3 minute read

ÁO TẤC

Next Article
ÁO NGŨ thân

ÁO NGŨ thân

Áo tấc là một loại trang phục đặc thù của thời Nguyễn, có lịch sử hình thành khoảng trên dưới 300 năm, cũng gắn liền với công cuộc cải cách và định chế trang phục ở Đàng Trong của Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Áo Tấc là tên gọi phổ biến của loại áo ngũ thân tay rộng, và còn có các tên gọi khác như áo lễ, áo thụng, áo rộng.

Áo tấc có cấu tạo cơ bản bao gồm áo, váy/ quần và nón. Phần viền áo rộng đúng một tấc (khoảng 4cm), phần thân áo, cũng như áo ngũ thân tay chẽn, được chắp nối từ năm mảnh vải kết hợp với nhau để tạo nên hai vạt trước sau và một vạt con nằm phía trong, và với tay áo dài và thụng. Áo Tấc có phần tay dài rộng từ 3050cm với chiều dài ống tay tính cộng theo từ cổ tay dài ra 40-50cm, không bó nách và có hình chữ nhật; tà áo thường dài không quá gối 10cm (phần nhiều trong khoảng 7-8cm).

Advertisement

Đây là kiểu áo may theo dáng áo viên lĩnh cổ tròn nhưng được nối thêm một dải vải đứng khoảng một tấc (4 cm) ôm lấy cổ áo. Cổ áo dựng vuông và ôm khít vào cổ, và có 1 cúc ở chân cổ. Khuy áo gồm 5 chiếc bố trí hình chữ “quảng”, làm bằng các vật liệu cứng (vàng, bạc, đồng, trân châu, ngà, đá…) và thường có màu đối lập với màu sắc áo để tạo nên sự nổi bật. Váy cắt theo dáng A-line, dài đến mắt cá chân, che đậy phần chân của người mặc và mang đến vẻ đẹp duyên dáng và trang nhã. Ngày xưa, tùy vào điều kiện kinh tế cũng như vị thế, phẩm cấp, chức vụ của người mặc mà chất liệu vải may sẽ khác nhau. Đối với hoàng tộc, quan lại cao cấp thì chọn các loại lụa, the, sa cao cấp nhập của Trung Quốc hoặc do trong nước sản xuất. Còn dân chúng bình thường sẽ dùng vải chất liệu rẻ hơn nhưng vẫn trang trọng, lịch sự.

Còn dân chúng bình thường sẽ dùng vải chất liệu rẻ hơn nhưng vẫn thiết kế vẫn giữ được nét trang trọng, lịch sự. Còn đối với màu sắc áo Tấc khá đa dạng và phong phú. Áo Tấc cũng đi kèm với khăn vấn (hoặc khăn đóng) đội đầu hay mũ tú tài đối với nam giới, mũ phượng, khăn vấn đối với nữ giới và mặc quần màu trắng, rộng (quần thụng).

Khăn vấn thường được làm từ vải lụa, có hình dáng tròn và cao, thường được trang trí với các hoa văn và đồ trang sức nhỏ như đá quý hoặc ngọc trai. Cấu tạo tỉ mỉ và tinh tế của Áo tấc tạo nên sự thanh lịch và quý phái cho người mặc.

Cũng như loại áo ngũ thân, áo Tấc dành cho cả hai giới nam và nữ, và cho mọi tầng lớp trong xã hội, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn. Sự phân biệt chủ yếu chỉ thể hiện ở chất liệu, màu sắc, hoa văn trang trí và các phụ kiện kèm theo. Nhưng khác với áo ngũ thân, vốn là loại thường phục (hay tiện phục), áo Tấc thường chỉ dùng trong các nghi lễ thuộc quan, hôn, tang, tế hay các dịp lễ hội lớn, ngày tết chứ ít khi sử dụng hàng ngày trong đời sống bình thường.

Áo tấc thời nhà Nguyễn không chỉ có ý nghĩa lịch sử và truyền thống mà còn được ứng dụng trong nhiều hoạt động và sự kiện ngày nay. Với sự thanh thoát và tinh tế, Áo tấc trở thành biểu tượng của vẻ đẹp truyền thống và được sử dụng trong các dịp lễ hội, sự kiện văn hóa. Áo tấc hay được sử dụng trong các buổi biểu diễn nghệ thuật, như vũ điệu cổ truyền và các buổi biểu diễn nhạc. Ngoài ra, Áo tấc cũng được áp dụng trong ngành thời trang hiện đại. Những nhà thiết kế và nhà sản xuất thời trang đã tận dụng cấu trúc và ý tưởng của Áo tấc để tạo ra những bộ trang phục mang phong cách truyền thống nhưng vẫn phù hợp với xu hướng hiện đại. Điều này giúp tôn vinh, bảo tồn và duy trì giá trị văn hóa của dân tộc trong thời đại mới.

Áo tay chẽn

Từ chiếc áo Tấc, người xưa đã thiết kế phần khuỷu tay có sự khác biệt để tạo nên áo tay chẽn. Thiết kế may hẹp khoảng 2cm bắt đầu từ khuỷu tay đến ống tay. Hai thân trước của áo thì dài qua khỏi đầu gối tầm 5-7cm, ở trên mắt cá một tí. Dáng ống tay cũng được thiết kế gọn hơn áo tấc nhằm để thuận tiện hơn trong việc di chuyển, đi lại và sinh hoạt hằng ngày.

Trang phục: Hoa Niên

Nhiếp Ảnh: Doãn Quang Photography

Mẫu Ảnh: Oanh & Thủy

This article is from: