09 Buoc cho mot khuyen nghi chinh sach hieu qua

Page 1

TRUNG TÂM WTO VÀ HỘI NHẬP PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ


Trung Tâm WTO và Hội nHập pHòng THương mại và Công ngHiệp việT nam Số 9 Đào Duy anh, Đống Đa, Hà nội Điện thoại: +84-24-35771458; Fax: +84-24-35771459; Email: banthuky@trungtamwto.vn; Website: www.trungtamwto.vn


TRUNG TÂM WTO VÀ HỘI NHẬP PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỔ TAY HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP

09 BƯỚC CHO MỘT KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HIỆU QUẢ



SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Giới thiệu

Xây dựng các khuyến nghị chính sách là một phần quan trọng trong hoạt động vận động chính sách của các Hiệp hội doanh nghiệp với các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời gian tới, Chính phủ có thể sẽ rà soát lại tổng thể nhiều chính sách phát triển ngành, xem xét sửa đổi và ban hành mới các chính sách cho từng ngành nhằm tận dụng cơ hội đồng thời bảo đảm tuân thủ các cam kết thương mại mới (đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Tpp-CpTpp, Hiệp định thương mại tự do việt nam – Eu EvFTa). Các Hiệp hội doanh nghiệp đứng trước cơ hội rất lớn để vận động chính sách, tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách mới này, qua đó phản ánh tiếng nói, lợi ích và mong muốn của các doanh nghiệp trong ngành vào các chính sách liên quan. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng các khuyến nghị chính sách phù hợp, khoa học, có căn cứ và đủ sức thuyết phục cho quá trình vận động chính sách này lại là thách thức không nhỏ với rất nhiều Hiệp hội doanh nghiệp ở việt nam. Cuốn Sổ tay này được soạn thảo trên cơ sở các kinh nghiệm thực tế trong quá trình xây dựng nghiên cứu phục vụ 02 khuyến nghị chính sách cho 02 ngành (bán lẻ và chế biến xuất khẩu gỗ) do Trung tâm WTO và Hội nhập - phòng Thương mại và Công nghiệp việt nam thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á và Đại sứ quán australia tại việt nam. với các nội dung ngắn gọn, theo trình tự cụ thể, các hướng dẫn rõ ràng, với ví dụ thực tế từ 02 nghiên cứu khuyến nghị chính sách đã thực hiện, cuốn Sổ tay sẽ cung cấp cho các Hiệp hội doanh nghiệp việt nam kỹ năng cơ bản để xây dựng các khuyến nghị chính sách cần thiết một cách hiệu quả. Trân trọng cảm ơn Hiệp hội các nhà bán lẻ việt nam (avr), Hiệp hội gỗ và lâm sản việt nam (viFOrES) và các Hiệp hội, chuyên gia đã cùng tham gia với Trung tâm WTO và Hội nhập vCCi thực hiện các nghiên cứu, khuyến nghị chính sách thử nghiệm làm căn cứ thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng Cuốn Sổ tay này.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

03


QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT NGHIÊN CỨU KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH


BướC 1 – XÁC ĐỊNH MụC TIÊU, GIớI HẠN PHẠM VI

06

BướC 2 – LỰA CHỌN CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU

14

BướC 3 – XÂY DỰNG ĐỀ CưƠNG NGHIÊN CỨU

22

BướC 4 – TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU TẠI BÀN

30

BướC 5 – ĐIỀU TRA/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOANH NGHIỆP

38

BướC 6 – XÂY DỰNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

48

BướC 7 – THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN

56

BướC 8 – HOÀN THIỆN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

64

BướC 9 – KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

72


BướC 1: XÁC ĐỊnH mụC Tiêu, giỚi Hạn pHạm vi

Mục tiêu

08

Vấn đề

09

Công việc cần làm

10

Kết quả cần đạt được

11

Ví dụ thực tiễn

12


01


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

BướC 1 – XÁC ĐỊnH mụC Tiêu, giỚi Hạn pHạm vi

Bước này nhằm khoanh vùng và nhận diện được các vấn đề bất cập, các vướng mắc cấp thiết của doanh nghiệp thành viên Hiệp hội cần được giải quyết bằng chính sách mới/chính sách sửa đổi, qua đó xác định phạm vi cụ thể của khuyến nghị chính sách cần thực hiện.

08

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

Trên thực tế, có những trường hợp vấn đề tồn tại/vướng mắc/cản trở của các thành viên hiệp hội hoặc của ngành quá nhiều, liên quan tới nhiều khía cạnh hoạt động kinh doanh, nhiều cấp bậc chính sách (trung ương, địa phương, quy định pháp luật, thủ tục hành chính…) không thể bằng một khuyến nghị chính sách mà giải quyết một lần hết được. Cũng có những trường hợp vướng mắc/bất cập nhiều nhưng không thể, hoặc không chỉ giải quyết bằng chính sách mà được (ví dụ năng lực cạnh tranh kém, không tiếp cận được nguồn tín dụng giá rẻ từ các ngân hàng thương mại…).

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

09

BướC 1 – XÁC ĐỊnH mụC Tiêu, giỚi Hạn pHạm vi

Do đó, cần thiết phải khoanh vùng các vấn đề tồn tại cần giải quyết bằng chính sách và phạm vi khuyến nghị chính sách dự kiến phù hợp với bối cảnh cụ thể của hiệp hội/ngành (tính cấp thiết, tính khả thi, nguồn lực thực hiện nghiên cứu khuyến nghị chính sách…).


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

Thảo luận trong/giữa Hiệp hội, chuyên gia trong ngành, cán bộ quản lý để:

BướC 1 – XÁC ĐỊnH mụC Tiêu, giỚi Hạn pHạm vi

1. Xác định các vấn đề vướng mắc, bất cập của ngành/thành viên hiệp hội cần và có thể giải quyết được bằng các chính sách của Nhà nước vướng mắc/bất cập phải (i) là vấn đề chung của các doanh nghiệp trong Hiệp hội (không phải là vấn đề đơn lẻ của một vài doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cá biệt); (ii) gây thiệt hại, bất lợi, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp trong hiệp hội/ngành đến mức phải tìm kiếm giải pháp càng sớm càng tốt; (iii) là vấn đề mà để giải quyết thì nỗ lực của từng doanh nghiệp thôi là không hiệu quả, cần sự hỗ trợ, tác động bằng biện pháp chính sách pháp luật cụ thể của nhà nước 2. Xác định nguồn lực (nhân lực, vật lực) của hiệp hội nguồn lực của hiệp hội (bao gồm cả nguồn lực tự có và nguồn lực huy động) phải đủ để tiến hành một hoặc các nghiên cứu xây dựng khuyến nghị chính sách liên quan (theo các bước như trong Sổ tay này) 3. Xác định tính khả thi của các chính sách mong muốn Khuyến nghị chính sách dự kiến phải là khả thi trong bối cảnh chính sách hiện tại (ví dụ Chính phủ đang có kế hoạch điều chỉnh, nguồn lực để thực hiện chính sách không quá lớn…) 4. Xác định phạm vi cụ thể của khuyến nghị chính sách cần xây dựng (để giải quyết vấn đề vướng mắc nào, trong khía cạnh kinh doanh cụ thể nào)

10

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

1. phạm vi các vấn đề vướng mắc/tồn tại cần giải quyết bằng chính sách mới được khoanh vùng rõ 2. mục tiêu, thời hạn xây dựng khuyến nghị chính sách được xác định rõ

BướC 1 – XÁC ĐỊnH mụC Tiêu, giỚi Hạn pHạm vi

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

11


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Ví dụ thực tiễn

BướC 1 – XÁC ĐỊnH mụC Tiêu, giỚi Hạn pHạm vi

LỰA CHỌN CủA NGÀNH Gỗ ngành gỗ là ngành có phạm vi rất rộng, được phân nhóm theo sản phẩm và theo thị trường tiêu thụ. về sản phẩm, ngành gỗ có mảng gỗ thô/nguyên liệu, sản phẩm gỗ chế biến (gỗ nội thất, ngoại thất, gỗ xây dựng, trang trí), dăm gỗ, mây tre mỹ nghệ… về thị trường, ngành gỗ có nhóm chế biến xuất khẩu, có nhóm tiêu thụ nội địa. về quy trình sản xuất, ngành gỗ có mảng nguyên liệu (trồng, phát triển, khai thác rừng, gỗ vườn…), mảng chế biến (sản xuất ván gỗ, đồ gỗ, băm dăm…), mảng kinh doanh (tiêu thụ nội địa khu vực thành thị, nông thôn, công trình xây dựng...; xuất khẩu đồ gỗ chế biến, sản phẩm mỹ nghệ, dăm gỗ…). mỗi mảng, khía cạnh của ngành đều có rất nhiều các vấn đề tồn tại cần được khắc phục, xử lý bằng chính sách hợp lý từ phía nhà nước. một khuyến nghị chính sách để cùng lúc giải quyết tất cả các vấn đề, thuộc mọi mảng, khía cạnh của ngành là không khả thi, cả về mặt nguồn lực thực hiện nghiên cứu khuyến nghị chính sách lẫn khả năng đáp ứng chính sách của nhà nước. Hơn nữa, một số mảng của ngành gỗ (ví dụ phát triển nguồn nguyên liệu, khuyến khích thương mại nội địa đối với sản phẩm gỗ…) đã hoặc đang được Chính phủ ban hành biện pháp, chính sách hỗ trợ rồi. Do đó, trên cơ sở cân nhắc nguồn lực, tính cấp bách của các vấn đề, tính khả thi của khuyến nghị chính sách, và hiện trạng chính sách nhóm nghiên cứu đã quyết định giới hạn phạm vi nghiên cứu khuyến nghị chính sách ở mảng sản phẩm gỗ chế biến xuất khẩu, liên quan tới các rủi ro có thể khiến ngành này không tận dụng được các cơ hội thị trường trong tương lai gần, trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực.

12

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

BướC 1 – XÁC ĐỊnH mụC Tiêu, giỚi Hạn pHạm vi

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

13


BướC 2: LỰa CHỌn CHuYên gia ngHiên CỨu

Mục tiêu

16

Vấn đề

17

Công việc cần làm

18

Kết quả cần đạt được

19

Ví dụ thực tiễn

20


02


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

BướC 2 – LỰa CHỌn CHuYên gia ngHiên CỨu

Bước này nhằm lựa chọn ra được chuyên gia/nhóm chuyên gia có đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, sự nhiệt tình và thời gian để thực hiện việc nghiên cứu khuyến nghị chính sách một cách chất lượng, hiệu quả và kịp thời.

16

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

Chất lượng chuyên gia có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng nghiên cứu, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của khuyến nghị chính sách.

Do đó, việc lựa chọn chuyên gia/nhóm chuyên gia chủ trì và chịu trách nhiệm về nghiên cứu khuyến nghị chính sách là đặc biệt quan trọng, và phải được thực hiện một cách cẩn trọng.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

17

BướC 2 – LỰa CHỌn CHuYên gia ngHiên CỨu

vấn đề là không phải khi nào cũng tìm kiếm được các chuyên gia đáp ứng được cùng lúc các yêu cầu về năng lực và mức độ sẵn sàng để triển khai nghiên cứu. Có trường hợp chuyên gia có năng lực nghiên cứu tốt nhưng thiếu kiến thức thực tiễn và nhạy cảm chính sách. Có trường hợp chuyên gia có kỹ năng kinh doanh sâu trong ngành nhưng chưa từng làm về các vấn đề chính sách. Có trường hợp chuyên gia có đủ năng lực chuyên môn phục vụ xây dựng chính sách nhưng không có thời gian để bảo đảm sản phẩm trong thời hạn đặt ra. Thậm chí có những ngành/lĩnh vực mà rất ít chuyên gia có hiểu biết sâu về cả ngành, mà chỉ là về một nhóm sản phẩm nhất định.


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

Thảo luận trong/giữa Hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành, cán bộ quản lý để: 1. nhận diện các ứng viên thích hợp cho công việc nghiên cứu phục vụ khuyến nghị chính sách liên quan

BướC 2 – LỰa CHỌn CHuYên gia ngHiên CỨu

2. Đánh giá năng lực chuyên môn của chuyên gia/nhóm chuyên gia thông qua hồ sơ kinh nghiệm của chuyên gia, các sản phẩm đã có của chuyên gia, các ý kiến của đối tác trước đây đã làm việc cùng chuyên gia 3. Lên Danh sách ngắn các chuyên gia/nhóm chuyên gia đáp ứng nhu cầu 4. Liên hệ với chuyên gia trao đổi về mục tiêu khuyến nghị chính sách, đánh giá mức độ hợp tác và khả năng đáp ứng của chuyên gia (về thời gian, về quan điểm và cách hiểu của chuyên gia đối với vấn đề nghiên cứu) 5. Xác định chuyên gia/nhóm chuyên gia phù hợp nhất – ký hợp đồng nghiên cứu

18

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

Chuyên gia/nhóm chuyên gia được lựa chọn bảo đảm các yêu cầu: 1. Có chuyên môn sâu về lĩnh vực/ngành hoặc đã từng có các nghiên cứu có chất lượng về các vấn đề tương tự 2. Có kinh nghiệm làm việc về các vấn đề chính sách 3. Có đủ thời gian, nguồn nhân lực hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu đúng thời hạn

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

19

BướC 2 – LỰa CHỌn CHuYên gia ngHiên CỨu

4. Chia sẻ các mối quan tâm của hiệp hội đối với nghiên cứu và sẵn sàng hợp tác cùng hiệp hội


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Ví dụ thực tiễn

BướC 2 – LỰa CHỌn CHuYên gia ngHiên CỨu

CHUYÊN GIA CHÍNH SÁCH TRONG NGÀNH BÁN Lẻ Bán lẻ là ngành kinh doanh không đòi hỏi chuyên môn quá sâu, chủ yếu tập trung vào các kỹ năng phục vụ hoạt động bán lẻ (nghiên cứu thị trường, chuỗi cung, quản lý kho, bán hàng, bảo hành…), ít có các nghiên cứu lý thuyết về chính sách ngành. Bản thân nhà nước cũng chưa từng có các chính sách phát triển nào riêng cho ngành bán lẻ (có chính sách khuyến công, khuyến nông nhưng không có chính sách khuyến thương). vì vậy, các chuyên gia trong ngành bán lẻ chủ yếu là các chuyên gia giàu kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn về kỹ năng kinh doanh, rất hiếm các chuyên gia làm về chính sách cho ngành bán lẻ nói riêng hoặc phân phối nói chung. Do đó việc lựa chọn chuyên gia nghiên cứu phục vụ xây dựng khuyến nghị chính sách cho ngành bán lẻ việt nam gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội bán lẻ việt nam (avr) cùng với vCCi và các đơn vị liên quan đã tiến hành xem xét nhiều ứng viên cho vị trí này nhưng phần lớn đều không cùng lúc đáp ứng được các yêu cầu liên quan. Sau nhiều cân nhắc, các bên quyết định chọn một chuyên gia có chuyên môn sâu về kỹ năng bán lẻ, với kinh nghiệm giảng dạy và công tác thực tiễn nhiều năm và có đội ngũ nghiên cứu viên riêng của mình. Yếu điểm của chuyên gia này là chưa từng có kinh nghiệm làm việc về chính sách đối với ngành bán lẻ, mặc dù vậy, chuyên gia có nhiệt huyết mong muốn đóng góp cho chính sách ngành bán lẻ. avr và vCCi cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho chuyên gia về khía cạnh này.

20

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Tuy nhiên, khi nghiên cứu đi vào thực chất, chuyên gia được lựa chọn tỏ ra không thể kết nối các vấn đề thuộc thế mạnh của chuyên gia (kỹ năng bán lẻ) với các vấn đề chính sách mà chuyên gia không quen thuộc (phân tích khung khổ chính sách pháp luật về bán lẻ, bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới triển vọng của ngành và các biện pháp mà nhà nước có thể thưc hiện để hỗ trợ cho ngành bán lẻ phát triển). Các nỗ lực hỗ trợ từ phía avr và vCCi cho chuyên gia cũng không thể giúp giải quyết được vấn đề.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

21

BướC 2 – LỰa CHỌn CHuYên gia ngHiên CỨu

Do đó, chuyên gia được lựa chọn đã quyết định rút khỏi nghiên cứu. việc tìm kiếm chuyên gia mới là không khả thi về mặt thời gian. Cuối cùng, avr và vCCi đã phải quyết định sử dụng nhóm chuyên gia của chính avr và vCCi để tiếp tục nghiên cứu này.


BướC 3: XâY DỰng ĐỀ Cương ngHiên CỨu

Mục tiêu

24

Vấn đề

25

Công việc cần làm

26

Kết quả cần đạt được

27

Ví dụ thực tiễn

28


03


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

BướC 3 – XâY DỰng ĐỀ Cương ngHiên CỨu

Bước này nhằm xác định cụ thể các vấn đề sẽ được giải quyết trong nghiên cứu (Đề cương nghiên cứu), cách thức tìm kiếm, khai thác dữ liệu phục vụ nghiên cứu cũng như các công việc cần thiết phải thực hiện (Kế hoạch chi tiết).

24

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

nghiên cứu phục vụ khuyến nghị chính sách là công việc được triển khai bằng nhiều hoạt động, trong một khoảng thời gian tương đối, bởi các chủ thể nhất định. nếu không có định hướng cụ thể từ ban đầu, nghiên cứu rất dễ rơi vào tình huống chậm tiến độ, trùng lắp nội dung công việc, bỏ sót công việc, triển khai nhầm hướng…Do đó, cần phải xây dựng được một đề cương nghiên cứu đúng trọng tâm và một kế hoạch triển khai chi tiết cho toàn bộ quá trình nghiên cứu khuyến nghị chính sách.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

25

BướC 3 – XâY DỰng ĐỀ Cương ngHiên CỨu

Tuy nhiên, vào thời điểm này, khi nghiên cứu chưa bắt đầu, các dữ liệu cần thiết để lên khung đề cương sơ bộ chưa có, và những sự kiện bất thường có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu hầu như chưa thể dự đoán trước được, việc xây dựng một đề cương nghiên cứu và một kế hoạch triển khai chi tiết là không dễ dàng.


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

1. Chuyên gia được lựa chọn thực hiện nghiên cứu (sau đây gọi là Chuyên gia) cùng với Hiệp hội rà soát sơ bộ các vấn đề liên quan, xác định các vấn đề trọng tâm nghiên cứu và bối cảnh ảnh hưởng tới việc triển khai nghiên cứu

BướC 3 – XâY DỰng ĐỀ Cương ngHiên CỨu

2. Chuyên gia xây dựng Dự thảo Kế hoạch nghiên cứu, bao gồm Đề cương nội dung nghiên cứu và Kế hoạch triển khai cụ thể 3. Tham vấn trong Hiệp hội, tham vấn với các doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành, cán bộ quản lý để đánh giá về: Các nội dung trong Đề cương nghiên cứu Các công việc, cách thức thực hiện, thời gian thực hiện đặt ra trong Kế hoạch triển khai 4. Hoàn thiện (i) Đề cương nghiên cứu; (ii) Kế hoạch nghiên cứu chi tiết

26

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

1. Đề cương nghiên cứu đã bao gồm các mục về: những vấn đề vướng mắc/tồn tại cần khắc phục bởi chính sách nguyên nhân của các vướng mắc/tồn tại đó Bối cảnh chính sách trong nước, quốc tế có thể ảnh hưởng tới các vấn đề vướng mắc/tồn tại của ngành có thể được xác định Các giải pháp chính sách được đề xuất

3. Kế hoạch triển khai đã nêu rõ các nội dung: Các công việc chi tiết phải thực hiện ở mỗi bước Thời hạn cho mỗi hoạt động Chủ thể thực hiện, chủ thể phối hợp Các kịch bản có thể xảy ra và phương án xử lý

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

27

BướC 3 – XâY DỰng ĐỀ Cương ngHiên CỨu

2. Kế hoạch triển khai đã bao gồm các công việc cần thiết phục vụ cho nghiên cứu, đặc biệt là: Tìm kiếm thông tin nghiên cứu tại bàn Điều tra thực tiễn (bao gồm cả các hoạt động như: thiết lập bảng câu hỏi, khảo sát thực tế, xử lý, tổng hợp kết quả điều tra) Soạn thảo dự thảo báo cáo nghiên cứu Tham vấn dự thảo báo cáo nghiên cứu Xây dựng khuyến nghị chính sách từ báo cáo nghiên cứu


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Ví dụ thực tiễn

BướC 3 – XâY DỰng ĐỀ Cương ngHiên CỨu

GIớI HẠN CÁC NỘI DUNG CủA ĐỀ CưƠNG NGHIÊN CỨU NGÀNH Gỗ Sản phẩm gỗ chế biến của việt nam hiện đang xuất khẩu đi hơn 100 thị trường, mỗi thị trường có yêu cầu riêng về điều kiện nhập khẩu đối với sản phẩm gỗ, do đó rủi ro pháp lý đối với ngành chế biến gỗ có thể là rất khác nhau giữa các thị trường. Đề cương nghiên cứu ngành gỗ phải một lần nữa giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các thị trường xuất khẩu gỗ trọng điểm của việt nam (trong quá khứ và trong bối cảnh các FTa mới), đồng thời tiềm ẩn những rủi ro lớn nhất, bao gồm Hoa Kỳ, Eu và Úc. Các rủi ro cũng được khoanh vùng ở 3-5 rủi ro có nguy cơ cao và có khả năng ảnh hưởng lớn nhất tới triển vọng xuất khẩu của đồ gỗ việt nam, trong đó có rủi ro về nguồn gốc hợp pháp của gỗ nguyên liệu và về quy tắc liên quan tới sử dụng lao động. Để làm được điều này, trước khi xây dựng Đề cương nghiên cứu, chuyên gia chủ trì nghiên cứu cùng viFOrES, vCCi đã phải tiến hành rà soát sơ bộ vấn đề để giới hạn và định hướng các nội dung trong Đề cương nghiên cứu.

28

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

THờI HẠN TRIỂN KHAI ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU NGÀNH BÁN Lẻ

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

29

BướC 3 – XâY DỰng ĐỀ Cương ngHiên CỨu

Theo tuần tự về thời gian, điều tra phục vụ khuyến nghị chính sách cho ngành bán lẻ được dự kiến tiến hành vào khoảng tháng 1/2016. Tuy nhiên, khi lên Kế hoạch cụ thể triển khai, thời gian 1/2016 trùng với tháng cuối năm âm lịch, thời gian kinh doanh bận rộn nhất trong năm của các doanh nghiệp bán lẻ. nếu tiến hành điều tra vào thời điểm này, chắc chắn sẽ không thu được lượng phản hồi và chất lượng phản hồi như mong muốn, thậm chí còn có thể khiến doanh nghiệp phản cảm. Tháng 2/2016 là tháng đầu năm âm lịch, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng chưa thực sự vào guồng, rất khó tiến hành các hoạt động điều tra. Do đó, sau nhiều cân nhắc, nhóm nghiên cứu quyết định ưu tiên trước hết là chất lượng điều tra, vì vậy đã quyết định dời việc điều tra sang tháng 3/2016, toàn bộ tháng 1 và 2 năm 2016 là dành cho việc chuẩn bị mọi vấn đề logistics cần thiết cho điều tra (chọn mẫu, kiểm soát tính chính xác của các địa chỉ liên hệ, soạn thảo phiếu điều tra, chuẩn bị các phương án thúc đẩy phản hồi…).


BướC 4: TriỂn KHai ngHiên CỨu Tại Bàn

Mục tiêu

32

Vấn đề

33

Công việc cần làm

34

Kết quả cần đạt được

35

Ví dụ thực tiễn

36


04


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

BướC 4 – TriỂn KHai ngHiên CỨu Tại Bàn

Bước này nhằm xác định, tập hợp và phân tích một trong hai nguồn dữ liệu quan trọng nhất của nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu, báo cáo và các tài liệu sẵn có trước đó; và dữ liệu tự xây dựng từ phân tích hiện trạng ngành, các chính sách liên quan...

32

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

nghiên cứu tại bàn là phương thức nghiên cứu cơ bản, không thể thiếu trong mỗi nghiên cứu phục vụ khuyến nghị chính sách, đặc biệt là đối với các dữ liệu liên quan tới diễn biến, hiện trạng, xu hướng chính sách, hiện trạng ngành và nhiều vấn đề khác liên quan. Hoạt động này cho phép rà soát lại tất cả các nội dung đã được nghiên cứu trước đó, giúp nhóm nghiên cứu và hiệp hội có cái nhìn toàn cảnh, đầy đủ các khía cạnh của vấn đề, đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức (do không phải nghiên cứu lại các vấn đề đã được làm rõ).

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

33

BướC 4 – TriỂn KHai ngHiên CỨu Tại Bàn

Tuy nhiên, hoạt động này nếu không được thực hiện một cách cẩn trọng, đầy đủ, có thể dẫn tới tình trạng (i) dữ liệu thu được có thể là phiến diện, bị ảnh hưởng bởi nhận định, đánh giá của các tác giả nghiên cứu trước (do thiếu phân tích cẩn trọng, khách quan đối với nội dung trong các nghiên cứu/báo cáo đã có); (ii) dữ liệu không toàn diện, không phản ánh đầy đủ các khía cạnh của vấn đề (do chỉ tìm kiếm được một số tài liệu nào đó, về một số khía cạnh); (iii) dữ liệu không chính xác (do sử dụng các thông tin không cập nhật trong các nghiên cứu trước đó, do bản thân các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có là không chính xác, không đáng tin cậy hoặc không kiểm chứng được)… Các dữ liệu khiếm khuyết, sai lệch được tập hợp, phân tích những trường hợp như thế này sẽ dẫn tới nghiên cứu không bảo đảm chất lượng, thiếu căn cứ và không thể sử dụng để xây dựng các khuyến nghị chính sách thuyết phục.


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

1. rà soát tất cả các nghiên cứu/báo cáo/tài liệu đã có liên quan tới phạm vi và các vấn đề nêu trong Đề cương nghiên cứu

BướC 4 – TriỂn KHai ngHiên CỨu Tại Bàn

2. Tập hợp, tìm kiếm dữ liệu sẵn có từ các nguồn đáng tin cậy – trường hợp có nhiều nguồn và mỗi nguồn cho dữ liệu khác nhau thì dựa vào một nguồn chính thống hơn (ví dụ cơ quan nhà nước, các tổ chức có uy tín) hoặc có dữ liệu cho phép so sánh qua thời gian hoặc trong tương quan với các trường hợp cần thiết khác 3. Tổng hợp, phân tích bối cảnh chính sách liên quan tới phạm vi khuyến nghị (chính sách trong nước, chính sách quốc tế) 4. Tổng hợp, phân tích các vấn đề vướng mắc/bất cập trong phạm vi liên quan (hiện trạng vướng mắc, các nguyên nhân/lý do dẫn tới hiện trạng này, các biện pháp đã thực hiện để khắc phục, nếu có…)

34

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

1. Thông tin về hiện trạng ngành (phạm vi liên quan) Số lượng chủ thể kinh doanh, quy mô vốn, quy mô lao động Diễn tiến phát triển ngành (doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng…) vai trò, ý nghĩa của ngành trong nền kinh tế 2. Thông tin về các vấn đề vướng mắc/bất cập liên quan Hiện trạng mức độ ảnh hưởng nguyên nhân giải pháp cần thiết

4. Các đề xuất chính sách đã từng được nêu và chưa được Chính phủ hiện thực hóa

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

35

BướC 4 – TriỂn KHai ngHiên CỨu Tại Bàn

3. Hiện trạng chính sách trong nước, quốc tế liên quan Chính sách trong nước liên quan tới phạm vi vấn đề nghiên cứu Chính sách quốc tế liên quan tới phạm vi vấn đề nghiên cứu Không gian chính sách còn lại (mà nhà nước có thể sử dụng để hỗ trợ) cho vấn đề nghiên cứu


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

BướC 4 – TriỂn KHai ngHiên CỨu Tại Bàn

Dữ LIỆU VỀ NGÀNH BÁN Lẻ Bán lẻ là ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, là đề tài nóng của nhiều nghiên cứu, báo cáo đánh giá. Tuy nhiên, trong khi có rất nhiều các nghiên cứu về triển vọng phát triển ngành, về doanh thu, về thị hiếu khách hàng, về xu hướng thị trường, hầu như không có dữ liệu nào đáng tin cậy về số lượng các chủ thể kinh doanh bán lẻ (đặc biệt là nhóm doanh nghiệp bán lẻ), về quy mô vốn cũng như số lượng lao động trong ngành này; cũng rất ít các nghiên cứu về chính sách đối với ngành này. ngoài ra, các dữ liệu sẵn có liên quan tới ngành bán lẻ khá rời rạc, chủ yếu là các bài báo, bài viết ngắn, chỉ tập trung vào các sự kiện mang tính thời sự, không có tính hệ thống, không có khả năng bao quát, với các số liệu rất khó xác định tính chính xác. Đây là một trong những lý do này khiến dự thảo ban đầu của nghiên cứu bán lẻ rơi vào tình trạng gần như một bản tập hợp thông tin mà không thể đưa ra bức tranh toàn cảnh, hệ thống và đáng tin cậy về ngành cũng như chính sách đối với ngành này. Sau đó, để bảo đảm chất lượng của khuyến nghị chính sách, nghiên cứu gần như phải làm lại công tác phân tích dữ liệu tại bàn, bắt đầu từ việc tập hợp, phân tích mới các dữ liệu và hầu như rất ít sử dụng được các dữ liệu sẵn có.

36

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

BướC 4 – TriỂn KHai ngHiên CỨu Tại Bàn (DESK-STuDY)

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

37


BướC 5: ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

Mục tiêu

40

Vấn đề

41

Công việc cần làm

42

Kết quả cần đạt được

44

Ví dụ thực tiễn

45


05


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

BướC 5 – ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

Bước này nhằm xác định, tập hợp các dữ liệu thực tế, cập nhật từ chính các doanh nghiệp thông qua khảo sát/điều tra ý kiến doanh nghiệp về vấn đề cần khuyến nghị chính sách và các vấn đề liên quan...

40

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

Điều tra/khảo sát (sau đây gọi chung là điều tra) là phương pháp hiệu quả để tìm kiếm thông tin thực tiễn từ doanh nghiệp (thực tiễn hoạt động, các quan điểm, ý kiến của doanh nghiệp về các vướng mắc/bất cập, mong muốn và gợi ý giải pháp từ doanh nghiệp). Các thông tin từ điều tra doanh nghiệp có sức thuyết phục cao, rất được chú ý bởi các cơ quan có thẩm quyền cũng như phương tiện thông tin đại chúng. Do đó nghiên cứu khuyến nghị chính sách sẽ hiệu quả hơn đáng kể nếu bên cạnh các phân tích lý thuyết còn được hỗ trợ bởi các dữ liệu thực tiễn từ điều tra này.

ngoài ra, điều tra trên quy mô tương đối (khoảng 100 phản hồi trên mẫu ngẫu nhiên trở lên) cần nguồn lực đáng kể (cho việc bảo đảm số lượng phản hồi mong muốn) mà không phải lúc nào cũng có thể huy động mà cần sự chuẩn bị từ trước.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

41

BướC 5 – ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

Tuy nhiên, điều tra là công việc mang tính chuyên môn cao (trong thiết kế phiếu điều tra, lựa chọn mẫu điều tra, tiến hành theo dõi phản hồi, tổng hợp kết quả…), hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố (thời điểm điều tra, tâm lý, thói quen, mức độ hợp tác… của đối tượng được điều tra) và kết quả rất dễ bị sai lệch (nếu quá trình chọn mẫu không bảo đảm khách quan, nếu việc đặt câu hỏi không hợp lý, nếu việc tổng hợp được thực hiện mà không có cơ chế kiểm tra chéo…). vì vậy, việc thực hiện một điều tra chính xác, khoa học và hiệu quả cần chú ý rất nhiều chi tiết và kỹ năng nhất định.


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

BướC 5 – ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

1. Xây dựng kế hoạch điều tra chi tiết Dựa trên bản Kế hoạch triển khai đã thực hiện ở Bước 3, căn cứ vào tình hình thực tế, xây dựng Kế hoạch cụ thể cho điều tra, với từng bước chi tiết, chủ thể thực hiện và thời hạn tương ứng. 2. Xác định phạm vi vấn đề, loại hình điều tra Thông tin cần thu được từ điều tra là gì? Đối tượng tương ứng có thể cho thông tin về những vấn đề đó là doanh nghiệp loại nào, ở đâu? Trong phạm vi nguồn lực, thời gian và với mục tiêu điều tra thì hình thức điều tra nào là thích hợp nhất (điều tra qua thư, qua điện thoại, qua phỏng vấn trực tiếp, điều tra online…?) 3. Xây dựng Phiếu điều tra Dự thảo phiếu (câu hỏi thiết kế cho phép thu các thông tin cần có, văn phong rõ ràng, chỉ hiểu theo một nghĩa; ngôn ngữ đơn giản, phổ biến với vùng/miền nơi điều tra, phù hợp với trình độ của nhóm được phỏng vấn…) Tham vấn ý kiến Hiệp hội, chuyên gia trong ngành về nội dung phiếu Điều tra thử với 2-3 trường hợp thuộc nhóm mẫu Chỉnh sửa, hoàn thiện phiếu trên cơ sở phản hồi của chuyên gia, hiệp hội, đối tượng trả lời thử 4. Chuẩn bị logistics cho việc điều tra Trong trường hợp điều tra có quy mô tương đối hoặc lớn: Thiết lập danh sách doanh nghiệp/hợp tác xã/cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng cần điều tra; Làm sạch danh sách (kiểm tra và loại bỏ các trường hợp nhầm lẫn, trùng lặp, địa chỉ liên lạc không đúng, không có…); Xác định danh sách mẫu điều tra cuối cùng (chọn mẫu nhiên, đủ tính đại diện cho tất cả các nhóm liên quan, qua đó bảo đảm các ý kiến không phiến diện hay chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm nhất định trong ngành liên quan);

42

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

5. Tiến hành điều tra gửi phiếu điều tra qua bưu điện, email, trên website, đi phỏng vấn trực tiếp… (tùy loại hình điều tra đã xác định) Các hoạt động logistics thúc đẩy phản hồi (ví dụ gọi điện xác định phiếu điều tra đã đến chưa, ai phụ trách trả lời, hướng dẫn/tư vấn trả lời…) Làm sạch dữ liệu phản hồi (bỏ các phiếu không thuộc nhóm được lựa chọn điều tra, bỏ các Câu trả lời có nội dung mâu thuẫn nhau, kiểm tra lại với người trả lời về các trường hợp Câu trả lời không rõ ràng…) nhập kết quả điều tra (nhập các phản hồi điều tra vào Bảng nhập dữ liệu) 6. Tổng hợp kết quả điều tra Xuất dữ liệu kết quả điều tra ra Bảng tổng hợp điều tra Tổng hợp kết quả điều tra theo từng vấn đề được điều tra

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

43

BướC 5 – ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

Đào tạo cộng tác viên điều tra/khảo sát (về nội dung điều tra, về kỹ năng phỏng vấn trực tiếp, kỹ năng thúc đẩy phản hồi, kỹ năng nhập kết quả điều tra…) Các hoạt động logistics cần thiết cho từng loại hình điều tra liên quan (ví dụ nếu điều tra qua thư ở quy mô tương đối thì có thể cần: thiết kế, in phiếu điều tra, bì thư; mua tem thư dán sẵn phục vụ doanh nghiệp gửi về, thiết lập các đường điện thoại phục vụ điều tra; thuê địa điểm và thiết bị để cộng tác viên gọi điện thúc đẩy phản hồi, tư vấn về nội dung phiếu điều tra…) Xây dựng mô hình xử lý kết quả điều tra (mã hóa các Câu hỏi và trả lời, Xây dựng mẫu Bảng nhập dữ liệu phản hồi; Xây dựng mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu…)


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

BướC 5 – ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

1. Phiếu điều tra Đã bao gồm các Câu hỏi cho phép thu được các thông tin mục tiêu vấn đề được hỏi phù hợp với phạm vi hiểu biết, thực tiễn của doanh nghiệp nội dung rõ ràng, không gây hiểu nhầm/hiểu nhiều nghĩa ngôn ngữ đơn giản, phổ biến 2. Danh sách đối tượng điều tra (mẫu điều tra) Bảo đảm tính đại diện (ví dụ: số mẫu điều tra có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thực tế các doanh nghiệp về quy mô vốn, nguồn gốc vốn…); trường hợp điều tra để phát hiện vấn đề, không nhằm mục đích thống kê thì có thể không cần tính đại diện; mẫu điều tra được rà soát kỹ, tránh tình trạng nhầm lẫn/sai địa chỉ dẫn tới lãng phí nguồn lực điều tra 3. Kế hoạch điều tra chi tiết Xác định đủ các công việc liên quan Các công việc được nêu chi tiết, khả thi; phân công trách nhiệm thực hiện rõ ràng; thời hạn cụ thể Có phương án xử lý ngay khi phát sinh vấn đề (ví dụ lượng phiếu phản hồi thu về ít hơn so với dự kiến theo tiến độ, phiếu có nhầm lẫn dẫn tới không nhập dữ liệu được…) 4. Tổng hợp kết quả điều tra Các phản hồi điều tra được làm sạch, xử lý và nhập vào máy tính chính xác, đầy đủ Bản tổng hợp kết quả điều tra rõ ràng, khoa học, sẵn sàng cho việc phân tích, đánh giá liên quan

44

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Ví dụ thực tiễn

ĐIỀU TRA VỀ LOẠI Gỗ NGUYÊN LIỆU Sử DụNG CHO CHẾ BIẾN Gỗ XUẤT KHẩU một trong các mục tiêu của điều tra phục vụ nghiên cứu khuyến nghị chính sách ngành gỗ là xác định những rủi ro thực tiễn liên quan tới nguồn gốc của gỗ nguyên liệu sử dụng trong chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu. Để phục vụ mục tiêu này, Câu hỏi liên quan trong phiếu điều tra ngành gỗ được xây dựng theo hướng mở, cho phép doanh nghiệp trả lời phiếu tự điền tên gỗ, nguồn gốc gỗ (xuất khẩu, hay khai thác trong nước), thị trường xuất khẩu của sản phẩm gỗ đó.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

45

BướC 5 – ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

Tuy nhiên, đến khi tổng hợp Câu hỏi này thì nhóm nghiên cứu gặp khó khăn: Các doanh nghiệp liệt kê hàng trăm tên gỗ, với nguồn gốc và thị trường xuất khẩu khác nhau, không phân biệt gỗ nào dùng để chế biến loại sản phẩm nào, xuất đi thị trường nào; do đó không thể tổng hợp chung. giải pháp xử lý là xếp một số loại gỗ có nguy cơ tương tự nhau vào cùng một nhóm, sau đó tổng hợp theo từng nhóm gỗ đó chứ không phải theo từng tên gỗ. Tuy nhiên, cách này chỉ giải quyết được vấn đề tổng hợp thông tin về loại gỗ, mà không giúp tổng hợp được thông tin về thị trường xuất khẩu gắn với loại gỗ. Kết quả là một phần thông tin thu được từ Câu hỏi này bị bỏ phí, không thể tổng hợp được.


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

BướC 5 – ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

ĐIỀU TRA VỀ CÁC KHó KHăN CủA CƠ Sở KINH DOANH CÁ THỂ NGÀNH BÁN Lẻ nhóm cơ sở kinh doanh cá thể trong ngành bán lẻ là nhóm đông đảo nhất, cũng là nhóm có quy mô nhỏ nhất, gặp khó khăn nhiều nhất trong ngành. vì thế, phiếu điều tra ngành bán lẻ dành một phần riêng để điều tra về những khó khăn cụ thể của nhóm này, đặt trong so sánh với các nhóm chủ thể còn lại trong ngành để có khuyến nghị riêng cho nhóm này. Tuy nhiên, khi tổng hợp kết quả điều tra về nhóm chủ thể này thì phát sinh vấn đề: phần lớn các phản hồi điều tra là từ các doanh nghiệp bán lẻ, không phải các cơ sở kinh doanh cá thể. Do đó với các câu hỏi liên quan tới chủ thể này, kết quả thu được chỉ là đánh giá của nhóm khác cho nhóm này mà không phải đánh giá từ chính nhóm này. Do đó, mặc dù kết quả này vẫn được tổng hợp nhưng các đánh giá thận trọng và dè dặt hơn nhiều. và cũng vì lý do này mà trong khuyến nghị chính sách đối với ngành bán lẻ, đã không thể có khuyến nghị riêng cho nhóm các cơ sở kinh doanh cá thể.

46

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

BướC 5 – ĐiỀu Tra/KHẢO SÁT THỰC TẾ DOanH ngHiệp

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

47


BướC 6: XâY DỰng BÁO CÁO ngHiên CỨu

Mục tiêu

50

Vấn đề

51

Công việc cần làm

52

Kết quả cần đạt được

53

Ví dụ thực tiễn

54


06


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

BướC 6 – XâY DỰng BÁO CÁO ngHiên CỨu

Bước này nhằm xây dựng nội dung chi tiết của báo cáo nghiên cứu phục vụ khuyến nghị chính sách từ đề cương nghiên cứu đã xác định và các dữ liệu nghiên cứu tại bàn và dữ liệu điều tra đã tập hợp.

50

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

Soạn thảo báo cáo nghiên cứu thực chất là công việc xây dựng, bồi đắp các nội dung chi tiết cho Đề cương nghiên cứu đã xác định ngay từ giai đoạn đầu. nguồn nguyên liệu cho việc này chính là các dữ liệu lý thuyết đã tập hợp, phân tích từ bước nghiên cứu tại bàn và các dữ liệu thực tiễn tổng hợp được từ quá trình điều tra doanh nghiệp.

Đồng thời, trong quá trình này, việc kết hợp các dữ liệu có thể đối mặt với một số vấn đề. ví dụ cùng một vấn đề nhưng các dữ liệu từ các nguồn khác nhau lại có nội dung khác nhau; các dữ liệu lý thuyết có nội dung khác biệt quá lớn với dữ liệu điều tra thực tiễn. Hoặc một số nhận định (đặc biệt từ nghiên cứu tại bàn) không thể được kiểm nghiệm hoặc xác thực bằng bất cứ nguồn nào tin cậy, một số quan điểm trái ngược nhau về cùng vấn đề… vì vậy, quá trình soạn thảo nghiên cứu đòi hỏi phải cân nhắc lựa chọn giữa các dữ liệu để sử dụng trong nghiên cứu. ngoài ra, báo cáo nghiên cứu sẽ chỉ có thể trở thành một chỉnh thể thống nhất nếu các nội dung, các dữ liệu có sự kết nối, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ (nhân quả - tác động qua lại) giữa các dữ liệu, vấn đề nghiên cứu. Đây là điều mà nhiều nghiên cứu bỏ qua hoặc không tập trung phân tích sâu, dẫn tới tình trạng nghiên cứu không thuyết phục (ví dụ vướng mắc/khó khăn thì nêu được nhưng không thể phân tích được nguyên nhân, và vì vậy các đề xuất chính sách sau đó cũng thiếu căn cứ hoặc kém hiệu quả) hoặc sai lầm (ví dụ vấn đề mà nghiên cứu chỉ ra thực chất chỉ là vướng mắc, khó khăn mang tính thời điểm, xuất phát từ một sự kiện bất thường nào đó, hoặc chỉ là khó khăn với một nhóm nhỏ chủ thể nhưng lại là thuận lợi với các nhóm khác trong ngành…). 09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

51

BướC 6 – XâY DỰng BÁO CÁO ngHiên CỨu

vấn đề là với các dữ liệu đã tập hợp được, cùng các phân tích kèm theo, rất có thể các nhận định chung, định hướng ban đầu khi xây dựng Đề cương nghiên cứu đã không còn chính xác ở một số điểm, khía cạnh, thậm chí cả trong cách tiếp cận vấn đề. Do đó, trong giai đoạn này, việc soạn thảo nghiên cứu cần linh hoạt, bám sát các nội dung của Đề cương còn giá trị và điều chỉnh lại các nội dung Đề cương không còn phù hợp.


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

1. Điều chỉnh Đề cương nghiên cứu theo thông tin tổng hợp các dữ liệu đã tập hợp được và đã phân tích sơ bộ

BướC 6 – XâY DỰng BÁO CÁO ngHiên CỨu

2. Soạn thảo từng phần của Đề cương nghiên cứu trên cơ sở các dữ liệu đã tập hợp Có thể soạn thảo lần lượt từng phần (nếu là một chuyên gia thực hiện) hoặc soạn thảo song song các phần (nếu là một nhóm chuyên gia thực hiện) – riêng phần khuyến nghị chính sách chỉ có thể thực hiện sau khi tất cả các phần khác (hiện trạng vướng mắc, phân tích nguyên nhân, bối cảnh chính sách, không gian còn lại…) đã hoàn thành; Đối với mỗi nội dung cần phân tích tất cả các dữ liệu đã tập hợp được liên quan tới nội dung đó, so sánh các dữ liệu, đánh giá mối quan hệ giữa các dữ liệu, lựa chọn dữ liệu thích hợp; phân tích kết nối các phần của nghiên cứu, bảo đảm các dữ liệu giữa các phần thống nhất với nhau, các nhận định giữa các phần có liên hệ hợp lý, không mâu thuẫn (đặc biệt quan trọng trong trường hợp mỗi phần do các nhóm/chuyên gia khác nhau biên soạn) 3. Tổng hợp các phần soạn thảo thành một chỉnh thể dự thảo nghiên cứu thống nhất (dự thảo 1) 4. Thảo luận trong nhóm nghiên cứu, tham vấn diện hẹp với hiệp hội và doanh nghiệp hiệp hội (nếu cần) về dự thảo 1 5. Điều chỉnh dự thảo 1 dựa trên kết quả thảo luận

52

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

1. Đề cương nghiên cứu được điều chỉnh phù hợp với dữ liệu tập hợp Các phần của Đề cương được soạn thảo nội dung chi tiết, bảo đảm Các dữ liệu được sử dụng có nguồn tin cậy, không mâu thuẫn nhau Các phân tích giữa các nội dung của cùng một phần hoặc giữa các phần có kết nối hợp lý, không mâu thuẫn

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

53

BướC 6 – XâY DỰng BÁO CÁO ngHiên CỨu

2. Dự thảo báo cáo nghiên cứu được hoàn thành Là một chỉnh thể gắn kết về nội dung Đã được trao đổi thống nhất giữa các thành viên nhóm nghiên cứu (nếu nhóm nghiên cứu bao gồm nhiều thành viên) Đã cân nhắc ý kiến bình luận của hiệp hội và/hoặc chuyên gia, doanh nghiệp


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Ví dụ thực tiễn

BướC 6 – XâY DỰng BÁO CÁO ngHiên CỨu

XÂY DỰNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NGÀNH Gỗ Báo cáo nghiên cứu gỗ được thực hiện bởi một nhóm gồm 02 chuyên gia, trong đó 01 chuyên gia phụ trách phần nghiên cứu thực trạng ngành, các rủi ro ở các thị trường xuất khẩu; 01 chuyên gia chịu trách nhiệm phân tích bối cảnh chính sách trong nước quốc tế ảnh hưởng tới chế biến gỗ xuất khẩu; và phần khuyến nghị chính sách sẽ do cả 02 chuyên gia này phối hợp thực hiện. Quá trình soạn thảo nghiên cứu phát sinh vấn đề: chuyên gia phân tích thực trạng và rủi ro không hoàn toàn quen thuộc với các khung khổ chính sách đối với ngành, đặc biệt là giới hạn các chính sách còn được phép thực hiện theo cam kết quốc tế có liên quan. Do đó chuyên gia này đưa ra đề xuất về các khuyến nghị chính sách chỉ thuần túy dựa trên phân tích nguyên nhân rủi ro, không quan tâm tới việc đề xuất chính sách đó có được phép thực hiện theo các cam kết quốc tế hay không, cũng không nhìn nhận về tính khả thi của giải pháp đề xuất (trong bối cảnh nguồn lực của nhà nước và các hệ quả phái sinh về thủ tục hành chính, tham nhũng.. từ việc thực hiện khuyến nghị). Còn chuyên gia phân tích chính sách lại không hoàn toàn am hiểu về các rủi ro thực tiễn của doanh nghiệp, do đó các đề xuất chính sách đưa ra có thể chưa giải quyết được gốc rễ của các rủi ro. vì vậy, các chuyên gia đã phải cùng ngồi lại, làm việc với nhau về từng khuyến nghị chính sách cụ thể, phân tích sự cần thiết, tính khả thi và các ràng buộc từ góc độ cam kết quốc tế đối với khuyến nghị, từ đó xác định lựa chọn khuyến nghị nào.

54

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

BướC 6 – SOạn THẢO BÁO CÁO ngHiên CỨu

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

55


BướC 7: THam vẤn CÁC Bên Liên Quan

Mục tiêu

58

Vấn đề

59

Công việc cần làm

60

Kết quả cần đạt được

61

Ví dụ thực tiễn

63


07


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

BướC 7 – THam vẤn CÁC Bên Liên Quan

Bước này nhằm tập hợp các ý kiến, bình luận, thông tin để bổ sung, làm rõ, hoàn chỉnh dự thảo báo cáo nghiên cứu.

58

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

Tuy nhiên, việc tham vấn thế nào là hiệu quả, thu được ý kiến, bình luận có chất lượng từ các đối tượng cần thiết (các doanh nghiệp, các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan…) là việc cần tính toán kỹ lưỡng. Cùng với đó, làm cách nào để truyền thông cùng góp tiếng nói khởi động sự quan tâm của xã hội và các cơ quan liên quan cũng cần phải lên kế hoạch cụ thể.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

59

BướC 7 – THam vẤn CÁC Bên Liên Quan

Báo cáo nghiên cứu được biên soạn bởi một hoặc một nhóm chuyên gia, dù có chuyên môn và hiểu biết tới đâu thì vẫn có hạn chế hoặc phiến diện trong nhận thức, quan điểm. Hơn nữa, việc tập hợp, phân tích các dữ liệu liên quan tới chủ đề của nghiên cứu luôn có thể xảy ra tình huống dữ liệu tập hợp chưa đủ, thiếu chính xác hoặc không chi tiết. việc lựa chọn và đề xuất các chính sách xuất phát từ quan sát, kinh nghiệm của chuyên gia/nhóm chuyên gia độc lập có thể không tính hết được các dự kiến chính sách của Chính phủ trong tương lai. Do đó, cần thiết phải tham vấn các đối tượng liên quan đến hoàn thiện nghiên cứu. Đồng thời việc tham vấn cũng có thể là cơ hội để khởi động sự quan tâm của các đối tượng liên quan, xã hội và cơ quan nhà nước về vấn đề mà nghiên cứu đang muốn vận động.


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

1. Lựa chọn các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực liên quan để gửi dự thảo báo cáo xin ý kiến bình luận bằng văn bản; và/hoặc

BướC 7 – THam vẤn CÁC Bên Liên Quan

2. Tổ chức hội thảo/tọa đàm/họp chuyên gia tham vấn ý kiến trực tiếp cho dự thảo báo cáo nghiên cứu

60

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

1. về việc xin ý kiến bình luận bằng văn bản của chuyên gia đối với dự thảo báo cáo Ít nhất khoảng 03 chuyên gia (cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn) bình luận dự thảo báo cáo nghiên cứu từ 03 góc độ; nêu rõ các khía cạnh, vấn đề cần chuyên gia cho ý kiến bình luận Chuyên gia phải có thời gian tối thiểu đủ để bình luận cho dự thảo báo cáo nghiên cứu

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

61

BướC 7 – THam vẤn CÁC Bên Liên Quan

2. về việc tổ chức hội thảo/tọa đàm xin ý kiến rộng rãi các đối tượng liên quan Quy mô hội thảo/tọa đàm được xác định phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của hiệp hội (ví dụ nếu mục tiêu là lấy ý kiến kết hợp với khởi động vấn đề trong dư luận thì nên tổ chức hội thảo có thành phần tham gia rộng rãi, đặc biệt là báo chí; nếu mục tiêu chỉ là để lấy ý kiến doanh nghiệp thành viên hiệp hội và với nguồn lực hạn chế thì có thể kết hợp tham vấn trong một cuộc họp có sự tham gia của các thành viên hiệp hội) Tài liệu hội thảo/tọa đàm/họp có dự thảo báo cáo nghiên cứu (là cơ sở để đại biểu tham dự có căn cứ thảo luận tại hội thảo cũng như để tham khảo sau hội thảo); Tại hội thảo/tọa đàm/họp, chuyên gia/nhóm chuyên gia có trình bày ngắn gọn về mục tiêu khuyến nghị chính sách và dự thảo báo cáo nghiên cứu (để đại biểu tham dự nhanh chóng nắm các vấn đề cơ bản và để thảo luận được tập trung) một số đại biểu được đặt hàng bình luận trước (gửi dự thảo báo cáo trước một vài ngày để đại biểu có thời gian đọc và cho ý kiến tại hội thảo, tránh tình trạng tất cả các đại biểu đều mới chỉ tiếp cận báo cáo nên chưa có ý kiến ngay hoặc do không có chuẩn bị trước nên không tự tin khởi đầu thảo luận về một vấn đề cụ thể);


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

BướC 7 – THam vẤn CÁC Bên Liên Quan

phần thảo luận của hội thảo/tọa đàm xoay quanh một số vấn đề thảo luận trọng tâm (thường là các vấn đề mà nhóm nghiên cứu còn băn khoăn, chưa chắc chắn hoặc có ý kiến trái ngược; và các đề xuất khuyến nghị chính sách từ báo cáo nghiên cứu) phần thảo luận của hội thảo/tọa đàm/họp được ghi âm lại (để nhóm nghiên cứu có căn cứ làm việc tiếp theo, tránh hiện tượng ghi chép nhầm lẫn, thiếu chính xác)

62

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Ví dụ thực tiễn

THAM VẤN ý KIẾN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU NGÀNH Gỗ Hội thảo tham vấn cho dự thảo báo cáo nghiên cứu ngành gỗ nhận được nhiều ý kiến từ các doanh nghiệp, chuyên gia và hiệp hội ngành gỗ. Tuy nhiên, không ít các ý kiến bình luận vượt ra khỏi trọng tâm vấn đề hoặc có quan điểm tiếp cận hoàn toàn khác.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

63

BướC 7 – THam vẤn CÁC Bên Liên Quan

ví dụ, trong khi nghiên cứu ngành gỗ tập trung vào việc phát hiện và đề xuất giải pháp khắc phục các rủi ro tại các thị trường xuất khẩu đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu, nhiều ý kiến đại biểu lại đề nghị tập trung làm rõ các vấn đề của thị trường tiêu thụ trong nước và gợi ý nên có đề xuất chính sách để thúc đẩy thương mại nội địa đối với sản phẩm gỗ chế biến. một ví dụ khác liên quan tới các rủi ro của ngành chế biến gỗ, đại diện một hiệp hội ngành gỗ cho rằng trên thực tế ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nhiều năm qua vẫn xuất khẩu với kim ngạch tăng trưởng rất tốt, không gặp vấn đề gì, do đó phản đối tất cả các nhận định về rủi ro của ngành này trong dự thảo báo cáo. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu lại muốn nhìn vấn đề ở góc độ rủi ro trong tương lai (khi các quy định của các thị trường nhập khẩu liên quan đến gỗ có hiệu lực đầy đủ hoặc thắt chặt thực thi) và với mục tiêu là ngành gỗ việt nam phát triển chủ động,bền vững, với thương hiệu của riêng mình chứ không chỉ là sản xuất gia công theo thương hiệu của người đặt hàng và không quan tâm tới thị trường, thậm chí là các yêu cầu, thủ tục, chi phí để nhập khẩu các sản phẩm chế biến gỗ vào các thị trường này (bởi hiện tại các vấn đề này đang do người đặt hàng lo toàn bộ). với cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu thì thống kê về rủi ro trong quá khứ (khi các thị trường nhập khẩu chưa có hoặc chưa thực thi đầy đủ các quy định đối với sản phẩm gỗ) và từ việc gia công chế biến gỗ theo đơn hàng sẵn có của doanh nghiệp gia công là rất ít ý nghĩa.


BướC 8: HOàn THiện BÁO CÁO ngHiên CỨu

Mục tiêu

66

Vấn đề

67

Công việc cần làm

68

Kết quả cần đạt được

69

Ví dụ thực tiễn

70


08


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

BướC 8 – HOàn THiện BÁO CÁO ngHiên CỨu

Bước này nhằm hoàn thiện báo cáo nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu ý kiến bình luận của các bên liên quan.

66

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

Trong quá trình tham vấn đối với dự thảo bảo cáo, nhóm nghiên cứu có thể nhận được rất nhiều các ý kiến phản biện. nhiều ý kiến chỉ ra các thiếu sót, bất hợp lý hoặc không chính xác trong dự thảo, qua đó giúp nhóm nghiên cứu điều chỉnh hoàn thiện. nhưng cũng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về cùng một vấn đề mà nhóm nghiên cứu không thể cùng lúc tiếp thu trong báo cáo. Có những ý kiến lại xuất phát từ các góc độ, quan điểm tiếp cận khác với cách tiếp cận của nhóm nghiên cứu. một số ý kiến dựa trên thực tiễn của một hoặc một vài trường hợp đơn lẻ cụ thể, không phản ánh bức tranh chung của các doanh nghiệp.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

67

BướC 8 – HOàn THiện BÁO CÁO ngHiên CỨu

Do đó, việc tiếp thu các ý kiến phải được thực hiện rất thận trọng, với các cân nhắc cụ thể về lý do tiếp thu hay không tiếp thu từng ý kiến cụ thể, đồng thời có giải pháp điều chỉnh dự thảo tương ứng.


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

1. Tổng hợp các ý kiến, xếp theo các nhóm vấn đề cụ thể 2. Xử lý từng ý kiến: phân tích nội dung, thảo luận đánh giá tính hợp lý/không hợp lý của từng ý kiến 3. Quyết định tiếp thu/không tiếp thu đối với từng ý kiến; xác định phương án tiếp thu trong trường hợp có tiếp thu BướC 8 – HOàn THiện BÁO CÁO ngHiên CỨu

4. Thực hiện các hoạt động cần thiết để sửa đổi dự thảo tiếp thu các ý kiến (ví dụ tìm thêm dữ liệu nghiên cứu tại bàn, trích xuất, kiểm tra lại dữ liệu điều tra…) 5. Sửa đổi dự thảo báo cáo nghiên cứu tiếp thu các ý kiến (điều chỉnh các nội dung đã có, bổ sung mới các nội dung cần thiết, cắt bỏ các nội dung không hợp lý…)

68

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

1. Tất cả các ý kiến bình luận đối với dự thảo báo cáo nghiên cứu đã được tổng hợp, tập hợp đầy đủ 2. Từng ý kiến được xử lý, phân tích, xác định rõ lý do tiếp thu hoặc không tiếp thu 3. Các hoạt động cần thiết để sửa đổi, bổ sung nội dung dự thảo báo cáo nghiên cứu được thực hiện 4. Dự thảo báo cáo nghiên cứu được điều chỉnh và hoàn thiện thành báo cáo nghiên cứu cuối cùng BướC 8 – HOàn THiện BÁO CÁO ngHiên CỨu

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

69


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Ví dụ thực tiễn

BướC 8 – HOàn THiện BÁO CÁO ngHiên CỨu

TổNG HợP ý KIẾN, HOÀN THIỆN NGHIÊN CỨU BÁN Lẻ ngành bán lẻ là ngành có số lượng các chủ thể kinh doanh đặc biệt lớn, với nhiều mô hình, quy mô, loại hàng hóa bán lẻ khác nhau. mỗi nhóm chủ thể lại có quan điểm và đánh giá riêng về các vướng mắc/bất cập của ngành, dựa trên thực tế các vướng mắc/bất cập mà mình gặp phải. Do đó, khi dự thảo báo cáo nghiên cứu được đưa ra tham vấn, nhiều ý kiến của doanh nghiệp và chuyên gia không đồng tình với một số nhận định tại báo cáo. ví dụ, dữ liệu điều tra doanh nghiệp bán lẻ cho thấy ngành này thừa nhận khả năng cạnh tranh vượt trội của các nhà bán lẻ nước ngoài tại việt nam nhưng không ở mức quá bi quan và cho rằng doanh nghiệp nội vẫn có thể cạnh tranh ở mức nhất định. Tuy nhiên, một doanh nghiệp kinh doanh siêu thị lớn ở thành phố Hồ Chí minh đang phải cạnh tranh khốc liệt với khối ngoại lại cho rằng nhận định như vậy là quá lạc quan, và rằng trên thực tế không lâu nữa các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nội địa, và đưa ra các dẫn chứng của cá nhân doanh nghiệp mình. một số ý kiến khác cũng nghi ngờ kết quả điều tra chưa phản ánh đúng thực tế tổng thể về tình hình cạnh tranh giữa khối nội và khối ngoại trong ngành bán lẻ. Trong quá trình điều chỉnh báo cáo nghiên cứu, đối với nhóm ý kiến này, các chuyên gia đã trao đổi lại với đơn vị có ý kiến phản biện để tìm hiểu thêm về căn cứ và mức độ tin cậy của các ý kiến. Đối với doanh nghiệp, họ chỉ có thể dựa vào thực tiễn của chính họ, không dám chắc về ý kiến các chủ thể khác. Đối với ý kiến chuyên gia, họ chỉ dựa trên các nhận định của báo chí, không dẫn được bất kỳ nguồn tin cậy nào phản bác các dữ liệu điều tra được nêu trong báo cáo. vì vậy, nhóm

70

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

nghiên cứu đã quyết định xem xét lại một lần nữa các dữ liệu điều tra, để bảo đảm rằng các dữ liệu này là chính xác, phản ánh đầy đủ ý kiến của các chủ thể tham gia điều tra. Sau các bước này,nhóm nghiên cứu quyết định giữ nguyên các nhận định trong dự thảo báo cáo nghiên cứu nhưng có bổ sung thêm các ý kiến khác (để người đọc tham khảo).

BướC 8 – HOàn THiện BÁO CÁO ngHiên CỨu

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

71


BướC 9: KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH

Mục tiêu

74

Vấn đề

75

Công việc cần làm

76

Kết quả cần đạt được

77

Ví dụ thực tiễn

78


09


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Mục tiêu

Bước này nhằm xây dựng một khuyến nghị chính sách ngắn gọn, có căn cứ, có sức thuyết phục, làm công cụ cơ bản để hiệp hội tiến hành vận động chính sách liên quan.

BướC 9 – KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH

Khuyến nghị chính sách này được xây dựng dựa trên báo cáo nghiên cứu đầy đủ đã thực hiện và thực chất là tóm tắt các nội dung cốt lõi của báo cáo nghiên cứu.

74

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Vấn đề

Để đạt hiệu quả mong muốn, khuyến nghị chính sách phải làm nổi bật được các nội dung cốt lõi của báo cáo nghiên cứu, kết hợp nhuần nhuyễn các nội dung. về dung lượng, khuyến nghị chính sách không thể quá dài, làm mất tính tập trung, nhưng cũng không quá ngắn, dẫn tới thiếu các luận cứ quan trọng làm giảm tính thuyết phục của khuyến nghị mong muốn.

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

75

BướC 9 – KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH

Báo cáo nghiên cứu cung cấp các thông tin nền tảng, chi tiết, với đầy đủ các luận cứ, dẫn chứng lý thuyết và thực tiễn cho khuyến nghị chính sách mà hiệp hội mong muốn các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thực thi. Tuy nhiên, để thực hiện các hoạt động vận động chính sách cụ thể (nêu ý kiến tại các cuộc họp, các hội thảo/tọa đàm về vấn đề liên quan, gửi ý kiến tới các cơ quan có thẩm quyền trong hoạch định và triển khai các chính sách…), hiệp hội không thể sử dụng báo cáo nghiên cứu rất dài này mà cần một bản khuyến nghị chính sách ngắn gọn, tóm lược các nội dung cốt yếu từ báo cáo nghiên cứu (khi đó báo cáo nghiên cứu sẽ là tài liệu gửi kèm, được sử dụng để tra cứu khi cần các thông tin đầy đủ, chi tiết hơn).


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Công việc cần làm

1. Xây dựng đề cương của khuyến nghị chính sách (nên bao gồm ít nhất 04 phần: Hiện trạng và vai trò của ngành liên quan; Các rủi ro/vướng mắc/bất cập lớn của ngành; Bối cảnh chính sách trong nước và quốc tế liên quan tới ngành; Các đề xuất chính sách cụ thể) 2. Xác định các nội dung cốt lõi nhất của báo cáo nghiên cứu tương ứng với đề cương khuyến nghị chính sách

BướC 9 – KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH

3. Tóm tắt các nội dung báo cáo nghiên cứu bằng cách biên soạn lại theo hướng rất ngắn gọn, súc tích (chú ý: không tóm tắt bằng cách cơ học là cắt phần lớn nội dung và giữ nguyên một số nội dung khác trong báo cáo nghiên cứu bởi cách này khiến cho Khuyến nghị chính sách rời rạc, chắp vá và thiếu hẳn tính thuyết phục) 4. Tham vấn ý kiến hiệp hội và doanh nghiệp liên quan cho dự thảo khuyến nghị chính sách 5. Hoàn thiện khuyến nghị chính sách 6. Tiến hành các hoạt động vận động chính sách sử dụng Khuyến nghị chính sách làm công cụ cơ bản (gửi Khuyến nghị chính sách tới các cơ quan có thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan báo chí để sử dụng các nội dung trong Khuyến nghị chính sách làm tư liệu cho các bài báo liên quan; phát biểu/tham luận tại các diễn đàn liên quan sử dụng nội dung của Khuyến nghị chính sách…)

76

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Kết quả cần đạt được

1. Khuyến nghị chính sách đã bao gồm tất cả các nội dung cốt lõi của báo cáo nghiên cứu, đặc biệt là các đề xuất chính sách cụ thể (tránh tình trạng khuyến nghị chung chung, cơ quan nhà nước nhận được không biết nên điều chỉnh sửa đổi chính sách như thế nào và thực hiện biện pháp cụ thể nào) 2. Khuyến nghị chính sách được biên soạn thành một chỉnh thể thống nhất, không chắp vá cắt dán

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

77

BướC 9 – KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH

3. Khuyến nghị chính sách được sử dụng thống nhất trong tất cả các hoạt động vận động liên quan sau đó và theo nhiều cách khác nhau


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Ví dụ thực tiễn

BướC 9 – KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH

BốI CẢNH TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CủA NGÀNH một trong những nội dung quan trọng của 02 báo cáo nghiên cứu ngành chế biến xuất khẩu gỗ và ngành bán lẻ là các phân tích về triển vọng phát triển của ngành trong tương lai gần, cụ thể là trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Tpp - CpTpp) và Hiệp định Thương mại Tự do việt nam – Eu (EvFTa). Bối cảnh này ảnh hưởng tới các lợi ích cũng như rủi ro mà ngành phải đối mặt trong tương lai và vì vậy là rất có ý nghĩa trong thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền về việc ban hành hay thực thi chính sách được ngành khuyến nghị. Tuy nhiên, trong so sánh với nhiều nội dung khác quan trọng cần có trong Khuyến nghị chính sách (ví dụ rủi ro/vướng mắc/bất cập của ngành, hiện trạng và vai trò của ngành trong phát triển kinh tế - xã hội…) thì nội dung về bối cảnh tương lai ít quan trọng hơn. Hơn nữa, các đề xuất chính sách cụ thể đặt ra trong 02 báo cáo nghiên cứu là khá nhiều, với các nội dung rất chi tiết khó có thể tóm tắt hoặc bỏ qua, khiến dung lượng của Khuyến nghị chính sách khá lớn. vì vậy, các nhóm nghiên cứu đã quyết định không đưa nội dung về bối cảnh tương lai gần của ngành vào Khuyến nghị chính sách, đồng thời đưa gần như đầy đủ các nội dung của đề xuất chính sách vào Khuyến nghị chính sách.

78

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

BướC 9 – KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ

79


SỔ TaY Hiệp Hội DOanH ngHiệp

Trên đây là hướng dẫn cơ bản 09 bước cần thiết để xây dựng một nghiên cứu khuyến nghị chính sách hiệu quả. Tùy bối cảnh, nhu cầu và nguồn lực cụ thể, các hiệp hội doanh nghiệp khi xây dựng một nghiên cứu khuyến nghị chính sách có thể cân nhắc lựa chọn áp dụng đầy đủ hoặc lược bớt một hoặc một số bước. Để biết thêm thông tin và/hoặc được tư vấn triển khai trên thực tiễn các Bước xây dựng nghiên cứu khuyến nghị chính sách trong Sổ tay này, hiệp hội doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Trung Tâm WTO và Hội nHập pHòng THương mại và Công ngHiệp việT nam Số 9 Đào Duy anh, Đống Đa, Hà nội Điện thoại: +84-24-35771458; Fax: +84-24-35771459; Email: banthuky@trungtamwto.vn; Website: www.trungtamwto.vn

80

09 BưỚC CHO mộT KHuYẾn ngHỊ CHÍnH SÁCH Hiệu QuẢ



Trung Tâm WTO và Hội nHập pHòng THương mại và Công ngHiệp việT nam

Trung tâm WTO và hội nhập là đơn vị trực thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp việt nam (vCCi), được thành lập nhằm hỗ trợ về pháp lý cho các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trung tâm là đầu mối vận động chính sách, cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ các hiệp hội và doanh nghiệp việt nam nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và lợi ích, phòng tránh và tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu cực có thể có từ WTO, các hiệp định Thương mại Tự do (FTa) và các hiệp định thương mại quốc tế khác.

Địa chỉ: Số 9 Đào Duy anh, Đống Đa, Hà nội Điện thoại: +84 24 35771458; Fax: +84 24 35771459 Email: banthuky@trungtamwto.vn, Website: www.trungtamwto.vn


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.