Chữa lành 5 tổn thương_trial

Page 1

Chữa lành

5 tổn thương

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Bourbeau, Lise

Chữa lành 5 tổn thương / Lise Bourbeau; Xuân Chi dịch. - H. : Dân trí ; Công ty Xuất bản Thiện Tri thức, 2022. - 276 tr. ; 21 cm ISBN 978-604-385-874-7

1. Tâm lí học ứng dụng 2. Cuộc sống 3. Sức khoẻ tinh thần

158.1 - dc23 DTK0162p-CIP

LA GUÉRISON DES 5 BLESSURES

Copyright © 2015 Lise Bourbeau

CHỮA LÀNH 5 TỔN THƯƠNG, Lise Bourbeau

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Nhà xuất bản LES ÉDITIONS E.T.C.

INC. và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức, số 75B, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức.

Team thực hiện:

Thảo Triều – Khánh Minh – Bùi Mai - Biko - Áo Lam - Hồng Anh - Mầu Quang Hưng

Mục lục

Lời cám ơn 7

Lời mở đầu 9

Chương 1: Tổng quan về năm tổn thương 15

Chương 2: Những câu hỏi chung 51

Chương 3: Bản ngã – chướng ngại vật lớn nhất trên con đường tự chữa lành.............. 65

Chương 4: Giảm thiểu sự tác động của bản ngã và những tổn thương.................................... 113

Chương 5: Những tổn thương do bị phủ nhận và cư xử bất công 134

Chương 6: Những tổn thương do bị phản bội và bị bỏ rơi.................................................. 158

Chương 8: Biết được tổn thương nào đã bị kích hoạt...... 200

Chương 9: Chữa lành và những lợi ích ........................... 217

Lời cám ơn

• Xin được dành lời cám ơn chân thành nhất tới hàng ngàn độc giả trên thế giới, những người đã chia sẻ với tôi cảm giác xúc động của họ khi khám phá ra năm tổn thương trong tâm hồn. Sự quan tâm mà các bạn thể hiện và những câu chuyện mà các bạn chia sẻ đã khuyến khích tôi viết cuốn sách thứ hai về chủ đề này.

• Xin được cám ơn tất cả các giáo viên tại Listen to Your Body (Tạm dịch: Lắng nghe cơ thể bạn), những người đã chia sẻ với tôi rất nhiều khám phá mà họ và người tham gia đã tìm ra trong suốt vô số cuộc hội thảo mà họ đã tổ chức mỗi năm.

• Xin được cám ơn hàng nghìn người tham gia với những câu hỏi mà họ đã đặt ra và những ý tưởng mà họ đã chia sẻ. Những câu hỏi và ý tưởng này đã khuyến khích tôi cải thiện việc giảng dạy ở Listen to Your Body.

7

Chữa lành 5 tổn thương

• Xin được gửi lời cám ơn đặc biệt tới Sylvain, cháu trai của tôi, cháu đã cho tôi một cú hích khi tôi cần bằng cách hỏi tôi rằng liệu tôi có ý định viết một cuốn sách về việc chữa lành những tổn thương không. Tôi đã gợi ý cho cháu và tất cả những người đã hỏi tôi câu hỏi này đọc lại chương cuối của cuốn sách có tựa đề Nhận diện 5 tổn thương của tôi. Thằng bé đáp lại là nó đã đọc chương đó vài lần và nói thêm rằng nó cần nhiều hơn những gì được cung cấp trong cuốn sách và nó đã chán ngấy những tổn thương của mình. Cảm nhận được là yêu cầu của thằng bé xuất phát từ sâu thẳm trái tim và thằng bé rất cần đạt được sự tiến bộ trong quá trình chữa lành của mình, tôi quyết định rằng đó sẽ là chủ đề của cuốn sách tiếp theo mà tôi sẽ viết.

• Xin cám ơn David Martin (The Golden Pen Inc., Ottawa) vì sự chuyên nghiệp và bản dịch thật sự xuất sắc của anh.

• Xin cám ơn Jean-Pierre Gagnon, Giám đốc điều hành của Éditions ETC, vì những thành quả tuyệt vời trong công việc và sự hỗ trợ thường xuyên của anh.

• Xin cám ơn Monica Shields, Giám đốc điều hành của Listen to Your Body và xin cám ơn con gái của tôi, người đã vẽ bìa cho cuốn sách, và cũng là người đã vẽ bìa cho hầu hết những cuốn sách khác của tôi, kể từ cuốn đầu tiên.

8

Lời mở đầu

ã 14 năm trôi qua kể từ ngày tôi viết cuốn sách đầu tiên của mình về năm tổn thương linh hồn. Tôi quyết định rằng đã đến lúc để chia sẻ với bạn rất nhiều điều tôi khám phá được trong quãng thời gian 14 năm đó và để đặc biệt nhấn mạnh đến việc chữa lành những tổn thương đã gây ra đau khổ cho rất, rất nhiều người. Nhận diện 5 tổn thương linh hồn tiếp tục phá vỡ kỷ lục về doanh số bán hàng ở các nước nói tiếng Pháp và ở một số nước khác. Năm 2014, khi tôi đang viết cuốn sách này, nó đã được dịch ra 16 thứ tiếng. Tôi nhận ra rằng việc chỉ dành một chương để nói về việc chữa lành những tổn thương thì có vẻ như chưa đủ, bởi vì tôi thường xuyên được hỏi: “Làm thế nào chúng tôi có thể chữa lành được những tổn thương của mình?”

Đ

Nếu bạn chưa đọc cuốn sách đầu tiên, tôi tha thiết mong bạn đọc nó, bởi vì tôi không thể lặp lại tất cả những thông tin đã có trong cuốn sách đó ở cuốn thứ hai này.

9

Chữa lành 5 tổn thương

Trong Chương 1, tôi đã chuẩn bị một bản tóm tắt ngắn gọn về những đặc điểm chính để gợi cho độc giả nhớ lại, nhưng tôi vẫn muốn bạn đọc hoặc đọc lại cuốn sách đầu tiên của tôi về chủ đề đó. Bản ngã phản ứng mạnh mẽ trước những tổn thương đến mức nó dùng toàn bộ sức mạnh của mình để ngăn chúng ta hiểu hoặc khiến chúng ta hiểu sai về những gì đã được nói hoặc viết. Trong Chương 3, tôi sẽ cung cấp thêm những chi tiết về ảnh hưởng to lớn của bản ngã đến việc cản trở quá trình chữa lành các tổn thương. Trong khi đọc cuốn sách này, bạn có thể sẽ nhận thấy rất nhiều lần, việc tôi không nói chính xác những gì đã nói trong cuốn sách đầu tiên. Làm ơn đừng lo lắng về việc bạn nên tin phiên bản sách nào. Phiên bản hiện tại chắc chắn là phiên bản mà bạn nên đồng hành, vì trong 14 năm qua tôi đã khám phá ra rất nhiều điều tinh tế mà trước đó tôi chưa hề nhận thức được.

Với hàng nghìn, hàng nghìn buổi hội thảo mà tôi và các giáo viên của mình đã tổ chức trong những năm qua, tôi có thể nói, cụ thể hơn rất nhiều, về những tổn thương trên cơ sở những gì cá nhân chúng tôi đã quan sát được và những gì những người tham gia ghi chú lại và chia sẻ với chúng tôi.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ học cách đối mặt với một khía cạnh con người đang tiếp tục tin rằng một hành vi nhất định có nghĩa là phủ nhận, rồi một hành vi nhất

10

Lời mở đầu định khác có nghĩa là bỏ rơi... đối với năm tổn thương. Thực tế hoàn toàn khác. Khi nhìn nhận một vấn đề từ trái tim, bạn sẽ có nhiều hơn một góc nhìn tổng thể đồng thời có thể quan sát cả con người và sự việc từ một điểm quan sát thuận lợi mới. Chẳng hạn như, một người nói với bạn theo cách khiến bạn cảm thấy mình đang bị phủ nhận, nhưng người ta chỉ đang thể hiện những nhu cầu hay giới hạn của họ mà thôi. Khi bạn đứng ở vị trí mà bạn chỉ quan sát mà không nhìn nhận đó là một tổn thương mà bạn đang mang, bạn sẽ khám phá ra rằng những tổn thương này sẽ ngày càng bớt đau hơn và ít kéo dài hơn so với trước đây rất nhiều. Mọi người thường nói với tôi rằng khi họ khám phá ra những tổn thương của mình, cho dù là bằng cách đọc sách hay tham gia hội thảo, họ đã giận dữ và thậm chí cảm thấy chán nản với việc tìm hiểu những điều không mấy dễ chịu về bản thân. Phản ứng đầu tiên của họ là từ chối những gì họ khám phá ra được và để tình huống đó lại phía sau. Việc bạn cần làm là đừng có tự bỡn cợt mình với suy nghĩ đó, hãy tiến lên, bạn có mọi “mánh khoé” mà bạn cần trong cuốn sách, để bảo vệ mình trước những tổn thương. Tôi tin rằng chừng nào con người còn chưa trở

11

Chữa lành 5 tổn thương

về với đất mẹ bao dung, những tổn thương sẽ còn ngăn họ sống đúng là mình, ngăn họ định tâm và sống bằng trái tim của họ. Mong muốn loại bỏ những tổn thương là dấu hiệu của sự phủ nhận, không phải sự chấp nhận, cũng giống như ai đó muốn giảm cân nhưng lại từ chối chấp nhận bản thân mình. Chúng ta biết rằng nếu ta cố tình “từ bỏ” một thứ gì đó hoặc một ai đó bởi vì chúng ta không thể chấp nhận sự vật hoặc con người đó thì đây chỉ là một sự né tránh, và tình huống đó sẽ trở lại với quyết tâm báo thù. Đôi khi nó tái xuất trong một hình hài mới, nhưng lại khiến chúng ta thậm chí còn đau khổ hơn rất nhiều. Việc nhận ra tổn thương nào đã bị kích hoạt và cách để chấp nhận nó sẽ giúp bạn không cần sử dụng đến chiếc mặt nạ tương ứng với tổn thương đó nữa. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên và dễ chịu khi khám phá ra rằng mình có thể xoa dầu lên tổn thương để chữa lành nhanh chóng những đau đớn mà bạn đang phải chịu đựng. Lớp dầu dưỡng này có tên là sự chấp nhận. Những tổn thương sẽ ngày càng giảm dần cường độ và cảm giác đau đớn cũng sẽ dịu dần mỗi khi chúng bị kích hoạt. Tôi đang giả định rằng bạn đã nhận thức được sức mạnh của sự chấp nhận, vì đây là một chủ đề đã trở đi trở lại trong mọi cuốn sách, mọi cuộc hội thảo hay hội nghị của tôi. Chúng tôi tiếp tục nói về nó một cách không mệt mỏi bởi vì bản ngã đặc biệt ghi nhớ những đau khổ mà

12

Lời mở đầu chúng ta đã trải qua trong quá khứ và khiến chúng ta phớt lờ những điều mới mẻ mà chúng ta đang nghe thấy ở thời điểm hiện tại. Tôi lưu ý rằng mọi dẫn chiếu đến giới tính nam đều được áp dụng cho phụ nữ nếu không có những lưu ý riêng trong một số trường hợp cụ thể. Để giúp bạn nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của mỗi tổn thương, đây cũng là một lý do chính khác thôi thúc tôi viết cuốn sách này, tôi đã đưa ra rất nhiều ví dụ về những tổn thương đã bị kích hoạt. Qua nhiều năm, tôi luôn thường xuyên hỏi những người đã rất quen thuộc với chủ đề này câu hỏi sau: Bạn có nhận thức được tổn thương nào đã gây ảnh hưởng trong tình huống bạn vừa mô tả với tôi không? Và người đó sẽ nhìn thẳng vào tôi với vẻ mặt vô cùng kinh ngạc, bởi họ chỉ xem xét đến, chẳng hạn như, sự thiếu kiên nhẫn của mình. Đó là một ví dụ điển hình về việc bản ngã của chúng ta đã ngăn cản chúng ta nhận thức được mỗi tình huống khi mà một tổn thương bị kích hoạt. Làm thế nào bạn có thể dần dần chữa lành một tổn thương nếu bạn không hề ý thức được rằng nó đang khiến bạn đau khổ?

Bây giờ, chỉ còn một việc mà bạn cần làm đó là mở lòng ra, rộng hơn, rộng hơn nữa, để tiếp tục đọc cuốn sách này. Bạn sẽ nhìn thấy một trang trắng ở cuối mỗi chương, nơi bạn có thể viết ra những gì bạn QUYẾT ĐỊNH sẽ áp dụng cho cuộc sống của mình sau khi

13

Chữa lành 5 tổn thương

đọc chương đó. Tôi muốn bạn nhớ rằng, để thử nghiệm những thay đổi cụ thể và thuận lợi, bạn phải QUYẾT

ĐỊNH sẽ làm những điều khác biệt trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn cũng phải chấp nhận rằng trước đó bạn đã không có khả năng để tạo ra thay đổi.

14

Tổng quan về năm tổn thương

Để bắt đầu, tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng tất cả chúng ta đều đến với thế giới với những tổn thương mà chúng ta phải học cách chấp nhận. Chúng đã phát triển qua nhiều lần tái sinh và, tùy thuộc vào kế hoạch cuộc đời của chúng ta (trước khi sinh), một vài tổn thương sẽ gây nhiều đau khổ hơn những tổn thương khác. Đau khổ là vấn đề của mức độ với mỗi chúng ta, và hầu hết trong số chúng ta không biết đau khổ đến từ đâu hay làm thế nào để ngăn nó lại. Tất cả những gì chúng ta biết là rất nhiều người và hoàn cảnh khiến chúng ta phản ứng và do vậy ta phải chịu đựng khổ đau. Đó là lý do tại sao việc khám phá những nguồn cơn của nỗi đau lại vô cùng thú vị. Chúng được gọi là những tổn thương của linh hồn, bởi vì linh hồn không thể chịu đựng thêm nữa việc liên tục bị loại bỏ khỏi kế hoạch cuộc đời mà chính mình đã tạo ra khi chúng ta cho phép bản ngã điều khiển cuộc đời mình. Linh hồn đau khổ, bởi mục đích của mỗi lần

15 CHƯƠNG 1

Chữa lành 5 tổn thương

tái thân của linh hồn là được sống trong tình yêu và sự tự chấp nhận để vươn tới linh tính của linh hồn chúng ta.

Linh hồn của chúng ta chịu đau khổ ở mức độ khác nhau, phụ thuộc vào những tổn thương đã và đang bị kích hoạt. Điều đáng tiếc nhất xảy ra khi chúng ta cho phép bản ngã thuyết phục rằng nó đang giúp ta bớt đau khổ trong khi, trên thực tế, điều ngược lại mới là đúng.

Bản ngã không thể chịu đựng được sự đau khổ của linh hồn. Nó chỉ sống cho bản thân nó. Điều cốt yếu khiến bản ngã cảm thấy hài lòng là chứng tỏ được rằng mình đúng.

Phương thức ưa thích của bản ngã để giúp chúng ta tránh được cảm giác khổ đau bị gây ra bởi một tổn thương là đeo cho chúng ta một tấm mặt nạ mỗi lần có một tổn thương bị kích hoạt. Nó thành thật tin rằng nó đang bảo vệ chúng ta và không nhận thức được một thực tế là, bằng cách hành động kiểu này, tất cả những gì chúng ta đang làm là duy trì và nuôi dưỡng những tổn thương. Bạn càng cho nó ăn nhiều thì nó càng làm đau bạn. Chúng ta càng phản ứng nhanh và mạnh mẽ thì tổn thương sẽ càng kéo dài lâu. Tại sao lại có quá nhiều vụ tự tử? Tại sao lại có hàng triệu triệu người đã và đang trở nên phụ thuộc vào những thứ gây nghiện như thuốc lá, đường, cờ bạc, rượu chè, thuốc và ma túy, những thứ ngăn cản họ nhận thức được

16

Tổng quan về năm tổn thương vấn đề thật sự? Tại sao số người mắc bệnh nặng ngày càng tăng cao bất chấp những tiến bộ mà khoa học đã đạt được? Tại sao lại có rất nhiều cuộc hôn nhân kết thúc bằng việc chia tay hoặc ly hôn? Lý do là bởi con người không muốn cảm nhận tất cả những đau đớn mà linh hồn của họ đang trải nghiệm.

Thật đáng buồn là nếu bạn từ chối những nỗi đau, nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể so sánh điều này với những tổn thương nghiêm trọng về thể chất. Vết thương hở và ngày càng khiến bạn khó chịu hơn. Thậm chí nếu bạn cố thử che nó đi để không nhìn thấy nó, tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nên tồi tệ và đau đớn hơn mỗi ngày cho tới tận khi bạn đạt đến ngưỡng chịu đau của mình. Khi đó, bạn có hai lựa chọn: hoặc bạn chết vì nó hoặc sẽ hành động để chữa lành nó. Loài người hiện tại đã đạt đến điểm này! Đã đến lúc chúng ta cần nhận thức được mức độ cấp bách của tình huống hiện tại và nhờ đó có thể sống một cuộc sống mà tất cả chúng ta cùng khao khát... một cuộc sống hạnh phúc không đau đớn.

Sau rất nhiều năm quan sát và lắng nghe mọi người mô tả nhiều tình huống có vấn đề, trong công việc và trong đời sống cá nhân, tôi đã nhận ra rằng chúng ra rõ ràng đã thu hút những hành vi và thái độ từ người khác theo những tổn thương mà chúng ta đang mang trong lòng. Tôi đã kết luận rằng tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi ít nhất bốn trên năm tổn thương. Tất cả chúng ta đều

17

Chữa lành 5 tổn thương

phải chịu đựng sự phủ nhận, sự bỏ rơi, sự nhục nhã, sự phản bội và sự cư xử bất công. Tổn thương duy nhất mà dường như không phải ai cũng có là sự nhục nhã.

Hầu hết mọi người thừa nhận rằng họ có ít nhất hai trong bốn tổn thương đang ngày càng trở nên rõ ràng và khiến họ thêm đau đớn. Mặt khác, nếu nhìn lại những thay đổi mà chúng ta đã trải qua trong suốt cuộc đời mình, chúng ta có thể nói rằng một số tổn thương dường như đã mờ đi trong khi một số khác lại trở nên dữ dội, đau đớn hơn. Cá nhân tôi đến từ một gia đình lớn. Cha mẹ tôi đã làm những gì tốt nhất họ có thể cho 11 đứa con của mình bằng cách làm việc chăm chỉ, nhưng họ không hiện diện và không chú ý đến những nhu cầu của chúng tôi nhiều như chúng tôi mong muốn. Họ không có thời gian để khen ngợi hay lắng nghe chúng tôi nói. Vậy thì tại sao một vài người cảm thấy bị phủ nhận, vài người khác thì cảm thấy bị bỏ rơi hoặc phản bội và vài người khác nữa cảm thấy đau khổ hơn bởi bị cư xử bất công hay nhục nhã? Giờ đây, tôi biết rằng việc cha mẹ chúng tôi là ai hay cư xử như thế nào không phải là gốc rễ của vấn đề, không phải là thứ gây nên nhưng nỗi đau khổ liên quan đến những tổn thương của chúng tôi. Nguyên nhân chính là cách cá nhân mỗi CHÚNG TÔI nhìn nhận thái độ của họ.

18

Tổng quan về năm tổn thương

Cách chúng ta nhìn nhận và diễn giải một thực tế chính là nguyên nhân dẫn đến những đau khổ của chúng ta, chứ không phải bản thân ai đó hay hành động, thái độ của họ. Khi thảo luận về những tổn thương trong cuốn sách đầu tiên của mình, tôi đã giải thích rằng sự bỏ rơi ẩn sau sự phản bội còn sự phủ nhận thì ẩn sau sự bất công, mặc dù chúng ta không trải nghiệm chúng ở cùng một cấp độ. Tôi khuyên bạn hãy nhớ điều này bất cứ khi nào bạn cảm thấy bị cư xử bất công hay bị phản bội. Khi cố gắng tìm hiểu xem bạn đang sợ hãi điều gì trong một tình huống gây đau đớn, bạn sẽ khám phá ra rằng nỗi sợ bị phủ nhận hoặc bị bỏ rơi là những nỗi sợ lớn nhất và gây nhiều đau đớn nhất. Giờ thì tôi có thể chắc chắn về điều này, bởi vì hai tổn thương quan trọng và hiện hữu rõ nhất trên cơ thể tôi luôn luôn là sự phản bội và sự bất công. Trong một thời gian dài, tôi luôn luôn tin rằng tôi không có hoặc rất ít tiếp xúc với việc bị bỏ rơi hay bị phủ nhận. Chỉ trong mười năm gần đây, tôi mới có đủ khả năng thừa nhận rằng nỗi sợ bị phủ nhận và bỏ rơi của tôi thậm chí đã hiện hữu rõ rệt hơn nhiều so với nỗi sợ bị phản bội hoặc trở thành nạn nhân của việc cư xử bất công. Tôi cũng muốn nhắc bạn rằng nỗi sợ mình sẽ bỏ rơi, phủ nhận, phản bội hay đối xử không công bằng với người khác cũng quan trọng như nỗi sợ họ sẽ làm thế với bạn.

19

Chữa lành 5 tổn thương

Bạn cũng sẽ nhận ra rằng bạn đang làm tổn thương mình ở mức độ tương đương. Bạn đang phủ nhận bản thân bạn, bạn đang bỏ rơi bản thân bạn, bạn đang sỉ nhục bản thân bạn, bạn đang phản bội bản thân bạn và bạn đang cư xử bất công với bản thân bạn ở cùng mức độ bạn đang cư xử với người khác, và bạn đang chịu đau khổ cũng chẳng kém gì. Trong cuốn Listen to your body (tạm dịch: Lắng nghe cơ thể bạn), chúng tôi gọi sự thật này là Tam giác của cuộc sống. Tam giác của cuộc sống

Mọingười yê u tôi Tôiyêu bảnthântôi

Tôi yêu mọi người

Cùng mức độ như nhau Hình tam giác của cuộc sống mô tả thực tế rằng những người khác đang ở bên bạn, cũng giống như bạn đang ở bên họ và bên chính bản thân mình. Mức độ chịu đựng đau khổ – những nỗi sợ hãi và những cảm xúc – đều tương tự như nhau.

20

Tổng quan về năm tổn thương

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ tóm tắt những đặc điểm của từng tổn thương và từng tấm mặt nạ mà bạn có thể liên hệ với bản thân khi đọc cuốn sách. Hãy nhớ rằng chúng ta đeo một tấm mặt nạ ngay khi một tổn thương bị kích hoạt –bởi bạn hoặc bởi một người nào đó – để bảo vệ bản thân chúng ta.

Bản ngã khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta không có bất kỳ tổn thương nào và tin rằng sự phủ nhận sẽ làm giảm cảm giác đau đớn. Chúng ta làm tất cả những gì có thể để lờ tổn thương đi và đặc biệt là để không cảm thấy nó, đồng thời tin rằng những người khác cũng sẽ không nhìn thấy, không cảm thấy nó. Các đặc điểm của mỗi tấm mặt nạ sẽ khác một chút so với những tấm mặt nạ xuất hiện trong cuốn sách đầu tiên của tôi, bởi vì chúng bao gồm những phát hiện của tất cả các nghiên cứu và quan sát của tôi sau khi cuốn sách đầu tiên được xuất bản.

TỔN THƯƠNG DO BỊ PHỦ NHẬN

Thức tỉnh tổn thương: Từ lúc được thụ thai cho đến khi trẻ 1 tuổi. Trẻ cảm thấy bị phủ nhận bởi người cha/người mẹ có cùng giới tính với mình và không tin vào quyền được tồn tại của mình. Mặt nạ: chạy trốn Nỗi sợ lớn nhất: sự hoảng loạn

21

Chữa lành 5 tổn thương

Thái độ và hành vi của tổn thương khi tấm mặt nạ được kích hoạt:

• Người chạy trốn tin chắc chắn rằng mình gần như không hoặc hoàn toàn không có chút giá trị nào. Họ liên tục không hài lòng với con người thật của họ. Họ thấy bản thân không tốt và có rất rất ít tự trọng.

• Họ tin rằng nếu họ không tồn tại, mọi thứ sẽ khác rất nhiều. Họ nghĩ rằng họ khác biệt so với những người còn lại trong gia đình.

• Họ cảm thấy bị cô lập và hiểu lầm bởi những người khác và thậm chí bởi loài người nói chung. Họ thường xuyên cảm thấy cô đơn, lo lắng và phấn khích trong một nhóm.

• Họ đã phát triển một số cơ chế chạy trốn (chất gây nghiện, đồ uống có cồn, ngủ, mơ mộng, những tình huống chạy trốn, trò chơi ảo...)

• Họ vô thức tự bảo vệ mình bằng cách phủ nhận. Họ có thể dễ dàng tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài bằng cách trú ẩn trong thế giới tưởng tượng của họ hoặc bằng cách mơ mộng (thế giới trung gian). Họ thậm chí có thể tự hỏi họ đang làm gì trên trái đất này hoặc tin rằng họ đã bị sinh ra nhầm chỗ.

22

Tổng quan về năm tổn thương

• Họ bị những cảm xúc, đặc biệt là nỗi sợ hãi, lấn át khi họ ở một mình.

• Họ ít coi trọng vật chất: mọi thứ liên quan đến tâm trí hoặc đến thế giới trí tuệ đều hấp dẫn hơn đối với họ.

• Họ có trí tưởng tượng rất phong phú, nhưng tiếc là họ lại dùng nó để tạo ra những kịch bản phủ nhận.

• Họ tin, dù vô thức hay có ý thức, rằng hạnh phúc chỉ tồn tại trong những quãng thời gian ngắn ngủi.

• Họ thường ít nói và rút lui khi ở trong một nhóm. Họ sợ làm phiền người khác và sợ mình không đủ thú vị. Họ bị coi là những người cô đơn và bị bỏ lại một mình. Họ càng tự cô lập mình, họ càng có vẻ như sẽ trở nên vô hình hơn.

• Khi ai đó lớn tiếng hoặc đang trở nên bị kích động, họ nhanh chóng giải thoát mình khỏi tình huống đó trước khi trở nên hoảng loạn.

• Khi ai đó nhìn vào họ, họ ngay lập tức cảm thấy lo lắng về việc họ là ai.

• Họ có nguồn lo lắng mạnh mẽ đến nỗi khiến họ có thể đảm nhận một lượng lớn công việc. Họ cảm thấy họ chỉ tồn tại khi họ vô cùng bận rộn, và điều đó giúp họ neo mình vào thế giới vật chất.

23

Chữa lành 5 tổn thương

• Họ là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, và khi càng lớn tuổi, họ càng trở nên lo lắng hơn với suy nghĩ rằng một ngày nào đó họ sẽ không còn đủ khả năng để đương đầu với cuộc sống.

• Họ có xu hướng tin rằng họ đã bỏ lỡ tiếng gọi cuộc đời của họ.

• Nỗi sợ bị phủ nhận khiến họ bị ám ảnh trong một số tình huống nhất định.

• Họ thường sử dụng những từ sau: không, không có gì, biến mất, không tồn tại, không có chỗ, vô giá trị...

Hình dáng cơ thể

• Nhỏ, gầy và rất mảnh mai.

• Phần thân trên co lại và cong về phía trước.

• Một số bộ phận trên cơ thể nhỏ hơn.

• Một phần của cơ thể bị khuyết (ví dụ như mông, vú...)

• Cơ thể bị lõm ở một số vùng (ngực, lưng...)

• Một số bộ phận trên cơ thể không đối xứng.

• Mắt nhỏ và hay đảo qua lại.

• Mặt nạ quanh mắt (túi thâm dưới mắt.)

• Giọng nói yếu và chìm.

• Các vấn đề về da (đặc biệt là ở vùng mặt).

• Thích quần áo màu đen.

24
Cơ thể của một người đang chịu đựng tổn thương của việc Bị PHỦ NHẬN (Tấm mặt nạ Chạy trốn)

Chữa lành 5 tổn thương

TỔN THƯƠNG DO BỊ BỎ RƠI

Thức tỉnh tổn thương: Xuất hiện khi trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, giữa trẻ và người cha/người mẹ khác giới.

Một đứa trẻ phải chịu đựng việc thiếu đi sự hỗ trợ từ phía cha mẹ hoặc từ phía người cha/người mẹ khác giới trong mối quan hệ tình cảm yêu thương. Nó không được nuôi dưỡng về mặt tình cảm hoặc được nuôi dưỡng theo cách không thực sự nồng nhiệt hoặc không giống như những gì nó mong muốn.

Mặt nạ: Sự phụ thuộc. Nỗi sợ lớn nhất: Sự cô đơn.

Thái độ và hành vi của tổn thương khi tấm mặt nạ được kích hoạt: Con người sống phụ thuộc gặp khó khăn khi sống một mình và vô cùng sợ cảm giác cô đơn. Họ tìm kiếm sự hiện diện và sự chú ý. Họ đặc biệt cần có sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

• Họ thường chìm trong những nỗi buồn sâu sắc, cho dù khi đang ở một mình hay sống giữa mọi người, mà không thực sự hiểu tại sao.

• Khi họ ở một mình, họ có thể khóc rất, rất lâu, không nhận thức được rằng họ đang cảm thấy thương xót bản thân.

• Họ vô thức tạo nên những màn kịch hoặc bệnh tật để thu hút sự thương xót và chú ý. Họ phát triển

26

Tổng quan về năm tổn thương một thái độ nạn nhân, tin rằng đó là do họ không may mắn.

• Họ dễ dàng gắn bó với người khác, thăm dò cảm xúc của người khác và sử dụng những vấn đề của họ để thu hút sự chú ý đến bản thân họ.

• Họ thể hiện một khía cạnh ngôi sao, vốn thường rất kịch tính, theo cách họ thể hiện bản thân để thu hút sự chú ý. Họ thích nói về bản thân trong một nhóm và thường kéo mọi thứ quay về phía bản thân họ.

• Họ bám víu lấy người khác về mặt thể chất và gặp khó khăn khi làm hoặc quyết định điều gì đó một mình.

• Họ thường xin lời khuyên hoặc ý kiến của người khác và có thể thậm chí thể hiện việc không có khả năng làm gì đó chỉ để có được sự giúp đỡ, không phải bởi họ không thể tự mình thực hiện nhiệm vụ. Khả năng rất lớn là họ thậm chí sẽ chẳng buồn nghe theo lời khuyên khi mà tất cả những gì họ đang tìm kiếm chỉ là sự chú ý.

• Khi họ chăm sóc hoặc giúp đỡ ai đó, họ hi vọng rằng người đó cũng sẽ chăm sóc, giúp đỡ mình.

• Họ có tâm trạng khá thất thường: Hôm nay họ đang hạnh phúc, vui sướng nhưng rất có thể chỉ

27

Chữa lành 5 tổn thương

ngay ngày mai thôi họ sẽ có cảm giác vô cùng đau khổ, tuyệt vọng. Họ rất dễ bị cảm xúc tác động.

• Khó khăn trong việc kết thúc một mối quan hệ là do họ rất sợ cô đơn một mình, cho nên thường hành động khá lòng vòng, không dứt khoát.

• Họ tin rằng nếu ai đó đồng ý với họ thì đó là bằng chứng cho tình yêu của họ.

• Khi ai đó giận dữ hoặc trở nên kích động, họ sẽ cúi xuống và hành động như một đứa trẻ đang sợ hãi.

• Khi họ lớn hơn, họ trở nên ngày càng lo lắng về việc phải ở một mình. Họ thà phải đối mặt với một tình huống khó khăn còn hơn phải ở một mình.

• Họ thường xuyên sử dụng những từ và cách diễn đạt như: một mình, vắng mặt, tôi không thể chịu đựng được, họ không để tôi một mình, tôi làm (ai đó) thất vọng…

Hình dáng cơ thể

• Cơ thể gầy, cao, không có trương lực cơ

• Hệ cơ kém phát triển

• Cánh tay khá dài và trông như thể được treo lủng lẳng trên cơ thể

• Vai trượt

28

Tổng quan về năm tổn thương

• Lưng hơi cong về phía trước

• Một phần cơ thể chảy xệ hoặc mềm nhũn

• Một phần cơ thể thấp hơn bình thường

• Mắt to, buồn hoặc sụp mí

• Giọng nói nhỏ, ai oán, giống trẻ con

• Thích quần áo rộng thùng thình.

29
Cơ thể của một người đang phải chịu đựng tổn thương do BỊ BỎ RƠI (mặt nạ phụ thuộc)

Tổng quan về năm tổn thương

TỔN THƯƠNG NHỤC NHÃ

Thức tỉnh tổn thương: khi trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi với những bậc cha mẹ luôn kìm nén tất cả các hình thức khoái cảm thể xác. Trẻ có thể đã trải nghiệm tổn thương này với cha hoặc mẹ – người chăm sóc sự phát triển thể chất hoặc giới tính của trẻ – hoặc cả hai. Một đứa trẻ phải chịu đựng sự sỉ nhục từ cha mẹ vì đã trải nghiệm niềm vui với các giác quan của nó. Quyền tự do của nó đã bị hạn chế bởi sự đàn áp và thái độ khiến nó mếch lòng. Nó chịu đựng cảm giác xấu hổ dưới bàn tay của những vị phụ huynh này.

Tấm mặt nạ: Khoái khổ Nỗi sợ hãi lớn nhất: Tự do Thái độ và hành vi của tổn thương khi tấm mặt nạ được kích hoạt: Người khoái khổ có một linh hồn như của người truyền giáo mẫu mực nhưng thường thể hiện nó ra ngoài với thái độ sợ hãi.

• Họ dường như tin rằng Thượng đế (hoặc người bảo vệ đạo đức gia đình) đang quan sát và phán xét họ không ngừng. Họ làm mọi việc có thể để trở nên có giá trị trong mắt Thượng đế hoặc những người mà họ yêu quý. Họ tin rằng họ phải giảm nhẹ những đau khổ của nhân loại để có được những đức tính cao cả và xứng đáng. Đó là lý do

31

Chữa lành 5 tổn thương

tại sao họ coi việc phục vụ những người họ yêu quý là một nhiệm vụ và đặt những người đó lên trên bản thân họ. Mặt khác, một người khoái khổ cũng gặp khó khăn khi nhận sự chăm sóc và tình cảm kiểu mẫu tử.

• Họ rất cẩn thận khi phát ngôn, vì đã được học rằng họ không được phép nói những điều có thể gây tổn hại đến người khác. Họ thậm chí có xu hướng tìm lý do để bào chữa cho người khác.

• Họ không muốn tiếp xúc với tính gợi cảm của mình và niềm vui thú của họ gắn liền với khoái cảm từ các giác quan.

• Họ kìm nén những thôi thúc liên quan đến các giác quan của họ, bởi vì họ sợ đi quá đà và sợ sẽ xấu hổ.

• Họ cũng sợ bị trừng phạt nếu họ tận hưởng quá nhiều niềm vui trong cuộc sống.

• Thường xuyên có những câu chuyện có yếu tố tình dục từ thời thơ ấu và thời niên thiếu của họ.

• Họ thấy rằng họ không được tự do, vì “được tự do” với họ có nghĩa là “không có bất cứ một giới hạn nào và được thỏa mãn quá mức.”

• Họ, do vậy, tự hạn chế tự do của mình bằng cách đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của họ,

32

Tổng quan về năm tổn thương

tước đi thời gian tận hưởng cuộc sống của chính bản thân mình. Họ tin rằng việc tận hưởng các cảm giác sẽ tách họ ra khỏi tính tâm linh của mình. Thêm vào đó, họ không muốn bị dán nhãn là vô tâm.

• Họ biết nhu cầu của họ nhưng không lắng nghe những nhu cầu đó, tin rằng họ phải hi sinh bản thân để xứng đáng được lên Thiên đường sau khi chết.

• Họ có thể dễ dàng cảm nhận được sự ô uế, bẩn thỉu hay phẫn nộ. Họ đôi khi thậm chí còn ghê tởm chính bản thân mình.

• Họ đền bù và thường tưởng thưởng cho bản thân bằng thức ăn, muốn tin rằng họ đang tận hưởng nó, nhưng cảm giác tội lỗi và xấu hổ đã phủ nhận mọi cảm giác thích thú.

• Họ sẵn sàng đổ lỗi cho cân nặng nhằm cho mình một lý do để không tận hưởng những khoái cảm giác quan của họ.

• Họ có sở trường làm cho người khác cười bằng cách tự chế nhạo bản thân, để rồi tự chuốc lấy sự nhục nhã.

• Họ bị thu hút bởi hoặc chỉ cho phép bản thân họ tận hưởng những điều nhỏ nhặt bởi họ

33

Chữa lành 5 tổn thương

không nhìn thấy sự rộng lượng ở linh hồn của chính mình.

• Họ thường sử dụng những từ sau: đáng giá, vô giá trị, nhỏ, to béo, tôi bị mắc kẹt, con lợn, lộn xộn, bẩn thỉu…

Hình dáng cơ thể

• Thừa cân, nhưng tròn trịa chứ không to béo.

• Có tầm vóc thấp

• Mặt tròn, cởi mở

• Mắt tròn và luôn mở to, phản chiếu sự ngây thơ của một đứa trẻ

• Cổ lớn

• Bướu trâu ở lưng trên

• Một phần của cơ thể tròn trịa hoặc hơi tròn

• Thường mặc quần áo bó sát để làm nổi bật sự tròn trịa

• Thường xuyên làm bẩn quần áo của họ

• Giọng nói mượt

34
Hình: Cơ thể của người đang phải chịu đựng tổn thương NHỤC NHÃ (Tấm mặt nạ khoái khổ )
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.