
1 minute read
DẠYKÈMQUYNHƠNOFFICIAL
sản xuất học sinh không chỉ phải giao tiếp với thầy cô, bạn bè mà còn phải thường xuyên giao tiếp với rất nhiều các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Có thể là với người nông dân, cô chú công nhân, kĩ sư, bác sĩ… thông qua đó học sinh sẽ có cơ hội để rèn luyện nâng cao năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp và tương tác với cộng đồng.
- Bên cạnh đó khi thực hiện một nội dung dạy học theo mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội, giáo viên và học sinh thay vì giảng dạy, học tập trong không gian lớp học, phòng thí nghiệm thì sẽ có cơ hội làm việc với những điều kiện trong đời sống thực tế. Vì vậy, cùng là một nội dung, giáo viên và học sinh có thể lựa chọn nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, thông qua đó kích thích giáo viên và học sinh tư duy sáng tạo và hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học đồng thời HS định hướng được tương lai nghề nghiệp.
Advertisement
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận
- Việc dạy học theo mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh đã tạo ra môi trường học tập thân thiện; giúp các em hiểu giá trị của lao động, chia sẻ với những khó nhọc của bà con nông dân củng như ông bà cha mẹ; tạo được không khí học tập thoải mái, phát huy được tính sáng tạo, tích cực của học sinh, gắn những lý thuyết đã học với thực tiễn lao động, sản xuất; giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, bổ sung về kiến thức thực tế, vốn sống.
- Thông qua hoạt động mô hình trường học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, các em học sinh còn được phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể, phát triển khả năng hợp tác, làm việc nhóm, làm việc với cộng đồng... Qua đó HS thấy được ý nghĩa của việc học cho bản thân, gia đình và xã hội, dạy học theo mô hình này còn giúp phát huy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, góp phần thực hiện thành công việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-
NQ/TW.