Nhận diện 5 tổn thương_trial

Page 1

Nhận diện 5 tổn thương

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Bourbeau, Lise

Nhận diện 5 tổn thương / Lise Bourbeau; Quế Chi dịch. - H. : Dân trí ; Công ty Xuất bản Thiện Tri thức, 2022. - 278 tr. ; 21 cm ISBN 978-604-385-873-0

1. Tâm lí học ứng dụng 2. Cuộc sống 3. Sức khoẻ tinh thần

158.1 - dc23

LES 5 BLESSURES QUI EMPÊCHENT D’ÊTRE SOI-MÊME

Copyright © 2000 Lise Bourbeau

NHẬN DIỆN 5 TỔN THƯƠNG, Lise Bourbeau

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Nhà xuất bản LES ÉDITIONS E.T.C. INC. và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức. Team thực hiện: Thảo Triều – Khánh Minh – Bùi Mai - Biko - Áo Lam - Hồng AnhMầu Quang Hưng

DTK0163p-CIP

Mục lục

Lời tựa 7

Lời nói đầu........................................................................ 13

Chương 1: Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy .... 16

Chương 2: Bị phủ nhận...................................................... 33

Chương 3: Bị bỏ rơi 65

Chương 4: Nhục nhã 101

Chương 5: Sự phản bội 141

Chương 6: Sự bất công 189

Chương 7: Chữa lành tổn thương và chuyển hóa mặt nạ 227

Lời cảm ơn 275

Lời tựa

Bạn đọc thân mến, Nếu bạn quen thuộc với những cuốn sách của Thiện Tri Thức, thì tôi hy vọng bạn đã thấy tinh thần của đội ngũ làm sách trong việc chọn những cuốn sách đi sâu vào việc kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống, cái chết, nói chung là của việc làm người trên Trái đất này. Đây là những câu hỏi “hiện sinh” nhưng không chỉ giới hạn trong những ghi chép của những gương mặt được xếp vào “chủ nghĩa hiện sinh” ở phương Tây mà còn ở rất nhiều nền văn hóa, với lối tư duy và tập quán khác nhau. Là người Việt Nam, chúng ta hẳn đã nghe đến những khái niệm tâm linh như linh hồn, đầu thai, nghiệp quả, và cái khó của chúng ta là làm sao áp dụng những hiểu biết đó vào công cuộc sinh tồn hàng ngày. Còn tại phương Tây, tình hình lại diễn ra ngược lại. Kể từ khi Descartes với triết lý “tôi tư duy nên tôi tồn tại”, người phương Tây đã dựa quá nhiều vào khoa học, não bộ và lý trí, nên những khái niệm tâm linh

7

Nhận diện 5 tổn thương

đã bị coi là hoang đường hay ma quỷ, thuộc về quá khứ mông muội và bị quên lãng trong suốt thế kỷ XIX và XX. Chỉ đến đầu thế kỷ XXI, khi tư duy logic và cơ học đã đi đến những khủng hoảng hiện sinh về ý nghĩa cuộc đời và ý nghĩa của việc làm người, điều gì làm con người khác với máy móc hay “trí thông minh nhân tạo”(AI), những khái niệm này mới được nói đến một cách cởi mở trở lại, từ đó mà những cuốn sách này ra đời; và những tác giả dùng ngôn ngữ “tâm linh” như Lise Bourbeau trở nên ăn khách, và rồi có tôi – người vẫn ưa thích các lý luận sắc bén của phương Tây nhưng mang tâm hồn phương Đông và muốn ôm trọn cả hai – trò chuyện với bạn ngày hôm nay. Tôi rất vui nếu có thể hỗ trợ bạn trong quá trình đọc hiểu cuốn sách và rút ra lợi ích cho chính mình. Để đối chiếu song song và hỗ trợ việc đọc hiểu cuốn này, tôi chọn cuốn sách trước đây mà tôi dịch, cũng đã được Thiện Tri Thức xuất bản, là “Liệu pháp tâm hồn: Chữa lành bằng trị liệu biểu tượng nâng cao” của Thạc sĩ tâm lý và chuyên gia thôi miên trị liệu biểu tượng trường phái Jung người Pháp Patricia d’Angeli. Trong cuốn sách này, Patricia có nói về những tổn thương mà ai khi sinh ra cũng có thể gặp phải: tổn thương bị chối bỏ, bị phản bội, bị đối xử bất công, bị bạo hành, bị bỏ rơi, bị thiếu sự công nhận, bị sỉ nhục, bị là “đứa trẻ vua” và “đứa trẻ phù thủy” vv.. Dù rằng ta chỉ có từ một đến ba tổn thương chính khiến sự phát triển tâm thức của ta bị ảnh hưởng

8

Lời tựa nhiều nhất, khiến cho ta phụ thuộc vào cơ chế đối phó vô thức và lỗi thời ấy đến cả khi trưởng thành, ảnh hưởng tới những mối quan hệ của ta: từ mối quan hệ với người thương, bạn đời, đến bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên. Ba cách đối phó với tổn thương là:

- Chối bỏ, phủ nhận tổn thương – tương tự với vị thế “Kẻ thủ ác”, nghĩa là ta dạt sang phía ngược lại và gây tổn thương cho người khác, chối bỏ sự tồn tại của tổn thương ấy trong chính mình.

- Tái diễn tổn thương – nghĩa là ta tái diễn vị thế “nạn nhân”, luôn ở thế bị động, bất lực và phản ứng với tổn thương, và có nguy cơ đi vào lối suy nghĩ “đó là nghiệp mà tôi phải trả”, “tôi không được may mắn và có điều kiện như người khác, tôi đã chịu biết bao nhiêu thiệt thòi, tôi có làm gì thì kết cục vẫn như vậy”, vv.

- Thăng hoa tổn thương – hay ở một số tài liệu được gọi là “Phức cảm Chúa cứu thế”, nghĩa là ta trở thành “người cứu rỗi” sau khi đã sống sót qua tổn thương. Vì đã trải qua đau đớn nên ta muốn giúp đỡ các nạn nhân sau này bớt đau khổ, nhờ sự hỗ trợ của ta. Nghĩa cử thật sự cao đẹp và, tuy nhiên, dù đây có vẻ là cơ chế đối phó “lành mạnh” nhất, nhưng vẫn có nguy cơ gây thất vọng, kiệt sức và trầm cảm do phải ở một vai trò quá lâu mà tình hình không khá lên, và “tam giác Karpman” với ba vai trò Kẻ thủ ác-Nạn nhân-Người cứu rỗi vẫn tiếp diễn...

9

Nhận diện 5 tổn thương

Vậy nên trong cuốn sách mà bạn đang cầm ở đây, theo tôi, Lise đã mô tả các quan sát của bà trong hình thể, ngôn ngữ và lời nói của những người đang tái diễn tổn thương (với tổn thương bị sỉ nhục, bị bỏ rơi, bị chối bỏ, bị đối xử bất công); chối bỏ và thăng hoa tổn thương (với tổn thương phản bội, bởi vì đây là tổn thương thuộc cấp độ lý trí và phát triển ở độ tuổi sau này, nên cơ chế đối phó của vô thức cũng tinh vi hơn).

Nhờ những miêu tả trực giác này của Lise mà ta có thể phán đoán một người đang bị ảnh hưởng nhiều bởi chấn thương cảm xúc nào, và việc tự đánh đồng với chấn thương cảm xúc đầu đời ấy đã tác động lên cuộc đời họ, cách họ sinh hoạt, nói năng, cách họ ra các lựa chọn của đời mình, và rồi được biểu hiện qua cơ thể ra sao. Theo tôi, giá trị của các quan sát của Lise nằm ở chỗ bà đã nhắc ta quan tâm đến mối quan hệ giữa mặt nạ vô thức ta mang trong quá trình đối phó với tổn thương và biểu hiện của nó trên cơ thể ta – thứ rõ nhất mà người khác quan sát được ở ta. Vì mặt nạ này là vô thức và liên quan đến tác động sâu của tổn thương bên trong tâm thức ta, liên quan đến những ký ức mà có khi ta còn chẳng nhớ nữa (như những ký ức từ thời thơ ấu, sơ sinh, thậm chí là ở cấp độ bào thai), nên dù khi lớn lên ta có sử dụng đến các biện pháp như tập thể dục, chế độ ăn nghiêm ngặt, hay phẫu thuật thẩm mỹ, sớm muộn gì mặt nạ ấy cũng vẫn thể hiện ra lần nữa. Cơ thể ta không nói dối.

10

Lời tựa

Có thể với người Việt Nam, một số miêu tả về hình thể tương ứng với tập khách hàng của Lise (người Canada, phần lớn là da trắng) là không phù hợp, nhưng thế hệ con cháu người Việt chúng ta đang bắt chước theo lối sống của người phương Tây, nên theo tôi, những mô tả hiện nay không tương ứng với chúng ta lại có thể sẽ khớp với các thế hệ người Việt trẻ hiện tại và sau này; và quan trọng nhất là, nhờ sự thấu hiểu tâm thức con người mà ta có được nhờ đọc cuốn sách này của Lise, cùng với vô số cuốn sách kinh điển khác về tâm lý học, ta sẽ rút ra những bài học cho chính mình, trên hành trình “thành nhân ” (theo cách nói của Carl Rogers) hay “thành toàn tự ngã ” (theo cách nói của Carl Jung) của mỗi chúng ta.

Chúc bạn sẽ nhận được nhiều lợi lạc khi đọc cuốn sách này, cũng như chúng tôi vậy.

Ths Tâm lý Nguyễn Vân Anh

11

Lời nói đầu

Cuốn sách này sẽ không chào đời nếu không có sự kiên trì làm việc của rất nhiều nhà nghiên cứu, những người giống như tôi, không ngần ngại công bố những kết quả nghiên cứu và tổng hợp của họ cho dù chúng có khả năng khơi ra nhiều tranh cãi và hoài nghi chăng nữa. Vả lại, các nhà nghiên cứu cũng biết rằng nhìn chung họ cũng như ấn phẩm của mình sẽ vấp phải nhiều phê phán, do đó họ đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận chúng. Động lực của họ chính là khát khao được cống hiến cho cuộc cách mạng của loài người và những người chấp nhận các phát hiện của họ. Trong số các nhà nghiên cứu, người mà tôi muốn cảm ơn nhiều nhất chính là nhà tâm thần học người Áo SIGMUND FREUD vì những phát hiện đột phá về tiềm thức và vì ông đã dám khẳng định rằng có mối liên kết giữa cơ thể và những phương diện cảm xúc, tinh thần của con người.

13

Nhận diện 5 tổn thương

Tiếp đến, tôi xin cảm ơn một trong những học trò của ông, WILHELM REICH, mà theo tôi, là người tiên phong vĩ đại cho siêu hình học. Ông là người đầu tiên đã thực sự vạch ra mối liên quan giữa tâm lý và sinh lý khi chứng minh rằng chứng loạn thần kinh không chỉ tác động đến tinh thần mà còn tác động cả cơ thể nữa.

Tiếp theo, những nhà phân tâm học JOHN C. PIERRAKOS và ALEXANDER LOWEN, đều là hai học trò của Wilhelm Reich, đã phát hiện ra trường năng lượng sinh học (bioénergie), chứng minh tác động quan trọng của cảm xúc và suy nghĩ trong mong muốn chữa lành cơ thể.

Trên hết thảy là nhờ công trình của John Pierrakos và cộng sự Eva Brooks, tôi đã có thể đi sâu phân tích, tổng hợp mà các bạn sẽ sớm tìm hiểu về nó trong cuốn sách này. Nhờ có một giai đoạn thực tập rất thú vị với BARRY WALKER vào năm 1992, một học trò của John Pierrakos, mà tôi đã được quan sát và nghiên cứu, tham dự để rồi tổng hợp năm tổn thương cùng những biểu hiện ngụy trang đi kèm với chúng. Bên cạnh đó, tất cả những thứ được miêu tả trong cuốn sách này đều đã được chứng thực bởi hàng nghìn người tham dự các hội thảo của tôi và bởi những trải nghiệm trong cuộc sống cá nhân của tôi.

Trong cuốn sách này không có bất cứ bằng chứng khoa học nào, nhưng tôi tha thiết mong bạn đọc thật kỹ sự tổng hợp của tôi trước khi phủ nhận nó và trên hết,

14

Lời nói đầu hãy vận dụng nó, biết đâu nó có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Như bạn đã nhận ra, tôi tiếp tục xưng hô thân mật với bạn trong cuốn sách này như vẫn làm trong các bản thảo khác của tôi. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đọc sách của tôi và bạn không quen với lời hướng dẫn LẮNG NGHE CƠ THỂ BẠN, thì rất có thể một số diễn đạt sẽ khiến bạn phân vân. Ví dụ, tôi đã phân biệt cảm giác và cảm xúc, “trí tuệ” và trí thông minh, làm chủ và kiểm soát. Các từ này tôi đã giải thích ý nghĩa rõ ràng trong các cuốn sách khác và trong các hội thảo của tôi. Tất cả những gì viết ra ở đây dành cho cả nam giới cũng như nữ giới. Nếu có trường hợp nào ngoại lệ nào thì tôi sẽ nói rõ. Tôi tiếp tục dùng từ Thượng đế. Xin được nhắc lại là, khi nhắc đến Thượng đế là tôi muốn nói đến CÁI TÔI CAO CẢ, là bản chất đích thực của bạn, cái TÔI biết con người thật khao khát sống trong yêu thương, hạnh phúc, hòa hợp, yên bình, phúc lành, thịnh vượng và niềm vui của bạn.

Tôi chúc bạn có nhiều niềm vui khi khám phá ra bản thân mình trong những chương tiếp theo như chính tôi đã từng khi chia sẻ những phát hiện của mình.

Yêu thương, Lise Bourbeau

15

gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy

Khi một đứa trẻ được sinh ra, tự trong sâu thẳm nó đã biết lý do vì sao nó đầu thai. Đó chính là được làm chính mình trong khi sống qua rất nhiều trải nghiệm. Vả lại, linh hồn nó đã chọn gia đình và hoàn cảnh sống để sinh ra cùng với một mục tiêu rất cụ thể. Tất cả chúng ta đều có một nhiệm vụ giống nhau khi đến với Trái đất này: trải nghiệm cuộc sống cho đến khi nào chúng ta chấp nhận nó và trong quá trình đó yêu thương lấy mình. Chừng nào chúng ta còn chưa chấp nhận một trải nghiệm nào đó, tức là vẫn còn phán xét nó, vẫn còn dằn vặt vì nó, sợ hãi, tiếc nuối nó, hay mọi dạng không chấp nhận khác, chừng đó con người ta còn không ngừng thu hút vào mình những hoàn cảnh, sự kiện và con người đẩy ta quay trở lại với trải nghiệm đó một lần nữa. Một số người, không chỉ gặp cùng một trải nghiệm nhiều lần trong đời, mà còn phải đầu thai một hay nhiều lần nữa thì mới có thể hoàn toàn chấp nhận nó.

16 CHƯƠNG
1
Nguồn

Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy Chấp nhận một trải nghiệm nào đó không có nghĩa là chúng ta mong muốn có nó hay đồng tình với nó, mà đúng hơn là cho phép ta cảm thụ và học hỏi từ những gì ta đã trải qua. Đặc biệt chúng ta phải học cách nhận ra cái gì là có ích cho mình, cái gì là không. Cách duy nhất để nhận ra điều đó là trở nên ý thức về hậu quả của mỗi trải nghiệm. Tất cả những gì mà ta đã lựa chọn hoặc không lựa chọn, tất cả những gì mà ta đã làm hoặc không làm, tất cả những gì mà ta đã nói hoặc không nói và thậm chí tất cả những gì ta đã nghĩ và không nghĩ, đã cảm và không cảm đều để lại hậu quả.

Đã là người thì ai cũng muốn sống ngày càng sáng suốt hơn. Khi chúng ta nhận ra một trải nghiệm nào đó dẫn tới những hệ quả nguy hại, thì thay vì đổ lỗi chính mình hoặc cho người khác, ta chỉ cần học cách chấp nhận là mình đã chọn nó (cho dù vô thức) để nhận ra quyết định đó là không khôn ngoan hoặc không có lợi cho mình. Rồi sau này ta sẽ nhớ mãi mà nhắc nhở mình tránh chuyện đó. Đấy mới chính là chấp nhận một trải nghiệm nào đó trong cuộc sống. (Bạn có thể phải cho phép bản thân mình lặp lại một sai lầm hoặc sống lại kinh nghiệm khó chịu nào đó hết lần này tới lần khác.) Ngược lại, tôi cũng nhắc bạn nhớ rằng cho dù bạn có tự nói với chính mình: “Mình không muốn sống như thế này nữa” thì thế nào trải nghiệm ấy cũng trở lại cho đến khi bạn học được kinh nghiệm cần thiết và có sức mạnh ý chí để chuyển

17

Nhận diện 5 tổn thương

hóa điều đó. Tại sao ngay sau lần đầu tiên bạn không hiểu ra điều đó? Đó là vì cái tôi của chúng ta, cái tôi được duy trì bởi chính niềm tin của chúng ta. Chúng ta ai cũng có rất nhiều niềm tin, chúng ngăn cản chúng ta trở thành con người mà ta mong muốn. Những niềm tin và thái độ càng khiến ta đau đớn, chúng ta càng cố gắng che giấu chúng. Chúng ta thậm chí còn tin rằng chúng không thuộc về mình nữa. Do đó để hòa giải được với chúng thì chúng ta cần phải đầu thai nhiều lần. Chỉ khi nào tinh thần, cảm xúc và thể xác của chúng ta lắng nghe vị Thượng đế bên trong chúng ta thì khi đó tâm hồn chúng ta mới hoàn toàn vui vẻ. Mọi trải nghiệm nếu không được chấp nhận thì đều sẽ tích tụ lại ở linh hồn. Vì linh hồn là bất tử nên nó không ngừng trở đi trở lại dưới nhiều nhân dạng khác nhau với những hành lý là những gì tích tụ trong ký ức linh hồn. Trước khi sinh ra, chúng ta đã quyết định tại sao ta muốn trở lại kiếp này và để giải quyết chuyện gì. Quyết định này và tất cả những gì đã tích tụ từ các kiếp trước đều không được lưu lại trong ý thức của chúng ta, tức là ký ức thuộc về trí tuệ. Chỉ khi thời gian dần trôi, chúng ta mới dần ý thức được kế hoạch của linh hồn, ý thức được mục đích sống và những gì mà chúng ta phải giải quyết. Bất cứ khi nào tôi dùng từ “chưa giải quyết” là tôi đều có ý nói đến một trải nghiệm nào đó diễn ra mà ta không chấp nhận chính bản thân ta. Chấp nhận một trải nghiệm

18

Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy khác với chấp nhận bản thân. Hãy lấy ví dụ một cô bé bị người cha phủ nhận, bởi ông ta muốn có một cậu con trai. Trong trường hợp này, chấp nhận trải nghiệm tức là cho phép người cha đó có quyền được khao khát một đứa con trai và phủ nhận đứa con gái. Còn với cô bé, chấp nhận bản thân có nghĩa là được phép tức giận với người cha và tha thứ cho bản thân vì đã tức giận với ông. Không nên để có bất cứ phán xét nào đối với người cha và với chính bản thân, chỉ có lòng trắc ẩn và thấu hiểu dành cho nỗi khổ đau của mỗi người. Cô ấy biết rằng trải nghiệm này sẽ hoàn toàn được hóa giải khi tự cho phép mình làm hoặc nói điều gì đó phủ nhận người khác (mà cô ấy không cố ý, nhưng kết quả có thể như nhau nếu người này bị tổn thương vì sự phủ nhận đó) và không hề chỉ trích bản thân. Có một cách khác để cô biết được kiểu tình huống này thực sự đã được hóa giải và đã được chấp nhận hay chưa: nếu người mà cô đã “phủ nhận” không tức giận với cô thì cô sẽ nhận ra rằng sống ở đời ai trong chúng ta cũng có lúc nào đó phủ nhận một người khác. Đừng để cái tôi đánh lừa bạn. Nó vẫn thường xuyên dùng mọi cách để khiến chúng ta tin rằng mình đã hóa giải được tình huống. Chúng ta thường xuyên nói với bản thân là: “Phải rồi, mình đã hiểu vì sao người ta hành động như thế” để không phải nhìn lại bản thân mình và không phải tha thứ cho chính mình. Cái tôi của chúng ta lúc nào

19

Nhận diện 5 tổn thương

cũng mưu mô gạt những tình huống khó chịu sang một bên. Đôi lúc, chúng ta chấp nhận một tình huống hoặc một người nào đó nhưng lại không hề tha thứ cho bản thân hoặc cho phép bản thân được quyền tức giận người đó. Đây gọi là “chỉ chấp nhận trải nghiệm”. Tôi xin nhắc lại: “Quan trọng là phải phân biệt được chấp nhận trải nghiệm và chấp nhận bản thân”. Chấp nhận bản thân thì khó hơn, bởi cái tôi của chúng ta không muốn thừa nhận rằng tất cả những trải nghiệm khó chịu đã diễn ra với chúng ta chỉ có một mục tiêu duy nhất là chỉ cho ta thấy rằng ta chẳng qua cũng hành động như những kẻ khác.

Bạn đã nhận ra rằng khi bạn đổ lỗi cho ai đó vì chuyện gì đó, thì chính người ấy cũng sẽ đổ lỗi cho bạn về chuyện tương tự hay chưa?

Thế cho nên học cách hiểu rõ và chấp nhận bản thân nhiều nhất có thể là điều vô cùng quan trọng. Đây chính là cách giảm bớt những tình huống khó chịu trong cuộc sống. Làm chủ cuộc sống của mình hay để cho cái tôi kiểm soát cuộc đời bạn, điều đó phụ thuộc vào bạn. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để chuyện này thì cần rất nhiều bản lĩnh bởi không tránh khỏi việc nó sẽ chạm vào những tổn thương xưa kia, những tổn thương vốn có thể là rất tệ, nhất là khi chúng đã lưu cữu từ nhiều kiếp. Trước một tình huống hoặc một người cụ thể nào đó, bạn càng đau khổ bao nhiêu thì vấn đề càng sâu đậm bấy nhiêu.

20

Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy

Nếu muốn tự giúp mình, bạn có thể dựa vào vị Thượng đế trong chính bạn, người toàn tri, toàn hiện và toàn năng bên trong bạn. Quyền năng này luôn hiện diện và luôn sẵn có trong bạn, hướng bạn về phía những người và những tình huống cần thiết để bạn trưởng thành và phát triển theo như kế hoạch cuộc đời đã được chọn trước khi bạn sinh ra. Thậm chí ngay cả trước khi sinh, vị Thượng đế trong bạn đã thu hút linh hồn của bạn về phía những môi trường và gia đình mà bạn sẽ muốn được sinh ra trong kiếp tới. Lực hút này vô cùng mạnh và mục tiêu thì đã xác định, một phần là bởi trong những kiếp trước bạn đã không được ở trong tình yêu thương và chấp nhận, một phần là bởi linh hồn của cha mẹ tương lai của bạn cũng đang cần một người con như bạn để giải quyết vấn đề của họ. Đó là lý do vì sao những đứa con và cha mẹ nhìn chung lại có cùng những tổn thương cần hóa giải.

Khi chào đời, bạn không còn ý thức được tất cả những gì đã diễn ra trong những kiếp trước, vì bạn tập trung toàn bộ tâm ý vào những mong muốn của linh hồn trong kiếp này, mà linh hồn thì muốn bạn chấp nhận bản thân với tất cả những thành tựu của bạn, lỗi lầm của bạn, sức mạnh của bạn, yếu đuối của bạn, khao khát của bạn, tính cách của bạn… Linh hồn của tất cả chúng ta đều mong muốn như thế. Tuy nhiên, ngay sau khi chúng ta ra đời một chút, ta đã nhận thức được rằng khi ta dám là

21

Nhận diện 5 tổn thương

chính mình, thì điều đó sẽ khuấy đảo cả thế giới người lớn hoặc của những người thân ta. Do đó, chúng ta đã tự suy diễn rằng nếu làm chính mình thì không tốt, cũng không đúng đắn. Phát hiện này thật đau đớn làm sao và nhất là đã khơi gợi nỗi tức giận ở trẻ. Những cơn tức giận trở nên thường xuyên đến nỗi chúng ta đã tin rằng đó là chuyện bình thường. Người ta gọi đây là “khủng hoảng ấu thơ” hay “khủng hoảng tuổi thiếu niên”. Những khủng hoảng này có thể trở thành bình thường, nhưng chắc chắn không hề tự nhiên chút nào. Một đứa trẻ hành động tự nhiên, hài hòa và có quyền được là chính mình thì không gây ra bất kỳ kiểu bất mãn, quấy khóc nào như thế. Thật không may, kiểu trẻ này đã gần như không còn tồn tại nữa. Thay vì thế, tôi quan sát thấy phần đa trẻ trải qua bốn giai đoạn sau:

Sau khi biết đến niềm vui của việc được là chính mình, giai đoạn tồn tại đầu tiên của trẻ, trẻ hiểu thế là đau buồn khi không có quyền hành xử như vậy, trẻ sẽ bước sang giai đoạn thứ hai. Tiếp theo giai đoạn này là giai đoạn thứ ba – giận dữ và nổi loạn. Để xoa dịu nỗi đau buồn, đứa trẻ tự thu mình và hạn chế mình lại bằng cách tự tạo ra một nhân cách mới sao cho thỏa mãn ý muốn của người khác. Đây chính là giai đoạn thứ tư. Một số người cả cuộc đời bị sa lầy ở giai đoạn thứ ba, tức là họ vẫn cứ tức giận, phá bĩnh hoặc gặp khủng hoảng.

22

Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy

Trong giai đoạn thứ ba và thứ tư, chúng ta tạo ra nhiều mặt nạ (nhân cách mới) để bảo vệ bản thân trước những tổn thương phát sinh từ giai đoạn thứ hai. Có năm kiểu mặt nạ, mỗi mặt nạ tương ứng với mỗi tổn thương sâu sắc nhất của con người. Qua nhiều năm quan sát, tôi nhận ra rằng tất cả những khổ đau của con người rút cục đều nằm trong năm tổn thương này. Danh sách dưới đây được sắp xếp theo trật tự thời gian, có nghĩa là theo thứ tự từng tổn thương xuất hiện trong dòng đời.

PHỦ NHẬN BỎ RƠI SỈ NHỤC PHẢN BỘI BẤT CÔNG

Mỗi lần chúng ta đau khổ hoặc gây ra đau khổ vì những tổn thương này, chúng ta cảm thấy như bị phản bội vậy. Chúng ta không trung thành với Thượng đế bên trong chúng ta, với nhu cầu thiết yếu của bản thể chúng ta vì chúng ta đã để mặc cái tôi cùng với những niềm tin và nỗi sợ của nó được quyền cai quản cuộc sống của chúng ta. Chúng ta tạo ra những mặt nạ để che giấu tổn thương mà ta không muốn giải quyết khỏi chính chúng ta và khỏi những người khác. Sự che đậy bí mật này cũng là một dạng phản bội. Vậy những mặt nạ này là gì? Dưới đây

23

Nhận diện 5 tổn thương

là danh sách các mặt nạ tương ứng với mỗi tổn thương chúng che đậy.

TỔN THƯƠNG

MẶT NẠ

Phủ nhận Chạy trốn Bỏ rơi Phụ thuộc Sỉ nhục Khoái khổ (Về mặt tinh thần, cảm xúc)

Phản bội Kiểm soát Bất công Cứng nhắc

Những tổn thương và những ngụy trang này sẽ được giải thích kỹ càng trong những chương tiếp theo. Độ dày của những mặt nạ này tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Mặt nạ của một người thể hiện ở một cá tính cụ thể nào đó, bởi vì mỗi mặt nạ có rất nhiều niềm tin được phát triển và chúng đã ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của người đó. Tổn thương càng nặng, đau khổ càng nhiều, thì bạn càng phải đeo lớp ngụy trang này thường xuyên hơn. Chúng ta ngụy trang chỉ khi muốn bảo vệ bản thân. Ví dụ, trong trường hợp một người cảm thấy một việc gì đó là bất công với mình hoặc tự phán xét là mình bất công hoặc sợ bị phán xét là kẻ bất công, thì họ sẽ khoác lên mình lớp ngụy trang Cứng nhắc, tức là có hành vi của người cứng nhắc.

24

Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy

Ta có thể lấy một hình ảnh so sánh như thế này để minh họa rõ hơn cho việc tổn thương và mặt nạ tương ứng có liên quan tới nhau như thế nào. Coi tổn thương nội tâm như là một vết thương thể xác trên bàn tay chẳng hạn, vết thương đó đã xuất hiện từ rất lâu rồi, bạn lờ nó đi và bạn không thèm chăm sóc nó. Bạn thà đeo một chiếc găng tay để khuất mắt trông coi còn hơn. Chiếc găng đó chính là mặt nạ. Bạn tưởng có thể vờ như là mình không bị thương. Bạn có thực sự tin đó là giải pháp hay không? Tất nhiên là không rồi! Chúng ta vẫn biết thế nhưng cái tôi, chính hắn, lại không biết điều đó. Đó chính là cách nó đánh lừa chúng ta. Hãy trở lại với ví dụ vết thương trên bàn tay. Cứ mỗi lần có ai đó chạm vào tay bạn, vết loét đó lại khiến bạn đau đớn, cho dù là bạn đã đeo găng tay bảo vệ. Khi ai đó âu yếm nắm lấy tay bạn và thế là bạn kêu toáng lên: “Úi đau! Cậu làm tớ đau quá!”, bạn có thể tưởng tượng người đó ngạc nhiên thế nào. Có thật là người ấy muốn làm bạn đau không? Không đâu, bởi nếu bạn đau khi ai đó chạm vào bạn, thì đó là vì trước đó bạn đã quyết định không chăm sóc vết thương ấy. Người khác không có lỗi gì với nỗi đau này của bạn. Mọi tổn thương khác cũng tương tự như vậy. Nhiều khi chúng ta nghĩ là mình bị phủ nhận, bị chối bỏ, bị phản bội, bị sỉ nhục, hay bị đối xử bất công. Nhưng thực tế thì, mỗi lần chúng ta cảm thấy bị tổn thương, là khi đó

25

Nhận diện 5 tổn thương

cái tôi của chúng ta đang muốn tin rằng cần phải đổ lỗi cho người khác. Do đó chúng ta cố gắng tìm kiếm kẻ có tội. Thỉnh thoảng, chúng ta quyết định chúng ta chính là kẻ có tội trong khi thật ra làm thế cũng chẳng đúng hơn là khi ta đổ lỗi cho người khác. Bạn biết đấy, trong cuộc sống, không ai là kẻ có tội hết: chỉ có những con người đang phải chịu đau khổ mà thôi. Giờ thì tôi đã hiểu ra rằng càng đổ lỗi (cho bản thân hoặc cho người khác) thì ta càng gặp lại sự việc tương tự. Đổ lỗi không có ích gì ngoài việc khiến cho con người thấy đau khổ hơn. Trong khi nếu chúng ta bắt đầu nhìn vào con người đang đau khổ ấy với lòng cảm thông, thì các sự kiện, tình huống và những người liên quan sẽ tự mình chuyển hóa. Những mặt nạ mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình có thể hiển hiện trong dáng điệu của một người, tức là ở vẻ ngoài của anh ta1. Người ta thường hay hỏi tôi liệu có thể nào phát hiện ra những tổn thương của trẻ nhỏ. Cá nhân tôi rất thích thú quan sát bảy đứa cháu bé bỏng của mình. Lúc tôi đang đặt bút viết những dòng này, các cháu đang ở độ tuổi từ bảy tháng đến chín tuổi. Tôi có thể nhận ra những tổn thương ở vẻ ngoài cơ thể của hầu hết các cháu. Ở tuổi này mà tổn thương thể hiện rõ rệt đến thế qua cơ thể thì có nghĩa là nó rất sâu sắc. Mặt khác, tôi cũng có thể thấy ở hai trong số ba đứa con tôi, cơ thể trưởng

1 Chỉ chung một người nào đó, không phân biệt nam giới, nữ giới. (ND)

26

Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy thành của các con đang biểu hiện những tổn thương khác với những tổn thương tôi đã thấy khi các con còn bé. Cơ thể vốn rất thông minh tới nỗi nó luôn tìm ra cách báo cho chúng ta biết ta đang gặp trục trặc gì cần phải hóa giải. Trên thực tế, chính Thượng đế bên trong chúng ta đã giao tiếp với ta qua cơ thể này.

Trong những chương tiếp theo, bạn sẽ tìm hiểu cách nhận diện những mặt nạ của bạn và của người khác. Trong chương cuối cùng, tôi sẽ nói đến những việc ta cần phải làm để chữa lành những tổn thương bấy lâu nay vẫn bị bỏ mặc, từ đó giúp bạn thôi đau đớn. Thế rồi những mặt nạ dùng để che đậy những vết thương này tự nhiên dần dần sẽ chuyển hóa. Thêm nữa, quan trọng là đừng quá bám chấp vào những từ ngữ dùng để miêu tả những tổn thương hay mặt nạ này. Ai đó có thể bị phủ nhận nhưng cảm nhận như mình bị đối xử bất công, người khác có thể bị phản bội nhưng cảm thấy mình bị phủ nhận; người khác nữa thì có thể bị bỏ rơi và cảm thấy bị sỉ nhục...

Khi bạn đọc những mô tả đặc điểm cho từng tổn thương này, bạn sẽ hiểu rõ ý tôi hơn.

Có thể bạn đã gặp trong các nghiên cứu đâu đó về năm kiểu tính cách được miêu tả trong cuốn sách này. Mỗi nghiên cứu có một đặc điểm khác nhau và không nhất thiết phải phủ nhận hay phải thay thế những gì người

27

Nhận diện 5 tổn thương

khác đã làm trong quá khứ. Trong số đó có lý thuyết của nhà tâm lý học Gérard Heymans cách nay đã gần 100 năm rồi nhưng vẫn còn phổ biến ngày nay. Lý thuyết này đã trình bày tám kiểu tính cách như sau: đam mê, cáu kỉnh, lo lắng, nhạy cảm, lạc quan, điềm tĩnh, thờ ơ và vô định. Khi ông sử dụng từ đam mê để miêu tả một dạng người, thì không có nghĩa là những kiểu người khác không có đam mê trong đời. Tên của những kiểu tính cách này thật ra là để nói đến tính cách nổi bật mà thôi. Do đó, tôi xin nhắc lại rằng bạn không phải quá bận tâm tới nghĩa đen của những từ này. Có thể khi đọc bản miêu tả về hành vi và thái độ ngụy trang của mỗi tổn thương, bạn sẽ tự nhận thấy mình trong từng tổn thương một. Nhưng rất hiếm khi một người có tất cả năm tổn thương này. Đó là lý do tại sao cần phải quan sát thật kỹ cơ thể mình, bởi lẽ nó phản ánh chân thực những gì diễn ra trong tâm chúng ta, còn quan sát cảm xúc và tinh thần thì lại khó hơn nhiều. Xin hãy nhớ cho là cái tôi không muốn chúng ta phát hiện ra mọi niềm tin của mình bởi vì chúng ta đã nuôi dưỡng nó bằng chính những niềm tin này, nó tồn tại được cũng bằng chính những niềm tin này. Tôi sẽ không giải thích gì thêm nữa về cái tôi trong cuốn sách này, vì tôi đã nói chi tiết trong những cuốn sách khác của mình: Listen to your body, your best friend on earth (LẮNG NGHE CƠ THỂ BẠN, người bạn tốt nhất trên hành tinh này)

28

Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy

và Listen to your body, part 2 (LẮNG NGHE CƠ THỂ BẠN, phần 2). Có thể bạn sẽ phản bác và thậm chí còn kháng cự khi đọc đến đoạn những người đang chịu đau khổ bởi một tổn thương nào đó là đang phản ứng với một dạng cha/ mẹ nào đó. Trước khi đi đến kết luận này, tôi đã xác minh với hàng nghìn người rồi. Ở đây, tôi xin lặp lại một lần nữa những điều tôi đã nói trong các buổi hội thảo của mình: ta yêu quý cha/mẹ nào hồi còn bé nhất, thì ta có nhiều điều phải giải quyết với họ nhất. Âu cũng là chuyện bình thường khi mà chúng ta gặp một chút khó khăn trong việc chấp nhận chuyện mình bực bội với cha mẹ mà ta yêu mến nhất. Khi nhận ra điều này, phản ứng đầu tiên nhìn chung là phủ nhận, rồi sau đó là tức giận và rồi tiếp theo, chúng ta sẵn sàng đối mặt với sự thật này: đó chính là khởi đầu của chữa lành. Có thể bạn thấy phần miêu tả hành vi và thái độ liên quan tới những tổn thương khác nhau là tiêu cực. Khi nhận ra một trong những tổn thương của mình, rất có thể bạn sẽ phản bác những điều miêu tả về mặt nạ mà bạn tự tạo ra cho mình để tránh đau khổ. Sự kháng cự này hoàn toàn là bình thường và rất đỗi con người. Hãy để cho bạn có thời gian. Hãy nhớ là, cũng giống như bao người khác xung quanh, khi mặt nạ của bạn nắm quyền thì bạn không còn là chính mình nữa. Chẳng phải sẽ an tâm khi biết rằng nếu ai đó làm gì đó làm phiền bạn hoặc

29

Nhận diện 5 tổn thương

khiến bạn khó chịu thì đây chẳng qua là dấu hiệu cho thấy người này đang khoác lên mình lớp ngụy trang để khỏi phải đau khổ sao? Nếu bạn ý thức được điều này thì bạn sẽ vị tha hơn và dễ thương yêu, thông cảm với họ hơn. Ví dụ, một thiếu niên có hành vi “hư”. Khi bạn biết cậu ta hành xử như thế để che giấu nỗi tổn thương và nỗi sợ của mình thì mối quan hệ giữa bạn và cậu ta sẽ khác đi, vì bạn biết cậu không hư cũng chẳng nguy hiểm gì. Bạn sẽ giữ được bình tĩnh và thậm chí còn có thể nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của cậu thay vì e ngại và rồi chỉ nhìn thấy những sai lầm của cậu. Thật nhẹ lòng khi biết dù chúng ta sinh ra với những tổn thương cần hòa giải và chúng cứ chốc chốc nổi dậy bởi phản ứng của ta với người khác, với môi trường xung quanh, thì những ngụy trang mà ta đã tạo ra để bảo vệ bản thân cũng không phải là vĩnh viễn. Nếu áp dụng những phương pháp chữa lành trong chương cuối, bạn sẽ thấy rằng lớp ngụy trang của bạn phai nhạt dần và hệ quả là, thái độ của bạn sẽ thay đổi và rất có thể cả cơ thể bạn cũng thay đổi theo.

Tuy nhiên, có thể phải mất nhiều năm mới thấy rõ sự thay đổi trong cơ thể vật lý của bạn, bởi lẽ cơ thể thay đổi lúc nào cũng chậm hơn bởi cấu thành nên nó là vật chất hữu hình. Cơ thể vô hình của chúng ta (cảm xúc và tinh thần) thì mất ít thời gian để tự chuyển hóa hơn một khi ta đi tới quyết định sâu sắc và đầy yêu thương. Ví dụ,

30

Nguồn gốc của tổn thương và mặt nạ che đậy người ta rất dễ khao khát (cảm xúc) và tưởng tượng (tinh thần) bản thân đi đến một đất nước khác. Quyết định đi du lịch có thể chỉ mất vài phút. Ngược lại, phải tốn nhiều thời gian hơn nhiều để lên kế hoạch, tổ chức, sắp xếp, chuẩn bị tiền nong cần thiết, rồi cuối cùng ta mới hiện thực hóa kế hoạch đó trong thế giới vật chất được. Có một cách rất hay để nhận ra sự thay đổi trong cơ thể của bạn là đều đặn chụp ảnh toàn diện cơ thể mình mỗi năm. Tốt nhất là chụp một bức ảnh toàn thân để có thể nhìn thật rõ các chi tiết. Thật sự là một số người thay đổi nhanh hơn một số người khác, giống như là một số người có thể thực hiện hóa chuyến đi nhanh hơn những người khác. Quan trọng là không ngừng cố gắng chuyển hóa bản thân từ bên trong, bởi lẽ chính nội tâm mới khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn trong cuộc đời này. Năm chương tiếp theo, bạn nên lưu ý tới tất cả những điều gì dường như tương thích với bạn và rồi đọc lại những chương miêu tả đúng nhất thái độ của bạn, và đặc biệt là vẻ ngoài cơ thể của bạn.

31
CƠ THỂ CỦA NGƯỜI
(Tổn thương phủ
CHẠY TRỐN
nhận)
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.