Design Magazine VN

Page 1


Design

Chào các bạn, Design là nghề đang “hot” và thu hút đông đảo giới trẻ tham gia. Tuy nhiên, hiện chưa có một sân chơi đích thực, cũng như chưa có một diễn đàn chính thống nào được thành lập để hỗ trợ việc tìm hiểu và học tập ngành nghề thời thượng này tại Việt Nam. Phần lớn designer đều được đào tạo cơ bản tại một số trường ĐH như ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, ĐH Mỹ thuật và Kiến trúc... Nhu cầu về giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống cũng như trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày đang tăng trưởng mạnh mẽ. Minh chứng là tất cả những hoạt động phát triển của đời sống xã hội đều hướng đến cái đẹp, đến sự hoàn mỹ. Và mọi hoạt động dù chủ ý hay không chủ ý đều gắn liền với hoạt động sáng tạo thiết kế - design, với nghệ thuật ứng dụng. Từ sản phẩm nhỏ bé được sử dụng hàng ngày như cây bút, cốc nước... đến xe hơi, nhà cửa hay một cây cầu… đều được đầu tư thiết kế để đạt tới trình độ thẩm mỹ hoàn hảo nhất. Cái Đẹp đang dần tạo nên một nền tảng giá trị trong văn hóa và song hành cùng sự phát triển của xã hội. Với mong muốn tạo ra một sân chơi thiết thực, một diễn đàn bổ ích; với tham vọng trở thành Tạp chí định hướng thẩm mỹ trong cuộc sống cũng như thẩm mỹ trong tiêu dùng, THIẾT KẾ sẽ cố gắng trở thành nơi để độc giả học tập, nghiên cứu, sáng tạo, trao đổi và tiếp cận với các nền nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Và thông qua cầu nối là tạp chí THIẾT KẾ, độc giả sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật thủ công đến những sản phẩm nghệ thuật thành quả của công nghệ hiện đại. Hơn thế nữa, những xu hướng thiết kế mỹ thuật và làm đẹp mới nhất của thế giới cũng sẽ được cập nhật qua từng số báo. Trân trọng. BBT Phó Tổng Biên tập

Phó Tổng Biên tập (phụ trách) Bùi Việt Mỹ Ban Cố vấn Bằng Việt Trần Quốc Chiêm Hội đồng Biên tập Lê Huy Văn Lương Xuân Đoàn Nguyễn Luận Phan Cẩm Thượng Trần Vũ Hoàng Lưu Sơn Minh

Thư ký toà soạn Lương Minh Hòa Ban Thư ký Chu Minh Hải Nông Hoài Châu Phan Yên Vui Phạm Bá Hùng Nguyễn Trọng Khang Bùi Phương Lan

Thiết kế mỹ thuật hoalan@hoalanjsc.com Tòa soạn 26 Nam Cao - Ba Đình - Hà Nội Liên hệ: ĐT: 04.6251 6724 Fax: 04.6251 6725

Quản lý Phát hành và Sản xuất Lương Duy Hưng - ĐT: 0983 600 123 email: luongduy.hung@hoalanjsc.com Liên hệ Quảng cáo và Bài vở Lương Minh Hòa - ĐT: 0906 007 911 luongminh.hoa@designmagazine.vn

Bùi Việt Mỹ

Giấy phép xuất bản số................. do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày ....... In tại XNI Nhà Xuất bản Bản đồ Nộp lưu chiểu ngày 3.6.2009 Không tái bản bất cứ bất cứ dưới hình thức nào nếu chưa được Tòa soạn chấp thuận bằng văn bản. Tổng Đại lý Quảng cáo và Phát hành Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Thương hiệu Hoalan (hoalanjsc)



D

s E

N iG

N G i s E D

D

s E

N G

gũi ần g ợc đư t ậ a ếp. ar thu n ti lại hó hệ á i g ều .N yg êu ta đ ụng iếp ha ao si d h n iờ, t g là c ứn ực qua ừng g máu r t g t n ậ n u ở lớ ,t tác vào ỹ th t tư ến to hút ng ậ p m m ơ u g ấ à h ỹ th éđ hl ừn a tư ghệ t đã ỏb mm ứt hín gày t n h c ẩ ó C n h đ . g n vị ct thứ m từ ật cũn hàng ng thú thu áo dụ ức ẩ h ay y h ệ t hữ i h ầ p h n m g g đ g ế ẩ n n g k ả ở ột ày ph ứ n ính là ỡn iết thư ững s ng n –m gư ì th vật h Th ể n h y c t g ố đ – h n g n n n ậy cs êm chí nà sig cũn nhữ g gia tất cả chi cuộ như v c c De rong á n y ạp i ợ t thấ năm Kh ì kh khô đư a tờ T a . i g a i à t ó á ờ g v h c v củ m làm , từng khôn đó xa c là c tiêu nh g ó ì ợ n Lúc g quá đ h i thá giờ mụ , đư n gợ ng tạo đó, là o khô ẽ và ừ t a g đ án và vị ựb cs đẹp ngày ta t nhất. thú ợ g ư g n đ n g chú nhiên tưở từn uốn a ý m ủ c tự ng m . thịt tính cái ha ư nhữ c giả g ộ n c nh ođ ma thứ ũng ng ch h c n m tặ Đá phẩ dành n sả uà . n q n tập ó m ê i nb Ba



contents thiếtkế vol.1



01Concept & iDea

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành sản xuất phần mềm đã liên tục đưa ra những phần mềm thiết kế chuyên dụng hữu hiệu, cung cấp cho ngành thiết kế nhiều công cụ mới và đẩy mạnh sự phát triển của ngành này. Hiểu biết và nhận thức về vị trí và nhiệm vụ của thiết kế không chỉ cần thiết cho những người làm việc trong lĩnh vực này; mà nó đang là mục đích quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và các nhà kinh tế vì một chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia.

Design khái niệm không mới Design - thiết kế

Danh từ thiết kế (Design) xuất xứ từ tiếng Ý (Designo, có từ thời Phục Hưng) và chuyển sang tiếng Anh là Design), có nghĩa là phác thảo, bản vẽ. Tiếng Việt gọi là thiết kế theo đúng nghĩa của từ này và bao trùm toàn bộ thì đây là công việc của một sự sáng tạo. Đến thế kỷ XVI, khái niệm này đã được mở rộng ở Anh “lập trình một cái gì đó để thực hiện”, “Thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật” hoặc “một phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ” (Buerdek, 1994).

Ở những nước có nền công nghiệp phát triển thì thiết kế đã trở thành một nghề nghiệp ổn định và cũng trên nền móng đó có rất nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp định hình cho xu hướng tiêu dùng của xã hội. Design nghiễm nhiên trở thành một phạm trù văn hóa, một chuyên mục riêng trong các tạp chí, các chương trình vô tuyến và đặc biệt nó còn trở thành một nhu cầu của đời sống tinh thần xã hội như mỹ thuật, văn học hay âm nhạc.

Designer – họ là ai? Đây là khái niệm thật rộng và phổ cập, là một khái niệm bao hàm nhiều nội dung của quá trình hình thành nên một sản phẩm. Design (Thiết kế) được nhắc nhiều ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, tưởng như chỉ có làm chủ được thiết kế mới có thể chiếm lĩnh được thị trường, mới có thể đứng vững trong cạnh tranh.

8 DesignMagazine/Jun.09

Trước đây ít năm, tên tuổi các nhà thiết kế ít có ý nghĩa - ngoại trừ các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Ở Việt Nam cũng vậy, kể từ những năm đầu của thế kỷ XXI hàng loạt các khoa thiết kế (Design) của các Trường Đại học công lập và dân lập từ Bắc đến Nam được hình thành và đào tạo ra một lực lượng đông đảo các họa sĩ thiết kế. Sau đó, nhận thấy xu hướng thẩm mỹ tiêu dùng của xã hội ngày càng cao, các doanh nghiệp ở Việt Nam bắt đầu cuộc tìm kiếm các họa sỹ thiết kế tốt nghiệp từ các Trường Đại học với mong muốn thay đổi mẫu mã kiểu dáng sản phẩm. Cho dù nhận thức này muộn hơn


Ettore Sottsass

thế giới bên ngoài, nhưng cũng đã đánh dấu sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của ngành này trong mọi lĩnh vực. Tên tuổi các nhà tạo mẫu nổi tiếng như Ettore Sottsass, Philippe Starck và Matteo Thun cùng các sản phẩm do họ thiết kế được nhiều người biết đến, họ trở thành những người tiên phong tạo ra thứ ngôn ngữ mới cho loại hình nghệ thuật này. Nhiều sản phẩm, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng tên tuổi của họ làm biểu tượng và nhãn hiệu của mình. Để nâng được giá trị sản phẩm và sự hấp dẫn với người mua họ đã cho ra đời các loại sản phẩm có ký hiệu riêng (logo) phục vụ cho những người sưu tầm từ các bộ ghế ngồi, các loại đèn treo tường, các hệ thống thiết bị điện tử hoặc các bộ cốc tách thuỷ tinh, các loại vỏ chai… thật sự ấn tượng và khác biệt… Ngày nay, Design đã được thừa nhận là một bộ phận của lịch sử văn hóa. Những hiểu biết về các nhà kinh điển của nền thiết kế hiện đại đã trở thành tài sản chung. Ở nhiều nước phát triển đã xuất hiện nhiều Bảo tàng Design bên cạnh các bảo tàng về thủ công mỹ nghệ, bảo tàng dân tộc học...

Ngày nay, từ định nghĩa cho đến nội dung đều đã thay đổi nhiều đối với khái niệm thiết kế. Trước đây người ta quan niệm Design là quá trình sản xuất ra một sản phẩm theo phương pháp công nghệ, bởi sự phát triển và phân công lao động của quá trình công nghiệp hóa thì việc thiết kế và thi công đã không còn nằm trong tay một người thợ như trước đây và đó chính là tiên đề cơ bản cho sự ra đời nghề thiết kế. Và sau này những người chịu trách nhiệm cho sự ra đời một sản phẩm được gọi là Designer - nhà tạo mẫu, nhà thiết kế.

Nghề thiết kế và sự phát triển

Có thể nhìn nhận và phân định sự phát triển của nghề thiết kế thành nhiều giai đoạn gắn liền với sự thay đổi của công nghệ. Mở đầu là những tiến bộ kỹ thuật của thế kỷ XIX đã mang lại phương thức sản xuất mới, máy móc, thiết bị với công năng mới, nhưng thẩm mỹ của sản

Sinh năm 1917 ở Innsbrück, Austria. Năm 1939, ông tốt nghiệp khoa Kiến trúc của trường Đại học Politecnico, Turin. Từ đây, ông bắt đầu con đường sự nghiệp của mình và làm việc cho cha mình. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, ông đã sang Milan và xây dựng một Studio thiết kế để hiện thực hóa các công trình kiến trúc và các dự án thiết kế. Năm 1958, ông chuyển sang làm nhà tư vấn thiết kế cho Olivetti trong hơn 20 năm và đã cho ra đời rất nhiều công trình nổi tiếng, trong đó phải kể đến bộ sưu tập các công trình Bảo tàng nổi tiếng như: the Moma ở New York,The Centre George Pompidou ở Paris, the Denver Art Museum và The Israel Museum ở Jerusalem. Đây là 4 công trình đã đoạt giải 'Compassi D'oro'. Có thể nói Ettore Sottsass là một nhà thiết kế nổi tiếng đã tạo nên nhiều công trình thể hiện sự sáng tạo, tài năng, tầm vóc lớn lao, thể hiện sự đóng góp hết mình vào sự nghiệp xây dựng mội trường sống tốt đẹp hơn

Matteo Thun

Matteo Thun sinh năm 1952 ở Bolzano/Alto Adige, ông là học trò của Họa sỹ nổi tiếng Oskar Kokoschka ở Viện Hàn Lâm Salzburg. Năm 1975 ông được nhận học vị Tiến sỹ Kiến trúc của Trường Đại học Florence, Italy. Năm 1981, ông cộng tác với Ettore Sottsass, Sottsass Associati và nhóm thiết kế Memphis. Từ năm 1983 đến năm 1996, ông là Giáo sư thiết kế của Trường Đại học Mỹ Thuật Ứng Dụng ở Vienna. Năm 1984, ông khánh thành Studio thiết kế của mình tại Milan

Jun.09/DesignMagazine 9


01

Philippe Starck

Sinh ngày 18/1/1949 tại Paris, Pháp. Ông được thừa hưởng tài năng và trí thông minh từ người cha là một nhà thiết kế máy bay. Bắt đầu từ những thập niên 60, Starck đã tham dự The ecole Nissim De Camondo ở Paris và năm 1968 ông thành lập công ty chuyên sản xuất các đồ vật bơm phồng. Vào những năm 1970, ông đã xây dựng Vũ trường La Main Bleue (1976) và Les BainsDouches (1978). Năm 1982, đích thân Thủ tướng Pháp đã chỉ định ông trang trí phòng cho Cung điện Elysée, Pháp. Từ đó ông trở thành nhà thiết kế nổi tiếng thế giới chuyên về thiết kế nội thất khách sạn và các sản phẩm nội địa. Năm 1984,ông thiết kế nội thất cho quán Café Costes ở Paris, và các công trình nổi tiếng khác như The Manin ở Tokyo (1985) và Teatriz ở Madrid (1990). Ngoài ra ông còn thiết kế rất nhiều công trình nhà ở và chung cư, xưởng kinh doanh… Đặc biệt là toàn bộ khu nhà trên đường La Rue Starck ở Paris đều là thiết kế của ông(1991)

phẩm vẫn còn lạc hậu. Hội Chợ triển lãm quốc tế tại lâu đài thuỷ tinh London năm 1851 đã trở thành cái mốc cho sự phát triển công nghiệp, và qua đấy cũng bộc lộ những yếu kém và lạc hậu về kiểu dáng, bộc lộ cái vỏ hình thức sản phẩm chưa tương xứng với phát triển của kỹ thuật. Sự trì trệ đó đã dẫn đến nhiều cải cách tại các nước công nghiệp phát triển. Một trăm năm sau và đặc biệt là những năm 80 của thế kỷ XX là những năm đột biến, là thập kỷ có sự chuyển động như vũ bão của kỹ thuật, xã hội, sinh thái, văn hóa và phong cách với tốc lực chưa từng có so với các thập kỷ đã qua. Giống như trong lịch sử mỹ thuật, xuất phát từ phát từ mỹ thuật, sửthuật trong như Giống nhận thức củalịch nghệ trongxuất các năm 60 và 60 và 70 năm các trong thuật nghệ củaXX) nhận 70 thức (thế kỷ đã diễn ra nền “Hội họa ngông cuồng” ngông họa “Hội nền ra đã diễn kỷ XX)thay (thếcuồng” thế cho hội hoạ biểu diễn và hình trong thì thể hình và diễn biểu hoạ thay thế cho hội thể thì trong Kiến trúc và Design cũng chấm dứt trị thống sự dứt chấm cũng Kiến trúc và Design sự thống trị của phái hiện đại và chủ nghĩa công của phái hiện đại và chủ nghĩa công năng. năng. Phải nói rằng trong giai đoạn này người ta khó có thể đo được tác động và ảnh hưởng lớn của “Memphis”(*) và cũng từ đây, năm 1980 đã xuất hiện “Diễn đàn Design” được tổ chức tại Linz

(Áo) đã đánh giá và thảo luận về nội dung và ý nghĩa của Design cũng như những mối quan hệ của nó. Đặc biệt là vai trò của nó cũng như quan hệ giữa đồ vật và người sử dụng được đề cao. Đối với lý luận Design thì diễn đàn này

mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Sự thừa nhận cho một đa phong cách và các xu hướng cũng chính là lối thoát khỏi ngõ cụt từ chủ nghĩa công năng - đã hướng cho toàn Châu Âu sang một chương sử mới. Do vậy ý nghĩa của Thiết kế cũng được khẳng định lại. Những năm 80 được gọi là thập niên của Design. Design không chỉ được coi là vị trí then chốt của tiếp thị và quảng cáo, nó còn

10 DesignMagazine/Jun.09


tham dự vào tổ chức phong cách sống, định hướng xu hướng tiêu dùng và thái độ ứng xử xã hội. Design đã trở thành phương tiện thông tin và trưng bày quảng cáo. Các nhà thiết kế thế hệ mới không chỉ làm việc cho các hãng mà họ hoạt động độc lập và tự quảng cáo cho cá nhân mình. Từ những năm 80, nghề thiết kế đã có một công cụ hỗ trợ vô cùng hữu hiệu, công cụ này còn được coi là cánh tay phải của những Designer đó là máy vi tính. Các khái niệm CAD/ CAM (Computer Aided Design / Computer Aided Manufacturing: Thiết kế dưới sự trợ giúp của máy vi tính / sản xuất dưới sự trợ giúp của máy vi tính) được đưa ra và khẳng định máy vi tính có tính chất quyết định trong khâu lập kế hoạch và sản xuất, đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghệ cao. Các chương trình đồ họa mới cho phép mô phỏng chuẩn xác sản phẩm trên màn hình, không những thế bên cạnh phác thảo người ta còn có thể gọi ra các dữ liệu kỹ thuật và kinh tế quan trọng và có thể thay đổi chúng. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại cho ta một sự thể hiện mang tính hình tượng cao và cách phát triển linh hoạt và mềm dẻo. Cho đến thập niên 60, 70 của thế kỷ XX hiểu biết về thiết kế chưa được biết tới ở Việt Nam. Song nhờ những thay đổi về chính sách kinh tế - xã hội do công cuộc đổi mới những năm 80 (thế kỷ XX) Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu nền công nghệ thông tin thế giới, đã đưa ngành thiết kế bắt kịp và hòa nhập vào sự phát triển chung trong khu vực và ứng dụng ngành nghề

này vào đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội đất nước...

Le Huy Van

(*)“Memphis” là chất xúc tác và đại diện cho xu hướng phản công năng trong nền thiết kế Châu Âu, gọi tắt là “Design mới”. Nhìn chung, những xu hướng phát triển Design mới được bộc lộ qua các quan điển rất gần nhau: - Xa rời sản xuất công nghiệp và tính duy lý của chủ nghĩa công năng. - Trong ý đồ sáng tác và thiết kế của mình phản ánh sức sống mãnh liệt của đô thị hóa, của lối sống thông qua việc thay đổi liên tục mẫu mã; tác động của các nền văn hóa lớn vào đời sống hàng ngày được thực hiện thông qua các dự án, chương trình và hình thức biểu hiện của thiết kế. Ngày nay các nhà thiết kế đã nhận ra phương pháp tiếp thị trên các phương tiện phương tiện thông tin đại chúng, qua các kênh quảng cáo hoặc qua các triển lãm, bảo tang, hội chợ có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thị nghề thiết kế. Và những kênh quảng bá này đóng vai trò then chốt trong sự phát triển nghề nghiệp của họ.

Jun.09/DesignMagazine 11


01

CAR

Daimler - world 1st car 1885

& Dấu ấn thời gian

Trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô, có rất nhiều giải pháp kỹ thuật ra đời. Một số đã biến mất trong vài năm tồn tại, nhưng một số thì được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong quy luật phát triển ấy là quá trình tiến hoá và phát triển của thiết kế thân xe và khung xe. Nó phản ánh xu hướng phong cách của xe hơi qua các thời kỳ lịch sử dưới tác động của những yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Thiết kế xe hơi ngoài dấu ấn sáng tạo của designer mà còn mang đậm dấu ấn của thời đại và chính nó đã tạo nên bản sắc của văn hóa xe hơi trong mỗi giai đoạn phát triển. Design Magazine sẽ cùng quý độc giả điểm lại những nét đặc sắc trong thiết kế xe hơi theo dòng lịch sử hơn một thế kỷ qua.

Thomas Flyer Model K 6-70 7-Passenger Touring ra đời năm 1910 (nguồn: RM Auctions)

12 DesignMagazine/Jun.09


Nội thất

Xe ngựa gắn động cơ Có thể gọi đây là giai đoạn sơ khai, kéo dài kể từ khi chiếc xe gắn động cơ đốt trong đầu tiên ra đời đến những năm 1920. Sự xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới một phương tiện đặc biệt, chiếc Daimler năm 1885 đã đánh dấu một mốc quan trọng chưa từng có

trong hoạt động giao thông của nhân loại. Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử xe hơi cùng có chung một nhận định rằng sự ra đời của ô tô xuất phát từ sự ra đời và phát triển của động cơ đốt trong. Phương tiện giao thông phổ

dụng đương thời là xe ngựa và những chiếc ô tô thời kỳ đầu mang vóc dáng thiết kế của những chiếc xe ngựa gắn động cơ. Các kiểu thân xe với các thuật ngữ cổ như phaeton, , landaulet, wagonette cũng là những biến thể từ xe ngựa mà ra.

Một thực tế đã nảy sinh, đó là các nhà sản xuất xe hơi đã phải đối mặt với những vấn đề không dễ dàng bởi việc điều khiển chiếc xe có động cơ không hề giống như việc cầm cương một con ngựa. Các kỹ sư chế tạo ô tô thì cũng chưa hề có kinh nghiệm gì trước

Nhìn từ phía sau

Jun.09/DesignMagazine 13


01 1902 Oldsmobile Model R Curved Dash Runabout

cho những chiếc khung vẫn có thể đứng vững và chịu áp lực trong quá trình sử dụng. Nhưng một cuộc cách mạng về vật liệu thiết kế đã làm thay đổi thế giới xe ngựa gắn động cơ hồi đó…

Buick Model 10 Touring Runabout 1908

thế hoàn toàn bằng kim loại. Tiến bộ này cho phép các nhà thiết kế xe có thể tạo nên các thân vỏ xe với nhiều hình dạng phức tạp và kích thước đa dạng hơn. Các tấm ốp thân xe chủ yếu được làm bằng thép tấm, nhưng đối với nhiều Vật liệu mới chiếc xe cao cấp, chúng có thiết kế mới thể được làm bằng nhôm. Sự phát triển, ứng dụng của Các tấm thân xe đó được bắt vít vào các khung vẫn làm kim loại (đặc biệt là thép và bằng gỗ thông thường, được nhôm) trong các hoạt động sản xuất cùng với việc phát gia cường bằng các miếng triển của công nghệ tiên tiến thép bổ sung. Cấu trúc thân hơn trong sản xuất như dùng xe bằng thép tấm với khung búa và các thiết bị dập đã gỗ phổ biến trong khoảng 10 tạo nên một cuộc cách mạng năm, đến tận năm 1910. Nỗ lực của các nhà thiết kế xe trong sản xuất thân xe. Các tấm gỗ với những họa tiết đầu thế kỷ 20 đã tạo nên một gân guốc, đơn giản đã bị thay bức tranh muôn màu, nhưng Ford Model F Touring Car 1905

đó trong các lĩnh vực chế tạo phanh, hệ thống truyền động, ly hợp và hệ thống lái. Tất cả những gì họ làm đều kế thừa từ kinh nghiệm chế tạo xe ngựa kéo. Yếu tố hạn chế, nhưng cũng có phần may mắn là động cơ ngày ấy có công suất rất thấp, nên cũng không yêu cầu quá khắt khe về độ cứng của khung cũng như thân vỏ xe.

14 DesignMagazine/Jun.09

Các thành phần cơ khí đóng vai trò tăng cường mức độ chịu lực cũng bị coi nhẹ và được xếp vào hàng thứ yếu. Giống như xe ngựa, cấu trúc của thân xe thời kỳ sơ khai được làm bằng một khung gỗ với các miếng gỗ ốp xung quanh. Công suất của động cơ hạn chế và tốc độ tối đa rất thấp giúp


Orient Buckboard 1906

vẫn không thể thoát khỏi “vòng cương toả” của phương tiện thô sơ. Hình ảnh chiếc xe ngựa vẫn hiện hữu rõ nét trên từng chi tiết ngoại thất cũng như nội thất. Chắn bùn mảnh và đơn giản, thân xe hình hộp với các cửa kiểu cửa xe ngựa, mái che cùng nhiều bộ phận khác. Ford Model F Touring Car năm 1905, Buick Model 10 Touring Runabout năm 1908 hay Pierce-Arrow Model 66-QQ 5-Passenger Touring Car năm 1912 là vài ví dụ điển hình. Hệ thống điều khiển là một trong những phần quan trọng nhất của một chiếc xe hơi, và những chiếc xe thời kỳ này tạo nên ấn tượng không thể quên bởi chúng có sự khác nhau cơ bản. Trong khi chiếc vô-lăng được phát minh và ứng dụng từ giữa những năm 1890 thì nhiều chiếc xe vẫn chưa sử dụng thiết bị này đến

tận những năm đầu thế kỷ 20. Oldsmobile là một trường hợp với các mẫu xe Model R Curved Dash Runabout 1902 hay Model R Curved Dash Pie Wagon 1904. Thay vì sử dụng vô-lăng hình tròn, những chiếc xe này có hệ thống điều khiển bằng cần gạt. Orient Buckboard năm 1906 không chỉ có kiểu hệ thống lái bất tiện đó mà còn có cấu trúc thân xe cùng nội thất đơn giản hơn cả một chiếc xe ngựa kéo. Đến cuối những năm 1910, người ta đã có thể nhận thấy một loạt thay đổi trên các thiết kế xe, cả ngoại thất và nội thất. Thân xe đã bắt đầu đỡ thô hơn, với các đường nét mềm mại hơn. Các chắn bùn đã được uốn cong cùng các hoạ tiết trang trí bằng chrome hoặc một số kim loại sáng bóng khác. Một trong những thay đổi mang tính trào lưu rõ nét nhất thời kỳ này là bánh

xe đã được cải tiến, chắc khoẻ, mập mạp và có thể chịu lực tốt hơn nhiều. Vấn đề khí động học vẫn còn là một câu chuyện hoàn toàn xa lạ. Và mặc dù tất cả tiến bộ của giai đoạn này chưa làm cho chiếc xe thoát hẳn khỏi gốc gác mà nó được sinh ra, Oldsmobile Model R Curved Dash Pie Wagon 1904

nhưng vẫn cho thấy các nhà sản xuất xe hơi đã hết sức cố gắng. Một vài tiến bộ và ý tưởng táo bạo trong thiết kế thân xe sau này, đặc biệt là phần sườn và nóc, đã làm cải thiện vóc dáng nuột nà cho những cỗ “xe ngựa gắn động cơ”...

Anh Nhat

Jun.09/DesignMagazine 15


01

from Dream

to Reality

Cuộc Triển lãm ô tô giới thiệu bộ sưu tập xe concept với chủ đề: “Từ giấc mơ đến hiện thực” đã diễn ra từ ngày 18 đến ngày 23/4/2009 tại Kamal Aldin Behzad Gallery, Teheran, Iran.

16 DesignMagazine/Jun.09


Triển lãm là dịp quy tụ của nhiều mẫu xe mới ấn tượng và là cơ hội cho các nhà thiết kế trẻ Iran tốt nghiệp từ ngành Thiết kế ô tô và Mỹ Thuật Công Nghiệp thỏa sức thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình. Ông Farzad Barkhordary, một trong những nhà tổ chức triển

lãm cho biết: “Mục đích chính của cuộc triển lãm lần này là nhằm rút ngắn khoảng cách giữa ngành công nghiệp xe hơi và các sinh viên tốt nghiệp từ ngành Thiết kế ô tô và Mỹ thuật Công nghiệp đồng thời thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các trường đại học và công nghiệp”

Ban tổ chức mong muốn tổ chức sự kiện này đều đặn thường niên để trình diễn sự phát triển của công nghiệp xe hơi Iran và tôn vinh các mẫu thiết kế sáng tạo của các nhà thiết kế chuyên nghiệp trong làng xe hơi và giới yêu thích xe. Trong số các mẫu xe được trình diễn tại cuộc triển lãm

có cả những bộ sưu tập riêng của sinh viên các trường đại học và tác phẩm của các nhà thiết kế khác. Ngoài ra còn có sự góp mặt của ba nhóm thiết kế tạo thành một đội, mỗi đội sẽ trình diễn một dự án khác nhau. Dưới đây là ba đại diện sáng giá nhất trong bộ sưu tập.

Local-Motos SUV Concept Thành viên thiết kế: Iman Maghsoudi, Farzad Barkhordary, Mohammad Reza Shojaee. Chịu trách nhiệm thiết kế các siêu xe có động cơ đặt giữa, có khả năng mang theo các các dụng cụ thể thao, chẳng hạn như ván trượt, xe leo núi - qua cầu vượt hay các đoạn đường gồ ghề. Các mẫu thiết kế này dành cho khách hàng yêu thích thể thao hay sử dụng trong thể thao ở thị trường Mỹ và Châu Âu, do công ty Local-Motors sản xuất (nhãn hiệu LM)

Jun.09/DesignMagazine 17


01 Volvo Luxury Concept Thành viên thiết kế: Alireza Sahragard, Amin Dahre Sob, Yaser Rashi Shomali, Peyman Mardani Đội thiết kế này chịu trách nhiệm thiết kế nhãn hiệu Volvo cho dòng xe hạng sang và xa xỉ.

Mini Concept Thành viên thiết kế: Keyvan Nader, Mohsen Ja’afari Malek, Kave Naser Bakht, Yaser Rashid Shomali. Đội này chịu trách nhiệm tìm ra các giải pháp mới cho vấn đề môi trường và giao thông, tập trung khai thác các dòng xe mini nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu với 3 đại diện tiêu biểu là Audi, Skoda và Renault.

18 DesignMagazine/Jun.09


Audi D7 của nhà thiết kế Kave Naser Bakht D7 Concept là chiếc siêu xe thể thao được gắn động cơ điện ở phía trước, vận hành linh hoạt. Xe được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội như lớp chống vỡ đầu mũi xe, dải dây sáng mảnh như dải lụa uốn lượn từ đèn trước vòng ra sau đèn hậu tạo dáng đặc trưng duyên dáng và độc đáo. Tất cả những chi tiết đó khiến cho chiếc xe có vẻ đẹp huyền bí và nổi bật trong đêm tối mà không chiếc xe nào có được.

IBite Concept – mẫu thiết kế xe có điều khiển dùng để đi trên biển, đã giành được giải thưởng tại cuộc thi Hawaii Motors

Màn trình diễn kỹ thuật số đầy ấn tượng cho nhãn hiệu Local-Motors

Jun.09/DesignMagazine 19


01

15

concept ấn tượng

Cloud Sofa Tác giả của mẫu Concept dễ thương, xinh xắn này là nhà thiết kế D.K. Wei. Ghế Sofa Cloud (đám mây) mang lại cho người sử dụng nó cảm giác như họ đang được thả trôi bồng bềnh trên đám mây của riêng mình vậy. Phía dưới đáy có 1 tấm nam châm làm bệ đỡ tạo ra lực nam châm đủ mạnh để giữ cho chiếc ghế sofa có thể lơ lửng trên không như 1 đám mây “nhân tạo”. The Cloud được tạo nên từ khuôn thủy tinh plexi, mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, êm ái và thư giãn.

The iChat Mẫu thiết kế Concept này được dựa trên những đường cong và thon gọn của chiếc Macbook Air kết hợp với màn hình cảm ứng của chiếc iPod. Rodolphe Desmare thiết kế nên bản Concept iPhone này với các tính năng vượt trội hơn hẳn so với vẻ bề ngoài của nó. Camera được gắn phía trước phục vụ để quay video hội thảo trên iPhone thuận tiện hơn và nhiều tính năng độc đáo.

Điện thoại Eco Sensor của Nokia Chiếc điện thoại Eco Sensor của Nokia với bộ cảm biến chạy bằng năng lượng mặt trời giúp bạn kiểm tra, theo dõi sức khỏe, điều kiện môi trường và đo thời tiết địa phương. Bạn có thể lưu dữ liệu về điều kiện môi trường trong thẻ nhớ Eco Sensor, và có thể chia sẻ các dữ liệu khi kết nối với máy của người khác. Chất liệu thiết kế nên “Eco Sensor” là các vật liệu tái sinh.

20 DesignMagazine/Jun.09


Xe đạp bay gắn động cơ phản lực Propulsion Powered Flying Cycle Do nhà thiết kế Norio Fujikawa sáng tạo ra. Loại xe có gắn động cơ phản lực này là bản Concept khoa học viễn tưởng và Fujikawa đã đưa bản thiết kế lên một đẳng cấp hoàn toàn mới.

Ghế bập bênh hiện đại - Rocking Wheel Chair The Rocking Wheel Chair là bản thiết kế ghế bập bênh hiện đại của Mathias Koehler xuất phát từ ý tưởng về những chiếc ghế bập bênh truyền thống. Kiểu thiết kế hình cung tròn 2 bên làm cho mẫu thiết kế này càng trở nên độc đáo và lạ mắt. Phần phía trên đỉnh còn có thêm một chiếc đèn để đọc sách nữa.Thật là chiếc ghế thú vị và tiện ích đem lại cho bạn những giây phút thư giãn thật thoải mái.

Embrio - Segway Killer của Bombardier Embrio là mẫu thiết kế xe một bánh của Bombardier, một cuộc cách tân cho dòng xe Segway, sử dụng công nghệ con quay hồi chuyển để giữ thăng bằng cho người điều khiển. Với mẫu thiết kế nhỏ gọn, có bộ làm mát, Bombardier hi vọng sẽ thu hút được giới trẻ yêu xe. Nó cũng sử dụng ít hơn 1 bánh so với chiếc Segway (gồm 1 bánh lớn và 2 bánh phụ) và được chạy bằng pin nhiên liệu hydro rất thân thiện với môi trường.

Jun.09/DesignMagazine 21


01

Xe đạp không có nan hoa Đây là mẫu Concept xe đạp thời trang của nhà thiết kế Bradford Waugh, hoàn toàn có thể thay thế các dòng xe đạp truyền thống có hệ thống thiết bị phức tạp bằng chiếc xe không có nan hoa, không có trục bánh xe lẫn hộp xích.

Audi Shark – Siêu xe thể thao bay Bản Concept không bánh ấn tượng “độc nhất vô nhị” được thiết kế Kazim Doku là một siêu xe thể thao bay. Thiết kế chủ đạo của Audi Shark kết hợp ý tưởng từ phong cách sống động của mô-tô và vẻ hào nhoáng, lộng lẫy của máy bay, Audi shark cũng là tác phẩm khoa học viễn tưởng mở ra tương lai đầy thuyết phục về dòng xe bay không bánh. Mẫu thiết kế Concept này đã giành được giải thưởng thiết kế Italia Domus 2008, với thiết kế có 2 ghế ngồi cho 2 người và mang lại cho người điều khiển nó những “xúc cảm mạnh mẽ và mức độ an toàn cao nhất”.

22 DesignMagazine/Jun.09


Ghế ngồi trong rạp hát gia đình - Identita Chair Ghế Identita là mẫu Concept được thiết kế cho rạp chiếu phim gia đình. Hakan Bogazpinar mang đến cho chúng tôi giải pháp tối ưu cho loại ghế ngồi thư giãn phục vụ cho rạp hát gia đình. Chiếc ghế hoàn toàn có thể điều chỉnh theo nhiều cách cho phù hợp với tư thế ngồi và tạo cảm giác êm ái, thoải mái nhất.

Bản Concept thiết kế đồng hồ Equinox Bản Concept của nhà thiết kế người Bồ Đào Nha Nuno Teixeira là một phát minh kỳ diệu, độc đáo. Mục đích thiết kế chiếc đồng hồ này là hiển thị chính xác thời gian và sắp xếp các bộ phận trên mặt đồng hồ giống như một chiếc đồng hồ mặt trời khi vị trí mặt trời nằm trùng với đường xích đạo vào những ngày xuân phân và thu phân. Chiếc đồng hồ sang trọng va ấn tượng với một mặt để hiển thị giờ và mặt còn lại hiển thị phút.

The Grasshopper Electric Bike Mẫu xe đạp điện Grasshopper của David Gonçalves đã giành được giải thưởng cho những đóng góp xuất sắc (Merit Prize) tại Cuộc thi Thiết kế Xe đạp Quốc tế lần thứ 12. The Grasshopper là chiếc xe đạp điện có thể dễ dàng gấp lại được khi không sử dụng đến. Đặc biệt hơn, chiếc xe này còn có khả năng tái tạo lại năng lượng nhờ được lắp thêm 1 hệ thống nạp điện nhỏ lấy năng luợng khi bạn bóp phanh mà không cần phải dùng tới ổ cắm điện.

Jun.09/DesignMagazine 23


01 Canvas Laptop Concept Máy tính xách tay Canvas là mẫu Futuristic Concept được thiết kế đặc biệt dành riêng cho các nhà thiết kế và họa sỹ bởi Kyle Cherry với màn hình cảm ứng siêu mỏng và khả năng hiệu chỉnh tốt hơn. Chiếc Canvas cung cấp nhiều tính năng hữu ích và chất lượng tốt hơn cho các nhà thiết kế giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Màn hình của chiếc laptop này cực kì linh hoạt, có thể dựng đứng, cho nằm nghiêng hay gập lại thành một chiếc giá vẽ công nghệ cao. Hãy khám phá và trải nghiệm để khám phá nhiều thú vị bất ngờ hơn từ chiếc máy tính này nhé.

24 DesignMagazine/Jun.09


Sled Vehicle Concept Bản Concept xe Sled (xe trượt tuyết) được thiết kế bởi Norio Fujikawa.

Futuristic Glass Bản Concept này là thiết kế của Mac Funamizu, người Nhật Bản, có tính năng hoạt động như một máy quét, máy ảnh kỹ thuật số và thậm chí là một hệ thống internet kết nối với thiết bị không dây, một công cụ tìm kiếm hữu ích trên màn hình cảm ứng đa năng. Đây quả là bản concept ấn tượng khẳng định sự sáng tạo cũng như ý tưởng của con người là không giới hạn.

Scarab Scarab cũng là bản concept được thiết kế bởi David Gonçalves. Bản Concept 2 bánh này được thiết kế theo kiểu đứng thẳng “Tron”. Chiếc xe có 4 bánh và lắp thêm cabin dành cho 1 người lái đem lại cảm giác như đang ngồi trên một chiếc môtô cực kỳ an toàn. Tính năng ưu việt của nó là có khả năng chạy được bằng pin hoặc là năng lượng đốt trong bằng nhiên liệu sinh học. (nguồn: webdesignerdepot)

Jun.09/DesignMagazine 25


01

Enigma concept

Enigma Concept mở ra tầm nhìn mới cho mẫu xe đua ba bánh hiện đại trong tương lai với kết cấu “kiềng ba chân” độc đáo đến từng chi tiết.

26 DesignMagazine/Jun.09

Là mẫu xe đua hiện đại dành cho một người lái và chỉ với ba bánh độc đáo được thiết kế bởi nhà thiết kế Tan Sohanpall thể hiện một phong cách và kiểu dáng thể thao mạnh mẽ và sẵn sàng cho “những cú gia tốc ngoạn mục”. Để thực hiện được ý tưởng táo bạo đó, anh đã cố tình để khuyết đi một bánh xe - một sự phá cách đầy ấn tượng khác xa kiểu xe 4 bánh truyền thống. Khi một con chó săn bị mất đi 1 chân, nó sẽ tìm ra phương cách để chạy nhanh hơn trước đó. Nhưng nếu một khi nó vốn đuợc sinh ra chỉ có 3 chân thôi thì tốc độ của nó sẽ thậm chí còn tốt hơn thế. Tan Sohanpall là một fan yêu thể thao cuồng nhiệt, muốn khám phá những cảm giác phiêu lưu mạo hiểm trong thể thao và vượt lên trên mọi ranh giới của sự sáng tạo. Khi xây dựng ý tưởng cho phiên bản xe thể thao tương lai cho năm 2030, Tan nhận thấy rằng trước thời điểm đó có thể “gu chơi xe” của khách hàng đã thay đổi, biết đâu họ đã cảm thấy nhàm chán với mẫu xe đua bốn bánh truyền thống. Vì thế việc thiết kế khuyết đi một bánh xe sẽ tạo nên một bước


đột phá mới trong các dòng siêu xe thể thao. Trả lời phỏng vấn của tờ CarBodyDesign, Tan Sohapall cho biết: “Tôi muốn bản thiết kế concept này như là một mẫu xe có khả năng đem lại cho tay đua những cảm giác mạnh mẽ và kết nối được với thế giới bên ngoài, về cơ bản nó sẽ là mẫu xe có thể mang lại mọi cung bậc cảm xúc đầy mạo hiểm cho người lái khi ngồi sau vô lăng không chỉ được cảm nhận qua thiết kế bề ngoài “hiếu chiến” mà còn ở cách nó thể hiện trên đường đua”. Vì vậy về cơ bản Tan muốn tạo ra 1 mẫu xe thể thao độc nhất vô nhị và đem lại cảm giác điều khiển mới lạ một mình làm chủ tay lái chinh phục mọi thử thách, mọi đích đến trên một chú ngựa chiến ba bánh. Phần thân xe và vị trí bánh xe được lấy cảm hứng thiết kế từ ý tưởng hình khẩu súng lục thể hiện sức mạnh và quyền lực trên đường đua. Enigna Concept tập trung chấm phá không gian nội thất bên trong để

mang lại cảm giác mạo hiểm, ly kỳ cho người điều khiển và khả năng nghiêng về 1 bên rất ngoạn mục. Nhà thiết kế chia sẻ “nó được phối hợp nhịp nhàng với khoang lái động, khi xe vận hành với tốc độ cao khoang lái sẽ tự động di chuyển về phía sau, cho phép tay đua trải nghiệm mọi cảm giác từ nhiều góc độ cảm nhận khác nhau”. Bánh xe bên phải nằm giữa đuờng kính lớn hơn hai bánh còn lại đảm bảo sức kéo mạnh nhất cho xe khi xuất phát và độ bám tối đa trên đường đua. Sử dụng bánh xe quay hồi chuyển và hệ thống phanh công suất cao làm cho bánh xe có những tính năng ưu việt vượt trội: vận hành năng động êm ái, thắng gấp, ôm cua đổi hướng linh hoạt và tăng tốc độ nhanh hơn các loại bánh xe khác để đạt được tốc độ cực đại và kiểm soát tối đa tốc độ trên đường. (nguồn globalmotors)

Quang Hao

Jun.09/DesignMagazine 27


01

r a c t p Conceollection c

Dưới đây là những mẫu xe độc đáo của Trường Đại Học Nghệ Thuật Hoàng Gia (RCA) đuợc thiết kế sử dụng trong tương lai 40 năm tới. Các sinh viên của trường sau khi đã tốt nghiệp được tiếp tục đào tạo tại các trường danh tiếng trên toàn cầu để trở thành những nhà thiết kế xe hơi tương lai, khẳng định tài năng của mình trong làng thiết kế xe hơi. Trong những sinh viên đã tốt nghiệp có một số tên tuổi - những nhà thiết kế tài ba như Peter Horbury, người đã làm thay đổi hoàn toàn Volvo; nhà thiết kế độc đoán của Ford Châu Âu, Martin Smith; cũng như giám đốc thiết kế của Jaguar, Ian Callum; nhà thiết kế tài ba của Audi TT và giờ đây là Giám đốc thiết kế của KIA, Peter Schreyer và Giám đốc thiết kế của Aston Martin, Marek Reichman...

Phoenix concept của Sergio Loureiro Da Silva Bản Phoenix concept của nhà thiết kế Sergio Loureiro Da Silva có khả năng tái tạo lại nguồn năng lượng đã tiêu hao trong khi chạy. Nhà thiết kế người Tây Ban Nha cho biết: “Phiên bản mới này đã được cải thiện đáng kể vì các bộ phận của xe đều được thiết kế để giảm tiêu hao năng lượng xuống mức thấp nhất”. Mẫu xe Pheonix concept tạo cho người lái cảm tưởng như đang điều khiển một chiếc xe môtô có gắn thùng xe bên cạnh. Theo Da Silva thì “Vẻ đẹp của chiếc xe này được tạo nên từ sự đối lập giữa kiểu dáng mềm mại, uyển chuyển bề ngoài với các chi tiết kỹ thuật chuẩn xác bên trong”.

Soft Vehicle concept của Raquel Aparicio Lopez Mẫu “Soft Vehicle” của Raquel Aparcio Lopez được thiết kế tinh xảo đến từng chi tiết và mềm mại, uyển chuyển trong từng đường nét và nó trông giống như một chiếc giày có khóa kéo phía sau với đường cắt ngang tinh tế là lối vào trong. Nhà thiết kế người Tây Ban Nha tin tưởng rằng các mẫu xe hiện đại không nhất thiết phải làm từ những chất liệu cứng mới an toàn mà chất liệu mềm cấu tạo nên chiếc xe này sẽ giúp xe chạy cực kỳ êm ái và an toàn hơn. “Tôi thích sử dụng cao su, vải sợi và những chất liệu mềm trong thiết kế ôtô”, Raquel Aparcio Lopez đã chia sẻ ý tưởng của mình.

28 DesignMagazine/Jun.09


Nuaero concept của Jon Radbrink Nhà thiết kế Jon Radbrink đến từ Thụy Điển đã kết hợp nhiều chất liệu khác nhau trong một sản phẩm hoàn hảo là chiếc Nuaero concept. Nuaero được trang bị hệ thống hybrid sử dụng nhiên liệu xăng-điện nhằm đem lại tốc độ mạnh mẽ, nhưng thân thiện hơn với môi trường. Mẫu thiết kế này đã giành được giải thưởng Mẫu thiết kế sử dụng chất liệu thuỷ tinh tốt nhất. Nuaero sử dụng nguyên tắc khí động lực học để giúp giảm thiểu lượng tiêu hao năng lượng bị đốt cháy. “Tôi đã lấy cảm hứng và ý tưởng thiết kế từ các công trình kiến trúc” Jone nhấn mạnh. “Tôi đã sử dụng thủy tinh kết hợp với những chất liệu khác để tạo nên hiệu ứng tầng lớp để nhằm mang lại cho người ngồi trong xe cảm giác trong suốt như đang ngồi trong phòng kính vậy”.

Nereus concept của Ceri Yorath Ceri Yorath muốn chiếc Nereus concept trải nghiệm tốc độ theo một cách hoàn toàn mới. Nereus được trang bị với 3 ghế ngồi và chạy bằng pin nhiên liệu và được bao bọc bởi một tấm lá chắn kim loại “thiên biến vạn hóa” trong suốt cuộc hành trình mà bạn có thể quan sát bằng trực quan phong cách lái xe và lộ trình của mình. Nereus là chiếc xe kết hợp giữa các yếu tố: hiệu quả, năng động và tiết kiệm nhiên liệu.

Concept car của Ilaria Sacco Ilaria Sacoo, nhà thiết kế xe người Ý bày tỏ “Tôi đang suy nghĩ về một hướng mới để tiêu thụ xe hơi”. Mẫu concept car của cô cho phép cá nhân hoá xe ở một mức độ cao hơn để khách hàng có thể tùy ý lắp đặt và trang trí thêm bất cứ thứ gì mình thích giống như “cách mà bạn thiết kế và trang trí cho phòng khách của mình vậy”.

Jun.09/DesignMagazine 29


01 Iomega concept của Joonas Vartola Mẫu thiết kế Iomega của Joonas Vartola được cho là một khám phá mới với cách kết hợp “cabin thư giãn” cá nhân trong một chiếc commuter chật hẹp. Nhà thiết kế Finish cho rằng: “Kiến trúc và bản thiết kế này hỗ trợ ý tưởng về một chiếc xe cho hành khách hơn là một chiếc xe với cấu trúc dành cho người lái thông thường”.

Noah concept của Jung Hoon Rhee Nhà thiết kế đến từ Hàn Quốc, Jung Hoon Rhee rất quan tâm đến sức khỏe của khách hàng với thiết kế ghế lái mềm mại, uyển chuyển. Mẫu Noah concept với thiết kế “ghế ngồi lượn sóng” này phù hợp với tất cả mọi người, từ mẫu ng ười có thân hình nhỏ bé hay những người to béo đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Noah concept ra đời với mục tiêu mang lại sự thư giãn và giúp khách hàng có sức khoẻ tốt hơn.

Concept car của Arturo Peralta Nogueras Mẫu xe của nhà thiết kế người Tây Ban Nha, Arturo sẽ luôn gắn chặt với chủ nhân của nó “như hình với bóng” vậy. Sense được cung cấp nhiên liệu từ tảo biển, làm nổi bật lên những nét đặc trưng về kiểu dáng thiết kế theo công nghệ “hologram” khiến chiếc xe mềm mại với không gian nội thất trong xe có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, với khung cảnh và hành khách ngồi trên xe. Hãy cảm nhận sức hút mãnh liệt từ Senses - giấc mơ lớn của những người ngồi sau vô-lăng

30 DesignMagazine/Jun.09


Airflow concept của Pierre Sabas Nhà thiết kế người Pháp Pierre Sabas đã cho ra đời mẫu thiết kế Airflow Concept với kiểu dáng hoàn toàn mới và đã giành được giải Thể hiện thiết kế tốt nhất. Cả động cơ và hệ thống giảm xóc đều được chạy bằng điện và gắn trực tiếp vào bánh xe giúp cho nó luôn vận hành linh hoạt, nhanh nhẹn với công suất cao. Không gian nội thất bên trong được làm hoàn toàn bằng thủy tinh, cabin có 4 chỗ ngồi riêng biệt. “Tôi đã cố gắng thiết kế kiểu dáng xe sao cho giống như một tấm vải bao bọc, phủ kín xe”, nhà thiết kế người Pháp nói. “Nó đem cho người điều khiển xe có cảm giác rất thú vị khi ngồi sau vô lăng và những cảm nhận mới lạ về thế giới bên ngoài”.

Enigma concept của Paul Howse Paul Howse muốn mở ra một “chân trời” trải nghiệm cuộc sống cho khách hàng qua mẫu Enigma concept - một định nghĩa mới về sự xa hoa và sang trọng so với những mẫu xe thiết kế truyền thống. Enigma sử dụng điện năng từ năng lượng mặt trời và khoang hành khách được tách rời khỏi toàn bộ phần còn lại của xe bằng đệm từ.

Concept car của Yunwoo Jeong Chiếc concept do Korean Yunwoo Jeong thiết kế là một mẫu xe theo kiểu commuter để sử dụng thường ngày với hình dáng của một chiếc SUV tinh tế và hiện đại cho các chuyến thưởng ngoạn cuối tuần. (nguồn wallpaper)

Jun.09/DesignMagazine 31


02Products

GTA Spano siêu xe xứ bò tót

Nói đến siêu xe, người ta thường nghĩ đến những xứ sở của công nghiệp xe hơi lâu đời như Ý, Đức, Mỹ… Còn đây thực sự là cái tên lạ, lạ với cả nhiều người sành xe - GTA Spano đến từ Tây Ban Nha.

32 DesignMagazine/Jun.09


GTA đã chính thức ra mắt vào cuối tháng 4 với tên gọi GTA Spano. Chassis của chiếc xe này siêu nhẹ và được làm bằng Kevlar, sợi carbon và titan. Nó được trang bị động cơ V10 công suất lên đến 780 mã lực và mô-men xoắn 920Nm – những chỉ số ấn tượng đến nỗi nhiều siêu xe nổi tiếng hiện nay phải thèm muốn.

Chịu trách nhiệm thiết kế GTA là giám đốc sáng tạo Valencian Sento Pallardó. GTA concept là sự kết hợp nhuần nhuyễn các chi tiết tròn mềm mại cùng những đường nét dứt khoát và góc cạnh từ đầu đến đuôi. Mui xe cấu tạo bằng kính trong suốt, kéo dài từ kính chắn gió đến kính hậu cho người ngồi cảm giác hòa mình mình cùng

thiên nhiên trong khi vẫn giữ phong cách thiết kế thể thao và trang nhã. Kinh nghiệm trong lĩnh vực xe đua đã giúp đội ngũ của Valencian Sento Pallardó xử lý nhiều chi tiết một cách khéo léo và đạt đến độ hoàn hảo. Từ hai bên thân xe, người ta không thể nhận thấy sự có mặt của chiếc cánh đuôi, bởi

Jun.09/DesignMagazine 33


02

nó trở thành một bộ phận liền mạch với sườn xe và được vuốt đều ra phía sau. Một điểm nổi bật nữa đó là nắp cỗ máy đặt phía sau không gồ lên như thiết kế truyền thống của những chiếc siêu xe đã xuất hiện, mà nó được hạ xuống thấp hơn hệ thống đèn hậu làm tăng tính khí

34 DesignMagazine/Jun.09

động học và tính hiện đại cho chiếc xe. La-zăng thể thao hình bông hoa cùng các lỗ thông gió lớn với chức năng làm mát hệ thống phanh càng tôn lên vẻ mềm mại nhưng cũng đầy uy lực của GTA.


Nguồn ảnh: GTA Motor

Nhân sự kiện GTA Spano ra mắt, Design Magazine đã có cuộc trao đổi với Victor Fuster - đại diện đối ngoại của công ty để tìm hiểu rõ hơn về thiết kế chiếc xe này.

? Ý tưởng và nguồn cảm hứng thiết kế GTA concept xuất phát từ đâu? - Với ý tưởng đơn giản là muốn phôi thai một chiếc xe có thể sánh ngang với nhiều siêu xe trên thế giới, Giám đốc thiết kế, ông Sento Pallaradó bắt đầu cầm bút vẽ. Những bản thảo đầu tiên đã được thay đổi rồi chỉnh sửa đến từng chi tiết và cuối cùng hình thành bản thiết kế như hiện nay. ? Thời gian thiết kế diễn ra bao lâu và có bao nhiêu người tham gia dự án này? - Nhóm thiết kế sáng tạo đã phải mất 3 năm để hoàn thiện bản thiết kế để có thể đưa vào sản xuất xe mẫu. Với 15 người tham gia, phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện dự án. ? Chủ điểm thiết kế cơ bản của ngoại thất xe là gì? - Yếu tố then chốt của ngoại thất một

chiếc xe là phải có phong cách hiện đại, thiết kế thể thao nhưng tinh tế, trang nhã cả phía trước và phía sau. GTA Spano là sự kết hợp của tất cả các yếu tố phẩm chất đó. ? Tại sao công ty lại chỉ sản xuất một số lượng xe hạn chế? Công ty sẽ xử lý ra sao nếu số đơn đặt hàng vượt qua con số 99 đề ra? - Đây là một chiếc xe đặc biệt và chúng tôi nghĩ rằng con số 99 xe là con số lý tưởng đối với một chiếc xe như thế này. Nếu chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng so với mục tiêu đề ra, khách hàng không may mắn sẽ phải đợi chúng tôi sản xuất một chiếc xe khác. Còn đối với chiếc xe này, GTA Spano, chắc chắn rằng sẽ chỉ có 99 chiếc được sản xuất mà thôi.

Anh Nhat

Jun.09/DesignMagazine 35


02 Tuyệt phẩm mang tên

Speake - Marin Speake-Marin là thương hiệu đồng hồ chế tác thủ công hàng đầu thế giới với các mẫu thiết kế ấn tượng và độc đáo nhất - Chúng ta cùng tìm hiểu những kiệt tác trong nghệ thuật chế tạo đồng hồ qua những bộ sưu tập sau.

Chiếc đồng hồ dưới đây là chiếc Piccadilly làm bằng vàng trắng 18k có kim màu xanh nước biển và mặt số phủ tráng men trắng với những con số La Mã. Đây là chiếc đồng hồ hiệu Peter Speake-Marin đơn giản, rõ ràng và mang phong cách cổ điển. Bộ máy của đồng hồ được Peter hoàn thiện với trình độ kỹ thuật và giá trị thẩm mỹ cao.

Và đây là hình ảnh của rotor hiển thị tên thương hiệu Speake-Marin, và hình ảnh đầu nhọn uốn cong khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh những con rắn.

Chiếc đồng này là chiếc Vintage Tourbillon MK2 trong bộ sưu tập Complication - bộ sưu tập gồm các loại đồng hồ được trang bị hệ thống cơ khí siêu phức tạp, tinh vi đến từng chi tiết nhỏ như thang dự trữ năng lượng, tourbillon, lịch vạn niên, điểm chuông... do những nghệ nhân điêu khắc kim loại, phủ men thủy tinh của Thụy Sỹ hoặc maki-e từ Nhật Bản chế tác nên. Mẫu Vintage Tourbillon MK2 đặc biệt này chỉ sản xuất với số lượng là 25 chiếc làm từ vàng đỏ hoặc vàng trắng 18k trong khi mẫu Vintage Tourbillon đầu tiên chỉ sản xuất 10 chiếc bằng vàng đỏ và bạch kim. Cả 2 mẫu này đều chỉ có loại 38mm. Mặt đồng hồ Vintage Tourbillon MK2 được tráng phủ men thủy tinh trắng với những con số La Mã được chế tác bằng thủ công rất tinh xảo, kính sapphire được xử lý chống lóa gắn ở cả mặt trước và phía sau, màu xanh của những chiếc kim được tạo ra một cách tự nhiên do tính chất chuyển màu của thép khi bị nung nóng. Những viên kim cương quý giá được gắn làm trục đỡ cho tourbillon, đảm bảo độ bền và khả năng hoạt động chính xác cho cơ hệ phức tạp này. Vintage Tourbillon MK2 quả là một kiệt tác có giá trị nghệ thuật độc đáo.

Những nét chạm khắc tỉ mỉ, phức tạp và hoa văn đẹp mắt ở mặt sau do nghệ nhân điêu khắc kim loại nổi tiếng Kees Engelbarts thực hiện. Hai chiếc kim ngược màu xanh lam phối hợp với các đinh ốc xinh xắn cùng màu tạo nên sự phối màu hoàn hảo.

36 DesignMagazine/Jun.09


Chiếc đồng hồ Piccadilly Shimoda độc đáo trong bộ sưu tập Picadilly có các mẫu làm bằng thép, vàng thường, vàng đỏ và vàng trắng. Mặt đồng hồ được tráng phủ men trắng (có cả màu kem) với các chữ số A-rập màu đen, và đặc biệt là chỉ có một chiếc kim màu xanh thay vì 2 chiếc kim bình thường như các đồng hồ khác để hiển thị giờ và hiển thị phút. Chiếc kim được đính một viên kim cương ở chính giữa và được thiết kế chạy một vòng đơn 12 tiếng. Hệ thống động cơ ở mặt sau chiếc Shimoda này được chạm khắc đơn giản hơn.

Chiếc Piccadilly Skeleton Quantieme Perpetual là mẫu đồng hồ có mặt được thiết kế cực kỳ cân đối không giống như các loại lịch vạn niên khác có sẵn trên thị trường hiện nay. Một trong những điểm đáng chú ý đầu tiên sẽ thu hút bạn từ chiếc đồng hồ đường kính 38mm này là sự tương phản nổi bật của nút vặn điều chỉnh, trục xoay và đinh ốc ở dây quai đều bằng vàng hồng trong khi chiếc đồng hồ được làm từ thép (đinh ốc, trục đẩy,... cũng có thể thay thế bằng vàng). Chiếc Quantieme Perpetual cũng có sẵn các mẫu với vỏ bằng kim loại-thép, vàng trắng, vàng thường và vàng đỏ.

Đây là một chiếc Piccadilly Quantieme Perpetual khác nhưng là phiên bản đường kính vỏ ngoài 42mm không có mặt skeleton. Kim đồng hồ được thiết kế dễ nhìn hơn với bề mặt màu champagne 18k (có thêm cả màu bạc) so với phiên bản skeleton ở phía trên. Nói chung, đồng hồ hiệu Peter Speake-Marin đều có các mẫu có đường kính vỏ ngoài 38mm hoặc 42mm ngoại trừ chiếc Vintage Tourbillon chỉ có loại 38mm. Và cách dễ nhất để phân biệt giữa chiếc 38mm và 42mm là quan sát ở gờ để lắp mặt kính. Chiếc 38mm có gờ mỏng hơn trong khi chiếc 42mm có gờ rộng hơn.

Peter Speake-Marin sinh năm 1968 ở Essex, England. Năm 1985, anh bắt đầu sự nghiệp ở Trường ĐH Kỹ thuật Hackney ở London trước khi theo học nghiên cứu kỹ thuật chế tác đồng hồ ở Wostep. Sau đó Peter đảm nhận vị trí là thợ chế tác đồng hồ ở Somlo Antiques_nhà bán lẻ đồng hồ cổ đầu tiên ở Burlington Arcade, London, tại đây anh đã thực hiện phục chế các loại đồng hồ cổ trong vòng 7 năm. Năm 1996, Peter trở lại Switzerland để làm việc cho Renaud et Papi, một chuyên gia chế tác đồng hồ siêu phức tạp nổi tiếng thế giới. Năm 2000, Peter đã tách ra làm độc lập và xây dựng xưởng chế tác mang tên Speake-Marin ở Rolle, một thị trấn nhỏ ở giữa Geneva và Lausanne để thực hiện giấc mơ được thiết kế và chế tạo những chiếc đồng hồ độc đáo, nổi tiếng thế giới của riêng mình . Nhãn hiệu Speake-Marin nhanh chóng nổi tiếng với những mẫu đồng hồ đỉnh cao và chất lượng tuyệt hảo và đặc biệt rất mạnh về các mẫu đồng hồ đặt hàng. Đồng hồ đặt hàng đòi hỏi tính sáng tạo cao và tay nghề thủ công bậc thầy vì việc sản xuất các loại đồng hồ này này bắt buộc phải thực hiện chế tác theo phương pháp thủ công rất công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ mà chỉ có các nghệ nhân cao cấp mới có đủ khả năng chế tác được. Peter đã hợp tác chặt chẽ với các nghệ nhân xuất sắc, nổi tiếng trên thế giới về điêu khắc kim loại, phủ tráng men, và kỹ thuật sơn mài Nhật Bản (maki-e) để chế tác nên những mẫu đồng hồ siêu cao cấp. Peter thường lấy cảm hứng từ các chủ đề văn hóa để đặt tên cho các mẫu đồng hồ và mỗi chủ đề đều chỉ có duy nhất một chiếc. Các mẫu đồng hồ thương hiệu SpeakeMarin là những kiệt tác giá trị nghệ thuật, sở hữu các hệ thống cơ khí tinh vi, siêu phức tạp_ grand complication (hiện nay trên thế giới có rất ít nhãn hiệu sở hữu được dòng sản phẩm này) và kỹ thuật tinh xảo do những nghệ nhân điêu khắc kim loại, phủ men thủy tinh của Thụy Sỹ (hiện nay chỉ có 5 nghệ nhân ở Thụy Sỹ có thể làm được kỹ thuật phủ men này) và nghệ nhân sơn mài maki-e từ Nhật Bản thực hiện. Trong khi vừa thực hiện sản xuất độc lập các mẫu đồng hồ, Peter vẫn tiếp tục làm việc cho các thương hiệu nổi tiếng khác như chế tạo máy Tourbillon cho Harry Winston Tourbillon…. và cùng cộng tác với Christophe Claret và Roger Dubuis.

Jun.09/DesignMagazine 37


02 speake-Marin với Bộ sưu tập “Biển & Đá”(Sea &Stone)

BỘ SƯU TẬP “BIỂN & ĐÁ” CÔNG PHU VÀ ĐỒ SỘ NÀY ĐƯỢC CHẾ TÁC VÀ SẢN XUẤT VÀO NĂM 2008 ĐỂ KỈ NIỆM SINH NHẬT LẦN THỨ 40 CỦA PETER SPEAKE-MARIN. NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ TRONG BỘ SƯU TẬP NÀY LÀ NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ “ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ” TRÊN THẾ GIỚI và ĐƯỢC ĐẶT HÀNG SẢN XUẤT ĐƠN CHIẾC VÀ KHÔNG SẢN XUẤT LẶP LẠI NỮA. Jade - Chiếc đồng hồ độc đáo này được gắn trong chiếc vỏ bằng vàng trắng , mặt ở giữa bằng ngọc bích (dày 0.6mm) và mặt số ở bên ngoài làm bằng vàng với kim cương. Ở mặt sau của chiếc Jade có hiển thị tên thương hiệu, tên bộ sưu tập và chữ No.1 để xác nhận đây là mẫu đồng hồ “có một không hai” và trên nắp vỏ phía sau làm bằng mặt kính sapphire có hiển thị năm sản xuất.

Ammonite Fossil – Đây thực sự là mẫu đồng hồ mang lại nhiều bất ngờ vì mặt đồng hồ được làm một miếng hoá thạch của con ốc cổ đại cách đây hàng trăm ngàn năm. Daniela (Giám đốc Thương mại của PSM, vợ của Peter) đã cho biết là họ đã lấy mẩu hoá thạch nhỏ này từ bảo tàng và không biết là nó có còn sử dụng được nữa không nên họ đã gửi nó đến một chuyên gia nghiên cứu về đá và cuối cùng chỉ lấy được 2 mẩu nhỏ từ nó để sử dụng chế tác.

Zodiac - Mặt đồng hồ được chạm khắc bởi chuyên gia Maki-e đến từ Nhật Bản. 12 chữ số của Nhật Bản, tương tự như các chữ số của Trung Quốc đại diện cho 12 con giáp trong Lịch âm. Turtle & Crane (Rùa & Hạc) - Mặt đồng hồ được chạm khắc theo kỹ thuật sơn mài Maki-e. Turtle & Crane thể hiện quan niệm về sự vĩnh hằng trong văn hoá của người Nhật Bản. Bức tiểu họa Rùa và Hạc được thực hiện rất sinh động và sắc nét với thân các con vật làm bằng vàng hồng 18k mang thiết kế đặc trưng.

Roaring Tiger - Mặt đồng hồ do nghệ nhân Maki-e chế tác. Mẫu đồng hồ này không thuộc bộ sưu tập Sea & Stone mà nó được sản xuất theo đơn đặt hàng đặc biệt của một khách hàng ở Nhật Bản, nhưng vẻ đẹp mê hồn của nghệ thuật Maki-e khiến Peter không thể không chia sẻ với mọi người trong bộ sưu tập này. Peter đã sưu tầm mặt đồng hồ này từ một nghệ nhân Maki-e xuất sắc của Nhật Bản. Nó sẽ được xếp trong một bộ sưu tập “độc nhất vô nhị” khác. Theo nghệ nhân Maki-e con người trong vũ trụ luôn có hai mặt: Thiện và Ác.

38 DesignMagazine/Jun.09


BỘ SƯU TẬP 1 TRONG 6 TRONG BỘ SƯU TẬP SEA & STONE, NGOÀI NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ “ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ” CÒN CÓ MỘT SỐ MẪU ĐƯỢC PETER SẢN XUẤT 6 CHIẾC MỘT BỘ CÙNG MẪU VÀ CÙNG CÓ MẶT TƯƠNG TỰ NHAU. SỰ KHÁC NHAU THỂ HIỆN Ở CHẤT LIỆU CỦA VỎ BÊN NGOÀI (BẰNG THÉP, VÀNG TRẮNG HOẶC VÀNG HỒNG), ĐƯỜNG KÍNH CỦA VỎ NGOÀI là 38mm, 40mm hoặc 42mm. Abalonian Sea – Đây là 2 mẫu: một chiếc có vỏ bằng vàng trắng và chiếc kia có vỏ bằng vàng hồng. Đã có sẵn 2 chiếc cho mẫu này, có nghĩa là chỉ cần chế tác thêm 4 chiếc nữa để đủ một bộ sưu tập 6 chiếc không phụ thuộc vào chất liệu vỏ, kích thước đường kính và màu kim. Tất cả các mặt đồng hồ trong bộ sưu tập này đều được làm từ các miếng xà cừ Abalonian. Tại sao nó lại có tên là Abalonian Sea? Vì các mẫu họa tiết trên mặt đồng hồ trông giống như những hòn đảo và biển khi bạn nhìn từ trên cao xuống.

Pietersite Chelonia - Chelonia là thuật ngữ đặc trưng chỉ những hoa văn hình lục giác trên vỏ của những loài động vật như rùa. Tiger’s Eye – đá mắt hổ là một trong những loại đá yêu thích và trên thực tế chiếc đồng hồ này trông còn đẹp và sắc nét hơn nhiều so với trong ảnh vì mảnh đá mắt hổ tạo nên hiệu ứng phản chiếu ánh sáng rất tốt.

Pupil (Đồng tử) - Chiếc đồng hồ này được lấy cảm hứng từ đồng tử của mắt. Để tạo nên hình ảnh như vậy, SpeakeMarin đã sử dụng kết hợp đá mã não (đồng tử) với 12 mảnh xà cừ ghép lại với nhau bao quanh. Night Sky (Bầu trời đêm) - Một chiếc đồng hồ đẹp toàn diện. Vỏ đồng hồ được mạ thép theo công nghệ PVD. Các họa tiết những cánh hoa được nối cạnh với nhau. Một viên kim cương lớn được đính vào vị trí 6 giờ tượng trưng cho ngôi sao sáng trong bầu trời đêm.

Pearl Star – Mặt đồng hồ được kết hợp từ 12 miếng Xà cừ trắng và mã não để chạm khắc thành hình ngôi sao có 12 cánh. Full Moon (Trăng tròn) – Vẻ đẹp của loại đá mắt chim ưng với thiết kế chạm khảm xà cừ trắng ở giữa tượng trưng cho hình ảnh trăng tròn đầy được bao bọc, bảo vệ bởi loại đá mắt chim ưng. Khi quan sát chiếc đồng ở một góc độ khác, loại đá mắt chim ưng này chuyển từ màu xanh lá cây đậm thành màu xanh nước biển đậm và gần như là ngả sang màu đen tạo nên vẻ đẹp của bóng đêm huyền bí.

Địa Chỉ tham khảo: 76 Cách Mạng Tháng 8, Quận 3, Tp.HCM

Jun.09/DesignMagazine 39


02

IF-Mode

Mộtkiệttácvề thiếtkếvàkỹthuật Nhà Thiết kế Công nghiệp Mark Sanders đã phát minh và cho ra mắt chiếc xe đạp gấp IF-Mode, hiện đang được bán rất chạy trên thị trường Mỹ. Sản phẩm đã giành giải thưởng danh giá trong Cuộc Thi Eurobike 2008, và giành giải vàng trong Cuộc thi IF 2009 (cùng với các các sản phẩm nổi tiếng như iPhone của Apple, Macbook Air và VW Golf Mk6), IF-Mode chính là chiếc xe đạp gấp với tính năng sử dụng linh hoạt, gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng và là chiếc xe mơ ước của các nhà sưu tầm xe.

Chiếc IF-Mode được thiết kế ấn tượng và cân đối (trọng lượng xe là 14.7 kg), dòng xe cơ động thế hệ mới mà cho đến nay chưa được áp dụng cho bất cứ dòng xe đạp gấp nào. IF-Mode với tính năng vượt trội hơn, khắc phục được một số nhược điểm của các loại xe truyền thống khác như hiện tượng xích bám dầu mỡ, linh kiện phức tạp làm dơ bẩn hành lý của bạn. Đây là một phương tiện đi lại tuyệt vời trong thành phố có thể theo bạn đến bất cứ đâu, trên xe bus, trên tàu điện ngầm, ở văn phòng hay ở nhà và nó sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong những chuyến du lịch lý thú.

Tóm tắt thiết kế của Mark Sander

Hầu hết mọi người đều thích xe có bánh to hơn, một phần là để dễ đạp xe hơn, tăng độ ổn định và tốc độ. Vì vậy khi tôi thiết kế IF-Mode, tôi đã nghĩ ngay đến việc kết hợp giữa tiện ích của việc gập chiếc xe gọn lại với kích thước thực của chiếc xe, giữa ý tưởng sáng tạo của nhà thiết kế và giá trị tiện dụng mà con người mong đợi ở một phương tiện các nhân của họ. Chiếc IF-Mode được thiết kế bánh rộng, dễ gập gọn và lắp ráp, chắc

40 DesignMagazine/Jun.09

chắn và cân đối. Nó có thể gấp gọn trong chiếc balô hay chiếc túi du lịch giống như hành lý và bạn có thể đeo nó trên vai hoặc bỏ vào cốp xe bởi IF-Mode nhỏ gọn, tiện lợi và ít chiếm không gian. Một chiếc xe độc đáo từ ngoại hình đến công năng sử dụng, với thiết kế hiện đại, năng động, có hệ thống truyền động và tính thẩm mỹ cao đem sự tiện ích tối ưu cho người tiêu dùng.


the bamboo Nhà thiết kế Ross Lovegrove: với mẫu xe đạp “the bamboo” thiết kế cho hãng Biomega tại tuần Triển lãm Thiết kế Milan 2009.

Tre có sức căng tốt hơn thép và có thể ghép vào với nhau bằng các loại sợi tự nhiên và nhựa thông. Khung xe bằng tre khi hoàn thiện sẽ rất nhẹ, dễ dàng điều khiển và lí tưởng cho việc chuyên chở hàng hoá. Ross Lovegrove đã chế tạo ra chiếc xe bằng tre cho nhà sản xuất Đan Mạch Biomega. Chiếc xe đạp “the bamboo” là sản phẩm hợp tác sản xuất với chuyên gia nghiên cứu về tre Flavio Deslandes, người Brazil và được làm bằng tay ở Đan Mạch.

Jun.09/DesignMagazine 41


03

Cloud Zaha Hadid đã giành được giải thưởng quốc tế danh giá về thiết kế Bảo tàng Nghệ thuật đương đại và Bảo tàng nghệ thuật Nuragic ở Cagliari, Italy. Phác thảo của dự án gồm có 3 phần, công trình kiến trúc tọa lạc trên khu đất có diện tích khoảng 12.000m2 bao gồm Nuragic và Bảo Tàng Nghệ thuật đương đại, thư viện, toà nhà quốc hội, văn phòng và khu vực bán hàng. Mục đích của dự án nhằm tạo ra cầu nối giao lưu văn hoá và đồng thời đóng vai trò như là một điểm phục vụ du khách đến với Cagliari bằng đường biển. Thông qua sự kết nối giữa không gian lưu thông bên trong với các lối đi công cộng và sự xen kẽ của các không gian mở, công trình kiến trúc là một sự tiếp nối với cảnh quan xung quanh thành phố. Ngoài ra, kiến trúc hình học nằm dọc theo đường bờ biển, và mở rộng phần cánh hướng về phía quảng trường và sân vận động S.Elia kiến tạo nên cách tiếp cận cho công trình từ nhiều góc độ khác nhau. Sự ẩn dụ sinh động bao trùm cả bảo tàng, trở nên rõ ràng trên mặt bằng: như một cơ thể sống, sự phát triển của bảo tàng được hoạt đông theo cơ chế tự điều chỉnh. Mọi hoạt động sẽ diễn ra tự nhiên khi điều kiện cân bằng hoàn hảo giữa điều kiện kinh tế, yếu tố nhân đạo và môi trường văn hóa.

42 DesignMagazine/Jun.09


sáng tạo

Không gian

Dự án này nhằm mục đích định hình Reggio Calabria như một Thủ đô văn hóa.

Kiến trúc sư Zaha Hadid đã thể hiện những mẫu thiết cho Viện Bảo Tàng Mediterranean và Tòa Nhà Đa Chức Năng để trưng bày và biểu diễn nghệ thuật trên dòng sông Regium. Dự án nhằm mục đích định hình Thành phố Reggio Calabria như một Thủ đô văn hóa thông qua sự thể hiện của hai công trình riêng biệt, độc đáo. Công trình nằm trên eo biển hẹp ngăn cách lục địa Italy với Sicily đã tạo cơ hội cho Zaha không gian sáng tạo không ngừng và thiết kế nên hai tòa nhà độc đáo hướng biển Sicily đó là Viện Bảo tàng Lịch sử Mediterranean và Tòa Nhà Đa chức năng. Kiến trúc của bảo tàng được thiết kế dựa trên cảm hứng

ý tưởng từ hình dáng tự nhiên của loài sao biển. Cấu trúc đối xứng xuyên tâm khiến sự liên kết thông tin và lưu thông giữa các khu vực khác nhau của viện bảo tàng được thuận lợi và thân thiện hơn. Viện Bảo Tàng Lịch sử Mediterranean sẽ bao gồm không gian trưng bày, các thiết bị phục chế, kho lưu trữ, công viên thủy sinh và thư viện. Tòa Nhà Đa chức năng là tổng thể của 3 khu tách biệt bao quanh Quảng trường có mái che. Công trình bao gồm văn phòng hành chính cho viện bảo tàng, phòng tập thể dục thể thao, các thư viện thủ công mỹ nghệ của địa phương, các gian hàng và rạp chiếu phim. Tòa nhà đa chức năng còn có 3 hội trường tách biệt nhau nhưng có thể nối liền với nhau để chuyển đổi thành một không gian rộng lớn khi cần thiết.

Jun.09/DesignMagazine 43


03

ý thức sáng tạo mới

Thư viện và Trung Tâm Đào Tạo tại thủ đô Viên – Áo của KTS Zaha Hadid … Với một phong cách kiến trúc tuyệt vời, kiến trúc sư Zaha Hadid đã tổ chức không gian và tổ hợp chức năng một cách tuyệt vời. Đó là tầm nhìn có mang tính hiện thân của ý thức sáng tạo mới trong xây dựng trường đại học. Yêu cầu thiết kế: Công trình Thư Viện và Trung Tâm Đào Tạo bao gồm nơi làm việc, sảnh chờ và phòng học, khu thư viện, khu nghiên cứu ngôn ngữ, khu thực tập, các văn phòng hành chính, khu nghiên cứu và trung tâm quản lý, trung tâm dữ liệu, khu tổ chức sự kiện, khu trưng bày sách, khu câu lạc bộ, hội trường và cafe. Diện tích: 28.000m2 Phương án thiết kế của Văn Phòng Kiến Trúc Zaha Hadid Architects đã được lựa chọn trong cuộc thi sáng tác ý tưởng cho công trình Thư Viện và Trung Tâm đào tạo tại trường Đại Học Kinh Tế và Kinh Doanh tại thủ đô Viên, Áo. Khu Thư Viện và Trung Tâm Đào Tạo mới này sẽ trở thành khu vực trung tâm trong khuôn viên của trường và đưa đến một hình ảnh có tính phát triển mới cho trường. Bên cạnh thư viện mới sẽ có phòng nghiên cứu ngôn ngữ, các phòng học, phòng hành chính, trung tâm học vấn, khu

44 DesignMagazine/Jun.09

vực sách, café, các phòng câu lạc bộ và không gian tổ chức sự kiện. Công trình dựng lên một khối đa diện được đặt ở giữa khuôn viên ngôi trường mới. Hình khối được thiết kế được dựng lên là một khối hình lập phương gồm các cạnh nghiêng và cạnh thẳng. Những nét thẳng của phía ngoài công trình chạy đều và lượn vào phía trong, dần trở thành những đường cong và bay bổng tạo nên một không gian thoáng và đa diện bên trong cấu thành khu phục vụ cho khu vực trung tâm của khối nhà. Tất cả các không gian chức năng còn lại của công trình được đặt cùng trong khối nhà cũng được chia thành hai dải quyện vào nhau và bao bọc quanh không gian chính. “Tôi rất vui sướng khi được tham gia làm việc và đóng góp cho thành phố Viên. Công trình Thư Viện và Trung Tâm Đào Tạo sẽ trở thành một diễn đàn, nơi trao đổi những ý tưởng mới. Thật thú vị khi được tham gia một phần vào việc phát triển và mở rộng của trường đại học” Zaha Hadid nhấn mạnh. Hiệu trưởng Trường Kinh Tế và Kinh Doanh, Christoph Badelt nói: “Công trình Thư Viện và Trung Tâm Đào Tạo sẽ không chỉ là một thư viện như kiểu cũ: Nó đồng thời là khu nghiên cứu học tập, khu dịch vụ tiện ích, khu giảng đường, là trung tâm trao đổi thông tin…”


(nguồn designboom)

Khac Minh

Jun.09/DesignMagazine 45


03Art City

Ansan City Phương án đô thị cho khu Ansan, Hàn Quốc được liên kết bởi bốn văn phòng kiến trúc: BIG (Copenhagen), INABA (Los Angeles), MAD (Beijing), và mass studies (Seoul). Dự án này đã được trưng bày tại bảo tàng Gyeonggi Museum of Modern Art (GMoMA) ở thành phố Ansan. Dự án sử dụng những hình thái kiến trúc linh động được thay đổi cả kích thước và sự vận hành. Bốn kiến trúc sư hàng đầu của bốn văn phòng: BJARKE INGELS, jeffrey inaba, yansong ma, và minsuk cho đã làm sáng tỏ chủ đề “economies of scale” (tính kinh tế của kích thước) để nhấn mạnh giá trị của một hình thái kiến trúc có thể vận hành ở nhiều tỷ lệ khác nhau. Các phương án đã đáp ứng được rằng với một không gian đô

46 DesignMagazine/Jun.09

thị dù mở rộng ra hay thu lại thì vẫn có thể vận hành như một tòa nhà duy nhất. Đặc biệt hơn, các kiến trúc sư đã thêm vào một cách ấn tượng khả năng thay đổi tỷ lệ của khối nhà lớn. Đối diện với tình trạng suy thoái kinh tế hôm nay, các kiến trúc sư đã đề xuất một dạng thức kiến trúc mà nó linh hoạt thay đổi tỷ lệ tùy theo mức đầu tư có thể. Những hình thức kiến trúc này khi đã được xây dựng, nếu có vấn đề suy thoái kinh tế thì có thể thu hẹp lại từng phần và khi mức đầu tư lại có thì vẫn có thể tiếp tục mở rộng thêm. Phương án thiết kế cho khu vực đầu sông của Ansan, thành phố 550.000 dân nằm cạnh Seoul, bao gồm khu ở, khu thương mại, khu mua bán và các khu không gian đô thị khác. Những tòa nhà được thiết kế được bố trí với chiều cao từ 80 đến 400 mét và chiều dài có thể lên đến 1.500 mét được trưng bày trong sảnh bảo tàng triển lãm bằng bản vẽ, đồ họa ba chiều và bằng bốn mô hình lớn.


Trong phạm vi của cuộc triển lãm, các kiến trúc sư đã lấy ý tưởng: thu nhỏ các công trình mà nó vẫn thể hiện rõ dù ở tỷ lệ 1:1.000 và 1:10.000 phần trăm. Mỗi một mô hình của phương án thiết kế khu đô thị của họ được bố trí thành không gian nội thất của khu sảnh tiếp đón. Những hình khối ba chiều của những công trình này được sử dụng như mô típ trang trí nội thất của Viện Bảo Tàng Gyeonggi Museum of Modern Art như; khu trưng bày sách mới, các bộ bàn ghế, khu vực tiếp đón và khu lễ tân… (nguồn designboom)

Pham Quoc Viet

Jun.09/DesignMagazine 47


04Graphic

Nhận thức trong thiết kế

Tại sao mẫu thiết kế của nước ngoài lại đẹp hơn mẫu thiết kế trong nước trong cùng một ngành sản phẩm? Tại sao mẫu mã (Design) của nước ngoài đa dạng về hình thức, phong phú về chất liệu? Làm thế nào để Design Việt Nam có được vị trí nhất định trong làng design thế giới?

Đó là những vấn đề cần giải quyết không chỉ riêng đối với các nhà thiết kế (designer) của Việt Nam, song chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức bởi chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Để có những định hướng cơ bản trong tương lai, trước hết chúng ta cần tìm hiểu một số nguyên nhân khách quan làm hạn chế sự phát triển của nền Design Việt Nam cũng như mặt thuận lợi của nó trong giai đoạn hiện tại.

48 DesignMagazine/Jun.09

Hạn chế về điều kiện xã hội Mặt bằng tri thức có sự chênh lệch lớn nên chưa đầu tư xứng đáng cho thiết kế vì như chúng ta biết, thiết kế là một công việc tương đối phức tạp. Để tạo được một thiết kế chất lượng cao đòi hỏi sự liên quan lẫn nhau giữa rất nhiều ngành và bản thân thiết kế hiện đại đòi hỏi sự kết hợp tập thể của nhiều nhà nghệ thuật hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, chỉ đơn giản như thiết kế một trang quảng cáo sản phẩm trên tạp chí hàng tháng cũng đòi hỏi sự tham gia đóng góp của nhiều nhân viên có chuyên môn cao như nhiếp ảnh, thời trang, đồ hoạ, kỹ xảo… với chi phí cực kỳ tốn kém. Không chỉ có vậy, để biến một ý tưởng trở thành thực tế còn phải trải qua rất nhiều thử nghiệm để tìm được kết quả tối ưu nhất. Đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam để bỏ ra một khoản kinh phí như vậy là rất khó khăn, chỉ trừ một số ít doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy, có thể nói môi trường cho các nhà Design Việt Nam thực sự chưa phải là hoàn hảo. Trình độ nhận thức về thẩm mỹ của người dân về Design còn chưa đồng đều dẫn đến có sự phân hoá trong chính đội ngũ những nhà thiết kế. Đối với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi của người tiêu dùng là có ý nghĩa sống còn đối với sản phẩm design và chính designer đó. Vì vậy, ta quan sát sự phát triển thực tế trong thời gian gần đây tại Việt Nam, bên cạnh những thiết kế đẹp, tổ chức không gian tốt làm sinh động và nâng cao vẻ đẹp cho môi trường sống của con người thì vẫn còn không ít những thiết kế lộn xộn sao chép làm xấu đi vẻ đẹp của đô thị vì sản phẩm Design cũng đồng thời phản ánh

thực chất nhận thức của xã hội hiện tại đối với Design. Đội ngũ quản lý cấp cao của các doanh nghiệp, nhận thức về Design và vị trí của Design đối với doanh nghiệp còn nhiều điểm chưa chính xác như: sử dụng những người của doanh nghiệp không có đủ những am hiểu nhất định về thẩm mỹ cơ bản để xét duyệt các mẫu thiết kế (chưa thấy được tầm quan trọng của các chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật), chưa xây dựng được các nghiên cứu thị trường đủ độ tin cậy làm cơ sở cho việc lượng giá mẫu thiết kế. Nhận xét các mẫu design bằng cảm tính chủ quan… Hạn chế về nguyên nhân lịch sử Nếu so sánh với lịch sử Design thế giới thì Design Việt Nam còn quá non trẻ. Lấy cột mốc là năm 1850 khi có cuộc triển lãm thế giới đầu tiên tại London năm 1951 thì lịch sử Design thế giới đã có hơn 150 năm hình thành và phát triển. Design đã trở thành một nghề nghiệp có vị trí quan trọng trong xã hội, design được trả


lương cao và được xã hội tôn trọng. Để có được vị trí như ngày hôm nay, design thế giới cũng đã trải qua biết bao thăng trầm với những đổi thay sâu sắc về chính trị xã hội. Rất nhiều xu hướng Design ra đời và suy tàn để rồi lại bước lên những nấc thang mới hiện đại hơn, phù hợp hơn. Họ đã có những thời gian đủ để kiểm nghiệm phát triển những sản phẩm, những phương pháp tốt nhất và đã đào thải những gì không phù hợp, không tiến bộ. Với họ Design và công nghiệp là một khối thống nhất khăng khít. Còn tại Việt Nam lấy cột mốc là năm 1949 khi

trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp ra đời và đào tạo những khoá đầu tiên làm lực lượng nòng cốt cho nền Design Việt Nam. Khi nền công nghiệp của chúng ta thực sự còn quá non trẻ, đồng thời Việt Nam còn đang trong thời kỳ tập trung bao cấp nên những Design thực sự có tính thương mại không nhiều, mà phải đến những năm khi đất nước thực hiện cải cách với chính sách mở cửa với chính sách nền kinh tế thị trường thì môi trường thực sự cho các nhà design mới bắt đầu có những thay đổi lớn lao và sâu sắc.

Tuy nhiên, Design Việt Nam trong thời kỳ mới cũng có điểm thuận lợi riêng Đời sống con người Việt Nam hiện đại gắn liền với nhu cầu về cái đẹp, tất cả mọi người dân từ thành thị đến nông thôn không phụ thuộc vào trình độ văn hoá đều mong muốn được sử dụng những sản phẩm mới, đẹp hơn, lạ mắt hơn, hợp thời trang hơn, được sống trong môi trường tiện nghi hơn. Từ mong muốn cơ bản này đã làm nảy sinh vô số những đòi hỏi đối với nhà thiết kế. Xét ở yếu tố cạnh tranh của design thì

Jun.09/DesignMagazine 49


04

trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, người ta không còn lo mặc cái gì mà lo mặc như thế nào, thời đại mới này mặt hàng nào cũng có không ít những nhà sản xuất khác nhau (cạnh tranh giữa số lượng các nhà sản xuất). Sản xuất công nghiệp với năng suất cao và không ngừng cải tiến phương pháp lao động dẫn đến tạo ra nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn (cạnh tranh về tốc độ sản xuất). Mặt hàng sản xuất được đưa ra thị trường (cạnh tranh về giá cả)… để giải quyết được nhiệm vụ về thị trường tiêu thụ (bán được sản phẩm tới người tiêu dùng) cần nhiều giải pháp thị trường khác nhau mà design là một yếu tố then chốt. Người tiêu dùng trẻ ở Việt Nam bây giờ không còn tư tưởng “ăn chắc mặc bền” như thế hệ trước mà họ sẵn sàng trả giá cao cho một sản phẩm mà họ ưa thích. Đây chính là động lực cho các nhà sản xuất chú tâm đầu tư vào hình thức sản phẩm và đồng thời cùng là cơ sở để

phát triển đội ngũ design mới phù hợp với yêu cầu bức thiết của cuộc sống, làm sao cho các sản phẩm được thiết kế xuất hiện nhiều trên thị trường, trên cơ sở đó người tiêu dùng sẽ có điều kiện so sánh và đối chứng giữa những Design tốt và xấu, tạo được sự cạnh tranh và phấn đấu cạnh tranh lành mạnh trong giới design và những người sở hữu các sản phẩm design đó. Một khía cạnh nữa là chính sự “sinh sau đẻ muộn” của design Việt Nam cũng là một điểm thuận lợi bởi chúng ta có thể rút gọn được tiến trình phát triển và bắt kịp ngay với những trào lưu thiết kế mới trên thế giới. Trong thời điểm hiện nay, việc tiếp cận với công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến. Chúng ta không còn thiếu thông tin như trước đây, cho nên những nhà thiết kế của chúng ta thu thập tài liệu không phải là quá vất vả thì việc xử lý thông tin như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu cho công việc là vấn đề

hết sức quan trọng. Luồng thông tin cực lớn và không có thời gian kiểm nghiệm đã khiến Việt Nam trở thành một nơi đột ngột có nhiều phong cách khác nhau từ cổ truyền cho đến những nét hiện đại lạ lẫm của Âu Mỹ. Chúng ta cũng cần phải có một thời gian nhất định để kiểm chứng và thích ứng. Cũng một cách làm nhưng với nước ngoài thì thích hợp nhưng với Việt Nam thì chưa chắc. Vẫn cần phải có thời gian nhất định tìm ra phương cách hợp lý nhất đối với tâm lý tập quán và con người Việt Nam. Về sức mạnh nội tại, Việt Nam có một nền nghệ thuật thủ công truyền thống đã có lịch sử lâu đời, trải qua lịch sử hàng ngàn năm nên đã tích luỹ được những giá trị to lớn về nghệ thuật, tinh thần cũng như về công năng và đặc biệt là những nguyên liệu truyền thống như mây, tre… đã tỏ rõ những ưu điểm trong môi trường khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam. Trên tất cả các mặt thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, chúng ta cần nhận thức rằng để design Việt Nam (DSVN) phát triển và có một vị trí nhất định trong làng Design thế giới không phải là việc ngày hai mà là cả một quá trình. - Trước hết về mặt xã hội, cần tích cực


phổ biến, nâng cao tuyên truyền XH, tiếp cận bằng nhiều hình thức (hội chợ; triển lãm; hàng hoá; triển lãm sản phẩm thiết kế…) nhằm mục tiêu kích thích các doanh nghiệp quan tâm và hiểu rõ giá trị của design với sản phẩm của họ, lợi ích kinh tế mà họ sẽ thu lại khi đầu tư vào design. - Thành lập các tổ chức, hiệp hội các nhà design; tổ chức các hội nghị chuyên đề, những sân chơi cho các nhà Design có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, phát huy năng lực cá nhân, tìm ra những hướng đi mới, thống nhất mục tiêu và định hướng lớn cho DSVN, tránh phát triển rời rạc, tản mạn. - Có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các nhà Design với các nghệ nhân làng nghề, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, nghiên cứu thị trường… để sản phẩm thiết kế ra đời có chất lượng tối ưu nhất, đối với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. - Chú trọng việc tạo được bản sắc của DSVN dựa trên các thế mạnh về nghệ thuật trang trí truyền thống. Chúng ta cần một đội ngũ những nhà thiết kế tài năng, am hiểu lịch sử và văn hoá VN, tích cực tiếp cận và học tập công nghệ, khoa học, kỹ thuật, chất liệu…. phương pháp làm việc có khoa học, chặt chẽ của phương Tây. Từ đó dung hoà, xây dựng và phát triển nền DSVN mới, hiện đại, kết hợp tính truyền thống, bản sắc dân tộc với tính hiện đại tiên tiến của xu hướng quốc tế. Nước Nhật là một điển hình về phát triển xã hội hiện đại nhưng vẫn duy trì và bảo vệ tính truyền thống, nên Design Nhật Bản cũng đã tạo ra một nét riêng biệt đặc sắc được quốc tế thừa nhận. Bài học từ nước Nhật nên được tham khảo để so sánh. - Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế thị trường với nhu cầu thiết kế các sản phẩm, mẫu mã mới cũng phát triển chóng mặt đòi hỏi một đội ngũ lớn các nhà thiết kế có trình độ chuyên môn cao.

Những sinh viên Mỹ thuật công nghiệp, Mỹ thuật ứng dụng được đào tạo chính quy ở các trường Đại học chính là nguồn lực quý giá đối với sự phát triển của Mỹ thuật công nghiệp, của DSVN. Song thực tế đào tạo hiện tại cho thấy họ chưa đủ năng lực toàn diện để bắt tay ngay vào công việc thiết kế một cách chuyên nghiệp. Lấy ví dụ: một sinh viên tốt nghiệp khoa thiết kế Đồ hoạ khi ra trường chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về các công nghệ, kỹ thuật in ấn, chế bản hiện đại, kỹ thuật chụp ảnh, xử lý ảnh, sử dụng các phần mềm Đồ hoạ… (phần lớn là tự học ngoài trường). Bởi vậy, cần có sự tập trung, đầu tư thích đáng cho đào tạo các nhà thiết kế tương lai một cách toàn diện, đặc biệt là khả năng cọ sát với công việc thực tế, thực nghiệm ngay trong quá trình học. Trên hết thì vai trò quyết định cho một nền design Việt Nam phát triển phụ thuộc phần lớn vào các nhà thiết kế của chúng ta trước cả khi có những sự hỗ trợ từ nhiều phía. Điều đó đòi hỏi những nỗ lực lớn của mỗi nhà thiết kế, cụ thể là: Đối với công việc thiết kế - Đưa ra ý tưởng sáng tạo mới, độc đáo, hấp dẫn (bằng năng lực chuyên môn và vốn kiến thức tổng hợp). - Tư duy độc lập quyết đoán song phải có khả năng làm việc tập thể (bởi công việc thiết kế liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau). - Luôn ý thức học hỏi, cập nhật các thông tin về ngành nghề, những xu hướng thiết kế mới trên thế giới. - Rèn luyện sự nhanh nhạy, cái nhìn bao quát và cả tính chịu đựng (bởi việc định

hướng, sáng tạo, thử nghiệm không phải bao giờ cũng cho kết quả thành công). Đối với các nhà doanh nghiệp - Biết ứng xử và thích nghi. Đối với nơi sản xuất - Đòi hỏi khả năng tay nghề, kỹ năng kỹ xảo. - Nắm bắt các công nghệ, kỹ thuật, chất liệu, vật liệu mới để vận dụng sáng tạo trong thiết kế. Đối với người tiêu dùng, khách hàng, quần chúng Nắm bắt các nhu cầu, đặc điểm, thị hiếu, song không chạy theo và lệ thuộc. Cần nhận thức rằng chính chúng ta, những nhà thiết kế mới là người tạo ra xu hướng chứ không phải thị hiếu quần chúng. Đây là điểm vô cùng quan trọng để tạo nên những biến chuyển tích cực của nền Design Việt Nam, đòi hỏi nhà thiết kế phải có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Sẽ không còn những câu chuyện mà giới Designer trẻ vẫn “truyền bá” kinh nghiệm cho nhau như: “sợ màu đen và thích màu đỏ; Logo thương hiệu thì luôn gắn với hình ảnh quả địa cầu và một cái gì đó mang tính chuyển động…” mà là chúng ta Muốn họ thích gì và Biết phải làm gì để họ muốn. Tương lai của nền Design trẻ Việt Nam phụ thuộc vào sự nhận thức tầm quan trọng của Design, vào quá trình tích luỹ, xây dựng kiến thức và cả lòng nhiệt huyết của các designer, đồng thời với việc tích cực phổ biến và thay đổi từng bước một cách sâu rộng về quan niệm của quần chúng với Design.


04

No Frizz Làm thế nào có thể thiết kế một sản phẩm thành công được đông đảo khách hàng đón nhận và ủng hộ thậm chí khi nó chưa chính thức được giới thiệu ra mắt công chúng? Có một sản phẩm ngay lần đầu tiên sản xuất thử nghiệm cho dòng sản phẩm mới đã giành được Giải thưởng sản phẩm có vẻ đẹp đột phá (Beauty Breakthrough Award) của Allure trước khi nó được trưng bày lên giá, một sản phẩm được bán hết sạch ngay khi nó vừa xuất hiện và trở thành nhãn hiệu đầu tiên ở Sephora được ra mắt và bày bán trên phạm vi toàn quốc. Sản phẩm tôi muốn đề cập đến trong câu chuyện thú vị này chính là sản phẩm No Frizz của Living Proof. Kết hợp một sản phẩm “đầy mới lạ” với hình thức nhãn hiệu bao bì bên ngoài cũng “đầy mới lạ” tạo thành một sản phẩm hoàn hảo về cả chất lượng lẫn hình thức - No Frizz, sản phẩm dưỡng và tạo nếp cho tóc. Sản phẩm đã được sản xuất thử nghiệm để ra mắt khách hàng. Sau đây là tổng hợp một số thông tin ngắn gọn liên quan đến sản phẩm qua

52 DesignMagazine/Jun.09

cuộc trò chuyện thú vị với ông Todd Simmons, Giám đốc thiết kế điều hành của Wolff Olins ở New York về sự thành công của nhãn hiệu Living Proof. Living Proof được thành lập vào năm 2004 bởi một nhóm các nhà khoa học có tên tuổi và các lão làng trong giới thiết kế có cùng chung chí hướng và mục tiêu là nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo ra các mẫu thiết kế đẹp mắt để đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ ngày càng cao của khách hàng. Đứng đầu công ty là Chủ tịch hội đồng quản trị của Rob Robillard, Cựu Tổng giám đốc của Kiehl và Phó chủ tịch của L’Oreal Paris. Sau một năm miệt mài nghiên cứu đầy tâm huyết,các nhà nghiên cứu khoa học đã phát minh ra phân tử PolyfluoroEster với công nghệ anti-frizz hoàn toàn mới lần đầu tiên xuất hiện trong hơn 30 năm qua. Loại phân tử mới này nhỏ hơn thành phần frizz-fighting truyền thống và đã khắc phục được một số khuyết điểm và hạn chế được lớp biểu bì của các thành phần. Từ những kinh nghiệm đúc rút được khi làm việc cho Keihl, Simmons đã điều hành công việc ở Living Proof rất hiệu quả. Và Wolff Olins nhanh chóng phát triển lớn mạnh và vượt qua các công ty lớn có danh tiếng khác.

Thưa ông Simmons, ông có thể cho khách hàng biết về quy trình thiết kế và sản xuất sản phẩm No Prizz được không? Wolff Olins đã bắt đầu bắt tay vào thực hiện dự án bằng việc tìm tên cho sản phẩm mới. Khi đã giới hạn được tên của sản phẩm mới, chúng tôi bắt tay ngay vào việc đóng gói sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, thật khó khăn khi quyết định lựa chọn vì có rất nhiều và rất nhiều các tên gọi và ý tưởng khác nhau. Yêu cầu đặt ra là tên của sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí truyền tải được tính chân thật đến người tiêu dùng. Chúng tôi đã bắt đầu thực hiện quy trình này với quyết tâm cao và niềm tin vững chắc. Đây là một dự án hết sức thuận lợi với Wolff Olins bởi vì chúng tôi đã có được một đội ngũ nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, đầy tham vọng và tâm huyết, mọi người bắt nhịp vào công việc ngay từ những ngày đầu tiên, vì thế công việc diễn ra khá suôn sẻ và hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi cho rằng đây cũng là một lợi thế hết sức to lớn giúp cho tiến độ công việc phát triển nhanh hơn vì mục đích sản xuất sản phẩm chính là nhằm phục vụ cho đối tượng người tiêu dùng là đại đa số công chúng và đáp ứng được tiêu chuẩn chung của tất cả mọi người. Từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành dự án chỉ mất khoảng 9 tháng. Chúng tôi đã thực hiện dự án bằng cả tấm lòng nhiệt huyết của mình. Việc đóng gói bao bì đã được tiến hành khẩn trương dựa trên tiêu chí luôn đảm bảo được tính nhất quán trong việc thể hiện được hình ảnh quen thuộc và đặc trưng của thương hiệu Living Proof vì hơn ai hết chúng tôi hiểu được rằng sản phẩm mới lần này sẽ quyết định tương lai của Living Proof. Lý do nào đã khiến công ty quyết định lựa chọn mẫu thiết kế này làm mẫu đóng gói


cho sản phẩm mới No prizz? Chúng tôi đã xem xét và nghiên cứu khá nhiều phương án thiết kế được đề xuất. Tuy nhiên giải pháp cuối cùng chúng tôi lựa chọn lại là một trong những bản phác thảo đã được đưa ra trước đó và được các nhà thiết kế và khách hàng đều yêu thích. Trên thực tế, mẫu thiết kế hộp đóng gói sản phẩm này được dựa trên ý tưởng lấy từ các sản phẩm và đồ gốm của Hà Lan, các nhà thiết kế đã đi sâu tìm tòi nghiên cứu về nhãn hiệu và đã đến thăm phòng thí nghiệm của Living Proof. Cuối dùng họ đã quyết định lựa chọn kiếu dáng quen thuộc được người sử dụng ưa chuộng, là sự kết hợp tinh tế của “độ láng bóng cao và đường nét mềm mại, tinh xảo”. Trong quá trình sản xuất chúng tôi đã kết hợp một số góc cạnh, đường cong và độ bền với nhau. Hầu hết các bộ phận của sản phẩm trên thực tế sẽ giống như bản phác thảo, tuy nhiên tôi muốn miệng lọ ở phía trên của No Frizz hơi dày thêm chút nữa. Chúng tôi sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện và trang trí sản phẩm cho đến lúc nào nó thực sự hoàn hảo chứ không dừng lại ở hình ảnh khách hàng đang được thấy. Công việc khó khăn nhất trong quy trình sản xuất là sơn màu cho phía dưới đáy lọ từ bên phải và sau đó sơn qua phần còn lại bên kia của sản phẩm. Sản phẩm vừa được giới thiệu đã bán rất chạy nên chúng tôi cần phải sản xuất liên tục để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và đòi hỏi người thợ phải sơn sao cho bề mặt lọ phải nhẵn bóng và đảm bảo chất lượng để khi in chữ lên được rõ ràng và đẹp. Ông Benjamin Moore đã gọi điện thoại cho chúng tôi rất nhiều lần yêu cầu loại sơn phù hợp với màu sắc của lọ No Frizz.Tôi đã yêu cầu với các nhà thiết kế là mẫu thiết kế hộp đóng gói và logo phải có nhiều chữ in ấn thật tỉ mỉ và chính xác, đây là chi tiết rất quan trọng, cần lưu tâm vì thông thường không phải lúc nào nhà sản xuất cũng được lắng nghe khách hàng nhận xét về bao bì đóng gói. Công ty có định hướng mới gì cho mẫu mã bao bì sản phẩm trong tương lai không?

Một phần trong chiến lược quảng cáo cho Living Proof là để cho mỗi sản phẩm có một hình thức nhãn hiệu đóng gói độc đáo riêng đặc trưng cho dòng sản phẩm của nó, theo từng đặc tính và công dụng riêng để người sử dụng dễ phân biệt.Tất cả các nhãn hiệu bao bì mới sẽ có thiết kế riêng dành cho từng dòng sản phẩm đặc trưng vì thế ngôn ngữ thiết kế sẽ được sử dụng kỹ xảo morphing và phù hợp với từng dòng sản phẩm.Điều đó sẽ tạo nên tính liên kết và mối quan hệ mật thiết trong nhãn hiệu. Tính nhất quán trong nhãn hiệu vẫn sẽ được duy trì thông qua việc sử dụng các chất liệu như:hình thức bề ngoài cứng, bóng nhoáng kết hợp với các đường nét mềm mại và mờ nhạt. Các đường cong và dòng chữ trên hộp đóng gói No Frizz sẽ tạo nên một bước phát triển mới cho các sản phẩm tương lai. Màu sắc sẽ vẫn sử dụng bảng màu palét tương tự, tuy nhiên bảng màu này có thể sẽ được phát triển thêm một số mã màu mới nữa. Mỗi sản phẩm sẽ có dòng chữ tương ứng với công dụng của từng dòng sản phẩm khác nhau. Điều gì thú vị hơn cả mà Logo sản phẩm lần này mang lại cho khách hàng là gì thưa ông? Khi lựa chọn thiết kế logo cho sản phẩm No Frizz của Wolff Olins tôi quan niệm rằng: chúng tôi tạo ra logo cho No Frizz và chúng tôi không quan tâm khách hàng của mình sẽ gọi nó là gì, như thế nào. Họ có thể gọi có theo cách riêng mà họ muốn, điều quan trọng là sản phẩm đó sẽ được sử dụng như thế nào và chất lượng sản phẩm có tốt không là những gì chúng tôi hướng tới và quan tâm. Chúng tôi đã thể hiện quan điểm này rất rõ ràng đến khách hàng khi sản phẩm được trưng bày trên giá bán. Về khách hàng thì sao? Phản ứng tích cực của khách hàng với sản phẩm mới lần này nhiều hơn những mong đợi của chúng tôi trước khi ra mắt sản phẩm này. Sự yêu mến và ủng hộ của người tiêu dùng đem đến cho chúng tôi nhiều bất ngờ thú vị. Thông thường,

chúng tôi thường phải thúc đẩy khách hàng mua hàng của mình, nhưng lần này thì ngược lại, chính khách hàng đã thúc đẩy sản xuất của chúng tôi, sản phẩm được bán hết ngay khi nó được giới thiệu ra thị trường và bán rất chạy, khiến công ty phải sản xuất liên tục, không ngừng để đáp ứng nhu cầu đòi hởi của khách hàng. Họ thực sự là những khách hàng năng động và sôi nổi. Họ đã tình nguyện tuyên truyền và giới thiệu cho bạn bè, người thân và khách hàng khác sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Dự định sắp tới của công ty là gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, sản xuất và giới thiệu tới khách hàng các dòng sản phẩm dầu gội đầu và dưỡng tóc, các sản phẩm tạo nếp và chăm sóc cho tóc khác và trong thời gian tới lần đầu tiên Living Proof sẽ cho ra mắt dòng sản phẩm dưỡng da và dưỡng thể hoàn toàn mới. Ông có suy nghĩ và nhận xét gì về thực trạng mẫu mã bao bì đóng gói ở Mỹ? Tôi cho rằng có rất nhiều mẫu mã bao bì đóng gói ở Mỹ thực sự là kém chất lượng.Tôi nghĩ mỗi người đều có cách lựa chọn mẫu mã bao bì đóng gói sản phẩm riêng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Tôi quan niệm các mẫu mã bao bì đóng gói không nhất thiết phải kiểm định quá nhiều lần như hiện nay, người tiêu dùng không phải lúc nào cũng có thể đưa ra những lời nhận xét chuẩn xác về mẫu sản phẩm mới được vì họ chỉ có thể làm phép so sánh giữa các nhãn hiệu, mẫu mã với nhau. Nếu bạn để ý quan sát các loại bao bì đóng gói thực phẩm ở Châu Âu, nơi nổi tiếng về thực phẩm, bạn sẽ thấy chất lượng sản phẩm sẽ được thể hiện đầy đủ trên bao bì đóng gói sản phẩm. Tôi nghĩ là khách hàng rất quan tâm đến mẫu mã bao bì đóng gói, và tôi cho rằng là họ có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã bao bì tốt nhất. Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện.

Cat Pi

Jun.09/DesignMagazine 53


04Graphic

Bao bì “xanh”

Với tiêu chí an toàn và thân thiện với môi trường nhưng lại không làm mất đi vẻ thẩm mỹ, các công ty sản xuất thực phẩm, chất lỏng luôn không ngừng cải tiến và thay thế hình thức bao bì đóng gói cũng như đáp ứng yêu cầu khắt khe về khả năng xử lý rác thải. mời Bạn hãy cùng tham khảo về một mẫu bao bì như vậy.

Một thực tế không thể phủ nhận là bao bì Ecolean vừa mềm mại vừa tiện dụng, linh hoạt và thân thiện môi trường. Mẫu thiết kế hộp giấy ecolean này được sáng tạo ra nhằm phục vụ cho lợi ích thực tiễn của khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy thực sự hài lòng khi thử dùng loại bao bì với cải tiến mới tiện dụng hơn, nhẹ nhàng hơn nhiều với giá thành thấp. Nhà sản xuất luôn không ngừng cải tiến để sáng tạo ra những bao bì thích hợp riêng cho từng loại thực phẩm, từng loại đồ uống với những đặc tính rất khác nhau.

“Bóp, vắt” tối đa

Nhờ tính năng linh hoạt và mềm dẻo của bao bì cho phép bạn bóp, vắt gần như là 100% chất lỏng chứa trong hộp mà không sót lại, ngay cả đối với loại chất lỏng có tính chất kết dính như sữa chua. Do đó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn.

54 DesignMagazine/Jun.09


Đứng vững chắc

Liệu loại bao bì mềm mại và linh hoạt có thể đứng vững được không? Xin khẳng định với bạn là nó có thể đứng rất vững. Thiết kế đáy rộng giúp nó đứng vững một cách dễ dàng.

Dễ cầm và dễ rót

Chỗ tay cầm chứa đầy không khí sẽ giúp bạn cầm, nắm để rót sữa, chất lỏng rất dễ dàng.

Dễ mở

Chỉ cần xé hay dùng kéo cắt đầu nhọn trên cùng là bạn có thể sử dụng được ngay.

Tiện dụng vận chuyển

20 chiếc được xếp thành một sấp gọn nhẹ, tiện dụng cho bạn mang theo vì nó chiếm dụng rất ít diện tích.

(nguồn: ecolean)

Jun.09/DesignMagazine 55


04

Nestle Extrafino

Công ty Thiết kế CB’a Graell của Tây Ban Nha đã thiết kế lại mẫu bao bì đóng gói cho tất cả các chủng loại sản phẩm Nestle Extrafino. Họ đã mạnh dạn tung ra mẫu thiết kế bao bì mới với từng mã sản phẩm riêng và thiết kế đồ họa sinh động nhằm xây dựng một mẫu mã ấn tượng và bắt mắt. Ý tưởng thiết kế sáng tạo của CB’a Graell tập trung đi sâu “khám phá phong cách cổ điển”, giữ lại những hình ảnh quen thuộc trên bao bì cũ, giữ nguyên hình ảnh ly sữa tươi nguyên chất, chữ “Extra” được in đậm nét và tiếp tục duy trì màu đỏ quyền lực và quyến rũ đặc trưng của thương hiệu Nestle. Mẫu thiết kế bao bì mới sử dụng kỹ thuật 3D kết hợp 2 yếu tố truyền thống - hiện đại và hình ảnh thật để kích thích cảm giác ngon miệng và dễ đi vào trí nhớ của người tiêu dùng hơn. Loại bao bì mới này được thiết kế kiểu dáng đẹp và đơn giản, làm nổi bật chất lượng sản phẩm đựng trong bao bì - đó là sự tinh khiết và mùi vị tuyệt vời.

56 DesignMagazine/Jun.09


Hawk & Sparrow “Sản phẩm Grooming dành cho nam giới Hawk (Chim Ưng)

Ý tưởng thiết kế

Sản phẩm thể hiện theo phong cách tự nhiên nhưng vẫn tinh tế và nhạy cảm vì nó được sử dụng cho khách hàng là nam giới. The hawk là biểu tượng cho tự nhiên và thể hiện được sự nam tính mạnh mẽ. Các nhánh cây in trên bản phác thảo sản phẩm để tạo ra cảm giác tự nhiên, nhưng màu sắc lại đơn giản tạo cái nhìn hiện đại, cân đối

Sản phẩm làm đẹp chiết xuất từ tự nhiên dành cho nữ giới Sparrow (Chim Sẻ) Ý tưởng thiết kế

Sparrow là dòng sản phẩm của of “Hawk mens grooming products” dành cho phái nữ. Sản phẩm được thiết kế dựa trên nhãn hiệu tương tự với những đường nét mềm mại quyến rũ tạo cảm giác nữ tính”

Jun.09/DesignMagazine 57


04

Proxy

Luda Galchenko đã sáng tạo ra dự án này khi đang theo học Trường Trung cấp Thiết kế và Nghệ Thuật Anh Quốc (BHSAD) “PROXY là ý tưởng thiết kế bao bì cho sản phẩm bột giặt quần áo dành cho khách hàng là nam giới. Mục tiêu chính là tạo ra một loại hộp đựng bột giặt giúp cho việc giặt giũ trở nên dễ dàng hơn. Công thức khí ôxy trong bột giặt giúp nhận diện và đánh bay mọi vết bẩn. Mỗi dòng sản phẩm được phân loại theo hình thức của sản phẩm: Hộp thiếc có nút chai, túi và hộp bột giặt kem. Sản phẩm tiện dụng, hiệu quả và dễ sử dụng. Tất cả các thông tin về sản phẩm được in ở mặt trước của bao bì đóng gói. Tính năng của mỗi loại sản phẩm được mô tả thông qua các hình vẽ biểu tượng ngộ nghĩnh theo xu hướng “Hình ảnh thay lời muốn nói” nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng.

58 DesignMagazine/Jun.09


Honest Kids Honest Kids là sản phẩm từ Honest Tea được thiết kế bởi Flow Design. “Dòng sản phẩm mới của Honest Tea mang lại nhiều sự lựa chọn cho bạn từ các loại nước giải khát có hương vị trái cây độc đáo, ít đuờng đến các thức uống thơm ngon, bổ dưỡng có nhiều đường. Honest Kids đã phối hợp với Terracycle để dạy các bé hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh của chúng ta. Loại bao bì đóng gói bền đẹp và dễ thương này được phục vụ cho các bé cấp tiểu học và cũng cho thấy nghĩa cử cao đẹp của công ty sản xuất ra chúng đối với trẻ em nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung.

Jun.09/DesignMagazine 59


04

grow your own

Sebastian Burghardt và Gordian Frank là hai sinh viên của Trường Ad, Miami, Châu Âu. Họ đã thiết kế loại mẫu mã bao bì mới này và gửi đi tham dự cuộc thi danh tiếng dành cho giới Quảng cáo Chuyên nghiệp Toàn cầu D&AD 2009. “Mẫu thiết kế bao bì để đựng các loại hạt giống cây trồng được sử dụng cho thương hiệu phụ “grow your own” của Homebase. Mục đích của họ là tạo nên mẫu mã bao bì mới khác biệt để khuyến khích người tiêu dùng tự trồng rau xanh để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của mình”

Dairyland Mẫu bao bì hộp carton đepj mắt này được Julius Tigno thiết kế khi còn là sinh viên của Học Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật.”Tôi thích loại hộp carton có tay cầm. Điều mà tôi cân nhắc khi thiết kế lại các hộp carton này là thiết kế làm sao cho khách hàng dễ dàng nhận ra nhãn hiệu đặc trưng của Dairyland, sản phẩm không có chất béo, tinh khiết, từ sôcôla và sữa tươi. Tôi đã thiết kế theo tông màu của hộp carton và có nắp đậy.

60 DesignMagazine/Jun.09


Bigcuit & chocolate Meg Gleason, là sinh viên thiết kế tài năng có ý tưởng sáng tạo độc đáo về kiến trúc hộp bao bì đóng gói. Mẫu thiết kế trên là dự án Meg đã thiết kế khi đang theo học Phương pháp thiết kế đồ hoạ ở Trường Đại học Quốc Gia Iowa. Mẫu bao bì này được lấy ý tưởng sáng tạo từ Chủ nghĩa kết cấu của Nga. Người tiêu dùng sau khi đã ăn hết bánh quy, có thể giải toả kết cấu hay kéo căng hộp bánh ra, hoặc tách rời hộp carton thành từng mảnh riêng biệt rồi xếp lại thành những loại hộp giấy khác nhau có kiểu dáng đa dạng, phong phú theo ý thích của mình. Điều làm tôi thích thú về dự án này là ý tưởng sáng tạo về việc tái sử dụng hộp bao bì carton đóng gói sản phẩm. Trước đây việc tái sử dụng bao bì đã được đề xuất nhưng dường như là ép buộc, mơ hồ. Nhưng lần này, Meg đã thành công trong việc đưa ra một giải pháp để tái sử dụng bao bì một cách hiệu quả, tích cực nhất với trực quan sinh động. Tôi thực sự nhận thấy hình thức loại hộp đóng gói này như là nền tảng để khuyến khích việc sưu tập các loại “cards” móc nối lại với nhau để tạo ra dòng sản phẩm mới hay thậm chí là tạo ra vô số phiên bản thiết kế độc đáo, ấn tượng.

Jun.09/DesignMagazine 61


04

Aldo Shoes

Có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng bao bì và mẫu thiết kế độc đáo của nhóm thiết kế sáng tạo theo yêu cầu của Aldo Shoes dành cho sự lựa chọn của bạn.

62 DesignMagazine/Jun.09


EST

Est là nhãn hiệu mỹ phẩm chăm sóc da chiết xuất từ thiên nhiên của Brazil. Bao bì của sản phẩm có những tính năng ưu việt như đơn giản, tiết kiệm, cách trình bày chữ nghệ thuật đồ họa cân đối, bắt mắt kết hợp với màu sắc tươi sáng, hài hòa. Nhờ vào tính hiệu quả cao của việc sử dụng sáng tạo mẫu chữ trang trí typography để thiết kế mỹ thuật đồ họa nên hình ảnh bao bì trông rất bắt mắt và cuốn hút người nhìn. Font chữ gần giống với kiểu chữ Didot nhưng lại không phải là nó. Bạn hãy thử khám phá nhé!

Jun.09/DesignMagazine 63


04

Zuny

Zuny đã sản xuất ra các phụ kiện làm bằng da có hình các loài động vật rất đáng yêu như giá sách hay dùng để giữ giấy. Zuny Đã hợp tác với đội thiết kế của Tập đoàn Quảng cáo Thương hiệu Bonanza để tạo ra những thế giới thu nhỏ cho mỗi loài động vật. Cho dù nó là loài động vật trên rừng, trên đồng cỏ hay dưới đại dương thì chúng đều có một môi trường sống tương ứng như trong tự nhiên vậy. Mô hình kết cấu được cắt theo khuôn mẫu sáng tạo phù hợp với từng loài động vật khác nhau kết hợp với các tông màu tươi sáng khiến cho các mẫu thiết kế này gần gũi với cuộc sống thiên nhiên hơn. Hãy trải nghiệm cảm giác thích thú, vui nhộn khi chiêm ngưỡng những con vật đáng yêu và hộp carton đa màu sắc độc đáo này nhé.

64 DesignMagazine/Jun.09


Norgården

“Økologiske Norgården (Ecological Norgården) là nhãn hiệu Ecological mới của Công ty Thịt và Gia cầm lớn nhất ở Nauy. Nortura xuất phát từ 2 từ Gilde (giàu có) + Prior(Người tiên phong) ghép lại với nhau. Họ muốn mẫu bao bì đóng gói trông thật tự nhiên và sạch sẽ. Họ không muốn mẫu thiết kế Ecoligical theo phong cách “truyền thống” mà phải hiện đại và thậm chí là xuất sắc. Vì vậy, họ muốn tạo nên loại mẫu mã bì luôn” đứng hàng Topten” về mẫu thiết kế hấp dẫn và đạm chất cá tính mạnh mẽ.

Lucia

Tôi luôn luôn thích mua loại xà bông tắm đặc biệt đóng gói trong bao bì xinh xắn, đẹp mắt. Trong khi đọc design*sponge, tôi đã rất thích thú khi được khám phá loại xà bông có bao gói cuốn hút, đẹp mắt từ Lucia Soaps. Các loại giấy gói khác nhau làm cho chúng giống như là những món quà được gói trong những loại giấy thật dễ thương - là món quà lý tưởng để tặng bạn bè và người thân.

Jun.09/DesignMagazine 65


04

Recchiuti

Đây là mẫu bao bì đẹp mắt – đan xen giữa tính cổ điển và hiện đại. Mẫu bao bì mới ra mắt cho bộ sưu tập “favorites” và mẫu bao bì mới cho sản phẩm kẹo hạnh nhân.

Phương pháp đóng gói bao bì cho sản phẩm kẹo hạnh nhân của Recchiuti Tiêu chí thiết kế của loại hộp carton đóng gói này là khai thác nét tinh tế trên nhãn hiệu nổi bật có tính hiệu quả cao và tiết kệm chi phí sản xuất... Kẹo hạnh nhân là một loại kẹo mềm (panning là quá trình phủ một lớp sôcôla hoặc đường lên quả hạnh nhân, trái cây, kẹo nuga ..vv..) Giảm chi phí sản xuất nhờ kỹ thuật in thông minh. Một hộp carton master được thiết kế thử nghiệm cho tất cả các loại sản phẩm và được in theo 2 màu với màu bạch kim và phối hợp in chữ nổi. Chi phí cho mỗi mẫu sản phẩm là rất thấp bởi vì chúng in với số lượng lớn đủ cho cả 6 sản phẩm. Sáu mẫu mã bao bì đóng gói đại diện ra mắt cho nhãn hiệu bao bì mới ấn tượng với 2 màu khác nhau trên chất liệu bột giấy phủ kim loại. Recchiuti giới thiệu ngắn gọn, súc tích những hương vị mới tương ứng với một mẫu mã bao bì khác nhau. Việc làm này cũng hạn chế được sự lãng phí từ việc vứt

66 DesignMagazine/Jun.09


bỏ đi những hộp giấy không sử dụng đến trong trường hợp sản phẩm đã bị quá hạn sử dụng. Ý tưởng táo bạo Là một phần trong ý tưởng lớn, Recchiuti muốn giới thiệu đến người tiêu dùng các loại mẫu mã đa dạng và gẫn gũi hơn với khách hàng trong giai đoạn nền kinh tế đang suy thoái. Hầu hết các loại kẹo mềm từ hỗn hợp sôcôla và kẹo hạt dẻ được làm bằng thủ công có giá cao hơn các loại khác, vì vậy dòng sản phẩm này mang lại cho khách hàng cơ hội để thử nghiệm loại kẹo chất lượng cao của Recchiuti. Mẫu hộp bao bì “Favorites” của Recchiuti Bộ sưu tập này bao gồm một số mẫu được yêu thích của

Recchiuti. Mẫu thiết kế nhấn mạnh 3 chữ viết tắt cho mỗi sản phẩm (KLA là từ viết tắt của Key Lime Apples, FSC là viết tắt của Fleur de Sel Caramels,..vv...). Sử dụng từ viết tắt là cách sáng tạo để tạo ra sự hấp dẫn và giải trí, mang lại cảm giác thư giãn cho khách hàng và khiến họ quan tâm tới bao bì. Chữ viết bằng tay trông giống như 1 đoạn nhật ký cá nhân vậy. Kiểu thiết kế thủ công, sử dụng những họa tiết “viết tay” này sẽ tạo nên hiệu ứng thân thiện, khiến người tiêu dùng bằng các giác quan có thể cảm nhận sản phẩm một cách trực tiếp. The Engine Room đã đan xen tính hiện đại, nét thẩm mỹ tinh tuý vào mẫu bao bì, tuy nhiên vẫn tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu và nhấn mạnh các đặc tính riêng của sản phẩm Recchiuti.

Eiro Energy “DJ Stout cùng cộng tác với Julie Savasky để thiết kế nên mẫu mã hộp đóng gói nhất quán với sản phẩm và nguyên liệu phụ cho sản phẩm Eiro, dòng sản phẩm thức uống tăng lực tốt cho sức khoẻ. Loại thức uống này được sản xuất từ loại purées trái cây nhập ngoại từ Nam Mỹ giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxi hoá cao. Dòng sản phẩm mới này đã được ra mắt ấn tượng ở Dallas tháng trước và sẽ được bán qua hệ thống bán hàng trực tuyến và thị trường trực tiếp”.

Jun.09/DesignMagazine 67


www.thatindiedude.com www.helmy-bern.cz

www.ispoil.net

www.viget.com/extend

www.rockatee.com

www.kulturbanause.de

www.giselejaquenod.com.ar

www.nomilktoday.be

www.ucyblackmore.co.uk

04

www.seoweb.co.uk

68 DesignMagazine/Jun.09


www.e-moulin-de-sauvage.com

www.johnjoubert.com

www.dquinn.net

www.thepissbiscuit.com

18 Website

Trong vô vàn sự sáng tạo giữa bể lớn của Internet, có biết bao những trang web với giao diện vô cùng hấp dẫn. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một số những giao diện cực kỳ sáng tạo và ấn tượng đó...

www.octwelve.com

www.teamgreenonline.com

www.elansnowboards.com

www.sarahhyland.com

Jun.09/DesignMagazine 69


04

Business card

70 DesignMagazine/Jun.09

Tưởng như sự hạn hẹp của danh từ business card (hay danh thiếp) là gói gọn trong khuôn khổ 90 x 55 mm với những bố cục đơn điệu... Nhưng, bạn hãy xem qua những sáng tạo dưới đây để biết rằng “không có gì là không thể”.


Jun.09/DesignMagazine 71


04

Jonathan Ive

Ngay cả những người ngoại đạo với công nghệ và thiết kế, Apple không đơn thuần chỉ là “Quả táo” mà nó còn là thương hiệu tiên phong mang cái đẹp, sự quyến rũ, tinh tế đến với những sản phẩm công nghệ tưởng chừng khô cứng. Để rồi khi nhắc đến Apple, người ta nghĩ ngay đến những sản phẩm mang tính đột phá, đẳng cấp và thể hiện cái tôi của chính những người sở hữu nó. Khởi đầu từ 1997 với iMac, dòng máy tính “tất cả trong một”, đến PowerBook, máy xách tay dành cho doanh nhân, iPod - máy nghe nhạc cá nhân làm mưa làm gió trên thị trường thế giới kể từ khi ra đời năm 2001 và gần đây nhất là iPhone hay chiếc máy tính tiên phong của trào “lưu mình hạc sương mai” Macbook Air. Chỉ cần gọi tên những sản phẩm đó, người ta đã hình dung ngay đến một thiết bị công

nghệ cao, đến những sản phẩm không đơn thuần chỉ là công nghệ mà còn là hiện thân của cái đẹp. Và người đã góp phần không nhỏ trong việc đưa thời trang lại gần hơn với công nghệ; với tham vọng thẩm mỹ hóa các sản phẩm công nghệ không ai khác chính là Jonathan Ive, vị Phó Chủ tịch thiết kế cấp cao của tập đoàn Apple.

Anh bắt đầu yêu thích thiết kế từ khi nào? Jonathan Ive (JI): Tôi vẫn còn nhớ hồi nhỏ tôi rất thích tìm hiểu xem các đồ vật được tạo ra như thế nào. Tôi thích làm những việc cần sự khéo léo của đôi tay. Dần dần, tôi yêu thích tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực thiết kế và các khía cạnh xoay quanh nó như: cách người ta tạo ra một sản phẩm, chúng hoạt động ra sao, hình

Jonathan Ive Sinh năm: 1967 tại London Năm 1985: Theo học ngành Nghệ thuật và Thiết kế tại đại học Bách khoa Newcastle (nay là Đại học Northumbria) Năm 1989: Đồng sáng lập Công ty Tư vấn Thiết kế Tangerine Năm 1992: Tới San Francisco gia nhập Tập đoàn Apple Năm 1997: Trở thành Phó Chủ tịch thiết kế cấp cao của Apple Các giải thưởng Nhà thiết kế của năm do Bảo tàng Thiết kế trao tặng (2002, 2003) Huy chương RSA - Benjamin Franklin (2005) Tước Quí tộc - Sĩ quan Hoàng gia Anh (2006) dành cho những nhà lãnh đạo có đóng góp đáng kể trong lĩnh vực của mình. Giải thưởng Smithsonian’s Cooper-Hewitt, Bảo tàng Quốc Gia cho hạng mục thiết kế sản phẩm (2007) Rất nhiều Giải thưởng của Tập đoàn Apple dành cho các thiết kế xuất sắc. Xếp hạng 30 trên tổng số 204 người có ảnh hưởng nhất thế giới của năm 2007 (Tạp chí Time bình chọn)

72 DesignMagazine/Jun.09


dáng và chất liệu của chúng như thế nào… Anh quyết định theo đuổi ngành thiết kế từ khi nào? JI: Khoảng 13, 14 tuổi, tôi đã nhận ra mình thích vẽ và muốn thiết kế các đồ vật nhưng tôi không hề có ý niệm về việc tôi sẽ thiết kế cái gì: ô tô, tàu biển, trang sức hay đồ nội thất. Sau khi tới thăm một vài công ty thiết kế, tôi quyết định học ngành thiết kế sản phẩm tại trường Bách khoa Newcastle. Ở đó, tôi học được điều cơ bản nhất về thiết kế: hình dáng và màu sắc sẽ định hướng sự nhìn nhận của bản thân về bản chất một sản phẩm. Tôi học được những bài học về hành trình sáng tạo và bắt đầu hiểu được bối cảnh lịch sử và văn hóa của từng thiết kế.

Làm việc tại công ty tư vấn thiết kế Tangerine sau khi tốt nghiệp, anh đã học được những kinh nghiệm gì từ quãng thời gian đó? JI: Lúc đó tôi vẫn chưa tốt nghiệp đại học nhưng tôi cũng đã được học thiết kế rất nhiều các sản phẩm khác nhau: từ lược chải tóc, đồ gốm, cho đến các thiết bị điện và tivi. Điều quan trọng là tôi đã tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu và xác định rõ được hướng đi của mình. Tôi nhận ra mình không thích thú cũng không giỏi trong việc thành lập một công ty.

Điều này gây khó khăn cho tôi rất nhiều vì máy vi tính rất có lợi cho việc thiết kế. Và đến cuối quãng thời gian học đại học, tôi đã biết đến Mac. Tôi vẫn còn nhớ mình đã ngạc nhiên đến thế nào khi có thể sử dụng Mac dễ dàng hơn rất nhiều so với những thứ mà trước đây tôi đã sử dụng. Tôi cảm nhận được mối liên hệ giữa một đồ vật với người thiết kế. Từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về công ty đã sản xuất ra nó, về lịch sử thành lập cũng những những giá trị cốt lõi và cơ cấu tổ chức của nó. Càng nghiên cứu tôi càng nhận ra rằng Apple không đơn

Tại sao anh lại quyết định đầu quân cho Apple? JI: Một trong những điểm yếu của tôi là sử dụng máy vi tính. Tôi tự thuyết phục mình rằng, tôi là người mù công nghệ.

Jun.09/DesignMagazine 73


04

thuần chỉ là là một cỗ máy kiếm tiền. Đến đầu những năm 90, khi đó tôi còn đang sống ở London và đang làm việc cho Tangerine, Apple muốn tìm kiếm một công ty tư vấn thiết kế mới và đã mời tôi hợp tác. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thành công khi làm việc cho một tập đoàn, nhưng tôi đã không do dự khi quyết định gia nhập Apple. Những đặc trưng cơ bản của sản phẩm Apple là gì? Theo anh chúng có còn giống với quan điểm thiết kế của Apple trước khi anh gia nhập tập đoàn này hay không? JI: Vào thập niên 70, Apple đã từng nói về sự giao thoa giữa công nghệ và nghệ thuật. Tôi cho rằng các đặc trưng của một sản phẩm Apple hiện nay cũng chính là các mục tiêu của Apple ngay từ ngày

74 DesignMagazine/Jun.09

đầu thành lập. Các đặc trưng mang tính quyết định đó chính là: sự thoải mái và đơn giản. Một sản phẩm thành công đơn thuần không chỉ ở tính năng của nó. Anh có thể nói gì về đội ngũ thiết kế của Apple? JI: Chúng tôi có một đội ngũ thiết kế tuyệt vời. Tuy chỉ là một nhóm nhỏ, nhưng chúng tôi được đầu tư rất nhiều về trang thiết bị và chúng tôi hợp tác rất ăn ý với nhau. Môi trường làm việc của chúng tôi cũng phản ảnh một phần quyết tâm xây dựng tính tương tác và hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên. Có lẽ điều đó đã ảnh hưởng tới những sản phẩm mà các anh thiết kế? JI: Có lẽ nhân tố quyết định chính là sự chăm sóc kỹ lưỡng cho từng sản phẩm.

Người thiết kế phải quan tâm đến từng chi tiết của sản phẩm, đến những điều tưởng chừng như có thể bị bỏ qua.Ví dụ như với iMac, nỗ lực của chúng tôi là làm sao cho sản phẩm này đến được với mọi tầng lớp người tiêu dùng. Đặc biệt là chi tiết cái tay cầm. Mặc dù chức năng chính của cái tay cầm này là để di chuyển sản phẩm dễ dàng nhưng chính nó lại tạo nên tính hấp dẫn của sản phẩm. Nó tạo nên mối liên hệ gần gũi giữa chiếc máy tính và người sử dụng. Anh đã từng nói rằng, các tiến bộ trong thiết kế chịu ảnh hưởng của sự phát triển các chất liệu mới? Thế chất liệu mới nào hiện nay đang làm anh quan tâm nhất? JI: Chất liệu, các quy trình và cấu trúc sản phẩm cũng như việc sản xuất sản


Có thể nói Jonathan và những thiết kế của anh có sự ảnh hưởng rất lớn tới nhiều cá nhân trên toàn thế giới, từ những sinh viên theo học chuyên ngành thiết kế cho tới những người làm nghề thiết kế lâu năm. Tuy nhiên, những thiết kế của anh lại được khơi nguồn từ những điều rất giản dị: Thiên nhiên: Rất nhiều thiết kế của Jonathan được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Nếu như iMac G4 lấy cảm hứng từ loài hoa hướng dương thì Pro Mouse lại khiến cho ta liên tưởng đến một giọt nước trong lành buổi sớm mai. Có lẽ ảnh hưởng của thiên nhiên đã làm cho các sản phẩm của Apple mang cảm giác rất thân thiện với người sở hữu chúng, một cái gì đó vừa đơn giản, vừa tinh tế và có sức khơi gợi các giác quan. Tính chân thực: Jonathan rất hay nói về tính chân thực trong cách anh sử dụng chất liệu. Điều này thể hiện trong thiết kế độc đáo của iMac, một sản phẩm sử dụng chất liệu nhựa, và trong các sản phẩm mới đây như PowerMac G5, sản phẩm làm từ nhôm đúc nguyên khối, một minh chứng cho sự táo bạo trong thiết kế của Jonathan. Âm nhạc: Jonathan rất yêu âm nhạc và đã từng nói nhiều về hệ thống âm thanh khổng lồ được trang bị cho studio phòng thiết kế của Apple. Anh không chỉ nghe nhạc mà còn dành thời gian rảnh của mình để hòa âm các bản nhạc điện tử.

phẩm là những nhân tố vô cùng quan trọng trong thiết kế. Về mặt quy trình, giờ đây chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm từ plastic, điều này trước đây là không thể. Hay chúng ta có có thể đúc hai mảnh plastic riêng biệt lại với nhau hoặc đúc nhựa với kim loại để sáng tạo ra những sản phẩm chưa từng có. Việc gắn các loại kim loại khác nhau bằng các công nghệ kết dính cao cấp và hàn laser giờ đây cũng là một lĩnh vực rất đáng quan tâm. Theo anh, đâu là những chất xúc tác đối với sự phát triển của ngành thiết kế hiện nay? JI: Những sản phẩm mới liên tục ra đời thay thế hàng loạt những sản phẩm đã từng được coi là rất thành công trước đó. Theo tôi, một chất xúc tác khác chính là những đòi hỏi không ngừng của người tiêu dùng. Máy iPod, máy MP3 đã tạo ra cơ hội cho chúng ta thiết kế một sản phẩm hoàn toàn mới có thể chứa đựng đến 4.000 bài hát. Cuộc tranh đua lớn nhất trong ngành thiết kế có lẽ là làm thế nào để có thể sản xuất một sản phẩm mới, mang lại cảm giác mới và ẩn chứa trong nó một ý nghĩa nhất định.

(nguồn: designmuseum)

Thuy Anh

Jun.09/DesignMagazine 75


05Typography

Typography trò chơi chữ

T

ypography được cấu thành bởi hai từ typos có nghĩa là kiểu hay thể loại và graphos có nghĩa là được thể hiện. Trong thiết kế đồ hoạ, Typography không đơn thuần là tập hợp các kỹ thuật sắp đặt, sử dụng các font chữ, cỡ chữ đa dạng kết hợp với kỹ thuật số để tạo nên những hình ảnh có hiệu quả thẩm mỹ trong in ấn, mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo của người nghệ sĩ thiết kế, để làm thế nào có thể truyền tải được ý đồ, thông điệp nhất định đến người đọc hiệu quả nhất. Loại hình typography thô sơ nhất được cho là xuất hiện vào thế kỷ 15 khi Johannes Gutenburg, một nhà phát minh người Đức, đã phát minh máy in sử dụng các con chữ bằng kim loại hoặc bằng gỗ rời có thể thay thế và sắp xếp lại. Phương pháp in này của Gutenburg không chỉ là một cuộc cách mạng trong việc in ấn thời đó, mà còn tạo điều kiện cho khoa học, nghệ thuật và tôn giáo phát triển thông qua việc phổ biến tri thức. Cho đến thời điểm này, typography đã phát triển thành một loại hình nghệ thuật xâm nhập vào hầu hết các loại hình in ấn hiện đại như báo chí, thiết kế mỹ thuật, sách vở, website… Tuy có đối tượng là các chữ cái, nhưng nghệ thuật typography không chỉ bó buộc ở những font chữ có sẵn, không những thế, người họa sĩ thiết kế có thể sử dụng hình ảnh hay các yếu tố đồ hoạ khác để thể hiện ý tượng của mình. Nói một cách ngắn gọn, typhography là trò chơi sáng tạo của hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật với các chữ cái. Tiềm thức ghi nhớ và mã hoá những ấn tượng, hay cảm xúc thông qua các biểu tượng. Ngược lại biểu tượng có thể khơi gợi lại ấn tượng và cảm xúc đã trải qua tại một thời điểm cụ thể và đưa chúng lên độ ý thức. Những biểu tượng được sử dụng rộng rãi

76 DesignMagazine/Jun.09


Jun.09/DesignMagazine 77


05

78 DesignMagazine/Jun.09


nhất là chữ cái với nhiều kiểu chữ đa dạng, mang thông tin đã được mã hoá, đôi khi, độc lập hoàn toàn với thông điệp được truyền đạt. Trước khi đọc một từ một cách có ý thức, tiềm thức của con người sẽ phản ứng trước với những điểm của từ đập ngay vào mắt người xem. Kiểu chữ được sử dụng trong nghệ thuật typography tác động mạnh tới tiềm thức của người quan sát. Chính vì lý do ấy, người thiết kế có thể tận dụng yếu tố tâm lý này và dựa vào đó để lựa chọn kiểu chữ thích hợp để tạo cá tính cho nhãn hiệu. Theo một số chuyên gia phát triển thương hiệu quốc tế, nhãn hiệu không gì khác hơn là một hình ảnh sống động và có khả năng tác động đến xúc cảm của nguời tiêu dùng. Vậy điều gì góp phần làm nên một nhãn hiệu thành công? Đó chính là kiểu chữ được sử dụng trong thiết kế. Cách thức để thể hiện một tác phẩm typography vô cùng phong phú và đa dạng; từ các kỹ thuật căn bản bao gồm việc sử dụng các type (kiểu chữ) khác nhau, sự sắp xếp và kết hợp khéo léo các cỡ chữ to nhỏ, cách lựa chọn màu sắc, độ tương phản cho các chữ cái cho đến kỹ thuật áp dụng các hình ảnh, quy tắc hình học, v.v…, người hoạ sĩ thiết kế có thể mặc sức sáng tạo nên những tác phẩm có tiếng nói riêng.

Nguyet Anh

Jun.09/DesignMagazine 79


06Decoration

Cửa hiệu

Armani 5th Avenue Sau Hong Kong Chater House và Tokyo Ginza Tower, công trình 5th Avenue hoàn thiện sẽ tạo thành bộ ba chuỗi cửa hiệu Armani Stores được thiết kế bởi Doriana và Massimiliano Fuksas cho nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới Giorgio Armani.

Tọa lạc trên một trong những đường phố sầm uất nhất thành phố New York, công trình được đặt trong ba tầng trệt của hai tòa nhà nằm giữa ngã tư 5th Avenue và 56th Street. Thêm cả tầng hầm thì khu cửa hiệu đặc biệt này chiếm khoảng không bốn tầng và được liên kết với nhau bằng một không gian duy nhất không có giới hạn rõ ràng, một không gian liên hoàn được kết nối với khu trung tâm bằng sự bay bổng của chiếc thang bộ. Trung tâm của công trình chính là chiếc thang kết nối các tầng, nó là một cấu trúc kiểu cách với kết cấu thép lưới và được bao bọc bởi vật liệu dẻo giúp tô nhấn đường cong của công trình giàu tính điêu khắc. Đấy là một nhân tố độc lập, khó có thể bị đánh đồng với những hình khối bình thường, nó tạo ra sự bay bổng nhưng rất năng động và bao quanh nó là cả thế giới thời trang của Armani. Sự chuyển động của những đường cong tạo nên sự uốn lượn của thang, lướt qua các không gian khác nhau và xóa tan khả năng cảm nhận hình học và sự cân bằng của khách khi bước vào cửa hiệu.

80 DesignMagazine/Jun.09


Những đường cong này hiện lên trên mặt đứng của khối nhà và nó khắc họa sự năng động qua từng đường nét thiết kế bên trong lên mặt ngoài của công trình. Những đường cong uốn theo mỗi tầng tạo những đường nét khác nhau, tôn lên hiệu ứng những mảng sáng tối đặc biệt bên trong công trình. Không có chi tiết nào là không liên quan đến sự bay bổng của không gian bên trong cửa hiệu, kể cả mặt đứng bên ngoài công trình dù nó có hình dáng thẳng đứng vút lên cao của khu Manhattan hay hình bóng uốn lượn của phần trong công trình ẩn hiện dưới những bóng đèn Led. Mặt ngoài cửa hiệu không chỉ đóng vai trò phản chiếu phần không gian bên trong ra ngoài, mà nó còn là một cống hiện đặc biệt cho New York, đó là một sự cần thiết để sánh với sự hiện đại và năng động của thành phố. Sự khoáng đạt của không gian bên trong được xuyên chiếu qua mặt đứng được bao bọc những đường chỉ nhỏ, liên tiếp và thẳng đứng bằng pa-nen gỗ. Đường cong của cầu thang uốn lượn sang các hướng khác nhau dẫn đến các tầng và khu vực khác nhau. Mỗi đường cong

Jun.09/DesignMagazine 81


06 của thang tại mỗi tầng đều là điểm dẫn đến đến phòng thử đồ và sảnh vip, ở những điểm khác là không gian cho nhân viên phục vụ, quầy thu ngân hay khu sản phẩm đặc biệt của Armani Dolci. Một điều đặc biệt ấn tượng với khách hàng đó là hệ thống chiếu sáng của cầu thang làm bật cá tính, nhấn mạnh đường nét của những đường cong trong không gian và gợi mở những không gian khác của cửa hiệu. Mỗi yếu tố của thiết kế nội thất, từ những phòng trưng bày cho tới những phòng treo quần áo, từ tủ đến ghế bành… luôn hài hòa với những đường cong của cầu thang và trở thành 1 phần của không gian. Cũng như vậy việc bài trí bên trong và đường đi lại cũng được thiết kế hợp lý cùng với không gian liên hoàn. Cũng có một chút xung đột giữa độ bóng của màu tường và của đồ đạc hay giữa màu đen của sàn đá và màu của trần giả. Một chút xung đột nữa đó là xung đột giữa sự đơn giản của không gian bên trong với khu cafe, nhà hàng bắt mắt ở ngay lối vào

82 DesignMagazine/Jun.09


thang máy. Khu nhà hàng và cafe được bao bọc, lắp ghép bởi những mảng đồng hút mắt. Nó phản xạ màu sắc sáng tối như đưa đến thông điệp của một không gian mới đặc biệt. Bên trong nhà hàng, được ngăn cách bằng màn hổ phách là khu vực có tầm nhìn tuyệt đẹp ra đại lộ số Năm và Công viên Trung tâm (Central Park). Màu sắc và vật liệu trong suốt được sử dụng tại những khu vực còn lại của cửa hiệu nhưng những gợi ý về không gian lại hoàn toàn mới mẻ và khác biệt. Không gian trở nên đầy tính sáng tạo, một dải ánh sáng đi từ sàn nhà dẫn đến lối vào của nhà hàng lại càng làm nổi bật thêm sự lãng mạn của những đường cong. Chúng ta sẽ cảm thấy thật thú vị và đầy xúc cảm khi bước vào không gian vô cùng hấp dẫn như vậy.

Pham Quoc Viet Kiến trúc sư: Massimiliano & Doriana Fuksas Địa điểm công trình: New york – Mỹ Yêu cầu thiết kế: Emporio Armani, Giorgio Armani, Armani Casa, Armani Dolci, Armani Ristorante Đội ngũ thiết kế: Sara Bernardi, Alfio Faro, Andrea D’Antranssi, Chiara Marchionni, Rossella Mastronardi Thiết kế đồ đạc: Ana Gugic, Farshid Tavakolitehrani, Lucrezia Rendace Tạo dáng: Nicola Cabiati,

Lucrezia Rendace, Jaim Telias Tạo dáng 3D và diễn họa: Giuseppe Zaccaria, Jaim Telias, Stratos Christofidellis, Valerio Romondia, Giorgos Machairas Năm xây dựng: 2007-2009 Tư vấn ánh sáng: Speirs & Major Associates Tư vấn dự án: Davide Stolfi Kỹ sư kết cấu: Gilberto Sarti Khách hàng: Giorgio Armani Sáng tạo nghệ thuật: Mimmo Paladino Diện tích sử dụng: 7.000 m2 Diện tích xây dựng: 2500m2 Chụp ảnh: Studio Fuksas

Jun.09/DesignMagazine 83


06

84 DesignMagazine/Jun.09


R

Không gian ngoài

oberti Greenfield là nhà sản xuất đồ nội thất từ gỗ và mây tre đan với đội ngũ các nhà thiết kế tài năng và chuyên nghiệp. Bộ sưu tập của Roberti chủ yếu là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo phong cách cổ điển, công phu và tinh tế đến từng chi tiết nhỏ, đơn giản nhưng sang trọng và phù hợp với không gian sống của bạn. Trong những năm gần đây, công ty đã ứng dụng triết lý thiết kế theo phong cách cổ điển vào các sản phẩm nội thất ngoài trời và lần đầu tiên trình làng bộ sưu tập các sản phẩm ghế bành, bàn và ghế đôn, ghế nằm có độ bền cao. Roberti sử dụng chất liệu polime kết hợp với đan thủ công và khung nhôm bao quanh cùng với sự phối màu hài hòa để đảm bảo độ bền dẻo và giữ nguyên màu sắc dưới mọi điều kiện thời tiết, tạo không gian lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn. (tham khảo robertirattan.com)

Jun.09/DesignMagazine 85


06

Sound Innovation Tận hưởng âm thanh và chiêm ngưỡng những tác phẩm sáng tạo nghệ thuật độc đáo

Mẫu thiết kế: Leafbud Nhà thiết kế: Seungmin Jun + Jun Seungmin, Jeon Hwan Ju, Yang Soon Young, Kim Ji Soo, Jeong Song Eun, Son Won Ho đến từ Hàn Quốc

Ý tưởng thiết kế

Như những chồi non mọc lên từ những khe tường hay hốc đá. Chiếc loa nhỏ “xinh xắn” này được “mọc” ra từ lỗ cắm tai nghe của máy MP3 hay các loại máy nghe nhạc khác. Những mẫu thiết kế này lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá với ý tưởng tách những mầm non ra khỏi các vách tường. Bạn có thể sáng tạo thêm 1 cái bệ cắm những chiếc loa này lên đó như thể bạn đang trồng những chồi non vào chậu hoa cảnh vậy và bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào bạn muốn. Trông nó sẽ như một vườn lộc non mơn mởn rất đẹp mắt. Leafbud được làm từ loại chất liệu linh hoạt, dễ đàn hồi. Bạn cũng có thể cắm Leafbud vào bất kỳ loại máy nghe nhạc nào có khe cắm và tha hồ tận hưởng âm nhạc du dương từ “chiếc lá”.

86 DesignMagazine/Jun.09


Tên mẫu thiết kế: Vincent Nhà thiết kế: Ryu Kozeki đến từ Nhật Bản

Ý tưởng thiết kế

Loại loa này có 2 miệng tròn khiến chúng ta liên tưởng đến loại nhạc cụ kèn truyên thống. - Âm thanh kỹ thuật số của các loại nhạc cụ được ngân lên từ Vincent. - Được thiết kế với 2 kiểu dáng loa khác nhau làm tăng tính định hướng cho các âm dải cao tần tạo ra âm thanh rộng, lan tỏa khắp phòng. Ai đã được nghe dù một lần sẽ phải mê mẩn bởi độ trung thực và khả năng xử lý chi tiết tuyệt vời của nó. - Theo tiếng Nhật, Music có nghĩa là “thưởng thức âm thanh”. Nếu với loại loa thông thường, bạn có thể hình dung nó chỉ là “âm thanh” (sound) thôi. Còn đối với Vincent, nó bao gồm cả “âm” (sound) và “nhạc” (music). Vincent, chiếc loa không đơn thuần chỉ để chơi nhạc mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc khi đặt trong phòng bạn.

Mẫu thiết kế: Soundneurons Nhà thiết kế: Eduard Haiman đến từ nước Nga

Ý tưởng thiết kế

Soundneurons là một thiết bị được lắp ghép từ 3 mạng Nơ-ron kết nối lại với nhau. Nếu bạn muốn nghe tần số âm cao thì lựa chọn những Nơ-ron nhỏ, còn nếu bạn thích nghe âm bass lớn thì hãy chọn Nơ-ron lớn. Bạn có thể cố định loa lên tường hay trần nhà. Các Nơ-ron được kết nối lại với nhau bởi loại nhựa dẻo linh hoạt. Soundneurons rất đa năng, nó vừa là loa nghe nhạc, là đèn chiếu sáng và vừa là một mô hình thiết kế. (theo designboom)

Jun.09/DesignMagazine 87


06

Phần bên trong loa sạch sẽ và mát mẻ.

Dây cáp treo đẹp mắt, ấn tượng

Hãy lắng nghe và cảm nhận âm thanh trung thực của “chú sò biển”

Tên mẫu thiết kế: Sound Seed Thiết kể bởi: Richard Hunt, Richard Hunt đến từ Anh

Ý tưởng thiết kế

Hầu hết mọi người đều không mấy ưa thích loại thiết bị có dây và nếu được lựa chọn chúng ta sẽ chọn loại thiết bị không dây vì tính tiện dụng và có thể bày đặt tại bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, loa thì thường phải có dây đi kèm để cung cấp nguồn điện năng cho nó hoạt động. Mẫu thiết kế này đi liền với dây cáp như một thiết bị tích hợp. Nhờ có những dây cáp lạ mắt này mà những chiếc loa hình chú sò biển ngộ nghĩnh mới có thể được treo “lơ lửng” trên không như các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc mà vẫn đảm bảo độ vang âm mặc dù nó đứng tách biệt độc lập. Bạn có thể treo nó lên hay dùng để trang trí đều trông rất đẹp mắt. Hơn nữa, bạn cũng có thể đặt loa vừa tầm tai nghe của bạn để thưởng thức âm thanh trung thực hơn khi ta đặt chúng dưới bàn như thông thường. (nguồn: designboom)

88 DesignMagazine/Jun.09


DOMSAI WHITE / Matteo Cibic, 2009 Chất liệu Sứ, thủy tinh pirex, xương rồng photo Lorenzo Vitturi

Domsai

Đèn ngủ Bedside Lamp / Photo Reed Young

Matteo Cibic là nhà thiết kế tài ba và là tác giả của các tác phẩm sáng tạo độc đáo. Cibic thích khám phá những sản phẩm mới lạ bằng cách phối hợp với thợ thủ công lành nghề để tiến hành thử nghiệm công nghệ sản xuất mới trên các loại chất liệu khác nhau. Ý tưởng sáng tạo của Matteo thường nảy sinh từ những đồ vật rất bình dị, chẳng hạn như những ý tưởng xuất phát từ những vật thể và chất liệu đặc biệt. Và từ những kiến thức chuyên ngành vốn có và quá trình nghiên cứu kỹ thuật sản xuất sản phẩm Matteo đã thiết kế nên những sản phẩm độc đáo và mới lạ. Từ đó giúp Cibic tìm ra các giải pháp công nghệ mới và phương pháp kỹ thuật gia công tối ưu, sau đó biến đổi và ứng dụng để tạo ra những sản phẩm mới. Một trong những điểm nổi bật của sản phẩm do Matteo sáng tạo ra là chúng thường tiềm ẩn những tính năng “hiếm có” và tạo ra tính tương tác với người sử dụng. Bạn có còn nhớ chiếc đèn ngủ Bedside Lamp của Cibic thiết kế cho cuộc triển lãm LOVE DESIGN không? Cùng thời điểm này, Cibic đã thiết kế sản phẩm Domsai đầy cảm hứng, tinh tế và ấn tượng được trưng bày trong suốt tuần lễ Triển lãm Thiết kế Milan với một không gian trưng bày độc đáo - không gian Monotono. Domsai là một con gà ảo (Tamagotchi) được đặt trên bàn làm việc để trang trí và giúp bạn thư giãn khi bị “stress” do áp lực công việc. Sản phẩm này được sản xuất tinh xảo ở Nove, ngoại ô Bassano del Grappa (VI). Mỗi sản phẩm Domsai có một phong cách, cá tính độc đáo riêng, mỗi cây xương rồng có một kiểu chụp đèn riêng đa dạng, biến đổi phù hợp với kiểu dáng của cây và tạo nét khác biệt cho từng sản phẩm. (nguồn: yatzer)

Jun.09/DesignMagazine 89


06

khơi nguồn cảm xúc

Nhãn hiệu Foscarini nổi tiếng của Ý cho ra mắt bộ sản phẩm đèn Le Soleil (Mặt trời) của nhà thiết kế người Tây Ban Nha Vicente García Jiménez tại Euroluce, Milan. Những chiếc đèn này được làm từ vật liệu polycarbonate, hở 2 đầu để ánh sáng toả ra từ phía trên và dưới đèn.

Tại Triển lãm Thiết kế Nội thất 2009 kiến trúc sư Ico Migliore và Mara Servetto mang đến những sản phẩm đặc biệt sử dụng khái niệm hình học “mặt cắt ngang” tạo ra những khoảng cách ngẫu nhiên ở tất cả các mẫu thiết kế và được cho là rất phù hợp với nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng hiện nay. Các sản phẩm đèn treo trong bộ sưu tập này có các cạnh không đối xứng được đan chéo lên nhau tạo thành điểm nhấn độc đáo. Không gian kiến trúc của phòng triển lãm trưng bày sản phẩm được bố trí sắp xếp tạo thành hình vuông ở giữa và từ góc nhìn này người xem có thể thỏa sức chiêm ngưỡng toàn bộ các sản phẩm độc đáo này. Trong lần triển lãm này, các nhà thiết kế muốn tạo ra “một đô thị lung linh huyền

90 DesignMagazine/Jun.09

ảo trong lòng thành phố Foscarini. Từ vị trí trung tâm ở giữa phòng trưng bày đến một không gian ngoài trời cởi mở, thân thiện với chất lượng ánh sáng tuyệt hảo, những chiếc đèn Le Soleil như là tâm điểm mở ra một tầm nhìn rộng lớn về một thế giới bao la, lung linh ánh sáng. Một thế giới huyền ảo được tạo ra từ chính những sản phẩm trưng bày mới lạ, độc đáo. Điểm nổi bật của sản phẩm nằm ở bề mặt bên ngoài được trang trí các họa tiết đẹp mắt, trong suốt và mờ ảo với những hình ảnh sống động nối tiếp nhau. Một tấm bảng cao hình Totem trưng bày các bộ sưu tập khác nhau và chỉ dẫn lối vào cho mỗi gian hàng triển lãm, còn phía bên trong hiển thị chi tiết các sản phẩm riêng biệt để giúp khách tham quan hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa, nghệ thuật và thẩm mỹ chứa đựng trong mỗi sản phẩm. Máy chiếu hình được lắp đặt vòng quanh

tạo cho khách tham quan cuốn hút bởi hình dáng, màu sắc hiệu ứng của ánh sáng giúp họ đắm chìm trong không gian ánh sáng muôn màu đầy cảm xúc.

Tại Euroluce năm nay, Foscarini một lần nữa cho ra mắt một loạt những ý tưởng đầy sáng tạo. Bảy mẫu thiết kế đã được Foscarini ứng dụng nghiên cứu về chất liệu, kiếu dáng và hiệu ứng ánh


sáng. Nhiều người còn nhận định chúng là những tác phẩm nghệ thuật, là khơi nguồn của cảm xúc thăng hoa. Một ví dụ điển hình trong số các mẫu thiết kế này là sản phẩm Tress (Lọn tóc), là kết quả của quá trình cộng tác với Marc Sadler thử nghiệm trên chất liệu tổng hợp. Tress được tạo thành từ những sợi tổng hợp đan kết lại với nhau bằng lớp keo xử lý từ nhựa thông và đúc thành chụp đèn có dạng hình trụ dài, chất liệu và ánh sáng đan xen vào gợi lên cảm giác như sờ vào những sợi vải ấm áp. Điểm đặc biệt của loại đèn này là hiệu ứng bóng đổ tạo thành những vòng xoáy huyền ảo với ánh sáng rất dịu mắt. Fly-Fly (của Ludovica và Roberto Palomba) được thiết kế những đường nét sinh động, uyển chuyển, nổi bật như hình ảnh một đàn bướm bay lượn. Đây là thành quả của cả một quá trình nghiên cứu lâu dài, chiếc đèn treo này được làm từ chất liệu polycarbonate trong suốt cho ánh sáng lan tỏa 360°.

Một loại đèn treo tường khác với tên gọi là Flap, được thiết kế bởi Marco Zito với điểm nhấn là các đường kẻ không đối xứng và khả năng tạo ra hiệu ứng ánh

sáng tốt nhất. Nó bao gồm 2 tấm kim loại ghép vào nhau để tạo hình chiếc đèn với các nếp gấp sáng tạo mang phong cách riêng của Zito. Ngoài ra, nó còn có 2 mặt phản chiếu tạo thành hiệu ứng không gian 3 chiều và thiết kế các đường cắt ngang đặc biệt phù hợp với cách bài trí trên tường với nhiều góc độ treo đèn khác nhau tuỳ theo ý thích của chủ nhân. Flap còn mang lại hiệu quả trang trí như các “bức họa trang trí như thật” (trompel’oeil). Wave (được thiết kế bởi Studio Baruffi và De Santi) với các họa tiết uốn lượn mềm mại như những con sóng nối đuôi nhau là một mẫu thiết kế ấn tượng và giàu tính thẩm mỹ. Đây vừa là chiếc đèn bàn, vừa là đèn treo tường vừa là vật treo cố định để trang trí. Wave được tạo nên từ

các tấm kim loại đúc, thân đèn hình e-lip được sắp xếp và thiết kế để nguồn sáng tỏa ra từ các khe hở phía trên và 2 bên. Nó còn có khả năng phát quang trong bóng tối như 1 chiếc đèn treo trên trần nhà hay trên tường. Với thiết kế tinh tế và linh hoạt, Wave có thể được sử dụng như một chi tiết trang trí ngoài chức năng lấy sáng tại những không gian mà bạn muốn. Xuất phát từ những thành công vĩ đại của Allegro, Foscarini đã cho ra đời một mẫu mới có kích thước nhỏ hơn có tên là Allegretto (được thiết kế bởi Atelier Oï). Hình thức và kiểu dáng vẫn như mẫu đèn Allegro, nhưng với mẫu mới này, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt ngay trong ngôi nhà của mình. Là mẫu đèn cổ vô giá theo thời gian, chiếc Lumière của Rodolfo Dordoni thiết kế cho Foscarini cách đây khoảng 20 năm đã được cách tân thành phiên bản mới XXL. Lumière XXL với kích thước mới, kiểu dáng và cách phối hợp các tông màu hoàn toàn mới, lạ mắt và cuốn hút bởi những đường nét nổi bật mà vẫn giữ được vẻ đẹp hài hòa như phiên bản cũ. Năm nay, hầu hết các sản phẩm của Foscarini đều được lấy cảm hứng từ thiên niên để tạo nên những nguồn sáng đa màu và toát lên một vẻ đẹp hết sức đơn giản nhưng trang nhã, rất thích hợp với những không gian hiện đại và khách hàng cá tính. Nhưng mẫu thiết kế đầy sáng tạo độc đáo ra mắt trong cuộc triển lãm lần này như một minh chứng đầy đủ hơn cho những nỗ lực cải tiến công nghệ, chất liệu và phương pháp sản xuất hiện đại của Foscarini. (nguồn: dezeen)

Yen Vui

Jun.09/DesignMagazine 91


06

Spiral

Đèn treo hình vỏ sò

Tại tuần lễ Triển lãm Nội thất Milan 2009, nhà thiết kế tài ba Chris Kirby và các cộng sự thiết kế, sản xuất đến từ Tokyo như Keiji Ashizawa, Mikiya Kobayashi đã mang đến một sản phẩm đèn treo rất ấn tượng và hữu dụng. Những sản phẩm độc đáo với tên gọi Spiral được trưng bày đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của người xem. Đèn Spiral được thiết kế từ một tấm nhựa plastic liền khối. Tấm nhựa này được cắt thành từng thanh dọc sau đó uốn cong, móc nối và gài các nan lại với nhau để tạo thành chiếc đèn hình vỏ sò Spiral. Spiral mang đến sự tập trung khám phá tính tương phản giữa chất liệu và ánh sáng, tính xuyên thấu và không xuyên thấu, sự bằng phẳng, đơn giản và uốn lượn, cách điệu và sáng tạo mỹ học từ cái nhìn đơn giản. (nguồn: designboom)

92 DesignMagazine/Jun.09


Tủ đựng đồ của Naoto Fukasawa

‘Paradise Tree’ của Oiva Toikka

‘DoDo’ của Oiva Toikka

Magis

và sản phẩm ứng dụng

Trước hết là chiếc “Yet-to be”, đây là hệ thống tủ chứa đồ của nhà thiết kế người Nhật Bản, Naoto Fukasawa. “Yet-to be” được làm từ các tấm nhựa ABS đa năng, nhiều màu sắc nổi bật, và có nhiều lựa chọn các khung nhựa màu sắc tùy ý theo sở thích của khách hàng. Sản phẩm thứ hai là ghế xoay “360°” của nhà thiết kế Konstantin Grcic. Đây là một trong những mẫu thiết kế của bộ sưu tập sẽ được ra mắt công chúng trong buổi triển lãm lần này. Một mẫu thiết kế khác là đồ chơi hình con chim có tên gọi là ”DoDo” được thiết kế bởi nghệ sỹ Oiva Toikka. Ngoài ra, Toikka còn cho ra mắt bộ sưu tập đồ nội thất cho trẻ em “Me too” và giá treo áo “Paradise Tree” được thiết kế riêng cho hãng Magis. (nguồn: designboom)

Ghế ‘360°’của Konstantin Grcic

Jun.09/DesignMagazine 93


06

Stuart Weitzman store

Nhà Thiết kế/Kiến trúc sư Fabio Novembre người Milan đã gửi hình ảnh dự án của ông – Cửa hàng Flagship bán giày của nhãn hiệu nổi tiếng của Mỹ Stuart Weitzman ở 27 Via dei Condotti, Rome. Công trình được thiết kế với vô số dải ruy-băng kéo dài trên tường và trần nhà để tạo thành các dãy giá trưng bày giày. Hiện nay, bản concept này đang được cuốn lại và để trong cửa hàng Stuart Weitzman. Novembre cho chúng tôi biết: “Đây là một bản Concept sẽ được xây dựng để sử dụng cho hàng trăm cửa hàng Flagship khác trên khắp thế giới” (nguồn: dezeen)

94 DesignMagazine/Jun.09


Nendo đã thiết kế nên một loại đèn Blown-fabric (thổi lên từ chất liệu vải) cho Tokyo Fiber ‘09 Senseware’, một cuộc triển lãm được tổ chức nhằm giới thiệu tới công chúng loại vải mới đầy triển vọng được khai thác và sản xuất với công nghệ sợi tổng hợp của Nhật Bản.

Smash

‘Smash’ của Nendo tại Triển lãm Tokyo Fiber ‘09 Senseware’

‘Smash’ – Quá trình tạo thành Blown-fabric

‘Smash’ là loại vải poliexte đặc biệt có sợi dài, không dệt và có thể sử dụng khéo léo để tạo thành các hình thù khác nhau nhờ vào công nghệ tạo hình láng bóng. Nó là loại nhựa dẻo nóng, nhẹ, có độ bền cao và rực sáng lên khi có ánh sáng xuyên qua. Nendo muốn thiết kế nên loại đèn cố định theo kiểu dáng như loại đèn lồng mang phong cách riêng của Nhật Bản (Vernacular Japanese Chochin) đang rất thịnh hành. Cấu trúc cơ bản của đèn lồng gồm thanh tre mỏng nẹp xung quanh khung gỗ và đuợc khâu lại chắc chắn. Sau đó dùng giấy làm từ gỗ cây dâu tằm của Nhật dán lên khung để hoàn thiện chiếc đèn và tạo cho nó khả năng phát sáng rất đặc trưng. Nendo nhận thấy rằng những đặc tính riêng biệt của Smash cho phép họ có thể tạo hình từ đồ thủy tinh thổi thành một chiếc đèn lồng nguyên khối liền nhau. Tuy nhiên, chúng ta không thể kiểm soát chính xác hoàn toàn quá trình này, vì mỗi sản phẩm làm ra sẽ có một hình dáng độc đáo khác nhau vì khi ta thổi hơi vào thì áp suất không khí và sức nóng trong nó tăng lên và trong khi thổi thủy tinh, ta có thể thổi xen kẽ trong suốt quá trình tạo nên từng bộ phận, kết quả là tạo ra được một bộ sưu tập đa dạng, phong phú về kiểu dáng và kích cỡ nhưng có xu hướng biến đổi về hình dạng trước sự thay đổi của môi trường và khác xa với các kiểu dáng đã được chuẩn hóa như trong sản xuất hàng loạt trong công nghiệp. Phần cố định gắn ở chân đế để tạo ra nguồn sáng. Sự đơn giản, dễ làm đối lập với sự lựa chọn cầu kỳ về chất liệu. Smash sẽ thay đổi hình dạng khi nhiệt độ bên trong nó tăng lên trên 80˚C, vì thế họ đã đặt một bóng đèn có điốt phát sáng tỏa nhiệt ít hơn bóng đèn bình thường, trong đui đèn nhôm được gia công bằng máy giữ chức năng như một phương tiện tản nhiệt để duy trì nhiệt độ bên trong thấp. (nguồn: designboom)

Jun.09/DesignMagazine 95


06

Yellow Treehouse Ai cũng có thời thơ ấu với biết bao ước mơ. Nhưng để biến những ước mơ đó thành hiện thực thì không phải ai cũng có thể làm được... Có một công trình kiến trúc được tạo nên từ những ước mơ - Ý tưởng thiết kế nhà trên cây gợi nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc, những giấc mơ tuổi thơ và những câu chuyện cổ tích khơi gợi trí tưởng tượng và niềm say mê...

96 DesignMagazine/Jun.09


Tại sao nhà hàng lại được xây dựng trên cây?

Giám đốc Marketing của Yellow, Kellie Nathan cho biết chiến dịch quảng cáo được phát động để đem lại cho mọi người những điều ngạc nhiên thú vị và giúp họ có thể chiêm ngưỡng Yellow ở nhiều góc độ ánh sáng khác nhau. “Đã có rất nhiều người hỏi chúng tôi rằng liệu công trình nhà trên cây có hiện thực hóa được như chiến dịch quảng cáo thể hiện hay không.Tôi có thể đảm bảo với mọi người là điều đó đã thành hiện thực và tôi sẽ có thể thưởng thức các món ăn ngon ngay trong chính nhà hàng của mình.” Bà Nathan cho biết chiến dịch quảng cáo trên internet ngay lập

tức đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Lấy cảm hứng từ thiên nhiên, công trình kiến trúc Treehouse lộng lẫy được thiết kế bởi Peter Eising - Công ty Kiến trúc Pacific Environment, đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng quốc tế. “Trước đây, tôi chưa từng thiết kế chiếc nhà nào trên cây cả mà chỉ thiết kế và xây dựng nhà hàng bình thường thôi. Tôi đã thực sự bất ngờ trước sự quan tâm đặc biệt từ các phương tiện thông tin đại chúng và giới thiết kế nước ngoài và bây giờ nó đã được hoàn thiện. Tôi thực sự cảm thấy tự hào về công việc mình đã làm”.

Jun.09/DesignMagazine 97


06

Ý tưởng thiết kế công trình kiến trúc

Công trình sẽ được xây dựng trên mặt bằng được đắp nhô lên trên bãi cỏ hoang rộng lớn và dòng suối uốn lượn bên lề rừng. Ý tưởng thiết kế nhà trên cây gợi nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc, những giấc mơ tuổi thơ về những câu chuyện cổ tích khơi gợi trí tưởng tượng và niềm say mê. Ý tưởng kiến trúc của công trình xuất phát từ những vật thể trong tự nhiên như con nhộng/con kén phát triển thành loài bướm/sâu bướm, hay có thể là một nhánh hành tỏi đã được phơi khô. Nó cũng trông giống như chiếc đèn lồng hay chiếc đèn hiệu rực sáng lên trong đêm tối, còn ban ngày nó có thể làm chỗ để ngụy trang hay một cái pháo đài trên cây có một cái chòi canh làm chỗ ẩn náu. Hình dáng kiến trúc của công trình cũng trông giống như chiếc vỏ sò với phần cuối hở ra di chuyển theo đường xoắn ốc đến phần giữa. Đây là ngôi nhà trên cây mà tất cả chúng ta mơ ước khi còn là một đứa trẻ, nhưng nó chỉ có thể trở thành hiện thực nhờ trí tưởng tượng sáng tạo của những con người ấp ủ và ước muốn được tạo ra nó. Lối vào công trình là đường đi bộ dài 60m dẫn tới ngọn cây - hãy khám phá những điều bất ngờ thú vị tiềm ẩn trong công trình nghệ thuật này nhé. Mặt bằng xây dựng và cây khi lựa chon phải đáp ứng tốt vô số yêu cầu về chức năng chuyên môn như có 18 chỗ ngồi cho khách và nhân viên phục vụ bàn và tiện nghi tương đối đầy đủ, thoải mái với 1 quán bar, đặt ở góc quay chuẩn kết hợp với chất lượng ánh sáng đảm bảo để quay phim quảng cáo, có tầm nhìn thông thoáng vào trong thung lũng cũng như lối vào công trình và hoàn hảo về cấu trúc. Loại cây được chọn để sử dụng cho công trình là những cây to lớn nằm ở dốc đứng của mặt bằng để làm nổi bật lên chiều cao của cây. Nhà bếp/khu giải trí và toilets được đặt ở dưới mặt đất. Công trình kiến trúc được thể hiện theo hình oval đơn giản bao bọc quanh thân cây và thắt 2 đầu chóp và đáy lại, theo kiểu cấu

98 DesignMagazine/Jun.09

trúc hình tròn nhưng tách ra thành 2 phần trên cùng một trục đứng, phần tầng phía sau sẽ được nâng cao hơn phần phía trước. Ý tưởng sáng tạo này sẽ giúp cho du khách trải nghiệm cảm giác thú vị khi được đi bộ lên ngọn cây, thỏa sức ngắm không gian thiên nhiên thoáng đãng xung quanh. Ngoài ra còn có một tầng phía trên đối diện với lối vào công trình có thể nhìn xuống thung lũng được. Quy mô và hình thức của Treehouse được thiết kế ấn tượng và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu khác nhau tạo nên thế đứng vững chắc


cho công trình đồng thời cấu trúc thẳng đứng bắt chước theo dáng đứng của cây Tùng Bách giúp cho công trình hoà nhập vào khung cảnh thiên nhiên xung quanh một các tự nhiên như thế nó được sinh ra và lớn lên trong tự nhiên vậy.

Xây dựng

Treehouse được thiết kế rộng gần 10m và cao hơn 12m, sàn nhà cách mặt đất 10m. Giàn gỗ tấm tạo thành kiến trúc chính của công trình. Phần khung uốn cong là gỗ thông dán, gỗ Dương được sử dụng làm thanh gỗ cửa chớp và gỗ cây Tùng Bách được sử dụng làm tay vịn lan can đường đi bộ. Các lỗ hổng tạo khoảng trống giữa các thanh gỗ tạo thành cửa sổ để giữ cho tổng thể công trình lấy được ánh sáng trời và tạo không gian mở cho du khách ngắm nhìn không gian thiên nhiên xung quanh bên ngoài, phần phía sau được đan khít lại. Để gia cố các bộ phận lại với nhau cho cân đối, người ta dùng thép để buộc chặt xung

quanh “con nhộng” từ dưới lên trên và phần đáy bên dưới được cố định nối chặt với cây. Công trình được thiết kế ngoài trời nên đòi hỏi phải có độ bền cao dưới mọi điều kiện bất thường của thời tiết, do đó bề mặt mái che phía dưới khung công trình đựợc phủ lớp axit crylic và thiết kế theo kiểu quán café cuộn xuống như bức màn che bên trong. Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong một công trình kiến trúc tạo nên những hiệu ứng cảm xúc khác nhau cho người nhìn, do đó ánh sáng kín đáo được thiết kế trong lối đi bộ ra vào và ánh sáng mạnh hơn trong ngôi nhà trên cây. Nhóm tư vấn thiết kế hợp tác với các kiến trúc sư bao gồm kỹ sư kết cấu và ánh sáng (Tập đoàn Tư vấn Holmes), nhà nghiên cứu quy hoạch Thành phố and chuyên gia trồng cây để đáp ứng các chức năng và yêu cầu chuẩn mực trong xây dựng cũng như của chủ thầu New Zealand Strong. (nguồn: yatzer)

Anh Duy Các nhà cung cấp thực hiện dự án Yellow Treehouse Giám đốc dự án: Tập đoàn Building Intelligence – Gareth Skirrow, Blair Wolfgram, Joe Holden Kiến trúc sư: Pacific Environments Architects – Peter Eising & Lucy Gauntlett Kỹ sư: Holmes Consulting – Chris MacKenzie & John Worth, Martin Feeney – Holmes Fire Chủ đầu tư: NZ Strong – Shane Brealey, Paddy Molloy, Megan Roberts; Công ty TNHH Xây dựng Citywide - Jim Bellamy Nhà cung cấp gỗ: McIntosh Timber Laminates – Owen Griffiths, Sandy Sandiford Ánh sáng: ECC Lighting & Furniture – Renee Kelly Thuê thiết bị: Hirequip Cần trục: NZ Access - John Morrow San mặt bằng: C&L Sorenson - Carl Sorenson Gỗ kiến trúc: Timberworld Ngoại thất: Master Trade Trang thiết bị nội thất nhà hàng: Carlton Party Hire Khu giải trí: Dawsons - Graham Dawson Ảnh: Lucy Gauntlett

Jun.09/DesignMagazine 99


07Fashion

Ý TƯỞNG TRONG THIẾT KẾ

Ý tưởng trong luồng suy nghĩ của con người, chỉ xuất hiện thoáng qua và là những hình tượng mờ nhạt. Chúng chỉ có thể trở thành những hình ảnh cụ thể thông qua quá trình gắn kết chặt chẽ với thực tế tự nhiên hay cuộc sống xã hội.

Ý tưởng xuất phát từ những cấu tạo của tự nhiên

Có lẽ từ khi bắt đầu có những hoạt động thiết kế của con người, đối tượng của thiết kế hay motif được sử dụng lúc đó, thường là những cấu hình do tự nhiên tạo ra. Con người luôn có lòng sùng kính với những cấu tạo của tự nhiên, thậm chi còn coi một số loài động vật, thực vật đặc thù nào đó là hóa thân của thần thánh, vẻ đẹp tạo hình của tự nhiên, đồng thời cũng là vẻ đẹp của thần thánh. Kết quả dẫn tới những xu hướng hoạt động tinh thần của con người, những nét tương đồng với tinh thần tâm linh, tinh thần tôn giáo. Ở thời Ai cập cổ đại, những mẫu thiết kế mang dấu ấn tạo hình của tự nhiên có nhiều loại, tiêu biểu trong số đó về thực vật là cây sậy Papyrus, hoa sen, về động vật là con rắn hổ mang và con bọ hung. Trong các đồ án trang trí kiến trúc và tạo hình của Hy lạp, La mã cổ đại, thường thấy xuất hiện những vòng nguyệt quế,

100 DesignMagazine/Jun.09

dây trường xuân, cây nho và lá cây tầm bì, những motif này cho đến ngày nay vẫn còn được sử dụng. Cho đến tận cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong dòng chảy của hoạt động thiết kế thời trang, nổi lên trào lưu thiết kế rất nổi tiếng là Art - Nouveau, với các khuynh hướng thiết kế chủ yếu lấy cảm hứng từ các motif động thực vật. Trào lưu thiết kế này đến nay vẫn còn được nhiều hãng thiết kế và sản xuất đồ trang sức

nổi tiếng thế giới ứng dụng. Trong các hoạt động thời trang hiện đại, có thể thấy không ít ví dụ ứng dụng những motif động thực vật như in, thêu, ren trên quần áo và vải vóc. Như vậy, con người trong quãng đường phát triển của mình, vẫn duy trì niềm say mê, cảm hứng với những đường nét tạo hình ưu việt của tự nhiên.

Ý tưởng xuất phát từ những tạo hình của con người và từ những hình ảnh tưởng tượng.

Ngoài dòng chảy thiết kế theo mẫu tạo hình của tự nhiên, tồn tại từ xa xưa cùng với lịch sử phát triển văn hóa của loài người, còn một loại hình ý tưởng thiết kế khác có cơ sở xuất phát từ những hoạt động tinh thần của con người, chỉ cho và vì con người. Bản thân loại ý tưởng này cũng tồn tại từ rất lâu, nó tiêu biểu cho sự vận động của cơ năng thiết kế nói chung, nó làm thay đổi phong cách tạo hình rõ ràng nhất, bằng những sáng tạo có cơ sở xuất


phát từ những hoạt động tinh thần vì con người. Trong lĩnh vực này, đặc biệt phải kể đến motif thiết kế trào lưu Art - Décor, khởi đầu trào lưu này ở Vienna nhưng về sau khoảng thời gian giữa hai cuộc thế chiến, phong cách nghệ thuật Art - Décor có ảnh hưởng rất mạnh đến các hoạt động thiết kế ở Mỹ. Điểm cơ bản của trào lưu thiết kế này là từ những hình cụ thể, rõ ràng và kỹ chuyển sang những hình trừu tượng và siêu thực. Những bóng dáng tạo hình của tự nhiên được rút gọn, tinh giảm, cắt vụn, thay đổi hay đảo lộn hoàn toàn trật tự kết cấu của chúng. Kết quả là, từ sự tự do sáng tạo theo những gì mà con người cảm thấy đã hình thành nguyên lý thiết kế mới, đồng thời cũng là bước tiến thời đại của những mẫu thiết kế hoàn toàn mới, mà điểm quan trọng trong quá trình sáng tạo là biểu hiện những hoạt động tinh thần của con người.

Ý tưởng xuất phát từ tiêu chuẩn về hình bóng

Hình bóng của y phục là đường chu vi bên ngoài của chúng, có nhiều trường hợp hình cắt bóng này được coi như là tiền đề của thiết kế và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động thiết kế. Ví dụ: Christian Dior sau chiến tranh thế giới lần thứ II đã tung ra một bộ sưu tập váy áo có kiểu cách mang phong vị rất ưu nhã, với nét chuyển mềm mại từ vai xuống hông, eo hẹp, phối hợp với tà váy mở tròn. Hình cắt bóng này với phong vị ưu nhã đầy nữ tính, vốn bị kìm hãm và không phù hợp với không khí chết chóc đầy nam tính trong chiến tranh, sau chiến tranh, đã gây được ấn tượng rất mạnh

với đại đa số phụ nữ. Bộ sưu tập mở đầu của trào lưu cái nhìn mới - Newlooks này, chỉ trong chớp mắt đã lan rộng ra toàn thế giới. Sau đó, trong khoảng 10 năm tiếp theo Christian Dior liên tiếp đưa ra những bộ sưu tập mới, trên cơ sở sửa đổi đôi chút hình cắt bóng ban đầu của ông. Đó là những dòng mốt cắt bóng hình thẳng đứng, hình ovale, hình hoa tuy líp, hình chữ H, chữ A, chữ Y, hình mũi tên, hình magneto, hình con suốt… Cũng từ khi thời đại của Christian Dior không còn phồn thịnh nữa, phong cách cắt bóng xuất hiện rất nhiều chủng loại, dòng chảy quan trọng nhất của hình cắt bóng chuyển dịch tới chỗ nhẹ nhàng, phóng khoáng hơn trước, phù hợp với xu thế quay trở về với tự nhiên. Ngoài ra, vào xuân hè 1985, khi Azzedine Araia tung ra bộ sưu tập Nàng tiên cá, khởi đầu của trào lưu sự thích hợp mới - Newfit thì những tiêu chuẩn của cắt bóng cũng vận động tới chỗ ăn khớp của những tiêu chuẩn của trào lưu Newfit này. Hiện tại, là thời đại cắt bóng các chủng loại khác nhau cùng tồn tại, không có tiêu chuẩn cắt bóng nào chi phối một cách cực đoan cả, tuy vậy sự biến đổi của tiêu chuẩn cắt bóng trên cơ sở mốt vẫn còn đang tiếp diễn chứ không phải là đã ngừng hẳn. Cùng với sự biến thiên của mốt, các chủng loại tiêu chuẩn cắt bóng có thể được phân chia theo 2 loại chính là

cắt bóng theo đường thẳng, và cắt bóng theo đường cong và chúng có một số dòng tiêu biểu, có sự phối hợp không giới hạn giữa đường thẳng và đường cong và do đó, có thể tạo ra những cấu hình cắt bóng hết sức đa dạng. Cắt bóng là đầu mối quan trọng để phát triển ý tưởng thiết kế và cũng có không ít

Jun.09/DesignMagazine 101


07 trường hợp thiết kế dựa vào những tiêu chuẩn của cắt bóng. Vì thế mà, cần phải có những thông tin về quá khứ, hiện tại cũng như dự báo về tương lai, phương, chiều, xu hướng vận động của tiêu chuẩn cắt bóng để có thể sáng tạo ra những tiêu chuẩn cắt bóng mới trong những thiết kế mới.

Ý tưởng xuất phát từ trang phục dân tộc và trang phục nghề nghiệp

Các dân tộc trên thế giới đều có cách trang phục sức đặc thù rất khác

102 DesignMagazine/Jun.09

nhau. Và rồi, cách ăn mặc từ sinh hoạt vật dụng đến cách ăn mặc chuyên biệt cho những công việc khác nhau, cũng như sử dụng áo quần theo những thời gian và ở những địa điểm khác nhau… nói chung, đều khác nhau và có những phân biệt rõ ràng. Ngoài ra ở các dân tộc còn cho thấy, mối quan hệ giữa việc sử dụng quần áo dân tộc theo truyền thống và cách sử dụng quần áo ở thời hiện tại cũng không phải lúc nào, ở trường hợp nào đều như nhau cả. Như vậy có thể nói,


trang phục dân tộc và cách sử dụng chúng là rất khác nhau, ở cả thời gian, không gian, và địa điểm. Điều cốt lõi cho sự khác biệt đó là do yếu tố địa - khí hậu quyết định thói quen, sở thích, tâm lý và tư duy của từng nhóm cư dân trên những địa bàn cư trú khác nhau là khác nhau. Tiếp theo đó là sự chi phối của các yếu tố văn hóa - xã hội, các dân tộc khác nhau, cho dù sinh sống trên cùng một khu vực địa lý đi chăng nữa thì do có những xuất xứ truyền thống khác nhau mà phong tục, tập quán, lối sống và cách tổ chức xã hội… không phải bao giờ cũng giống nhau. Thêm nữa, do phương pháp làm ăn sinh sống và phương thức tổ chức công việc ở mỗi vùng khác nhau, nên kiểu cách sinh hoạt của cư dân nói chung, phong cách ăn mặc của họ cũng rất khác nhau. Tóm lại, lối trang phục sức và quần áo bị chi phối bởi những yếu tố như vậy được gọi là phong cách truyền thống và được thể hiện đậm đặc qua trang phục dân tộc. Về sau này, do sự biến động của các luồng cư dân di trú và lưu trú ngày càng trở nên phức tạp hơn, do hỗn chủng dòng máu, thương mại và thông tin liên quốc gia, quốc tế phát triển… mà, ngày nay chẳng dễ gì còn có cơ hội được chiêm ngưỡng những phong cách ăn mặc truyền thống cũng như trang phục dân phục dân tộc thuần túy nữa. Hầu hết chỉ còn có thể được quan sát chúng qua tranh ảnh, viện bảo tàng hay qua các buổi lễ và lễ hội truyền thống mà thôi. Tuy vậy, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, những luồng thông tin đa chiều xuyên địa cầu đang có nguy cơ

làm xóa nhòa biên giới quốc gia, và làm tan chảy những nét đặc thù riêng vốn có của mỗi dân tộc. Để có thể tồn tại trong môi trường đó với những nét dân tộc đặc thù, từng dân tộc đang cố gắng thúc đẩy chính sách sưu tầm, lưu trữ, bảo tồn và phát triển vốn văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc nói riêng trong lĩnh vực văn hóa thời trang thì đây chính là thời cơ lớn, cũng là những kích thích lớn cho hoạt động sáng tạo ra những ý tưởng thiết kế tươi mới, vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa kế thừa được những tinh hoa trong truyền thống của những dân tộc khác trên toàn thế giới. Ngay cả trang phục lịch sử, nhiều trường hợp lại được người thời hiện đại ưa thích, bởi vẻ đẹp hào hoa phóng khoáng của chúng. Có rất nhiều mẫu thiết kế, lấy ý tưởng từ những mẫu trang phục của vua và vương phi Ai cập cổ đại, của tầng lớp bình dân, trung lưu Hy lạp - La mã cổ đại, của vua chúa và quý tộc Châu âu thời trung cổ… Đây có thể là một trong những nét biểu hiện của tâm lý hoài cổ, thường thể hiện là sự choáng ngợp trước những phát hiện mới về vẻ đẹp lộng lẫy và hoàn hảo của những nền văn minh cổ xưa, vốn đã bị lãng quên hàng ngàn năm trước. Ngoài ra, như chúng ta đã biết, có những công việc và nghề nghiệp đặc thù, đòi hỏi phải có những bộ quần áo thiết kế đặc biệt theo tính chất công việc như quần áo của các vận động viên thể thao, các diễn viên biểu diễn, phi công, của binh sĩ trong quân đội, của các chàng cowboy chăn bò miền viễn tây nước Mỹ… thường là chúng đạt được vẻ đẹp hoàn hảo và phù hợp với tính chất tác nghiệp đặc thù,

cũng được nhiều giới ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Cũng như trang phục dân tộc và trang phục lịch sử, trang phục nghề nghiệp được coi như là nguồn tư liệu cần thiết, cho những ý tưởng thiết kế mới mẻ. Đối với những ý tưởng thiết kế lấy cảm hứng trên trang phục dân tộc và trang phục nghề nghiệp thì rất cần lưu ý rằng, không thể cứ bê nguyên xi hay cóp nhặt một cách võ đoán những mẫu hình đó vào thiết kế mà được. Cần phải đọc cho được cái tinh thần thời trang trong những tư liệu đó, cũng như những giá trị chân thực của chúng để ứng dụng trong những thiết kế hiện đại, có như vậy, những ý tưởng thiết kế mới luôn luôn vươn tới tầm cao tươi sáng của thời đại. Trong quá trình sáng tạo, nhà thiết kế còn khai thác những ý tưởng xuất phát từ chất liệu, nguyên vật liệu, ứng dụng công nghệ mới của ngành Dệt hoặc theo chủ đề hình tượng và lễ hội, để sáng tạo những mẫu thiết kế theo nhu cầu xã hội và nhu cầu tự thân của nhà thiết kế. Quá trình Tiếp cận với những ý tưởng thiết kế đòi hỏi nhà thiết kế làm việc nghiêm túc, khoa học và là một quá trình lao động không ngừng mới có thể đem lại những kết quả như mong muốn. Thời gian không ngừng trôi, bốn mùa Xuân - Hạ, Thu - Đông là áp lực buộc các nhà thiết kế phải làm việc để đóng góp cho đời sống Thời trang những bộ sưu tập đẹp, mang tính thời đại, tiến vào tương lai với khả năng rộng mở hầu như không có giới hạn. (Sưu tầm)

Tran Vu Hoang

Jun.09/DesignMagazine 103


07

Xu hướng sắc màu thu đông 2009-2010

Nhằm phục vụ cho một mùa mua sắm sôi động và giúp khách hàng có nhiều thời gian để định hướng xu thế thời trang và sắc màu, TFL - công ty độc quyền trên toàn thế giới chuyên cung cấp các sản phẩm bằng da từ A đến Z đã cho ra mắt quyển catalog “Cảm hứng thời trang và xu hướng sắc màu” thu đông 2009/2010 trước thời điểm đó 21 tháng. Trong catalog mới nhất có sự kết hợp phong cách của hai nhà thiết kế Carmen Rimoldi và Sergio Belloni.

104 DesignMagazine/Jun.09

Catalog

ra đời đã khẳng định một điều rằng những ý tưởng về thời trang chỉ thực sự trở thành một xu hướng khi bản thân nó tạo dựng được phong cách riêng. Nếu nhạc điệu được sáng tác bằng việc phối hợp những thanh âm trái ngược thì thời trang cũng tương tự như vậy khi thời trang là sự hòa sắc tương phản Bởi vậy nếu đã sở hữu gu thẩm mỹ riêng biệt, bạn nhất định sẽ có một phong cách riêng. Phong cách của hãng TFL thường hướng đến một thế giới tự nhiên cân đối hài hòa nhờ kết hợp những gam màu ấm và bắt mắt từ thực vật. Bởi vậy “Cảm hứng thời trang và xu hướng màu sắc thu đông 2009-2010” vẫn giữ được thiên hướng đó, dựa trên ba nền tảng là gam màu được ưa chuộng, tương quan về thời trang và phong cách định hình để chia thành ba sắc thái màu rõ rệt: sang trọng, cổ điển và thông dụng.


Sắc màu sang trọng

Là những sắc màu được lấy cảm hứng từ các bức ảnh kỹ thuật số và ảnh không gian 3D. Gam màu này chịu sự chi phối chính của tông lạnh và thuần nhất. Chính sự tương phản của màu xanh đêm, màu đất và màu hồng đậm đã làm nổi bật sự đa dạng của những hoa văn phá cách. Bởi thế khi kết hợp màu xanh nước biển tương phản trên nền nâu đã tạo ra một cuộc cách mạng màu mới và nhờ đó công nghệ giả kim ra đời. Chính màu nâu đất đã gợi nhớ đến những gì giản dị thân thuộc với mảnh đất quê hương.

Sắc màu cổ điển

Gam màu cổ điển thì sống động và đa dạng hơn. Sắc màu cổ điển được tạo ra bởi sư pha trộn của những gam màu loãng hay màu sáng, với màu đất đóng vai trò chủ đạo. Còn màu xanh cỏ cây và màu nâu khi được kết hợp lại tạo nên gam màu xám sương mờ bí ẩn.

Sắc màu thông dụng

Sắc màu thông dụng thường được tạo ra bởi công nghệ phối màu giúp người ta liên tưởng đến một thế giới tự nhiên đầy biến hóa. Màu cam ép, màu rượu đỏ và màu trung tính tạo nên một tông màu đột phá. Đồng thời, khi kết hợp linh hoạt với gam màu rực rỡ và chói lọi dường như đã tạo nên một sắc màu huyền diệu. Màu xám của đá sàn kết hợp với ánh sáng chói chang dễ khiến người ta tưởng chừng là tương phản, song thực tế lại tạo nên một tông màu đầy tính nghệ thuật và đam mê.

Theo TFL, xu thế thời trang và sắc màu thu đông 2009-2010 chia làm ba tông màu chính: sang trọng, cổ điển và thông dụng, song để lựa chọn một gam màu cho cá nhân thì tuỳ thuộc vào sở thích, phong cách, thậm chí là hoàn cảnh của từng người. Nếu bạn tôn thờ

vẻ đẹp cổ điển, hãy đừng ngần ngại chọn màu cổ điển làm điểm nhấn tôn vinh nét đẹp của mình. Nếu thuộc tuýp ngưỡng mộ sự quý phái thì hãy chọn màu sang trọng để làm nổi bật bạn. Còn nếu bạn yêu thích sự năng động và cá tính trẻ trung thì có lẽ

màu thông dụng là phù hợp nhất. nếu thích có một phong cách đa dạng, thì bạn có thể lựa chọn sắp

Tuy nhiên,

xếp khéo léo cả ba tông màu

này trong những hoàn cảnh phù hợp. (nguồn fashiontrendsetter)

Khac Hieu

Jun.09/DesignMagazine 105


07Fashion

106 DesignMagazine/Jun.09


Thời trang Nữ Bộ sưu tập thời trang Thu Đông 2009/2010 mang đậm dấu ấn Kenzo

Bộ sưu tập Thu Đông của nhà thiết kế danh tiếng người Nhật Bản KenZo trình diễn tại Tuần lễ thời trang Paris đã đem lại một không khí tràn đầy sắc màu của sự hồi sinh, đầy nữ tính, quyến rũ và sang trọng. Mất hàng giờ lướt qua các bộ sưu tập thời trang cho mùa Thu đông 2009/2010 sắp tới, tôi cảm thấy nhàm chán và buồn tẻ trước những gam màu lạnh như xám, đen và các màu tối ảm đạm được sử dụng tràn lan trong rất nhiều bộ sưu tập của các nhà thiết kế. Nhưng đến bộ sưu tập của Kenzo tôi đã có những cảm nhận hoàn toàn mới lạ: luồng sinh khí mới mẻ tràn đầy sức sống được thổi vào trong những mẫu thiết kế của Kenzo. Những đường nét uyển chuyển của thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá mang đậm nét văn hóa phương Đông kết hợp với kiểu dáng

phương Tây sang trọng, tinh tế tạo nên một thương hiệu đẳng cấp cao mang đậm dấu ấn Kenzo. Xu hướng thời trang của Kenzo cho mùa thời trang 2009/2010 thiên về các gam màu sáng hiện đại như: vàng, xanh lá cây, xanh lam và đỏ đô.... Xu hướng này được thể hiện rõ nét ở những đồ phụ trang đi kèm cho mùa thu đông 2010 của Kenzo Những đôi bốt cao đến đầu gối có đế bục với nhiều màu sắc phong phú của mùa thu, 3/4 ống tay áo khoác được kết hợp với những đôi găng tay dài và nhiều cách phối hợp đầy ngẫu hứng được lấy cảm hứng từ thiên nhiên.Thêm vào đó còn có những chiếc khăn quàng đa sắc màu, thắt lưng và các họa tiết thêu rất đẹp mắt _ tất cả hòa quyện với nhau tạo nên những mẫu thiết kế ấn tượng, trẻ trung với phong cách độc đáo đầy cá tính.

Jun.09/DesignMagazine 107


07 Những chiếc váy

Do it yourself

Berber Soepboer đã gặp Michiel Schuurman vào tháng 8/2008 để thiết kế về chất liệu vải cho bộ sưu tập váy. Mẫu thiết kế váy COLOURING & ASSEMBLY được trình diễn vào ngày 7 tháng 9 ở Bergeick, “De Ploeg”, một xưởng Dệt rất nổi tiếng. Michiel đã phải mất rất nhiều thời gian để sáng tạo ra trên 100 mẫu thiết kế và Berber đã làm việc suốt ngày suốt đêm để may và đơm hàng trăm chiếc khuy, kết quả được thể hiện ở hình ảnh dưới đây cho bạn tham khảo.

COLOURING-DRESS Mẫu thiết kế thứ nhất là chiếc váy với 2 tông màu đen và trắng kết hợp được tô màu bằng tay.

ASSEMBLY-DRESS Mẫu thiết kế thứ 2 là bộ 3 chiếc váy có thể tháo rời ra hoặc đính lại với nhau bằng khuy cài.

108 DesignMagazine/Jun.09


Về Berber Soepboer: Berber thường thiết kế quần áo đặc biệt có thể mặc theo nhiều phong cách khác nhau, vì vậy người mặc chúng có thể có nhiều sự lựa chọn cho mình nên mặc chúng như thế nào. Theo quan điểm của Berber: “Cuộc sống luôn tạo cho con người nhiều sự lựa chọn tùy theo tuổi tác, sở thích và mục đích, thời điểm sử dụng. Khi mọi vật vẫn có thể tồn tại thì thế giới dường như là một nơi rất lạ thường”. Berber đã lý giải những khả năng sáng tạo bất tận của nghệ thuật trong mẫu thiết kế của mình.

Về Michiel Schuurman: Ông theo học thiết kế đồ họa và chữ nghệ thuật (Typography) trong 2 năm ở Học viện Koninklijke voor de Beeldende Kunsten Den Haag và đã được cấp bằng nhà thiết kế đồ họa tại Học viện Gerrit Rietveld, Amsterdam. Công việc của ông chủ yếu là về biến đổi Typography thành một điểm mà ở đó nó có thể thay thế toàn bộ hình ảnh. Và ông cũng có một số mẫu thiết kế tạo ảo giác được dựa trên quy tắc nghệ thuật Typography cổ điển và sự đối lập thuần túy giữa 2 tông màu trắng và đen. (nguồn: yatzer)

Hoa Thai

Jun.09/DesignMagazine 109


07

110 DesignMagazine/Jun.09


Bộ sưu tập Thời Trang Hè 2009 của Celine Định nghĩa mới về sự hoàn mỹ trong thiết kế thời trang.

Bộ sưu tập Thời trang hè 2009 của Celine - nhãn hiệu thời trang danh tiếng đến từ Pháp đã thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng trong trong Tuần lễ thời trang Paris bởi những mẫu thiết kế độc đáo theo xu hướng thời trang hiện đại, trẻ trung và đặc biệt là có tính ứng dụng cao. Bộ sưu tập dành cho mùa thời trang năm nay đa dạng về kiểu dáng, phong phú về màu sắc và sáng tạo về ý tưởng, Nhà thiết kế Ivana Omazic đã đem đến Tuần lễ thời trang Paris một luồng sinh khí mới với điểm nhấn là các mẫu váy lụa cách điệu rất nữ tính, quyến rũ được phối màu rất hài hòa, trang nhã, lạ mắt và đầy cá tính. Bộ sưu tập của Celine kết hợp giữa tính cổ điển và hiện đại, cổ điển trong những đường cắt may, trong chất liệu vải

sang trọng, trong những đường nét đơn giản và hiện đại trong cách phối màu ngẫu hứng và kiểu dáng trẻ trung, năng động. Hầu hết các mẫu thiết kế được thắt gọn ở phần eo tạo dáng vẻ mềm mại, điệu đà và tôn thêm vẻ đẹp hình thể cho phái đẹp với những đường cong gợi cảm nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái và tự do. Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập này có tính ứng dụng cao, phù hợp mặc ở mọi lúc mọi nơi. Thêm vào đó là các phụ trang đi kèm như thắt lưng bản rộng, vòng đeo tay và túi xách có cùng tông màu hay tông màu tương phản với các bộ váy cũng góp phần làm nổi bật các bộ trang phục của Celine.

hoa lan

Jun.09/DesignMagazine 111


07

Bộ trang phục dạ hội 2 mảnh chất liệu len làm từ lông dê và len màu tôm hùm.

Váy dạ hội “phong cách Hy Lạp” (mặt sau), lụa xếp ly màu huyết dụ.

Bí ẩn

Alix Grès gần như không hề hé lộ chút thông tin nào về cuộc đời, sự nghiệp hay chuyện đời tư. Thậm chí ngay cả sự ra đi của bà năm 1993 cũng được người con duy nhất của bà giấu kín. Sự bí ẩn này khiến mọi người đặt cho cô thợ may thành Paris 1 thời - quý bà Alix Grès vĩ đại cái tên Nữ thần giữ kho báu thời trang. Đồng thời bà cũng được coi là biểu tượng cuối cùng cho thời đại hoàng kim của nghề may. Viện bảo tàng của học viện công nghệ thời trang FIT tôn vinh những tác phẩm “góc khuất” của bà tại cuộc trưng bày đầu tiên nhằm phân tích những kỹ thuật trong công trình của bà và phân loại chúng theo phong cách nghệ thuật. Hơn 70 kiệt tác

112 DesignMagazine/Jun.09

Alix Grès của bà đã được trưng bày tại Triển lãm thời trang Nữ thần giữ kho báu thời trang Trong suốt hành trình sự nghiệp dài 58 năm, bắt đầu từ đầu những năm 1930 tiếp tục đến mãi 1988, Quý bà Gres đã mang đến những chiếc áo dài với vẻ đẹp trang nhã thanh tú và được các phụ nữ phong cách nhất của thế kỷ 20 khoác trên mình. Bà tự mình tạo ra những thiết kế cho tất cả các sản phẩm của mình, một kỳ tích mà hiếm có nhà thiết kế nào làm được. Mặc dù có rất nhiều chuyên gia thời trang hiểu được những thiết kế nổi tiếng nhất của bà, song cũng ít người ý thức được đầy đủ về tài năng vĩ đại của bà. Những trang phục ăng-ten trong triển lãm phản ảnh nét chính trong phong cách của bà -

những chiếc váy dài xếp ly cổ điển được làm từ lụa xếp ly, việc sử dụng những mẫu thiết kế hình học đơn giản dựa trên các bộ trang phục của dân tộc thiểu số và trạm trổ điêu khắc là điểm nhấn cho hầu hết phần lớn các tác phẩm của bà Những trang phục được trưng bày như áo choàng không tay len sọc vuông xám vàng từ những năm 1950 của Doris Duke, áo ngủ 1 mảnh bằng lụa satin của Diana Vreeland và váy dạ hội “Turandot” bằng lụa to bản màu đen là những ví dụ điển hình cho phong cách thời trang mới được ra mắt bởi người phụ nữ mà cuộc đời bà vẫn là 1 ẩn số cho đến tận cuối đời. (nguồn: curatedobject)

Thien Binh Nga


Áo choàng không tay chất liệu vải nỉ và len sọc vuông màu xám.

Váy dài dạ tiệc“phong cách”, lụa xếp ly màu xanh nước biển.

Váy dạ hội “Turandot” chất liệu lụa đen to bản.

Váy dạ hội “phong cách Hy Lạp” (mặt trước), lụa xếp ly màu trắng nhạt.

Lý lịch trích ngang của GRES Alix Gres tên thật là Germaine Emilie Krebs sinh năm 1903 tại Paris. Bà bắt đầu công việc của 1 nhà điêu khắc nhưng sự nghiệp này không đơm hoa kết trái bởi vậy chán nản, bà quay sang thiết kế các mẫu nhà vệ sinh cho 1 tạp chí thiết kế nhà ở Paris. Đó cũng là khi bà quyết định bắt tay vào công việc thiết kế thời trang. - Cuối năm 1930 bà kết hôn với ông Serge Czerefkov và đổi tên là Alix, còn Gres là tên chồng. - Năm 1932 bà mở cửa hàng thời trang đầu tiên mang tên Alex Couture. Năm sau, bà cùng với bạn là Juliette Barton khai trương Alix Barton trong 1 căn hộ 3 phòng ở Rue Mirosmesnil và đến năm 1934 bà bắt đầu thiết

kế dưới cái tên Alix ở cửa hàng Honor số 83 trên đường Faubourg. - Những thiết kế của bà được triển lãm ở hội chợ quốc tế năm 1939 tổ chức tại Paris và giành được giải nhất. - Năm 1942, Quý bà Gres được tổng thống Pháp xếp vào thành viên của đội danh dự. Cũng trong năm này, bà lấy tên là Gres theo tên chồng bà. - Năm 1959, bà cho ra đời nước hoa Cabochard và sản phẩm này gặt hái được thành công vang dội trên thị trường. - Năm 1973, bà được bầu chọn là chủ tịch Syndicathiệp hội thời trang cao cấp của phụ nữ Paris. - Năm 1976, bà nhận giải cây kim vàng và bắt đầu mở rộng thêm lĩnh vực phụ kiện thời trang.

Váy dạ tiệc “ Phong cách Hy Lạp” lụa xếp ly màu hồng (chi tiết mặt trước).

Váy dạ hội“Grecian” lụa xếp ly xanh biển đêm.

- Năm 1978, lần đầu tiên bà giới thiệu bộ sưu tập của mình đến thị trường Nhật Bản và cũng là năm bà đạt giải người lãnh đạo sáng tạo trong Giải thưởng về thiết kế của Đại học New York. - Năm 1980, bà tổ chức show diễn đầu tiên với cái tên “sẵn sàng trưng diện”. - Năm 1990, nhằm đẩy mạnh hơn nữa tiếng tăm về hình ảnh Gres, trụ sở Maison Gres được chuyển về Rue Saint Honore. - Sau 3 năm nghỉ hưu,vào ngày 24/3 bà giã từ cuộc đời tại nhà riêng ở miền nam nước Pháp. Theo như tiết lộ của Anne con gái bà thì cô muốn bảo vệ mẹ mình bởi vì có rất nhiều người muốn lợi dụng cái chết của bà để thu lợi.

Jun.09/DesignMagazine 113


08Applications Đây là chuyên mục giới thiệu những phần mềm sử dụng trong thiết kế để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn tác vụ của những phần mềm đó.

Adobe PhotoShop

Adobe Acrobat

Đây là một phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp. Nếu bạn là một nhà thiết kế thì không thể bỏ qua phần mềm này. Còn nếu bạn có niềm đam mê nhiếp ảnh thì phần mềm này càng không thể bỏ qua. Khuyên dùng: Đây là một phần mềm không thể thiếu trong hành trang của bạn.

Đây là một phần mềm rất nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết. Tương thích tốt trong in ấn, nếu bạn xuất file cho Acrobat (dưới đuôi .pdf) thì hầu như ai cũng có thể đọc được file của bạn mà không sợ bị lỗi font. Tùy chỉnh tốt, với đặc biệt là file rất nhẹ. Khuyên dùng: Là phần mềm bạn cũng không thể bỏ qua.

Adobe ILLustrator

Adobe Acrobat

Là phần mềm chuyên nghiệp trong xử lý đồ họa vector (vẽ logo...) tương thích tốt với các phần mềm của Adobe. Khuyên dùng: Nếu bạn đã từng sử dụng CorelDraw thì đây là một phần mềm cũng rất đang quan tâm và nó sẽ làm bạn phải suy nghĩ xem là nên dùng ILLustrator hay CorelDraw.

Là phần mềm đã rất phổ thông mà khi nhắc đến chắc hẳn đã nhiều người sử dụng đến. Cũng là đồ họa vector và là thế mạnh khi mọi người còn chưa biết đến ILLustrator. Khuyên dùng: Dễ dàng sử dụng nhưng là lựa chọn yếu thế hơn khi mà phần tương thích với các phần mềm của Adobe chưa thỏa đáng.

Adobe Indesign

Adobe QuarkXpress

Là phần mềm dàn trang chuyên nghiệp tuy xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng hiện thời là phần mềm được lựa chọn hàng đầu trong dàn trang. Khuyên dùng: Đây là một phần mềm tương thích khá tốt và thuận tiện khi cùng họ Adobe. Tuy nhiên cài đặt lại đòi hỏi máy có cấu hình RAM lớn.

Adobe Dreamweaver

Hầu như ai đã làm dàn trang thì không thể không biết, dễ dàng và thuận tiện. Nhưng hiện nay đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Adobe Indesign. Khuyên dùng: Đây là phần mềm đang là sự cân nhắc trong đầu của các nhà thiết kế khi Indesign đang ngày một chiếm lĩnh.

Adobe Flash

Là phần không thể thiếu trong thiết kế website, nó hỗ trợ tốt trong khả năng nhìn và thiết kế nên một website chuyên nghiệp. Khuyên dùng: Trong thời đại bùng nổ thông tin, doanh nghiệp và cá nhân đều muốn có trang web riêng, vậy bạn có muốn trở thành webdesigner?.

Hỗ trợ tốt trong khả năng tạo và xử lý web. Những hình ảnh chuyển động khi bạn lướt web có khiến bạn thích thú? Khuyên dùng: Là sự lựa chọn thường trực khi bạn thực sự muốn là một nhà thiết kế web chuyên nghiệp.

AutoCad

AutoDesk 3Ds Max

Chắc hẳn ai học về kỹ thuật đặc biệt là xây dựng và kiến trúc thì đây là phần mềm không thể bỏ qua. Phần mềm vẽ kỹ thuật này đã quá nổi tiếng. Khuyên dùng: Nếu bạn là dân kỹ thuật thì khỏi phải nói có nên dùng hay không. Tuy nhiên hiện nay Autocad chỉ phổ biến và thịnh hành trên Hệ điều hành Windows.

114 DesignMagazine/Jun.09

Hỗ trợ mạnh trong thể hiện không gian 3 chiều (phim hoạt hình, nhà cửa, nội thất...) Nếu bạn đang sử dụng AutoCAD thì tại sao không thổi hồn vào kỹ thuật nhỉ? Khuyên dùng: Đây là phần mềm không có gì phải băn khoăn suy nghĩ khi lựa chọn.


Sử dụng phần mềm theo những hướng dẫn cụ thể sẽ giúp bạn đúc rút nhũng kinh nghiệm quý khi sử dụng công cụ, đó một cách thực hành nhanh và trải nghiệm qua những chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Cách thiết kế La bàn Vector Safari trong Illustrator

1

Trình duyệt Safari của Apple có một biểu tượng rất nhỏ nhưng rất ấn tượng, hoạt động rất tốt khi phóng to lên kích cỡ lớn hơn mới thấy trên nó hiển thị khá nhiều chi tiết phức tạp. Navigate sẽ hướng dẫn cho bạn cách vẽ chiếc La bàn vectơ Safari sáng tạo trong Adobe Illustrator.

Đầu tiên, hãy mở một trang mới (new document) trong Adobe Illustrator, vẽ một hình tròn lên artboard đồng thời vẫn giữ phím SHIFT để tạo nên hình tròn hoàn hảo hơn.Tô màu trắng (white) theo kiểu gradient thẳng đứng (vertical gradient) lên hình tròn màu xám (grey).

2

3

Copy và Paste vào mặt trước (dùng tổ hợp phím CTRL/ CMD + F hoặc sử dụng bảng scale tool trên thanh công cụ) hình tròn mới và tô thêm màu xám nhạt (lighter grey) vào hình gradient màu trắng (white gradient) theo kiểu đường tròn hướng tâm. Chia tỉ lệ bằng các chấm tròn nhỏ.

Paste hình tròn nữa vào, tô màu xám rất nhạt(very faint grey) và chia tỉ lệ theo khoảng cách hợp lý như hình tròn trước.

4

5

6

Tiếp tục Paste một hình tròn khác vào, tô màu linear grey lên gradient màu trắng(white gradient) và chia tỉ lệ bằng dấu chấm rất nhỏ.

Sau đó Paste thêm một hình tròn khác nữa vào nhưng sử dụng radial gradient. Phương pháp sắp xếp các gradient khác nhau lồng vào nhau sẽ tạo độ sắc nét và khả năng phản chiếu cho khung kim loại ngoài cùng.

Paste hình tròn cuối cùng vào, lần này tô gradient màu xanh nước biển(gradient of blues) để làm background cho bề mặt la bàn

8

9

7

Bắt đầu vẽ một đường tròn (stroked circle) và hình ngôi sao(star tool), sau đó kết hợp ấn giữ mũi tên con trỏ và kéo rê hình ngôi sao để biến đổi tạo thành các đỉnh tam giác tương tự. Sử dụng công cụ Direct Selection (White Arrow) để kéo điểm phía trên cùng ra xa hơn để tạo thành hình tam giác dài hơn.

Nhân đôi số hình tam giác và đặt đối xứng nhau tạo thành góc 90o vòng quanh hình tròn. Sử dụng lệnh Align trong Align Palette để thao tác dễ dàng hơn làm nổi bật được Artboard Tiếp tục tạo lại các hình tam giác nhỏ hơn và chia tỉ lệ nhỏ theo các diểm chéo đối xứng nhau.

Sử dụng 4 hình tam giác nhỏ để đánh đấu các điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc. Tô thêm nét vào nền xanh lam để làm cho các hình tam giác ăn nhập với khung bên ngoài.

Jun.09/DesignMagazine 115


08Applications 8

Xung quanh biểu tượng Safari gốc là các hình tam giác đã biến đổi kích thước biểu thị mức độ biến đổi xung quanh đường tròn của La bàn. Để tạo lại các hình tương tự bắt đầu bằng các hình tam giác, kích đúp và di chuyển các cạnh bên để thay đổi khoảng cách cố định.

11

Tiếp đến, trên các pattern đã tạo ra, chọn nhóm các hình tam giác và xoay(rotate) sao cho đỉnh tam giác hướng xuống dưới. Sau đó click vào biểu tượng New Brush từ Brushes Palette. Chọn lệnh New Pattern Brush từ bảng danh sách và ấn Ok và tùy chọn các thao tác trong hộp thoại hiển thị.

13

Tô màu trắng(white)lên diện tích còn lại của bản đồ và chỉnh chế độ Transparency thành Overlay hoặc Soft Light, điều chỉnh độ Opacity cho đến khi bạn thấy hợp lý.

9

Trong quá trình tạo ra biểu tượng Safari, tôi đã mắc một lỗi nhỏ những cũng có thể từ lỗi nhỏ đó sẽ trở thành lỗi nặng, do đó bạn cần khắc phục nó ngay. Ví dụ được minh họa ở hình vẽ trên để lưu ý bạn là nếu bạn chia tỉ lệ không cân đối, phù hợp thì sẽ dẫn đến các khoảng cách giữa các hình tam giác không đồng đều nhau.

Copy và Paste vào mặt trước hình tròn nền màu xanh lam, xóa tất cả các đường nền và add brush mới vừa tạo vào, chia tỉ lệ hình tròn cân đối cho phù hợp trong diện tích la bàn. 12

Hãy lấy một cái bản đồ file vector tại http:// www.vecteezy.com/vf/379-MacDaddyWorld được cập nhật mới nhất, mở Illustrator ra và paste vào trong trang tài liệu của bạn. Sau đó copy hình tròn màu xanh và chọn biểu tượng Intersect From Shape Area từ thanh công cụ Pathfinder để hiện thị bản đồ nổi lên bề mặt La bàn.

15

Sử dụng công cụ Type để vẽ các chữ cái viết tắt N, E, S và W initials. font chữ được sử dụng là kiểu chữ Sweet Serif được gọi là Minion Pro.

10

Cách khắc phục đơn giản là thêm một dấu chấm vào cuối mỗi pattern, xê dịch nó với khoảng cách tương tự trước đó. Dấu chấm này sẽ không được hiển thị nhưng sẽ thêm phần phụ vào diện tích pattern.

116 DesignMagazine/Jun.09

Xoay(Rotate) sắp xếp vị trí các chữ cái phù hợp trên La bàn, sử dụng lệnh align palette để chỉnh vị trí của chúng đối xứng với nhau. Thực hiện các thao tác tương tự với các chữ cái nhỏ hơn North West etc, chỉnh độ opacity xuống 80%.


16

Sử dụng một hình tam giác khác để vẽ một nửa kim La bàn, sử dụng lệnh Direct Selection Tool để kéo dài đỉnh tam giác ra khi cần thiết. Copy và Paste thêm 1 nửa chiếc kim La bàn nữa đặt cạnh nhau tạo thành chiếc kim La bàn hoàn chỉnh và kéo một trong những điểm gốc phía trong chia thành 2 nửa bằng nhau. Sau đó tô màu xám nhạt(light grey) cho nửa kim vừa làm xong.

18

Sản phẩm của Apple sẽ không hoàn thiện được nếu không có độ phản chiếu. Paste vào một hình tròn màu trắng lên bề mặt La bàn, chọn mục Subtract From Shape Area trên thanh công cụ Pathfinder để vẽ thêm các hình phụ.

21

Hãy đợi đã! Vẫn còn nữa! Kéo rê gradient màu xanh (blue gradient) thành màu trắng (white) qua bề mặt của La bàn và chỉnh độ Linear Burn của layer này là 35%, nó sẽ giúp hiển thị lên màu sắc của hình nền La bàn trông trong suốt và thật hơn.

22

Nhân đôi chiếc kim La bàn vừa tạo và đặt nó theo phương đối lập nhau và tô màu shades of red cho 2 nửa mới.

19

Chọn độ opacity của reflection là màu soft light xuyên qua tấm kính bảo vệ của La bàn. Và sử dụng dropshadow để kim trông nổi hơn

Tuy nhiên, để hình ảnh trở lên thật hơn với độ sáng tối của gờ kim loại la bàn đòi hỏi bạn phải thêm vào một số tinh chỉnh phức tạp nữa mà chúng tôi sẽ đề cập để nâng cao ở những bài tiếp theo. Điều quan trọng là hình ảnh minh họa của bạn vẫn giữ lại toàn bộ vector, các hiệu chỉnh tương tự có thể được thực hiện chính xác trong Illustrator. Chúc các bạn thành công.

17

Phóng to lên và vẽ hình tròn làm trục giữa của kim La bàn, tô màu grey linear gradient.

20

Chỉnh sửa hoặc bổ sung để hoàn thành sản phẩm Vector Compass. Ở đây tôi đã chỉnh kích thước của khung ngoài cho phù hợp, cân xứng với mặt La bàn, có thay đổi một chút về màu sắc và xoay toàn bộ chi tiết nhỏ. Paste một hình tròn khác vào, chia tỉ lệ bằng các chấm nhỏ và tô màu gradient khác để làm nổi bật cho mặt phản chiếu.

Duy Lien

Ý kiến của bạn Để cùng chia sẻ những khó khăn hay những khúc mắc trong khi sử dụng phần mềm, hay đó là những phát kiến hay... Xin mời các bạn đóng góp những bài viết để phát triển cộng đồng đồ họa Việt Nam ngày một tốt hơn. Thư từ bài vở xin gửi về: toasoan@designmagazine.vn

Jun.09/DesignMagazine 117


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.