
JON FOSSE
Biên mục trên xuất bản phẩm của ư viện Quốc gia Việt Nam
Ánh Trăng Sáng / Joe Fosse ; iên Nga dịch. - H. : Dân trí ;
Công ty Xuất bản iện Tri ức, 2024 - 138 tr. ; 18 cm
ISBN: 000-000-00-000-0
1 . Văn học
DTM0000p-CIP
A SHINING by Jon
FosseCopyright © Kvitleik, Det Norske Samlaget 2023
Published in agreement with Winje Agency and Andrew Nurnberg Associates International Limited
Vietnamese languague translation copyright (c) 2024 by ien Tri uc Publishing Company. All rights reserved.
ÁNH SÁNG TRẮNG, Jon Fosse
Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Winje Agency và Andrew Nurnberg Associates International Limited và Công ty TNHH Xuất bản iện Tri ức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.
Cuốn sách được xuất bản theo thỏa thuận hợp tác giữa Từ Hóa Hoàng Lan và Công ty TNHH Xuất bản iện Tri ức
Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của iện Tri ức.
Team thực hiện:
Từ Hóa Hoàng Lan – iên Nga – Phan Huy - ảo Triều - Hiểu Lâm - Biko - Mầu Quang Hưng

“Có thể nói, mỗi tác phẩm tôi viết đều có vũ trụ hư cấu riêng, thế giới riêng của nó.
Một thế giới mới mẻ cho mỗi vở kịch, mỗi cuốn tiểu thuyết.
Một bài thơ hay, bởi vì tôi cũng đã viết rất nhiều thơ, cũng là một vũ trụ riêng của nó – nó chủ yếu liên quan đến chính nó. Và
rồi ai đó đọc nó có thể bước vào vũ trụ của bài thơ ấy – vâng, nó giống một kiểu hiệp thông hơn là giao tiếp.
Trên thực tế, điều này có lẽ đúng với mọi điều tôi đã viết.”
— Jon Fosse
Jon Fosse là tác giả đầu tiên trên thế
giới đoạt giải Nobel Văn Chương sáng tác bằng tiếng Nynorsk, một ngôn ngữ phổ thông ở Na Uy. Ông được trao giải vì “những vở kịch và tác phẩm văn xuôi đầy sáng tạo, lên tiếng cho những điều không thể nói thành lời”.
Vài nét sơ lược về tác giả
Jon Fosse sinh năm 1959 tại Na Uy, được
công nhận rộng rãi là một trong những tác
giả đương đại quan trọng nhất.
Lên bảy tuổi, ông suýt chết trong một vụ tai
nạn, điều mà sau này, ông gọi là “trải nghiệm quan trọng nhất” trong thời thơ ấu và là kinh
nghiệm “đã tạo nên” ông – một nghệ sĩ. Ông bắt đầu sáng tác thơ và truyện từ năm
12 tuổi. Ông chia sẻ: Viết lách mang lại cho tôi cảm giác an toàn, mang lại cho tôi sự đối lập với nỗi sợ hãi.
Năm 1983, Raudt, svart (Đỏ, Đen) ra đời đã khởi đầu cho sự nghiệp lẫy lừng của ông.
Bên cạnh đó, ông cũng nổi danh là một nhà
viết kịch tài ba. Ông đã sáng tác vở kịch đầu tiên Nokon kjem til å komme (Ai đó sắp đến) trong 4 – 5 ngày và không hề chỉnh sửa lại kịch bản.
Jon Fosse đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế khác nhau trong những năm cống hiến của mình. Trong đó:
* Trilogy được trao Giải thưởng Văn chương của Hội đồng Bắc Âu năm 2015. (Ấn bản tiếng Việt dự kiến phát hành tại Việt Nam vào quý II/2024)
* A Shining (Ánh sáng trắng) được The New Yorker xếp hạng là một trong những quyển sách đáng đọc nhất (the Best Books) năm 2023.
Công trình đồ sộ của ông bao gồm vô số vở
kịch, tiểu thuyết, tuyển tập thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi hiện đã được xuất bản sang
44 ngôn ngữ và các vở kịch được công diễn hàng ngàn lần trên khắp thế giới.
Đúng 18h ngày 05 tháng 10 năm 2023, không
để các phóng viên đợi lâu, ngay khi buổi lễ công bố bắt đầu, Thư ký thường trực và Chủ
tịch mới của Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy
Điển – ông Mats Malm đã thông báo:
“Rất hoan nghênh quý vị có mặt tại Viện Hàn
lâm Thụy Điển. Tên tôi là Mats Malm và tôi là
Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Viện đã họp, thống nhất và bây giờ có thể công bố quyết định về giải Nobel Văn Chương.
Giải Nobel Văn Chương năm 2023 được trao cho
tác giả người Na Uy, Jon Fosse, vì những vở kịch và tác phẩm văn xuôi mang tính sáng tạo, lên tiếng cho những điều không thể nói thành lời”.
Tiếp ngay sau đó, giáo sư Anders Olsson –Chủ tịch Ủy ban Nobel Văn Chương cho biết:
“Giải Nobel Văn Chương năm nay (ND – 2023)
được trao cho tác giả Jon Fosse. Fosse sinh năm 1959 và lớn lên bên bờ biển phía tây Na Uy. Công trình đồ sộ của ông gồm nhiều tiểu thuyết viết bằng tiếng Na Uy và vô số vở kịch, truyện ngắn, tuyển tập thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và
các bản dịch. Hiện nay, ông là một trong những nhà viết kịch có tác phẩm được công diễn rộng rãi nhất trên thế giới, ông cũng ngày càng được công nhận trong lĩnh vực văn thơ. ”
Giáo sư cũng cho biết Jon Fosse viết tiểu thuyết theo phong cách “chủ nghĩa tối giản Fosse”.
Tác phẩm: Ánh sáng trắng
Tôi đang chạy xe. Tuyệt. Chạy xe dễ chịu thật. Tôi không biết đi đâu. Tôi cứ chạy tới thôi. Cảm giác buồn chán bắt được tôi rồi, tôi chưa bao giờ thấy chán nhưng giờ lại thành nạn nhân của nó. Tôi không nghĩ ra được mình muốn làm gì. Nên tôi chỉ làm gì
đó thôi. Tôi lên xe phóng đi rồi tới đâu đó rẽ phải hay rẽ trái được thì tôi rẽ phải, tới chỗ
kế tiếp rẽ phải hay rẽ trái được thì tôi rẽ trái.
Tôi cứ chạy như vậy. Tôi chạy xa tít rồi cuối
cùng tới một con đường rừng toàn rãnh lún
sâu đến độ tôi nhận thấy bánh xe lún dần.
Tôi vẫn chạy tiếp tới khi xe lún hẳn. Tôi cố lùi xe nhưng không được, nên tôi dừng xe.
Tắt máy. Tôi ngồi đó trong xe. Vậy đây, giờ mình ngồi đây, tôi nghĩ, và tôi thấy trống rỗng, như thể cảm giác buồn chán đã thành trống rỗng. Cũng có thể là bất an, bởi tôi cảm thấy gì như nỗi sợ khi ngồi đó nhìn thẳng trước mặt, trống rỗng, như nhìn vào khoảng không. Nhìn vào hư vô. Mình nói cái
gì vậy, tôi nghĩ. Trước mặt mình là rừng, rừng thôi mà, tôi nghĩ. Vậy là vòng xe tùy hứng này đã đưa tôi tới một cánh rừng. Một cách nói khác nữa, là chuyện này, hay chuyện nọ, đưa đẩy, hay sao cũng được, đến một chuyện khác, phải, cái gì khác. Tôi nhìn tới cánh rừng trước mặt. Rừng. Phải, cây san sát nhau, thông, rừng thông. Và xen kẽ giữa cây là đất nâu, phần lớn nom có vẻ khô. Tôi cảm thấy trống rỗng. Rồi nỗi bất an này. Tôi sợ cái gì vậy. Sao tôi lại sợ. Phải tôi sợ quá không thể xuống xe. Không dám xuống. Con đường rừng tôi chạy vào rồi bị lún đến đây là hết, tôi tới gần cuối đường rồi. Có lẽ đó là lý do tôi cảm thấy bất an như vậy, bởi tôi bị lún xe
ở cuối một đường rừng, và ở đây, tận cùng
đường rừng, không có chỗ nào để quay đầu
xe. Tôi còn nhớ là từ lúc bắt đầu chạy vào
đường rừng này, tôi không chạy quá một làn
dừng khẩn cấp hay đường rẽ nào. Chắc là
vậy rồi. Phải rồi, bởi nếu có thấy chỗ để
quành lại thì dứt khoát tôi đã dừng xe rồi quay lại bởi chạy xe trên đường hẹp qua khung cảnh vùng đồi thấp này không làm tôi đỡ chán chút nào, làm tôi chán hơn thì có. Nhưng tôi không thấy chỗ nào để quay đầu xe, có lẽ nãy giờ tôi chờ chuyện đó, phải, chờ thấy có chỗ nào để tấp xe vào, lùi lại một chút, rồi lại chạy tới, có lẽ thêm vài lượt nữa, phải, đến khi quành xe được, chạy ngược lại
đường rừng, ra đường cái, rồi lái đến một thị
trấn, nhưng thị trấn nào, thị trấn đâu đó có người, rồi chắc là tôi sẽ mua gì đó, bánh mì
kẹp xúc xích nóng chẳng hạn, hay hoặc, biết đâu, tôi sẽ bắt gặp một quán cà phê nhỏ bên đường rồi ghé vào ăn tối. Chuyện đó cũng có thể. Tôi chợt nhận ra cũng nhiều ngày rồi tôi chưa có bữa ăn tử tế, tôi không nhớ là mấy hôm. Nhưng chắc chuyện vẫn như vậy với những ai sống một mình. Tự nấu tự ăn thì
giống việc bắt buộc nhàm chán, phải, quơ đại cái gì có sẵn thì khỏe hơn, một lát bánh
mì, nếu tôi còn bánh mì trong nhà, bỏ thứ gì lên, thường thì chỉ là mayonnaise phết lên bánh mì rồi thêm vài ba lát xúc xích cừu. Mà
tôi phải ngồi đây nghĩ đến chuyện đó hay sao, cứ như hết chuyện quan trọng hơn để lo. Nhưng vậy thì tôi nên nghĩ về cái gì. Nhưng hỏi như vậy, nghĩ như vậy ngu ngốc quá. Tôi lái xe rồi bị lún giữa đường rừng, cách xa cũng không có bóng người nào, rồi tôi không bẩy xe lên được, nên vậy nghĩa là
tôi đã bận bịu lắm rồi, phải, người ta gọi là
bận, bận làm sao kéo xe lên. Vì đâu thể để xe lún như vậy được. Đương nhiên rồi. Điều đó hiển nhiên đến mức nghĩ thế này thì đúng là ngu. Tôi ngồi đó nhìn xe, còn cái xe cứ ngồi đó ngu ngốc nhìn lại tôi. Hay tôi mới ngu ngốc nhìn nó. Và cảnh này sao mà ngu ngốc quá, ngồi kẹt cứng trên một ụ đất, phải, phải gọi đó là ụ đất, ngay giữa đường rừng, con đường thì còn chạy thêm độ ba, bốn mét nữa là dừng ở một đường mòn dẫn thẳng vào
rừng. Mà tôi làm gì giữa đường rừng đây vậy. Sao tôi lại chạy xe vào đường này. Ý gì vậy. Lý do gì tôi làm vậy. Không có. Không có lý do nào. Vậy tại sao tôi chạy xe vào đường rừng. Có lẽ chỉ tình cờ. Phải, chắc không thể nói sao khác được nữa. Nhưng sự tình cờ, nó là gì mới được. Không, tôi không được bắt đầu lối suy nghĩ ngơ ngẩn như vậy. Chuyện đó chẳng bao giờ đi tới đâu. Mà việc tôi cần làm lúc này, phải, là làm sao kéo xe lên. Chừng đó thôi. Rồi tôi phải tìm cách quay đầu xe.
Nhưng nhìn xem. Phải, là bởi tôi không chạy
ngang chỗ nào quay đầu xe được, nếu có thì
tôi làm rồi, quay xe từ lâu rồi, vì chạy xe trên
đường rừng này chán không thể tưởng.
Những ngọn đồi thoai thoải, còn lại thì chỉ có một thứ để xem là nông trại nhỏ, chắc là
nông trại bỏ hoang vì nhiều cửa sổ nhà bị
đóng bít bằng đủ thứ ván. Lớp sơn tòa nhà
cũ rồi, nhiều chỗ bong tróc từng mảng. Cả nửa mái kho chứa rơm sụp xuống. Nhà đổ
nát nhìn mà buồn, nhà hoang phế. Nhà không ai ngó ngàng. Mà sao không có ai trông coi. Vì hẳn trước khi bắt đầu hư hại nó là căn nhà đẹp. Tôi thích sống trong một ngôi nhà như vậy, phải, nên tôi cũng muốn được sống trong căn nhà tôi chạy xe qua, nhưng chuyện đó thì phải lúc trước kìa, thời tôi còn trẻ, không phải bây giờ. Và hẳn nhiên tôi không thích sống trong căn nhà đổ nát như căn nhà đó lúc này. Vì dứt khoát không ai sống trong đó được, không ai hay, hay cái gì. Hay là thú. Phải, có lẽ thú nào đó vào ở
trong đó rồi. Trong nhà chắc cũng toàn chuột. Chắc là chuột cũng vào ở trong đó rồi.
Hay là, thôi. Đằng nào thì trong nhà cũng không có ai, dứt khoát là vậy rồi, mà cái tôi cần lúc này là người, ai đó có xe, hoặc máy kéo càng tốt, để bẩy xe lên. Nhưng nhà nông trại tôi chạy ngang không có ai, chắc chắn.
Rồi tôi chạy một hồi lâu mà không có gì ngoài những ngọn đồi cho đến khi tôi nhìn
thấy một túp lều bên trên đường rừng này, trông còn tốt, nhưng cửa sổ thả màn, nên trong lều cũng không có ai, chắc chắn. Vậy là, phải, tôi sẽ phải đi lui lại cả đoạn ra đường
cái để tìm ai đó. Nói mới nhớ, sau lần mới đây rẽ trái hay phải hay gì gì đó, trên đường
cái tôi cũng không thấy có mấy nhà, quanh đây khá hoang vắng, phải. Suốt chặng cuối trên đường cái tôi có chạy ngang nhà nào không. Có thể có. Cũng có thể không. Đằng nào thì chặng đó cũng dài, đường cái chắc cũng sắp hết, nên tôi vẫn phải quành lại ở
đó, nếu không rẽ trái rồi chạy tới đường rừng này. Vì có nhà nào không, đâu đó dọc đường cái, không, tôi không thấy nhà nào, rẽ phải cũng không rẽ trái cũng không, nhưng nghĩ lại thì tôi không để tâm tìm nhà. Nói thật thì trong đầu tôi không nghĩ đến nhà. Tất nhiên nói vậy không có nghĩa là tôi không chạy ngang một nhà nào đó. Hẳn nhiên là không phải. Rất có thể tôi cũng chạy ngang nhiều
nhà. Và trong những nhà tôi chạy ngang chắc phải có người. Hay ít ra cũng vài nhà
đó. Bởi nếu không có ai, sao lại có đường cái
ở đây. Hẳn phải có nhà dọc đường cái tôi mới
chạy đây thôi, cũng có thể không phải mới
đây mà một lúc rồi, phải, trước khi tôi rẽ trái
rồi thấy một thứ như đường rừng, một đường rừng kiểu nào đó, phải, và chạy vào. Nhưng quay lại đường cái là cả đoạn đường dài, rồi tôi phải cuốc bộ dọc đường cái bao lâu nữa mới gặp một nhà, không, không có chuyện
đó đâu. Rồi cuối cùng cũng thấy có một nhà thì làm sao tôi biết chắc có ai ở nhà không, mà nếu có người ở nhà thì cũng làm sao biết chắc họ có xe, hoặc người có xe đang ở nhà. Nhưng khi sống kiểu như vậy, phải, người ta phải có xe. Cũng có thể không. Thời trước không ai có xe. Nhưng chắc có xe buýt. Chắc là vậy. Rất có thể tôi đã chạy ngang một nông trại nhỏ, ở đó chắc họ có máy kéo, một máy kéo nhỏ, có lẽ là máy kéo hai bánh. Và chắc
chắn máy kéo hai bánh thì dễ dàng lôi xe tôi ra khỏi ụ đất chết giẫm nó dính cứng luôn rồi. Có điều cuốc bộ trên đường rừng ra lại đường cái thì xa lắm, rồi thì chắc là, không, dứt khoát, tôi phải ì ạch trên đường cái hồi lâu rồi mới gặp nhà đầu tiên. Hay là tôi nên thử lần nữa, nhấn ga rồ tới, rồi sang số lùi để rút xe ra. Tới, lui. Làm đi làm lại. Tới, lui. Phải, tôi sẽ thử lại lần nữa. Vậy mà tôi cứ ngồi đó nhìn thẳng trước mặt, nhưng gần như thể tôi không nhìn gì, chỉ ngồi đó thôi. Một hồi sau thì tôi nghĩ trời bắt đầu có tuyết, chắc tôi thấy lúc nãy rồi, nhưng phải một lúc tôi mới nghĩ tới, để ý, nhưng tuyết rơi rồi, không nhiều, những bông tuyết li ti, mềm mịn cứ rơi rơi, còn tôi ngồi đó, cố đưa mắt dõi theo khúc luân vũ bông tuyết, đầu tiên một bông, rồi cái kế tiếp, tôi dõi mắt theo một bông tuyết cho đến khi hết nhìn được thì thôi, mới đầu cũng không khó lắm, dù tôi không dõi theo một bông tuyết được lâu,
nhưng rồi tuyết cứ rơi nhiều thêm thì càng khó nhìn hơn, rồi tôi không theo kịp, nên tôi không cố nữa, tôi chỉ ngồi nhìn thẳng tới trước và tôi ngẫm giờ có tuyết rồi thì lại càng khó kéo xe lên, lúc nãy đã khó thì bây giờ hoàn toàn không thể. Nên chỉ còn cách đi tìm người kéo. Nhưng nếu vậy thì tôi không được ngồi lì trong xe, tôi phải đi tìm ai đó. Có điều tôi không biết phải đi đâu tìm ai, trang trại nhỏ tôi thấy bỏ hoang, túp lều tôi thấy thì không có ai, còn quay lại đường cái thì xa. Mà sao tôi chạy xe xa quá như vậy. Chắc vì tôi cứ lái mà không nghĩ, tôi không nghĩ mình chạy bao xa. Phải, chắc lý do là vậy. Nhưng giờ, giờ cái gì. Phải rồi, giờ chỉ còn cách tìm được ai đó có máy kéo, hoặc xe hơi, kéo xe tôi lên. Nhưng vấn đề là đó. Tôi phải đi đâu tìm người đó đây. Tôi phải lội ra lại đường cái, rồi đi bộ ngoài đường cái cho đến
khi nào tới được một nhà có người có xe hơi hoặc máy kéo, mà người sống ở nơi heo hút
thế này thì chắc phải có xe. Nếu là người trẻ thì trước sau gì họ cũng phải có, người già
thường không có xe, chắc họ còn chưa bao
giờ lấy bằng lái, mà thảng hoặc xe buýt vẫn
đến ngay cả một nơi đìu hiu thế này, bởi tôi
đã chạy xe cả buổi và càng chạy càng thấy
vắng, phải, tôi rẽ trái rồi chạy một hơi đến
khi có chỗ rẽ phải, rồi đến khi có chỗ rẽ trái lại, tôi cứ chạy xe một mạch như vậy rồi tới đây và không đi tiếp được nữa. Phải, chuyện
là vậy. Còn giờ thì tôi không được, không thể, chờ thêm nữa. Giờ phải làm gì đó, vì lúc này tuyết rơi quá chừng rồi. Vậy mà tôi cứ ngồi nhìn tuyết rơi rơi, hay chìm xuống chìm xuống, có thể nói vậy. Trời cũng đang lạnh hơn chút rồi thì phải. Đúng rồi. Nhưng hay là tôi cứ thử nổ máy, vậy mà tôi không nghĩ ra, vì xe có hệ thống sưởi tốt. Tôi nổ máy và bật hệ thống sưởi lên hết cỡ. Nó kêu ầm ầm. Chốc sau thì đã có chút hơi ấm phả vào tôi, một luồng khí đều đều rõ rệt. Thấy ấm dễ
chịu quá. Chắc chút nữa thì cả xe sẽ ấm. Tuyết phủ kín cả kính chắn gió, nên tôi bật cần gạt lên. Tôi thấy tuyết đã ngừng rơi còn mặt đất trước mặt trắng xóa, cây trong rừng cũng trắng xóa. Đẹp quá. Cây trắng, mặt đất trắng. Giờ trong xe cũng ấm áp dễ chịu.
Nhưng tôi không nên ngồi mãi trong xe. Tôi phải tìm được ai đó. Mà kia chắc là lối vào rừng, nó phải dẫn đi đâu đó, và ở đó chắc phải có người. Nên có lẽ tôi sẽ theo lối đó đi một đoạn vào rừng. Vì tôi tin chắc lúc đó tôi sẽ tìm được ai đó. Tôi nghĩ có lẽ mình cần làm vậy. Vì đã có đường đi thì hẳn cũng phải có người. Chắc chắn rồi, tôi nghĩ. Trong rừng, và có lẽ không tít sâu trong rừng, sẽ có người. Vấn đề chỉ là tìm họ. Đó là lý do tôi không được ngồi lại trong xe. Tôi phải bước ra. Tôi phải đi vào rừng. Tôi phải tìm được ai đó. Cứ ngồi trong xe thì được gì đâu. Tôi xoay chìa, rút khỏi nút đề máy bỏ vào túi áo khoác. Vậy thì đi, tôi nói, tôi nhổm dậy bước xuống
xe, tôi đóng cửa xe và nghĩ mình nên khóa, rồi tôi nhận ra ngay là không cần thiết, vì nếu có ai muốn trộm xe thì xin mời, họ cũng
như tôi thôi có lôi nó ra khỏi chỗ đó được
đâu. Tốt rồi. Tôi bước mấy bước thì nhận ra mình đang giẫm trên tuyết. Bởi một lớp tuyết
mỏng đã đọng lại trên đất. Tôi thấy mình để lại dấu giày trên tuyết. Tôi thấy cả xe đã phủ
đầy tuyết. Cả con đường rừng giờ nhìn cũng
trắng xóa, khó thấy lối đi nằm đâu, nhưng
cũng đủ nhìn ra, ít ra tôi hy vọng vậy. Tôi bước vào rừng, theo đường mòn, phải, nơi tôi đang bước chắc là đường mòn, quanh co giữa cây cối. Giờ tôi chỉ cần đi sâu hơn nữa vào rừng, cho tới khi gặp một nhà có người, ai đó giúp tôi lôi cái xe khỏi rãnh lún để tôi lái ra lại đường cái. Nhưng chắc tôi sẽ phải chạy lùi hết cả đoạn đường rừng, không, sao tôi nghĩ vậy được, tôi chỉ cần quành xe ở chỗ đường rẽ lên túp lều đã chạy ngang, có khi còn trước đó nữa, hẳn nhiên rồi, phải. Mà
dẫu phải chạy một hồi mới tới chỗ túp lều buông rèm thì cũng không phải xa gì lắm, mình tin chắc chạy lùi cả khúc đường như vậy cũng không gay go lắm, tôi nghĩ. Giờ tôi chỉ cần tìm được ai đó. Lúc này trong đầu tôi chỉ có mỗi ý nghĩ đó. Tìm người. Cố tìm được ai đó thật nhanh. Tìm được người giúp, nhưng tôi nghĩ gì vậy, vào rừng tối tìm người là sao. Chắc chưa bao giờ tôi làm cái gì tệ hại hơn, đầu tiên để xe lún rồi đi bộ vào rừng tìm người giúp, sao tôi nghĩ sẽ tìm được giúp đỡ trong rừng, trong rừng tối, ý nghĩ đó, không, gọi đó là suy nghĩ cũng sai, cái tôi vừa nghĩ ra, nó giống ý bất chợt hơn, đại loại như vậy. Hành động dại dột mới đúng. Hoàn toàn ngu xuẩn. Ngu ngốc. Ngu ngốc hết chỗ nói.
Và tôi chưa lúc nào hiểu được tại sao mình làm những chuyện thế này. Nhưng chắc là chưa bao giờ, trong cả cuộc đời tội lỗi của mình, tôi làm thế này, mà sao làm được nếu tôi chưa từng đi vào rừng lúc cuối thu, gần
hết ngày, trời sắp tối, chốc nữa thôi tôi còn không thấy được mình đang đứng đâu và khi ấy thì, phải, lúc ấy thì tôi sẽ không thấy gì ở đâu nữa cả, tôi cũng sẽ không tìm lại được xe, không, sao tôi lại u mê đi như vậy, không, cái này còn tệ hơn ngu, cái này, không, tôi không biết nói thế nào nữa. Giờ thì tôi không còn thấy gì nữa cả, giữa cây cối đây đã tối om. Rồi còn tuyết này. Cái lạnh này nữa. Vì tôi đang lạnh tê tái. Phải, tôi lạnh cóng thật rồi, tôi nhớ là chưa bao giờ thấy lạnh như vậy. Nhưng nếu về được xe thì tôi có thể nổ máy, bật hệ thống sưởi lên, cho ấm người lên, như người ta nói. Có chút hơi ấm. Còn đây thì giữa rừng tối. Tôi cũng mệt quá. Tôi cần nghỉ một lát. Nhưng tôi biết ngồi xuống đâu. Ở kia, đằng kia, chẳng phải đằng kia có tảng đá sao. Đúng rồi, một tảng đá to, tròn trịa ngay giữa rừng, một tảng đá trông như được đẽo tạc để ngồi, bên trên có cành cây giăng, cũng khá cao trên thân, như mái che.