụ này đến người lãnh tụ khác, bỏ rơi họ khi không còn
phù hợp với lợi ích của chúng ta, hoặc khi có một lãnh tụ nổi bật
hơn xuất hiện với những hứa hẹn lớn lao hơn về một điều “tốt lành” nào đó. Trong sự hăng say, nhiệt tình của chúng ta, chúng ta cuốn
hút những người khác vào mạng lưới niềm tin của chúng ta, và họ thường ở lại trong mạng lưới đó khi chính chúng ta đã rời bỏ để đi tiếp đến những lãnh tụ khác và những niềm tin khác. Nhưng điều tốt lành vốn thoát khỏi ảnh hưởng, cưỡng bách và thuận tiện, và bất cứ hành động nào không tốt lành trong nghĩa này đều bắt buộc phải dấy sinh hỗn loạn và đau khổ.
J. Krishnamurti
“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể thừa nhận là để bị ảnh
hưởng bởi một lãnh tụ, một cách trực tiếp hay gián tiếp.” Người
phát biểu sau cùng đồng tình. “Nhưng vấn đề của chúng tôi là thế
này. Vì nhận ra rằng chúng tôi nhận nhiều phúc lợi từ xã hội và đền
đáp lại thì quá ít, và vì thấy quá nhiều đau khổ khắp nơi, chúng tôi
cảm thấy rằng chúng tôi phải có trách nhiệm với xã hội, rằng chúng
tôi phải làm điều gì đó hầu giảm nhẹ nỗi khổ đau bất tận này. Tuy nhiên, hầu hết chúng tôi đều cảm thấy lạc lõng, và thế là chúng
tôi đi theo người nào đó có cá tính mạnh mẽ. Sự tận tụy cống hiến
của ông ta, lòng chân thành hiển nhiên của ông ta, những tư tưởng và hành động đầy sức sống của ông ta, ảnh hưởng mạnh mẽ đến
chúng tôi, và trong nhiều cách khác nhau chúng tôi tự nhiên trở
thành những người theo sau của ông ấy; dưới ảnh hưởng của ông
ấy chẳng mấy chốc chúng tôi cũng dấn thân vào hành động, hoặc
để giải phóng đất nước hoặc để cải thiện điều kiện sống tốt đẹp
hơn của xã hội. Sự chấp nhận uy quyền đã ăn sâu trong chúng tôi,
và từ sự chấp nhận uy quyền này nảy sinh hành động. Những điều
ông đang nói với chúng tôi hoàn toàn trái ngược với tất cả những gì
chúng tôi đã quen thuộc đến độ nó không để lại trong chúng tôi bất
kỳ chuẩn mực nào để dựa vào đó đánh giá, xét đoán và hành động.
Tôi hy vọng ông thấy được chỗ khó khăn của chúng tôi.”
Thưa bạn, chắc chắn bất kỳ hành động nào dựa trên uy quyền của một quyển sách, dù thiêng liêng, hay dựa vào uy quyền của một con người, dù cao quý và thánh thiện, đều là hành động thiếu suy xét, tất phải đem lại hỗn loạn và đau khổ. Trong xứ sở này và nhiều xứ sở khác, quyền lực của người lãnh tụ bắt nguồn từ sự diễn giải những quyển sách được gọi là thiêng nào đó, mà anh ta thoải mái trích dẫn, hoặc từ chính kinh nghiệm của ông ta, vốn bị quy định bởi quá khứ, hoặc từ chính cuộc sống khổ hạnh của ông ta, mà lại nữa được dựa trên khuôn mẫu của những thánh thư. Do đó, cuộc
Nói Về Đời Sống - 3
sống của người lãnh tụ cũng bị trói buộc bởi uy quyền như cuộc sống của những người theo sau; cả hai đều là nô lệ của sách, của kinh nghiệm hoặc kiến thức của người khác. Với nền tảng này bạn
muốn xây dựng lại thế giới. Liệu điều đó có thể được? Hay phải chăng bạn phải loại bỏ toàn bộ quan điểm độc đoán, thứ bậc này về cuộc sống, và tiếp cận nhiều vấn đề với một trí não mới nguyên, đầy háo hức? Sống và hành động vốn không tách biệt, chúng là một tiến trình hợp nhất, hỗ tương lẫn nhau; nhưng giờ đây bạn đã tách
chúng ra, phải không? Bạn nhìn cuộc sống hằng ngày, với chuỗi tư tưởng và hành động của nó, khác hẳn với hành động mà sẽ thay đổi thế giới.
“Một lần nữa, điều này quả đúng như vậy.” Người nói sau cùng
tiếp tục trình bày. “Nhưng làm thế nào chúng tôi vứt bỏ cái ách
quyền uy và truyền thống này mà chúng tôi đã sẵn lòng và vui vẻ chấp nhận từ thời thơ ấu? Nó dự phần hình thành cái truyền thống
lâu đời của chúng tôi, và ông đến và bảo chúng tôi hãy cởi bỏ tất
cả điều đó và chỉ dựa vào chính mình! Từ những điều tôi đã nghe
và đọc, ông nói rằng chính bản thân Atman vốn cũng vô thường. Vì vậy, ông có thể thấy tại sao chúng tôi bị hoang mang, rối trí.”
Phải chăng có thể bạn đã chưa bao giờ thực sự tra xét sâu vào cách tồn tại độc đoán của uy quyền? Chính động thái chất vấn uy quyền là chấm dứt uy quyền. Không có phương pháp hay hệ thống tư tưởng nào mà nhờ đó trí não có thể được tự do khỏi uy quyền và truyền thống; nếu có, vậy thì hệ thống lại trở thành nhân tố thống trị.
Tại sao các bạn chấp nhận uy quyền, trong ý nghĩa thâm sâu nhất của từ ngữ này? Bạn chấp nhận uy quyền, như các đạo sư cũng đã chấp nhận, với mục đích để được an toàn, để được chắc chắn, để thân tâm được thanh thản, để thành công, để qua bờ bên kia. Các bạn và đạo sư là những con người tôn thờ sự thành công; cả hai đều
J. Krishnamurti
bị thúc đẩy bởi tham vọng. Nơi nào có tham vọng, nơi đó không có
tình yêu, lòng từ; và hành động mà không có tình yêu thì không có
ý nghĩa gì cả.
“Theo trí năng, tôi thấy điều ông nói là đúng thực, nhưng phía
bên trong, về mặt cảm xúc, tôi không cảm nhận được tính trung
thực của điều này.”
Không có chuyện thấu hiểu về mặt trí năng, hoặc chúng ta thấu hiểu, hoặc chúng ta không. Việc phân chia chính chúng ta thành những ngăn riêng biệt kín mít là một trong những điều phi lý khác của chúng ta. Thà thú nhận với chính mình rằng chúng ta không thấu hiểu, còn hơn khẳng định rằng có cái hiểu dựa vào trí năng, vốn chỉ nuôi dưỡng kiêu ngạo và tự đưa mình vào xung đột.
“Chúng tôi đã làm mất thời gian của ông quá nhiều, nhưng có lẽ chúng tôi xin được phép quay lại lần nữa.”
5. “TÔI MUỐN KHÁM PHÁ SUỐI NGUỒN
CỦA NIỀM HÂN HOAN”
Mặt Trời đã khuất sau những ngọn đồi, thị trấn đỏ rực lên trong
ánh hoàng hôn, và bầu trời tràn ngập ánh sáng và hoành tráng.
Trong ánh sáng nhá nhem của hoàng hôn còn nán lại, trẻ con đang la hét vui đùa; vẫn còn nhiều thời gian trước bữa ăn tối của chúng.
Tiếng chuông chùa lạc điệu đang vang lên từ xa xa, và từ một thánh
Nói Về Đời Sống - 3
đường Hồi giáo gần bên một giọng nói đang kêu gọi lễ cầu kinh
buổi tối. Những con vẹt đang quay về từ những khu rừng và cánh
đồng xa xôi để đến trú trong những cội cây rậm lá, dọc theo con đường. Chúng tạo ra sự ồn ào kinh khủng trước khi ổn định qua
đêm. Bầy quạ cũng nhập bọn cùng chúng với tiếng kêu quác quác
và còn nhiều loài chim khác nữa, tất cả đang chí chóe và ồn ào. Đây
là một nơi tách biệt khỏi thị trấn, âm thanh của giao thông bị lấn
át bởi tiếng gọi chí chóe của chim chóc; nhưng với sự xuất hiện của
bóng đêm, chúng trở nên yên lặng hơn và trong vài phút nữa chúng
sẽ nín thinh hoàn toàn và sẵn sàng yên ngủ qua đêm.
Một người đàn ông chợt xuất hiện với vật gì đó trông giống như một sợi dây to quấn quanh cổ ông ta. Ông ta đang cầm một đầu dây của nó. Một nhóm người đang cười đùa dưới một gốc cây, nơi có những mảng sáng được rọi từ một ngọn đèn điện phía trên, và người đàn ông bước đến giữa đám đông, đặt sợi dây của mình xuống đất. Có tiếng la thất thanh đầy sợ hãi khi mọi người bắt đầu bỏ chạy, bởi vì sợi dây là một con rắn hổ mang lớn, đang huýt sáo
và lắc lư cái đầu. Vừa cười lớn người đàn ông vừa dùng mấy ngón
chân trần của mình đẩy con rắn, và nhặt nó lên, giữ nó ngay phía
sau đầu mình. Tất nhiên, những chiếc răng chứa nọc độc của nó đã
được nhổ bỏ; nó thực sự vô hại, nhưng gây sợ hãi. Người đàn ông đề nghị quấn con rắn quanh cổ tôi và anh ta hài lòng khi tôi vuốt ve nó. Nó có vảy và mát lạnh, với những đường gân gợn sóng cứng cáp, hai mắt đen láy và đang nhìn chằm chằm – vì loài rắn vốn không có lông mi. Chúng tôi cùng nhau đi vài bước, và con rắn quanh cổ ông ta không bao giờ nằm yên, mà luôn luôn cựa quậy.
Ánh sáng đèn đường làm cho sao trời dường như lờ mờ đi và ở xa tít, nhưng vì sao Hỏa có màu đỏ và vẫn sáng rỡ. Một người ăn xin đang lê những bước chân chậm chạp và mệt mỏi, hầu như không
Krishnamurti
di chuyển nổi; quần áo tả tơi, và đôi chân được bọc trong những miếng vải bạt rách nát, được buộc chặt với nhau bằng một sợi dây
chắc chắn. Anh ta cầm một cây gậy dài và miệng luôn lẩm bẩm một mình, và chẳng thèm nhìn lên khi chúng tôi đi qua. Xa hơn dọc theo con phố có một khách sạn sang trọng, và đắt tiền, với những
chiếc ô tô đủ loại đang xếp hàng trước cửa.
Một giáo sư trẻ từ một trong các đại học, trông anh ta khá căng thẳng, với giọng nói cao và đôi mắt sáng, nói rằng anh đã đến từ rất xa để đặt một câu hỏi mà theo anh là quan trọng nhất.
“Tôi đã biết nhiều niềm vui khác nhau: niềm vui của tình yêu
vợ chồng, vui vì có sức khỏe, sự quan tâm và tình bằng hữu tốt. Là
một giáo sư văn chương, tôi đọc rộng và say mê sách. Nhưng tôi
thấy rằng trong bản chất mọi niềm vui đều thoáng qua; từ niềm vui
nhỏ nhất cho đến lớn nhất, tất cả chúng đều qua đi theo thời gian.
Không thứ gì tôi tiếp xúc dường như có bất kỳ sự vĩnh cửu nào, và
ngay cả văn chương, tình yêu lớn nhất của đời tôi, cũng đang bắt
đầu mất đi niềm vui lâu dài của nó. Tôi cảm nhận phải có một suối nguồn bất tận, vĩnh cửu, của tất cả mọi niềm vui, nhưng dù tôi đã quyết liệt tìm kiếm, tôi vẫn không tìm được nó.”
Tìm kiếm là một hiện tượng lừa bịp kỳ lạ, phải không? Vì bất mãn với hiện tại, nên chúng ta tìm kiếm cái gì đó vượt lên trên hiện tại, siêu thoát hiện tại. Vì đau khổ với hiện tại, chúng ta thăm dò, khảo sát hướng vào tương lai hoặc quá khứ; và thậm chí điều mà chúng ta tìm thấy cũng bị hủy hoại trong hiện tại. Chúng ta không bao giờ dừng lại để thâm nhập, tra xét sâu vào toàn bộ nội dung của hiện tại, nhưng lại luôn luôn theo đuổi những giấc mơ của tương lai, hay từ những kỷ niệm đã chết rồi của quá khứ, chúng ta chọn lựa cái quý báu nhất, và trao sự sống cho nó. Chúng ta bám chặt vào cái đã là, hoặc phủ nhận nó trong ánh sáng của ngày mai, và thế là
Nói Về Đời Sống - 3
hiện tại bị phớt lờ; hiện tại chỉ là một đoạn đường phải được trải qua càng nhanh càng tốt.
“Dù suối nguồn ấy nằm trong quá khứ hay tương lai, tôi cũng muốn tìm thấy nó.” Anh ấy nói tiếp. “Chắc ông biết ý tôi nói gì, thưa ông. Tôi không còn tìm kiếm những mục tiêu mà từ đó niềm vui hiện diện – những ý tưởng, những kinh sách, con người, thiên nhiên – mà tìm kiếm chính suối nguồn của niềm vui, vượt khỏi mọi niềm vui thoáng chốc. Nếu người ta không tìm thấy suối nguồn đó, người ta vĩnh viễn bị giam giữ trong nỗi đau khổ của vô thường.”
Thưa bạn, bạn không nghĩ rằng chúng ta phải thấu hiểu ý nghĩa
của từ ngữ “tìm kiếm” đó sao? Bằng không chúng ta sẽ nói chuyện mà chẳng hiểu nhau gì cả. Tại sao có sự thôi thúc tìm kiếm này, nỗi
âu lo phải tìm được này, sự thúc bách phải đạt được này chứ? Có lẽ
nếu chúng ta có thể khám phá được động cơ và thấy được những hàm
ý của nó, chúng ta mới có thể thấu hiểu nghĩa lý của sự tìm kiếm.
“Động cơ của tôi vốn đơn giản và trực tiếp: Tôi muốn tìm thấy suối nguồn bất tận của niềm vui, bởi vì mọi niềm vui mà tôi từng biết đều qua mau, sớm tàn. Sự thôi thúc khiến tôi tìm kiếm là nỗi khổ vì không có thứ gì bền vững. Tôi muốn thoát khỏi nỗi khổ của tình trạng không vĩnh cửu này, và tôi không nghĩ có bất kỳ bất thường gì về thái độ đó. Bất kỳ người nào có suy nghĩ đều phải tìm kiếm niềm vui mà tôi đang tìm kiếm. Nhiều người khác có thể gọi niềm vui đó bằng một tên khác – Thượng Đế, sự thật, phước lành, tự do, Moksha, v.v. – nhưng trong cốt lõi nó là cùng sự việc.”
Vì bị vướng mắc trong nỗi khổ của vô thường, nên trí não bị thôi thúc phải tìm kiếm sự thường hằng, dưới bất kỳ tên gọi gì; và chính khát vọng theo đuổi cái thường hằng của nó đã tạo ra cái thường hằng, vốn đối nghịch lại cái đang là. Do đó, thực sự không có tìm kiếm gì cả, mà đó chỉ là sự ham muốn để tìm kiếm sự thỏa
Krishnamurti
mãn được bình an trong cái thường hằng. Khi trí não ý thức được
nó đang sống trong một tình trạng thay đổi liên tục, nó liền bắt đầu
xây dựng cái đối nghịch lại tình trạng đó, do đó bị cuốn vào trong
xung đột của nhị phân, cái có hai; và rồi, vì muốn thoát khỏi xung
đột này, nó lại tiếp tục theo đuổi một đối nghịch khác. Thế là trí não bị cuốn vào guồng máy của những cái đối nghịch.
“Tôi ý thức được tiến trình mang tính phản ứng này của trí não, như ông vừa giải thích; nhưng người ta không nên tìm kiếm gì cả hay sao? Cuộc sống sẽ vô cùng nghèo khó nếu không có khám phá gì cả.”
Chúng ta có khám phá được điều gì mới mẻ thông qua tìm kiếm không? Cái mới mẻ không phải là cái đối nghịch của cái cũ, nó không phải là phản đề, cái đối nghịch của cái đang là. Nếu cái mới mẻ là phóng chiếu của cái cũ, như thế nó chỉ là một tiếp tục được bổ sung, sửa đổi của cái cũ. Tất cả mọi sự công nhận đều được đặt trên nền tảng của quá khứ, và điều gì có thể được công nhận thì không
phải là cái mới mẻ. Sự tìm kiếm phát sinh từ đau khổ của hiện tại, cho nên điều gì được tìm ra là cái đã biết trước rồi. Bạn tìm kiếm sự thanh thản, thoải mái, và có thể bạn sẽ tìm thấy nó; nhưng cái
đó cũng chỉ là thoáng chốc, bởi vì chính sự thôi thúc tìm kiếm là vô thường, không vĩnh cửu. Mọi mong cầu nhắm vào cái gì đó – niềm vui, Thượng Đế hay bất cứ thứ gì – đều vô thường, đều thoáng qua.
“Không biết tôi có hiểu ý ông không khi ông nói rằng, vì sự tìm kiếm của tôi là kết quả của ham muốn, và ham muốn thì thoáng chốc, do đó việc tìm kiếm của tôi là ảo vọng, vô ích, đúng không?”
Nếu bạn hiểu ra sự thật của điều này, vậy thì chính thoáng chốc là niềm vui, là niềm hân hoan vậy.
“Làm thế nào tôi nhận ra sự thật của điều này?”