Kinh Vua Của Định_Trial

Page 1


KINH VUA CỦA ĐỊNH, BÀI CA ĐẠI ẤN


Rinpoche, Jamgon Kongtrul Kinh Vua của Định : Bài ca Đại ấn / Jamgon Kongtrul Rinpoche ; Thrangu Rinpoche bình giảng ; Hoàng Lan dịch. - H. : Tôn giáo ; Công ty Xuất bản Thiện Tri Thức, 2021. 307tr. ; 24cm ISBN 9786046177913 1. Đạo Phật 2. Truyền thừa Karma kagyu 3. Giáo lí 4. Bình giảng 294.3923 - dc23 TOM0003p-CIP

KINH VUA CỦA ĐỊNH, BÀI CA ĐẠI ẤN, Khenchen Thrangu Rinpoche, Hoàng Lan dịch King of Samadhi: Commentaries on the Samadhi Raja Sutra and the Song of Lodrö Thaye, Thrangu Rinpoche, Erik Pema Kunsang (translator) © 1994 Rangjung Yeshe Publication &Thrangu Rinpoche This work is published base on the arrangement between Rangjung Yeshe Publications., located 55 Mitchel BLVD, suite 20, San Rafael California 94903 USA (the “Proprietor”) of the one part and Thien Tri Thuc Publishing Company, located at No 75B, Yen Phu street, Yen Phu ward, Tay Ho district, Ha Noi capital, Viet Nam (the “Publisher”) of the other part. Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng bản quyền giữa Rangjung Yeshe Publications và Công ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức . Không chấp nhận mọi hình thức sao chép, in ấn hoặc chuyển thể sang các hình thức xuất bản điện tử nào mà chưa có sự cho phép của Thiện Tri Thức. Team thực hiện: Thảo Triều - Khánh Minh - Biko - Áo Nâu - Mầu Quang Hưng


KHENCHEN THRANGU RINPOCHE bình giảng

Hoàng Lan dịch

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO



MỤC LỤC

PHẦN 1: KINH VUA CỦA ĐỊNH VÀO SÁCH.......................................................................................................................11 BẢN TÁNH BÌNH ĐẲNG CỦA TẤT CẢ MỌI SỰ VẬT.............................................................15 Chương 1................................................................................................................17 Chương 2................................................................................................................18 Chương 3................................................................................................................22 Hỏi đáp...................................................................................................................25 CHỨNG NGỘ DỨT KHOÁT..................................................................................................31 Chương 4................................................................................................................33 NHỮNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI...........................................................................................44 BẢN TÁNH CỦA ĐỊNH.......................................................................................................49 Chương 5................................................................................................................51 Chương 6................................................................................................................56 Chương 7................................................................................................................58 Hỏi đáp...................................................................................................................64 BẢN SẮC KHÔNG CÓ BẢN CHẤT (VÔ TỰ TÁNH) CỦA TẤT CẢ MỌI SỰ VẬT.............................71 Chương 8................................................................................................................73 Chương 9................................................................................................................85 Hỏi đáp ..................................................................................................................87 ÁP DỤNG CÁI TINH TÚY..................................................................................................91 CHƯƠNG 10.............................................................................................................93 CHƯƠNG 11...........................................................................................................102 CHƯƠNG 12...........................................................................................................103


Chương 13............................................................................................................104 Chương 14............................................................................................................108 Chương 15............................................................................................................109 SỰ HOÀN TOÀN KHÔNG SỢ HÃI......................................................................................110 Chương 16............................................................................................................111 Chương 17............................................................................................................113 Chương 18............................................................................................................119 Hỏi đáp.................................................................................................................123 NHỮNG PHẨM TÍNH KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN...................................................................127 Chương 19............................................................................................................128 Chương 20............................................................................................................139 PHÁP THÂN HIỂN BÀY....................................................................................................141 Chương 21............................................................................................................142 Chương 22............................................................................................................144 Chương 23............................................................................................................146 Chương 24............................................................................................................149 Chương 25............................................................................................................154 MỘT THÁI ĐỘ KẾT NỐI....................................................................................................158 Chương 26............................................................................................................159 Chương 27............................................................................................................162 Chương 28............................................................................................................165 Chương 29............................................................................................................169 Hỏi đáp.................................................................................................................174 MÀI DŨA SỰ HIỂU BIẾT CỦA CHÚNG TA...........................................................................178 Chương 30............................................................................................................179 Chương 31 và 32...................................................................................................181


Chương 33............................................................................................................182 Chương 34............................................................................................................188 Chương 35............................................................................................................191 Hỏi đáp.................................................................................................................195 ĐI VÀO TÂM ĐẠI BI .........................................................................................................203 Chương 36............................................................................................................204 Chương 37............................................................................................................209 Chương 38............................................................................................................210 Chương 39............................................................................................................212 Kết luận................................................................................................................216 PHẦN 2: BÀI CA ĐẠI ẤN CỦA JAMGÖN KONGTRUL RINPOCHE TRONG VÔ NIỆM, TRÍ HUỆ NGỜI SÁNG..........................................................................220 BIẾT CÁI MỘT, GIẢI THOÁT TẤT CẢ.................................................................................231 MỘT KIM XÍ ĐIỂU THẤU RÕ KHÔNG GIAN.....................................................................244 TRUNG TÂM CỦA BẦU TRỜI KHÔNG MÂY......................................................................258 CẠN KIỆT TÂM KHÁI NIỆM.............................................................................................280 HỎI ĐÁP................................................................................................................298


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với hai đại đệ tử là Xá Lợi Phất (Śāriputra) và Mục Kiền Liên (Maudgalyāyana). Nguồn: Kinh Nhật tụng, dòng truyền thừa Drikung Kagyu. (http://drikungdharmasurya.org/docs/ DDSC_Book_of_Prayers.Booklet.pdf )


Phần 1 KINH VUA CỦA ĐỊNH



VÀO SÁCH

Truyền thống Phật giáo Tây Tạng thường nhấn mạnh vào nghiên cứu các bản luận của các đạo sư làm sáng tỏ những lời Phật dạy hơn là nghiên cứu bản thân kinh điển của Phật. Điều này rất thường dù những bản kinh (sutra), những lời Phật nói, phải quan trọng hơn. Đâu là lý do cho điều này, bởi vì những luận, được gọi là shastra trong tiếng Sanskrit, là những lời dạy phụ để làm sáng tỏ nội dung điều Phật đã nói? Trong nhiều bản kinh, một số trình bày nghĩa gián tiếp nhưng chưa rốt ráo, trong khi những số khác phổ biến nghĩa rốt ráo và dứt khoát. Tuy nhiên, những kiểu khác biệt này không được nhận dạng rõ ràng để chúng ta có thể biết. Ngược lại, những bản luận được tạo bởi những đạo sư thời trước lại định nghĩa rất rõ ràng và được phân loại theo nghĩa rốt ráo và chưa rốt ráo. Đây là lý do tại sao việc nghiên cứu các bản luận được nhấn mạnh hơn các bản kinh. Tuy nhiên, khi áp dụng những giáo huấn và những kinh nghiệm riêng, truyền thống Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh hơn vào những giáo huấn truyền miệng - lời khuyên then chốt được gọi là dam-ngag mà chúng ta nhận được từ những vị thầy của chúng ta, và chúng thường được tìm thấy trong các bài ca doha chứng ngộ của những bậc thầy cao cả - hơn là nơi những bản luận có tính học thuật. Nói cách khác, những bản luận Phần 1: Kinh Vua của Định

11


được dùng để thiết lập một hiểu biết chính xác về những lời dạy của Đức Phật nhờ kiến thức chúng ta có được qua nghiên cứu và tư duy. Điều chúng ta đưa vào thực hành là những giáo huấn tinh túy và lời khuyên truyền miệng. Đây là tình hình chung của việc tu học. Trong dịp cá biệt này, tôi sẽ minh giảng Kinh Vua của Định, tiếng Sanskrit là SamadhiRaja Sutra. Có nhiều lý do để tôi chọn Kinh này. Thứ nhất, đó là cơ sở của sự tiếp cận căn bản để tu hành samadhi được dùng ở những tổ chức tâm linh chính thuộc dòng Karma Kagyu. Thiền định chính của dòng này là về bản tánh của Đại Ấn, Mahamudra. Những giáo huấn tinh túy về Đại Ấn được tìm thấy trong Tantra Bindu của Mahamudra và nhiều tantra khác được Đức Phật toàn giác dạy. Tuy nhiên, để dùng Kinh như là một nền tảng, như một nương dựa cho thực hành cá nhân, Kinh Vua của Định đã được Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung yêu cầu chứa đựng nội dung của thực hành Đại Ấn. Khi đại sư Gampopa, cũng được biết đến là Dakpo Rinpoche, giải thích hệ thống Đại Ấn, ngài đã dùng chính Kinh này. Chúng ta có thể tìm thấy những trình bày rõ ràng về kết quả này trong tiểu sử của ngài, cũng như trong nhiều bài ca và những giáo huấn từ ngài. Bởi thế bản Kinh này phải được xem là cực kỳ quan trọng đối với những người muốn hiểu và thực hành Đại Ấn. Họ cần học, tư duy và hiểu nghĩa của Kinh Vua của Định. Kinh Vua của Định được Đức Phật ban theo lời thỉnh cầu của một Bồ tát tên là Ánh trăng Trẻ trung, trong tiếng Tây Tạng là Dawö Shönnu Gyurpa. Vị Bồ tát này được xem là một trong những Hóa thân trong chuỗi những đời trước của Gampopa. Dù Đức Phật đã ban Kinh Vua của Định giữa một hội chúng gồm các vị Thanh Văn và Bồ tát, hàng cao cấp và 12

Khenchen Thrangu Rinpoche


dân thường, nhân vật chính thỉnh cầu giáo huấn và được giao phó là Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung. Trong sự hiện diện của Phật, Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung có lời nguyện rằng, trong những thời tương lai, Ngài sẽ giữ gìn, xiển dương Kinh này và phổ biến nghĩa của bản kinh cho những người khác, không để cho bản kinh bị thất truyền. Theo đó, từ thời của Gampopa, Ngài đã sử dụng bản kinh này như một sự nương dựa cho những cấp độ định và giảng dạy Đại Ấn. Cho đến ngày nay, đã có một dòng không gián đoạn những giáo huấn về phương pháp dạy Đại Ấn dựa trên bản kinh này. Chính vì lý do này, nghiên cứu và hiểu Kinh Vua của Định là việc rất quan trọng. Khi Karmapa Gyalwang thứ 16, Rangjung Rigpey Dorje lập Viện Nalanda ở Tu viện Rumtek, ngài đích thân chọn những bản luận gồm các môn tiêu chuẩn Madhyamaka (Trung luận), Prajnaparamita (Bát nhã ba la mật), Vinaya (Luật), và Abhidharma (A tỳ đàm), và sắp xếp cho xuất bản những bản sách thiết yếu này. Đức Ngài đã xếp Kinh Vua của Định là bản kinh hỗ trợ cho Đại Ấn. Ngài xuất bản thành từng tập rời để người muốn tu hành Đại Ấn có thể nghiên cứu và hiểu nghĩa. Theo một bình giảng của các học giả Ấn Độ về Kinh Vua của Định, bao gồm 41 chương. Trong 41 chương, có 300 chủ đề được liệt kê, đôi khi bản liệt kê này được diễn tả như chương thứ 42. Giống như phần lớn các bản kinh Đại thừa, Kinh này được Đức Phật thuyết ở Đỉnh Núi Linh Thứu gần Thành Vương Xá (Rajgir).

Phần 1: Kinh Vua của Định

13



BẢN TÁNH BÌNH ĐẲNG CỦA TẤT CẢ MỌI SỰ VẬT

Kính lễ tất cả chư Phật và chư Bồ tát. Một lần tôi nghe như vầy: có một thời khi Bậc Chiến Thắng Hoàn Hảo ở trên Đỉnh Núi Linh Thứu ở Rajgir cùng với đại tăng già một trăm ngàn tỳ kheo, tám triệu Bồ tát chỉ bị che ám bởi một lần tái sinh và thấu hiểu rõ nhờ những tri giác cao cấp của các ngài. Các ngài tụ hội từ những hệ thế giới của mười phương, đã chứng ngộ trọn vẹn những đà la ni và kinh. Các ngài làm cho tất cả chúng sinh giàu có với ban pháp … khéo léo trình bày trí huệ siêu việt. Các ngài đã đến bờ bên kia của mọi hoàn thiện (ba la mật). Thuần thục nhập mọi định của Bồ tát, các ngài được tất cả chư Phật khen ngợi, tán dương. Các ngài khéo léo du hành bằng thần thông đến mọi cõi Phật, khéo léo làm khiếp đảm mọi lực ma, khéo léo hiểu mọi sự như chúng là … Bấy giờ Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung đứng dậy từ chỗ ngồi, trệch vai áo phải, quỳ gối bên phải, chắp tay hướng đến Phật mà bạch rằng: “Nếu Bậc Chiến Thắng cho con dịp may, con muốn thưa vài câu hỏi với Như Lai Chính Đẳng Giác …” Thế Tôn trả lời cho Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung: “Chàng trai trẻ, nếu một Đại Bồ tát có một phẩm tính, người ấy sẽ có Phần 1: Kinh Vua của Định

15


mọi đức hạnh và nhanh chóng chứng ngộ giác ngộ viên mãn vô thượng. Cái gì là một phẩm tính? Chàng trai trẻ, đó là thái độ không thiên lệch của Đại Bồ tát với tất cả chúng sinh; đó là tâm vị tha, thái độ không hiếu chiến, tâm không thành kiến …” “Chàng trai trẻ, Đại Bồ tát không thiên vị, vị tha, không hiếu chiến, và không thành kiến, sẽ đạt được trạng thái định phát lộ trọn vẹn bản tánh bình đẳng của tất cả sự vật.”

16

Khenchen Thrangu Rinpoche


CHƯƠNG 1

Chương 1 của 42 chương này, “Khung cảnh”, diễn tả hoàn cảnh những lời dạy được ban cho. Câu đầu tiên là “Một lần tôi nghe như vầy,” lời của ngài A Nan, vị kết tập chính những lời Phật. Kinh tiếp tục với câu hỏi của Bồ tát Ánh trăng Trẻ trung: “Xin Đức Phật nói cho con làm thế nào để trau dồi và thành tựu mọi phẩm tính giác ngộ, như thế nào chứng ngộ giác ngộ viên mãn. Xin giải thích như thế nào để cho những phiền não có mặt trong dòng hiện sinh của chúng con được chìm lặng và biến mất.” Đức Phật trả lời: “Nếu một Bồ tát có một phẩm tính thì sẽ khởi sinh mọi phẩm tính giác ngộ. Nếu vị ấy có một phẩm tính thì sẽ làm yên lặng mọi phiền não và loại bỏ mọi khuynh hướng xấu như kiêu mạn, ghen tị, tham, sân và ngu si. Một phẩm tính ấy là gì? Đó là Vua của Định, phát lộ trọn vẹn bản tánh bình đẳng của tất cả mọi sự.” Cách thức những giáo lý của Kinh thì cực kỳ rộng, dùng nhiều diễn tả phân minh, tất cả đều rất ý nghĩa. Để tổng quát Kinh này, trong chương thứ nhất “Khung cảnh”, Đức Phật nhận một câu hỏi về tu định và câu trả lời của ngài rất súc tích. Tuy nhiên Kinh này gồm 300 chủ đề về những chi tiết của định. Trong chương thứ nhất, Đức Phật đề cập ngắn những chủ đề ấy, nhưng chương cuối, chương 41, tất cả 300 chủ đề được liệt kê đầy đủ. Ở điểm này, tôi cảm thấy không cần lặp lại theo cách như vậy. Phần 1: Kinh Vua của Định

17


CHƯƠNG 2

Chương 2 trong Kinh Vua của Định được gọi là “Vua Tối cao của Cây Salu”. Trong chương này, Đức Phật kể một câu chuyện về một đời quá khứ của ngài, khi ngài là một Chuyển Luân Vương với một đời sống thọ không thể tính đếm. Với sự tôn kính lớn lao, ngài đảnh lễ, phục sự một cách sùng tín và nhận những giáo huấn truyền miệng từ vô số chư Phật. Đặc biệt ngài đi theo một bậc giác ngộ có tên là Vua Tối cao của Cây Salu. Từ Đức Phật này, ngài nhận những giáo lý mở rộng về Vua của Định và thực hành miệt mài. Bây giờ tôi sẽ kết hợp điều được dạy trong Kinh với những thí dụ từ những đời trước của Đức Phật, cho những hành giả Phật giáo Kim Cương thừa. Điều gì là điều mà chúng ta quan tâm khi bắt đầu thực hành Kim Cương thừa, đặc biệt là Đại Ấn? Trước hết cần nhấn mạnh tới việc trau dồi sự tôn kính, lòng sùng mộ và tin cậy mạnh mẽ vào vị thầy, bổn sư của chúng ta, cũng như mọi vị thầy của dòng. Trong Kinh này, Đức Phật mô tả ngài đã theo và nhận những giáo lý từ vô số chư Phật và Bồ tát. Đặc biệt là với vị Phật Vua Tối cao của Cây Salu, ngài đã có đức tin và lòng sùng mộ lớn lao và nhận những giáo huấn miệng về trạng thái định. Không chỉ về giáo lý, Đức Phật giải thích cách ngài đã làm những cúng dường hậu hĩ, phục vụ, chăm sóc và tôn vinh thầy mình, hồi hướng công đức này 18

Khenchen Thrangu Rinpoche


cho sự giác ngộ của tất cả chúng sinh, nhận những giáo lý rất chi tiết về bản tánh của định và áp dụng chúng ra sao. Sự diễn tả này như một hình mẫu để chúng ta đi vào tu hành định Đại Ấn. Quan trọng nhất là phát sinh lòng sùng mộ và niềm tin vào vị thầy của chúng ta và các đạo sư của dòng, phục vụ các ngài như Đức Phật đã làm. Đức Phật diễn tả ngài đã khẩn cầu và cúng dường lên vị thầy với sự tôn kính và lòng sùng mộ như thế nào. Cũng thế, khi thực hành những sơ bộ của Kim Cương Thừa, ngondro, chúng ta bắt đầu với những sơ bộ bình thường là bốn pháp chuyển tâm và cùng với chúng, những sơ bộ bên trong phi thường - bốn lần một trăm ngàn thực hành - mà phần chót là guru yoga (du già bổn sư). Trong thực hành guru yoga (du già bổn sư), chúng ta tưởng tượng những đạo sư gốc và của dòng đều hiện diện trong bầu trời trước mặt chúng ta. Trong sự hiện diện của các ngài, chúng ta gom tụ một tích tập công đức bằng cách thực hành bảy nhánh là lễ lạy, cúng dường, sám hối, vui theo những phẩm tính của các ngài, thỉnh cầu các ngài ở lại thế gian, cầu xin các ngài chuyển bánh xe pháp, và cuối cùng là hồi hướng công đức cho sự giác ngộ của tất cả chúng sinh. Hệ thống Đại Ấn dạy rằng lòng sùng mộ và đức tin vào bổn sư của chúng ta, phối hợp với tích tập công đức và tịnh hóa nghiệp chướng khiến cho định, cái thấy độc nhất của Đại Ấn, mọc hiện trong dòng hiện sinh của chúng ta. Không có đức tin vào bổn sư thì không có chứng ngộ định của Đại Ấn. Đây là nguyên lý đặc biệt của Đại Ấn. Trong Kinh Vua của Định cũng giống như vậy. Đức Phật giải thích trong đời trước ngài đã làm với vị Phật Vua Tối cao của Cây Salu như thế nào. Nhờ điều đó, ngài có thể hiểu và kinh nghiệm trạng thái đặc biệt của định. Nếu không thực hành sự khẩn cầu, cúng dường Phần 1: Kinh Vua của Định

19


và tán thán, ngài đã không thể chứng ngộ trạng thái đặc biệt của định. Theo những chỉ dẫn của ngài, thực hành phần guru yoga (du già bổn sư) của những sơ bộ là quan trọng với chúng ta. Trích dẫn sự khẩn cầu dòng của Phật Kim Cương trì Vajradhara: “Chúng con được dạy, sùng mộ là cái đầu của thiền định.” Theo trích dẫn này, với đức tin và lòng sùng mộ trong dòng hiện sinh, chúng ta có thể kinh nghiệm trạng thái thiền định chân thật và kinh nghiệm thiền định có thể tiến bộ. Ngược lại, không có đức tin và sùng mộ thì chúng ta không thể chứng ngộ cái thấy, bản tánh định của Đại Ấn, và không thể tiến bộ hơn nữa, bất kể chúng ta nỗ lực thực hành thiền định mạnh mẽ ra sao. “Cái đầu” được ví với cái đầu mà chúng ta có thể thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ăn và nói chuyện bằng miệng. Theo thí dụ ấy, đức tin và lòng sùng mộ là thiết yếu cho định sinh ra trong hiện sinh và cho kinh nghiệm tiến bộ của chúng ta. Như vậy, sùng mộ quan trọng như cái đầu. Vì lý do này, đức tin và sùng mộ là cần thiết, và để khai triển những phẩm tính ấy, chúng ta có sự hỗ trợ từ phần guru yoga (du già bổn sư) trong những sơ bộ đặc biệt. Trong đời quá khứ của Đức Phật là một Chuyển Luân Vương, khi ngài theo Phật Vua Tối cao của Cây Salu, ngài đã cúng dường một triệu lâu đài. Sự rộng lượng bao la của ngài là một biểu lộ của sùng mộ và tán dương. Nhờ vậy, ngài đã nhận được những giáo huấn truyền miệng và không gặp nhiều khó khăn để thành tựu Vua của Định. Áp dụng điều này cho chúng ta, sẽ thật là kỳ diệu nếu chúng ta giàu có như một Chuyển Luân Vương có thể cúng dường một triệu lâu đài. Nhưng nếu không thể, bằng cách dùng hệ thống phi thường với nhiều phương pháp của Kim Cương thừa, chúng ta có thể cúng dường trong tâm với nhiều hiện vật quý báu lên bổn 20

Khenchen Thrangu Rinpoche


sư và các đạo sư dòng truyền thừa. Qua sự tích tập công đức được tạo ra bởi hành động rộng lượng phối hợp với sùng mộ này, bổn sư hài lòng và chấp thuận, ngài ban những giáo huấn truyền miệng cho chúng ta. Qua sự thực hành những giáo huấn truyền miệng đặc biệt này, chúng ta có thể nhận những ban phước để thành tựu bản tánh của định. Trong Kinh Vua của Định, Đức Phật nói rằng, do những hành động sùng mộ vĩ đại và rộng lượng bố thí trong những đời trước, ngài không khó để thành tựu trạng thái định. Nếu chúng ta, những người theo Phật làm theo cách ấy, chúng ta sẽ không gặp khó nhọc lớn lao để thành tựu trạng thái định. Thay vì nghĩ rằng mình không đủ giàu có, mà hãy hiểu rằng chúng ta có thể tích tập công đức bằng việc chỉ quán tưởng Núi Tu Di, núi vũ trụ, có bốn lục địa và tám tiểu lục địa bao quanh; bấy giờ chúng ta đặt lên chúng sự giàu có không thể tưởng của chư thiên và của loài người và đem cúng dường tất cả của cải đó. Bằng cách cúng dường như thế trong phần thực hành cúng dường mạn đà la, chúng ta thực sự có thể gom góp công đức như một Chuyển Luân Vương. Cúng dường mạn đà la là một phương pháp tích tập công đức bao la và được xem là cực kỳ quan trọng trong việc tu hành định của Đại Ấn. Đức Phật minh họa sự quan trọng này trong chương này khi kể lại đời trước của ngài như một Chuyển Luân Vương làm cúng dường.

Phần 1: Kinh Vua của Định

21


CHƯƠNG 3

Chương 3 “Diễn tả những Phẩm tính của chư Phật” nói lên những đức hạnh của định. Như Đức Phật đã nói, chúng ta cần trau dồi đức tin và sùng mộ với bổn sư và đạo sư của dòng để nhận những giáo huấn về định. Bấy giờ chúng ta cần áp dụng chúng vào kinh nghiệm thực hành. Những giáo huấn này về trạng thái định là cực kỳ quý báu và quan trọng. Tu hành trạng thái định này, chúng ta đạt quả tối hậu và không chỉ là những lợi lạc tạm thời. Đã đạt quả tối hậu, chúng ta sinh khởi tất cả những phẩm tính bao la của thân, ngữ và tâm của các bậc giác ngộ. Những phẩm tính bao la của thân giác ngộ gồm 32 tướng chính và 80 tướng phụ. Những phẩm tính bao la của ngữ giác ngộ gồm 60 phương diện thanh tịnh, được gọi là tiếng du dương của Phạm thiên. Những phẩm tính bao la của tâm giác ngộ là bốn không sợ hãi, 10 thần lực, 18 phẩm tánh Không chung của một vị Phật, trí huệ biết bản tánh như nó là, và trí huệ thấy tất cả hiện hữu. Mọi phẩm tính hoàn hảo này được hoàn thành chỉ qua tu hành loại định này. Hơn nữa, khi thực hành theo truyền thống này, sự tin cậy đặc biệt và trọn vẹn vào những giáo lý là cực kỳ quan trọng. Điều này được minh họa trong cuộc đời Đức Milarepa. Một hôm gần cuối đời, những đệ tử thân cận của Đức Milarepa nhóm họp quanh ngài. Rechungpa, một đại đệ tử của ngài nói: “Khi chúng con nghe về những khó nhọc lớn lao thầy đã 22

Khenchen Thrangu Rinpoche


chịu đựng để được nhận những giáo lý, thực hành và chứng ngộ chúng, mức độ chứng ngộ khó tin và những phẩm tính đặc biệt thầy biểu lộ sau khi đắc quả, với chúng con rõ ràng là thầy phải là một Hóa thân của một Bồ tát đặc biệt hay một vị Phật. Xin thầy nói rõ cho các đệ tử chúng con thầy là Hóa thân của vị Phật hay Bồ tát nào để đức tin và lòng sùng mộ của chúng con sẽ tăng thêm hơn nữa.” Đức Milarepa trả lời: “Các con thấy ta là một Hóa thân của một Bồ tát hay vị Phật, từ quan điểm này thì rất tốt. Điều đó chứng tỏ các con có tri giác thanh tịnh, sùng mộ và đức tin vào thầy, và các con yêu quý những phẩm tính của một vị thầy. Nhưng mặt khác, điều này thật ra là xấu. Chấp giữ loại mến phục này thậm chí là một quan điểm sai lầm. Điều này có nghĩa là các con tin rằng giác ngộ không thể đạt đến nhờ năng lực và những ban phước từ những giáo lý và sự thực hành chúng, mà bởi vì thầy đã giác ngộ từ lâu rồi, là một hiện thân của một vị Phật hay Bồ tát trước kia. Đây là một thái độ hoàn toàn lầm lạc. Điều đó chỉ có nghĩa là những giáo lý không có sức mạnh và thực hành chúng không đem đến hiệu quả. Đó là một quan điểm sai lầm.” “Chắc chắn ta không phải là một Hóa thân của một vị Phật hay Bồ tát. Ta là một người bình thường. Giữa những người bình thường, ta thuộc hạng người thấp nhất. Khi còn trẻ, ta học pháp thuật và dùng nó để chống những người khác. Bằng cách làm mưa đá, huỷ hoại những kẻ thù, v.v… ta đã tích tập vô vàn nghiệp xấu và những che ám. Ta là một người chứa đầy những tội lỗi lớn lao, và nhờ may mắn đáng kể, ta đã gặp một vị thầy có thẩm quyền. Ta đã nhận được những giáo lý chính thống và áp dụng chúng một cách nhiệt thành. Qua sự thực hành những phương pháp phi thường này và thần lực Phần 1: Kinh Vua của Định

23


mạnh mẽ của Pháp, nghiệp xấu, những che ám và phiền não của ta hoàn toàn được tịnh hóa. Chính nhờ sự tịnh hóa này mà ta có thể đạt đến trạng thái giác ngộ viên mãn, trạng thái thống nhất của một Kim Cương trì, trong chỉ một đời, không có hy vọng cho quả ở một tái sinh sau. Điều đó là do thần lực của những giáo huấn truyền miệng của Đại Ấn và sự thực hành chúng, chứ không phải ta là một Hóa thân của một vị Phật hay Bồ tát.” Không cần thiết phải trải qua nhiều đời để đạt được giác ngộ. Qua việc thực hành định thâm sâu, do phương tiện những giáo lý mà chúng ta có thể nhận lúc này, trong một thân và một đời có thể đạt đến trạng thái thống nhất của một Kim Cương trì, nói cách khác, bản thân giác ngộ viên mãn. Kinh Vua của Định là một giáo lý tạo thành nền tảng cho thực hành Đại Ấn. Nếu khảo sát nghĩa bề mặt thì hình như không nói về Đại Ấn, chúng ta không tìm thấy từ “Đại Ấn” ở đâu cả. Cũng không thấy ở đâu nhắc tới cúng dường mạn đà la hay guru yoga (du già bổn sư). Chúng ta có thể kết luận rằng bản kinh này không thực sự nói về Đại Ấn bởi vì dù những giáo lý về shamatha (chỉ/định) và vipashyana (quán/ huệ) cũng không được định nghĩa rõ ràng như trong những bản văn Đại Ấn. Nhưng nếu khảo sát sâu hơn, chúng ta sẽ thấy rõ ràng Kinh nhấn mạnh đến sùng mộ chư Phật hay vị thầy ban cho giáo lý, cũng như đức tin vào những giáo lý; và sự quan trọng của tích tập công đức. Thế nên chúng ta có thể dễ dàng áp dụng ý định thực sự của Kinh vào thực hành của chúng ta, chẳng hạn việc trau dồi sùng mộ qua guru yoga (du già bổn sư). Một số người đã nói với tôi rằng, sau khi nghiên cứu những lời Phật và dành nhiều năm thực hành, họ có cảm giác 24

Khenchen Thrangu Rinpoche


rằng điều Phật dạy hoàn toàn khác với những thực hành trong Kim Cương thừa. Mới nhìn qua thì như vậy. Điều được thực hiện trong ngôi chùa Phật giáo Kim Cương thừa và những gì Đức Phật dạy có vẻ không tương ưng. Trong Kinh, không nói đến việc dùng kèn, đặt những torma lên bàn thờ và vân vân. Nhưng khi chúng ta đi sâu vào nghĩa của điều được giải thích trong Kinh và nghĩa của những điều diễn ra trong ngôi chùa Kim Cương thừa, chúng ta sẽ không thấy trái nghịch. Về giáo lý, chúng ta có thể khám phá từ sự áp dụng cá nhân những giáo lý trong Kinh thì giống hoàn toàn với những giáo huấn truyền miệng của dòng.

HỎI ĐÁP HỌC TRÒ: Tôi đã nghe một số người thực hành Kim Cương Thừa nói rằng việc nghiên cứu các kinh là thứ yếu và không quan trọng. Ngài có thể nhận xét gì về điều này, thưa Rinpoche? RINPOCHE: Chúng ta có thể nói rằng Kim Cương Thừa là vượt trội về độ sâu sắc và những phẩm tính đặc biệt so với hệ thống Kinh. Mặt khác, nghiên cứu hệ thống Kinh là vô cùng quan trọng. Từ các tu viện của truyền thống Geluk, Sera, Ganden và Drepung vĩ đại ở miền Trung Tây Tạng xuyên qua cả vùng đến trường Shri Singha tại Tu viện Dzogchen ở Đông Tây Tạng, các chủ đề nghiên cứu chính không nhất thiết phải là Kim Cương Thừa. Ngược lại, giáo lý Kinh là phần chính của các chương trình học. Họ đã không tập trung nghiên cứu quá nhiều về bốn phần của tantra, mà thay vào đó là Prajnaparamita (Bát Nhã), Vinaya (Luật Tạng), Abhidharma (Duy Biểu Học), vân vân... Có một lý do cho điều này. Khi nghiên cứu những giáo lý này, mọi chi tiết đều được giải thích theo một cách Phần 1: Kinh Vua của Định

25


thức rất hợp lý và logic - mục đích, nguyên tắc, định nghĩa và lý luận. Trong những giáo huấn Kim Cương Thừa, những lời giải thích tập trung vào cách để thực hiện một thực hành, nhưng không nhất thiết phải bao gồm lý do chi tiết tại sao. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã có niềm tin và sự tự tin vượt trội, chúng ta có thể đạt được thành tựu thông qua việc thực hành các giáo huấn Kim Cương Thừa mà không có các nghiên cứu chi tiết? Chắc chắn chúng ta có thể! Mặt khác, nếu chúng ta là kiểu người đa nghi, hoặc nếu chúng ta cảm thấy nghi ngờ và cần được làm sáng tỏ, tự thân các giáo huấn Kim Cương Thừa không hỗ trợ nhiều cho việc loại bỏ nghi ngờ và đạt được cảm giác chắc chắn rõ ràng. Để tìm ra sự biện minh như vậy, chúng ta phải trở lại các giáo lý Kinh điển, nơi Đức Phật toàn giác giải thích chính xác cách mọi thứ đều trống không và làm thế nào để nhận ra điều đó, làm thế nào để tích lũy công đức, tại sao một số trạng thái tâm cụ thể lại tích lũy công đức và vân vân... Các luận giảng của các bậc thầy uyên bác cũng rõ ràng thiết lập các lý do để thực hành. Theo nghĩa này, việc nghiên cứu và tư duy về hệ thống Kinh, bao gồm những lời của Đức Phật và các luận giảng của chúng, là vô cùng quan trọng khi bạn cần đạt được sự chắc chắn và niềm tin không thể lay chuyển. Đó là tại sao những người theo Phật giáo Tây Tạng lại nghiên cứu những kinh điển. HỌC TRÒ: Gampopa lấy bản văn này từ đâu? Có phải là có một bản gốc tiếng Phạn? Làm thế nào để dòng truyền thừa Kinh Vua của Định (Samadhiraja Sutra) truyền cho Gampopa? RINPOCHE: Như bạn đã biết, tổ Gampopa có hai dòng truyền thừa. Người ta nói rằng ngài đã thống nhất hai dòng truyền: sự trao truyền Đại Ấn (Mahamudra) của Kagyü và 26

Khenchen Thrangu Rinpoche


dòng truyền Kadampa của giáo lý Kinh bắt nguồn từ tổ Atisha. Dòng truyền thừa Đại Ấn đã đến từ Tilopa, Naropa, Marpa, và sau đó là Milarepa. Đức Milarepa đã truyền lại cho Đức Gampopa. Ngài có lẽ đã nhận được Vua của Định từ dòng truyền thừa Atisha. Khi Đức Marpa ở Ấn Độ, ngài đã nhận được một tiên đoán từ Đức Naropa: “Giống như sư tử con, những đệ tử của đệ tử của ngươi sẽ còn lỗi lạc hơn cả những vị thầy của họ.” Từ một quan điểm trí tuệ, không có lý do thực sự để tuyên bố như thế, bởi vì nếu các đệ tử làm theo cùng một những lời dạy như đạo sư của họ, họ sẽ phát triển các phẩm tính giống hệt như phẩm tính của thầy họ. Tại sao? Bởi vì những lời dạy là tương tự. Các đệ tử của đệ tử, một lần nữa, sẽ làm phát sinh các phẩm tính như thầy của mình. Tại sao? Bởi vì nó là, một lần nữa, cùng một lời dạy. Mặt khác, “những đệ tử của đệ tử của ngươi sẽ còn lỗi lạc hơn cả những vị thầy của họ” “có nghĩa là khi Đức Gampopa thống nhất hai dòng truyền thừa - Đại Ấn (Mahamudra) và hệ thống Kinh của dòng Kadampa - từ quan điểm về sự hoàn chỉnh, có nhiều phương diện của các giáo lý trở nên có thể sử dụng, có thể nói rằng các giáo lý sau đó trở nên sâu sắc hơn. Điều này không có nghĩa là cái thấy của Đại Ấn (Mahamudra) đột nhiên trở nên sâu sắc hơn - nó không phải là như vậy. Nhưng bởi vì Gampopa đã thống nhất hai dòng truyền thừa, có thể nói rằng những lời dạy, tại điểm đó, trở nên sâu sắc hơn. Đây là những gì Đức Naropa, có hàm ý khi nói rằng Gampopa, “đệ tử - cháu” sẽ lỗi lạc hơn ‘đệ tử con” của Đức Marpa. Đó là một điểm về dòng truyền thừa của Đức Gampopa. Một điều khác là thông qua tri kiến thấu thị lỗi lạc của mình, Đức Gampopa đã có thể nhớ lại Hóa thân trước đây của mình Phần 1: Kinh Vua của Định

27


là Ánh trăng Trẻ trung, người trực tiếp nhận lời dạy này từ Đức Phật. Ngài đề cập đến điều này trong một trong những Chứng đạo ca: “Khi tôi còn là Ánh trăng Trẻ trung, Đức Phật đã ban tặng cho tôi Kinh Vua của Định”. Theo nghĩa đó, ngài có một truyền thừa trực tiếp kết nối với giáo lý này thông qua hồi ức về đời sống trước đây của mình. HỌC TRÒ: Sau đó Dakpo Rinpoche (Gampopa) đã viết kinh này? RINPOCHE: Không, kinh này là bản dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Nó không phải do Đức Gampopa viết. HỌC TRÒ: Tích lũy công đức sau đó cho phép một người nhập định hoặc có thể tiến bộ trong Phật Pháp có nghĩa là gì? Tôi muốn hiểu biết sâu hơn về từ “công đức”. RINPOCHE: Chắc chắn rằng chỉ cần nhận những lời dạy và nỗ lực trong việc tu tập, trạng thái định sẽ sinh ra trong dòng tâm của chúng ta. Nhưng mặt khác, đôi khi chúng ta gặp nhiều chướng ngại, nhiều trở ngại, và chúng ta thấy môi trường xung quanh chúng ta không thuận lợi: có vẻ như khó nhận được hướng dẫn và hiểu những lời dạy, hoặc một cái gì đó có thể sai, do đó, vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không thể thực hành. Tại sao thế? Nó là đơn giản là do thiếu công đức. Bạn có thể nói rằng hoàn cảnh thuận lợi không hiện hữu. Tại sao không? Vì hoàn cảnh thuận lợi, tức là sản phẩm của công đức của chúng ta, không xảy khi không có công đức. Do đó, người ta nói rằng tích lũy công đức tự thân nó vừa là một khuôn mẫu tâm thức đức hạnh và cũng là một xu hướng thói quen hướng về đức hạnh, cũng như một môi trường mà bạn có thể dễ dàng gặp được một bậc thầy có đầy đủ phẩm 28

Khenchen Thrangu Rinpoche


chất và nhận được những hướng dẫn quý giá. Đã gặp một vị thầy, nhờ vào công đức của chúng ta mà chúng ta tin tưởng vào vị ấy và tin tưởng vào những lời dạy, để không gặp phải trở ngại lớn nào khi thọ nhận hướng dẫn. Tương tự, khi cố gắng tu tập thiền định, sẽ không có chướng ngại lớn nào xuất hiện bởi vì chúng ta có một tích lũy công đức trong quá khứ. Nếu không có công đức trong quá khứ này, rất khó để ở trong một tình huống mà giáo lý là sẵn có, để gặp một vị thầy và nhận được lời khuyên - đặc biệt là những giáo lý về định. Ngay cả khi chúng ta làm như vậy, rất khó tin vào vị thầy. Ngay cả khi chúng ta tin tưởng vào thầy, khó tin rằng những lời dạy sẽ có hiệu quả. Cũng khi chúng ta cố gắng thực hành, nhiều chướng ngại có thể phát sinh. Tất cả được dọn sạch bằng cách tích lũy công đức. Từ quan điểm đó, chúng ta có thể hiểu rằng sự tích lũy công đức là vô cùng quan trọng để có thể thọ nhận được các giáo lý về định và đưa chúng vào thực hành. Chúng ta có thể thấy điều này trong câu chuyện về cuộc đời của Đức Marpa và Đức Milarepa. Nhiều người đã gặp Đức Marpa khi ngài còn sống, nhưng không phải tất cả mọi người đều có cảm giác rằng ngài có hướng dẫn cốt lõi mà qua đó người ta có thể đạt được giác ngộ viên mãn trong chính kiếp sống này. Để nhận thức điều này và kết nối với một bậc thầy như vậy đòi hỏi một số lượng công đức vô cùng lớn. Một số người đã gặp ngài và nghĩ, “Có một ông già đã đến Ấn Độ nhiều lần.” Và đó là cách mà họ đã nhìn ngài. Họ không cảm thấy bất kỳ sự tín tâm nào, họ đã không thỉnh cầu các giáo lý và do đó, họ đã không thực hành và đạt được giác ngộ như Đức Milarepa đã làm. Đức Milarepa đã có công đức to lớn và đã thực sự nhận biết những phẩm tính chân thật của Đức Marpa: Đức Milarepa coi Đức Marpa như một kho tàng tuyệt Phần 1: Kinh Vua của Định

29


vời của những giáo huấn và vì vậy, đã cố gắng tiếp nhận và hấp thụ những lời dạy của Đức Marpa. Đó là lý do tại sao Đức Milarepa có thể đạt được giác ngộ viên mãn trong một đời người, không giống như những người cùng thời với Marpa. Hãy cùng nhau kết thúc bằng việc hồi hướng công đức và phát nguyện.

30

Khenchen Thrangu Rinpoche


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.