
1 minute read
BIẾN GIÁ
NẾN NHẬT KEY LEVEL CẶP ĐÔI &
Mô hình nến Nhật đơn lẻ sẽ không phát huy quá nhiều tác dụng!
Advertisement
Tốt hơn hết, chúng ta nên chỉ quan sát các mô hình nến đảo chiều / tiếp diễn tại những vùng giá quan trọng (key level) hoặc POI (Point of Interest).
Vùng giá quan trọng thường là các vùng hỗ trợ và kháng cự ở khung thời gian lớn, đáy tạo cấu trúc tăng, đỉnh tạo cấu trúc giảm, Trendline, MA, hoặc Fibonacci.
Khi giá tiến gần đến vùng giá quan trọng (key level / POI), chúng ta nên kết hợp với cấu trúc thị trường ở khung thời gian nhỏ, kèm theo mô hình nến, khối lượng và các chỉ báo động lượng như RSI / MACD Histogram / Awesome Oscillator để tăng xác suất thành công


Thị trường tài chính như một cuộc thi kéo co, trong đó sẽ có sự giằng co, đấu tranh của phe mua và phe bán.
Cụm nến multiple rejection (từ chối nhiều lần) có thể hiểu nôm na là một vùng giằng co của hai phe. Trong ví dụ trên, phe bán (đội đỏ) nỗ lực nhiều lần để đạp giá xuống nhưng liên tục thất bại. Tấn công nhiều lần nhưng thất bại, phe bán sẽ từ bỏ, và chấp nhận thua cuộc tại vùng giá đó.

Vì phe bán đã bỏ trận (không tiếp tục vào lệnh), phe mua dễ dàng chiếm ưu thế. Đây là tín hiệu để chúng ta có thể vào lệnh.
THỰC SỰ LÀ GÌ?
Trong một xu hướng tăng, sau khi giá hồi về 03 vùng giá đảo chiều thường gặp là (1) Đỉnh cũ (2) Đáy Cũ (3) Vùng Fibonacci 0.5 – 0.618, giả sử chúng ta quan sát thấy nến hammer reject giảm giá xuất hiện.

Chúng ta có thể vào lệnh ngay lập thức, SL sau râu nến hammer. Tuy nhiên, giá hoàn toàn có thể retest lại phần râu nến, nếu sau đó là một nến đỏ.
Trong trường hợp trên, chúng ta có thể vào trước một lệnh giữ vị thế (0.5% TK), phần còn lại chúng ta chờ nến xanh sau đó confirm để chúng ta vào lệnh gia tăng.
