Greeting Program Textbook in Photoshop x Illustrator

Page 1

Greeting Program Photoshop x Illustrator

Šxuantungdang2013


Photoshop-01 Nội dung - Định dạng ảnh được tạo ra bằng photoshop - Thế nào là CMYK - RGB - Làm việc với vùng chọn - Các công cụ chỉnh sửa ảnh - Làm việc với Layer 1. Định dạng ảnh được tạo ra bằng Photoshop: Raster - Được tạo thành từ các pixels, mỗi pixel chứa đựng 1 thông tin về màu sắc, sự kết hợp của nhiều pixels xếp liền nhau tạo thành một hình ảnh. Thông số [số pixel/1đơn vị độ dài] hay còn gọi là độ phân giải càng lớn thì bức ảnh càng rõ nét.

2. THẾ NÀO LÀ CMYK - RGB? CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau : C = Cyan (xanh) M = Magenta (hồng) Y = Yellow (vàng) K = Black (Đen) RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Nó bao gồm các màu sau : R = Red (đỏ) G = Green (xanh lá) B = Blue (xanh dương) 3. LÀM VIỆC VỚI VÙNG CHỌN Vùng chọn cho phép ta chỉ làm việc, chỉnh sửa trên đúng khu vực bên trong vùng chọn mà thôi, khi sử dụng vùng chọn, các thành phần ngoại vi vùng trọn không bị tác động bởi các hoạt động chỉnh sửa. Có 5 cách để chọn một khu vực làm việc: - Tạo vùng chọn bằng công cụ Marquee [M] - Tạo vùng chọn bằng công cụ Lasso [L] - Tạo vùng chọn bằng công cụ Magic Wand [W] - Tạo vùng chọn thông qua công cụ Pen [P/right-mouse/make selection] - Tạo vùng chọn bằng chức năng Color Range [Select/Color Range] *Chú ý: Các vùng chọn có đặc tính mềm hay cứng của trường bao, đặc tính này được thay đổi bằng [Feathering]


Photoshop-01 Nội dung - Định dạng ảnh được tạo ra bằng photoshop - Thế nào là CMYK - RGB - Làm việc với vùng chọn - Các công cụ chỉnh sửa ảnh - Làm việc với Layer

Làm việc với selection menu - Deselect (Ctrl + D): bỏ vùng chọn - Reselect (Ctrl + shift + D): lấy lại vùng chọn vừa bỏ - Inverse (Ctrl + shift + I): đảo ngược vùng chọn - Save selection (Select/save selection): Lưu lại vùng chọn 4. CÁC CÔNG CỤ SỬA CHỮA KHIẾM KHUYẾT Có 4 công cụ chính để sửa chữa khiếm khuyết cho bức ảnh - Clone stamp - Con dấu [S]: Dùng sửa chữa những khiếm khuyết của hình ảnh, lấy các pixel từ một vùng và sao chép chúng lên một vùng khác, chỉnh sửa các khiếm khuyết như vết trầy xượt, vết sẹo, vết thâm tím... - Healing Brush - Miếng dán [J] Tương tự giống Clone stamp. Nó tự động hòa trộn các phần hình ảnh lấy mẫu và vùng hình ảnh đích, nên kết quả sẽ tự nhiên và giống thật hơn. - Patch - Miếng vá [shift J] Tương tự Healing Brush nhưng thay vì tô lên khiếm khuyết bằng cọ, ta chọn vùng bị khiếm khuyết và áp dụng 1 mảnh vá vào vùng chọn đó. - Content - Aware Move tool* (*chỉ có ở Adobe Photoshop CS6): Nguyên tắc gần giống các công cụ trước, điểm khác là C.A.M tool thực hiện tráo đổi vị trí vùng được chọn với vùng ảnh đích. 5. KHẢO SÁT CÁC TOOL CƠ BẢN - Brush: Bút (B) - Eraser: Tẩy (E) - Gradient - Paint Bucket (G) - Blur - Sharpen - Smudge Tool - Zoom tool (Ctrl Space, Ctrl Alt Space) - Dodge tool - Burn tool - Sponge tool - Pen tool (P - sẽ tìm hiểu kĩ sau khi học Illustrator) - Path Selection tool (A) - Text tool (T) - Rectang tool, Elipse tool... - Hand tool - Background color - Foreground color (D, Shift X) - Screen mode (F)


Photoshop-01 Nội dung - Định dạng ảnh được tạo ra bằng photoshop - Thế nào là CMYK - RGB - Làm việc với vùng chọn - Các công cụ chỉnh sửa ảnh - Làm việc với Layer

6. LÀM VIỆC VỚI LAYER - Tạo layer mới: + Ctrl Shift N - tạo layer mới + định tên layer đó + Ctrl Alt Shift N - Tạo layer mới mà không đặt tên với tên mặc định là Layer # - Di chuyển layer: + Chỉ có thể di chuyển layer bằng công cụ Move (V) + Trong bảng quản lý layer, chỉ những layer nào đang được chọn mới có thể thao tác và di chuyển được. + Chọn nhiều layer một lúc bằng cách nhấn giữ phím ctrl và chọn bằng chuột trái - Nhân đôi layer: Nhấn tổ hợp phím Ctrl J - Gộp layer: Chuột phải trên bảng quản lý Layer + Merge layers: Gộp những layer được chọn + Merge visible: Gộp tất cả những layer đang được bật + Fllaten Image: Gộp tất cả các layer về một layer duy nhất, loại bỏ những layer bị tắt Ctrl Shift E: Gộp tất cả các layer được bật lại thành một layer duy nhất Ctrl Alt Shift E: Gộp tất cả các layer được bật thành một layer duy nhất nhưng vẫn giữ lại các layer làm việc - Định vị vị trí layer: Đưa layer lên vị trí thấp/cao hơn Ctrl [ và Ctrl ] Đưa layer lên vị trí thấp/ cao nhất Ctrl Shift [ và Ctrl Shift ]


Photoshop-02 Nội dung

- Chỉnh sửa hình ảnh với các lệnh Adjustment - Các công cụ điều chỉnh màu tự động - Các công cụ hiệu chỉnh màu đơn giản - Chỉnh sửa sự phơi sáng bằng Shadow/Highlight - Chỉnh gam màu với Variation - Làm việc với các công cụ chỉnh màu chuyên nghiệp - Thay đổi màu sắc của ảnh với Hue/Satuation - Hòa hợp màu giữa cá tài liệu(Match Color) - Sử dụng Gradient Map - Thêm màu vào ảnh bằng photofilter - Làm việc với các lệnh chuyển đổi màu thú vị - Sử dụng Channel Mixer 1. CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH MÀU TỰ ĐỘNG - Auto Levels [Ctrl + Shift + L] Điều chỉnh các vùng sáng và các vùng tối của hình ảnh - Auto Color [Ctrl + Shift + B] Điều chỉnh sự cân bằng màu của hình ảnh - Auto Contrast [Alt + Ctrl + Shift + L] Điều khiển mối quan hệ giữa sự cân bằng màu của tông màu sáng và tông màu tối (Điều chỉnh sự tương phản) 2. CÁC CÔNG CỤ HIỆU CHỈNH MÀU ĐƠN GIẢN - Brightness and Contrast: Áp dụng thay đổi độ sáng và độ tương phản như nhau cho tất cả các vùng hình ảnh. - Color/Balance: Dùng để cân bằng màu trong ảnh. Tuy nhiên cần phải phân biệt được màu nào cần thêm hoặc cần loại bỏ khỏi hình ảnh. 3. CHỈNH SỬA SỰ PHƠI SÁNG BẰNG SHADOW/HIGHLIGHT - Lệnh này cho phép hiệu chỉnh các vùng quá sáng hoặc thiếu sáng trong ảnh 4. CHỈNH GAM MÀU VỚI VARIATION - Chỉnh gam màu nhanh, đơn giản và không đòi hỏi phải luyện tập nhiều để sử dụng. 5. LÀM BẠC MÀU BẰNG DESTURATE (CTRL + SHIFT + U) - Loại bỏ màu ra khỏi hình ảnh mang lại một ảnh thang độ xám mà vẫn giữ nguyên chế độ màu. 6. LÀM VIỆC VỚI CÁC CÔNG CỤ CHỈNH MÀU CHUYÊN NGHIỆP - Levels [Ctrl + L] Chỉnh sửa các giá trị tông màu của các ảnh (Độ sáng, trung gian hoặc tối của các tông màu)... Lệnh này tinh vi hơn Brightness and Contrast vì có thể làm việc với các tông màu riêng lẻ, làm sáng tối các tông màu riêng lẻ theo ý mình. - Curves [Ctrl + M] Điều chỉnh đối với các mức độ sáng, độ tương phản trong một ảnh. Cho phép thay đổi các giá trị pixel vào bất cứ điểm nào dọc theo mức độ sáng. Có thể áp dụng thay đổi trên các kênh màu tổng hợp (RGB/CMYK) hay trên từng kênh riêng lẻ. 7. THAY ĐỔI MÀU SẮC CỦA ẢNH VỚI HUE/SATUATION [CTRL + U] - Cho phép điều chỉnh màu dựa vào sắc màu, độ bao hòa màu và độ sáng. - Tùy chọn colorize thay đổi màu của bất kỳ vùng được chọn thày một màu đồng nhất.


Photoshop-02 Nội dung

- Chỉnh sửa hình ảnh với các lệnh Adjustment - Các công cụ điều chỉnh màu tự động - Các công cụ hiệu chỉnh màu đơn giản - Chỉnh sửa sự phơi sáng bằng Shadow/Highlight - Chỉnh gam màu với Variation - Làm việc với các công cụ chỉnh màu chuyên nghiệp - Thay đổi màu sắc của ảnh với Hue/Satuation - Hòa hợp màu giữa cá tài liệu(Match Color) - Sử dụng Gradient Map - Thêm màu vào ảnh bằng photofilter - Làm việc với các lệnh chuyển đổi màu thú vị - Sử dụng Channel Mixer

8. HÒA HỢP MÀU GIỮA CÁC TÀI LIỆU - MATCH COLOR - Cho phép hòa hợp các màu trong ảnh hoặc giữa các ảnh - Một ảnh nguồn và một ảnh đích. - Lệnh này chỉ làm việc với các ảnh RGB 9. SỬ DỤNG GRADIENT MAP - Chuyển đổi hình ảnh thành thang độ xám, sau đó chuyển đổi dây màu đen, xám, trắng bằng một Gradient khác theo ý mình. - Sử dụng Reverse để tạo ảnh âm bản một cách nhanh chóng. 10. THÊM MÀU VÀO ẢNH BẰNG PHOTO FILTER - Được sử dụng để thêm màu vào ảnh (Làm một ảnh ấm hơn hoặc mát hơn). 11. LÀM VIỆC VỚI CÁC LỆNH CHUYỂN ĐỔI MÀU THÚ VỊ - Invert: Ctrl + I Đảo ngược tất cả màu và tông màu trong ảnh tạo ảnh âm bản. - Equalize: Tìm các pixel sáng nhất và tối nhất xác định nó là đen và trắng. Sau đó thay đổi tất cả các pixel khác nằm ở giữa để chia đều các giá trị trên thăng đội xám. Tuye nhiên kết quả sẽ phụ thuộc vào từng ảnh. - Threshold: Chuyển đổi thành đen trắng. - Posterize: Giảm số màu trong ảnh. 12. SỬ DỤNG CHANNEL MIXER - Cho phép trộng các kênh màu. Nó cũng cho phép tạp các ảnh được tô màu và những hiệu ứng đặc biệt nổi bật hơn. Chú ý: - Một số Adjustment bị đóng băng và không hoạt động, do chúng không làm việc trên chế độ CMYK Chuyển Image/Mode/RGB Color rồi chuyển qua lại các thông số bits/Channel


Photoshop-03 Nội dung - Áp dụng các bộ lọc để tạo hiệu ứng đặc biệt (Filter) - Sử dụng Filter Gallery - Các bộ lọc chỉnh sửa độ căng cho ảnh - Những hiệu ứng mang tính chất nghệ thuật - Tạo nét cho ảnh bằng bộ lọc - Hiệu ứng làm mờ hình ảnh - Làm biến dạng ảnh - Thêm/giảm hạt vào ảnh - Hiệu ứng pixel - Bộ lọc Render - Hiệu ứng làm sắc nét hình ảnh - Hiệu ứng Sketch - Hiệu ứng Texturizer - Hiệu ứng Stylize 1. SỬ DỤNG FILTER GALLERY - Chọn Filter / Filter Gallery, nhấp thư mục chứa loại bộ lọc muốn dùng - Chọn bộ lọc muốn áp dụng - Xác định các tùy chọn với bộ lọc đó - Click ok để áp dụng các bộ lọc - Muốn áp dụng thêm bộ lọc khác, click biểu tượng New effect layer - Click OK để áp dụng bộ lọc thứ 2 2. CÁC BỘ LỌC CHỈNH SỬA ĐỘ CĂNG CHO ẢNH - Biến đổi dạng cong tạo bởi ảnh chụp dạng mắt cá về dạng bình thường (Chỉ có trong PS CS6) + Chọn filter/Adaptive Wide Angle/Fisheyes (Ctrl + Shift + A) - Căn chỉnh lại góc phối cảnh cho ảnh + Chọn Filter/Len Correction (Ctrl + Shift + R) - Biến đổi độ cong của thành phần ảnh như thể sự nở ra hay co vào của chất lỏng + Chọn Filter/Liquify (Ctrl + Shift + X) - Định vị ác mặt phẳng thao tác chính xác trong môi trường phối cảnh của bức ảnh + Chọn Filter/Vanishing Point (Ctrl + Alt + V) 3. NHỮNG HIỆU ỨNG MANG TÍNH CHẤT NGHỆ THUẬT - Chọn Filter./Filter Gallery/Artistic Trong menu này chứa các bộ lọc cho bạn sử dụng thêm các nét cọ vào ảnh, bao bọc hình ảnh trong Plastic... + Poster Edges: Làm hình ảnh giống poster nghệ thuật + Dry brush: Biến hình ảnh như được vẽ với các nét bút khô + Colored Pencil: Tạo kẻ chéo như hiệu ứng bút chì + Cut out: Lắp ghép một ảnh từ những gì trông giống các dạng giấy được cắt ra + Film Grain: Khuyếch tán một ảnh với các chấm nhỏ mô phỏng những cụm hạt phim + Fresco: Cảm giác như các vết màu được phun lên ảnh + Paint Daubs: Cảm giác nhòe màu từ các cọ khác nhau + Plastic Warp: Cảm giác như được bọc nhựa bóng trơn + Water color: Tạo hiệu ứng màu nước


Photoshop-03

4. TẠO NÉT CHO ẢNH BẰNG BỘ LỌC - Chọn Filter / Filter Gallery/Brush Stroke + Ink Outlines: Tạo cảm giác giống bản vẽ mực bị ăn mòn + Spatter: Cảm giác như màu trào ra từ bình bơm phun + Accented Edges: Làm nổi các gờ cạnh của các đối tượng trong hình ảnh + Crosshatch: Cảm giác như tranh được vẽ bằng các đường gạch chéo + Sumi-e: Vẽ theo phong cách Nhật Bản. Hiệu ứng này làm mờ gờ cạnh với màu đen đậm 5. HIỆU ỨNG LÀM MỜ HÌNH ẢNH - Chọn Filter/Blur + Gaussian Blur: Mờ đều hình ảnh bằng cách thay đổi Radius + Motion Blur: Mờ theo hướng + Radial Blur: Mờ theo xoáy trong hoặc hút vào 6. LÀM BIẾN DẠNG ẢNH - Chọn Filter/Distort

Các bộ lọc này làm biến dạng ảnh theo các cách khác nhau gây ngạc nhiên. Biến những đối tượng thành các ảnh gợn sóng, các hình dạng được bóp lại và hình phồng lên.

+ Diffuse Glow: Tạo cảm giác hình ảnh được nhìn qua 1 kính lọc hòa sắc nhẹ, mềm mại. + Glass: Làm hình ảnh xuất hiện như nhìn qua những dạng kính khác nhau. + Ocean Ripple: Cảm giác hình ảnh như nhìn dưới nước

7. THÊM/GIẢM HẠT VÀO ẢNH - Chọn Filter/Noise + Add noise: Tăng thêm hạt vào hình ảnh - Giảm hạt: + Despeckle/Dust & Scractches/Median: Làm mờ các vùng hình ảnh theo các mức độ khác nhau. Chú ý: “Tất cả bộ lọc Noise đều liên quan đến việc hủy bỏ dữ liệu. Thận trọng trước khi dùng.” 8. HIỆU ỨNG PIXEL - Chọn Filter/Pixelate +Color haftone + Crytalize: Sắp xếp các pixel thành các màu đặc trong dạng các hình đa giác + Mosaic: Sắc xếp các pixel thành các khối vuông + Pointillize: Tách hình ảnh thành các chấm ngẫu nhiên + Mezzotint: Chuyển hình ảnh thành những pattern ngẫu nhiên của các màu cơ bản + Fragment: Tạo hình ảnh rung, nhòe


Photoshop-03 9. BỘ LỌC RENDER - Chọn Filter/Render + Clouds: Tạo ảnh mây ngẫu nhiên + Diffirent Clouds: Tạo mây ngẫu nhiên dựa vào màu FG và BG + Lens Flare: Tạo sự phản chiếu ánh sáng tới ống kính camera + Lighting Effects: Tạo hiệu ứng ánh sáng trong phòng ảnh, chỉ trên hình ảnh RGB + Fiber: Tạo hiệu ứng dạng sợi cho hình ảnh, sử dụng màu FG và BG (Giống kiểu vân gỗ hay lông thú) 10. HIỆU ỨNG LÀM SẮC NÉT HÌNH ẢNH - Chọn Filter/Sharpen + Sharpen & Sharpen More: Làm cải thiện độ rõ ràng của hình ảnh + Sharpen Edges: Tìm đến các gờ cạnh và làm rõ nét các gờ cạnh đó + Unsharp Mark: Thay đổi độ tương phản của chi tiết gờ cạnh 11. HIỆU ỨNG SKETCH - Chọn Filter/Sketch + Chrome: Tạo hiệu ứng đánh bóng + Photocopy: Tạo hiệu ứng cũ, cổ xưa, tạo các vùng đen và trắng với giá trị xám + Plaster: Tạo hiệu ứng chất dẻo được nấu chảy, dùng FG và BG để tô màu + Stamp: Mô phỏng con dấu bằng gỗ + Torn Edges: Tạo giấy rách rưới và tô màu cho ảnh bằng cách sử dụng màu FG và BG + Water paper: Tạo những vết nhem như sơn trên giấy ướt có sợi + Graphic pen: Vẽ bút kim trên giấy 12. HIỆU ỨNG TEXTURIZER - Chọn Filter/Texturizer Áp dụng các kiểu chất liệu khác nhau vào hình ảnh + Craquelure + Grain + Mosaic Tiles + Patch work + Stained Glass + Texturize 13. HIỆU ỨNG STYLIZE - Chọn Filter/Stylize Tạo ra các bức ảnh với hiệu ứng ấn tượng bằng cách thay thế các pixel và tìm sự tương phản cao trong hình ảnh. Chú ý: “Các hiệu ứng có thể cho kết quả khác nhau khi thao tác trên các hình ảnh khác nhau. Nên thử nghiệm kỹ trước khi áp dụng hiệu ứng cho hình ảnh.” “ Nên để chế độ RGB để chắc chắn áp dụng tất cả các hiệu ứng cho hình ảnh” “Nhấn Ctrl + F để áp dụng lại các hiệu ứng vừa thực hiện”


Illustrator-04 Nội dung - Phân biệt giữa Raster và Vector - Các công cụ chính trong Illustrator - Các hiệu ứng trong Illustrator 1. PHÂN BIỆT GIỮA RASTER VÀ VECTOR - Định dạng hình ảnh được tạo ra bằng photoshop là định dạng raster được tạo bởi một tổ hợp các điểm cơ bản chứa thông tin về màu (pixels). Hầu hết các ảnh bạn thấy trên máy vi tính là ảnh dạng bitmap, ví dụ như ảnh chụp từ máy ảnh kỹ thuật số đưa vào hoặc ảnh từ các trang web. File ảnh bitmap chứa thông tin về màu trên mỗi pixel. Ví dụ: một file ảnh có kích cỡ 10x10 pixel sẽ chứa thông tin về màu của 100 điểm riêng biệt của tấm ảnh dạng bitmap (có định dạng GIF, JPEG, …). - Định dạng hình ảnh được tạo ra bằng Illustrator là định dạng vector được tạo bởi các đối tượng hình ảnh đường nét được định hình bằng các thuật toán hình học chỉ dựa trên các thành phần điểm bắt đầu, điểm neo, điểm kết thúc và các đường tiếp tuyến. - Sự khác nhau này khiến hình ảnh được tạo ra bằng Illustrator chứa ít thông tin hơn vì thông tin của hình ảnh đã được quy về giá trị toán học nên có thể thay đổi kích thước đơn giản mà không làm mất đi chất lượng của hình ảnh. 2. ĐỐI TƯỢNG LÀM VIỆC CỦA ILLUSTRATOR “Một đối tượng hình học của Adobe Illustrator được tạo bởi 2 thành phần Stroke (Đường bao) và Fill (Màu)” “Stroke và Fill có thể cùng xuất hiện nhưng cũng có thể một trong 2 thành tố đó được ẩn đi để lại chỉ còn đường và diện” -Đối tượng đường + Line segment tool (\) + Arc tool + Spiral tool + Rectangular Grid tool + Polar Grid tool - Đối tượng Solid + Rectangle tool (M) + Round Rectangle tool + Elipse tool (L) + Poligon tool + Star tool + Flare tool - Đối tượng Text (T) + Type Tool: Viết chữ bình thường + Area Type Tool + Type on a Path Tool: Viết chữ theo đường Path + Vertical Type Tool: Viết chữ theo chiều thẳng đứng + Vertical Area Type Tool: + Vertical Type on a Path Tool


Illustrator-04 Nội dung - Phân biệt giữa Raster và Vector - Các công cụ chính trong Illustrator - Các hiệu ứng trong Illustrator

* NHỮNG ĐIỀM CẦN CHÚ Ý Đối tượng đường: - Giữ shift để các đường được vẽ theo những góc 0, 45, 90, 180 ... - Giữ Alt để điểm bắt đầu trở thành tâm của đường. Đối tượng Solid: - Giữ shift để các hình được vẽ là hình vuông, tròn tuyệt đối - Giữ Alt để điểm bắt đầu trở thành tâm của hình - Với polygon tool, ấn phím lên xuống để tăng, giảm số cạnh của hình đa giác đó - Với star tool, ấn phím alt để thay đổi hình thái của ngôi sao. Đối tượng Text: - Nhấn phím esc hoặc ctrl enter để thoát khỏi chế độ text - Nếu chỉ chấm 1 lần và bắt đầu viết, dòng ký tự sẽ dài mãi, muốn xuống dòng phải nhấn phím enter, muốn viết chữ chỉ trong một phạm vi nhất định thì trước khi viết phải rê chuột để định vị được một hình chữ nhật đóng vai trò vùng giới hạn của dòng text. Đối tượng dạng text muốn chuyển sang đối tượng solid thì cần phải được chuột phải và chọn Create out line 3, HỆ THỐNG CÁC CÔNG CỤ VẼ - Brush (B): Vẽ các đối tượng Stroke - Blob Brush tool: Vẽ các đối tượng Fill - Pencil tool (N): Vẽ các đối tượng Stroke - Smooth tool: Bo mềm các đường, cạnh 4. DI CHUYỂN VÀ LỰA CHỌN - Selection Tool (V): Dùng để chọn và di chuyển, thao tác, scale, rotate ... một đối tượng - Direct Selection Tool (A): Cũng có thể di chuyển đối tượng khi con trỏ chuột kích vào trong vùng Fill, Nhưng khi con trỏ chuột nhấp vào cạnh của đối tượng, nó có khả năng thay đổi vị trí các điểm neo và dây căng để thay đổi hình dáng của đối tượng. - Group một nhóm đối tượng (Ctrl +G): Giúp dễ thao tác, dễ di chuyển những đối tượng liên quan tới nhau. - Edit Group: Nháy đúp chuột vào Group, môi trường làm việc sẽ chuyển sang trạng thái Isolate, mỗi lần nháy đúp, môi trường làm việc lại nhỏ đi một chút. - Magic Wand Tool (Y): Cho phép lựa chọn những đối tượng có cùng thông số về Fill & Stroke - Lasso Tool(Q): Chọn những đói tượng nằm trong miền nó vẽ


Illustrator-04 Nội dung - Phân biệt giữa Raster và Vector - Các công cụ chính trong Illustrator - Các hiệu ứng trong Illustrator

5. THAO TÁC TRÊN ĐỐI TƯỢNG - Rotate Tool (R): Dùng để xoay đối tượng - Reflect Tool: Đảo chiều đối tượng - Scale Tool (S): Kéo dãn đối tượng - Shear Tool: Ẩn đổ đối tượng - Reshape Tool: Thêm các điểm neo mới cho đối tượng - Width Tool (Shift W): Thay đổi độ dày trên cùng một đường - Shape Builder: Phủ khoảng không gian được tạo bởi một đường khép kín bằng một solid - Perspective Tool: Tạo môi trường làm việc trên phối cảnh 6. CÁC CÔNG CỤ MÀU SẮC - Mess Tool: Xác định màu trên từng điểm trên một lưới các điểm chỉ định màu, tạo ra một kết quả chân thực gần với ảnh dạng Raster nhất. - Gradient: Tạo dải chuyển màu sắc. - 2 Màu cơ bản: Khác với PTS chỉ định màu foreground và background thì Illustrator xác định màu của 2 thành phần của đối tượng. Đường bao (Stroke) Và Nền (Fill). Các phím tắt vẫn giống như PTS. 7. CÁC HIỆU ỨNG TRONG ILLUSTRATOR (Menu Effect) Có 2 loại hiệu ứng: Illustrator Effects & Photoshop Effects PHOTOSHOP EFFECTS * Khuyến cáo: Khi sử dụng các hiệu ứng của Photoshop vào đối tượng vector sẽ gây rất nặng máy và có độ trễ nhất định khi tiến hành thao tác chỉnh sửa. * Bảng lựa chọn trực quan các hiệu ứng: Effect/Effects Gallery - Artistic: Những hiệu ứng mang tính chất nghệ thuật - Blur: Hiệu ứng làm mờ hình ảnh - Brush Strokes: Tạo nét cho ảnh bằng bộ lọc - Distort: Làm biến dạng ảnh - Pixelate: Hiệu ứng Pixel - Sharpen: Hiệu ứng làm sắc nét hình ảnh - Sketch: Hiệu ứng Sketch - Stylize: Hiệu ứng Stylize - Texture: Hiệu ứng tạo vật liệu - Video: Hiệu ứng Video Những hiệu ứng này tương tự với các hiệu ứng của Adobe Photoshop


Illustrator-05 Nội dung Các hiệu ứng Illustrator Các công việc chỉnh sửa đường nét, hình dạng và màu sắc CÁC HIỆU ỨNG TRONG ILLUSTRATOR (Menu Effect) ILLUSTRATOR EFFECTS: Khác với hiệu ứng Photoshop, các hiệu ứng này tập trung vào việc tạo các biến dạng hình cho đối tượng hình vẽ. Các hiệu ứng này rất thích hợp cho việc dựng các hình 3D đơn giản, Tìm hình dựa trên các phép biến đổi phong phú: Bóp méo, biến dạng ... 1. HIỆU ỨNG 3D [Effect/3D] - Extrude and Bevel: Đẩy khối & Làm vát góc khối + Position: Hướng xoay + Perspective: Lựa chọn độ hút phối cảnh + Extrude Depth: Độ sâu đẩy khối + Cap: Tùy chỉnh đóng hay mở khối + Bevel: Hình dạng phần vát + Surface: Chế độ đổ bóng + Chọn Review để xem trước Sau khi áp dụng hiệu ứng, các khối vẫn ở dạng sửa đổi 2D trên hình 2D ban đầu Muốn sửa đổi trên hình ảnh 3D đích thì phải phá nó ra tiến hành công việc sửa đổi 2D trên hình ảnh đích. [menu Objiect/Expand Appearance hoặc menu Object/Flatten Transparency] -Revolve: Xoay tròn + Position: Hướng xoay + Angle: Góc xoay + Cap: Tùy chỉnh đóng hay mở khối + Offset: Tạo dạng Ring + Surface: Chế độ đổ bóng bề mặt -Rotate: Đặt vật thể 2D trong môi trường 3D 2. CONVERT TO SHAPE Chuyển dạng hình sang hình có bo tròn ở góc hay về dạng elip 3. CROP MARKS Là ký hiệu ở bốn góc của một đối tượng hay một nhóm đối tượng để định vị khu vực ngoài cùng, vị trí để cắt. Crop marks thường được sử dụng khi in một khu vực giấy lớn hơn so với kích thước cắt cuối cùng của tài liệu.


Illustrator-05 Nội dung Các hiệu ứng Illustrator Các công việc chỉnh sửa đường nét, hình dạng và màu sắc 4. DISTORT & TRANSFORM Các biến dạng áp dụng cho hình - Free Distort: Biến dạng tự do - Pucker & Bloat: Biến đổi như hình hoa, hay một vụ nổ từ tâm - Roughen: Biến dạng thô ráp tùy vào độ mạnh yếu tác động nên mà nó giống như 1 tờ giấy nhàu, 1 tấm bảng bị cào xé theo 1 hướng hay 1 hình ảnh sóng trạng thái tự do... - Transform: Biến đổi kích thước của hình, Vị trí của hình dựa trên phần trăm - Tweak: Văn hình, hình như được đặt trong một tờ giấy hay miếng vải trong gió - Twist: Đối tượng được cố định ở 4 góc, và cho xoay quay tâm - Zig Zag: Biến dạng hình theo dạng zig zag 5. RASTERIZE Chuyển đối tượng hình về dạng Rasterize (Được tạo thành bởi các Pixel) 6. STYLIZE - Drop Shadow: Đổ bóng - Feather: Độ mềm gờ cạnh - Inner Glow: Sáng chói từ phía gờ cạnh vào bên trong - Outer Glow: Sáng chói từ phía gờ cạnh ra ngoài - Round Corners: Bo tròn góc - Scribble: Làm cho phần Fill như thể được tô kính bằng nét bút * 7. SVG Filters Các bộ lọc tả chất của Fill: Wave, Cloud, Shadow ... 8. Warp Các trạng thái uốn cong theo các hình có sẵn. *Chú ý: Các Effect từ 1 tới 8 để sửa chữa hình ảnh đích thì phải phá nó ra tiến hành công việc sửa đổi 2D trên hình ảnh đích. [menu Objiect/Expand Appearance hoặc menu Object/Flatten Transparency] 9. PATH

- Offset Path: Tạo path mới cách path cũ một khoảng cách xác định về phía trong hoặc ngoài - Outline Stroke - Outline Object 10. PATHFINDER Các lựa chọn cho việc cộng, trừ hai vùng hình ảnh, lấy hay bỏ phần giao,...


Illustrator-05 Nội dung Các hiệu ứng Illustrator Các công việc chỉnh sửa đường nét, hình dạng và màu sắc 1. CHỈNH SỬA ĐƯỜNG NÉT Lấy ra bảng Stroke từ menu [Window/Stroke] - Weight: Độ dày của nét - Mặc định là 1pt - Cap: Dạng thức điểm đầu cuối của đường - Corner: Dạng thức điểm góc - Align Stroke: Dóng vị trí của nét so với đường trục - Dashed line: Chỉnh sửa dạng thức nét đứt - Arrowheads: Biểu tượng của điểm đầu điểm cuối (ví dụ: mũi tên, hình tròn...) - Scale: Tỷ lệ của biểu tượng Arrowheads - Align: Gióng hàng Arrowheads - Profiles: Dạng của nét - Nét thanh đậm, nét béo ... 2. CHỈNH SỬA HÌNH DẠNG - Hình dạng của đối tượng được chỉnh sửa bằng mũi tên trắng [A] hoặc mũi tên đen [V] Trong đó [V] dùng để xoay, di chuyển, thu phóng [A] dùng để xoay, di chuyển, thu phóng, chỉnh sửa cạnh, điểm neo, đường tiếp tuyến * [A] cũng có thể sửa nhanh một đối tượng trong Group mà không cần phải truy nhập vào chế độ Isolate bằng cách nháy đúp như [V] - Pathfinder [Ctrl + Shift + F9] hoặc [Window/Pathfinder] Các lựa chọn cho việc cộng, trừ hai vùng hình ảnh, lấy hay bỏ phần giao, cắt đối tượng này nhờ một đối tượng khác ... + Shape modes: Cộng trừ 2 đối tượng, lấy phần giao, bỏ phần giao + Pathfinders: Các đối tượng chồng lên nhau, cứ có Stroke chạy qua Fill thì phần Fill sẽ bị cắt hoặc dùng phần này để cắt phần kia và phần còn lại được giữ lại. 3. CHỈNH SỬA MÀU SẮC - Gradient [Window/Gradient] Tùy chỉnh chế độ trượt màu sắc Gradient Tool: [G] - Mass Tool [U] Sửa đổi màu sắc trên từng điểm tọa độ màu của hình. Mass tool được dùng để vẽ những đối tượng hình ảnh mang độ chân thực cao, ví dụ như diễn họa một quả táo thật, sự uyển chuyển của các nếp áo cần sự chuyển màu thực tế. - Swatches [Window/Swatches] Bảng swatches như một pallet màu cho người dùng quản lý các lựa chọn về màu sắc và cả các hoa văn (pattern) Swatches cho người dùng rất nhiều lựa chọn về các họ màu với các tính chất tương đồng với nhau tại Swatches Library Menu (nằm ở góc dưới cùng bên trái bảng Swatches) + Có thể lưu lại một màu đang làm việc bằng cách kéo nó vào bảng Swatches. Làm tương tự với các pattern muốn lưu. - Color [Window/Color] Bảng Color cho phép thay đổi giá trị của từng thành phần C-M-Y-K hay R-G-B của một màu để tạo ra màu mình cần. - Color Guide [Window/Color Guide] Bảng Color Guide đưa ra những gợi ý khá thú vị về các màu tương đồng để tổ hợp và phối hợp chúng theo nhiều chủ đề khác nhau.


Illustrator-06 Nội dung Làm việc với chữ

1. TEXT [T] - TExT được định nghĩa chỉ bằng Fill và Stroke là một Stroke trống - Nhấn Esc hoặc Ctrl + Enter để thoát khỏi lệnh Text + Area Type Tool: Viết chữ trong một phạm vi của một hình chỉ định + Type on a Path Tool: Viết chữ chạy theo một đường Path + Vertical Type Tool: Viết chữ theo chiều dọc + Vertical Area Type Tool: Viết chữ theo chiều dọc trong phạm vi của một hình chỉ định + Vertical Type on a Path Tool: Viết chữ theo chiều dọc chạy theo một đường Path -Phân biệt Typeface và Font: Arial, Verdana và Tahoma... là các Typeface. Arial - heigh 14 - Bold - Upper Case - Kern chặn - Tracking lỏng là một Font 2. CHARACTER [Ctrl + T] hay [Window/Type/Character] + Text Heigh - Chiều cao chữ + Line Spacing - Khoảng cách dòng chữ tính từ Base line của dòng dưới tới Base line dòng trên Các tỷ lệ phổ biến là 10/12, 10/14 và lớn nhất là 10/16 + Kerning - Khoảng trống giữa 2 con chữ đơn lẻ + Tracking - Khoảng cách giữa 2 con chữ 3. SYMBOLS [Window/Type/Glyph] 4. PARAGRAPH [Window/Type/Paragraph] +Sự căn gióng dòng tạo nên hiệu quả rất tốt cho việc tạo ra một tổng thể đẹp. +RAG: khi bạn đánh máy bất cứ một đoạn văn nào cũng sẽ tạo ra rag, Rag là phần không đồng đều của các dòng chữ nằm ở phía bên phải (nếu các bạn căn lề bên trái ) và ngược lại. Việc tạo ra một rag đẹp rất đơn giản và không sử dụng kĩ thuật phức tạp mà rất đơn giản nhưng hiệu quả của một rag đẹp mang lại thì rất lớn. 5. FIND FONT [Type/Find Font] - Cho phép kiểm tra các font có trong văn bản 6. CASES [menu Type/Change Case] Lựa chọn thay đổi nhanh từ font chữ thường sang hoa và ngược lại. + Upper Case: Font chữ hoa + Lowwer Case: Font chữ thường + Title Case: Font tiêu đề + Sentence Case: Font cho câu


Illustrator-06

7. EDITTING - Text được viết xong vẫn sẽ ở dạng Editable, có thể viết lại chữ nhưng không thể can thiệp vào hình dạng của chữ. Nếu muốn thay đổi hình dạng của chữ thì phải [Right Mouse/ Creat Outline] Text lúc này sẽ được chuyển qua dạng Shape và không thể Type được nữa. - Khi đó kết hợp với việc vẽ thêm, Add và Subtract của Pathfinder, có thể dễ dàng tạo được những biến thể cho kiểu chữ vừa rồi. 8. CUTTING - Là kĩ thuật bạn cắt dòng chữ. Điểm lưu ý của việc cắt là bạn nên cắt nửa dưới của dòng chữ và không nên cắt nửa trên của dòng chữ. Nếu cắt ở nữa trên sẽ dẫn đến việc khó đọc và nhận biết bạn viết gì sẽ rất khó. Như vậy tác phẩm dù có đạt hiệu quả thẩm mỹ đi chăng nữa cũng không truyền đạt được thông tin. 9. CÁC HỌ CHỮ CHÍNH - Để có thể Edit được chữ thì trước hết phải hiểu được chữ như thế nào - Có những họ chữ cơ bản như sau (Có nhiều cách phân loại các họ chữ, đây là cách phân loại của chuyên gian thiết kế thương hiệu Richard Moore) + Flowing Seript The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 + Brush Seript The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 + Black Letter + Venetian The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 + Old Style The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 Serif + Transitional The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 + Modern The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 + Square Serif The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 + SansSerif The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 + Display The quick brown fox jumps over the lazy dog. 1234567890 10. CÁC CHÚ Ý KINH NGHIỆM - KHÔNG ĐƯỢC co kéo chữ - Khi dàn trang cho dù giầy khổ TO hay NHỎ cũng chỉ nên dùng cỡ 12 - 14 cho chữ ở phần BODY - Là cỡ chữ vừa đủ để đọc, không - quá to và cũng không quá nhỏ, - Không dùng quá nhiều typeface trong một tác phẩm. Nhiều nhất nên là 3. 11. SỬ DỤNG CÁC GUIDE LINE ĐỂ CHIA CỘT DÀN TRANG - Ctrl + R để bật Ruler Bar: Trên Ruler bar sẽ hiển thị thước kẻ cho thấy kích thước thực tế của khu vực làm việc. Có thể đổi đơn vị đo bằng cách chuột phải vào Ruler bar. - Sử dụng [V] bấm giữ từ Ruler Bar kéo ra ta sẽ có các đường Guide Line, các đường này không hiển thị trên văn bản sau khi in mà chỉ đóng vai trò dẫn hướng, làm mốc căn gióng.


Illustrator-07 Nội dung Using AI in Architect Analysis and Ideas

1. PHÂN TÍCH DỰA TRÊN HÌNH ẢNH CÓ SẴN Các hoạt động phân tích dựa trên hình vẽ, ảnh chụp có sẵn. - Sử dụng các biểu tượng có sẵn (Symbols) - Tạo các mũi tên thông thường (Arrows): + Vẽ đường path + Vào hộp Stroke + Chỉnh Dashed line + Lựa chọn Arrowheads - Tạo mũi tên đặc biệt (Special Arrows) + Vẽ đường path + Vào hộp Brushes + Mở Brush library/Arrows - Vẽ lại một hình dựa vào ảnh (Using ref image) + Import: + Khóa: Ctrl + 2 | Mở khóa: Ctrl + Alt + 2 + Ẩn: Ctrl + 3 | Hiện: Ctrl + Alt + 3 + Giảm Opacity -Lưu ý: + Chỉnh chế độ hòa trộn để có hiệu ứng màu đặc biệt + D để quay trở về Stroke/ Fill mặc định= Black/White + Shift X để đảo ngược vị trí màu của Stoke và Fill. + Copy đối tượng: Giữ Alt + rê chuột. + Luôn chú ý xem hình mình vẽ cần có Stroke hay không, và tương tự có cần có Fill hay không? + Sử dụng các hình vẽ cơ bản để tạo các đường, vùng bao đơn giản. + Vẽ lưới mắt chữ nhật: vào Line segment tool/Rectangular Grid Tool - Phần nào được nhấn mạnh và quan tâm trong hệ thống nên được đánh dấu bằng màu đỏ (đậm hoặc nhạt). - Tô màu cho đối tượng hình ảnh công trình. + Nên sử dụng Filter hơn là giảm opacity 2. CHỈNH SỬA ĐƯỜNG BAO HÌNH ẢNH CÓ SẴN - Chỉnh lại phạm vi mong muốn hiển thị của bức ảnh ref + Vẽ một hình biểu thị phạm vi mong muốn hiển thị của bức ảnh + Chọn cả bức ảnh lẫn đường path kín vừa rồi, chọn Make Clipping Marks 3. ĐƯA MỘT BỨC ẢNH TỪ DẠNG RASTER VỀ VECTOR - Chọn bức ảnh - Vào edition menu/Chọn mũi tên bên phải nút Live Trace/Tracing options/Edit modes/Trace - Chọn nút Expand - Ungroup hoặc không 4. TÌM STOCK - SYMBOL Một số từ khóa:Sign, Symbol, Icon, Stock, Vector, Font, Theme ... Một số dạng Symbol nên tìm: People, Pictogram, Positive, Weather, Sign, Hazard, Iconic, Traffic, Activities, Agriculture, Food, Trees, Ground, Recycle,... Một trang hay chia sẻ vector: rgb.vn


Illustrator-07 Nội dung Using AI in Architect Analysis and Ideas

5. CÁC DẠNG BẢN VẼ PHÂN TÍCH a. Màu sắc - Mono tone: Dùng trong các biểu đồ biểu thị độ thay đổi silhouette của một vấn đề quan tâm vd: Sự thay đổi độ cao giữa các tòa nhà trong khu đô thị, Sự thay đổi diện tích của các sàn tầng trong một tòa nhà. - Visual Color Change: Dùng trong các biểu đồ làm rõ các chức năng khác nhau trong một đối tượng. vd: Biểu đồ thể hiện các thành phần chức năng trong khu phức hợp nhà ở, văn phòng, siêu thị, vui chơi... b. Loại - Biểu đồ tổng hợp: Dân số, mức sống, mức tiêu thụ, năng lượng. - Biểu đồ dẫn dắt ý tưởng, mục đích, nguyên lý sử dụng các Symbol, Link, Original, Target kết hợp với các chỉ định màu. - Bản vẽ 2D phân tích cơ cấu mặt bằng: Giao thông, cây xanh, mặt nước, tiếp cận ... - Bản vẽ 2D phân tích sự biến đổi hình dáng. - Bản vẽ 3D phân tích cơ cấu trong không gian: Chức năng văn phòng, cửa hàng, khu vui chơi, nhà ở, trưng bày thường xuyên, trưng bày định kỳ, nhà chờ, khánh tiết ... - Bản vẽ 2D - 3D thể hiện quá trình hình thành hình khối. c. Mức độ phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế - Không: các biểu đồ tổng hợp, biểu đồ nghiên cứu xã hội, nghiên cứu công nghệ - Ít: biểu đồ dẫn dắt, nguyên lý, cơ cấu đơn giản hóa, các biểu đồ thể hiện cách thức tư duy tạo hình, Các bản vẽ cơ cấu hoạt động sống(Cơ cấu năng lượng, Cơ cấu sử dụng nước, Cơ cấu giao thông, Cơ cấu sinh hoạt). - Có: Bản vẽ cơ cấu mặt bằng, phân tích biến đổi hình dáng, cơ cấu không gian, quá trình hình thành khối, hệ kết cấu.


PS x AI-08 Nội dung The Relationship between AI - PS - CAD - 3ds MAX - REVIT Import from 2D Architectural engine to Adobe Making plan Render from 3D Architectural engine to Adobe Making Perspective 1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA AI - PS - 3ds MAX - REVIT - Auto CAD - SKETCHUP Để Chuyển qua lại giữa các phần mềm, người ta dùng các dạng file trung gian Base

target

PS

AI

PS

.PSD (within layers)

AI

.AI / .PDF / .EPS

AutoCAD Sketchup

Revit

.JPEG, PNG .DWG

AutoCAD

.PDF / .EPS

Sketchup

.AI | .PDF .JPEG | .PNG

.DWG

3dsMAX

.JPEG / .PNG

.DWG

Revit

3dsMAX

.DWG | .AI

.DWG | .AI

.DWG

.DWG

.DWG

.DWG .DWG / .FBX

.DWG .RVT

- Export từ CAD ra file .DWG để Import vào các chương trình 3D: Lệnh [w] - Export từ CAD ra file .PDF hoặc .EPS để chuyển qua PS, AI bằng máy in ảo [Plot] hay [Ctrl + P] - Export từ Revit ra file .DWG 3D(không giữ lại vật liệu, ánh sáng) và .FBX (Giữ lại được vật liệu và ánh sáng) để chuyển qua 3ds MAX, Sketchup. - Export từ Revit ra file .DWG 2D để chuyển qua Auto CAD. - PS và AI có thể chuyển file qua lại nhau dễ dàng thông qua file trung gian .EPS. 2. MAKING PLAN a. Đổ màu sàn: - Làm texture cỏ, sàn gạch, sàn gỗ: Resize ảnh được sử dụng làm texture sao cho đúng với scale của ảnh mặt bằng đích, save texture lại bằng cách vào [Edit/Define Pattern Preset] - Đổ màu cỏ, sàn gạch, sàn gỗ: Dùng lệnh Fill [Shift + F5] hay [Shift + Back Space] / Chọn Pattern hoặc dùng Pattern Stamp Tool / Chọn Pattern vừa mới tạo. - Có thể tạo thêm một lớp cỏ nữa và đặt Filter cho layer đó tạo cảm giác chân thực - Có thể tạo thêm một lớp ánh sáng trượt và đặt Filter cho layer đó để tăng cảm giác ánh sáng b. Ghép cây: - Chuẩn bị bộ thư viện cây phù hợp với mục đích sử dụng. - Đổ bóng: [Ctrl + J] để nhân đôi layer lên [Ctrl + left mouse và hình layer bên dưới layer vừa nhân trên bảng layer] để select riêng phần cây / [Ctrl + D] + [Alt + Back Space] để đổ đen toàn bộ layer dùng làm bóng. [Đặt một filter cho bóng] Multiply, Screen, Overlay hoặc giảm Opacity. Có những cách ghép cây bằng cách tìm hình ảnh ở google earth và giảm opacity, xóa viền. + Dùng Free Trasnform [Ctrl + T]với [Ctrl + Left Mouse] để bóng đổ xuống mặt đất c. Chú ý - Không được đổ màu lên layer nét, layer nét nên đặt tên rõ ràng và luôn để lên trên các layer màu nền, màu sàn, màu cỏ ... - Các đối tượng cây mặt bằng để lên trên, hạn chế mono-layer-copy [M] [Alt + Left Mouse] - Do có nhiều cây nên cần make Group các Layer để dễ quản lý.


PS x AI -08 Nội dung The Relationship between AI - PS - CAD - 3ds MAX - REVIT Import from 2D Architectural engine to Adobe Making plan Render from 3D Architectural engine Adobe Making Perspective 3. MAKING PERSPECTIVE a. Chuẩn bị - Các đối tượng cần được ghép: Trời, người, cây, đồ vật, quang cảnh, phương tiện giao thông ... + File png đã cắt sẵn nền hay một bức ảnh có quang cảnh và phối cảnh tương tự. - Tone màu chủ đạo cho bức ảnh, có thể là một bức ảnh với tông màu tương tự. - Style tham khảo. - Các chi tiết từ ảnh chụp để thay thế các chi tiết thô ở bản Render: Chi tiết cửa kính nhìn thấy nội thất và cả hoạt động bên trong công trình hay cửa kính phản chiếu các công trình phía đối diện, bầu trời, các bóng đèn, chi tiết ánh sáng, các hình vẽ tường ... - Các file ảnh vật liệu: đường, màu sơn trên tường, lớp rêu... Để tăng độ chân thực cho bức ảnh render. b. Hiệu chỉnh màu - Cân bằng lại màu và độ tương phản bằng các lệnh Auto Levels, Auto Contrast ... và [Ctrl + L] một lần nữa để cân bằng lại độ rõ nét và mức độ yêu cầu của hình ảnh. - Hiệu chỉnh lại Tone màu của bức ảnh raw về tone màu mong muốn [Color Balance] hoặc sử dụng một layer ảnh có tone màu mong muốn phía trên, đặt Overlay hoặc bất cứ Filter nào phù hợp. - Ghép toàn bộ các vật liệu cần có vào vị trí của nó trên ảnh Raw. Sử dụng: Opacity, Filter, Briness and Contract, Color Blance ... Xóa đi những thành phần không cần thiết. - Ghép trời, các đối tượng nhà cửa, cây cối, người... Khi ghép cây cối và người, đặc biệt chú ý tới mức độ sáng của người trong quang cảnh. Người đứng trong nhà sẽ có độ sáng khác với người ở ngoài trời, nhất là những trường hợp ánh sáng từ 1 phía ... Nên phải cực kỳ chú ý tới vị trí bóng đổ, vị trí tiếp nhận ánh sáng của cảnh và vật thể được ghép. - Hiệu chỉnh độ sáng cho toàn bộ bức ảnh. - Tạo các phản chiếu (nếu có). - Thêm vào các nguồn ánh sáng nhân tạo - Các yếu tố tăng mức độ chân thực của tấm ảnh: Nước mưa bắn vào bề mặt kính camera, những Flare sáng chói ở vị trí nguồn sáng đối diện ống kính, Bokeh, DOF (Gần tỏ xa mờ) - Chú ý các yếu tố nghệ thuật trong bối cảnh: Tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh / nguyên tắc 4 điểm vàng để bố trí các thành phần phụ vào khu vực đó, tránh chia đôi khung hình ..., cảnh vật ở phía rất xa có thể chỉ cần là mảng bẹt 2D, quan tâm đến việc nhấn nhả tùy vào mức độ quan trọng của đối tượng vd: các công trình chính - các công trình phụ. c. Công cụ - Sửa chữa khiếm khuyết của ảnh render: Clone, Stamp, Content-Aware ... - Làm sáng ảnh: Brightness and Contrast, Layer Gradient, Dodge Tool, Filter Color Dodge... - Làm mờ: Blur, Eraser, New White Color Layer / Filters, - Nhuộm màu (Blend): New Solid Color Layer/ Filters - Hiệu chỉnh màu vật thể: Color Balance, Photo Filter, Selective Color - Làm bạc màu: Hue & Saturation, Vibrance - Khử mờ: Ctrl + J / Filter / Other / High Pass/ Overlay - Khử noise: Filter/ Noise/ Reduce Noise


PS x AI-09 Nội dung Alignment, Layout and Export

A. CHUẨN BỊ Các bước cần chuẩn bị trước khi dàn trang 1. Các Font chữ Viết trước các font chữ cần thiết ra ở một khu vực ngoài. Sau này khi dàn trang chỉ cần dùng [I] chấm vào để lấy được font đó. Có 4 cấp chữ chính thường được sử dụng trong đồ án là: XL L M S Chữ tiêu đề chính đồ án: XL L M S Chữ tiêu đề phụ đồ án/ Slogan: XL L M S Chữ tên bản vẽ: XL L M S Chữ chú thích, diễn giải: Font này luôn luôn nên để ở cỡ 14pt dù khổ giấy là to hay nhỏ 2. Các thành phần bản vẽ Hồ sơ bản vẽ 2D Hồ sơ bản vẽ 3D Hồ sơ thuyết minh Bản vẽ nghiên cứu: Chart, Analysis, Function, Weather ... 3. Alignment Một bản dàn trang cần có được sự ngay ngắn trong tổng thể vì thế những điểm sau không nên xuất hiện trong một panel trừ khi nó có một ý đồ gì đó: - Ảnh phối cảnh này chồng lên ảnh phối cảnh kia - 2 ảnh xếp cạnh nhau theo chiều ngang thì không nên lệch nhau ở chiều cao của ảnh và ngược lại, nhất là những chênh lệch rất nhỏ, gây nhức mắt. - Bảng Align [Window/Align] cho phép căn gióng hàng các đối tượng với nhiều lựa chọn, giúp căn gióng các đối tượng một cách chính xác hơn. 4. Layout Khi làm layout cần xác định xem trên panel đang làm cần những nội dung gì Đưa tất cả các nội dung đó vào panel (Chỉ được scale phối cảnh và các diagram, tuyệt đối không scale bản vẽ 2D) - Bật Ruler: [Ctrl + R] để hiện thanh thước kẻ ở 2 chiều vùng làm việc cho thấy kích thước trên thực tế của panel - Tạo Guide lines: Sử dụng [V] nhấn vào thanh thước kẻ, giữ và kéo ra vùng làm việc - Chia ô cho các thành phần bản vẽ và text. - Scale [Ctrl + T] + Cắt ảnh[Clipping Mark] sao cho phù hợp với các ô được định vị sẵn bằng Guide lines.


PS x AI-09 Nội dung Alignment, Layout and Export

B. CÁC DẠNG DÀN TRANG 1. Grid: Các thành phần hình ảnh được nằm trong vị trí các ô được chia bởi Guide lines xếp cạnh nhau và có kích thước tương đối tương đồng, trải đều trên toàn bộ Panel, thành phần hình ảnh chính cũng chỉ to hơn những thành phần hình ảnh khác khoảng 200%. Thường dùng cho các panel cỡ lớn. 2. Major - Minor: Một ảnh ấn tượng nhất được phóng to cả panel, gây cảm xúc mạnh với người xem, bao trùm toàn bộ giá trị của đồ án. Các panel mà có một ảnh lớn chiếm tới 70% diện tích Panel, các ảnh còn lại đặt bên cạnh cũng đem lại giá trị của dạng này. Nên sử dụng với các panel nhỏ, Slide. Những ảnh có đối tượng chính nằm ở điểm vàng trong 2 điểm và phía trên và khoảng không gian trống ở một khu vực lớn vị trị đí điểm vàng phía trên còn lại rất thích hợp để dàn trang theo cách này. 3. No boundary: Mặc dù không có biên nhưng về thực chất vẫn có những biên ảo, và vẫn tuân theo quy luật căn gióng nào đó chứ không phải được phép sắp xếp lộn xộn. 4.Story - Film Firm (Slide of Life): Không có nhiều nội dung trên một panel. Chữ và rất ít thành phần hình ảnh xuất hiện vừa đủ trên panel tạo nên thẩm mỹ design của một bộ phim giới thiệu hay một slide show. 5. Spreading Style: Từ một trung khu hình ảnh chính, các thành phần design được lan tràn ra và kết nối tới các thành phần hình ảnh còn lại trong panel. (vd: Phần nền của mặt bằng có thể trải ra thành phần nền của một phóí cảnh nhỏ hay nền của khu vực Radial, khi ngoài phạm vi boundary của mặt bằng, phần này có thể thay đổi hình dạng phục vụ mục đích biểu đạt tư tưởng design) 6. Tree/infographic: Thay vì hình ảnh được phân bố theo các ô (Square) thì sẽ phân bố theo tuyến (line) để tạo chiều cảm giác dẫn dắt tư duy.

Chú ý: “Không nhất thiết cả Panel phải kín bằng hình ảnh. Đôi khi các khoảng trống đem lại những khoảng thở vô cùng có giá trị” Những thành phần Typo và Icon của công trình có thể đóng góp một phần trong thẩm mỹ design của toàn bộ panel và kết nối đường suy nghĩ của toàn bộ phương án.


PS x AI-10 Nội dung EXPERIENCE Finding Informations Finding Resources Skills

“Using your eyes, don’t use the machine” “Understand what you need, you will know what you have to do”

FINDING INFORMATIONS 1. Websites Brushking.eu : Brush Photoshop | Textureking.com: Free texture for Photoshop & 3D rendering Archive3d.net: Free 3d Model | RGB.vn: Free Stock and Vector 2. Inspirations | Archdaily | Behance | Pinterest 3. Keywords Searching Resources: Sign, Symbol, Icon, Stock, Vector, Font, Theme Searching Documentation: filetype:PDF

Xuan Tung Dang


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.