
5 minute read
1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án
from VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 11 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC
Phân loại theo nội dung chuyên môn: Dự án trong một môn học, dự án liên môn ( nội dung bao gồm nhiều môn học khác nhau), dự án ngoài chương trình (dự án không liên quan trực tiếp đến nội dung các môn học trong chương trình học tập của người học).
Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm học sinh, dự án cho cá nhân, dự án cho một lớp học, dự án cho một khối lớp, dự án toàn trường thực hiệm.
Advertisement
Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: Dự án do một giáo viên hướng dẫn hoặc dự án do nhiều giáo viên tham gia hướng dẫn.
Phân loại theo quy mô: Dự án nhỏ ( thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học), dự án trung bình ( thực hiện trong một tuần hoặc 40 giờ học), dự án lớn ( thực hiện với quỹ thời gian lớn, trên một tuần hoặc có thể kéo dài nhiều tháng).
Phân loại theo tính chất công việc: Dự án “tham quan và tìm hiểu”, dự án “ thiết lập một cơ sở sản xuất, kinh doanh”, dự án “ nghiên cứu, học tập”, dự án “ tuyên truyền giáo dục, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm”, dự án “ tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội”,...
Phân loại theo nhiệm vụ: dự án tìm hiểu ( dự án tiến hành khảo sát thực trạng đối tượng), dự án nghiên cứu ( dự án giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình), dự án thực hành ( dự án kiến tạo sản phẩm trọng tâm là tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn), dự án hỗn hợp,... [11]
1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án.
Dạy học theo dự án sẽ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, dạy học theo dự án có tính định hướng thực tiễn. Chủ đề của mỗi dự án thường gắn liền với những tình huống thực tiễn của xã hội, thực tiễn đời sống phù hợp với trình độ và kĩ năng của người học. Những dự án này có ý nghĩa thực tiễn gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn ngoài xã hội.
Thứ hai, dạy học theo dự án có định hướng đến hứng thú người học. Học sinh được trực tiếp tham gia lựa chọn, đề xuất dự án hoặc có thể thống nhất, thảo luận với giáo viên về chủ đề và nội dung dự án phù hợp với khả năng và hứng thú của học sinh. Ngoài ra, những hứng thú này còn có thể tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Đặc biệt, người học được nghiên cứu thực tiễn, trải nghiệm môi trường xung
quanh, sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại và phát triển những kĩ năng trong quá trình làm việc nhóm.
Thứ ba, dạy học theo dự án có định hướng hành động. Khác với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác, trong quá trình thực hiện dự án phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và vận dụng những lý thuyết đó vào hoạt động thực tiễn. Để xây dựng dự án và lập kế hoạch thực hiện, học sinh phải nắm vững kiến thức lý thuyết và có kĩ năng thực hành, hoạt động thực tiễn.
Thứ tư, dạy học theo dự án mang định hướng sản phẩm. Định hướng này thể hiện ở chỗ là thực hiện dự án phải tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của dự án không bao giờ giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết mà có thể là báo cáo kết quả nghiên cứu, mô hình, bản vẽ, ... Những sản phẩm này có thể được giới thiệu, công bố và có thể chuyển giao được. Để có một sản phẩm tốt do người học tự làm, giáo viên phải khéo léo điều chỉnh dự án sao cho sản phẩm của dự án là kết quả của quá trình thực hiện một công việc thực tế chứ không chỉ là trình bày lại các thông tin thu thập được.
Thứ năm, dạy học theo dự án đòi hỏi tính tự lực cao của người học. Trong dạy học sự án, người dạy là người tổ chức, điều khiển người học tiến hành dự án, người học trực tiếp tham gia dự án. Hiệu quả của việc dạy học theo dự án càng cao khi người dạy càng khuyến khích được tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học ở mọi khâu của dạy học dự án ( hình thành ý tưởng, thực hiện dự án, tổng kết và báo cáo kết quả). Do vậy, cũng đòi hỏi người học phải hoạt động tích cực, có trách nhiệm và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề trong các giai đoạn thực hiện dự án.
Thứ sáu, dự án dạy học mang nội dung phức hợp. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề. Từ đó, để có thể hoàn thành một dự án, học sinh cần huy động kiến thức từ nhiều môn học khác nhau, lựa chọn và sử dụng thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua đó, có thể kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hoạt động, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn.
Thứ bảy, dạy học theo dự án có sự cộng tác làm việc. Chính vì nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau nên nhiệm vụ học tập của dự án thường thực hiện theo nhóm. Một dự án có thể chia làm nhiều công đoạn, mỗi
