TRADER HANDBOOK
SỔ TAY DÀNH CHO TRADER

TRADER HANDBOOK - Sổ tay dành cho Trader
Bản quyền Tiếng Việt © TP Trading, 2022
Không phần nào trong xuất bản này cho phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình
TRADER HANDBOOK - Sổ tay dành cho Trader
Bản quyền Tiếng Việt © TP Trading, 2022
Không phần nào trong xuất bản này cho phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình
Trader Handbook là tài liệu mà mình đã dành rất nhiều thời gian để sưu tập, ghi chép một cách có hệ thống và khoa học những gì mình học được trong suốt 05 năm tham gia thị trường tài chính, từ chứng khoán VN đến các tài sản rủi ro hơn.
Sổ tay ghi chép lại những thứ từ cơ bản như mô hình nến, hỗ trợ, kháng cự, đến những phương pháp phân
tích phức tạp hơn như Volume Spread Analysis, Smart Money Concept và Supply Demand Zone. Quyển sổ được mình dành gần 01 năm biên soạn (dù bỏ cuộc giữa chừng “n” lần) sau đó tinh giản và hệ thống lại để thật dễ hiểu đối với mọi người. Hy vọng mọi người xem quyển sổ tay này như một món quà tri thức, một món ăn tinh thần và một người bạn đồng hành, luôn ở cạnh mọi người trong suốt con đường đầu tư và trading.
Nội dung này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị. Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
TP Trading sẽ không nhận trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập
của bạn. Xin lưu ý rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ
liệu lịch sử hoặc hiệu suất không đảm bảo hiệu suất hoặc kết
quả trong tương lai.
Đầu tư tài chính sẽ có một tỷ lệ rủi ro đáng kể. Hình thức đầu
tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy
đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro.
TP TRADING
Sau khi biên soạn xong Trader Handbook, mình đã dịch thuật sang Tiếng Anh và chia sẻ trên các diễn đàn trading lớn của thế giới.
Mình rất bất ngờ khi những kiến thức mình viết ra nhận về hàng nghìn tương tác và chia sẻ từ các độc giả nước ngoài. Dĩ nhiên, mình không quên mang theo màu cờ tổ quốc, và gián tiếp khẳng định vị thế của trader Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Một ngày đẹp trời nọ, một bạn trader người Thái
Lan đã vô tình đọc được nội dung trong quyển
sách này, sau đó tổng hợp lại và chia sẻ trên Cộng
đồng thi quỹ FTMO/MFF của đất nước Chùa Vàng.
May mắn lại một lần nữa mỉm cười. Qua bài viết
đó, hàng trăm trader láng giềng đã liên hệ, cảm ơn
và mong chờ những bài viết tiếp theo của mình.
Một trong số đó, một bạn đã xin nội dung sách này
để dịch ra tiếng Thái nhằm giúp đỡ nhiều người hơn.
Trong kinh doanh, lợi nhuận đến từ doanh thu sau khi trừ chi phí. Trong trading, lợi nhuận đến từ lệnh lãi – lệnh thua lỗ. Như vậy, việc thua lỗ trong trading là lẽ thường quan trọng là chúng ta phải học cách chấp nhận nó, song song với việc học cách quản trị danh mục, quản trị rủi ro, hợn hết là hoàn thiện phương pháp giao dịch để đạt sự ổn định cao nhất.
Biểu đồ đường thẳng được cho là
hình thức đơn giản nhất của biểu đồ
khi nói đến thị trường tài chính, được
sử dụng trong quá khứ bởi các nhà
giao dịch chứng khoán.
Một số trader sử dụng line chart kết
hợp cùng với 02-03 đường MA hoặc
kết hợp cùng RSI Phân kỳ để dễ dàng
tìm được điểm vào lệnh tối ưu khi xu
hướng thay đổi.
Biểu đồ thanh (bar chart) cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin cần thiết trong một khoảng thời gian cố định.
Trader thường sử dụng Bar Chart kết hợp với phương pháp VSA (Volume Spread Analysis) để dễ dàng đọc được sự chênh lệch giá mở cửa / đóng cửa (OCHL) để phân tích ý đồ của dòng tiền thông minh.
Biểu đồ nến được tạo ra bởi các điểm như
sau:
• Giá mở cửa — Giá giao dịch tài sản được ghi nhận lần đầu tiên trong phiên.
• Giá đỉnh — Giá giao dịch tài sản được ghi nhận cao nhất trong phiên.
• Giá đáy — Giá giao dịch tài sản được ghi nhận thấp nhất trong phiên.
• Giá đóng cửa — Giá giao dịch tài sản được ghi nhận lần cuối cùng trong phiên.
SMART MONEY CONCEPT
MỌI YẾU TỐ
PHẢN ÁNH VÀO GIÁ
ELLIOTT WAVE
WYCKOFF METHOD
TREND FOLLOWED ANALYSIS
SUPPLY DEMAND ZONE
PRICE ACTION
Cái gì trong lịch sử sẽ lặp lại?
Trong giai đoạn 01/2021 - 02/2022, mỗi
lần giá về 46,000 - 48,000 đều thu hút
lượng cầu vào đẩy giá lên mức cao hơn.
==> Lịch sử (tức mốc giá 46k-48k) trong
quá khứ lặp lại trong tương lai.
Hành vi của đám đông tưởng chừng không có nguyên tắc, nhưng tất cả tâm lý của nhà đầu tư / market maker đều được lặp lại.
Biểu đồ cho thấy CP REE đều lặp lại biên độ của nhịp giảm giá trước đó trước khi bật tăng.
Như vậy, biên độ giá trong quá khứ lặp lại trong tương lai.
MỞ CỬA
ĐÓNG CỬA
1. Giá mở cửa
2. Giá cao nhất
3. Giá thấp nhất
4. Giá đóng cửa
Giá đóng cửa (4) thấp hơn giá mở cửa (1), tức giảm giá, biểu thị bằng nến đỏ.
1. Giá đóng cửa
2. Giá cao nhất
3. Giá thấp nhất
1. Giá mở cửa
Giá đóng cửa (4) cao hơn giá mở cửa (1), tức tăng giá, biểu thị bằng nến xanh.
ĐÓNG CỬA
MỞ CỬA
Tại sao thị trường lại chia ra 02 phe mua và bán? Tại sao tất cả mọi người trên thị
trường không đồng lòng mua lên để cùng nhau lãi?
Hãy tưởng tượng bạn hùn vốn cùng bạn bè để mua BĐS. Vì bạn kẹt tiền nên muốn bán gấp, trong khi nhóm bạn lại muốn nắm giữ 2-3 năm nữa. Tức bạn muốn bán
ra với giá hiện tại, trong khi phần còn lại muốn target ở mức giá cao hơn. Thị trường có muôn vàn quỹ đầu tư / tổ chức và họ luôn có dụng ý khác nhau. Chính điều này tạo ra 02 phe đối lập.
Việc của chúng ta là tìm bên nào mạnh
hơn đúng không? May mắn là sức mạnh
của họ được thể hiện qua mô hình nến.
Hiểu rõ mô hình nến sẽ giúp chúng ta chọn đúng chiến tuyến và ra quyết định chính xác!
CHÚNG TA KHÔNG CẦN THIẾT PHẢI NHỚ
TÊN MÔ HÌNH NẾN!
Hammer / Pinbar / Dragonfly Doji / Bullish
Engulfing / Piercing bar / Tweezer Bottom
/ Morning Star / Bullish Abandoned Baby...
đều có chung một diễn biến giá.
Bắt đầu bằng việc phe bán đạp giá xuống, sau đó thất bại bởi bị phe mua áp đảo.
Hiểu được diễn biến giá thì mô hình nến
chưa bao giờ là vấn đề.
Hanging Man / Pinbar / Gravestone Doji
/ Bearish Engulfing / Dark Cloud bar /
Tweezer Bottom / Evening Star / Bullish
Abandoned Baby... đều có chung một diễn biến giá.
Bắt đầu bằng việc phe mua đẩy giá lên, sau đó thất bại bởi bị phe bán áp đảo.
Hiểu được diễn biến giá thì mô hình nến chưa bao giờ là vấn đề.
Mô hình nến Nhật đơn lẻ sẽ không phát huy quá nhiều tác dụng!
Tốt hơn hết, chúng ta nên chỉ quan sát các mô hình nến đảo chiều / tiếp diễn tại những vùng giá quan trọng (key level) hoặc POI (Point of Interest).
Vùng giá quan trọng thường là các vùng hỗ trợ và kháng cự ở khung thời gian lớn, đáy tạo cấu trúc tăng, đỉnh tạo cấu trúc giảm, Trendline, MA, hoặc Fibonacci.
Khi giá tiến gần đến vùng giá quan trọng (key level / POI), chúng ta nên kết hợp với cấu trúc thị trường ở khung thời gian nhỏ, kèm theo mô hình nến, khối lượng và các chỉ báo động lượng như RSI / MACD Histogram / Awesome Oscillator để tăng xác suất thành công
Thị trường tài chính như một cuộc thi kéo co, trong đó sẽ có sự giằng co, đấu tranh của phe mua và phe bán.
Cụm nến multiple rejection (từ chối nhiều lần)
có thể hiểu nôm na là một vùng giằng co của
hai phe. Trong ví dụ trên, phe bán (đội đỏ) nỗ
lực nhiều lần để đạp giá xuống nhưng liên tục
thất bại. Tấn công nhiều lần nhưng thất bại, phe bán sẽ từ bỏ, và chấp nhận thua cuộc tại
vùng giá đó.
Vì phe bán đã bỏ trận (không tiếp tục vào
lệnh), phe mua dễ dàng chiếm ưu thế. Đây là
tín hiệu để chúng ta có thể vào lệnh.
Trong một xu hướng tăng, sau khi giá hồi về 03 vùng giá đảo chiều thường gặp là (1) Đỉnh cũ (2) Đáy Cũ (3) Vùng Fibonacci 0.5 – 0.618, giả sử chúng ta quan sát thấy nến hammer reject giảm giá xuất hiện.
Chúng ta có thể vào lệnh ngay lập thức, SL sau râu nến hammer. Tuy nhiên, giá hoàn toàn có thể retest lại phần râu nến, nếu sau đó là một nến đỏ.
Trong trường hợp trên, chúng ta có thể vào trước một lệnh giữ vị thế (0.5% TK), phần còn lại chúng ta chờ nến xanh sau đó confirm để chúng ta vào lệnh gia tăng.
MOVING AVERAGE
Entry bằng Retest (Pullback) dĩ nhiên an toàn hơn, tuy nhiên chúng ta phải chấp nhận mất cơ hội. Entry bằng Breakout nhiều cơ hội hơn nhưng đi kèm rủi ro fake breakout và khoản thua lỗ lớn.
Không có gì là hoàn hảo, cái gì cũng có giá của nó. Quan trọng là trader phải hiểu rõ điểm lợi và rủi ro của từng cách vào lệnh, kết hợp với lịch
sử biến động giá của tùy loại thị trường, sau đó lên kế hoạch cho việc đi vốn và lập ra các quy tắc quản trị rủi ro. Đây là thứ mà trader mất nhiều năm nghiền ngẫm và tối ưu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vùng hỗ
trợ / kháng cự có được tôn trọng hay
không là cấu trúc thị trường đa khung
thời gian, khối lượng, thanh khoản, tâm
lý thị trường và các trường hợp thao
túng của tạo lập.
Chú thích: Điểm chấm xanh là điểm tạo đỉnh cao hơn, confirm trend tăng, kể từ lúc đó, chúng ta chờ mô hình nến đảo chiều tại các
điểm nêu trên
Chú thích: Điểm chấm đỏ là điểm tạo đáy thấp hơn, confirm trend giảm, kể từ lúc đó, chúng ta chờ mô hình nến đảo chiều tại các điểm
nêu trên
• Đầu tiên chúng ta nhấp đúp chuột vào thước Fibonacci.
• Bỏ các vùng giá không cần thiết.
• Fibo thoái lui:
• Điền 0.5 – 0.618: Vùng đảo chiều trong SGK.
• Điền 0.7 – 0.8 (OTE): Vùng thoái lui an toàn khi giao dịch tài sản rủi ro như ngoại hối, future.
• Fibo mở rộng:
• Điền -0.27 | -0.62: Vùng sóng mở rộng.
• Kéo thước Fibonacci từ dưới lên (A=>B).
Vào phần cài đặt, thêm thông số -0.27, -0.62 và bỏ các thông số không cần thiết như 2.xx, 3.xx.
• Đối với xu hướng tăng, chúng ta nối A đến B (từ dưới lên)
• Điểm A và B bao gồm phần râu nến (nếu có)
CHỐT LÃI LẠI VÙNG -0.27 VÀ -0.62
• Các bạn có thể chia danh mục thành 03 phần và chốt lãi như sau:
• 40% tại đỉnh cũ
• 30% tại vùng Fibonacci -0.27
• 30% tại vùng Fibonacci -0.62
• Mỗi vùng giá có ưu / nhược điểm khác nhau nên tùy mọi người quyết định
Có một số member trong cộng đồng inbox mình, nhờ vào Fibonacci mà bạn đã chốt lãi FLC ngay trên đỉnh, tránh được quả sập trắng bên mua như hiện tại. Bỏ qua việc ai đúng ai sai, có nên mua CP dòng đầu cơ hay không, chúng ta nên tập trung vào kỹ thuật giao dịch để tăng xác suất chiến thắng.
Fibonacci là công cụ mà mình dùng 100%, cả khi vào lệnh và khi chốt lãi. Nếu bạn chưa sử dụng thuần thục công cụ này, thì đây là bài viết dành cho bạn
• RSI là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá để đánh giá các điều kiện QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN của thị trường.
• Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscillator) mức giới hạn được đo từ 0 đến 100.
• RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder được xuất bản trong cuốn sách Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật
SELL
=> QUAN SÁT PRICE ACTION
=> KHÔNG GIAO DỊCH
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Địa chỉ: số 175 Giảng Võ - Hà Nội
Điện thoại: 024 38515380; Fax: 024 38515381
Email: info@nxblaodong.com.vn
VVebsite: www.nxblaodong.com.vn
Chi nhánh phía Nam
Số 85 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 028 38390970; Fax: 028 39257205
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc - Tổng biên tập
MAI THỊ THANH HẰNG
Biên tập: Bùi Thị Phương Thúy
Sửa bản in: Phạm Tuân (TP Trading)
Trình bày: Phạm Tuân (TP Trading)
Thiết kế bìa: Phạm Tuân (TP Trading)
In 3.000 cuốn, khổ 20,5 X 14 cm tại Cống ty cổ Phần In Thương mại Truyền thông Việt
Nam Địa chỉ: số 7, ngách 28, ngõ 29 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Xưởng sản xuất: số 389 đường Trương Định, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Số xác nhận đăng kí xuất bản: 5560/XN-CXBIPH ngày 29/09/2022
Số quyết định xuất bản: 1749/QĐ-NXBLĐ ngày 30/12/2022
Mã số ISBN: 978 604-386-255-3.
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2022.