58
• Ireland: áp phí lên túi nylon được sử dụng. Theo đó, các nhà bán lẻ phải tính phí môi trường cho khách hàng khi sử dụng túi nylon. Tiền phải được ghi thành từng khoản trên hóa đơn và chi phí cho 1 chiếc túi nylon bạn phải trả là 22 xu (tương đương hơn 5.000 vnd). Khoản phí này được giải thích là để khuyến khích người mua hàng dùng túi tái sử dụng và giúp thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề rác thải. Doanh thu từ việc áp phí cho túi nylon sẽ được đưa vào Quỹ môi trường. Quỹ này được dùng để hỗ trợ việc quản lý chất thải, rác thải và các sáng kiến môi trường.97 • Hà Lan: chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ đã áp dụng thẻ chất lượng xanh với tên gọi “Nu Spaarpas”. Trong 8 tháng áp dụng thử nghiệm trong 2 năm 2002 – 2003 tại Rotterdam, hơn 10.000 cư dân ở đây đã tham gia tích điểm “Nu Spaarpas” bằng cách phân loại rác và mua sắm tại các cửa hàng địa phương tham gia chương trình cũng như mua các sản phẩm tiêu dùng xanh. Các điểm “Nu Spaarpas” có thể được sử dụng để mua sắm các sản phẩm và dịch vụ bền vững, sử dụng phương tiện công cộng hay mua vé tham quan địa điểm văn hóa.98 • Nhật Bản: đất nước mặt trời mọc đã tung ra chiến dịch Cool Biz vào năm 2005 để giảm lượng khí thải CO2 bằng khuyến khích mọi người mặc quần áo giản dị đi làm và các doanh nhân thì lược bỏ cà vạt cùng áo vest để giảm việc sử dụng điều hòa không khí.99 • Các nước Bắc Âu: Năm 2005, Ban điều tra bảo vệ người tiêu dùng Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã thông qua một hướng dẫn chung về Tuyên bố Tiếp thị Đạo đức và Môi trường, mở rộng các quy tắc trước đây về quảng cáo bao gồm các vấn đề xã hội và đạo đức như lao động trẻ em, điều kiện làm việc và quan hệ với các nước thế giới thứ ba.100 CÁC DOANH NGHIỆP Các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ là những bên tiếp xúc trực tiếp với người mua sắm. Họ là một trong những thành phần quan trọng trong việc thay đổi thói quen mua sắm của nhiều người tiêu dùng. Walmart – nhà bán lẻ lớn nhất thế giới: Trên tất các các thị trường toàn cầu, Walmart đã nỗ lực giảm thiểu lượng rác thải được sinh ra từ các sản phẩm được bán hoặc những vật dụng đi kèm đằng sau mà ta không để ý đến. Những nỗ lực đó bao gồm: • Chuyển sang thùng chứa có thể tái sử dụng Tại các thị trường Canada, Mexico, Vương quốc Anh và Mỹ, Walmart đang sử dụng các thùng chứa đóng gói có thể tái sử dụng (RPC) để thay thế các hộp các tông và màng bọc. Theo một báo cáo của Franklin Associates, một nhà cung cấp hàng đầu về RPC, một sự thay đổi từ các tông sang RPC trong sản xuất có thể làm giảm 85% chất thải rắn và giảm 31% lượng khí nhà kính, trong khi nâng cao nhận thức của khách hàng. Việc chuyển sang RPC yêu cầu một số thay đổi đối với các hoạt động và cơ sở hạ tầng. Ví dụ, các cửa hàng ASDA của Walmart tại Anh đang hoạt động chín trung tâm dịch vụ để thu thập và rửa RPC bên cạnh các trung tâm phân phối khu vực cho các loại thực phẩm ướp lạnh, nơi các RPC được sử dụng. Trong năm 2017, ASDA tái sử dụng hơn 1,25 triệu khay và loại bỏ việc đóng gói từ các thùng các tông. 97 Hội đồng Thông tin Công dân Ireland (Citizens Information Board). Đây là cơ quan pháp lý hỗ trợ việc cung cấp thông tin, tư vấn và vận động trên một loạt các dịch vụ công cộng và xã hội. (http://www.citizensinformation.ie/) 98 NU-Spaarpas. The sustainable incentive card scheme (Paul van Sambeek, Edgar Kampers, 2004) 99 Promoting sustainable consumption: good practices in OECD countries (OECD, 2008) 100 The Finnish Competition and Consumer Authority (FCCA)(www.kkv.fi)