Cá Nghe Kinh

Page 1


Bรฌa: Cรก Nghe Kinh


CÁ NGHE KINH

dạ lai hương



Sài Gòn, ngày 25.8.2013 *** Còn nhớ những ngày đi học, tôi đã từng đọc qua tác phẩm Hương Sơn Phong Cảnh Ca của danh sĩ Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905). Tôi chỉ biết là mình đã rất thích mặc dù khả năng cảm thụ văn học khi đó còn thấp kém lắm. 3, 4 năm gần đây, khi có thêm chút vốn liếng về đạo Bụt, tôi quay trở về, tìm gặp cho bằng được bài thơ ấy. Và ở lần hội ngộ này, tôi rung cảm thật sự. Từng dòng thơ có một sức quyến rũ tôi ghê gớm. Một trong những ghi chép đầu tiên của tôi (những bài gắn liền với hoạt động tu tập) viết vào khoảng tháng 7.2010 có đoạn: “Mỗi buổi sáng là tôi lại được nếm bài thuyết Pháp thơm ngát này. Diệu âm tuy vô thanh nhưng đã làm rung chuyển biển sông núi đồi. Chỉ là những bước chân thầm thì bé nhỏ mà đã làm người khách tang hải phong trần giấc tỉnh mộng tan.” Đoạn tô đậm chính là lấy ý trong bài thơ Hương Sơn Phong Cảnh Ca: “Thoảng bên tai một tiếng chày kình Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.” Dạ Lai Hương | 5


Nếu anh chị em tra cứu thì sẽ tìm ra cách diễn xuôi hai câu này. Chày làm bằng gỗ và ở đầu có khắc hình con cá kình (một loài cá lớn). Tiếng chày kình là muốn nói đến tiếng chuông hay là sự thực tập chế tác năng lượng của Niệm, năng lượng của Định ở trong chùa. Tang hải là cách nói vắn tắt từ thành ngữ “thương hải biến vi tang điền”, có nghĩa biển xanh hóa thành ruộng dâu. Gọi tắt là bể dâu, ý nói tới sự đổi thay, không có gì có thể tồn tại mãi mãi. Khách tang hải là người sống giữa cuộc đời gió bụi. Và nhờ một tiếng chuông tỉnh thức đánh động, nhờ có sự thực tập trở về hơi thở, lắng nghe chuông một cách sâu sắc mà anh ta hay chị ta bừng tỉnh, hiểu thấu sự mong manh, giả tạm của kiếp người. Tuy nhiên, hai câu trên đây chưa phải là những gì hay nhất từ tâm hồn của Chu Mạnh Trinh. Còn có rất nhiều những ngọc ngà báu châu khác nữa. Với tôi, trong thời điểm này (8.2013), tôi chú ý hơn cả đến 2 câu trước đó: “Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái Lững lờ khe Yến cá nghe kinh” Hình ảnh cá và chim sao mà dễ thương và nên thơ quá đỗi. Đây chưa hẳn là sự nhân cách hóa. Con chim thảnh thơi mổ từng trái mơ ở rừng Mai. Động tác đó giống như là sự sụp lạy cúng dường Tam Bảo. Con cá 6 | Cá Nghe Kinh


bơi thật thong thả, nhẹ nhàng ở khe Yến. Có khi chúng dường như bất động như đang thâu nhận muôn lời kinh râm ran từ chánh điện. Lối mô tả này là sự thật chứ không hẳn là một sự cường điệu. Hồn người thanh tịnh thì mọi cảnh vật xung quanh sẽ thanh tịnh. Một ngôi chùa có sự tu học nghiêm túc, hội chúng biết cách giữ gìn thân tâm, chung sống một cách an lạc và hòa điệu thì chắc chắn nơi đó sẽ sản sinh một từ trường rất sạch trong. Và nguồn năng lượng này sẽ nuôi dưỡng, bảo hộ và tịnh hóa bất cứ người nào hay loài nào dự phần vào. Vì sự yêu thích hình ảnh “cá nghe kinh” mà tôi đã nhất quyết lấy cái tên đó để đặt cho đội của chúng tôi, đội Cá Nghe Kinh. Cá Nghe Kinh là ai? Cá Nghe Kinh là một nhóm Phật tử và các bạn trẻ có cảm tình với Phật Giáo, nguyện cùng nhau phiên tả những bài pháp thoại trong các khóa tu mà mình đã trực tiếp tham gia. Anh chị em nguyện thực tập thường xuyên trở về hơi thở để có thể cảm nhận sâu sắc lời kinh cũng như dừng lại việc đánh máy khi nhận thấy những cảm giác nóng nảy, căng thẳng biểu hiện trong tâm mình. Tiến trình làm việc của chúng tôi như sau: Dạ Lai Hương | 7


1. Thu âm những bài Pháp nếu mình tham dự trực tiếp. hoặc chuyển sang mp3 những bài nào mình chỉ có VCD hay DVD 2. Chia một bài Pháp thoại thành nhiều phần, mỗi phần từ 15 đến 30 phút 3. Tải lên một trang dữ liệu trực tuyến để có đường dẫn cho mọi người lắng nghe hoặc tải về 4. Gửi đường dẫn mp3 qua email cho những anh chị nào có nhu yếu muốn đánh máy 5. Tập hợp các bài rời đã đánh xong để biên tập thành bài hoàn chỉnh 6. Chuyển từ tập tin doc sang các định dạng prc, pdf, epub để làm sách điện tử hoặc dàn trang để sao chụp làm sách giấy… Mục đích của Cá Nghe Kinh theo những gì trên đây không phải để in sách mà là mong tạo cho tất cả những ai tham dự có điều kiện, có một cơ hội để thẩm thấu trọn vẹn 100% bài Pháp. Tham dự vào việc đánh máy thì anh chị em sẽ gần như ăn, ngủ, sống, thở với từng phần của bài Pháp thoại. Mình không những chỉ nghe, nghe đi nghe lại. Mà mình còn phải suy nghĩ, tác ý rồi biến thành hành động nhập dữ liệu vào máy tính. Tức là thân-khẩu-ý của mình đồng thời làm việc. Rồi mình liên tục lập lại dòng nghiệp lực đó qua việc kiểm tra lại bài đánh máy của mình. Pháp thoại vì vậy không còn chỉ nằm trên giấy tờ hay băng đĩa mà đã trở thành bài Pháp sống động, lan toả, 8 | Cá Nghe Kinh


đượm thắm trong tàng thức của mỗi người. Đây là một cách vô cùng hữu hiệu để tưới tẩm những hạt giống lành. Trong khi đánh máy, tâm hành bực bội, căng thẳng, lo âu rồi muốn làm cho xong hay nao núng, tiếc nuối sẽ xuất hiện. Vì vậy ta lại càng có cơ hội nhìn thấu tâm can mình rõ hơn. Như vậy, sự ra đời của Cá Nghe Kinh là để phục vụ cho việc thực tập nuôi dưỡng tâm thức cũng như điều phục tâm hành. Đó là nói trên phương diện cá nhân. Còn về phương diện tập thể thì nhờ cùng làm việc, anh chị em có điều kiện chia sẻ, thư từ, trao đổi với nhau. Qua đó, những tình cảm đồng môn, đồng sự sẽ được nảy nở, ngày một bền chắc. Thật ra thì Cá Nghe Kinh đã bắt đầu những hoạt động của mình cách đây hơn một năm. Nhưng khi đó anh em tôi chưa ý thức hết hiệu lực và những lợi ích về lâu dài của công việc này. Giờ đây, khi mà ý thức đã chín tới trong chúng tôi, việc hình thành một cái tên, một danh xưng để gọi nhau, để truyền thông là một điều tất yếu. Trong mấy ngày qua, tôi có google thử “cá nghe kinh” thì tìm thấy một bài của tác giả Trần Kiêm Đoàn. Bài viết dài 9 trang A4. Trong đó, nội dung chính yếu nêu lên ước mơ của người viết là “cùng chung tài, chung sức thực hiện một Đại Tạng Kinh bằng tiếng Việt thuần túy có tầm cỡ quốc gia và quốc Dạ Lai Hương | 9


tế cho những thế hệ mai sau.” Đó là giấc mộng lớn, một giấc mộng 10 năm, 20 năm, 30 năm. Còn giấc mộng con trong hiện tại là một quyển “Thiền Môn Nhật Tụng thuần Việt đầy đủ tính trong sáng, dễ hiểu, đại chúng” để Phật tử 3 miền Nam-Trung-Bắc thống nhất cùng nhau ôn tụng mỗi ngày. Tác giả khi nhắc đến hình ảnh “cá nghe kinh” có ý muốn nói đời mình, thế hệ mình dường như giống như một bầy cá vô tri cứ lửng lơ, lững lờ. Cả một thế hệ đã không thể nào đi sâu vào sự thực tập những phương pháp mầu nhiệm của đạo Bụt và cùng ngồi lại với nhau, cùng nhìn rõ mặt nhau. Một trong số những nguyên do chính yếu là họ đã phải tiếp nhận quá nhiều văn bản tụng niệm Hán – Việt bất nhất, tối nghĩa. Khi nghe một sự trải lòng như vậy thì tôi thấy đồng cảm lắm. Nhìn lại đội Cá Nghe Kinh thì nói thật đây chỉ là một đội rất nhỏ, gồm khoảng hơn 10 người nhưng có thể ít hơn tùy theo từng thời điểm cộng tác. Chúng tôi biết tự lượng sức mình. Cho nên chúng tôi không có giấc mộng lớn, nhỏ nào. Chúng tôi không có bất kỳ nguồn lực tài chính nào. Cho nên chúng tôi cũng không có một kế hoạch 10 năm, 20 năm. Nhưng chúng tôi ý thức rõ rằng mình là một đàn cá nghe kinh. Chúng tôi rất ưng lòng nếu mô tả về mình như thế.

10 | Cá Nghe Kinh


Sự thực tập của chúng tôi khi nghe Pháp là không muốn chất chứa những triết lý, kinh điển Phật Giáo. Chúng tôi chọn những bài nào có chủ đề Phật Pháp Ứng Dụng, những bài nào cung cấp cho chúng tôi một cửa ngõ để có thể đem những lời dạy của Đức Thế Tôn vào trong đời sống thường nhật. Và trong khi đánh máy thì chúng tôi ngồi lắng nghe một cách sâu sắc. Biết dừng lại để nghe chuông, để thở, biết dừng lại khi khám phá ra những tâm hành nóng nảy và hấp tấp xuất hiện trong tâm thức mình. Chúng tôi không có giấc mơ nào và không có kế hoạch nào hết. Chúng tôi chỉ nỗ lực học cách nhận diện niềm vui, niềm vui ngay trong lúc đánh máy. Và anh chị em luôn nhắc nhau là phải nếm cho được, tập nếm cho được sự thanh thản và yên bình trong khi mình phiên tả Pháp thoại. Chúng tôi vui vẻ và bằng lòng lắm khi thấy mình là một đàn cá đang bơi lội trong tình bằng hữu, cùng học cách an trú trong giờ phút hiện tại và cùng nhau lắng nghe diệu âm. Trong hai tháng qua, chúng tôi đã cùng nhau đánh máy 7 bài Pháp thoại và 1 bài thuyết trình Giới. Một số anh chị em có cho biết là khi ngồi đánh máy đã hiểu rõ hơn đường lối thực tập của đạo Bụt và cảm thấy có rất nhiều hỷ lạc trong phần việc của mình. Những phản hồi như vậy làm ấm lòng và gieo thêm niềm tin cho chúng tôi nhiều lắm. Này bạn, Dạ Lai Hương | 11


Này anh chị em, Mọi người có muốn được tham gia cùng Cá Nghe Kinh không? Nếu câu trả lời trong bạn, trong chị, trong anh, trong em là có thì… …hãy đến tìm chúng tôi nhé! Chân thành cám ơn sự quan tâm và lắng đọc của quý anh chị! Dạ Lai Hương

12 | Cá Nghe Kinh


Đăng ký để cùng thực tập với Cá Nghe Kinh theo đường dẫn dưới đây: http://bit.ly/dkcnk Nếu cần cập nhật thông tin hay góp ý cho nhóm thì quý anh chị chọn một trong hai cách: fb: facebook.com/canghekinh eM: canghekinh@gmail.com

Dạ Lai Hương | 13



Liên lạc

Cá Nghe Kinh Bản pdf, khổ A5 Chia sẻ về ý nghĩa tên gọi và cách thức làm việc của CNK

-Ảnh bìa: Cá Nghe Kinh -FB: facebook.com/CaNgheKinh -uT: youtube.com/canghekinh -pics: flickr.com/canghekinh -ebook: issuu.com/canghekinh -eM: canghekinh@gmail.com


Cรก Nghe Kinh


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.